Tumgik
#chủ đề học tiếng Hán
tapnhan · 1 year
Note
Hâm mộ những chuyến đi của chị quá. Chị có thể chia sẻ cách chị học ngoại ngữ đuọc không ạ
Hi e :D.
Tiếng Trung c học chính quy 4 năm trong trường theo giáo trình nên cũng ko làm thêm gì đặc biệt lắm (hình như 1,5 năm đầu học hết 6 quyển Nhịp cầu Hán ngữ?). Tuy nhiên đợt còn sinh viên tối c hay nghe radio mấy nhà đài bên Đài Loan, cũng hay đọc truyện hoặc báo chí bên Đài Loan để làm quen hơn với chữ phồn thể song song với học chữ giản thể trên trường. Hồi đi học rất thích tra từ điển giấy, từng lật nát gáy 1 quyển từ điển luôn :)). Tra từ điển giấy theo các bộ thủ vừa tra vừa có thể nhớ nhẩm chữ trong đầu là một cách học từ mới rất hiệu quả. Ngoài ra cũng có nghe podcast học tiếng Trung của bên podcast101 nữa (k biết bây giờ có còn k). Dịch sách, blog .. cũng là một cách học rất hay.
Sang năm thứ 3 đại học c bắt đầu học tiếng Nhật ở trung tâm trong khoảng năm học hết mấy quyển Nihongo So matome, xong quyển ngữ pháp rồi mới chuyển qua từ vựng rồi thi N1. Đề N1, N2 trước kia đều khá sát với sách nên cứ học sách xong là thi được rồi. Vì vốn học tiếng Trung rồi nên càng lên level cao học tiếng Nhật rất nhàn vì toàn Kanji đã biết hêt. Tuy nhiên có N1 điểm cao nói cũng vẫn kém nên khi ra trường đi làm có cơ hội nào thì cũng nên tận dụng để giao tiếp với người Nhật nhiều hơn mới tự tin hơn và dần dần nói tốt lên hơn được.
Tiếng Anh sau khi thi DH xong c cũng bỏ rất lâu ko học lại nhưng sau đó nghĩ cần phải củng cố thì kiếm bạn bè người quen rồi tham gia mấy buổi cafe giao tiếp với người nước ngoài để có cơ hội thực hành nói hơn. Sau đó cũng tạo thói quen đọc sách ngoại văn, thời gian đầu thì ghi chú từ mới vào sách hoặc flashcard rồi thi thoảng mở ra coi. Đọc sách quen rồi từ vựng tốt hơn thì dần dần có thể bỏ hẳn từ điển ko vừa đọc vừa tra nữa, từ nào k biết thì đoán nghĩa để đọc tiếp, nếu tự đoán đọc thấy vẫn trúc trắc thì mới lấy từ điển tra lại. C cũng xem khá là nhiều film ảnh của Mỹ vừa để giải trí vừa để học tiếng. Ban đầu xem có phụ đề rồi dần dần bỏ phụ đề.
Ngoài ra đối với tiếng Anh thì việc tập trung 1 khoảng thời gian để ôn thi Ielts hay Toefl, GRE gì đó c thấy cũng rất có ý nghĩa vì nếu tập trung học thì sau đó e sẽ thấy trình tiếng Anh của mình sẽ lên 1 bậc rõ rệt.
Phương châm của c khi học ngoại ngữ là ko bao giờ ép bản thân buộc phải làm gì đó (vd một ngày phải học bao từ vựng, đọc bao trang sách ...), chủ yếu cần có tâm thế thoải mái và duy trì lâu dài ko ngắt quãng quá lâu là được rồi. Từ mới nhìn một lần, 2 lần ko nhớ thì cứ để đó thi thoảng lật lại gặp đến lần thứ 5,6 rồi sẽ tự nhớ. Lúc chán học sách thì mở phim, mở nhạc mở đài theo chủ đề mình thích ra nghe. Mỗi ngày nhích một ít dần dà tích tiểu thành đại, ko bị ngộp quá sẽ nhanh chán.
Thời đại bây giờ so với hơn chục năm trước khi c bắt đầu học ngoại ngữ khác nhau rất nhiều. Mọi người có nhiều điều kiện để tiếp cận với sách báo, video .. ngoại văn online, offline hơn. Các kinh nghiệm trên cũng ko có gì to tát lắm (mà có khi cũng có cái lỗi thời rồi) nhưng cũng hy vọng phần nào có thể giúp e được ít nhiều >3
6 notes · View notes
thptngothinham · 7 days
Text
Tham khảo các đề văn về bài Phú sông Bạch Đằng hay nhất mà THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp. Tuyển tập các đề liên hệ bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Các đề văn về bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp bao gồm những câu hỏi đọc hiểu và các dạng đề văn, đề liên hệ thường gặp trong các bài kiểm tra, bài thi. Các em hãy tham khảo để củng cố thêm kiến thức của mình về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng đồng thời biết thêm nhiều dạng đề nhằm chuẩn bị thật tốt cho việc học và thi của mình nhé! Đề 1 Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: Khách có kẻ: Giương buồm giong gió chơi vơi, Lướt bể chơi trăng mải miết. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương, Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt. Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt. Nơi có người đi, Đâu mà chẳng biết. Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều, Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết. Bèn giữa dòng chừ buông chèo, Học Tử Trường chừ thú tiêu dao. Qua cửa Đại Than, Ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch Đằng, Thuyền bơi một chiều. Bát ngát sóng kình muôn dặm, Thướt tha đuôi trĩ một màu. Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu. Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô. Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu. Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, Tiếc thay dấu vết luống còn lưu. 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại nào? Giới thiệu vài nét vềtác  phẩm đó. 2. Nêu chủ đề của văn bản. 3. “Khách” trong cuộc dạo chơi hiện lên trong văn bản là ai? Mục đích dạo chơi của “khách” là gì? 4. “Khách” đã dạo chơi những nơi nào? 5. Cảm xúc của “khách” trước khung cảnh thiên nhiên trên sông Bạch Đằng được thể hiện như thế nào trong phần in đậm? 6. Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu), nêu cảm nhận của anh/ chị về niềm tự hào dân tộc của Trương Hán Siêu được thể hiện trong văn bản. Hướng dẫn làm bài 1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Tác phẩm thuộc thể loại phú (phú cổ thể). Phú là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời... Một bài phú gồm có 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. 2. Tráng chí bốn phương của nhân vật “khách” 3. - “Khách” trong văn bản là sự phân thân của tác giả. - Mục đích dạo chơi: để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. 4. “Khách” đã dạo chơi: từ Trung Hoa đến Việt Nam: - Những chuyến phiêu lưu trong tưởng tượng, những không gian rộng lớn như: lướt bể chơi trăng, sông hồ (Cửu Giang, Ngũ Hồ), những vùng đất nổi tiếng (Tam Ngô, Bách Việt, Vân Mộng…): thỏa chí tiêu dao, mãn nguyện khát khao tìm hiểu, bồi bổ tri thức. - Những thắng cảnh của đất nước: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng: trở về cội nguồn lịch sử. 5. - Có khi tráng chí cất cánh cùng thiên nhiên để vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng. - Có khi lòng “khách” lắng vào cảnh vật ảm đạm, hắt hiu để buồn, nuối tiếc trước chiến trường oanh liệt một thời, nay trơ trọi, hoang vu. 6. - Hình thức: 1 đoạn (10 - 12 câu) - Nội dung: + Tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên + Tự hào về dòng sông đã từng ghi bao chiến tích. >> Xem thêm: Phân tích bài Bạch đằng giang phú Đề 2 Từ bài Phú sông Bạch Đằng, hãy liên hệ và trình bày suy nghĩ của em về vai trò vị trí của con người trong thời chiến, thời bình và trong cuộc sống hôm nay? Hướng dẫn làm bài Bạch Đằng giang phú đã “khắc họa một cảnh trí mĩ lệ của Tổ Quốc với cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta thời trước", là “một bài phú mẫu mực chẳng những thể hiện đậm nét hào khí Đông A của văn học đời Trần mà còn có giá trị to lớn trong lịch sử văn học nước nhà”. Theo binh pháp cổ, muốn thắng lợi trong chiến tranh cần phải có ba nhân tố cơ bản: thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nghĩa là được thời của trời (hợp, đúng thời cơ), được lợi thế của đất và được sự đồng lòng của người. Ở đây cũng trên những nguyên tắc chung đó nhưng các bô lão chỉ rút lại có hai nhân tố: sự trợ giúp của trời và tài năng của những người chèo lái cuộc chiến.
Sự trợ giúp của trời được thể hiện ở hai điểm quan trọng: “Trời cũng chiều người" và “Trời cho nơi đất hiểm”. Thiên Thái thệ trong Kinh thư, một kinh điển quan trọng của nho gia, có câu: “Thiển căng vu dân, dân chi sở dục, thiên tắc tòng chi” (nghĩa là: Trời thương dân, điều dân muốn, trời sẽ theo). Như vậy trận đánh trên sông Bạch Đằng, nói rộng ra là cả cuộc kháng chiến chóng quân Nguyên đã được sự trợ giúp của trời, cũng có nghĩa là nó đă bao gồm được cả ba nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Tuy nhiên, ở đây các bô lão còn nhấn mạnh thêm vai trò của con người, những người có tài, những nhân vật xuất chúng, đủ sức đảm đương gánh nặng mà đất nước giao phó. Đó là các bậc sánh với írVương sư họ Lã” trong hội Mạnh Tân, với “Quốc sĩ họ Hàn” trong trận Duy Thủy và đặc biệt là Đại Vương Trần Quốc Tuân, một người có tài thao lược, nhất là có tầm nhìn chiến lược đáng được muôn đời ngợi ca: Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng, Bởi đại vương coi thế giặc nhàn. Tiếng thơm đồn mãi, bia miệng không mòn. Trong cuộc chơi sông Bạch Đằng hôm ấy, Trương Hán Siêu đã dựng lên hai khung cảnh ờ hai thời gian khác nhau. Cảnh thứ nhất là Bạch Đằng lúc đương đại; thiên nhiên vẫn hùng tráng, vẫn dẹp như “từ có vũ trụ." song đối với thế tình nó như đã nhuốm mùi dâu bể như đã bị lãng quên, khiến cho một tâm hồn thơ như khách phải ngậm ngùi. Bạch Đằng đương đại là một cảnh sắc đượm tính trữ tình, đậm chất thơ. Cảnh thứ hai là một Bạch Đằng trong lịch sử, nó đã được sống dậy trong sự hồi tưởng của các bô lão, rất đậm tính chất anh hùng ca. Tuy nhiên, sau khi làm sống lại quá khứ say sưa và bình luận về quá khứ những người ngày nay cũng đều phải t.rở về với thời đại và cương vị của mình. Cũng như khách kết thúc những lời kể, các bô lão bộc lộ tâm trạng, tình cảm. Hoài cổ nhân hề vần thế. Lâm giang lưu hể hậu nhan. Các bản dịch xưa nay đều coi hai chữ hậu nhan có nghĩa là rầu rầu nét mặt, nên nói chung thường dịch là: Đến (hoặc khách) bên sông chừ ủ mặt, Nhớ người xưa chừ lệ chan. Song hai chữ lậu nhan có nghĩa gốc là đầy mặt, diễn tả trạng thái xấu hố thẹn thùng, vậy thì đúng ra hai câu thơ trên phải được dịch là: Đến bên sông chừ hổ mặt. Nhớ người xưa chừ lệ chan. Với tư cách là những người trong cuộc hoặc chứng nhân của mảnh đất lịch sử anh hùng này, các bậc bô lão thấy đau xót, hố thẹn khi nó bị bỏ rơi đến nỗi dâu tích hào kiệt trở thành hoang phế, mộ phần người bỏ mình cho sự sống còn của dân tộc đã bị lẫn lộn trong đám “cốt khô đầy gò”. Và hổ thẹn cũng có thể còn vì một lí do nữa, đó là nghĩ đến trách nhiệm kế nghiệp của mình với cha anh, những bậc anh hùng trời trước. Cuộc chơi sông Bạch Đằng kết thúc, thực chất là sự trình bày về dòng sông lịch sử đã hoàn tất, bài phú được kết thúc bằng hai lời ca và thực sự đó là lời tổng luận của các bô lão và của khách. Nếu như các bô lão, những người dân bình thường, nhấn mạnh một lẽ đời mang tính chất quy luật, như nước sông cuồn cuộn chảy về biển cả đó là: Những người, bất nghĩa tiêu vong, Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Thì khách, một thi nhân, một con người lịch duyệt và cũng là một “phương diện quốc gia” đã bổ sung thêm vai trò của hai vị thánh quân, nhấn mạnh đến cái “đức cao” mà một vị vua phải có dể đem lại “muôn thuở thanh bình’’ cho trăm họ và cho hoàng tộc. Hơn thế nữa, trong quan niệm của khách, “đức cao” mới thực sự là điều kiện quyết định: Tín tri: bất tại quan hà chi hiếm hề, duy tại ý đức chi mạc kình. (Đ��ng là: chẳng tại non sông hiểm trở, chỉ tại đức cao không gì so sánh được). Trong những áng thơ văn viết về trận thủy chiến Bạch Đằng, bài phú của Trương Hán Siêu là tác phẩm sớm nhất và cũng là một áng văn “không tiền khoáng hậu”. Sử dụng tính chất khoa trương của thể phú kết hợp với chất trữ tình của thơ, đặt trong kết cấu phú cổ thể có pha đối thoại và liên ngâm, tác giả đã “chuyên chở” những ý tình cửa mình một cách rất sinh động. Có lẽ cũng không có mấy tác phẩm và tính chất trữ tình và màu sắc anh hùng ca lại được hòa quyện nhuần nhuyễn và tinh tế đến như Bạch Đẳng giang phú. Quả là
