Tumgik
Text
Đại học Hàng hải tuyển sinh trên 3.000 chỉ tiêu năm 2019
Đại học Hàng hải tuyển sinh trên 3.000 chỉ tiêu năm 2019
Năm tuyển sinh 2019, Đại học Hàng hải Việt Nam sẽ tuyển sinh với tổng chỉ tiêu 3.200 thí sinh.
Năm 2019, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển sinh trình độ đại học chính quy với 4 phương thức.
Thứ nhất, trường sẽ xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Quốc gia năm 2019 theo Quy định của Bộ GD&ĐT về điều kiện xét tuyển, thời gian xét tuyển, lệ phí xét tuyển,...
Thứ hai, trường xét tuyển thẳng kết hợp, áp dụng cho toàn bộ các chuyên ngành đối với những thí sinh có tổng điểm các môn thi THPT Quốc gia năm 2019 trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo Quy định của nhà trường.
Đồng thời, thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 hoặc tương đương trong thời hạn (tính đến ngày 30/6/2019); đạt các giải Nhất, Nhì, Ba các môn thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên với các môn thi gồm: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học và Ngoại ngữ.
Thứ ba, trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập và rèn luyện 3 năm học THPT, áp dụng đối với những thí sinh thuộc nhóm Kỹ thuật & Công nghệ (27 chuyên ngành) với tiêu chí xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2017, 2018, 2019, có hạnh kiểm khá trở lên. Xét tuyển theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Chuyên ngành Kiến trúc & nội thất sử dụng kết quả thi Vẽ mỹ thuật năm 2019 của các trường đại học khác trong xét tuyển. Trong đó, điểm trung bình tổ hợp môn xét tuyển = (Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển 3 năm lớp 10, 11, 12; mỗi năm gồm học kỳ 1 và học kỳ 2)/6.
Điểm xét tuyển = Điểm trung bình tổ hợp môn xét tuyển + Điểm ưu tiên.
Riêng đối với chuyên ngành Kiến trúc & nội thất, điểm xét tuyển = (Tổng điểm 02 môn trong tổ hợp xét tuyển 03 năm lớp 10, 11, 12; mỗi năm gồm học kỳ 1 và học kỳ 2)/6 + Điểm Vẽ mỹ thuật * 2 + Điểm ưu tiên. Điểm trung bình tổ hợp môn xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 15.
Đọc thêm: Năm 2019, các trường Đại học "TỐP đầu" tuyển sinh như thế nào?
Thứ tư, trường xét tuyển thẳng theo đặt hàng và học bổng của doanh nghiệp. Phương thức này chỉ áp dụng cho 2 chuyên ngành Điều khiển tàu biểnvà Khai thác máy tàu biển.
Đối tượng là những thí sinh có tổng điểm các môn thi THPT Quốc gia năm 2019 hoặc tổng điểm trung bình của 3 môn theo kết quả của 3 năm THPT (trong tổ hợp môn xét tuyển) cộng với điểm ưu tiên đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo Quy đinh của nhà trường.
Theo NHẬT TÂM (VTC)
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Đại học Hàng hải tuyển sinh trên 3.000 chỉ tiêu năm 2019
0 notes
Text
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố phương án tuyển sinh năm 2019
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố phương án tuyển sinh năm 2019
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mới công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Năm 2019, tổng chỉ tiêu dự kiến của Trường là 5.650 chỉ tiêu, tăng 2,7% so với năm 2018.
Ngoài 37 mã ngành tuyển sinh như năm 2018, Trường dự kiến sẽ mở thêm 7 ngành mới (học bằng tiếng Anh) được xây dựng theo hướng liên thông quốc tế, tích hợp liên ngành và phù hợp với thời đại công nghệ số.
Cụ thể, các ngành mới có thể mở là ngành Đầu tư tài chính, Công nghệ tài chính, Khoa học dữ liệu trong Kinh tế và Kinh doanh, Quản trị khách sạn quốc tế, Phân tích kinh doanh, Kinh doanh số, Quản trị chất lượng và Đổi mới cùng 02 chương trình đào tạo đặc thù là Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế (đã tuyển sinh từ năm 2017) Quản trị điều hành thông minh (đã tuyển sinh từ năm 2018), sẽ được bổ sung vào danh mục mã tuyển sinh năm 2019.
Trong những ngành mới này, ngành Kinh doanh số là ngành học mà Trường Đại học Kinh tế quốc dân sẽ là trường tiên phong đào tạo tại Việt Nam. Đây là chương trình đào tạo mới và đầu tiên ở Việt Nam, do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cấp bằng chính quy, với mục tiêu đào tạo ra những cử nhân quản trị kinh doanh, có khả năng ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo kế hoạch, năm 2019, số tổ hợp xét tuyển sẽ được Trường Đại học Kinh tế quốc dân duy trình ổn định như năm 2018 với 9 tổ hợp: A00, A01, D01, D07, D09, D10, B00, C03 và C04.
Điểm sàn xét tuyển (dự kiến) đặt ra ở mức 18 điểm, tương tự như năm 2018.
Các ngành đào tạo đều xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Điểm trúng tuyển theo ngành, không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển.
Chỉ tiêu tuyển sinh từ phương thức xét tuyển này chiếm không ít hơn 90% tổng chỉ tiêu.
Ngoài ra, trường còn thực hiện chính sách tuyển thẳng theo quy định của Bộ và áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp theo quy định riêng của trường.
Đọc thêm Sự Thật Học Phí Trường Công Cao Hơn Trường Tư năm 2019
Trường đưa ra 3 phương thức xét tuyển trong năm 2019
1. Tuyển thẳng: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
2. Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019: Điểm trúng tuyển theo ngành/chương trình; Không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển.
3. Xét tuyển kết hợp (tuyển thẳng) nhận hồ sơ dự tuyển tại trường từ 02/5/2019 đến 15/7/2019 gồm 02 đối tượng sau:
- Thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và có tổng điểm thi THPTQG năm 2019 của 3 môn bất kỳ (có môn Toán) đạt từ 18 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).
- Thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/06/2019) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 550 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm thi THPTQG năm 2019 của môn Toán và 01 môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).
Trường sẽ tuyển chọn sau khi sinh viên nhập học các lớp
- 10 lớp Chất lượng cao (50 chỉ tiêu/01lớp): Kiểm toán, Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, QTKD quốc tế, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị Marketing, Quản trị nhân lực, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư.
- 05 lớp Tiên tiến học bằng tiếng Anh: Kế toán (110 chỉ tiêu/02 lớp), Tài chính (110 chỉ tiêu/02 lớp) và Kinh doanh quốc tế (55 chỉ tiêu/01 lớp).
Trường dự kiến tổ chức NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH – HƯỚNG NGHIỆP vào 2 đợt. Đợt 1: 8h00 thứ Bảy ngày 16/3/2019 tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân; Đợt 2: tháng 7/2019 tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh); D01 (Toán, Văn, Anh); D07 (Toán, Hóa, Anh); D09 (Toán, Sử, Anh); D10 (Toán, Địa, Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh), C03 (Toán, Văn, Sử).
Theo Giáo Dục & Thời Đại
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố phương án tuyển sinh năm 2019
0 notes
Text
Học sinh dịch chuyển về đào tạo nghề?
Học sinh dịch chuyển về đào tạo nghề?
Người ta hay nói tình trạng giáo dục VN hiện tại là 'thừa thầy thiếu thợ'. Câu nói ấy chưa chính xác.
Thực ra, VN hiện tại không có tình trạng “thừa thầy”, vì để đào tạo được một người thầy đúng nghĩa không hề đơn giản. Nhưng nói đang “thiếu thợ” thì đúng, dù chưa trọn nghĩa. Ấy là vì chúng ta đang “thiếu thợ lành nghề”.
Hằng năm các sinh viên tốt nghiệp và… thất nghiệp là một sự thật đau lòng. Trong khi các doanh nghiệp lại phàn nàn họ không tuyển dụng được lao động theo đúng yêu cầu phục vụ cho sản xuất. Cách đây vài năm, trong một buổi hội thảo, đã có diễn giả dẫn lại một chuyện thật như đùa, khi kể có doanh nghiệp nước ngoài nói rằng họ phải mất 2 năm để tẩy sạch những gì sinh viên đã học, sau đấy thêm 2 năm nữa để dạy những kỹ năng mà họ cần.
