Tumgik
fishergame · 9 years
Text
Người giàu khệnh khạng
Người giàu khệnh khạng, ra vẻ, thích khoe của là do họ không tự tin. Lòng tự trọng của họ thấp. Có lẽ do quá trình kiếm tiền của họ có nhiều mảng tối. Nói thẳng ra là kiếm tiền bất chính.
Họ cũng không đẹp. Người giàu và đẹp thường không khệnh khạng, ra vẻ hay khoe của. Vì họ không cần làm như vậy.
10 notes · View notes
fishergame · 9 years
Text
Văn hóa không giáo dục con
Ở xứ X thịnh hành văn hóa không giáo dục con. Không dạy dỗ, không nhắc nhở. Hình thành một đám trẻ quái dị, vô ý thức. Cha thì đi nhậu, mẹ thì chiều con, sợ con một phép.
Căn nguyên thì nhiều:
Cha mẹ học vấn thấp
Cha mẹ cũng không được giáo dục đầy đủ (không được dạy dỗ)
Chiều con quá mức, lấy con làm trung tâm
Không biết cách dạy con, v.v...
Họ còn bào chữa là "cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Không dạy dỗ con thì nó hư hỏng, bất tài là đúng. Đám trẻ này ngay từ nhỏ đã đủ trò mè nheo, nô đùa vô ý thức nơi công cộng, lớn lên thì kém tài, ỷ lại. Có thể nói là gây hại xã hội. Vì cha mẹ vô trách nhiệm và không dạy dỗ đầy đủ. Nhiều cha mẹ đơn giản là quẳng con cái cho ông bà trông coi, dạy dỗ, làm hỏng con cái vì ông bà cũng có biết cách giáo dục con người đâu.
Các nguyên nhân trên, thật ra chỉ là bề mặt thôi. Căn nguyên của văn hóa không giáo dục con, chiều con phi lý là gì?
Trước hết là sự vô trách nhiệm của người cha. Những người cha này chỉ tập trung đi nhậu, việc nhà, con cái, dạy con đổ hết lên đầu vợ. Họ có câu "con hư tại mẹ" để đổ hết trách nhiệm lên đầu phụ nữ. Trong quan điểm của họ, phụ nữ có vai trò dạy con.
Thế người cha làm gì? Chỉ đi nhậu? Điều này thuộc về VĂN HÓA. Khi người ta bất tài, thì tốt nhất là đi nhậu, đàn đúm bạn bè, đổ trách nhiệm lên đầu vợ. Mà vì sao bất tài? Vì giáo dục kém. Vì từ nhỏ mẹ họ chiều họ quá họ là ông vua con trong nhà và ăn mày ngoài đường (ra đường do bất tài nên thường bị đè đầu cưỡi cổ nên lại về nhà ăn bám mẹ và say này ăn bám vợ). Những người cha này chẳng dạy được gì cho con. Họ chỉ mắng chửi con cái mỗi khi họ không hài lòng với cuộc sống.
Người cha tốt phải là người quang minh chính đại, dám làm dám chịu, đứng mũi chịu sào. Ở nước X thì đa phần là đùn đẩy trách nhiệm cho vợ. Nếu có biến là núp sau lưng mẹ, sau lưng vợ ngay.
Nhưng sao phụ nữ ở đây chịu đựng giỏi thế? Vì họ vị tha? Tôi không nghĩ vậy. Vì lòng tự trọng của họ kém. Ngay từ nhỏ, mẹ họ đã dạy cho họ lòng tự trọng kém, phải cam chịu. Phụ nữ thì phải phục vụ cả nhà, lấy chồng theo chồng, đẻ con phục vụ con, phải biết cam chịu, gọi là đức hạnh kiểu Nho giáo. Vì thế phụ nữ xứ X tự trọng thấp. Nếu ở phương tây, đàn ông nhậu nhẹt là ra khỏi nhà tước quyền làm cha liền.
Sinh ra trong gia đình có cha bất tài thì xác suất thành trẻ không giáo dục rất cao.
Đồng thời, mẹ thường chiều con một cách phi lý. Hoàn toàn không dạy bảo con và cũng KHÔNG THỂ dạy bảo con. Vì tâm lý yếu. Yêu con, sợ con, dựa dẫm vào con quá mức. Vì chẳng còn niềm vui gì khác trong cuộc sống. Lấy chồng thì chồng hỏng, đi làm thì không vui, bị đè nén, chỉ mong cuối tháng nhận lương. Gia đình hai bên thì gây ra nhiều áp lực rất mệt mỏi. Họ không có niềm vui gì khác ngoài con cái.
Nên họ mang tâm lý yêu chiều con, thậm chí sợ con. Tinh thần họ rất yếu đuối. Con bệnh chút xíu là sợ quýnh cả lên. Con hư cũng không dám mắng. Sợ con giận thì mình cũng không vui. Vì họ không có sự nghiệp và niềm vui gì.
Như vậy, việc không giáo dục con của cha và chiều con quá mức của mẹ bắt nguồn từ việc họ không có đam mê, lý tưởng gì. Nghĩa là họ cũng không được giáo dục tốt. Học vấn của họ không cao. Tinh thần họ yếu, đàn ông thì dựa dẫm bia rượu, bạn bè, phụ nữ thì dựa dẫm vào con cái.
Sinh ra trong gia đình như thế, xác suất thành trẻ vô giáo dục và bất tài rất cao. Cái vòng luẩn quẩn này sẽ kéo dài mãi.
Tốt nhất là sinh ra trong gia đình học vấn cao, người cha có trách nhiệm, hành xử quang minh chính đại, đứng mũi chịu sào, người mẹ học vấn cao và không chiều con (tuyệt đối không chiều con). Như thế thì bạn mới thành người có giáo dục được.
16 notes · View notes
fishergame · 9 years
Text
Tư tưởng "ngu si hưởng thái bình"
Tâm lý "ngu si hưởng thái bình" về cơ bản chỉ là tự sướng hay tự bào chữa. Phân tích tâm lý này cũng là điều cơ bản để sống tốt. Người sống không tốt, sống dở chết dở thì sẽ có suy nghĩ "ngu si hưởng thái bình". Như vậy, suy nghĩ "ngu si hưởng thái bình" là hệ quả của cuộc sống không tốt, không hài lòng với cuộc sống.
Kiểu suy nghĩ này mưa dầm thấm lâu và đã ăn vào não khá nhiều người, khiến họ không khá lên được. Bằng cách phân tích tư tưởng này, bạn sẽ tránh được nó. Cần phải cảnh báo là, bạn KHÔNG THỂ thay đổi những người có tư tưởng này. Việc phải mang tư tưởng này cũng như mang mai rùa, chỉ là sự tự vệ thôi. Họ sẽ không thể và không bao giờ từ bỏ suy nghĩ này.
Chúng ta phải nhìn nhận những người có tư tưởng "ngu si hưởng thái b��nh" là những người như thế nào và vì sao họ có tư tưởng đó. Trước hết, những người đó nghĩ là họ khôn nhưng sống khá khổ sở (sống kém). Họ hoàn toàn không nghĩ là họ "không khôn" nhé. Vì nếu họ nghĩ họ không khôn, thì họ đã hưởng thái bình rồi. Họ nghĩ thế vì họ không hưởng thái bình, tức là chất lượng sống rất kém, bị kiềm chế, áp bức ở nhiều nơi trên nhiều mặt (gia đình, chỗ làm, thủ tục hành chính, ...) và không hài lòng với cuộc sống.
Nhưng họ nghĩ họ khôn và biết nhiều. Như thế, họ kết luận là họ khổ vì họ quá khôn và biết quá nhiều. Họ quan sát xung quanh thì thấy những người khác "dường như" sống tốt hơn họ. Và họ cũng thấy những người này có vẻ kém khôn ngoan hơn họ. Thế là họ kết luận những người kia ngu hơn họ nên sống tốt hơn (?!).
Đó là nguồn gốc của tư tưởng "ngu si hưởng thái bình". Nó xuất phát từ những người sống rất kém nhưng nghĩ mình thông minh. Tư tưởng này không xuất hiện ở những người thông minh và sống tốt, cũng không xuất hiện ở những người nghĩ là mình ngu.
Như vậy, tư tưởng này là sự bào chữa cho năng lực kém cỏi của bản thân (và vẫn khẳng định tiên đề "tôi thông minh").
Thật sự, những người có tư tưởng này thì tôi thấy họ đa phần đều không mấy thông minh (và chất lượng sống kém). Họ thường chỉ ảo giác là họ thông minh hơn người khác (họ thường khôn lỏi hơn người khác). Đó là ảo giác. Họ tưởng họ hiểu biết sự thật, chân lý khách quan. Thật ra, họ chỉ nhìn được hiện tượng mà không nhìn được BẢN CHẤT.
Bản chất là nếu bạn thông minh, bạn phải thích ứng tốt với hoàn cảnh và phải sống tốt. Nếu bạn sống không tốt (ví dụ nghèo, thiếu thốn, mê tín) thì có nghĩa là bạn không thông minh. Mà việc sống không tốt thường rơi vào người kém thông minh, kém tư duy.
Những người sống kém thì thường có TÂM LÝ SO SÁNH với người khác và thường kết luận người khác sống tốt hơn mình. Họ nhìn người lao động chân tay và nghĩ họ sống vui vẻ hơn mình. Họ thường đếm tiền trong túi người khác và đong đo so sánh cuộc sống của người khác, sau đó đưa ra kết luận chẳng mấy khách quan là người khác có nhiều tiền hơn và sống hạnh phúc hơn. Thật ra, ai cũng nghĩ thế và chẳng ai hạnh phúc mấy. Người hạnh phúc là người hiểu biết và khôn ngoan (và tất nhiên phải kiếm tiền tốt).
