Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Tuổi Tuất hợp và khắc với tuổi nào khi làm ăn và kết hôn?
Trong 12 con giáp, tuổi Tuất được đánh giá cao về lòng trung thành, sự chịu đựng và đồng cảm. Họ là những người hết lòng vì công việc, vì người khác nên sự nghiệp, cuộc sống có phần thuận lợi, may mắn. Ngoài ra, khi kết hợp làm ăn, hôn nhân với những con giáp hợp tuổi, họ càng được thể hiện bản thân.
Đôi nét về tính cách người tuổi Tuất
Người tuổi Tuất tâm địa lương thiện, khi đã thích làm việc gì thì sẽ quyết làm đến cùng. Trong công việc, họ là người tận tâm tận tụy, đối xử chân thành với mọi người xung quanh. Bởi vậy, nhiều người sẵn sàng giúp đỡ cho người tuổi Tuất đạt được thành công.
Là người có lòng trung thành, kiên định, người tuổi Tuất cũng thích hợp trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, họ có một đặc điểm là dễ bị mất đi bản sắc, đồng hóa với môi trường, lại tham công tiếc việc nên đôi khi gặp một số trở ngại trong việc phát triển hơn nữa trong sự nghiệp.

Người Tuổi Tuất có sự trung thành, kiên nhẫn (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Trong tình yêu, người tuổi Tuất khá chân thành, thích tiến tới những mối quan hệ nghiệm túc, bình đẳng và dân chủ. Bởi vậy, họ dễ tìm được tiếng nói chung với đối phương. Nhìn chung người tuổi Tuất cũng có vận đào hoa, là tuýp người sống vì gia đình, luôn hướng về người bạn đời, con cái. Cuộc sống của họ khá an yên, sung túc nhờ ăn ở lương thiện, lấy đạo đức làm gốc và giúp đỡ người khác là trách nhiệm.
Là những người mạnh mẽ, tuổi Tuất thường vất vả về tiền vận, hậu vận khá giả và an nhàn hơn. Với những người tuổi Tuất thích kinh doanh, việc kết hợp cùng với một người hợp tuổi sẽ thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp phát triển.
Người tuổi Tuất hợp với tuổi gì trong kinh doanh?
Trong kinh doanh, người tuổi Tuất thích hợp với những người có nét tương đồng trong cách suy nghĩ. Điều này sẽ là động lực để tuổi Tuất có thêm nguồn năng lượng tích cực và sự giúp đỡ hoàn hảo cho việc làm ăn. Theo các chuyên gia về tử vi thì người tuổi Tuất thích hợp kết giao làm ăn với những người tuổi Dần, Ngọ, Mão. Đây là những con giáp phù trợ cho người tuổi Tuất có thêm nhiều may mắn và tài lộc.
Bên cạnh đó, mỗi người tuổi Tuất sinh các năm khác nhau cũng ứng với những mệnh khác nhau trong ngũ hành. Sự tương sinh tương khắc cũng ảnh hưởng nhiều đến việc làm ăn. Muốn tìm được người phù hợp nhất, gia chủ có thể tham khảo những tuổi hợp theo từng mệnh như sau:
Người Tuổi Tuất khi làm ăn kinh doanh nên kết hợp với những người có sự tương đồng trong cách nghĩ (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Những người sinh năm 1970 tuổi Canh Tuất thuộc hành Kim nên hợp tác làm ăn với các tuổi thuộc mệnh Thổ như Giáp Thân, Nhâm Thìn, Bính Thìn, Quý Tỵ, Đinh Mùi. Với hành tương sinh là hành Thổ, tuổi Canh Tuất sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn.
Người sinh năm 1994 tuổi Giáp Tuất thuộc hành Mộc nên chọn người mệnh Thủy bởi Thủy Sinh Mộc rất tốt cho công việc. Một số tuổi con giáp phù hợp có thể kể đến như: Bính Tý, Nhâm Tuất, Bính Thân, Đinh Ngọ, Mậu Tý
Người sinh năm 1982 tuổi Nhâm Tuất thuộc hành Thủy hợp với những người mệnh Kim hoặc những người mệnh Thủy. Mậu Tuất, Nhâm Dần, Canh Thân, Ất Sửu, Canh Tuất, Tân Hợi… là những con giáp thuộc hành này, gia chủ có thể cân nhắc.
Người sinh năm 2006 tuổi Bính Tuất thuộc hành Hỏa hợp các tuổi như Mậu Thìn, Kỷ Tỵ,Nhâm Tý, Quý Sửu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi. Đây là những con giáp thuộc mệnh Mộc, hợp với người mệnh Hỏa trong làm ăn kinh doanh
Người sinh năm 1958, 2018 tuổi Mậu Tuất thuộc hành Thổ thích hợp làm ăn với những người mệnh Hỏa như Kỷ Mùi, Ất Sửu, Bính Thân, Bính Dần, Ất Hợi, Nhâm Dần, Tân Hợi.

Tranh mã đáo thành công là một trong những vật phẩm may mắn cho người tuổi Tuất trong kinh doanh (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift Việt Nam cho biết, những doanh nhân hiện nay bên cạnh coi trọng tuổi người hợp tác kinh doanh thì cũng khá chú trọng đến vấn đề phong thủy, bài trí các linh vật, tranh, tượng để hút tài lộc và may mắn. “Căn cứ vào ngũ hành tương sinh tương khắc, người tuổi Tuất có thể chọn những vật phẩm phong thủy như tượng Hổ, tượng Mèo, tượng Ngựa, tranh bát mã, tranh thuyền buồm, tượng tỳ hưu… giúp thu hút được cát khí, có thêm may mắn và tài lộc”.
Tuổi Tuất hợp với tuổi nào trong hôn nhân?
Người tuổi Tuất khá coi trọng tình cảm gia đình. Do vậy, chọn người hợp tuổi để xây dựng gia đình hạnh phúc bền lâu có ý nghĩa quan trọng. Vậy những tuổi nào hợp với tuổi Tuất trong hôn nhân?
Theo tử vi, người tuổi Tuất nên kết hôn với người tuổi Mão, tuổi Dần hoặc tuổi Ngọ. Người tuổi mão sẽ mang lại sự khác biệt với đối với người tuổi Tuất khiến cuộc sống hôn nhân luôn như mới, kết hôn với người tuổi Dần sẽ là sự nhường nhịn, thấu hiểu lẫn nhau, kết hôn với người tuổi Ngọ sẽ là cuộc hôn nhân nhiều màu sắc với sự bù trừ lẫn nhau.
Người tuổi Tuất hợp với người Tuổi Dần, Ngọ hoặc Mão
Ngoài các tuổi trên, người tuổi Tuất cũng thích hợp kết duyên cùng với một số tuổi khác như tuổi Thìn, tuổi Thân, tuổi Tỵ, tuổi Hợi, tuổi Dậu. Với những tuổi trong tứ hành xung, đặc biệt là tuổi Thìn thì người tuổi Tuất nên cân nhắc kỹ khi nên duyên.
“Để cân bằng năng lượng, hút vượng khí, giúp tình cảm vợ chồng, con cái thêm bền chặt, người tuổi Tuất có thể bài trí thêm những vật phẩm phong thủy có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy tình cảm vợ chồng, con cái để hòa hợp hơn như tranh đôi cá, quả cầu phong thủy, tượng uyên ương… Vì vật phẩm mang yếu tố thuộc về văn hóa tâm linh nên gia chủ cần cân nhắc kỹ về dáng thế, chất liệu cũng như nơi bài trí, có thể tham khảo thêm chuyên gia nếu cần thiết”, ông Quang Tú cho biết thêm.
Thanh Hằng
0 notes
Text
Tuổi Hợi hợp và khắc với tuổi nào trong làm ăn và kết hôn?
Người tuổi Hợi ngay thẳng, tính tình vô tư. Bởi vậy, họ có cuộc sống khá êm đềm và thoải mái. Đường tình duyên cũng như sự nghiệp của người tuổi Hợi khá thuận lợi. Nếu kết hợp với những người hợp tuổi trong hôn nhân hay công việc kinh doanh lại càng ăn nên làm ra, cuộc sống giàu có, đủ đầy.
Đôi nét về tính cách người tuổi Hợi
Người tuổi Hợi cầm tinh con heo, là con giáp cuối cùng trong bộ 12 con giáp theo tử vi. Bản thân người tuổi Hợi thường được đánh giá chân thành ngay thẳng, vui vẻ, ôn hòa, luôn đối tốt với mọi người xung quanh. Họ lấy sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và cuộc sống làm kim chỉ nam dù trong mơ ước cũng thích những sự giàu có, xa hoa.
Trong công việc, người tuổi Hợi khá nhanh nhạy và kiên nhẫn. Bởi vậy, họ dễ thành công trong môi trường có nhiều áp lực. Người tuổi Hợi là những nhân viên mẫn cán, được đồng nghiệp và sếp yêu quý. Tuy nhiên, họ có tính tự ái cao, lập trường không mấy kiên định nên nếu làm lãnh đạo cần sự trợ giúp, hỗ trợ đắc lực của những người xung quanh mới có thể thành công.

Người tuổi Hợi thẳng thắn, vô tư và luôn vui vẻ (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Trong tình yêu, người tuổi Hợi ngây thơ, lãng mạn và thích quan tâm đến người khác. Họ không thích giao du ngoài xã hội nên không có nhiều để tiếp xúc với người khác giới. Nếu gặp được người hợp tuổi, hợp tính cách, họ luôn dành sự chân thành và tính đến mối quan hệ lâu dài.
V��� cơ bản, cuộc đời người tuổi Hợi khá êm đềm, thiên về lối sống tình cảm. Khi gặp được những mảnh ghép phù hợp trong công việc và cuộc sống, người tuổi Hợi sẽ có những bước phát triển cao hơn.
Người tuổi Hợi hợp với tuổi nào trong kinh doanh?
Trong kinh doanh, người tuổi Hợi được đánh giá là chăm chỉ, cầu tiến, kiên nhẫn và giỏi chịu áp lực. Thế nhưng họ lại thiếu kiên nhẫn, tự tin vào bản thân mình. Do vậy, tìm được người phù hợp đồng hành cùng cùng tuổi Hợi trong kinh doanh sẽ giúp công việc ngày càng thăng tiến.
Theo tử vi, người tuổi Hợi hợp với người tuổi Mão, tuổi Mùi và tuổi Dần. Đây là những con giáp có tính cách khá tương đồng với tuổi Hợi nên sẽ hỗ trợ được nhiều trong việc làm ăn. Ngoài ra, các mệnh trong ngũ hành tương ứng với tuổi Hợi cũng cần xét để chọn được người phù hợp với bản thân nhất.
Lựa chọn người hợp tác trong làm ăn cũng có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển sự nghiệp của người tuổi Hợi (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Cụ thể, người tuổi Tân Hợi sinh năm 1971 ngũ hành thuộc Kim thích hợp làm ăn kinh doanh với những người tuổi Đinh Hợi, Ất Mão, Nhâm Tuất, Quý Mão… Đây là những người mệnh Thổ (mang ý nghĩa Thổ sinh Kim) nên sẽ giúp cho việc làm ăn ngày càng thuận lợi.
Người tuổi Quý Hợi sinh năm 1959 ngũ hành thuộc Mộc nên kết hợp làm ăn với tuổi Quý Mão, Quý Sửu, Nhâm Thân, Canh Thìn… Những tuổi này thuộc mệnh Thủy thích hợp kết hợp làm ăn với tuổi Quý Hợi.
Người tuổi Kỷ Hợi sinh năm 1983 ngũ hành thuộc Thủy nên kết hợp làm ăn với các tuổi thuộc mệnh Kim như: Đinh Sửu, Tân Mão, Ất Mão, Nhâm Tuất. Sự kết hợp này sẽ mang lại công danh, tài lộc cho người Kỷ Hợi.
Người tuổi Ất Hợi sinh năm 1995 ngũ hành thuộc Hỏa thích hợp làm ăn kinh doanh với người tuổi Quý Sửu, Đinh mão, Canh Dần, Tân Mão. Đây là những con giáp thuộc hành Mộc hoặc hành Hỏa, giúp công danh tài lộc tuổi Ất Hợi thêm thịnh vượng.
Người tuổi Đinh Hợi sinh năm 2007 ngũ hành thuộc Thổ khi lựa chọn đối tác làm ăn nên chọn những nngười mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ như Đinh Mão, Nhâm Thân, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Kỷ Mão…

Tượng Mèo phong thủy giúp người tuổi Hợi hút tài lộc kinh doanh (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Nói thêm về việc chọn người kết hợp trong làm ăn cho người tuổi Hợi, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift Việt Nam chia sẻ: “Căn cứ vão ngũ hành tương sinh tương khắc, người tuổi Hợi có thể chọn những vật phẩm phong thủy tốt cho việc kinh doanh làm ăn như tượng Dê, tượng mèo, tượng hổ, tượng tỳ hưu, sư tử… Vật phẩm giúp người tuổi Hợi thu hút được cát khí, có thêm may mắn và tài lộc”.
Tuổi Hợi hợp với tuổi gì trong hôn nhân?
Người tuổi Hợi vui vẻ, dễ gần, tốt tính, là một nửa khá hoàn hảo với đối phương. Họ cũng là người coi trọng gia đình nên lựa chọn bạn đời khá kỹ càng. Những con giáp hợp với người tuổi Hợi thường tương đồng về tính cách, giúp người tuổi Hợi hạn chế được những nhược điểm trong tính cách của mình.
Theo các chuyên gia về tử vi thì người tuổi Hợi hợp với người tuổi Dần, tuổi Mão và tuổi Mùi trong hôn nhân. Đây cũng là 3 con giáp mang lại sự bình yên và hạnh phúc lâu dài nếu kết duyên với người tuổi Hợi.
Trong đó, người tuổi Dần mang đến cho người tuổi Hợi sự chững chạc, độc lập, là điểm tựa cho người tuổi Hợi. Người tuổi Mèo lại êm đềm, nhẹ nhàng, có cùng đặc điểm tính cách với người tuổi Hợi. Người tuổi Mùi nho nhã, điềm đạm cùng tuổi Hợi gắn kết yêu thường đơm hoa kết trái hạnh phúc.

Treo bức tranh đôi cá giúp tình cảm vợ chồng tuổi Hợi thêm bền chặt (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Ngoài ra, người tuổi Hợi có thể kết hợp với những con giáp như Tuổi Tý, tuổi Thìn, tuổi Ngọ, tuổi Tuất, tuổi Dậu, tuổi Hợi… cũng dễ có được sự hòa thuận, êm ấm. Với những tuổi xung khắc như tuổi Thân, nếu kết hôn cần cân nhắc kỹ càng.
Một trong những cách để người tuổi Hợi có cuộc sống viên mãn hơn là bài trí các vật phẩm phong thủy tốt cho đường gia đạo như tranh đôi cá, tranh đôi đũa, tranh cá chép vờn trăng, đá phong thủy… Gia chủ có thể tham khảo thêm chuyên gia phong thủy để có cách bài trí phù hợp nhất.
Bảo Thanh
0 notes
Text
Tuổi Tỵ hợp, xung khắc với tuổi nào trong làm ăn và kết hôn?
Người tuổi Tỵ cầm tinh con Rắn, được đánh giá là người có tính cách khéo léo, thông minh, giỏi ứng biến. Bởi vậy, họ có sự nghiệp tương đối thành công và gia đình hạnh phúc. Nếu kết hợp với các con giáp hợp mệnh thì họ càng thuận lợi và may mắn hơn trong cuộc sống.
Người tuổi Tỵ có tính cách như thế nào?
Tuổi Tỵ là những người có nhiều ham muốn, tham vọng nhưng lại không có tính kiên trì nên không đạt được kết quả cao trong công việc. Họ có tầm nhìn xa trông rộng, là người hiểu biết, có kiến thức và thông minh, bởi vậy trong công việc thường giải quyết nhanh gọn vấn đề. Dù thế, họ vẫn có một số nhược điểm như thường nản chí nếu gặp khó khăn, khá bảo thủ… nên đến tuổi trung vận vẫn khá lận đận, đến hậu vận mới được an nhàn, khấm khá. Người tuổi Rắn thường hợp với công việc về chính trị hay kinh doanh.

