Tumgik
#bùi tiến dũng bị loại
soikeoclubnet · 2 years
Text
Soi kèo, nhận định Phnom Penh Crown vs Viettel, 17h00 ngày 27/06/
Soi kèo, nhận định Phnom Penh Crown vs Viettel, 17h00 ngày 27/06/
Nhận định Phnom Penh vs Viettel trong khuôn khổ vòng 2 C2 châu Á . Được thi đấu trên sân nhà nên Phnom Penh Crown có khả năng làm khó các vị khách đến từ Việt Nam, tuy nhiên để có được 3 điểm là điều không dễ dàng.
Soi kèo Phnom Penh Crown vs Viettel
Soi kèo, nhận định Eastern vs Tainan City, 17h00 ngày 30/06/2022
Soi kèo, nhận định Nam Định vs Hà Nội, 18h00 ngày 26/06/2022
Soi kèo, nhận định Tampines Rovers vs PSM, 19h00 ngày 27/06/2022
Viettel là câu lạc bộ có tiềm lực cũng như chất lượng nhân số tốt tại Việt Nam, tại bảng đấu AFC Cup lần này họ được đánh giá cao nhất. Quãng thời gian chuẩn bị cho V. League sắp tới đội bóng mới có trận đấu cúp quốc gia với Cần Thơ, đại thắng 5-0 dễ dàng.
Tại cúp giao hữu Tứ Hùng toàn đội có màn tổng duyệt trước khá ổn với Hải Phòng và Hoàng Anh Gia Lai, sau đó gần 2 tuần sẽ liên tục có 3 trận tại đấu trường châu Á. Mùa giải năm nay Viettel chia tay khá nhiều công thần như Quế Ngọc Hải, Nguyễn Trọng Hoàng, Vũ Minh Tuấn và gần như chỉ có bản hợp đồng tiền đạo Geovane Magno từ Hà Nội.
Soi kèo Phnom Penh Crown vs Viettel
Đây cũng là cơ hội để huấn luyện viên Trương Việt Hoàng đôn những cầu thủ trẻ tiềm năng đang chơi hay tại U23 châu Á như Nhâm Mạnh Dũng, Trần Danh Trung, Nguyễn Thanh Bình.
Nòng cốt vẫn sẽ là ngôi sao Nguyễn Hoàng Đức, trung vệ đội trưởng Bùi Tiến Dũng, Trần Nguyên Mạnh và những cầu thủ nước ngoài như Abdumuninov, Pedro Paulo, Caique Lemes trên hàng công.
Phnom Penh Crown là đội bóng đến từ Campuchia, họ rất nổi tiếng tại đây và từng 8 lần lên ngôi vô địch C-League. Tại giải quốc nội họ khởi đầu chưa được thuận lợi, sau 7 vòng đấu với có 7 điểm, tụt xuống vị trí thứ 6, chỉ hơn nhóm xuống hạng 5 điểm.
Thành tích tại sân chơi khu vực cũng không khả quan, lần gần nhất tham dự AFC là năm 2017, bị loại ngay từ vòng loại. Lực lượng cũng không được đầu tư quá nhiều, bản hợp đồng được đánh giá ổn là tiền đạo Fareed Sadat đến từ Afghanistan đang có 2 bàn tại C-League.
Một số nhân tố có thể cần chú ý như tiền vệ tấn công người Colombia Andres Nieto và hai cầu thủ Nhật Bản Kobayashi, Ogawa. Mục tiêu của đội bóng là đạt được thành tích tốt nhất tại bảng đấu, Phnom Penh Crown đang được dẫn dắt bởi ông thầy người Ukraine Oleg Starynskiy.
Nhận định kèo châu Á Phnom Penh Crown vs Viettel: Viettel
Trên sân nhà nên Phnom Penh Crown sẽ có đôi chút lợi thế sân bãi, trình độ của họ so với đối thủ thậm chí được đánh giá không bằng..
Mùa giải năm ngoái Viettel còn đá AFC Champions League và thể hiện được rất nhiều điều, làm khó những đối thủ đến từ Thái Lan, Hàn Quốc trong khi chủ nhà phải mất 5 năm mới quay lại đấu trường châu lục, gần như chỉ đá trong nước, không có sự giao lưu, cọ xát nào đáng kể.
Tỉ lệ thắng kèo trong 10 trận gần nhất của đội khách cũng nhỉnh hơn ở mức 60% so với 30% của chủ nhà.
Lựa chọn Viettel trận này.
Soi kèo tài xỉu Phnom Penh Crown vs Viettel: Chọn tài
Viettel có hàng công rất mạnh với sự kết hợp những ngoại binh cùng dàn sao chất lượng trên tuyển Việt Nam, trong 5 trận gần nhất có trung bình 2 bàn/trận.
Phnom Penh Crown có khả năng ghi bàn khá ổn tại giải quốc nội, trung bình gần 2 bàn/trận nhưng cũng để lọt lưới không kém cạnh. Tỉ lệ tài bàn thắng cao trên 60% tính trong 10 trận đã qua.
Lựa chọn tài bàn thắng trận này.
Dự đoán tỷ số: Phnom Penh Crown 1 – 3 Viettel
Nhận định Phnom Penh Crown vs Viettel
3/5 trận gần nhất của Phnom Penh Crown trong hiệp 1 có ít nhất 2 bàn thắng được ghi.
4/5 trận gần nhất của Viettel trong hiệp 1 có ít nhất 1 bàn thắng được ghi.
Hai đội hưởng trung bình 5-6 quả góc/trận.
Hai đội phải nhận khá nhiều thẻ phạt với trên 2 thẻ vàng/trận.
Đội hình xuất phát dự kiến hai đội:
Phnom Penh Crown: Saveng Samnang, Chhom Pisa, Takaki Ose, Choun Chanchav, Pich Koeut, Orn Chanpolin, Samol Tina, Muslim Yeu, Rafael Andrés Nieto, Valeriy Gryshyn, Fareed Sadat.
Viettel: Quàng Thế Tài, Nguyễn Thanh Bình, Trương Văn Thiết, Nguyễn Hữu Thắng, Hồ Khắc Ngọc, Nguyễn Đức Chiến, Nguyễn Hoàng Đức, Trương Tiến Anh, Dương Văn Hào, Bùi Duy Thường, Nhâm Mạnh Dũng.
Nguồn: https://soikeoclub.net/soi-keo-nhan-dinh-phnom-penh-crown-vs-viettel-17h00-ngay-27-06-2022/
0 notes
Text
Tumblr media
Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư gan
Người bệnh ung thư gan nên chọn thực phẩm hữu cơ, hạn chế thịt béo, chia nhỏ bữa ăn, tránh uống rượu… để gan không bị tổn thương thêm.
Ưu tiên thực phẩm hữu cơ: Vì gan chịu trách nhiệm giải độc nên bệnh nhân ung thư gan nên tránh thực phẩm chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích, giăm bông, mì ăn liền…) và thực phẩm có nhiều hóa chất để giảm tải và giải độc cho gan. Người bệnh nên chọn các loại rau xanh, trái cây, protein thực vật hữu cơ hoặc có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không nhiễm hóa chất.
Hạn chế thịt béo: Người mắc ung thư gan cần tránh các loại thịt béo như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn; nên chọn cá, đậu và sản phẩm từ đậu nành hoặc thịt gia cầm. Các chế biến tốt nhất là nướng, luộc hoặc hấp thay vì chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Chia nhỏ bữa ăn: Người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn mỗi ngày, thay vì 3 bữa lớn. Mỗi bữa ăn cách nhau từ 2-3 giờ với thực phẩm dễ tiêu hóa và lành mạnh. Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn trong ngày giúp gan và đường tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, không phải làm việc quá sức.
Chọn cách chế biến đơn giản: Những thực phẩm ăn liền lành mạnh hoặc mất ít thời gian chuẩn bị và chế biến giúp bạn không phải tốn nhiều công sức. Người bệnh có thể chọn các loại thực phẩm như bánh pudding, bơ đậu phộng, cá ngừ, thanh ngũ cốc, pho mát và bánh quy giòn, trứng… Nếu bạn cảm thấy khỏe hơn thì tận dụng thời gian chế biến như một cách thư giãn và thưởng thức món ăn yêu thích.
Tránh uống rượu: Gan vốn đã bị căng thẳng vì ung thư. Tránh uống rượu giúp gan không hoạt động quá sức và tổn thương, làm bệnh thêm trầm trọng.
Nếu bạn hoặc người thân cần được tư vấn chi tiết hơn về bệnh ung thư gan, hãy liên hệ tới Ths.Bs Bùi Tiến Dũng - Chuyên gia Ung bướu - Gan mật qua Hotline: 094 230 0707
Ths.BS Bùi Tiến Dũng
Cố vấn chuyên môn BV Ung bướu Hưng Việt
Chuyên gia Ung bướu & gan mật với hơn 10 năm kinh nghiệm.
Nguyên Phó Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc
- Thành viên Hội Ung thư Việt Nam, Hội Gan mật Việt Nam.
Hệ thống Y tế Hưng Việt Số 34 & 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội Liên hệ 094 230 0707
34daicoviet #40daicoviet #hungviet #ungthugan
0 notes
vietluanvanluat · 2 years
Text
Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong việc viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận, liên quan đến pháp luật hành chính trong pháp luật Việt nam. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để đưa ra những bài luận văn hay nhất để các bạn tham khảo. Hãy liên hệ với mình khi các bạn đang cần hỗ trợ cho bài làm của mình nhé.
LỜI MỞ ĐẦU
Tumblr media
https://vietluanvanluat.com/tieu-de-trach-nhiem-hanh-chinh-trong-phap-luat-viet-nam/
Vi phạm hành chính là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm nhưng do nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề này, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính của Hoàng Xuân Hoan - Nguyễn Trí Hòa (1993), NXB Thành phố Hồ Chí Minh; Hỏi đáp về Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính của Đặng Thanh Sơn - Hà Thị Nga (1996), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tìm hiểu về xử phạt vi phạm hành chính của Phạm Dũng - Hoàng Sao (1998), NXB Pháp lý; Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn của tiến sĩ Vũ Thư (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay (2003), Luận án tiến sĩ Luật học của Bùi Minh Thanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và giải pháp xử lý, Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Nguyễn Nam Ninh (2004), Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội … Hoặc một số công trình có đề cập nội dung rất nhỏ liên quan đến vi phạm pháp luật nói chung như: Chính sách đất đai của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Tôn Gia Huyên (trong cuốn bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2002); Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam của Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 8/2002; Tạp chí Quản lý nhà nước, 4/2001.
Qua nghiên cứu các tài liệu trên và bài giảng của thầy Nhựt, nhóm sinh viên xin được giới thiệu khái quát về Vi Phạm Hành Chính và Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Bảng Giá Viết Thuê Tiểu Luận
1.VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1. Khái niệm : Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ýhoặc vô ý, vi phạm các quy đinh của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy đinh của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
1.2. Đặc điểm:
Vi phạm hành chính là một trong bốn loại vi phạm pháp luật xảy ra phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm này thấp hơn so với tội phạm nhưng vi phạm hành chính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như quy tắc về an toàn giao thông, quy tắc về an ninh trật tự an toàn xã hội ...
1.3. Các văn bản pháp luật quy định:
Chính phủ đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý đối với loại vi phạm này như Nghị định số 143/CP ngày 27/5/1977 của Chính phủ ban hành Điều lệ xử phạt vi cảnh, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/01/1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 và văn bản đang có hiệu lực pháp lý thi hành là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2008). Cùng với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành các nghị định quy định cụ thể về việc xử lý các vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau ngoài xã hội.Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 là một nghị định có hiệu lực hướng dẫn cho các nghị định xử lý vi phạm hành chính khác.
