Tumgik
blingblingbling13 · 3 years
Photo
Tumblr media
95K notes · View notes
blingblingbling13 · 3 years
Text
Điều buồn cười là, mình thậm chí còn không thể hỏi rằng liệu từng có lần nào cậu đã có chút gì đó buồn bã hoặc suy nghĩ về những gì diễn ra trong mối quan hệ này, hay tất cả chỉ là những điều vớ vẩn tớ tự vẽ ra và cậu thì chẳng muốn hiểu chút nào.
Lúc nghe cậu nói những lời đó thực sự mình đã ngỡ ngàng rất nhiều, lòng mình hẫng vài nhịp nhưng mình thực sự đã nghĩ đó là lỗi của mình, mình suy nghĩ quá nhiều, mình làm mọi chuyện rối rắm hết cả lên. Và mình đã bỏ qua những dấu hiệu đó, quên đi cảm giác không đúng ngay từ ban đầu.
Mình đoán là mọi chuyện đã chấm dứt rồi. Bằng một cách nào đó, diễn biến câu chuyện vẫn quay về điểm xuất phát ban đầu, những dang dở lại lần nữa tim cách trở về đúng với vị trí của nó.
Mình cảm thấy buồn nhưng ngoài lặng im mình chẳng thể làm gì hơn nữa.
4 notes · View notes
blingblingbling13 · 3 years
Text
Yass và cậu hoặc chưa biết hoặc cố tình không hiểu vấn đề đang xảy ra là gì, vẫn cứ như không có chuyện gì xảy ra. Chính điều đó làm mình khó hiểu và mình chẳng muốn nói gì nữa hết. Mình đã chẳng còn muốn hàn huyên nói những điều ti tỉ tì ti cũng cậu nữa. Tin nhắn của cậu đến, mình vẫn vui nhưng kéo dài cuộc nói chuyện lại làm mình chán nản, đến lúc kết thúc lại để lại nốt trầm.
Một vòng lặp và một góc nhìn vô cùng tiêu cực nhưng mình chưa biết làm sao để thoát ra được.
0 notes
blingblingbling13 · 3 years
Text
Vấn đề nằm ở chỗ, tận sâu bên trong cậu, chỗ trống đã không còn đủ để mình chen vào cơ mà.
Đã cố nghĩ đủ lý do để biện minh cho những tình huống như thế, nhưng rồi mình biết đó vẫn là sự thật mà mình tốt nhất là nên chấp nhận, đối diện với nó, một cách trực diện nhất có thể.
Là do tụi mình ngay từ đầu đã không có khả năng tạo nên một cốt truyện đủ để níu chân người còn lại.
Thôi cũng đành thôi.
0 notes
blingblingbling13 · 3 years
Text
Chuyện về cái hàng rào của mình
Sau một khoảng thời gian cố gắng gượng và ra sức phủ nhận thì đến ngày hôm nay, mình buộc phải thừa nhận rằng hàng rào của mình đã vỡ rồi. Mọi khung chắn, nỗ lực xây đắp ở khoảng thời gian trước đã chính thức lung lay, chẳng còn có thể bảo vệ mình khỏi những giông bão mà mình luôn tin rằng sẽ tự đương đầu được nếu như có ngày nào đó bất chợt ập đến.
Hình như đây là hậu quả của việc bỏ bê bản thân quá lâu, ỷ y đã có nền móng và xây được căn nhà nhỏ của riêng mình rồi cứ thế chẳng chịu vun đắp thêm, chẳng buồn trang trí hay nghĩ đến việc tu sửa cho nó khang trang hơn, để đến ngày hôm nay, căn nhà đã quá tải, cũ kĩ và yếu đến mức chỉ cần một cơn bão cũng có thể cuốn đi tất cả. Mình có cảm giác mình đã sử dụng hết năng lượng healing của chính mình rồi. Vì mình đã không tiếp tục việc tạo ra, nên dù sớm hay muộn, cạn kiệt cũng là lẽ đương nhiên.
Gần đây mình cảm thấy không được yêu thương và... cũng không có cảm giác yêu thương. Mình ghét điều đó. Mình nhận ra bản thân mình càng ngày càng vô tâm, mình không còn cảm nhận được những tâm tư dù là của ai đó hay là chính mình. Mình ghét việc bản thân cứ hành động ngược lại với những suy nghĩ của mình. Mình không thích việc bản thân lúc nào cũng cảm thấy trống rỗng.
Mình nghĩ mọi người xung quanh mình nhận ra những thay đổi và điều đó làm mình cảm thấy thực sự tệ vô cùng. Mình đang đi ngược lại với tất cả những gì mà mình tâm đắc, mình bắt đầu phán xét, cáu giận và sự đồng cảm chia sẻ cũng dần mai một.
Mình không thể để điều này tiếp diễn thêm một giây phút nào nữa. Mình sẽ thay đổi, xây lại căn nhà của mình bắt đầu từ hôm nay.
Bắt đầu với việc thiền. Mình sẽ làm được. Căn nhà của mình, hàng rào của mình, đã đến lúc cần được tân trang lại rồi.
0 notes
blingblingbling13 · 3 years
Text
Xoay quanh lễ tốt nghiệp
Đã hơn 1 tháng kể từ ngày lễ tốt nghiệp diễn ra.
29.03.2021 một ngày đáng nhớ. Mình nhận được nhiều sự quan tâm yêu thương của mọi người hơn bao giờ hết. Dù không xuất sắc lắm như mong đợi của bản thân, mình biết ba mẹ vẫn rất tự hào về điều đó. Nhất là ba, ba cứ nói về điều này suốt, ba gọi kể hết cho bác này, tâm sự với bác kia, bằng cách nào đó mình luôn hiểu rằng ba vô cùng thương và lo lắng cho mình, ba cũng đặt niềm tin vào mình nhiều. Ba chưa bao giờ đặt nhiều áp lực phải tài giỏi lên cả hai anh em, chưa bao giờ bắt buộc phải được cái này cái kia. Mình biết chứ, ba mẹ nào không muốn con cái mình giỏi giang nhưng ba chẳng bao giờ đề cao chuyện đó mà để con cái phải nghẹt thở cả. Mỗi lần nghe ba “khoe” với mọi người chuyện gì đó của mình, mình hay cằn nhằn bảo ba đừng như vậy. Nhưng thiệt sự mình vui nhiều, mình biết rõ những chuyện mình đã làm được chỉ là hạt cát thôi, nó bình thường và thậm chí khiến mình có hơi xấu hổ nếu mới chỉ vậy mà đã xem là thành tựu gì đó. Nhưng ba vẫn nói về điều đó với vẻ hạnh phúc vô cùng tận. Ba luôn bảo ba không có nhiều điều kiện nhưng con đã làm được và ba biết sự cố gắng của con. Mỗi lúc ba nói như vậy mình lại thầm nhủ rằng, là con, con thật sự chưa cố gắng đủ nhiều nên những gì con làm mới chỉ dừng ở đó, ở thời này, nhiều người giỏi giang hơn con nhiều, nếu con chăm chỉ hơn thì con đã thành công hơn nhiều nhờ có bệ phóng là ba, nhưng con vẫn chưa làm được...
Bạn bè đến với lễ tốt nghiệp của mình, mình cũng rất vui. Cuối cùng thì Thùy Linh vẫn ở lại với mình, từ lúc tốt nghiệp NK cho đến khi tốt nghiệp đại học, dù cho mình đã lựa chọn ở bên Thùy Linh dưới một vai trò khác trước. Linh, Hoài, Vy, Thùy, Khánh, Trung cảm ơn mọi người nhiều, thật may vì tụi mình vẫn có nhau từ những năm tháng ngô nghê ở An Phú cho đến thời điểm hiện tại. Nhân duyên của mình và Pò đúng là kỳ tích, là một trong 2 người bạn NK mà mình còn chơi đến tận bây giờ dù lúc trong trường chẳng thân thiết gì cho cam. Ấy vậy mà mọi chuyện cứ đẩy đưa, rồi bây giờ mình có thêm một người bạn thú vị, một người ma mình không nghĩ là sẽ có ngày thân như bây giờ. Cảm ơn pà vì đã ở bên cạnh tui hihi iu pò nhiều.
Cũng chính vì lễ tốt nghiệp này mà mình nhận ra một vài điều, có lẽ là nhìn rõ hơn một số chuyện mà trước đây mình đã vô tình bỏ qua. Đến tận bây giờ khi nhắc lại chuyện này mình vẫn không thể hiểu nổi lúc đó Th đã suy nghĩ gì mà nói ra những lời đó. Mình không hiểu và cũng không muốn hiểu. Vào dịp mà có lẽ cả đời này có khi chỉ có thể dự của bạn mình được 1 lần, nhưng nó đã không thể bỏ qua cái tôi và những cảm xúc mà nó cho là to lớn đó để rồi qua cả tuần lễ sau khi nhắc lại chuyện đó mình vẫn cảm thấy có lỗi với nó. Nhưng rồi mình nhận ra, mình chẳng có lỗi gì và nó cũng vậy, cách nhìn nhận khác nhau nên mọi chuyện tốt hơn nên dừng lại ở đó. Thậm chí cả mối quan hệ này cũng nên dừng lại ở đó, nên mình đã đặt dấu chấm hết bằng một chiếc unfollow và gỡ follow của nó ra khỏi ig, nơi chốn mà mình chỉ để cho những người tạo cho mình cảm giác an toàn ở lại. Nhiều năm sau khi nhắc lại không biết mình có hối hận vì quyết định này hay không, nhưng ở hiện tại mình biết chắc chắn cái mình làm là gì và mình đã làm vào một ngày mà lòng mình cảm thấy thanh thản nhất. 
Cảm ơn vì những ai đã đến, đã đi và đã ở lại cho đến giờ phút này. Mình luôn nhớ, biết ơn và trân trọng tất cả những kỉ niệm mà chúng ta đã có với nhau. 
0 notes
blingblingbling13 · 3 years
Text
Các bạn mà follow mình lâu năm rồi thì chắc sẽ thỉnh thoảng thấy mình phát ngôn mấy câu rất “anti” đẻ con nhưng đâu phải đâu. Sự thật là cũng có nhiều người khi gặp mình thì tò mò hỏi, hoặc thậm chí gay gắt tranh luận, phản đối các lý luận của mình về vấn đề này. Bản thân mình cũng đã muốn viết 1 bài thế này khá lâu rồi, nhưng vì quá bận, mà đề tài này khá là gây tranh cãi (còn tranh cãi hơn rất nhiều đề tài làm đám cưới mà mình từng viết), mình thì đang trong giai đoạn muốn cai bớt các chủ đề dễ gây tranh cãi trên mạng xã hội để cho tâm hồn thanh thản bớt. Nhưng suy đi nghĩ lại nhiều, sống ở cái đất Hà Nội này nhiều, mình càng ngày càng cảm thấy có lẽ cần phải nói, ai đồng cảm được thì đồng cảm, không thì mình cũng đành chịu.