Với hàng ngàn trường ĐH, CĐ, trung cấp nghề, lẽ ra đó phải là “lò” đào tạo nguồn nhân lực đủ cung ứng cho các doanh nghiệp, cả trong nước và FDI. Nhưng trong thực tế, nhiều sinh viên khi tốt nghiệp ở một số trường đại học không thể tìm ra việc làm, còn doanh nghiệp lại không tìm ra nhân lực đúng yêu cầu cho mình.
Trong khi đó, chọn trường sau khi tốt nghiệp THPT của học sinh đang dịch chuyển về phía chọn những trường dạy nghề nhưng liệu trong hàng ngàn trường dạy nghề trong cả nước, đã có bao nhiêu trường “đào tạo điều thị trường lao động cần”?
Hiện ở Quảng Ngãi, ít nhất đã có Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất trả lời được câu hỏi này.
Trong lễ khai giảng niên học 2018 - 2019 và lễ tốt nghiệp cho sinh viên của trường, thầy hiệu trưởng nhà trường đã cam kết: “Trường đào tạo gắn với việc làm cho người học sau tốt nghiệp, 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm và làm được việc ngay”. Thậm chí, nhà trường còn cam kết, nếu sinh viên nào tốt nghiệp từ trường mà không có việc làm, trường sẽ hoàn trả hoàn toàn học phí đào tạo. “Nói thế, nhưng chúng tôi chưa phải hoàn trả học phí cho trường hợp nào, vì tất cả sinh viên ra trường đều có việc làm”.
Đó chính là yêu cầu của các doanh nghiệp, của những nhà tuyển dụng.
Gắn kết với doanh nghiệp trong mục tiêu đào tạo nhưng chất lượng đào tạo lại phụ thuộc vào nhà trường.
Gắn kết với doanh nghiệp chỉ là một nửa của mục tiêu đào tạo, chất lượng đào tạo chính là nửa còn lại.
Nếu chúng ta có nhiều trường dạy nghề theo mục tiêu này thì sự dịch chuyển của học sinh về hướng chọn trường dạy nghề, thay vì chọn trường đại học, sẽ tăng lên trong tương lai rất gần.
Theo Thanh Niên
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Học sinh dịch chuyển về đào tạo nghề?
0 notes
Text
Sự Thật Về: Học phí trường CÔNG cao hơn trường tư!
Sự Thật Về: Học phí trường CÔNG cao hơn trường tư!
Học phí các trường ĐH công lập hiện đang có nhiều mức khác nhau. Ngoại trừ mức trần học phí chương trình đại trà nhà nước quy định dành cho các trường ĐH công lập chưa thực hiện tự chủ thì nhiều chương trình đào tạo của trường công có học phí còn hơn trường tư.
Chất lượng cao gấp 5 - 6 lần đại trà
Theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí (HP) đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, mức trần HP đối với chương trình đào tạo đại trà tại các cơ sở chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư trong năm học 2019 - 2020 sẽ từ 8,9 - 13 triệu đồng/năm (tùy khối ngành). Như vậy, mỗi tháng, sinh viên theo học tại các cơ sở này đóng từ 890.000 - 1,3 triệu đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh chương trình đại trà, ở hầu hết các trường ĐH công lập hiện nay đều có thêm chương trình khác với mức HP cao hơn nhiều lần như: chất lượng cao, tiên tiến, liên kết…
Chẳng hạn, năm 2019 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM sẽ tuyển sinh chương trình chất lượng cao với 5 ngành (báo chí, ngôn ngữ Anh, Nhật Bản học, quan hệ quốc tế, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành). HP các chương trình này dự kiến tăng 10%, từ 33 triệu đồng/năm (2018) lên 36 triệu đồng/năm (2019).
Tương tự, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng đưa ra mức HP dự kiến cho năm học 2019 - 2020 là 1.060.000 đồng/tháng. Nhưng với chương trình tiên tiến học phí thu 40 triệu đồng/năm, chương trình Việt - Pháp 38 - 40 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao từ 29,7 - 40 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cũng dự kiến HP chương trình chất lượng cao khoảng 49 triệu đồng/năm. Nếu so với HP chương trình đại trà 10,6 triệu đồng/năm thì chương trình chất lượng cao gần gấp 5 lần.
Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, HP chương trình đại trà hiện vẫn áp dụng theo mức trần quy định với trường chưa thực hiện tự chủ (10,6 triệu đồng/năm với các ngành kỹ thuật và công nghệ). Nhưng với chương trình chất lượng cao học hoàn toàn bằng tiếng Anh, HP lên tới 30 triệu đồng/học kỳ. Như vậy, sự chênh lệch HP cùng một ngành ở 2 chương trình lên gấp gần 6 lần.
Học phí trường tự chủ lên tới 46 triệu đồng/năm
Với các trường ĐH công đã được phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo đề án tự chủ, mức HP thu ngay với chương trình đại trà cũng cao hơn nhiều so với mức trần quy định trường chưa tự chủ.
Theo Nghị định 86, mức trần HP với các chương trình đại trà tại các đơn vị thực hiện tự chủ trong năm học 2019 - 2020 từ 18,5 - 46 triệu đồng/năm tùy khối ngành. Trên cơ sở này, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết HP năm 2019 với chương trình đại trà khoảng 16,5 - 18,5 triệu đồng/năm. Với chương trình chất lượng cao dạy bằng tiếng Việt 27 - 28 triệu đồng/năm và chất lượng cao tiếng Anh 30 triệu đồng/năm.
Mức HP cho trường thực hiện đề án tự chủ đang áp dụng với hàng loạt trường ĐH khác, như: Kinh tế TP.HCM, Công nghiệp TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Tài chính - Marketing, Mở TP.HCM, Kinh tế quốc dân…
Dù đề án tự chủ chưa chính thức được thông qua nhưng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã công bố mức HP dự kiến năm học 2019 - 2020 chương trình chính quy 18 triệu đồng/năm, văn bằng 2 và chất lượng cao 30 triệu đồng/năm và tiên tiến 40 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng đang trình đề án tự chủ chờ UBND TP.HCM thông qua. Theo mức HP dự kiến khi thực hiện đề án tự chủ từ năm học 2018 - 2019, thí sinh có hộ khẩu TP.HCM từ 11,8 - 30 triệu đồng/năm và thí sinh có hộ khẩu nơi khác 25 - 44 triệu đồng/năm tùy ngành.
Trước đó, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện tự chủ nhiều năm nay, HP các chương trình do trường cấp bằng khoảng 42 triệu đồng/năm; chương trình do ĐH đối tác cấp bằng giai đoạn 1 học tại VN 56 triệu đồng/năm và giai đoạn 2 theo chính sách trường đối tác.
Xem ngay Chiến Lược Ôn Thi THPT quốc gia 2019 hiệu quả, đạt điểm cao.
Trường tư thục tăng tối đa 10%
Đại diện các trường ngoài công lập cho biết HP năm 2019 không tăng hoặc tăng tối đa 10%. Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, HP dự kiến năm 2019 khoảng 500.000 đồng/tín chỉ (16 triệu đồng/năm).
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM khoảng 30 triệu đồng/năm và dự kiến mức tăng HP không quá 5%. Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM khoảng 60 triệu đồng/năm và duy trì ổn định hoặc tăng không quá 5%.
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Văn Lang, cho biết HP năm nay dự kiến tăng khoảng 5 - 7% và giữ nguyên toàn khóa học. Theo đó, học phí các ngành sức khỏe tăng từ 36 lên 40 triệu đồng/năm, ngành thấp nhất từ 28 lên 30 triệu đồng/năm. “Ngoài học phí này, trường không thu thêm lệ phí khác. Sinh viên nếu đóng trước 2 năm hoặc toàn khóa trường sẽ có chính sách giảm HP”, thạc sĩ Tuấn thông tin.
Năm 2019, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng dự kiến không tăng học phí so với năm 2018 (8 - 10 triệu đồng/học kỳ).
Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y Dược Việt Nam có mức học phí năm 2019 là 5-6 triệu/kỳ và không tăng quá 10% học phí/năm.
Theo báo Thanh Niên
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Sự Thật Về: Học phí trường CÔNG cao hơn trường tư!