1.4. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính:
Như bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính được cấu thành bởi bốn yếu tố bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
1.4.1. Mặt khách quan:
Mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật là chỉ những gì thể hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi
phạm hành chính tức là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Việc bị ngăn cấm được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính, theo đó pháp luật quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính. Như vậy, khi xem xét, đánh giá hành vi cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay không, bao giờ cũng có những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính.
Không được áp dụng “nguyên tắc suy đoán vi phạm” hoặc “áp dụng pháp luật tương tự” trong việc xác định vi phạm hành chính.
Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác. Thông thường những yếu tố này có thể là: Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
a/ Thời gian thực hiện hành vi vi phạm:
Ví dụ: Căn cứ điểm l khoản 1 Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định” https://vietluanvanluat.com/tieu-de-trach-nhiem-hanh-chinh-trong-phap-luat-viet-nam/
b/ Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm:
Ví dụ:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim, phòng họp, phòng làm việc, bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc ở những nơi công cộng khác có quy định cấm”.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính là: “Kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường học dưới 200 m hoặc quá 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng”
c/ Công cụ phương tiện vi phạm:
Một hành vi vi phạm hành chính thường là do một chủ thể gây ra, nhưng bên cạnh đó người vi phạm có phương tiện công cụ dùng để vi phạm.
Ví dụ: Hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị vi phạm điểm b khoản 7 điều 9 nghị định 34/202/04/2010 thì phương tiện vi phạm ở đây là xe máy được sử dụng cho hành vi vi phạm là phương tiện vi phạm.
d/ Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Nói chung hậu quả của vi phạm hành chính không nhất thiết là thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hành
của tổ chức, cá nhân bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế.
Ví dụ : Hành vi làm rơi gỗ, đá hoặc các vật phẩm khác được coi là hành vi xâm phạm công trình giao thông đường sắt theo quy định của khoản 5 Điều 32 Nghị định số 44/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 khi "gây tai nạn cho đoàn tàu chạy qua hoặc cho người đi trên tàu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự". Trong các trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính với thiệt hại cụ thể đã xảy ra là cần thiết để bảo đảm nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra.
1.4.2. Mặt chủ quan: Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Mặt chủ quan của cấu thành vi phạm pháp luật là những gì thể hiện bên trong của chủ thể khi có hành vi vi phạm pháp luật.
Tumblr media
https://vietluanvanluat.com/
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý). Khi có đủ căn cứ để cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, chúng ta có thể kết luận rằng đã không có vi phạm hành chính xảy ra. Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính, ở một số trường hợp cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc của một số loại vi phạm hành chính.
Ví dụ: Hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung.theo điểm b khoản 01 điều 09 nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005. Nhưng nếu nhà người ta bị bể ống nước thì không phạt được, hoặc khi phát hiện ra hành vi vi phạm đến lúc lập được biên bản thì nước đã khô.
Đối với tổ chức vi phạm hành chính, có ý kiến cho rằng lỗi chỉ là trạng thái tâm lý của cá nhân trong khi thực hiện hành vi vi phạm nên không đặt ra vấn đề lỗi đối với tổ chức vi phạm hành chính. Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, chỉ cần xác định tổ chức đó có hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là đủ. Quan điểm khác lại cho rằng cần phải xác định lỗi của tổ chức khi vi phạm hành chính thì mới có đầy đủ cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vi phạm. Theo quan điểm này, lỗi của tổ chức được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Về phương diện pháp luật, pháp lệnh xử ly vi phạm hành chính hiện hành quy định chung rằng tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, còn phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà thầu thi công công trình xây dựng sai phép hoặc không phép.
1.4.3. Chủ thể vi phạm hành chính :
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, theo điều 6 của pháp lệnh:  
a/ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định người Ở độ tuổi này có vi phạm hành chính hay không cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của họ. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành không định nghĩa thế nào là có lỗi cố ý hoặc vô ý trong vi phạm hành chính. Tuy nhiên, như đã phân tích trên, thông thường người thực hiện hành vi với lỗi cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm đoán nhưng vẫn cố tình thực hiện.
b/ Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp.
c/ Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp diều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
1.4.4. Khách thể của vi phạm hành chính :
Khách thể của vi phạm hành chính chỉ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng đã bị các hành vi vi phạm hành chính xâm hại.
Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.
1.5. Phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm :
Dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự là mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. https://vietluanvanluat.com/
Vi phạm hành chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm hình sự.
Trong nhiều trường hợp trên thực tế, ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự rất khó xác định. Vì vậy, nếu không giải quyết đúng đắn vấn đề này rất dễ xảy ra tình trạng "để lọt tội phạm" hoặc " xử lý oan người vi phạm chưa đến mức phạm tội". Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yếu tố này thường được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào các quy định hiện hành, việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm và vi phạm hành chính thường dựa vào những căn cứ dưới dây:
1.5.1. Mức độ gây thiệt hại cho xã hội :
Mức độ gây thiệt hại có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng hóa phạm pháp ...
Dựa vào dấu hiệu này, ta có thể phân biệt ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: " Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng ... thì bị ... ". Như vậy, nếu như giá trị tài sản bị trộm cắp dưới mức quy định nêu trên thì người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi "trộm cắp vặt" theo quy định của khoản 1 Điều 18 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005;
1.5.2. Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần :
Dấu hiệu này cũng có thể giúp chúng ta xác định được ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính. Trong Bộ Luật hình sự, nhiều loại tội phạm được nhà làm luật mô tả là “đã bị xử phạt hành chính”. Trong những trường hợp này, nếu chỉ đánh giá về mặt hành vi thì khó xác định được đó là tội phạm hay vi phạm hành chính mà phải căn cứ vào dấu hiệu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. Ví dụ: Điều 161 Bộ Luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: " Người nào trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đ���ng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế ... thì bị ... ". Như vậy, trường hợp này nếu trốn thuế dưới 100 triệu đồng nhưng tái phạm thì mới bị coi là vi phạm tội phạm
1.5.3. Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm : Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Đây cũng là một căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm.
Ví dụ: Điều 104 Bộ Luật hình sự quy định: “Người nào cố ý gây thương tích ... mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì ...
1.Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người”.
Như vậy, nếu gây thương tật dưới 11 % nhưng dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người thì cũng bị coi là hành vi phạm tội thuộc khung hình phạt như từ 11% đến 30%).
Trong xử lý vi phạm hành chính, phải tuân thủ triệt để quy định có tính nguyên tắc liên quan đến việc xác định ranh giới tội phạm và vi phạm hành chính, đó là " Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính. Đối với các trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết đinh xử phạt phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền".
1.5.4. Ngoài mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vi phạm hành chính và tội phạm còn phân biệt với nhau ở một số dấu hiệu pháp lý khác:
Tội phạm là loại vi phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và hình phạt.
Vi phạm hành chính được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như luật, pháp lệnh hoặc nghị định.
Hai loại vi phạm này cũng khác nhau ở yếu tố chủ thể. Trong khi chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chủ thể của tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự nước ta chỉ có thể là cá nhân.
1.6. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính :
Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.( Theo điều 03 Pháp lệnh Xử Lý Vi Phạm Hành Chính 2002)
Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt; Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp Lệnh Vi Phạm Hành Chính . Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần, cụ thể:
Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh;
Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại Điều 22 của Pháp Lệnh đối với hành vi đó; 
c) Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người đã quyết định xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó (điều 62 PLXLVPHC) https://vietluanvanluat.com/
1.Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người
phạm đều bị xử phạt về hành vi đó và người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng người cùng thực hiện vi phạm hành chính (điều 3 của pháp lệnh).
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung (khoản 2 Điều 56 của Pháp Lệnh.).
Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp (điều 3 của Pháp Lệnh)
Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. (điều 3 của Pháp Lệnh).
2.TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
2.1- Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính : Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
2.1.1. Khái niệm :
Trong giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày, thuật ngữ “trách nhiệm” được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, tuỳ theo lĩnh vực và ngữ cảnh cụ thể; như trong lĩnh vực chính trị đạo đức,“trách nhiệm” được hiểu theo nghĩa bổn phận, vai trò, mang tính tích cực, xuất phát từ ý thức của con người về vị trí, vai trò của mình đối với xã hội, đối với những người thân thích… Còn trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa:
Trách nhiệm là nghĩa vụ (nghĩa tích cực). Trách nhiệm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật, đó là sự phản ứng, lên án của Nhà nước và xã hội đối với những chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội.
Trách nhiệm hành chính mà chúng ta tìm hiểu có thể được hiểu theo nghĩa thứ hai. Để có căn cứ xác định thế nào là trách nhiệm hành chính, trước tiên chúng ta cũng cần phải biết thế nào là trách nhiệm pháp lý, vì trách nhiệm hành chính là một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm pháp lý theo lý luận chung, đó là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh; trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
Như vậy, từ những căn cứ trên ta có thể khẳng định rằng: Trách nhiệm hành chính là một dạng của trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật hành chính. Đó là sự áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại được quy định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính, bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Trách nhiệm hành chính thể hiện sự phản ứng tiêu cực của cơ quan nhà nước đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Kết quả là chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần.
2.1.2. Đặc điểm : trách nhiệm hành chính có các đặc điểm sau đây: Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
a) Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính :
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân nào đó thì cần phải xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý để làm căn cứ cho việc truy cứu.
Về cơ sở thực tiễn thì trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Về cơ sở pháp lý đó là những quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến vi phạm pháp luật đó về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các vụ việc đó.
Vì thế, để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân thì cần phải xác định cụ thể họ có thực hiện việc vi phạm hành chính trên thực tế hay không. Truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về bản chất là việc áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính đối với tổ chức, cá nhân đó.
Người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính sẽ ra quyết định buộc các chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các biện pháp chế tài hành chính, đó là những biện pháp buộc những đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hành chính phải chịu những hạn chế về quyền tài sản hoặc tự do.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu: Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hành chính khi có đầy đủ cơ sở để chứng minh được họ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính và biện pháp chế tài hành chính áp dụng đối với họ phải có mục đích phạt vi phạm.
Có thể thấy được rằng vi phạm hành chính chỉ là cơ sở chung để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Vấn đề là tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hành chính trên thực tế hay không còn phụ thuộc vào việc thực hiện nhiều quy định pháp luật khác có liên quan.
Ví dụ: Căn cứ vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức và cá nhân đã thực hiện vi phạm hành chính, nhưng vi phạm hành chính đó đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định của pháp luật, do đó, trách nhiệm hành chính cũng sẽ không đặt ra đối với họ trong trường hợp này.
Việc xác định cụ thể chủ thể vi phạm hành chính (tổ chức, cá nhân) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giúp ta có thể phân biệt được trách nhiệm hành chính với trách nhiệm hình sự (cá nhân thực hiện hành vi phạm tội). Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
b) Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm trước Nhà nước:
Đó là việc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước do Nhà nước thiết lập. Vì thế, Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân trên phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi để bảo vệ trật tự quản lý hành chính nhà nướcmà mình đã thiết lập. Việc thực hiện biện pháp chế tài của các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính là trách nhiệm của họ trước Nhà nước chứ không phải trước các chủ thể khác. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự (Vì trong trách nhiệm dân sự, việc phải thực hiện các biện pháp chế tài của tổ chức, cá nhân bị truy cứu trách nhiệm dân sự là nghĩa vụ của họ trước một tổ chức hay cá nhân cụ thể có quyền và lợi ích bị xâm hại, Nhà nước chỉ là chủ thể có vai trò đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các biện pháp chế tài dân sự của bên phạm đối bên bị vi phạm).
c) Việc truy cứu trách nhiệm hành chính phải được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính
Cụ thể: Pháp luật hành chính của Nhà nước ta đã quy định cụ thể những người có thẩm quyền thực hiện hoạt động truy cứu trách nhiệm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Hiện nay, thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính được trao cho nhiều cơ quan tổ chức khác nhau, nhưng những người được trao thẩm quyền này trước hết và chủ yếu vẫn là những người có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền trên cũng được trao cho Thẩm phán Toà án nhân dân và Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự.
