Tumgik
#vè chúc tết
Text
Khi cổng trời mở ra để chào đón mùa xuân, lời chúc Tết như những đám mây êm đềm, đưa đến cho chúng ta không khí ấm áp và tươi mới. Hãy đồng hành cùng tôi và khám phá thêm về những lời chúc Tết tuyệt vời tại Điện Thoại Vui, nơi mà tình cảm và nghệ thuật kết hợp để tạo nên những bức tranh tinh tế của niềm hạnh phúc.
Tại đây, không chỉ là nơi để bạn đọc những dòng chữ ý nghĩa mà còn là không gian để bạn cảm nhận sự ấm áp và lòng tri ân. Những lời chúc Tết không chỉ là nguồn động viên mà còn là những khoảnh khắc đẹp, ghi lại những kỷ niệm đáng nhớ. Hãy cùng chúng tôi bắt đầu hành trình chinh phục những cung bậc cảm xúc trong mùa Tết này!
0 notes
hopquatangtet · 1 year
Text
Tumblr media
Tổng hợp những bài vè chúc tết hay nhất dành cho bé mầm non, dễ thuộc
Sắp đến Tết rồi và bạn đang tìm kiếm cho bé yêu những bài vè chúc Tết hay nhất thật ý nghĩa để gửi đến các thành viên trong gia đình? Không khó để tìm kiếm một bài vè chúc Tết trên mạng, dưới đây Hộp Quà Tết sẽ tổng hợp lại những bài vè chúc Tết...Xem chi tiết tại: https://hopquatet.vn/nhung-bai-ve-chuc-tet-hay-nhat/
1 note · View note
scrvn · 2 years
Photo
Tumblr media
Vè Chúc Tết Hay 2023 ❤️️ Những Bài Vè Mừng Năm Mới Hay
0 notes
nghilucseo01 · 4 years
Text
Để Tết nay vui như Tết xưa: Cần sự sẻ chia và những tấm chân tình
Để Tết nay vui như Tết xưa: Cần sự sẻ chia và những tấm chân tình
Tumblr media
Thành ngữ Việt Nam có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Tết đến, dù gia cảnh có nghèo khó đến đâu, người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày đầu năm, sao cho “già được bát canh, trẻ có manh áo mới”. Bữa ăn ngày Tết rất được chú trọng, thường có nhiều món, đủ chất hơn và sang hơn bữa ăn ngày thường, vì vậy mà người xưa thường gọi là “ăn Tết”.
Tết xưa, trong ký ức của nhiều bậc cao niên hay trong những câu chuyện kể lại, luôn là thời điểm bận rộn nhưng vui vẻ, đầm ấm nhất trong năm của mọi gia đình Việt Nam. Mặc cho đời sống vẫn còn nhiều lo toan, túng thiếu, người người vẫn mong đến Tết. Tết – không chỉ là thời gian để nghỉ ngơi sau tháng ngày lao động mệt nhọc, nó còn là dịp để mọi người mời nhau thưởng thức những món ngon, vật lạ mà quanh năm vất vả bận rộn không có điều kiện chuẩn bị. Vì thế, xưa kia “Ăn Tết” chỉ có 3 ngày, nhưng việc chuẩn bị Tết luôn được tính toán chu đáo, cẩn thận gần như cả năm.   Việc quan trọng nhất và cũng mất nhiều công nhất cho Tết là nuôi lợn. Giống lợn quê cho ăn cám nấu cây chuối dọc khoai hay bèo tấm, sức lớn mỗi tháng chỉ 4-6 kg, nên để đạt trọng lượng 50-60kg thịt cho Tết phải nuôi từ đầu năm. 
Tumblr media
Ảnh minh họa Vốn là dân tộc thuần nông, chỉ trừ số ít gia đình quan lại và dân phố thị có cao lương mĩ vị ăn Tết, đại đa số người Việt làm ruộng ở nông thôn, lấy bánh chưng thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết, nên mỗi nhà thường mổ một con lợn để ăn tết. Nhưng cũng có nhà ít người hoặc nhà nghèo thì hẹn nhau “đụng lợn”, vài nhà chung nhau một con, để nhà nào cũng có thịt, có bánh ăn một cái Tết tươm tất.  
Suốt ngày 28 đến 30 tháng Chạp tiếng lợn kêu eng éc khắp làng xóm, các bến nước hai bên bờ sông kẻ lên người xuống dập dìu, chỗ này cọ lá dong, chỗ kia làm lòng lợn. Quanh năm bận rộn, bữa ăn đơn giản vài ba món, toàn là rau dưa, cà kiệu, cá tôm, cua lươn, ốc ếch. Tết đến mổ con lợn ra mới có điều kiện bày vẽ trước cúng sau ăn. Cái thủ thường dùng gói giò gọi là giò thủ, đôi thăn giã nhuyễn gói giò lụa, cũng có nhà gói cả giò mỡ. Chả rán thì dùng thịt nạc giã nhuyễn nặn như chiếc đĩa, chả nướng thì thái miếng ướp hành nước mắm, cũng ướp cả riềng mẻ nữa, vót tre làm xiên mỗi xiên 7-8 miếng.   Những khổ thịt ba chỉ hay nửa nạc nửa mỡ luộc qua cho cứng lại rồi thái thỏi bề ngang vài ngón tay, đem áp chảo. Sườn thì chặt quân cờ cặp gắp nướng chả vè hoặc tút xương làm chả chìa. Xương để hầm măng khô. Món nem thính gói lá ổi cũng nhiều nhà làm, vì có nó, hương vị Tết mới đậm đà…   Thứ đến là bánh chưng – bánh chưng ở miền Bắc, bánh Tét ở miền Nam là hai món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền người Việt. Với những nhà có điều kiện, ngay từ đầu tháng chạp đã lo mua gạo nếp, đậu xanh… để sẵn. Thậm chí đến những chiếc lá dong để gói, những chiếc lạt để buộc bánh cũng phải lo liệu trước, không đợi cận Tết mới sắm.   Bánh chưng là món ăn ngon, hạt gạo tự mình làm ra chẳng cần đong đếm song ngặt một nỗi là chiếc nồi đồng luộc được ba bốn chục bơ gạo bánh, trong làng chỉ có năm bẩy nhà giầu sắm được. Vì vậy phải mượn chuyền tay nhau, phải dạm trước với nhà chủ để còn sắp xếp. Có nhà luộc bánh từ sáng ngày 27, nhà mượn cuối cùng là chiều 30, tính đếm sao cho kịp trả nồi trước lúc gia chủ thắp hương đón giao thừa, tiếng pháo nổ rền mừng năm mới.   Trước đó, đến rằm tháng Chạp thì nhà nào cũng làm dưa hành. Hành củ to tròn, mua về ngâm nước gio bếp 5 ngày, rồi bóc vỏ cắt rễ trộn muối hai ngày sau thì đổ nước ngâm, mất 7-8 ngày nữa củ hành mới hết cay chuyển thành dưa chua dôn dốt. Không phải món chính, nhưng trên mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món này. Đó là món ăn làm tan ngay cái ngấy của thịt, của mỡ, của những món ăn chính được sử dụng thường xuyên trong ngày Tết. Chính vì thế, dù giản dị và thanh đạm, nó vẫn được xếp vào 6 loại phẩm vật đặc trưng của Tết cổ truyền: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.   Công việc chuẩn bị cho Tết vất vả là vậy, nhưng lạ là không ai kêu ca, ngược lại trẻ già trai gái, ai nấy đều vui mừng háo hức.   Ngày nay cuộc sống ngày càng đủ đầy, các phong tục, thói quen trong dịp Tết cũng dần thay đổi. Việc ăn uống trong ngày Tết không còn quá quan trọng, chuẩn bị Tết cũng không phải cầu kỳ, vất vả như trước. Bánh chưng, lợn, gà… xưa vốn là món quý chỉ dùng trong những dịp đặc biệt như lễ, Tết, thì nay đã là món ăn hàng ngày và đều dễ dàng mua được. Do đó, nhiều gia đình duy trì tục gói bánh chưng nhưng chỉ là để vui, để cho có không khí ngày Tết.   Tết Nguyên đán, Phong tục ngày Tết, Ký ức Tết xưa, Chúc mừng năm mới, phong tục tết nguyên đán, phong tục tết xưa, ký ức về Tết, Tết nguyên đán 2020, chúc tết 2020   Xã hội phát triển, cuộc sống bộn bề những lo toan, tất bật thì việc không cầu kỳ chuẩn bị Tết là điều tất yếu. Nhiều người đi làm xa nhà thậm chí còn lỗi hẹn về quê ăn Tết với gia đình. Còn một bộ phận người lao động hiện nay, họ sợ Tết bởi những gánh nặng mưu sinh. Giá trị Tết truyền thống đang bị ảnh hưởng bởi sự đề cao của giá trị vật chất. Áp lực kinh tế đã khiến nhiều người còn có suy nghĩ tiêu cực, không thích Tết và không dám về quê ăn Tết.   Tuy mang nhiều áp lực khi Tết đến, nhưng nhìn chung, người Việt vẫn xem Tết là dịp lễ quan trọng, ý nghĩa nhất trong năm. Nhưng để giảm bớt những nỗi lo và “nỗi sợ” Tết, điều cần nhất là sự đồng lòng thấu hiểu của tất cả mọi người. Tết chỉ thực sự ngọt ngào và ý nghĩa khi hàm chứa giá trị của tình cảm chân thật.   Đôi khi bận rộn khiến người ta quên đi giá trị ban đầu của ngày Tết cổ truyền, lý do vì sao lại có Tết. Ngày nay, Tết rất cần những sự sẻ chia, những tấm chân tình, để đọng lại những giá trị truyền thống thiêng liêng trong mỗi thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau làm nên một mùa Tết trọn vẹn, vui vẻ./.     Theo Thethaovanhoa.vn . Nguồn: Baoquangngai.vn
13 notes · View notes
qdsmile · 4 years
Text
Để Tết nay vui như Tết xưa: Cần sự sẻ chia và những tấm chân tình
Source - https://xn---quangngai-az-olb.vn/de-tet-nay-vui-nhu-tet-xua-can-su-se-chia-va-nhung-tam-chan-tinh/
Tumblr media
Thành ngữ Việt Nam có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Tết đến, dù gia cảnh có nghèo khó đến đâu, người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày đầu năm, sao cho “già được bát canh, trẻ có manh áo mới”. Bữa ăn ngày Tết rất được chú trọng, thường có nhiều món, đủ chất hơn và sang hơn bữa ăn ngày thường, vì vậy mà người xưa thường gọi là “ăn Tết”.
