Tumgik
#Thơ cho bé
bibianxx · 3 months
Text
#1602
Hôm nay mình đọc được một bài viết đại khái là “Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi bạn nhận ra rằng bạn không cần phải tốt bụng.“
Tumblr media
Từ thuở còn thơ bé - khoảng thời gian mình ở Nhà Thờ nhiều hơn là ở nhà, khi ấy lời giảng mà mình vẫn luôn được nghe từ Cha là tình yêu thương, lòng tốt và sự tha thứ.
Mình lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, mình nhìn thấy sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người thân yêu. Từ ấy trong mình luôn sinh ra suy nghĩ rằng tình yêu thương hay lòng tốt là điều không thể thiếu cũng như đức tin mà mỗi người cần có trong cuộc đời này.
Khi mình yêu một ai đó hay khi mình giúp đỡ một ai đó - giá trị của những điều ấy không nằm ở việc mình cần đối phương đáp trả hay họ cần phải sống cùng lòng biết ơn đối với mình - vì đó là lẽ sống của mình, là điều mà mình nghĩ rằng “mình cần làm nó trong khoảnh khắc này”.
Kinh Thánh viết rằng “Nên bây giờ còn có ba điều này: Đức tin, hi vọng, và tình yêu thương. Nhưng điều cao trọng hơn cả là tình yêu thương.” (I Cô-rinh-tô 13:13)
Tình yêu ấy, ngay cả khi không được hồi đáp - lòng tốt ấy, ngay cả khi không được coi trọng… Mình vẫn luôn dùng tình yêu thương, lòng tốt và cả sự tha thứ để đối đãi.
Một câu trong Kinh Thánh mà mình nhớ mãi “Các con muốn người ta làm cho mình thể nào, hãy làm cho người ta thể ấy.” (Lu-ca 6:31)
Mình tin rằng khi mình yêu thương - mình sẽ được yêu thương, khi mình tốt bụng - mình sẽ được đối tốt, khi mình tha thứ - mình sẽ được bình yên. Đức tin ấy - vì mình tin tưởng nên cuộc sống của mình dễ dàng hơn biết bao nhiêu.
@bibianxx
57 notes · View notes
dongsonglodang · 2 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
 “Cho em một góc nhỏ thôi được không
 Các ngày trôi đi mệt quá
 Đây là mùa xuân
 Dưới tán cây sắp trôi vào hạ
 Em rất cần
 Một chiếc ghế có tựa lưng
 Một cốc nước trong
 Một bầu trời mây trắng
 Bài hát quá dài
 Như những con đường em bỏ lại đằng sau
 Những ray tàu còn đợi em đi tới
 Vậy nên em chỉ nghỉ một lát thôi
 Nghe này, điều hạnh phúc bé nhỏ trong đời
 Là gì thế?
 Một người nắm tay ta khi mái đầu cả hai đã bạc
 Một con đường tháng Tư nhiều hoa
 Hay nỗi buồn đến trong ngày chật nắng?
 Điều bé nhỏ hạnh phúc trong đời
 Là nụ hôn đầu rơi xuống biển xanh
 Và im lặng
 Bài hát
 Con đường
 Ray tàu
 cần nghỉ ngơi."
(Thơ Lan Tử Viên)
183 notes · View notes
trichdan-ngaykhonganh · 3 months
Text
Có người bỏ cả đời đi tìm niềm vui cho mình ở một nơi không có niềm vui, như những đứa bé ngây thơ lội nước tìm trăng; khi chùn chân, quay đầu nhìn lại, trong lòng chỉ còn một lớp sương lạnh, trên tay chỉ còn một vệt nắng nhạt và trước mắt chỉ còn một chút khói cay.
Trăng trong dòng nước nhìn rất đẹp nhưng khi chạm vào sẽ tan mất, khi đó mới biết là không thật.
Trong cuộc sống có nhiều thứ cũng như vậy, sau khi nỗ lực thật nhiều để theo đuổi, lúc chạm tay vào được mới biết nó không thật như mình đã thấy ngày xưa.
Có người vì muốn có được mặt trăng dưới nước mà quyết tâm tát cạn sông đời, nhưng khi tát cạn, nước khô, mặt trăng cũng mất.
Có rất nhiều chuyện khi nỗ lực đến tận cùng, khi làm xong mọi việc, mới biết suốt bao nhiêu năm mình đã nỗ lực sai.
Núi mưa....
Mong người ngày mưa thật an.
Vô Thường.
Om Mani Padme Hum
fb: cuocsongnhintuocuathien
Tumblr media
14 notes · View notes
hilovehowareyou · 4 months
Text
Tumblr media
Mình nghĩ " All eyes on Rafah " viral trên mxh cũng không hẳn là không tốt, chỉ là nó quá sạch sẽ, trơn tru nhưng vô hồn, vô nghĩa. Những gi đang diễn ra ở palestine nó kinh khủng hơn rất nhiều những gi AI có thể diễn tả, hình ảnh thật ở Rafah là không thể xem nổi vì nó quá tàn nhẫn và điên rồ.
Trong chiến tranh Vietnam, khi tấm ảnh "em bé Napalm" trở nên viral nó lập tức gây rúng động toàn thế giới, vì rõ ràng trước đó không ai hình dung được mức độ tàn nhẫn mà chiến tranh đem lại, vạch trần cái được mỹ ca tụng là "nhân quyền" lại là mấy quả bom Napalm dội xuống Trảng Bàng, là hình ảnh bé gái trần truồng chạy giữa đường, dang hai tay tuột hết da vì bỏng, dư luận lên án, thế giới phẫn nộ, đó là khi internet còn chưa phát triển như bây giờ.
Vậy mà ngày nay, khi mạng internet còn chằng chịt hơn mạng nhện, không thể tin nổi hàng ngàn bức ảnh rafah tan hoang sau khi hứng chịu cuộc dội bom của israel vào trại tị nạn (nhấn mạnh là trại tị nạn bao gồm cả bệnh viện dã chiến), cả tấm ảnh ông bố đang ôm đứa con còn đang quấn tã của mình vào lòng và "without a head", lại viral mxh tấm ảnh do AI vẽ nên ?????
"All eyes on Rafah" là bức ảnh ngây thơ trong sáng, vì nó không diễn tả được gi, cũng không giúp đỡ được ai, càng không causing the amount of rage and anger, damn
Là vì không có "em bé Napalm" nào ở Rafah hay mọi người thật sự không quá bận tâm về những gi đang diễn ra ở Palestine, that is necessary to stop this madness
Thật ra cũng chẳng biết trách ai bây giờ, mng muốn giúp đỡ cũng chỉ có thể donate, share link, cùng lắm là biểu tình, phản đối. Hoà bình đâu phải dễ, đau lòng cho 1 quốc gia không thể quyết định số phân của mình. Hope to see a free and liberated Palestine one day
"Are you, are you, staying silent too
Most people are killed, but far away from you
People keep dying and we all just live our lives
But a child loses all in a land of Palestine"
11 notes · View notes
haliz · 27 days
Text
Bầu bí chồng con….
Nay t phải đi xe khách về quê, thực ra từ năm ngoái nhà t đã bán ô tô để dồn tiền cho trang trại. Nên mỗi lần về quê t cũng ghét lắm vì t thấy oải, mặc dù lúc ngồi yên vị trên xe rồi thì t lại thấy ổn vì được thấy những người hoàn cảnh khác nhau, idk, nhưng mà mỗi lần chen chúc ở bus hay xe khách thì đều khiến t có động lực học với kiếm tiền hơn hẳn.
Thì nay có một chị bầu lên xe, mà bắt khách chỗ đoạn công an thì ngay sau xong xe thì chật ních đến sát cửa ( may là t đã lên trước và có chỗ ngồi thoải mái rồi), nên chị đó bị bác tài giục chạy nhanh lên xe rồi bác xếp chỗ cho, cũng may là đc nhường cho ghế đầu.
Xong t mới tự nhủ là t phải có đủ nhà đủ xe và tài khoản tích kiệm đủ tiền nuôi con cho nó sống sung sướng thì t mới đẻ. Chứ bầu mà vẫn chen chúc xe khách thế này thì khổ quá.
Mà chả hiểu sao t cứ gặp nhiều bầu đợt này lắm nên t sẽ kể đống chuyện về bầu bí.
Dạo này lướt tiktok thì cũng thấy mấy chị xinh đi đẻ nhiều, xong t đọc rì viu ở phần bình luận làm t hoang mang ghê ý. Đẻ phụ sản hà nội thì bác sĩ rất giỏi, ko bị lo quá nếu có sự cố gì vì cửa đẻ là cửa tử mà, nếu đẻ viện tư thì ca khó quá người ta làm dở thì cũng phải chuyển gấp sang. Nhưng mà đọc thì mn có chọn gói cao cấp hơn, chọn bác sĩ mình muốn thì vẫn bị y tá đẩy vào phòng mà mn đều đẻ chung, cách nhau 1 tấm rèm, và chỉ có y tá dạy cách rặn, rồi y tá cũng cho nằm 1 mình tự tập rặn để đi check cho cả người khác, đến lúc gần đẻ hoặc bé gần rơi ra ngoài rồi thì bác sĩ mới vào🙄 oải cả chưởng. Nhiều khi còn gặp y tá hãm thì còn bị quát ý chứ, đang bầu đang đau, đóng gói cao cấp mà vẫn bị chửi thế chắc t đi mẹ sang viện khác quá. Nhưng mà bác sĩ thì hầu như ai cũng giỏi, khâu đẹp, và nhẹ nhàng. Viện tư thì tất nhiên ai cũng nhẹ nhàng từ y tá đến cả lao công rồi, cũng sạch sẽ hơn, có thể đăng kí 1 mình 1 phòng như cái khách sạn, cơm canh ngon hơn nhiều, dịch vụ gì cũng có, bác sĩ thì cũng có vẻ tạm ổn, nhiều bác sĩ cũng từ trung ương nhảu sang, hên xui mà ca khó quá nguy hiểm quá thì vẫn phải chuyển về phụ sản hà nội thui, nhưng mà cũng ít thui ( có vẻ vậy). Thì tiền cũng cao hơn xíu. T thấy mấy bầu bảo là tư tưởng thì vẫn thấy phụ sản hà nội yên tâm hơn( yeah tuyến đầu mà), nhưng mà ở tư thoải mái tư tưởng hơn thì cũng tốt mà nhỉ, chả biết nữa. Đọc qua về giá tiền t thấy phụ sản hà nội loanh quanh 25-30 củ nếu m chọn mấy gói cx hơi vip, chứ còn bảo nếu đẻ dễ mà viện thường trạm xá thì có 500k cũng được luôn ý😀 Bên tư thì cao hơn nhưng mà cũng dưới 50 củ thui hà. T thấy nhiều bầu kêu đắt các thứ rồi phải cân đo đong đếm chọn gói dịch vụ nào ý. Nhưng mà t thấy thế là rẻ anh em ạ 🙂😀 Cửa sinh là cửa tử chứ có phải dễ dàng gì đâu, dưới 50 củ thì cũng xứng đáng mà, chứ t thấy t phải đủ 200 củ dành cho đi đẻ nó mới đã cái nư t 🙃 Nhưng mà có vẻ 50 củ rồi cho chồng vào ngay từ đầu là hợp lí rồi :))) t toàn kêu t ko lấy chồng nhưng mà t đọc mấy bài này t cũng nghĩ lắm. Mà xem mấy video tả cảnh đẻ là rách từ tầng nào đến tầng nào là thấy hết muốn lấy chồng có con rồi, xong t đọc thread toàn vụ mẹ chồng nàng dâu mà t ớn luôn. Mà chưa nói đến mẹ chồng, bình thường t đã hay nghĩ xong tủi thân mít ướt rồi, nào stress trầm cảm lại còn sau sinh mà thêm quả chồng hãm lòn đéo hiểu nữa thì chịu luôn đấy. Không riêng đâu chứ ngay ở nhà t là t đã thấy không muốn lấy chồng rồi. Bà nội t là mang tiếng ghê gớm rồi mà cả mấy bà bác còn kinh tởm hơn nhiều, hồi bé t ngây thơ ai cũng quý chứ lớn thấy ai cũng hai mặt giả tạo, t thì vô tư con nai vàng ngơ ngác ngờ nghệch nên t không sống nổi thể loại nói kháy hai mặt đâu ý :)
Tóm lại là kiếm tiền nhiều đi hưởng thụ cuộc sống thôi chứ chồng con đéo gì nhỉ =)))) hihi😅
Còn biết đâu kiếm được ai tử tế thì thôi cưới có người chơi cùng cũng hay
10 notes · View notes
thuyenvienxusblog · 3 months
Text
Tumblr media
Tuổi thơ của mình đong đầy những kỷ niệm về tình yêu thương của ông bà ngoại cùng lòng thù ghét với nhà nội, trộm vía lớn lên thành căm cmn hận nhà nội luôn rồi.
