Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Dây đai composite là gì?
Dây đai Composite là gì? Thắc mắc này thực chất không còn quá xa lạ nhưng không phải ai cũng hiểu cụ thể về loại dây đai này. Thực chất nó được sản xuất từ những sợi polyester và những sợi này mang đến ưu điểm dệt chéo ngăn ngừa phân tách. Vì lẽ đó độ bền cực kỳ cao so với các vật liệu khác nên được sử dụng rộng rãi.
Mục Lục [Ẩn]
1. Dây đai Composite là gì?
2. Ưu điểm vượt trội của dây đai Composite
3. Ứng dụng phổ biến của dây đai Composite
4. Một vài lưu ý khi sử dụng dây đai Composite
1. Dây đai Composite là gì?
Dây đai Composite thực chất nó là sản phẩm dây đai chất lượng cao, được sản xuất mục đích thay thế cho nhiều loại dây buộc hàng khác. Cụ thể dây đai Composite được sản xuất bởi chất liệu polyester đùn bằng sợi polyester và được sử dụng trong hàng hóa phân tán để kết hợp tạo thành một tổng thể.
Chính vì vậy dây đai này được đánh giá về độ bền cao và nhiều đặc tính vượt trội, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những hợp chất này của dây đai được bọc phủ composite cùng với polypropylene.
Nhắc đến dây đai Composite còn được xem chính là sự phát triển mới nhất của ngành công nghệ vận chuyển phi kim loại và nó được dùng phổ biến. Vì được sản xuất bằng vật liệu chất lượng tốt nhất, nhẹ, linh hoạt và bền bỉ. Do vậy khi sử dụng bạn sẽ thấy độ bền dai cao, kéo cao.
Hơn nữa còn có tính chống sốc tuyệt vời, lý tưởng trong quá trình vận chuyển đường dài. Ngoài ra nó còn được sử dụng cho nhiều gói hạng nặng như là thép hoặc máy biến áp. Nhiều khách hàng yêu thích Composite nữa là vì vật liệu này giúp bảo vệ môi trường do có thể tái chế hiệu quả.
2. Ưu điểm vượt trội của dây đai Composite
Ngày càng có nhiều khách hàng yêu thích và chọn lựa dây đai Composite. Đó là vì sản phẩm sở hữu hàng loạt những ưu điểm vượt trội đi kèm như sau:
- Mạnh và bền bỉ hơn rất nhiều so với dây đai bằng thép.
- Không sắc bén, nhọn do đó không gây ra tình trạng tổn hại, trầy xước cho hàng hóa. Và dây Composite còn mang lại sự an toàn khi sử dụng.
- Không bị rỉ và còn chịu được cả axit H2SO4 98%.
- Có thể chịu đựng được tia UV cũng như những điều kiện thời tiết khác nhau.
- Khả năng chịu lực cùng với độ xiết chặt của dây đai Composite cao.
- Dây đai mang lại ưu điểm chịu lực sock trong quá trình vận chuyển hàng hóa, hàng khó đổ vỡ. Mặt khác còn tránh được những rủi ro trong quá trình giao nhận, vận chuyển.
- Có thể tái sử dụng dây đai Composite được, dễ dàng chắp nối khi thiếu dây mà vẫn đảm bảo được độ siết chặt hàng hóa.
- Sử dụng dây Composite nhanh và gọn trong quá trình thao tác cũng như dễ dàng xử lý.
- Có thể sử dụng một cách linh động, với sản phẩm nhẹ dễ dàng xách tay. Có công suất cao hơn khi dùng cùng những công cụ đi kèm khác.
- Không kết nối được bằng keo và mang đến độ bền cao.
- Dây bị căng, bị xoắn vẫn không hề gây hư hỏng sản phẩm.
- Mang lại sự thuận tiện để có thể luồng ở dưới đai hàng.
- Bảo vệ góc cạnh và có chi phí đầu tư thấp, có lực giãn cùng với lực căng cực kỳ tốt khi sử dụng.
3. Ứng dụng phổ biến của dây đai Composite
Với nhiều ưu điểm quan trọng như vừa kể trên do vậy dây đai Composite được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể chúng ta có thể điểm qua một số những lĩnh vực có thể ứng dụng dây đai này như là:
- Dùng trong công nghiệp gốm sứ và thủy tinh.
- Dùng trong công nghiệp giấy.
- Dùng trong lĩnh vực sản xuất gỗ, ván ép.
- Dùng trong công nghiệp nước giải khát, đóng chai, đóng lon và đúng thùng.
- Dùng trong ngành công nghiệp chế tạo cáp quang.
- Dùng dây đai Composite trong vật liệu xây dựng.
- Dùng trong ngành cơ khí, trong công nghiệp nặng.
- Dùng trong lĩnh vực bao bì và bưu kiện.
4. Một vài lưu ý khi sử dụng dây đai Composite
Để đảm bảo dùng dây đai Composite hiệu quả nhất bạn cần lưu ý đến một số những yếu tố đặc biệt quan trọng như sau:
- Có thể rằng hàng hóa quá lớn làm cho quá trình luồn dây trở nên khó khăn. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể dùng một cây thước dài cứng để buộc dây đai vào và sau đó luồng qua.
- Mỗi một kích thước dây đai Composite phù hợp cho một tải trọng riêng. Cũng chính vì lẽ đó nên bạn cần tham khảo tải trọng nhằm chọn kích cỡ dây đai cho phù hợp. Hiện nay những kích cỡ dây đai Composite được bán ra thị trường phổ biến đó là 19mm, 25mm hoặc 32mm.
- Cần chọn kích thước con bọ sao cho phù hợp với kích thước của dây đai Composite. Nếu chọn con bọ quá to so với kích thước dây là điều không cần thiết và nó sẽ làm tăng chi phí.
- Dây đai Composite có thể tái sử dụng nhiều lần, dễ dàng chắp nối vì vậy khi thiếu dây nhưng hàng hóa vẫn đảm bảo được siết cực kỳ chặt.
- Các doanh nghiệp cần chú ý trong việc trang bị thêm công cụ siết bởi lẽ nếu siết chặt dây và công suất cũng sẽ cao hơn.
- Đối với những hàng hóa chèn hàng xong rồi đem đi xử lý bằng lửa hoặc vật sắc nhọn lưu ý không nên dùng dây Composite.
- Với những trường hợp tái sử dụng nhiều lần cho cùng một mục đích chúng ta nên tham khảo loại dây đèn có tăng đơ phù hợp hơn.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau lật mở thông tin dây đai Composite là gì và một số những kiến thức liên quan đến dây đai này. Nhớ đón xem thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi để được cập nhật nhiều tin tức thú vị về các loại dây đai.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
PG là gì? Tố chất để trở thành PG
Kế toán kho là gì? Kế toán kho làm những gì?
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/day-dai-composite-la-gi
0 notes
Text
dây đai dẹt là gì
Dây đai dẹt là gì? Nó được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống mà tại sao lại được đông đảo khách hàng quan tâm thắc mắc về loại dây đai này đến như thế? Trong chuyên mục của bài viết sau đây chúng tôi xin được từ từ lật mở thông tin liên quan đến loại dây đai này. Mời bạn đọc cùng theo dõi để r�� hơn sản phẩm dây đai dẹt nhé.
Mục Lục [Ẩn]
2. Cấu tạo dây đai dẹt ra sao?
3. Đặc điểm nổi bật của dây đai dẹt là gì?
4. Ưu và nhược điểm dây đai đẹp ra sao?
5. Chức năng và ứng dụng của dây đai dẹt
Sản phẩm dây đai dẹt còn có nhiều tên gọi khác như dây đai bản dẹt, dây curoa dẹt… Nó chính là phụ kiện quan trọng giúp cho những chuyển động tốc độ cao, lực kéo lớn và đồng thời chịu được yếu tố lực uốn, vấn đề ma sát lớn. Sản phẩm có tuổi thọ cao và độ dày thông thường rơi vào khoảng từ 0.8 đến 6mm.
Ngoài ra sản phẩm dây đai dẹt còn giúp kết nối nhằm truyền năng lượng cho bánh răng cùng với hệ thống máy móc thiết bị. Thiết kế hình dạng đường dài liên tục khép kín được làm từ chất liệu cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo. Nhờ bề mặt bên ngoài mịn màng nên có thể tùy chỉnh, bên trong còn có độ nhám hoặc gập ghềnh mục đích tăng cao ma sát cùng puly. Sản phẩm còn được đánh giá cao bởi hoạt động ổn định dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
2. Cấu tạo dây đai dẹt ra sao?
Như đã nói dây đai dẹt là phụ kiện có độ dày rơi vào khoảng từ 0.8mm đến 6mm. Nó được cấu tạo bởi vật liệu cao su (tự nhiên hoặc nhân tạo) và đai da hình thành với 3 lớp như sau:
- Lớp trên cùng: Đây chính là lớp được làm từ cao su hoặc PU, da bò… Tùy thuộc vào ngân sách cùng yêu cầu của từng dây chuyền và băng tải nhằm chọn lựa chất liệu sao cho phù hợp.
- Lớp giữa: Đây chính là lớp rất quan trọng, nó quyết định khả năng chịu lực của dây. Thường thì lớp giữa này được làm từ chất liệu polyamide hoặc polyester.
- Lớp dưới: Đây chính là lớp tiếp xúc trực tiếp cùng những động cơ và thiết bị truyền động. Do vậy nó còn được gọi với tên là Pulley side. Thường lớp dưới này được làm từ chất liệu cao su hoặc từ các loại da. Pulley side tồn tại dưới dạng bề mặt nhám hoặc bề mặt trơn nhằm ứng dụng phù hợp trong những dây chuyền sản xuất.
3. Đặc điểm nổi bật của dây đai dẹt là gì?
Dây đai dẹt có một số những đặc điểm nổi bật khác nhau bao gồm:
- Thoải mái điều chỉnh chu vi dây đai: Mục đích sao cho vừa vặn cùng thiết bị hoặc dây chuyền vận chuyển.
- Giảm thiểu tiếng ồn: Giúp giảm thiểu tiếng ồn của động cơ khi hoạt động.
- Tối ưu hóa hoạt động: Vì dây đai dẹt có thể chạy được với tốc độ cao. Nhờ vậy góp phần tối ưu hóa hoạt động dây chuyền sản xuất.
- Một số những đặc điểm khác:
Là một trong số các loại dây đai mang đến đặc điểm kháng hóa chất tốt.
Có thể chống cháy, chống tĩnh điện, chống phóng xạ ở môi trường sản xuất đặc biệt.
Độ co giãn của dây đai ít hơn nữa không bị bong tróc trong điều kiện tác động thời tiết cùng nhiệt độ.
Dễ dàng trong quá trình vệ sinh, thay mới hay bảo dưỡng. Chính đặc điểm này giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn khi sử dụng.
Có nhiều chủng loại dây đai dẹt khác nhau như dây đai cấp giấy, vào giấy, màu xám, màu xanh, màu đen, màu xanh vàng.
Lớp giữa của dây đai dẹt là nilon và bọc ngoài là lớp cao su hay vải da. Vì vậy độ bền và độ dẻo dai khá cao.
4. Ưu và nhược điểm dây đai dẹt ra sao?
Về ưu điểm: Dây đai dẹt có khả năng chịu được lực kéo mạnh, lực uốn tốt, có độ bền ổn định tốt hơn dây đai pp . Hơn nữa nó còn chạy được ở tốc độ cao, có khả năng chịu tác động mạnh từ những puli khi máy bắt đầu quá trình khởi động. Ngoài ra độ ma sát chịu được của dây đai dẹt rất tốt, cao. Khi chạy bằng loại dây đai này thì độ ồn khá thấp.
Về nhược điểm: Tỷ số truyền thấp và cần phải có máy cùng keo để dán. Chu vi bé nên cũng khá khó nối.
5. Chức năng và ứng dụng của dây đai dẹt
Về chức năng: Sản phẩm dây đai dẹt giúp truyền đột cơ đến những cơ cấu truyền động khác, có thể truyền động puli mà không cần nhờ đến bánh răng. Hơn nữa còn có thể vận chuyển sản phẩm từ vị trí này đến vị trí khác dựa vào độ nhám có ma sát của dây đai dẹt.
Về ứng dụng: Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành kinh tế do đó hiện nay hoạt động sản xuất công nghiệp có tốc độ phát triển cực nhanh mà đặc biệt là ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội. Chính vì lẽ đó nhu cầu sử dụng dụng cụ hỗ trợ đặc biệt là dây đai dẹt không thể nào thiếu được trong quá trình sản xuất.
Nhờ có dây đai dẹt giúp cho dây chuyền sản xuất hiệu quả, giúp các doanh nghiệp gia tăng năng suất, chất lượng cũng như thúc đẩy hiệu quả công việc và nâng cao năng suất lao động. Có nhiều ngành nghề ứng dụng dây đai dẹt vào quá trình sản xuất như: Ngành dệt may, ngành gỗ, ngành bao bì đóng gói, ngành cơ khí…
Trên đây chúng ta đã cùng nhau điểm qua những thông tin liên quan đến sản phẩm dây đai dẹt. Hy vọng rằng kiến thức này thực sự hữu ích và nhớ đón xem thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi để được cập nhật nhiều tin tức thú vị liên quan bạn nhé!
Xem thêm các loại dây đai khác:
Dây đai pet
Dây đai nhựa
Dây đai đóng hàng
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/day-dai-det-la-gi
0 notes
Text
Công ty sản xuất dây đai nhựa
Công ty sản xuất dây đai nhựa giaiphapdonggoi.net chính là địa chỉ chuyên sản xuất dây đai nhựa chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm dây đai của giaiphapdonggoi.net được phát triển từ chính đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm mang đến sản phẩm chất lượng, cấu trúc, độ cứng cùng khả năng kéo dãn cực đỉnh. Ngoài ra nhờ nguyên liệu được nhập khẩu từ những thương hiệu lớn do vậy sở hữu dây đai nhựa của giaiphapdonggoi.net bạn sẽ có được một sản phẩm độc quyền, tuổi thọ lâu dài.