Ngoài ra, quá trình truy cứu trách nhiệm hành chính phải đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng các biện pháp chế tài hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
Truy cứu trách nhiệm hành chính phải được tiến hành theo thủ tục hành chính do pháp luật hành chính quy định.
Truy cứu trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm hành chính nói riêng đều tác động trực tiếp đến việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan. Vì vậy, khi tiến hành việc truy cứu trách nhiệm hành chính, các chủ thể có thẩm quyền bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thủ tục do pháp luật đặt ra, chẳng hạn: Người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các công việc theo đúng trình tự về thời gian, không gian của sự việc…Như vậy thì mới đảm bảo việc có đầy đủ căn cứ cần thiết để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.
2.2. Xử phạt vi phạm hành chính :
2.2.1. Khái niệm :
Tumblr media
https://vietluanvanluat.com/tieu-de-trach-nhiem-hanh-chinh-trong-phap-luat-viet-nam/
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
2.2.2. Đặc điểm : Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có đặc điểm sau đây:
Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các nghị định hướng dẫn thi hành của chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp xử phạt hành chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cụ thể là những cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính các văn bản pháp luật khác có quy định về xử phạt vi phạm hành chính quy định cụ thể các chủ thể có thầm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ xử phạt hành chính mà họ được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính;
Xử phạt vi phạm hành chính dược tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định xử phạt vi phạm hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vì phạm hành chính. Việc quyết định áp dụng biện pháp xử phạt đó ngoài việc thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đôi với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn hướng tới mục đích giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ pháp luật hành chính nói riêng và pháp luật nói chung, ý thức tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng đồng, phòng ngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
2.2.3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
a) Các hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân, vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền:
Cảnh cáo:
Hình thức này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến ~ 16 tuổi thực hiện. Khi xử phát cảnh cáo, người có thẩm quyền quyết định xử phạt bằng văn bản. Như vậy, chỉ có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức phạm hành chính khi có đủ điều kiện sau đây:
Hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được văn bản pháp luật quy định là có thể ấp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Nếu loại vi phạm mà tổ chức cá nhân đó thực hiện mà pháp luật quy định chỉ bị áp dụng hình thức phạt tiền thì không được phép áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo dối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Điều 8 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt cảnh cáo khác với hình phạt cảnh cáo khi vi phạm tội phạm. Người bị tòa án tuyên hình phạt cảnh cáo theo thủ tục tố tụng hình sự được coi là có án tích và bị ghi vào lí lịch tư pháp. Trong khi đó hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục dối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp đụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp. Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức kỉ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức :
Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân: có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Hình thức xử phạt cảnh cáo do người có thẩm quyển xử phạt vi phạm hành chính quyết định áp đụng, theo thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đã được pháp luật quy định
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức (trừ những người được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội) có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, thông thường là các quy định về các việc mà cán bộ công chức không được làm, các quy định về nội quy làm việc trong cơ quan, đơn vị nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức kỉ luật cảnh cáo do thủ hưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức áp dụng đối với các cán bộ, công chức thuộc quyền theo thủ tục xử lí kỉ luật do pháp luật quy định.
Phạt tiền:
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 14 pháp lệnh xử lý phạm hành chính năm 2002. Các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như sau (Pháp lệnh sữa đổi, bổ sung năm 2008): https://vietluanvanluat.com/tieu-de-trach-nhiem-hanh-chinh-trong-phap-luat-viet-nam/
Phạt tiền tối đa đến 300.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công trình giao thông; khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lao động; đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hội; phòng cháy, chữa cháy;
Phạt tiền tối đa đến 40.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa; văn hoá - thông tin; du lịch;phòng, chống tệ nạn xã hội; đê điều, phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thú y; giống cây trồng; giống vật nuôi; quốc phòng; dân số và trẻ em; lao động đi làm việc ở nước ngoài; dạy nghề; biên giới quốc gia;
Phạt tiền tối đa đến 70.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; phí, lệ phí; hải quan; an toàn và kiểm soát bức xạ; giao thông đường sắt; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chuyển giao công nghệ; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể thao;
Phạt tiền tối đa đến 100.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: hàng hải; hàng không dân dụng; khoa học, công nghệ; đo đạc, bản đồ; giáo dục; công nghệ thông tin; tài nguyên nước; thuế;
Phạt tiền tối đa đến 500.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước mà chưa được quy định tại các lĩnh vực trên đây thì Chính. phủ quy định mức phát tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000 đồng.
Trong trường hợp luật quy định mức phạt tiền tối đa khác với quy định tại được đề cập trong Pháp lệnh thì áp dụng theo quy định của luật.
Việc lựa chọn, áp đụng mức tiền phạt đối với người vi phạm phải trong khung phạt cụ thể được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đã thực hiện theo mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì áp đụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính được quy định như sau :
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính, chỉ bị phạt cảnh cáo, không bị phạt tiền.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính được Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên, trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay. Ngoài ra, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định:
Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định .xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm, nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung.
Cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt tại chỗ hoặc tại kho bạc nhà nước theo đúng quy định của pháp luật và được nhận biên lai thu tiền phạt.
Trục xuất.
Trục xuất là việc buộc người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam phải rời khỏi Việt Nam. Chính phủ quy định thủ tục trục xuất. Trục xuất vừa là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.Trục xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc là hình thức phạt bổ sung khi được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính khác.
b) Các hình phạt bổ sung : Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp đụng một hoặc các hình thức xử phạt bố sung là: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thời hạn hoặc không thời hạn khi tổ chức, cá nhân đó đã vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Hình thức xử phạt được áp dụng khi có đủ hai điều kiện sau:
Văn bản pháp luật về xử phạt hành chính quy định có thể áp dụng biện pháp xử phạt này đối với vi phạm hành chính cụ thể
Cá nhân, tổ chức đã có hành vi trực tiếp vi phạm quy tấc sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề do những người có thẩm quyền được pháp luật quy định (Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh, Trưởng công an cấp huyện, cấp tỉnh, Chi cục trưởng cục kiểm lâm…) áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Pháp luật quy định rõ ai có thẩm quyền được tước quyền sử đụng những loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề nào.
Trong trường hợp xử lý vụ việc vi phạm hành chính nếu phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề cấp không đúng thẩm quyền hoặc giấy phép có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết. Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính:
Là việc người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp tịch thu để sung vào công quỹ nhà nước các tài sản, vật dụng, hàng hóa, tiền bạc ... dùng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc do vi phạm hành chính mà có.
Khi áp dụng hình thức này cần lưu ý dối với vật, tiền bạc, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thuộc các hình thức sở hữu hợp pháp bị tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính chiếm đoạt một cách bất hợp pháp hoặc sử dụng trái phép thì không được tịch thu mà phải trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là những hình thức phạt bổ sung, vì vậy, không được áp dụng một cách độc lập mà luôn được áp dụng theo với hình thức xử phạt chính (trừ trường hợp pháp luật quy định khấc). Điều này có nghĩa là khi một tổ chức hay cá nhân bị xử phạt hành chính, nhất thiết sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính ngoài ra họ có thể bị áp dụng kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung.
Cụm từ "áp dụng kèm theo" ở đây không nên hiểu một cách máy móc là phải do cùng một người có thẩm quyền quyết định áp dụng và ghi nhận trong cùng văn bản áp dụng hình thức xử phạt chính mà chúng có thể do các cấp khác nhau có thẩm quyền quyết định áp dụng và cố nhiên nó có thể được ghi nhận trong các văn bản áp dụng khác nhau.
c) Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra: Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính như đã nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khấc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Về mặt bản chất, biện pháp cưỡng chế hành chính này không có tính trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính dã để lại trên thực tế.
Các biện pháp này bao gồm:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; https://vietluanvanluat.com/tieu-de-trach-nhiem-hanh-chinh-trong-phap-luat-viet-nam/
Biện pháp này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong trường hợp đưa hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vào lãnh tổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc hàng tạm nhập tái xuất nhưng không được tái xuất đúng với quy định của pháp luật thì buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất. Pháp luật quy định trong các trường hợp trên, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí để thực hiện biện pháp này.
Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
Các biện pháp khác do Chính phủ quy định
Việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra nêu trên phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Chỉ được áp dụng khi văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cho phép áp dụng đối với vi phạm hành chính cụ thể đó;
Khi áp dụng phải tuân thủ triệt để pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng.
d). Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính
Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính, để ngăn chặn kịp thời không cho vi phạm của họ tái diễn, đảm bảo cho việc xử lý cũng như thi hành quyết định xử lý sau này có hiệu quả, người có thẩm quyền tùy từng trường hợp cụ thể do pháp luật quy định có thể Tạm giữ người (Điều 44, Pháp lệnh năm 2002) Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. (Điều 46)
Khám người. (Điều 47)
Khám phương tiện vận tải, đồ vật. (Điều 48)
Khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. (Điều 49)
Bảo lãnh hành chính. (Điều 50)
Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất. (Điều 51)
Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn. (Điều 52)
1.Các biện pháp xử lý hành chính khác:
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với công dân Việt Nam vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội (cờ bạc, ma túy, gây rối trật tự công cộng, mại dâm…) nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự.
Mục đích: áp dụng các biện pháp quản lý này nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng vi phạm, giáo dục và tạo điều kiện cho người vi phạm trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa khả năng tái phạm ở họ.
Khác biệt giữa biện pháp xử lý hành chính và biện pháp xử lý hành chính khác
Về đối tượng: Xử phạt hành chính được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm chính bao gồm cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trên lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Trong khi đó đối tượng của việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác là cá nhân công dân Việt Nam, có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về thẩm quyền quyết định áp dụng: Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật thuộc về chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện hoặc cấp xã. Trong khi đó thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật không chỉ cho Chủ tịch UBND các cấp mà còn cho nhiều chủ thế khác.
Về thủ tục quyết định áp dụng: Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với các đối tượng vi phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do của mỗi cá nhân. Vì vậy thủ tục quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác rất chặt chẽ, phải qua nhiều khâu xét duyệt với sự tham gia của nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau. Trong khi đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật quy định đơn giản, thuận tiện hơn.
Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm:
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Đưa vào trư���ng giáo dưỡng.
Đưa vào cơ sở giáo dục.
Đưa vào cơ sở chữa bệnh
2.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Khác với việc xét xử các hành vi phạm tội thẩm quyền được giao cho một cơ quan duy nhất là tòa án thực hiện, việc xử phạt vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau thực hiện, gồm:
Chủ tịch UBND các cấp;
Cơ quan công an nhân dân;
Bộ đội biên phòng;
Cơ quan cảnh sát biển;
Cơ quan hải quan;
Cơ quan kiểm lâm;
Cơ quan thuế;
Cơ quan quản lý thị trường;
Cơ quan thanh tra chuyên ngành;
Cảng vụ hàng hải, cảng vụ thủy nội địa, cảng vụ hàng không;
Tòa án nhân dân và cơ quant hi hành án dân sự;
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Cục quản lý lao động ngoài nước;
Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh;
Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cụ thể của mỗi cán bộ có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan này.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.
Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì thẩm quyền xử phạt thuộc chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm;
2.2.5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn, thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính:
a). Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì việc ra quyết định xử phạt hành chính được tiến hành theo các thủ tục dưới đây:
Khi phát hiện vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức. Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Nếu vi phạm của cá nhân, tổ chức chỉ phạt ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản về vi phạm hành chính (trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính được phát hiện, truy tìm bằng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ). Đây là loại thủ tục xử phạt đơn giản.
Nếu vi phạm của tổ chức, cá nhân bị phạt tiền ở mức từ 200.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện việc xử phạt như sau:
Lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 360 ngày. Trong trường hợp xét thấy cần thêm thời gian để xác minh thu nhập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình văn bản để xin gia hạn, việc gia hạn phải bằng văn bản. Thời gian gia hạn không được quá 30 ngày.