đúng như sự đánh giá của Bùi Văn Nguyên: Bạch Đằng giang phú đã “khắc họa một cảnh trí mĩ lệ của Tổ Quốc với cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta thời trước", là “một bài phú mẫu mực chẳng những thể hiện đậm nét hào khí Đông A của văn học đời Trần mà còn có giá trị to lớn trong lịch sử văn học nước nhà”. >> Tham khảo: Phân tích nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng Đề 3 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: (1) Mồ thù như núi, cỏ cây tươi, Sóng biển gầm vang, đá ngất trời. Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết, Nửa do sông núi, nửa do người. (Sông Bạch Đằng, Nguyễn Sưởng) (2) Khách cũng nối tiếp mà ca rằng: Anh minh hai vị Thánh quân, Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh. Giặc tan muôn thủa thanh bình, Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao. (Trích Phú Sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu) 1/ Xác định các biện pháp tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp đó trong văn bản (1) ? 2/ Nêu nội dung chính của văn bản (2) ? 3/ So sánh điểm giống nhau và khác nhau về nội dung của văn bản (1) và (2)? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của con người trong cuộc sống hôm nay. Hướng dẫn làm bài 1/ Các biện pháp tu từ : So sánh: mồ thù như núi Nhân hoá: sóng gầm Khoa trương: đá ngất trời Liệt kê: nửa…nửa Hiệu quả nghệ thuật: các biện pháp tu từ về từ và tu từ cú pháp đã làm tăng tính gợi hình, gợi cảm khi nhà thơ viết về dòng sông Bạch Đằng. Đó là tự hào về chiến thắng lịch sử, ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ, đồng thời lí giải nguyên nhân thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù phương Bắc. 2/ Nội dung chính của văn bản (2): là lời ca của khách đáp lại lời các bô lão trong bài phú sông Bạch Đằng. Từ quy luật tự nhiên, tác giả suy ngẫm đến quy luật xã hội, khẳng định yếu tố con người là quan trọng nhất làm nên thắng lợi. 3/ So sánh điểm giống nhau và khác nhau về nội dung của văn bản (1) và (2) : Giống nhau: - Cùng ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng thời Trùng Hưng. - Cùng ca ngợi các yếu tố thiên nhiên và con người làm nên chiến thắng. - Cùng nhấn mạnh thiên nhiên hiểm trở, hùng tráng, càng nhấn mạnh yếu tố con người. Khác nhau: - Trong văn bản (1): Quan hệ giữa thiên nhiên và con người là ngang nhau: nửa…nửa. không thể hiện rõ yếu tố con người; - Trong văn bản (2): Quan hệ giữa thiên nhiên và con người là nghiêng về phía con người: Bởi đâu…cốt mình, khẳng định yếu tô’ quyết định nhất là con người anh hùng với phẩm chất đạo đức cao cả. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: Cần nêu được các ý : + Vai trò của con người xuất phát từ câu kết bài phú sông Bạch Đằng: Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao. Tác giả đưa ra chân lí để khẳng định yếu tố làm nên mọi thắng lợi là đức cao + Kế thừa tư tưởng nhân văn của Trương Hán Siêu, ngày nay chúng ta tiếp tục phát huy vai trò của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là phải tôn trọng con người, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy tài năng, đạo đức, trí tuệ… + Bản thân rút ra bài học nhận thức và hành động trong việc rèn luyện đạo đức, tài năng. >> Ôn lại tác phẩm qua bài soạn: Soạn bài Phú sông Bạch Đằng Đề 4 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: (…)Cái hay của bài phú ở chỗ chiến công Bạch Đằng đã không bị huyền thoại hoá. Nó có thể được cắt nghĩa rõ ràng, truy cứu được nguyên nhân. Ở đây xuất hiện ba yếu tố của binh pháp cổ: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. “Quả là trời cho nơi hiểm trở” là địa, cái tài lớn của kẻ làm tướng (như Hưng Đạo) là được lòng dân, là nhân (tổ chức trưng cầu các tướng sĩ và bô lão nên hoà hay nên đánh ở bến Bình Than và Hội nghị Diên Hồng). Còn yếu tố thời cơ thì phải chăng việc Hưng Đạo Đại Vương “coi thế giặc nhàn” đã chuẩn bị sẵn sàng mọi con đường tiến lui đó là thiên. Trong ba yếu tố thiên, địa, nhân ấy, vai trò của chủ thể là quyết định. Cái “đức cao” của người anh hùng là được lòng dân và biết tạo ra thời thế (chứ không trông chờ vào thời thế). Câu kết của bài phú đúng là một chân lí vĩnh hằng :
Giặc tan muôn thuở thăng bình, Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao. (Văn bản ngữ văn 10, gợi ý đọc hiểu và lời bình- Vũ Dương Quỹ) 1/ Nêu ý chính của văn bản trên? 2/ Xác định thao tác lập luận chính và phương thức biểu đạt của văn bản ? 3/ Người viết tỏ thái độ, tình cảm như thế nào khi phát hiện ra cái hay của bài phú? 4/ Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) suy nghĩ về nhận định: Cái “đức cao” của người anh hùng là được lòng dân và biết tạo ra thời thế. Hướng dẫn làm bài 1/ Ý chính của văn bản: Bài viết giúp người đọc hiểu cái hay của bài phú sông Bạch Đằng, làm rõ các yếu tố: thiên thời, đia lợi, nhân hoà, trong đó “đức cao”của con người là quan trọng nhất. 2/ Thao tác lập luận chính: giải thích. Cụ thể: giải thích biểu hiện 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà trong bài phú. Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận 3/ Khi phát hiện ra cái hay của bài phú,người viết tỏ thái độ, tình cảm ca ngợi tinh thần nhân văn của tác giả Trương Hán Siêu trong việc coi trọng vai trò của con người. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: Nhận định gồm 2 ý khi bàn về nội dung đức cao là được lòng dân và biết tạo ra thời thế. Được lòng dân chính là tinh thần lấy dân làm gốc, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Những chủ trương, chính sách đưa ra phải đúng đắn và thực hiện nghiêm túc, đến nơi đến chốn. Biết tạo ra thời thế là người sáng suốt, chủ động nắm bắt cơ hội, không trông chờ vào vận may. Từ đó, ta thấy được đạo đức có tầm quan trọng trong xã hội, nhất là đức của những người đứng đầu . Bản thân cần rèn đức, luyện tài. Đề 5 Phân tích giá trị của nghệ thuật thể phú qua tác phẩm Phú sông Bạch Đằng Hướng dẫn làm bài I. Mở bài - Giới thiệu khái quát về thể phú: Là thể văn cổ của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ sớm, đến thời Trần trở nên phổ biến - Khái quát vị trí của tác phẩm: Bạch Đằng Giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam II. Thân bài 1.    Đặc trưng nghệ thuật của thể phú. - Là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi - Dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời. - Bố cục gồm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết. - Phú cổ thể: Không nhất thiết có đối, cuối bài được kết lại bằng thơ. 2.    Sự thể hiện những giá trị nghệ thuật của thể phú qua tác phẩm “Bạch Đằng giang phú. a.    Cấu tứ, bố cục - Về cấu tứ: Đơn giản, chặt chẽ theo lối kể chuyện chủ - khách tiêu biểu của thể loại phú. + Ban đầu là lời dẫn chuyện của tác giả để dẫn dắt ta đi theo hành trình ngao du của khách và cuối cùng dừng chân tại sông Bạch Đằng, khách nói về những điều mình quan sát, suy nghĩ về con sông. + Tại đây khách gặp các vị bô lão, được họ kể về những chiến công hiển hách trên dòng Bạch Đằng thuở xưa. + Hai bền cùng trò chuyện và bình luận về những chiến công. - Bố cục mang đặc trưng tiêu biểu của bài phú cổ thể gồm 4 phần: + Mở đầu: Cảm xúc của nhân vật Khách trước sông Bạch Đằng + Giải thích: Những chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão. + Bình luận: Nhận xét, đánh giá của cha ông về những chiến công + Kết: Suy ngẫm về sự hưng vong của đất nước. b.    Hình thức câu văn. - Có sự đan xen đa dạng, linh hoạt giữa lời văn của người dẫn chuyện, lời nói của Khách, lời kể của các bô lão. Khi thì luân phiên lượt lời uyển chuyển, lúc lại đan xen lời của các nhân vật. - Sử dụng các câu văn xen lẫn văn vần và văn xuôi đa dạng, sinh động. + Các câu văn vần: “Cửu Giang Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt/Nơi có người đi đâu mà chẳng biết” “Qua cửa Đại Than ngược bến Đông Triều/Đến sông Bạch Đằng thuyền bơi một chiều”.... + Các câu văn xuôi: “Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã/Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Tháo”.... - Sử dụng các câu văn ngắn dài khác nhau - Sử dụng lối văn biền ngẫu, tạo nên cách nói hình tượng hóa “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu/Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”,...
- Kết thúc bài phú là một bài thơ, tiêu biểu cho đặc trưng thể phú. c.    Ngôn ngữ. - Ngôn ngữ tự nhiên không khoa trương sáo rỗng mà rất sống động. + Khách miêu tả về con sông Bạch Đằng không bằng những ngôn ngữ sáo mòn mà bằng những hình ảnh cụ thể, sống động để nói về những nét vẽ cụ thể của dòng sông: hùng vĩ, thơ mộng nhưng đìu hiu, hoang lạnh + Các bô lão kể về những chiên công nhưng không bị gò vào những ngôn ngữ đao to búa lớn mà vẫn thể hiện được những chiến công hào hùng, oanh liệt - Ngôn ngữ trang trọng, gợi sự trang nghiêm d.    Xây dựng các hình tượng nghệ thuật độc đáo. - Hình tượng con sông Bạch Đằng vừa mang vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật vừa là chứng nhân của lịch sử. - Hình tượng “khách”: Khách trong thể phú thường mang tính ước lệ khuôn thức, cứng nhắc, nhưng qua cách xây dựng của Trương Hán Siêu, hình tượng khách hiện lên đa dạng, sinh động vừa phóng khoáng, tự do, yêu vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của non sông, tiếc thương, xót xa cho cảnh hoang tàn, đổ nát, tự hào về những chiến công lịch sử, yêu thiên nhiên, yêu đất nước. - Hình tượng các bô lão: Trọng tình, hiếu khách, yêu và tự hào sâu sắc về những chiến công của dân tộc, biết đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về lịch sử III. Kết bài - Khái quát lại những giá trị nghệ thuật của thể phú qua tác phẩm Phú sông Bạch Đằng. - Khẳng định vị trí của tác phẩm: Sau Phú sông Bạch Đằng cũng còn nhiều tác phẩm viết theo thể phú khác nhưng chưa có tác phẩm nào vượt qua được bài phú của Trương Hán Siêu. ******* Trên đây là các đề văn về bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu theo hướng mới hay nhất mà các em có thể tham khảo để phục vụ việc học tập, ôn thi của mình. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
0 notes
truongtruongsblog · 1 month
Text
CHÚNG TA BIẾT GÌ VỀ LOẠI BẢNH QUẨY?
[Quẩy là tên gọi tắt của Giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy, là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á làm từ bột mì, pha thêm bột nở, rán vừa chín có dạng một cặp gồm thanh bánh dài có kích thước bằng chiếc xúc xích nhỏ dính nhau, ăn bùi và giòn. Quẩy được dùng kèm theo các món ăn như: phở, bún, miến, mì, cháo.]
🍀
Xưa người Tàu nguyền rủa hai vợ chồng nhà Tần Cối, bèn làm hai viên bột mì hình người dính vào nhau đem rán trong dầu, được gọi là “Du gia quỷ” hay “Dầu chá kuảy” hàm ý mong cho cặp vợ chồng kẻ phản nghịch bị nấu trong chảo dầu ở địa ngục. Âm “Kuảy” có nghĩa là quỷ mà cũng trùng âm là “Cối” tức dầu chiên Tần Cối.
Người dân bất kỳ nước nào cũng vô cùng căm giận và khinh bỉ bọn bán nước: mộ Nhạc Phi bên bờ Tây Hồ ở Hàng Châu có đúc tượng vợ chồng Tần Cối, Vương Thị bằng gang, hình dáng quỳ bên mộ tạ tội, người tới viếng mộ Nhạc Phi thường nhổ nước bọt hoặc cầm dùi đập vào đầu tượng cho hả giận, người đời nhân đó có câu đối:
Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch thiết vô cô chú nịnh thần
(Núi xanh có phúc được vùi xương người trung nghĩa,
Thép trắng tội tình gì mà phải đúc nên đầu kẻ gian nịnh).
Vài trăm năm sau, có người cử nhân tên Tần Giản Tuyền cùng quê Giang Ninh với Tần Cối, mọi người đều nghĩ ông là hậu nhân của họ Tần. Một lần đến bờ Tây Hồ, người quanh đó xin ông viết câu đối đề miếu Nhạc Phi, không đành lòng từ chối, ông bèn viết:
Nhân tòng Tống hậu vô danh Cối
Ngã đáo phần tiền hối tính Tần
(Người sau đời Tống không ai mang tên Cối nữa,
Ta đến trước mộ cũng thẹn bởi mang họ Tần).
🍀
Xa xưa chiếc bánh quẩy này có một lịch sử huy hoàng, không phải ai muốn ăn cũng có mà phải chờ đợi, xếp hàng. Thời ấy người ta ăn cháo quẩy không phải vì ngon mà là muốn nhai kẻ thù trong miệng, nghe tiếng bánh quẩy rán dòn vỡ trong miệng mà tưởng là xương của tên Tể tướng, một kẻ Hán gian, bán nước vỡ vụn dưới hàm răng.
