Tumgik
#thơ dậy sớm
baosam1399 · 1 year
Text
Tumblr media
〔Bài dịch số 1072〕 ngày 10.08.2023 :
1. “你热闹万分 你孤身一人 你开怀大笑 你泪流成河 你若无其事 你跌跌撞撞 你平静无比 你竭嘶底里 你假装光芒万丈 你内心一片废墟” - Một bạn rất náo nhiệt, một bạn rất đơn côi, một bạn vui vẻ cười to, một bạn khóc lóc đau lòng, một bạn thản nhiên như không, một bạn vấp ngã đứng dậy, một bạn vô cùng bình tĩnh, một bạn gào thét trong lòng, một bạn giả vờ tỏa sáng, trái tim của bạn bị đè nát trong đống hoang tàn.
📌 Trích từ phần bình luận trong bài hát 《失踪人口 - Người Mất Tích》 trên NetEase Music
2. “人在年轻的时候,莫不是希望这一生就是琴棋书画诗酒花。可终究,还是逃不过柴米油盐酱醋茶” "Thời còn son trẻ, con người hẳn là đều hy vọng cuộc đời mình là những nốt nhạc, quân cờ, thư họa, vần thơ. Nhưng tới cuối cùng, vẫn không thoát khỏi tình cảnh củi, gạo, dầu, muối, nước tương, dấm, trà!"
📌 Trích từ phần bình luận trong bài hát 《茶酒伴 - Tà Tửu Phán》 trên NetEase Music
3. “这个世界上 有一些客观存在 永远无法改变的现实 水永远冰 玫瑰永远红 我们永远不能在一起” Thế giới này có một số hiện thực khách quan không bao giờ có thể thay đổi được, ví như nước luôn lạnh, hoa hồng luôn đỏ, chúng ta mãi mãi không thể bên nhau!
📌 Trích từ phần bình luận trong bài hát 《战 - Chiến》 trên NetEase Music
4. “你是一场北风,我是四海为家的浪子,相伴举杯赏雪,一起醉到立春,你走以后,我的醉意却停留一季又一季,经了万水和千山” Người là bức phong cảnh, tôi là kẻ lãng tử phiêu du bốn bể, cùng nhau nâng cốc thưởng tuyết rơi, cùng nhau say túy tới xuân về, sau khi người đi, cơn say của tôi lưu lại từng mùa lại từng mùa, vượt qua cả vạn dặm sông núi!
📌 Trích từ phần bình luận trong bài hát 《???》 trên NetEase Music
5. “我真的好喜欢听喜欢的人每天和我嘀嘀咕咕分享一些看似没有营养的废话,起的太早了好困哦,今天太冷了风太大了,刚才吃的饭不好吃,我想喝奶茶,你看外面的月亮好圆啊,太好了明天又是晴天” Mình thực sự rất thích người mình thương líu ríu chia sẻ với mình những mẩu chuyện nho nhỏ thường ngày, ví như dậy sớm quá buồn ngủ, hôm nay quá lạnh gió quá to, cơm vừa ăn không ngon, mình muốn uống trà sữa, cậu nhìn trăng bên ngoài tròn chưa kìa, tốt quá, ngày mai lại là một ngày nắng!
📌 Trích từ phần bình luận trong bài hát 《山河星光 - Sơn Hà Tinh Quang》 trên NetEase Music
6. “在年轻的时候 如果你爱上了一个人 请你 请你一定一定要温柔地对待他 长大了以后 你才会知道 在蓦然回首的刹那 没有怨恨的青春才会了无遗憾 如山冈上那轮静静的满月” Khi bạn còn trẻ, nếu như bạn yêu một người, xin bạn, xin bạn nhất định phải đối xử với người ấy thật dịu dàng, khi bạn lớn rồi, bạn mới biết được rằng, trong một khoảnh khắc tôi chợt nhìn lại, nếu như thanh xuân không có oán hận thì sẽ không có tiếc nuối, giống như vầng trăng rằm lặng lẽ đứng trên núi đồi.
📌 Trích từ phần bình luận trong bài hát 《年少有为 - Niên Thiếu Hữu Vi》 trên NetEase Music
7. “男人这辈子最喜欢做的两件事:第一,拖好女人下水,第二,劝坏女人从良。女人,这辈子最喜欢做的两件事:第一,跟渣男人谈恋爱,第二 把好男人当作备胎。” Hai việc mà con trai thích làm nhất trên đời : Đầu tiên, làm chuyện xấu với người con gái tốt; Thứ hai, khuyên người con gái xấu hoàn lương. Hai việc mà con gái thích làm nhất trên đời : Đầu tiên, yêu đương với trai xấu; Thứ hai : Đem trai tốt làm lốp dự phòng!
📌 Trích từ phần bình luận trong bài hát 《开始懂了 - Bắt Đầu Hiểu Ra》 trên NetEase Music
8. “只有爸爸和女儿才是世上最坚固的情人 他喜欢你素颜不化妆 喜欢你长发扎马尾 他教育你不要乱花钱然后递上银行卡 他从来没说过我爱你却又比谁都爱你 他在电话里听见你哭泣的时候 会沉默然后说回来吧 我养你” Chỉ có bố và con gái mới là tình nhân kiên cố nhất trong cuộc đời này, bố thích gương mặt mộc của bạn, thích tóc đuôi ngựa của bạn, bố dạy bạn không được tiêu tiền lung tung sau đó lại đưa thẻ cho bạn, bố chưa từng nói yêu bạ nhưng lại yêu bạn hơn bất kì ai, bố nghe thấy bạn khóc trong điện thoại chỉ trầm mặc rồi nói rằng "quay về đi, bố nuôi con!"
📌 Trích từ phần bình luận trong bài hát 《That Girls》 trên NetEase Music
9. “聚散无常,来来往往,学会感谢每个陪你走过一段时光的人,无论好坏悲喜,都要心存感激,也希望离开的人不经意想起我的时候,能够面带微笑” Tan hợp vô thường, đến rồi lại đi, học cách cảm ơn mỗi một người đi qua cuộc đời bạn, bất luận là vui buồn hờn dỗi, đều phải cảm kích ngôn nguôi, cũng hy vọng những người đã rời xa tôi ấy trong một khắc nào đó khi nghĩ về tôi, có thể đượm một nụ cười trên môi.
📌 Trích từ phần bình luận trong bài hát 《你只是经过 - Hắn Chỉ Là Lướt Qua》 trên NetEase Music
10. “想来也真怂 那么想你 也不敢打扰你” Nghĩ cũng thấy thật ngốc nghếch, nhớ anh như vậy nhưng lại không dám làm phiền anh.
📌 Trích từ phần bình luận trong bài hát 《嘿亲爱的 - Này Anh Yêu》 trên NetEase Music
- (Vũ Thu Hoài/baosam1399 dịch)
263 notes · View notes
flirt-flop · 4 months
Text
“Con không thích mùi thuốc lá của ba
Cũng chẳng thích lúc ba uống rượu say
Khi lớn lên rồi thì con mới biết
Hoá ra ba cũng chẳng thích điều này…”
Tôi đọc mấy câu thơ này từ hồi lâu.
Mẹ tôi thỉnh thoảng hay bảo chứng ung thư phổi của ba là do ông hút thuốc nhiều. Ung thư vốn dĩ là căn bệnh quái ác. Người ta phát hiện ra nó ký sinh trong cơ thể, tìm cách ngăn chặn nó lớn lên, rồi chấp nhận chờ đợi những điều cuối cùng. Cái cách mỗi người đối diện khác nhau, và cách người thân đối diện cũng vậy. Đôi khi vì yêu thương quá, lo lắng quá mà lại có những lời trách móc.
Như cái cách mẹ trách ba những năm tháng khoẻ mạnh đã để thuốc lá đồng hành cùng sức khoẻ của mình.
Tôi biết đó là lời trách mỗi khi bà cảm thấy bất lực, khi nghe ba ho thành từng tràng trong đêm, khi nhìn ba đau đớn, mệt mỏi sau những lần hoá trị. Tôi biết đó không phải là lời trách móc đúng nghĩa.
Tôi cũng biết thuốc lá chỉ là một phần trong chứng bệnh của ba. Tôi biết có những người cả đời không đụng đến cái đầu lọc nào cũng bị ung thư phổi, những thanh niên mới ngoài 30, tóc còn xanh và phơi phới sức sống mỗi 21 ngày vẫn đều đặn đến hoá trị ở Phạm Ngọc Thạch: họ cũng không hút thuốc. Cuộc sống hiện đại, hoá chất và thực phẩm bẩn, lo toan và những vất vả mưu sinh, tảo tần và những đêm thức khuya dậy sớm mới chính là nguyên nhân. Ít nhất là với ba.
Hồi 2012, tôi bị tai nạn, phải mổ cắt lách, nằm viện hơn nửa tháng. Bạn bè đến thăm, tụi nó cười bảo ấn tượng với ba mày vì đôi dép nhựa vàng ông hay mang và dáng vẻ tất bật, thoăn thoắt lo cho tôi. Tôi cũng cười, vì nhiều người cũng nói vậy. Ông gắn liền hình ảnh của mình với đôi dép nhựa: giản dị, thô sơ và bền bỉ. Ông đã đi những đôi dép như vậy gần cả cuộc đời. Cả cuộc đời ông không có gì là cao sang, phô trương hay hoa mỹ mà buộc chặt với những vất vả, tất tả, lo toan. Cả cuộc đời ông cái gì cũng biết, chỉ không biết khó khăn, khổ cực là gì, để đi qua nó như một sự lựa chọn, để dành tất cả cho gia đình, và để tôi biết sống vì niềm tin, vì sự nhẫn nại khi nhìn những gì ông đã bước qua.
Vậy mà, đôi chân đó, giờ đã mỏi mệt rồi.
Một điều đáng buồn là ba và tôi không hợp với nhau. Ông và tôi yêu thương nhau theo cách riêng của mỗi người, nhưng không thể hiện qua lời nói hay có thể ngồi bên nhau tâm sự, chuyện trò, một điều gần như là mong ước của riêng tôi từ thuở ấu thơ cho đến tận bây giờ. Tôi không biết cách thể hiện yêu thương kiểu-như-vậy. Duy chỉ có một điều tôi biết, tôi không thích mùi thuốc lá và chắc hẳn ba cũng vậy: “Hoá ra ba cũng chẳng thích điều này…”.
18 notes · View notes
buddhistbooks · 2 days
Text
Tumblr media
9 LÝ DO ĐỂ BẠN THẤY RẰNG MÌNH VẪN CỰC KỲ MAY MẮN VÀ VÔ CÙNG HẠNH PHÚC GIỮA CUỘC ĐỜI:
1. Nếu hàng ngày bạn vẫn phải nấu cơm, rửa bát, điều đó chứng tỏ bạn vẫn CÓ CƠM ĐỂ ĂN.
2. Nếu bạn phải thông cống, sửa điện, điều đó chứng tỏ bạn vẫn đang có một NGÔI NHÀ ĐÊ Ở.
3. Nếu đôi khi con bạn làm cho bạn khó chịu, cháu bạn làm bạn mệt mỏi, điều đó chứng tỏ bạn đang CÓ MỘT GIA ĐÌNH.
4. Nếu bạn vẫn phải tốn tiền chi phí xăng xe, điều đó chứng tỏ bạn vẫn ĐỦ SỨC KHOẺ TH N THỂ để lái xe.
5. Nếu ai đó khen, chê, nói xấu bạn vì lướt web, chơi phây, thơ, ca, hò vè trên mạng, điều đó chứng tỏ bạn vẫn ĐỦ SỨC KHOẺ TINH THẦN.
6. Nếu bạn vẫn phải quét sạch lá rụng đầy sân, đầy đường hàng ngày, điều đó chứng tỏ bạn CHƯA PHẢI NẰM MỘT CHỖ.
7. Nếu nửa kia của bạn cự cãi bất đồng với bạn, điều đó chứng tỏ bạn vẫn CÒN ĐỦ CẢ ĐÔI.
8. Và nếu sáng sớm chuông báo thức làm bạn vội vàng bật dậy dập chuông, điều đó chứng tỏ bạn VẪN CÒN SỐNG để bước vào công việc ngày mới!.
9. Nếu vào mỗi ngày cuối tuần, vợ, chồng bạn vẫn có thể cùng các con về thăm bố mẹ nội ngoại. Điều đó chứng tỏ bạn vẫn còn những THẦN PHẬT sống để mừng vui và báo hiếu.
Đừng kêu ca phàn nàn vì những điều khó chịu. HÃY CẢM ƠN CUỘC ĐỜI đã cho mình tất cả mọi thứ.
Sưu tầm.
3 notes · View notes
bacxiunhieusua · 9 months
Text
140124
Mấy nay đi làm như vô hồn, cảm thấy chính mình cũng chểnh mảng. Thấy mình yếu kém, thấy mình thụt lùi so với rất nhiều người xung quanh. Cảm giác cứ phải viện lí do là lượt cho bản thân qua mỗi ngày.
Nhưng mà chắc ông bà thương, nên phù hộ lắm.
Ông bà cũng phải chở che cho gia đình con và cả gia đình cô nữa nha. Con xin đấy.
