Tumgik
#cơm niêu
comnieuutlong · 8 months
Text
Tumblr media
Cơm Niêu Út Long.Com Ngon Như Cơm Mẹ Nấu Quán Cơm niêu Ngon Quận Tân Phú Ăn cơm ngon như mẹ nấu, đặc biệt quán được review nổi tiếng với Món c hua với bí ngòi nấu ăn riêng Được cộng đồng dân văn phòng, người yêu cơm niêu tại TPHCM vô cùng yêu thích.
Cơm Niêu Út Long có giao đi
Có đặt cơm theo yêu cầu tiệc gia đình
Cơm Niêu Út Long từ một chàng trai có niềm đam mê với những bữa cơm gia đình, chăm sóc người thương, Ngon Như Cơm Mẹ Nấu tinh hoa ẩm thực Việt - Điểm đến gắn kết gia đình Hạnh phúc, chiêu đãi bạn bè, khách hàng, đối tác món ngon giá phù hợp. Hương vị đậm đà - Niêu Út Long chinh phục vị giác, Nấu cơm tỉ mỉ như mẹ yêu thương con, Ngồi bên Cơm niêu Út Long gắn kết tình thân vun đắp yêu thương gia đình Đặc biệt Cơm Niêu Út Long đặt nấu cơm cho cty, xí nghiệp với menu đa dạng và phong phú ( vui lòng inbox hoặc liên hệ hotline )
Cơm Niêu Út Long - Địa chỉ ăn cơm niêu ngon tại Tân Phú Địa chỉ 119 A-119 B-119C Lê Trọng Tấn Sơn Kỳ Tân Phú Điện Thoại: 0908555656 Website: comnieuutlong.com Email: [email protected]
ComNieuUtLong #NgonNhuComMeNau #comnieu #nhahangcomnieu #TanPhu #MonNgonMoiNgay #CanhChua #CaKhoTo #ComNieuTanPhu
ComNieuBinhTan #ComNieuTanBinh #QuanAnngon #DiaDiemAnUong #Xuhuong #comnieuVietNam
0 notes
thptngothinham · 9 days
Text
Hướng dẫn cách viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích với dàn ý mẫu một số câu truyện cổ tích em đã học trong chương trình Ngữ văn 6. Các em đang tìm kiếm một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích để tham khảo? Không những tổng hợp những bài văn kể lại một truyện cổ tích theo yêu cầu trong Dàn ý bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Một số mẫu dàn ý tiêu biểu của các câu chuyện mà các em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6: Dàn ý kể lại câu chuyện Em bé thông minh bằng lời văn của em a. Mở bài Giới thiệu câu chuyện Em bé thông minh. Gợi ý: Dân gian đã lưu truyền rất nhiều câu chuyện nói về người thông minh - những con người giúp đất nước thoát khỏi nguy nan, và phát triển. Và một trong những câu chuyện mà tôi ấn tượng nhất là "Em bé thông minh" sau đây tôi xin kể lại câu chuyện. b. Thân bài - Kể lại câu chuyện theo trật tự phù hợp. Nhưng đảm bảo gồm các sự kiện chính sau: Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, và đưa ra câu hỏi oái oăm (trâu một ngày thì cày được mấy đường)Cậu bé đã đố ngược lại khiến vị quan không biết trả lời thế nào (ngựa của quan một ngày đi mấy đường).Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố mới (ban cho 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực ra lệnh làm sao đẻ thành 9 con)Em bé đã để cả làng làm thịt trâu ăn và đố lại nhà vua khiến vua rất bất ngờ trước trí thông minh của em (cha không chịu đẻ em bé)Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.Em bé giải đố bằng cách đố lại vua khiến vua khâm phục trước tài trí của mình (rèn cái kim may thành dao mổ chim)Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn dò la xem nước ta có người tài hay không nên ra câu đố hóc búa mãi không ai giải được (xâu sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc)Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.Em bé được phong là trạng nguyên. c. Kết bài Những cảm nhận, suy nghĩ của em về câu chuyện. Gợi ý: Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Câu chuyện Em bé thông minh cũng là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắn nhủ đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Dàn ý bài văn kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh a. Mở bài Giới thiệu truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Gợi ý mở bài ngắn gọn: Trong những câu chuyện cổ tích mà em từng được nghe, thì em thích nhất là truyện Thạch Sanh. b. Thân bài (diễn biến sự việc) - Mở đầu: Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng tốt bụng. Bố mẹ mất sớm. Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy võ công và phép thần thông cho Thạch Sanh. - Thắt nút: Lý thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. - Tình huống hát triển: + Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Lý Thông cướp công. + Thạch Sanh dùng tên bắn bị thương đại bàng, phát hiện hang ổ rồi xung phong cứu công chúa. Lý Thông lại một lần nữa cướp công. - Mở nút: Khi nghe tiếng đàn văng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ trở lại. Thạch Sanh được minh oan, kết tội mẹ con Lý Thông. - Kết thúc: Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Mười tám nước chư hầu đến cầu hôn không được, kéo quân sang đánh. Nhưng chỉ nhờ có tiếng đàn và niêu cơm mà quân của 18 nước phải kéo nhau về. c. Kết bài. Ý nghĩa câu chuyện: “Ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”. Gợi ý: Truyện Thạch Sanh không chỉ hấp dẫn, thú vị, mà còn dạy cho em những bài học ý nghĩa. Đó chính là ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - một bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu sau này. Dàn ý kể lại truyện Cây tre trăm đốt a. Mở bài Giới thiệu câu chuyện Cây tre trăm đốt b. Thân bài - Mở đầu: Giới thiệu anh đầy tớ hiền lành và lão phú ông tham lam, lừa lọc. - Thắt nút: Lão lừa dối “sẽ gả con gái” cho anh. - Tình huống phát triển: + Anh quần quật làm việc không quản mệt nhọc, vất vả + Lão phú ông gả con gái với điều kiện anh phải đi tìm được cây tre trăm đốt + Anh đầy tớ không tìm được nhưng may mắn có Bụt ra tay giúp đỡ, anh đã thành công và mừng rỡ gánh về.
- Mở nút: Khi thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới hiểu mình bị lừa và ra tay trừng phạt. - Kết thúc: Lão phú ông phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc. c. Kết bài - Nêu cảm nghĩ - Rút ra bài học. Tham khảo một số bài văn mẫu kể lại một câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em cùng trong đề tài! Top 2 bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Dưới đây là 2 bài văn mẫu tham khảo do Đọc tài liệu thực hiện mà các em có thể tham khảo để hoàn thiện bài làm của mình. Bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Thạch Sanh Tuổi thơ của chúng ta ai chẳng được nghe kể về những câu chuyện cổ tích thú vị và Thạch Sanh là một truyện rất hay mà em luôn nhớ rõ. Chuyện kể về đôi vợ chồng già nhưng chưa có con, họ rất tốt bụng, hay giúp đỡ người khác. Thấy thương cảm Ngọc Hoàng phái Thái tử đầu thai làm con, gọi là Thạch Sanh. Hai vợ chồng tuổi cao sức yếu đã sớm qua đời chỉ còn Thạch Sanh vừa khôn lớn phải sống một mình cạnh gốc đa hành nghề kiếm củi. Một hôm người hàng rượu Lý Thông thấy Thạch Sanh khỏe như voi nên đã gạ kết nghĩa anh em. Thạch Sanh cảm động, vui vẻ đồng ý. Bấy giờ có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, chuyên ăn thịt người, mỗi năm phải cúng mạng người cho nó. Lần này đến lượt Lý Thông, hắn bèn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay mình. Thạch Sanh thật thà nhận lời, đến đêm thì chằn tinh xuất hiện, bằng tài nghệ chàng dễ dàng hạ nó. Nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Chàng chặt đầu nó và nhặt bộ cung tên xách về. Lý Thông thấy vậy liền cướp công, nhà vua phong hắn chức Quận công. Vua mở hội kén rể cho công chúa, đột nhiên nàng bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh thấy đại bàng quắt người bèn lấy cung bắn nó bị thương, lần theo vết màu tìm được hang ổ. Lý Thông lại tìm đến nhờ Thạch Sanh dẫn đường đi cứu công chúa. Khi cứu được người, hắn ta sai người lấp hang nhốt chàng hòng cướp công. Ở trong hang, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề, nhà vua tặng cho cây đàn thần. Chàng lại trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng báo thù Thạch Sanh bằng cách ăn cắp của cải mang đến gốc đa, chàng bị bắt vào ngục. Công chúa từ khi về cung bỗng bị câm, không ai chữa khỏi được. Trong ngục tối Thạch Sanh lấy đàn ra gảy, công chúa lập tức khỏi bệnh. Chàng được minh oan, mẹ con Lý Thông được tha cho về quê làm ăn nhưng trên đường về bị sét đánh hóa thành thạch bọ hung. Lễ cưới công chúa và Thạch Sanh diễn ra long trọng. Hoàng tử các nước chư hầu thấy thế rất tức giận đem quân đến đánh. Thạch Sanh mang đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước chư hầu. Thiết đãi cơm niêu thần ăn mãi không hết khiến người người cúi lạy. Về sau, nhà vua không có con trai đã nhường ngôi cho Thạch Sanh, chàng và công chúa sống hạnh phúc bên nhau. Đây là một câu chuyện kết thúc có hậu, và nó còn dạy cho em bài học: ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - một bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu sau này. Bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Cây tre trăm đốt Ở trước nhà em có trồng rất nhiều tre. Khi rảnh rỗi, em thường ngồi đếm các đốt của từng cây tre. Mỗi lần như vậy em lại nhớ về truyện cổ tích Cây tre trăm đốt mà mẹ từng kể. Chuyện kể về một anh chàng đầy tớ nghèo khó nhưng chịu khó làm lụng. Anh làm việc cho lão phú ông trong làng, và được ông ta hứa là nếu chịu khó làm thì lão sẽ gả cô con gái xinh đẹp của mình cho. Nghe vậy, anh vui lắm, nên ra sức làm những việc phú ông yêu cầu, không quản mệt nhọc, vất vả. Tuy nhiên, đời nào mà lão phú ông lại gả con gái của mình cho một kẻ nghèo khổ, đi làm thuê cơ chứ. Đến khi cô con gái đủ tuổi kén rể thì ông ta đã vội vàng đồng ý, gả cô cho tên nhà giàu ở làng bên. Vì để dấu diếm chàng đầy tớ nhà mình, phú ông nói với chàng trai rằng, hãy tìm cho được một cây tre trăm đốt về làm sính lễ thì mới gả con gái cho. Thế là chàng trai vội vàng lên rừng tìm kiếm cây tre trăm đốt. Thế nhưng chàng tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được cây tre trăm đốt nào cả. Quá mệt mỏi và tuyệt vọng, chàng ngồi xuống bật khóc tức tưởi. Đúng lúc đó bụt hiện lên, bảo anh hãy chặt một trăm đốt tre và dạy cho anh hai câu thần chú.
Câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để một trăm đốt tre tự gắn lại với nhau tạo thành cây tre trăm đốt. Câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tự rời nhau ra. Thế là chàng trai mừng rỡ mang tre về nhà. Về đến nơi, chàng thấy trên sân là đám cỗ linh đình thì nhận ra là mình bị lừa. Thế nhưng chàng vẫn gọi phú ông ra xem cây tre trăm đốt. Khi lão ta vừa lại gần, chàng đọc ngay thầ chú “Khắc nhập, khắc nhập” khiến lão bị dính luôn vào cây tre. Cả nhà hỗn loạn, đầy tờ tìm mọi cách vẫn không gỡ lão ra được. Mãi sau, lão đồng ý gả con gái cho chàng đúng như đã hứa. Chàng không tin ngay, mà bắt lão thề thốt nhiều lần mới thả cho lão xuống. Từ đó, mọi người ai càng nể phục chàng. Chàng cưới được cô vợ xinh đẹp, chung sống bên nhau hạnh phúc. -/- Xem thêm Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo với hướng dẫn chi tiết trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa em nhé!
0 notes
dattiecthoinoipanda · 19 days
Text
Đặt Tiệc Thôi Nôi
https://pandafood.com.vn/dat-tiec-thoi-noi-cho-be.html - Cơm niêu Panda Food có nhận đặt tiệc thôi nôi, đảm bảo đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, trẻ em và gia đình. Chi tiết đặt tiệc hãy tham khảo tại đây!
