lemd
lemd
Lemd Duc on Tumblr
4K posts
Cháu là Lê Đức Lemd. Quê ở Hà Nội. Thích truyện tranh, cafe, đồ ngọt, riệu vang.
Don't wanna be here? Send us removal request.
lemd · 2 months ago
Text
Cạ chưa thành phỏm
Tumblr media
Sau nhiều năm về nước và đi làm ở cả các đơn vị ngoài Bắc và trong Nam, tôi cũng rút ra được thêm nhiều bài học kinh nghiệm. Có lẽ, quyết định trở về nước hơn 10 năm trước để trải nghiệm sự phát triển của Việt Nam trong hơn 10 năm qua dưới góc nhìn của một người lao động nội địa đã đem đến cho tôi nhiều bài học hơn cả 6 năm học cử nhân của tôi (vâng, tôi cũng là thành phần bỏ học giữa chừng để đi làm kiếm tiền và tích lũy kinh nghiệm).
Nhiều năm về trước, tôi từng viết về một hiện tượng mà tôi gọi là Trạng chết chúa cũng băng hà, để bàn về việc lãnh đạo đơn vị quá lệ thuộc vào một nhân viên cụ thể và giao phó toàn bộ hoạt động cốt lõi của đơn vị cho 1 nhân sự ấy, để rồi sau khi vị đó ra đi thì công ty rơi vào khủng hoảng vì không tìm được người thay thế, hoặc vì những lí do liên quan trực tiếp đến người đã ra đi, như các thông tin bảo mật cấp cao, các thông tin về khách hàng đặc biệt, các thông tin quá chi tiết và chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ mà chỉ có người làm lâu mới thấu hiểu. Hôm nay tôi xin trình bày với các bạn về một hiện tượng nữa, tôi xin được phép gọi tên là Cạ chưa thành phỏm.
Người miền Bắc đã quen thuộc với trò chơi bài tây tên là Tá lả, hay là Phỏm, vốn không thịnh hành lắm ở miền Nam, thì có lẽ nghe tên cũng đã hình dung ra ý tôi muốn nói. Tôi xin mô tả sơ lược về cách chơi bài Tá lả (Phỏm) miền Bắc cho những ai chưa biết cách chơi như sau: Mỗi người chơi được chia 9 lá bài, có một người được 10 lá – là người được chỉ định đánh cây bài đầu tiên ở mỗi ván. Sau khi lá bài được đánh xuống, người thứ hai có thể nhặt lá bài vừa được đánh cho mình đó mang lên bộ bài 9 lá của mình để ghép vào 1 phỏm gồm 3 lá bài có sự liền kề với nhau như 3-4-5 (dãy liền kề đồng chất) hoặc 5-5-5 (đồng s��). Bài miền Bắc, kể cả bài Tiến lên, không cho phép ghép bộ nếu các lá bài liền kề khác chất cơ-rô-tép-bích. Đương nhiên, ở miền Nam đánh Tiến lên miền Nam sướng tay hơn vì luật ít khắt khe hơn theo cách như vậy.
Về bản chất lối chơi, bài Tá lả cho phép tối đa 4 người chơi, cầm 9 lá trên tay, ngoại trừ 1 người khởi đầu có 10 lá – thì là 36+1 trên tay người chơi, và 15 lá còn lại đặt úp sấp ở giữa bàn để nếu người nhận lá bài đánh xuống không ghép phỏm được (không “ăn” được), thì phải bốc thêm 1 lá – và sau đó lại đánh xuống tiếp 1 lá để trên tay luôn luôn có 9 lá bài. Đến khi bốc hết 15 lá trên bàn, cũng là lúc 4 người đánh đủ 4 cây không được ghép phỏm xuống, thì tính điểm theo số trên các lá bài không phải phỏm, ai ít điểm nhất là thắng. J-Q-K được tính là 11, 12, và 13 điểm, A được tính là 1 điểm. Ai không có phỏm thì bị Móm - là thua. Cách xác định thứ hai là khi 1 người chơi ghép đủ 3 phỏm x 3 lá, thì được tính là Ù – là chiến thắng ván bài.