Chuyện kể rằng: thời nhà Tống bên Tàu có một người họ là Tần, tên Cối. Tần Cối xuất thân con nhà quan lại, thời trẻ cũng là người có tài, học giỏi, sau được trọng dụng cất nhắc dần lên tới chức Tể Tướng. Thế nhưng vì thiếu lòng trung với nước, lại có mấy năm bị khiếp sợ do bị phương Bắc bắt giữ mà dần dần bị tha hóa, bán thân cho ngoại bang (nước Kim), cam tâm làm một kẻ tay sai, đại diện cho nước ngoài ngay tại triều đình nước mình.
Thời ấy, cũng có Nhạc Phi xuất thân từ một gia đình nghèo khó, do học giỏi, võ nghệ cao cường, tính tình cương trực mà dần dần trở thành một vị tướng nổi tiếng của triều Tống. Nhạc Phi dẫn binh chống lại quân Kim, được nhân dân cả nước tín nhiệm yêu quý. Vì Nhạc Phi chủ trương kiên quyết kháng Kim, mà ông đã trở thành chướng ngại lớn nhất trong kế hoạch cầu hòa, bán nước của Tần Cối.
Tần Cối đã không từ một thủ đoạn nào để lập mưu hãm hại Nhạc Phi. Hắn không ngừng tấu với cấp trên (Vua Cao Tông) rằng Nhạc Phi đã xúc phạm tới gia pháp tổ tông của Tống triều. Thấy danh tiếng của Nhạc Phi vượt qua mình, Tần cối căm tức lắm. Hắn tâu lên rằng: thiên hạ bách tính đều biết có Nhạc Phi chứ không biết còn có Hoàng đế… Cuối cùng do âm mưu thâm độc của Tần Cối và vợ là Vương Thị mà Nhạc Phi và con là Nhạc Vân cùng nhiều bộ tướng khác bị mang ra xử chém. Sau cái chết của Nhạc Phi, lòng dân khắp nơi oán hận, căm thù Tần Cối…
Ở kinh thành, có người bán bánh rong, trong lúc ế khách lấy bột ra nặn 2 chiếc bánh hình người, một hình đàn ông là Tần Cối, một hình đàn bà là Vương Thị vợ hắn. Nặn xong, 2 cái bánh bị ném vào chảo mỡ sôi sùng sục. Ông rán chiếc bánh như đang hành hình hai kẻ bán nước hại dân để thỏa lòng căm tức.
Dân chúng đi ngang qua, thấy lạ bèn đặt làm vài chiếc. Một đồn mười, mười đồn trăm, món bánh này ngày một lan rộng. Ngày nào cũng có người đến xếp hàng để chờ rán và ăn ngay tại chỗ.
Chuyện đến tai Tần Cối, hắn cho quân lính đến bắt cửa hàng bán bánh nọ. Nhưng do binh lính cũng đồng tình với lòng dân nên họ cố tình trùng trình đánh động để người bán bánh trốn thoát. Họ trốn khỏi kinh thành và tiếp tục bán bánh kiếm ăn. Nhưng do ở trong tình thế bị săn đuổi, phải cảnh giác ngó trước ngó sau, nên họ không còn đủ thời gian nặn bánh thành hình người như trước nữa mà chỉ còn vê hai thỏi bột dài rồi quấn vào nhau, giả làm 2 vợ chồng Tần Cối.
Thấy bánh dễ làm, lại ăn ngon, món đó được lan truyền rộng rãi khắp nước. Tên của món bánh đó là “Du Gia Quỷ” tức là Con Quỷ bị chan (gia) dầu (Du) lên người, cũng có nơi gọi là “du thiêu quỷ”, “dầu thiêu quỷ”… đều có nghĩa là con quỷ bị chiên trong vạc dầu.
Món bánh này phổ biến sang tận Việt nam và “Du Gia Quỷ” được đọc thành “Dầu Cháo Quẩy”, có người gọi tắt là “cháo quẩy” hay ngắn gọn là “quẩy”. Người Tàu ngày nay rất hay ăn kèm món này với cháo, ta thì hay ăn với Phở.
Đến đời Tống Minh Tông, mọi chuyện sáng tỏ, Nhạc Phi được minh oan, được đem hài cốt về chôn và lập miếu tại Hàng Châu. Người ta cũng làm 2 pho tượng sắt theo hình vợ chồng Tần Cối đặt quỳ ở trước mộ, trong khuôn viên miếu Nhạc Phi.
Mấy trăm năm đã trôi qua, lòng căm thù chưa nguội. Mặc dù ngay phía trên tượng, chính quyền có bảng khuyến cáo không xâm phạm di tích lịch sử nhưng hôm tôi đến thăm miếu này ở Hàng Châu vẫn thấy nước bọt của dân vương trên đầu, trên vai, trên mặt tượng kẻ bán nước.
Ngàn năm sau nữa món Quẩy chắc vẫn còn tồn tại và câu chuyện về chiếc bánh, nỗi nhục của một kẻ bán nước như Tần Cối thì muôn đời không gột rửa được.
Tần Cối và những kẻ bán nước hại dân, dù có chết đi, ngàn năm sau vẫn bị người đời phỉ nhổ...
Bài chia sẻ từ Nguồn https://www.nki.vn
Tượng vợ chồng bị nguyền rủa và ném đá ngàn năm:
Tần Cối và Vương Thị Khuyên .
0 notes
tenhaychotre · 4 months
Text
Ý Nghĩa Tên Tuệ San: Tên Hay Cho Bé 2024
Tên Tuệ San mang ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc, thể hiện mong muốn của cha mẹ dành cho con gái mình. Hãy cùng Tên Hay Cho Trẻ tìm hiểu thêm về ý nghĩa tên Tuệ San trong bài viết dưới đây. Ý nghĩa tên Tuệ San Tên Tuệ San còn gợi lên hình ảnh một người con gái dịu dàng, thanh tao, mang vẻ đẹp thuần khiết, nhẹ nhàng như sương mai. Ngoài ra, tên Tuệ San còn mang ý nghĩa về sự may mắn, bình an và hạnh phúc. Cha mẹ mong muốn con gái mình sẽ luôn được che chở, bảo vệ và có một cuộc sống viên mãn. Tên Tuệ trong tiếng Hán có nghĩa là trí tuệ, thông minh, sáng suốt. Cha mẹ đặt tên con là Tuệ San với mong muốn con sẽ là người có trí tuệ hơn người, có khả năng học tập tốt và thành công trong cuộc sống. San trong tiếng Hán có nghĩa là núi, tượng trưng cho sự uy nghi, vững chãi, khí chất của người thanh cao. Cha mẹ hy vọng con gái mình sẽ có phẩm chất tốt đẹp, tâm hồn thanh cao, luôn giữ gìn phẩm giá của bản thân. Ý nghĩa tên Tuệ San trong phong thủy Tên Tuệ San: Mang ý nghĩa tương sinh (Thủy sinh Mộc) và tương hỗ (Thổ sinh Kim), tạo nên sự cân bằng và hài hòa trong ngũ hành. Tuệ: hành Thủy San: hành Thổ Tên Tuệ San: Phù hợp với những người mệnh Thổ, Kim và Mộc, mang lại sự may mắn, tài lộc, bình an và thành công cho người sở hữu.  Tuệ (智): Từ này có nghĩa là sự thông minh, sáng suốt, hiểu biết. Trong phong thủy, Tuệ thường được xem như là một đặc tính tích cực, biểu thị cho sự hiểu biết, sự sáng suốt trong ra quyết định và làm việc. San (山): Tên này đề cập đến núi, đồi, biểu tượng cho sự ổn định, sức mạnh và bền vững. Núi cũng được coi là biểu tượng của sự an lạc và thành công trong phong thủy. Khi kết hợp cả hai từ này, Tuệ San có thể hiểu là "sự thông minh và ổn định", hoặc "đỉnh cao của sự hiểu biết và sức mạnh". Tuy nhiên, ý nghĩa cụ thể của một tên trong phong thủy thường còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như ngày tháng năm sinh, vị trí và hướng nhà, vì vậy nếu muốn hiểu rõ hơn, bạn nên tham khảo từ một chuyên gia phong thủy khi quyết định đặt tên này cho con. Ý nghĩa tên Tuệ San trong thần số học Với tên Tuệ San là số chủ đạo: 2 Ý nghĩa số 2: Tính cách: Nhạy cảm, hòa đồng, biết quan tâm và thấu hiểu người khác. Ưu điểm: Hợp tác tốt, có khả năng ngoại giao, khéo léo trong giao tiếp. Nhược điểm: Dễ bị tổn thương, thiếu quyết đoán, phụ thuộc vào người khác. Tên Tuệ San: Thể hiện người con gái có trí tuệ sáng suốt, tâm hồn thanh cao, biết quan tâm và giúp đỡ mọi người. Mang đến sự may mắn, bình an và thành công cho người sở hữu. Số 2 cũng có thể mang đến những hạn chế như thiếu quyết đoán, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Do đó, người mang tên Tuệ San cần rèn luyện sự tự tin và quyết đoán để đạt được thành công trong cuộc sống. Kết luận Tên Tuệ San là một lựa chọn tốt, ảnh hưởng tới cả cuộc đời của người đó. Ý nghĩa tên Tuệ San đẹp, sâu sắc và mang lại nhiều điều may mắn cho người sở hữu. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến những hạn chế đã phân tích để giúp con gái mình phát triển tốt hơn. Read the full article
0 notes
hoctiengtrungquoc · 5 months
Text
Học tiếng Trung Lê Trọng Tấn Quận Thanh Xuân Hà Nội
Học tiếng Trung Lê Trọng Tấn Quận Thanh Xuân Hà Nội cùng Thạc sỹ Nguyễn Minh Vũ theo lộ trình đào tạo bài bản & chuyên biệt với Bộ Giáo trình Hán ngữ độc quyền của Tác giả Nguyễn Minh Vũ – Nhà sáng lập ChineMaster – Chuyên gia đào tạo ngôn ngữ tiếng Trung Quốc TOP 1 Việt Nam – Chuyên gia đào tạo dịch thuật tiếng Trung Quốc hàng đầu Việt Nam – Chuyên gia đào tạo biên phiên dịch tiếng Trung Quốc nổi tiếng nhất Việt Nam – Chuyên gia đào tạo chứng chỉ tiếng Trung HSK/HSKK điểm cao và Chuyên gia đào tạo chứng chỉ tiếng Hoa TOCFL điểm cao.
Trung tâm học tiếng Trung Lê Trọng Tấn Quận Thanh Xuân ChineMaster Hà Nội là trung tâm đào tạo Hán ngữ tốt nhất Việt Nam với lộ trình đào tạo cực kỳ bài bản được thiết kế chuyên nghiệp & chuyên biệt bởi Thạc sỹ Nguyễn Minh Vũ – Cha đẻ của ChineMaster.
Các khóa học tiếng Trung Quận Thanh Xuân Hà Nội do Thạc sỹ Nguyễn Minh Vũ chủ nhiệm và đào tạo bài bản theo lộ trình chuyên biệt chỉ duy nhất có trong Hệ thống Giáo dục Hán ngữ ChineMaster đỉnh cao TOP 1 Việt Nam.
Xem chi tiết giới thiệu trung tâm tiếng Trung ChineMaster Lê Trọng Tấn Quận Thanh Xuân uy tín TOP 1 Hà Nội tại đây https://chinemaster.com/hoc-tieng-trung-le-trong-tan-quan-thanh-xuan-ha-noi/
Thạc sỹ Nguyễn Minh Vũ là người Việt Nam duy nhất có thể phát âm tiếng Trung Quốc phổ thông chuẩn tuyệt đối.
Trong video bên dưới, Tiếng Trung Chinese Thầy Vũ hướng dẫn học viên phát âm chuẩn tuyệt đối tiếng Trung Quốc phổ thông với bộ giáo án slides bài giảng được trình bày chi tiết và tường tận. Chỉ trong vòng 30 phút là học viên có thể nắm vững được toàn bộ cách phát âm tiếng Trung chuẩn tuyệt đối của Thạc sỹ Nguyễn Minh Vũ – Tác giả của Bộ Giáo trình Hán ngữ phiên bản mới.
Thạc sỹ Nguyễn Minh Vũ không chỉ là Nhà giáo ưu tú xuất sắc hàng đầu Việt Nam mà còn là Diễn giả truyền cảm hứng cho hàng triệu bạn trẻ Việt Nam trên khắp thế giới thông qua những câu chuyện khởi nghiệp thành công của bản thân.
Trung tâm Hán ngữ ChineMaster Lê Trọng Tấn Quận Thanh Xuân Hà Nội là địa chỉ học tiếng Trung uy tín hàng đầu Việt Nam. Thạc sỹ Nguyễn Minh Vũ đã đào tạo ra hàng nghìn học viên lớp offline và hàng triệu học viên lớp online trên toàn thế giới theo Bộ Giáo trình Hán ngữ độc quyền của Tác giả Nguyễn Minh Vũ. Toàn bộ các đầu sách giáo trình Hán ngữ PDF MP3 này đều được phát miễn phí cho Cộng đồng học viên trong Hệ thống Giáo dục & Đào tạo Hán ngữ ChineMaster toàn diện nhất Việt Nam.
Hotline Thầy Vũ 090 468 4983
Bộ Giáo trình đào tạo trong Hệ thống trung tâm tiếng Trung Quận Thanh Xuân ChineMaster uy tín nhất tại Hà Nội chính là các Bộ Giáo trình Hán ngữ sau đây của Tác giả Nguyễn Minh Vũ.