Bà ngoại của chị chung team mất. Mình không sợ không khí đám tang. Cái cảm giác mất mát gần nhất chắc là khi ông ngoại mất. Mình còn quá nhỏ. Chỉ biết thấy người ta khóc thì mình khóc theo. Sự gắn kết với ông không đủ lớn để mình thấy đau đơn với cái tuổi đó. Chỉ là mình biết, ông không còn thì tình thương ông bà coi như chẳng còn để mà cảm nhận được nữa. Vì dù còn bà ngoại, mà bà ngoại không thương, thì cũng gọi là chẳng có gì.
Nhưng mà, mình sợ hãi với cái lúc người ta vào ra thắp hương vái lạy, trống kèn vang lên, ám ảnh làm mình sợ. Nườm nượp, ầm ĩ vậy đó. Vì sao phải làm vậy nhỉ, mình cứ thắc mắc. Chỉ thế thôi.
Có lúc mình cũng nghĩ đến bà ngoại mình, ngoại có tuổi rồi, đứa cháu bị hắt hủi nhiều nhất này đây lại là kẻ gần bên ngoại, thăm ngoại nhiều nhất. Nên dù có ra sao, mong ông ngoại hãy cứ để bà ngoại sống đời với con cháu. Vì ngoại có thể không làm tốt vai trò của bà, nhưng ngoại là mẹ của mẹ con, con sợ mẹ con đau khổ, và cũng khó khăn lắm con mới có thể mở lòng với ngoại sau ngần ấy thời gian tệ hại đã trải qua trong tuổi thơ. Xin ngoại hãy bình an khoẻ mạnh.
Mấy nay, thỉnh thoảng mình bị nhớ lại khoảng thời gian năm 2022, lúc đó trầm cảm thì thiệt, tiêu cực cũng thiệt, bế tắc cùng cực cũng thiệt. Nhưng mà giai đoạn đó mình cũng gặp gỡ và nói chuyện, tìm hiểu và bản lĩnh làm những thứ mình rất muốn làm. Và thật thì nó vui, mình luôn biết mình hợp với điều gì. Khoảng thời gian đó có anh Bí, có chú, có một vài điều điên cuồng khác. Để giờ mình vẫn đôi khi hoan hoải nhớ lại.
Nghe trông như đang hoài niệm, chỉ là dạo này tẻ nhạt với cuộc sống ngày làm tối về ngủ, mình nhớ cảm giác tiệc tùng vui chơi chớp nhoáng, những cuộc nói chuyện biết thêm về một cuộc đời khác, mình nhớ âm thanh ồn ào của mấy quán rượu, không khí mát mẻ trời đêm khuya của SG, gió thổi căng cả lồng ngực với lon bia trên tay. Những lúc say lúc tỉnh đó, mình còn thấy tuổi trẻ mình rực rỡ hơn. Mình hợp với náo nhiệt, nhưng mà có khi cả tuần đều đi chơi thì lại thấy mệt tới mức thèm có ngày ở nhà nấu cơm ăn. Đôi khi thì nghiện cảm giác dậy sớm đi làm sớm về sớm nấu cơm dọn nhà lên giường ngủ sớm. Nó cứ đổi liên tục nhìn mình như đa nhân cách tới nơi. Bởi vậy nên mình chưa sẵn sàng cho hôn nhân. Mình sợ chưa chơi đủ, cái tính nông nổi đi nhậu giấc nửa đêm tờ mờ sáng của mình chưa hết.
Nói chung là thèm đi chơi lại rồi mà cũng lười dữ lắm. Đúng là dở ương. Mình cũng không hiểu mình.
Nghĩ đến cảnh qua Tết lại sắp phải đi Hà Nội công tác lại mình sợ hãi đến run rẩy. Cơn ác mộng tháng 9 vừa rồi còn chưa trôi qua khỏi cuống họng. Căng thẳng lắm trời.
Thích nhậu mà sợ bụng bự dã man. Nhưng mà không có bia rượu thì cuộc sống mình chắc sẽ vất lắm, vất nội tại bên trong thôi. Nhìn không khác gì nghiện rượu nhưng mà đâu có đâu nha. Sở thích thôi, ke ke 🫶🏻
Chồng con tôi sau này sẽ nên là người lo tôi bỏ nhà bỏ cửa đi nhậu hơn là tôi lo chồng tôi sẽ làm việc đó. Nhưng sẽ thật zui nếu được nhậu với chồng.
8 notes · View notes
nhungcuonsachhay · 11 months
Text
Phố Ta - Lưu Quang Vũ
Tumblr media
Phố của ta Những cây táo nở hoa Mùa thu đấy Thân cây đang tróc vỏ Con đường lát đá Nghiêng nghiêng trong sương chiều.
Năm nay cà chua chín sớm Trên quầy hàng đỏ hồng Chị thợ may đi lấy chồng Chị thợ may góa bụa Năm nay tôi mặc đồ đen.
Bác đưa thư, có thư ai đấy? Bác đưa thư kéo chuông Ti-gôn hoa nhỏ Rụng đầy trước hiên.
Riêng bác thợ mộc già buồn bã Thở khói thuốc lên trời Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây Bà giáo về hưu ngồi dịch sách Dậy cậu con tiếng Pháp Suốt ngày chào: bông-dua.
Phố của ta Phố nghèo của ta Những giọt nước sa Trên cành thánh thót Lũ trẻ lên gác thượng Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.
Em chờ anh trước cổng Con chim sẻ của anh Con chim sẻ tóc xù COn chim sẻ của phố ta Đừng buồn nữa nhá Bác thợ mộc nói sai rồi Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi.
Nhà thơ Lưu Quang Vũ
12 notes · View notes
diracsea · 11 months
Text
Trích dẫn: Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh Phượng, 2010)
(Đánh dấu lúc nửa đêm, bởi một mình giữa tột cùng đa cảm)
"Chúng tôi tan vào nhau vì nỗi buồn làm nhoà hết những đường biên giới giữa người này và người kia, nơi này và nơi kia, thời này và thời kia." (Chương 2: Tám nghìn đêm)
"Tôi không có quê hương, và tôi chẳng cần." (Chương 3: Ngọc Lan)
"Một câu chuyện không có lời giống như một cơn mưa không có giọt nước từ trời." (Chương 3: Ngọc Lan)
"Cái đẹp nằm ở sự muộn màng. Nếu đến sớm hơn, nó chỉ là một bức thư tỏ tình như nghìn vạn bức thư tỏ tình khác, không có một cuộc đời đã dâng hiến cho tình yêu, hay sương khói, một cuộc đời đã bỏ đi và không còn lấy lại được. Cái đẹp nằm ở sự bâng khuâng yên lành của người đọc thư khi không còn gì ông ta có thể làm được nữa cho người đã yêu mình. Cái đẹp nằm ở sự câm lặng. Lá thư của tôi không thể có cái đẹp đó, vì tôi còn sống, đầy những đợi chờ và run sợ, lời nói của tôi là tiếng kêu chứ không phải sự câm lặng. Tự nhiên, tôi thấy tất cả đều dễ vỡ. Tôi không thể nào mở đầu lá thư cho cha vì không có lời lẽ nào mênh mang như nỗi thương nhớ rất mơ hồ và rất dài của tôi. Tôi không thể nào viết xong lá thư cho cha, vì nó không bao giờ đủ hoàn hảo, đủ đằm thắm và đẹp đẽ, và bất cứ một lỗi lầm nào trong lá thư đầu tiên cũng có thể gây ra một vết rạn trên chiếc bình vô hình." (Chương 4: Lá thư của đứa con gái chưa bao giờ gặp)
"Trời lạnh như trong một giấc mơ về một nơi trăm năm rồi không có mặt trời." (Chương 4: Lá thư của đứa con gái chưa bao giờ gặp)
"Từ ngày xa mẹ, tôi không biết một điều gì êm ái." (Chương 6: Đầu mùa mưa)
"Có những người chỉ khi chết mới trở về được với mình. Chỉ khi trái tim không còn đập, nó mới thuộc về cái lồng ngực của người mang nó. Khi họ còn sống, trái tim họ lặng lẽ, không được phép có tình yêu." (Chương 8: Ngọn đèn dầu nhỏ)
"Ngày tôi thơ ấu, Chi không ở với tôi. Hoặc là có, nhưng nhịp của tim nó và tim tôi đồng nhau nên tôi không nhận ra chúng tôi là hai người. Chúng tôi chưa biết mình, chưa biết cô đơn, chưa nghe tiếng rạn nứt chạy suốt sống lưng của một thứ gì đó sắp bị tách làm đôi. Tôi chưa biết tôi, và Chi cũng vậy. Trong ký ức tuổi thơ của tôi có mẹ và những người khác, có gian phòng, có những hạt mưa hắt qua cửa sổ, có những con đường, những đám cỏ, nhưng không có tôi hay Chi. Ngày đó không có con bé nào đứng bên trong mình nhìn ra bên ngoài, và hiểu rằng thế giới chỉ là hình ảnh, cảm giác và ý niệm của nó về thế giới. Khi tôi khóc, thì tôi là câu chuyện buồn; khi tôi ốm, thì tôi là cơn sốt; khi tôi mát, thì tôi là làn gió. Và Chi cũng vậy." (Chương 8: Ngọn đèn dầu nhỏ)
"Khóc xong, tôi chẳng muốn nghĩ gì nữa về chuyện vừa xảy ra. Tôi chỉ muốn về nhà, chỉ muốn ngủ hoài, khi thức dậy nửa nhớ cuộc đời nửa đã quên nó đi." (Chương 11: Những ngọn nến)
"Tôi ngủ. Mỗi khi thức giấc, mỗi khi nhớ lại cuộc đời mình đang sống, tôi ước gì cuộc đời ấy ngưng lại, đừng có chuyện gì xảy ra nữa. Tôi không muốn tự tử, chỉ muốn bỏ đi một ngày, một nghìn ngày, một vạn ngày. Tôi muốn ở một nơi không có thời gian, không có tiếng động, không có đàn bà và đàn ông. Tôi muốn ngủ, chỉ ngủ thôi. Ở giữa những giấc ngủ tôi không làm gì khác ngoài nằm chờ giấc ngủ trở lại." (Chương 12: Vị mặn đầu tiên)
"Tôi không biết khi tôi ngủ, linh hồn tôi lắng xuống - chết một cái chết hững hờ - hay lặng lờ trôi qua những vùng đất tối nào tôi không biết. Có đôi lần tôi tưởng như tôi đã đánh mất sự liên lạc của ý thức, có những khi thức giấc tôi không biết tên mình. Tôi nằm nhớ lại ngày hôm trước, nhớ lại những câu chuyện, nhớ lại nỗi buồn dở dang mà tôi đã đặt qua một bên khi nhắm mắt ngủ. Về lại với đoạn nối tiếp, nhớ lại những cảm giác của mình, tôi nhớ lại mình là ai, biết mình vẫn còn đó. Điều đó đủ làm cho tôi buồn kinh khủng. Tôi nhớ lại câu chuyện đó. Điều đó đủ làm cho tôi buồn kinh khủng. Tôi nhớ lại câu chuyện của tôi, nhưng câu chuyện đó không liền lạc. Có những khoảng tối chen vào giữa, những câu chuyện, những kinh nghiệm không có tiếng nói và không len được vào trí nhớ, nhưng chúng vẫn có đó. Những câu chuyện nằm trong vùng đất tối có còn là của tôi hay không? Tôi không biết." (Chương 12: Vị mặn đầu tiên)
"Lúc thai chúng ta chớm trong bụng mẹ, trên trời có một ngôi sao băng. Một tia lửa từ cái đuôi của nó đã rơi vào vũ trụ riêng của chị em mình, và nó bay mãi, rơi mãi, bởi vì nó rơi ra từ một mặt trời đã tan vỡ, nó không thể ngừng rơi, không còn nơi để trở về." (Chương 13: Những con đường lạ)
"Tôi hỏi người dẫn đường, địa ngục là đây sao? Sao không có tiếng người kêu thương vì đoạ đày, ân hận, đau đớn? Người dẫn đường nói không, em thấy rồi mà, ở địa ngục không có một nỗi buồn khổ nào hết. Địa ngục là nơi con người không có ý chí. Chỉ với một chút ánh sáng thôi, một bóng đèn 500W có thể điều khiển cho vài nghìn người ngả qua nghiêng lại. Thế ai rọi những ngọn đèn đó? Không ai cả. Không cần lính canh hay quỷ sứ nơi con người không có ý chí." (Chương 14: Vội vàng hoa rơi)
"Tôi chỉ nhớ mỗi lần tôi mở mắt ra tôi đều thấy trời mưa. Mưa suốt ba ngày, hay một tuần, và tôi mênh mang chìm nổi trong một thứ ý thức mong manh, thời gian trôi đi rất chậm, hoặc là không trôi nữa." (Chương 18: Chia lìa)
"Chỉ có tình yêu mới có sức tàn phá đó, mới là thứ keo sơn nghiệt ngã dán chặt con người vào nỗi đau đớn mê muội này." (Chương 19: "Hồn bướm mơ tiên")
"Chi đi rồi, tôi buồn hơn, buồn hơn nước mưa, buồn hơn thinh không, buồn hơn khói. Tôi không biết làm sao đi tiếp cuộc đời mình, cuộc đời không có Chi." (Chương 19: "Hồn bướm mơ tiên")