Sau khi giải thích luật chơi, tôi xin phép quay lại hiện tượng 'Cạ chưa thành phỏm' như sau: Trong trò chơi Tá lả, người chơi thường gặp tình huống có những lá bài có số và chất liền kề nhau có thể ghép thành cạ. Tuy nhiên, việc có phỏm ngay sau khi chia bài là rất hiếm. Thông thường, người chơi sẽ có 3-4 lá bài có liên quan đến nhau nhưng chưa tạo thành phỏm, và 1-2 lá bài không liên quan đến các lá còn lại, và những lá này thường được đánh đi trước.
Trong doanh nghiệp, hiện tượng các nhân sự (như những lá bài) ghép cạ với nhau là thường xuyên và bình thường. Nhân sự hoàn toàn có lí do để tìm kiếm những người “hợp cạ” để làm việc chung và hỗ trợ lẫn nhau. Trường hợp toàn mỹ nhất cho chủ doanh nghiệp là các Phòng, Ban đều có đủ “phỏm” và họ đạt được thành tích tốt, luôn đạt chỉ tiêu, và giành chiến thắng cuộc chơi kinh doanh trên thương trường. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn như vậy, như trong ván bài, chỉ có thể có 1 người Ù – và ai cũng muốn là người đầu tiên được hạ bài xuống với nụ cười tươi rói hô lên “Ù rồi!”. Hầu hết doanh nghiệp sẽ nhìn vào “9 lá bài” trên tay mình và thấy toàn “cạ” là “cạ” - nhưng không có “phỏm”. Đó là lý do chúng ta phải xây dựng doanh nghiệp và tuyển về các nhân tài.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có những giới hạn về nguồn lực, đặc biệt là trong tuyển dụng. Số lượng vị trí việc làm, vị trí quản lý và các vai trò khác là có hạn. Để tuyển dụng một người mới, doanh nghiệp thường phải thay thế hoặc sa thải một người đang làm việc không hiệu quả, không phù hợp với nhóm. Tình huống này tương tự như việc người chơi bài phải lựa chọn đánh đi một lá bài không liên quan đến các cạ hiện có hoặc có khả năng thấp tạo thành phỏm. Nhân sự không có sự kết nối với các phòng ban và các nhân sự khác thường là người ra đi đầu tiên. Nhóm người ra đi thứ hai, đôi khi là người lớn tuổi, tương ứng với các cây bài J-Q-K, vì chi phí nhân sự lớn (rủi ro khi tính “điểm” ở cuối ván bài) – nhưng nhóm này có 1 lợi thế là những đơn vị khác có thể “đánh” họ đi, và đó là lúc chúng ta nhận về cây bài “chốt” này để thành phỏm nếu trên tay đã có cạ JJ, QQ, hoặc KK tương ứng. Đừng đánh giá thấp kinh nghiệm của các “cây bài” lớn tuổi. Nhưng cũng phải xét đến yếu tố phù hợp của đơn vị qua mỗi thời kỳ.
Cái đau đầu lớn nhất của chủ doanh nghiệp có lẽ là khi họ có rất nhiều lá bài trên tay nhưng hầu hết chẳng có cạ gì với nhau. Buồn cười là nếu xảy ra sự kiện hi hữu nếu người chơi có 9 lá bài phỏm trên tay mà không hề có liên hệ để ra cạ nào, thì họ lại thắng theo dạng “ù khan”. Ván bài được chia lại. Trong 1 số trường hợp, chủ doanh nghiệp khi không nhìn thấy cửa kinh doanh thì họ cũng chọn giải thể doanh nghiệp để làm lại ở một lĩnh vực khác hoặc một thời kỳ khác.
Tôi muốn thảo luận sâu hơn về những khó khăn mà chủ doanh nghiệp gặp phải khi xử lý các 'nhóm nhân sự', đặc biệt là khi có những nhóm lợi ích liên kết với nhau nhưng không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Điều này tương tự như việc có những nhóm cạ 'dây mơ rễ má' kéo dài trên cả 9 lá bài. Trong những tình huống này, chủ doanh nghiệp đôi khi phải đối mặt với quyết định khó khăn là sa thải (hoặc cho nghỉ việc) một nhân sự giỏi, thậm chí là một người có năng lực đặc biệt, chỉ vì người đó không phù hợp với các nhóm nhân sự hiện tại. Lý do để giữ lại nhóm nhân sự hiện tại là vì công việc vẫn đang diễn ra trôi chảy. Nếu lãnh đạo quyết định giữ nhân sự giỏi nhưng không phù hợp và sa thải các nhân viên kia, đó sẽ là một canh bạc quá rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp.
