Tumgik
Text
Mèo dính phải keo dính chuột
Cách xử lý khi mèo dính phải keo dính chuột!
Mèo dính phải keo dính chuột phải làm sao?
Mèo là loài động vật hiền lành, dễ thương và rất gần gũi với con người. Vậy nên hầu hết các gia đình đều lựa chọn mèo làm thú cưng!
Tuy nhiên không phải chú mèo nào cũng bắt được chuột! Có nhiều lúc bạn thường phải sử dụng các tấm keo để dính chuột, nhằm bắt và loại bỏ loài vật phá hoại này trong gia đình. Với tập tính bắt chuột, kết hợp với cái tính tò mò của mình thì mèo cưng thường vô tình dính phải keo dính chuột. Gây ra khá nhiều tình huống dở khóc dở cười với bộ lông víu, bết rít của chúng. Vậy làm thế nào để làm sạch khi mèo dính phải keo dính chuột?
Bài viết dưới đây noithatthucung.com sẽ chia sẻ tới các bạn cách xử lý khi mèo dính phải keo dính chuột đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất. Cũng như một số lưu ý mà các sen cần chú ý nhé!
Chúng ta biết rằng, keo dính chuột được làm từ hợp chất có độ dính cao. Vì vậy, nếu chẳng may dính phải nó thì rất khó để làm sạch. Đặc biệt, đối với các vị trí nhạy cảm, dễ dính như lông, tóc, da thì càng kéo sẽ càng dính chặt hơn. Vì vậy, khi bé mèo dính phải keo dính chuột, nếu không cẩn thận xử lý sẽ dẫn đến một số tổn thương lớn cho bé. Các sen cần phải chú ý một số vấn đề quan trọng khi loại bỏ, gỡ lớp keo mà mèo dính phải.
Tumblr media
1. Một số lưu ý quan trọng cho bạn khi bé mèo dính phải keo dính chuột
– Trước hết, đừng vội vàng dùng kéo cắt phăng đi bộ lông mèo nhé. Có khá nhiều sen khi gặp trường hợp này thường “dùng kéo giải quyết nhanh, gọn, lẹ”. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý lựa chọn giải pháp tốt nhất cho mèo. Nên tìm cách làm tan đi lớp keo thay vì “cắt trụi” bộ lông dễ thương ấy. Đặc biệt, cần chú ý trường hợp mèo dính phải keo dính chuột sát chân lông.
– Thứ hai, không được sử dụng các loại hóa chất độc hại như xăng, dầu hỏa,.. Để loại bỏ keo dính cho mèo. Bởi những hợp chất này có thể gây ngộ độc, tổn thương cho mèo nếu tiếp xúc trực tiếp vào màu. Thông thường, mèo sẽ bị dính keo vào bộ lông. Những dung dịch có tính ăn mòn tiếp xúc sẽ gây lở loét, bỏng, nhiễm trùng. Gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé.
– Thứ ba, khi bé mèo dính phải keo dính chuột, tuyệt đối không dùng tay cố gắng kéo, giật mạnh lớp keo khỏi bộ lông. Bởi vì, keo dính chuột bám chắc và cứng vào lông. Nếu kéo mạnh sẽ gây tổn thương cho mèo. Nguy cơ sẽ làm rách da, trụi lông mèo và nhiễm trùng da.
– Thứ tư, trong quá trình chờ và xử lý vấn đề, tuyệt đối không cho mèo liếm phải lớp keo dính nhé. Bạn có thể bọc lại lớp lông hoặc sử dụng mũ che phần đầu lại chẳng hạn.
2. Phương pháp xử lý khi mèo dính phải keo dính chuột – sạch, an toàn và hiệu quả nhất
Nếu chẳng may bé mèo nhà bạn dính phải keo dính chuột, đừng quá lo lắng nhé. Noithatthucung.com sẽ gợi ý cho các bạn cách tẩy sạch vết keo dính cho mèo hiệu quả và đơn giản sau:
Dụng cụ chuẩn bị
Hiện nay, có một số loại dầu chuyên dụng được sản xuất và sử dụng cho thú cưng khi bị dính phải một số hợp chất có tính bám dính cao. Trong đó, dầu ăn, dầu dừa và dầu Johnson’s Baby thường được sử dụng rộng rãi. Và nó trở thành phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ:
– Dầu Johnson’s Baby, dầu ăn hoặc dầu dừa
– Kéo, khăn bông,
– Nước ấm.