Tết xưa, trong ký ức của nhiều bậc cao niên hay trong những câu chuyện kể lại, luôn là thời điểm bận rộn nhưng vui vẻ, đầm ấm nhất trong năm của mọi gia đình Việt Nam. Mặc cho đời sống vẫn còn nhiều lo toan, túng thiếu, người người vẫn mong đến Tết. Tết – không chỉ là thời gian để nghỉ ngơi sau tháng ngày lao động mệt nhọc, nó còn là dịp để mọi người mời nhau thưởng thức những món ngon, vật lạ mà quanh năm vất vả bận rộn không có điều kiện chuẩn bị. Vì thế, xưa kia “Ăn Tết” chỉ có 3 ngày, nhưng việc chuẩn bị Tết luôn được tính toán chu đáo, cẩn thận gần như cả năm.   Việc quan trọng nhất và cũng mất nhiều công nhất cho Tết là nuôi lợn. Giống lợn quê cho ăn cám nấu cây chuối dọc khoai hay bèo tấm, sức lớn mỗi tháng chỉ 4-6 kg, nên để đạt trọng lượng 50-60kg thịt cho Tết phải nuôi từ đầu năm. 
Tumblr media
Ảnh minh họa Vốn là dân tộc thuần nông, chỉ trừ số ít gia đình quan lại và dân phố thị có cao lương mĩ vị ăn Tết, đại đa số người Việt làm ruộng ở nông thôn, lấy bánh chưng thịt lợn làm cơ bản để cúng và ăn Tết, nên mỗi nhà thường mổ một con lợn để ăn tết. Nhưng cũng có nhà ít người hoặc nhà nghèo thì hẹn nhau “đụng lợn”, vài nhà chung nhau một con, để nhà nào cũng có thịt, có bánh ăn một cái Tết tươm tất.  
Suốt ngày 28 đến 30 tháng Chạp tiếng lợn kêu eng éc khắp làng xóm, các bến nước hai bên bờ sông kẻ lên người xuống dập dìu, chỗ này cọ lá dong, chỗ kia làm lòng lợn. Quanh năm bận rộn, bữa ăn đơn giản vài ba món, toàn là rau dưa, cà kiệu, cá tôm, cua lươn, ốc ếch. Tết đến mổ con lợn ra mới có điều kiện bày vẽ trước cúng sau ăn. Cái thủ thường dùng gói giò gọi là giò thủ, đôi thăn giã nhuyễn gói giò lụa, cũng có nhà gói cả giò mỡ. Chả rán thì dùng thịt nạc giã nhuyễn nặn như chiếc đĩa, chả nướng thì thái miếng ướp hành nước mắm, cũng ướp cả riềng mẻ nữa, vót tre làm xiên mỗi xiên 7-8 miếng.   Những khổ thịt ba chỉ hay nửa nạc nửa mỡ luộc qua cho cứng lại rồi thái thỏi bề ngang vài ngón tay, đem áp chảo. Sườn thì chặt quân cờ cặp gắp nướng chả vè hoặc tút xương làm chả chìa. Xương để hầm măng khô. Món nem thính gói lá ổi cũng nhiều nhà làm, vì có nó, hương vị Tết mới đậm đà…   Thứ đến là bánh chưng – bánh chưng ở miền Bắc, bánh Tét ở miền Nam là hai món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền người Việt. Với những nhà có điều kiện, ngay từ đầu tháng chạp đã lo mua gạo nếp, đậu xanh… để sẵn. Thậm chí đến những chiếc lá dong để gói, những chiếc lạt để buộc bánh cũng phải lo liệu trước, không đợi cận Tết mới sắm.   Bánh chưng là món ăn ngon, hạt gạo tự mình làm ra chẳng cần đong đếm song ngặt một nỗi là chiếc nồi đồng luộc được ba bốn chục bơ gạo bánh, trong làng chỉ có năm bẩy nhà giầu sắm được. Vì vậy phải mượn chuyền tay nhau, phải dạm trước với nhà chủ để còn sắp xếp. Có nhà luộc bánh từ sáng ngày 27, nhà mượn cuối cùng là chiều 30, tính đếm sao cho kịp trả nồi trước lúc gia chủ thắp hương đón giao thừa, tiếng pháo nổ rền mừng năm mới.   Trước đó, đến rằm tháng Chạp thì nhà nào cũng làm dưa hành. Hành củ to tròn, mua về ngâm nước gio bếp 5 ngày, rồi bóc vỏ cắt rễ trộn muối hai ngày sau thì đổ nước ngâm, mất 7-8 ngày nữa củ hành mới hết cay chuyển thành dưa chua dôn dốt. Không phải món chính, nhưng trên mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món này. Đó là món ăn làm tan ngay cái ngấy của thịt, của mỡ, của những món ăn chính được sử dụng thường xuyên trong ngày Tết. Chính vì thế, dù giản dị và thanh đạm, nó vẫn được xếp vào 6 loại phẩm vật đặc trưng của Tết cổ truyền: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.   Công việc chuẩn bị cho Tết vất vả là vậy, nhưng lạ là không ai kêu ca, ngược lại trẻ già trai gái, ai nấy đều vui mừng háo hức.   Ngày nay cuộc sống ngày càng đủ đầy, các phong tục, thói quen trong dịp Tết cũng dần thay đổi. Việc ăn uống trong ngày Tết không còn quá quan trọng, chuẩn bị Tết cũng không phải cầu kỳ, vất vả như trước. Bánh chưng, lợn, gà… xưa vốn là món quý chỉ dùng trong những dịp đặc biệt như lễ, Tết, thì nay đã là món ăn hàng ngày và đều dễ dàng mua được. Do đó, nhiều gia đình duy trì tục gói bánh chưng nhưng chỉ là để vui, để cho có không khí ngày Tết.   Tết Nguyên đán, Phong tục ngày Tết, Ký ức Tết xưa, Chúc mừng năm mới, phong tục tết nguyên đán, phong tục tết xưa, ký ức về Tết, Tết nguyên đán 2020, chúc tết 2020   Xã hội phát triển, cuộc sống bộn bề những lo toan, tất bật thì việc không cầu kỳ chuẩn bị Tết là điều tất yếu. Nhiều người đi làm xa nhà thậm chí còn lỗi hẹn về quê ăn Tết với gia đình. Còn một bộ phận người lao động hiện nay, họ sợ Tết bởi những gánh nặng mưu sinh. Giá trị Tết truyền thống đang bị ảnh hưởng bởi sự đề cao của giá trị vật chất. Áp lực kinh tế đã khiến nhiều người còn có suy nghĩ tiêu cực, không thích Tết và không dám về quê ăn Tết.   Tuy mang nhiều áp lực khi Tết đến, nhưng nhìn chung, người Việt vẫn xem Tết là dịp lễ quan trọng, ý nghĩa nhất trong năm. Nhưng để giảm bớt những nỗi lo và “nỗi sợ” Tết, điều cần nhất là sự đồng lòng thấu hiểu của tất cả mọi người. Tết chỉ thực sự ngọt ngào và ý nghĩa khi hàm chứa giá trị của tình cảm chân thật.   Đôi khi bận rộn khiến người ta quên đi giá trị ban đầu của ngày Tết cổ truyền, lý do vì sao lại có Tết. Ngày nay, Tết rất cần những sự sẻ chia, những tấm chân tình, để đọng lại những giá trị truyền thống thiêng liêng trong mỗi thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau làm nên một mùa Tết trọn vẹn, vui vẻ./.     Theo Thethaovanhoa.vn . Nguồn: Baoquangngai.vn
0 notes
daycattocgiare · 5 years
Text
Vợ Quyền Linh nhớ kỷ niệm khó quên sau 14 năm ngày cưới
 - Mới đây trên trang cá nhân, bà xã MC Quyền Linh - Dạ Thảo đã chia sẻ về kỷ niệm làm cô nhớ mãi đến tận bây giờ trong ngày cưới 14 năm về trước.
Sao Việt 21/9: Bà xã Quyền Linh - Dạ Thảo hạnh phúc viết: “Mùa sang thu 14 năm trước ở quê nàng. Chàng nói gì mà nàng lại cười tươi thế, thật ra là chàng đang ngân nga câu ca: ‘Tết này anh không thèm đốt pháo, vì tiếng cười em rộn rã lòng anh rồi’. Kể từ mùa thu năm ấy, Bài ca Tết cho em cứ theo nàng đi cùng năm tháng, bất kể mùa gì, và bao nhiêu mùa. Đó là một trong những bài hát ‘tủ’ của chàng”.
Chia sẻ về quá trình quay cũng như vai diễn trong bộ phim ''Thất sơn tâm linh'', diễn viên Đinh Y Nhung cho biết cô bị ám ảnh và sống trong giai đoạn dài sợ hãi đến mức đêm ngủ mơ thấy những hình ảnh không được sạch hay cứ luôn có cảm giác là có người theo phá.
MC Hoàng Linh chia sẻ lên trang cá nhân hình ảnh bố cô vào viện vì bị sốt xuất huyết và cả nhà cùng vào thăm. Cô hài hước viết: “Vào viện vẫn vui. Một người vào viện là cả nhà kéo nhau ‘nhập viện’ luôn, ăn uống, nhậu nhẹt rôm rả như ở nhà, bệnh nhân đuổi thì về, về rồi hôm sau lại vào”.
Tuấn Hưng cười rạng rỡ, khoe khoảnh khắc chơi đùa đáng yêu bên các con.
Nhật Kim Anh gây xúc động khi chụp ảnh cùng con trai vè gửi lời chúc mừng sinh nhật đến cậu: “Hôm nay là ngày đặc biệt của em và cũng là ngày tuyệt vời của mẹ. Mẹ chúc cục vàng của mẹ sinh nhật hay ăn chóng lớn, hiền ngoan, hiếu thảo, giỏi giang, thông minh, khỏe mạnh nè. Vậy là em đã lên 4 rồi. Mẹ nhớ và yêu em nhiều vô hạn. Hôm nay mẹ hát lại bài Con của mẹ là nhất để tặng em. Bài này mẹ đã hát khi em tròn 1 tuổi, và hôm nay Mẹ hát lại tặng em. Mong em mau lớn để thấu hiểu nỗi lòng của mẹ. Tuy mẹ không gần em nhiều nhưng tất cả những gì mẹ làm là dành tất cả cho em''.
Hoa hậu Giáng My đã chia sẻ những hình ảnh trong chuyến đi của mình đến thăm Palau - quần đảo nằm ở phía Tây Thái Bình Dương.
Thanh Thảo ��ăng tải những hình ảnh đáng yêu của con gái và hóm hỉnh viết: “Gió biển lớn và lạnh quá làm con sổ mũi rồi nè mẹ ơi. Nhưng không sao, con vẫn cứ chụp tiếp để có thêm hình đẹp làm kỷ niệm cùng bố và mẹ với bà của con”.
Lan Phương đưa ra quan điểm về việc phụ nữ có nên mặc áo ngực (Bra) hay không. Theo cô, mặc thế nào để vẫn được tôn trọng và không bị cái nhìn soi mói tò mò của người ngoài mới là điều thú vị, ăn mặc làm sao để thoải mái và không bị gò ép vào bất cứ thứ gì.