Người tuổi Tỵ bẩm sinh khéo léo, sắc sảo (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Trong tình cảm, người tuổi Tỵ có sức hấp dẫn lớn với người khác giới. Khi có người bạn đời hợp ý, họ thường hết lòng thương yêu, vun đắp cho cuộc hôn nhân ngày càng phát triển và tươi đẹp. Đôi khi họ sẽ hơi nóng nảy nhưng việc kiểm soát cảm xúc tốt giúp cuộc sống gia đình sẽ giúp cho gia đình vượt qua các sóng gió, cùng nhau xây đắp hạnh phúc. Những người phụ nữ tuổi Tỵ thường, ngăn nắp và rất gọn gàng, được người chồng nể phục. Trong khi đàn ông tuổi Tỵ thì luôn là trụ cột trong nhà, yêu thương vợ con nhưng cũng khá gia trưởng.
Về cơ bản, người tuổi Tỵ gặp khá nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc cũng như tình yêu. Nếu kết hợp với những con giáp hợp tuổi, hợp mệnh với họ thì cuộc sống càng thêm viên mãn và thăng hoa.
Người tuổi Tỵ hợp với tuổi gì trong kinh doanh?
Người tuổi Tỵ trời sinh thông minh, sắc sảo, khéo léo nên kinh doanh gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, những người tuổi Tỵ cũng cần chọn người kết hợp kinh doanh phù hợp thì sự nghiệp mới thăng tiến nhanh. Một người đồng hành hợp mệnh sẽ giúp cho người tuổi Tỵ có thêm nhiều may mắn, hanh thông hơn.
Theo tử vi thì người tuổi Tỵ tam hợp với người tuổi Sửu và tuổi Dậu, tạo thành nhóm của sự tìm tòi, hiểu biết rộng rãi. Việc hợp về tính cách cũng giúp những con giáp này hỗ trợ nhau trong công việc tốt hơn, cùng hướng đến mục tiêu cao nhất. Ngoài ra, người tuổi Tỵ cũng có thể kết hợp làm ăn với người tuổi Thân, nằm trong bộ lục hợp sẽ mang lại thành công.
Bên cạnh đó, người tuổi Tỵ có thể cân nhắc thêm về mệnh của mình. Ứng với 5 hành trong phong thủy, mỗi năm tuổi Tỵ có một mệnh khác nhau. Tìm người hợp mệnh cũng giúp cho phong thủy người tuổi Tỵ khi làm ăn tốt hơn.
Người tuổi Tân Tỵ mệnh Kim khi kinh doanh nên chọn những tuổi thuộc mệnh Thổ bởi Thổ sinh Kim, hoặc những người đồng mệnh Kim cũng có thể hỗ trợ rất tốt. Một số con giáp thuộc các mệnh này có thể tham khảo như: Nhâm Dần, Đinh mùi, Đinh Tỵ, Quý Hợi, Mậu Thân, Giáp Dần, Kỷ Tỵ, Nhâm Thân…
Người tuổi Quý Tỵ mệnh Thủy hợp với những người mệnh Kim (Kim sinh Thủy) như Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Quý Dậu, Ất Tỵ, Quý Sửu, Nhâm Tuất… Sự kết hợp này sẽ giúp công việc thuận lợi may mắn, tài lộc dồi dào
Người tuổi Kỷ Tỵ mệnh Mộc nếu kết hợp làm ăn với người mệnh Thủy sẽ rất may mắn, được hỗ trợ nhiều. Một số tuổi có thể tham khảo như như Bính Tý, Đinh Sửu, Giáp Thân, Ất Dậu…
Người tuổi Ất Tỵ mệnh Hỏa hợp với những người mệnh Mộc trong làm ăn bởi Mộc sinh Hỏa hoặc hợp tác với người mệnh Hỏa. Cụ thể các tuổi thuộc mệnh này như 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981...
Tuổi Đinh Tỵ mệnh Thổ hợp với các tuổi như sau: Giáp Dần, Ất Mão, Nhâm Tuất, Bính Tý, Đinh Sửu, Quý Hợi… Theo ngũ hành thì Hỏa sinh Thổ nên các con giáp này sẽ giúp tuổi Đinh Tỵ ăn nên làm ra.

Cóc 3 chân - Thiềm thừ là vật phẩm phong thủy may mắn cho người tuổi Tỵ trong làm ăn kinh doanh (ảnh Golden Gift Việt Nam)
“Tuổi Tỵ tùy vào nạp âm sẽ có các mệnh khác nhau, do đó vật phẩm phong thủy phù hợp cũng khác nhau. Tuy nhiên, một số vật phẩm chung như tỳ hưu, tượng Trâu phong thủy, tượng gà, tượng Rắn phong thủy, hay Thiềm thừ… đều có thể giúp hút cát khí tốt lành cho người tuổi Tý thêm phát tài phát lộc”, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift Việt Nam chia sẻ.
Tuổi Rắn hợp với tuổi nào trong hôn nhân?
Người tuổi Tỵ vốn khéo léo, sắc sảo nên biết thu vén gia đình. Nhìn chung hôn nhân của người tuổi Tỵ khá êm đềm và hạnh phúc khi kết hôn với đúng người. Theo tử vi thì người tuổi Tỵ sẽ hợp với những con giáp như tuổi Thân, tuổi Sửu, tuổi Dậu.
Với người tuổi Thân, đây sẽ là cặp đôi luôn yêu thương, ngưỡng mộ và kính trọng lẫn nhau. Người tuổi Sửu kết hôn với người tuổi Tỵ sẽ mang đến một mái ấm gia đình viên mãn cả về kinh tế và tình cảm. Trong khi nếu chung đôi với người tuổi Dậu, gia đình sẽ luôn êm ấm hạnh phúc bởi sự bù trừ về tính cách cho nhau.
Người tuổi Tỵ hợp với những con giáp như tuổi Thân, tuổi Sửu, tuổi Dâu.
Ngoài ra, người tuổi Tỵ cũng có thể kết hôn với một số tuổi khác như tuổi Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tuất, Hợi. Đây cũng là những tuổi có thể tạo dựng hạnh phúc hôn nhân lâu dài. Với một số tuổi khác như Ngọ, Mùi… thì cần có sự nhường nhịn, cố gắng nhiều hơn.
“Để dung hòa các thành viên trong gia đình, bồi đắp thêm tình cảm, gia chủ tuổi Tỵ có thể bài trí những vật phẩm phong thủy mang ý nghĩa đoàn viên, hạnh phúc như tranh mẫu đơn, tranh đôi cá, tượng uyên ương, quả cầu phong thủy hay đeo vòng tỳ hưu… Tuy nhiên, khi mua các vật phẩm phong thủy này cần cân nhắc về chất liệu nguồn gốc rõ ràng mới phát huy được tác dụng”, ông Quang Tú chia sẻ thêm.
Mỹ Huyền
0 notes
Text
Tuổi Ngọ trong làm ăn và hôn nhân hợp với tuổi nào nhất?
Người tuổi Ngọ có những sự sáng tạo, lãng mạn và lòng nhiệt huyết hơn hẳn các con giáp khác nên cuộc sống, công việc của người tuổi Ngựa cũng có nhiều biến động. Khi kết hôn hoặc kết hợp làm ăn với những người hợp tuổi, người tuổi Ngọ dễ dàng phát huy được điểm mạnh của mình để phát triển rực rỡ hơn.
Đôi nét về tính cách người tuổi Ngọ
Người tuổi Ngọ cầm tinh con Ngựa, là linh vật tượng trưng cho lòng trung thành, mạnh mẽ và tự do. Tuổi này không thể chịu được các lịch trình, các quy định khắt khe mà họ thích làm việc thiên về sáng tạo, không có các quy tắc ngặt nghèo. Người tuổi Ngọ năng động, tràn đầy năng lượng, mạnh mẽ và bền bỉ giúp họ trở thành những nhân viên xuất sắc. Tuy nhiên, nếu làm lãnh đạo thì người tuổi Ngọ thiếu đi sự kiên trì, nhẫn nại nên khó thành công.

Người tuổi Ngựa hòa đồng, vui vẻ và yêu thích tự do (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Là người thích giao thiệp và có tính hòa đồng, những người tuổi Ngọ thường được đánh giá là hòa đồng, vui vẻ và dễ tính. Tuy nhiên, họ cũng có yêu cầu cao với bạn bè hay những người họ kết giao. Có thể nói, tuổi Ngọ chân thành nhưng cũng cần sự chân thành từ những người khác mới có thể tạo thành mối quan hệ lâu dài. Mau miệng, hài hước, người tuổi Ngọ dễ kết bạn nên cũng dễ tạo thêm các mối quan hệ tình yêu tiến tới hôn nhân. Điểm trừ trong tính cách của người tuổi này chính là cả thèm chóng chán. Họ ít khi gắn bó say mê với 1 thứ duy nhất. Chính bởi vậy, người tuổi Ngọ cũng ít khi trói buộc vào hôn nhân quá sớm.
Với các đặc điểm tính cách có ưu, có nhược, người tuổi Ngọ thường gắn liền với các công việc liên quan đến tài ăn nói, ngoại giao. Cuộc sống hôn nhân của họ cũng rất nồng nàn những đôi khi cũng chóng nguội. Bởi vậy, người tuổi Ngọ nên kết hợp với những người hợp tuổi, mệnh trong làm ăn, hôn nhân mới có thể tạo dựng được công việc, hạnh phúc gia đình lâu dài.
Người tuổi Ngựa hợp với tuổi nào trong kinh doanh?
Những người tuôi Ngọ nhanh nhạy, nhiều ý tưởng, thích hợp cho những dự án kinh doanh sáng tạo và bứt phá. Tuy nhiên, họ lại không kiên trì và hay bỏ dở giữa chừng. Bởi vậy, một người hợp tác có thể giúp họ tạo động lực mỗi ngày sẽ vô cùng quan trọng.
Những người hợp tuổi với người tuổi Ngựa trong làm ăn, buôn bán có thể kể đến như Dần, Tuất hay tuổi Mùi. Đây là nhóm độc lập, dám nghĩ dám làm, sự bay nhảy phóng khoáng của tuổi Ngọ sẽ kết hợp với sự sắc sảo, thông minh, bình tĩnh của những tuổi còn lại, tạo nên sự nghiệp hanh thông, phát triển như diều gặp gió.
Những người hợp tuổi với người tuổi Ngựa trong làm ăn, buôn bán có thể kể đến như Dần, Tuất hay tuổi Mùi. (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Cụ thể hơn thì với mỗi tuổi Ngọ sẽ có các hành khác nhau trong ngũ hành tương sinh tương khắc. Bởi vậy, từng tuổi cũng sẽ phù hợp với những con giáp khác nhau.
Những người sinh năm 1954, 2014 - Giáp Ngọ thuộc hành Kim, năm sinh cần chọn những tuổi thuộc mệnh Thổ hoặc mệnh Kim. Những tuổi này sẽ giúp tương trợ, tương sinh cho người Giáp Họ. Một số con giáp có thể tham khảo như Giáp Thân, Canh Tuất, Bính Thìn, Quý Tỵ, Bính Tuất
Những người sinh năm 2002 - Nhâm Ngọ thuộc hành Mộc có thể hợp tác với những người có tuổi như Nhâm Ngọ, Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Ất Mão, Mậu Ngọ… Đây là các tuổi thuộc hành Thủy, hành Mộc, khi hợp tác sẽ đem lại nhiều may mắn, thuận lợi cho người tuổi Nhâm Ngọ.
Những người sinh năm 1966 - Bính Ngọ thuộc hành Thủy thích hợp làm ăn với những người có mệnh Kim hoặc mệnh Thủy như Nhâm Ngọ, Giáp Tý, Ất Mùi, Giáp ngọ, Quý Mão, Mậu Ngọ. Làm ăn với các tuổi này giúp Bính Ngọ hạn chế được rủi ro, phát triển vững chắc.
Người sinh năm 1978 - Mậu Ngọ thuộc hành Hỏa nên kết hợp làm ăn buôn bán với những người Giáp Tuất, Giáp Thìn, Bính Dần, Ất Hợi, Ất Tỵ. Đây là các con giáp thuộc mệnh Mộc, mệnh Hỏa có ý nghĩa tương sinh, tương hợp, là quý nhân phù trợ cho người Mậu Ngọ.
Người sinh năm 1990 - Canh Ngọ thuộc hành Thổ, thích hợp với những người thuộc hành Hỏa hoặc Thổ. Một số con giáp có thể tham khảo là: Đinh Mão, Giáp Tuất, Giáp Thìn, Ất Hợi…
“Người tuổi Ngọ thường cả thèm chóng chán, không kiên trì nên có thể bài trí thêm một số vật phẩm phong thủy để cân bằng năng lượng, kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Một số vật phẩm tuổi Ngọ có thể tham khảo như Tỳ Hưu, tranh thuyền buồm, tranh bát mã, tượng Ngựa, Tượng Chó, Tượng Hổ… đều có tác dụng chiêu tài lộc.”, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu quà tặng mạ vàng Golden Gift Việt Nam chia sẻ về quan điểm phong thủy cho người tuổi Ngọ
Tuổi Ngựa hợp với tuổi nào trong hôn nhân?
Trong tình yêu, hôn nhân, người tuổi Ngọ lãng mạn, hài hước, vui vẻ, dễ khiến đối phương hạnh phúc và mới mẻ trong thời gian đầu. Tuy nhiên, họ vẫn có tính chóng chán nên đôi khi tình cảm long đong, không có kết quả cuối cùng. Người tuổi Ngọ cần tìm được người phù hợp, thực sự hiểu mình mới có thể đi đến hạnh phúc.
Theo tử vi, người tuổi Ngọ nên kết hôn với những người trong vòng tam hợp, lục hợp như tuổi Mùi, tuổi Dần, tuổi Tuất. Đặc trưng tính cách của những con giáp này là sự an nhiên, tự tại, bình tĩnh, sắc sảo, phóng khoáng… vừa bù trừ cho người tuổi Ngọ, vừa giúp người tuổi Ngọ vui vẻ hơn. Kết hôn với những tuổi này, người tuổi Ngọ sẽ xây dựng được gia đình hạnh phúc dài lâu.
Ngoài ra, những người tuổi Thìn, Ngọ, Hợi cũng khá phù hợp để kết duyên với người tuổi Ngọ. Đây sẽ là những cặp đôi vô cùng hạnh phúc và viên mãn.
Một số tuổi khác như tuổi Sửu, Tỵ, Thân, Dậu thì cần cố gắng nỗ lực nhiều hơn khi kết duyên với tuổi Ngọ bởi sự khác biệt về tính cách có thể đem lại những bất đồng. lục đục trong đời sống hôn nhân.

Tranh song mã mạ vàng là vật phẩm tốt có thể bài trí trong phòng khách giúp gia chủ tuổi Ngọ có cuộc sống viên mãn hơn (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Để gia đình hạnh phúc viên mãn, tránh cãi cọ thì người tuổi Ngọ cũng có thể thỉnh thêm một số vật phẩm phong thủy tốt cho hôn nhân như tượng uyên ương, đôi chim bồ câu, tranh hoa mẫu đơn…Việc bài trí cần tham khảo chuyên gia, thầy phong thủy để hợp với căn nhà cũng như mệnh của gia chủ. Bên cạnh đó, khi chọn vật phẩm cũng nên lưu ý về chất liệu, nguồn gốc, dáng thế và ý nghĩa mới có thể phát huy tác dụng tốt nhất.
Hải Trinh
0 notes
Text
Tuổi Dậu hợp, kỵ với tuổi gì trong làm ăn và hôn nhân?
Tuổi Dậu cầm tinh con Gà, là con giáp được biết đến với sự hấp dẫn về hình thức cũng như ý chí mạnh mẽ, thẳng thắn. Trong việc kinh doanh hay đời sống vợ chồng, người tuổi Dậu đều có sự chăm chỉ, chân thành nên thường gặt hái được nhiều thành công.
Đôi nét về tính cách người tuổi Dậu
Người tuổi Dậu khá chăm chút về ngoại hình của mình, họ trau chuốt và không bao giờ luộm thuộm. Trong tính cách người tuổi Dậu tồn tại hai thái cực khá đối lập: Họ vừa là những người khiêm tốn, vừa thích thể hiện mình và khá tự hào về bản thân. Những người tuổi này cũng được xem là người có tài, nhanh nhạy, sáng tạo và tỉ mỉ. Bởi vậy, họ khá có duyên với kinh doanh hoặc những công việc liên quan đến ăn nói.
Những người tuổi Dậu khá trung thành nhưng cũng thẳng thừng, thậm chí nóng nảy, làm việc không đủ kiên trì. Đôi khi, người tuổi Dậu cũng vô tâm, dễ làm tổn thương người khác nhưng bản chất họ vẫn là người tốt bụng, sẵn sàng giúp hết mình với bạn bè, người thân.

