#cổ tay ốm
Explore tagged Tumblr posts
Text

Hồi đêm - Nằm chèo queo, trùm chăn nửa kín coi tấu hài. Tự nhiên có đoạn cô Thanh Hằng ca vọng cổ, gọi mẹ từ cái chỗ xa xăm nào đó. Xa lắm. Xa mút chỉ luôn à. Rồi tôi thấy giọt nước mắt chảy ngang. Thiệt tình, ca chi mà ác nhơn đến ghét!
Trong giấc ngủ, mấy khi được mơ. Mà đã mơ thì nhớ riết, nhớ hoài!
Tôi mơ thấy mình chút xíu. Mải chơi bịt mắt bắt dê với chị An rồi té xuống cái hồ nước sau nhà, lúc vớt lên cả người tím tái. Mẹ ôm tôi khóc hết nước mắt.
Tôi mơ thấy mình chút xíu. Ép sau lưng ba trên cái xe Super dream. Vòng tay tôi ngắn khúc mà sao giống như ôm được hết cả ba vô người. Ba chở vào cơ quan chờ ba tan làm. Hổng biết giờ chỗ đó ra sao, chứ hồi ấy thì um tùm lắm. Tôi lùn tỉn trong đám hoa mua tím, ngồi chòm hõm chơi với mấy cây mắc cỡ, cứ chạm vô rồi đợi nó tỉnh giấc.
Tôi mơ thấy mình chút xíu. Lon ton theo mẹ đi chợ, trước đó bao giờ cũng ghé vô uống sữa đậu nành ở góc ngã ba có cây me to gần nhà, tại mẹ biểu mỗi chỗ này là bán sữa đậu nành không cho bột mì vô trỏng. Cái quán đó giờ vẫn còn, bán thêm trứng lộn nhưng mà đâu còn ngon như ngày trước.
Tôi mơ thấy mình ốm nhom, đầu tóc rụng hết. Hồi bé bị sốt xuất huyết suýt chết. Ba mẹ ôm tôi chạy khắp nơi để chữa. Cái tên An Nhiên của tôi cũng sinh ra từ dạo đó.
Tôi mơ thấy mình cột tóc đuôi ngựa, mặc áo sơmi trắng thiệt đẹp theo ba lên SG học đại học. Lúc mẹ đưa 2 ba con ra bến xe mặt buồn hiu. Hồi đó cứ thắc mắc hoài: “Có chi đâu mà tự nhiên mẹ khóc?”…
Hồi nào đến giờ, tôi chẳng khi nào viết thư cho mẹ. Có hồi tính bắt chước con cái nhà người ta viết thư kể với mẹ:
Rằng con đi làm sáng sớm, thấy cái mặt trăng sao nó cũng trốn con mà đi.
Rằng buổi chiều con tan làm, thấy ông mặt trời đỏ au thiệt đẹp.
Rằng con dạo này đã biết mua cam về tự bóc ăn để tăng vitamin.
Rằng con đã biết con giống mẹ chỗ nào để mà khoe với mọi người (Tại ở nhà mấy chị em có mỗi tôi là khác nhất, ai cũng bảo không giống ba, cũng không giống mẹ). Giống mẹ cái đa đoan, như miếng bông gòn, thấm nước vô là giữ hoài không nhả. Ờ mà khờ thiệt, khoe gì không khoe, lại khoe cái đa đoan quá, rồi mẹ lại than: “Như vầy hoài, mai mốt giống mẹ, khóc hoài sao con?”
Có chi đâu mà!
Có chi đâu mà!
Khóc riết rồi th��i! Mệt rồi khắc nín à. Mẹ hen!
Hình như tôi chưa bao giờ nghe lời ba. Ba biểu: “Ráng mà sống cho vui vẻ, thoải mái.” Sao tôi cứ cảm xúc nhì nhằng vậy nè. Tôi ghét người ta chi lạ - Ghét cái sự soi mói, so bì, thiển cận, nhỏ nhen.
Tôi để ý tiểu tiết chi lạ, người ta cứ biểu là làm gì mà cường điệu quá đáng. Rồi dằn vặt mình bằng mấy cái chuyện đâu đâu.
Đó, như cái miếng bông gòn, thấm vô rồi không chịu nhả ra cho nhẹ bớt.
Mẹ! Con thiệt là hư!

- Miền Nam mấy hôm nay theo tin bão về Miền Bắc mà cồn cào gan ruột -
10 notes
·
View notes
Text

chà, lâu lắm rồi nhỉ. lâu lắm rồi em mới trồi lên với dăm ba câu chuyện đời mình. nhưng hôm nay hết buồn rồi nè. hôm nay khác lắm, không còn tìm đến Tumblr khi cô đơn, đau lòng hay ấm ức nữa. song, vui thì cũng không hẳn. chỉ là nhẹ nhõm hơn một chút, cả về nghĩa b��ng lẫn nghĩa đen ^^
xem nào, tháng 7 năm ngoái em bắt đầu biết bệnh, bắt đầu uống những viên thuốc đầu tiên, những ngày nằm viện đầu tiên, nh��ng ngày hoang mang, lo sợ tột cùng. em đã thay đổi rất rất nhiều trong suốt 1 năm sống cùng thuốc và những tác dụng phụ nó đem lại. em kiếm tiền không để tiêu cho gia đình nhiều nữa, em kiếm tiền chỉ để mua thuốc cho chính em. một năm qua, điều làm em tự hào nhất, nhưng cũng chua cay nhất, đó là việc bản thân đã vượt qua khó khăn về tài chính mà không cần phải vay mượn ai, ngược lại em đã trả hết nợ (khoản tiền nhỏ thôi, em vay bạn bè để bù vào cho mẹ lúc mẹ xây nhà, cho chẵn số ^^) em không thể yêu cầu sự giúp đỡ từ gia đình, phần vì mọi người không thực hiêu độ nguy hiểm của căn bệnh em mắc phải, phần vì mẹ cũng không có điều kiện, ông bà cũng đã già. em thấy mình giỏi thật, giỏi chịu đựng, giỏi cố gắng dù cũng có lúc nó vẫn vỡ ra như một quả bóng.
đã qua rồi những ngày tháng em co quắp gồng mình đi qua những cơn đau chuột rút, những cơn đau xé toạc da thịt đúng nghĩa do rạn nhanh vì phù. hiện tại em đã được rút thuốc xuống nhiều rồi, cân nặng cũng về lại như xưa. tuy em đã về lại số cân như trước nhưng mặt em vẫn có cảm giác nề, cổ - vai và lưng vẫn còn nhiều nước, động vào vẫn đau nhiều lắm. bù lại, em thấy mình phấn chấn hơn trong tinh thần. em cười nhiều hơn trước, đã tự tin mặc váy trở lại. em cũng đang kiên trì đi laser những vết rạn. đau không? đau chứ, rất rất đau là đằng khác, nhưng em chịu được, vì em muốn tìm lại chính mình, không chỉ về cảm xúc, mà còn về mọi mặt. chị Vân - bác sĩ điều trị rạn cho em nói em là một KH đặc biệt, chắc bởi ca bệnh của em là ca bệnh rạn nhiều nhất của chị, cũng như dù đau đến mấy em cũng không bao giờ khóc hay xin tạm dừng trong quá trình laser ^^ thực tình đoạn này em cũng luôn phục mình đấy, vì em chưa bao giờ là người chịu đau giỏi. chỉ là lần này, em muốn vượt qua nghịch cảnh, em không thể thay đổi nó thì em sẽ thay đổi cách tiếp nhận nó.
cảm ơn S thối của em vì đã không rời bỏ, dù em đã nhiều lần muốn hai đứa có hai cuộc sống khác. cảm ơn vì luôn nói rằng em không sao, em ổn mà, em xinh mà, không béo đâu. hay, em ơi đừng bỏ S, em bỏ S thì S biết ở với ai, biết yêu ai bây giờ. cảm ơn vì đã lựa chọn ở cạnh em, cho em một tình yêu, bù đắp lại thiệt thòi cho em. em xin lỗi vì những suy nghĩ trước đây mà đinh đẩy S ra. giờ em thông suốt rồi, mưa đến đâu mát mặt đến đấy. em sẽ yêu, sẽ đón nhận tình yêu vì em xứng đáng mà. sau này nếu lỡ S nghĩ lại, muốn chia tay thì lúc đó chúng mình sẽ dừng lại, em sẽ coi như đó là điều bình thường. hết yêu chỉ là hết yêu thôi, không phải vì tại em ốm, không phải vì tại số phận. em sẽ không đổ lỗi, dù có bất cứ điều gì xảy ra.
bệnh của em thì không khỏi được, sau này sẽ phải thay thận, nhờ người đẻ thuê nếu muốn có em bé. một viễn cảnh không mấy tươi sáng nhỉ. nhưng mà em tin ở S, tin ở những lần em lên quẻ, rằng em sẽ khoẻ lại, chỉ là hơi mất thời gian một chút. mà nếu như không khoẻ được thì mình thay thận, thuê đẻ, cứ có tiền là làm được hết mà, cứ lạc quan là được. phép màu là có thật, chỉ cần đủ niềm tin thôi.
cố lên nào, còn nhiều nơi chưa đi còn nhiều điều chưa làm lắm. không được phép gục ngã.
HN 20.08.2023
35 notes
·
View notes
Text

Chiều mưa như dự báo. Cả ngày toàn nghe tiếng mưa. Mưa trắng xóa không gian. Mưa mang đến thứ cảm giác ảm đạm của ngày mùa đông. Mưa mang đến thông tin đầy hững hờ, chập choạng của đời người. Cô hàng xóm mình vừa rời đi, nhà cùng dãy phố. Mình đi làm về trễ, đi ngang qua nhà cô thấy hàng người ngồi im lặng trước nhà nhìn ra phía mưa, nhìn mình đang vụt qua. Dắt xe vào nhà trong chếnh choáng vì thấy đời người cứ như cái bóng, khẽ đến rồi khẽ đi.
Cô được chuẩn đoán ung thư từ nhiều năm trước. Đã đi điều trị, tóc rụng phải đeo tóc giả. Lúc đầu, mọi người tưởng thế là xong rồi nhưng cô vẫn sống đến bây giờ. Ngày ngày, cô cùng vợ chồng em gái thường hay đi tập thể dục ngang nhà mình nên mừng thay vì điều đó. Mẹ mình bảo gần đây cô ốm, ngồi gục trên ghế, không ăn uống đã cả tuần. Như dự báo cho điều tồi tệ sắp xảy ra, căn bệnh tái phát và bệnh viện gần nhà trả về.
"Chị ơi, cô mất rồi." Chị đồng nghiệp mình ù tai, run cầm cập gọi điện hỏi thì được đầu dây bên kia xác nhận. Cô là đồng nghiệp cũ với chị ở cơ quan cũ. Chị kể về cô, một người hiền lành, có năng lực nhưng cuộc hôn nhân tệ bạc kia thì ai cũng biết để đến cuối đời vẫn đầy cay đắng.
Trưa ngày đưa cô đi. Trời lại mưa như khóc. Mình đứng ở thành cửa hành lang nghe đại diện cơ quan, chính quyền đọc lời cuối cùng. Đội kèn tây đã thổi những hồi mà bất kỳ người Hội An nào cũng quen thuộc:
Tìm lại ngày xưa đă mất bến sông Hoài tôi về chiều nay. Thấy bông hoa vàng rụng ven sông ngày xưa đã qua qua rồi. Loanh quanh trên những con đường nhỏ. Lang thang qua phố xưa nhà cổ. Đi đâu cũng một mầu xanh trong vắt hồn phố xưa.
📷 Canon FTb
🎞 Fomopan 100
🧪 Dev and scan: LLab Giảng Võ, Hà Nội
#filmphotography #filmisnotdead #filmcommunity #filmisalive #filmpassion #filmvietnam #believeinfilm #filmonly #shootfilmfeelgood #coloroffilm #35mm #the35mmdiary #canon #canonftb #fomopan #fomopan100 #hoian #llab #llabhanoi #lifeinmyeyes #foryou
6 notes
·
View notes
Text
Con người không được sinh ra để tồn tại mãi. Ta được sinh ra để chết. Để trở thành vật chất hữu cơ. Để trở thành ký ức và sự lãng quên trong trái tim mỗi người.
——
Đêm về khuya, bốn bề lặng ngắt như dọa người. Tôi đã ngủ no nê cả một ngày rồi, giờ này mắt cứ ráo hoảnh.
Hồi chiều, Yi mang cho tôi một túi quýt, miệng tôi thì đắng, nên là ăn hết quả này đến quả khác, giờ bụng dạ cứ cồn cào.
Tôi mở cửa sổ, ban đêm gió xào xạc lướt qua những tán cây bên ngoài. Mà màn đêm màu xanh tím lại khiến tôi thấy gần gũi vô cùng.
Dạo gần đây tôi cứ ra ra vào vào bệnh viện. Bác sĩ, y tá ở đây cũng quen cả mặt, gặp tôi là dặn ở yên cho nhanh khoẻ, buổi tối không có chạy ra ngoài chơi nữa. Mà tôi nào có nghe, tôi đời nào chịu nằm yên một chỗ. Mùa này là mùa lễ hội, tối hôm qua là giáng sinh, tôi truyền dịch xong là chạy đi chơi đến tận 1h sáng mới chịu mò về.
Vừa chạy ra đường một đoạn bất chợt trời đổ cơn mưa. Tháng 12, mưa không to, kiểu mưa phùn lất phất nhưng dai dẳng. Lúc đi vội quá tôi lại quên cầm theo áo khoác.
Gió rắc hạt mưa bụi bám lên gò má nóng hầm hập, tôi chìa tay đón những bụi nước lấm tấm, có giọt mưa đọng lại trong lòng bàn tay, mưa khẽ khàng va vào da thịt dậy lên cơn ngứa ngáy. Xung quanh ánh đèn từ nhà dân, từ đèn đường.. đủ màu sắc, dập dờn đan xen mà lóe sáng. Quán xá hai bên đường phố đã sớm lên đèn sáng trưng.
Tôi cảm giác mình thèm 1 ly rượu mơ ngọt ngọt nồng nồng. Thèm 1 que kem lạnh tê đầu lưỡi.
Tôi tấp vào 1 quán rượu kiểu Nhật. Rượu mơ ở mấy quán này phải nói là không có chỗ chê
Người ta hay nói cái câu “mượn rượu giải sầu��� Dẫu tôi không có sầu cần giải, nhưng trong bụng thấy ngán ngẩm quá chừng, nốc cạn mấy ly rượu xong, tinh thần mới sống dậy đôi phần lạc quan.
Tôi cảm giác mình đã chếnh choáng say, lúc ấy men rượu đã dâng đến đầu, nhịn không nổi lờm lợm buồn nôn. Không có ai vỗ lưng cho tôi cả.
Tôi nhớ P. Nhớ mỗi lần chạy theo tôi ra đường phải cầm giúp tôi biết bao nhiêu là thứ, toàn những thứ vặt vãnh. Tôi cứ hay cái tật thấy cái gì bé bé, xinh xinh là mua. Ví dụ như cây kèn hình cái ống, bên trong có 1 sợi kẽm rút ra đẩy vào thổi lên nghe vui tai cực. Ví dụ như mấy con thỏ làm bằng len… Tôi mua gì cũng dúi cho P. Anh lúc nào cũng cầm hết bên mình khi tôi hỏi tới là có ngay.
