Tumgik
ngocalways16-blog · 5 years
Text
Tumblr media
NGÀY 10
Đã từng nhận được nhiều lời trách móc rằng tại sao sống không biết để ý đến cảm xúc của người khác. Có lẽ mình quá vô tâm, hoặc họ chưa đủ thân để bước vào thế giới của mình, để trở thành quan trọng với mình. Mà những người mình cảm thấy không quan trọng thì mình sẽ không quan tâm làm gì.
Có vẻ hơi cực đoan nhưng mình thấy nên như thế. Vì mình còn phải dành thời gian cho bản thân nữa mà. Mình tử tế chứ không tốt. Mình sinh ra không có nghĩa vụ phải làm hài lòng tất cả mọi người trong khi bỏ rơi chính bản thân mình.
Mình không thích những câu chào hỏi xã giao nông cạn, những câu đãi bôi mà lời nói không xuất phát trái tim, người ta làm nó vì thấy mọi người xung quanh đều làm thế và coi như một quy tắc ngầm định trong xã hội này. Thứ mình cần được khi không phải lời nói mà là hành động, hoặc đơn giản chỉ là sự có mặt.
Có thể mình không khéo trong việc bày tỏ tình cảm nhưng mình sống như thế nào người khác đều biết. Vẫn có những người tốt ở xung quanh mình và đồng hành cùng mình. Còn những người không thuộc về thế giới của mình - họ không tồn tại trong ý niệm của mình,
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
Tumblr media
Định đăng cái này lên Facebook cá nhân nhưng mà thôi
thâý nó không có giá trị với người khác, sẽ làm rác đầu họ ra
đừng ngược đãi và làm mất thời gian của người khác bằng việc đăng những thứ vô ich với họ, không liên quan đến họ
đừng nói quá nhiều về bản thân
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
Tumblr media
NGÀY 9
Đôi lúc thấy rằng thứ làm mình phiền muộn, làm mình phát điên, làm mình tấm tức khóc mà không làm gì được... nó không cụ thể là ai cả. Không phải Bố, không phải Mẹ (dù đã block fb cả 2 người này), không phải những kẻ mình ghét và khinh thường, không phải những thứ kiến mình muốn hủy diệt... Mà nó là thứ gì đấy, ẩn đằng sau, to lớn và không rõ thành hình, đang chi phối và điều khiển cả xã hội.
Nó mới là thứ mà mình phải chiến đấu.
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
NGÀY 8
Tự do là khi bản thân không phải cố gắng để "là một ai". Là ai cũng thế, quan trọng là mình. Khi đã là mình rồi, thì sẽ hiểu được rằng bản thân sẽ tự lớn lên, bằng cái lõi vốn có. Như cây táo mọc lên từ hạt táo, cho dù người ta có gọi nó là hạt cam hay bắt nó là dưa hấu, nó vẫn sẽ mọc lên, trở thành cây táo. Và một khi nó đã biết nó thế nào rồi, thì gọi tên ra sao cũng được. Vì đôi khi tên gọi chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài thôi.
Ai cũng có những chặng đường cần qua, và phải tự đi bằng chính đôi chân của mình. Phải tự mình, không ai đi thay đi hộ được, và cũng không thể đi vào phần đường người khác được. Mỗi người sẽ tự có phần việc của mình, khi đến thế giới này. Đi đã hết những đoạn đường cần đi, tự khắc sẽ chuyển sang chặng khác. Không cần ép. Không cần hô hào. Không cần người khác thúc giục hay khoe khoang với ai.
...
Đôi khi có những điều ta làm mà không cần ai biết, không cần khen ngợi, không cần chứng chỉ.
Làm vì thấy cần làm. Vậy thôi.
Có mình và vũ trụ này biết, là đủ.
#07082019
#motnoinaoday #vietmoingay
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
NGÀY 7
có nhiều thứ dù biết không để làm gì
mà vẫn làm
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
Tumblr media
hôm qua nghe thầy kể ước mơ của thầy là thấy mọi người tới nhà, mỗi người 1 góc và im lìm đọc Lacan* nên hôm nay mạn phép chia sẻ với mọi người một chút về việc đọc sách.
