Tumgik
#thơ nhà trẻ
chang-trai-cua-gio · 2 months
Text
Hôm nay mưa ngập đầy trời,
Nước mắt tuôn ngập lòng người Việt Nam.
Cụ già tám chục tuổi vàng
Giã từ nhân thế xa ngàn trùng mây…
Từng giây phút trọn đời này
Cụ đem tận hiến dựng xây nước nhà.
Từ trẻ thơ tới người già
Ai mà không hiểu, ai mà không thương?
Mấy mươi năm một chặng đường,
Cụ luôn soi sáng con đường ta đi.
Bao nhiêu gian khổ đáng gì
Người đàn ông ấy sống vì dân thôi.
Tới đây cụ đã mệt rồi,
Lò kia ai đốt rồi mồi ai châm…
Gần một trăm triệu người thân
Khóc than thương tiếc yếu nhân giã từ…
Kiếp này thanh bạch vô tư,
Cụ đi thanh thản, nhẹ như mây trời.
Này non sông, Tổ quốc ơi!
Cụ đi thôi nhé, về nơi người Hiền.
Cre: DuPhong
Tumblr media
68 notes · View notes
antruongnguyenthuy · 6 months
Text
Tumblr media
Tình yêu từ đâu mà ra?
Hồi trước, gia đình nào cũng có một album ảnh. Người ta chuyển nhà sẽ đi tìm cuốn album mang theo, người ta nhớ nhớ quên quên nhưng hỏi cuốn album ở đâu vẫn nhớ. Bây giờ bao nhiêu ảnh trong điện thoại cả rồi. 512GB thôi đã chứa được cả một thời tuổi trẻ.
Nhà mình cũng có một cuốn alum như thế, số ảnh này Mẹ mình đã cẩn trọng giữ gìn trong ngần ấy năm. Một thời gian sau khi Ba mất, có lần Mẹ đã ngồi ở đó lần giở từng tấm. Trầm ngâm.
Chỉ có Mẹ mới hiểu rõ nhất cuối cùng thì bản thân sẽ nhớ và quên những gì.
Suốt một đời dài Mẹ cứ hoạnh hoẹ Ba về cái cô nào đó ở Sài Gòn mà có lẽ ký ức của Ba về cô ấy đã dừng lại vào cái ngày họ rời tay nhau. Hơn 20 mươi năm đầu ấp tay gối, Ba có vô vàn lỗi sai khác nhau nhưng có một điều là chưa bao giờ Mẹ bắt được Ba lén phén với ai. Sự chung thuỷ của một người đàn ông nếu có, chỉ là như vậy thôi.
Những lần uống say Ba cứ ngâm mãi cái câu thơ trong bài Hai sắc hoa Tigôn của TTKH: “…Mà từng thu chết, từng thu chết / Vẫn giấu trong tim bóng một người”. Cái bài thơ nó dài đằng đẵng mà cả đời Ba chỉ ngâm đúng có 2 câu... bảo sao Mẹ chẳng dỗi hờn.
Nhưng có lẽ vậy, mùa thu mà Ba yêu nhất là cái mùa thu chết ấy.
Ba lấy Mẹ ở cái tuổi muộn màng như vậy một phần là vì ông Nội tìm mãi mới ra một người con gái ăn học đàng hoàng và hai bên gia đình môn đăng hộ đối. Ông là nhà Nho, 15 năm học chữ Nho để đọc sách, bốc thuốc Bắc chữa bệnh cho dân. Ông có những nguyên tắc của riêng mình trong cuộc sống, vì thế tiêu chuẩn chọn vợ cho người con trai lớn mà ông kỳ vọng nhất cũng khắt khe hơn. Mình đã luôn biết ông Nội không phải người hẹp hòi khắc nghiệt. Cái cách mà một người đầy nguyên tắc nhưng thấy đứa cháu gái của mình đi ra, đi vô bốc táo đỏ trong kệ tủ thuốc ra ăn vụng và không la rầy một tiếng, đến khi hủ táo vơi dần, ông từ tốn chẳng nói năng gì mà lấy cái hủ ra, đổ đầy táo vào và đặt lại chỗ cũ (cho mình lấy tiếp) khiến mình tin rằng, ông vốn là người có chút ấm áp.
Mình đã luôn hiểu, tư duy môn đăng hộ đối của ông nếu có sai thì nó cũng chỉ là hệ luỵ của thời đại. Chỉ là mãi sau này mình mới hiểu, có thể ông nhìn được điều gì đó mà người khác thì không. Tình yêu có thể không đến từ những rung cảm vô điều kiện mà nó có thể đến từ nhiều lý do, dù rằng cuối cùng đều sẽ dẫn về sự nóng bỏng trong cõi lòng.
Hơn 20 năm Ba Mẹ mình sống với nhau, một cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu nhưng được duy trì bằng sự tôn trọng và những niềm thương kín đáo vô cùng. Mẹ tôn trọng Ba vì Ba uyên bác và rộng lượng, Ba tôn trọng Mẹ vì Mẹ đằm thắm, hiểu lẽ phải và vất vả nhiều. Những năm ấy cũng có vô vàn những lần cãi vả đau điếng lòng nhau nhưng với mình, tất cả đều là một phần cuộc sống. Và mình chọn nhớ, nhưng không nhắc.
Tình yêu đã ở đó nhưng theo một cách khác. Ba sẽ nhường Mẹ xem kênh truyền hình có cải lương mà Mẹ thích dù Ba đã biết kênh nào đang chiếu bóng đá, Ba ngồi đọc báo cả đêm để canh mẹ ở bệnh viện hồi mẹ phỏng ở tay, Ba luôn ra ngoài hút thuốc chỉ vì có lần Mẹ bảo khói thuốc gây ngột ngạt cho cả nhà. Cái lần đám tang ông Ngoại, Ba hỏi Mẹ điều gì đó và giữa những buốt nhức tâm can của chính mình, Mẹ cáu bẵng quát lên, tiếng quát vang ra trong không gian rộng lớn và yên ắng. Ba chỉ từ tốn: “đừng lớn tiếng thế em”.
Còn Mẹ, miệng chẳng bao giờ nói lời thương vậy mà mỗi mùa hè khi bệnh suyễn của Ba khiến Ba ho nhiều hơn, Mẹ nhặt hoa sứ ở trường về phơi khô, ngày nào cũng nấu nước để ở đầu nằm cho Ba: “uống đi để nó nguội”.
Mình đã 26 tuổi rồi. Tình yêu luôn là một phần trong người mình nhưng nhân tình thì vẫn cứ vời xa, vì mình không sẵn sàng cho những điều mình không chắc chắn. Và hơn hết, tình yêu thì quan trọng đấy nhưng mỗi giai đoạn trong đời sẽ có những điều khác hiển hiện và quan trọng không kém. Nhân duyên là một thứ có hạn kỳ nhưng tuần hoàn, những gì ta thả bay đều sẽ đậu về theo một cách khác vào một thời điểm chính xác hơn, tình yêu là một loại nhân duyên như thế mà.
Mình nhớ lần đầu tiên mình đi qua chỗ anh ngồi, cái cách anh chống tay lên càm suy tư làm mình thấy quen vãi. Gần 3 năm rồi sau khi Ba mất, mình mới thấy lại bộ dạng suy tư của một người (đàn ông). Sự phải lòng của mình nảy mầm chỉ từ một điều vô cùng nhỏ nhặt như thế và nó được duy trì qua ngày tháng chỉ bằng những nhỏ nhẹ, hiền lành cũng y chang.
Chỉ khác là Ba yêu mình cả đến khi về bên kia thế giới, mình yêu Ba cả khi Ba chỉ còn là sương khói, còn anh và mình — ngang qua nhau ở đoạn này mà thôi.
Tình yêu là tình yêu mà tình yêu cũng chỉ là tình yêu thôi. Ta giữ lấy nó để ta sống cho mình, tất cả những hồi ức và nhớ thương bất tận chỉ nên là của một mình mình thôi. Nó sẽ được nói ra một cách có nghĩa, khi nhớ thương là hai chiều.
— AN TRƯƠNG
93 notes · View notes
baosam1399 · 9 months
Text
Tumblr media
〔Bài dịch số 1127〕 ngày 12.01.2024 :
Thật ra, cuộc đời chính là một câu hỏi trắc nghiệm rất lớn. Mỗi một người, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây đều đang phải đưa ra những lựa chọn.
Bữa sáng là sữa bò bánh mì hay là sữa đậu nành và quẩy? Công việc nên là nhân lúc mình còn trẻ liều chết một phen hay là dẫu cho gian khổ vẫn phải ép bản thân làm công nhân viên chức giờ giấc ổn định? Tình yêu là chỉ cần bản thân ta rung động hay là phải dùng nhà, dùng xe, dùng chứng minh tài chính mới được tính?
Chúng ta thường hay oan thán những áp lực của cuộc sống tới từ bốn phương tám hướng, ép chết đi những dũng khí dám yêu, dám hận, dám làm của chúng ta.
Chúng ta cũng luôn tin tưởng rằng con người phải biết tiến biết lùi, biết giữ lại đường lui cho mình mới là lựa chọn vững chắc nhất.
Khi tình yêu và tiền bạc trở thành lựa chọn, chúng ta thường nói, trái tim con người là thứ dễ thay đổi, vẫn là tiền bạc mới khiến chúng ta an tâm. Thế nhưng, bạn đã bao giờ đi hỏi những người có tiền chưa? Điều đáng tiếc nhất trong cuộc đời họ, rốt cuộc là buông bỏ tình yêu, hay là mất đi tiền bạc?
Tôi nghĩ tình yêu tốt đẹp nhất, là những lúc càng là khi khó khăn, hai con người vẫn có thể nắm chặt lấy đôi bàn tay của đối phương. Nhưng tình yêu tốt đẹp nhất, đương nhiên cũng cần vật chất làm vật dẫn để chồng đỡ nền móng của tình yêu.