Bộ Giáo trình Hán ngữ 6 quyển phiên bản mới (Tác giả Nguyễn Minh Vũ)
Bộ Giáo trình Hán ngữ 9 quyển phiên bản mới (Tác giả Nguyễn Minh Vũ)
Bộ Giáo trình Hán ngữ giao tiếp
Bộ Giáo trình Hán ngữ công xưởng
Bộ Giáo trình Hán ngữ công sở
Bộ Giáo trình Hán ngữ văn phòng
Bộ Giáo trình Hán ngữ theo chủ đề
Bộ Giáo trình Hán ngữ thực dụng
Bộ Giáo trình Hán ngữ kế toán & kiểm toán
Bộ Giáo trình Hán ngữ dịch thuật ứng dụng
Bộ Giáo trình Hán ngữ biên phiên dịch ứng dụng
Bộ Giáo trình Hán ngữ thương mại
Bộ Giáo trình Hán ngữ xuất nhập khẩu
Bộ Giáo trình Hán ngữ logisctics & vận chuyển
Bộ Giáo trình Hán ngữ Taobao 1688 Tmall
Bộ Giáo trình Hán ngữ nhập hàng Trung Quốc tận gốc giá tận xưởng
Bộ Giáo trình Hán ngữ đánh hàng Quảng Châu và Thâm Quyến
Trung tâm học tiếng Trung Lê Trọng Tấn Quận Thanh Xuân Hà Nội ChineMaster liên tục khai giảng và đào tạo các khóa học tiếng Trung uy tín hàng đầu Việt Nam với các chương trình giảng dạy sau đây:
Khóa học tiếng Trung giao tiếp
Khóa học tiếng Trung HSK & HSKK
Khóa học tiếng Hoa TOCFL
Khóa học tiếng Trung Công xưởng
Khóa học tiếng Trung Công sở
Khóa học tiếng Trung Văn phòng
Khóa học tiếng Trung theo chủ đề
Khóa học tiếng Trung thực dụng
Khóa học tiếng Trung Kế toán & Kiểm toán
Khóa học tiếng Trung Dịch thuật ứng dụng
Khóa học tiếng Trung Biên phiên dịch ứng dụng
Khóa học tiếng Trung Thương mại
Khóa học tiếng Trung Xuất nhập khẩu
Khóa học tiếng Trung Logistics & Vận chuyển
Khóa học tiếng Trung Taobao 1688 Tmall
Khóa học tiếng Trung Nhập hàng Trung Quốc tận gốc giá tận xưởng
Khóa học tiếng Trung Đánh hàng Quảng Châu và Thâm Quyến
Trung tâm tiếng Trung ChineMaster Ngõ 80 Lê Trọng Tấn Phường Khương Mai Quận Thanh Xuân Hà Nội.
1 note · View note
tenhaychocon01 · 6 months
Link
0 notes
buddhistbooks · 6 months
Text
Tumblr media
Đời người có 3 cái sai: Xem bè là tri kỉ, xem hư vinh là bản lĩnh, xem sự nóng giận là cá tính.
Đời người giống như bàn cờ, đã xuất cờ là không thể rút lại. Một bước sai, bước bước sai, một phút bất cẩn, hỏng cả ván cờ. Vì vậy, sống ở đời, cái gì nên thận trọng hãy thận trọng, đặc biệt là ở 3 bước này, tuyệt đối không được sai sót.
1. Sai vì xem bè là tri kỉ
Đời người, may mắn nhất là gặp được một tri kỉ, bất hạnh lớn nhất là gặp phải bạn xấu.
Bạn bè tốt đưa bạn cùng tiến lên trên, bạn bè xấu sẽ kéo theo bạn xuống vực.
Tăng Quốc Phiên, một Nho gia nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: "Thành bại đời người, đều nằm ở việc kết giao với những người bạn như nào, có ưu tú hay không, tuyệt đối phải thận trọng."
Bạn bè quyết định định vận mệnh, bất hạnh lớn nhất đời người chính là xem bạn bè xấu là tri kỉ.
Hàn Tín (danh tướng bách chiến bách thắng, thiên hạ vô địch, được Hán Cao Tổ Lưu Bang ca ngợi là "Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hoài Âm hầu." thời Hán Sở tranh hùng của Trung Quốc) tin Tiêu Hà (thừa tướng nổi tiếng lúc bấy giờ) vô điều kiện, cuối cùng bị lừa vào cung, trở thành vật hi sinh của Tiêu Hà.
Biết người biết mặt không biết lòng, khi kết bạn với ai, hãy mở mắt cho to ra để nhìn cho rõ.
Không Tử nói: chính trực, chân thành là những người bạn có ích; nịnh nọt, lươn lẹo, trước mặt một đằng sau lưng một nẻo, là bạn xấu.
Bất kể học vấn có cao tới đâu, đối xử tốt với bạn thế nào, chỉ cần nhân phẩm có vấn đề, hãy tránh xa.
Nếu cứ sai lầm xem kẻ xấu là bạn bè, sớm muộn gì bạn cũng phải trả giá đắt cho nó.
2. Sai khi xem hư vinh là bản lĩnh
Sống ở đời, phải học cách hiểu người khác, cũng phải học cách tự nhận thức được chính mình.
Học cách định vị rõ ràng và hiểu rõ về bản thân, đừng nhầm lẫn nền tảng với bản lĩnh.
Nhân vật Tôn Mậu Tài trong bộ phim "Kiều gia đại viện" vốn dĩ chỉ là một thư sinh nghèo.
Sau khi vào Kiều gia, vì công việc làm ăn của nhà họ Kiều ngày một mở rộng nên Tôn Mậu Tài được trở thành trưởng quầy cho cửa hàng của họ.
Vì tự thấy mình vất vả cống hiến nhiều cho nhà họ Kiều nên hắn nảy sinh lòng tham, muốn đoạt gia sản của nhà họ, sau khi bị phát hiện đã bị đuổi ra khỏi nhà.
Tôn Mậu Tài không phục, quyết tâm làm lại từ đầu, hắn chạy tới nói với đối thủ của nhà học Kiều là ông chủ Tiền rằng: "Tôi có thể giúp Kiều gia nên được đại nghiệp, cũng có thể giúp ông kiếm được món tiền lớn."
Kết quả ông chủ Tiền nói với hắn rằng: "Không phải ngươi giúp nhà họ Kiều làm nên đại nghiệp, mà là công việc kinh doanh nhà họ đã tạo nên ngươi."
Sống ở đời, đừng tưởng bở, xem nền tảng, môi trường mà mình làm việc là bản lĩnh của mình, một chú chó nếu ngày nào cũng được lên đài truyền hình quốc gia, nó ngay lập tức sẽ trở thành một chú chó nổi tiếng, nhưng nếu mất đi đài truyền hình quốc gia, nó sẽ lại biến trở lại thành một chú chó bình thường.
Đừng cáo giả oai hùm, rồi lại muốn mình thành hổ.
Khi thuận buồm xuôi gió, hãy kiểm soát sự hư vinh và kiêu ngạo của mình, tĩnh tâm lại, nghiêm túc học hỏi.
Khi đã đủ lớn mạnh rồi, dù có đứng ở "sân khấu" nào, bạn rồi cũng sẽ tỏa sáng.
Và cũng chỉ có như vậy, mới có thể tìm được chỗ đứng ngoài xã hội, ổn định được cuộc sống.
3. Sai khi xem sự nóng nảy là cá tính
Nóng giận là bản năng, nhưng kiểm soát được sự nóng nảy của mình lại là bản lĩnh.
Rất nhiều người không kiểm soát được cảm xúc của mình, luôn tùy tiện nóng nảy, rồi còn "mỹ hóa" gọi đó là sống thật, là cá tính.
Đây chẳng qua là EQ thấp.
Không quan tâm tới cảm nhận của người khác, lâu dần, sẽ không còn ai muốn làm bạn với bạn.
Một người cứ như vậy mà sẽ dần dần bị cô lập.
Bản thân Tăng Quốc Phiên sau khi học lên bậc sỹ luôn cho rằng mình xuất thân môn sinh, không coi ai ra gì, thường xuyên tự khen ngợi mình trước mặt đồng hương Trịnh Tiểu San, khiến Trịnh Tiểu San bực mình, hai người mắng qua mắng lại, thậm chí lôi cả người nhà của nhau vào mắng.
Kể từ sau đó, Tăng Quốc Phiên tự ngẫm lại, và cố gắng học cách kiểm soát cảm xúc của mình.
Ông nói: Kiểm soát được cảm xúc, mới có thể thành tài.
Từng chút từng chút một tiêu hóa cái cảm xúc ở bên trong, không nóng giận, có vậy mới mong nên được nghiệp lớn.
Chỉ một ý niệm tức giận thôi, hàng ngàn rào cản sẽ được mở ra.
Hạnh phúc của một người tiềm tàng trong tính tình của họ, tính tình càng xấu, phúc khí càng ít.
Hay nổi nóng, đó không phải là cá tính, mà chỉ đơn giản là bạn tu tâm dưỡng tính chưa tới.
Kiểm soát cơn nóng giận của mình, khống chế cảm xúc của mình ở mức thích hợp, đó mới là bản lĩnh.
Theo Alexx
Trí Thức Trẻ.
0 notes
levantu · 8 months
Text
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN TS LÊ VĂN TƯ: BINH PHÁP TÔN TỬ
ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN TS LÊ VĂN TƯ: BINH PHÁP TÔN TỬ
Binh pháp Tôn Tử là BỘ  BINH PHÁP quân sự sớm nhất cách đây 2500 năm, vĩ đại nhất trong Vũ kinh thất thư( 07 quyển  binh thư được lưu truyền qua mấy ngàn năm ở Trung Quốc), do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN thời Xuân Thu.
Sách được gọi là The Art of War (tạm dịch: "Nghệ thuật Chiến tranh" hoặc "Binh pháp") và còn được gọi là Binh pháp Ngô Tôn Tử
Sách được dịch ra 94 ngôn ngữ và không nên nhầm lẫn với Binh Pháp Tôn Tẫn của Tôn Tẫn.
 Về Tôn Tử
Tôn Tử binh pháp hoặc Ngô Tôn Tử binh pháp là bộ  binh thư cổ đại của Trung Quốc. Tôn Vũ(545 TCN - 470 TCN), tự là Trường Khanh người nước Tề cuối đời Xuân Thu. Ông sinh tại Lạc An huyện Huệ Dân – Sơn Đông vào cuối thế kỷ thứ 6 trước công nguyên và mất vào  thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, tức là ông sống cùng thời với Khổng Tử. Ông tổ 7 đời của Tôn Vũ là Công Tử Hoàn nước Trần, nổi loạn thất bại, đã chạy sang Tề, đổi sang họ Điền. Họ Điền đời đời làm khanh đại phu. Một nhánh họ Điền sinh ra Điền Nhương Thư, vì làm quan Đại Tư Mã nên thường được gọi là Tư Mã Thiên chép trong Tư Mã Nhương Thư liệt truyện. Thời chiến quốc, họ Điền chiếm ngôi vua Tề. Do tranh chấp trong gia tộc, Tôn Vũ bỏ Tề chạy sang Ngô, dâng binh thư giúp Ngô Hạp Lư. Người ta đoán định rằng Tôn Vũ viết binh pháp trong khoảng thời gian ba năm, từ sau khi Chuyên Chư giết Ngô Vương Liêu đến khi Tôn Vũ tiếp kiến Hạp Lư, tức là từ năm 515 trước công nguyên đến 512 trước công nguyên. Tôn Vũ dâng lên vua Ngô, toàn bộ sách có 13 thiên,  mỗi thiên nhằm một chủ đề nhất định tạo thành một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh, được viết bằng cổ văn chữ Hán gồm hơn 5.900 chữ (có bản ghi 8.000 chữ). . Sử gia Tư mã Thiên có chép như sau: Tôn Vũ người nước Tề, dùng binh pháp để tiếp kiến Ngô Vương Hạp Lư. Hạp Lư nói: Mười ba thiên sách của ông ta đã xem hết rồi…
Một số nội dung sách
Sách là một bảo vật trong kho tàng văn hoá quân sự, là thuỷ tổ của binh pháp phương Đông, là sách gối đầu giường của các nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa và nhiều nước trên thế giới như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Pháp, Anh, Mỹ,…
Cuốn sách chứa một lời giải thích và phân tích chi tiết về quân đội Trung Quốc, từ vũ khí và chiến lược đến cấp bậc và kỷ luật. Tôn Tử cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhà hoạt động tình báo và gián điệp đối với nỗ lực chiến tranh. Bởi vì Tôn Tử từ lâu đã được coi là một trong những nhà chiến thuật và phân tích quân sự giỏi nhất trong lịch sử, những lời dạy và chiến lược của ông đã hình thành nên nền tảng của huấn luyện quân sự tiên tiến trong nhiều thế kỷ.
Chứa đựng những tư tưởng triết học quân sự trí tuệ và hoàn chỉnh, tổng kết những kinh nghiệm chiến tranh của Trung Quốc thời cổ đại, xây dựng thành  hệ thống bí quyết quân sự .  Binh pháp Tôn Tử  có giá trị đỉnh cao đối với chiến tranh thời cổ đại, và rất có giá trị đối với chiến tranh thời hiện đại, vì thế được thế giới đánh giá rất cao .
Cuốn sách  cung cấp cho người đọc tài liệu tham khảo quý báu, có thể vận dụng linh hoạt trong mọi lĩnh vực của đời sống, ngoại giao, kinh tế, chính trị, văn hóa, …
đặc biệt trong kinh doanh, có rất nhiều kiến thức vô cùng giá trị.  
