Tumgik
9xkld · 6 years
Text
Úc cấp visa lao động tay nghề mới - mức lương hơn 3 tỷ
Úc cấp visa lao động tay nghề mới - mức lương hơn 3 tỷ
Chính phủ Úc vừa ra mắt 2 loại visa mới cho di dân tay nghề cao và khởi nghiệp các lĩnh vực STEM, đặc biệt là di dân có trình độ y sinh học và công nghệ nông nghiệp.
Chính phủ Úc sẽ cho ban hành 1 loại visa mới thu hút những nhân tài trong di dân, với mục đích cạnh tranh với các nước khác có thế mạnh về “công nghệ cao”. Loại visa này sẽ cho phép các công ty bảo lãnh di dân có kĩ năng và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao với mức lương lên đến hơn 180.000 đô la Úc.
Ngoài ra, Úc còn ban hành 1 loại visa khác dành cho các công ty khởi nghiệp tại Úc trong lĩnh vực STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics) để tìm kiếm thêm nhiều nhân tài, đặc biệt là các di dân có trình độ cao trong các ngành y sinh học và công nghệ nông nghiệp.
Cả 2 loại visa này đều yêu cầu di dân phải có hơn 3 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực đó, và công ty có nhu cầu cần tuyển di dân phải chứng minh được là họ đã từng cố gắng tìm kiếm và thuê công dân Úc trước, nhưng vẫn không thỏa mãn được yêu cầu của công việc.
“Chính phủ rõ ràng nhận ra được sự cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu để thu hút nhân tài trong các lĩnh vực công nghệ cao. Việc thu hút những nhân tài này cũng giúp chuyển giao kĩ năng và công nghệ cho công dân Úc và giúp phát triển các doanh nghiệp tại Úc”, chính phủ Úc nêu trong thông cáo báo chí.
Sẽ không có giới hạn số lượng visa được ban hành, tuy nhiên mỗi doanh nghiệp sẽ được áp dụng giới hạn số di dân mà họ được quyền bảo lãnh. Mỗi doanh nghiệp sẽ có thể thuê tối đa 20 di dân tay nghề cao dưới dòng visa mới này, trong khi các công ty khởi nghiệp có thể xin visa cho tối đa 5 di dân.
https://vietkieu247.com/dinh-cu-quoc-tich/2073.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Cụ bà Nhật ăn cắp vặt vào tù để trốn tránh sự cô đơn
Cụ bà Nhật ăn cắp vặt vào tù để trốn tránh sự cô đơn
Thiếu thốn tình cảm và chật vật với miếng cơm, nhiều cụ bà ở Nhật trộm cắp vặt và liên tục tái phạm để được vào sống trong tù.
Cụ bà 80 tuổi, đang thụ án tù 2 năm rưỡi vì trộm một hộp trứng cá, một túi hạt giống và một chiếc chảo rán, cho biết cả đời cụ không nghĩ có ngày sẽ đi ăn trộm. “Hồi trẻ, tôi luôn tâm niệm phải làm việc chăm chỉ”, cụ bà, từng làm công nhân trong nhà máy cao su và nhân viên bệnh viện suốt 20 năm, tâm sự.
“Chồng tôi bị đột quỵ 6 năm trước và liệt giường kể từ đó. Ông ấy còn bị mất trí nhớ và mắc chứng ảo giác và điên loạn. Với một người cao tuổi như tôi, trông nom ông nhà tôi là một gánh nặng cả về mặt sức lực lẫn tinh thần. Nhưng tôi không thể hé răng nói với ai vì xấu hổ”, cụ bà chia sẻ. Lần đầu tiên bị bắt vì tội trộm cắp vặt năm 70 tuổi, lúc đó, dù có tiền trong túi, cụ vẫn ăn trộm vì “không muốn về nhà và cũng không có chỗ nào khác để đi”, nhà tù là nơi duy nhất nữ phạm nhân cao tuổi này hy vọng mình sẽ được giúp đỡ.
“Cuộc sống trong tù dễ dàng hơn nhiều. Dù chỉ là tạm thời nhưng ở đây tôi có thể là chính tôi, tôi có thể thở. Con trai tôi bảo tôi bị ốm và động viên tôi đi viện tâm thần. Nhưng tôi không nghĩ mình ốm đau gì cả. Tôi nghĩ chính sự căng thẳng và lo lắng đã khiến tôi ăn trộm”, phạm nhân 80 tuổi tái phạm lần thứ 4 nói với Bloomberg.
Tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng. Thống kê cho thấy 27,3% dân số Nhật hơn 65 tuổi, gần gấp đôi số người cao tuổi ở Mỹ. Kéo theo đó là tỉ lệ tội phạm cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ, tăng nhanh hơn tỉ lệ ở mọi nhóm độ tuổi khác. Gần 1/5 nữ phạm nhân đang thụ án trong các nhà tù ở Nhật là người cao tuổi. Tuy nhiên, điều đáng chú ý, các nữ tù nhân lớn tuổi đều bị kết án vì những hành vi phạm tội không nghiêm trọng, ví dụ, 9/10 người bị bắt vì trộm cắp vặt trong siêu thị, cửa hàng.
Động cơ phạm tội của các các nữ phạm nhân ngoài 65 tuổi khá giống nhau. Trước kia, người cao tuổi nương tựa vào con cái, gia đình và chòm xóm để an vui tuổi già. Nhưng trong xã hội hiện đại, ngày càng nhiều người cao tuổi phải sống cô đơn. Số liệu cho thấy từ 1980 đến 2015, số lượng người già sống neo đơn đã tăng gấp 6 lần lên gần 6 triệu người, chiếm gần 5% tổng dân số Nhật Bản.
Theo một khảo sát của chính quyền thành phố Tokyo thực hiện năm 2017, hơn một nửa tội phạm cao tuổi bị bắt vì trộm cắp vặt sống một mình và 40% không có gia đình hoặc hiếm khi trò chuyện với người thân. Nghĩ là họ mắc kẹt trong hoàn cảnh sống bơ vơ, không có chỗ dựa về cả mặt vật chất lẫn tinh thần.
“Họ có thể có nơi để ở. Họ cũng có thể có một gia đình. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ có một nơi chốn mà họ cảm thấy như là nhà”, Yumi Muranaka, giám thị nhà tù Iwakuni, cách Hiroshima khoảng 50 km, cho biết. “Họ cảm thấy không ai hiểu mình. Họ cảm giác như một người làm việc vặt trong nhà, không hơn”.
Một nữ phạm nhân 67 tuổi thú nhận đã ăn cắp vặt hơn 20 lần. “Không phải vì tôi thiếu tiền. Lần đầu tiên tôi ăn trộm và không bị phát hiện, tôi biết rằng bằng cách này, tôi có thể có những thứ tôi muốn mà không phải trả tiền. Việc này khiến tôi thấy vui, phấn khích và thích thú”. Bà cho biết chồng bà không trách móc và vẫn thường xuyên viết thư gửi vào tù.
“Nhưng hai thằng con tôi rất tức giận. Còn ba đứa cháu không biết tôi ở trong tù, chúng nghĩ tôi đang nằm viện cơ”, nữ phạm nhân cao tuổi đang lĩnh án hai năm ba tháng tù vì trộm cắp quần áo nói.
“Túng quá làm liều”
Bên cạnh đó, phụ nữ cao tuổi thường gặp khó khăn về kinh tế, trong khi 29% cụ ông trên 65 tuổi sống một mình phải vật lộn với đói nghèo thì con số này ở cụ bà là gần 50%. “Chồng tôi mất năm ngoái”, một phạm nhận nói. “Chúng tôi không có con cái vì vậy tôi sống mình một. Một lần tôi đi siêu thị mua rau và nhìn thấy túi thịt bò. Tôi thèm túi thịt đó nhưng cũng lo về gánh nặng tiền nong. Vậy là tôi ăn trộm”.
Chi phí chăm sóc phạm nhân cao tuổi năm 2015 tăng khoảng 80% so với 10 năm trước lên gần 6 triệu yên (hơn 50 triệu USD). Các nhà tù phải thuê điều dưỡng viên chuyên nghiệp để giúp phạm nhân cao tuổi trong mọi sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, đi vệ sinh còn ban đêm lính gác sẽ tiếp quản việc trông nom.
Gánh nặng chăm sóc các phạm nhân cao tuổi lớn đến mức một số nhân viên giáo dưỡng cho biết nhà tù nơi họ làm việc không khác mấy viện dưỡng lão. Bà Satomi Kezuka, một cựu quản giáo ở nhà tù Tochigi, cách thủ đô Tokyo gần 100 km về hướng bắc, kể phải dọn dẹp giường chiếu và giặt giũ quần áo cho các phạm nhân “đái dầm, ị đùn”. Hơn 1/3 nữ quản giáo bỏ việc sau ba năm.
Năm 2016, quốc hội Nhật thông qua điều luật, cho phép những phạm nhân cao tuổi tái phạm được nhận trợ cấp xã hội. Cơ quan công tố và các nhà tù phối hợp chặt chẽ với nhiều cơ quan khác nhằm hỗ trợ các phạm nhân cao tuổi tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, sự cô đơn của tuổi già, thiếu thốn tình cảm người thân – nguyên nhân chính khiến nhiều cụ bà phạm tội- nằm ngoài khả năng giải quyết của các nhà chức trách.
Một nữ phạm nhân 89 tuổi, đã hai lần vào tù, hiện đang thụ án một năm rưỡi cho biết: “Trước kia, tôi sống chung với con gái và tiêu toàn bộ tiền tiết kiệm để chăm sóc thằng con rể bạo lực và ngược đãi”. Sau khi dọn ra ở riêng, bà phải sống dựa hoàn toàn vào khoản trợ cấp hàng tháng ít ỏi của chính phủ. Chật vật với miếng ăn hàng ngày khiến bà không có nhiều lựa chọn và quyết định ăn trộm những nhu yếu phẩm như gạo, dâu tây và thuốc cảm cúm.
https://vietkieu247.com/doi-song-xa-hoi/cu-ba-nhat-an-cap-vat-vao-tu-de-tron-tranh-su-co-don.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Người đàn ông gốc Việt nhận án 14 năm tù vì buôn ma túy ở Tây Úc
Người đàn ông gốc Việt nhận án 14 năm tù vì buôn ma túy ở Tây Úc
Một người Canada gốc Việt bị bắt vì tàng trữ hơn 22kg cocaine ở phía Bắc Tây Úc đã phải nhận án tù 14 năm, bất chấp việc thẩm phán chấp nhận rằng ông ta sẽ phải đối mặt với khó khăn do bị tách khỏi gia đình.
