Tumgik
#bài thơ mâm ngũ quả
Text
Bài thơ đầy tháng bé gái đơn giản Lễ vật và văn khấn đầy tháng bé gái là hai yếu tố quan trọng bố mẹ cần chú ý sẽ giúp bé có một lễ đầy tháng đúng theo truyền thống. Đồ cúng Tâm Phúc xin chia sẻ những thông tin hữu ích dưới đây, giúp các bậc cha mẹ tránh được tình trạng thiếu lễ vật và những lưu ý có trong lễ đầy tháng.
Lễ vật đầy tháng bé gái gồm những gì? Theo phong tục dân gian, những lễ vật cần chuẩn bị trước “lễ cúng đầy tháng bé gái” sẽ được chia thành 2 bàn riêng biệt. Cụ thể, bố mẹ thường dùng 1 bàn bày cỗ chay cúng bà Mụ, 1 bàn bày trí mâm cỗ mặn cúng 3 thầy cúng.
Mâm cỗ cúng bà Mụ đầy tháng bé gái Ngũ quả. Trầu cau cánh phượng – 13 phần. Nến – 13 ngọn nến. Xôi gấc 13 phần (12 nhỏ, 1 lớn). Chè trôi nước 13 phần (12 phần nhỏ, 1 phần lớn). Chén, đũa, thìa – 13 cái. Nước 13 cốc. Cơm. Muối ăn. Giấy thờ Mẫu. Hương. Hoa tươi. Mâm cỗ cúng đầy tháng bé gái Gà (hoặc vịt trắng) luộc cắt chéo chân. Nước – 3 ly. Rượu – 3 ly. Trà – 3 cốc. Nến – 2 cốc. Thịt lợn nướng (hoặc thịt lợn quay với sữa nguyên chất) Tiền vàng. Nến – 2 cốc. Hương. Mâm cúng đầy tháng bé gái miền Bắc Mâm cúng đầy tháng bé gái nên đặt ở đâu? Cha mẹ nên đặt mâm cúng đầy tháng cho bé ở trong nhà, hướng ra cửa chính. Nếu nhà bố mẹ có phòng thờ, bạn có thể đặt mâm cúng trong phòng thờ, trước bàn thờ tổ tiên.
Hướng của mâm cúng sẽ hướng ra ngoài để khi cúng, người cúng sẽ quay mặt vào trong để đọc văn cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai.
Xem thêm tại:
https://dichvudocungtamphuc.com/bai-van-cung-day-thang-be-gai-don-gian/
https://www.scoop.it/u/vancungdaythangbegaihttps://www.scoop.it/topic/vancungdaythangbegai
https://www.minds.com/vancungdaythangbegai/
1 note · View note
captainemptymind · 4 years
Text
Cười Hi là một người đặc biệt. Đối với chúng tôi, Cười Hi luôn quan tâm đến vấn đề học hành, ta sẽ không bao giờ thấy chán với cô ấy mỗi khi lớp trả về kết quả bài kiểm tra. Cẩn thận và kĩ càng, Cười Hi so đi đếm lại những đáp án khoanh tròn méo dọc khổ A tư, hết của mình thì đến của chúng tôi. Và ngây thơ như đứa trẻ được chia kẹo, cô ấy sẽ vui hỉ hả nếu chúng tôi được hẳn 5 còn cô ấy chỉ dừng ở mức 8. Tôi trân trọng sự hả hê đó, vì nếu Cười Hi được hẳn 6, khéo cô ấy sẽ hờn lên dỗi xuống và hỏi giáo viên cho xem lại biểu điểm, cầm cái máy tính học sinh lên và bấm chi li cho chuẩn chỉnh, vì một phần cô ấy chắc cũng chẳng muốn thua kém bọn ngả ngớn chúng tôi. Tôi bảo Bóng rằng, Cười Hi sẽ có một cuộc đời êm đềm. Êm đềm lững thững trôi qua ba năm cấp ba, rồi êm đềm ngồi yên một ghế trên giảng đường đại học, qua bốn năm êm đềm nhận bằng tốt nghiệp chắc cô ấy sẽ êm đềm gõ máy trong công ty. Êm đềm có chồng con và êm đềm nhìn đứa con đẻ cháu. Êm đềm quần tụ với ông già nhà và êm đềm nằm xuống quan tài hưởng giấc ngủ ngàn thu. Đấy, lặng lờ thế thôi, đó là viễn cảm của tôi gói gọn trong 60 năm cuộc đời, của Cười Hi, cũng như của Bóng, và những người như vậy.
Cười Hi không xinh theo chuẩn mực của xã hội đương thời. Khuôn mặt của cô ấy giống như một mâm ngũ quả chỉ còn một đống ngộn vỏ vải thiều chín, vứt vương vãi sau khi gia đình cúng tiễn và nhậu lộc no nê. Cô ấy cũng có vẻ no nê với cuộc đời mình. Không đòi hỏi gì hơn, ngày đến trường ghi chép đầy đủ, đến trưa xách cặp dắt xe đi về, chiều lại xách cặp dắt xe đi học, tối về với bát canh đĩa thịt dọn sẵn, ăn no nê rồi đánh một giấc thật sâu. Đôi khi tôi băn khoăn không biết sau này gặp lại cô ấy sẽ như thế nào, hay đúng trọng tâm nỗi băn khoăn ấy hơn, cô ấy sẽ biểu lộ một thái độ như nào đối với một kẻ đi lang, chẳng làm được gì cho đời, ngồi cafe họp lớp còn than thầm 30 nghìn có quá đáng lắm chăng, cho một cốc sữa đá.
Cười Hi đúng là một người đặc biệt, với chúng tôi.
6 notes · View notes
haian201090 · 5 years
Text
Rối loạn thần kinh thực vật - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Nguồn bài viết https://trankinhan.com/bai-viet/roi-loan-than-kinh-thuc-vat/
Rối loạn thần kinh thực vật - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hướng tới chức năng tự động của một loạt hệ thống trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết… khó thở, tức ngực, đau đầu Cái khó của hiện tượng này là các triệu chứng của nó rất dễ nhầm lẫn sang bệnh khác. Thậm chí đi khám tim, xét nghiệm cũng khó phát hiện ra bệnh bởi không tìm thấy tổn thương.
Triệu chứng rối loạn này không nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tất cả những điều bạn muốn biết về rối loạn thần kinh thực vật.
1. Rối loạn thần kinh thực vật (RLTKTV) là gì?
Rối loạn thần kinh thực vật còn được biết tới với tên gọi khác là Rối loạn thần kinh tim hay Cường giao cảm. Trước khi tìm hiểu về chứng rối loạn thần kinh thực vật, ta phải hiểu hệ thần kinh thực vật là gì
Hệ thần kinh thực vật
Hệ thống thần kinh của chúng ta được chia ra thành 2 hệ là:
Hệ thần kinh động vật: Điều khiển các hoạt động chủ động dựa vào sự chỉ huy của bộ não như ăn, uống, đi lại, nói năng, nhảy múa…
Hệ thần kinh thực vật: Điều chỉnh các hoạt động tự động của cơ thể mà không phụ thuộc vào sự chỉ huy của bộ não như tim đập, huyết áp, dạ dày tiêu hóa thức ăn…
Có thể nói hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự động bởi nó hoạt động mà không cần có sự điều khiển của bộ não. Chức năng của hệ thần kinh này là điều hòa chức năng của các cơ quan trong c�� thể. Trong cơ chế điều hòa này có sự tham gia của Hệ thần kinh giao cảm (Sympathetic Nervous System) và Hệ thần kinh đối giao cảm (phó giao cảm) (Parasympathetic Nervous System)
Khi 1 trong 2 hệ thống này bị mất cân bằng sẽ sinh ra tình trạng Rối loạn thần kinh thực vật
2. Triệu chứng Rối loạn thần kinh thực vật
Dấu hiệu của Rối loạn thần kinh thực vật rất đa dạng thay đổi theo từng loại rối loạn và mức độ rối loạn. Những dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác.
Đau đầu, giảm trí nhớ, kém tập trung, mất ngủ, khó ngủ, tâm trạng lo âu, buồn bực vô cớ. Đây là biểu hiện rối loạn tác động lên Hệ thần kinh gây ra rối loạn tuần hoàn não
Choáng hoặc chóng mặt do tụt huyết áp. Nhịp tim nhanh và chậm bất thường, huyết áp tăng giảm bất thường, cảm giác hồi hộp, hụt hơi, nhanh mệt mỏi khi vận động thể lực mạnh hay tập thể thao. Đây là biểu hiện của việc RLTKTV tác động tới Hệ tim mạch.
Ăn không ngon miệng, ăn nhanh no, bụng đầy hơi, ợ hơi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, kích thích đại tiện khi trong trạng thái căng thẳng. Đây là hệ quả của việc Hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Tiểu tiện khó, tiểu không tự chủ, không tiểu hết nước tiểu, kích thích tiểu tiện khi ở trong trạng thái căng thẳng, hệ tiết niệu bị rối loạn.
Ra mồ hôi nhiều hoặc giảm tiết mồ hôi bất thường ảnh hưởng trực tiếp tới thân nhiệt làm cho cơ thể nóng lạnh bất thường. Đây là hệ quả của việc Hệ bài tiết bị rối loạn
Khó thở, tức ngực, hơi thở bất thường. Tình trạng này càng nặng khi thời tiết thay đổi hoặc khi căng thẳng, hồi hộp
Chân tay buồn bực vô cớ, mặt giật cơ, xương khớp đau nhức khi thời tiết thay đổi
Hệ sinh dục bị ảnh hưởng dẫn tới xuất tinh sớm, rối loạn cương cứng, rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo
Da khô, rụng tóc, hỏng móng tay móng chân
Toàn thân mệt mỏi vô cớ, đau mỏi cột sống, vai gáy, ớn lạnh, giấc ngủ rối loạn…
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên chiêm bao mộng mị. Trằn trọc, bất an, nóng trong lòng nên không ngủ được. Ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ nhưng lại không ngủ được, sử dụng thuốc an thần mang lại hiệu quả không đáng kể.
3. Nguyên nhân Rối loạn thần kinh thực vật
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới rối loạn thần kinh thực vật là tình trạng mất cân bằng của Hệ thần kinh trung ương và một phần của Hệ thần kinh thực vật. Để dẫn tới tình trạng mất cân bằng này có nhiều nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới Rối loạn thần kinh thực vật là do biến chứng của bệnh đái tháo đường, lâu dần dẫn tới tổn thương hệ thần kinh khắp cơ thể
Do rối loạn di truyền
Do một số căn bệnh ung thơ tấn công hệ miễn dịch gây ra các thương tổn ở dây thần kinh và các bộ phận
Do dây thần kinh bị tổn thương sau khi xạ trị ung thư, phẫu thuật vùng cổ…
Bệnh lý chấn thương làm tổn thương tới hệ thần kinh thực vật như vùng cổ, tủy sống, sọ não…
Tác dụng phụ của các loại thuộc trị ung thư, thuốc tim mạch, thuốc chống trầm cảm…
Do các bệnh tự miễn như hội chứng Sjogren và Lupus ban đỏ hệ thống…
Do một số bệnh lý thoái hóa hệ thần kinh như Parkinson
4. Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Rối loạn thần kinh thực vật là rối loạn lành tính, không nguy hiểm tới sức khỏe tính mạng nhưng gây ra tình trạng căng thẳng, hồi hộp, lo âu, mệt mỏi… làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy nên điều trị ngay khi phát hiện ra.
5. Rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi được không?
RLTKTV có thể tự mất đi mà không cần phải điều trị gì cả, tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như vậy. Hơn nữa nếu không biết cách cải thiện thì tình trạng sẽ ngày càng kéo dài gây ra rất nhiều phiền toái.
6. Điều trị Rối loạn thần kinh thực vật
Để điều trị RLTKTV cần thiết lập lại sự cân bằng của hệ thần kinh giao cao và đối giao cảm (phó giao cảm). Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị hiện nay chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng.
Khó khăn trong điều trị nằm ở chỗ các triệu chứng không rõ ràng, thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, thậm chí đi khám, xét nghiệm không ra vì không hề có tổn thương tại các bộ phận.
Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật khó khăn và kéo dài, do tính chất không nguy hiểm tới tính mạng nên người bệnh chưa được quan tâm đúng mức làm cho bệnh nhân càng thêm lo lắng, căng thẳng
Muốn điều trị Rối loạn thần kinh thực vật cần sự kiên trì của người bệnh và gia đình người bệnh. Các chuyên gia cũng khẳng định, nếu người bệnh và gia đình phối hợp chặt chẽ với bác sĩ cùng với đúng thuốc, đúng phương pháp thì Rối loạn thần kinh thực vật hoàn toàn có thể chữa khỏi.
7. Rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì?
Cần căn cứ vào tình trạng rối loạn để lựa chọn loại thuộc hỗ trợ điều trị hiệu quả. Ví dụ, nếu tim đập nhanh thì dùng thuốc kiểm soát nhịp tim, nếu hay lo sợ thì dùng thuốc chống trầm cảm…. Dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe như viên nang Trấn Kinh An là sự lựa chọn phổ biến hiện nay trong hỗ trợ điều trị Rối loạn thần kinh thực vật.
8. Lời khuyên của bác sĩ cho những người bị RLTKTV
Không nên thức khuya, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn, cà phê, trà đặc… nên ăn nhiều rau và hoa quả tươi
Nên nghỉ ngơi và điều trị ở những nơi có không gian yên tính từ 1 – 3 tháng trong quá trình điều trị
Tránh những tình huống bị kích động mạnh như xúc động, căng thẳng, hồi hộp, sợ hãi…
Tập thể dục thể thao đều đặn (bơi lội, đi bộ, bài tập dưỡng sinh…)
Bổ sung các Vitamin nhóm B và C
9. Phòng ngừa rối loạn thần kinh thực vật
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng rối loạn thần kinh thực vật nhưng điểm cốt lõi vẫn nằm trong con người bạn. Điều này có thể hoàn toàn được kiểm soát bằng lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, giữ thái độ thoải mái, nhẹ nhàng với mọi vấn đề trong cuộc sống.
Sống lạc quan: Hãy giữ cho bản thân luôn ở trong trạng thái lạc quan, hạnh phúc
Sống nhiệt huyết: Làm mọi việc với tinh thần nhiệt huyết và lòng biết ơn để luôn sống tích cực
Biết tha thứ: Hãy rộng lượng hơn, mở lòng hơn, tha thứ nhiều hơn để không phải giữ nỗi bực bội trong lòng
Tự thỏa mãn: Giúp bạn cảm thấy bình yên và bình thản với mọi thứ xung quanh cho dù mọi việc có xảy ra không theo hướng bạn mong muốn
Đừng so sánh bản thân với người khác: Mỗi người đều khác biệt và có những điểm mạnh riêng. Dừng so sánh với người khác giúp bạn sống không đố kỵ, không lo âu, không sợ hãi…
Nghỉ ngơi và tập luyện điều độ: Hãy cho phép mình nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, ngủ trước 23h, tập thể dục thường xuyên để xua tan căng thẳng.
Tránh môi trường ồn ào, căng thẳng
Giải tỏa tâm lý khỏi những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, giận dữ… bằng cách chia sẻ với người thân, bạn bè hay các bác sĩ tâm lý
Ăn uống đủ chất và cân bằng dinh dưỡng. Không sử dụng chất kích thích
10. Rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm tốt cho người bị rối loạn thần kinh tim như:
Thịt nạc trắng
Trứng
Sữa tách béo
Các loại rau màu xanh đậm (cải xoăn, rau bina, súp lơ xanh…)
Trái cây (quả mâm xôi, bưởi, chanh, ổi…)
Các loại hạt (ngũ cốc, hạt lanh…)
Các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu lăng…)
Hạt óc chó
Dầu thực vật và dầu cá biển
Cá biển
1 note · View note
vietnamidol · 3 years
Text
Kể chuyện làng: Làng Lời quê tôi - những kỷ niệm khó quên
Tumblr media
Một góc cổng Đền Lời - Nơi thờ Ngũ Đạo Tướng Quân, Tản Viên Sơn Thánh và các tướng lĩnh thời Hùng Vương có công giúp Vua Hùng dẹp giặc giữ yên bờ cõi. (Ảnh: Nguyễn Hữu Nghiêm)
Nghề phụ chỉ có đánh gai, đan chũm, lưới kéo cá, ấy vậy mà xã tôi có nhiều người học hành đỗ đạt rất cao, trong đó có Trạng nguyên Vũ Duệ thi đỗ Trạng nguyên dưới đời Lê Thánh Tông (1490) khi mới 22 tuổi. Hiện tại, ngài được lập đền thờ, cổng đền có ghi 3 chữ Hán "Tiết Nghĩa Từ", trong đền có tấm biển khắc 4 chữ "Vương Thất Huân Lao" đều do Vua ban. Bên cạnh đó còn có Đền Lời xây dựng cuối thế kỷ XVIII, thờ Ngũ Đạo Tướng Quân, Tản Viên Sơn Thánh và các tướng lĩnh thời Hùng Vương có công giúp Vua Hùng dẹp giặc giữ yên bờ cõi, xây dựng đất nước, được nhân dân tôn thờ và phong là Hộ Quốc tế Công.
Khi tôi lớn lên, làng Lời vẫn còn rất nhiều dấu ấn điển hình của những ngôi làng quê Việt cổ xưa, có giếng nước của làng, sân đình, gốc đa, ao chuôm, sân điếm giữa làng, điếm canh đê; những bờ tre trải dọc theo ven con đê chắn sóng. Phía ngoài đê, cánh đồng bạt ngàn, đồng trên cấy lúa hai vụ, đồng sâu chỉ cấy được một vụ, mùa nước từng đàn chim trời như cò, vạc, bồ nông, chim trích, cò lửa, con cuốc… không biết ở đâu kéo về nhiều thế. 
Mùa gặt thì lúa chín vàng ươm, châu chấu, muồm muỗm nhiều lắm, lũ trẻ chúng tôi tha hồ săn bắt, có hôm bắt được cả mấy chai thủy tinh, loại chai 65ml đựng rượu chanh, rượu cam trong mỗi dịp Tết dùng xong, hoặc cả một xà cạp (dùng để các bà, mẹ đeo vào cổ tay, cổ chân tránh bị đỉa bám) châu chấu, muồm muỗm. Tôi thích nhất là hôm nào đi bắt chấu chấu ở những ruộng lúa gặt muộn. Khi đó chấu chấu, muồm muỗm đổ dồn về một góc, tha hồ bắt, có khi còn bắt được cả tổ chim chích non ở giữa ruộng lúa chín vàng ấy, ríu rít vui lắm!
Tumblr media
Ao cá Bác Hồ nằm ngay sát khuôn viên trụ sở UBND xã được xây dựng rất khang trang. (Ảnh: Nguyễn Hữu Nghiêm)
Đặc biệt hơn là dấu tích của ngôi đình cổ xưa, gọi là đình Lời. Nghe các cụ kể, trước đó đình to lớn lắm, nhưng khi lũ con nít chúng tôi biết được cũng chỉ còn lại các chân cột đá, những cái cột cháy dở, ba gian nhà dựng lại vì bị người Pháp sang đốt phá hết. 