Cũng có người lấy tư tưởng "ngu si hưởng thái bình" để bào chữa cho việc lười học, lười làm của mình. Thay vì học để có học vấn cao thì họ thích đàn đúm bạn bè, ăn nhậu, chơi bời, yêu đương nhăng nhít hơn. Tư tưởng này đáp ứng nhu cầu bào chữa của họ. Bởi để có học vấn thì phải động não, rất mệt, tốn năng lượng. Mà để học thì phải nhìn được sự thật, nhiều khi họ không dám nhìn vì giả dối, đạo đức giả đã quen thói rồi. Sự thật làm cho họ đau. Vì thế, họ trốn tránh và tự nhủ "ngu si hưởng thái bình".
Tư tưởng này chỉ là thủ dâm tinh thần không hơn không kém. Tôi chưa thấy ai ngu si mà hưởng thái bình được cả. Tất cả đều đang sống dở chết dở, mắc kẹt trong đủ loại lưới, đủ loại giáo điều. Hết bài!
13 notes · View notes
fishergame · 9 years
Text
Bản chất của bon chen
Bạn có tự hỏi tại sao những dân tộc văn minh thì thường lịch sự, ít bon chen và những dân tộc nghèo, kém văn minh thì bon chen khủng khiếp? Điều gì làm các dân tộc trở nên khác nhau? Cụ thể, tại sao người dân các nước phát triển ít bon chen?
Câu trả lời là: Vì họ giàu. Cũng có nhiều người (đầu óc nửa mùa) sẽ cãi là, nhưng ở nước X cũng nhiều người giàu mà vẫn bon chen đấy thôi?
Câu hỏi cũng thú vị đấy. Chúng ta bàn về bon chen, để làm gì? Để mọi người không bon chen nữa? Bạn nhầm rồi, dù tôi hay bạn có thuyết bao nhiêu, thì mọi người vẫn bon chen và càng ngày càng bon chen hơn. Họ không thể thay đổi hay bị đảo ngược. Vì vấn đề nằm ở BẢN CHẤT CỦA BON CHEN.
Bản chất của bon chen là số người thì đông mà cơ sở hạ tầng và phương tiện vật chất thì ít. Dẫn tới phải đấu tranh vì không gian sống. Ví dụ, dân đông, đẻ sòn sòn nhưng đường xá không quy hoạch tốt, không cải thiện bao nhiêu sẽ dẫn tới phải bon chen trên đường vì đường chật lại nhiều xe buýt chạy, các loại xe mạnh ai nấy chạy. Ai cũng muốn về nhà sớm vì họ không hạnh phúc tại chỗ làm.
Ở các nước văn minh, tiên tiến thì dân cũng đông, nhất là đô thị lớn nhưng cơ sở hạ tầng tốt hơn rất nhiều, nên không gian sống cho mỗi cá nhân nhìn chung vẫn lớn. Họ có giao thông công cộng chằng chịt và tiện lợi. Như vậy, bon chen hay không là do VẬT CHẤT quyết định một phần.
Vì sao họ làm được như vậy? Vì năng suất lao động cao.
Vì sao năng suất lao động cao? Vì họ có nền giáo dục và triết lý giáo dục tốt.
Như vậy, bản chất vấn đề là giáo dục và năng suất lao động. Nếu bạn giàu thì bạn không chen ăn bữa ăn miễn phí. Mà muốn giàu thì bạn phải kiếm được nhiều tiền (năng suất lao động cao). Để như thế, bạn cần phải được giáo dục tốt hoặc tự giáo dục tốt (đầu tư tiền, thời gian cho giáo dục).
Ở các nước nghèo, bon chen là bản chất. Không thay đổi triết lý giáo dục, hay có tình trạng độc quyền giáo dục (theo định hướng nào đó) thì đều không tạo ra nền giáo dục tốt để mọi người giàu hơn nhờ tăng năng suất lao động.
Giáo dục tốt phải gồm cả hai khía cạnh:
Giúp mọi người giàu hơn
Giúp mọi người văn minh hơn (tức là có văn hóa "biết xấu hổ")
Mọi chuyện cần bắt nguồn từ giáo dục. Dân nước giàu không bon chen vì cơ sở hạ tầng tốt và họ có nhiều lựa chọn. Người giàu ở các nước giàu đa phần đều giáo dục tốt, họ còn chẳng thèm bon chen mà chủ động nhường người nghèo.
Còn ở nước nghèo, người giàu cố gắng bon chen hết phần người nghèo. Đây cũng là bản chất. Bản chất là chiếm đoạt. Chú ý là, những người giàu ở nước nghèo cũng thường là do chiếm đoạt tài nguyên chung hay bóc lột sức lao động của người khác.
Ngoài ra, người giàu ở các nước nghèo cũng hưởng chung nền giáo dục nghèo, nên họ vẫn bon chen, vì họ có biết xấu hổ đâu. Họ có thể giàu, nhưng vẫn bon chen do giáo dục kém. Ngoài ra, họ có thể giàu trong nhà họ hay trong tài khoản ngân hàng hay nhà đất, nhưng khi ra đường vẫn phải dùng chung hạ tầng công cộng, nên vẫn phải bon chen như bình thường.
Vậy làm sao thoát bon chen? Bạn phải thoát ra bằng cách tự giáo dục mình thành người văn minh và thành công (kiếm được nhiều tiền, cư xử có giáo dục). Để làm thế, bạn cần phải RŨ BỎ những giáo dục sai mà bạn đã được nhận. Nếu không rũ bỏ giáo điều, bạn chẳng đi tới đâu và không bao giờ văn minh.
Vẫn là học ngoại ngữ và những xu thế mới của thời đại. Tốn khá nhiều não đấy. Đổi đời không dễ, nhưng không hẳn là không thể.
14 notes · View notes
fishergame · 9 years
Text
Vì sao chiến lược cộng sinh "anh giúp tôi, tôi giúp anh" hiếm khi thành công?
Nói ngắn gọn về chiến lược này là như thế này: Hôm nay tôi giúp anh, ngày mai anh sẽ giúp tôi. Hay hôm nay tôi giúp anh/con anh, ngày mai anh giúp con tôi. Tất cả mọi người giúp nhau và ai cũng sống tốt.
Nghe có vẻ hợp lý! Nếu nó hoạt động tốt thì còn gì bằng. Ai cũng được đảm bảo tương lai. Chiến lược thế là đúng, vì mọi người trong xã hội nên giúp đỡ nhau. Nhưng những người theo chiến lược đó thì lại thường NÓI MỘT ĐẰNG, LÀM MỘT NẺO. Vì thật ra là có một "cái gai" ở trong đó.
Đây là cái bẫy giúp người ta sống nghèo khổ. Cái bẫy này lại cực kỳ tinh vi, nên ai cũng rơi vào và để tôi hỏi thẳng một câu, các bạn có thấy ai sống KHÁ không? Họ đang đi làm quần quật, ngày 8 - 10 tiếng, bị cấp trên la mắng, về nhà vợ/chồng con cằn nhằn. Chiến lược này ai cũng áp dụng và đúng ra họ phải sống tốt mới đúng. Và nếu sống tốt, họ sẽ không mê tín, thờ cúng khắp nơi.
Nhìn vào trong xã hội thì người ta làm thực phẩm bẩn đầu độc nhau, đi đường thì bon chen, đẩy người khác vào nguy hiểm. Trong cuộc sống, tư lợi từng chút một và hở chút là trục lợi.
Thế thì tinh thần "anh giúp tôi, tôi giúp anh" (AGT-TGA) ở đâu?
Tức là cái tinh thần AGT-TGA này không áp dụng với người lạ mà chỉ áp dụng với NGƯỜI QUEN, tức là "người sẽ gặp lại". Chứ giúp xong rồi mà không gặp lại nữa thì ... ĐÒI NỢ kiểu gì?
Nhưng với người quen, mức độ giúp cũng khác nhau rất xa. Với người giàu hay quyền thế thì giúp rất nhiệt tình, bỏ số tiền lớn thết đãi không sao. Vì GIÁ TRỊ KỲ VỌNG được giúp đỡ lại khá cao. Còn với người nghèo thì thường chả giúp gì, chả nhiệt tình gì, vì giá trị kỳ vọng được giúp lại thấp quá. Thậm chí, nếu cho tiền người nghèo thì họ lại tới nhà xin tiền thường xuyên.
Thực chất chiến lược AGT-TGA gắn chặt với việc tính toán, phải có lợi thì mới làm. (Lợi không chỉ vật chất mà còn về tinh thần, ví dụ chết có người tới viếng). Đối tượng nào không có lợi thì không có chuyện AGT-TGA. Và tất nhiên, chả việc gì phải làm với người lạ nếu không gặp lại họ. Nhưng nếu người lạ này mà có quyền hay có nhiều tiền, thì lại thành người quen ngay và lại áp dụng AGT-TGA.
Vì sao chiến lược AGT-TGA hiếm khi hoạt động tốt?
Khi áp dụng chiến lược AGT-TGA thì bạn có tính toán về lợi ích, phải có kỳ vọng sinh lời cao mới làm. Vì thế, bạn chọn đối tượng mà áp dụng AGT-TGA. Nhưng trong đa phần trường hợp bạn chọn sai đối tượng. Bởi vì, những người áp dụng chiến lược AGT-TGA thường là người TƯ LỢI. Ai cũng kỳ vọng người kia giúp mình nhiều hơn (để sinh lời mà). Cuối cùng dẫn đến:
- Không ai hài lòng về nhau.
Giống như hôn nhân, anh A lấy cô B, anh A kỳ vọng cô B là vợ hiền, dâu thảo, làm đẹp mặt anh A, cô B kỳ vọng anh A kiếm nhiều tiền, chững chạc làm đẹp lòng cô B. Cả hai phát hiện ra người kia không như kỳ vọng. Thế là chẳng ai hài lòng về nhau. Hôn nhân tan vỡ, dù chiến lược ban đầu là AGT-TGA.
Nhưng nếu người ta vẫn giúp nhau (vì là người thân chẳng hạn) thì sao? Dẫn tới quan hệ không tương xứng. Vì người ta NHỜ VẢ được, người ta sẽ NHỜ VẢ MÃI. Bản chất của con người là lợi dụng nếu vẫn lợi dụng được. Cuối cùng dẫn tới A giúp B nhiều mà B chẳng giúp A bao nhiêu. A chán A bỏ. Hoặc B có lòng tự trọng mà B lánh mặt A. Quan hệ A - B đổ vỡ.