Phan Như Thảo viết về người đàn ông của đời mình: “Đây là người đàn ông đã yêu mình, dù mình 50-60 hay 70kg, dù bộ hình kỷ niệm này không chụp vào lúc mình đẹp nhất, mình cân đối hay hoàn hảo nhất nhưng chụp vào lúc tình yêu trong ánh mắt anh ấy nhìn mình lấp lánh nhất, người duy nhất trên đời nhìn mình với ánh mắt như có ánh sáng ấy”.
Nghệ sĩ Công Lý đăng ảnh vui vẻ bên nghệ sĩ Vân Dung cùng dòng trạng thái hài hước: “Bao năm rồi vẫn mặn nồng”.
Hoàng Thùy rạng rỡ quay trở lại phòng tập gym sau hai tháng, khoe thân hình săn chắc cùng vòng một gợi cảm. 
Trương Quỳnh Anh đầy tâm trạng: “Không nhất thiết chúng ta phải gặp nhau quá sớm giữa cuộc đời này. Cứ đi qua hết thảy những xót xa, người dịu dàng sẽ ở lại đợi tay mình nắm lấy. Cứ kinh trải đủ đầy những lần đau, người chân tâm sẽ đắp bù cho ta đến tận cùng sau cuối”.
 Nhi Hoàng
Hồ Lệ Thu tặng Quyền Linh 'bộ sưu tập' dép tổ ong nhân ngày sinh nhật
 - Tối 29/7, em trai MC Quyền Linh - đạo diễn Quyền Lộc tổ chức tiệc thôi nôi cho bé trai thứ hai của mình. Tại đây, anh cũng tạo bất ngờ cho anh trai khi tổ chức sinh nhật cho nam MC và con gái thứ hai của anh.
Nguồn: Sưu Tầm
0 notes
letyourmindpe14 · 6 years
Text
Tết Trung thu ở các nước châu Á – mỗi nơi một khác
Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống diễn ra vào tháng rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm ở nhiều nước châu Á tuy nhiên, mỗi nơi lại có những phong tục tập quán khác nhau.
Tumblr media
Thả đèn trên sông là 1 trong những hoạt động mang tính truyền thông trong Tết Trung thu ở Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Trung Quốc
Đất nước này chính là “quê hương” của Tết Trung thu với các sự tích ly kỳ về chị Hằng và Thỏ Ngọc… Trong ngày này, người dân Trung Quốc thường có phong tục ngắm trăng, ăn bánh Trung thu, thả đèn trên sông, treo đèn lồng và giải câu đố.
Bánh Trung thu ở Trung Quốc gồm 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo, song mỗi vùng miền lại có những hương vị và kiểu dáng khác nhau.
Ăn bánh và ngắm trăng là một tục lệ không thể bỏ qua đối với mỗi gia đình Trung Quốc trong đêm Rằm tháng 8 bởi nó biểu trưng cho sự đoàn viên.
Ngoài ra, mọi người thường tập trung ở các con sông để thả đèn và thành tâm cầu nguyện về những điều mình ước muốn. Trong đêm Trung thu, nhiều người trẻ tuổi sẽ đổ ra đường dạo chơi, tham gia vào hoạt động giải câu đố và thông qua đó để bày tỏ tình yêu.
Hàn Quốc
Tết Trung thu (hay còn được người dân địa phương gọi là Lễ Tạ ơn) là một trong 3 lễ hội lớn trong năm ở Hàn Quốc, người dân thường được nghỉ tới 3 ngày.
Tumblr media
Mâm cỗ trung thu cúng bái tổ tiên của người Hàn Quốc. (Ảnh: Getty)
Trong dịp này, mọi người sẽ trở về quê hương đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi họ hàng. Họ sẽ cùng nhau thưởng thức bữa ăn truyền thống với những món như bánh Songpyeon, rượu gạo rồi ngắm trăng. Vào buổi tối, khi trăng lên cao, phụ nữ Hàn Quốc sẽ mặc những chiếc hanbok màu sắc để nhảy múa.
Ở Hàn Quốc, bánh trung thu còn có tên là Songpyeon (Bánh trăng khuyết). Nguyên liệu chính làm bánh gồm có bột gạo, đậu đỏ, đậu nành, vừng…Người dân cũng tổ chức nhiều trò chơi truyền thống như kéo có, đấu vật, yutnori, kangkangsulle… trong dịp Trung thu.
Nhật Bản
Lễ hội ngắm trăng – Otsukimi diễn ra vào mùa thu du nhập vào Nhật Bản từ 1.000 năm trước. Mặc dù hiện nay người Nhật không sử dụng lịch âm nhưng Tết Trung thu vẫn được tổ chức hàng năm.
Các gia đình sẽ căm cỏ bạc trong bình hoặc đặt trước cửa để xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo. Trong văn hóa của xứ Phù Tang, cỏ bạc là biểu tượng cho sự khởi đầu của mùa thu và là đồ trang trí không thể thiếu trong dịp lễ này.
Để mừng Tết Trung thu, người dân thường làm bánh Tsukimi Dango từ bột gạo nếp. Họ tin rằng Thỏ ngọc thực sự sống trên Mặt Trăng.
Mọi người sẽ bày bánh thành mâm lớn trước thềm nhà. Vừa ngắm trăng, người dân vừa tưởng tượng những chú thỏ đang ăn hoặc giã bánh. Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản cũng tham gia lễ hội rước đèn lồng cá chép.
Singapore
Tumblr media
Đường phố ở Singapore được trang trí bởi rất nhiều đèn lồng đỏ trong dịp Tết Trung thu. (Ảnh: Getty)
Ở Singapore có rất nhiều người Trung Quốc sinh sống do đó, Tết Trung thu cũng được tổ chức rất linh đình. Đây là để thời gian để gia đình quây quần, rước đèn và thưởng thức bánh trung thu.
Người dân Singapore cũng tổ chức nhiều hoạt động như múa lân hay thắp sáng những bức vẽ bằng lụa về các nhân vật thần thoại.
Trong dịp này, mọi người sẽ tặng nhau bánh Trung thu và gửi những lời chúc tốt lành đến người thân, bạn vè và đối tác kinh doanh để thể hiện sự yêu quý và biết ơn.
Có hình dáng tương tự bánh trung thu Việt Nam nhưng bánh trung thu ở Singapore có hương vị thì hoàn toàn khác với đủ loại màu sắc.
Campuchia
Dịp lễ Trung thu ở Campuchia diễn ra muộn hơn so với các nước khác, thường là vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch. Người dân Campuchia thường gọi đây là lễ hội Ok Om Pok. Theo đó, họ sẽ tổ chức vào các hoạt động vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía…
Tumblr media
Trong ngày tết Trung thu, người dân Campuchia sẽ tổ chức cuộc thi thả đèn trời. (Ảnh: Komsan)
Trong ngày tết Trung thu, mọi người sẽ tổ chức cuộc thi thả đèn trời. Người dân quan niệm, chiếc đèn càng bay lên cao thì càng thể hiện rằng những lời cầu nguyện sẽ sớm được gửi tới thần mặt trăng.
Bên cạnh đó, người dân sẽ đặt đồ cúng vào khay, đặt trên một chiếc chiếu lớn và ngồi trông trăng. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Sau đó, người già lấy gạo dẹt nhét đầy vào miệng của trẻ con để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.
Sri Lanka
Tumblr media
Người dân Sri Lanka tới chùa cầu nguyện trong dịp trung thu. (Ảnh:Getty)
Giống như nhiều lễ hội khác ở Sri Lanka, Tết Trung thu có liên quan mật thiết đến tôn giáo do vậy, ngày rằm luôn là một ngày quan trọng. "Lễ trông trăng" ở nước này diễn ra 4 lần một năm, theo nghi thức của đạo Phật. Ngày lễ được tổ chức long trọng hơn vào tháng 7, tháng 8 Âm lịch.
Người dân sẽ được nghỉ để đón trung thu. Họ chuẩn bị hoa quả và lễ vật tươi ngon đến cúng chùa. Sau khi cầu nguyện và nghe giảng đạo, mọi người cùng ngồi lại thưởng thức đồ ăn, nhảy múa, ngắm trăng.
Malaysia
Tumblr media
Bánh Trung Thu ở Malaysia rất chú trọng đến sự sáng tạo. (Ảnh: Getty)
3 hoạt động không thể thiếu trong Tết Trung thu ở Malaysia chính là ngắm trăng, ăn bánh và rước đèn.
Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu và thắp đèn lồng để đón mừng ngày rằm tháng 8.
Lễ hội lồng đèn là đặc trưng trong văn hóa Trung thu ở Malaysia. Mọi người sẽ rước đèn hòa cùng đoàn múa lân đi dọc các con phố, khiến cho không khí trở nên tưng bừng và nhộn nhịp.
Bánh Trung Thu ở Malaysia rất chú trọng đến sự sáng tạo. Do đó, hình dạng bánh rất đa dạng. Ngoài bánh truyền thống hình tròn, bánh trung thu ở Malaysia còn có hình sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao.
Iran
Tumblr media
Vgười dân Iran sẽ cùng đón tết Mehrgan, tương tự như tết Trung thu. (Ảnh: Getty)
Theo lịch địa phương, vào ngày16/7 Dương lịch, người dân Iran sẽ cùng đón tết Mehrgan, tương tự như tết Trung thu. Dịp lễ này diễn ra trong vòng 6 ngày, là lễ hội lớn nhất trong năm sau lễ năm mới Nowruz. Trong những ngày này, mọi người cùng nhau thưởng thức các loại nông sản thu hoạch được và cầu mong về một mùa màng tươi tốt sắp tới.
Bạch Dương (Tổng hợp)
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2NwQtSV via IFTTT
0 notes
lookintomyeyeblog · 6 years
Text
Tết Trung thu ở các nước châu Á – mỗi nơi một khác
Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống diễn ra vào tháng rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm ở nhiều nước châu Á tuy nhiên, mỗi nơi lại có những phong tục tập quán khác nhau.
Tumblr media
Thả đèn trên sông là 1 trong những hoạt động mang tính truyền thông trong Tết Trung thu ở Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Trung Quốc
Đất nước này chính là “quê hương” của Tết Trung thu với các sự tích ly kỳ về chị Hằng và Thỏ Ngọc… Trong ngày này, người dân Trung Quốc thường có phong tục ngắm trăng, ăn bánh Trung thu, thả đèn trên sông, treo đèn lồng và giải câu đố.
Bánh Trung thu ở Trung Quốc gồm 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo, song mỗi vùng miền lại có những hương vị và kiểu dáng khác nhau.
Ăn bánh và ngắm trăng là một tục lệ không thể bỏ qua đối với mỗi gia đình Trung Quốc trong đêm Rằm tháng 8 bởi nó biểu trưng cho sự đoàn viên.
Ngoài ra, mọi người thường tập trung ở các con sông để thả đèn và thành tâm cầu nguyện về những điều mình ước muốn. Trong đêm Trung thu, nhiều người trẻ tuổi sẽ đổ ra đường dạo chơi, tham gia vào hoạt động giải câu đố và thông qua đó để bày tỏ tình yêu.
