Tumgik
#thơ ca mẫu giáo
tiatosuhao · 10 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
“Nếu được quay lại quá khứ lúc còn bé, bạn sẽ nói gì với em bé đấy?”
Vô tình đọc được câu hỏi này khi lướt social. Ngồi nghĩ một lúc, lúc đầu không định nói gì, xong chỉ định viết ra một cái, xong thế nào lại cứ ngồi viết mãi, viết mãi.
Cơ bản chắc sẽ nói mấy cái này:
- Đừng sát sinh côn trùng
- Cứ vẽ nhiều vào. Đừng bỏ vẽ. Ai nói gì kệ mẹ bọn nó.
- Cứ sáng tác truyện tranh, làm văn và viết nhật ký hàng ngày như em vẫn đang mải mê làm đi.
- Muốn học hay đọc gì cứ thoải mái
- Đừng trêu và mắng Bông nhiều, đối xử với nó dịu dàng hơn
- Dành nhiều thời gian với ông bà hơn
- Ôm bố mẹ nhiều hơn
- Nhớ hồi hay cầm lọ nước hoa của mẹ xịt ra ngoài trời cho cả thế giới thơm hơn không? Cứ làm tiếp đi.
- Cứ lên mái nhà ngắm mây trôi cả chiều đi. Rồi em sẽ hỏi mẹ là ngày xưa mẹ có làm vậy không, mẹ em sẽ trả lời là “Có, ai chả có một thời mộng mơ”. Nhưng yên tâm, bây giờ chị vẫn đang làm điều tương tự vậy suốt thôi.
- Cứ chạy nhảy nô đùa hò hét. Làm bất kì cái gì em muốn làm. Cứ đanh đá cá cày gặp ai cũng đánh đi. Cứ làm đầu gấu đại ca của cả trường mẫu giáo đi.
Em đang thế nào thì cứ như vậy. Vì chả có gì đáng để phàn nàn về những gì em đã làm, hay tuổi thơ em mang cho chị ra sao. Nhưng bớt hái hoa, bắt côn trùng đem về nhốt nhé. Đẹp thì ngắm vậy thôi đừng bắt, đừng ngắt, tội nghiệp ra.
À quên. Enjoy the time being. Vui lắm. Hồi đó vui, bây giờ cũng vẫn vui. Mong là sẽ luôn vui. Đứng đây làm đ gì nữa, đi chơi tiếp đi 😀.
5 notes · View notes
thptngothinham · 3 days
Text
Tuyển chọn những bài văn nghị luận hay bàn về lòng biết ơn thầy cô giáo, việc thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo của học sinh ngày nay. Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn với mẫu dàn ý chi tiết kèm top 5 bài văn nghị luận hay nhất bàn về lòng biết ơn thầy cô giáo của học sinh ngày nay. **** Dàn ý chi tiết  bàn về lòng biết ơn thầy cô giáo I. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nêu vấn đề: Biết ơn thầy cô giáo là một thái độ, tình cảm trong sáng và cao đẹp. II. Thân bài: 1. Giải thích - Biết ơn thầy cô giáo là thái độ sống, tình cảm tốt đẹp, đó là thái độ trân trọng, nhớ ơn công lao dạy dỗ của thầy cô với học sinh. 2. Tại sao lại phải biết ơn thầy cô giáo - Thầy cô giáo như những người cha, người mẹ thứ 2 của ta. Nếu như cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục thì thầy cô giáo cũng có công dạy dỗ, giáo dục ta, giúp ta trở thành một người hoàn thiện về cả nhân cách lẫn trí tuệ. - Thầy cô giáo truyền dạy cho ta những kiến thức khoa học phong phú, bổ ích, mang lại cho ta những bài học đạo đức, đạo lí làm người sâu sắc. Công lao to lớn đó là không thể phủ nhận và chối bỏ được. - Biểu hiện của người có lòng biết ơn thầy cô giáo: + Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô + Luôn chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô + Có thái độ yêu qúy, trân trọng những người thầy cô đã từng dạy mình. + Những người biết quý trọng, biết ơn thầy cô giáo sẽ được mọi người xung quanh và thầy cô yêu quý, quý mến lại. 3. Chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo? - Lòng biết ơn với thầy cô giáo không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn được thể hiện qua hành động: + Nói lời cảm ơn thầy cô. + Tự có ý thức học tập, rèn luyện thật tốt, không để phụ công dạy dỗ của thầy cô. + Luôn có thái độ, hành động đúng đắn với thầy cô. - Để ghi nhớ công ơn giáo dục to lớn của những người thầy, người cô đang công tác trên mọi miền đất nước, c��� nước đã chọn ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam – ngày để học sinh gửi những lời chúc, những món quà tri ân đến thầy cô. 4. Mở rộng vấn đề - Phê phán những người vô ơn, có thái độ và hành động không đúng với thầy cô, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh, chửi thầy cô ngay trên bục giảng. - Bên cạnh đó, phê phán những phụ huynh, học sinh lợi dụng ngày Nhà giáo Việt Nam để biếu xén, đút lót thầy cô nhằm gian lận trong học tập. Quan trọng hơn đó là nhân cách của một bộ phận giáo viên đang dần bị tha hóa, chạy theo đồng tiền, dẫn đến những đổ nát trong giáo dục. III. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề: Lòng biết ơn thầy cô là truyền thống của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. - Liên hệ bản thân: Tự nhủ với bản thân sẽ luôn cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức để không phụ công lao của thầy cô, cha mẹ. >>> Đọc thêm: Nghị luận về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người Sau khi nắm được các luận điểm và cách triển khai trong dàn ý, các em hãy tham khảo một số bài văn mẫu nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo dưới đây để có thêm ý tưởng làm bài nhé. Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo: Top 5 bài văn hay và ý nghĩa Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo-  Bài văn mẫu 1: Cả tuổi thơ con được đắp đầy bởi những câu hát à ơi dịu mát, những bài học làm người sâu sắc nhẹ nhàng của mẹ, của bà. Những câu hát ấy, những mẩu chuyện câu thơ, câu ca dao ấy dần nhen nhóm trong tâm hồn và trí óc non nớt của con bài học tình yêu thương con người, triết lý cuộc sống. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Là người học trò, chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo. Có thể nói rằng, lòng biết ơn là một khái niệm được nhen nhói trong mỗi tâm hồn con người từ rất lâu, từ khi còn nhỏ. Lòng biết ơn là hiểu sâu sắc và ghi nhớ công lao của người khác đối với mình, bản thân phải bày tỏ lòng biết ơn người đã cứu giúp mình qua cơn nguy biến. Có lúc ta biết ơn cuộc sống: "Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”  Ta biết ơn cha mẹ, bạn bè: "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha…” Nhưng đối với học sinh từng cắp sách tời trường, lòng biết ơn thầy cô sâu sắc, đậm đà hơn bao giờ hết. Chúng ta từng thể hiện lòng biết ơn ấy bằng cách ghi nhớ, khắc sâu công ơn người thầy dìu dắt, dạy bảo học trò trong công tác giáo dục. Ta khẳng định một điều rằng, lòng biết ơn thầy cô là đức tính mà mỗi con người cần phải có. Vì sao chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo? Đó là bởi thầy cô là người cho chúng ta nguồn ánh sáng của tri thức, văn hóa. Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ mãi trong cuộc đời. Quả thực, thầy cô nâng đỡ, dìu dắt học trò từng bước trên con đường tri thức. Những kiến thức thầy cô truyền thụ sẽ dày theo năm tháng, giúp ta thông thái, được khai phá để trở thành con người văn minh trong xã hội. Hơn thế, thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mỗi người. Trong khi cho ta tri thức, thầy cô còn thay cha mẹ dạy bảo ta, luyện cho ta những bài học làm người. Qua bài học tính nhân văn, cách ứng xử, triết lý cuộc đời, thầy cô ở bên ta giáo dục ta trở thành người có tri thức, có văn hóa đạo đức. Bên cạnh đó, thầy cô luôn dành tình cảm yêu thương, bồi đắp tâm hồn ta, thắp sáng ước mơ, vẽ ra cho học trò con đường đi tới tương lai. Người thầy, người cô không chỉ chỉ cho học trò con đường đi mà còn khích lệ ý chí phấn đấu để thực hiện hoài bão, mục đích, ước mơ. Nhờ vào những giáo dục của thầy cô mà ta thành công, trưởng thành trong cuộc sống. Nếu không có thầy cô chỉ bảo, dạy dỗ thì có rất nhiều người không thể thành công trong cuộc sống “Không thầy đố mày làm nên”. Không chỉ vậy, truyền thống tôn sư trọng đạo của con người Việt Nam là truyền thống có từ lâu đời, mỗi cá nhân là một mắt xích phát huy truyền thống ấy. Biết ơn thầy cô cũng chính là biểu hiện của người có văn hóa, văn minh, mọi người yêu quý, kính trọng. Và học trò chúng ta đã và đang làm gì để bày tỏ lòng biết ơn thầy cô? Lòng biết ơn xưa biểu hiện ở thái độ tôn trọng với thầy. Một ví dụ điển hình là Phạm Sư Mạnh. Ông là một quan đầu triều, quan cao chức lớn. Nhưng khi đến nhà thăm cụ Chu Văn An, thầy giáo cũ. Ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một học trò bình thường. Thật đáng quý biết bao, trở lại thời nay. Lòng biết ơn được biểu hiện qua nhiều hình thức đa dạng, trở thành lễ tri ân mang tính chất rộng lớn toàn xã hội. Điều đó thể hiện trong ngày 20/11 hàng năm. Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng ngày 20-11, thi đua dành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm hỏi, chúc sức khỏe thầy cô. Dù mọi thời đại, biết ơn người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp nên làm. Đó chính là việc làm của một học sinh ngoan, biết phát huy truyền thống của dân tộc ta một cách đúng đắn. Bởi vậy, chúng ta cần có những hành động phê phán, lên án những biểu hiện sai trái, vô lễ, hỗn láo với thầy cô của những học sinh vô ý thức vô văn hóa, chẳng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó đi học thì kém cỏi, về nhà hỗn xược với cha mẹ thật đáng trách thay. Và để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo chúng ta chỉ cần ngồi trong lớp nghe giảng không làm việc riêng, làm bài tập, ôn bài, thuộc bài đầy đủ để dành những điểm chín, điểm mười tặng thầy cô. Ngoài ra, vào ngày 20-11, 8-3, tết nguyên đán… học sinh có thể đến thăm gửi quà hỏi thăm sức khỏe thầy cô. Nhờ vậy thầy cô rất vui lòng. Rõ ràng, thầy cô là một trong những con người quan trọng trong cuộc sống. Ánh sáng người thầy, người cô rọi vào ta sẽ còn mãi. Để mỗi chúng ta biết khắc sâu công ơn dạy dỗ để rồi trưởng thành vững bước trên con đường đời. Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo - Bài văn mẫu 2: Biết ơn thầy cô hay còn gọi là truyền thống tôn sư trọng đạo là một trong những đức tính quý báu mà ông cha ta đã lưu truyền hàng ngàn năm qua. Nó cũng được ví như một kim chỉ nam xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử và trở thành một đạo lý để con cháu ngàn đời noi theo. Bởi “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Trong kho tàng đồ sộ của dân tộc có hàng ngàn câu ca dao tục ngữ nói về chủ đề gia đình, tình yêu,… tuy nhiên có lẽ được nhiều người biết đến nhất là câu nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Câu ca dao đề cao và nhấn mạnh vai trò to lớn của những người đã giúp đỡ nâng đỡ ta trong cuộc đời. Nếu như bố mẹ cho ta hình hài thì thầy cô chính là những người cho ta cả bầu trời tri thức. Thật khó có thể chọn được công lao sinh thành hay dưỡng dục là hơn song chỉ có thể nói ngắn gọn rằng đó chính là hai thứ có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Truyền thống tôn sư trọng đạo đã tồn tại giữa lòng dân tộc cả ngàn năm qua và nó trở thành một trong những phẩm chất vô cùng quý báu. Bằng chứng có thể kể đến đó là những tấm gương đáng để chúng ta noi theo. Xưa kia cụ Chu Văn An là một nhà giáo giỏi, danh tiếng của cụ được lưu truyền trong lịch sử dân gian. Cụ về quê mở lớp dạy học và trong số những học trò của cụ có rất nhiều người đã đỗ quan to, làm những chức vụ lớn của triều đình. Một trong số đó có thể kể đến như Phạm Sư Mạnh một trong những học trò thành danh nhất của cụ. Thế nhưng không vì thế mà ông tỏ ra thất thố với người thầy của mình. Mỗi lần có dịp về thăm thầy ông chỉ dám đứng từ ngoài vái chào, lúc vào nhà không bao giờ dám ngồi cùng sập với thầy mà xin phép ngồi xuống dưới. Trả lời lễ phép gọn ghẽ những câu hỏi của thầy… Đó mới thấy dù con người ta ở vị trí nào trong xã hội thì đạo làm trò cũng không bao giờ bị sai lệch. Hay trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại, người ta tìm thấy cuốn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc học sinh trường cấp 3 Từ Liêm Hà Nội. Trong những năm tháng khốc liệt mưa bom lửa đạn đấy thế nhưng trong đầu của anh chiến sĩ vẫn không nguôi nhớ đến những lời dạy của thầy Lưu. Hai tháng trước khi hi sinh ở chiến trường Quảng Trị, người chiến sĩ đó viết: “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”. Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả - Biết yêu và biết ghét - Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế - Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm”. Những lời dạy của thầy chính là hành trang tư tưởng lớn lao để anh vượt qua những năm tháng đầy đau thương khốc liệt đó. Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn vẫn được xã hội chúng ta tiếp nối và phát huy. Bằng chứng là cả nước dành một ngày 20/11 là hiến chương nhà giáo. Nhằm tôn vinh và ghi nhớ công lao của những thế hệ trồng người vĩ đại của dân tộc. Bên cạnh những tấm gương học sinh tốt, thì cũng còn đâu đó những cá nhân chưa hoàn thiện. Vẫn còn những hành động tiêu cực như chưa chăm chú học tập, vi phạm ý thức kỉ luật nhà trường, chưa vâng lời thầy cô… Song nó chỉ như những tiêu cực nhỏ bé mà thôi. Chúng ta những người đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn còn được uốn nắn dạy bảo dưới bàn tay của các thầy cô hãy thể hiện mình là những người hiếu học, chăm ngoan về đạo đức. Bởi lẽ không có thầy thì đố mày làm nên. Nhớ về cội nguồn biết ơn người đã dìu dắt nâng đỡ mình cũng chính là thước đo của nhân cách con người. Tham khảo thêm: Nghị luận về truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc taKể lại kỷ niệm đáng nhớ về thầy cô giáo của em Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo - Bài văn mẫu 3: “Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò.
Dẫu là học trò bán tự, nhất tự (có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ chi, chúng ta, trong đời ai chẳng là học trò hơn một lần "nhất tự" hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là một mặt khác nữa của câu tục ngữ - Đó cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô. Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi) học sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B - Từ Liêm, Hà Nội. Trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ - thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy. Xin được trích đoạn nguyên văn "Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo - Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước - Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất". Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. "Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả - Biết yêu và biết ghét - Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế - Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm". Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô. Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh nghiệm sống để mở rộng trí óc cho chúng ta. Thầy cô không chỉ cho chúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta bài học làm người. Lúc còn bé thơ thầy cô dạy ta từng chữ cái, từng con số, rồi theo năm tháng chúng ta dần lớn lên thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri thức, có đạo đức. Các thầy cô đã “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, đào tạo chúng ta thành những người hữu ích. Tại sao danh họa Ý Lê-ô-na đơ Vanh xi (1452 - 1519) có thể trở thành đỉnh cao của thời Phục hưng và thế giới. Vì ông có người thầy là họa sĩ Vê-rô-ki-ô. Thoạt đầu thầy bắt cậu bé học trò vẽ quả trứng gà mấy chục ngày liền. Bởi ông muốn cho nhà họa sĩ thiên tài tương lai biết "trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái hoàn toàn giống nhau… Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu…Đó còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo". Các thầy cô giáo là người "mài sắt nên kim", công lao biết bao ! Thật đúng như nhà thơ Bùi Đăng Sinh, hiện nay đã là nhà giáo kì cựu, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã viết: “Đồi cao thắm sắc ti gôn Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người” Các thầy, các cô đang làm một nghề cao quý nhất, nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta vốn rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói: “Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy” Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui sướng trước sự trưởng thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn. Phải ghi nhớ trong lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc. Lại xin kể với các bạn một câu chuyện mà nhân vật học trò là một nhà thơ nổi tiếng của chúng ta.