Một lý do nữa là NĂNG LỰC không tương xứng. A rất giàu, B rất nghèo. Cuối cùng dẫn tới B nhờ A nhiều hơn A nhờ B. A thấy không đạt được kỳ vọng nữa, A chấm dứt quan hệ AGT-TGA.
Tức là chiến lược AGT-TGA muốn tồn tại thì hai bên phải năng lực ngang ngang nhau và cả hai đều phải năng lực cao.
Nhưng nếu năng lực cao
Nếu năng lực cao và rất giàu thì người ta không quan tâm tới AGT-TGA nữa, vì người ta đâu có thiếu thốn và cần giúp đỡ? AGT-TGA chỉ là những người nghèo, thiếu thốn muốn giúp nhau vượt qua khó khăn thôi. Nếu một bên vượt qua khó khăn và bên kia chưa, thì nhanh chóng dẫn tới mối quan hệ không tương xứng và đổ vỡ.
Rốt cuộc AGT-TGA là một dạng GHI NỢ. Hôm nay tôi giúp anh thì mai anh phải giúp lại tôi đấy nhé. Tôi xin việc cho con anh, sau này đến lượt con tôi anh cũng phải giúp nó đấy.
Người (sẽ) giàu họ không nghĩ như vậy. Thật ra thì không cần ghi nợ. Bạn giúp vì bạn muốn người ta sống tốt hơn chứ không phải mong giúp lại. Ví dụ tôi giúp các bạn học tiếng Nhật là mong các bạn giỏi hơn chứ các bạn trả tiền tôi cũng chả nhận. Giúp nghĩa là phải cho đi, không nhận lại, không cần nhận lại và cũng không được nhận lại.
Còn nếu AGT-TGA thì phải thỏa thuận cụ thể ngay từ đầu. Ký hợp đồng luôn. He he.
Để sống hạnh phúc thì đừng ghi nợ ai cả. Và đừng giúp những người theo chiến lược AGT-TGA, vì họ sẽ luôn ghi nợ bạn. Họ sẽ đòi sớm đấy, làm bạn rác tai. Thế thì sống hạnh phúc thế nào?
Nếu chiến lược AGT-TGA mà hoạt động
Thì người ta giàu lâu rồi khỏi cần bạn nhắc. Nhà nhà, ngành ngành theo chiến lược này. Vì ai cũng tư lợi cả. Tư lợi thì không xấu, nhưng theo một chiến lược mà bạn biết kết quả (chẳng ai thành công) thì liệu có khôn ngoan hay không?
Sao không làm việc khác dễ hơn (hoặc khó hơn): Hãy học tập cho năng lực thật cao, kiếm tiền thật khủng và không cần tư lợi hay ghi nợ nữa.
(Chuyết thư)
6 notes · View notes
fishergame · 9 years
Text
Triết học của kẻ mạnh ⇔ Triết học của kẻ yếu
Đạo đức của kẻ mạnh ⇔ Đạo đức của kẻ yếu
Kẻ yếu sợ chiến tranh, sợ chết chóc. Kẻ mạnh coi chiến tranh và cái chết chỉ là tất yếu.
Kẻ nửa mùa là kẻ áp dụng lẫn lộn hai triết học này, chết vẫn không biết vì sao mình phải chết. Kẻ yếu cả đời chạy trốn chiến tranh và chết chóc, nhưng chiến tranh và cái chết vẫn tìm tới với họ.
Làm kẻ mạnh không dễ, và không thể với người kém thông minh. Vì đơn giản, họ sẽ bị tâm lý kẻ yếu gây nhiễu loạn. Kẻ yếu coi nghèo đói, kém cỏi là đạo đức. Kẻ mạnh coi nghèo đói là phi đạo đức. Thực tế, kẻ yếu và kẻ mạnh coi nhau là phi đạo đức. Tuy vậy, bạn là kẻ THỐNG TRỊ, hay là kẻ BỊ TRỊ? Kẻ yếu sẽ phải phục tùng kẻ mạnh, dù muốn hay không.
Tumblr media
Nếu bạn muốn sống sau khi đã chết, bạn phải để lại DI SẢN. Có ai nhớ những kẻ yếu vào năm 1900 không? Có ai kể nạn nhân của các cuộc thế chiến không? Bạn có nhớ được tên của người nào đó đã chết trong thế chiến không? Chẳng ai nhớ cả. Điều kỳ lạ là, chẳng ai thương tiếc những người đã chết trận năm 1900. Chỉ đơn giản là con số thống kê. Nhưng người ta lại nhớ kỹ vũ khí nào ra đời năm nào, giúp cải thiện việc giết người ra sao. Đó là di sản!
Bạn có đang khóc cho những người nô lệ xây kim tự tháp? Chắc không. Bạn có thăm kim tự tháp nếu có dịp? Có. Nếu nô lệ chết, sẽ chẳng ai nhớ tới họ. Không ai lên án, hay tìm cách đòi lại công lý cho họ cả. Đây là tính chất của GAME LỚN, gọi là cuộc đời.
Vậy bạn CHỌN là kẻ yếu hay kẻ mạnh? Ha ha. Câu hỏi thiết thực hơn là: Bạn có được chọn không? Con của kẻ yếu sẽ là kẻ yếu. Ngày xưa có quý tộc và dân đen. Con của dân đen là dân đen, con của quý tộc là quý tộc. Sẽ không bao giờ thay đổi. Khi dân đen lập công thì có thể được phong quý tộc, có thể truyền lại danh hiệu cho con cháu.
Đa phần đều không có lựa chọn, trừ khi bạn rất thông minh. Nếu bạn rất thông minh, bạn sẽ có rất nhiều tiền. Tiền có thể mua danh hiệu. Nhưng cái khó là, liệu có nên làm kẻ mạnh hay không? Bởi vì khi làm kẻ mạnh, ngay cả con bạn cũng muốn giết bạn để lấy thừa kế. Còn làm kẻ yếu thì đa phần đều công nhận là dở hơi, trừ mỗi ưu điểm là "đạo đức" (hiểu theo nghĩa đạo đức số đông, tức là "tôi không làm gì xấu"). Làm kẻ yếu thì nhiều bạn, dù toàn bạn nhậu, bạn xấu.
Kẻ mạnh chết vì bị giết, kẻ yếu chết vì bệnh tật. Cái chết nào ngon hơn thì còn tùy hoàn cảnh. Bị giết thì chết nhanh, chết ngọt, ít đau đớn nhưng nếu bị phản bội thì sẽ khá sốc về tinh thần. Không hẳn là cái kết đẹp.
Nỗi khổ lớn nhất của con người là gì? Làm kẻ yếu nhưng lại mong có vị thế của kẻ mạnh. Làm kẻ mạnh nhưng lại mong có đạo đức của kẻ yếu. Đó là nước và lửa. Không bao giờ có thể sống chung được. Việc áp dụng triết học cả hai sẽ dẫn tới kẻ nửa mùa, xác suất bị giết rất cao. Chết một cách lãng xẹt.
Làm thế nào để sống không khổ? Phải chọn một triết học nhất quán và hành động nhất quán. Cái này gọi là hành động phù hợp với nguyên tắc ứng xử. Nguyên tắc này phải phù hợp với sự khôn ngoan mà người ta có. Và chẳng có gì để làm với Ý KIẾN SỐ ĐÔNG cả. Bạn sẽ chỉ lắng nghe lời khuyên của người khôn ngoan, không phải là kẻ yếu.
Lắng nghe tiếng nói của kẻ yếu và bạn thành kẻ bị trị. Mà tiếng nói kẻ yếu thì rất nhiều, thời nào cũng có. Từ tiếng rên la vì bi kịch, tới những cầu mong, cầu ước không có chiến tranh. Một nguyên tắc để không khổ là không nghe ý kiến số đông. Và KHÔNG CẢM THƯƠNG. Như thế có phải quá tàn nhẫn?
Không, đó gọi là số phận của họ. Họ là nô lệ và đạo đức của họ là sự tuân lệnh. Một ngày thức dậy, họ sẽ phải chờ mệnh lệnh của ai đó để hôm nay sẽ làm gì. Nếu không có mệnh lệnh, họ sẽ đi nhậu hoặc đánh bạc. Khi không thể làm thế do hết tiền, họ thành nô lệ. Ai đó sẽ ra lệnh cho họ làm gì đó để có thể mưu sinh qua ngày.
Kẻ mạnh đích thực không bao giờ cảm thương. Chỉ đơn giản là chấp nhận thực tế. Đó chỉ là thực tế (FACT). Chiến tranh là một thực tế, và theo chu kỳ sẽ xảy ra, theo ý chí của ai đó và thường ngoài ý chí của số đông. Số đông không quyết định chiến tranh, thế thì lắng nghe ý kiến của họ về "yêu chuộng hòa bình" làm gì?
Hàng triệu người chết trong chiến tranh chỉ là MỘT THỰC TẾ. Hơn nữa, là một con số thống kê không hơn không kém. Câu hỏi chỉ là làm thế nào sống sót qua chiến tranh. Thực tế là những người nghèo nhất bị đẩy ra trận tiền và chết. V�� một thực tế phũ phàng: Họ phải tuân lệnh.
Làm thế nào để chọn số phận cho mình, thay vì để kẻ khác ra lệnh phải làm điều này hay điều kia? Chỉ có một thứ: SỰ KHÔN NGOAN (WISDOM). Sự khôn ngoan lại thường tới từ việc TỰ GIÁO DỤC (SELF-EDUCATION). Việc tự giáo dục không thể áp dụng với đám cừu lắng nghe ý kiến số đông hay cảm thương cho người khác.
Những người không được cha mẹ giáo dục tốt, cũng không thông minh để tự giáo dục, rốt cuộc thành kẻ yếu. Sẽ có ai đó quyết định công việc, cuộc đời, số mệnh cho họ. Họ sống không có di sản. Câu hỏi là, bạn có CẢM THƯƠNG cho họ hay không?
