Text
16.11.2019 tất cả đều trống rỗng, cả thảy đều hư không
Tạ ơn Cha vì cho con thấy được đời người là một giấc mộng dài, thứ họ tranh đấu để có được chỉ là chút hư vinh giả dối kể cả thân thể này, mạng sống này, tiền bạc, tình yêu, danh dự, tham vọng ... đều là hư không. Hư không của hư không, mọi sự đều hư không. Trong cõi vô thường này chỉ có Cha là tuyệt đối hoàn hảo, Đấng sống đời đời, là Chân Lý Hằng Hữu Tự Hữu, tình yêu thật, sự sống thật, chân thật và tốt lành. Mọi thứ toàn hảo loài người tìm kiếm chỉ có 1 mình Cha mới thỏa mãn họ được vì là SỰ THẬT, còn những HÀNG GIẢ khác càng xài càng bệnh.
“Chúng con không trông vào sự thấy được, vì sự thấy được chỉ là tạm thời, còn sự không thấy được mới là đời đời vô cùng.”
Như bản thân con đây được cấu tạo từ những vật hư mất, rồi tới ngày đúng kỳ sẽ lại trở thành cát bụi. Con được mượn tạm thể xác này là do Cha ban tặng, con như kẻ ở trọ trên đất chỉ cầu mong được hoàn thành trọn vẹn con đường của mình mà về cùng Cha yêu dấu. Về lại với sự chân thật toàn vẹn có giá trị đời đời không hư đi mất đi, xin Cha tiếp con về nhà trong ý muốn tốt lành của Cha.
Người ta được khai thông trí huệ một chút, đã muốn đi ra nói cho người khác biết. Việc đó cũng trong ý định của Cha, sứ mệnh Cha trao cho họ. Về phần con, con ước ao được Cha dạy dỗ, dẫn dắt trọn vẹn, không cần phải đi nói với ai cả mà chỉ cần con đường này có Cha cầm tay trọn lối. Viết nên chuyện tình tươi đẹp hạnh phúc của con và Ngài, tình cha con, tình yêu trọn vẹn, hoàng tử và lọ lem,...hàng vạn hàng triệu câu chuyện tốt lành nhất chỉ muốn được viết lên cùng với Cha.
Cảm ơn Chúa Jesus vì đã dẫn em về lại với Cha, phải chỉ có 1 Đấng Nhân Lành là Cha, chỉ có 1 Thầy, 1 Cha là Đức Chúa Trời, YAWEH TỰ HỮU HẰNG HỮU. Chỉ có 1 mình Cha xứng đáng nhận mọi sự tôn quý, oai nghi, quyền năng, vinh hiển. Mình được hưởng ké vinh hiển đó mà thôi vì Cha thương nên cho hưởng chung, chứ bản chất con vốn dĩ là ko có, đã chết mà nay được sống lại trong tinh thần thánh của Cha. Tạ ơn Cha vô cùng.
0 notes
Text
11/06/2019: Thời Gian Sẽ Chữa Lành Tất Cả?

Có thật sự thời gian sẽ chữa lành tất cả không? Đây là một câu an ủi nhưng không mang tính thông cảm. Nó giống như khi bạn đang đi trên than đá nóng và người ta cứ bảo rằng “Đứng càng lâu thì sẽ hết bỏng chân.” Tại sao lại nói như vậy? Nếu không phải thời gian, điều gì sẽ chữa lành tất cả?
Để trả lời câu hỏi vì sao thì người trải qua (hoặc chính bạn) là người hiểu rõ nhất. Thời gian sẽ trôi qua nhưng nỗi đau vẫn còn, mọi thứ có thể già đi nhưng vết thương càng ngày càng bưng mủ và lỡ loét.
Ví dụ như một tiến sĩ già với nhiều thành tích nhưng không thể đi lại được vì đã cao tuổi, mọi sinh hoạt hằng ngày đều phụ thuộc vào người khác. Ông tự biết sự yếu đuối của mình, dù vậy, lòng tự trọng của một người học giả thành công khiến ông không ngừng suy nghĩ về sự thảm bại lúc này. Trải qua 5-10 năm, không ai cảm thấy quá nặng nề nhưng bản thân ông không thể thông cảm hay chấp nhận sự thật nên quyết định trợ tử để từ giã cuộc đời. Tuổi già có trong tay mọi thứ vẫn không thể chữa lành nỗi nhục nhã này (do chính ông nghĩ vậy).