Đôi lúc mình nghĩ chắc kiếp trước mình giết người cướp của tội nghiệt tày trời thì kiếp này mới “được” ơn huệ làm con cháu của những bác những cô những chú này :)))) đúng là nghiệp chướng mà. Cộng thêm một người bố yếu đuối lúc nào cũng bênh họ hàng chằm chặp, ngày xưa thì muốn con muốn vợ nhường đồ ngon đồ tốt cho anh em cháu chắt, ngày nay thì sau bao nhiêu vố vẫn bênh không trượt phát nào. Chẳng phải tự nhiên mà mình đéo muốn lấy chồng, mình quá ám ảnh về cuộc hôn nhân của bố mẹ, về việc giận hờn nói mát nói mỉa xỉa xói đề phòng nhau của bố mẹ, về việc bố ra sức bảo vệ người khác chứ không dám mảy may đứng lên bảo vệ vợ con. Bố tử tế và hiền lành đến mức nhu nhược, như quả hồng mềm ai muốn nhào thì nhào, ai muốn nắn thì nắn. Chị em mình lớn lên trong lời răn dạy được ghim sâu vào não bộ “làm gì thì làm không được để thiên hạ họ hàng nói là nhà có hai đứa con gái không biết dạy”, trong khi chị em mình đéo bao giờ làm gì, đúng tiêu chuẩn con ngoan trò giỏi con nhà người ta đấy thôi mà vẫn bị họ hàng soi mói thi thoảng cắn vào lòn ☺️ ôi tuyệt quá những người họ hàng của tôi.
Đã đéo đối xử với chị em mình ra gì thì có cl mà đối xử thật lòng với hai đứa cháu của mình, chỉ được cái mõm, nhưng bằng sự thần kì nào đấy bố mình vẫn nghĩ lũ chúng nó thương yêu thật. Cháu mình có ông bà nội ngoại, bố mẹ với mình yêu thương là đủ, đéo cần ai nữa, làm ơn đấy, xin đấy, những bạo lực lạnh mà chị em mình từng phải chịu hồi bé mình đéo muốn cháu mình phải chịu đâu, cứ hãy coi nhau như người dưng đi ra vẻ quan tâm làm clg mắc ỉa thật sự!
9 notes · View notes
lilydasimp · 4 months
Note
suzu có thể cho tui biết tại sao cô thích geto được không, cá nhân tui thì tui thấy sự đồng cảm của mọi người cho geto không được chính đáng cho lắm. cô cứ bỏ qua ask này của tui nếu cô không thoải mái nha :<<
Tôi từng có một cuộc deeptalk 3 tiếng với một đứa bạn của tôi (nó fan sukuna) về lý do tại sao gojo không xứng đáng bị fandom ghét như thế, và bây giờ thì tôi sẽ đưa ra một số lý do tại sao geto cũng đáng được nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa nha (well, cũng tương tự như bài "ted-talk" của tôi với bạn fan sú kia thì bài viết về suguru này cũng sẽ dựa trên cảm nghĩ cá nhân và một số những phân tích dựa trên các sự kiện canon trong JJK).
By: lilydasimp
1. Bản chất Suguru là một người tốt.
- Suguru là một người rất tốt, anh ấy kiên định với lý tưởng của bản thân, có khuôn mẫu đạo đức cùng lập trường rất vững chắc và cao thượng. Trong season 2 của JJK, chúng ta có thể thấy rất rõ điều đó khi Satoru bảo, "đám phi thuật sư là lũ yếu đuối, tại sao lại phải bảo vệ?" thì Suguru trả lời, "vì chúng ta (những chú thuật sư) có sức mạnh hơn người thường, cho nên trọng trách của chúng ta là bảo vệ những người yếu thế hơn." Nếu nhìn từ ngoài vào, ta có thể đánh giá một cách chủ quan Suguru là kiểu người điển hình cho khuôn mẫu "anh hùng", với lý tưởng là sức mạnh đi kèm với trách nhiệm, và trách nhiệm ở đây chính là bảo vệ những người yếu thế hơn mình.
- Suguru là kiểu người tự tin vào sức mạnh của bản thân. Trong nhiệm vụ hộ tống Tinh Tương Thể, anh ấy đã nói với Riko rằng, "bọn anh sẽ bảo vệ tương lai cho em." Anh ấy đủ tự tin vào bản thân mình và Satoru, tin rằng cả hai là mạnh nhất. Nên giả như Riko chọn quay về, anh ấy sẽ chịu trách nhiệm "bảo đảm tương lai" cho Riko (bởi vì Riko chỉ là một đứa trẻ ngây thơ vô tội, mà một đứa trẻ thì nên được SỐNG, chứ không phải là bị hiến tế.)
- Có thể thấy, Suguru sẵn sàng đi ngược lại với nghĩa vụ mà cấp trên giao, vì anh ấy không muốn nhìn một đứa trẻ vô tội như Riko phải chết. Tức là gì, chúng ta có thể thấy, Suguru là một người giàu lòng trắc ẩn.
- Anh ấy lo lắng cho những người thân cận (lo cho Satoru khi Satoru thức trắng mấy đêm liền để bảo vệ cho Tinh Tương Thể, ai ấy cũng là người duy nhất nhận ra Satoru đang mệt mỏi, cũng là người duy nhất lên tiếng nhắc nhở cậu bạn thân không nên làm việc quá sức). Như vậy, Suguru còn là một người cực kì tinh tế.
- Chúng ta sẽ không phân tích quá sâu vào thuật thức của Suguru, nhưng có một điều chúng ta chắc chắn phải biết, đó là Suguru phải hấp thụ những chú linh thường xuyên dưới dạng những tinh cầu thường xuyên. Mà các chú linh, nguyền hồn, đều bắt nguồn từ những tiêu cực, thù hận, sợ hãi, ái dục,... nên chắc chắn những oán niệm đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của anh ấy.
- Tâm lý của Suguru có bước ngoặt sâu sắc sau khi nhiệm vụ thất bại, Tinh Tương Thể Riko Amanai bị giết ngay trước mắt (cũng là ngay sau khi anh ấy hứa là sẽ BẢO VỆ tương lai cho Riko). Suguru đã thua cuộc trước Toji, không bảo vệ được Tinh Tương Thể, (đáng ra anh ấy cũng phải bỏ mạng nếu không phải vì Toji thấy hứng thú với thuật thức hiếm gặp của anh và tha mạng), và Riko - một đứa trẻ vô tội bị GIẾT ngay trước mắt. Đó là một cảm giác khủng khiếp còn khó tả hơn nhiều so với thứ gọi là "cú sốc tinh thần".
- Như vậy thì có thật là "mạnh nhất" hay không? Thậm chí còn không bảo vệ được một đứa trẻ vô tội mà lại để đứa nhỏ chết ngay trước mắt mình.
- Chưa dừng lại ở đó, Suguru lại thấy Satoru ôm xác Tinh Tưởng Thể và khắp nhà xác là lũ phi thuật sư đông nghịt vây quanh, vỗ tay rào rào. Chúng vui mừng trước cái chết của một đứa bé tội nghiệp??? (Tôi mà là Suguru thì chắc tôi điên lên rồi khử sạch tất cả rồi chứ không có chuyện nhân nhượng như thế đâu)
- Nhưng mà, ngay cả khi Satoru bảo "cậu có muốn giết sạch lũ người này không? nếu bây giờ mà giết thì tôi cũng không cảm thấy gì đâu.", Suguru lại không làm vậy. Đấy là khi lý tưởng bảo vệ phi thuật sư của anh dần tan nát, cũng là sự cố gắng níu lại lý trí lần cuối cùng.
- Cú sốc tinh thần quá lớn, Suguru bị trầm cảm. Ngoài ra, nếu xét về tâm lý học thì khả năng cao Suguru còn bị PTSD (Rối loạn căng thẳng sau sang chấn cực độ). Anh ấy mất ngủ, mệt mỏi, bơ phờ, và thường xuyên zone out, đây là triệu chứng điển hình của PTSD và trầm cảm.
- Cộng thêm việc Satoru đã trở thành mạnh nhất, các nhiệm vụ Đặc Cấp giờ chỉ một mình Satoru là đã đủ để xử lý. Không chỉ vậy, tâm lý của Suguru còn xấu đi rõ rệt sau khi hậu bối Haibara chết (có một điều mà mình nhận ra đó là Haibara cũng còn trẻ, trạc tuổi Riko, và tính cách cũng hoạt bát, năng động na ná Riko). Haibara chết rất đau đớn, nếu mọi người để ý kĩ có thể thấy tấm chăn trắng đắp lên xác cậu ấy bị rũ xuống, cho thấy rằng cậu ấy chết vì bị mất nửa người bên dưới.)
- Bản thân Suguru khi đi tới nhận xác cũng phải thấy tận mắt cái chết quá bi thảm của đàn em, nên một lần nữa, lý tưởng cao thượng lúc trước của anh càng lúc càng vỡ vụn.
- Cái mốc đánh dấu cho sự sụp đổ hoàn toàn của lý tưởng đó là sau cuộc nói chuyện với Yuki. Tinh thần Suguru lúc ấy đã lao dốc đáng báo động rồi, nhưng khi nói chuyện với Yuki, anh ấy nhận ra một điều, đó là bản thân phải tạo dựng một thế giới không có nguyền hồn hay chú linh. Vì sao? Vì nếu không có nguyền hồn hay chú linh, thì các chú thuật sư sẽ không phải chết nữa. Nhưng làm thế nào để tạo dựng một thế giới như vậy? Nếu cứ mỗi ngày đều đi tiêu diệt nguyền hồn, dù có siêng làm nhiệm vụ đến đâu thì nguyền hồn vẫn là vô hạn. Việc tiêu diệt nguyền hồn mỗi ngày cũng giống như việc xén cỏ dại vậy. Xén cả ngàn lần thì cả ngàn lần cỏ mọc, vậy nên mới có câu: "Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc."
- Tương tự với việc tiêu diệt nguyền hồn, cũng giống như cỏ dại, thay vì mỗi ngày đều cật lực trừ tà thì tại sao không tiêu diệt cội nguồn của nguyền hồn??? Hay nói cách khác, TIÊU DIỆT CÁC PHI THUẬT SƯ. Nếu các phi thuật sư không còn, chấp niệm tiêu cực cũng tan biến, nguyền hồn sẽ không còn nữa, và, điều đó cũng có nghĩa là không một chú thuật sư nào sẽ phải bỏ mạng giống như đồng đội của anh ấy, như Haibara.
2. Dù có thế nào đi nữa thì bản chất Suguru luôn là một người rất tốt.
- Nhưng Gege xây dựng Suguru là một hình mẫu nhân vật "phản diện lý tưởng cực đoan". Kiểu nhân vật này rất tham vọng, có đạo đức nhưng lại theo xu hướng lệch lạc, cực đoan, biện hộ cho hành động mình làm là vì mục đích cao cả (Thanos trong MCU là một điển hình). Ở đây, "hành động" của Suguru là muốn gây dựng một thế giới chỉ có các chú thuật sư vì "mục đích cao cả" là không muốn ai phải bỏ mạng vì nguyền hồn. Anh ấy chỉ muốn tạo một thế giới mà những người ấy quan tâm được sống, được an toàn và hạnh phúc. Có thể thấy rất rất rất rõ điều đó qua sự kính trọng và trung thành tuyệt đối của những chú nguyền sư dưới trướng Suguru, điển hình là cặp song sinh mà Suguru đã cứu sống (hai đứa bé có khả năng nhìn thấy nguyền hồn và bị lũ phi thuật sư nhốt lại, dung túng, đe doạ, chửi rủa và hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần).
- Tôi đồng cảm cho những gì mà Suguru trải qua, nhưng lại khó có thể đồng tình cho cách mà anh ấy hành động. Khi mà anh ấy tàn sát ngôi làng rồi sau đó bị treo án tử, chắc chắn trong số những người bị giết sẽ có những người vô tội, những người hướng thiện, và thậm chí, là cả những đứa trẻ.
- Điềm tĩnh, tham vọng, quyết tâm, giàu lòng trắc ẩn, nhưng lại hành động có phần xốc nổi và máu lạnh. Tôi có thể cảm thông cho Suguru nhưng nhiêu đấy những lý lẽ dẫn chứng mà tôi đưa ra vẫn khó có thể bào chữa cho hành động của anh ấy. Xét về đạo đức, thì việc thông cảm hay không thông cảm cho Suguru cũng giống khái niệm "bẫy đạo đức" trong triết học vậy. Giống như việc liệu có nên đẩy một người khoẻ mạnh xuống đường ray để cứu năm người bên dưới không, hay không làm vậy vì người đó chẳng có tội tình gì và cuối cùng bất lực không thể làm gì khác ngoài nhìn năm người kia bị tàu cán chết.