"Dường như người chết cần một quê hương hơn người sống. Tôi cũng không biết quê hương là gì và tại sao chết ở quê người lại buồn hơn sống ở quê người." (Chương 20: Niềm im lặng của hoa)
"Tôi muốn được khóc, được kể lể như một đứa con gái úp mặt vào lòng mẹ trút hết mọi nỗi niềm. Nhưng tôi không làm được. Tôi khóc, nhưng không kể lể được, giữa mẹ và tôi vẫn là sự im lặng. Mẹ chết rồi, tôi vẫn không phá vỡ nó được. Mẹ vẫn yêu tôi, tôi biết, và tôi yêu mẹ, hơn tất cả mọi thứ trên đời. Nhưng tôi hoang mang, mẹ chết rồi nỗi hoang mang vẫn còn đó, lớn thêm lên từng ngày. Làm sao cho mẹ hiểu tôi, cho tôi hiểu mẹ. Làm sao cho tôi hiểu tôi, cho mẹ hiểu mẹ. Còn có nơi chốn nào, thời khắc nào? Hai mươi hai năm tôi sống với mẹ. Và bây giờ, tôi mong một lần, úp mặt vào lưng mẹ, thôi đã trễ rồi." (Chương 21: Vô minh)
"Tôi khóc, và trong lúc khóc, tôi cầu xin Đức Phật Bà đến với tôi. Tôi buồn và tôi sợ. Sao tôi có một mình, nhỏ bé và lạc đường. Tôi sẽ tan thành nước, thành gió đêm nay, tôi biết như vậy, tôi không còn gánh vác được nỗi buồn này nữa. Tôi khấn vái, van nài, xin Đức Phật đến với con, một lần, trong giờ phút con cần nhất, để con không tan rã trong nỗi khổ đau này. Hãy cho con biết là Phật Bà nghe thấy tiếng khóc của con, hãy làm cho xào xạc một chiếc lá trong phòng, hay bừng cháy một đốm nhỏ nơi chân hương, hay vẳng lại một tiếng chuông rất nhẹ từ thỉnh không, hãy cho con một dấu hiệu của sự huyền diệu, và nghìn lần từ bi." (Chương 21: Vô minh)
"Tôi mất cảm nhận về thời gian. Tâm tưởng tôi là một chiếc lá khô vừa rơi xuống mặt đất. Mưa xuống và nắng lên, ngày đi và đêm tới, trí nhớ tôi dần vùi tan vào mặt đất ẩm mục." (Chương 22: Quỳnh hoa)
"Tình yêu đổ đầy mỗi phân không khí, nó ngọt lịm vào một đêm rất buồn." (Chương 22: Quỳnh hoa)
"Có thể sự an bình và vô ưu không phải là điều chúng ta đi tìm. Chúng ta đi tìm những mối dây gắn mình với một thứ gì đó rất bao la tôi không biết tên. Tên nó là cội nguồn? Tên nó là duyên kiếp? Nó ánh sáng của một mảnh vỡ từ cái đuôi sao chổi đã rơi vào vũ trụ của tôi ngày mẹ tôi đậu thai. Nó là ánh sáng, hay chỉ là ký ức của ánh sáng từ một cái mặt trời đã vỡ? Dù thế nào, ký ức đó cũng đã gắn liền tôi với một Ngân hà ngoài xa. Cội nguồn của tôi, duyên kiếp của tôi. Hình như đó là một linh cảm về sự thật." (Chương 24: Đi trong thung lũng)
"Biết được sự thật không phải là biết được câu chuyện gì, nó xảy ra như thế nào. Biết được sự thật là biết được mình sẽ làm gì khi câu chuyện đó đẩy mình đến vách núi giữa biển lúc những cơn sóng đang chuyển động trên đường đi của nó đập vào vách núi. Trong cả hai lần ở Muôn Hoa tôi đều đã cảm thấy mình sẽ không chịu được sức va chạm giữa những làn sóng và vách đá. Lần đầu tôi thoát ra ngoài bằng cách để máu của mình thoát ra khỏi thân mình. Lần thứ hai tôi muốn quay đầu lại ngăn ngọn nhưng, nhưng có ai đó, những nhân duyên trùng điệp nào đó, nhấc tôi ra khỏi chỗ đứng giữa những cơn sóng và vách núi. Tôi đã không chạm được những mảnh của mặt trăng khi nó vỡ ra. Sự thật, cuối cùng, vẫn còn ở bên trên những đám mây trời. Vẫn còn một khoảng cách từ đây tới đó. Và có lẽ, tôi man mác nhận ra, cái khoảng cách đó giữ tôi còn sống. Tôi còn sống và còn ngước nhìn. Ngày tôi hoà vào ánh sáng, cũng là ngày tôi chết. Sự thật chỉ đến, toàn vẹn và trinh nguyên, cùng với cái chết. Còn sống là còn bước đi - đặt bàn chân này đàng trước bàn chân kia - trong vô minh, trong thung lũng sương giăng, với linh cảm về sự thật như những ánh chớp trong bầu trời phía trên." (Chương 24: Đi trong thung lũng)
16 notes · View notes
chilacaiten · 9 months
Text
Ngày ngắn nhất năm. Gọi là đông chí, nhưng mà chắc vô nghĩa với một ngày nắng vẫn đỉnh điểm lên tới 33 độ. Sáng được chút mát trời, nhưng cũng không kéo dài quá lâu trước khi mặt trời lên cao qua khỏi mấy cái nhà cao tầng.
Nói chung thì ở thành phố này, trừ khi trong thơ nhạc, còn lại thì không nên gọi thời gian bằng mùa. Thứ khác nhau trong năm chắc chỉ là có mưa hay không có mưa, ngày dài hay ngày ngắn.
Càng về cuối năm, mặt trời càng dậy trễ, mệt mỏi bắt đầu một ngày làm việc, và nhanh chóng mất dạng trước giờ tan tầm. Cảm giác về thời gian của con người cũng theo đó mà dồn dập. Mới nộp cái đơn nghỉ việc hồi đầu tháng 6, nhắm mắt mở mắt lại thêm nửa năm trôi vụt qua. Đời người cũng không khác mấy. Độ chừng qua khỏi hai mươi lăm thì ngủ gật một giấc, tỉnh dậy cũng đã vài năm vài tháng trôi qua.
Mình bị ám ảnh về thời gian. Ám ảnh từ cái lúc còn chưa cảm thấy nó chóng vánh như bây giờ, từ lúc bạn đồng niên còn thong thả trong cuộc sống bay nhảy. Còn giờ, khi những người cùng thời yên vị trong sự nghiệp, thăng tiến, con cái, mình lại nhảy ra khỏi dòng thời gian, nhảy ra khỏi những hệ giá trị theo đuổi của họ, để giải thoát cho bản ngã của mình. Thôi thì mỗi người một lựa chọn. Không hợp thì không nhất thiết phải giao tiếp, chứ đừng vì chút xã giao mà cứ phải hỏi sâu vào cuộc sống của mình. Một chuyện phải nói quá nhiều lần thì cũng mệt.
Mình không có tiếc gì chuyện cũ, vì không có cách nào cứu vãng. Mình không nghĩ ra một tình huống tốt đẹp nào để mình có thể cân bằng với cuộc sống cũ, nên việc rời đi thì sớm muộn. Còn cuộc sống hiện tại, vui thì có vui, cực thì không ngại, ngủ ít thì không ngại, nhưng mà gánh nặng về tài chính cũng là chuyện đáng suy nghĩ. Cũng trót cãi lời gia đình nên giờ cũng không dám nhận support gì lắm. Mà lịch học hiện tại cũng chưa thể sắp xếp cho công việc. Tiền bảo hiểm thì vẫn đang chờ, nhưng cũng chỉ để tạm duy trì một thời gian chứ không thể trong mong nhiều vào nó. Nên giờ chỉ có khó hơn trước, ngủ ít hơn trước chứ.
8 notes · View notes
higee293 · 5 months
Text
Càng trưởng thành lại càng có nhiều thứ để cân đo. Tâm đặt nặng cái gì thì sẽ đau vì cái đó. Cái nghẹt thở của câu chuyện "làm người lớn" lúc nào cũng lơ lửng ở lưng chừng cầm, nắm và buông. Mọi vấn đề bắt đầu từ một hai câu chữ ngập ngừng và lặn đi đâu mất tăm trong tiếng ậm ừ.
Mấy hôm nay trời hanh, đầu óc mụ mị đi trong hơi thở của nắng trời. Bộ bàn phím trước mặt Du đã mờ đi gần hết, sách vở trên bàn làm việc lật trang nào cũng chi chít chữ, cô quan niệm rằng, những ai từ bỏ việc viết tay sẽ làm mất đi cái thú chơi thi vị còn sót lại từ thuở cắp sách đến trường, cô thường bảo, ai mà nghĩ được, trong lúc hí hoáy thế này biết đâu chừng lại bật ra cái gì hay.
Nhưng không phải chuyện gì cô cũng nói. Như chuyện cuối chiều tan ca, người đón cô không lúc nào là người mà cô luôn đợi. Nhiều lúc cũng phải tấm tắc khen cho cái thời hội nhập, kinh tế hoá, đến cả người đón đưa mỗi ngày cũng có thể là một người xa lạ tìm được trên những cái app đặt xe phân loại theo màu, theo giá, theo giai tầng xã hội.
Hôm qua em mới té xe. Có mấy chữ mà Du ngậm tăm chần chừ, cứ chừng suýt bật ra khỏi cổ họng là lại có cái gì đấy đủng đỉnh chắn ngang. Đã book đến chuyến xe thứ năm của cả tuần trời, sáng nào cũng lật đật dậy sớm chuẩn bị, mấy bao thuốc đỏ mua từ Pharma la liệt trên bàn trang điểm, loang lổ trong không gian lững thững tiếng thở dài thườn thượt. Chồng hỏi Du sao đi nhà thuốc mà không mua thêm cho anh ít bọt cạo râu. Hôm trước lên công ty, phờ phạc quá ai cũng hỏi. Trong lúc lơ ngơ, tiếng "dạ" mọi khi lại bật ra nơi đầu lưỡi. Thôi để lần sau rồi nói, tài xế của hôm nay đã tới rồi.
Nhưng mà đời người đâu phải cái nào cũng có lần sau. Cái lúc hoa cưới rợp trời, ngay khi nhẫn sắp đeo vào tay đã thấy tần ngần, đáy lòng cuộn trào nỗi sợ hãi gắn bó, phân vân không biết có nên nói anh thôi đợi thêm một thời gian nữa, chậm mà chắc chắn lúc nào cũng hơn quyết định vội vàng. Mà tự dưng ký ức xổng đâu ra ngày nọ dẫn anh về chơi, mẹ khen rể hiền ngoan, gia đình nề nếp, chỗ kia nhẫn cưới sáng bóng, đi đi chứ không để lâu lại lỡ làng. Thế là thành dâu.
Công ty Du có mấy mạng, công việc không tính là bận rộn, người ra kẻ vô không ít nhưng có mấy cái mặt quen không đổi chỗ là cứ ở miết đấy năm này qua tháng nọ. Không nhậu nhẹt hội hè, không cà kê quán xá, không í ới trưa vắng gọi nhau đi quán ăn này, quán cafe mới nọ. Thế giới của mọi người líu lo đâu đó trên những tờ giấy kín đặc chữ nghĩa, mang khát vọng vượt thoát khỏi cái lồng giam tâm hồn, bàng quang với tất thảy náo nhiệt xung quanh. - Đều là những người trầm tính, các phòng ban khác nhận xét như vậy mỗi lần ghé qua. Thanh âm ồn ã nhất toàn bộ khoảnh khắc trong ngày là tiếng sột soạt lật tung tài liệu, chỉ để tìm một vài chi tiết. Dưới hộc bàn Du có tờ phiếu đề xuất tăng lương còn bỏ ngỏ, không biết nằm đấy bao lâu, lật tới lật lui đã nhăn cả mép, vuốt phẳng phiu lại cất ở đấy thôi đợi kỳ tháng tư.
Mấy chuyện này có muốn tính toán cũng phải tính từ thuở thơ dại. Mới dăm tuổi đã học được im ắng, nhún nhường. "Học hành nhiều chi rồi thi không đậu để mất mặt với bà con chòm xóm", "Em con đáng lo hơn nên mẹ lo cho em trước, sau mẹ có tiền, mẹ mua cho", "Thời đại này cái gì cũng cần tiền, không kiếm được tiền ra xã hội người ta coi rẻ", "Có giỏi giang mấy đâu mà lúc nào cũng thấy bận", "Đến tuổi lấy chồng thì lấy đi chứ không người ta lại nói này nói nọ", "Đợt tới anh họ cưới, chuẩn bị trước đi, con cho nhiêu thì cho, đi đám cưới cho nhiều cũng để sau này họ trả lại cho con chứ ba mẹ nào có được gì" "Cưới rồi thì là con nhà người ta, trông mong gì đâu nữa". Ngày bé đói thì tự cắm cơm ăn, sảy chân té ngã thì ra đầu đường mua thuốc đỏ, mắt đỏ hoe vì mối tình đầu dang dở cũng đóng cửa phòng tự ngẫm, lấy đá chậm chậm lên mắt dấu diếm sợ no đòn vì yêu sớm. Những vụn vỡ tuổi thơ tạo nên vùng đất câm lặng kỳ bí theo suốt cả cuộc đời.