Mình phải rào trước ngay luôn từ bây giờ là mình không phản đối việc đẻ con của bất cứ ai. Đối với mình việc sinh con đẻ cái không chỉ là quyền bất khả xâm phạm của mọi người, là lựa chọn cá nhân, mà còn một phần nào đó có thể coi là trách nhiệm đối với xã hội. Mình cũng là một người khá gay gắt với những vấn đề về bảo vệ quyền lợi trẻ em cũng như các vấn đề về cải cách giáo dục, đặc biệt còn vì vợ mình là thạc sĩ giáo dục, đọc và nghiên cứu khá nhiều về những vấn đề như vậy. Đối với mình đây là những điều quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một xã hội văn minh và tiến bộ.
Thế nhưng như tất cả chúng ta đều dễ thấy, xã hội Việt Nam của chúng ta nó… không văn minh và tiến bộ cho lắm, đặc biệt là về thái động sống và trách nhiệm cộng đồng của một bộ phận lớn (ko phải tất cả) người dân. Những vấn đề căn bản, tối thiểu, siêu vi mô nhỏ bé như việc bỏ rác vào thùng, chấp hành luật giao thông, vân vân lại là những thứ mà hầu hết dân số Việt Nam không có khả năng, hoặc không muốn, không quan tâm đủ để có thể đáp ứng được, chưa nói đến những vấn đề quan trọng hơn như vấn đề phát triển dân số hay giáo dục trẻ em.
Riêng về vấn đề trẻ em, mình và vợ mình từ trước khi lấy nhau đã có rất nhiều những cuộc thảo luận, trao đổi mang tính lý trí, thậm chí học thuật về việc có sinh con sau khi kết hôn hay không. Và cho đến tận thời điểm hiện tại, bọn mình vẫn thống nhất với nhau là sẽ không/chưa có con trong tương lai gần ít nhất là 5 năm trước mắt. Và hầu hết các cuộc thảo luận của bọn mình đều xoay quanh 1 số các luận điểm sau đây:
Bọn mình chưa sẵn sàng, trong ít nhất là 5 năm trước mắt, cả về tâm lý lẫn kinh tế. Đương nhiên, ở cái lứa tuổi này của bọn mình, có rất nhiều bạn bè xung quanh, có cả các bạn trẻ tuổi hơn đã có đến con thứ 2 thứ 3. Khi nhìn vào các gia đình đó, khi nói chuyện với họ về trải nghiệm, kinh nghiệm về việc sinh đẻ, nuôi con, những điều vui và những khó khan của nó, cả về tâm lý, sức khỏe, lẫn kinh tế, thì cả 2 bọn mình đều đi đến kết luận là sinh con là một sự hi sinh hoàn toàn cuộc sống cá nhân của mình, 24/7, trong ít nhất là 18-25 năm của cuộc đời mình. Đây là một công việc toàn thời gian, là ưu tiên trên mọi thứ trong cuộc sống, những thứ cá nhân như công việc, sở thích riêng sẽ trở thành phụ, hoặc sẽ phải gạt bỏ hết để chỉ tập trung dành hết sức lực, tâm huyết, tình yêu cho con. Khi đó sẽ không còn tồn tại “mình”, khi đó thì cuộc đời mình 100% sẽ chỉ còn có dành cho con mà thôi. Và cả 2 bọn mình đều cảm thấy không sẵn sàng (thật ra chủ yếu là không muốn) cho những sự hi sinh khủng khiếp đó.
Lý do đầu tiên là vì bản thân bọn mình đã đi học hết cả cuộc đời, và chỉ mới rời khỏi vòng tay bố mẹ được chưa tới 5 năm, chưa kịp hết “trẻ con”, chưa kịp “sống” đúng với cái con người thật sự của mình, cái con người mà đã mất hết hơn 27 năm bố mẹ nuôi mới hơi hơi hình thành được 1 chút tròn trịa, chưa kịp làm những gì mình muốn, chơi những thứ mình thích. Thế mà lại bảo là bây giờ phải vứt hết tất cả đi để hi sinh, để dành hết 25 năm phần cuộc đời tiếp theo của mình cho một con người khác, thì thật sự là mình không chấp nhận được. Quá bất công và vô lý. Là một sự hi sinh quá lớn mà mình không đủ dũng cảm (và không muốn) để làm được.
Bản thân ngay lúc này, nhà chỉ có 2 đứa, mà mỗi ngày đi làm về bọn mình đều đã cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi không tưởng, đến bữa cơm còn nhiều khi cảm thấy không muốn nấu để tự cho mình ăn, chưa nói đến những hoạt động khác như tập thể dục thể thao (làm gì còn sức/thời gian mà tập). Nhiều hôm về nhà, cố gắng lắm để nấu một bữa cơm (nhiều khi còn mua sẵn thịt nấu ở ngoài), rồi ăn uống rửa bát, giặt giũ, dọn nhà, đổ rác, vân vân, thế là đã cũng đã 10h, hôm nào về muộn thì làm việc nhà đến nửa đêm luôn. Xong xuôi chỉ muốn dành ít thời gian để hoặc là xem 1 cái phim mình thích mà đã ấp ủ suốt bao lâu, hoặc vẽ một chút những cái cá nhân mình muốn mà lúc đi làm không có cơ hội vẽ, nhưng nhiều khi cũng chẳng được, vì phải đi ngủ sớm để sáng mai còn đi làm sớm, hoặc cũng hết xừ sức lực rồi, còn vẽ vời phim phủng gì nữa, có mà vừa xem vừa ngủ.
Dạo gần đây 2 đứa cũng mới nhận thêm con mèo, và thế là đã đủ là lý do để thỉnh thoảng có thêm những cuộc cãi vã vì con mèo mà trước kia chưa bao giờ có, thêm những cái việc nhà mới mà trước kia chưa bao giờ có, thêm những căng thẳng mà trước kia chưa bao giờ có. Mới chỉ là con mèo với nhu cầu ăn uống, ỉa đái siêu đơn giản, một con mèo rất độc lập, không giống như con chó rất quấn người, mà đã cảm thấy cuộc sống khó khan hơn rất nhiều và cả 2 đều phải có những điều chỉnh nhất định để quen được sau vài tháng nuôi nó. Thế mà bây giờ lại bảo là bắt vợ mang thai 9 tháng đau đớn, banh chân ra đau đớn đẻ, xong rồi nuôi hẳn 1 con người, 1 cuộc đời mới, 1 cái trách nhiệm lớn như thế làm sao có thể coi nhẹ? Làm sao có thể nói một cách nhẹ như lông hồng là “trời sinh voi sinh cỏ”, “cứ đẻ rồi sẽ yêu, cứ đẻ rồi sẽ biết nuôi”, “ngày xưa bố mẹ làm được thì làm gì mà bây giờ ko làm được”, “đẻ cho vui nhà vui cửa”, “đẻ cho ông bà có cháu bế”.
Nên nhớ, một đứa trẻ không phải là 1 món đồ chơi, không phải trò đùa, đây là một con người, “CON NGƯỜI” ấy, với một bộ não hoàn toàn độc lập, tách biệt, hoàn toàn không liên quan gì đến mình, với 1 cuộc đời phía trước mắt hoàn toàn mới với đầy đủ những tiềm năng để đóng góp cho xã hội, hoặc phá hoại xã hội, chẳng ai có thể nói trước được. Một đứa trẻ không phải con mèo, không phải món đồ chơi chỉ để cho vui.
Bọn mình thường xuyên được nghe những luận điểm như thế này “Đẻ ra rồi sẽ biết nuôi”. Ủa sao mọi người biết? Lấy cơ sở đâu khẳng định 100% là mọi người đẻ được nuôi được thì tức là nhà mình cũng đẻ được nuôi được? Nên nhớ là ngoài xã hội có đầy những gia đình sinh con ra trở nên bất hạnh, ly tán, vợ chồng bỏ nhau, không còn yêu nhau, dằn vặt căm ghét nhau cả đời, suốt ngày lấy đứa con ra làm món nợ để bắt vạ nhau, những gia đình mà vì có đứa con mà không còn cuộc sống cá nhân, phải đối phó với bố mẹ thông gia, họ hàng, những người thích chen vào ý kiến, ý cò hoành họe đủ đường, những gia đình đẻ con ra không thể nuôi được, đem ném đứa trẻ vào chùa, vào thùng rác, thậm chí giết chết đứa trẻ, những gia đình đẻ con ra không biết cách nuôi, để chúng nó lớn lên thiếu giáo dục, mắc đủ các loại bệnh từ bệnh sinh học cho tới bệnh tâm lý, thậm chí trở thành những thành phần gây nguy hiểm cho xã hội, hoặc nhẹ nhàng hơn thì là chạy nhảy gào thét như một lũ khỉ xổng chuồng ở khắp các nơi công cộng như nhà hàng, rạp chiếu phim, siêu thị, những gia đình mà ông bà bố mẹ xích mích, giành giật quyền nuôi cháu, can thiệp vô lý, tan cửa nát nhà, những gia đình vật vã chạy chọt nợ nần chồng chất để kiếm tiền cho con đi học trường quốc tế, trường xịn, ăn ngon, mặc đẹp, vân vân. Dựa vào đâu, cơ sở nào để khẳng định 100% khi bọn mình sinh con sẽ không rơi vào các trường hợp như thế, nhất là trên cơ sở là cả 2 bọn mình đều KHÔNG MUỐN có con, và chỉ đơn giản là sinh con ra “cho xong”, hoặc để chiều lòng ông bà, họ hàng? Ai sẽ là người đảm bảo cho bọn mình điều đó?
Một luận điểm khác mà bọn mình cũng thường xuyên được nghe đó là “như thế là ích kỷ, không biết thương bố mẹ, bố mẹ dù sao cũng muốn có cháu bế, ông bà còn trẻ đẻ sớm ông bà chăm cho”. Câu hỏi đặt ra của mình là, vậy đứa con sinh ra là cho mình hay cho ông bà? 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, ra viện vào viện thì ai đau? Ông bà bế cháu vui một vài hôm, còn 25 năm nuôi con thì ai làm? Bây giờ mình đẻ con ra mình hoàn toàn không nuôi tí nào, vứt hết cho ông bà nuôi như con luôn thì có được không? Ông bà muốn nuôi cháu hộ mình hẳn luôn hay chỉ muốn ôm hôn vui vẻ 1 vài ngày cuối tuần, 1 vài ngày lễ tết? Ông bà có nuối cháu cho mình mãi mãi được không? Ông bà có trả tiền cho cháu đi học trường quốc tế không, ông bà có trả tiền ăn uống, quần áo, chơi bời không, ông bà có lo được những lúc cháu bệnh tật ốm yếu cấp cứu không? Đến lúc ông bà phải lo những chuyện đó ông bà có trách bọn mình là sinh con ra không biết nuôi không, nhất là khi mình không muốn sinh đứa con ra, và hoàn toàn sinh con ra chỉ vì chiều lòng ông bà thôi? Nói phỉ phui, nhưng nhỡ ông bà có mệnh hệ gì, thì cháu để cho ai nuôi? Trong câu chuyện này thì ai là người ích kỷ ở đây? Trong câu chuyện này, ai là người không biết thương ai?