Hàn Quốc
Tết Trung thu (hay còn được người dân địa phương gọi là Lễ Tạ ơn) là một trong 3 lễ hội lớn trong năm ở Hàn Quốc, người dân thường được nghỉ tới 3 ngày.
Tumblr media
Mâm cỗ trung thu cúng bái tổ tiên của người Hàn Quốc. (Ảnh: Getty)
Trong dịp này, mọi người sẽ trở về quê hương đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi họ hàng. Họ sẽ cùng nhau thưởng thức bữa ăn truyền thống với những món như bánh Songpyeon, rượu gạo rồi ngắm trăng. Vào buổi tối, khi trăng lên cao, phụ nữ Hàn Quốc sẽ mặc những chiếc hanbok màu sắc để nhảy múa.
Ở Hàn Quốc, bánh trung thu còn có tên là Songpyeon (Bánh trăng khuyết). Nguyên liệu chính làm bánh gồm có bột gạo, đậu đỏ, đậu nành, vừng…Người dân cũng tổ chức nhiều trò chơi truyền thống như kéo có, đấu vật, yutnori, kangkangsulle… trong dịp Trung thu.
Nhật Bản
Lễ hội ngắm trăng – Otsukimi diễn ra vào mùa thu du nhập vào Nhật Bản từ 1.000 năm trước. Mặc dù hiện nay người Nhật không sử dụng lịch âm nhưng Tết Trung thu vẫn được tổ chức hàng năm.
Các gia đình sẽ căm cỏ bạc trong bình hoặc đặt trước cửa để xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo. Trong văn hóa của xứ Phù Tang, cỏ bạc là biểu tượng cho sự khởi đầu của mùa thu và là đồ trang trí không thể thiếu trong dịp lễ này.
Để mừng Tết Trung thu, người dân thường làm bánh Tsukimi Dango từ bột gạo nếp. Họ tin rằng Thỏ ngọc thực sự sống trên Mặt Trăng.
Mọi người sẽ bày bánh thành mâm lớn trước thềm nhà. Vừa ngắm trăng, người dân vừa tưởng tượng những chú thỏ đang ăn hoặc giã bánh. Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản cũng tham gia lễ hội rước đèn lồng cá chép.
Singapore
Tumblr media
Đường phố ở Singapore được trang trí bởi rất nhiều đèn lồng đỏ trong dịp Tết Trung thu. (Ảnh: Getty)
Ở Singapore có rất nhiều người Trung Quốc sinh sống do đó, Tết Trung thu cũng được tổ chức rất linh đình. Đây là để thời gian để gia đình quây quần, rước đèn và thưởng thức bánh trung thu.
Người dân Singapore cũng tổ chức nhiều hoạt động như múa lân hay thắp sáng những bức vẽ bằng lụa về các nhân vật thần thoại.
Trong dịp này, mọi người sẽ tặng nhau bánh Trung thu và gửi những lời chúc tốt lành đến người thân, bạn vè và đối tác kinh doanh để thể hiện sự yêu quý và biết ơn.
Có hình dáng tương tự bánh trung thu Việt Nam nhưng bánh trung thu ở Singapore có hương vị thì hoàn toàn khác với đủ loại màu sắc.
Campuchia
Dịp lễ Trung thu ở Campuchia diễn ra muộn hơn so với các nước khác, thường là vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch. Người dân Campuchia thường gọi đây là lễ hội Ok Om Pok. Theo đó, họ sẽ tổ chức vào các hoạt động vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía…
Tumblr media
Trong ngày tết Trung thu, người dân Campuchia sẽ tổ chức cuộc thi thả đèn trời. (Ảnh: Komsan)
Trong ngày tết Trung thu, mọi người sẽ tổ chức cuộc thi thả đèn trời. Người dân quan niệm, chiếc đèn càng bay lên cao thì càng thể hiện rằng những lời cầu nguyện sẽ sớm được gửi tới thần mặt trăng.
Bên cạnh đó, người dân sẽ đặt đồ cúng vào khay, đặt trên một chiếc chiếu lớn và ngồi trông trăng. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Sau đó, người già lấy gạo dẹt nhét đầy vào miệng của trẻ con để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.
Sri Lanka
Tumblr media
Người dân Sri Lanka tới chùa cầu nguyện trong dịp trung thu. (Ảnh:Getty)
Giống như nhiều lễ hội khác ở Sri Lanka, Tết Trung thu có liên quan mật thiết đến tôn giáo do vậy, ngày rằm luôn là một ngày quan trọng. "Lễ trông trăng" ở nước này diễn ra 4 lần một năm, theo nghi thức của đạo Phật. Ngày lễ được tổ chức long trọng hơn vào tháng 7, tháng 8 Âm lịch.
Người dân sẽ được nghỉ để đón trung thu. Họ chuẩn bị hoa quả và lễ vật tươi ngon đến cúng chùa. Sau khi cầu nguyện và nghe giảng đạo, mọi người cùng ngồi lại thưởng thức đồ ăn, nhảy múa, ngắm trăng.
Malaysia
Tumblr media
Bánh Trung Thu ở Malaysia rất chú trọng đến sự sáng tạo. (Ảnh: Getty)
3 hoạt động không thể thiếu trong Tết Trung thu ở Malaysia chính là ngắm trăng, ăn bánh và rước đèn.
Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu và thắp đèn lồng để đón mừng ngày rằm tháng 8.
Lễ hội lồng đèn là đặc trưng trong văn hóa Trung thu ở Malaysia. Mọi người sẽ rước đèn hòa cùng đoàn múa lân đi dọc các con phố, khiến cho không khí trở nên tưng bừng và nhộn nhịp.
Bánh Trung Thu ở Malaysia rất chú trọng đến sự sáng tạo. Do đó, hình dạng bánh rất đa dạng. Ngoài bánh truyền thống hình tròn, bánh trung thu ở Malaysia còn có hình sò biển, bông hoa hoặc ngôi sao.
Iran
Tumblr media
Vgười dân Iran sẽ cùng đón tết Mehrgan, tương tự như tết Trung thu. (Ảnh: Getty)
Theo lịch địa phương, vào ngày16/7 Dương lịch, người dân Iran sẽ cùng đón tết Mehrgan, tương tự như tết Trung thu. Dịp lễ này diễn ra trong vòng 6 ngày, là lễ hội lớn nhất trong năm sau lễ năm mới Nowruz. Trong những ngày này, mọi người cùng nhau thưởng thức các loại nông sản thu hoạch được và cầu mong về một mùa màng tươi tốt sắp tới.
Bạch Dương (Tổng hợp)
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2NwQtSV via IFTTT
0 notes
meohayaz · 5 years
Text
20 Lời chúc tết hài hước và hay nhất trong năm Canh Tý 2020
MeoHayAz 20 Lời chúc tết hài hước và hay nhất trong năm Canh Tý 2020
Những lời chúc Tết hài hước luôn làm cho không khí ngày tết của gia đình bạn tràn ngập tiếng cười và ấm áp. Hãy khởi động ngày xuân bằng những tiếng cười hạnh phúc của chính gia đình bạn với bộ lời chúc mừng năm mới hài hước của Mẹo Hay trong năm 2020 nhé.
Lời chúc năm mới 2020 hay – Những lời tết ý nghĩa nhất
50 Những lời chúc tết người yêu hay trong năm Canh Tý 2020
Ngoài những lời chúc năm mới đầy ý nghĩa, mong mỏi một năm mới an khang, thịnh vượng và sung túc thì những lời chúc tết hài hước năm Canh Tý 2020 sẽ mang đến những tiếng cười vui vẻ ngay trong ngày đầu năm mới tại ngôi nhà yêu thương của bạn
Tổng hợp những câu chúc tết hài hước nhất
Những lời chúc hài hước nhất
Cung chúc tân niên, sức khỏe vô biên, thành công liên miên, hạnh phúc triền miên, túi luôn đầy tiền, sung sướng như tiên. Chúc mừng năm mới!
Năm mới càng sung sức, không bực tức, không đau nhức, gấp đôi lợi tức..tiền vào thơm phức. Happy new year – Chúc mừng năm mới 2020!
Chúc mọi người hay ăn chóng béo, tiền nhiều như kẹo, tình chặt như keo, dẻo dai như mèo, mịn màng trắng trẻo, sức khỏe như voi.
Năm mới năm me. Gia đình mạnh khỏe. Mọi người tươi trẻ. Đi chơi vui vẻ.
Chúc năm mới: Đau đầu vì nhà giàu! Mệt mỏi vì học giỏi! Buồn phiền vì nhiều tiền! Ngang trái vì xinh gái! Mệt mỏi vì đẹp giai! Và mất ngủ vì không có đối thủ!
Năm mới chúc các bạn có nhiều người để ý. Tỏ tình nhiều ý. Tiền nhiều nặng ký. Công việc vừa ý. Miệng cười mắt ti hí. Sống thật lâu í.
Năm mới phát tài, phát lộc, phát tướng, phát tình nhưng đừng phát phì!
Chúc mừng năm mới 2020! Vui vẻ, lạc quan. Yêu đời phơi phới Hạnh phúc sẽ tới. Niềm vui sẽ về!
Những lời chúc năm mới hài hước 2020
Những bài thơ hài hước dùng để chúc tết
Hãy lựa ra cho mình những bài thơ chúc tết hài hước hay và phù hợp với người thân của bạn bên dưới để thể hiện tình cảm yêu thương mà bạn dành cho người thân của mình nhé.
1. Chúc nhau sống khỏe như trâu
Sống dai như đỉa, sống lâu như rùa
Tiền tài danh vọng từa lưa
Gia đình đầm ấm cho vừa lòng nhau
2. Chúc mọi người đẹp như hoa Hồng
Thành công như hoa Cúc
Hạnh phúc như hoa Mai
Phát tài như hoa Pháo
Độc đáo như hoa Lan
An khang như hoa Huệ
Trí tuệ như hoa Sen.
Những câu thơ hài hước dùng để chúc tết Canh Tý
3. Chúc mình năm mới gặp may
Nhà ai vẫn mãi bóng ngây đợi chờ
Tuy rằng năm trước thờ ơ
Năm nay phải ráng qua vơ được nàng
4. Đầu xuân năm mới an khang
Lộc về phú quý mênh mang khắp nhà
Chúc cho các chị đẹp ra
Các anh khỏe mạnh xông pha phố phường
Chúc cho các cháu dễ thương
Chúc cho tất cả bốn phương đều mừng
Xuân này có đĩa bánh chưng
Cùng mâm ngũ quả ta bưng mâm thờ!
5. Năm mới chúng ta chúc nhau
Chúc nhau sống khỏe như trâu
Sống dai như đỉa, sống lâu như rùa
Tiền tài danh vọng từa lưa
Gia đình đầm ấm cho vừa lòng nhau.
