Tumgik
fourpalaces · 11 months
Text
The Hagiography of the SIXTH PRINCE AN BIÊN
- Tiếng Việt bên dưới -
Tumblr media
Source: Tinh Hoa Đạo Mẫu
On the 10th day of the lunisolar Eighth month, we honor the festival of the Sixth Prince An Biên, a figure of great significance. Born into a minority ethnic family, he later rose to prominence as a revered military general during the Lý dynasty. His remarkable contributions were instrumental in the resistance against the Sòng invaders.
The primary shrine dedicated to the Sixth Prince An Biên resides in his hometown of Cao Bằng province. According to historical accounts in "Cao Bằng thực lục" (The Chronicle of Cao Bằng) by Nguyễn Hữu Cung, the Sixth Prince was born into a family with a long legacy of tribal leadership in Lũng Đĩnh village, situated in the Thượng Lang region (modern-day Đình Phong commune, Trùng Khánh district, Cao Bằng province). At the age of 18, he assumed the role of tribal chief, earning deep respect from the local community due to his righteousness and generosity, particularly towards the less fortunate.
During the reigns of Emperor Lý Thái Tông and Emperor Lý Anh Tông, the Sixth Prince An Biên made substantial contributions to the resistance effort against the Sòng invaders. He held the esteemed title of General An Biên, overseeing the soldiers guarding the borderlands.
The shrine dedicated to the Sixth Prince An Biên stands proudly at his hometown, Lũng Đính, atop the peak of Mount Đoỏng Lình in Cao Bằng Province. This site is believed to be where the Sixth Prince strategically orchestrated battles to thwart the enemy. The remnants that endure today are marked by mounds, both rectangular and spiral in shape, strewn along the banks of the Quây Sơn River, located just 1 kilometer from the shrine.
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
Thần Tích Về ÔNG HOÀNG LỤC AN BIÊN
Tumblr media
Nguồn: Tinh Hoa Đạo Mẫu
Ngày 10/8 âm lịch hằng năm là ngày khánh tiệc Ông Hoàng Lục An Biên. Ông sinh ra trong một gia đình dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng, về sau trở thành danh tướng thời Lý nhờ vào những chiến công lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lăng.
Đền thờ chính Ông Hoàng Lục An Biên nằm ở tỉnh Cao Bằng, quê nhà của Ông. Theo “Cao Bằng thực lục” của Nguyễn Hữu Cung, Hoàng Lục sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời làm tù trưởng ở làng Lũng Đĩnh, châu Thượng Lang (nay là xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng). Năm 18 tuổi, ông được cử làm thổ tù. Ông là người có tính khẳng khái, trọng nghĩa, luôn đem tài sản chia cho dân nghèo, vì vậy mọi người dân trong vùng đều quý trọng ông.
Vào thời vua Lý Thái Tông đến Lý Anh Tông, Ông Hoàng Lục có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược, được triều đình nhà Lý phong chức An Biên Tướng Quân, thống lĩnh quân để bảo vệ biên giới.
Đền thờ Quan Hoàng Lục An Biên được nhân dân xây dựng ngay tại quê hương Lũng Đính, trên đỉnh núi Đoỏng Lình, tỉnh Cao Bằng. Đền được cho là nơi năm xưa Hoàng Lục đã lập trận địa để chặn bước tiến của quân xâm lược Tống. Dấu tích sót lại cho đến hôm nay là những ụ, thành đất hình chữ nhật, hình xoáy trôn ốc nằm rải rác dọc hai bên bờ sông Quây Sơn, cách đền khoảng 1 km.
7 notes · View notes
fourpalaces · 11 months
Text
- Tiếng Việt bên dưới -
"..... She spreads Her agarwood fans, a sight so divine, To vanquish suffering, where compassion does shine. Her golden fans shimmer, granting prosperity's gleam, Longevity's blessings in a radiant stream. Her aromatic fans waft, bringing peace to each land, Blessings near and far, by Her gentle hand. From emperors to people, in harmony's ceaseless song, In Her tranquil embrace, all hearts do belong..."
(Excerpt from the court literature hymn to the Fourth Mistress of Earth. Transliterated by Four Palaces - Tứ Phủ)
Tumblr media
“...Xoè hoa đôi cánh quạt trầm Quạt cho tan biến tham sân khổ nàn. Xoè hoa đôi cánh quạt vàng Quạt cho bốn chữ an khang thọ trường. Xoè hoa đôi cánh quạt hương Quạt cho bát hướng tứ phương thái hoà. Phúc lành đưa đến gần xa Quân thần đồng thuận âu ca thái bình...”
(Trích văn chầu Cô Tư Địa Cung)
14 notes · View notes
fourpalaces · 11 months
Text
Hagiography of the SEVENTH COURTIER OF KIM GIAO
- Tiếng Việt bên dưới -
Tumblr media
The 21st day of the Seventh lunisolar month in the Vietnamese lunar calendar is the festival to celebrate the Seventh Courtier of Kim Giao. She is often referred to as the Seventh Courtier of Kim Giao or the Seventh Courtier of Mỏ Bạch, owing to Her primary shrine, the Kim Giao Shrine located in the Mỏ Bạch area.