Ví dụ nhé, nếu như nói là sinh con ra cho ông bà, thì mình sẽ sinh con ra và đem cho luôn ông bà, để ông bà nuôi, mình sẽ từ bỏ 100% trách nhiệm bố mẹ, hoàn toàn không làm bất cứ thứ gì, không trả 1 xu nào để nuôi, không cho ăn cho mặc cho tắm rửa học hành, không gì hết, coi như không tồn tại trong cuộc đời đứa con mình, bởi vì đấy đâu phải lựa chọn của mình đâu, sinh con ra cho ông bà mà, ai là người muốn thì người đó chịu trách nhiệm chứ? Tại sao bắt mình làm việc mình không muốn làm xong lại bắt mình chịu trách nhiệm? Như thế có được không? Như thế có phải là thương bố mẹ không? Có bất hiếu không? Xong mình nghĩ là, những ông bố bà mẹ sinh con ra, rồi mang ra nhà hàng, rạp chiếu phim, nơi công cộng nói chung rồi để cho chúng nó chạy khắp nơi, gào thét như một lũ động rồ, làm ảnh hưởng đến người khác, đến lúc bị nhắc thì lại phản ứng lại, hẳn chính là những người vốn không muốn có con, không sẵn sàng nuôi con, không có ý định học cách dạy con, nhưng vẫn đẻ 2, 3 con hoàn toàn chỉ để chiều lòng ông bà họ hàng. Và nhờ có những người thế này mà xã hội Việt Nam thật là khó để có thể trở nên tiến bộ, vì người ta đẻ con như một trò chơi, nhẹ như lông hồng, mà không hề quan tâm đến những hậu quả của việc đẻ con thiếu trách nhiệm nó khủng khiếp đến thế nào. Vì người ta chỉ biết mỗi bản thân mình, và không quan tâm đến những người khác. Đối với mình, ĐÓ MỚI LÀ ÍCH KỶ.
Còn những gia đình mà sinh con ra, 2 vợ chồng vì đẻ con mà xích mích chuyện người thì vất vả nuôi con, người thì thờ ơ, kệ, ko bao giờ có mặt, người thì quá nặng nề với con, người thì quá chiều chuộng vô lối, hai người đi ngoại tình, vân vân, về cơ bản là cuộc sống hôn nhân của mỗi người trở nên bất hạnh cùng cực, đầy rẫy sự nhục nhã, cay đắng mà không ai có thể (hoặc ko dám) tự giải thoát cho mình, và vì phải hi sinh cá nhân nên không thể làm những điều mình muốn, mình đam mê, yêu thích, vì không còn sức, không còn thời gian, và nói chung là BẤT HẠNH. Vậy thì lúc đó đẻ con ra cho “vui nhà” nào? “Vui cửa” nào? Đối với mình, đó là một sự đánh cược quá nhiều rủi ro mà mình không có nhu cầu tham gia.
Có những lúc mình còn được nghe mọi người bảo mình là “ai cũng như chúng mày thì xã hội đi về đâu”. Xong mình nghĩ là, vấn đề là làm gì có ai như mình? Tất nhiên là có những người như mình, nhưng những người như mình chiếm đa số hay thiểu số trong xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung? Lúc ra siêu thị, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, nhà hàng, bạn có thấy xã hội Việt Nam có dấu hiệu gì là người ta ít đẻ đi không? Thậm chí là, nếu như đẻ con ra với những tư duy vô trách nhiệm, không đủ sự trang bị, không đủ tình yêu thương, không sẵn sàng để hi sinh toàn bộ cuộc đời của mình, để rồi ra đường đèo con kẹp 4 không đội mũ bảo hiểm đi ngược chiều, hoặc để cho con vào nhà người khác ăn trực, đập phá đồ đạc, chạy nhảy ầm ĩ, xong rồi giáo hoảnh “thông cảm đi, trẻ con biết gì”, thì mình cho là có khi nên bớt đẻ đi có khi mới là tốt cho xã hội. Vì chắc chắn là một xã hội phát triển, nhân văn thì sẽ không có, hoặc ít những cá nhân thiếu giáo dục, bố đời, mẹ thiên hạ, không biết cư xử, không biết nghĩ tới người khác ở nơi công cộng, không biết tôn trọng sự khác biệt mà cứ thích chen vào bình phẩm, đánh giá lựa chọn của người khác đẻ hay không đẻ, làm hay không làm đám cưới, những cá nhân vô công rồi nghề không biết làm gì ngoài việc lên mạng làm những trò dở người, sản xuất những nội dung độc hại để đầu độc những đứa trẻ khác, những cá nhân lớn lên thay vì trong sự yêu thương và nâng niu của bố mẹ thì lớn lên với cái ipad, iphone, những cá nhân ra đường huênh hoang khệnh khạng khoe quan hệ, những cá nhân hoang tưởng tột độ nghĩ mình là thần đồng xuất chúng hơn cả xã hội. Bởi vì đó chính là những cá nhân được sinh ra và nuôi lớn bởi 1 xã hội đẻ chỉ để đạt chỉ tiêu, cho xong chuyện, cho ông bà, cho vui nhà vui cửa, để nối dõi tông đường, thậm chí còn vô trách nhiệm hơn, là vì đã lỡ có bầu rồi nên cưới nhau rồi đẻ vậy.
Nói cho vui nhưng cứ khi nào đụng đến cái vấn đề “nối dõi tông đường” thì mình lại chỉ phì cười rồi nghĩ “tông đường có cái gì hay mà nối?” Vì đấy là ở đây còn chưa bàn đến những vấn đề cân bằng/công bằng giới tính như sự vô lý của việc đứa con đẻ ra auto lấy họ bố (?), áp lực của việc đẻ con trai thì mới là tốt, là hoành tráng, còn đẻ con gái thì người vợ sẽ được gọi là “con lợn không biết đẻ”, hoặc nếu vô sinh thì sẽ bị gọi là “cau điếc”. Nhưng đó có lẽ là một chủ đề khác mất rồi.
Một vấn đề khác, đó chính là “vấn nạn” phá thai trong xã hội. Tại sao lại gọi là “vấn nạn”? Cái việc người phụ nữ phá cái thai mà cô ấy chưa sẵn sàng, không đủ khả năng tâm lý, sức khỏe, kinh tế để khi sinh ra có thể chăm nuôi nó một mình thì có gì sai trái? Tại sao lại bắt cô ấy phải hi sinh bản thân mình để chăm lo cho một con người hoàn toàn mới trong suốt phần đời còn lại của mình, mặc dù rất có thể đứa trẻ trong bụng cô ấy là sản phẩm của cưỡng hiếp, của sự bất cẩn khi quan hệ không an toàn, của một người đàn ông đã bỏ rơi cô ấy? Rồi khi đứa trẻ được sinh ra, vì quá cùng quẫn, cô ấy vứt nó đi, vứt thùng rác, vứt nhà chùa, nhà thờ, thậm chí cay đắng hơn là giết con, thì cuối cùng cả xã hội lại lên án người phụ nữ là độc ác, vô nhân tính? Có vô lý không khi xã hội bắt người ta phải làm cái việc người ta không muốn làm, không thể làm, rồi để đến khi người ta làm rồi thì cả xã hội không còn ai chịu trách nhiệm nữa, mà lại bắt người ta tự chịu trách nhiệm? Người ta phá thai vì người ta không đủ sẵn sàng về mọi mặt để nuôi nó, và không có bất cứ ai khác trong xã hội nhận cái trách nhiệm nuôi đứa trẻ đó. Người ta ném con đi vì họ không dám phá thai, vì sợ như thế là “thất đức” theo tiêu chuẩn của những người khác ngoài mình.
Mình còn rất bực mình mỗi khi mà mình góp ý về việc các bố mẹ để cho con mình gây ra phiền toái tới cộng đồng như gây tiếng ồn, đùa nghịch làm hỏng đồ đạc, của công, gây cản trở nguy hiểm giao thông, thì thường xuyên nhận được cái phản ứng rất phổ biến là “thông cảm trẻ con ko biết gì”, “đúng là chưa có con nên không biết gì”, blah blah. Những lúc như thế mình chỉ muốn nói với họ rằng: Tại sao tôi lại phải thông cảm cho cái quyết định và lựa chọn cá nhân của anh chị (ở đây là sinh con) để rồi không biết dạy con, không biết trông con, nuôi con để cho nó gây hại đến người khác? Khi con anh chị hư vì lỗi tại anh chị, làm cho cuộc sống của tôi trở nên khó khăn hơn, ví dụ như gây tiếng ồn hàng ngày vào giai đoạn cách ly xã hội, thì ai thông cảm cho cuộc sống của tôi, mặc dù tôi đâu có ép anh chị đẻ con? Còn với câu “chưa có con nên không biết gì”, thì mình rất muốn trả lời là “vì biết là có con nó thành ra như thế này nên tôi mới quyết định không có con đấy ạ.” Còn có cả những comment rất buồn cười kiểu “không có con sướng nhỉ, không phải abc, xyz này nọ”, cứ như thể là ông trời ban cho mình cái sự “sướng” đó, như kiểu nó rơi từ trên trời xuống, do mình ăn may, chó ngáp phải ruồi nên mới sướng được như thế. Trong khi sự thật là mình “sướng” như thế hoàn toàn là do lựa chọn cá nhân của mình. Và nếu như bạn sinh con ra để rồi nhìn cuộc sống của người khác để thốt ra câu “sướng nhỉ” một cách ghen tị như thế thì mình e là lựa chọn của bạn có lẽ là đã không làm cho bạn được hạnh phúc như bạn mong đợi rồi.
Nhắc lại lần nữa, mình không phản đối đẻ con, vì mình vẫn cho rằng đẻ hay không 100% là quyền quyết định của 2 vợ chồng, là lựa chọn cá nhân, có sự đồng thuận của 2 người, chứ không phải của bất cứ ai, bất kể có huyết thống đến thế nào đi nữa, vì trách nhiệm nuôi con suy cho cùng, cũng chỉ là của 2 vợ chồng, chứ chẳng có ai chịu trách nhiệm hộ cho được. Trong nhiều trường hợp, thậm chí lựa chọn tối cao nhất của việc sinh con chỉ ở người phụ nữ, chứ không phải là người đàn ông, vì người phụ nữ mới là người mang nặng đẻ đau, và lúc sinh ra đứa trẻ rồi cũng là người có trách nhiệm nuôi con nhiều nhất. Nói một cách thô thiển hơn, thì chỉ có ai có cái lồn mới quyền quyết định có chuyện gì xảy ra với cái lồn của mình, những người khác tốt nhất là bớt nói đi.
