haluonggrace-blog
HA LUONG
9 posts
Don't wanna be here? Send us removal request.
haluonggrace-blog · 6 years ago
Text
CHINH PHỤC MỤC TIÊU
BRIAN TRACY
Tumblr media
CHƯƠNG 3 -  KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
                   Bạn sẽ trở nên nhỏ bé như ước vọng kiểm soát 
              và vĩ đại như khát vọng lớn lao của mình.    - James Allen -
Qua các cuộc nghiên cứu, tôi nhận thấy có một đặc tính quan trọng mà tất cả những nhà lãnh đạo vĩ đại đều có: đó là tầm nhìn. Đã là lãnh đạo thì phải có tầm nhìn, nếu không sẽ không phải là một nhà lãnh đạo đích thực.
Như tôi đã nói, khám phá quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại chính là việc chúng ta sẽ trở thành điều mà mình thường xuyên nghĩ đến nhất. Câu hỏi đặt ra ở đây là: vậy hầu hết những nhà lãnh đạo thường xuyên nghĩ về điều gì? Đó là tương lai và đích đến mà họ đang hướng tới, cũng như những điều mà họ có thể tiến hành để đạt được mục tiêu đó.
Trái lại với họ là những con người chỉ biết nghĩ về hiện tại, những niềm vui và những vấn đề trước mắt. Họ thường suy nghĩ và lo lắng về quá khứ, họ tin rằng những điều đã xảy ra là không thể thay đổi được.
HÃY NGHĨ ĐẾN TƯƠNG LAI
Tố chất quan trọng của nhà lãnh đạo là phải biết “định hướng tương lai”, nghĩa là họ luôn hướng về những điều họ muốn đạt được, đích muốn vươn đến ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Một khi bạn bắt đầu nghĩ về tương lai của mình nghĩa là bạn cũng bắt đầu suy nghĩ như một nhà lãnh đạo, và bạn sẽ sớm nhận được kết quả là những điều mình từng mong muốn.
Tiến sĩ Edward Banfield ở Đại học Harvard sau hơn 50 năm nghiên cứu về vấn đề này đã kết luận rằng, “tầm nhìn chiến lược” chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong đời sống cá nhân lẫn tài chính của tất cả chúng ta. Theo Banfield, tầm nhìn chiến lược là “khả năng suy nghĩ trước một vài năm cho tương lai khi đưa ra những quyết định ở hiện tại”. Thực vậy, bạn càng nghĩ nhiều đến tương lai, thì những việc bạn thực hiện trong hiện tại sẽ là tiền đề vững chắc để những dự định của bạn thành hiện thực.
TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ
Chẳng hạn, nếu mỗi tháng bạn để dành 100 đôla từ lúc 20 tuổi cho đến 65 tuổi và gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất trung bình 10% mỗi năm, thì bạn sẽ có hơn 1 triệu đô-la lúc về hưu.
Đối với nhiều người, khoản tiền 100 đô-la mỗi tháng không phải là vấn đề, mà vấn đề ở đây chính là họ có tầm nhìn chiến lược cho tương lai hay không. Từ ví dụ này, chúng ta có thể thấy mình có thể trở thành triệu phú trong tương lai nếu ngay từ bây giờ chúng ta bắt đầu tiết kiệm tiền đều đặn và kiên trì với tầm nhìn chiến lược về sự độc lập tài chính của mình.
XÂY DỰNG MỘT HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG TRONG 5 NĂM TỚI
Trong quá trình hoạch định chiến lược cá nhân, bạn cũng nên bắt đầu với tầm nhìn chiến lược về cuộc đời mình bằng cách lý tưởng hóa tất cả những điều bạn làm. Trong quá trình đó, bạn nên xây dựng một hình ảnh ấn tượng trong 5 năm cho chính mình và bắt đầu nghĩ về cuộc sống tương lai trong vòng 5 năm tới nếu mọi việc đều diễn ra theo đúng kế hoạch.
KHÔNG CÓ GIỚI HẠN NÀO CẢ
Chướng ngại lớn nhất trong việc xác lập mục tiêu là “tự giới hạn niềm tin”. Điều này thường liên quan đến những lĩnh vực mà bạn nghĩ rằng khả năng của mình còn bị hạn chế. Bạn cho rằng mình không phù hợp với một lĩnh vực nào đó hay yếu kém về trí tuệ, năng lực, tài năng, khả năng sáng tạo hay một phẩm chất nào đó. Kết quả là bạn không thể phát huy hết năng lực thực sự của mình. Khi đánh giá thấp bản thân, bạn thường không thiết lập mục tiêu hoặc thiết lập nhưng không đúng tầm với khả năng thực sự của mình.
Bạn có thể phá bỏ những chướng ngại này bằng cách phối hợp quá trình lý tưởng hóa và định hướng tương lai. Bạn hãy nghĩ rằng, không có giới hạn nào cho mình cả. Bạn hoàn toàn cảm thấy thoải mái về mặt thời gian, tin vào khả năng thể hiện năng lực bản thân để đạt được bất cứ mục tiêu nào do mình đề ra. Tóm lại, hãy tưởng tượng rằng bạn không gặp phải bất kỳ một giới hạn nào có thể cản trở bạn khi theo đuổi các mục tiêu thực sự quan trọng đối với bản thân.
PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TẦM CAO
Trong quá trình nghiên cứu về “những tài năng đỉnh cao”, Charles Garfield đã khám phá ra một điều hết sức thú vị rằng dù một người qua nhiều năm chỉ đạt được những kết quả trung bình trong cuộc sống lẫn công việc, nhưng sau đó vẫn có thể tạo nên bất ngờ và đạt được những thành quả to lớn. Họ làm được điều đó là vì ở “điểm cất cánh”, họ đã thực hiện điều mà ông gọi là “tư duy tầm cao”.
Theo phương pháp tư duy này, bạn hãy tưởng tượng tất cả mọi việc đều nằm trong tầm tay mình, đơn giản như việc ngửa mặt lên nhìn bầu trời trong xanh, không có giới hạn nào cả. Bạn hãy nghĩ về một cuộc sống hoàn hảo trong tương lai. Sau đó, bạn quay lại thời điểm hiện tại và tự hỏi: ngay từ bây giờ mình cần phải làm gì để tạo dựng một tương lai hoàn hảo như vậy?
Câu trả lời sẽ cho bạn biết tương lai của bạn ở đâu.
KHÔNG THỎA HIỆP VỚI NHỮNG GIẤC MƠ
Khi lý tưởng hóa và định hướng tương lai, bạn không nên tỏ ra dễ dãi thỏa hiệp với ước mơ và tầm nhìn của mình để đổi lấy mục tiêu nhỏ hơn hay một nửa của sự thành công. Thay vào đó, bạn hãy “mơ đến những giấc mơ lớn lao” và nghĩ về tương lai như thể bạn là một trong những người quyền lực nhất hành tinh. Bạn hãy quyết định điều mình thực sự mong muốn để tạo dựng một tương lai hoàn hảo cho chính mình.
Ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu xây dựng và đầu tư cho công việc của mình, để 5 năm tới bạn sẽ có một sự nghiệp vững vàng như mong đợi. Hãy bắt đầu trả lời những câu hỏi sau:
1.      Sự nghiệp của bạn sẽ như thế nào?
2.      Bạn sẽ làm được những gì?
3.      Bạn sẽ thực hiện việc đó ở đâu?
4.      Bạn sẽ cộng tác với ai? Bạn đặt trách nhiệmcủa mình ở cấp độ nào?
5.      Bạn cần có những kỹ năng hay năng lực gì?
6.      Bạn sẽ phải hoàn thành những loại mục tiêu gì?
7.      Bạn sẽ vươn đến vị trí nào trong lĩnh vực củamình?
THỰC HÀNH TƯ DUY KHÔNG-GIỚI-HẠN
Trước khi trả lời những câu hỏi này, bạn hãy dẹp bỏ mọi giới hạn, những rào cản trong suy nghĩ của mình và tin rằng mọi khả năng đều có thể diễn ra. Peter Drucker từng nói: “Chúng ta thường đánh giá quá cao những gì mình có thể đạt được trong một năm, nhưng lại đánh giá quá thấp những gì mình có thể đạt được trong 5 năm”.
Bây giờ, để xây dựng viễn cảnh về tình hình tài chính trong tương lai, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
1.      Trong 5 năm tới, thu nhập của bạn là bao nhiêu?
2.      Phong cách sống của bạn ra sao?
3.      Bạn sẽ sống trong một căn nhà như thế nào?
4.      Bạn sẽ lái xe gì?
5.      Bạn có thể đảm bảo chất lượng cuộc sốngcho gia đình ở mức nào?
6.      Bạn sẽ có bao nhiêu tiền trong ngân hàng?
7.      Bạn sẽ tiết kiệm và đầu tư bao nhiều tiền mỗi tháng và mỗi năm?
8.      Bạn muốn có được bao nhiêu tiền lúc về hưu?
Bạn hãy mường tượng như mình có một Tấm bảng Thần kỳ. Trên đó, bạn có thể viết ra bất kỳ điều gì mình muốn, hoặc xóa bỏ bất cứ thứ gì xảy ra trong quá khứ. Cứ như thế, bạn sẽ tạo ra bức tranh cuộc sống của chính bạn trong tương lai.
HƯỚNG VỀ MỘT GIA ĐÌNH HOÀN HẢO
Bạn hãy tìm hiểu kỹ gia đình và các mối quan hệ của bản thân trong 5 năm tới rồi trả lời những câu hỏi sau:
1.      Nếu cuộc sống gia đình bạn hoàn hảo trong 5 năm tới, thì cụ thể nó sẽ ra sao?
2.      Bạn sẽ sống với ai? Và bạn không còn ở với ai?
3.      Bạn sẽ ở đâu và sống ra sao?
4.      Chất lượng cuộc sống của bạn thế nào?
5.      Mối quan hệ của bạn với những người quan trọng nhất của đời mình trong vòng 5 năm tới sẽ như thế nào, nếu mọi việc đều hoàn hảo?
Khi nghĩ đến một viễn cảnh hoàn hảo, bạn cần phải đặt ra những câu hỏi với ý: ra sao hay như thế nào. Khi đó, chúng sẽ kích thích óc sáng tạo và có những ý tưởng giúp bạn hoàn thành những mục tiêu của đời mình.
THỂ CHẤT LÝ TƯỞNG
Bạn hãy kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình bằng cách trả lời những vấn đề sau đây:
1. Nếu bạn cố gắng luyện tập để có một hình thể thật hoàn hảo trong 5 năm tới, trông bạn sẽ như thế nào và cảm giác của bạn lúc ấy ra sao? 
2. Trọng lượng lý tưởng của bạn là bao nhiêu?
3.      Thời gian bạn dành ra để tập thể dục trongmột tuần là bao nhiêu?
4.      Tình hình sức khỏe tổng quát của bạn sẽ ra sao?
5.      Bạn cần phải thay đổi thế nào trong chế độ ăn uống, chế độ luyện tập và các thói quen ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe để đảm bảo khỏe mạnh trong tương lai?
Sau đó, bạn hãy đặt mình vào vị trí của một nhân vật có tầm ảnh hưởng rộng. 
Nếu sự tham gia của bạn vào các hoạt động xã hội ở mức lý tưởng thì:  
1.      Bạn sẽ làm gì khi đó?
2.      Bạn đang làm việc hoặc đóng góp cho cộng đồng như thế nào?
3.      Bạn tin tưởng và ủng hộ mạnh mẽ vào những kế hoạch nào? Bạn có thể tham gia nhiều hơn vào những lĩnh vực đó bằng cách nào?
HÃY HÀNH ĐỘNG!
Sự khác biệt cơ bản giữa những người đạt được mục tiêu trong cuộc sống với những người thất bại chính là “định hướng hành động”. Những người đạt được nhiều thành quả trong đời thường có định hướng hành động rất mạnh mẽ. Khi trong đầu nảy ra một ý tưởng, họ liền triển khai hành động ngay lập tức.
Những người có thành tích kém thì trong đầu tuy cũng đầy ắp ý định, nhưng họ luôn có lời bào chữa để không triển khai hành động. Thật chí lý khi nói rằng “con đường đến địa ngục được lát toàn bằng những ý định tuyệt vời”.
Bạn hãy xem xét bản thân trên các khía cạnh như kỹ năng, tài năng, khả năng, kiến thức và trình độ học vấn. Nếu bạn đã phát triển đến mức cao nhất có thể thì hãy trả lời những câu hỏi sau:
1.      Những kiến thức và kỹ năng nào bạn cần phải trau dồi thêm trong vòng 5 năm tới?
2.      Trong những lĩnh vực nào bạn sẽ được công nhận là tuyệt đối xuất sắc?
3.      Hàng ngày bạn sẽ phải làm gì để có thể trau dồi những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình ở tương lai?
4.      Bằng cách nào bạn có thể lĩnh hội những kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết để trở thành nhân vật số một trong ngành vào 5 năm tới?
THIẾT KẾ THỜI GIAN BIỂU HOÀN HẢO
Bạn hãy quyết định xem mình muốn tạo dựng một cuộc sống lý tưởng ra sao và hãy thiết kế thời gian biểu như thế nào cho thật hoàn hảo:
1.      Bạn muốn làm gì vào cuối tuần và trongnhững kỳ nghỉ?
2.      Bạn muốn giảm bớt thời lượng công việc rasao theo: tuần / tháng / năm?
3.      Bạn muốn đến những đâu?
4.      Bạn muốn tổ chức thời gian biểu trong một năm của mình ra sao nếu bạn hoàn toàn tự kiểm soát thời gian của mình?
Có một câu thành ngữ thế này: “Nếu không có tầm nhìn, con người sẽ diệt vong”. Điều này có nghĩa là nếu bạn thiếu một tầm nhìn thích đáng cho tương lai của mình, thì những động lực và nhiệt huyết của bạn cũng sẽ bị “diệt vong”. Ngược lại, với một tầm nhìn đúng đắn về tương lai, bạn sẽ không ngừng thúc đẩy những động lực để biến tầm nhìn lý tưởng của mình thành hiện thực.
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC
Bạn hãy ghi nhớ điều này: “hạnh phúc là quá trình hiện thực hóa liên tục một lý tưởng”. Khi thiết lập những mục tiêu hay lý tưởng rõ ràng và cụ thể, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn về bản thân và thế giới xung quanh. Bạn sẽ nhận thấy mỗi suy nghĩ và hành động của mình trở nên tích cực và lạc quan hơn. Bạn cũng sẽ cảm thấy có động lực bên trong thúc giục bạn đến với những điều mà mình mong muốn.
Hãy thường xuyên suy ngẫm về viễn cảnh tươi đẹp trong tương lai. Nên nhớ rằng những ngày tháng tuyệt vời nhất, những thời khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời bạn đang ở phía trước. Tương lai vẫn đang chờ đón bạn. Càng nhận thức rõ ràng về tương lai của mình thì bạn càng nhanh chóng thu hút mọi nguồn lực đến với bạn, hiệp lực cùng bạn nhằm biến những điều mình mong muốn thành hiện thực.
KIẾN TẠO TƯƠNG LAI CỦA CHÍNH MÌNH
1.      Hãy tin rằng luôn có giải pháp cho  mọi vấn đề, không có giới hạn nào, chướng ngại nào ngăn cản bạn hoàn thành mọi  mục tiêu đã đề ra. Vậy thì bạn sẽ làm gì để giữ vững niềm tin này?
2.      Hãy thực hành phương pháp “tư duy tầm cao”. Hãy đặt mình vào bối  cảnh của 5 năm tới và quay lại nhìn về hiện tại. Bạn cần phải làm gì để thế  giới của bạn thực sự lý tưởng?
3.       Thử  tưởng tượng tình hình tài chính của bạn tuyệt vời trên mọi khía cạnh, hãy xem  xét những vấn đề như: Mức thu nhập của bạn là bao nhiêu? Giá trị bản thân nếu  được định lượng là bao nhiêu? Từ hôm nay, bạn cần bước đi như thế nào để có  thể biến những mục tiêu này thành hiện thực?
4.       Hãy  tưởng tượng cuộc sống cá nhân và gia đình của bạn rất hoàn hảo. Vậy thì cuộc  sống lúc đó sẽ ra sao? Từ bây giờ, bạn nên bắt đầu tập trung vào điều gì và  giảm thiểu điều gì?
5.       Hãy  thiết kế thời gian biểu cho một năm thật hoàn hảo. Bắt đầu từ hôm nay, bạn sẽ  thay đổi điều gì?
6.       Hãy  nghĩ đến sự hoàn hảo của tình trạngsức khỏe và hình thể mà bạn có thể được sở  hữu. Vậy thì từ hôm nay, bạn nên làm gì để đạt được sự hoàn hảo ấy?
0 notes
haluonggrace-blog · 7 years ago
Text
Để Hôm Nay Trở Thành Kiệt Tác
John C. Maxwell
1. THÁI ĐỘ
Tôi nhận ra tầm quan trọng của thái độ vào năm 1964 khi vừa tròn 17 tuổi. Huấn luyện viên đội bóng rổ trường trung học của tôi, Don Neff, gặp tôi vào đầu mùa bóng và nói rằng ông muốn tôi trở thành đội trưởng. Tôi rất phấn khích nhưng cũng hơi ngạc nhiên bởi tôi biết đồng đội của mình, John Thomas, chơi tốt hơn tôi. Nhưng sau đó huấn luyện viên Neff đã giải thích về quyết định của mình như sau. “John”, ông nói: “em là người có thái độ tốt nhất trong đội, và nó ảnh hưởng tốt đến các đồng đội khác.”
Chỉ vài tuần sau, tôi nhận được danh hiệu “Học sinh gương mẫu của tháng” ở trường. Tại sao vậy? Một lần nữa, đó là kết quả của thái độ. Các giáo viên nói rằng họ thích thái độ của tôi. Và rồi điều đó đã ngấm vào tôi. Thái độ đã tạo nên nhiều thay đổi trong chính cuộc đời tôi. Và nó cũng ảnh hưởng đến những người sống quanh tôi.
Đó cũng là lúc tôi đưa ra quyết định đối với thái độ sống của mình: Tôi sẽ luôn giữ thái độ sống tích cực và sử dụng thái độ đó để tác động đến mọi người xung quanh.
Nhiều người trên thế giới đã tin tưởng sai lầm rằng, thái độ của họ là sẵn có. Nó đã dần trở thành một thói quen nên họ tin rằng không thể thay đổi nó. Họ coi nó như một thuộc tính mặc định mà họ có, giống như chiều cao hay tiền sử mắc bệnh ung thư trong gia đình. Nhưng đó là một sai lầm.
1.1 ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH CHỌN MỘT THÁI ĐỘ SỐNG TỐT VÀ THỂ HIỆN NÓ HÀNG NGÀY
Thái độ của bạn là một sự chọn lựa. Nếu bạn muốn cuộc sống của bạn là một kiệt tác thì bạn phải có một thái độ tích cực. Nếu giờ thái độ của bạn chưa tốt, bạn cần thay đổi nó. Hãy đưa ra quyết định. Và đây là cách thực hiện:
Có trách nhiệm với thái độ của mình
Sau khi vợ chồng tôi cưới nhau được khoảng 4, 5 năm, chúng tôi được mời tham dự một buổi hội thảo dành cho các mục sư và tôi tới với tư cách là một trong những diễn giả. Margaret cũng đồng ý thực hiện một cuộc thảo luận chuyên đề dành cho các cặp vợ chồng. Margaret không dành niềm đam mê cho việc diễn thuyết như tôi. Cô ấy có thể làm tốt việc đó, nhưng lại không thực sự có hứng thú với nó. Tôi muốn được hỗ trợ cô ấy nên đã tham dự cuộc thảo luận của cô. Trong thời gian hỏi đáp, một phụ nữ đứng dậy và hỏi: “John có làm cho chị hạnh phúc không?”
Phải nói rằng, tôi rất trông đợi câu trả lời của Margaret. Tôi là một người chồng chu đáo, và tôi yêu Margaret rất nhiều. Không biết sẽ được nghe những lời khen ngợi gì đây?
“John có làm tôi hạnh phúc không à?” cô hơi do dự. “Không, anh ấy không làm cho tôi hạnh phúc”. Tôi chỉ mong tìm được cái cửa thoát hiểm gần nhất. “Trong 2, 3 năm đầu tiên sau khi cưới”, cô tiếp tục: “tôi đã nghĩ rằng, làm cho tôi hạnh phúc là nhiệm vụ của John, nhưng anh ấy đã không làm việc đó. Chẳng phải anh ấy quá đáng với tôi hay gì cả. Anh ấy là một người chồng tốt. Nhưng không một ai có thể làm cho người khác hạnh phúc. Đó là việc của tôi.”
Là một cặp mới cưới ở độ tuổi đôi mươi, cô đã chỉ ra cho mọi người vài điều mà trước đó họ chưa được học. Mỗi người trong chúng ta phải có trách nhiệm với thái độ của chính mình. Nếu bạn muốn ngày hôm nay trở nên tốt đẹp, bạn phải chịu trách nhiệm về cách mà bạn nhìn nhận nó.
Quyết định thay đổi những thái độ không tốt
Tôi đã đọc chùm truyện tranh Peanuts trong nhiều năm, và tôi luôn là một người hâm mộ nhiệt thành. Tôi nhớ một đoạn trong đó Lucy nói : “Ôi, tao cảm thấy khó chịu qu��.”
Em trai của cô, Linus luôn lo lắng về việc giảm căng thẳng trong nhà, trả lời: “Có thể em sẽ giúp được. Sao chị không ngồi vào chỗ của em ngay trước tivi, trong khi đó em sẽ chuẩn bị cho chị một bữa ăn nhẹ? Ai cũng có lúc cần một chút nuông chiều để giúp ta cảm thấy tốt hơn”. Sau đó Linus mang ra một chiếc sandwich, vài chiếc bánh sô-cô-la, và một ít sữa. “Em có thể mang thêm cho chị thứ gì nữa không”, cậu hỏi: “Có gì mà em chưa nghĩ ra nhỉ?”
“Đúng, có một điều mà mày chưa nghĩ đến,” Lucy trả lời. Và sau đó cô ấy bất ngờ thét lên: “Tao không cần cảm thấy tốt hơn!”
Trong bao nhiêu năm cố họa sĩ Charles Schulz vẽ Peanuts, đó dường như luôn là một trong những vấn đề của Lucy. Cô không muốn thay đổi những lĩnh vực mà cô có thái độ không tốt và cô có quá nhiều lĩnh vực như vậy! Có rất nhiều người giống như Lucy. Tôi đã đề cập đến việc có nhiều điều trong cuộc sống mà ta không thể lựa chọn, như bố mẹ bạn, nơi bạn sinh ra, hay chủng tộc của bạn. Nhưng thái độ là cái mà bạn có thể thay đổi. Và gần như ai cũng có một vài lĩnh vực trong suy nghĩ của mình cần được cải thiện. Nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt hơn, bạn cần theo sát các lĩnh vực này.
