Tumgik
#thơ thiếu nhi
hoangpnd · 4 months
Text
Tumblr media
Quốc tế thiếu nhi của trẻ em nghèo.
Trên đường chạy từ Cẩm Kim về nhà, mình trông thấy một em nhỏ bán vé số đang đi bộ về phía phố. Em đội mũ rộng vành, đeo túi xách ngang hông mà vóc người ốm quá. Hè nên em tranh thủ đi bán phụ giúp mẹ trang trải gia đình. Em bán tới tối mịt mới về, hôm nào mưa giông quá thì về sớm hơn. Mình hỏi em có muốn ăn bánh kẹo gì không để anh dẫn sang quầy tạp hóa gần đó mua. Thằng bé lầm lũi đi theo.
Vào tới nơi, em đi dọc các hàng quà. Mình nhìn theo, hiểu rằng chẳng mấy khi em có cơ hội được vào đây, được ăn mấy thứ em thích nên bảo em ăn gì bỏ vào giỏ đi anh tặng quà 1/6 đấy. Lúc này em mới nhoẻn miệng cười rõ tươi, mình cũng cười. Hai đứa ra ngồi dưới bóng cây, nhìn vào mắt em niềm vui vẫn chưa nguôi. Em lại tiếp tục bước đi, bọc bánh thì đung đưa trên tay.
Chiều tối tự dưng mình thèm cà phê. Ngồi đọc Lũ mục đồng của Le Clézio cảm giác gặp lại em, những đứa trẻ lang thang trên hè phố đầy rác rưởi, tính cách hồn nhiên cùng với nỗi buồn ấu thơ về thân phận. Vẫn còn đó các em...
4 notes · View notes
diracsea · 2 years
Text
VNF | Bản đồ mây
Tumblr media
Cách đây khoảng 4 năm, sau khi đọc cuốn "Bản đồ mây" (Cloud Atlas) của tác giả David Mitchell, và đặc biệt là sau khi xem bộ phim chuyển thể của nó, mình đã nghĩ đến việc viết một câu chuyện mà trong đó cuộc đời con người được liên tưởng với vòng tuần hoàn của nước. Nước bay hơi kết thành mây, mây tụ lại hóa mưa rơi xuống,  nước mưa chảy trên đất đá tạo những mạch nước, mạch nước hợp thành suối, thành sông, sông lại đổ ra biển. Cũng như con người, hoài thai, lớn lên, già đi rồi khi chết thân xác tan vào đất. Cấu trúc 6 phần, hình ảnh "đời người như vòng mây bay" và nhan đề "Bản đồ mây" là những điều mình "học" được từ Cloud Atlas ngày ấy mà vẫn hiện diện trong con fic này.
Trên mặt chữ, "tôi" (Hoàng Đức) và Đức Chiến trong "Bản đồ mây" là hai nhân vật tách biệt: hai người bạn tuổi thơ, hai tình nhân thời niên thiếu, hai niềm tiếc thương ám ảnh nhau đến suốt cuộc đời. Nhưng theo một cách hiểu nào đó, Đức Chiến chính là Hoàng Đức - chính xác hơn là một phần trong con người của Hoàng Đức, cái phần gắn chặt với quê nhà bạn, với những năm tháng đầu đời của bạn, và cũng là cái phần bạn đã quyết liệt từ bỏ để có thể được đi xa. Việc Hoàng Đức chia tay Đức Chiến, cũng chính là chia tay với một phần linh hồn mình, chấp nhận rằng tâm trí mình từ giờ trở đi sẽ mãi mãi không thể thanh thản được nữa. Đây là chủ đề mà 4 năm trước khi come up with cái concept "vòng mây bay" kia mình chưa đủ từng trải để nghĩ đến, nhưng những ngày này lúc nào cũng bám riết lấy mình. Nói sao nhỉ, mùa hè vừa qua mình trải qua hơi nhiều chuyện, cũng gặp lại hơi nhiều người, cả cũ lẫn mới, và kết luận của mình sau tất cả là để tiến lên phía trước con người ta ít nhiều đều phản bội trong đời. Phản bội những người yêu thương ta, phản bội những niềm tin cũ kĩ, phản bội những kì vọng, v.v. Và linh hồn ta vỡ vụn thành nhiều mảnh.
Đức Chiến chết, cái này không có gì phải bàn cãi. Nhưng Hoàng Đức cũng chết theo, in a figurative way. Chết và mang theo sự phản bội đã ám ảnh cuộc đời bạn. Thật ra đoạn này mình viết cũng lộ mà, thậm chí còn khá thô haha. Cảnh Hoàng Đức ngâm mình dưới dòng sông là khi bạn được tẩy rửa khỏi tội lỗi của kiếp trước. Cảnh bạn ấy thức dậy trong tư thế cuộn tròn, tự ôm lấy mình (như một thai nhi) là khi bạn ấy được sinh ra lần thứ hai. Lần ra đi ở đoạn kết của Hoàng Đức sẽ không còn quá nhiều day dứt nữa, mình nghĩ vậy.
Thôi, nói dai nói dài thành nói dại. Sau cùng thì, văn bản thuộc về cả người viết lẫn người đọc. Với cả, mình chủ đích viết ra câu chuyện này theo hướng nhập nhằng (ambiguous), có th�� hiểu theo nhiều cách khác nhau (open for interpretation) mà. Ai ghé qua đọc con chữ mình viết là mình thấy vui rồi, còn đòi hỏi gì nữa hehe.
4 notes · View notes
aroma-coffeevn · 2 years
Text
Góc cafe phố cổ – Nét bình dị của người Hà Nội
Góc cafe phố cổ – Nét bình dị của người Hà Nội cùng với gánh hàng rong buổi chiều. Cà phê góc phố đi vào lòng người một cách tự nhiên. Là nét đẹp bình dị của Hà Nội vốn luôn ồn ào, vội vã. Đây là một trong những thú vui tao nhã của nhiều người Hà Nội, là thú vui trải nghiệm cuộc sống bình dị nhất.
Cà phê giữa lòng phố cổ
Cà phê dạng này nổi tiếng nhất với những quán cà phê giữa lòng phố cổ mang đậm màu sắc xưa cũ của thời gian. Cà phê phố cổ dường như lặng đi, như một nỗi buồn man mác hơn bất cứ nơi nào giữa lòng Hà Nội.
Tumblr media
Cà phê bình dân ở phố cổ Hà Nội không phải là những ly cà phê sang trọng, bắt mắt đủ kiểu dáng. Cà phê đen nguyên chất, vị đắng nguyên chất khiến người mới uống sẽ nhăn mặt, khiến người uống quen nhìn thấy đã. Hương vị thơm ngon, vị đắng dịu, mang chút ngọt dịu, thêm chút đá để ly cà phê thêm tròn vị. Đối với phụ nữ, ly cà phê được cho thêm chút đường và chút nước cốt dừa béo ngậy để dung hòa vị đắng trên vị giác.
Nét đẹp bình dị giữa lòng Hà Nội.
Đây không chỉ là nét đẹp bình dị của người Hà Nội giữa cuộc sống ồn ào, tấp nập. Mà còn thu hút sự chú ý của du khách nước ngoài. Một khi có dịp đến Hà Nội, bạn đừng quên trải nghiệm. Đi lang thang cà phê phố cổ cùng Aroma coffeee nhé!
Từ phố cổ yên bình đến góc cà phê xinh xắn ven đường. Từ những mùa hoa lãng mạn đến điểm hẹn thơ mộng thổi hồn vào lòng người. Tất cả những mảnh ghép ấy đều trở thành báu vật quý giá có một không hai. Và từ đó, tôi chợt thấy yêu một Hà Nội phố cho đến khi yêu. Hà Nội, là để nhớ, để yêu, để mỉm cười.
Tumblr media
Sau những hối hả và bận rộn của cuộc sống hàng ngày. Bằng cách thưởng thức những tách cà phê ngọt ngào và đăng đắng. Giống như một chiếc mỏ neo, ly cà phê dường như kéo ta rời xa cuộc sống ồn ào. Để sống chậm lại với những cung bậc vui buồn của mỗi ngày. Quá nhiều cà phê không tốt cho sức khỏe nhưng lại tốt cho tâm trạng. Tâm hồn bạn được chữa lành bởi những giọt đắng này.
Hà Nội – in đậm sắc màu thời gian của phố cổ.
Hai từ Hà Nội vừa thốt ra, người ta nghĩ ngay đến 36 phố phường. Những con phố cổ Hà Nội dường như gói ghém linh hồn của thủ đô xưa và nay. Lưu giữ trong đó từng dấu ấn mang màu sắc thời gian trên từng công trình kiến ​​trúc. Vừa bước chân qua, lòng tôi bỗng thổn thức lạ thường, khắc khoải mãi không thôi. Phố cổ Hà Nội thật dễ thương và thân thương.