Cảnh sát đã bắt Van Du Nguyen, người sinh ra ở Việt Nam, vào hồi tháng 5 sau khi ông ta gặp một người đàn ông khác tại khách sạn The Esplanade ở Port Hedland và được đưa cho một vali ma túy trị giá khoảng 20 triệu đô nếu bán ở đường phố.
Nguyen, 60 tuổi, đã nhận tội tàng trữ ma túy với ý định bán hoặc cung cấp và đã bị kết án tại Tòa án quận Tây Úc vào hôm qua. Thẩm phán Vicki Stewart nói rằng số ma túy này có độ tinh khiết trung bình là 82% và giá trị bán buôn hơn 4 triệu đô. Nguyen đã ngồi im lặng và nghe thông dịch viên của mình trong suốt quá trình tố tụng.
Thẩm phán Stewart mô tả Nguyen là một “người chuyển hàng đáng tin cậy” và là “người giữ nhiệm vụ quan trọng” trong mạng lưới phân phối ma túy. “Ông đóng một vai trò quan trọng trong một tổ chức ma túy phức tạp”, bà nói. “Ông đã định trở lại Perth với số ma túy đó.”
Thẩm phán Stewart nói rằng ông Nguyen không phải là người sử dụng ma túy nhưng đã tham gia vào đường dây tội phạm vì lợi ích tài chính cá nhân.
Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng ông ta đã nhận tội, không có tiền án trước đó và đã tỏ ra hối hận. Tòa án được biết rằng Nguyen đã chạy trốn khỏi Việt Nam vào năm 1979 và đã ở trong các trại tị nạn trước khi chuyển đến Canada vào năm 1985.
Ông ta đã kết hôn được 40 năm, có 3 người con lớn và một đứa cháu. Thẩm phán Stewart chấp nhận ông Nguyen sẽ gặp khó khăn khi phải xa gia đình và bạn bè của mình, nói rằng ông sẽ “bị tước quyền hỗ trợ của họ”. Tuy nhiên, sự an toàn của cộng đồng và việc ngăn chặn cũng rất quan trọng, bà nói.
Ông Nguyen sẽ phải ngồi tù ít nhất 12 năm, trước khi có thể hội đủ điều kiện để được tạm tha. Ông ta cũng đã được tuyên bố là một kẻ buôn bán ma túy.
https://vietkieu247.com/doi-song-xa-hoi/nguoi-dan-ong-goc-viet-nhan-14-nam-tu-vi-buon-ma-tuy-o-tay-uc.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
TOP 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2018
TOP 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2018
Theo Báo cáo chi phí sinh hoạt toàn cầu của Economist Intelligence Unit (EIU) mới công bố, Singapore tiếp tục là thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm thứ 5 liên tiếp.
“Ở các hạng mục như chăm sóc cá nhân, hàng tiêu dùng gia đình, Singapore có giá thấp hơn đáng kể so với các thành phố khác, nhưng tiếp tục là nơi có chi phí mua và chạy ôtô đắt nhất thế giới. Giá cả quần áo tại Singapore cũng đắt thứ 3 thế giới”, báo cáo của EIU cho biết.
Thống trị danh sách thành phố đắt đỏ nhất thế giới là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.
Theo Bloomberg, hai thành phố của Nhật, Tokyo và Osaka, thường xếp thứ hạng cao thì năm nay lại vắng bóng khỏi top 10 nhờ tỷ lệ lạm phát thấp ở nước này. Tokyo là thành phố có chi phí sinh hoạt đắt nhất thế giới vào năm 2013, tuy nhiên đã tụt xuống vị trí thứ 11 trong danh sách năm nay. Trong khi đó, Hồng Kông tụt xuống xếp thứ 4 từ vị trí thành phố đắt đỏ thứ 2 thế giới.
Singapore – thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2018.
Còn thành phố Sydney của Úc tăng 4 bậc lọt vào top 10 cùng với Oslo (Na Uy), Geneva (Thuỵ Sĩ), Zurich (Thuỵ Sĩ) và Copenhagen (Đan Mạch).
“Biến động của đồng nội tệ các nước tiếp tục là nguyên nhân chính của sự thay đổi trong thứ hạng các thành phố”, EIU cho biết.
Theo EIU, đồng USD suy yếu là nguyên nhân không có thành phố nào của Mỹ có mặt trong top 10 thành phố đắt nhất bất chấp việc chi phí sinh hoạt tương đối tại quốc gia này có xu hướng tăng vài năm gần đây. Hai thành phố của Mỹ là New York và Los Angeles lần lượt giữ vị trí 13 và 14 trong danh sách, tụt từ vị trí 9 và 11 của năm ngoái.
Paris là thành phố duy nhất thuộc khối đồng tiền chung Euro có mặt trong top 10 bất chấp việc đồng Euro đã phục hồi. EIU cho biết thủ đô nước Pháp tiếp tục là nơi “vô cùng đắt đỏ”.
Trong khi đó, Tel Aviv của Israel là thành phố duy nhất tại Trung Đông lọt vào top 10. Chi phí vận tải tại thành phố này đắt hơn tới 79% so với tại New York.
Dù là khu vực có nhiều thành phố đắt đỏ nhất, châu Á cũng là nơi có nhóm thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ nhất. Các thành phố Nam Á gồm Bangalore, Chennai, New Delhi của Ấn Độ và Karachi của Pakistan có giá cả hàng hoá, sinh hoạt thấp hơn đáng kể so với những nơi khác trên thế giới. Nơi có chi phí sinh hoạt rẻ nhất thế giới là thủ đô Damascus của Syria và Caracas của Venezuela.
Danh sách thành phố đắt đỏ nhất thế giới của EIU được đưa ra dựa trên khảo sát về chi phí của 160 mặt hàng tại 133 quốc gia trên thế giới.
https://vietkieu247.com/du-lich-giai-tri/top-10-thanh-pho-dat-do-nhat-the-gioi-nam-2018.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Úc tiếp tục trong TOP địa điểm du lịch quốc tế được yêu thích nhất
Úc tiếp tục trong TOP địa điểm du lịch quốc tế được yêu thích nhất
Cuộc khảo sát du khách quốc tế hàng năm của chính phủ cho thấy số lượng du khách nước ngoài đang gia tăng và họ vui vẻ mở hầu bao chi tiêu lớn khi du lịch Úc.
Đến Úc khách du lịch khám phá những vùng hoang vu màu đất và đá đỏ trãi dài ngút mắt rất tđặc trưng của Úc, những vùng bờ bụi nguyên sơ không bị xâm hại và hàng ngàn ki lo mét bờ biển kéo dài, tất cả làm no đầy cảm giác khám phá vùng đất Miệt Dưới Down Under của du khách quốc tế’.
Hơn 8 triệu khách du lịch nước ngoài đã đến Úc năm 2017 – tăng 6% so với năm 2016. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế cũng tăng 6% – nâng con số chi tiêu lên đến mức 41,3 tỷ USD trong năm 2017. John Hart, thuộc Văn Phòng Du lịch Úc, cho biết du khách quốc tế đóng góp vào sự gia tăng đáng kể cho nền kinh tế Úc.
“Sự gia tăng này lớn hơn sự gia tăng số lượng người đang đổ đến, vì vậy những người số chi tiêu sẽ còn tăng nhiều hơn từ số những người tiếp tục đến. Và đó là khoản chi tiêu mà chúng ta cần vì thu nhập từ khách du lịch là thu nhập ít gây ảnh hưởng nhất hay nói cách khác nói là ngành công nghiệp không khói qua đó chúng ta tạo thêm được công ăn việc làm và có được lợi ích kinh tế.”
Hầu như tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ đều tăng trưởng về khách du lịch nước ngoài, ngoại trừ Tây Úc. New South Wales vẫn là điểm đến du khách phổ biến nhất, với số du khách nước ngoài tăng 7% vào năm 2017. Victoria và Adelaide đều tăng 8% số lượng du khách đến tiểu bang của họ. Tuy nhiên, Tasmania có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất nước với con số tăng 18% và chi tiêu mà du lịch đổ vào đây tăng 31% lên gần 500 triệu USD trong năm ngoái.
Khách du lịch đến từ Trung Quốc vẫn duy trì vị trí hàng đầu cùng với New Zealand và Hoa Kỳ. Du khách Ấn Độ cũng đang gia tăng ngoạn mục với số lượng khách tăng đến 16% do bị thu hút bởi những điểm tương đồng của các quốc gia.
“Nhà hàng quán ăn thì dễ dàng và có ở khắp nơi, đồ ăn thì không có vấn đề gì, không có rào cản ngôn ngữ còn khí hậu thì tốt và ôn hòa và ngày càng có nhiềuhình ảnh hấp dẫn mời gọi từ vùng đất Australia trêncác màn hình TV và truyền thông”.
Ấn Độ cũng ghi nhận sự tăng trưởng lớn nhất trong chi tiêu của khách khi đến đây lên đến 16%tương đương mức tăng 1,4 tỷ đô la năm ngoái.
John Hart thuộc Văn Phòng Du lịch Úc cho biết du khách người Ấn dường như chi tiêu nhiều vào các món ăn và ẩm thực của Úc.
“Có một số lợi ích tuyệt vời từ khach du lịch các nước vào Úc. Như là khách du lịch Ấn Độ chẳng hạn thì mê mẩn bởi thực phẩm và thức ăn Úc với rất nhiều thức ăn chay. Và cũng như khách Trung Quốc thì khách Ấn độ chi tiêu rất nhiều vào các nhà hàng.”
Các tổ chức du lịch và các điểm tham quan tỏ ra nhanh chóng thích nghi với sự gia tăng của du khách quốc tế. Các lễ hội văn hoá và các tour du lịch có hướng dẫn bằng ngôn ngữ khác nhau đang giúp cho du khách cảm thấy thoải mái như đang ở tại nước họ khi đến Úc.
“Nó giống một thành phố đa chủng tộc. Tôi có thể nhìn thấy mọi người từ các nguồn gốc dân tộc khác nhau, các cộng đồng và các vùng khác nhau trên thế giới. Lúc nhỏ tôi nghe rất nhiều về Opera House và Harbour Bridge vì vậy tôi chỉ muốn đến đây với gia đình tôi để thăm đất nước này.”
