Tumgik
alostories · 6 years
Text
Những Con Hạc Vàng
Ngày xưa, ở rất xa đây, cách Xứ Lắm Ruộng hàng nghìn ngày đường, có đàn chim Hạc lớn lông vàng. Một hôm, Thần Ðại Linh gọi Latakini, con chim đầu đàn đến và nói rằng :
– Latakini, đàn chim của ngươi đẹp nhất trong số các loài chim. Ta không ban cho loài chim nào bộ lông vàng như bộ lông của các ngươi. Ta muốn các ngươi không được rời khỏi nơi ta đã dành cho các ngươi.
Latakini bèn hỏi : ”Tại sao cấm chúng tôi bay đến nơi khác?“.
– Bay đi nơi khác thì cánh hạc sẽ mất đi ánh vàng đẹp mắt – Thần Ðại Linh trả lời rồi biến mất.
Latakini xù bộ lông vàng rồi xòe hai cánh mạnh mẽ bay đi rất đường bệ. Nó đi báo cho cả đàn biết quyết định của Thần Ðại Linh.
Mùa hè sắp hết. Những đàn ngỗng xứ Canada, vịt trời và cuốc kéo đến quê hương của Latakini ở phương Bắc. Tất cả các loài chim di trú báo cho nhau hiệu tập hợp và để thực hiện cuộc di chuyển hàng năm về phương Nam ấm áp.
Latakini không còn bình thản được nữa. Ngày lại ngày, nó theo dõi những đàn chim rất đông bay đi mất hút ở chân trời. Ðêm lại đêm, nó nghe không ngớt những tiếng đập cánh của những đàn chim bay càng nhiều trên nền trời tối đen. Rồi, một buổi sáng, nó nhận thấy cả một vùng rộng chỉ có đàn Hạc. Không cưỡng nổi sự cán dỗ, nó ra hiệu cho cả đàn cất cánh bay đi.
Thần Ðại Linh rất giận đàn chimHạc không tuân theo lệnh của Người. Người biết rằng đàn hạc bay về Xứ Lắm Ruộng và Người ra lệnh cho tất cả các nguồn nước ở xứ này xoá sạch ánh vàng trên cánh những con hạc dám cưỡng ý Người.
Những con hạc vàng bay ngày, bay đêm vượt qua nhiều nước lạ không nghỉ. Cuối cùng, từ trên cao, chúng nhìn thấy một đồng cỏ ngập nắng, ở đó trải dài nhiều khoảng ruộng và lấp lánh những hồ nước. Chúng đã đến đích.
Latakini cụp bớt cánh, lượn một vòng trên mặt hồ rồi nhào xuống, có cả đàn theo sau. Những con Hạc vừa đậu xuống nước thì tức khắc nổi lên một cơn bão. Sóng trên hồ dâng rất cao có thể nhấn chìm cả đàn. Những con sóng đã giật lấy những cánh vàng của chúng và cuốn đi rất xa theo lệnh của Thần Ðại Linh.
Latakini ra hiệu cho đàn cất cánh bay lên, nhưng đã muộn. Không còn đâu những con chim cánh vàng hợp thành một đám mây dày lấp lánh trong nắng phương Nam, bây giờ chỉ là những con chim trắng bay thành một đám như sương mù. Lúc đó Latakini mới nhớ lại lời cảnh cáo của Thần Ðại Linh.
Latakini tự an ủi mình : ”Mùa xuân đến, ta trở về quê hương ở phương Bắc thì có thể Thần Ðại Linh trả lại cho ta cánh vàng. Nếu thế thì không bao giờ ta trái lệnh Người nữa, ta sẽ không rời bỏ khu vực mà Người đã dành cho ta“.
Nó rất mong đến mùa xuân và khi những con chim di trú lên đường thì Latakini gọi cả đàn bay về quê hương.
Một lần nữa, đàn Hạc bay nhiều ngày nhiều đêm không nghỉ. Chúng hạ cánh xuống một đồng cỏ ở quê hương. Chao ôi ! Thật chẳng khác gì tuyết đã trở lại : Ðàn chim vẫn một màu trắng xoá. Latakini hiểu rằng không bao giờ nó sẽ có cánh vàng nữa vì nó đã làm trái với ý muốn của Thần Ðại Linh.
Coi thêm tại : Những Con Hạc Vàng
source https://alostories.com/nhung-con-hac-vang/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Mua Giày
Một người ở nước Trịnh, anh ta định mua cho mình một đôi giày để đi. Trước khi đi, anh ta đo vẽ kích thước chân mình, rồi để bản vẽ mẫu lên bàn.
Khi lên đến chợ, vào tiệm chọn giày, anh m�� vào túi không thấy tấm giấy vẽ mẫu đâu, biết mình để quên ở nhà, anh ta nói với chủ tiệm:
– Tiếc thay tôi để quên cái mẫu đo ở nhà, để tôi chạy về lấy mẫu đến mới mua được.
Xong anh ta vội vàng chạy một hơi về đến nhà lấy cái mẫu chân mình, khi quay lại chợ thì chợ đã tan rồi. Rốt cuộc anh không mua được giày.
Có người hỏi anh:
– Tại sao lúc đó anh không lấy ngay chân của anh mang thử giày, vừa thì mua có tốt không?
Anh ta trả lời:
– Tôi thà tin sự đo mẫu hơn là tin ở đôi chân của mình!
Thật là một trò cười cho thiên hạ!
Đọc nguyên bài viết tại : Mua Giày
source https://alostories.com/mua-giay/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Đại Bàng Và Chim Sẻ
Ở khu rừng nọ có một con đại bàng huênh hoang hợm hĩnh . Gặp bất cứ con chim nào , đại bàng cũng khoe khoang rằng nó là chúa tể của các loài chim , rằng nó khỏe nhất , kêu to nhất , bay cao nhất .
Một hôm , đại bàng tập hợp tất cả các loài chim lại và lên giọng thách thức :
– Hỡi các loài chim , trong các người có kẻ nào dám đọ sức kêu to , ăn nhiều , bay cao cùng ta không nào ?
Cả bầy chim sợ hãi nhìn nhau chẳng dám ho he một tiếng . Thấy thế đại bàng càng được thế :
– Ta bất chấp tất cả các ngươi đấy .
Lúc ấy, một chú sẻ con bèn lên tiếng :
– Bác đại bàng ơi , thi ăn nhiều , kêu to với bác thì chúng em chẳng dám rồi , nhưng thi bay cao với bác thì em cũng thử một lần xem sao .
Cả đại bàng lẫn các loài chim khác đều sửng sốt ngoảnh lại nhìn chim sẻ nhưng nó không hề nao núng .
Cuộc thi bắt đầu . Ðại bàng vỗ cánh bay lên . Khi đã bay cao hơn cả những ngọn cây cao nhất , đại bàng liền gọi :
-Ê , sẻ con chết rấp ở đâu rồi ?
Lúc ấy sẻ bay lên đầu đại bàng , đáp :
-Em đây , bác cứ yên tâm , em không bỏ cuộc đâu . Ðại bàng cố sức bay cao lên nữa . Khi cao hơn cả những đỉnh núi mù sương , đại bàng lại cất tiếng gọi :
-Thế nào , sẻ con , vẫn theo ta được đấy chứ ?
Chim sẻ lại bay lên trả lời :
– Vâng , em vẫn cố theo bác đây . Chừng bác mệt rồi sao mà bay chậm thế ?
– Ðời nào !
Ðại bàng nói hổn hển rồi bay ngược lên cao cao mãi , lần này đại bàng đã ở trên cả những đám mây trắng xóa . Nó tin là sẻ con chẳng thể nào bay lên tầng cao này được . Ðôi cánh đã mỏi rã rời . Cổ và đầu nặng trĩu , đại bàng nói chẳng ra hơi .
– Sẻ con đã chịu thua ta rồi chứ ?
– Chưa đâu , em vẫn ở trên đầu bác đây này . – Giọng sẻ con vẫn lanh lảnh .
Ðại bàng quyết không chịu thua chim sẻ , nó lấy hết sức tàn rướn lên cao nhưng không được nữa . Ðại bàng tắt thở . Từ trên cao nó rơi thẳng xuống vực như một hòn đá vậy . Khi ấy , sẻ con chỉ việc xòe cánh ra từ từ hạ xuống giữa các loài chim đang nóng lòng chờ tin cuộc đọ sức . Chúng không hiểu sẻ con có mưu mẹo gì mà thắng được đại bàng vốn bay cao nhường ấy . Chỉ có mỗi một con sẻ con khác là trông thấy lúc cuộc thi bắt đầu , sẻ con đã đậu ngay trên lưng đại bàng . Thì ra đại bàng đã mất công chở chim sẻ trên lưng mà không biết . Mỗi lần đại bàng cất tiếng hỏi , sẻ con lại từ lưng đại bàng bay lên đáp lời , thành thử nó chẳng mất tí sức nào .
Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm , sẻ con đã thắng đại bàng kiêu ngạo và to lớn hơn nó gấp nghìn lần .
Xem nguyên bài viết tại : Đại Bàng Và Chim Sẻ
source https://alostories.com/dai-bang-va-chim-se/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Rùa Và Vịt
Rùa đi đến đâu cũng cõng ngôi nhà theo trên lưng. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng nó cũng không thể ra được khỏi nhà. Người ta bảo rằng thần Jupiter phạt nó như thế, vì nó là kẻ lười biếng lúc nào cũng nằm ở nhà và đã không chịu đi dự đám cưới của thần, mặc dù thần đã ưu ái mời riêng nó.
Sau nhiều năm, Rùa bắt đầu hối tiếc đã không dự đám cưới đó. Khi nhìn thấy chim chóc ríu rít bay lượn, Thỏ và Sóc cùng mọi loài thú vật khác chạy nhảy tung tăng đây đó, luôn hăng hái khám phá mọi thứ trên đời, Rùa cảm thấy buồn và bất mãn. Nó cũng ao ước được nhìn thấy thế giới, nhưng căn nhà nặng nề cõng trên lưng cùng với đôi chân ngắn nhỏ bé khiến nó không thể đi đâu xa.