0 notes
Text
Thi THPT quốc gia 2019: Thí sinh cần cẩn trọng với quy định mới
Thi THPT quốc gia 2019: Thí sinh cần cẩn trọng với quy định mới
Năm nay, Kỳ thi THPT quốc gia 2019 dự kiến tỷ lệ trung bình thí sinh chọn môn KHXH trên cả nước vẫn sẽ cao hơn so với môn KHTN. Điều này được lý giải là vì bài thi KHXH có tới 2/3 môn dễ 'ăn' điểm như môn giáo dục công dân và địa lý.
Đọc ngay bài viết Chiến Lược Ôn Thi THPT Quốc Gia 2019 đạt điểm 8-9-10
Phân tích phổ điểm môn giáo dục công dân năm 2018 cho thấy dù mặt bằng điểm chung của tất cả các môn thi đều rất thấp nhưng đây là môn có mức điểm trung bình vượt xa các môn còn lại, là môn có nhiều điểm 10 nhất với 309 bài, đồng thời là môn có số điểm liệt thấp nhất trong tất cả các môn thi. Đây cũng là môn thi duy nhất số lượng bài thi đạt điểm tuyệt đối nhiều hơn năm 2017.
Xem ngay Cấu Trúc Đề Thi THPT Quốc Gia 2019 mới nhất, để chuẩn bị tài liệu ôn thi cho đúng.
Đề thi tham khảo môn giáo dục công dân năm nay cũng được đánh giá là có nhiều nội dung kiến thức rất thiết thực với học sinh, đề bài không yêu cầu thí sinh ghi nhớ máy móc các khái niệm, điều luật, chỉ cần các em hiểu bản chất, nắm được “từ khóa” là có thể trả lời được câu hỏi. Hơn nữa, đề thi những năm gần đây có khoảng 50% câu hỏi tình huống, trong đó có 20% câu hỏi tình huống đơn giản, thí sinh chỉ cần nhớ nội dung chính là có thể giải quyết một cách dễ dàng, thí sinh có thể vận dụng kiến thức xã hội của mình vào bài làm. Với môn địa lý, lợi thế được sử dụng Atlat trong việc làm bài thi cũng đã được chứng minh trong nhiều năm gần đây… Đề tham khảo năm 2019 cho thấy số câu hỏi thực hành vẫn giữ nguyên tỷ lệ như đề thi năm 2018 (15 câu thực hành, trong đó 11 câu Atlat).
Bạn có biết về SỰ THẬT HỌC PHÍ TRƯỜNG CÔNG LẬP CAO HƠN TRƯỜNG TƯ? Xem ngay nhé.
Tuy nhiên, các giáo viên cũng chỉ ra rằng với việc tăng điểm thi lên 70% để xét tốt nghiệp THPT năm 2019 thì thí sinh phải hết sức lưu ý vì không phải chỉ cần vượt qua điểm liệt mà điểm các môn thi sẽ phải đạt mức trung bình trở lên chứ không thể môn nọ “gồng gánh” cho môn kia như trước. Trong bài thi môn KHXH, đáng lo ngại nhất là môn lịch sử. Đây là môn mà kỳ thi năm 2018 có phổ điểm “xấu” nhất và cũng là môn có điểm thi thấp hơn so với các môn còn lại trong các năm gần đây.
ĐỪNG BỎ LỠ những Mẹo Hay Mùa Thi giúp bạn đạt điểm 8, 9, 10. TẠI ĐÂY!
GS Phạm Hồng Tung, ĐH Quốc gia Hà Nội, chủ biên môn lịch sử, cho rằng: Môn lịch sử dù có nhiều học sinh lựa chọn nhất trong năm 2018 nhưng cần có cái nhìn tỉnh táo về hiện tượng này. Hầu hết học sinh chọn môn sử chỉ để xét tốt nghiệp, nhiều em có tâm lý chỉ cần 2 - 3 điểm môn này là được xét tốt nghiệp rồi nên không tập trung học. Các năm trước học sinh với tâm lý coi đây là môn học thuộc, có thể ăn may nhờ trúng tủ nên ngày càng nhiều em chọn môn này. Tuy nhiên, đề thi từ năm 2018 và cả đề tham khảo năm 2019 đã cho thấy một điểm chung là không thể cứ học thuộc, ghi nhớ máy móc các sự kiện, ngày tháng… là làm được bài.
Theo Thanh Niên
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Thi THPT quốc gia 2019: Thí sinh cần cẩn trọng với quy định mới
0 notes
Text
Năm 2019: Các trường đại học “tốp trên” tuyển sinh như thế nào?
Năm 2019: Các trường đại học “tốp trên” tuyển sinh như thế nào?
Kỳ tuyển sinh năm 2019, nhiều trường đại học “tốp trên” ngoài mở thêm các ngành đào tạo, các trường còn mở rộng thêm các đối tượng tuyển sinh.
Trường ĐH Ngoại thương
Vừa công bố phương thức tuyển sinh năm 2019, trường dự kiến tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2019 với tổng chỉ tiêu là 3.850 thí sinh, giữ ổn định so với năm 2018. Trong đó, tại cơ sở Hà Nội là 2.750, tại cơ sở TP.HCM là 950 và tại cơ sở Quảng Ninh là 150.
Trường tuyển sinh theo 4 phương thức, gồm: xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT; xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT quốc gia năm 2019; xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019; xét tuyển thẳng.
Với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, về cơ bản không thay đổi so với phương thức xét tuyển của năm 2018. Năm 2019, dự kiến trường sẽ bổ sung tổ hợp xét tuyển D01 cho ngành ngôn ngữ Pháp, chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại.
Đại học Kinh tế Quốc dân
Còn tại ĐH Kinh tế Quốc dân, chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy 2019 là 5.650 chỉ tiêu, tăng 150 chỉ tiêu so với năm 2018. Năm nay, trường sử dụng 3 phương thức xét tuyển sinh. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, điểm trúng tuyển được tính theo ngành/chương trình, không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển.
Phương thức xét tuyển kết hợp (tuyển thẳng), hồ sơ dự tuyển sẽ được nhận tại trường từ ngày 2/5 đến 15/7, áp dụng cho 2 đối tượng: Đó là, thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên VTV và có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của 3 môn bất kỳ (trong đó có môn Toán) đạt từ 18 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).
Tiếp theo là đối tượng thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/6/2019) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFT ITP 550 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của môn Toán và 1 môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).
Năm 2019, ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến tuyển sinh thêm 7 chương trình mới học bằng tiếng Anh. Có 9 tổ hợp được nhà trường áp dụng xét tuyển sinh năm 2019 cho 47 ngành/chương trình trong mùa tuyển sinh 2019.
Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐH Quốc gia Hà Nội cũng vừa chính thức công bố thời gian và phương thức tuyển sinh dự kiến năm học 2019 - 2020. Theo đó, tổng chỉ tiêu vào các trường, khoa thành viên năm tới là 9.000. ĐH Quốc gia Hà Nội xét tuyển các đối tượng gồm: Thí sinh có kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge (Anh) có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng.
ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến sẽ xét tuyển hai đợt: Đợt 1 dự kiến từ ngày 10 – 31/7 với các thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và từ ngày 10/7 - 31/8 đối với thí sinh sử dụng phương thức khác. Còn đợt 2, xét tuyển dự kiến từ ngày 13/8.
Đại học Quốc gia TP.HCM
ĐH Quốc gia TP.HCM cũng đã công bố phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2019, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh của các đơn vị thành viên là hơn 16.000 thí sinh. Thực hiện tuyển sinh bằng các phương thức: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM dành cho các đối tượng là học sinh các trường chuyên, năng khiếu, thuộc các trường đại học tỉnh, thành trên toàn quốc. Học sinh nhóm 100 trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong các năm từ 2015 đến 2018.
Xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Xét tuyển trên kết quả các kỳthi quốc tế. Thí sinh có chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT, BI, A-level... đạt danh hiệu học sinh giỏi trong các năm ở THPT và có hạnh kiểm tốt.
Theo Quang Anh (Gia đình & Xã hội)
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Năm 2019: Các trường đại học “tốp trên” tuyển sinh như thế nào?
0 notes
Text
Bật Mí: Chiến lược ôn thi THPT quốc gia đạt điểm 8-9-10
Bật Mí: Chiến lược ôn thi THPT quốc gia đạt điểm 8-9-10
Năm nay sẽ tăng tỉ lệ kết quả thi từ 50% lên 70%, còn 30% là điểm học bạ lớp 12 để xét tốt nghiệp THPT.