Mục Lục [Ẩn]
1. Các sản phẩm của công ty sản xuất dây đai nhựa giaiphapdonggoi.net
1.1. Sản xuất dây đai nhựa PET
1.2. Sản xuất dây đai nhựa PP
1.3. Sản xuất dây đai nhựa polyester
2. Đặc điểm cơ bản các loại dây đai
2.1. Đối với dây đai nhựa PP
2.2. Đối với dây đai nhựa PET
3. Tìm hiểu công ty sản xuất dây đai nhựa giaiphapdonggoi.net
1. Các sản phẩm của công ty sản xuất dây đai nhựa giaiphapdonggoi.net
1.1. Sản xuất dây đai nhựa PET
Dây đai nhựa PET được sản xuất dựa theo quy trình kỹ càng tạo ra. Để sản xuất được dây nhựa thì điều kiện quan trọng đầu tiên chính là cần có máy đùn nhựa phù hợp. Những hạt Polyethylene nguyên chất được cho vào bên trong máy nhằm làm nóng và định hình sản phẩm. Tiếp đến chúng ta có được nhựa PET với dạng sệt.
Sau đó công ty sản xuất dây đai nhựa giaiphapdonggoi.net sẽ đưa vào máy định hình, cuốn tạo thành dây. Ngoài ra có thể in logo thương hiệu theo yêu cầu để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Nhờ hạt nhựa nguyên sinh chất lượng tốt giúp cho dây đai nhựa bền bỉ cùng khả năng chịu nhiệt tốt. Đồng thời quy trình sản xuất hiện đại giúp cho s���n phẩm đầu ra hoàn toàn không bị nhiễm tạp chất.
1.2. Sản xuất dây đai nhựa PP
Tương tự dây đai nhựa PET với dây đai nhựa PP cũng được công ty sản xuất dây đai nhựa sản xuất gần giống. Ở đây những hạt nhựa polyprotyle được cho vào máy và định hình ra sản phẩm là dây. Tùy thuộc vào yêu cầu mà có thể định hình dạng dây với bề mặt nhám hoặc bề mặt trơn láng. Kích thước dây cũng được máy định hình từ lúc đúc sản phẩm.
Ngoài ra có thể đúc dây nhựa PP bằng máy đơn, máy đôi. Ở đây máy đơn thường cho ra sản phẩm chiều rộng khoảng 6mm đến 19mm và độ dày 0.4mm đến 1.2mm. Còn với máy đôi thì chiều rộng dao động khoảng 0.4mm đến 1.2mm, độ dày 0.4mm đến 1.2mm.
1.3. Sản xuất dây đai nhựa polyester
Công ty sản xuất dây đai nhựa giaiphapdonggoi.net còn cho ra đời sản phẩm dây đai nhựa polyester. Sản phẩm được sản xuất từ những sợi polyester với độ bền cao và được phủ tráng nhựa Polyester Propylen bên ngoài. Nhờ vào quy trình sản xuất độc đáo giúp cho dây nhựa có độ bền cao cùng độ giãn dài thấp. Chính điều này giúp cho dây nhựa polyester trở thành loại dây đai mạnh nhất trên thị trường hiện nay.
2. Đặc điểm cơ bản các loại dây đai
Tùy vào từng loại dây đai khác nhau mà công ty sản xuất dây đai nhựa Nam Phát sẽ cho ra đời những sản phẩm với đặc điểm tương ứng như:
2.1. Đối với dây đai nhựa PP
Kích thước dây đai nhựa PP: Có đa dạng các dòng kích thước như 10mm x 0.75mm, kích thước 12mm x0.8mm, kích thước 14mm x0.8mm, kích thước 15mm x 0.9mm...
Màu sắc dây đai nhựa PP: Có các màu như màu vàng, đỏ, xanh lam, trắng...
Quy cách cuộn dây PP: Sở hữu đường kính lõi: 200mm.
Bề rộng cuộn dây PP: 190mm.
Khối lượng cuộn dây PP: 10kg.
2.2. Đối với dây đai nhựa PET
Kích thước dây đai nhựa PET: Có đa dạng như kích thước 15.5mm x 0.9mm, kích thước 16mm x 1mm, kích thước 19mm x 0.8mm, kích thước 19mm x 1mm...
Màu sắc dây đai nhựa PET: Có các màu như màu xanh ngọc, đen.
Quy cách cuộn dây PET: Có thể được sản xuất có lõi hoặc không.
Khối lượng cuộn dây PET: 20 kg.
3. Tìm hiểu công ty sản xuất dây đai nhựa giaiphapdonggoi.net
Công ty sản xuất dây đai nhựa giaiphapdonggoi.net chính là một trong số những đơn vị chuyên sản xuất, xuất khẩu các dòng dây đai nhựa uy tín chất lượng trên thị trường. Nhờ sở hữu diện tích xưởng rộng lớn với quy trình hiện đại và công nghệ tiên tiến của châu Âu. Sản phẩm dây đai nhựa của giaiphapdonggoi.net cam kết đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất và được cung cấp phạm vi toàn quốc. Hơn nữa còn được xuất khẩu ra thị trường nhiều nước trên thế giới.
Nhờ hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực hạt nhựa do vậy công ty sản xuất dây đai nhựa giaiphapdonggoi.net hoàn toàn chủ động trong việc kiểm soát chất lượng từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Tất cả những sản phẩm của giaiphapdonggoi.net cung cấp mang đến nhiều ưu điểm quan trọng vượt trội bao gồm:
- Màu sắc dây đẹp, chất lượng cao, dây thẳng và đồng đều.
- Lực kéo dây tối đa và có thể sử dụng được đối với máy đóng đai tự động và bán tự động cũng như những dụng cụ đai kiện hàng chuyên dùng khác.
- Công ty sản xuất dây đai nhựa giaiphapdonggoi.net có thể in chữ, logo của quý khách hàng lên dây nhựa PP, PET, polyester… Nhờ vậy góp phần xây dựng thương hiệu cùng sự uy tín cho quý khách hàng.
- Chúng tôi cung ứng sản phẩm nhanh nhất để đáp ứng tối đa nhu cầu của quý khách, hỗ trợ giao hàng tận nơi nhanh chóng.
- Có đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ và giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến vấn đề sản xuất dây đai nhựa cùng quý khách hàng. Chính vì vậy mọi câu hỏi về dây đai nhựa cần hỗ trợ vui lòng liên hệ công ty sản xuất dây đai nhựa giaiphapdonggoi.net ngay.
Tham khảo thêm các loại dây đai khác:
Dây đai đóng hàng
Dây đai nhựa pp
Dây đai nhựa
0 notes
Text
Cách đóng gói hàng dễ vỡ
Các loại hàng hóa như đĩa, ly, tách, chén, bóng đèn, ảnh hay khung ảnh,… được làm bằng thuỷ tinh thì trong quá trình vận chuyển rất khó khăn nên cần phải đóng gói đúng cách, cẩn thận trước khi vận chuyển. Vì vậy, để có thể vận chuyển hàng hoá đảm bảo không bị hư hỏng khách hàng cần biết về cách đóng gói hàng dễ vỡ được giaiphapdonggoi.net chia sẻ dưới đây.
Mục Lục [Ẩn]
1. Những điều cần chú ý khi đóng gói các loại hàng dễ vỡ
1.1 Lựa chọn chất liệu phù hợp để đóng gói
1.2 Bảo quản hàng hoá trước khi vận chuyển
1.3 Dùng băng keo để dán kính thùng lại
2. Quy cách đóng gói theo từng loại hàng hoá dễ vỡ
2.1 Đóng gói các loại bát đĩa
2.2 Đóng gói các loại ly tách
2.3 Đóng gói bóng đèn
3. Các cách vận chuyển hàng hoá dễ vỡ ăn toàn
1. Những điều cần chú ý khi đóng gói các loại hàng dễ vỡ
Hàng dễ vỡ là những loại hàng hóa dễ bị hư hỏng và đổ vỡ trong quá trình vận chuyển được sản xuất để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì điều đó mà khi đóng gói cần lưu ý những điều sau:
1.1 Lựa chọn chất liệu phù hợp để đóng gói
Hiện nay, có nhiều cách đóng gói hàng dễ vỡ khác nhau và cũng đồng thời có rất nhiều chất liệu bọc hàng rất tốt. Để đảm bảo hàng hoá dễ vỡ được an toàn khi đến tay của người nhận hoặc khách hàng thì bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn:
Chất liệu để đóng gói
Thùng giấy carton
Xốp bong bóng để bảo vệ hàng hoá
Giấy báo/Giấy carton
Túi khí để lấp đầy không khoảng trống
Mút xốp PE Foam
Lưu ý, để thực hiện đúng cách đóng gói thì không nên lựa chọn giấy mỏng hoặc vải để đóng gói hàng hóa vì khả năng chịu lực của những vật liệu này rất kém sẽ có nguy cơ làm hàng hoá bị vỡ.
1.2 Bảo quản hàng hoá trước khi vận chuyển
Trước khi đóng gói cần phải lựa chọn ra món đồ nào được bọc bằng túi xốp chống sốc (túi bóng khí gói hàng), có cần chèn thêm giấy chèn lót hay màng xốp hơi hay không.
Và các món hàng hoá cũng nên sắp xếp riêng lẻ tránh va đập vào nhau gây nứt, vỡ. Nhớ phải bọc chắc tay và kỹ lưỡng khi bảo quản.
1.3 Dùng băng keo để dán kính thùng lại
Cuối cùng thì nên dùng băng keo trong để dán bên ngoài thùng (hộp) và không nên dùng chất liệu khác (dây thừng, vải,…) để buộc hàng hoá sẽ có khả năng lỏng mối khi vận chuyển.
2. Quy cách đóng gói theo từng loại hàng hoá dễ vỡ
2.1 Đóng gói các loại bát đĩa
Bát đĩa là những loại hàng hoá sang trọng và nhược điểm là chúng rất dễ vỡ nếu không cẩn thận. Chính vì thế để hạn chế rủi ro khi đóng gói bát đĩa cần thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Dùng giấy báo bọc toàn bộ lại và sau đó là dán băng keo.
Bước 2: Sử dụng giấy chèn có độ mỏng nhất định hoặc là xốp bong bóng để lót ở dưới đáy thùng.
Bước 3: Không nhét nhiều hàng hoá vào thùng quá nhỏ để tránh sự chèn ép gây ra vỡ khi vận chuyển và đĩa được xếp theo chiều dọc.
Bước 4: Lót thêm lớp chống sốc lên trên khi đã xếp đủ hàng hoá.
Đóng gói bát đĩa
2.2 Đóng gói các loại ly tách
Để đóng gói ly tách thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bạn dùng giấy gói hay giấy báo cuốn ly.
Bước 2: Đặt giấy nhào vào giữa ly giúp giảm không gian trống và giữ khoảng cách an toàn tránh va chạm hoặc bạn có thể sử dụng xốp bong bóng cuốn lại.
Bước 3: Cũng như đóng gói đĩa thì ly tách cũng đặt giấy chèn dưới đáy thùng.
Bước 4: Lựa chọn thùng có kích thước trung bình, nên đặt ly nặng nhất dưới cùng và tiếp theo là ly nhỏ phía trên. Bỏ thêm xốp hoặc giấy vụn để loại bỏ khoảng trống ít va chạm.
Đóng gói ly tách
2.3 Đóng gói bóng đèn
Với bóng đèn thì hơi phức tạp một chút. Chúng ta cũng làm theo các bước sau:
Bước 1: Gói bóng đèn bằng bịch nilon hoặc túi bóng khí.
Bước 2: Lấy khăn, vải hay màng xốp hơi xếp vào toàn bộ thùng carton có kích thước lớn hơn bóng đèn.
Bước 3: Đặt bóng đèn xuống rồi nhét thêm giấy chèn giup giảm khoảng trống.
3. Các cách vận chuyển hàng hoá dễ vỡ ăn toàn
Cách 1: Phân loại hàng hoá
Phân loại dựa trên kích thước của chúng rồi mới tính đến việc xếp hàng lên xe. Trong số đó, các loại hàng lớn sẽ được sắp xếp ở khu vực khác và các loại hàng nhỏ hơn sẽ để ở một khu vực khác.
Cách 2: Xếp hàng hoá lên xe một cách khoa học
Với những thùng carton giống nhau cùng kích cỡ thì chỉ cần xếp chúng lên xe theo từng loại hàng một cách nhanh chóng, ngay ngắn.
Nếu vận chuyển nhiều loại hàng hoá thì bạn cần chú ý đảm bảo an toàn thì nên xếp những thùng hàng lớn cồng kềnh trước rồi sau đó là các loại hàng hóa dễ vỡ.
Cách 3: Bảo quản hàng hoá dễ vỡ
Nếu hàng của bạn là những mặt hàng dễ vỡ thì phải dùng đến thùng xốp, giấy để đảm bảo an toàn. Khi được xếp lên xe phải được đặt để ở vị trí bằng phẳng, tránh bị vật khác đè lên và đặc biệt tránh va chạm trong khi vận chuyển hàng.
Trên đây là những thông tin về cách vận chuyển hàng dễ vỡ mà giaiphapdonggoi.net chia sẻ, hy vọng sẽ mang lại cho các bạn những điều bổ ích. Giaiphapdonggoi.net chúc bạn bạn đóng gói hàng hoá thành công!
Cùng xem thêm các bài viết liên quan khác:
Thiết kế và bố trí kho hàng và tầm quan trọng của thiết kế bố cục kho hàng thực tế
Procurement là gì?
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/cach-dong-goi-hang-de-vo
0 notes
Text
Hạt nhựa pp là gì?
Hạt nhựa PP được xem là một trong những loại nhựa tốt nhất trên thị trường hiện nay. Có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy hãy cùng giaiphapdonggoi.net tìm hiểu về hạt nhựa PP là gì? Và đặc điểm và ứng dụng của chúng như thế nào? Qua bài viết sau đây.
Mục Lục [Ẩn]
1. Hạt Nhựa PP là gì ?
2. Đặc điểm của hạt nhựa PP
3. Các loại hạt nhựa PP
3.1 Hạt nhựa nguyên sinh
3.2 Hạt nhựa PP tái sinh
3.3 Hạt nhựa PP kéo sợi
4. Ứng dụng của hạt nhựa PP
1. Hạt Nhựa PP là gì ?
Nhựa PP là từ viết tắt của Polypropylen là một loại polymer là sản phẩm của phản ứng trùng hợp Propylen, được hình thành từ quá trình chưng cất dầu mỏ.