1 note · View note
nhahangchamdana · 1 month
Text
Bật mí top 5 nhà hàng không gian xưa Đà Nẵng
1. Nhà hàng Cham
Địa chỉ: 05 Lê Quang Hòa, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Giờ hoạt động: Thứ 2 – Chủ Nhật: 7:00 – 22:00
Số điện thoại: 0987.773.777
Giá mỗi người: 120.000 VNĐ/ người
Website: https://nhahangcham.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/chamrestaurant.dn43/ 
2. Nhà hàng Không gian xưa
Địa chỉ: 402 Điện Biên Phủ, Hòa Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng
Giờ hoạt động: Thứ 2 – Chủ Nhật: 6:30 – 22:00
Số điện thoại: 093 806 06 88/ 0236 3730 777
Giá mỗi người: 100.000 – 200.000 VNĐ/ người
Website: https://khonggianxua.samdigroup.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhahangkhonggianxuadanang/
3. Nhà hàng Bếp Xưa
Địa chỉ: 27 Nguyễn Chí Thanh, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
Giờ hoạt động: Thứ 2 – Chủ Nhật: 9:00 – 22:00
Số điện thoại: 096 620 45 62/ 0966 001 111
Giá mỗi người: 100.000 – 200.000 VNĐ/ người
Website: https://www.bepxuadanang.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/bepxuadanang/
4. Cơm Niêu & Cafe Huế Xưa
Địa chỉ: 01 Thi Sách, Hòa Thuận Nam, Hải Châu, Hải Châu
Giờ hoạt động: Thứ 2 – Chủ Nhật: 06:00 – 22:00
Số điện thoại: 0901 189 489
Giá mỗi người: 100.000 – 200.000 VNĐ/ người
Fanpage: https://www.facebook.com/theancienthue/
5. Bến Đò Xưa & Cafe Restaurant
Địa chỉ: 306 Thăng Long (369 Lê Thanh Nghị), Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng
Giờ hoạt động: Thứ 2 – Chủ Nhật: 06:00 – 12:00
Số điện thoại: 0905 520 043/ 097 884 87 77
Giá mỗi người: 100.000 – 200.000 VNĐ/ người
Fanpage: https://www.facebook.com/bendoxuacoffe/?locale=vi_VN
Website: https://nhahangcham.com/nha-hang-khong-gian-xua-da-nang/
Pinterest: https://www.pinterest.com/pin/1078823285731809449/
Twitter: https://x.com/NhahangCham/status/1823998885276389867
0 notes
moingay1cuonsach · 2 months
Text
Bánh tráng trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam
Từ lúa gạo, người Việt đã tạo ra biết bao kiểu chế biến khác nhau. Giản đơn như niêu cơm hàng ngày, ống cơm lam đi rừng đến phức tạp như mẻ cốm non đầu mùa, chiếc bánh dày, bánh chưng ngày tết…Cũng là từ lúa gạo mà ra. Bánh tráng là một trong những hình thức chế biến lúa gạo độc đáo, phổ biến góp phần làm ra nhiều món ăn đặc sắc của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam. Trước hết, xin được dùng từ “bánh…
0 notes
noteholo · 3 months
Text
0 notes
vivuvietnamcom · 4 months
Text
Khi ghé thăm Đà Lạt cùng gia đình, để trải nghiệm những buổi cơm nhà thì tiệm ăn Đà Lạt Phố là sự lựa chọn hoàn hảo. Nổi bật với những món ăn đậm chất Việt Nam chính gốc, quán còn mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Hãy cùng theo chân Vivu Việt Nam để tìm hiểu thêm thông tin về quán ăn đậm chất Đà Lạt tại đây.  Giới thiệu về Tiệm ăn Đà Lạt Phố Các thông tin về tiệm ăn Đà Lạt Phố Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm ẩm thực tại Đà Lạt mang đậm hương vị truyền thống, thì tại Đà Lạt Phố chính là lựa chọn hoàn hảo. Nằm tại trung tâm thành phố, quán ăn nổi tiếng với thực đơn phong phú đa dạng các món. Tại tiệm ăn, thực khách sẽ được trải nghiệm ẩm thực đa dạng các món như: bánh mì chảo, bún chả, bánh ướt lòng gà, cá kho, cơm niêu,... Kết hợp cùng với không gian ấm cúng, thân thiện, mang đến cho thực khách cảm giác như đang trở về với những ngày xưa cũ. "Tiệm ăn Đà Lạt Phố" là nơi để thưởng thức những món ăn ngon cùng trải nghiệm văn hóa ẩm thực đậm chất Việt Nam. Tại đây bạn được tận hưởng hương vị tuyệt vời trong không gian phong cách phố cổ Hội An ngay giữa lòng Đà Lạt. Địa chỉ: Số 38 Tăng Bạt Hổ, Phường 1, Thành phố Đà Lạt. Hướng dẫn di chuyển: đi từ khu chợ Đà Lạt đến cuối đường Lê Đại Hành thì đi thẳng đến khu Hòa Bình là đường Tăng Bạt Hổ. Số điện thoại: 0327606839 Thời gian mở cửa của quán Đà Lạt Phố bắt đầu lúc: 07:00 – 22:00 Mức giá dao động: 45.000 – 65.000 VNĐ Những món ăn đặc trưng tại Tiệm ăn Đà Lạt Phố Top các món ăn ngon tại tiệm Đà Lạt Phố Với menu đa dạng các món ăn đặc trưng của xứ sở sương mù, tiệm Đà Lạt Phố nổi bật với các món sau đây: Bánh mì chảo Bánh mì chảo tại Tiệm ăn Đà Lạt Phố là một trong những món ăn được yêu thích nhất. Mỗi phần bánh mì chảo đều được chuẩn bị tỉ mỉ với chảo nóng hổi, bên trong có trứng ốp la, xúc xích, pate, thịt nguội và phô mai tan chảy. Bên cạnh đó, bánh mì giòn rụm kèm theo dưa chuột, rau thơm và nước sốt đậm đà tạo nên một hương vị đặc trưng khó quên. Món ăn này không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng, phù hợp cho bữa sáng hoặc bữa trưa nhẹ nhàng. Bánh căn Đà Lạt Không thể không nhắc đến bánh căn khi nói về ẩm thực Đà Lạt. Tại tiệm Đà Lạt Phố bánh căn được chế biến từ bột gạo nguyên chất, nướng trên khuôn đất truyền thống, tạo nên lớp vỏ giòn tan và phần nhân thơm phức. Nhân bánh đa dạng với tôm, thịt bằm, trứng cút, kết hợp với mỡ hành và đậu phộng rang. Đặc biệt, bánh căn tại đây được ăn kèm với nước chấm pha từ mắm nêm, mắm đậu phộng và xíu mại, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực vô cùng độc đáo. Bún chả Hội An Bún chả Hội An có mặt tại Đà Lạt Bún chả Hội An tại Tiệm ăn Đà Lạt Phố mang hương vị đặc trưng của miền Trung. Các nguyên liệu được lựa chọn chất lượng với bún tươi, thịt nướng thơm lừng, chả viên đậm đà, cùng với rau sống và nước mắm chua ngọt. Món ăn này không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt với màu sắc tươi tắn từ các nguyên liệu. Thịt nướng được ướp gia vị kỹ lưỡng, nướng trên than hồng đến khi chín vàng, thơm phức. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện hoàn hảo giữa các thành phần, tạo nên một bữa ăn đáng nhớ. Bánh ướt lòng gà Bánh ướt lòng gà là món ăn không thể bỏ qua khi đến với thành phố sương mù. Bánh ướt mềm mịn, thơm ngon được kết hợp với lòng gà xào lăn, thêm chút hành phi và rau thơm. Nước mắm chua ngọt đi kèm làm tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn. Lòng gà được chế biến sạch sẽ, không hề bị tanh, mang đến cảm giác tươi ngon trong từng miếng. Đây là món ăn sáng hoặc ăn nhẹ lý tưởng cho những ai yêu thích ẩm thực truyền thống. Xem thêm tổng hợp 1000+ địa điểm ăn uống nổi tiếng, siêu dấp dẫn! Phong cách quán được trang trí mộc mạc đậm chất Hội An Phong cách trang trí của quán Tiệm ăn Đà Lạt Phố chính là điểm nhấn đặc biệt thu hút du khách. Quán được thiết kế mộc mạc với những chiếc bàn ghế gỗ đơn giản, tường gạch thô và những chiếc đèn lồng Hội An lung linh.  Xem thêm tổng hợp 1000+ địa điểm du lịch nổi tiếng, siêu hấp dẫn trên đất nước Việt Nam hình chữ S ta!
Phong cách Hội An giữa lòng Đà Lạt Không gian quán toát lên vẻ ấm cúng, gần gũi, khiến thực khách cảm thấy như đang lạc vào một góc phố cổ Hội An giữa lòng Đà Lạt. Các chi tiết trang trí như chậu hoa nhỏ, bức tranh phong cảnh Hội An và những chiếc đèn lồng đầy màu sắc. Tiệm ăn Đà Lạt Phố là nơi để thưởng thức những món ăn ngon và là điểm đến lý tưởng để bạn khám phá nét đẹp văn hóa ẩm thực Việt Nam. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa món ăn ngon, không gian đẹp thì quán ăn này chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi thực khách. Hãy ghé thăm trang chủ Vivu Việt Nam để biết thêm nhiều quán ăn ngon Đà Lạt và khám phá Đà Lạt nhé!
0 notes
alisacaugiay · 4 months
Text
Trải Nghiệm Ẩm Thực Tại Nhà Hàng An Nhiên Buffet Chay Ba Đình
Nhà hàng An Nhiên Buffet Chay Ba Đình là một địa điểm không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích ẩm thực chay tại Hà Nội. Với phong cách thiết kế hiện đại nhưng không kém phần ấm cúng, nhà hàng mang đến cho thực khách một không gian thư thái, an nhiên đúng như tên gọi.
An Nhiên Buffet Chay nổi bật với thực đơn phong phú và đa dạng, từ các món khai vị nhẹ nhàng như nộm, gỏi, đến những món chính đặc sắc như lẩu chay, cơm niêu, và các món nướng hấp dẫn. Mỗi món ăn đều được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ trọn hương vị tự nhiên của rau củ quả.
Điểm đặc biệt của nhà hàng chính là sự tinh tế trong cách chế biến và bày biện món ăn. Mỗi món chay ở đây không chỉ ngon miệng mà còn được trang trí đẹp mắt, tạo cảm giác hài hòa và tinh tế. Thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị truyền thống Việt Nam, đồng thời khám phá thêm nhiều món ăn quốc tế được biến tấu phù hợp với khẩu vị người Việt.
Không chỉ chú trọng vào ẩm thực, An Nhiên Buffet Chay Ba Đình còn mang đến cho khách hàng dịch vụ tận tình, chu đáo. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện luôn sẵn sàng phục vụ và đáp ứng mọi nhu cầu của thực khách. Đây chính là nơi lý tưởng để bạn cùng gia đình và bạn bè tận hưởng những bữa ăn chay thanh tịnh và đầy đủ dinh dưỡng.