Đâu đó chừng mấy năm trước, vậy mà cũng có lúc tưởng chừng cái đài phát thanh hỏng hóc đã bật được nút nguồn, lần đầu tiên được ríu rít chuyện trò nhắn tin cả đêm, muối dưa cải cũng phải lách tách chụp lại gửi kèm icon khoe mẽ, có đôi tất cọc cạch trông dễ thương cũng phải làu bàu xem anh đi cùng em ra đường có thấy cưng, thấy nhí nhảnh không, hôm nay ở công ty em làm được cái này cái này, mà hay lắm anh không hiểu được đâu. Không hiểu sao sau này, không hiểu từ khi nào, băng cát sét chỉ có thể tua đi tua lại mấy câu mời gọi cơm nước với mấy câu trả lời "Ừ, anh biết rồi""Ừm" "À, vậy hả". Cơm áo gạo tiền họ nói ghì người ta sát đất, dễ khiến họ xa nhau, mà nhiều khi thấy áo có chật, tiền có túng đâu mà con người cũng hổng có gần. Sớm chiều chung đụng có nhiều vấn đề đáng nói. Kể như anh công việc bận rộn, đi sớm về khuya, việc nhà để Du cáng đánh, viết lách thôi mà có gì đâu mệt mỏi. Kể như ngày giỗ hai bên, dâu lủi thui góc bếp để anh chén chú chén anh vì hiếm khi anh được nghỉ ngơi vui vẻ. Kể như ở công ty có chuyện buồn bực, đầu bốc khói không hiểu nghĩ sao mà gọi anh nói nhớ, tiếng vọng lại từ đầu dây bên kia ậm ừ "Ừ, vậy hả, nay anh bận quá, mà kệ đi em, chắc không có gì đâu". Kể như áo anh có lỗ hổng chưa kịp vá, hôm sau đã thấy vứt xó trong thùng rác, trên bàn viết có cái áo mới tinh tươm thơm nức mũi, phủ đi mớ giấy note tay chú thích ngày tháng gọn gàng, hãng này quen quen, nghe đồn người ta hay tặng gửi người thương. Kể như sáng nọ ngủ dậy, thấy giường nệm vắng tanh, từng đợt sóng trên nếp ga có hơi ấm, sóng cũng ở đâu đâu chứ không vỗ về kề cận chỗ Du nằm. Đêm đêm ráng quay cái thế người hướng về phía anh, rồi tưởng tượng anh sẽ luồn cánh tay sang ôm ấp, làm này làm kia như hồi cũ, mà sáng dậy vẫn thấy trống không, trơ trọi, có khi nào là do mình nín thinh, không nói? Tiền điện, tiền nước cứ thế rút từ tài khoản chung lâu rồi không thấy chiều bên kia chuyển tới. Cũng tính nhắn hỏi anh ơi mà thừ người hồi lâu trước tin nhắn cuối cùng hiển thị trên khung chat nền xanh nằm đâu xa tít ngày mười một tháng mười một năm kia. Tự nhủ thôi, chắc anh quên.
Ngày vui nhất đời có lẽ là ngày trả góp xong căn chung cư tầng cao, gom góp tiền vay mua trước hôm cưới mấy ngày, tháng tháng cũng cho người ta thuê, bù thêm một ít là đóng đủ tiền lãi ngân hàng, tự dưng thấy chắc dạ, cuối cùng cũng sở hữu cái gì đó của riêng mình. Trưa nay văn phòng hỏi sao Du ngon lành, tươi mới, bộ mới được tăng lương hay sao mà bước ra khỏi phòng sếp thấy tự tin khấp khởi. Hộc bàn im lìm mọi hôm có thêm vài tờ giấy khác, thay thế cho tờ phiếu cũ cong veo chéo cạnh. Chiều tối ghé tiệm cắt phăng mái tóc đen dài đi, nhuộm nó thành nâu hạt dẻ. Bảo chủ tiệm nhuộm sao mà vẫn phải mềm mại, óng ả, đẹp như mấy sợi vương trên vai áo anh hồi hôm.
Cũng may mắn chưa tính đường con cái, chưa vướng bận và ràng buộc gì nhiều. Có lẽ bà con chòm xóm sẽ tự hỏi sao con bé nó ngộ, nhà cửa đề huề, mối ngon mà đem bỏ, hoặc bất ngờ khi con bé trên mây này tự dưng nó "lên mây" ở thật, hoặc họ sẽ vỡ oà ra ngày nâu hạt dẻ đường đường chính chính bước vào chỗ "đề huề",
nhưng có là gì, thì cũng đã là chuyện của người ta.
Tumblr media
2 notes · View notes
greygreyle · 1 year
Text
"Nếu không là hoa đẹp, hãy là một đóa hoa thơm”
Tôi từng nghe được câu nói này khi đang sải bước trên những trang sách của chị Mèo Xù. Có lẽ, trong mỗi chúng ta, ai ai cũng từng trải qua cảm giác tự ti về bản thân ít nhất một lần trong đời. Ngay cả khi chúng ta trở nên xuất chúng nhất thì cảm giác ấy đôi khi vẫn len lỏi vào sâu tâm hồn. Bằng cách vô hình nào đó, chúng như một con virus cứ giằng xé ta từng ngày, từng giây hay thậm chí những nơi ta đến. Lâu dần,con virus ấy trở thành vết thương hằn sâu trong tim, để rồi vết thương biến thành con dao sắt lịm xâu xé ta. Nhưng cũng nhờ vậy ta mới có động lực để bản thân trở nên hoàn hảo hơn, tuyệt vời hơn bao giờ hết.
Tôi là một người bình thường, hết sức bình thường. Ngày ngày tôi cũng đi ăn, đi chơi, đi học như bao người khác. Tôi không xinh, nhưng cũng chẳng dễ nhìn. Mọi người xung quanh hay nhận xét tôi là một con ngơ ngơ ngáo ngáo, cũng vì tôi bị cận thị từ nhỏ và mắt tôi trông hơi đơ. Họ đặt cho tôi đủ thứ biệt danh trên đời nào là “nồi cháo heo”, “nữ hoàng vô tri”, “con dị tật”. Vì vẻ ngoài xấu xí ấy, chẳng ai muốn chơi cùng tôi cả. Tôi luôn cảm thấy cô đơn trong mọi tình huống. Ở trường, tôi sợ nhất là tiết thể dục, vì giây phút đó, sự cô đơn của tôi dậy sóng một cách mạnh mẽ nhất. Bởi hầu hết giáo viên cho cả lớp tự tập theo team. Khi đó, tôi chỉ biết lủi thủi một mình trong góc. Cố tỏ ra thật ổn nhưng trong lòng bất an đủ điều. Tôi sợ mọi người, sợ thế giới này. Ngày ngày, tôi luôn cố sống thu mình lại hay mọi người có thể gọi vui là “lối sống trong bao”. Tôi cảm thấy thật an toàn trong chính “cái bao” của mình. Nơi đó tôi lại được sống một lần nữa theo cách tôi mong muốn. Ngày qua ngày, cứ mu muội đắm chìm trong không gian ấy. Để rồi một hôm tôi giật mình bừng tỉnh thì xung quanh chẳng còn ai, chỉ còn tôi và “chiếc bao” vô tri vô giác. Nhưng nếu không thu mình, tôi cũng thật khó để hòa nhập với thực tại. Tôi chẳng thể nào hạnh phúc khi người ta cứ đâm chọc bằng những lời nói vô hình. Họ dùng mọi lời hiểm ác nhất, cay độc nhất để bới móc miệt thị nhan sắc của tôi. Họ xem đấy là thú vui, nhưng họ đâu biết, đằng sau những lời nói tưởng chừng như bông đùa ấy, là cả một tuổi thơ đổ vỡ.
Khi trưởng thành, tôi thấy sự tổn thương trong lòng người lớn không đáng sợ bằng tổn thương trong lòng một đứa trẻ. Đừng nói trẻ con thì mau quên, trẻ con một khi bị tổn thương, sẽ bị ám ảnh rất lâu, có khi là suốt đời.
Tuổi thơ tôi, gắn liền với mảng màu xám xịt. Tôi ít cười, cũng chẳng có nhiều bạn bè. Mặc dù còn bé nhưng lúc nào tôi cũng sống trong nỗi tự ti vì mặc cảm xấu xí.
Vài hôm trước, tôi rủ đám bạn đi chụp hình concept, thay vì từ chối, bọn họ đã buông lời mắng chửi tôi, cho rằng xấu như tôi thì có cà nát con chuột cũng không khá lên nổi.
Những lúc như thế, tôi vừa thương hại vừa căm ghét bản thân. Tôi trách, sao bản thân xấu đến thế, sao mẹ lại sinh tôi ra trong bộ dạng thảm hại này, sao tôi lại có mặt trên đời. Hàng vạn câu hỏi vì sao cứ nhảy vọt trong đầu như những vận động viên high jump.
Đến một ngày tôi nhận ra, khóc lóc không giải quyết được vấn đề gì cả, chúng chỉ khiến bản thân trở nên thấp kém hơn mà thôi. Thay vì cứ ngồi đấy khóc cho hả hê, sao ta không tìm cách vực dậy. Dù có khóc nữa, cũng chẳng ai quan tâm đâu, tự mình cứu lấy mình thôi. Cuộc đời vốn là vậy, đắng cay vốn là hương vị của cuộc sống. Sinh ra đã chẳng dễ dàng gì thì sống cũng vậy. Nếu không có những khó khan, thì sao ta trưởng thành.
Gửi những ai đang cùng hoàn cảnh với tôi. Dù bạn là ai, ở đâu, làm gì. Hãy tự tin lên nhé. Ở đâu đó trên thế giới này, bạn sẽ sớm tìm thấy giá trị của bản thân ngay thôi. Đừng tự trách, cứ sống tốt, trời xanh tự khắc an bày.
8 notes · View notes
Text
Tumblr media
// hôm nay, thằng Duẩn nhuộm tóc cho mình. chuyện nghe có vẻ chẳng đáng để nói, nhưng nó xứng đáng để mình nhớ thật nhiều //
thằng Duẩn, kém mình 7 tuổi, là phiên bản nam và nhỏ tuổi của mẹ mình. Tụi mình từng rất thân nhau khi thằng Duẩn còn nhỏ, sau đó khoảng cách bắt đầu lớn dần khi thằng Duẩn bước sang tuổi dậy thì. Cho tới hôm nay, mình không chắc là liệu có phải mọi thứ đang dần trở nên tốt đẹp.
khổ thân thằng Duẩn. Lúc nó được 2 tuổi là biến cố lớn nhất của gia đình mình xuất hiện và làm đảo lộn mọi thứ trong thế giới của tụi mình. Thằng Duẩn không được tận hưởng tuổi thơ tươi đẹp như mình. Không còn khu vườn với cây hồng xiêm. Không còn những buổi tối cuối tuần được bố mẹ chở ra Phố Chờ ăn kem ly mát lạnh. Không còn những buổi sáng sớm nài nỉ mẹ cho ra chợ ăn quà sáng với bà. Không còn gì hết.
chính vì thế mà thằng Duẩn được chiều. Người lớn cho rằng việc làm theo mọi mong muốn của một đứa trẻ có thể khỏa lấp đi những thiếu thốn và nỗi đau của nó. Thằng Duẩn lớn lên với thói quen như thế - rằng mọi thứ đều có thể theo ý nó, chỉ cần nó khóc, hoặc nổi cáu. Mặc dù trong quãng thời gian nó lớn lên, nó làm mình tổn thương không ít lần. Ví dụ như những lần nó hùa với mẹ để chiến tranh lạnh với mình, hay lần nó ném đồ chơi vào mặt mình khi mình dẫn bạn về nhà chơi mà không chơi với nó. Nhưng mình cũng chẳng phải một người chị tốt. Mình vẫn luôn ganh tị với những sự quan tâm mà nó nhận được. Mình vẫn luôn ghen ghét vì nó là một thằng con trai, đặc biệt khi gia đình mình lại thuộc kiểu gia đình miền Bắc truyền thống và cổ hủ bậc nhất. Dẫu vậy, mình cũng thương nó. Mình luôn cảm thấy có lỗi vì đã chẳng thể làm một người chị tốt hơn. Tầm một hai năm trước, trong khoảng thời gian nó khủng hoảng nhất của tuổi trưởng thành, mình đã thực sự lo lắng. Mình chạy đi hỏi mấy thằng bạn của mình những điều về thế giới của bọn con trai - những điều mà lẽ ra nó có thể học được từ bố. Nhưng mà thôi.
mình cũng chẳng giúp được gì nhiều cho nó, ngoài việc mua đồ ăn, đồ chơi cho nó bất cứ khi nào mình có thể - thứ mà đứa chị nào cũng làm. Hoặc là thỉnh thoảng, mình có thể ngồi mà nghe nó nói xấu về bố mẹ, về những trận cãi nhau, về sự bất công của thầy cô, về những trò nghịch ngợm của nó mà không phán xét. Mình cho nó một không gian để nói bậy và chửi thề. Mình mong là nó có thể cảm thấy yên lòng phần nào về điều ấy.
thằng Duẩn không phải một thằng con trai dịu dàng. Dịu dàng làm sao được khi sống trong một gia đình như gia đình mình. Thằng Duẩn thương mẹ bậc nhất. Và mẹ cũng vậy. Mẹ ít gây áp lực chuyện học hành hay thành tích cho thằng Duẩn. Mẹ bảo, sợ nó trầm cảm. Mỗi lần như vậy, mình đều tự hỏi, tại sao không nghĩ vậy với con. Nhưng mà thôi, chuyện này để nói ở lần khác.
nhưng đúng thật. Mình cũng sợ nó trầm cảm. Vấn đề tâm lý của tuổi này luôn là một việc đáng để lo. Nó càng thương mẹ, mình càng sợ nó sẽ làm gì với bố, càng sợ nó làm gì đó không phải, ảnh hưởng đến tương lai nó sau này. Nó thích làm bộ đội. Chắc mẹ mình chẳng cho đâu. Chắc nó cũng sẽ nghe theo mẹ. Mình không biết được.