Chuyện của nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương của miền Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam. Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông trữ tình, dòng sông thi ca. Năm học 1935 - 1936, Hoàng Cầm học với thầy Hoàng Ngọc Phách, cũng là một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết lãng mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn). Ai ngờ sau đó ít lâu, lại lấy chị gái họ thầy giáo mình. Một ngày tết ở thị xã Bắc Ninh, khi hai vợ chồng thi sĩ đi chúc tết họ hàng, vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự, thầy cứ một điều "thưa bác", hai điều "thưa bác". Vợ nhà thơ cũng thản nhiên "cậu cậu, tôi tôi" mặc dù kém đến trên 20 tuổi. Song Hoàng Cầm thì không dám. Ông lễ phép xưng "con", gọi "thầy". Về nhà, bà vợ phàn nàn: - Sao mình lại xưng "con" với cậu ấy ? Cậu ấy là em mình chứ ! Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời: - Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi anh là chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ ! Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng "Đạo". Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của người có nhân cách. Đất nước ta có rất nhiều tấm gương đáng để noi theo như người học trò con vua Thủy Tề của thầy Chu Văn An. Biết là trái mệnh Ngọc Hoàng, tất bị chết chém, nhưng vẫn tuân theo lời dạy bảo nhân nghĩa của thầy. Bác Hồ từng dạy: “Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề đạo đức đang còn nhiều cái để quan tâm, đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô. Thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị chê trách, lên án gay gắt. Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để các thế hệ học sinh dâng tặng thầy cô kính yêu. Đây không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ tình cảm cao quí, thiêng liêng, ở đâu, lúc nào cũng cần gìn giữ, nêu cao. Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo - Bài văn mẫu 4: Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ. Thời xưa cụ Chu Văn An đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học trò cũ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đầu triều nhưng ông vẫn tỏ thái độ vô cùng kính trọng người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao! Thời nay học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô. Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan, biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôm nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo. Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chẳng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm.
Đánh trách thay! Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cần các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín, mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11, 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn. Người ta nói: Qua sông thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Thật vậy! Cứ giả sử xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của mình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng! Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo - Bài văn mẫu 5: Từ xưa tới nay truyền thống tôn sư trọng đạo đã được lưu truyền qua biết bao thế hệ, đó là một đức tính vô cùng đẹp của dân ta, là cách thể hiện đạo đức của người học sinh với những người thầy, người cô có công ơn dạy dỗ ta nên người, từ đó mà câu nói “Học trò phải biết kính yêu và biết ơn thầy cô”. Thật vậy, kính yêu và biết ơn thầy cô đã là những đức tính mà người học sinh phải có được, trước tiên là sự kính yêu. Học sinh cần biết kính yêu những người thầy, người cô của mình, những người đã dùng cả cuộc đời để dạy cho ta biết đâu là lẽ phải, người thầy người cô không phải cha mẹ sinh thành ra ta nhưng thầy cô được coi là cha mẹ thứ hai của bất kì người học sinh nào, cha mẹ cho ta cơm ăn áo mặc thì thầy cô mang đến cho ta tri thức, cho ta kinh nghiệm, lẽ sống, những bài học quý giá, cha mẹ dắt ta tập bước đi trên đôi chân nhỏ bé thì thầy cô dắt ta bước đi trên con đường vươn tới thành công trong tương lai. Những con người đó vẫn thầm lặng dạy dỗ, không phân biệt, đào tạo những con người dù giàu sang hay nghèo khó, những người nghịch ngợm phá phách đều từ đó mà nên người. Khi đã học được sự kính yêu thầy cô của mình thì mỗi người cần học cách biết ơn tới những gì mà thầy cô đã làm cho mình, những con người đó cứ thầm lặng với công việc của mình, truyền đạt kiến thức một cách tâm huyết nhất tới những người học trò, người thầy người cô đó cứ miệt mài chèo lái con đò, chở biết bao thế hệ học sinh tới với bến bờ của tri thức mà quên đi bản thân mình, quên đi những mệt mỏi, áp lực để cho thế hệ trẻ trang bị đầy đủ tri thức bước vào cuộc sống. Kính yêu và biết ơn cần được thể hiện bằng hành động chứ không phải bằng lời nói. Những người thầy người cô tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh của mình sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới việc học sinh sẽ phải làm gì để trả ơn, chẳng bao giờ yêu cầu học sinh phải báo đáp công ơn của mình nhưng đối với những người học sinh cần phải nhận thức được công ơn to lớn đó. Hành động biết ơn đó chỉ cần thể hiện qua tình cảm thầy trò, chỉ là những ngày học sinh trở lại mái trường xưa, tới thăm thầy cô vào những ngày lễ biết ơn, chẳng cần vật chất xa hoa bởi vật chất không thể đo được thứ tình cảm thiêng liêng đó. Bông hoa trên tay, nụ cười trên môi, những lời hỏi thăm, những câu chuyện không bao giờ cũ, tất cả những thứ đó tuy giản dị nhưng vô cùng đắt giá, chỉ với bấy nhiêu đó cũng đủ thể hiện tình cảm của những người học sinh đối với thầy cô của mình. Ngoài ra đối với những bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường có rất nhiều cách thể hiện sự kính yêu và biết ơn đến thầy cô của mình. Đơn giản cho vấn đề đó là tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài trong các tiết học, điều đó giúp những người thầy người cô có một tiết dạy hiệu quả chỉ tập trung vào giảng dạy chứ không phải gào thét, nhắc nhở. Cố gắng thi đua học tập lao động thật tốt để không phụ công ơn thầy cô tin tưởng giảng dạy. Người xưa đã có câu “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” hay “Không thầy đố mày làm nên” qua đó cho thấy được vai trò to lớn mà thầy cô đem và giáo dục thế hệ học sinh cách biết ơn tới thầy cô của mình. Ấy thế mà bên cạnh những học sinh chăm
ngoan đó thì còn một đại bộ phận những học sinh cảm thấy chán ghét một số bộ môn mà mình đang học, lười học và đổ lỗi cho việc thầy cô dạy không hiểu, không có hứng thú với những môn xã hội, đặc biệt là còn bỏ học, trốn học vì ham chơi đặc biệt hơn là những học sinh tỏ thái độ vô lễ với chính người thầy người cô của mình khi được nhắc nhở về những lỗi mà mình đã vi phạm, chống đối với những gì thầy cô đưa ra, đây là điều rất đáng buồn cho một số học sinh trong thời điểm hiện nay. Để xã hội ngày càng phát triển, đất nước đi lên hơn nữa thì vai trò của thầy cô là vô cùng quan trọng, là những người tạo bàn đạp cho những búp măng non vươn cao hơn, vươn xa ra cả thế giới, là người học sinh cần biết kính yêu và biết hơn những người thầy người cô của mình dù sau này có thành đạt tới đâu. >> Tuyển tập những bài văn nghị luận xã hội lớp 9 chọn lọc -/-      Comenxki từng viết: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Nói như thế mới biết được vai trò của nghề giáo là quan trọng như thế nào. Trên đây là một số mẫu bài văn nghị luận hay bàn về lòng biết ơn thầy cô giáo mà THPT Ngô Thì Nhậm đã tổng hợp được nhằm giúp các em có những định hướng nội dung đúng đắn và đầy đủ nhất khi viết bài. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 9 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em làm bài tốt và đạt kết quả cao !
0 notes
vppsonca · 3 months
Text
Các công ty Văn Phòng Phẩm tại Việt Nam
Bài viết này giới thiệu các công ty văn phòng phẩm tại Việt Nam:
Văn phòng phẩm 24H là gì? Trả lời: Văn phòng phẩm 24H là một doanh nghiệp chuyên cung cấp VPP tại Hà Nội. 24 hay 24H mang ý nghĩa là sẵn sàng phục vụ bất kỳ lúc nào.
Văn phòng phẩm 365 là gì? Trả lời: Đây là một công ty chuyên cung cấp văn phòng phẩm tại quận Phú Nhuận TPHCM. Văn phòng phẩm 365 có danh mục đa dạng, giá cả ưu đãi và giao hàng nhanh chóng.
Văn phòng phẩm Á Đông là gì? Trả lời: Đây là một công ty văn phòng phẩm hiện đã ngừng hoạt động.
Văn phòng phẩm An Lộc Việt là gì? Trả lời: An Lộc Việt là một công ty văn phòng phẩm chuyên bán sỉ tại Thủ Đức, TPHCM. An Lộc Việt có danh mục sản phẩm đa dạng, giá rẻ và chất lượng phục vụ rất chuyên nghiệp.
Văn phòng phẩm An Nhiên là gì? Trả lời: Văn phòng phẩm An Nhiên là một doanh nghiệp chuyên cung cấp văn phòng phẩm có trụ sở tại quận Tân Bình TPHCM. An Nhiên được khách hàng ưa chuộng do giá cả cạnh tranh và thái độ phục vụ nhiệt tình.
Văn phòng phẩm An Phát ở đâu? Trả lời: An Phát là công ty văn phòng phẩm có trụ sở tại quận 12, TPHCM. Văn phòng phẩm An Phát có ưu thế về giá và khả năng giao hàng nhanh chóng.
Văn phòng phẩm An Phát Lộc ở đâu? Trả lời: An Phát Lộc là công ty văn phòng phẩm có trụ sở tại Bến Cát Bình Dương. An Phát Lộc tập trung cung cấp văn phòng phẩm cho các khu công nghiệp tại tỉnh này.
Văn phòng phẩm An Phú là gì? Trả lời: Văn phòng phẩm An Phú là đơn vị chuyên cung cấp các loại VPP tại quận Tân Phú. Công ty này có thế mạnh về các loại giấy in giá rẻ, chất lượng tốt. Và khả năng giao hàng nhanh, chu đáo.
Văn phòng phẩm An Phước là gì? Trả lời: Văn phòng phẩm An Phước đã tạm nghỉ và hiện nay không còn hoạt động.
Tumblr media
Văn phòng phẩm Anh Chi là gì? Trả lời: Anh Chi là tên một cửa hàng văn phòng phẩm tại Hà Nội. Cửa hàng này bán VPP và còn có các dịch vụ photocopy.
Văn phòng phẩm Ánh Dương ở đâu? Trả lời: Văn phòng phẩm Ánh Dương là một công ty chuyên cung cấp văn phòng phẩm tại quận 10, TPHCM. Đơn vị này còn có một số các dịch vụ về giáo dục và đào tạo.
Văn phòng phẩm Anh Duy là gì? Trả lời: Văn phòng phẩm Anh Duy là một đơn vị chuyên cung cấp văn phòng phẩm tại quận Gò Vấp TPHCM. Gò Vấp là thị trường văn phòng phẩm tiềm năng và Anh Duy cũng đã khai thác rất tốt thị trường này.
Văn phòng phẩm Anh Phước là gì? Trả lời: Văn phòng phẩm Anh Phước có đơn vị chủ quản là Cty TNHH TM DV Anh Phước tại quận 1, TPHCM. Đây là đơn vị có trên 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp văn phòng phẩm.
Văn phòng phẩm Anh Quốc là gì? Trả lời: Anh Quốc là đơn vị cung cấp sỉ văn phòng phẩm tại quận Bình Tân, TPHCM. Đơn vị này có khẩu hiệu là “trùm sỉ văn phòng phẩm”.
Văn phòng phẩm Ánh Sáng là gì? Trả lời: Văn phòng phẩm Ánh sáng là một đơn vị chuyên cung cấp văn phòng phẩm tại quận Bình Tân. Ánh Sáng chú trọng vào việc đa dạng mẫu mã và bắt kịp với xu hướng của thị trường.
Văn phòng phẩm Ánh Sao là gì? Trả lời: Có nhiều đơn vị, cửa hàng văn phòng phẩm đặt tên là Ánh Sao như Ánh Sao Cần Thơ, Ánh Sao Mới… Ánh Sao là một cái tên hay khi đặt cho một cửa hàng văn phòng phẩm.
Sơn Ca sẽ tiếp tục cập nhật các doanh nghiệp VPP khác trong bài tiếp theo.
Xem thêm: Văn phòng phẩm và những câu hỏi thường gặp
0 notes
arataholic · 5 months
Text
ELLE Digital 01/2024 - Sato Arata
Q1: I Got It là một ca khúc thể hiện tình yêu mãnh liệt, nhưng nếu bạn tỏ tình mà bị từ chối thì bạn có từ bỏ ngay lập tức không? Hay là có thể kiên trì bao nhiêu lần cũng được?
A1: Từ bỏ ngay lập tức thì chắc là không đâu. Trong giây lát, tôi vẫn sẽ nghĩ đến việc tỏ tình lại đó.
Q2: Mối tình đầu của bạn là khi nào? Bạn còn nhớ chuyện lúc đó không?
A2: Trước khi vào giới, tôi cảm thấy mình có thích một bạn nữ cùng lớp thời cấp 2. Vì trước giờ tôi chưa từng có cảm xúc như thế.
Q3: Giấc mơ hồi nhỏ của bạn là gì?
A3: Tôi từng muốn trở thành tàu điện. Chắc là do sinh nhật hay được tặng mô hình tàu điện với shinkansen nên tôi bắt đầu có suy nghĩ đó. Hồi mẫu giáo tôi còn viết vào sổ là "Em muốn trở thành một đoàn tàu" lúc được hỏi ước mơ tương lai là gì cơ. Tôi thích tàu điện đến nỗi muốn biến thành nó chứ không phải trở thành người lái tàu nữa.
Q4: Bạn nghĩ thế nào là một chàng trai tuyệt vời?
A4: Là người có thể chất và tinh thần cứng cáp, cũng như một trái tim phóng khoáng và biết quan tâm đến người khác. Những người có tấm lòng bao dung và khả năng tài chính tốt cũng rất ngầu.
Q5: Phương pháp làm đẹp yêu thích của bạn là gì?
A5: Tôi sẽ mang theo dù khi ra ngoài. Trước cũng có một thời gian tôi thoa kem chống nắng, nhưng tôi không thích cảm giác dính dính nhớp nhớp của nó nên kể cả đến Hawaii tôi cũng vẫn mang dù theo. Tôi cũng chăm sóc tóc rất thường xuyên nữa. Tôi hay tẩy tóc nên các fan đã lo lắng nhiều lắm, nhưng tôi vẫn chăm sóc nó một cách hoàn hảo nên hãy cứ an tâm dõi theo tôi nhé.
Q6: Bạn sẽ thưởng gì cho bản thân sau khi nỗ lực?
A6: Chắc tôi sẽ đi ngủ hoài luôn. Rất may là lịch trình của tôi khá bận rộn nên ngủ nhiều là điều gì đó khá xa xỉ.
Q7: Gần đây bạn có sở thích gì?
A7: Gần đây thì là game ạ. Tựa game mà xưa tôi hay chơi vừa ra phiên bản mới sau khoảng 3 năm nên đã khá lâu rồi tôi mới chơi lại nó. Cảm giác như được trở về tuổi thơ vậy.
Q8: Món ăn sở trường của bạn là gì?
A8: Tôi chẳng nấu ăn bao giờ cả. Tôi nghĩ nếu có thể nấu ăn trong một video youtube nào đó thì thật tốt. Nhưng mà tôi có thể bổ quả dưa yêu thích của mình cực siêu nhé. Chỉ cần được ăn dưa hấu thì không có gì phải ngần ngại hết!
Q9: Màn hình chờ điện thoại của bạn là gì?
A9: Là màn hình mặc định của máy, màu đen hồng tím. Tình cờ nó lại trông giống IMP. nên tôi đặt làm hình nền luôn.
Q10: Hoài bão của bạn năm 2024 là gì?
A10: Tôi muốn tiến một bước thật xa, xa đến mức nằm ngoài tưởng tượng của PINKY. và khiến họ bất ngờ. Tôi tin IMP. sẽ làm được những điều thật tuyệt vời trong năm 2024. Có thêm nhiều ca khúc mới nè, nếu có thể tổ chức tour nữa thì càng tốt. Năm nay sẽ là năm của IMP.!
Q11: Bạn mơ ước gì cho 10 năm sau?