Nhà hát Opera Sydney hiện đang điều hành các tour du lịch bằng bảy ngôn ngữ khác nhau. Giám đốc du lịch của Opera House Jade McKellar, nói rằng điều quan trọng là làm cho khách có thể tiếp cận được với tất cả những trãi nghiệm mà đơn vị có thể cung cấp.
“Nhà hát Opera Sydney luôn có một lượng du khách khổng lồ đến tham quan và đối với chúng tôi làm sao để có một tour du lịch mà khách được phục vụ tận tình tất cả mọi thứ với các ngôn ngữ khác nhau là điều rất quan trọng. Hiện tại, chúng tôi có hơn 40% trong tổng số 500.000 lượt du khách hàng năm khi tham quan đã chọn tour với một ngôn ngữ Á Châu nào đó , và tour ngôn ngữ đang rất phổ biến ở chỗ chúng tôi.”
https://vietkieu247.com/du-lich-giai-tri/uc-tiep-tuc-trong-top-dia-diem-du-lich-quoc-te-duoc-yeu-thich-nhat.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Nhật Bản lập bàn tưởng nhớ bé Nhật Linh
Nhật Bản lập bàn tưởng nhớ bé Nhật Linh
Người dân thành phố Matsudo, tỉnh Chiba, đặt hoa tưởng nhớ bé Nhật Linh tại bàn phủ khăn trắng do chính quyền địa phương thiết lập trong một hội trường.
Bàn tưởng nhớ Lê Thị Nhật Linh, 9 tuổi, được đặt tại một hội trường ở thành phố Matsudo, tỉnh Chiba, cách không xa nhà của bé. Nhật Linh mất tích khi tới trường cuối tháng 3/2017. Thi thể bé được tìm thấy gần con mương ở thành phố Abiko, Chiba.
“Tôi cảm thấy vui lòng khi (chính quyền địa phương) đã làm những gì họ có thể để tưởng nhớ con gái tôi. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới người dân và giới chức thành phố”, Kyodo dẫn lời anh Lê Anh Hào, cha bé Nhật Linh, hôm nay. Bàn tưởng nhớ bé Nhật Linh sẽ được đặt cho đến hết tháng 3.
Haruna Odakura, 11 tuổi, cầm theo bó hoa đến bàn tưởng niệm cùng với cha. “Cháu cảm thấy rất tiếc”, Odakura nói khi nhìn ảnh Nhật Linh.
“Tôi nhớ đến vụ việc mỗi khi đi qua trường tiểu học (nơi bé Nhật Linh theo học). Đây thực sự là một điều đáng tiếc”, Chieko Wanatabe, 78 tuổi, chia sẻ sau khi đặt những bông hoa màu trắng lên bàn.
Cảnh sát Nhật Bản đã bắt Yasumasa Shibuya, 46 tuổi, hội trưởng phụ huynh tại trường tiểu học của bé Nhật Linh. Shibuya bị truy tố tội sát hại Nhật Linh cùng các tội danh khác, trong đó có bỏ lại thi thể bé. Shibuya từ chối nói về vụ án kể từ khi bị bắt hồi tháng 4.
Tòa án quận Chiba thông báo sẽ xét xử Shibuya vào ngày 4/6.
https://vietkieu247.com/doi-song-xa-hoi/nhat-ban-lap-ban-tuong-nho-be-nhat-linh.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Bắt cặp chồng Mỹ - vợ Việt vì con có ma túy trong máu
Bắt cặp chồng Mỹ - vợ Việt vì con có ma túy trong máu
Một cặp chồng Mỹ – vợ Việt đã bị cảnh sát bắt giữ để điều tra sau khi 2 đứa con của họ được xét nghiệm có chất ma túy trong máu, dương tính với cần sa.
Theo các tin địa phương, hồ sơ cho thấy vào ngày 18/9/2017, một thám tử thuộc Sở Cảnh Sát Great Falls (GFPD) được chỉ định tiếp tục phụ trách một vụ do Cơ Quan Bảo Vệ Trẻ Em (DPHHS) chuyển giao, liên quan tới anh Cody Randalle Harper và cô Allison Hồng Phạm. Họ là cặp vợ chồng có 2 đứa con.
Theo văn bản chuyển giao cho biết, bé trai sơ sinh của cặp này đã được xét nghiệm dương tính về chất ma túy hóa chất THC, và đứa con 1 tuổi của họ được xét nghiệm dương tính về ma túy hóa chất meth.
Khi Allison sinh em bé vào ngày 6/9, em bé được xét nghiệm cho kết quả dương tính đối với THC, là khi CPS lấy mẫu của Harper, Allison Phạm và hai đứa con. Ngày 12 và 13/9 là lúc những kết quả của các cuộc xét nghiệm mẫu trở lại.
Những mẫu của Harper cho kết quả dương tính về meth và THC. Mẫu của Allison được xét nghiệm dương tính về meth. Em bé 1 tuổi của họ được xét nghiệm cho kết quả dương tính về cả meth lẫn THC.
Nhân viên của sở xã hội và bảo vệ trẻ em đã nói chuyện với cặp vợ chồng và hỏi họ rằng bằng cách nào mà con họ có thể tiếp xúc với meth. Anh Harper trả lời bằng cách hỏi lại rằng việc đứa bé bị nhiễm do tiếp xúc qua da, sau khi họ dùng meth, có phải là điều có thể xảy ra hay không. Còn cô Allison nói rằng việc cô dùng meth không xảy ra trong căn nhà chung cư, và cô không biết đứa trẻ có thể bị phơi nhiễm như thế nào.
Vì cuộc điều tra này, Harper bị bắt vào ngày 23/2/2018 và tòa đã ban trát 2.500 USD ra lệnh bắt giữ Allison Phạm. Cả hai đều bị buộc tội gây nguy hiểm cho sự an toàn của trẻ em.
https://vietkieu247.com/doi-song-xa-hoi/bat-cap-chong-my-vo-viet-vi-con-co-ma-tuy-trong-mau.html
1 note · View note
9xkld · 6 years
Text
Đám cưới giả ở Việt Nam trong mắt nhà báo Pháp
Đám cưới giả ở Việt Nam trong mắt nhà báo Pháp
Hãng thông tấn nổi tiếng AFP cho biết nhiều bạn trẻ Việt sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn đôla để làm đám cưới giả qua mắt gia đình và xã hội.
Đám cưới của Kha ở Hà Nội, nhìn bên ngoài khá hoàn hảo nhưng cô gái trẻ thực ra đang che giấu một bí mật: Cô đang mang thai 3 tháng và chú rể bên cạnh cô thực chất là người lạ. Kha đã bỏ ra 1.500 đôla để tổ chức đám cưới giả này.
“Bố mẹ tôi sẽ vô cùng xấu hổ nếu như tôi không có chồng mà chửa”, Kha nói một ngày sau cuộc hôn nhân giả mạo. Cô tâm sự “tác giả” của cái thai trong bụng cô đã kết hôn với một người phụ nữ khác.
AFP đưa tin dịch vụ đám cưới giả đang phát triển ở Việt Nam, nơi có khoảng 70% số người trên 15 tuổi đã kết hôn. Để tránh những điều tiếng không hay, nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn đô để thuê cả “đại gia đình giả” từ bố mẹ tới họ hàng, bạn bè, để tổ chức một đám cưới như thật. Họ làm vậy để đối phó với sự thúc giục lập gia đình từ bố mẹ, hay tránh những xung đột khi hai nhà không đồng ý cho hết hôn.
Kha và người chồng giả mạo của cô sẽ không trở thành vợ chồng hợp pháp, vì họ chỉ tổ chức đám cưới chứ không đăng ký kết hôn. Nhưng Kha biết ơn người đàn ông này vì đã giúp cô che mắt mọi người.
“Tôi thấy mình như người sắp chết đuối vớ được phao cứu sinh”, Kha nói về đám cưới.
Kha cho hay sau này cô sẽ nói với gia đình rằng cô bị chồng bỏ rơi. Việc ly dị chồng sẽ tốt hơn nhiều so với chuyện có con ngoài giá thú.
Quan niệm về quan hệ nam nữ đang thay đổi nhanh chóng trong giới trẻ Việt Nam. Ngày càng có nhiều đôi bạn trẻ lựa chọn sống thử trước hôn nhân hoặc thuê một căn hộ để sống riêng sau khi kết hôn. Tỷ lệ phá thai đang tăng chóng mặt với hơn 300.000 ca trong năm 2017. Con số này có thể còn hơn thế bởi nhiều vụ phá thai được thực hiện tại các cơ sở y tế tư nhân và không được ghi chép.
Tuy nhiên kết hôn lại là chuyện hoàn toàn khác. Khi nói đến đám cưới, nhiều người vẫn gặp phải những áp lực lớn từ gia đình, xã hội, đặc biệt là những người cao tuổi với cách suy nghĩ mang đậm văn hóa truyền thống.
“Nhiều người không dám sống thật với tình cảm của mình. Họ phải đối mặt với những phong tục tập quán, văn hóa và đánh giá theo lối cũ”, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyen Duy Cuong nhận xét. Theo ông Cuong, nhiều bạn trẻ buộc phải tổ chức đám cưới giả để tránh rạn nứt quan hệ gia đình.
Trường hợp của Quân và Hương là một ví dụ điển hình. Gia đình của Quân không đồng ý cho anh kết hôn với Hương vì cô đến từ một tỉnh nghèo. Trong khi bố mẹ Hương lại muốn con gái kết hôn ngay trong năm 2017, vì các thầy nói năm đó mới tốt và được tuổi.
Vì vậy, đôi bạn trẻ quyết định tổ chức đám cưới giả ở Nghệ An. Ngày hôm ấy, nhà gái là thật, còn toàn bộ gia đình nhà trai là giả. Mọi thứ diễn ra khá thuận lợi, trừ việc một người “chú hờ” của nhà trai đã nhầm lẫn về tuổi thơ của Quân trong bài phát biểu trước nhà gái.
Mọi việc xong xuôi, Quân cho hay anh cảm thấy nhẹ nhõm dù vẫn phải giữ bí mật với cha mẹ mình. Chú rể nói dù có sự lừa gạt trong đám cưới nhưng tình cảm của anh và cô dâu là thật. Hai người cùng tâm nguyện sẽ sống hạnh phúc bên nhau.