Tuổi Dậu tượng trưng cho sự sáng tạo và tỉ mỉ (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Trong kinh doanh, người tuổi Dậu khá nhanh nhạy nên thường đón được những cơ hội tốt. Tuy nhiên, họ lại không đủ sự nhẫn nại để phát triển sự nghiệp lên một tầm cao hơn. Họ bằng lòng với những thành quả hiện có. Với người bạn đời, người tuổi Dậu cũng thể hiện được là một người vợ hiền đảm, người chồng mẫu mực và yêu thương nửa kia. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng cằn nhằn, nóng tính ảnh hưởng đến không khí gia đình.
Để có sự nghiệp viên mãn, công danh thành đạt và gia đình hạnh phúc, người tuổi Dậu nên kết hợp với những người hợp mệnh, tuổi của mình, bù trừ cho những thiếu sót và phát huy thế mạnh của bản thân.
Người tuổi Dậu hợp với tuổi nào trong kinh doanh?
Trong kinh doanh, việc kết hợp với những đối tác hợp mệnh khá quan trọng. Bởi người hợp tuổi thường có cách nhìn, cách suy nghĩ giống nhau, dễ làm việc và phát triển. Với người tuổi Dậu, lựa chọn người hợp tác trong làm ăn cũng có ý nghĩa quan trọng.
Theo tử vi, tuổi Dậu hợp với người tuổi Tỵ, tuổi Sửu và tuổi Thìn theo vòng Tam hợp và lục hợp. Những con giáp này sẽ là sự bổ sung cho tuổi Dậu về tiềm lực tài chính, ý tưởng phát triển cũng như hệ tư tưởng trong kinh doanh. Ngoài ra, người tuổi Dậu cũng nên căn cứ vào mệnh của từng người để chọn tuổi cho phù hợp.
Lựa chọn người hợp tác trong làm ăn cũng có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển sự nghiệp của người tuổi Dậu (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Cụ thể, tuổi Quý Dậu sinh năm 1993 thuộc hành Kim nên chọn những người thuộc mệnh Thổ hoặc mệnh của chính mình. Một số tuổi có thể tham khảo như Bính Thìn, Đinh Tỵ, Tân Sửu, Kỷ Dậu, Canh Tý, Tân Mùi… sẽ mang lại may mắn trên con đường kinh doanh cho người tuổi Quý Dậu
Người tuổi Tân Dậu sinh năm 1981 thuộc hành Mộc hợp với người mệnh Thủy. Đó chính là những tuổi như Giáp Dần, Ất Mão, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Nhâm Tuất, Quý Hợi … Tuổi Tân Dậu hợp tác kinh doanh với người tuổi này rất dễ thành công.
Người tuổi Ất Dậu sinh năm 2005 thuộc hành Thủy hợp với người mệnh Kim, bởi theo nguyên tắc ngũ hành Kim sinh Thủy. Một số con giáp có thể tham khảo là: Canh Thân, Ất Sửu, Giáp Thân, Canh Tuất, Quý Mùi…
Người tuổi Đinh Dậu sinh năm 1957, 2017 thuộc hành Hỏa, thích hợp làm ăn kinh doanh với những người mệnh Mộc như Nhâm Ngọ, Đinh Dậu, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Hợi.
Người tuổi Kỷ Dậu sinh năm 1969 thuộc hành Thổ nên làm ăn với những người mệnh Hỏa như Canh Thìn, Tân Tỵ, Tân Hợi, Ất Sửu, Kỷ Sửu, Mậu Thân.
Ngoài ra, để có thêm nguồn lực về phong thủy, cân bằng năng lượng, hút cát khí tốt lành trong kinh doanh, người tuổi Dậu có thể chọn thêm những vật phẩm phong thủy đặt ở bàn làm việc hay phòng khách của gia đình.

Tượng rắn phong thủy là vật phẩm hợp với người tuổi Dậu (ảnh Golden Gift Việt Nam)
“Mỗi mệnh của tuổi Dậu sẽ phù hợp với những vật phẩm riêng. Nhưng nhìn chung, người tuổi Dậu sẽ gặp may mắn, sự nghiệp hanh thông nếu bài trí một số tượng như tượng gà, tượng Trâu, tượng Rắn, tượng rồng hay tranh thuyền buồm xuôi gió, tranh bát mã thành công… Nên chọn những vật phẩm được chế tác tinh xảo, chất liệu quý, nguồn gốc rõ ràng thì tác dụng phong thủy tốt hơn”, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift Việt Nam chia sẻ.
Tuổi Dậu hợp với tuổi nào trong hôn nhân?
Trong tình yêu hay cuộc sống hôn nhân, tuổi Dậu được đánh giá là chung thủy, biết vun đắp cho gia đình. Người tuổi Dậu hài hước, thông minh, dễ hấp dẫn người khác giới. Nhưng khi kết hôn, họ cần sự nhẫn nại, bình tĩnh của người bạn đời để kiềm chế những lời cằn nhằn, nóng nảy của tuổi này. Do vậy, tìm được người phù hợp để kết hôn sẽ giúp người tuổi Dậu giữ được hạnh phúc gia đình.
Theo quan niệm dân gian thì người tuổi Dậu nên kết hôn với người tuổi Thìn, tuổi Tỵ và tuổi Sửu. Nếu người tuổi Dậu và tuổi Thìn là cặp đôi hòa hợp cả về tính cách lẫn suy nghĩ thì người tuổi Dậu và tuổi Tỵ được đánh giá là khá nhiều điểm tương đồng có thể bù đắp, hỗ trợ cho nhau. Với người tuổi Sửu thì cá tính của hai bên sẽ là sự bù trừ cho đối phương.
Ngoài các tuổi Tam hợp, lục hợp như trên, người tuổi Dậu cũng có thể kết hôn với một số tuổi khác như tuổi Mùi, tuổi Ngọ, tuổi Dậu, Hợi cũng giữ được sự đầm ấm trong gia đình, sống đến đầu bạc răng long. Còn lại một số tuổi khác xung khắc như tuổi Mão thì khi tính chuyện lâu dài nên cân nhắc, nhường nhịn và thấu hiểu đối phương.

Người tuổi Dậu có thể bài trí tượng uyên ương để hút thâm năng lượng tích cực cho gia đình (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Nói thêm về vấn đề này, ông Quang Tú cho rằng, với mỗi gia đình, sự hòa hợp ở mỗi thành viên là yếu tố quan trọng để gia đình luôn hòa thuận, hạnh phúc. Để tăng thêm nguồn năng lượng tốt, người tuổi Dậu có thể bài trí thêm những vật phẩm phong thủy như đeo vòng hồ ly, tranh hoa mẫu đơn, tranh đôi cá… trong phòng ngủ hoặc phòng khách của gia đình. Có thể căn cứ vào mệnh của gia chủ để chọn vật phẩm phù hợp nhất.
Yến Nhi
0 notes
Text
Người tuổi Thân hợp với tuổi nào trong làm ăn và hôn nhân?
Những người tuổi Thân thường được đánh giá thông minh, lanh lợi, lạc quan vui vẻ nên khá thuận lợi trong cuộc sống. Đặc biệt, nếu kết hợp làm ăn hay hôn phối với những tuổi, mệnh hợp với tuổi Thân thì đường công danh, sự nghiệp và gia đạo càng thêm rực rỡ.
Đôi nét về tính cách người tuổi Thân
Theo quan niệm của dân gian về người tuổi Thân, họ những người có nhanh nhẹn, khéo léo, có trí thông minh. Người tuổi này khá hợp với các nghề nghiệp liên quan đến kinh doanh buôn bán hoặc những ngành nghề liên quan các mối quan hệ xã hội. Với quan điểm sống lạc quan, vui vẻ, người tuổi Thân sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để vươn tới những thành tựu to lớn hơn.
Người tuổi Thân có trí tưởng tượng phong phú, nhưng lại không giỏi trong việc đưa ra quyết định nên thường là những nhân viên xuất sắc, ít khi trở thành lãnh đạo độc lập. Nếu làm ăn kinh doanh, họ nên kết hợp với những con giáp hợp tuổi, có tính cách quyết đoán thì sự nghiệp sẽ thăng hoa hơn.

Người tuổi Thân nhanh nhẹn, khéo léo và thông minh (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Nhìn bên ngoài, người tuổi Thân thân thiện, dễ gần. Thực tế, họ đôi lúc sẽ hơi khó tính, hay cằn nhằn nhưng vẫn là người tốt bụng, rộng rãi. Trong tình yêu, người tuổi Thân thường rất chung thủy. Khi đã yêu thường nghĩ đến chuyện trăm năm, không thích những mối quan hệ mở. Với người tuổi Khỉ thì gia đình vẫn luôn là điểm tựa vững chắc, là giá trị cần phải gìn giữ. Dù họ có hào phóng, rộng rãi hay hoạt náo trong các hoạt động bên ngoài thì khi về nhà, họ vẫn là người chồng mẫu mực, người vợ đảm đang.
Với những ưu điểm cũng như nhược điểm trong tính cách người tuổi Thân, nếu tìm được mảnh ghép phù hợp trong công việc và tình yêu, họ sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong cuộc sống.
Người tuổi Khỉ hợp với tuổi nào trong kinh doanh?
Theo quan niệm của người Việt, việc hợp tác với một người nào đó trong kinh doanh nên xem tuổi có hợp hay không. Bởi lẽ, tuổi hợp thì cả hai làm ăn mới khấm khá và phát triển. Với những người tuổi Thân, họ hợp với những con giáp nào?
Từ quan niệm tam hợp, lục hợp của tử vi cho thấy, người tuổi Thân hợp với người tuổi Tý, Tỵ và người tuổi Thìn. Xét theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì người tuổi Thân cũng có 5 can khác nhau ứng với 5 mệnh Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ. Mỗi mệnh sẽ phù hợp với một số con giáp nhất định.
Người sinh năm 1992 là tuổi Nhâm Thân thuộc hành Kim, thích hợp với những người thuộc mệnh Thổ (Thổ sinh Kim) như Mậu Thân, Canh Tý, Tân Mùi, Kỷ Dậu… Ngoài ra họ cũng có thể hợp tác với những người mệnh Kim có ý nghĩa tương hợp thì công việc sẽ gặp nhiều may mắn.
Người sinh năm 1980 là tuổi Canh Thân thuộc hành Mộc, nên kết hợp với những tuổi như Mậu Thìn, Kỷ hợi, Nhâm Thìn, Kỷ Mùi, Quý Mùi, Ất Hợi. Đây là những người thuộc hành Thủy, hành Mộc sẽ giúp đỡ đắc lực cho người tuổi Thân phát triển sự nghiệp.
Người sinh năm 2004 là tuổi Giáp Thân thuộc hành Thủy. Tuổi này nên kết hợp làm ăn với những người thuộc hành Kim hoặc hành Thủy như Canh Thìn, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Nhâm Thân, Đinh Mùi, Nhâm Tý, Giáp Tý, Bính Tý sẽ mang lại kết quả tốt đẹp
Người sinh năm 1956, 2016 là tuổi Bính Thân thuộc hành Hỏa thích hợp kết giao làm ăn với những người mệnh Mộc (Mộc sinh Hỏa) hoặc mệnh Hỏa như Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, mậu Tý, Bính Thân, Mậu Dần, Đinh Hợi…
Người sinh năm 1968 là tuổi Mậu Thân thuộc hành Thổ, nên kết hợp làm ăn buôn bán với những người mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ sẽ mang đến sự thịnh vượng. Điển hình có thể kể đến một số tuổi như Giáp Tuất, Đinh Dậu, Ất Hợi, Đinh Mão…

Tượng rồng phong thủy phù hợp bài trí trên bàn làm việc giúp người tuổi Thân thêm thuận lợi trong kinh doanh, làm ăn (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Nói về vấn đề này, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift Việt Nam chia sẻ: “Với người tuổi Thân, họ luôn cần những người có suy nghĩ táo bạo, dám nghĩ dám làm để thúc đẩy sự nghiệp. Bởi vậy, những người hợp tác kinh doanh nên chọn người hợp mệnh và tính cách. Ngoài ra, người tuổi Thân có thể chọn thêm một số vật phẩm phong thủy vương cho việc kinh doanh, hợp tuổi như tượng Phật di lặc, tượng tỳ hưu, tượng Khỉ, tượng Rồng… sẽ giúp cân bằng năng lượng, phát huy cát khí tốt lành để gặp nhiều may mắn hơn.”
Tuổi Khỉ hợp với tuổi nào trong hôn nhân?
Những người tuổi Thân đa số đều trọng tình cảm nhưng về đường gia đạo, người tuổi Khỉ hay có nỗi khổ tâm. Sự nhạy cảm trong tính cách nếu không được bạn đời thấu hiểu dễ dẫn đến sự xa cách. Vậy người tuổi Thân nên chọn những con giáp nào để hợp hơn trong đời sống vợ chồng?
Theo quan niệm của tử vi thì người tuổi Thân hợp với người tuổi Tỵ, tuổi Tý và tuổi Thìn. Những con giáp này sẽ là chỗ dựa tình cảm cảm vững chắc cho người tuổi Khỉ. Ở bên họ, những người tuổi Thân được là chính mình, quan tâm và hạnh phúc, dễ xây dựng được sự viên mãn trong hôn nhân.
Ngoài ra, tuổi Thân thể kết hôn, yêu đương với một số tuổi khác ngoài 3 con giáp trên, cũng có thể có cuộc sống gia đình êm ấm là Tuổi Sửu, tuổi Dần, tuổi Mão, tuổi Ngọ, tuổi Hợi.
“Để gia đình làm ăn phát đạt, thuận hòa, những người tuổi Thân có thể bài trí thêm các vật phẩm phong thủy mang ý nghĩa tốt lành trong hôn nhân như tranh chim bồ câu, tượng đôi uyên ương, tranh đôi cá, hay các loại đá phong thủy hợp mệnh từng gia chủ. Điều này sẽ giúp năng lượng trong gia đình được cân bằng, các thành viên trong gia đình giữ cảm xúc tích cực hơn”, ông Tú nói thêm.
Mỹ Hà
0 notes
Text
Tuổi Mùi nên kết hợp với tuổi nào để công việc được thuận lợi, hôn nhân hạnh phúc
Người tuổi Mùi cầm tinh con Dê, được đánh giá là những người có tính cách hiền lành, dịu hiền. Dù tính ôn hòa, vui vẻ nhưng đôi khi cũng khá bảo thủ, ít suy nghĩa mới mẻ nên họ có thể gặp những khó khăn trong công việc, cuộc sống.
Khám phá tính cách của người tuổi Mùi
Tính cách người tuổi Mùi phần lớn đều được đánh giá là tốt bụng, thành thực, có sự đồng cảm, thương người. Phần lớn phụ nữ tuổi Mùi đều có tính cách hiền dịu, ngoan ngoãn, hướng về gia đình. Trong khi đàn ông tuổi Mùi cũng khá lãng mạn, hiền lành và yêu thương vợ con. Dù vậy, trong phần tính cách của tuổi này vẫn có sự bảo thủ, ngoan cố nên đôi khi vấp phải những khó khăn trong việc hòa nhập với cuộc sống phát triển.