Một hôm, nó gặp một đôi Vịt và tâm sự mọi điều đó cho Vịt nghe.
“Chúng tôi sẽ giúp bạn thấy được thế giới,” Vịt bảo. “Hãy cắn chặt cây gậy này, chúng tôi sẽ đưa bạn lên cao để bạn nhìn được tất cả xứ sở. Nhưng nhớ là không được mở miệng, nếu không thì bạn sẽ phải hối hận đấy.”
Rùa hết sức vui mừng. Nó dùng răng cắn chặt lấy cây gậy, đôi Vịt quặp hai đầu cây và đưa nó bay lên cao đến tận mây xanh.
Bỗng dưng có một con Quạ bay ngang. Nó hết sức ngạc nhiên nhìn thấy cảnh tượng đó và la lên:
“Đây chắc đúng là Vua của loài rùa rồi!”
“Sao lại không chắc ——“ Rùa mở miệng nói.
Nhưng ngay khi buông ra những lời ngu ngốc đó thì cậy gậy tuột ra khỏi miệng nó, Rùa liền rơi xuống đất, đụng phải đá và tan ra từng mảnh.
Tính kiêu căng ngu ngốc sẽ mang đến điều bất hạnh!!!
Xem bài nguyên mẫu tại : Rùa Và Vịt
source https://alostories.com/rua-va-vit/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Diều Hâu Và Cú Mèo
Diều Hâu và Cú Mèo lúc nào cũng gây sự với nhau, không con nào chịu nhịn con nào. Một hôm, chúng quyết định sẽ không gây sự với nhau nữa, mà sẽ thân thiện với nhau, từ kẻ thù trở thành bạn tốt và hứa sẽ không ăn thịt con cái của nhau. Diều Hâu lấy danh dự là vua của các loài chim ra cam đoan, còn Cú Mèo thì đảm bảo bằng chính tính mạng của mình.
– Anh có biết mặt các con tôi không? – Cú Mèo hỏi. – Tôi không biết. – Thế thì không ổn. – Cú Mèo lo lắng nói. – Tôi lo rằng nếu anh gặp chúng mà lại không biết đó là con tôi thì nhất định anh sẽ ăn thịt chúng. – Vậy chị tả hình dáng chúng cho tôi biết đi. Nếu không chỉ cần cho tôi xem mặt chúng, tôi đảm bảo sẽ không làm hại chúng. – Các con tôi trông rất đáng yêu và vô cùng xinh đẹp. Anh mà gặp chúng thì chắc chắn sẽ nhận ra ngay. Anh hãy nhớ đấy nhé, nếu không các con tôi gặp nguy hiểm mất.
Buổi chiều muộn, Cú Mèo bay đi tìm thức ăn cho con. Diều Hâu bay đến một hang núi và nhìn thấy mấy con vật trông rất kỳ quái và xấu xí. Diều hâu nghĩ: “Con của chị bạn Cú mèo vô cùng xinh đẹp nên chắc những con này không phải con của chị ấy. Mình sẽ dùng chúng làm bữa tối”. Thế là Diều Hâu có một bữa tối ngon lành.
Khi Cú Mèo trở về tổ, nhìn thấy đàn con của mình giờ chỉ còn lại mấy cái móng, nó đau lòng muốn ngất đi. Biết được chính Diều Hâu đã ăn thịt các con mình, nó mắng Diều hâu là quân trộm cướp độc ác. Lúc ấy, một con Cú mèo khuyên giải nó: – Cũng tại chị khoa trương với Diều hâu rằng các con chị vô cùng xinh đẹp. Diều Hâu đâu có nghĩ đó là các con chị.
Lời bàn : Mỗi người đều phải nhận biết đúng về bản thân, vừa phải nhìn thấy ưu điểm, vừa phải nhìn thấy rõ những hạn chế và khuyết điểm của mình.
Xem bài nguyên mẫu tại : Diều Hâu Và Cú Mèo
source https://alostories.com/dieu-hau-va-cu-meo/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Đôi Bò Và Cặp Bánh Xe
Một đôi bò ra sức kéo một chiếc xe chất đầy hàng qua một con đường quê lầy lội. Chúng phải lấy hết sức lực mới kéo nổi chiếc xe, nhưng không hề phàn nàn kêu ca.
Cặp Bánh Xe thì lại khác hẳn. Mặc dù nhiệm vụ của chúng phải làm là hết sức nhẹ nhàng so với việc của đôi bò, chúng cứ kẽo kẹt rên rỉ theo mỗi vòng quay. Đôi bò tội nghiệp, mặc dù đã phải hết sức mới kéo được chiếc xe đi trong buồn sâu, lại còn phải ù tai vì những tiếng kêu ca phàn nàn nhức óc của Cặp Bánh Xe. Việc này, ai cũng biết, làm cho công việc của chúng trở nên nặng nề khó chịu đựng hơn.
“Im đi!” Đôi Bò cuối cùng cũng phải la lên, mất hết cả kiên nhẫn. “Bánh Xe chúng mày phải làm những gì mà kêu ca phàn nàn nhức óc thế? Tụi tao phải kéo cả chiếc xe nặng nề, chứ không phải chúng mày, nhưng chúng tao có kêu ca gì đâu.”
Lời bàn : Người sung sướng nhất lại hay kêu ca nhiều nhất!
Coi bài nguyên văn tại : Đôi Bò Và Cặp Bánh Xe
source https://alostories.com/doi-bo-va-cap-banh-xe/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Anh Hề Và Người Nông Dân
Một hôm, một nhà quí tộc giàu có khai trương nhà hát của ông ta và cho mọi người được vào xem mà không phải mua vé, ông dán bảng thông báo với công chúng rằng ông ta sẽ thưởng hậu hĩnh cho bất cứ ai mang đến một trò vui nào đó trong dịp này. Trong đám đông dân chúng có rất nhiều người đến tham dự để mong giành giải. Trong số đó có một anh hề rất nổi tiếng về những trò gây cười của mình, và nói rằng, anh ta có một trò tếu chưa bao giờ xuất hiện trên sàn diễn. Tuyên bố này làm mọi người xôn xao, và nhà hát chật ních không còn chỗ trống. Anh hề xuất hiện một mình trên sàn diễn, không một dụng cụ mà cũng không có người nào khác đồng diễn, và khán giả nín thở chờ đợi. Anh ta thình lình cúi gập đầu xuống đến ngực và bắt chước tiếng lợn con kêu ủn ỉn cực kỳ hay, đến độ khán giả kêu lên đúng là anh ta có một con lợn giấu trong áo khoác, và yêu cầu anh bỏ nó ra.
Khi anh ta cởi áo khoác ra thì chẳng thấy gì cả, khán giả reo hò cổ vũ và tán thưởng anh ta bằng hàng loạt tràng pháo tay. Một anh nhà quê trong đám đông, đứng xem từ đầu đến cuối, nói rằng,”Xin thần Hercules giúp, anh ta không thể hơn tôi cái trò này đâu!” và lập tức tuyên bố rằng hôm sau anh ta cũng sẽ trình diễn như vậy, và còn hay hơn cả anh hề nữa. Ngày hôm sau, khán giả chen chúc trong rạp còn đông hơn cả hôm trước, nhưng nói chung, do cái tâm lý thiên vị người tài năng,họ vẫn cho là anh hề giỏi hơn, nên họ quay ra giễu cợt anh nông dân thay vì xem anh ta biểu diễn. Cả hai người xuất hiện trên sàn. Anh hề khụt khịt và ủn ỉn trước, và nhận được, như ngày hôm trước, những tràng phào tay và reo hò tán thưởng của người xem.
Tiếp đó, người nông dân bước ra, và giả như đang giấu một con lợn trong áo ( nhưng anh ta có giấu thực, mà khán giả lại không ngờ). Anh ta ôm nó trong lòng và nhéo tai để nó kêu. Khán giả, tuy thế, lại đồng thanh la lên rằng anh hề làm giống hơn nhiều, và gào lên bảo anh nhà quê xéo xuống. Nghe vậy, anh nhà quê liền thò con lợn ra khỏi áo để mọi người xem chứng cớ rành rành về cái sai lầm lớn của họ. “Xem đây,” anh ta nói, “ cái này sẽ cho quí vị thấy cái tài đoán xét của quí vị.”
Lời bàn : Thành kiến là một não trạng đôi khi còn tồi tệ hơn cả sự ngu dốt.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Anh Hề Và Người Nông Dân
source https://alostories.com/anh-he-va-nguoi-nong-dan/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Đông Thi
Thời Xuân Thu, ở nước Việt có một cô gái vô cùng xinh đẹp tên là Tây Thi. Nàng được người đời sau coi là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ đại. Người ta thường tả sắc đẹp của nàng khiến cho chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn. Trong mắt mọi người, từng động tác cử chỉ bình thường của nàng cũng đều uyển chuyển, đẹp đẽ đáng yêu.
Tây Thi bị bệnh đau ngực, cứ mỗi lần phát bệnh, nàng đều lấy tay ôm ngực, cau mày nhăn mặt. Dù vậy, trong mắt mọi người, ngay cả dáng vẻ ấy của nàng cũng đẹp não nùng, khiến cho người ta thêm yêu mến. Ở thôn bên cạnh có một cô gái xấu xí tên là Đông Thi, luôn tìm mọi cách trang điểm để trở nên xinh đẹp. Một hôm, Đông Thi gặp Tây Thi trên đường, thấy Tây Thi lấy tay ôm ngực, cau mày nhăn mặt, trông vô cùng xinh đẹp. Đông Thi nghĩ, người ta ca ngợi Tây Thi xinh đẹp, hoá ra là vì dáng vẻ của cô ta khi nhăn mặt, nếu làm như thế nhất định mình cũng sẽ trở nên xinh đẹp. Thế là Đông Thi bắt trước Tây Thi, tay ôm ngực, cau mày nhăn mặt, diễu qua diễu lại trong thôn. Điệu làm bộ làm tịch ấy khiến cho cô ta vốn đã xấu xí lại càng trở nên khó coi hơn, mọi người trông thấy đều phải vội vàng đóng cửa lại.