"Ánh mắt ngây thơ nhìn đâu cũng là bạn bè, ánh mắt trầm đục nhìn đâu cũng là kẻ địch; ánh mắt sợ hãi nhìn đâu cũng là cạm bẫy, ánh mắt hám lợi nhìn đâu cũng là tiền bạc; ánh mắt buồn rầu nhìn đâu cũng là tang thương, ánh mắt vui vẻ nhìn đâu cũng là ánh sáng."
- (Hoài Vũ Vũ/baosam1399 dịch)
136 notes · View notes
hoangpnd · 2 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Năm 1969: Ông ngoại mình đạp xe từ Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội về Trường Học sinh miền Nam Đông Triều thì thấy từ trẻ con đến người lớn ôm mặt khóc. Hỏi ai bị làm sao đấy thì chừng đó người òa lên Bác Hồ mất. Không một phút chần chừ, ông quay xe đạp thẳng về phía Hà Nội. Ghé vào Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội thì đoàn của trường đã di chuyển xếp hàng chờ vào viếng Bác. Ông lại phóng xe để kịp nhập đoàn. Các đoàn cứ nhích dần vào, đói thì gặm bánh mỳ. Chưa bao giờ, ông thấy mọi người khóc nhiều như thế. Ông cũng khóc, tận trước khi ông đi ông vẫn giữ hình bóng của Bác bên mình.
Năm 2013: Mình nhớ rõ mọi người bàng hoàng thế nào khi nghe tin bác Giáp mất. Ngồi học trên lớp mà đầu óc cứ thơ thẫn, về nhà lục đọc mọi ngõ ngách trên mạng và rồi thừ người ra. Hôm cuối, lớp học thể dục về trễ không xem kịp toàn bộ. Ông ngoại ngồi trên ghế đang theo dõi tới đoạn hạ huyệt. Đông nghẹt người đứng bao quanh, họ đều nghẹn. Chắc là vậy, chẳng ai không nghẹn.
2024: Và rồi hơn một thập kỷ sau, bác Trọng lại về với bác Hồ, bác Giáp, với hàng triệu liệt sỹ và người có công qua các thời kỳ. Nghĩ về thời gian thật tàn nhẫn với đời người dù biết không ai ở lại mãi với đời. Xem phóng sự, xem người khác ngồi đọc tin khóc, tự dưng thấy mình cũng khóc, khóc to là đằng khác. Mấy lần ngồi nói chuyện với ông ngoại rằng bác Trọng đốt lò thích quá ông nhỉ. Ấy vậy mà ông mình cũng về mới mây trời rồi. Thế hệ những người cộng sản đi qua chiến tranh đang ít dần đi, mấy chục năm nữa khi mình già đi thì họ còn trong ký ức nhưng di sản mọi người để lại là bất diệt.
Mình lớn lên trong vòng tay của ông bà, những người cộng sản kiên trung bất khuất từ trong lao tù đứng lên. Ý thức về Đảng lớn lên trong mình từ câu chuyện của ông bà kể, về niềm vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Mình muốn kể các bạn nghe một kỷ niệm như sau. Có lần cô giáo trong một tiết học thời cấp một hỏi gia đình các em theo đạo nào. Các bạn nói đủ thứ đạo tới lượt mình thì ai cũng nín thinh vì mình trả lời nhà em không có đạo, nhà em chỉ theo Đảng. Trên gian thờ cao nhất là bác Hồ. Ông em đã đề nghị phải dành cho bác vị trí trang trọng nhất. Không có bác, có Đảng, đời ông mãi kiếp làm trâu ngựa cho địa chủ, cho cường hào ác bá.
Từ lần đó thôi thúc mình phấn đấu để vào Đảng và ngay lúc này, giữa lúc đang viết lý lịch để kết nạp thì nghe tin bác Trọng mất. Điều này thành sự thật rồi, không còn đồn đoán nữa. Mình rất kính trọng bác. Một đời liêm khiết, tận hiến tới giây phút cuối cùng. Sự nghiệp của Đảng vẫn còn đó. Bác mất đi song tinh thần của bác vẫn còn đó, bất diệt.
Vĩnh biệt bác Nguyễn Phú Trọng thân yêu của chúng ta.
15 notes · View notes
chuttlee · 5 months
Text
Tumblr media
Nhà nên có hai người
Một người pha trà, một người ngâm thơ
Một người mộng mơ, một người thực tế
Một người tinh tế, một người như trẻ nhỏ
Một người không bao giờ từ bỏ
Và người kia cũng không bao giờ buông tay
Dù thế gian đổi thay, thật may, vì nhà luôn có hai người
11 notes · View notes
marjnehz · 1 year
Text
Tumblr media
CÓ MỘT KIỂU NGƯỜI SẼ KHÔNG BAO GIỜ GIÀ ĐI
Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ mang trên mình những điều rất đặc biệt này.
1. Một tâm hồn chất phác ngây thơ
Thật khó khi kinh qua trường đời mà vẫn giữ được một tâm hồn chất phác ngây thơ. Đó không phải là kiểu “hồn nhiên như cô tiên” mà là sau những cay đắng của cuộc đời vẫn tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đó là một tâm hồn trong sáng, không đánh mất sự hồn nhiên hiếu kỳ đối với vạn vật. Người như vậy thường hạnh phúc và tươi trẻ.
2. Coi trọng dáng vẻ hàng ngày
Ăn mặc tươm tất, chú trọng vẻ ngoài cũng là một điều quan trọng. Người già chúng ta không nên “tuổi chưa cao mà hồn đã lão”, tâm trí lúc nào cũng đặt trong cảnh tương lai mờ mịt, quá khứ u buồn, cảm thấy chăm chút bản thân là việc của giới trẻ.
Người trẻ tuổi có sự hấp dẫn tự nhiên nên không cần phải để tâm vào việc ăn mặc. Còn người có tuổi, bất luận ở nhà hay ra ngoài đều nên tùy thời phục sức, tao nhã đúng mức, mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người. Khi bạn ăn mặc trang nhã, hiển lộ tinh thần sung mãn, thì tự nhiên cũng tự tin hơn, nhìn vào thấy trẻ ra cả chục tuổi.
3. Kiên trì đọc sách học tập, du lịch
Những người nhìn vào trẻ trung phần lớn đều kiên trì với phương châm “không ngừng tinh tiến, không ngừng học hỏi”. Trong bụng đã có một bồ sách, một kho thi thư thì ắt tâm hồn phong phú, dung mạo phong lưu.
Đọc sách giúp mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan, du lịch giúp mở mang tầm mắt. Người ham thích đọc sách và du lịch, đối với bất cứ sự việc gì đều tự có kiến giải, không phải kiểu người bảo sao hay vậy, tự nhiên thần thái ung dung, tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân.
4. Tấm lòng lương thiện
Những người nhìn vào trẻ trung, thường là thuần phác, thiện lương. Quá trình tu tâm dưỡng tính của họ thăng hoa thể hiện thành thần thái, tướng mạo bên ngoài. Cũng bởi tướng tùy tâm sinh, nên người có tâm từ bi, có lòng nhân ái, luôn luôn phát ra một loại hào quang. Với người khoan dung, hơn nửa gương mặt là có phúc tướng. Với người mà tính tình dịu dàng thì tướng mặt đã toát lên sự thân thiện.
5. Có mục tiêu theo đuổi
Người mà nhìn vào trẻ trung sẽ luôn trong trạng thái tinh thần phấn chấn và tràn trề sức sống. Dù là đã nghỉ hưu rồi, trong cuộc sống nên đặt những mục tiêu mới. Trong phạm vi mà khả năng cho phép, hãy tích cực tham gia các loại hoạt động như ca hát, chụp ảnh, khiêu vũ… Như vậy, cuộc sống bày ra trước mắt bạn sẽ có sức sống hơn, cũng sẽ khiến bạn không bao giờ thấy mình già đi vậy.
6. Biết cảm mến cuộc đời
Đam mê cuộc sống vẫn chưa đủ, nếu như có thể có chút lòng cảm mến với nó thì sẽ hoàn mỹ hơn. Không hưởng thụ những ưu việt mà đồng tiền mang lại, nguyện ý bỏ tâm tư trồng mấy chậu cây cảnh hay bắt tay chế tác mấy món đồ chơi, có những đam mê sở thích khác. Người như vậy, thời gian làm sao nhẫn tâm để bạn già đi đây?
7. Kiên trì vận động
Thân thể khỏe mạnh mới là nền tảng duy trì sự trẻ trung. Người mà trông không có vẻ già đi nhất định đều kiên trì vận động, khiến bản thân từ trong đến ngoài đều tỏa ra sức sống.
8. Tâm thái trẻ trung
Người có tâm thái trẻ trung sẽ tích cực trải nghiệm những điều mới mẻ, luôn hiếu kỳ khám phá những điều mới lạ. Trên người họ, bạn có lẽ cũng có thể nhìn thấy nếp nhăn nơi khóe mắt chân mày. Nhưng điều khiến bạn nhìn không chớp mắt là gương mặt với thần thái ung dung và tâm trạng yêu đời của họ.
Nhà văn Murakami Haruki đã từng nói: “Con người ta không phải là dần dần trở nên già đi, mà là trở nên già đi chỉ trong nháy mắt“. Con người trở nên già đi, không phải bắt đầu từ nếp nhăn đầu tiên, hay cọng tóc bạc đầu tiên, mà là bắt đầu từ ngay cái thời khắc buông bỏ chính mình. Chỉ có những ai không từ bỏ chính mình, mới có thể sống thành người không sợ già, và cũng sẽ không thấy mình già đi.
Theo Secret
41 notes · View notes
lilydasimp · 4 months
Note
suzu có thể cho tui biết tại sao cô thích geto được không, cá nhân tui thì tui thấy sự đồng cảm của mọi người cho geto không được chính đáng cho lắm. cô cứ bỏ qua ask này của tui nếu cô không thoải mái nha :<<
Tôi từng có một cuộc deeptalk 3 tiếng với một đứa bạn của tôi (nó fan sukuna) về lý do tại sao gojo không xứng đáng bị fandom ghét như thế, và bây giờ thì tôi sẽ đưa ra một số lý do tại sao geto cũng đáng được nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa nha (well, cũng tương tự như bài "ted-talk" của tôi với bạn fan sú kia thì bài viết về suguru này cũng sẽ dựa trên cảm nghĩ cá nhân và một số những phân tích dựa trên các sự kiện canon trong JJK).