Tôi thán phục những chủ doanh nghiệp có tư duy nhạy bén, họ chọn tạo ra 1 doanh nghiệp khác, dự án khác không liên quan đến doanh nghiệp hiện tại để tận dụng được nhân tài hiện có, cho phép những nhân tài này có đất diễn ở ván bài mới, cuộc chơi mới, thể hiện được tố chất và tiềm năng của mình, chứng minh việc giữ lại nhân tài là một điều đúng đắn – nhưng điều quan trọng nhất, vẫn là phải “đánh lá bài” không-hợp-cạ đó đi, để dành nó cho một ván bài khác. Điều này cần rất nhiều sự quyết đoán, cũng như tính toán kĩ lưỡng đường đi nước bước để có thể “mời” “lá bài dị chất" này ra khỏi "bộ bài" hiện tại, hạ cánh xuống 1 "bộ bài" khác, mà không tổn thương tâm lý, cũng như giữ được động lực cống hiến cho người chủ.
Rất nhiều trường hợp các nhân tài từ nước ngoài về, hoặc từ tập đoàn lớn nhảy ra doanh nghiệp nhỏ bị “vấp”, bị “hóc xương” vì không hợp cạ với các nhân sự chủ chốt đang tại vị và phải chấp nhận ra đi tìm cơ hội ở 1 doanh nghiệp khác. Việc này chẳng phải là lỗi của ai, mà thuần túy là cơ hội thị trường việc làm và sự ngẫu nhiên về tính thời điểm. Và nếu nhân sự không có kỹ năng tự biến mình thành “cạ” thì cũng sẽ chẳng có chủ doanh nghiệp nào muốn giữ chân họ lại. Đây phải là sự cố gắng đến từ cả hai phía, “lá bài ngoài cạ” cùng với các “lá bài trong cạ”.
Người chơi Tá lả, nói tóm lại, chỉ có thể đưa ra 1 một quyết định đánh đi 1 lá bài duy nhất ở từng vòng chơi, và hi vọng rằng thị trường sẽ mang đến cho mình một lá bài hợp cạ hơn ở vòng tiếp theo, dù là từ người chơi đi trước đánh xuống, hay do tự mình nhặt được lên từ sấp bài tự do. Ở những thời điểm nhất định, chúng tôi cảm thấy may mắn vì "bốc" được một số "lá bài" chất lượng trong giai đoạn thị trường biến động lớn, các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước đều đang tái cơ cấu mãnh liệt như hiện nay. Đây chính là thời cơ vàng để bốc đúng những lá bài phù hợp, nếu bạn nhanh tay và may mắn.
Tôi xin phép chỉ luận bài đến đây thôi và mong rằng các chủ doanh nghiệp không vận hành đơn vị của mình như đánh bài, không dựa dẫm vào may rủi. Vì kinh doanh, ngoài nghệ thuật ứng biến ra, vẫn là một ngành khoa học dựa trên số liệu và kỹ năng ra quyết định kinh doanh.
Chúc quý vị có một kỳ tổng kết Quý 1 đầu năm thành công rực rỡ.
10 notes · View notes
lemd · 2 months ago
Text
Sương giăng mờ trên ngõ Tạm Thương Ngõ rất cụt mà lòng xa thẳm Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm Thương một đời đâu phải tạm thương
Chế Lan Viên
54 notes · View notes
lemd · 4 months ago
Text
Tumblr media
resolutions
2K notes · View notes
lemd · 4 months ago
Text
Tumblr media
Khi dân chúng bị phân tâm bởi những câu chuyện tầm thường, khi đời sống văn hóa được tái định nghĩa là một vòng tròn giải trí không có điểm kết thúc, khi những cuộc thảo luận nghiêm túc trở nên ấu trĩ, hay nói tóm lại, khi mà dân chúng trở thành khán giả và các hoạt động công cộng đều là những trò mua vui, thì quốc gia sẽ rơi vào nguy hiểm và nền văn hóa sẽ cheo leo bên mép vực.
Neil Postman - Giải trí đến chết (1985), 321
32 notes · View notes
lemd · 4 months ago
Text
Tumblr media
tumblr bảo blog này đã 15 tuổi rồi.