The Seventh Courtier incarnated into an ethnic minority family in Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên province. While details about Her early life are scant, Her legacy is profound. She bravely resisted foreign invaders and shared Her wisdom by teaching the local people the art of agriculture. It is believed that She was the guiding force behind Thái Nguyên's renowned tradition of cultivating exquisite tea. To this day, Thái Nguyên remains synonymous with high-quality tea production in Vietnam.
Upon Her ascension, the Courtier assumed Her role as the patron goddess of the majestic mountains and pristine forests of Mỏ Bạch, Thái Nguyên.
The Kim Giao shrine, also known as the Mỏ Bạch Temple, stands proudly in Her hometown. It is considered the holiest sanctuary in all of Thái Nguyên, a testament to the reverence She commands.
Among the esteemed Holy Courtiers, the Seventh is known for Her rare appearances. Only the thanh đồng (priests) granted the privilege of conducting ceremonies at Her primary shrine are permitted to invoke Her presence. During these rituals, the thanh đồng dons purple or blue attire, and with graceful reverence, they perform the sacred rites of igniting light and dance with flaming mini-torches in Her honor.
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
Thần tích về CHẦU BẢY KIM GIAO
Tumblr media
Ngày 21/7 âm lịch hằng năm là khánh tiệc Chầu Bảy Kim Giao. Chầu có nhiều danh hiệu khác nhau, có lúc gọi là Chầu Bảy Kim Giao hoặc Chầu Bảy Mỏ Bạch (vì đền chính của Chầu là đền Kim Giao tại Mỏ Bạch).
Chầu Bảy sinh ra trong một gia đình dân tộc thiểu số ở vùng Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Thông tin về Chầu không có nhiều, cũng không rõ Chầu giáng sinh vào thời gian nào. Chỉ biết rằng Chầu Bảy từng góp sức chống giặc xâm lược, giúp dân làm ăn canh tác, trồng trọt chăn nuôi. Tương truyền rằng Chầu chính là người dạy dân Thái Nguyên trồng chè tuyết. Đến ngày nay, Thái Nguyên vẫn là vùng trồng trà nức tiếng nhất Việt Nam.
Sau khi về trời, Chầu được giao quyền quản cai núi rừng Mỏ Bạch, Thái Nguyên.
Đền thờ Chầu Bảy là ngôi đền Kim Giao hay Mỏ Bạch Linh Từ, tọa lạc tại đất Chầu sinh sống là vùng Thanh Liên, Mỏ Bạch thuộc tỉnh Thái Nguyên. Đây là ngôi đền được cho là anh linh bậc nhất vùng Thái Nguyên.
Trong các vị Thánh Chầu thì Chầu Bảy hiếm khi ngự đồng nhất. Chầu chỉ về trong các vấn hầu tại chính đền Kim Giao. Chầu ngự đồng mặc áo màu tím hoặc màu xanh, khai quang rồi múa mồi.
9 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
Festivals of Đạo Mẫu (Mother Goddess religion) and the Saint Trần Belief in the Lunisolar 8th Month
Ngày tiệc Đạo Mẫu và tín ngưỡng Đức Thánh Trần trong tháng 8 âm lịch
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
4 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
Festivals of Vietnamese ĐẠO MẪU (Mother Goddess Religion) & the SAINT TRẦN BELIEF in the 7th Lunisolar Month
Ngày tiệc Đạo Mẫu và tín ngưỡng Đức Thánh Trần trong tháng 7 âm lịch
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
5 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
🔥 An Introduction on the Hat Assemblage of the Four Palaces’ Public Council
- Tiếng Việt bên dưới -
Tumblr media
“... The Public Council hat assemblage hold a significant place in the halls of Đạo Mẫu (Mother Goddess religion). While the large banners are usually found in Buddhist temples' main halls, these votive paper hat assemblages, often positioned near the main altar, are comprehensive intricate folk artifacts, adorned with rich colors. They cost quite a lot. Their primary purpose is votive decoration and is burned only when replaced by a new set.
Structurally, these assemblages comprise multiple layers, reflecting the ranks of the public pantheon. The pinnacle features a grand six-sided umbrella akin to the precious umbrellas of Buddhism, adorned with divine beasts like dragons or serpents at each corner. These creatures serve as hooks to hold smaller two-layer umbrellas. Below, golden bead strings hang, while carefully-drawn patterns and fans, color-coded to the primary Mother Goddesses, grace the space.
Layer upon layer, the hats of Mother Goddesses, Ladies, Venerable Mandarins, Courtiers, Princes, Mistresses, and Masters are displayed. At the center rests a dragon boat, symbolizing the Third Mandarin of Water or the Father Emperor of Water. The craftsman ensures artistic excellence, resulting in beautiful and sophisticated color schemes. To avoid monotony, blooming chrysanthemums and sacred leaves add charm, captivating all...."
———
🖊 Source: Associate Professor, Dr. Trương Minh Hằng, Giang Nguyệt Ánh, “Đồ Mã Trong Điện Thờ Mẫu (Votive Paper Craft in the Shrine of the Mother Goddesses.)”