Suy nghĩ, hành động, nói và cư xử như người mà bạn muốn trở thành
Nếu tham dự một buổi họp lớp sau 10 năm hoặc hơn nữa, có thể bạn sẽ bất ngờ bởi sự thành đạt của những người bạn cũ – một anh bạn cổ hủ trở thành một luật sư nổi tiếng, hay Jane – một cô bạn chất phác – trở thành một ngôi sao điện ảnh, hay anh chàng nghiện máy tính trở thành sáng lập viên của một tập đoàn lớn. Bằng cách nào mà sự biến chuyển như vậy xảy ra? Những người đó đã thay đổi cách họ suy nghĩ về bản thân. Bạn đã thấy họ như họ vẫn thế (hay đơn thuần là bạn nghĩ về họ như vậy). Họ thì nhìn bản thân theo những gì họ có thể trở thành. Vì vậy họ học để hành động giống và thu lượm các kỹ năng của người mà họ muốn trở thành. Việc biến đổi cần thời gian; thường thì sự biến đổi đó là không đáng kể để có thể nhận thấy hàng ngày (kiểu như cha mẹ thường không thấy con mình lớn lên vậy). Nhưng với những người không gặp họ trong 10, 20 hay 30 năm thì sự biến đổi này trở nên phi thường, như con bướm lột bỏ xác sâu vậy.
Nếu bạn mong muốn thay đổi bản thân, bạn nên bắt đầu từ suy nghĩ của mình. Tin tưởng rằng bạn có thể tiến bộ hơn, rằng bạn có thể biến thành người mà bạn mong muốn trở thành. Ralph Waldo Emerson nói: “Những điều đã qua và những điều sẽ tới chẳng là gì nếu đem so với con người thực sự trong ta.” Nếu suy nghĩ của bạn thay đổi, thì mọi thứ cũng sẽ thay đổi theo.
Coi trọng con người
Một trong những bí mật để duy trì thái độ tốt đó là coi trọng con người. Bạn không thể cùng một lúc vừa không thích một người vừa có thái độ tốt với họ. Hãy thử nghĩ về điều này: bạn đã bao giờ gặp một người đối xử không tốt với mọi người mà lại có thái độ tích cực chưa? Tương tự như vậy, bạn không thể cùng một lúc vừa có thái độ không tốt, vừa động viên ai đó. Đ��ng viên người khác nghĩa là giúp đỡ họ, tìm kiếm những điểm tốt trong họ, và cố gắng giúp họ bộc lộ những phẩm chất tích cực. Quá trình này sẽ đào thải những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu bạn.
Sự tương tác với mọi người sẽ tạo ra âm sắc cho cả một ngày.
Điều đó giống như là âm nhạc của cuộc đời. Khi bạn đối xử tệ với mọi người, thì sẽ giống như phải nghe một bản nhạc chối tai. Nhưng khi bạn coi trọng mọi người và đối xử với họ tử tế, thì giống như bạn được thưởng thức một giai điệu ngọt ngào suốt cả ngày vậy.
Phát triển nhận thức sâu sắc về cuộc sống
Bạn đã bao giờ gặp những người luôn phàn nàn về mọi việc chưa? Món súp của họ quá nóng. Giường của họ quá lạnh. Kỳ nghỉ của họ quá ngắn. Lương của họ quá thấp. Bạn ngồi cạnh họ trong một bữa tiệc hoa lệ, trong khi bạn thưởng thức từng miếng đồ ăn thì họ sẽ cho bạn biết những sai sót ở tất cả mọi món. Những người như vậy không biết trân trọng cuộc sống, họ chẳng hề quan tâm đến những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại cho họ.
Qua email, một người bạn đã kể cho tôi nghe một câu chuyện về tính cách rất “tập thể” và tự lập của một bà cụ 92 tuổi đang sống tại trại dưỡng lão. Kể từ khi mắt bà kém đi nhiều và chồng bà qua đời ở tuổi 70, đây là lựa chọn duy nhất mà bà có. Bà kiên trì ngồi đợi ở hành lang cho đến khi được thông báo phòng đã sẵn sàng.
Khi bà được đưa xuống hành lang, người phục vụ mô tả căn phòng đàng sau tấm rèm che cửa sổ.
“Tôi thích nó,” bà cụ tán dương.
“Nhưng bà vẫn chưa nhìn thấy phòng mà. Cứ đợi một chút đã,” người phục vụ trả lời.
“Không cần phải làm gì thêm với nó cả”, bà trả lời. “Hạnh phúc là điều gì đó mà ta tự định trước. Cho dù tôi có thích căn phòng hay không điều đó không phụ thuộc vào việc bài trí đồ đạc trong phòng. Nó phụ thuộc vào cách mà tôi sắp xếp suy nghĩ của mình.”
Sự trân trọng không phải là vấn đề của sở thích hay sự tinh tế. Đó là vấn đề quan điểm. John Wooden nói: “Mọi việc trở thành tốt nhất cho những người tạo điều kiện tốt nhất để mọi việc diễn ra.” Nơi bắt đầu là với những điều nhỏ bé. Nếu bạn học được cách trân trọng và biết ơn chúng, bạn sẽ biết đánh giá cao những điều lớn lao cũng như tất cả những điều khác.
1.2 QUẢN LÝ KỶ LUẬT THÁI ĐỘ
Nếu muốn nhận được mọi ích lợi từ một thái độ tích cực, bạn cần phải làm nhiều hơn là chỉ quyết định trở nên tích cực. Bạn còn phải quản lý quyết định đó nữa. Với tôi, trong phạm trù thái độ, nó có nghĩa là: hàng ngày tôi sẽ có những điều chỉnh cần thiết để giữ thái độ đúng đắn. Nếu đây là một phạm trù mới mẻ với bạn, có thể bạn sẽ băn khoăn không biết phải làm thế nào. Đây là một vài chỉ dẫn sẽ giúp bạn tiếp tục con đường:
Nhận thức rằng bạn phải điều chỉnh thái độ hàng ngày
Tôi khám phá ra rằng thái độ sống không tự nhiên hay dễ dàng được duy trì ở trạng thái tích cực. Ví dụ, một điểm yếu suốt đời trong thái độ sống của tôi là thiếu kiên nhẫn với mọi người. Nó là vấn đề ngay cả khi tôi còn nhỏ. Ở trường, khi giáo viên dành hẳn một ngày để ôn tập trước kỳ thi học kỳ, tôi đã nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm khi hỏi: “Nếu chúng em đã hiểu bài rồi thì có cần thiết phải ôn tập lại không ạ?” Và đến giờ tôi vẫn chiến đấu với tính thiếu kiên nhẫn. Hàng ngày tôi tự hỏi: “Mình có thiếu kiên nhẫn với ai không?” Nếu có, tôi xin lỗi người đó. Tôi đã phải làm việc đó nhiều hơn số lần mà tôi muốn thú nhận.
Giống như mọi sự rèn luyện, thái độ của bạn cũng không tự chăm sóc được mình. Vì vậy nó cần được quan tâm hàng ngày. Thiên hướng tự nhiên của bạn càng ngả về thái độ bi quan hay phê phán, bạn càng cần chú ý nhiều hơn tới thái độ. Hãy bắt đầu mỗi ngày với việc kiểm tra thái độ. Và hãy để ý tới những lá cờ đỏ báo hiệu vấn đề rắc rối trong thái độ của bạn.
Tìm kiếm mặt tích cực trong mọi chuyện
Cách đây không lâu, tôi tình cờ nghe được một lời cầu nguyện mà tôi nghĩ nó thật tuyệt vời. Lời cầu nguyện ấy như thế này:
“Chúa kính yêu,
Hôm nay, cho tới giờ, con đã làm mọi điều đúng đắn. Con không ngồi lê đôi mách, con không mất bình tĩnh, con không tham lam, gắt gỏng, khó chịu, ích kỷ hay bê tha. Con không than vãn, nguyền rủa hay ăn sô-cô-la. Tuy vậy, chỉ vài phút nữa con sẽ ra khỏi giường, và con sẽ cần có thêm rất nhiều sự trợ giúp sau đó. Tạ ơn Người.”
Có thể không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nếu đủ nỗ lực, bạn sẽ tìm thấy những điều tốt đẹp, thậm chí ở giữa những tình huống cực kỳ khó khăn. Trong cuốn Cười to lần nữa (Laugh again), bạn tôi, Chuck Swindall giải thích rằng khi mẹ Teresa được hỏi về những yêu cầu cần thiết của những người trợ giúp Mẹ trong công việc cứu trợ những người cùng khổ ở Calcutta, Mẹ nêu ra 2 điều: mong muốn làm việc chăm chỉ và một thái độ vui vẻ. Nếu ai đó có thể vẫn vui vẻ khi xung quanh là những xác chết và những người nghèo nhất trong những người nghèo, thì nhất định chúng ta cũng có thể làm vậy trong tình huống của chúng ta.
Trong mọi trường hợp, hãy tìm ai đó lạc quan
Không điều gì giúp cho một người luôn giữ được sự lạc quan bằng việc có một đồng minh. Thực tế, thế giới đầy những người bi quan, và họ luôn tụ tập cùng nhau. Nhưng những người lạc quan cũng ở khắp nơi. Bạn thường thấy họ vượt lên trên những người tiêu cực như những con chim ưng vậy. Khi đó, hãy tìm kiếm họ. Nếu bạn đang trải qua một giai đoạn khó khăn, hãy gần gũi và “theo sát” đằng sau họ như cách mà các tay đua vẫn làm. Nếu họ gặp khó khăn, hãy đứng ra phía trước và giải quyết vấn đề đó. Hai người tích cực thì tốt hơn là một cá nhân đơn độc trong cuộc chiến với nỗi muộn phiền.
Luôn nói những điều tích cực trong các cuộc đối thoại
Tôi vẫn cố gắng hình thành thói quen thêm những lời bình luận tích cực vào tất cả các cuộc trò chuyện với mọi người. Việc đó bắt đầu với những người gần gũi với tôi nhất. Khi vợ tôi xinh đẹp (việc này rất là thường xuyên!), tôi nói với nàng. Tôi khen ngợi các con mỗi khi gặp chúng. Và tôi khen cháu tôi hết lời mỗi khi chúng tôi gặp nhau. Nhưng không chỉ dừng ở đó. Tôi chân thành khen ngợi, ca tụng, cảm tạ, ủng hộ, nâng đỡ và trao thưởng cho mọi người bất cứ lúc nào có thể. Đó là điều tuyệt vời với tôi cũng như với những người khác. Tôi thành thực khuyên bạn nên làm như vậy, và tôi biết bạn cũng có thể học để làm như thế.
Loại bỏ những ngôn ngữ tiêu cực khỏi vốn từ của bạn 
Cha tôi nghỉ hưu khi 75 tuổi, nhưng ông dành cả đời cho việc diễn thuyết trước công chúng. Ông xuất thân trong một gia đình bình thường, vì thế ông luôn làm việc chăm chỉ để học hỏi và phát triển. Khi tôi còn là một cậu bé, ông thường cho anh tôi, Larry, và tôi 10 đồng mỗi khi chúng tôi tìm thấy một lỗi ngữ pháp ông mắc phải trong khi giảng đạo. Đó chỉ là một ví dụ cho thấy ông đã nỗ lực thế nào để tự hoàn thiện bản thân. (Tôi cũng đoán rằng ông làm việc đó còn là để chúng tôi tự học ngữ pháp nhiều hơn).
Bạn có thể làm tương tự với những việc liên quan đến thái độ của mình. Bạn – hoặc ai đó mà bạn có thể hợp tác – tìm những từ mang ý tiêu cực trong vốn từ vựng của bạn, tiếp đó cố gắng loại bỏ chúng. Dưới đây là một danh sách để giúp bạn bắt đầu:
Loại bỏ những từ sau                              Thay chúng bằng
Tôi không thể                                                  Tôi có thể
Giá như                                                           Tôi sẽ
Tôi không nghĩ                                                Tôi biết
Tôi không có thời gian                                    Tôi sẽ dành thời gian
Có lẽ                                                                Chắc chắn
Tôi sợ                                                              Tôi tự tin
Tôi không tin                                                    Tôi chắc chắn
Nếu bạn không ngừng tìm kiếm và duy trì những điều tích cực, đồng thời loại bỏ những điều tiêu cực, bạn sẽ tự giúp mình bắt đầu suy nghĩ tích cực hơn từng ngày.
Bày tỏ lòng biết ơn với mọi người mỗi ngày
Trong tất cả các đức tính tốt, lòng biết ơn dường như ít được được bày tỏ nhất. Mọi người có thường cố gắng để cám ơn bạn không? Bạn có thường nhận được thư cám ơn khi gửi tặng một món quà không? Quan trọng hơn, bạn có thường xuyên gửi lời cảm ơn của mình tới người khác không? Trong nền văn hóa ở thời đại sung túc của chúng ta, chúng ta có xu hướng nghiễm nhiên hưởng thụ mà không quan tâm đến việc phải cảm ơn hay trân trọng nó.
Vài năm trước, Oprah Winfrey khuyến khích hàng triệu người xem truyền hình giữ một cuốn sổ nhớ ơn để giúp họ hiểu rõ giá trị của cuộc đời. Amy Vanderbilt, nhà báo và tác giả sách về nghi thức, nói: “Khi chúng ta học để đưa ra lời cảm ơn, chúng ta học cách không tập trung vào những điều xấu, mà vào những điều tốt đẹp trong đời sống”. Suy nghĩ về những điều tốt đẹp giúp chúng ta thấy biết ơn. Còn việc biết ơn giúp chúng ta có một thái độ sống tích cực. Và có một thái độ sống tích cực giúp chúng ta suy nghĩ về những điều tốt thay vì những điều xấu. Đó là một chu trình tích cực tự nạp nhiên liệu.
 Quyết định của bạn về thái độ hôm nay
Ngày hôm nay, bạn đang đứng ở đâu khi đề cập đến vấn đề thái độ? Hãy tự đặt cho mình ba câu hỏi sau:
1.     Hàng ngày, tôi đã thực hiện việc quyết định lựa chọn một thái độ đúng đắn và thể hiện thái độ đó chưa?
2.     Nếu vậy, tôi quyết định khi nào?
3.     Chính xác là tôi đã quyết định điều gì?
Kỷ luật về thái độ của bạn hàng ngày
Căn cứ vào những quyết định liên quan đến thái độ mà bạn đưa ra, kỷ luật nào mà bạn phải chấp hành hôm nay và mọi ngày để thành công?
0 notes
haluonggrace-blog · 7 years ago
Text
Để Hôm Nay Trở Thành Kiệt Tác
John C. Maxwell
GIỚI THIỆU
LỜI CẢM ƠN
1. THÁI ĐỘ
2. ƯU TIÊN
3. SỨC KHỎE
4. GIA ĐÌNH
5. SUY NGHĨ
6. SỰ CAM KẾT
7. TÀI CHÍNH
8. ĐỨC TIN
9. QUAN HỆ
10. HÀO PHÓNG
11. GIÁ TRỊ
12. TRƯỞNG THÀNH
KẾT LUẬN
GIỚI THIỆU
Bạn mô tả cuộc đời mình thế nào? Bạn đã đạt được những điều mình muốn? Bạn đã hoàn thành những việc mà bạn cho là quan trọng? Bạn có tự cho là mình đã thành công? Viễn cảnh mà bạn tìm kiếm trong tương lai là gì?
Nếu có cơ hội tới nhà và sống cùng bạn dù chỉ một ngày, tôi sẽ cho bạn biết bạn có thể hay không thể thành công trong tương lai. Bạn chọn ra một ngày. Nếu tôi thức dậy cùng bạn vào buổi sáng và dành cả ngày đó ở bên bạn, quan sát bạn trong 24 giờ, tôi có thể cho bạn biết hướng mà cuộc đời bạn sẽ tới.
Khi tôi nói điều này tại các cuộc hội thảo, thường có nhiều người phản ứng mạnh mẽ. Một số người rất ngạc nhiên. Một số người đề phòng vì họ nghĩ tôi sẽ làm một bản phê bình nhanh về họ. Vài người tỏ ra khó chịu vì họ nghĩ tuyên bố của tôi nghe thật ngu ngốc. Một số khác đơn giản chỉ thấy nó thú vị và mong muốn biết lý do tại sao tôi lại tuyên bố như vậy.
Câu trả lời nằm ngay trong sự thật rằng bí mật thành công của bạn được quyết định bởi chính những việc bạn làm hàng ngày. Nếu bạn có những quyết định then chốt và quản lý chúng thật tốt trong kế hoạch hàng ngày của mình, bạn sẽ thành công.
Bạn sẽ không bao giờ thay đổi được cuộc đời mình cho tới khi bạn thay đổi những việc bạn làm hàng ngày. Bạn thấy đấy, thành công không phải là cái một ngày nào đó đột nhiên xuất hiện trong đời ai đó. Điều này cũng đúng cho thất bại. Tất cả đều là một quá trình. Mỗi ngày trong cuộc đời bạn chỉ là sự chuẩn bị cho những ngày sắp tới. Bạn trở thành thế nào chỉ là kết quả của việc bạn làm gì hôm nay. Nói một cách khác… bạn đang chuẩn bị cho những gì sẽ tới. Cách mà bạn sống hôm nay chính là sự tự chuẩn bị cho ngày mai của chính bạn. Câu hỏi đặt ra là, bạn chuẩn bị cho việc gì? Bạn chuẩn bị cho sự thành công hay thất bại của bản thân? Như cha tôi thường khuyên khi tôi còn nhỏ: “Con có thể trả giá bây giờ và chơi sau, hoặc con có thể chơi bây giờ và trả giá sau. Nhưng với cả hai cách, con đều phải trả giá”. Có nghĩa là, bạn hoàn toàn có thể chơi một cách thoải mái, làm những điều bạn muốn ngay bây giờ, nhưng nếu bạn làm vậy, cuộc sống về sau của bạn sẽ khó khăn hơn. Và tất nhiên nếu bây giờ bạn làm việc chăm chỉ, trước khi quá muộn, thì bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.
QUÁ TRÌNH TẠO RA MỘT KIỆT TÁC
Bạn có thể làm cho mọi ngày trong cuộc đời bạn trở thành một kiệt tác. Đó chẳng phải là một ý kiến hấp dẫn sao? Câu hỏi ở đây là, bằng cách nào? Cần phải có những gì? Tôi tin rằng có có hai yếu tố cần thiết để mỗi ngày đều trở thành một kiệt tác, đó là: Các quyết định và tính kỷ luật. Giống như hai mặt của một đồng xu; bạn có thể gọi chúng là “đặt mục tiêu” và “đạt mục tiêu”. Và chúng cũng không thể tách rời bởi thiếu một cái thì cái còn lại sẽ trở thành vô nghĩa. Tôi nói vậy là bởi...
Một quyết định tốt – kỷ luật hàng ngày = một kế hoạch thất bại.
Một kỷ luật hàng ngày tốt – một mục tiêu tốt = một đội quân không có huân chương.
Một mục tiêu tốt + một kỷ luật hàng ngày = một kiệt tác sắp thành.
Thời gian cho mọi người cơ hội như nhau, nhưng cách mà chúng ta đối xử với thời gian thì lại khác nhau. Thời gian như một khối đá cẩm thạch. Đưa khối đá cẩm thạch này cho một người bình thường, cuối cùng bạn sẽ nhận được… một khối đá cẩm thạch. Nhưng nếu đặt nó vào tay một thợ điêu khắc bậc thầy, hãy nhìn xem điều gì sẽ xảy ra! Người thợ điêu khắc sẽ nhìn nó với con mắt của một nghệ sỹ. Trước tiên anh ta quyết định sẽ làm gì với khối đá. Tiếp đó, anh ta tiến hành công việc của mình một cách kỷ luật cho đến lúc biến cục đá vô tri trở thành một kiệt tác. Tôi tin rằng, bạn và tôi có thể giống như người thợ điêu khắc. Chúng ta có thể học để trở thành một thợ thủ công bậc thầy, không phải cho những viên đá mà cho chính cuộc đời chúng ta. 
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH TỐT NGÀY HÔM NAY SẼ MANG LẠI MỘT NGÀY MAI TỐT ĐẸP HƠN
Dường như rất rõ ràng rằng một quyết định tốt sẽ giúp kiến tạo một tương lai tốt hơn, nhưng rất nhiều người không nhận thấy được mối liên quan giữa việc thiếu thành công nơi họ với những quyết định tồi mà họ đã đưa ra. Có những người đưa ra vài lựa chọn, sau đó trải qua những kinh nghiệm tiêu cực, mà vẫn băn khoăn không hiểu tại sao dường như cuộc đời của họ không thể tiến lên được. Họ không bao giờ hiểu được. Một số người biết những lựa chọn của họ có lẽ là không tốt cho bản thân, nhưng họ vẫn làm bằng mọi giá. Như trường hợp của người nghiện rượu tiếp tục uống rượu quá mức hay như người cứ liên tục vướng vào những mối quan hệ tồi tệ hết lần này tới lần khác.
Không ai bảo là có được một quyết định tốt là đơn giản, nhưng nó là điều cần thiết để thành công. Theodore Hesburgh, cựu chủ tịch Đại học Notre Dame, khuyên:
Đừng đưa ra quyết định vì nó DỄ DÀNG;
Đừng đưa ra quyết định vì nó RẺ;
Đừng đưa ra quyết định vì nó PHỔ BIẾN;
Chỉ đưa ra quyết định vì nó ĐÚNG.
Bạn bắt đầu xây dựng một cuộc sống tốt hơn bằng việc xác định rằng phải có một quyết định tốt, nhưng nếu chỉ có vậy thì chưa đủ. Bạn phải biết những quyết định nào cần được đưa ra. Tôi đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này, nói chuyện với rất nhiều người thành đạt, và thu hẹp danh sách những lĩnh vực then chốt để thành công xuống con số 12. Tôi gọi chúng là “Mười hai việc hàng ngày”:
1.     Thái độ: Lựa chọn và thể hiện một thái độ đúng đắn hàng ngày.
2.     Ưu tiên: Hàng ngày, xác định và hành động dựa trên những điều quan trọng trong danh sách những điều ưu tiên.
3.     Sức khỏe: Biết và làm theo những hướng dẫn về sức khỏe hàng ngày.
4.     Gia đình: Gần gũi và chăm sóc gia đình hàng ngày.
5.     Suy nghĩ: Thực hành và phát triển tư duy sáng suốt hàng ngày.
6.     Sự cam kết: Tạo dựng và gìn giữ sự tận tụy phù hợp hàng ngày.
7.     Tài chính: Kiếm và quản lý tiền bạc một cách đúng đắn hàng ngày.
8.     Đức tin: Làm sâu sắc thêm và sống với đức tin hàng ngày.