3. Suguru vừa đáng trách nhưng cũng thật sự đáng thương.
- Cố gắng như thế mà cuối cùng sau mười năm lại phải bỏ mạng trong khi lý tưởng vẫn chưa được hoàn thành. Bạn thân duy nhất trở thành kẻ địch, rồi cuối cùng phải chết dưới tay của người đã từng là tri kỉ duy nhất.
- Đến khi chết rồi thì cơ thể lại bị lão Kenjaku chiếm đoạt, nói chung là sống thì khổ đau tủi cực mà chết cũng không được ra đi thanh thản. Suguru là điển hình cho kiểu nhân vật phản diện lầm đường lạc lối, kiểu bất hạnh và tan vỡ từ thể xác cho đến tâm can.
- Một điều nữa, tôi để ý anh ấy rơi nước mắt lúc gặp lại Satoru - người đã tử hình anh ấy (afterlife). Tôi sẽ để dòng này ở đây và không nói gì cả (toi cut len thien dang tim anh day)
4. Tóm lại, Suguru là một người rất tốt.
- Anh ấy là một trong số cực ít những nhân vật để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc. Mà cũng phải cảm ơn ông bố chồng Gege Akutami vì đã xây dựng rất thành công hình mẫu phản diện toàn vẹn như Suguru.
- Suzu hiếm khi đa cảm thế này lắm anh chị em thông cảm nha, chẳng qua là iu thương chồng quá nên mới phóng bút viết ra cái post này thôi 🥺
Tumblr media
7 notes · View notes
muahexanhla204 · 5 months
Text
Tumblr media
Thú thật, trong một thời gian khá dài, tôi đã đứng từ xa ngắm nhìn cái poster Schindler’s list trôi bồng bềnh trên bảng danh sách phim Netflix của mình, và chưa bao giờ cho phép mình dừng lại ngắm nhìn quá ba giây bởi nó thuộc thể loại phim đen trắng. 
Bộ phim khơi gợi trong tôi câu hỏi về nguồn gốc chiến tranh và ý nghĩa của sự tồn tại.  Ban đầu, có lẽ cuộc chiến chỉ nằm trong đầu Adolf Hitler - một ý tưởng vừa tượng hình trong não bộ như một cơn gió thu nhẹ chỉ đủ sức làm lay động những chiếc lá vàng sắp lìa cành. Sau đó vào một ngày tháng 9 năm 1939, chẳng biết một con bướm nào đã vỗ đôi cánh để rồi tiếp sức cho cơn gió bé nhỏ kia trở thành một cơn cuồng phong quét sạch mọi nẻo đường nó đi qua. Khi đó, sinh mạng của con người Do Thái chỉ nằm vỏn vẹn một dòng duy nhất trên những danh sách mà đội quân SS thống kê để cai trị và chà đạp.
Tumblr media
Mở màng với gam màu nắng chiều vàng ấm cúng nhưng vô cùng buồn bã trong một căn phòng nhỏ, nơi các sắc màu vẫn còn hiện diện đầy đủ trên gương mặt các thành viên của một gia đình Do Thái tiêu biểu ở Ba Lan. Có lẽ đấy là buổi chiều cuối cùng trước khi người Đức tuyên bố chiến thắng và họ biết buổi lễ Sabbath này không thể kéo dài mãi. Hai ngọn nến lập loè trên bàn là linh hồn của buổi lễ. Các cảnh sau đó vẫn còn màu sắc nâu vàng nhưng không còn sự hiện diện của đại gia đình Do Thái nọ. Kết thúc khi nến đã tan chảy chỉ còn lại hai ngọn tim đèn yếu ớt mở ra trường đoạn trắng đen của bộ phim, báo động một thời kỳ đen tối chính thức bắt đầu. Màu sắc lúc này như một tấm ảnh đã bị một đàn muỗi vằn khát máu bu kín, hút sạch chỉ để lại một màu đen trắng của tan tác và mùi tanh của sợ hãi. 
Tumblr media
Nội dung phim kể về Oskar Schindler, một doanh nhân máu mặt thuộc đảng Đức Quốc xã, đã khéo léo nhận ra chiến tranh mang lại cơ hội sản xuất thương mại với chi phí nhân công vô cùng rẻ mạt. Với lợi thế sở hữu các mối quan hệ thân tín với giới chính trị, quân đội Đức, Oskar đã mua lại một xưởng sản xuất địa phương tại Krakow rồi tái thiết lại thành một đế chế sản xuất nồi và chảo phục cho quân đội. Khi vợ ông đến thăm, ông hồ hởi chia sẻ việc kinh doanh trong quá khứ là vô nghĩa khi so sánh với hiện tại. “Mỗi thương vụ anh đã từng thử giờ anh đã thấy rồi, không phải do anh thất bại”. “Nó luôn thiếu hụt một thứ gì đó”. “Dù anh biết nó là gì, anh cũng không thể tạo ra nó. Nó tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại”. Cô vợ ngây thơ thắc mắc: Là may mắn sao anh? Câu trả lời cáo già của Schindler khiến tôi sởn da gà: CHIẾN TRANH. 
Sáu triệu người dân Do Thái đã chết không kể đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ hay em bé sơ sinh… Một số đã bị bắn khi đang đi trên đường, hoặc đang đẩy xe lao động cật lực, hay vừa ngồi xuống cột cọng dây giày. Một số bị tống vào lò hơi ngạt tập thể. Một số nấp dưới tủ chén. Một số dán mình dính vào gầm giường. Một số nín thở dưới hầm xí. Một số tháo chạy vào đường cống. Một số chỉ run cầm cập. Một số chỉ đứng nhìn vô định. Một số chỉ có tội già nua. Một số cứ nối tiếp nhau bước vào một cánh cửa mà không biết sẽ bị giết bằng thú vui tiêu khiển nào… Đau đớn nhất là lúc tôi tưởng tượng cảnh các cháu tôi bị bọn Pháp xít thảm sát, nước mắt tôi rớt lúc nào không hay.
Tumblr media
Quan chỉ huy SS - Amon Goth - đại diện cho tất cả sự ác độc của Đức Quốc Xã. Người hầu gái Goth đã tiết lộ cho khán giả thấy được sự tuyệt vọng của mình khi sống chung với một con quái vật đội lốt người. Cô đã chứng kiến nhiều vụ việc khi nòng súng của Goth nã vô tội vạ vào người dân Do Thái. Bất lực vì đã cố tìm hiểu lý do, nhưng cô không thể nào hiểu được. Những người bị bắn, “họ không ốm cũng không gầy”, “không làm chậm mà cũng không làm nhanh hơn bất kỳ ai”. “Càng chứng kiến Ngài Chỉ huy, tôi càng hiểu chẳng có nguyên tắc nào để có thể sống sót”.  Cô đã chấp nhận việc Goth sẽ bắn cô vào một ngày nào đó. Việc sống mà nơm nớp có người giết mình bất kỳ lúc nào thì chỉ là sự tồn tại của một bóng ma.
Phẫn nộ, uất hận, bàng hoàng, thẫn thờ là một mớ cảm xúc tôi trải qua khi bộ phim kết thúc. Nếu được định nghĩa lại từ “chiến tranh” trong từ điển, thì nó phải là địa ngục. Triết gia Jean Paul Sartre nổi tiếng của Pháp ở Thế kỷ XX đã từng suy nghĩ như vậy: Con người là địa ngục của nhau. Bạn ngẩm thử xem…
Tumblr media
Trong cái địa ngục đó, Oskar Schindler đã cầm ngọn đuốc rọi sáng màn đêm. Để giải cứu gần 1,200 người Do Thái, ông chiêu mộ họ dưới vỏ bọc thợ lành nghề cho xưởng sản xuất của mình. Với mỗi người được giải cứu, ông đã tiêu tốn một phần tài sản cá nhân. Và đến một lúc khi con số lên đến 1,200 người thì đó là tất cả tài sản mà ông có được; đến nỗi có một lần kế toán công ty, Itzhak Stern, phải vội vã đến hỏi Oskar xem ông ta có giấu mình bất kỳ một khoản tiền nào không vì với "độ hào phóng" như hiện tại thì có lẽ không bao lâu sẽ chẳng còn một xu trong tài khoản.
Điều làm nên vẻ đẹp của bộ phim chính là xuất thân của Oskar - một tên Phát xít,  nhưng người xem có thể nói ngay trái tim ông không thuộc về một đảng cầm quyền nào cả.  Ông đã trao cho những người nô lệ Do Thái niềm tin vào nhân loại giữa lúc hỗn mang nhất. Phân cảnh Schindler hôn một phụ nữ Do Thái khi cô ta cầm trên tay cái bánh kem đến chúc mừng sinh nhật ông thật đẹp. Một nụ hôn như bản tuyên ngôn về tình yêu và bình đẳng. Nụ hôn cũng là lời chế nhạo đối với những kẻ nhân danh đủ thứ trên đời để có thể trưng trổ thứ quyền lực thô thiển. Nếu có một tôn giáo mà tôi theo đuổi, thì đó chính là thứ tôn giáo cho phép con người ta trao nhau những nụ hôn như thế. 
Tumblr media
Thật may mắn khi cuộc thanh trừng người Do Thái của Hitler đã chấm dứt, nhưng dường như cánh cửa địa ngục trần gian mà ông ta đã mở ra sẽ không bao giờ thực sự khép lại. Những sang chấn tâm thần, nỗi sợ hãi, sự ô nhục vẫn còn vương lại đâu đó sẽ được truyền lại bằng cách này hay cách khác cho các thế hệ tiếp theo như một màng sương không màu chứa đựng bên trong những bóng ma chực chờ đội mồ sống dậy. Một cách tự nhiên, nó sẽ  được điều chỉnh vào gene của con cái của những con bướm sống sót sau cuộc di cư vạn dặm, như Ocean Vuong đã viết trong cuốn tiểu thuyết của mình.
Định kiến là một bức tường dày. Cuộc chiến tranh nào cũng bắt đầu từ một ý nghĩ lệch lạc của một ai đó. Từ đó, máu và nước mắt sẽ tụ thành hồ và được chứa bên trong những bờ kênh tường dày kiên cố. 
Giữa muôn vàng cơ hội được sống như một ông hoàng, Oskar Schindler đã chọn cho mình một thế khó. Ông đã cầm đầu những công nhân Do Thái thoát ra cánh cổng địa ngục ở các trại tập trung.  
Tumblr media
Ai dám đứng lên cầm trên tay cây búa để đập nát định kiến của chính mình sẽ tạo nên phép màu nhân gian. Schindler đã làm được điều đó. Ông tự mua cho mình một tấm vé đến thiên đàng. Nhưng trước hết ông phải tự mình bước ra khỏi cái bậc cửa nơi ông đã đi vào (hay vô tình mở ra). Tự dưng tôi có cảm giác có lẽ ông đã nhận ra bên trên cánh cổng địa ngục đó ở phía bên này lại có một cái tên khác là “thiên đàng”. 
 Long hải, 08/05/2024
Nhân Trần
Tumblr media
P.S.
Trái ngược với các bài bình luận cho rằng trước khi "thức tỉnh" thì Schindler ban đầu chỉ là một tên tài phiệt Phát xít máu lạnh và trơ trẻn tự gán cho mình cái quyền thượng đẳng, tôi nhìn thấy một Oskar từ đầu bộ phim đã bị nuốt chửng bởi nỗi cô đơn và sự kinh tởm khi cố che dấu tính người để có thể tồn tại với thời cuộc. Tấm hình bên trên là khi ông đang ngồi tiệc tùng giữa giới tinh hoa tại Krakow, bạn nói xem ánh mắt đó có phải thuộc về một người đang tận hưởng say đắm không?
7 notes · View notes
hihegall · 4 months
Text
- Sao ngày xưa mẹ bắt con làm nhiều việc nhà thế mà giờ cái gì mẹ cũng không cho con làm?
- Ngày xưa mẹ sợ m ra đời không tự lập được nên mới bắt, giờ m lớn rồi mẹ chỉ cần m khoẻ mạnh thôi.
Từ bé đến giờ mình được bố mẹ lo cho không thiếu một cái gì, chỉ cần mình thích và nói ra nếu như không quá đáng thì được đáp ứng hết. Mình hay nghe người ta nói “nuôi con gái trong giàu sang” cũng đúng vì ngày bé ngay cả khi gia đình khó khăn mình vẫn được mời gia sư riêng về dạy thêm, được đi học mấy môn năng khiếu rồi quần áo váy vóc của trẻ con kh��ng thiếu một cái gì.