Người tuổi Mùi phần lớn chăm chỉ, hiền lành (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Trong công việc, người tuổi Mùi phần lớn chăm chỉ, thông mình, tài trí hơn người và khả năng phân tích nhạy bén. Bởi vậy, họ thường được sếp và đồng nghiệp yêu quý. Nếu làm lãnh đạo, người tuổi Mùi thường thiếu đi sự quyết đoán, mới mẻ nên không dễ thành công, cần hợp tác với những người táo bạo hơn thì mới có thể phát triển sự nghiêp rực rỡ.
Nhìn chung, tính cách của người tuổi Mùi thích ổn định, họ không khó khăn về kinh tế nhưng cũng ít khi trở thành người giàu có, tỉ phú. Trong cuộc sống hôn nhân, người tuổi Mùi cũng thích được bạn đời quan tâm, đồng thời chính họ cũng là người giữ lửa gia đình với tính cách hiền dịu, nhẫn nại. Bởi vậy, hôn nhân của người tuổi Mùi ít khi gặp sóng gió.
Người tuổi Mùi hợp với tuổi nào trong kinh doanh?
Khi làm ăn kinh doanh, người tuổi Mùi khá nhạy bén, chăm chỉ nhưng không quyết đoán và táo bạo. Bởi vậy, nếu hợp tác với những con giáp hợp tuổi có thể giúp họ phát huy ưu điểm và hạn chế các nhược điểm. Theo tử vi, người tuổi Mùi tam hợp với người tuổi Hợi và người tuổi Mão, lục hợp với tuổi Ngọ. Bởi vậy, người tuổi Dê có thể xem đây là một căn cứ để chọn người hợp tuổi khi làm ăn.
Người tuổi Mùi hợp với người tuổi Hợi, Mão (ảnh Golden Gift Việt Nam)
“Những người tuổi Mùi theo từng năm cũng có ngũ hành khác nhau, tương ứng trong phong thủy. Do đó, người tuổi Mùi nên căn cứ thêm vào mệnh của mình để có thể kết hợp được với người có mệnh tương sinh, tương hợp theo năm sinh của mình. Điều nãy sẽ giúp ích cho tuổi Mùi trong làm ăn, giúp công việc thuận lợi và hanh thông hơn”, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu quà tặng mạ vàng Golden Gift Việt Nam chia sẻ,
Cụ thể, người sinh năm 1955, 2015 là tuổi Ất Mùi thuộc hành Kim nên kết hợp làm ăn với những người tuổi Giáp Thân, Nhâm Thìn, Bính Thìn Quý Tỵ. Đây là những người thuộc Hành Thổ hoặc Kim, có ý nghĩa tương sinh, hợp tác tất có lợi.
Người sinh năm 1943, 2003 Quý Mùi thuộc hành Mộc nên làm ăn kinh doanh với người mệnh Thủy hoặc mệnh Mộc như Bính Tý, Quý Tỵ, Quý Hợi, Giáp Thân, Đinh Mùi…Làm ăn với những người tuổi này giúp người tuổi Quý Mùi dễ đạt được thành công sớm, vượng tài, nhiều lộc.
Người sinh năm 1967 Đinh Mùi thuộc hành Thủy hợp làm ăn với những người thuộc hành Kim hoặc hành Thủy. Một số con giáp có thể tham khảo là Quý Mão, Tân Mão, Giáp Ngọ, Kỷ Dậu, Nhâm Thân, Quý Dậu.
Người sinh năm 1979 Kỷ Mùi thuộc hành Hỏa thích hợp kinh doanh với người mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa. Đây là những người có mệnh tương sinh, tương hợp với tuổi Kỷ Mùi, có thể hỗ trợ đắc lực cho tuổi này trong việc phát triển kinh doanh, làm ăn. Các con giáp này có thể kể đến như Canh dần, Mậu Tuất, Mậu Thân, Bính Thìn, Kỷ Hợi, Tân Sửu…
Người sinh năm 1991 Tân Mùi thuộc hành Thổ nên làm ăn kinh doanh với những người mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ như Canh Tuất, Quý Dậu, Tân Hợi, Kỷ Mùi, Ất Mùi, Bính Thân. Việc kinh doanh buôn bán sẽ phất lên như diều gặp gió khi tuổi Tân mùi hợp tác với các con giáp trên.
Ngoài ra, để tăng thêm cát khí hỗ trợ cho công việc thuận lợi, người tuổi Mùi có thể bài trí thêm một số vật phẩm phong thủy hợp mệnh sẽ hữu ích trên con đường kinh doanh.

Người tuổi Mùi có thể bài trí tượng Heo để hút thêm tài lộc kinh doanh (ảnh Golden Gift Việt Nam)
“Tuổi Mùi có các mệnh khác nhau, gia chủ nên cân nhắc các vật phẩm phù hợp. Gợi ý chung cho tuổi Mùi là những tranh, tượng phong thủy như tượng Dê, tượng Heo, tượng Mèo, tượng Phật Quan Âm hay tranh cá rồng… Khi chọn lựa, gia chủ cần lưu ý về nguồn gốc, chất liệu. Thông thường, vật phẩm quý giá, làm từ tự nhiên càng có tác dụng phong thủy cao. ”, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift Việt Nam chia sẻ.
Tuổi Mùi hợp với tuổi nào trong hôn nhân?
Là những người được đánh giá hiền lành, ngoan ngoãn, gia đình của người tuổi Mùi về cơ bản khá đầm ấm, êm đềm. Họ thường là những người giữ lửa hạnh phúc, là mẫu người của gia đình, biết quan tâm chăm sóc người khác.
Về tuổi hợp trong hôn nhân, người tuổi Mùi nên lựa chọn các con giáp trong vòng tam hợp hay lục hợp như Hợi, Mão, hay Ngọ. Những tuổi này có tính cách gần giống tuổi Mùi, dễ xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn.
Người tuổi Mùi nên lựa chọn các con giáp trong vòng tam hợp hay lục hợp như Hợi, Mão, hay Ngọ.
Bên cạnh đó, người tuổi Mùi cũng có thể kết hôn với một số tuổi khác như tuổi Tý, tuổi Dần, tuổi Mùi, tuổi thân, tuổi Dậu. Sự kết hợp này sẽ mang đến những cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền lâu. Nhìn chung, ngoài tứ hành xung với tuổi Sửu thì người tuổi Mùi dễ có hôn phối êm đềm với các tuổi khác nhờ tính cách hiền lành, dễ chịu.
“Sự nhẫn nhịn trong tuổi Mùi lớn nên thường họ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Ngoài ra, người tuổi Mùi cũng có thể bài trí thêm một số vật phẩm phong thủy trong phòng ngủ, phòng khách như quả cầu may mắn, tượng đôi uyên ương, tranh đôi cá mạ vàng… để cân bằng năng lượng, giúp mọi thành viên trong gia đình thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn”, ông Quang Tú nói thêm.
Kiều Oanh
0 notes
Text
Tuổi Sửu hợp, khắc với tuổi nào trong làm ăn và kinh doanh?
Là con giáp được đánh giá cao với sự chăm chỉ, kiên trì, những người tuổi Sửu thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, hôn nhân. Việc hết hợp với những người hợp tuổi, hợp mệnh sẽ càng giúp cho họ có thêm thuận lợi và may mắn. Vậy tuổi Sửu hợp với những tuổi nào trong kinh doanh, tình yêu?
Đôi nét về tính cách người tuổi Sửu
Người tuổi Sửu cầm tinh con Trâu, xếp vị trí thứ 2 trong bảng 12 con giáp. Người tuổi Sửu thường có tính cách cần cù chịu khó, ý chí vững vàng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, họ cũng có sức chịu đựng cao nên có thể vượt qua nhiều sóng gió trong cuộc đời. Họ có tính kiên định thậm chí là cứng nhắc, một khi đã quyết thì khó lòng thay đổi. Đây cũng vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm của người tuổi Sửu.
Người tuổi Sửu được đánh giá là kiên trì, chu đáo nhưng cũng khá cứng nhắc
Trong sự nghiệp, họ thường được cất nhắc lên cao bởi sự điềm tĩnh nhưng kiên cường, chu đáo. Sự dứt khoát trong quyết định cũng như khả năng chịu áp lực giúp cho ngày càng phát huy được sở trường của mình. Mặc dù vậy, tuổi Sửu thường sẽ chỉ thăng hoa trong công việc mình thích, còn lại nếu họ không thích thì thường sẽ không chú tâm.
Đường tình duyên của người tuổi Sửu so với các con giáp khác khó khăn hơn chút do sự cứng nhắc và quá trọng tình. Họ rất chung thủy nhưng lại thường phạm phải sai lầm trong việc chọn bạn đời, bỏ lỡ những cơ duyên tốt với người đáng để nên duyên. Đôi khi sự nhút nhát khiến họ không dám ngỏ lời, đến khi có tuổi thì duyên lại không tới. Bởi vậy, hôn nhân gia đình của người tuổi Sửu thường đến cuối mới có sự an nhiên.
Hầu hết dù nam hay nữ tuổi Sửu đều là người ôn nhu, tình cảm và cẩn trọng, luôn giữ gìn nề nếp, gia phong, thậm chí là bảo thủ. Bởi vậy, nếu làm việc, kết hôn với những người hợp tuổi sẽ giúp tuổi Sửu thăng hoa hơn, hạn chế các tính xấu để cuộc sống viên mãn hơn.
Người tuổi Sửu hợp với tuổi gì trong kinh doanh?
Người sinh năm Sửu bao gồm các năm sinh Âm lịch: Tuổi Ất Sửu 1985, Đinh Sửu sinh năm 1997, tuổi Kỷ Sửu sinh vào năm 2009, tuổi Qúy Sửu sinh vào năm 1973, tuổi Tân Sửu sinh vào năm 1961, 2021. Trong làm ăn kinh doanh, người tuổi Sửu thường cẩn trọng, kiên nhẫn, giỏi chịu đựng áp lực, dần dần tiến bước thành công. Tuy nhiên, so với các tuổi khác, họ không nhanh nhạy bằng nên thường kết hợp với những tuổi biết tính toán nhanh sẽ rất phù hợp để đưa sự nghiệp phát triển rực rỡ.
Người tuổi Sửu hợp với người tuổi Tý, Dậu (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Theo tử vi thì những người thuộc Tam Hợp, lục hợp với tuổi Sửu gồm tuổi Tý, tuổi Tỵ, tuổi Dậu là những người phù hợp nhất. Đây được xem là nhóm “Trí thức” với những tìm tòi, thử nghiệm mới lạ. Họ sẽ cùng nhau làm việc, sáng tạo để đưa công việc ngày càng phát triển hơn theo quỹ đạo riêng.
Cụ thể với từng tuổi kết hợp kinh doanh với tuổi sưu như sau:
Tuổi Tý kết hợp với tuổi Sửu sẽ rất hợp bởi sự nhanh nhạy của tuổi Tý sẽ cùng sự cẩn thận của tuổi Sửu làm nên nghiệp lớn
Tuổi Sửu kết hợp với tuổi Sửu thì không nên bởi cả hai dù có chung tính cách nhưng không bứt phá được.
Tuổi Dần kết hợp với tuổi Sửu trong làm ăn không hợp vì hai suy nghĩ quá khác xa nhau, hay mâu thuẫn
Tuổi Mão kết hợp với tuổi Sửu không hợp trong kinh doanh vì tính cách hai bên không hợp, dễ dẫn đến sự nghi ngờ, không tin tưởng lẫn nhau.
Tuổi Thìn kết hợp với tuổi Sửu có thể hợp tác kinh doanh ngắn hạn nhưng về lâu dài thì không nên bởi dễ phát sinh mâu thuẫn
Tuổi Tỵ kết hợp với tuổi Sửu cũng dành được những thành quả nhất định nhưng người tuổi Sửu thường phải nhẫn nhịn hơn.
Tuổi Ngọ kết hợp với tuổi Sửu trong làm ăn khá tốt bởi tuổi Ngọ năng động, cởi mở có thể bù trừ cho tuổi Sửu
Tuổi Mùi kết hợp với tuổi Sửu thì không nên bởi tính cách hai bên khác xa nhau, không dễ hợp tác
Tuổi Thân kết hợp với tuổi Sửu khá phù hợp trong kinh doanh nhưng thường người tuổi Sửu sẽ phải dựa vào người tuổi Thân nhiều hơn
Tuổi Hợi kết hợp với tuổi Sửu khá ăn ý trong kinh doanh, người tuổi Hợi sẽ giúp đỡ cho người tuổi Sửu khá nhiều
Người tuổi Tuất kết hợp với tuổi Sửu trong kinh doanh không phù hợp bởi đôi bên thường không ưa nhau.

Tượng gà phong thủy là một trong những vật phẩm mang lại may mắn cho người tuổi Sửu Người tuổi Sửu hợp với người tuổi Tý, Dậu (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Nói thêm về việc chọn người kết hợp trong làm ăn cho người tuổi Sửu, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift Việt Nam chia sẻ thêm: “Bên cạnh việc xét tuổi thì để chọn được tuổi kết hợp làm ăn, người tuổi Sửu cũng nên xem mệnh của mình. Căn cứ vão ngũ hành tương sinh tương khắc, người tuổi Sửu có thể chọn những người hợp mệnh thì sẽ phát triển hơn. Ngoài ra, một số vật phẩm phong thủy cho người tuổi Sửu trong kinh doanh làm ăn như tượng trâu, tượng Gà, tượng Rắn, tượng tỳ hưu, sư tử… cũng giúp người tuổi Sửu thu hút được cát khí, có thêm may mắn và tài lộc”.
Tuổi Sửu hợp với tuổi nào trong hôn nhân?
Trong đường tình duyên, người tuổi Sửu và người tuổi Dần khá giống nhau khi khó tìm được người gắn kết lâu dài. Người tuổi Sửu thường cố chấp nhưng khi đã yêu ai đó thật lòng thì họ sẽ luôn vì người đó và xác dịnh chuyện tình cảm trăm năm. Khi còn trẻ, người tuổi Sửu cũng thường khá long đong, lận đận trên đường tình duyên. Khi lớn tuổi hơn, họ mới tìm được sự an yên từ gia đình.
Tính cách cứng nhắc, bảo thủ của người tuổi Sửu cũng là một trong những nguyên nhân khiến các mối quan hệ thường bị đứt gãy. Bởi vậy khi kết hôn người tuổi Sửu cần phải cân nhắc kỹ càng
Theo tử vi thì người tuổi Sửu và tuổi Tý là lục hợp, đây là đối tượng kết hôn hoàn hảo cho người tuổi Sửu. Ngoài ra tuổi Tỵ và tuổi Dậu cũng là hai con giáp thích hợp ghép đôi với tuổi này. Kết hôn với người tuổi Chuột, Rắn, Gà, người tuổi Sửu sẽ thường hạn chế được tính xấu của mình, thay vào đó phát huy được các đức tính tốt, gìn giữ hạnh phúc gia đình trọn vẹn.

