Tumgik
ftmsvietnam · 8 months
Text
Vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị AI
Tư duy độc lập của kiểm toán viên và khả năng đánh giá rủi ro là những nền tảng cơ bản để đánh giá và giám sát hiệu quả các mô hình AI.
Trí tuệ nhân tạo (AI) phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào nên việc sử dụng các mô hình AI có thể dẫn đến những kết quả ngoài ý muốn nếu dữ liệu sai lệch. Do đó, các tổ chức buộc phải thử nghiệm và giám sát mô hình AI cũng như dữ liệu thông qua hoạt động kiểm toán nội bộ để đảm bảo rằng các chức năng tự động hóa đang hoạt động như dự kiến.
Đánh giá và giám sát hiệu quả các mô hình AI
Theo nghiên cứu của Viện Trí tuệ nhân tạo Deloitte, AI là một lĩnh vực mới nổi đang có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh và cách thức các tổ chức đạt được sứ mệnh, chiến lược và mục tiêu của họ. Tuy nhiên, các mô hình AI chỉ tốt khi dữ liệu cung cấp cho chúng đáp ứng yêu cầu, ngược lại, nếu bản thân dữ liệu bị thiếu sót hoặc thay đổi theo thời gian thì kết quả đầu ra có thể thay đổi. Để ứng phó với rủi ro này, các tổ chức buộc phải điều chỉnh khả năng của mình bằng cách giám sát cả mô hình AI và dữ liệu.
Một trong những nhiệm vụ cốt lõi của kiểm toán viên (KTV) là giúp tăng cường sự tin cậy và minh bạch thông qua việc cung cấp sự đảm bảo về nhiều vấn đề khác nhau, từ báo cáo tài chính đến tuân thủ quy định. Cơ sở để KTV đưa ra sự đảm bảo bao gồm việc đánh giá hoạt động quản trị, rủi ro và các quy trình liên quan đến đối tượng được lựa chọn. Tư duy độc lập của KTV và khả năng đánh giá rủi ro là những nền tảng cơ bản để đánh giá và giám sát hiệu quả các mô hình AI.
Các chuyên gia của Deloitte đã chia cách thức quản trị rủi ro về AI thành ba tuyến, bao gồm: Tuyến đầu tiên là Ban quản lý (chủ sở hữu quy trình/mô hình) có trách nhiệm chính trong việc sở hữu và quản lý các rủi ro liên quan đến hoạt động phát triển và vận hành hằng ngày. Ban quản lý cần có hiểu biết cơ bản về rủi ro trong các ứng dụng AI và nơi chúng thể hiện trong các mô hình, dữ liệu cụ thể liên quan đến các trường hợp sử dụng của tổ chức.
Tuyến thứ hai là quản lý rủi ro cung cấp sự giám sát dưới dạng khuôn khổ, chính sách, thủ tục, phương pháp luận và công cụ. Nhóm được phân công ở tuyến hai phải có hiểu biết sâu sắc về các rủi ro đặc thù của AI cũng như các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu liên quan.
Tuyến thứ ba là kiểm toán nội bộ đánh giá các chức năng tuyến một và tuyến hai, đồng thời báo cáo về thiết kế và hiệu quả hoạt động của AI cho hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán. Đặc biệt, khi đánh giá tuyến đầu, kiểm toán nội bộ đánh giá xem việc giám sát và phát triển AI có tuân thủ các chính sách của tổ chức, các phương pháp hay nhất để phát triển mô hình và các quy định có liên quan hay không.
Thúc đẩy sự tin cậy và minh bạch trong việc sử dụng AI
Theo cách thức quản trị rủi ro về AI ở trên, KTV sẽ làm việc với từng tuyến bảo vệ, lãnh đạo cấp cao và những người chịu trách nhiệm quản trị (Ban giám đốc) để đánh giá môi trường kiểm soát của tổ chức. Khi các tổ chức áp dụng và mở rộng việc sử dụng AI, KTV có thể đóng vai trò chính trong việc giúp các tổ chức xác định và giải quyết các rủi ro dành riêng cho AI.
Theo đó, KTV giúp các tổ chức tuân thủ và duy trì đối thoại chặt chẽ với nhiều cơ quan quản lý. Ngoài ra, KTV đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tin và sự tin tưởng của nhà đầu tư thông qua việc giúp giải quyết các kỳ vọng của nhà đầu tư về tính minh bạch. Kinh nghiệm của KTV với các cơ quan quản lý và sự hiểu biết về quy trình quản lý cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư có thể cung cấp thông tin chi tiết cho các bên về tính minh bạch và chức năng của các ứng dụng AI.
Một khía cạnh quan trọng trong công việc của KTV là điều chỉnh các khả năng hiện có và phát triển các khả năng mới để hợp tác với các tổ chức nhằm thúc đẩy sự tin cậy và minh bạch trong việc sử dụng AI. Điều này có thể hỗ trợ tăng cường và thúc đẩy việc áp dụng AI để giúp đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Con người, quy trình và công nghệ là những yếu tố chính để KTV tập trung đánh giá khi muốn thúc đẩy sự tin cậy và minh bạch trong việc sử dụng AI.
Trong đó, con người - chủ sở hữu mô hình, nhà khoa học dữ liệu và nhà phát triển… là những đối tượng chính mà tổ chức cần tận dụng để quản lý và kiểm soát rủi ro cũng như quản lý rủi ro, sau đó là tăng cường các chức năng của AI. Quy trình bao gồm các thông lệ hàng đầu, khuôn khổ và quy định có liên quan kết hợp các cân nhắc dành riêng cho AI.
Các tổ chức cần chủ động chuẩn bị và thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro thay vì phản ứng một cách thụ động. Công nghệ bao gồm AI và nền tảng khoa học dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình được kiểm soát để phát triển mô hình, triển khai và giám sát hiệu suất liên tục.
Giống như Ban lãnh đạo, các KTV cũng phải thử nghiệm và điều chỉnh cách tiếp cận các mô hình AI cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Các chuyên gia của Deloitte khuyến nghị KTV cần lưu ý một số vấn đề khi tiếp cận AI gồm:
Các mục tiêu AI có phù hợp với sứ mệnh và chiến lược của tổ chức đó không? Liệu cấu trúc và các biện pháp kiểm soát của tổ chức có phù hợp với một khuôn khổ quản trị và giám sát hiệu quả mô hình AI?
Cách thức để tổ chức có thể: Đánh giá rủi ro và tác động của các ứng dụng AI cũng như xem xét tác động từ các lĩnh vực cốt lõi liên quan (quản lý dữ liệu, an ninh mạng…); thiết kế và triển khai chế độ thử nghiệm hiệu quả cho các mô hình AI; giải thích các kết quả của chế độ thử nghiệm và phản ứng với các phát hiện hoặc ngoại lệ.
0 notes
ftmsvietnam · 8 months
Text
Những thách thức của các công ty kế toán, kiểm toán trong tương lai
Trong tương lai, các công ty kế toán, kiểm toán phải đối mặt với nhiều thách thức trên mọi khía cạnh. Điều này đòi hỏi sự thay đổi linh hoạt mô hình kinh doanh, quy trình làm việc, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tích hợp công nghệ và tuyển dụng, giữ chân nhân tài.