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc, Đền Lời còn là nơi hoạt động bí mật của Đảng bộ, chính quyền địa phương. Năm 2004, Đền Lời được Nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Để tỏ lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên, vào ngày 15/2 Âm lịch hàng năm, xã Vĩnh Lại tổ chức Lễ tế chính cầu cho trời đất mưa thuận gió hòa, đồng ruộng tươi tốt, dân làng yên ấm, nhà nhà an khang thịnh vượng, đây còn là dịp để giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.
Người dân quê tôi chất phác lắm, nhớ lại lúc lũ con nít chúng tôi còn bé, cứ trưa hè đến thấy các bà, các cô hò nhau lại túm năm, tụm ba ra gốc nhãn đầu hè. Hôm thì có quả mít thơm lừng bổ ăn cả xóm, hôm thì có rổ ốc vặn bắt ngoài đồng về luộc, bà cô bắt chúng tôi phải đi hái lá bưởi để ướp ốc luộc cho thơm, rồi phải tìm những cái gai bưởi thật dài để nhể ốc cho dễ, chấm với tương gừng, ăn kèm chuối xanh, khế chua ngon phải biết. Trưa hôm sau lại mấy quả bưởi chua, tê tê, he hết lưỡi, hay chùm quất hồng bì nhà bác hàng xóm, ăn xong đứa nào đứa ấy rát hết lưỡi mà vẫn thấy ngon.
Tumblr media
Trường Tiểu học của xã giờ đây đã được xây dựng rất khang trang, đẹp đẽ. Đây là nơi lưu giữ biết bao kỷ niệm thời thơ ấu của các thế hệ học trò. (Ảnh: Nguyễn Hữu Nghiêm)
Nhớ những dịp Trung thu thời con nít, ngày ấy làm gì có nhiều hoa quả, bánh kẹo như bây giờ, có chăng chỉ là mấy quả bưởi, quả hồng ngâm, nải chuối hay chùm quất hồng bì cuối vườn. Sáng ngày chợ Rằm tháng Tám, mẹ và bà nội mua thêm cho mấy cái bánh đa vừng, bánh đa đỏ, mấy cái kẹo bột gói lá chuối khô. Chiều đến, mẹ rang thêm cho ít lạc, lưng rổ ngô rang cứng đét, cả rổ may chăng có được hai chục hạt ngô nở hoa… thế là đã đủ cho mâm cỗ trông trăng ngày Rằm tháng Tám. 
Lũ con nít chúng tôi ngày ấy cũng ngoan lắm! Chiều đến, mẹ bảo quét dọn nhà cửa, vườn tược, sân bãi thật sạch để tối đến còn Trung thu, trông trăng. Thế là tôi và mấy đứa em, cái Tuyến, thằng Dũng lít nhít hò nhau làm hết, vừa tối đến ăn cơm xong đã chuẩn bị đủ, mẹ vần cho cái cối đá to đùng ra giữa sân, lấy cái mâm đồng đặt lên bày nải chuối, chùm quất hồng bì, mấy quả hồng ngâm, vài ba quả bưởi hồng, đĩa lạc và ngô rang, mấy cái kẹo vừng, mấy cái bánh đa vừng, bánh đa đỏ. Có năm bố đi công tác về thì thêm gói kẹo bon bon và cái bánh trung thu hình con cá thì thích lắm! Cứ thế ngồi quây quần nghe mẹ, bà và các cô kể chuyện chú Cuội và chị Hằng Nga. Chán rồi thì chơi trốn tìm, thoát ẩn, thoát hiện trong những bụi chuối, gốc cây rơm góc vườn, hò hét inh tai để đợi mãi tới khi trăng tròn vào đúng lúc 12 giờ đêm mới được phá cỗ, liên hoan.
Ngày ấy, lũ trẻ chúng tôi làm gì có đồ chơi hay điện thoại như bây giờ, toàn các trò trưa hè nóng oi bức mà vẫn lôi nhau ra đầu ngõ chơi khăng, chơi ô ăn quan; chiều đến thì cắt lá dứa, dọc bỏ gai, gấp chong chóng chạy toát mô hôi hột mà vẫn thấy vui. Sang hơn chút nữa thì có được cái diều gió ông nội làm cho, chiều ra bờ đê thả, cứ mải mê ngắm mãi không biết đường về. Có hôm còn tìm đủ ngói vỡ - loại ngói cổ vảy cá, ngói âm dương để trộn bùn xây nhà; lấy bùn nhào dẻo, rồi lấy mấy bao diêm ông bác hút thuốc lào dùng hết que diêm để bắt chước người lớn đóng gạch, đốt lò… đến chiều tối hết giờ chơi về nhà, đứa nào đứa ấy mặt mũi lấm lem, đầy bùn đất, có hôm còn bị mẹ phát cho mấy cái vào mông rõ đau vì tội nghịch bẩn.
Tumblr media
Những ngày này, cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, chín vàng của xã Vĩnh Lại cũng đang vào mùa gặt. (Ảnh: Nguyễn Hữu Nghiêm)
Tuổi thơ của tôi còn gắn với biết bao nhiêu trò "nghịch ngu", nhưng có lẽ ngu nhất phải kể đến đó là việc trốn mẹ đi tắm sông Hồng. Vì nhà tôi trong xóm, trời nóng, cứ đến trưa hoặc cuối giờ chiều lại cùng mấy anh chị lớn hơn vài ba tuổi, trốn người lớn ra tắm sông. Nhớ chỗ tắm thường gọi là bến, ở đó mùa khô người lớn lấy đất đắp vườn, đắp nền nhà, đến khi mùa nước, nước lên trở thành những cái hõm, nước sâu, dưới là cát nên nước tắm mát lắm. Mấy anh lớn tuổi còn mặc quần đùi tắm sông chứ như chúng tôi lúc đó có khi còn tắm truồng, vì sợ nếu tắm cả quần bị ướt sẽ không giấu được mẹ. 
Ngày đó, tôi, thằng Thủy, Chính, Sỹ, Tuấn con có hôm cả mấy đứa con gái cùng tuổi như cái Vui, cái Yến, cái Diện, cái Nhung... cả chục đứa lít nhít cùng nhau tắm sông. Đứa nào đứa ấy nghịch như giặc, hò hét cả buổi trưa. Có khi đang tắm, mấy đứa con trai chúng tôi đói bụng còn bàn nhau lẻn vào trong xóm xem nhà nào có bưởi, khế, hay cây sung hái trộm đem ra ngay đầu bến bãi tắm để ăn ngấu nghiến. Bưởi thì đâu có ngọt như bây giờ, quả thì tê tê, quả thì he he đầu lưỡi; khế thì chua loét, sung thì chát đến nghẹn cổ họng, ấy vậy mà sao lúc đó thấy ngon thế!
Tumblr media
Sau nhiều năm bồi lấp, bãi đất ven sông giờ đã trồng bạt ngàn chuối tiêu, hồng năng suất cao. (Ảnh: Nguyễn Hữu Nghiêm)
Cũng trong một buổi tắm trưa hè, lúc đó khoảng năm 1984 - 1985 gì đó, tôi cũng không nhớ chính xác nhưng cái nhớ nhất đó là lần "chết hụt". Tôi không nhớ chẳng hiểu sao lúc đó tắm có 5 - 6 đứa mà tôi lại bị hụt chân vào hố sâu, bơi không được, uống no nước và đã chìm hẳn thì mấy đứa bạn tôi chắc không thấy tôi đâu mới hoảng hồn tìm mò. May mắn là thằng Tuấn con sao nó lại mò ra đúng tôi rồi kéo lên bờ, gọi mấy anh, mấy chú lớn tuổi đang chăn trâu ngoài bãi vào hô hấp cho tôi. 
Khi tỉnh dậy, thấy người lớn bảo thằng này số may, uống bao nhiêu nước, chỉ cần tý nữa thì chắc chắn chết. Hôm đó, tôi sợ hết hồn, mặt cắt không còn tý máu, mấy đứa hò nhau không được nói cho ai biết. Sau lần đó, tôi như "con chim sợ làn cây cong" không dám bén mảng tới chỗ bãi tắm đó nữa. Nghĩ lại mới thấy, may mà số mình còn sống, không thì đã "xanh cỏ" từ lâu. 
Giờ về ngồi uống rượu với mấy "thằng bạn nối khố" vẫn thỉnh thoảng kể lại chuyện chết hụt đó. Ấy vậy mà thời gian cũng đã trôi gần 40 năm trời, mấy đứa bạn chăn trâu thủa nào giờ cũng đã lên ông nội, bà ngoại cả rồi!
Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.
Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.
Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.
Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: [email protected]; ĐT liên hệ: 0903226305.
Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!
0 notes
nhathoho · 3 years
Text
Bài văn khấn rằm tháng 8 năm 2021
Tết trung thu - rằm tháng 8 năm 2021 sẽ rơi vào Thứ 3, ngày 21/9/2021 Dương lịch, tức 15/8/2021 lịch âm. Nếu bạn chưa biết sắm lễ và văn khấn rằm tháng 8, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Rằm tháng 8 âm lịch hay còn được biết đến với tên gọi rất đỗi thân thương, quen thuộc đó là Tết Trung thu, tết Đoàn viên. Ngày mà các thành viên trong gia đình có dịp hội ngộ, tụ họp chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên và mâm cỗ ngọt như: cùi dừa, bánh đa, bánh nướng, bánh dẻo, bòng, bưởi, kẹo….để chung vui phá cỗ đêm rằm. Dẫu đã rất quen thuộc với người Việt ta như vậy, nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc; ý nghĩa, cũng như cách sắm một mâm cỗ cúng rằm tươm tất và bài văn khấn chuẩn đầy đủ nội dung. Và dưới đây chính là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu thêm về tết trung thu.
Rằm tháng 8 là ngày gì?
    Khác với các ngày rằm trong năm, rằm tháng 8 Âm lịch là một ngày khá đặc biệt được trẻ em và người lớn mong chờ nhất trong năm. Bởi đây là ngày tết trung thu, ngày diễn ra các lễ hội vui chơi giải trí cho thiếu nhi, ngày tết đoàn viên hội ngộ của các thành viên trong gia đình; hay còn được biết đến là tết trông trăng, và tết hoa đăng rực rỡ muôn màu.
Cho đến hiện nay, Tết Trung Thu ở Việt Nam không biết có tự bao giờ, cũng không có sử sách, tài liệu nào nói chính xác về gốc tích của ngày rằm tháng 8. Nhưng theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ của Việt Nam. Còn người Trung Hoa cổ đại thì cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu năm 771 đến 476 TCN. Hoặc cũng có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước cách đây hơn 13.000 năm của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng Châu Thổ Sông Hồng của Việt Nam. Tại thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người dân mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.
Tại Việt Nam, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn - theo văn bia chùa Đọi năm 1121 đời nhà Lý. Đến đời Lê - Trịnh thì ngày này đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Trong ngày rằm tháng 8, các gia đình sẽ làm mâm cơm cúng gia tiên và bày cỗ ngọt với các bánh trái hình mặt trăng, bánh nướng, bánh dẻo, cùi dừa, bánh đa, bưởi, kẹo, thạch...cho trẻ em phá cỗ, đồng thời tặng quà cho các em bé, tổ chức nhảy múa hát ca, múa lân, múa rồng, rước đèn rất tưng bừng
Ý nghĩa của tết trung thu - rằm tháng 8
  Ngày rằm tháng 8 là dịp để con cháu sum vầy, làm cơm dâng lên tổ tiên, ông bà để thể hiện lòng thành kính. Sau đó là dịp để các thành viên có cơ hội lại gần nhau, lắng nghe tâm sự, tăng thêm tình cảm gần gũi sau những ngày tháng làm việc vất vả.
Ngày rằm này cũng là ngày để người lớn thể hiện sự quan tâm đối với con trẻ, cho trẻ đi chơi sau những ngày học hành vất vả. Sau đó là tổ chức mâm cỗ ngọt trông trăng, cùng nhau phá cỗ, chuyện trò, cười đùa, tâm sự về những dự định trong tương lai.
Không chỉ có ý nghĩa với trẻ em, ngày tết Trung Thu còn là dịp để các thành viên trong gia đình gần gũi với nhau hơn, người lớn ôn lại những kỷ niệm của tuổi thơ, tặng quà tri ân cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, đối tác…để bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn, nâng cao tình cảm.
Ngoài ra, vào đêm trăng tròn rằm tháng 8 còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng hay vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ; nếu trăng thu lục hay màu xanh, thì năm đó sẽ có thiên tai; còn nếu trăng thu màu cam trong sáng, thì đất nước sẽ ấm no, thái bình, thịnh trị.
Cách sắm lễ cúng rằm tháng 8 năm 2021
Sắm lễ cúng không cần quá nặng nề về mâm cao cỗ đầy, mà chủ yếu là lòng thành, nên lựa chọn mâm cỗ phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình tránh lãng phí. Dưới đây là một số lễ vật cần chuẩn bị cơ bản cho mâm cúng gia tiên và mâm hoa quả trông trăng ngoài trời cho ngày rằm tháng 8.
Mâm cúng gia tiên
  Mâm cúng gia tiên cỗ chay có thể chuẩn bị giống như rằm tháng giêng, rằm tháng bảy với các món như: Bánh kẹo; Xôi gấc hoặc xôi đỗ, xôi cốm, hoa tươi; 1 đĩa ngũ quả gồm 5 loại quả; tiền vàng; hương; đèn, nến; 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối; 1 chén nước,bánh nướng và bánh dẻo - đặc trưng cho dịp Trung thu mà gia đình nào cũng phải có.
Nếu cúng cỗ mặn thì bạn chuẩn bị: 1 đĩa xôi nếp hoặc 1 chiếc bánh chưng, 5 bát cơm trắng, 1 bát canh, 1 miếng thịt mồi; hoặc một con gà giò luộc; đĩa rau xào, rượu, muối...trên ban cũng cần có hộp bánh trung thu gồm bánh nướng, bánh dẻo.
Mâm cỗ trông trăng
  Thông thường, mâm cỗ trông trăng không cần bày lên bàn thờ thắp hương, mà chỉ cần đặt trên một chiếc bàn rộng hoặc chiếu trải ở sân tùy vào từng gia đình. Mâm cỗ này thường sẽ có những loại hoa quả, trái cây như: 1 nải chuối chín; 1 quả bưởi mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành, 1 đĩa quả hồng đỏ mang ý nghĩa của sự no đủ, quả na mang ý nghĩa sinh sôi; quả lựu tượng trưng cho sự may mắn; bánh nướng, bánh dẻo, các loại trà như: trà sen, trà mạn, trà hoa nhài... Các loại bánh, kẹo, thạch, bim bim, sữa... mà bé yêu thích. Các loại đồ chơi như: đèn ông sao, đèn con thỏ, mặt nạ, đầu sư tử, trống…
Văn khấn rằm tháng 8
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là:..........................
Ngụ tại:………………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ.................., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Trên đây cách sắm lễ, văn khấn ngày rằm tháng 8 và các thông tin có liên quan hy vọng sẽ đem đến những thông tin bổ ích cho quý vị và các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.
Cần tư vấn thiết kế các công trình nhà thờ họ, đình chùa các công trình liên quan đến kiến trúc tâm linh quý chủ đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tư [email protected]. Đội ngũ các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ kiến tạo lên những không gian hoàn hảo nhất.
Đọc nguyên bài viết tại : Bài văn khấn rằm tháng 8 năm 2021
from Nhà Thờ Họ - Feed https://ift.tt/3nBxOG7
0 notes
nguyenthedat · 8 years
Text
Nhà tôi sống là một khu tập thể kiểu cũ. Trước nhà là một ngõ nhỏ dẫn vào cầu thang lên nhà chứ không phải là một khoảng sân rộng như ở nhiều nơi. Những gì sót lại trong kí ức tôi về ngày thơ bé là những đêm Trung thu trăng sáng, cũng là những ngày đợi ngóng tiếng còi xe của mẹ.
Ngày bé, hai chị em tôi hay ngồi trên ghế đi văng gỗ màu nâu thậm cánh gián, mà ngày đó hầu như nhà nào cũng có, bên cạnh cửa sổ to phòng khách nhìn xuống ngõ để ngóng mẹ đi làm về. Mỗi lần về qua nhà mẹ đều bấm còi ba cái để ra hiệu cho hai đứa. Bố mẹ đi làm, nhà chẳng có ai trông, hai chị em cứ thế đi học về là ngoan ngoãn ở nhà học bài, làm việc nhà và tự trông nhau. Đối với hai đứa trẻ như bọn tôi ngày ấy, sống trong không gian có phần tù túng lại ít người chơi cùng, mỗi lần mẹ về là mừng lắm, chỉ chực nghe tiếng còi và tiếng xe quen thuộc của mẹ là lao vội ra cửa chờ sẵn để đón mẹ và lon ton xách đỡ đồ cho mẹ.
Ngày ấy nhà nghèo, bố mẹ không có tiền mua đồ chơi, tôi cũng tự biết thân mà không đòi hỏi gì cả. Đôi lúc nhìn đám bạn áo quần xúng xính, được bố mẹ mua đồ chơi này sách truyện nọ, mua băng mua đĩa siêu nhân xem và nói chuyện với nhau trong khi mình ngáo ngơ chẳng biết gì, đôi khi cũng tủi. Nhưng thương bố mẹ nhiều. Ngày ấy cứ đến Trung thu là hai chị em vui và háo hức lắm, vì được mẹ mua quà. Cứ đến tháng gần tới Trung thu, hai đứa lúc nào cũng cố gắng ngoan hơn mọi ngày, làm việc nhà siêng hơn để được mẹ thưởng. Buổi chiều Trung thu, năm nào cũng như năm nào, mẹ gọi điện về nhà và hỏi xem năm nay thích đèn gì để mẹ mua. Đèn cù lắp nến đẩy đẩy xoay tít, đèn ông sao truyền thống với cán dài sặc sỡ hay đèn con ong,... Hôm đó y như rằng hai đứa mất ngủ cả trưa háo hức chờ đến giờ chiều mẹ về. Chỉ bé nhỏ vậy thôi, nhưng với tôi nó còn quý giá hơn cả chút tiền "quà Trung thu cho các cháu" của cơ quan bố và mẹ.
Càng lớn, Trung thu trong tôi càng nhạt dần. Không còn những buổi lên nhà Dì để mấy đứa trẻ con bọn tôi tụ tập phá cỗ nữa, không còn những hôm đi học về ăn vội ăn vàng cho xong bữa tối rồi lại chạy vù sang trường bày mâm ngũ quả với chúng bạn để dự thi giữa các lớp nữa. Bóng dáng những chiếc đèn ông sao, đèn cù, đèn con ong, tàu thuỷ chạy dầu,... cũng khuất dần. Trung thu ở thành phố giờ đây dần trở thành một lễ hội Halloween nửa mùa với toàn mặt nạ quỷ, mặt nạ Anonymous, những thứ đèn nhấp nháy của Trung Quốc ngập tràn. Những thứ đồ chơi truyền thống ngày nào của lũ trẻ bọn tôi bị đẩy dần về quá khứ lúc nào không hay.
Hôm nay đi học gặp một chị đi làm về, trên xe treo đầy những quả. Một chiếc đèn ông sao và một chiếc đèn con ong. Hình ảnh của những ngày xưa cũ với tiếng còi tiếng xe thân thuộc của mẹ, với mẹ tay xách nào quả nào rau cùng gương mặt mệt phờ sau một ngày làm việc vẫn không quên mua cho hai đứa con mỗi đứa một chiếc đèn Trung thu truyền thống. Tất cả, bỗng dưng ào ạt ùa về như một cơn gió mát lạ nhưng rất đỗi thân quen thổi lại.