Đó là câu hỏi, và cũng là câu trả lời cho số phận của bạn.
14 notes · View notes
fishergame · 10 years
Text
Tôi không cần biết ơn
Vì tôi không cần phải làm vậy. Nếu có ai giúp tôi thì là do họ muốn tôi sống tốt hơn. Tôi chỉ cần sống tốt hơn là được. Mục đích họ giúp tôi là để tôi sống tốt chứ không phải để tôi trả ơn.
Với những người giúp để muốn tôi giúp lại, hay tôi trả ơn thì họ không giúp mà ghi nợ, thậm chí cho vay nặng lãi. Và vì thế, tôi cũng không cần phải biết ơn họ. Vì họ là kẻ cho vay nặng lãi.
Không có khế ước nào cả. Khi họ "đòi nợ", khế ước đã tự động bị hủy.
Ngay cả các bậc cha mẹ cũng vậy, sinh con cái là để con cái sống tốt, không phải để báo hiếu hay trả nợ. Nếu đòi con cái báo hiếu, trả nợ thì chỉ là dạng ghi nợ và vì thế, hợp đồng trở nên vô hiệu.
Nhưng tôi không phải kẻ vô ơn. Đó là khái niệm rất khác. Bọn đạo đức giả thường đánh đồng khái niệm "không cần biết ơn" với "vô ơn". Tôi vẫn luôn nhớ lòng tốt của những người đã giúp mình.
Và vấn đề của rất nhiều người có lẽ vẫn là sự vô ơn. Họ thực sự là kẻ vô ơn, ăn cháo đá bát. Đừng giúp gì họ, vì họ sẽ chỉ sống kém hơn sau khi đã lợi dụng bạn.
15 notes · View notes
fishergame · 10 years
Text
Luật Vua, hay Luật Đời?
Trên đời tồn tại hai thứ luật, thứ nhất là Luật Vua (King's Law), thứ hai là Luật Đời (Life's Law). Luật Vua là thứ do vua đặt ra để vua (và bộ sậu quý tộc bên dưới) có lợi. Bạn chẳng được gì.
Luật Đời là luật phổ quát áp dụng cho tất cả mọi người. Tuân theo Luật Vua thì có vẻ an toàn, nhưng không được gì. Sự thực là sẽ là nạn nhân của bệnh tật. Tuân theo Luật Đời thì phải học khôn và không an toàn, vì thường là trái với Luật Vua.
Đa phần chọn Luật Vua và không có gì, nếu có cố gắng, có thể lên giai cấp quý tộc và hưởng sái một chút từ vua. Chỉ một số ít chọn Luật Đời, hoặc mất mạng hoặc thành thế lực ngầm, tài phiệt.
Hai luật này đánh nhau chan chát. Và những kẻ ngu dại thì thậm chí không biết là tồn tại Luật Đời hay phủ định nó.
Thế thì hãy tuân thủ Luật Vua và không hưởng gì cả. Đó chính là Luật Đời.
Còn nếu bạn khôn, bạn sẽ vượt qua được mọi Luật Vua và sống cuộc đời bạn muốn. Cái này gọi là Phá Luật (Breaking Laws). Đó giống như trò thoát ngục (jail break). Hãy thoát khỏi mê lộ thấp kém.
1 note · View note
fishergame · 10 years
Text
Kỹ năng kiếm tiền hay kỹ năng tiêu tiền quan trọng hơn?
Khả năng hành động hay khả năng không hành động quan trọng hơn?
Nhiều người đã từng thành công lụn bại vì không có khả năng không hành động.
Phải học kỹ năng hành động trước rồi mới có thể học kỹ năng không hành động. Vì liên quan tới việc đo lường được rủi ro. Hành động mới có kinh nghiệm để kiểm soát rủi ro. Từ đó không hành động để hạn chế rủi ro.
Không học kỹ năng không hành động thường dẫn tới hành động hủy hoại, đó là lý do chính mà những người đã từng thành công trở nên thất bại và mất trắng.
Giống như kiếm tiền và tiêu tiền thôi. Cần học cả 2 kỹ năng.
3 notes · View notes
fishergame · 10 years
Text
Hạnh phúc nhì thế giới?
Năm 2012 có một tổ chức là NEF (tổ chức kinh tế mới) đưa ra cái gọi là chỉ số hạnh phúc và kết luận người Việt hạnh phúc ... nhì thế giới. Nhiều người Việt rất sướng vì họ vốn tinh thần tự sướng rất cao. Nhưng chẳng ai buồn xem lại công thức. Khi xem lại công thức thì chỉ số này không phải là chỉ số hạnh phúc mà là chỉ số bất hạnh mới chuẩn. Chúng ta cần lật lại công thức này.
Tumblr media
Đây là cách tính:
http://www.happyplanetindex.org/about/
Đây là kết quả năm 2012:
http://en.wikipedia.org/wiki/Happy_Planet_Index
Công thức tính là như thế này:
Tumblr media
Tức là:
Chỉ số hạnh phúc = (Trải nghiệm sống tốt X Tuổi thọ) / Không gian sinh thái
Và trải nghiệm sống tốt thì họ kết luận thế này:
"If you want to know how well someone’s life is going, your best bet is to ask them directly."
(Nếu bạn muốn xem một người có sống tốt hay không, cách tốt nhất là hỏi họ)
Đây chính là vấn đề. Chúng ta đều biết là thanh niên đa phần đều cảm thấy chán, bế tắc, chẳng có mục tiêu gì. Họ hoàn toàn không biết hạnh phúc là gì nhưng nếu hỏi thì họ vẫn nghĩ mình hạnh phúc. Một người không hiểu biết sẽ không biết hạnh phúc là gì. Nhiều người nghĩ họ vẫn có ăn là họ hạnh phúc. Nhưng đó không phải là hạnh phúc. Bằng cách hỏi trực tiếp sẽ luôn được kết quả sai lạc.
Người nghèo sẽ luôn trả lời là hạnh phúc còn người giàu sẽ trả lời không hạnh phúc, và họ có lý do để trả lời như thế. Tóm lại, hỏi trực tiếp là cách để thu được kết quả trái ngược thực tế.
Nhân tố thứ 2 là tuổi thọ: Ở các nước kém phát triển thì người ta sống dai chứ đã mất sức và bị bệnh tật hành hạ từ lâu rồi. Việc duy nhất họ làm là dán mắt vào ti vi ngày này qua ngày khác. Bạn nghĩ thế có hạnh phúc không? Chỉ là sự tồn tại. Tuổi thọ và hạnh phúc không liên quan nhiều tới nhau, quan trọng là lối sống, mục đích sống. Ở đây toàn người già ngồi không và sống phụ thuộc.
Nhưng cái sai lớn nhất là yếu tố "không gian sinh học", tức là không gian sống. Yếu tố này không phải là phép chia, mà phải là phép nhân. Không gian sống càng rộng thì người ta càng hạnh phúc chứ không phải ngược lại.
Ở nước kém phát triển thì không gian sống rất hẹp, đất chật người đông và bon chen khủng khiếp, không ai sống hạnh phúc cả. Nhưng dân số, diện tích cũng ngang nước phát triển thôi mà?
Đúng, nhưng mức độ đô thị hóa và cơ sở hạ tầng rất thấp. Ở các nước phát triển thì nông thôn của họ cũng hiện đại như thành thị, chỉ có dân là thưa hơn. Hạ tầng của họ rất lớn và vì thế, không gian sống lớn hơn rất nhiều.
Ở ta thì hạ tầng rất kém, sinh ra cảnh đất chất người đông giành giật nhau từng chút một. Ví dụ ngày tết thì chỉ có chen vào trung tâm, đạp nhau bẹp ruột mà đi. Đó không thể là hạnh phúc.
Công thức trên là một công thức nhảm nhí và thực chất, NEF chỉ là một tổ chức nhảm nhí.
Nó hoàn toàn không đề cập tới số giờ làm. Ví dụ người Nhật Bản, Hàn Quốc làm với số giờ rất nhiều và rõ ràng họ không hạnh phúc với điều này. Tức là, bạn sống ở một môi trường tuyệt vời mà phải làm quá nhiều thì chắc chắn bạn cũng không hạnh phúc.
Nhưng nếu để tự sướng thì có khi lại tốt. Những người sống tệ hại thì nhu cầu tự sướng bao giờ cũng cao mà.
5 notes · View notes
fishergame · 10 years
Text
Vì sao cho tiền người ăn xin? Vì sao mua vé số?
Đây không phải là về đạo đức, hay đạo đức giả mà chỉ nghị luận về động cơ cho tiền người ăn xin và nghị luận xem kết quả của việc đó là như thế nào. Bạn cho hay không cho tiền ăn xin là quyền tự do cá nhân của bạn. Việc đó tốt hay xấu cũng là do bạn đánh giá. Ở đây chỉ nghị luận để hiểu toàn cảnh vấn đề.
Rất nhiều người vẫn bỏ tiền cho ăn xin và mua vé số. Liệu điều đó giúp giảm hay làm tăng số lượng đội quân này? Liệu có lựa chọn nào tốt hơn không?
Người ăn xin, bán vé số là ai?
Bạn phải tự hỏi sao có nhiều người ăn xin, bán vé số, đặc biệt người già thế. Mà không chỉ người già, người trẻ, thanh niên cũng ăn xin, bán vé số. Tiện nhất là đẩy theo một người tàn tật hay người già. Mà đến bọn trẻ con cũng được cha mẹ cho đi ăn xin và bán vé số tuốt. Họ có đáng thương không hay đây chỉ là một nghề?
Hãy chú ý đến người già ăn xin. Để có thể đi ăn xin, họ phải có đồng thời các điều kiện sau:
- Không có con cháu hoặc con cháu ruồng bỏ
- Không có người thân, bạn bè giúp đỡ
- Không tiền tiết kiệm (đã phá sản)
- Không có lương hưu
Tức là họ phải là người rất tệ, để đồng thời có các điều trên. Họ phải đối xử tệ với tất cả mọi người như quỵt nợ, lừa đảo, lợi dụng, ... thì mới có thể cô độc và đi ăn xin.
