Tumgik
jesserhousetion · 1 year
Text
Gò cứng bụng thường xảy ra lúc nào?
Những cơn gò cứng bụng thường xảy ra từ cuối quý 2 đến quý 3 thai kỳ nhưng cũng có mẹ sẽ cảm nhận được rất sớm ngay từ tuần 12 trở đi. Nhiều người cho rằng bụng gò cứng là dấu hiệu nguy hiểm, thậm chí là dấu hiệu sắp sinh non tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy.
Từ tuần thai 22 trở lên sẽ hay gặp các cơn gò Braxston Hicks (gò cứng và cuộn lại từ 30 giây đến 60 giây) là các cơn gò dạng tập tành cho việc sinh nở sau này. Nên uống nhiều nước để bé có ngôi nhà thoáng rộng cho sự phát triển.
Còn cơn gò nguy hiểm là bụng bị gò cứng hoặc lệch hẳn sang 1 bên, có khi mất cả phút. Sau đó mẹ có cảm giác bé lại tiếp tục chồi lên, trượt xuống hoặc xoay vòng trong bụng mẹ. Bụng mẹ sẽ có cảm giác bị nhồi lên, nhồi xuống nhiều lần trong ngày và cứng đau. Dấu hiệu này cực kì nguy hiểm cho mẹ bầu lẫn thai nhi.
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Hậu quả hội chứng Turner đối với sức khỏe con người
Hội chứng Turner sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như:
Thận: khoảng 30% người bệnh sẽ có những bất thường về thận. Tuy nhiên, nhiều bất thường sẽ không gây ra bệnh cảnh lâm sàng, nhưng lại dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và tăng huyết áp ở nhiều người.
Tim: nhiều người sẽ bị hẹp động mạch chủ, van động mạch chủ 2 lá thay vì 3 lá giống như người bình thường. Ngoài ra, tăng huyết áp thường xảy ra ở 1/3 các trường hợp hội chứng Turner.
Tai: những trẻ bị hội chứng Turner nhũ nhi và trẻ em thường sẽ có khả năng bị viêm tai giữa. Đa số người bệnh mắc phải hội chứng Turner sẽ bị suy giảm đi thính giác sớm và các phụ huynh nên đưa trẻ nhỏ đến ngay trung tâm nhi gần nhất của Vinmec để được điều trị kịp thời.
Tuyến giáp: sẽ thường xảy ra thiểu năng tuyến giáp do miễn dịch.
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Những ai thường mắc phải hội chứng Stevens-Johnson (viêm da dị ứng cấp tính)?
Nam giới thường có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn phụ nữ. Đa số các trường hợp mắc bệnh có liên quan nhiều đến việc sử dụng một vài loại thuốc đặc trị, bệnh thường bắt đầu từ 1 đến 3 tuần sau khi sử dụng thuốc lần đầu tiên. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Bà bầu bị đau bụng và đi ngoài ra máu có gây nguy hiểm cho thai nhi không?
Nếu tình trạng đau bụng và đi ngoài ra máu này chỉ diễn ra trong ít ngày (chỉ từ 1-2 ngày) và có thể tự khỏi thì đây được xem là triệu chứng hoàn toàn bình thường khi có thai. Nhưng nếu vấn đề này liên tục diễn ra trong nhiều ngày thì sức khỏe của cả mẹ và bé đều có thể bị ảnh hưởng.
Vì thường xuyên ra máu khi đi ngoài nên việc thiếu máu chắc chắn sẽ xảy ra. Do đó, lượng máu cần thiết cho thai nhi vì thế mà bị hao hụt khiến thai nhi bị chậm phát triển. Tới lúc đứa bé được sinh ra sẽ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Tệ hơn nữa, bà bầu có khả năng bị sảy thai do sức khỏe bị kém đi, cơ thể suy nhược và bị chứng rối loạn tiêu hóa. 
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Ra máu và đau lưng khi mang thai
Ra máu và đau lưng là vấn đề thường thấy ở phụ nữ có thai. Sự thay đổi về lượng hormone cùng tâm lý căng thẳng, bị tăng cân hay ngồi sai tư thế có thể khiến phụ nữ gặp vấn đề này. Nhưng tình trạng nghiêm trọng nhất phải kể đến việc đau lưng trong thời gian dài, các cơn đau không hề thuyên giảm, bị sốt, chảy máu âm đạo, đau buốt rát khi đi tiểu dù đã luôn uống thuốc giảm đau, tâm lý cũng vì thế mà luôn bị căng thẳng. 