Duẩn với mình là hai kiểu tính cách trái ngược nhưng cũng cực kỳ giống nhau ở vài góc độ nào đó. Nếu mình là một đứa hay nói, hay đùa, thì Duẩn lại lầm lì và có phần cục tính. Nhưng mình và Duẩn lại có kha khá điểm chung - hay ăn, thích mua quà, thương mẹ và ghét bố. Ngoài ra, mình thì thương nó phết, chỉ là chẳng biết nó có thương mình không.
thế mà hôm nay nó nhuộm tóc cho mình. Bình thường, mình chẳng bao giờ nhờ được nó cái gì mấy. Nhờ đến việc thứ 2 liên tiếp là nó đã nổi cáu lên rồi. Được cái tính của mình lại luôn sợ làm phiền người khác. Càng là người thân, càng là gia đình, mình lại càng cảm thấy ngại khi phải nhờ một điều gì đó. Thế mà hôm nay mình lại nhờ nó. Dù lúc ấy, mình chẳng có mấy hy vọng là nó sẽ giúp mình. Mà chẳng hiểu sao nó giúp mình thật. Dù cũng chỉ chải được cho mình vài ba cái, vì mình đã tự làm gần hết rồi. Nhưng tự nhiên nó làm mình nghĩ lại. Nó làm mình tự hỏi, liệu có phải mình đã ôm những định kiến về gia đình mình quá lâu rồi không? Về một người bố dở hơi, về một người mẹ khắc nghiệt và về một thằng em lạnh lùng? Không biết những người còn lại trong gia đình, cũng đồng thời, đã và đang ôm những định kiến nào về mình nhỉ?
chúng mình sống cùng nhau lâu đến như vậy, liệu có khi nào, chúng mình thực sự hiểu nhau chưa?
2 notes · View notes
changyuyan · 1 year
Note
Chào e, a tình cờ biết e qua Zzz, KOL Quyen Nguyen,..; thấy các bài viết, audio của e về văn chương quá ấn tượng. A cũng lân la ib cho e 1 lần, r k hồi âm, tích tn vẫn v nền trắng, k chuyển đậm.
Hqua, ngoài trời thì sương mù, đồng nghiệp thì cãi nhau ầm ĩ, đang vừa ăn miếng ổi từ 1 quả ổi bổ làm 4, vừa đọc về vụ việc nợ lương nv ở BV Tuệ Tĩnh, chợt, a nhớ đến e. A lại inbox cho e, lại vẫn tick tn v nền trắng, k chuyển đậm. A vừa làm việc, vừa đợi, thi thoảng vào fb e stalk, rồi chuyện gì xảy ra nó đã xảy ra, a thấy ảnh chiếc Vision màu mận chín hơi nẫu. Thế là a biết, a k thể kết nối với e qua hình thức đó được. Cả tối qua đi nhậu, a cứ miên man, chờn vờn nghĩ về e, về cách liên lạc đc với e trong tiếng cạn cốc, tiếng loa kéo kéo, tiếng hò hét vui sướng chửi rủa, tiếng loa từ xe Suzuki 5 tạ của CAP thúc giục,....
Sáng nay, thức dậy, vừa nấu mì bò cải bắp mỡ lợn mỳ tôm KCN Singapore Bình Dương, vừa lập tk tumblr. Ăn xong bát mì, ăn 2 khoanh dưa hấu, ra sân thấy trời mưa phùn, gạch lát chuyển từ màu Vision của e sang màu cam khoai lang mật. A dự thảo ask này cho e. Để hỏi là:
- Bio của e "in search of a self" thì cái self này là bản lai diện mục trước khi cha sinh mẹ đẻ, hay là bản ngã độc lập lý tính đắn đo suy tư chấp thủ vậy
P/s: Hy vọng sớm nhận được vài dòng từ e. Mà mấy bài thơ ở đây của e hay thật đấy.
Dạ chào anh, hôm nay em tình cờ mở lại Tumblr mới thấy tin nhắn của anh, cảm ơn anh đã yêu mến công việc văn chương của em. Để trả lời cho câu hỏi của anh thì em cũng không nghĩ nhiều xem self ấy là gì, có lẽ là cái thứ hai. Vì cảm thấy lạc lối và không biết mình là ai nên mới tìm đến văn chương, hy vọng soi chiếu được vào mình và hiểu mình cần gì nên làm gì nên sống sao. Vậy thôi ạ :")
3 notes · View notes
gocnhoanyen · 2 years
Text
Morning pages ngày 28/11/2022
#day3 #daysom #team5hsang
Ngày thứ 3 của kế hoạch gia nhập team5h sáng. 
Hôm nay mình viết bằng máy tính thay vì bằng trang giấy như mọi khi, lý do là về nhà không mang theo. 
---
3 điều mình biết ơn hôm nay
Hôm nay mình biết ơn vì có được một buổi sáng trong lành ở làng quê, biết ơn vì được sinh ra từ làng, có cây cối chim muông, có bình minh và hoàng hôn yên lành. Tối qua đi bộ với mẹ, cảm nhận sự mát mẻ của không khí đêm trên đường làng, mình đã nghĩ đến ý này, sự biết ơn khi là một người con ở làng. 
Mình biết ơn hôm nay vẫn được thức dậy khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái và hạnh phúc, có máy tính xịn để ngồi viết mọi thứ, có ba mẹ và mệ nội để nói chuyện hỏi han, có đàn gà con để ra xem nó lớn lên như thế nào. Cám ơn cuộc sống vì những điều nhỏ xíu nhưng bao năm qua mình ít khi tự cảm nhận được.
Sáng nay mình hẹn ba mẹ đi cafe Phố La. 
Hôm qua
Hôm qua mình bắt chuyến xe sớm về nhà, vì dậy quá sớm (lúc 4h), đêm ngủ muộn, ngồi xe hết 3 tiếng nên cơ thể mệt mỏi uể oải kinh khủng. Kết quả là chủ nhật của mình toàn ngủ và ngủ, thật may là buổi tối cố gắng ngủ sớm lúc 10h nên sáng nay mọi thứ vẫn ổn để bắt đầu ngày mới theo đúng kế hoạch.
Về nhà, buổi tối được đi bộ với mẹ trên đường làng, được ăn bánh lọc mẹ làm, được ăn những món ngon mẹ chuẩn bị, cảm thấy được bao bọc ghê gớm. Xưa nay vẫn vậy, về nhà và khoảnh khắc đi xa về luôn là điều tuyệt vời nhất.
Chiều qua, ngồi chơi với thằng em nhỏ 6 tuổi, nói chuyện với nhau đủ thứ trên trời dưới đất, mình dạy nó các thành phần của một bông hoa, cái nào là nụ, cái nào là búp, nó học theo rất nhanh và cũng hứng thú để học nữa. Mình ngồi xuống với nó chỉ lên bầu trời, nó bảo “Trời đẹp chưa” trong khi toàn mây đen xám xịt tối hù, hỏi tại sao, nó trả lời “Vì đằng kia có một màu xanh đẹp!”. 
Buổi chiều mình đã cười và trò chuyện ngây thơ như một đứa trẻ, với một đứa trẻ khác. Mình cảm thấy như nhỏ lại, thấy mọi thứ đơn giản hơn. Chiều ngắm hoàng hôn, ngắm chim bay, ngắm cây cỏ và trò chuyện. 
Hôm nay mình muốn là một ngày như thế nào?
Đi cafe với ba ở cafe Phố La, đi cắt tóc ngắn theo kế hoạch ban đầu, gửi email cho anh về việc tổ chức sự kiện tháng 5, biên tập sách cả ngày và cảm nhận không khí ở làng thật sâu - gọi là savoring để cảm nhận thêm những thứ mà trước nay mình bỏ qua. 
Cảm xúc ngay lúc này là gì? Sự trong lành, thấu suốt trôi qua tâm hồn như gương soi, mình không có xúc cảm nhiều dâng lên về niềm hạnh phúc như khi viết ở trên giấy, chỉ thấy mỗi sự bình yên. Có lẽ đó là sự khác biệt giữa viết giấy và viết máy. Mình sẽ thích viết giấy hơn, vì cảm xúc dâng lên nhiều hơn. 
À hôm qua mình đã cười rất nhiều so với ngày thường. Nhớ những nụ cười trong suốt như thế lắm! Cám ơn vì đã cười trờ lại.
Huế, ngày 28.11.2022
2 notes · View notes
nangmuadong · 2 years
Text
Hôm nay cuối tuần dậy sớm và nghe phải 1 giọng hát rất giống giọng nyc - người mà đúng 1 tuần trước tình cờ thấy ảnh cưới của họ thế là rơi nước mắt luôn. Bất cứ bài nào ca sĩ Thanh Hưng hát hoặc ai có giọng tương tự đều vậy.
Nhớ có câu: buông bỏ đc ko phải là quên sạch kí ức về nhau mà là còn nhớ nhưng ko còn đau lòng nữa. Gần 1.5 năm qua ko bao giờ vào stalk, nghĩ đến họ cũng ko còn đau nữa tưởng là đã buông đc rồi. Cuối cùng vẫn là chưa đc.
Chắc biết đc tin đó đúng lúc vừa kết thúc với 1 người nên càng thêm yếu đuối hơn. Nếu mình cũng đang hạnh phúc thì chỉ hơi gợn trong lòng tí thôi chứ ko đến nỗi tim bị hẫng, khó thở, rồi khóc, chân tay run rẩy, cả ngày ko làm đc gì như thế.
Đây ko phải lần đầu nghe tin người cũ lấy vợ nhưng là người mình đau nhất khi biết tin. Đến giờ mới biết mình yêu ngta sâu đậm thế... uhm, cũng từng nghĩ đến 1 đám cưới cơ mà, khi thấy họ nhạt dần từng vứt bỏ cái tôi, cố gắng nói thẳng với họ để cùng nhau cứu vớt mqh. Cuối cùng ngta ko muốn cố, ngta đã có ng mới từ lâu, dùng dằng với mình chỉ vì thương hại mình, tìm xem cách nào chia tay ít đau nhất cho mình mà vẫn giữ thể diện cho họ. Thế mà mình ko biết, vẫn ngây thơ tìm cách cứu vãn mọi thứ, để rồi người đứng cạnh họ trong hôn lễ ko phải mình, người bên mình lại vừa rời đi thì chả buồn chả đau.
Thế là trong lúc buồn quá, đau quá lại ngu ngốc nhắn tin quay lại với người vừa rời đi đó, vì thấy người cũ hạnh phúc cũng muốn đc hạnh phúc như thế, ko muốn bắt đầu lại với người mới nào nữa. Nhưng cuối cùng ko nghe ngta cuối năm làm đám cưới nên cái kết cũng chả tốt đẹp hơn còn đau thêm gấp bội. Ngta nói ra hết những điểm ko hài lòng ở mình, bảo là người cũ đến rồi đi cũng vì cái tính ko chịu thay đổi, cứng nhắc và tẻ nhạt của mình. Haiz, như kiểu k ăn đc thì đạp đổ vậy, phải làm tổn thương ngta thêm cú chót mới chịu. Sao cứng nhắc và tẻ nhạt còn chịu đc mình tận 5 tháng trời và còn đòi cưới? Sao nói người khác mà k nhìn lại mình, có cứng nhắc, tẻ nhạt và thích áp đặt ng khác p theo mình ko, cũng hết ng này đến ng kia bỏ đi để đến giờ vẫn chưa kết hôn đó. Cứ tưởng yêu đc nhau chịu đc nhau vì giống nhau, ai ngờ cuối cùng lại nói hết những điều ko vừa lòng về nhau làm lí do để từ bỏ thay vì cùng sửa chữa để giữ đc mqh... haiz, lẽ ra chỉ nên để mqh đó kết thúc ở đó là đẹp rồi, còn dùng dằng thêm làm chi cho ô zề ra chứ...
Nói chung sau gần 1 tuần vật vã đau khổ thì mình ngộ ra phải làm gì rồi, mình sẽ biến đau thương thành sức mạnh, mình tập trung chăm sóc và phát triển bản thân tốt hơn để ko còn suy nghĩ mình ko xứng với ai mà phải là ngta có xứng với mình ko. Như vậy sẽ ko ai làm mình tổn thương đc. Hạnh phúc của những ng cũ sẽ là động lực rất lớn để mình cố gắng đc hạnh phúc đc như họ thậm chí là hơn họ...