9.     Những mối quan hệ: Tạo dựng và đầu tư vào những mối quan hệ vững chắc hàng ngày.
10.         Hào phóng: Lên kế hoạch và nêu gương hào phóng hàng ngày.
11.         Giá trị: Nâng niu và thực hành những giá trị tốt hàng ngày.
12.         Trưởng thành: Tìm kiếm và trải nghiệm sự tăng trưởng hàng ngày.
Nếu bạn giải quyết 12 vấn đề này bằng việc đưa ra quyết định đúng đắn trong từng lĩnh vực và sau đó quản lý những quyết định đó hàng ngày, bạn sẽ chắc chắn thành công. 
LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Margaret Maxwell, vợ tôi, người khiến cho từng ngày của đời tôi trở nên thật tuyệt vời;
Charlie Wetzel, người chắp bút cho tôi;
Stephanie Wetzel, người kiểm chứng và biên tập từng trang bản thảo;
Và Linda Eggers, trợ lý của tôi.
0 notes
haluonggrace-blog · 7 years ago
Text
10 CÂU NÓI VẠN NĂNG
5. "Tôi tự hào về bạn"
Ai trong chúng ta cũng cần đến những cử chỉ động viên thể hiện "Tôi tự hào về bạn" - dù bằng lời nói, dòng nhắn gửi, hay hành động - khi vừa mới bước vào đời, khởi sự kinh doanh, đang cố gắng xây dựng lòng tự tin, hoặc ngay cả khi đã đạt tới đỉnh cao sự nghiệp. (...) Tôi tin mỗi chúng ta đều được sinh ra với một năng lực tiềm ẩn nào đó. Bạn có thể giúp những người bạn yêu quý nhận ra tiềm năng của họ bằng cách bày tỏ niềm tự hào của bạn về họ.
Cũng như những người ông, người bà khác, tôi luôn muốn được ngắm những đứa cháu của mình chơi đùa. Mới hôm nào chúng còn chập chững những bước đi đầu tiên, vậy mà thời gian thấm thoát trôi qua thật nhanh, nay chúng đã có thể chạy nhảy, đạp xe, đánh bóng chày, bơi lặn và trình diễn trên sân khấu.
Khi quan sát các cháu chơi, tôi hiểu là chúng đang cố gắng thu hút sự chú ý và sự công nhận của tôi. Vài năm về trước, tại bể bơi, tôi rất ấn tượng khi chúng gọi to "Xem cháu này, ông ơi!" rồi ngụp lặn dưới nước hoặc nhảy xuống nước. Vì đứa nào cũng cố gắng vượt trội hơn đứa khác, chúng nhìn về phía tôi để chắc chắn rằng tôi vẫn đang xem chúng trổ tài.
"Xem con này!", bọn trẻ luôn mong chờ những người thân yêu nhìn và gởi đến chúng một nụ cười khích lệ hay lời xác nhận khả năng của chúng. Rồi đến khi lớn lên, chúng mong chờ ông bà, cha mẹ nhìn thấy chúng đạt được điểm số cao, chơi thể thao, chơi đàn, diễn kịch v.v. và bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Bạn nhất định sẽ nhận thấy được điều này ở các con và các cháu của mình. Bên cạnh câu "Ta yêu con", chắc chắn lời nói có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn hẳn mà ta có thể nói đó là "Ta tự hào về con".
Tuy nhiên, "Xem con này!" không chỉ là câu nói của trẻ nhỏ. Mong muốn hàm chứa trong cụm từ "Xem con này!" khi còn bé sẽ đi theo ta suốt cả cuộc đời, bởi vì ai cũng cần được những người có ý nghĩa đặc biệt nhất đối với mình chú ý đến và công nhận. Thế là chúng ta lao vào học tập, làm việc thật chăm chỉ để đạt những thành tích cao vì ước muốn tối quan trọng ấy.
Năm 2007, Helen vợ tôi nhận giải thưởng "Thành tựu trọn đời" từ dàn nhạc giao hưởng Grand Rapids (the Grand Rapids Symphony) vì nhiều năm tình nguyện giúp phát triển một dàn nhạc đẳng cấp và trao tặng món quà âm nhạc cho cộng đồng. Tôi và các con đã đăng một mục quảng cáo về chương trình trao giải với dòng chữ "Chúng tôi tự hào về bà!". Bản thân Helen không cần bất cứ sự bù đắp nào cho việc mình làm. Bà ấy tình nguyện góp công góp sức chỉ vì tình yêu đối với âm nhạc và tình cảm thân thương dành cho cộng đồng. Nhưng tôi hiểu đôi lời yêu thương thể hiện sự nhìn nhận từ phía gia đình sẽ là món quà vô giá đối với bà ấy.
Đằng sau tinh thần làm việc hăng say thường là mong muốn được mọi người khen ngợi, được gắn thêm nhiều chức vị ấn tượng, được trao thưởng hay để thấy tên mình trên mặt báo. Ai trong chúng ta cũng đều hiểu được giá trị của câu nói "Cừ lắm, chàng trai!" hay "Tiến lên nào, cô bé!" cùng với cái vỗ nhẹ vào lưng khích lệ. Trong kinh doanh, tôi nhanh chóng hiểu được sức mạnh của việc nhận ra thành tựu của người khác, và những thành tựu không được công nhận có thể "dìm chết" nỗ lực của con người nhanh đến mức nào. Chỉ những bậc thánh nhân mới chăm chỉ làm việc mà không cần ai biết đến. Khi bạn học cách nhận ra những điều tốt đẹp ở mọi người, bạn sẽ thấy thật dễ dàng để nói cho họ biết bạn tự hào về họ. Mỗi người vốn dĩ là những cá thể đặc biệt, độc đáo, sở hữu những tài năng nhất định, sống có mục đích và có ước mơ riêng. Nhận thức đó cũng đã là sự khích lệ lớn về tinh thần để chúng ta phát huy hết khả năng.
Công việc kinh doanh mà tôi bắt đầu tiến hành với Jay Van Andel vào năm 1959 thì rất đơn giản. Ai cũng có thể khởi nghiệp cùng với Amway và kiếm thu nhập bằng cách bán sản phẩm cho những người mà mình quen biết, cộng với phần hoa hồng từ doanh số bán hàng của những người mà họ giới thiệu gia nhập vào mạng lưới kinh doanh. Những người tham gia kinh doanh sẽ nhận được một bộ sản phẩm với những hướng dẫn cần thiết để tiến hành công việc. Amway là công việc kinh doanh của mọi người, và mọi người cần được thừa nhận để thành công. Vì thế, chúng tôi đặt ra nhiều mức độ thành công và cơ hội khác nhau cho những người đạt được thành tích, họ sẽ được công nhận danh hiệu trên sân khấu trong các buổi hội nghị kinh doanh, trước các đồng nghiệp của họ. Đây cũng là cách thức để những người kinh doanh cùng Amway có thể nói với những người khác rằng "Xem tôi này"; đồng thời để những người mà họ tôn trọng và khâm phục trong công ty phải thừa nhận: "Tôi tự hào về bạn".
Chứng kiến hàng ngàn người đã gặt hái được thành công vượt xa giấc mơ của họ, tôi nhận thấy câu nói "Tôi tự hào về bạn" có thể làm thay đổi cả cuộc đời con người. "Tôi tự hào về bạn" không chỉ là nhận ra thành tựu của ai đó, nó còn thúc đẩy nghị lực, khích lệ mọi người làm được nhiều điều hơn họ nghĩ. Đó là lý do Jay và tôi đưa sự thừa nhận vào trong công việc kinh doanh này. Chúng tôi lấy thái độ trân trọng thành tựu và sự tưởng thưởng làm nền tảng của Amway, bởi vì nếu chỉ có phần thưởng bằng hiện vật thôi thì chưa đủ sức mạnh để thúc đẩy mọi người nhận ra tiềm lực của bản thân và nỗ lực vươn đến ước mơ. Chúng tôi đưa ra hai nền tảng vững chắc: các cấp độ tưởng thưởng về tài chính và các cấp độ ghi nhận thành tựu được xác định bằng tên gọi như Emerald (Ngọc lục bảo) và Diamond (Kim cương). Bây giờ, nhiều người thường cho rằng cấp bậc được gọi tên bằng đá quý không có ý nghĩa quan trọng và không tạo động lực mạnh mẽ như những phần thưởng bằng tiền - vì tiền có thể dùng để sắm sửa nhà cửa, xe cộ,... Liệu có còn ai muốn làm việc chăm chỉ để kiếm được một cái huy hiệu Emerald hay Diamond hay không?
Nhưng chúng tôi nhận thấy cấp bậc Diamond có ý nghĩa rất quan trọng - nếu không muốn nói là vô cùng quan trọng - trong việc khích lệ mọi người. Những người thành đạt ở cấp bậc Diamond trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm của Amway sẽ được đăng ảnh trên tạp chí của công ty và được tuyên dương trước hàng ngàn đồng nghiệp. Sự công nhận đó, sự hoan hô từ những bạn đồng nghiệp, và lời chúc mừng từ phía ban lãnh đạo truyền tải bức thông điệp rằng: "Tôi tự hào về bạn".
Sau khi viết cuốn sách thứ ba Hope From My Heart: Ten Lessons For Life (tạm dịch: Niềm hy vọng từ con tim: 10 bài học cuộc đời), tôi đã nảy sinh ý tưởng sử dụng cuốn sách này để ghi nhận những người nỗ lực hành động nhằm mang lại hy vọng cho người khác. Thế là mỗi khi tờ báo địa phương đăng câu chuyện về tấm gương truyền cảm hứng cho người khác, hay một tình nguyện viên tạo nên sự khác biệt trong cộng đồng, tôi đều gởi đến người đó một cuốn sách với một bức thư ngắn. Trong thư, tôi chúc mừng họ và nói rằng giữa chúng tôi có một điểm chung đó là cố gắng mang lại hy vọng cho người khác. Tôi nhận được rất nhiều thư hồi âm từ họ với lời cảm ơn về quyển sách tặng, họ nói họ sẽ cất giữ lá thư ở nơi trang trọng nhất.
Đối với tất cả các mệnh đề trong cuốn sách này, bạn không chỉ tăng cường sử dụng chúng trong ngôn ngữ nói hàng ngày, mà hãy vận dụng chúng vào cả ngôn ngữ viết. Chỉ mất một vài phút để viết ra vài dòng ghi chú nhỏ, nhưng đó lại là một hành động khơi nguồn cảm hứng tuyệt vời. Tôi đã thấy những mẩu ghi chú của tôi được dán ở những nơi họ thường xuyên lui tới và thậm chí họ còn đóng khung cho nó nữa.
Tôi đã lớn lên cùng với những chiếc điện thoại quay số, những bức thư chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, Tôi đánh giá cao tốc độ và sự thuận tiện của thư điện tử, nhưng không gì có thể chuyển tải hết ý nghĩa của một lời cảm ơn hay diễn tả được sự quan tâm bằng lá thư viết tay. Hãy nhớ xem bạn cảm thấy như thế nào khi nhận được một phong bì nhỏ với dòng địa chỉ ghi bên ngoài, mở nó ra và bên trong là một tấm thiệp cảm ơn hoặc chúc mừng? Tôi tin là ngay cả những nhà quản lý cấp cao bận rộn nhất, những người hàng ngày bị ngập chìm trong "núi" thư điện tử đủ các loại, sẽ phải dừng lại đôi chút để mở xem một tấm thiệp như thế.
Vì phải di chuyển nhiều, nên tôi thấy sẽ thiết thực hơn nếu sử dụng máy bay riêng. Vả lại, tôi cũng có thể cho bạn bè mình mượn nếu cần. Barbara Bush(10) chưa bao giờ sử dụng máy bay của tôi mà không gởi đến tôi một lá thư tay cảm ơn. Barbara là người chuyên viết thư tay. Tôi quý bà vì điều đó và trân trọng những bức thư bà đã viết. Con trai bà, George W. Bush, cũng là một người như thế. Nhiều năm về trước, cách thức kinh doanh của Amway vẫn còn bị hiểu lầm. Lần nọ, tôi được mời phỏng vấn trên chương trình Phil Donahue Show. Ông Donahue và một số khán giả chỉ trích tôi cũng như công việc kinh doanh của tôi. Tôi đã làm tốt nhất có thể để bảo vệ mình trước một nhà phỏng vấn chuyên nghiệp được chuẩn bị kỹ càng và một nhóm đối lập quẳng vào tôi những câu hỏi hóc búa ngay trên sóng truyền hình quốc gia. Sau chương trình, tôi nhận được một mẩu ghi chú nhỏ từ Barbara Bush với nội dung đơn giản: "DeVos 10, Donahue 0". Bạn có thể tưởng tượng điều đó đã làm gia tăng tinh thần của tôi như thế nào không! Giờ đây, mệnh đề "Tôi tự hào về bạn" cũng có sức truyền cảm mạnh mẽ tương tự.
Sức mạnh của những mệnh đề đơn giản này càng tăng thêm khi được viết ra. Một mẫu ghi chú đơn giản cũng không làm mất quá nhiều thời gian. Bạn nên chuẩn bị sẵn một xấp thiệp trắng hay những tấm thiệp cảm ơn có dán sẵn tem. Không cần phải viết những bức thư dài, chỉ cần vài dòng ngắn nhưng gửi gắm cả tình cảm từ trái tim. Lần sau, nếu bạn nghĩ đến việc cảm ơn một người đặc biệt nào đó, bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng biến suy nghĩ thành hành động. Bằng cách đó, sẽ bảo đảm rằng bạn không bỏ sót ai - những người đã hoàn thành xuất sắc công việc, những người cần được động viên, hay những người chỉ cần biết có ai đó đang nghĩ về mình. Tôi đoan chắc rằng tuy việc làm này chỉ là một sự đầu tư nhỏ, nhưng có thể tạo ra những kết quả to lớn.
Ai trong chúng ta cũng cần đến những cử chỉ động viên thể hiện "Tôi tự hào về bạn" - dù bằng lời nói, dòng nhắn gửi, hay hành động - khi vừa mới bước vào đời, khởi sự kinh doanh, đang cố gắng xây dựng lòng tự tin, hoặc ngay cả khi đã đạt tới đỉnh cao sự nghiệp. Tôi đã có hàng trăm bài diễn thuyết. Tôi được mời đến nói chuyện để thúc đẩy, cổ vũ tinh thần mọi người, và tôi lấy làm vinh dự vì đặc ân đó. Trước kia, khi mới làm quen với những cuộc diễn thuyết, tôi nhờ Helen quan sát và nói cho tôi biết suy nghĩ của cô về bài nói chuyện của tôi. Tôi muốn nhận được lời tán thành từ người có ý nghĩa nhất cuộc đời tôi. Helen đã cho tôi sự xác nhận mà tôi cần. Tôi còn nhớ vào những ngày đầu, rất nhiều lần tôi hỏi cô ấy về cách thể hiện của tôi trên sân khấu bởi vì những lời khen ngợi và cảm giác tự hào của Helen về tôi có ý nghĩa hơn những tràng hoan hô trong khán phòng.
"Tôi tự hào về bạn" còn là sự nâng đỡ đặc biệt cho những người chưa bao giờ nhận được sự tưởng thưởng trong cuộc sống, cho những người thường hay nghi ngờ về khả năng của mình và cho những ai đang gian nan tìm kiếm những điều khiến bản thân cảm thấy tự hào. Bản thân tôi chính là minh chứng thực tế cho điều này. Hồi còn đi học, tôi không phải là học sinh xuất sắc. Trên thực tế, cha tôi từng từ chối tiếp tục trả tiền học phí bởi vì tôi lười biếng và không tập trung học hành. Cô giáo dạy tiếng La-tinh cho tôi điểm D và tôi không bao giờ có thể dự lớp của cô được nữa. Cuối cùng, tôi quyết sẽ chăm chỉ học để cải thiện điểm số, nhưng chẳng thể đạt được điểm A trong tất cả các môn. Tôi đã thú nhận điều này trong bài phát biểu tại buổi lễ phát bằng tốt nghiệp trước các bạn cùng lớp. Nhiều người trong số họ đạt được tấm bằng danh dự hay nhận được các giải thưởng quốc gia. Tại buổi lễ, hơn một nửa bạn học cùng lớp được tốt nghiệp vì thành tích học tập tốt. Chắc hẳn họ đã vài lần được nghe ba mẹ và thầy cô nói với họ rằng "Ta tự hào về con".
Thế nên, tôi cảm thấy cần phải chú ý đến những học sinh không được bằng khen danh dự. Chắc chắn các em cảm thấy mình chỉ là "người thừa", tham dự buổi lễ tốt nghiệp chỉ để góp mặt cho đông vui khi chứng kiến những học sinh xuất sắc lên nhận phần thưởng. Vì vậy tôi đã khích lệ rằng mỗi người trong số các em đều có thể làm nên những điều tuyệt vời. Tôi hy vọng lời động viên này sẽ giúp các em tự tin bước vào đời, với suy nghĩ rằng thế giới sẽ trải đầy những cơ hội triển vọng và ai cũng có đủ khả năng biến ước mơ thành hiện thực.
Những lời khích lệ như thế có thể là nguồn động lực chắp cánh cho những người trẻ ấy suốt cả cuộc đời. Con trai tôi, Doug, vẫn còn nhớ những lời động viên của tôi, "bí quyết" đã giúp Doug rất nhiều từ hồi tiểu học. Ngày đó, trong lúc lái xe chở con đến trường, Doug thú nhận rằng cậu đang gặp vấn đề trong việc kết bạn. Tôi khích lệ con hãy vui vẻ hơn vì "Ai cũng thích chơi với những người vui vẻ". Đến giờ, Doug vẫn nhớ như in câu nói ngay khi bước ra khỏi xe và nghe tiếng tôi gọi với theo: "Đi và tóm lấy chúng nhé, quý ông Vui Vẻ!".
Doug bây giờ đã lớn, hiện là chồng và là cha của bốn đứa con, nhưng Doug vẫn nhớ về kỷ niệm đẹp ấy và cả lời động viên của tôi. Trên thực tế, truyền thống tốt đẹp vẫn tiếp tục duy trì. Một trong những cô con gái của Doug đã thành lập đội bóng của tân học sinh trường cấp ba của mình và chơi ở vị trí cầu thủ tuyến dưới - cô bé là một trong số ít nữ sinh từng chơi với đội bóng của con trai ở trường. Tôi thích thú đi xem các trận đấu và reo hò cổ vũ con bé. Đối với một cô gái, việc thử sức trong một đội bóng đá của con trai chắc chắn đòi hỏi rất nhiều can đảm và sự tự tin - rất nhiều khả năng yếu tố này được bồi đắp từ những lời động viên tích cực của cha mẹ trong quá trình trưởng thành.
Trong khi đó, Helen thì lại có một tuổi thơ hoàn toàn trái ngược. Mẹ cô ấy luôn lo sợ những điều xấu nhất sẽ xảy ra nên không cho cô đạp xe hay bơi lội. Gia đình Helen đã đi nghỉ hè gần biển vài lần, và họ lại sống gần hồ Michigan - rất nhiều cơ hội để cô thỏa sức vẫy vùng trong làn nước - nhưng mẹ cô lại giữ cô chơi ở gần bờ. Với sự động viên của tôi, mặc dù chưa biết bơi, nhưng Helen đã học cách bơi với áo phao và ống thở. Hiểu được tuổi thơ của cô ấy ra sao nên tôi cảm thấy thật tuyệt vời khi ngắm nhìn cô thích thú bơi lội cùng chiếc ống thở ở khắp các sông hồ và các vùng biển trên thế giới. Động viên người yêu thương của chúng ta - bằng việc bày tỏ sự tự hào về họ - có thể giúp họ mạnh dạn thoát khỏi "bãi biển nhận thức" nông cạn để khám phá những tầng sâu khác của cuộc sống.
Liệu chỉ một vài từ đơn giản có đủ sức mạnh tạo nên ảnh hưởng tích cực không? Hãy tìm một lý do để nói với con của bạn rằng bạn tự hào về chúng và bạn sẽ tự mình trả lời được câu hỏi trên. "Tôi tự hào về bạn" có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn khi được nói ra ở nơi công cộng, hoặc trước những người mà họ tôn trọng, ngưỡng mộ như cha mẹ, bạn bè, thầy cô, nhà quản lý, bạn đồng nghiệp,... Có lần, tôi may mắn được trò chuyện trong bữa ăn tối với một bác sĩ phẫu thuật não nổi tiếng thế giới đến từ New York nhân dịp anh thuyết giảng tại bệnh viện Nhi Helen DeVos ở Grand Rapids. Anh có lời khen tôi về bệnh viện: "Trong một vài năm nữa, anh sẽ có thể thu hút những bác sĩ giỏi nhất và tài năng nhất khắp cả nước". Tôi bảo anh: "Anh nhìn xung quanh xem. Đã có rất nhiều bác sĩ giỏi nhất và tài năng nhất ở đây rồi này!".
Vài năm sau đó, trưởng khoa ung thư và huyết học nhi nói với tôi rằng anh đã nghe được cuộc trò chuyện khi ngồi ở bàn kế bên. Anh bảo những lời lẽ đầy tự hào của tôi giống như cái "vỗ nhẹ" vào lưng anh khích lệ. Anh ấy tự hào là một thành viên trong đội ngũ bác sĩ tài năng của bệnh viện. Chỉ riêng việc nghe tôi bày tỏ niềm tự hào về đội ngũ bác sĩ của mình trước mặt vị bác sĩ đáng kính có thâm niên trong nghề cũng làm anh cảm thấy biết ơn từ tận đáy lòng.
Tôi muốn trở thành một "hoạt náo viên cuộc sống", người mang lại niềm vui sống, động viên khích lệ cho mọi người, bởi thật không may là có một bộ phận người đi theo hướng ngược lại - phá hủy thay vì xây dựng. Ta phải tin vào tiềm năng vô hạn và khuyến khích người khác cũng làm tương tự. Nếu không thử qua, làm sao biết được ta có thể vẽ tranh, điều hành công việc kinh doanh, bán sản phẩm, viết sách, thuyết giảng trước mọi người, kiếm được tấm bằng ấy, đảm nhiệm chức vụ ấy, hay chiến thắng trận đấu ấy? Nói "Tôi tự hào về bạn" một cách thoải mái với những ai luôn nỗ lực hết mình là cách thể hiện lòng tôn trọng phẩm giá con người. Mọi người bảo rằng tôi là người dễ bắt chuyện làm quen, từ những vị tổng thống cho đến nhân viên phục vụ bãi đậu xe. Tôi tự hào về điều đó. Cha tôi là một thợ điện bị thất nghiệp suốt thời kỳ Đại Suy thoái. Nhưng không vì thế mà tôi không tự hào về ông. Ông đã làm việc chăm chỉ để nuôi lớn các con và đã động viên tôi trở thành một người chủ doanh nghiệp.