Khi ấy, các mẹ bầu hãy áp dụng chế độ kiểm soát cân nặng, tập luyện đều đặn đúng tư thế, thường xuyên di chuyển, có thể làm các việc nhẹ nhàng để tay chân có thể hoạt động, không nên ngồi liên tục quá 30 phút, chỗ ngồi hay nằm đều đảm bảo độ êm ái, thoải mái, có thể tập yoga cho người mang thai hay tham khảo các loại mát xa, vật lý trị liệu giúp bản thân được thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ.
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt sau phá thai
Thông thường, sau khi phá thai từ 4-8 tuần thì kinh nguyệt sẽ trở lại. Vì đây là khoản thời gian cần thiết để nội tiết tố hoạt động lại và niêm mạc tử cung được tái tạo khi đó trứng sẽ chín và rụng. Sau khi trứng rụng mà không được thụ tinh bởi tinh trùng thì trứng sẽ tự đào thải ra ngoài. Có rất nhiều lý do gây ra rối loạn kinh nguyệt sau khi phá thai, tuy nhiên thường gặp nhất là do một số nguyên nhân sau:
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Những dấu hiệu và triệu chứng của sứt môi hở hàm ếch
Dị tật sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh ở trẻ, thường xuất hiện từ trong quá trình mang thai. Tuần thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ là giai đoạn môi của bé phát triển, tuần thứ 7 của thai kỳ là giai đoạn hàm được cấu tạo, hình thành, cũng chính trong khoảng thời gian này các khe hở ở môi và khe hở ở hàm có thể xuất hiện gây ra những khiếm khuyết khi thai nhi bắt đầu phát triển khuôn mặt.
Theo đó sứt môi là dị tật mà trẻ có một khe hở ở một bên hoặc hai bên đường giữa của môi trên, hở hàm ếch là khi khe hở của trẻ xuất hiện ở giữa vòng họng và khoang mũi. Trẻ mắc dị tật này sẽ xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ hở hàm ếch nhẹ, hở hàm ếch mà không sứt môi, hở hàm ếch có sứt môi đến hở hàm ếch bên trong và kèm theo đó là rất nhiều vấn đề như trẻ bị khó bú, không nuốt được, khó phát âm, nói ngọng, dễ bị viêm tai, viêm mũi…
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Cách chăm sóc trẻ bị sứt môi hở hàm ếch.
Với những trẻ mắc dị tật bẩm sinh cụ thể là sứt môi hở hàm ếch sẽ không có được sức khỏe tốt như những đứa trẻ khác nên việc chăm sóc bé yêu cũng cần lưu ý và cẩn thận hơn. Bởi lẽ trẻ bị sứt môi hở hàm ếch thông thường còn đi kèm với những vấn đề về sức khỏe khá như dễ bị cảm cúm, viêm tai, khả năng nghe nói kém, các bệnh về răng miệng như thừa răng, thiếu răng, răng bị biến dạng, lộn xộn…
Ngoài ra trẻ còn gặp các vấn đề khi bú mớm, ăn uống. Một chế độ chăm sóc đặc bi���t là rất cần thiết cho các bé lúc này. Đối với các bé sơ sinh cần được bú mẹ để đảm bảo chất dinh dưỡng nhưng lại gặp khó khăn khi bú mớm thì các mẹ cần giữ cho bé ngồi và dùng loại núm vú có đục lỗ hơi lớn cho sữa chảy về miệng trẻ, trong một vài trường hợp cần thiết bác sỹ sẽ đặt một loại khí cụ bằng nhựa lên khe hở hàm ếch của trẻ để giữ không cho thức ăn và sữa bị sặc lên mũi hoặc có thể phải thiết kế một loại núm vú đặc biệt dành riêng cho từng bé.
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Sứt môi hở hàm ếch do tác động của các yếu tố bên ngoài.