Tumblr media
Hà Nội chúng ta yêu vô cùng bởi vô số góc hẹn hò duyên dáng. Không chỉ du khách hay giới trẻ. Ngay cả những người sống lâu năm ở Hà Nội cũng thích lang thang quanh Hồ Hoàn Kiếm. Các công viên quảng trường hay lang thang Hồ Tây cả sáng sớm và chiều tối. Để hít hà hương vị trong lành của thiên nhiên giữa lòng thủ đô.
Hà Nội không thiếu những quán cà phê đẹp để mọi người tụ tập tán gẫu. Từ những quán cà phê sang trọng dành cho dân văn phòng đến những quán cổ kính dành cho những ai thích hoài cổ. Nhưng người Hà Nội vẫn thích nhâm nhi tách trà nóng. Để những giọt cà phê đặc sệt từ từ rơi vào ly nơi con hẻm vắng – nơi con người ta như hòa làm một với phố cổ. Với những câu chuyện đời thường trôi vào không gian trữ tình.
Có rất nhiều quán cà phê hiện đại, nhưng nếu bạn muốn tìm về những giá trị truyền thống. Aroma coffee sẽ là lựa chọn thích hợp cho bạn.
Lời kết
Vậy là bạn đã có nó – mọi thứ bạn cần biết về cafe phố cổ. Hay là một người yêu cà phê có kinh nghiệm hơn đang tìm kiếm trò chơi của mình. Tôi hy vọng bài viết này sẽ hữu ích
Đó là một vài chia sẻ về góc cafe phố cổ – Nét bình dị của người Hà Nội. Hi vọng rằng sẽ mang lại những thông tin hữu cho những người.
>> Tham khảo: Máy pha cà phê cầm tay chính hãng tại Aroma Coffee
>> Đọc thêm: TOP 5 quán cafe yên tĩnh ở Hà Nội
3 notes · View notes
thptngothinham · 3 days
Text
Phân tích bài thơ Sóng dựa trên những gợi ý chi tiết của THPT Ngô Thì Nhậm giúp em viết được một bài văn hay phân tích nội dung bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tài liệu hướng dẫn phân tích bài thơ Sóng do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm các nội dung gợi ý làm bài, mẫu dàn ý chi tiết và những bài văn mẫu hay phân tích bài thơ Sóng để thấy rõ những cung bậc cảm xúc thầm kín trong tình yêu, khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt của tác giả Xuân Quỳnh. Hướng dẫn soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng 1. Tác giả Xuân Quỳnh a) Tiểu sử cuộc đời - Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê quán La Khê, Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Xuất thân trong một gia đình công chức, lớn lên trong vòng tay của bà nội, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. - Từ 1962 - 1964, bà theo học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khóa I) của Hội Nhà văn Việt Nam và làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam sau khi tốt nghiệp. - Từ 1967, bà là hội viên báo Văn Nghệ, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. - Bà trải qua hai cuộc hôn nhân, một là với nhạc công chơi đàn violon Lưu Tuấn và hai là nhà thơ Lưu Quang Vũ. - Năm 1988, bà mất trong một vụ tai nạn giao thông cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi). b) Sự nghiệp văn học - Xuân Quỳnh là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,… - Phong cách sáng tác: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. - Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước (2001) và Giải thưởng Hồ Chí Minh (2017) vì những thành tựu cho nền văn học Việt Nam. c) Các tác phẩm tiêu biểu - Tơ tằm - Chồi biếc (1963) - Hoa dọc chiến hào (1968) - Gió Lào, cát trắng (1974) - Lời ru trên mặt đất (1978) - Cây trong phố - Chờ trăng (1981) - Sân ga chiều em đi (1984) - Tự hát (1984) - Hoa cỏ may (1989) - Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994) - Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994) - Không bao giờ là cuối (2011) - Tiếng gà trưa (1984) Ngoài ra còn có các tác phẩm viết cho thiếu nhi như: - Mùa xuân trên cánh đồng (1981) - Bầu trời trong quả trứng (1982) - Truyện Lưu Nguyễn (1985) - Bến tàu trong thành phố (1984) - Vẫn có ông trăng khác (1986) - Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995) - Chú gấu trong vòng đu quay (không rõ năm viết, in và xuất bản năm 1995) 2. Bài thơ Sóng a) Bối cảnh lịch sử, xã hội - Năm 1967 là thời kỳ đất nước đang bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai, thanh niên trai gái ào ào ra trận. - Năm 1967, Xuân Quỳnh đang ở độ tuổi 25 và vừa trải qua những đổ vỡ trong tình yêu. b) Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ - Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. - Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào. c) Nội dung chính - Chủ đề bài thơ: Bài thơ là sự khám phá những khát vọng tình yêu của trái tim người phụ nữ chân thành, giàu khao khát nhưng cũng rất tự nhiên. - Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa hình tượng "sóng" và "em". d) Ý nghĩa nhan đề - “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình. - “Sóng” và “em” là “em” và “sóng”: Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng.
Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng. - Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt. 3. Một số nhận định về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng “Đọc thơ xuân Quỳnh, người ta không có cảm giác như tác giả cố ý làm thơ, mà thơ chị tự nhiên, nhẹ nhàng, là tiếng nói chân thật từ sâu trong tâm hồn chứ không cố gắng gượng ép bản thân phải sáng tác về những triết lý khô khăn. vì vậy, giọng thơ của chị thủ thỉ tâm tình, dạt dào những đợt sóng tình cảm, lúc thì nhẹ nhàng vỗ về, lúc lại cuồn cuộn dâng trào”. (Nhà phê bình văn học Lưu Khánh Thơ) “Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xang cho nhiều thế hệ bạn đọc. Sóng không chỉ là biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguội yên. Sóng còn là một nguồn sống, nguồn năng lượng mà nữ thi sĩ ấy đã truyền lại cho thế hệ sau qua mỗi tiếng thơ của mình. Và, lâu nay, lòng thơ của chúng ta, người mờ người tỏ, người đang yêu, người đã yêu, đều từng thầm thu thầm phát thứ sóng đặc biệt ấy: Đó chính là Sóng Xuân Quỳnh.” (T.S Chu Văn Sơn) “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật, rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả trong tình yêu. Chị không quanh co, không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ trong Xuân Quỳnh” (Võ Văn Trực) “Bài thơ Sóng là một cuộc hành trình khởi đầu từ sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.” (G.S Trần Đăng Suyền) “Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết về tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu thơ hết sức tự nhiên, bài thơ Sóng thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc như con sóng nhỏ đến với bờ.” (Trích Nhà thơ việt Nam hiện đại, G.S Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, NXB KHXH, 1984)"Sóng" là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi nếm trải nhiều, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn mãi tồn tại trong trái tim giàu có yêu thương của chị.” (GS Nguyễn Đăng Mạnh & PTS Trần Đăng Xuyền, Những bài văn hay, Nxb Đồng Nai, 2003, tr. 135) Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh 1. Hình tượng sóng và em a) Hình tượng sóng - Sóng là hình tượng nghệ thuật do tác giả sáng tác để ẩn dụ cho trái tim người phụ nữ đang yêu với những cảm xúc, tâm trạng, sắc thái tình cảm vừa phong phú vừa phức tạp. + Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn khao khát yêu đương đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn. "dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ": nghệ thuật tương phản. -> Hai trạng thái tâm lí đối nghịch lại được diễn tả trong một ngữ cảnh cụ thể làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực, gợi liên tưởng đến tâm lí của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng). => Xuân Quỳnh đã diễn tả thật cụ thể trạng thái khác thường, vừa phong phú vừa phức tạp trong một trái tim đang cồn cào, khao khát tình yêu. + “Nỗi khát vọng tình yêu... ngực trẻ” “bồi hồi” là trạng thái tâm hồn bất định, khắc họa thật rõ ràng những nét cảm xúc: có cái nôn nao, xao xuyến; có nỗi khắc khoải, da diết của tình yêu muôn đời vĩnh hằng trong “ngực trẻ”. => Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương, khát vọng tình yêu là khát vọng đặc trưng muôn đời của tuổi trẻ. - Sóng là hiện thân của những cung bậc cảm xúc trong tình yêu: lúc nồng nàn, mãnh liệt, lúc dịu dàng, sâu lắng.