17 notes · View notes
lemd · 5 months ago
Text
Tumblr media
Một câu văn thúc đẩy tác giả phải nói lên điều gì đó, còn người đọc cần biết được những điều mà tác giả muốn nói. Và khi tác giả và độc giả tìm hiểu về vấn đề ngữ nghĩa, họ đang tiến vào một thử thách trí tuệ. Điều này đặc biệt đáng chú ý ở hành động đọc, vì không phải lúc nào tác giả cũng đáng tin cậy. Họ có thể nói dối, họ viết những điều khó hiểu, họ khái quát hóa quá mức, họ viết những điều phi logic, và đôi khi, họ đi ngược lẽ thường.
Người đọc phải được trang bị vũ khí, với tư duy luôn ở trong trạng thái sáng suốt. Điều này không dễ dàng vì anh ta phải một mình đối diện với văn bản. Trong quá trình đọc, phản ứng của một người hoàn toàn mang tính độc lập, người đó chỉ có thể dựa vào trí tuệ của bản thân mình. Đối mặt với sự trừu tượng lạnh lùng của các câu chữ chính là nhìn vào ngôn ngữ một cách trần trụi, tách biệt với những thứ hoa mỹ bề ngoài và sự hỗ trợ của cộng đồng. Vì vậy, đọc sách về bản chất là một công việc rất nghiêm túc. Tất nhiên, nó cũng là một hoạt động đề cao lý trí.
Neil Postman, Giải trí đến chết. (1985)
15 notes · View notes
lemd · 5 months ago
Note
KKK
EM CHÀO ANH
EM LÀ CÔ BÉ ( TRONG NHIỀU NG) ĐÃ HỎI ANH TƯ VẤN
EM MUỐN NHẮN TIN NHƯNG K NHẮN DC NÊN EM VÀO MỤC ASK
ĐẠI KHÁI LÀ CÁCH ĐÂY 8 NĂM E CÓ TRÌNH BÀY VỀ CH EM VÀ 1 BẠN KÉM 4 TUỔI THÍCH NHAU NHƯNG BỊ GD NGĂN CẢN, SAU KHI DC ANH KHUYÊN THÌ EM CÓ BẢO " KHI NÀO HAPPY ENDING THÌ BÁO ANH DC K", VÀ GIỜ EM MUỐN THÔNG BÁO LÀ BỌN E ĐÃ CHIA TAY SAU 6 NĂM YÊU NHAU, VÀ EM LÀ NG BỊ ĐÁ KKK
NHƯNG K SAO, NHỜ CÚ ĐÁ ĐÓ EM ĐÃ LẤY CK SAU 2 THÁNG VÀ GIỜ LÀ MẸ CỦA 2 BÉ ^^
EM NGHĨ ĐÂY LÀ 1 HAPPY ENDING VÀ NG ĐÓ THỰC SỰ ĐÃ TRAO CHO EM 1 CƠ HỘI MỚI ĐỂ HẠNH PHÚC. PHỤ NỮ KHI YÊU THẬT QUÁ YÊU ĐUỐI ĐỂ DỨT BỎ.
Cảm ơn em đã báo tin. Anh xin được chúc mừng em nhé.
9 notes · View notes
lemd · 7 months ago
Note
Hi anh Lemd.
Em đọc “chùa” blog của anh từ hồi mới chập chững chơi Tumblr, cũng được 8 năm rồi đấy ạ. Từ thời còn học lớp 10, thích đọc blog, thích đọc quotes, thích mơ mộng, đến khi trưởng thành, thực tế và hiến mình cho tư bản. Em đang sống và làm việc ở PL, nơi mà anh từng học 😁 Dạo này em gặp một chút vấn đề mà nó không hẳn đến từ em. Bạn trai em tốt nghiệp xong, làm một công việc tưởng chừng như đúng ngành, nhưng sau mấy tháng thì anh ấy cảm thấy bức bối và không thích công việc này. Anh ấy đang không được làm những thứ anh ấy học và thích.
Anh ấy stressed và nghi hoặc về bản thân nhiều. Mỗi lần đi làm về và bắt đầu nói về công việc, em cảm thấy có thể thông cảm được, nhưng mà vẫn khuyên và mong anh ấy thử các biện pháp như: nói chuyện với manager, giãi bày vấn đề của anh ra. Ngoài ra thì em chả biết nói gì để an ủi ngoài: it’s okay, i feel you, bla bla.