Nha Khoa Cầu Giấy Alisa - Trồng Răng Implant 33 Đ. Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội 0931.928.589
Tumblr media
0 notes
comnieuutlong · 8 months
Text
Tumblr media
2 notes · View notes
thptngothinham · 2 months
Text
Tổng hợp văn mẫu lớp 6 chọn lọc, đề bài: Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh với nhiều cách kể diễn cảm khác nhau từ các thầy cô, các bạn học sinh khác nhau cho các em tham khảo Truyên Thạch Sanh là một truyện cổ tích có nhiều tình tiết li kì, hấp dẫn vì vậy mà với nhiều cách kể diễn cảm khác nhau bạn sẽ thu được một câu chuyện với tâm ý khác. Vì vậy doctailieu.com tổng hợp những bài văn mẫu đề kể diễn cảm lại câu truyện này để các em có nhiều nguồn tài liệu tham khảo hơn. Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh I. DÀN Ý 1. Mở bài Giới thiệu chung: Ngày xưa, ở quận Cao Bình... Thạch Sanh là thái tử của Ngọc Hoàng được sai xuống trần đầu thai làm con hai vợ chổng già hiếm muộn. 2. Thân bài: Diễn biến của truyện Người vợ có mang đến mấy năm mà chưa sinh nở. Người chồng qua đời. Mãi sau người vợ mới sinh được một cậu con trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống một minh trong túp lều dưới gốc đa, kiếm ăn qua ngày bằng nghề đốn củi. Cậu được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông. Nghe lời dụ dỗ của Lí Thông, Thạch Sanh về ở với mẹ con hắn. Lí Thông lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay cho hắn. Thạch Sanh chém chết chằn tinh. Lí Thông cướp còng Thạch Sanh. Hắn được vua phong cho tước Quận công. Thạch Sanh bắn đại bàng bị thương, cứu công chúa. Trong hang sâu, chàng giải thoát cho con vua Thuỷ Tề, được Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần. Một lần nữa, chàng bị Lí Thông cướp công và hãm hại. Hồn chằn tinh và đại bàng lập mưu báo thù Thạch Sanh. Chàng bị bắt giam trong ngục tối. Công chúa từ khi được cứu thoát bỗng nhiên bị câm. Vua sai Lí Thông tìm thầy chữa bệnh cho nàng nhưng không ai chữa được. Nghe tiếng đàn Thạch Sanh, công chúa hết bệnh, nói cười vui vẻ. Vua truyền gọi người gảy đàn vào cung. Thạch Sanh tâu bày đầu đuôi mọi chuyên. Mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, hoá thành bọ hung. 3. Kết bài Kết thúc truyện: Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Bằng tiếng đàn thẩn, chàng dẹp yên quân của mười tám nước kéo sang gây hấn. Thạch Sanh dọn cơm thết đãi kẻ thua trận. Niêu cơm thẩn của chàng ăn mãi không hết. Nhà vua nhường ngôi cho Thạch Sanh. Xem thêm: Kể tóm tắt truyện Thạch SanhPhát biểu cảm nghĩ về truyện Thạch Sanh II. BÀI LÀM THAM KHẢO Bài làm 1 Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, hàng ngày lên rừng chặt củi để nuôi thân, lấy gốc đa làm nhà. Năm 13 tuổi, Thach Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Lí Thông làm nghề bán rượu, kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh và được cung tên vàng. Lí Thông cướp công Thạch Sanh, tìm cách đẩy người em kết nghĩa trở lại gốc đa. Thạch Sanh bắn trọng thương đại bàng, lần theo vết máu tìm đến hang sâu. Chàng đã cứu được công chúa Quỳnh Nga con vua Viện Vương và hoàng tử con vua Thủy Tề. Chàng được mời xuống thăm thủy cung. Tại đây chàng chinh phục được Hồ Tinh. Vua Thủy Tề tặng chàng một cây đàn và một niêu cơm thần. Trở lại gốc đa, Thạch Sanh bị hồn ma chằn tinh và đại bàng lập mưu hãm hại. Thạch Sanh bị giam vào ngục tối. Chàng lấy đàn thần ra gảy. Công chúa Quỳnh Nga đang ốm đau bỗng tươi tỉnh lại, nói cười khi nghe tiếng đàn thần. Mưu gian của Lí Thông bị bại lộ. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông. Thạch Sanh cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường cả hai mẹ con bị Thiên Lôi đánh chết, biến thành bọ hung. Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa Quỳnh Nga. Quân 18 nước chư hầu kéo đến vây kinh đô. Thạch Sanh gảy đàn thần lui giặc, không mất một mũi tên, không chết một mạng người nào. Thạch Sanh dọn một niêu cơm mà quân 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Thạch Sanh được phong quốc trạng. ít lâu sau, vua Viện Vương nhường ngôi báu cho Thạch Sanh. Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Đáng chú ý nhất là truyện Thạch Sanh đã vạch cho mọi người thấy rằng cái chính nghĩa, cái thiện chỉ có thể tạm thời bị che lấp, nhưng cuối cùng vẫn giành được thắng lợi, cái phi nghĩa, cái ác có thể tạm
thời thắng thế, nhưng cuối cùng sẽ bị thất bại, những kẻ mang tư tưởng phi nghĩa, tư tưởng đen tối dù có mưu mô, khôn khéo đến đâu cũng sẽ bị trừng trị. Bài làm 2 Ngày xửa, ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tiều phu đã già mà vẫn chưa có con. Ngày ngày, họ phải lên rừng đốn củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Tuy nghèo nhưng họ lại hay làm việc nghĩa giúp đỡ mọi người. Thấy thế, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con của họ. Rồi bà vợ có mang, nhưng kì lạ thay, đã qua mấy năm mà không sinh nở. Người chồng lâm bệnh qua đời, Mãi sau, bà vợ mới sinh được một cậu con trai, đặt tên là Thạch Sanh. Khổ thay, khi cậu bé vừa lớn khôn thì mẹ lại chết. Một mình cậu lủi thủi ra vào túp lều rách nát dưới gốc cây đa cổ thụ. Gia tài chẳng có gì đáng giá ngoài lưỡi búa của cha để lai. Cậu tiếp tục kiếm sống bằng nghề đốn củi. Ngọc Hoàng sai các thiên thần xuống dạy Thạch Sanh võ nghệ và các phép thần thông. Một hôm, Lí Thông làm nghề bán rượu đi ngang qua gốc đa. Thấy chàng trai vạm vỡ khoẻ mạnh gánh hai bó củi rất lớn, hắn liền nghĩ bụng: “Chà! Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu!”. Lí Thông lân la gợi chuyện làm quen. Thạch Sanh thật thà kể cho hắn nghe gia cảnh của mình. Lí Thông gạ Thạch Sanh kết nghĩa làm anh em. Đang cô đơn, nay có người quan tâm săn sóc đến mình, Thạch Sanh vui vẻ nhận lời rồi từ giã gốc đa, về sống chung với mẹ con Lí Thông. Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh hung dữ hay ăn thịt người. Nó có phép biến hoá khôn lường. Dân phải lập miếu thờ và mỗi năm phải nộp cho chằn tinh một mạng người để nó đỡ phá phách. Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn sợ lắm, bày mưu tính kế lừa để Thạch Sanh chết thay. Lí Thông sắp sẵn một mâm rượu thịt. Chiều tối, Thạch Sanh đi kiếm củi về, Lí Thông mời chàng ăn rồi bảo: Đêm nay đến lượt anh canh miếu thờ, ngặt vì anh đang cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về. Tin lời, Thạch Sanh đi ngay. Nửa đêm, Thạch Sanh đang thiu thỉu ngủ thì chằn tinh sau miếu hiện ra, giơ nanh múa vuốt định vổ lấy chàng. Thạch Sanh lấy búa đánh lại. Chằn tinh thoắt ẩn thoắt hiện. Không hề sợ hãi, Thạch Sanh trổ hết tài nghệ để đánh quái vật. Lát sau, lưỡi búa của chàng đã chém xả nó làm hai mảnh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Cạnh xác nó là bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh chặt đầu quái vật rồi nhặt bộ cung tên xách về nhà. Tưởng oan hồn Thạch Sanh hiện về đòi mạng, mẹ con Lí Thông kỉnh hãi, rối rít lạy van. Nghe Thạch Sanh kể chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Vốn là kẻ độc ác, tham lam và thâm hiểm, Lí Thông nảy ra kế khác, tiếp tụo lừa Thạch Sanh. Hắn vờ tỏ vẻ lo lắng: Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, ắt phải tội chết. Thôi em hãy mau mau trốn đi! Mọi việc ở nhà anh sẽ lo liệu. Thạch Sanh thật thà tin lời hắn. Chàng vội vàng từ biệt mẹ con Lí Thông rổi trở về túp lều cũ dưới gốc cây đa, ngày ngày kiếm củi nuôi thân. Còn Lí Thông, vội vàng mang đầu chằn tinh vảo cung nộp cho nhà vua, được vua ban thưởng hậu hĩ và phong cho chức Quận công. Công chúa con vua đến tuổi lấy chổng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến cầu hôn nhưng nàng chưa Ưng ý một ai. Vua đành mở hội gieo cầu để công chúa trên lậu cao ném quả cầu trúng vào ai thì sẽ lấy người đó làm chổng. Không may, lúc nàng sắp gieo cầu thì một con đại bàng khổng lồ sà xuống quắp nàng đi. Đại bàng bay qua nơi Thạch Sanh ở. Trông thấy nó, chàng liền lấy cung tên vàng ra bắn. Đại bàng trúng thương vào cánh, lảo đảo bay về núi. Lần theo dấu máu, Thạch Sanh tỉm được hang sâu, chỗ nó giấu công chúa. Từ ngày công chúa mất tích, nhà vua vô cùng đau khổ. Ngài ra lệnh cho Lí Thông phải đi tìm và hứa sẽ gả công chúa vả truyền ngôi cho. Lí Thông trong ỉòng vừa mừng vừa sợ. Cuối cùng, hắn lại nghĩ ra được một kế hay. Hắn truyền lệnh mở hội thi hát mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Đến ngày thứ mười thì hắn gặp Thạch Sanh đi xem hội. Nghe Lí Thông nói phải đi tìm công chúa mất tích, Thạch Sanh kể lại mọi chuyện. Lí Thông mừng rỡ nhờ chàng dẫn đường đến hang của đại bàng.
Đến nơi, Thạch Sanh vội vã xuống cứu công chúa. Quân lính của nhà vua cột dây vào lưng chàng rồi thả xuống hang sâu. Vốn là một chằn tinh có nhiều phép lạ, đại bàng tuy bị thương nặng nhưng vừa thấy chàng nó Nền chồm dậy, tung cánh, chĩa vuốt lao đến. Thạch Sanh giương cung bắn mù mắt nó, lấy búa bổ vỡ đầu nó. Chàng lấy dây buộc ngang minh công chúa rổi ra hiệu cho quân lính ở trên kéo nàng lên. Công chúa vừa được đưa lẻn mặt đất thì Lí Thông sai quân ỉính đưa nàng về cung. Hắn ở lạị vần đá lấp cửa hang hòng giết chết Thạch Sanh để cướp công chàng. Biết minh bị hại, Thạch Sanh cô tìm lối thoát. Đên cuối hang sâu, chàng chợt thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh lấy bộ cung tên vàng bắn tan cũi sắt, cứu được thái tử con vua Thuỷ Tể bị đại bàng bắt nhốt ở đây. Thái tử hết lời cảm tạ và mời ân nhản xuống thăm thuỷ cung. Gặp lại con, Thuỷ Tề vô cùng sung sướng và đối đãi với Thạch Sanh rất hậu. Thạch Sanh từ chối nhận bạc vàng châu báu, chi xin một cây đàn. Thái tử rẽ nước đưa chàng lên bờ. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa xưa. Lại kể đến chuyện của chằn tinh và đại bàng. Sau khi bị Thạch Sanh giết chết, hồn chúng lang thang khắp nơi. Tình cờ gặp nhau, chúng bàn cách trả thù chàng. Chúng ăn trộm một số đổ vật quý giá trong cung vua, lén bỏ vào túp lều của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Chàng chẳng thể nào giãi bày nỗi oan khuất của mình. Từ hôm được cứu thoát, công chúa tự nhiên sinh bệnh, suốt ngày buồn rầu, ủ rũ, chẳng nói chẳng cười. Lễ cưới của nàng với Lí Thông phải hoãn lại. Vua sai hắn đi mời thầy thuốc về chữa cho công chúa nhưng các danh y dù giỏi đến mấy cũng đành bó tay. Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, buồn quá bèn đem đàn ra gảy. Tiếng đàn ni non ai oán, trách móc… vọng vào tận hoàng cung. Nghe tiếng đàn, bỗng nhiên công chúa nói cười vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người gảy đàn. Nhà vua vừa mừng vừa lấy làm lạ. Khi được đưa vào cung, Thạch Sanh đã kể hết đầu đuôi mọi chuyện. Sự thật được phơi bày. Nhà vua giận dữ sai bắt giam hai mẹ con tên u Thông độc ác rồi giao cho Thạch Sanh xét xử. vốn tính nhân hậu, thương người, Thạch Sanh tha cho chúng nhưng trên đường về nhà, hai mẹ con hắn đã bị sét đánh chết và hoá kiếp thành bọ hung. Lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh được tổ chức linh đình suốt mấy ngày liền. Ai cũng mừng cho chàng trai thật thà tài giỏi. Nghe tin vua gả công chúa cho một kẻ đốn củi nghèo khổ, hoàng tử của mười tám nước liền kéo quân sang đánh. Thạch Sanh xin vua được đi trừ giặc. Chàng chi mang theo cây đàn thần. Tiếng đàn của chàng vừa réo rắt cất lên thì quân giặc bủn rủn hết tay chân, vội vã xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Mấy vạn tướng sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé tí được mang ra thì bĩu môi, không thèm cầm đũa. Thạch Sanh tươi cười đố họ án hết niêu cơm ấy, chàng sẽ trọng thưởng. Nhưng kì lạ thay cơm xới đến đâu lại đầy lên đến đấy. Quân sĩ mười tám nước vô cùng kinh ngạc, vội lạy tạ Thạch Sanh rồi rút về nước. Nhà vua truyền ngồi cho Thạch Sanh. Hai vợ chồng chàng sống êm đềm, hạnh phúc bên nhau. *** Nhằm giúp các em học sinh học tốt Tập làm văn lớp 6, doctailieu.com đã tổng hợp tất cả các bài Văn mẫu lớp 6 tập 1, tập 2 hay nhất, chọn lọc với đủ các dạng bài: Văn kể chuyện và miêu tả, văn tóm tắt - diễn cảm - phát biểu cảm nghĩ cho các em học sinh có tham khảo.