- Sóng là biểu tượng cho khát khao được yêu thương, được sống hết mình với tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng của người phụ nữ. + “Ôi con sóng... và ngày sau vẫn thế” Thán từ “ôi” thể hiện nét nồng nàn trong giọng thơ Xuân Quỳnh, là tiếng lòng thốt lên từ nỗi thổn thức của trái tim yêu.Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” - “ngày sau” càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng. -> Dù trong quá khứ hay hiện tại sóng luôn dạt dào, sôi nổi, luôn khát vọng. Đó cũng là khát vọng và bản tính của người phụ nữ muôn đời, mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian. - Quy luật của sóng - quy luật của tình yêu: không bao giờ ngừng nghỉ, luôn hướng về phía trước: + Ba hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” bổ sung cho nhau: Sông và bể làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mang thăm thẳm. => Hành trình của sóng là hành trình khám phá chính bản thân mình, khát khao vươn tới giá trị tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ, bứt phá không gian chật hẹp để khát khao một không gian lớn lao. b) Hình tượng em - Em là nhân vật trữ tình, là hình tượng được miêu tả trong những cung bậc khác nhau của tình yêu. - Tâm hồn em nhạy cảm, giàu nữ tính, luôn khao khát yêu thương và được yêu thương. + Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu. - Sự giằng xé nội tâm giữa khát vọng yêu đương mãnh liệt và nỗi trăn trở, băn khoăn về tình yêu. + “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn. c) Mối quan hệ giữa sóng và em - "Sóng" là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ. Ẩn sâu trong hình ảnh "sóng" là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tính khí của “em” trong tình yêu. - Hai hình tượng sóng và em luôn song hành cùng nhau, có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một. - Sự hòa quyện giữa sóng và em cho thấy tình yêu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ. - Tâm hồn người phụ nữ đang yêu nhìn vào sóng để hiểu tận đáy lòng mình và nhờ con sóng biển mà biểu hiện những trạng thái tâm hồn mình trong tình yêu. - Cuộc hành trình của sóng luôn không ngừng khám phá chính mình, còn người phụ nữ luôn tìm kiếm, khát khao vươn tới những giá trị tuyệt vời. => "Sóng" và "em" tuy hai nhưng lại là một, đều là nỗi lòng của người phụ nữ đang yêu, là sự phân thân và hóa thân của cái tôi trữ tình, từ đó diễn tả những cung bậc tình cảm mãnh liệt trong trạng thái yêu đương của người phụ nữ. 2. Những cung bậc cảm xúc khi yêu của người phụ nữ - Nhớ da diết, cồn cào, khắc khoải, không nguôi, như con sóng ngày đêm không ngừng vỗ bờ, vừa dữ dội vừa dịu êm và luôn muốn tìm ra biển lớn. "Sóng tìm ra tận bể" + “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”. - Niềm khát khao hướng về nhau, được hiểu và được yêu, được cảm thông và yêu thương trọn vẹn: Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương - Khát vọng vượt lên mọi thử thách: Tình yêu trong "Sóng" không chấp nhận sự tầm thường, luôn muốn vượt qua mọi rào cản để vươn tới những giá trị vĩnh hằng. Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ 3. Những suy tư, trăn trở về cội nguồn của tình yêu - Khát khao tự nhận thức bản thân, nhưng chỉ dừng lại ở đó vì còn nặng lòng đi tìm câu trả lời cho nguồn gốc của tình yêu - Từ “Không hiểu nổi mình” nhà thơ liên tiếp đặt ra những băn khoăn, thắc mắc về biển cả, về tình yêu: + Điệp ngữ “em nghĩ về” + Câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” -> Nhấn mạnh niềm khát khao, nhu cầu tự nhận thức bản thân, người mình yêu và nhu cầu nhận thức, lí giải nhưng lại không thể cắt nghĩa nổi của tình yêu. + “Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau” -> Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn
của tình yêu và bộc bạch một cách hồn nhiên, chân thành, cách cắt nghĩa rất nữ tính, rất trực cảm của Xuân Quỳnh. - Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu, gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu. + Lí giải được ngọn nguồn của sóng: “Sóng bắt đầu từ gió”. “Gió bắt đầu từ đâu?: Em cũng không biết nữa” -> Tình yêu đến rất bất ngờ và tự nhiên không báo động trước. => Câu thơ “Em cũng không biết nữa” như một cái lắc đầu nhè nhẹ, phân vân. - Nhân vật trữ tình đang băn khoăn tự hỏi chính mình một câu hỏi mà vốn muôn đời nào ai lý giải được khi đã dấn thân vào vòng xoáy tình yêu: “Khi nào ta yêu nhau” 4. Nỗi nhớ và lòng thủy chung của người con gái khi yêu - Nghệ thuật tương phản gợi những phạm vi không gian và thời gian khác nhau: + “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước” + "ngày" - "đêm" - Nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu: + Phép nhân hóa “ngày đêm không ngủ được” - Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành, nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, thường trực trong suy nghĩ cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả không gian và thời gian: + “Lòng em nhớ đến anh” + Cách nói thậm xưng: “Cả trong mơ còn thức” - Tình cảm thủy chung của người con gái: dù đi đâu, dù xuôi ngược bốn phương thì cũng chỉ hướng về một phương của anh, có anh, cho anh: + Nghệ thuật tương phản “xuôi - ngược”, "bắc - nam" + Điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” -> Hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời. 5. Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu - Quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên, cũng giống như “em” muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”: “Con nào chẳng tới bờ... Dù muôn vời cách trở” -> Người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời ấp ủ biết bao hi vọng, niềm tin vào hạnh phúc tương lai, vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vời cách trở”. - Cảm giác cô đơn nhỏ bé trước cuộc đời, nỗi lo âu về sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô tận: “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua” - Cảm giác bất an trước cái dễ đổi thay của lòng người giữa “muôn vời cách trở”. Nhưng đây còn là vượt lên sự lo âu phấp phỏng đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng. “Như biển kia... bay về xa” - “Làm sao” gợi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ. => Khát khao của người phụ nữ được sống trong “biển lớn tình yêu” bằng tình yêu và cùng tình yêu, khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung rộng lớn. 6. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng sóng - Biểu tượng cho khát vọng về tình yêu của người phụ nữ, sự phong phú, bí ẩn của tâm hồn người phụ nữ khi yêu. - Biểu tượng cho tình yêu vĩnh hằng - tình yêu trong mạch thời gian ngày xưa và ngày sau, quá khứ và tương lai bất diệt trước mọi đổi thay. - Tượng trưng cho quy luật không thể cắt nghĩa của tình yêu. - Biểu tượng cho tình yêu trong sáng, giản dị, chân thành, khát vọng về một tình yêu chung thủy và trọn vẹn, ý thức được sự trôi chảy của thời gian và sự nhỏ nhoi của kiếp người. => Thông qua hình tượng sóng, bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: vừa hiện đại bởi sự bộc lộ thành thực, táo bạo, mạnh mẽ những khao khát, đam mê; vừa giữ được những nét truyền thống tốt đẹp trong sự dịu dàng, đằm thắm, đức hy sinh và sự gắn bó thủy chung. Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Sóng Xem chi tiết: Sơ đồ tư duy bài Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết theo từng dạng bài Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sóng 1. Giá trị nội dung của bài Sóng Bài thơ là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng sóng với tất cả những sắc thái, cung bậc và cả khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, khát khao hạnh phúc. - Phát hiện ra những cung bậc đa dạng, phức tạp của cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu qua việc quan sát, chiêm nghiệm về những con sóng trước biển cả mênh mông.
- Diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người - Cho thấy tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. 2. Đặc sắc về nghệ thuật - Thể thơ ngũ ngôn liền mạch với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau. - Xây dựng thành công hình tượng “sóng” - hình tượng nghệ thuật ẩn dụ sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ. - Sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập tương phản,... - Ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị, tinh tế. - Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng - Cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng - Giọng thơ phong phú, vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính. Bài văn mẫu đặc sắc phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời cho tình yêu, chạy vội với thời gian để được yêu thì Xuân Quỳnh cũng thế, cũng từng thấp thỏm, lo âu, đau khổ vì yêu. Nhưng dù sao đi nữa, là phận nữ nhi nên người rất ít tỏ ra táo bạo, quá mạnh dạn như Xuân Diệu. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta thường bắt gặp hình ảnh con sóng, chiếc thuyền nói hộ tình yêu… Cũng vì lẽ ấy, suy cho cùng đây chỉ là những chất liệu dung dị, bình thường nhất trong cuộc sống song lại chứa đựng biết bao là ẩn ý, biết bao là ẩn tình mà Xuân Quỳnh muốn bày tỏ. Chúng ta đã đến với Sóng của Xuân Quỳnh để thưởng thức từng vị thương, vị nhớ của một người phụ nữ đang yêu. Người ta thường ví rằng tình yêu là một bông hoa kì diệu! Vâng! Quả đúng như thế, tình yêu chưa bao giờ đi theo một hướng xác định. Cũng có lúc, người ta nhìn nhận tình yêu là cây đàn muôn điệu gảy lên muôn bản nhạc tình, có khi trầm bổng thiết tha, có khi nghẹn ngào đau đớn, cũng có khi e ấp, nũng nịu, dễ thương. Thì đây, trong bài thơ này, tình cảm của nhân vật “em” cũng biến thiên như thế! “Sóng” là thơ ngũ ngôn, một thể thơ rất phù hợp để kể về một huyền thoại tình yêu đầy ăm ắp những tâm trạng khắc khoải, những cung bậc tình cảm và vì thế bài thơ dễ dàng được phổ nhạc. Sóng - là một hình tượng ẩn dụ, là phương tiện bộc lộ tình cảm của nhân vật “em”: “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Bồi hồi trong ngực trẻ”. Một câu chuyện cổ tích về tình yêu được nhà thơ Xuân Quỳnh kể lại. Câu chuyện bắt đầu từ một con sóng nhỏ chẳng biết xuất phát từ đâu, sóng hiện ra như một con người có nội tâm nhiều biến động. Hai trạng thái tâm hồn đối lập nhau, giằng xé nhau, buồn vui lẫn lộn. Sóng chẳng hiểu tại sao mình lại cứ “dữ dội” rồi “dịu êm”, “ồn ào” rồi “lặng lẽ”. Phải chăng sóng đang yêu, yêu âm thầm, lặng lẽ? Vâng! Một tình cảm đang rạo rực trong trái tim người con gái, làm sao ai có thể “định nghĩa được tình yêu”. Một buổi chiều mộng? Một lần gặp gỡ? Một phút xao động trong tâm hồn? Người con gái hay chính nhân vật “em” trong bài đang cố tìm câu giải đáp cho tình yêu, cho sự bâng khuâng, đối lập của lòng mình. Và rồi chỉ còn một lối thoát: con sóng phải tìm ra tận bể cũng như “em” đi tìm nguồn gốc của tình yêu. Tâm hồn con người là một cõi mênh mông vô tận. Làm sao ta có thể đi xuyên suốt hết cái cõi vô tận ấy. Và ngay chính trong lúc cõi lòng đang bùng lên ngọn lửa yêu thương thì cô gái trẻ lại càng trăn trở, bâng khuâng, khắc khoải, dằn vặt với chính lòng mình. Phải vượt khỏi cái giới hạn chật hẹp này, phải lao mình vào chân trời bao la, những miền vô tận để hiểu rõ lòng mình. Con sóng đã rời bờ ra đi, đi thật xa, cố tìm hiểu và soi mình với những con sóng khác để biết được sự huyền diệu của tình yêu, mà hiện tại đối với sóng vẫn còn là một bí mật. Tình yêu là gì ư? Một nhà thơ Pháp đã từng khẳng định: “tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi”. Và thế rồi con sóng vẫn đi tìm mãi, tìm mãi: “Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ”. Tình yêu cũng như con sóng, vẫn vĩnh hằng với thời gian và tuổi trẻ. Xuân Diệu đã từng nói:
“Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”. Tình yêu gắn liền với tuổi trẻ. Tuổi trẻ là trái tim dào dạt, đa cảm và rạo rực niềm yêu thương chất sống. Chính vì thế, mà cái khát vọng tình yêu cứ bồi hồi trong ngực trẻ, nó cứ thúc đẩy tuổi trẻ đi tìm chân lý yêu đương, cũng như con sóng “ngày xưa và ngày sau vẫn thế”. Tuy nhiên, câu thơ “bồi hồi trong ngực trẻ” là một câu thơ chưa chín. Thật ra ngực trẻ hay ngực già… đều nồng nàn và bồi hồi trước tình yêu. Song, sóng và em cứ tìm mãi mà chẳng hiểu mình, chẳng thể hiểu được tình yêu. Sóng chính là điển hình của sự nhận thức về cái “quy luật” không thể cắt nghĩa được tình yêu: “Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau”. Sóng bắt đầu từ gió - Vâng! Gió bắt đầu từ đâu? Tình yêu bắt đầu từ đâu? - “Em” cũng không biết nữa. Đọc những câu thơ này, ta chợt hình dung cái lắc đầu nhè nhẹ như một sự bất lực của cô gái. Trong khi người con gái cố đi tìm cội nguồn tình yêu thì tình yêu trở thành trò chơi ú tim, không tài nào nắm bắt được. Và thế là, muôn đời tình yêu vẫn là sự bí hiểm. Tình yêu của “em” giờ đây trở thành nỗi nhớ da diết, giày vò. Nó choáng đầy cả không gian, nó chiếm cả tầng sâu và bề rộng, nó trải dài trong mọi thời gian. Phạm Đình An đã nhận xét: “Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không dừng lại ở mức độ yêu buổi đầu giản đơn hò hẹn, non nớt, ngọt ngào, mà là tình yêu hạnh phúc, tình yêu gắn bó với cuộc sống chung với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu tình cảm, với nhiều chứng minh của thử thách, mang đậm dấu ấn trách nhiệm”. Chính vì thế mà tình yêu của người “em”. Ở đây có thể nói không còn bồng bột mà khá chín chắn, có sự can thiệp của lý trí, có ý thức về mặt tình cảm. Ấy thế mà trong lòng người con gái vẫn trỗi dậy mãnh liệt một nỗi nhớ muôn hình, muôn sắc: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được”. Nỗi nhớ của “em”, của tình yêu dữ dội được khởi đầu từ những cái cao cả lớn lao, không tủn ngủn và tầm thường chút nào! Nỗi nhớ ấy da diết, cuốn lấy tâm hồn người con gái! Với Xuân Quỳnh là thế: mọi con sóng đều có bờ, mục đích là vỗ vào bờ, nên khi sóng xa bờ thì phải nhớ bờ, ngày đêm không ngủ được. Cũng như sóng, nỗi nhớ về “anh” vẫn dào lên mãnh liệt: “Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”. Tình yêu đến, tình yêu mang theo một nỗi nhớ vô bờ đến với “em”, choáng ngợp tâm hồn “em”. Tình yêu đã trở nên đậm đà đến thế, và nỗi nhớ lại càng da diết miên man. “Có không gian nào dài hơn chiều dài nỗi nhớ, có một khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu…”. Vâng! Làm sao đo được nỗi nhớ, làm sao đo được tình yêu! “Em” vẫn nhớ đến “anh”, chỉ nhớ về phương anh mà thôi: “Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương”. Tình yêu thật huyền diệu! Điều đáng nói là “em” biết chủ động, biết gửi trao nỗi nhớ về hướng xác định: Phương anh - phương của tình yêu: “rợp trời thương ấy mấy màu xanh suốt, mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh, mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh…”. Tình yêu của người phụ nữ thật mãnh liệt nhưng cũng thật trong sáng, dung dị, một tình yêu thủy chung và trọn vẹn. Song, để toàn vẹn mối tình ấy, con sóng phải vượt qua muôn ngàn cách trở: “Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở”. Con sóng muốn tới bờ, phải vượt qua bao giông tố, bão bùng. Em muốn hướng về anh, phải vượt qua bao cạm bẫy cuộc đời. Suy cho cùng, tình yêu phải cần thử thách tôi luyện mới thấy rõ giá trị thực sự của nó. Tình yêu muốn tồn tại cũng phải có sự ra đi và trở lại, phải có sự dồi lên, lắng xuống để cuối cùng trở về với tình yêu hồn nhiên thuở đầu. Chính tình yêu của anh đã giúp cho em vượt qua tất cả, đón nhận một tình yêu vĩnh cửu - tình yêu lớn lao và cao thượng, không mang màu sắc vị kỉ, riêng rẽ mà là hòa trong cái chung và ở trong cái chung mênh mông ấy, cái riêng sẽ tồn tại mãi mãi: “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”.