Cơn gió đưa tôi trở về với những kí ức kỷ niệm xưa.
Tumblr media
0 notes
newstintuc · 4 years
Text
Trốn nhà đi Hội An vì bị Tết 'hành xác'
Tumblr media
Chồng tôi gần Tết hôm nào cũng say. Một mình tôi dắt hai đứa nhỏ ba tuổi và 1,5 tuổi từ Vũng Tàu ra Hội An chơi trong hậm hực.
Tôi đi để xả stress sau mấy ngày Tết chứng kiến cảnh chồng mình hào hứng và bốc đồng với bia rượu từ nhà này sang nhà khác, nhưng khi ở nhà thì lè nhè, vật vờ. Về nhà, anh lờ đờ, mệt mỏi, nằm bẹp dí trên võng, không có giây phút nào tỉnh táo để chơi xuân đúng nghĩa.
Tết không phải lúc nào cũng vui. Với tôi, Tết bận bịu và hối hả đến phát mệt. Công việc cơ quan phải làm gấp, làm cố cho xong trước kỳ nghỉ, nhưng tôi lại còn phải lo cúng ông Táo, sắm sửa Tết và tìm qùa biếu sếp, hay các mối quan hệ trong công việc, họ hàng...
Có khi, tôi phải đi chúc Tết ở những nơi khá xa, vài ngày Tết mà di chuyển liên tục. Chưa kể còn phải lo lắng, chăm sóc con nhỏ, trong khi chúng nghỉ học mà cha mẹ vẫn đi làm. Có Tết, về quê miền Bắc trong cảnh đông đúc, chen chúc, đắt đỏ, góp phần làm giàu cho các hãng vận tải, khiến tôi không khỏi ngao ngán.
Tất niên rộn ràng từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ cơ quan đến khu phố, tổ dân cư. Bia rượu ngày xuân bén mùi từ giây phút ấy. Và chồng tôi là rơi vào những chuỗi say sưa.
Sau cái lần phải đi Hội An ba năm trước ấy, tôi thật sự sợ Tết. Mọi thứ đi quá sự chịu đựng của người phụ nữ vốn chỉ thích một cái Tết được dạo chơi, thong thả thưởng thức cái đẹp ngày xuân như tôi.
Gia đình tôi thường về đón Tết ở nhà ngoại, cách đó vài chục cây số. Mấy ngày Tết, hôm nào mẹ tôi cũng làm cơm cúng tổ tiên. Bà hì hụi trong bếp một mình từ tờ mờ sáng, bê lên, bê xuống, trong khi các con còn say giấc, bà lại đâm tủi thân. Tết mất hết vui.
Tôi sợ cảnh ê hề thịt cá hay bánh kẹo, nước ngọt, các loại mứt. Trong khi chúng vốn chẳng tốt cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Sau đó là màn rửa chén bát. Dù miền Nam nắng ráo, hay miền Bắc rét căm căm thì việc phải dành một khoảng thời gian không nhỏ chỉ để dọn dẹp "bãi chiến trường" sau mỗi lần ăn uống quả thật cũng quá sức chịu đựng.
>> Sợ Tết vì bị 'tra tấn' chuyện bao giờ mới đẻ?
Năm nào cũng vậy, dịp Tết, tai nạn giao thông lại tăng cao vì bia rượu, vì nhiều người đi ra đường chơi hơn.
Nhưng dù thế nào, thì Tết vẫn đến. Với tôi, Tết vẫn có những giá trị riêng của nó, và không khí rất đỗi thiêng liêng. Chỉ có cách đón Tết cần khác đi nếu cảm thấy mệt mỏi, ngao ngán. Hãy để Tết là một điều gì đó trong trẻo trong ký ức mọi người, là dịp trao truyền những giá trị tốt đẹp cho thế hệ mai sau.
Với con trẻ, hãy để niềm vui ngày Tết không phải là nhận bao lì xì, không phải là bánh kẹo, đồ ăn, nước ngọt nhiều như "nồi cơm Thạch Sanh". Dịp này, các con được vui chơi, học những giá trị tốt đẹp về truyền thống và rèn kỹ năng sống thay vì xem tivi, tranh thủ ôn bài là điều rất tuyệt vời.
Mấy năm trước, mẹ tôi không gói bánh, mà đặt người ta làm. Sự tiện lợi làm mất đi những cơ hội khám phá và trải nghiệm của con trẻ và những giây phút ấm áp bên nhau của mỗi thành viên trong gia đình. Gần đây, vì muốn con hiểu hơn về Tết, tôi nhờ mẹ khởi động lại việc tự gói để bé cùng tham gia. Con giúp rửa lá, gấp lá, canh nồi bánh bên bếp lửa bập bùng, thỏa niềm vui.
Tôi nghĩ dịp này, cha mẹ có thể cho con cùng đi chợ Tết, tính toán việc sắm, bày mâm ngũ quả, khuyến khích con tự mua đồ cúng ông táo, hoa quả, lặt lá mai, nấu ăn... Hướng dẫn con dọn dẹp nhà cửa, lau tủ, ghế, bàn, dọn bàn thờ tổ tiên... Đó là những kỹ năng tuyệt vời giúp cho con trưởng thành hơn, làm giàu vốn sống, tâm hồn, tình yêu thương, sự gắn kết với truyền thống và gia đình.
Giản tiện các thủ tục rườm rà trong việc cúng bái, lễ nghĩa dịp Tết, không quá nặng nề việc ăn uống, không say sưa bên bia rượu, tôi nghĩ, hòa khí ngày xuân sẽ được vun đắp thêm nhiều. Tết năm nào, nhà tôi cũng nhận được vài thùng bia do anh em, đồng nghiệp biếu. Ngày trước, tôi cũng mua vài thùng nước ngọt, bia, "xịn" hơn là rượu Tây đi biếu Tết.
Từ ngày có ông chú bị Gout, tôi thay đổi quan điểm. Thay vì bia này, rượu kia, tôi mua biếu chú cân hạt điều, ngày Tết ăn cho lành. Tôi thật tâm muốn gửi gắm thông điệp: "Chú đừng uống nhiều chất có men, chỉ tổ sinh bệnh tật". Ông chú tủm tỉm cười trước sự quan tâm của cháu gái. Tôi tin chú hiểu lòng tôi.
Tết thật ra không hẳn chỉ ở nhà với mâm cao cỗ đầy, ngồi bên nhau ba bữa, mới là đoàn viên. Đại gia đình cùng du xuân đâu đó cũng là cách gắn kết, sum vầy. Những chuyến đi, dù dài ngày hay ngắn ngày cũng sẽ làm giàu thêm vốn sống của trẻ thơ, người lớn cũng tươi vui, phấn khởi.
Gia đình một người bạn của tôi cho biết sẽ đi xuyên Việt dịp Tết này. Đồng hành cùng là những người bạn, giống như họ, đang "unschool" (gác lại chuyện học hành) cho con. Đây là cơ hội để cả nhà du lịch và cho con trải nghiệm cuộc sống. Những bài học địa lý sẽ trở nên tuyệt vời, sống động, thú vị hơn bao giờ hết so với những trang sách lý thuyết trong nhà trường.
Tết với tiếng cười, với niềm vui trọn vẹn, trong sự giản đơn nhưng ấm áp tình thân sẽ là những điều đẹp đẽ nhất trong lòng mỗi người. Sự ấm áp ấy không phải bên những ly rượu, chồng chén đĩa chất cao, bánh kẹo, đồ ăn, tiền lì xì, lễ nghi cúng bái, mà chính là những giây phút làm cùng nhau, trò chuyện cùng nhau, lắng nghe nhau, vui chơi cùng nhau. Hương vị Tết đến từ sự trở về, sự kết nối và sự có mặt thật sự của mỗi người trong mọi không gian và thời gian.
Hà Trang
>> Gia đình bạn ăn Tết thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
Tumblr media Tumblr media
0 notes
Text
Các Ngày Giỗ Tổ Nghề Tại Việt Nam: Văn Khấn, Mâm Cúng Chi Tiết
Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói Các Ngày Giỗ Tổ Nghề Tại Việt Nam: Văn Khấn, Mâm Cúng Chi Tiết
Trong một năm, người Việt Nam ta có rất nhiều các ngày lễ, kể cả ngày lễ dương lịch hay âm lịch. Bên cạnh những ngày lễ trọng đại lớn của đất nước như tết nguyên đán, hay giỗ tổ Hùng Vương, 20/11, 20/10,… thì các ngày giỗ tổ nghề cũng rất quan trọng. Đó là ngày những người làm việc trong lĩnh vực ngành nghề đặc thù tưởng nhớ, tôn vinh những người đã có công sáng lập & phát triển ra những ngành nghề để người đời sau có được kinh nghiệm và công việc làm ổn định. Sau đây là những hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề ở Việt Nam và các thông tin cần biết!
Cúng tổ nghề Việt Nam
Ý nghĩa nghi lễ cúng giỗ tổ nghề
Tumblr media
Ý nghĩa nghi lễ cúng giỗ tổ nghề
Tổ nghề hay còn được gọi là Đức Thánh Tổ hay Tổ Sư là người có nhiều công lao trong việc sáng lập, truyền bá và phát triển một ngành nghề nào đó. Phần lớn ngày giỗ tổ những ngành nghề không phải mới ra đời từ thời có người sáng lập mà có thể là đã có từ trước. Do vậy, có thể nói phong tục làm lễ cúng giỗ tổ nghề không chỉ là dành cho người tạo nên nghề mà còn là người phát triển, có công lớn, và gìn giữ nghề nghiệp cho đời sau.
Vì vậy, mà các thế hệ sau nhằm tôn vinh và nhớ tưởng ghi công ơn những người đã có công đối với việc xây dựng, phát triển gìn giữ nghề cho thế hệ sau mà đã tổ chức ngày giỗ tổ nghề truyền thống của địa phương.
Đồng thời, cách cúng tổ nghề bên cạnh việc bày tỏ lòng biết ơn thì còn cầu mong cho công văn việc làm nghề được suôn sẻ, buôn bán may mắn và tránh rủi ro. Do đó những ngày giỗ tổ của các ngành nghề tại các phường nghề hay còn được gọi là ngày giỗ phường.
Trong một năm sẽ có ngày mà cả phường nghề tổ chức lễ cúng tổ nghề dựa theo ngày kỵ nhật của những vị tổ nghề nếu biết. Hay nếu không biết ngày kỵ nhật thì sẽ là 1 ngày nhất định mà mọi người trong phường, trong làng cùng theo 1 nghề để chọn làm ngày giỗ tổ nghề chung.
Các nghề đều có tổ nghề & không nhất thiết chỉ có 1 tổ nghề mà có thể là nhiều vị tổ nghề cùng 1 nghề như: có 3 vị tổ nghề sân khấu (là tam vị thánh tổ) và những vị tổ ở nhiều thời điểm khác nhau là Phạm Thị Trân, Đào Tấn và Cao Văn Lầu…
Có thể người có thể trở thành nhiều vị tổ nghề của những ngành nghề khác nhau như: Trần Ứng Long tổ nghề đan thuyền thúng, thuyền nan và cũng chính là ông tổ nghề sơn
Có thể một nghề nhưng mỗi địa phương lại có những vị tổ nghề khác nhau.
Ví dụ:
Làng đá Non Nước tại quận Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng: tổ nghề là Huỳnh Bá Quát
Làng đá Bửu Long, Biên Hòa Đồng Nai: tổ nghề là Ngũ Đinh
Làng đá tại Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình: tổ nghề là Hoàng Sùng
Cách bày trí bàn thờ tổ nghề
Tumblr media
Bày trí bàn thờ tổ nghề
Đối với những làng nghề, ngành nghề thì thờ tổ nghề được coi là một truyền thống uống nước nhớ nguồn, và tôn sư trọng đạo. Thường những người làm nghề sẽ sinh sống thành một làng nghề, phường nghệ và cùng nhau lập bàn thờ tổ nghề. Cách lập bàn thờ tổ nghề có thể bày trí tại gia và cúng tổ nghề vào những ngày tuần, tiết, sóc, vọng và giỗ Tết.
Nhưng phổ biến và quan trọng nhất đó chính là cách lập bàn thờ tổ nghề chung ở có phường nghề, làng nghề đó là lập miếu, đến, định riêng để thờ tổ nghề của mình và có thể nhiều những vị tổ nghề được thờ làm thành hoàng làng, có nghĩa người khai sinh là làng nghề.
Các ngày giỗ tổ nghề lớn ở Việt Nam
Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều những ngành nghề truyền thống và có khoảng hơn 60% có tổ chức ngày giỗ tổ của những ngành nghề truyền thống đó như:
Cúng tổ nghề buôn bán và kinh doanh
Ngày giỗ tổ nghề cơ khí
Ngày giỗ tổ nghề sân khấu
Ngày giỗ ông tổ nghề thêu
Ngày giỗ tổ nghề xây dựng (thợ hồ hay thợ nề)
Giỗ tổ nghề đá, gốm
Ngày giỗ tổ nghề in, nghề cơ khí Ngày giỗ tổ nghề kim hoàn
Cúng giỗ tổ nghề thợ may
Ngày giỗ tổ nghề gỗ (mộc)
Hay có rất nhiều lĩnh vực mới ra đời và phát triển trong những năm gần đây như: Ngày giỗ tổ nghề rèn, sửa xe, lái xe, nghề điện, nghề bánh hay nghề bếp … đến các ngày giỗ tổ nghề thẩm mỹ như: ngày giỗ tổ nghề tóc, xăm, hay trang điểm – makeup, nghề nail, spa, thậm chí là cờ bạc…
Dưới đây là một số ngày giỗ tổ nghề ở Việt Nam được nhiều người trong nghề tổ chức long trọng bạn có thể tham khảo:
1. Ngày giỗ tổ nghề tóc
Tumblr media
Giổ tổ nghề tóc
Giỗ tổ nghề tóc là vào ngày mấy?
Ngày giỗ tổ nghề tóc là ngày nào trong truyền thống nghề là một câu hỏi của rất nhiều người trong nghề đưa ra. Dựa theo nguồn gốc xưa kể lại thì vào ngày giỗ tổ nghề tóc là ngày 20 tháng Giêng (16/3 âm lịch hàng năm) nhằm tưởng nhớ và ghi công người làm tóc. Vào những ngày này thì những người làm nghề tóc sẽ chuẩn bị một mâm cúng giỗ tổ nghề tóc và bài văn khán cúng giỗ tổ nghề.
2. Ngày giỗ tổ nghề sân khấu
Ngày giỗ tổ nghề sân khấu hay còn được gọi là ngày giỗ tổ nghề nghệ sĩ là ngày giỗ chung của những người có công xây dựng, và phát triển trong lĩnh vực ngành nghề sân khấu.
Tổ nghề sân khấu là ai?
Trong nghề sân khấu vẫn thường hay nhắc đến 3 vị tổ nghề sân khấu hay còn được gọi là tam vị thánh tổ. Vậy tổ nghiệp, tổ nghề sân khấu là ai hay tam vị thánh tổ là những vị nào?
Theo lời truyền dạy của những người trong nghề sân khấu thì tam vị thánh tổ của nghệ thuật sân khấu bao gồm có:
Tiên Sư: vị khai sáng ra nghề sân khấu
Tổ Sư: Nối tiếp & lưu truyền nghề
Thánh Sư: soạn tuồng
Còn nếu tìm hiểu về tổ nghiệp là ai có thể nói có rất nhiều người được coi là tổ nghề sân khấu bởi lĩnh vực sân khấu có rất nhiều các ngành nghề nhỏ từ cải lương, tuồng, chèo… Ví dụ:
Bà tổ nghề sân khấu hát chèo Việt Nam là: Phạm Thị Trân và bà cũng là tổ đầu tiên của ngành sân khấu
Những vị tổ nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn
Ông tổ nghề sân khấu cải lương là: Ông Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)
Ông tổ nghề sân khấu kịch nói là: Ông Vũ Đình Long
Ông tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm là: Ông Trần Quốc Đĩnh
Ông tổ nghề sân khấu ca trù là: Ông Đinh Dự
Tổ nghề nhiếp ảnh là: Nguyễn Lan Hương
Bà tổ nghề trò Xuân Phả là: Dương Thị Nguyệt
Do đó tên gọi Tổ nghiệp sân khấu như một cách gọi chung tất cả những ai có công sáng lập & lưu truyền ngành nghệ thuật sân khấu.
Giỗ tổ nghề sân khấu vào ngày bao nhiêu?
Tumblr media
Giổ tổ nghề sân khấu
Theo truyền thống xưa thì vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm sẽ là ngày giỗ tổ nghề sân khấu,. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam chính thức chọn lựa là ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam từ năm 2011.
Cách để cúng giỗ tổ nghề sân khấu
Tục xưa thì vào ngày 12/8 âm lịch những gánh hát rong sẽ tìm nơi tạm nghỉ & lập thỉnh bàn thờ tổ nghiệp Sân khấu ra giữa sân khấu & tiến hành làm lễ giỗ tổ nghề với việc chuẩn bị bày mâm cúng giỗ tổ sân khấu & đọc bài khấn cúng giỗ tổ sân khấu. Sau khi hành lễ xong thì chia lộc cho cả đoàn & vấn còn lưu giữ đến ngày nay.
3. Ngày giỗ tổ nghề thêu
Nghề thêu Việt Nam được hình thành từ thế kỷ 16 và ông tổ nghề thêu đó là ông Lê Công Hành, tên thật là Trần Quốc Khải, (sinh 18/1/1606 và mất 12/6/1661) quê ở làng Quất Động, Thường Tín, thuộc tỉnh Hà Tây.
Do vậy hàng năm vào ngày mất của ông tổ nghề thêu vào 12/6 âm lịch những người trong nghề thêu đều sẽ tổ chức lễ cúng ông tổ nghề có truyền thống hơn 300 năm.
4. Cúng giỗ tổ nghề thợ may
Ngày giỗ tổ nghề may là vào ngày nào?
Tương truyền là vào ngày 12/12 (tháng Chạp) hàng năm thì mọi thợ may trên khắp cả nước sẽ thành tâm chuẩn bị một mâm cúng giỗ tổ ngành may và làm lễ cúng.
Bà tổ nghề may là ai?
Người được tôn sư là Tổ nghề may là bà Nguyễn Thị Sen và cũng chính là tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc của Vua Đinh Tiên Hoàng. Và bà mất vào ngày 12 tháng chạp nên ngày đó được chọn là ngày giỗ tổ nghề may.
Cách cúng giỗ tổ thợ may
Lễ cúng giỗ tổ thợ may được diễn ra vào buổi sáng sẽ bao gồm phần chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề may & thành tâm dâng hương và đọc văn khấn cúng giỗ tổ nghề thợ may.
Giỗ tổ nghề may cúng lễ vật gì?
Tumblr media
Mâm cúng giỗ nghề thợ may
một cành hoa
một con gà hoặc đầu heo, heo quay tùy ý
một đĩa trầu cau
một ly rượu
một chén nước lã.
Mâm lễ cúng giỗ tổ ngành may được lập nơi khang trang gần ở bàn may.