P của tôi đối với tôi tốt biết bao. Thế mà anh ấy lại sang bên kia trước rồi. Để giờ còn mình tôi trên đời này, trơ trọi trong nỗi cô đơn.
Uống rượu xong tôi lại xuống đường đi dạo, tôi đá bước thất tha thất thiểu, chẳng biết đã đi được bao xa. Bốn bề bao bọc là người, bốn bề bao bọc là đèn chói loá. Tôi túm chặt cổ áo, bấy giờ cơn lạnh mới thấm, cảm nhận thân mình run lẩy bẩy từng cơn. Tôi biết mình đương ốm, cả người đau nhức không có sức lực. Bải hoải đứng dưới dàn đèn, khắp nơi là tiếng người qua lại - rộn ràng nhộn nhịp. Đêm giáng sinh rực rỡ sắc màu, đêm giáng sinh phồn hoa đô hội. Tôi đi đâu? Về đâu?
Gầm trời bao la này, có nơi nào tôi thuộc về hay không?
...
Mấy hôm nay ở bệnh viện tôi ngủ không yên giấc, lại còn nằm mơ lung tung. Trong mơ có tiếng người dập dìu hát, tôi muốn xích lại gần với người đó, thế nhưng phủ kín bốn bề một lớp sương mịt mùng khỏa lấp mặt, tưởng gần mà lại xa. Tôi nghĩ là P đến đón tôi, tôi muốn chạy tới gần nhưng lại không tìm được đường. Tôi cứ quẩn quanh mãi trong làn sương khói, sau cùng đã tìm thấy người kia, đương lúc hớn hở chạy về phía đó, chợt sa chân trượt ngã, ngã xuống một vực thẳm sâu hun hút.. Lúc giật mình tỉnh giấc đầu cứ đau ong ong.
...
Đáng ra là hôm nay tôi được về rồi, nhưng lúc chiều lại chảy máu mũi nên bác sĩ biểu ở thêm một ngày để theo dõi.
Tôi thấy nhớ nhà. Cả một ngày cứ lừ đà lừ đừ. Tôi không biết mình có sống dai được hay không. Mà sao cũng được. Ai chả có số. Tôi vốn dĩ là một tâm hồn lang thang, ôm giấc mộng tự do tự tại. Tôi đã từng yêu, đã từng được yêu. Thế là đủ. Sống chết có đáng gì nữa đâu.
Hồi nãy, tôi mua sữa đậu nành lên sân thượng ngồi uống. Đêm tháng 12 se lạnh, Tiếng áo quần no gió chà vào nhau phần phật. Tôi đứng ở tầng 8 nhìn ra ánh đèn bên ngoài. Nếu như gieo mình xuống từ đây, thì tôi sẽ không còn đau nữa. Cơn đau thể xác, cơn đau tinh thần sẽ như vết khói mờ loãng dần trong hư vô.
Mà tôi đi thì cũng được. Ở bên kia ắt hẳn có P và thêm một người nữa đang chờ tôi. Nhưng ở nơi này tôi còn ba mẹ. Ba còn biểu cuối tuần về ba nấu canh cải chua với thịt bò cho ăn. Mẹ tôi còn chờ tôi kết hôn mới chịu thôi càm ràm.
À, tôi cũng nhớ Mèo. Lâu lắm rồi tôi chưa nghe giọng anh, thế là tôi lôi điện thoại mở lại mấy đoạn clip cũ quay lúc trước ra xem. Tôi nhìn Mèo - thầm nhủ mình sẽ nhớ mãi nét mặt này, nếu như mai này tôi vĩnh viễn ra đi.
Suy cho cùng, chỉ là duyên phận của chúng tôi không thuộc về nhau. May thay là Mèo đã quên tôi rồi, thế cũng tốt. Nếu như tôi có từ giã cõi đời này, Mèo dù có biết chắc cũng sẽ không mất nhiều thời gian cho buồn đau đâu, dần dà sẽ quên mất tôi là ai, thế rồi sẽ yên vui mà sống tiếp.
——
Mà tôi thấy dạo này càng ngày tôi càng suy nghĩ tào lao. Chắc là ốm nên đầu óc lơ ngơ rồi.

3 notes
·
View notes
Text
Khóc Người Vợ Hiền - Tú Mỡ

KHÓC NGƯỜI VỢ HIỀN.
Bà Tú ơi, bà Tú ơi! Té ra bà đã qua đời, thực ư? Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác, Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào, Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mai. Đâu bóng dáng con người thùy mị, Tuy tuổi già xấp xỉ bảy mươi, Vẫn còn khỏe mạnh, vui tươi, Le te, nhanh nhẹn như thời xuân xanh. Nhìn sau lưng, vô tình cứ ngỡ Một cô nào thiếu nữ thanh tân. Vậy mà cái chết bất thần Cướp bà đi mất, vô ngần xót xa! Kể từ thu�� đôi ta kết tóc, Thấm thoắt gần năm chục năm qua. Thủy chung chồng thuận vợ hòa. Gia đình hạnh phúc, thật là ấm êm.
Tôi được bà vợ hiền thuần thục. Cảm thấy mình tốt phúc bao nhiêu! Đôi ta cùng một cảnh nghèo Đạo vợ chồng lấy chữ yêu làm nền. Bàn tay trắng dựng nên cơ nghiệp, Cũng nhờ bà khéo biết thu va. Dù không phú quý vinh hoa, Cuộc đời đầy đủ cửa nhà xênh xang.
Bà đức tính đảm đang trung hậu, Gái Việt Nam nếp cũ cổ truyền. Có công nên được bù đền, Nhà ta cảnh tiểu thần tiên trên đời: Con khôn lớn năm trai ba gái, Nội ngoại vừa hăm bảy cháu ngoan. Đang vui như hội liên hoan, Thì bà vội mất muôn vàn tiếc thương! Hồi kháng chiến, trên đường gian khổ, Bà tản cư cùng lũ con thơ, Đạn bom, đau ốm, trải qua, Chín năm chịu đựng vậy mà an khang.
Mà nay chỉ cảm văng, ốm vặt, Tưởng như khi váng mặt nhức đầu, Lần này nào có ngờ đâu, Ốm đùa, chết thật, mới đau đớn lòng! Các bác sỹ ra công cứu bệnh, Cứu làm sao được mệnh than ôi! Bà nay sáu tám tuổi đời, Kể thì cũng thượng thọ rồi, còn chi. Bà chỉ ước rằng khi đến cõi, Hai vợ chồng sẽ đợi chờ nhau, Quy tiên cùng một chuyến tầu, Chứ về kẻ trước, ngựời sau sao đành! Khốn con tạo đành hanh tàn tệ, Vì ai đâu mà nể ta đây Phũ phàng guồng máy cứ quay, Hơn ngày chẳng ở, kém ngày không đi.
Ai là chẳng chung qui về đất Cưỡng làm sao quy luật thiên nhiên! Sinh thời, bà rất dịu hiền Thác đi thanh thản êm đềm như ru. Thiu thiu nhẹ tựa hồ thiếp giấc, Đúng như lời ao ước bấy nay. Bà lên xe hạc chơi mây, Để tôi thổn thức đêm ngày nhớ thương.
Nhớ tài đức đảm đương nội tướng, Nhớ công lao cấp dưỡng chí tình. Cơm dẻo canh ngọt đã đành Miếng ngon, món lạ, bà dành phần cho. Nhớ tôi ốm, bà lo nâng đỡ Khác nào cô y tá tận tâm. Nhớ khi giường bệnh đã nằm, Bà còn thủ thỉ tình thâm thương chồng: "Tôi mà chết thì ông sẽ khổ. Vì cứ theo câu cổ ngữ ta Xưa nay con cái nuôi cha Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông."
Bà ơi, hãy dầu lòng yên dạ, Giấc nghìn thu cho thỏa vong hồn. Bà đi, đã có dâu con, Một lòng phụng dưỡng, chăm nom bố già. Tôi có khổ, âu là chỉ khổ Vì thiếu bà, nhà cửa vắng tanh Khổ khi thức giấc tàn canh Bên giường trống trải một mình nằm trơ. Khổ nhớ lại sớm trưa ngày trước, Pha ấm trà chén nước mời nhau.
Giờ tôi chẳng thấy bà đâu, Bên bàn thờ nhắp chén sầu đầy vơi. Khổ nghe cái Tuyết Mai cháu bé Nói với ông thỏ thẻ tiếng lòng: "Ông ơi, cháu ngủ với ông, Ngày mai ông bế đi vòng vườn hoa" Nay bà chết là bà đi mất, Thôi, cháu không còn hát câu ca: "Bà ơi, cháu ngủ với bà, Mai bà đi chợ mùa quà cháu ăn."
Khổ những lúc ra sân, mê tỉnh Ngắm vườn nhà thấy cảnh thênh thang, Mà bà khuất núi cho đang, Quả cau tươi, lá trầu vàng ai xơi? Khổ trông thấy cái cơi còn đó, Đã khô trầu, khô vỏ, khô cau. Bà thước đất đã vùi sâu Cặp môi cắn chỉ ăn trầu đỏ tươi. Ngẫm cảnh già cuộc đời sung sướng, Tưởng vợ chồng còn hưởng dài lâu Không ngờ con tạo cơ cầu, Bà đi để tủi để sầu cho tôi.
Ôi! Duyên nợ thế thôi là hết, Năm mươi năm thắm thiết yêu nhau! Bà về trước, tôi về sau, Thôi đành tạm biệt, nuốt sầu gượng vui. Bà đi rồi nhưng tôi phải ở Công việc đời còn dở tí thôi. Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi, Về nơi cực lạc, lại tôi với bà…
Nhà thơ Tú Mỡ
6 notes
·
View notes
Text
Lợi thế của người đẹp
---ở Hongkong, nền kinh tế nằm trong tay cỡ một ngàn gia tộc, thường là người Quảng Đông di cư sang từ thời xưa. Đời đầu, nếu là 1 hiệu thuốc bắc, các đời sau biến nó thành tập đoàn dược phẩm. Nhà Lý Gia Thành, ban đầu là cửa hàng bán đồng hồ, sau thành tập đoàn đa ngành, trong đó có độc quyền khai thác kênh đào Panama. Hay ông Cheng Yu Tung, tụi tui gọi là Lão Trượng, đầu tiên là thợ bạc, có cửa hàng vàng bạc đá quý, sau trở thành chủ tập đoàn Chow Tai Fook, sở hữu hệ thống khách sạn New World (có 1 cái ở VN, kể sau nha). Tui kể sơ về mô hình của chủ tui cho mọi người hiểu cách họ làm giàu ra sao. Đời đầu là sạp giày dép trong chợ Graham, sau biến thành tập đoàn chuyên về may mặc, rồi sau là tài chính, sáp nhập doanh nghiệp. Hàng ngày, khách du lịch, những người có óc làm ăn ở Philippines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia....tới thấy giày dép này hay, có thể đem về nước họ KD nên đặt số lượng lớn. Cùng là người gốc Quảng nên họ tin tưởng nhau rất mực, ai khôn vặt lừa lọc 1 cái là họ đồn nhau tẩy chay, coi như kết thúc cuộc đời thương trường. Ông chủ tui sang Đại Lục đặt hàng gia công, sau các nhà máy cần vốn mở rộng sản xuất thì họ cổ phần, ông chủ tui góp vô, từ từ lên mức 51% để chi phối. Cứ thế mà tích luỹ. Khi có vài ba tỷ đô rồi thì đa ngành, mở thêm mảng khác. Buổi trưa, ở các khách sạn ven vịnh biển khu Harbour, thương nhân hay ngồi trầm ngâm, vừa ăn vừa nhìn xuống vịnh cảng, nơi các con thuyền đi qua đi lại, nghĩ cách giao thương với thế giới. Họ ít gặp khách vào buổi trưa vì ăn rất nhanh, cỡ 30-45 phút là quay lại làm. Trà dư tửu hậu thì vào buổi tối, họ vô phòng riêng trong nhà hàng, có cái bàn tròn xoay thức ăn, uống rượu vang, nói chuyện xây dựng quan hệ. Làm ăn, tất cả dựa trên lòng tin. Ai xây dựng được thì có tiền.
Một lần, tui đi đại lục (tỉnh Quảng Đông) để đặt gia công. Bên đó tiếng phổ thông người ta tốt, tui giao tiếp được. Các ông chủ nhà máy là người Quảng nhưng quản lý hay công nhân thường là từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung, miền Tây TQ. Như Tp Quảng Châu, cứ mỗi mùa Tết, gọi là xuân vận, mười mấy triệu người chật ních các ga Quảng Châu để về quê, thời đó tàu cao tốc chưa nhiều nên công ty cho họ nghỉ 2 tuần, riêng đi lại cũng mất mấy ngày. Tui làm QC (quality control), kiểm tra nguyên liệu, thành phẩm, mẫu mã bao bì, nhưng chỉ là tập sự, đi theo mấy anh chị cứng nghề. Rảnh rỗi là tụi tui đi khảo sát các nhà máy nhỏ trong mấy xã xa xôi để đánh giá xem có hợp tác được hay không. Thường các nhà máy này giá rẻ hơn, do công nhân rẻ, nhà nước ưu đãi vốn. Ở Trung Quốc, cứ mở nhà máy ở huyện ở xã nghèo là được cấp vốn lãi vay bằng 0.
Bữa về lại Hongkong để đánh giá thì tui thấy trong 1 loạt tiêu chí, có tiêu chí "quản lý nhà máy có đẹp trai không" trong báo cáo, làm tui cười sặc sụa. Ông chủ giải thích là đẹp ở đây là sự khoẻ khoắn gọn gàng sạch sẽ thơm tho. Họ có body khoẻ mạnh tức lối sống lành mạnh, yên tâm làm lâu dài không có nửa chừng bệnh hay nghỉ việc vì ốm; họ ăn mặc đẹp tức có gu mỹ thuật, làm hàng cho mình sẽ bắt mắt, dễ bán; người quen thơm tho thì cái gì hôi họ chịu không được; ai lùi xùi xộc xệch quần áo đổ lông cũng mặc, da bóng nhờn tóc tai bờm xờm...tức không chăm bản thân mình, thì cái xưởng cái nhà cái cây con chó con mèo họ cũng không thể chăm. Bản thân chẳng biết thế nào là đẹp thì hàng hoá làm ra chẳng thể nào đẹp, óc thẩm mỹ họ không có hoặc không quan tâm đến. Tui hỏi, hàng hoá cũng như con người, cứ tốt là được rồi mà, phải không. Ổng không chịu, nói tốt chưa đủ, phải kèm với đẹp thì mới thành TỐT ĐẸP.
Cre: Ăn trưa cùng Tony
4 notes
·
View notes
Text
THUỐC CỐ TINH SÁP NIỆU - SƠN THÙ DU
Quả chín phơi khô của cây sơn thù du – Cornus officinalis Sieb. et Zucc. Họ Sơn thù du – Cornaceae. Tính vị: vị chua, chát, tính hơi ôn. Quy kinh: can, thận. Công năng chủ trị:
Ích thận cố tinh: dùng khi thận hư, liệt dương, di tinh, tai ù, tai điếc, tiểu nhiều đau lưng, đau gối. Có thể phối hợp với phá cố chỉ, đương quy 12g.
Cố biểu liễm hãm: dùng sau khi ốm dậy biểu hư, ra nhiều mồ hôi, phối hợp với long cốt, mẫu lệ, bạch thược.