Hạt nhựa PP
Thuộc tính của hạt nhựa PP:
Công thức phân tử: (C3H6)x
Tỷ trọng: PP vô định hình: 0.85 g/cm3
PP tinh thể: 0.95 g/cm3
Độ giãn dài: 250 – 700 %
Độ bền kéo: 30 – 40 N/mm2
Độ dai va đập: 3.28 – 5.9 kJ/m2
Điểm nóng chảy : ~ 165 °C
2. Đặc điểm của hạt nhựa PP
Hạt nhựa PP có màu trắng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không độc và không thấm khí. Khi sản xuất hạt nhựa PP chúng thường được pha trộn thêm các hạt tạo màu để sản xuất ra các thành phẩm có màu sắc đẹp và bắt mắt hơn. Khi được đốt cháy sẽ có ngọn lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo và có mùi giống cao su.
Nhựa PP có tính bền nhiệt cao nhất chịu được nhiệt độ cao hơn 100 độ C và nhiệt độ nóng chảy 165 độ C. Dù vậy thì nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao PP (140 độ C), cao so với PE – có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng để đựng sản phẩm.
Có khả năng chống thấm oxi, hơi nước, dầu mỡ và các loại khí khác.
Có tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như nhựa PE, không bị kéo dãn, dễ bị xé rách khi có một vết cắt.
Có khả năng in ấn cao, nét in rõ và lưu trữ mực in vì có độ trong suốt và độ bóng bề mặt cao => hạt nhựa này được sử dụng cho ngành sản xuất các loại bao bì nhựa.
>> Bạn đang cần mua dây đai nhựa xem ngay
3. Các loại hạt nhựa PP
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại hạt nhựa PP phổ biến:
3.1 Hạt nhựa nguyên sinh
Là hạt nhựa được chế tạo bằng cách phân tách từ dầu mỏ thông qua quá trình chưng cất, là hạt nhựa nguyên chất không có một loại phụ gia nào nên hạt nhựa này là dòng chất liệu chất lượng và có giá trị sử dụng cao.
3.2 Hạt nhựa PP tái sinh
Là hạt nhựa được tái sinh từ các sản phẩm nhựa cũ như bao bì, thảm, màng, văn phòng phẩm, các phần bằng nhựa PP khác như: dụng cụ thí nghiệm, loa, các phần nội thất ôtô,… và có pha thêm nhiều chất phụ gia.
Hạt nhựa PP tái sinh
3.3 Hạt nhựa PP kéo sợi
Là loại hạt nhựa có độ bền cơ học cao, không bị kéo giãn, nhiệt độ nóng chảy lên tới 100 độ C. Có khả năng chống oxy, chống hơi nước và dầu mỡ cực tốt.
4. Ứng dụng của hạt nhựa PP
Nhựa PP là một trong những loại nhựa an toàn và sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Vì thế mà nhựa PP có nhiều ứng dụng trên thị trường:
Ứng dụng nhựa PP
Tính chất cứng và không dẻo như những loại nhựa khác nên được sử dụng để kéo thành sợi dệt bao bì sản phẩm dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc. Với đặc tính này còn được sản xuất thành thảm trải nhà chất lượng cao.
Dùng làm lớp màng phủ bên ngoài bảo quản sản phẩm, để gia tăng tính chống thấm nước, thấm khí, tạo độ bóng tự nhiên cho sản phẩm để dễ dàng in ấn và dễ xé rách để mở bao bì hơn.
Được dùng làm lớp vỏ bao bọc bên ngoài thiết bị âm thanh hoặc dùng trong lò vi sóng.
Ngoài ra, hạt nhựa PP thuộc hạt nhựa nguyên sinh nên rất an toàn và có độ bền cao nên chúng ta có thể bắt gặp những sản phẩm làm từ chúng như chai đựng nước, bình sữa cho bé, hộp bảo quản thực phẩm, đồ chơi cho bé,… Và được ứng dụng nhiều trong phòng thí nghiệm.
Hy vọng những thông tin mà giaiphapdonggoi.net cung cấp phía trên giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm cũng như là ứng dụng của hạt nhựa PP.
Tham khảo bài viết khác liên quan:
Kế toán tổng hợp là gì? Trách nhiệm, yêu cầu trình độ và kỹ năng với vị trí kế toán tổng hợp
Hạt nhựa PE là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của hạt nhựa PE
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/hat-nhua-pp-la-gi-dac-diem-va-ung-dung-cua-hat-nhua-pp
0 notes
Text
Hạt nhựa pe là gì? Đặc điểm của hạt nhựa pe
Nhựa PE là từ viết tắt của Polyetylen – là một loại hạt nhựa dẻo được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, có cấu trúc tinh thể biến thiên chính và là một trong những nguyên liệu an toàn nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, phân loại và ứng dụng của hạt nhựa PE nhé!
Mục Lục [Ẩn]
1. Hạt nhựa PE là gì?
2. Đặc điểm của hạt nhựa PE
3. Các loại nhựa PE
3.1 LDPE
3.2 MDPE
3.3 UHMWPE
3.4 HDXLPE
3.5 VLDPE
3.6 LLDPE
3.7 HDPE
3.8 PEX hay XLPE khâu mạch
4. Ứng dụng của hạt nhựa PE
1. Hạt nhựa PE là gì?
Hạt nhựa PE có màu trắng trong nhưng tuỳ vào từng nhu cầu và ứng dụng mà hạt nhựa có thể sẽ được thêm màu khác nhau. Phần lớn hạt nhựa PE được dùng để sản xuất bao bì nhựa.
Hạt nhựa PE
Thuộc tính của hạt nhựa PE
Polyetylen là một hợp chất hữu cơ gồm nhiều nhóm etylen CH2-CH2 liên kết với nhau bằng các liên kết hydro no.
Polyetylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome etylen (C2H4).
Tỷ trọng PP vô định hình: 0.85 g/cm³
Điểm nóng chảy : ~ 120 °C
Điểm hoá thuỷ tinh : ~ -100 °C
Không hoà tan trong nước, các loại rượu béo, aceton… dù ở bất cứ nhiệt độ nào.
Chỉ tan ở nhiệt độ khoảng 70 độ C trong dung môi chứa toluen, xilen, các loại tinh dầu,….
Không tác dụng với dung dịch axit, kiềm, brom…
2. Đặc điểm của hạt nhựa PE
Tính hàn nhiệt rất tốt.
Giữ được tính mềm dẻo dù ở nhiệt độ thấp, có thể sử dụng ở điều kiện -58°C.
Không gây độc hại.
Khả năng không dẫn điện, không dẫn nhiệt, chống nước và chống khí cực kỳ hiệu quả.
Giá thành rẻ so với các loại hạt nhựa khác.
Khi tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa hoặc tinh dầu, thì rất dễ bị phản ứng căng phồng và hư hỏng.
Tính thấm Oxi khá cao.
Tính ngăn cản mùi hương giới hạn.
Tính kháng dầu mỡ khá thấp.
Khi nấu chảy ở nhiệt độ quá cao gây mùi khó chịu, nhựa PE có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 230 độ C, nhưng khoảng thời gian chịu đựng của nó khá ngắn.
Màng PE thường có màu đục, muốn cải thiện thì PE phải được làm lạnh nhanh sau khi đùn nhưng rất khó.
3. Các loại nhựa PE
Dựa vào các yếu tố như: khối lượng của phân tử, tỷ trọng, độ kết tinh và mức độ khâu mạch mà có thể chia nhựa PE thành 8 loại khác nhau:
3.1 LDPE
Nhựa LDPE là một loại nhựa có tỷ trọng thấp. Chính vì vậy, loại nhựa này còn khá an toàn nên nó được ứng dụng rộng rãi để sản xuất các loại bao bì chứa khác nhau, ống, túi nhựa,... Và phổ biến nhất là sử dụng làm túi nhựa.
Hạt nhựa LDPE
Có tỷ trọng: 0,910 – 0,925 g/cm³
Nhiệt độ hóa thủy tinh: Tg ≈ -110 °C
3.2 MDPE
Nhựa MDPE là một loại nhựa có tỷ trọng ở mức trung bình. Thường được sử dụng ở trong ống dẫn khí và phụ kiện, bao tải, bao bì, túi vận chuyển, vít,…
Tỷ trọng: 0,926 – 0,940 g/cm³
3.3 UHMWPE
Nhựa UHMWPE tên đầy đủ là Ultra High Molecular Weight Polyethylene là loại nhựa chứa khối lượng phân tử cao nhất trong các loại (3,1 – 5,67 triệu). Loại này rất cứng nên được sử dụng làm sợi và lớp lót thùng đạn.
Tỷ trọng: 0,935 – 0,930 g/cm³.
Có nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 130 °C
3.4 HDXLPE
Nhựa HDXLPE là một loại nhựa có tỷ trọng và khâu mạch cao. là nguyên liệu chính để sản xuất màng nhựa, ống, dây và cáp điện.
3.5 VLDPE
Nhựa VLDPE là một loại nhựa đạt giải “quán quân” về độ dai, độ mềm dẻo, PE tỷ trọng rất thấp. Đây là polymer chủ yếu có một mạch thẳng, các mạch nhánh rất ngắn. Loại này được chế tạo nhờ quá trình trùng hợp triệt để dưới áp suất cao. Nhựa VLDPE thường được dùng để sản xuất găng tay bảo hộ, làm màng co, màng căng, bao bì bọc hàng hoặc được sử dụng như một thành phần tham gia quá trình biến đổi của loại chất dẻo khác.
Tỷ trọng chỉ 0,880 – 0,915 g/cm³
3.6 LLDPE
Nhựa LLDPE là một loại nhựa PE tỷ trọng thấp mạch thẳng. Có ứng dụng làm các túi nhựa, bọc nhựa, căng quấn, túi, đồ chơi, nắp đậy, đường ống, thùng,…
Tỷ trọng: 0,915 – 0,925 g/cm³
Có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ 110 °C
3.7 HDPE
Hạt nhựa HDPE là tên viết tắt của Hight Density Poli Etilen, là một loại nhựa PE tỷ trọng cao, là vật liệu sản xuất bao bì, túi nilon hay nhiều đồ dùng đ�� dùng bằng nhựa khác (chai nhựa, ống dẫn nước,…)
Tỷ trọng: 0.941 – 0,965 g/cm³
Hạt nhựa HDPE
3.8 PEX hay XLPE khâu mạch
Được chế tạo bằng cách cho thêm các peroxit hữu cơ, PEX được ứng dụng chủ yếu trong quá trình làm màng nhựa, ống, dây và cáp điện.
>> Xem thêm sản phẩm dây đai nhựa pp được sản xuất từ hạt nhựa pp nguyên sinh
4. Ứng dụng của hạt nhựa PE
Đây là loại nhựa có rất nhiều những ưu điểm nổi trội. Bởi vậy, PE ứng dụng được nhiều trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau trong đời sống như:
Nhựa PE được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn bởi những đặc tính nổi bật của nó (tính nhẹ, ít thấm nước)
Được sử dụng nhiều để sản xuất các sản phẩm đóng chai, đóng gói bởi vì chúng bền chịu được va đập nên được dùng để sản xuất các loại chai, nắp chai, khay hoặc các loại màng, túi nhựa, một số loại khay nhựa đóng gói thực phẩm.
Dùng để sản xuất các loại ống và phụ kiện khác vì HDPE là loại nhựa có khả năng chống các tác động từ hóa chất và thủy phân cao nên được sử dụng để sản xuất các loại ống dẫn khí, ống nước, phụ kiện,… Còn LDPE có độ dẻo thấp hơn nên thường được dùng để làm ống dẫn nước và ống mềm.
Có khả năng cách điện, cách nhiệt tốt nên được sử dụng trong ngành điện sử dụng để bọc dây điện, giúp cách điện cho cáp đồng trục và vỏ cáp.
Với đặc tính dẻo dai, có khả năng chống mài mòn, kháng hóa chất nên được sử dụng phổ biến để làm khớp nhân tạo thay khớp gối và khớp háng.
Ngoài ra, còn được dùng để sản xuất đồ chơi, đồ gia dụng (hộp đựng đá, xô, thùng đựng gạo, các loại giá treo trong nhà bếp, thùng rác,…) bởi có độ bền và nhẹ.
Trên đây là những thông tin về hạt nhựa PE mà giaiphapdonggoi.net cung cấp đến mọi người. Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu hơn về hạt nhựa PE là gì, đặc điểm, ứng dụng của chúng.
Tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề:
Kế toán doanh nghiệp là gì? Kế toán doanh nghiệp cần nắm những kiến thức gì?
Cách kiếm tiền online 2021 và ưu nhược điểm của từng cách
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/hat-nhua-pe-la-gi-dac-diem-phan-loai-va-ung-dung-cua-hat-nhua-pe
0 notes
Text
Hạt nhựa pvc là gì?
Hạt nhựa PVC là từ viết tắt của Polyvinyl clorua là một loại nhựa nhiệt dẻo tổng hợp. Hãy cùng giaiphapdonggoi.net tìm hiểu chi tiết về khái niệm, đặc tính, cũng như là ứng dụng của hạt nhựa PVC.
Mục Lục [Ẩn]
1. Nhựa PVC là gì?
2. Phân loại hạt nhựa PVC
3. Đặc tính của hạt nhựa PVC
4. Ứng dụng của hạt nhựa PVC
1. Nhựa PVC là gì?
Nhựa PVC có tên đầy đủ là Polyvinyl Clorua, đây là loại nhựa có năng suất cao thứ ba sau Polyetylen và Polypropylen. Polyvinyl Clorua được tạo thành từ phản ứng trùng hợp monome vinyl clorua (CH2=CHCl). Hiện nay, hạt nhựa PVC được sử dụng phổ biến trên thị trường, với đa dạng mẫu mã và chủng loại đáp ứng nhu cầu chất lượng cuộc sống. Sản phẩm được chế xuất từ bột PVC cao cấp, nhập khẩu 100% và các phụ gia luôn đảm bảo hàng loại 1.
Hạt nhựa PVC
Nhựa PVC là loại vật liệu tổng hợp nhân tạo sớm nhất và có lịch sử dài nhất trong sản xuất công nghiệp. Người ta bắt đầu tổng hợp được nhựa PVC từ năm 1835. Nhưng tới năm 1937 PVC mới được sản xuất trên quy mô công nghiệp hoàn chỉnh.