A11: Với tư cách là một nghệ sĩ Nhật, tôi mong chúng tôi có thể dẫn đầu xu thế và tạo cơ hội để những cái hay của J-pop vươn xa ra toàn thế giới. Đạt được mục tiêu đó thì có nghĩa là chúng tôi đã rất nổi tiếng rồi, và tôi nghĩ đó chính là bằng chứng cho thấy nhóm đang đi đúng đường, trở thành những người nghệ sĩ như kỳ vọng của bản thân. Tôi sẽ nỗ lực hết mình với niềm tin giấc mơ này chắc chắn sẽ thành hiện thực.
0 notes
dienhoahaihavn · 1 year
Text
5 kieu sap xep hoa trong hoa tang le | Dien hoa Hai Ha
Đối với cách sắp xếp vòng hoa trong tang lễ, tùy vào phong tục, tập quán mà mỗi địa phương đều có cách sắp xếp khác nhau. Mỗi loại hoa, mỗi mầu sắc hoa tươi đều có ý nghĩa riêng. Và cách bố cục sắp xếp hoa cũng cũng vậy, rất đa dạng, phù hợp với từng địa phương và tôn giáo.
Cùng Điện hoa Hà Nội – Hải Hà tìm hiểu 5 cách sắp xếp hoa phổ biến nhất trong hoa tang lễ.
5 sắp xếp trong hoa tang lễ
Cách sắp xếp theo hình tròn
Hiện nay đây là mẫu khá phổ biến trên toàn quốc. Hình tròn có những đặc tính tượng trưng chung: hoàn hảo, thuần nhất, không có sự phân biệt hoặc phân chia.
Những vòng tròn đồng tâm biểu thị những cấp độ của sự sinh tồn, những hệ thống thứ bậc được sáng tạo. Sự vận động theo vòng tròn là hoàn hảo, không có sự khởi đầu, không có kết thúc, không có biến dạng; tất cả những cái đó làm cho nó có đặc trưng của thời gian.
Hình tròn còn đặc trưng cho bầu trời với vận động vòng tròn không biến đổi của nó.
Chính vì vậy, hình tròn là tượng trưng cho quy luật của cuộc sống không thể chối bỏ đó chính là sự sống-cái chết-sự sống. Vòng hoa chia buồn hình tròn còn là lời nguyện cầu của người ở lại đối với người đã khuất với niềm hy vọng linh hồn của người đã khuất được siêu thoát.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Vòng hoa tang lễ được sắp xếp thành hình tròn là sự kết hợp giữa hoa hồng trắng và dải lụa màu xanh dương chính là lời cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất sớm được siêu thoát. Đồng thời hoa hồng trắng cũng loại hoa được dùng để thể hiện sự quan tâm, tôn kính của người viếng đối với một hành trình mới của người đã khuất. Rất nhiều khách hàng đặt vòng hoa đám tang hcm kiểu vòng tròn.
Điều này tượng trưng cho sự nhớ thương, tin yêu và mong những tâm hồn của người đã khuất được gặp nhiều may mắn. Còn màu xanh dương chính là đại diện cho hòa bình, sự bình tĩnh, cởi mở và thanh thản và yên bình. Đó chính là một quan niệm của sự hồi sinh ở một thế giới bên kia. Một thế giới tồn tại vĩnh hằng và thanh bình.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Vòng hoa là sự tượng trưng cho sự quy luật của cuộc sống và là mong muốn siêu thoát đối với linh hồn người đã khuất. Bên cạnh đó là sự kết hợp của hoa lan tím, hoa lan trắng, hoa cúc trắng và hoa ly vàng là tượng trưng cho lòng cao thượng, lòng kính yêu và sự trân trọng sâu sắc.
Đồng thời màu vàng là một gam màu khá buồn, tạo nên một không gian hoài niệm cho những người đến viếng, tuy nhiên, chúng cũng bao hàm cho mình một ý nghĩa đó chính là bắt đầu cho một s�� khởi đầu mới.
Còn màu tím thể hiện sự trang nghiêm, niềm tự hào và thành công. Màu tím cũng là biểu tượng của thành tựu, sự tôn trọng và ngưỡng mộ nên phù hợp khi kỷ niệm sự kết thúc của một cuộc sống.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Màu trắng với ý nghĩa của sự ngây thơ, tôn kính và khiêm tốn chính là một sự lựa chọn hàng đầu trong các tang lễ, chúng còn là biểu tượng của sự tinh khiết, sang trọng và uy nghiêm. Vì vậy một vòng hoa có sự kết hợp giữa hoa đồng tiền trắng, hoa ly trắng và ha lan trắng là một lựa chọn hoàn hảo cho tang lễ, nó vừa thể hiện tình yêu, lòng ca ngợi, sự tôn kính của bạn đối với người đã khuất.
Cách sắp xếp theo hình vuông
Hình vuông chính là tượng trưng cho đất, cho sự hoàn hảo, bốn cạnh của hình vuông tượng trưng cho hỉ-nộ-ái-ố của đời người. Chính vì thế, mẫu vòng hoa chia buồn được sắp xếp theo hình vuông sẽ là lời động viên, chia sẻ đối với những người thân của người đã khuất bởi sự ra đi đau buồn này là lẽ dĩ nhiên của cuộc sống.
Hoa được sử dụng chủ yếu đó là hoa đồng tiền màu đỏ vừa thể hiện tình yêu và lòng ca ngợi của bạn lại vừa gợi lên năng lượng, mong muốn, sức mạnh và tình yêu lãng mạn, với sắc thái khác nhau trong các tông màu từ màu đỏ thẫm đến đỏ tươi.
Màu đỏ tượng trưng vẻ đẹp, sự can đảm và nhiệt huyết. Hoa màu đỏ sẫm biểu tình yêu, trong khi màu đỏ tươi biểu niềm đam mê. Hoa hồng đỏ là một sự lựa chọn cổ điển trong các mẫu hoa tang lễ. Tuy nhiên, bên cạnh đó là sự kết hợp khéo giữa hoa đồng tiền và hoa lan tím, vì vậy vẫn nói lên sự trang nghiêm trong tang lễ.
Cách sắp xếp theo hình tam giác
sắp xếp này mang thông điệp gắn kết của những người còn sống đối với người đã ra đi. Bởi sự sắp xếp ba vòng nối liền nhau không bao giờ tách rời là biểu trưng của sự tin yêu, chia sẻ và cảm thông. Chính những điều này sẽ là mối dây liên hệ dù cho ngăn cách âm dương ly biệt.
Hơn nữa, hình tam giác thể hiện sự hài hòa, cân đối bằng một mối liên kết chặt chẽ, giống như hình ảnh cái kiềng ba chân mà bấy lâu nay dân gian đã truyền tai nhau về sự bền chặt và vững chãi.
Ba mốc chạm thời gian ấy được kết nối với nhau bằng những đường thẳng, phải chăng như hy vọng về sự yên bình, ít chông gai trong từng chặng thời gian mà bản thân mỗi người phải bước qua. Cách sắp xếp này thể hiện ý niệm về một tình yêu mãnh liệt, vĩnh cửu hay tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn của một tập thể, tình bạn không có gì có thể chia cắt.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Lẵng hoa đám tang thể hiện tình cảm gắn kết với người đã khuất, bày tỏ sự tin yêu, chia sẻ và cảm thông đối với họ cùng gia đình. Vòng hoa là sự kết hợp giữa màu xanh của lá và màu trắng của hoa lan thể hiện sự tinh khiết, ngây thơ nhưng cũng thể hiện được sự trang trọng và uy nghiêm.
Kết hợp với đó, màu xanh lá cây là một màu sắc dịu, thường đồng nghĩa với thiên nhiên và đại diện cho sức khỏe, khả năng phục hồi, may mắn và sức trẻ. Và cũng giống như trong chu kỳ sinh – tử tự nhiên của tất cả các sinh vật sống, màu xanh lá cây cho thấy sự đổi mới – một thông điệp hoàn hảo chia sẻ nỗi buồn cho những người thân của người đã mất.
Kệ hoa chia buồn được với hoa cúc trắng là chủ đạo với lá xanh trang điểm được cắm theo phong cách Hàn Quốc phù hợp để kính viếng hương hồn người bạn cũ là người Hàn Quốc. Ba tầng hoa là biểu hiện cho:
Tầng thứ nhất là địa: tức là địa phủ, bao la và rộng lớn.
Tầng thứ 2 thể hiện cho trần: tức trần gian.
Tầng thứ 3 thể hiện cho Thiên: tức trời.
Kệ hoa thể hiện cho sự luân hồi của một kiếp người, 3 tầng hoa thể hiện cho 3 thế giới mà con người sẽ trải qua: sinh ra từ đất, sống ở trần gian, và rồi trở về trời, rồi lại sinh ra từ đất… Vì thế sự ra đi của một con người là quy luật của tự nhiên mà ai cũng sẽ phải trải qua. Kệ hoa kính viếng đúng phong tục của nước họ sẽ là thể hiện sự tôn trọng và tiễn đưa hương hồn họ sớm được về đoàn tụ với tổ tiên.
Cách sắp xếp theo hình thập giá
Đây là vòng hoa tang thường được sử dụng đối với những gia đình theo đạo Kitô giáo. Chính hình thập giá là niềm yêu thương, che chở của Chúa nơi thiên đường đối với người đã khuất.
Thập giá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh vẫn mãi là cây sự sống rợp bóng trện đời tín hữu, bởi ở đó người ta nhận được ơn cứu độ, và cũng ở đó người ta nhận ra vinh quang mà Thiên Chúa muốn tỏ lộ cho loài người.Chẳng có một tôn giáo nào lấy biểu tượng cho tôn giáo của mình bằng hình ảnh cây thập giá với một người bị đóng đinh trên đó như Kitô giáo.
Hình ảnh cây thập giá vừa buồn, vừa thảm, chẳng có gì hấp dẫn để thu hút người ta. Từ xa xưa, cây thập giá đã được quan niệm là biểu tượng của thất bại, của nỗi đau, của những gì thấp hèn và nhục nhã nhất. Nếu chỉ là một cây thập giá trơ trụi thôi thì đúng là nó sẽ mang ý nghĩa như thế thật. Nhưng với người Kitô hữu, nó lại trở thành dấu chỉ của tình yêu, của vinh quang và của chiến thắng.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Kệ hoa với biểu tượng hình chữ thập là tình yêu thương, sự che chở của Thiên Chúa đối với người đã khuất. Kệ hoa màu màu trắng được cắm hình chữ thập, kết hợp với đó là những bông hồng đỏ thể hiện tình yêu mãnh liệt mà Thiên Chúa dành cho loài người, đồng thời cũng thể hiện lòng kính yêu và sự trân trọng sâu sắc và cũng thể hiện sự trang nghiêm trong tang lễ.
Kệ hoa thể hiện niềm vinh quang, sự chiến thắng cái chết của Chúa Giê su để cứu chuộc nhân loại. Kệ hoa là sự kết hợp giữa hoa lan trắng, hoa ly vàng và hoa cát tường thể hiện mong muốn về sự ra đi yên bình, đồng thời cũng thể hiện sự hoài niệm của bạn dành cho người đã khuất nhưng vẫn thể hiện sự trang trọng cần có.
Cách sắp xếp vòng hoa tang lễ theo hình oval
Các vòng hoa này đã có từ rất lâu rồi lúc mới xuất hiện thì chủ yếu dùng các loại hoa giả, nhưng đến hôm nay thay vào đó những bông hoa thật.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Một sự kết hợp của màu đỏ và màu vàng, màu cam là một màu đậm, tượng trưng cho năng lượng, sự nhiệt tình và ấm áp. Hoa màu cam là hoàn hảo cho kỷ niệm cuộc đời của một người mà họ tràn đầy sự tự tin, sự hài lòng và niềm đam mê cho cuộc sống. Kết hợp với đó là hoa lan vàng – một gam màu buồn thể hiện sự uy nuối tiếc dành cho người đã khuất. Đây là vòng hoa tang lễ tại hà nội được sử dụng nhiều nhất.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ
Trên đây là một vài gợi ý nho nhỏ, chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ góp phần giúp các bạn có những lựa chọn phù hợp nhất khi lựa chọn hoa tang lễ để tỏ lòng cảm thông và chia buồn của bạn đối với người đã khuất cùng gia đình họ.
Nguồn: https://dienhoahaiha.com/5-kieu-sap-xep-hoa-trong-hoa-tang-le/
1 note · View note
dongdungquangha · 1 year
Text
Hướng dẫn bày trí tượng gà phong thủy giúp “hóa sát chiêu tài”
Tượng gà phong thủy mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và thường được chọn lựa để trưng bày tại phòng khách, phòng làm việc, hay làm cho món quà tặng ý nghĩa từ phía người thân, quý khách bè, đồng nghiệp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho khách những ý nghĩa phong thủy, hướng dẫn bày trí và những điều bạn cần phải biết về tượng gà phong thủy.
Tượng gà phong thủy có ý nghĩa gì?
Trong tín ngưỡng văn hóa hoa dân gian, hình tượng con gà là cầu nối giữa con người và thế giới tâm linh. Gà gần gũi, là loài vật thân thuộc từ người nông dân, là tượng trưng từ phía sự no đủ, thịnh vượng, may mắn, hạnh phúc. Không chỉ thân thuộc với đời sống hàng ngày, hình tượng gà còn đi vào thơ ca hay những bức tranh Đông Hồ, với ý nghĩa biểu tượng từ sự sung túc, ấm no. Hình ảnh gà trống đứng trên núi cao hiên ngang cất tiếng gáy vươn lên là tượng trưng của sự dũng mãnh, uy nghiêm, hùng dũng.
Ý nghĩa tượng gà trong phong thủy
Trong phong thủy, tượng gà có tác dụng xua đuổi tà ma và sát khí, những điềm xấu trong nhà. Tiếng gà gáy vào sáng sớm khiến cho ma quỷ sợ hãi, không dám đến gần, từ đó mang đến bình yên, hạnh phúc, may mắn, tài lộc cho cả gia đình.
Khi trưng bày tượng gà phong thủy còn giúp gia chủ thuận lợi trong công việc, phát huy được năng lực nội tại, ý chí, đưa ra những quyết định sáng suốt, sự quyết tâm trong việc mình làm, từ đó vạn sự như ý, thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.
Các mẫu tượng gà phong thủy đứng trên vàng, trên đồng tiền còn là biểu tượng của tài lộc, phú quý dồi dào. Bày trí các mẫu tượng này sẽ giúp thu hút tài tài, vận may, mở cung tài lộc trong công việc kinh doanh, buôn bán.
Trưng bày các mẫu tượng gà phong thủy đang ấp trứng là biểu tượng của sự đông đủ, yên ấm, hạnh phúc, con đàn cháu đống.
Nên lựa chọn tượng gà mái hay gà trống khi trưng bày?
Thông thường, gà trống sẽ mang giá trị biểu tượng và có ý nghĩa trong phong thủy, còn gà mái chỉ mang tính chất trang trí, trưng bày.
Hai vật phẩm này đều có gái thành và độ tinh xảo tương đương nhau, nhưng nếu gia chủ muốn bày trí tượng gà phong thủy với mong muốn đem may mắn, tài lộc thì nên lựa chọn tượng gà trống.
Trong tiếng Hán – Việt, gà được đọc là “kê” đọc đồng âm với “cát”, biểu tượng của những điều may mắn, an lành, phú quý.
Bên cạnh đó, ở các nước Nho giáo, gà trống tượng trưng cho ngũ đức: văn – võ – dũng – nhân – tín.
Với hình dáng mạnh mẽ, uy nghi mà không kém phần uyển chuyển, hình tượng gà trống thể hiện sức mạnh, sự dũng cảm, oai phong lẫm liệt. Vì vậy, trưng bày tượng gà trống phong thủy trong nhà là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo đối với những gia chủ đang mong sự may mắn, tài lộc, thuận lợi trong công việc, kinh doanh, sự nghiệp.
Hướng dẫn bày trí tượng gà phong thủy bằng đồng
Trong ngũ hành âm dương, gà đứng tại hướng tây, thuộc hành kim, vì thế gia chủ bắt buộc đặt tượng gà phong thủy tại hướng Tây từ ngôi nhà. 