Cố tinh chỉ huyết: dùng cho phụ nữ thể hư, tiểu cầu giảm, kinh nguyệt nhiều. Có thể phối hợp với nhân sâm, đẳng sâm hoặc phối hợp với các thuốc bổ huyết khác như đương quy, bạch thược… Liều dùng: 4 – 12g. Kiêng kỵ: những trường hợp thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi thì không dùng.
NguyênLiệuLàmThuốc #ThuốcCốTinhSápNiệu
0 notes
Text
Đâu là nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút?
Bạn từng thức giấc giữa đêm vì cơn đau buốt đột ngột ở chân? Chuột rút là một trong những “vị khách không mời” thường xuyên ghé thăm các bà bầu. Rất nhiều phụ nữ mang thai trải qua hiện tượng này, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Để tìm hiểu bà bầu bị chuột rút do đâu và làm thế nào để cải thiện, mẹ hãy đọc ngay bài sau đây.
Xem thêm: cặp sắt canxi chela ngừa thiếu máu chuột rút khi mang thai
Bà bầu bị chuột rút. Nguyên nhân do đâu?
Chuột rút là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý về cơ, có thể gặp ở người bình thường, còn ở phụ nữ mang thai, nguy cơ chuột rút tăng lên nhiều lần. Chuột rút ở bà bầu có thể do nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Áp lực từ tử cung
Tử cung mở rộng để tạo chỗ trống cho em bé phát triển với nhiều cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Điều này có thể gây ra tình trạng đau nhức cho bà bầu đặc biệt trong thời gian đầu mang thai. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung bị đè và tạo áp lực nặng nề khó chịu. Bà bầu có thể bị chuột rút co cơ tại vùng bụng dưới.
Tăng cân
Trọng lượng cơ thể mẹ bầu ngày một tăng lên khi em bé ngày càng lớn, tạo áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân nên dễ gây căng cơ chân và bị chuột rút.
Ốm nghén
Bà bầu bị nôn ói ốm nghén trong thai kỳ khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn, mất cân bằng điện giải và thiếu hụt chất dinh dưỡng, khiến cho cơ bị co cứng và bị chuột rút.
Thiếu canxi và khoáng chất
Nếu mẹ chưa biết bầu bị chuột rút do đâu thì có thể do bị thiếu canxi trong thai kỳ, đặc biệt khi nhu cầu về canxi của bà bầu tăng cao khi mang thai. Cơ thể mẹ bầu thiếu canxi sẽ rút canxi từ xương người mẹ để truyền cho bé, hạn chế hoạt động của bộ phận xương, cơ và gây ra chuột rút. Ngoài ra nếu cơ thể mẹ thiếu kali hay magie cũng khiến cơ yếu dần, giảm năng suất hoạt động và thường xuyên co thắt gây chuột rút.
Xem thêm: thuốc canxi hữu cơ cho bà bầu giảm nguy cơ chuột rút tê bì
Dấu hiệu nhận biết chuột rút bà bầu cần chú ý?
Chuột rút khi bầu bí thường gặp nhất một số bộ phận như: bắp chân, đùi, bàn chân, tay, thân mình.
Đôi khi bị chuột rút cũng đi kèm một số dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Mẹ cần phải đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, nếu bị chuột rút kèm theo những tình trạng sau:
Thường xuyên bị chuột rút với tần suất khoảng 6 lần/giờ. Bị chuột rút thường xuyên dù đã áp dụng các biện pháp phòng tránh. Bị chuột rút kèm theo chóng mặt, chảy máu là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, sảy thai hay bị nhau tiền đạo. Mẹ cần đi đến bệnh viện ngay để cấp cứu kịp thời. Mẹ có tiền sử sinh non, mang thai ngoài tử cung hay bị cổ tử cung ngắn cần thận trọng với các cơn co thắt trong thai kỳ. Bị chuột rút kèm theo đau bụng, sốt là dấu hiệu viêm ruột thừa, sỏi túi mật hay sỏi thận.
Xem thêm: uống sắt và magie cùng lúc được không
Cách ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai
Để ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai thai phụ nên:
Bổ sung thực phẩm giàu magie, kali, canxi như thịt cá, trứng, rau củ quả như các loại chuối, lê, nho khô.. Uống nhiều nước khoảng từ 2-2.5 lít nước để tránh tình trạng mất nước và bị chuột rút. Tránh đứng hay ngồi quá lâu ở một tư thế mà mẹ bầu nên tranh thủ thời gian nghỉ để co duỗi bắp chân, vận động chân sau mỗi giờ làm việc. Tránh làm việc mệt mỏi quá sức mà cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Tập thể dục khi mang thai với các bài tập yoga, đi bộ, bơi lội.. để tăng cường lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất hiệu quả hơn. Xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ đùi tới bắp chân, bàn chân và các ngón chân để tăng quá trình tuần hoàn máu. Tắm với nước ấm hoặc ngâm chân trong nước nóng pha với muối và gừng để phòng ngừa chuột rút khi ngủ. Gác chân lên gối cao khi nằm ngủ kết hợp nằm nghiêng bên trái để tăng cường lưu thông máu nhất là ở vùng bắp chân.
Bổ sung đủ canxi theo từng giai đoạn thai kỳ với một khẩu phần ăn hợp lý cũng như dùng viên uống theo chỉ định của bác sĩ. Các bà bầu cũng chú ý bổ sung magie đầy đủ trong chế độ ăn nếu cơ thể đang bị thiếu chất này, do bị thiếu canxi, magie cũng gây ra chuột rút. Bên cạnh đó, mẹ cần nắm rõ uống canxi và magie cùng lúc được không để sử dụng viên uống đúng cách và mang lại hiệu quả tối ưu!
** Chela-Mag B6 là sản phẩm của Olimp Labs – được nhập khẩu nguyên hộp từ châu Âu, phân phối chính hãng tại Việt Nam
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vấn đề chuột rút khi mang thai cho mẹ bầu. Các mẹ cần luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân để có phản ứng kịp thời trước thay đổi của cơ thể, không chỉ với tình trạng chuột rút mà còn ở các bệnh lý khác.
0 notes
Text
HN, 25/2/28
hôm nay là ngày cuối tháng rồi, cũng nhiều việc.
nhưng dạo gần đây mình có cảm giác rất lạ. mình thấy khó chịu mà không rõ là vì sao, mình luôn có 1 cảm giác khó chịu kì lạ đo, lởn vởn bao quanh, dạ dày khó chịu, cảm giác nôn nao. mình thực sự không có để ý cho tới trước ngày hôm mình lăn ra ốm :))
và hôm nay, sau khi ốm dậy dc tới ngày thứ 1,5, mình nhận ra vấn đề chính là anxiety is back and harder to handle than before.
tối qua mình chợt bị panic, mình cũng hơi hoang mang, nhưng cũng hơi hiểu lý do đó.
tới hôm nay, mọi dấu hiệu đều trở nên rõ ràng hơn, mình làm việc một cách chật vật, đi đứng một cách mệt nhọc, thở thôi cũng thấy muốn hết sức :( đầu óc như một mớ bòng bong, mình lo lắng, căng thẳng vì cảm thấy không thể giải quyết dc hết việc trong hn, hoặc đơn giản vì nh việc, làm hoài không hết. rồi mình thấy chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tay bắt đầu đổ mồ hôi nhẹ, tay chân tê, đau cứng cổ vai gáy, tay chân run nhẹ.
và mình muốn khóc vl.
huhu.
mình ghét căn bệnh này thật sự.
với khối lượng cv như hn, mọi khi mình có thể xử lý bt.
nhưng hn cảm giác thật sự rất mệt, rất rất mệt.
tới tối ăn một chút, giao lưu một chút mình thấy thoải mái hơn một chút.
nhưng khi về tới nhà, tự dưng mọi thứ lại quay về thời điểm như ban đầu.
rồi những cảm xúc tiêu cực bủa vây mình, tự dưng thấy lo lắng, tuyệt vọng vl. haha. so depression came along with anxiety.
haizz, sau khi vật lộn một lúc, mình đã làm bản thân xao nhãng đi một chút. nhưng tới lúc này, cảm xúc qua đi r, cái tàn dư của anxiety vẫn còn lảng vảng. mình biết mình chưa thể gạt đi nếu những thứ khiến mình stress không dc giải quyết.
mình muốn bỏ của chạy lấy người :)) muốn bỏ hết cmn mọi kèo đã có, mặc kệ mn để chạy trốn vào xó của riêng mình trọn vẹn 2 ngày cuối tuần :(
mmmmmmmmmmmmmmm
khó chịu thất sựuuuuuuuuuuuuuuuuu
:(((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((
0 notes
Text
thỉnh thoảng tôi sẽ bị đau tim
Hôm qua tôi hẹn gặp người anh họ bằng tuổi. Cuộc sống của chúng tôi tách nhau ra kể từ cấp ba, khi hai đứa học hai trường khác nhau. Tôi thì cứ thế mà học lên, đại học, thạc sĩ, giờ thì đi làm, tạm gọi là ổn định. Còn anh thì bỏ ngang đại học, đi làm bếp ở nhà hàng pizza, cưới vợ, nghỉ làm để đi Đức nhưng không thành, rồi chuyển hướng đi Nhật, giờ anh đang tìm việc làm thêm trong lúc đợi bay.
Chúng tôi ngồi ăn kem với nhau trong một không gian riêng, anh kể cho tôi chuyện cả tuần vừa rồi anh sốt xuất huyết và viêm amidan cấp, nghỉ làm, nằm trong căn phòng nhỏ cùng với con mèo bị sỏi thận, vãi nước đái tùm lum. Chủ ốm, mèo ốm. Đầu nhức, người nóng bừng, cổ họng sưng tấy không làm gì được. Tâm trạng tôi trùng xuống khi nghe anh kể, giọng anh vẫn lạc quan và hào sảng như mọi khi, nhưng nội dung thì đã làm tôi khóc trong lòng. Anh tôi là một người cực kì mạnh mẽ. Rồi anh kể cho tôi nghe những lần anh đi xe máy trong lúc buồn ngủ và bị ngã xe, những lần ngã xe cận kề với cái chết. Lần anh ngã xe nằm chơ vơ giữa đường vào đêm muộn, gào lên “Ai cứu tôi với!” nhưng không ai đáp lại, anh lồm cồm bò dậy và cố lết về nhà. Lần anh len giữa hai ô tô để vượt lên và đâm vào một gờ đất cao, ngã sõng soài, mặt cách ô tô chỉ vài xăng ti mét và xe máy thì bị đâm nát bét. Tôi vừa nghe anh kể chuyện vừa tự hỏi, những lúc anh trải qua mọi sự kinh khủng như thế thì tôi đang làm gì. Chắc là tôi đang bận rộn với cuộc đời riêng của tôi, làm này làm nọ, khủng hoảng và không muốn quan tâm đến ai khác. Bây giờ thì sao? Bây giờ tôi nhận thấy mọi người quanh tôi đều đang rất áp lực về chuyện gì đó, còn tôi thì không hẳn.
Tôi đang có việc làm tạm được, tôi có mục tiêu học tập làm kim chỉ nam, tôi có lịch sinh hoạt ổn định và lành mạnh. Tôi không có trách nhiệm với ai khác ngoài với chính mình. Trong khi nhưng người khác thì có. Họ yêu đương, họ lập gia đình, họ sinh con. Mối quan hệ hai bên nội ngoại. Công việc khó khăn, cuộc sống áp lực. Nhiều người không có thời gian làm gì cho bản thân mình. Vài phút ngồi nghe anh tôi kể chuyện, tôi cảm thấy như đã phải rất lâu rồi anh mới được nói nhiều như thế, mới được trải lòng ra nhiều như thế.
Tôi mới nghĩ lại tôi. Ai sẽ là người sẵn sàng nghe câu chuyện của tôi. Mà hơn nữa, tôi thì có câu chuyện gì nói? Tôi thể hiện ra là một người vô tư lự và sẵn sàng lắng nghe mọi người. Gần đây tôi lại còn chấp nhận để một người mới quen bước vào vòng tròn của tôi. Một mối quan hệ kì lạ.
Chính tôi cũng ngạc nhiên vì tôi đã cứ cố chấp mà duy trì mối quan hệ này. Ban đầu, khi họ đáp lại tôi một chút thôi là tôi đã muốn quan tâm tới người ta hết sức, tôi đã tự làm khổ mình khi bắt mình phải giải quyết được hết các vấn đề của họ. Rồi tôi nhận ra như vậy thật ngớ ngẩn nên tôi đã dừng lại. Cảm giác như tôi lại đã tiếp nhận thêm một trường hợp giống những người khác, có quá nhiều trách nhiệm quàng vào người họ và bị mắc kẹt. Chính bản thân họ cũng không thể tự do làm điều họ muốn.
Vì thế tôi ngạc nhiên. Tôi có phải lại đang một lần nữa dìm nhu cầu của mình xuống, tỏ ra là người không cần ai quan tâm để có thể tiếp tục quan tâm tới người khác mà không cần sự đáp lại không? Tôi đọc ở đâu đấy rằng người ta thường đối xử với người khác theo cách họ muốn được người khác đối xử. Nghe không thuận tai cho lắm nhưng ý là tôi cũng luôn muốn được ai đó hướng về tôi như cách tôi hướng tới họ. Có qua có lại và không ai phải chịu nhường nhịn ai. Nói thẳng ra thì người tôi mới quen kia, tôi thực sự không có hi vọng gì cho mình, mặc dù tôi lại quan tâm tới họ theo kiểu chưa bao giờ tôi làm với ai khác. Tệ hơn nữa thì là mắt tôi mù và những điều mà tôi cho là đặc biệt thì đối với họ lại chỉ là lẽ thường, một mối quan hệ bình th��ờng và tôi thì chẳng là ai cả.
Bởi vì thế nên tôi nghĩ là tôi có thể ngưng lại nếu tôi muốn. Nhưng không có lí do gì cụ thể để làm vậy, hơn nữa như thế này vẫn đang vui, tôi vẫn vui khi tôi làm cho người ta vui, tuy nhiên thì có điều gì đó vẫn chưa đủ, chưa tới, nên mọi thứ đang cứ lửng lơ.
Thỉnh thoảng tôi quên mất việc tôi không nên hi vọng (hoặc tôi không được hi vọng), thế là tôi lại bày tỏ hơi nhiều. À, quên mất là họ không thể cho mình điều mình muốn, mình nên hành xử có chừng mực thôi.
Những lúc như vậy thì tim lại nhói một cái.
26nov24 428pm
0 notes
Text
Bầu dùng nước hoa được không? Những điều cần lưu ý khi sử dụng nước hoa trong thai kỳ
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi, từ việc thay đổi nội tiết tố cho đến cảm giác nhạy cảm với các mùi hương. Vì vậy, nhiều bà bầu có câu hỏi liệu bầu dùng nước hoa được không và nếu có thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này và đưa ra những lưu ý quan trọng khi lựa chọn và sử dụng nước hoa trong thai kỳ.
1. Có nên dùng nước hoa khi mang thai không?
Câu trả lời cho câu hỏi này là có, nhưng bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng. Việc dùng nước hoa khi mang thai hoàn toàn có thể thực hiện được nếu bạn chọn lựa sản phẩm phù hợp và sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, trong thai kỳ, cơ thể của bạn trở nên nhạy cảm hơn với mùi hương và các hóa chất. Một số loại nước hoa có thể chứa các thành phần hóa học mạnh hoặc các hương liệu tổng hợp có thể gây kích ứng hoặc phản ứng không tốt cho cơ thể.