Nếu trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, khi xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết. Pháp luật nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính.
b). Thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. https://vietluanvanluat.com/tieu-de-trach-nhiem-hanh-chinh-trong-phap-luat-viet-nam/
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ và những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 58, Pháp lệnh 2002.
Hết thời gian tự nguyện thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt buộc tổ chức, cá nhân đó phải thi hành, bao gồm:
Khấu trừ một phần lương, hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
Kê biên tài sản có giá trị tương đương với số tiền phạt để bán đấu giá.
Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.
c). Thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng: xử phạt ngay khi phát hiện ra vi phạm hành chính.
Trường hợp khác: Thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính (nếu có tình tiết phức tạp, hoặc phải gia hạn, thời hạn trên có thể được kéo dài nhưng không quá 60 ngày – Điều 56, Pháp lệnh 2002)
Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt:
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được tổ chức, cá nhân vi phạm chấp hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt (trừ trường hợp có quy định khác).
Khi đã ban hành xong quyết định xử phạt cán bộ có thẩm quyền cần nhanh chóng giao quyết định đó cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính: tống đạt trực tiếp cho đối tượng vi phạm. Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính:
Vấn đề thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính cũng là vấn đề tương đối phức tạp. Nhằm mục đích phát hiện, xử lý và thi hành quyết định xử lý các vi phạm hành chính đã xảy ra một cách nhanh chóng, kịp thời. Pháp luật hiện hành đã quy định một số thời hiệu sau đây trong xử phạt hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với một số loại vi phạm hành chính trong các lĩnh vực như tài chính, xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, các hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu được tính là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính: trong hời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và nhận hồ sơ vụ vi phạm.
Trong thời hạn nêu trên mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt (Điều 10, Pháp lệnh 2002).
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt: (Điều 69, Pháp lệnh 2002) là một năm kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt. Đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình trốn tránh hoặc trì hoãn việc thi hành thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
2.2.6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về xử phạt vi phạm hành chính và việc giải quyết Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về xử phạt cũng như xử lý vi phạm hành chính và việc giải quyết chúng được Pháp lệnh 2002 quy định như sau:
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
Người bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về việc áp dụng biện pháp đó.
Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính. Việc khiếu nại tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Khởi kiện hành chính (Điều 119, Pháp lệnh 2002): Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
3.THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH:
Góp ý cho dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 15-10, các thành viên Hội đồng Khoa học Bộ Tư pháp đặc biệt nhấn mạnh tới việc kiểm soát thẩm quyền của Chính phủ trong việc ban hành các quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Kết quả rà soát thống kê của ban soạn thảo cho thấy hiện đang có trên 100 nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính, mà nhiều quy định trong số đó trùng lắp, chồng lấn nhau về phạm vi điều chỉnh; mâu thuẫn, chồng chéo nhau giữa các hành vi, mức xử phạt… Từ đó, đa số các thành viên ban soạn thảo đề xuất phương án căn cứ vào phạm vi các lĩnh vực quản lý nhà nước của mỗi bộ, cơ quan ngang bộ, Chính phủ sẽ ban hành một nghị định quy định xử phạt chung cho toàn bộ nội dung quản lý thuộc bộ, ngành đó. Nếu theo phương án này, số lượng các nghị định xử phạt vi phạm hành chính sẽ được giới hạn dưới 30 văn bản. https://vietluanvanluat.com/
Hiện nay có rất nhiều văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính tuy nhiên vẫn thiếu quy định xử phạt trong một số lĩnh vực chuyên ngành như: quản lý trật tự, tư pháp, an toàn thực phẩm... Ví dụ, vi phạm các quy định về hành nghề luật sư phải đúng biển hiệu, dán nhãn mác hàng hóa không đúng… nước ta hiện nay, các chế tài xử lý vi phạm hành chính được sử dụng rất phổ biến và trở thành một công cụ quản lý quan trọng của bộ máy hành chính, nhưng hầu hết các địa phương đều bức xúc vì phải xử phạt quá nhiều.
Hành vi vi phạm xuất hiện ở mọi lĩnh vực nhưng quy định lại chưa theo kịp. Ví dụ, gần đây ở các thành phố có lượng khách du lịch lớn như TPHCM, Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang, các hành vi vi phạm của người nước ngoài ngày càng tăng nhưng chưa có các quy định xử phạt phù hợp với đối tượng này.
Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, dù đã có quy định về xử phạt vi phạm hành chính với đầy đủ thẩm quyền, hình thức xử phạt, mức phạt nhưng vẫn không xử phạt được. Ví dụ các vi phạm về quảng cáo do khó bắt quả tang nên hầu như không xử lý được.
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính mới được sửa đổi năm 2008 nhưng đã bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều địa phương bức xúc về các quy định không phù hợp thực tế của pháp lệnh. Song song với pháp lệnh là các luật và nghị định có những quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật chuyên ngành nên nảy sinh nhiều mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật.
Rõ ràng, xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng với những người có hành vi gây ra lỗi. Nhưng thực tế phát triển, nhất là ở các địa phương đang đô thị hóa nhanh, thì nguyên nhân vi phạm nhiều khi không hẳn thuộc về người dân mà do quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các địa phương lập quy hoạch khắp mọi nơi và lấp đầy bằng các dự án.
Theo quy định thì ở những vùng đó sẽ không cấp đăng ký kinh doanh, nếu kinh doanh không đăng ký thì sẽ bị phạt theo Nghị định 43/2010 (trước đây là Nghị định 88). Nhưng, trên thực tế rất nhiều dự án không được triển khai, nhiều năm chưa giải phóng mặt bằng, người dân không được đền bù, tái định cư nên vẫn phải sinh sống và kiếm sống trên chính mảnh đất của mình. Thế là vi phạm luật và bị phạt. Cơ quan quản lý phạt xong lại cho tồn tại, không thể cưỡng chế. Tình trạng này rất phổ biến, nhưng lỗi không phải do người dân không muốn đăng ký kinh doanh mà không được đăng ký kinh doanh. Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Đây là một ví dụ điển hình về sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật (pháp lệnh) và giữa luật với nghị định:
Ví dụ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh chỉ được xử phạt đến 70 triệu đồng là không phù hợp với Luật Cạnh tranh. Hoặc Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính không quy định thẩm quyền của Chánh thanh tra tổng cục, thanh tra cục, nhưng các nghị định lại quy định, ví dụ như Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.
Hay trong Nghị định xử phạt trong lĩnh vực hóa chất tách thẩm quyền xử phạt về ngành công thương, nhưng chức năng, nhiệm vụ theo dõi lĩnh vực này từ trước đến nay thuộc Quản lý thị trường (Bộ Tài chính). Nghị định 40/2009 xử phạt về thú y quy định chỉ có thanh tra thú y có thẩm quyền xử phạt, nhưng thanh tra thú y mới chỉ có ở cấp bộ, cấp tỉnh, chưa có ở cấp huyện, cơ sở,…
Nhiều địa phương đề nghị tăng thẩm quyền cho chính quyền cấp cơ sở vì nếu thực hiện đúng thẩm quyền theo luật định thì trong hầu hết các trường hợp vi phạm cấp cơ sở chỉ kiểm tra, phát hiện vi phạm và lập biên bản, báo cáo cấp trên, dẫn đến tình trạng quá tải ở cấp trên. Mặc dù quy định hiện nay đã nâng dần thẩm quyền xử phạt của cấp xã từ 500.000 lên 2 triệu đồng, cấp huyện từ 10 triệu lên 20 triệu nhưng cấp xã vẫn không phạt được vì phần lớn các hành vi vi phạm đều có mức phạt cao hơn, nên lại phải chuyển lên cấp quận, huyện. Quy định như vậy vô hình trung đã làm yếu đi chức năng quản lý cấp cơ sở.
Nghị định 34/2010 quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi chiếm dụng đường phố để bày bán hàng hóa… là quá cao, không khả thi đối với những người buôn bán nhỏ. Phần lớn những người này không có tài sản, không có tài khoản nên không thể cưỡng chế được, còn tịch thu phương tiện, dụng cụ thì không có nơi cất giữ, thủ tục thanh lý phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức.
Ngược lại, mức phạt 300.000 - 600.000 đồng hành vi vi phạm điều kiện vệ sinh là quá thấp đối với nhà hàng lớn nhưng lại quá cao đối với bán hàng vỉa hè.
Mặt khác, một hành vi vi phạm có khi lại do nhiều cơ quan cùng xử phạt: giao thông, công an, quản lý trật tự đô thị… dẫn đến “loạn” xử phạt, công tác phối hợp giữa các lực lượng rất yếu, quyền ai người nấy phạt, chồng chéo với nhau là chuyện thường xảy ra.
Thủ tục xử phạt chưa minh bạch. Các quy định hiện hành không thống nhất biểu mẫu giữa các lực lượng được giao thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Thời hiệu xử phạt quy định là một năm, trong trường hợp phức tạp thì chưa có quy định kéo dài thời hiệu. Hiện nay cũng chưa có hướng dẫn về thủ tục tống đạt quyết định nên thực tế trong quá trình thực hiện có nhiều bức xúc từ phía người bị phạt do các cơ quan chức năng chưa làm rõ thủ tục đối với người bị xử phạt, dẫn đến tâm lý bị phạt nhưng chưa “tâm phục khẩu phục”.
Còn nhiều thủ tục chưa được hướng dẫn cụ thể. Ví dụ Pháp lệnh quy định bắt buộc phải có chữ ký của người vi phạm trong biên bản, điều này sẽ khó thực hiện nếu đối tượng vi phạm không chịu ký, không chịu giao tang vật.
Trong nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính, các mức phạt đôi khi cũng chồng chéo nhau và không hợp lý. Chẳng hạn, Nghị định 111/2009 xử phạt trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử quy định mức phạt tối đa 100 triệu, nhưng Pháp lệnh chỉ quy định mức phạt cao nhất trong an toàn bức xạ là 70 triệu đồng.
Thực tiễn với nhiều bất cập, chồng chéo như vậy đòi hỏi cần có một khung pháp lý thống nhất, lập lại trật tự về xử phạt vi phạm hành chính, để phạt đúng người, đúng hành vi vi phạm, phát huy hiệu quả răn đe, giáo dục, chứ không nhằm là phạt được bao nhiêu tiền, thu được nhiều phương tiện, tháo dỡ được nhiều công trình xây dựng…
4. KIẾN NGHỊ Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Từ những quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền XPVPHC và thực tiễn thực hiện thẩm quyền này, thiết nghĩ việc sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cần quán triệt một số nội dung sau:
Một là, cần quy định hợp lý hệ thống các cơ quan có thẩm quyền XPVPHC: Vấn đề không phải ở chỗ càng nhiều cơ quan có thẩm quyền XPVPHC thì càng tốt.
Ví dụ: Bộ Thương mại chưa thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành thương mại, và cơ quan quản lý thị trường được Chính phủ giao chức năng thanh tra chuyên ngành thương mại nên cần tiếp tục giao cho cơ quan quản lý thị trường thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Điều này bảo đảm cho công cuộc đấu tranh, xử lý các hành vi buôn lậu, kinh doanh trái phép, buôn bán hàng giả,… thu được nhiều kết quả.
Nhà nước không nên giao quyền XPVPHC cho cơ quan cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự để đảm bảo cho các cơ quan này tập trung vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính của mình, tránh tình trạng hành chính hóa các quan hệ hình sự.
Đối với Tòa án nhân dân, để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính được nhanh chóng, kịp thời, cần tiếp tục quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan này. Tuy nhiên, không dừng ở mức độ quy định Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa chỉ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền mà còn có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt khác như tịch thu tang vật, phương tiện phạm, buộc bồi thường thiệt hại….