Cuộc chiến nhân tài
Theo một cuộc khảo sát gần đây do Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB) thực hiện, các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán hàng đầu đã xác định 20 vấn đề lớn mà họ sẽ phải giải quyết trong tương lai. Trong đó, nhân sự là mối quan tâm hàng đầu với hàng loạt vấn đề lớn thách thức doanh nghiệp.
Theo các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, bối cảnh tuyển dụng hiện tại đối với ngành nghề kế toán, kiểm toán có tính cạnh tranh cao và việc tìm đúng người là một thách thức. Trên toàn thế giới, số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán giảm, kéo theo đó là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trở thành CPA (kế toán viên công chứng) cũng giảm.
Hơn nữa, sự cạnh tranh gay gắt từ các ngành nghề khác trong các lĩnh vực như công nghệ, tài chính cũng khiến các công ty kế toán, kiểm toán gặp khó khăn trong việc thu hút nhân viên và tìm kiếm thế hệ lãnh đạo tiếp theo.
Nguồn cung nhân lực chất lượng cao thiếu hụt trong khi nhu cầu cao cũng khiến cho các yêu cầu về lương, chi phí tuyển dụng, đào tạo cũng cao hơn. Trên thực tế, các công ty phải trả lương cho nhân tài cao đến mức nhiều lãnh đạo lo ngại về việc duy trì lợi nhuận trong khi phải tăng lương.
Không chỉ vậy, bất kể công ty có bao nhiêu người, nhu cầu của khách hàng vẫn không thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc nếu công ty không thể tuyển thêm kế toán, kiểm toán viên mới, những người cũ sẽ phải gánh thêm nhiều công việc hơn, áp lực gia tăng, chất lượng công việc giảm và khả năng nghỉ việc cũng tăng cao.
Nghiên cứu của PCAOB đưa ra khuyến nghị rằng, để giữ chân nhân viên và khiến họ gắn bó lâu dài, tạo nên một thế hệ lãnh đạo tiếp theo, các công ty kế toán, kiểm toán cần tạo cơ hội để nhân viên được đào tạo, phát triển chuyên môn và tăng cơ hội thăng tiến nhanh hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần phát triển và giữ chân các thành viên chủ chốt có năng lực cao trong nhóm để tạo nên sự gắn kết, lôi kéo các kế toán, kiểm toán viên hoạt động theo nhóm.
Một khía cạnh khác dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân sự là năng lực chuyên môn giảm sút. Những người có kinh nghiệm lâu năm đang dần nghỉ hưu, trong khi thế hệ trẻ chưa đủ năng lực để bắt tay ngay vào hàng loạt nhiệm vụ mới. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp mất khách hàng do không thể cung cấp những kế toán viên dày dạn kinh nghiệm (đã nghỉ hưu) phục vụ khách hàng.
Mối lo ngại về đầu tư cho công nghệ và an ninh mạng
Tương tự như vấn đề nhân sự, sự thay đổi liên tục và tác động của các công nghệ mới đã đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán. Với tốc độ số hóa nhanh chóng cùng với khả năng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, các công ty kế toán không có cách nào khác là tìm cách thích ứng. Mối quan tâm này không chỉ của riêng các doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng lo ngại, nhất là về khả năng ngân sách.
Thực tế cho thấy, chi tiêu cho công nghệ tiếp tục tăng theo phần trăm doanh thu khi các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán thích ứng với trí tuệ nhân tạo và công nghệ mới. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc xác định nên đầu tư vào giải pháp công nghệ nào giữa hàng loạt công nghệ phát triển theo cấp số nhân.
Một thách thức lớn nữa trong môi trường số mà các doanh nghiệp phải đối mặt là chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của các sự cố mạng, mã độc đánh cắp thông tin, rò rỉ dữ liệu. Giữ an toàn thông tin chưa bao giờ dễ dàng, trong khi hệ thống phòng thủ an ninh mạng tinh nhuệ lại là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp.
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Các chuyên gia của PCAOB nhấn mạnh rằng, khách hàng đang phát triển và trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán phải đầu tư vào các dịch vụ, địa điểm và con người để đáp ứng nhu cầu của họ. Nếu như không đủ khả năng bao phủ tất cả các đối tượng khách hàng, các doanh nghiệp kế toán cần có chiến lược tiếp cận những khách hàng phù hợp và tối đa hóa mối quan hệ với những khách hàng đó.
Ngoài ra, tăng lương không phải là áp lực duy nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với áp lực về giá cả. Đây là một thách thức đáng kể đối với các công ty đang tìm cách duy trì lợi nhuận trong khi vẫn cung cấp dịch vụ chất lượng cao và thậm chí có thể dẫn đến một cuộc chạy đua khiến các công ty buộc phải cắt giảm hoặc hạ thấp tiêu chuẩn nghề nghiệp để duy trì khả năng cạnh tranh về giá.
PCAOB nhấn mạnh rằng, nghề kế toán, kiểm toán theo truyền thống là một ngành kinh doanh tuân thủ theo định hướng nhưng đang phải đối mặt với mối đe dọa bởi công nghệ. Do đó, các công ty kế toán nên tập trung vào ba yếu tố: con người, cạnh tranh và các dịch vụ cần thiết.
Để phục vụ khách hàng tốt hơn, các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phải trở thành cố vấn kinh doanh chính và là người tiếp cận, tham gia lập kế hoạch chiến lược cho khách hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các kế toán, kiểm toán viên phải thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn nghề nghiệp mới nhất và am hiểu các vấn đề mà khách hàng quan tâm như: thuế, tài chính, đầu tư, thị trường, giá cả, chuỗi cung ứng.
0 notes
ftmsvietnam · 8 months
Text
6 rủi ro từ ChatGPT mà kiểm toán nội bộ cần lưu ý
Theo nghiên cứu của Gartner, các nhà lãnh đạo pháp lý, kiểm toán nội bộ và tuân thủ đã xác định được 6 rủi ro mà ChatGPT gây ra.
Rủi ro về thông tin/câu trả lời bịa đặt, không chính xác; quyền riêng tư và bảo mật; phân biệt đối xử và bất công xã hội; sở hữu trí tuệ và bản quyền; gian lận trên mạng; bảo vệ người tiêu dùng là 6 rủi ro mà kiểm toán nội bộ (KTNB) cần thường xuyên đánh giá khi ứng dụng ChatGPT.
Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo như ChatGPT (mô hình ngôn ngữ lớn có khả năng tạo văn bản giống như đang trò chuyện với người thật chỉ với những từ khóa cơ bản) đang trở thành công cụ phổ biến tại nhiều doanh nghiệp với nhiệm vụ tra cứu thông tin, viết và chỉnh sửa báo cáo, quản lý thời gian… Tuy nhiên, trên thực tế, ứng dụng này không hoàn hảo và có thể tạo ra những rủi ro lớn khó kiểm soát.
Theo nghiên cứu của Gartner, các nhà lãnh đạo pháp lý, KTNB và tuân thủ đã xác định được 6 rủi ro mà ChatGPT gây ra, đồng thời, xem xét các biện pháp phù hợp nhất để đảm bảo doanh nghiệp, khách hàng, bên thứ ba sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo một cách trách nhiệm, hiệu quả, tránh mọi hậu quả pháp lý, uy tín và tài chính.