Tượng gà trống phong thủy sở hữu khả năng giải trừ đào hoa sát, vì vậy cần đặt tượng ở phòng khách nhìn ra hướng cửa, có thể giúp vợ chồng chung thủy và giữ gìn được hạnh phúc cho gia đình. Nếu vợ hay chồng đã sở hữu tình cảm với người khác tại bên ngoài, gia chủ mang thể đặt một con gà trống phong thủy trong tủ quần áo, mỗi góc tủ một con. 
Trong phòng ăn của gia đình thường lắp đặt các đường ống dẫn dài, giống dạng hình từ phía con rắn, sẽ không tốt cho ngôi nhà. Như vậy, trưng bày tượng gà ở môi trường bếp có thể ngăn chặn được những năng lượng không tốt, sự quấy nhiễu từ ma quỷ trong nhà.
Ngoài ra, tượng gà phong thủy còn được cho rằng có tư thế của vương giả, hỗ trợ cực tốt cho những người lãnh đạo, giúp họ tránh khỏi những kẻ tiểu nhân. Trong kinh doanh, gia chủ nên đặt tượng gà phong thủy ở nơi làm việc, điều này sẽ giúp việc kinh doanh trở nên thuận lợi và phát triển mạnh mẽ hơn. 
Lưu ý:
Trong ngũ hành, tượng gà phong thủy thuộc nhóm tứ hành xung, vì vậy gia chủ thuộc nhóm tuổi Ngọ, Tý, Mão không nên trưng bày tượng này, tránh sự xung khắc và những tai họa không đáng có.
Địa chỉ mua tượng gà phong thủy uy tín, chất lượng, giá tốt
Nếu gia chủ đang muốn mua những mẫu tượng linh vật bằng đồng đẹp, mẫu mã đa dạng, giá thành hợp lý, hãy đến ngay với đồ đồng DUNG Quang Hà.
Là một thương hiệu lâu năm đứng đầu trên thị trường trong lĩnh vực chế tác, sản xuất và phân phối các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ bằng đồng, kế thừa và phát huy nghề truyền thống tại làng Vạn Điểm, Ý Yên, Nam Định, đồ đồng DUNG Quang hà luôn được quý khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Các sản phẩm tại đồ đồng DUNG Quang Hà được chế tác thủ công hoàn toàn bởi những nghệ nhân có trên 20 năm kinh nghiệm, chỉnh chu từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho tới các công đoạn sản xuất, chế tác. Sản phẩm hoàn thiện luôn được kiểm duyệt nghiêm ngặt trước khi trao gửi tới tay khách hàng, luôn đảm bảo cả về tính thẩm mỹ lẫn chất liệu sản phẩm. Chính vì thế, khi tới với đồ đồng DUNG Quang Hà, tin chắc sẽ mang tới cho khách hàng những trải nghiệm và những sản phẩm tuyệt vời nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn bày trí tượng hổ phong thủy giúp “chiêu tài đón lộc”
—-
Vì sao chọn Đồ Đồng Dung Quang Hà ?
Giao hàng nhanh nhất, giá rẻ nhất
Miễn phí giao hàng Hà Nội, Nam Định, hỗ trợ đến 50% phí vận chuyển toàn quốc
Sản phẩm độc quyền, thiết kế sản xuất mẫu mã độc đáo và tinh xảo nhất
Thương hiệu Việt, sản phẩm đúc tại làng nghề truyền thống
Cam kết đồ đồng cao cấp, bảo hành lên tới 20 năm
———
Cơ sở sản xuất trực tiếp
Tư vấn hỗ trợ chi tiết 24/7
Ship toàn quốc, giao hàng tận nơi, phục vụ tận tâm
———–
Để đặt hàng Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Cửa hàng theo địa chỉ:
663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline/Zalo: 0944.58.1111  Telephone: 02466.747.666
Trang web: https://dungquangha.com
0 notes
phuotthoine · 2 years
Text
Chùa Vàng Tam Đảo
Tumblr media
AT- Cách thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) chừng 25km đường đèo dốc, ôtô chạy non một giờ sẽ tới khu du lịch Tam Đảo. Đường dốc trung bình 15 độ nghiêng, quanh co, ngoằn ngoèo men theo sườn núi, dọc hai bên đường chập chùng rừng thông bạt ngàn, lá reo vi vu trong gió. Chùa Vàng ở Tam Đảo Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Càng gần Tam Đảo không khí càng mát lạnh, hành khách sẽ thấy choáng ngợp bởi vẻ hùng vĩ của núi cao vời vợi, vực sâu hun hút, sương mây mờ mịt. Tam Đảo thơ mộng hiện ra với những biệt thự thấp thoáng trong mây, tựa sống lưng vào triền đồi, vách núi. Thị trấn du lịch này nằm dưới chân núi Thiên Thị (Chợ Trời) cao 1.375m của dãy Tam Đảo xanh thẳm. Người Pháp, vào thời điểm đầu thế kỷ 20, đã phát hiện ra vẻ đẹp lung linh vời của Tam Đảo. Họ cho thiết kế xây dựng nơi đây thành nơi du lịch, nghỉ ngơi với trên 160 ngôi biệt thự nghỉ dưỡng hạng sang nằm rải rác trên những sườn núi. Trải qua thời hạn với không ít biến động, Tam Đảo chỉ từ lại 1 số ít ít những ngôi biệt thự, nhà cổ, hầu hết đã hoang tàn đổ nát. Ngày nay, Tam Đảo đã có bộ mặt mới hơn, vừa văn minh vừa cổ kính nhưng không hề thua kém phần thơ mộng, lãng mạn. Đến Tam Đảo, hành khách thường viếng đền Mẫu, chùa Vàng, thác Bạc, bởi đấy là những di tích, danh lam, thắng cảnh gắn sát với miền núi Tam Đảo hoang sơ, kỳ vĩ. Từ chân núi Thiên Thị, qua 200 bậc đá, xuyên thẳng qua khu rừng trúc thâm u, tĩnh mịch, du khách sẽ tới đền Bà Chúa Thượng Ngàn và chùa Vàng. Đền Bà Chúa Thượng Ngàn có kiến trúc phương Đông ước lệ, mái lợp ngói miểng Thổ Hà, phía trên ngay cửa chánh điện có đắp phù điêu cặp rồng xanh đang giương nanh múa vuốt (lưỡng long tranh châu). Các cột trụ vuông bốn mặt giả đăng đỉnh (trụ đèn), dọc cột có những hàng chữ Nho. Đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn là con gái đầu của Quốc Mẫu Âu Cơ. Theo một thần thoại cổ xưa dân gian khác, Mẫu Thượng Ngàn chính là công chúa La Bình, con gái của Sơn Tinh (Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương. Từ một nàng công chúa, nhờ có công chăm nom, dạy dỗ chỉ bảo muôn loài, bà được Ngọc Hoàng phong là Chúa Thượng Ngàn. Vào những ngày lễ, hội hoặc rằm âm lịch, ở đền Mẫu có hát chầu văn, hầu đồng và múa bóng rổi. Du khách sẽ thấy mình như hòa nhập vào thế giới tâm linh với mùi khói nhang man mác và thán phục bởi điệu múa huyền ảo, lạ lùng của những “bà bóng” trong tiếng hát văng vẳng như vọng về từ cõi u nhiên, tịch mịch! Bên cạnh đền Chúa Thượng Ngàn có đền Bà Quốc Mẫu Âu Cơ là mẹ sinh ra những dân tộc bản địa Việt Nam. Thuở hồng hoang khai quốc, Bà đẻ ra trăm trứng, nở trăm con. Mẹ Âu Cơ đã dẫn 50 người con lên miền núi dựng nghiệp. Đền Mẹ Âu Cơ mới kiến thiết xây dựng sau này, gọn đẹp và trang nghiêm, trầm mặc. Từ đền Mẫu, đền Mẹ Âu Cơ, theo vài mươi bậc đá ta sẽ tới chùa Vàng. Tam quan chùa Vàng kiến trúc theo lối cổng lăng của những bậc vương, tướng phong kiến, cổ kính, thâm nghiêm. Qua cổng tam quan, hành khách được dịp chiêm ngưỡng và thưởng thức thật nhiều pho tượng Phật, Bồ Tát được tạc, đẽo bằng đá điêu khắc trắng rất công phu tinh xảo. Ấn tượng nhất là bộ tượng Thập Bát La Hán mỗi người một vẻ biểu lộ niềm tin “bi, trí, dũng” của nhà Phật. Bộ tượng Phật Bà Quan Âm, trong số đó có tượng Phật 9 đầu, 18 tay khiến người xem phải nghiêng mình thán phục, vô cùng ngưỡng mộ những nghệ nhân vô danh đã lao động công quả bí mật giữa núi rừng hoang vắng để khởi tạo ra những tác phẩm mang đậm sắc tố tôn giáo nhưng vẫn đầy nét tài hoa nghệ thuật... Những bức bích họa thiếp vàng tinh tế, chói lọi được sắp xếp bên trong, quanh vách chùa đã làm nên nổi tiếng “chùa Vàng” Tam Đảo. Ở chùa Vàng có một pho tượng Phật Thích Ca lớn, màu đen tuyền rất lạ, không rõ bằng đá điêu khắc hay bằng đồng, có từ tương đối lâu và không một ai biết được xuất xứ! - sư trụ trì Hòa thượng Thích Hải Hòa cho biết. Sau khi mày mò những huyền bí của đền Mẫu, chùa Vàng, du khách đi tiếp lên đỉnh Thiên Thị, nơi có tháp tiếp sóng truyền hình Tam Đảo với trên 1.200 bậc đá uốn lượn quanh co. Con đường xuyên rừng này hai bên cảnh sắc rất hoang sơ tĩnh mịch. Ta sẽ nghe thấy tiếng ve ngân rền rỉ, tiếng chim hót vút cao, lảnh lót, sương mù bay la đà, rừng già thâm u bí ẩn, thi thoảng tiếng chuông chùa Vàng ngân nga đồng vọng tạo nên hành khách thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng, bay bổng, quên đi những âu lo phiền muộn. Đứng trên đỉnh Thiên Thị, các bạn sẽ thấy ngọn Rùng Rình sừng sững uy nghi cao vời vợi, ẩn hiện trong mây ngàn trắng xóa mênh mông. Những khi trời quang, ta có thể thấy hồ núi Cốc ở hướng phía hướng đông bắc lộng lẫy như viên ngọc bích thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên. Về hướng tây nam, thành phố Vĩnh Yên lấp loáng, lô nhô giữa màu xanh như mạ non của châu thổ sông Hồng bao la, xa tít tắp đến tận mút chân trời. Xem thêm: Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm Tam Đảo Read the full article
0 notes
nuchinh · 2 years
Text
Giải mã số phận của Thùy và gợi ý 7749 tên hay cho Thùy
Cái tên của mỗi người rất quan trọng vì nó có thể đánh giá cả sức khỏe, sự nghiệp, số phận của bạn trong tương lai nên từ khi mới sinh, gia đình luôn chú trọng đến vấn đề này. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc lí do vì sao bạn được đặt tên là Thùy không? Bài viết dưới đây của NuChinh sẽ đọc vị số phận của Thùy.
Tên Thùy có ý nghĩa gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, “Thùy” có nghĩa là thùy mị, nết na, dịu dàng. Cha mẹ đặt thường lấy tên con gái là Thùy với mong muốn con mình sẽ trở thành người phụ nữ đằm thắm, dịu dàng, đoan trang.
Vì vậy, khi bắt gặp những người con gái có chữ Thùy trong tên, người ta thường cảm nhận được sự nhỏ nhẹ, yểu điệu thục nữ toát ra từ khí chất của người đó.
Một số cách gọi của tên “Thùy” bằng ngôn ngữ khác:
Chữ “Thùy” trong tiếng Hán Việt là 倕 [Chuí]
Chữ “Thùy” trong tiếng Anh có rất nhiều cách gọi như Joy, Wendy, Fiona, Jessica,… đều mang ý nghĩa là người con gái dễ thương, hiền dịu, ngọt ngào, thánh thiện…
Chữ “Thùy” trong tiếng Hàn là 서 [Seo]
Giải mã số phận của Thùy
Vậy thì Thùy thường là người thế nào? Cuộc sống của người mang tên Thùy sẽ ra sao? Cùng NuChinh xem tiếp bài viết này nhé!
Tính cách của người tên Thùy
Như đã nói, cô gái mang tên Thùy thường có tính cách nhẹ nhàng, thùy mị, vô cùng duyên dáng.
Những người tên Thùy sẽ ít khi là một cô gái có cá tính, mạnh mẽ mà luôn toát ra sự dịu dàng, đôi khi mong manh, trong sáng.
Khi tiếp xúc, gặp gỡ một cô gái tên Thùy, mọi người thường có xu hướng thích cưng chiều, nâng niu bởi Thùy luôn tỏa ra nguồn năng lượng giống như một nàng công chúa, một cô tiểu thư “yếu liễu đào tơ”.
Sự nghiệp của người tên Thùy
Những cô nàng tên Thùy thường theo đuổi những công việc liên quan đến nghệ thuật như họa sĩ, ca sĩ, người mẫu, hoa hậu, diễn viên… Đây là những nghề nghiệp cần sự uyển chuyển, khéo léo nên hầu hết những người con gái tên Thùy đang làm công việc này sẽ dễ dàng thăng tiến.
Bên cạnh đó, những lĩnh vực như giáo viên, y tá, điều dưỡng,… cần sự nhỏ nhẹ, dịu dàng cũng vô cùng phù hợp với cô gái tên Thùy.
Tình yêu của người tên Thùy
Vốn sở hữu tính cách thùy mị, ân cần nên nếu bạn yêu những người tên Thùy sẽ nhận được sự chăm sóc chu đáo, cô gái bên cạnh bạn sẽ luôn nhẹ nhàng và dịu dàng khi yêu. Nhưng đôi khi vì thế mà người tên Thùy sẽ khó vượt qua được sự đau khổ nên gặp chuyện không may trong tình yêu.
Gợi ý tên Thùy hay và ý nghĩa
Sau đây là một vài tên Thùy hay và ý nghĩa. Hãy cùng NuChinh tham khảo trước khi viết vào giấy khai sinh cho con nào:
Ái Thùy
Diễm Thùy
Đoan Thùy
Hồng Thùy
Mai Thùy
Biên Thùy
Hạnh Thùy
Nh�� Thùy
Hoàng Thùy
Lâm Thùy
Đan Thùy
Mộc Thùy
Ngoài ra, tên Thùy còn hay được dùng để làm tên đệm:
Thùy Tiên
Thùy Trang
Thùy Linh
Thùy Như
Thùy Trúc
Thùy Hạnh
Thùy Mai
Thùy Dung
Thùy Giang
Thùy Vân
Thùy Nhi
Thùy Uyên
Thùy Nguyên
Thùy Ly
Tên Thùy đặt biệt danh gì?
Một số biệt danh hài hước nhưng không kém phần đáng yêu dành cho tên Thùy:
Thùy thâm thúy
Thùy thong thả
Thùy thảnh thơi
Thùy thông thạo
Thùy thông thái
Thùy thơ thẩn
Tên Facebook hay cho tên Thùy
Nếu quá nhàm chán với việc đặt tên Facebook bằng “tên cúng cớm”, hãy thử xem qua một số nicknames thú vị dưới đây để tên Facebook trở nên mới mẻ:
Thùy Minhon
Jessica Thùy
Thùy xinh
Thùy loi choi
Thuy huyền Thùy
Người nổi tiếng tên Thùy
Việt Nam có rất nhiều người nổi tiếng mang tên Thùy hoặc có chữ Thùy trong tên, cùng NuChinh điểm qua một số cái tên “hot” nhé!
Siêu mẫu/ Á hậu Hoàng Thùy: Cái tên không còn xa lạ trong giới chân dài.
Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên: Cô là người làm nên lịch sử cho sắc đẹp nước nhà khi đem về chiếc vương miện Miss Grand International đầu tiên.
Ca sĩ Thùy Chi: Nữ ca sĩ có chất giọng trong trẻo, là người tạo ra những ca khúc gắn liền với thanh xuân học trò
Ca sĩ Hoàng Thùy Linh: Chủ nhân của nhiều bản hit “Bánh trôi nước”, “Để Mị nói cho mà nghe”, “Duyên Âm”,…
Diễn viên Thùy Dương: nữ diễn viên 8x từng gây sốt màn ảnh nhỏ nhờ vai diễn “đanh đá” trong bộ phim “Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ” đang phát sóng trên VTV3.