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
🔥 Ghi Chép Khái Quát Về Toà Nón Công Đồng Tứ Phủ
Tumblr media
“... Quả nón công đồng: nếu như ở trong chùa, tại vị trí trung tâm của tiền đường thường hay treo lá phướn đại, thì ở điện Mẫu tại vị trí này hoặc lùi sát vào chính điện người ta thường treo quả nón công đồng bằng đồ mã. Đây là một hiện vật có tính tổng hoà với nhiều màu sắc, cầu kỳ, đậm chất dân gian và rất đắt tiền... nên thường chi treo cho đẹp và chỉ đem đốt khi thay quả mới.
Về bố cục, quả nón này được chia làm nhiều cấp theo cương vị của hệ thần linh công đồng. Trên cùng là một chiếc lọng sáu cạnh gần giống như bào cái của nhà Phật, nó như tượng cho tầng trời, ở các góc đều có hình linh thú là rồng hoặc rắn nhô đầu ra làm điểm treo những “lọng” hai tầng nhỏ, lọng này có rủ kim tòng lớn. Để làm cho đẹp phía dưới của lọng cái, ở các mặt, người ta thường trang trí hoa văn và gắn quạt hoặc một vài hiện vật nào đó có liên quan đến việc làm sang cho Thánh Mẫu (màu quạt theo chức năng của vị Thánh Mẫu chính tại đền).
Ngay dưới hệ thống này thường có rất nhiều nón to nhỏ khác nhau, mở đầu là các nón của Thánh Mẫu, cấp hai là nón Chúa, tiếp tới là nón của Ngũ Vị Tôn Quan, rồi mười hai Thánh Chầu, nón của Ông Hoàng (thường ba nón), nón Cô (thường bốn nón, cũng có khi là mười hai nón nhỏ), nón Cậu (thường có ba nón), dưới cùng ở chính tâm của cả hệ thống là một thuyền rồng của Quan Lớn Bơ Phủ hay bình thường là thuyền của Vua Cha Bát Hải. Ở nhiều quả nón công đồng, ngoài thuyền của Vua Cha còn có chiếc mảng của Cậu Bé Thoải tức Cậu Bơ... Nhìn chung quả nón công đồng được quan tâm rất nhiều đến nghệ thuật nên hoà sắc khá nhuần nhuyễn, đồng thời để tránh sự đơn điệu khô cứng người ta đã điểm xuyết những hoa cúc mãn khai hoặc là những lá thiêng tạo sự vui mắt, dễ quyến rũ...”
———
🖊 Nguồn: PGS-TS Trương Minh Hằng, Giang Nguyệt Ánh, “Đồ Mã Trong Điện Thờ Mẫu”.
6 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
Tumblr media
- Tiếng Việt bên dưới -
“... In every direction, a shrine stands, five in perfect reflection,
The Lady's rule embraces all, young goddesses' flowers in affection.
Her throne, amid the air, a divine connection,
Princess Bạch Hoa reigning, the five directions under protection...”
(An excerpt of the court literature hymn dedicated to the Lady of Five Directions in Hải Phòng. Transliterated by Four Palaces - Tứ Phủ.)
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
Tumblr media
"... Năm phương năm miếu rõ ràng
Quyền cai bản cảnh, tiên nàng dâng hoa
Trung thiên thiết lập một toà
Bạch Hoa Công Chúa ngự toà năm phương ...”
(Trích đoạn văn chầu Chúa Ngũ Phương Bản Cảnh Hải Phòng)
6 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
🪐 Celebrate the Annual Festival of the LADY OF FIVE DIRECTIONS IN HẢI PHÒNG PROVINCE
- Tiếng Việt bên dưới -
Tumblr media
The Lady of Five Directions is a cherished deity among Four Palaces devotees even though She is not in the official pantheon. Her annual festival falls on the 16th of the lunisolar 6th month.
As the legend unfolds, She was once a divine being before descending to Earth and becoming an illustrious military general during King Ngô's reign. After Her divine ascension, She assumed the role of ruling over the five directions, hence the title Lady of Five Directions. Another name She bears is Princess Vũ Quận Bạch Hoa, where "Vũ" symbolizes Her mortal lineage, and "Bạch Hoa" means White Flower.
Throughout the region, numerous shrines honor the Lady of Five Directions, but Her primary shrine resides in Her hometown, Hải Phòng province, particularly at the renowned Cấm Giang Bản Cảnh Shrine (Nguyệt Quang Temple).
In Hải Phòng province and its nearby regions, numerous priests hold the serving-the-reflection ceremony with a special request to serve the reflection of the revered Lady of Five Directions. During the opening-palace rite of passage, participants engage in a deeply meaningful tradition by presenting a votive paper-craft set dedicated to Princess of Five Directions.
This set comprises finely crafted figurines of the Lady herself, accompanied by Her loyal handmaidens, the distinguished Quai Thao hat, elegant Hài mules, and a beautifully adorned pulled rickshaw. This offering symbolizes the profound reverence and devotion towards the esteemed Lady, preserving ancient customs and traditions that continue to resonate throughout generations.