2. Những rủi ro khi dùng nước hoa trong thai kỳ
Mặc dù nước hoa là sản phẩm làm đẹp quen thuộc, nhưng trong thai kỳ, bạn cần thận trọng vì một số lý do sau:
Hương liệu tổng hợp và hóa chất: Nhiều loại nước hoa chứa các hương liệu tổng hợp và hóa chất có thể gây kích ứng cho da và làm tăng nguy cơ dị ứng, đặc biệt là khi làn da của bạn đang trở nên nhạy cảm trong thai kỳ. Một số thành phần hóa học trong nước hoa có thể gây ra các vấn đề về da như mẩn đỏ, ngứa hoặc viêm da.
Chất gây rối loạn nội tiết: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hóa chất trong nước hoa, như phthalates (chất làm mềm nhựa), có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của cơ thể. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với bà bầu, vì sự thay đổi của hệ thống nội tiết có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nước hoa mạnh có thể gây buồn nôn: Trong giai đoạn mang thai, nhiều bà bầu gặp phải triệu chứng ốm nghén, đặc biệt là cảm giác buồn nôn với các mùi mạnh. Một số mùi nước hoa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này, khiến bà bầu cảm thấy khó chịu hoặc chóng mặt.
3. Lựa chọn nước hoa an toàn cho bà bầu
Nếu bạn muốn sử dụng nước hoa trong thai kỳ, hãy chú ý đến một số yếu tố sau để đảm bảo an toàn:
Chọn nước hoa tự nhiên, organic: Các loại nước hoa tự nhiên hoặc organic, được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên, thường ít chứa hóa chất và hương liệu tổng hợp. Những loại nước hoa này an toàn hơn cho bà bầu và ít có khả năng gây kích ứng.
Tránh nước hoa có mùi quá mạnh: Nước hoa có mùi hương nhẹ nhàng, tinh tế sẽ dễ chịu hơn cho bà bầu, giúp bạn cảm thấy thư giãn mà không làm tăng cảm giác khó chịu. Các mùi như hoa nhài, hoa hồng, lavender hay cam quýt là những lựa chọn tuyệt vời vì chúng nhẹ nhàng và dễ chịu.
Kiểm tra thành phần trước khi sử dụng: Nếu bạn muốn sử dụng một loại nước hoa cụ thể, hãy đọc kỹ thành phần trên nhãn sản phẩm để chắc chắn không có các chất gây hại như phthalates, formaldehyde hay parabens, những chất này thường được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trong thai kỳ.
Thử nghiệm trên da trước khi sử dụng: Trước khi xịt nước hoa lên toàn bộ cơ thể, bạn nên thử nước hoa lên một vùng da nhỏ để kiểm tra xem có phản ứng kích ứng nào hay không. Nếu có dấu hiệu ngứa ngáy, đỏ hay sưng tấy, bạn nên ngừng sử dụng ngay.
4. Cách sử dụng nước hoa an toàn khi mang thai
Nếu bạn đã chọn được một loại nước hoa an toàn và phù hợp, hãy lưu ý một số cách sử dụng để giảm thiểu các nguy cơ có thể xảy ra:
Xịt nước hoa vào vùng da không nhạy cảm: Hãy xịt nước hoa vào các khu vực ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ít nhạy cảm như sau gáy, phía trong cổ tay hoặc khuỷu tay thay vì xịt trực tiếp lên vùng ngực hay bụng.
Không xịt quá nhiều: Khi mang thai, cơ thể bạn có thể cảm nhận mùi hương mạnh hơn bình thường, vì vậy chỉ cần xịt một lượng nhỏ nước hoa là đủ. Lượng nước hoa quá nhiều có thể gây khó chịu hoặc khiến bạn cảm thấy choáng váng.
Hạn chế sử dụng nước hoa trong thời gian dài: Trong những tháng đầu thai kỳ, đặc biệt là khi bạn cảm thấy cơ thể nhạy cảm hơn, hạn chế sử dụng nước hoa hoặc chuyển sang các loại nước hoa tự nhiên, nhẹ nhàng.
Bài viết Bầu dùng nước hoa được không? Những điều cần lưu ý khi sử dụng nước hoa trong thai kỳ được viết bởi MOY
Điện thoại: 0967.548.393 - 0922.701.803
Địa chỉ: MOY Perfume, 45/14A Trần Thái Tông, Phường 15, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Website: https://moy.com.vn/
Nguồn tham khảo: https://moy.com.vn/kien-thuc-ve-nuoc-hoa/bau-dung-nuoc-hoa-duoc-khong/
#nuochoamoy
0 notes
Text
Anthony Doerr, "Cloud Cuckoo Land" (trích)
Người dẫn chuyện: Làm việc đi nào, các anh. Mọi người định đặt tên cho thành phố của chúng ta thế nào?
Peisetairos: Sparta thì sao? Một cái tên cổ oai nghiêm song cũng thật kiêu kỳ.
Euelpides: Ôi Hercules vĩ đại ơi, gọi thành phố của tôi là Sparta ư? Lấy tên đó đặt cho tấm thảm của tôi nghe còn xúc phạm nữa là.
Peisetairos : Vậy anh thử đề xuất tên khác nghe xem.
Người dẫn chuyện: Một thứ gì đó lớn lao, làm bật lên những đám mây. Một cái tên mềm mại và choáng ngợp, một thanh âm căng tràn.
Peisetairos : Tôi nghĩ ra rồi! Nghe này - Miền Mây Cúc Cu!
- Aristophanes, Bầy chim, 414 TCN.

[...]
TÀU ARGOS Năm thứ 65 thực thi nhiệm vụ Ngày thứ 307 bên trong Hầm Một
Konstance
Cô bé mười bốn tuổi đang ngồi xếp bằng trên sàn căn hầm dạng vòm, mái tóc xoăn tít, tất đầy những lỗ, là Konstance.
Sau lưng nó, bên trong cây cột lờ nhờ trong suốt cao mười sáu bộ từ sàn tới kịch trần, treo một cỗ máy bện từ triệu triệu sợi vàng không dày hơn tóc người bao lăm, sợi này lại bện quanh hàng nghìn sợi khác, kỳ công đến kinh ngạc. Thảng hoặc, một bó sợi đâu đó dọc bề mặt cỗ máy nháy sáng, lúc chỗ này, lúc lại chỗ kia. Đó là Sybil.
Trong phòng còn có một cũi bơm hơi, nhà xí tái chế, máy in thực phẩm, mười một gói Bột dinh dưỡng cùng một máy chạy bộ đa hướng có kích cỡ và hình dạng lốp xe ô tô được gọi là Xe đẩy. Ánh sáng rọi xuống từ vòng đi-ốt trên trần. Không thấy lối ra.
Trên sàn bày gần trăm mảnh giấy hình chữ nhật mà Konstance đã xé ra từ một túi Bột dinh dưỡng rỗng rồi dùng mực tự chế viết lên. Nhiều mảnh kín chữ viết của cô bé, số còn lại chỉ độc một từ. Ví dụ, có mảnh gồm hai mươi bốn ký tự của bảng chữ cái Hy Lạp cổ. Mảnh khác lại viết:
Trong thiên niên kỷ tính đến năm 1453, thành Constantinople đã bị vây hãm hai mươi ba lần, song chưa một đội quân nào chọc thủng được các bức tường thành của nó.
Konstance chồm tới trước bốc lên ba mảnh. Cỗ máy sau lưng nó nhấp nháy.
Trễ rồi đấy Konstance, cả ngày nay bồ chưa ăn gì cả.
“Tôi không đói.”
Một ít cơm risotto thơm ngon thì sao? Hay thịt cừu nướng với khoai tây nghiền? Vẫn còn nhiều món kết hợp mà bồ chưa thử đó.
“Không, cảm ơn Sybil.” Cô bé nhìn xuống mảnh đầu tiên:
Câu chuyện Hy Lạp đã thất lạc Miền Mây Cúc Cu của v��n sĩ Antonius Diogenes, kể về hành trình của một gã chăn cừu tìm đến thành phố địa đàng trên bầu trời, có thể đã được viết vào khoảng cuối thế kỷ đầu sau công nguyên.
Mảnh thứ hai:
Theo như chúng ta biết từ bản tóm tắt của người Byzantine vào thế kỷ mười chín thì cuốn sách bắt đầu bằng đoạn phi lộ ngắn, trong đó Diogenes trò chuyện với đứa cháu gái đang đau ốm của mình và khẳng định câu chuyện khôi hài được kể sau đây không phải do chính ông sáng tác mà là khám phá được trong một ngôi mộ ở thành cổ Tyre.
Mảnh thứ ba:
Theo như Diogenes viết cho cháu gái mình thì ngôi mộ đề Aethon: Đã sống 80 năm làm người, một năm làm lừa, một năm làm cá vược, một năm làm quạ. Diogenes khẳng định đã phát hiện ra bên trong mộ một rương gỗ đề dòng chữ Này kẻ lạ, bất kể là ai, hãy mở ra để biết thứ sẽ làm ngươi kinh ngạc. Ông mở rương ra và thấy hai mươi bốn tấm gỗ bách, trên đó thuật lại câu chuyện của Aethon.
Konstance nhắm mắt lại, hình dung cảnh người văn sĩ đi khuất vào trong hầm mộ tăm tối, mò mẫm chiếc rương lạ lùng dưới ánh đuốc. Các đi-ốt trên trần lịm dần, tường chuyển từ trắng sang màu hổ phách, Sybil lại cất tiếng, Sắp Tắt sáng rồi đấy Konstance.
Cô bé đi qua đám giấy trên sàn và lấy ra phần còn lại của túi bột rỗng dưới cũi, dùng tay và răng xé ra một mảnh hình chữ nhật. Nó cho chiếc thìa nhỏ của Bột dinh dưỡng vào máy in thực phẩm và nhấn nút. Thiết bị phun trả vào tô đựng một aoxơ chất lỏng sẫm màu. Đoạn, Konstance vót một khúc nhựa PE thành ngòi tạm và chấm vào thứ mực vừa chế ra, chồm tới mảnh giấy trống vẽ một đám mây.
Konstance chấm mực thêm lần nữa.
Bên trên đám mây, nó vẽ những ngọn tháp của một thành phố rồi đến những chấm chim nhỏ lượn quanh. Căn phòng càng lúc càng tối. Sybil nhấp nháy. Konstance, tôi phải nhắc bồ ăn ngay đi thôi.
“Tôi không đói, cảm ơn Sybil.”
Konstance bốc lên mảnh giấy đề ngày tháng - ngày 20 tháng Hai năm 2020 - đặt cạnh mảnh ghi chữ Trang A rồi đặt bức vẽ thành phố trên mây vào bên trái. Trong thoáng chốc, dưới ánh sáng đang lịm dần, ba mảnh giấy trông như sắp vươn dậy và phát sáng.
Konstance ngồm xổm xuống. Gần cả năm rồi nó chưa bước chân ra khỏi căn phòng này.
MỘT: NÀY KẺ LẠ, BẤT KỂ LÀ AI, HÃY MỞ RA ĐỂ BIẾT THỨ SẼ LÀM NGƯƠI KINH NGẠC
_____
Miền Mây Cúc Cu - Antonius Diogenes, trang A
Bộ Diogenes có kích thước 30cm x 22cm, đã bị mối mọt và nấm mốc nghiêm trọng, chỉ khôi phục được hai mươi bốn trang đánh dấu từ A tới Ω, thảy đều hư hỏng ít nhiều. Chữ viết gọn gàng và nghiêng về bên trái. Từ bản dịch năm 2020 của Zeno Ninis.
… xấp gỗ kia đã nằm trong rương chờ người đến đọc bao lâu rồi? Dù chắc chắn cháu sẽ hồ nghi tính xác thực của những sự kiện lạ lùng được kể ra đây, thì cháu gái yêu dấu của ta ơi, trong bản ghi của mình ta không hề bỏ sót một từ nào. Biết đâu thuở xa xưa con người ta đã sống trên trái đất như loài dã thú, tồn tại một thành phố chim muông lơ lửng nơi địa đàng, ở giữa cõi người và cõi thánh. Hoặc biết đâu gã chăn cừu, cũng giống như tất cả những kẻ mất trí, đã tự dựng nên thực tại của riêng mình và tin đó là thật. Song lúc này đây, chúng ta hãy trở lại câu chuyện của y và tự quyết xem y điên hay tỉnh nhé.
THƯ VIỆN CÔNG CỘNG LAKEPORT Ngày 20 tháng Hai năm 2020 Hồi bốn rưỡi chiều
Zeno
Trong màn tuyết phủ, già Zeno hộ tống năm đứa học sinh lớp Năm từ trường tiểu học đến thư viện công cộng. Lão đã ngoài tám mươi, mặc áo khoác vải bạt, đi đôi bốt buộc bằng khóa dán Velcro, đeo cà vạt họa hình đám chim cánh cụt trượt băng. Cả ngày nay, niềm vui cứ lâng lâng trong lồng ngực lão, vậy mà giờ đây, trong buổi chiều này, lúc bốn giờ rưỡi một ngày thứ Năm của tháng Hai, trong khi quan sát tụi nhỏ lăng xăng đi trước - Alex Hess đội chiếc đầu lừa đắp bằng giấy bồi, Rachel Wilson cầm ngọn đuốc nhựa, Natalie Hernandez ôm theo loa di động - cảm xúc của lão như muốn lật nhào.
Họ đi qua đồn cảnh sát, qua Trụ sở Parks, qua Công ty Bất động sản Eden’s Gate. Thư viện công cộng Lakeport là một tòa nhà hai tầng xây theo lối Victoria có đầu hồi cao, nằm ngay góc giao giữa phố Lake và phố Park, được trao tặng cho thành phố sau Thế chiến I. Ống khói nghiêng, máng xối võng, ba trong bốn cửa sổ mặt tiền chằng chịt băng dính vết nứt. Tuyết phủ dày trên hàng bách xù dọc lối đi và trên thùng trả sách đặt trong góc được tô vẽ như một con cú.
Bọn trẻ phóng lên mấy bậc thềm, tiến vào trong hiên và đập tay với Sharif - thủ thư phụ trách khu sách Thiếu nhi, người đã bước ra ngoài dìu già Zeno lên thềm. Sharif đeo tai nghe màu xanh lá chanh, lông tay óng ánh. Chiếc áo phông anh đang mặc in dòng chữ TÔI THÍCH NHỮNG CUỐN SÁCH LỚN VÀ TÔI KHÔNG THỂ NÓI DỐI.
Vào tới bên trong, già Zeno chùi hơi nước bám trên cặp kính mắt. Trước bàn lễ tân dán mấy hình trái tim gấp bằng giấy thủ công, trên bức tường phía sau có mũi tên chỉ Giải đáp ở đây.
Cả ba màn hình chờ trên bàn máy tính đều chạy các vòng xoắn ốc đồng bộ. Máy sưởi rỉ nước thấm qua la phông, nhỏ giọt xuống thùng rác đặt giữa kệ sách nói và hai chiếc ghế bành tồi tàn.
Tỏng. Tỏng. Tỏng.