Nhiều năm trước, tôi có tham dự một hội nghị chuyên đề đào tạo nghề cùng với một số người có trình độ học vấn cao và nhiều năm kinh nghiệm. Suốt buổi tôi ngồi nghe lời nhận xét của họ về những người lao động thất nghiệp, đại loại như: "Có lẽ chí ít chúng ta có thể huấn luyện anh ta trở thành một người thợ mộc", hay "Thế đấy, anh ta sẽ vẫn chỉ là một người thợ sửa ống nước, nhưng...". Tôi cũng là người diễn thuyết tối đó. Vì thế tôi có cơ hội nhắc nhở những người đạo mạo kia rằng họ đang nhìn xuống từ "tháp ngà học vị" của mình và đang cố gắng an bài một chỗ đứng trong xã hội cho những con người "đáng thương" kia - những người, theo như ý kiến của họ, không đủ thông minh để học đại học.
Còn tôi thì không tin con người chỉ đơn thuần là công nhân cơ khí, người bán hàng, nhân viên vệ sinh,... Tất cả chúng ta đều có nhân phẩm riêng, là kết tinh thánh thiện của Vũ trụ và sử dụng tài năng thiên bẩm để ��óng góp cho xã hội theo cách riêng của mình. Ở đây, tôn trọng chính là điều mấu chốt. Xuất phát từ thái độ tôn trọng, ta có thể nói "Tôi tự hào về bạn" với bất kỳ ai hoàn thành tốt công việc của họ.
Là bậc làm cha làm mẹ, bạn có cơ hội tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành công trong tương lai của những "mầm non" này. Trong vai trò là người quản lý, giáo viên, hay huấn luyện viên, hãy đưa "Tôi tự hào về bạn" vào vốn từ vựng hàng ngày của bạn. Tôi tin mỗi chúng ta đều được sinh ra với một năng lực tiềm ẩn nào đó. Bạn có thể giúp những người bạn yêu quý nhận ra tiềm năng của họ bằng cách bày tỏ niềm tự hào của bạn về họ.
Trong mỗi con người vẫn còn vương lại một chút tính cách thơ trẻ, đó là sự trông đợi được tán thành và nói "Xem tôi này!". Bạn có đang quan sát cuộc sống không? Bạn có lưu tâm đến những thành tích - nhỏ hoặc lớn - của các thành viên trong gia đình, của bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp hay nhân viên của mình không? Bạn có thể giúp họ phát huy khả năng bằng cách nói "Tôi tự hào về bạn!".
Chú thích
(10) Barbara Bush là vợ của Tổng thống George H. W. Bush (nhiệm kỳ 1989 - 1993) và là mẹ của Tổng thống George W. Bush (nhiệm kỳ 2001 - 2009).
0 notes
haluonggrace-blog · 7 years ago
Text
10 CÂU NÓI VẠN NĂNG
4. "Tôi tin ở bạn"
Tôi cho mình cơ hội để thành công bằng việc không từ bỏ, bởi không ai có thể thành công mà không dốc sức nỗ lực trước đó.(...) Với lòng tin tưởng, chúng ta có thể đưa cộng đồng và đất nước mình tiến lên theo chiều hướng tích cực. Ta cần tin vào công việc mình đang làm, hoặc tin vào viễn cảnh tương lai của công việc mới. Ta phải tin rằng đất nước có cả nguồn lực vô hạn để hiện thực hóa giấc mơ của mình, và việc còn lại ta cần làm là theo đuổi những mục tiêu mình đã đề ra.
Lần nọ, tôi chiến thắng trong cuộc bán đấu giá từ thiện cuốn sách có chữ ký tặng của tác giả Norman Vincent Peale, tác phẩm The Power of Positive Living (Sức mạnh của Lối sống Tích cực). Cuốn sách nhắc tôi nhớ triết lý của ông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tôi như thế nào khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp kinh doanh.
Tôi đặc biệt ấn tượng với chương thứ hai của quyển sách - "Người biết tin tưởng là người thành công" (Be A Believer = Be An Achiever). Chúng ta không thể đạt được mục tiêu cao nhất nếu không biết tin tưởng vào bản thân. Một trong những cách hiệu quả nhất để giúp người khác đạt được ước mơ là củng cố tinh thần họ bằng câu nói "Tôi tin ở bạn".
Mọi người thường nói "Tôi tin ở bạn" với người thân và bạn bè mình. Nhưng ta không cần phải lúc nào cũng nói ra những lời như thế, mà hãy thể hiện bằng chính hành động của mình. Đôi khi việc ta có mặt tại một sự kiện nào đó, hay ủng hộ một mục tiêu nào đó cũng đã ngầm thể hiện "Tôi tin ở bạn".
Tựa đề quyển sách đầu tay của tôi, được viết hơn ba mươi năm trước, chỉ đơn giản là Tin Tưởng! (Believe!). Cuốn sách trình bày một số điều mà tôi tin tưởng khi đó và tiếp tục tin tưởng cho đến tận hôm nay. Triết lý và thông điệp trong cuốn sách giống với những gì tôi trình bày trong những bài nói chuyện của tôi. Tôi muốn khích lệ mọi người tin vào bản thân và người khác. Tôi tin rằng mỗi người đều có nhân phẩm, cùng với lý do để tồn tại. Theo tôi, đó là chìa khóa giúp xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, những "tế bào" gia đình đầm ấm, hạnh phúc, còn nhân viên thì đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của họ. Vì thế tôi muốn làm bất cứ điều gì có thể để những người đó biết tôi tin tưởng ở họ và động viên họ tin vào bản thân, tiếp tục đạt được nhiều thành quả hơn.
Nhiều trụ sở của chúng tôi thật sự được xây dựng dựa trên sự tin tưởng. Chúng ta phải tin tưởng nhau như tin vào người bạn đời và các thành viên trong gia đình mình. Chúng ta cần tin rằng nhân viên của chúng ta và các nhà lãnh đạo Chính phủ đang hành động vì lợi ích tốt nhất của chúng ta. Chúng ta phải tin tưởng vào bản thân cùng năng lực của mình để tự lo được cho chính bản thân và đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, ta nên cảnh giác trước những ảnh hưởng tiêu cực từ lời nói và hành động thiếu tin tưởng của người khác. Ai trong chúng ta cũng đều có xu hướng nghi ngờ bản thân. Xu hướng đó có thể được củng cố thêm bởi những người có xu hướng phản bác. Đối với nhiều người, danh sách các công việc được hoàn thành ngắn hơn nhiều so với những việc họ luyến tiếc bởi họ nghi ngờ thay vì tin tưởng vào bản thân, bởi họ quyết định nghe theo những ý kiến tiêu cực của người khác hơn là chấp nhận thử sức mình. Lẽ ra họ có thể được tạo cảm hứng mạnh mẽ hơn nếu biết tự khẳng định: "Tôi tin vào bản thân".
Tôi cố gắng làm mọi điều có thể để giúp cầu thủ đội Orlando Magic tin rằng họ có thể trở thành những nhà vô địch ngay cả khi vị thế đội bóng và ý kiến của các phóng viên thể thao nói với họ điều ngược lại. Với đội bóng tên tuổi như Magic, chúng tôi phải trở thành tấm gương về một tập thể tràn đầy niềm tin. Vài năm về trước, khi đội bóng lần đầu tiên có mặt trong trận chung kết, tôi muốn cầu thủ của tôi phải tin rằng họ có thể đạt được danh hiệu vô địch. Trước đây, đội Magic chưa lần nào đạt được chức vô địch, vì thế sẽ dễ hiểu nếu các tuyển thủ hoài nghi về khả năng chiến thắng. Có thể họ đang nghĩ danh hiệu vô địch sẽ thuộc về đội tuyển khác, chứ không thuộc về họ. Và trên tất cả, những tay nhà báo thể thao, những người được gọi là chuyên gia đang "nhồi" cho họ niềm tin rằng họ còn quá non kinh nghiệm.
Một tối nọ, tôi gọi họ vào phòng thay đồ và bảo họ đừng để ý đến những lời bi quan, tiêu cực xung quanh. Tôi hỏi họ: "Tại sao không phải là chúng ta? Tại sao không phải là bây giờ?". Sau này, câu nói này trở thành lời hô hào cổ vũ tinh thần trong những trận chiến quyết định của chúng tôi. Chúng tôi dán câu khẩu hiệu đó trong phòng thay đồ. Trên thực tế, tôi đã dán câu khẩu hiệu đó lên tường nhà mình và vẫn nhìn vào đó như một nguồn khơi dậy niềm cảm hứng. Đội Magic không đoạt cúp vô địch giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) năm đó, nhưng tôi nghĩ mình đã giúp các cầu thủ tin vào bản thân nhiều hơn và cho họ biết tôi tin ở họ.
"Tại sao không phải là chúng ta? Tại sao không phải là bây giờ?", câu khẩu hiệu mang ý nghĩa ta nên tin tưởng mình có thể thành công; ta có thể chiến thắng, thành đạt, thành công với mục tiêu đề ra. Để được như vậy, ta phải bắt đầu ngay bây giờ, bởi nếu cứ do dự, ta sẽ không bao giờ làm được chuyện gì.
Con cái chính là đối tượng cần được nghe nhiều nhất câu nói "Ba/Mẹ tin ở con". Việc khuyên răn và chỉ bảo con cái gởi đi bức thông điệp rằng chúng ta tin tưởng chúng. Khi con mang bảng theo dõi kết quả học tập về nhà, vợ chồng tôi không bao giờ làm ầm ĩ lên vì điểm số thấp. Chúng tôi hỏi han con tại sao điểm số lại bị tụt như vậy và bàn xem làm cách nào để cải thiện kết quả học tập. Chúng tôi muốn các con hiểu chúng tôi luôn tin tưởng chúng có thể làm được tốt hơn và khích lệ chúng nỗ lực hết sức mình. Bằng hành động và lời nói, chúng tôi củng cố niềm tin ấy ở chúng, rằng: "Con có thể làm được. Ba mẹ tin ở con".
Chúng tôi cố gắng tham dự tất cả những trò chơi, vở kịch và những buổi trình diễn khác ở trường của con. Bây giờ chúng tôi cũng làm như thế trong các sự kiện của cháu mình. Mọi người dưới sân khấu đều reo hò cổ vũ, nhưng sự cổ vũ của ông bà, cha mẹ sẽ có ý nghĩa đặc biệt với bọn trẻ hơn. Sự góp mặt của chúng ta ngầm bảo với bọn trẻ rằng chúng ta tin tưởng ở chúng. "Ba/Mẹ tin ở con" - dù được truyền đạt bằng hành động, thái độ, hay lời nói - sẽ thấm sâu vào cách giáo dục con cái của chúng sau này.
Tôi cũng đã áp dụng triết lý "Tôi tin ở bạn" với các thành viên đội bóng rổ Orlando Magic. Mặc dù họ là những vận động viên chuyên nghiệp có tài năng và thành công, nhưng họ vẫn là những chàng trai trẻ tuổi rất cần sự cổ vũ, động viên. Là người sở hữu đội bóng, tôi thường xuyên trò chuyện với các cầu thủ và cố gắng tham dự hầu hết các trận đấu. Chỉ với sự hiện diện của tôi cũng đã nói lên rằng: "Tôi tin ở các bạn". Tôi động viên họ chơi hết mình mỗi ngày và trong mỗi trận đấu. Tôi luôn nhấn mạnh: "Chúng ta chỉ có một đêm để thể hiện mình trước một số khán giả". Ở mỗi trận đấu, họ sẽ chơi cho những khán giả lần đầu đến xem và cũng có thể là lần đến xem duy nhất. Các khán giả hâm mộ luôn muốn xem màn trình diễn chất lượng cao và ngắm nhìn những cầu thủ bóng rổ xuất sắc.
Vì thế, chúng tôi muốn các cầu thủ của mình thi đấu hết khả năng trong mỗi trận suốt mùa giải - bởi rất có thể họ sẽ không có cơ hội thứ hai để thể hiện tài năng trước những khán giả chỉ đến một lần duy nhất xem cầu thủ yêu thích của mình chơi. Ý nghĩ đó thường xuyên xuất hiện trong đầu chúng tôi mỗi ngày. Chỉ có một cơ hội để lại ấn tượng tích cực và cho khán giả biết họ quan trọng như thế nào. Nếu bỏ lỡ cơ hội đó, sẽ không còn cơ hội nào nữa.
Tôi muốn các cầu thủ biết tôi quan tâm và tin tưởng họ nhiều thế nào. Vợ tôi thường mời các cầu thủ đội Magic, ban huấn luyện và các nhân viên đến nhà chúng tôi chơi. Một vài người con và cháu của tôi cũng tham dự. Việc tiếp đãi họ tại nhà riêng cùng với gia đình chúng tôi thể hiện rằng chúng tôi tin tưởng, quan tâm đến họ và xem họ như người trong nhà.
Các cổ động viên ngưỡng mộ những cầu thủ giải bóng rổ nhà nghề NBA vì tài năng của họ thể hiện trên sân, vì mức lương hàng triệu đô-la và vì họ được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông quốc gia. Nhưng những cầu thủ này cũng chỉ là những chàng trai trẻ, một số vừa mới qua tuổi hai mươi. Trong số đó, một vài người đột nhiên trở thành triệu phú ở độ tuổi còn rất trẻ. Vì vậy tôi giúp họ thấy tầm quan trọng của việc đầu tư và tiết kiệm tiền cho tương lai bởi vì sự nghiệp bóng rổ ở giải NBA là khá ngắn. Tôi tìm cách chia sẻ với họ tầm quan trọng của tư cách đạo đức. Họ bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian trên sàn tập để hoàn thiện các kỹ năng, nhưng rốt cuộc lại "quẳng" chúng đi bằng những hành vi thiếu suy nghĩ. Tôi khuyên họ tránh xa những người không đứng đắn, những nơi không thích hợp và trở về nhà trước lúc nửa đêm. Lời khuyên đó luôn được đáp trả bằng nụ cười nhạo, song tôi vẫn kiên nhẫn giúp họ hiểu ra.
Người có khả năng sáng tạo và xây dựng là người biết tin tưởng vào bản thân, tuy nhiên họ cũng cần được khích lệ để thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê, nhất là khi họ phải đối mặt với những người luôn nghi ngờ, phản bác người khác. Hoạt động thiện nguyện thông qua quỹ từ thiện của Helen và tôi là một biểu hiện khác của thái độ "Tôi tin ở bạn". Khi có được sự hậu thuẫn của một người giỏi giang đáng tin cậy, thì giá trị và ý nghĩa của dự án hoặc tổ chức ấy gia tăng lên hẳn.
Hơn một thế kỷ trước, trường Rehoboth (Rehoboth Christian School), ngôi trường dành cho hầu hết học trò là thổ dân châu Mỹ ở tiểu bang New Mexico, được thành lập. Tôn chỉ hoạt động của trường là giúp các em học sinh - nhiều em xuất thân từ những gia đình nghèo khó, thu nhập thấp - phát triển lòng tự tin, tin tưởng vào khả năng có được một cuộc sống tốt đẹp hơn; việc giáo dục không chỉ nâng cao tri thức mà còn làm giàu đời sống tình cảm và tinh thần của các em. Helen và tôi đã có được diễm phúc giúp đỡ cho chương trình từ thiện này trong nhiều năm. Chúng tôi được vinh dự tham dự buổi lễ trao tặng trung tâm thể dục thể thao mới ở Rehoboth, một công trình mà chúng tôi và nhiều nhà tài trợ khác cùng chung tay xây dựng. Với sự góp mặt của mình, chúng tôi may mắn có được cơ hội cho các em học sinh ấy biết chúng tôi tin ở các em và chứng minh với các giáo viên và nhân viên rằng chúng tôi tin vào sự nghiệp "trồng người" của họ.
"Tôi tin ở bạn" cũng có thể giúp xây dựng nên một cộng đồng tốt đẹp. Tôi luôn cố gắng truyền cảm hứng cho những thành viên trong cộng đồng mình để họ gặt hái thành công bằng việc bảo đảm với họ: "Tôi tin ở bạn". Thành phố Grand Rapids đã được tái thiết t��� bốn mươi năm qua. Thành phố gần như bị lãng quên trong quá khứ nay đang phát triển lớn mạnh với rất nhiều tòa nhà cao tầng đua nhau mọc lên. Bất cứ khi nào tôi được đề nghị phát biểu, tại buổi lễ hiến tặng công trình phúc lợi hoặc tại buổi gây quỹ từ thiện, tôi đều cố truyền đạt bức thông điệp "Tôi tin ở bạn" đến cộng đồng. Tôi hy vọng mình có thể khơi nguồn động lực giúp họ tin tưởng rằng họ có thể là người thành đạt, rằng họ có một cộng đồng tuyệt vời và sống trong một bang thuộc một quốc gia lớn mạnh. Tôi muốn mỗi người đều tin cá nhân mình có thể đóng góp cho sự lớn mạnh của đất nước và mọi người đều giữ vai trò hết sức quan trọng.
Tôi khám phá ra rằng ngay cả tổng thống Mỹ cũng tìm thấy sự động viên khi biết mọi người đặt niềm tin vào mình. Khi Gerald Ford còn giữ cương vị tổng thống, mỗi khi đến thủ đô Washington, tôi đều gọi đến Nhà Trắng để được gặp ông nếu ông có chút thời gian trò chuyện. Người thư ký sắp xếp lịch hẹn cho Tổng thống luôn nói với tôi một cách khích lệ: "Tổng thống muốn gặp ông. Ông ấy cần nói chuyện với một người đồng hương nào đó và không phải người đang tìm sự giúp đỡ". Là Tổng thống, Gerald Ford biết mình có trách nhiệm ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến hàng triệu người. Tôi làm điều mình có thể là ghé thăm ông để khẳng định với ông rằng tôi luôn ở đằng sau ủng hộ và tin tưởng ông, cũng như cho ông biết mọi người dân đều đồng tình với ông trong những vấn đề trọng đại.
Trong công việc hàng ngày, ta rất cần được cấp trên hay bạn đồng nghiệp ủng hộ, tin rằng ta có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tập đoàn Amway tuyển dụng hàng ngàn nhân viên vào làm việc. Để thành công, họ cần làm việc trong bầu không khí tràn đầy sự tin tưởng lẫn nhau và tin tưởng vào tài năng của bản thân. Gần đây, chúng tôi tổ chức một cuộc họp dành cho nhân viên và một trong số những người phát biểu ý kiến là giám đốc mới phụ trách bộ phận thực phẩm - đồ uống. Anh chia sẻ trước các nhân viên về kinh nghiệm làm việc của mình và anh đã đạt được thành công trong nghề nghiệp như thế nào. Anh khởi nghiệp từ công việc cọ rửa chai lọ và xoong chảo, rồi không ngừng nỗ lực, tin vào chính mình để đạt được vị trí cao như hiện nay.
Tin tưởng vào những người đang ở trên đỉnh thành công thì rất dễ dàng. Tuy nhiên ta cũng nên đặt niềm tin vào những người đang cần sự giúp đỡ. Nhiều năm về trước, công ty Amway mua lại hãng Mutual Broadcasting System(8). Chúng tôi thuê Larry King(9) làm người dẫn chương trình phỏng vấn (talk show) đêm khuya. Lúc đó, Larry từng dẫn một chương trình địa phương ở bang Florida nhưng đã ba năm rồi anh không còn làm chương trình phát thanh nữa. Chúng tôi là những người đầu tiên đưa anh trở lại với công việc phát thanh. Lúc đó, người quản lý mạng lưới phát thanh của chúng tôi đã làm việc với Larry King ở Florida và bảo Larry thật sự là người dẫn chương trình tuyệt vời.
Người quản lý nói với chúng tôi: "Nếu ông sẵn sàng cho anh ta thử sức, thì tôi có một sáng kiến cho chương trình vào các buổi tối trên sóng phát thanh của chúng ta, bắt đầu từ nửa đêm đến tận năm giờ sáng". Thế là chúng tôi để Larry dẫn chương trình và mở các đường dây điện thoại nóng - một trong những chương trình đầu tiên thực hiện việc này. Thính giả gọi đến và Larry bắt đầu trò chuyện, phỏng vấn họ theo một phong cách mà sau này trở thành nét đặc trưng của anh.
Tôi cảm thấy vinh dự mỗi khi Larry mời tôi làm khách trong chương trình của anh. Dù đã đạt đến đỉnh thành công của sự nghiệp, nhưng anh vẫn ở lại với chúng tôi trong nhiều năm. Larry King là một con người tuyệt vời. Tôi cảm thấy hài lòng khi đã cho anh cơ hội thực hiện một chương trình phỏng vấn lớn trên sóng phát thanh và khi đã đặt niềm tin nơi anh.
Tin tưởng bản thân và người khác là yếu tố quyết định thành công của con người, điều mà chúng ta thấy thường xuyên đến nỗi cho rằng đó là chuyện hiển nhiên. Ví dụ như, nhìn cây cầu treo Mackinac Bridge năm mươi tuổi (hoàn thành năm 1957), dài hơn tám ngàn mét bắt qua eo hồ Michigan và hồ Huron, nối liền bán đảo phía bắc và phía nam tiểu bang Michigan, các nhà thiết kế ra nó phải tin vào ý tưởng của mình, những kỹ sư phải tin rằng cây cầu có thể chịu đựng được sức gió cực mạnh và trọng lượng lên đến hàng ngàn tấn của các phương tiện di chuyển trên cầu, các công nhân cũng phải tin rằng những khối bê tông mà họ đã đổ cùng những dây cáp mà họ đã căng một ngày nào đó sẽ thành hình giống như cây cầu trên bản vẽ.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn ghi nhớ một điều tôi đã viết trong cuốn sách Tin Tưởng! vào năm 1975: "Tôi tin rằng một trong những lực lượng mạnh mẽ nhất trên thế giới là ý chí của những người biết tin vào bản thân, những người dám đặt ra mục tiêu cao, và theo đuổi điều họ muốn đạt được trong cuộc sống". Vì thế, tôi tự giao cho mình nhiệm vụ truyền tới mọi người bức thông điệp cốt lõi "Tôi tin ở bạn" không chỉ qua cuốn sách Tin tưởng!, mà còn qua từng bài nói chuyện của tôi.
Jay và tôi phải vượt qua nhiều thử thách nhưng không có thử thách nào khiến chúng tôi từ bỏ lòng tin của mình. Nếu chúng tôi quá chú trọng những lời phản đối và cân nhắc các lý lẽ chống lại chúng tôi, chúng tôi sẽ không kinh doanh trong ngành hàng không, mở nhà hàng hay thành lập Amway. Hãy tưởng tượng tầm ảnh hưởng bạn tác động lên cuộc sống của những người được động viên "Tôi tin tưởng ở bạn" lớn đến thế nào. "Tôi tin ở bạn" không chỉ là lời khen ngợi, lời cảm ơn họ vì đã hoàn thành tốt công việc hoặc vì những thành công trong quá khứ, nó còn thể hiện niềm tin của bạn vào khả năng gặt hái thành công trong tương lai của họ.