“Thật là vui khi chỉ mất một chút tiền và làm mọi người vui vẻ. Chúng tôi đã giải quyết những vấn đề đau đầu trong hòa bình”, Quân nói.
Quân và Hương là 2 trong số hàng trăm khách hàng đã sử dụng dịch vụ đám cưới giả của công ty ông Nguyễn Xuân Thiện, một công ty dịch vụ có nhiều kinh nghiệm tổ chức đám cưới giả ở Hà Nội. Những người sử dụng dịch vụ của công ty này phải trả mức phí trọn gói tới 4.400 USD.
Ông Thiện cho biết họ đã tổ chức hàng ngàn đám cưới trong những năm qua. Mỗi ngày, có tới vài trăm người được công ty thuê để tới dự các đám cưới, tăng gấp hàng chục lần so với 10 năm trước.
“Chúng tôi lo lắng về thực trạng hiện nay. Công ty giống như bệnh viện, giúp đỡ cô dâu, chú rể điều trị ‘bệnh’ của họ. Nhưng chúng tôi thực sự không muốn thực trạng này tăng lên”, ông Thiện nói với AFP. Ông cho biết công việc này là một dịch vụ cộng đồng và không kiếm được nhiều lợi nhuận.
https://vietkieu247.com/doi-song-xa-hoi/dam-cuoi-gia-o-viet-nam-trong-mat-nha-bao-phap.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Việt Kiều Mỹ gian truân đòi lại 3 căn nhà khu đất vàng Sài Gòn
Việt Kiều Mỹ gian truân đòi lại 3 căn nhà khu đất vàng Sài Gòn
“Chúng tôi đã gửi hàng trăm lá đơn trong vòng 40 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả”, bà Võ Lan Điệp (71 tuổi, Việt kiều Mỹ) buồn rầu chia sẻ.
Liên quan đến vụ ông Hồ Văn Tín (ngụ quận Tân Bình, người nhận ủy quyền của ông Võ Văn Vĩnh, bà Võ Thị Lan Khai và bà Võ Lan Diệp) trong việc đòi lại 3 căn nhà 207 – 209 – 211 đại lộ Nguyễn Thái Học hiện nay là đường Nguyễn Thái Học (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1), diễn biến mới nhất là việc người được quyền thừa kế 3 căn nhà trên là bà Võ Lan Điệp (71 tuổi, Việt kiều Mỹ) đã về Việt Nam để tiếp tục hành trình tìm lại nhà đã cho mượn từ hơn 37 năm trước.
Trao đổi với báo chí, bà Võ Lan Điệp cho biết: “Tôi đã về Việt Nam từ mùng 3 Tết đến giờ, tính cả lần này thì đã gần 20 lần tôi về lại quê hương để mong nhận lại nhà của tổ tiên để lại. Trong thời gian tôi không ở đây, tôi đã ủy quyền lại cho họ hàng để đòi lại căn nhà 207 – 209 – 211 Đại lộ Nguyễn Thái Học nay là đường Nguyễn Thái Học. Chúng tôi đã gửi hàng trăm lá đơn trong vòng gần 40 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả”.
“Tôi thực sự rất mệt mỏi, buồn chán và bức xúc. Tôi cho mượn có văn bản giấy tờ đàng hoàng nhưng giờ phải mất mấy chục năm để đi đòi nhưng vẫn chưa được. Tôi giờ già yếu không biết còn sống nổi để chờ đợi đến khi được nhận lại nhà hay không. Cha mẹ tôi, chị tôi vì không thể chờ đợi được đến ngày lấy lại nhà nên đã qua đời mà không được về nơi thờ phụng thắp cho tổ tiên nén nhang. Tôi thật xót xa”, bà Điệp nghẹn ngào.
Bà Điệp tâm sự: “Tôi giờ rất muốn về lại quê hương để sinh sống vì tuổi già sức yếu không còn muốn bươn chải xứ người nữa. Gần 20 lần về quê tôi đều phải trọ ngoài khách sạn vì không thể vào nhà, nơi đã gắn bó mấy chục năm với bao kỷ niệm trước khi tôi đi định cư ở nước ngoài. Nhìn nhà của mình mà người ta đem cho thuê còn mình lủi thủi ở khách sạn tôi thật sự xót xa. Tôi đã gửi thông báo đòi nhà đến các cơ quan chức năng và các đơn vị đang quản lý, đang thuê căn nhà của tôi nhưng mấy ngày qua đều không được phúc đáp”.
Ghi nhận vào ngày 27/2, căn nhà 211 Nguyễn Thái Học, hiện nay đã được cho thuê để làm nơi bán quần áo, túi xách, đồ điện tử. Sau khi gửi thông báo đòi nhà cho các đơn vị liên quan, bà Điệp đã đến trước căn nhà mà gia đình cho mượn từ hơn 37 năm trước để ngồi trước cửa chờ cơ quan chức năng đến xử lý nhưng không có ai xuất hiện. Hiện, bà Lan Điệp đã gửi đơn đến Văn Phòng Chính Phủ, Thanh Tra Chính Phủ để cầu cứu.
“Lý lịch” 3 căn nhà tại trung tâm
Theo hồ sơ, nguồn gốc 3 căn nhà trên là của ông Võ Văn Thiêm và vợ là bà Nguyễn Thị Hoa (hiện cả hai ông bà đã qua đời). Ông Thiêm và bà Hoa có 3 người con là ông Võ Văn Vĩnh, bà Võ Thị Lan Khai và bà Võ Lan Diệp (cả 3 người đang cư ngụ ở nước ngoài). Ngày 24/9/1970, vợ chồng ông Thiêm để lại tờ chúc ngôn có ký gửi tại Phòng Chưởng khế Sài Gòn để lại cho các nhiều tài sản, trong đó có 3 căn nhà số 207 – 209 – 211 Nguyễn Thái Học. 3 căn nhà này sau đó được giao cho ông Trần Minh Tánh (hiện đã qua đời, là chồng cũ của bà Lan Khai) trông coi hộ. Thời điểm này, ông Tánh có nhận ông Nguyễn Văn Phước (sinh năm 1965) làm con nuôi và nhập khẩu cho ở cùng trong căn nhà số 211 Nguyễn Thái Học.
Ngày 19/9/1977, Ban Quản lý hợp tác xã tiêu thụ phường 17 (quận 1) ký hợp đồng mượn nhà 3 năm với chủ nhà là ông Võ Văn Vĩnh, bà Võ Thị Lan Khai và bà Võ Lan Diệp. Ông Trần Minh Tánh là người thay mặt ký tên. “Trong trường hợp chủ nhà về công tác tại Việt Nam và cần sử dụng lại căn nhà trên thì Hợp tác xã sẽ giao căn nhà lại cho chủ nhà để được trọn quyền sử dụng”, Hợp đồng mượn nhà thể hiện rõ.
Trong hợp đồng mượn nhà còn nêu: “Các chủ nhà của căn nhà trên cũng cần chỉ định một người đại diện chính thức để cùng giải quyết những vấn đề hành chính giữa đôi bên khi cần đến và người đại diện chỉ định này nên có nơi cư ngụ thường trú tại Việt Nam”.
Về “hành trình” đòi lại 3 căn nhà số 207 – 209 – 211 Nguyễn Thái Học, năm 1991, bà Lan Diệp đã gửi đơn đòi lại nhà nhưng không được xem xét giải quyết. Năm 1993, ông Trần Minh Tánh được ủy quyền của 3 người thừa kế gửi đơn xin nhận lại nhà nhưng không được chấp nhận. Năm 2001 đến nay, ông Tín nhận ủy quyền để tiếp tục “hành trình” đòi lại 3 căn nhà cho mượn từ 37 năm trước. Đáng chú ý, sau khi vào cuộc xác minh, cơ quan chức năng xác định không có hồ sơ liên quan đến căn nhà số 207 – 209 – 211 đường Nguyễn Thái Học mà chỉ có căn nhà số 211 Nguyễn Thái Học. Hai số nhà 207 – 209 Nguyễn Thái Học đã bị “bốc hơi”.
Luật sư Bùi Quốc Tuấn – Văn phòng luật sư Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định: “Hơn 37 năm qua có rất nhiều văn bản giấy tờ để trả lời rằng quanh vụ việc này nhằm xác định tính chất pháp lý là đối với 3 căn nhà, từ cơ sở đó quyền của người đại diện ủy quyền trong trương hợp khởi kiện này phải yêu cầu tòa án tiếp tục giải quyết vụ án và đưa vụ án ra xem xét. Trước đây có 3 căn nhà nhưng hiện nay tất cả giấy tờ chỉ thể hiện một căn, vậy 2 căn nhà kia được hợp thức hóa bởi ai, phải đề nghị tòa án trích lục nguồn gốc đất từ Sở Tài nguyên và Môi trường về ai quản lý 3 căn nhà đó”.
Liên quan đến vụ việc này, mới đây, Ban Tiếp công dân UBND TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn công dân gửi đến ông Tín. Theo đó, sau khi nghiên cứu nội dung đơn và tài liệu liên quan, nhận thấy ngày 26/8/2016, UBND TP có Công văn số 8688/VP-NCPC phúc đáp thông tin pháp lý theo yêu cầu của TAND TP.HCM, do đó, Ban Tiếp công dân thành phố đề nghị ông Tín liên hệ trực tiếp với TAND thành phố để biết kết quả giải quyết.
https://vietkieu247.com/doi-song-xa-hoi/viet-kieu-my-gian-truan-doi-lai-3-can-nha-khu-dat-vang-sai-gon.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Cảnh báo cạm bẫy ở sân bay Thái Lan
Cảnh báo cạm bẫy ở sân bay Thái Lan
Chuyện này đã xảy ra với Stephen Ingram và Xi Lin, chuyên gia công nghệ thông tin ở Cambridge, Anh, khi họ chuẩn bị lên chuyến bay về London.
Họ vừa xem đồ ở khu hàng miễn thuế thì bị nhân viên an ninh đòi khám xét túi hai lần. Những người này cho biết một cửa hàng thông báo mất một chiếc ví và camera an ninh cho thấy chính cô Lin đã lấy cắp.