6. Chúc mừng năm mới!
Khoẻ hơn Lý Đức
Mạnh hơn Geogre W.Bush
Giàu hơn Bill Gates
Quyến rũ hơn Don Juan
Bí mật hơn… Bin Laden
May mắn hơn Xuân Tóc Đỏ.
7. Nghe vẻ nghe ve, nghe vè chúc Tết
30 mùng Một, năm mới cận kề
Bao nỗi bộn bề qua năm là hết
Chờ ăn bánh Tết bao đỏ liền tay
Tài lộc vận may không mong cũng đến
Tình duyên cập bến hạnh phúc đáo gia
Chúc khắp mọi nhà quanh năm no đủ
Tiền vô đầy tủ, sự nghiệp vinh quang
Vui vẻ họ hàng người người phấn khởi
Học hành tấn tới khởi sự thành công.
Thơ chúc tết hài hước hay nhất
8. Năm mới chúc bạn:
Đau đầu vì nhà giàu
Mệt mỏi vì học giỏi!
Buồn phiền vì nhiều tiền
Ngang trái vì xinh gái
Tàn phai vì đẹp giai
Và mất ngủ vì không có đối thủ!
9. Chúc mọi người
Tiền vào bạc tỉ
Tiền ra rỉ rỉ
Miệng cười hi hi
Vạn sự như ý
Cung hỷ, cung hỷ!
10. Mừng 2020
Phát tài phát lộc
Tiền vô xồng xộc
Tiền ra từ từ
Sức khỏe có dư
Công danh tấn tới
Tình duyên phơi phới
Hạnh phúc thăng hoa
Xin chúc mọi nhà
Một năm đại thắng.
11. Tết này không giống tết xưa
Không còn ôm gối vì đang tìm bồ
Tìm ra trong chốn giang hồ
Một người cũng ế để cùng sánh đôi.
12. Năm 2020 chúc các bạn:
Có nhiều người để ý
Tỏ tình nhiều ý
Tiền nhiều nặng ký
Công việc như ý
Miệng cười hi hí
Sống lâu một tí.
Tạo ra tiếng cười trong năm mới là một điều mà bất cứ gia đình nào cũng mong muốn vào ngày xuân. Thay vì để người khác tạo niềm vui thì bạn hãy tự tạo nên không khí vui nhộn với bộ lời chúc xuân hài hước của Mẹo Hay nhé. Đừng quên chia sẻ với bạn bè của bạn những câu nói hay và mới nhất tại meohayaz.com nhé.
>> Xem thêm những câu chúc tết hay nhất <<
20 Lời chúc tết hài hước và hay nhất trong năm Canh Tý 2020 ad
source https://meohayaz.com/loi-chuc-tet-hai-huoc.html
0 notes
tuvikhoahoc · 5 years
Text
Những câu chúc tết hay cho cả năm may mắn
Năm 2020 sắp đến bạn đã chuẩn bị những câu chúc hay cho mọi người chưa? Hãy dành chút thời gian đọc ngay bài viết sau về những câu chúc tết hay và ý nghĩa. Để dành cho những người thân của mình những lời chúc tốt đẹp nhất.
Những câu chúc tết hay và ý nghĩa
Câu chúc thứ nhất
Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng!
Câu chúc thứ 2
Đong cho đầy hạnh phúc. Gói cho trọn lộc tài. Giữ cho mãi an khang. Thắt cho chặt phú quý. Cùng chúc nhau như ý. Hứng cho tròn an khang. Chúc năm mới bình an. Cả nhà đều sung túc.
Câu chúc thứ 3
Cung chúc tân niên. Vạn sự bình yên. Hạnh phúc vô biên. Vui vẻ triền miên. Kiếm được nhiều tiền. Sung sướng như tiên.
Câu chúc thứ 4
Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè
Câu chúc thứ 5
Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc…
Câu chúc thứ 6
Năm hết tết đến – Rước lộc vào nhà – Quà cáp bao la – Mọi nhà no đủ – Vàng bạc đầy tủ – Gia chủ phát tài – Già trẻ gái trai – Xum vầy hạnh phúc – Cầu tài chúc phúc – Mãi mãi an khang.
Câu chúc thứ 7
Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc mừng năm mới!
Câu chúc thứ 8
Năm mới đến: Chúc luôn hoan hỉ, sức khỏe bền bỉ, công danh hết ý, tiền vào bạc tỉ, tiền ra ri rỉ, tình yêu thỏa chí, vạn sự như ý, luôn cười hi hi, cung hỷ cung hỷ…”
Câu chúc thứ 9
Năm con Rắn, chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!
Những câu chúc tết hay và ý nghĩa nhất năm 2020
Câu chúc thứ 10
Giao thừa sắp đến.Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!
Câu chúc thứ 11
Cung chúc tân xuân: Cầu mong một năm mới an hòa thịnh vượng. Chồi non đâm tược, cây cỏ xum xuê tươi tốt, vũ trụ hài hoà. Thân chúc mọi người khỏe mạnh, hạnh phúc, tinh thần luôn sáng suốt.
Câu chúc thứ 12
Chúc mừng năm mới. Chúc 365 ngày hạnh phúc 52 tuần như ý 12 tháng an vui 8.760 giờ thoải mái 52.600 phút may mắn và 1 Năm mới an khang thịnh vượng – phát tài phát lộc.
Câu chúc thứ 13
Năm Quý Tỵ, chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!
Câu chúc thứ 14
Năm mới sống lâu như rùa, sống dai như đỉa. Lúc nào cũng vui vẻ như chim sẻ Khỏe mạnh như chim đại bàng Giàu sang như chim phụng Làm lụng như chim sâu Sống lâu như chim đà điểu! Năm mới phát tài, phát lộc, phát tướng, phát tình nhưng đùng phát phì!
Câu chúc thứ 15
Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều
Câu chúc thứ 16
Năm hết tết đến – Rước lộc vào nhà – Quà cáp bao la – Mọi nhà no đủ – Vàng bạc đầy tủ – Gia chủ phát tài – Già trẻ gái trai – Xum vầy hạnh phúc –  Cầu tài chúc phúc – An khang thịnh vượng –  Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe – 1 Biển cả tình thương – 1 Đại dương tình bạn – 1 Điệp khúc tình yêu – 1 Người yêu chung thủy – 1 Sự nghiệp sáng ngời – 1 Gia đình thịnh vượng. Chúc cả gia đình bạn vạn sự như ý – Tỉ sự như mơ – Triệu điều bất ngờ – Không chờ cũng đến.
Câu chúc thứ 17
Năm mới: Ngàn lần như ý, Vạn lần như mơ, Triệu sự bất ngờ, Tỷ lần hạnh phúc.
Câu chúc thứ 18
Cung chúc tân niên. Vạn sự bình yên. Hạnh phúc vô biên. Vui vẻ triền miên. Kiếm được nhiều tiền. Sung sướng như tiên.
Câu chúc thứ 19
Công thức nấu món đêm 30 tết: – Lấy toàn thể 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán…rồi để cho ráo nước – Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30, hay 31 phần. – Trộn đều với : Một chút tin yêu – Một chút kiên nhẫn – Một chút can đảm – Một chút cố gắng – Một chút hy vọng – Một chút trung thành. – Ướp thêm gia vị: lạc quan, tự tin và hài hước. – Rồi đem ngâm một lát trong dung dịch “những điều tâm niệm của riêng mình”. – Vớt ra, xay nhỏ, đổ tất cả vào “nồi yêu thương” và nấu với “lửa vui mừng”. – Đem ra ăn với “nụ cười” trong chén “bao dung”.
Câu chúc thứ 20
Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như … heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như dịch châu chấu tràn về.
Câu chúc thứ 21
CUNG kính mời nhau chén rượu nồng. CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong. TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ. XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng. VẠN chuyện lo toan thay đổi hết. SỰ gì bế tắc thảy hanh thông. NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn. Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong. CUNG CHÚC TÂN XUÂN VẠN SỰ NHƯ Ý!
Câu chúc thứ 22
Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn được ngọt ngào. Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ mình luôn kiên cường. Vừa đủ MUỘN PHIỀN để thấy mình thật sự là một con người. Vừa đủ HI VỌNG để thấy mình Hạnh Phúc. Vừa đủ THẤT BẠI để giữ mình mãi khiêm nhường. Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mình mãi nhiệt tâm. Vừa đủ BẠN BÈ để bớt cảm giác cô đơn. Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống. Vừa đủ NHIỆT TÌNH để có thể chờ đợi trong hân hoan. Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại!
Câu chúc thứ 23
Chúc năm mới: 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng, xe 4 chỗ!
Câu chúc thứ 24
Tui cũng xin chúc bà con Đàn ông lủng lẳng hai hòn còn nguyên Đàn bà thêm đẹp, nhiều duyên Trẻ con nho nhỏ có tiền ăn chơi! Có 1 vài lời chúc dành tặng cho các bạn nè
Câu chúc thứ 25
Thay mặt Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc kính chúc đồng chí và gia đình một năm mới hạnh phúc, an khang, thịnh vượng!
Câu chúc thứ 26
Chúc bạn có 1 bầu trời sức khỏe, 1 Biển cả tình thương, 1 Đại dương tình bạn, 1 Điệp khúc tình yêu, 1 Người yêu chung thủy, 1 Sự nghiệp sáng ngời, 1 Gia đình thịnh vượng. – Chúc cả gia đình bạn vạn sự như ý, Tỉ sự như mơ, Triệu triệu bất ngờ, Không chờ cũng đến!
Câu chúc thứ 27
Tiền vào như nước sông Đà Tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin
Câu chúc thứ 29
Chúc các bạn có nhiều người để ý.Tỏ tình nhiều ý.Tiền nhiều nặng ký.Công việc vừa ý.Miệng cười mắt ti hí.Sống Lâu Một tí.
Câu chúc thứ 30
Chúc bạn 4 chữ vàng để sống: Sống cho lẽ PHẢI.  Sống cho chân THẬT.  Sống biễt kiên NHẪN.  Sống bằng lương TÂM.
Câu chúc thứ 31
Tờ lịch hôm nay rơi xuống sẽ chính thức khép lại năm cũ: Kính chúc các Bà, các Ông, các Cô, các Chú, các Chị, các Anh sang Năm Mới có Bầu Trời sức khỏe, Sự Nghiệp sáng ngời & Vạn Sự như ý, Tỷ Sự như mơ, làm việc như Thơ, đời vui như Nhạc, coi tiền như Rác, coi Bạc như rơm, chung thủy với Cơm và Sắc Son với Phở!
Câu chúc thưa 32
CHÚC các game thủ năm mới: Năm mới tết đến. Chúc cash dồi dào. Level tấn tới Chơi ngày càng pro Pet level khá Ko sợ anh nào Golem chuyện nhỏ Mấy hit là die Với các char khác Ko sợ char nào Ko còn gặp cảnh Anh lùn 6 hit Chị cung combo Anh búa nhảy bửa Anh kiếm special Ninja stun grip Mạng ko còn lag Chơi game o o Ko còn bị dis Ko còn khinh công.