Ngoài những yếu tố ảnh hưởng do di truyền thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài, một trong số nguyên nhân có thể dẫn đến dị tật này như sau:
Mẹ bầu sử dụng thuốc không đúng chỉ định của bác sỹ trong thời kỳ mang thai làm ảnh hưởng đến thai nhi như sử dụng thuốc cảm cúm.
Mẹ bầu hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trong giai đoạn đầu của thai kỳ, từ tuần thứ 6 đến tuần 8. Một nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu uống nhiều hơn 4 ly rượu trong giai đoạn đầu của thai kỳ sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh con bị dị tật hở hàm ếch sứt môi.
Mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, hóa chất khi mang thai.
Mẹ bầu bị stress, căng thẳng, mệt mỏi, trấn động, khủng hoảng tâm lý, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học.
Các cặp vợ chồng sinh con khi nhiều tuổi, từ 40 tuổi trở lên.
Mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén, chất độc màu da cam, nhiễm tia X khi chụp X quang.
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Dị tật sứt môi hở hàm ếch phát hiện khi nào, làm sao để phát hiện?
Dị tật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ hình thành rất sớm trong thai kỳ, trong khoảng thời gian từ tuần thứ 4 thứ 5, khi đó thai nhi còn rất nhỏ nên rất khó có thể phát hiện ra, ngay cả việc siêu âm thai nhi trong thời gian này cũng không quan sát được nhiều hình ảnh của trẻ cũng như những dị tật trẻ đang gặp phải. Việc phát hiện những dị tật của thai nhi nói chung và sứt môi hở hàm ếch nói riêng thường chỉ được thực hiện bằng phương pháp siêu âm.
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày theo khoa học
Bụng tụt xuống thấp
Một trong những dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày, nếu để ý mẹ có thể dễ dàng nhận thấy là bụng của bạn tụt xuống rất thấp, cảm giác bị thúc ở cửa mình. Đó là lúc thai nhi đang chúc đầu xuống  để phá vỡ nút nhầy âm đạo và chui ra. Khi thai nhi chui xuống sâu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn bởi thai không đè lên cơ hoành nữa.
Đi tiểu nhiều lần
Do thai nhi đang chui xuống sâu hơn để chuẩn bị chào đời nên sẽ tăng áp lực lên bàng quang. Do đó, các mẹ bầu sẽ muốn đi tiểu nhiều lần hơn.
Xuất hiện chất nhầy tử có màu hồng đỏ
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 2 ngày các mẹ có thể thấy được đó là sự xuất hiện của chất nhầy tử có màu hồng đỏ. Chất nhầy này nằm ở cổ tử cung, có nhiệm vụ bảo vệ bọc nước ối trong suốt thai kì. Chính vì thế mà dù các mẹ có quan hệ nhưng do có chất nhầy dày này ngăn cản nên tinh trùng không xâm hại được vào tử cung.
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi thực hiện đo độ mờ da gáy.
Việc thực hiện đo độ mờ da gáy của thai nhi rất quan trọng và cần thiết nên mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi:
Việc siêu âm kiểm tra độ mờ da gáy của thai nhi có thể xác định được trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down không, tuy nhiên không phải mọi trường hợp trẻ có kết quả bất thường đều mắc dị tật bẩm sinh và ngược lại, chính vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng và đưa ra quyết định vội vàng khi trẻ có độ mờ da gáy bất thường mà cần phải làm thêm một số xét nghiệm khác để chắc chắn hơn;
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Độ mờ da gáy 3,8mm có được xem là bất thường không?
Bảng quy đổi về tỷ lệ độ mờ da gáy chuẩn được xem là căn cứ để xác định xem thai nhi có phát triển bình thường hay không. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào kết quả này. Bởi lẽ, nếu kết quả không được như mong đợi thì cũng chưa chắc bé đã bị bệnh Down mà chỉ là “nguy cơ” mà thôi.
Đồng thời, nếu xét nghiệm độ mờ da gáy thấp cũng không đồng nghĩa với việc bé chắc chắn không bị mắc hội chứng Down. Trên thực tế, nhiều mẹ bầu xét nghiệm độ mờ da gáy ở mức đúng chuẩn nhưng bé sinh ra lại bị hội chứng Down.