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
🪐 Cung Nghênh Khánh Tiệc CHÚA NGŨ PHƯƠNG ĐẤT HẢI PHÒNG
Tumblr media
Chúa Ngũ Phương là một trong số những vị nữ thần tuy không nằm trong thần điện chính thức nhưng luôn được kính ngưỡng bởi nhiều tín đồ Đạo Mẫu Tứ Phủ. Ngày 16/6 âm lịch hàng năm là khánh tiệc của Chúa.
Tương truyền rằng Chúa là tiên nữ thiên cung, sau này giáng thế hạ trần vào nhà họ Vũ ở cửa Cấm Giang, đất Gia Viên (nay là Hải Phòng). Khi trưởng thành, Chúa trở thành một nữ tướng anh dũng lừng danh dưới thời Tiền Ngô Vương (tức Ngô Quyền). Khi đã hồi tiên, Chúa Bà được giao quyền cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương, vậy nên được tôn xưng là Bà Chúa Ngũ Phương. Chúa còn có danh hiệu khác là Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa.
Đền Chúa Bà Năm Phương được lập ở rất nhiều nơi, nhưng nổi tiếng hơn cả là một số ngôi đền ở nguyên quán Hải Phòng, đất Chúa ngự. Ngôi đền tiêu biểu thờ Chúa Năm Phương là Cấm Giang Bản Cảnh Linh Từ (còn gọi là Nguyệt Quang Tự) ở Hải Phòng.
Có nhiều thanh đồng khi hầu ở Hải Phòng sẽ hầu bóng Chúa Bà Ngũ Phương. Ở Hải Phòng và một số địa phương lân cận, trong các đàn lễ mở phủ sẽ có toà đàn Chúa Bà. Toà đàn này tất thảy đều màu trắng, gồm có mã hình Chúa Bà, hai tiên cô hầu cận (hoặc 12 tiên nàng), nón quai thao, hài cườm, cỗ xe kéo tay.
6 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
❄️ The Hagiography of the THIRD MOTHER GODDESS OF WATER
- Tiếng Việt bên dưới -
Tumblr media
Painting “Bà Chúa” (The Goddess) by painter Phạm Tuấn Anh. Photo taken by Công Đạt.
Within the divine realms of the Four Palaces belief, the Third Mother Goddess of Water reigns supreme, Her divine presence embracing water bodies, bestowing blessings upon sea voyagers, and orchestrating wind and rain. She usually adorns Herself in the white regalia, symbolizing Her connection to the Water Palace.
Born of the revered Father Emperor of Water, Dragon King of the East Sea, the Mother Goddess of Water radiates with grace. Among the many hagiographies devoted to Her, the tale of Her marriage with Kính Xuyên holds a place of prominence. Yet, amidst their love, shadows of envy loom, as Kính Xuyên's concubine, Thảo Mai, weaved a wicked web to tarnish the goddess' virtuous name, accusing Her of having an affair with another man.
Unjustly accused and imprisoned in the depths of a dark forest, the Mother Goddess found solace in the loving care by the creatures of the wild. Fate intervened when Liễu Nghị, a young man on his way to a national academic contest, stumbled upon Her prison. Touched by Her plight, Liễu Nghị readily offered his help, becoming a messenger of hope in Her hour of need.
Liễu Nghị ventured towards the East Sea until he encountered a sacred parasol tree. Following the Goddess' instructions, he used Her golden hairpin to knock upon the tree thrice. Winds surged, rain cascaded, and waves danced immediately. From the depths emerged two mighty white serpents, obediently leading him to the majestic dragon palace.
Fulfilling his sacred mission, Liễu Nghị presented the Father Emperor of Water with the letter, revealing all the truth. Enraged by what happened to His beloved daughter, the Father Emperor swiftly dispatched His attendants to apprehend Kính Xuyên and Thảo Mai, while also taking the Mother Goddess to Her rightful place within the embrace of the Water Palace.
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
❄️ Thần Tích MẪU ĐỆ TAM THUỶ TIÊN (MẪU THOẢI)
Tumblr media
Tác phẩm “Bà Chúa” bởi hoạ sĩ Phạm Tuấn Anh. Ảnh chụp bởi Công Đạt.
Trong Đạo Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Đệ Tam Thuỷ Tiên (Mẫu Thoải) là vị thánh mẫu quản cai các miền sông nước, phù hộ cho người đi biển và điều hoà gió mưa. Mẫu thường mặc xiêm y trắng, màu đại diện của Thuỷ Phủ.
Mẫu Thoải là con gái Vua Cha Thuỷ Phủ, Bát Hải Động Đình Long Vương. Một thần tích phổ biến lưu truyền về Mẫu là câu chuyện Mẫu kết duyên cùng Kính Xuyên. Kính Xuyên có người tiểu thiếp tên Thảo Mai. Ả Thảo Mai vì ghen ghét mà đặt điều, nói xấu rằng Mẫu tư thông cùng kẻ khác. Kính Xuyên không phân phải trái, ghen tuông mù quáng nên một mực nhốt vợ nơi thâm sơn cùng cốc.