Anh Lemd đã từng mất phương hướng chưa ạ. Những lúc như thế, anh hi vọng người bên cạnh nói gì ạ?
Em cảm ơn anh Lemd nhiều ạ.
Chào em, thật vui vì thấy chúng ta đều là du học sinh Fin. Anh hi vọng em đã có những trải nghiệm tốt với đất nước này.
Nếu như nói về những lần mất phương hướng thì chắc cũng... thường xuyên. Cuộc đời là những sự thay đổi liên tục, tính ra nếu nhìn lại theo các mốc 10 năm thì chúng ta sẽ chả có gì đúng với những gì mình tưởng mình sẽ làm 10 năm trước. Phải thích nghi.
Anh cũng đoán rằng bạn trai em cũng trạc tuổi em, và môi trường cũng như hoàn cảnh đang tạo ra những sự khó khăn nhất định cho cậu ấy. Anh cũng hài lòng vì em không hỏi cậu ấy nên làm gì, mà câu hỏi là anh hi vọng người bên cạnh nói gì. Thì câu trả lời nhiều khi là chẳng cần nói gì cả, chỉ cần ở bên và có thể thi thoảng động viên. Việc ra quyết định cho hành động ảnh hưởng đến cuộc đời mình là quyền và trách nhiệm của mỗi người. Em cũng chẳng thể làm gì khác hay nói gì khác đâu.
Tuy nhiên, dựa trên cách đặt câu hỏi của em, anh đoán rằng em cũng là kiểu người sẵn sàng âm thầm ở bên, sẵn sàng lắng nghe và là 1 người ôn hòa. Nếu như anh đoán đúng, thì em cũng có thể thử 1 lần tỏ ra gay gắt hơn với cậu ấy, rằng những sự cáu giận, buồn bực này đang hủy hoại cậu ấy từ bên trong và không thực sự giải quyết được vấn đề gì cả. Vì thế, với vai trò là 1 người ủng hộ, và cực kì quan tâm đến cậu ấy, có thể em phải thể hiện sự mạnh mẽ để "quất roi vào đít" cái con người đang lạc lối này. Những khi mất phương hướng, có thể việc cứ đi tiếp lại giải quyết được vấn đề hơn là cứ ngồi một chỗ và tự bực dọc với bản thân hay đổ lỗi cho hoàn cảnh.
Những gì chúng ta không thay đổi được, thì chả có gì phải bực bội về nó, vì có thay đổi được đâu. Chỉ cần đổi góc nhìn.
Những gì chúng ta có thể thay đổi được, lại càng chả có gì phải bực bội về nó, vì chỉ cần bắt tay vào thực hiện sự thay đổi đó thôi.
Chúc em sẽ tiếp tục có những trải nghiệm tuyệt vời ở xứ tuyết nhé em.
14 notes · View notes
lemd · 8 months ago
Note
Lemd còn giọng trầm như tàu ngầm khônggggg
sắp thành giọng khàn rồi...
0 notes
lemd · 9 months ago
Text
Nhiều phụ nữ nhà giàu có tư tưởng cấp tiến đã cạo răng đen, để răng trắng mà một trong những phụ nữ tiên phong là con gái nhà buôn, cũng là nhà nho yêu nước Lương Văn Can. Chị em thích tân thời không vấn tóc mà để xõa và đặc biệt có chị em còn thách thức dư luận xã hội với kiểu rẽ ngôi lệch khi ra đường (theo Nho giáo, phụ nữ rẽ ngôi lệch bị coi là không chính chuyên).
-
Nguyễn Ngọc Tiến, Hà Nội còn một chút này, NXB Hội Nhà Văn.
10 notes · View notes
lemd · 9 months ago
Note
Lem ơi, viết post này không phải để hỏi han điều gì, chỉ để cảm ơn Lemd, trước giờ vẫn giữ cái thói quen có điều gì là lại chạy lên Tumblr hỏi Lemd, rồi hồi hộp đợi chờ câu trả lời, rồi gật gù vì thấm thía nhiều điều sau khi đọc Lemd trả lời. Hôm trước thấy Tumblr gửi noti là đã được 15 năm rồi, nhanh quá. Chúc Lemd thật nhiều sức khoẻ, cảm ơn vì vẫn luôn ở đó <3.