Họ cũng chẳng nghề nghiệp gì để kiếm ra tiền luôn. Và không ai biết họ đã ăn xin từ bao lâu rồi. Chắc chắn là họ không học vấn, không nghề nghiệp, có thể cũng chẳng muốn lao động nữa.
Nếu họ chăm chỉ, thì họ đã giàu và an nhàn rồi. Chứng tỏ cả đời họ không học tập, và cũng không làm việc. Vì nếu làm việc thì đã có mối quan hệ có thể giúp họ rồi.
Có thể là họ tiêu nhiều hơn làm, hay đánh đề và mất hết. Sau đấy lại bị gia đình, bạn bè ruồng bỏ (do cư xử kém hay quỵt tiền của họ).
Thế đội ăn xin được chăn dắt thì sao? Có những cụ già được bọn đầu gấu chăn dắt cho ăn xin. Ban ngày chúng chở đi cho ăn xin, tối chở về, sống cuộc sống tập thể với các cụ già khác.
Hoặc cũng có cụ già làm NGHỀ ĂN XIN. Công việc của họ là ăn xin. Họ có thể cũng có nhà, nhưng không làm việc khác mà kiếm tiền bằng nghề ăn xin. Làm sao bạn phân biệt được người ăn xin thật và người làm nghề ăn xin?
Vì sao cho tiền ăn xin?
Thế nào cũng sẽ có người cho tiền ăn xin thôi, đặc biệt nếu là người già. Tôi nghĩ có nhiều động cơ, nhưng lớn nhất là cảm thương. Sau đó có thể là không muốn bị làm phiền. Hoặc có thể là nghĩ rằng làm phúc thì ... kiếp sau sống tốt hơn. Như vậy thì suy nghĩ là "cho tiền ăn xin" sẽ là "việc tốt, việc phúc đức". Kiếp sau thì không biết sống có tốt hơn không, nhưng nếu việc đó đúng là tốt, thì tôi nghĩ kết quả sẽ có ngay kiếp này.
Nhưng người ăn xin có đáng thương đâu. Họ chỉ không muốn làm việc khác thôi. Họ làm nghề ăn xin, đánh vào lòng thương hại của người khác. Nếu bạn đề nghị họ làm những việc như rửa bát thì họ còn chửi bạn cơ. Họ không thích làm việc thấp kém. Tại sao lại làm việc thấp kém, bị người khác cưỡi lên đầu lên cổ trong khi có thể đi ăn xin?
Làm ăn xin có cái hay là bạn chẳng luồn cúi ai cả, vì cơ bản là họ có biết bạn là ai đâu. Cũng không bó buộc thời gian, không bị sếp đì, không phải quan hệ đồng nghiệp và chẳng cần học nghiệp vụ gì. Hoàn toàn không sợ bị sa thải. Thế thì hơn đứt bạn rồi còn gì?
Các cụ bị chăn dắt thì thôi khỏi nói. Các cụ muốn như vậy, sống chung càng vui. Có phải làm gì cực nhọc đâu, lại được nuôi ăn ở.
Cho tiền có tốt không?
Mấu chốt là chỗ này. Khi bạn cho tiền thì người ăn xin nghĩ đó là tốt, bạn cũng có thể nghĩ đó là tốt. Vì thế mà bạn sống kém. Không phải là cho hay không cho, vì đấy là quyền của bạn. Nhưng nhận thức đúng là quan trọng. Nhiều người đơn thuần nhận thức là "cho tiền ăn xin là làm việc tốt, việc phúc đức" và cái nhận thức này sẽ gây ra kết quả tương ứng trong cuộc sống của họ.
Vì sao mà lại chỉ có 10k, sao không cho luôn 100k, nếu nó là việc tốt? Và tốt hơn sao không đón họ về nuôi? Tốt hơn nữa là sao không kiếm việc làm cho họ, như rửa bát chẳng hạn?
Mục tiêu của bạn là để giảm số người ăn xin, hay giúp người ăn xin sống tốt hơn, hay chỉ đơn thuần là thoải mái về tinh thần?
Việc cho tiền không giúp người ăn xin sống tốt hơn, vì sẽ làm tăng số lượng người ăn xin lên. Thấy người khác ăn xin được thì nhiều người bỏ việc đi ăn xin ngay.
Nhưng nếu bạn đề nghị nuôi họ thì họ sẽ từ chối. Vì họ đang được chăn dắt, thoải mái hơn ở nhà bạn. Đây là điều mà nhiều người hiểu nhầm. Người ăn xin đang sống cuộc sống mà họ chọn và tốt nhất cho họ đấy chứ. Họ từng đi làm, nhưng chỉ muốn kiếm tiền mà không muốn làm, và thất bại. Và họ từ bỏ việc đó lâu rồi, vì ăn xin thoải mái hơn.
Như vậy, động cơ đúng của việc cho tiền là để bản thân cảm thấy thoải mái hơn, thấy mình đã làm việc tốt và sẽ được báo đáp về sau. Nhưng tôi nghĩ là đợi dài cổ thôi vì việc đó cũng có tốt gì đâu? Người ăn xin chỉ đơn thuần làm công việc giúp người khác cảm thấy mình tốt đẹp, giúp họ thỏa mãn cái tinh thần yếu đuối của họ.
Hoặc đơn giản là TỐNG TIỀN. Cứ nhè lúc người ta ăn uống, giải khát hay hẹn hò với người yêu mà nhào tới. Người ta sẽ phải trả tiền để không bị làm phiền. Nếu là ăn xin đích thực thì họ phải ngồi ở đâu đó không làm phiền ai, và ai thương hại thì cho tiền. Như ở bên Tây là như vậy, ăn xin cũng có phẩm giá của ăn xin. Những người ăn xin mà không làm phiền người khác tốt hơn là những kẻ tống tiền rất nhiều.
Và suy cho cùng, tùy trường hợp mà cho hay không cho. Nhưng phải hiểu vấn đề là, người ăn xin cũng không đáng thương lắm đâu. Biết đâu bạn cũng sẽ đáng thương như họ, hay hơn họ thì sao? Ai mà biết được.
Và nếu cho họ mà cho có 10k mà không xấu hổ sao?
2 notes · View notes
fishergame · 10 years
Text
Hiểu biết hay cảm tính
Có câu chuyện thế này:
====
Một bà cụ 80 tuổi đến một quán ăn hỏi nhân viên phục vụ: “Bà chỉ có mười ngàn, bà muốn uống canh.” Vì bà cụ đã lớn tuổi, nói chuyện nghe không rõ lắm. Khi đó tôi có thể cảm nhận được sự ngại ngùng của bà, vẻ mặt của bà thiếu điều muốn khóc. Một lúc sau, nữ phục vụ bưng ra một bát cơm và canh nóng để trước mặt cụ. Bà cụ nhìn thấy trong cơm có thịt, liền vội nói: “Bà không cần thịt, bà chỉ có mười ngàn thôi.” Nữ phục vụ nhỏ nhẹ đáp lại: “Bà ơi, cái này không tính tiền, bà cứ từ từ dùng ạ!”
Mỗi người chúng ta ai cũng sẽ già đi, sống tốt với người già luôn là một nét đẹp đạo đức của con người.
====
Tôi nghĩ đây là câu chuyện ĐIỂN HÌNH trong xã hội. Bạn sẽ luôn bị tập kích khi đang ăn ở quán ăn bởi đội quân đông đảo ăn xin, bán vé số, trong đó không ít là người già. Bạn có cho họ (mua cho họ) không, bạn sẽ cho hết hay chỉ lựa chọn đối tượng? Nếu chọn đối tượng để cho (mua vé số cho) thì theo tiêu chí nào?
Và vì sao nghị luận vấn đề này? Đây chỉ là vấn đề giả tưởng để nghị luận, từ đó tìm ra chân lý khách quan để bạn sống tốt hơn. Sống tốt hơn nghĩa là hình thành quy tắc ứng xử để bạn không tốn sức, tốn thời gian, tốn sinh mệnh, hao hụt tài nguyên cho những thứ không đáng giá, để rồi sau đó bạn khóc ròng vì phá sản và nghèo đói.
Tất nhiên, nếu bạn chấp nhận chuyện phá sản, nghèo đói thì không cần đọc gì và cũng không cần học gì cả. Về cơ bản thì bài viết này sử dụng điều khoản Miễn trách nhiệm. Đúng ra thì không nên đọc, nên đừng đọc nữa nhé!
Còn nếu bạn muốn sống khác đi (so với đa số người trong xã hội), thì chúng ta sẽ nghị luận vấn đề.
Theo như câu chuyện trên thì đa số mọi người sẽ đồng tình, ủng hộ, ca ngợi cô nhân viên và thậm chí ca ngợi ... bà cụ là đức độ. Đây là một câu chuyện về đạo đức, nhiều khả năng là được ... bịa ra để cố gắng nâng cao đạo đức xã hội. Tức là, lời khuyên của tác giả câu chuyện là mọi người nên sống như cô nhân viên kia, và thậm chí là nên sống như bà cụ kia. Động cơ của tác giả là gì? Là vì tác giả thấy trong xã hội chuyện tốt quá ít - tôi đoán vậy, và thực sự là đã mất niềm tin vào xã hội. Bằng cách viết nên nhưng câu chuyện đạo đức như thế này, thì hi vọng sẽ vực dậy đạo đức xã hội và tạo ra xã hội tốt đẹp hơn.
Tốt thôi, nhưng hiệu quả là thế nào? Theo tôi nghĩ thì hiệu quả bằng không, hoặc làm xã hội kém đi. Vì xã hội nào dạy đạo đức quá nhiều mà không dạy sự hiểu biết, thì đều càng ngày càng kém đi cả.
Với lại, đây lại là một câu chuyện bịa, mà tôi sẽ đưa dẫn chứng ở phần sau đây. Dùng chuyện bịa dạy đạo đức thường chỉ nuôi dưỡng nên những con người có tâm hồn yếu kém, năng lực yếu kém và từ đó, nuôi dưỡng hành vi xấu (= "thiếu tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi").