Việc quy định về các cơ quan có thẩm quyền XPVPHC phải dựa trên cơ sở: bất cứ hành vi vi phạm hành chính ở lĩnh vực nào cũng cần có chủ thể xử lý kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật. Người có thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực nào thì có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính phát sinh trong ngành, lĩnh vực đó. Cần xác định chủ thể ra quyết định xử phạt là cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm xử lý đúng đắn các vi phạm hành chính. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của họ trong việc ra quyết định xử phạt. Cần loại trừ tình trạng quyết định XPVPHC được ban hành dưới dạng như: TM. Ủy ban nhân dân; TM. Ban thanh tra…. Trong trường hợp những quyết định này có sự vi phạm về thời hạn ra quyết định xử phạt, mức phạt không tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm… thì việc xác định trách nhiệm của chủ thể ra quyết định xử phạt sẽ rất khó khăn.
Pháp lệnh mới cần được xây dựng theo hướng khắc phục nhược điểm của Pháp lệnh năm 1989 và Pháp lệnh năm 1995 về việc xác định thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp một người thực hiện nhiều vi phạm hành chính. Xuất phát từ thẩm quyền, từ chế độ hoạt động của Ủy ban nhân dân, nên quy định: Nếu một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan khác nhau thì hồ sơ vụ vi phạm được chuyển tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân để ra quyết định xử phạt.
Hai là, thẩm quyền xử phạt không chỉ thể hiện ở việc xác định cơ quan nào có quyền phạt mà trước hết thể hiện ở hình thức và mức phạt. Quy định về hình thức, mức phạt mà người có thẩm quyền áp dụng phải phù hợp với đặc thù quản lý ngành, lĩnh vực, với tình hình thực tế. Lĩnh vực quản lý nào càng quan trọng, càng phức tạp, hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó càng nguy hiểm, mức phạt phải càng cao thì mới bảo đảm tác dụng răn đe, trừng phạt, phòng ngừa. Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
Pháp lệnh mới cần quy định giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu cho phù hợp, nếu không sẽ vi phạm nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: “… phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp”. Nếu Pháp lệnh không quy định rõ về mức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (một phần, toàn bộ hay giá trị bao nhiêu…) sẽ dẫn đến tình trạng khó xác định ranh giới tịch thu trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và tịch thu trong quá trình truy cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. https://vietluanvanluat.com/
Một điểm dễ nhận thấy là: Trong các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính hiện nay, chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt càng cao thì thẩm quyền về mức phạt của họ cũng tăng lên. Điều này cần được kế thừa trong các văn bản sau này về XPVPHC. Cũng cần tăng mức phạt tiền cho người có thẩm quyền để phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội hiện nay. Ví dụ: cần tăng mức phạt tiền của thanh tra chuyên ngành, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Đó cũng là điều kiện bảo đảm xử lí đúng đắn, kịp thời các vi phạm hành chính.
Ba là, quy định của pháp luật về hình thức phạt tiền cho thấy mức phạt tối thiểu và tối đa có khoảng cách khá xa. Để việc áp dụng mức phạt tiền được đúng đắn, trong các văn bản về XPVPHC cần cụ thể hóa hơn nữa các dấu hiệu của phạm hành chính. Cần chia nhỏ khung phạt tiền để tránh tình trạng: Các vi phạm hành chính có tính chất, mức độ như nhau nhưng người có thẩm quyền áp dụng các mức phạt rất khác nhau.
Cuối cùng, về thủ tục xử phạt, nơi nộp phạt cũng cần quy định theo hướng: phải có đủ thời gian để người có thẩm quyền xem xét kỹ, xử lý đúng các
phạm hành chính. Quy định về nơi nộp tiền phạt cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức nộp phạt tại chỗ nếu cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt đến 100.000 đồng,… Quy định này sẽ khắc phục được tình trạng do nơi nộp phạt xa kho bạc nhà nước mà người bị xử phạt hối lộ cho người có thẩm quyền xử phạt với suy nghĩ “đôi bên cùng có lợi”.
Hoàn thiện các quy định về XPVPHC, trong đó có các quy định về thẩm quyền XPVPHC là nhu cầu cấp thiết hiện nay vì vi phạm hành chính xảy ra rất phổ biến, gây nhiều tác hại về kinh tế – xã hội. Việc xử lý đúng đắn các vi phạm hành chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong các yếu tố đó là những quy định đúng đắn về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cùng với việc hoàn thiện các quy định pháp luật là trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính, nhằm tác động đến nhiều chủ thể gồm người có thẩm quyền xử phạt cũng như các tổ chức, cá nhân. Những quy định về thẩm quyền XPVPHC càng có điều kiện thực hiện tốt trên thực tế khi có một đội ngũ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có phẩm chất, trình độ, năng lực và ý thức, trách nhiệm cao trong quá trình thực thi chức trách được giao. Tiêu đề: Trách Nhiệm Hành Chính trong pháp luật Việt Nam
1 note · View note
tinworldcup888 · 5 years
Text
Tin Worldcup888: Xem trực tiếp U23 Việt Nam đá U23 châu Á 2020 ở đâu, trên kênh nào?
VCK U23 châu Á 2020 diễn ra từ ngày 8/1 đến 26/1 tại Thái Lan. Đây cũng là vòng loại môn bóng đá nam Olympic Tokyo 2020. Ba đội đứng đầu giải (hoặc bốn đội nếu U23 Nhật Bản lọt vào bán kết) sẽ giành quyền tham dự Thế vận hội.
U23 Việt Nam từng gianh ngôi á quân U23 châu Á 2018 tại Thường Châu - Trung Quốc. Nên người hâm mộ đang kỳ vọng đoàn quân HLV Park Hang-seo sẽ tiếp tục viết nên trang sử vàng cho bóng đá Việt Nam ở giải đấu năm nay.
Tin vui cho người hâm mộ Việt Nam khi Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã chính thức sở hữu bản quyền truyền thông, trở thành đơn vị phát sóng chính thức Giải AFC U23 Championship 2020.
Theo đó, VTV có quyền độc quyền truyền hình mặt đất, Internet, Mobile, OTT và radio trong lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở miễn phí; độc quyền trên cáp, vệ tinh IPTV trên lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở miễn phí; có toàn quyền cấp phép lại cho bên thứ ba các quyền nói trên.
Xem thêm:  Lịch thi đấu bóng đá cúp c1
Thông báo của VTV cho hay, đơn vị này sẽ tường thuật trực tiếp VCK U23 châu Á 2020 tại Thái Lan và chương trình bình luận trước, giữa và sau trận đấu trên kênh VTV6. Như vậy, CĐV Việt Nam sẽ lại có dịp song hành cùng đội tuyển U23 Việt Nam nếu không có điều kiện sang Thái Lan trực tiếp cổ vũ cho đoàn quân HLV Park Hang-seo.
Theo kết quả bốc thăm, U23 Việt Nam sẽ nằm ở bảng D của vòng chung kết U23 châu Á 2020. Đối thủ của thầy trò HLV Park Hang-seo là U23 Triều Tiên, U23 Jordan và U23 UAE.
Danh sách tập trung 28 tuyển thủ U23 Việt Nam chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2020:
Thủ môn (3): Bùi Tiến Dũng (Hà Nội FC), Nguyễn Văn Toản (Hải Phòng), Y Êli Niê (Đắk Lắk)
Hậu vệ (11): Nguyễn Đức Chiến (Viettel), Huỳnh Tấn Sinh (Quảng Nam), Lê Ngọc Bảo (Phố Hiến), Nguyễn Thành Chung, Bùi Hoàng Việt Anh, Phạm Văn Nam, Đặng Văn Tới, Trần Đình Trọng (Hà Nội FC), Hồ Tấn Tài, Nguyễn Hùng Thiện Đức (Becamex Bình Dương), Dụng Quang Nho (HAGL), Đỗ Thanh Thịnh (SHB Đà Nẵng)
Tiền vệ (10): Trần Thanh Sơn, Trần Bảo Toàn, Triệu Việt Hưng (HAGL), Nguyễn Trọng Đại, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Hữu Thắng (Viettel), Nguyễn Trọng Hùng (Thanh Hóa), Bùi Tiến Dụng (SHB Đà Nẵng), Nguyễn Quang Hải, Trương Văn Thái Quý (Hà Nội FC)
Tiền đạo (4): Hà Đức Chinh (SHB Đà Nẵng), Nguyễn Tiến Linh (Becamex Bình Dương), Trần Danh Trung, Nhâm Mạnh Dũng (Viettel).
1 note · View note
buidungevent-blog · 5 years
Text
Công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, uy tín nhất TPHCM
Là một trong những công ty tổ chức sự kiện hàng đầu tại Việt Nam. Bùi Dũng event luôn mong muốn mang đến cho quý khách sự trải nghiệm và hài lòng nhất trong các sự kiện. Bởi sự trang bị kỹ lưỡng về nhân sự và các thiết bị sự kiện hiện đại, chúng tôi đảm bảo những yếu tố sau:
Tumblr media
1, Tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Với kinh nghiệm tổ chức sự kiện nhiều năm, BuiDungEvent luôn tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng. Đó chính là niềm tin, sự chân thành và tận tâm trong các sự kiện. Đây cũng chính là công thức mang lại thành công cho công ty Bùi Dũng.
Hiện nay, có rất nhiều khách hàng trải nghiệm tại dịch vụ BuidungEvent và phản hồi rất tích cực. Chính vì điều này, có rất nhiều đối tác đồng hành cùng Bùi Dũng như: Oppo, SanDisk, Saigoncetre, SamSung, Novotel hotels & resorts, KS Bông Sen, Master-Thảo Diền. Chúng tôi luôn luôn đổi mới, sáng tạo và khác biệt là những giá trị cốt lõi mà BuidungEvent đem đến khách hàng của mình.
Tumblr media
Sự trang trọng, tinh gọn và hiệu quả trong các tổ chức sư kiện như lễ khai trương, tổ chức lễ khánh thành, tổ chức lễ khởi công, động thổ, lễ cất nóc. Sự sáng tạo, đầy màu sắc và hoành tráng trong các tiệc cưới, tiệc sinh nhật, noel, trung thu,..Và sự sôi động, tràn ngập âm thanh ánh sáng trong các liveshow ca nhạc là những gì chúng tôi hoàn toàn đem đến cho bạn.
Các sự kiện lớn và chúng tôi mang lại sự thành công cho khách hàng như: Lễ hội đèn lồng, Tổ chức lễ khai trương BQM Lounge, lễ khởi công dự án Tirol Choco Việt Nam, Tổ chức lễ cầu an cho tập đoàn Paiho, Tổ Chức Ngày Hội Sách - Hải Châu, Đà Nẵng,…và nhiều sự kiện khác.
2, Tiết kiệm chi phí
Để tiết kiệm chi phí tốt nhất cho khách hàng, chúng tôi luôn hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ cố gắng tận dụng những nguồn lực và thiết bị tốt nhất để giảm thiểu chi phí phát sinh và chênh lệch cho bạn.
Tumblr media
Một dịch vụ vừa chuyên nghiệp và chi phí tiết kiệm nhất nhưng không kém sự sang trọng thì ngại gì bạn không lựa chọn Bùi Dũng Event. Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm và hoàn trả chi phí nếu sự kiện diễn ra không thành công. Mọi tổ chức sự kiện chúng tôi đều lên kế hoạch chi tiết và kịch bản ấn tượng để sự kiện diễn ra được suôn sẻ và theo như nguyện vọng mục tiêu của khách hàng.
3, Thiết bị tổ chức sự kiện tiến tiến, hiện đại
Với lợi thế có nguồn thiết bị tổ chức sự kiện từ năm 2011 cho đến nay, BuiDungEvent chuyên sử dụng những trang thiết bị tân tiến hiện đại nhất hiện nay.
Dành cho toàn bộ sự kiện lớn, nhỏ với mức giá không thể nào tốt hơn.