Trong phương án thi THPT quốc gia mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, có một sự điều chỉnh rất quan trọng. Đó là sẽ tăng tỉ lệ kết quả thi từ 50% (năm trước) lên 70%, còn 30% là điểm học bạ lớp 12 để xét tốt nghiệp THPT cho học sinh (HS). Hiện các trường trên địa bàn TP.HCM đều đang đặc biệt quan tâm thông tin này và tập trung ôn luyện cho HS theo chiến lược mới.
Thầy trò cùng tăng tốc
Em Quỳnh Diễm, HS lớp 12 tại quận Gò Vấp, chia sẻ: “Đối với em, việc điều chỉnh tỉ lệ không ảnh hưởng nhiều. Mục tiêu của em là đậu vào ĐH Ngoại thương nên đã đầu tư cho việc học từ năm lớp 11. Sang lớp 12 em càng đẩy mạnh cường độ học. Ngoài học hai buổi ở trường, buổi tối em còn đi học thêm nữa”.
Thầy Cao Thanh Hoàng, giáo viên Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình), cho biết thầy ủng hộ sự điều chỉnh về điểm xét tốt nghiệp. Theo thầy, điều này rất cần thiết trong bối cảnh nhiều trường đang có biểu hiện nâng điểm cho HS mà không đánh giá đúng thực lực của các em. Hơn nữa đây là cách góp phần phân loại HS tốt hơn, khiến các em nghiêm túc hơn trong việc học.
“Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã lên kế hoạch ôn tập kỹ lưỡng. Riêng môn lý, trong quá trình dạy chúng tôi đã lồng ghép việc ôn tập để thường xuyên kiểm tra kiến thức các em” - thầy Hoàng nói.
Trong khi đó, thầy Trần Trung Trực, giáo viên Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình), nhận định việc điều chỉnh tỉ lệ trên sẽ làm thay đổi nhiều thứ. Nếu độ khó của đề thi năm nay tương đương năm ngoái thì kết quả tốt nghiệp sẽ giảm đáng kể.
Thầy Trực ví dụ, điểm thi (2018) của một HS có trung bình cộng đạt 4,15. Theo cách tính năm ngoái, điểm học bạ các môn lớp 12 của HS này đạt 5,85 là sẽ được công nhận tốt nghiệp (cách tính theo tỉ lệ 50:50 là (5,85+4,15)/2 = 5).
Xem ngay những lưu ý khi thi THPT quốc gia 2019, 2K1 cập nhật ngay nhé.
Thế nhưng nếu tính cách mới, HS này sẽ trượt vì với tỉ lệ 70:30 thì (4,15×0,7) + (5,85×0,3) = 4,66 < 5.
Tuy nhiên, theo đề thi minh họa vừa được công bố thì đề năm nay có vẻ “dễ thở” hơn năm trước, nội dung chủ yếu trong chương trình lớp 12. Điều này khiến các thầy cô an tâm phần nào.
Cô Đỗ Thị Việt Phương, tổ trưởng môn hóa Trường THPT Võ Trường Toản (quận 12), cho biết tổ đã có sự thay đổi trong kế hoạch giảng dạy. Cụ thể, với các lớp không thi đại học (ĐH) môn hóa như khối A1, trường đã tăng cường một tiết để có thời gian luyện tập nhiều hơn. Các lớp chọn thi ĐH môn hóa thì vẫn học và ôn như bình thường. Sau tháng 3, tổ sẽ có kế hoạch tập trung ôn kiến thức lớp 12 dưới dạng các chuyên đề.
Một số trường sẽ tổ chức thi thử
Hiệu trưởng một số trường nhận định nhờ có sự chuẩn bị từ sớm nên việc thay đổi tỉ lệ điểm xét tốt nghiệp của Bộ không ảnh hưởng quá lớn đến HS.
Hiệu trưởng Trường THPT Ernst Thälmann (quận 1), thầy Nguyễn Văn Thành, chia sẻ quan điểm của trường là học thực chất, dạy thực chất nên với phương án nào cũng không thành vấn đề. Để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, nhà trường đã định hướng cho HS chọn lựa các tổ hợp thi và phân bố giáo viên phù hợp. Đến lớp 12, HS sẽ được tăng cường ôn tập các bộ môn đã chọn lựa trước đó.
Trả lời về việc tổ chức thi thử, thầy Thành đánh giá: “Thi thử chỉ hữu ích khi đáp ứng hai yếu tố. Thứ nhất là người ra đề phải bám sát với ma trận đề của Bộ. Thứ hai là thời điểm thi thử phải hợp lý. Hiện trường vẫn để các em học bình thường, sang tháng 5 khi kết thúc chương trình mới tổ chức thi thử theo từng môn. Khi đó HS chuyên tâm, còn giáo viên cũng có thời gian đánh giá những gì chưa được để có sự điều chỉnh”.
Cùng quan điểm, thầy Đặng Đình Quý, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình), chia sẻ HS lớp 12 của trường đã được đăng ký lớp theo tổ hợp thi ngoài ba môn bắt buộc là toán, văn, Anh. Ngoài việc thực hiện theo chương trình của Bộ, trường đã chủ động tăng số tiết phục vụ cho các em theo các tổ hợp thi đã chọn.
Những MẸO HAY MÙA THI mà học sinh có thể áp dụng để giảm thời gian học mà vẫn đạt kết quả cao.
Trường THPT Nguyễn Thái Bình cũng sẽ tổ chức thi thử khi đã kết thúc chương trình học để các em được cọ xát, nắm bắt cách làm bài.
Có quan điểm khác, thầy Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Long Thới (Nhà Bè), cho biết: “Trường sẽ không cho thi thử để tránh cho HS phải mệt mỏi. Chúng tôi chủ trương kiểm tra kiến thức các em thường xuyên. Sau một học kỳ sẽ có đánh giá để sàng lọc HS. Em nào học trung bình, yếu sẽ được phụ đạo miễn phí trong buổi học thứ hai”.
Nếu bạn chưa nắm được Cấu Trúc Đề Thi THPT Quốc Gia 2019 thì hãy đọc ngay nhé, để biết định hướng ôn tập.
Theo Bộ GD&ĐT, nội dung thi năm nay cũng sẽ nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 để đảm bảo ngưỡng cơ bản xét tốt nghiệp THPT. Đề thi có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh.
Theo NGUYỄN QUYÊN
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Bật Mí: Chiến lược ôn thi THPT quốc gia đạt điểm 8-9-10
0 notes
Text
Cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia 2019, học sinh cần xem ngay để ôn thi
Cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia 2019, học sinh cần xem ngay để ôn thi
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2019, nhiều trường THPT cho biết sẽ ráo riết ôn tập cho học sinh lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2019. Nhiều giáo viên nhận định đề thi năm 2019 ở các môn đều có sự hài hòa và vừa sức hơn năm 2018.
Đề toán giảm độ khó
Thầy Ngô Phạm Hưng Thịnh, Tổ trưởng Tổ toán - Trường THPT Nguyễn Du (TP HCM), nhận xét ở môn toán, cấu trúc đề thi năm nay đúng như tinh thần ra đề mà Bộ GD-ĐT đã công bố, đó là chủ yếu ở chương trình lớp 12. Theo thầy Thịnh, nhìn qua đề thi minh họa, có 4 câu hỏi thuộc chương trình toán lớp 11, 1 ý nhỏ thuộc chương trình lớp 10. Như vậy, khối lượng kiến thức lớp 10, 11 chiếm khoảng 10% đề thi, tương đương 1 điểm trong tổng điểm bài thi.
Thầy Thịnh cho biết với đề thi minh họa như trên, Bộ GD-ĐT cũng sắp xếp mức độ các câu hỏi từ dễ đến khó. Mức độ đề thi như đề minh họa sẽ đáp ứng tốt khâu xét tốt nghiệp nhưng ở khâu xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sẽ khó vì đề dễ. Những học sinh khá, giỏi lại phải càng nỗ lực hơn nữa để vào các trường ĐH tốp đầu vì điểm sẽ cao.
Thầy Nguyễn Quốc Chí, Trung tâm Tuyển sinh 247, cho rằng đề thi toán năm nay không khó hơn năm trước, hợp lý hơn nhiều về kiến thức và phân bố thời gian hợp lý để thí sinh làm bài. "Đề năm nay phân hóa rõ ràng từ câu hỏi số 40. 30 câu đầu tiên bao trọn kiến thức cơ bản của môn toán THPT, học sinh trung bình có khả năng đạt 60% điểm bài thi một cách không khó khăn" - thầy Chí nhận định.