Đối với một số làng nghề lâu năm như làng Trạch Xá cái nôi của nghề may thì lễ cúng giỗ Tổ nghề may được tổ chức cầu kỳ hơn gồm có:
Đồ cúng giỗ tổ ngành may bao gồm có:
Gạo và muối hủ
Trà pha sẵn
Rượu nếp
Trầu cau
Giấy cúng giỗ tổ ngành may Hoa lay ơn
Nhang rồng phụng 5 tất, đèn cầy
Mâm lễ trái cây ngũ quả
Mâm lễ mặn: xôi gà hoặc heo quay, bánh bao/ bánh chưng, tét, chả lụa…
Cách lập bàn thờ tổ nghề may được sơn son thếp vàng, cùng bức hoành phi với các câu thơ tôn vinh nghề may truyền thống ở Trạch Xá.
Văn khấn cúng giỗ tổ nghề thợ may
Lễ cúng sẽ được thực hiện khi đã chuẩn bị xong mâm lễ và lên hương đèn. Những nghệ nhân trong làng trang phục chỉnh tề là chủ bái & đọc bài cúng giỗ tổ nghề may với nội dung cảm tạ công ơn tổ nghề và những bậc tiền bối và cầu mong phù hộ cho phường may mặc của mình đời đời được sung túc, phát đạt cùng nhau chia lộc và trò chuyện, trao đổi công việc.
5. Cúng giỗ tổ nghề mộc
Ngày giỗ tổ nghề mộc là vào ngày nào?
Giỗ tổ thợ mộc ngày nào thì theo truyền thuyết về lịch sử ngày ngày giỗ tổ nghề gỗ – mộc diễn ra 2 đợt trong năm.
Đợt 1: ngày 13/6 âm lịch hàng năm
Đợt 2: ngày 20/12 âm lịch.
Lễ cúng giỗ tổ nghề mộc
Tumblr media
Cúng tổ nghề mộc
Cúng giỗ tổ nghề thợ mộc hàng năm được tổ chức ở nhà người thợ mộc, nơi làm việc.
Mâm cúng giỗ tổ thợ mộc
Bàn hương án tổ sư chỉ là chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn màu đỏ đề chữ “Tiên sư” cùng 1 bát nhang, bình hoa, & mâm lễ vật cúng giỗ tổ nghề mộc.
Mâm cúng ngày giỗ tổ nghề thợ mộc thường gồm có:
Chè xôi: mỗi loại 5 phần
Bộ tam sên gồm: 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm
Trái cây ngũ quả
Nhang, đèn cây, trà, rượu và nước
Bình hoa tươi
Dĩa bánh kẹo
Giấy cúng, vàng bạc Gà trống tơ luộc, chéo cánh đẹp
Heo quay, bánh hỏi
Bài văn khấn, bài cúng giỗ tổ nghề thợ mộc
Trước bàn hương án những người thợ ăn mặc chỉnh chủ & đúng trước đó hướng về hương án. Sau đó người thợ chính hay chủ cơ sở làm lễ dâng hương đọc văn khấn giỗ tổ nghề mộc cảm tạ tổ nghề & mong tổ sư giúp đỡ những người làm nghệ thợ mộc được nhiều sức khỏe, và làm ăn thuận lợi.
Sau khi thợ chính đọc bài cúng giỗ tổ thợ mộc xong thì lần lượt những người thợ phụ, học nghề có mặt thắp hương và vái lạy trước bàn thờ tổ sư.
6. Lễ cúng tổ nghề buôn bán
Tổ nghề buôn bán
Chử Đồng Tử là thương nhân đầu tiên của nước người Việt Nam và còn là vị thần linh bảo hộ nghề buôn bán. Thương nhân mỗi lần đi ngang qua miếu thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung đều dừng thuyền và lên bờ thắp hương cầu khấn mong được phù hộ.
Giỗ tổ nghề buôn bán vào ngày nào?
Theo truyền thống thì ngày giỗ tổ nghề kinh doanh là vào ngày mùng 10 – 15/3 Âm lịch tại làng Đa Hòa, huyện Châu Giang (Hưng Yên) diễn ra nhiều những nghi thức cúng tổ nghề buôn bán.
7. Cúng giỗ tổ nghề xây dựng
Tumblr media
Cúng giỗ tổ nghề xây dựng
Giỗ tổ nghề xây dựng vào ngày nào?
Ngày giỗ tổ xây dựng hay còn được gọi là ngày giỗ tổ ngành, nghề xây dựng, thợ hồ, thợ nề được tổ chức vào ngày 20 tháng Chạp hàng năm. Vào ngày giỗ tổ nghề xây dựng ngành xây dựng & các công ty sẽ tổ chức cúng giỗ tổ ngành xây dựng.
Ngoài ra, còn có 1 ngày lễ cúng vào 13/6 âm lịch hàng năm diễn ra tại nơi làm việc của những người thợ xây, thợ nền hay những công trình đang thi công với phần lễ đơn giản là 01 quả trứng luộc, 01 con tôm luộc cùng 01 miếng thịt heo luộc cùng chai rượu nếp trắng. Khác với ngày cúng lễ tổ ngành xây dựng vào ngày 20/12 với thủ tục cúng, mâm vật lễ linh đình và có cả lễ nhập môn cho người mới vào nghề.
Lễ cúng ngày 20/12 thường được tổ chức theo kiểu làng nghề. Tức là trong 1 làng làm nghề xây dựng thì sẽ phân công ra thành từng nhóm khác nhau mang lễ vật đến giao cho người chủ lễ cùng người chủ lễ sẽ đáp lễ lại trong lễ cúng.
Vật lễ cúng là bộ Tam sên bao gồm 01 con gà trống trắng, 01 con heo đực cùng 01 vò rượu nếp trắng thơm ngon. Từng tốp thợ sẽ tiến vào lễ đường hành lễ, có thể làm cả lễ nhập môn cho những người mới vào nghề vào ngày giỗ tổ.
Mâm cúng tổ nghề xây dựng
Tumblr media
Mâm cúng tổ nghề xây dựng trọn gói
Theo hướng dẫn cách cúng giỗ tổ thợ hồ thì cần chuẩn bị các món lễ vật cúng giỗ tổ ngành xây dựng như sau:
Trái cây
Hoa Lay ơn
Nước chai
Giấy cúng Giỗ tổ ngành xây dựng (không thể thiếu)
Xôi, gà luộc
Heo quay con Nhang rồng phụng 5 tất
Đèn cầy
Bánh bao
Bánh chưng/bánh tét
Chả lụa Gạo, muối hủ
Trà pha sẵn
Rượu nếp, trầu cau
Chuẩn bị mâm lễ là thủ tục cúng giỗ tổ nghề xây dựng không thể thiếu để tỏ lòng thành và chuẩn bị vào phần lễ cúng chu đáo.
Cách cúng giỗ tổ ngành xây dựng nên lưaj giờ cúng giỗ tổ nghèxây dựng là giờ tốt trong buổi sáng để tổ chức lễ. Người đúng chủ và những thành viên ăn mặc chỉnh tề. Sau khi bày biện lễ cúng ở bàn thờ tại vị trí nghiêm trang thì người đứng chủ đơn vị đứng ta đọc bài khấn cúng giỗ tổ thợ hồ.
Bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề
Theo truyền thống của mỗi nghề có một vị tổ nghề là người có công dạy nghề và được tôn thờ. Do đó việc thờ cúng giỗ tổ nghề sẽ tương đối là như nhau, chỉ khác nhau đa phần ở phần sắm lễ giỗ tổ nghề, nhưng cốt ở thành tâm.
Dưới đây là bài văn khấn cúng ngày giỗ tổ nghề dành cho tất cả những ngành nghề khác nhau. Tín chủ đọc bài văn cúng chỉ thay đổi các phần về nội dung mời thánh tổ nghề gì & đúng ngày cúng giỗ tổ nghề đó.
Mời các bạn cùng tham khảo bài văn khấn cúng tổ nghề, tổ nghiệp ngay tại đây:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là ………
Ngụ tại……………
Hôm nay là ngày 20 tháng Chạp năm …  AL
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con kính mời Thánh tổ nghề …..
Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề…  thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! ((3 lần)”.
Trên đây là một số những thông tin cơ bản liên quan tới lễ cúng giỗ tổ những ngành nghề tại Việt Nam cũng như các ngày giỗ tổ nghề, thể hiện truyền thống tôn sư trong đạo và cầu mong nghề nghiệp phát triển tốt, thuận lợi và bình an. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu cần đặt mâm cúng trọn gói, hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Tâm Linh dịch vụ chuyên cung cấp mâm cúng các loại đúng phong tục truyền thống!
Bài viết Các Ngày Giỗ Tổ Nghề Tại Việt Nam: Văn Khấn, Mâm Cúng Chi Tiết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Lưu Đạt.
from Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói https://ift.tt/3aZGoIj
0 notes
propertyxreal · 4 years
Text
Cách bày mâm cỗ Tết Trung Thu rằm tháng 8 đẹp và văn khấn chi tiết
Cách bày mâm cỗ Tết Trung Thu rằm tháng 8 đẹp và văn khấn chi tiết | Propertyxreal.com
Tết Trung thu ngày mấy? Trung thu 2020 ngày bao nhiêu? Sự tích, ý nghĩa, mâm ngũ quả Trung thu đẹp cho bé rước đèn, bài cúng rằm tháng 8 Tết trông trăng.
Ngày Tết Trung thu – Rằm Trung thu làm một trong những ngày lễ lớn hàng năm ở Việt Nam và nhiều quốc gia ở Châu Á Thái Tỉnh Bình Dương khác. Vậy, Tết Trung thu là ngày nào, tháng nào, Tết Trung thu còn gọi là gì, nguồn gốc lịch sử, ý nghĩa của ngày Tết Trung thu ở Việt Nam và một số nước Châu Á Thái Tỉnh Bình Dương là gì? Cách cúng rằm Trung thu tháng 8 như thế nào?…
  Mời các bạn cùng tìm hiểu về phong tục Tết Trung thu truyền thống xưa và nay diễn ra như thế nào, làm những gì và những cách làm mâm cỗ trung thu đẹp nhất dưới đây:
1. Ngày Tết Trung thu là ngày mấy?
Trung thu ngày bao nhiêu hàng năm?
lúc nào tới Trung thu, Tết Trung thu là ngày bao nhiêu, diễn ra vào ngày mấy âm lịch, vào mùa gì… là hàng loạt những câu hỏi mỗi khi gần đến dịp Trung thu hàng năm.
Ngày Trung thu theo tiếng Trung Quốc nghĩa là “giữa mùa thu” và theo ý niệm ngày này sẽ là ngày 15/8 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng 8 hàng năm. Sở dĩ chọn ngày 15 tháng 8 âm lịch chính vì đây là ngày mặt trăng tròn và sáng nhất của tiết thu. Mặt khác đó cũng là thời gian mà nông lịch đã kết thúc một mùa thu hoạch nên thích hợp để tổ chức triển khai lễ cúng rằm, các lễ hội vui chơi.
Như vậy, theo truyền thống Trung thu Việt Nam sẽ là ngày rằm tháng Tám, tức là ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Để biết xem Trung thu, rằm tháng 8 là ngày mấy dương lịch thì xem lịch vạn niên ngày 15 âm lịch tháng 8 là thứ mấy, ngày mấy, tháng mấy theo lịch dương.
Lịch Tết Trung thu 2020 vào ngày nào?
Ngày rằm tháng 8 năm 2020 là ngày bao nhiêu dương lịch? Tết Trung thu năm nay vào ngày nào, tháng nào theo lịch dương? Nếu như bạn muốn biết rằm tháng 8 Trung thu là ngày bao nhiêu, ngày mấy 2020 chính xác thì có thể xem lịch âm khí và dương khí.
Tumblr media
Ngày Tết Trung thu 2020 là ngày mấy, tháng mấy dương lịch?
Theo phương pháp tính ngày Tết Trung thu truyền thống Việt Nam thì Tết Trung thu năm nay tức ngày 15/8/2020 âm lịch sẽ rơi vào thứ 5 ngày 1/10/2020 dương lịch.
Thông thường, vào ngày Trung thu thì ở những doanh nghiệp, Doanh Nghiệp, trường thiếu nhi… sẽ tổ chức triển khai ngày Tết Trung thu hoặc có thể tổ chức triển khai sớm hơn thông lệ để trẻ nhỏ và người lớn có thể có một mùa Trung thu vui vẻ, tham gia được nhiều hoạt động vui chơi hơn.
Tiết Trung thu sắp tới gần và nếu như bạn đang muốn có một mùa Trung thu thật ý nghĩa, vui vẻ thì đừng quên chuẩn bị sẵn sàng, lên kế hoạch Trung thu làm gì như đi chơi, cùng gia đình đón Trung thu sum vầy.
Tết Trung thu còn gọi là gì?
Bạn có biết ngoài tên gọi Tết Trung thu hay rằm tháng 8, Rằm Trung thu ra thì Tết Trung thu còn có tên gọi nào khác không? Ngày Tết Trung thu có tên gọi khác là gì? Trên thực tiễn, ngoài tên gọi Tết Trung thu phổ biến này thì còn có thật nhiều tên gọi khác ví như:
+ Tết thiếu nhi: trước đó lễ tết này được nghe biết là tết của người lớn nhưng tiếp sau đó nó dần trở thành tết của thiếu nhi, cho trẻ nhỏ, em bé…
Vào ngày này có thật nhiều hoạt động vui chơi, tặng quà, làm mâm cỗ cúng tết xong để trẻ nhỏ cùng nhau đi phá cỗ, vì vậy vẫn thường gọi Tết Trung thu là Tết thiếu nhi. 
Các hoạt động thường có là Tết Trung thu rước đèn ông sao, ăn bánh Trung thu, đeo mặt nạ, tổ chức triển khai múa lân, lễ hội trăm rằm với những tiết mục văn nghệ múa hát Trung thu với hình ảnh chú Cuội và chị Hằng. nhất là có nhiều Trung thu cho trẻ nhỏ nghèo để tặng quà, phát phần thưởng cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh trở ngại, mang về những mền vui nhỏ cho các bé.
+ Tết Trông trăng: đó cũng là một tên gọi khác của Tết Trung thu bởi trong những ngày này theo ý niệm những đơn vị tổ chức triển khai hay mỗi nhà thường làm mâm cỗ cúng Trung thu với nhiều loại hoa quả, bánh kẹp và những chiếc bánh Trung thu (bánh nướng vuông, bánh dẻo tròn) tượng trưng cho trời và đất được bày lễ cúng ngoài trời (cúng trăng) tại nhà và cúng gia tiên Trung thu.
sau lúc tổ chức triển khai cúng,khấn bái xong thì mọi người cùng nhau ngồi quây quần phá cỗ, ngắm trăng, trò chuyện bên nhau, mang lại không khí ấm áp. Do vậy, vẫn thường gọi là Tết Trông trăng hay Tết Trung thu còn được gọi là đêm hội trăng rằm.
+ Tết Đoàn viên: Vì theo ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, mọi người trở về bên người thân trong gia đình gia đình để cùng nhau chia sẻ, vui vẻ, trẻ con nô đùa, người lớn thăm hỏi, thể hiện sự quan tâm tới nhau. Vì vậy, Tết Trung thu hay còn gọi là tết đoàn viên.
Ngoài ra Tết Trung thu còn tên gọi khác theo một số nước như
– Tết Trung thu bên trung quốc còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, Trọng Thu, Tịch Nguyệt (cúng trăng), Tiết Đoàn viên) 
– Tết Trung thu tiếng anh được gọi là Mid-Autumn Festival, Full-Moon Festival, Lantern Festival.
2. Nguồn gốc lịch sử, ý nghĩa Tết Trung thu ở Việt Nam
Lịch sử, sự tích ngày Tết Trung thu ở Việt Nam
Ngày Tết Trung thu, rằm tháng 8 theo ý niệm nguồn gốc, lịch sử hình thành ngày Tết Trung thu bắt nguồn từ câu truyện về chú Cuội và chị Hằng. Sự tích Tết Trung thu, rằm tháng 8 như sau:
Truyện kể rằng xưa kia có nàng tiên tên là Hằng Nga yêu trẻ nhỏ và muốn giáng trần để chơi cùng các bé nhưng không được phép.
Vào ngày rằm tháng 8, Ngọc Hoàng tổ chức triển khai cuộc thi làm bánh ngày rằm và Hằng nga đã xuống trần gian học cách làm bánh ngon. Khi xuống đây nàng gặp Cuội, nổi danh là kẻ nói dối và được Cuội chỉ dạy là đem tổng thể toàn bộ mọi thứ nguyên vật liệu hòa lại và nướng lên. Cuội đùa nhưng với bàn tay khéo léo thì Hằng Nga đã làm nên một thứ bánh ngon tuyệt phẩm được những em nhỏ em và kem ngon.
Tumblr media
Khám phá sự tích nguồn gốc lịch sử ngày Tết Trung thu
Tìm hiểu thêm nhiều tin tức hữu ích về phong tục tập quán và tử vi & phong thủy Việt Nam cập nhật đầy đủ nhất trên ancu.me.
lúc về cung trăng để đem bánh về dự thi, nhưng Cuội lưu luyến không thích nàng đi, cố nắm tay giữ lấy nàng đã nâng theo cả chú Cuội và cây đa đầu làng lên cung trăng. Và Cuội ngồi trên cây đa ngắm trẻ con chơi đùa, nhớ nhà và khóc, buồn bã.
Bánh của chị Hằng đạt giải nhất nên lấy tên là bánh Trung thu và nàng xin Ngọc Hoàng cho phép Nàng và Cuội xuống trần gian chơi cùng các bạn nhỏ vào ngày rằm Trung thu tháng 8 hàng năm và được ân chuẩn, cúng đặt cho ngày này là ngày “Tết Trung thu” tạo ra dịp lễ hội trăng rằm cho trẻ nhỏ.
Vì vậy, vào đêm trăng rằm tháng 8 dân gian tổ chức triển khai đêm hội trăng rằm với những tiết mục: Trung thu múa sư tử, múa lân, múa rồng, tổ chức triển khai làm thơ, đọc thơ Trung thu, cùng nhau phá cỗ rước đèn trong đêm trăng để nhớ về chú Cuội và chị Hằng.
Theo sử sách ghi lại lịch sử ngày Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời nhà Lý và được tổ chức triển khai chính thức ở kinh thành thăm lăm với nhiều lễ rước đèn, đua thuyền, múa rối…
Ý nghĩa ngày Tết Trung thu Việt Nam
Ngày rằm Trung thu tháng 8 được xem là một phong tục mang ý nghĩa của sự việc chăm sóc, báo hiếu, lòng biết ơn, ân tình và tình yêu thương.
vì vậy trong dịp này bố mẹ, người lớn thường mua quà Trung thu tặng trẻ nhỏ thể hiện sự quan tâm và mua bánh Trung thu, bánh kẹo, hoa quả, trà để tặng bố mẹ, người lớn tuổi để tri ân, tỏa lòng hiếu thảo
Đồng thời trong dịp lễ Trung thu này diễn ra thật nhiều hoạt động, vui chơi ca hát dành riêng cho người lớn, trẻ nhỏ, tặng quà là những món đồ chơi… để mang lại không khí vui vẻ, đoàn viên ấm áp.
Theo truyền thống Tết Trung thu sẽ tổ chức triển khai không ít hoạt động. Bố mẹ bày mâm cỗ Trung thu cúng rằm tháng 8 cúng gia tiên tại nhà, cúng ở cơ quan, ở ngoài trời với đủ các thứ như:
– Làm đèn lồng ông sao thắp nến, đèn treo trong nhà để các con tham gia rước đèn, làm đèn hoa đăng thả sông hay đèn trời, làm hoặc mua mặt nạ cho trẻ.