Với hai kho thiết bị cung cấp con: màn led Á Châu, Master Audio, đèn laser,…
Âm thanh, ánh sáng được nhập khẩu nguyên chiếc từ những nước đi đầu về nền công nghiệp âm thanh, ánh sáng điện tử dành cho Event như Tây Ban Nha, Mỹ,…
Tumblr media
4, Đội ngũ nhân sự tận tâm và ekip thực hiện sáng tạo
Khi đến với công ty tổ chức sự kiện Bùi Dũng, chắc chắn bạn sẽ phải hài lòng với đội ngũ nhân sự với phong cách làm việc năng động, lăn xả, nhiệt tình, không ngại khó khăn.
Đội ngũ nhân sự trẻ được chú trọng đầu tư và đào tạo bài bản, luôn đưa ra những ý tưởng tổ chức sự kiện sáng tạo.
Đạo diễn sự kiện có kinh nghiệm nhiều năm, tạo nên sự khác biệt từ ý tưởng cho đến kịch bản sự kiện, làm nổi bật phong cách của mỗi công ty.
Đạo diễn sân khấu với những ý tưởng độc đáo, hấp dẫn tạo sự cuốn hút của quan khách tham dự bằng những tiết mục nghệ thuật đặc sắc trong buổi Event, điều hành sân khấu chuyên nghiệp.
5, Dịch vụ hỗ trợ trọn gói từ A-Z
Ngoài việc tổ chức, chúng tôi luôn hỗ trợ đưa ra mục tiêu mà bạn mong muốn, nhằm đạt hiệu quả cao nhất sau sự kiện. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn yêu tâm về dịch vụ trọn gói của chúng tôi như sau:
Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như: bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, thảm đỏ,…
Cung cấp dịch vụ các nghệ sĩ biểu diễn: múa lân, múa trống hội, MC, lễ tân,…
Tiến hành thiết kế: khu vực sân khấu, background, standee, slogan, thông điệp truyền thông…
Tiến hành làm TVC, phim giới thiệu doanh nghiệp (cho khách hàng có nhu cầu).
Tiến hành quản lý, giám sát toàn bộ sự kiện từ A – Z (từ khâu set up đến dọn dẹp sau buổi lễ).
tổ chức sự kiện tphcm.
6, Quy trình tổ chức sự kiện của Bùi Dũng
Mọi tổ chức sự kiện diễn ra thành công thì đều cần phải lên kế hoạch và tiến hành theo quy trình. Dưới đây là quy trình chuẩn mực tổ chức sự kiện của Bùi Dũng, giúp cho sự kiện diễn ra thành công và tốt đẹp hơn:
Lên ý tưởng tổ chức buổi Event
Xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện
Lên kịch bản chi tiết cho sự kiện
Xác định ngân sách tổ chức, dự trù kinh phí phát sinh trong sự kiện
Gửi thư mời đến với khách tham dự
Xác định số lượng khách tham dự Event
Kiểm tra lại nơi địa điểm tổ chức, tránh những trường hợp phát sinh
Thiết lập hệ thống nhân lực, phân công việc phải làm trong sự kiện
Phục vụ lưu trú và vận chuyển sự kiện
Xác định mục tiêu mà sự kiện muốn hướng tới
Lựa chọn thiết bị sự kiện và nhân sự sự kiện phù hợp, trước ngày sắp diễn ra sự kiện
Ký kết hợp đồng và triển khai theo kế hoạch
7, Các dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty Bùi Dũng:
Các dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty Bùi Dũng đa dạng về thể loại. Tuy nhiên, mỗi dịch vụ là một kịch bản và kế hoạch tổ chức khác nhau tạo nên nét riêng biệt cho BuidungEvent:
Tổ chức giới thiệu sản phẩm
Tổ chức hội chợ triển lãm
Tổ chức hội nghị khách hàng
Tổ chức lễ khai trương khánh thành
Tổ chức lễ khởi công động thổ
Tổ chức lễ kỷ niệm thành lập
Tổ chức lễ hội cộng đồng
Tổ chức chạy roadshow
Tổ chức trung thu cho thiếu nhi
Tổ chức lễ hội Halloween
Tổ chức Noel cho thiếu nhi
Tổ chức tất niên gặp mặt đầu năm
Ngoài ra, chúng tôi còn cho thuê các nhân sự sự kiện chuyên nghiệp như: MC, ca sĩ, ban nhạc, nhóm nhảy, nhóm múa, DJ nữ, DJ nam, PG-PB, nhóm hài, nhóm xiếc,…Cung cấp các thiết bị sự kiện hiện đại, âm thanh ánh sáng, đèn led, màn hình chiếu, đèn chiếu laser, nhà bạt,…đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi, nếu bạn đang mong muốn tìm một công ty tổ chức sự kiện tốt nhất tại TPHCM. Chúng tôi hoàn toàn hỗ trợ miễn phí qua tổng đài hotline 0907823444 hoặc website buidungevent.com. Hãy là người lựa chọn tinh tế nhất cho nhu cầu của bạn.
Nguồn: https://buidungevent.com/dich-vu/to-chuc-su-kien-7
1 note · View note
artoverdrive · 6 years
Text
Dự đoán đội hình cực mạnh của U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á
Tin tức thể thao 24h - Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ có được đội hình rất mạnh tại vòng loại U23 châu Á với lứa cầu thủ trẻ tài năng như Quang Hải, Tiến Dũng.
Trong năm 2019, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự vòng loại U23 châu Á 2020 và SEA Games 30. Do SEA Games 30 sử  dụng lứa cầu thủ U22 nên vòng loại U23 châu Á 2020 tới HLV Park Hang Seo cũng sẽ sử dụng đội hình U22 để thi đấu, cũng là quá trình chuẩn bị cho quá trình giành vàng SEA Games cuối năm nay.
Vòng loại giải U23 châu Á 2020 diễn ra từ ngày 22 đến 26/3/2019, Việt Nam là chủ nhà của bảng K và sẽ gặp các đối thủ Thái Lan, Indonesia và Brunei. Do giành quyền đăng cai vòng chung kết nên Thái Lan đương nhiên đã có vé góp mặt, nhưng vẫn tham gia đá vòng loại. Chiếc vé dự VCK U23 châu Á còn lại của bảng K vì thế chỉ còn là cuộc đua giữa Việt Nam, Indonesia và Brunei.
Tumblr media
Theo như công bố của HLV Park Hang Seo cách đây ít ngày, chiến lược gia người Hàn Quốc đặt niềm tin vào lứa cầu thủ trẻ hiện đang có phong độ cao như: Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Quang Hải, Trần Đình Trọng, Đoàn Văn Hậu, Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh, Hồ Tấn Tài và Nguyễn Thành Chung. Trương Văn Thái Quý, Nguyễn Trọng Đại, Nguyễn Hoàng Đức, Huỳnh Tấn Sinh, Triệu Việt Hưng, Hồ Minh Dĩ hay Đinh Thanh Bình…
Theo tin tức xã hôi Căn cứ vào danh sách trên cùng phong cách dùng người của HLV Park Hang Seo, có thể dự đoán đội hình của U22 Việt Nam tại vòng loại U22 châu Á 2020.
Thủ môn: Bùi Tiến Dũng.
Cặp trung vệ: Trọng Đại - Đình Trọng
Cặp hậu vệ biên: Đoàn Văn Hậu (trái) - Nguyễn Thành Chung (phải).
Cặp tiền vệ trung tâm: Triệu Việt Hưng – Thái Quý.
Cặp tiền vệ cánh: Quang Hải (trái) –Nguyễn Hoàng Đức (phải)
Cặp tiền đạo: Đức Chinh -Tiến Linh.
Dự bị: Văn Hoàng, Y Ê Li Ni Ê (thủ môn), Tấn Sinh, Lương Hoàng Nam, Thanh Hậu, Đinh Thanh Bình, Hồng Sơn, Tấn Tài, Tấn Sinh, Minh Dĩ…
Nguồn:https://doisongvietnam.vn/du-doan-doi-hinh-cuc-manh-cua-u23-viet-nam-tai-vong-loai-u23-chau-a-61559-11.html
4 notes · View notes
dumbactormeme · 6 years
Text
U22 Việt Nam đón tin vui trước thềm giải U22 Đông Nam Á
Ít ngày trước trận khai mạc giải vô địch U22 Đông Nam Á, đội tuyển U22 Việt Nam đón tin vui về nhân sự.
Như tin tức thể thao đã đưa, đội U22 Việt Nam mới đây đã chốt xong danh sách các tuyển thủ sẽ tham dự giải U22 Đông Nam Á 2019 vào tối qua (14/2). Với dàn cầu thủ cốt lõi là lứa U19 Việt Nam dự giải châu Á 2018, U22 Việt Nam còn bổ sung thêm vài nhân tố mới.
Theo đó HAGL đóng góp rất nhiều quân số với 6 cầu thủ gồm: Y Eli Nie, Lê Minh Bình, Dụng Quang Nho, Phan Thanh Hậu, Lương Hoàng Nam và Trần Bảo Toàn.
Tuy nhiên, trước ngày lên đường sang Campuchia, HLV Nguyễn Quốc Tuấn đã nhận tin không vui khi Ngô Tùng Quốc, (từng được HLV Park Hang Seo triệu tập lên đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho VCK Asian Cup 2019) đã phải đi chụp phim để kiểm tra tình hình chấn thương đầu gối ngay sau buổi tập chiều qua, khiến ban huấn luyện vô cùng lo lắng.
Tumblr media
Dù vậy, theo chia sẻ của một thành viên đội U22 Việt Nam, theo kết quả chiếu chụp, chấn thương của Ngô Tùng Quốc là không quá nghiêm trọng và hoàn toàn đủ điều kiện ra sân ở giải vô địch Đông Nam Á 2019 tới.
U22 Việt Nam đón tin vui trước thềm giải U22 Đông Nam Á. Ảnh: Zing
Giải U22 Đông Nam Á sẽ diễn ra tại Phnom Penh từ ngày 17/2 đến 26/2. HLV Park Hang Seo sẽ có mặt tại Campuchia theo dõi sự thể hiện của U22 Việt Nam để tìm kiếm nhân sự cho U23 Việt Nam ở vòng loại U23 châu Á 2020, giải đấu diễn ra ít tháng tới.
Tin tức xã hội - Tuy không có được đội hình mạnh nhất khi những Quang Hải, Tiến Dũng, Thành Chung, Trọng Đại, Đình Trọng vắng mặt… song U22 Việt Nam vẫn được đánh giá rất cao với dàn cầu thủ trẻ trung đang đạt phong độ tốt và được kỳ vọng sẽ lên ngôi vô địch giải U22 Đông Nam Á năm nay.
Danh sách U22 Việt Nam dự U22 Đông Nam Á 2019:
Thủ môn: Y Eli Nie (HAGL), Dương Tùng Lâm (Hà Tĩnh), Phan Văn Biểu (SHB ĐN).
Hậu vệ: Ngô Tùng Quốc (TP HCM), Dụng Quang Nho (HAGL), Nguyễn Văn Hạnh (Hải Phòng), Nguyễn Hùng Thiện Đức, Trương Dũ Đạt (Bình Dương), Bùi Hoàng Việt Anh, Lê Văn Xuân, Nguyễn Văn Đạt (Hà Tĩnh).
Tiền vệ: Tống Anh Tỷ (Bình Dương), Nguyễn Hữu Thắng (Huế), Nguyễn Hoàng Duy (Đồng Tháp), Bùi Tiến Dụng (SHB ĐN), Trần Bảo Toàn, Lương Hoàng Nam, Phan Thanh Hậu, Trần Thanh Sơn (HAGL).
Tiền đạo: Trần Danh Trung (Huế), Lê Minh Bình (HAGL), Lê Xuân Tú (Hà Tĩnh), Trần Đức Nam (Hà Tĩnh).