*Có thể thay bằng tên người khác. Ví dụ Nietzsche hoặc Kant...
|ĐỌC SÁCH VÀ CÁC LEVELS|
Các level khi đọc sách:
1. Đọc đơn thuần để giải trí, giết thời gian (giết theo nghĩa đen). Đọc xong ko hiểu/ ko đọng lại gì, có khi còn điên với với các thể loại sách tẩm đường ủ mật nhưng thực chất chả có tẹo dinh dưỡng gì
-> Sách ko phù hợp với mình (sai người), ko cần thiết vào lúc này (sai thời điểm) thì thôi, khỏi đọc.
-> Phải biết mình cần gì trước khi tìm sách đọc. Đôi khi cái mình cần chỉ là 1 dòng, 1 đoạn trong sách thôi. Ko cần thiết phải đọc hết cả quyển (giống kiểu tìm người yêu í, khi mình đã đúng là mình rồi thì ai cũng đúng hehe)
2. Nhập tâm đọc. Gạch chân/ highlight, note lại những ý hay. Bắt đầu hiểu và nắm đc ý người viết. Hiểu cách tư duy của họ và bối cảnh/tâm trạng khi họ viết. Liên kết các ý và hình thành mô hình trồng đầu mình -> Trở thành tác giả mới.
3. Đặt câu hỏi ngược lại. Phản biện bằng cách ghi lại vào sách hoặc mang ra thảo luận/hỏi ng khác.
-> Bắt đầu thấy sách đôi chỗ cũng sai, sách ko là chân lý.
-> Bắt đầu muốn đọc từ nhiều nguồn khác, thậm chí là những ý kiến chống đối. Càng nhiều góc nhìn thì càng đến gần sự thật.
4. Ứng dụng vào thực tế -> Biến thành thói quen và quên béng sách nói gì -> Đọc lại và thấy đầy rẫy ý tưởng nảy nở so với lần trước.
P/s: Đang ngồi đọc chợt nghĩ ra, ko biết viết ở đâu nên mình đành ghi sau bookmark.
P/s2: Nếu coi sách là nguồn để cung cấp thông tin thì con người cũng có thể coi là sách - những cuốn sách cực kì sống động. Năm nay mình đọc rất ít sách, nhưng lại gặp đc rất nhiều người hay ho và khi tìm hiểu về họ thì cảm thấy no nê ko muốn đọc thêm gì nữa :v
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
NGÀY 5
NÓI CHUYỆN - CHUYỆN NÓI
Tôi bị thu hút bởi những người có trí thông minh ngôn ngữ: những người mà khả năng biểu đạt của họ rất tốt, có khả năng diễn đạt những gì họ nghĩ và cả những người khác nghĩ. 80% những người mà tôi muốn tìm hiểu trong danh sách mà tôi tự lập ra là những nhà văn và blogger. Tôi đọc mỗi người như ăn những ly kem với những hương vị riêng, mỗi người một vị. Không thể lẫn vào nhau khi bạn là chính mình và viết theo cách của mình.
Một cuộc nói chuyện lý tưởng của tôi sẽ có rất ít ngôn từ và là nói chuyện trực tiếp 1-1. Không có gì được một cuộc nói chuyện trực tiếp. Khi bạn gặp ai đó, ngồi đối diện và cảm nhận được từng tiếng thở dài của họ, hay sự run run trong âm sắc, hay sự háo hức vui mừng không giấu được, hay nỗi lo sợ cùng sự thay đổi của những nét cơ trên mặt họ, những điều đó còn nói nhiều hơn cả những gì mà ngôn từ có thể nói.
Như vậy là cuộc nói chuyện lý tưởng sẽ không cần nhiều lời. Chỉ cần những từ khóa, những hình ảnh ẩn dụ ở những câu chuyện, hoặc tuyệt nhất là chẳng cần nói gì :) Tôi nghĩ sự thông minh ở đây còn bao gồm cả sự tinh tế và khả năng bao dung đồng cảm với những khác biệt của người khác, để chấp nhận câu chuyện của họ và nhìn bằng cái nhìn của họ. Vì ngôn ngữ đôi khi là đôi cánh, đôi khi lại là nhà tù giới hạn tư duy.
Giống những con kiến ấy, chạm những cái râu là đủ biết đang đi đâu, tổ thế nào, còn nhiều thức ăn không (tôi nghĩ thế chứ tôi không là kiến nên không biết). Nên đôi khi, chỉ cần chạm vào nhau là đủ.
Ảnh: Sách thầy giới thiệu, bảo là nên tìm hiểu về phê bình văn học nếu muốn viết tốt.