Lời bàn : Muốn được trở nên xinh đẹp không có gì là sai. Đông Thi đã sai ở chỗ không hiểu thế nào là đẹp. Không phải thấy người khác đẹp, cứ bắt chước theo là có thể trở nên xinh đẹp. Biết là chính mình, tự nhiên như mình vốn có thì đã đẹp lên một phần rồi.
Đọc nguyên bài viết tại : Đông Thi
source https://alostories.com/dong-thi/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Cáo Cụt Đuôi
Một con Cáo bị mắc bẫy, sau nhiều lần giật mạnh đau đớn vùng vẫy thoát ra được, bèn chạy đi. Nhưng nó phải bỏ lại cái đuôi đẹp đẽ của nó lại trong bẫy.
Trong một thời gian dài, nó không dám gặp mặt những con Cáo khác, vì nó biết rất rõ rằng, tất cả lũ Cáo kia sẽ lấy nó làm trò cười, chế giễu và đùa cợt sau lưng nó. Nhưng nó sống một mình cũng khó, nó cuối cùng cũng nghĩ ra được một kế để giải quyết cái vấn đề hóc búa này.
Nó kêu gọi triệu tập một cuộc họp mặt tất cả lũ Cáo, nói rằng nó có một vài điều quan trọng cần phải nói cho cả làng biết.
Khi chúng đã đến tham dự đông đủ, con Cáo cụt đuôi đứng dậy và diễn thuyết một hồi rất lâu về việc những con Cáo đã mắc nạn chỉ vì cái đuôi của mình.
Con này thì đã bị chó săn vồ vì khi chạy đuôi bị vướng vào bụi gai. Con kia thì không thể chạy đủ nhanh để thoát vì cái đuôi quá nặng nề. Ngoài ra, như ai cũng đã biết, nó nói, rằng con người bây giờ đi săn Cáo cũng chỉ là muốn có được cái đuôi Cáo, họ cắt đuôi để treo làm chiến tích đi săn thú. Với những chứng cứ về tính nguy hiểm và vô dụng của cái đuôi, Cáo Già nói, nó khuyên tất cả các con Cáo nên về cắt đuôi đi, nếu muốn được sống cho an toàn.
Khi nó vừa nói xong, một cụ Cáo đứng dậy, nói và cười mỉm:
“Lão Cáo, xin lão vui lòng quay mặt đi chỗ khác một chút, rồi chúng tôi sẽ trả lời lão.”
Khi con Cáo Cụt Đuôi tội nghiệp quay mặt đi, cả làng Cáo ồ lên cười và la ó, lúc đó Cáo Cụt Đuôi biết là có thuyết phục lũ Cáo kia bỏ cái đuôi của chúng thì cũng chẳng có ích gì nữa.
Lời bàn: Đừng bao giờ nghe lời những người không muốn bạn hơn họ.
Xem bài nguyên mẫu tại : Cáo Cụt Đuôi
source https://alostories.com/cao-cut-duoi/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Đeo Nhạc Cho Mèo
Tự bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột mãi, nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi.
Nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, chuột ta lấy thế làm giận. Một hôm, mới hội cả nhau lại làm một làng chuột để chống mèo. Thôi thi đủ mặt : nào anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca; nào chú Nhắt, có tính nhí nhắt đã nên câu ví; nào lại ông Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ,...
Khi làng dài răng đã tề tựu động đủ cả rồi, ông Cống mới lên giọng rằng:
- Cái giống quái kia sở dĩ nó chụp được anh em mình chỉ vì trời phú cho nó cái tài rình mò và khéo bắt lén mà thôi. Bây giờ, bà con ta nên mua một cái nhạc buộc vào cổ nó, để khi nào nó đến, nghe tiếng nhạc, ta biết đường chạy trước, thì nó còn làm gì nổi ta nữa.
Cả làng chuột nghe nói, dẩu mõm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông Cống và đồng thanh ưng thuận.
Khi nhạc đã kiếm được rồi, hội đồng chuột lại họp. Con nào con nấy lao xao hớn hở, bảo nhau đã sắp tới ngày thoát được cái ách ông Miu ranh mãnh rồi.
Nhưng kịp lúc hội đồng hỏi ai dám đem nhạc đeo vào cổ mèo, thì thấy cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả.
Không biết cử ai vào việc đại sự ấy, bất đắc dĩ làng cắt ông Cống phải đi, vì chính ông Cống đã xướng lên cái thuyết đeo nhạc vậy.
Ấy mới khốn! Nhưng Cống ta trong lòng tuy nao, mà ngoài mặt làm ra bộ bệ vệ kẻ cả, nói rằng:
- Tôi đây, chẳng gì nhờ tổ ấm cũng được vào bậc ông Cống, ông Nghè, ăn trên ngồi trước trong làng, có đâu làng lại cắt tôi đi làm cái việc tầm thường ấy được! Trong làng ta nào có thiếu chi người! Tôi xin cử anh Nhắt, anh ấy nhanh nhảu chắc làm được việc.
Ấy mới hay! Nhưng Nhắt ta trở mặt láu, cãi lí rằng:
- Làng cắt tôi đi, tôi cũng xin vâng, không dám chối từ. Nhưng tôi, dù bé vậy, mà cũng còn ở chiếu trên, chưa đến nỗi nào. Ông Cống không đi, phải; tôi đây không đi, cũng phải. Để xin cắt anh Chù, anh ấy tuy chậm, nhưng chắc chắn, làng không lo hỏng việc.
Ấy mới không có gì lạ! Chù ta thật thà, không biết cãi sao, ụt ịt nói rằng :
- Tôi là đầy tớ làng, làng sai tôi đi là phải lắm. Nhưng tôi chỉ sợ, nếu tôi đến gần mèo thì mèo thịt tôi đi, rồi lấy ai thay tôi mà buộc nhạc được nữa.
Chuột Cống nhanh miệng bảo:
- Mèo nó có vờn là vờn chúng tao, vờn cái anh Nhắt kia, chớ chú mày hôi hám thế, thì nó bắt mà thèm vào. Thôi cứ nhận đi ngay đi, không được nói lôi thôi gì nữa.
Chuột Chù ì ạch phải nhận, vác nhạc ra đi tìm mèo thật. Khốn chưa trông thấy mèo, mới nghe thấy tiếng, Chù đã sợ run cả mình, không dám tiến. Nhưng sợ lệ làng, sau đánh bạo, phải lại gần, thì thấy mèo quả nhiên không thèm vờn đến thật. Song mèo cũng nhe nanh, giương vuốt, làm cho Chù cắm đầu, vác cái thân ì ạch chạy khốn chạy khổ về báo cho làng hay. Cả làng nghe báo cũng sợ, bỏ chạy tán loạn, chẳng ai hỏi đến nhạc, nó bon đi đâu, và bon tự bao giờ không biết.
Thành ra từ đó, chuột vốn sợ mèo, vẫn hoàn sợ mèo mãi.