Tumblr media
7 notes · View notes
lemd · 10 months ago
Note
hi Lemd, hiện tớ đang ở nước ngoài, mà tớ đang định về thăm gia đình, chuyện là chưa kịp về thăm thì bị ông già gọi điện chửi sấp mặt (do say rượu), tớ thật muốn huỷ không muốn về chút nào, cảm giác mìn không được welcome đó, mà để về chuyến này tớ đã phải dành dụm rồi sắp xếp rất vất vả. Theo Lemd tớ có nên về nữa không? một mặt thấy không một tí thoải mái nào và cũng không còn muốn về, một mặt tự thương mình vì đã rất vất vả để sắp xếp được chuyến đi trong tâm trạng háo hức. Mong tin Lemd
Chào bạn,
Là một người đã từng đi xa quê 15 năm, mãi đến năm ngoái mình mới trở về nhà, mình đã nhận ra rất nhiều điều đã thay đổi. Xuyên suốt thời gian từ khi còn nhỏ cho đến 15 năm đi xa, mình và bố không hề nói chuyện với nhau bao giờ. Chính xác thì, hai bố con, kể cả với ông anh ruột mình cũng vậy, 3 người đàn ông không hề có sự tương tác với nhau và sống ở 3 thế giới hoàn toàn tách biệt, chưa bao giờ thực sự ngồi xuống để nói chuyện với nhau đầy đủ về những gì đã diễn ra trong cuộc sống, rằng có thể cho nhau lời khuyên gì không, hoặc đơn giản là cập nhật tin tức gia đình, khám chữa bệnh, và những kì vọng của tương lai.
Chỉ đến khi mình về lại Hà Nội và sống lại căn nhà này 1 lần nữa, mình với bố mới có lần đầu tiên nói chuyện với nhau, khi mình 35 và bố thì sắp 70. Hai bố con cùng uống cafe buổi sáng trước khi mình đi làm, ngắm mèo, ngắm cây cảnh, nói chuyện thời tiết, nói chuyện gia đình, nói về công việc, tiền lương, và thuốc gì bố cần mua sắp tới. Những giá trị này đương nhiên chẳng có gì đánh đổi được, nó sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi. Rồi sẽ biến mất mãi mãi. Không quay về được nữa, chỉ còn trong kí ức thôi.
Có những người khác, mình biết, họ có mối quan hệ khắc khẩu hơn với bố mẹ họ. Dù là đi xa hay ở gần thì vẫn luôn to tiếng với nhau. Nhưng họ thật sự yêu thương nhau. Bố chửi thì cứ chửi, con vẫn về. Về thì mới có đứa ở bên cạnh cho bố chửi chứ. Con đi thì bố chửi ai, chửi con mèo à? Phải không nào.
Một số người đàn ông gặp khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc của họ. Việc bố của bạn uống rượu say gọi cho bạn cũng là 1 cách bày tỏ cảm xúc, nhìn vào điểm tích cực mà nói thì say nhớ đến con mới bốc điện thoại lên mà chửi chứ. Không thì ngủ xừ cho nó xong rồi.
Bạn cứ về đi. Bạn hãy về đi.
Những giá trị gia đình nhỏ bé này sẽ có ngày bạn không còn được trải nghiệm nữa. Hãy trân trọng nó. Bạn nhé.
33 notes · View notes
lemd · 10 months ago
Text
Nhắc nhở bản thân
Những người thân yêu nhất của mình có thể sai. Họ sai vì chưa biết đến kiến thức đúng. Hãy bình tĩnh, từ từ cập nhật kiến thức cho họ để họ biết được thế giới đã thay đổi thế nào. Ai cũng phải học những điều mới mà.
Những người giỏi nhất cũng có thể sai. Họ sai vì quá tự tin vào nền tảng kiến thức sẵn có và không chấp nhận thay đổi tư duy để cập nhật luồng tư duy mới cũng như các dữ liệu mới phá vỡ hoàn toàn định kiến cũ. Hãy bình tĩnh, tìm cách khuyên nhủ để họ tìm ra được chân lý mới và tự chấp nhận sự thật ở thời điểm hiện tại. Có thể "sự thật" lại thay đổi trong tương lai. Bản thân chúng ta cũng phải nhắc mình phải un-learn và re-learn để nạp lại kiến thức mới nhất đã được chứng minh là đúng nhất.