Lúc bé mình được sống hạnh phúc lắm, mình có tuổi thơ em đềm đến mức mà gia đình khó khăn mình còn không biết 🥲 bố mẹ chưa bao giờ kêu than về việc kinh tế gia đình xuống dốc thì mình phải thế này thế kia, hay bây giờ nhà mình nghèo lắm con phải thế này thế kia,… chưa bao giờ mình nghe bố mẹ mình nói chuyện tiền bạc với mình vì mẹ mình sợ lớn lên mình chỉ biết có tiền, chỉ mải mê chạy theo đồng tiền mà bất chấp tất cả.
- Bố mẹ sinh con ra thì tất nhiên phải lo cho con rồi. Còn áp lực của người lớn thì con cứ để người lớn lo.
..
Lớn lên một tí bố mẹ mình bắt đầu khó hơn, mẹ luôn đặt ra giờ giới nghiêm kiểu như cấp 2 phải về trước 10h tối, cấp 3 thì về trước 11h, cơm ở nhà luôn luôn nấu nên không ăn thì phải báo trước chứ không có chuyện đến giờ ăn cơm mới báo. Đi đâu chơi cũng được, đi với ai cũng được nhưng phải nói một câu. Mẹ mình không c/ấm mình chơi với ai cả, nhưng vòng bạn bè của mình mẹ đều muốn biết để lỡ có chuyện gì mẹ còn biết đi tìm mình.
Mẹ dạy mình làm tất cả mọi thứ từ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, tự chăm sóc bản thân đến những vấn đề riêng tư của con gái. Nên cho dù mình gh/ét nấu ăn mẹ vẫn bắt mình nấu được một mâm cơm gia đình tử tế để sau này lớn lên có thể tự lo nấu cho mình.
Ngày xưa mình gh/ét bố mẹ lắm, vì tại sao mà bố mẹ mình dễ tính với người ngoài nhưng chỉ khó với mình thôi. Mình trẻ con đến mức còn tưởng mình là con nuôi được nhặt về vì tại sao bố mẹ mình khó thế. Sau này lớn rồi, tự lo cho mình được rồi thì tự dưng bố mẹ mình dễ tính đến lạ kì. Chẳng ai quản mình nữa, đến nhà cũng không bắt mình quét, ăn cơm xong bát cũng không cần mình rửa:
- Lớn đến thế này rồi, mẹ không cần gì nữa cả mẹ chỉ cần con về nhà thôi.
Có một điều nữa mình thấy khá hay mà mẹ nói với mình rằng: mẹ không bắt con ra đời phải chịu thiệt, mẹ cũng không muốn con thiệt thòi với ai, nhưng có những chuyện nếu như nhẫn nhịn mà êm đềm được thì con nên nhẫn nhịn. Nhịn không phải là nhục nhưng nếu như nhịn một tí có thể bỏ qua tất cả mọi chuyện thì con nên làm điều ấy.
“Mẹ mong rằng chuyện gì con cũng nên nói với mẹ”. mình luôn biết rằng có nhiều người chuyện gì cũng giữ cho riêng mình, không dám nói với bố mẹ vì gia đình khó quá sợ nói thì sẽ to chuyện. Chắc hiểu được vấn đề này cho nên mẹ mình luôn rào trước với mình một câu “chỉ cần có nói ra thì mẹ có thể giải quyết tất cả cho con”. Cho nên mình nghĩ rằng nếu như bố mẹ sẵn sàng lắng nghe thì mình có thể chia sẻ tất cả mọi thứ. Mình lớn lên với tâm thế dù bất cứ chuyện gì xảy ra mình vẫn có thể về nhà.
Lớn lên mình vứt ở đâu cũng sống được, có thể tự lập kiếm tiền và lo tốt cho bản thân. Mình đã từng chịu thiệt thòi, đã từng th/ất b/ại, cũng từng thất nghiệp nhưng chưa bao giờ mình cảm thấy cô độc. Mình vẫn là một đứa trẻ năm nào ở trong mắt bố mẹ, mình vẫn có nơi để về, mình vẫn có người che chở và cứ thế mình lớn lên trở thành một đứa trẻ hạnh phúc 💕
5 notes · View notes
krellatotti · 2 months
Text
LẦM LỠ CỦA MỘT THIÊN SỨ
Nàng xứng đáng nhận được cái chết.
Chúa đã gây ra một sai lầm khi gửi nàng tới đây.
Lý do không phải là nàng đã gây ra tội tày đình gì mà là vì nàng không phải người của nhân gian - cõi vô thường tăm tối này. Nàng là thiên sứ, nàng thuộc về bầu trời.
Nàng trắng trong và thuần khiết quá đỗi, tâm hồn mong manh tựa tấm lụa hồng của nàng không thể để bị xé rách. Thân xác tuyệt đẹp như tượng tạc chẳng thể bị bàn tay người phàm động chạm làm cho điêu tàn. 
Ấy thế mà nhân gian đã làm gì nàng thế này?
Hiện thực tàn khốc đã giết chết đứa con mang ân sủng của Chúa với đức hạnh vẹn nguyên một cách không thương tiếc, từng chút từng chút một. 
[...]
Một đứa bé xinh đẹp đã chào đời vào một đêm đông giá rét. Gia đình Liechtens của đứa bé ấy vô cùng giàu có, sống trong một tòa lâu đài cổ kính và từ trước đến nay nắm giữ vị trí thống trị nền kinh tế của cả một vùng rộng lớn. Sinh ra đã được định sẵn một cuộc đời trải thảm cùng lẵng hoa và sâm panh, luôn được nâng niu và trân trọng, em là một nàng công chúa được cưng chiều chẳng kém gì những người trong hoàng tộc thực thụ. 
Đôi mắt em là trời trong những ngày nắng hạ, trong veo và long lanh. Tôi biết mình đã lạc trong đó từ lâu rồi, như một linh hồn thả mình lững lờ trôi giữa những tầng mây trắng bồng bềnh êm dịu chẳng biết điểm dừng. Tâm hồn em hướng thiện như một nàng tiên chưa từng gãy cánh mà rơi xuống vũng bùn lầy của sự khổ đau. Em là giấc mộng đêm hè trong những áng thơ ca của Shakespeare, là báu vật mà tất cả đàn ông sống trên Trái Đất này đều mong ước được sở hữu. 
“Anh ơi, nhìn chú bướm kia đi. Trông nó đẹp thật đó, một con bướm màu trắng!” 
Trong sáng và thuần khiết như em vậy, tôi nghĩ. 
Em quay ra nói với tôi. Giọng nói em lanh lảnh mà thanh thoát như tiếng chim hót, như tiếng đàn hạc cầm trong những buổi hòa nhạc được tổ chức nơi nhà hát sang trọng mà giới thượng lưu thường lui tới. Tôi luôn ngóng chờ một ngày được ở bên cạnh nghe em hát ca và tắm mình trong nắng chiều rạng rỡ. 
Em thật tốt và đáng yêu biết bao, em yêu thương và quan tâm đến tất cả mọi người. Những người nô bộc và gia nhân đang hầu cận cho nhà Liechtens luôn nhận được món quà nhỏ nhắn từ em, đôi khi là những cái ôm ấm áp, khi thì những túi bánh quy em tự mày mò làm ở trong nhà bếp.
Em luôn tin vào những điều tốt đẹp, tin rằng chỉ cần mình cố gắng làm việc thiện, hạnh phúc tự khắc sẽ đến với ta, bất kể khó khăn và những niềm đau có là gì thì đều xứng đáng. 
“Anh biết gì không, em mới học được một câu nói của một họa sĩ rất nổi tiếng. Ông ấy là Pierre-Auguste Renoir, ông ấy nói rằng nỗi đau sẽ qua đi và cái đẹp sẽ ở lại. Con đường chúng ta đi sẽ gặp nhiều chông gai và thử thách, thậm chí là cả những mất mát và đau thương, nhưng em tin rằng chúng ta dù thế nào cũng sẽ vượt qua anh nhỉ?”. 
Cuộc đời của em vẫn luôn đẹp như những bức tranh của Renoir, những gam màu tươi sáng rực sắc cầu vồng hài hòa, lãng mạn và tràn đầy xúc cảm của trái tim người thiếu nữ xinh đẹp đương tuổi hồng xuân sắc. Dưới từng bước chân em đi được rải đầy lông vũ trắng muốt và cánh hoa hồng nhung mịn, không gì có thể khiến em chịu tổn thương và đau đớn. 
Một nhân sinh quan không chút tì vết, không một nét hoen ố của đố kị hay dục vọng, hoàn toàn thuần khiết. Như được chính tay Chúa tắm rửa trong dòng nước Thánh và tất cả những thiên thần trên vườn Địa đàng trao nụ hôn ban phước. 
Em hoàn hảo và đáng trân trọng như vậy đấy, nhất là khi em dành trọn thời gian của mình học những lễ nghi của một tiểu thư lá ngọc cành vàng, và giam mình trong thư phòng học thuộc hàng đống sách lịch sử và dày cộp để xứng đáng hơn với vị thế của bản thân mình. Một cô tiểu thư đáng quý sao có thể có những hành vi thiếu chuẩn mực trên bàn trà và dễ dàng bị ngó lơ trong những cuộc trò chuyện của các cô nàng khác vì thiếu kiến thức được. Và hơn hết, em luôn cố gắng chắt chiu thời gian quý báu của mình để ở bên tôi. 
Những ngày bên em là những ngày nằm dài trên thảm cỏ đón nắng ấm, rong ruổi cả buổi chiều hồng trên những cánh đồng lúa mạch, và dĩ nhiên là không thể thiếu tắm suối.
Ngâm mình dưới dòng nước lóng lánh, em đưa mắt lên nhìn tôi, miệng ngập ngừng định nói gì đó nhưng không rõ thành tiếng. Tôi nhẹ nhàng vươn ra ôm lấy em, ghé tai hỏi thầm.
“Sao thế em, có vấn đề cứ chia sẻ cho tôi này, tôi vẫn ở đây với em mà.”
Vừa nói tôi vừa đưa tay ra vuốt ve làn da mịn màng của người thương. 
“Anh…liệu có yêu em thật lòng?”
Mắt em hướng lên nhìn thẳng vào mắt tôi, không chớp, môi mím chặt thành một đường kẻ mảnh, có phải em đang căng thẳng hay không. Tôi không rõ tại sao em lại cảm thấy như vậy trong khi từ trước tới nay tôi đều làm mọi thứ vì em. Tại sao em lại nghi ngờ tình cảm của tôi, tôi không thể hiểu. Hay là em đã phát hiện ra điều gì rồi nhỉ?
“Dĩ nhiên là có rồi, Celineor của tôi. Nhân danh, dưới sự phán xét của Chúa, và danh dự của dòng tộc Rolsburg, tôi xin thề rằng tôi yêu em.”
Nhà Rolsburg là tùy tùng thân cận nhất của Liechtens. Từ đời đầu tiên, những vị tiền bối của chúng tôi đã phải cúi đầu phục vụ cho lũ Liechtens cậy tiền cậy quyền để cho những thế hệ sau có cơ hội tốt hơn. Khốn nạn thay, Liechtens luôn ném một ánh mắt khinh thường về phía Rolsburg, chỉ vì xuất thân hèn kém mà bị chà đạp và xua đuổi, dễ dàng bỏ qua tất thảy những gì chúng tôi đã hết mình dâng hiến cho bọn họ. 
Là con trai trưởng của gia đình Rolsburg, tôi đã ở bên cạnh em từ những ngày em còn là cô bé nhỏ xíu nằm trong chiếc nôi mạ bạc. Chúng tôi đã có hôn ước với nhau từ thuở mới lọt lòng. Coi như là ân huệ đáng giá ngàn vàng, à không, còn hơn cả ngàn vàng ấy chứ, mà chúng ta trao cho mấy người, biết thân biết phận mà yêu thương chăm sóc cho con gái của chúng ta. Cái vị trí con rể quý chẳng thuộc về thằng bé kia đâu, đáng nhẽ đó phải là người của hoàng gia. Nhưng thôi, coi như là mọi chuyện đã lỡ rồi là những lời mà cha của em đã nói với ông của tôi. Thật căm phẫn biết bao cái thái độ rẻ mạt và khinh thị đó, khiến một trong những người mà tôi yêu thương nhất trên đời phải chịu nhục nhã. Ông tôi, quý ngài Francis Schmidt Rolsburg đáng kính đối với tất cả con cháu của Rolsburg, dành cả sức trẻ của ngài để tiếp nối những giá trị từ đời xưa truyền lại, đó là cái giá được trả bằng máu và nước mắt. Đến thời khắc nhắm mắt xuôi tay, ông vẫn cố xoa đầu tôi âu yếm và nhắc tôi trong hơi thở yếu dần: “Con là tương lai của Rolsburg con ạ, cố lên cháu trai yêu dấu của ta, phải làm rạng danh dòng tộc này, ngẩng cao đầu và kiêu hãnh lên con". 