Giá trị to lớn của “Binh pháp Tôn Tử” trước hết chính là những quan điểm về chiến tranh, tác động của chiến tranh, bản chất của chiến tranh, mục đích của chiến tranh... ông khẳng định: “Chiến tranh là việc lớn của quốc gia, nó có quan hệ đến việc sống chết của nhân dân, việc mất còn của đất nước, không thể không suy xét một cách thận trọng”. Đây là sự đánh giá khá chính xác về vai trò chiến tranh trong đời sống xã hội loài người. Từ góc nhìn đó, “Binh pháp Tôn Tử” nêu mục đích chiến tranh là bảo tồn mình để giành chiến thắng. Người đánh trăm trận thắng cả trăm chưa thể kể là người tài giỏi nhất, không đánh mà buộc địch đầu hàng mới là người giỏi nhất. Để đạt mục đích đó, Tôn Tử đã chỉ ra năm nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh đó là: “Đạo, trời, đất, tướng, pháp”.
Tư tưởng quân sự của Tôn Tử : Thượng sách của việc dụng binh là dùng mưu lược để thắng lợi, sau mới dùng đến ngoại giao đế giành thắng lợi, sau nữa mới dùng đến lực lượng quân sự để giành thắng lợi, hạ sách là đánh thành. Đánh thành là biện pháp bất đắc dĩ. Cho nên, người giỏi dùng binh tác chiến khuất phục quân đội địch mà không cần giao chiến, chiếm thành ốc của địch mà không cần cường công, hủy diệt đất nước địch mà không kéo dài ngày tháng, cần phải giỏi dùng mưu lược mà giành thắng lợi trong thiên hạ. Một quân đội như vậy không bị tổn thất đồng thời lại giành được thắng lợi to lớn, đó là nguyên tắc của “mưu công”.
Tôn Tử rút ra một vấn đề có tính nguyên tắc cho mọi hoạt động tác chiến là muốn giành thắng lợi phải “biết mình, biết người trăm trận không nguy” hay biết người, biết ta trăm trận trăm thắng.
“Binh pháp Tôn Tử” còn đề cập đến một số thủ đoạn tác chiến như hỏa công, dụng gián, hành quân và một vấn đề quan trọng khác được “Binh pháp Tôn Tử” đề cập và bàn tương đối kỹ, đó chính là vai trò của tướng lĩnh chỉ huy. Trong thiên “cửu biến”, Tôn Tử có nhấn mạnh việc dùng binh phải luôn luôn biến hóa. 
Một số đoạn Binh pháp Tôn Tử  viết
Phàm hạ trại nên ở nơi cao ráo tránh ẩm thấp, ở nơi sáng tránh chỗ tối tăm, ở nơi gần cỏ và nước có đường vận chuyển quân nhu tiện lợi, tướng sĩ không bị nhiễm bệnh, đó là đảm bảo cho chiến thắng. Hành quân ở vùng nhiều gò đống, đê điều, tất phải chiếm phần cao ráo sáng sủa, chủ yếu dựa vào phía bên phải. Cái lợi của cách dùng binh này là được lợi thế địa hình hỗ trợ.
Phần thượng lưu mưa lớn tất nước sông sẽ dâng lên, nhất định không được vượt sông, phải chờ khi nước rút.
Hành quân qua những vùng như "Thiên giản" là khe suối hiểm trở, "Thiên tỉnh" là nơi vách cao vây bộc, "Thiên lao" là nơi 3 mặt bị vây vào dễ ra khó, "Thiên hãm" là nơi đất thấp lầy lội khó vận động, "Thiên khích" là nơi hẻm núi khe hở. Khi gặp năm loại địa hình đó tất phải gấp rút chuyển đi, không nên đến gần, để cho địch ở gần nơi đó, ta nên hướng mặt về phía địa hình ấy mà cho địch xoay lưng vào đó.
Hành quân qua những nơi mà hai bên sườn có nhiều chỗ hiểm trở, ao hồ đầm lầy, lau sậy um tùm, cây cối rậm rạp tất phải thận trọng dò xét vì đó là những nơi địch dễ có thể mai
Tôn Tử binh pháp t liên quan đến 25 môn học khác như: dự đoán học, tình báo học, tâm lí học, quyết sách học, tâm lý, địa hình, thuỷ văn, phong thuỷ,…. Rất nhiều  sách dựa trên Binh pháp Tôn Tử, đã phân tích, vận dụng đề cập những nghệ thuật, mưu lược, quyết sách giành thắng lợi trên thương trường ; phân tích và ứng dụnghàng trăm vấn đề liên quan thương trường và có rất nhiều  ví dụ thực tiễn, hiệu quả về hoạt động quân sự và hoạt động kinh doanh. Bản thân Tôn Tử binh pháp đã thu hút nhiều thế hệ nghiên cứu say mê, với nội dung phong phú, lập luận chặt chẽ, phân tích sâu sắc, cộng thêm những ví dụ thực tiễn sách càng thêm hấp dẫn.
Bố cụcTôn tử binh pháp gồm  13 thiên gồm:
Thiên thứ nhất: Kế sách
Thiên thứ hai: Tác chiến
Thiên thứ ba: Mưu công
Thiên thứ tư: Quân hình
Thiên thứ năm: Binh Thế
Thiên thứ sáu: Hư thực
Thiên thứ bảy: Quân tranh
Thiên thứ tám: Cửu biến
Thiên thứ chín: Hành quân
Thiên thứ mười: Địa hình
Thiên thứ mười một: Cửu địa
Thiên thứ mười hai: Hỏa công
Thiên thứ mười ba: Dùng gián điệp
Hi vọng cuốn sách sẽ là một kho báu vượt thời gian của những chính khách, nhà quân sự, hoạt động xã hội và  doanh nhân ứng dụng hiệu quả vào lĩnh vực của mình.
(Tổng hợp).
#docsachkinhdien#binhphaptontu@dotthuyen#kenhyoutubetslevantu#kenhtiktoktslevantu
Đốt Thuyền! (Tiến Sĩ Lê Văn Tư)
Bạn hãy rủ Bạn Bè, Người thân  like và đăng ký kênh Youtube cuả TS Lê Văn Tư nhé.
youtube
1 note · View note
sohoc369 · 9 months
Link
0 notes
phuongdg · 9 months
Text
Nhân sinh là gì? Tìm hiểu về triết lý nhân sinh, kiếp nhân sinh
Tumblr media
Nhân sinh hay nhân sinh quan là khái niệm quen thuộc trong phạm trù triết học chỉ cuộc sống của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nhân sinh là gì? Nhân sinh trong Triết học và Phật giáo là gì? Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây!
Nhân sinh là gì?
Theo như Từ điển tiếng Việt thì “nhân sinh” được hiểu là “cuộc sống của con người”. Ý nghĩa này được xác định dựa trên việc cắt nghĩa 2 chữ cái cấu tạo nên từ. Cụ thể: Trong từ điển từ và ngữ Việt Nam đã giải nghĩa “nhân” chính là người và “sinh” chính là sự sống. Vậy nên sự sống của con người đang được nhắc đến và được bàn luận thông qua từ “nhân sinh”. Theo tiếng Hán thì “nhân” là người và “sinh” là sống. Chính vì vậy mà “nhân sinh” chính là cuộc sống của con người.
Tumblr media
Nhân sinh được hiểu là “cuộc sống của con người” Dù được hiểu theo cách giải thích nào đi chăng nữa thì chúng ta đều thấy nó dẫn đến cuộc sống, sự sống của con người. Tuy nhiên, đây không đơn giản là việc duy trì sự sống sinh học mà nó còn nhắc đến cảm xúc hay chất lượng của cuộc sống đó.
Nhân sinh quan là gì?
Tương tự như khái niệm nhân sinh, nhân sinh quan cũng được định nghĩa dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau:  Theo như từ điển tiếng Việt thông dụng thì “nhân sinh quan” là quan niệm về cuộc đời, thành một hệ thống bao gồm có lẽ sống, lý tưởng hoặc là lối sống...  Theo như từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “nhân sinh quan” là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa cũng như là mục đích sống của con người.
Tumblr media
Nhân sinh quan Vậy nên nhân sinh quan chính là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người, là toàn bộ những kinh nghiệm, là cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống của con người. Nó cũng là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt mục tiêu và hành động của con người. Bên cạnh đó thì nhân sinh quan còn là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, hành vi và chi phối các hoạt động của con người trong đời sống. Nói một cách ngắn gọn thì nó chính là cách người ta nhìn cuộc đời hay là cái đạo làm người của người ta. Như vậy việc nghiên cứu về nhân sinh quan chính là nghiên cứu về tư tưởng, thái độ và hành vi của đời sống con người. Mỗi thời đại khác nhau thì con người cũng sẽ tương ứng với một nhân sinh quan hoàn toàn khác nhau bởi vì nhân sinh quan luôn đồng hành cùng với sự phát triển của thời đại.
Nhân sinh quan trong Triết học
Nhân sinh quan chính là một trong những bộ phận c���a thế giới quan. Nó bao gồm những quan niệm về cuộc sống của con người như: Lẽ sống của con người là gì? Mục đích, ý nghĩa và giá trị sống của con người? Con người nên sống làm sao cho xứng đáng?... Trả lời được những câu hỏi đó chính là vấn đề của nhân sinh quan. Khác với động vật, bất kỳ con người nào thì cũng có quan niệm của mình về cuộc sống. Xét ở đời thường thì nó chính là nhân sinh quan tự phát. Các nhà tư tưởng đã khái quát những quan điểm đấy, nâng chúng lên thành lý luận và tạo ra một nhân sinh quan tự giác, mang đầy đủ tính nguyên lý triết học.
Tumblr media
Nhân sinh quan trong Triết học - Triết lý nhân sinh Chính vì vậy, nhân sinh quan sẽ phản ánh sự tồn tại của xã hội loài người. Nội dung cụ thể là biểu hiện những nhu cầu, khát vọng, lợi ích hay hoài bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể. Trong xã hội có giai cấp thì nhân sinh quan cũng sẽ có tính giai cấp. Khi nó phản ánh đúng khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nó sẽ là nhân tố mạnh mẽ trong việc cải tạo xã hội hợp lý. Nếu như phản ánh không đúng thì nó đương nhiên sẽ có tác dụng ngược lại, gây cản trở sự phát triển của xã hội. Chủ nghĩa Mác chính là khoa học về những quy luật cho sự phát triển trong lịch sử. Vì vậy nó chỉ rõ hoạt động của con người có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Qua đó có thể tự cải tạo, tự nâng lên và đó cũng chính là nhân tố quyết định đến sự tiến bộ của xã hội.  Sứ mệnh cao cả của mỗi con người chúng ta chính là thúc đẩy cho xã hội phát triển tốt hơn thông qua những hoạt động lao động, sáng tạo cũng như cải tạo xã hội. Tất cả sẽ đem đến một xã hội tốt đẹp, tự do, ấm no và hạnh phúc.
Nhân sinh quan trong Phật giáo
Xét về nguồn gốc thì nhân sinh quan Phật giáo được hình thành cũng như phát triển gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của Phật giáo trên cơ sở tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề tư tưởng văn hóa Ấn Độ cổ đại TCN. Bên cạnh đó thì nó còn xuất phát từ tấm lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn, giải thoát con người trước những nỗi khổ trầm luân.
Tumblr media
Nhân sinh quan trong Phật giáo - Kiếp nhân sinh Nhân sinh quan trong Phật giáo sẽ là một hệ thống các quan niệm, quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc, bản chất cũng như là cấu tạo của con người. Chi phối cũng như định hướng mục tiêu, thái độ sống và giá trị sống của con người. Mục đích cuối cùng của Phật giáo đó chính là giải thoát con người ra khỏi kiếp khổ trầm luân hay kiếp nhân sinh.  Do vậy triết lý nhân sinh nếu xét dưới góc độ giải thoát con người thì sẽ là giá trị cơ bản của hệ thống giáo lý trong nhà Phật. Đức Phật đã nhìn rõ được sự đau khổ của đời sống con người, giúp cho con người có thể nhận biết và để giải thoát nỗi khổ. Tuy nhiên muốn thoát được khổ thì con người chúng ta phải tự phấn đấu, tự tu tâm chứ không nên cầu mong vào một ai khác cả. >>> Nhân cách là gì? Đặc tính, cấu trúc của nhân cách con người Trên đây là những thông tin có liên quan đến nhân sinh là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được thêm những kiến thức bổ ích. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới nhé! Read the full article
0 notes
ikasdu64 · 11 months
Text
Chữ Nho 儒 có rất nhiều nghĩa khác nhau có thể truy xét đến tận thời Tây Chu. Từ khi Hán Vũ đế xiển dương học thuyết của Khổng Tử và môn đệ để trị quốc thì Nho 儒 hay được phổ dụng như chữ Khổng 孔. Đôi khi người ta sẽ dùng từ ghép Khổng Nho. Giáo trong Nho Giáo 儒教 và Khổng Giáo 孔教 chỉ học phái, chủ nghĩa, chứ hoàn toàn không phải Tôn Giáo 宗教. Thời Nam Bắc Triều (420 – 589) đã định nghĩa Tam Giáo gồm Nho, Đạo, Phật nhưng Giáo ở đây cũng không thuần túy chỉ Tôn Giáo.