Nhưng nhỡ chuyện thật thì sao? Chúng ta nghị luận thì không cần nhất thiết là chuyện thật, mà nghị luận để tìm ra bản chất vấn đề thôi. Chỉ cần đề tài là có thể nghị luận. Nghị luận giỏi nghĩa là bạn thông minh, bạn sẽ sống tốt. Nghị luận kém, hoặc hoàn toàn không biết cách nghị luận thì bạn sẽ nhận được cuộc sống tương xứng thôi.
Người có lòng tự trọng thì không xin bố thí
Trở lại câu chuyện trên, tôi chia ra 2 trường hợp:
- Bà cụ có lòng tự trọng
- Bà cụ không có lòng tự trọng
Nếu là 1 người có lòng tự trọng thì lần sau họ sẽ không dám bén mảng tới quán mua canh nữa, vì họ sợ sự bố thí. Như vậy, cô nhân viên đã chặt đường mua đồ ăn của bà cụ. Vậy hành động của cô nhân viên là tốt hay xấu?
Nếu là 1 người không có lòng tự trọng thì lần sau bà cụ sẽ lại tới chỉ với 10k và hi vọng sẽ được một bữa như hôm trước. Người ăn xin đa phần đều sẽ thế (việc họ ngửa tay ăn xin thường đã chứng tỏ họ không tự trọng), nếu xin được sẽ xin mãi. Trong gia đình cũng vậy thôi, ăn bám được thì sẽ ăn bám mãi.
Như vậy, hành động của cô nhân viên lại chỉ "giúp" người không tự trọng và chặn đường của người có lòng tự trọng. Trong xã hội, những chuyện như thế này nhiều lắm. Khi đoàn cứu trợ tới vùng cần cứu trợ thì những người không có lòng tự trọng nhao nhao ngửa tay xin, khiến những người có tự trọng không muốn, không dám nhận cứu trợ (vì phải tới trao cho họ thì họ mới nhận). Kết quả là nhân viên cứu trợ không hiểu biết chỉ trao đồ cứu trợ cho những người không tự trọng vì họ tưởng đó là người cần hơn.
Nhưng bà cụ có lòng tự trọng không? Nếu một người tự trọng thì không nhận bố thí. Họ sẽ kiên quyết từ chối mà sẽ chỉ nhận phần mà họ mua được thôi. Nhưng một người có tự trọng thì họ thường không nghèo khi về già. Đó chính là vấn đề. Một người tự trọng sẽ không xin bố thí, không ăn bám nên họ sẽ đổ sức học tập, lao động và cuối cùng họ giàu (ai cũng có thể giàu nếu chịu khó học tập, lao động). Đặc biệt, khi về già họ sẽ đảm bảo được cuộc sống của mình.
Một người tự trọng có thể vay để vượt qua khó khăn hay làm ăn, nhưng chắc chắn họ sẽ trả đủ. Họ chỉ VAY chứ không bao giờ XIN. Làm sao chúng ta sống tốt, nếu chúng ta XIN hay XIN ĐỂU (cướp) sinh mệnh của người khác?
Cô nhân viên
Mổ xẻ cô nhân viên chút nhé. Cô này là chủ quán, hay chỉ là nhân viên, hay là nhân viên kiêm con chủ quán? Tôi không thấy câu chuyện đề cập tới, có lẽ tác giả không quan tâm khi sáng tác, hoặc cũng có thể cô này chỉ đơn thuần là nhân viên.
Tốt thôi! Thế cái phần thịt kia, là do cô nhân viên bỏ tiền túi ra mua cho bà cụ, hay là cô cứ thế lấy của quán cho bà cụ nhỉ? Tác giả câu chuyện quên đề cập chuyện này.
Thế cô nhân viên này có phải là một "nhân viên tốt" không? Nếu là bạn, bạn có thuê nhân viên này không? Và nếu bạn biết chuyện cô nhân viên giúp bà cụ, bạn sẽ tuyên dương, hay phê bình cô nhân viên? Tôi dám cá 90% mọi người sẽ nghĩ đây là nhân viên tốt, vì cô này là "người tốt". Và vì thế, 90% không bao giờ thành người kinh doanh, họ sẽ chỉ đi làm thuê, và hơn nữa, sẽ thành người làm thuê đúng như cô nhân viên kia.
Why is that?
Chúng ta hãy phân tích xem cô nhân viên có phải là nhân viên tốt hay không. Có 2 khả năng:
(1) Cô nhân viên bỏ tiền túi mua thịt cho bà cụ
(2) Cô nhân viên không bỏ tiền mà lấy của quán cho bà cụ
Vì tác giả lại QUÊN đề cập chuyện này, cho nên tôi nghĩ trường hợp (2) nhiều khả năng hơn. Như vậy là cô nhân viên LẤY CẮP thịt của quán để cho bà cụ. Đây là nhân viên xấu. Có công việc đi làm nhưng không biết ơn chủ quán, lại còn lấy cắp thịt của chủ quán nữa.
Nhưng cứ giả sử là (1) cô nhân viên bỏ tiền túi ra đi. Nghe thế cho có vẻ tốt đẹp! Và vì tốt đẹp, cô không nói cho bà cụ biết chuyện đó. Như thế, cô nhân viên là người tốt. Phải công nhận thôi! Dù tác giả không cung cấp đủ thông tin! Nhưng cô này sẽ khiến bà cụ hiểu nhầm là 10k vẫn có thể mua một tô canh đầy đủ. Nhỡ hôm sau, hôm sau nữa bà cụ lại tới với 10k thì sao? Như vậy, cô nhân viên đang gây rắc rối cho chủ quán. Có thể bà cụ kia là người ăn xin, vệ sinh thân thể không tốt, gây mất khách. Có thể bà cụ chỉ đang chơi chiêu ăn ké, và ngày nào cũng tới thì sẽ rất phiền. Cô nhân viên về cơ bản là không nghĩ cho quán.
Nghĩa là cô này chẳng  tận tâm với công việc gì, dù công việc này đang giúp cô kiếm tiền. Đây là kiểu sống làm việc chỉ vì tiền, sẽ dẫn tới thất bại, nghèo đói và có thể trở thành đúng trường hợp của bà cụ. Làm sao mà thành công, kiếm nhiều tiền nếu không tận tâm với công việc mình đang làm? Hay đang mơ về một công việc lương cao, ngồi mát ăn bát vàng?
Hành động đúng là cô nhân viên xin phép chủ quán được giúp bà cụ kia. Vì đây là đất có chủ, nên cô nhân viên muốn làm gì ngoài khuôn khổ thì sẽ phải xin phép, thế mới là cư xử đàng hoàng. Mà quán ăn thì tôi nghĩ chủ quán lúc nào chả ở quán. Như thế là cô nhân viên đã xin phép chủ quán rồi. Thế thì bà cụ phải cám ơn chủ quán, chứ không phải cám ơn cô nhân viên.
Trong trường hợp này, chủ quán là một người kinh doanh tồi (dù là "người tốt" theo tiêu chí nào đó). Vì nếu để một người ăn xin không đảm bảo vệ sinh ngồi trong quán, thì ai dám tới quán đó nữa? Và đây là kinh doanh, hay là từ thiện, hay trộn lẫn cả hai?
Cái sai lầm của người kinh doanh chính là không phân biệt rạch ròi. Nếu muốn làm từ thiện, bạn phải làm ở nơi làm từ thiện, không phải ở quán của bạn. Vì muốn làm từ thiện, bạn có nghĩa vụ làm đúng đối tượng, chứ không phải cho hết những người giả nghèo, giả khổ hay không c�� lòng tự trọng,  không muốn lao động. Có phải làm từ thiện là dễ đâu?
Bà cụ
Nhiều người lại nghĩ bà cụ là "đức độ". Vì họ không có khả năng tư duy, cứ người già, đặc biệt lại nghèo, thì đều nghĩ là người tốt, người đáng thương.
Nếu bà cụ là người tốt, cư xử đúng mực thì chắc chắn con cháu bà cụ sẽ nuôi nấng bà ấy tử tế. Nếu bà cụ là người tự trọng, chăm chỉ làm việc thì chắc chắn bà cụ không nghèo. Nhưng kể cả nghèo, thì chắc bà cụ sẽ có nhiều bạn bè giúp đỡ bà ấy.
Nhưng không có ai giúp bà ấy cả. Bà ấy chỉ có đúng 10k. Thế thì phải hiểu thế nào? Thế 60 năm qua bà ấy đã làm gì?
Giả sử bà cụ là người tự trọng, đáng kính, thì suốt 60 năm qua bà cụ không có một người bạn bè tử tế nào sao? Bà cụ không tích lũy đủ tiền để sống về già sao? Bà cụ không có con cái nào đủ tài chính nuôi mình sao?
Có thể là bà cụ ham cờ bạc, đánh đề, lô tô. Nên mất sạch tài sản. Bà cụ đối xử tồi tệ với con cái, nên bị ruồng bỏ. Bà cụ không đối xử tốt với ai cả, với ai bà cũng chỉ vay tiền, quỵt tiền, lợi dụng người ta nên không ai chơi với bà nữa. Ai mà biết được! Nhưng nhiều khả năng như thế.
Còn ít khả năng hơn thì đây. Bà cụ không có con cái, không bạn bè, do sống khép kín chẳng hạn. Bà cụ cũng chăm chỉ làm việc có nhà, có công việc (nhưng không có lương hưu! buôn bán chẳng hạn). Sau đó, nhà đất bị thu hồi làm dự án và bà cụ ra đường. Xác suất rất thấp nhưng không phải không có.
Hay bà cụ là ăn xin chuyên nghiệp? Nhiều khả năng lắm. Bà cụ vẫn có nhà nhưng chỉ thích đi ăn xin, khỏi tốn công sức làm gì cả. Còn khi muốn đi ăn thì phải chơi chiêu để được ăn rẻ nhất có thể.