Xem nguyên bài viết tại : Đeo Nhạc Cho Mèo
source https://alostories.com/deo-nhac-cho-meo/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Chuyện Người Con Gái Nam Xương
Ở huyện Nam Xương tỉnh Hà Nam, miền Bắc, ngày xưa có một người con gái xinh đẹp, nết na, tên là Vũ Thị Thiết, chồng là Trương Sinh, người cùng làng. Hai vợ chồng rất yêu nhau, tuy trong cảnh túng thiếu nhưng hai người không bao giờ có lời qua tiếng lại. Chỉ có một điều là Trương Sinh hay đa nghi, làm cho vợ lúc nào cũng phải ý tứ, giữ gìn. Lấy nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh bị gọi đi lính canh giữ bờ cõi nước nhà. Lúc ấy, vợ chàng có thai sắp đến ngày sinh. Trương Sinh đi chưa được nửa tháng thì nàng sinh được đứa con trai rất kháu khỉnh. Một nách con mọn, lại có mẹ chồng già, nàng thay chồng làm đủ mọi việc. Mẹ chồng ốm nặng, nàng hết sức chạy chữa trong nửa năm trời, nhưng bà cụ không qua khỏi được. Nàng làm ma cho mẹ chồng rất chu tất, xóm làng ai cũng khen. Hơn một năm sau, quân lính đều được trở về làng. Trương Sinh về thì đứa con trai đã bập bẹ nói. Trương giơ tay bế con thì thằng bé không chịu theo. Anh hỏi nó: – Bố đây mà, sao con lại không cho bế? Thằng bé bập bẹ nói: – Bố đến tối mới đến kia. Trương Sinh tính đa nghi, trong lòng bực tức, nhưng không nói ra. Ðợi khi đứa bé ngồi một mình, chàng gạn hỏi thì thằng bé lại nói: – Ðến tối, bố mới đến. Hễ mẹ đi, bố cũng đi theo sau; mẹ ngồi, bố cũng ngồi… Nghe con nói, Trương Sinh yên trí vợ mình đã tằng tịu với một kẻ nào trong khi mình đi vắng và kẻ ấy rất say mê vợ mình, nên mới không rời được ra như thế! Thấy vợ xinh đẹp, tươi giòn, “gái một con trông mòn con mắt”, máu ghen của chàng lại càng xung lên. Trương tra hỏi vợ và giữ kín là không phải do con nói. Nàng một mực chối cãi; nhưng chàng không tin, mắng chửi, đánh đập vợ tàn nhẫn. Làng xóm, họ hàng biết chuyện đều đến can ngăn, chàng nhất định không nghe, cho là vợ khéo đon đả cái mồm, nên mới được lòng mọi người. Người thiếu phụ phẫn uất quá, ôm con khóc nức nở, rồi thừa lúc chồng sang hàng xóm, chị đặt con xuống giường, chạy ra sông đâm đầu xuống dòng nước chảy xiết. Chồng về, biết sự chẳng lành, vội chạy ra sông, nhưng mò mãi không tìm thấy xác vợ. Ðến tối đứa trẻ khóc, Trương bế con, thắp đèn dỗ cho nó nín. Thốt nhiên đứa trẻ chỉ vào cái bóng của Trương trên vách và nói: – Bố kia kìa! Thì ra trong những ngày Trương đi vắng, buổi tối đứa trẻ hay hỏi mẹ: “Bố đâu?”, người thiếu phụ thường chỉ vào cái bóng của mình trên vách, nói đùa với con: “Bố kia kìa!”. Bấy giờ người chồng mới hiểu lời con nói, chàng lạnh toát người, nhận ra ngay tất cả sự lầm lẫn ghê gớm của mình đã giết mất người vợ chung thủy. Qua hôm sau, người chồng bế con ra bờ sông khóc lóc thảm thiết, rồi lập đàn cầu siêu cho người vợ chết oan. Để tạ tội với vợ, người chồng thề nhất quyết sống một mình cho đến chết, lo nuôi con học hành thành đạt. Về sau, dân làng dựng miếu thờ nàng họ Vũ, gọi là: “Miếu vợ chàng Trương”. Đến đời hậu Lê, Vua Lê Thái Tôn có dịp đi ngang qua, thấy cái miếu và nghe kể về câu chuyện thương tâm đó bèn ứng khẩu một bài thơ truyền đến ngày nay:
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương, Miếu ai như miếu vợ chàng Trương. Ngọn đèn dầu nhắn đừng nghe trẻ, Làn nước chi cho lụy đến nàng. Chứng quả có đôi vầng nhật nguyệt, Giải oan chi mượn đến đàn tràng. Qua đây mới biết nguồn cơn ấy, Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
Coi nguyên bài viết ở : Chuyện Người Con Gái Nam Xương
source https://alostories.com/chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Sự Tích Ông Địa
Trong đời sống trước đây của dân tộc Việt thì phần lớn dựa vào nông nghiệp, mà nông nghiệp thì lại phụ thuộc rất nhiều các điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời tiết, khí hậu… trong đó có thể nói, đất đai được xem là yếu tố cơ bản cấu tạo nên vạn vật, giúp cho người ta có được cuộc sống ấm no và sung túc. Vì vậy, thần Đất hay Thổ Thần là một trong những vị thần được cư dân nông nghiệp luôn để tâm đến trước nhất.
Như chúng ta đã biết, Nam Bộ là một vùng đất mới, ngay từ những bước chân đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này thì vùng đất Nam Bộ vẫn còn là một vùng đầm lầy nê địa, rừng hoang cỏ rậm, thú dữ tràn đầy… Mọi thứ ở đây hoàn toàn lạ lẫm đối với họ, từ tiếng chim kêu, tiếng cá vẫy vùng… đến tiếp cọp rống, gió rít đều gây cho họ một cảm giác lo sợ.
“Tới đây xứ sở lạ lùng, Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”
Người dân lúc đó nghĩ vùng đất Nam Bộ này, từ khu rừng, con sông, vùng đất… đâu đâu cũng có các vị thần cai quản. Để được yên ổn làm ăn, họ phải khấn vái, cúng kiến cho các thần để các thần phù hộ cho họ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình an. Vì lẽ đó mà Thổ Địa được họ sùng kính và tôn thờ. Họ xem Thổ Địa như là một vị thần bảo hộ cho một mảnh vườn, thửa ruộng của họ….
Về hình tượng Ông Địa ở Nam Bộ thì tượng Ông Địa hay tranh vẽ thường là một người trung niên mập mạp, bụng bự, vú lớn, miệng cười hể hả, tay cầm quạt, tay cầm điếu thuốc lá… trông có vẻ phương phi, hào sảng và mang đầy chất phong thịnh. Và nó cũng mang chút hơi hướm của sự hài hước. Đây cũng là một đặc trưng trong tính cách của người Nam Bộ.
Người Nam Bộ thường có tâm lý tin vào thần thánh nhưng đôi khi họ cũng không tuyệt đối hóa sự thờ phụng này. Khi họ tin vào Ông Địa, họ thờ cúng Ông Địa quanh năm nhưng đôi khi mùa màng thất bát, buôn bán lỗ lã họ van vái Ông Địa nhiều lần, nhưng cuộc sống vẫn không khá hơn, họ sẵn sàng đem Ông Địa bỏ ở gốc cây, kẹt đá, hoặc quăng xuống sông.
Vì lẽ đó mà Ông Địa ở Nam Bộ dường như có khoảng cách rất ngắn với con người, ông như một vị thần dân dã luôn gần gũi với cuộc sống của con người. Chính điều này đã dẫn đến hàng loạt các giai thoại về Ông Địa do dân gian sáng tác, nhằm giải thích các đặc điểm về hình thể ông cũng như để giải thích một số sự việc, hiện tượng mà người ta không thể lý giải được trong cuộc sống của mình.
Trong “Sự tích Ông Địa bụng bự” có kể rằng:
“Ngày xưa, Ông Địa cũng có cái bụng bình thường như bụng của mọi người. Thuở đó, Ông Địa có kết thân với Hà Bá. Trong vùng có một mụ góa bụa, tính khí rất chua ngoa, nhưng mụ lại có cô con gái rất đẹp. Mụ mắc phải cái tật, hễ cất tiếng chửi con thì y như có mấy lời đầu lưỡi:
– Má mày Hà Bá!
Thấy vậy, Ông Địa mới tìm gặp Hà Bá, vừa thiệt, vừa giỡn, bảo rằng:
– Nè Hà Bá, anh tốt phước quá! Ở đây, ngày nào cũng có người nói muốn hiến con gái cho anh đó. Mà lại con gái đẹp kia chớ.
Hà Bá mừng quá liền hỏi:
– Thiệt vậy không? Mà ai vậy? Nhờ anh làm mai dùm tôi liền đi nghe.
Ông Địa bằng lòng và dẫn Hà Bá đi.
Hôm sau, trời vừa sáng, Hà Bá theo Ông Địa đến cổng nhà mụ góa nọ. Còn sớm, cô con gái út ngủ chưa dậy, chỉ mới có bà mẹ dậy quét dọn sân nhà. Giữa sân có con chó cái, ý chừng phải thức canh nhà nên vẫn còn nằm lì ở đó, đuổi chẳng chịu đi. Đuổi hoài chẳng được, mụ ta nổi xung trở cán chổi đập con chó một cái, chửi:
– Cái đồ Hà Bá!
Thiệt nào ngờ? Hà Bá giận quá chừng liền đạp cho Ông Địa một đạp và chửi:
– Đồ khốn! Dám lừa tao! Dẫn tao đi để gả cho con chó cái này hả?
Ai ngờ mới có một đạp, Ông Địa đã rớt tỏm xuống kinh. Không tính tới sự oái oăm này, nên Ông Địa mắc cười quá, té xuống kinh mà vẫn cười ngất, thành thử ông uống phải nước kinh nhiều quá. Đến nỗi, cái bụng ông phình ra, rồi cứ lần lần bự dần, đến chang bang như bây giờ”.
Trong suốt chiều dài lịch sử, tín ngưỡng thờ Thần Đất nói chung, thờ Ông Địa nói riêng đã có nhiều thay đổi, nó không còn giữ nguyên sơ của dạng tín ngưỡng ban đầu. Trong tâm thức dân gian Nam Bộ, Ông Địa được xem là một vị phúc thần, không chỉ có vai trò bảo vệ đất đai, ruộng vườn mà còn có nhiệm vụ đưa rước Thần Tài đến nhà, nghĩa là làm cho gia chủ phát đạt giàu có, và kiêm luôn việc giúp cho gia chủ mau lành bịnh và tìm kiếm được những món đồ đã mất. Do đó mà sáng sớm khi mở cửa nhà, cữa tiệm thì Ông Địa lại thường được gia chủ tặng thưởng cho một ly cà phê đen bên cạnh, một điếu thuốc lá trên tay, có khi là cà phê sữa ngon và một gói thuốc ba số 555 hẳn hoi. Có lúc được thưởng cả bánh bao, thịt heo quay nữa….
Theo tín ngưỡng dân gian cho rằng thờ Ông Địa để Địa phù hộ buôn may bán đắc, thật ra theo các tôn giáo Á Đông ông Địa lại là vị thần cai quản các địa phương hoặc là thần bảo vệ của mỗi gia đình. Ở các cấp độ cao hơn thì ông Địa trở thành vị thần hộ trì cho những người lương thiện, những bậc tu hành được bình an trên đường giáo dân độ thế, hiểu theo nghĩa này thì ông Địa lại là một vị thần có sứ mạng về mặt tâm linh.
Cũng có nhiều nơi theo ảnh hưởng của Trung Hoa còn gọi Ông Địa là Ông Thần Tài (Mọi thứ đều sinh từ đất mà ra – Tấc đất là tất vàng).
Vì Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Nếu đứng ở ngoài nhìn vào thì Bát hương thờ Thổ công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia Tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về.
Thông thường, mỗi khi làm việc gì có đụng chạm đến đất đai như đào ao, đào giếng, xây cất, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì tất cả đều phải cúng vị thần này.
Việc cúng Ông Địa Cũng là 1 vấn đè khá lý thú với người Việt Nam ta. Đối với người miền Nam và với những người Hoa Kiều mỗi khi cúng ông Địa thì họ thường bẻ ăn trước một miếng rồi mới mang cúng, vì theo 1 vài sự tích thì Ông Địa bị đầu độc nên chết, vì thế ông rất sợ bị chết, nên khi cúng kiến ông thì phải bẻ ăn một miếng trước thì ông mới dám ăn).