Tình yêu sẽ trưởng thành đằm thắm hơn và sẽ vĩnh hằng trong cái đẹp của tạo hóa. Bài thơ kết thúc rồi mà nhịp điệu êm ái, nhẹ nhàng của tình yêu vẫn còn vương đọng đâu đây. Bài thơ thành công không chỉ trong việc miêu tả hình tượng “sóng” mà còn bộc lộ một tình yêu thật sôi nổi, nỗi khao khát tình yêu của một nhà thơ nữ. Đây chính là nét mới mẻ trong thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong rất nhiều loài hoa thì bông hoa Xuân Quỳnh tỏa ra một hương thơm riêng, một cách cảm nhận riêng về sóng - biển trong tình yêu. Tình yêu như con sóng mênh mang, vô tận, song cái đích cuối cùng cũng là một tình yêu thứ nhất, vĩnh hằng mãi mãi. Tài liệu tham khảo thêm - https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_Qu%E1%BB%B3nh - https://daidoanket.vn/xuan-quynh-tho-va-doi-10134363.html Những câu hỏi thường gặp về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh 1. Nhân vật trữ tình xuất hiện xuyên suốt bài thơ Sóng? Bài thơ có hai hình tượng xuyên suốt đó là sóng và em: - "Em" chính là cái tôi trữ tình của nhà thơ. - "Sóng" là hình ảnh ẩn dụ của người con gái đang yêu, là sự hóa thân của em, một kiểu đặc biệt của cái tôi trữ tình nhập vai. => Nhân vật trữ tình "em" được sóng soi chiếu làm sáng lên tâm hồn với những sắc thái tâm trạng phong phú, đa dạng; có khi sóng hòa điệu vào tâm hồn em để giãi bày, bộc bạch. Thực chất hai hình tượng tuy hai mà một, đều thể hiện một cái tôi Xuân Quỳnh tha thiết yêu thương, mãnh liệt mà đầy nữ tính. 2. Mối quan hệ giữa sóng và em trong bài thơ Sóng? Sóng và em là hai hình tượng luôn song hành cùng nhau, có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một. Sóng có những đặc tính giống như tâm trạng của người con gái trong tình yêu. Hình tượng này soi chiếu vào nhau và cộng hưởng nghệ thuật với nhau, nhằm biểu đạt một cách trọn vẹn thế giới tâm tình người phụ nữ đang yêu. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu nhìn vào sóng để hiểu tận đáy lòng mình và nhờ con sóng biển mà biểu hiện những trạng thái tâm hồn mình trong tình yêu. 3. Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh - Vẻ đẹp truyền thống: + Những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong trái tim người con gái đang yêu. + Trái tim luôn thủy chung son sắt hướng đến người mình yêu của người phụ nữ, một vẻ đẹp mang đậm tính truyền thống của người con gái Việt Nam. + Niềm tin mãnh liệt vào tình yêu mặc cho muôn vàn trở ngại, xa cách của người con gái. - Vẻ đẹp hiện đại: + Người con gái chủ động đến táo bạo, cương quyết rời bỏ không gian tù túng chật hẹp để đến với biển lớn bao la rộng lớn mênh mông để nhận thức về mình, hiểu mình và được là mình. + Khát vọng tình yêu mãnh liệt luôn âm ỉ, bùng cháy trong trái tim người con gái. + Khao khát khám phá và nhận thức đầy chủ động của một cảm xúc mãnh liệt + Chủ động bày tỏ nỗi nhớ của mình, chủ động trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. + Khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu cho cuộc đời để tình yêu trở nên bất tử. 4. Giá trị nội dung bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: A. Diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người B. Sự phẫn uất, đau buồn trước tình duyên lận đận, gắng gượng vươn lên để kiếm tìm đích đến của tình yêu C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai (Đáp án: A) Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. 5. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là: A. Đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình. B. Lời than thở của tâm hồn người phụ nữ bị phản bội trong tình yêu. C. Lời bộc bạch của tâm hồn người phụ nữ khi yêu. D. Lời khuyên của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ. (Đáp án C) -/- Trên đây là những gợi ý chi tiết và bài văn đạt điểm cao của học sinh phân tích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn.
Các em hãy đọc tham khảo để rút kinh nghiệm cho bài làm của mình kết hợp với những kiến thức đã học trên lớp. Chúc các em làm bài tốt!
0 notes
angel-academy-fin · 14 days
Text
Tặng báo Họa Mi
Tặng báo Họa Mi pdf
Ngày xưa tuy gia đình còn nghèo mà má đã dành tiền lương để đặt báo đều đặn cho con đọc, từ báo Họa Mi khi mới biết đọc biết viết đến báo Nhi Đồng, Thiếu niên tiền phong, Toán học tuổi thơ, Toán học và tuổi trẻ.
Nhớ lúc mới đọc được chữ, cầm tờ báo giấy Lao Động thiệt to đọc hết. Rồi đọc báo Công an nhân dân, Công an Tp.HCM, An ninh thế giới. Nhân sinh quan từ đó mà ra.
0 notes
kien-thuc-noi-that · 25 days
Text
Tạo Không Gian Bán Hàng Ấn Tượng Cho Shop Quần Áo Trẻ Em: Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A đến Z
Bạn đang sở hữu một shop quần áo trẻ em và muốn tạo nên một không gian mua sắm thật đặc biệt để thu hút khách hàng? Một không gian được thiết kế đẹp mắt, phù hợp với tâm lý trẻ thơ sẽ không chỉ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn mà còn tạo dấu ấn khó quên trong lòng khách hàng. Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết trang trí shop quần áo trẻ em hiệu quả, giúp bạn biến cửa hàng của mình trở thành một thiên đường thời trang nhí.
Tìm Hiểu Tâm Lý Khách Hàng: Cha Mẹ và Trẻ Em
Để tạo ra một không gian bán hàng lý tưởng, trước hết chúng ta cần hiểu rõ tâm lý của hai đối tượng khách hàng chính: cha mẹ và trẻ em.
Cha mẹ: Họ thường tìm kiếm một không gian mua sắm thoải mái, an toàn và có nhiều sự lựa chọn cho con.
Trẻ em: Các bé thích những gì màu sắc, vui nhộn và có thể tương tác.
Hiểu rõ những điều này, chúng ta sẽ dễ dàng tạo ra một không gian đáp ứng được nhu cầu của cả hai đối tượng.
Tumblr media
Nguyên Tắc Thiết Kế Cơ Bản
Màu sắc: Sử dụng gam màu tươi sáng, pastel hoặc các màu sắc bắt mắt như hồng, xanh dương, vàng để tạo không gian vui tươi, trẻ trung.
Ánh sáng: Ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, nhưng nếu không có đủ ánh sáng tự nhiên, hãy sử dụng đèn LED để tạo hiệu ứng ấm áp, dịu mắt.
Bố cục: Sắp xếp các kệ hàng, ma-nơ-canh một cách khoa học, tạo lối đi rộng rãi để khách hàng dễ dàng di chuyển và lựa chọn sản phẩm.
==>Xem thêm: trang trí shop quần áo trẻ em diện tích nhỏ
Ý Tưởng Decor Độc Đáo Cho Shop Quần Áo Trẻ Em
Tường:
Sử dụng giấy dán tường có họa tiết hoạt hình, động vật hoặc các hình khối đơn giản.
Tạo các bức tranh tường 3D ngộ nghĩnh.
Vẽ tay các hình vẽ đáng yêu lên tường.
Sàn:
Lựa chọn sàn gỗ công nghiệp hoặc thảm trải sàn có họa tiết ngộ nghĩnh.
Sử dụng thảm xốp để tạo không gian mềm mại, an toàn cho trẻ em.
Đồ nội thất:
Chọn các loại kệ, tủ, giá treo quần áo có thiết kế đơn giản, gọn gàng.
Sử dụng các loại ghế ngồi nhỏ xinh, có hình dáng ngộ nghĩnh.
Vật dụng trang trí:
Treo các loại đồ chơi, gấu bông, bóng bay để tạo không gian sinh động.
Sử dụng các loại đèn trang trí hình ngôi sao, mặt trăng để tạo hiệu ứng lung linh.
Tumblr media
Tạo Điểm Nhấn Cho Shop
Góc sống ảo: Thiết kế một góc nhỏ xinh với phông nền bắt mắt, các đạo cụ ngộ nghĩnh để các bé và phụ huynh có thể chụp những bức ảnh đáng yêu.
Khu vực thử đồ: Trang bị cho khu vực thử đồ gương soi lớn, đầy đủ móc treo và ghế ngồi.
Khu vực trưng bày sản phẩm: Trưng bày sản phẩm theo chủ đề, theo mùa hoặc theo độ tuổi để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
trang trí shop quần áo trẻ em diện tích nhỏthiết kế cửa hàng cây cảnh mini
Các Mẹo Nhỏ Khác
Âm nhạc: Phát những bản nhạc thiếu nhi vui tươi, sôi động để tạo không khí nhộn nhịp.
Mùi hương: Sử dụng tinh dầu tự nhiên có mùi thơm dịu nhẹ như oải hương, hoa nhài để tạo cảm giác thư giãn.
Tổ chức các hoạt động: Tổ chức các hoạt động nhỏ như vẽ tranh, tô màu, làm đồ thủ công để thu hút trẻ em và tạo sự tương tác.
Kết Luận
Việc decor shop quần áo trẻ em đẹp mắt, ấn tượng không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo mà còn phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bằng cách áp dụng những gợi ý trên, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một không gian bán hàng độc đáo và thu hút, giúp việc kinh doanh của bạn trở nên thành công hơn.
0 notes
foxie-wolfie · 1 month
Text
Tôi thích Sài Gòn vì ở đó là nhà tôi. Không cần cố gắng quá nhiều cho vừa vặn nơi chốn ấy. Có những lúc rất ồn ào. Có nhiều khi lặng lẽ ngồi một mình. Hồi chớm hai mươi, tối ra đầu phố ngồi nhìn xe cộ chạy ngang, dưới tán sao dầu, không bạn bè tụ tập. Vậy mà cũng vô tình gặp bạn cũ từ hồi cấp Hai, cũng nghe bạn nói chuyện vụn vặt, uống cà phê ba bạn châm.