2. Phân loại hạt nhựa PVC
Người ta chia hạt nhựa PVC thành hai loại đó chính là:
Hạt nhựa PVC loại cứng: dùng để sản xuất khung cửa, cửa, tấm trượt PVC, các loại phụ kiện nhựa cũng như các sản phẩm đồ chơi đa dụng khác nhau hay các loại màng cuốn pallet.
Hạt nhựa PVC loại mềm: đây là sản phẩm dùng trong sản xuất dây cáp điện, dây mạch cũng như dây điều khiển, các vật dụng gia dụng, dụng cụ y tế,… Nhiệt độ cho phép làm việc 70 độ C, 90 độ C, 105 độ C, và cũng có thể lớn hơn thế nữa. Sản phẩm sẽ thường được đóng gói theo quy cách 25kg/bao.
3. Đặc tính của hạt nhựa PVC
Không mùi và ở thể rắn, khả năng chịu lực và va đập lớn.
Có độ bền và dễ gia công: chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vật liệu này có tính chống ăn mòn, chống sốc và chống mài mòn.
Tính ổn định hóa học và độ dẻo dai tốt, không dễ bị gãy hay vỡ.
Có sức đề kháng tốt đối với trong môi trường ăn mòn hóa học và dễ chế biến, kháng hóa chất tốt (kể cả clo)
Chống thủy phân (nước nóng và hơi nước): nhựa PVC không thấm nước và còn chống rêu mốc.
Chống tia cực tím: PVC không bị lão hóa trong môi trường có tia cực tím.
PVC có khả năng chống cháy, chống nhiễm điện từ, cách điện tốt, nó có thể sử dụng làm vật liệu cách nhiệt tần số thấp.
Dễ dàng pha trộn với sợi thủy tinh để tăng độ cứng cho nhựa, chống va đập, phụ gia kim loại để dùng trong máy móc và chịu nhiệt độ cao >150 độ C
Có độ bền thấp khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp. Do tính ổn định nhiệt kém, thời gian chịu nhiệt cao kéo dài sẽ khiến nó bị phân giải, giải phóng khí HCL, dễ làm biến màu PVC và khi gặp nhiệt độ cao trên 120 độ C sẽ dễ bắt lửa và có mùi khó chịu.
Giá thành hợp lý và tương đối rẻ, thân thiện với môi trường bởi nhựa PVC không có chứa độc tố và an toàn cho sức khỏe.
>> Tham khảo sản phẩm dây đai nhựa tại giaiphapdonggoi.net
4. Ứng dụng của hạt nhựa PVC
Với những đặc tính nổi bật trên, cho thấy nhựa PVC được ứng dụng rộng rãi như:
Ứng dụng của hạt nhựa PVC
Vật liệu xây dựng: ống thoát nước, đai ốc, mái che, van khóa, la phông, cuộn keo dán…
Vật liệu xe ô tô: phụ tùng ô tô, vậtt liệu cách nhiệt ô tô, thảm da nhân tạo.
Vật liệu đóng gói thực phẩm: Sản xuất vật dụng đựng thức ăn dùng một lần, bao bì đóng gói.
Thiết bị điện gia dụng, vỏ tủ lạnh, vỏ bảo vệ điện, vỏ ghế nệm,…
Thiết bị y tế: ống kim tiêm, ống chuyền nước, túi đựng máu, ống hô hấp, ống thông, thiết bị lọc máu,…
Vật liệu dùng để làm sàn vinyl và vinyl vách ngoài.
Nhựa PVC được sử dụng để làm dây và cáp sơn.
Sử dụng trong việc xử lý hóa chất, dầu khí, xi mạ điện, thiết bị lọc nước.
Trên đây là thông tin chi tiết về hạt nhựa PVC mà giaiphapdonggoi.net cung cấp. Hy vọng thông tin này sẽ bổ ích đối với bạn khi lựa chọn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm.
Tìm hiểu thêm bài viết liên quan:
Sale Admin là gì? Sale Admin là làm gì?
Cách mua hàng trên Aliexpress
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/hat-nhua-pvc-la-gi-dac-tinh-ung-dung-cua-hat-nhua-pvc
0 notes
Text
Thùng carton là gì
Thùng carton là một trong những loại vật liệu dễ thấy hàng ngày được sử dụng phổ biến để vận chuyển và đóng gói hàng hóa. Vậy carton là gì? Và các loại thùng carton. Sau đây giaiphapdonggoi.net sẽ giúp bạn tìm hiểu về nó.
Mục Lục [Ẩn]
1. Thùng Carton là gì?
2. Nguyên liệu sản xuất giấy Carton
3. Các loại thùng giấy carton
1. Thùng Carton là gì?
Carton (giấy carton) là loại giấy bìa cứng được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn, thường có ít nhất 2 lớp là 1 lớp sóng và 1 lớp lót, cũng có thùng carton dày nhất với 9 lớp bao gồm 5 lớp lót và 4 lớp sóng. Tuy vậy trong cuộc sống hàng ngày, loại thùng carton thường được sử dụng nhất đó là thùng carton 3 lớp và 5 lớp.
Thùng carton
Hiện nay, giấy carton được sử dụng để sản xuất thùng giấy phục vụ cho việc đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh chức năng bảo vệ hàng hóa, sản phẩm tránh khỏi những va đập, hư hỏng thì thùng carton còn có thể được in tên thương hiệu và những hình ảnh bắt mắt với mục đích tạo nên điểm nhấn ấn tượng của thương hiệu, quảng bá hàng hoá, sản phẩm đến khách hàng. Và hầu hết tất cả các ngành sản xuất sản phẩm đều có nhu cầu sử dụng thùng giấy carton và băng keo trong dán thùng carton.
2. Nguyên liệu sản xuất giấy Carton
Nguyên liệu chính để sản xuất carton là giấy. Những loại carton thông thường ch���a những thành phần gồm:
74% giấy
22% polyethylene
4% nhôm
Còn những loại carton sử dụng trong môi trường nhiệt độ thấp (bảo quản lạnh) thường có 80% giấy và 20% polyethylene.
3. Các loại thùng giấy carton
Thùng carton 2 lớp
Thùng carton 2 lớp
Có cấu tạo: 1 lớp sóng và 1 lớp giấy phẳng. Lớp sóng được sử dụng chủ yếu để làm lót ngăn cách các lớp sản phẩm đặt trong thùng carton.
Hiện nay, giấy garton 2 lớp là loại giấy khá thông dụng, phù hợp với khối lượng sản phẩm có khối lượng nhất định khi di chuyển hàng hoá. Được sủ dụng để đựng những món quà hay những sản phẩm khá nhẹ => quyết định lựa chọn nó để đựng hàng hoá nên cân nhắc bởi vì chúng có kết cấu mặc dù rất đa dạng và đẹp nhưng không chịu được khối lượng nặng.
Thùng carton 3 lớp
Thùng carton 3 lớp
Có cấu tạo: 2 lớp thông thường phẳng bên ngoài và một lớp sóng giữa. Lớp mặt ngoài cùng được làm từ loại giấy mịn, phẳng, đẹp và láng bóng. Giấy có thể có nhiều màu như màu trắng, nâu hoặc vàng. Lớp giấy giữa thường được làm bằng giấy xeo, chúng được tạo nên bởi các lớp sóng giấy, rãnh sau đó dán vào trong lớp mặt và đóng đáy, có vai trò giống như một lớp đệm cho thùng carton chống lại các va chạm khi di chuyển. Lớp giấy đáy là một lớp giấy thường, cũng có thể là lớp giấy xeo hay lớp giấy cứng và có vai trò trợ lực.
Thùng carton 3 lớp được sử dụng để đóng gói sản phẩm, đồ đạc và tài liệu s��� dụng thường ngày và sử dụng nhiều nhất chính là các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hàng hóa
Thùng carton 5 lớp
Thùng carton 5 lớp
Có cấu tạo 5 lớp gồm 3 lớp giấy phẳng, 2 lớp sóng. Giấy phẳng bên ngoài lựa chọn giấy đẹp, dai,... để in lên thùng. Giấy phẳng giữa là giấy mộc. Giấy phẳng bên trong có thể làm giống như giấy bên ngoài hoặc làm mặt giấy mộc để giảm chi phí,...
Được sử dụng làm thùng Carton đựng hàng hóa, máy móc, hàng dễ vỡ,… nặng từ 20 - 50 kg, hoặc làm tấm lót, vách ngăn các sản phẩm. Thùng giấy carton 5 lớp được ứng dụng trong đóng hàng hóa khô, nội thất,… bất kỳ hàng hóa khô nào cũng có thể sử dụng thùng giấy carton để đóng gói sẽ giúp việc vận chuyển dễ dàng hơn.
Thùng carton 7 lớp
Thùng carton 7 lớp
Có cấu tạo: gồm 2 lớp thùng carton phẳng ở ngoài và 5 lớp ở phía bên trong. 5 lớp kết cấu chính bên trong bao gồm 3 lớp sóng và 2 lớp bằng phẳng được xếp xen giữa 3 lớp sóng.
Được sử dụng nhiều nhất trong việc đóng gói bao bì và vận chuyển các món đồ dễ vỡ, các loại đồ điện tử, máy móc có ưu điểm như: hạng nặng, được cài độ bục cao, chịu lực tốt,…
Như vậy bài viết trên đây đã sơ lược về khái niệm thùng carton và các loại thùng carton. Hy vọng nội dung mà giaiphapdonggoi.net cung cấp đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn đọc để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Tham khảo thêm bài viết liên quan:
Suppy chain là gì? Và các nội dung liên quan đến Supply chain
Sản xuất tinh gọn là gì và những nội dung có liên quan đến sản xuất tinh gọn
0 notes
Text
Những lưu ý khi gửi xe máy bằng xe khách
Ngoài việc vận chuyển hàng hoá thông thường hàng ngày qua bưu kiện, đồ dùng, bưu phẩm, hàng hoá,…thì dịch vụ gửi xe máy bằng xe khách cũng là một trong những nhu cầu khách hàng mong muốn, nhất là vào những dịp đặc biệt như lễ, tết,… Sau đây là những điều cần lưu ý khi gửi xe máy bằng xe khách qua bài viết sau đây.
Mục Lục [Ẩn]
1. Gửi xe máy theo xe khách ở đâu?
2. Không phải nhà xe nào cũng nhận vận chuyển xe máy
3. Số lượng xe máy được vận chuyển trong 1 chuyến xe
4. Bảo quản xe máy khi gửi bằng xe khách như thế nào
5. Cước phí gửi xe máy bằng xe khách
6. Những việc cần làm trước khi cho xe máy lên xe khách
1. Gửi xe máy theo xe khách ở đâu?
Gửi xe máy bằng xe khách ở đâu, nhà xe nào? Đây là một trong những câu hỏi đặt ra của nhiều người khi cần gửi xe máy bằng xe khách, nhất là trong những dịp tết đến xuân về. Bạn cũng có thể tự chạy xe hàng trăm cây số để về tới nhà, nhưng việc lựa chọn tự đi xe máy về có lẽ rất ít bạn lựa chọn vì đường xa và nó quá nguy hiểm. Vậy nếu bạn cần gửi xe máy bằng xe khách, thì có thể mang xe đến bến xe khách của tỉnh để gửi.
2. Không phải nhà xe nào cũng nhận vận chuyển xe máy
Khi muốn gửi xe máy tới một địa điểm mà bạn mong muốn thì cần phải tìm hiểu kỹ về những chuyến xe khách chạy đến đó. Tuy nhiên, không phải nhà xe khách nào cũng nhận gửi kèm theo xe máy. Vì thế khi có ý định gửi xe máy đi cùng, bạn cần phải hỏi kỹ xem nhà xe đó họ có nhận chở xe máy không. Tiếp theo đó bạn hãy hỏi giờ xe chạy và phí gửi xe để có thể thuận lợi trong quá trình gửi xe.
3. Số lượng xe máy được vận chuyển trong 1 chuyến xe
Khi bạn đã tìm được nhà xe chấp nhận cho gửi xe máy. Nhưng dù đã đặt trước chỗ rồi nhưng bạn vẫn gọi lại cho nhà xe vào ngày đi để xác nhận chắc chắn là xe còn chỗ một lần nữa với nhà xe.
4. Bảo quản xe máy khi gửi bằng xe khách như thế nào
Để gửi xe máy bằng xe khách không phải mất thời gian thì bạn phải nên gọi điện để hỏi chủ xe trước khi mang xe máy đi gửi để không phải tốn công mang ra rồi lại mang về. Bởi vì mỗi chuyến xe, dù đường gần hay xa thì cũng chỉ được chứa tối đa từ 1 đến 2 chiếc xe máy trong gầm xe mà thôi.
Khi gửi xe máy bằng xe khách, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, bao gồm:
Giấy tờ của chủ xe ví dụ chứng minh nhân dân bản gốc và photo
Giấy tờ xe
Với một đơn vị vận chuyển uy tín và chuyên nghiệp thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thì nhà xe mới có thể tiếp nhận chiếc xe của bạn được gửi đi.
5. Cước phí gửi xe máy bằng xe khách
Tùy vào kích cỡ của xe mà phụ xe sẽ đưa ra mức cước phí phù hợp cho xe của bạn. Thí dụ như xe tay ga có kích thước to, cồng kềnh hơn thì cước cũng đắt hơn xe số. Vì loại xe này chiếm nhiều chỗ hơn và giá trị của xe cũng luôn cao hơn xe số. Vào dịp lễ tết thì giá xe và người sẽ tăng lên. Trước khi lên xe bạn cần hỏi giá trước, tránh trường hợp khi đã lên xe rồi bị phụ xe lấy giá quá cao.
6. Những việc cần làm trước khi cho xe máy lên xe khách
Thông thường thì các xe khách sẽ để xe máy của bạn xuống dưới gầm xe để vận chuyển. Vì vậy, để hạn chế mức thấp nhất các rủi ro va chạm có thể xảy ra. Cần phải chú ý những điểm sau đây:
Bạn cần nới lỏng ốc kiếng chiếu hậu để khi vào chỗ bến xe khách có thể tháo dễ dàng. Việc sắp xếp xe mất nhiều thời gian vì thế bạn cần đến bến xe sớm hơn thời gian khởi hành khoảng 20 phút.