Nhưng quan trọng hơn trong chuyện đẻ con, nó không phải là đẻ hay không đẻ, mà là ở lựa chọn làm sao cho có trách nhiệm nhất với lựa chọn đó của mình. Với gia đình mình, thì bọn mình đã có những sự chuẩn bị tâm lý cho lựa chọn của bọn mình, và bọn mình sẵn sàng chịu trách nhiệm cho cuộc đời của riêng bọn mình. Nhưng với những gia đình khác, cái mình muốn cổ vũ, đó là việc nâng cao trách nhiệm của mọi người khi đưa ra quyết định đẻ con. Một đứa trẻ con không phải là trò đùa, không phải cho vui, đây là một mạng sống, một cuộc đời hoàn toàn mới, một con người độc lập, một bộ não độc lập, nó là 1 trách nhiệm, 1 sự hi sinh trong suốt hơn 20 năm cuộc đời của mình, một cá thể và thành viên mới đóng góp vào trong xã hội, nó không hề đơn giản, và nó không nên là một quyết định chóng vánh, vì đã lỡ, hay vì người khác quyết định hộ mình. Hãy sinh con khi bạn và bạn đời của bạn cảm thấy bạn đã sẵn sàng, về tâm lý là đã sẵn sàng vứt bỏ tất cả những gì thuộc về cá nhân, để dành toàn bộ thời gian cho một con người khác không phải mình, về kinh tế đã sẵn sàng để trang trải cho cuộc sống của cả 3-4 người trong gia đình trong suốt hơn 20 năm phía trước, về kiến thức đã đủ trang bị để sẵn sàng đối mặt với những vấn đề cực kỳ phức tạp, xa lạ trong việc nuôi con như sức khỏe, ăn uống, học tập, đạo đức, vân vân, về trách nhiệm với phần còn lại của xã hội đã sẵn sàng để nuôi con mình trở thành một thành viên có tác động tích cực đến xã hội chứ không phải là làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác. Hãy bắt đầu vứt bỏ bớt những quan niệm cũ kỹ, hủ lậu, và giảm bớt những gánh nặng, áp lực không nên có lên nhau, những điều mà làm mất đi hạnh phúc của nhau trong cuộc đời vốn đã đủ nặng nề này rồi.
(Tranh minh họa của họa sĩ Paul Noth)
Tối qua ngồi gõ một cách rất nhanh bài này, ko bao giờ nghĩ là có nhiều sự đồng cảm đến vậy. Mình còn đã chuẩn bị tâm lý là sẽ bị hàng trăm người vào phản đối, lên án, nên mình còn tắt cả noti đi. Có lẽ những comment đồng cảm ở đây và các share cũng đã đủ phản ánh 1 thực trạng có thật về một thứ áp lực đang đè nặng lên và làm giảm bớt “hạnh phúc” của rất nhiều người. Thế nhưng mình xin phép ko accept friend của mọi người, cũng như xoá các comment tag bạn bè vào đây, vì mình ko phải người nổi tiếng, blogger, ko phải influencer, và mình cũng ko có ý định trở thành người như vậy. Mình chỉ đơn giản là muốn tìm sự đồng cảm từ các bạn bè của mình, những người có cùng quan điểm, sau nhiều năm nghe và chịu đựng những áp lực như vậy đến từ rất nhiều nơi mà thôi, đặc biệt là những lúc mình chỉ muốn đi chơi thư giãn nghỉ ngơi như đi xem phim. Mình phải viết bài dài dòng luận điểm này nọ thế này vì post status ngắn nó ko đủ ý, nó cảm tính, ko đủ thuyết phục, mọi người lại cũng ko đồng ý, cho là mình “lệch lạc”. 
Một lần nữa mình khẳng định lại là mình ko phản đối các bạn đẻ con, đó là quyền của mỗi người, mình cũng ko tuyên truyền và cổ vũ các bạn là các bạn ơi đừng đẻ nữa, mình thậm chí còn vui khi các bạn có con là khác, và mình rất mong là các bạn đã có con rồi hãy cố gắng yêu thương, nuôi dạy con cho tốt, và thông cảm với những người như mình một chút. Tại sao thì bài mình đã nói rồi. Ko phải tự nhiên mình hững lên than thở kêu ca, cũng ko phải tự nhiên mình nghĩ ra những thứ thế này để chia sẻ lên fb cá nhân của mình, nó đến từ trực tiếp trải nghiệm cá nhân và những người mình quen biết thôi, cũng chẳng phải cực đoan gì đâu. Hi vọng chúng ta sẽ hiểu nhau hơn.
Tumblr media
From: Hà Huy Hoàng
24 notes · View notes
blingblingbling13 · 3 years
Text
MANAGING UP
Thời này, cách nào học tốt hơn là learning by doing - học qua thực hành, nên khuyến khích bạn teen nhà mình đi làm intern. Ngày đầu tiên bạn đi làm, mình dặn, đi làm quan trọng nhất là phải biết add value - tạo ra giá trị. Chỉ có tạo ra giá trị, mình mới được người khác trân trọng. Cắm đầu đi làm mà chẳng tạo ra giá trị gì, toàn tạo ra vấn đề cho người khác, thì nghỉ ở nhà đi chứ làm vậy xấu hổ lắm. Đi làm, chuyện quan trọng thứ 2 là phải biết Managing Up - Quản trị sếp. Bản hỏi, quản trị sếp là làm sao, tưởng sếp mới quản trị nhân viên chớ.
Managing Up là kỹ năng tuyệt tác của kẻ đi làm chuyên nghiệp. Ai đi làm mà toàn để sếp suốt ngày đi nhắc nhở, la lối, quản lý mình là chưa biết cách đi làm. Xưa giờ tôi đi làm, chưa một lần để sếp phải nhắc một tiếng nào, toàn tự động ý kiến đề nghị này nọ để gánh việc thêm cho sếp. Giờ, nhân chia sẻ bài Managing Up cho bạn teen, sẵn chia sẻ luôn cho các bạn đang đi làm.
Managing Up đòi hỏi người đi làm có những khả năng sau:
1. Communicating your priority and seeking feedback: thứ mình nghĩ và làm, cách mình đặt chế độ ưu tiên trong công việc chưa chắc đã align - hài hoà với cách nghĩ của sếp. Bạn thấy một góc vườn. Sếp nhìn cả khu vườn. Do đó, đừng có ngồi im tự nghĩ, tự làm mà chẳng nói gì với ai. Cho sếp biết cách mình sắp xếp công việc và lắng nghe phản hồi để công việc triển khai êm ả là điều cực kỳ quan trọng.
2. Anticipating needs - Đoán trước nhu cầu của sếp: sếp sẽ rất trân trọng nếu bạn biết họ đang bận hay cần được giúp đỡ & chủ động đề nghị giúp đỡ. Người biết managing up quan sát, hiểu, và sẵn sàng gánh vác mà không cần chờ ai lên tiếng. Họ cũng không bao giờ ngồi không chờ mà luôn chủ động yêu cầu sếp giao việc cho mình khi thời gian còn trống. Họ luôn tự tìm kiếm cơ hội để add value - tạo giá trị cho tổ chức. 
3. Accommodating working style - Giao tiếp theo cách của sếp: nếu biết quan sát, bạn sẽ hiểu sếp mình thích cách giao tiếp, làm việc thế nào. Có người hiệu quả nhất là f2f - gặp trực tiếp. Có người qua tin nhắn. Có người qua email, nền tảng. Biết sếp mình thích & sử dụng cách giao tiếp nào nhất thì chọn cách đó để giao tiếp. Ví dụ, vì di chuyển nhiều, tôi làm việc qua điện thoại, và vì vậy không thích phải bấm link download file phức tạp, chỉ cần nhận file độ phân giải nhỏ qua messenger, đủ xem để duyệt được chẳng hạn. Vậy mà vẫn nhận link download file cả chục Mb hoài 
4. Being the go-to person - trở thành người được tín nhiệm: khi bạn luôn là người chủ động, xung phong, chìa tay ra giúp đỡ mà không cần sếp hỏi, sau một thời gian bạn trở thành người được tín nhiệm, người trợ thủ đắc lực mà sếp sẽ nhờ vả đến mỗi khi cần. Người đi làm, được tín nhiệm vì khả năng managing up của mình, là người đi làm thành công.
Rất nhiều bạn trẻ đi làm hiện nay có 0% kỹ năng managing up, có thể vì không biết, có thể vì không care, cũng có thể vì không muốn. Có điều, không đi làm thì thôi. Đã đi làm, nên bỏ chút tâm vào đó. Làm gì cũng vậy, chỉ cần bỏ tâm vào, sẽ nghĩ ra một vạn cách để trở nên xuất sắc.
23 notes · View notes
blingblingbling13 · 3 years
Text
Đã lâu lắm rồi, kể từ lần cuối mình đăng bài ở Tumblr.
Khoảng thời gian trước, mỗi lần có chuyện gì phiền lòng hoặc chỉ đơn giản là muốn ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ nào đó, tumblr đều là nơi mình tìm đến với hi vọng có thể giúp mình cảm thấy an ủi phần nào.
Có lẽ từ khi gặp Bangtan, mình ít buồn hơn hẳn. Bangtan đến và xoa dịu tâm hồn mình, đưa mình đi qua những ngày giông bão, những ngày mà một hạt mưa rơi cũng có thể làm mình hoảng hốt. Kể từ đó thì mình không vào tumblr nhiều nữa, dần dần cũng quên mất rằng mình cũng từng xem nơi đây là chỗ bí mật của riêng mình lúc nào không hay. Thay vào đó, mình di cư đến một nơi bí mật khác, ig phụ của mình. Mình viết nhiều, viết về những ngày băn khoăn sao bỗng nhiên không thấy Q nhắn tin cho mình nữa, viết về anh Jin, về những điều mình nhận ra khi anh Jin và Bangtan đến và đương nhiên, dù không làm mình buồn nhiều và cũng không khiến mình suy sụp như trước nhưng có những chuyện khiến mình phải suy nghĩ, nhận ra vài điều, băn khoăn nhiều cái, mình cũng đều vào ig phụ để viết. Nhưng buồn thay, ig phụ đấy bây giờ mình chẳng còn vào được nữa. 
Trước đây mình từng nghĩ, chỉ đơn giản là đã đến lúc mình không thể gắn bó với nó nữa, rời xa là điều tất yếu, lòng mình nhẹ bẫng. Nhưng vì ig đó chưa ít nhiều tâm tư của mình và ghi chép lại những ký ức ngày đầu bước cùng với Bangtan, mình cảm thấy buồn nhiều. Dù có tạo ig mới cũng chẳng buồn ghi thêm gì.
Chuyện của mình và Duy
Chuyện tình ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn đúng 1 tháng trời nhưng lại khiến mình bận tâm hơn bao giờ hết. Lúc xem lại lịch mình không nghĩ rằng sao trong khoảng thời gian tuy ngắn đó lại có thể có nhiều chuyện xảy ra như vậy, hay do mình suy nghĩ quá nhiều. Khi mọi chuyện đãng diễn ra, mình thực sự cảm thấy vô cùng ngột ngạt, mình không quen và muốn quay lại ngay với cuộc sống trước đây, cuộc sống chỉ có gia đình, bạn bè, mình và Bangtan. Chuyện Duy bước vào và làm xáo trộn mọi thứ, đúng như Duy nói, mình thấy khó chịu, mình cảm thấy mọi rào chắn, mọi thứ mà bản thân mình cố gắng xây dựng và duy trì trước đây có nguy cơ sụp đổ, nên mình đã không thể chấp nhận. Những tưởng sau khi kết thúc, mình sẽ có thể yên ổn với cuộc sống ngày xưa thì giờ đây, mình đã không vui như mình nghĩ. Mình cứ cầm điện thoại suốt chỉ vì sợ tin nhắn đến mà mình không kịp đọc. Mình block mess nhưng lại tò mò không biết bây giờ bạn có onl không. Mình thắc mắc sao bạn không nhắn tin, hay là bạn đã move on rồi. Mình thực sự như một đứa trẻ ích kỉ chỉ muốn nhận lại mà không cho đi. Mình biết điều đó và may thật, quyết định dừng lại và chặn liên lạc là quyết định đúng đắn hơn cả. Mình không đủ can đảm để đến với bạn, mình cũng chính là người đưa ra kết thúc cho cả hai nhưng bây giờ, mình lại buồn bã. Tuy vậy mình không hối hận, vì mình biết bây giờ điều mình cần chú tâm không phải là chuyện tình cảm. Không biết mình của tương lai có hối hận vì quyết định này không nhưng ở hiện tại, mọi thứ vẫn theo đúng hướng mà mình mong muốn, dù rằng nó làm mình đau lòng.