Câu chúc thứ 33
Nghe vẻ nghe ve ♥ Nghe vè Tết đến ♥ Bạn bè thân mến ♥ Cùng nhau sum vầy ♥ Sức khỏe tràn đầy ♥ Gia đình hạnh phúc ♥ Nhà nhà sung túc ♥ Mừng đón xuân sang ♥ Một nhành mai vàng ♥ Bên mâm ngũ quả ♥ Tiếng cười rộn rã ♥ Vang khắp mọi nhà ♥ Đây đó gần xa ♥ Tiếng cười trẻ nhỏ ♥ Rộn rang ngoài ngỏ ♥ Mừng tuổi ông bà ♥ Kính chúc mẹ cha ♥ Sống lâu hạnh phúc ♥ Cháu con xin chúc ♥ Làm ăn phát tài ♥ An khang thịnh vượng
Câu chúc thứ 34
Lời chúc trên mạng xã hộiNăm mới, đẳng cấp “chém gió” mới. Năm mới, người yêu… cũ. Chúc anh em năm mới có chí thì nên… gội đầu. Sang năm mới, chúc bác sớm trở lại… ăn hại hơn xưa. Năm mới xin chúc mọi nhà Cơm no áo ấm nhà nhà yên vui Chúc cho điện kế đừng tăng Điện thoại đừng nghẽn, giá xăng giảm dần.
Câu chúc thứ 35
Chúc anh một thảo nguyên đầy chó Một nông trường bát ngát lá mơ xanh Một dãy Trường Sơn trồng đầy xả, ớt Một dòng sông chứa đầy rượu pha cồn Hồ mắm tôm hàng ngàn hũ vây quanh Để nơi ấy tháng ngày anh tu luyện, Xa bụi trần và quên lãng bóng hình ai.
Trên đây là những câu chúc tết hay, độc và hài hước nhất
Nguồn: Những câu chúc tết hay cho cả năm may mắn Xem thêm tạị: Tử vi khoa học. Facebook: https://www.facebook.com/tuvikhoahoc Blogspot: http://tuvikhoahoccom.blogspot.com/ Diigo: https://www.diigo.com/profile/tuvikhoahoc Evernote : https://www.evernote.com/pub/admtpu/tuvikhoahoc GDrive: https://drive.google.com/drive/folders/14CTttRbBwFOOu2H_fNjDZRd-xLDKzyO7 OneNote: https://1drv.ms/f/s!Ap7glRswnr2XcX793Z4jBYF7dN4 Tumblr: https://tuvikhoahoc.tumblr.com/ Twitter: https://twitter.com/tvikhoahc2 Wordpress: http://tuvikhoahoc.home.blog/ Pinterest: https://www.pinterest.com/tuvikhoahoc/ Linkedin: https://www.linkedin.com/in/tuvikhoahoc/ Reddit: https://www.reddit.com/user/tuvikhoahoccom Instapaper: https://www.instapaper.com/p/tuvikhoahoc Nimbusweb: https://s.nimbusweb.me/share/2318738/zl3bklrrxrahvyn8xooe Dropbox: https://www.dropbox.com/sh/96xsednbs1se47p/AADrdxURgdRJ66F3K8ysOJeBa?dl=0 Box: https://app.box.com/s/fmqryr7jdmle943mnbh6fuygmkiwq2uv Weebly: https://tuvikhoahoccom.weebly.com/
0 notes
hoangviettravel · 5 years
Text
TOP 10 Các Lễ Hội Ở Singapore Ấn Tượng Nhất Tại Đảo Quốc Sư Tử
Singapore luôn là một trong những điểm đến du lịch thu hút bậc nhất khu vực châu Á. Đặc biệt, Singapore là quốc gia có sự giao thoa giữa nhiều nền văn hóa đa dạng và vô cùng độc đáo. Chính điều này đã làm nên điểm thu hút của đảo quốc xinh đẹp này. Bởi vậy, màu sắc lễ hội Singapore cũng cực kỳ ấn tượng. Dưới đây, Hoàng Việt Travel giới thiệu với bạn 10 các lễ hội ở Singapore đặc sắc nhất không thể bỏ qua.
1. Tết âm lịch cổ truyền – Lễ hội Singapore truyền thống
Thời gian diễn ra : Tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch
Tết Nguyên Đán là một dịp lễ nổi bật tại Singapore.Vào dịp lễ này, Singapore sẽ đón một lượng khách du lịch rất lớn. Tết Nguyên Đán hay còn được biết đến là Tết âm lịch cổ truyền. Là một ngày lễ truyền thống tại đảo quốc Singapore để đón chào một năm mới. Bởi vậy, theo truyền thống, lễ hội sẽ bắt đầu vào ngày đầu tiên và kết thúc vào ngày thứ 15 của tháng đầu tiên theo lịch Trung Hoa. Tức nhằm vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch hàng năm. Đây là một trong những các lễ hội ở Singapore được nhiều người mong chờ.
Tết âm lịch rực rỡ ở Singapore
Trong suốt dịp này, các bản nhạc Tết truyền thống sẽ rộn ràng khắp mọi nẻo đường, hàng quán. Kèm với đó, ở khắp các khu dân cư và các gian hàng luôn lung linh một màu đỏ rực và quyến rũ của những ngọn đèn lồng. Và khu vực điển hình là nhất chính là Chinatown – nơi được xem là tiêu điểm ăn mừng Tết Nguyên Đán tại Singapore. Lễ Thắp Sáng Chinatown với những tiết mục trình diễn đặc sắc sẽ là một gợi ý thú vị dành cho bạn.
Lễ hội ánh sáng ở Singapore
Bên cạnh đó còn có rất nhiều lễ hội, hoạt động diễn ra với các chương trình đặc sắc. Du khách sẽ được hòa mình vào 3 lễ hội quan trọng, thu hút đông đảo mọi người tham gia.Đó là lễ hội hoa đăng mừng năm mới, lễ hội Chingay, và lễ hội Singapore River Hongbao. Không khí vui vẻ và đầy sôi động ở các lễ hội này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
2. Lễ Vu Lan – Lễ hội Singapore đặc biệt
Tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm.
Địa điểm: Khu phố Hoa hoặc những khu phố trung tâm. 
Giống như ở Việt Nam chúng ta có lễ Vu lan báo hiếu. Đây là một ngày lễ quan trọng đối với những người theo đạo Phật. Dịp lễ này để tưởng nhớ các đấng sinh thành, những người đã khuất. Đặc biệt cũng là dịp xá tội vong ân cho các linh hồn không nơi chốn. Vào những ngày này, người dân Singapore thường cúng gạo,cơm trắng cùng bánh trái.
Lễ Vu Lan với ánh sáng đèn lồng
Ngày lễ nổi tiếng này thường được diễn ra chủ yếu ở các khu phố người Hoa. Tại các khu vực trung tâm, các chương trình múa rối,ca nhạc đặc sắc, diễn kịch… cũng được tổ chức hoành tráng.
3. Lễ Phật Đản truyền thống – Các lễ hội ở Singapore nổi tiếng
Thời gian diễn ra lễ hội: Vào ngày 15 tháng 4 âm lịch.
Địa điểm: Khu di tích Đền thờ The Buddha Tooth.
Là ngày lễ được mong đợi bởi các tín đồ Phật giáo. Nếu lễ Vu lan là dịp để tưởng nhớ đấng sinh thành và người đã khuất thì đây là dịp lễ để tưởng nhớ sự ra đời và cũng là người khai sáng của Đức Phật. Thu hút đông đảo du khách quốc tế chưa biết nhiều vè Đạo phật. Du lịch Singapore vào thời điểm này, du khách sẽ được biết nhiều hơn về những nét độc đáo của đạo Phật.
Khu di tích Đền thờ The Buddha Tooth.
Vào những ngày diễn ra lễ hội, các tín đồ Đạo Phật sẽ quy tụ về các ngôi chùa. Người dân sẽ lên chùa vào sáng sớm. Họ cầu kinh, ăn chay, phóng sinh và ” tắm” cho Phật. Theo quan niệm, làm phước vào những ngày này sẽ được phúc gấp nhiều lần. Sự kiện này được tổ chức trang trọng và lớn nhất tại Đền thờ The Buddha Tooth.
4. Tết Trung Thu
Thời gian diễn ra ngày tết Trung Thu vào rằm tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Khu China Town.
Chắc hẳn chúng ta đã quá đỗi quen thuộc đối với ngày lễ này. Một trong những ngày lễ truyền thống của một số nước khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, ngày lễ này rất được quan tâm bởi các em nhỏ.
Tết Trung Thu truyền thống
Cũng như Việt Nam, để chào mừng, các hoạt động múa lân và rước đèn sẽ được diễn ra. Người dân cũng sẽ tổ chức các màn trình diễn kịch rối, biểu diễn nghệ thuật. Và không thể thiếu phần quan trọng – thưởng thức món bánh nướng,dẻo truyền thống bên gia đình. Hãy đến khu Chinatowm để cảm nhận nét đẹp của dịp lễ ý nghĩa này bạn nhé.
5. Lễ hội thuyền Rồng – Lễ hội Singapore đáng mong chờ nhất
Được tổ chức trong ngày Tết Nguyên Đán
Khu vực sông Kallang
Vào Tết Nguyên Đán, có rất nhiều các hoạt động lễ hội chào mừng vào dịp đặc biệt này. Và lễ hội thuyền Rồng là một trong số đó. Vào ngày này, đông đảo các khách du lịch sẽ tới chiêm ngưỡng. Đây là một lễ hội lớn và mang đậm nét văn hóa Châu Á. Do đó,sẽ là cơ hội tốt cho những du khách muốn tìm hiểu,khám phá nền văn hóa Á Đông.
Lễ hội thuyền Rồng được tổ chức ở sông Kallang
Người dân Singapore rất coi trọng ngày lễ này. Lễ hội thuyền rồng đã trở thành lễ hội không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của họ. 
6. Lễ hội thu hoạch Pongal – Lễ hội Singapore độc đáo 
Thời gian diễn ra vào ngày 1 tháng 10 theo lịch Tamil. (khoảng tháng 1 dương lịch hằng năm, bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ.)
Sầm uất nhất ở khu phố Campbell Lane.
Là một trong những lễ hội đặc biệt ở Singapore, diễn ra trong vòng 9 ngày liên tiếp.  Lễ hội thu hoạch Pongal ở Singapore được bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ. Vào những ngày lễ này, người dân sẽ đến nhà của người thân và bạn bè. Họ đến nhà để vui chơi, thăm hỏi và chúc tụng. Một trong những điểm đặc biệt của lễ hội. Những loài gia súc và động vật giúp người dân có một mùa màng bội thu sẽ được tôn vinh.
Cuộc thi nấu ăn Mass Pongal
Và không thể không nhắc tới cuộc thi nấu ăn Mass Pongal được tổ chức vào dịp lễ này. Các thí sinh sẽ được nấu những món mình tự chế về món Pongal. Cuộc thi này đã góp phần kh��ng nhỏ làm nên sự độc đáo cho ẩm thực Ấn Độ.