– chuẩn bị sẵn sàng rằm Trung thu với cách làm mâm cỗ cúng ngày rằm và không thể thiếu món bánh Trung thu. trong số đó, Tết Trung thu ngày xưa thường là bánh nướng, bánh dẻo hình tròn tượng trưng cho đoạn kết hoàn chỉnh. Sau này, Tết Trung thu ngày này làm bánh Trung thu với bánh nướng hình vuông, bánh dẻo hình tròn và nhiều loại hình như hình con heo, hình con cá, hình con rồng… theo sở trường thích nghi của trẻ.
Tumblr media
Tết trung thu mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc truyền thống yêu thương, gắn bó
Nhiều vùng trên toàn quốc còn có thói quen ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Tùy từng nơi mà việc làm mâm cỗ cúng gia tiên ban ngày và mâm cỗ cúng Trung thu ngoài trời cúng vào buổi tối và tiếp sau đó cùng hạ lễ, phá cỗ, mọi người thưởng thức, sum vầy.
– tổ chức triển khai các lễ hội vui chơi ca múa hát Trung thu như múa sư tử (múa lân) và các trò chơi, ca hát, hát trống quân… vui nhộn.
lúc bấy giờ, ngày rằm tháng 8 Trung thu được tổ chức triển khai hầu như ở tổng thể toàn bộ các tỉnh thành, khu vực và mỗi nơi có những đặc trưng riêng. đặc biệt quan trọng Trung thu ở Tuyên Quang hàng năm được tổ chức triển khai náo nhiệt, hoành tráng nhất toàn quốc. Hay Trung thu ở huế, Hội An lại mang nét trầm, ấm áp với không gian đèn hoa đăng, đèn trời lung linh. ở những TP lớn như Trung thu ở TP. Hà Nội có thể lên phố cổ để thưởng thức không khí sôi động hay trải nghiệm Trung thu phố đi bộ để vui chơi,…
Thông thường không khí chuẩn bị sẵn sàng cho lễ chuẩn bị sẵn sàng Tết Trung thu đã bắt đầu từ những ngày tháng 7 âm lịch và rầm rộ hơn khi qua ngày mùng 1 tháng 8 từ các chương trình biểu diễn, hội thị, xung quanh vị trí vui chơi, bán đồ Trung thu. Vì vậy, mọi sự chuẩn bị sẵn sàng sớm sẽ giúp bạn có một mùa Trung thu vui vẻ, an lành và đầy ý nghĩa.
Lễ hội Trung thu ở những nước Châu Á Thái Tỉnh Bình Dương
Tết Trung thu có ở những nước nào? Lễ hội Tết Trung thu không riêng gì là lễ hội truyền thống ở Việt Nam mà còn là một lễ hội quan trọng của nhiều quốc gia Châu Á Thái Tỉnh Bình Dương như: Tết Trung thu Trung Quốc, Nước Hàn, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Campuchia… Việc tìm hiểu xem Tết Trung thu bắt nguồn từ nước nào, quốc gia nào dường như khó tìm ra câu trả lời bởi ngày Tết Trung thu ở mỗi nước sẽ có những nét đặc sắc riêng, lịch sử hình thành, nguồn gốc không giống nhau.
– Tết Trung thu Nhật Bản:
Được gọi là lễ ngắm trăng với tên bằng tiếng Nhật là Otsukimi với đặc trưng hình ảnh chú thỏ ngọc thay cho chị Hằng. Tết Trung thu người Nhật đặc trưng bởi món bánh Tsukimi Dango hình tam giác để trên kệ gỗ và kèm đó là bình cỏ susuki và mang mâm cỗ Trung thu này đến bất kỳ vị trí nào để ngắm trăng.
Đồng thời trong thời gian ngày này những chiếc đèn lồng hình chú cá chép với ý nghĩa sự can sẽ tiến hành bố mẹ tặng cho trẻ để rước đèn. Mặc dù người nhật đã không còn duy trì lịch âm nhưng lễ ngắm trăng vẫn được tổ chức triển khai hàng năm vào ngày này.
– Tết Trung thu tại Nước Hàn:
Ngày rằm tháng 8 ở đây được gọi là Chuseok và không riêng gì là ngày 15/8 Trung thu mà lê dài trong 3 ngày. trong thời gian ngày lễ Trung thu của người Nước Hàn sẽ sử dụng các nông phẩm mới được hái để làm các món ăn Trung thu ngon để cúng gia tiên và trẻ nhỏ sẽ mặc trang phục truyền thống giống người lớn để vui chơi và ăn bánh Trung thu Songpyeon có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt.
– Tết Trung thu của Trung Quốc:
Đây là nơi với nhiều người được xem là nguồn gốc của Tết Trung thu với nhiều sự tích, truyền thuyết về cung trăng chị Hằng, Thỏ ngọc ở cung trăng.
Mâm cỗ Tết Trung thu của Trung Quốc không thể thiếu bánh nước và bánh dẻo với nhiều hương vị đặc trưng theo từng vùng miền. Đồng thời, Tết Trung thu của người Hoa thường có đèn lồng treo trước nhà và trên phố, thả đèn trời, trên sông đều cầu bình an, may mắn, có lễ rước đèn, múa lân và múa rồng… tương tự như Trung thu ở Việt Nam…
3. Cách bày mâm cỗ Trung thu cúng rằm tháng 8
Mâm cỗ, mâm ngũ quả Trung thu truyền thống gồm những gì?
Thông thường, hướng dẫn bày mâm cỗ Trung thu đơn thuần mà đẹp sẽ cần nhiều chủng loại hoa quả sau với ý nghĩa được nhiều người thuyết minh trình bày về ý nghĩa của mâm cỗ Trung thu truyền thống như sau:
Trái cây: Nải chuối chín vàng, quả hồng (ý nghĩa no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm tốt), quả lựu (may mắn). Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ. Đồng thời, nên chọn nhiều chủng loại quả làm mâm ngũ quả cúng Trung thu có cả quả xanh có chín mang ý nghĩa âm – dương hòa hợp, cân đối vũ theo ý niệm người xưa.
Hoa tươi, thường là loài hoa đặc trưng cho mùa thu
Bánh Trung thu: bánh nướng và dẻo
Trà hoa sen, hương hoa nhài… để dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.
Hình ảnh mâm cỗ cúng Trung thu không thể thiếu 2 ông tiến sĩ giấy với ý nghĩa mong con cháu học tập thành đạt và được bảo vệ.
Đây là những món ăn Trung thu, đồ bày mâm cỗ ngũ quả cúng rằm Trung thu đẹp mà đơn thuần cơ bản nhất theo mâm cỗ Trung thu truyền thống của Việt Nam.
Tumblr media
Bánh trung thu, trà và hoa quả là lễ vật trong mâm cúng trung thu không thể thiếu
Ngoài ra, bạn có thể học cách bày mâm cỗ Trung thu hiện đại đẹp và ý nghĩa bằng cách bổ trợ thêm nhiều món ăn đồ trang trí như đèn lồng, đồ chơi Trung thu, các món quà tặng các bé để mâm cỗ được sinh động, thú vị và hấp dẫn từ người lớn đến trẻ nhỏ.
Tumblr media
Mâm cỗ đón tết, cúng rằm trung thu tháng 8 truyền thống đơn thuần, đẹp, trọn vẹn ý nghĩa
Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp nhất đơn thuần
sau lúc chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ các món đồ chơi, hoa quả, bánh kẹo,… bạn và các bé có thể cùng nhau bày làm mâm cỗ cúng Trung thu ngoài trời tại nhà và cơ quan đơn thuần. Để trang trí mâm ngũ quả cúng rằm Trung thu tháng 8 từng người sẽ có những cách làm không giống nhau nhưng đa phần sẽ sử dụng nhiều chủng loại hoa quả để xếp, tạo hình cắt tỉa thành các loài vật ngộ nghĩnh đẹp mắt. Đồng thời kết hợp sử dụng một số loại hoa, hay đèn lồng, đèn ông sao, đầu lân, trống, mặt nạ… để trang trí để có thể cùng nhau phá cổ thưởng thức và trẻ có quà vui chơi trong đêm rằm.
Dưới đây là một số cách tạo hình từ hoa quả để trang trí mâm cỗ Trung thu, bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp mắt, đơn thuần bạn có thể tham khảo:
Cách làm chó bằng quả bưởi bày mâm cỗ Trung thu dễ thương:
nguyên vật liệu:
Bưởi: 3-4 quả
Đu đủ hoặc khúc chuối…: làm thân
Cam hoặc táo: 1 quả làm đầu
Hạt na – 2 hạt làm mắt
Giấy màu, ruy băng: Làm mũi, vòng cổ
Tăm: gắn, cố định các múi bưởi vào quả đu đủ, tạo hình.
Tumblr media
Hình ảnh hướng dẫn cách làm chó bưởi trang trí mâm cỗ Trung thu cho bé
Sử dụng nguyên vật liệu đơn thuần, một chút ít sự chăm chút là có thể tạo nên một chút ít cho bông bằng quả bưởi dễ thương trưng bày trong mâm ngũ quả Trung thu.
Tumblr media
Dưa hấu được cắt tỉa để trang trí mâm ngũ quả Trung thu đẹp nhất
Tumblr media
  Cách tạo ra những chú chuột, lợn con từ quả bưởi đơn thuần
Tumblr media
Bí ngòi và dứa gai, ớt cắt tỉa mâm cỗ Trung thu hình con công sáng tạo
Tumblr media
Những con nhím xinh đẹp từ trái nhỏ trang trí mâm ngũ quả đẹp mà đơn thuần
Tumblr media
Cắt tỉa trái cây thành những con cua trong mâm cỗ trung thu
Tumblr media
thật nhiều mẫu tỉa hoa quả đẹp cho mâm cỗ cúng rằm trung thu cho bé
Tumblr media
Trổ tài sáng tạo cách bày mâm hoa quả Trung thu ngộ nghĩnh, thu hút trẻ nhỏ
Tumblr media
Mời các bạn tham khảo thêm Cách bày mâm ngũ quả ngày tết truyền thống đẹp chuẩn tại ancu.me.
Ngoài ra, nếu lúc bấy giờ có nhiều TM & Dịch Vụ bày bán mâm ngũ quả Trung thu theo chủ đề tùy theo nhu yếu với nhiều nhiều chủng loại quả, bánh kẹo trong mâm cỗ. Nếu bạn bận rộn cũng tồn tại thể lựa chọn các mua mâm cỗ cúng Trung thu để tổ chức triển khai cúng lễ với mâm cỗ và ngũ quả Trung thu đẹp nhất.
Các hình ảnh mâm ngũ quả Trung thu đẹp nhất
Có nhiều cách bày mâm cỗ Trung thu đẹp bằng bánh kẹp, hoa quả… theo phong cách truyền thống và hiện đại. Dưới đây là một số những hình ảnh trang trí mâm ngũ quả Trung thu hiện đại đơn thuần mà đẹp có thể tự làm để trưng bày.
Tumblr media
Hình ảnh về mâm ngũ quả ngày Trung thu đẹp
Tumblr media
Mâm cỗ Trung thu bằng bánh kẹo, ngũ quản cho học sinh đơn thuần mà đẹp
Tumblr media
Hình ảnh trang trí bày mâm ngũ quả cúng Trung thu phá cỗ đẹp, đủ đầy
Tumblr media
Mâm cỗ Trung thu truyền thống kết hợp hiện đại đơn thuần, đẹp mắt
Tumblr media
Xem mẫu mâm cỗ cúng rằm tháng 8 đẹp, cầu kỳ
Tumblr media
Những mâm cỗ Trung thu đẹp nhất tại những trường thiếu nhi dự thi
Tùy thuộc vào quy mô tổ chức triển khai Trung thu, tại trường học, trường thiếu nhi, những đơn vị hay cúng Trung thu tại nhà mà có thể lựa chọn những cách trang trí, sắp xếp mâm hoa quả không giống nhau để đạt được những bàn tiệc cúng Tết Trung thu bánh quà đầy mâm ý nghĩa, mâm phá cổ đủ đầy, vui vẻ cho mọi người.
4. Văn khấn rằm tháng 8 Tết Trung thu và cách cúng
Cách cúng ngày rằm Trung thu tháng 8 âm lịch hàng năm
Ngày Tết Trung thu có nhiều hoạt động ý nghĩa như: Tết Trung thu em rước đèn đi chơi, cùng nhau đi phá cỗ, tham gia múa lân, múa rồng, thả đèn… thì không thể thiếu một nghi lễ quan trọng và có ý nghĩa đó là lễ cúng rằm Trung thu hay cúng cỗ trông trăng.
Tùy theo phong tục địa phương mà có thể làm mâm cỗ cúng Trung thu ngoài trời và có nhiều nơi, gia đình còn làm mâm cỗ cúng gia tiên ngày Trung thu và cùng nhau thưởng lễ sau lúc cúng xong, con trẻ đi chơi, người lớn trò chuyện tâm tình.
– sau lúc chuẩn bị sẵn sàng lễ cúng xong đặt mâm cúng trên bàn hoặc trên chiếu ở ngoài trời, nếu có mâm cúng gia tiên Tết Trung thu càng tốt và thành tâm khấn lễ.
– Cách cúng Tết Trung thu rằm tháng 8 sẽ cần lên hương thắp ở ban thờ, hoặc nếu cúng ngoài trời thì phải chuẩn bị sẵn sàng những vật cắm hương.
– Về văn cúng, bài văn khấn cúng lễ rằm Trung thu không quá cầu kỳ, phức tạp bởi đây là lễ đoạn viên, tạ ơn nên thường chuẩn bị sẵn sàng mâm cỗ hoa quả, bánh kẹo cúng ngoài trời, ngoài ra gia chủ có gì thì cúng thêm thứ đó không bắt buộc. Nếu làm mâm cỗ với lễ mặn thì ưu tiên thịt gà và lợn, tránh sử dụng thịt chó, mèo…
Bài văn cúng ngày rằm Trung thu tháng 8 cho thần linh, gia tiên
Dưới đây là văn khấn rằm tháng 8 ngày Tết Trung thu quan Thần Linh, gia tiên bạn có thể áp dụng tại cơ quan, tại nhà và ngoài trời.
Bài văn khấn cúng rằm tháng 8 Trung thu cho gia tiên, thần linh số 1:
“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.
– Con kính lại ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần
– Con kính lạy ngài Tiền Hậu Địa chủ Tài Thần
– Con kính lạy các bậc Tiên gia cùng chư vị Tôn Thần tu vi, cai quản trong khu vực này.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội, Hội đồng Gia tiên họ nội họ ngoại dâu rể của dòng họ……………..
Tên con là:……………………………………………..Sinh năm: …………………….
Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)
Chúng con cư ngụ tại: ………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày ……………… tháng …………… năm………… nhân Tết Trung thu, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất Phật Thánh, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén hương thơm, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con cầu xin các Ngài che chở, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con bản mệnh vững vàng, thể chất bình an, việc làm hanh thông, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật gia độ cho con cháu nhà đạo thịnh vượng, con cháu hay ăn hay làm, thông minh học giỏi, gặp công gặp việc, có quý nhân phù trợ, công chức hanh thông, làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn……….
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Bài văn khấn thần linh, gia tiên rằm Trung thu số 2:
Bạn đọc có thể học bài văn cúng thần linh, gia tiên đơn thuần theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa tin tức được nhiều người sử dụng dưới đây:
“- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………
Ngụ tại:…………………………………………………
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu rất linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!”
Tết Trung thu hay ngày rằm tháng 8 năm nay đang đến gần vì vậy để có một ngày Trung thu ý nghĩa, một mùa tết đoàn viên sum vầy hãy đừng quên lên kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng ngày lễ từ mâm lễ cúng tới kế hoạch vui chơi, thăm hỏi, đoàn tụ người thân trong gia đình.
Xem thêm:  50+ mẫu trang trí phòng ngủ cho bé gái đẹp như truyện thần tiên.
window.fbAsyncInit = function() { FB.init({ appId : '2271161052924070', cookie : true, xfbml : true, version : 'v2.12' }); if (window.fb_init) { fb_init(); } }; (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.3&appId=2271161052924070"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk'));
!function(f,b,e,v,n,t,s) {if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)}; if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0'; n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window,document,'script', 'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '447994429016210'); fbq('track', 'PageView');
Keyword: Cách bày mâm cỗ Tết Trung Thu rằm tháng 8 đẹp và văn khấn chi tiết | Propertyxreal.com
Tham Gia Cộng Đồng BĐS Nhà Đất Hưng Thịnh
Tumblr media
Các Dự Án BĐS BĐS Tại: https://propertyxreal.com/
Tumblr media
Nhóm góp vốn đầu tư BĐS Nhà Đất Tại : https://www.facebook.com/groups/Batdongsan/
Tumblr media
Xem Thêm Kiến Thức tử vi & phong thủy tại : https://propertyxreal.com/blog/phong-thuy/
source https://propertyxreal.com/cach-bay-mam-co-tet-trung-thu-ram-thang-8-dep-va-van-khan-chi-tiet/
0 notes
vietfasttrans · 4 years
Text
Tra cứu biển số xe Việt Nam và những điều lý thú
Có phải bạn đang tò mò về sự khác nhau giữa các biển số xe? Bài dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin mã số biển số xe của các tỉnh thành trong cả nước và giúp bạn có thể biết được những con số trong biển số xe mang lại ý nghĩa măn mắn hay xui xẻo. Mời bạn đón xem nhé!
  Cách nhận biết biển số xe giữa các tỉnh thành Việt Nam
1. Danh sách biển số xe trong cả nước 
Dưới đây là bảng hệ thống tất tần tật mã số xe của từng tỉnh, thành phố theo vùng miền. Mời bạn tham khảo!
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Stt 
Tên Tỉnh, Thành
Mã số xe
Stt
Tên Tỉnh, Thành
Mã số xe
Stt
Tên Tỉnh, Thành
Mã số xe
Tây Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Đông Nam Bộ
1
Hòa Bình
28
1
Thanh Hóa
36
1
Tp. Hồ Chí Minh
50-59, 41
2
Sơn La
26
2
Nghệ An
37
2
Bà Rịa Vùng Tàu
72
3
Điện Biện
27
3
Hà Tĩnh
38
3
Bình Dương
61
4
Lai Châu 
25
4
Quảng Bình
73
4
Bình Phước
93
5
Lào Cai
24
5
Quảng Trị 
74
5
Đồng Nai
39,60
6
Yên Bái
21
6
Thừa Thiên Huế
75
6
Tây Ninh
70
Đông Bắc Bộ
Nam Trung Bộ
ĐB. Sông Cửu Long
1
Phú Thọ
19
1
Đà Nẵng
43
1
An Giang
67
2
Hà Giang
23
2
Quảng Nam 
92
2
Bạc Liêu
94
3
Tuyên Quang
22
3
Quảng Ngãi 
76
3
Bến Tre
70
4
Cao Bằng
11
4
Bình Định
77
4
Cà Mau
69
5
Bắc Kạn
97
5
Phú Yên
78
5
Cần Thơ
65
6
Thái Nguyên
20
6
Khánh Hòa
79
6
Đồng Tháp
66
7
Lạng Sơn
23
7
Ninh Thuận
58
7
Hậu Giang
95
8
Bắc Giang
13, 98
8
Bình Thuận
86
8
Kiên Giang
68
9
Quảng Ninh
14
      9
Long An
62
Đồng Bằng Sông Hồng
Tây Nguyên
10
Sóc Trăng
83
1
Hà Nội
29-33,40
1
Kom Tum
82
11
Tiền Giang
63
2
Bắc Ninh
13, 99
2
Gia Lai
81
12
Trà Vinh
84
3
Hà Nam
90
3
Đắk Lắk
47
13
Vĩnh Long 
64
4
Hải Dương
34
4
Đắk Nông
48
Biển số dùng cho các xe do Cục Cảnh Sát Giao Thông Đường Bộ - Bộ Công An quản lý
80
5
Hải Phòng
15,16
5
Lâm Đồng
49
6
Hưng Yên
89
      7
Nam Định
18
      8
Ninh Bình 
35
      9
Thái Bình
17
      10
Vĩnh Phúc
88
      11
Bắc Giang
13,98
        Ghi chú:
29-33: là dãy số gồm 29, 30, 31, 32, 33
50-59: là dãy số gồm 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 ,57, 58, 59
2. Ý nghĩa phong thủy trong biển số xe
Ý nghĩa phong thủy trong biển số xe là điều ai khi mua xe ít nhất cũng xem qua một lần. Những con số kết hợp với nhau đều cho ra một ý nghĩa khác nhau. Muốn biết ý nghĩa phong thủy trong biển số xe của bạn, đừng bỏ lỡ nhữ thông tin dưới đây.