Tôi thường xuyên nhắn nhủ với các nhà phân phối của Amway rằng sứ mệnh của họ là nâng đỡ những người khác và quy tắc đầu tiên là đặt niềm tin vào người khác. Hình thức kinh doanh này và những nguyên tắc công việc được ra đời dựa trên niềm tin căn bản là mỗi người đều có giá trị của riêng mình. Trước đó, có ý kiến cho rằng: "Nhiều người không muốn làm việc; họ lười biếng, bàng quan; họ muốn sống dựa vào chương trình an sinh xã hội hoặc trợ cấp thất nghiệp". Nhưng chúng tôi không đồng ý với điều đó và nêu rõ quan điểm của mình: "Mọi người đều đáng được coi trọng, họ mong muốn làm việc và có chí cầu tiến". Suốt từ đó, tôi luôn nhấn mạnh quan điểm bạn sẽ gần như không thể xây dựng riêng cho mình một sự nghiệp kinh doanh nếu bạn cứ nghĩ mọi người chẳng có điểm gì tốt đẹp.
Khả năng tạo ra bầu không khí tin tưởng là một kỹ năng mà những nhà lãnh đạo ngày nay cần có. Như tôi đã trình bày, việc học cách sống lạc quan và nói những lời tích cực là điều đặc biệt quan trọng đối với các nhà lãnh đạo. Họ cần diễn đạt điều mình tin tưởng và truyền đạt niềm tin ấy đến những người sẽ tham gia cùng họ. Một số người bảo rằng tôi không bán sản phẩm tiêu dùng, mà tôi đang bán "con người bạn cho chính bạn". Có lẽ bởi vì tôi đã chứng kiến rất nhiều người lựa chọn thái độ sống tự tin. Ban đầu, họ mang cảm giác không chắc chắn và hoài nghi bản thân, nhưng với mỗi "bước" thành công nhỏ, lòng tự tin của họ được gia tăng từng chút một. Cuối cùng, họ nhận ra khả năng tiềm ẩn của bản thân, điều mà bấy lâu nay họ không hề biết tới.
Ta sẽ không bao giờ nhận ra khả năng của mình nếu không chấp nhận thử sức. Vào năm 1987, một anh bạn chơi thuyền buồm đề nghị tôi giúp Câu lạc bộ Thuyền buồm New York (New York Yacht Club) giành lại chiếc cúp vô địch từ tay nước Úc. Amway cũng là một trong ba nhà tài trợ cho đội thuyền buồm, vì thế mà tôi cũng có phần trách nhiệm trong đó. Chúng tôi đã không chiến thắng, nhưng trong thất bại tôi vẫn giữ được tinh thần lạc quan. Khi được giới truyền thông hỏi về phản ứng của mình, tôi đã nói: "Nếu bạn không tham gia cuộc đua, bạn sẽ không bao giờ chiến thắng. Cuộc sống cũng vận hành theo cách như vậy. Mặc dù chúng tôi không giành được chiến thắng, nhưng chúng tôi đã tham dự và đã hoàn thành phần thi đấu của mình".
Tôi cho mình cơ hội để thành công bằng việc không từ bỏ, bởi không ai có thể thành công mà không dốc sức nỗ lực trước đó. Tin vào bản thân không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc có tầm nhìn. Chúng tôi đã khởi sự công việc kinh doanh này dưới tầng hầm, chứ không bắt đầu với một nhà máy lớn. Chúng tôi cũng không biết cả cách bán hàng. Nhưng sau khi một số người bán được một ít sản phẩm và mở ra thêm cơ hội cho nhiều người, chúng tôi mới xây dựng được tòa nhà văn phòng với diện tích ba mươi mét nhân mười ba mét. Thật là một viễn cảnh ấn tượng! Nhưng ngay từ đầu chúng tôi đâu có nghĩ Amway sẽ trở thành một doanh nghiệp lớn!
Điểm mấu chốt ở đây là, hoặc là bạn thử sức, hoặc là than van. Cha tôi không bao giờ cho tôi nói từ "không thể". Đối nghịch với "không thể" là "thử sức". Tin vào bản thân, bạn có thể mường tượng ra hình ảnh về mẫu người mà bạn có khả năng trở thành. Rồi bạn dồn hết tâm sức để đạt được những mục tiêu mình đề ra. Khi đó, sự tự tin của bạn đủ sức để truyền cảm hứng cho người khác tin vào bản thân họ. "Tôi tin ở bạn" là câu nói có sức truyền cảm mạnh mẽ mà nhà lãnh đạo nên thể hiện với nhân viên, bậc phụ huynh nên nói với con cái; là nguồn cổ vũ tinh thần cho người bạn đang phải trải qua quãng thời gian khó khăn, v.v.
Với lòng tin tưởng, chúng ta có thể đưa cộng đồng và đất nước mình tiến lên theo chiều hướng tích cực. Ta cần tin vào công việc mình đang làm, hoặc tin vào viễn cảnh tương lai của công việc mới. Ta phải tin rằng đất nước có cả nguồn lực vô hạn để hiện thực hóa giấc mơ của mình, và việc còn lại ta cần làm là theo đuổi những mục tiêu mình đã đề ra.
Chú thích
(8) Mutual Broadcasting System là mạng lưới truyền thanh của Mỹ hoạt động từ năm 1934 đến 1999.
(9) Larry King là người dẫn chương trình nổi tiếng, một biểu tượng lớn của ngành công nghiệp truyền hình Mỹ. Trong suốt 25 năm (1985 - 2010), ông đều đặn xuất hiện vào mỗi tối trên kênh truyền hình CNN để thực hiện chương trình phỏng vấn đầy thú vị với các nhân vật nổi tiếng của nước Mỹ và thế giới.
0 notes
haluonggrace-blog · 7 years ago
Text
10 CÂU NÓI VẠN NĂNG
3. "Bạn có thể làm được"
Bạn sẽ không bao giờ biết mình có thể thành công đến đâu nếu không bắt tay tiến hành ngay lúc này. Nếu không, bạn sẽ tự giới hạn cuộc đời mình và luôn cảm thấy luyến tiếc vì sao mình đã không thử sức. Hãy xem trở ngại như một cái gì đó cần phải vượt qua chứ đừng lấy đó làm nguyên nhân để không làm gì.
Thật sự có rất nhiều người không bao giờ cố gắng làm bất cứ việc gì bởi vì họ luôn sợ - sợ thất bại, sợ người khác chỉ trích, sợ bị chế nhạo, sợ bản thân không có đủ kinh nghiệm cũng như kỹ năng. Tôi muốn nói với họ rằng: "Hãy đề ra mục tiêu và hướng đến mục tiêu đó. Bạn có thể làm được!".
Có sinh viên đã hỏi tôi trong buổi tiệc ở một trường đại học rằng: "Điều gì quan trọng nhất mà một người trẻ như cháu nên biết?". Và tôi trả lời là: "Cháu cần thấm nhuần triết lý Tôi có thể làm được. Bất kỳ điều gì cháu muốn làm, cháu đều có thể làm được". Cô gái tỏ vẻ ngạc nhiên. Có lẽ trước đây chưa ai từng nói với cô như thế, và tôi cảm thấy biết ơn cô đã cho tôi cơ hội tạo ra ảnh hưởng tích cực cho một người trẻ tuổi như cô.
"Bạn có thể làm được" là câu nói, là triết lý sống quan trọng trong đời tôi. Tôi là người may mắn vì ngay từ thời còn trẻ, cha tôi đã dùng triết lý ấy để khích lệ tôi. Phương châm sống này đã giúp tôi thành công khi áp dụng nó để cổ vũ tinh thần cho các nhà phân phối của Amway trên toàn cầu. Tôi vẫn thường nói "Bạn có thể làm được" với những người mà tôi quan tâm để đánh thức năng lực tiềm ẩn trong họ. "Bạn có thể làm được" đã trở thành câu khẩu hiệu trong gia đình tôi, tạo ra ảnh hưởng tích cực đến mọi thành viên.
Lớn lên trong thời kỳ Đại Suy thoái, niềm tin vào năng lực của bản thân đã thấm nhuần trong tôi. Gia đình tôi phải rời bỏ ngôi nhà mà tôi đã trải qua những năm tháng đẹp nhất thời thơ ấu vì cha tôi lâm vào cảnh thất nghiệp và không còn khả năng giữ lại ngôi nhà. Chúng tôi phải dọn đến sống trên tầng áp mái nhà của ông bà, và tôi còn nhớ là mình phải ngủ ngay bên dưới các thanh xà ngang. Chúng tôi sống ở đó khoảng năm năm trong thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, đó không phải là những ngày tháng "đen tối" đối với một cậu bé như tôi. Tôi có các anh chị họ sống ở gần nhà. Ở đây không có nhiều xe hơi, thế nên chúng tôi có thể chơi bóng trên đường. Quả bóng bị đá nhiều đến nỗi phải vá chằng vá đụp bằng vải vụn và được quấn thêm nhiều vòng dây ở bên ngoài bởi vì bấy giờ chúng tôi không thể có được một quả bóng mới.
Sự eo hẹp tiền bạc đã "cùm kẹp" chúng tôi vào những ngày đó. Tôi bắt đầu nhận giao báo để kiếm thêm chút đỉnh và cố dành dụm tiền mua một chiếc xe đạp cũ. Mười xu khi đó là một số tiền lớn. Tôi nhớ có một người đàn ông đã đến nhà chúng tôi để bán tạp chí và khóc lóc vì ông ta không thể về nhà cho đến khi bán hết cuốn cuối cùng. Cha tôi thật lòng nói với ông ấy rằng hiện trong nhà chúng tôi chẳng còn một xu nào cả. Tuy nhiên, cha vẫn liên tục động viên tôi bằng câu "Con có thể làm được".
Cha tôi là người rất lạc quan. Ông tin vào sức mạnh của những suy nghĩ tích cực. Ông vẫn ra sức thuyết phục tôi tin điều đó dù cuộc đời ông không thành công như mong đợi. Ông luôn bảo: "Con sẽ làm được những điều to tát. Con sẽ làm tốt hơn cha. Con sẽ đi xa hơn, được đặt chân đến những nơi cha chưa từng đến. Con sẽ thấy những điều mà cha chưa bao giờ thấy".
Còn mẹ tôi, thú thật là bà không lạc quan lắm. Tuy nhiên, sau khi cha tôi mất, bà đã nói với tôi: "Mẹ quyết định mình sẽ phải lạc quan, tích cực khi con đến thăm, bởi con sẽ không đến để nghe mẹ ca cẩm". Từ ngày đó trở đi, mẹ tôi bắt đầu suy nghĩ lạc quan hơn. Bà ngưỡng mộ niềm tin của cha tôi và noi theo gương ấy. Tôi cảm thấy thật tự hào về mẹ! Điều đó càng làm vững chắc thêm niềm tin trong tôi rằng sống lạc quan, tích cực cũng là một quyết định. Chúng ta có thể học cách sống lạc quan, tích cực nếu tập trung tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống và ở những người khác. Là người lạc quan, bạn sẽ lan truyền thái độ sống này đến với nhiều người xung quanh, vậy thì làm sao họ có thể cảm thấy bi quan, tiêu cực khi ở bên bạn được chứ?
Tôi thấy mình may mắn và hạnh phúc khi lớn lên trong môi trường tích cực. Tôi đã đề cao giá trị của bầu không khí lạc quan, tích cực trong bài nói chuyện mang tên 3 Quy tắc: Hành động, Thái độ và Bầu không khí (The Three As: Action, Attitude, and Atmosphere). Tất cả mọi người đều hành động, nhưng những hành động ấy nên bắt nguồn từ thái độ tích cực. Và thái độ lạc quan được phát triển tùy thuộc vào bầu không khí hay môi trường ta lựa chọn để sống và làm việc. Bầu không khí đã bảo vệ, nuôi dưỡng tôi chính là tình yêu thương ấm áp của gia đình. Nhờ đó tôi vẫn tìm thấy được niềm hạnh phúc trong thời kỳ đen tối nhất của cuộc Đại khủng hoảng và tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng hơn. Tôi cũng may mắn được học ở trường trung học tư thục Thiên Chúa giáo Grand Rapids. Cha mẹ tôi đã phải làm việc cật lực để có thể trang trải học phí cho tôi. Vậy mà tôi học chỉ vừa đủ điểm đậu. Người thất vọng nhất là cha tôi. Ông quyết định cho tôi học nghề thợ điện tại một trường công. Sau đó tôi sớm nhận ra mình đã vuột mất cơ hội chỉ vì lười nhác. Tôi quyết định quay trở lại trường Grand Rapids và nói với cha mẹ rằng tôi sẽ làm thêm vài công việc lặt vặt để kiếm tiền trang trải học phí. Lần này, tôi học hành nghiêm túc hơn và đạt được điểm số cao hơn. Thậm chí tôi còn được bầu làm lớp trưởng năm sau đó.
Đến tận ngày hôm nay, tôi thật sự biết ơn vì được học tại ngôi trường đã giúp tôi củng cố những bài học về đức tin, tinh thần lạc quan và sự cần mẫn. Khi quyết định trở lại trường Grand Rapids và đề nghị tự trả tiền học phí của mình, đó là lần đầu tiên tôi ra một quyết định quan trọng. Tôi nhận ra tôi không thích nghề thợ điện. Có lẽ tầm nhìn xa của cha tôi đã chỉ lối cho cuộc đời tôi khi gửi tôi vào trường Grand Rapids. Ngôi trường này có người thầy đáng kính mà tôi đã đề cập ở phần đầu quyển sách, người đã viết vào cuốn sổ lưu bút của tôi dòng chữ tuy đơn giản nhưng đến giờ tôi vẫn không quên, dòng chữ đã làm thay đổi cuộc đời tôi: "Gửi đến chàng trai trẻ có tài năng lãnh đạo trong vương quốc của Chúa" - một cách nói khẳng định khác thể hiện triết lý "Bạn có thể làm được".
Cũng trong ngôi trường này, tôi đã gặp Jay Van Andel và bắt đầu một tình bạn gắn bó suốt đời. Cha của anh Jay làm chủ một đại lý xe ô tô. Vì thế, trong suốt những năm tháng khó khăn của cuộc khủng hoảng, anh là một trong số hai học sinh trong trường đi học bằng xe hơi. Tôi vẫn có thể nhớ cảnh mọi người ùa lên xe của Jay sau khi tan học. Tôi trả anh hai mươi lăm xu mỗi tuần để đi nhờ xe đến trường.
Các cuộc nói chuyện giữa chúng tôi trong những lần đi nhờ xe phản ánh giấc mơ tuổi trẻ về một tương lai tươi sáng, đặt nền tảng cho sự nghiệp kinh doanh của chúng tôi sau này.
Chúng tôi tin rằng mình có thể làm được. Nhìn lại một số sự kiện quan trọng trong cuộc đời tôi như khi bắt đầu tiến hành một số công việc làm ăn, lập gia đình và sống tận hưởng cùng con cháu, tất cả đều dựa trên nền tảng triết lý "Bạn có thể làm được".
Ngày còn đi học, Jay và tôi đã thỏa thuận sẽ cùng nhau hợp tác kinh doanh. Chúng tôi đã từng mở trường huấn luyện bay, rồi chuyển sang mở quầy hàng bán thức ăn nhanh(5) mà không có chút kinh nghiệm nào. Và cuối cùng, chúng tôi tiến hành thành lập Amway vào năm 1959, tại tầng hầm nhà chúng tôi.
Vậy nên, xuất phát từ bầu không khí lạc quan ấy, tôi trở thành con người lạc quan. Cùng với những lời động viên của cha tôi như vẫn còn văng vẳng bên tai: "Con có thể làm được", tôi cảm thấy tự tin rằng mình có thể. Helen vợ tôi gọi tôi là người thích phiêu lưu, và dẫn chứng bằng việc tôi đưa gia đình đi khắp thế giới, đến những nơi mà cô ấy chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ đặt chân đến. Tôi chỉ nói: "Hãy đến đó! Hãy thử điều này!". Theo tôi, thái độ xem cuộc sống giống như một cuộc phiêu lưu là cách mô tả hoàn hảo nhất về tuýp người lạc quan sống theo tinh thần "Bạn có thể làm được".
Thành công đạt được trong công việc kinh doanh vượt xa giấc mơ của tôi. Song, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là cảm giác thỏa mãn khi được sử dụng khả năng thiên phú để đem đến cơ hội kinh doanh cho hàng triệu người, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người phải gánh vác trách nhiệm gia đình, và chia sẻ kết quả từ thành công của tôi thông qua việc làm từ thiện cùng với Helen. Lái xe đi đến vùng quê gần Ada, bang Michigan, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp khung cảnh khu phức hợp nhà máy sản xuất và tòa nhà văn phòng Amway trải dài cả dặm. Ngay lối vào là năm mươi cây cột treo những lá quốc kỳ tượng trưng cho các quốc gia mà Amway đã đặt chi nhánh. Nơi đây là trụ sở chính của Amway. Hình ảnh này cho thấy Amway đã đạt được sự tín nhiệm, Jay và tôi là những doanh nhân có tầm nhìn xa đã lên kế hoạch cho sự thành công đó. Thật vớ vẩn! Thực ra chúng tôi chỉ là hai người đang cố gắng tạo dựng cuộc sống cho riêng mình và giúp đỡ gia đình như bao người khác. Chúng tôi chưa từng mơ tưởng rằng một ngày nào đó mình sẽ sở hữu một công ty với hàng tỷ đô-la doanh số bán hàng mỗi năm, có chi nhánh ở mấy chục quốc gia, cùng hàng ngàn nhân viên và hàng triệu nhà phân phối trên toàn thế giới.
Chúng tôi may mắn khi được lớn lên trong bầu không khí lạc quan và sở hữu tài năng thiên bẩm. Công việc kinh doanh của chúng tôi được gầy dựng bằng cả trái tim và khối óc, với nguồn cổ vũ là triết lý "Bạn có thể làm được", và bằng sự tự tin được tiếp sức từ tình yêu thương, tinh thần lạc quan, tích cực của cha mẹ, thầy cô.
Vào đầu những năm 1970, tôi có thực hiện bài nói chuyện với chủ đề Thử hành động hay là Ca thán (Try or cry) - một "chiến dịch" hàng thập kỷ nhằm khuyến khích mọi người nhận ra lợi ích của cách nhìn lạc quan. Tôi chia sẻ với khán giả rằng có hai loại người: một là những người sẵn sàng thử sức, hai là những người đứng một bên quan sát và "khóc thương", ca thán cho số phận mình, đồng thời phê phán những người chấp nhận thử sức. Không may là xu hướng thứ hai đã trở thành hiện tượng phổ biến.
Tôi cũng chia sẻ với khán giả bản danh sách dài thậm thượt các dự án đầu tư mà Jay và tôi đã từng làm, và chúng tôi đã tiếp tục cố gắng như thế nào sau những lần thất bại, chẳng hạn như: kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực hàng không, nhà hàng bán thức ăn nhanh, dự án nhập khẩu các sản phẩm làm từ gỗ gụ, sản xuất sản phẩm ngựa gỗ bập bênh cho trẻ em, bán các hầm trú bom... Nhu cầu học lái máy bay đã không "bùng nổ" như người ta vẫn tưởng sau Thế chiến thứ II. Chúng tôi đã phải đổ bỏ hàng tá khay bánh hăm- bơ-gơ vì nướng trong lò quá lâu do thiếu những đầu bếp làm thức ăn nhanh chuyên nghiệp. Cả đống bánh xe bằng gỗ và lò xo để sản xuất ngựa đồ chơi phải nằm kho bởi vì một công ty chuyên kinh doanh mặt hàng đồ chơi ra mắt mẫu sản phẩm bắt mắt hơn làm bằng nhựa.
Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục thử sức trong lĩnh vực khác. Chúng tôi chẳng biết gì về hóa học, sản xuất, đóng gói hàng hóa, kỹ thuật, hay quản lý nhân sự khi thành lập Amway. Kinh nghiệm đầu tiên của chúng tôi là chạy thử chiếc máy dán nhãn, nhưng nó dán nhãn lên tường, lên sàn nhà và lên người chúng tôi nhiều hơn là lên các thùng hàng. Nhưng đến ngày hôm nay, công ty đã có hàng ngàn nhân công sản xuất hàng ngàn sản phẩm được bán bởi hàng triệu nhà phân phối - những nhà kinh doanh độc lập.
Hôm nay, câu nói "Bạn có thể làm được" đã trở thành khẩu hiệu trong kinh doanh của Amway trên khắp thế giới. Ở Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác mà Amway đặt chi nhánh, bạn có thể nghe thấy các nhà phân phối hoan hô chúc tụng nhau: "Bạn có thể làm được". Họ nhờ tôi ký tặng vào sách với dòng chữ "Bạn có thể làm được". Câu nói lạc quan đó trở thành tiếng hò reo tập hợp ở các chi nhánh châu Á. Nó lan tỏa khắp thế giới, truyền đến những người thường được bảo rằng họ không thể làm được việc gì ra hồn. Khi Amway mở rộng sang thị trường Nga, lần đó trong khi đang ở nhà tại Florida, Mỹ, tôi được yêu cầu gọi điện từ nhà và nói với khoảng sáu trăm người đang tham dự hội nghị kinh doanh bên Nga câu "Bạn có thể làm được". Người của chúng tôi ở bên đó kể lại rằng đó là cuộc hội nghị sôi nổi nhất họ từng tham dự. Họ rất hứng thú với ý tưởng kinh doanh này. Khán giả đứng cả lên ghế reo hò - bầu không khí giống như trong trận bóng đá hơn là trong một hội nghị kinh doanh. Không ngờ lời khẳng định "Bạn có thể làm được" đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến họ như vậy!
Như đã đề cập, con cái tôi cũng lớn lên cùng với triết lý "Con có thể làm được". Tôi luôn dạy các con rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng cảm thấy muốn hướng đến hoặc có thể làm. Chúng tôi sẽ ủng hộ, tin tưởng và cổ vũ chúng.
Sau khi tôi về hưu, con trai cả của tôi, Dick, đã thay tôi làm chủ tịch Amway. Dick đã lãnh đạo Amway mở rộng ra thị trường thế giới. Trên thực tế, Dick đã giữ chức vụ lãnh đạo bộ phận kinh doanh quốc tế của Amway vài năm trước đó. Rồi Dick quyết định tranh cử thống đốc bang Michigan vào năm 2006. Khi Dick nói với tôi quyết định tranh cử của mình, tôi bảo con: "Con trai, đây không phải là thời điểm thích hợp để làm chuyện đó, con có nghĩ vậy không?". Tôi cảnh báo rằng nó sẽ phải cạnh tranh với ứng cử viên của đảng Dân chủ ở một bang mà đảng này đang chiếm ưu thế. Dick hiểu điều đó, nhưng nó không nghi ngờ gì về khả năng của mình và quyết định tranh cử.
Vào đêm công bố kết quả, Dick chỉ nhận được 10% tổng số phiếu bầu. Mọi người đều cố gắng tỏ ra lạc quan khi Dick bước vào phòng. Dick thông báo với mọi người rằng mình vừa mới gọi điện cho thống đốc bang để chúc mừng chiến thắng của bà. Chúng tôi cố tỏ ra hy vọng nhưng Dick đã khảo sát số liệu thực tế ở các khu vực bầu cử và thừa nhận cuộc đua đã chấm dứt.