Quy trình tiến hành xử lý vết keo dínhBước 1: Cố định bé mèo lại.
Bạn có thể dùng dây buộc mèo vào một góc bàn. Hoặc nhờ người ôm, giữ lấy bé để dễ dàng thực hiện các thao tác tẩy vết sau.
Bước 2: Làm sạch và loại bỏ chất độc có trong keo
Sử dụng khăn bông, nhúng vào nước ấm, vắt khô và lau qua vết keo dính trên lông khoảng 2 – 3 lần. Thao tác này nhằm mục đích loại bỏ vết dính ban đầu và các chất độc có trong keo.
Bước 3: Làm khô lông và kiểm tra vết dính
Dùng khăn bông khô, lau nhẹ nhàng vào bộ lông mèo. Kiểm tra vị trí dính keo và tiến hành lọc tỉa những đám lông dính quá nhiều keo nhưng cách xa da. Cần chú ý cẩn thận khi thao tác kéo lên bộ lông của bé mèo.
Bước 4: Sử dụng dung dịch tẩy cần thiết mà bạn vừa chuẩn bị.
Bôi trực tiếp dầu Johnson’s Baby (hoặc dầu dừa,…) lên bộ lông mèo. Dùng tay xoa nhẹ nhàng, đều vào bộ lông của bé cho dung dịch trộn đều và thấm vào từng sợi lông. Sau đó, dùng khăn vải mềm cọ xát và vuốt (chải) nhẹ vào lông để đẩy keo dính ra. Thao tác sử dụng dầu có thể thực hiện nhiều lần cho tới khi tẩy sạch lớp keo dính ở trên lông mèo.
Bước 5: Tắm cho bé
Chuẩn bị nước ấm rồi tắm cho bé. Thao tác này nhằm loại bỏ các mảng chất keo vừa tẩy ra khỏi lông. Đồng thời tẩy sạch vết dầu vừa dùng cho bé. Rồi dùng máy sấy, sấy khô bộ lông cho bé mèo. Và thế là bé mèo đáng yêu của bạn sẽ trở về nguyên vẹn như ban đầu phải không nào!
Như vậy, với những thao tác vô cùng đơn giản, tiết kiệm trên, tin rằng bạn sẽ nhanh chóng tẩy sạch được vết keo dính chuột cho bé mèo của mình. Noithatthucung hy vọng rằng những chia sẻ trên, sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ bé cưng đáng yêu của bạn.
0 notes
Text
Thức ăn hạn chế thú cưng
Thức ăn hạn chế thú cưng ăn mà bạn nên biết
Để thú cưng phát triển khỏe mạnh, việc chăm sóc, cung cấp các nguồn thực phẩm dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, với nhiều cách chế biến mang đến cho thú cưng những món ăn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thức ăn mà chúng ta cần kiêng kỵ, tuyệt đối không được cung cấp cho chó mèo. Cùng noithatthucung.com điểm danh một số loại thức ăn hạn chế cho thú cưng ăn mà bạn cần chú ý trong quá trình nuôi dưỡng các bé. Hy vọng những chia sẻ, lưu ý dưới đây sẽ có ích cho bạn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình.
Tumblr media
Không nên cho thú cưng ăn những loại thực phẩm nào?
1. Điểm danh những loại thức ăn hạn chế cho mèo dùng trong quá trình nuôi dưỡng
Cơ thể các bé mèo thường khá yếu ớt hơn so với nhiều loại động vật khác. Đặc biệt, là những bé còn nhỏ có hệ tiêu hóa yếu, dễ bị rối loạn, tiêu chảy nếu ăn phải những loại thực phẩm không phù hợp. Vì vậy, khi nuôi dưỡng và bổ sung dinh dưỡng cho mèo, các sen tuyệt đối không cho chúng ăn những loại thực phẩm sau:
Các loại đồ uống nên hạn chế thú cưng bạn nên chú ý:
Các loại nước có cồn: Đó là các loại rượu, nước ngọt có ga, bia.. Những hợp chất bên trong dễ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa khá yếu của mèo. Gây ngộ độc, hôn mê và dẫn tới tử vong.
Hỗn hợp nước chứa tinh dầu cam, chanh: Với những đồ uống như nước chanh, cam. Hay các loại hỗn hợp chiết xuất từ tinh dầu của chúng cũng nên hạn chế cho mèo uống. Bởi nó dễ gây cảm giác buồn nôn, kén ăn và khó chịu ở các bé.
Sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa Lactose. Nên hạn chế cho mèo lớn tuổi dùng các sản phẩm từ sữa này. Bởi chúng rất dễ gây tiêu chảy khi mà hệ tiêu hóa của mèo không có khả năng hấp thu và chuyển hóa đường Lactose
Hạn chế cho mèo uống các loại sữa có chứa đường Lactose
Các loại thực phẩm hạn chế dùng cho mèo:
– Các loại xương thịt cứng như:  xương gà, vịt,.. Vì sẽ dễ gây hóc, rách đường dẫn tiêu hóa khi mà hệ thống tiêu hóa của chúng hẹp, yếu.
– Các loại đồ ăn vặt có chứa chất kích thích caffeine, theobromine
Bao gồm các loại như: cây thuốc lá, cà phê, chocolate, trà, hạnh nhân, hạt quả hồng… Bởi những hợp chất này dễ gây ngộ độc, rối loạn, kích thích và ảnh hưởng tới tim mạch, hệ thần kinh nhạy cảm của mèo.
Không cho bé mèo ăn các loại thực phẩm chứa chất kích thích caffeine
– Các loại hành tây, hành lá, rau thơm, tỏi,…
Bởi chúng sẽ dễ biến chất, chuyển hóa thành những chất độc hại cho mèo sau quá trình sử dụng lâu dài. Dễ gây thiểu năng tuyến tụy, gây rối loạn hệ tiêu hóa, nôn mửa trong quá trình sử dụng. Bên trong tỏi, hành có chứa các hợp chất sulfoxides, disulfides dễ phá hủy hồng cầu, gây thiếu máu ở mèo.
– Các loại cá đóng hộp như cá ngừ:
Không nên sử dụng lâu dài bởi sẽ gây mất cân bằng, suy dinh dưỡng khi thực phẩm thiếu vitamin và khoáng chất.
– Hạn chế ăn quá nhiều gan động vật.
Gan là cơ quan thanh lọc chất cặn, chất độc trong cơ thể. Vì vậy nó tích tụ khá nhiều chất có hại cho sức khỏe. Vì vậy, tuyệt đối không nên bổ sung quá nhiều gan động vật cho mèo. Tránh hiện tượng ngộ độc hệ cơ hay làm lão hóa xương nhé.
– Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm ôi thiu, lên men, nội tạng động vật.
Bên trong các loại thực phẩm này có chứa nhiều chất độc hại như vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella spp,.. Dễ gây tổn thương tới hệ tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy, ngộ độc,..
– Không ăn các loại thực phẩm sống
Bao gồm: Trứng sống, cá sống,.. Vì hệ tiêu hóa khó chuyển hóa, quá trình trao đổi trong cơ thể diễn ra khá khó khăn. Gây hiện tượng liệt hệ tiêu hóa. Hơn nữa, trong các thực phẩm sống cũng dễ chứa các loại vi sinh vật có hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo.
Không cho mèo ăn các loại thực phẩm sống như: cá biển, trứng sống
– …
2. Điểm danh những loại thức ăn hạn chế sử dụng cho chó
Những loại thức ăn hạn chế thú cưng sử dụng.
Mặc dù cơ thể của chó thường khỏe mạnh hơn mèo, việc ăn uống cũng dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý một số điểm cấm kỵ trong nguồn thực phẩm cung cấp cho boss như sau:
– Hạn chế cho chó ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như giò, xúc xích, chả,..
Trong chúng có chứa các hợp chất có nguy cơ gây ảnh hưởng tới hệ gan. Làm giảm khả năng bài bài tiết,, lọc và loại bỏ chất độc của gan. Gây tích tụ độc tố có hại đến sức khỏe của boss.
Hạn chế cho boss ăn các loại giò, chả và thực phẩm làm từ sữa có chứa đường glucose
– Không nên cho chó ăn các loại thực phẩm sống
Bao gồm các loại như: trứng sống, thịt sống, nhất là cá. Trong cá có chứa nhiều giun sán dễ gây bệnh, truyền bệnh cho chó. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và giúp chúng tiêu hóa tốt hơn, hãy nấu chín thực phẩm trước khi cho các bé cún ăn nhé.
– Hạn chế cung cấp các loại thực phẩm nhiều tinh bột
Bao gồm các loại như mì, đậu, khoai tây cho chó. Hay các loại bánh kẹo, đồ ngọt. Bởi chúng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Làm mất khả năng thèm ăn, rối loạn hệ tiêu hóa và làm biến đổi hệ răng, xương của chó.