2.1. Ý nghĩa các con số
Từ xưa đến nay, theo quan niệm của người dân nước ta những con số biểu trưng cho sự may mắn, tài lộc hoặc đen đủi. Vậy làm sao để biết thế nào là một biển số xe đẹp? Cùng xem ý nghĩa của các con số nhé!
Số
Phiên âm
Ý  nghĩa phong thủy
0
Bất
Không có gì
1
Nhất
Nhất, độc nhất vô nhị
2
Nhị
Hài hòa, cân bằng, bền lâu
3
Tam
Tài, vững chắc, tiền tài
4
Tứ
Tử (cái chết)
5
Ngũ
Ngũ hành, ngũ cung, bí ẩn
6
Lục
Lộc, phúc (may mắn)
7
Thất
Mất mát
8
Bát
Phát (thuận lợi), phát triển
9
Cửu
Vĩnh cửu, trường tồn, mãi mãi
2.2. Giải mã phong thủy qua những dãy số cuối biển số xe
Bảng trên cho ta thấy ý nghĩa của các con số, chỉ giúp ta đánh giá được trong biển số xe đó có những con số nào mắn mắn, số nào không may hay chỉ hiểu một cách thông thường rằng một biển số xe đẹp là khi cộng tổng các con số lại trên 7 hoặc ngược lại tổng bằng 0 và 1 sẽ rất xui xẻo … 
Tumblr media
Mỗi biển số xe mang ý nghĩa phong thủy khác nhau
Để hiểu về ý nghĩa phong thủy của một biển số xe lại dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Các chuyên gia phong thủy đã phải mất rất nhiều thời gian, tìm hiểu và các vận dụg kiến thức mới đưa ra được các phương thức tính toán xem biển số xe.
Các tính như sau: lấy 4 số cuối (hoặc 5 số cuối) của biển số xe chia cho 80, trừ phần nguyên, lấy phần dư nhân lại với 80. Kết quả sẽ nói lên sự phong thủy của biển số xe dựa vào ảnh sau.
Tumblr media
Ý nghĩa phong thủy được tính theo công thức
Mời bạn xem một số ý nghĩa phong thủy của những dãy số sau:
1486
4 mùa phát
7308
Thần tài không phát
1486
1 năm 4 mùa phát lộc
9279
Tiền lớn, tài lớn
1102
Độc nhất vô nhị
4648
Tứ lộc tứ phát
8683
Phát tài phát lộc
0378
Phong ba bão táp
1515
2 mâm rắm
2879
Mãi phát tài
7939
Thần tài lớn, thần tài nhỏ
2204
Không bao giờ chết
8668
Phát lộc lộc phát
6758
Sống bằng niềm tin
1668
Càng ngày càng phát
0309
Không tài không tiề
2.3. Những số xấu nên tránh trong biển số xe
Cặp số mang lại sự trở ngại, bất trắc, vận hạn đến vận mệnh con người là 49 và 53. Ngoài ra, số 78 là thất bát, làm ăn không phát triển lại còn mất mát, 44 là tứ tử, không thuận lợi. Nhiều người không thích tổng 1  vì cho rằng 1 là “tịt”, tổng 4 và tổng 7 cũng không được ưa chuộng.
Qua bài viết này, hi vọng nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích . Nếu bạn có nhu cầu đặt xe thì hãy xem tại vietfasttran.vn nơi cung cấp đầy đủ dịch vụ cho thuê xe có lái, với đội ngũ lái xe dày dặn kinh nghiệm và nhiệt tình, tận tâm.
  Nguồn: https://vietfasttrans.vn/bien-so-xe
0 notes
suckhoevatinhyeu · 4 years
Text
Tết Đoan Ngọ năm 2020 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa tết Đoan Ngọ
Tumblr media
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ năm 2020 vào ngày mùng 5/5 âm lịch sẽ rơi vào ngày mấy dương lịch?
Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 âm lịch là tháng bắt đầu nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Hơn nữa, tháng Năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.
1. Tìm hiểu nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ diễn ra không chỉ có riêng ở Việt Nam mà còn có cả Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc. Có thể nói, Tết Đoan Ngọ không của riêng nước nào mà là phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với biến đổi thời tiết trong năm.
Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên
Khuất Nguyên, họ Tam Lư làm chức Tả Đồ nước Sở dưới Triều vua Hoài Vương, là vị trung thần có tài và liêm chính. Bạn đầu ông rất được vu Hoài Vương yêu mến nhưng vì nịnh thần xúi giục nên mỗi khi ông bàn về quốc sự đều bị vua bài bác. Về sau ông bị nhà vua truất bỏ. Để tự tả nỗi oán than ông viết bài thơ “Ly Tao”.
Khi vua Sở Hoài Vương sang Tần, ông hết lời can ngăn nhưng Hoài Vương không nghe, rồi bị chết ở đất Tần. Vua Tương Vương kế nghiệp vua Hoài Vương không những không chịu nghe lời ông lại còn bắt ông đi đày.
Ông làm bài thơ “Hoài Sa” và uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch.
Được tin đó là vua rất hối hận và thương tiếc, làm cỗ ra tận bờ sông cúng ông và ném cỗ xuống sông nhưng cỗ bị cá tôm ăn hết. Nhờ báo mộng nên nhà vua biết được rằng khi ném cỗ xuống phải lấy lá bọc lại, buộc bằng chỉ ngũ sắc, cá tôm sẽ không ăn được. Theo lời báo mộng, vua ra lệnh cho nhân dân làm theo.
Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, rồi lấy lá bọc lại, buộc ngũ sắc ném xuống dòng nước để cúng ông Khuất Nguyên.
Riêng tại sông Mịch La, người nước Sở mở hội rất vui, ngoài việc cúng lễ Khuất Nguyên còn tổ chức các cuộc đua thuyền, tượng trưng cho ý muốn vớt thây Khuất Nguyên.
Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam
Khi mọi người đang ăn mừng vì trúng mùa thì bị sâu bọ ăn và phá hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Trong lúc chưa tìm ra cách để ngăn chặn tình hình thì có ông lão tên Đôi Truân chỉ cho mọi người cách giải được nạn sâu bọ.
Theo hướng dẫn của ông, mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó các thành viên trong nhà cùng ra trước nhà tập thể dục. Không ngờ một lúc sau đã thấy được hiệu quả và sâu bọ chết và bỏ đi. Ông lão căn dặn đúng thời điểm này trong năm, sâu bọ sẽ đến hoành hoành nhưng chỉ cần làm những bước như trên sẽ bớt được rất nhiều thiệt hại.
Từ đó, vừa làm theo lời ông lão và vừa để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”.
Vì thế, có thể nói, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.
Tết Đoan Ngọ với Phật giáo
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ kinh Phật, có liên quan mật thiết tới Phật Giáo.
Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ thường được biết tới là thời điểm dương khí thịnh, âm khí suy, vạn vật sinh sôi nảy nở nên kéo theo các loài sâu bọ cũng phát triển mạnh mẽ. Tháng 5 âm lịch được coi là tháng hung trong tiềm thức dân gian nên tổ chức lễ Đoan Ngọ để xua đuổi tà khí, diệt trừ sâu bệnh.
Nhưng nguyên nhân thực chất tạo thành Tết Đoan Ngọ lại bắt đầu từ kinh Phật. Theo Phật giáo, tiết Đoan Ngọ là thời điểm ác quỷ quấy phá hung hăng nhất trong năm. Tuệ Nhật thiền sư trích lời trong “Đại Tuệ Phổ Giác thiền viện” rằng: từ thời Nam Tống, ngày 5/5 âm lịch là ngày đại quỷ vỗ tay tiểu quỷ, bỗng nhiên đụng phải bùa đào thần, cả hai cùng kêu khổ. Bởi vậy, Tết Đoan Ngọ nguyên thủy được tổ chức là vì mục đích trừ tà trấn quỷ và có xuất phát từ Phật giáo.
Ngày này, chùa miếu đều thắp hương kính quỷ để cầu mong vô sự. Thần Chung Quỳ có nhiệm vụ xua ma đuổi quỷ, trừ tà, bảo hộ bình an được thờ trong điện. Cùng với đó, các chùa thường sử dụng bùa chú làm bằng gỗ đào.
Đi cùng với trấn áp ma quỷ là nghi lễ cầu phúc. Trong tiết Đoan Ngọ, hai nghi lễ tôn giáo chính là tế quỷ và trừ quỷ. Tiết Đoan Ngọ là thời điểm mà trăm quỷ, vạn bệnh sinh sôi nên nhất thiết phải làm lễ tế quỷ. Dân gian thường hiến tế gia súc để quỷ đói khát nhận mà không quấy phá. Còn Phật giáo tế lễ bằng cháo và đồ chay để yên lòng quỷ đói, đồng thời đọc kinh để an ủi chúng quỷ, hướng chúng tới hóa độ.
Sau này, văn hóa có sự giao thoa và cải biến, tích hợp với văn hóa dân gian nên ngày Tết Đoan Ngọ còn là ngày lên rừng hái thuốc, với mong muốn bách bệnh tiêu tan, thân thể khỏe mạnh. Về tới Việt Nam, Tết Đoan Ngọ trở thành “ngày giết sâu bọ”, diệt trừ sâu hại và mầm bệnh trong người.
2. Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ còn gây nhiều tranh cãi. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) được nhớ với cái tên “Tết giết sâu bọ”. Đây cũng là lúc các gia đình thờ cúng tổ tiên. Đây là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân Việt Nam thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Theo quan niệm xưa, vì trong ngày hôm ấy trong người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thường có sâu bọ. Sâu bọ này nếu không bị trừ đi sẽ sinh sản ngày càng nhiều và gây tại hại cho người, nhưng giết sâu bọ không phải là một chuyện dễ dàng và không phải là bất cứ lúc nào cũng giết chúng cũng được. Quanh năm chúng ẩn sâu trong bụng, duy chỉ có ngày mồng 5 tháng Năm là chúng ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên, người ta cần giết chúng.
Sáng ngày mồng 5 tháng Năm, khi sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. Ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Trong đông y, Thuốc Nam cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có tính chất giết được sâu bọ.
Hơn nữa, người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.
Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi hết bệnh tật…
Ngoài việc cúng lễ trong ngày Tết Đoan Ngọ, xưa và cả nay ở một vài địa phương, người Việt ta có nhiều tục lệ được mọi người cùng theo. Những tục lệ có khi ta bắt chước theo người Trung Hoa, có khi chính là tục lệ riêng của nước ta:
Tục giết sâu bọ,
Tục nhuộm móng chân móng tay,
Tục đeo bùa tui bùa túi,
Tục tắm nước lá mùi,
Tục khảo cây lấy quả,
Tục hái thuốc vào giờ Ngọ,
Tục treo ngải cứu để trừ tà,
Tục đi siêu.
Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.
Tục hái thuốc mồng 5 âm lịch cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi… đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.
Lại có nhiều người đi lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú nǎm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ… treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.
Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, và bánh tro tính mát ăn dễ tiêu giúp thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể… nên thường được dùng trong dịp Tết Đoan Ngọ.
Với món cơm rượu, có người sử dụng gạo nếp trắng nhưng phần lớn là nếp cẩm vì mùi thơm nồng hơn hẳn. Ở nông thôn, hầu như người phụ nữ nào cũng biết ủ cơm rượu nên cứ đến dịp Tết Đoan Ngọ là mùi cơm rượu thơm nồng lại tỏa khắp xóm làng.
Còn ở Đà Nẵng, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng hơn so với ngày thường.
3. Tết Đoan Ngọ năm 2020 vào này nào?
Tết Đoan Ngọ năm 2020 là vào ngày mùng 5/5 âm lịch tức ngày 25/06/2020 dương lịch.
Ngày 5/5/2020 âm lịch tức thứ 5, ngày 25/06/2020 dương lịch, là ngày Kỷ Hợi, tháng Nhâm Ngọ, năm Canh Tý, Tiết khí: Hạ Chí, Trực: Chấp, Ngày Hắc Đạo.
Ngũ hành niên mệnh: Bình Địa Mộc Ngày: Kỷ Hợi; tức Can khắc Chi (Thổ, Thủy), là ngày cát trung bình (chế nhật). Nạp âm: Bình Địa Mộc kị tuổi: Quý Tỵ, Ất Mùi. Ngày thuộc hành Mộc khắc hành Thổ, đặc biệt tuổi: Tân Mùi, Kỷ Dậu, Đinh Tỵ thuộc hành Thổ không sợ Mộc. Ngày Hợi lục hợp Dần, tam hợp Mão và Mùi thành Mộc cục. Xung Tỵ, hình Hợi, hại Thân, phá Dần, tuyệt Ngọ.
Giờ Hoàng đạo: Ất Sửu (1h-3h): Ngọc Đường, Mậu Thìn (7h-9h): Tư Mệnh, Canh Ngọ (11h-13h): Thanh Long, Tân Mùi (13h-15h): Minh Đường, Giáp Tuất (19h-21h): Kim Quỹ, Ất Hợi (21h-23h): Bảo Quang
Giờ Hắc đạo: Giáp Tý (23h-1h): Bạch Hổ, Bính Dần (3h-5h): Thiên Lao, Đinh Mão (5h-7h): Nguyên Vũ, Kỷ Tị (9h-11h): Câu Trận, Nhâm Thân (15h-17h): Thiên Hình, Quý Dậu (17h-19h): Chu Tước
4. 6 điều tích vận phúc trong ngày Tết Đoan Ngọ
Treo cành xương rồng trên cửa
Đoan Ngọ là thời gian dương khí vượng nhất, muốn cho nhà mình đón được nhiều vượng khí nhất thì bạn có thể treo một nắm cây ngải cứu hoặc một cành xương rồng trên cửa, 2 loại cây này sẽ có tác dụng trừ tà, loại bỏ mọi tà khí. Còn biện pháp tối ưu nhất là bạn sửa sang, quét dọn nhà cửa sạch sẽ một chút.
Mang theo một nắm hương (nhang) bên mình
Mang theo một chút hương trầm theo người trong ngày Tết Đoan Dương. Những nguyên liệu để làm ra hương sẽ là vật hộ thân an toàn, vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng trừ tà.
Tắm bằng thảo mộc
Trong ngày Tết Đoan Ngọ bạn cũng có thể sử dụng nhưng cây cỏ thiên nhiên nấu lên làm nước tắm vừa để xua đi tà khí vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh thần sảng khoái. Các loại cây có thể dùng để đun nước tắm như cỏ mần trầu, bông mã đề, lá mùi già, hương nhu…
Phóng sinh
Đoan Ngọ cũng là thời điểm thích hợp để bạn làm việc thiện như phóng sinh. Điều này có thể là vì chính bản thân mình hoặc cho người nhà, tu nhân tích đức, quảng kết thiện duyên, phóng sinh là phương pháp loại bỏ ưu buồn, đau khổ hiệu quả nhất.
Quét dọn phòng vệ sinh
Phòng vệ sinh cần quét dọn sạch sẽ. Phòng vệ sinh mà dơ bẩn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, như vậy cần quét dọn sạch sẽ, chẳng những làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn có thể đánh bay vận xui.
Không đến những nơi có nhiều âm khí
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, tốt nhất là bạn không nên tới những nơi có nhiều âm khí như bệnh viện, nghĩa trang, ao hồ, nơi tối tăm, vắng vẻ để tránh bị âm khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
5. Tết Đoan Ngọ ăn gì?
Rượu nếp
Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này vì theo quan niệm của người dân, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. Theo tuvingaynay.com vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. Các gia đình có thể nấu cơm nếp, ủ rượu ở nhà hoặc mua ngoài hàng bán sẵn.
Rượu nếp được làm từ xôi nguyên hạt lên men. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Tùy ở mỗi nơi mà cách chế biến cơm rượu nếp lại khác nhau. Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối, còn cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời của người Bắc.
Bánh tro
Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng… Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không nhân.
Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau, có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác. Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng. Bánh là món ăn mát lành, chống ngấy rất tốt.
Khi làm bánh, người ta thường làm rất tỉ mỉ, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng cho mọi người thưởng thức. Ngày 5/5 cũng là dịp đầu hè, được thưởng thức món bánh ngon ngọt, thanh mát vừa giản dị mà lại dân dã như vậy thì quả là tuyệt vời.
Thịt vịt
Đối với người dân miền Trung, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Trong khi một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 (âm lịch) thì một số người khác lại cho rằng từ 5/5 (âm lịch) trở đi thịt vịt sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn và không còn mùi hôi nữa.
Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể được lựa chọn làm món chính trong ngày này. Theo đông y, thịt vịt còn có tác dụng bồi bổ cơ thế sau ốm, chữa co giật, hạ nhiệt, giảm mụn nhọt.
Hoa quả
Cũng như bao các nghi lễ, ngày tết khác. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.
Ở miền Bắc, những loại quả thời vụ điển hình như mận, vải, đào đều không thể thiếu trong mâm cúng của mỗi gia đình.
Chè trôi nước
Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè tròn được làm từ bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa.
Chè kê
Đây là món ăn đặc trưng ngày Tết Đoan Ngọ của người Huế. Sau khi được xay hạt kê cho tróc vỏ, người ta đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ được nồi chè thơm phức với màu vàng hấp dẫn, hương vị khó quên.
6. Văn khấn ngày tết Đoan Ngọ
Sắm lễ Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày Giết Sâu Bọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:
– Hương, hoa, vàng mã; – Nước; – Rượu nếp; – Các loại hoa quả: + Mận + Hồng xiêm + Dưa hấu + Vải + Chuối…
Văn khấn Tết Đoan Ngọ chuẩn theo Văn khấn cổ truyền
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:………………………….
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Ngọc Hân/Th!
0 notes
suabimchatluong · 5 years
Text
Ẩm thực món ngon ngày tết miền Tây
Người dân miền Tây thật thà chất phác, mâm cỗ người miền Tây cũng đậm chất dân giã và mang nét truyền thống riêng của vùng miền. Những món ngon ngày tết miền Tây sẽ tăng thêm hương vị độc đáo trong bàn tiệc đầu xuân của người Việt. Hãy cùng chúng tôi khám phá các món ăn ngon của miền sông nước trong những ngày đầu năm mới qua bài viết dưới đây.