Bọn trẻ hì hục lên lầu, rũ tuyết khắp nơi, đi thẳng tới khu sách Thiếu nhi. Già Zeno và Sharif chia chung nụ cười khi giậm từng bước lên đến đầu cầu thang và đứng lại.
“Quao,” là giọng của Olivia Ott.
“Trời đất ơi,” đến giọng của Christopher Dee.
Sharif đỡ khuỷu tay già Zeno khi họ bước tiếp. Lối vào tầng hai đã bị phong tỏa bởi tấm ván ép phun sơn vàng và ngay chính giữa, phía trên cửa vòm nhỏ, già Zeno đã viết:
Ὦ ξένε, ὅστις εἶ, ἄνοιξον, ἵνα μάθῃς ἃ θαυμάζει
Đám học sinh lớp Năm tụm lại trước tấm ván, tuyết tan trên áo khoác và trên cặp chúng, ánh mắt đổ dồn lên già Zeno, còn lão phải đợi một lúc để lấy lại hơi.
“Có đứa nào nhớ dòng chữ này nghĩa là gì không?”
“Đương nhiên,” Rachel đáp.
“Dạ có,” Christopher trả lời.
Natalie kiễng chân lên sờ tay vào từng chữ. “Này kẻ lạ, bất kể là ai, hãy mở ra để biết thứ sẽ làm ngươi kinh ngạc.”
“Thánh thần thiên địa ơi,” Alex nói, chiếc đầu lừa lúc này được kẹp dưới cánh tay. “Giống như mình sắp bước vào trong sách vậy.”
Sharif tắt hết đèn cầu thang, bọn trẻ xúm lại quanh cánh cửa nhỏ dưới ánh sáng đỏ rọi xuống từ biển EXIT. “Sẵn sàng chưa?”, già Zeno hô to. Phía bên kia tấm ván, Marian - điều hành thư viện - đáp “Sẵn sàng”.
Lần lượt từng đứa bước qua lối cửa vòm vào khu sách Thiếu nhi. Các kệ sách, bàn và ghế lười thường lấp đầy không gian nay đã được đẩy vào sát tường, nhường chỗ cho ba mươi chiếc ghế xếp. Phía trên đầu, hàng chục đám mây bằng bìa cứng phủ màu lấp lánh buộc chỉ thòng xuống từ xà nhà. Trước mặt có một sân khấu nhỏ. Cuối sân khấu, trên tấm vải bạt treo kín tường, Marian đã vẽ nên một thành phố trong mây.
Các tháp vàng, cắt ngang bởi hàng trăm ô cửa nhỏ và treo cờ trên đỉnh, mọc lên thành từng cụm. Chim lượn dày quanh các tháp - nh��ng con chim sẻ nhỏ màu nâu, những con chim ưng lớn màu bạc, những con chim có đuôi hoặc mỏ dài cong cong, những con chim của thế giới thực và những con chim của thế giới tưởng tượng. Marian tắt hết đèn trần, chỉ còn lại ánh đèn màu duy nhất trên bục, những đám mây lấp lánh, bầy chim lung linh cùng những tòa tháp như phát sáng từ bên trong.
“Trông…”, Olivia thốt lên.
“... đẹp hơn cháu t…”, Christopher nói.
“Miền Mây Cúc Cu,” Rachel thì thầm.
Natalie đặt cái loa của nó xuống. Alex nhảy lên sân khấu khiến Marian kêu lên, “Cẩn thận đấy, bức vẽ còn ướt.”
Già Zeno an tọa xuống hàng ghế đầu. Mỗi lần chớp mắt là một kỷ niệm xa xưa ùa về: cha lão té oạch vào đụn tuyết, chị thủ thư mở hộc tủ đựng thẻ, ngã đàn ông trong trại giam viết mớ ký tự Hy Lạp lên mặt đất.
Sharif dẫn bọn trẻ đi xem khu vực hậu trường chất đầy đạo cụ và phục trang mà anh đã dựng sau ba kệ sách. Olivia đội mũ cao su giả trọc đầu, Christopher kéo lê thùng đựng lò vi sóng được tô vẽ thành cỗ quan tài bằng đá cẩm thạch ra giữa sân khấu, Alex vói tay lên một tòa tháp của thành phố trong tranh, Natalie lôi laptop từ trong cặp ra.
Điện thoại Marian rung. “Pizza đến rồi,” cô nói vào bên tai chưa lãng của già Zeno. “Cháu đi lấy bánh một chốc sẽ trở lại ngay.”
“Ông Ninis ơi?”, Rachel khều vai già Zeno. Mái tóc đỏ của con bé được tết gọn thành bím lớn, tuyết tan thành những chấm nước trên hai vai, đôi mắt nó mở to và sáng rỡ. “Ông đã dựng tất cả những cái này sao? Cho chúng cháu sao?”
-
Christopher xếp các bia mộ bằng nhựa Styrofoam khắp sân khấu và đặt cỗ quan tài bằng thùng đựng lò vi sóng sao cho khán giả có thể đọc được văn bia: Aethon: Đã sống 80 năm làm người, một năm làm lừa, một năm làm cá vược, một năm làm quạ. Rachel cầm cây đuốc nhựa của nó lên, Olivia bước ra từ sau mấy kệ sách với vòng nguyệt quế đội trên mái đầu nhựa khiến Alex cười ngất ngư.
Già Zeno vỗ hai tay vào nhau. “Tổng duyệt phục trang là buổi tập diễn như thật, nhớ không? Đêm mai bà của cháu ngồi xem bên dưới có thể sẽ hắt xì, con của ai đó có thể sẽ khóc, hoặc một đứa trong các cháu có thể sẽ quên thoại, nhưng dù có chuyện gì xảy ra thì chúng ta vẫn phải diễn tiếp, đúng không?”
“Đúng ạ, ông Ninis.”
“Tập trung vào. Natalie, nhạc.”
Natalie chọt vào laptop, cái loa của nó phát lên đoạn nhạc fugue ma mị chơi trên organ. Sau tiếng organ là tiếng cổng kẽo kẹt, quạ kêu, cú hú. Christopher trải dải satin trắng ra trước sân khấu. Nó và Natalie mỗi đứa khuỵu gối vẫy một đầu cho đoạn vải phập phồng.
Rachel mang đôi ủng cao su sải bước vào giữa sân khấu. “Vào một đêm sương phủ trên đảo quốc Tyre,” con bé liếc mắt xuống kịch bản rồi lại nhìn lên, “văn sĩ Antonius Diogenes đương rời văn khố. Kìa, ông đến rồi, mệt mỏi và phiền muộn, lo lắng cho đứa cháu gái sắp chết của mình, nhưng hãy chờ ta cho ông thấy điều lạ lùng ta đã khám phá được trong hầm mộ.” Dải satin lại cuồn cuộn lên, tiếng organ trở lại, ánh đuốc của Rachel bập bùng và Oliva bước vào vùng sáng.
-
Rachel vờ căng thẳng khi mở nắp quan tài. Olivia thò tay vào trong ngôi mộ bìa cứng lấy ra chiếc hộp nhỏ buộc dây.
Rachel hỏi, “Một cái rương sao?”
“Có dòng chữ khắc bên trên.”
“Viết gì vậy?”
“Này kẻ lạ, bất kể là ai, hãy mở ra để biết thứ sẽ làm ngươi kinh ngạc.”
“Nghĩ xem, Diogenes,” Rachel thoại, “về số năm mà cái rương đã tồn tại trong ngôi mộ này. Bao thế kỷ qua mà nó đã chịu đựng! Động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, bao thế hệ đã sống và đã chết! Giờ thì ông đang cầm nó trên tay!”
Christopher và Natalie, lúc này tay đã mỏi nhừ, tiếp tục vung vẩy dải satin, tiếng organ lại cất lên, tuyết đập vào cửa sổ, lò hơi dưới tầng hầm rền rĩ như cá voi mắc cạn, Rachel nhìn Olivia, Olivia tháo dây buộc. Nó lấy trong hộp ra một cuốn bách khoa toàn thư cũ mèm mà Sharif đã tìm thấy trong kho và xịt sơn màu vàng kim lên.
“Là một cuốn sách.”
Con bé thổi đi lớp bụi tưởng tượng trên bìa sách. Già Zeno ngồi ở hàng ghế đầu nhoẻn miệng cười.
“Cuốn sách có giải thích,” Rachel thoại tiếp, “bằng cách nào mà một người có thể sống tám mươi năm làm người, một năm làm lừa, một năm làm cá vược rồi thêm một năm làm quạ không?”
“Để xem.” Olivia giở cuốn bách khoa toàn thư ra và đặt trên bục kê sát phông nền. Natalie và Christopher thả dải satin xuống. Rachel dọn hết bia mộ còn Olivia dẹp cỗ quan tài. Alex Hess, cao tầm một thước tư, đeo bộ tóc giả màu vàng như bờm sư tử, cầm gậy chăn cừu, khoác áo choàng tắm màu be, mặc quần đùi thể thao bước ra giữa sân khấu.
Già Zeno ngồi chồm tới trước. Cái hông đau nhức, tiếng ù ù bên tai trái, tám mươi sáu năm sống trên đời, vô vàn quyết định đã đưa đẩy lão đến khoảnh khắc này - thảy đều tan biến. Alex đứng trơ trọi dưới ánh đèn màu, phóng mắt qua đám ghế trống như thể không phải đang nhìn vào tầng hai của một thư viện công cộng đổ nát nơi thị trấn nhỏ miền trung Idaho, mà đang nhìn về những ngọn đồi xanh phủ quanh cổ quốc Tyre.
“Tôi,” thằng nhỏ cất giọng cao và nhẹ nhàng, “là Aethon, một người chăn cừu bình dị đến từ Arkadia. Câu chuyện tôi phải kể ra đây sẽ thật nực cười, sẽ thật khó tin, đến nỗi quý vị sẽ không tin lời nào tôi nói, thế nhưng câu chuyện này là thật. Bởi vì tôi, người mà họ gọi là ngu xuẩn, đúng vậy, tôi, Aethon não cừu đần độn, đã từng ngao du đến tận cùng thiên hạ và xa hơn cả thế, đến những cánh cổng lấp lánh của Miền Mây Cúc Cu, nơi không ai phải chịu cảnh thiếu thốn, nơi có cuốn sách chứa đựng mọi tri thức trên đời.”
Từ dưới lầu vọng lên tiếng nổ mà già Zeno nghe rất giống tiếng súng. Rachel đánh rơi bia mộ, Olivia giật mình, Christopher cúi gập người.
Nhạc cất lên, mây xoắn lại trên chỉ treo, bàn tay Natalie lơ lửng trên laptop. Tiếng nổ thứ hai vọng khắp khiến nỗi sợ như một ngón tay tăm tối vươn qua căn phòng chạm vào già Zeno.
Trong ánh đèn trung tâm, Alex cắn môi dưới và liếc nhìn già Zeno. Một nhịp. Hai nhịp. Bà của cháu ngồi xem bên dưới có thể sẽ hắt xì. Con của ai đó có thể sẽ khóc. Một đứa trong các cháu có thể sẽ quên thoại. Dù có chuyện gì xảy ra thì chúng ta vẫn diễn tiếp.
“Nhưng trước hết,” Alex tiếp tục thoại, ánh mắt trở về với khoảng không bên trên đám ghế trống, “tôi nên kể từ đầu.” Natalie chuyển nhạc, Christopher đổi đèn từ trắng sang xanh lá, Rachel mang ba con cừu bằng bìa cứng lên sân khấu.
HAI: HÌNH DUNG CỦA AETHON
_____
Miền Mây Cúc Cu - Antonius Diogenes, trang β
Mặc dầu thứ tự của hai mươi bốn trang phục hồi vẫn đang được tranh luận, các học giả đều nhất trí đoạn Aethon say, thấy người ta diễn vở Bầy chim của Aristophanes mà nhầm Miền Mây Cúc Cu thành một nơi có thực, rơi vào chặng đầu hành trình của y. Bản dịch của Zeno Ninis.
… mệt mỏi với ướt át, với bùn lầy, với tiếng be be không ngớt của bầy cừu cùng việc bị gọi là thằng não cừu đần độn, tôi bỏ chúng ngoài đồng rồi loạng choạng đi vào thị trấn.
Ngoài quảng trường, mọi người đang ngồi trên những băng ghế dài. Trước mặt họ là một con quạ đen, một con quạ gáy xám cùng một con chim đầu rìu lớn bằng con người đang nhảy múa khiến tôi sảng hồn. Song le, người ta bảo chúng là đám chim hiền hòa. Hai con già đang nói về những diệu kỳ của một thành phố mà chúng sẽ xây trong mây, ở giữa trần thế và địa đàng, xa khỏi rắc rối của loài người và chỉ những ai có cánh mới đến được, nơi không còn khổ đau và ai nấy đều thông tuệ. Trong tâm trí tôi tức khắc hiện lên một cung điện của những tháp vàng xếp chồng trên mây, bao quanh bởi chim cắt, choắt nâu, chim cút, gà nước, cúc cu, nơi nước dùng tuôn thẳng ra từ nút thùng, rùa cạn đi lại với những chiếc bánh mật trên lưng, rượu chảy thành dòng hai bên phố.
Được mục sở thị thảy những điều này, tôi đứng phắt dậy, “Tại sao phải ở đây trong khi tôi có thể ở đó chứ?” Tôi thả rơi bình rượu của mình và thẳng tiến tới Thessaly - miền phép thuật khét tiếng ngõ hầu tìm thầy phép có thể biến hình cho tôi…
CONSTANTINOPLE 1439-1452
Anna
Trên Đồi thứ Tư của thành phố mà chúng ta gọi là Constantinople, còn cư dân lúc bấy giờ chỉ gọi đơn giản là Thành, trong xưởng thêu nức tiếng một thời của Nicholas Kalaphates, đối diện tu viện Nữ Thánh Theophano, có một cô nhi tên Anna. Đến năm ba tuổi nó mới biết nói, từ đó trở đi không ngừng đặt câu hỏi.
“Tại sao chúng ta lại thở hả chị Maria?”
“Tại sao ngựa không có năm ngón?”
“Nếu em ăn trứng quạ đen thì tóc em có biến thành màu đen không?”
“Mặt trăng có nằm gọn trong mặt trời không chị Maria, hay là ngược lại?”
Các nữ tu gọi nó là Khỉ vì lúc nào cũng trèo trên cây ăn trái, đám con trai gọi nó là Muỗi bởi chẳng lúc nào nó để chúng yên, còn người thợ cả - Góa phụ Theodora - bảo nó nên được gọi là Bó Tay vì bà chưa từng thấy đứa nào quên ngay mũi khâu vừa học chỉ sau một giờ như nó.
Anna và chị gái Maria ngủ trong căn buồng một cửa sổ chỉ để lọt một khung gỗ xám làm giường. Chúng có bốn xu đồng, ba cúc ngà, một tấm chăn len vá chằng vá đụp cùng một tượng Thánh Koralia không biết có phải từng thuộc về mẹ chúng hay không. Anna chưa bao giờ được nếm vị kem ngọt, chưa bao giờ ăn cam, chưa bao giờ bước chân ra khỏi tường thành. Trước khi nó bước sang tuổi mười bốn thì tất cả những người nó biết đều bị bắt làm nô lệ hoặc chết.