Ý là mình ở quê nhà mình, đi một bước cũng sẽ gặp người quen. Sáng ra thấy mấy dòng đắn đo của một người trẻ hơn mình. Lại nghĩ đến tựa đề một tập thơ cũ, thức đến sáng và mơ. Buổi sáng tờ mờ nếu quá cô đơn, có thể ra chợ từ sớm, uống ly cà phê cuối buổi chợ đêm đầu buổi chợ sáng, có thể chạy đi mua bó bông tuỳ hứng, đến dưới cửa chung cư của em gọi lên, trêu nó bằng tất cả sự tuỳ hứng vui vẻ.
Em lần nào cũng khiến tôi lo lắng. Càu nhàu và nhắc nhở. Rồi tôi phải nhắc chính mình là tôi trẻ hơn em quá nhiều, cả khuôn mặt và nghĩ suy. Tôi như kẻ mắc kẹt mãi mãi trong một vòng lặp không thể thoát ra.
Không hiểu tôi đã kiếm ra những quyển thơ ấy ở đâu giữa Sài Gòn vội vã. Không hiểu tôi đã cố ý hay vô tình luôn một mình trong thành phố. Không gắn bó với ai quá nhiều, nhưng lại quen biết rất nhiều. Giống như một bữa tiệc, thành phố đáng sống cũng phải bất tận miên man những trải nghiệm. Tôi luôn lạc lõng trong buổi tiệc đó, kéo ra vài thứ thú vị, cầm ly rượu uống một mình hay cụng ly cùng bạn cũ…
Mùa đông gặp lại bạn cũ hơn chục năm ở Helsinki. Dắt bạn đến quán quen ăn, khoe chỗ mình thiết kế, nói về những thứ làm chưa xong, đưa nhau đến một quán bar nhâm nhi. Một buổi tối tràn ngập trải nghiệm. Tôi đã sống ở Helsinki gần giống như Sài Gòn, gần gần giống. Một buổi tiệc miên man với đám đông xa lạ…
Ở Sài Gòn không phải cần rất nhiều tiền mới có thể ngắm nhìn nó từ trên cao. Như căn nhà thuê trên sân thượng chung cư từng ở, nhìn thẳng ra nhà thờ Đức Bà và tối tối có thể ghé Intercontinental ăn bánh ngọt giảm giá. Tôi thật nghèo đi trong đó, nhưng có tất cả những thú vui muốn tìm thấy. Hôm qua nhìn qua cửa sổ nhà mình, uống kombucha tự ủ, thấy nó ấm áp như nhà của mình - góc của mình - ổ của mình. Như lời hẹn với bạn cũ, khi nào tròn bốn mươi sẽ có thể ngồi cùng nhau nhìn qua những ngọn cây. Ở đây không có sao dầu. Ở đây rất nhiều bạch dương và thông. Ở đây có một kẻ thức đến sáng và mơ.
Tôi luôn không hiểu
sao mọi người tìm kiếm ái tình
Tôi đã luôn yêu người
nhẹ nhàng như không khí
Đến không thể thở
nếu thiếu vắng nhau
Tôi đã luôn yêu một cách
và kết thúc cùng một kiểu.
0 notes
ttpthuydainam · 1 month
Text
Trung thu 2024 sẽ diễn ra vào ngày 17/9
Với sự háo hức mong chờ từ mọi người, Trung thu 2024 sẽ diễn ra vào ngày 17/9 dương lịch. Đây là dịp để các em nhỏ được vui chơi dưới ánh trăng tròn, cầm lồng đèn lung linh và thưởng thức những chiếc bánh nướng thơm ngon. Ngày Tết Trung thu không chỉ là lễ hội của thiếu nhi, mà còn là cơ hội để người lớn hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ. Xem thêm: https://phongthuydainam.vn/trung-thu-2024-ngay-may/
#phongthuydainam #trungthu2024ngaymay #tettrungthu
0 notes
spachamsocbauhanoi · 1 month
Text
Cách nói chuyện cực tốt với thai nhi dành cho mẹ bầu
Các mẹ bầu có thường xuyên trò chuyện với em bé trong bụng không? Nếu chưa, mẹ nên thực hành bởi vì điều này đem lại rất nhiều lợi ích cho cả bà bầu và thai nhi đấy ạ!
Xem thêm: uống canxi với nước cam được không
Cách nói chuyện cực tốt với thai nhi dành cho mẹ bầu
Nói chuyện với thai nhi không đơn thuần chỉ là lời thủ thỉ, tâm tình mà còn bằng các câu chuyện, những bản nhạc hay kích thích trí não bé phát triển:
Nói chuyện thường xuyên
Bố mẹ hãy tạo thói quen nói chuyện với con trong bụng mỗi ngày. Bố mẹ có thể kể chuyện, hát hoặc đơn giản chỉ là trò chuyện về những điều trong cuộc sống hàng ngày, hoặc nói với bé “Bố mẹ yêu con nhiều”, hỏi “con có khỏe không?”, hôm nay bố mẹ đã ma sắm món đồ này cho con… Nói chuyện với con thường xuyên sẽ giúp thai nhi quen thuộc với giọng nói của bố mẹ và tạo cảm giác an toàn, giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ nữa. Từ đó, khi đứa trẻ sinh ra sẽ biết chia sẻ và sống có trách nhiệm hơn.
Hát cho con nghe
Mẹ bầu có thể hát cho bé nghe những bài hát nhẹ nhàng, bài hát ru, đồng dao… Khi đó, bé vừa có thể cảm nhận được âm nhạc vừa cảm nhận được sự yêu thương của mẹ, đồng thời cũng giúp mẹ giảm stress hơn.
Xem thêm: uống sắt có bị nổi mụn không
Cho bé nghe nhạc
Cho thai nhi nghe nhạc có tác động tích cực đến sự phát triển não bộ như: Các âm thanh tự nhiên của tiếng chim hót, tiếng sóng biển, tiếng mưa, tiếng lá cây, nhạc nhẹ nhàng…giúp bé phát triển năng khiếu nghệ thuật và khả năng nhận biết cảm xúc, kích thích khả năng tư duy và sự nhạy cảm, tinh tế…Đồng thời cũng khiến tâm trạng mẹ bầu thoải mái và thư giãn hơn, từ đó tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho thai nhi.
Đọc sách và truyện cho bé nghe
Bố mẹ nên lựa chọn: Truyện cổ tích, truyện thiếu nhi, đồng giao, bài thơ có vần điệu… để đọc cho bé nghe mỗi ngày.
Theo các nhà nghiên cứu, nếu bố mẹ thường xuyên đọc sách cho con nghe sẽ kích thích não bé phát triển vượt trội. Đây cũng là tiền đề để bé hiểu ngôn từ và sắp xết câu chữ một cách dễ dàng hơn vì tư duy ngôn ngữ của bé được hình thành ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ.
Giao tiếp tương tác
Bố mẹ có thể đặt tay lên bụng và nói chuyện với bé. Điều này không chỉ giúp bé cảm nhận được giọng nói của ba mẹ mà còn giúp tăng cường cảm giác kết nối. Nếu bố mẹ đã chọn tên cho bé, hãy gọi tên bé khi nói chuyện. Điều này giúp bé cảm thấy mình đã có một danh tính ngay từ trong bụng mẹ.
Mẹ bầu nên chú ý đến những cử động của con để biết bé đang muốn gì. Ví dụ như bé đạp mạnh có thể là đang cảm thấy khó chịu và cần được mẹ xoa dịu.
Xem thêm: mẹ bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Một số lưu ý cho bố mẹ khi trò chuyện với thai nhi
Để bé có thể cảm nhận được hết tình yêu thương của bố mẹ, học hỏi được những điều tích cực, kích thích trí não thông minh thì trong lúc trò chuyện cùng với con, bố mẹ hãy lưu ý đến những vấn đề sau:
Bố mẹ nên giữ cho tâm trạng vui vẻ, thoải mái: Điều này sẽ giúp con luôn cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc, nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày. Ngược lại, nếu bố mẹ trò chuyện trong lúc bực bội, buồn rầu thì cũng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của con. Bố mẹ nên nói to rõ ràng: Khi trò chuyện cùng con, bố mẹ phải nói to rõ ràng vì như vậy, bé mới biết được là bố mẹ đang trò chuyện cùng con. Âm lượng khi trò chuyện cùng con phải đủ lớn để một người khác trong nhà có thể nghe được. Bố mẹ có thể đặt tay lên bụng bầu: Trước khi trò chuyện, bố mẹ hãy đặt tay lên bụng mẹ bầu để tăng khả năng liên lạc giữa em bé với bố mẹ. Đây cũng là cách chơi với thai nhi để bé phát triển toàn diện hơn. Bố và mẹ hãy vui vẻ, vuốt ve nhẹ nhàng lên vùng bụng. Điều này mẹ có thể áp cả hai bàn tay lên bụng để bé cảm nhận. Mẹ bầu nên ngồi tựa lưng hoặc nằng nghiêng: Việc mẹ bầu ngồi tựa lưng hay nằm nghiêng sẽ tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho cơ thể, giúp mẹ và bé dễ chịu hơn. Thời điểm thích hợp để trò chuyện cùng bé là vào buổi tối: Đây chính là thời gian rảnh rỗi, thư thái nhất để bố và mẹ có thể trò chuyện cùng con. Điều này sẽ giúp con cảm nhận được tình yêu, sự gắn với gia đình. Bố mẹ nên cố định khung giờ: Mẹ có thể thủ thỉ với thai nhi vào bất kỳ thời gian nào trong ngày và bao lâu tùy thích. Nếu cố định vào một khung giờ sẽ giúp con hình thành nên một thói quen mỗi ngày.