Có thể đây là một bà cụ xấu tính, có tính lợi dụng người khác. Vì tác giả không đề cập tới nên chịu không thể phán đoán được. Giả sử bà cụ bị mất nhà, không con cái, không bạn bè, thì bà cụ sẽ xin làm rửa chén chẳng hạn. Nhưng bà cụ có xin làm gì đâu!
Chứng tỏ bà cụ vẫn có nhà, có con cháu, có bạn bè. Chỉ không ai chơi với bà ấy thôi.
Làm sao đuổi người ăn xin?
Giả sử bạn mở quán ăn và có 1 bà già tới mua cơm với chỉ 10k, trong khi suất bạn bán tối thiểu là 30k. Bạn sẽ làm gì? Bạn là người kinh doanh, không phải làm từ thiện. Vậy bạn sẽ bán đúng 10k, hay sẽ làm từ thiện?
Vấn đề là thế này. Nếu cho người ăn xin ngồi ăn trong quán thì bạn mất khách. Vì chẳng ai muốn ngồi chung ghế có người ăn xin ngồi, hay ngồi cái ghế mà chẳng biết trước đấy có ai dơ dáy đã ngồi hay chưa.
Nếu bạn đuổi "biến đi chỗ khác đi" thì những khách hàng (đa phần cảm tính) sẽ đánh giá bạn tàn nhẫn, máu lạnh và vì thế, bạn có thể cũng lại mất khách.
Nếu bạn bán đúng 10k, thì nhiều khách hàng (đa phần kém hiểu biết) đánh giá bạn là quá tính toán, cũng lại có thể mất khách.
Thế nên làm thế nào? Bạn nên nói thế này "Bà có 10k nhưng cháu bán cho bà suất 30k và bỏ vào hộp cho bà, đây là chỗ cháu kinh doanh nên bà thông cảm mang hộp cơm đi nhé". Tức là bạn chịu thiệt 20k để bà già không ngồi ở quán của bạn, mà có ngồi bạn cũng nói khó để bà già đi.
Như thế thì bạn không mất khách. Còn bà già nếu có lòng tự trọng thì sẽ không quay lại nữa. Nếu bà già không có lòng tự trọng và hôm sau lại quay lại với chỉ 10k? Bạn có thể cho bà ấy 20k lần nữa. Và hôm sau bà già lại tới với chỉ 10k.
Lúc này thì bạn cứ nói thật to là đây là lần thứ 3 bà già tới đây và bạn có thể nói thẳng "ngày nào bà cũng tới đây với 10k để lấy cơm 30k mà không ... xấu hổ sao?". Khách hàng biết sự tình thì sẽ đồng tình với bạn và bạn không mất khách, ngược lại có khi còn đông khách hơn.
Quay lại câu chuyện trên, cô nhân viên có muốn giúp bà cụ đâu, mà chỉ có thể là chiêu cao tay (được sự đồng ý của chủ quán) để đuổi bà cụ đi. Thế những người cảm động vì lòng tốt của cô nhân viên là thế nào? Tôi nghĩ chỉ là cảm tính thôi.
Nhưng chắc gì bà cụ không chơi chiêu! Có thể bà cụ có tiền, nhưng chỉ muốn ăn nhiều hơn số mình có thì sao. Ở đời có biết bao nhiêu người như thế. Nếu là bà cụ và đã 80, ngân sách khá eo hẹp do con cháu đều nghèo và chẳng ai muốn phụng dưỡng, lại không có lương hưu gì, thì làm thế nào ăn nhiều nhất có thể? Chỉ cầm 10k đi lòng vòng các quán ra vẻ tội nghiệp chứ sao. Ở đời người ta chơi chiêu với nhau cả, chỉ có những người kém hiểu biết mới nhao nhao lên cảm động thôi.
Bà cụ có biết ơn không?
Có một điều mà tác giả câu chuyện không đề cập, là không thấy bà cụ cám ơn ai cả. Bà cụ không cám ơn cô nhân viên, cũng không cám ơn chủ quán. Vậy thì đây là cách cư xử gì của một người đã 80 tuổi? Hay già và nghèo thì đương nhiên nên được đối xử như vậy và chẳng cần cám ơn? Người khác thiệt hại vì mình mà không xin lỗi, cám ơn gì sao? Dạy con cháu như thế, thì chúng vô ơn là phải rồi. Còn thắc mắc gì nữa.
Đúng ra, theo phép cư xử thì bà cụ phải cám ơn chủ quán, chứ không phải cô nhân viên. Bà cụ được ăn, lại được ăn quá số tiền mình có là do chủ quán mở kinh doanh ra đó thôi. Nếu không cô nhân viên lấy gì mà bán, lấy gì mà làm phúc đức? Nếu bà cụ không hiểu điều này thì chứng tỏ là cư xử kém, và nghèo là rất xứng đáng.
Tôi nghĩ, đa phần mọi người sẽ chỉ muốn nhận từ xã hội, từ người khác nhưng không ai biết ơn cả đâu. Và vì thế họ nghèo và cơ cực. Họ đang sống đúng cuộc sống họ chọn đấy chứ có ai hại họ đâu.
Như vậy thì câu chuyện trên phải là về sự vô ơn mới là đúng. Chả ai cám ơn ai vì điều gì cả. Ha ha.
Ngay cả cách nói ban đầu của bà cụ là tôi đã thấy có vấn đề. Thông thường thì sẽ phải hỏi là "Ở đây canh bao nhiêu tiền hả cháu?" sau đó là "10k thì cháu có bán không?". Vì chúng ta phải tôn trọng quán. Nếu họ bán suất tối thiểu 30k thì chúng ta phải chấp nhận chuyện đó. Còn chuyện họ chấp nhận bán 10k thì đó là ân huệ họ dành cho chúng ta và chúng ta phải biết ơn điều đó. Đâu có ai quy định họ phải bán cho chúng ta đâu? Giúp đỡ lẫn nhau cả thôi.
Nhưng bà cụ ngay từ đầu đã nói "Bà chỉ có 10k, bà muốn uống canh". Chẳng xin phép ai cả, cứ như là mệnh lệnh cho người khác ấy. Với cách cư xử như thế thì dễ bị mọi người ghét lắm. Ở nhà chắc cũng đòi hỏi như vậy nên bị con cháu ghét đây. Đây không phải cách nói của một người đáng kính bị sa cơ lỡ vận (người đáng kính thì đáng tiếc lại ít sa cơ lỡ vận đến mức thế này lắm, vì họ có nhiều bạn bè có tài lực lắm!).
Chỉ là chuyện bịa
Tôi lấy làm đề tài nghị luận để giúp một số bạn có cái nhìn rõ hơn thôi. Chứ chuyện này là bịa. Vì nếu là chuyện thật, thì chắc chắn là có tên quán và báo chí đưa tin ầm lên rồi. Tốt hay không thì không chắc, vì sau đó sẽ rất nhiều bà cụ tới quán với chỉ 10k.
Nếu bạn cảm động, thì bạn sẽ phải đề tên quán để tri ân người ta. Chưa kể là bạn phải phòng vấn cô nhân viên kia vì bạn ngưỡng mộ cơ mà. Ở đây chẳng có phỏng vấn nào cả, vì cô nhân viên kia không tồn tại. Có khi lại chính là tác giả cũng nên! Vì quá cảm động vì lòng tốt của mình mà viết nên chuyện thì sao. Nhiều người tự viết sách ca ngợi mình lắm. Vì chẳng ai chịu viết cho họ cả!
Chúng ta nghị luận vấn đề này vì thực tế là có cả một đội quân người già đi ăn xin, bán vé số và tập kích chúng ta hàng ngày vào lúc chúng ta ăn hàng (trời đánh còn tránh miếng ăn, nhưng người ăn xin và bán vé số thì không - họ đứng trên cả trời mà!).
3 notes · View notes
fishergame · 10 years
Link
Đống tiền, hay dòng tiền?
1 note · View note
fishergame · 10 years
Text
Không nên ăn thịt chó
Tôi không ăn thịt chó và hoàn toàn phản đối hành động giết thịt chó. Tôi không ăn cả thịt rắn, cá sấu. Bàn về vấn đề này một chút.
Phe ủng hộ ăn thịt chó thì nói là cũng như ăn gà, heo, bò. Còn phe phản đối thì nói chó là bạn của con người, không nên ăn. Tức là câu chuyện xoay quanh vấn đề đạo đức. Vì thế, phe ủng hộ thường ít bị thuyết phục vì nếu chỉ là đạo đức "bạn của người" thì họ vẫn sẵn sàng ăn chó của nhà khác, thậm chí ăn chó của bọn trộm chó (và gián tiếp ủng hộ hành vi trộm chó!).
Tôi không nhìn theo khía cạnh đạo đức. Tôi nhìn theo khía cạnh là SỰ KHÔN NGOAN về sức khỏe.
Khi chúng ta ăn động vật bậc cao thì nguy cơ bị mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh lạ xuất hiện là rất lớn. Đó là lý do mà ăn thịt đồng loại là việc TỐI KỴ trong giới tự nhiên. Vì đồng loại thường tiểm ẩn các bệnh có thể lây nhiễm cho cá thể, và khi ăn đồng loại nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao. Điều này cũng đúng với động vật bậc cao: Bạn ăn động vật bậc càng cao thì nguy cơ nhiễm bệnh của bạn càng lớn.
Những bệnh hiểm nghèo này hiểu theo nghĩa là nó gây hậu quả nghiêm trọng về di truyền. Phá hủy cấu trúc ADN, làm hỏng các bộ phận trong cơ thể chẳng hạn.
Về cơ bản, người phương Tây không ăn thịt chó vì họ văn minh và họ rất khôn ngoan. Trí tuệ của họ được tích lũy từ rất lâu và mách bảo họ là không nên ăn thịt những động vật có cảm xúc. Và chó là động vật có cảm xúc, nên theo tôi đây là động vật bậc cao. Ngoài ra, chó là động vật có thể ăn được thức ăn của người, nên xét về chuỗi thức ăn thì chó đứng cùng mắt xích với con người. Việc ăn thịt chó vì thế nguy hiểm ở chỗ bạn có thể mắc bệnh tật do ăn thịt động vật có cùng nguồn thức ăn.