Các loại nem chả 
Nem chả là món ăn truyền thống trong ngày Tết trên cả 3 miền đất nước.Trong ngày Tết, ngoài các loại chả lụa, chả bò quen thuộc, người miền Tây còn sáng tạo ra nhiều loại chả đẹp mắt. 
Tiêu biểu như chả hoa ngũ sắc có lớp ngoài là trứng tráng, bên trong là pate, thịt băm, mộc nhĩ, cà rốt cùng lòng đỏ trứng muối. Một món chả độc đáo khác là gà rút xương nhồi pate, món ăn vừa ngon lại vừa ấn tượng.
Tumblr media
Khô nhái An Giang
Khô nhái An Giang được người dân miền Tây gọi bằng cái tên mỹ miều “mỹ nữ chân dài”. Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng của người dân An Giang. Đặc biệt, vào những ngày tết thì món này lại càng được lựa chọn và tiêu thụ nhiều hơn.
Cách chế biến món ngon ngày tết miền Tây này cũng khá kỳ công và cần nhiều thời gian. Người ta bắt những con nhái ở ngoài đồng ruộng về. Sau khi đã sơ chế, làm sạch thì tẩm ướp mật ong và các loại gia vị rồi đem phơi cho khô. 
Khi ăn, họ lấy ra chiên giòn lên, ăn cùng với mắm hoặc ăn không đều là những mồi nhậu vừa thơm ngon vừ lý tưởng cho những ngày tết cổ truyền.
Mứt chuối phồng
Mứt chuối phồng (hay còn gọi là kẹo chuối/bánh chuối) là một món đặc sản đặc trưng của người dân Đồng Tháp rất được yêu thích, đặc biệt là trong dịp tết nguyên đán.
Mứt chuối có hương thơm của gừng, của mè, dậy mùi của chuối. Cắn thử một miếng bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của chuối, vị bùi bùi của lạc rất hấp dẫn. Mứt chuối dẻo quánh được bao bọc bởi độ giòn tan của lớp bánh tráng bên ngoài, thưởng thức vô cùng thú vị. Món mứt chuối thích hợp khi nhâm nhi với chén trà để ngày tết thêm phần thi vị và đậm tình con người miền Tây.
Bên cạnh mứt chuối thì miền Tây còn là vựa hoa quả lớn nhất cả nước, ngày Tết người dân còn tự tay làm rất nhiều loại hoa quả sấy khác nhau. Có thể kể đến mít sấy vàng ươm, mứt khoai giòn ngọt, mứt bưởi xanh mát,...
Tumblr media
Bánh tét lá cẩm Cần Thơ
Nếu bánh tét ngọt là niềm tự hào của người dân miền Tây nói chung thì bánh tét lá cẩm là đặc sản của vùng đất Tây Đô. Khác với kiểu bánh truyền thống sẽ có nhân chuối và nhân đậu xanh, món bánh tét lá cẩm có 4 loại nhân khác nhau, gồm nhân chuối, nhân đậu ngọt, nhân mỡ và nhân thịt muối thập cẩm. 
Trong đó, bánh nhân đậu và chuối được gọi là bánh chay, còn bánh nhân mỡ và thịt muối là bánh mặn.
Các loại mắm Gò Công
Mắm tôm chà là - đặc sản của xứ Gò Công vì hiện chỉ có khoảng 5 gia đình còn tiếp tục làm làm loại mắm này tại địa phương. Loại mắm này thường dùng làm nước chấm thịt ba rọi luộc cuốn với rau sống và bún tươi, xóa tan đi cảm giác ngấy dầu mỡ của các món ăn trong ngày Tết. 
Bên cạnh đó còn có nhiều lại mắm khác được nhiều người và khách du lịch yêu thích như mắm còng lột, mắm ruốc...
Trên đây là những món ngon ngày tết miền Tây mới lạ và khác biệt hơn so với những vùng miền khác. Bạn hãy lưu lại để chuyến du lịch về miền Tây ăn tết thêm ý nghĩa và trọn vẹn nhé.
0 notes
redbullrb · 7 years
Photo
Tumblr media
Tiếp tục từ bài viết trước. Con trai của Trịnh Kiểm là Tùng núi một mặt đã phá đảo Mạc triều, mặt khác anh lại nhắm tới quyền lực muốn quẩy nát rank cung đình nên nhằm vào 2 anh em Nguyễn Uông Nguyễn Hoàng là đối thủ nặng kí lúc đó mà gank nhiệt tình đáo để. Khi Nguyễn Uông mất, lờ mờ nhận ra gì đó sai sai từ phía ông anh rể, Nguyễn Hoàng giả ngáo xin chị kêu chồng cho mình trấn thủ đất Thuận Quảng (năm 1558). Và đây là bước đánh dấu sự nứt rẽ trong một đất nước thống nhất.
Vừa tới nơi “Đất lành chim đậu”, Nguyễn Hoàng lập tức ra tay khai khẩn và xây dựng lực lượng cho chiến cuộc sau này. Năm 1613 chúa Nguyễn Hoàng mất, con trai ông là Nguyễn Phúc Nguyên kế vị.
Tuy khi còn sống Chúa Tiên bề ngoài chưa chống đối họ Trịnh nhưng bên trong đã hết sức phòng bị. Trước khi mất ông dặn con trai phải chuẩn bị việc binh đao ắt sẽ xây dựng cơ nghiệp muôn đời
Nhưng khi đó Phúc Nguyên có 2 người em thứ 7 và 8 âm mưu nổi loạn hợp tác với bên Trịnh thì bị phát hiện. Khi bên Trịnh đã lỡ phát binh phục sẵn rồi cũng đành quay về Thăng Long. Biết điều gì đến cũng sẽ đến, Phúc Nguyên nhận sắc yêu cầu nộp thuế nhưng ông để  Đào Duy Từ đáp lại Trịnh Tráng bằng một cái mâm đồng phủ lụa, có kèm một bài thơ mà ghép lại thì thành ra 4 từ rất sốc não: “Ta không nhận sắc”
Mình nghe được đâu đây tiếng Trịnh Tráng chửi thề =))
Đó là cái cớ hơi ngô nghê nhưng cũng chấp nhận được. để Trịnh Tráng xé làm hai đôi giấy Đại Việt, phát động chiến tranh tấn công dữ dội trong 4 tháng nhưng không khuất phục được Đàng Trong. Trịnh Tráng tức tối phải thu quân về. Khi quân Đàng Ngoài về hết, ông Đào Duy Tư hiến kế xây dựng Lũy Thầy, rạch đôi sơn hà như Tần Thủy Hoàng đã dựng Vạn Lý Trường Thành để chặn quân Hung Nô ngày trước
“ Thương em mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
Nhưng gặp Lũy Thầy phong ba
Mấy sông mấy núi thôi hẹn kiếp sau”
Thời cuộc lúc ấy đã giết chết bao cuộc tình vượt biên là như thế đó =))
Trịnh nhiều lần cố gắng hết sức để sâu kim Lũy Thầy nhưng đều bị chặn đứng. Họ thử đủ thứ cách. Từ đi đường biển để vòng qua tường thành, cho tới đua đòi bắt chước phong cách châu Âu. Các khẩu thần công Hà Lan bắn thủng được lớp tường thành đầu tiên nhưng bó tay với lớp thứ hai. Có khi còn nhờ Hà Lan support nhưng đều bị làm gỏi, đám thủy thủ bị bắt lên bờ đều bị chém đầu, cắt tai rồi đóng gói ship qua phương bắc để troll anh Trịnh. Sự nhục nhã này sau 5 năm được trả lại bằng một quân đội Đàng Ngoài xông vào như vũ bão, khi ấy Lũy Thầy bị đe dọa nghiêm trọng nhưng may mà có tướng tank bên Nguyễn là Trương Phúc Phấn kiên cường chống đỡ rồi tối đến canh năm mấy ông tướng Nguyễn thả voi quét hết bên Trịnh
Trận này phe Trịnh thua quá đau đớn. Đánh mãi, đánh hoài mà không phá sập được hệ thống phòng thủ cứng cáp của miền nam nên Trịnh Tráng bắt đầu thấy ức chế và mệt mỏi. Cùng lúc đó vua Lê lăn đùng ra chết ngoài bắc, và đây là cơ hội cho nhà Nguyễn phản công.
-Chiêu Vũ, Thuận Nghĩa! - Chúa Hiền ra lệnh. -Ở đâu cần thanh niên có, ở đâu khó có thanh niên! Hai người hăng hái lên đường và quân Nguyễn khởi hùng binh bắc phạt. Đây thực sự là một bất ngờ lớn với nhà Trịnh vì “thằng con nít” mà mình chuyên ăn hiếp đã đủ thực lực để bật lại. Quân Nguyễn tiến cực nhanh, chiếm Quảng Bình, rồi kế đó là Hà Tĩnh. Chưa dừng tại đây, họ thừa dịp đánh lên Nghệ An luôn. Chiêu Vũ và Thuận Nghĩa như hai mũi tên được căng hết cỡ, xuyên phá vào tử huyệt của Đàng Ngoài. Coi như chỉ còn Thanh Hóa, Ninh Bình và Hà Nam nữa là tới Thăng Long - sào huyệt chúa Trịnh rồi! Tên tuổi của họ nổi còn hơn cả Trường Giang cộng với Trấn Thành, phủ sóng rộng rãi như Viettel và MTP, đến mức nó trở thành một nỗi ám ảnh của cả quân đội miền bắc
Chúa Trịnh Tráng giận rét run cả người:
“Thằng toàn đâu ra đây cho bố. Mày còn không mau đánh 2 thằng tướng láo toét kia đi mà còn ngồi đó chơi cỏ Hà Lan hả con”
“Xoắn vậy lão đại. Để con”
Với lối dụng binh lì lợm, complete mission được giao. Đúng lúc đó bố Trịnh Tráng qua đời, anh hai là Trịnh Tạc lên ngôi, trong nội bộ họ Trịnh liền có sự cố anh em mâu thuẫn. Trịnh Toàn bị khép vào con đường tù tội mục gông tới khi chết.
Trịnh Căn thay Trịnh Toàn, với 24 cái xuân xanh thì công việc này đối với anh là hơi khó, nhưng với tự tin có sẵn và ảo tưởng có thừa. Anh tự tin hét lớn “Làm gỏi Thuận Nghĩa thôi các bạn”
“Oắt con bố láo tí tuổi đầu !”
Dứt lời Thuận Nghĩa vung gươm như chém chuối xa xả vào bên Căn. Giao đấu rất lâu sau thấy không ổn Căn tháo chạy. Với nụ cười sáng như trăng đêm rằm, Thuận Nghĩa quyết sống mái khô máu nhưng đến đoạn thì bỏ qua do binh lính liều chết cứu tướng nhiều quá
“Không có nhu cầu sống thì anh theo ý nguyện, nhưng anh cũng là người chứ có phải máy chém đâu mà lấy sức anh địch cho hết mấy thằng ngáo ngơ tụi bây”
Trận sau Trịnh Căn đã suy tính kĩ hơn. Họ Nguyễn giỏi về lối đánh nhanh vậy thì bây giờ ông chơi nhầy thử xem. Cho bày quân khắc khắp Đàng Ngoài quả nhiên có hiệu quả, 2 ông tướng Nguyễn không biết làm sao thì bàn tính nhờ vào nhà Mạc và chúa Bầu ở sát biên giới Việt Trung hỗ trợ nhưng 2 ông này không mặn mà lắm, nhầy cả ngày đã vô tình tạo được thời gian cho quân Trịnh chuẩn bị. Thuận nghĩa thấy không khí trở nên căng thẳng, quân đào ngũ thì ngày một đông. Vừa hay tin Trịnh Căn đánh An Tràng, Thuận Nghĩa quyết đánh trận cuối, hỗ trợ phía sau sẽ là Chiêu Vũ. Nhưng mà Thuận Nghĩa ghét ông Vũ này từ trước nên chơi dơ, tối họp binh sĩ rủ nhau bỏ game rút về nam hết. Chiêu Vũ bị mắc mưu đến An Tràng với tâm trạng đây là đâu? Tôi là ai? Có ai giúp tôi trả lời những câu hỏi với???
“Ta lạc trôi giữa trời, ta lạc trôi giữa đờiiiiiiiiiiiiiii”
Chiêu Vũ lập tức chơi mưu nhổ trại cùng đám quân tàn chạy cấp tốc về nam. Trịnh Căn bị mắc mưu quyết rượt theo chơi tới cùng, đánh từ sáng đến tối, khói lửa mù trời. Đây là trận đánh dữ dội cuối cùng ngay trên dãy Hoành Sơn. Sau chiến cuộc, 2 bên tổn thất nặng, dù sao cũng con cháu vua Hùng, thôi hòa trận này. Trịnh Căn trỏ tay, tuyên bố: -Lần tới hai ngươi sẽ không may mắn vậy đâu. Rồi dẫn quân trở lại đất bắc. Chiêu Vũ trách: -Mình chơi với bạn hết lòng, bạn chơi lại mình hết hồn.
Rồi 2 ông về nam giận nhau tới già. Sau đó mùa đông cuối đã tới gõ cửa Thuận Nghĩa, 2 danh tướng có tiếng xứ Đàng Trong giờ chỉ còn 1. Bên Trịnh thấy thời cơ đã đến, lái ngựa cày nát đường khét lẹt đánh Lũy Thầy. May mà ông tướng già Chiêu Vũ tới kịp để đ��o ngược tình thế. Quân Trịnh nhả luỹ, giúp quân Nguyễn có thời gian sửa lại hết những đoạn trường thành hư hỏng. Chiêu Vũ truyền thu gom ghe thuyền của ngư dân ở ven sông, phá ra lấy ván ốp vào các lỗ toang hoác. Sáng hôm sau Trịnh Tạc thấy luỹ Trấn Ninh lại vẹn nguyên như mới thì vô cùng bất ngờ. Ông sai sát thủ trèo lên mặt lũy, ẩn nấp kín đáo, thò nòng súng ra mà bắn. Tên sát thủ giết được vài người, nhưng may Chiêu Vũ chưa bị làm sao thì hắn đã bị phát hiện và chém làm hai đoạn. Trịnh Căn tức quá quát lớn:
Đã đến núi báu thì ai chịu về không? ĐÁNH! Súng lệnh nổ vang. Ba nghìn quân Trịnh uống rượu cấp nộ, không còn sợ chết nữa, vác cuốc lao vào như cơn lốc để đào chân thành. Bức tường kỳ vĩ có nguy cơ sụp đổ. Chưa kể Trịnh Tạc còn sai mang diều giấy tẩm dầu rái, lựa chiều gió mà tung vào trong luỹ. Đàn diều nóng hổi bay phần phật như sao chổi sa xuống. Thứ vũ khí tàn độc này nếu đổ nước vào thì không những chẳng dập được mà còn cháy loang ra. Chiêu Vũ bảo anh em dùng cát dập lửa. Đoạn sai quân cưa hơn 300 tấm gỗ đóng đinh nhọn vào, móc vào dây thừng thả xuống. Quân Trịnh mắc bàn đinh đập vào chân, bị câu bắt vào thành đều hoảng hồn. Sau đó bên Trịnh nhây còn chơi mấy quả súng bự hướng thẳng vào Lũy Thầy nhả đạn tới tấp, máu me cùng tiếng oán hòa vào nhau làm nên bản EDM hoành tráng. Đây là pha combat kinh khủng nhất trong Trịnh Nguyễn phân tranh
Trịnh Căn đem thuỷ binh vượt sông Gianh yểm trợ cha. Bất ngờ bị trúng gió, nằm vật trên thuyền, mạch đập điên cuồng, không ăn uống được, thuốc gì cũng bó tay. Tây Định vương đau lòng, bèn đưa con trai cưng về Thăng Long, không còn muốn đánh nữa. Sau nhiều ngày đêm căng sức chống cự, nay thấy quân bắc ùn ùn rút lui, bấy giờ Chiêu Vũ mới ngồi phịch xuống. Ông ngửa mặt lên trời, dòng nước mắt hạnh phúc chảy đầy hai má: -Thắng rồi, Tây Định vương chạy rồi...
Họ Trịnh Nguyễn vốn là thông gia nên tranh chấp của họ có thể xem là “mâu thuẫn gia đình” gay go nhất lịch sử Việt Nam. Sau thất bại ở Trấn Ninh, Tây Định vương Trịnh Tạc chấp nhận chia đôi thiên hạ với Hiền vương Nguyễn Phúc Tần, có hoàng đế Khang Hy nhà Thanh làm chứng.
Nhưng sâu trong đâu đó nhà Nguyễn, họ đâu biết rằng đã rước phải mầm mống tai họa về nhà: Khi Thuận Nghĩa và Chiêu Vũ chơi nhau. Đám tàn quân bị bỏ rơi của Chiêu Vũ trên đường tháo chạy gặp người nào bắt người đó về, và, trong đó có cả ông tổ của nhà Tây Sơn. Trịnh Nguyễn phân tranh 200 năm cuối cùng hoàn toàn chấm dứt bởi Bắc Bình Vương, họ nổi lên như ngôi sao trong showbiz, quét sạch họ Nguyễn nhưng chỉ bỏ lỡ cậu bé Nguyễn Phúc Ánh. Vài năm sau họ múc luôn bên Trịnh rồi lập nên một triều đại khác. Thời gian sau là hành trình hơn 20 năm nằm gai nếm mật của Nguyễn Ánh nhằm phục thù và lấy lại danh dự trong gia tộc  nhưng đó là một câu chuyện khác để dành cho lần sau….
1 note · View note
gomsuhcm · 5 years
Text
Cách Sắp Xếp Ảnh Trên Bàn Thờ Gia Tiên
Cách Sắp Xếp Ảnh Trên Bàn Thờ Gia Tiên
Cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên như thế nào cho đúng? Sắp xếp ảnh thờ sao cho hợp thuần phong mỹ tục theo truyền thống Việt Nam? Đây là câu hỏi được rất nhiều gia đình trẻ chưa có kinh nghiệm qua tâm. Vì vậy bài viết hôm nay chúng tôi quyết định chia sẻ những thông tin kiến thức về cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên. Để giúp các bạn có được cách thờ cúng phù hợp và hiệu quả nhất.
Truyền thống sắp xếp ảnh thờ theo thứ tự “Nam Tả – Nữ Hữu”
Có rất nhiều gia đình chưa biết cách đặt ảnh thờ gia tiên đúng và hợp phong thủy. 
Việc đặt ảnh thờ tưởng chừng đơn giản. Nhưng gia chủ cũng nên lưu ý đặt ảnh thờ tổ tiên đúng theo quy định thì mới phải lệ và việc thờ cúng cũng trở nên suôn sẻ hơn. 
Từ xưa đến nay dân tộc ta có truyền thống sắp xếp ảnh thờ theo vị trí “Nam tả – Nữ Hữu”. 
Có thể bạn quan tâm:
Cách Sắp Xếp Bàn Thờ Gia Tiên
Bàn Thờ Gia Tiên Có Mấy Bát Hương
Ý nghĩa xuất xứ của vị trí “Nam Tả – Nữ Hữu”
Câu nói “Nam Tả – Nữ Hữu” được xuất phát từ một truyền thuyết của Trung Quốc, theo cuốn sách “Ngũ vận lịch niên ký” ghi chép lại rằng: 
Khi xưa vị thần Bàn Cổ Thạch của văn hóa Trung Quốc hóa thân thành mặt trời, thì phần bên trái của ngài hóa thành mặt trời. Và phần bên phải hóa thành mặt trăng. Mặt trời là tượng trưng cho nam giới, còn mặt trăng đại diện cho nữ giới. 