Không nên cung cấp quá nhiều thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt cho boss
– Tuyệt đối không cho chó ăn các loại thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng,.. Tránh gây hiện tượng ngộ độc, rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu chảy, mất nước ở boss.
– …
Noithatthucung vừa chia sẻ tới các sen những loại thức ăn nên hạn chế cho thú cưng ăn. Tùy thuộc vào từng điều sống mà bạn lựa chọn những nguồn thực phẩm phù hợp để cung cấp cho các boss tốt nhất. Noithatthucung.com mong rằng các bạn đã có những thông tin hữu ích để chăm sóc những bé thú cưng đáng yêu của mình.
Cùng ghé thăm website noithatthucung.com để cập nhật thêm nhiều thông tin về quá trình chăm sóc chó mèo cách tốt nhất các bạn nhé.
0 notes
Text
Bệnh hay mắc ở chó mèo
Bệnh hay gặp ở chó mèo và cách phòng tránh hiệu quả nhất
Trong quá trình chăm sóc chó mèo, bạn thường bắt gặp một số loại bệnh thường phát sinh ở trên cơ thể chúng. Có những bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của chúng. Bài viết dưới đây noithatthucung.com sẽ chia sẻ tới các bạn một số căn bệnh hay gặp phải ở chó mèo và cách phòng tránh hiệu quả nhất. Cùng theo dõi và tham khảo nhé.
Tumblr media
1. Bệnh rận ký sinh trên lông, tai.
Chấy, rận ký sinh là bệnh hay gặp ở chó mèo.
Cơ thế của những chú chó hay mèo đều được bao bọc bởi bộ lông khá dày, là nơi thích hợp cho các loài ký sinh trùng sống bám. Những loài sinh vật như: Trichodectes canis, Trichodectes latus Heterodoxus spiniger,.. thường sống ký sinh trên da, lông, tai của thú cưng. Chúng chích vào ống tai, ăn trụi lông, gây chảy máu, lở loét ở da, chân, tai,..
Đặc biệt, khi cơ thể của thú cưng không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, sẽ tạo điều kiện cơ hội cho chúng hoạt động. Những cá thể lớn, bé cứ trải qua một chu trình vòng đời trên cơ thể vật chủ. Đẻ trứng, lột xác và trưởng thành. Gây ra nhiều hậu quả đối với các bé cưng.
Khi bị các loại rận, chấy ký sinh gây ra sự khó chịu cho boss. Gây ngứa ngáy, kém ăn, chậm lớn, rụng lông và đặc biệt cơ thể của các bé chó, mèo ngày càng gầy hơn. Ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mĩ cho các bé.
Biện pháp phòng tránh bệnh rận hay gặp ở chó, mèo:
– Trong quá trình nuôi dưỡng, bạn cần thường xuyên vệ sinh cơ thể cho các bé thật sạch sẽ. Bên cạnh đó, cũng đừng quên làm sạch môi trường sống của chúng nhé. Loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn cho các loại ký sinh trùng có hại phát sinh.
– Nếu chẳng may, các bé chó mèo mắc phải bệnh rận ký sinh. Cần tiến hành sử dụng thuốc Bayticol (flumethrin 6%), pha loãng và tắm cho chúng nhé. Quá trình này có thể được lặp lại sau 14 ngày để triệu tiêu sạch mầm bệnh nhé.
– Nếu vi khuẩn ký sinh, gây ra bệnh ghẻ trên cơ thể, bạn nên tiến hành mang chúng tới cơ sở thú y để được chữa trị cách tốt nhất. Cho các bé uống bravecto để triệt tiêu và đề phòng tái phát nhé.
2. Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản hay còn gọi là ho cũi, là một loại bệnh thường xuất hiện ở các giống chó. Vào những thời điểm giao mùa, khí hậu thay đổi cách đột ngột, làm cho cơ thể các bé không kịp thích nghi. Những chú chó dễ dàng mắc bệnh này, nhất là lứa tuổi dưới 1,5 tuổi.
Cách phòng tránh:
– Trong những ngày giao mùa, tuyệt đối không cho chó ra ngoài. Bố trí không gian ấm áp, tránh lộng gió để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.
– Hạn chế đưa các bé cưng tới khu vực đông động vật khi giao mùa, để tránh lây nhiễm.
– Theo dõi và mang bé tới ngay cơ sở thú y gần nhất để khám, chữa khi bé có biểu hiện sốt, ho, yếu và biếng ăn.