Tranh hoa mẫu đơn bài trí trong phòng khách, phòng ngủ giúp tình duyên của người tuổi Sửu thêm viên mãn Người tuổi Sửu hợp với người tuổi Tý, Dậu (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Ngoài ra, người tuổi Trâu nên tránh kết hôn với những tuổi xung như tuổi Mùi, tuổi Ngọ, tuổi Tuất. Bởi những tuổi này không hợp với người tuổi Sửu, dễ dẫn đến gia đình trục trặc, chia ly.
Để tăng thêm nguồn năng lượng tốt cho gia đình, giúp tình cảm vợ chồng, con cái thêm bền chặt, người tuổi Sửu có thể bài trí thêm những vật phẩm phong thủy có tác dụng vượng đào hoa, hòa hợp hơn như đeo vòng hồ ly, bài trí đá phong thủy, tranh hoa mẫu đơn, tượng đôi uyên ương… Khi mua cần cân nhắc về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bởi đây là những vật phẩm mang yếu tố tâm linh.
Hoài Thương
0 notes
Text
Tuổi Thìn hợp với tuổi nào trong làm ăn để thành công, hôn nhân hạnh phúc?
Người tuổi Thìn có tính quyết đoán, mạnh mẽ nhưng cũng tinh tế và nhạy cảm. Bởi vậy, họ dễ đạt được những thành công trong cuộc sống. Nếu kết hợp với những người hợp mệnh, họ càng có sự phát triển thăng hoa hơn. Vậy người tuổi Thìn nên kết hợp làm ăn, hôn nhân với người tuổi nào?
Đôi nét về tính cách người tuổi Thìn
Những người tuổi Thìn có linh vật đại diện là Rồng. Trong văn hóa phương Đông thì Rồng tượng trưng cho sức mạnh phi thường, thiêng liêng, quyền quý. Do đó, những người tuổi này thường được đánh giá là thông minh, sắc sảo, có uy và đạt được nhiều thành tựu trong công việc và cuộc sống.
Tính cách người tuổi Thìn khá chân thành, sòng phẳng, hòa nhã với mọi người xung quanh. Với bạn bè, đồng nghiệp, họ là những người luôn vui vẻ, hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ. Với các quan hệ thân thuộc, họ là người có trách nhiệm, luôn lo lắng, chăm sóc cho người khác.
Người tuổi Thìn thường chân thành, sòng phẳng nhưng hơi nóng nảy
Tuy nhiên, điểm trừ của những người tuổi Thìn là tính cách khá nóng nảy, bộp chộp, thiếu tính cẩn thẩn, không lên kế hoạch rõ ràng. Do vậy, đôi khi những khó khăn trong công việc, cuộc sống xảy đến hầu hết đều do những tính cách này mà ra.
Để hạn chế các điểm yếu, phát huy điểm mạnh của mình, người tuổi Thìn nên kết hợp với những người có tuổi, mệnh hợp với bản thân. Điều này sẽ giúp công việc phát triển thuận lợi hơn, gia đạo cũng bình yên và hạnh phúc hơn.
Người tuổi Thìn hợp với tuổi nào trong kinh doanh?
Theo tử vi, những người tuổi Thìn sinh các năm 1952, 1964, 1976, 1988, 2000, 2012 thuộc các ngũ hành khác nhau. Việc kết hợp làm ăn với các tuổi hợp mệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người tuổi Thìn có thêm những sự giúp đỡ đắc lực, quý nhân phù trợ trên con đường phát triển sự nghiệp.
Nếu chiếu theo tam hợp, lục hợp trong tử vi thì người tuổi Thìn hợp với những người tuổi Tý, tuổi Thân, tuổi Dậu. Nếu kết hợp kinh doanh với những người tuổi này, người tuổi Thìn sẽ phất lên như diều gặp gió.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên cân nhắc kết hợp với những người hợp mệnh, tương sinh tương hợp theo ngũ hành để có quý nhân phù trợ. Mỗi người tuổi Thìn sinh các năm khác nhau đều ứng với những mệnh khác nhau.
Tượng Rồng mạ vàng - Quý linh tuổi Thìn (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Người tuổi Thìn sinh năm Canh Thìn (2000) thuộc hành Kim nên kết hợp làm ăn với người tuổi Tân Sửu, Nhâm Dần, Bính Tuất, Đinh Hợi, Canh Thân… Đây là những người thuộc mệnh Kim hoặc mệnh Thổ, có khả năng hỗ trợ người tuổi Canh Thìn rất lớn về mọi mặt.
Người tuổi Thìn sinh năm Mậu Thìn (1988) thuộc hành Mộc thích hợp làm ăn với những người mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy như Bính Tý, Quý Tỵ, Giáp Thân, Giáp Dần… sẽ thuận lợi, làm ăn phát tài phát lộc.
Người tuổi Thìn sinh năm Nhâm Thìn (1952, 2012) thuộc hành Thủy nên làm ăn với những người thuộc hành Thủy (tương hợp) hoặc hành Kim (tương sinh). Một số tuổi gia chủ có thể tham khảo như Canh Thìn, Tân Tỵ, Kỷ Hợi, Nhâm Dần, Giáp Thân…
Người tuổi Thìn sinh năm Giáp Thìn (1964) ngũ hành thuộc hành Hỏa nên kết hợp làm ăn với một số tuổi như Quý Mùi, Giáp Thân, Bính Thìn, Kỷ Tỵ, Tân Sửu… thuộc hành Mộc hoặc hành Hỏa sẽ giúp công việc ngày càng thăng tiến.
Người tuổi Thìn sinh năm Bính Thìn (1976) ngũ hành thuộc hành Thổ thích hợp làm ăn kinh doanh với những người mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ như Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Bính Dần, Đinh Mão, Giáp Thìn…
Nói việc chọn người kết hợp trong làm ăn cho người tuổi Thìn, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift Việt Nam chia sẻ: “Việc kết hợp làm ăn với người hợp tuổi, hợp mệnh giúp người tuổi Thìn như có thêm các cánh tay đắc lực. Ngoài ra, người tuổi Thìn cũng nên bài trí thêm một số vật phẩm phong thủy hợp với mệnh của mình như tượng Chuột phong thủy, tượng Gà, tượng Khỉ phong thủy, tranh cá chép hoa sen, tranh thuận buồm xuôi gió sẽ thu hút được cát khí, có thêm may mắn và tài lộc”.
Tuổi Thìn hợp với tuổi nào trong hôn nhân?
Người tuổi Thìn là những người khá đơn giản trong tình yêu. Với họ, sự chân thành từ hai bên là đủ, không cần quá màu mè. Tuy nhiên, tính cách người tuổi Thìn lại khá nhạy cảm nên đôi khi vướng vào những rắc rối do chính nội tại của mình. Bởi vậy, bạn đời của người tuổi Thìn phải là những người tinh ý, chân thành thì mới có thể tạo nên gia đình hạnh phúc với người tuổi Thìn.
Theo tử vi thì người tuổi Thìn có Tam hợp là Thân – Tý – Thìn và lục hợp là Thìn – Dậu. Đây cũng chính là những con giáp hợp tuổi kết hôn với người tuổi Rồng.
Cụ thể, người tuổi Thìn kết hôn với người tuổi Dậu sẽ tạo nên một cặp “trời sinh” bởi người tuổi Thìn thẳng thắn thích hợp với người tuổi Dậu tinh tế.
Người tuổi Tý cũng là lựa chọn kết hôn phù hợp với người tuổi Rồng bởi sự sự giống nhau trong tính cách và sở thích chung như sự dứt khoát, sòng phẳng
Với người tuổi Thân, người tuổi Rồng dễ ổn định được tính cách, gia đình vui vẻ, hạnh phúc bởi họ biết nghĩ và dựa vào nhau cùng vượt qua khó khăn.

Tượng Ngựa mạ vàng là vật phẩm phong thủy tốt cho hôn nhân người tuổi Thìn (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Bên cạnh 3 tuổi trên thì người tuổi Thìn cũng có thể tiến tới hôn nhân với một số tuổi như Mão, Tỵ, Tuất, Hợi, Mùi. Một số tuổi như khác như tuổi Dần, tuổi Ngọ, tuổi Thìn... thì cần cẩn trọng và thấu hiểu, mới có thể gìn giữ hạnh phúc gia đình.
“Trong tình cảm vợ chồng, lứa đôi, người tuổi Thìn khá nhạy cảm nên có thể bài trí một số vật phẩm phong thủy giúp tăng những cát khí tốt lành, điều hòa năng lượng, thêm vận đào hoa cho tình yêu nồng nàn. Một số vật phẩm có thể tham khảo cho người tuổi Thìn được nhiều người sử dụng như quả cầu phong thủy, tượng Long phương, tranh đôi cá… Bài trí các vật phẩm này trong phòng ngủ, phòng khách có thể giúp gia đình thêm hòa thuận, hạnh phúc”, ông Quang Tú nói thêm.
Ngọc Tuyết
0 notes
Text
Tuổi Mão hợp và khắc với tuổi nào trong làm ăn và kết hôn?
Người cầm tinh con Mèo, bẩm sinh đã có tính cách nhanh nhẹn và lanh lợi. Họ cũng là người có tính cách cởi mở, hướng ngoại cũng không kém phần quyến rũ. Vậy người tuổi Mão nên kết hợp với tuổi nào trong tình yêu, kinh doanh để gặt hái được thành công, có cuộc sống hạnh phúc?
Khám phá vài nét tử vi người tuổi Mão
Người tuổi Mão được đánh giá là những người nhanh nhẹn, thông minh, có tính cách lạc quan, năng động. Đối với các mối quan hệ xung quanh họ khá hòa đồng, sống chan hòa, vui vẻ nên thường được lòng mọi người. Nhờ tài ăn nói, họ xây dựng được mối quan hệ rộng rãi, thích hợp để phát triển các công việc liên quan đến ăn nói và cũng dễ tìm bạn đời.
Với tính cách ôn hòa, dịu dàng, người tuổi Mão thường có cuộc sống bình yên. Trong tình yêu và hôn nhân, người tuổi Mão khá cẩn trọng, nhìn nhận thực tế. Họ cũng là tuýp người của gia đình, luôn muốn hướng về gia đình để xây dựng hạnh phúc.
Tuổi mão sôi nổi nhiệt tình và giao thiệp rộng nhưng cần có người nâng đỡ mới làm nên nghiệp lớn
Dù thực tế họ là người sôi nổi, nhiệt tình và khá hiền lành nhưng không cam chịu. Họ không muốn để gia đình kìm hãm sự phát triển mà luôn muốn nỗ lực vươn lên khẳng định bản thân. Tuy nhiên, tính cách người tuổi Mèo khá bảo thủ nên đôi khi gặp khó khăn trong việc phát triển công việc cũng như hòa giải các mối quan hệ trong gia đình.
Bởi vậy, muốn làm nên sự nghiệp, người tuổi Mão nên kết hợp làm ăn với một số người hợp tuổi, hợp mệnh. Sự bù trừ trong tính cách, cách suy nghĩ sẽ giúp người tuổi Mão phát huy được thế mạnh của mình.
Người tuổi Mão hợp với tuổi nào trong kinh doanh?
Việc kết hợp làm ăn kinh doanh với các đối tác rất quan trọng. Bởi sự bù trừ trong tính cách, tầm nhìn, hợp nhau về cách làm mới có thể giúp cho sự nghiệp, kinh doanh thành công. Người tuổi Mão tuy có khả năng ăn nói nhưng để làm chủ thì thường không tạo được thành tựu. Do đó, người tuổi mão cần cẩn trọng chọn người kết hợp để làm ăn mới phát huy được thế mạnh của bản thân.
Theo tử vi, ngũ hành thì người tuổi Mão cũng có các tuổi ứng với những mệnh khác nhau đồng thời có các tuổi tam hợp, lục hợp. Cụ thể những người tuổi Mùi, tuổi Hợi và tuổi Tuất sẽ hợp với người tuổi Mão trong làm ăn kinh doanh. Ngoài ra, gia chủ cùng nên cân nhắc theo ngũ hành tương sinh tương khắc để chọn người phù hợp.
Người tuổi Mão cần biết mệnh của mình để chọn tuổi hợp tác làm ăn cho phù hợp (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Người mệnh Kim thuộc các năm sinh Quý Mão - tức năm 1963 thích hợp kết giao làm ăn với những người mệnh Thổ hay mệnh Kim. Bởi theo quan hệ ngũ hành thì Thổ sinh Kim. Làm ăn với những người mệnh này giúp tuổi Mèo phát huy được năng lực của mình.
Người mệnh Mộc thuộc các năm sinh Tân Mão - tức năm 1951, 2011 nên kết hợp làm ăn với người mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy như Bính Dần, Kỷ Sửu, Quý Tỵ, Quý Hợi, Canh Dần, Đinh Mùi sẽ đem đến kết quả tốt, sự nghiệp thăng hoa.
Người mệnh Thủy thuộc các năm sinh Ất Mão - tức năm 1975 hợp với các tuổi thuộc mệnh Kim (tương sinh) hoặc mệnh Thủy như, Đinh Mùi, Giáp Dần, Quý Hợi, Ất Mão, Nhâm Tuất.
Người mệnh Hỏa thuộc năm sinh Đinh Mão - tức năm 1987 nên kết hợp làm ăn với người mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa như Quý Sửu, Canh Thân, Kỷ Tỵ, Mậu Tuất, Mậu Thìn sẽ giúp bản thân gặt hái được nhiều thành công.
Người mệnh Thổ thuộc năm sinh Kỷ Mão - tức năm 1999 nên hợp tác kinh doanh với người mệnh Thổ hợp với mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Đây là những tuổi tương sinh, tương hợp nên sẽ hỗ trợ người tuổi Kỷ Mão rất nhiều khi làm ăn buôn bán.
Ngoài ra, người tuổi Mão cũng có thể thỉnh thêm các vật phẩm phong thủy hợp với mệnh, tuổi của mình để hút thêm cát khí, tài lộc. Theo các chuyên gia, người tuổi Mão có thể lựa chọn một số cây cảnh phong thủy, hoặc tượng, tranh, đá tự nhiên phong thủy như tượng Mèo, tượng Dê, tượng Heo hay lá bồ đê, tượng Phật Di lặc… sẽ có tác dụng phong thủy tốt nhất.

Tượng Dê là vật phẩm phong thủy phù hợp cho người tuổi mão (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Tuy nhiên, khi lựa chọn các vật phẩm này, gia chủ nên chọn chất liệu quý, tự nhiên càng tốt và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mới có tác dụng chiêu tài lộc.
Tuổi Mão hợp với tuổi nào trong hôn nhân?
Trong tình yêu hôn nhân, người tuổi Mão khá coi trọng mối quan hệ tình cảm chân thành, nghiêm túc. Bản thân họ cũng là người chung thủy, luôn cố gắng xây dựng hạnh phúc gia đình. Với tính cách hướng ngoại, người tuổi Mèo dễ tìm được những người đồng cảm nhưng sự rung động thật sự thì không phải dễ dàng.
Theo tử vi, người tuổi Mão nên kết hôn với một số tuổi như tuổi Tuất, tuổi Mùi, tuổi Hợi bởi những linh vật này nằm trong vòng lục hợp, tam hợp. Sự tương đồng về tính cách, cách suy nghĩ và mục tiêu xây dựng gia đình sẽ giúp họ dễ dàng đồng điệu, hạnh phúc viên mãn hơn.
Người tuổi Mão thường dịu dàng, lãng mạn trong tình yêu nên cần đối phương chân thành, hiểu biết rộng. Cuộc sống của người tuổi Mão với các cặp đôi trên thường sẽ vui vẻ, đầm ấm và viên mãn.
Ngoài ra, những người tuổi Mão cũng có thể kết hợp hôn phối với người tuổi Tý, Sửu, Thân, Tỵ. Những cặp đôi này thường sẽ có gia đình vui vẻ, ấm cúng, cùng giúp đỡ nhau trên con đường sự nghiệp và cuộc sống.
Về tuổi khắc, người tuổi Mão không nên kết hôn với người tuổi tuổi Dậu vì nằm trong bộ Tứ hành xung. Việc kết hôn với người tuổi này thương mang đến những sự chia ly, khắc khẩu, cãi vã.
Tranh chim bồ câu thể hiện tình cảm mặn nồng là vật phẩm phong thủy cho người tuổi Mão thêm hạnh phúc trong đời sống hôn nhân (ảnh Golden Gift Việt Nam)
“Những người tuổi Mão thường có tính cách nhẹ nhàng nên là người giữ lửa trong gia đình. Để tình cảm thêm phần tốt đẹp, nồng ấm, người tuổi Mão có thể cân nhắc bài trí thêm một số vật phẩm phong thủy tốt cho đường tình duyên như tranh đôi cá, tranh chim bồ câu, tượng đôi uyên ương hay đeo dây chuyền hồ ly. Các vật phẩm phong thủy từ đá tự nhiên hay kim loại đồng mạ vàng nguyên chất cũng là lựa chọn tốt”, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu quà tặng Golden Gift chia sẻ thêm.
Mỹ Anh
0 notes
Text
Tuổi Tý hợp với tuổi nào trong làm ăn để công việc thuận lợi, hôn nhân hạnh phúc?
Những người tuổi Chuột được đánh giá thông minh, lanh lợi, lạc quan vui vẻ nên khá thuận lợi trong cuộc sống. Đặc biết, nếu kết hợp làm ăn hay hôn phối với những tuổi, mệnh hợp với tuổi Tý thì đường công danh, sự nghiệp và gia đạo càng thêm rực rỡ.
Người tuổi Tý có tính cách như thế nào?
Mặc dù là linh vật nhỏ bé nhưng lại đứng đầu trong bộ 12 con giáp. những người tuổi Tý từ lâu vẫn luôn được xem là người có khả năng thích ứng với hoàn cảnh, luôn hoạt bát, vui vẻ và nhanh nhẹn. Chính bởi vậy, họ thường là tâm điểm chú ý, là sợi dây kết nối giữa mọi người trong gia đình, cơ quan.
Trong sự nghiệp, người tuổi Chuột phát huy được sự thông minh, nhanh nhạy, chớp thời cơ nên khá thuận lợi để phát triển sự nghiệp. Họ cũng là người rộng rãi, hào hiệp nên được nhiều người yêu quý. Cuộc sống của người tuổi Tý ít khi phải chịu cảnh thiếu thốn tiền bạc tuy nhiên đôi khi việc tiêu xài hoang phí cũng khiến họ dễ lâm vào cảnh khó khăn.
Việc lựa chọn người hợp tuổi sẽ giúp tuổi Tý thêm thuận lợi trong cuộc sống
Trong cuộc sống hôn nhân, người tuổi tý khá chung thủy, có quan niệm hôn nhân có phần truyền thống. Nam giới thường có xu hướng chọn người ít tuổi hơn làm vợ trong khi nữ giới thường thích người lớn hơn tuổi Khi yêu họ luôn giữ thái độ rộng lượng, phóng khoáng với nửa kia. Họ cũng luôn kiên nhẫn để giúp hai bên tìm ra tiếng nói chung. Khi tiến đến hôn nhân, người tuổi Tý thường đặc biệt coi trọng phẩm hạnh và thái độ của 'đối tác'.
Cuộc sống gia đình của người tuổi Tý thường sẽ đày áp tiếng cười bởi bản thân họ là một người vui vẻ, lạc quan. Đặc biệt, nếu họ kết hợp làm ăn, kết hôn với những người hợp tuổi thì sự nghiệp sẽ ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc viên mãn.
Người tuổi Tý hợp với tuổi nào trong kinh doanh?
Người sinh năm Tý bao gồm các năm sinh Âm lịch 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020. Được đánh giá là nhanh nhạy, biết chớp thời cơ và thông minh nên trong kinh doanh, người tuổi Tý thường gặt hái được thành công. Tuy nhiên, họ cũng có một số nhược điểm là dễ làm ẩu, không cẩn thận lại thường tin người, dễ bị lừa phỉnh nên nếu kết hợp với những người có đức tính cẩn trọng, biết tính toán sẽ giúp cho công việc ngày càng phát triển.
Để biết người tuổi Tý hợp với tuổi nào khi làm ăn kinh doanh, bạn có thể căn cứ vào vòng tam hợp, lục hợp với tuổi Tý. Theo tử vi thì tuổi Tý tam hợp với tuổi Thân và tuổi Thìn. Đây được xem là nhóm “kiên trì”. Khi cùng làm ăn họ sẽ cố gắng làm tới cùng, gặt hái thành quả với năng lượng nhiệt huyết đến phút cuối. Ngoài ra, người tuổi Tý cũng nên xét theo ngũ hành để biết tuổi hợp với mình trong kinh doanh.
Cụ thể: Người tuổi Nhâm Tý, thuộc mệnh Mộc sẽ hợp làm ăn kinh doanh với những người mệnh Thủy hoặc mệnh Mộc. Một số tuổi có thể tham khảo như Giáp Dần, Đinh Mùi, Bính Tý, Quý Hợi, Đinh Sửu, Nhâm Tuất. Hợp tác với những tuổi này giúp công việc của người tuổi Tý ngày càng thịnh vượng, công việc sẽ thuận buồm xuôi gió.