Rủi ro về thông tin/câu trả lời bịa đặt, không chính xác
Vấn đề phổ biến nhất với ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo chatbox khác là cung cấp thông tin không chính xác, mặc dù cách trả lời có vẻ rất hợp lý. Bản thân ChatGPT cập nhật thông tin từ các nền tảng khác nhau và từ chính người dùng nên việc sao chép và truyền tải sai thông tin, đưa ra các trích dẫn khoa học, pháp lý không tồn tại là điều hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí xảy ra thường xuyên. Do đó, KTNB cần có đánh giá rõ ràng về rủi ro này và tư vấn cho các nhà lãnh đạo, bộ phận pháp lý và tuân thủ về việc ban hành hướng dẫn, yêu cầu nhân viên xem xét mọi thông tin do ChatGPT tạo ra để đảm bảo tính chính xác, phù hợp và hữu ích.
Rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu
Theo các chuyên gia của Gartner, kiểm toán viên nội bộ cần lưu ý rằng mọi thông tin được nhập vào ChatGPT đều có thể trở thành một phần trong tập dữ liệu của ChatGPT. Như vậy, các thông tin nhạy cảm, độc quyền hoặc bí mật của tổ chức sẽ được sử dụng trong câu trả lời cho người dùng khác bên ngoài tổ chức. Rõ ràng, tổ chức cần thiết lập một khuôn khổ tuân thủ cho việc sử dụng ChatGPT và nghiêm cấm việc nhập dữ liệu cá nhân hoặc tổ chức vào các công cụ chatbox công khai.
Rủi ro về phân biệt đối xử và bất công xã hội
Bất chấp những nỗ lực của OpenAI nhằm giảm thiểu sự thiên vị và phân biệt đối xử trong ChatGPT, rất nhiều trường hợp ChatGPT đã tạo ra kết quả đầu ra vô nghĩa, không chính xác, thậm chí là phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc hoặc xúc phạm các cá nhân khác. Hơn nữa, phụ nữ và những người thuộc các nhóm thiểu số có nhiều khả năng bị quấy rối và bắt nạt trực tuyến.
Việc loại bỏ hoàn toàn sự thiên vị là không thể, nhưng các quy định và việc tuân thủ cần phải được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên nhằm đảm bảo các nhân viên trong doanh nghiệp duy trì văn hóa và đạo đức. Các kiểm toán viên nội bộ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về chủ đề này và xây dựng một chức năng đánh giá dựa trên công nghệ nhằm kiểm soát chất lượng dữ liệu.
Rủi ro về sở hữu trí tuệ và bản quyền
ChatGPT được thường xuyên cập nhật dữ liệu, trong đó có thể bao gồm tài liệu có bản quyền. Do đó, đầu ra của thông tin mà ứng dụng này cung cấp có khả năng vi phạm bản quyền hoặc vấn đề sở hữu trí tuệ. Hiện nay, ChatGPT không cung cấp chính xác nguồn tài liệu tham khảo hoặc các giải thích về cách thông tin được tạo ra. Điều này cũng đồng nghĩa với việc KTNB phải phối hợp chặt chẽ với các nhà lãnh đạo pháp lý và tuân thủ để theo dõi thông tin đầu ra của ChatGPT. Đồng thời, yêu cầu người dùng xem xét kỹ lưỡng mọi thông tin để đảm bảo không vi phạm bản quyền hoặc quyền sở hữu trí tuệ.
Rủi ro gian lận trên mạng
Những kẻ xấu đã lạm dụng ChatGPT để tạo thông tin sai lệch trên quy mô lớn, chẳng hạn như các đánh giá, âm thanh và video giả mạo. Hơn nữa, các ứng dụng như ChatGPT cũng có khả năng bị tấn công mạng, bị thay đổi mô hình thực hiện các tác vụ, từ đó xuất hiện phần mềm độc hại hoặc lừa đảo. Với rủi ro này, KTNB cần phối hợp với nhóm an ninh mạng để tìm hiểu và đánh giá khả năng chống chịu với các cuộc tấn công. Đồng thời, tiến hành kiểm tra các nguồn thông tin, tài khoản sử dụng để xác minh chất lượng thông tin.
Rủi ro bảo vệ người tiêu dùng
Các doanh nghiệp không tiết lộ việc sử dụng ChatGPT cho người tiêu dùng (sử dụng ChatGPT để hỗ trợ khách hàng) sẽ có nguy cơ mất lòng tin của khách hàng và bị buộc tội theo nhiều quy định khác nhau. Chẳng hạn, một số nước có quy định rằng với người tiêu dùng, các tổ chức phải tiết lộ rõ ràng về việc người tiêu dùng đang giao tiếp với trí tuệ nhân tạo, chatbox tự động… Như vậy, các nhà lãnh đạo tuân thủ và pháp lý cần đảm bảo việc sử dụng ChatGPT trong tổ chức tuân thủ các quy định và luật có liên quan, đồng thời tiết lộ thông tin thích hợp cho khách hàng.
Thực tế cho thấy, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo tại các tổ chức, doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu và có khả năng bùng nổ trong những năm tới. Khi các ứng dụng này phát triển và nhân viên bắt đầu sử dụng chúng theo những cách khác nhau, những rủi ro mới chắc chắn sẽ xuất hiện. Các chuyên gia pháp lý, rủi ro, KTNB phải luôn cập nhật những rủi ro mới nổi này và đánh giá chúng để đảm bảo không gây ra hậu quả tiêu cực cho tổ chức.
0 notes
ftmsvietnam · 8 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Học viên FTMS chia sẻ kinh nghiệm học thi ACCA TX
Mời các bạn cùng lắng nghe kinh nghiệm học thi ACCA TX từ anh Phạm Anh Đức, cựu học viên FTMS Việt Nam.
Tại kỳ thi ACCA F6 vào tháng 06/2023 vừa qua, anh Phạm Anh Đức đã xuất sắc hoàn thành môn TX/F6 ngay lần đầu thi mặc dù kiến thức đã học từ hai năm trước tại FTMS Việt Nam. Trong bài viết này, mời các bạn cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Đức về ấn tượng khi học ACCA ở FTMS, tính ứng dụng thực tế của ACCA vào công việc cũng như kinh nghiệm học thi ACCA TX nhé!
0 notes
ftmsvietnam · 8 months
Text
Học viên nói gì về khóa học ACCA tại FTMS Việt Nam?
Hãy cùng điểm qua những thông tin ấn tượng của các bạn học viên về những kỉ niệm khi học ACCA ở FTMS Việt Nam nhé!
Trong kỳ thi ACCA tháng 06/2023 vừa qua, các bạn học viên của FTMS Việt Nam đã đạt được một kết quả rất ấn tượng trong môn TX/F6 (Taxation) của ACCA. Hãy cùng FTMS Việt Nam điểm qua những thông tin ấn tượng của các bạn học viên về những kỉ niệm khi học ở FTMS và đặc biệt đó là những chia sẻ kinh nghiệm học thi ACCA nhé.
Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ là động lực cho các bạn trong cộng đồng ACCA nha.
Hồng Ngọc
Bạn giới thiệu về bản thân và tham gia học khóa gì ở FTMS?