Nghe lời dặn của ông, tôi tự giao cho mình nhiệm vụ kết thân với em. Làm cho em nguyện yêu tôi say đắm, nguyện trao tấm chân tình vẹn nguyên của mình cho tôi, và quan trọng nhất là sự tin tưởng tuyệt đối vào tôi trên cõi trần thế này. Thật đáng thương và khờ khạo quá đỗi, em đã tự tay kết liễu chính đế chế của gia đình mình.
“Tôi yêu em, yêu hơn tất thảy những gì có trên đời.”
“Xin em hãy trao trái tim mình cho tôi, em sẽ không ân hận đâu Celineor à. Rồi sau này chúng ta sẽ hạnh phúc bên nhau, và em sẽ hát cho anh nghe những câu ca em viết nhé, có được không?”
“Trăng đêm nay đẹp thật!”
Dưới ánh trăng sáng rọi dẫn lối cho tình cảm lứa đôi, hơi rượu vang cay nồng thấm nhuần vào phổi và con tim, ta trao nhau tấm chân tình vĩnh cửu, suốt đời suốt kiếp vĩnh viễn không chia cắt. 
Những lời dụ dỗ nhúng qua đường mật không ngừng được tôi rót vào trí óc non nớt và trái tim ngốc nghếch ôm trọn nỗi đau thế gian và sẵn sàng hứng trọn hàng vạn vết đâm vô điều kiện của em. Cũng nhờ thế mà toàn bộ tài liệu quan trọng trong việc kinh doanh hàng hóa trong và ngoài khu vực của Liechtens đều rơi vào tay tôi, không sót thứ gì.
Những đợt đầu tư thua lỗ cứ thế liên tục diễn ra, chẳng mấy chốc ngân sách của Liechtens để bù đắp vào thiệt hại đã khánh kiệt. Trên thương trường, Liechtens đã trở thành một cái xác rỗng tuếch vì bị moi ruột từng ngày. 
Từ những tập giấy tờ em gửi, tôi còn phát hiện ra hàng loạt giao dịch bất hợp pháp khác của gia đình em và điều kinh hoàng nhất, gia đình Liechtens phản quốc. Những bức điện tín được đóng dấu đỏ tiết lộ hàng loạt bí mật quân sự cho vương quốc ở bên kia chiến tuyến. Thật chẳng thể ngờ ông bà Liechtens lại để cô con gái bé nhỏ của mình gánh lấy hết thảy lời luận tội cho những điều sai trái từ trước tới nay mà hai người đã gây ra. Khi tất cả những thứ này được công khai trước toàn thể dân chúng thì đó là thời điểm Rolsburg đặt dấu chấm hết cho một thời kỳ lẫy lừng của dòng dõi Liechtens danh giá. 
Cuộc sống của em tuyệt diệu và hào nhoáng là thế, nhưng đáng tiếc thế cờ đã bị lật ngược. Quân Hậu bị ăn rồi, thưa tiểu thư Celineor Maria Liechtens. 
Bi kịch ập đến quá đỗi bất ngờ đối với cả gia tộc Liechtens. Gia đình em phá sản vì không may dính vào bẫy của Rolsburg. Cha mẹ em vì biến cố quá lớn mà chọn cách kết liễu đời mình bằng những phát đạn, “thật vô tâm" - tôi đã nghĩ vậy - để lại một mình em bơ vơ lạc lõng một thân một mình trên thế giới này đấu tranh. Nhưng hỡi ôi, một cô con gái từ nhỏ đến lớn luôn được bao bọc cẩn thận trong vòng tay của mẹ cha làm sao có thể đối mặt và chống chọi với nghịch cảnh. Gánh trên vai khoản nợ khổng lồ, em chỉ có thể biết vật lộn với những công việc nặng nhọc sớm tối, gắng công gắng sức dành dụm từng đồng một. 
Từ một tiểu thư đài các được nâng từng bước chân đi, giờ đây đã trở thành một nô lệ chịu nhục mà bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cả ngày đã quá mệt vì làm việc quá sức, đến tối muộn lại bị những người chủ tồi tệ hành hạ, tra tấn đến chết đi sống lại vì không làm được việc. Cũng dễ hiểu thôi khi người con gái này đã quen với việc được nuông chiều và chăm sóc tỉ mẩn, đây vốn chẳng phải những việc em nên làm, nhưng lại là việc mà em phải làm. Buồn thay em lại không đủ khả năng làm những điều ấy. Gương mặt em vẫn xinh đẹp như vậy, nhưng nó nhem nhuốc bùn đất và cỏ dại, làn tóc mây không còn mượt và sáng bóng nữa mà rối tung hết cả. Thân xác em kiệt quệ và rệu rã. Thần trí đôi lúc còn nửa tỉnh nửa mê, chẳng thể nào phân biệt ngày đêm. Chúa đã làm mọi cách để đứa con của mình trở về bên và vị thần Số Phận cũng đành phục mệnh mà giáng cho em một đòn đau đớn, một cái chỉ tay tước đoạt hết tất cả những điều mà em tự hào ở trần thế. Từ cuộc sống, nhan sắc cho đến danh dự. Em chẳng còn gì cả, đến cả tấm thân của em một đồng cũng chẳng đáng giá. Điều này hoàn toàn trái ngược so với lời của người cha đã chết của em. Ông ta đã cho rằng em là vật ngàn vàng và hơn thế nữa, một nàng tiểu thư đài các kiêu sa được nâng niu từng tấc gót chân ngọc ngà, vốn dĩ em là như vậy, nhưng bây giờ thì không có ai thèm để mắt đến một nô lệ cả hèn kém đứng ở đáy của tầng lớp xã hội cả. Và cũng chẳng một ai sẵn sàng vươn tay ra mà đỡ lấy một kiếp khốn khổ khi gia đình của ả ta đã phản bội Tổ quốc. 
Em có thấy nỗi tuyệt vọng bủa vây lấy thân xác gầy gò? Thể xác em còn toàn vẹn hay cuộc đời tàn nhẫn kia đã cấu xé tỉ mẩn từng mảnh xương? Nỗi đau có gặm nhấm tâm hồn cô quạnh và đau đớn của em từng chút một? Em không thể trả nổi số nợ ấy đâu.
“Xin chào, chúng tôi là người của tòa án phái xuống. Chúng tôi xin thông báo với cô Celineor Maria Liechtens thông tin như sau: Gia đình Liechtens hiện tại đang nợ gia đình Rolsburg số tiền là mười lăm tỷ, và gia đình Liechtens đã không trả nợ đúng hạn định. Xin mời cô Rolsburg theo chúng tôi về tòa để xử lý vụ việc.”
Rất nhiều người đổ ra đường để bàn tán to nhỏ về em. Em vẫn đứng đó chết lặng. Cái ngày này đã đến sớm hơn dự tính. Hai bàn tay sần sùi và phồng rộp vì bê vác nặng nhọc của em buông thõng xuống, đôi môi run rẩy, gương mặt em tái mét lại. Rồi bất ngờ, em quỳ thụp xuống mà khẩn cầu:
“Tôi xin các ông tha cho tôi, xin đừng bắt tôi đi. Tôi sẽ cố gắng để trả tiền mà. Tôi xin các người hãy làm ơn tha cho tôi.”
Em vừa nói vừa khóc, đôi tay nắm lấy xin khoan nhượng mà không thành. Mặc kệ những lời van xin tha thiết thất thanh của Celineor, những người kia vẫn kiên quyết bắt giữ, không thương tiếc mà dùng chiếc gông bằng gỗ trói chặt hai bàn tay gầy guộc của em lại. 
Hãy nhìn xem em còn lại gì, em còn ai bên cạnh? Chẳng có một ai cả, có lẽ em nên cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh của chính bản thân mình thôi và đón chờ ngày hành quyết. 
Tôi cảm thấy mình thật vô tâm và tệ hại khi bỏ lại em như thế trong khi tôi chính là người đã đẩy em vào bước đường cùng. Một nỗi đau vô cùng tận. Nhưng biết làm sao bây giờ, đó là cái giá mà Liechtens phải nhận, và người chịu đau khổ chính là em, Celineor ạ. Em vô tội, nhưng người chịu trừng phạt là em. Không trả được nợ, sửa chữa được lỗi lầm thì phải trả bằng máu. Đó là cách thế giới nhẫn tâm và vô tình vô cảm này vận hành, từ trước đến nay đều là như vậy. 
Thật nghiệt ngã biết bao, dòng dõi Liechtens chảy trong trong huyết quản của em giờ chẳng còn xứng đáng để gọi lên hai từ “quý tộc” nữa.
Tôi thương em, Celineor - nàng thơ của tôi. Nhưng tôi cũng hận em vô cùng, hận cái dòng dõi thối nát đáng nguyền rủa của em vì đã chà đạp lên thanh danh của Rolsburg. Celineor, em đã sai rồi, thực sự sai khi cư ngụ ở nơi dương gian vốn ngay từ đầu không hề dành cho em. 
Ngày hành hình, tôi ngồi trên bục cao cùng những người khác. Từ đầu, người được giao nhiệm vụ chém đầu không phải tôi, nhưng tình yêu và đôi niềm ân hận của tôi thôi thúc tôi phải làm điều gì đó, có thể là dành tặng món quà cuối cùng dành cho em, sau tất cả những gì em đã hi sinh cho tôi. 
Người con gái đáng thương ấy nhanh chóng bị áp giải vào pháp trường. Hàng vạn người đứng xung quanh chỉ trỏ, thì thầm to nhỏ. Những câu từ chế nhạo, phỉ báng từ tứ phía vang lên không ngớt. Lần lượt những hòn đá ném về phía em, máu tươi từ đỉnh đầu lập tức tuôn ra, nhưng em chẳng để tâm. Những thứ này đã là gì đâu so với những tháng ngày em bị nhục mạ và chịu đớn đau từ những sợi roi da quất lên người không ngớt.
Có vẻ như là lần này lời họa sĩ Pierre-Auguste Renoir không còn đúng nữa rồi nhỉ? Khi mà thứ qua đi là cái đẹp, còn thứ ở lại sẽ chính là nỗi đau. 
Tôi đã từng nói em sẽ không hối hận khi tin tưởng vào tôi, và tôi thầm nghĩ đến giờ chắc sẽ là hối hận nhỉ?
“Em có hối hận không, Celineor?”
Tôi đứng trước mặt em, với thanh kiếm cầm trên tay đã vào vị trí. Nhưng nàng không trả lời, chắc vì cổ họng đã khô khốc không thành tiếng, hoặc cũng vì đôi mắt nàng đã trả lời thay nàng. Đôi mắt nặng trĩu, thâm quầng hướng vào không trung vô định. Thứ thắp lên ánh sáng trong đôi mắt em là gia đình và tình yêu đã không còn nữa. Nó không còn là bầu trời xanh trong mà mờ mịt và tối đen không chút tia sáng của hy vọng. Đối diện với cái chết, nàng không khóc, tôi đoán rằng nàng đã khóc quá nhiều nên hiện tại nước mắt cũng cạn kiệt chẳng còn để mà rơi nữa.
Celineor à, em hãy nhớ rằng, từ đầu tới cuối, em không làm sai bất kì điều gì. Em không giao dịch trái phép, em cũng không làm gì có tội với đất nước của mình. Chỉ đành rằng em quá trong sáng và thánh thiện, quá tin tưởng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống mà quên mất đi rằng cuộc đời vốn tàn nhẫn biết bao nên em hủy hoại và tự tay đánh mất đi tất cả mọi thứ là gia đình em và tình yêu em có. Nhưng Williams Frederick Rolsburg tôi đây lại phải cảm ơn em vì điều đó. 
Lầm lỡ duy nhất của em chính là “sống". Nhưng không sao hết, nếu Chúa đã lỡ tay đưa em đến đây, tôi sẽ đưa em quay về nơi mà em vốn dĩ nên thuộc về và mọi sự sẽ chấm dứt.
Tôi yêu em nhưng tôi cũng không ngần ngại mà thừa nhận rằng tất cả những gì mà em và dòng tộc Liechtens cao quý của em phải chịu đựng là do tôi. Đến tận ngày hôm nay, đến tận khoảnh khắc này, và đến khi tôi chết, tôi cũng sẽ không hối hận. 
Trời bắt đầu nổi gió rồi lần lượt những tiếng sấm nổ chói tai trên bầu trời. Có vẻ là Chúa đã đến đòi người rồi Celineor yêu quý. Ngài đã phát giác ra mọi điều độc địa tôi đã làm với em và nổi cơn thịnh nộ với tôi cùng toàn cõi nhân loại. Quả thực tôi chẳng xứng đáng với em, xứng đáng với thứ tình cảm tốt đẹp và trọn vẹn nhất của một thiên thần.
Sấm rít gào lần cuối, một đường kiếm lóe sáng trước hàng vạn con mắt.