Một ví dụ khác, sau một cuộc tình tan vỡ, mỗi người đều có nỗi đau riêng. Chàng trai chạy vào các cuộc tình mới, bạn gái đau buồn bởi những gì đã đánh mất hoặc cả hai cùng đâm đầu vào công việc để quên đi nỗi buồn. Người cũ vài năm có thể quên, còn vết thương vẫn canh cánh, dễ dàng bị tổn thương bằng những cử chỉ rất nhỏ nhặt.
Hoặc một người thân thương qua đời đột ngột để lại một mất mát quá lớn cho chính bạn và gia đình. Sau nhiều năm, không thể nguôi ngoai được suy nghĩ rằng còn rất nhiều lời muốn nói, nhiều điều tốt đẹp muốn chia sẻ cùng nhưng người xưa đã không còn. Và rồi chuyển sang giai đoạn tức giận và tự trách bản thân, hy vọng người nào đó tới rịt lành vết thương lòng nhưng hy vọng càng nhiều, thất bại càng lớn.
Hóa ra thời gian không thể làm lành việc gì cả, nó chỉ giúp người ta có thêm chút không gian để học cách tự phòng vệ và nuôi dưỡng nỗi lo sợ của mình càng hơn mà thôi.
Vòng Lặp Tự Tổn Thương
Trong quyển Chữa Lành Đứa Trẻ Nội Tâm của Charles L. Whitfield, M.D có đưa ra 2 quá trình trải nghiệm đau buồn: 1 là người tự coi mình là nạn nhân, 2 là người can đảm.
Ở vòng lặp thứ nhất, người bị tổn thương sẽ trải qua các giai đoạn như trong hình ( mất mát - đau đớn - tức giận - vô minh - bất mãn…) hoặc người đó sẽ không trải qua giai đoạn “tức giận” mà chuyển sang “hài lòng”. Cả hai đều nguy hiểm vì sẽ dẫn tới việc mãi mãi không thoát ra được nỗi buồn.
Ở vòng lặp thứ hai, người bị tổn thương thay vì tiếp tục “vô minh” thì sẽ “tỉnh thức” và từ đó dẫn tới những trải nghiệm sau ( đối diện nỗi buồn - kể lại - tham gia…).
Điều quan trọng và mấu chốt ở đây chính là làm cách nào để tỉnh thức đúng? Giống như làm cách nào để chữa lành tất cả?
Hình chụp trong sách Chữa Lành Đứa Trẻ Nội Tâm by Charles L. Whitfield, M.D
(Khuyến khích các bạn mua sách để ủng hộ tác giả và người dịch, post không mang tính marketing mà chỉ giúp các bạn có thêm sự hỗ trợ tốt nhất nếu có thể)
Sự Tỉnh Thức
Rõ ràng thời gian không chữa lành tất cả, thứ rịt lành mọi vết thương là sự tự nhận thức của mỗi người, một cách khác là dùng thời gian để đem lại sự ích lợi cho bản thân thay vì dung túng sự đau buồn. Nghĩa là người đó nhận ra được bản chất của vấn đề, con người thật của họ là ai ( không đề cập tới Cái Tôi - The Ego), từ đó phát hiện nguyên tắc sống riêng, các giá trị cốt lõi hình thành con người của mình, v.v… càng nhận ra nhiều, sẽ tự giải thoát (hoặc buông bỏ) khỏi nhiều điều hơn, mọi tổn thương được rịt lành và chạm tay tới thiên đàng thật sự.
Nói thì dễ, nghe cũng chưa chắc hiểu, điều này đòi hỏi người bị tổn thương phải thật sự can đảm và dám buông bỏ rất nhiều thứ từ quá khứ tới hiện tại. Chưa kể, người đó không chấp nhận bước vào con đường này vì rất nhiều nỗi sợ như “tôi đã thử rất nhiều cách, dự các buổi tham vấn tâm lý, đọc nhiều tài liệu nhưng vết thương vẫn y nguyên thì làm sao những lời này là đúng”, “con người rất đáng sợ, để tôi tin họ thêm lần nữa là không thể được”, “tôi đã tìm ra được phương cách tốt nhất cho mình, khi nhìn các hình ảnh bạo lực, kinh dị, ma quái và đọc các quyển tiểu thuyết u ám làm tôi cảm thấy được đồng cảm, và khá hơn” v..v…
Nếu những nỗi sợ đó thật sự giúp bạn sống tiếp trong hạnh phúc, niềm vui thật sự và đảm bảo không bị các chuyện tương tự sẽ xảy đến ảnh hưởng tới tinh thần của mình, thì nên dừng ở post này. Người muốn dừng lại, người muốn đi tiếp không thể hòa hợp, không thể thông hiểu nhau thì chấm dứt ngay từ đầu.