0 notes
comnieuphanthiet · 4 months
Text
Tumblr media
✈ ĐẾN PHAN THIẾT ĂN CƠM NIÊU PHAN THIẾT - CƠM ĐẬP VIỆT XƯA. 🐟 Cùng BỂ HẢI SẢN SIÊU TO với vô vàn các loại Hải Sản Tươi Sống giá cả được niêm yết rõ ràng vô cùng hợp lý với phương châm GÍA RẺ NHÂT - CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT PHỤC VỤ TOUR ĐOÀN VỚI SỨC CHỨA 2000 KHÁCH CÙNG LÚC VỚI THỰC ĐƠN ĐA DẠNG PHỤC VỤ CHUYÊN NGHIỆP CƠM NIÊU PHAN THIẾT - CƠM ĐẬP VIỆT XƯA ĐẬM ĐÀ TRUYỀN THỐNG - TRỌN VỊ QUÊ HƯƠNG 🦀 ĐC: - Cơ sở 4: 146 Nguyễn Đình Chiểu P. Hàm Tiến TP. Phan Thiết ☎ Hotline : 0779.016.016- 0977.016.016
1 note · View note
hoaianholo · 4 months
Text
0 notes
topgialainet · 5 months
Text
🌟🍚 Gia Lai và Những Quán Cơm Tạo Nên Tên Tuổi 🍚🌟
Tumblr media
👉 Hãy cùng Top Gia Lai bắt đầu hành trình khám phá ẩm thực đặc trưng của xứ sở Gia Lai với danh sách những quán cơm ngon gia lai được mọi người đánh giá cao và giới thiệu bởi những người bản địa!
1️⃣ Cơm Gà Ta Thảo Nguyên: Trên đường Hùng Vương, quán này nổi tiếng với cơm gà thơm ngon và phục vụ chu đáo. Mỗi dĩa cơm đều là một trải nghiệm mới!
2️⃣ Ngon 3 Miền: Đến với 158 Hai Bà Trưng, bạn sẽ được thưởng thức hương vị độc đáo của cơm niêu kết hợp cùng thịt kho tàu thơm ngon.
3️⃣ Trùm Cơm Chiên: Là thiên đường của những ai mê cơm chiên, quán tại 132 Wuu hứa hẹn đem đến cho bạn một trải nghiệm ẩm thực đích thực!
4️⃣ Cơm Alo Pleiku 107: Với thực đơn đa dạng và hương vị truyền thống, quán này tại 107 Nguyễn Văn là điểm đến lý tưởng cho bữa trưa hôm nay!
5️⃣ Cơm Độn Bao Cấp: Tại 5 Wừu, bạn sẽ được trải nghiệm bữa ăn giống như thời kỳ bao cấp với không gian ấm áp và hương vị đậm đà của cơm nhà!
🎉 Đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những hương vị đặc trưng của Gia Lai tại những quán cơm này! Chia sẻ ngay với bạn bè và gia đình để cùng nhau tận hưởng hành trình ẩm thực đầy thú vị!
Click xem chi tiết: https://topgialai.net/top-5-quan-com-gia-lai-ngon-nhat/
0 notes
vivuvietnamcom · 4 months
Text
Trong hành trình khám phá Đà Lạt du khách không chỉ bị thu hút du khách bởi những cảnh đẹp hoang sơ, thơ mộng và yên bình, mà nơi đây còn gây thương nhớ với vô vàn món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Đến Đà Lạt, đừng bỏ qua cơ hội được thưởng thức các món ăn Đà Lạt nổi tiếng được Vivu Việt Nam chia sẻ trong bài viết dưới đây, bạn nhé! Bánh tráng nướng Đà Lạt Bánh tráng nướng Đà Lạt được ví như “pizza” phiên bản Việt Nam với sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu, sẽ tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Người ta sẽ mang nướng những chiếc bánh tráng mỏng trên bếp than cùng vô số loại topping như trứng gà, phô mai, tôm khô, thịt băm, xúc xích, pate, rau thơm… Sau khi nướng giòn, bánh được cuộn trong một tờ giấy báo và du khách có thể thưởng thức ngay tại nơi để cảm nhận được sự nóng hổi hòa quyện trong vị béo ngậy, giòn rụm cực kỳ đưa miệng. Dưới đây là một số địa chỉ bán bánh tráng nướng Đà Lạt mà bạn có thể tham khảo: Bánh tráng nướng Dì Đinh: 26 Đ. Hoàng Diệu, Phường 5, TP. Đà Lạt Bánh tráng Cô Lủng: 41 Đ. Bùi Thị Xuân, TP. Đà Lạt Bánh tráng nướng 61: 61 Đ. Nguyễn Văn Trỗi, TP. Đà Lạt Bánh tráng Bùi Thị Xuân: 180 Đ. Bùi Thị Xuân, TP. Đà Lạt Bánh tráng nướng Đà Lạt Bò nướng Đà Lạt Giữa cái tiết trời se lạnh của thành phố mù sương, không gì sánh bằng việc được vừa thưởng thức vừa xuýt xoa những miếng thịt bò nướng thơm ngon nóng hổi cùng những người bạn đồng hành của mình. Từng miếng thịt bò đỏ hỏn được đặt lên bếp lửa hồng và nướng cho đến khi tỏa ra hương thơm ngát, khi đưa vào miệng cho cảm giác mềm ngọt, cuốn đến lạ thường. Ngoài ra, đừng quên thử ăn cùng một số loại sốt như phô mai, sốt sa tế… để cảm nhận từng hương vị đặc trưng đang lan tỏa trong miệng. Để thưởng thức món này, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau: Bò tơ Ông Minh: 17 Đ. Lê Hồng Phong, TP. Đà Lạt Quán bò nướng Dã Chiến: 116 Đ. Hùng Vương , Phường 11 , TP. Đà Lạt Bò nướng Mậu Dịch: 28B Đ. Trần Hưng Đạo, Phường 10, TP. Đà Lạt Hoàng Hôn 3000 Đà Lạt: Đồi dã chiến, Phường 11, TP. Đà Lạt Bò nướng Đà Lạt Món ăn Đà Lạt cơm niêu  Món cơm niêu vốn là đặc sản của Hà Nội, nhưng khi đã du nhập vào Đà Lạt lại trở thành một phần không thể thiếu đối với nền văn hóa ẩm thực nơi đây. Với sự khéo léo và sáng tạo của các đầu bếp, cơm niêu thành phố mù sương đã được biến tấu để mang đến hương vị độc đáo và khác biệt. Hãy đến một số địa chỉ dưới đây để thưởng thức nồi cơm niêu nóng hổi ăn kèm một số món ăn dân dã như hịt heo xào và cá bống kho tiêu… Cơm niêu Hương Trà: Đ. Nguyễn Thái Học, TP. Đà Lạt Cơm niêu Nam Đô: 6 Đ. Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Đà Lạt Cơm niêu Hương Gạo: 51 Đankia, Phường 7, TP. Đà Lạt Cơm niêu Ba Mẹ Con - 1C Hoàng Hoa Thám, Phường 10, TP. Đà Lạt Món ăn Đà Lạt cơm niêu  Bún bò bốc khói Đà Lạt Đà Lạt thường có thời tiết se lạnh nên còn gì tuyệt vời bằng việc được húp sùm sụp một tô bún bò tỏa khói nghi ngút. Bình thường ăn bún bò đã ngon rồi, nay còn được ăn ở một nơi xa lạ với tiết trời lành lạnh với mức nhiệt từ 16 - 18 độ C thì lại càng ngon hơn. Để thưởng thức món bún bò bốc khói ở Đà Lạt, bạn có thể ghé một số địa chỉ sau: Bún bò bốc khói Đoàn Viên: 29 Đ. Trần Phú, Phường 4, TP. Đà Lạt Bún bò bốc khói Mộc Nữ: 11 Đ. Thông Thiên Học, TP. Đà Lạt Món ăn Đà Lạt xắp xắp Ngay từ cái tên lạ của món ăn, du khách đã cảm thấy hứng thú và tò mò muốn thưởng thức thử xem hương vị của nó thật sự là như thế nào. Thực chất xắp xắp là tên gọi của một loại nộm bò khô và cái tên này được lấy từ âm thanh khi chuẩn bị đĩa gỏi cho khách của các cô bán hàng. Với các thành phần chính gồm bò khô, đu đủ, đậu phộng là nước mắm pha độc quyền, món ăn này sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên chỉ sau 1 lần thưởng thức. Xắp xắp Bà Mùi: Đầu hẻm ngay chỗ tiệm cơm Hồi Nớ, Số 4 Đ. Trần Hưng Đạo, Phường 10, TP. Đà Lạt  Xắp xắp Cô Năm: 49/5 Đ. Nguyễn Đình Chiểu, TP. Đà Lạt Món ăn Đà Lạt xắp xắp Gà nướng sốt tiêu xanh Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn có dịp đến Đà Lạt nhưng lại bỏ qua món gà nướng sốt tiêu xanh - một món ăn đặc sản của núi rừng cao nguyên.