#toidihoc
Tumblr media
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
Tumblr media
NGÀY 4
Hôm nay tôi đi học về Phân tâm học Sigmund Freud. Cảm giác tâm trạng vui hơn, có lẽ do tôi đang tìm hiểu về một nhân vật quá thú vị, gây ảnh hưởng lớn đến tôi và tôi đang muốn học theo cách sống của ông, hoặc có thể vì tôi đã có thêm những kiến thức để giải thích những vấn đề của mình, đã thông suốt hơn, hoặc cả hai.
Tôi thích cái cảm giác này. Khi mà no nê kiến thức đến nỗi không muốn làm gì, không muốn nạp thêm gì, tôi đã có rất nhiều thứ dự trữ để tìm hiểu trong thời gian sắp tới. Nghĩa là có rất nhiều việc tôi thích và phải làm, những việc tôi thấy cần Và Tôi tự đặt ra cho chính bản thân mình. Điều này mang đến cho tôi ý nghĩa sống.
Sáng nay trời mưa, có bão to. Khi trên đường tới lớp, tôi đã nhìn lên trời và thầm trách bố mẹ Tại sao lại sinh ra tôi để phải sống ở nhân gian một cuộc đời khổ như thế này. Tôi không muốn thành phố này. Tôi không muốn những công việc tôi đang làm hiện tại. Tôi không muốn gặp những người ở xung quanh tôi hiện tại.
Ấy thế nhưng tối nay tôi lại có suy nghĩ khác. Rằng khổ có ý nghĩa của việc khổ. Giờ tôi vẫn có thể tìm thấy niềm vui cuộc sống không hoàn hảo. Rằng tôi đang nỗ lực từng ngày để hoàn thiện hơn bản thân mình, thêm vào những thứ là mình và bỏ bớt đi những thứ không là mình.
Tôi thấy việc viết thế này cũng là một cách quan sát và điều trị cho chính bản thân mình.
Tôi thấy mình khác khi thay đổi cách xưng hô là "tôi" thay vì "mình" như trước. Xưng là "tôi" - khiến tôi có cảm giác mình tách khỏi bản thân mình và quan sát như một thực tế độc lập, và nói lại cho những người khác, có khi là cả nhân loại (dù cả nhân loại ko biết tiếng Việt). Còn trước đây khi tôi xưng là "mình", nghĩa là tôi đang trò chuyện với chính mình, cũng tách khỏi bản thân nhưng là ở dạng một bản copy và nói với chính nó. Nhưng khi là "tôi" thì là cái gì khác hơn và càng khác hơn, nhất là khi tôi công khai nó với nhiều người khác, nó trở nên phổ quát.
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
Tumblr media
NGÀY 3
Tôi đã nghĩ đến việc lập Facebook mới, sau khi đăng ký Gmail mới, và rồi sẽ lập một Instagram mới. Mọi thứ hình ảnh và thông tin trước đây sẽ cất gọn lại một chỗ. Có lẽ tôi sắp làm một việc và những người viết hồi ký của tôi sau này rất căm ghét đó là đốt hết những tài liệu thứ từ và xoá bớt những thông tin trên mạng xã hội.
Càng ngày tôi càng cảm thấy mình bị mất tự do khi tôi làm mà nghĩ quá nhiều đến những người xung quanh sẽ nghĩ gì về mình khi tôi làm việc đó. Tôi bị ám ảnh với việc nếu một việc tôi làm mà không ai biết nó, không ai biết là tôi đã làm nó, thì đồng nghĩa với tôi không làm. Tôi bị ảnh hưởng quá nhiều bởi cách sống của những người khác, những người chẳng thân thiết gì và cũng chẳng biết tôi như thế nào thế nhưng lại có ảnh hưởng quá lớn đến thói quen hàng ngày của tôi. Nhiều thói quen tôi thấy rằng không tốt, hời hợt nông cạn, khoe khoang và mất thời gian. Tôi cần một nơi yên tĩnh. Một không gian về vật lý và không gian trên mạng xã hội.
Tôi đang tưởng tượng đến một ngày mất hết những thông tin về mình đã từng đăng thì mình sẽ sao nhỉ?
Có lẽ là chẳng sao :) có thể còn tốt hơn nữa. Nếu việc có hay không có đều như nhau thì có để làm gì?
Tôi vẫn sẽ làm những việc mang tính kết nối và cộng đồng lớn. Tuy nhiên ko phải trên FB cá nhân.
Tôi quá mệt mỏi rồi và ko muốn mọi người mệt mỏi khi theo dõi nhất cử nhất động hay những dòng chữ nghèo nàn thông tin nhưng đậm chất tọc mạch nữa.