Công ty sở hữu cửa hàng miễn thuế này – King Power – đưa đoạn video lên trang web của họ, trong đó, cô Lin có vẻ như bỏ gì đó vào túi. Tuy nhiên, nhân viên an ninh sân bay không hề tìm thấy ví trong đồ của Lin và Ingram.
Dù vậy, cả hai người đều bị đưa trở lại khu nhập cảnh và giam tại văn phòng cảnh sát ở sân bay. “Chúng tôi bị thẩm vấn ở hai phòng khác nhau”, anh Ingram nói. “Chúng tôi thấy sợ hãi. Họ khám xét và hỏi chiếc ví ở đâu”.
Họ sau đó bị nhốt trong một căn phòng nóng, ẩm và bốc mùi. Trên tường là hình vẽ graffiti và đầy vết máu.
Anh Ingram tìm cách gọi điện cho đường dây giúp đỡ của Bộ Ngoại giao Anh và được thông báo một người ở sứ quán Bangkok sẽ tới giúp họ. Ngày hôm sau, một phiên dịch viên tới. Người này là công dân Sri Lanka, có tên Tony, làm việc bán thời gian cho cảnh sát.
Tony đưa họ tới nói chuyện với chỉ huy lực lượng cảnh sát địa phương trong 3 tiếng. Tuy nhiên, tất cả những gì họ trao đổi là hai người khách Anh sẽ phải trả bao nhiêu tiền để được tự do. Viên cảnh sát nói tội của họ rất nghiêm trọng và nếu không đưa tiền họ sẽ bị tống vào nhà tù khét tiếng Hilton Bangkok. Họ có thể phải chờ hàng tháng trước khi vụ việc được đưa ra xét xử.
Những người này đòi họ 12.000 USD và hứa sẽ giúp Ingram về kịp đám tang của mẹ anh hôm 28/4. Tuy nhiên, Ingram không thể xoay xở đủ tiền ngay trong lúc đó.
Tony liền đưa họ tới máy ATM ở đồn cảnh sát và yêu cầu Lin rút hết tiền trong tài khoản (gần 1.000 USD). Ingram rút 5.600 USD. Số này được cho là đưa cho cảnh sát làm tiền tại ngoại. Ingram và Lin cũng buộc phải ký vào một loạt giấy tờ.
Sau đó, hai người được phép tới một khách sạn bẩn thỉu trong phạm vi gần sân bay. Hộ chiếu của họ bị giữ và bị cảnh báo không được bỏ đi, liên hệ luật sư hoặc sứ quán. “Tôi sẽ để mắt tới các người”, Tony cảnh cáo và thêm rằng hai du khách người Anh phải ở đó tới khi 12.000 USD chuyển tới tài khoản của y.
Đến hôm 27/4, Ingram và Lin tìm cách ra ngoài và lên taxi tới Bangkok gặp nhân viên sứ quán Anh. Họ được thông báo đã rơi vào bẫy lừa đảo có tên “zig-zag”. Luật sư đề nghị hai người lật tẩy Tony song cũng cảnh báo rằng vụ kiện sẽ kéo dài hàng tháng và họ có thể sẽ bị tù. Sau 5 ngày, tiền được chuyển tới tài khoản của Tony và hai du khách người Anh được trở về.
Ingram lỡ mất tang lễ của mẹ song anh và Lin đã nhận được giấy tờ tòa án trong đó nói rằng không có đủ bằng chứng truy tố họ. Ingram nói đó thật là một trải nghiệm kinh hoàng và họ muốn kiện để lấy lại tiền.
Phóng viên BBC đã liên lạc với Tony và chỉ huy cảnh sát địa phương – đại tá Teeradej Phanuphan. Họ đều nói rằng Tony chỉ phiên dịch và giúp hai du khách Anh đàm phán mức tiền thế chân để được tại ngoại. Tony cho biết một nửa trong số 12.000 USD là dành cho phí tại ngoại và phần còn lại là thù lao cho việc anh ta làm. Về lý thuyết, Ingram và Lin có thể lấy lại một phần tiền tại ngoại. Đại tá Teeradej nói ông sẽ điều tra song cho biết giao dịch giữa Tony và hai vị khách này là chuyện riêng, không liên quan tới cảnh sát.
Sân bay Bangkok nhận được vô số than phiền rằng hành khách thường xuyên bị giữ tại sân bay vì bị nghi ăn trộm đồ sau đó buộc phải trả tiền cho một người trung gian để lấy tự do. Sứ quán Đan Mạch cho hay một công dân của họ gần đây cũng bị dính vào một vụ tương tự. Hồi đầu tháng, một nhà khoa học Ireland định rời khỏi Thái Lan cùng chồng và cậu con trai 1 tuổi đã bị bắt ở sân bay vì bị buộc tội ăn trộm một chì kẻ mắt giá 28 USD.
Tony cho biết năm nay anh ta đã “giúp” khoảng 150 người nước ngoài gặp rắc rối với cảnh sát. Bình thường, anh ta nói làm việc này miễn phí.
Đại sứ quán Anh ở Thái Lan đã cảnh báo các hành khách ở sân bay quốc tế của Bangkok cẩn thận, không nên cầm đồ vật đi loanh quanh trong khu cửa hàng miễn thuế nếu chưa trả tiền cho món đồ bởi hành động đó có thể dẫn đến việc bị bắt và giam.
https://vietkieu247.com/du-lich-giai-tri/canh-bao-cam-bay-o-san-bay-thai-lan.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Công ty Nhật Bản phủ nhận lừa thực tập sinh Việt tẩy phóng xạ
Công ty Nhật Bản phủ nhận lừa thực tập sinh Việt tẩy phóng xạ
Công ty xây dựng Iwate cho biết họ không phải là doanh nghiệp Nhật duy nhất thuê thực tập sinh tẩy xạ gần nơi xảy ra thảm họa hạt nhân.
Chủ tịch công ty xây dựng Iwate thừa nhận đã giao việc tẩy xạ cho nam thực tập sinh Việt Nam nhưng phủ nhận đây là một vụ lừa đảo. Theo đó, “nam thực tập sinh người nước ngoài đó chỉ làm công việc mà những lao động Nhật Bản khác làm”, Nikkei Asian Review dẫn lời lãnh đạo doanh nghiệp này ngày 16/3 đưa tin.
“Chúng tôi làm nhiều loại công việc, tẩy xạ chỉ là một trong số đó”, chủ tịch Iwate cho biết. “Địa điểm làm việc là khu dân cư và không đặc biệt nguy hiểm”. Ông này cũng cho biết công ty đã giải thích tính chất của công việc tẩy xạ với công nhân trước khi họ đi vào khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima.
Vào tháng 3/2011, trận động đất 9 độ Richter kéo theo các đợt sóng thần cao tới 10 m tàn phá miền đông bắc Nhật Bản. Động đất và sóng thần đã làm hỏng hệ thống làm lạnh tại 4 lò phản ứng của nhà máy Fukushima I. Hàng chục nghìn người phải sơ tán khỏi phạm vi 20 km quanh các lò phản ứng của nhà máy này. 6 năm sau ngày xảy ra thảm họa, Nhật Bản vẫn đang dọn dẹp hậu quả của vụ rò rỉ tại Fukushima.
Công ty xây dựng Iwate cho biết do không thể từ chối hợp đồng của các nhà thầu cộng với tình trạng thiếu nhân lực địa phương, công ty phải quảng cáo thuê lao động nước ngoài, bao gồm các thực tập sinh. “Chúng tôi luôn tổ chức các lớp đào tạo trước khi đưa công nhân đến hiện trường. Thực tế, chúng tôi dành 1ngày đào tạo ngay tại văn phòng đặt ở hiện trường trước khi chúng tôi thực hiện công việc tẩy xạ. Có thể nam thực tập sinh đó không hiểu vì không biết tiếng Nhật. Nếu cậu ấy hỏi, chúng tôi sẽ giải thích tường tận”.
Thực tập sinh Việt Nam giấu danh tính tố cáo công ty xây dựng Nhật Bản đã lừa anh này làm công việc tẩy xạ ở Fukushima.
“Chúng tôi không phải công ty duy nhất dùng thực tập sinh làm công việc tẩy xạ”, chủ tịch Iwate khẳng định.
Trước đó, một nam thực tập sinh 24 tuổi người Việt Nam tố cáo bị lừa đến Nhật Bản làm công việc “xây dựng”. Theo lời kể với báo Nhật Bản, thanh niên này tìm được cơ hội đến Nhật làm việc khi còn ở quê nhà qua tờ rơi quảng cáo về Chương trình Học viên Thực tập Tỹ thuật (TITP). Trong khuôn khổ chương trình, các công ty hoặc tổ chức Nhật mời lao động nước ngoài sang Nhật làm việc với tư cách là thực tập sinh muốn nâng cao kỹ năng nghề. Chương trình giúp Nhật Bản giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động ngày một trầm trọng.
Theo tờ quảng cáo, nam thực tập sinh Việt cho biết có thể kiếm được hơn 150.000 yên (1.400 USD) mỗi tháng. Để chớp cơ hội việc làm, thực tập sinh này đã vay mượn hơn 9.000 USD để thanh toán khoản phí gần 15.000 USD cho công ty môi giới Việt Nam.
Vào tháng 9/2015, nam thực tập sinh này cùng hai thanh niên khác đến Tokyo. Sau khi trải qua khóa huấn luyện nghề và ngôn ngữ, cậu bắt đầu làm việc cho Iwate. Ban đầu, công việc được miêu là “đơn giản bao gồm lau rửa tường nhà và những thứ tương tự mà ai cũng có thể làm được”.
Tuy nhiên, kể từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016, thực tập sinh này cho biết phải tẩy xạ hàng chục lần ở khu vực dân cư tại thành phố Koriyama thuộc vùng Fukushima. “Tôi phải xúc bùn ở các con mương, cắt cỏ, quét dọn bụi bẩn trong vườn sau ở các tòa nhà cao tầng”, nam thanh niên kể lại và cho biết thêm thường xuyên nhìn thấy đồng nghiệp người Nhật cầm một vật như là thiết bị dò phóng xạ di sát mặt đất và họ nói với nhau rằng: “Địa điểm này có vẻ nguy hiểm”.
Sau khi phàn nàn với lãnh đạo công ty, cậu nhận được câu trả lời rằng: “Nếu sợ, hãy trở về Việt Nam đi”. “Nếu biết phải làm công việc tẩy xạ, tôi đã không tới Nhật”, thực tập sinh nói. “Tôi không phải là người duy nhất hối tiếc việc tới Nhật”.