Còn với người miền Bắc thì họ vẫn cúng như bình thường.
Dù sao Ông Địa cũng gắn bó với cư dân Nam Bộ trong suốt chiều dài lịch sử, đồng hành cùng cư dân Nam Bộ khẩn hoang lập ấp ngót ba trăm năm nên Ông Địa tỏ ra rất gần gũi với cư dân Nam Bộ. Mặc dù họ vẫn tôn thờ ông như thuở nào nhưng trong thâm tâm họ, ông luôn gần gũi, hiền từ, ít trách cứ ai… nên họ mới tạc nên hình dáng ông như vậy và khi người ta làm việc gì hết mình, hoặc chơi hết mình người ta hay nói vui rằng: “Chơi mát trời ông Địa luôn”…!
Đọc nguyên bài viết tại : Sự Tích Ông Địa
source https://alostories.com/su-tich-ong-dia/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Sự Tích Hoa Thủy Tinh
Chuyện kể rằng:
“Ngày xửa ngày xưa, trong một ngôi làng nọ, có hai vợ chồng nghèo, rất nghèo, họ nghèo đến nỗi không có nổi một căn nhà để ở, không có 1 mảnh ruộng để nuôi thân. Hai vợ chồng phải đi làm mướn cho những gia đình giàu có trong làng, và dựng 1 túp lều sát bìa rừng để ở.
Hàng ngày, họ phải thức dậy từ rất sớm, còng lưng ra làm thuê cuốc mướn cho đến tận khuya. Cả ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, may mắn lắm cũng chỉ kiếm đủ thức ăn cho họ trong ngày.
Nhưng bù lại, họ sinh được 1 cô con gái, cô bé là nguồn động lực giúp họ vượt qua tất cả những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Họ đặt tên con là Hoa.
Hoa càng lớn càng siêng năng, ngoan ngoãn, thông minh và xinh xắn. Nàng giúp cha mẹ mình tất cả những công việc nhà và đôi khi giúp cha mẹ trồng và gặt lúa. Tuy nhà nghèo nhưng nàng có 1 tấm lòng rất nhân hậu. Nàng được cha mẹ và mọi người trong làng hết lòng yêu mến. Nàng là niềm tự hào của cha mẹ mình, nàng là người con rất có hiếu với cha mẹ của mình.
Cuộc sống tuy nghèo nhưng yên bình và hạnh phúc của họ sẽ cứ thế trôi qua, và sẽ vẫn như thế nếu không có một thảm họa xảy ra trong ngôi làng của họ.
Trong làng đột nhiên xuất hiện một con quái vật độc ác. Không ai có thể bắt và giết được con quái vật đó…Nhà vua ra lệnh cho tất cả đàn ông con trai trong làng thay phiên nhau đi tìm và mang đầu con quái vật đó về cho ngài.
Rất nhiều, rất nhiều thanh niên trai tráng trong làng ra đi….Nhưng không một ai quay về…Cho đến một ngày, theo lệnh của nhà vua, cha của nàng cũng phải lên đường đi tìm giết con quái vật đó. Thấy cha buồn bã, nàng xin được đi thay. Nhưng cha nàng không đồng ý, vì nàng còn quá nhỏ, lúc đó nàng mới 12 tuổi.
Rồi sau đêm hôm đó, cha của nàng cũng không quay trở về…Nàng khóc vì thương cha, khóc suốt ba ngày ba đêm thì nàng mệt quá, ngủ thiếp đi.
Trong mơ, nàng gặp một bà tiên, bà nói cha của nàng chưa chết, ông và tất cả những thanh niên trai tráng trong làng chỉ bị phù phép bởi con quái vật độc ác, họ bị biến thành những pho tượng bằng đá. Và hiện đang bị giam giữ trong hang động nơi con quái vật trú ngụ. Bà chỉ cho nàng cách cứu thoát mọi người “Con quái vật đó sợ ánh ánh mặt trời, con hãy dùng những bông hoa được tạo ra từ nước mắt của con, cắm ngay trước hang động của nó khi mặt trời trên đỉnh ngọn tre, ánh sáng mặt trời từ những bông hoa ấy sẽ giết chết nó”.
Khi tỉnh dậy, nàng nhìn quanh thì thấy từ chỗ những giọt nước mắt của nàng rơi xuống mọc lên những bông hoa kỳ lạ, trong suốt như những giọt nước mắt của nàng, những bông hoa thanh mảnh, xinh xắn, mỏng manh và dễ vỡ…
Nàng thích thú ngắm nhìn và lấy tất cả những bông hoa đó đem theo bên mình, rồi từ biệt mẹ lên đường đi tìm giết con quái vật để cứu cha.
Ròng rã một thời gian dài, ngày đi, đêm leo lên cây ngủ để tránh thú dữ. Cuối cùng nàng cũng đến được hang động của con quái vật. May mắn thay, lúc này là ban ngày nên con quái vật đang trốn trong hang. Nàng làm theo lời bà tiên, cắm tất cả những bông hoa trước cửa hang và chui vào một bụi cây để trốn.
Ánh sáng mặt trời hấp thụ qua những bông hoa rọi thẳng vào trong hang, con quái vật gầm lên, gào thét rên la một cách đau đớn. Một lát sau thì tiếng la im bặt…Nàng chui vào trong hang, đi sâu vào bên trong thì thấy con quái vật đã chết. Đi sâu hơn nữa, nàng nghe tiếng cha gọi. Ánh sáng từ những bông hoa thủy tinh chiếu vào cũng hóa giải mọi phù phép của con quái vật, giúp cho cha nàng và tất cả mọi người trở lại bình thường.
Nàng tìm chìa khóa mở cửa cho cha và mọi người. Hai cha con mừng rỡ ôm nhau khóc.
Họ cùng mọi người quay trở về ngôi làng, nàng dùng những bông hoa còn lại đem trồng xung quanh ngôi làng, ánh sáng kỳ diệu phát ra từ những bông hoa đó như những ngôi sao may mắn đem lại bình yên và may mắn cho ngôi làng của họ cho đến tận sau này.
Từ đó người đời gọi những bông hoa đó với một cái tên mộc mạc, đơn sơ đó là: Hoa Thủy Tinh và cả làng sống một cuộc sống thật thanh bình và hạnh phúc bên những bông hoa may mắn đó!”
Coi thêm tại : Sự Tích Hoa Thủy Tinh
source https://alostories.com/su-tich-hoa-thuy-tinh/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Sự Tích Con Cóc
Ngày xưa, trong nhà nọ có hai chị em, mỗi người một tính nết. Người chị xinh đẹp, tham lam và lười nhác. Người em bị què tay, nhưng rất siêng năng làm lụng.
Người chị cậy khoẻ, cậy xinh, sáng trưa chiều tối chỉ luẩn quẩn nào gương nào lược. Chơi bời vô độ nên chẳng bao lâu người chị đã gầy khô hơn que củi mặt mũi héo tóp như một xác chết. Người em mang tật: Tay phải co quắp từ thửa lọt lòng, mọi việc như cầm dao, cầm cầy, vốc cơm ăn cũng nhờ ở bàn tay bên trái. Quanh năm chỉ có một bộ váy áo chăn rách như tổ đỉa. Một hôm nọ, trời làm lũ lụt lớn, nước ngập hết làng, cây cỏ lúa, ngô hết chỗ cắm chân, người em bèn ngồi ôm lấy chóp núi đá, kêu trời gọi đất. Mệt quá, người em ngủ thiếp đi ba ngày bẩy đêm liền, thấy em ngủ lặng, người chị ngỡ là em đã chết, bèn cưỡi bè chuối chèo đi, bỏ mặc em trên chóp núi. Người em mở mắt choàng dậy thì nước vẫn chưa rút. Ðợi khi mặt trời đến người em liền kêu to:
– Ơi, ông trời!
Ông trời dừng lại hỏi:
– Cháu muốn gì?
Người em nói:
– Ông cứu lấy chị cháu, chị cháu bị nước lũ nhận chìm mất rồi. Ông cứu được, cháu muốn chị ấy lấy được ông Mặt Trời làm chồng.
Ông mặt trời cười bảo:
– Chị cháu đến nhà tiên ông rồi. Cháu hãy gieo hạt này ở chóp đá của cháu thì cháu muốn cái gì cũng được cái ấy.
Nói xong, ông Mặt Trời lại lặn đi. Cũng lúc ấy người chị chèo bè chuối đến gõ cửa nhà Tiên ông, bè chuối giạt lên sân thì người chị hò hét:
– Cho tôi gặp chàng tiên đẹp nhất!
Tiên ông nhìn ra thấy có người con gái lạ, lại đòi gặp tiên, liền mời vào nhà. Người chị nói luôn:
– Tôi không lấy ông đâu, ông già và xấu quá, cho tôi lấy chàng tiên đẹp nhất.
Tiên ông gật đầu bảo:
– Ừ!
Nói rồi, Tiên ông khoát tay một cái, lập tức từ trong nhà có một chàng trai đi ra, nắm lấy tay người chị. Chàng trai là dòng họ của Cóc tía, cho nên tiên ông đặt tên chàng là chàng Cóc tía. Từ đấy, vợ chồng người chị sống cuộc sống sung sướng trong cảnh tiên.
Người em gieo cái hạt của ông mặt trời cho vào kẽ đá, nàng lấy bàn tay trái của mình vơ rêu lá, giật cả vạt áo mình phủ cho hạt được nguyên lành. Chẳng bao lâu từ kẽ đá vươn ra một cây bầu, quả to như cái sọt. Nàng lăn bầu xếp ra rìa núi. Núi bầu cứ nối nhau, nối nhau mọc ra, vùng nước lũ cứ thu hẹp dần nhường chỗ cho bầu ở. Một ngày kia, người tiên thấy có nhiều núi nhỏ lên chật cả gầm trời. Vợ chồng Cóc Tía nhìn xuống thì thấy người con gái cầm dao bằng tay trái cứ quần quật bổ bầu ra chia cho mọi người. Người chị nhận ra kẻ ngồi với núi bầu là đứa em của mình, lòng ghen ghét lại nổi lên. Mụ liền kéo tay chồng bảo:
– Cái con què đó còn sống, nó có nhiều bầu kia kìa.