Ở nơi tù đày, Mẫu được muôn loài quý mến, tìm dâng quả ngon nước ngọt cho Ngài. Một ngày kia, có chàng thư sinh tên Liễu Nghị trên đường lai kinh ứng thí chẳng may lạc vào chốn rừng thiêng nước độc. Thấy Mẫu chịu đày ải, Liễu Nghị hỏi han nên biết rõ sự tình, nhận lời giúp đỡ. Mẫu thảo một phong thư, nhờ Liễu Nghị mang về long cung trình lên Vua Cha.
Theo lời Mẫu căn dặn, Liễu Nghị ra ngoài Biển Đông, thấy có cây ngô đồng bèn rút cây thoa vàng, gõ vào cây ba lần. Tức thì gió giật mưa sa, biển động sóng nổi, giữa dòng hiện lên đôi bạch xà. Liễu Nghị trình bày mọi việc, đôi bạch xà vâng lệnh đưa Liễu Nghị xuống long cung. Tại đây, Liễu Nghị trao cho Vua Cha Thuỷ Phủ bức thư và kể hết mọi chuyện. Vua cha tức giận, sai người đi bắt Kính Xuyên và Thảo Mai, còn truyền cho người lên rước Mẫu về Thuỷ Phủ.
6 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
Festivals of Vietnamese ĐẠO MẪU (Mother Goddess Religion) & the SAINT TRẦN BELIEF in the 6th Lunisolar Month
Ngày tiệc Đạo Mẫu và tín ngưỡng Đức Thánh Trần trong tháng 06 Âm Lịch
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
10 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
Celebrate the Festival of the FIFTH COURTIER OF LÂN STREAM - The Hagiography of the Fifth Courtier
- Tiếng Việt bên dưới -
Tumblr media
Photo by Quỳnh Nguyễn
“The Courtier taught the Kinh to cast nets in the stream,
The Mường to clear land for a fertile dream,
On the mountainside, behind the pass, the Mèo people are singing,
As the Fifth Courtier, behind the pass, is returning.”
(Court literature hymn to the Fifth Courtier of Lân Stream. Transliterated by Four Palaces - Tứ Phủ)
The Fifth Courtier of Lân Stream holds her esteemed position among the Twelve Holy Courtiers of Four Palaces. She follows the Fourth Courtier of Earth and precedes the Sixth Courtier of Mountain Villages. Each year, Her festival graces the 20th day of the Fifth lunisolar month.
According to some accounts, the Fifth Courtier is said to belong to the Nùng minority ethnicity. During the era of the Restored Later Lê, she was entrusted with the governance of the forest and delta surrounding the Lân Stream by River Hoá in Lạng Sơn province. Her benevolent rule brought prosperity to Her people, imparting knowledge of survival, guiding them through the woods, and nurturing their agricultural endeavors. After She ascended to the realm of the divine, She returned to aid Her people, warding off malevolent forces and protecting them. Legend whispers that on clear nights, one may catch a glimpse of Her and Her twelve attendants gracefully paddling along the tranquil waters of River Hoá.
Other accounts speak of the Fifth Courtier as a princess during the Restored Later Lê period. Captivated by the allure of nature, She beseeched Her father, the emperor, for permission to reside among the mountains. Settling in the vicinity of Lân Stream, captivated by its scenic beauty, she established a haven, renouncing worldly pursuits to embrace a life of spiritual devotion. Upon Her ascension to the realm of the divine, the Fourth Mother Goddess of Mountain designated Her as the Fifth Courtier of Lân Stream, entrusting Her with the governance of the region.
The court literature hymn dedicated to the Courtier also mentions Her mortal life during the Restored Later Lê dynasty:
“Unlocking the ancient tome of Lê dynasty's lore,
Revealing the Princess of Lân Stream, so adored,
Her beauty, a vision of jade snow's gleam,
Her brows arched, a crescent moon's dream.”
(Transliterated by Four Palaces - Tứ Phủ)
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
Cung Nghênh Khánh Tiệc CHẦU NĂM SUỐI LÂN - Thần Tích Chầu Năm Suối Lân
Tumblr media
Ảnh chụp bởi Quỳnh Nguyễn
"Chầu dạy người Kinh xuống sông thả lưới,
Chầu dạy người Mường phát rẫy làm nương
Trên sườn núi sau lưng đèo, người Mèo ca hát.
Trên sườn núi sau lưng đèo, Chầu Năm đi về..."
(Chầu văn dâng Chầu Năm Suối Lân)
Chầu Năm Suối Lân là vị chầu bà trong hàng 12 vị Tứ Phủ Thánh Chầu, sau Chầu Đệ Tứ Địa Cung Khâm Sai và trước Chầu Lục Cung Nương. Ngày khánh tiệc của Chầu Năm là ngày 20/05 âm lịch hằng năm.
Có tài liệu cho rằng, Chầu Năm vốn là người Nùng. Dưới thời Lê Trung Hưng, Chầu Năm được cắt đặt quản cai cửa rừng Suối Lân bên dòng sông Hóa, Lạng Sơn; coi sóc khắp vùng đồng bằng ven sông. Ở đó Chầu không chỉ trấn giữ nơi sơn lâm mà còn giúp dân làm ăn, dạy dân đi rừng, làm nương. Sau này, Chầu hóa tại đó và hiển linh giúp dân thuần phục mọi loài ác thú, trừ diệt sơn tinh, ma quái. Tương truyền vào những đêm trăng thanh, Chầu hiện hình cùng 12 cô hầu cận, chèo thuyền ngao du giữa dòng sông Hóa.