Ngay sau cuộc bầu cử, tôi ghé thăm Dick một lát. Dick nói thời gian chạy đua cho chiến dịch tranh cử là khoảng thời gian tuyệt vời nhất. Nó đã gặp gỡ nhiều người tuyệt vời ở bang Michigan, và đó thật sự là một trải nghiệm thú vị! Tuy thất bại vào lần đó nhưng Dick không bao giờ nghi ngờ về khả năng mình có thể thắng cử. Thái độ "Bạn có thể làm được" thể hiện rất rõ trong mọi việc nó làm.
Còn con trai thứ hai của tôi, Dan, quyết định tạo dựng sự nghiệp riêng sau khi đảm nhiệm chức vụ quản lý nhiều năm cho Amway. Rời bỏ công ty là một bước đi dũng cảm, với hành trang là thái độ "Bạn có thể làm được". Hiện tại, Dan là một ông chủ rất thành công - một bằng chứng nữa cho lối suy nghĩ "Bạn có thể làm được".
Khi đến thời điểm cần có một thành viên trong gia đình điều hành hoạt động của đội bóng Orlando Magic. Con gái Cheri của tôi và con rể Bob đều có hứng thú với thể thao, đồng ý chuyển đến Orlando trong ba năm để tiếp quản công việc. Mặc dù không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhưng chúng không hề nghi ngại về khả năng của bản thân. Vì thế, chúng đã tiếp quản đội bóng hơn ba năm tám tháng!
Cậu con trai út, Doug, đã học ở đại học Purdue, ngành kinh doanh và quản lý, với kế hoạch sau này sẽ điều hành Amway - đó là công việc hiện tại Doug đang làm. Doug tham gia đội bóng bầu dục trường Purdue và chơi ở vị trí tiền vệ phụ vì muốn chứng tỏ sự tự tin khi được lớn lên trong môi trường "Bạn có thể làm được"!
Vì thế, bậc làm cha mẹ cần tạo ra bầu không khí lạc quan, tích cực ở nhà để khích lệ con cái thực hiện những gì chúng có ý định làm.
Một trong những trải nghiệm lớn nhất của tôi khi áp dụng triết lý này là vào mười năm trước, khi tôi quyết định xúc tiến việc sáp nhập hai bệnh viện lớn nhất thành phố Grand Rapids. Đã từng có sự cạnh tranh gay gắt giữa hai bệnh viện - chẳng hạn, nếu bệnh viện này có phòng chăm sóc trẻ sơ sinh thì bệnh viện kia cũng phải có.
Một bệnh viện đang cân nhắc việc xây dựng cơ sở ở địa điểm mới. Với cương vị là chủ tịch hội đồng quản trị của bệnh viện kia, tôi đề xuất: "Thưa quý vị, trước khi họ tiến hành xây dựng, tôi nghĩ mình thật sự nên bàn đến chuyện sáp nhập giữa hai bệnh viện. Cả hai chỉ cách nhau chừng năm cây số, và nếu muốn cung cấp dịch vụ tốt nhất cho cộng đồng thì ta nên sáp nhập hai bệnh viện với nhau". Giám đốc bệnh viện bảo tôi: "Anh biết đấy, trước đây chúng tôi đã cố gắng xúc tiến việc này rồi". Tôi nói tôi có biết việc đó nhưng thời đại đã thay đổi và giờ tôi muốn thử lần nữa xem sao. Thế là anh ấy đồng ý và trở thành người đầu tiên ủng hộ tôi. Tôi nghĩ: "Nếu ý tưởng này trở thành hiện thực, đây sẽ là một bệnh viện lớn mạnh. Việc sáp nhập này có lẽ sẽ là thành công lớn nhất mà tôi từng đạt được, mãi mãi như vậy!".
Tôi động viên ban giám đốc của hai bệnh viện đồng ý hợp tác với nhau - không lo lắng về số ghế mà mỗi bên sẽ giữ trong ban giám đốc điều hành sau khi đã sáp nhập, hay ai sẽ là chủ tịch. Chúng tôi tiến hành từng bước đi nhỏ nối tiếp nhau và ngày càng nhận được nhiều sự đồng tình cho đến khi cuối cùng hai bệnh viện được sáp nhập. Khi đó, Ủy ban Thương mại Liên bang(6) đã can thiệp vào kế hoạch này và lên án chúng tôi đang cố tình hạn chế tính cạnh tranh. Họ chỉ đích danh tôi như là một người theo chủ trương khống chế hoạt động kinh doanh tự do và hỏi tôi đã khuyến khích xu hướng này như thế nào! Nhưng tôi đã thuyết phục họ và người phân xử cuối cùng cũng ra quyết định theo hướng có lợi cho chúng tôi.
Đó là một ví dụ khác về thái độ "Bạn có thể làm được" dù thử thách có lớn đến thế nào chăng nữa. Nhờ vào sự ủng hộ của chủ tịch hội đồng quản trị của cả hai bệnh viện và nhiều người khác, hai bệnh viện ấy ngày nay đã lớn mạnh hơn trước, mỗi bên chuyên sâu phục vụ những nhu cầu khác nhau của cộng đồng. Chúng tôi có các thiết bị, tiện nghi và nhân viên đủ để đáp ứng cho dịch vụ y tế chất lượng cao, trở thành "khu trung tâm y tế tổng hợp", nơi sử dụng lao động nhiều nhất trong vùng.
"Bạn có thể làm được" cũng là tinh thần của nước Mỹ và hệ thống doanh nghiệp tự do. Gần đây, Helen và tôi đóng góp cho Phòng triển lãm Tổng thống (People's President Gallery) ở Mount Vernon với hy vọng phòng trưng bày này sẽ giúp gìn giữ và khơi gợi sự tôn trọng cũng như lòng biết ơn mà đất nước dành cho Tổng thống George Washington và những người đã đấu tranh cho sự tự do. Những vật trưng bày là lời nhắc nhở sống động về vị lãnh tụ vĩ đại này, người đóng vai trò then chốt trong hành trình tìm đến sự tự do và thiết lập nên đất nước. Thời trẻ, Tổng thống Washington là một chàng kỵ sĩ dũng cảm giúp khai phá các vùng đất hoang dã. Ông dần trở thành một nhà lãnh đạo dũng cảm trên chiến trường và trở thành vị tổng thống sáng suốt, tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Và điều gây thú vị với một người làm kinh doanh như tôi là Tổng thống Washington đã cùng lúc điều hành sáu cơ sở kinh doanh tại Mount Vernon.
Có lần tôi được vinh dự làm người dẫn chuyện trong buổi trình diễn bản nhạc giao hưởng Bức chân dung của Lincoln do Aaron Copland chỉ huy dàn nhạc. Nếu bạn chưa có dịp nghe bản nhạc này thì tôi có thể nói với bạn đó là một sự pha trộn giữa thứ âm nhạc truyền cảm hứng cùng với những "lời vàng" của Tổng thống Abraham Lincoln. Ông là một ví dụ hoàn hảo cho triết lý "Bạn có thể làm được". Từng phải sống trong một căn nhà tồi tàn chỉ với một căn phòng nhỏ trên vùng đồng bằng bang Indiana, mặc dù chỉ học vài năm ở trường làng nhưng ông lại được bầu làm Tổng thống nước Mỹ. Trước khi đảm nhiệm cương vị tổng thống, ông đã từng thất bại khi làm chủ một cửa hiệu và thất bại nhiều lần trong cuộc đua vào Quốc hội Mỹ.
Trong chuyến thăm nông trại của Tổng thống Reagan, tôi nhận thấy điều truyền cảm hứng lớn nhất ở ông là tinh thần của người Mỹ và nét đặc sắc của chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ, chủ nghĩa lý tưởng và thái độ làm việc chăm chỉ. Khi may mắn được mời đến buổi ăn tối tại Nhà Trắng, tôi biết được rằng trong bữa ăn, bất cứ ai hỏi Tổng thống Reagan về chính trị đều nhận được câu trả lời: "Văn phòng đã hết giờ làm việc". Và ông lại làm dịu bầu không khí với một chuyện đùa. Ở Tổng thống luôn tỏa ra sự tự tin và lạc quan, dường như không bao giờ suy tư hay lo lắng về điều gì. Ông biết ông có thể làm được!
Ngược lại, hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng gặp gỡ những người bi quan, hay than phiền. Ngoài việc cần sống lạc quan, ta cũng cần khích lệ mọi người xung quanh nên mang thái độ sống như vậy. Tinh thần lạc quan, tích cực của ta giữ vai trò then chốt trong việc duy trì môi trường đầy những cơ hội triển vọng cho thế hệ sau có thể gặt hái thành công. Tôi là người ủng hộ cho tổ chức Partner Worldwide (Đối tác Toàn cầu). Đây là tổ chức của những nhà kinh doanh, chủ nông trại, và bất cứ ai đang điều hành công việc kinh doanh riêng có quan hệ hợp tác với những người ở đất nước khác - thường là một quốc gia ở thế giới thứ ba. Các cộng sự người Mỹ sẽ cố vấn cho đối tác của họ ở những quốc gia khác và giúp đối tác hoạt động thành công hơn.
Partner Worldwide cũng có một bộ phận chuyên cung cấp các khoản vay nhỏ nhằm giúp những người gặp khó khăn có thể mua được máy may, máy cày, máy kéo hoặc bất kỳ loại máy móc nào giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Hơn phân nửa số người nhận sự giúp đỡ của tổ chức Partner Worldwide đã gia tăng thêm số lượng nhân công làm việc cho mình nhờ hiệu quả công việc được nâng cao. Partner Worldwide hy vọng sẽ tìm được hàng triệu người cố vấn như vậy. Một điều thú vị là bản thân những người cố vấn đó chính là những nhà kinh doanh, họ tin tưởng rằng những người được mình giúp đỡ có thể làm được. Họ là những người mang thái độ "có thể làm được", đã gặt hái thành công và tuyển dụng những người "có thể làm được" làm việc cho mình.
Khơi gợi tinh thần "Bạn có thể làm được" ở người khác và bản thân là việc làm hết sức quan trọng. Đôi khi nó là yếu tố duy nhất dẫn dắt con người hoàn thành mục tiêu. Lần nọ, cơ quan Thuế vụ(7) phân bổ một số công chức làm việc toàn thời gian tại Amway. Tôi đã từng nói đùa với những anh chàng ở cục thuế rằng thực tế tôi sẽ bố trí họ làm việc ở hành lang thay vì sắp xếp phòng riêng cho họ trong những ngày đầu làm việc tại công ty chúng tôi. Sau cùng, một nhân viên của tôi nói: "Ông phải bố trí cho họ một phòng làm việc đàng hoàng". Tôi hỏi: "Tại sao? Hãy để họ ngồi ở hành lang. Tôi không muốn làm cho họ thấy thoải mái!". Nhưng cuối cùng chúng tôi cũng sắp xếp một phòng làm việc riêng cho họ.
Một ngày kia, tôi hỏi nhân viên cục thuế đã làm việc tại công ty chúng tôi nhiều năm liền: "Anh vẫn tiếp tục làm việc ở đây à?". Anh mỉm cười trả lời: "Tôi là đối tác của anh mà". Tưởng tượng xem! Nhân viên cục thuế là đối tác của tôi! Với thái độ "Bạn có thể làm được", anh ta thật kiên định, bất chấp môi trường làm việc. Tôi rất tôn trọng tinh thần làm việc đầy trách nhiệm này của anh.
Bạn sẽ không bao giờ biết mình có thể thành công đến đâu nếu không bắt tay tiến hành ngay lúc này. Nếu không, bạn sẽ tự giới hạn cuộc đời mình và luôn cảm thấy luyến tiếc vì sao mình đã không thử sức. Hãy xem trở ngại như một cái gì đó cần phải vượt qua chứ đừng lấy đó làm nguyên nhân để không làm gì.
Nếu bạn thực hiện và gặp thất bại, bạn sẽ có thêm sức mạnh, lòng dũng cảm để biết mình đã làm được đến đâu, rồi tiếp tục cố gắng lần nữa, hoặc lần sau sẽ lựa chọn hướng đi khác, hoặc nhận một công việc mới với lòng tự tin mạnh mẽ hơn. Hãy nghĩ về điều bạn có thể làm và thử thực hiện. Phải "dám nghĩ, dám làm"!
Thật sự có rất nhiều người không bao giờ cố gắng làm bất cứ việc gì bởi vì họ luôn sợ - sợ thất bại, sợ người khác chỉ trích, sợ bị chế nhạo, sợ bản thân không có đủ kinh nghiệm cũng như kỹ năng. Tôi muốn nói với họ rằng: "Hãy đề ra mục tiêu và hướng đến mục tiêu đó. Bạn có thể làm được!".
Chú thích
(5) Drive-in restaurant: là loại hình phục vụ bán thức ăn nhanh phổ biến ở Mỹ. Thực khách dừng xe ở bên ngoài, nhân viên phục vụ sẽ bước ra để nhận đặt hàng, rồi quay trở ra để đưa thức ăn cho khách; khách phải tìm chỗ đậu xe nếu muốn ăn tại chỗ (trong xe). So với thời phát triển cực thịnh vào những năm 1950 và 1960, ngày nay loại hình kinh doanh này không còn phổ biến nữa.
(6) The Federal Trade Commission
(7) The Internal Revenue Service
0 notes
haluonggrace-blog · 7 years ago
Text
10 CÂU NÓI VẠN NĂNG
2. "Tôi xin lỗi"
Trong cuộc sống, luôn có những lúc ta cần nói "Tôi xin lỗi" hoặc "Tôi lấy làm tiếc". Nói ra thì khó nhưng một khi đã quen sử dụng những câu nói này, bạn sẽ làm giàu thêm cho cuộc sống của mình và người khác. Không còn đưa ra lý lẽ để biện hộ cho hành vi của mình, bạn nhận thức được cái sai và những tổn thương mà người khác đang cảm thấy. Nói ra những lời đơn giản đó sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng mà bạn phải mang trong lòng nếu cứ giữ thái độ im lặng.
Sai lầm của ta ắt hẳn sẽ gây tổn thương cho những người có liên quan. Vì vậy, cùng với việc thừa nhận "Tôi đã sai", ta cũng cần phải chân thành xin lỗi, tránh kiểu nói máy móc rằng họ đúng và mình sai. Khi ta gây lỗi với người nào đó, hẳn là họ sẽ phản ứng lại với cảm xúc tức giận nên ta cần cho họ thấy là mình thật lòng hối tiếc về việc đã làm. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rất nhiều vấn đề có thể được hóa giải khi ta thành thật hối lỗi. Mọi cảm xúc tiêu cực (như giận dữ) đều tan biến. Tác động tích cực của việc nhận lỗi lớn hơn nhiều so với rủi ro có thể đánh mất vị thế và làm tổn thương đến cái tôi của bạn.
Con trai út của tôi, Doug, khi còn ở độ tuổi vị thành niên đã vài lần nghe tôi trình bày chủ đề về sức mạnh của lời nói, trong đó có việc áp dụng câu "Tôi đã sai và cho tôi xin lỗi" để kết thúc mọi cuộc tranh cãi. Một đêm nọ, đã quá giờ mà Doug vẫn chưa về nhà nên tôi thức để đợi con. Một giờ đồng hồ chờ đợi mà chưa thấy tăm hơi, tôi bắt đầu đâm ra lo lắng. Tôi nghĩ mình sẽ mắng con ngay khi nó vừa bước vào. Rồi cuối cùng Doug cũng về đến nhà, cậu rón rén bước vào nhà và bắt gặp tôi đang ngồi đó. Biết mình về trễ và nhận thấy cha đang giận, không biện hộ lời nào, Doug mau miệng nói: "Ba, con đã sai rồi, và cho con xin lỗi". Tôi đã rất giận con, nhưng sau khi nghe Doug thừa nhận lỗi và nói lời xin lỗi, tôi còn có thể nói gì được nữa! Vả lại, tôi nghĩ Doug thật lòng hối tiếc về việc làm của mình - hay ít ra là nó hối tiếc trong thời điểm đó.
"Tôi đã sai" và "Tôi xin lỗi" luôn đi kèm với nhau. Tôi thích lời thừa nhận "Tôi đã sai", đây không chỉ là câu nói, mà còn là một thái độ sống. Phải trung thực và dũng cảm lắm ta mới có thể thốt ra câu này.
Nhiều nhà lãnh đạo và các nhân vật tên tuổi có thể sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình hơn nếu họ có thái độ ứng xử như thế. Bạn nghe được lời xin lỗi của những người nổi tiếng trước công chúng về sự bất cẩn hay lỗi lầm của họ lần gần đây nhất là khi nào? Họ thường có xu hướng lên tiếng bào chữa và bảo vệ quan điểm của mình. Từ các vụ tai tiếng của quan chức đến những hành vi phạm tội, hành động trái với thuần phong mỹ tục của các "ngôi sao", mượn sức mạnh của hoạt động truyền thông, họ chỉ đưa ra lý lẽ biện minh, chứ hiếm khi qua đó họ công khai xin lỗi - mặc dù làm vậy không đẩy sự nghiệp của họ tới đường cùng. Thực tế thì cộng đồng luôn đánh giá cao đức tính khiêm nhường, cảm thông với họ, sẽ mau chóng bỏ qua nếu họ nhanh chóng và chân thành xin lỗi. Chỉ vài từ đơn giản nhưng có thể ngăn chặn sự lan truyền những tin tức không hay.
Khăng khăng bảo vệ quan điểm, viện dẫn lý do để che đậy sự việc hoặc quy chụp trách nhiệm lên người khác là những việc làm tiêu cực, thay vì quyết định nhìn vấn đề theo hướng tích cực hơn. Cách hành xử này đã trở thành thói quen xấu, biến xã hội chúng ta thành một xã hội đầy tiêu cực.
Việc nói "Tôi xin lỗi" cho thấy ta có thể hiểu quan điểm của người khác, rằng ta muốn giữ gìn mối quan hệ và không tự phụ đến mức không nhận ra những điều tốt đẹp ở họ. Một lời xin lỗi là một quyết định có nhận thức khi ta cảm thông với cảm nhận của người khác. Thay vì nghĩ rằng hành vi xin lỗi xuất phát từ việc nhận thấy mình làm sai, ta nên xem nó sẽ mang lại lợi ích, có tác động tích cực cho người bị ảnh hưởng như thế nào.
Vào cuối những năm 1980, tôi bị ấn tượng với điều ông Walt Disney viết, và tôi đã sử dụng những thuật ngữ của ông trong những bài nói chuyện của tôi. Theo ông, có ba loại người, gồm: Kẻ đầu độc tài ba (Well Poisoner) - người luôn phê bình và cố dìm người khác xuống thay vì nâng đỡ họ; Người cắt cỏ (Lawn Mower) - những người hoàn thành tốt công việc, quan tâm chăm sóc gia đình mình nhưng không bao giờ mạo hiểm vượt qua hàng rào khu vườn nhà mình để giúp đỡ người khác; và Người làm giàu cuộc sống (Life Enhancer) - người làm phong phú cuộc sống người khác bằng lời nói, hành động của mình và biến thế giới trở thành nơi đáng sống.
Cuối bài nói chuyện, tôi trích đọc câu chuyện về cô Thompson(3) do Elizabeth Ballard viết năm 1976. Câu chuyện kể về một cô giáo và một cậu học trò không được yêu mến, đang cố gắng hòa nhập với các bạn học vì cậu chưa bao giờ có được cuộc sống gia đình tử tế hay được bất kỳ ai quan tâm chăm sóc. Đọc qua quyển sổ học bạ và nhìn thấy bộ quần áo xốc xếch của cậu bé, cô Thompson cũng không ngó ngàng gì đến cậu cho đến khi xảy ra một sự việc vào lễ Giáng sinh.
Trong khi các bạn khác tặng cô Thompson những món quà mới mà cha mẹ mua cho, thì đứa trẻ chẳng ai trông mong gì ấy lại tặng cô một chiếc vòng cẩm thạch lòe loẹt và một ít nước hoa loại rẻ tiền do người mẹ quá cố của cậu để lại. Những học sinh khác bắt đầu cười nhạo món quà của cậu bé. Nhưng cô Thompson đã chấm dứt thái độ bỡn cợt đó bằng hành động ướm thử chiếc vòng tay, thoa lên người một ít nước hoa, và dành tặng những lời khen tốt đẹp cho món quà của cậu. Đêm hôm đó, cô Thompson cũng đã cầu nguyện, xin Chúa tha thứ việc cô đã phớt lờ đứa bé dường như không được ai yêu quý, và hứa với lòng rằng kể từ nay về sau, cô sẽ cố gắng tìm hiểu những mặt tốt đẹp ở cậu bé đáng thương này. Và họ đã bắt đầu tình bạn từ lúc đó đến khi cậu tốt nghiệp ra trường và trở thành bác sĩ. Sau này, trong lễ cưới của mình, cậu bé ngày xưa đã mời cô Thompson thay thế người mẹ quá cố của anh ngồi ở vị trí dành cho mẹ chú rể.
Như bao câu chuyện về những người giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn khó khăn, câu chuyện về cô Thompson nhắc nhở chúng ta phải biết nâng đỡ người cô thế. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn mọi người đều tỏ ra phớt lờ khi người khác cần được trợ giúp. Rất đơn giản, ta có thể dùng thái độ lạc quan và những câu nói tích cực để tương giao với họ. Hãy biết cảm thông thay vì khăng khăng bảo vệ quan điểm, cũng như cố gắng "bới" lỗi để phê bình họ; hãy củng cố đức tính khiêm tốn, tránh thói kiêu căng ngạo mạn.
Trong cuộc sống, có những sự việc diễn ra không phải do lỗi của bạn, song bạn vẫn cảm thấy buồn thương và tiếc nuối, chẳng hạn như: "Tôi lấy làm tiếc khi bạn vừa mất đi người thân", "Thật buồn khi nghe tin về bệnh tình của bạn" hoặc "Tôi rất tiếc khi bạn không được đề bạt lên vị trí đó mặc dù bạn đã nỗ lực làm việc chăm chỉ". Đó là cách bày tỏ thái độ cảm thông và khiêm nhường của ta trước mất mát, khó khăn của người khác.
Đặc biệt trong phạm vi gia đình, là người lớn, ta có thể giúp các con mình đối mặt và vượt qua những thất vọng - biết đứng lên sau thất bại là yếu tố quan trọng để trưởng thành. Qua cách nhìn của người lớn, có những sự việc không quá quan trọng nhưng có thể làm tổn thương chúng. Tôi đã vài lần chứng kiến tâm trạng và thái độ của một đứa trẻ gặp phải vài chuyện không mấy thuận lợi trong ngày. Không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng có bạn cùng chơi chung hay đảm nhận vai trò trưởng nhóm. Đó là những lúc người lớn chúng ta nên thể hiện sự cảm thông và nói vài lời động viên tinh thần: "Ba/Mẹ thật tiếc. Ba/Mẹ rất tự hào về sự cố gắng của con. Hãy tiếp tục nỗ lực, vì ba/mẹ biết con có thể làm được!".