By: lilydasimp
1. Bản chất Suguru là một người tốt.
- Suguru là một người rất tốt, anh ấy kiên định với lý tưởng của bản thân, có khuôn mẫu đạo đức cùng lập trường rất vững chắc và cao thượng. Trong season 2 của JJK, chúng ta có thể thấy rất rõ điều đó khi Satoru bảo, "đám phi thuật sư là lũ yếu đuối, tại sao lại phải bảo vệ?" thì Suguru trả lời, "vì chúng ta (những chú thuật sư) có sức mạnh hơn người thường, cho nên trọng trách của chúng ta là bảo vệ những người yếu thế hơn." Nếu nhìn từ ngoài vào, ta có thể đánh giá một cách chủ quan Suguru là kiểu người điển hình cho khuôn mẫu "anh hùng", với lý tưởng là sức mạnh đi kèm với trách nhiệm, và trách nhiệm ở đây chính là bảo vệ những người yếu thế hơn mình.
- Suguru là kiểu người tự tin vào sức mạnh của bản thân. Trong nhiệm vụ hộ tống Tinh Tương Thể, anh ấy đã nói với Riko rằng, "bọn anh sẽ bảo vệ tương lai cho em." Anh ấy đủ tự tin vào bản thân mình và Satoru, tin rằng cả hai là mạnh nhất. Nên giả như Riko chọn quay về, anh ấy sẽ chịu trách nhiệm "bảo đảm tương lai" cho Riko (bởi vì Riko chỉ là một đứa trẻ ngây thơ vô tội, mà một đứa trẻ thì nên được SỐNG, chứ không phải là bị hiến tế.)
- Có thể thấy, Suguru sẵn sàng đi ngược lại với nghĩa vụ mà cấp trên giao, vì anh ấy không muốn nhìn một đứa trẻ vô tội như Riko phải chết. Tức là gì, chúng ta có thể thấy, Suguru là một người giàu lòng trắc ẩn.
- Anh ấy lo lắng cho những người thân cận (lo cho Satoru khi Satoru thức trắng mấy đêm liền để bảo vệ cho Tinh Tương Thể, ai ấy cũng là người duy nhất nhận ra Satoru đang mệt mỏi, cũng là người duy nhất lên tiếng nhắc nhở cậu bạn thân không nên làm việc quá sức). Như vậy, Suguru còn là một người cực kì tinh tế.
- Chúng ta sẽ không phân tích quá sâu vào thuật thức của Suguru, nhưng có một điều chúng ta chắc chắn phải biết, đó là Suguru phải hấp th��� những chú linh thường xuyên dưới dạng những tinh cầu thường xuyên. Mà các chú linh, nguyền hồn, đều bắt nguồn từ những tiêu cực, thù hận, sợ hãi, ái dục,... nên chắc chắn những oán niệm đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của anh ấy.
- Tâm lý của Suguru có bước ngoặt sâu sắc sau khi nhiệm vụ thất bại, Tinh Tương Thể Riko Amanai bị giết ngay trước mắt (cũng là ngay sau khi anh ấy hứa là sẽ BẢO VỆ tương lai cho Riko). Suguru đã thua cuộc trước Toji, không bảo vệ được Tinh Tương Thể, (đáng ra anh ấy cũng phải bỏ mạng nếu không phải vì Toji thấy hứng thú với thuật thức hiếm gặp của anh và tha mạng), và Riko - một đứa trẻ vô tội bị GIẾT ngay trước mắt. Đó là một cảm giác khủng khiếp còn khó tả hơn nhiều so với thứ gọi là "cú sốc tinh thần".
- Như vậy thì có thật là "mạnh nhất" hay không? Thậm chí còn không bảo vệ được một đứa trẻ vô tội mà lại để đứa nhỏ chết ngay trước mắt mình.
- Chưa dừng lại ở đó, Suguru lại thấy Satoru ôm xác Tinh Tưởng Thể và khắp nhà xác là lũ phi thuật sư đông nghịt vây quanh, vỗ tay rào rào. Chúng vui mừng trước cái chết của một đứa bé tội nghiệp??? (Tôi mà là Suguru thì chắc tôi điên lên rồi khử sạch tất cả rồi chứ không có chuyện nhân nhượng như thế đâu)
- Nhưng mà, ngay cả khi Satoru bảo "cậu có muốn giết sạch lũ người này không? nếu bây giờ mà giết thì tôi cũng không cảm thấy gì đâu.", Suguru lại không làm vậy. Đấy là khi lý tưởng bảo vệ phi thuật sư của anh dần tan nát, cũng là sự cố gắng níu lại lý trí lần cuối cùng.
- Cú sốc tinh thần quá lớn, Suguru bị trầm cảm. Ngoài ra, nếu xét về tâm lý học thì khả năng cao Suguru còn bị PTSD (Rối loạn căng thẳng sau sang chấn cực độ). Anh ấy mất ngủ, mệt mỏi, bơ phờ, và thường xuyên zone out, đây là triệu chứng điển hình của PTSD và trầm cảm.
- Cộng thêm việc Satoru đã trở thành mạnh nhất, các nhiệm vụ Đặc Cấp giờ chỉ một mình Satoru là đã đủ để xử lý. Không chỉ vậy, tâm lý của Suguru còn xấu đi rõ rệt sau khi hậu bối Haibara chết (có một điều mà mình nhận ra đó là Haibara cũng còn trẻ, trạc tuổi Riko, và tính cách cũng hoạt bát, năng động na ná Riko). Haibara chết rất đau đớn, nếu mọi người để ý kĩ có thể thấy tấm chăn trắng đắp lên xác cậu ấy bị rũ xuống, cho thấy rằng cậu ấy chết vì bị mất nửa người bên dưới.)
- Bản thân Suguru khi đi tới nhận xác cũng phải thấy tận mắt cái chết quá bi thảm của đàn em, nên một lần nữa, lý tưởng cao thượng lúc trước của anh càng lúc càng vỡ vụn.
- Cái mốc đánh dấu cho sự sụp đổ hoàn toàn của lý tưởng đó là sau cuộc nói chuyện với Yuki. Tinh thần Suguru lúc ấy đã lao dốc đáng báo động rồi, nhưng khi nói chuyện với Yuki, anh ấy nhận ra một điều, đó là bản thân phải tạo dựng một thế giới không có nguyền hồn hay chú linh. Vì sao? Vì nếu không có nguyền hồn hay chú linh, thì các chú thuật sư sẽ không phải chết nữa. Nhưng làm thế nào để tạo dựng một thế giới như vậy? Nếu cứ mỗi ngày đều đi tiêu diệt nguyền hồn, dù có siêng làm nhiệm vụ đến đâu thì nguyền hồn vẫn là vô hạn. Việc tiêu diệt nguyền hồn mỗi ngày cũng giống như việc xén cỏ dại vậy. Xén cả ngàn lần thì cả ngàn lần cỏ mọc, vậy nên mới có câu: "Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc."
- Tương tự với việc tiêu diệt nguyền hồn, cũng giống như cỏ dại, thay vì mỗi ngày đều cật lực trừ tà thì tại sao không tiêu diệt cội nguồn của nguyền hồn??? Hay nói cách khác, TIÊU DIỆT CÁC PHI THUẬT SƯ. Nếu các phi thuật sư không còn, chấp niệm tiêu cực cũng tan biến, nguyền hồn sẽ không còn nữa, và, điều đó cũng có nghĩa là không một chú thuật sư nào sẽ phải bỏ mạng giống như đồng đội của anh ấy, như Haibara.
2. Dù có thế nào đi nữa thì bản chất Suguru luôn là một người rất tốt.
- Nhưng Gege xây dựng Suguru là một hình mẫu nhân vật "phản diện lý tưởng cực đoan". Kiểu nhân vật này rất tham vọng, có đạo đức nhưng lại theo xu hướng lệch lạc, cực đoan, biện hộ cho hành động mình làm là vì mục đích cao cả (Thanos trong MCU là một điển hình). Ở đây, "hành động" của Suguru là muốn gây dựng một thế giới chỉ có các chú thuật sư vì "mục đích cao cả" là không muốn ai phải bỏ mạng vì nguyền hồn. Anh ấy chỉ muốn tạo một thế giới mà những người ấy quan tâm được sống, được an toàn và hạnh phúc. Có thể thấy rất rất rất rõ điều đó qua sự kính trọng và trung thành tuyệt đối của những chú nguyền sư dưới trướng Suguru, điển hình là cặp song sinh mà Suguru đã cứu sống (hai đứa bé có khả năng nhìn thấy nguyền hồn và bị lũ phi thuật sư nhốt lại, dung túng, đe doạ, chửi rủa và hành hạ về cả thể xác lẫn tinh thần).
- Tôi đồng cảm cho những gì mà Suguru trải qua, nhưng lại khó có thể đồng tình cho cách mà anh ấy hành động. Khi mà anh ấy tàn sát ngôi làng rồi sau đó bị treo án tử, chắc chắn trong số những người bị giết sẽ có những người vô tội, những người hướng thiện, và thậm chí, là cả những đứa trẻ.
- Điềm tĩnh, tham vọng, quyết tâm, giàu lòng trắc ẩn, nhưng lại hành động có phần xốc nổi và máu lạnh. Tôi có thể cảm thông cho Suguru nhưng nhiêu đấy những lý lẽ dẫn chứng mà tôi đưa ra vẫn khó có thể bào chữa cho hành động của anh ấy. Xét về đạo đức, thì việc thông cảm hay không thông cảm cho Suguru cũng giống khái niệm "bẫy đạo đức" trong triết học vậy. Giống như việc liệu có nên đẩy một người khoẻ mạnh xuống đường ray để cứu năm người bên dưới không, hay không làm vậy vì người đó chẳng có tội tình gì và cuối cùng bất lực không thể làm gì khác ngoài nhìn năm người kia bị tàu cán chết.