Chữ ký tên Thùy đẹp
Một số mẫu chữ ký đẹp dành cho tên Thùy:
Trên đây là bài viết đọc vị số phận của Thùy. Nếu thấy bổ ích hãy ủng hộ NuChinh bằng cách Like&Share để NuChinh có động lực ra thêm nhiều bài viết hấp dẫn nữa nhé!
Đánh giá bài viết
source https://nuchinh.com/so-phan-cua-thuy/
0 notes
jennifertple · 4 years
Text
Viết cho 8x và 9x
1. Với người có ngoại hình đẹp, mọi thứ đều thuận lợi hơn. Xưa nay loài người vẫn có cảm tính như vậy. Hồi mới đi làm, có lần mình làm sai, sếp rướn cổ lên định mắng, nhìn thấy gương mặt thanh tú thoáng nét buồn, cơn nóng giận cũng nguôi ngoai và ngồi nghĩ "nó đẹp trai vậy hem lẽ chửi nó". Còn anh bạn đồng nghiệp của mình bị basket face (mặt rổ), lỗi sai y chang mà bị sếp chửi tơi bơi hoa lá. Hồi phổ thông, trong lớp có bạn Mộng Hòi hoa khôi, có lần kiểm tra bài không thuộc, cái Hòi bật khóc, mắt bồ câu long lanh, cô giáo nói thôi về chỗ đi em, 5 điểm, nhìn theo, nói con nhà ai đẹp quá (là nhép miệng thôi nhưng mình đoán). Rồi cô kêu cái Ngạc Thuý (còn gọi là Thúy răng vẩu) lên trả bài, Thuý cũng không trả lời được, vậy mà cô làm lớn chuyện, la mắng xài xể đủ kiểu, cho 2 điểm, còn chua chát nói "đã không xinh đẹp thì phải học giỏi chứ". Sự phân biệt đối xử của cô khiến cái Thúy khóc tu tu, nước mắt nước mũi dàn dụa nhưng không chảy ướt được cằm vì cái răng hứng hết.
Mình đã phấn đấu để có CHÂN, THIỆN (tử tế, trung thực, giúp người) rồi, thì bây giờ phải hướng tới cái MỸ (cái đẹp). Ví dụ như mình khi xưa đi làm nhân viên bán hàng, chỉ vì sở hữu nụ cười ngoại giao tựa trăng rằm, đối tác hồn xiêu phách lạc nói chuyện luống cuống, đàm phán ở thế yếu hơn, mình chốt hợp đồng không kịp thở. Khổng Minh và Bàng Thống được xem là tài năng ngang ngửa nhau, mà Khổng Minh thì đẹp trai thanh tú trong khi Bàng Thống thì dung mạo không bắt mắt nên Lưu Bị trọng dụng Khổng Minh hơn (ý trong truyện Tam Quốc). Mặt mũi tướng mạo không có mà đòi đi làm ngoại giao thì cũng khó cho đất nước. Đi làm chung công sở với nhiều người mặt mũi sáng sủa sẽ đỡ nhức đầu. Đi máy bay, có tiếp viên xinh gái hay phi công đẹp trai, hành khách ngồi cũng yên tâm hơn. Bay đường dài, khi máy bay bay vào vùng thời tiết xấu, hành khách hoảng sợ nhưng nghĩ lại, úi cha, tụi tiếp viên nó đẹp vậy mà còn hem sợ chết nữa là mình, yên tâm mà ngủ tiếp.
1. Tất nhiên, tốt gỗ vẫn hơn tốt nước sơn. NHƯNG NƯỚC SƠN LÀ CÁI QUYẾT ĐỊNH NGƯỜI TA GHÉ CỬA HÀNG MÌNH MUA GỖ. Thời đại mới, trăm người bán tranh nhau, mình vẫn bảo thủ nói câu “tốt gỗ” thì không có cơ hội cho người ta biết gỗ mình tốt. Đặc biệt là đi nước ngoài, làm công dân toàn cầu, ăn mặc lùi xùi, Tây Tàu nó nghĩ lao động nhập cư lậu mới sang, nó hạn chế tiếp xúc, thì mình không có cơ hội để trình bày nhân cách cao đẹp hay trí tuệ lung linh. Thời trang là phục vụ con người đẹp hơn, phải tận dụng. Có tiền là bọc lại răng sứ sáng lóa, không việc gì phải sở hữu bộ răng lởm chởm như đá tai mèo Hà Giang hay đen thui do kháng sinh thuở bé.
Khi ra đường, nhất nhất phải tắm gội sạch, quần áo phẳng phiu chỉnh tề và sử dụng nước hoa vài tháng phải hết 1 chai. Nâng cấp lên đi, não khác đi. Một bộ đồ nhàu nát, đổ lông, loang lổ vết bẩn hay có rách thủng…khi tiếp xúc người khác là không tôn trọng họ. Mặt phải rửa đừng để nhờn bóng. Xức bột baby powder hay lăn nách nếu bị bệnh “hống hách từ trong nôi”. Răng phải đánh kỹ sau khi ăn, 1 năm phải đi lấy cao răng 1 lần. Nên dùng nước súc miệng pha thật loãng 2-3 lần trong tuần, kem đánh răng không diệt hết vi khuẩn gây ra chứng “mạnh mồm”. Nhiều bạn đi phỏng vấn, người tuyển dụng hỏi 1 câu xong, nghe nó trả lời hết muốn hỏi thêm. Nhưng các bạn ấy nào có nhận ra, cứ chồm chồm lên đặt câu hỏi. Đặc biệt là các bạn ham ăn thịt quá mức, ăn ớt nhiều, đạm gốc A-mo-ni (NH4+) thừa phân hủy thành NH3 bay lên miệng, gặp phòng máy lạnh, khí a-mô-ni-ắc này thì không thoát được. Miệng hút thuốc thì nên nhai kẹo trước khi gặp đối tác. Đừng để người ta chịu đựng, tội người ta.
2. Danh ngôn thế giới nói, “xấu là một loại bệnh, nếu không, sao chỗ phẫu thuật thẩm mỹ vẫn được gọi là bệnh viện?“ Có bệnh thì chữa, mũi tẹt quá nhìn không phân biệt đâu là mũi đâu là gò má thì nâng cao chút. Răng diện hắc ô (HO là hô) hoặc Em-Âu-EM (MOM là móm) thì đi niềng răng. Mặt to như cái mâm gắn trên cổ, đi đâu người ta cũng tưởng là cái biển báo giao thông thì mình bớt ăn thịt cá, chuyển qua ăn cơm trộn đậu cho nó nhỏ lại. Mắt to mắt nhỏ thì cắt mí cho đều. Nhớ lựa chỗ uy tín, đàng hoàng, của nước ngoài hay bệnh viện lớn càng tốt. Béo bụng hay gầy còm thì mình đi tập gym chạy bộ, đổi chế độ ăn uống. Chiều cao của 1 người thì có thể do di truyền, nhưng cân nặng của người đó thì chắc chắn là do lối sống và sự kỷ luật. Nhìn cơ thể cân đối thì biết chắc là người đó đã ăn uống sinh hoạt lành mạnh và có ý chí mạnh mẽ.
2. Lúc còn hạc bên Mỹ, mình hay cười, mấy thầy bên đó nói mày nên làm lại bộ răng, nhìn màu trắng đục xỉn xỉn, cốt cách vậy sao làm doanh nhân lớn. Lúc đó mình nói “cha mẹ sinh sao để vậy”, “don’t judge a book by its cover”- đừng quánh giá cuốn sách qua cái bìa. Nhưng mấy ổng nói sự bảo thủ châu Á hạn chế cái tầm của mày, giữa vô vàn cuốn sách, mày phải nổi bật trước. Rồi mới tới nội dung hay, bán lâu dài, long selling khó hơn best selling. Mình cãi liền, nói sao Steve Jobs cũng áo thun quần jean? Tao giản dị và yêu vẻ đẹp của sự giản dị. Ổng nói, mày khác, 7 tỷ người chỉ có 1 Steve Jobs hay Mark Zucker, họ mặc quần đùi hay ở truồng thì người ta vẫn ngưỡng mộ. Mày vô danh, ăn mặc "giản dị" kiểu của mày nói là "xuề xoà" với giới doanh nhân, mình làm business mà, có phải nhà đạo đức học đâu. Mình không chịu sửa, não vẫn bảo thủ kiểu châu Á rập khuôn ăn học theo công thức, kiên quyết bảo lưu quan điểm.
Năm ngoái mình đi sang London, vào khách sạn Marriott dự hội nghị các nhà đầu tư nông nghiệp toàn cầu, cái mình bị bảo vệ ngăn không cho vào, kêu đi thang máy khác vì tưởng mình đi giao hàng cho khách sạn. Rồi các đối tác nhìn nhìn nghi ngạị, đưa card họ miễn cưỡng cầm lấy, xúc tiến bán nông sản mãi không được. Mình nghĩ có khi nào họ khinh mình không ta, quyết định chơi lớn luôn. Mình ra phố sắm đôi giày Ý 2000 bảng, bộ veston 3000 bảng, thắt cà vạt Gucci, về mặc đi tới đi lui cho nó tự nhiên, rồi hôm sau, vẫn hội nghị đó, bước vô thì bảo vệ tiếp tân gập đầu nói “Good morning, Sir” (chào quý ngài). Mình đang ngồi họp, buồn ngủ lấy tay vân vê định nặn mụn theo thói quen thì Tây Tàu bu tới đưa card, tiếp thị khí thế, mình gút được chục đơn hàng, lãi mấy chục ngàn đô, coi như đầu tư đã có lời. Được đà tiến tới, mình không bay về Việt Nam mà đáp thẳng sang Seoul, bọc răng sứ hết để cười đẹp hơn nữa, xuất khẩu nông sản hiệu quả hơn nữa. Về sân bay VN, ai cũng chỉ trỏ nói anh này đóng phim Hậu Duệ Mặt Trời nẹ, ở ngoài anh cao ghê, nhưng hơi đen, chắc trong phim ảnh quánh phấn dữ lắm…
3. Các bạn nói không có tiền đi phẫu thuật thẩm mỹ, bọc răng sứ, giờ phải làm sao để tự tin. Các bạn yên tâm. TÂM SINH TƯỚNG. Chính suy nghĩ và hành động thiện sẽ tạo ra khuôn mặt đẹp. Chính thể thao nhiều (1h/ngày MIN) và ăn uống heo thì (healthy) sẽ có body đẹp, mặt đẹp.
Khuôn mặt, đường chỉ tay không phải là bất biến. Số phận con người thay đổi theo sự cho đi mà người đó thực hiện (không cần cúng kính hay giải hạn cầu xin gì mà được như ý cả, cứ hiến máu hiến tạng, cho tiền từ thiện không cần lo lắng người ta sử dụng thế nào, hào sảng cho đi là muốn gì được đó). Càng giúp người càng may mắn, càng đẹp, chính xác là như vậy. Trẻ em mẫu giáo gương mặt đứa nào cũng thơ ngây giống nhau, các bạn cứ vào trường mầm non mà xem. Cấp 1 tụi nó cũng xinh đều, nhưng từ từ lớn lên sẽ thay đổi thành đẹp người xấu, người thiện người ác, người nhìn thiện cảm người nhìn ác cảm. Thậm chí hai chị em sinh đôi, lúc mới sinh ra thì khó phân biệt, nhưng lớn lên, sẽ dần khác nhau.
Người Á Đông đúc kết, đời người 90 tuổi là thượng thọ, được chia ra ba thời kỳ.
- 30 năm đầu, do di truyền. Dung mạo khôi ngô mỹ miều là do ăn ở đạo đức hiền hậu từ kiếp trước. Kiếp trước làm chủ nợ giật hụi, bóc lột nô lệ nô tì, chăn dắt mại dâm..., thì kiếp này phải chịu xấu. Đẻ ra là xấu.
- Năm 30 tuổi, bắt đầu dậy thì. "Dậy thì" thành công hay thất bại là do cách sống của 30 năm đầu. Cứ sân si, đố kị, ganh ghét, giận dữ, nói chuyện cá nhân người khác (bàn bạc chê bai người ta, bàn về cuộc sống người ta), nói lời tiêu cực, nghĩ người khác là xấu, nhìn mặt xấu của người khác, phòng thủ cứ nghĩ người khác chuẩn bị LỪA MÌNH,...thì tướng mạo auto xấu. Thêm bệnh lười thể dục thể thao, không hiến máu, không cho đi, không từ thiện, không yêu thương và giúp người, không tạo cơ hội cho người khác....thì sẽ có 1 trung niên cực xấu xí, mặt to, bụng to, mặt nhìn tham lam xôi thịt hoặc gầy tong teo,....và bệnh đủ đường. Hồi họp lớp năm 31 tuổi, ai cũng ngạc nhiên vì thấy cái Thuý đẹp lộng lẫy và dễ thương cùng cực, cũng là nhờ 30 năm đầu sống tích cực và khôn ngoan.
- 30 năm cuối nếu vẫn xấu thì trùng tu di tích bằng cách từ thiện và cho đi, ăn thực vật nhiều hơn động vật, tự nhiên sẽ đẹp lão, nhìn phúc hậu. Đừng để "di tích" thành "phế tích".
Từ năm 31 tuổi, sau đêm sinh nhật, ngủ dậy, đi tắm, có bạn sẽ thấy soái ca hay soái nương nào đó trong gương. Cũng có bạn, 30 năm đầu đẹp rực rỡ, tự nhiên qua 31 tuổi, trở nên xấu xí, bị bồ đá, bạn bỏ, khách hàng không ký hợp đồng, làm ca sĩ hát không ai nghe…làm nghề gì cũng ế.
Sưu tầm: Facebook Tony Buổi sáng
----------------------------
Monday read
Nói chung là phải đẹp các mẹ ạ =)))
10 notes · View notes
january9th · 4 years
Text
Mình hay nhớ về những con đường đá đỏ, mỗi khi xe cộ chạy ngang bụi bay mịt mù, những con đường kéo dài tưởng như vô tận dưới ánh mắt của một đứa trẻ con ngây dại. Nhớ tiếng leng keng của cụ bán kem mà chẳng bao giờ mình đuổi kịp để gọi mua, tiếng rao của những gánh chè, xe trái cây, tào phớ, đã nằm sâu trong ngăn kéo tuổi thơ chưa bao giờ bị quên lãng.
Vào những ngày trưa nắng cháy, nằm dưới nhà nghe tiếng lách cách của mái tôn, bị ngoại bắt ngủ trưa, dù cố mãi không ngủ được nhưng mỗi khi thức dậy đều có dấu vết của một giấc ngủ sâu: vết hằn trên da, đau đầu, trật khớp, cũng bởi chất lượng âm nhạc quá tốt, cải lương luôn được ngoại chuẩn bị kĩ càng cho mỗi chuyến mơ đẹp.
Lúc trong túi rủng rỉnh ngân lượng, số tài sản ấy đổ vào những đĩa phim, ca nhạc, nào là Trọn Đời Bên Em, Ninpuu Sentai, Gaoranger, trên đường đến quán băng qua dãy bánh phồng phơi thơm nứt mũi, nó quen thuộc đến độ chưa ăn bao giờ nhưng cũng phát ngán. Có những buổi xuống trảng cùng mấy ông cậu lớn hơn ít tuổi, đầy những ruộng với nước, bên cạnh còn có mấy ngôi mộ trông ớn lạnh. Một hôm đeo chiếc mặt nạ giấy hình Kamen Raider đi trên bờ, hụt chân rơi tõm xuống mương, bên dưới thấy rõ mấy con cá đang bơi, hoặc do mình ảo giác, lúc ấy hoảng, may mà mấy ông cậu vớt lên kịp, hôm ấy bị một trận no đòn vì tội đi chơi lâu, bí mật đến giờ vẫn không ai biết.
Trường mẫu giáo của mình bấy giờ đối diện nhà ngoại, bị dọa, vì sợ mù chữ mà ngày nào cũng chăm chỉ đi học, dù học xong cũng không biết chữ nào. Chỉ có điều, người nhà luôn nghĩ mình có rất nhiều bạn tốt, vì mỗi lần lén mua đồ chơi, bị hỏi tới, mình luôn bảo là bạn tặng cho. Bây giờ thỉnh thoảng chạy ngang trường cũ, thấy người ta đã dùng làm chuồng gà, thỉnh thoảng có mấy bác xách ghế tựa ngồi trước cổng, uống cafe, hút thuốc phì phèo.