Nguồn:https://doisongvietnam.vn/u22-viet-nam-don-tin-vui-truoc-them-giai-u22-dong-nam-a-61093-11.html
4 notes · View notes
Text
Dịch vụ mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Chất lượng dịch vụ mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt luôn được đánh giá cao. Đây là địa chỉ được các bệnh nhân tin tưởng, đặt trọn niềm tin khi quyết định đến thăm khám và chữa trị. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về quy trình, chi phí cũng như những ưu điểm khi thực hiện mổ tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để bạn đọc tham khảo.
Top 6+ Bệnh viên Ung bướu ở Hà Nội uy tín
1. Dịch vụ mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là bệnh viện chuyên khoa ung bướu tư nhân đầu tiên tại miền Bắc. Vì vậy, bệnh viện chủ yếu thăm khám và điều trị các bệnh về u bướu, ung thư.
Trong đó, bệnh viện đã thực hiện tư vấn, thăm khám và điều trị phẫu thuật các ca mổ từ đơn giản như cắt amidan đến những ca mổ phức tạp như: Phẫu thuật khối u ác tính (u tuyến, u xơ, u máu, u mỡ...); phẫu thuật khối u ác tính (ung thư biểu mô, blastoma, sarcoma, khối u tế bào mầm).
Bệnh viện còn thực hiện điều trị phẫu thuật các loại bệnh ung thư như: ung thư tuyến giáp, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày đại tràng, ung thư dạ dày thực quản...
Tumblr media
Dịch vụ mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt được đông đảo bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn
Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đầu ngành đến từ các bệnh viện ung bướu lớn như: Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện 103, Bệnh viện Quân đội 108...
Một số bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tiêu biểu như:
Bác sĩ CK II Nguyễn Tiến Lãng: Phẫu thuật ung thư tuyến giáp và điều trị các bệnh lý tuyến giáp.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Khánh: Phẫu thuật ung thư vú.
Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa Ngoại ung bướu Vũ Hải: Phẫu thuật ung thư dạ dày, đại tràng, tuyến giáp, gan, mật.
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Xuân Cường: Phẫu thuật ung thư lưỡi và thanh quản.
Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Văn Lạc: Phẫu thuật ung thư tuyến giáp; ung thư gan, tụy, thận; ung thư đại tràng, xương, phổi, dạ dày
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Chính Đại: Phẫu thuật ung thư thực quản, vòm, họng, khoang miệng, tuyến giáp; ung thư tụy, gan, mật; ung thư trực tràng, đại tràng, dạ dày; ung thư vú, buồng trứng, cổ tử cung; ung thư xương
Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa Ung bướu Bùi Tiến Dũng: Phẫu thuật ung thư gan; ung thư vú; ung thư phổi; ung thư phế quản; ung thư da; ung thư tiền liệt tuyến; ung thư bàng quang...
Đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt chuyên môn cao, đầu ngành đến từ các bệnh viện ung bướu lớn tuyến Trung ương
2. Quy trình mổ ở Bệnh Viện Ung bướu Hưng Việt
Quy trình mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt gồm 5 bước cụ thể như sau:
2.1. Bước 1: Đăng ký khám và nhận tư vấn ban đầu
Sau khi đăng ký khám thành công, người bệnh sẽ được gặp bác sĩ để nhận được các tư vấn ban đầu để chuẩn bị tốt nhất trước khi mổ.
2.2. Bước 2: Bác sĩ khám và cho chỉ định cận lâm sàng cần thiết
Ngoài khám lâm sàng, bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân khám cận lâm sàng cần thiết  như: xét nghiệm máu, chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, nội soi... Mục đích là để đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
2.3. Bước 3: Bác sĩ kết luận và chỉ định phẫu thuật khi cần thiết
Thông qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh. Đồng thời đưa ra chỉ định phẫu thuật khi cần thiết.
2.4. Bước 4: Phẫu thuật và nằm viện theo dõi
Sau khi thực hiện phẫu thuật thành công, bệnh nhân cần nằm viện theo dõi tác dụng phụ và biến chứng hậu phẫu.
2.5. Bước 5: Sau ổn định, bác sĩ chỉ định xuất viện
Bệnh nhân chỉ được phép xuất viện về nhà khi bác sĩ thăm khám và chỉ định sức khỏe đã ổn định.
Tumblr media
Khách hàng được bác sĩ của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tư vấn và thăm khám cẩn thận trước khi mổ
3. Chi phí mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mổ bao gồm: Loại bệnh, mức độ của khối u (lành tính hay ác tính -  ung thư), phương pháp mổ thường hay nội soi, sử dụng BHYT.
Chi phí mổ trung bình ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt:
Làm xét nghiệm trước mổ: Khoảng 3 triệu đồng.
Chi phí mổ: Khoảng 17 triệu đồng.
Ngoài chi phí mổ thì còn các chi phí khác khi đi mổ kèm theo như: Tiền viện phí, thuốc, xét nghiệm, tiền ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà.
Để biết thêm chi tiết về chi phí mổ, bệnh nhân vui lòng liên hệ tổng đài 0942 300 707 của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để được tư vấn.
[CẬP NHẬT] Chi phí mổ u tuyến giáp Bệnh viện Ung bướu
4. Lợi ích khi mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Khi lựa chọn dịch vụ mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, bệnh nhân sẽ nhận được nhiều lợi ích như sau:
Bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao: Lựa chọn dịch vụ mổ ung bướu tại Bệnh viện Hưng Việt, bệnh nhân sẽ được thăm khám và điều trị trực tiếp bởi các chuyên gia, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.
Dịch vụ chu đáo, tận tình: Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt có dịch vụ đặt lịch khám và lựa chọn bác sĩ. Người bệnh đã đặt lịch trước được ưu tiên trong quá trình đi khám, tránh phải chờ đợi lâu. Đội ngũ nhân viên tại bệnh viện thân thiện, chu đáo, tận tình hỗ trợ người bệnh tốt nhất trong quá trình thăm khám và điều trị tại đây.
Trang thiết bị y tế cao cấp, hiện đại: Mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, bệnh nhân sẽ được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bằng hệ thống trang thiết bị y tế cao cấp như: Chụp Xquang, chụp Mamo vú, chụp cắt lớp vi tính CT-scan, siêu âm, nội soi, xét nghiệm, giải phẫu tế bào,...
Phẫu thuật và chăm sóc tiền - hậu phẫu thuật cẩn thận, tận tình: Đội ngũ điều dưỡng, nhân viên y tế không chỉ được đào tạo bài bản, có chuyên môn kinh nghiệm cao mà còn phục vụ người bệnh rất cẩn thận và tận tình cả trước và sau phẫu thuật.
Đặc biệt, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt có áp dụng PHẪU THUẬT NỘI SOI. So với phẫu thuật thường (mổ mở), phương pháp phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như: Ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục nhanh, nguy cơ nhiễm trùng thấp, sẹo nhỏ và nhanh lành.
Tumblr media
Khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích khi mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.
5. Ưu đãi khi mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Tùy từng thời điểm mà Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt sẽ có những chương trình ưu đãi cho khách hàng khi đăng ký mổ tại bệnh viện. Khách hàng khi có nhu cầu mổ tại bệnh viện sẽ nhận được sự tư vấn tận tình từ đội ngũ chăm sóc khách hàng của Bệnh viện Hưng Việt về chi phí mổ cũng như các ưu đãi nếu có.
Ngay cả khi không có chương trình ưu đãi, chi phí mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cũng rất phù hợp nên bất kỳ ai cũng có thể sử dụng dịch vụ.
Khách hàng có thể nhận được nhiều ưu đãi khi sử dụng dịch vụ mổ tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.
Khám bảo hiểm tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
6. Đánh giá của bệnh nhân khi mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Dịch vụ mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt được đông đảo khách hàng tin tưởng và lựa chọn trong nhiều năm qua. Là một trong những bệnh viện tư nhân uy tín và có chất lượng tốt ở Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt ngày càng chú trọng đầu tư về trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ phẫu thuật cho khách hàng.
Tumblr media
Với những thông tin ở trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về dịch vụ mổ ở Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt và đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ ngay theo hotline 0942300707 của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt nhé!
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
#34daicoviet #40daicoviet #hanoi #BenhvienHungViet #HungVietCancerHospital #bệnhviện #u_nang #ung_thư #ungthu #cancer #taiphatungthu #cancertreatment #human #selfcare #ung_thu_co_tu_cung #ung_thu_tu_cung #ung_thu_buong_trung #benh_phu_khoa
0 notes
content1 · 2 years
Text
Dabet đưa tin: U23 Việt Nam đối mặt kịch bản năm 2020: Vì sao cần dựa vào U23 Hàn Quốc để đi tiếp?
U23 Việt Nam không có quyền tự quyết ở lượt cuối bảng C nhưng chúng ta có thể hy vọng U23 Hàn Quốc sẽ giúp đỡ. U23 Việt Nam có nhiệm vụ rất rõ ràng ở lượt cuối bảng C vòng chung kết U23 châu Á 2022. Chúng ta phải đánh bại U23 Malaysia để có cơ hội đi tiếp, không thắng là hỏng. Nhưng đó m��i chỉ là điều kiện cần, chúng ta c��n phải chờ kết quả trận đấu giữa U23 Thái Lan với U23 Hàn Quốc để chắc chắn có vé vào tứ kết.
Xem thêm: cá độ bóng đá
Một kết quả hòa ở trận đấu đó sẽ là điều khiến chúng ta nơm nớp lo lắng bởi nếu tỷ số hòa 3-3 trở lên xảy ra, U23 Việt Nam sẽ chắc chắn phải về nước sớm. Tỷ số 2-2 cũng khiến U23 Việt Nam phải lo ngại bởi điều đó có nghĩa chúng ta phải thắng đậm U23 Malaysia với cách biệt 4 bàn. Các tình huống đi tiếp của U23 Việt Nam đã được điểm qua dưới đây.
1) Trận U23 Thái Lan – U23 Hàn Quốc phân thắng bại: Đội thắng sẽ cùng U23 Việt Nam đi tiếp.
2) Kết quả hòa: 3 đội sẽ cùng 5 điểm và khi đó tính đối đầu xét theo tỷ số các trận.
- Nếu U23 Hàn Quốc và U23 Thái Lan hòa nhau 3-3, 4-4, 5-5 hoặc hơn: U23 Việt Nam sẽ bị loại.
- Nếu U23 Thái Lan hòa 0-0 hoặc 1-1 trước U23 Hàn Quốc: U23 Hàn Quốc sẽ bị loại.
- Nếu U23 Thái Lan hòa U23 Hàn Quốc 2-2: U23 Thái Lan sẽ đi tiếp, còn U23 Việt Nam và U23 Hàn Quốc so sánh hiệu số phụ. U23 Hàn Quốc sẽ có hiệu số +3 (7 bàn thắng – 4 bàn thua), khi ấy U23 Việt Nam đi tiếp nếu:
=> Thắng U23 Malaysia cách biệt 4 bàn trở lên.
=> Thắng U23 Malaysia cách biệt 3 bàn, ghi từ 5 bàn trở lên (lúc này xét tiêu chí tiếp theo là số bàn thắng, U23 Việt Nam đi tiếp nhờ ghi nhiều bàn hơn).
=> Trường hợp U23 Việt Nam có cùng hiệu số 7-4 như U23 Hàn Quốc, điểm fair-play sẽ được tính tới. Hiện U23 Việt Nam chiếm ưu thế do mới nhận 1 thẻ vàng, còn U23 Hàn Quốc đã nhận 1 thẻ đỏ (2 thẻ vàng).
=> Trường hợp các đội bằng điểm fair-play, ban tổ chức sẽ tiến hành bốc thăm chọn đội đi tiếp.