Duy là người mà mình cảm thấy có thể thấu hiểu cho những nỗi lo dư hơi của mình trong tất cả mọi chuyện. Mình thích nói chuyện với Duy nhưng lại không chấp nhận để Duy tiến vào trong cuộc sống của mình. Câu chuyện cứ thế mà càng ngày càng rối tung lên, và nó khiến mình hụt hẫng. 
Sau cùng mình nhận ra, mình chẳng thích Duy, mình chỉ thích cái cách mà Duy thích mình thôi. Đây cũng là điều khiến mình cảm thấy mình cần phải làm việc một lần nữa với bản thân và mình chẳng nên ở bên cạnh ai nữa cả.
Hi vọng sau khi tìm được công việc, mình sẽ khá khẩm và có sức sống hơn. Tin nhắn Chym gửi đến sáng nay đã một phần vực mình dậy, cho mình nhớ lại về bản thân mình trước đây. Khó khăn lắm mới có thể vượt qua để trở thành phiên bản đó, mình không thể dễ dàng đánh mất mình một lần nữa, vì một người xa lạ vô tình lướt ngang qua cuộc sống như vậy được.
Hy vọng mình có thể trở lại đây và kể về những chuyện tích cực hơn, những thành tựu mà mình có được, khi mà đối diện với Duy, mình không còn cảm thấy buồn nữa.
0 notes
blingblingbling13 · 3 years
Text
Học–Đọc–Xem–Nghe gì để mở mang kiến thức
1. HỌC:
* Tất cả các giới thiệu đi kèm đều mang tính trải nghiệm cá nhân. Tốt nhất và trên hết, bạn nên tự học, tự nghe, tự đọc, tự xem, tự trải nghiệm… cho mình để rút ra cảm nhận riêng cho mình.​
Coursera: Hiện là nơi cung cấp các khóa học Online nhiều nhất, đa dạng, và chất lượng nhất với hơn 2,500+ khóa học đến từ các trường đại học tốt nhất trên thế giới. Bạn có thể trải nghiệm du học tại chỗ thông quá các khóa có độ dài từ 4 hoặc 8 hoặc 12 tuần, có phụ đề tiếng Anh, có thể tải Video về máy, và có App trên Android và Iphone.
Chú ý: Hầu hết các khóa trên Coursera đều miễn phí, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ. Với 1 số khóa thuộc dạng Specialization hay MicroMasters Programs, bạn chỉ cần gõ lại tên từng khóa trên Google, lúc đăng ký chọn “Audit” là có thể học Free.
Edx: Tương tự Coursera, Edx liên minh sáng lập ban đầu bởi Harvard và MIT, cung cấp hơn 2,000+ khóa học, thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Với những người thích học sâu thì có thể thích Edx hơn, vì các khóa làm khá bài bản, học thuật & đủ sâu. (Coursera cảm giác hơi “nhập môn”, đặc biệt các khóa ngắn 4 tuần với tổng thời gian bài giảng Video chỉ khoảng 4-5 tiếng). Edx cũng gần như hoàn toàn Free, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ.
​Future Learn: Tương tự Coursera & Edx, nhưng Future Learn chủ yếu do các trường đại học của Anh cung cấp. Thường thì các khóa học rất thực tiễn đúng chất giáo dục của Anh, mang tính ứng dụng vào cuộc sống hơn là các khóa có độ học thuật sâu như Edx. Có nhiều khóa dài, nhưng có những khóa rất ngắn, chỉ 2 tuần, bù lại Future Learn có UI học tập khá đẹp. Hiện trang cũng có hơn 1,000 khóa học, hầu hết miễn phí, trừ khi bạn muốn lấy chứng chỉ.
​Iversity: Tương tự Coursera, Edx, Future Learn, nhưng Iversity chủ yếu là các nước châu Âu như Đức, Pháp… Trang có hơn 100+ khóa học, và rất nhiều khóa được giảng bằng ngôn ngữ Anh.
​Kadenze: Tương tự Coursera, Edx, Future Learn, Iversity, nhưng Kadenze tập trung vào các môn nghệ thuật như Thiết kế, Âm nhạc, Mỹ thuật… từ các trường hàng đầu thế thế giới về Fine Arts. Trang có hơn 150+ khóa học, đa phần là Free, bạn cần phải trả phí ($20/1 tháng), nếu muốn lấy chứng chỉ, chữa bài tập.
​Open Yale: Trước khi có Coursera hay Edx, 1 số trường như Yale, Harvard, MIT có tự mở các Platform riêng để đăng tải 1 số khóa học cấp độ nhập môn Free cho người học toàn thế giới. Open Yale có lẽ là nơi cung cấp các khóa học chất lượng nhất, với khoảng hơn 40 khóa, được quay trực tiếp tại lớp học [vì thế nên có thể đỡ buồn ngủ các khóa quay trong Studio], và có phụ đề tiếng Anh. Các khóa cũng đủ sâu và đủ dài, ngang với một học phần mà sinh viên Yale học. Rất khuyến khích nên thử với những bạn học sinh cấp 3 nung nấu quyết tâm du học.
​MIT Openware: Tương tự Open Yale, MIT Openware do đại học MIT sáng lập. Web có hơn 2,500+ khóa học, nhưng có lẽ chỉ khoảng 100+ là có đầy đủ Video, Phụ đề, Slide… còn phần lớn chỉ là Syllabus hoặc Audio. Vì là trường mạnh kỹ thuật, nên phần nhiều là các khóa về các môn tự nhiên, hơn là các môn nhân văn, nghệ thuật.
​Crash Course: Các video hoạt hình được thiết kế công phu, đồ họa đẹp, vui tươi, độ dài 15-20’, sáng lập bởi anh em nhà Green, Hank Green và John Green [Lỗi lầm thuộc về những vì sao]. Crash Course hiện có khá nhiều chủ đề, với hàng trăm Video từ Lịch Sử, Văn Học, Thần Thoại, Sinh Học, Kinh Tế, Tâm Lý… có phụ đề tiếng Anh. Rất phù hợp với bạn học sinh cấp 2, cấp 3, muốn học các kiến thức phổ thông trên trường 1 cách vui tươi và có nghĩa hơn.
​Khan Academy: Ban đầu hầu hết các video do Salman Khan (MIT) tự làm, giảng rất chậm và dễ hiểu, vừa học vừa ghi chú như cô giáo viết trên bảng đen, tập trung vào các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Sử… cho học sinh cấp 2,3 và đại học năm 1,2. Hiện tại, Khan Academy đã mở rộng sang nhiều chủ đề hơn như Kinh tế, Tâm lý, Văn học, Luyện chứng chỉ… Các khóa học đều hoàn toàn miễn phí, cá nhân mình nghĩ dạy con trẻ Đọc-Nghe tiếng Anh tốt rồi vào đây tự học có lẽ bổ ích hơn nhiều là chui vào các lò luyện thi hay dạy thêm.
​IAI Academy: Hơn 50 khóa học về triết học, tâm lý, đạo đức, khoa học… Hoàn toàn miễn phí, phần lớn từ các học giả bên Anh, tuy nhiên khóa thường hơi ngắn và được quay trực tiếp tại các sự kiện.
Alison: Trang này cung cấp các khóa về kiến thức kinh doanh tài chính, kỹ năng mềm, tiếng Anh… nói chung là giống như 1 trường nghề, giúp bạn vững bước vào đời. Tuy nhiên, phần lớn các khóa ở dạng Slide tương tác, không có giảng viên đứng lớp.
​Ngoài ra còn có 3 trang tổng học, phân loại các khóa học từ tất cả các nguồn trên thành các chủ đề đó là: 
Open Culture: 
Class Central
Academic Earth
​The Great Courses: Đây là trang trả phí, cung cấp giáo dục khai phóng & học tập suốt đời lớn nhất, bao gồm hàng trăm khóa học thuộc các chủ đề học thuật như Triết học, Tâm lý, Lịch sử, Tôn giáo… được giảng bởi các giáo sư hàng đầu tại các trường đại học Mỹ. Mỗi khóa sẽ có 1 cuốn Guidebook đi kèm để bạn theo dõi song song trong quá trình giảng.
Các khóa được quay và dựng tại Studio chuyên nghiệp, nên đảm bảo chất lượng cả về Video lẫn Audio. [Tuy nhiên, vì chỉ đi lại quanh 1 chỗ và không nhìn thấy khán giả, nên đôi khi có hơi buồn ngủ. Mình khuyên bạn nên tăng tốc độ video từ 1.2-1.5x để học cho tỉnh]. Phiên bản Audio được bán trên Audible với các bạn thích nghe. Ngoài ra, The Great Courses Plus là phiên bản Online, giúp bạn xem trực tuyến các khóa học qua PC hoặc App, có phụ đề tiếng Anh.
​The Moder Scholar:  Tương tự như The Great Courses, nhưng TMS chỉ có các khóa Audio được thu tại Studio chuẩn, tuy nhiên đã ngừng phát triển thêm các khóa mới. Hiện TMS có hơn 100 khóa học, phần lớn thuộc giáo dục khai phóng như Lịch sử, Triết học, Nghệ thuật, Tôn giáo… có thêm các giáo sư từ các trường đại học Anh. Các khóa cũng có Guidebook đi kèm, độ dài từ 10h-15h trung bình mỗi khóa học, có thể mua trên Audible.
https://www.learnoutloud.com/Resources/Publishers-and-Retailers/Modern-Scholar/80
Ngoài ra, có 1 số Web khác cung cấp các khóa học có phí mang tính định hướng nghề nghiệp và ứng dụng cao, bao gồm:
​Lynda: Lượng khóa học khổng tập, rất mạnh trong mảng kỹ năng như Code, Web, Design, Sử dụng phần mềm, Kỹ năng mềm trong công việc hàng ngày, chia thành các cập độ từ nhập môn đến chuyên gia. Các khóa đều có Sub Anh, File bài tập để bạn tự thực hành trong lúc học.
​Masterclass: Các khóa học được giảng dạy bởi chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của họ, từ Đóng phim, Chụp ảnh, Viết, Nấu ăn. Các khóa đều có phụ đề Anh, Workbook đi kèm, được quay và dựng rất chuyên nghiệp.
​Udemy: Số lượng khóa khổng lồ, đa dạng, với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, do người dạy tự phát triển khóa, nên chất lượng Audio, Video không tốt được như các khóa chuyên nghiệp bên trên.