Như lý luận trên, thì ăn thực vật nhìn chung là an toàn, có thể gây ngộ độc (nếu có độc), gây khó tiêu, ... nhưng không gây hủy hoại mô cơ thể.
Ăn côn trùng thì cơ bản là khá tốt. Tất nhiên là phải biết chế biến. Côn trùng là động vật bậc thấp và thường tốt cho sức khỏe.
Cá cũng là thứ an toàn. Ăn cá bao nhiêu cũng được. Tuy nhiên, cá voi là động vật có cảm xúc nên không nên ăn lắm. Vì thế mà người phương Tây luôn phản đối Nhật Bản đánh bắt cá voi.
Thịt gà, dê, bò, heo về cơ bản cũng an toàn vì chúng chỉ ăn thực vật (hay động vật bậc rất thấp như sâu bọ). Chúng không trong mắt xích chuỗi thức ăn cùng con người. Tuy nhiên, chúng ta chú ý là nếu heo nuôi bằng thực vật thì ổn, còn nếu heo ăn thịt thì phải coi chừng. Động vật ăn cùng loại thịt như con người luôn tiểm ẩn rủi ro bệnh tật.
Nhớ lại sự kiện một chút: Bệnh bò điên. Bò được nuôi bằng thức ăn gia súc được tạo ra chính từ ... xương bò. Như vậy, bệnh tật của bò được kế thừa và sinh ra bò điên. Và khi ăn bò điên, não người bị tấn công. Có thể thấy là, động vật mà lại ăn động vật, đặc biệt đồng loại, thì không còn an toàn nữa.
Nếu ăn bò, thịt, dê, gà, hãy chắc chắn là chúng chỉ ăn thực vật. Và vì thế, nguồn gốc của bò chẳng hạn, rất quan trọng. Bò Úc được nuôi trong trang trại thì sẽ an toàn hơn rất nhiều vì chúng được nuôi theo quy trình chăn thả. Và bò Úc là nơi duy nhất an toàn trước bệnh bò điên.
Một người khôn ngoan chỉ nên ăn thứ an toàn và truy nguyên được nguồn gốc của chúng, đúng không nhỉ?
Đừng ăn thịt chó, mang họa vào thân đấy! Và nếu tôi biết bạn ăn thịt chó thì tình cảm của tôi với bạn cũng sụt giảm 80% ngay lập tức.
Chỉ nên câu cá và ăn cá thôi!
16 notes · View notes
fishergame · 10 years
Text
Tự ái và tự trọng
Tự ái cao thì tự trọng thấp. Tự trọng cao thì tự ái thấp.
Tự ái và tự trọng là hai khái niệm mà người ta thường đánh tráo cho nhau. Nhưng theo tôi, chúng đối lập nhau.
Tự ái là thế này, khi có một người nói gì đó họ nghĩ hay nói ra sự thật, động chạm đến bạn thì bạn cảm thấy tổn thương, bực tức, mất sỹ diện, cho dù đó là sự thật.
Còn tự trọng là khi có ai xúc phạm bạn và bạn không chấp nhận sự xúc phạm đó.
Người tự ái cao thì thường tự trọng thấp. Bởi vì người tự ái là người không muốn, không dám nghe sự thật. Họ sợ bị tổn thương vì họ yếu đuối. Do đó, họ không nhìn nhận sự thật để khắc phục mà luôn trốn tránh. Vì thế, năng lực của họ rất thấp. Và vì năng lực thấp nên tự trọng không cao. Ví dụ khi đi làm, bị người chủ thuê họ làm việc chửi mắng thì rất tự ái nhưng lại không dám nghỉ do nếu nghỉ thì sợ mình không xin được việc.
Ngược lại, người tự trọng là người nhìn thẳng vào sự thật. Kể cả sự thật động chạm tới họ, hay nói ra yếu kém của họ. Từ đó họ khắc phục. Do đó, năng lực của họ cao và họ có thể sống tự trọng được. Ví dụ, nếu người chủ thuê họ có thái độ không tốt, họ sẽ nghỉ việc vì họ đủ khả năng và dám xin việc khác.
Tự ái và tự trọng rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tóm lại vẫn là: Có dám nhìn thẳng vào sự thật hay không. Một người không dám nhìn thẳng vào sự thật (thường về sự yếu kém của bản thân) thì sẽ là người tự ái cao, tự trọng thấp.
Và chẳng có lý do gì chơi với họ cả.
17 notes · View notes
fishergame · 10 years
Text
Người thích trích dẫn sẽ không thành công
Có những người thích trích dẫn người thành công, danh nhân, người có vẻ thành công. Thậm chí, họ hoc y chang những người này. Nhưng về cơ bản, họ không thành công.
Why?
Vì họ không tư duy độc lập. Họ phải trích dẫn vì họ không nghĩ ra được gì cả. Nếu họ tư duy và đi tìm chân lý, thì họ thấy các câu nói trở nên tầm thường và không đáng trích dẫn nữa. Họ vẫn đang phải trích dẫn vì họ muốn tin điều đó đúng, chứ không có lập luận hay dẫn chứng gì chứng minh cả. Và họ muốn thuyết phục người khác nhưng không có khả năng lập luận, chứng minh. Nên họ mượn danh nhân, người nổi tiếng.
Nếu họ tư duy độc lập, thì họ sẽ có những nguyên lý của riêng mình, một cách NHẤT QUÁN chứ không phải trích dẫn đủ mọi người.
Trích dẫn sẽ không thành công. Vì bối cảnh khác nhau, các tham số đầu vào khác nhau. Có bắt chước y chang một người thành công thì cũng không thể thành công là vì thế. Phải tư duy ra cái mới và phù hợp thời đại.
Và muốn thành công phải có nguyên lý nhất quán, nguyên tắc hành động nhất quán. Người thích trích dẫn thì ai họ cũng ... trích dẫn. Kể cả những người có vẻ thành công (mà không được thời gian kiểm chứng). Trích dẫn nhiều chỉ thể hiện việc không tư duy.
Nếu muốn thành công: ĐỪNG TRÍCH DẪN, hãy đưa ra luận đề, tìm lập lập và chứng cứ để chứng minh nó. Khi nào bạn không phải trích dẫn nữa, CHẮC CHẮN bạn sẽ thành công!
9 notes · View notes
fishergame · 10 years
Text
Lương tăng thì vật giá tăng
Người đi làm đấu tranh để tăng lương. Khi được tăng lương, giá cả ở chợ lập tức tăng theo và còn tăng ở mức nhiều hơn (theo tiểu thương thì để khỏi phải tăng giá nhiều lần!). Người làm công ăn lương cảm giác như bị tiểu thương móc túi. Họ giận dỗi, đổ tội lên đầu tiểu thương.
Nhưng có đúng là do tiểu thương không?
Nói đúng thì những người bán hàng ở chợ đang giúp mọi người thông qua công việc bán hàng hóa của họ.
Giá cả tăng là do thế này. Người làm công được tăng lương, giả sử 10%, thì họ cảm giác mình nhiều tiền hơn, nên ra chợ mua nhiều hàng hơn. Hàng bán hết quá nhanh nên tiểu thương ở chợ sẽ tăng giá vì nếu không thì họ sẽ hết hàng sớm và bị thiệt so với người "găm hàng" bán giá cao. Như vậy, nâng giá lên và bán trong cả một buổi sáng thì sẽ kiếm nhiều tiền hơn. Đây là nguyên lý cung cầu trong kinh tế thị trường.
Nhưng tiểu thương không thể bán giá cũ! Vì bán giá cũ thì sẽ hết hàng nhanh, do đó phải nhập hàng từ chợ đầu mối nhiều hơn để bán nhiều hơn. Vì lượng hàng ở chợ đầu mối không tăng nhưng nhu cầu nhập hàng tăng nên lập tức giá bán buôn ở chợ đầu mối tăng lên. Nghĩa là, tiểu thương phải nhập hàng với giá cao hơn, do đó, giá bán lẻ ở chợ phải cao lên.
Và giá cả tăng lập tức ngay sau tăng lương. Theo đúng quy luật kinh tế thị trường ở trên. Dù công chức, người làm công ăn lương bất bình đổ cho tiểu thương "tham lam", thì thực ra tiểu thương vẫn đang giúp họ. Vì nếu bán giá cũ thì hàng hết nhanh và người thực sự cần (những người đi chợ muộn) sẽ không có hàng để mua.
Vấn đề không phải do tiểu thương, mà do bản chất kinh tế. Lương tăng và ai cũng nhiều tiền hơn, nhưng lượng hàng sản xuất không tăng. Thế thì giá cả phải tăng thôi. Không vì công chức được tăng lương mà lượng su hào hay bắp cải tăng thêm 10%, đúng không?
Có một điều thế này: Lương càng tăng thì công chức càng nghèo đi. Nghe thì rất nghịch lý, nhưng lại đúng. Vì chúng ta biết tỷ lệ tăng lương khác nhau tùy mức lương. Người lương thấp thì số tiền tăng ít, người lương cao thì số tiền tăng nhiều (theo đúng tỷ lệ phần trăm). Nghĩa là khoảng cách thu nhập của người lương cao và người lương thấp lại dãn ra thêm.
Mà vật giá lại tăng theo mức tăng lương trung bình (theo đúng quy luật kinh tế). Như vậy người lương thấp sẽ mua được ít hàng hơn so với lúc chưa tăng lương. Còn người lương cao sẽ mua được nhiều hàng hơn.
Mà số đông lại là lương thấp, những người cần cải thiện mức sống nhất. Vì thế họ đấu tranh đòi tăng lương, nhưng lại không biết là lương càng tăng thì họ lại càng nghèo đi.
Đúng ra, lẽ ra phải đấu tranh để không tăng lương, hay đấu tranh để chênh lệch lương giảm đi. Nhưng nếu chúng ta bảo người nghèo không đỏi tăng lương, thì họ sẽ thù ghét chúng ta. Đấu tranh cho quyền lợi của người nghèo nhiều khi cũng rất dở hơi!
2 notes · View notes