Muốn gì LÀM ngay.
135 notes · View notes
lemd · 11 months ago
Text
Tumblr media
dream
1K notes · View notes
lemd · 1 year ago
Text
1 số yếu tố cần cân nhắc trước khi chuyển nghề hoặc nhảy việc.
25 notes · View notes
lemd · 1 year ago
Note
Hello anh, có thể anh đọc được cái này hoặc không! Em vừa bước chân qua tuổi 28 với một công việc văn phòng nhàn hạ, nhưng càng làm em càng thấy bản thân mình trở nên tù túng và thiếu động lực, năm ngoái em nhận được thông báo sa thải khỏi một công việc sau hơn 4 năm gắn bó, cũng không trách cấp trên gì cả vì đó là sự thay đổi mà nđt mới vào muốn, và em chấp nhận. Không biết có ai cũng như em không khi luôn muốn gắn bó với 1 công ty lâu dài, nhưng khi bắt đầu tìm việc mới, những thứ gọi là kinh nghiệm kia lại không giúp gì đc cho em khi sang công ty mới. Vì tuổi trẻ không kiểm soát tài chính cũng như quyết định nghỉ học ĐH nên giờ em bị đắn đo giữa việc tiếp tục đi làm trả nợ và học thêm về các ngành khác. Bắt đầu lại ở tuổi 28 liệu có còn là lựa chọn tốt cho em nếu như để học xong khoảng 2 năm mới có đc mức lương hiện tại? Em cảm ơn anh đã lắng nghe!!
Em thân mến,
Mỗi người có mỗi một hoàn cảnh khác nhau, phải không. Nhưng dù hoàn cảnh gì thì lúc nào cũng có thể bắt đầu lại, bắt đầu mới, hay thậm chí bắt đầu 1 cái cũ nghĩ từ lâu mà chưa làm.
02 năm cuộc đời thực ra trôi qua nhanh lắm. Em còn sống tận mấy lần 20 năm nữa cơ mà. Nếu mà xét về mặt logic là cả cuộc đời thì 02 năm này chỉ là một cái chớp mắt mà thôi. Rồi em có khi còn chẳng nhớ mình đã từng phải làm những điều như vậy, hoặc toàn bộ 02 năm khổ sở cũng chỉ gói gọn lại trong 01 kí ức thôi, 01 hình ảnh nào đó chẳng hạn, rồi em lại bước tiếp.
Không chỉ có riêng em, những người khác cũng đã, đang, và có thể sẽ rơi vào hoàn cảnh của em. Anh nghĩ rằng em, và các bạn, rồi cũng sẽ có cách nào đó để vượt qua. Có thể hơi vất vả một chút. This too shall pass.
Có 1 điểm anh không hẳn là đồng ý với em khi em nói "kinh nghiệm" của em không có ích cho công việc mới. Anh nghĩ anh và em định nghĩa về "kinh nghiệm" hơi khác. Có lẽ thứ mà em nghĩ là "kinh nghiệm" ấy chỉ đơn thuần là các thói quen hoặc kiến thức để xử lý công việc cụ thể thôi. Và khi thay đổi môi trường, thay đổi quy trình làm việc thì em sẽ không áp dụng được thói quen cũ và kiến thức của 1 hệ thống khác vào chỗ mới. Đấy chưa phải là kinh nghiệm. Kinh nghiệm phải là những khả năng tư duy, khả năng xử lý vấn đề, cộng với kiến thức tích lũy được về ngành nghề, về lĩnh vực, về ứng xử với con người để giúp em đạt được mục đích của mình.
Anh thực ra cũng là 1 người non kinh nghiệm. Và ở tuổi 35 anh cũng phải ra khỏi sự thoải mái của mình để bắt đầu một môi trường mới - và anh cũng như em thôi - sẽ còn lâu anh mới có thể quay lại được với sự thoải mái mà mình đã từng tận hưởng 4 năm trước đây. Anh cũng khổ sở chẳng khác gì em đâu. Anh cũng là con người mà.
Anh em mình cùng cố gắng nhé! ^^
36 notes · View notes
lemd · 2 years ago
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
The Belzebubs ride again!
1K notes · View notes