Cũng có tài liệu cho rằng, Chầu Năm Suối Lân vốn là công chúa thời Lê Trung Hưng.
Vốn yêu thiên nhiên, nàng xin vua cha lên sơn lâm để hưởng thú thanh nhàn. Đến vùng Suối Lân, công chúa thấy cảnh đẹp, địa linh nên đã dựng am để tu hành. Sau này, khi nàng hóa thì Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên (Mẫu Thượng Ngàn) đã ban cho nàng là Chầu Năm Suối Lân, cai quản vùng đất sơn lâm này.
Ngay trong văn của Chầu Năm cũng nhắc tới việc Chầu giáng vào thời Lê Triều:
“Giở trang tích cũ Lê triều,
Suối Lân công chúa mĩ kiều diễm hương.
Nét đoan trang vẻ nhường ngọc tuyết,
Đôi mày ngài nửa khuyết vành trăng.”
7 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
🌸 Hagiography of the SIXTH MISTRESS OF MOUNTAIN VILLAGES
- Tiếng Việt bên dưới -
Tumblr media
Photo by Cheng Cheng
The Sixth Mistress of Mountain Villages is one of the 12 Holy Mistresses within the realm of Four Palaces. While most devotees believe She accompanies the Sixth Courtier of Six Residences, it is worth noting that court literature hymns indicate Her affiliation with the Fourth Mother Goddess of Mountain Palace.
According to legend, the Sixth Mistress of Mountain Villages was born into a family of the Nùng minority residing in Hữu Lũng, Lạng Sơn province. She blossomed into a graceful and dignified young woman, renowned for Her exceptional talent in healing the afflicted. Often venturing into the depths of forests, She skillfully collected rare medicinal herbs, employing their potent properties to alleviate the suffering of those in need.
Since Her divine ascension, countless devotees from both near and far have flocked to Her shrine, seeking solace and invoking Her mystical healing powers. Being a virtuous goddess, the Mistress vigilantly ensures that those who disrespect Her sacred land or engage in malevolence and deceit are duly reprimanded.
The Sixth Mistress is one of the deities usually granting permission for thanh đồng (shaman) to serve their holy reflections during Hầu Bóng ceremonies. To pay homage to Her revered manifestation, the thanh đồng don traditional minor ethnic attire, dressing in shirts of blue, indigo, or purple, accompanied by a turban adorned with flowers.
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
🌸 Thần Tích CÔ SÁU SƠN TRANG
Tumblr media
Ảnh chụp bởi Cheng Cheng
Cô Sáu Sơn Trang là Thánh Cô thứ sáu trong hàng 12 Tứ Phủ Thánh Cô. Đa phần tín đồ Đạo Mẫu - Tứ Phủ tin rằng Cô Sáu hầu cận bên Chầu Lục Cung Nương. Ngày khánh tiệc mừng Cô cũng là ngày tiệc đản nhật của Chầu Lục. Tuy nhiên bản văn Chầu lại kể chuyện Cô Sáu hầu cận Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên (Mẫu Thượng Ngàn).
Tương truyền Cô Sáu Sơn Trang hạ sinh trong một gia đình người Nùng ngụ ở vùng Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Cô lớn lên thành thiếu nữ xinh đẹp, đoan chính, nổi tiếng khắp vùng là người có tài chữa bệnh. Cô thường vào rừng sâu núi thẳm để tìm và hái những loại thuốc quý cứu người.
Sau khi Cô Sáu hiển thánh, nhiều tín đồ thập phương khi vướng bệnh đều nghiêm cẩn chiêm bái cửa Cô để xin thuốc tiên trị bệnh. Cô Sáu rất nghiêm khắc trừng trị kẻ nào nhạo báng cửa Cô, hoặc sống gian tà, không ngay thẳng.
Cô Sáu hay về ngự đồng trong các canh hầu bóng. Khi hầu giá Cô, thanh đồng vận áo vạt ngắn màu lam, màu chàm hoặc màu tím. Đầu chít khăn xanh, cài hoa.
———
📷 Photo by Cheng Cheng
• Source:
5 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
Celebrate the Festival of the SIXTH COURTIER OF SIX RESIDENCES - Hagiography of the Courtier
- Tiếng Việt bên dưới -
Tumblr media
Image by Đình Phúc
The Sixth Courtier of Six Residences is revered by various titles, including the Lady of Six Residences, the Goddess of Six Residences, and the Mother Goddess of Six Residences. She holds a significant position in the hierarchy of the Twelve Courtiers of Four Palaces.
According to legend, the Courtier was born into the mortal realm on the 10th day of the 5th lunisolar month as the daughter of the Trần family. Her father is a tribal chief of the Nùng minority ethnicity in the Lạng Sơn area during the Restored Later Lê era. Growing up, She blossomed into a talented and compassionate young belle, always ready to assist those in need. However, the time eventually came for Her mortal journey to conclude. She went onto the peak of a mountain all alone and ascended back to the heaven.