0 notes
thptngothinham · 8 days
Text
Tham khảo các bài phân tích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng của La Quán Trung hay nhất, qua đó để thấy nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Đề bài Phân tích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng của La Quán Trung Bài văn mẫu phân tích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng Bài văn mẫu 1 Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm hay kinh điển của nền văn học Trung Hoa. Trong đó trích đoạn “Tào Tháo luận anh hùng” là một trích đoạn vô cùng độc đáo thể hiện cái nhìn của nhân vật Tào Tháo trong cuộc chiến tranh giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô thời Đông hán trở về trước. Trích đoạn “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” nằm ở hồi thứ 21 của tác phẩm. Nội dung xoay quanh trong một bữa rượu vui Tào Tháo đã Lưu Bị lúc này vẫn còn là anh em trên bến dưới thuyền còn ẩn bóng trong nước Ngụy,  mưu “chờ” nghiệp lớn. Đề tài của hai người là luận bàn về anh hùng. Bên cạnh đó, Tào Tháo muốn thăm dò ý tứ của Lưu Bị như thế nào. Lưu Bị cũng khá thông mình nên đã khôn khéo dùng mưu đánh lạc hướng khiến cho Tào Tháo không còn nghi ngờ gì mình mưa. Thông qua trích đoạn này người đọc hiểu được quan niệm về cái nhìn người anh hùng của Tào Tháo và thấy được sự thông minh, thận trọng của Lưu Bị Tác giả La Quán Trung đã phác họa lên nhân vật của mình bằng những cử chỉ, hành động rất sống động, tinh tế nhất ở đoạn trích này người đọc cảm nhận thấy Tào Tháo và Lưu Bị là hai con người hoàn toàn tương phản về mặt tính cách. Nên khi hai người ở gần nhau thì điểm tương phải càng trở nên nổi bật. Sau khi bị thất thế Lưu Bị tới nương tựa Tào Tháo, Tào Tháo lúc này thế mạnh nhưng do tính hay nghi ngờ nên muốn thử lòng Lưu Bị còn Lưu Bị tuy cũng muốn tạo dựng sự nghiệp của riêng mình nhưng không có thể lực nên đành nằm vùng chờ thời cơ. Tào Tháo là người mưu cao kế hiểm nếu Lưu Bị để lộ một chút tham vọng nào thì chắc chắn hắn sẽ giết ngay để trừ hậu quả. Bởi Tào Tháo nổi tiếng là người đa nghi, để tránh sự nghi ngờ của Tào Tháo nên anh ta trồng một vườn rau rồi ngày ngày chăm sóc nó nhưng vẫn bị Tào Tháo nghi ngờ. Nên Tào Tháo phải tính toán kỹ lưỡng hơn. Hắn cho Hứa Chử và Trương Liêu là thân cận của mình tới mời Lưu Bị tới gặp mình khiến cho Lưu Bị vô cùng ngạc nhiên nhưng vẫn đi theo. Khi Lưu Bị vừa bước vào phủ thừa tướng gặp Tào Tháo hắn đã niềm nở đón chờ: ” Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ!” câu hỏi của Tào Tháo khiến cho Lưu Bị giật mình chột dạ, tiếp theo đó thì hắn dẫn Lưu Bị đi ra vườn sau và nói tiếp ” học làm vườn chắc không phải một việc dễ dàng?” lúc này Lưu Bị mới biết hắn đang nhắc tới việc gì nên tự nhiên đáp “Không đó chỉ là thú tiêu khiển thôi” Rồi sau đó, hai người dẫn nhau đi uống rượu Tào Tháo kể lại những chiến công xưa kia của mình. Nguyên cơ để hai người luận bàn anh là do cơn mưa to sắp kéo tới, sắp có vòi rồng Tào Tháo và Lưu Bị cùng ngắm xem. Trong câu chuyện Tào Tháo hỏi Lưu Bị về sự biến hóa để trở thành rồng như thế nào? Đây là một câu hỏi mang ẩn í nhằm thăm dò Lưu Bị xem có muốn trở thành rồng, có mưu đồ làm vua bá chủ thiên hạ hay không? Tào Tháo là người học rộng hiểu nhiều nên khi ông nói tới sự chuyển hóa thành rồng thật thâm thúy, nhiều ý nghĩa sâu xa: Rồng thì lúc to lúc nhỏ, lúc to thì thì nổi mây phun mù, lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng…Rồng ví như người anh hùng trong đời. Tào Tháo vô cùng khôn khéo, đa mưu chủ động lái câu chuyện của mình rẽ sang một hướng khác cho có vẻ tự nhiên nhưng thực chất hắn đang cố ý đưa nhân vật Lưu Bị và tình thế khó xử khi hắn bất ngờ đặt câu hỏi “Huyền Đức lâu nay đi khắp bốn phương bao nhiêu anh hùng đời nay hẳn biết cả xin nói cho nghe?” Trước sự thăm dò của Tào Tháo, Lưu Bị chỉ khiêm nhường “Bị người trần mắt thịt không biết ai là anh hùng…”Tào Tháo vẫn không yên tâm nên cố gắng gặng hỏi thêm “Đã đành không biết mặt nhưng phải nghe tiếng chứ?” Tình thế khiến Lưu Bị rơi vào thế bị động không thể khước từ được mãi nên ông đành đưa ra một vài cái tên, nhưng nói tới ai thì Tào Tháo để khinh khi cho rằng những người đó chỉ là chó giữ nhà, hoặc một kẻ hèn kém sớm muộn gì cũng chết trong tay của Tào Tháo mà thôi.
Qua đoạn trích ta thấy được rõ nét tính cách của hai nhân vật Lưu Bị là người hiền lành, nhã nhặn, nhún nhường nhưng không kém phần thông minh và khôn khéo . Ngược lại Tào Tháo là người đa nghi, hống hách, và tỏ vẻ cao ngạo khinh đời. Thông qua những lời văn sắc sảo của mình tác giả La Quán Trung đã khắc họa thành công nhân vật của mình làm nên tính đối nghịch trong câu chuyện và thể hiện rõ được cái nhìn nhân sinh của tác giả trong tác phẩm. Trích đoạn này thể hiện sự đấu trí giữa hai nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo, trong câu chuyện luận anh hùng Lưu Bị cố tình đưa ra những cái tên nhỏ bé tầm thường để Tào Tháo chủ quan khinh địch tưởng trong thiên hạ chỉ có mình hắn là anh hùng, Lưu Bị cũng khôn khéo, để cho Tào Tháo chừa mình ra, để hắn không tìm cách đề phòng mà thủ tiêu mình. Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự tài tình của mình trong ngôn ngữ, trong cách miêu tả tâm trạng nhân vật cho thấy La Quán Trung là bậc thầy văn chương. >> Xem thêm: Dàn ý phân tích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng của La Quán Trung Bài văn mẫu 2 “Tam quốc diễn nghĩa” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của văn học Trung Hoa. “Tam quốc diễn nghĩa” là tác phẩm nổi tiếng nhất của tác giả La Quán Trung, không chỉ tái hiện lại chuyện lịch sử mà xét về mặt văn học thì các nhân vật của ông đều có những tính cách riêng không ai lẫn vào với ai được. Và nói đến “Tam quốc diễn nghĩa” thì người đọc không thể nào quên nhân vật Tào Tháo đặc biệt là qua đoạn trích “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” thuộc chương 21 của tác phẩm Có thể thấy ba anh em Lưu,Quan, Trương đều như đã muốn dựng nghiệp trị quốc tuy nhiên do ba anh em mới có thể khởi nghiệp cho nên vẫn còn yếu, và cả chuyện đất đai không có nên sang nương nhờ Tào Tháo chờ thời cơ. Huyền Đức lúc này nhanh trí đã trồng một vườn rau sau nhà và hàng ngày cứ vun xới để cho Tào Tháo không nghi ngờ. Trước tiên là nhân vật Lưu Bị, Lưu Bị được xem là một người anh hùng thật sự chưa thể thắng nổi Tào Tháo thì Lưu đã như quyết định giả vờ là một người ngày ngày chỉ biết vun trồng vườn rau ngoài nhà. Ta cũng như đã cảm nhận thấy rất rõ rằng đó chính là chí anh hùng và sự thông minh và rất đỗi nhạy bén của ông. Lưu Bị lúc này đây như lại không mù quáng mà cũng như không suy xét tình hình. Ông như cũng đã biết rõ tình thế của mình cũng như của địch và biết làm nhẫn nhịn chờ đợi thời cơ đến. Tào Tháo quả thật cũng thông minh không kém, bởi ở ông ta toát lên một vẻ gian hùng khác người thường. Có lẽ, tuy ở bên phản diện nhưng quả thật ông ta đã được xem là một người có tài và rất thông minh mà khó ai có thể sánh kịp. Nhân vật Tào Tháo dường như cũng đã sớm đã biết được âm mưu của ba anh em nhà Lưu,Quan ,Trương lúc này lại như muốn thu phục người tài cũng như tránh được mầm họa sau nay ông ra sức mua chuộc dụ dỗ họ. Còn việc Lưu Bị ông vẫn chưa phát hiện được ra. Cũng chính vì muốn ẩn dấu mình mà cho nên khi được người của Tào Tháo đến mời đi uống rượu thì Lưu Bị đã rất mất bình tĩnh và gương mặt của Lưu Bị như đã “tái mét mặt”. Và có thể nói cho tới đây kịch tính bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt hơn nữa là khi Tào Tháo nói  rằng “Huyền Đức dạo này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ?” thì dường như lúc này Lưu Bị đã thật bất ngờ và giật mình nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh nên trả lời rằng “không có việc gì làm để tiêu khiển đó thôi”. Tiếp sau đó nhân vật Tào Tháo như đã hỏi Lưu Bị về những vị anh hùng. Lưu Bị cũng đã đoán biết ý và đã làm ra vẻ mộng muội không biết gì nhưng vẫn bị dồn đến mức phải kể ra mới yên thân. Lưu Bị cũng như đành kể những anh hùng mà nghe thiên hạ nhắc đến xưa nay chứ cũng không được gặp mặt bao giờ. Khi mà Lưu Bị vừa trả lời những câu hỏi của vị Tháo Huyền Đức như ông lại vừa thận trọng, kín đáo và cũng đã dò xét những gì mà Tháo đang toan tính trong đầu.
Và ở Lưu Bị ta thấy được như ông cũng đã rất kín đáo để che giấu đi cái giật mình của mình khi mà Tào Tháo phủ nhận hết những anh hùng mà Lưu kể ra trong bữa rượu. Lúc này Tào Tháo nói rằng “Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”. Có thể thấy được cái giật mình của và cả bộ dạng tái mặt của Huyền Đức thật may không bị Tháo phát hiện. Có thể thấy như đây giống như một cuộc đấu trí không hề cân sức chứ không phải là uống rượu bình thường, có thể thấy như vừa đấu trí vừa cố muốn làm rõ bản chất của nhau. Đoạn trích đã thật đặc sắc bởi có những lúc ta phải giật mình và thót tim lo cho Huyền Đức bởi Tháo quá thông minh và lại hết sức gian xảo luôn đẩy ông vào những tình huống kịch tính. Bằng việc thông qua những hành động và bản tính của hai người ta có thể thấy rõ quan điểm cũng như sự khác nhau về tư tưởng của họ. Và ở Tào Tháo quan niệm anh hùng đó chính là “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất”  và có thể thấy được điều đó cho thấy đây là một quan niệm áp bức bóc lột thật dã man trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Thong qua đó cũng có thể thấy được quan niệm về anh hùng của Lưu Bị không đồng nhất với quan điểm với Tào Tháo, có thể thấy được ngay từ nhỏ Lưu Bị cũng  đã có chí lớn nhưng giờ đây không phải lúc để Lưu Bị tranh luận, lúc này. Và Lưu Bị như đã phải giữ bí mật quan điểm của bản thân để khỏi bị Tào Tháo tiêu diệt. Có thể thấy và hiểu đây là lúc Lưu Bị mai danh ẩn tích để chờ đợi thời cơ lộ diện. Cũng chính bởi thế, đọc qua đoạn trích, tưởng như Tào Tháo phủ nhận ý kiến Lưu Bị, Lưu Bị lúc này thì như cũng đã sợ tái mặt, lúc thì đánh rơi cả thìa đũa, có nghĩa là Lưu Bị thua. Nhưng thực chất, ta có thể thấy được trong cuộc đấu trí này, Lưu Bị dường như cũng đã là người giành phần thắng và ông đã thực hiện thành công màn kịch của mình. Và có thể nói đó là màn kịch của người có mưu cao, chí lớn trong thiên hạ, biết chờ thời, biết cương nhu đúng lúc, đúng chỗ. Cũng do chính vì sự khôn khéo đó mà người đời vẫn có câu khen ngợi Huyền Đức rằng: “Gượng vào hang cọp tạm nương thân, Lộ mặt anh hùng, đũa rớt lăn! Vội vã bầy ra trò sợ sấm, Tùy cơ ứng biến lẹ như thần” Ta có thể thấy được những người tài giỏi nhưng cần phải có đức thì mới được chứ như Tào Tháo cũng là một bậc anh hùng tài giỏi hơn người đấy nhưng ngặt một nỗi hắn gian hùng chứ không phải anh hùng. Và ngay khi cuộc nói chuyện tưởng chừng dừng lại ở đấy thì bỗng Quan Vân Trường và Trương Phi xông vào tay cầm kiếm lăm lăm xông vào người bên tả kẻ bên hữu cũng đã tạo cho chúng ta những ấn tượng đặc sắc. Và đến khi nhìn thấy Lưu Bị đang uống rượu với Tào Tháo thì hai người viện cớ múa kiếm mua vui cho hai người. Thật may cho họ biết bao nhiêu vì nếu không thì đã hỏng hết việc lớn. Và sau đó khi ngày hôm sau Tháo lại cho mời Lưu Bị đến uống rượu thì nghe được tin Viên Thiệu cũng như đã diệt Công Tôn Toản. Nhân sự kiện đó mà Huyền Đức có cơ hội đó chính là “Ta đang như chim trong lồng, như cá trong lưới. Ta đi chuyến này cũng như cá ra biển cả, chim lượn trời xanh, không còn bị ràng buộc gì nữa!” Tháo dường như cũng đã cho người đuổi theo nhưng nhờ tài khôn khéo và mưu trí cuộc hành trình của ba anh em Lưu Bị dường như cũng vẫn đã vẫn diễn ra bình thường. Đó được xem lại là lần thua thứ hai của Tào Tháo, và có thể nói chính như thế mới biết người anh hùng Lưu Bị sáng suốt như thế nào, nhạy bén ra sao khi biết ẩn mình, và cũng đã biết nắm bắt thời cơ và dành chiến thắng. Quả thật là  xứng đáng là một băậc thiên tài một bậc anh hùng thực sự xưa nay hiếm có. Thông qua đoạn trích này người đọc như cũng càng thêm yêu mến những vị anh hùng thời xưa của Trung Quốc bà hơn thế nữa là thêm khâm phục tài năng cũng như mưu lược mà tiêu biểu ở đây là Lưu Bị.