Ngoài việc trò chuyện với con mỗi ngày, các mẹ cũng nên đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi thông qua chế độ ăn uống của mẹ phải đầy đủ và cân bằng các nhóm vi chất thiết yếu như: DHA, axit folic, vitamin, sắt và canxi tốt cho bà bầu… là vô cùng quan trong đối với sự phát triển của thai nhi.
Xem thêm: bầu quên uống canxi 1 ngày có sao không
Việc kết nối với thai nhi từ khi bé còn trong bụng mẹ không chỉ mang lại những lợi ích tuyệt vời về mặt phát triển thể chất và trí tuệ cho bé mà còn giúp tăng cường tình cảm gia đình. Những phương pháp thai giáo như kể chuyện, nghe nhạc, massage, hay đơn giản là những lời tâm sự hàng ngày đều tạo ra sự gắn kết đặc biệt giữa bố mẹ và bé. Hãy dành thời gian mỗi ngày để trò chuyện và tương tác với bé, vì đây không chỉ là cách giúp bé phát triển tốt hơn mà còn là những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình làm cha mẹ. Chúc các mẹ bầu luôn vui vẻ, khỏe mạnh và có những trải nghiệm tuyệt vời cùng bé yêu!
0 notes
humavnnews · 3 months
Text
0 notes
vivuvietnamcom · 4 months
Text
Cafe Tùng Đà Lạt, là điểm đến không thể bỏ qua cho giới trẻ và những người yêu thích không gian sáng tạo. Với thiết kế độc đáo, menu đa dạng và view sống ảo cực chất, Cafe Tùng hứa hẹn mang đến những trải nghiệm khó quên. Vậy thì hãy cùng theo chân Vivu Việt Nam bắt đầu khám phá thôi nào! Cafe Tùng Đà Lạt - Nơi thời gian ngưng trôi Địa chỉ: 6 Khu Hòa Bình, P. 1, Thành phố Đà Lạt Số điện thoại: 0263 3821 390 Giờ mở cửa: 7h - 22h mỗi ngày Nép mình trên con phố Hòa Bình, Cafe Tùng là một chứng nhân lịch sử của Đà Lạt, tồn tại hơn nửa thế kỷ và gắn liền với bao thế hệ người dân địa phương lẫn du khách. Không chỉ đơn thuần là một quán cà phê, Cafe Tùng là một không gian hoài cổ, nơi thời gian dường như ngừng lại, để ta có thể thả hồn vào những giai điệu xưa cũ và nhâm nhi ly cà phê đậm đà hương vị. Cafe Tùng, nơi thời gian ngưng trôi tại Đà Lạt Với lối kiến trúc đơn sơ, những bộ bàn ghế gỗ đã cũ kỹ theo năm tháng và những bức ảnh đen trắng treo trên tường, Cafe Tùng mang đến một cảm giác bình yên, gần gũi và thân thuộc. Đây là nơi lý tưởng để bạn trốn khỏi sự hối hả của cuộc sống hiện đại, tìm về những giá trị xưa cũ và tận hưởng không khí Đà Lạt trầm mặc. Bên cạnh không gian độc đáo, Cafe Tùng còn nổi tiếng với menu đồ uống đơn giản mà chất lượng. Cà phê sữa đá, sữa chua phô mai và yaourt là những món được nhiều người yêu thích nhất. Đặc biệt, cà phê ở đây được pha phin truyền thống, mang đến hương vị đậm đà, khó quên. Một góc nhỏ tại cafe Tùng Đà Lạt Dù bạn là người Đà Lạt hay du khách phương xa, hãy ghé thăm Cafe Tùng để trải nghiệm một góc nhỏ Đà Lạt xưa, nơi thời gian lắng đọng và tâm hồn được thư thái. Khám phá Cafe Tùng - Góc nhỏ Đà Lạt xưa cũ Xem thêm tổng hợp 1000+ những địa điểm du lịch nổi tiếng, siêu hấp dẫn trên đất nước Việt Nam hình chữ S ta! Bước vào Cafe Tùng, bạn như lạc vào một không gian khác, nơi thời gian dường như chậm lại. Không có những thiết kế hiện đại, cầu kỳ, cà phê Tùng mang đến một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và đầy hoài niệm. Không gian quán Không gian quán với thiết kế kiến trúc cổ Phong cách thiết kế: Cafe Tùng mang đậm phong cách kiến trúc Pháp cổ với những bức tường gạch trần, những ô cửa sổ gỗ sơn xanh và những bộ bàn ghế gỗ đơn sơ. Không gian quán được chia thành nhiều khu vực khác nhau, mỗi khu vực đều có một nét riêng biệt, mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau. Các khu vực nổi bật: Khu vực trong nhà: Với ánh đèn vàng ấm áp, những bức tranh cổ điển treo trên tường và những giai điệu nhạc Trịnh Công Sơn du dương, khu vực trong nhà mang đến một không khí ấm cúng, lãng mạn và đầy hoài niệm. Khu vực ngoài trời: Nằm dưới những tán cây xanh mát, khu vực ngoài trời là nơi lý tưởng để bạn tận hưởng không khí trong lành của Đà Lạt và ngắm nhìn khung cảnh phố phường nhộn nhịp. Âm nhạc: Cafe Tùng nổi tiếng với những giai điệu nhạc Trịnh Công Sơn bất hủ. Âm nhạc ở đây không chỉ là để giải trí mà còn là một phần không thể thiếu của không gian, góp phần tạo nên một bầu không khí hoài cổ, lãng mạn và đầy chất thơ. View sống ảo Cafe Tùng dalat không có những góc sống ảo cầu kỳ, nhưng chính sự giản dị, mộc mạc của quán lại là điểm thu hút du khách. Những bức tường gạch cũ kỹ, những ô cửa sổ gỗ xanh, những bộ bàn ghế gỗ đơn sơ... tất cả đều là những background tuyệt vời cho những bức ảnh đậm chất vintage. Nhâm nhi tách cà phê thơm ngon Điểm check-in độc đáo Xem thêm tổng hợp 1000+ những địa điểm ăn uống nổi tiếng, siêu dấp dẫn! Bức tường vàng: Bức tường vàng đối diện Cafe Tùng là một trong những điểm check-in nổi tiếng nhất Đà Lạt. Bạn có thể chụp ảnh với bức tường vàng hoặc ngồi nhâm nhi ly cà phê và ngắm nhìn dòng người qua lại. Những món đồ cổ: Cafe Tùng còn trưng bày rất nhiều món đồ cổ như máy đánh chữ, điện thoại quay số, radio... Đây là những điểm nhấn thú vị cho không gian quán và cũng là những đạo cụ tuyệt vời cho những bức ảnh độc đáo. Cafe Tùng Đà Lạt là một quán cà phê đặc biệt, không chỉ bởi không gian độc đáo mà còn bởi bầu không khí hoài cổ, lãng mạn và đầy chất thơ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để thư giãn, tìm lại những giá trị xưa cũ và tận hưởng một góc nhỏ Đà Lạt xưa, Cafe Tùng là một lựa chọn không thể bỏ qua. Gợi ý thêm cho bạn những địa điểm quán cafe view đẹp chất lượng Nhà Bên Rừng, quán cà phê dành cho những tâm hồn yêu thiên nhiên Xem thêm: Nhà Bên Rừng | Quán Cà Phê Giữa Rừng Thông Mộng Mơ Xem thêm: Thưởng Thức Đồ Ăn Cực Đã Tại Túi Mơ To Garden Restaurant Xem thêm: Tiệm Cà Phê Hoàng Hôn Chiều | Địa Điểm Săn Mây Tuyệt Đỉnh Nếu bạn là một người đam mê sống ảo, chụp hình check-in thì đây là những quán cafe view triệu đô mà bạn không nên bỏ qua. Cafe Tùng Đà Lạt là một quán cà phê độc đáo với không gian hoài cổ, lãng mạn và đầy chất thơ. Đây là nơi lý tưởng để bạn thư giãn, tìm lại những giá trị xưa cũ và tận hưởng một góc nhỏ Đà Lạt xưa. Nếu bạn đang tìm kiếm một quán cafe yên thì đây sẽ là điểm dừng chân lý tương cho bạn, theo dõi thêm Vivu Việt Nam để cập nhật thêm những địa điểm du lịch ở Đà Lạt khác nhé.