3. Suguru vừa đáng trách nhưng cũng thật sự đáng thương.
- Cố gắng như thế mà cuối cùng sau mười năm lại phải bỏ mạng trong khi lý tưởng vẫn chưa được hoàn thành. Bạn thân duy nhất trở thành kẻ địch, rồi cuối cùng phải chết dưới tay của người đã từng là tri kỉ duy nhất.
- Đến khi chết rồi thì cơ thể lại bị lão Kenjaku chiếm đoạt, nói chung là sống thì khổ đau tủi cực mà chết cũng không được ra đi thanh thản. Suguru là điển hình cho kiểu nhân vật phản diện lầm đường lạc lối, kiểu bất hạnh và tan vỡ từ thể xác cho đến tâm can.
- Một điều nữa, tôi để ý anh ấy rơi nước mắt lúc gặp lại Satoru - người đã tử hình anh ấy (afterlife). Tôi sẽ để dòng này ở đây và không nói gì cả (toi cut len thien dang tim anh day)
4. Tóm lại, Suguru là một người rất tốt.
- Anh ấy là một trong số cực ít những nhân vật để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc. Mà cũng phải cảm ơn ông bố chồng Gege Akutami vì đã xây dựng rất thành công hình mẫu phản diện toàn vẹn như Suguru.
- Suzu hiếm khi đa cảm thế này lắm anh chị em thông cảm nha, chẳng qua là iu thương chồng quá nên mới phóng bút viết ra cái post này thôi 🥺
Tumblr media
7 notes · View notes
yukidaro · 5 months
Text
TMNT - Con cái phải được dạy ngược lại mới thành đại sự
99% cha mẹ đều làm hư con cái, muốn dạy con làm nên những việc lớn lao, bạn phải làm ngược lại tất cả những gì mà cha mẹ khác làm. Bất cứ ai đã làm cha mẹ đều biết rằng, khi con bạn còn là một đứa trẻ sơ sinh, ngoài ngoại hình hiền lành dễ thương, bạn sẽ thấy hành vi cử chỉ của chúng không hề có bóng dáng gì là tốt cả, niềm tin của trẻ sơ sinh rất đơn giản, chỉ tám chữ: “Thuận ta thì thịnh, nghịch ta thì diệt”.
Trẻ bẩm sinh luôn tự đặt mình làm trung tâm, chúng hoàn toàn không đứng về phía bạn để suy nghĩ, chỉ cần chúng muốn thứ gì, chúng sẽ lấy nó, nếu lấy không được thì khóc, nếu khóc mà vẫn không lấy được thì khóc to hơn, cho đến khi lấy được món đồ ấy. Tư tưởng độc tôn này của trẻ không cần phải được ai truyền đạt, mà bẩm sinh có sẵn. Nếu trẻ không ích kỷ, thì loài người có thể đã không tồn tại đến ngày nay.
Khi thấy mẹ đang cầm bánh quy chuẩn bị đưa vào miệng, đứa trẻ ích kỷ hoàn toàn sẽ không đứng về phía mẹ để suy nghĩ, nó sẽ không có lòng trắc ẩn, càng không có tình cảm xấu hổ, nó sẽ mạnh tay giằng lấy bánh quy từ tay mẹ và đưa vào miệng mình mà không chút lưỡng lự. Nếu đứa trẻ phải quan tâm đến cảm xúc của mẹ khi đói bụng, thì nó đã chết đói từ lâu rồi.
Mỗi người từ khi chào đời đều biết sử dụng những thủ đoạn quyền mưu giả dối, nên con bạn đã là một chính khách ngay từ lúc mới sinh ra. Bạn dạy con nghe lời từ nhỏ, ngoan hiền, kẻ nội trợ, giữ phận mình, thì đã dìm chết bản năng tấn công vốn có của chúng.
Làm như vậy dẫn đến chúng lớn lên yếu đuối vô năng, chỉ có thể trở thành con mồi trong mắt những người giàu có, đó là bạn đã biến con sói thành cừu non.
Nhiều đứa trẻ được cha mẹ dạy ngoan ngoãn lớn lên rồi lại gặp khó khăn khi lấy vợ, thậm chí cả ăn cơm cũng gặp khó khăn, chúng bị xã hội khinh khi, bị lợi dụng tùy ý.
Tôi kể một sự việc có thật, con gái tôi lúc đó học lớp 1, một ngày về nhà khóc lóc nói với tôi rằng 5 cây bút chì mới mẹ mua cho nó đã bị lớp trưởng giật lấy. Tôi nói con đừng khóc nữa, dùng bất cứ cách nào, phải giật lại 5 cây bút chì đó, nếu không giật được thì bị đánh đòn.
Ngày hôm sau nó về, tôi hỏi có lấy lại được bút chì chưa, nó lắc đầu một cách sợ hãi, tôi biết nó thất bại rồi, tôi bảo nó nếu đến cuối tuần mà không lấy lại được bút chì thì sẽ bị đòn. Đến cuối tuần, tôi hỏi nó có lấy lại được bút chì chưa, nó ấp úng một hồi rồi nói sợ quá không dám hỏi. Tôi bảo ngày mai con phải báo cho cô giáo, và phải lấy lại được bút chì cho tôi.
Vợ tôi đứng bên cạnh nói rằng tôi làm quá lớn chuyện, chỉ là vài cây bút chì thôi mà, mất rồi thì thôi, tại sao phải dai dẳng đến vậy, làm con sợ hãi thế. Bình thường khi con học không tốt, cũng không thấy tôi tích cực đến vậy. Tôi không giải thích với vợ, vì cô ấy chưa từng học hệ thống bản chất con người của chúng tôi, cô ấy sẽ không bao giờ hiểu được thế giới quyền mưu. Tối hôm đó, tôi gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm của con gái và kể chuyện bị lấy bút chì, cô giáo nói ngày mai sẽ xử lý vụ việc.
Ngày hôm sau, con gái tôi về rất vui vẻ, lấy ra 5 cây bút chì mới khác được lớp trưởng đền bù. Tôi khen ngợi con gái. Sau đó tôi nói: “Ngày mai con hãy mang 5 cây bút đó đến trường, để lại 3 cây, rồi tặng 2 cây cho lớp trưởng và nói rằng chúng ta hãy trở thành chị em, sau này có gì ngon thì chia sẻ cho nhau.”
Con gái tôi ngẩn ra, ngơ ngác hỏi: “Bố à, tại sao bố bắt con phải đòi lại 5 cây bút đó, rồi lại bảo con tặng 2 cây cho lớp trưởng?”. Nhìn vẻ mặt ngây thơ của con, tôi trả lời: “Lớn lên con sẽ hiểu thôi”.
Tại sao tôi không quan tâm lắm đến kết quả học tập của con, nhưng lại coi trọng việc này?
Trước hết, lý do tôi buộc con phải đòi lại bút chì là vì đây là lần đầu tiên lớp trưởng bắt nạt con gái tôi. Nếu để lần này nó bắt nạt thành công, sẽ có lần thứ hai, rồi lần thứ ba, thứ ba sẽ có vô số lần khác…
Nếu người khác lần đầu bắt nạt bạn mà bạn không phản kháng, khi họ quen với việc bắt nạt rồi, bạn mới phản kháng thì họ sẽ không muốn, họ sẽ tiếp tục cho đến khi đánh bạn gục xuống.
Trong đầu họ sẽ nghĩ: “Thằng hèn này đã dám phản lại mình, phải tẩn nó một trận cho biết mùi chó phản chủ”.
Tại sao họ lại có suy nghĩ đó? Bởi vì lần đầu tiên họ bắt nạt bạn, bạn không phản kháng, hành động của bạn đã cho họ biết rằng bạn có thể bị bắt nạt.
Tôi sẽ giải thích thêm tại sao sau khi giật lại 5 cây bút chì, tôi lại bảo con gái tặng lớp trưởng 2 cây. Cách tôi dạy con khác hoàn toàn với đại đa số cha mẹ. Những cha mẹ khác thường chỉ dạy con học giỏi, ngày càng tiến bộ để lớn lên có thể kiếm một công việc tốt, kết quả con cái lớn lên rồi chẳng biết làm gì cả ngoài tìm việc làm.
Tôi luôn dạy con gái rằng trong lớp có người giỏi Toán, người giỏi Ngữ văn, người giỏi Tiếng Anh. Thành tích của họ tốt đến vậy, lớn lên chắc chắn sẽ đi làm. Công việc của con khi lớn lên là sắp xếp công việc cho họ làm cho tốt.
Cha mẹ khác chỉ bảo con học giỏi, tôi lại huấn luyện năng lực lãnh đạo cho con từ nhỏ. Nếu con của bạn có thể lãnh đạo trẻ khác chơi đùa, trở thành vua trẻ con, nghĩa là con bạn có năng lực lãnh đạo người khác. Tôi bảo con gái tặng 2 cây bút cho lớp trưởng và kết bạn với lớp trưởng để huấn luyện khả năng hy sinh, trở thành vua trẻ con, huấn luyện năng lực lãnh đạo lớp trưởng.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy nhiều người trở thành kẻ thống trị đều có một điểm chung là khi còn nhỏ đã là vua trẻ con. Hãy nói về vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: “Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi, thổi cơm.”
Có thể thấy thửa ấu thơ, Đinh Tiên Hoàng đã là vua trẻ con của một nhóm người như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng ông đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. (Thật lòng mà nói, tôi cho rằng giai đoạn “Thập nhị sứ quân chi loạn” này cũng có thể coi là một thời kỳ chiến quốc của Việt Nam, tương tự như thời Xuân Thu – Chiến Quốc của Trung Quốc.)
Mỗi ngày, vua trẻ con đều nghĩ cách khiến trẻ nghe lời mình và đối phó với những đứa không nghe lời. Vì vậy, chúng ta nên khuyến khích con trẻ trở thành lớp trưởng càng nhiều càng tốt. Hãy nhớ, phải tạo điều kiện và dùng mọi cách để chúng đạt được vị trí này. Nếu không làm được lớp trưởng, hãy huấn luyện cho chúng khả năng lãnh đạo lớp trưởng.