Creative Live: Các khóa học về các chủ đề thiết kế, kỹ năng mềm, nghệ thuật, âm nhạc, mang tính thực hành cao. Các khóa được giảng bởi các bậc thầy trong nghề, quay và dựng chuyên nghiệp. Mỗi ngày sẽ có từ 3-5 khóa Free được chọn ngẫu nhiên, nhưng chỉ Stream vào 1 khung giờ nhất định, vậy nên bạn sẽ phải thức và học liên tục trong khung thời gian đó.
​2. ĐỌC:
The New Yorker: Cảm nhận cá nhân, đây là tờ hay nhất trong tất cả các báo Mỹ.
The Atlantic: Mục Magazine hàng tháng, rất dài và chất
The New York Times: Nên thử các mục Magazine, Sunday Review, Opinion, Modern Love
https://www.nytimes.com/section/magazine
https://www.nytimes.com/section/opinion
https://www.nytimes.com/section/opinion/sunday
https://www.nytimes.com/column/modern-love
​The Guardian: Nên đọc mục Long-Read, Opinion
https://www.theguardian.com/news/series/the-long-read
https://www.theguardian.com/lifeandstyle/series/thiscolumnwillchangeyourlife
The Economist: Mục Magazine khá nhiều bài hay. Mục What if, nhiều bài lạ
https://www.1843magazine.com/
http://worldif.economist.com/
New Republic: Nên thử mục Magazine và Books
https://newrepublic.com/tags/books
https://newrepublic.com/magazine
​Wired: Viết nhiều khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nên thử mục Backchannel & Ideas
Fast Company: Sáng tạo + Thiết kế + Công nghệ + Startup…
Foreign Affairs: Chính trị+ Ngoại giao + Quan hệ quốc tế…
Finanicial Times: Chuyên tài chính, kinh doanh. Nên thử mục Magazine, Opinion & Lunch with the FT
https://www.ft.com/life-arts/lunch-with-the-ft
Wall Street Journal: Kinh tế + Thị trường + Tài chính + Chứng khoán…
Washington Post: Chính trị + Xã hội Mỹ…
Vox: Chính trị + Văn hóa Mỹ. Tham khảo mục: Explainers & Conversations
https://www.vox.com/conversations
https://www.vox.com/explainers
​Brain Pickings: Trang hay, nhiều bài về sách, văn chương, triết học…
Nautilus: Mỗi số bàn 1 chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau, từ sinh học, tâm lý, vật lý, tâm lý… Thiết kế rất đẹp.
Aeon: Nhiều bài hay, thường do các giáo sư, chuyên gia trong ngành viết. Rất hay!
Edge: Trang Web “thông minh” nhất thế giới, nơi tụ họp của trí thức hàng đầu thế giới. Nên xem mục Video.
The School of Life: Trường đời, phần lớn do Alain de Botton viết. Đa dạng các chủ đề, văn chương rất đẹp.
The Chronicle of Higher Education: Dành cho những quan tâm đến giáo dục đại học
Harvard Business Review: Dành cho ai thích kinh doanh, quản trị, nhân sự, marketing…
Curiostiy: Kênh do Discovery phát triển
Mark Manson: Ở VN, gần như tất cả các bài viết của anh đã được dịch
Quora: Mạng xã hội hỏi đáp, rất nhiều câu trả lời hay ho.
Reddit: Voz của Tây. Khá nhiều thứ hay ho nếu chịu mò.
Các Trang Điểm Báo
​The Electric Typewriter: Tổng hợp các bài báo hay nhất từ các nguồn báo thuộc nhiều chủ đề.
http://tetw.org/
​Longreads: Cho ai thích đọc những bài báo, câu chuyện dài và hay
https://longreads.com/
​Longform: Tương tự Longread
http://longform.org/
​Arts & Letters Daily: Điểm các bài báo tương đối hàn lâm. Khó đọc nhưng rất chất.
http://www.aldaily.com/
​The Browser: Điểm báo hay nhất trong ngày
https://thebrowser.com/
Hacker News: Điểm báo do người dùng tự đề xuất. Các bài được chọn khá hay.
https://news.ycombinator.com/news
​Twitter: Sử dụng #longreads để tìm những bài báo hay nhất trong tuần
https://twitter.com/
​Pocket Trending: Các bài báo đang Hot trên Pocket
https://getpocket.com/explore/trending
​Các Trang Điểm Sách
​The New York Review of Books: Nặng, khó, nhưng hay
http://www.nybooks.com/
London Review of Books: Tương tự
http://www.lrb.co.uk/
​The Los Angeles Review of Books: Tương tự
https://www.lareviewofbooks.org/
​Book Review: Mục điểm sách của tờ New York Times
https://www.nytimes.com/section/books/review
​Books & Fiction: Mục điểm sách của tờ New Yorker
https://www.newyorker.com/books
​Kirkus Reviews: Điểm ngắn
https://www.kirkusreviews.com/
​Các Trang Giúp Đọc Sách
​Spark Notes: Hướng dẫn hiểu các tác phẩm khó & kinh điển
http://www.sparknotes.com/
getAbstract: Tóm tắt sách
https://www.getabstract.com/
Blinkist: Tóm tắt sách, kho sách tương đối lớn
https://www.blinkist.com/
​Macat: Phân tích sách kinh điển
https://www.macat.com/
https://www.routledge.com/The-Macat-Library/book-series/MACAT
​Các Phần Mềm Đọc
​Instapaper: Lưu lại bài hay ở bất cứ đâu, giao diện rất đẹp, sạch
https://www.instapaper.com/
Pocket: Có tính năng tag bài báo đã lưu
https://getpocket.com/
Tự tổng hợp các nguồn báo hay cho bạn:
​Feedly: https://feedly.com/
Flipboard: https://flipboard.com/
Google News: https://news.google.com/
Apple News: https://www.apple.com/news/
​Một số Trang Tiếng Việt
Zeal: http://zeally.net/
Spiderum: https://spiderum.com/
Trạm Đọc: http://tramdoc.vn/
Ipick: https://www.ipick.vn/ Tâm Lý Học Tội Phạm: http://tamlyhoctoipham.com/ Nghiên Cứu Quốc Tế: http://nghiencuuquocte.org/
​Sub Factory: https://www.facebook.com/subfactoryVN/
3. XEM:
TED: Quá nổi tiếng, rất nhiều Video đã có phụ đề Việt đi kèm
Ted-Ed: Bài học nhỏ, từ 5-10’, nhiều chủ đề, hình họa đẹp, có thêm phần câu hỏi và đào sâu
Talks at Google: Các bài nói chuyện về sách tại Google, các Video đều có Sub Anh. Đa tạ Google!
Book TV | Series | C-SPAN.org: Chương trình giới thiệu sách hay & khá sâu, đã có truyền thống hơn 20 năm
ZeitgeistMinds: 1 chương trình thường niên của Google, quy tụ nhiều diễn giả nổi tiếng, nhiều bài Talks rất hay
Aspen Ideas Festival: Sự kiện về ý tưởng được tổ chức hàng năm, theo dõi thêm qua tờ Atlantic
Chicago Ideas: Vì ý tưởng đáng được sẻ chia
Zuric Minds: Giống Aspen Ideas, nhưng tại Đức
http://www.worldminds.com/
​SXSW Conference & Festivals: Sáng tạo, nghệ thuật & ý tưởng
https://www.youtube.com/user/sxsw
​Politics and Prose: Các buổi giới thiệu sách mới ra của các tác giả. Rất hay.
https://www.youtube.com/user/politicsprose
The School of Life: Kênh Yotube của Trường Đời, các Video được làm rất nghệ.
https://www.youtube.com/user/schooloflifechannel
Academy of Ideas:  Kênh hay, phần lớn về Triết học và Tâm lý
https://www.youtube.com/user/academyofideas
https://academyofideas.com/
​Closer to Truth: Triết học + Ý thức + Tâm trí + Ý nghĩa cuộc đời! Rất hay, nhiều các nhà khoa học hàng đầu!
https://www.closertotruth.com/
Fight Mediocrity: Các video tóm tắt sách khoảng 15’. Xem vui.
https://www.youtube.com/user/phuckmediocrity
PragerU: Video hoạt hình về những ý tưởng lớn
https://www.youtube.com/user/PragerUniversity/
Jordan B Peterson: Các khóa học tâm lý của ông rất hay & sâu. Riêng các khóa 2018 được quay chuyên nghiệp.
https://www.youtube.com/user/JordanPetersonVideos
​Yuval Noah Harari: Trang Youtube chính thức của Harari, tuyển tập các bài nói của ông
Link
​Floating University: 12 bài giảng bởi 12 học giả hàng đầu về giáo dục khai phóng, rất hay!
Link (Một dự án thuộc Big Think)
​Wisecrack: Phân tích phim
https://www.youtube.com/user/thugnotes/
​ASAP Science: Video khoa học
https://www.youtube.com/user/AsapSCIENCE/
​CGP Grey: Lịch sử + Triết học + Công nghệ
https://www.youtube.com/user/CGPGrey/
​It’s Okay To Be Smart: Kênh khoa học
https://www.youtube.com/user/itsokaytobesmart/
​Vsauce: Tâm trí + Triết học + Hành vi + Vật lý…
https://www.youtube.com/user/Vsauce/
​Epipheo: Học mọi thứ
https://www.youtube.com/user/epipheo/
​Wireless Philosophy: Triết học nhập môn
https://www.youtube.com/user/WirelessPhilosophy
http://www.wi-phi.com/
​National Geographic: Thế giới tự nhiên
https://www.youtube.com/user/NationalGeographic/videos
Kurzgesagt – In a Nutshell: 1 video/1 tháng, nhưng chất
https://www.youtube.com/user/Kurzgesagt/videos
​Big Think: Đa dạng chủ đề, phần lớn từ các giáo sư trong ngành, từ 7-15’
https://www.youtube.com/user/bigthink
​One Day University: Các bài Talk thuộc nhiều chủ đề giáo dục thường thức
https://www.onedayu.com/Videos
​Intelligence Squared: Ghi lại các buổi Debate từ các học giả lớn
http://www.intelligencesquared.com/
Munk Debates: Khách mời Debate “khủng”
https://www.munkdebates.com/
The Economist debates: Tranh luận dưới dạng bài báo từ các chuyên gia.
http://debates.economist.com/
4. NGHE:
Ted Radio Hour: Các bài Ted có cùng chủ đề được kết hợp lại, chất lượng nội dung & biên tập rất cao.
http://www.npr.org/programs/ted-radio-hour/
Freakonomics Radio: Từ những người viết nên Kinh tế học hài hước. Rất hay
http://www.wnyc.org/shows/freakonomics-radio/
You are not so smart: Ai thích Tư duy nhanh và chậm, nên nghe thêm lúc rảnh
http://youarenotsosmart.com/
Rationally Speaking: Có l�� & Phi lý
http://rationallyspeakingpodcast.org/
On Being: Bàn về cuộc sống
http://www.onbeing.org/
Making Sense Podcast with Sam Harris: Triết học+ tôn giáo + tâm lí học + khoa học.