Later, She returned to her birthplace as a divine goddess, assuming the role of protector and bestower of blessings upon the region. She imparts invaluable wisdom to Her people, guiding them in the pursuit of goodness and steering them away from evil. Additionally, she teaches essential knowledge on farming and husbandry, empowering her community with the skills necessary for a prosperous life.
The Courtier is among the deities who usually grant thanh đồng permission to serve their reflections during a hầu bóng ceremony. To honor her divine manifestation, the thanh đồng adorns themselves in a traditional attire of blue, indigo, or purple dress, with a turban. They carry a bamboo basket on their shoulders and keep a small knife at their waist.
The primary shrine dedicated to the Sixth Courtier of Six Residences is situated in Chín Tư hamlet, Hòa Lạc commune, Hữu Lũng district, Lạng Sơn. This location holds great significance, as it is believed to be the birthplace of the Courtier and the site of Her first divine appearance.
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
Cung Nghênh Khánh Tiệc CHẦU LỤC CUNG NƯƠNG - Thần Tích Chầu Lục
Tumblr media
Ảnh chụp bởi Đình Phúc
“Tiết tháng Năm vào tuần thượng đỉnh
Ngày mồng Mười chuẩn lệnh hạ du.
Một cơn vũ giá vân phù,
Mượn thân phàm xuống Chín Tư làm thần.”
Chầu Lục Cung Nương được biết đến với các danh xưng như Chúa Lục Cung Nương, Chúa Bà Lục Cung, Lục Cung Tiên Chúa, Mế Lục Cung Nương... Bà là vị Chầu nổi tiếng anh linh, đứng vị trí thứ sáu trong 12 Tứ Phủ Thánh Chầu.
Tương truyền, vào đêm “vũ giá vân phù”, ngày 10/5 âm lịch, Chầu Lục giáng sinh làm con gái trong gia đình họ Trần. Cha của Chầu vốn là tù trưởng dân tộc Nùng trên miền Lạng Sơn dưới thời Lê Trung Hưng. Chầu lớn lên thành thiếu nữ tài hoa xinh đẹp, hay giúp người. Một hôm nọ, đến kỳ mãn hạn phàm trần, Chầu lên núi rồi hoá về tiên cung.
Về sau Chầu trở lại hiển thánh tại quê xưa, trở thành vị thần nữ che chở, bảo bọc cho cả vùng, dạy dỗ muông dân làm lành tránh dữ, trồng trọt chăn nuôi.
Chầu Lục hay về ngự đồng trong các canh hầu bóng. Khi hầu giá Chầu, thanh đồng vận áo màu lam, màu chàm hoặc màu tím, khăn chít củ ấu, vai đỡ gùi, dao giắt thắt lưng.
Đền thờ Chầu Lục toạ lạc tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Tương truyền rằng, đây là nơi Chầu hạ phàm và hiển thánh.
10 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
Hàng Trống Ancient Folk Painting Portraying the Holy Emperors and Mother Goddesses of Four Palaces
- Tiếng Việt bên dưới -
Tumblr media
We are delighted to present to you a part of the folk painting created in the renowned traditional Hàng Trống style. The depicted ranks of deities in the painting, from top to bottom, are as follows:
Boddhisattva Avalokitesvara and the two servants
Holy Emperors of Four Palaces
Father Emperor of Heaven Palace (red gown): Jade Emperor [玉皇上帝]
Father Emperor of Earth Palace (yellow gown): Great Emperor of Phong Đô [酆都大帝]
Father Emperor of Water Palace (white gown): Dragon King of East Sea [八海龍王]
Father Emperor of Mountain Palace (green gown): God of Mount Tản Viên [傘圓山聖]
Mother Goddesses of Four Palaces
First Mother Goddess of Heaven (red gown): Princess Cửu Trùng Thanh Vân [九重青雲公主]
Second Mother Goddess of Earth (yellow gown): Princess Quỳnh Hoa Liễu Hạnh[瓊花柳杏公主]
Third Mother Goddess of Water (white gown): Princess Bạch Ngọc Xích Lân [白玉赤鱗公主]
Fourth Mother Goddess of Mountain (green gown): Princess Lê Mại Bạch Anh [黎邁白英公主]
This painting is one of the few ancient artworks that depict all four Mother Goddesses. We express our gratitude to Nam Nguyen for sending us a photo of this remarkable painting. We eagerly anticipate the opportunity to see the complete artwork in its entirety.