Một chú bướm trắng bất ngờ bay đến đậu trên mũi kiếm nhuốm máu. Màu trắng tinh khôi nổi bật trước màu đỏ tanh tưởi chói mắt. Nó chỉ ở đó vài giây như lời chào vĩnh biệt rồi vụt bay đi mất, bay về phía bầu trời - nơi là nhà của nó.
Một giọt nước mắt chợt rơi khỏi khóe mắt tôi. Không đau lòng vì người đã đi xa, chỉ đau vì mối tình mãi mãi chẳng cập bến, cũng tiếc thương cho một kiếp bất hạnh và chịu vạn tổn thương cứa thẳng vào tim gan đến rỉ máu của một thiên sứ tài đức vẹn toàn.
Xin cho phép tôi nhắc lại một lần nữa, và cũng là lần cuối cùng tôi nói điều này.
“Tôi yêu em, Celineor. Và mong em cho tôi được tận tay tiễn em trở về với thiên đường.”
HẾT
Tumblr media
3 notes · View notes
la-my-am · 8 months
Text
Tumblr media
- sao em cứ phải lớn tiếng thế nhỉ? - vì đó từng là cách duy nhất để ai đó nghe thấy em...
-mỹ âm- viết và dịch | 19012024
dạo này mình nhận được một feedback từ ny hiện tại rằng mình rất hay lớn tiếng khi cần nêu ra quan điểm hay ý kiến của mình, kể cả là những việc nhỏ nhặt. sau khi nhảy đổng lên chối đây đẩy thì mình cuối cùng cũng ngồi lại để soi xét bản thân mình, và chợt nhận ra đây là thói quen từ bé.
có lẽ thói quen này hình thành từ việc ba mình không thường lắng nghe mình lắm, mẹ thì cũng có lắng nghe nhưng cả tuổi thơ mình cảm thấy rất ít khi được lắng nghe và thấu hiểu. có thể vì những suy nghĩ của mình không hợp thời đại hay suy nghĩ với người khác, nên dần họ cũng không muốn nghe, rồi mình cũng không muốn nói.
lâu dần, khi những thứ mình nói nhỏ nhẹ đều bị cho qua, và mọi người chỉ nghe những lời nói có âm lượng lớn. có lẽ đó là khi mình dần học tăng âm lượng vào những chỗ mình muốn người khác để tâm.
hoặc cũng có thể là do bệnh nghề nghiệp, đi làm trong cộng đồng khi mà mình chỉ có vài phút để chia sẻ thông tin cho người, thì mình dần học được cách tăng âm lượng ở những thông tin quan trọng như một cách in đậm chữ cái khi viết.
haha. chả biết nữa. chịu thôi.
8 notes · View notes
iamhuongw · 7 months
Text
Tumblr media
Ông Ngoại, ông vẫn khoẻ đúng không ạ?
Với cuộc sống này đôi lúc con đã lãng quên những gì đã qua nhưng mà hôm nay thì con nhớ lắm… cái ngày mà tuổi thơ của con đã khép lại. Cũng đã 5 năm rồi ông nhỉ?
Mỗi lần về nhà con đều có nơi để về, để thăm nhưng cả 2 hình bóng thân thương nhất đều đã rời xa con. Vào một ngày trời đẹp nhất thì mọi người lại đi để con chỉ còn nuối tiếc. Mỗi lần nhìn ảnh của Ông Bà con luôn hỏi: Ông Bà ở nơi ấy có Bình yên không? Có khoẻ không ạ?
Con ngước lên trần nhà để nước mắt không rơi nữa nhưng lại vẫn rơi lã chã, ướt hết mái tóc. Con cứ nghĩ thời gian sẽ chữa lành tất cả nhưng không hề, nỗi nhớ ông bà vẫn ở đây, chỉ là con tạm thời lãng quên nó thôi. Cả một tuổi thơ những ngày hè, những mùa vụ, những lần được ông bà thưởng vì đạt hsg, những lần đi học đại học ông cho tiền xe bus. Đến cả khi con kết hôn ông bà đã đi rất xa rồi vẫn chuẩn bị trước giành tình cảm cho con.
Mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn trong kí ức của con chỉ là con không thể chạm tới nữa.
Hôm nay trên đường đi làm về con nhớ về hình bóng của ông. Hình ảnh khi Bà mất, ông lặng lẽ đứng 1 góc rất buồn và rơi những giọt nước mắt. Ông nhìn Bà lần cuối mà sao con thấy đau lòng thế. Cả 2 nỗi đau lần lượt cứ hiện về…
Con ước gì có thể quay trở lại, hồi con còn bé xíu được Ông vỗ về, được thấy Mẹ con có chỗ dựa tinh thần lớn lao, được trở về làm một cô bé hồn nhiên vô tư.
Con rất nhớ Ông, ông ạ. Ở nơi đó Ông khoẻ có phải không? Ông phải mạnh khoẻ nhé ạ. Con không mong gì hơn là ông mạnh khoẻ và bình an ở nơi đó!
Ông ơi, con rất nhớ Ông
6 notes · View notes
decemberwind · 1 year
Text
Tumblr media
MOTHER WOUND - Vết Thương Của Mẹ Và Nỗi Đau Giữa Các Thế Hệ Phụ Nữ Tiếp Theo
Chúng ta có xu hướng nghĩ về mối tình đầu của mình là người yêu thời thơ ấu hoặc người yêu thời trung học, hay những người khiến chúng ta "khắc cốt ghi tâm"... nhưng hãy nhớ lại xem có phải mọi sự của bạn đều bắt đầu từ mẹ không. Mối quan hệ mẹ con là một ảnh hưởng sâu sắc quan trọng dạy chúng ta cách chúng ta yêu và tìm thấy sự an toàn trên thế giới. Trong khi những người mẹ thường được coi là người quản lý vĩnh viễn với sự hướng dẫn tận tình và sự hỗ trợ vững chắc, thì danh tính của một người mẹ luôn phức tạp hơn thế nhiều. Là phụ nữ, những người mẹ sống trong một thế giới lệch lạc sâu sắc, và nếu những thông điệp độc hại đó không được hệ thống niềm tin của họ xử lý, họ có thể vô tình truyền những gánh nặng này cho con cái của họ. Nỗi đau mẫu hệ này đôi khi được gọi là vết thương lòng của mẹ.
❣️ Vết thương của mẹ là gì?
Đừng nhầm lẫn khái niệm này là chỉ vết thương của người mẹ, nó chỉ đúng một phần mà thôi. Theo định nghĩa đúng "Vết thương của mẹ" hay "mother wound" là một khái niệm nói lên nỗi đau thế hệ được thừa hưởng và truyền lại giữa bà, mẹ và con gái do sống trong một nền văn hóa gia trưởng áp bức phụ nữ.
Nhà tâm lý học Nadine Macaluso từng chia sẻ trên tạ chí mindbodygreen.com: "Bầu không khí văn hóa áp bức phụ nữ của chế độ phụ hệ tạo điều kiện cho phụ nữ nghĩ mình là 'kém hơn, không xứng đáng và không xứng đáng' . Khi tồn tại trong một xã hội như vậy, phụ nữ thường lớn lên trong nội tâm và sau đó thực hiện những thông điệp buông thả nhằm mục đích xã hội hóa họ trở thành một "cô gái tốt", một cô gái nhỏ bé, dễ chịu, bao dung và cuối cùng là mất kết nối về mặt tinh thần khi họ bỏ mặc và mất giá trị để chăm sóc người khác trước. Những áp lực này có thể khiến họ triệt tiêu hết khả năng và cách thức tự nhiên của mình để phục vụ hệ thống gia đình".
Nếu không được giải quyết, chấn thương này sẽ di truyền sang thế hệ tiếp theo. Những cô gái được nuôi dưỡng bởi những người mẹ đã tiếp thu những thông điệp tiêu cực này cũng lớn lên ngoan ngoãn tuân theo những tiêu chuẩn áp bức, được học đó để kết nối với mẹ và tương tác với môi trường xung quanh.
Macaluso giải thích: “Vết thương lòng bao gồm các cơ chế đối phó của phụ nữ bị rối loạn chức năng: hy sinh nhu cầu của họ, từ chối quyền lực và tiềm năng của họ, và từ bỏ tính xác thực của họ. "Những chiến lược này ảnh hưởng đến các mô hình rối loạn chức năng gia đình [như] hy sinh bản thân, từ chối bản thân và bỏ rơi bản thân, trở thành những đặc điểm rối loạn chức năng cao ở tuổi trưởng thành."
Theo Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Jennifer Wolkin, vết thương trên người mẹ không phải là một chẩn đoán sức khỏe tâm thần thực sự, nhưng bà mô tả nó là một dạng chấn thương phức tạp giữa các thế hệ. Cô giải thích: "Bạn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phản ứng chấn thương của chính mẹ bạn. Theo một cách nào đó, bạn gắn bó với những tổn thương của mẹ, bao gồm cả niềm tin giới hạn và cơ chế đối phó".
❣️ Ai thường trải qua "mother wound"?
Trẻ em (thường là con gái, nhưng đôi khi cũng có con trai) được cho là sẽ trải qua vết thương lòng từ mẹ nếu mẹ của chúng:
▪ Cung cấp hỗ trợ bằng cách chăm sóc các nhu cầu vật chất của trẻ em, nhưng không dành tình yêu thương, sự quan tâm và sự an toàn.
▪ Không cung cấp sự đồng cảm để phản ánh cảm xúc của đứa trẻ và giúp chúng ghi nhãn và quản lý những cảm xúc đó
▪ Không cho phép đứa trẻ thể hiện cảm xúc tiêu cực.
▪ Mong đợi sự hỗ trợ của đứa trẻ với các nhu cầu thể chất hoặc tình cảm của chúng.
Không ở bên cạnh đứa trẻ vì phải làm việc hoặc vì chúng bận rộn với những sở thích riêng của chúng (Tuy nhiên, hãy lưu ý: Bạn có thể là một bà mẹ đi làm - thậm chí là một bà mẹ đơn thân đang làm việc - mà không cần thấm nhuần vết thương lòng của người mẹ!)
▪ Bản thân đã bị lạm dụng tình cảm hoặc thể chất, không chịu đựng được tổn thương và do đó không thể cung cấp tình yêu và sự nuôi dưỡng.
▪ Có một tình trạng sức khỏe tâm thần không được điều trị.
▪ Nghiện rượu hoặc nghiện ma túy trong nhiều năm.
"Mother wound" không phải là một chẩn đoán cụ thể - mặc dù nó có thể đau đến mức bạn chắc chắn rằng nó đảm bảo cho một vết thương. Mặc dù cả con gái và con trai đều có thể cảm nhận được tác động của việc mẹ dẫn đến "mother wound", nhưng nó thường được coi là vết thương từ mẹ sang con gái.
Nhà tâm lý học Mary Ainsworth từng viết: "Người mẹ không chỉ tác động đến ở thời thơ ấu mà còn ảnh hưởng đến hiện tại các mối quan hệ trong tương lai của đứa trẻ. Có nghĩa là, một đứa trẻ mắc phải "mother wound" có nhiều khả năng sẽ duy trì mối quan hệ kiểu này với con cái của chúng".
❣️ "Tôi có bị "mother wound"?"
Bằng cách nhìn lại trải nghiệm thời thơ ấu của bạn và sử dụng nó như một ống kính để hiểu trải nghiệm trưởng thành của bạn, chúng ta có thể bắt đầu làm sáng tỏ câu trả lời cho câu hỏi này.
Cảm giác bị mẹ coi thường, bỏ rơi hoặc hiểu lầm có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng cô lập. Nó khiến bạn cảm thấy như một người ngoài cuộc, gây ra sự thiếu tự tin và khiến bạn khó tin tưởng vào cảm xúc của chính mình. Do tính chất mất phương hướng của chấn thương này, phụ nữ thường gạt bỏ sự liên quan của câu chuyện của họ, khó gỡ rối những gì đang thực sự diễn ra sau cánh cửa đóng kín.
"mother wound" có thể biểu hiện như các vấn đề về sự gắn bó, kiểu phụ thuộc vào đồng loại, trầm cảm và lo lắng, ăn uống rối loạn và lạm dụng chất gây nghiện. Những thách thức về sức khỏe tâm thần đang gây ra khó khăn đáng kể trong hoạt động hàng ngày thường khiến đứa trẻ trưởng thành phải tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia.
Theo thời gian, các khuôn mẫu trong suy nghĩ, cảm giác và các mối quan hệ giữa các cá nhân xuất hiện và chỉ ra một chấn thương tâm lý của người mẹ cần được chăm sóc. Những đặc điểm chung của những phụ nữ đang phải chống chọi với "mother wound" bao gồm:
▪ Làm tê liệt chủ nghĩa hoàn hảo.
▪ Thiếu sự tự tin.
▪ Các mô hình tự phá hoại trong các mối quan hệ giữa các cá nhân.
▪ Một cuộc đối thoại nội tâm tàn khốc mà lắng đọng và đập tan.