3. Bệnh lepto
Lepto là loại bệnh do loại vi xoắn khuẩn leptospirosis gây ra. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng sốt cao kéo dài, ho và cơ thể yếu dần. Nó đặc biệt nguy hiểm bởi có khả năng lây lan từ động vật sang người, gây ra hiện tượng viêm màng não vô cùng nguy hiểm.
Biện pháp phòng tránh:
– Chăm sóc, vệ sinh chó, mèo sạch sẽ, an toàn.
– Mang các bé đi tiêm phòng đầy đủ, đúng định kỳ.
4. Bệnh viêm ruột, viêm dạ dày – căn bệnh hay gặp ở chó, mèo
Suy nhược cơ thể nghiêm trọng sau khi mắc bệnh viêm ruột
Khi thời tiết nóng nực, mưa ẩm, áp suất không khí thấp, bệnh viêm ruột có nguy cơ xảy ra cực nhiều. Bệnh này xuất hiện bởi tác nhân virus Felien Parvovirus gây ra. Nó làm rối loạn hệ tiêu hóa chó, mèo, gây ra triệu chứng sốt, suy nhược, khát nước, nôn, bỏ ăn và lượng bạch cầu suy giảm nghiêm trọng. Căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm và dễ dẫn tới tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng tránh:
– Tiêm vacxin Leucorifelin định kỳ cho các bé nhằm giúp giảm bạch cầu và bệnh hô hấp do VIRUS gây ra. Thời gian bắt đầu tiêm khi mèo được 6 tuổi, và tiêm định kỳ hằng năm đầy đủ.
– Tiến hành tẩy giun sán định kỳ cho các bé. Bạn có thể đến tại các cơ sở thú y để được hướng dẫn kỹ nhất về quá trình này.
– Chăm sóc thú cưng hợp lý, bổ sung các loại thức ăn dễ tiêu hóa cho chúng. Nấu chín thức ăn khi cho các bé ăn. Tuyệt đối không cho ăn thịt và trứng sống nhằm ngăn ngừa các loại vi khuẩn có hại cho đường ruột. Tuyệt đối không cho chúng ăn thực phẩm ôi thiu, các đồ bị nhiễm bẩn.
Nên cho các bé ăn thực phẩm đã nấu chín để bảo vệ an toàn cho hệ tiêu hóa, phòng tránh một số bệnh hay gặp ở chó, mèo
5. Bệnh đi vệ sinh ra máu, nôn mửa liên tục ở các bé cún con.
Trong quá trình chăm sóc, có rất nhiều trường hợp các bé cưng đang khỏe mạnh tự dưng lăn đùng ra ốm, bỏ ăn, ủ rũ và nôn mửa cực nhiều. Sau đó, chúng thường xuyên đi vệ sinh và xuất hiện hiện tượng xuất huyết, vệ sinh ra máu nhiều. Cơ thể suy nhược, yếu ớt và hao mòn. Nếu không điều trị kịp thời, các bé sẽ nhanh chóng tử vong ngay sau vài lần xuất máu quá nhiều.
Biện pháp phòng tránh:
– Tiêm phòng vắc-xin tổng hợp theo định kỳ cho chó, mèo. Chăm sóc chúng tốt, hạn chế ăn các loại thực phẩm sống, bẩn, ôi thiu.
– Nếu chó, mèo mắc phải bệnh này, cần tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho chúng. Bằng cách sử dụng trứng gà (gà ta), bơm vào cho chúng. Tuyệt đối phải buộc chúng ăn khoảng 1 – 2 quả/ngày. Hơn nữa, hái cây nhọ nồi kết hợp với một ít lá mơ lông (mọc dại rất nhiều), rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Sau đó, vo nhuyễn, lọc lấy nước cốt và cho các bé uống ngày 2 – 3 lần nhé.
– Bạn có thể đến tại cơ sở thú y gần nhất để được tư vấn kỹ hơn về thuốc bổ sung cho chúng nhé. Thông thường, đối với bệnh này, bạn cần sử dụng các loại: Atropin+ gentamycin+ lincomycin+ VB1+VB12 tiêm cho chó ngày 1 – 2 lần.
Trên đây là 5 căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó. Noithathucung mong rằng các bạn đã có những thông tin hữu ích để chăm sóc boss yêu của mình cách tốt nhất.
Ghé thăm website noithatthucung.com để cập nhật thêm nhiều thông tin về chăm sóc chó mèo các bạn nhé.
1 note · View note