Gà được sử dụng để chế biến món ăn thường là gà ta hoặc gà thả vườn, sau khi ướp cùng sốt tiêu xanh và một số loại gia vị đặc biệt sẽ được mang đi nướng trên than hoa cho đến khi da vàng ươm, giòn rụm. Tin chắc rằng, món ăn này sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm không thể nào quên tại thành phố mù sương. Một số địa điểm bán gà nướng sốt tiêu xanh mà bạn có thể tham khảo là: Tiệm gà Túk Túk: 39 Đ. Trần Đại Nghĩa, Phường 8, TP. Đà Lạt Gà Nướng Ú Nu: 2/2 Đ. Trần Hưng Đạo, Phường 1, TP. Đà Lạt Gà Nướng Bến Đò: 179 Đ. Bến Đò, Phường 8, TP. Đà Lạt Gà nướng sốt tiêu xanh Chân gà quái thú Đà Lạt Chân gà quái thú là một món ăn bình dân nhưng lại vô cùng quen thuộc với hầu hết người dân Đà Lạt. Món ăn này là một biến tấu độc đáo của chân gà, sẽ mang lại hương vị thơm ngon, giòn tan đặc trưng. Vào những buổi tối se lạnh của Đà Lạt, có món chân gà quái thú cùng một chút bia là đủ để trò chuyện rôm rả cùng nhóm bạn suốt cả đêm dài. Ghé ngay địa chỉ sau để thưởng thức món chân gà quái thú độc lạ của Đà Lạt: Chân gà nướng: 16B Đ. Mạc Đĩnh Chi, Phường 4, TP. Đà Lạt Chân gà nướng Đà Lạt: 16B Đ. Hoàng Văn Thụ, Phường 4, TP. Đà Lạt. Chân gà quái thú Đà Lạt Sườn cay khổng lồ Đà Lạt Món sườn cay khổng lồ vốn nổi tiếng ở các khu chợ Thái Lan nay đã có tại thành phố ngàn hoa. Trong cái tiết trời giá lạnh của Đà Lạt, sẽ thật tuyệt vời khi được thưởng thức một món cay nóng hấp dẫn. Với nguyên liệu chính là sườn heo được hầm chín kỹ cùng các loại gia vị, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại và cay tê của món ăn ngay từ lần thử đầu tiên. Dưới đây là một số địa chỉ bán sườn cay khổng lồ mà bạn có thể ghé thử: Bếp Khói (CN1): 42 Đ. Phan Châu Trinh, Phường 9, TP. Đà Lạt Tiệm gà Tuk Tuk:  45 Đ. Trần Khánh Dư, Phường 8, TP. Đà Lạt Quán Ăn Ngon Đà Lạt: 45 Đ. Đinh Tiên Hoàng, Phường 2, TP. Đà Lạt Tiệm Sườn Cay Khổng Lồ: 123 Đ. Nguyễn Công Trứ, Phường 8, TP. Đà Lạt Sườn cay khổng lồ Đà Lạt Bánh mì xíu mại Đà Lạt Bánh mì xíu mại - hay còn được gọi là bánh mì chảo, bánh mì chấm, là một món ăn dân dã nhưng lại mang hương vị đặc trưng riêng biệt của thành phố ngàn hoa. Món ăn Đà Lạt này chiếm được tình cảm của du khách ngay từ lần thưởng thức đầu tiên bởi phần bánh mì giòn rụm, thơm ngon, xíu mại béo ngậy, nốt sốt chua cay mặn ngọt hài hòa cùng topping đa dạng, phong phú. Nếu có dịp đến với Đà Lạt, đừng bỏ qua các địa chỉ bán bánh mì xíu mại sau: Bánh mì xíu mại: Hẻm số 1, Đ. Thông Thiên Học Bánh mì xíu mại: 41 Đ. Yết Kiêu, TP. Đà Lạt Bánh mì Hoa Lê: Đầu Đ. Nhà Chung, TP. Đà Lạt Bánh mì xíu mại: 26 Đ. Trần Nhật Duật – Hoàng Diệu, TP. Đà Lạt Quán Cô Sương: 14 Đ. Ánh Sáng, Phường 1, TP. Đà Lạt Bánh mì xíu mại Đà Lạt Bánh ướt lòng gà Đà Lạt Thoạt đầu, nhiều người có thể cảm thấy bánh ướt và lòng gà là hai nguyên liệu hoàn toàn không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, sự sáng tạo của người dân Đà Lạt đã biến điều tưởng chừng như "bất khả thi" này thành một món ăn vô cùng hấp dẫn. Bánh ướt mềm mịn, trắng ngần, được tráng mỏng trên xửng hấp. Lòng gà được luộc chín, thái nhỏ và xào cùng các loại gia vị vừa ăn. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện hoàn hảo giữa vị dẻo của bánh ướt, vị giòn dai của lòng gà và vị đậm đà của nước mắm pha. Đừng quên ghé qua các địa chỉ dưới đây để có cảm nhận rõ nét nhất về món này: Quán Trang: 15F Tăng Bạt Hổ, TP. Đà Lạt Quán Long: Hẻm 202, Lô A16, KQH. Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt Quán Hằng 68: 68 Đ. Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt Bánh ướt lòng gà Đà Lạt Bánh canh chả cá Đà Lạt Có lẽ vì thời tiết, cũng có lẽ là cách chế biến của người Đà Lạt mà món nào tại đây cũng ngon theo một kiểu cách rất riêng. Trong đó, bánh canh chả cá Đà Lạt sẽ “hút hồn” thực khách bởi vị dai mềm của sợi bánh canh, sự đậm đà ngọt thanh của nước dùng và sự thơm ngon, vàng giòn của chả cá, tất cả đã kết hợp với nhau để rồi tạo nên một “cực phẩm” khiến du khách lưu luyến mãi không quên. Nếu yêu thích món ăn này, đừng quên thưởng thức tại các địa chỉ sau:
Bánh canh Bà Hường: Lầu 1, Khu B, chợ Đà Lạt Bánh Canh Xuân An:15A Đ. Nhà Chung, Phường 9, TP. Đà Lạt Bánh Canh Dốc Đá: 175 Đ. Phù Đổng Thiên Vương, Phường 8, TP. Đà Lạt Bánh canh chả cá Đà Lạt Bánh Căn món ăn Đà Lạt Nhắc đến ẩm thực Đà Lạt, không thể bỏ qua món bánh căn trứ danh. Món bánh này được làm từ bột gạo và nướng trong những khuôn nhỏ trên bếp than, sẽ tạo nên những chiếc bánh nhỏ xinh, giòn rụm bên ngoài và mềm mịn bên trong. Với hương vị thơm ngon, độc đáo, bánh căn đã trở thành món ăn sáng yêu thích của người dân địa phương và du khách khi đến với thành phố ngàn hoa.. Dưới đây là một số địa chỉ bán bánh căn thơm ngon mà bạn có thể ghé qua: Bánh Căn Lệ: 27/44 Đ. Yersin, Phường 10, TP. Đà Lạt Bánh Căn Nhà Chung: 13 Đ. Nhà Chung, TP. Đà Lạt Bánh Căn Dốc Nhà Làng: 15A Đ. Nguyễn Biểu, Phường 1, TP. Đà Lạt Bánh Căn Cô Hải: 32 Đ. Đào Duy Từ, TP. Đà Lạt Bánh Căn Bà Hai: 21 Đ. Nguyễn An Ninh, TP. Đà Lạt Bánh Căn món ăn Đà Lạt Nem nướng Đà Lạt Nem nướng Đà Lạt được làm từ thịt heo xay nhuyễn, sau khi tẩm ướp gia vị theo công thức đặc biệt sẽ được nướng trên than hồng. Khi ăn, nem nướng được cuốn trong bánh tráng mỏng cùng với rau sống, đồ chua và chấm với nước chấm đặc biệt. Vị ngọt béo của thịt, vị cay nồng của ớt, vị chua thanh của nước chấm hòa quyện cùng vị chát nhẹ của rau sống sẽ tạo nên một hương vị thơm ngon đến lạ lùng. Để thưởng thức món nem nướng mang đậm hương vị Đà Lạt, bạn có thể ghé thăm một vài địa chỉ sau: Quán Bà Nghĩa: 45 Đ. Bùi Thị Xuân, Phường 2, TP. Đà Lạt Nem nướng Út Huệ:1 Đ. Chi Lăng, TP. Đà Lạt Quán Hùng Vân: 150 Đ. Bùi Thị Xuân, phường 2, TP. Đà Lạt Nem nướng Phượng: 23 Đ. Nguyễn Trãi, đối diện Ga Đà Lạt, TP. Đà Lạt Quán nem nướng Tân Long: Hẻm 290 Đ. Bùi Thị Xuân, TP. Đà Lạt Nem nướng Đà Lạt Bún bò huế Đà Lạt Bún bò Huế từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực miền Trung. Tuy nhiên, khi thưởng thức món ăn này tại Đà Lạt, bạn sẽ cảm nhận được một hương vị hoàn toàn khác biệt. Bún bò Huế Đà Lạt là sự hòa quyện tinh tế giữa vị cay nồng, mặn mà và nét đặc trưng của ẩm thực phố núi. Để thưởng thức món ăn này giữa núi rừng Đà Lạt, tham khảo ngay các gợi ý sau: Quán Vy Vy: 202 Đ. Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt Bún bò Xuân An: 15A Đ. Nhà Chung, TP. Đà Lạt Bún Bò Bến Ngự: 12 Đ. Nguyễn Lương Bằng, TP. Đà Lạt Bún bò huế Đà Lạt Xem thêm tổng hợp 1000+ địa điểm du lịch nổi tiếng, siêu hấp dẫn trên đất nước Việt Nam hình chữ S ta! Ốc bươu nhồi thịt Đà Lạt Ốc bươu nhồi thịt là món ăn vặt được yêu thích của cả người dân lẫn du khách khi ghé thăm thành phố mù sương. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này trong các quán ăn vặt ven đường hoặc trong chợ Đà Lạt. Ốc bươu sau khi được rửa và khử mùi tanh sạch sẽ sẽ được nhồi với thịt heo xay nhuyễn. Tiếp theo đó, người ta sẽ mang đi tẩm ướp gia vị và cho thêm một vài cọng sả vào cho vừa ăn, cuối cùng là hấp lên cho dậy mùi hương. Được thưởng thức món này trong tiết trời se lạnh thì đúng là không còn gì bằng. Dưới đây là một số địa chỉ bán ốc bươu nhồi thịt mà bạn có thể tham khảo: Quán ốc nhồi thịt: 33 Đ. Hai Bà Trưng, Phường 6, TP. Đà Lạt Quán 65: 291 Đ. Hai Bà Trưng, TP. Đà Lạt Quán ốc 333: 157 Đ. Hai Bà Trưng, TP. Đà Lạt Quán ốc nhồi thịt: số 4D – 41 Đ. Hai Bà Trưng, TP. Đà Lạt Chợ đêm Đà Lạt: Đ. Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Đà Lạt Ốc bươu nhồi thịt Đà Lạt Lẩu mực món ăn Đà Lạt Lẩu mực Đà Lạt là một món ăn nổi tiếng tại Đà Lạt. Món lẩu này có nguồn gốc từ Thái Lan, được du nhập vào Đà Lạt từ nhiều năm trước và đã nhanh chóng trở thành món ăn hot thu hút đông đảo du khách đến thưởng thức. Nguyên liệu chính của lẩu mực là mực tươi sống được chọn lọc một cách kỹ càng. Người ta sẽ cắt mực thành từng miếng vừa ăn, sau đó nhúng vào nước lẩu chua cay được nấu từ xương hầm, kết hợp với các loại gia vị Thái Lan như sả, ớt, chanh, me để cho ra hương vị không thể lẫn vào đâu được. Dưới đây là một số địa chỉ mà bạn có thể tham khảo:
Khap Bun Kha: 26 Đ. Nguyễn Văn Cừ, TP. Đà Lạt Lẩu mực Đại Lãnh: 15 Đ. Hoàng Diệu, TP. Đà Lạt Lẩu mực món ăn Đà Lạt Lẩu gà lá é Đà Lạt Tuy không phải là món ăn "gốc" của Đà Lạt, nhưng lẩu gà lá é lại trở thành "đặc sản" không thể bỏ qua khi đến với thành phố sương mù. Vẫn là giữa cái tiết trời của Đà Lạt, được ăn một món ăn nóng hổi thì đúng là không còn gì bằng. Hãy nếm thử để cảm nhận các hương vị đang hòa quyện vào nhau, từ vị ngọt thanh vị dai ngon của gà, vị the the của lá é cho đến vị chua cay của nước chấm, tất cả đều sẽ để lại một ấn tượng không thể quên tại Đà Lạt. Ghé ngay những địa chỉ bán lẩu gà lá é thơm ngon sau: Quán Tao Ngộ: 27 Đ. Lê Đại Hành, TP. Đà Lạt Lẩu gà lá é Phú Yên: Lô A6 Đ. Hải Thượng, TP. Đà Lạt Lẩu gà lá é Thúy Hiếu: 21 Đ. Hùng Vương, Phường 10, TP. Đà Lạt Quán 668: 2 Đ. Chu Văn An, Phường 3, TP. Đà Lạt Quán Hạnh: 1 Yersin, Phường 10, TP. Đà Lạt Lẩu gà lá é Đà Lạt Kem Bơ Đà Lạt Kem bơ Đà Lạt là sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị béo ngậy của bơ, vị ngọt dịu của kem và sự mát lạnh sảng khoái, khiến bất cứ ai thưởng thức cũng đều yêu thích. Đặc biệt, vị lạnh của kem hòa trong không khí se lạnh của Đà Lạt sẽ khiến bạn rùng mình vì rét. Tuy nhiên, đây lại là khoảnh khắc cực kỳ thú vị mà bạn sẽ không thể quên sau khi rời khỏi chốn mộng mơ này. Nếu muốn thưởng thức kem bơ Đà Lạt, hãy ghé đến một số địa chỉ sau: Kem bơ Thanh Thảo: 76 Đ. Nguyễn Văn Trỗi, TP. Đà Lạt Kem bơ và chè Nari Đà Lạt: 74C Đ. Nguyễn Văn Trỗi, TP. Đà Lạt Kem bơ Phụng Đà Lạt: 97A Đ. Nguyễn Văn Trỗi, TP. Đà Lạt Kem Bơ Đà Lạt Sữa đậu nành Đà Lạt Sữa đậu nành là thức uống quen thuộc, bổ dưỡng và có mặt ở hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam. Tuy nhiên, sữa đậu nành Đà Lạt lại mang một hương vị đặc trưng riêng, khiến du khách say mê và không thể bỏ lỡ khi đến với nơi đây. Có thể là vì cảm giác được thưởng thức một ly sữa nóng hổi giữa tiết trời lành lạnh của Đà Lạt mà món nước uống này bỗng trở nên thơm ngon lạ thường, hoặc vì trải nghiệm này gắn liền với niềm vui khi cùng bạn bè, người thân quây quần, trò chuyện tại một nơi xa lạ… Đừng quên ghé những địa điểm sau để thưởng thức món sữa đậu nành Đà Lạt thơm ngon, nóng hổi: Quán Hoa Sữa: 64 Đ. Tăng Bạt Hổ, Phường 1, TP. Đà Lạt Sữa đậu nành Dung Béo: 2/2 Đ. Nguyễn Văn Cừ, TP. Đà Lạt Sữa Cô Lan: Hẻm 184 Đ. Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt Sữa đậu nành Đà Lạt Miến gà món ăn Đà Lạt Miến gà Đà Lạt là món ăn dân dã nhưng lại vô cùng hấp dẫn bởi hương vị nước dùng ngọt thanh và thịt gà dai ngon. Sợi miến được làm từ bột sắn với màu trắng trong và cho cảm giác mềm mịn khi nhai. Thịt gà sau khi luộc chín được xé nhỏ, thêm vào nồi nước dùng cùng hành lá, tiêu và muối, tạo nên hương vị đậm đà và thơm ngon. Khi ăn, người ta thường ăn kèm với các loại rau sống như cải bẹ xanh, rau muống và giá đỗ để cân bằng vị. Bạn có thể ghé một số địa chỉ sau để ăn miến gà Đà Lạt: Miến gà Nga: 52 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Phường 1, TP. Đà Lạt. Miến gà Tường Vy: 10 Đ. Huyền Trân Công Chúa, Phường 4, TP. Đà Lạt. Miến gà món ăn Đà Lạt Lẩu bò tơ atiso Đà Lạt Lẩu bò là món ăn quen thuộc với hầu hết mọi người, nhưng khi kết hợp với lá atiso, món ăn này lại trở nên đặc biệt và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Thịt bò tươi ngon vẫn là nguyên liệu chính, nhưng nước lẩu lại được nấu cùng lá atiso sẽ mang đến hương vị thanh mát và ngọt dịu khác hẳn. Nếu có cơ hội đến với thành phố ngàn hoa, đừng bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức món ăn Đà Lạt đặc biệt này. Dưới đây là một số địa chỉ mà bạn có thể tham khảo: Quán Xưa: 427/3 Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt Lẩu atiso Cô Ba: 27/29 Đ. Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt Quán Hoa Sữa: 3F Đ. Đường Tăng Bạt Hổ, TP. Đà Lạt Lẩu atiso Dìn Ký: 23 Đ. Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt Lẩu bò tơ atiso Đà Lạt Chè vừng nóng Đà Lạt Một món ăn Đà Lạt khác mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến đây đó chính là chè vừng đen, còn được gọi là chè mè đen ở miền Nam. Món chè này hấp dẫn bởi hương thơm đặc trưng của vừng, vị ngọt nhẹ và thoảng mùi dứa quyến rũ.