Điều đáng chú ý là chúng ta giờ lại rơi vào một tình huống rất giống với 2 năm trước khi giải U23 châu Á tổ chức ở Thái Lan và HLV Park Hang Seo là người dẫn dắt. U23 Việt Nam ở bảng D đã hòa cả 2 trận đầu, cả 2 đối thủ chúng ta cầm hòa là U23 UAE và U23 Jordan cũng đều có 4 điểm sau 2 trận đầu tiên, và ở lượt trận cuối hai đội đó cũng gặp nhau trong khi chúng ta gặp đội đã chắc chắn bị loại là U23 CHDCND Triều Tiên.
Thách thức ở trước trận đấu đó cho chúng ta là dù thắng được U23 Triều Tiên, U23 Việt Nam vẫn phải mong trận U23 UAE – U23 Jordan phân thắng bại, còn một kết quả hòa 1-1 giữa hai đội sẽ khiến U23 Việt Nam bị loại. Không may cho chúng ta, tỷ số 1-1 chính là điều đã xảy ra ở trận U23 UAE – U23 Jordan khi U23 Jordan gỡ hòa ở phút 79, còn U23 Việt Nam tự sụp đổ sau sai lầm của Bùi Tiến Dũng trong khung thành.
U23 Việt Nam đối mặt kịch bản năm 2020: Vì sao cần dựa vào U23 Hàn Quốc để đi tiếp? - 3
U23 UAE và U23 Jordan hòa nhau đúng với tỷ số 1-1 ở vòng bảng U23 châu Á 2022 khiến U23 Việt Nam chắc chắn bị loại
Năm nay một kết quả hòa 1-1 hoặc 0-0 giữa U23 Thái Lan và U23 Hàn Quốc sẽ có lợi cho chúng ta và có một điều chúng ta có thể dựa vào, đó là sự bất định của U23 Hàn Quốc. Họ chắc chắn sẽ cố đá thắng để tự chắc vé cho chính mình vì hai tỷ số hòa đó sẽ khiến họ bị loại nếu U23 Việt Nam thắng U23 Malaysia.
Nhưng U23 Thái Lan sẽ không chịu trận và nếu điều kiện tỷ số cho phép cũng như diễn biến ở trận còn lại đi theo hướng bất lợi cho U23 Việt Nam, hai đội kia hoàn toàn có thể ngầm thỏa thuận với nhau giữa trận. Ví dụ nếu U23 Việt Nam chỉ dẫn U23 Malaysia có 1 bàn khi hiệp 2 chỉ còn khoảng 15-20 phút, U23 Thái Lan và U23 Hàn Quốc nếu hòa 2-2 sẽ hài lòng giữ tỷ số đó và mong U23 Việt Nam không thể thắng với cách biệt 4 bàn ở khoảng thời gian ít ỏi còn lại.
Đã có không ít những tỷ số đáng ngờ trong lịch sử các giải đấu quốc tế nên chuyện hai đội này hòa 2-2 hay 3-3 hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nên HLV Gong Oh Kyun và các tuyển thủ U23 Việt Nam phải chuẩn bị tinh thần, một chiến thắng đậm trước U23 Malaysia sẽ giúp cơ hội của chúng ta tăng cao nhưng chưa đủ để đảm bảo vé vào tứ kết.
0 notes
nhandinheuro2020 · 2 years
Text
Tin ieuro2020: Báo Hàn Quốc: 'Phép màu của HLV Gong giúp Việt Nam đi tiếp'
Xem thêm:  Clip ban thang
Báo chí Hàn Quốc bày tỏ sự vui mừng khi hai HLV Hwang Sun-hong và Gong Oh-kyun cùng nhau vào tứ kết giải U23 châu Á 2022.
Nữ phóng viên Noh Jin-ju của OSEN (Hàn Quốc) khen ngợi tài năng của HLV U23 Việt Nam, ông Gong Oh-kyun. "Phép màu của HLV Gong giúp U23 Việt Nam dẫn trước 2-0 ngay trong hiệp một", nữ phóng viên này bình luận.
Cây viết xứ kim chi tiếp tục dành sự ngưỡng mộ cho HLV Gong Oh-kyun, khi dù có ít thời gian chuẩn bị vẫn kịp giúp U23 Việt Nam định hình lối chơi và có kết quả thuyết phục.
U23 Việt Nam có lợi thế lớn trong 45 phút đầu tiên với 2 bàn thắng vào lưới U23 Malaysia do công Nhâm Mạnh Dũng và Bùi Hoàng Việt Anh. Malaysia còn bị truất quyền thi đấu một cầu thủ ở cuối hiệp một, giúp U23 Việt Nam càng dễ đá trong phần còn lại của trận đấu.
Trong khi đó, tờ Footballist (Hàn Quốc) có bài viết: "Hai HLV Hàn Quốc cùng nhau tiến vào tứ kết giải U23 châu Á". Bộ đôi HLV Hwang Sun-hong và Gong Oh-kyun lần lượt giúp U23 Hàn Quốc và U23 Việt Nam vượt qua vòng bảng của VCK U23 châu Á 2022.
"U23 Việt Nam đánh bại đội yếu nhất bảng là U23 Malaysia. Do đó, U23 Thái Lan chính thức bị loại khỏi cuộc chơi", Footballist viết.
Trang này bình luận dù đều chỉ mới dẫn dắt các đội U23 trong thời gian ngắn, hai HLV Hwang Sun-hong và Gong Oh-kyun đều để lại ấn tượng đậm nét bằng việc vượt qua vòng bảng giải U23 châu Á.
Lúc này, thầy trò HLV Gong Oh-kyun sẽ chạm trán đội nhất bảng D là Saudi Arabia, Nhật Bản hoặc UAE tại tứ kết. Ở giải đấu năm 2020, U23 Việt Nam không vượt qua vòng bảng.
Trong buổi trả lời phỏng vấn sau trận, HLV Gong Oh-kyun chia sẻ: "U23 Việt Nam đã có chiến thắng đầu tiên và vào tứ kết. Trước giải đấu này, không ai nghĩ chúng tôi sẽ làm được điều đó cả. Tôi ấn tượng với cầu thủ của mình. Tôi không làm gì cả, công lao là của cầu thủ. Bác sĩ đã giúp đội rất nhiều".
0 notes
tinworldcup888 · 2 years
Text
tin worldcup888: Lịch thi đấu ĐT Việt Nam tại giải giao hữu quốc tế Hưng Thịnh 2022
LĐBĐ Việt Nam vừa thông báo lịch thi đấu chính thức của ĐT Việt Nam tại giải bóng đá giao hữu quốc tế - Hưng Thịnh 2022 .
Lịch thi đấu ĐT Việt Nam tại giải giao hữu quốc tế Hưng Thịnh 2022 Lịch thi đấu vòng loại thứ 3 World Cup 2022 của ĐT Việt Nam, khu vực Châu Á. Theo đó, giải sẽ diễn ra trên sân Thống Nhất (TP.HCM) từ ngày 21-27/9 tới. Giải gồm 3 đội tham dự: ĐT Việt Nam, Singapore và Ấn Độ.
Các trận đấu của ĐT Việt Nam diễn ra vào các ngày 21/9 và 27/9. Tất cả 3 trận đấu đều diễn ra vào lúc 19h00.
Để chuẩn bị cho giải đấu này, HLV Park Hang Seo đã gọi triệu tập 31 cầu thủ. Đáng chú ý trong danh sách có sự trở lại của tiền đạo kỳ cựu Văn Quyết.
Tiền đạo Nguyễn Quang Hải đang thi đấu ở Pau cũng có mặt trong thành phần tập trung của ĐT Việt Nam.
Giải giao hữu trên diễn ra vào thời điểm FIFA Days nên Quang Hải hoàn toàn có thể trở về để khoác áo ĐT Việt Nam.
Lịch thi đấu giải giao hữu quốc tế - Hưng Thịnh 2022
19h00 ngày 21/9: Việt Nam vs Singapore
19h00 ngày 24/9: Ấn Độ vs Singapore
19h00 ngày 27/9: Việt Nam vs Ấn Độ
Chuẩn bị cho AFF Mitsubishi Electric Cup 2022, đội tuyển Việt Nam sẽ tham dự giải giao hữu quốc tế do VFF tổ chức, diễn ra tại TPHCM vào cuối tháng 9 này. Ngày 12/9, HLV Park Hang Seo đã đề xuất danh sách tập trung đội tuyển với 31 cầu thủ được chọn. Danh sách đội tuyển Việt Nam tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2022 Lịch thi đấu của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2020 Kết quả AFF Cup 2020 Trong số 31 cầu thủ được triệu tập hầu hết vẫn là những gương mặt dạn dày kinh nghiệm đã cùng nhau đồng hành xuyên suốt nhiều giải đấu lớn, đặc biệt là tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Bên cạnh đó, sự trở lại của một số trụ cột sau thời gian khá dài vắng mặt vì chấn thương cũng rất đáng chú ý, đặc biệt là trường hợp của Đoàn Văn Hậu sau 19 tháng rời xa sân cỏ.
Xem thêm:  Soi Kèo World Cup 2022
Sự trở lại của Đoàn Văn Hậu trong màu áo đội tuyển là tin vui đối với cá nhân anh và tín hiệu mừng đối với tuyển Việt Nam trong quá trình củng cố lực lượng cho đấu trường khu vực. Cùng với sự trở lại của Văn Hậu là sự góp mặt của tiền đạo Văn Quyết – cầu thủ được đánh giá cao về chuyên môn, nhưng chưa thật sự bén duyên cùng đội tuyển dưới thời HLV Park Hang Seo.
Ngoài ra, tiền vệ Quang Hải đang khoác áo CLB Pau của Pháp cũng sẽ trở về khoác áo đội tuyển trong đợt tập trung này. Bên cạnh các gương mặt kỳ cựu, HLV Park Hang Seo cũng tiếp tục trao cơ hội cho những cầu thủ trẻ, tiêu biểu nhất là những cái tên chơi nổi bật trong đội hình U23 Việt Nam tại vòng chung kết U23 châu Á 2022 vừa qua như Khuất Văn Khang, Phan Tuấn Tài, Nhâm Mạnh Dũng, Nguyễn Thanh Nhân, Lương Duy Cương… Nhân tố được xem là mới nhất trong danh sách tập trung đợt này là chân sút Phạm Đình Duy của SHB Đà Nẵng.
Theo kế hoạch, tuyển Việt Nam sẽ hội quân trở lại tại TP.HCM vào ngày 17/9 tới, sau khi kết thúc vòng 16 V.League 2022. Thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ có quỹ thời gian 4 ngày để chuẩn bị trước khi bước vào thi đấu tại giải giao hữu quốc tế, diễn ra từ 21/9 đến 27/9 tại SVĐ Thống Nhất, TP.HCM. Đối thủ của tuyển Việt Nam tại giải đấu này là đội tuyển Singapore và Ấn Độ.
Danh sách đội tuyển Việt Nam Thủ môn: Đặng Văn Lâm (Bình Định), Trần Nguyên Mạnh (Viettel), Nguyễn Văn Toản (Hải Phòng).
Hậu vệ: Nguyễn Thanh Bình, Phan Tuấn Tài, Bùi Tiến Dũng (Viettel), Bùi Hoàng Việt Anh, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh, Đoàn Văn Hậu (Hà Nội), Quế Ngọc Hải (SLNA), Trần Đình Trọng, Hồ Tấn Tài (Bình Định), Nguyễn Thanh Nhân, Vũ Văn Thanh (HAGL)
Tiền vệ: Châu Ngọc Quang (Hải Phòng), Nguyễn Hoàng Đức, Khuất Văn Khang (Viettel), Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội FC), Phan Văn Đức (SLNA), Nguyễn Tuấn Anh, Lương Xuân Trường (HAGL), Lương Duy Cương (SHB Đà Nẵng), Nguyễn Quang Hải (Pau FC)
Tiền đạo: Nhâm Mạnh Dũng (Viettel), Nguyễn Văn Quyết, Phạm Tuấn Hải (Hà Nội FC), Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Văn Toàn (HAGL), Phạm Đình Duy (SHB Đà Nẵng), Nguyễn Tiến Linh (B.Bình Dương
0 notes