Em tên là Hồng Ngọc, hiện đang là sinh viên năm cuối (K58) trường Đại học Ngoại thương, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, đồng thời cũng là học viên khóa học ACCA của trung tâm FTMS.
Bạn có ấn tượng gì hay kỉ niệm gì đặc biệt khi học chương trình ở FTMS?
Em nhớ nhất là khi mình tham gia lớp học môn F6 (Taxation) của thầy Nam. Thầy là người vô cùng hài hước và tâm huyết với học viên. Chúng em có thể nhắn tin hoặc gửi mail cho thầy để hỏi bất cứ vấn đề gì liên quan đến lĩnh vực của thầy, kể cả các vấn đề ngoài chủ đề học và thi. Cuối khoá học, trước ngày thi, thầy còn chuẩn bị slide tóm tắt những kiến thức cần nhớ và những lỗi sai thường gặp trong bài thi cho cả lớp. Thực sự em rất cảm ơn thầy đã truyền cảm hứng cho em, để em có thể học được bộ môn "khô khan" và toàn những quy tắc như môn TX/F6 ạ.
Tính ứng dụng thực tế của ACCA vào công việc của bạn thế nào? Môn học có giúp ích được gì cho bạn trong công việc hiện tại & tương lai không?
Trước F6, em đã học qua các môn F2, F3, F4 và F8 tại trung tâm, em cảm thấy kiến thức cơ bản của các môn này đều áp dụng được khi thi đầu vào cũng như thực tập tại các công ty kiểm toán, đặc biệt là thi tuyển vào các công ty trong Big4.
Chia sẻ kinh nghiệm học thi ACCA F6 June 23 của bạn cho cộng đồng?
F6 là một môn khó, đòi hỏi phải ghi nhớ nhiều kiến thức, chi tiết chính xác về các sắc thuế, vì vậy, em có một số kinh nghiệm như sau:
Trong quá trình học và luyện thi:
Em thường nghe thầy giảng trên lớp, làm bài được giao trong giờ và take note để không mất thời gian nghe lại record hàng tuần.
Vào tháng cuối trước khi thi, em đã phân bổ thời gian khá nhiều để đọc, hiểu và nhớ các thông tư hay gặp, phần còn lại là làm các bài tập nhỏ trong giáo trình trước, sau đó làm các practical tests và past exams trên website của ACCA. Khi tự chấm điểm các đề mình đã làm theo đáp án của ACCA, em sẽ chú ý ghi nhớ cách làm của các dạng bài tự luận tình huống phổ biến.
Trong buổi thi:
Em phân thời gian là 20% cho trắc nghiệm, 80% cho tự luận. Tips của em là làm thật nhanh phần trắc nghiệm, những câu chưa kịp nghĩ hoặc tính ra đáp án ngay thì nên để lại sau; dành thời gian để làm hết phần tự luận, đặc biệt là tuyệt đối không được bỏ trống câu tự luận nào, nếu thực sự không giải được câu đó thì có thể ghi lại lý thuyết mình nhớ được về vấn đề đang được nhắc đến ở câu hỏi, biết đâu đó có thể được giám khảo cho điểm.
Sau khi làm xong tự luận, còn thời gian, em quay làm những câu trắc nghiệm mà lúc trước chưa nghĩ ra, đồng thời kiểm tra lại toàn bài xem còn bỏ trống chỗ nào không hoặc phần tự luận có thể bổ sung gì không thì sẽ viết thêm vào.
Quỳnh Anh
Mình là Quỳnh Anh, hiện đang là sinh viên năm 3 tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Mình đã tham gia khóa ACCA TX/F6 cho kỳ June 2023 do thầy Phan Hoài Nam giảng dạy.
Thầy Nam là người đã có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực Thuế; vì vậy, đối với mỗi phần nội dung khó, thầy đều có thể đưa ra những ví dụ thực tế, giúp mình dễ dàng nắm bắt, hiểu rõ nội dung đó. Trong quá trình học, mình cũng cảm nhận được thầy là người rất tận tụy, sát sao, có trách nhiệm với việc giảng dạy. Thầy luôn sẵn sàng nhận và giải đáp nhiệt tình những câu hỏi về nội dung bài học, cho mình xem kỹ từng vấn đề trong câu hỏi ở các văn bản thuế. Bên cạnh đó, thầy còn khuyến khích hỏi thêm những phần còn chưa rõ, nhắc chúng mình ôn tập sớm môn Thuế để đạt kết quả tốt nhất. Thầy Nam cũng khá vui tính, thoải mái nên không khí lớp học rất vui vẻ, không bị áp lực. Bên cạnh đó, các anh chị học viên tại FTMS cũng rất tích cực, mỗi khi có thắc mắc khi ôn tập, chúng mình đều có thể hỏi và nhận được giải đáp rất nhanh trên group Zalo.
Hiện tại, mình vẫn chưa làm công việc liên quan đến lĩnh vực Tài chính - Kế - Kiểm. Tuy nhiên, với những kiến thức cùng chia sẻ về kinh nghiệm làm việc thực tế của các thầy, cô mình đã được học cùng tại FTMS ở các môn F2, F3 và F6, mình tự tin mình đã có kiến thức nền tảng, có cái nhìn tổng quan về ngành và có thể bắt đầu một công việc ở mức entry-level.
Chia sẻ thêm về cách ôn thi, Quỳnh Anh cho biết:
F6 là môn có syllabus khá dài, trải rộng với 4 sắc thuế CIT, VAT, FCT, PIT, vì vậy mình nghĩ đối với những bạn chưa được làm công việc liên quan đến Thuế như mình, nên ôn tập sớm để làm quen và có thể hiểu bản chất, ứng dụng các sắc thuế khi làm bài tập. Các câu hỏi trong môn F6 thường được lấy trực tiếp từ những ví dụ trong các thông tư, nghị định nên mình cũng thường dành thời gian đọc các văn bản này trong thời gian ôn thi. Trong 1 tháng cuối cùng, mình ôn tập bằng pass exams, passcards của thầy Nam, giúp mình hệ thống lại những kiến thức đã được học và làm quen với cách ra đề của ACCA TX/F6.
Các bạn quan tâm tới khóa học ACCA tại FTMS Việt Nam có thể xem thêm feedback của học viên tại hai fanpage FTMS Hà Nội và Education FTMS Global trên mạng xã hội Facebook nhé!
0 notes
ftmsvietnam · 8 months
Text
Đây là lý do tại sao Berkshire Hathaway chỉ công bố BCTC vào cuối tuần
Warren Buffett muốn các nhà đầu tư có nhiều thời gian nhất để phân tích kỹ lưỡng báo cáo tài chính của Berkshire Hathaway.
Berkshire Hathaway, một trong những công ty kinh doanh đầu tư đa ngành hàng đầu thế giới, vừa công bố kết quả kinh doanh quý II vào sáng thứ Bảy (ngày 05/08/2023). Tuy nhiên, nhiều công ty đại chúng khác của Mỹ lại công bố báo cáo tài chính vào các ngày trong tuần, trước khi thị trường mở cửa hay sau chuông đóng phiên giao dịch.