Chàng Cóc Tía chưa kịp hỏi thêm đầu đuôi ra sao thì mụ đã nắm tay chồng bảo nhảy ào xuống các chỏm núi bầu. Nhẩy khỏi nhà trời, vợ chồng hắn hiện nguyên hình một đôi Cóc Tía. Ðôi vợ chồng Cóc Tía ngồi chồm chỗm trên một quả bầu. Người em hỏi:
– Cóc muốn gì?
Cóc nói:
– Ta muốn nhận mày là em gái.
Người em lắc đầu:
– Chị ta lên trời lâu rồi.
Cóc bảo:
– Tao là chị đây, còn đây là anh rể của mày.
Người em ngồi nghe Cóc Tía vợ kể lại chuyện cũ gặp lũ to, chèo bè chuối lên trời ra sao… Nghe mãi rồi tin lời Cóc là phải. Người em liền nhận anh chị và cho ở chung trên ngọn núi cùng chăm nom dây bầu với mình. Khi ấy, ông Mặt trời đi qua, dừng lại nói với người em:
– Anh chị đã về với cháu đấy.
Người em nói:
– Vâng.
Ông mặt trời bảo:
– Bây giờ ta cho cháu một người chồng, cháu hãy bổ quả bầu xấu nhất ra thì gặp chồng.
Người em liền bổ quả bầu vặn vẹo xấu xí, vỏ bầu tách ra thì có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú hiện ra nhận là chồng của người em, Hai vợ chồng người em lại lấy quả bầu xếp bậc xuống thấp dần. Họ xếp quả bầu đến đâu thì mực nước lui xuống đến đó. Ðồng ruộng làng mạc lại hiện về như xưa. Bà con làng xóm trở về làm ăn sing sống yên ấm.
Cũng từ đấy vợ chồng Cóc Tía được người em đưa xuống cùng ăn ở, làm lụng với dân bản. Người chị không còn ghen ghét với em gái như xưa nữa.
Coi thêm tại : Sự Tích Con Cóc
source https://alostories.com/su-tich-con-coc/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Sự Tích Hoa Trinh Nữ
Thuở ấy, nhà nọ từng có hai kiếp đàn bà, cả hai kiếp đến lượt mình, đều chôn chân thờ chồng đi lính. Hai người đàn ông lần lượt ra đi, nhưng người về thì chỉ một. Người chiến binh dũng cảm ấy về làng trong tiếng tiền hô hậu ủng, xênh xang trong mũ áo vua ban và làm vẻ vang cho dòng họ. Nhưng khi đón chồng, người đàn bà thứ hai khóc thầm: “Cân đai, mũ áo, bổng lộc vua ban… tất cả đều đẹp nhưng mái đầu ta và ông ấy tự lúc nào đã ngả sang màu sương!…”
Vậy nên, kiếp đàn bà thứ ba vừa lọt lòng và nhoe nhoe khóc, thì cả bà, cả bố và mẹ cô bé chắp tay: “Lạy Phật! Lại thêm một cái tội nữa. Nhưng lần này, chúng ta sẽ không gả nó cho bất kỳ một người lính nào đâu nhé. Hai đời, chúng ta đã đợi chờ đến bạc tóc, thế còn chưa đủ sao?”.
Cô bé lớn lên mơn mởn như nụ hồng. Từ nhỏ đến lớn cả nhà không cho cô được nói chuyện với bất cứ một người lính nào để cô giữ lời nguyền thuở trước.
Một buổi sáng, xa xa vẳng tới tiếng trống ngũ liên. Cô gái bước ra vườn, đến bên bờ giậu đẫm sương. Chàng trai nhà bên đang gấp gáp khăn gói lên đường. Vốn là đôi trẻ vẫn cũng nhau chơi trò “đố lá”, họ cùng nhìn nhau rồi cùng cúi mặt, lớp lông măng ngăm ngăm trên mép chàng trai khẽ rung. Tiếng trống thúc dồn. Chàng trai đánh bạo:
– Thế… có chờ… không?
– Sao không hỏi xem bông tầm xuân có nở trước khi mặt trời lên không? – Cô gái cắn môi, nước mắt lăn tròn trên má.
Và thế là mặt chàng trai đỏ đến tận chân tóc. Lâng lâng như vừa được chắp cánh, chàng bấm bụng: “Ta có thể ra đi, dù “da ngựa bọc thây”.
Cô gái trở vào, mắt ngấn nước và thẫn thờ như người ốm, trong tiếng trống ngũ liên xa xa thúc dồn. Vậy là cả nhà biết. Họ trách lẫn nhau, rồi hai người đàn bà ôm nhau khóc. Bà cô gái thắp ba nén hương khấn người chồng quá cố: “Ông ơi! Có lẽ cháu ông đúng, bởi tôi nghiệm rằng, nếu bây giờ ông sống dậy, lại ra trận, thì tôi vẫn chờ ông. Ôi! Cái kiếp đàn bà!…”. Mẹ cô gái nức nở: “Chỉ tại mẹ thôi, chính mẹ đã truyền cho con dòng máu “đợi chờ”! Con làm sao khác được!”. Ông bố cố gạt đi: “Thì cũng phải có một đứa con gái nào đó chờ thằng bé ấy chứ, cũng như ngày xưa, trong căn nhà này bà chờ tôi vậy! Bây giờ, chỉ còn biết mong sao thằng bé ấy trở về!”.
Nhưng thằng bé không sớm trở về. Chàng tân binh hăng hái giết giặc trong vài trận rồi ngôi sao chiếu mệnh mỉm cười với chàng ta, đấng quân vương vốn giỏi chọn người, vừa nhìn thấy chàng trai đã nhận ra ngay rằng đây là một tên lính hầu trung thành vô hạn. Thế là, ngài cho rút chàng trai về, ngày đêm cận kề bên ngài, một bước cũng không được rời xa. Khi còn giặc giã, vua cần chàng đưa vồng ngực vạm vỡ ra che làn đạn giặc, còn khi hết giặc, vua càng cần chàng hơn, để giữ gìn quyền uy tối hậu. Chàng là lưỡi kiếm “trừng phạt” tuyệt hảo, sẵn sàng giáng xuống đầu bất kỳ ai, theo lệnh đấng quân vương.
Đã mười bảy năm rồi, cô gái chờ người lính ấy. Từ một thiếu nữ như nụ hoa chớm hé, nàng đã trở thành một cô gái quá lứa nhỡ thì. Bà nàng, rồi cha mẹ nàng theo nhau lần lượt trở về cõi Phật. Trước khi nhắm mắt, họ đều gọi con gái đến bên giường dặn dò: “Mai ngày nếu sinh con gái…”. Cô gái lặng lẽ khóc khi bà và bố mẹ mất, lặng lẽ khóc khi người yêu của chúng bạn trở về hay tử trận và cuối cùng, lặng lẽ để tang người yêu năm xưa, vì đã mười mấy năm rồi, chàng biệt vô âm tín.
Thế rồi một buổi chiều có tiếng vó ngựa ghé sát bên thềm.
Bước xuống từ yên ngựa là một người đàn ông phong trần và nhìn mọi vật từ trên xuống qua ánh mắt lạnh lẽo như thép. Ngang lưng anh ta thắt chiếc đai vàng vua ban. Đó là phần thưởng sau khi anh ta lập được công đâm vào lưng người bạn cũ. Người bạn này đã cả gan ngăn vua khi ngài hạ lệnh chém một danh tướng. Ông này chỉ vì mắt kém mà trót dâng vua một quả táo bị sâu ăn. Sau bữa tiệc ngập máu ấy, vua đã cất nhắc anh ta và cho phép anh ta về thăm nhà sau mười mấy năm xa cách. Mười mấy năm qua, người lính đó vẫn không quên người yêu xưa. Giữa cuộc đời bụi bậm, giữa triều đình đầy mưu kế sâu độc, cô trinh nữ nhà lành cắn môi cố nuốt giọt nước mắt chia ly vẫn không mờ nhạt mà thật lạ kỳ, lại càng như vầng trăng xa thẳm gọi anh về.
Người con gái lỡ thì bước tới vài bước rồi sững lại. Nàng hoang mang tự hỏi, không biết đó có phải là chàng trai hàng xóm năm xưa rụt rè mãi mới dám hỏi: “Thế… có chờ… không?”. Nhưng khi người đàn ông ấy gọi tên nàng bằng giọng nói thân thuộc, nàng khóc, tiếng khóc nghe như ngàn mảnh thủy tinh rơi, vì nàng phải chờ đợi quá lâu, và người nàng chờ nay đã biến thành người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép.
Làng xóm đua nhau chúc mừng nàng. Các ông làm nghề “gõ đầu trẻ” đem mối tình chung thủy của hai người rao giảng trong các lớp học. Thế là từ đấy có thêm nhiều cậu bé chỉ mơ về chiến trận. Mơ về một mai mình được hầu cận đấng quân vương. Còn những cô bé thì chỉ ao ước sao mai này lớn, được chờ người yêu đến khi lỡ thì!