7. Lễ hội Hari Raya Haji – Lễ hội Tế Thần 
Thời gian bắt đầu ngày lễ là ngày thứ 10 của tháng Dhul Hijj.
Địa điểm khu Gey Lang và Kampong Glang.
Lễ hội Hari Raya Haji
Lễ Hari Raya Haji hay còn được biết đến là lễ Tế Thần theo cách của người Hồi giáo. Đây cũng là một trong 5 ngày lẽ lớn đối với người theo Đạo Hồi. Lễ hội này được diễn ra trong vòng 3 ngày và là ngày thứ 10 của tháng Dhul Hijj. Lễ hội được tổ chức vô cùng quy mô tại hai khu vực Gey Lang và Kampong Glang. Kết thúc lễ hội, các tín đồ Hồi giáo sẽ hành hương về thánh địa Mecca. Cũng chính là thành phố của Ả Rập Saudi.
8. Lễ hội Deepavali – Lễ hội ánh sáng
Ngày 26 tháng 10 dương lịch hàng năm.
Diễn ra rất náo nhiệt và sôi động ở các khu phố người Ấn.
Lễ hội ánh sáng ở Singapore
Lễ hội Deepavali hay còn có tên khác là lễ hội ánh sáng. Là một trong những lễ lệ hội quan trọng của người theo đạo Hindu. Họ trang hoàng nhà cửa với hàng chục ngọn đèn. Họ tổ chức hội hè, bạn bè đến thăm để chúc mừng nhau. Tham gia lễ hội này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về phong tục của người Ấn.Vào dịp này, đường Campbell ở khu Tiều Ấn Độ (Little India) biến thành một làng lễ hội. Nổi bật trong các hoạt động, các cuộc diễu hành và biểu diễn nghệ thuật sẽ được trình diễn.
 9. Lễ hội Thaipusam – Lễ hội tôn vinh
Ngày 15 tháng 10 theo lịch Tamil, vào khoảng giữa tháng 1 Dương Lịch mỗi năm
Diễn ra tại Đền thờ Sri Thendayuthapani
Là lễ hội của những người theo đạo Hindu.Là dịp tôn vinh Thần Subrahmanya  – vị thần của đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh.Theo quan niệm của người theo đạo, đây cũng là vị thần hủy diệt cái ác. Bắt nguồn từ Ấn Độ, lễ hội này mang đậm nét văn hóa của quốc gia này.
Lễ hội Thaipusam
Lễ hội được tổ chức từ sáng sớm, khoảng 4h30 sáng. Những tín đồ sẽ diễu hành trên một đoạn đường dài khoảng 4,5 km. Bắt đầu từ Đền thờ Sri Srinivasa Perumal đến Đền thờ Sri Thendayuthapani. Theo nghi lễ, họ mang theo những bình sữa để dâng lên cho vị thần. Nếu muốn chiêm ngưỡng các nghi thức cầu nguyện thì đừng nên bỏ qua lễ hội này.
10. Hội đèn Giáng Sinh
Diễn tra từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau
Hội đèn Giáng Sinh ở Singapore
Đây có thể được coi là lễ hội với thời gian diễn ra dài nhất trong năm ở Singapore. Vào thời điểm này Singapore trang hoàng vô cùng xinh đẹp và lộng lẫy. Vô số ngọn đèn hoa lệ khắp dọc đường Orchard được dùng để chiếu sáng phục vụ cho các tiết mục. Ngoài ra, những cổng chào hai bên đường cũng được dựng lên đầy bắt mắt. Chúng được trang trí bằng những đuôi nheo và dây chuông xinh xắn. Vào dịp lễ này, một cuộc thi trang trí sẽ được tổ chức dành cho các khách sạn và cửa hàng. Danh hiệu thắng cuộc sẽ dành cho ” tòa nhà đẹp nhất “. Và không thể không nhắc tới những bài hát giáng sinh trong dịp lễ đặc biệt này.
Trên đây là 10 các lễ hội ở Singapore vô cùng đặc sắc. Nếu có cơ hội hãy đến Singapore vào các dịp lễ này để tận hưởng không khí lễ hội nơi đây. Chúc bạn có chuyến du lịch vui vẻ và ý nghĩa.
Đánh giá 5 sao
The post TOP 10 Các Lễ Hội Ở Singapore Ấn Tượng Nhất Tại Đảo Quốc Sư Tử appeared first on Hoàng Việt Travel.
0 notes
scrvn · 3 years
Photo
Tumblr media
Vè Chúc Tết Hay 2022 ❤️️ Những Bài Vè Mừng Năm Mới Hay
0 notes
Text
Chúc TẾT KỶ HỢI bằng âm nhạc cực vui tươi ☆ Thanh Nhàn Vlog
Chúc TẾT KỶ HỢI bằng âm nhạc cực vui tươi ☆ Thanh Nhàn Vlog
Năm mới đến rồi Thanh Nhàn Vlog làm video đọc vè chúc xuân kỷ hợi gửi đến tất cả anh (more…)
View On WordPress
0 notes
anabrit1 · 7 years
Photo
Tumblr media
Nghe vẻ nghe ve, nghe vè chúc Tết, Tiền vô đầy tủ, sự nghiệp vinh quang. Năm mới sang trang vạn điều hoan hỉ Tiền vào bạc tỉ vận đỏ liền tay. Tài lộc tấn tới người người phấn khởi. Duyên tình cập bến xuân phúc đáo gia Chúc khắp mọi nhà một năm no đủ Thoả chí ước mong, toại nguyện đắc ý! #happytet #mongmotamap #ănchay #healthylifestyle #saigon #banhbotlocchay🍴☀️🌾 #madebyNa
0 notes
topconfession · 7 years
Text
NUCE Confessions #9742 Nay thứ 7 mới rám đăng bài dài như này =))))) chúng m…
#9742 Nay thứ 7 mới rám đăng bài dài như này =))))) chúng mày đứa nào rảnh thì đọc nhé!!!!!! Khổ thân đứa viết :v ___________________________________________________ “chúc mừng sinh nhật cậu- mối tình đầu của tôi Một ngày bình thường như mọi năm, 8.3 luôn là những lúc cảm xúc có gì đó không tốt, tôi lại nhớ về bạn, cô bạn học năm nào gọi là tình đầu chắc mọi ng cũng cười chê, bản thân tôi cũng thấy xấu hổ, nó đến vào thời điểm khi tôi mới 11t. quá là ngù ngờ, ai mà tin vào thứ tình cảm của t lúc đó t cũng k tin nữa là. nhưng nó vẫn ở đấy, vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. 14 năm. khi bước chân vào lớp 6, đc xếp ngồi cạnh bạn, tôi 1 thàng nhóc gày gò ốm yếu, đứng đến nách bạn, thể trạng chỉ như 1 thằng nhóc tiểu học, lớp chúng ta , lớp chọn A1, tôi thấy may mắn khi đủ điều kiện học lực để xin đc vào đó.Vì ở đây tôi biết bạn, ký ức nhỏ của tôi vẫn nhớ . Tôi hậu đậu. không biết bn lần tôi quệt bút vào tay áo bạn nhỉ, tôi k nhớ nổi nữa. Bạn phát cáu vì tôi không thể rút đc kinh nghiệm, hết lần này rồi lần khác. tay áo bạn thấm đày vết mực của tôi. trong lớp lúc đó chắc chỉ có tôi và bạn là còn dùng bút mực. t xl bạn r b lại quay sang lườm t. t không quên đc ánh mắt lúc đó đâu. rồi t hứa với bạn t đã đọc báo tìm đc cách tảy những vết mực xấu xí đó đi, tôi sẽ vè lục lại tờ báo đó và mang cho bạn, tôi nhớ tôi còn chả dám đưa tận tay cho b mà chỉ đút nó vào ngăn bàn. rồi hôm sau tôi vẫn tiếp tục lỗi nhỏ xíu đó :)) bạn cũng chán chả còn muốn mắng t nữa. Mọi thứ qua thật nhanh, t cũng chả còn nhớ nhiều, hết hk1 t bj chuyển chỗ. phải nói t buồn như nào. phải xa bạn , cô bạn gái mà t lỡ có tình cảm. nói xa thì cũng xa quá. mình cách nhau cả 1 tổ. các h học t vẫn vậy, lén lút nhìn về phía bạn, khi ban quay ra thì t lại giả quay đi, chắc bạn cũng chả nhận ra đc điều đó vì chúng ta bé quá mà .chắc tại tôi tâm hồn lớn sớm quá chăng. rồi t cũng dần phải thích nghi với bạn cùng bàn mới, làm đồi lúc thằng nhóc quên đi tình cảm đó( nhưng chỉ là 1 lúc thôi, đơn vị tính rất nhỏ, t vui , nhietj tình giải thích với b, lúc đó t học chỉ vì t k muốn kém hơn b, k muốn b coi thường k thèm hỏi bài t nữa( trừ môn tiếng anh , t ghét nó ) thời gian đó là thoqif gian bùng nổ các game onl, bọn con trai chỉ chực chực rảnh là ra cày net, tìm cách trốn học đi cày game, t thì chỉ muốn đi học để gặp bạn thôi, đi học k có bạn để nhìn, để nghe, để cảm nhận thì hôm đó t chả muốn ngồi trên lớp, Lớp 8, hầu hết các bạn nam đã có cẢm xúc, bạn thì xinh xắn, nhưng hơi đanh đá, trở thành 1 trong các tâm điểm để trêu chọc của lũ con trai, t thề, lúc nhìn bạn lừ mắt giơ tay dọa bọn con trai khác, t cảm thấy buồn lắm.lúc bạn vừa cười vừa đuổi thằng khác, t càng buồn hơn, lúc bạn bị trêu đến phát cáu nhặng xị lên với bọn nó, t chỉ ước lúc đó t biến thành siêu say da nhảy vào cho bọn nó vài đấm, cơ mà t lại 1 lần nữa r lần nữa- k dám làm gì cả.thi thoảng trên lớp đc đùa vui với b, t thấy thật hạnh phúc, đc trêu cho b cười, t biết mình vui sướng, được bạn vừa cười vừa đuổi đánh t với cây thước 30cm, t chỉ muốn b đủ khỏe đuổi t suốt đời thôi, nụ cười của cậu, là thứ cả đời t chả quên đc, Giây phút này, t ước gì, có thể thấy nó thật sự ngoài đời 1 lần nữa. Vì t vô cùng nhớ cậu. lên lớp 9 , t mới thực sự trở thành con trai, nhưng vẫn lun hơn cậu . ôi sao t lùn thế nhỉ, thôi ít ra khoảng cách chiều cao đã đc rút ngắn, mọi thứ vãn đều đều, lên lớp nhìn