Giáo viên này cho hay những câu hỏi toán thực tế vẫn xuất hiện trong đề thi. Đây là xu hướng học sinh nên đón nhận vì trước đây, môn toán khá khô khan nhưng từ khi thi trắc nghiệm, đề đã hay hơn. Đề thi này sẽ phân hóa tốt giữa nhóm học sinh trung bình khá và giỏi. Tuy nhiên, để tìm ra những học sinh thật sự xuất sắc thì nhóm 5 câu cuối hoàn toàn có thể nâng độ khó thêm chút nữa.
Đọc thêm bài viết: Thi THPT quốc gia 2019 cần lưu ý gì?
Cố gắng nhiều mới đạt điểm khá, giỏi
Cô Phạm Thị Thu Phương, giáo viên Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), đánh giá đề thi minh họa môn ngữ văn hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao. Vì vậy, thí sinh cần cố gắng hơn rất nhiều mới có thể đạt được điểm khá, giỏi.
Theo cô Thu Phương, với đề thi này, thí sinh muốn làm tốt không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản, thành thạo kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học mà còn cần phải tư duy tổng hợp để bài viết chính xác và phong phú. Một phần quan trọng nữa là thí sinh cần phân bố thời gian hợp lý để làm bài. Phần đọc hiểu cần dành 20 phút để làm, câu 1 phần làm văn cần dùng 20 phút và câu nghị luận văn học nên dành 80 phút.
Với môn vật lý, thầy Phạm Quốc Toản, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), nhận xét đề minh họa không còn "đánh đố" thí sinh bởi sự khó khăn về toán học hay mất thời gian dài để giải. Các câu hỏi mang tính phân loại cao vẫn khai thác tư duy vật lý sâu sắc như: kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị (câu 34, câu 38 về dao động cơ và dòng điện xoay chiều), câu hỏi thí nghiệm (câu 24). Tuy nhiên, vẫn có những câu đòi hỏi thí sinh phải tính ra kết quả cuối cùng mới chọn được đáp án đúng (gần nhất).
Trong khi đó, nhận xét về đề thi địa lý, thầy Vũ Hải Nam, giáo viên Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), đánh giá từ câu hỏi số 65 trở đi, đòi hỏi thí sinh ngoài việc ghi nhớ kiến thức còn phải thấy được sự liên hệ giữa các đối tượng địa lý để có thể nắm bắt ý nghĩa, vận dụng giải thích và tìm ra giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề địa lý được nêu. So với đề thi chính thức kỳ thi THPT quốc gia 2018, đề minh họa 2019 vừa sức hơn với thí sinh có lực học trung bình và khá; những em giỏi có thể đạt điểm 9 trở lên.
Những MẸO HAY MÙA THI mà các bạn 2K đã áp dụng trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 và đạt điểm cao không phải cày cuốc vất vả.
Cấu trúc đề không đổi
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TP HCM), cho biết nhìn vào cấu trúc đề thi minh họa của bộ thì thấy rõ nhất là không thay đổi so với các năm trước đây. Chính vì thế, kế hoạch ôn tập cho học sinh của trường sẽ không xáo trộn. Theo ông Phú, ngay từ đầu năm, trường đã có kế hoạch phân loại, ôn tập cụ thể cho từng nhóm đối tượng học sinh.
Theo ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3, TP HCM), trường có gần 600 học sinh khối 12, trong đó theo khảo sát có tới 2/3 học sinh chọn bài thi khoa học xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia. Trường sẽ tăng cường ôn tập cho học sinh từ học kỳ II. Cụ thể, sẽ tăng lên 2 tiết/tuần ôn tập các môn xã hội cho học sinh, đồng thời có giải pháp phụ đạo cho những em còn yếu. "Trường cũng yêu cầu giáo viên sàng lọc, nghiên cứu, phụ đạo cho từng em nếu em đó yếu kém" - ông Đảo nói.
Theo YẾN ANH - ĐẶNG TRINH (Người lao động)
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia 2019, học sinh cần xem ngay để ôn thi
0 notes
Text
Thi THPT quốc gia 2019 lưu ý gì?
Thi THPT quốc gia 2019 lưu ý gì?
Thi THPT quốc gia lưu ý gì? Chọn ngành ra sao? Tuyển sinh 2019 có gì mới?... Các chuyên gia đã giải đáp cặn kẽ cho học sinh tại chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp ngày 6-1.
Chương trình diễn ra tại Tây Ninh và Bình Dương do báo Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), sở GD-ĐT và tỉnh đoàn hai địa phương trên phối hợp tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Nên cân nhắc kỹ khi chọn ngành - đó là lời khuyên chung của các chuyên gia tư vấn dành cho thí sinh.
Tại chương trình tư vấn sáng 6-1ở Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh, mối quan tâm lớn nhất của phần lớn thí sinh là nội dung đề thi THPT quốc gia, trong khi buổi tư vấn chiều cùng ngày tại Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương), học sinh quan tâm đến việc xét tuyển ĐH trong mùa thí sinh năm nay.
Chia sẻ với học sinh, ThS Nguyễn Đức Trung (Vụ Giáo dục ĐH) cho hay đề thi năm nay bám sát chuẩn kiến thức chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các trường ĐH, CĐ làm cơ sở tuyển sinh.
Một trong những thông tin về dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2019 sửa đổi, bổ sung dự kiến đáng chú ý nhất được Bộ GD-ĐT công bố là nhóm ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề: căn cứ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xác định ngưỡng xét tuyển. Và xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi.
Đọc ngay bài viết: Tiết Lộ Độ Khó Trong Đề Thi Thật THPT Quốc Gia 2019. Click xem ngay!
Về việc này, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho biết: "Tôi cho rằng đối với nhóm ngành sức khỏe chỉ cần quy định điểm sàn là phù hợp. Nếu bổ sung thêm quy định học lực lớp 12 xếp loại giỏi ngay trong năm nay là hơi vội, nếu áp dụng cần phải có lộ trình, công bố trư���c 1-2 năm, vì thực tế học sinh muốn vào ngành y đều chủ yếu tập trung các môn thi khối B".
"Khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh phải bám nguyên tắc phải đúng sở thích, đúng đam mê. Nếu học ngành, trường không mong muốn, vì mục tiêu đậu đại học mà chúng ta đăng ký vào thì đó là thảm họa... Khi đó, các bạn sẽ không học được, mất thời gian, công sức, tiền bạc. Nguyên tắc hàng đầu khi lựa chọn ngành phù hợp với sở thích, năng lực bản thân, nhu cầu xã hội và hoàn cảnh gia đình. Các bạn cần phải bám theo các trụ cột đó." - TS Trần Thế Hoàng (chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế TP.HCM)
Những MẸO HAY MÙA THI giúp thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2019!
Ngành nào tuyển đòi hỏi ngoại hình?
Nguyễn Nhựt Lan Vy (học sinh Trường THPT Võ Minh Đức, Bình Dương): "Đối với các trường quân đội, công an khi xét tuyển đối với thí sinh nữ có đòi hỏi về ngoại hình? Có quy định cân nặng tối đa là bao nhiêu?".
- Thiếu tá Trần Văn Mạnh (cán bộ tuyển sinh Trường Sĩ quan công binh): "Đối với các trường quân đội tuyển sinh có yêu cầu về sức khỏe đối với cả nam và nữ. Thí sinh phải đáp ứng được tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của liên bộ Y tế và Quốc phòng. Đối với nữ yêu cầu 1,54m trở lên, cân nặng 48kg trở lên. Thí sinh sẽ được hội đồng khám tuyển sức khỏe tuyển chọn".
Phương Nhi (học sinh Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Tây Ninh): "Năm nay các trường quân đội có tuyển thí sinh nữ? Nếu có, thí sinh nữ bị cận có đủ điều kiện đăng ký xét tuyển?".
- Thượng tá Lưu Thành Hưng (cán bộ tuyển sinh Trường Sĩ quan pháo binh): "Năm nay, một số trường quân đội vẫn tuyển thí sinh nữ, gồm Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật quân sự và Học viện Khoa học quân sự. Các trường này được phép tuyển thí sinh bị cận không quá 3 điôp".
Nguyễn Thị Trà My (học sinh Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Tây Ninh): "Ngành du lịch có xét tuyển tiêu chí về ngoại hình, chiều cao?".