Những ngày tháng khó khăn, có nghề tay phải cũng có nghề tay trái, nguồn kinh tế của mình không chỉ dựa vào một hai nghìn được phát mỗi sáng, mà còn phải dựa vào thời cơ, mỗi lúc thấy dì chuẩn bị đi chơi, mình vào bận ngay bộ jean huyền thoại đứng trước cửa, không cho đi cùng thì phải đưa tiền, thế là thành Bill Gates nhí, giàu sụ.
Đó là lúc trước khi vào lớp một, khi mẹ mình mới sinh em không có thời gian chăm mình, mình phải ở với ngoại, học mẫu giáo đối diện nhà. Sau này nhà ngoại cũng chuyển về nơi mình đang sống hiện tại, và thời gian cứ trôi qua, mọi thứ đã thành cũ kĩ, mỗi khi thoáng nghe một bài hát, bắt gặp một khung cảnh quen thuộc, tất cả ùa về, chỉ biết nhắm mắt cảm nhận.
Ngày buồn kể lại chuyện xưa...
Tumblr media
1 note · View note
thptngothinham · 4 days
Text
Tham khảo những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất phân tích tình mẫu tử trong bài Mây và sóng của Ta-go được thể hiện dưới lăng kính của một cậu bé qua những câu chuyện cậu kể với mẹ. Phân tích tình mẫu tử trong bài Mây và sóng của Ta-go dựa trên cách tác giả thể hiện tình yêu thương của cậu bé dành cho mẹ thông qua nhưng câu chuyện với mây và sóng. Qua đó thấy được sự sáng tạo, trí tưởng tượng tuyệt vời cùng cách thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả. Đề bài Phân tích tình mẫu tử trong bài Mây và sóng của Ta-go 1. Câu chuyện mây rủ cậu bé đi chơi xa 2. Câu chuyện sóng rủ cậu bé đi chơi xa 3. Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt Dàn ý phân tích tình mẫu tử trong bài Mây và sóng 1. Mở bài - Giới thiệu tác phẩm + Ta-go là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, ông được coi là m���t đại thi hào, hay một thiên tài của Ấn Độ + Mây và sóng, tác phẩm thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng dưới lăng kính của một cậu bé qua những câu chuyện cậu kể với mẹ.. 2. Thân bài - Câu chuyện mây rủ cậu bé đi chơi xa + Trong thế giới của Ta-go ông luôn khẳng định rằng tình mẫu tử là cao quý nhất, là thiêng liêng nhất + Tìm cách lên mây với câu hỏi ngây thơ “Nhưng làm thế nào mình lên đó được”, sự đơn giản của việc hòa nhập vào với mây trời đó chỉ là tới tận cùng trái đất và đưa tay lên trời. + Nhớ tới mẹ và tự nghĩ ra trò chơi mới: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm” - Câu chuyện sóng rủ cậu bé đi chơi xa + Sau mây thì những con sóng lại tiếp tục cất tiếng gọi vui chơi nơi đại dương, sóng kể về những chuyến đi của mình với cậu bé nghe, nói với cậu về niềm vui ca hát cả ngày + Tìm cách hòa mình vào sóng để được nô đùa + Nghĩ tới mẹ và tiếp tục nghĩ ra trò chơi mới: “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. - Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt + Tác giả đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử, chính tình cảm mẹ dành cho con đã tạo nên một người con luôn nhớ đến mẹ của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. + Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng 3. Kết bài Cảm nghĩ về bài thơ: Bằng tình cảm tận sâu trong tim của bản thân cùng với sự yêu mến, tin tưởng vào tương lai trẻ thơ tác giả đã thể hiện rất thành công trong cách xây dựng nhân vật và truyền tải thông điệp tới người đọc. >> Tham khảo: Soạn bài Mây và sóng Bài văn mẫu phân tích tình mẫu tử trong bài Mây và sóng của Ta-go Bài văn mẫu 1 Rabindranat Tagore là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một hoạ sĩ có tài, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết hiểu sâu biết rộng. Ông là thiên tài của Ấn Độ và thế giới. Ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca đồ sộ bao gồm nhiều đề tài khác nhau. Đặc biệt, khi viết về trẻ thơ, Tagore luôn hướng trẻ thơ đến tình mẫu tử, hướng trẻ thơ đến thế giới của mẹ hiền với sự bao dung độ lượng đến khôn cùng. Trong thế giới ấy, Tagore khẳng định chỉ có tình mẫu tử là bất tử, chỉ có tình mẹ mới là sức mạnh duy nhất cứu rỗi con người. Đọc các bài thơ như Trăng non, Cánh diều, Mùa hái quả và đặc biệt là bài thơ Mây và Sóng in trong tập thơ Trẻ thơ, người đọc sẽ cảm nhận được được sự thiêng liêng bất tử của tình mẹ. Lời lẽ hồn nhiên, tinh nghịch, thủ thỉ là giọng điệu cơ bản trong bài thơ này. Đó là cách sử dụng từ ngữ của Tagore trong sự phù hợp với tính cách hồn nhiên của trẻ thơ. Chính vì vậy, ngay mở đầu bài thơ, Tagore đã “dụ dỗ “ trẻ thơ đến với một trò chơi hết sức thú vị đó là trò chơi lướt mây trên cao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc…” Lời mời gọi hấp dẫn đến chừng nào, được vọng từ trên mây cao với trò chơi hết sức thú vị. Trò chơi ấy có sức lôi cuốn tâm hồn ham vui ham chơi của con trẻ. Chính vì vậy, xuất hiện trong câu trả lời của em bé là sự thắc mắc làm sao có thể lên trên đó và hoà nhập với trò chơi thú vị ấy được:
“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”. Sự đơn giản để hoà nhập với trò chơi ấy là chỉ cần đi đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời là em bé sẽ được nhấc bổng lên mây. Đang vui và háo hức khi chuẩn bị được hoà nhập với trò chơi mới thì bỗng nhiên chú bé nhớ đến một điều gì đó đang chờ mình ở nhà. Điều đó không gì khác đó chính là người mẹ. “Mẹ đang đợi mình ở nhà và làm sao mình có thể rời mẹ được”. Như một sự hồn nhiên nhưng đã được cố hữu trong lòng mẹ. Đứa trẻ nhớ về người mẹ đang chờ đợi mình và đương nhiên chú bé phát hiện ra một trò chơi còn thú vị hơn mà dường như trò chơi ấy được tạo ra và tổ chức bằng chính tình yêu thương của người mẹ: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”. Trong câu thơ này, Tagore đã hết sức khéo léo lựa chọn hai hình ảnh ẩn dụ sóng đôi đó là mây và vầng trăng. Hai hình ảnh luôn luôn đi cùng nhau trong sự vận động của vũ trụ. Từ sự vận động sóng đôi ấy, khúc xạ và rọi chiếu vào trò chơi giữa mẹ và con đã đem đến trong trí tưởng tượng của đứa trẻ một hành động kỳ diệu trong sự gần gũi của tình mẹ con. Bàn tay con ôm lấy mẹ cũng giống như đám mây kia ôm lấy vầng trăng. Và mái nhà của mình sẽ là bầu trời xanh thẳm. Mái nhà ấy được ôm ấp và bao bọc bởi sự ấm áp của tình mẹ con. Như một trò chơi trong trí tưởng tượng của đứa trẻ song đó là sự hiện hữu của tình mẹ con, nó vượt lên trên tất cả những trò chơi thú vị khác. Tâm hồn nhạy cảm của đứa trẻ còn phát hiện ra trò chơi khác cũng thú vị không kém. Nếu trò chơi trước ở trên mây cao thì đối lập với nó, trò chơi lần này lại rì rào dưới biển xanh mà lời mời gọi lại cất lên từ sự lắc lư chất chứa lời dụ dỗ của những con sóng. “Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”. Cũng thú vị trong khoảng thời gian khá dài từ sáng sớm cho đến hoàng hôn với sự ngao du không bao giờ biết chán. Điều đó đã có sức lay động đến lòng ham chơi của đứa trẻ. Đứa trẻ nào mà chẳng ham chơi, ham vui, muốn khám phá thế giới này. Sóng ngoài đại dương bao la đang đến với đứa trẻ với lời nói ngọt ngào thủ thỉ mời gọi về một cuộc viễn du đại dương hết sức thú vị. Em bé muốn đến để hoà nhập vào cuộc ngao du đầy thú vị ấy. Nhưng làm sao để đến được đó ? Đơn giản hơn lần trước, chỉ cần nhắm măt lại khi đứng ngoài rìa biển cả là sẽ được con sóng nâng đi. Đang say sưa với sự thú vị của trò chơi mới, ước mơ đi xa nhưng lại có vẻ lưỡng lự ngập ngừng bởi bỗng nhiên như sự thức dậy của tiềm thức, đứa trẻ nhớ đến người mẹ, nhớ đến rằng mình không thể nào rời mẹ được vào mỗi buổi chiều về. Từ sự nhớ nhung bất chợt trong niềm ham chơi khó lòng mà cưỡng lại được, đứa trẻ một lần nữa lại nhận ra hay nói cách khác là tưởng tượng ra một trò chơi mới còn thú vị hơn nhiều lần trò chơi này. Và trò chơi ấy : “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Cũng như một sự diệu kỳ trong việc tạo ra hình ảnh ẩn dụ sóng đôi giữa bờ biển với con sóng, sự so sánh độc đáo: con sẽ là sóng, còn mẹ là bến bờ kì lạ. Sự kì lạ ấy đã có sức lôi cuốn sự khám phá của đứa trẻ. Mà sự lôi cuốn ấy còn hấp dẫn hơn bất kỳ trò chơi nào. Khi lăn vỗ vào bến bờ kì lạ của tình mẹ ấy, đứa trẻ sẽ cười vang trong sự đón nhận tình cảm yêu thương của mẹ. Tình mẹ như vỗ về an ủi, nâng niu đứa trẻ. Mượn hai hình tượng mây và sóng để Tagore vĩnh viễn hoá sức mạnh kỳ diệu của tình mẫu tử. Sự bất tử của tình mẹ sẽ là nguồn nuôi dưỡng tốt nhất cho mỗi tâm hồn trẻ thơ. Và đó chính là triết lý sâu sắc trong bài thơ mang đậm tính cách trẻ thơ này. Hầu như nhà thơ lớn nào cũng vậy, trong tác phẩm nghệ thuật của mình không quên dành cho trẻ em những bài thơ hay để khuyên bảo và ca ngợi các em, mong mỏi các em phát huy và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp để các em nuôi chí lớn phục vụ tổ quốc và xã hội. Tagore làm thơ cho trẻ em cũng xuất phát từ tình cảm chân thành của người ông, người cha, người thầy, yêu mến các em, tin tưởng vào tương lai của các em.
Trong bài thơ Mây và sóng, thể hiện tình cảm đó của ông. Hướng tâm hồn trẻ thơ sống trong sự bất tử của tình mẹ. Giọng điệu của bài thơ thật ngộ nghĩnh, thủ thỉ rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Bài văn mẫu 2 Ta-go là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, ông được coi là một đại thi hào, hay một thiên tài của Ấn Độ, những sáng tác của ông đã có đóng góp rất lớn trong nền văn học của thế giới. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Mây và sóng, tác phẩm thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng dưới lăng kính của một cậu bé qua những câu chuyện cậu kể với mẹ. Trong thế giới của Ta-go ông luôn khẳng định rằng tình mẫu tử là cao quý nhất, là thiêng liêng nhất và là thứ tình cảm không có gì có thể thay thế được. Qua bài thơ ta có thể thấy được sự ngây thơ hồn nhiên, tinh nghịch của cậu bé khi được mây trời rủ đi chơi xa, lướt dạo trên mây cao. Đối với một đứa trẻ thì việc được đi chơi, được vui đùa cả ngày có lẽ là điều tuyệt vời nhất và đối với cậu bé này cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy khi nhận được lời mời gọi từ mây cậu đã không ngại ngần hỏi đường để lên mây “Nhưng làm thế nào mình lên đó được”, sự đơn giản của việc hòa nhập vào với mây trời đó chỉ là tới tận cùng trái đất và đưa tay lên trời. Đang cảm thấy háo hức vì sắp được dạo chơi thì trong cậu hình bóng người mẹ hiện lên, đứa trẻ nhớ về người mẹ đang ở nhà chờ mình thì làm sao bản thân có thể đi chơi xa được, và tình cảm mà mẹ dành cho bé đã lưu giữ bước chân cậu lại. Khi từ chối khéo léo thì chính cậu đã nghĩ ra trò chơi mới cho bản thân mình, vẫn muốn chơi đùa nhưng là chơi đùa trong vòng tay mẹ: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm” Sau mây thì những con sóng lại tiếp tục cất tiếng gọi vui chơi nơi đại dương, sóng kể về những chuyến đi của mình với cậu bé nghe, nói với cậu về niềm vui ca hát cả ngày, chính điều đó đã lại một lần lay động lòng ham chơi của đứa trẻ, chỉ cần nghe đến việc được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn thôi đã làm cho cậu thấy thích thú rồi, hơn thế nữa còn được đến những nơi mà không biết rằng đó là nơi nào càng kích thích tính tò mò của cậu bé. Đứa trẻ nào chẳng ham chơi ham vui, lại còn thấy những hình ảnh sống động từ sóng thì làm sao có thể cưỡng lại được mong muốn đó, rồi cậu bé cũng được sóng chỉ cho cách để có thể hòa mình vào những con sóng để nô đùa nhưng lại một lần nữa cậu nhớ đến mẹ, tự nhủ với bản thân làm sao có thể đi chơi khi mẹ còn đang ở nhà và trò chơi mới tiếp theo lại ra đời: “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Qua những hình ảnh kì diệu của tự nhiên là mây và sóng tác giả đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử, chính tình cảm mẹ dành cho con đã tạo nên một người con luôn nhớ đến mẹ của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Quá trình nuôi dưỡng khó khăn nhọc nhằn để con không lớn chính là tình cảm bất diệt trong lòng con cái, đối với con cái ba mẹ chính là điểm tựa, là động lực thúc đẩy cho con cái có niềm tin bước vào cuộc sống, là nguồn động viên khi con gặp thất bại và là niềm tự hào khi thấy con mình thành công. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng. Bằng tình cảm tận sâu trong tim của bản thân cùng với sự yêu mến, tin tưởng vào tương lai trẻ thơ tác giả đã thể hiện rất thành công trong cách xây dựng nhân vật và truyền tải thông điệp tới người đọc. Tham khảo: Dàn ý phân tích Mây và sóng của Ta-go Phân tích Mây và sóng của Ta-go Bài văn mẫu 3 Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận giải thưởng No-ben về văn học (1913). Ông để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng một trăm truyện ngắn, rất nhiều bút ký, luận văn, diễn văn, thư tín… và trên 1500 bức họa và một số lượng ca khúc rất lớn. Ông đã có những đóng góp xuất sắc cho nền thơ ca Ấn Độ và thế giới.