Để thưởng thức chè vừng đen, bạn có thể tìm đến một vài quán nhỏ nằm trong con hẻm trên đường Phan Đình Phùng. Đây là địa điểm hiếm hoi bán món đặc sản này ở Đà Lạt. Quán thường rất đông khách và thường chỉ bán từ 3 - 5 giờ chiều là hết. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian đến sớm nếu muốn thưởng thức món này: Chè vừng nóng Ngọc Hiệp: 64i Đ. Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt Chè vừng nóng Cô Lan: Hẻm 185 Đ. Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt Chè vừng nóng Đà Lạt Bắp, khoai nướng Đà Lạt Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như bắp, khoai và than hoa, nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân Đà Lạt, những củ khoai, bắp bình thường lại trở thành món ăn vặt "gây nghiện" cho du khách. Bắp nướng chín vàng, dậy mùi thơm nức mũi, từng lớp vỏ mỏng nhẹ nhàng tách ra để lộ phần bắp vàng ươm, ngọt lịm. Khoai nướng bùi bùi, mềm mại, quyện cùng vị béo ngậy của mỡ hành và chút muối ớt cay cay, tạo nên một hương vị khó cưỡng. Thưởng thức bắp, khoai nướng nóng hổi giữa tiết trời se lạnh của Đà Lạt là một trải nghiệm ẩm thực vô cùng thú vị mà bạn sẽ không thể nào quên. Bắp Nướng Bờ Hồ: 9 Đ. Trần Quốc Toản, TP. Đà Lạt Chợ đêm Đà Lạt: 4 Đ. Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Đà Lạt Bắp, khoai nướng Đà Lạt Bánh mì chảo Đà Lạt Bánh mì chảo là một món ăn sáng rất được ưa chuộng tại Đà Lạt, thu hút không chỉ người dân địa phương mà còn đông đảo du khách. Với mức giá từ 30.000 - 60.000, bạn có thể thưởng thức một phần bánh mì chảo "đầy ắp" gồm trứng ốp-la, xíu mại, pate, xúc xích… Khi ăn, đừng quên thêm một chút muối tiêu chanh hoặc nước tương để chấm bánh mì để gia tăng hương vị cho món ăn. Dưới đây là những địa chỉ bán bánh mì chảo nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo Bánh mì chảo Tasty: 245 Đ. Hai Bà Trưng, TP. Đà Lạt Bánh mì chảo 303: 303 Đ. Hai Bà Trưng, TP. Đà Lạt Bami Cô Bống: 11 Khu Hoà Bình, TP. Đà Lạt Bánh mì chảo Icolor: 19 Đ. Đặng Thái Thân, TP. Đà Lạt Hẻm: 81 Đ. Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt Bánh mì chảo Đà Lạt Bún mắm nêm Đà Lạt Chẳng cần phải ra miền Trung hay về miền Tây để thưởng thức món bún mắm nêm. Hiện nay, tại Đà Lạt đã có nhiều địa chỉ bán bún mắm nêm với hương vị “vừa lạ vừa quen”. Bởi lẽ, ngoài việc giữ lại vị ngon đặc trưng, món ăn này còn được biến tấu với một vài nguyên liệu mới như da heo chiên, tai heo giòn… Khi ăn, đừng quên cho thêm chút đậu phộng và rau mùi để gia tăng hương vị nhé. Ghé ngay những địa chỉ sau để thưởng thức món bún mắm nêm trứ danh tại thành phố ngàn hoa: Ẩm thực miền Trung: 255 Đ. Hai Bà Trưng, TP. Đà Lạt Quán bún mắm nêm: 27 Đ. Hồ Xuân Hương, TP. Đà Lạt Quán bún mắm nêm: 17A Đ. Mai Hoa Thôn, TP. Đà Lạt Quán Cô Sâm: 348 Đ. Phan Đình Phùng, TP. Đà Lạt Bún mắm nêm Đà Lạt Đồ nướng món ăn Đà Lạt Còn gì tuyệt vời bằng việc được ngồi quây quần bên bếp than, nướng từng xiên thịt thơm lừng và trò chuyện rôm rả với bạn bè trong cái tiết trời se lạnh của Đà Lạt? Tại đây, bạn có thể thỏa sức lựa chọn món ăn mình yêu thích từ menu đa dạng gồm các loại thịt gà, heo, bò cho đến hải sản tươi ngon, sau đó cho lên bếp nướng xèo xèo để rồi cảm nhận hương thơm tinh túy đang ngập tràn cả không gian. Dưới đây là một số quán nướng mà bạn có thể tham khảo: Quán nướng Chu: 3 Đ. Phạm Ngũ Lão, phường 3, TP. Đà Lạt Bò tơ 118: 118 Đ. Hùng Vương, TP. Đà Lạt Tiệm nướng Thương Một Xíu: 37A Đ. Trần Khánh Dư, TP. Đà Lạt Tiệm nướng Mùa Thu: 59 Hẻm Đống Đa, TP. Đà Lạt Fungi Chingu: 1 Đ. Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Đà Lạt BBQ No.1: 1 Đ. Lê Hồng Phong, TP. Đà Lạt Đồ nướng món ăn Đà Lạt Gà nướng cơm lam Đà Lạt Nếu bạn ghé thăm cao nguyên Đà Lạt mà chưa thưởng thức “combo” cơm lam và gà nướng thì thật là một thiếu sót lớn. Cơm lam được làm từ gạo nếp hương, sau khi nướng chín trong ống tre sẽ có lớp vỏ cháy cạnh ở bên ngoài và hạt cơm thơm dẻo bên trong. Món này ăn kèm với muối mè đã rất ngon, nhưng khi thêm cả gà thả vườn nướng đậm vị thì lại càng xứng đáng được gọi là một “cực phẩm”. Tiệm gà Lưng Chừng Đồi: Hẻm 1 Đ. Đặng Thái Thân, TP. Đà Lạt
Quán Cô Sinh: 178 Đ. Hùng Vương, TP. Đà Lạt Quán Khương Duy: Ngã 3 Mangline, Đ. Ankroet – Cam Ly, TP. Đà Lạt Quán Hương Rừng: 6B Đ. Ankroet, Đa Phú, TP. Đà Lạt Quán Kim Gia: 65/1 Đ. Quang Trung, TP. Đà Lạt Gà nướng cơm lam Đà Lạt Bánh cuốn món ăn Đà Lạt Bánh cuốn là một món ăn khá giống với bánh ướt, nhưng có đôi nét khác biệt ở nguyên liệu và cách làm. Bánh cuốn được làm từ một lớp bột gạo mỏng và mịn, nhưng vẫn đủ dai để bao bọc lấy phần nhân bên trong. Nhân của bánh cuốn thường bao gồm nấm mèo, thịt, hành, tôm… Sau đó, bạn có thể thưởng thức món ăn Đà Lạt này cùng với chả quế, chả lụa, nem, thịt nướng, rau mùi, dưa leo, giá cùng một loại nước chấm chua ngọt rất đưa miệng. Để thưởng thức bánh cuốn Đà Lạt, đừng quên ghé thăm các địa điểm sau: Thái Bình Quán: 53 Đ. Chi Lăng, TP. Đà Lạt Quán Bà Tám: 38A Đ. Hoàng Văn Thụ, TP. Đà Lạt Quán Xiêm: 84 Đ. Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP. Đà Lạt Bánh cuốn Ông Sĩ: 2 Đ. Trần Quý Cáp, TP. Đà Lạt Bánh cuốn Thanh Trì: 113 Đ. Ba Tháng Hai, TP. Đà Lạt Bánh cuốn món ăn Đà Lạt Mì Quảng Đà Lạt Mì Quảng Đà Lạt là một biến thể độc đáo của món mì Quảng - một món ăn truyền thống đến từ Quảng Nam, miền Trung. Tại Đà Lạt, mì Quảng được chế biến theo phong cách riêng nên hương vị cũng độc đáo và khác lạ hơn rất nhiều. Món này được tối giản hơn, chỉ sử dụng thịt heo nhưng vẫn giữ nguyên hương vị đậm đà nguyên bản của nước dùng và sợi mì dai mềm, khi kết hợp cùng đậu phộng rang và bánh đa nướng lại càng thơm ngon, cuốn miệng hơn bao giờ hết. Tham khảo một số địa chỉ sau để thưởng thức món mì Quảng Đà Lạt: Quán mì Quảng Ngọc Hiếu: 128 Đ. Ngô Quyền, TP. Đà Lạt Quán mì Quảng Bà Xí: Lô A29 Đ. Mạc Đĩnh Chi, TP. Đà Lạt Quán mì Quảng: 35B Đ. Hoàng Diệu, TP. Đà Lạt Quán mì Quảng Hội An: 14 Đ. Yersin, TP. Đà Lạt Mì Quảng Đà Lạt Lẩu cá tầm Đà Lạt Lẩu cá tầm là một món đặc sản mang đậm hương vị của núi rừng Đà Lạt. Được chế biến từ cá tầm, một loại cá nước ngọt đặc trưng với hương vị thơm ngon, béo ngậy, món lẩu này sẽ khiến bạn xuýt xoa không ngừng khi thưởng thức cùng gia đình, bạn bè vào những ngày tiết trời se lạnh. Để thưởng thức món ăn này, hãy ghé qua một số địa chỉ nổi tiếng sau: Lẩu cá tầm Ngư Sơn: 33/15/3 Đ. Phan Đình Phùng, Phường 1, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng. Lẩu cá tầm Hoàng Gia: 29 Đ. Thông Thiên Học, Phường 2, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng. Lẩu cá tầm Dì Năm: 117 Đ. Phan Đình Phùng, Phường 2, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng. Lẩu cá tầm Đà Lạt Lẩu cá tầm măng chua  Cũng là một món được làm từ cá tầm, nhưng hương vị đã có sự thay đổi khi thêm vào một thành phần mới là măng chua. Thịt cá tầm với độ tươi dai tự nhiên, sẽ càng ngon ngọt hơn khi được kết hợp với nước lẩu chua ngọt. Còn gì tuyệt vời bằng việc được thưởng thức một nồi lẩu nóng hổi vào một ngày mưa lạnh ở thành phố Đà Lạt mộng mơ? Ghé ngay các địa chỉ sau để có cho mình một trải nghiệm đáng nhớ cùng món ăn Đà Lạt này: Lẩu cá tầm Chu Gia: 1/8 Đ. Phan Đình Phùng, Phường 1, TP. Đà Lạt. Lẩu cá tầm Khe Sanh: Địa chỉ: 7 Đ. Khe Sanh, Phường 10, TP. Đà Lạt. Quán lẩu cá tầm Dì 5: 6 Đ. Đoàn Thị Điểm, Phường 4, TP. Đà Lạt. Lẩu cá tầm măng chua  Món ăn Đà Lạt ngon từ bông Atiso Bông Atiso không chỉ là một loại dược liệu quý được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền, mà đây còn là một nguyên liệu đặc biệt thường góp mặt trong công thức nấu nướng của các món ăn Đà Lạt. Tại thành phố này, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn được chế biến từ bông Atiso, từ các món như bông Atiso hầm, canh Atiso nấu sườn, đến các đặc sản như Atiso hầm táo đỏ và trà Atiso. Đặc biệt, các món ăn từ bông Atiso không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bông Atiso được biết đến với khả năng ổn định huyết áp, tăng chức năng gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, trà Atiso cũng là một lựa chọn tốt để bạn có thể thư giãn và làm dịu cơ thể sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.  Món ăn Đà Lạt ngon từ bông Atiso Chè Hé Đà Lạt Thực