Cốt truyện được viết lên hoàn toàn ly kỳ và thu hút người đọc. -------------------------- Trên đây là một số bài phân tích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng của La Quán Trung hay nhất mà THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp làm tư liệu học tập cho các em. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
Text
Khám Phá TÒA THÁNH TÂY NINH Tâm Linh Đạo Cao Đài
Tumblr media
Nổi danh là địa điểm tâm linh, Tòa Thánh Tây Ninh thu hút hàng triệu tín đồ mỗi năm. Độc đáo từ kiến trúc, thiêng liêng trong lịch sử, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh chắc chắn là một trong những công trình tôn giáo – nghệ thuật hàng đầu tại Châu Á mà du khách không thể nào bỏ lỡ. Hãy cùng Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình ghé thăm điểm tham quan mới nổi này ở Tây Ninh, ngoài ra chúng tôi còn có rất nhiều bài viết khác giới thiệu về các địa diểm du lịch Tây Ninh hấp dẫn khác trong cùng chuyên mục.
Tòa Thánh Tây Ninh Tiếng Anh Là Gì?
Không riêng gì bạn mà nhiều độc giả khác vẫn thắc mắc Tòa Thánh Tây Ninh tiếng Anh là gì. Công trình vĩ đại của tín đồ Cao Đài ở Tây Ninh có thể tạm dịch là: "The Holy See of Tay Ninh" hoặc "Cao Dai Temple".
Lịch Sử Tòa Thánh Tây Ninh Cần Đọc Để Hiểu
Vào năm 1926, theo lịch sử ghi lại rằng, tại chùa Từ Lâm Tự (là chùa Gò Kén, Tây Ninh) đã diễn ra lễ khai đạo Cao Đài. Ngôi chùa này được chủ trì bởi hòa thượng Giác Hải, là người có công trong việc vận động nhân dân cống hiến đất đai, của cải và tiền bạc để xây dựng.  Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài, đã độ được Hòa Thượng Như Nhãn theo và trở thành Chức sắc Đại Thiên Phong. Do đó, hòa thượng Như Nhãn đã dâng hiến chùa Từ Lâm Tự cho hội Thánh. Sau đó không lâu, Hòa Thượng Giác Hải đòi chùa lại, không hiến cho Hội Thánh Cao Đài nữa. Và kỳ hẹn rằng trong vòng 3 tháng phải dời hội Thánh đi. Chính vì nguyên nhân này nên hội Thánh đã chọn khu đất ở Tây Ninh xây cất tòa thánh hiện nay. Đây là địa thế thuận lợi để cho người ngoại quốc có thể đến học Đạo.
Tumblr media
Tòa Thánh Tây Ninh Có Bao Nhiêu Cổng?
Nhiều du khách lần đầu tới công trình, đều thắc mắc Tòa Thánh Tây Ninh có bao nhiêu cổng. Câu trả lời là có tất cả 12 cổng vào, được chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ với hình tứ linh và hoa sen. Trong đó Chánh môn là lớn nhất, ít khi được mở, vào các dịp quan trọng, tổ chức lễ hội thì mới được phép mở. Kiến trúc của Chánh môn nổi bật với biểu tượng Lưỡng Long Tranh cổ pháp và được đắp xung quanh là phù điêu và hoa sen. Du khách ngước mắt nhìn lên trên Chánh Môn có đắp chữ nổi “ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ” và chữ Hán ở phía dưới. 
Diện Tích Tòa Thánh Tây Ninh Là Bao Nhiêu?
Theo như ban đầu, Tòa Thánh Tây Ninh dài 135m, rộng 27m, nền cao 1,8m. Tuy nhiên, khi bắt tay xây dựng công trình thì gặp khó khăn về vấn đề tài chính nên kích thước Tòa Thánh bị thu hẹp dần. Thực tế, hiện nay công trình chỉ rộng 22m và dài 97,5m.
Tumblr media
Tìm Hiểu Kiến Trúc Tòa Thánh Tây Ninh Độc Lạ
Không giống như các công trình khác, Tòa Thánh Tây Ninh lại được Đức Phạm Hộ Pháp xây dựng không dựa trên bất cứ một bản vẽ, bản thiết kế nào cả. Tòa thánh được xây dựng theo sự ngẫu hứng, làm tới đâu thiết kế miệng tới đó.  Người trực tiếp chỉ huy công trình là ông Phạm Công Tắc (lúc bấy giờ là Giáo chủ đạo Cao Đài). Nhờ chức tước nên ông đã huy động lực lượng đông với hơn 500 tín độ đồng trinh đến xây dựng.  Có lẽ du khách sẽ ngạc nhiên, không nghĩ rằng, tín độ đồng trinh xây dựng chùa là các nông dân, làm bằng thủ công và không có sự can thiệp của máy móc. Tới tận bây giờ, nó đều được báo đài nước ngoài ca tụng, hàng chục ngàn họa tiết, hàng chục bức tượng đạt tính mỹ thuật cao.  Thêm một điểm đặc điểm trong quá trình xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh, các tín độ đã không lấy bất cứ một khoản chi phí nào cả. Trong thời gian đó, thậm chí họ không lập gia đình để cân bằng âm dương trong kiến trúc. Khởi công năm 1931, vì nhiều lý do nên đến năm 1947 công trình được hoàn thiện như ngày hôm nay.  Nhìn tổng thể, kiến trúc này có sự kết hợp giữa triết học Đông Tây, cùng Phật giáo, đạo Lão và Nho giáo. Đây là công trình có sự giao thoa giữa đất, trời và con người tạo ra một không gian linh thiêng để phục vụ mưu cầu tôn giáo và niềm tin. 
Sơ Đồ Tòa Thánh Tây Ninh Chi Tiết
Hầu như du khách nào đến với tòa thánh đều bất ngờ trước một không gian rộng lớn, khi công trình được xây dựng trên diện tích gần 12km2. Xung quanh, tòa thánh được bao bọc hàng rào. Nổi bật nhất ở Toà Thánh là 2 tháp vuông lớn, cao vút, song song nhau. Đó là Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi  Âm Cổ Đài, thường gọi là Lầu Chuông và Lầu Trống. Mỗi tháp của Tòa Thánh Tây Ninh đều có 6 tầng, có mái ngắn bao quanh để phân chia các tầng. Khu chính điện là nơi thờ Thiên Nhãn – biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế nhìn thấu tất cả những hành vi thiện, ác trên khắp nhân gian, để khen – phạt một cách công minh. Đồng thời, nơi đây cũng được thiết kế và bài trí một quả Càn Khôn khổng lồ, là biểu trưng thiêng liêng cho vũ trụ với Thiên Nhãn nằm trên vì sao Bắc Đẩu. Còn xung quanh là 3.072 vì tinh tú, biểu trưng cho 72 hành tinh địa cầu và 3.000 thế giới trong truyền thuyết của đạo Cao Đài. Tầng trệt của 2 tháp này có 2 khuôn hoa lớn hình chữ nhật, thiết kế ở giữa có 2 chữ Nho lớn trong hình bầu dục, bên Lầu Trống là chữ CAO và bên Lầu Chuông là chữ ĐÀ. Tầng kế bên trên Lầu chuông có đắp tượng Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay cầm quyển Thiên thơ. Còn ở  Lầu Trống thì có đặt một bức tượng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, mang Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay phải cầm một nhành hoa, tay trái xách giỏ hoa lam. Tầng thứ ba ở ngay bên trên nổi bật với kiến trúc mỗi bên có gắn 2 bông gió để thông hơi. Lên tầng thứ tư với kiến trúc độc – lạ hình chữ T rất lớn cùng màu trắng thanh thoát, đắp hình một bó hoa lớn, màu sắc sặc sỡ dưới ánh bình minh. Tầng thứ năm và thứ sáu của Tòa Thánh Tây Ninh có 4 góc đều gắn các khuôn bông thông gió, trang trí với nhiều màu sắc vô cùng đẹp mắt. Tầng thứ sáu là tầng cao nhất, được làm lan can bao quanh, để du khách có thể lên đứng trên đó chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng Thánh địa.
Những Lễ Hội Được Tổ Chức Tại Tòa Thánh Tây Ninh Không Nên Bỏ Qua
Ngoài việc chiêm ngưỡng lối kiến trúc Toà Thánh, tới đây du khách còn được hòa mình vào các lễ hội để hiểu hơn về nét đẹp văn hóa Cao Đài Giáo có nhiều giá trị hướng thiện cùng ý nghĩa nhân đạo Hội Yến Tòa Thánh Tây Ninh Nếu đến đây vào ngày 14 và 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham dự Đại lễ Yến Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, hay còn gọi là Hội Yến Diêu Trì Cung. Một trong hai ngày lễ lớn nhất chốn Cao Đài. Đại Lễ được Hội Thánh Cao Đài được long trọng tổ chức duy nhất tại Báo Ân Từ – toạ lạc tại nội ô Tòa Thánh Tây Ninh ở thị trấn Hòa Thành. Ngoài tưởng nhớ đến Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên nương, đây còn là dịp để các tín đồ tĩnh tâm, suy niệm về đời mình. Đến với lễ hội một lần, du khách sẽ hòa mình vào đêm hội tâm linh tưng bừng, đầy hoa nến, tận hưởng niềm an lạc của các đạo hữu Cao Đài.