Nhờ xem tarot, tử vi, chỉ tay, thần số học và đối chiếu, tổng hợp lại mình mới hiểu vì sao những người trước nay mình yêu đều ko thể đi đến hôn nhân. Tất cả đều vì sai người sai thời điểm cả. Số mình lận đận và khốn khổ về đường tình duyên nhưng nếu lấy muộn sau 30t và lấy người nhiều tuổi hơn thậm chí là 1 đời vợ rồi thì sẽ đỡ khổ hơn. Và chăm niệm Phật cũng cải biến đc phần nào. Đúng là có những chuyện ko thành ko hẳn là ko tốt mà là do ông trời hoặc tổ tiên đang bảo vệ mình, chỉ muốn tốt cho mình mà thôi... theo thần số học thì năm ngoái là năm cá nhân số 4, đời mình nó xuống đáy thảm hại, bao nhiêu chuyện kinh khủng đổ dồn lại 1 lúc. Sang 1/11 năm nay bắt đầu sang năm số 5 thì đồ thị lại đi lên, là năm của tự do thay đổi, làm những chuyện chưa từng làm, mọi chuyện chuyển biến tốt hơn. Hi vọng là như thế :)
4 notes · View notes
thptngothinham · 5 days
Text
Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt, tổng hợp đầy đủ dàn ý và những bài văn phân tích hay nhất về hình ảnh người bà trong bài Bếp lửa.       Bài văn Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa là một trong những đề bài văn thường gặp, thường được xuất hiện trong các đề thi, đề kiểm tra ngữ văn lớp 9 hiện nay. Vì vậy, THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn văn mẫu 9 nội dung bao gồm dàn ý hình ảnh người bà trong bài Bếp lửa và những bài văn phân tích hình ảnh người bà trong Bếp lửa cho các em học sinh tham khảo phục vụ quá trình học tập. Đề bài: Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. **** I. Hướng dẫn làm bài phân tích hình ảnh người bà trong bài Bếp lửa 1. Phân tích đề - Yêu cầu đề bài: phân tích người bà trong bài thơ Bếp lửa thông qua các chi tiết, hình ảnh mà tác giả thể hiện qua tác phẩm - Đối tượng làm bài: người bà trong bài thơ Bếp lửa - Phương pháp làm bài: phân tích 2. Các luận điểm chính cần triển khai Luận điểm 1: Bà là người chịu thương chịu khó, tần tảo hi sinh Luận điểm 2: Bà là người phụ nữ nông thôn thuần hậu nhưng có bản lĩnh vững vàng, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu Luận điểm 3: Bà là người yêu thương, chăm sóc và dạy cháu lên người, nhóm lên trong cháu tình yêu thương, mơ ước và khát vọng về tương lai 3. Lập dàn ý 3.1. Mở bài - Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. - Qua việc sáng tạo hình ảnh bếp lửa, nhà thơ đã bày tỏ thái độ kính yêu và biết ơn vô hạn đối với người bà của mình. Đó là người bà tần tảo, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh. 3.2. Thân bài 3.2.1. Khái quát:  Bếp lửa là bài thơ thành công viết về tình bà cháu. Trên đất nước bạn xa xôi, nhà thơ bất chợt bắt gặp hình ảnh bếp lửa. Đó là bếp lửa thật nhưng cũng có thể là bếp lửa hiện lên trong trí tưởng tượng. Nghĩ đến bếp lửa, nhà thơ nghĩ về bà. 3.2.2. Phân tích * Luận điểm 1: Bà là người chịu thương chịu khó, tần tảo hi sinh - Tuy giờ đây được sống trong điều kiện vật chất đầy đủ với tiện nghi hiện đại, nhưng mỗi lần nhớ về bếp lửa, cháu lại nhớ về bà - người bà với cuộc đời biết bao vất vả, lam lũ. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. - Cụm từ "biết mấy nắng mưa" diễn tả vòng tuần hoàn khép kín của thời gian. Tình cảm mà cháu dành cho bà vượt qua thời gian, qua năm tháng. Hình ảnh "nắng mưa" là ẩn dụ đặc sắc cho cuộc đời lận đận lắm đắng cay, cơ cực của bà. - Kí ức còn đưa nhà thơ trở về với nạn đói rùng rợn năm 1945. Cái đói chỉ là cái cớ để tác giả gợi nhớ về một tuổi thơ nhiều đắng cay cơ cực, thiếu thốn về vật chất nhưng không thiếu thốn nghĩa tình. Vượt lên trên gian khổ, thiếu thốn, vượt lên trên cái "đói mòn đói mỏi", với sự chịu thương chịu khó, tần tảo lam lũ, bà đã cùng mọi người vượt qua những năm tháng cơ cực ấy. - Sự tần tảo và đức hy sinh chăm lo cho người của bà được tác giả thể hiện trong một chi tiết rất tiêu biểu “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”. + Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt. Hình ảnh người bà cũng là hình ảnh của bao người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh dù gian truân vất vả vẫn sáng lên tình yêu thương. * Luận điểm 2: Bà là người phụ nữ nông thôn thuần hậu nhưng có bản lĩnh vững vàng, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu. - Tuy chỉ là một người phụ nữ nông thôn thuần phác, thật thà nhưng ẩn đằng sau đó là sự kiên cường, bản lĩnh vững vàng, là sức sống mãnh liệt, dẻo dai. Bà đã giúp mọi người trong gia đình vượt qua nạn đói 1945 để đến bây giờ mỗi khi nghĩ lại cháu vẫn thấy “sống mũi còn cay”. Nhớ về bà, cháu nhớ về những năm mà thực dân Pháp chiếm đóng. Hiện thực đau thương như được tái hiện lên qua từng câu chữ: Năm giặc đốt nhà cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh - Trong gian khổ khó khăn, bà vẫn không gục ngã. Bà vẫn "vững lòng" dặn cháu:
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên - Qua lời bà dặn cháu ta thấy được tâm hồn thật đẹp. Bà là người lo lắng, yêu thương con cháu, nhân hậu và giàu đức hi sinh. Bà muốn con được yên tâm công tác nên đã một mình vượt qua tất cả những khó khăn nơi quê nhà. - Như vậy ta thấy rằng, dẫu chiến tranh tàn phá, đau khổ chồng chất cũng không thể thay đổi ý chí, niềm tin của bà. Bà là hiện thân đầy đủ nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn. Bà chính là điểm tựa, chỗ dựa tinh thần cho con cháu: Rồi sớm chiều bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng - Chính bà đã nhóm lên ngọn lửa - ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin bất diệt. Bởi đó là ngọn lửa - trái tim, tình cảm và tâm hồn bà. Bà đã truyền cho cháu nghị lực, niềm tin một cách tự nhiên như người truyền lửa cho thế hệ sau. Một ngọn lửa thổi bùng lên mơ ước, khát vọng về ngày mới thanh bình. * Luận điểm 3: Bà là người yêu thương, chăm sóc và dạy cháu lên người. Bà đã nhóm lên trong cháu tình yêu thương, mơ ước và khát vọng về tương lai - Trong những năm đói khổ tuổi thơ của tác giả vẫn luôn tươi sáng bởi bên nhà thơ luôn có bà. Nhà thơ luôn nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc của bà. Đó là thời gian: Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học - Bố mẹ đi công tác, cháu sống trong sự yêu thương, đùm bọc, chăm sóc của bà. Bà đã thay con nuôi cháu khôn lớn trưởng thành.. - Cấu trúc song hành góp phần khẳng định vai trò của bà với cuộc đời cháu. Đồng thời còn nói lên tình yêu thương vô bờ mà bà đã dành cho đứa cháu bé bỏng. Không chỉ chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ cháu khôn lớn trưởng thành mà bà còn là người nâng đỡ, chắp cánh ước mơ cho cháu. Nếu cơm gạo của bà nuôi lớn cháu về thể xác thì tình yêu thương của bà nuôi lớn cháu về tinh thần, vể ý chí, nghị lực niềm tin. Để rồi, mỗi khi nhớ về bà, cháu lại nhớ về hình ảnh: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ - Cũng chính bàn tay bà đã nhóm lên bếp lửa với khoai sắn ngọt bùi, với nồi xôi gạo mới làm ấm lòng cháu những ngày đông tháng giá. Và cũng chính là bà đã thổi bùng lên trong cháu ngọn lửa của tình yêu thương, khát vọng và ước mơ. Bà đã trở thành người bạn lớn, chia sẻ tâm tình. Cháu khôn lớn và trưởng thành như ngày hôm nay phần lớn là nhờ công lao chăm sóc, dạy dỗ của bà. Hình ảnh bà và bếp lửa đã trở thành kí ức thiêng liêng nâng đỡ cháu trên suốt chặng đường đời. * Đánh giá nâng cao: - “Bếp lửa” là bài thơ cảm động viết về tình bà cháu. Qua lời thơ dung dị của Bằng Việt ta thấy hiển hiện hình ảnh một người bà thật đẹp - người bà Việt Nam. - Phải là người yêu bà sâu sắc và mãnh liệt mới có thể tạo nên những dòng thơ chân thành, chứa chan tình cảm dành cho bà đến như vậy. 3.3. Kết bài: - Giọng thơ chân thành, sâu lắng. - Bài thơ là tiếng lòng của đứa cháu xa bà. - Cảm ơn Bằng Việt cho ta bài thơ hay viết về tình cảm con người, giáo dục chúng ta trân trọng tình cảm gia đình, quê hương, đất nước. 4. Sơ đồ tư duy Xem Sơ đồ tư duy Bếp lửa với nhiều sơ đồ tư duy cho các đề bài khác nhau về bài thơ Bếp lửa để từ đó các em học sinh có thể lựa chọn các ý để đưa vào bài văn phân tích hình ảnh bà trong Bếp lửa đắt giá nhất. II. Văn mẫu phân tích hình ảnh người bà trong Bếp lửa chọn lọc THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp cho các em học sinh tham khảo 3 bài văn mẫu cho đề bài trên: 1 bài văn hay nhất - theo nhận định của Đọc tài liêu, 1 bài phân tích hình ảnh bà trong Bếp lửa ngắn nhất, 1 bài phân tích hình ảnh bà đầy đủ, chi tiết. 1. Bài văn phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa hay nhất Bếp lửa của Bằng Việt là một chuỗi những dòng kí ức tuổi thơ đẹp đẽ và hơn hết những kỉ niệm đó luôn gắn với người bà thân yêu. Chỉ với một bài thơ bảy khổ nhưng đã khắc họa những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của bà. Bà cũng chính là biểu tượng của những người mẹ Việt Nam vĩ đại, luôn hi sinh hết lòng vì con, vì cháu. Tất cả những vẻ đẹp ấy được thể hiện một cách chân thực nhất, đấy đủ nhất qua những dòng thơ thấm đẫm tình yêu thương.