Ngay từ nhỏ phải học cách hy sinh. Tôi nhớ có câu nói nổi tiếng nói rằng: “Không sợ lãnh đạo có nguyên tắc, chỉ sợ lãnh đạo không có sở thích”. Hai câu này là cốt lõi của năng lực lãnh đạo.
Lý do con người muốn bạn lãnh đạo họ là vì họ tin rằng có thể thu được lợi ích từ bạn. Mọi người còn nhớ khi còn nhỏ chúng ta thích chạy theo đàng sau ai nhất?
Nói thẳng ra, ai cho chúng ta đồ chơi là chúng ta chơi với người đó, ai cho chúng ta đồ ăn là chúng ta nghe lời người ấy.
Sức hấp dẫn thực sự của một nhà lãnh đạo nằm ở khả năng chi tiêu rộng rãi và phương pháp của họ. Chỉ cần bạn sẵn sàng chi tiêu, biết cách chi tiêu, bạn sẽ ngay lập tức thiết lập hình tượng thần thánh trong lòng họ. Chỉ cần bạn là người keo kiệt trong nhóm, dù bạn làm gì cũng không thể bù đắp được, vì họ biết mình sẽ không bao giờ được lợi từ bạn nữa và sẽ không muốn được bạn lãnh đạo.
Điều này giải thích tại sao nhiều người học giỏi chỉ làm nhân viên, trong khi nhiều người học kém lại dẫn dắt anh em khởi nghiệp làm chủ. Vì những người học giỏi ở trường chỉ tìm hiểu trong sách vở, còn những người học kém thì tìm hiểu con người, họ am hiểu bản chất con người.
Những người học kém quá buồn chán, không có gì để làm, cả ngày chỉ mơ tưởng về việc sau này trở thành ông chủ, để hiệu trưởng nghiêm khắc đến làm thư ký cho mình.
Tôi bảo con gái đòi lại bút chì, rồi tặng đi có 2 mục đích:
1. Lớp trưởng sẽ không dám bắt nạt con gái tôi nữa
2. Con gái không chỉ không tạo ra kẻ thù mới mà còn có một người bạn tốt
3 bí quyết dạy ngược
1. Cho trẻ làm quen với luật rừng từ nhỏ
Cha mẹ thường dạy chúng ta từ nhỏ rằng lớn lên phải kiếm một công việc ổn định, đừng nói năng hấp tấp, đừng động vào tiền bạc, kết quả như mong đợi, chúng ta trưởng thành theo cách của họ, vì thực sự chúng ta nghèo quá không có tiền động vào.
Từ nhỏ chúng ta được dạy khái niệm nghèo khó, dạy làm người yếu đuối, chúng ta khinh thường người giàu có, tránh xa họ, thậm chí thù ghét. Chúng ta tin rằng người nghèo mới là người tốt, người nghèo mới có tấm lòng nhân hậu, chúng ta giữ cho thế giới nội tâm của trẻ nhỏ không bị ô nhiễm.
Cho đến khi trẻ bước vào xã hội, đa số đều không thể thích nghi với luật rừng của xã hội. Chúng phát hiện xã hội hoàn toàn trái ngược với thế giới mà chúng được hiểu, vì từ nhỏ chúng đã khinh ghét người giàu có nên chúng không biết cách kiếm tiền. Vì chúng tin con người vốn thiện nên chúng không thể đối phó khi bị những kẻ xấu lường gạt trong kinh doanh, khiến chúng không thể hiếu kính với cha mẹ, để cha mẹ trở thành những người già cô đơn tủi cực, không phải vì chúng bất hiếu mà vì bất lực.
Chúng ta không thể thực hiện trách nhiệm và tình thương với con cái, khiến chúng trở thành đứa trẻ bị tụt lại, không phải vì chúng ta tàn nhẫn mà vì kém cỏi. Nếu không cho trẻ học cách đấu tranh quyền lực, lớn lên chúng chỉ có một kết cục là cừu vào nanh hổ.
Người mạnh mẽ được rèn luyện từ nhỏ, khi con cái còn nhỏ, bố mẹ nhất định phải nghiêm khắc với chúng một chút, tạo ra cho chúng sự thất bại và đả kích, bạn ở nhà đã đủ bắt nạt chúng, chúng ra ngoài sẽ ít bị người khác bắt nạt, bạn ở nhà đã mắng nhiều, đã đánh đủ, khi chúng ra ngoài, mới có thể có khả năng chống chịu sự thất bại mạnh mẽ hơn.
Có những đứa trẻ, ở nhà bị cha mẹ cưng chiều đến mức không còn ra dáng, tôi trong lòng nói, cứ đợi đấy, những ngày xui xẻo ở phía sau kia kìa, khi ra xã hội, không phải ai cũng là cha mẹ ruột của chúng, ai sẽ yêu thương chúng như thế? Ai sẽ quan tâm đến cảm xúc của chúng?
Bạn không thể chiều chuộng chúng suốt đời, đừng để chúng phát triển thành thói quen được chiều chuộng, qua áp lực và thất bại mà bạn tạo ra ở nhà, để chúng học cách đánh giá tình hình, tiến thoái lựa chọn, nếu đánh được thì đánh, không đánh được thì nói chuyện, nói không xong thì chạy, không chạy được thì chịu.
Tóm lại là phải học cách giảm thiểu tổn thương cho bản thân mình đến mức thấp nhất, để học cách đối mặt và chịu đựng áp lực, đây mới là trí tuệ, xã hội tương lai sẽ đối xử với chúng như thế nào, bạn ở nhà đã nên đối xử với chúng như thế, khi trẻ em còn nhỏ, nếu bạn thành công giúp chúng vượt qua mọi thất bại, thì khi chúng lớn lên, chúng sẽ thất bại trong việc vượt qua mọi thành công.
2. Nuôi dưỡng ý thức cạnh tranh
Trong phòng họp của Công ty Sữa Mengniu, có treo một bức tranh, trên đó vẽ một con sư tử và một con linh dương, có đoạn văn như sau: Vào buổi sáng trên đồng cỏ châu Phi, con linh dương tỉnh giấc, nó biết cuộc đua mới lại bắt đầu, đối thủ vẫn là con sư tử chạy nhanh nhất, muốn tồn tại, nó phải chạy hết tốc lực. Mặt khác, áp lực với con sư tử cũng không nhỏ, nếu không đuổi kịp con linh dương chậm nhất, thì sẽ không có gì để ăn. Khi mặt trời mọc, hãy chạy hết sức để sinh tồn!
Chúng ta phải cho trẻ hiểu ngay từ nhỏ rằng, mọi lợi ích đều không rơi từ trên trời xuống, mà phải đạt được thông qua cạnh tranh.
Thành công của chúng ta đều dựa trên sự mạnh mẽ của bản thân và thất bại của đối thủ. Làm thế nào để nuôi dưỡng ý thức cạnh tranh cho trẻ?
Có thể tôi khá bảo thủ, nhưng nếu chỉ là sở thích mà không đi kèm năng khiếu bẩm sinh thì tốt nhất vẫn là không nên cho trẻ theo học âm nhạc, hội họa, thư pháp, những hoạt động nghệ thuật như vậy. Chúng ta nên cho chúng học cờ vây, cờ tướng, cờ quân sự – những môn thể thao đối kháng. Để chúng có ý thức đối kháng ngay từ nhỏ, có quan niệm phải đánh bại đối thủ, nếu thua cũng sẽ rèn luyện khả năng chống chịu thất bại. Nhiều ông chủ giàu có rất thích các hoạt động cờ bạc, họ không ngừng tăng cường ý thức cạnh tranh của mình. Tại sao tôi không khuyến khích quá nhiều môn thể thao thể lực? Vì thể thao thể lực sẽ làm giảm sự rèn luyện tư duy.
Tôi không phản đối thể thao, rèn luyện là để có một cơ thể khỏe mạnh, từ đó có thể cạnh tranh tốt hơn, nhưng cuối cùng vẫn là nên tập trung vào cạnh tranh về tư duy, nhận thức.
3. Huấn luyện tư duy quyền mưu
Hãy cho trẻ đọc nhiều sách trước thời Hán Vũ Đế hơn, như Hàn Phi Tử, Quỷ Cốc Tử, Tả Truyện, Binh Pháp Tôn Tử – những loại sách như vậy. Trẻ phải học tư duy kiếm tiền từ nhỏ, bất kỳ tư tưởng nào không kiếm được tiền đều là giả tưởng, chiếc ví là thước
đo duy nhất để kiểm tra tư tưởng đúng sai của bạn.
Một lần, con gái tôi biểu diễn ở trường, khi về nhà tô vẽ một chút son phấn. Tối đến khi ăn cơm, với đôi mắt sắc sảo, vợ tôi nhận ra đứa con gái lấy đồ trang điểm của cô ấy để tô vẽ vì cô ấy dùng màu son cà chua khô.
Cô ấy hỏi con gái có lấy đồ trang điểm của mẹ không, con bé
sợ bị đòn nên cứng đầu phủ nhận. Vợ tôi tức giận, đánh một trận và nói: “Mới 7 tuổi mà đã dám nói dối, lớn lên có phải dám ăn trộm ăn cắp không hả”. Tối đó, vợ tôi kể lại chuyện này với tôi và tự hào về cách dạy dỗ của mình. Tôi nghe xong thì sốc, tôi nói: “Đứa trẻ nói dối thì đánh nó làm gì?”