Thơ Ta-go thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ sâu sắc, tính nhân văn cao cả và chất trữ tình, chất triết lý nồng đượm. Bài thơ “ Mây và Sóng” viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập “Si-su” (Trẻ thơ) ra đời năm 1909, được tác giả dịch sang tiếng Anh, in trong tập thơ “Trăng non” năm 1915. Vốn rất am hiểu về tâm lý, những tình cảm và ước mơ của trẻ em, vì vậy trong tập thơ, ông đã lựa chọn và sử dụng những hình ảnh, ngôn ngữ  và những câu chuyện gần gũi với các em nhất để ca ngợi những nét hồn nhiên, tình cảm đẹp và dễ thương trong tâm hồn trẻ. Trong “Mây và Sóng”, bằng cách hóa thân vào lời trò chuyện ngây thơ của em bé với mẹ, Ta -go đã làm hiện lên tình thương yêu mẹ, tình yêu thiên nhiên tha thiết và trí tưởng tượng tuyệt vời trong tâm hồn trẻ em. T��� đó, gieo vào trong lòng độc giả những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt trên đời. Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc". Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?" Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây” “Mẹ mình đang đợi ở nhà” - con bảo- “Làm sao cổ thể rời mẹ mà đến được”. Thế là họ mỉm cười bay đi. Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ. Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng. Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. Trong sóng có người gọi con: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao" Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?". Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua. Nhưng con biết có trò chơi khác hay hơn Con  là sóng còn mẹ là bến bờ kì lạ Con lăn, lăn, lăn mãi, rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. (Nguyễn Khắc Phi dịch) Nhân vật trữ tình trong bài thơ là em bé. Mẹ là đối tượng để em bé đối thoại và biểu cảm. Xem như có hai lượt thoại của em bé với mẹ mình. Mỗi phần thuật lại lời rủ rê của thiên nhiên, thuật lại lời từ chối, lí do từ chối của em bé và bày tỏ trò chơi do em bé sáng tạo ra. Hình ảnh mẹ, tình yêu mẹ chỉ được hiện lên qua lời của con, kết thúc mỗi phần, hình ảnh thơ được tỏa sáng và gợi nhiều suy ngẫm về tình mẫu tử và những vấn đề mang tính triết lý. Thử nghe cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về những người trên mây: Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc". Em bé tâm sự với mẹ về lời rủ rê của  những người trên mây. Lời rủ rê ấy thủ thỉ, tâm tình, gần gũi, gợi lên trong em bé một thế giới phóng khoáng, tự do, sinh động, thú vị! Nếu lên với mây, em sẽ được bay bổng trên bầu trời cao rộng, trong ánh sáng và những sắc màu tươi đẹp, lung linh của “bình minh vàng” và “vầng trăng bạc”. Rất thú vị là em được vui chơi thoả thích, vô tư không cần biết đến thời gian. Trẻ em nào chẳng thích được mải miết vui chơi, mà ở đó lại là một thế giới thơ mộng, mời gọi, hấp dẫn! Em bé rất thích được đi cùng những người trên mây nên mới hỏi: “Nhưng làm thế nào mà mình lên đó được?” Phần nào em bé đã bị lôi cuốn bởi những người bạn trên mây. Theo lời họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”, rất dễ dàng và nhẹ nhàng, em sẽ được bay bổng trên mây cao như đi vào cõi mơ vậy. Nhưng không! Dẫu sao thì việc xa rời mẹ mình là điều rất khó đối với em:“Mẹ mình đang đợi ở nhà”,“Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”. Thường thì trẻ em rất ham vui, thích được làm bạn với thiên nhiên. Chúng có thể vui chơi với bất cứ thứ gì chúng có thể tìm được giữa vạn vật xung quanh mình, có khi chỉ với một cành cây khô gãy cũng trở thành một thứ đồ chơi đầy thú vị của chúng.“ Em bé ơi, em sung sướng biết bao/ Khi em ngồi suốt cả buổi mai trong
đất bụi/ Chơi với một cành cây gãy…Với bất cứ một thứ gì em đã tìm ra/ Em đều tạo được những trò chơi thú vị (Đồ chơi- tập Trăng non). Ở đây, em bé rất thích đi chơi nhưng lại yêu mẹ hơn. Làm sao em có thể rời mẹ hiền để đi chơi xa như thế! Khước từ lời mời gọi để mẹ ở nhà khỏi phải chờ đợi, để luôn được gần mẹ, em bé quả là đứa con ngoan, hiếu thảo, luôn thương yêu mẹ, không thể rời mẹ mình để đi chơi được. Rồi với trí tưởng tượng tuyệt diệu, em bé đã sáng tạo ra trò chơi rất thú vị: “Con là mây và mẹ là mặt trăng /Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm”. Em đã sáng tạo ra một trò chơi tuyệt vời,  chính em bé làm mây và mẹ làm mặt trăng ngay trong mái nhà êm ấm của mình là bầu trời xanh thẳm. Như thế, em bé không chỉ được hoà hợp cùng thiên nhiên thơ mộng mà còn được gần gũi trong vòng tay yêu thương của mẹ hiền, của gia đình em. Tình yêu thiên nhiên và đặc biệt là tình yêu mẹ đã thắp sáng và nâng cánh cho trí tưởng tượng tâm hồn trẻ thơ bay bổng, đắm mình trong giấc mơ hạnh phúc cùng người mẹ yêu quý của mình. Phải chăng tình yêu là khởi nguồn cho sự sáng tạo và tình yêu mẹ là khởi nguồn cho những sáng tạo kỳ diệu của con người? Sự sáng tạo ấy còn được nhân lên ở phần sau - cuộc chuyện trò của em bé với mẹ về những người trong sóng: “Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào”. Sóng như vị sứ giả của đại dương đến rủ em, vẽ ra trước mắt em một chân trời kì thú. Trong không gian ngập tràn tiếng hát, những người trong sóng mải miết ngao du, từ nơi này đến nơi khác, từ sáng đến hoàng hôn mà không cần biết mình đã đến những đâu. Những con sóng không ngớt vỗ bờ, muôn đời với bản hòa ca bất tận, thế giới biển khơi thần bí gợi lên bao khao khát,…Em bé ước gì được thỏa thích rong chơi với những người trong sóng ! Và theo lời của sóng: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Nhẹ nhàng và linh nghiệm, em sẽ được làn sóng nâng đón, đưa đi hết nơi này đến nơi khác… Cũng như trả lời với những người trên mây, em bé lại khước từ lời mời của những người trong sóng:“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”. Sóng như hiểu rõ sự lựa chọn rất người lớn của em nên vui vẻ lướt qua: “Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua”. Em bé cũng ước muốn được đến khám phá cái xứ sở phóng khoáng, mênh mông kia cùng sóng lắm, nhưng như vậy là phải rời xa mẹ, mà rời xa mẹ là điều em không thể, không nỡ nào, bởi em luôn rất cần tình thương của mẹ.  Như trong một bài thơ khác, tác giả đã viết: “ Bé có hàng đống vàng, đống ngọc, Thế nhưng bé đã đến mặt đất này Như một kẻ ăn xin. Không phải tự nhiên mà bé đã đến, cải trang như vậy. Cậu bé ăn xin, trần truồng, yêu mến này Muốn làm ra thảm hại vô cùng Để có thể xin cả kho báu tình thương của mẹ” (Cung cách của bé) Đối với em bé mẹ là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ! Từ đó, em đã tưởng tượng trò chơi độc đáo hơn cả trò chơi với những người trên mây:“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn/ Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ/ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ/ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Con là “sóng”- mẹ là “bến bờ kì lạ”, bờ biển bao dung, rộng mở luôn sẵn lòng tiếp đón con. Trăm con sóng ở đại dương, sóng nhỏ, sóng to, sóng chìm, sóng nổi, có con sóng nào không về với bến bờ? Có hình ảnh nào đẹp hơn những con sóng lăn ,lăn mãi vào bến bờ vô hạn? Vui mắt biết bao khi được ngắm lúc những con sóng chạm bờ rào rạt? “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”, con vô tư, hồn nhiên, tha hồ đùa nghịch, vui thích trong vòng tay che chở bao dung của mẹ! “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Có nghĩa là “mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời và chia cách được. Trong vũ trụ bao la, trong ngôi nhà rộng lớn của thiên nhiên mà con tưởng tưởng ra ấy, ở đâu cũng có tình mẫu tử! Tình mẫu tử
luôn có ở khắp nơi trên thế gian này, thiêng liêng và bất diệt! Từ xưa đến nay, hình ảnh sóng và bến bờ không lạ trong thơ văn, nhưng ở đây lại trở thành hình ảnh thơ độc đáo bởi nó đã ngợi ca, nâng tình mẹ con lên tầm kích vũ trụ, đem đến cho độc giả thông điệp đậm chất nhân văn về tình mẹ cao cả trên đời! Không những thế, từ những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm về một số vấn đề khác trong cuộc sống. Những  trò chơi trên mây và trong sóng tượng trưng cho bao thú vui hấp dẫn trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Khi con người đứng trước những quyến rũ và cám dỗ, muốn khước từ chúng thì cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. Trong bài thơ, cả hai lần em bé đều sáng tạo ra hai trò chơi để vừa được đến với thiên nhiên nên thơ, hấp dẫn, vừa được hạnh phúc bên người mẹ yêu quý, nhân hậu, chính tình yêu đã thôi thúc em bé tưởng tượng ra một thế giới độc đáo, lạ thường, chính tình yêu đã thăng hoa cho sự sáng tạo của con người? Và đối với chúng ta, hạnh phúc không phải điều gì bí ẩn, không ở đâu ở xa xôi mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng. Thi hào Ta-go từng nói: Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người già nhất trong làng. Nhờ đó, sự hóa thân thành em bé trong bài “Mây và sóng”như người trẻ nhất mà cũng già nhất để gửi gắm những thông điệp quý giá về tình yêu dành cho thế giới tâm hồn trẻ thơ, thế giới thiên nhiên và cuộc sống muôn vẻ xung quanh ta, đặc biệt là tình yêu dành cho người mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng bất tử trên đời này. ********** Trên đây là một số bài phân tích tình mẫu tử trong bài Mây và sóng của Ta-go hay nhất mà THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp làm tư liệu học tập cho các em. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
danhgiacanthomarcom · 4 years
Text
Những Đánh Giá Về Chuyến Đi Trải Nghiệp Cần Thơ
Cần Thơ là khu vực trọng điểm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, mang nếp sống văn hóa đặc thù của miền tây sông nước. Nơi dây nổi danh có Chợ nổi loại Răng, những vườn cây ăn trái sum xuê trĩu quả và các làng nghề truyền thống, đây là điểm tới bạn không nên bỏ qua trong chuyến hành trình khám phá vùng sông nước. Cần Thơ sở hữu 3 dân tộc sống chung là Việt, Hoa, Khmer nên vì thế mà mang các lễ hội hay những làng nghề riêng của mỗi dân tộc góp phần tại nên sự phong phú và phổ quát cho mảnh đất này.
DI CHUYỂN
Từ TP.HCM và những tỉnh giấc lân cận, bạn nên sử dụng phương tiện xe khách. Bạn có thể đón xe ở Bến xe Miền Tây hoặc giao thông với những hãng xe khách khác để mua vé như: Mai Linh, Phương Trang. Mình hay chọn Phương Trang vì hãng này uy tín, sở hữu trạm dừng chân và tần xuất khởi hành dày 1 tiếng/chuyến. Thời gian trên xe sẽ từ 2,5 giờ - 5 giờ, tùy mật độ giao thông. Ở Hà Nội hay Đà Nẵng bạn với thể đáp chuyến bay trực tiếp đến Cần Thơ khoảng 2 tiếng, đi tãi khoảng 10 km nên bạn hãy đi taxi về trọng tâm. Tại Cần Thơ bạn nên thuê xe máy để tiện lợi di chuyển và thăm quan thành phố, nhà cung cấp thuê xe máy thường với tại các khách sạn.
MÙA PHÙ HỢP CHO DU LỊCH Ở CẦN THƠ
Cần Thơ ít bị tác động của gió bão nên bạn mang thể tới bất kỳ thời kì nào trong năm. cuốn hút nhất là vào mùa hè trong khoảng tháng 5 – 8 là thời khắc mà những vườn trái cây sai trái, nhộn nhịp thích hợp cho bạn tham quan và chụp ảnh. Lưu ý đây cộng là thời khắc mùa mưa ở Cần Thơ (tháng 5 – 11), tuy nhiên lượng mưa phổ thông nhất thì khoảng tháng 8 – 11 nên bạn lưu ý mang theo dụng cụ đi mưa nếu như rơi vào thời kỳ này.
CÁC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN
Cần Thơ nức tiếng sở hữu Chợ nổi mẫu Răng, bởi vậy hãy khởi đầu chuyến thăm quan của bạn vào buổi sáng sớm để đến với chợ nổi, chợ phương pháp trung tâm khoảng 7km, thời gian hoạt động tầm 6 – 7 giờ sáng là chợ họp đông nhất. Về lại trung tình thực phố Cần Thơ bạn đừng quên ké thăm cụm điểm tham quam Khu du hý Mỹ Khánh sở hữu những trò chơi hấp dẫn, ghé vườn du lịch Vàm Sáng thưởng thức dâu, bòn bon, cam, bưởi và viếng Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – Chùa lớn nhất tại khu vực Tây Nam Bộ. Ngày hôm sau, bắt đầu hành trình bạn hãy ghé tham quan Vườn Cò Bằng Lăng, cách trọng tâm khoảng 40km hướng về Long Xuyên. Về lại thị thành bạn tiếp diễn ghé thăm Nhà cổ Bình Thủy của gia đình họ Dương vun đắp năm 1870. giả dụ thích thăm quan Chùa thì sở hữu khá nhiều chùa để bạn chọn lựa như Chùa Ông - là nơi sinh hoạt tôn giáo và văn hoá của người Hoa, Chùa Nam Nhã, Chùa Phước Hậu. Và ko quên ghé tham quan Chợ Cần Thơ, Bến Ninh Kiều ngay khu vực trung chân thành phố.
ĐẶC TRƯNG CẦN THƠ
Cần Thơ là nơi tập trung của 3 dân tộc Việt, Khmer, Hoa nên các lễ hội tại đây bắt nguồn trong khoảng tập quán cổ truyền hay tín ngưỡng dân gian của các dân tộc. giả dụ bạn tới đây vào các ngày rằm hàng tháng thì đều với lễ cúng thánh thần để xem, nhưng ngày lễ lớn trong năm là mùng 7 tháng 7 âm lịch có “Lễ Vu Lan” kéo dài từ hai -3 ngày. tuy nhiên, tại Đình Bình Thủy, sở hữu Lễ Hạ điền để cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới (rằm tháng 4 Âm lịch) và Lễ Thượng điền nhằm Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi (rằm tháng chạp Âm lịch). nếu thích văn hóa của người Khmer, bạn nên tới đây vào Lễ Cholchonam Thomay - Ðón năm mới trong ba ngày 13,14,15 tháng 3 Âm lịch, nếu là năm nhuận thì lùi lại một ngày, lễ đưa nước Okombok – Lễ cúng trăng (tháng 10 âm lịch) và lễ cúng Ông bà - Dolta (tháng 8 âm lịch)
KHÁCH SẠN
Cần Thơ là thành phố tăng trưởng nhất trong khu vực Tây Nam Bộ nên bạn tiện lợi mua được khách sạn bằng lòng tại đây. Bạn mang thể tham khảo những Đánh giá khách sạn trên tripadvisor hay Agoda. 1 số khách sạn gợi ý cho bạn những khách sạn 2 sao như Phương Nga, Xoài, Kim Lan, Hậu Giang hai hay các khách sạn 3 sao như Anh Đào Mekong, Holiday, Hậu Giang, Kim Thơ đều được
CẦN THƠ ĂN GÌ?
Các món ngon đặc sản địa phương và khiến níu chân du khách như nem nướng mẫu Răng, bánh tầm phân bì, bánh hỏi – heo quay Phong Điền, hủ tiếu piza, ốc bươu nướng tiêu xanh, bún tôm khô dòng Răng, ba khía mười Kiều, lẩu bần Phù Sa, lẩu mắm mùa nước nổi… là các món ăn bạn nên thử qua nhé! không những thế, Cần Thơ còn lừng danh với các loại bánh dân gian như bánh tét lá cẩm, bánh xèo, bánh khọt, bánh cóng, bánh gan, bánh quai vạc, bánh da lợn. Buổi tối, bạn hãy đi dạo ra chợ đêm Cần Thơ bán hầu hết món ăn đặc sản của Cần Thơ.
ĐẶC SẢN CẦN THƠ
Cần Thơ sở hữu phổ thông đặc sản để bạn sắm về làm quà cho người thân như bánh tét lá cẩm nhà họ Huỳnh ở Bình Thủy, nem chua mẫu Răng. đặc biệt đây là vùng miệt vườn sông nước nên trái cây luôn sở hữu nói quanh năm. đến Cần Thơ, du khách mang thể tậu 1 số trái cây đặc sản của vùng như cam mật Phong Điền, dâu Hạ Châu, mít ruột đỏ, sầu riêng hạt gạnh, ca cao Phong Điền của chú Mười Cương... Hoặc các dòng cá khô, mắm đóng hộp.
Hãy trải nghiệm một chuyến tham quan thú vị tại mảnh đất phù sa ấm lòng người viễn khách này nhé. Chúc bạn có một chuyến đi thật vui vẻ
from Đánh giá Cần Thơ Marcom https://ift.tt/2VaXPxy via IFTTT
1 note · View note
vietnammustchanges · 5 years
Text
Đỗ hồng Ngọc : Sài Gòn bây giờ
Saigon bây giờ.
Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại để nhìn gái đẹp, phụ nữ xinh đẹp ! Bây giờ hết rồi !!!
Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… !
Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến.....
Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi!
Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa.
Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi - trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài.
Năm nay chợ Hoa Tết đã dời về đường Hàm Nghi, nhưng mà bị ế ẩm thê thảm.
Áo dài kiểu, áo dài thời trang chỉ thấy ở một số đền, chùa và mấy địa điểm chọn lựa để quay phim ảnh xã hội, thời trang, ca nhạc để lôi cuốn, dụ dỗ dân chúng.
Mọi người trở nên hấp tấp, vội vã, căng thằng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực, ô nhiễm .... Môi trường đô thị ngày càng xấu đi.....
Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên !!!!!!!!!! Đến năm 2020 thì Cộng Sản Trung Quốc sẽ sang làm chủ, xâm chiếm, cai trị, đô hộ điều khiển mọi thứ, mọi sự, mọi điều ở Việt - Nam theo như Mật Ước thành đô 1990 trong đó các lãnh đạo CSVN đã buôn bán toàn thể đất nước, sơn hà, xã tắc và biển đảo cho CS Trung Quốc .... Vậy mà một số Việt Kiều và các công ty ngoại quốc vẩn nhào vô, chạy về đầu tư xây các cơ sở và các cao ốc như điên ....... Cộng Sản Việt Nam đã dụ dỗ, lọc lừa, mưu chước tài giỏi thật ....... Không trách gì quỷ vương Satan, Lucifer và các quỷ con của hỏa ngục cũng thua các mưu mô, ưu chước gian trá, lọc lừa của họ !!!!!!!Các tiệm ăn fastfood, các quán ăn đủ loại mọc lên như nấm ....... Năm nay đã có khoảng chừng Một Triệu Việt Kiều theo lời dụ dỗ ngọt ngào, gian trá của nhà nước CSVN nên đã đua nhau về ăn Tết, hưởng xuân hoan lạc ở Việt Nam, nên họ đã đem tiền ngoại tệ về nuôi cho dân Sai-Gon được béo bổ, mập phì ra ........
Ai cũng biết fastfood tới đâu thì các bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… theo tới đó. Mà bệnh tật càng tăng nhiều thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn là hương liệu, hoá chất, bột nêm độc hại .... thế nhưng các thứ đó làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản...... Có một số quán ăn , tiệm ăn bình dân, công cộng lại có các nàng tiếp viên, tiếp thị và các nàng phục vụ chạy bàn .....khỏa thân 100 % trần truồng như nhộng để câu khách .... và họ được phép làm như vậy ....... Thế là Việt Kiều và các du khách ngoại quốc rủ nhau, kéo nhau về VN để hưởng các cảnh hoan lạc, thú vui nhục dục của thiên đường hạ giới Sai-Gon !!!!!!!!! .
Cứ xem TV thì biết. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc!
Saigon bây giờ cận thị quá trời! Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo tiểu học cận thị tùm lum.
Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có......
“Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!”. Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV… các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay. Trẻ con sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp.....
Thỉnh thoảng kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi.... Kể cả thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chất chì không thuốc chữa. Lạ là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càn , uống ẩu tả , mặc kệ nó !
Các loại sữa “thông minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa thông minh nên có vẻ kém… thông minh ??? !!!!!!
Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương! Có người tử tế, vì sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi qua bà đi lại.
Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong.
Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén, anh doanh nhân.
Bơm vú bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẻ cằm rào rào......
Ai cũng thành người mẫu , ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khiến các nhà thơ bí lối , bí nguồn cảm hứng , không còn làm thơ được nữa!
Saigon bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm......
Không dậy thì sớm cũng uổng! Mọi thứ kích thích nhục dục , tình dục cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo , phim dâm , phim con heo
3-4x… các thứ đầy dẫy khắp nơi ...... Thức ăn thức uống béo bổ các thứ.. Khí hậu nóng lên, nhiệt khí cơ thể lúc nào cũng nóng sôi lên, đòi hỏi, thèm khát tình dục .....Bởi vậy tỷ lệ phá thai của các vị thành niên gia tăng một cách đáng lo ngại..... Các thanh thiếu niên phần nhiều đua nhau sống cuồng, sống vội, sống ẩu tả, bừa bã , vô văn hoá, vô giáo dục, sống lăng loàn, ma túy, bất cần đời ........
Tình trạng vô sinh cũng nhiều. Ly dị cũng gia tăng nhiều và mau . Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo. Các trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, thiếu chăm nom , săn sóc tốt nên lớn lên bị các chứng bệnh tâm thần cả đống , cũng bộn !!!!
Tóm lại, sức khỏe và các đường lối, các phương cách giáo dục cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy gẫm...... Sài Gòn đẹp lắm nay còn đâu !!!!
Đỗ Hồng Ngọc
6 notes · View notes
endlessrain3108 · 5 years
Text
Tumblr media
Tiếng nói của nhân cách
Đọc tập phóng sự “Sóng gió Cồn Vành” của Nguyễn Trọng Thắng, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn - 2011, tôi bị cuốn hút ngay từ lời giới thiệu của nhà thơ Đỗ Trọng Khơi, nên ngồi “luộc” một ngày để thưởng thức khí phách anh hùng rất hiếm gặp của người cầm bút, như tiếng “đao chữ” sắc bén của Nguyễn Trọng Thắng vung lên chiến đấu với quỷ dữ.
Cuối thập niên tám mươi, tôi ngồi đàm đạo với nhà văn Dương Hướng, công tác ở Hải quan Quảng Ninh, còn nơi anh sinh ra là Thái Bình. Thời đó, Dương Hướng nổi tiếng từ tiểu thuyết “Trần gian cuộc đời” và “Bến không chồng”, tiểu thuyết đã đưa anh trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Thái Bình những năm ấy, cũng nóng lên như “chiến tranh vùng vịnh”. Đó là sự manh nha của sự kiện Thái Bình năm 1997 sau này. Nếu ngày ấy, chính quyền của Thái Bình thương dân, thức tỉnh một chút thì đâu đến nỗi. Bởi Thái Bình là tỉnh thuần nông, đại diện cho người nông dân cả nước “một nắng hai sương”. Vậy mà, thấm thoắt đã ba thập niên, sự luẩn quẩn của Thái Bình cũng là bài “đồng ca muôn thuở” của người nông dân cả nước, vẫn không có lối thoát.
Sự bất công thớ lợ trong cuộc sống lại hiện hữu trong các phóng sự ngời ngời thông tin, bằng chứng của Nguyễn Trọng Thắng, như lộ vỉa hiện ra nhập nhòa trong tâm thức những ai còn liêm sỉ và danh dự để làm người thì khó mà ru trái tim vô cảm ngủ yên được. Nguyễn Trọng Thắng biết trọng lẽ phải. Anh là công dân có trách nhiệm với từng số phận con người quê anh và sự tồn vong của quê hương, đất nước. Mặt khác, anh còn là dòng máu hiếm hoi của một liệt sĩ chống Pháp, cũng từng có thời khoác áo lính, rồi bay sang trời Tàu, vượt qua lũy tre làng để “nhìn người lại nghĩ đến ta”. Nghĩ về nỗi nhục mất nước do giặc ngoại xâm, nghĩ về sau nửa thế kỉ hết giặc ngoại xâm thì nghèo đói, bất công do “giặc nội xâm” gây ra, lại “tưng bừng” ngự trị trong đời sống xã hội bằng các “lời đẹp ý hay”. Thử hỏi bao tai họa do con người, thiên tai gây ra mất mát chồng chất khôn lường đè lên đôi vai gầy guộc của dân tộc này, cứ luẩn quẩn theo kiểu “thầy bói đoán voi” và kì vọng thế này?
Qua mấy thập niên chưa ngẩng đầu cất cánh thực sự lên được thì sẽ còn phải đương đầu với loại giặc, sâu mọt nào nữa đây?!
Nhiều lúc tôi tự hỏi pha chút nghi ngờ. Nguyễn Trãi xưa nói: Nhân tài tuấn kiệt nước Nam nhiều như lá mùa thu. Người nay lại nói: “Ra ngõ gặp anh hùng”. Một dân tộc tuấn kiệt nhân tài và anh hùng nhiều như vậy, sao để tật nhiều như vậy?
Nên mỗi chính sách bị nhập đồng, thiếu tư duy ý chí chín chắn từ thượng tầng phát ra, có “chất nhờn bôi mép” một tí là hạ tầng đua nhau mở phong trào “voi đú, chuột chù cũng đú” như Nhà máy Đường, Nhà Văn hóa Tây Nguyên, bến cảng, sân bay, đài truyền hình, công trình văn hóa, tượng đài… toàn tiền trăm tỉ nghìn tỉ đồng, họ lại hùa nhau vào đất, cát, sắt thép, cầu cống… nghĩa là chỗ nào gặm được, kiếm chác được chút lộc dù nhỏ nhoi như hạt tấm cũng gặm. Ngay cả phân giả, phân kém chất lượng cũng gặm. Việc đã rõ như ban ngày mà phát hiện thì nhiều xử lí thì ít, tội lớn xử thì nhỏ, tội dân nhỏ thì xử thật lớn. Các lực lượng chuyên chính tha hồ thi thố dân quân, tự vệ, công an, quân đội nai nịt gọn gàng vũ khí, khiên giáo cả trăm người trang bị tới tận chân răng, lao vào lấy thịt đè người, tấn công mấy ông bà nông dân “chân đất mắt toét” một thời sống chết với phong trào “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” hết lòng vì cách mạng, cả đời không biết đến mùi rượu ngoại, cơm Tây thì sao mà “thằng dân” chẳng phải cúi đầu nhận tội với ông quan? Thế nên, nghề bà đỡ, bảo kê, cò mồi án thi nhau mọc ra như nấm, ai “va” nhẹ vào pháp luật là khuynh gia bại sản, tù mọt gông như chơi. Họ cứ coi dân như thằng ngô, thằng nghê, cái cò, cái vạc như thế thì làm sao bảo dân phải “tâm phục, khẩu phục”, yêu quan phụ mẫu như yêu cha mẹ mình được?
Một điều xin kể lại nữa là. Thập niên 80 có phong trào “công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp”, ít nhiều cũng là phép cứu cánh cho nông dân lúc đó vì công cụ sản xuất nông nghiệp quá thô sơ. Bởi lúc thành thị, công nhân đói thời bao cấp thì nông dân lo cho thành thị, lo cho công nghiệp từ củ khoai độn, mớ rau, cân gạo, miếng thịt, con cá để sống mà tồn tại vượt qua thời kì phục hồi sau chiến tranh. Nay công nghiệp thịnh vượng đua nhau mọc lên toàn xơi chỗ “bờ xôi ruộng mật” của nông dân, mảnh đất làm ăn thân thương bao đời của tổ tiên truyền lại bỗng chốc bị ‘trảm tấu”, “tùng xẻo”, “trấn lột” đến thê thảm, nông dân phải “xắt lòng xắt ruột” hiến tế cho công nghiệp, được “trả ơn” bằng cách xả thải bừa bãi, tuồn chất độc ô nhiễm, triệt hạ tận gốc đời sống kinh tế. Bao thứ “phân” của công nghiệp chảy dồn về các con mương, dòng sông một thời đi vào thơ ca, nay biến thành con sông chết, vần thơ chết, giếng nước chết. Tệ nạn mại dâm, trộm cướp, lừa đảo, buôn gian, bán lận thi nhau “đua nở”. Không phải 1 năm, 10 năm, 20 năm nông dân kêu cứu trời vẫn không thấu, đất cũng không thương thì làm sao kế giữ nước “bền gốc sâu rễ” thấm vào nhân dân được?
Khi “thượng bất chính thì hạ tất loạn”, tổ tiên ta xưa nay nói cấm sai. Nhưng loạn tới mức phi nhân tính cướp đất của người sống chưa thỏa, lại còn cướp đất của cả người chết thì sử sách mấy nghìn năm lịch sử nước Việt ta rõ là chưa có quan ngự sử nào ghi cả, nên đây phải gọi là loại “cướp quỷ” mà “cướp quỷ” thì phải diệt trừ chúng bằng gươm để làm bia miệng tiếng đời cho hậu thế mai sau mới hả lòng; chứ vài bản án “còm”, dăm bảy năm đưa chúng vào tù “cưỡi ngựa chơi hoa” có bõ bèn gì với cái tâm vô liêm sỉ của chúng, vì tiêu chí sống của chúng là “tiền đi liền với chức”
Đọc “Sóng gió Cồn Vành” của Nguyễn Trọng Thắng, tôi lại thấy tin và yêu quý ông hơn, bởi thế thái nhân tình này hỏi có mấy người “ngán sống” như ông. Bởi văn phong của ông có chất thép, khúc triết, công bằng, sắc nhọn, chứng cứ rõ ràng không hùa theo số đông, số mạnh để hứng chút bả vinh danh. Ông biết lấy lợi ích của dân tộc, quốc gia làm trọng, nên ông không sợ kẻ mạnh xô đổ. Văn ngôn của ông cứ thẳng tưng không sóng sánh ngọt ngào, xưng tụng, bùi tai như những kẻ tiểu nhân quen tiến thân theo kiểu “gió chiều nào che chiều ấy”. Ông là người cầm bút khôn ngoan và hiếm có. Tôi lại mừng cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình đã có một kẻ sĩ, sứ giả của công lí đang chuyển tải những bức xúc chính đáng của nhân dân, giúp Đảng hiểu và xử lí thấu đáo đạt tình hơn trước các đòi hỏi cấp bách của cuộc sống.
Bởi vì, trên đời này không thiếu gì các ông quan là con liệt sĩ, anh hùng, ông to, bà lớn, các ông quan đã từng chinh chiến nơi biên ải nay đánh mất mình, bị quỷ cám dỗ, tranh nhau ngồi “thâm canh” trên lưng đồng bào mình, đang ngày đêm tìm cách mua quan, bán tước cho mình, cho con cháu và chăm chỉ học câu thần chú “Vừng ơi, mau mở cửa ra!” hơn là học đạo làm người, học đức tin của tổ tiên để lại, sự hi sinh cao cả của các liệt sĩ, anh hùng đã ngã xuống cho ngày hôm nay.
Không biết có phải do duyên trời xe không mà tôi được làm bạn với Nguyễn Trọng Thắng từ ở hai đầu nỗi nhớ, lại có ba điểm tương đồng: Đồng niên - đồng đội - đồng cảm để chống giặc nội xâm, quan tham ô. Mãi tới ngày 18-10-2012, mới gặp được nhau tại Lễ vinh danh Anh hùng LLVTND cho các cựu tù Phú Quốc thành phố Hải Dương, tôi mới nhìn thấy anh cười hồn hậu, nụ cười của người vô tư, nhưng không vô tình, vô cảm với đồng bào và số phận của dân tộc. Tôi lại thấy yêu con người đặc sệt giọng quê nửa miền biển, nửa miền rơm rạ, chân chất quá! Tôi càng quý trọng tập phóng sự đời thường “Sóng gió Cồn Vành” của anh, cũng là quê của người nông dân một nắng hai sương chúng ta đang phải gồng mình chịu chung số phận, đang bị các “nhóm lợi ích” nhân danh “cha mẹ” dân “xẻ thịt” chia nhau quyền lợi.
Tôi lại thầm ước ao, mong cho các nhân tài tuấn kiệt, các bậc quân tử còn nặng lòng với dân, với nước ẩn khuất đâu đó, sớm lộ diện ra giúp nước, giúp đời. Để dân ta yên lòng mà tin theo Đảng cùng xây dựng đất nước mạnh giàu, chung tay giữ yên bờ cõi khi mà kẻ thù ngoại xâm tiềm tàng đang lăm le, rình rập, hăm dọa xâm lăng. Đừng để giặc nội xâm làm mất lòng dân, tiếp tay cho giặc ngoại xâm, như lịch sử đã từng xảy ra thì nhục mất đất, mất nước lần này sao còn mặt mũi tạ tội được với tổ tiên ta nữa?
-NNĐ-
(Kỷ niệm 94 năm ngày nhà báo Việt Nam : 21.6.1925 - 21.6.2019)
9 notes · View notes
Video
youtube
Thơ Cho Bé | Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng | Thơ Mầm Non | Th...
0 notes
Video
youtube
Thơ Cho Bé | Bài Thơ Thỏ Con Và Mặt Trăng | Thơ Mầm Non | Th...
0 notes