chất, chè Hé chẳng phải tên của loại đặc sản nào, mà đây là chỉ là một quán chè nhỏ xinh, lúc nào cũng mở cửa he hé nhưng lại thu hút cực kỳ đông đảo du khách đến tham quan và thưởng thức. Tại đây, có đủ loại chè để bạn có thể thử, từ chè bắp, chè chuối, chè trôi nước cho đến chè đậu ván đều ngon ngọt thanh mát vô cùng. Đặc biệt, giá cho mỗi món cũng chỉ dao động từ 5.000 - 11.000 nên bạn có thể thỏa sức ăn mọi thứ mình muốn. Địa chỉ: 11A Đ. 3 Tháng 2, Phường 1, TP. Đà Lạt Chè Hé Đà Lạt Một số loại mứt đặc sản Các món mứt đặc sản sẽ là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá các món ăn Đà Lạt. Với hương vị thơm ngon cùng vẻ ngoài hấp dẫn, bạn có thể chọn mua các loại mứt để thưởng thức hoặc mang về làm quà. Sẽ thật tuyệt vời nếu được nhâm nhi tách trà nóng cùng món mứt ngọt lịm. Để tìm mua chúng, hãy ghé chợ Đà Lạt hoặc các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại thành phố này. Một số loại mứt thơm ngon mà bạn không thể bỏ lỡ tại Đà Lạt gồm: mứt dâu tây, mứt atiso, mứt hồng dẻo, mứt dâu tằm, cà chua bi, mứt mận… Hãy thưởng thức và chọn ra món ngon nhất mang về tặng người thân, bạn bè, bạn nhé! Một số loại mứt đặc sản Món ăn Đà Lạt dâu tây Dâu tây Đà Lạt là một đặc sản nổi tiếng của thành phố ngàn hoa, được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Được trồng quanh năm, nhưng dâu tây ngon nhất vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khi thời tiết se lạnh và ít mưa tạo điều kiện lý tưởng cho cây dâu phát triển và cho ra những quả dâu to, mọng nước và ngọt ngào. Để thưởng thức dâu tây tươi ngon, bạn có thể ghé thăm các vườn dâu ở Đà Lạt được chia sẻ dưới đây: Vườn dâu Nhật Bản: 162 Đ. Thánh Mẫu, Phường 7, TP. Đà Lạt Vườn dâu Hiệp Lực:Thôn 4, Láng Biang, Lạc Dương Vườn dâu 88: 88 Đ. Thánh Mẫu, Phường 7, TP. Đà Lạt Món ăn Đà Lạt dâu tây Rau củ tươi Đà Lạt Vùng đất Đà Lạt được thiên nhiên ưu ái ban cho khí hậu mát mẻ quanh năm cùng đất bazo màu mỡ sẽ là nơi lý tưởng để trồng nên các loại rau củ quả tươi ngon, đa dạng. Không chỉ cung cấp nguồn lương thực cho người dân Đà Lạt, rau củ quả tươi tại đây còn được phân phối đến các tỉnh khác trên cả nước, nhưng tất nhiên là khó có thể bì được so với việc thưởng thức và mua trực tiếp từ nơi sản xuất. Bạn có thể mua một số rau củ quả tươi để mang về làm quà cho gia đình, bạn bè, hoặc giữ trong nhà để ăn dần nếu muốn. Để mua được chúng, hãy ghé thăm các vườn hoặc mua tại khu chợ Đà Lạt nổi tiếng.  Rau củ tươi Đà Lạt Bánh bèo Đà Lạt Bánh bèo là một món ăn quen thuộc của người dân miền Trung, nhưng nay đã du nhập và được cải biến để phục hợp hơn với khẩu vị của người Đà Lạt. Bánh được làm từ bột gạo, sau khi trộn cùng nước cho ra hỗn hợp đặc sền sệt sẽ được phân vào các chén nhỏ và hấp cho đến khi chín. Khi ăn, người ta sẽ thưởng thức cùng nhân (có thể là nhân khô hoặc nhân ướt) sau đó chan ít nước mắm chua ngọt để tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng. Dưới đây là một số địa chỉ bán bánh xèo Đà Lạt thơm ngon mà bạn có thể tham khảo: Bánh bèo số 4 Bà Hường: 402 Đ. Phan Đình Phùng, Phường 2, TP. Đà Lạt. Bánh bèo Bà Triệu: 17 Hẻm 4 Bà Triệu, Phường 1, TP. Đà Lạt. Bánh bèo Đà Lạt Hủ tiếu Đà Lạt Hủ tiếu Đà Lạt là món ăn sở hữu nhiều phiên bản như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu mực… Sợi hủ tiếu trắng dai ngon được nấu trong nước dùng thơm ngọt sẽ tạo nên hương vị đậm đà đặc trưng. Tùy theo từng loại mà tô hủ tiếu có thể được thêm thịt heo, tôm, mực và rau sống, đi kèm với đó là các loại ớt, hành, tỏi phi. Trong không khí se lạnh của Đà Lạt, đừng quên thưởng thức một tô hủ tiếu ấm nóng để cảm nhận hương vị thơm ngon đang ngập tràn trong cuống họng, bạn nhé! Ghé ngay một số quán hủ tiếu sau: Ghiền Ăn: 5 Đ. Sương Nguyệt Anh, Phường 9, TP. Đà Lạt. Quán Ông Diệm: 72 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Phường 1, TP. Đà Lạt. Hủ tiếu Đà Lạt Bún thố Đà Lạt Món ăn Đà Lạt cuối cùng mà Vivu Việt Nam muốn giới thiệu đến các bạn đọc đó là bún thố Đà Lạt. Đây là một món ăn quen thuộc gắn liền với buổi sáng của biết bao người dân phố núi.
Bún thố có các thành phần và cách nấu tương tự bún bò, chỉ khác ở điểm là sẽ được nấu trong thố đất sét để giữ trọn vị ngon ngọt của thịt bò và nước hầm xương. Để thưởng thức món ăn này tại Đà Lạt, ghé ngay một số địa điểm sau: Bún bò thố đá Hoa Gió: 15A Đ. Nguyễn Du, Phường 9, TP. Đà Lạt. Bún bò thố đá Sông Hương: Cầu Mạc Đĩnh Chi, Phường 5, TP. Đà Lạt. Xem thêm tổng hợp 1000+ địa điểm ăn uống nổi tiếng, siêu dấp dẫn! Bún thố Đà Lạt Bên trên là 39+ món ăn Đà Lạt thơm ngon đáng thử mà bạn không thể bỏ lỡ khi có cơ hội đến với thành phố ngàn hoa. Ngoài ra, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Vivu Việt Nam để khám phá các địa điểm ăn uống và du lịch hấp dẫn khác tại Đà Lạt, bạn nhé!
0 notes
thptngothinham · 3 months
Text
Tổng hợp văn mẫu lớp 6 chọn lọc, đề bài: Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh với nhiều cách kể diễn cảm khác nhau từ các thầy cô, các bạn học sinh khác nhau cho các em tham khảo Truyên Thạch Sanh là một truyện cổ tích có nhiều tình tiết li kì, hấp dẫn vì vậy mà với nhiều cách kể diễn cảm khác nhau bạn sẽ thu được một câu chuyện với tâm ý khác. Vì vậy doctailieu.com tổng hợp những bài văn mẫu đề kể diễn cảm lại câu truyện này để các em có nhiều nguồn tài liệu tham khảo hơn. Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh I. DÀN Ý 1. Mở bài Giới thiệu chung: Ngày xưa, ở quận Cao Bình... Thạch Sanh là thái tử của Ngọc Hoàng được sai xuống trần đầu thai làm con hai vợ chổng già hiếm muộn. 2. Thân bài: Diễn biến của truyện Người vợ có mang đến mấy năm mà chưa sinh nở. Người chồng qua đời. Mãi sau người vợ mới sinh được một cậu con trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống một minh trong túp lều dưới gốc đa, kiếm ăn qua ngày bằng nghề đốn củi. Cậu được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông. Nghe lời dụ dỗ của Lí Thông, Thạch Sanh về ở với mẹ con hắn. Lí Thông lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay cho hắn. Thạch Sanh chém chết chằn tinh. Lí Thông cướp còng Thạch Sanh. Hắn được vua phong cho tước Quận công. Thạch Sanh bắn đại bàng bị thương, cứu công chúa. Trong hang sâu, chàng giải thoát cho con vua Thuỷ Tề, được Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần. Một lần nữa, chàng bị Lí Thông cướp công và hãm hại. Hồn chằn tinh và đại bàng lập mưu báo thù Thạch Sanh. Chàng bị bắt giam trong ngục tối. Công chúa từ khi được cứu thoát bỗng nhiên bị câm. Vua sai Lí Thông tìm thầy chữa bệnh cho nàng nhưng không ai chữa được. Nghe tiếng đàn Thạch Sanh, công chúa hết bệnh, nói cười vui vẻ. Vua truyền gọi người gảy đàn vào cung. Thạch Sanh tâu bày đầu đuôi mọi chuyên. Mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, hoá thành bọ hung. 3. Kết bài Kết thúc truyện: Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Bằng tiếng đàn thẩn, chàng dẹp yên quân của mười tám nước kéo sang gây hấn. Thạch Sanh dọn cơm thết đãi kẻ thua trận. Niêu cơm thẩn của chàng ăn mãi không hết. Nhà vua nhường ngôi cho Thạch Sanh. Xem thêm: Kể tóm tắt truyện Thạch SanhPhát biểu cảm nghĩ về truyện Thạch Sanh II. BÀI LÀM THAM KHẢO Bài làm 1 Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, hàng ngày lên rừng chặt củi để nuôi thân, lấy gốc đa làm nhà. Năm 13 tuổi, Thach Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Lí Thông làm nghề bán rượu, kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh và được cung tên vàng. Lí Thông cướp công Thạch Sanh, tìm cách đẩy người em kết nghĩa trở lại gốc đa. Thạch Sanh bắn trọng thương đại bàng, lần theo vết máu tìm đến hang sâu. Chàng đã cứu được công chúa Quỳnh Nga con vua Viện Vương và hoàng tử con vua Thủy Tề. Chàng được mời xuống thăm thủy cung. Tại đây chàng chinh phục được Hồ Tinh. Vua Thủy Tề tặng chàng một cây đàn và một niêu cơm thần. Trở lại gốc đa, Thạch Sanh bị hồn ma chằn tinh và đại bàng lập mưu hãm hại. Thạch Sanh bị giam vào ngục tối. Chàng lấy đàn thần ra gảy. Công chúa Quỳnh Nga đang ốm đau bỗng tươi tỉnh lại, nói cười khi nghe tiếng đàn thần. Mưu gian của Lí Thông bị bại lộ. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông. Thạch Sanh cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường cả hai mẹ con bị Thiên Lôi đánh chết, biến thành bọ hung. Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa Quỳnh Nga. Quân 18 nước chư hầu kéo đến vây kinh đô. Thạch Sanh gảy đàn thần lui giặc, không mất một mũi tên, không chết một mạng người nào. Thạch Sanh dọn một niêu cơm mà quân 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Thạch Sanh được phong quốc trạng. ít lâu sau, vua Viện Vương nhường ngôi báu cho Thạch Sanh. Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Đáng chú ý nhất là truyện Thạch Sanh đã vạch cho mọi người thấy rằng cái chính nghĩa, cái thiện chỉ có thể tạm thời bị che lấp, nhưng cuối cùng vẫn giành được thắng lợi, cái phi nghĩa, cái ác có thể tạm