Nếu là một nhà đầu tư tài chính, các bạn sẽ nhận thấy rằng Berkshire Hathaway luôn công bố báo cáo tài chính hàng quý vào cuối tuần. Warren Buffett, Chủ tịch kiêm CEO của Berkshire Hathaway, từng chia sẻ rằng họ có lý do để làm như vậy.
Trong thư gửi cổ đông năm 2018, Warren Buffett viết: “Đôi khi các phương tiện truyền thông sẽ nhấn mạnh những con số khiến người đọc sợ hãi một cách không cần thiết hoặc kích thích họ làm điều gì đó.
Chúng tôi sẽ cố gắng giảm bớt rắc rối này bằng cách tiếp tục truyền thống là công bố kết quả tài chính vào cuối ngày thứ Sáu, sau khi thị trường đóng cửa, hoặc sáng sớm thứ Bảy”.
"Nhà hiền triết xứ Omaha" chia sẻ thêm: “Điều này sẽ cho phép bạn có nhiều thời gian nhất có thể để phân tích và cung cấp cho các chuyên gia đầu tư cơ hội để đưa ra những bình luận sáng suốt trước khi thị trường mở cửa vào thứ Hai”.
Trở lại với báo cáo tài chính quý II của Berkshire Hathaway, tập đoàn đầu tư do tỉ phú Warren Buffett đứng đầu, có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt hơn 10 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Lợi nhuận từ mảng bảo hiểm của Berkshire Hathaway tăng 38%, trong khi từ lãi suất và các khoản thu nhập đầu tư khác tăng gấp 6 lần.
Berkshire Hathaway chi tổng cộng 1,4 tỉ USD trong quý II để mua cổ phiếu quỹ, thấp hơn đáng kể con số 4,4 tỉ USD trong quý I. Khoản lãi 25,9 tỉ USD từ danh mục đầu tư đã giúp Berkshire Hathaway ghi nhận lợi nhuận chung hơn 35,9 tỉ USD. Kết quả tích cực này có được là nhờ sức mạnh của Apple. Cổ phiếu “táo khuyết” hiện chiếm một nửa danh mục của Berkshire Hathaway, và giá Apple đã tăng 17% từ tháng 3 đến tháng 6.
Báo cáo 10-Q của Berkshire Hathaway, cũng công bố vào ngày 05/08, ám chỉ rằng Berkshire Hathaway đã bán bớt khoảng 9 triệu cổ phiếu Chevron trong quý II. Trước đó, Berkshire Hathaway đã bán ra 35 triệu cổ phiếu của đại gia dầu khí này trong quý I.
Tính đến ngày 30/06/2023, Berkshire Hathaway đang nắm giữ tổng cộng 19,4 tỉ USD cổ phiếu các công ty năng lượng lớn.
0 notes
ftmsvietnam · 8 months
Text
Tumblr media
Học viên nói gì về chương trình CFA tại FTMS Việt Nam
Mời các bạn cùng lắng nghe ý kiến của chị Lưu Thị Minh, học viên FTMS từng đạt top 10% điểm cao nhất thế giới trong kỳ thi CFA Level 1 và 2.
“Chị thấy đi học tại FTMS, thầy cô đã là Charterholder, có chuyên môn sâu trong mảng giảng dạy về tài chính. Nên kiến thức được thầy cô hệ thống lại giúp học viên dễ dàng theo dõi, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức bỏ ra để có thể vượt qua được kỳ thi CFA.”
Đây là chia sẻ của chị Lưu Thị Minh - Chuyên viên Phân tích Tài chính Ngân hàng tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV - về những khó khăn trên chặng đường chinh phục CFA và trở thành Top 10% điểm cao nhất thế giới trong kỳ thi CFA Level 1 và CFA Level 2.
“Với hơn chục năm gắn bó với sự nghiệp phân tích tài chính, chị theo đuổi chương trình CFA để phục vụ cho công việc cá nhân. Kiến thức CFA rất hiện đại và phù hợp công việc hiện tại của chị, đặc biệt là ở một thị trường tài chính đang phát triển như Việt Nam. Ngoài ra, chị theo đuổi CFA còn là để đạt được chứng chỉ về tài chính, đó cũng là một tiền đề rất tốt để phát triển sự nghiệp.”
Nhớ lại quãng thời gian khó khăn khi theo học chương trình CFA, chị Minh tâm sự:
“Khó khăn lớn nhất khi theo đuổi CFA đối với một người có gia đình như chị chính là vấn đề thời gian. Thực sự, để thu xếp và cân bằng giữa công việc, học tập, gia đình dường như là không thể. Còn cách để chị vượt qua thì cũng đơn giản thôi, và chắc nhiều người cũng sẽ lựa chọn tương tự, đó là đi học. Vì chị thấy đi học tại FTMS, thầy cô đã là Charterholder, có chuyên sâu trong mảng giảng dạy về tài chính. Nên kiến thức được thầy cô hệ thống lại giúp học viên dễ dàng theo dõi, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức bỏ ra để có thể vượt qua được kỳ thi CFA.”
Khi được hỏi về những bí kíp giúp chị đạt được thành tích xuất sắc, chị Minh hào hứng chia sẻ:
“Về bí kíp đã giúp chị lọt vào top 10% thế giới kỳ thi CFA Level 1 và Level 2 thì như chị vừa chia sẻ, đi học CFA tiết kiệm cho các bạn rất nhiều về mặt thời gian. Phương pháp học của chị là học theo Lectures CFA của FTMS mà các thầy cô biên soạn sẵn, sau đó thì học tiếp theo giáo trình của Schweser. Chị không học nhiều bộ Curriculum vì thấy cách viết của họ khá là dài, mất thời gian. Học lần đầu giúp chị vỡ ra kiến thức, học tiếp lần hai, lần ba thì chị sẽ đọc lại để nhớ. Chị nghĩ bí kíp quan trọng nhất là các bạn phải kiên trì, theo đúng kế hoạch và lộ trình ban đầu. Bất kỳ bạn nào theo đuổi CFA cũng nên đặt ra kế hoạch học tập và phải kiên trì theo kế hoạch đó.”
Không quên dành lời khuyên cho các bạn đang theo đuổi CFA, chị Minh nhấn mạnh về việc xác định rõ mục tiêu:
“Bởi để theo đuổi CFA, chị nghĩ các bạn phải xác định rõ ràng. Thứ nhất là bạn phải dành thời gian, vì như chị đã nói, thách thức lớn nhất của CFA chính là vấn đề thời gian. Bạn phải xác định là mình có quỹ thời gian dành cho CFA khi quyết định sẽ theo đuổi. Thứ hai, bạn phải xác định được cách thức học, có thể học ở trung tâm hoặc tự học, nhưng mình phải kiên trì theo đúng kế hoạch và lộ trình mình đã đưa ra. Ví dụ, dù bận rộn với công việc và gia đình, nhưng một lúc nào đấy, bạn phải quay trở lại đúng lộ trình ban đầu bạn đã đưa ra, thì chị tin là các bạn sẽ thành công.”
0 notes
ftmsvietnam · 8 months
Text
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và những vấn đề đặt ra khi áp dụng tại Việt Nam
Nghiên cứu "Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và những vấn đề đặt ra khi áp dụng tại Việt Nam" do ThS Vũ Thị Diệp (Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, tiếp cận các dòng vốn trên thị trường quốc tế thì việc yêu cầu lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đang trở thành nhu cầu cần thiết, xu hướng tất yếu của các tập đoàn và công ty đại chúng.