Cảm nhận hình ảnh người bà trong bài Bếp lửa là một dòng kí ức tuổi thơ cháu hiện lên thật gần gũi, thiêng liêng với tình yêu thương vô bờ, sự che chở và bao bọc. Cứ thế qua từng câu thơ, từng con chữ những đức tính, sự hi sinh của bà được khơi ra với lòng biết ơn, tự hào sâu sắc của tác giả. Ba câu thơ đầu với hình ảnh bếp lửa là mạch nguồn khơi dậy hình ảnh người bà thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm/ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Bếp lửa với ánh lửa lung linh, bập bùng vào sáng sớm gợi nên điều gì đó thật thân thương, gần gũi. Hai chữ ấp iu vừa diễn tả được cái khéo léo trong công việc nhóm lửa của bà, nhưng đồng thời còn cho thấy tấm lòng bao dung, nhân hậu toát ra từ những cử chỉ ấy. Từ hình ảnh bếp lửa, bằng tình cảm chân thật, tự nhiên tác giả đã bật lên: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. Đó là câu thơ dồn nén biết bao tình cảm chân thành, ẩn dụ nắng mưa tượng trưng cho những khó khăn cực nhọc trong đời bà. Đồng thời đó cũng là nỗi ám ảnh khôn nguôi day dứt trong lòng Bằng Việt. Hình ảnh bà hiện lên thật nhẹ nhàng, sâu lắng và những phẩm chất đẹp đẽ của bà lần lượt hiện ra rõ nét ở những khổ thơ tiếp theo. Bà là người phụ nữ tảo tần, chịu thương, chịu khó. Trong những năm cả dân tộc ta sống trong đói kém, cái đói đã giết chết biết bao nhiêu người dân Việt Nam, nhưng bà vẫn tần tảo, nuôi cháu khôn lớn. Quá khứ về những năm đói kém ấy hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết qua cách thể hiện ngôn từ đặc sắc đói mòn đói mỏi và hình ảnh đầy sự ám ảnh Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy. Mỗi lần cháu nghĩ lại vẫn còn cay cay nơi đầu sống mũi. Khổ thơ không một lần nhắc đến bà, nhưng vẻ đẹp của bà vẫn hiện hữu, vẫn thật lớn lao, đẹp đẽ, đó là vẻ đẹp của sự hi sinh thầm lặng. Bà tảo tần nuôi nấng, bà là cây cổ thụ to lớn che chở cho cháu và cả gia đình vượt qua những giống tố cuộc đời. Dáng bà nhỏ bé mà ý chí, sự hi sinh lại lớn lao vô cùng. Bà không chỉ tảo tần, chăm lo cho gia đình mà bà còn là người nuôi dưỡng, bảo ban cháu khôn lớn trưởng thành. Bà vừa làm bà, vừa làm cha mẹ bao bọc, che chở cho cháu. Tám năm cha mẹ xa nhà, bận công tác ở chiến khu là tám năm cháu được sống trong vòng tay yêu thương, ấm áp của bà. Bà với một tình yêu thương thầm lặng, mỗi ngày đều bảo ban, dạy dỗ cháu: Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.  Chính bà là người đã nuôi dưỡng tâm hồn cháu bằng việc kể những câu chuyện ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình, về những đau thương mất mát của dân tộc. Bà còn bảo ban, dạy cháu từng chút từng chút một để cháu ngày một khôn lớn trưởng thành trong suy nghĩ và nhân cách. Hàng loạt các từ bà bảo, bà dạy, bà chăm đã diễn tả sâu sắc tình yêu thương bao la, sự chi chút hết mình bà dành cho cháu. Không chỉ vậy, bà còn là trụ cột vững chắc trong gia đình, là hậu phương lớn để con cháu yên tâm công tác. Mặc kệ giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, dù chiến tranh có tàn phá khốc liệt hơn nữa, bà vẫn vững lòng trước những thử thách: Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên. Câu thơ như lời bà nói, giản dị và chân thật biết nhường nào, nhưng nó có sức lay động lớn đối với mỗi chúng ta. Bà không chỉ là chỗ dựa cho đứa cháu thơ dại, dạy dỗ cháu học hành mà bà còn là hậu phương vững chắc cho những đứa con ngoài chiến trường yên tâm công tác. Hình ảnh bà gợi nhắc ta nhớ đến người bà trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy: Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất/ đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền/ thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết/ bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn. Trước những bão tố chiến tranh, lòng bà vẫn vững vàng, tình yêu thương, sự bao dung và tấm lòng hi sinh chính là sức mạnh giúp bà giúp bà chống lại mọi khó khăn, gian khổ. Đẹp đẽ nhất, thiêng liêng, cao cả nhất chính bà là người đã khơi dậy những mơ ước, hi vọng, bà trao truyền sức mạnh phi thường của mình cho những thế hệ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
Lòng bà luôn ủ sẵn một niềm tin dai dẳng, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa của kỉ niệm, tình yêu thương sẽ nâng bước, soi sáng cho cháu trên suốt các chặng đường đời. Cùng với hình tượng "ngọn lửa", các từ ngữ chỉ thời gian: "rồi sớm rồi chiều", các động từ "nhen", "ủ sẵn", "chứa" đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến. Ở khổ thơ tiếp theo tác giả sử dụng hàng loạt điệp từ nhóm: Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm/ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm/ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người: đó là tình yêu thương, niềm vui; sự san sẻ trong khó khăn của tình làng nghĩa xóm và đẹp đẽ nhất là những tâm tình, ước vọng của tuổi thơ. Nhờ có bà mà cháu biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng, biết sống ân nghĩa thủy chung với quê hương, đất nước. Bằng sự kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm, giọng điệu hồi tưởng, đậm chất suy tư tác giả đã cho thấy chân dung ba thật cao cả, đẹp đẽ mà cũng hết sức thân thương, bình dị. Bà là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam đảm đang, tần tảo và giàu đức hi sinh. Đồng thời bài thơ cùng là lời nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết yêu thương kính trọng ông bà và gia đình. >>Tham khảo thêm: Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa 2. Bài văn phân tích hình ảnh bà trong bài Bếp lửa ngắn nhất Lép Tôn-xtôi đã từng nói rằng: "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu". Tình yêu con người, yêu cuộc sống chính là hạt mầm khỏe khoắn nuôi dưỡng nhân cách, tài năng con người, cũng là cảm hứng sáng tác cho muôn văn nhân, nghệ sĩ. Cùng chung mạch nguồn về tình yêu gia đình, nếu nữ sĩ Xuân Quỳnh khiến người đọc nhớ về một thời bên người bà kính yêu với tiếng bà mắng yêu, với hình ảnh "Tay bà khum soi trứng" thì Bằng Việt lại khiến ta nhớ mãi người bà đôn hậu, giàu tình yêu với con cháu, dân tộc, và đặc biệt người bà ấy gắn với hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt: "Bếp lửa". "Bếp lửa" như một đóa hoa đầu mà Bằng Việt thân gửi đến độc giả khi ông đang là sinh viên năm thứ hai du học tại Liên Xô. Xa gia đình, bè bạn, quê hương, tại nơi đất khách quê người, ông bồi hồi nhớ lại kỉ niệm ấu thơ bên bếp lửa cùng người bà đáng kính. Đó là hình ảnh của ngọn lửa cháy leo lét bên vách bếp trong làn sương buổi sớm được đôi tay bà "ấp iu", chở che. Hình ảnh "Một bếp lửa ấp iu nồng đượm" gợi ta nghĩ đến hình ảnh ngọn lửa có đôi tay gầy guộc, già nua của bà nhen nhóm, chở che cho ngọn lửa cháy lên, sáng lên và khiến ta hình dung đến sự ôm ấp, che chở, tình cảm yêu thương, đùm bọc mà bà dành cho cháu trong những tháng ngày tuổi thơ. Và rồi trong kí ức của cháu hiện về kỉ niệm năm bốn tuổi, năm tám tuổi. Kỉ niệm tuổi ấu thơ cứ lần lượt hiện về trong nỗi nhớ của cháu tựa như một thước phim quay chậm, đó là kỉ niệm "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa". Lời thơ thủ thỉ, tâm tình như câu chuyện trong cuộc sốn đời thương, cùng điệp ngữ "tu hú kêu" và câu hỏi tu từ "Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?" gợi về nhiều những câu chuyện mà bà đã kể cho cháu nghe. Trong những năm tháng cha mẹ đi công tác xa, bà và cháu quấn quýt bên nhau. Cháu ở bên bà, được bà nuôi dưỡng, săn sóc "bà bảo cháu nghe", "bà dạy cháu học", "bà chăm cháu làm". Thời ấu thơ, bà chính là chỗ dựa tinh thần quan trọng cho cháu,... Bên bà, có lẽ cháu sẽ thấy thật ấm áp, bình yên, hạnh phúc biết bao. Trong tâm trí của cháu luôn khắc sâu kỉ niệm năm giặc phá làng, đốt làng, túp lều tranh của hai bà cháu cũng bị đốt. Trong những tháng năm khắc nghiệt ấy, cháu nhớ như in lời dạy của bà: "Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên" Cuộc sống của hai bà cháu vô cùng khó khăn, cơ cực ở vào cảnh màn trời chiếu đất, đó là tháng ngày tăm tối nhất. So với thực tế cuộc sống của hai bà cháu, phương châm về chất đã không được tuân thủ. Bà dặn cháu như vậy là để bố mẹ cháu yên tâm công tác. Từ lời dặn ấy, ta thấy
ở bà có những phẩm chất thật cao đẹp: giàu lòng thương con, hi sinh hạnh phúc tuổi già để đổi lấy độc lập dân tộc và đặc biệt là lòng dũng cảm, kiên định của bà trước mọi khó khăn khốc liệt. Tuy bà không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng lại là chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến. Cảm nhận đức hi sinh cao cả của bà, trong lòng ta lại nhớ về bao bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người đã rơi bao giọt nước mắt khi phải tiễn chồng con ra tiền tuyến, nhớ đến người mẹ Tà-ôi địu con trên lưng mà vẫn giã gạo nuôi bộ đội trong "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm,... Những bà mẹ kính yêu ấy xứng đáng được Bác Hồ ngợi ca là người "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang",... Bà chính là người tiêu biểu cho phẩm chất truyền thống của phụ nữ Việt Nam tự bao đời nay... Người cháu bộc lộ những nghĩ suy về bếp lửa bà nhóm, và cũng là về bà: "Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng" "Bếp lửa bà nhen" là hình ảnh mang nghĩa thực - bếp lửa cháy bằng rơm, bằng củi do bàn tay gầy guộc của bà nhen nhóm. Từ hình ảnh bếp lửa mà nhà thơ có sự liên tưởng sâu sắc đến ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương mà bà luôn ấp ủ dành cho cháu, bù đắp cho cháu khi cháu phải xa mẹ cha. "Ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng" là ngọn lửa của niềm tin trong cuộc sống, có sức sống mãnh liệt, bền bỉ mà bà truyền cho cháu. Bà không chỉ là người nhóm bếp lửa mà còn là người giữ lửa, truyền lửa, ngọn lửa của bà thật thiêng liêng, cao cả và vĩ đại. Cuộc đời bà dẫu đầy truân chuyên, vất vả, nhiều nắng mưa nhưng bà vẫn "giữ thói quen dậy sớm" - một người đảm đang, tần tảo, chịu thương, chịu khó. Với cháu, việc nhóm bếp lửa của bà có ý nghĩa vô cùng quan trọng: "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ" Mỗi khi bà nhóm lên bếp lửa là nhóm lên tất cả: nhóm lên tình yêu thương mà bà đã dành cho cháu, nhóm lên niềm vui trong lòng cháu mỗi khi mùa về, nhóm lên tình đoàn kết với hàng xóm, láng giềng và đặc biệt, bà nhóm dậy tất cả những kỉ niệm ấu thơ của cháu. Vậy là từ bếp lửa mà bà nhen, cháu đã khôn lớn cả về thể chất và tâm hồn, để cháu được bay cao bay xa,... Từ bếp lửa thiêng liêng ấy, cháu đã hiểu hơn về sự đảm đang vất vả của bà. Bà chính là người nuôi dưỡng tâm hồn chắp cánh ước mơ cho cháu. Để rồi khi xa bà, với cuộc sống hiện đại, đầy đủ, cháu vẫn không nguôi nhớ về bà, có một điều không bao giờ đổi thay, luôn khắc ghi trong tâm trí cháu: Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? Lời thơ của Bằng Việt thủ thỉ, nhẹ nhàng, tâm tình cứ như một câu chuyện vậy. Người bà hiện lên trong tâm trí của nhà thơ và ông dành cho bà tình yêu, sự trân trọng. Bài thơ cũng là lời nhắc với mỗi chúng ta: hãy luôn trân trọng những người thân quanh ta, vì họ là cuộc sống của ta. 3. Bài văn phân tích bà trong Bếp lửa đầy đủ, ý nghĩa Chỉ là một tiếng gà nhảy ổ giữa buổi trưa hè, một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm... mà biết bao tình nghĩa. Phải chăng những điều bình dị, giản đơn nhất lại chính là chìa khóa của tâm hồn, của những tình cảm thiết tha, chân thành mà không một giá trị tầm thường nào có thể đổi được. Nếu như Tiếng gà trưa đánh thức trong Xuân Quỳnh những kỉ niệm về bà cùng tình bà cháu cao đẹp thì Bếp lửa lại làm sống dậy trong lòng Bằng Việt cả một quá khứ đầy ắp kỉ niệm, từ đó khẳng định tình cảm thương nhớ khôn nguôi của cháu với bà. Theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, ta cảm nhận được cái ánh sáng của bếp lửa, sự ấm áp kì diệu và thiêng liêng của tình bà cháu và đặc biệt ta được thấy chân dung đẹp đẽ, lung linh sắc màu cổ tích của người bà trong bài thơ. Bếp lửa là lời tâm sự của người cháu ở nơi xa nhớ về bà của mình với những kỉ niệm về tình bà cháu, thể hiện sự kính yêu, ngưỡng vọng và suy ngẫm sâu sắc về bà. Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm nâng lên thành suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những năm tháng tuổi thơ
sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh người bà với bao nỗi vất vả và tình yêu thương, trìu mến dành cho cháu; từ kỉ niệm, người cháu đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý của bà và mong muốn gửi niềm nhớ thương sâu sắc về với bà. Bếp lửa với bao ấm áp đã trở thành hình ảnh khơi nguồn cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình - người cháu. Bếp lửa khơi gợi, nhen lên, lan tỏa và cháy mãi trong dòng hồi tưởng về kí ức tuổi thơ, tỏa sáng chân dung của người bà: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Cụm từ "một bếp lửa" vang lên trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ. Giữa cái sương sớm buốt lạnh, bếp lửa hiện lên làm chủ không gian trở nên thật ấm áp. "Chờn vờn sương sớm" không chỉ gợi tả hình ảnh bếp lửa quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam những sớm mai mà còn gợi lên hình ảnh bếp lửa chập chờn trong kí ức tuổi thơ. Từ "ấp iu" đã gợi tả đôi tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng rộng mở của bà. Các từ láy "chờn vờn", "ấp iu" đã kết nối và diễn tả chính xác dòng cảm xúc được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa. Từ sự khơi nguồn này, cả một quá khứ đầy ắp kỉ niệm đã thức dậy trong tâm tưởng và suy ngẫm của người cháu. Hình ảnh người bà qua dòng hồi tưởng, suy ngẫm của nhân vật trữ tình hiện lên với bao nỗi vất vả và phẩm chất đáng quý. Nhớ về bà, cháu nhớ về những kí ức tuổi thơ với bao kỉ niệm sống bên bà: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! Khổ thơ ngắt nhịp ngắn và không ổn định; càng về cuối đoạn, nhịp thơ càng chùng xuống như nhấn mạnh sự khó khăn, cơ cực mà hai bà cháu đã từng trải qua. Hồi từ hiện tại, những kỉ niệm đã đưa cậu bé năm nào về với quá, khứ cùng với những cảm giác rất thật "Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!". Cái cay sè nơi sống mũi của hai mươi năm về trước lại bất ngờ ập đến. Phải chăng quá khứ trong cháu vẫn còn rất sâu đậm, vẹn nguyên và chẳng thể phai nhòa nên nó đã hiện lên thật sống động. Có thể nói, tuổi thơ của cháu gắn liền với giai đoạn lịch sử đau thương mà oai hùng của dân tộc. Tuổi thơ ấy có cái gian khổ chung của thời kháng chiến chống Pháp. Trong hoàn cảnh "mẹ cùng cha bận công tác không về", cháu đã sống trong tình yêu thương, sự đùm bọc, chở che, dạy dỗ của bà: Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Trong hoài niệm về tuổi thơ, hình ảnh bếp lửa gần gũi quen thuộc luôn gắn liền với hình ảnh người bà thân thương. Nhớ về bà là người cháu nhớ về bếp lửa, hình ảnh bà và bếp lửa luôn gắn bó song hành. Nỗi nhớ da diết của người cháu với bà cũng chính là nỗi nhớ thương gia đình, quê hương, đất nước. Từ sự hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ, về bà và bếp lửa, người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời, lẽ sống của bà. Trong hoài niệm tuổi thơ, hình ảnh bếp lửa gần gũi, quen thuộc luôn gắn liền với người bà tần tảo, chịu thương, chịu khó: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm. Từ hình ảnh bếp lửa bình dị, quen thuộc, cháu nhận ra những điều kì lạ và thiêng liêng. Ngọn lửa từ bàn tay bà với bao tình yêu thương đã nuôi lớn cháu, nhóm dậy những tâm tình tuổi nhỏ. Không những vậy, bà còn là người phụ nữ giàu tình yêu thương, đức hi sinh. Bà là hình tượng sáng ngời của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến. Bà lặng lẽ, âm thầm hi sinh cho Tổ quốc: Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên. Trong những năm tháng chiến tranh, cháu lớn lên, trưởng thành trong tình yêu thương, đức hi sinh cao cả, sự đùm bọc, che chở của người bà: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... Hình ảnh bếp lửa đã được nhà thơ liên tưởng thành ngọn lửa của tình yêu thương với ý nghĩa thật sâu sắc. Nếu bếp lửa là biểu hiện cuộc sống âm thầm, lặng lẽ của hai bà cháu thì ngọn lửa rộng hơn, nó là sức sống tình yêu, là niềm tin của bà trong cuộc sống của hai bà cháu.