Vợ tôi nói: “Chồng à, anh đang đùa sao? Anh điên rồi hay sao? Nói dối mà không đánh à?” Tôi hỏi cô ấy nhỏ nhẹ: “Tháng trước có lần nào em nói dối không?” Cô ấy ngạc nhiên một lúc rồi ậm ừ “Không”. Tôi lặp lại câu hỏi, cô ấy vẫn trả lời “không”. Tôi nói: “Có lần em đi nhậu cùng bạn bè, mẹ gọi, em nhắn tin là đang đi mua sắm, em quên rồi sao?” Cô ấy không thể phủ nhận nữa, nói: “À ừ, nhưng mà…cái đó khác”. Thực ra vợ tôi thường nói dối, không chỉ lần đó. À quên, nói luôn là tôi cũng thường nói dối. Tôi nói với vợ: “Con bé nói dối em đánh nó, còn khi em nói dối thì ai đánh em?”
Ôi vợ ơi, cần phải trưởng thành hơn nữa. Nếu cứ đánh mắng và bắt nó nghe lời như thế, đứa trẻ không còn chút kỹ năng sinh tồn nào, lớn lên nó kiếm sống ra sao trên thị trường, không phải trực tiếp trở thành vô dụng sao?
Tôi bảo con gái: “Con không được tuyệt đối không nói dối, nhưng tiền đề là nói dối phải mang lại lợi ích cho người khác mới được”. Con gái ngơ ngác nhìn tôi: “Bố à, đó có phải là ‘nói dối vì thiện ý’ không?” Nghe con nói vậy, tôi rất vui, ranh mãnh hơn vợ tôi cả đoạn đường. Đường Tăng miệng thì nói ra tu hành không nói dối, nhưng lại bảo Tôn Ngộ Không đội cái mũ đẹp lên. Sau khi bị Đường Tăng niệm chú gậy sắt, Tôn Ngộ Không nói: “Thầy lừa con”. Đường Tăng đáp: “Thầy cũng vì lợi ích của con mà thôi”.
• Thủ đoạn ngoan hiểm + Tấm lòng nhân hậu = Đức Phật
• Thủ đoạn ngoan hiểm + Tâm địa hung ác = Kẻ xấu xa
• Không có thủ đoạn + Tấm lòng nhân hậu = Người vô dụng
Khi dạy dỗ con trẻ, chúng ta không chỉ truyền đạt một tư tưởng đơn thuần là làm người hiền lành, ngoan ngoãn, trở thành người tốt. Chúng ta cần cho chúng trở thành nhân vật tài đức song toàn, quy tụ các tư duy:
• Lòng dũng cảm của kẻ cướp
• Kỹ năng của tên trộm
• Sự khôn ngoan của gã lừa đảo
• Sự chân thành của nhà buôn
• Hệ thống của chính trị gia
• Nền tảng văn hóa của nhà văn
• Niềm tin của nhà tu hành
Từ nhỏ, trẻ phải học tất cả những điều này. Chỉ có tích hợp đủ các yếu tố trên, trẻ mới trở thành nhân vật đứng trên đỉnh cao quyền lực và tiền tài.
10 notes · View notes
vanmenh-bongcuc · 11 months
Text
Tumblr media
cây cam trước sân vừa ra quả
nắng ghé sang hỏi thăm bầy chim sẻ
mẹ có còn nhắc về thời son trẻ
trước hiên nhà sỏi đá cũng thành thơ
cây hồng gai thuở ấy trong cơn mơ
mẹ có còn nhặt lá tìm lũ sâu
để một ngày tóc phai bạc mái đầu
vườn của mẹ có thắm lại ngày xanh.
-
hoannhien.
17 notes · View notes
hihegall · 4 months
Text
- Sao ngày xưa mẹ bắt con làm nhiều việc nhà thế mà giờ cái gì mẹ cũng không cho con làm?
- Ngày xưa mẹ sợ m ra đời không tự lập được nên mới bắt, giờ m lớn rồi mẹ chỉ cần m khoẻ mạnh thôi.
Từ bé đến giờ mình được bố mẹ lo cho không thiếu một cái gì, chỉ cần mình thích và nói ra nếu như không quá đáng thì được đáp ứng hết. Mình hay nghe người ta nói “nuôi con gái trong giàu sang” cũng đúng vì ngày bé ngay cả khi gia đình khó khăn mình vẫn được mời gia sư riêng về dạy thêm, được đi học mấy môn năng khiếu rồi quần áo váy vóc của trẻ con không thiếu một cái gì.
Lúc bé mình được sống hạnh phúc lắm, mình có tuổi thơ em đềm đến mức mà gia đình khó khăn mình còn không biết 🥲 bố mẹ chưa bao giờ kêu than về việc kinh tế gia đình xuống dốc thì mình phải thế này thế kia, hay bây giờ nhà mình nghèo lắm con phải thế này thế kia,… chưa bao giờ mình nghe bố mẹ mình nói chuyện tiền bạc với mình vì mẹ mình sợ lớn lên mình chỉ biết có tiền, chỉ mải mê chạy theo đồng tiền mà bất chấp tất cả.
- Bố mẹ sinh con ra thì tất nhiên phải lo cho con rồi. Còn áp lực của người lớn thì con cứ để người lớn lo.
..
Lớn lên một tí bố mẹ mình bắt đầu khó hơn, mẹ luôn đặt ra giờ giới nghiêm kiểu như cấp 2 phải về trước 10h tối, cấp 3 thì về trước 11h, cơm ở nhà luôn luôn nấu nên không ăn thì phải báo trước chứ không có chuyện đến giờ ăn cơm mới báo. Đi đâu chơi cũng được, đi với ai cũng được nhưng phải nói một câu. Mẹ mình không c/ấm mình chơi với ai cả, nhưng vòng bạn bè của mình mẹ đều muốn biết để lỡ có chuyện gì mẹ còn biết đi tìm mình.
Mẹ dạy mình làm tất cả mọi thứ từ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, tự chăm sóc bản thân đến những vấn đề riêng tư của con gái. Nên cho dù mình gh/ét nấu ăn mẹ vẫn bắt mình nấu được một mâm cơm gia đình tử tế để sau này lớn lên có thể tự lo nấu cho mình.
Ngày xưa mình gh/ét bố mẹ lắm, vì tại sao mà bố mẹ mình dễ tính với người ngoài nhưng chỉ khó với mình thôi. Mình trẻ con đến mức còn tưởng mình là con nuôi được nhặt về vì tại sao bố mẹ mình khó thế. Sau này lớn rồi, tự lo cho mình được rồi thì tự dưng bố mẹ mình dễ tính đến lạ kì. Chẳng ai quản mình nữa, đến nhà cũng không bắt mình quét, ăn cơm xong bát cũng không cần mình rửa:
- Lớn đến thế này rồi, mẹ không cần gì nữa cả mẹ chỉ cần con về nhà thôi.
Có một điều nữa mình thấy khá hay mà mẹ nói với mình rằng: mẹ không bắt con ra đời phải chịu thiệt, mẹ cũng không muốn con thiệt thòi với ai, nhưng có những chuyện nếu như nhẫn nhịn mà êm đềm được thì con nên nhẫn nhịn. Nhịn không phải là nhục nhưng nếu như nhịn một tí có thể bỏ qua tất cả mọi chuyện thì con nên làm điều ấy.
“Mẹ mong rằng chuyện gì con cũng nên nói với mẹ”. mình luôn biết rằng có nhiều người chuyện gì cũng giữ cho riêng mình, không dám nói với bố mẹ vì gia đình khó quá sợ nói thì sẽ to chuyện. Chắc hiểu được vấn đề này cho nên mẹ mình luôn rào trước với mình một câu “chỉ cần có nói ra thì mẹ có thể giải quyết tất cả cho con”. Cho nên mình nghĩ rằng nếu như bố mẹ sẵn sàng lắng nghe thì mình có thể chia sẻ tất cả mọi thứ. Mình lớn lên với tâm thế dù bất cứ chuyện gì xảy ra mình vẫn có thể về nhà.
Lớn lên mình vứt ở đâu cũng sống được, có thể tự lập kiếm tiền và lo tốt cho bản thân. Mình đã từng chịu thiệt thòi, đã từng th/ất b/ại, cũng từng thất nghiệp nhưng chưa bao giờ mình cảm thấy cô độc. Mình vẫn là một đứa trẻ năm nào ở trong mắt bố mẹ, mình vẫn có nơi để về, mình vẫn có người che chở và cứ thế mình lớn lên trở thành một đứa trẻ hạnh phúc 💕
5 notes · View notes
bacxiunhieusua · 9 months
Text
140124
Mấy nay đi làm như vô hồn, cảm thấy chính mình cũng chểnh mảng. Thấy mình yếu kém, thấy mình thụt lùi so với rất nhiều người xung quanh. Cảm giác cứ phải viện lí do là lượt cho bản thân qua mỗi ngày.
Nhưng mà chắc ông bà thương, nên phù hộ lắm.
Ông bà cũng phải chở che cho gia đình con và cả gia đình cô nữa nha. Con xin đấy.
Bà ngoại của chị chung team mất. Mình không sợ không khí đám tang. Cái cảm giác mất mát gần nhất chắc là khi ông ngoại mất. Mình còn quá nhỏ. Chỉ biết thấy người ta khóc thì mình khóc theo. Sự gắn kết với ông không đủ lớn để mình thấy đau đơn với cái tuổi đó. Chỉ là mình biết, ông không còn thì tình thương ông bà coi như chẳng còn để mà cảm nhận được nữa. Vì dù còn bà ngoại, mà bà ngoại không thương, thì cũng gọi là chẳng có gì.
Nhưng mà, mình sợ hãi với cái lúc người ta vào ra thắp hương vái lạy, trống kèn vang lên, ám ảnh làm mình sợ. Nườm nượp, ầm ĩ vậy đó. Vì sao phải làm vậy nhỉ, mình cứ thắc mắc. Chỉ thế thôi.
Có lúc mình cũng nghĩ đến bà ngoại mình, ngoại có tuổi rồi, đứa cháu bị hắt hủi nhiều nhất này đây lại là kẻ gần bên ngoại, thăm ngoại nhiều nhất. Nên dù có ra sao, mong ông ngoại hãy cứ để bà ngoại sống đời với con cháu. Vì ngoại có thể không làm tốt vai trò của bà, nhưng ngoại là mẹ của mẹ con, con sợ mẹ con đau khổ, và cũng khó khăn lắm con mới có thể mở lòng với ngoại sau ngần ấy thời gian tệ hại đã trải qua trong tuổi thơ. Xin ngoại hãy bình an khoẻ mạnh.