Theo tổ chức công đoàn Zentouitsu chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài, công ty Iwate thuê lao động Việt Nam để làm việc trong mảng “máy móc xây dựng, phá rỡ và kỹ thuật cơ khí”. Và đây là vụ việc đầu tiên một thực tập sinh nước ngoài được thuê tẩy xạ.
Công nhân thực hiện tẩy xạ và tái thiết nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thuộc sở hữu của công ty điện lực Tokyo sau thảm họa hạt nhân năm 2011.
“Tôi hiểu tẩy chất phóng xạ là công việc quan trọng”, luật sư Shoichi Ibusuki, thành viên mạng lưới hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài nói. “Nhưng rõ ràng vụ việc này đã đi ngược lại mục đích của chương trình là chuyển giao kỹ năng cho các thực tập sinh đến từ các quốc gia đang phát triển”.
Cục nhập cư của Bộ Tư pháp Nhật vào hôm 14/3 đã ra thông cáo chính thức tuyên bố rằng công việc tẩy xạ không phù hợp với mục đích của chương trình thực tập sinh kỹ năng nghề dành cho lao động nước ngoài vì hai lý do. Thứ nhất, tẩy xạ không phải là công việc phổ biến ở Nhật. Thứ hai, các thực tập sinh nước ngoài đến Nhật để tập trung học kỹ năng nghề nên công việc tẩy xạ không phù hợp. Cơ quan này kết luận, bắt đầu từ bây giờ, sẽ yêu cầu các công ty phải cam kết không thuê lao động nước ngoài làm công việc tẩy xạ.
Trong khi đó, chủ tịch công ty xây dựng Iwate nói: “Chương trình thực tập sinh kỹ thuật nghe thì hay nhưng trên thực tế, đối với những người nước ngoài tham gia chương trình, vấn đề chỉ là tiền”.
https://vietkieu247.com/giao-duc-du-hoc/cong-ty-nhat-ban-phu-nhan-lua-thuc-tap-sinh-viet-tay-phong-xa.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Câu chuyện ít biết về con gái nuôi người Việt của Stephen Hawking
Câu chuyện ít biết về con gái nuôi người Việt của Stephen Hawking
Sau khi cha mẹ qua đời sau một vụ lật thuyền nên Thu Nhàn được đưa về làng trẻ em SOS Hà Nội, sau đó hồ sơ con nuôi của em đã được gửi tới nhà bác học nổi tiếng Stephen Hawking.
Tại đây, những đứa trẻ đều được lập hồ sơ để gửi về trụ sở của SOS ở Vienna, Áo. Những hồ sơ này sẽ được chuyển tới ngẫu nhiên những gia đình muốn nhận con nuôi trên toàn thế giới. Và cô bé Nguyễn Thị Thu Nhàn đã ngẫu nhiên trở thành con gái nuôi của nhà bác học nổi tiếng Stephen Hawking.
Sau khi được nhận nuôi, Thu Nhàn thường xuyên viết thư liên lạc với bố mẹ nuôi của mình. Vào năm 1997, Stephen đã bí mật sang Việt Nam thăm con gái cùng với người vợ của mình, bà Elaine Mason.
Lần đầu tiên, sau nhiều năm chỉ trao đổi qua những bức thư đầy yêu thương, cô bé Thu Nhàn cuối cùng cũng được gặp gỡ cha mẹ nuôi ngoài đời. Trong suốt quãng thời gian chỉ vẻn vẹn có 3 ngày, Stephen luôn quan tâm đến cô con gái nuôi của mình và Nhàn cũng thường xuyên tự nấu những món ăn ngon cho người bố nuôi.
Cả gia đình cũng thường xuyên đi dạo phố cùng nhau. Dù đôi tay bị biến dạng vì liệt nhưng ông vẫn luôn nắm chặt lấy tay con gái nuôi. Trước khi rời Việt Nam, Stephen đã mua tặng cho con gái nuôi một bộ áo dài vì ông tin khi Thu Nhàn khoác lên tà áo dài truyền thống sẽ vô cùng xinh đẹp. Hiện nay, món quà này đã trở thành vật kỷ niệm mà Thu Nhàn trân trọng nhất.
Có lần, Stephen Hawking từng nói rằng nhận Thu Nhàn làm con nuôi là điều ngẫu nhiên, nhưng ông hạnh phúc vì điều ngẫu nhiên này khiến cô không khỏi xúc động.
Những ký ức không thể quên
Vào tháng 7/2000, Nhàn được qua Anh sống cùng với cha nuôi của mình trong khoảng thời gian 1 tháng. Stephen đã quyết định nghỉ phép chỉ để chào đón cô con gái nuôi từ xa xôi đến thăm mình.
Ông không bao giờ để Thu Nhàn cảm thấy lạ lẫm trong gia đình mình ở Anh. Mỗi buổi sáng, Nhàn luôn cùng ăn sáng với Stephen và gia đình ông. Ông luôn cố gắng tạo ra bầu không khí gần gũi và ấm cúng, để cô có thể cảm nhận được ông yêu thương cô nhiều như thế nào.
Với Thu Nhàn, Stephen Hawking là một người cha hết lòng yêu thương con gái. Những ngày sống ở Anh, Thu Nhàn được cha mẹ đăng ký cho một khóa học tiếng Anh tại Oxford. Stephen luôn nhắc nhở con gái học hành vào mỗi tối. Bên cạnh đó, ông cũng thường nhắc con đi ngủ từ 9h tối để đảm bảo sức khỏe và không quên dành nụ hôn chúc ngủ ngon cho Thu Nhàn trước khi cô chìm vào giấc ngủ.
Thu Nhàn thường cùng bố mẹ nuôi ngồi hàng giờ đồng hồ để trò chuyện hay đi dạo cùng nhau. Những ngày cuối cùng Thu Nhàn ở Anh, Stephen Hawking thường tự mình đưa con gái đi mua sắm. Cho đến bây giờ, Thu Nhàn vẫn luôn nhung nhớ những ngày cả gia đình đi dã ngoại, mọi người cùng đi thuyền, vẽ tranh và trò chuyện.
Sau này, vì điều kiện không cho phép nên Thu Nhàn không thể quay lại Anh thăm gia đình. Mặc dù vậy, cô vẫn thường xuyên liên lạc với mẹ Elaine để nắm được tình hình sức khỏe của cha. Khi biết tin sức khỏe của cha ngày một yếu, Thu Nhàn đã buồn rất nhiều.
Dù không ở bên chăm sóc được cho cha nuôi nhưng Thu Nhàn vẫn cố gắng viết những bức thư thật dài về cuộc sống của mình cũng như chụp những bức ảnh thật đẹp của các con để gửi cho bố nuôi Stephen. Đối với Thu Nhàn, Stephen Hawking không chỉ là một nhà khoa học vĩ đại mà ông còn là một người cha sâu sắc với trái tim ấm áp, giản dị và tấm lòng yêu thương con gái vô hạn.
https://vietkieu247.com/doi-song-xa-hoi/cau-chuyen-it-biet-ve-con-gai-nuoi-nguoi-viet-cua-stephen-hawking.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Học đại học ở những trường Go8 tốt nhất nước Úc có đáng không?
Học đại học ở những trường Go8 tốt nhất nước Úc có đáng không?
Học một đại học danh tiếng là mơ ước của rất nhiều du học sinh, tuy nhiên đại học có xếp hạng cao đồng nghĩa với giá học phí đắt đỏ, yêu cầu đầu vào cao và tỉ lệ cạnh tranh khắt nghiệt… liệu có đáng không?
Một bài báo cáo đã cho thấy sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Go8 trên trung bình hưởng được mức lương cao hơn 6% so với các trường khác. Khảo sát gần đây của bảng xếp hạng University Reviews cũng cho thấy các sinh viên các trường Go8 đều nằm trong top 10 trường có lương trung bình cao nhất. Có lẽ danh tiếng đại học sẽ ảnh hưởng độ “giàu” của bạn sau khi tốt nghiệp.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rằng vì đầu vào cao, sinh viên theo học các trường Go8 vốn đã giỏi từ trước, theo lẽ tự nhiên ắt sẽ dẫn đến lương cao. Một điều đáng ngạc nhiên nữa là trong top 10 trường có tỉ lệ tuyển dụng cao nhất không có đến một trường Go8. Đứng đầu bảng xếp hạng là đại học Charles Sturt, với 79% sinh viên tốt nghiệp được tuyển dụng. Trong số những sinh viên tốt nghiệp đại học Melbourne (trường đại học hàng đầu nước Úc) chỉ 30% được tuyển dụng sau tốt nghiệp.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng ngành học có ảnh hưởng lớn đến mức lương sau này của bạn hơn là ngôi trường bạn theo học. Một sinh viên kĩ sư tốt nghiệp ở bất cứ trường nào đều sẽ có mức lương cao hơn một sinh viên tốt nghiệp bằng nghệ thuật ở Go8.
10 ngành có mức lương trung bình cao nhất là:
Nha khoa (Dentistry)
Y khoa (Medicine)
Kỹ sư (Engineering)
Vật lý trị liệu và liệu pháp lao động (Physiotherapy & Occupational Therapy)
Luật pháp (Law)
Khoa học sức khỏe và dinh dưỡng (Nutrition and Health Sciences)
Vi tính (Computing)
Nông nghiệp và môi trường (Agriculture & Environment)
Kiến trúc (Architecture)
Khoa học (Science)
Như vậy, cầm tấm bằng tốt nghiệp của một đại học danh tiếng là một niềm tự hào, tuy nhiên thực chất ngành học mới quyết định được mức lương sau này của bạn có cao hay không.
Chọn lựa ngành học luôn là một việc đòi hỏi tính toán kỹ lưỡng, đặc biệt khi đi du học, vì bạn sẽ tốn khá nhiều tiền để có được tấm bằng đại học như ý. Chọn ngành nào vừa có khả năng tuyển dụng tốt, lương cao, phù hợp với khả năng và sở thích của mình mà vẫn được ưu tiên định cư Úc là bài toán trăn trở muôn thuở của du học sinh.
https://vietkieu247.com/giao-duc-du-hoc/hoc-dai-hoc-o-nhung-truong-go8-tot-nhat-nuoc-uc-co-dang-khong.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Mở đường bay thẳng TP. Hồ Chí Minh – Brisbane (Úc)
Mở đường bay thẳng TP. Hồ Chí Minh – Brisbane (Úc)
Chiều 16/3, Vietjet và công ty Cảng hàng không Quốc tế Brisbane đã ký thỏa thuận hợp tác mở đường bay thẳng giữa TP.HCM và Brisbane dự kiến hoạt động từ năm 2019.