http://www.samharris.org/podcast
​Jordan Peterson | Podcast: Vị “cha già” của Internet
https://www.jordanbpeterson.com/podcast/
​Wes Cecil: Rất nhiều các khoá học hay, phần lớn về triết học, lịch sử tư tưởng
https://www.wescecil.com/lectures
​The Tim Ferriss Show: Podcast hàng đầu Itunes. Tác giả của cuốn Tuần làm việc 4 giờ. Nhiều bài phỏng vấn hay.
http://fourhourworkweek.com/
Harvard Business Review IdeaCast: Ai thích kinh doanh, quản trị, lãnh đạo thì nên nghe để bắt kịp với thế giới.
http://feeds.harvardbusiness.org/harvardbusiness/ideacast
In Our Time: BBC radio, thập cẩm lịch sử, triết học, tôn giáo…. 20 năm tuổi đời
http://www.bbc.co.uk/programmes/b006qykl
The Reith Lectures: Các bài giảng hàng năm bởi các học giả hàng đầu thế giới, có từ năm 1948 trên đài BBC
http://www.bbc.co.uk/programmes/b00729d9
The CBC Massey Lectures: Tương tự Reith, nhưng của Canada, truyền thống từ năm 1961
https://www.cbc.ca/radio/ideas/past-masseys-lectures-1.4439273
Philosophize This!: Triết học nhập môn, nhưng nói theo phong cách dân dã, dễ hiểu.
http://www.philosophizethis.org/
Philosophy Talk: Trò chuyện triết học bởi hai giáo sư trường Stanford
http://www.philosophytalk.org/
Very Bad Wizards: Triết học+Tâm lí học, dạng trò chuyện
http://verybadwizards.com/
EconTalk: Phỏng vấn các chủ đề liên quan kinh tế học
http://www.econtalk.org/
Intellectual Explorers Club: Dành cho những người yêu tri thức
https://www.intellectualexplorers.club/podcast
​The Tolkien Professor: Dành cho những Fan của Chúa Nhẫn
https://tolkienprofessor.com/
https://signumuniversity.org/
​The Partially Examined Life: Trò chuyện triết học, mỗi số hoặc vài số 1 cuốn sách khó
https://partiallyexaminedlife.com/
​The Knowledge Project Podcast: Tác giả của Blog Farnam Street
https://fs.blog/the-knowledge-project/
​The History of Philosophy Without Any Gaps: Triết hoc từ A-Z
https://historyofphilosophy.net/
​WorkLife with Adam Grant: Podcast của TED
https://www.ted.com/podcasts/worklife
​Nir And Far: Business, Behaviour and the Brain: Tác giả Nir Eyal của cuốn Hooked
https://itunes.apple.com/us/podcast/nir-and-far-business-behaviour-and-the-brain/
Revisionist History: Podcast mới của Malcolm Gladwell về lịch sử, vẫn lối kể chuyện rất hút, khá xuất sắc.
http://revisionisthistory.com/
​i’m cyborg but that’s ok: nhiều nhạc Indie hay
Link
1K notes · View notes
blingblingbling13 · 4 years
Text
Nếu như cuộc sống không cưng chiều bạn, vậy thì bạn phải tự thân vận động thôi...
@baosam1399 dịch
Tumblr media
300 notes · View notes
blingblingbling13 · 4 years
Text
“Mấy thằng bạn Úc đi Việt Nam về kể đủ thứ chuyện. Mình hỏi một đứa: “mày đi Việt Nam, cái gì làm cho mày ngạc nhiên nhất?” Nó trả lời không hề đắn đo: “quán nhậu!”. Mình hỏi: “Tại sao mày ngạc nhiên chuyện quán nhậu?” Nó nói: “Tao đi gần hết thế giới, chưa thấy có quốc gia nào nhiều quán nhậu như ở Việt Nam. Tao đi từ Hà Nội vô tới Sài Gòn, dừng lại ở Huế, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, không có thành phố nào mà không tràn ngập quán nhậu. Ở Ireland, nơi tao sinh ra và ở Úc, quê hương thứ hai của tao, mỗi thị trấn chỉ có một cái pub và dăm ba cái club, có thị trấn không có club. Đó là Úc và Ireland được xếp loại là dân uống rượu có tầm cỡ thế giới. Ở Việt Nam thì pub và club khắp nơi.” Mình hỏi: “mày nghĩ quán nhậu ở Việt Nam nhiều như vậy là không tốt?” Nó đáp: “tất nhiên! một xã hội mà thanh niên và thiếu nữ không biết đi đâu, không biết làm gì khác ngoài việc đi vào quán nhậu thì đó là biểu hiện của sự bế tắc ở cấp độ từng cá nhân và nếu có vô số những đám đông với những cá nhân như vậy, đó là sự bế tắc của cả xã hội. Họ tìm đến với cồn để tạm quên những vấn đề trước mắt.” Mình hỏi thêm: “vậy thì mấy cái chỉ số đo lường hạnh phúc các quốc gia là sai?” Nó nói: “đúng và sai. Đúng ở chỗ, dân Việt Nam tỏ vẻ hạnh phúc khi họ ngồi trước ly bia và tạm quên những thử thách trước mắt nhưng sai ở chỗ, họ vẫn phải đối diện với những thử thách sáng hôm sau.””
— FB (via karoline-son)
538 notes · View notes
blingblingbling13 · 5 years
Text
Có lẽ bạn cho rằng một buổi tối bạn học được 50 từ mới đã là giỏi, mà không biết người ta đã qua hết cấp này tới cấp khác. Có lẽ bạn cho rằng mỗi ngày bạn phải đi làm 8 tiếng đã là mệt mỏi muốn chết, mà không biết rằng có những người phải làm hai công việc từ sáng sớm tới đêm khuya. Thế giới này chưa bao giờ thiếu người biết cố gắng, chỉ thiếu người có thể kiên trì tới cùng.
Tumblr media
(St)
869 notes · View notes
blingblingbling13 · 5 years
Text
【Cuộc sống sau này, bạn sẽ phải tự mình bước đi】
「一个人听 - 蕊希」
Trên thế giới này, sẽ luôn có một vài khoảnh khắc đặc biệt, không cho phép bạn đa sầu đa cảm. Sự yếu đuối của bạn, sự chới với không một ai giúp đỡ của bạn và cả những oan ức của bạn. Bạn đều phải học cách tự vỗ về và tiếp nhận chúng. Ngoài chính bản thân mình ra, sẽ không có một ai có thể làm điểm tựa cho bạn.
Bạn bè có thể tán gẫu cùng bạn, cho bạn những lời an ủi động viên. Ba mẹ có thể sẽ nói với bạn, dù bất kể có xảy ra chuyện gì, nhất định vẫn phải kiên cường, người yêu bạn có thể sẽ chia sẻ với bạn, bảo vệ bạn. Nhưng bạn có từng nhận ra chưa? Tất cả những thử thách xuất hiện trong cuộc đời bạn, bạn vẫn phải một mình đối mặt và chiến đấu với chúng. Sẽ không có ai, không có một ai có thể thay bạn gánh vác phần trách nhiệm này, gánh vác sự khó khăn này, và cũng không có một ai, thực sự đồng cảm với những trở ngại mà bạn đã-đang-và sẽ phải trải qua…
Bạn phải hiểu rằng, mọi chuyện khó khăn đều là chuyện tốt, chúng thôi thúc bạn tiến lên, khiến bạn càng thêm mạnh mẽ, và cũng tiếp thêm sức mạnh cho bạn. Nếu bạn chỉ can tâm sống một cuộc sống bình thường, vậy thì bạn sẽ chỉ đối mặt với những điều bình thường, ngày này qua ngày khác sẽ không có cái gọi là “trải nghiệm” ; không có cái gọi là “trưởng thành” !
Thực ra mỗi chúng ta đều giống nhau, đã từng có lúc trải qua cảm giác như sắp không trụ vững được nữa. Nhưng chúng ta đều đã bước qua được, không phải sao?
Bạn chút bỏ những sợ sệt và lo lắng, dần dần trở nên ôn hoà và ung dung. Tôi hy vọng bạn ghi nhớ rằng, một mình bước ra cuộc đời, nhất định phải biết chăm sóc bản thân thật tốt. Bởi chẳng có điều gì quan trọng hơn điều này, sau này bạn sẽ phát hiện, hoá ra những lúc chúng ta cần có một người để tựa vào nhất, rốt cuộc vẫn là tự bản thân chúng ta cố gắng vượt qua chúng. Tôi biết, bạn sẽ tự thu vén cho cuộc sống của bạn, và bạn cũng sẽ trở thành một con người thực sự “chẳng có gì đáng để sợ hãi cả!”
Con đường sau này, bạn phải tự mình bước đi rồi. Tôi chúc bạn vạn sự thắng ý!
Lảm nhảm một chút: Tôi vẫn còn nhớ trong truyện “Thời Niên Thiếu Không Thể Quay Lại Ấy” của Đồng Hoa. Tôi rất thích 1 nhân vật phụ nhưng theo tôi thấy là đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc đời của La Kỳ Kỳ, và cậu ấy có vô số những câu nói sẽ khiến bạn cảm thấy như bản thân mình đã được khai sáng ra rất nhiều điều vật. Tôi sẽ xin được trích lại một đoạn văn mà tôi nghĩ khi đọc xong, các bạn sẽ càng cố gắng vươn lên từng ngày.
[…Trần Kình hỏi La Kỳ Kỳ có còn kiên trì với ước mơ của mình không? Kỳ Kỳ đã trả lời cậu ấy rằng : - “Vẫn kiên trì, nhưng rất gian khổ, đôi lúc mình chẳng biết mình đang kiên trì vì cái gì nữa.”
“Đến khi nào cậu lên tới đỉnh núi, cậu sẽ hiểu, nếu cậu bỏ cuộc giữa đường, thì cậu sẽ không bao giờ hiểu được đâu. Đừng bao giờ từ bỏ! Nếu cậu từ bỏ được một lần, vậy thì cậu sẽ quen với việc cứ gặp khó khăn là sẽ nản chí, sẽ bỏ cuộc, nhưng nếu cậu vượt qua được bản thân mình lúc ấy, thì cậu cũng sẽ quen với việc luôn bước qua sóng gió để tiến về phía trước, nhìn thì tưởng đấy là lựa chọn đơn giản nhất, nhưng thực ra ảnh hưởng vô cùng lớn, sẽ khiến cuộc đời cậu hoàn toàn rẽ sang một hướng khác.”…]
Tumblr media
2K notes · View notes
blingblingbling13 · 5 years
Photo
Tumblr media
Các vị tiền bối từng nói câu nào khiến cho bạn trong phút chốc liền hiểu ra?
1. Bố tôi uống say nói: Trong cái thế giới vật chất này, một người không xe, không nhà thì khả năng con sẽ không muốn lấy cậu ta. Nhưng con phải hiểu là, không phải ai khi vừa sinh ra thì cái gì cũng có, chỉ cần cậu ta có lòng cầu tiến, có học thức, có kỹ thuật, có sáng tạo, có dũng khí, thì con có thể chọn cậu ta, đợi cậu ta vài năm, con muốn cái gì, cậu ta cũng có thể cho con.
2. “Học đại học là vì muốn bản thân có cơ hội đẹp hơn, kiểu xinh đẹp này đều không giống như trang điểm khi ra ngoài cũng không phải dựa vào người khác để chứng minh.”