- TS Phạm Tấn Hạ (phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM): "Hiện nay, khi tuyển sinh ngành du lịch không có trường nào đưa ra tiêu chí về ngoại hình. Trong tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch cũng không tuyển ngoại hình.
Đối với bất kỳ ngành nghề nào, điều quan trọng nhất là năng lực làm việc. Bên cạnh đó, cũng có một số ngành khi tuyển dụng có yêu cầu về ngoại hình. Tuy nhiên, giữa hai người năng lực, kiến thức giỏi như nhau thì người có ngoại hình đẹp hơn vẫn có lợi thế hơn".
Theo TRẦN HUỲNH - Tuổi Trẻ (Tổng hợp)
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Thi THPT quốc gia 2019 lưu ý gì?
0 notes
Text
ĐH Luật TPHCM chỉ sử dụng đăng ký xét tuyển trực tuyến
ĐH Luật TPHCM chỉ sử dụng đăng ký xét tuyển trực tuyến
Trường ĐH Luật TPHCM đã công bố phương án tuyển sinh năm 2019. Theo đó, dự kiến tiếp tục thực hiện bài kiểm tra đánh giá năng lực do trường tự tổ chức để tuyển sinh.
Theo phương án tuyển sinh năm 2019, Trường ĐH Luật TPHCM sẽ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra năng lực.
Phương thức này gồm 2 bước với 3 tiêu chí: xét điểm học bạ, xét điểm kỳ thi THPT quốc gia và điểm của bài kiểm tra năng lực. Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm của bài kiểm tra năng lực, trường sẽ định ra mức điểm chuẩn xét tuyển từng ngành và từng tổ hợp.
Cụ thể, bước 1 xét tuyển sơ bộ, căn cứ vào số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trường sẽ xét điểm trung bình ở 6 học kỳ THPT của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (dự kiến chiếm tỷ trọng 10% điểm trúng tuyển) và điểm thi THPT quốc gia năm 2019 (dự kiến chiếm tỷ trọng 60% điểm trúng tuyển) để xác định những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ.
Số lượng thí sinh được xét đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ không quá 300% so với chỉ tiêu dự kiến được phân bổ theo ngành và tổ hợp xét tuyển.
Ở bước 2 xét trúng tuyển, chỉ những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ mới được thông báo tham gia làm bài kiểm tra đánh giá năng lực (dự kiến chiếm tỷ trọng 30% điểm trúng tuyển).
Thí sinh trúng tuyển nếu có đủ các điều kiện: đủ điểm của 3 tiêu chí xét tuyển nêu trên; có kết quả điểm của 3 tiêu chí này nằm trong chỉ tiêu được phép tuyển; có điểm của từng môn của 3 tiêu chí không bị điểm liệt theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Năm 2019, nhà trường chỉ sử dụng một cách thức đăng ký xét tuyển trực tuyến để đăng ký xét tuyển, kê khai thông tin cá nhân và nguyện vọng xét tuyển tại địa chỉ: dangkyxettuyen.hcmulaw.edu.vn.
Bài kiểm tra năng lực gồm 100 câu thi trong 75 phút làm bài trắc nghiệm trên giấy (thang điểm 30).
Nội dung bài thi 4 nhóm kiến thức gồm: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người; đạo đức công dân).
Hai nhóm kiến thức còn lại là kiến thức về pháp luật; tư duy logic và khả năng lập luận.
Đáng chú ý, nhà trường không tổ chức phỏng vấn trực tiếp thí sinh. Để làm bài kiểm tra, thí sinh không cần phải học thêm bất cứ môn học nào, nên sẽ không tạo áp lực gì cho thí sinh. Trường chỉ xét trúng tuyển đối với những thí sinh có tham dự làm bài kiểm tra năng lực và để có mặt trong buổi kiểm tra năng lực, thí sinh phải đăng ký xét tuyển sơ bộ theo đúng thời gian quy định.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường theo hệ thống các sở GD-ĐT và website trường từ ngày nộp hồ sơ dự thi THPT quốc gia đến khi bộ công bố kết quả kỳ thi này.
Theo Bạch Dương (Infonet)
Xem thêm bài viết gốc tại đây: ĐH Luật TPHCM chỉ sử dụng đăng ký xét tuyển trực tuyến
0 notes
Text
Môn Giáo dục công dân sẽ được đưa vào xét tuyển Đại học 2019
Môn Giáo dục công dân sẽ được đưa vào xét tuyển Đại học 2019
Năm 2019, các trường đại học thực sự được tự chủ một cách toàn diện, nắm bắt cơ hội này nhiều trường đại học đã mạnh dạn đổi mới phương thức tuyển sinh, mở thêm nhiều ngành đào tạo mới. Trong đó, một số trường xét tuyển thêm tổ hợp mới theo hướng sát với môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT Quốc gia.
Thêm nhiều ngành đào tạo mới
Là một trong các trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2019 rất sớm, ĐH Kinh tế - Lu���t (ĐH Quốc gia TPHCM) năm 2019 dự kiến tuyển 1.840 thí sinh, các phương thức xét tuyển bao gồm: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển thí sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT, ĐH Quốc gia TPHCM; dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM; kết quả thi THPT Quốc gia 2019. Năm nay, trường lần đầu tiên xét tuyển dựa trên học bạ đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam theo chương trình THPT quốc tế bằng tiếng Anh, thí sinh trúng tuyển sẽ học chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh.
Sớm được tự chủ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân những năm gần đây luôn mạnh dạn trong phương thức tuyển sinh, mở rộng đào tạo các chuyên ngành gắn với thực tiễn. Năm 2019 cũng không là ngoại lệ, nhiều khả năng các thí sinh sẽ lần đầu được biết đến với chuyên ngành Kinh doanh số do Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến mở trong thời gian tới. Bên cạnh đó, theo lãnh đạo nhà trường cho biết, trường cũng đang dự kiến một số ngành mới khác như: Quản trị điều hành thông minh, Đầu tư tài chính, Công nghệ tài chính...
Ngoài ra, theo phương án tuyển sinh dự kiến năm 2019 của ĐH Kinh tế Quốc dân mới công bố, nhà trường vẫn chủ yếu xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT Quốc gia để tuyển sinh, đồng thời tiếp tục xét tuyển kết hợp thí sinh đã tham gia vòng thi tuần trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” có tổng điểm xét tuyển (bao gồm điểm ưu tiên) của 3 môn thi: Toán và 2 môn bất kỳ của kỳ thi THPT Quốc gia đạt từ 18 điểm trở lên. Đồng nghĩa với việc những thí sinh đáp ứng các điều kiện này sẽ được ưu tiên xét tuyển vào trường.
Còn ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho biết, năm 2019, trường sẽ tuyển sinh một số ngành mới là: Robot và Trí tuệ nhân tạo, Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật Xây dựng, Vật liệu Dệt may, Kinh doanh Quốc tế. Trong đó, ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo chỉ tuyển 20 chỉ tiêu, dành cho thí sinh đạt 24 điểm trở lên. Đặc biệt, sinh viên theo học sẽ được miễn giảm hoàn toàn học phí, đào tạo bằng tiếng Anh do giáo viên Việt Nam và quốc tế giảng dạy. Ngành này có sự phối hợp của 3 khoa đào tạo: Cơ khí, điện điện tử và công nghệ thông tin.
Xét tuyển cả môn Giáo dục công dân
Trong các trường đại học công bố phương thức tuyển sinh năm 2019, hầu hết đều áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, một số đơn vị tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển được thí sinh đúng nhu cầu. Cụ thể, trong mùa tuyển sinh năm 2019, các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh và sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để lựa chọn sinh viên. ĐH Quốc gia TP HCM dự kiến tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực, một đợt trước và một đợt sau kỳ thi THPT Quốc gia 2019.
Ngoài cụm thi TPHCM, Quy Nhơn, Cần Thơ, dự kiến năm 2019, kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được tổ chức ở một vài tỉnh Đông Nam Bộ. Đầu tháng 12 tới, ĐH Quốc gia TP HCM sẽ thông tin chi tiết kế hoạch tổ chức kỳ thi này đến thí sinh. Với việc tổ chức 2 đợt thi trong năm, các trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM đều tăng chỉ tiêu sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực. Dự kiến, các trường dành từ 25% - 50% chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh này. ĐH Quốc gia TPHCM cũng khuyến khích các trường ĐH ngoài hệ thống sử dụng kết quả kỳ thi đành giá năng lực để xét tuyển.