Mấy nay, thỉnh thoảng mình bị nhớ lại khoảng thời gian năm 2022, lúc đó trầm cảm thì thiệt, tiêu cực cũng thiệt, bế tắc cùng cực cũng thiệt. Nhưng mà giai đoạn đó mình cũng gặp gỡ và nói chuyện, tìm hiểu và bản lĩnh làm những thứ mình rất muốn làm. Và thật thì nó vui, mình luôn biết mình hợp với điều gì. Khoảng thời gian đó có anh Bí, có chú, có một vài điều điên cuồng khác. Để giờ mình vẫn đôi khi hoan hoải nhớ lại.
Nghe trông như đang hoài niệm, chỉ là dạo này tẻ nhạt với cuộc sống ngày làm tối về ngủ, mình nhớ cảm giác tiệc tùng vui chơi chớp nhoáng, những cuộc nói chuyện biết thêm về một cuộc đời khác, mình nhớ âm thanh ồn ào của mấy quán rượu, không khí mát mẻ trời đêm khuya của SG, gió thổi căng cả lồng ngực với lon bia trên tay. Những lúc say lúc tỉnh đó, mình còn thấy tuổi trẻ mình rực rỡ hơn. Mình hợp với náo nhiệt, nhưng mà có khi cả tuần đều đi chơi thì lại thấy mệt tới mức thèm có ngày ở nhà nấu cơm ăn. Đôi khi thì nghiện cảm giác dậy sớm đi làm sớm về sớm nấu cơm dọn nhà lên giường ngủ sớm. Nó cứ đổi liên tục nhìn mình như đa nhân cách tới nơi. Bởi vậy nên mình chưa sẵn sàng cho hôn nhân. Mình sợ chưa chơi đủ, cái tính nông nổi đi nhậu giấc nửa đêm tờ mờ sáng của mình chưa hết.
Nói chung là thèm đi chơi lại rồi mà cũng lười dữ lắm. Đúng là dở ương. Mình cũng không hiểu mình.
Nghĩ đến cảnh qua Tết lại sắp phải đi Hà Nội công tác lại mình sợ hãi đến run rẩy. Cơn ác mộng tháng 9 vừa rồi còn chưa trôi qua khỏi cuống họng. Căng thẳng lắm trời.
Thích nhậu mà sợ bụng bự dã man. Nhưng mà không có bia rượu thì cuộc sống mình chắc sẽ vất lắm, vất nội tại bên trong thôi. Nhìn không khác gì nghiện rượu nhưng mà đâu có đâu nha. Sở thích thôi, ke ke 🫶🏻
Chồng con tôi sau này sẽ nên là người lo tôi bỏ nhà bỏ cửa đi nhậu hơn là tôi lo chồng tôi sẽ làm việc đó. Nhưng sẽ thật zui nếu được nhậu với chồng.
8 notes · View notes
decemberwind · 1 year
Text
Tumblr media
MOTHER WOUND - Vết Thương Của Mẹ Và Nỗi Đau Giữa Các Thế Hệ Phụ Nữ Tiếp Theo
Chúng ta có xu hướng nghĩ về mối tình đầu của mình là người yêu thời thơ ấu hoặc người yêu thời trung học, hay những người khiến chúng ta "khắc cốt ghi tâm"... nhưng hãy nhớ lại xem có phải mọi sự của bạn đều bắt đầu từ mẹ không. Mối quan hệ mẹ con là một ảnh hưởng sâu sắc quan trọng dạy chúng ta cách chúng ta yêu và tìm thấy sự an toàn trên thế giới. Trong khi những người mẹ thường được coi l�� người quản lý vĩnh viễn với sự hướng dẫn tận tình và sự hỗ trợ vững chắc, thì danh tính của một người mẹ luôn phức tạp hơn thế nhiều. Là phụ nữ, những người mẹ sống trong một thế giới lệch lạc sâu sắc, và nếu những thông điệp độc hại đó không được hệ thống niềm tin của họ xử lý, họ có thể vô tình truyền những gánh nặng này cho con cái của họ. Nỗi đau mẫu hệ này đôi khi được gọi là vết thương lòng của mẹ.
❣️ Vết thương của mẹ là gì?
Đừng nhầm lẫn khái niệm này là chỉ vết thương của người mẹ, nó chỉ đúng một phần mà thôi. Theo định nghĩa đúng "Vết thương của mẹ" hay "mother wound" là một khái niệm nói lên nỗi đau thế hệ được thừa hưởng và truyền lại giữa bà, mẹ và con gái do sống trong một nền văn hóa gia trưởng áp bức phụ nữ.
Nhà tâm lý học Nadine Macaluso từng chia sẻ trên tạ chí mindbodygreen.com: "Bầu không khí văn hóa áp bức phụ nữ của chế độ phụ hệ tạo điều kiện cho phụ nữ nghĩ mình là 'kém hơn, không xứng đáng và không xứng đáng' . Khi tồn tại trong một xã hội như vậy, phụ nữ thường lớn lên trong nội tâm và sau đó thực hiện những thông điệp buông thả nhằm mục đích xã hội hóa họ trở thành một "cô gái tốt", một cô gái nhỏ bé, dễ chịu, bao dung và cuối cùng là mất kết nối về mặt tinh thần khi họ bỏ mặc và mất giá trị để chăm sóc người khác trước. Những áp lực này có thể khiến họ triệt tiêu hết khả năng và cách thức tự nhiên của mình để phục vụ hệ thống gia đình".
Nếu không được giải quyết, chấn thương này sẽ di truyền sang thế hệ tiếp theo. Những cô gái được nuôi dưỡng bởi những người mẹ đã tiếp thu những thông điệp tiêu cực này cũng lớn lên ngoan ngoãn tuân theo những tiêu chuẩn áp bức, được học đó để kết nối với mẹ và tương tác với môi trường xung quanh.
Macaluso giải thích: “Vết thương lòng bao gồm các cơ chế đối phó của phụ nữ bị rối loạn chức năng: hy sinh nhu cầu của họ, từ chối quyền lực và tiềm năng của họ, và từ bỏ tính xác thực của họ. "Những chiến lược này ảnh hưởng đến các mô hình rối loạn chức năng gia đình [như] hy sinh bản thân, từ chối bản thân và bỏ rơi bản thân, trở thành những đặc điểm rối loạn chức năng cao ở tuổi trưởng thành."
Theo Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Jennifer Wolkin, vết thương trên người mẹ không phải là một chẩn đoán sức khỏe tâm thần thực sự, nhưng bà mô tả nó là một dạng chấn thương phức tạp giữa các thế hệ. Cô giải thích: "Bạn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phản ứng chấn thương của chính mẹ bạn. Theo một cách nào đó, bạn gắn bó với những tổn thương của mẹ, bao gồm cả niềm tin giới hạn và cơ chế đối phó".
❣️ Ai thường trải qua "mother wound"?
Trẻ em (thường là con gái, nhưng đôi khi cũng có con trai) được cho là sẽ trải qua vết thương lòng từ mẹ nếu mẹ của chúng:
▪ Cung cấp hỗ trợ bằng cách chăm sóc các nhu cầu vật chất của trẻ em, nhưng không dành tình yêu thương, sự quan tâm và sự an toàn.
▪ Không cung cấp sự đồng cảm để phản ánh cảm xúc của đứa trẻ và giúp chúng ghi nhãn và quản lý những cảm xúc đó
▪ Không cho phép đứa trẻ thể hiện cảm xúc tiêu cực.
▪ Mong đợi sự hỗ trợ của đứa trẻ với các nhu cầu thể chất hoặc tình cảm của chúng.
Không ở bên cạnh đứa trẻ vì phải làm việc hoặc vì chúng bận rộn với những sở thích riêng của chúng (Tuy nhiên, hãy lưu ý: Bạn có thể là một bà mẹ đi làm - thậm chí là một bà mẹ đơn thân đang làm việc - mà không cần thấm nhuần vết thương lòng của người mẹ!)
▪ Bản thân đã bị lạm dụng tình cảm hoặc thể chất, không chịu đựng được tổn thương và do đó không thể cung cấp tình yêu và sự nuôi dưỡng.
▪ Có một tình trạng sức khỏe tâm thần không được điều trị.
▪ Nghiện rượu hoặc nghiện ma túy trong nhiều năm.
"Mother wound" không phải là một chẩn đoán cụ thể - mặc dù nó có thể đau đến mức bạn chắc chắn rằng nó đảm bảo cho một vết thương. Mặc dù cả con gái và con trai đều có thể cảm nhận được tác động của việc mẹ dẫn đến "mother wound", nhưng nó thường được coi là vết thương từ mẹ sang con gái.
Nhà tâm lý học Mary Ainsworth từng viết: "Người mẹ không chỉ tác động đến ở thời thơ ấu mà còn ảnh hưởng đến hiện tại các mối quan hệ trong tương lai của đứa trẻ. Có nghĩa là, một đứa trẻ mắc phải "mother wound" có nhiều khả năng sẽ duy trì mối quan hệ kiểu này với con cái của chúng".
❣️ "Tôi có bị "mother wound"?"
Bằng cách nhìn lại trải nghiệm thời thơ ấu của bạn và sử dụng nó như một ống kính để hiểu trải nghiệm trưởng thành của bạn, chúng ta có thể bắt đầu làm sáng tỏ câu trả lời cho câu hỏi này.
Cảm giác bị mẹ coi thường, bỏ rơi hoặc hiểu lầm có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng cô lập. Nó khiến bạn cảm thấy như một người ngoài cuộc, gây ra sự thiếu tự tin và khiến bạn khó tin tưởng vào cảm xúc của chính mình. Do tính chất mất phương hướng của chấn thương này, phụ nữ thường gạt bỏ sự liên quan của câu chuyện của họ, khó gỡ rối những gì đang thực sự diễn ra sau cánh cửa đóng kín.