▪ Thiếu động lực để bắt đầu hoặc hoàn thành các dự án mới.
▪ Một cảm giác sâu xa về sự không xứng đáng.
▪ Sợ trở thành một người mẹ cáu gắt và độc tài.
▪ Niềm tin rằng sẽ không có gì là "Đủ tốt".
❣️ Những gì chúng ta có thể làm để khắc phục và chữa lành vết thương từ mẹ
Có rất nhiều cách để bạn có thể vượt qua vết thương này, chúng tôi đã tổng hợp một vài bước đơn giản để bạn có thể cảm thấy ổn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng bạn không nên xem đó là "phương thuốc chữa bệnh", chỉ nên tham khảo, nếu không có tác dụng hãy tìm đến một chuyên gia có kinh nghiệm.
Các bước quan trọng để giải quyết vết thương lòng ở mẹ là:
▪ Thể hiện nỗi đau: Bước đầu tiên trong việc chữa lành chấn thương là nhận ra rằng nó ở đó.
▪ Yêu thương bản thân và thực hành chăm sóc bản thân: Điều quan trọng là phải nhận ra rằng việc nuôi dạy trẻ không phải là lỗi của trẻ. Điều này giúp bạn có thể bỏ qua những hình ảnh tiêu cực về bản thân bắt nguồn từ đó. Nó cũng cho phép tự chăm sóc bản thân theo những cách mà trước đây có thể cảm thấy tự mê.
▪ Tiếp xúc với cảm xúc của bạn: Có thể dừng lại, cảm nhận những gì bạn đang cảm thấy và đặt tên cho cảm giác đó là điều quan trọng để phát triển khả năng tự nhận thức.
▪ Tìm kiếm sự tha thứ: Vượt qua cơn thịnh nộ của bản thân con bạn là điều cần thiết để chữa lành. Với quan điểm rõ ràng của người lớn, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những cuộc đấu tranh dẫn đến việc phải chăm con nhỏ. Điều này giúp bạn có thể tha thứ cho những khó khăn và buông bỏ oán giận.
Liệu pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vết thương cho mẹ. Nó cung cấp một môi trường an toàn để khám phá những cảm giác không mong muốn, không được yêu thương hoặc bị phớt lờ của con bạn. Nó giúp tạo ra một bức tranh tinh thần và cảm xúc tích cực về cuộc sống hiện tại của bạn. Cuối cùng, nó cung cấp hướng dẫn trong việc thiết lập ranh giới lành mạnh với mẹ của bạn, điều này có thể cho phép mối quan hệ của bạn phát triển theo những hướng tích cực hơn.
---
Nguồn: https://makeitvietnam.com/
18 notes · View notes
hoangpnd · 15 days
Text
Tumblr media
vụn vặt 12.09.2024
1. Hải đang cố giấu nhẹm đi chuyện mình buồn như thế nào sau lần hy vọng cuối cùng cũng đã tan vỡ. Hết rồi, nó nói mỗi hai từ đầy gọn gàng, sắc lạnh mà rươm rướm. Sau vài đêm, tóc nó bạc đi trong bàng hoàng, kể cả rụng. Nó ngơ ngác nhìn về mặt đường trước nhà. Kể từ đây, hè phố vắng đi một người, như lời thơ chị Nguyễn Thiên Ngân:
Ừ !
Thôi
Người cứ đi đi
Đã không định ở
Lấy gì giữ đây…
Hứa rằng người sẽ đi ngay
Và đừng trở lại lối này
Được không?!
Ngủ vùi một vạn mùa đông
Đến khi tỉnh dậy chỉ mong quên người.
2. Mười năm. Mình ước chừng khoảng đó cho lần gặp gỡ hai bà cháu trên phố. Hình ảnh người bà đẩy xe lăn và cháu bà, đứa cháu tội nghiệp mắc bệnh chậm phát triển không biết cuộc đời đang diễn ra như thế nào mà chỉ biết cười đùa ngơ ngơ, tóc bà cột cho, ngồi lọt thõm xe theo bà đi bán vé số. Ngày nối ngày, hôm nào đạp xe đi học đều thấy. Mười năm, mình vẹn nguyên, bà thêm mười tuổi, cô bé ngày đó không còn được bà đẩy đi theo nữa (mình chưa hỏi vì sợ có chuyện gì...). Bà chuyển chỗ bán rồi, sáng sẽ bán ở gần trà sữa Summer chi nhánh mới ở đường Đinh Tiên Hoàng, Hội An. Các bạn có thể thì ghé ủng hộ bà nhé.
3. Anh nói mình chịu áp lực công việc giỏi, tuy có lúc bực bội thật nhưng rồi qua, duy có chuyện tình cảm mình bị rơi vào hố sâu, như vào cơn mộng mị mất lối ra. Mình đi làm như cho xong thủ tục, hết đi vòng vòng nhìn bồ câu rồi ngồi nhìn quanh quẩn, hết việc thì đi về, mà về thì lại đi lang thang chụp film, cám cảnh quá, "nocturne".
📷 Canon FTb
🎞 Fomapan 100
🖨 Dev & scan: LLab Hà Nội
#filmphotography #filmisnotdead #filmcommunity #filmisalive #filmpassion #filmvietnam #believeinfilm #filmonly #shootfilmfeelgood #coloroffilm #35mm #the35mmdiary #canon #canonftb #fomapan #fomapan100 #hoian #llab #llabhanoi
2 notes · View notes
jennifertple · 1 year
Text
Tuổi nào đẹp nhất trong đời: Tuổi 20 không nuối tiếc, tuổi 40 vượt qua hết thất bại, đến tuổi này thấu nhân sinh, sống thật với mình07/04/2023 21:20 PM |
Không có độ tuổi nào là đẹp nhất, cuộc sống chỉ tươi đẹp khi ta sống trọn cho hiện tại.
‏Có người bảo đó là tuổi thơ vô tư lự, cũng có người bảo đó là những năm tháng thanh xuân nhiệt huyết, lại có người bảo đó là tuổi già an nhàn… Nhưng có vẻ như con người ta thường nghĩ về tương lai hay quá khứ mà quên mất rằng độ tuổi đẹp nhất chính là hiện tại. ‏
‏Người xưa rất khôn ngoan, họ đã đúc kết mọi giai đoạn của cuộc đời bằng ngôn ngữ triết học và dặn dò thế hệ mai sau: "Không có cuộc đời hoàn hảo, chỉ có lứa tuổi đẹp nhất." Muốn sống một cuộc đời tươi đẹp, điều đầu tiên là phải hiểu "bí mật trong vẻ đẹp" của từng độ tuổi trong nhân sinh.‏
10 tuổi vô ưu
‏Người xưa nói "10 tuổi vô lo", khi còn nhỏ, chúng ta thường tràn đầy tình yêu và háo hức khám phá thế giới, suốt ngày cười nói, rong chơi, tự tại. Trong "Hoàng tử bé" có viết: "Tất cả những người trưởng thành đều từng là trẻ con, nhưng có mấy ai nhớ được điều này".‏
‏Phong Tử Khải tin rằng sự ngây thơ của trẻ con sẽ không mất bị đi: "Lần đầu tiên bước ra xã hội, nhìn thấy sự giả tạo của xã hội lúc bấy giờ, tôi chợt cảm thấy người lớn đã dần mất đi bản tính, chỉ có trẻ em là ngây thơ và có nhân cách hoàn chỉnh. Đây mới là con người thật sự."
‏Hy vọng rằng khi lớn lên, chúng ta vẫn sẽ không quên khát vọng ban đầu của mình, vẫn giữ lại sự ngây thơ trong sáng của một đứa trẻ, vẫn tò mò về thế giới ngay cả trong những ngày buồn tẻ và bất lực nhất, và vẫn sẵn sàng bao dung thế giới này.‏
Tuổi 20 không nuối tiếc
‏"Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên", tuổi 20 là tuổi "khai thiên", tuổi tràn đầy sức sống và thịnh vượng, giống như mặt trời lúc chín giờ sáng, vươn mình trước thế giới đang đợi họ ở phía trước.‏
‏Ở tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất, hãy dũng cảm theo đuổi ước mơ, cho dù gặp phải bao nhiêu thăng trầm, bạn cũng đừng dễ dàng bỏ cuộc, hãy chiến đấu hết mình và theo đuổi ước mơ của mình.
Tuổi 30 tự lập
‏Khổng Tử nói "Tam thập nhị lập", có nghĩa là: Tuổi 30 không chỉ gánh vác chuyện cá nhân, mà còn gánh vác trách nhiệm của một người đàn ông: Trên có cha mẹ, giữa có vợ hiền, dưới có con cái.‏
‏Tuổi 30 tự lập, trách nhiệm tại thân. Cha mẹ già đi, bầu trời mà họ từng nâng đỡ nay sẽ phải do bạn tự nâng lấy; bạn phải trở thành mái che cả đời cho nửa kia của mình, phải che chở con cái khỏi bão giông.‏
‏Tuổi 30 tự lập, trách nhiệm tại tâm. Bạn phải có tư duy độc lập, biết mình muốn gì, muốn trở thành người như thế nào, không để bị ai chi phối và có thể bình tĩnh đối mặt với mọi khó khăn.‏
Tuổi 40 tỉnh táo
‏Người đ��n 40 tuổi đã nếm trải cay đắng ngọt bùi của nhân sinh, họ đã sở hữu tất cả những gì nên sở hữu, trải qua tất cả những gì nên trải qua, trái tim tính toán trước kia giờ đã bình yên.‏
‏40 tuổi, cái gì cũng nhìn thấu hiểu rõ, trong lòng tự khắc nhẹ nhõm, không còn bị vật ngoài thân mê muội. Ở tuổi này, cuộc sống dần trở nên rõ ràng hơn.‏
‏Cuộc sống lúc này như những ca từ trong bản "Con đường bình phàm": Tôi đã vượt qua núi rừng và biển cả, cũng đã vượt qua biển người mênh mông, tất cả những gì tôi từng sở hữu đều bỗng tan biến như mây khói. Đã thất vọng và mất hết phương hướng cho đến khi tôi nhìn thấy con đường bình phàm. Đó là câu trả lời duy nhất."‏
Tuổi 50 hiểu mệnh trời
‏Nửa đời đã đi qua, con người ta sẽ hiểu ra luật trời: Một năm có xuân hạ thu đông, vạn vật sinh diệt, con người cũng có sinh, lão, bệnh, tử… mọi thứ đều là một chu kỳ lặp đi lặp lại. Và họ cũng hiểu ra: Nhân quả tuần hoàn, tất cả đều do tự mình tạo ra, muốn được quả lành thì trước phải gieo nhân tốt.‏
‏Sau khi hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống, ta cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn trong lòng. "Sông có khúc, người có lúc, đừng cưỡng cầu", đừng bám vào danh lợi, đừng mãi vướng mắc thị phi thành bại, hãy đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống bằng thái độ cởi mở.‏
Tuổi 60 thấu nhân sinh
‏Khi một người đến tuổi 60 sẽ nghe lọt tai tất cả ngôn từ, kể cả lời hay ý đẹp và lời nói ác ý. Dù gặp phải những thăng trầm và thất bại nào, lòng họ vẫn bình thản, vì họ đã đạt được cảnh giới "không sợ chê bai, chỉ cần ngồi ngắm hoa nở hoa tàn trước hiên nhà là đủ". ‏
‏Có người cho rằng tất cả rắc rối trong cuộc sống đều đến từ "đôi tai", khi nghe người khác mắng mỏ, vu khống, cười nhạo, sỉ nhục, coi thường, con người ta sẽ tức giận. Nhưng đến tuổi 60, tâm hồn sẽ rộng hơn, có thể bao dung với người và vật, khi nghe những lời cay nghiệt cũng không lung lay. Vì khi đó ta sẽ hiểu: "Thế giới là của riêng tôi và không liên quan gì đến người khác".‏
Tuổi 70 sống theo ý mình
‏Khổng Tử nói: "Tuổi bảy mươi, hãy thuận theo lòng mình nhưng đừng vượt quá khuôn phép." Khi một người sống đến 70 ắt đã sáng suốt mọi chuyện, biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm, điều gì nên nói và điều gì không nên nói. Thành công lớn nhất của một người là được sống thật và sống theo cách mình thích.‏
‏Steve Jobs nói: "Cuộc đời có hạn, chúng ta không nên lãng phí cuộc đời có hạn của mình chỉ vì sự đánh giá của người khác mà hãy làm theo tiếng gọi con tim."‏
‏Bất kể là độ tuổi nào cũng sẽ mang vẻ đẹp có một không hai ở độ tuổi đó. Hãy nhớ rằng hiện tại chính là khoảng thời gian đẹp nhất và chúng ta chỉ sống cho thời khắc này, hãy trân trọng những gì mình có.