Từ đó xuất hiện câu “Nam Tả – Nữ Hữu”.
Không chỉ về góc độ truyền thuyết hay tâm linh, mà câu nói này cũng được đánh giá là vô cùng hợp lý và có căn cứ theo khoa học. 
Nam tả – nữ hữu có liên quan mật thiết đến học thuyết âm dương. Học thuyết này nói lên rằng âm – dương là hai thế cực đối nghịch nhau, nhưng chúng lại thống nhất với nhau. 
Âm – dương cũng được xem là khỏi đầu cho mọi sự sống và phát triển, tiến hóa trong cuộc sống. Trong âm có dương, trong dương có âm, âm dương cân bằng thì mọi vật sinh tồn.
Chính vì vậy nên câu “Nam tả – Nữ hữu” đã xuất hiện rất lâu và đi theo rất nhiều thế hệ, góp phần làm nên truyền thống văn hóa của dân tộc. 
Tả là bên trái, hữu là bên phải. Vậy nên khi đặt di ảnh thờ tổ tiên thì đặt di ảnh nam ở bên phải và di ảnh nữ ở bên trái. Gia chủ nên chú ý đặt ảnh theo hướng nhìn từ bàn thờ ra ngoài.
Vị trí “Nam Tả – Nữ Hữu” được vận hành từ tự nhiên và bên trong con người
Theo dân gian thì có rất nhiều cách để lý giải về nam tả – nữ hữu. Theo thực tế thì người xưa đã quan sát sự vận chuyển của tự nhiên bên ngoài và các hoạt động bên trong của con người để định ra. 
Cụ thể như sau:
Nếu đứng quay mặt về phương Nam thì mặt trời lên ở bên tay trái (Tả). Mặt trời lặn ở bên tay phải (Hữu).
Nam xung do huyết. Buổi sáng khoảng từ 3h – 5h sáng: Can khí vượng, huyết xung…
Nữ trầm bởi thận. Buổi chiều từ khoảng 4h – 6h chiều: thận khí khỏe,…
Chính từ những điều này nên sinh ra các thuyết: Nam Tả – Nữ Hữu; Nam Huyết – Nữ Khí; Nam Dương – Nữ Âm; Nam Can – Nữ Thận;…
Ứng dụng thực tế của vị trí “Nam Tả – Nữ Hữu” trong cuộc sống
Xét theo ứng dụng thực tế của cuộc sống chúng ta có thể thấy không chỉ vị trí Nam tả – nữ hữu được ứng dụng trong lĩnh vực tâm linh như: đặt di ảnh thờ, đặt bài vị, đặt mộ phần,… Mà trong cả các nghi lễ cũng đều được quy định như vậy: 
Trong các nghi lễ quốc gia: Nước chủ nhà, quốc kỳ, nguyên thủ quốc gia, thủ tướng, đều tại ở vị trí bên trái. Còn nước ngoài đều ở vị trí bên phải.
Các nghi lễ ký kết hợp đồng, hợp tác cấp quốc gia, văn kiện, thông cáo chung,… Các vị quan chức cao cấp chúng ta cũng thường thấy vị trí như quy định này.
Nghi lễ trong các lễ hội, lễ cầu cúng, lễ tang, lễ giỗ cũng được sắp đặt theo Nam Tả – Nữ Hữu.
Trong cuộc sống thường ngày: Khi chụp ảnh gia đình, khi vợ chồng nằm ngủ trên giường, … Tất cả đa số nam nằm bên trái của nữ, nữ nằm bên phải của nam. Đây cũng là điều phù hợp với quy luật âm dương, sinh lý và giới tính.
Vị trí đặt ảnh thờ và kích thước ảnh thờ gia tiên
Theo văn hóa của người Việt Nam thì việc thờ cúng, tâm linh là điều hết sức quan trọng. Vậy nên ảnh thờ và các đồ vật thờ cúng cũng được rất quan tâm về việc bài trí cân đối, và đảm bảo được sự trang nghiêm.
Ảnh thờ thường được đặt ở vị trí giữa bàn thờ. Bát hương thì thường được đặt ở giữa bàn thờ và ngay trước ảnh thờ. Các đồ thờ khác như nến, đèn, mâm bồng, lọ hoa, … đều cần được sắp xếp thật gọn gàng và đúng thứ tự của chúng. 
Cách sắp xếp các đồ thờ cúng trên bàn thơ gia tiên
Khi thờ cúng tổ tiên thì di ảnh ông nên đặt ở phía bên tay trái và di ảnh bà nên đặt phía bên tay phải. Theo hướng từ trong bàn thờ nhìn ra. Còn nếu đặt theo hướng gia chủ lễ vào thì đặt ngược lại ảnh thờ Nam đặt bên phải và ảnh thờ nữ đặt bên trái.
Kích thước ảnh thờ bạn nên đặt khung ảnh sao cho phù hợp với không gian thờ cúng cũng như kích thước bàn thờ, tủ thờ. Kích thước bàn thờ, tủ thờ thường được làm theo kích thước chuẩn của thước Lỗ Ban.
Khi thờ cúng gia tiên thì chủ nhà chỉ cần thực hiện đúng thủ tục, quy tắc và sắp xếp các vật phẩm thờ cúng đúng vị trí. Cùng với sự thành tâm của mình thì gia chủ sẽ có được sự an toàn, an tâm về không gian tâm linh của gia đình mình.
Những điều cần kiêng kỵ trong việc thờ cúng gia chủ cần chú ý
Để tránh phạm những sai lầm không đáng có trong việc thờ cúng thì gia chủ nên làm theo các truyền thống người xưa để lại. Dù sao thì vẫn nên sử dụng câu: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. 
Khi thờ cúng gia tiên thì chủ nhà cần chú ý những điểm như sau:
Luôn giữ cho bàn thờ sạch sẽ, không gian thờ cúng phải luôn sạch sẽ, thoáng đãng và yên tĩnh.
Không đặt những đồ vật không liên quan đến việc thờ cúng trên bàn thờ. Để tránh làm mất đi sự linh thiêng và trang trọng, tôn kính nơi thờ cúng. 
Gia chủ nên lưu ý hạn chế xê dịch bát hương khi lau chùi bàn thờ. 
Nên sử dụng hoa quả tươi để thờ cúng trên bàn thờ. Không dùng đồ giả và những loại hoa quả có gai sắc nhọn mang sát khí.
Lưu ý không nên cắm hương chồng chéo lên nhau.
Điều quan trọng hơn hết là khi thờ cúng gia chủ phải có tâm sáng và lòng hướng thiện thì mới mong có được sự chứng giám và phù hộ của tổ tiên.
Một số mẫu các bộ đồ thờ bằng gốm sứ đẹp
Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm mua bộ đồ thờ bằng gốm sứ thì nên chọn các bộ bàn thờ gốm Bát Tràng. Đây là một trong số ít các làng nghề làm gốm thủ công 100% còn lại tại Việt Nam. Các sản phẩm thờ cúng từ gốm sứ Bát Tràng đều rất uy tín về chất lượng, độ bền chắc cao, nước men sáng, mịn. 
Gốm sứ Bát Tràng có rất đa dạng các mẫu sản phẩm đồ thờ đẹp bạn có thể tham khảo tại gomsuhcm.com để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Kết luận
Nếu quý khách đang có nhu cầu muốn mua đồ thờ cúng bằng gốm sứ Bát Tràng thì đừng ngần ngại. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình và chu đáo nhất nhé!
Chúng tôi nhận in logo lên sản phẩm để làm quà tặng cho tổ chức, doanh nghiệp, công ty, hội đoàn số lượng lớn với giá xưởng. Hãy liên hệ hotline 090 26 93 866 để được tư vấn miễn phí và ship hàng tới tận nơi với giá rẻ
Liên hệ mua hàng
Tumblr media
Website: https://gomsuhcm.com/
Tumblr media
76 Nguyễn Giản Thanh, P.15, Q.10, Tp.HCM
Tumblr media
Hotline: 090 26 93 866
Tumblr media
 Tư vấn: 028.6270.4567 Email: [email protected]
The post Cách Sắp Xếp Ảnh Trên Bàn Thờ Gia Tiên appeared first on Cửa Hàng gốm sứ tại hcm.
Gốm sứ bát tràng https://gomsuhcm.com 0902693866 76 Nguyễn Giản Thanh, phường 15, quận 10 https://gomsuhcm.com
0 notes
giaitritonghop123 · 7 years
Text
Tết Trung thu xưa được tái hiện ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Thu vọng nguyệt là chương trình Tết Trung thu được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội vào 3 ngày, 29/9-1/10. Mỗi đêm sẽ có các chủ đề riêng, lần lượt là Thu tinh hoa, Thu tương ngộ và Thu tuổi thơ. Trong đó, mỗi đêm hội đều diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật kết hợp với ẩm thực.
Chương trình Thu vọng nguyệt sẽ diễn ra từ 17h đến 22h vào 3 ngày cuối tuần. Vé được bán với giá từ 195.000 đồng với trẻ em và 390.000 đồng với người lớn.
Tại đây, các phong tục truyền thống đón Trung thu của người Hà Nội sẽ được tái hiện, như rước đèn, múa sư tư, hoạt cảnh chú Cuội – Hằng Nga, trang trí không gian lung linh với những chiếc đèn ông sao cỡ lớn, bày mâm ngũ quả...
Trong khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: nu na nu nống, ô ăn quan, bắn bi, rồng rắn lên mây, nhảy dây... Khách tham gia còn được tương tác với các nghệ nhân làm đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi, nặn tò he, làm giỏ thiên nga bông hay giỏ thị...
Ngoài ra, đêm hội còn có các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống kết hợp đương đại, với sự tham gia của gần 500 nghệ sĩ, trong đó có Xuân Bắc – Tự Long, diễn viên Chiều Xuân, nghệ sĩ Trí Minh, ca sĩ Thùy Chi, ca sĩ Đông Hùng, USƯT Xuân Diệu, NSND Thúy Hường... Vào các tối còn có màn trình diễn áo dài của ba nhà thiết kế Ngân An, Hà Linh và Đức Hùng.
Các tác phẩm nghệ thuật do những nghệ nhân ẩm thực ba miền dàn dựng sẽ được trưng bày gồm mâm cỗ trung thu Hà Nội xưa, kỷ lục “Trứng rồng” khổng lồ lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội, nghệ thuật cắt tỉa và trình bày rau củ quả, làm bánh trung thu truyền thống, làm cốm....
Trong chương trình, nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc, tiến sĩ Nguyễn Nhã, nghệ nhân phục dựng Trịnh Bách sẽ góp mặt để cùng trò truyện về lịch sử, không khí ngày Tết Trung thu xưa. Đây là cách để khơi gợi tâm hồn trẻ nhỏ lòng tự hào và phát huy tinh thần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Các hoạt động chi tiết:
Đêm 29/9 – Thu tinh hoa
- Đêm hội Trăng rằm Trung thu Hà Nội với chú Cuội Xuân Bắc – Tự Long
- Trình diễn âm nhạc dân gian với sự xuất hiện của dàn nhạc dân tộc và các nghệ sĩ nổi tiếng: NSUT Xuân Diệu, NSND Thanh Hoài…
- Trình diễn thời trang áo dài của NTK Ngân An chủ đề “Áo dài Hà Nội xưa”
Đêm 30/9 – Thu tương ngộ
- Đêm hội Trăng rằm Trung thu Hà Nội với chú Cuội Xuân Bắc – Tự Long
- Âm nhạc đương đại với sự kết hợp của nghệ sĩ nhạc điện tử Trí Minh, NSND Thúy Hường cùng tốp quan họ Bắc Ninh trong các ca khúc dân ca quen thuộc.
- Trình diễn thời trang áo dài của NTK Hà Linh Thư chủ đề “Áo dài cách tân”
Đêm 1/10 – Thu tuổi thơ
- Đêm hội Trăng rằm Trung thu Hà Nội với chú Cuội Xuân Bắc – Tự Long
- Âm nhạc thiếu nhi với sự xuất hiện của nhóm Solart trong các bài hát thiếu nhi quen thuộc.
- Trình diễn thời trang áo dài của NTK Đức Hùng chủ đề “Áo dài Thu vọng nguyệt”
from Tin mới nhất - VnExpress RSS http://ift.tt/2yrPMOn via IFTTT
0 notes
trangnim · 4 years
Text
Mua quả sung ở đâu tại TPHCM ???
Mua quả sung tại Thảo Dược Thanh Bình chất lượng nhất
Quả sung – một trong những phương pháp dân gian được ưa chuộng từ lâu đời, áp dụng trong đời sống, trong các bài thuốc Đông y nhằm hỗ trợ điều trị bệnh an toàn mà lại tiết kiệm chi phí. Quả sung tuy dễ kiếm dễ dùng nhưng công dụng gồm những gì, cách sử dụng ra sao thì vẫn còn nhiều người mơ hồ chưa hiểu rõ. Theo dõi bài viết dưới đây của Thảo Dược Thanh Bình để giải đáp thắc mắc này nhé!
Quả sung – thảo dược 100% hữu cơ an toàn cho sức khỏe
✔ Cây sung, quả sung là một thực vật bình dị, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ con người Việt Nam. Sung đi vào thơ ca, xuất hiện ở các mâm ngũ quả ngày Tết, là món ăn vặt yêu thích…Với y học cổ truyền, sung hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả từ bộ phận lá cho đến quả, trong đó lá sung còn dùng làm rau ăn.
✔ Sung hay còn gọi là ưu đàm thụ, mật quả, phẩm tiên quả…Cây sung thuộc họ Dâu tằm.
✔ Cây sung là cây thân gỗ, lớn với chiều cao trung bình 15m và có khi đạt đến 20m. Thường cây sung có đường kính khoảng 60 – 90cm, vỏ thân sần sùi và có màu nâu. Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục với gân chính của lá nổi rõ. Thường có sâu ký sinh và tạo thành các mụn nhọt trên mặt lá. Hoa mọc thành chùm, có đế hoa phát triển thành túi kín và bao lấy hoa bên trong. Quả sung chính là đế hoa bao bọc lấy quả ở bên trong, cũng mọc thành chùm, vỏ màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ. Quả sung có hình lê, phần gốc quả thu nhỏ dần về phía cuống, đỉnh quả có rốn, phẳng.
✔ Cây sung phát triển tốt trên cả đất khô cằn, thường thấy sung ở 3 miền nước ta. Sung cho bóng mát, cho lá và quả để ăn, sung còn được trồng làm cảnh trong các chậu tiểu cảnh với nhiều dáng đẹp, bắt mắt mang ý nghĩa phong thủy.
✔ Ngoài việc dùng tươi thì ngày nay, qua nhiều công trình nghiên cứu hiện đại cho biết, quả sung khô vẫn chứa nhiều dưỡng chất quý và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tác dụng của quả sung tuyệt vời như thế nào?
Khám phá công dụng của quả sung
❣ Quả sung giúp cải thiện và tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa.
❣ Phòng ngừa táo bón, kích thích nhu động ruột hoạt động ổn định.
❣ Các dưỡng chất quý có trong quả sung có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa huyết áp cao.
❣ Sung chứa lượng calo rất thấp, giàu chất xơ nên giúp giảm cân, chống béo phì hiệu quả.
❣ Chống oxy hóa, làm đẹp da, ngăn ngừa biến chứng tim mạch.
❣ Sung khô giúp ngăn ngừa ung thư, kìm hãm sự tấn công các gốc tự do.
❣ Sử dụng sung giúp chắc khỏe xương, phù hợp cho người ở giai đoạn mãn kinh, người cao tuổi.
❣ Quả sung giúp bổ máu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, phù hợp cho phụ nữ sau sinh.
❣ Hỗ trợ bài tiết sỏi thận, ngăn ngừa bệnh trĩ, bên cạnh đó quả sung còn điều trị viêm họng, ngừa ho.
Cách sử dụng quả sung hiệu quả
➤ Bài thuốc trị viêm họng và ho: Một vài quả sung khô đem tán thành bột mịn và ngậm trực tiếp trong cổ họng khoảng 10 phút rồi súc miệng.
Hoặc: Đối với sung tươi thì gọt vỏ, thái nhỏ và sắc với nước cùng đường phèn để làm thành cao lỏng, mỗi lần ngậm một thìa cao trong miệng đến khi tan hoàn toàn.
➤ Bài thuốc trị viêm đau dạ dày: Quả sung khô đem sao vàng và tán bột, mỗi lần chỉ dùng 6 – 9g bột uống cùng nước ấm.
➤ Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi mật: Dùng 50 – 60g sung khô sắc với 1 lit nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Nên duy trì phương pháp này trong 2 – 3 tháng để nhanh chóng nhận kết quả tốt nhất.
➤ Bài thuốc trị viêm khớp: Lấy một lượng sung tươi vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn.
➤ Bài thuốc trị táo bón, lợi tiêu hóa: Ăn một vài quả sung chín mỗi ngày sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón.
Mua quả sung tươi và khô tại Thanh Bình
***Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều sung tươi vì dễ dẫn đến tiêu chảy, đi phân lỏng, không dùng quả sung cho PNCT.
>>Có thể bạn quan tâm:
Cỏ seo gà có tác dụng gì
Giá bán cây hoàng tinh tốt nhất
Hạt tiêu bao nhiêu tiền 1kg
***
Quả sung mua ở đâu đảm bảo chất lượng?
✦ Thực trạng hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh Quả sung kém chất lượng và không được bảo quản đúng cách.
✦ Thảo dược Thanh Bình tự hào là Địa chỉ bán Quả sung uy tín, giá cả bình ổn nhất thị trường và đảm bảo chất lượng, dược liệu Quả sung luôn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Bởi chúng tôi hiểu được khách hàng mong muốn sở hữu sản phẩm Quả sung đạt chuẩn chất lượng mới mang lại hiệu quả cho sức khỏe.
❥ Giá bán Quả sung: 120.000 đ/kg
❥ Ưu đãi cho khách hàng 1 kg khi mua 5 kg Quả sung.
❥ 100% Quả sung được kiểm định nghiêm ngặt.
❥ Chính sách đổi trả và hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng về sản phẩm.
❥ Nhận hàng Quả sung, kiểm tra mới thanh toán.
❥ Giao hàng Quả sung và các thảo dược khác toàn quốc nhanh chóng.
❥ Chương trình ưu đãi cho khách hàng khi mua sản phẩm Quả sung và các thảo dược khác của Thanh Bình như: tặng hạt giống, cây giống…
✦ Với tiêu chí “Sức khỏe là vàng” Thảo dược Thanh Bình hy vọng sẽ đem đến nhiều giá trị sức khỏe đến tay quý khách hàng hơn nữa.
☎ Liên hệ mua Quả sung: 0931 665 345 or 0963 665 345 – 0945 695 345.
   Địa chỉ mua Quả sung: 185/6 Đường 28, Phường 6, Quận Gò Vấp, TPHCM.
Thảo dược Thanh Bình chuyên bán phân phối và sỉ/lẻ Quả sung và các thảo dược khác trên 64 tỉnh thành trong cả nước.
Tham khảo video Quả sung của Thanh Bình: https://youtu.be/0DLDT5lqXKU
0 notes