Những người tuổi Thìn hợp với người tuổi Tý trong kinh doanh
Người tuổi Tý sinh năm Giáp Tý thuộc mệnh Kim sẽ hợp làm ăn kinh doanh với những người mệnh Thổ hoặc mệnh Kim. Một số tuổi hợp làm ăn với Giáp Tý có thể kể đến như Đinh Tỵ, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tý, Tân Sửu... Khi người tuổi Giáp Tý kết hợp làm ăn với những tuổi này thì luôn được hỗ trợ, họ trở thành cánh tay đắc lực để cả hai cùng tương trợ nhau làm ăn.
Người sinh năm Bính Tý thuộc mệnh Thủy sẽ hợp với người mệnh Kim hoặc mệnh Thủy. Nếu xét thêm cả tử vi, thiên can thì người tuổi này kết hợp với tuổi Ất Sửu(1985), Mậu Thìn (1988) và tuổi Nhâm Dần sẽ mang lại kết quả làm ăn tốt đẹp, thuận buồm xuôi gió.
Người sinh năm năm Canh Tý thuộc mệnh Thổ sẽ hợp với người mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ. Một số tuổi như Tân Tỵ, Mậu Thân, Ất Sửu, Canh Thìn, Kỷ Sửu, Bính Dần, Nhâm Dần hợp với người Canh Tý. Hợp tác kịn doanh với người tuổi này giúp tuổi Canh Tý đạt được thành công trong công việc, cuộc sống thuận lợi, sung túc hơn.
Ngoài ra, để tăng thêm cát khí hỗ trợ cho công việc thuận lợi, người tuổi Tý nên thỉnh thêm một số vật phẩm phong thủy hợp mệnh của mình. Những vật phẩm phong thủy hợp với người tuổi Tý trong kinh doanh cũng rất đa dạng. Bạn có thể bài trí cây cảnh phong thủy trong phòng làm việc hay tượng, tranh, đá phong thủy…

Tỳ hưu là một trong những vật phẩm phong thủy hợp với người tuổi Tý trong kinh doanh
“Tuổi Tý tùy vào nạp âm sẽ có các mệnh khác nhau, do đó vật phẩm phong thủy phù hợp cũng khác nhau. Tuy nhiên, một số vật phẩm chung như bẻ cá, tỳ hưu, tượng chuột phong thủy, tượng rồng, tượng Khỉ phong thủy, Tranh cá chép hay Thiềm thừ… đều là những vật thiêng giúp cho người tuổi Tý thêm phát tài phát lộc”, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift Việt Nam chia sẻ.
Tuổi Tý hợp với tuổi nào trong hôn nhân?
Bên cạnh sự nghiệp thì hôn nhân và gia đình cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy người tuổi Tý hợp với tuổi nào khi kết hôn để tạo dựng gia đình hạnh phúc?
Người tuổi Tý thường khó tìm được người đồng điệu nhưng khi đã tìm được họ thường chân thành, nghiêm túc, luôn coi hôn nhân là đích đến cuối cùng của tình yêu. Trong cuộc sống gia đình, họ cũng luôn kiên nhẫn để giúp hai bên tìm ra tiếng nói chung, rất xem trọng thái độ của ‘đối tác’. Tuy nhiên, người tuổi Tý cũng khá bướng bỉnh, đôi khi khó tính, tiết kiệm dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có. Nếu kết hợp được với một số tuổi như tuổi Thân, tuổi Thìn, tuổi Sửu sẽ khắc chế được những tính xấu của người tuổi này, xây dựng gia đình hạnh phúc hơn.
Kết hôn với người hợp tuổi giúp tuổi Tý có cuộc sống gia đình viên mãn
Ngoài tam hợp, lục hợp thì người tuổi Tý cũng có tứ hành xung. Đó là Tý – Ngọ – Mão – Dậu. Đặc biệt với tuổi Ngọ, người tuổi Tý nên cân nhắc khi kết hôn bởi tính cách khá trái ngược nhau, dẫn đến chia ly hoặc gia đình lục đục.
“Trong tình cảm, mọi chuyện đều là tương đối. Chủ yếu vẫn là đối phương nên tìm hiểu kỹ về nhau, nhường nhịn và thấu hiểu. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể tìm thêm những vật phẩm phong thủy tốt cho hôn nhân như tượng uyên ương, đôi chim bồ câu, tranh hoa mẫu đơn… bài trí trong phòng ngủ sẽ giúp hôn nhân thêm bền chặt, vững bền. Tuy nhiên, khi mua các vật phẩm phong thủy này cần cân nhắc về chất liệu nguồn gốc rõ ràng mới phát huy được tác dụng”, ông Quang Tú chia sẻ thêm.
Mỹ Anh
0 notes
Text
Tuổi Dần hợp với những tuổi nào khi kết hôn và làm ăn suôn sẻ?
Theo quan niệm của người Việt, khi kết hợp làm ăn kinh doanh hay tìm bạn đời để kết hôn, tuổi mệnh của đối phương rất quan trọng. Tuổi, mệnh hợp thì phát tài phát lộc, hôn nhân hạnh phúc và ngược lại. Vậy những người tuổi Dần nên chọn tuổi nào trong làm ăn, kết hôn để gặp nhiều thuận lợi nhất?
Đôi nét về tử vi người tuổi Dần
Tuổi Dần thuộc một trong 12 con giáp, cầm tinh con Hổ, đứng vị trí thứ 3. Tuổi Dần có nguyên khí Mộc nên giàu cảm xúc. Họ vừa là những người mạnh mẽ, quyết đoán, có tài lãnh đạo nhưng đồng thời cũng là người thường có sự nghi ngờ, bướng bỉnh, thậm chí hung hăng.
Trong công việc, người tuổi Dần được nhiều người tin cậy, yêu quý bởi sự quyết tâm cũng như sự tập trung với công việc. Sự nhiệt tình, công tâm và sắc bén khiến họ được nhiều người đánh giá là có tố chất làm lãnh đạo. Trong cuộc sống hôn nhân, tình cảm, họ cũng là người thủy chung, ấm áp. Tuy nhiên, tính cách khá mạnh mẽ, bướng bỉnh của họ đôi khi cũng khiến người bạn đời cảm thấy khó chịu.

Tượng Hổ mạ vàng do Golden Gift Việt Nam chế tác
Năm Nhâm Dần 2022 là năm tuổi của những người tuổi Hổ. Theo tử vi thì năm nay, người tuổi Dần có sao Thái Tuế chiếu, bởi vậy, việc làm ăn có nhiều trắc trở, cần cẩn trọng hơn trong đầu tư, hùn hạp làm ăn. Về đường tình duyên, người tuổi Dần cũng không gặp nhiều may mắn, cần cẩn thận hơn trong lời nói, nhẫn nhịn để đạt được hòa khí trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, khi làm ăn, kết hôn, người tuổi Dần có thể lựa chọn những người có tuổi, mệnh hợp với bản thân để có sự hỗ trợ tốt nhất.
Tuổi Dần hợp với tuổi nào trong làm ăn?
Trong làm ăn, người tuổi Dần cần căn cứ vào từng tuổi, mệnh của mình mới có thể chọn được những người phù hợp. Ví dụ, người tuổi Giáp Dần thuộc mệnh Thủy thì nên kết hợp với những tuổi mệnh Kim (Kim sinh Thủy) như Nhâm Thân, Ất Sửu, Quý mão, Canh Tuất… hoặc các tuổi thuộc mệnh Thủy như: Giáp Dần, Ất Mão, Nhâm Tuất, Quý Hợi, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Bính Tý.
Những người tuổi Canh Dần mệnh Mộc thì nên chọn những người mệnh Thủy hoặc Mộc kết hợp làm ăn sẽ mang lại công danh, tài lộc đủ đầy. Bởi theo phong thủy thì Thủy sinh Mộc sẽ giúp người tuổi Canh Dần có thêm sự tương trợ hữu ích trong kinh doanh buôn bán.
Người tuổi Bính Dần mệnh Hỏa hợp tác làm ăn với các tuổi thuộc mệnh Mộc vì Mộc sinh Hỏa. Một số tuổi người tuổi Bính Dần có thể tham khảo như Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu, Canh Thân. Một số người mệnh Thổ như Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Giáp Thìn… cũng giúp đỡ cho người Bính Dần làm ăn phát đạt.
Tuổi Mậu Dần mệnh Thổ nên kết hợp làm ăn với người cùng mệnh hoặc người mệnh Hỏa (vì Hỏa sinh Thổ). Khi hợp tác với những người này, tuổi Mậu Dần sẽ có thêm nhiều tài nguyên, môi trường để phát triển bản thân.

Tuổi Dần hợp với tượng Ngựa phong thuỷ (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Ngoài ra, để tăng thêm phần thuận lợi trong công việc, người tuổi Dần có thể bài trí thêm một số vật phẩm phong thủy như tượng Hổ, tượng Ngựa hay những bức tranh sơn thủy, tranh thuyền buồm…
“Bên cạnh việc kết hợp với người hợp tuổi, hợp mệnh, người tuổi Dần nên sở hữu thêm một số vật phẩm phong thủy có tác dụng cải thiện phong thủy, tăng cường cát khí. Khi mua các vật phẩm này, người tuổi Dần cũng nên chú ý đến mệnh của mình đồng thời mua tại các cơ sở uy tín sẽ tốt hơn bởi đây là vật phẩm nghiêng về yếu tố tâm linh”, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu quà tặng mạ vàng Golden Gift Việt Nam chia sẻ.
Người tuổi Dần hợp với tuổi nào trong hôn nhân?
Theo quan niệm dân gian, người tuổi Dần thường cao số, lận đận chuyện tình duyên. Thực tế, người tuổi Dần thông minh, mạnh mẽ, tự chủ nên đôi khi không cần dựa vào người khác. Có thể cũng chính vì thế nên họ thường khó tìm được tiếng nói chung, sự gắn kết trong gia đình.
Tuy vậy, nếu kết hôn với một số tuổi hợp sau đây, người tuổi Dần sẽ hạn chế được những tính chưa tốt, đồng thời bù đắp cho đối phương, tạo nên gia đình hạnh phúc.
Cụ thể, trong hôn nhân, người tuổi Dần hợp với người tuổi Ngọ, tuổi Hợi và tuổi Tuất. Ba con giáp này là bạn đời lý tưởng của người cầm tinh con Hổ. Họ sẽ bù trừ cho những tính cách của người tuổi Dần, giúp hôn nhân mỹ mãn.
Ngoài ra, người tuổi Dần cũng lưu ý không nên kết hôn với người tuổi Tỵ, tuổi Thân. Bởi những tuổi này không hợp, dễ khiến gia đình ly tán, bất hòa, làm ăn khó khăn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn thêm một số vật phẩm phong thủy tốt cho người tuổi Dần trong cuộc sống vợ chồng như tranh hoa mẫu đơn, tranh chim bồ câu, quả cầu thạch anh, tượng Long Phụng, tranh đôi cá… giúp cho hôn nhân thêm phần hạnh phúc.
Thu Thủy
0 notes
Text
Phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của người Việt
Tết Nguyên Đán là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, là nét đẹp truyền thống của người Việt với hi vọng cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Dưới đây là những phong tục không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam.
1. Cúng ông Công, ông Táo
Cúng ông Công ông Táo là một truyền thống văn hóa ngày Tết thể hiện sự tín ngưỡng của người Việt. Dân gian cho rằng, ông Công ông Táo là những vị thần luôn theo dõi gia đình, đến Tết sẽ lên báo cáo với Ngọc Hoàng.
Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm
Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng. Do đó, vào ngày này người dân sẽ dọn dẹp ban thờ tổ tiên, gian bếp sạch sẽ mua cá vàng về cúng ông Công, ông Táo đưa về trời, thể hiện sự kính trọng, tín ngưỡng của mình.
2. Gói bánh chưng
Bánh chưng là một trong những món ăn truyền thống dịp Tết ở nước ta. Phong tục gói bánh chưng ngày tết được lưu truyền trong dân gian từ đời vua HÙng và trở thành một trong những nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày Tết. Các gia đình thường gói bánh chưng từ những ngày 27, 28, 29 Tết. Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như dỗ, nếp, thịt, hành,... tạo nên hương vị thơm ngon.
Hình ảnh cả gia đình quây quần gói bánh chưng, canh nồi bánh chưng đón giao thừa trở thành một nét văn hóa đẹp. Banh chưng cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này.
3. Chơi hoa dịp Tết
Vào ngày tết, mỗi gia đình Việt thường không thiếu những chậu hoa bài trí trong nhà, ngoài ngõ hay những bình hoa trong phòng khách, phòng bếp để không khí thêm phần tươi vui. Bởi vậy phong tục chơi hoa ngày Tết cũng trở thành một trong những nét đẹp được duy trì từ đời này sang đời khác.
Hoa mai, hoa đào được nhiều gia đình chưng trong nhà ngày tết
Vào khoảng 1 tháng trước Tết, thị trường hoa cây cảnh trở nên nhộn nhịp. Hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam và cây quất là một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình. Ngoài ra, còn có loại hoa đẹp khác được người dân ưa thích mua về trang trí như hoa lan, hoa ly, hoa cúc, hoa thủy tiên,...
4. Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. Mâm ngũ quả thường được bài trí 5 quả hoặc hơn miễn sao các loại quả có ý nghĩa tốt lành, bài trí hợp lý và đẹp mắt. Mâm ngũ quả từng miền tùy theo văn hóa cũng có sự khác nhau. Như ở miền Bắc thường là chuối, quýt, hồng đào, bưởi. Trong khi ở miền Nam thường là mãng cầu, dừa, xoài, đu đủ, sung. Miền Trung thì có sự giao thoa giữa 2 miền.
Mâm ngũ quả là một phong tục ngày Tết đẹp, mang hàm ý dâng lên ông bà tổ tiên những sản vật tốt nhất, để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.
5. Lau dọn nhà cửa
Theo tìm hiểu của Golden Gift Việt Nam thì mỗi dịp Tết đến xuân về, việc lau dọn nhà cửa là hoạt động không thể thiếu ở các gia đình Việt. Người xưa quan niệm rằng, việc lau dọn nhà cửa giúp gia chủ đón được tài lộc và may mắn. Nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ sẽ giúp gia chủ có khởi đầu thuận lợi trong năm mới.
Bên cạnh đó, năm mới cũng là lúc mọi người đến nhà thăm nhau. Việc dọn dẹp lại nhà cửa sẽ giúp khách đến chơi có ấn tượng tốt hơn. Các gia đình ở Việt Nam sẽ cũng nhau dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ trong những ngày cuối năm chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.
6. Trang trí nhà ngày tết
Trang trí nhà cửa ngày Tết là phong tục ý nghĩa của người Việt với hi vọng năm mới sẽ đầy đủ những niềm vui, hạnh phúc và sự tươi mới. Việc trang trí ngày Tết hiện nay được làm rất đa dạng, có thể là sơn sửa lại nhà, có thể treo những bức tranh may mắn hay mua thêm những chậu hoa chưng ngày Tết thêm đẹp mắt.
Tết cũng là dịp các gia đinh dọn dẹp, trang trí nhà cửa
Nhìn chung, phong tục ngày Tết này thường gắn liền với việc lau dọn nhà cửa. Người Việt thấy nhà chỗ nào chưa ổn, cần xếp lại cái này, đặt lại cái kia, trang trí thêm cái này cái khác để nhà cửa đẹp hơn thì sẽ tiến hành cùng lúc.
7. Mua quà tặng tết
Mua quà tặng Tết cũng là phong tục văn hóa lâu đời của người Việt. Vốn dĩ, người Việt trọng lễ nghi, biểu lộ tình cảm bằng những món quà. Không chỉ Tết mà các dịp lễ trong năm hay các sự kiện quan trọng, quà tặng cũng không thể thiếu. Tết lại là sự kiện đánh dấu kết thúc năm cũ và bắt đầu một năm mới nên người ta thường tặng quà như một cách để gửi lời chúc may mắn, an lành đến người thân, gia đình hay khách hàng, đối tác.