-
Rạng sáng, mưa tuôn xuống thành. Hai mươi thợ thêu trèo lên xưởng, ngồi vào chỗ của mình trên băng ghế. Góa phụ Theodora lần lượt mở các ô cửa chớp. Bà nói, “Thánh thần phù hộ, xin hãy bảo vệ chúng con khỏi sự biếng nhác,” những người thợ khâu tiếp lời, “Chúng con mang tội đầy mình.” Góa phụ Theodora mở tủ đựng chỉ, cân đám sợi dây vàng dây bạc cùng mấy cái hộp nhỏ đựng ngọc trai, ghi lại cân nặng lên một tấm sáp. Ngay khi căn phòng đủ sáng để phân biệt chỉ đen với chỉ trắng, họ bắt tay vào việc.
Người lớn nhất, bảy mươi tuổi, là Thekla. Người nhỏ nhất, bảy tuổi, là Anna. Nó ngồi cạnh Maria, quan sát chị mình trải lên bàn tấm khăn choàng mục sư chỉ mới xong một nửa. Dọc các đường diềm, trong những vòng khin khít, họa tiết dây nho quấn quanh đám chim chiền chiện, chim công và chim bồ câu. “Chúng ta đã phác xong hình John Tẩy Giả,” Maria nói, “giờ sẽ thêm các chi tiết vào.” Chị xỏ sợi bông nhuộm cùng màu vào kim, căng khung ngay giữa khăn choàng và bắt đầu thêu. “Trở mũi kim và xỏ xuyên qua giữa mũi trước, tách thớ chỉ ra thế này, thấy không?”
Anna không thấy. Ai muốn một cuộc đời như vậy chứ, tối ngày chúi mũi vào kim chỉ thêu thánh thêu sao thêu kỳ lân dây nho vào lễ phục của các giáo sĩ? Eudokia ngân nga bài ca về ba đứa trẻ thần thánh, Agata hát về gian truân của Job, còn Góa phụ Theodora thì đi qua đi lại như một con diệc đang rình mồi. Anna cố theo dõi mũi kim của chị Maria - khâu lùi, khâu xích - nhưng ngay trước bàn chúng có con chim sẻ đá nho nhỏ màu nâu đậu trên bậu cửa sổ, giũ nước trên lưng, hót lên mấy tiếng, thế là trong chớp mắt Anna đã mơ màng mình hóa thành chim. Nó vỗ cánh khỏi bậu cửa, né những giọt mưa, bay về hướng nam, băng qua đống đổ nát của vương cung thánh đường Polyeuktus. Bầy mòng biển liệng quanh mái vòm của Hagia Sophia như những lời khấn nguyện xoay quanh đầu Chúa, gió quét qua eo biển Bosporus tạo thành những con sóng trắng, một chiếc thuyền buôn chòng chành quanh mũi đất, buồm căng đầy gió, nhưng Anna cứ bay lên cao mãi cho tới khi thành phố trở thành một bảng ghép từ các mái nhà và vườn tược xa tít phía dưới, cho tới khi nó bay lẫn vào trong mây, cho tới khi…
“Anna,” chị Maria rít lên. “Chỉ nào đây?”
Bên kia phòng, Góa phụ Theodora đưa mắt về phía chúng.
“Đỏ thẫm? Quấn quanh sợi?”
“Không phải.” Maria thở dài. “Không đỏ thẫm. Cũng không có sợi nào hết.”
-
Cả ngày nó lấy chỉ, lấy vải, lấy nước, lấy bữa lỡ gồm dầu và đậu cho thợ khâu. Đến trưa, họ nghe tiếng lạch cạch của một con lừa, tiếng chào của người gác cổng và tiếng bước chân của Thầy Kalaphates trên cầu thang. Ai nấy đều ngồi thẳng lưng hơn một chút, thêu nhanh hơn một chút. Anna bò dưới gầm bàn nhặt nhạnh chỉ thừa và lẩm bẩm, “Mình nhỏ xíu, mình vô hình, ổng không thể nhìn thấy mình.”
Với đôi tay dài thòng, miệng nhuốm màu rượu chát và cái tướng lom khom hung hăng, Kalaphates nom giống kền kền hơn bất kỳ ai mà nó từng thấy. Ông ta tấp tểnh giữa các băng ghế, ư ử những tiếng bất mãn, cuối cùng đến đứng sau lưng một người thợ khâu - hôm nay là Eugenia - phàn nàn chị làm việc lề mề, dưới thời cha ông ta thì người như chị đừng hòng bén mảng lại gần kiện lụa. Đám đàn bà con gái này không biết mỗi ngày lại thêm nhiều tỉnh lụy rơi vào tay quân Saracen hả, không biết thành phố này là hòn đảo cuối cùng của Chúa trong biển người ngoại đạo, nếu không nhờ tường thành bảo vệ thì cả lũ đã bị bán vào chợ nô lệ ở một vùng xa xôi hẻo lánh nào đó rồi sao?
Kalaphates đang mắng sa sả thì người gác cổng rung chuông báo có khách đến. Ông ta chùi trán, đặt cây thánh giá mạ vàng lên vạt áo rồi đi xuống lầu. Mọi người thở phào. Eugenia bỏ cây kéo của mình xuống, Agata day day thái dương, Anna bò ra khỏi gầm ghế còn Maria vẫn thêu luôn tay.
Ruồi nhặng vo ve khắp. Từ dưới lầu vọng lên tiếng cười của đám đàn ông.
-
Một giờ trước khi trời tối, Góa phụ Theodora cho gọi nó. “Lạy Chúa lòng lành, bé con, vẫn chưa quá muộn để đi hái nụ bạch hoa đâu. Chúng sẽ giúp cổ tay Agata đỡ đau và Thekla bớt ho. Hãy tìm những nụ sắp nở ấy. Nhớ về trước giờ kinh chiều, trùm tóc lại và coi chừng bọn lưu manh xảo trá.”
Anna đứng không yên.
“Đừng có chạy. Rớt ruột ra đó.”
Nó cố chầm chậm bước xuống những bậc thang, chầm chậm băng qua sân, chầm chậm đi qua người gác cổng rồi ù té chạy. Nó lao qua những cánh cổng của thánh đường Theophano, vòng qua chỗ cột đá hoa cương đổ nát, chạy giữa hai hàng tu sĩ áo đen đang lê bước trên đường nom hệt đám quạ không thể cất cánh. Nước đọng thành từng vũng lấp loáng trên đường. Ba con dê đang gặm cỏ trong một nhà nguyện hoang phế cùng lúc ngẩng đầu lên nhìn con bé.
Chắc phải có đến hai vạn bụi bạch hoa mọc gần nhà Kalaphates, vậy mà Anna chạy thẳng một dặm tới tận chỗ tường thành, trong vườn cây ăn trái mọc đầy tầm ma. Dưới chân tường là một lối hậu không ai biết đã có từ bao giờ. Nó trèo qua đống gạch vỡ, chui qua lỗ hổng rồi leo lên thang xoắn. Hết sáu vòng thì lên tới đỉnh, luồn qua lưới thép là vào tới tháp pháo được chiếu sáng bởi hai khe bắn tên nằm đối diện nhau. Chung quanh đổ nát. Cát chảy thành dòng qua các vết nứt dưới chân nó. Có con nhạn hoảng hồn bay đi.
Anna thở không ra hơi, chờ cho mắt điều tiết trở lại. Nhiều thế kỷ trước, ai đó - có thể là một cung thủ cô đơn chán việc canh gác - đã vẽ bích họa lên bức tường hướng nam. Thời gian và mưa nắng đã làm bong tróc phần lớn lớp thạch cao, song bức họa trông vẫn rõ nét.
Bên rìa trái có hình con lừa đứng trên bờ biển v���i đôi mắt đượm buồn. Nước xanh biếc gợn sóng. Còn bên phải, lơ lửng trên bè mây cao hơn tầm với của Anna, là một thành phố phát sáng với những ngọn tháp bằng bạc và đồng.
Anna đã ngắm bức họa này cả chục lần, lần nào cũng thấy trong mình rộn lên cảm giác khó tả về sức hút của những nơi xa xôi, về sự bao la của thế giới và sự nhỏ bé của bản thân mình. Tạo hình khác hoàn toàn thợ khâu trong xưởng Kalaphates, góc nhìn lạ hơn, màu sắc phong phú hơn. Con lừa kia là ai, sao ánh mắt nó lại cô độc đến thế? Còn thành phố kia là đâu? Zion, thiên đàng, hay là thành phố của Chúa? Anna nhón chân lên, lần giữa lớp thạch cao nứt nẻ các cột, vòm, cửa sổ cùng đám chim bồ câu bé nhỏ liệng quanh tháp.
Tiếng chim sơn ca cất lên từ khu vườn bên dưới. Ánh sáng lịm dần, mặt sàn kẽo kẹt, tháp pháo như nghiêng dần về phía lãng quên. Anna luồn qua cửa sổ tây ra lan can nơi những bụi bạch hoa xếp thành hàng hướng lá về phía hoàng hôn.
Nó ngắt nụ hoa thả vào túi. Thế giới rộng lớn ngoài kia vẫn khiến nó phân tâm. Bên kia bức tường, qua khỏi con hào đầy tảo là những lùm cây ô liu, đường mòn, nhân dạng nhỏ xíu của người phu xe dắt hai con lạc đà đi qua nghĩa địa. Các phiến đá vẫn tỏa hơi nóng của ban ngày. Mặt trời dần tắt. Tiếng chuông báo giờ cầu kinh vang lên khi túi Anna mới đầy một phần tư. Nó sẽ về trễ, Maria sẽ lo sốt vó còn Góa phụ Theodora sẽ bực lắm cho coi.
Anna chui lại vào tháp pháo và đứng tần ngần dưới bức họa. Nó thở ra. Trong ánh chiều chạng vạng, sóng như nổi lên, thành phố lấp lánh, con lừa bước đi trên bờ, khao khát muốn vượt biển.
LÀNG TIỀU TRÊN DÃY RHODOPE, BULGARIA Trong cùng những năm đó
Omeir
Cách Constantinople hai trăm dặm về phía tây bắc, trong làng tiều cạnh dòng sông chảy xiết, một bé trai vừa được sinh ra gần như lành lặn. Mắt nó ướt, má nó hồng, cẳng chân ngân ngấn. Nhưng bên trái miệng nó có một vết rách xẻ môi trên từ nướu lên tới chân mũi.
Bà mụ lùi lại. Người mẹ luồn ngón tay vào miệng đứa trẻ. Khe hở kéo sâu vào trong vòm miệng như thể tạo hóa đã mất kiên nhẫn và dừng tay sớm quá. Mồ hôi trên người cô trở lạnh. Nỗi sợ lấn át niềm vui. Bốn lần mang thai cô chưa mất một đứa con nào, cô còn tin là mình thật tốt phúc. Nhưng chuyện này là sao đây?
Đứa trẻ vừa ra đời khóc ré lên. Một cơn mưa đá trút lên mái nhà. Cô cố giữ thằng nhỏ bằng hai bắp đùi trong lúc bóp ngực bằng cả hai tay, nhưng cô không thể khiến môi thằng nhỏ khép lại. Miệng nó nuốt, cổ họng run rẩy, nhưng thằng nhỏ chẳng bú được bao lăm vì sữa chảy hết ra ngoài.
Amani, đứa con gái lớn, mấy tiếng trước đã đi gọi cánh đàn ông từ trên cây xuống. Họ sẽ về ngay thôi. Hai đứa con gái nhỏ hết nhìn mẹ lại nhìn đứa trẻ mới sinh như đang cố hiểu xem một khuôn mặt như thế có sống được không. Bà mụ sai một đứa ra sông múc nước, đứa còn lại đi chôn nhau thai lúc này đã đen sì. Đứa nhỏ vẫn khóc ré khi họ nghe tiếng chó sủa, tiếng chuông của Leaf và Needle - hai con bò kéo của họ - khi dừng lại bên chuồng.
Ông nội và Amani bước qua cửa, người lấp lánh băng, đôi mắt dại đi. “Cha ngã, con ngựa…” Amani nói không hết câu khi nhìn thấy khuôn mặt của đứa nhỏ. Giọng ông nội nó cất lên sau lưng. “Chồng con đi trước, nhưng hẳn con ngựa đã trượt chân trong đêm, và dòng sông, và…”
Nỗi kinh hoàng phủ khắp căn lều. Đứa trẻ sơ sinh khóc thét. Bà mụ bước ra cửa, một nỗi sợ đen tối và nguyên sơ kéo lệch khuôn mặt bà.
Vợ của người thợ đóng móng ngựa đã cảnh báo họ chuyện những bóng ma gieo rắc tai ương lên vùng núi cả mùa đông, lẻn vào những cánh cửa đóng kín, gây bệnh cho các bà bầu và bóp ngạt đám trẻ sơ sinh. Người này khuyên họ nên cột một con dê vào cây để hiến tế, đổ một bình mật ong xuống sông, nhưng chồng cô bảo họ không thể phí một con dê, còn cô thì không muốn bỏ mật.
Ngạo mạn.
Mỗi lần trở mình bụng cô lại đau thắt. Mỗi khắc trôi đi cô đều cảm nhận được bà mụ đang hối hả mách chuyện với từng nhà. Quỷ sứ chào đời. Cha nó chết.
Ông nội ẵm đứa trẻ đang khóc la xuống sàn nhà, tháo tã quấn, đặt một đốt tay lên môi nó và thằng nhỏ nín thinh. Ông dùng tay còn lại lật khe hở trên môi thằng nhỏ.
“Nhiều năm về trước, trên sườn núi rất xa, có một người đàn ông cũng bị hở môi thế này. Một tay cưỡi ngựa cừ khôi, khi con quên đi vẻ xấu xí của ông ấy.”
Ông trao lại thằng nhỏ rồi dắt dê và bò sữa vào. Đoạn, ông trở ra màn đêm để tháo ách cho hai con bò kéo, mắt chúng phản chiếu ánh lửa trong lò sưởi. Ba đứa con gái vây quanh mẹ chúng.
“Nó có phải quỷ không?”
“Phải quỷ không?”
“Làm sao nó thở được?”
“Làm sao nó ăn được?”
“Ông nội có quẳng nó chết trên núi không?”
Đứa nhỏ chớp mắt nhìn các chị mình với đôi mắt thao láo màu đen láy.
-
Mưa đá chuyển thành tuyết rơi, cô gửi một lời khấn nguyện lên mái nhà, cầu nếu con trai cô mang một vai trò gì đó trên thế gian này thì xin hãy tha cho nó. Vậy mà trước lúc bình minh, cô tỉnh giấc và thấy ông nội đang đứng cạnh cô, khoác tấm áo da bò, tuyết phủ trên vai, nom hệt một bóng ma hiện ra từ bài ca của người đốn gỗ, một con quái vật quen làm điều kinh khủng. Dù tự nhủ rằng khi sáng trời, con trai mình sẽ đến ngồi trên ngai cùng cha nó trong khu vườn hạnh phúc, nơi sữa tuôn từ đá, mật chảy thành dòng và mùa đông không bao giờ tới, thì cảm giác trao đi thằng nhỏ vẫn như cắt bỏ một lá phổi của cô.
-
Gà gáy, bánh xe nghiến tuyết, căn nhà hửng lên, nỗi kinh hoàng lại ập đến với cô. Chồng cô chết đuối, con ngựa cũng chết theo. Đám con gái rửa ráy, cầu nguyện, vắt sữa con bò Beauty, đem cỏ khô tới cho Leaf và Needle, cắt nhành thông cho dê gặm. Buổi sáng đã chuyển sang trưa nhưng cô vẫn không gượng dậy nổi. Sương giá phủ ngập trong máu, trong tâm trí cô. Con trai cô giờ đây đang đi về cõi chết. Hoặc bây giờ. Hoặc ngay lúc này.