Áp dụng IFRS được xem là một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong quá trình đón đầu các làn sóng đầu tư nước ngoài nhưng thực tế còn tồn tại những vấn đề cần giải quyết.
Đặt vấn đề
Kế toán không còn là vấn đề mang tính nội tại, riêng biệt của từng quốc gia trong xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế. Các quốc gia chuyển dần từ việc áp dụng chuẩn mực quốc gia sang chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp có tiếng nói chung phục vụ các nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, trên cơ sở thực tiễn Bộ Tài chính đã ban hành Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính với những lộ trình cụ thể trong việc áp dụng toàn bộ hay từng phần có điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Việc nghiên cứu, áp dụng IFRS sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn trên các khía cạnh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam
IFRS là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được thiết kế và phát triển bởi một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận là Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế. IFRS ra đời cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) cho các công ty đại chúng. IFRS hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập BCTC hơn là thiết lập các quy tắc lập báo cáo ngành cụ thể. Đến nay, IFRS đã trở thành ngôn ngữ kế toán chung phổ biến nhất trên toàn cầu.
Do các chuẩn mực kế toán Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế và xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, áp dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS tại Việt Nam là xu thế tất yếu của thời đại, giúp các doanh nghiệp có thể thu hút vốn ngoại cũng như ngày càng trở nên minh bạch. Vì vậy, tháng 3/2020, Bộ Tài chính chính thức phê duyệt Đề án áp dụng các chuẩn mực IFRS tại Việt Nam, tạo cú hích đến thị trường Kế toán - Tài chính.
Lợi ích của việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
Hệ thống kế toán của mỗi quốc gia là rất đa dạng phụ thuộc vào chính sách của cơ quan quản lý kế toán của quốc gia đó. Việc áp dụng IFRS sẽ giúp cho kế toán tại các quốc gia được thống nhất với nhau. Sự thống nhất này là cơ sở để tạo ra nhiều lợi ích:
Là “ngôn ngữ” chung
Trong bối cảnh kế toán được xem là một ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu thì việc cho phép áp dụng IFRS sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cũng như các chủ sở hữu, nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có công cụ, để đánh giá và so sánh thông tin tài chính giữa các đơn vị theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung để đưa ra các quyết định kinh tế một cách phù hợp.
Dễ dàng tạo dựng khuôn khổ pháp lý theo chuẩn quốc tế
Việc áp dụng IFRS sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết trên thị trường quốc tế hoặc nhận được các khoản vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á. Áp dụng IFRS sẽ tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho việc kế toán nhiều loại công cụ tài chính, tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý.
Nâng cao tính minh bạch và trung thực của báo cáo tài chính
Việc áp dụng IFRS sẽ nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC, giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, do IFRS yêu cầu các khoản mục của BCTC phải được ghi nhận và trình bày theo bản chất hơn là hình thức hay tên gọi của giao dịch, qua đó giúp giảm thiểu tác động của hình thức giao dịch đến phương pháp kế toán. Hỗ trợ làm tăng khả năng so sánh giữa BCTC của doanh nghiệp tại Việt Nam với các doanh nghiệp khác trong khu vực và thế giới.
IFRS yêu cầu trình bày và thuyết minh chi tiết về những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải như rủi ro kinh doanh, rủi ro tín dụng, rủi ro chính sách… nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho các nhà đầu tư, chủ nợ khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. IFRS cũng yêu cầu áp dụng nhiều mô hình tài chính để xác định giá trị tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, giá trị có thể thu hồi, giá trị sử dụng, giá trị thời gian…
Những vấn đề đặt ra khi áp dụng IFRS ở Việt Nam
Thứ nhất: Ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp đã bị thất bại hoặc gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi mà một trong các nguyên nhân chính là vì lãnh đạo của các doanh nghiệp đó suy nghĩ rất đơn giản là chuyển đổi sang IFRS chỉ là việc thay đổi chính sách kế toán và là trách nhiệm của bộ phận kế toán (Daske, H. et al, 2008; Li, S., 2010). Tuy nhiên, trên thực tế, IFRS cần rất nhiều sự thay đổi của doanh nghiệp và đòi hỏi phải có sự hiểu biết và hợp tác của nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.
Sau khi xác định được những khác biệt trọng yếu giữa VAS và IFRS, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá ảnh hưởng của những khác biệt này có liên quan đến quy trình kinh doanh nào để có thể đề ra những yêu cầu cụ thể cho các phòng, ban liên quan.
Thứ hai: Thách thức về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực không chỉ giới hạn ở đội ngũ các nhân viên kế toán của các doanh nghiệp là đối tượng áp dụng IFRS mà bao gồm cả lãnh đạo của các công ty vì họ là những người chịu trách nhiệm phê duyệt BCTC.
Các doanh nghiệp áp dụng IFRS sẽ phải thành lập một nhóm dự án triển khai IFRS riêng biệt bao gồm những nhân viên được đào tạo chuyên sâu về IFRS vì sẽ rất khó khăn cho đội ngũ kế toán hiện thời vừa phải thực hiện công tác kế toán theo VAS (trong giai đoạn chuyển đổi) vừa phải đi đào tạo về IFRS để có thể hạch toán kế toán và trình bày báo cáo theo IFRS. Ngoài ra, các nhân sự được giao triển khai IFRS cũng cần đạt được một trình độ tiếng Anh khá cao để có thể tự mình nghiên cứu các quy định và diễn giải của IFRS khi có những thay đổi của IFRS.
Ngoài ra, theo Quyết định số 345/QĐ-BTC, các doanh nghiệp áp dụng IFRS sẽ thực hiện lập BCTC hợp nhất theo IFRS, điều này có nghĩa là các công ty con, công ty liên kết của họ cũng phải lập các bộ báo cáo thông tin tài chính cho mục đích lập BCTC hợp nhất của công ty mẹ theo IFRS. Do vậy, các công ty con, công ty liên kết này cũng cần phải tuyển dụng và đào tạo các cán bộ kế toán có chất lượng.
Thứ ba: Thách thức về hệ thống công nghệ thông tin
Để có thể lập BCTC theo IFRS, tối thiểu ở cấp độ công ty mẹ, các doanh nghiệp áp dụng IFRS sẽ phải thiết lập và duy trì một hệ thống phần mềm và sổ sách kế toán theo IFRS. Khó khăn đối với Việt Nam là trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục lập BCTC riêng theo VAS và chỉ thực hiện lập BCTC hợp nhất theo IFRS, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ phải duy trì song song 2 hệ thống tài khoản kế toán, sổ sách kế toán riêng biệt theo VAS và IFRS.