Tượng hổ mạ vàng là quà Tết năm mới Nhầm dần ý nghĩa và độc đáo (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Theo chia sẻ từ đại diện Golden Gift Việt Nam thì những ngày cuối năm, cách Tết khoảng 1 tháng, thị trường quà Tết rất nhộn nhịp. Cùng với sự phát triển của xã hội, quà tặng Tết cũng ngày càng đa dạng. Trong đó, có những phân khúc quà bình dân hay quà cao cấp như quà tặng mạ vàng, tượng Hổ...
8. Thăm mộ tổ tiên
Thăm mộ tổ tiên ngày tết thể hiện văn hóa kính trọng, yêu thương ông bà đã khuất. Việc thăm mộ, lau dọn được tiến hành những ngày trước Tết để đảm bảo các cụ mồ yên mả đẹp. Trong tiềm thức của người Việt thì phần "âm" phải yên, phần dương mới có thể phát triển/
Do đó, những ngày gần tết, con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây cũng là hành động thắt chặt tình cảm gia đình. giúp thế hệ sau hiểu hơn về những công lao của thế hệ trước.
9. Cúng tất niên
Phong tục ngày tết cúng Tất niên được duy trì nhiều đời nay ở các gia đình Việt. Cúng tất niên hay còn ọi là bữa ăn tổng kết năm cũ. Thường các gia đình sẽ làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết. Bên cạnh đó, họ có thể mời thêm gia đình họ hàng thân thích đến ăn bữa cơm ấm cúng.
Bữa cơm tất niên thường diễn ra trong không khí vui vẻ đầm ấm. Họ cùng nhau nói lại những việc năm cũ đã qua và cùng nhau hướng tới năm mới tốt đẹp hơn.
10. Đón giao thừa
Thời khắc giao thừa chuyển giao giữa năm mới và năm cũ được xem là thời khắc thiêng liêng. Bởi vậy, hầu hết ai cũng muốn được trải qua khoảnh khắc đất trời giao hòa. Lễ đón giao thừa cũng thường được tổ chức khá hoành tráng, nhiều nơi bắn pháo hoa. Bởi vậy, nhiều người cũng muốn xem những màn pháo hoa rựa rỡ này để đón năm mới thực sự may mắn.
Nhiều gia đình đón giao thừa tại nhà, hoặc đến những nơi công cộng để xem bắn pháo hoa
Với các gia đình Việt, việc đón giao thừa cũng gắn liền với lễ cúng giao thừa (lễ trừ tịch) diễn ra vào phút cuối cùng của năm. Lễ cúng mang ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Cúng giao thừa thường được tiến hành 2 nơi là cúng giao thừa trong nhà và cúng giao thừa ngoài trời.
11. Hái lộc đầu xuân
Phong tục ngày tết Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Theo dân gian quan niệm, hái lộc tthực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà. Bởi vậy, hầu như gia đình nào cũng sẽ có một cành lộc đầy những nụ non mơn mởn vươn lên, tượng trưng cho may mắn.
Ngày nay, việc hái lộc bị hạn chế hơn bởi có tình trạng cây non bị trơ trọi cành, lá sau phong tục hái lộc. Thay vào đó, người ta thường hái lộc ngay trong nhà hoặc ở những cây gần nhà, không tập trung ở các đình, chùa...
12. Xông đất đầu năm
Xông đất hay còn gọi là đạp đất, xông nhà là phong tục truyền thống của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền để cầu mong những điều may mắn, mọi điều thuận lợi cho các thành viên trong gia đình.
Theo quan niệm truyền thống, người nào bước vào nhà gia chủ đầu tiên sau thời điểm giao thừa với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Gia chủ thường chọn người xông đất là nam giới, hợp tuổi, thành đạt, gia đình hạnh phúc, tốt tính… với quan niệm rằng trong ngày mùng 1 Tết nếu được người có vận khí tốt đến xông nhà thì cả năm mọi việc sẽ may mắn, suôn sẻ.
13. Xin chữ
Không biết từ bao đời nay, người Việt còn có thói quen xin chữ vào những ngày đầu tiên của năm mới. Những chữ được xin thường là chữ Tâm, Phúc, Đức, An, Lộc, Thọ, Phát… Đây là một phong tục mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức của người Việt đồng thời cũng để cầu may mắn, tài lộc, phúc thọ đầy nhà trong năm mới.
Trong những năm gần đây, việc xin chữ đầu năm được nhiều bạn trẻ yêu thích và thường thực hiện vào ngày mùng 2 Tết. Ngoài xin chữ thì mọi người còn thích xin câu đối về Tết.
14. Phong tục dựng cây nêu ngày Tết
Dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục truyền thống tại nhiều địa phương trong dịp Tết cổ truyền. Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét với vàng mã, bùa trừ tà, giải cờ vải tây, tấm vải điều, hình cá chép bằng giấy… được treo ở trên ngọn được dựng lên để mừng năm mới. Cây nêu ngày nay còn được trang trí thêm đèn nháy hoặc các chất liệu hiện đại để đẹp hơn.
Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, hạ xuống vào ngày mùng 7 Tết.. Người Việt quan niệm rằng, cây nêu có khả năng xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không may. Phong tục này thường phổ biến hơn ở miền Bắc và ít hơn ở miền Nam
15. Chúc tết và mừng tuổi
Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới.
Tục lì xì ngày Tết là một truyền thống tốt đẹp của Việt Nam trong những ngày đầu năm
Những câu chúc Tết may mắn cũng không thể thiếu khi đến nhà ai đó để mừng xuân. Người ta tin rằng, đầu năm mới nói những lời may mắn sẽ giúp cả năm phát tài phát lộc. Lời chúc Tết cũng giúp không khí mừng xuân thêm rộn rã, tươi vui.
16. Xuất hành
Với người Việt thì việc xuất hành đầu năm mới cũng có ý nghĩa quan trọng giúp cả năm gặp may. Việc xuất hành phải phù hợp hướng với giá chủ mới mang lại tài lộc. Bởi vậy, hầu hết trong lịch Vạn niên đều có giờ xuất hành, ngày xuất hành, hướng xuất hành tốt cho những ngày Tết.
Thông thường, người ta sẽ chú ý nhất đến ngày xuất hành là mùng 1 Tết đầu năm. Người Việt thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp phù hợp với tuổi để xuất hành với y vọng gặp may mắn mỗi khi ra khỏi nhà.
17. Đi lễ chùa đầu năm
Phong tục đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc mà còn giúp tâm hồn thêm thanh tịnh trong những dịp đầu năm mới.
Đi lễ chùa thường được tổ chức vào những ngày mùng 3- mùng 4 trở đi và kéo dài đến khoảng hết mùa xuân. Đây cũng được xem là thời gian "mùa lễ hội" ở Việt Nam với hàng trăm lễ hội được tổ chức, thu hút hàng triệu người tham gia.
Trên đây là những thông tin về phong tục truyền thống ngày Tết của người Việt, bạn có thể tham khảo. Hi vọng những kiến thức hữu ích sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới và bổ ích. Chúc bạn năm mới an lành, vui vẻ.
Bảo Quyên
0 notes
Text
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và chuẩn phong tục nhất
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.
Ý nghĩa ngày cúng ông Công ông Táo
Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.
Lễ cúng ông Công, ông Táo phải có 3 chiếc mũ
Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình
Mâm cúng ông công ông táo gồm những gì?
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình. Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất theo phong tục truyền thống ngày tết của người Việt thông thường bao gồm:
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
1 bát canh mọc hoặc canh măng
1 đĩa xào thập cẩm1 đĩa giò
1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
1 đĩa chè kho1 đĩa hoa quả
1 ấm trà sen 3 chén rượu
1 quả bưởi
1 quả cau; lá trầu
Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày đã giản tiện hơn, nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình để bày biện cho hợp lý.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cúng Táo quân truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.
Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng”.
Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo chầu trời
Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ cúng, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.
Có nhiều bản văn khấn cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp này. Các bài khấn cúng ông Công ông Táo phải đầy đủ, bài bản. Điều này thể hiện sự trang trọng, tôn nghiêm của con cháu với gia tiên. Nên khi chọn bài văn khấn ngày 23 tháng Chạp các gia đình phải hết sức lưu tâm đến nội dung của bài khấn.
Dưới đây là bài văn khấn bạn có thể tham khảo:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy Thần tài vị tiền
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này
Tín chủ con là.............................................
Ngụ tại......................................................
Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Cúng ông Công ông Táo về trời vào giờ, ngày nào đẹp nhất?
Theo phong tục dân gian, mâm cơm và các lễ vật cúng ông Táo phải đặt ở ban thờ trong bếp. Khi cúng phải để lửa trong bếp cháy rực và thắp 3 nén nhang cạnh bếp (chuẩn bị một cốc gạo đặt cạnh bếp để cắm hương).
Lễ cúng phải được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23/12 âm lịch và đọc bài cúng ông công ông Táo theo phong tục. Tuỳ theo điều kiện và thời gian mà có thể cúng vào buổi trưa hoặc chiều tối ngày 22 tháng Chạp đều được.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hoá, thời gian cúng tốt nhất là từ 11 giờ – 13 giờ. Do đó gia chủ cần cố gắng thu xếp thời gian và chuẩn bị lễ vật đầy đủ để cúng lễ vào khung giờ trên.
Lễ cúng ông công ông Táo cũng là lúc chuẩn bị cho một năm mới an vui. Đầu năm mới, nét văn hoá của người Việt cũng gắn liền với những món quà tặng ý nghĩa đầu xuân. Đây cũng giống như những lời chúc tốt lành đến bố mẹ, ông bà, bạn bè, đồng nghiệp.
Những điều lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Trước khi đọc văn khấn bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự, để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần. Đặc biệt, khi đọc văn khấn phải đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm, đọc to, rõ ràng, rành mạch. Ngoài ra, trong quá trình khấn thì không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
Khi cúng ông công ông táo thì gia chủ cần cúng trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp và không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp. Khi thả cá chép thì nên để thấp và thả nhẹ xuống mặt nước, tránh thả cá chép từ trên cao xuống. Ngoài ra, việc chuẩn bị mâm cơm cúng, lễ vật cúng, trái cây, rượu, trà... cũng quan trọng không kém trong nghi thức tiễn ông Công ông Táo về trời.
Mỹ Tiên
#Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo#Tết ông Công ông Táo#Văn khấn ông Công ông Táo#tết#Nhâm Dần#Nhâm Dần 2022
1 note
·
View note
Text
Văn khấn cúng ông Công ông Táo chầu trời ngày 23 tháng chạp
Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm thì người Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ cúng, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn. Dưới đây là một số bài văn khấn Ông Công Ông Táo để áp dụng ngay trong dịp này nhé!
Ý nghĩa của ngày ông Công ông Táo
Việc thờ thần bếp ở mỗi gia đình là tín ngưỡng có từ xa xưa, ý mong muốn một cuộc sống luôn đầm ấm, hạnh phúc, mọi người luôn thương yêu, quý trọng nhau.
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là “Tết ông Công”, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.
Đây cũng được coi là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm. Đồng thời, đây cũng là lúc để mọi người trong gia đình đoàn tụ bên mâm cơm cuối năm.
Cách cúng tiên đưa ông Công ông Táo về trời
Theo truyền thống của các cụ thì khi cúng ông Công ông táo bạn thắp 3 nén hương thơm (hoặc cũng có thể thắp 5, 7, 9 nén tùy ý, nhưng thắp là số lẻ). Tiếp đến, bạn vái ba vái và khấn bài cúng theo chia sẻ ở phần dưới. Sau khi hương tàn khoảng 2/3 thì bạn xin phép hạ lễ để hoá vàng. Sở dĩ cần đợi hương tàn hết 2/3 là bởi có quan niệm của những người cao niên cho rằng nếu hương còn khoảng 2/3 thì khi hoá vàng mới giúp các ông Táo nhận được.
Những bài văn cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp năm 2021
Có nhiều bản văn khấn cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Dưới đây là 3 bài văn khấn đầy đủ nhất để các gia đình cùng tham khảo.
Bài số 1: Bài cúng ông Công ông Táo bằng tiếng Việt
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Bài số 2: Bài văn Khấn nôm ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu
(theo Nguyễn Thị Nhi - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)
Hôm nay là ngày... tháng... năm.
Tên con là..., cùng toàn gia ở tại...
Kính lạy đức "Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
(Khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người no ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cáo (vái 3 vái).
Bài số 3: Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là:.............
Ngụ tại:.......................
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời :
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Các bài khấn cúng ông Công ông Táo phải đầy đủ, bài bản. Điều này thể hiện sự trang trọng, tôn nghiêm của con cháu với gia tiên. Nên khi chọn bài văn khấn ngày 23 tháng Chạp các gia đình phải hết sức lưu tâm đến nội dung của bài khấn.
Một số lưu ý khi cúng ông công ông táo nên biết
Để lễ cúng diễn ra thuận lợi, linh thiêng, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Không nên khấn xin tái lộc, may mắn, công danh mà chỉ nên xin ông Công, ông Táo bẩm báo những điều tốt đẹp về gia đình
- Không nên ném cá chép từ trên xuống khiến cá dễ bị chết, ảnh hưởng đến sự linh thiêng của lễ cúng. Nên thả cá từ từ, cá bơi thong thả mới có ý nghĩa trọn vẹn
- Mâm cỗ cúng ông công ông Táo có thể làm mâm ngọt, mâm mặn hoặc mâm chay nhưng có một số loại thịt nên kiêng đặt như vịt, chim, ngan, ngỗng, bò, dê, chó
- Không nên đặt nhiều vàng mã khi cúng ông công ông táo vừa tốn kém, ô nhiễm môi trường, vừa không mang nhiều ý nghĩa.
Tư vấn quà ý nghĩa cho năm mới Nhâm Dần
Đặc biệt, đến 23/12 cũng là lúc người người, nhà nhà cùng chuẩn bị mua đồ Tết cúng gia tiên, trang hoàng nhà cửa và làm quà biếu. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như giỏ quà Tết, cây cảnh, rượu ngoại, đồ thủ công mỹ nghệ thì dòng quà tặng tết cao cấp đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Tượng Hổ phong thủy được mạ vàng thật bằng phương pháp điện phân (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Trong đó, quà tặng mạ vàng như tranh mạ vàng, linh vật phong thủy mạ vàng đang được chú ý nhất. Với những người thích trưng tượng mạ vàng không thể bỏ qua bộ sưu tập Hổ vàng phong thủy của Golden Gift Việt Nam.
Bày tượng Hổ trong nhà dịp đầu xuân năm mới giúp hút tài lộc, sức khỏe dồi dào, đường công danh thuận buồm xuôi gió.
Chúc bạn sẽ chọn mua được quà tặng Tết 2022 ưng ý nhất và đón năm mới vui vẻ, hạnh phúc.
Nguyên Thư
#Cúng ông Công ông Táo#Văn khấn cúng ông Công ông Táo#Văn khấn#Văn khấn cổ truyền Việt Nam#tết#Nhâm Dần
0 notes
Text
Bài văn khấn cúng tất niên 30 tết ở cơ quan, gia đình chuẩn nhất
Theo tục lệ vào chiều cuối năm người Việt làm bữa cơm tất niên để cúng mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Đặc biệt, trong lễ cúng Tất niên chiều 30 tết không thể thiếu bài văn cúng bày tỏ lòng thành kính của người làm lễ.
Ý nghĩa của lễ cúng tất niên cuối năm
Cúng Tất niên hay còn gọi là lễ Tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Cúng Tất niên có thể là một bữa tiệc Tất niên, liên hoan cuối năm của mỗi gia đình, đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình ăn một bữa cơm đoàn tụ, sum vầy sau 1 năm để bước sang năm mới.
Cúng Tất niên là một phần trong nghi thức cúng Tết diễn ra vào những ngày cuối năm Âm lịch, diễn ra trong ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên. Và Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này.
Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên
Lễ cúng tất niên là một nghi thức chào năm cũ, đón năm mới. Đây là bữa cơm sum vầy, đoàn tụ bên gia đình, người thân. Lễ cúng sẽ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, ông công ông Táo về lại trần gian để tiếp tục cai quản bếp núc. Bởi vậy, việc chuẩn bị phải tươm tất, đầy đủ, mang ý nghĩa, hương vị Tết cổ truyền.
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên là khi sửa soạn đồ đạc, nhất định phải có 2 thứ là hương và đèn. Hương tượng trưng cho sự kết nối âm dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, nên bạn cần có 2 cây đèn.
Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên cần chọn những quả theo tục lệ vùng miền, quả to, đủ chín có thể ăn được, hình thức đẹp mắt. Mâm ngũ quả phải được đặt ở hai bên, không đặt chính giữa bát hương vì như vậy làm chắn mất trục khí chính.
Tùy vào đặc trưng của vùng miền mà bạn bày biện cỗ cho đúng phong tục. Thông thường thì cỗ tất niên không thể thiếu thịt gà, xôi, bánh chung bánh tét, thịt kho tàu, nem, chả giò... Mỗi gia đình có cách bài trí khác nhau. Trên bàn thờ chính thường chỉ để hoa quả tươi, ít tiền vàng mã tương trưng. Các cỗ khác nên đặt bên dưới, không nên đặt lên ban thờ.
Nên nhớ rằng hoa bài trí cần hoa tươi, không phải hoa nhựa, hoa giả. Điều này sẽ thể hiện được tấm lòng thành kính của bạn với tổ tiên, thần thánh.
Nên cúng tất niên vào ngày, giờ nào thì tốt?
Theo truyền thống và phong tục tập quán của người Việt Nam, cúng Tất niên là một lễ truyền thống được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa (nếu là năm đủ) hoặc cúng vào ngày 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu).
Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, luân phiên trong vài ngày trước Tết để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Vì thế nên lễ cúng tất niên và cúng 30 tết trở thành 2 lễ riêng biệt.
Theo các chuyên gia về phong thủy, lễ cúng Tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tuy nhiên nếu có tổ chức lớn và có khách mời, nên tổ chức vào những ngày cuối tuần. Năm nay, nên làm lễ cúng Tất niên vào hai ngày 28 và 29 tháng Chạp năm Tân Sửu 2021, tức ngày 30/01/2022 và 31/01/2022 năm Nhâm Dần.
Bài Văn cúng lễ Tất niên chiều ngày 30 tết
Bài văn cúng tất niên được diễn ra trong lễ tất niên giúp mọi người cầu nguyện những điều mới trong năm mới và cũng không quên cảm ơn tới các vị thần đã giúp mình trong năm vừa qua. Với bài cúng tất niên chi tiết trong bài, bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc cúng bái vào ngày cuối năm nữa.
Văn khấn cúng tất niên trong nhà số 1
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm …………
Tín chủ chúng con là: ……………
Ngụ tại: ……….
Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Nay là ngày… Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám …
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn lễ tất niên 30 Tết trong nhà số 2
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ: ……………..
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm: …………..
Tín chủ (chúng) con là:…………….
Ngụ tại:…………
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Bài văn khấn Tất niên cuối năm ngoài trời dành cho công ty, cửa hàng
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần
Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …………………………………
Tuổi: ………………….........
Ngụ tại: …………
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm Tân Sửu 2021, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Quà tặng độc đáo tặng người thân dịp Tết
Sau bữa cơm tất niên, mọi người sẽ mâm cỗ cúng giao thừa và nhiều gia đình đến chiều 30 mới bài trí nhà cửa đón Tết. Đây cũng là lúc mọi người chuẩn bị những món quà ý nghĩa để tặng nhau đầu xuân năm mới. Bên cạnh một số vật phẩm mang đặc trưng Tết truyền thống như đào, mai, quất, câu đối thì nhóm quà Tết cao cấp đặc biệt là quà tặng mạ vàng đang rất được ưa chuộng.
Các loại tranh mạ vàng, tượng mạ vàng đang là xu hướng lựa chọn của rất nhiều người dịp Tết 2022 này. Đặc biệt với bộ sưu tập tượng Hổ vàng phong thủy hút tài lộc, mang phú quý vào nhà là quà tặng vừa ý nghĩa lại sang trọng để bạn trao gửi đến người thân và bạn bè.