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Độ mờ da gáy của thai nhi bao nhiêu là an toàn?
Đây cũng là một trong những câu hỏi mà các mẹ khi đi siêu âm về hay thắc mắc. Nhiều mẹ đi siêu âm thấy trong phiếu kết quả ghi độ mờ da gáy 1.4mm nhưng không biết đó có phải là chỉ số an toàn không?
Theo nghiên cứu, chỉ số độ mờ da gáy bình thường sẽ dơi vào khoảng dưới 3mm:
Độ mờ da gáy 12 tuần là: 2mm
Độ mờ da gáy tuần 13 là: 2.8mm
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Các dạng sảy thai tự nhiên thường gặp.
Dựa vào tình trạng sảy thai, chia ra làm 3 dạng chính:
Bị ra máu khi mang thai, tức là túi thai tự động lọt ra ngoài.
Có túi thai, phôi thai, tim thai nhưng sau đó tim thai ngừng đập nhưng túi thai vẫn nằm trong lòng tử cung, trường hợp này thai đã bị chết lưu. Mẹ bầu cần phải chủ động lấy thai ra càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng.
Có thai nhưng túi thai trống, không có phôi thai. Đây cũng là dạng thai ngừng phát triển nên cần chủ động lấy thai ra sớm khỏi cơ thể người mẹ, tránh để lâu gây nhiễm trùng, có khi phải cắt bỏ tử cung.
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Các biểu hiện ốm nghén thông thường ở mẹ bầu
Có triệu chứng buồn nôn và mắc ói
Trong các biểu hiện của ốm nghén thì chứng buồn nôn là thường thấy nhất. Tình trạng buồn nôn, mắc ói xảy ra do sự tấn công đột ngột của axit ở trong dạ dày. Bên cạnh đó, việc nội tiết tố (HCG, gonadotropin chorionic, estrogen) bị biến đổi quá nhanh chóng càng khiến cho mẹ buồn nôn dữ dội hơn. Có những bà mẹ sau khi nôn mửa xong sẽ cảm thấy khá hơn nhưng cũng có người lại nghiêm trọng hơn. Cũng chính vì vấn đề này mà cuộc sống hằng ngày của bà bầu có thể bị đảo lộn.
Có triệu chứng thèm ăn
Bên cạnh cảm giác buồn nôn, khó chịu, mẹ còn có thể cảm thấy thèm ăn một món nào đó. Lý giải cho điều này chính là lượng axit có trong dạ dày đang “nhắc” bạn tìm ngay món ăn nào đó giúp giảm bớt độ chua. Vào lúc này, các thực phẩm chua sẽ là lựa chọn hàng đầu của mẹ. Khi ăn những món chua, cảm giác buồn nôn lúc đầu sẽ được thay thế bằng sự thoải mái, giảm căng thẳng.
0 notes
jesserhousetion · 1 year
Text
Dấu hiệu nhận biết và ảnh hưởng của ốm nghén đến bà bầu
Dấu hiệu ốm nghén nặng
Để biết được người vợ đang mang thai của mình có bị ốm nghén hay không thường rất đơn giản. Bởi những dấu hiệu để nhận biết đều rất rõ ràng và dễ thấy. Với những mẹ bầu, ốm nghén sẽ thường đưa những triệu chứng đặc trưng đến như chứng nôn mửa, cơ thể bị mất nước, lượng nước tiểu thải ra ít hơn, mẹ cũng không đi vệ sinh nhiều, hay có cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi và không đủ năng lượng để làm việc. Thêm vào đó, các biểu hiện mơ màng, chóng mặt, buồn ngủ cùng chứng sợ mùi đồ ăn đều thể hiện mẹ đang bị thai nghén.
Ảnh hưởng của ốm nghén nặng
Vì những biểu hiện của tình trạng ốm nghén nặng luôn diễn ra liên tục nên sức khỏe bà bầu chắc chắn rằng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi đó, khả năng kiểm soát thai nghén là không thể thực hiện được. Các chứng buồn nôn, nôn mửa sẽ luôn thường trực ở bên mẹ và cũng vì điều này mà làm cho lượng nước trong cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến thể trạng bị kiệt sức vì thiếu chất.
0 notes