3. Ở bình luận trước có thấy câu này: Người có chí riêng, hà cầu đồng quy.
4. Chẳng có ai là người tốt hay là người xấu tuyệt đối, phải học cách quan tâm đến người khác. (bố tôi)
5. Chủ nhiệm cấp ba nói: Tính cách độc lập thì điều kiện đầu tiên là kinh tế độc lập.
6. Một người bạn nói với tôi: Tại sao lại muốn dùng nghĩa xấu để định nghĩa đời người?
7. Bố tôi: “Cho con cố gắng không phải là vì con có thể có nhiều tiền đồ, không phải là để "Có việc thì tìm con”.
8. Cuộc sống đả kích bạn là muốn cho bạn nhận ra bạn thân không thể mãi cam chịu số phận.
9. Lãnh đạo từng nói: Gặp chuyện thì trước tiên phải giải quyết tâm tình, sau đó giải quyết sự tình.
10. Lúc cấp ba, tan học có đi ngang qua lớp bên cạnh, nghe được chủ nhiệm lớp cùng một bạn học nói chuyện: Con người hẳn là để thích nghi với hoàn cảnh mà thay đổi chính mình, thế nhưng không nên làm mất đi tâm tính vốn có.
11. Bố tôi: Nếu như người khác đối với con tốt một phần, vậy thì con sẽ đối với người khác tốt ba phần, đây là tình nghĩa. Nếu như người khác không muốn nhìn thấy con, vậy thì con cũng không cần phải nói chuyện với họ, đây là chí khí.
12. Vừa nhìn thấy một người đàn ông đến chuyện kết hôn với ai cũng không quyết định được mà phải nghe theo người nhà, thì chỉ có thể nói: 1 - Hắn không có tiền; 2- Hắn không có năng lực; 3- Hắn không thương bạn.
13. Vừa nhìn thấy trên chương trình: Nội tâm phong phú, mới là sức mạnh để chúng ta chống đỡ năm tháng.
14. Trên đời này, chẳng ai có nghĩa vụ phải đối xử tốt với bạn, vì vậy bạn nên nghĩ như thế này: Sự thờ ơ và không tử tế là điều hiển nhiên. Những người đối xử tốt với bạn mới là người cần phải trân trọng.
15. Thầy dạy toán trước đầy từng nói: Chỉ có chìm xuống, tài năng mới nổi lên.
16. Mẹ tôi từng nói với tôi: Nếu như con thấy không hạnh phúc khi yêu thì cũng không cần phải kết hôn.
17. Không cần phải sợ khi tìm được chân ái thì bạn đã già, chỉ cần bạn tìm được chân ái thì chính là cuộc sống mới.
18. “Không nên đem lòng tốt và sự nhiệt tình đặt lên người không biết trân trọng bạn.”
19. Chủ nhiệm cấp ba nói: Phải biết trân trọng những người bạn cấp ba, bọn họ có lẽ sẽ là một người bạn tốt cả đời của các em. Dù sao, bạn học thời đại học khi năm sông bốn bể cũng khó mà liên lạc được nhiều, cấp hai thì mơ mơ màng màng, chỉ có cấp ba, sẽ đi cùng với các em qua giai đoạn trưởng thành.
20. Thầy toán cấp hai nói: Cổ Văn Lệ, tôi chẳng mong em thoáng cái liền thay đổi tốt hơn, em chỉ cần mỗi ngày tiến bộ một chút, hôm nay em tiến bộ hơn so với hôm qua thì đã tốt rồi.
21. Là họ không tốt chứ không phải tình yêu không tốt, cho nên mong là bạn sẽ luôn tin tưởng tình yêu.
22. “Nếu như bạn cứ luôn để ý đến những lời nói không tốt về mình, như vậy thì bạn đang bất công với chính bản thân mình.” - Dịch Dương Thiên Tỷ.
23. Tiền rất quan trọng.
24. Đọc sách và về nhà, thật ra là điều hạnh phúc nhất trên thế giới này.
25. Phụ nữ phải có kinh tế độc lập.
26. Đừng quá dựa dẫm vào người khác, như thế chẳng khác nào đang tự giết ch��t bản thân mình.
27. Lý trí đôi khi không thể chiến thắng trái tim, nhưng không nên để trái tim khiến bản thân trở nên u mê.
28. Nhân lúc còn trẻ, đi làm việc bạn muốn làm, gặp người bạn muốn gặp, yêu người bạn muốn yêu, quan tâm người bạn muốn quan tâm.
29. Nếu không thể phụng dưỡng bố mẹ thì đừng làm họ đau lòng. Nếu không yêu người khác thì đừng làm họ hy vọng, nếu không thể đối đãi tốt với mọi người thì đừng khiến họ tổn thương, nếu không muốn làm thì không cần phải gượng ép.
30. Đời người chỉ có một, biết sai thì phải sửa. Đừng nên quá cố chấp.
weibo: dưa dịch
2K notes · View notes
blingblingbling13 · 5 years
Text
Tumblr media
Muốn thành công, đừng quên những điều này:
1. Sống kỷ luật
Lời hứa mỗi ngày dậy sớm 10 phút cũng không làm được, dựa vào cái gì mà muốn thành công? Chỉ thời gian biểu cũng không kiểm soát được thì cuộc sống sớm muộn cũng trở thành một bãi hỗn độn. Đừng lười biếng, đã không tài giỏi hơn người, thì phải có sự nỗ lực mỗi ngày bù đắp lại.
2. Không lãng phí thời gian.
Bớt tám chuyện người khác, bớt shopping trà sữa, khi bạn còn suốt ngày lướt mạng xã hội thì người ta không khởi nghiệp thì cũng chăm chỉ học hành kia kìa. Nếu đến giờ vẫn tự hỏi không biết làm gì với cuộc đời mình thì ra ngoài xem bao nhiêu người chỉ mong được đi học thôi là hạnh phúc lắm rồi.
3. Đừng trở thành nô lệ của công nghệ.
Lên mạng để học hành, giải trí, kết nối hoặc giải quyết công việc chứ không phải đem cả cuộc sống lên đó cho cả thiên hạ bình phẩm, đánh giá. Một ngày không có điện thoại, không chết được đâu. Ngoài kia mới là cuộc sống, điện thoại chỉ là điện thoại thôi!
4. Học cách tiêu tiền
Mọi thứ đồ mà không thực sự cần dùng, đều là đồ xa xỉ. Mua đồ mà mình không thực sự cần, là ăn cắp tiền của chính mình. Đồ đạc để phục vụ nhu cầu, không phải để khoe khoang làm màu làm giá.
5. Đọc nhiều sách.
Không có tiền đi học thì tự học qua sách. Không xem phim nghe nhạc, thì tự đọc bằng sách. Không có người thầy nào kiên nhẫn hơn sách đâu. Tony nói rồi, đọc sách nhiều thì mặt sẽ thanh tú, dù xấu vẫn dễ ưa.
6. Đừng trì hoãn.
Việc ngày nào, làm ngày đó. Ai cũng chỉ có 24h mỗi ngày, đừng than bận rộn, chẳng qua bạn chưa quản lý tốt thời gian của mình mà thôi. Tuổi trẻ chỉ có một lần, ai càng trì hoãn, người ấy càng dễ thụt lùi về sau.
7. Đi thật nhiều.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chưa đi được xa thì đi gần, học cách xoay sở ở vùng đất mới. Có trải nghiệm mới có hiểu biết và lớn khôn. Đừng đi chỉ để có cái ảnh khoe ta đã đến đây. Tập ăn, tập uống, tập hiểu văn hóa của nơi mà mình đến. Nếu bạn đi rồi về mà trái tim vẫn chẳng thay đổi, thì cũng chẳng có ý nghĩa gì hết.
8. Học cách tự tin.
Tự tin chính là tự mình tin vào chính mình. Nếu bản thân còn không tin, thì cũng sẽ chẳng ai có thể tin mình được nữa. Ai cũng có những rào cản, những nỗi sợ, nên mới phải tập, phải luyện để vượt qua. Cùng lắm thì thất bại vài lần, chẳng chết được đâu.
9. Có lý tưởng sống rõ ràng.
Ai nghĩ sao, ai nói thế nào, mặc kệ người ta. Kim chỉ nam của mình thế nào, miễn là không hại người, không trái pháp luật, thì cứ thế mà sống. Sống, trước tiên là cho chính bản thân mình. Đừng sợ sai, đừng ngại xấu, thật ra cũng chẳng nhiều người quan tâm lắm đâu. Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng được sống.
10. Yêu bằng cả trái tim
Còn trẻ, ít nhất cũng vài lần yêu. Sẽ có quả ngọt, sẽ có trái đắng, cả đổ vỡ buồn đau nữa. Thất tình không chết được đâu, đừng sợ. Tình yêu sẽ giúp cho bạn hoàn thiện bản thân, và hiểu hơn về chính mình đấy.
11. Sống độc lập.
Không có bố mẹ nào sống mãi cả đời để lo cho mình mãi được. Phải tự đi mà học cách tồn tại: từ học tập, đến công việc, kiếm tiền, đối nhân xử thế… Không phải ai sinh ra cũng được ngậm thìa bạc, nên hãy cố gắng và nỗ lực để sau này còn có chuyện mà kể ch con cháu. Nên nhớ, cái gì tự mình có được mới giá trị và ý nghĩa.
———-
Thiên tài hay người thành công, nổi tiếng hơn người khác đơn giản chỉ bắt đầu ở việc họ dậy sớm, và sử dụng hiệu quả khoảng thời gian dậy sớm ấy. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, Bloom dành tặng bạn cuốn sách “Thức dậy thư thái, gặt hái thành công” (Chie Ikeda) để từng bước đi đến cái đích của sự thành công.
#Thức_dậy_thư_thái_Gặt_hái_thành_công
#Bloombooks_Cảm_hứng_sống
2K notes · View notes
blingblingbling13 · 5 years
Text
Tumblr media
Người nhạy cảm dễ buồn là như thế nào?
Là có ai đó hỏi tôi rằng: “Em chắc có nhiều tâm sự lắm nhỉ?”. Tôi chỉ khẽ cười, thật ra tôi cũng chẳng biết mình buồn chuyện gì nữa. Người yêu thì không có, nên chẳng thể nào buồn vì thất tình hay mấy chuyện tương tự như vậy được. Có chăng cũng chỉ là mấy chuyện vặt vãnh thường ngày như “đi làm bị sếp mắng, đi học bị thầy la” vậy đó.
Nhiều lúc tôi cũng tự thấy mấy chuyện cỏn con đó chẳng đáng buồn tí nào, nhưng bản thân trong vô thức lại không thể chống lại nỗi buồn đó. Cứ tự nhiên mà buồn vậy thôi, dù chẳng có ai làm gì cả. Hỏi vậy có nực cười lắm không chứ?
Còn nữa có lần ngước mặt lên nhìn trời, thấy mây bay, gió thổi lá rụng bản thân cũng có thể buồn cho được.
Hay thỉnh thoảng vô tình nghe được một bài hát nào đó và bản thân tự liên tưởng đến nhân vật trong câu hát đó, thế là lại buồn theo.
M ộ c T h ư ơ n g
609 notes · View notes