Năm 2019, nhiều trường đại học cũng bổ sung thêm các khối xét tuyển mới. Cụ thể, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) thêm tổ hợp xét tuyển mới cho ngành Toán với tổ hợp xét tuyển D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), tổ hợp các môn: Toán, Khoa học Tự nhiên, Tiếng Anh cho ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông và Kỹ thuật Điện tử, Viễn thông (chất lượng cao). Môn Giáo dục công dân (GDCD) cũng được đưa vào tổ hợp xét tuyển ở một số trường như tại ĐH Nông Lâm Huế sử dụng tổ hợp Toán - Sinh - GDCD để xét tuyển nhiều ngành thuộc nhóm trồng trọt, nông nghiệp (công nghệ cao). ĐH Quy Nhơn cũng sử dụng tổ hợp Văn - Sử - GDCD để xét tuyển một số ngành.
Lãnh đạo một số trường đại học chia sẻ, cơ chế tự chủ đại học năm 2019 là cơ sở để các trường mạnh dạn thêm mở thêm các ngành đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ ĐH. Từ chỗ tự chủ chỉ 5 ĐH và 23 trường tự chủ ở mức cao, nay Luật quy định mở rộng trong toàn hệ thống. Với các điều khoản mới trong Luật, thời gian và thủ tục hành chính sẽ giảm đáng kể. Nay trường sẽ được quyết định ngay khi có đủ điều kiện. Đó là những cơ chế thúc đẩy cho hệ thống phát triển”.
“Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, các trường tự chủ mở ngành theo các quy định hiện hành về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác. Các tiêu chuẩn này hiện nay vẫn giữ như trong Luật, đồng thời bổ sung thêm những quy định để đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các ngành mới mở như, bổ sung các quy định về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của trường đó ra sao thì mới có thể được mở ngành mới hay nhà trường phải đảm bảo đáp ứng cơ chế kiểm định chất lượng. Ngoài ra, nhà trường phải cân nhắc tới năng lực của mình có đáp ứng được yêu cầu đào tạo đó không”. TS. Nguyễn Thị Kim Phụng (Bộ GD&ĐT)
Theo Quang Anh (Gia đình & Xã hội)
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Môn Giáo dục công dân sẽ được đưa vào xét tuyển Đại học 2019
0 notes
Text
ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức công bố phương án tuyển sinh năm 2019
ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức công bố phương án tuyển sinh năm 2019
Theo phương án tuyển sinh trường ĐHQG Hà Nội trong kỳ tuyển sinh 2019 sẽ áp dụng hình thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GDĐT và của ĐHQGHN với tổng chỉ tiêu vào các trường, khoa thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội là 9000.
Năm 2019, ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) xét tuyển các đối tượng thí sinh có kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019; Thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK) có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán, Ngữ văn với mức điểm tối thiểu mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60).
Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1.100/1.600 hoặc 1.450/2.400 trở lên (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi).
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn).
Phương thức tuyển sinh vào ĐH QGHN năm 2019 như sau:
Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GDĐT và của ĐHQGHN.
Đợt 1: Xét tuyển các thí sinh có kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2019
Thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK) có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán, Ngữ văn với mức điểm tối thiểu mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);
Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1.100/1.600 hoặc 1.450/2.400 trở lên (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi);
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn).
- Thời gian xét tuyển (đợt 1): Dự kiến từ ngày 10/07/2019 đến ngày 31/07/2019 với các thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và từ ngày 10/7/2019 đến 31/08/2019 đối với thí sinh sử dụng phương thức khác.
Đợt bổ sung (đợt 2)
Xét tuyển như Đợt 1, quy định cụ thể xét tuyển của từng ngành/nhóm ngành tương ứng sẽ được công bố trên website của ĐHQGHN và của các đơn vị đào tạo (nếu có). Thời gian xét tuyển (dự kiến) từ ngày 13/08/2019.
Đối với các chương trình đào tạo (CTĐT): Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao được xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia hoặc các nguồn tuyển khác theo yêu cầu riêng của từng CTĐT; Ngay khi thí sinh trúng tuyển nhập học, các đơn vị đào tạo công bố điều kiện đăng ký học các CTĐT Chất lượng cao, Tài năng, Chuẩn quốc tế.
Thí sinh trúng tuyển vào các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN có nguyện vọng theo học các CTĐT Chất lượng cao, Tài năng, Chuẩn quốc tế phải đạt điểm trúng tuyển vào CTĐT tương ứng kể trên theo khối thi xét tuyển tương ứng; Điểm đăng ký dự tuyển vào các CTĐT Tài năng, Chất lượng cao, Chuẩn quốc tế do các Hội đồng tuyển sinh quy định nhưng tối thiểu phải bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển vào CTĐT chuẩn tương ứng.
Nhà trường cũng xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 theo tổ hợp các môn/bài thi đã công bố của Trường; Điểm trúng tuyển xác định theo từng tổ hợp các bài thi/môn thi xét tuyển.
Thí sinh được đăng ký xét tuyển (ĐKXT) không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Tuy nhiên, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có).
Theo N. Huyền / Infonet
Xem thêm bài viết gốc tại đây: ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức công bố phương án tuyển sinh năm 2019
0 notes
Text
Năm 2019, tuyển sinh đại học có gì mới?
Năm 2019, tuyển sinh đại học có gì mới?
Theo Bộ GD&ĐT, có 6 điểm dự kiến sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh 2019 nhằm khắc phục những bất cập của mùa tuyển sinh 2018.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết một trong những điểm sửa đổi quan trọng sẽ được bổ sung trong quy chế tuyển sinh 2019 là đ��i với nhóm ngành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ GD&ĐT sẽ xác định điểm sàn riêng. Năm 2018, Bộ GD&ĐT chính thức bỏ điểm sàn đối với tuyển sinh ĐH, chỉ duy nhất ngành Sư phạm Bộ quy định điểm sàn để đảm bảo chất lượng.
Như vậy, năm 2019, ngành sư phạm và nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ phải thực hiện theo điểm sàn riêng do Bộ GD&ĐT quy định. Cũng theo bà Phụng, trên cơ sở điểm sàn riêng này, các trường đào tạo nhóm ngành sức khỏe sẽ xây dựng phương án xét tuyển phù hợp. Ngoài ra, với phương thức xét tuyển theo học bạ, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường xét tuyển nhóm ngành đặc thù này với điều kiện học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi giống như sư phạm.
Một thay đổi khác là các trường sẽ tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia. Đặc biệt, thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển các trường khác hay các đợt tiếp theo. Vì vậy, thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định nhập học. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường có sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển phải tuân thủ và thực hiện tất cả các bước trong quy trình xét tuyển. Các trường có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, tỉ lệ sinh viên có việc làm trong thời gian 12 tháng sau tốt nghiệp.
Nên khống chế số lượng nguyện vọng
Không nên cho thí sinh thoải mái đăng ký nguyện vọng như hiện nay. Đăng ký 5 nguyện vọng (NV) cũng đã là nhiều. Đó là ý kiến của một số trường ĐH tại Hội nghị Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các trường ĐH, Trường sư phạm do Bộ GD&ĐT tổ chức vừa qua.
Theo ông Nguyễn Vũ Quốc Huy, trường ĐH Y Dược, ĐH Huế cho rằng, Bộ cần có thống kê cụ thể xem số lượng thí sinh đăng ký từ NV thứ 6 đến số 10 như thế nào. Nếu không đáng kể thì không cần thiết cho phép thí sinh đăng ký NV thoải mái như hiện nay. “Chỉ khoảng 5 NV là nhiều rồi. Không cần đến 10 NV. Bộ cần thống kê để đưa ra số liệu chính xác và tránh khó khăn trong lọc ảo” - ông Huy nói. GS. Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cũng đưa ra ý kiến nên cân nhắc việc cho thí sinh đăng ký thoải mái NV. Khi đã không đam mê, không theo đuổi thì việc cho phép các em đăng ký tới 10 NV chẳng để làm gì.
Trả lời các câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, cho biết thống kê của năm 2018 cho thấy những NV từ 1 đến 3 trung bình khoảng 16 - 17%. 13% chỉ có 4 NV, 7% chỉ có 5 NV. Như vậy, từ NV thứ 6 trở lên là có tới 27%. Theo bà Phụng, xu hướng làm luật hiện nay là ngày càng mở rộng quyền của các chủ thể.