Sưu tầm
Nguồn: Cafebiz 
34 notes · View notes
diracsea · 11 months
Text
Trích dẫn: Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng, 2010)
(Đánh dấu lúc nửa đêm, bởi một mình giữa tột cùng đa cảm)
"Chúng tôi tan vào nhau vì nỗi buồn làm nhoà hết những đường biên giới giữa người này và người kia, nơi này và nơi kia, thời này và thời kia." (Chương 2: Tám nghìn đêm)
"Tôi không có quê hương, và tôi chẳng cần." (Chương 3: Ngọc Lan)
"Một câu chuyện không có lời giống như một cơn mưa không có giọt nước từ trời." (Chương 3: Ngọc Lan)
"Cái đẹp nằm ở sự muộn màng. Nếu đến sớm hơn, nó chỉ là một bức thư tỏ tình như nghìn vạn bức thư tỏ tình khác, không có một cuộc đời đã dâng hiến cho tình yêu, hay sương khói, một cuộc đời đã bỏ đi và không còn lấy lại được. Cái đẹp nằm ở sự bâng khuâng yên lành của người đọc thư khi không còn gì ông ta có thể làm được nữa cho người đã yêu mình. Cái đẹp nằm ở sự câm lặng. Lá thư của tôi không thể có cái đẹp đó, vì tôi còn sống, đầy những đợi chờ và run sợ, lời nói của tôi là tiếng kêu chứ không phải sự câm lặng. Tự nhiên, tôi thấy tất cả đều dễ vỡ. Tôi không thể nào mở đầu lá thư cho cha vì không có lời lẽ nào mênh mang như nỗi thương nhớ rất mơ hồ và rất dài của tôi. Tôi không thể nào viết xong lá thư cho cha, vì nó không bao giờ đủ hoàn hảo, đủ đằm thắm và đẹp đẽ, và bất cứ một lỗi lầm nào trong lá thư đầu tiên cũng có thể gây ra một vết rạn trên chiếc bình vô hình." (Chương 4: Lá thư của đứa con gái chưa bao giờ gặp)
"Trời lạnh như trong một giấc mơ về một nơi trăm năm rồi không có mặt trời." (Chương 4: Lá thư của đứa con gái chưa bao giờ gặp)
"Từ ngày xa mẹ, tôi không biết một điều gì êm ái." (Chương 6: Đầu mùa mưa)
"Có những người chỉ khi chết mới trở về được với mình. Chỉ khi trái tim không còn đập, nó mới thuộc về cái lồng ngực của người mang nó. Khi họ còn sống, trái tim họ lặng lẽ, không được phép có tình yêu." (Chương 8: Ngọn đèn dầu nhỏ)
"Ngày tôi thơ ấu, Chi không ở với tôi. Hoặc là có, nhưng nhịp của tim nó và tim tôi đồng nhau nên tôi không nhận ra chúng tôi là hai người. Chúng tôi chưa biết mình, chưa biết cô đơn, chưa nghe tiếng rạn nứt chạy suốt sống lưng của một thứ gì đó sắp bị tách làm đôi. Tôi chưa biết tôi, và Chi cũng vậy. Trong ký ức tuổi thơ của tôi có mẹ và những người khác, có gian phòng, có những hạt mưa hắt qua cửa sổ, có những con đường, những đám cỏ, nhưng không có tôi hay Chi. Ngày đó không có con bé nào đứng bên trong mình nhìn ra bên ngoài, và hiểu rằng thế giới chỉ là hình ảnh, cảm giác và ý niệm của nó về thế giới. Khi tôi khóc, thì tôi là câu chuyện buồn; khi tôi ốm, thì tôi là cơn sốt; khi tôi mát, thì tôi là làn gió. Và Chi cũng vậy." (Chương 8: Ngọn đèn dầu nhỏ)
"Khóc xong, tôi chẳng muốn nghĩ gì nữa về chuyện vừa xảy ra. Tôi chỉ muốn về nhà, chỉ muốn ngủ hoài, khi thức dậy nửa nhớ cuộc đời nửa đã quên nó đi." (Chương 11: Những ngọn nến)
"Tôi ngủ. Mỗi khi thức giấc, mỗi khi nhớ lại cuộc đời mình đang sống, tôi ước gì cuộc đời ấy ngưng lại, đừng có chuyện gì xảy ra nữa. Tôi không muốn tự tử, chỉ muốn bỏ đi một ngày, một nghìn ngày, một vạn ngày. Tôi muốn ở một nơi không có thời gian, không có tiếng động, không có đàn bà và đàn ông. Tôi muốn ngủ, chỉ ngủ thôi. Ở giữa những giấc ngủ tôi không làm gì khác ngoài nằm chờ giấc ngủ trở lại." (Chương 12: Vị mặn đầu tiên)
"Tôi không biết khi tôi ngủ, linh hồn tôi lắng xuống - chết một cái chết hững hờ - hay lặng lờ trôi qua những vùng đất tối nào tôi không biết. Có đôi lần tôi tưởng như tôi đã đánh mất sự liên lạc của ý thức, có những khi thức giấc tôi không biết tên mình. Tôi nằm nhớ lại ngày hôm trước, nhớ lại những câu chuyện, nhớ lại nỗi buồn dở dang mà tôi đã đặt qua một bên khi nhắm mắt ngủ. Về lại với đoạn nối tiếp, nhớ lại những cảm giác của mình, tôi nhớ lại mình là ai, biết mình vẫn còn đó. Điều đó đủ làm cho tôi buồn kinh khủng. Tôi nhớ lại câu chuyện đó. Điều đó đủ làm cho tôi buồn kinh khủng. Tôi nhớ lại câu chuyện của tôi, nhưng câu chuyện đó không liền lạc. Có những khoảng tối chen vào giữa, những câu chuyện, những kinh nghiệm không có tiếng nói và không len được vào trí nhớ, nhưng chúng vẫn có đó. Những câu chuyện nằm trong vùng đất tối có còn là của tôi hay không? Tôi không biết." (Chương 12: Vị mặn đầu tiên)
"Lúc thai chúng ta chớm trong bụng mẹ, trên trời có một ngôi sao băng. Một tia lửa từ cái đuôi của nó đã rơi vào vũ trụ riêng của chị em mình, và nó bay mãi, rơi mãi, bởi vì nó rơi ra từ một mặt trời đã tan vỡ, nó không thể ngừng rơi, không còn nơi để trở về." (Chương 13: Những con đường lạ)
"Tôi hỏi người dẫn đường, địa ngục là đây sao? Sao không có tiếng người kêu thương vì đoạ đày, ân hận, đau đớn? Người dẫn đường nói không, em thấy rồi mà, ở địa ngục không có một nỗi buồn khổ nào hết. Địa ngục là nơi con người không có ý chí. Chỉ với một chút ánh sáng thôi, một bóng đèn 500W có thể điều khiển cho vài nghìn người ngả qua nghiêng lại. Thế ai rọi những ngọn đèn đó? Không ai cả. Không cần lính canh hay quỷ sứ nơi con người không có ý chí." (Chương 14: Vội vàng hoa rơi)
"Tôi chỉ nhớ mỗi lần tôi mở mắt ra tôi đều thấy trời mưa. Mưa suốt ba ngày, hay một tuần, và tôi mênh mang chìm nổi trong một thứ ý thức mong manh, thời gian trôi đi rất chậm, hoặc là không trôi nữa." (Chương 18: Chia lìa)
"Chỉ có tình yêu mới có sức tàn phá đó, mới là thứ keo sơn nghiệt ngã dán chặt con người vào nỗi đau đớn mê muội này." (Chương 19: "Hồn bướm mơ tiên")
"Chi đi rồi, tôi buồn hơn, buồn hơn nước mưa, buồn hơn thinh không, buồn hơn khói. Tôi không biết làm sao đi tiếp cuộc đời mình, cuộc đời không có Chi." (Chương 19: "Hồn bướm mơ tiên")
"Dường như người chết cần một quê hương hơn người sống. Tôi cũng không biết quê hương là gì và tại sao chết ở quê người lại buồn hơn sống ở quê người." (Chương 20: Niềm im lặng c���a hoa)
"Tôi muốn được khóc, được kể lể như một đứa con gái úp mặt vào lòng mẹ trút hết mọi nỗi niềm. Nhưng tôi không làm được. Tôi khóc, nhưng không kể lể được, giữa mẹ và tôi vẫn là sự im lặng. Mẹ chết rồi, tôi vẫn không phá vỡ nó được. Mẹ vẫn yêu tôi, tôi biết, và tôi yêu mẹ, hơn tất cả mọi thứ trên đời. Nhưng tôi hoang mang, mẹ chết rồi nỗi hoang mang vẫn còn đó, lớn thêm lên từng ngày. Làm sao cho mẹ hiểu tôi, cho tôi hiểu mẹ. Làm sao cho tôi hiểu tôi, cho mẹ hiểu mẹ. Còn có nơi chốn nào, thời khắc nào? Hai mươi hai năm tôi sống với mẹ. Và bây giờ, tôi mong một lần, úp mặt vào lưng mẹ, thôi đã trễ rồi." (Chương 21: Vô minh)
"Tôi khóc, và trong lúc khóc, tôi cầu xin Đức Phật Bà đến với tôi. Tôi buồn và tôi sợ. Sao tôi có một mình, nhỏ bé và lạc đường. Tôi sẽ tan thành nước, thành gió đêm nay, tôi biết như vậy, tôi không còn gánh vác được nỗi buồn này nữa. Tôi khấn vái, van nài, xin Đức Phật đến với con, một lần, trong giờ phút con cần nhất, để con không tan rã trong nỗi khổ đau này. Hãy cho con biết là Phật Bà nghe thấy tiếng khóc của con, hãy làm cho xào xạc một chiếc lá trong phòng, hay bừng cháy một đốm nhỏ nơi chân hương, hay vẳng lại một tiếng chuông rất nhẹ từ thỉnh không, hãy cho con một dấu hiệu của sự huyền diệu, và nghìn lần từ bi." (Chương 21: Vô minh)
"Tôi mất cảm nhận về thời gian. Tâm tưởng tôi là một chiếc lá khô vừa rơi xuống mặt đất. Mưa xuống và nắng lên, ngày đi và đêm tới, trí nhớ tôi dần vùi tan vào mặt đất ẩm mục." (Chương 22: Quỳnh hoa)
"Tình yêu đổ đầy mỗi phân không khí, nó ngọt lịm vào một đêm rất buồn." (Chương 22: Quỳnh hoa)
"Có thể sự an bình và vô ưu không phải là điều chúng ta đi tìm. Chúng ta đi tìm những mối dây gắn mình với một thứ gì đó rất bao la tôi không biết tên. Tên nó là cội nguồn? Tên nó là duyên kiếp? Nó ánh sáng của một mảnh vỡ từ cái đuôi sao chổi đã rơi vào vũ trụ của tôi ngày mẹ tôi đậu thai. Nó là ánh sáng, hay chỉ là ký ức của ánh sáng từ một cái mặt trời đã vỡ? Dù thế nào, ký ức đó cũng đã gắn liền tôi với một Ngân hà ngoài xa. Cội nguồn của tôi, duyên kiếp của tôi. Hình như đó là một linh cảm về sự thật." (Chương 24: Đi trong thung lũng)
"Biết được sự thật không phải là biết được câu chuyện gì, nó xảy ra như thế nào. Biết được sự thật là biết được mình sẽ làm gì khi câu chuyện đó đẩy mình đến vách núi giữa biển lúc những cơn sóng đang chuyển động trên đường đi của nó đập vào vách núi. Trong cả hai lần ở Muôn Hoa tôi đều đã cảm thấy mình sẽ không chịu được sức va chạm giữa những làn sóng và vách đá. Lần đầu tôi thoát ra ngoài bằng cách để máu của mình thoát ra khỏi thân mình. Lần thứ hai tôi muốn quay đầu lại ngăn ngọn nhưng, nhưng có ai đó, những nhân duyên trùng điệp nào đó, nhấc tôi ra khỏi chỗ đứng giữa những cơn sóng và vách núi. Tôi đã không chạm được những mảnh của mặt trăng khi nó vỡ ra. Sự thật, cuối cùng, vẫn còn ở bên trên những đám mây trời. Vẫn còn một khoảng cách từ đây tới đó. Và có lẽ, tôi man mác nhận ra, cái khoảng cách đó giữ tôi còn sống. Tôi còn sống và còn ngước nhìn. Ngày tôi hoà vào ánh sáng, cũng là ngày tôi chết. Sự thật chỉ đến, toàn vẹn và trinh nguyên, cùng với cái chết. Còn sống là còn bước đi - đặt bàn chân này đàng trước bàn chân kia - trong vô minh, trong thung lũng sương giăng, với linh cảm về sự thật như những ánh chớp trong bầu trời phía trên." (Chương 24: Đi trong thung lũng)
16 notes · View notes