thời thắng thế, nhưng cuối cùng sẽ bị thất bại, những kẻ mang tư tưởng phi nghĩa, tư tưởng đen tối dù có mưu mô, khôn khéo đến đâu cũng sẽ bị trừng trị. Bài làm 2 Ngày xửa, ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tiều phu đã già mà vẫn chưa có con. Ngày ngày, họ phải lên rừng đốn củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Tuy nghèo nhưng họ lại hay làm việc nghĩa giúp đỡ mọi người. Thấy thế, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con của họ. Rồi bà vợ có mang, nhưng kì lạ thay, đã qua mấy năm mà không sinh nở. Người chồng lâm bệnh qua đời, Mãi sau, bà vợ mới sinh được một cậu con trai, đặt tên là Thạch Sanh. Khổ thay, khi cậu bé vừa lớn khôn thì mẹ lại chết. Một mình cậu lủi thủi ra vào túp lều rách nát dưới gốc cây đa cổ thụ. Gia tài chẳng có gì đáng giá ngoài lưỡi búa của cha để lai. Cậu tiếp tục kiếm sống bằng nghề đốn củi. Ngọc Hoàng sai các thiên thần xuống dạy Thạch Sanh võ nghệ và các phép thần thông. Một hôm, Lí Thông làm nghề bán rượu đi ngang qua gốc đa. Thấy chàng trai vạm vỡ khoẻ mạnh gánh hai bó củi rất lớn, hắn liền nghĩ bụng: “Chà! Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu!”. Lí Thông lân la gợi chuyện làm quen. Thạch Sanh thật thà kể cho hắn nghe gia cảnh của mình. Lí Thông gạ Thạch Sanh kết nghĩa làm anh em. Đang cô đơn, nay có người quan tâm săn sóc đến mình, Thạch Sanh vui vẻ nhận lời rồi từ giã gốc đa, về sống chung với mẹ con Lí Thông. Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh hung dữ hay ăn thịt người. Nó có phép biến hoá khôn lường. Dân phải lập miếu thờ và mỗi năm phải nộp cho chằn tinh một mạng người để nó đỡ phá phách. Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn sợ lắm, bày mưu tính kế lừa để Thạch Sanh chết thay. Lí Thông sắp sẵn một mâm rượu thịt. Chiều tối, Thạch Sanh đi kiếm củi về, Lí Thông mời chàng ăn rồi bảo: Đêm nay đến lượt anh canh miếu thờ, ngặt vì anh đang cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về. Tin lời, Thạch Sanh đi ngay. Nửa đêm, Thạch Sanh đang thiu thỉu ngủ thì chằn tinh sau miếu hiện ra, giơ nanh múa vuốt định vổ lấy chàng. Thạch Sanh lấy búa đánh lại. Chằn tinh thoắt ẩn thoắt hiện. Không hề sợ hãi, Thạch Sanh trổ hết tài nghệ để đánh quái vật. Lát sau, lưỡi búa của chàng đã chém xả nó làm hai mảnh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Cạnh xác nó là bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh chặt đầu quái vật rồi nhặt bộ cung tên xách về nhà. Tưởng oan hồn Thạch Sanh hiện về đòi mạng, mẹ con Lí Thông kỉnh hãi, rối rít lạy van. Nghe Thạch Sanh kể chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Vốn là kẻ độc ác, tham lam và thâm hiểm, Lí Thông nảy ra kế khác, tiếp tụo lừa Thạch Sanh. Hắn vờ tỏ vẻ lo lắng: Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, ắt phải tội chết. Thôi em hãy mau mau trốn đi! Mọi việc ở nhà anh sẽ lo liệu. Thạch Sanh thật thà tin lời hắn. Chàng vội vàng từ biệt mẹ con Lí Thông rổi trở về túp lều cũ dưới gốc cây đa, ngày ngày kiếm củi nuôi thân. Còn Lí Thông, vội vàng mang đầu chằn tinh vảo cung nộp cho nhà vua, được vua ban thưởng hậu hĩ và phong cho chức Quận công. Công chúa con vua đến tuổi lấy chổng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến cầu hôn nhưng nàng chưa Ưng ý một ai. Vua đành mở hội gieo cầu để công chúa trên lậu cao ném quả cầu trúng vào ai thì sẽ lấy người đó làm chổng. Không may, lúc nàng sắp gieo cầu thì một con đại bàng khổng lồ sà xuống quắp nàng đi. Đại bàng bay qua nơi Thạch Sanh ở. Trông thấy nó, chàng liền lấy cung tên vàng ra bắn. Đại bàng trúng thương vào cánh, lảo đảo bay về núi. Lần theo dấu máu, Thạch Sanh tỉm được hang sâu, chỗ nó giấu công chúa. Từ ngày công chúa mất tích, nhà vua vô cùng đau khổ. Ngài ra lệnh cho Lí Thông phải đi tìm và hứa sẽ gả công chúa vả truyền ngôi cho. Lí Thông trong ỉòng vừa mừng vừa sợ. Cuối cùng, hắn lại nghĩ ra được một kế hay. Hắn truyền lệnh mở hội thi hát mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Đến ngày thứ mười thì hắn gặp Thạch Sanh đi xem hội. Nghe Lí Thông nói phải đi tìm công chúa mất tích, Thạch Sanh kể lại mọi chuyện. Lí Thông mừng rỡ nhờ chàng dẫn đường đến hang của đại bàng.
Đến nơi, Thạch Sanh vội vã xuống cứu công chúa. Quân lính của nhà vua cột dây vào lưng chàng rồi thả xuống hang sâu. Vốn là một chằn tinh có nhiều phép lạ, đại bàng tuy bị thương nặng nhưng vừa thấy chàng nó Nền chồm dậy, tung cánh, chĩa vuốt lao đến. Thạch Sanh giương cung bắn mù mắt nó, lấy búa bổ vỡ đầu nó. Chàng lấy dây buộc ngang minh công chúa rổi ra hiệu cho quân lính ở trên kéo nàng lên. Công chúa vừa được đưa lẻn mặt đất thì Lí Thông sai quân ỉính đưa nàng về cung. Hắn ở lạị vần đá lấp cửa hang hòng giết chết Thạch Sanh để cướp công chàng. Biết minh bị hại, Thạch Sanh cô tìm lối thoát. Đên cuối hang sâu, chàng chợt thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh lấy bộ cung tên vàng bắn tan cũi sắt, cứu được thái tử con vua Thuỷ Tể bị đại bàng bắt nhốt ở đây. Thái tử hết lời cảm tạ và mời ân nhản xuống thăm thuỷ cung. Gặp lại con, Thuỷ Tề vô cùng sung sướng và đối đãi với Thạch Sanh rất hậu. Thạch Sanh từ chối nhận bạc vàng châu báu, chi xin một cây đàn. Thái tử rẽ nước đưa chàng lên bờ. Chàng lại trở về túp lều dưới gốc đa xưa. Lại kể đến chuyện của chằn tinh và đại bàng. Sau khi bị Thạch Sanh giết chết, hồn chúng lang thang khắp nơi. Tình cờ gặp nhau, chúng bàn cách trả thù chàng. Chúng ăn trộm một số đổ vật quý giá trong cung vua, lén bỏ vào túp lều của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Chàng chẳng thể nào giãi bày nỗi oan khuất của mình. Từ hôm được cứu thoát, công chúa tự nhiên sinh bệnh, suốt ngày buồn rầu, ủ rũ, chẳng nói chẳng cười. Lễ cưới của nàng với Lí Thông phải hoãn lại. Vua sai hắn đi mời thầy thuốc về chữa cho công chúa nhưng các danh y dù giỏi đến mấy cũng đành bó tay. Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, buồn quá bèn đem đàn ra gảy. Tiếng đàn ni non ai oán, trách móc… vọng vào tận hoàng cung. Nghe tiếng đàn, bỗng nhiên công chúa nói cười vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người gảy đàn. Nhà vua vừa mừng vừa lấy làm lạ. Khi được đưa vào cung, Thạch Sanh đã kể hết đầu đuôi mọi chuyện. Sự thật được phơi bày. Nhà vua giận dữ sai bắt giam hai mẹ con tên u Thông độc ác rồi giao cho Thạch Sanh xét xử. vốn tính nhân hậu, thương người, Thạch Sanh tha cho chúng nhưng trên đường về nhà, hai mẹ con hắn đã bị sét đánh chết và hoá kiếp thành bọ hung. Lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh được tổ chức linh đình suốt mấy ngày liền. Ai cũng mừng cho chàng trai thật thà tài giỏi. Nghe tin vua gả công chúa cho một kẻ đốn củi nghèo khổ, hoàng tử của mười tám nước liền kéo quân sang đánh. Thạch Sanh xin vua được đi trừ giặc. Chàng chi mang theo cây đàn thần. Tiếng đàn của chàng vừa réo rắt cất lên thì quân giặc bủn rủn hết tay chân, vội vã xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Mấy vạn tướng sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé tí được mang ra thì bĩu môi, không thèm cầm đũa. Thạch Sanh tươi cười đố họ án hết niêu cơm ấy, chàng sẽ trọng thưởng. Nhưng kì lạ thay cơm xới đến đâu lại đầy lên đến đấy. Quân sĩ mười tám nước vô cùng kinh ngạc, vội lạy tạ Thạch Sanh rồi rút về nước. Nhà vua truyền ngồi cho Thạch Sanh. Hai vợ chồng chàng sống êm đềm, hạnh phúc bên nhau. *** Nhằm giúp các em học sinh học tốt Tập làm văn lớp 6, doctailieu.com đã tổng hợp tất cả các bài Văn mẫu lớp 6 tập 1, tập 2 hay nhất, chọn lọc với đủ các dạng bài: Văn kể chuyện và miêu tả, văn tóm tắt - diễn cảm - phát biểu cảm nghĩ cho các em học sinh có tham khảo.
0 notes
topkontumcom · 6 months
Text
✨🍚 Cơm Niêu Kon Tum: Ngon Nức Tiếng 🍚✨
Tumblr media
Trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên có những nét văn hóa ẩm thực đa dạng và phong phú, Kon Tum ẩn chứa một bí mật ẩm thực độc đáo, một hương vị không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác -Top 6 quán cơm niêu kon tum. Đây không chỉ là một món ăn, mà còn là cả một câu chuyện văn hóa, một trải nghiệm đầy màu sắc và sự ấm áp. 🌿🌾
💫 Với Cơm Niêu Đồng Quê, bạn sẽ được thưởng thức cơm niêu trong không gian truyền thống, thơm lừng mùi lúa mới, hòa quyện cùng những món ăn đặc sắc như dê nướng, tôm đồng rang muối... Địa chỉ: Số 713 Phan Đình Phùng, và nhiều cơ sở khác tại Kon Tum.
💫 Cơm Niêu Hương Việt mang đến một không gian ấm cúng, đơn sơ như chính bữa cơm gia đình bạn, với cá kho tộ, canh chua... Địa chỉ: 231 Phan Chu Trinh, Thành Phố Kon Tum.
💫 Ghé thăm Cơm Niêu Cá Bống để khám phá hương vị tươi ngon của cá bống, một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích hải sản. Địa chỉ: Số 863 Phan Đình Phùng và Số 553 Nguyễn Huệ, Tp.Kon Tum.
💫 Đừng bỏ lỡ Cơm Niêu Kon Tum với không gian hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, nơi cơm niêu không chỉ là một món ăn mà còn là niềm tự hào của người dân nơi đây. Địa chỉ: 711 Phan Đình Phùng, Tp.Kon Tum.
💫 Cơm Niêu Măng Đen Kon Tum - một trải nghiệm không gian mở với thiết kế như một ngôi nhà sàn, nơi hương vị ẩm thực và văn hóa dân tộc giao thoa. Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Đắk Long, Kon Plông.
💫 Và cuối cùng, Cơm Niêu Như Mười, nơi ẩm thực truyền thống hòa quyện cùng không gian thân mật, ấm cúng, chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi. Địa chỉ: 1045 Phan Đình Phùng, Phường Quyết Thắng.
🌟 Hãy để mỗi bữa cơm tại Kon Tum trở thành một kỷ niệm khó quên, một chuyến đi khám phá không chỉ bằng vị giác mà còn bằng cả trái tim. Mỗi quán cơm niêu ở Kon Tum không chỉ phục vụ bạn những bữa ăn ngon miệng mà còn mời gọi bạn vào một thế giới văn hóa, truyền thống phong phú, đa dạng.
Tìm hiểu thêm ở đây: https://topkontum.com/am-thuc/quan-com-nieu-kon-tum/
0 notes