CHỈ DỪNG LẠI KHI CHẮC CHẮN BẠN TỰ CÂN BẰNG NỘI TÂM THẬT SỰ và không muốn giải thoát khỏi điều này.
P/s: Bất kỳ câu hỏi gì, xin gửi vào hòm thư. Thanks

2 Images by Girl (2018 Film)
Bài tiếp theo: Làm Cách Nào Để Tỉnh Thức? Khi Đối Diện Sự Mất Mát Lần Nữa Thì Làm Sao?
#Peace#bìnhan#Psychology#God#Faith#niềm tin#hạnh phúc#Vietnam#Vietnamese#Time#thờigian#bệnh tâm thần#tổn thương#health#happinesslife#vungtrongtreo
0 notes
Text
06/06/2019: Dream is Right Thing to do?

Ước mơ là động lực để con người vươn tới nền văn minh và tiếp tục phát triển. Những người trẻ khi lần đầu được nghe các câu chuyện đổi đời, nền tự do dân chủ, tự do điều khiển cuộc sống của mình đều đặt câu hỏi: “Liệu chính họ có đang sống đúng mục đích? Liệu họ đã có ước mơ và chấp nhận hy sinh để đạt được điều đó?” Và kết quả là hàng trăm triệu người chạy đi theo đuổi “ước mơ”. Người ước đạt được danh vọng, sự nổi tiếng, một gia đình, hay sáng tạo được điều gì đó...
Có một điều họ không nhận ra là tất cả những việc họ nghĩ có ý nghĩa, đều vô nghĩa. Dù họ kiến tạo bất kỳ cái gì, thành lập và mở ra bao nhiêu sự kiện bảo vệ môi trường, quyên góp cứu trợ trẻ em nghèo v.v... thì đều có hai mặt.
Tại sao xấu trong khi làm những việc mang lại lợi ích cho con người, xã hội và thiên nhiên?
Thứ nhất, con người vẫn chỉ quay vòng trong chu trình “làm sao để sinh tồn” chứ không thật sự sống. Thứ hai, khi đứng trên đỉnh hào quang tiền bạc, của cải, danh vọng, gia đình, học thức, nghệ thuật v.v... họ vẫn luôn cảm thấy thiếu một điều gì đó. ”Cái thiếu thốn” ấy khiến họ không ngừng kiến tạo, đam mê, đổ sức cho những việc y chang trước đây họ từng làm. Thứ ba, tất cả mọi điều đó đều không có giá trị vĩnh hằng, đều sẽ qua đi và không ai còn nhớ tới việc họ làm nữa. Hay phải nói rõ rằng, không ai hiểu được hoàn toàn con người họ như thế nào.
Vậy ra họ ước mơ những giá trị ngắn hạn, trong khi vẫn trách người khác không có khải tượng lâu dài?
Đức Phật từng nói: “Mọi nỗi khổ của con người đều xuất phát từ mong muốn kiến tạo”
Thử suy nghĩ xem, con người mong muốn xây dựng một gia đình, nhiều con cái, sau đó lại vì những ham muốn quá khứ, họ phải trả giá bằng hy sinh cả đời để nuôi dưỡng, lo lắng, chăm sóc cho gia đình của mình. Họ xem như vậy là hạnh phúc.
Con người muốn thoát khỏi kiếp số lo lắng cơm áo gạo tiền nên làm việc quần quật và kiếm được bao nhiêu tiền lại chi cho việc hưởng thụ công sức họ làm ra, và lại quay sang lo cơm áo gạo tiền cho gia đình, công ăn sự nghiệp. Tiền càng thêm tiền, đẹp càng thêm đẹp, tự do càng hơn, dân chủ nhiều hơn, bình đẳng nhiều hơn...
Nhưng cái kết của nó cũng như nhau, đều sinh ra những chuyện xấu dù vẫn dán mác nhân đạo. Vậy tự đặt câu hỏi xem việc tốt có phải tốt không? Không làm gì có tốt hơn làm gì hay không? Nếu cứ đi theo những gì chúng ta muốn, xã hội muốn thì có đúng không?
Image by Polo Cartographica
#peace#God#Vietnam#trích dẫn#blogger#Quan điểm#Giá trị#Con người#social justice#niềm tin#suy ngẫm#đức phật#Chúa
2 notes
·
View notes