Trước khi cho xe máy vào xe khách, thì các phụ xe sẽ rút gần hết xăng trên xe máy của bạn. Giúp đảm bảo không bị chảy xăng trong quá trình di chuyển làm mất an toàn cho mọi người trên xe. Vì vậy, trước khi gửi xe bạn không nên đổ đầy bình xăng.
Bạn nên bọc xe máy thật cẩn thận bằng thùng carton cũ và quấn băng keo trong nhiều vòng để phòng tránh va đập dẫn đến nứt vỡ trong quá trình xe di chuyển.
Trên đây là những thông tin về những lưu ý gửi xe máy bằng xe khách. Giaiphapdonggoi.net hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hay để vận chuyển chiếc xe máy đến địa điểm mình mong muốn an toàn.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Ngành quản trị kinh doanh là gì? Những kỹ năng cần có của một quản trị viên doanh nghiệp
Networking là gì? Vai trò và các loại networking
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/nhung-luu-y-gui-xe-may-bang-xe-khach
0 notes
Text
Quy cách đóng gói hàng hóa
Để đảm bảo người nhận có thể nhận đúng món hàng mà không bị hư hỏng thì nhất định người giao hàng phải tuân theo đúng quy cách đóng gói hàng hóa hiện nay. Và nhất là đối với các hàng hóa được xuất khẩu nước ngoài. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những quy chuẩn đóng gói tương ứng với từng loại hàng hóa khác nhau qua bài viết dưới đây.
Mục Lục [Ẩn]
1. Quy cách đóng giói hàng hoá là gì?
2. Chức năng của đóng gói hàng hóa
3. Quy định chung về đóng gói hàng hóa
4. Phân loại quy cách đóng gói hàng hóa
5. Những quy cách đóng gói hàng hóa
5.1 Cách đóng gói đối với hàng điện tử có giá trị cao
5.2 Các đóng gói đối với các hàng là chất liệu thuỷ tinh, gốm sứ dễ vỡ
5.3 Cách đóng gói đối với chai lọ chứa chất lỏng
5.4 Các đóng gói đối với các vật phẩm cuộn tròn
5.5 Cách đóng gói đối với hàng hoá còn lại
1. Quy cách đóng giói hàng hoá là gì?
Quy cách đóng gói hàng hóa (Packaging) - 1 hoạt động đóng gói khi hiểu rõ đặc tính của từng loại hàng hóa và những tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Việc làm này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao vừa làm căn cứ để quy trách nhiệm cho những bên liên quan khi có sự cố nào xảy ra trong khi vận chuyển.
Quy cách đóng gói hàng
2. Chức năng của đóng gói hàng hóa
Bảo quản và bảo vệ bên trong hàng hóa tránh sự hư hỏng khi va đập bên ngoài.
Hợp lí hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa.
Thông tin, quảng bá hàng hoá, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hoá.
3. Quy định chung về đóng gói hàng hóa
Việc đóng gói dù là loại hàng hóa nào cũng phải tuân theo một số quy định chung. Như là:
Hàng hóa phải được đóng gói cẩn thận, có lót thêm giấy báo, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để lắp đầy khoảng trống có thể chịu được các tác động khi vận chuyển.
Niêm phong kỹ lưỡng bằng băng keo đảm bảo hàng hóa không bị rơi rớt dẫn đến hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Tùy vào từng loại hàng hóa ví dụ như hàng dễ bị bẩn, chất lỏng, hàng dễ vỡ,… phải được đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vận chuyển và dán cảnh báo ở ngoài thùng hàng.
Đối với hàng hóa có hình dạng đặc biệt cần phải bao gói cẩn thận và dán băng keo cho tất cả các cạnh sắc nhọn, các cạnh bị lồi ra.
Ghi đầy đủ thông tin người nhận bao gồm: họ tên, số điện thoại và địa chỉ để tránh bị thất lạc hàng hoá.
4. Phân loại quy cách đóng gói hàng hóa
Phân loại theo công dụng
Bao bì bên trong
Bao bì bên ngoài.
Phân loại theo số lần sử dụng
Bao bì sử dụng một lần
Bao bì sử dụng được nhiều lần.
Phân loại theo đặc tính chịu nén
Bao bì cứng
Bao bì nửa cứng và nửa mềm.
Phân loại theo vật liệu chế tạo: Gồm bao bì gỗ, kim loại, dệt, giấy, giấy carton, bao bì tổng hợp, vật liệu nhân tạo, thủy tinh, tre nứa…
>> Xem thêm các sản phẩm đóng gói hàng hóa
5. Những quy cách đóng gói hàng hóa
5.1 Cách đóng gói đối với hàng điện tử có giá trị cao
Hàng hóa thường là máy tính xách tay, máy in, điện thoại, máy ảnh,…
Cách đóng gói hàng điện tử giá trị cao
Cách đóng gói: hàng hóa phải được bọc kỹ lưỡng bằng những loại vật liệu chống va đập như giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp, tấm đệm xốp bọt (PP, PE, PU). Nó giúp bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ khỏi va đập. Tiếp đó dùng băng keo cố định chặt lại. Sau đó dùng thùng carton 3 hoặc 5 lớp có kích thước tương ứng để bọc phía ngoài.
5.2 Các đóng gói đối với các hàng là chất liệu thuỷ tinh, gốm sứ dễ vỡ
Hàng hóa thường là nước hoa, bóng đèn, gốm sứ, tượng,...
Cách đóng gói: trước tiên bạn cần sử dụng túi bóng khí bọc kín các góc cạnh của các sản phẩm từ 3 – 5 lớp và được đóng gói trong thùng carton 5 lớp. Sau đó chèn thêm những lớp xốp, mút, hạt xốp, tấm bọt khí,… để đảm bảo hàng hóa sẽ không bị xê dịch khi vận chuyển. Và bên ngoài phải dán cảnh báo hàng dễ vỡ. Khi gói nhiều hàng hoá thì nên sử dụng dây đai pp cố định từng khối một và bọc riêng từng mặt hàng.
5.3 Cách đóng gói đối với chai lọ chứa chất lỏng
Hàng hóa : Các chai lọ thủy tinh, bình hoa, mỹ phẩm,…
Cách đóng gói chai lọ chứa chất lỏng
Cách đóng gói: Các hàng hoá chứa chất lỏng phải được bị kín không cho chất lỏng bên trong chảy ra ngoài dù bị dốc ngược. Nếu nhiều hàng hoá để trong một thùng phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các vật liệu (tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở,…) chèn kín giữa các khoản trống để không cho xê dịch sản phẩm và chống va chạm.
5.4 Các đóng gói đối với các vật phẩm cuộn tròn
Hàng hóa: tranh vẽ, bản đồ, sách báo, văn phòng phẩm,…
Cách đóng gói: Với các sản phẩm này quy cách đóng gói sẽ đơn giản hơn nhiều. Các sản phẩm được cuộn tròn, bọc nilon để tránh trầy xước và cho vào ống bằng nhựa hoặc bọc bởi giấy có độ giai rồi cho vào hộp giấy và bịt kín 2 đầu ống.
5.5 Cách đóng gói đối với hàng hoá còn lại
Chọn hộp (thùng) chứa hàng vận chuyển đúng kích cỡ hàng hoá hoặc dùng vật liệu gói hàng bên trong phù hợp để giữ cho hàng hoá không di chuyển bên trong gói hàng.
Đối với đóng gói hàng thực phẩm khô bằng nhiều lớp, kín để tránh phát ra bên ngoài những mùi thu hút côn trùng. Sủ dụng túi chống ẩm và hút chân không để không bị ảnh hưởng chất lượng thực phẩm.
Hy vọng với những thông tin về những quy cách đóng gói hàng hóa cho từng loại mặt hàng mà giaiphapdong chia sẻ phía trên hữu ích và giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa của bạn. Chúc các bạn may mắn!
Cùng tìm hiểu bài viết liên quan:
Quota là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và tác dụng của hạn ngạch
OKR là gì? Lợi ích và mẹo để viết OKR tốt
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/quy-cach-dong-goi-hang
0 notes
Text
Hộp âm dương là gì
Hộp âm dương là một trong những loại hộp giấy đang được khách hàng ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay. Nó giúp cho sản phẩm của bạn trông đẹp hơn và có giá trị hơn. Như vậy thì hộp âm dương là gì? Cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của chúng như thế nào? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài sau đây nhé.
Mục Lục [Ẩn]
1. Hộp âm dương là gì?
2. Cấu tạo hộp âm dương
3. Đặc điểm của hộp âm dương
4. Ứng dụng của hộp âm dương
1. Hộp âm dương là gì?
Hộp âm dương là loại hộp giấy được làm từ chất liệu giấy carton cứng bởi chúng đáp ứng được độ cứng cần thiết và khó bị móp để bảo vệ đồ vật đựng bên trong cũng như tôn thêm sự trang trọng và lịch sự của món quà. Hộp âm dương bao gồm phần thân và nắp tách rời nhau, nắp sẽ được đậy phủ một phần bên ngoài phần thân. Thông thường, hộp sử dụng để đựng các sản phẩm làm quà tặng quà sinh nhật, quà kỷ niệm,... Hộp thường được sử dụng phổ biến bởi ưu điểm không mất nhiều thời gian để bỏ lớp vỏ bên ngoài ra, mà chỉ giở nắp hộp sẽ có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong hộp.
Hộp âm dương
2. Cấu tạo hộp âm dương
Được gọi tên là hộp âm dương bởi vì loại hộp này được tạo thành bởi phần âm và phần dương.
Cấu tạo hộp âm dương
Phần âm: Là phần phía dưới (phần đáy) thùng carton để đặt sản phẩm, hàng hóa.
Phần dương: Là phần phía trên (phần nắp đật) bao phủ toàn bộ phần âm.
Phần dương (phần đáy) sẽ có kích thước lớn hơn hoặc bằng phần âm (phần nắp) có thể bao phủ một hay toàn phần âm.
>> Tìm hiểu thêm sản phẩm dây đai pet là gì?
3. Đặc điểm của hộp âm dương
Hộp âm dương có thể làm từ hộp giấy dày bình thường hoặc có thể bồi dày trên giấy carton để đảm bảo độ chắc chắn khi chứa, đựng sản phẩm. Để bề ngoài trở nên đẹp mắt hơn thì người ta còn bọc thêm bên hoài lớp giấy mĩ thuật với hình vẻ bắt mắt.
Hộp thường có 2 loại: loại có thành (dùng đựng các sản phẩm cao cấp như trang sức, mỹ phẩm, giày dép…) và loại không có thành (được sử dụng để đựng các sản phẩm như rượu, album ảnh,…)
Nắp hộp đậy như: đậy nửa hộp, gần hết hộp hoặc phủ kín toàn bộ hộp.
Tùy theo hàng hoá đựng bên trong mà có thể chọn loại có khay hoặc không có khay.
Khay thường có chất liệu như được phủ voan, nhung, giấy cứng hoặc vải để giữ cố định sản phẩm trong hộp.
Giúp cho việc bày sản phẩm được đẹp hơn trong gian hàng, nhất là các loại đồng hồ, nhẫn, vòng,…
Được làm từ chất liệu cứng cáp cùng với trọng lượng nhẹ nên giúp cho việc di chuyển cũng như sắp xếp hộp âm dương rất dễ dàng.
Làm bằng chất liệu giấy cho nên chi phí rẻ và rất thân thiện với môi trường.
4. Ứng dụng của hộp âm dương
Thông thường, người ta sử dụng các loại hộp này cho nhiều loại sản phẩm khác nhau và đặc biệt là dành cho các mặt hàng cao cấp, có giá trị lớn như: trang sức, điện thoại, đồng hồ,… Đối với những sản phẩm này người ta dùng hộp bồi carton có thành hộp và có khay đỡ.
Ứng dụng
Dùng hộp âm dương bằng giấy xếp lại với mục đích dùng để đựng giày, quần áo, đựng đồ, lịch tết, yến sào, pizza,…
Dùng hộp âm dương bồi carton với mục đích đựng quà tặng, quà tặng tết, quà tặng sinh nhật,…
Dùng hộp âm dương có thành hộp để đựng quà tặng sang trọng, cao cấp hay đựng trà, hộp bánh,…
Dùng hộp âm dương không có thành để đựng rượu, album ảnh, tai nghe, bộ sách, đồ chơi,…
=> Tùy vào từng mục đích bán hàng mà khách hàng có thể sử dụng loại hộp cho phù hợp.
Bài viết này của Giaiphapdonggoi.net chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích và cần biết về hộp âm dương cho các bạn. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ tìm được loại bao bì phù hợp cho sản phẩm, hàng hoá của mình. Chúc bạn thành công!
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Cách đóng gói hàng gửi đi nước ngoài
Quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn
Nguồn bài viêt: https://giaiphapdonggoi.net/hop-am-duong-la-gi
0 notes
Text
Cách đóng gói hàng shoppe
Mong muốn bán hàng shopee hiệu quả và được trở thành shop được yêu thích ngoài việc sản phẩm được đánh giá tốt, thì việc bạn đóng gói sản phẩm thế nào, đóng gói sản phẩm là khâu quan trọng bởi nó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm khi vận chuyển đến tay khách hàng. Vậy cách đóng gói hàng Shopee một cách đúng chuẩn, đầy đủ như thế nào, hãy cùng theo dõi với Giaiphapdonggoi.net trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục [Ẩn]
1. Những điều cần lưu ý về việc đóng gói hàng hoá trên Shopee
2. Quy trình chuẩn về cách đóng gói từng sản phẩm khác nhau
2.1 Mỹ phẩm, các sản phẩm đựng trong chai/lọ không dễ vỡ
2.2 Hàng hoá dễ vỡ, dễ biến dạng, dễ bung nắp hộp
2.3 Đồ điện tử lớn dễ vỡ, dễ móp méo
2.4 Đồ điện tử lớn không dễ vỡ, không dễ móp méo
2.5 Thực phẩm, quần áo không dễ vỡ, móp méo
1. Những điều cần lưu ý về việc đóng gói hàng hoá trên Shopee
Những lưu ý khi đóng gói hàng
Khi các chủ shop nhận được đơn hàng trên Shopee thì công việc bạn cần thực hiện đó là xử lý và đóng gói hàng hóa một cách cẩn thận, gửi hàng cho bên vận chuyển. Mỗi đơn hàng phải được đóng gói kỹ càng trước khi bưu tá đến lấy hàng đi. Một số điều cần lưu ý cho việc đóng gói hàng hóa trên Shopee:
Trên bao bì đóng gói của các bưu kiện bắt buộc phải ghi đầy đủ các thông tin về người nhận (tên, địa chỉ, sđt), mã vận đơn của đơn hàng, mã đơn hàng trên shopee (không bắt buộc).