Một dạng khác của cách nói "Tôi xin lỗi" là bạn tiếc vì không thể đảm đương trách nhiệm hoặc không thể chấp nhận lời thỉnh cầu nào đó, như: "Thật tiếc là tôi không thể đến dự buổi tiệc của bạn", hay "Tôi thành thật xin lỗi vì đã không đi ăn cùng bạn tối qua". Hãy nói như vậy với thái độ yêu thương và tôn trọng.
Khi đã lên chức ông, mỗi ngày trên lịch làm việc là một danh sách ghi chú những sự kiện nổi bật trong ngày của các cháu tôi. Nếu không tham dự được, tôi sẽ gọi điện báo cho chúng biết hoặc gửi đi một tấm thiệp và nói rằng tôi đang nghĩ về chúng, cảm thấy tự hào về chúng và thấy tiếc khi không thể ở bên cạnh chúng lúc đó. Bằng cách này, việc thẳng thắn xin lỗi thậm chí còn tạo cho tôi thêm cơ hội giao tiếp với cháu mình, cho chúng biết tôi có để ý đến việc chúng đang làm.
Chúng ta cũng nên thú nhận với bản thân và với người khác cảm giác hối tiếc về những lỗi lầm trong quá khứ, những sai phạm trong cách đánh giá, nỗi luyến tiếc vì đã để vuột mất cơ hội quý giá, hay tiếc nuối vì biết mình có thể làm tốt hơn nữa. Bản thân tôi cũng có nhiều điều đáng hối tiếc. Khi công ty đang trên đà phát triển, chúng tôi đã không mạnh dạn xúc tiến các hoạt động kinh doanh tự do để chúng cùng phát triển với công việc kinh doanh chính của công ty. Có lẽ những doanh nhân khác cũng có cùng cảm giác như tôi.
Hãy làm thử, cho dù thất bại, dẫu sao cũng tốt hơn là phải hối tiếc sau đó. Nếu không thành công, ít ra ta cũng học hỏi được thêm những kinh nghiệm quý báu và mở mang đầu óc, tầm nhìn. Jay và tôi đã từng tập tành kinh doanh nhà hàng. Công việc làm ăn thua lỗ nhưng chí ít tôi đã "sáng" ra được hai điều: kiếm tiền từ việc kinh doanh nhà hàng khó khăn như thế nào, và chắc chắn đó không phải là công việc phù hợp với tôi! Vì vậy ta hãy thử sức mình một lần thử xem.
Để có thể chia sẻ niềm tiếc nuối cùng người khác, ta phải hiểu tình huống từ quan điểm của họ. Nhiều người gọi tôi là người dễ gần và thân thiện bởi vì tôi thích giao thiệp với mọi người, quan tâm và cố gắng hiểu vấn đề từ góc nhìn của họ. Bạn không thể chân thành xin lỗi hay thể hiện sự cảm thông nếu không hiểu gì về họ cũng như hoàn cảnh của họ. Khi đến thăm các khách sạn của chúng tôi, tôi thích đi bộ khắp nhà bếp hay khu vực chung dành riêng cho nhân viên để chào hỏi và cảm ơn họ về công việc họ làm. Tôi thích đi lòng vòng nhà thi đấu Amway Arena, nói chuyện với nhân viên trước khi đội bóng rổ Orlando Magic thi đấu. Nhiều người nói rằng họ rất ấn tượng khi thấy tôi nhanh chóng và dễ dàng bắt chuyện với mọi người, từ người hàng xóm cho đến các bệnh nhân đang ngồi trong phòng chờ.
Những đứa cháu tôi sẽ không bao giờ quên được kỳ nghỉ của chúng tôi ở quần đảo Marquesas(4) gần Tahiti. Chúng tôi đã làm quen và giúp đỡ một người đàn ông sống trong căn chòi bên bãi biển. Ông ta hay cười ngoác miệng, để lộ hai chiếc răng "độc nhất" của mình. Ông biết rõ hòn đảo, vì thế tôi thuê ông làm người hướng dẫn, nhờ ông đưa chúng tôi đến chỗ thác nước ít người lui tới. Thác nước đó là một trong những nơi đẹp nhất trên hòn đảo, chúng tôi sẽ không thể tự mình khám phá nếu không có sự giúp đỡ của ông. Thế mới thấy, làm sao có thể tận hưởng khoảng thời gian thú vị ấy nếu tôi không làm quen với người đàn ông xa lạ kia.
Nói "Tôi xin lỗi" hay "Tôi rất tiếc" còn là một kỹ năng đặc biệt giúp hàn gắn mối quan hệ. Nó cho người khác biết bạn hiểu họ và thật lòng muốn sửa đổi hoặc mong muốn giúp đỡ họ. Hãy lấy can đảm để nói "Tôi xin lỗi" sau cuộc cãi vã mà ta biết mình là người sai; bước vào nhà tang lễ và cố gắng tìm những lời lẽ thích hợp để chia sẻ với người bạn vừa mất đi người thân; an ủi bạn bè khi cậu ta mất hết lòng tin vì một lá thư từ chối.
Trong cuộc sống, luôn có những lúc ta cần nói "Tôi xin lỗi" hoặc "Tôi lấy làm tiếc". Nói ra thì khó nhưng một khi đã quen sử dụng những câu nói này, bạn sẽ làm giàu thêm cho cuộc sống của mình và người khác. Không còn đưa ra lý lẽ để biện hộ cho hành vi của mình, bạn nhận thức được cái sai và những tổn thương mà người khác đang cảm thấy. Nói ra những lời đơn giản đó sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng mà bạn phải mang trong lòng nếu cứ giữ thái độ im lặng.
Chú thích
(3) Độc giả có thể đọc toàn bộ câu chuyện trong cuốn sách Quest For Character của Charles Swindol.
0 notes
haluonggrace-blog · 7 years ago
Text
10 CÂU NÓI VẠN NĂNG
1. "Tôi đã sai"
Khi bạn đang ở trên mặt nước, gió có thể thổi không theo một hướng nhất định nào. Cuộc sống là thế! Những bất ổn, đổi thay của hoàn cảnh có thể khiến ta gục ngã hoặc nâng bước ta tiến đến thành công. Chính khả năng đương đầu, giải quyết những bất trắc mới cho thấy năng lực thật sự của ta. Lênh đênh trên sóng nước trong điều kiện thời tiết bất thường, người thủy thủ phải biết điều chỉnh cánh buồm. Khi phạm sai lầm cũng thế, bạn cần điều chỉnh lại suy nghĩ để chấp nhận thiếu sót của mình và xem xét cách thức nào tốt nhất để xử lý ổn thỏa mọi chuyện. Mạnh dạn nói "Tôi đã sai" là cách ta chấp nhận đối mặt với tình huống khó khăn. Việc đó có phần mạo hiểm nhưng "hoa trái" ta nhận được sẽ vượt ngoài sự mong đợi.
Tôi muốn bắt đầu quyển sách này với lời chấp nhận "Tôi đã sai" vì đây là câu khó nói nhất và hầu hết chúng ta đều cảm thấy thật xấu hổ khi nói ra lời này. Quả là khó khăn khi phải thừa nhận mình sai với người khác, ngay cả đối với bản thân. Và còn khó khăn hơn nữa khi phải thừa nhận "Tôi đã sai" trước những người chúng ta quan tâm nhất và quan tâm chúng ta nhất. Tôi đã học được bài học này từ nhiều năm trước khi vợ tôi, Helen, sắp trải qua ca phẫu thuật đục thủy tinh thể. Bác sĩ bảo cô ấy có thể đến bệnh viện để được phẫu thuật vào buổi sáng và trở về nhà ngay trong ngày. Điều đó làm tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng Helen lại bảo: "Không, em không muốn mình phải vội vã trước khi tiến hành phẫu thuật. Em muốn nhập viện từ đêm trước đó để nghỉ ngơi thư giãn và được chăm sóc. Em không thích sáng sớm phải thức dậy và cuống cuồng chuẩn bị".
Lúc ấy tôi nghĩ rằng đòi hỏi của Helen chỉ gây thêm phiền phức cho tôi, tôi cằn nhằn về việc tốn thời gian vô ích cũng như số tiền viện phí phải trả khi cô ấy nhập viện sớm. Nhưng Helen đã quyết định nhập viện vào đêm trước hôm phẫu thuật. Ngày hôm sau, bác sĩ bảo rằng tôi có thể tẩy trùng tay chân và vào phòng phẫu thuật theo dõi ca mổ. Nhờ vào một thiết bị phóng to, tôi có thể quan sát thấy bác sĩ cẩn thận tiến hành lấy thủy tinh thể cũ ra và đưa kính nội nhãn nhân tạo vào để thay thế. Theo dõi cả quá trình mổ, tôi bỗng nhận ra nó không hề đơn giản như tôi vẫn nghĩ. Tôi thấy Helen đúng khi cô ấy yêu cầu cần được nghỉ ngơi và giữ tâm lý thoải mái trước ca mổ. Thế mà tôi chỉ quan tâm đến việc có thể hoàn thành ca phẫu thuật một cách nhanh chóng. Sau ca mổ, tôi xin lỗi Helen, tôi thừa nhận với cô ấy là tôi đã sai và cô ấy đã đúng. Helen thật sự là người phụ nữ thông minh, và tôi đã quen với việc thừa nhận sai sót nhiều lần trong cuộc đời mình. Tôi nghiệm ra rằng nếu ngay từ đầu chúng ta quá nhạy cảm với cách nhìn nhận sự việc của người khác, chúng ta sẽ khó đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấy mình đã mắc sai lầm.
Việc thừa nhận "Tôi đã sai" sẽ là vô nghĩa nếu lời nói ấy không xuất phát từ con tim chân thành mà chỉ tuôn ra nơi cửa miệng. Nó đòi hỏi phải có sự thay đổi nghiêm túc và sâu sắc từ trong bản thân. Thậm chí nếu sự thừa nhận ấy có khiến cho ta tổn thương đi chăng nữa, ta cũng cần hiểu rằng đã là người thì ai cũng có lúc mắc sai lầm. Tuy nhiên, khi biết trung thực nhận ra sai sót, ta sẽ tạo ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của những người xung quanh.
Việc thừa nhận mình sai cho thấy ta đã sẵn sàng thay đổi và truyền cảm hứng cho người khác, giúp họ cũng thay đổi theo hướng tích cực. "Tôi đã sai" chỉ là ba từ đơn giản nhưng có thể giúp bạn tin tưởng, lạc quan hơn về bản thân. Điểm mấu chốt của sự thay đổi này nằm ở quyết định: "Tôi muốn tạo ra bầu không khí lạc quan vui vẻ hay bi quan, tiêu cực?". Vì vậy, mỗi khi bạn cảm thấy mình sai, hãy thẳng thắn thừa nhận điều đó!
Rất dễ dàng tìm thấy những ví dụ về việc hình thành bầu không khí tiêu cực trong các tổ chức chỉ vì không ai dám nói: "Bạn biết không, có lẽ tôi đã sai lầm và bạn hoàn toàn đúng!". Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy việc thừa nhận mình sai sẽ giúp xóa tan bầu không khí tiêu cực nặng nề trong hầu hết mọi trường hợp.
Đối với những ai đang ở cương vị lãnh đạo, việc thừa nhận sai sót sẽ hết sức khó khăn. Người lãnh đạo luôn được xem là người có tầm nhìn xa trông rộng, là người sáng suốt có thể nắm bắt toàn diện vấn đề, cũng như là người khởi xướng, vạch ra phương hướng cho người khác thực hiện. Nhưng đôi khi, ngay cả nhà lãnh đạo cũng phải thừa nhận rằng họ đã sai. Là người đồng sáng lập tập đoàn, khi đề xuất một phương pháp mới hay giới thiệu một sản phẩm mới, tôi tự tin cho rằng mình đã lường trước mọi vấn đề có thể phát sinh. Có người hỏi tôi: "Anh đã nghĩ kỹ về vấn đề này chưa?", thường câu trả lời của tôi sẽ là: "Ồ, chắc chắn là thế! Tất nhiên rồi!". Nhưng nghĩ kỹ lại, tôi đã không thực sự suy xét thấu đáo vấn đề. Tôi đã thiếu sót! Một người nào đó với cách nhìn khác có thể nhận thấy điều mà bản thân tôi chưa dự liệu trước.
Trước những tình huống như vậy, ta sẽ phải lựa chọn: bảo vệ "cái tôi" kiêu hãnh của bản thân bằng cách tự khoác lên mình "bộ giáp" phòng vệ và cho rằng mình không có sơ suất, hoặc là trung thực nhìn nhận: "Bạn đúng rồi! Tôi đã sai! Tôi đã chưa nghĩ kỹ đến điều đó". Biết chấp nhận sai sót, bạn sẽ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm và cùng hợp tác để tìm ra giải pháp. Ngoài ra, chân thành tiếp thu ý kiến của người khác cũng là cách bày tỏ lòng tôn trọng đối với họ.
Bởi vì tôi lựa chọn giải pháp thừa nhận mình sai, nên tôi hiểu được giá trị của việc thu thập ý kiến, quan điểm của nhân viên và khám phá ra tầm quan trọng của việc duy trì cuộc họp thường kỳ tại Amway. Chúng tôi gọi cuộc họp này là Nói lên điều bạn nghĩ. Cứ vài tháng, chúng tôi lại chọn ra một đại diện tiêu biểu từ mỗi bộ phận đến để trao đổi với tôi. Họ được quyền hỏi bất cứ câu hỏi nào, đưa ra những đề xuất, thậm chí là phê bình, góp ý từ những chuyện lớn (như sự cố kỹ thuật trong hệ thống sản xuất) đến những chuyện nhỏ (như phàn nàn về thức ăn, đồ uống trong máy bán hàng tự động).
Nói lên điều bạn nghĩ là một cách giúp cho nhân viên biết rằng chúng tôi không có tất cả mọi giải pháp, chúng tôi có thể mắc sai lầm, và ý kiến của họ luôn được tôn trọng. Chúng tôi hành động theo những đề xuất rút ra từ các buổi trao đổi với nhân viên nhằm xây dựng công ty ngày một hoàn thiện hơn. Nhưng trước hết, bản thân tôi phải dũng cảm thừa nhận sai sót trước nhân viên. Đó là một trong những quyết định sáng suốt nhất.
Việc ngoan cố cho rằng mình đúng chính là yếu tố gây rạn nứt các mối quan hệ. Nó làm nảy sinh các cuộc tranh cãi vô nghĩa để rồi sau đó ta nhận ra mình thật xuẩn ngốc. Jay Van Andel và tôi đã duy trì tình bằng hữu và là cộng sự của nhau từ hơn năm mươi năm nay. Chúng tôi sẽ không thể đạt được thành quả tốt đẹp như hiện tại nếu không đồng thuận về những mục tiêu cũng như những quyết định trong kinh doanh. Vì Jay lớn tuổi hơn tôi nên anh ấy giữ cương vị chủ tịch hội đồng quản trị, còn tôi làm giám đốc điều hành trong ban quản trị gồm có hai người chúng tôi. Chúng tôi đã thỏa thuận với nhau rằng mọi quyết định kinh doanh đều phải nhận được sự đồng ý của cả hai.
V��o những ngày đầu thành lập Amway, tôi bị cái tôi của mình lấn lướt, muốn sắm một chiếc xe hơi sang trọng hơn. Trong khi các nhà phân phối của công ty lái những chiếc Cadillac sang trọng, thì Jay và tôi lại chạy chiếc Plymouth và Desoto "cổ lỗ". Khi ấy một nhà kinh doanh xe hơi ở thành phố Grand Rapids có một chiếc Packard tuyệt đẹp và lịch lãm mà tôi rất muốn sở hữu. Tôi đã quyết định mua nó để làm xe cho công ty mà không hỏi qua ý kiến của Jay. Tôi đã phải xin lỗi anh vì điều đó. Song, anh ấy không giận và còn nói: "Không vấn đề gì đâu, cậu đã quyết định rồi, vậy hãy vui lên đi chứ!". Tôi đạt được điều mình muốn, nhưng tôi cũng đã vi phạm chính sách về tài chính của công ty khi tự ý quyết định việc mua xe.
Trong quá trình cộng tác với nhau, không tránh khỏi những lúc chúng tôi bất đồng đến mức gây tranh cãi. Đó là lần bàn bạc đề ra quy định về trang phục đối với thực khách khi đến nhà hàng của chúng tôi. Đó là một trong những quyết định bình thường nhất nhưng lại dẫn đến cuộc tranh cãi lớn.
Cygnus là tên của nhà hàng nằm trên tầng thứ 26 của khách sạn Amway Grand Plaza mới xây (được khai trương vào đầu những năm 1980) với tầm nhìn bao quát toàn thành phố Grand Rapids, và đây cũng là một trong những nhà hàng sang trọng đầu tiên của thành phố. Chúng tôi tranh cãi với nhau rằng liệu có nên giữ phong cách trang trọng cho nhà hàng với yêu cầu thực khách nam mặc trang phục vét-tông và đeo cà vạt, hay là mở cửa đón tiếp tất cả mọi người để có thể mở rộng việc kinh doanh. Đó là lần duy nhất trong nhiều năm cộng tác, một người đã sử dụng quyền phủ quyết để bác quyết định của người kia. Nhưng may mắn là chúng tôi đã xây dựng được một tình bạn vững chắc, và "vụ" nhà hàng Cygnus cũng dần trở thành chuyện nhỏ. Tuy nhiên, rất nhiều tình bạn và mối quan hệ gia đình đã bị rạn nứt, thậm chí đi đến kết thúc chỉ vì những tranh cãi không đáng có. Đối với hầu hết mọi người, việc phải thừa nhận mình sai sẽ làm tổn hại đến lòng kiêu hãnh và cái tôi của họ.
Tuy nhiên, khi ta suy nghĩ chín chắn hơn, việc thú nhận sự thật sẽ trở nên dễ dàng. Ta sẽ đạt được nhiều thành công hơn, ít phạm phải sai lầm và không còn quá nhạy cảm, dễ cảm thấy bị đe dọa trước một vấn đề nào đó. Khi còn trẻ, ta cố gắng xây dựng hình ảnh bản thân, vì thế ta thường sợ thừa nhận lỗi lầm của mình. Đến khi đã có tuổi, ta mạnh dạn chia sẻ những sai lầm của mình trong cuộc sống và thừa nhận với chính bản thân và người khác rằng còn cả một quãng đường dài nữa ta mới đạt đến sự hoàn hảo. Trên thực tế, việc thú nhận sai lầm là cách giải thoát, giúp cho đôi bên cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm và cũng là dấu hiệu cho thấy sự chín chắn trong cách nghĩ. Trung thực trước sai lầm thể hiện đức tính khiêm nhường. Con người thường đề cao đức tính khiêm nhường, không ai ưa thích sự cao ngạo.
Nói "Tôi đã sai" là bước khởi đầu trong quá trình chữa lành tổn thương nội tâm. Chẳng hạn như khi đứa bé bị bắt quả tang đang ăn vụng bánh trong hộp, nó phản ứng bằng cách chối cãi quanh co và biện bạch lý lẽ để bảo vệ mình. Tương tự như vậy, chúng ta cũng có khuynh hướng bảo vệ mình hơn là thừa nhận sai sót. Phủ nhận tội lỗi chẳng mang lại kết quả tốt đẹp nào. Ta chỉ trưởng thành hơn khi xem mối quan hệ quan trọng hơn việc bảo vệ quan điểm hay thể diện của mình. Tuy nhiên, khi hiểu rằng mọi người đều có thể sai phạm, ta sẽ không còn cảm thấy day dứt nữa. Đó cũng là cách chữa lành nỗi đau mà ta đã gây ra cho người khác. Nếu vẫn ôm mối ác cảm trong lòng, nó dần dần khoét sâu thành những vết thương khó có thể lành lặn.
Mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi. Phủ nhận sự tồn tại của chúng chỉ góp phần sinh ra lòng kiêu ngạo cùng những cuộc tranh cãi bất hòa. Nên nhớ "Nhân vô thập toàn"! Người cầu toàn luôn đòi hỏi mọi thứ họ làm đều phải hoàn hảo. Nhưng đã có ai đạt được chuẩn mực như vậy chưa? Cái tôi cao ngạo sẽ lôi bạn đi xa, nhưng chỉ có lòng chính trực và khiêm tốn mới đưa bạn đến thành công.
Ngoài ra, thừa nhận lỗi lầm còn giúp ta chữa lành những căn bệnh về thể chất và tinh thần. Y học đã khám phá được mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của con người. Tôi không phải là bác sĩ, nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tác dụng của việc nhìn nhận lỗi lầm thay vì chống đối; lòng bao dung tha thứ thay vì giữ mối ác cảm trong lòng; và chấp nhận mình có thể đúng hoặc sai. Ta sẽ cảm thấy khỏe khoắn về tinh thần lẫn thể chất khi đã cất bỏ gánh nặng của việc mình phải luôn luôn đúng và giải phóng bản thân khỏi nỗi sợ hãi bị người khác xét đoán. Vì lý do đó, tôi không giữ im lặng khi biết mình sai và tỏ thái độ cầu thị khi thừa nhận sự thật. Tôi cũng cởi mở tiếp thu ý kiến của người khác. Việc xác nhận ý kiến của ai đó là đúng cũng quan trọng không kém như khi ta trung thực thừa nhận thiếu sót của mình.
Sau khi nhận ra lỗi lầm, ta sẽ dễ dàng tha thứ cho bản thân, thậm chí có thể để nó trôi vào dĩ vãng. Biết mình cũng có lúc sai phạm, ta sẽ dễ mở lòng bao dung trước lỗi lầm của người khác. Một trong những nhân vật nổi bật với tính cách này là Gerald R. Ford, vị Tổng thống thứ 38 của Mỹ. Tôi đã mất một người bạn và nước Mỹ mất đi một nhà lãnh đạo đáng kính khi ông qua đời sau lễ Giáng sinh năm 2006.
Tin tức báo chí đã đăng tải sau đám tang của ông là những bằng chứng rõ ràng về một người khiêm nhường với đức tin mạnh mẽ. Sự liêm chính và niềm tin của ông thể hiện rõ nhất khi ông tuyên bố ân xá cho tổng thống tiền nhiệm, Richard Nixon, vì những tội trạng vị này đã gây ra khi còn đương nhiệm. Tổng thống Ford biết rằng hành động ân xá đó rất có thể gây "nguy hiểm" cho chiến dịch tranh cử của ông vào năm 1976, nhưng ông đã làm điều mà ông tin là đúng. Trong bài nói chuyện trước quần chúng nhân dân để giải thích việc ông ân xá cho Nixon, Ford nói ông không thể trông đợi Thượng Đế chỉ cho ông thế nào là sự công bằng và lòng nhân từ nếu ông không thể chỉ cho người khác thấy điều đó. Ông đã nhìn xa hơn những lợi ích chính trị và lợi ích cá nhân để tha thứ, gác bỏ chuyện cũ vì mục đích làm lành những vết thương của đất nước. Tổng thống Ford nhận ra rằng tương lai đất nước quan trọng hơn nhiều so với số phận của vị tổng thống tiền nhiệm.