Không chậm trễ gì, người ta làm lễ cưới cho đôi tình nhân chung thủy. Vua ban áo tím cho nàng trinh nữ lỡ thì và đám cưới trọng thể hết chỗ nói. Hoàng hôn xuống, cạnh chén rượu bên mâm cỗ, quan khách tròn xoe mắt nghe chú rể kể chuyện. Mười mấy năm hầu cận vua, anh ta đã quen tính kín miệng. Và chỉ bốc lên khi rượu đã ngà ngà. Nhưng anh không biết nói chuyện gì khác, ngoài chuyện chém giết. Anh kể về những bữa tiệc đầy sơn hào hải vị ngập máu trong thời bình và say sưa mô tả các kiểu chết của nhiều người khác nhau dưới tay kiếm của anh. Cuối cùng, vì sao vua đã ban cho anh ta chiếc đai vàng.
Người trinh nữ nghe chuyện của chồng mới cưới và nàng đứng không vững nữa. Lảo đảo, nàng lùi dần về buồng. Nép mình trên giường trong bóng tối, nàng như ngửi thấy mùi tanh lợm của máu, và trên mặt nàng như có làn môi lạnh toát của những oan hồn lướt qua. Nàng vùng dậy, run lật bật, vội vàng châm lửa lên tất cả các ngọn đèn dầu lạc mà nàng tìm được trong buồng. Ánh đèn chập chờn đỏ quạch càng làm nàng thêm sợ hãi.
Vừa lúc đó, có tiếng kẹt cửa. Thân hình to lớn của người chồng mới cưới chếnh choáng tiến vào. Theo thói quen, anh ta vẫn mang theo thanh kiếm. Nàng nhìn lên, và thấy anh không vào một mình. Theo liền sau anh là một người đàn bà trong veo, tóc xoã – chỉ có bộ tóc là còn màu sắc – mặc quần áo đại tang, đang cầm một tấm áo đẫm máu giơ lên và cất giọng đều đều một cách kỳ lạ, lặp đi lặp lại như không bao giờ dứt:
-Hãy trả chồng cho ta! Kẻ giết bạn kia, trước khi mi bước vào giường cưới! Hãy trả cha cho năm đứa con thơ dại của ta! Hãy trả…
Vậy mà chồng nàng không nghe thấy gì cả, anh dựng thanh kiếm vào vách, rồi xáp tới đặt tay lên ngực nàng. Ngay lúc đó, nàng nhìn thấy máu từ tấm áo trong tay người đàn bà xoã tóc rỏ xuống hai bàn tay người chồng mới cưới. Nàng ôm mặt rú lên kinh hãi:
– Ôi kìa, máu! Máu nhiều quá! Máu đỏ cả hai bàn tay!
Chồng nàng giật mình nhìn lại. Anh vẫn không thấy gì cả, ngoài những vết sẹo ngang dọc nơi bàn tay mình. Anh dỗ dành:
– Ồ! Can đảm lên, cô em ủy mị! Chẳng qua là vì em quá hồi hộp đó thôi! Đã bao ngày ta chờ phút giây này. Nào, hãy vui lên.
Anh nói vậy, nhưng miệng không cư���i và mắt vẫn lạnh như thép, cũng như từ ngày về đến giờ, chưa một ai nhìn thấy anh cười. Người trinh nữ bỏ hai bàn tay che mặt. Nàng không nhìn thấy người đàn bà tóc xoã nữa, nhưng trên khuôn mặt đang gần xuống mặt nàng, nàng chỉ thấy khóe miệng mím chặt và cái nhìn lạnh lẽo như cái nhìn của Thần Chết. Lại sợ hãi cuống quít, nàng van vỉ:
-Hãy mỉm cười đi anh! Em van đấy! Hãy cười lên để em thấy anh của ngày xưa. Bao năm chờ đợi, em đâu muốn anh buồn…
Người chồng cố hết sức để mỉm cười. Đã lâu lắm rồi anh không làm cử chỉ đó nên bây giờ anh không biết bắt đầu một nụ cười như thế nào. Khó nhọc lắm, anh mới nhớ ra rằng, khi cười người ta phải để lộ ít nhất là một hàm răng. Anh nhếch môi, để lộ hẳn hai hàm răng chắc khỏe.
Nhưng anh quên rằng, khi người ta cười, chính đôi mắt cười trước, cái miệng cười sau, thậm chí chỉ cười bằng mắt cũng đủ. Mà đôi mắt muốn cười, trước hết tâm hồn phải cười đã, cho nên cố gắng để mỉm cười, trông anh lại thêm vẻ dữ dằn đe dọa của một con sói. Ngay lập tức, vợ anh co rúm lại và quay mặt vào trong, thổn thức cố kìm tiếng khóc.
Người chồng buồn bã soi trong tấm gương cười, ngắm kỹ mình, rồi tuyệt vọng:
– Thôi, thế là hết, cả một đời chờ đợi! Em chối từ ta, em ghê tởm ta ư?
Anh rũ xuống thành giường, rồi gầm lên như một con thú bị thương:
– Tại sao em chờ ta cả đời, để rồi chối từ ta? Tại sao em bắt ta phải cười! Còn đâu nữa chàng trai với lớp lông măng trên mép ngày xưa! Ta đã trở thành “người đàn ông không cười” của triều đình, từ khi bàn tay này nhúng vào máu bạn bè, bên những bàn tiệc đầy sơn hào hải vị. Đấng quân vương sai ta giết hết những kẻ bất tuân thượng mệnh bằng các chiếc đũa. Trong mọi chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc đều có một lưỡi dao tinh tế giấu ở trong…
Anh nức nở, đôi vai rung lên dữ dội:
– Ôi! Bạn ta! Người bạn đã cùng ta tựa vào lưng nhau tìm hơi ấm chống đỡ cơn gió lạnh chiến hào. Thôi, thế là hết và đây là đêm tân hôn vĩnh biệt, phần thưởng cuối cùng cho người lính quá nửa đời phụng sự đấng quân vương.
Tiếng nức nở dữ dội của người chồng mới cưới rung chuyển cả căn phòng. Rồi xách kiếm trên tay, anh bỏ đi biệt xứ. Có người nói rằng anh đã đến tìm vua, định bắt vua phải đền tội đã biến anh thành người đàn ông không biết cười. Nhưng vua đã kịp giết chết anh trước, bằng chính một trong những chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc. Cũng có người bảo rằng anh lại lao vào những cuộc chém giết mới không ghê tay cho quên ngày tháng. Chỉ còn lại nơi quê nhà Người trinh nữ lỡ thì. Nàng sống âm thầm như cái bóng, mà không một lần nghĩ đến chuyện tự giải thoát bằng cái chết. Nhưng cái tật hễ có tiếng chân hay tiếng động mạnh là đưa tay lên ôm mặt thì nàng không sao bỏ được.
Một hôm, người xã trưởng được mời đến để làm giấy chứng tử cho nàng. Nàng chết mà hai tay che mặt, người khâm liệm nắn thế nào cũng không bỏ ra.
Vài ngày sau, trên mộ nàng rùm roà mọc một loài cây thấp lòa xòa mang hình tròn tim tím buồn man mác. Mỗi khi có chân bước qua hay va chạm mạnh, những chiếc lá lăn tăn lại giật mình khép lại, xuôi xuống như bàn tay ai che mặt.
Những loài hoa cỏ mọc đầy chung quanh lấy làm lạ lùng lắm về chuyện đó. Một hôm, chúng chặn chàng Gió lại:
– Này, anh Gió! Ở đây, không có ai già như anh và trẻ như anh. Vậy anh hãy nói cho chúng tôi biết vì sao loài cây mới đến kia, tầm thường đến vậy, lòa xòa bên vệ cỏ, khách bộ hành dễ dàng giẫm lên, có gì đặc biệt đâu mà phải gìn giữ, hơi một tí lại lấy tay che mặt, điệu đà làm vậy?
Từng trải như chàng Gió mà cũng không trả lời được. Thế là một đêm thanh tĩnh, dịu dàng, muôn hoa cỏ đang mơ màng trong giấc ngủ êm đềm, chàng Gió lướt tới bên loài cây tầm thường ấy, khẽ hỏi:
– Này cô em bé bỏng! Sao em hay che mặt thế? Ở đây có ai chọc ghẹo em sao? Em hay e thẹn lắm à? Nếu không, tại sao người ta lại gọi em là cây trinh nữ?
Đắn đo một chút, rồi loài cây ấy nhẹ nhàng đáp:
– Không phải thế đâu, mặc dù chết đi, em vẫn là trinh nữ. Em che mặt vì sợ. Ngày nay người ta càng tranh giành nhau dữ hơn, những bàn tiệc ngập máu vẫn còn nhiều. Vậy nên, mỗi va chạm, mỗi bước chân tạt qua đều làm em giật thót mình. Em sợ người ta sẽ gửi đến cho em đôi bàn tay đầy máu và khuôn mặt người yêu xưa chẳng biết cười.
Cây trinh nữ chợt co mình lại vì vừa nghe tiếng chân qua. Đó là bước chân sóng đôi của một đôi trai gái đang đi trong sương mù. Trước khi cẩn thận khép những mắt lá lại, Cây trinh nữ cầu khẩn: “Ôi! Lạy Phật! Cầu cho đây không phải là bước chân của những người phải tiễn nhau về nơi ấy…”.
Đọc nguyên bài viết tại : Sự Tích Hoa Trinh Nữ
source https://alostories.com/su-tich-hoa-trinh-nu/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Sự Tích Núi Ngũ Hành
Ngày xưa, có một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng. Những người dân gần đó không biết ông cụ đến đấy làm gì và đến từ lúc nào.
Một hôm, tự nhiên ngoài biển khơi có một vùng sóng gió nổi lên dữ dội làm bầu trời tối mịt. Hồi lâu có một con giao long rất lớn ngoi vào bờ, trườn lên đất liền. Giao long quằn quại trên bãi cát làm vẹt đất thành từng đường ngoằn ngoèo. Gió thổi ào ào, bụi cát mù mịt. Gian lều của ông già gần đó xem chừng muốn đổ. Cuối cùng một tiếng gào rống lên, rồi một cái trứng lớn trong bụng giao long xuất hiện bên cạnh nhà của ông già. Đẻ xong, giao long lại trườn xuống biển đi mất.