Sự kiện có sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo cấp cao của chính phủ Úc, được kì vọng sẽ góp phần thúc đẩy du lịch, giao thương và hội nhập trong khu vực.
Bà Julieanne Alroe, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành BAC, cho biết tần suất đi lại giữa bang Queensland và Việt Nam tăng trung bình 8%/năm trong 5 năm vừa qua với nhiều dịch vụ mới được giới thiệu để phát triển thị trường.
“Vietjet lựa chọn Brisbane Queensland làm điểm đến đầu tiên tại Úc để mở đường bay là hợp lý, vì TP.HCM là một trong 5 thị trường lớn nhất của Brisbane hiện vẫn chưa có đường bay thẳng. Chúng tôi mong là Vietjet sẽ sớm khai thác đường bay đến sân bay Brisbane, qua đó thắt chặt hơn nữa quan hệ của Bang Queensland và Việt Nam”, bà Julieanne Alroe nói.
Lễ ký kết mở đường bay thẳng giữa TP. Hồ Chí Minh và Brisbane.
Nằm ở phía Đông Nam và là thủ phủ của bang Queensland, cách Sydney khoảng 900km về phía Bắc, Brisbane là thành phố đông dân thứ 3 của Úc, được mệnh danh là “thành phố thế giới mới” theo cách gọi của người bản xứ. Brisbane được biết đến như một thành phố trẻ, năng động, thân thiện và có tốc độ phát triển nhanh nhất Úc trong vài năm trở lại đây. Với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình vào mùa Đông chỉ từ 15-25 độ C và mùa hè từ 25- 30 độ C, đây thực sự là một địa điểm lý tưởng cho du khách và du học sinh quốc tế, đặc biệt là các nước ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thúy Bình, phó tổng giám đốc Vietjet, cho biết với chương trình “Kết nối bầu trời” Vietjet đã sẵn sàng hội nhập với dịch vụ hàng không chất lượng, thân thiện nhằm kết nối các trung tâm kinh tế và du lịch của Việt Nam với các nước trên thế giới, trong đó có Úc – một điểm đến hấp dẫn mà chúng tôi mong muốn kết nối để mang lại cơ hội trải nghiệm cho hàng triệu người dân Việt Nam cũng như du khách từ nhiều nước trong khu vực.
Đường bay TP. Hồ Chí Minh – Brisbane cũng là đường bay trực tiếp đầu tiên giữa hai thành phố nhận được sự hợp tác và hỗ trợ tích cực từ công ty Cảng hàng không Brisbane và Tổ chức Du lịch và Sự kiện bang Queensland. Bà Bình tin tưởng đường bay này sẽ được khai thác nhanh chóng và thuận tiện, đáp ứng mong mỏi của nhiều người dân và du khách.
Cũng trong chương trình chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Úc, Vietjet và đối tác Investec (chi nhánh tại Úc) đã ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ tài chính cho 5 máy bay Airbus A321 với tổng giá trị 609 triệu USD theo giá niêm yết của nhà sản xuất.
https://vietkieu247.com/doi-song-xa-hoi/mo-duong-bay-thang-tp-ho-chi-minh-brisbane-uc.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Người gốc Phi và những thách thức phải đối mặt ở Úc
Người gốc Phi và những thách thức phải đối mặt ở Úc
Nyadol Nyuon hiện là luật sư đồng thời từng là người tị nạn đã mở đầu topic trên diễn đàn Melbourne về những thách thức mà người nhập cư châu Phi đang phải đối mặt tại Úc.
Kể từ khi đặt chân tới nước Úc vào năm 18 tuổi, cô đã đạt được rất nhiều thành công. Tuy nhiên, con đường dẫn tới những thành công đó là đầy trở ngại.
Sinh ra trong một trại tị nạn ở Ethiopia sau khi gia đình cô chạy trốn khỏi cuộc xung đột Nam Sudan vào cuối những năm 1980, Nyuon đã dành phần lớn tuổi trẻ của mình trong trại Kakuma ở Kenya. Cô được đoàn tụ với mẹ vào năm 2000, sau đó họ nộp đơn xin định cư cùng nhau tại Úc. Đó là mảnh đất nơi cô có thể theo đuổi ước mơ trở thành một luật sư .
Cô chia sẻ với SBS News: “Từ khi còn trong trại tị nạn, tôi đã biết mình muốn học sâu hơn nữa, tôi biết mình muốn trở thành một luật sư và nước Úc đã cho tôi cơ hội làm điều đó. Tôi đã thực sự rất háo hức được đến Úc và cầu nguyện mỗi ngày cho điều đấy xảy ra để có thể làm tất cả những điều mà tôi không thể trong một trại tị nạn.”
Sau “kỳ trăng mật”
“Điều vỡ mộng đầu tiên là phải dùng chung phòng với hai đứa em. Nhưng điều đó có đáng gì, quan trọng là tôi sẽ được học hết phổ thông, tôi sẽ lên Đại học và trở thành luật sư. Tôi phải được thấy các em mình lớn lên trong một môi trường an toàn và hòa bình.”
Và rồi những thách thức thực sự mới xuất hiện sau những ngày tháng ngọt ngào ban đầu. Cô kể: “Tôi bắt đầu để ý đến những vấn đề từ cộng đồng. Ở Úc, tôi ý thức hơn việc mình là người da đen hơn lúc còn ở trong các trại tị nạn, bởi lúc đấy xung quanh tôi mọi người đều da đen. Vậy nên, mỗi khi bị réo tên trên đường, bị nói ‘Cút về nước đi’, tôi đã không gục ngã, chỉ là chút chạnh long khi nhận ra sự có mặt của mình không được chào đón ở đây.”
Những thách thức từ cộng đồng
Nyuon đã tham gia một diễn đàn vào thứ Tư do giáo phận Anh giáo tại Melbourne tổ chức. Sự kiện diễn ra tại nhà hát Deakin Edge, quảng trường Federation nhằm nhìn nhận lại những thách thức mà cộng đồng gốc châu Phi phải đối mặt liên quan đến các báo cáo gần đây về những vụ án của một nhóm thiểu số thanh niên gốc Nam Sudan.
Trên trang web của Giáo phận Anh giáo Melbourne có viết: “Có phải người dân Melbourne quá sợ hãi đến nỗi không dám đi ra ngoài ăn tối, như Bộ trưởng Nội vụ liên bang Peter Dutton đã cáo buộc? Có phải thanh niên gốc Sudan đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát, hay phải chăng cả cộng đồng đang kỳ thị và vơ đũa cả nắm một cách không công bằng.
Nyuon cho rằng hành vi của những người liên quan đến các vụ án được báo cáo là không thể tha thứ. Chúng ta phải hiểu rằng nạn nhân của những vụ án đó đã trải qua những điều rất kinh khủng.
Cô tâm sự: “Là một người đã bị lôi ra khỏi nhà của mình, tôi không muốn bất cứ ai phải trải qua nỗi kinh hoàng của cảm giác không an toàn trên chính giường hay trong chính nhà của họ. Thật không công bằng nếu cố lờ đi sự sợ hãi và lo ngại của người dân.”
Nhưng cô cũng cho rằng với một số người tị nạn trẻ tuổi, rất khó để có thể tìm được chỗ đứng trong một vùng đất mới. Điều này thực sự phức tạp, tôi nghĩ rằng vấn đề chúng ta đang gặp phải là những người trẻ cảm thấy bị lạc lõng trên chính quê hương họ, những người mang quốc tịch Úc và chúng ta không nhất thiết phải gọi họ là thanh niên gốc Sudan.
Vấn đề về những người trẻ đang phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử, cảm thấy choáng váng với cả hai danh phận – người Úc và người châu Phi, và phải vật lộn với nạn thất nghiệp”
Vật lộn để an cư lạc nghiệp
Giáo dân Anh giáo – ông Jackson Soma, người cũng đã phát biểu tại Diễn đàn Melbourne, nói với SBS News rằng ông cũng gặp phải những vấn đề tương tự sau khi tị nạn đến Úc năm 2003.
“Từ an cư có nghĩa rất rộng”, ông Soma nói, “Và chính phủ nghĩ rằng nếu ai đó ở đây được 5 năm thì người đó đã an cư.”
Nhưng thực tế thì không, người di cư vẫn phải vật lộn với việc an cư thậm chí sau mười năm, đấy là một trong những vấn đề lớn di dân gặp phải. Tôi quan ngại rằng một số người có thể đang vô vọng và nghĩ họ không có tương lai ở đất nước này.
Cả ông Soma và Nyuon đều lo ngại, những câu chuyện xoay quanh việc phạm tội của đám thanh niên có thể làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Nyuon cho rằng điều đó có thể dẫn tới việc người dân trả đũa lại nhóm thiểu số mà họ cho rằng liên quan đến những hành vi sai trái.
Điều đó có thể làm cho nhiều người gặp nguy hiểm hơn. Nếu chúng ta không cẩn thận trong cách nói, chính chúng ta đang tạo ra sự mâu thuẫn.
Nyuon đồng ý rằng những nỗ lực của cảnh sát là hữu ích, nhưng hành động tích cực, nhân ái của cộng đồng mới có tác động nhiều nhất.
“Nhà thờ cũng đóng góp rất nhiều trong những cuộc tuần tra đêm liên tục nhằm giúp đem những người trẻ nghiện ngập, rượu chè ra khỏi đường phố”, Nyuon nói về nhóm hỗ trợ tiếp cận đường phố có tên Daughters of Jerusalem mà SBS News đã đưa tin vào năm ngoái.