Đám chó tru lên trước khi trời tắt hẳn. Cô nhổm dậy và lết ra cửa. Một cơn gió thốc tít trên núi cao thổi áng mây lấp lánh khỏi những ngọn cây. Ngực cô nặng như đeo đá.
Suốt một lúc lâu chẳng thấy động tĩnh gì. Đoạn, ông nội xuất hiện bên mé sông, cưỡi con ngựa cái với đống gì đó giắt trên yên. Chó sủa rộn lên. Ông xuống ngựa. Cô đưa tay đón lấy thứ mà ông đem về, ngay cả khi tâm trí bảo là không nên.
Đứa nhỏ còn sống. Môi nó xám ngắt, má nó tái mét, nhưng những ngón tay bé xíu của nó không thâm đi vì sương giá.
“Ta đã đem thằng nhỏ tới khu rừng cao.” Ông chất củi, thổi than bùng lên, hai tay run rẩy. “Ta đã đặt nó xuống.”
Cô khúm núm ngồi lại gần đống lửa, tay phải ôm lấy cằm và hàm của đứa trẻ, tay trái vắt sữa xuống họng nó. Sữa chảy ra từ mũi và khe hở trong vòm miệng nó, nhưng thằng nhỏ vẫn nuốt. Đám con gái tò mò thập thò trước cửa, lửa cháy bùng lên, ông nội rùng mình. “Ta leo lên ngựa rồi thằng nhỏ vẫn im re, chỉ nằm đó ngó lên tàng cây, nhỏ xíu trong nền tuyết.”
Đứa nhỏ thở hổn hển, nuốt xuống lần nữa. Tiếng chó rên ư ử ngoài cửa. Ông nhìn hai bàn tay đang run lẩy bẩy của mình, tự hỏi bao lâu nữa thì chuyện sẽ tới tai dân làng.
“Ta không bỏ nó được.”
-
Họ ra đi trước nửa đêm với đuốc và xẻng xúc cỏ khô. Đứa trẻ đã gây ra cái chết của cha nó, bỏ bùa ông nội mang nó về lại từ những lùm cây. Bên trong nó nuôi một con quỷ, bằng chứng là khiếm khuyết trên khuôn mặt nó.
Họ bỏ lại chuồng bò, đồng cỏ khô, hầm chứa rau củ, bảy tổ ong liễu gai cùng túp lều mà cha của ông nội đã dựng sáu thập kỷ trước. Bình minh tìm thấy họ lạnh cóng và sợ hãi cách đó nhiều dặm về hướng thượng nguồn. Ông nội lội cùng hai con bò kéo qua bùn nhão, kéo theo xe chở ba đứa con gái đang ôm khư khư đám gà mái và đồ đất nung. Con bò sữa Beauty theo sau, hễ thấy bóng tối lại giật lùi. Cuối cùng là mẹ con thằng nhỏ cưỡi trên con ngựa cái. Đứa trẻ nằm trong đống tã, chớp mắt nhìn lên bầu trời.
Đến đêm, họ đã ở trong một khe núi biệt lập cách làng chín dặm. Một nhánh sông uốn quanh những tảng đá phủ băng, đám mây to tướng rề rà qua ngọn cây, dậy lên tiếng rít lạ lùng làm khiếp hãi bầy gia súc. Họ cắm trại dưới một mỏm đá vôi, bên trong có hình gấu động, bò rừng và chim không bay được mà các họ người đã vẽ lên từ hàng triệu năm về trước. Ba đứa con gái bu quanh mẹ chúng, ông nội nhóm lửa, con dê rền rỉ, lũ chó run cầm cập, còn đôi mắt của đứa trẻ thì nhìn chăm chăm ánh lửa.
“Omeir,” mẹ nó nói. “Chúng ta sẽ gọi thằng nhỏ là Omeir. Một người sống lâu.”
Anna
Con bé tám tuổi và đang từ hàng rượu trở về với ba bình rượu đen đặc nặng mùi của Kalaphates. Nó đứng nghỉ bên ngoài một nhà trọ, nghe vọng ra từ ô cửa chớp chất giọng Hy Lạp:
Ulysses trước điện hoàng, Ngổn ngang trong dạ muôn vàn nghĩ suy. Cổng vào lộng lẫy, uy nghi, Gờ xanh cao tít men theo tường đồng. Khung vàng, cửa bạc, ngưỡng đồng, Rầm ngang cũng bạc, then song cũng vàng. Chó canh đúc tượng hai hàng, Xem ra thuộc hạng tay nghề đỉnh cao. Điện Alcinous nghênh chào, Nơi đây là chốn ra vào hoàng gia!
Anna quên luôn xe đẩy, rượu, thời gian, tất tần tật. Chất giọng lạ nhưng trầm và du dương, nhịp thơ cuốn lấy nó như một người cưỡi ngựa phi nước đại qua. Đến giọng đám con trai lặp lại các câu thơ, rồi lại giọng người đầu tiên đọc tiếp:
Khu vườn bốn mẩu mở ra, Xum xuê cây trái trổ trên đất lành. Táo căng chín mọng trên cành, Vả xanh, lựu đỏ ngọt lành trên cây. Đó đây lê trĩu khắp vườn, Quanh năm rộ sắc ô liu xanh rờn. Nhờ ơn gió dịu từ tây, Vả, lê, táo, lựu trổ đầy không ngơi…
Cung điện kia, nơi cửa vàng trụ bạc cây trái xum xuê ấy là đâu? Như thể bị thôi miên, nó tiến sát bờ tường, trèo lên cổng và nhòm qua cửa chớp. Bên trong có bốn đứa con trai mặc áo chẽn ngồi quanh ông già nổi cục bướu lớn trên cổ. Đám con trai lặp lại những câu thơ bằng giọng ê a đều đều, còn ông già thì phe phẩy thứ gì đó trên đùi trông như xấp giấy da. Anna cố chồm sát người lại.
Trước đây nó mới chỉ nhìn thấy sách hai lần: một là cuốn Kinh Thánh bìa da khảm ngọc được những người lớn tuổi ở Thánh đường Theophano giữ trên sảnh chính, hai là danh mục thuốc trong chợ mà người bán thảo dược đã đóng sầm lại khi Anna cố nhòm vào. Cuốn này trông cũ và bẩn hơn, chữ ịn trên giấy da như dấu chân của hàng trăm loài chim biển.
Ông giáo đọc tiếp, đoạn thơ có vị thánh cải trang thành người lữ hành trong sương hòng lẻn vào cung điện sáng lóa. Anna đập vào cửa chớp khiến đám con trai ngó lên. Trong tích tắc, người quản gia vai rộng liền vẫy tay qua cánh cổng, xua Anna như xua một con chim ăn trái.
Nó về lại với chiếc xe đẩy của mình và ấn vào tường. Những chiếc xe ngựa ầm ầm chạy qua, mưa bắt đầu gõ nhịp lên mái nhà, nhưng nó không còn nghe được gì khác nữa. Ulysses là ai, vị thánh che chở cho anh trong màn sương phép thuật là ai? Vương quốc của Alcinous quả cảm có phải vương quốc được vẽ trong tháp pháo không? Cổng mở, đám con trai hối hả chạy ra và cau mày nhìn con bé khi chúng vòng qua những vũng nước. Không lâu sau, ông giáo già chống gậy bước ra và Anna chặn ông lại.
“Bài ca của thầy có phải ở trong mấy trang đó không?”
Ông giáo khó mà trở đầu, như thể một trái bầu đã cấn ngay dưới cằm ông.
“Thầy dạy con với. Con biết vài ký hiệu rồi. Một cái giống hai cây cột với thanh sắt ở giữa, một cái giống giá treo cổ còn một cái giống đầu con bò lộn ngược.”
Con bé chấm ngón trỏ vào vũng bùn dưới chân ông giáo và vẽ một chữ A. Ông ngước nhìn mưa. Tròng trắng trong mắt ông đã đổ ngà.
“Con gái không đi học. Vả lại trò cũng không có tiền.”
Con bé nhấc cái bình trong xe lên. “Con có rượu.”
Ông trở nên cảnh giác, đưa một tay ra đón bình rượu.
“Dạy học trước đã,” con bé nói.
“Không đời nào.”
Con bé không nhúc nhích. Ông giáo già rên rỉ. Ông dùng đầu gậy viết lên đất ướt:
Ὠκεανός
“Ōkeanos, Đại dương, con trai cả của Trời và Đất.” Ông vẽ một vòng tròn bao quanh và chỉ vào giữa. “Đây là cái biết.” Rồi ông chỉ ra ngoài. “Còn đây là cái không biết. Giờ thì đưa rượu đây.”
Anna đưa bình rượu cho ông bưng lên uống bằng cả hai tay. Nó khom người xuống. Ὠκεανός. Bảy nét trên bùn. Chúng có chứa người lữ khách cô đơn, cung điện tường đồng với chó canh bằng vàng và vị thánh với màn sương không?
-
Góa phụ Theodora đét vào gan bàn chân trái của Anna vì tội về trễ, đét vào gan bàn chân phải của nó vì một nửa bình rượu vơi, mỗi bên mười roi. Anna không khóc. Suốt đêm nó nhẩm đi nhẩm lại các ký tự trong đầu. Cả ngày sau đó, khi cà nhắc lên xuống cầu thang, khi gánh nước, khi lấy lươn cho bà bếp Chryse, nó hình dung ra quốc đảo của Alcinous được bao phủ bởi mây và ban phúc bởi gió tây, xum xuê táo, lê, ô liu, vả xanh và lựu đỏ, lính canh bằng vàng trên bệ phát sáng với những ngọn đuốc cháy phừng trong tay.
Hai tuần sau đó, Anna đi chợ về, ngang qua nhà trọ thì thấy ông giáo có bướu cổ đang ngồi dưới mặt trời nom hệt một chậu cây. Nó đặt giỏ hành xuống và lấy ngón tay viết lên mặt đất:
Ὠκεανός
Nó vẽ một vòng tròn quanh chữ này.
“Con trai cả của Trời và Đất. Đây là cái biết. Còn đây là cái không biết.”
Ông giáo nghiêng đầu sang một bên và nhìn con bé như thể mới thấy nó lần đầu, cho tới khi đôi mắt ướt của ông bắt sáng.
Tên ông là Licinius. Ông kể, hồi họa chưa tới, ông làm gia sư cho một gia đình giàu có trong một thành phố mạn tây, sở hữu sáu cuốn sách đựng trong hộp sắt: hai cuốn về cuộc đời các thánh, một cuốn diễn văn của Horace, một di thư về những phép màu của Thánh Elisabeth, một cuốn nhập môn ngữ pháp tiếng Hy Lạp và một cuốn Odyssey của Homer. Thế rồi quân Saracen đánh chiếm thành phố, khiến ông phải tay không chạy trốn đến thủ đô, nơi mà, tạ ơn các thiên thần, có tường bao quanh. Đá nền của tường thành do chính tay Đức Mẹ đặt xuống.
Licinius lấy từ trong áo khoác của ông ra ba bó giấy da lốm đốm. Ulysses, ông kể, xưa kia từng là vị tướng trong đội quân vĩ đại nhất từng được tập hợp, với các quân đoàn đến từ Hyrmine, Dulichium, từ các thành phố có tường bao của Cnossos và Gortyn, từ những vùng xa nhất của biển. Họ đã băng qua đại dương trên một ngàn con tàu đen đến chiếm thành Troy huyền thoại. Licinius kể từ mỗi tàu tuôn xuống một ngàn chiến binh, không sao đếm xuể, như lá trên cây, hoặc như ruồi bay quanh các xô sữa ấm trong chuồng cừu. Sau mười năm vây hãm, cuối cùng họ cũng chiếm được thành Troy và giong buồm trở về cố hương. Tất cả đều trở về an toàn, trừ Ulysses. Bản trường ca về hành trình trở về của anh, Licinius giải thích, bao gồm hai mươi bốn khúc, mỗi khúc ứng với một chữ cái, kể hết cũng mất nhiều ngày, nhưng Licinius chỉ còn giữ lại được ba khúc, mỗi khúc chừng năm trang, đoạn Ulysses rời động Calypso bị cơn bão giật sập, trần truồng trôi dạt lên đảo Scheria, vương quốc của Alcinous quả cảm, chúa tể của người Phaeacia.
Đã có thời, ông kể tiếp, mọi đứa trẻ trong vương quốc đều thuộc lòng các nhân vật trong câu chuyện của Ulysses. Thế mà từ rất lâu trước khi Anna ra đời, quân Thập tự chinh Latin đến từ phương tây đã đốt thành, giết chết hàng ngàn dân và lấy đi phần lớn của cải. Rồi đến bệnh dịch làm suy giảm một nửa dân số, rồi lại giảm thêm một nửa nữa. Hoàng hậu thời điểm đó đã phải bán vương miện của mình cho Venice để trả cho quân đồn trú, còn quốc vương hiện tại thì đội vương miện làm bằng thủy tinh và gần như không mua nổi đĩa ăn. Thành phố giờ đây lê thân trong nhá nhem, chờ Chúa trời tái xuất. Không ai còn thì giờ cho những câu chuyện xưa cũ.
Anna vẫn dán mắt vào xấp giấy trước mặt. Nhiều chữ quá! Phải mất đến bảy đời mới mong học hết.
-
Mỗi lần bà bếp Chryse bảo Anna đi chợ, con bé lại kiếm cớ đến thăm Licinius. Nó mang cho ông cùi bánh mì, một con cá hun khói, nửa vòng chim hoét. Đã hai lần nó cố trộm một bình rượu của Kalaphates.
Đổi lại, ông dạy cho nó. A là ἄλφα là alpha. B là βῆτα là beta. Ω là ὦ là omega. Khi quét xưởng, khi kéo một cuộn vải hay một xô than, khi ngồi cạnh Maria trong xưởng, tay tê cóng, hơi thở phả ra trên lụa, nó tập viết lên cả ngàn trang tưởng tượng trong đầu. Mỗi ký tự biểu thị cho một thanh âm, các thanh âm nối lại thành từ, các từ kiến tạo nên thế giới. Ulysses kiệt sức trôi tới từ động Calypso trên chiếc bè gỗ. Bọt biển làm ướt mặt anh. Cái bóng của thần biển, tảo bẹ bám trên mái tóc xanh lơ của anh, những vệt sáng dưới mặt nước.
“Đầu em toàn chứa những thứ vô bổ,” Maria thì thầm. Anna sẽ không bao giờ học được mũi thắt, mũi cáp, mũi hoa. Kỹ năng thuần thục nhất với kim chỉ của nó dường như là vô tình đâm vào tay và chảy máu lên vải. Chị bảo nó hãy tưởng tượng người thực hiện các nghi lễ thiêng liêng sẽ khoác những bộ lễ phục mà nó đã giúp trang trí, song tâm trí Anna cứ dạt đến những hòn đảo mép biển, nơi có dòng suối ngọt tuôn trào cùng các nữ thần bay xuống từ những áng mây trên một tia sáng.