trộm cậu, ra chơi cố gắng mon men ở gần chỗ cậu xem có hóng hớt đc gì k , hay có cơ hội trêu vui cậu lúc nào k, mà sao t nhát chết, chỉ đc có vài lần. thi thoảng t có chút thành tích nào đó, như giải đc bài nào đó, thi thố đc hạng nào đó, đc tuyên dương, ôi t xấu hổ chết mẹ, nhưng vẫn cố liếc liếc về phía cậu,và ít ra cậu cũng nhìn t cười vui vẻ, chắc có lẽ, vs cậu t luôn là thằng nhóc vui vẻ. sinh nhật cậu năm đó, L nó tặng cậu cái bánh kem. nghĩ lại thì nó thật can đảm, t ước gì làm đc như vậy, nhưng cậu lại phát cáu vì nó, hihi t sướng lắm, vì biết cậu đã k thích nó, nhưng t cũng ghét nó luôn, vì nó dám tranh cậu với t, t đã nghĩ vậy đó, t ghét những ai làm cậu tức giận, chắc mấy năm ngầm theo dõi cậu, t biết đc lúc nào la cậu tức thật, lúc nào giận vui rồi, t muốn thấy cậu cười với t, đc nhìn cái răng khểnh của cậu, nhìn dáng vẻ đăm chiêu khi cậu học thuộc cái gì đó, cậu cứ vừa lẩm bẩm . các ngón tay vùa võ vỗ vào nhau, thích nhìn dáng vẻ cậu chạy đuổi theo t với cây thước trên tay, tay còn lại thì giữ cái vạt áo để nó k hở bụng, đc nghe giọng cậu trêu đùa t, bị cậu và 2 cô bạn kia hợp đồng tác chiến quây tớ, những khoảnh khắc đó thật hạnh phúc, t nghĩ lúc đó t biết t yêu cậu r. 4 năm cấp 2 trôi qua thật nhanh. như 1 giấc mơ thần tiên với t vậy, cái ngày chia tay lớp, t cũng k buồn lắm, chỉ nghĩ: là 3 tháng hè k còn đc học thêm với cậu thôi , lực học 2 đứa đều tốt đỗ vào cấp 3 dễ ợt, và tớ hi vọng may mắn sẽ đến khi t và cậu chung lớp, biết đâu đc nhỉ.thi xong vào cấp 3 t mới biết cậu k học ở đây nữa r, t chỉ biết vậy, vì k dám hỏi ai, H thi cùng lớp với t, L thì lớp kế bên, cậu thì đi tít nơi đâu t chả rõ. k có cậu trên lớp, hóa ra lớp học chán đến vậy, k thấy cậu hóa ra ánh sáng mờ đến vậy, k có tiếng cậu âm thanh mọi vật khó chịu biết bao. cả một quãng dài đằng đẵng, 3 năm cấp 3 , năm tháng lẽ ra phải vui vẻ nhất, thì lại nhàm chán đến phát ngán. Nhưng t chả thể để điều đó cho ai biết, cha thể mang nụ cười của cậu trở lại, cả thể nói với cậu 1 câu nào nữa, chả còn đc nhìn lọn tóc đó đung đưa. mọi thứ chìm xuống, khoảnh khắc cuối cùng trong câu chuyện, là 1 cuộc gặp mặt bất đắc dĩ lúc tết năm lớp 10, khi t đi qua cậu trên con đường mòn dốc núi Yên tử, ngược đường, ngược dòng người, có lẽ từ giây phút đó, tớ và cậu, ngược dòng đời. Trường thành rồi, khoảng cách vị trí càng ngày càng xa rời, t mê man trượt dốc dài trên đường đời, cũng vẫn yêu, vài cô gái trong vài năm tuổi đời,vì t vẫn là đàn ông mà, vẫn có sinh lý , vẫn có ham muốn, nhưng chả có câu chuyện nào đẹp đc như tình đơn phương t dành cho cậu.14 năm. t nằm dưới đáy xã hội với 1 tương lai mù mịt sau chuỗi sai lầm tuổi trẻ. không có gì cả, cậu đối với t lúc này như thiên thần rồi, chẳng thể nhìn thấy, chạm vào.cậu có cuộc sống thật toàn vẹn, tính cách có lẽ vẫn vậy, cá tính, mạnh mẽ, yêu đời, cuộc sống đầy đủ về mọi mặt. t vẫn kết bạn fb vs cậu. nhưng chưa 1 lần dám cmt gì cả, thi thoảng vô xem những hình ảnh cậu đăng tải, để đc thấy em cười, thấy em hạnh phúc. 14 năm. t sẽ vẫn ở đây nhìn theo em, trong tôi vẫn luôn có em, bộ đồ học sinh, áo trắng quần bò xanh, đôi giày bata trắng, tóc bổ luống buộc gọn, lọn tóc ngang vai, mượt mà, vì đôi làn t đã nghịch nó mà, dẫu cho sau đó là ăn cái lườm nguýt dài của em. em bây h gu thay đổi nhiều, xinh đẹp quý phái trưởng trành hơn rất nhiều. em rất đẹp.nhưng trong tôi em vẫn mãi là cô bạn 15 tuổi, CHÚC MỪNG EM SINH NHẬT TUỔI 25. TÔI VẪN THÍCH EM." ____________ Đọc đến đấy chúng m cmt xem đứa nào biết cảm nắng sớm nhất :v Tao trước: lớp 5 hí hí :v #princee [ad_2] NUCE Confessions
The post NUCE Confessions #9742 Nay thứ 7 mới rám đăng bài dài như này =))))) chúng m… appeared first on Top Confesions.
from NUCE Confessions #9742 Nay thứ 7 mới rám đăng bài dài như này =))))) chúng m…
0 notes
daycattocgiare · 5 years
Text
Vợ Quyền Linh nhớ kỷ niệm khó quên sau 14 năm ngày cưới
 - Mới đây trên trang cá nhân, bà xã MC Quyền Linh - Dạ Thảo đã chia sẻ về kỷ niệm làm cô nhớ mãi đến tận bây giờ trong ngày cưới 14 năm về trước.
Sao Việt 21/9: Bà xã Quyền Linh - Dạ Thảo hạnh phúc viết: “Mùa sang thu 14 năm trước ở quê nàng. Chàng nói gì mà nàng lại cười tươi thế, thật ra là chàng đang ngân nga câu ca: ‘Tết này anh không thèm đốt pháo, vì tiếng cười em rộn rã lòng anh rồi’. Kể từ mùa thu năm ấy, Bài ca Tết cho em cứ theo nàng đi cùng năm tháng, bất kể mùa gì, và bao nhiêu mùa. Đó là một trong những bài hát ‘tủ’ của chàng”.
Chia sẻ về quá trình quay cũng như vai diễn trong bộ phim ''Thất sơn tâm linh'', diễn viên Đinh Y Nhung cho biết cô bị ám ảnh và sống trong giai đoạn dài sợ hãi đến mức đêm ngủ mơ thấy những hình ảnh không được sạch hay cứ luôn có cảm giác là có người theo phá.
MC Hoàng Linh chia sẻ lên trang cá nhân hình ảnh bố cô vào viện vì bị sốt xuất huyết và cả nhà cùng vào thăm. Cô hài hước viết: “Vào viện vẫn vui. Một người vào viện là cả nhà kéo nhau ‘nhập viện’ luôn, ăn uống, nhậu nhẹt rôm rả như ở nhà, bệnh nhân đuổi thì về, về rồi hôm sau lại vào”.
Tuấn Hưng cười rạng rỡ, khoe khoảnh khắc chơi đùa đáng yêu bên các con.
Nhật Kim Anh gây xúc động khi chụp ảnh cùng con trai vè gửi lời chúc mừng sinh nhật đến cậu: “Hôm nay là ngày đặc biệt của em và cũng là ngày tuyệt vời của mẹ. Mẹ chúc cục vàng của mẹ sinh nhật hay ăn chóng lớn, hiền ngoan, hiếu thảo, giỏi giang, thông minh, khỏe mạnh nè. Vậy là em đã lên 4 rồi. Mẹ nhớ và yêu em nhiều vô hạn. Hôm nay mẹ hát lại bài Con của mẹ là nhất để tặng em. Bài này mẹ đã hát khi em tròn 1 tuổi, và hôm nay Mẹ hát lại tặng em. Mong em mau lớn để thấu hiểu nỗi lòng của mẹ. Tuy mẹ không gần em nhiều nhưng tất cả những gì mẹ làm là dành tất cả cho em''.
Hoa hậu Giáng My đã chia sẻ những hình ảnh trong chuyến đi của mình đến thăm Palau - quần đảo nằm ở phía Tây Thái Bình Dương.
Thanh Thảo đăng tải những hình ảnh đáng yêu của con gái và hóm hỉnh viết: “Gió biển lớn và lạnh quá làm con sổ mũi rồi nè mẹ ơi. Nhưng không sao, con vẫn cứ chụp tiếp để có thêm hình đẹp làm kỷ niệm cùng bố và mẹ với bà của con”.
Lan Phương đưa ra quan điểm về việc phụ nữ có nên mặc áo ngực (Bra) hay không. Theo cô, mặc thế nào để vẫn được tôn trọng và không bị cái nhìn soi mói tò mò của người ngoài mới là điều thú vị, ăn mặc làm sao để thoải mái và không bị gò ép vào bất cứ thứ gì.
Phan Như Thảo viết về người đàn ông của đời mình: “Đây là người đàn ông đã yêu mình, dù mình 50-60 hay 70kg, dù bộ hình kỷ niệm này không chụp vào lúc mình đẹp nhất, mình cân đối hay hoàn hảo nhất nhưng chụp vào lúc tình yêu trong ánh mắt anh ấy nhìn mình lấp lánh nhất, người duy nhất trên đời nhìn mình với ánh mắt như có ánh sáng ấy”.
Nghệ sĩ Công Lý đăng ảnh vui vẻ bên nghệ sĩ Vân Dung cùng dòng trạng thái hài hước: “Bao năm rồi vẫn mặn nồng”.
Hoàng Thùy rạng rỡ quay trở lại phòng tập gym sau hai tháng, khoe thân hình săn chắc cùng vòng một gợi cảm. 
Trương Quỳnh Anh đầy tâm trạng: “Không nhất thiết chúng ta phải gặp nhau quá sớm giữa cuộc đời này. Cứ đi qua hết thảy những xót xa, người dịu dàng sẽ ở lại đợi tay mình nắm lấy. Cứ kinh trải đủ đầy những lần đau, người chân tâm sẽ đắp bù cho ta đến tận cùng sau cuối”.
 Nhi Hoàng
Hồ Lệ Thu tặng Quyền Linh 'bộ sưu tập' dép tổ ong nhân ngày sinh nhật
 - Tối 29/7, em trai MC Quyền Linh - đạo diễn Quyền Lộc tổ chức tiệc thôi nôi cho bé trai thứ hai của mình. Tại đây, anh cũng tạo bất ngờ cho anh trai khi tổ chức sinh nhật cho nam MC và con gái thứ hai của anh.
Nguồn: Sưu Tầm
0 notes