Sản phẩm, hàng hóa phải được đóng gói sẵn bởi vì bưu tá chỉ chấp nhận và chịu trách nhiệm vận chuyển đối với những sản phẩm đã được đóng gói, dán mã vận đơn vào gói hàng.
Chủ shop nên đính kèm hóa đơn tài chính trong bưu kiện để thuận lợi hơn trong quá trình vận chuyển hàng hoá tránh việc bị tịch thu hàng hoá bởi cơ quan quản lý thị trường và làm căn cứ xác định giá trị của sản phẩm trong trường hợp khiếu nại.
Đơn vị vận chuyển hàng hoá có thể được kiểm tra, bóc hàng nếu nghi ngờ người bán gửi sản phẩm cấm hoặc có thể là trong hộp không có sản phẩm.
2. Quy trình chuẩn về cách đóng gói từng sản phẩm khác nhau
Tùy vào từng loại sản phẩm khác nhau sẽ có những cách đóng gói khác nhau. Sau đây là hướng dẫn đóng gói hàng Shopee theo một số sản phẩm phổ biến:
2.1 Mỹ phẩm, các sản phẩm đựng trong chai/lọ không dễ vỡ
Bước 1: Cần cố định, đậy kín nắp sản phẩm bằng băng keo.
Bước 2: Bọc kín sản phẩm bằng 2 lớp nilon khí trước khi cho sản phẩm vào hộp.
Bước 3: Xung quanh hộp sử dụng thêm các vật liệu như xốp, giấy, báo để đ���m bảo sản phẩm không bị va đập, dịch chuyển khi vận chuyển.
2.2 Hàng hoá dễ vỡ, dễ biến dạng, dễ bung nắp hộp
Ví dụ: đồ điện tử, điện thoại, mỹ phẩm đựng trong chai lọ dễ vỡ, sữa bột,…
Bước 1: Đậy nắp kín, bọc và niêm phong phần nắp bằng băng keo.
Bước 2: Phần thân bọc kín sản phẩm bằng lớp nilon khí để cố định sản phẩm, đối với mỹ phẩm cần cố định nắp chai.
Bước 3: Để chống sốc cho sản phẩm khi va chạm cần phải chèn thêm lớp xốp dày từ 3-5cm đủ 6 mặt hộp.
Bước 4: Sản phẩm hàng dễ vỡ sẽ dễ bị ảnh hưởng khi va chạm nên bạn cần dán tem "Hàng dễ vỡ" bên ngoài hộp bên cạnh phiếu gửi hàng để bưu tá lưu ý và cẩn thận hơn. Cần dán thêm tem vỡ, tem niêm phong của Người bán tại các mối nối của hộp đối với sản phẩm, hàng hoá có giá trị cao.
2.3 Đồ điện tử lớn dễ vỡ, dễ móp méo
Ví dụ: Tivi, màn hình máy tính,...
Đóng gói đồ điện tử dễ vỡ
Bước 1: Bên ngoài hộp bọc thêm lớp xốp dày 5cm ở 2 mặt lớn nhất của sản phẩm với đơn hàng gần (nội tỉnh) và đủ 6 mặt sản phẩm với đơn hàng xa (liên tỉnh).
Bước 2: Quấn thêm lớp nilon khí 2 lớp xung quanh.
Bước 3: Dán tem hàng dễ vỡ bên ngoài hộp cùng với phiếu gửi hàng để bảo vệ sản phẩm.
Lưu ý: Một số đơn vị vận chuyển có thể yêu cầu bạn phải đóng hộp gỗ hoặc thùng carton dày và đai đây đai nhựa bên ngoài để đảm bảo an toàn cho sản phẩm, hàng hóa có kích thước lớn và giá trị cao khi vận chuyển.
2.4 Đồ điện tử lớn không dễ vỡ, không dễ móp méo
Ví dụ: Tủ lạnh, máy giặt,...
Bước 1: Chỉ cần quấn màng co trong (không sử dụng màng co màu hoặc màu đen) xung quanh thùng của nhà sản xuất.
Bước 2: Dán tem để phân biệt chiều trên/dưới của sản phẩm.
Đặc biệt, nếu sản phẩm không cần giữ nguyên seal của nhà sản xuất thì người bán có thể mở hộp và chèn lót xốp hoặc nilon khí vào các khoảng trống giữa sản phẩm chính và hộp ngoài cùng để tránh tối đa rủi ro và không bị va chạm gây hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
2.5 Thực phẩm, quần áo không dễ vỡ, móp méo
Các sản phẩm, hàng hoá này không bị ảnh hưởng nhiều bởi lực tác động và thực phẩm có thể không bảo quản lâu. Cần làm theo các bước sau:
Đóng gói quần áo, hàng không dễ vỡ
Bước 1: Bọc kín hàng hoá bằng 1 - 2 lớp nilon hoặc bọt khí
Bước 2: Đóng gói lại trong túi nilon, hộp carton, hộp giấy.
Bước 3: Sau đó được dán lại bằng băng dính và dán mã vận đơn để bảo quản sản phẩm tránh khỏi các yếu tố môi trường như nước, độ ẩm, côn trùng,...
Trên đây chính là những thông tin về khâu đóng gói sản phẩm mà giaiphapdonggoi.net chúng tôi cung cấp, hy vọng bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian và cũng như lo lắng hàng sẽ bị biến dạng trong khi vận chuyển tới địa chỉ của khách hàng, mà lại còn có thể thu hút được nhiều thiện cảm cũng như những đánh giá tốt 5* từ khách hàng. Chúc bạn thành công!
Xem thêm bài viết liên quan:
Agency là gì? Vai trò của Agency trong ngành Marketing
JIT là gì? Và những nội dung về JIT
0 notes
Text
SHIP COD LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Tại Việt Nam, dịch vụ Ship COD đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi phân phối hàng hóa của kinh doanh online. Trong thời gian gần đây thị trường bán hàng online trở nên khá sôi nổi cùng với đó thì dịch vụ ship COD đã ra đời từ đó, có rất nhiều khách hàng đã sử dụng dịch vụ này. Vậy hình thức ship COD là gì? Những điều cần biết. Hãy cùng Giaiphapdonggoi.net tìm hiểu rõ hơn về loại hình vận chuyển này nhé!
Mục Lục [Ẩn]
1. Ship COD là gì?
2. Ưu nhược điểm của dịch vụ ship COD
2.1 Đối với người bán
2.2 Đối với khách hàng
3. Quy trình của dịch vụ ship COD
3.3 Bên giao hàng thu tiền vận chuyển của khách hàng
3.4 Hoàn tiền cho người bán (chủ shop) online
1. Ship COD là gì?
Trong cụm từ ship COD thì ship có nghĩa là vận chuyển và COD là từ viết tắt của từ Cash On Delivery trong tiếng Anh. Hiểu một cách đơn giản thì ship COD là dịch vụ giao hàng thu tiền hộ. Nghĩa là người mua hàng sẽ chỉ tiến hành thanh toán cho shipper (nhân viên giao hàng) vào thời điểm nhận hàng và số tiền thanh toán ở đây là tiền mặt.
Ship COD là gì?
Hoạt động ship COD ở Việt nam có nhiều tên gọi như là: Dịch vụ ship hàng thu tiền hộ, giao hàng nhanh COD, dịch vụ chuyển phát nhanh COD,…
Dịch vụ vận chuyển ship COD ra đời và phát triển song song với công việc kinh doanh online. Vì thế ship COD đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân phối hàng hóa trên khắp 63 tỉnh thành tại Việt Nam.
2. Ưu nhược điểm của dịch vụ ship COD
Ưu nhược điểm của ship COD
2.1 Đối với người bán
Ưu điểm:
Đối với những doanh nghiệp còn non trẻ, mới thành lập thì nên tăng cảm giác an toàn trong tâm lý là giải pháp tốt nhất mang lại độ tin cậy khách mua hàng và đặc biệt là khách hàng mới hoặc chưa từng sử dụng thương mại điện tử, chủ shop online cung cấp giải pháp “Thanh toán cho shipper khi nhận hàng và được kiểm tra hàng”.
Dịch vụ ship COD là cơ hội để giúp các người bán online có cơ hội kết nối, hợp tác kinh doanh với các đơn vị vận tải chuyên nghiệp. Người bán sử dụng hình thức ship COD sẽ tăng tỷ lệ chốt đơn hàng thành công mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí vì vậy góp phần làm giảm giá thành của sản phẩm, hàng hoá khi vận chuyển xa.
Nhược điểm:
Khi giao hàng thành công, đơn vị vận chuyển sẽ tạm giữ tiền hàng của người bán online từ 3 – 7 ngày. Trường hợp người bán online làm mất phiếu gửi hàng thì sẽ không thu được tiền hàng. Trước khi nhận được tiền hàng thì hai bên là đơn vị vận chuyển và người bán phải tiến hành đối chiếu ngay lập tức mã vận đơn. Trường hợp người bán online làm mất phiếu gửi hàng thì sẽ không thu được tiền hàng.
Thực tế thì có một vài đơn vị vận chuyển kém uy tín, họ sẽ không chịu thanh toán tiền hàng và còn có thể là quỵt tiền hàng khiến cho các người bán online phải đòi nợ rất vất vả.
2.2 Đối với khách hàng
Ưu điểm:
Dịch vụ ship COD là dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, tiện lợi và rất dễ sử dụng trong các loại dịch vụ vận chuyển hiện tại.
Khách hàng có thể nhanh chóng nhận được hàng hóa mà mình đặt bằng trang thương mại điện tử từ nhân viên giao hàng (shipper của các công ty vận chuyển). Khách hàng được được kiểm tra trước khi quyết định chi trả số tiền và tuyệt vời hơn là có thể từ chối nhận hàng nếu không vừa ý.
Dịch vụ ship COD giúp khách hàng tránh khỏi việc bị đánh cắp thông tin cá nhân, thẻ ngân hàng khi đặt hàng gặp phải những trang web thương mại điện tử có chế độ bảo mật kém.
Nhược điểm:
Tình trạng lừa đảo khi mua hàng online đã trở thành vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thời gian và tiền bạc của khách hàng. Khách hàng nên lưu ý khi mua ở các shop mới, shop ở xa địa chỉ chỗ ở hiện tại của mình hoặc một người bán hàng không có địa chỉ cụ thể và rõ ràng.
Xem thêm sản phẩm dây đai pet đóng gói hàng hóa
3. Quy trình của dịch vụ ship COD
Quy trình của dịch vụ ship COD
3.1 Đặt hàng
Đặt hàng là bước đầu tiên trong hoạt động ship COD giữa người mua và người bán mà chưa thanh toán bằng bất kỳ hình thức thanh toán nào. Bên bán hàng sẽ chốt đơn và tổng hợp toàn bộ đơn hàng trong ngày để đóng gói.
3.2 Đăng ký dịch vụ ship COD tại các đơn vị vận chuyển hàng hoá
Người bán online sẽ tiến hành liên hệ với đơn vị vận chuyển uy tín để gửi hàng cho người mua hàng và hoàn thành bản đăng ký dịch vụ ship COD. Người bán có thể lựa chọn các đơn vị vận chuyển như Viettel Post, Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK), Giao Hàng Nhanh, Bưu điện Việt Nam (VNPost), J&T Express,...
3.3 Bên giao hàng thu tiền vận chuyển của khách hàng
Đơn vị vận chuyển đơn hàng cụ thể hơn là shipper (nhân viên giao hàng) sẽ giao hàng trực tiếp và sau khi khách hàng đã kiểm tra hàng hóa và đồng ý nhận hàng thì sẽ nhận tiền từ khách hàng. Nếu gặp trường hợp khách hàng mà từ chối nhận hàng, shipper sẽ tiến hành hoàn trả đơn hàng 100% cho người bán online.
3.4 Hoàn tiền cho người bán (chủ shop) online
Sau khi shipper giao hàng thành công cho khách hàng và nhận tiền đủ, đơn vị vận chuyển sẽ chuyển khoản số tiền nhờ thu hộ vào tài khoản của người bán (chủ kinh doanh) online như đã đăng ký.
Trong quá trình ship COD, cả người mua và người bán đều có thể theo dõi đơn COD trên website của đơn vị vận chuyển xem hàng của mình gửi đi tới đâu và khách hàng đã nhận được chưa.
Trên đây Giaiphapdonggoi.net đã cung cấp cho bạn những thông tin như là ship COD là gì? Những điều cần biết về chúng. Hy vọng bạn có thể nắm vững được những đặc điểm để sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
Tìm hiểu bài viết liên quan:
Kế toán bán hàng là gì? Trách nhiệm và nhiệm vụ của Kế toán Bán hàng
HSE là gì? Mục đích và tổ chức của HSE
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/ship-cod-la-gi-nhung-dieu-can-biet
0 notes
Text
Dịch vụ ship code COD
Ngày nay bán hàng online trở nên phổ biến khiến cho nhu cầu gửi hàng cho khách và tìm một đơn vị thực hiện dịch vụ ship cod với các tiêu chí như: đảm bảo về thời gian giao hàng, tiết kiệm chi phí vận chuyển mà cũng phải đảm bảo chất lượng cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Các dịch vụ vận chuyển theo đó ngày càng được phát triển rộng rãi. Và một trong số đó là dịch vụ gửi hàng của Viettel Post. Vậy các bạn đã biết đến dịch vụ ship cod Viettel Post chưa? Hãy cùng Giaiphapdonggoi.net tìm hiểu một vài thông tin cần thiết về dịch vụ giao hàng thu tiền này nhé!
Mục Lục [Ẩn]
1. Dịch vụ ship cod Viettel Post là gì?
2. Phí ship COD của Viettel Post
3. Quy trình ship cod Viettel Post như thế nào?
1. Dịch vụ ship cod Viettel Post là gì?
Viettel Post là một trong những đơn vị vận chuyển uy tín và nhận được lòng tin của khách hàng được rất nhiều shop bán hàng tin tưởng và lựa chọn. Đặc biệt nếu bạn là một người bán hoặc là chủ shop kinh doanh online thì càng cần phải biết tất cả các thông tin như là về cách ship hàng qua Viettel, chi phí, tra cứu hành trình giao hàng của Viettel Post,… để việc ship hàng hoá cho khách hàng được nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Dịch vụ ship COD của Viettel Post có tên gọi là “dịch vụ Phát hàng thu tiền”, được đơn vị vận chuyển là Viettel Post áp dụng trong phạm vi toàn quốc, cho cả hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát đảm bảo và bưu kiện.