Tumblr media
Bên cạnh đó, du khách khi đến Tòa Thánh Tây Ninh cũng cần nắm được một số lưu ý nho nhỏ: Giờ lễ chính là 12h00 trưa, các tín đồ có thể tranh thủ tham quan khuôn viên Cao Đài hoặc các danh thắng gần đó vào buổi sáng hoặc chiều sau khi hành lễ tại Toà Thánh Tây Ninh. Ngoài ra, du khách có thể tham quan Tòa Thánh vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày. Du khách lưu ý không mang giày vào bên trong Tòa Thánh, đặc biệt giữ gìn vệ sinh chung. Lối vào Đại Điện duy nhất là từ hai bên cửa, nam giới đi vào từ cửa bên phải, nữ giới đi cửa bên trái. Rằm Tháng 8 Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch thường niên, tại Tòa Thánh Tây Ninh phần lễ được tổ chức với quy mô lớn từ chiều cho tới giữa khuya với nhiều hoạt động như sau: Rước cộ bông Đức Phật Mẫu và cửu vị Tiên Nương. Múa rồng nhang, ngọc kỳ lân, quy, phụng. Tới đây vào rằm tháng 8, bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn trình diễn múa Rồng nhang chỉ có ở Tây Ninh. Hình ảnh con rồng dài gần 20m được điều khiển bởi 30 vũ công điêu luyện. Được tận mắt chứng kiến sự uy lực và uy nghiêm của linh vật với khói, lửa bốc ra nghi ngút từ miệng rồng. Bạn sẽ nhìn thấy con rồng uyển mình chậm chậm hướng về Tòa thánh.  Thực sự rằm tháng 8 là lễ hội rất lớn với tín đồ đạo Cao Đài nên rất nhiều hoạt động được diễn ra như biểu diễn võ thuật, đánh cờ tướng, diễn kịch...  Chưa dừng lại ở đó, điểm độc đáo của lễ hội rằm tháng 8 ở đây có hơn 500 tình nguyện viên làm công quả. Họ phục vụ nấu ăn chay cho các khách hàng hương từ ngày 13 âm lịch tới 15 âm lịch.  Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn Hàng năm, vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch, tại nội ô Tòa Thánh Tây Ninh tổ chức Đại lễ vía Đức Chí Tôn. Đây là một trong các nghi lễ quan trọng của tín đồ đạo Cao Đài nhằm tưởng nhớ và ghi nhớ công ơn của đấng sinh thành.  Đồng thời ở lễ hội còn là dịp để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa... Để tạo nên không khí vui nhộn, không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, ở đại lễ vía Đức Chí Tôn còn có nhiều phần hội hấp dẫn như thi đấu võ thuật dân tộc, trò chơi dân gian hay điệu múa dân tộc...  Cứ mỗi chiều đến, Tòa Thánh Tây Ninh trở thành nơi thư giãn vô cùng bình yên, dạo mát của người dân trong vùng cũng như du khách thập phương. Đến du lịch Tây Ninh, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan nơi đây.  Read the full article
0 notes
tenhaychotre · 5 months
Text
Ý Nghĩa Tên Tùng Lâm: Tên Hay Cho Bé 2024
Tên Tùng Lâm không chỉ là một tên gọi mà còn mang đậm những giá trị ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa và tâm linh. Đứng trước sự tò mò và quan tâm của nhiều bậc phụ huynh về ý nghĩa của tên này, Tên Hay Cho Trẻ xin gửi đến quý vị độc giả một bài viết để hiểu rõ hơn về sức hút và ý nghĩa tên Tùng Lâm. Tổng quan ý nghĩa tên Tùng Lâm Tên Tùng Lâm mang ý nghĩa về một người có sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường, luôn giữ vững phẩm chất tốt đẹp và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Tùng: Người quân tử, người có phẩm chất cao quý. Lâm: Rừng cây, nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, tượng trưng cho sự sung túc, an lành. Tùng Biểu tượng: Cây tùng là biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất, mạnh mẽ và trường thọ với thời gian. Nó có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt, sương gió, bão tuyết mà vẫn hiên ngang, xanh tốt. Tính cách: Người tên Tùng thường có ý chí kiên định, nghị lực phi thường, không dễ dàng khuất phục trước khó khăn. Họ cũng là hình ảnh của trung thực, chính trực, có trách nhiệm và đáng tin cậy. Lâm Biểu tượng: Rừng cây, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, dồi dào sức sống, và sự che chở, bảo vệ. Tính cách: Người tên Lâm thường có tính cách ôn hòa, bao dung, nhân ái và biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Họ cũng là người thông minh, sáng dạ và có khả năng thích nghi tốt với môi trường xung quanh. Ý nghĩa của tên Tùng Lâm trong Hán Việt "Tùng" trong tiếng Hán đề cập đến loài cây thông, một biểu tượng của sức mạnh và bền vững. Cây thông thường mọc trên núi đá cao, trong môi trường khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được sự xanh tươi và không bị gãy, đây thể hiện sức bền bỉ và kiên nhẫn. "Lâm" có nghĩa là rừng, đại diện cho sự mênh mông và bao la. Rừng là nguồn tài nguyên quý giá và đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Tựa như tính chất của rừng, người mang tên Tùng Lâm thường được mô tả là nhân cách bình dị, gần gũi với tự nhiên nhưng cũng mạnh mẽ và có uy lực. Tên Tùng Lâm mang ý nghĩa về sức mạnh, kiên nhẫn và sự mênh mông, đồng thời cũng thể hiện sự bền bỉ, uy lực và sự quý phái. Việc đặt tên Tùng Lâm cho con thể hiện mong muốn của cha mẹ về sự phát triển mạnh mẽ, sự vững chãi và tính cách đáng tin cậy của con trong mọi hoàn cảnh.  Ý nghĩa của tên Tùng Lâm qua Thần Số Học  Theo Thần Số Học, những người có tên Tùng Lâm và chủ đạo số 7 thường được coi là có sự cô đơn và huyền bí. Số 7 là biểu tượng của sự hiểu biết và thông thái, những người mang số này thường có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và thế giới xung quanh. Họ có khả năng giáo dục và truyền đạt triết lý, giúp đỡ người khác thông qua kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc của mình. Ngoài ra, những cá nhân này thường có khả năng quan sát và nhận biết sự vật hiện tượng tốt, họ cầu toàn và khắt khe đặc biệt trong các lĩnh vực như tri thức, khoa học và công việc. Tính cách thông qua tên Tùng Lâm và số chủ đạo 7 thường mang lại sự phát triển vững chãi và độ tin cậy trong mọi tình huống. Mối liên hệ giữa tên Tùng Lâm và ngũ hành Trong hệ thống ngũ hành của Phong thủy học, mỗi tên gọi đều được liên kết với một trong năm nguyên tố tự nhiên: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Tên Tùng Lâm được xếp vào nguyên tố Mộc. Mộc trong ngũ hành đại diện cho cây cỏ, hoa lá và sự sống trong tự nhiên. Đây cũng là nguyên tố được coi là sợi dây kết nối giữa mọi vật thể trong vũ trụ. Một đặc điểm của nguyên tố Mộc là sự phát triển không ngừng, không ngừng vươn lên, bất kể môi trường hay điều kiện nào. Hành Mộc được tương sinh bởi Thủy và tương khắc bởi Kim. Điều này có thể hiểu là người mang tên Tùng Lâm có thể được tăng cường và hỗ trợ bởi nguyên tố Thủy, trong khi cần phải đối mặt với thách thức từ nguyên tố Kim. Như vậy, tên Tùng Lâm được liên kết với nguyên tố Mộc trong hệ thống ngũ hành, với ý nghĩa về sự sống, sức mạnh và sự phát triển không ngừng. Tính cách của người mang tên Tùng Lâm Ưu điểm Những người mang tên Tùng Lâm, thuộc hành Mộc, thường có dáng vóc cao ráo, khí chất thoáng đãng và gương mặt hơi dài. Mặc dù ở cái nhìn bề ngoài không có điểm gì nổi bật trong tính cách, nhưng khi tiếp xúc, họ thường được nhận biết với tính thật thà, bao dung và lòng tốt. Điều này giúp họ dễ dàng thu hút sự ủng hộ và tin tưởng từ đồng nghiệp trong công việc. Họ thường mang trong mình nhiều hoài bão và tham vọng, với tinh thần lớn lao và sẵn lòng điều chỉnh để đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhược điểm Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng không phải tất cả những người mang tên Tùng Lâm đều có tính cách hoàn hảo. Họ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ cảm xúc và sự nóng nảy, dẫn đến hành động bản năng mà không luôn tuân thủ lý trí hay lời khuyên từ người khác. Có thể họ sẽ đưa ra quyết định chính xác, nhưng cũng có khả năng rơi vào tình huống mất kiểm soát hoặc không nghe lời khuyên từ người có kinh nghiệm. Lời khuyên Các chuyên gia tâm lý và những người có kinh nghiệm khuyên rằng họ cần học cách kiểm soát sự nóng nảy và hành động dựa trên lý trí hơn. Mặc dù họ có xu hướng thích sự tự do, nhưng cũng cần phải tuân thủ kỷ luật và giới hạn mình trong một số trường hợp.  Họ cũng cần chấp nhận thực tế rằng không mọi việc luôn theo ý muốn của họ và học cách thích nghi với những thay đổi. Hạn chế sự sống buông thả và tự do quá mức để đảm bảo sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Ngoài ra, kiểm soát tính khí bốc đồng sẽ giúp họ cải thiện mối quan hệ và hướng tới cuộc sống tích cực hơn. Bộ tên đệm phổ biến và ý nghĩa khi kết hợp với tên Tùng và Lâm Tên Lâm Huệ Lâm: Một cái tên dành cho bé gái, kết hợp giữa "Huệ" - một loài hoa trong trắng, nhẹ nhàng, và "Lâm" - biểu tượng của sức mạnh và sự sống vững chãi. Bích Lâm: Biểu hiện cho một rừng dày như bức tường, chỉ sự mạnh mẽ và sức sống không ngừng vươn lên, không dễ gục ngã trước thử thách. Thanh Lâm: Kết hợp giữa "Thanh" - trong sạch, liêm khiết và "Lâm" - biểu tượng của sức sống và sự bền bỉ, chỉ người hội tụ các đức tính cao quý. Minh Lâm: Với ý nghĩa của "Minh" là thông minh, sáng suốt, và "Lâm" - biểu tượng của sự sống, tên gọi này thể hiện về sự kỳ ảo và đẹp đẽ của ánh sáng trong khu rừng. Hoàng Lâm: Được hy vọng sẽ là một con trai có sức mạnh và vĩ đại, kết hợp giữa "Hoàng" - cao quý và "Lâm" - biểu tượng của sự sống và sức mạnh. Tên Tùng Sơn Tùng: Một cái tên thường được chọn cho con trai, thể hiện kỳ vọng về sự kiên cường và vững chãi như ngọn núi. Thanh Tùng: Biểu hiện cho một cây tùng xanh tươi, người mang tên này thường được xem như một người vững vàng, công chính và sống một cuộc đời thanh cao. Quốc Tùng: Thể hiện kỳ vọng về việc con lớn lên có thể đóng góp cho tổ quốc, làm nên những nghiệp lớn. Đức Tùng: Mang ý nghĩa về đạo đức và hiếu thảo, kết hợp giữa việc sống có đạo đức và lòng biết ơn. Huy Tùng: Biểu hiện sự kỳ vọng vào một tương lai vẻ vang và những điều tốt đẹp, thể hiện qua ánh sáng rực rỡ của vầng hào quang. Kết luận Hy vọng rằng thông qua những bài viết về ý nghĩa tên Tùng Lâm, các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về cái tên trước khi quyết định chính xác cho con mình. Một cái tên không chỉ có thể là yếu tố thúc đẩy con tỏa sáng, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tính cách của con.  Read the full article
0 notes
hoctiengtrungquoc · 6 months
Text
Học tiếng Trung theo chủ đề Trên bàn nhậu - Tác giả Nguyễn Minh Vũ
Học tiếng Trung theo chủ đề Trên bàn nhậu là chủ đề bài giảng trực tuyến mới nhất hôm nay của Thạc sỹ Nguyễn Minh Vũ trên Diễn đàn Chinese Master và Diễn đàn tiếng Trung ChineseMaster - Forum tiếng Trung Quốc Số 1 Việt Nam. Diễn đàn tiếng Trung ChineMaster chính là nền tảng đào tạo các khóa học tiếng Trung online được Thầy Vũ chuyên sử dụng. Các chương trình đào tạo trực tuyến trên kênh này đều được thiết kế bài bản và chuyên biệt bởi Lão sư Nguyễn Minh Vũ - Tác giả của bộ giáo trình Hán ngữ độc quyền tại Việt Nam.
Ngay sau đây là toàn bộ nội dung chi tiết bài giảng hôm nay - Học tiếng Trung theo chủ đề Trên bàn nhậu.
Giáo trình học tiếng Trung theo chủ đề Trên bàn nhậu
Hội thoại 1
Văn bản tiếng Trung hội thoại 1
A: 大家好!欢迎来参加今天的聚餐!(Dàjiā hǎo! Huānyíng lái cānjiā jīntiān de jùcān!)
B: 哇,谢谢你的邀请!真是太棒了!(Wā, xièxiè nǐ de yāoqǐng! Zhēnshi tài bàngle!)
C: 对啊,周末了,能和大家一起放松真是太好了。(Duì a, zhōumòle, néng hé dàjiā yīqǐ fàngsōng zhēnshi tài hǎole.)
D: 是啊,让我们举杯祝愿大家健康幸福!(Shì a, ràng wǒmen jǔbēi zhùyuàn dàjiā jiànkāng xìngfú!)
[大家举起酒杯干杯。] (Dàjiā jǔqǐ jiǔbēi gānbēi.)
A: 我觉得我们可以先分享一下最近的生活新闻。谁想先说说?(Wǒ juéde wǒmen kěyǐ xiān fēnxiǎng yīxià zuìjìn de shēnghuó xīnwén. Shéi xiǎng xiān shuō shuō?)
B: 我有一个有趣的新闻。这个星期,我在公司升职了!(Wǒ yǒu yīgè yǒuqù de xīnwén. Zhège xīngqī, wǒ zài gōngsī shēngzhíle!)
C: 哇,恭喜你!真是太棒了。你打算怎么庆祝?(Wā, gōngxǐ nǐ! Zhēnshi tài bàngle. Nǐ dǎsuàn zěnme qìngzhù?)
B: 谢谢你!我打算这个周末在家里举办一个小型聚会。希望大家能来和我一起庆祝。(Xièxiè nǐ! Wǒ dǎsuàn zhège zhōumò zài jiālǐ jǔbàn yīgè xiǎoxíng jùhuì. Xīwàng dàjiā néng lái hé wǒ yīqǐ qìngzhù.)
D: 当然会来的。不过首先,我想分享一下我最近的一次旅行。我去了岘港,可以说那里的风景真是太美了。(Dāngrán huì lái de. Bùguò shǒuxiān, wǒ xiǎng fēnxiǎng yīxià wǒ zuìjìn de yīcì lǚxíng. Wǒ qùle xiàngǎng, kěyǐ shuō nàlǐ de fēngjǐng zhēnshi tài měile.)
A: 真是太棒了。我也想去岘港一次。谢谢你分享。(Zhēnshi tài bàngle. Wǒ yě xiǎng qù xiàngǎng yīcì. Xièxiè nǐ fēnxiǎng.)
[时间流逝,大家在欢笑、交谈和分享中度过了愉快的时光。]
C: 哎呀,时间过得真快啊?我们已经坐在这里两个多小时了。(Āiyā, shíjiān guò de zhēn kuài a? Wǒmen yǐjīng zuò zài zhèlǐ liǎng gè duō xiǎoshíle.)
B: 是的,我觉得我们慢慢准备离开吧。谢谢大家今天的参与。(Shì de, wǒ juéde wǒmen mànmàn zhǔnbèi líkāi ba. Xièxiè dàjiā jīntiān de cānyù.)
D: 对啊,谢谢大家!下次聚会再见。(Duì a, xièxiè dàjiā! Xià cì jùhuì zàijiàn.)
Còn nữa... Xem chi tiết tại đây https://hoctiengtrungonline.org/threads/hoc-tieng-trung-theo-chu-de-tren-ban-nhau.2902/
1 note · View note
Text
KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG ONLINE
ĐÔI NÉT VỀ HỆ THỐNG HOA NGỮ - HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC MỖI NGÀY. Với hệ thống trải dài từ Bắc tới Nam và nhiều năm giảng dạy cho các học sinh, sinh viên ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rõ và có các phương pháp chuyên biệt hỗ trợ từng học sinh tiến bộ nhanh và rõ rệt trong học tập Với việc tuyển dụng và đạo tạo gắt gao, đội ngũ giáo viên của Hệ thống Hoa ngữ - Học tiếng Trung Quốc ngày là những giảng viên chuyên môn vững, kỹ năng sư phạm đạt chuẩn quốc tế, luôn tạo hứng thú cho các học viên không bị nhàm chán trong thời gian học. Hơn nữa, với việc nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều phương pháp hay giúp học sinh logic kiến thức, học nhanh, nhớ lâu như: phương pháp phát triển từ vựng, phương pháp tắm âm, phương pháp tự tích lũy, phương pháp tạo bản đồ tư duy từ vựng theo chủ đề lớn,... Học tiếng Hán tại Hệ thống Hoa ngữ - Học tiếng Trung Quốc mỗi ngày trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Website : https://hoctiengtrungquocmoingay.edu.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-tieng-trung-truc-tuyen/
0 notes