Tượng Hổ phong thuỷ mạ vàng - Linh vật năm Nhâm Dần (ảnh Golden Gift Việt Nam)
Điều đặc biệt chào đón xuân Nhâm Dần 2022 này, bạn có thêm một lựa chọn chính là bộ sưu tập Tượng Hổ vàng phong thủy. Với những tên gọi ý nghĩa khác nhau là lời chúc năm mới tài lộc, may mắn, cuộc sống an nhiên, khỏe mạnh sẽ đến với gia đình người yêu. Bộ Tượng Hổ vàng phong thủy, chắc chắn sẽ là món quà độc đáo giúp bạn thể hiện tình cảm với những người thân yêu.
Hiền Như
0 notes
Text
Nguồn gốc, ý nghĩa tranh dân gian ngũ hổ Hàng Trống
Ngũ hổ là một bức tranh dân gian thuộc dòng tranh Hàng Trống. Đây là bức tranh nổi tiếng được lưu truyền qua nhiều đời thường được trưng trong những gian thờ, đình, chùa, miếu mạo. Hình ảnh những chú hổ oai nghiêm, các dáng thế khác nhau cùng 5 sắc màu tượng trưng của ngũ hành giúp bức tranh càng thêm có giá trị về văn hóa, phong thủy.
Nguồn gốc tranh dân gian ngũ hổ Hàng Trống
Trong tín ngưỡng của người Viêt, Hổ được xem là linh vật có sức mạnh, oai linh. Sự tôn thờ đối với hổ được thần thánh hóa trong những từ ngữ như “Ngài” hay “Ông Ba mươi” đầy uy linh, quyền kính. Theo dòng chảy của văn hóa Việt, các bức tranh thờ Hổ cũng được nhiều nghệ nhân sáng tao. Trong đó, nổi tiếng có thể kể đến tranh dân gian ngũ Hổ Hàng Trống.

Tranh Ngũ Hổ hàng Trống được vẽ đẹp mắt, tinh xảo.
Tranh dân gian Ngũ Hổ tái hiện hình ảnh 5 linh vật hổ với các dáng thế khác nhau có nguồn gốc từ các nghệ nhân Hàng Trống. Đây là dòng tranh từ kinh thành thăng Long, mang trong mình bản sắc và thẩm mỹ riêng của người thành thị. Bức tranh Ngũ hổ ứng dụng các quy tắc về phong thủy, văn hóa, màu sắc, tạo nên một bức tranh ý nghĩa về văn hóa, phong thủy.
Tranh dân gian ngũ Hổ Hàng trống được sắp xếp bố cục cân đối trên mặt giấy, mỗi linh vật là một vẻ nhưng đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài “chúa sơn lâm”.
Màu sắc tranh Ngũ hổ Hàng Trống
Được đánh giá là bức tranh sinh động với màu sắc hài hòa, tranh ngũ hổ Hàng trống sử dụng năm màu ứng với ngũ phương, ngũ hành và các mùa trong năm. Quan sát bức tranh có thể thấy hình ảnh chú hổ màu xanh (Thanh Hổ) phương Đông, hành Mộc và thuộc mùa Xuân; chú hổ màu đỏ (Xích Hổ) ở phương Nam thuộc hành Hỏa, mùa Hạ; chú hổ màu trắng (Bạch Hổ) phương Tây thuộc hành Kim và thuộc mùa Thu, và con Hổ màu đen (Hắc hổ) là hành Thủy ứng với phương Bắc, thuộc mùa Đông.
Đặc trưng màu sắc của dòng tranh hàng trống là sự kết hợp các màu sắc nổi bật một cách tinh tế. Tranh ngũ hổ Hàng Trống cũng được tạo bởi bản in những nét màu đen, sau đó các nghệ nhân dùng bút lông để tô màu, chuyển màu, tạo độ đậm nhạt sáng tối khác nhau. Chính bởi vậy, mặc dù 5 chú hổ có màu khác nhau nhưng lại rất liên kết và uyển chuyển. Khi nhìn tranh Ngũ Hổ, người xem sẽ cảm nhận được những khối thân chắc khỏe, thế đứng đường bệ, oai phong. Những chi tiết nhoe hoqn như đuôi, râu cũng được vẽ sắc nét, tạo thêm hình ảnh đường bệ cho chúa sơn lâm. Đặc biệt, mắt hổ được phối màu sắc hợp lý làm nổi lên nội lực của loài mãnh chúa.
Có thể thấy, màu sắc trong tranh Ngũ Hổ khá lộng lẫy uy linh nhưng cũng không kém phần hài hòa, độc đáo. Việc dựa trên nguyên lý ngũ hành để phối màu càng giúp bức tranh có nhiều ý nghĩa hơn.
Bố cục của bức tranh Ngũ Hổ
Bố cục của tranh dân gian Ngũ Hổ có thể dễ dàng thấy được chính là hình ảnh 5 con Hổ với sự đối xứng, quay vòng. Hổ ngồi chính giữa màu vàng (Hoàng Hổ) với sự đường bệ, oai phong, thể hiện cho bản lĩnh vững vàng, thành tín. Bên trái có 5 bảo kiếm thể hiện uy lực, bên phải có 5 lá cờ ngũ sắc thể hiện sự linh hoạt. Bên dưới là hình ảnh 2 chú Hổ Xanh và Đỏ, đứng trên bệ đá thể hiện sức mạnh của âm. Ngược, phía trên có Hổ Trắng và Hổ Đen bay trên làn mây thể hiện sức mạnh của dương. Khoảng trống giữa Hổ đen và trắng có hình mặt trời, ngôi sao chìm ẩn thể hiện không gian vũ trụ. Tất cả tạo nên một sự cân bằng về phong thủy cho bức tranh.
Ngoài ra, bố cục của bức tranh Ngũ Hổ cũng dễ thấy ở không gian đồng hiện cùng thời gian. Bốn con hổ ở góc tương ứng với các màu xanh – đỏ – trắng – đen tượng trưng cho Mộc – Hoả – Kim – Thuỷ, bốn phương Đông – Nam – Tây – Bắc, bốn mùa Xuân – Hạ -Thu – Đông. Những biểu tượng này tạo thành sự xoay vần của vũ trụ. Thế giới có nhiều màu sắc, đa dạng cùng vạn vật nhưng tựu chung lại vẫn nằm trong những mối quan hệ tương sinh tương tương khác, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau.
Trong tranh Ngũ Hổ hàng Trống, bên cạnh bố cục về màu sắc cũng có bố cục về đường nét và cách tạo hình với sự khỏe khoắn, tính ước lệ cao. Đây cũng là đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật tranh Hàng Trống. Các hình khối được sắp xếp nổi bật nhưng không kém phần uyển chuyển. Kết hợp cùng các hình ảnh như mây ngũ sắc, đường cong gãy khúc… rất phù hợp với văn hóa Việt
Ý nghĩa bức tranh dân gian ngũ hổ Hàng Trống
Ý nghĩa tranh dân gian Ngũ hổ Hàng Trống gắn liền với nét văn hóa thờ cúng của người Việt. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tục thờ hổ được người Việt khởi phát, duy trì từ thuở xưa, khi con người vẫn đang trong tình trạng săn bắt, hái lượm. Hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi nhưng cũng đồng thời là tai họa đối với con người. Con người thường không dám nói thẳng tên mà gọi bằng ��ông”: ông Hùm, ông Ba mươi, Chúa Sơn lâm…

Hình ảnh Hổ tượng trưng cho sức mạnh, quyền uy
Chính tâm lý này đã sản sinh ra những tục thờ Hổ hay đền thờ Hổ. Ở một khía cạnh tích cực thì việc đánh cọp, xử cọp cũng thể hiện sự chinh phục thiên nhiên. Đồng thời, dân gian cũng thần thánh hóa Hổ và cho rằng chúng có sức mạnh thiêng liêng, diệt trừ ma quỷ. Tranh ngũ Hổ Hàng Trống với hình ảnh 5 chú hổ tụ hợp còn thể hiện sự sum vầy, đầy đủ, với tâm lý được che chở, yên tâm.
Trong phong thủy, Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống biểu tượng cho sự may mắn, cát lành và bình an. Hình ảnh những chú hổ được vẽ với các màu sắc khác nhau, tượng trưng cho Ngũ hành thể hiện sự cân đối, điều hòa trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hình ảnh linh vật Hổ cũng gắn liền với quyền uy và sức mạnh, biểu tượng thiêng liêng và uy linh. Bởi vậy, tranh Ngũ Hổ thường được treo trong các đền chùa, miếu mạo, có tác dụng xua đuổi tà khí, giúp tăng cường nguồn sinh khí, mang lại sức khỏe, may mắn.
Hình ảnh linh vật Hổ trong đời sống hiện nay
Ngày nay, bức tranh Ngũ Hổ hàng Trống vẫn nổi tiếng trong đời sống của người Việt, được nhiều biết đến, trân trọng và giữ gìn nét văn hóa, tâm linh của người Việt. Hình ảnh Hổ cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Trong đó tiêu biểu phải kể đến lĩnh vực phong thủy.
Bên cạnh những tượng khắc đá hình linh vật Hổ để trấn trạch an gia, người ta cũng thường mua các tượng linh vật hổ để bài trí trong nhà, trên bàn làm việc để hút may mắn, tài lộc cũng như hanh thông hơn về đường công danh, sự nghiệp. Tùy vào tuổi, mệnh của mỗi người mà có các lựa chọn tượng Hổ với các chất liệu, dáng thế khác nhau.

Tượng Hổ uy phong mạ vàng

Tượng Hổ Phong thủy mạ vàng
“Năm Nhâm Dần 2022, Golden Gift Việt Nam ra mắt bộ sưu tập tượng Hổ mạ vàng với các dáng thế khác nhau, thích hợp để bài trí ở phòng khách, phòng làm việc giúp gia chủ có thêm vận khí tốt lành, đề phòng tiểu nhân hãm hại. Tượng Hổ được chế tác thủ công từ kim loại quý, mạ vàng thật bên ngoài nên càng phát huy được tác dụng phong thủy tốt hơn”, ông Quang Tú, đại diện thương hiệu quà tặng mạ vàng Golden gift Việt Nam chia sẻ.

Tượng Hổ tài lộc mạ vàng
Các mẫu quà tặng tượng Hổ như Hổ phong thủy, Hổ uy phong, Hổ Tài lộc… đều được chế tác khéo léo, tinh xảo, thể hiện sự uy dũng, dũng mãnh của linh vật Hổ. Sắc vàng lấp lánh của quà tặng cũng là điểm đặc biệt giúp tượng Hổ trở thành món quà tặng Sếp, khách hàng, người thân độc đáo trong năm mới Nhâm Dần sắp tới. Ngoài ra, các bức tranh Hổ tái hiện hình ảnh Chúa Sơn Lâm cũng là lựa chọn mới cho những khách hàng thích dòng tranh treo tường.
0 notes