Chúng ta đã lãng phí năng lượng khi ghét bỏ ai đó. Một tương lai tươi sáng quan trọng hơn bất cứ sự thù hận hoặc mặc cảm tội lỗi nào.
"Tôi đã sai" là câu nói có thể làm vơi nhẹ nỗi đau trong mối quan hệ căng thẳng, kết thúc cuộc tranh cãi, bắt đầu quá trình hàn gắn và thậm chí biến kẻ thù trở thành bạn bè. Chấp nhận mình sai có thể đe dọa đến quyền lực, sự tín nhiệm cũng như địa vị của bạn, tuy nhiên mọi điều giá trị trong cuộc sống đều cần có một chút "mạo hiểm".
Trong bước đường sự nghiệp, tôi đã lấy những kinh nghiệm lái thuyền buồm của mình làm minh chứng cho việc chấp nhận mạo hiểm - bạn sẽ không biết cách lái thuyền nếu chỉ đứng trên bờ mà nhìn. Tôi thường kể câu chuyện Jay và tôi bán dự án kinh doanh của mình không lâu sau Thế chiến thứ hai và mua một chiếc thuyền buồm cũ bằng gỗ. Chúng tôi khởi hành từ Connecticut và đi dọc theo đường bờ biển hướng tới Nam Mỹ như kế hoạch, mặc dù thực ra trước đó hai chúng tôi chưa từng lái thuyền bao giờ. Chúng tôi bị lạc đường, bị mắc cạn, và khi đó đội tuần tra trên biển cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chúng tôi. Chiếc thuyền bị thủng và chìm ở bờ biển Cuba, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục chuyến du hành bằng phương tiện khác để đến được Nam Mỹ. Tôi đã học được một bài học vô giá đó là chấp nhận mạo hiểm và tự tin tiến về phía trước. Nếu chờ đợi cho đến khi có đủ kiến thức và kinh nghiệm mà bạn nghĩ là cần thiết, bạn sẽ không bao giờ dám dấn bước để đạt đến mục tiêu.
Khi tập đoàn Amway tiến hành cuộc đầu tư mạo hiểm qua việc phát triển chi nhánh nước ngoài đầu tiên ở Úc, tôi đã có một bài diễn thuyết trước các nhà phân phối với tựa đề The Four Winds (Gió bốn phương). Thông điệp mà tôi muốn truyền tải là gió thổi khắp bốn phương, có khi ngọn gió sẽ xuôi chiều với ta và cũng có thể thổi ngược hướng ta đi. Thành công phụ thuộc vào cách ta đối mặt với những cơn gió ấy. Tôi còn nhớ những ngày lái thuyền trên hồ Michigan, những cơn gió từ phía tây nhè nhẹ thổi và cứ thế tôi cho thuyền của mình xuôi theo dòng nước. Vào những ngày gió đổi hướng thổi từ phía đông, khi đó tôi biết mình đang gặp phải thời tiết bất thường và không thể đoán trước điều gì sắp xảy ra. Khi cơn gió tây bắc thổi ngang hồ mang theo luồng không khí lạnh sau những ngày thời tiết ẩm ướt, mặt hồ bắt đầu gợn sóng dữ dội, và bạn cần phải biết làm gì để kiểm soát con thuyền hoặc phải từ bỏ cuộc hành trình.
Đối với tôi, dù "cơn gió" có hung hãn ra sao trên con đường tôi đi thì ngọn lửa hy vọng trong tôi luôn luôn cháy sáng. Khi bạn đang ở trên mặt nước, gió có thể thổi không theo một hướng nhất định nào. Cuộc sống là thế! Những bất ổn, đổi thay của hoàn cảnh có thể khiến ta gục ngã hoặc nâng bước ta tiến đến thành công. Chính khả năng đương đầu, giải quyết những bất trắc mới cho thấy năng lực thật sự của ta. Lênh đênh trên sóng nước trong điều kiện thời tiết bất thường, người thủy thủ phải biết điều chỉnh cánh buồm. Khi phạm sai lầm cũng thế, bạn cần điều chỉnh lại suy nghĩ để chấp nhận thiếu sót của mình và xem xét cách thức nào tốt nhất để xử lý ổn thỏa mọi chuyện. Mạnh dạn nói "Tôi đã sai" là cách ta chấp nhận đối mặt với tình huống khó khăn. Việc đó có phần mạo hiểm nhưng "hoa trái" ta nhận được sẽ vượt ngoài sự mong đợi.
Mối quan hệ gia đình và bạn bè có thể bị rạn nứt chỉ vì ta lo ngại, hoặc quá ngoan cố, sợ hãi khi phải nói: "Tôi đã sai. Bạn đúng. Cho tôi xin lỗi và hãy thứ lỗi cho tôi". Cuộc sống quá ngắn ngủi, trong khi cái tôi của con người quá lớn và rất dễ tổn thương. Cái tôi cản trở việc chữa lành những vết thương nội tâm và khả năng cải thiện mối quan hệ chỉ với một vài từ đơn giản.
"Tôi đã sai" giúp thay đổi thái độ của ta và mở ra nhiều lợi ích từ những mối quan hệ tốt đẹp. Thật khó nhận ra mình sai và còn khó hơn nữa khi phải thú nhận điều đó với người khác. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn thừa nhận thiếu sót? Hãy thử xem! Việc trung thực chấp nhận "Tôi đã sai" sẽ không làm nhụt chí bạn như bạn tưởng. Nó giúp cho mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn và lòng bạn cũng thanh thản, thoải mái hơn.
0 notes
haluonggrace-blog · 7 years ago
Text
10 CÂU NÓI VẠN NĂNG
Lời giới thiệu
Nghệ thuật sống tích cực
Vào năm 2007, tôi vô cùng vinh dự được nhận giải Norman Vincent Peale Award for Positive Thinking (Giải thưởng Norman Vincent Peale cho những Suy nghĩ Tích cực). Vào những năm cuối thập niên 1940 - khi tôi cùng Jay Van Andel, một người bạn lâu năm đồng thời cũng là cộng sự trong kinh doanh, bắt đầu công việc bán sản phẩm vitamin Nutrilite thì một trong những cuốn sách đầu tiên mà tôi đọc chính là cuốn The Power of Positive Thinking (Sức mạnh của lối Suy nghĩ Tích cực) của Peale. Tôi biết rõ về ông ấy. Chúng tôi cũng đã từng mời Tiến sĩ Peale đến phát biểu tại một số buổi hội nghị kinh doanh Nutrilite.
Ngày trước, Peale từng là một sinh viên nhút nhát. Khi học đại học, Peale được một giảng viên trong trường khích lệ ông tin tưởng vào bản thân và tin tưởng vào sự giúp đỡ của Thượng Đế. Ông đã cầu nguyện, sống với đức tin và rồi trở thành "cha đẻ" của khái niệm suy nghĩ tích cực. Peale từng chia sẻ rằng niềm vui của ông chính là được giúp đỡ những người không hạnh phúc, vì nỗi bất hạnh thường khiến cho con người không thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, và xã hội cũng phải gánh chịu sự tổn thất đó. Thế là Peale quyết định hành động để thay đổi hiện thực này bằng cách chia sẻ ý tưởng của mình trong các bài phát biểu, cũng như qua sách vở.
Norman Vincent Peale Award for Positive Thinking là giải thưởng thường niên được trao cho "những ai sống thanh sạch, là tấm gương điển hình trong việc vận dụng sức mạnh của lối suy nghĩ tích cực, có niềm tin, quan tâm sâu sắc đến mọi người và cam kết cống hiến vì sự tiến bộ của thế giới". Tôi không biết liệu mình đã thật sự sống đúng với tinh thần của giải thưởng hay chưa, nhưng đó chính là động lực để tôi thực hiện cuốn sách này.
Nhìn chung, tôi vốn là người có tinh thần lạc quan, tích cực. Tôi từng là một đứa trẻ hạnh phúc mặc dù lớn lên trong thời kỳ Đại Suy thoái(1). Trong suốt cuộc đời mình, tôi luôn cố gắng động viên người khác phát huy hết khả năng của họ. Là người đồng sáng lập tập đoàn Amway, tôi đã truyền tải thông điệp này đến hàng ngàn người trên khắp thế giới với mong muốn nhìn thấy họ đạt được ước mơ khi cộng tác với Amway.
Từng là trưởng nhóm cổ vũ cho đội bóng rổ nổi tiếng Orlando Magic và là người khởi xướng hoạt động đóng góp xây dựng, phát triển thành phố quê nhà Grand Rapids, tiểu bang Michigan, tôi nhận thấy chính lối suy nghĩ tích cực và sự động viên, khích lệ là yếu tố cơ bản trong công tác lãnh đạo cũng như trong quá trình phát triển. Dù là người đứng đầu công ty hay là trụ cột gia đình, chính những suy nghĩ tích cực tạo ra tác động lan tỏa mạnh mẽ, dẫn đến sự thay đổi.
Cha tôi là người luôn lạc quan, ngay cả khi ông bị mất việc trong thời kỳ Đại Suy thoái. Tôi luôn nhận được nguồn động viên, khích lệ từ ông. Jay Van Andel và tôi không có một mơ ước nào khác ngoài việc tạo dựng cho mình một công việc kinh doanh riêng, và chúng tôi kiên trì đeo đuổi mục tiêu dù trên bước đường lập nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Chúng tôi đã từng thuê một hội trường có sức chứa hai trăm người để tổ chức buổi thuyết trình nhằm tìm kiếm nhà phân phối cho những sản phẩm dinh dưỡng của mình. Vậy mà chỉ có hai người tham dự! Nhưng chúng tôi vẫn không nản chí, kết quả là công việc kinh doanh của chúng tôi ngày hôm nay đã phát triển lớn mạnh đến không ngờ. Mọi người chúc mừng thành quả của chúng tôi, tuy nhiên chúng tôi không dành quá nhiều thời gian để tự mãn với những gì mình đã đạt được. Chúng tôi đang bận lên kế hoạch cho tương lai.
Mặc dù con người thường muốn trút giận hay càu nhàu về một vấn đề gì đó, nhưng họ đều bị cuốn hút vào những điều tích cực và sẽ đi theo ánh sáng dẫn đường để đến với những điều tốt đẹp ấy. Tôi đã từng diễn thuyết trên các sân khấu lớn, nhưng một trong những bài diễn thuyết đầu tiên của tôi là với một nhóm gồm bốn mươi nhân viên kế toán. Một trong những nhân viên đầu tiên khi Amway mới thành lập đã mời tôi nói chuyện. Tôi suy nghĩ rất nhiều về nội dung bài nói chuyện và nhanh chóng ghi chú lại tất cả những điều tốt đẹp đã diễn ra trong những ngày đầu phát triển kinh doanh.
Rất nhiều diễn giả mà tôi biết thường muốn chứng tỏ sự hiểu biết của mình bằng cách đề cập đến những điều tồi tệ đang xảy ra trên thế giới. Đây là cách để họ đánh bóng tên tuổi và gia tăng sự tín nhiệm cho mình. Họ luôn cố tìm ra những điều có thể biến họ trở thành "nhà bình luận". Trong buổi nói chuyện với nhóm nhân viên kế toán ấy, tôi nói rằng tôi không có ý định chỉ trích bất kỳ điều gì mà chỉ muốn chia sẻ những điều tốt đẹp đang diễn ra trên đất nước này mà thôi.
Sau lần đó, tôi lại tiếp tục truyền tải những thông điệp tích cực đến các nhóm khác. Càng ngày tôi càng nhận được nhiều sự ủng hộ hơn qua các bài phát biểu của mình. Nó giúp mọi người nhận ra cách thức cũng như lý do tại sao họ nên hình thành thói quen tìm kiếm những điều tốt đẹp trong cuộc sống và từ những người xung quanh.
Từ thông điệp nhỏ mà tôi đã gửi đến nhóm nhân viên kế toán khi ấy nay đã phát triển thành chủ đề Bán hàng kiểu Mỹ (Selling America) - bài nói chuyện tôi đã trình bày trước hàng ngàn người trên khắp cả nước. Sau đó, bài nói chuyện này được thu âm lại và được trao tặng giải Alexander Hamilton Award for Economic Education (Giải thưởng Alexander Hamilton dành cho hoạt động Giáo dục Kinh tế) từ Freedoms Foundation(2). Khi đó, tôi nhận ra khi tôi càng chia sẻ những điều tích cực, thì càng có nhiều người muốn lắng nghe tôi nói.
Nguyên nhân là do con người quá "đói" những thông tin tích cực và tốt đẹp bởi thế giới ngày nay đầy rẫy những chuyện tồi tệ. Chúng ta quen với việc tìm những lỗi lầm, sai sót. Có thể là do ta đã bị tiêm nhiễm tư tưởng hoài nghi, rằng điều tốt đẹp chỉ có trong cổ tích!
Tôi hy vọng rằng qua cuốn sách này, mọi người có thể tìm thấy cho mình những điều tích cực trong cuộc sống. Để thành công, bạn cần bỏ ra chút công sức và kiên trì luyện tập. Nhưng những ai nỗ lực giúp bản thân và giúp những người khác, chắc chắn họ sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Sống lạc quan là một sự lựa chọn, giống như việc lựa chọn hướng đi khôn ngoan để tránh các rắc rối có thể xảy đến hoặc nhanh chóng thay đổi lộ trình khi bạn nhận ra mình đang đi sai hướng.
Một khi ta đã chọn lối suy nghĩ tích cực, nó sẽ trở thành thói quen. Khi gặp ai đó, ta nên lắng nghe để nhận ra điều tốt mà họ đã làm. Biết kiên nhẫn lắng nghe, ta sẽ nghe được những điều tốt đẹp. Sau đó ta nên đáp lại bằng những câu phù hợp như: "Bạn có thể làm được!", "Cảm ơn bạn!", hoặc "Tôi rất tự hào về bạn!".
Lối suy nghĩ tích cực sẽ thay đổi con người bạn và cách nghĩ của bạn, giúp bạn động viên tinh thần của người khác. Khi bạn bắt đầu tìm kiếm những điều tốt đẹp, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ đẹp đẽ hơn. Lòng quý trọng bản thân phát triển một cách tự nhiên từ thói quen nhìn vào mặt tốt ở người khác. Làm được như vậy, bạn cũng sẽ nhận ra được nhiều điểm tốt ở chính mình, đồng thời người khác cũng nhận ra và khen ngợi những điểm tốt này ở bạn.
Ngày tôi tốt nghiệp cấp ba, người thầy dạy giáo lý đã viết một lời động viên giản dị trong cuốn lưu bút của tôi mà cho đến giờ tôi không thể nào quên được: "Gửi đến chàng trai trẻ có tài năng lãnh đạo trong vương quốc của Chúa". Dòng chữ ấy đơn giản có giá trị khích lệ rất lớn đối với một cậu học sinh học không giỏi, đã từng bị nhận xét là không đủ điều kiện vào đại học như tôi. Nhưng người thầy đáng kính ấy đã nhìn ra tôi là người có khả năng lãnh đạo - điều mà tôi chưa từng nghĩ tới.
Điểm mấu chốt ở đây là chỉ một dòng chữ đơn giản lại có thể thay đổi cả cuộc đời một con người. Đến đây, vấn đề được đặt ra là bạn sẽ chuyển tải những thông điệp nào? Bạn đã nhận được những thông điệp nào? Bạn sẽ tạo ra bầu không khí bi quan hay tràn đầy sự động viên, khích lệ? Bạn sẽ vùi d��p tinh thần họ hay nâng vực họ dậy? Riêng tôi, tôi quyết định trở thành một người luôn làm giàu thêm cho cuộc sống và tìm cách nâng đỡ những người xung quanh bằng cách nói những lời đơn giản nhưng đầy sức mạnh như: "Tôi tự hào về bạn", "Tôi cần bạn", "Tôi tin tưởng ở bạn", hoặc "Tôi yêu bạn". Những lời này đều có thể trở thành "chất xúc tác" làm thay đổi một con người, và chúng nên có trong kho từ vựng của bạn.
Cuốn sách này dành cho tất cả mọi người, đặc biệt cho những ai khao khát tiến lên vị trí lãnh đạo. Trở thành người lạc quan, tích cực chính là bước tiến đầu tiên cần có của một nhà lãnh đạo tài ba. Cho dù bạn là nhà lãnh đạo của một doanh nghiệp, giáo viên, huấn luyện viên, hay là bậc làm cha làm mẹ, những câu nói đầy sức mạnh này sẽ giúp bạn thành công trong vai trò của mình.
Nếu thử nhìn lại, bạn sẽ thấy những nhà lãnh đạo lỗi lạc thường có lối suy nghĩ tích cực. Chẳng hạn, dù đang trong thời khắc đen tối nhất của cuộc Thế chiến thứ II nhưng trong bài nói chuyện của mình trên đài phát thanh, Tổng thống Franklin Roosevelt chẳng hề đề cập đến bất kỳ câu chuyện bi quan, tiêu cực nào. Tổng thống Ronald Reagan thì lại là một nhà kể chuyện xuất sắc. Ông biết cách khiến người khác phải bật cười bằng những câu chuyện vui, bất chấp mình đang phải đối mặt với vấn đề khó khăn. Ông luôn nhìn thấy mặt tốt của sự việc. Còn trường hợp của Tổng thống John Kennedy, ông biết mình phải đặt ra một nhiệm vụ rõ ràng cho đất nước, ông kêu gọi: "Hãy tiến đến mặt trăng!". Ông thách thức cả nước Mỹ với giấc mơ tiến xa hơn nữa, làm tốt hơn nữa, và đi trước thời đại. Nước Mỹ kiên trì theo đuổi mục tiêu này và cuối cùng đã thành công vào năm 1969 với sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người đã đặt chân lên mặt trăng.
Những ai ở vị trí lãnh đạo đều cần phải phát triển những tính cách trên, làm quen với những câu nói đơn giản nhưng đầy sức mạnh và thực hành nghệ thuật tư duy tích cực. Người lãnh đạo phải là tấm gương cho mọi người noi theo. Họ là những người sẵn sàng bắt tay vào công việc và hoàn thành nó, bất kể đó là công việc gì.
Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi biết rằng mọi người có thể hợp tác với nhau để cùng tạo ra bầu không khí tích cực trong cộng đồng của mình. Những người lạc quan ở thành phố Grand Rapids của tôi đã làm như thế, họ đã đưa thành phố quê hương phát triển thật đáng kinh ngạc trong những năm gần đây. Vài năm trước, tôi có dịp tiếp chuyện với những khách mời tham dự tiệc khai trương trung tâm hội nghị của chúng tôi. Tôi bảo rằng "Không khí thật tuyệt!", và họ đã rất ngạc nhiên với lời nhận xét này vì tối hôm đó có tuyết rơi và thời tiết rất xấu. Tuy nhiên, lúc đó tôi không có ý nhắc đến thời tiết, mà tôi muốn nói về bầu không khí của những con người tích cực đã cùng hợp sức để phát triển cộng đồng. Mọi người đã cùng nhau xây dựng nên trung tâm hội nghị tuyệt vời này nhờ vào tầm nhìn xa của các nhà lãnh đạo, bằng nguồn đóng góp của Chính phủ và những người ủng hộ, với đội ngũ những người lao động lành nghề cùng những con người âm thầm lặng lẽ trợ giúp - cũng phải kể đến rất nhiều nhân viên giỏi và kiên nhẫn đã phục vụ những bữa ăn ngon, nóng sốt đến từng người trong tổng số 2.500 khách tham dự.
Không chỉ là các nhóm cộng đồng mà bất kỳ công dân nào có thái độ tích cực cũng có thể tạo sự ảnh hưởng tương tự đối với đất nước, thậm chí đến cả thế giới. Nếu mọi người đều bắt đầu hình thành thái độ sống tích cực, bắt đầu tìm kiếm những điều tốt đẹp để khen ngợi thay vì soi mói lỗi lầm và chê trách lẫn nhau, xã hội này sẽ thay đổi một cách sâu sắc, trở thành nơi mà tất cả mọi người đều cùng dang tay nâng đỡ nhau. Sống trong môi trường đó, chúng ta chỉ nghĩ về những điều tốt đẹp, sẽ làm việc chăm chỉ hơn, có nhiều ý tưởng hơn, mơ xa hơn và có thể đóng góp nhiều hơn.
Không ai khác mà chính đất nước và xã hội của ta sẽ phải lãnh chịu hậu quả khi ta không thể tìm thấy bất kỳ điều gì tốt đẹp ở mọi người và mọi vật. Khi ta cố tình tránh né các cuộc trao đổi hay lời góp ý mang tính xây dựng, thay vào đó cứ quy chụp nhau rằng "Họ đang xúc phạm phẩm giá của mình", ta đang vô tình hình thành thói quen cản trở việc sử dụng những câu nói tích cực.
Tôi thích lời dạy trong kinh Tân Ước (Philippians 4:7-9), đoạn có ghi: "Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn kính, điều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến". Hãy thử nghĩ xem thế giới sẽ trở nên như thế nào nếu tất cả mọi người đều lĩnh hội tinh thần trên!
Tôi nghĩ rằng cách đơn giản để khuyến khích mọi người xây dựng thái độ lạc quan, tích cực là giới thiệu một số câu nói tích cực như trong cuốn sách này. Những lời lẽ khiêm tốn ấy chứa đựng bên trong nó cả nguồn sức mạnh có thể làm biến đổi sâu sắc cuộc sống chúng ta theo hướng tốt đẹp hơn. Không dừng lại đó, khi ta quyết định sống với thái độ lạc quan tin tưởng, quyết định đó không chỉ thay đổi đời ta mà còn thay đổi cả cộng đồng, thậm chí là cả đất nước, và thế giới này cũng sẽ thay đổi theo. Chúng ta cần điều chỉnh thái độ sống theo hướng lạc quan và hành động tích cực để hàn gắn các mối quan hệ, kết nối mọi người lại với nhau vì lợi ích chung.
Cũng giống như những nhà lãnh đạo tài ba, bạn cũng có thể cải thiện hoàn cảnh của mình khi giúp đỡ người khác và truyền cảm hứng cho họ. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng thông điệp trong cuốn sách này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại. Mọi xã hội đều cần đến những con người có thể khích lệ tinh thần và khơi dậy nguồn cảm hứng. Chính họ làm cho thế giới này luôn vận động. Và rất có thể bạn là một trong số đó!
Chú thích
(1) Đại Suy thoái (Great Depression) là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929, kéo dài đến hết thập niên 1930 và lấn sang đầu thập niên 1940. Nó bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào ngày 29 tháng 10 năm 1929, rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn châu Âu và mọi nước trên thế giới.
(2) Freedoms Foundation ra đời vào năm 1949, là một tổ chức giáo dục hoạt động phi lợi nhuận, không thiên về đảng phái nào.
0 notes