Thứ tư: Ảnh hưởng tiêu cực đến báo cáo tài chính khi áp dụng IFRS lần đầu tiên
Khi lập BCTC năm đầu tiên theo IFRS, nhiều doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực đến báo cáo tài chính do có sự khác biệt lớn giữa VAS hiện tại và IFRS, cụ thể:
Tổn thất tài sản: Theo quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 (IAS 36) - Tổn thất tài sản, nếu giá trị ghi sổ của tài sản của một doanh nghiệp cao hơn giá trị có thể thu hồi của tài sản đó thì doanh nghiệp phải ghi nhận khoản dự phòng tổn thất tài sản ngay vào báo cáo thu nhập toàn diện trong kỳ. Ở Việt Nam hiện nay chưa có Chuẩn mực kế toán tương đương với IAS 36. Vì vậy, đây sẽ là một chuẩn mực có thể có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với BCTC IFRS lần đầu tiên của những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc có các công ty con hoặc bộ phận hoạt động thua lỗ, những dấu hiệu cho thấy là tài sản của họ có thể bị tổn thất.
Thuê tài sản: Theo quy định của VAS 06 - Thuê tài sản, các tài sản thuê hoạt động không được ghi nhận tên bảng cân đối kế toán. Còn theo quy định của IFRS 16 - Thuê tài sản, các khoản thuê hoạt động sẽ được ghi nhận ngay trên báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp như Quyền sử dụng tài sản và Nợ thuê phải trả. Đối với những doanh nghiệp có các tài sản thuê hoạt động với các bên cho thuê ở nước ngoài, khoản nợ thuê phải trả sẽ được coi là một khoản nợ tài chính có gốc bằng ngoại tệ và theo quy định về BCTC, khoản nợ tài chính có gốc bằng ngoại tệ này sẽ được đánh giá lại theo tỷ giá thực tế tại doanh nghiệp lập BCTC.
Do các doanh nghiệp sẽ lập BCTC riêng theo VAS, còn BCTC hợp nhất theo IFRS, sẽ có tình huống xảy ra là báo cáo riêng theo VAS thì doanh nghiệp có lãi, còn báo cáo hợp nhất theo IFRS sẽ bị lỗ và doanh nghiệp sẽ không thể phân chia lợi nhuận cho các cổ đông, bởi theo quy định của Việt Nam, phần lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức sẽ được tính trên số nhỏ hơn giữa BCTC riêng và BCTC hợp nhất.
Một số khuyến nghị
Về phía Nhà nước và các cơ quan chủ quản
Bộ Tài chính cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng IFRS như ban hành thông tư hướng dẫn rõ ràng và sát với nội dung IFRS, tránh tình trạng dịch không sát nghĩa, dẫn đến hiểu sai hoặc khó áp dụng. IFRS hàng năm có sự cập nhật, thay đổi, cần được Bộ Tài chính bổ sung kịp thời.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần tiếp tục tăng cường sự phối hợp với các chuyên gia, các công ty kiểm toán hỗ trợ doanh nghiệp trong các khâu, đặc biệt là trong năm chuyển đổi BCTC; phối hợp với các cơ quan quản lý khác để xây dựng các văn bản pháp lý phù hợp. Cần phát triển thị trường định giá, thị trường vốn, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp triển khai IFRS.
Về phía các trường đại học, nhà nghiên cứu, công ty kiểm toán và hội nghề nghiệp
Các trường đại học cần đưa nội dung IFRS vào chương trình đào tạo bậc đại học. Các trường đại học cần tiến hành rà soát chương trình đào tạo ngành Kế toán và bổ sung nội dung đào tạo IFRS, theo các cách thức khác nhau. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy IFRS, thông qua đào tạo chuyên môn IFRS và các kỹ năng cần thiết khác để làm chủ các phương pháp giảng dạy tích cực trong đào tạo IFRS. Chủ động xây dựng hệ thống học liệu phong phú về IFRS, gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt. Các trường đại học cần nhận thức rõ việc đào tạo IFRS hiện nay, không chỉ là sự lựa chọn mà hướng đi cần phải thực hiện để góp phần vào công cuộc đào tạo đội ngũ nhân lực kế toán, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Cần đầu tư chi phí để phát triển hệ thống học liệu về IFRS, đầu tư cho giảng viên học tập, trau dồi chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu trong thời gian sắp tới, thông qua xây dựng các cơ chế tài chính phù hợp với hướng ưu tiên đào tạo IFRS.
Về phía các nhà nghiên cứu, công ty kiểm toán, hội nghề nghiệp: Cần tăng cường khả năng nghiên cứu và tư vấn về IFRS của các nhà nghiên cứu, công ty kiểm toán; phát triển đội ngũ kiểm toán viên có chứng chỉ kế toán công chứng quốc tế và năng lực chuyên môn gắn với IFRS. Tăng cường sự tham gia về chuyên môn, đặc biệt về IFRS của các hội nghề nghiệp tại Việt Nam.
Về phía các doanh nghiệp
Về phía các doanh nghiệp, cần nhận thức rõ vai trò của IFRS và coi đây là một chiến lược quản lý, từ đó có kế hoạch cụ thể để chủ động áp dụng IFRS; ưu tiên đầu tư đào tạo IFRS cho đội ngũ nhân viên kế toán thông qua việc tham gia các khóa học, mời chuyên gia IFRS đến tư vấn tại doanh nghiệp; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp; đầu tư công nghệ thông tin đủ mạnh để hỗ trợ việc thu thập, xử lý thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp; mua sắm phần mềm kế toán phù hợp với IFRS.
Kết luận
Trước sự chuyển đổi ngày càng phổ biến IFRS tại các quốc gia trên thế giới, áp dụng IFRS được xem là một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, đón đầu các làn sóng đầu tư nước ngoài. Do đó, các nhân sự Kế toán - Tài chính nên cập nhật kiến thức IFRS từ sớm để có thể đáp ứng yêu cầu công việc và có cơ hội ứng tuyển vào các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị áp dụng hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần phối hợp với các hội nghề nghiệp, các tổ chức khác hỗ trợ, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng IFRS thông qua những văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn để IFRS nhanh chóng được triển khai trong thực hiện tại các doanh nghiệp.
0 notes
ftmsvietnam · 8 months
Text
4 lời khuyên khi học thi CFA Level 2 từ FTMS Việt Nam
Cùng FTMS Việt Nam khám phá 4 lời khuyên hữu ích trước khi bạn bắt tay vào theo đuổi chương trình CFA Level 2 nhé.
CFA Level 2 tập trung vào ít chủ đề hơn trong mỗi môn học, nhưng mỗi chủ đề thì chi tiết hơn rất nhiều (đặc biệt là môn Financial Reporting & Analysis). Bạn sẽ không phải chuẩn bị cho quá nhiều topic như ở Level 1, nhưng sẽ phải học và hiểu một lĩnh vực rất sâu. Một vài câu hỏi có thể yêu cầu tính toán khá phức tạp.
Lời khuyên #1: Review kiến thức nhiều lần và tập trung làm bài tập
Bạn nên review các môn học từ 8-9 lần. Hãy review lướt qua và sau đó vừa làm bài tập, vừa tra lý thuyết vừa làm bài để thấm hơn. Điểm hay của việc review là bạn sẽ biết hết các dạng bài và tăng khả năng nhớ lý thuyết hơn. Điểm trừ là kiến thức sẽ hơi rời rạc và thiếu hệ thống do bài tập thường test các phần kiến thức khác nhau. Để hạn chế điểm này thì mọi người có thể review bài tập theo từng reading để nhớ hơn từng mảng kiến thức riêng, sau đó khi tổng ôn thì đọc lướt qua.