Một lát sau lại đến lượt một con rùa vàng to lớn cũng từ ngoài khơi tiến vào. Rùa vàng đào đất chôn trứng vào bãi cát. Đoạn, rùa bò đến trước mặt ông lão bảo rằng:
– Ta là thần Kim Quy. Ta muốn ngươi phải hết sức bảo hộ giọt máu này của Long Quân!
Ông già trả lời:
– Sức cùng tài tận như tôi thì làm sao mà bảo hộ được.
Rùa liền trao cho ông già một cái móng và nói:
– Ngươi hãy cầm lấy cái này, bao giờ có việc gì khó khăn nguy cấp thì đặt nó vào tai, ta sẽ giúp ngay, không lo gì cả.
– Được, tôi sẽ xin hết sức.
Một hôm từ đằng xa tiến đến một chiếc xe trâu, trên có mấy tên lính hung dữ. Ông già hoảng hốt lo sợ vì chiếc xe cứ nhằm đúng hướng trứng mà lao tới. Ông đứng dậy khoát tay làm dấu cho xe chạy đi ngả khác mà không được. Ông vội đặt móng rùa vào tai. Tự nhiên có một tiếng nói nhỏ đủ lọt vào tai ông: “Nằm xuống! Nằm xuống!”. Ông vừa phủ phục thì hóa ngay một con hổ lớn. Bọn lính trên xe hoảng hốt đánh xe quay trở lại.
Sau đó, ông cụ tháo gian nhà của mình đưa tới dựng lên che cho trứng thần. Nhưng ông không ngờ rằng trứng thần cứ mỗi ngày một lớn mãi. Thoạt tiên nó làm nổi cát lên. Rồi ngày một, ngày hai nó rẽ dần cát ra và nhô lên khỏi mặt đất. Mỗi lần như thế thì cụ già lại hì hục xúc cát lấp lại. Nhưng vô ích vì chỉ ngày mai ngày kia nó đã nhô cao hơn, đến nỗi đội cả gian nhà của ông cụ lên trời.
Trứng càng ngày càng lớn làm cho ông cụ thấy sức của mình bé lại. Tuy nhiên, ông vẫn hết lòng vì trứng thần. Ông đi chặt cây, chặt lá về che cho kín trứng.
Nhưng cây lá cũng không che nổi nữa vì trứng ngày một phình to ra. Không những nó nhô cao lên trời mà còn nở cả bề rộng. Mầu vỏ trứng xanh đỏ tím vàng lóng lánh như một hòn ngọc khổng lồ.
Một hôm, gian lều của ông cụ bị những tên vô lại đốt cháy. Ông cụ cầu cứu với móng rùa. Tự nhiên trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. Ông già vừa đặt mình xuống là ngủ thiếp ngay.
Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng ra đời bên cạnh giường của ông già. Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi. Nhưng tuy ông già ngủ mà cô gái cũng không cô quạnh. Hàng ngày có những con khỉ hái hoa quả đến cho cô ăn, có những con chim cu tha bông đến dệt cho cô mặc.
Ông già ngủ một giấc tỉnh dậy lấy làm kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên cạnh mình. Cô gái reo lên: – “Mười lăm năm nay con ngày ngày lắng nghe hơi thở đều đặn của cha. Nay cha đã dậy, con vui mừng biết mấy”.
Ông già ngơ ngác nhìn trứng thần bấy giờ đã thành một hòn núi đá to lớn, cỏ cây đã rậm rạp, chim chóc thú vật đã đến sinh hoạt nhộn nhịp. Móng rùa vẫn còn ở đầu giường. Ông vội cầm lấy để vào tai. Móng rùa mách đường cho ông già và cô gái ra khỏi hang và cho biết phải làm những việc gì.
Từ đây ông già lại có thêm chức trách dạy dỗ săn sóc cô gái của Long Quân. Trong khi đó, chim chóc và thú rừng đến quấn quýt bên cạnh hai người. Bọn mục đồng cũng không quên lui tới làm quen với bọn họ.
Một hôm có một đội quân không hiểu từ đâu lại, mặt mũi hung ác, gươm tuốt sáng lòe, đến bổ vây chiếm lấy hòn núi mới. Bọn chúng xô tới định bắt cả trẻ lẫn già đi, nhưng móng rùa đã làm cho chúng chết không kịp ngáp. Cả một vòng lửa rất dày ùn ùn bốc lên vây lấy chúng và chẳng cho một tên nào chạy thoát.
Thấy núi và người bỗng dưng xuất hiện ở địa phương mình, nhân dân quanh vùng cho là một sự lạ chưa từng có. Tin là tiên xuống trần cứu dân, họ đến gặp cô gái và ông già để xin thuốc và cầu khẩn mọi việc. Thấy họ cần dùng thuốc, cô gái lấy những mảnh đá có mầu xanh, đỏ sáng, buộc lại với nhau rồi ném ra chung quanh chỗ ngồi. Trên mặt đất bỗng mọc lên một loài cây có hoa năm cánh dùng để chữa bệnh sốt rét rất hiệu nghiệm. Người ta đua nhau đi hái hoa đó về chữa bệnh. Họ gọi là hoa Tứ quý. Tiếng đồn thổi mỗi ngày một rộng. Ai ai cũng nhắc đến nàng tiên bé nhỏ với một tấm lòng trìu mến.
Sau đó chẳng bao lâu, nhà vua nghe tin có nàng tiên xinh đẹp, bèn sai quan quân mang lễ vật đến cầu hôn cho hoàng tử. Khi sứ giả đến thì trông thấy một già một trẻ đang đánh cờ “gánh” trên tảng đá lớn. Sứ giả bước vào đệ trình lễ vật và quốc thư. Giữa khi ông cụ già lúng túng chưa biết nên xử trí thế nào thì rùa vàng đã từ dưới biển hiện lên báo tin cho ông biết là Long Quân đã bằng lòng gả. Từ đây núi vắng người tiên. Cô gái từ biệt cha nuôi lên kiệu đi theo sứ giả, có mấy trăm quân sĩ theo hầu. Còn ông già trả móng lại cho rùa thần rồi cưỡi lên lưng rùa đi biệt.
Ngày nay hòn núi đá ấy vẫn hãy còn. Nó là hòn núi đẹp nhất nổi lên ở bờ biển Quảng Nam. Người ta gọi nó là núi Ngũ Hành. ở phía tây núi có sông Vĩnh Điện chảy ra cửa Hàn. Người ta bảo sông đó cũng như sông Cẩm Lệ, sông Hàn đều do bà vợ Long Quân vô tình làm ra trong khi quằn quại ở cữ.
Coi thêm tại : Sự Tích Núi Ngũ Hành
source https://alostories.com/su-tich-nui-ngu-hanh/
0 notes
alostories · 6 years
Text
Con Cóc Là Cậu Ông Trời
Thuở xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất. Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống.
Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu than ai oán, vậy mà trời đâu có thấu.
Một hôm, các con vật họp bàn với nhau lại, chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp.
Bốn con vật đi mãi, cuối cùng cũng lên đến cửa nhà trời. Ở cánh cửa có đặt một cái trống rất to. Theo tục lệ, nếu ai có điều gì oan ức, thì đánh trống lên, Ngọc Hoàng sẽ ra giải quyết. Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi.
Ngọc Hoàng nghe tiếng trống liền sai một thiên thần ra nhìn xem ai. Thiên thần bước ra nhìn ngược nhìn xuôi mãi không thấy ai, chỉ thấy một��con Cóc bé nhỏ ngồi trên trống. Khi biết Cóc có ý định gặp Ngọc Hoàng, thiên thần tỏ ý khinh bỉ Cóc, lẳng lặng đi vào và thưa với Ngọc Hoàng:
– Thưa Ngọc Hoàng, kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà trời là một con Cóc bé tí, xấu xí, thần hỏi nó đi đâu, nó nói lên gặp Ngọc Hoàng để kiện.
Ngọc Hoàng nghe thiên thần nói vậy thì giận lắm, bèn sai bầy gà ra mổ Cóc. Bầy gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ trong bụi rậm ra vồ gà.
Biết Gà bị Cáo bắt mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra bắt Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa một tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xông ra quật ngã toán lính không chừa một người nào.
Ngọc Hoàng không ngờ Cóc tuy bé nhỏ mà lại khó trị như vậy, Ngọc Hoàng đổi giận làm lành sai thiên thần ra mời Cóc vào. Ngọc Hoàng hỏi Cóc:
– Cậu lên đây có việc gì?
Cóc thưa:
– Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã 3 năm nay, chúng tôi không được một giọt mưa nào. Loài vật cử tôi lên đây để kiện trời, vì sao không làm mưa?
Ngọc Hoàng cho gọi thần Mưa đến. Té ra là thần Mưa mải rong chơi, tối về đắp chiếu nằm ngủ quên không làm mưa bị Ngọc Hoàng trách mắng, thần Mưa vội sai các con rồng phun nước ào ào xuống đất. Ngọc Hoàng đưa tiễn Cóc ra về và dặn: – Từ nay về sau, nếu cần mưa thì Cóc nghiến răng ken két báo cho Ngọc Hoàng biết. Ta sẽ sai thần làm mưa ngay. Cóc không phải lên kiện trời nữa.
Cóc, Cáo, Gấu, Cọp từ biệt Ngọc Hoàng trở về. Khi bốn con vật đến nơi thì thấy nước đã tràn đầy hồ, ao, sông suối, cây cỏ, muôn loài uống nước thỏa thuê. Tất cả đều phục Cóc bé tí mà kiện được trời nên đặt ra câu hát:
“Con Cóc là cậu ông trời Hễ ai đánh Cóc thì trời đánh cho”
Đọc nguyên bài viết tại : Con Cóc Là Cậu Ông Trời
source https://alostories.com/con-coc-la-cau-ong-troi/
0 notes