Vì vậy, chúng ta phải tính tới đến lúc có đủ cơ sở dữ liệu, đủ khả năng kiểm soát thì phải cho thí sinh trúng tuyển nhiều trường và nhập học tại một trường như các nước phát triển khác. Nên các trường phải chuẩn bị tinh thần để kiểm soát tình hình theo hướng đó. Nhìn chung, cần xác định việc tuyển sinh là phải sống chung với ảo.
Liên quan đến tuyển sinh, PGS. Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết: Số thí sinh nhóm ngành Công nghệ khu vực phía Bắc nhập học vào 60 trường ĐH giao động từ 30.000 - 31.000, tương đương khoảng 30% số lượng sinh viên trong 7 khối ngành khu vực phía Bắc. Như vậy, sức hút của ngành kỹ thuật và công nghệ rất hấp dẫn với thí sinh. Nhưng xét về mặt cơ cấu tuyển sinh thì có sự bất hợp lý.
Những ngành liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0 có sức hút lớn, trong khi các ngành xây dựng cơ bản như cơ sở hạ tầng, công trình thủy hay những ngành có liên quan đế sản xuất chủ chốt về hóa chất, luyện kim, vật liệu, cơ khí, kỹ thuật điện, môi trường… tuyển sinh rất khó khăn.
Những ngành học hot như công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, cơ điện tử, điện tử viễn thông rất đông sinh viên theo học. Nhưng một thực tế là “có dấu hỏi về chất lượng đào tạo những ngành đang có sức hút này. Một số trường đã nhận thấy hậu quả của nó” - PGS. Nguyễn Phong Điền cho hay.
Theo Nghiêm Huê (Tiền Phong)
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Năm 2019, tuyển sinh đại học có gì mới?
0 notes
Text
Tiết lộ độ khó trong đề thi thật THPT quốc gia 2019
Tiết lộ độ khó trong đề thi thật THPT quốc gia 2019
Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), mức độ khó-dễ trong đề thi thật THPT quốc gia 2019 về căn bản sẽ như tinh thần đề tham khảo mà Bộ đã công bố. Học sinh yên tâm bám theo đề thi tham khảo để ôn tập.
Những ngày qua, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019, nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn. Theo đánh giá của các giáo viên, đề minh họa năm nay nhẹ nhàng, độ khó giảm rõ rệt so với đề thi chính thức tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Liệu đề thi thật THPT quốc gia 2019 có mức độ phân hóa tương đương đề thi tham khảo đã công bố, hay sẽ tăng độ khó khiến học sinh “trở tay không kịp”? Đây là lo lắng của không ít học sinh và cả giáo viên.
Tại chương trình tư vấn mùa thi năm 2019 do Bộ GDĐT phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức trực tuyến vào cuối tuần qua, rất nhiều học sinh đã đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề trên với đại diện Bộ GDĐT.
Một học sinh băn khoăn: “Đề thi tham khảo Bộ GDĐT đã công bố được nhận định tương đối dễ, vậy đề thi chính thức trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới có khó hơn không?”.
Giải đáp băn khoăn này, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GDĐT – cho biết, đề thi tham khảo mà Bộ đã công bố có giá trị tham khảo rất tốt cho định hướng dạy học và ôn tập của học sinh. Vì vậy, học sinh cứ bám theo đề tham khảo để ôn tập. Mức độ khó dễ của đề thi thật THPT quốc gia 2019 về căn bản sẽ như tinh thần đề tham khảo đã công bố.
Cũng theo ông Mai Văn Trinh, từ năm 2014 trở về trước, học sinh phải thi rất nhiều kỳ thi gây áp lực, tốn kém, nhưng từ năm 2015 đến nay chỉ còn 1 kỳ thi THPT quốc gia và thí sinh chỉ cần dự thi ngay tại địa phương mình.
Năm 2018, tại một số địa phương xảy ra việc gian lận thi cử, ông Trinh cho rằng những sai phạm này là cá biệt và xấu xí, không cho phép lặp lại trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Để làm được điều này, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thông tin về một số điểm mới, điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia 2019: Bộ GDĐT dự kiến điều chỉnh cách tính điểm xét tốt nghiệp theo hướng tăng tỉ lệ điểm bài thi THPT quốc gia và giảm tỉ lệ điểm lớp 12.
Riêng về đề thi, nội dung nằm trong chương trình phổ thông, chủ yếu lớp 12. Đề thi sẽ đảm bảo số lượng câu hỏi đủ lớn phục vụ xét tốt nghiệp, sau đó là một số câu hỏi có tính chất phân hóa dần phục vụ cho tuyển sinh.
Về coi thi, năm 2019 Bộ GDĐT sẽ tăng cường công tác kỹ thuật và quản lý, có biện pháp mạnh hơn trong xử lý gian lận thi cử. Tăng cường camera giám sát trong phòng lưu trữ đề thi, bài thi, phòng chấm thi để giám sát, ngăn chặn gian lận.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực cho lĩnh vực y tế, từ mùa tuyển sinh năm 2019, Bộ GDĐT sẽ quy định điểm sàn riêng đối với khối ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Theo BÍCH HÀ / BÁO LAO ĐỘNG
Xem thêm bài viết gốc tại đây: Tiết lộ độ khó trong đề thi thật THPT quốc gia 2019
0 notes
Text
TP. HCM sẽ thực hiện sách giáo khoa riêng [Tin hot]
TP. HCM sẽ thực hiện sách giáo khoa riêng [Tin hot]
TP.HCM sẽ chính thức bắt tay vào thực hiện biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố chương trình khung.
Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết khi có nội dung chương trình môn học từ Bộ GD&ĐT, TP.HCM sẽ chính thức bắt tay vào thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm của các nhà giáo, chuyên môn có được khi biên soạn tài liệu dạy và học.
Về lộ trình thực hiện, ông Hoàng cho biết từ Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, vào khoảng năm 2016, Bộ GD&ĐT đã có văn bản đồng ý cho phép Sở GD&ĐT phối hợp NXB Giáo dục biên soạn bộ SGK. Theo đó, Sở đóng vai trò hỗ trợ, định hướng chuyên môn, mời và tập hợp các thành viên hội đồng biên soạn, còn nhà xuất bản thực hiện công đoạn biên tập, trình Bộ thẩm định.
Để thực hiện cho việc biên soạn bộ SGK của thành phố, theo ông Hoàng, hiện Sở GD&ĐT đã mời và tuyển chọn những chuyên gia, học giả hàng đầu của thành phố, những giáo viên giỏi, năng động, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, để có thể thực hiện bộ SGK, Sở đã tập huấn chuyên gia, các nhóm tác giả môn học về quan điểm viết sách theo định hướng phát triển tư duy của học sinh. Bên cạnh đó, từ nội dung SGK hiện hành, các nhóm tác giả viết một số bài mẫu để đưa ra cách tiếp cận, định lượng kiến thức sao cho phù hợp với mục tiêu.
Đề cập đến định hướng trong công tác biên soạn SGK, ông Hoàng chia sẻ, bộ SGK sẽ bảo đảm các quy chuẩn kiến thức, kỹ năng, bám sát khung chương trình của bộ.
Mặt khác, bộ SGK của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ khắc phục các nhược điểm của bộ sách trước đó như kiến thức nặng tính hàn lâm, xa rời thực tiễn. Sách sẽ được biên soạn theo hướng tinh giản về mặt kiến thức nhưng hiện đại, có tính ứng dụng. Còn về hình thức, sách sẽ được xây dựng và thiết kế sinh động khiến học sinh thích thú.
Đại diện Sở cũng thông tin thêm sau khi Hội đồng thẩm định quốc gia phê duyệt bộ sách được giảng dạy trong trường phổ thông, Sở hoàn toàn không áp đặt các trường học phải sử dụng bộ sách của TP hay bất kỳ một bộ sách nào. Tùy mỗi trường và quan trọng nhất là các tổ chuyên môn sẽ đưa ra quyết định căn cứ vào mục tiêu giáo dục và điều kiện thực tế sử dụng bộ sách nào có lợi cho học sinh.
Xem thêm bài viết gốc tại đây: TP. HCM sẽ thực hiện sách giáo khoa riêng [Tin hot]
0 notes