Một lời khuyên nữa khi làm bài tập là làm xong 1-3 câu nên xem đáp án 1 lần để đảm bảo tốc độ làm cũng như tránh trường hợp đọc câu sau quên câu trước.
Tóm lại, điểm quan trọng nhất khi học CFA Level 2 là làm bài tập thật nhiều, vì đi thi là test khả năng làm bài tập.
Lời khuyên #2: Kỷ luật và thói quen học tập
Nghe hơi to tát nhưng thực tế vấn đề quan trọng nhất của CFA đối với các ứng viên là sự bền bỉ và kỷ luật để đạt được mục tiêu.
Thời gian ôn thi CFA Level 2 là từ 300-500 giờ, nghe qua thì đây là một con số khủng khiếp để ôn thi, tuy nhiên nếu mỗi ngày bạn sẵn sàng bỏ từ 2-3 giờ để ôn thi (4-5h cuối tuần) thì việc học hết trong vòng 100 ngày là điều có thể.
Lời khuyên #3: Học với giảng viên
Việc đi học tại một trung tâm cũng là điều tốt, vì bạn sẽ phải luôn cố gắng để theo kịp lớp. Ngoài ra, sự chia sẻ của giảng viên - những người không chỉ có kiến thức CFA dày dặn mà còn có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đối với cấp độ 2, vì đây là cấp độ mà bạn sẽ phải vận dụng vào thực hành khá nhiều.
Lời khuyên #4: Chủ động học nhóm và dạy lại kiến thức cho người khác
Việc này sẽ giúp ích rất nhiều, đặc biệt là trong trường hợp bạn mới đi làm và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư. Vì khi học theo nhóm, theo lớp, những bạn cùng học có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và thực tế hơn.
Ngoài ra, việc trao đổi, thảo luận với nhau, thay vì đọc sách hoặc chỉ nghe giảng, sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề và biết thêm các thông tin hữu ích khác về chủ đề thảo luận. Một công cụ khác có thể sử dụng trong quá trình học nhóm là mindmap, và sheet công thức để mô tả cho bạn học.
Thầy Lý Lâm Duy, Giảng viên CFA tại FTMS Việt Nam chia sẻ: “CFA tạo ra một vị thế và một lợi thế cạnh tranh cho chúng ta khi đi làm. CFA dạy và gợi mở cho chúng ta giao tiếp như thế nào với lãnh đạo, với đồng nghiệp, với khách hàng, và rất nhiều điều khác nữa mà chúng ta thấy được khi học CFA”.
Cũng chính từ đó, thầy đã trở thành người bạn đồng hành của rất nhiều thế hệ học viên FTMS, trên chặng đường chinh phục thành công các kỳ thi CFA đầy gian nan.
Thầy tốt nghiệp cử nhân Học viện Ngân hàng nhưng thầy có niềm đam mê rất lớn với kiến thức Chứng khoán và Phân tích Đầu tư. Thầy Duy biết tới CFA từ những năm 2005 - 2006, khi CFA còn chưa phổ biến như bây giờ, “thậm chí là không dễ để nhìn thấy đủ một bộ sách sáu cuốn của CFA”, chính sự đam mê và ngọn lửa nhiệt huyết với nghề đã giúp thầy Duy chinh phục được danh hiệu CFA Charterholder.
“Trung bình một ứng viên sẽ dành 4-5 tháng để ôn thi cho mỗi level của CFA và mất khoảng 3-4 năm cho 3 level. Vậy tổng thời gian ôn thi là khoảng 1,5 năm. Tôi thấy đó là câu chuyện bình thường và không nên đặt ra việc mệt mỏi, không được “sống” ở đây. CFA đi theo chúng ta suốt 30-40 năm làm việc thì 1,5 năm từ bỏ cuộc sống cá nhân có là gì, trong khi chúng ta đạt lên tầm cao mới về tri thức và chiến thắng chính bản thân mình.”
Các bạn quan tâm tới chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) có thể tham khảo và đăng ký ngay tại: https://ftmsglobal.edu.vn/khoa-hoc-cfa/
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các chương trình học CFA, đừng ngại liên hệ với đội ngũ tư vấn của FTMS Việt Nam để được hỗ trợ nhé.
FTMS Hà Nội: Tầng 12, Mipec Tower, Số 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Hotline tư vấn: 0988-645-518 (Ms. Trâm).
FTMS TP. Hồ Chí Minh: Sunwah Tower, Tầng 9 – 115 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Hotline tư vấn: 0982-864-741 (Ms. Nga).
0 notes
ftmsvietnam · 2 years
Text
FTMS Việt Nam
FTMS Việt Nam là tổ chức đào tạo chứng chỉ quốc tế về tài chính, kế toán, kiểm toán hàng đầu Việt Nam như CMA, ACCA, CFA, IFRS…
FTMS Việt Nam tự hào cung cấp các chương trình đào tạo chuyên nghiệp cho các công ty kiểm toán quốc tế và tổ chức kinh tế lớn như PWC, KPMG, Ernst & Young, Deloitte, Kiểm Toán Nhà Nước, VNPT, Pepsi, B.A.T, Unilever, ACB, HSBC, ANZ, Sacombank, Vietcombank… từ năm 1997.
Các chương trình đào tạo chuyên nghiệp ACCA, CMA và CFA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. FTMS cam kết mang đến cho học viên chất lượng giảng dạy với những dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp góp phần vào sự thành công và sự thăng tiến trong sự nghiệp của mỗi cá nhân.
Các chương trình đào tạo tại FTMS Việt Nam: Khóa học ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants)
Trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, quản trị chiến lược, quản lý rủi ro, luật kinh doanh, báo cáo tài chính, thuế, kiểm toán và hơn hết là tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp để sẵn sàng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Khóa học CFA (The Chartered Financial Analyst)
Tumblr media
CFA được xem như một tiêu chuẩn vàng đánh giá năng lực, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của giới đầu tư. Khóa học trang bị đầy đủ kiến thức về tài chính và mở ra cơ hội phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính, quản trị kinh doanh…
Khóa học CMA (Institute of Management Accountants)
CMA là sự chuẩn bị cần thiết để thăng tiến sự nghiệp tài chính đến các vị trí cấp cao như Giám Đốc Tài Chính và Chuyên Gia Tư Vấn Tài Chính và Kế Toán. Nâng cao kỹ năng kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp.
Các khóa học kỹ năng mềm và khóa học bổ trợ kiến thức
Khóa học lập báo cáo tài chính quốc tế CertIFR
Khóa học lập báo cáo tài chính quốc tế nâng cao DipIFR
Chuyển đổi báo cáo tài chính VAS sang IFRS
Báo cáo, đọc hiểu và phân tích tài chính (FSA)
Chuẩn bị cho tuyển dụng (PE) – Trước khi vào Big4
Liên hệ chúng tôi:
Địa chỉ: Sunwah Tower, Tầng 9, 115 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0931113020
Website: https://ftmsglobal.edu.vn/
Twitter: https://www.facebook.com/ftmsglobalvnm
Pinterest: https://www.pinterest.com/ftmsvietnam/
1 note · View note