"mother wound" có thể biểu hiện như các vấn đề về sự gắn bó, kiểu phụ thuộc vào đồng loại, trầm cảm và lo lắng, ăn uống rối loạn và lạm dụng chất gây nghiện. Những thách thức về sức khỏe tâm thần đang gây ra khó khăn đáng kể trong hoạt động hàng ngày thường khiến đứa trẻ trưởng thành phải tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia.
Theo thời gian, các khuôn mẫu trong suy nghĩ, cảm giác và các mối quan hệ giữa các cá nhân xuất hiện và chỉ ra một chấn thương tâm lý của người mẹ cần được chăm sóc. Những đặc điểm chung của những phụ nữ đang phải chống chọi với "mother wound" bao gồm:
▪ Làm tê liệt chủ nghĩa hoàn hảo.
▪ Thiếu sự tự tin.
▪ Các mô hình tự phá hoại trong các mối quan hệ giữa các cá nhân.
▪ Một cuộc đối thoại nội tâm tàn khốc mà lắng đọng và đập tan.
▪ Thiếu động lực để bắt đầu hoặc hoàn thành các dự án mới.
▪ Một cảm giác sâu xa về sự không xứng đáng.
▪ Sợ trở thành một người mẹ cáu gắt và độc tài.
▪ Niềm tin rằng sẽ không có gì là "Đủ tốt".
❣️ Những gì chúng ta có thể làm để khắc phục và chữa lành vết thương từ mẹ
Có rất nhiều cách để bạn có thể vượt qua vết thương này, chúng tôi đã tổng hợp một vài bước đơn giản để bạn có thể cảm thấy ổn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng bạn không nên xem đó là "phương thuốc chữa bệnh", chỉ nên tham khảo, nếu không có tác dụng hãy tìm đến một chuyên gia có kinh nghiệm.
Các bước quan trọng để giải quyết vết thương lòng ở mẹ là:
▪ Thể hiện nỗi đau: Bước đầu tiên trong việc chữa lành chấn thương là nhận ra rằng nó ở đó.
▪ Yêu thương bản thân và thực hành chăm sóc bản thân: Điều quan trọng là phải nhận ra rằng việc nuôi dạy trẻ không phải là lỗi của trẻ. Điều này giúp bạn có thể bỏ qua những hình ảnh tiêu cực về bản thân bắt nguồn từ đó. Nó cũng cho phép tự chăm sóc bản thân theo những cách mà trước đây có thể cảm thấy tự mê.
▪ Tiếp xúc với cảm xúc của bạn: Có thể dừng lại, cảm nhận những gì bạn đang cảm thấy và đặt tên cho cảm giác đó là điều quan trọng để phát triển khả năng tự nhận thức.
▪ Tìm kiếm sự tha thứ: Vượt qua cơn thịnh nộ của bản thân con bạn là điều cần thiết để chữa lành. Với quan điểm rõ ràng của người lớn, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những cuộc đấu tranh dẫn đến việc phải chăm con nhỏ. Điều này giúp bạn có thể tha thứ cho những khó khăn và buông bỏ oán giận.
Liệu pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vết thương cho mẹ. Nó cung cấp một môi trường an toàn để khám phá những cảm giác không mong muốn, không được yêu thương hoặc bị phớt lờ của con bạn. Nó giúp tạo ra một bức tranh tinh thần và cảm xúc tích cực về cuộc sống hiện tại của bạn. Cuối cùng, nó cung cấp hướng dẫn trong việc thiết lập ranh giới lành mạnh với mẹ của bạn, điều này có thể cho phép mối quan hệ của bạn phát triển theo những hướng tích cực hơn.
---
Nguồn: https://makeitvietnam.com/
18 notes · View notes
ngocha09 · 8 months
Text
Mẹ viết cho con
Mẹ không buồn sinh con là con gái Chỉ thương con, đời đè nặng đôi vai Mắt lệ tràn lặng lẽ mỗi sớm mai Trông ngóng chồng những đêm dài ngơ ngác Bên nhà chồng con giống như trẻ lạc Lóng ngóng, vội vàng sợ ánh mắt ai Chẳng dám một lời dù biết họ đã sai Ôm con thơ tiếng thở dài đêm vắng Mong cho con 1 cuộc đời may mắn Được tấm chồng, sâu nặng biết yêu thương Biết chở che con những lúc bất thường Biết đỡ đần, biết tiến lui nhường nhịn Hiểu vợ mình từ những điều sâu kín Là bờ vai cho con vịn sớm hôm Biết lí lẽ trên đời, biết khéo khôn Để vợ không phải cô đơn thầm khóc Biết cùng nhau vượt qua thời cực nhọc Chắc tay chèo trước sóng gió, phong ba Sống bên nhau hạnh phúc đẹp tựa hoa Đến xế chiều vẫn mặn mà đầm ấm...
7 notes · View notes
nhungcuonsachhay · 11 months
Text
Phố Ta - Lưu Quang Vũ
Tumblr media
Phố của ta Những cây táo nở hoa Mùa thu đấy Thân cây đang tróc vỏ Con đường lát đá Nghiêng nghiêng trong sương chiều.
Năm nay cà chua chín sớm Trên quầy hàng đỏ hồng Chị thợ may đi lấy chồng Chị thợ may góa bụa Năm nay tôi mặc đồ đen.
Bác đưa thư, có thư ai đấy? Bác đưa thư kéo chuông Ti-gôn hoa nhỏ Rụng đầy trước hiên.
Riêng bác thợ mộc già buồn bã Thở khói thuốc lên trời Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây Bà giáo về hưu ngồi dịch sách Dậy cậu con tiếng Pháp Suốt ngày chào: bông-dua.
Phố của ta Phố nghèo của ta Những giọt nước sa Trên cành thánh thót Lũ trẻ lên gác thượng Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.
Em chờ anh trước cổng Con chim sẻ của anh Con chim sẻ tóc xù COn chim sẻ của phố ta Đừng buồn nữa nhá Bác thợ mộc nói sai rồi Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Con chim sẻ tóc xù ơi Bác thợ mộc nói sai rồi.
Nhà thơ Lưu Quang Vũ
12 notes · View notes
muathangchins · 4 months
Text
Tuổi Thơ Dữ Dội
Lời giới thiệu
Hi con gái bé bỏng, không biết khi nào con mới đủ lớn để biết đọc chữ và có thể hiểu được nghĩa những câu chuyện này. À mà bố nó vậy thôi chứ sự đáng yêu của con lúc này là vô giá nhất. Vì lúc này con luôn nép trong vòng tay của bố mẹ, khoảnh khắc này là một đặc ân của trời ban cho thiên sứ làm bố mẹ. Và vòng xoay cuộc đời thì con rồi cũng sẽ lớn lên và rời xa bố mẹ như cách bố mẹ rời xa bố mẹ của mình.
Và trên chặng đường lớn lên của con sẽ có đôi khi con gặp những chuyện mà bố đã từng trải qua. Nên bố nghĩ mình sẽ viết về cuộc đời của mình cho con kinh lược qua một vài chuyện.
Chương một: Mẫu giáo
Bố vẫn nhớ ngôi trường bằng gỗ nằm ở đường trần hưng đạo. Có hàng rào gỗ đóng tạm bợ vây quanh lấy khuôn viên trường. Bố chẳng nhớ mình đi học từ khoảnh khắc nào, bố chỉ nhớ là mình rất thích đu bám lên tường rào gỗ tạm bợ đó cùng lũ nhóc. Thời của bố không có những loại đồ điện tử. Chỉ là đồ chơi thủ công, bố luôn ấn tượng lúc ấy mình có cây kiếm ngắn tin hin 20cm nó gợn sóng từng nếp mà bố cứ ví như mái tôn, mặc dù nếp gợn của nó nhỏ gọn nhiều. Và không hiểu vì sao bố nhớ mãi thanh kiếm được gắn dây nơ màu đỏ ấy mãi.
À mà còn cái trò chong chóng tre như của nobita bằng nhựa nữa. Cứ dùng hai tay miết một lực với nhau cho nó bay lên. Trò ngô nghê nhưng lũ trẻ con cứ mê mẫn làm mãi miết không biết chán.
Khoảnh khắc đi học mẫu giáo là khoảnh khắc cả lớp ngồi quây thành vòng tròn và tập đọc chữ. Có chữ bố nhớ có chữ không và rất là xấu hổ khi đến lượt mình đứng dậy đọc mà không thuộc chữ cái.
Thời bấy giờ việc được ăn cơm và ngủ trưa tại lớp là cái gì đó xa xỉ con nhà giàu, còn lại thì buổi trưa mọi đứa trẻ đều về nhà ăn cơm. Và nhà để về của bố không phải là nhà ông bà nội mình mà là nhà ông Hùng bà Hà, hai ông bà nhà gần đó độ 200m và một đứa mẫu giáo như bố từ lúc đó đã tập thói quen tự đi bộ về nhà rồi. Kí ức đáng nhớ thời mẫu giáo của bố là khoảnh khắc tan giờ học vừa lao về trên con đường đất thì chợt đổ gió xuất hiện cơn lốc xoáy “ác quỷ” màu đen siêu to. Nó làm bầu trời tối lại và lần đầu tiên bố thấy lốc xoáy màu đen trong đời. Đến bây giờ bố nghĩ lại vẫn không biết phải do khoảnh khắc đó mình nhìn lầm hay không nhưng thật thì đến giờ vẫn không thấy cơn lốc nào màu đen cả. Giờ bố nghĩ lại có thể ban trưa bố nhìn lên tìm đỉnh cơn lốc thì bị loá ánh mặt trời ban trưa mà thấy mọi thứ tối màu đen. Nhưng vẫn thật thú vị.
4 notes · View notes
changtrai-champa · 10 months
Text
Tumblr media
1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo……trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa!
2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!
3. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì……….? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó.Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.
4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này! Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do trong cuộc sống sau này.
5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Rất có thể, đấy là cách những tờ giấy khen Học sinh giỏi âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.
7 notes · View notes