Logo Viettel Post
2. Phí ship COD của Viettel Post
Phí ship là một trong những yếu tố được các người bán (chủ shop kinh doanh online) quan tâm hàng đầu. Trong một ngày, một shop (người bán) online kinh doanh tốt có thể có đến hơn hàng trăm đơn hàng, nếu như không tìm được đơn vị vận chuyển uy tín cùng với cước phí tốt thì chi phí gửi hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận shop của bạn. Đơn vị kinh doanh nào cũng muốn là chi phí vận chuyển sẽ thấp, chất lượng hàng hóa được đảm bảo khi đến tay người khách hàng. Còn nếu chi phí cao, hàng bị trầy xước hư hỏng trong quá trình vận chuyển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của shop.
Theo đánh giá từ các shop và so với các hãng vận chuyển khác thì chi phí ship COD của Viettel Post ở mức trung bình và ổn định. Hiện nay, với dịch vụ vận chuyển hàng hoá trong nước thì Viettel Post đang cung cấp 3 loại hình dịch vụ đó là:
Chuyển phát nhanh (VCN)
Chuyển phát hỏa tốc (VHT)
Chuyển phát Tiết kiệm (VTK).
Mỗi loại hình vận chuyển đều có dịch vụ và chi phí vận chuyển khác nhau và riêng biệt, thời gian giao hàng chênh lệch, phù hợp với từng nhu cầu của chủ shop kinh doanh online.
Tìm hiểu thêm sản phẩm dây đai pet đóng gói hàng hóa
3. Quy trình ship cod Viettel Post như thế nào?
Nếu như bạn gửi hàng tại các bưu cục Viettel thì bạn chỉ có việc là mang hàng hóa đến bưu cục và sẽ có nhân viên ở bưu cục hướng dẫn chúng ta cụ thể. Còn nếu mà tiến hành sử dụng cách ship COD viettel qua hình thức online thì dưới đây sẽ là các bước cụ thể mà chúng ta cần thực hiện:
Quy trình ship cod Viettel Post
Bước 1: Tải ứng dụng Viettel Post và cũng có thể sử dụng ứng dụng trên wed để tạo tài khoản
Với việc tải ứng dụng trên điện thoại của bạn sẽ giúp bạn dễ dàng thao tác mọi lúc mọi nơi một cách linh động. Vì thế bạn có thể tính trước được cước phí dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
Ngoài ra, để có thể sử dụng dịch vụ ship COD Viettel Post chúng ta cần truy cập vào website trực tuyến của Viettel Post và tạo tài khoản.
=> Với nhứng cách tạo tài khoản này chúng ta có thể tạo đơn hàng và theo dõi quá trình di chuyển của đơn hàng.
Bước 2: Tạo đơn hàng/vận đơn
Sau khi đã có tài khoản cá nhân chúng ta có 2 cách để tạo đơn hàng đó là:
Cách 1: Kích vào dấu cộng “+” ở phía góc phải phía dưới màn hình và chọn tạo đơn mới.
Cách 2: Chọn mục tạo đơn trong nước/tạo đơn quốc tế ngay trên giao diện chính.
Sau đó bạn tiến hành nhập đầy đủ tất cả các thông tin về người gửi và người nhận như họ tên, địa chỉ, số điện thoại cũng như số tiền cần thu một cách chính xác và chính xác tránh trường hợp thất lạc hàng hoá. Nhập thông tin hàng hóa để ứng dụng có thể giúp bạn tính phí vận chuyển cho gói hàng của bạn. Sau đó chọn hình thức gửi (chuyển phát siêu tốc, chuyển tiết kiệm,…). Và cuối cùng chúng ta chọn gửi ngay.
Bước 3: Chờ lấy hàng
Khi hệ thống đã báo đơn hàng đã được tạo, thì bạn có thể tạo vận đơn mới, hoặc trong thời gian này bạn có thể đóng gói sẵn hàng hóa của mình chờ để giao cho nhân viên vận chuyển.
Bước 4: Theo dõi đơn hàng trên ứng dụng, chờ giao hàng và nhận cod
Tra cứu vận đơn
Bạn hoàn toàn có thể theo dõi được tình trạng đơn hàng của mình được vận chuyển đến giai đoạn nào thì: Nếu bạn sử dụng ứng dụng sẽ tiết kiệm thời gian vì bạn có thể theo dõi đơn hàng liên tục, còn khi kiểm tra trên wedsite online thì dựa trên mã đơn hàng đã được tạo bạn có thể xem được.
Khi hệ thống đã báo quá trình giao hàng đã hoàn tất, tiền cod nhờ thu hộ của bạn sẽ được chuyển khoản vào tài khoản mà bạn đã đăng ký trên tài khoản của Viettel Post.
Trên đây là một số thông tin hướng dẫn của giaiphapdonggoi.net về cách gửi hàng khi đăng ký dịch vụ ship COD Viettel Post. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của bạn. Chúc bạn thành công!
Tìm hiểu thêm bài viết cùng chủ đề:
CTV là gì? Điều gì tạo nên một CTV tuyệt vời?
HR là gì? Các chức năng của HR
nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/dich-vu-ship-cod-viettel-post
0 notes
Text
Các phương thức vận chuyển hàng nam bắc
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa Bắc Nam là một trong những dịch vụ được nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay, ngày nay đang tăng cao và kéo theo đó là sự phát triển không ngừng của các hình thức vận tải Bắc Nam khác nhau, cung cấp những lợi ích cần thiết mà còn giải quyết được bài toán vận tải đang bùng nổ rộng rãi ở Việt Nam hiện nay. Vậy các phương thức vận chuyển hàng Bắc Nam là gì? Ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng Giaiphapdonggoi.net chúng tôi tìm hiểu nhé!
Mục Lục [Ẩn]
1. Phương thức vận chuyển hàng hoá là gì?
2. Các phương thức vận chuyển hàng Bắc Nam
2.1 Phương thức vận chuyển đường bộ (roadways)
2.2 Phương thức vận chuyển đường sắt (Railways)
2.3 Phương thức vận chuyển đường thủy (Waterways)
2.4 Phương thức vận chuyển đường hàng không (Airways)
1. Phương thức vận chuyển hàng hoá là gì?
Phương thức vận chuyển hàng hoá là gì?
Phương thức vận chuyển hàng hoá là tập hợp những loại hình giao thông vận tải tương ứng, thường đi kèm với các phương tiện vận chuyển là các công cụ, thiết bị dùng để chở hàng hoá. Hai yếu tố này chúng có sự bổ sung cho nhau và con người ta đã vận dụng chúng để liên kết thành các mô hình vận tải để phục vụ cho nhu cầu vận tải của khách hàng đang tăng cao trong xã hội hiện nay.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các phương thức vận chuyển càng đa dạng và phong phú hơn. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa thì có thể sử dụng Một số phương thức vận chuyển phổ biến nhất hiện nay như là đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường hàng không.
2. Các phương thức vận chuyển hàng Bắc Nam
2.1 Phương thức vận chuyển đường bộ (roadways)
Là phương thức vận tải mang tính truyền thống và phổ biến nhất hiện nay, hàng hóa được chuyên chở bằng các loại phương tiện đường bộ khác nhau. với chiều dài từ Bắc đến Nam gần 2.000 km trên tuyến đường nội địa huyết mạch là QL 1A.
Phương thức vận chuyển đường bộ (roadways)
Ưu điểm
Nổi bật nhất là vận tải bằng xe Container mang đến tiến độ ổn định, nhanh chóng cũng như đến điểm giao nhận hàng có phần linh động hơn các hình thức khác.
Thường sử dụng các loại xe tải là chủ yếu nên rất linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hóa, không có quy định về thời gian cụ thể mà chỉ cần 2 bên tự thống nhất thời gian mà cũng có thể thay đổi trong quá trình vận chuyển.
Chúng ta có thể được lựa chọn phương tiện, tuyến đường vận chuyển cũng như là số lượng hàng hóa theo yêu cầu, tiết kiệm được nhiều thời gian.
Vận chuyển bằng đường bộ thích hợp vận chuyển hàng hóa có lưu lượng nhỏ, cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
Không qua bất kì trung gian vận tải nào khi kàng hóa được chở từ kho người gửi đến kho người nhận cũng như hạn chế công đoạn bốc xếp hàng hóa bằng nhân công, giảm thiểu được chi phí.
Nhược điểm
Phải nộp thêm các khoản phí đường bộ: tại các trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường,…
Nhiều rủi ro xảy ra như tai nạn giao thông, kẹt xe,… làm ảnh hưởng lớn đến hàng hóa (hàng hóa mau hỏng và hàng hóa có nhu cầu tốc độ đưa hàng nhanh) và thời gian giao hàng.
Vận chuyển đường bộ chủ yếu chỉ phục vụ ở nội địa, còn đối với vận tải hàng hóa quốc tế còn bị hạn chế rất nhiều.
Còn hạn chế khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển so với vận chuyển bằng đường sắt và đường biển.
Xem thêm các sản phẩm đóng gói hàng hóa an toàn để vận chuyển
2.2 Phương thức vận chuyển đường sắt (Railways)
Phương thức vận chuyển đường sắt (Railways) được vận hành bởi các đầu máy (locomotives) và các toa xe (freight cars).
Phương thức vận chuyển đường sắt (Railways)
Vận tải đường sắt được xem là một phương thức vận tải hiện đại, xuất hiện vào đầu thể kỷ 19. Hiện nay có hơn 120 quốc gia sử dụng đường sắt. Một số quốc gia có chiều dài đường sắt lớn như Mỹ (348.000 km), Nga (136.000 km), Canada (70.851 km), Ấn Độ (62.545 km),…
Thời gian gần đây, vận chuyển bằng đường sắt trở nên phổ biến hơn, theo định hướng giảm tải cho phương thức vận chuyển bằng đường bộ. Phương thức vận chuyển hàng hóa bắc nam bằng tàu hỏa được phát triển mạnh hơn, có xu hướng cạnh tranh với đường bộ và đường biển nội địa.
Ưu điểm
Giá cước phí thấp hơn nhiều so với các loại hình vận chuyển đường bộ, ổn định trong thời gian dài và ít biến động, vận chuyển được đối với khối lượng nhiều và đa dạng chủng loại hàng hóa, đặc biệt là trong tuyến vận chuyển đường dài Bắc – Nam.
Chi phí vận tải đường sắt không phụ thuộc nhiều vào chi phí nhiên liệu, vì vậy khi giá xăng dầu có biến động liên tục thì giá cước vận tải đường sắt vẫn không bị thay đổi.
Có độ an toàn cao, hàng hóa được đảm bảo không bị mất mát, hư hỏng vì được đóng vào những toa tàu chuyên biệt như : toa hàng thường, Container, toa siêu trường siêu trọng, toa lạnh. Tài được liên tục nên hàng hóa sẽ được an toàn và khả năng mất mát hao hụt, hư hỏng là tối thiểu.
Ít khi bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, các yếu tố khác như: kẹt xe, đường xá hư hỏng, trạm thu phí,… Các chuyến tàu thì có thời gian lịch trình cố định nên ít biến động hơn so với vận tải đường bộ.
Thích hợp với các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều và cự li vận chuyển dài.
Nhược điểm
Vận chuyển đường sắt chỉ có thể hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn và các tuyến đường cố định nên vẫn phải kết hợp với các phương thức vận chuyển khác. Vì thế, sẽ không được linh hoạt trong quá trình vận chuyển. Như vậy đối với những đơn hàng gấp, cần giao nhanh, hàng hóa có hạn sử dụng ngắn hạn ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch giao hàng thì sẽ không có ưu thế bằng đường bộ và đường hàng không.
2.3 Phương thức vận chuyển đường thủy (Waterways)
Vận chuyển đường thủy bao gồm: Vận tải biển (Ocean shipping), vận tải thủy nội địa (Inland water trasport).
Phương thức vận chuyển đường thủy (Waterways)
Vận chuyển đường biển là công việc chở hàng hóa trong nước hoặc giữa các quốc gia bằng đường biển. Là phương thức ra đời sớm hơn so với các phương thức vận chuyển khác. Hiện nay, vận tải đường biển được phát triển mạnh mẽ và trở nên hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Với lợi thế có đường bờ biển kéo dài từ Bắc vào Nam và hoạt động sôi nổi tại các bến cảng lớn như cảng Cát Lái, cảng Hải Phỏng, cảng Đà Nẵng để phục vụ cho việc tiếp nhận hàng hóa nội địa.
Ưu điểm
Vận chuyển đường biển thích hợp chuyên chở hàng cồn kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp (vật liệu xây dựng, than đá, cao su,..) và hàng rời (cà phê, gạo), hoá chất trên các tuyến đường trung bình và dài nên thời gian giao hàng không cần nhanh chóng.
Hàng hoá vận chuyển trên tuyến đường thoải mái, thông thoáng hơn, an toàn và ít va chạm gây hư hỏng so với vận chuyển đường bộ.
Hàng hóa được vận chuyển có khối lượng và kích thước lớn. Khối lượng vận chuyển bằng phương thức này có thể gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với đường hàng không.
Với phương thức này, chi phí vận chuyển thấp nhất nên giá thành cũng được giảm xuống.
Nhược điểm
Tuy nhiên phải kết hợp với phương thức vận chuyển bằng đường bộ để có thể giao hàng tới tận nơi.
Thời gian vận chuyển sẽ rất lâu do tàu chạy chậm có thể từ 4 đến 7 ngày cho tuyến Bắc Nam vì thế không phù hợp với dịch vụ giao hàng nhanh có thể ảnh hưởng đến kế hoạch giao hàng của bạn và không linh hoạt bằng đường bộ vì phụ thuộc vào lịch tàu.
2.4 Phương thức vận chuyển đường hàng không (Airways)
Vận tải đường hàng không là phương thức sử dụng các loại máy bay để chuyên chở hàng hóa đến điểm đích.