“Thánh thần ơi giúp tôi với,” Góa phụ Theodora kêu lên, “mày có học không?” Anna đủ lớn để hiểu được tình thế ngặt nghèo của hai chị em: nó và Maria không gia đình, không tiền bạc, không thuộc về ai, được ở lại trong nhà Kalaphates chỉ bởi tài kim chỉ của Maria. Cuộc sống tốt đẹp nhất mà một trong hai đứa có thể mong cầu là ngồi vào một trong những chiếc bàn này, thêu thập tự thiên thần hoa lá vào áo choàng, mạng che và lễ phục từ sáng tới tối, cho đến khi lưng còng mắt yếu.
Khỉ. Muỗi. Bó Tay. Nhưng nó không ngừng được.
-
“Từng từ một.”
Con bé lại mò mẫm mớ ký tự trên giấy da.
πολλῶν δ᾽ ἀνθρώπων ἴδεν ἄστεα καὶ νόον ἔγνω
“Con không thể.”
“Trò có thể.”
Ἄστεα là các thành phố, νόον là tâm trí, ἔγνω là học được.”
Nó đọc, “Anh nhìn thấy các thành phố của họ và học được cách sống của họ.”
“Đúng rồi. Chính xác.”
Gần như chỉ sau một đêm, các con phố bừng lên ý nghĩa. Nó đọc những dòng chữ khắc trên đồng xu, trên đá móng và bia mộ, trên dấu kẹp chì, trụ đỡ và bia đá cẩm thạch gắn vào tường phòng thủ. Mỗi con đường quanh co của thành phố là một bản ghi vĩ đại mòn vẹt theo đúng nghĩa của nó.
Từ ngữ sáng lên trên vành đĩa mà bà bếp Chryse đặt cạnh lò sưởi: Zoe Ngoan Đạo, trên cổng vào một nhà nguyện nhỏ bỏ hoang: Bình an cho kẻ bước vào đây với trái tim trìu mến. Dòng chữ yêu thích nhất của nó được khắc trên đà ngang phía trên cánh cửa của người canh gác cạnh cổng Thánh đường Theophano, khiến nó mất nửa ngày Chủ Nhật mới giải ra:
Hãy dừng lại, hỡi những kẻ cướp bóc, giết người, kỵ binh và lính tráng, hãy biết khiêm nhường, bởi tất cả chúng ta đều đã nếm thử máu hồng của Jesus.
Lần cuối cùng Anna trông thấy Licinius, một cơn gió lạnh thổi qua, nước da ông tái nhợt màu mưa, mắt ông đổ ghèn. Bánh mì nó mang đến cho ông vẫn chưa động đến, cục bướu trên cổ nom dữ tợn hơn hẳn, đỏ bừng và sưng tấy, như thể đêm nay sẽ nuốt chửng khuôn mặt ông.
Ông bảo hôm nay sẽ học về μῦθος, mýthos, nghĩa là một cuộc chuyện trò hoặc một điều gì đó được nói ra, hoặc là một câu chuyện, một huyền thoại từ thuở thánh thần xa xưa. Ông đang cắt nghĩa nó là một từ mong manh, bất định, có thể gợi ra một điều vừa sai vừa đúng, thì bắt đầu phân tâm.
Cơn gió cuốn đi xấp giấy trong tay ông, Anna đuổi theo bắt lại, phủi sạch rồi trả về cho ông. Licinius nhắm mắt một hồi lâu. “Kho trữ,” ông nói, “trò biết từ này không? Một nơi yên nghỉ. Một văn bản - một cuốn sách - là một nơi yên nghỉ cho ký ức của những con người đã sống trên cõi đời này, một cách để ký ức nằm yên sau khi linh hồn tiếp tục cuộc chu du.”
Đoạn, mắt ông mở trừng trừng như thể nhìn thẳng vào màn đêm thăm thẳm.
“Nhưng sách cũng như con người, đều chết đi. Chúng chết trong hỏa hoạn, lụt lội, mối mọt hoặc máy chém của những tên bạo chúa. Nếu không được giữ gìn cẩn thận, chúng sẽ mất đi. Khi một cuốn sách mất đi, ký ức lại chết thêm lần nữa.”
Ông giáo nhăn mặt. Hơi thở của ông trở nên chậm chạp và đứt quãng. Lá cây cọ xuống mặt đường, những áng mây lấp lánh trôi trên mái nhà, đám ngựa thồ đi qua, người cưỡi ngựa co rúm vì lạnh, con bé rùng mình. Nó có nên đi gọi người quản gia không? Hay người loan tin?
Licinius giơ tay lên. Trong tay ông là ba xấp giấy tơi tả.
“Không, thưa thầy,” Anna nói. “Chúng là của thầy.”
Nhưng ông dúi chúng vào tay con bé. Nó dáo dác nhìn quanh - nhà trọ, bức tường, hàng cây xào xạc - thì thầm một lời khấn nguyện rồi nhét xấp giấy vào trong váy.
[...]
0 notes
Text
Bài tập Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu giúp mẹ thư giãn, khỏe mạnh
Các chuyên gia cho biết, trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu tập yoga sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả sức khoẻ thể chất và tinh thần. Gợi ý các bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ đừng bỏ qua thông tin ở bài viết dưới đây!
xem thêm: cách massage bầu giảm đau nhức mệt mỏi
Mách mẹ 3 bài tập Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ hãy nhớ rằng cục cưng của mình trong 3 tháng đầu còn chưa thực sự ổn định. Vì vậy, khi lựa chọn tư thế Yoga bầu 3 tháng đầu, mẹ hãy chú ý chọn những động tác nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến con và để cơ thể mình thoải mái nhất. Cụ thể:
Bài tập hít thở sâu giúp mẹ bầu thư giãn
Đây là bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ với cách thực hiện vô cùng đơn giản, dễ thực hiện. Việc áp dụng kỹ thuật hít thở sâu sẽ giúp mẹ bầu thoải mái tinh thần hơn. Đặc biệt bài tập này rất thích hợp cho mẹ bầu đang bị ốm nghén nặng.
Mẹ ngồi vững thêm thảm, thả lỏng cơ thể, ngồi bắt chéo chân. Đồng thời, mẹ hãy điều hướng suy nghĩ ra khỏi cảm giác ốm nghén. Bắt đầu nhịp hít thở sâu từ từ; nhẹ nhàng bằng hơi mũi. Mẹ nên lắng nghe nhịp đập của tim và điều chỉnh nhịp thở cho phù hợp. Mẹ dần tăng độ khó với việc hít thở sâu hơn. Chú ý không nên thực hiện với cường độ quá nhanh như thở gấp. Thay vào đó mẹ nên từ từ thực hiện. Khi tập hít thở sâu, mẹ hãy để ý cảm nhận không khí ra – vào cơ thể. Điều này sẽ giúp mẹ chìm sâu vào bài tập yoga, tinh thần thư giãn hơn.
Xem thêm: 28 điều kiêng kỵ khi mang thai mẹ cần biết
Bài tập Ardha Titali Asana giảm đau mỏi cơ đùi
Đây là bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ có khả năng tăng cường sự lưu thông máu đến vùng sàn chậu. Điều này sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu giảm căng thẳng cơ đùi trong và chân hiệu quả.
Mẹ hãy nhẹ nhàng ngồi xuống sàn tập, duỗi chân trái thẳng. Từ từ gập chân phải lên và đặt bàn chân phải lên đùi trái. Thực hiện sao cho khoảng cách càng xa càng tốt. Tay phải đặt lên đầu gối của chân bên phải; tay trái giữ các ngón chân của bàn chân phải. Điều chỉnh hơi thở ra từ từ, di chuyển nhẹ nhàng đầu gối của chân phải lên. Hít thở hơi vào, đẩy đầu gối từ từ xuống sàn. Mẹ chú ý giữ lưng thẳng để tránh mất thăng bằng. Lặp lại động tác này 10 lần. Sau đó đổi chân và thực hiện tương tự.
Xem thêm: 19 dấu hiệu bà bầu mang thai nghén con trai theo dân gian
Bài tập Skandha Sanchalana giảm nhức mỏi vai, gáy
Đây là bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ giúp làm giảm cẳng thẳng lên vùng da đầu, cổ, vai, gáy hiệu quả.
Mẹ bầu nhẹ nhàng lắc đầu sang phải và sang tái; thực hiện theo chiều kim đồng hồ rồi lại ngược chiều. Hít vào và thở ra với nhịp thở chậm rãi. Mẹ chú ý không thở gấp để tránh tim đập nhanh. Tiếp tục thực hiện tương tự động tác xoay bả vai lên xuống. Mỗi động tác xoay đầu, bả vai mẹ thực hiện 3 – 5 lần để giảm đau nhức hiệu quả.
Hy vọng bài viết hữu ích trên đây sẽ giúp mẹ có những buổi tập luyện yoga cho bà bầu thật sự hiệu quả và an toàn. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh, bình an để hạnh phúc trong suốt thai kỳ nhé!
Ngoài ra, để đảm bảo có một thai kỳ khoẻ mạnh, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khoẻ thật tốt. Trong hành trình mang thai đầy gian nan, mẹ cũng có thể tìm kiếm cho bản thân một spa chăm sóc bầu chuyên nghiệp và uy tín để đồng hành. Tại Hà Nội, Mama Maia Spa là địa chỉ chăm sóc bầu đáng tin cậy với hơn 300.000 kháng hàng ghé thăm và hài lòng.
Đến với Mama Maia Spa, mẹ bầu sẽ được thư giãn, tận hưởng dịch vụ chăm sóc, massage bầu trong không gian thoáng mát, dễ chịu đạt chuẩn 5* cùng với rất nhiều các trang thiết bị hiện đại. Tại đây sử dụng 3 gói dịch vụ chăm sóc bầu gói thư giãn 60 phút, rạng rỡ 90 phút và Vip 120 phút. Đi cùng với đó là 2 dịch vụ chăm sóc tại spa và tại nhà cho các bà bầu dù bận rộn cũng có thể yên tâm lựa chọn. Các bước đi đá nóng, nằm muối thảo dược, massage… của spa sẽ giúp mẹ bầu đào thải độc tố, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, mẹ sẽ cảm thấy giấc ngủ được ngon và sâu hơn từ đó giúp làm giải tỏa stress, mệt mỏi, cơ thể sẽ được nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.
0 notes
Text
Trẻ sơ sinh nằm điều hòa bao nhiêu độ?
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ và có khả năng điều nhiệt cơ thể chưa phát triển hoàn thiện. Nằm gần máy lạnh không đúng cách có thể khiến bé bị giảm thân nhiệt, đông máu, suy hô hấp và các vấn đề về miễn dịch. Do đó, cần phải tìm hiểu trẻ sơ sinh nằm điều hòa bao nhiêu độ, độ ẩm và các yếu tố khác sao cho phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh nằm điều hòa bao nhiêu độ?
Trẻ sơ sinh có sức khỏe bình thường, đủ tháng, khi được chăm sóc đúng cách, sẽ có thân nhiệt trong khoảng 36,5 - 37,5 độ C. Vậy trẻ sơ sinh nằm điều hòa bao nhiêu độ là phù hợp? Nếu trẻ được mặc quần áo kín đáo, như bao tay, bao chân, đội mũ và đắp chăn mỏng, thì có thể chịu được nhiệt độ phòng dao động từ 26 đến 28 độ C. Tuy mức nhiệt này có thể khiến nhiều người trưởng thành cảm thấy nóng nhưng lại là mức nhiệt phù hợp nhất với đặc điểm của trẻ sơ sinh.
Khi còn trong bụng mẹ, thân nhiệt của bé thường ở khoảng 37.5 đến 38 độ C. Khi còn ở giai đoạn sơ sinh, trẻ rất dễ bị lạnh, chẳng hạn như khi trẻ không có quần áo và nằm ở nhiệt độ 23 độ C sẽ bị lạnh tương đương với người lớn trong tình trạng không quần áo nằm ổ nhiệt độ 0 độ C. Do đó, gia đình cần chú ý lau khô người cho bé sau khi tắm, quấn thêm khăn và quần áo hay cho bé kề da với bố mẹ để duy trì được nhiệt độ cần thiết.
Trẻ sơ sinh thường chưa có khả năng tự kiểm soát nhiệt độ
Trẻ sơ sinh nằm điều hòa có dễ bị ốm hơn trẻ không nằm điều hòa không?
Trên thực tế, nguyên nhân khiến trẻ bị ốm là do các loại virus và vi khuẩn, chứ không phải do máy lạnh. Tuy vậy, việc nằm máy lạnh với nhiệt độ quá thấp có thể khiến trẻ bị niêm mạc hô hấp dẫn đến trẻ bị ngứa cổ, muốn ho nhiều hơn và dễ mắc các bệnh hô hấp.
Xem thêm tại đây: https://nobinobi.vn/goc-nho-cua-me/nhat-ky-hieu-minh-hieu-con/tre-so-sinh-nam-dieu-hoa-bao-nhieu-do
0 notes
Text
"ĐỂU CÁNG" CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
Ngày xưa mỗi khi đi đâu, chưa có xe cộ sẵn như bây giờ, là người ta phải thuê người cáng đi – nhất là người có tuổi, người ốm. Còn đồ đạc mang theo lại phải thuê người gánh. Người cáng thuê, người ta gọi là CÁNG, còn người gánh thuê, người ta gọi là ĐỂU.
Mỗi lần gọi người đưa đi như thế, thường người ta ra đầu đường – nơi tập trung những người làm nghề đó, gọi “Cho một ĐỂU, hai CÁNG nhé!” và thế là sẽ có ba người te tái chạy vào, hai người vác theo một cái cáng, còn một người mang theo đòn gánh quang gánh.
Hầu hết Đểu và Cáng là những người lao động chân tay, ít được học hành, nên cái sự ăn chia nó thường không đều, hoặc không vừa ý với nhau, dẫn đến cãi nhau, đánh nhau, chửi nhau khi chia tiền là việc xảy ra như cơm bữa. Cứ như thế mà dân gian mới có câu “Đối xử với nhau như cái bọn ĐỂU CÁNG!”.
Do từ “đểu” theo nghĩa là người gánh thuê hoặc nghề gánh thuê là từ cổ, người ta không còn biết được cái nghĩa cổ xưa của nó nên đưa từ Đểu nghĩa là gian manh vào luôn từ ghép đểu cáng, biến ý nghĩa của hai từ này thay đổi theo như cách hiểu hiện nay.
Chú thích
(1) Ngoài đểu cáng, ta còn có thể sử dụng đểu giả hoặc chỉ dùng mỗi từ đểu cũng đã thể hiện được nghĩa gian manh, lừa lọc. Điều đó cho thấy cáng thực chất chỉ là từ ký sinh.
ẢNH KIỆU VÕNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM NĂM 1898 CỦA NHÀ NHIẾP ẢNH ANDRÉ SALLES, ẢNH ĐƯỢC XỬ LÝ MÀU.
Nguồn: Quảng Long
KPVN st
0 notes
Text
Hôm nay là ngày ốm số 3.
Mình đã quên là cổ họng của mình kể từ sau covid đã bị yếu đi, nên mình đã chủ quan uống một ly trà ô long sữa đá khi đi workshop, và kết quả là sáng nay dậy với cổ họng đau khủng khiếp, mỗi lần nuốt là một lần đau lên tai và làm mình ngại nuốt cực kì.
Quyết định đúng nhất trong ngày là gọi grab đi làm.
Ôi buồn ngủ nên mai sẽ kêt tiếp
Biết ơn mt chăm tui
0 notes