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
Tranh Dân Gian Hàng Trống Vẽ Tứ Phủ Thánh Đế Và Tứ Phủ Thánh Mẫu
Tumblr media
Chia sẻ cùng mọi người một góc bức tranh dân gian xưa, phong cách Hàng Trống. Các hàng trong tranh từ trên xuống dưới lần lượt là:
Bồ Tát Quán Thế Âm, cùng hai vị thị giả
Tứ Phủ Thánh Đế
Vua Cha Thiên Phủ (áo đỏ): Ngọc Hoàng Thượng Đế [玉皇上帝]
Vua Cha Địa Phủ (áo vàng): Phong Đô Đại Đế [酆都大帝]
Vua Cha Thuỷ Phủ (áo trắng): Bát Hải Long Vương [八海龍王]
Vua Cha Nhạc Phủ (áo xanh lá): Tản Viên Sơn Thánh [傘圓山聖]
Tứ Phủ Thánh Mẫu
Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên (áo đỏ): Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa [九重青雲公主]
Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (áo vàng): Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Công Chúa [瓊花柳杏公主]
Mẫu Đệ Tam Thuỷ Tiên (áo trắng): Bạch Ngọc Xích Lân Công Chúa [白玉赤鱗公主]
Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên (áo xanh lá): Lê Mại Bạch Anh Công Chúa [黎邁白英公主]
Đây là một trong số hiếm những bức tranh xưa vẽ đủ bốn vị Thánh Mẫu. Chân thành cảm ơn bạn Nam Nguyen đã gửi ảnh này về cho chúng mình. Hy vọng chúng ta sẽ sớm được xem bản đầy đủ toàn diện của bức tranh này.
4 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
🌾 On What Day did NATIONAL ANCESTRESS ÂU CƠ Bear the 100 Sons?
- Tiếng Việt bên dưới -
Tumblr media
Image Source: Four Palaces - Tứ Phủ
The Đoan Ngọ festival, celebrated on the 5th day of the 5th month in the lunisolar calendar, holds special significance as it marks the pinnacle of yang energy.
It is also during this festival that National Ancestress Âu Cơ is honored. Legend has it that on this auspicious day eons ago, Mother Goddess Âu Cơ bore an egg sac from which a hundred children, collectively known as Bách Việt, emerged, becoming the ancestors of the Vietnamese people. Mother Goddess Âu Cơ is revered as the mother figure of Vietnamese civilization.
For many followers of Đạo Mẫu - Four Palaces, the Đoan Ngọ festival is an opportune time to express gratitude towards their spiritual mentor, who imparts teachings and guides them through initiation rituals. The thanh đồng (shaman) considers their mentor as a second mother, bestowing upon them a renewed life of their true purpose.
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
🌾 LỄ MỪNG NGÀY TỔ MẪU ÂU CƠ HẠ SINH TRĂM TRỨNG
Tumblr media
Nguồn Ảnh: Four Palaces - Tứ Phủ
“Con biết Mẹ chẳng giận đâu,
Nước mắt Mẹ chảy sông sâu suối nguồn.
Mẹ thương tất cả các con,
Đứa ở bên Mẹ đứa còn theo cha.
Lạc Thuỷ, Phú Lão là nhà,
Các con của Mẹ gần xa tìm về.
Sẽ không còn cảnh chia ly,
Cha xuôi Mẹ ngược con thì muôn phương.
Lòng thành con thắp tuần hương,
Mừng con của Mẹ biết đường về đây.”
- Trích bản văn chầu Mẫu Đầm Đa (tức Tổ Mẫu Âu Cơ thờ tại đền Đầm Đa, huyện Lạc Thuỷ, Hoà Bình)
Ngày Tết Đoan Dương, tức Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), còn được xem là ngày Lễ Vía Tổ Mẫu Âu Cơ. Đây là ngày Mẫu hạ sinh trăm trứng, từ đó nở ra trăm con, là thuỷ tổ của người Việt ngày nay.
Tết Đoan Ngọ là thời điểm dương khí cực thịnh. Đoan Ngọ [端午] có nghĩa là “chính ngọ”, ăn Tết Đoan Ngọ bắt đầu vào buổi trưa, khi mặt trời lên cao nhất.
Một số quan điểm cho rằng, lễ vía Mẹ Âu Cơ cũng là “Lễ Thầy”, dịp để các tín đồ Đạo Mẫu bày tỏ tấm lòng tôn sư trọng đạo. Trong ngày này, đệ tử lễ tạ ơn Đồng Thầy (Mẹ Đồng) đã “đẻ đồng”, dạy dỗ nên mình.
6 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
Festivals of Vietnamese ĐẠO MẪU (Mother Goddess Religion) & the SAINT TRẦN BELIEF in the Fifth Lunisolar Month
Ngày tiệc Đạo Mẫu và tín ngưỡng Đức Thánh Trần trong tháng 05 âm lịch.
The list of annual festivals in Đạo Mẫu and the Saint Trần belief | Danh mục Ngày tiệc Đạo Mẫu và Tín ngưỡng Đức Thánh Trần
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
6 notes · View notes
fourpalaces · 1 year
Text
Tumblr media
- Tiếng Việt bên dưới -
The lacquer painting titled "Cầu May" (Praying for Luck), created by artist Tang Chuc, showcases the intricate votive paper figures of the Mountain Palace, as well as the paper illustrious military general in the Saint Trần belief.
•••••••••••••••••••••••••••••••••••••
Tumblr media
Bức tranh sơn mài Cầu May của hoạ sĩ Tang Chuc thể hiện những toà đồ mã trong Đạo Mẫu - Tứ Phủ và tín ngưỡng Đức Thánh Trần. Cụ thể là toà mã các bộ Sơn Trang và toà mã tướng nhà Trần trang bị khôi giáp.
6 notes · View notes