Phương thức vận chuyển đường hàng không (Airways)
Vận tải hàng không là một ngành vận tải hiện đại. Ngày nay, ngành hàng không chỉ chủ yếu chuyên chở khách mà còn chuyên chở hàng hóa trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế.
Ưu điểm
Vận tải hàng không có tốc độ cao nhất nên thời gian vận chuyển rất nhanh gấp 40 lần so với đường bộ cao.
Giúp vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài Một cách dễ dàng. Về vấn đề va chạm cũng ít xảy ra với tỉ lệ tai nạn rất thấp. Đảm bảo an toàn cho hàng hóa tốt hơn không gây hư hỏng luôn an toàn hơn so với các phương tiện khác.
Nhược điểm
So với những phương thức khác thì cước vận tải hàng không rất cao, đặc biệt là đối với các tuyến đi quốc tế và những ngày cao điểm (ngày lễ tết) thì cước vận chuyển có thể cao gấp 3, 4 lần.
Có sự hạn chế về khối lượng và trọng lượng khi chở hàng, không phù hợp với hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng lớn hoặc hàng hóa có giá trị thấp.
Tiếp theo đó là thủ tục hải quan cũng khá phức tạp và tốn thời gian, phải đến sớm hơn giờ bay so với quy định để đảm bảo đúng tiến độ bay.
Trên đây Giaiphapdonggoi.net chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về các phương thức vận chuyển hàng Bắc Nam. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được phương thức vận chuyển phù hợp. Chúc bạn may mắn!
Xem thêm bài viết liên quan:
Mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn và chuyên nghiệp
Quản trị là gì? Các lĩnh vực và các hoạt động quản trị điển hình
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/cac-phuong-thuc-van-chuyen-hang-bac-nam
0 notes
Text
Cách vận chuyển hàng từ trung quốc về việt nam
Ngày nay, với nhu cầu chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam của các Doanh nghiệp đang tăng cao, họ muốn nhập một số mặt hàng cần thiết từ thị trường Quảng Tây & các khu vực khác nhằm phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Bởi vì thế nên các thắc mắc chủ yếu xoay quanh đến các cách vận chuyển hàng Trung quốc về Việt Nam, nhu cầu hiện nay thế nào, quy trình gửi chuyển hàng ra sao, mặt hàng nào được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam từ thị trường nước bạn,... Hãy cùng Giaiphapdonggoi.net tìm hiểu nhé!
Mục Lục [Ẩn]
1. Nhu cầu chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam
2. Các cách vận chuyển hàng Trung quốc về Việt Nam
2.1 Vận chuyển hàng Trung Quốc chính ngạch
2.2 Nhập hàng Trung Quốc tiểu ngạch
1. Nhu cầu chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam
Việt Nam là đất nước có đường biên giới kéo dài tiếp giáp với Trung Quốc, có điều kiện thuận lợi để mua sắm và trao đổi hàng hóa. Và Trung Quốc cũng được xem là thiên đường hàng hóa với đa dạng mẫu mã, nhiều chủng loại khác nhau, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới, từ các mặt hàng thời trang đến nhiều loại mặt hàng khác như: điện tử, hàng tiêu dùng,…
Nhu cầu chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam
Hiện nay, nhu cầu chuyển hàng về Việt Nam từ Trung Quốc đang ngày một tăng cao, vì thế sự ra đời của dịch vụ chuyển hàng nhanh từ Trung Quốc đã mở ra cho khách hàng một kênh mua hàng hoá mới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và trong thời gian nhanh hơn. Từ đó dịch vụ vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam qua đơn vị trung gian lại trở nên nở rộ hơn bao giờ hết, đồng hành cùng người tiêu dùng trên khắp cả nước.
2. Các cách vận chuyển hàng Trung quốc về Việt Nam
Các cách vận chuyển hàng Trung quốc về Việt Nam
2.1 Vận chuyển hàng Trung Quốc chính ngạch
Khi bạn mua hàng trên các trang mạng điện tử như: Taobao, 1688, Tmall,… của Trung Quốc bạn sẽ nhận được thông báo từ trang đó là cần phải có một địa chỉ nội địa tại Trung Quốc để nhận hàng (phương thức nhận hàng mặc định của các trang thương mại điện tử), vì vậy những shop bán hàng ở các trang này đều sẽ yêu cầu bạn cung cấp địa chỉ nhận hàng là địa chỉ nội địa tại Trung Quốc.
Nếu bạn chat với shop bán hàng và yêu cầu thì họ sẽ gửi hàng mà bạn đặt đến các đơn vị vận tải hàng Trung Quốc chính ngạch như: Fedex, DHL,… Song bạn sẽ phải chịu một mức phí vận tải rất cao với hình thức vận tải hàng Trung Quốc chính ngạch thông thường, đồng thời nếu kiện hàng có giá trị, số lượng lớn thì bạnphải làm các thủ tục như xuất nhập khẩu, khai báo thuế,… Vì thế, các thương gia nhỏ sẽ không chọn hình thức vận tải này để nhập hàng về Việt Nam.
>>>Tìm hiểu thêm sản phẩm dây đai pp dùng đóng gói hàng hóa trước khi vận chuyển
2.2 Nhập hàng Trung Quốc tiểu ngạch
Với hình thức vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường tiểu ngạch, bạn sẽ phải thông qua một đơn vị vận chuyển trung gian. Các đơn vị vân chuyển trung gian này sẽ đặt kho hàng tại Trung Quốc và cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. Khi vận chuyển hàng hoá theo cách này phí đơn vị vận chuyển sẽ phải cung cấp cho bạn một địa chỉ kho hàng của họ tại Trung Quốc và mã số khách hàng để phân biệt hàng hóa của khách hàng nào khi về đến Việt Nam. Sau khi có địa chỉ kho hàng tại Trung Quốc do đơn vị vận chuyển trung gian cung cấp, bạn sẽ tiến hành đặt hàng trên các trang thương mại điện tử và dùng địa chỉ này làm địa chỉ nhận hàng trên đơn hàng của bạn.
Khi hàng của bạn về đến Việt Nam thì các đơn vị vận chuyển sẽ thông báo cho bạn để đến lấy hàng hoặc là họ sẽ ship đến tận nơi (địa chỉ nhà) cho bạn và sẽ có tính thêm phí ship. Các shop của Trung Quốc sau khi chuyển hàng đến địa chỉ kho của đơn vị vận chuyển và có ký nhận đã nhận hàng nhân viên của đơn vị vận chuyển từ kho thì gần như họ không còn trách nhiệm gì đối với đơn hàng nữa. Các đơn vị vận chuyển sau khi nhận hàng sẽ gom và chuyển hàng theo đường tiểu ngạch để về đến các địa điểm ở Việt Nam như: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng,…
Khi sử dụng cách vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch bạn sẽ gặp khái niệm là “Tắc biên” – Thường xảy ra vào các dịp sát tết khi khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên nhiều nhưng các đơn vị hải quan, bộ đội, công an của Việt Nam và Trung Quốc sẽ ra quân tăng cường kiểm soát vùng biên, không tạo điều kiện cho hàng hóa đi qua biên giới nếu vậy thì hàng hoá sẽ không về được đến Việt Nam (“tắc biên” là từ mà dân buôn thường gọi).
Đại chỉ kho của các đơn vị vận chuyển thường đặt tại các thành phố sau: Quảng Châu. Bằng Tường, Hà Khẩu, Đông Hưng.
Trên đây là tổng hợp tất cả những điều cần biết về các cách vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng tôi hi vọng những thông tin trên vừa cung cấp, chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về các cách chuyển hàng về Việt Nam từ Trung Quốc nhanh chóng và an toàn.
Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề:
HRBP là gì? Đối tác kinh doanh nhân sự so với giám đốc nhân sự
Cách vẽ sơ đồ trong Word
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/cac-cach-van-chuyen-hang-trung-quoc-ve-viet-nam
0 notes
Text
Quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn
Ứng dụng quy trình đóng gói sản phẩm là một phần quan trọng ra sao góp phần chuyên môn hóa quá trình sản xuất? Một doanh nghiệp nếu có được một quy trình đóng gói sản phẩm chuyên nghiệp, chất lượng sẽ nâng cao, quảng bá được hình ảnh và uy tín của công ty cũng như đồng thời tạo dựng được niềm tin tốt đẹp trong lòng khách hàng. Vậy thế nào là một quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn? Hãy cùng Giaiphapdonggoi.net tìm hiểu các thông tin liên quan đến quy trình đóng gói sản phẩm chi tiết hơn.
Mục Lục [Ẩn]
1. Lợi ích của việc đóng gói hàng hoá chuẩn
2. Một số quy định về việc đóng gói hàng hoá chuẩn
3. Quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn
4. Những giấy tờ cần sử dụng để dán lên thùng hàng
5. Những lưu ý trong quy trình đóng gói hàng hoá
1. Lợi ích của việc đóng gói hàng hoá chuẩn
Lợi ích của việc đóng gói hàng hoá chuẩn
Việc đóng gói sản phẩm là một công đoạn quan trọng trước khi giao hàng hóa đến tay khách hàng, giúp bảo vệ sản phẩm tránh khỏi những tác động xấu của môi trường bên ngoài như nước, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời,... chứa đựng và cố định sản phẩm chắc chắn hơn để tránh khỏi những tác động ngoại lực dẫn đến hư hỏng hoặc gây biến dạng sản phẩm bên trong.
Chất lượng sản phẩm luôn được bảo đảm khi đưa đến tay khách hàng nếu được đóng gói cẩn thận và kĩ lưỡng. Bên cạnh điều đó thì bao bì và cách đóng gói cũng thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp bán hàng và cũng góp phần quảng bá hình ảnh, định vị thương hiệu của nhà sản xuất. Thêm vào đó, việc ứng dụng một quy trình đóng gói chuẩn sẽ giúp tối giản hóa trong quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất hàng hóa.
2. Một số quy định về việc đóng gói hàng hoá chuẩn
Khi đóng gói hàng hóa và đưa vào vận chuyển theo quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn, nhà sản xuất cần phải đáp ứng được một số quy định sau:
Một số quy định về việc đóng gói hàng hoá chuẩn
Với các loại hàng hoá không tiếp xúc với nước hoặc hơi nước thì cần phải có túi nilon để đảm bảo hàng hóa được an toàn tránh các trường hợp bất ngờ xảy ra.
Vật chứa (hộp giấy, hộp carton) phải có độ bền và độ cứng để đảm bảo sẽ chịu được các tác động của môi trường bên ngoài và lực của các thùng hàng khác khi chồng lên.
Bưu kiện, hàng hóa vận chuyển phải được đóng gói kỹ càng và được niêm yết cẩn thận bởi nhà sản xuất. Đồng thời ghi đầy đủ các thông tin như: bên gửi, bên nhận, loại mặt hàng,..
Nếu như thùng hàng còn trống, đảm bảo phải có sử dụng các loại giấy bọt khí, giấy báo hay xốp để chèn vào các khoảng trống, tránh cho hàng hoá bị va chạm và hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Tham khảo các sản phẩm dây đai nhựa dùng để đóng gói hàng hóa
3. Quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn
Cách đóng gói sản phẩm sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Sau khi sản phẩm đã được dán đầy đủ tem chất lượng, tem thông tin và tem bảo hành, thì sau đó sử dụng 3 lớp túi bóng khí để bọc kiện hàng. Nhằm bảo vệ hàng hóa, tránh va đập và hư hỏng hàng hóa với độ cao tối đa là 5m.
Bước 2: Tiếp theo sử dụng thùng carton để đóng gói các sản phẩm, hàng hoá đã được bọc và chèn giấy chèn, màng xốp hơi vào các khoảng trống để tạo lớp bảo vệ thứ hai cho hàng hóa. Chọn loại thùng carton chịu lực và chất lượng tốt để bảo vệ hàng hóa.
Bước 3: Cuối cùng trong quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn là dán thông tin của người gửi và người nhận lên trên thùng hàng. Nếu kỹ hơn, bạn có thể cho thêm các thông tin về hàng hoá để đơn vị vận chuyển có thể nắm rõ được tính chất sản phẩm, hàng hoá và xử lý tốt hơn trong quá trình vận chuyển hàng hoá đó.
4. Những giấy tờ cần sử dụng để dán lên thùng hàng
Bước cuối cùng của quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn đó là dán thông tin giao hàng lên thùng hàng, bưu kiện hàng hóa.
Trên phiếu giao hàng cơ bản đều bao gồm các thông tin như sau:
Thông tin người gửi
Thông tin người nhận
Khối lượng sau đóng gói
Mã vận đơn và có thể có thêm thông tin hàng hoá.
Phiếu giao hàng thường có hai bảng: 1 bản là để dán lên kiện hàng để người giao nhận có thể kiểm tra và 1 bản để người giao hàng giữ xem như biên lai.
5. Những lưu ý trong quy trình đóng gói hàng hoá
Những lưu ý trong quy trình đóng gói hàng hoá
Không sử dụng thùng giấy, thùng carton bị rách, thủng hoặc đã qua sử dụng. Phải mua thùng carton chất lượng, có thương hiệu riêng để gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu.
Chọn thùng carton sao cho kích thước của sản phẩm phải chứa ít nhất là 80% kích thước thùng carton.
Khi đóng gói hàng hóa không sử dụng túi nilon đã cũ, túi nilon kém chất lượng, nên sử dụng túi nilon hình chữ nhật một màu đồng nhất trừ màu đen.
Sử dụng băng keo đóng gói mới, có độ bám dính cao, màu sắc là trong suốt hoặc màu vàng. Khi dán băng keo, chú ý không che thông tin trên tem vận chuyển.
Khi đóng gói cần phải chèn đầy đủ túi bóng khí, giấy chèn, màng xốp hơi để không bị vỡ, hư hỏng hoặc không phát ra tiếng động trong quá trình vận chuyển.
Trên đây chính là những thông tin cần thiết của quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn Giaiphapdonggoi.net cung cấp. Hy vọng bạn sẽ nắm rõ quy định này trong việc đóng gói hàng hoá.
Tham khảo bài viết liên quan:
Hóa đơn VAT là gì? Quy định xuất hoá đơn và mẫu hoá đơn theo thông ty 39
Cách đổi pound sang kg
Nguồn bài viết: https://giaiphapdonggoi.net/quy-trinh-dong-goi-san-pham-chuan
0 notes