Cuộc đời bà "lận đận" mấy chục năm, bà lặng lẽ hi sinh cho cháu, cho mọi người: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Điệp từ "nhóm" được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ đã khẳng định bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa, truyền lửa, thắp lên trong người cháu ngọn lửa của tình yêu thương, của nghị lực, niềm tin, giúp cháu vững bước trên đường đời. Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đầy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện cổ tích. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh: Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng. Với người cháu, ngọn lửa ấy thật kì lạ, thiêng liêng: Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa! Trong cả bài thơ, mười lần xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà. Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào của người cháu đối với bà. Hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, kì lạ vì bếp lửa luôn hiện hữu, gắn bó, song hành cùng với hình ảnh người bà, gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của cháu. Bà và bếp lửa đã nuôi lớn cháu, thắp sáng niềm tin và ước mơ, trở thành điểm tựa tinh thần của cháu. Câu thơ là lời thốt lên từ sâu thẳm tâm hồn người cháu, thể hiện lòng tự hào, biết ơn sâu sắc của cháu với bà cũng như với quê hương, đất nước. Nhẹ nhàng, giản dị mà sâu sắc, thấm thía, Bếp lửa đã thể hiện một cách xúc động hình ảnh người bà và tình bà cháu. Bếp lửa - ngọn lửa của bà cùng tình yêu thương và những phẩm chất tốt đẹp của bà đã soi rọi, nâng bước cháu trên con đường đời đầy khó khăn thử thách. Hình ảnh người bà chính là hình ảnh của quê hương, đất nước. Bài thơ thể hiện thành công tình cảm kính yêu, trân trọng, biết ơn bà cũng là lòng biết ơn đối với quê hương, đất nước biểu hiện cao đẹp của truyền thống "Uống nước nhớ nguồn". Bếp lửa khơi gợi cho người đọc những suy ngẫm về tình cảm gia đình, về truyền thống nghĩa tình của dân tộc Việt Nam, để lại trong tâm hồn bạn đọc bao dư âm đẹp về tình bà cháu và chân dung người bà kính yêu. III. Nghe đọc bài văn phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa THPT Ngô Thì Nhậm cung cấp cho các em học sinh phần Đọc bài văn phân tích hình ảnh người bà trong bài Bếp lửa đầy đủ nội dung cùng giọng đọc truyền cảm, giúp các em hình dung được hình tượng người bà được khắc hoạ đầy cảm xúc chân thành và lắng đọng. [embed]https://www.youtube.com/watch?v=V_kqfHHsdiw[/embed]-----     Với đề bài phân tích hình ảnh người bà trong bài Bếp lửa - Bằng Việt do Đọc tào liệu biên soạn trong văn mẫu lớp 9 bao gồm đầy đủ dàn ý và bài văn mẫu phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa ở trên, các em học sinh cần tìm hiểu kĩ càng để từ đó có thể xây dựng cho mình một bài văn phân tích chi tiết và ý nghĩa.
0 notes
nhungcuonsachhay · 9 months
Text
Khóc Người Vợ Hiền - Tú Mỡ
Tumblr media
KHÓC NGƯỜI VỢ HIỀN.
Bà Tú ơi, bà Tú ơi! Té ra bà đã qua đời, thực ư? Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác, Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào, Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mai. Đâu bóng dáng con người thùy mị, Tuy tuổi già xấp xỉ bảy mươi, Vẫn còn khỏe mạnh, vui tươi, Le te, nhanh nhẹn như thời xuân xanh. Nhìn sau lưng, vô tình cứ ngỡ Một cô nào thiếu nữ thanh tân. Vậy mà cái chết bất thần Cướp bà đi mất, vô ngần xót xa! Kể từ thuở đôi ta kết tóc, Thấm thoắt gần năm chục năm qua. Thủy chung chồng thuận vợ hòa. Gia đình hạnh phúc, thật là ấm êm.
Tôi được bà vợ hiền thuần thục. Cảm thấy mình tốt phúc bao nhiêu! Đôi ta cùng một cảnh nghèo Đạo vợ chồng lấy chữ yêu làm nền. Bàn tay trắng dựng nên cơ nghiệp, Cũng nhờ bà khéo biết thu va. Dù không phú quý vinh hoa, Cuộc đời đầy đủ cửa nhà xênh xang.
Bà đức tính đảm đang trung hậu, Gái Việt Nam nếp cũ cổ truyền. Có công nên được bù đền, Nhà ta cảnh tiểu thần tiên trên đời: Con khôn lớn năm trai ba gái, Nội ngoại vừa hăm bảy cháu ngoan. Đang vui như hội liên hoan, Thì bà vội mất muôn vàn tiếc thương! Hồi kháng chiến, trên đường gian khổ, Bà tản cư cùng lũ con thơ, Đạn bom, đau ốm, trải qua, Chín năm chịu đựng vậy mà an khang.
Mà nay chỉ cảm văng, ốm vặt, Tưởng như khi váng mặt nhức đầu, Lần này nào có ngờ đâu, Ốm đùa, chết thật, mới đau đớn lòng! Các bác sỹ ra công cứu bệnh, Cứu làm sao được mệnh than ôi! Bà nay sáu tám tuổi đời, Kể thì cũng thượng thọ rồi, còn chi. Bà chỉ ước rằng khi đến cõi, Hai vợ chồng sẽ đợi chờ nhau, Quy tiên cùng một chuyến tầu, Chứ về kẻ trước, ngựời sau sao đành! Khốn con tạo đành hanh tàn tệ, Vì ai đâu mà nể ta đây Phũ phàng guồng máy cứ quay, Hơn ngày chẳng ở, kém ngày không đi.
Ai là chẳng chung qui về đất Cưỡng làm sao quy luật thiên nhiên! Sinh thời, bà rất dịu hiền Thác đi thanh thản êm đềm như ru. Thiu thiu nhẹ tựa hồ thiếp giấc, Đúng như lời ao ước bấy nay. Bà lên xe hạc chơi mây, Để tôi thổn thức đêm ngày nhớ thương.
Nhớ tài đức đảm đương nội tướng, Nhớ công lao cấp dưỡng chí tình. Cơm dẻo canh ngọt đã đành Miếng ngon, món lạ, bà dành phần cho. Nhớ tôi ốm, bà lo nâng đỡ Khác nào cô y tá tận tâm. Nhớ khi giường bệnh đã nằm, Bà còn thủ thỉ tình thâm thương chồng: "Tôi mà chết thì ông sẽ khổ. Vì cứ theo câu cổ ngữ ta Xưa nay con cái nuôi cha Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông."
Bà ơi, hãy dầu lòng yên dạ, Giấc nghìn thu cho thỏa vong hồn. Bà đi, đã có dâu con, Một lòng phụng dưỡng, chăm nom bố già. Tôi có khổ, âu là chỉ khổ Vì thiếu bà, nhà cửa vắng tanh Khổ khi thức giấc tàn canh Bên giường trống trải một mình nằm trơ. Khổ nhớ lại sớm trưa ngày trước, Pha ấm trà chén nước mời nhau.
Giờ tôi chẳng thấy bà đâu, Bên bàn thờ nhắp chén sầu đầy vơi. Khổ nghe cái Tuyết Mai cháu bé Nói với ông thỏ thẻ tiếng lòng: "Ông ơi, cháu ngủ với ông, Ngày mai ông bế đi vòng vườn hoa" Nay bà chết là bà đi mất, Thôi, cháu không còn hát câu ca: "Bà ơi, cháu ngủ với bà, Mai bà đi chợ mùa quà cháu ăn."
Khổ những lúc ra sân, mê tỉnh Ngắm vườn nhà thấy cảnh thênh thang, Mà bà khuất núi cho đang, Quả cau tươi, lá trầu vàng ai xơi? Khổ trông thấy cái cơi còn đó, Đã khô trầu, khô vỏ, khô cau. Bà thước đất đã vùi sâu Cặp môi cắn chỉ ăn trầu đỏ tươi. Ngẫm cảnh già cuộc đời sung sướng, Tưởng vợ chồng còn hưởng dài lâu Không ngờ con tạo cơ cầu, Bà đi để tủi để sầu cho tôi.
Ôi! Duyên nợ thế thôi là hết, Năm mươi năm thắm thiết yêu nhau! Bà về trước, tôi về sau, Thôi đành tạm biệt, nuốt sầu gượng vui. Bà đi rồi nhưng tôi phải ở Công việc đời còn dở tí thôi. Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi, Về nơi cực lạc, lại tôi với bà…
Nhà thơ Tú Mỡ
6 notes · View notes
thiendoanng · 3 months
Text
1409 / CHUYỆN TÌNH HOA BẰNG LĂNG ( P.Mai )
( Cảm tác vần thơ “Chuyện Tình Hoa Bằng Lăng”
của Đoàn Đỗ )
Em vốn dĩ yêu thương màu tím ,
Chuyện ái tình âu yếm thủy chung .!
Sắc son tha thiết vô cùng ,
Đêm chong ngày đợi lạnh lùng sớm trưa ..
Tan trường áo mưa che lộng lẫy ,
Anh mơ màng chợt thấy bằng lăng .!
Chiều hôm thơ thẩn trăng rằm ,
Hình dung bóng dáng chiếc cằm chẻ đôi ?
Yêu em chẳng nói nên lời ,
Bằng màu hoa ấy đã khơi nỗi lòng !
Thư tình gởi trọn vào trong ,
Ép cành loang tím ước mong chọn lời ?
Bồi hồi cánh thư ngồi ngoài sảnh ,
Nghe phập phồng nhịp đánh con tim ?
Trong mơ như đã đắm chìm ,
Tình em trổi dậy muốn tìm người yêu ?
Dập dìu mến thương nhiều nhung nhớ ,
Anh đi rồi một thuở vấn vương ?
Xa xôi muôn vạn dặm trường ,
Tình đã phôi pha sắc hồng thay tím ?...!
Con tim nhói đau cõi hồn ngất lịm ,
Người đã phụ lòng bịn rịn còn đâu ?
Nước trôi cuốn lá lẵng lặng qua cầu ,
Bằng lăng khô héo âu sầu rụng rơi ...!
Thề nguyện ước cùng hơi nhịp thở ,
Vội tan rồi gió trở mây trôi ?
Trăng treo khuất bóng bầu trời ,
Bằng lăng màu tím chung đời hỡi ơi...!...?
Nguyễn Doãn Thiện
Antioch , California Ngày 21 tháng 6 năm 2016
Tumblr media
1 note · View note