Nyoun tin rằng sự đoàn kết của cộng đồng sẽ được đền đáp, nếu những người trẻ thấy được càng nhiều những tấm gương đã thành công trên địa phương, họ sẽ càng nỗ lực phấn đấu hơn. Nyuon nói: Đa số người gốc Nam Sudan đang cố gắng hết sức và tận dụng mọi cơ hội có được ở Úc, để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Theo Alo Úc.
https://vietkieu247.com/doi-song-xa-hoi/nguoi-goc-phi-va-nhung-thach-thuc-phai-doi-mat-o-uc.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Việt Nam và việc thực hành lối "sống xanh" như Úc
Việt Nam và việc thực hành lối "sống xanh" như Úc
Trong lúc Việt Nam chúng ta đang bắt đầu thực hành lối “sống xanh” thì nhiều nước trên thế giới đã quen và vui sống với phong cách này. Nước Úc là một trong số đó.
Ở bang Tây Úc, dù là vùng nông thôn hay chốn đô thành, người ta đều có thể hòa mình vào “môi trường xanh”, thưởng thức “thực phẩm xanh”, cùng người dân “vận động xanh”, tạo dựng nhiều “thói quen xanh”.
Từ môi trường xanh…
Khách sạn Alex nhỏ nhắn nơi tôi dừng chân – ở trung tâm của Perth, thủ phủ bang Tây Úc, được ca ngợi là một trong những TP đáng sống nhất thế giới – ít khi còn phòng trống, có lẽ vì duy trì phong cách “sống xanh” tạo ấn tượng đặc biệt cho du khách. Nước uống trong phòng khách sạn được đựng trong chai thủy tinh kèm dòng chữ “hãy thưởng thức và giữ lại chai, chúng tôi sẽ châm thêm nước lọc cho bạn mỗi ngày”.
Thay vì có một quầy đồ uống riêng trong mỗi phòng, quản lý khách sạn tạo một không gian chung với những bộ bàn ghế xinh xắn ở tầng lửng để khách có thể xuống đó lấy nước, pha trà, cà phê bất cứ lúc nào. Tiếp tân ở khách sạn giải thích cách này vừa giúp tiết kiệm điện, vật dụng, vừa mang lại cho khách có cảm giác thân thiện, gần gũi khi vào bếp pha trà, cà phê như ở nhà. Dĩ nhiên khách có thể mang các thức uống về phòng, nhưng đa số đã chọn ngồi lại không gian chung đó để trò chuyện hoặc đọc sách, báo, lướt web.
Ở những vùng đi qua, chúng tôi rất dễ thấy những ngôi nhà có lắp hệ thống pin mặt trời. Nhà cửa hiện đại thường được thiết kế để lấy nhiều ánh sáng rực rỡ, nguồn năng lượng tự nhiên của đất trời. Ở một vài TP, chính quyền địa phương tổ chức xe buýt miễn phí trong giờ hành chính để giảm thiểu phương tiện cá nhân trên đường phố, giảm ô nhiễm. Có những chuyến xe lửa cho phép hành khách rinh luôn xe đạp lên toa xe, để khách thoải mái dùng xe đạp “vi vu” khi xuống tàu.
Thực phẩm “organic” (hữu cơ) được thẩm định đúng chuẩn ngày càng phổ biến ở Úc. Những chai nước trái cây organic ba không: không hóa chất, không chất bảo quản, không đường ngày càng được yêu thích. Hầu hết quán ăn hay tiệm cà phê mà tôi đã vào đều có sẵn những thực đơn đồ chay cho khách lựa chọn.
Khái niệm “môi trường xanh” có vẻ như ăn sâu trong nhận thức của dân Úc. Một cái lọ đựng gia vị cũng có thể tái chế thành chiếc bình cắm hoa xinh xắn, và người Úc đang dần bỏ thói quen dùng túi nilông và đồ nhựa.
Chúng tôi đến khu vực Margaret River ngay dịp nhà làm rượu vang nổi tiếng của Úc là Leeuwin Estate mở hội. Mỗi năm chỉ một lần, Leeuwin Estate mở cửa cho khách tham quan vườn nho, hầm rượu và cửa hàng trong điền trang rộng lớn nhất vùng của họ.
Hôm đó, hơn 6.000 khách đến dự hội, mỗi người được phát một ly rượu vang bằng thủy tinh để thử sản phẩm. Thức ăn là hàng tươi, được đựng trong những chiếc thuyền bằng tre. Muỗng, nĩa và cả dao cũng làm từ gỗ tre, tuyệt nhiên không “chơi” với đồ nhựa. Hàng trăm gian hàng ở lễ hội đều ưu tiên cho các sản phẩm làm thủ công (handmade), hữu cơ, từ thực phẩm đến trang sức, đồ dùng nhà bếp, xà phòng, sản phẩm dưỡng da, làm đẹp.
…đến “vận động xanh”
Nhiều khách sạn mini những nơi tôi đến có dàn xe đạp để sẵn ngay lối vào. Có vẻ như người Úc rất muốn truyền đi thông điệp “vận động xanh”, khi chuẩn bị những chiếc xe đạp bắt mắt và hoàn toàn miễn phí cho khách.
Đây đó ở những góc phố xinh xắn bỗng xuất hiện một cây đàn piano đầy mời gọi với dòng chữ “easy piano” dành cho ai muốn nghỉ chân, dạo vài ngón đàn sau khi ngắm phố. Nghệ nhân Úc cũng rất chú trọng tạo những điểm nhấn ngoài trời để người dân hay du khách thêm hào hứng hòa mình vào thiên nhiên. Hai tác phẩm The Rainbow (Cầu vồng) và Arcs d’Ellipsesở TP Fremantle, Tây Úc là những ví dụ. The Rainbow là vòm cổng cao 9m, dài 19m, được ghép bằng chín chiếc container tái chế đầy màu sắc.
Nghệ sĩ Marcus Canning, người Perth và là “cha đẻ” của The Rainbow, chia sẻ: “Điều tôi tâm đắc nhất khi tạo tác phẩm này là việc chính quyền địa phương đã đồng ý cho lắp những ổ cắm điện bên dưới The Rainbow để mọi người không chỉ đến đây chụp ảnh kỷ niệm mà còn có thể tổ chức các sự kiện, những buổi tiệc hay dã ngoại ngay trên bãi cỏ tuyệt đẹp vừa trông ra xa lộ vừa nhìn ra biển”.
“Chúng tôi thực hiện những tác phẩm nghệ thuật công cộng này để mời mọi người đến đây hít thở bầu không khí trong lành, ngắm cảnh đẹp và trò chuyện cùng nhau” – ông nói thêm.
Arcs d’Ellipses, tác phẩm nghệ thuật ảo giác quang học của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới Felice Varini, là những vầng sáng màu cao đến 800m, được chiếu “dán” lên 25 kiến trúc cổ kính kéo dài từ Nhà tròn – Round House (nhà tù cổ từ năm 1830) đến Tòa thị chính – Town Hall ở TP Fremantle. Nhiều du khách đã tìm đến nơi có tác phẩm nghệ thuật sắp đặt độc đáo này để chụp hình, thưởng thức cà phê và mua sắm dọc con phố cổ kính, nhỏ xinh.
Ông Jim Cathcart, giám đốc Trung tâm nghệ thuật Fremantle (Tây Úc), cho biết 2 tác phẩm trên chỉ là số ít trong hơn 50 tác phẩm nghệ thuật công cộng ở Fremantle. “Chúng tôi sẽ đầu tư để có thêm nhiều tác phẩm nghệ thuật công cộng độc đáo nhằm tạo không gian sống thư giãn và trong lành cho mọi người. Hiện thời, chúng tôi có kế hoạch dựng một tác phẩm pop arts (nghệ thuật đại chúng) với mức đầu tư lên đến 1 triệu đôla” – ông Jim Cathcart tiết lộ.
https://vietkieu247.com/doi-song-xa-hoi/viet-nam-va-viec-thuc-hanh-loi-song-xanh-nhu-uc.html
0 notes
9xkld · 6 years
Text
Cuối tuần này Sydney sẽ đón nhận nắng nóng 37 độ C
Cuối tuần này Sydney sẽ đón nhận nắng nóng 37 độ C
Mùa hè vẫn chưa trôi qua tại Đông Nam nước Úc với hình thế thời tiết vô cùng nóng nực được dự báo sẽ xuất hiện vào cuối tuần này.
Tại Sydney, thứ Bảy dự kiến sẽ chạm mức nhiệt 31 độ C và 37 độ C ở phía Đông thành phố. Nhiệt độ thậm chí sẽ còn tăng lên 38 độ C vào Chủ nhật. Dự kiến mức nhiệt này sẽ phá kỷ lục nhiệt độ tháng 3 cao nhất được thiết lập ở Sydney hồi năm ngoái với 31.9 độ C.
Penrith và nhiều khu vực của Central Coast có thể đạt nhiệt độ 39 độ C với thời tiết oi bức cùng những cơn gió Tây Bắc với tốc độ lên tới 45km/h. Ở phía Tây và Bắc của New South Wales, nhiệt độ vẫn sẽ giữ ở mức trên 30 độ C vào ngày thứ Hai.
“Rõ ràng là nhiệt độ nhiều khả năng sẽ phá kỷ lục tại nhiều khu vực,” một phát ngôn viên của Cục Khí tượng New South Wales chia sẻ với News Corp.
“Có vẻ như vào hôm thứ Bảy, có một số khu vực về phía Riverina, phía Tây, núi Snowy Mountains và Tây Nam có thể sẽ ghi nhận nhiệt độ kỷ lục.”
Lệnh cấm đốt lửa hoàn toàn đã được áp dụng đối với phần lớn khu vực Victoria với nhiệt độ cao nhất lên tới 32 độ C ở Melbourne, và nhiệt độ cao hơn ở phía Bắc của tiểu bang khi Mildura có thể có nhiệt độ 38 độ C vào thứ Bảy.
Các cơ quan phòng chống hỏa hoạn sẽ ở trong tình trạng cảnh giác cao vào thứ Bảy, với nhiệt độ cao cùng những cơn gió mạnh phương Bắc. Adelaide cũng sẽ đón nhận một ngày thứ Bảy ấm áp với nhiệt độ cao nhất lên tới 33 độ C.
Cảnh báo gió mạnh đã được đưa ra cho Far West Coast, Central Coast, South Central Coast và Investigator Strait. Brisbane sẽ có nhiệt độ cao nhất là 31 độ C trong cả 2 ngày cuối tuần và Perth sẽ khá ẩm ướt với nhiệt độ cao nhất là 23 độ C vào ngày thứ Bảy.
https://vietkieu247.com/doi-song-xa-hoi/cuoi-tuan-nay-sydney-se-don-nhan-nang-nong-37-do-c.html
0 notes