0 notes
jacknjillvn · 4 months
Text
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6
Quốc Tế Thiếu Nhi 1/6 là dịp mà bé sẽ nhận được rất nhiều quà tặng. Nhưng mẹ có biết món quà nào là tuyệt vời nhất cho bé yêu nhà mình không?
Món quà tuyệt vời nhất dành cho bé chính là một tuổi thơ được vô lo vô nghĩ, thỏa sức khám phá những điều mới, quậy tung hè cùng bạn bè, gia đình.
Chúc các thiên thần nhỏ luôn có một tuổi thơ thật nhiều trải nghiệm thú vị, và tận hưởng những kỳ nghỉ hè thật vui bên những người thân yêu để mỗi một mùa hè đều là mùa đáng nhớ.
Và Jack N’ Jill sẽ luôn đồng hành trên mỗi giai đoạn trưởng thành của con, chăm sóc và bảo vệ bé yêu sức khỏe bé yêu, giúp bé thỏa sức khám phá thế giới, ba mẹ thêm an tâm!
------------------
JACK N’ JILL - TIÊN PHONG VỀ CÁC SẢN PHẨM AN TOÀN CHO BÉ TỪ ÚC
Địa chỉ: B1 - 12A, Vinhomes Gardenia, 17 Hàm Nghi, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 098 839 97 73
Tumblr media
0 notes
mykingdomvta · 4 months
Text
Gợi Ý 5 Món Quà Tặng Quốc Tế Thiếu Nhi Ý Nghĩa Nhất Cho Trẻ Thơ
Ngày 1/6 sắp đến, bạn đã nghĩ ra quà tặng Quốc tế thiếu nhi cho con chưa? Trẻ em đều rất háo hức được tặng quà, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn chọn được một món quà phù hợp để ngày 1/6 sẽ càng thêm ý nghĩa. Ba mẹ nhớ chuẩn bị một món quà thật phù hợp với sở thích của con để bé thật vui vẻ lúc nhận được quà nhé!
Cẩm nang gợi ý: https://www.mykingdom.com.vn/blogs/choi-cung-con/goi-y-5-mon-qua-tang-quoc-te-thieu-nhi-y-nghia-nhat-cho-tre-tho?blgtraff=1
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
1 note · View note
thptngothinham · 3 days
Text
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Lượm của Tố Hữu - Văn mẫu 6 Tổng hợp văn mẫu phát biểu cảm nghĩ về b...
0 notes
barsapaamg · 4 months
Text
Sự Kết Hợp Hoàn Hảo Giữa Chất Chơi Và Sang Trọng Tại A.M.G Lounge SaPa
Nằm ngay giữa lòng SaPa thơ mộng, A.M.G Lounge là biểu tượng của sự sang trọng và chất chơi hiện đại. Đây là nơi mà mọi người có thể tạm rời xa nhịp sống hối hả, thả mình vào không gian đẳng cấp và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời.
A.M.G Lounge gây ấn tượng mạnh mẽ với thiết kế nội thất sang trọng và tinh tế. Những gam màu trầm ấm kết hợp với ánh sáng vàng ấm áp, tạo nên một không gian ấm cúng nhưng không kém phần lộng lẫy. Quầy bar hiện đại với các loại rượu quý hiếm và những chai rượu vang đắt giá, tạo nên điểm nhấn nổi bật cho không gian.
Menu đồ uống tại A.M.G Lounge rất phong phú và đa dạng, từ những ly cocktail truyền thống đến những sáng tạo độc đáo mang dấu ấn riêng của quán. Đội ngũ bartender chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tạo ra những ly đồ uống tuyệt hảo, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Không chỉ vậy, A.M.G Lounge còn phục vụ các món ăn nhẹ tinh tế, hoàn hảo để nhâm nhi cùng đồ uống.
Âm nhạc là một yếu tố không thể thiếu tại A.M.G Lounge. Những bản nhạc jazz êm dịu hay những giai điệu sôi động được lựa chọn kỹ lưỡng, tạo nên một không gian giải trí hoàn hảo. Mỗi tối tại đây đều là một trải nghiệm khác biệt, với những sự kiện âm nhạc và DJ biểu diễn trực tiếp, mang đến cho khách hàng những giây phút thăng hoa và trọn vẹn.
A.M.G Lounge không chỉ là nơi để thưởng thức đồ uống, mà còn là nơi để gặp gỡ, giao lưu và tận hưởng cuộc sống. Đến với A.M.G Lounge, bạn sẽ được trải nghiệm sự kết hợp hoàn hảo giữa chất chơi và sang trọng, giữa hiện đại và tinh tế, tạo nên một đêm đáng nhớ tại SaPa.
Bar SaPa A.M.G Lounge 33 Ngõ Cầu Mây, TT. Sa Pa, Sa Pa, Lào Cai 0832 166 666
bar_sapa #quan_bar #vu_truong #bar
0 notes
boconganh-blr · 7 months
Text
Con cái liệu có phải là tấm vé bảo hộ cho tuổi già? mình đang ở cái ngưỡng 34. ai ai cũng cho lời góp ý: đẻ thêm đứa thứ 2 đi nào. ko sau này sẽ rất hối hận đấy vì đã sinh ít con.
Bố mẹ mình có 4 người con. mình là thứ 3 trong số đó. bố mẹ mình nghèo, nên chị em mình cũng ko có 1 nền tảng cơ bản để vươn. năng lực bản thân cũng có hạn nên cuộc sống của đứa nào cũng vất vả quay cuồng với cơm áo gạo tiền mà vẫn thiếu trước hụt sau.
Ngày còn độc thân có vài đồng tiết kiệm được cũng gửi bố mẹ để sửa sang nhà cửa. Lấy chồng ko một đồng vốn dằn lưng. Có gia đình nhỏ rồi, vẫn nặng lòng về gia đình lớn. bố mẹ ngày một già đi, có những khoản nợ của họ, nhẹ thôi nhưng mình cũng vẫn phải vươn ra gánh phụ. Bởi chị gái thì lấy phải 1 lão chồng keo kiệt, lão là tay hòm chìa khoá trong nhà. Anh hai thì cứ vô tư vô tâm mua sắm những thứ vô bổ nên cũng nợ nần chồng chất. vợ chồng đứa em út thì cũng lao đao bởi vợ bệnh nên có mỗi chồng cày cuốc nuôi 4 cái tàu há mồm. còn lại mỗi mình, vợ chồng tiền ai đó sài, nên mình mới dè xẻn được chút ít giúp bố giúp mẹ. bởi mình cũng đang phải cõng 1 đứa con nhỏ.
Nhiều lúc cảm thấy rất ấm ức, giận giữ số phận. Đã là phận nữ nhi mỏng manh, yếu đuối. Nhưng cứ phải gồng lên mạnh mẽ trước đời, chẳng có cây tùng cây bách nào để dựa. mệt mỏi rã rời. Đôi khi giận lan sang cả bậc sinh thành, nghèo đói vất vả vậy đẻ nhiều làm gì. Đẻ 2 đứa thôi rồi làm kinh tế, xây dựng nền móng cơ bản cho con cái nó có bước đệm. hay ít nhất, con nó đi làm, kiếm ra tiền nó cũng chỉ việc lo mà phát triển bản thân, ko phải hỗ trợ bố mẹ. chồng bảo: nếu bố mẹ nghĩ vậy thì em đâu có được xuất hiện trên cuộc đời này! mình đáp: thà ko có mặt còn hơn. tuổi thơ nghèo đói, tuổi xuân làm ra tiền cũng hỗ trợ hết cho gia đình. Đến giờ có gia đình riêng vẫn phải nặng lòng chuyện tiền bạc của gia đình đẻ. chán nản chứ!
Thành ra sợ, sợ mình lại chuyền lại cái nghèo cái khó cho con. Lại biến con mình thành phiên bản của mình trong tương lai. lại sợ mình về già ko có đồng tiết kiệm khiến con mình cũng chẳng được thảnh thơi mà sống đời của nó.
Chẳng biết rồi mình sẽ hối hận cỡ nào. nhưng nếu chỉ vì sợ hãi tuổi già neo đơn mà quyết sinh thêm con, trong khi ko đảm bảo được kinh tế trong tương lai con và cho mình, thì thôi mình chọn đẻ 1 đứa. mình chọn sống khác bố mẹ mình, ko biết kết quả có khá hơn không, nhưng ít ra mình đã thay đổi tư duy, suy nghĩ để con mình và chính bản thân mình được sống cho bản thân nhiều hơn. 🖤
1 note · View note