Tôi cần một cuộc sống riêng, một nơi bí mật và yên tĩnh. Tôi cần tập trung cho những gì quan trọng. Tôi không muốn phí thời gian bởi những điều vô nghĩa ở người khác và người khác ở mình.
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
Tumblr media
NGÀY 1
Chào tháng 8
Sở dĩ muốn quay trở lại ngày 1 là vì muốn mọi thứ đều là vòng tuần hoàn. Như ngày và tháng, như 4 mùa, hết Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân. Như thế, ta sẽ luôn có thể làm lại bất cứ điều gì, tuy rằng ở một khoảnh khắc khác, ở một ta-khác, nhưng vẫn đem đến cho ta cơ hội nhìn ngắm và chiêm nghiệm vạn vật và bao người.
Thích tháng 8. Chả hiểu vì sao. Ngoài tháng 3 có sinh nhật ra thì thích nhất là tháng 8. Chắc vì cái nắng cuối hạ không còn gay gắt nữa. Chắc vì những cơn mưa rào nhiều hơn. Chắc vì trời nổi gió sang thu và bỗng chốc ngày nào thức dậy, thấy heo may mùa về trên từng con phố, ùa cả vào lớp chăn mỏng.
Và có lẽ đây là tháng cuối cùng làm việc ở đây. Vẫn còn những thứ dang dở, vẫn còn những trăn trở, vẫn còn những lời hứa chưa thực hiện được. Ngoài niềm vui được sống là chính mình, như một đứa trẻ đầy năng lượng và luôn tò mò là những lúc ngồi một mình trong toilet khi không kiểm soát được mọi thứ và thấy mình thật tệ.
và rồi sẽ qua hết
như những cơn mưa rào
cầu vồng ở trên cao
đang nghiêng mình toả nắng
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
3 CÂU CHUYỆN SÂU SẮC CUỐI TUẦN
Happy reading & Having good thoughts các BCAs!
+++++++
Câu chuyện 1:
Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi thất bại. Nếu có thể đứng lên từ thất bại, kiên trì theo đuổi mục tiêu, tương lai chắc chắn sẽ thành công. Nhưng kiên trì nói thì dễ nhưng thực hiện rất khó. Dưới đây là một số câu chuyện nhỏ chứa đựng đạo lý, mang đến những cảm nhận khác nhau.
Có một người rất nghèo và khổ cực. Một người nhà giàu nhìn thấy đáng thương liền muốn giúp đỡ. Người giàu có đưa cho anh ta một con bò, chúc anh khai hoang tốt, đợi mùa xuân đến gieo hạt giống, mùa thu là có thể thoát nghèo rồi.
Người nghèo cảm thấy hi vọng trong lòng, bắt đầu phấn đấu. Nhưng chỉ sau vài ngày, bò muốn ăn cỏ, người muốn ăn cơm, cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước.
Người nghèo bèn nghĩ thà rằng bán bò đi, mua mấy con dê. Trước tiên giết một con để ăn, còn lại để nuôi cho nó sinh con, đợi nó lớn lên rồi cầm đi bán. Như thế kiếm được nhiều tiền hơn.
Người nghèo tiến hành theo kế hoạch. Sau khi ăn hết một con dê, những con dê còn lại rất chậm sinh con, cuộc sống lại gặp khó khăn. Thế là anh không nhịn được lại giết thịt một con.
Người nghèo nghĩ: “Tiếp tục như vậy không được. Không bằng đem dê bán đi, mua thành gà. Gà đẻ trứng rất nhanh, trứng gà có thể lập tức bán được tiền, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp.”
Người nghèo lại thực hiện theo kế hoạch. Nhưng rồi thời gian trôi qua cũng không có thay đổi, gặp khó khăn, nhịn không được liền giết gà, cuối cùng chỉ còn lại một con. Lý tưởng của người nghèo hoàn toàn sụp đổ.
Người nghèo thất vọng: “Làm giàu thật khó, thà đem con gà còn lại đi bán, mua một bình rượu uống cho no nê. Mọi việc không còn lo lắng.”
Mùa xuân đến rất nhanh. Người giàu có hào hứng mang hạt giống cho người nghèo nhưng nhìn thấy người nghèo đang uống rượu với dưa muối, bò cũng không còn, trong nhà vẫn nghèo rớt mồng tơi như trước đây.
Người giàu quay đi, người nghèo vẫn cứ tiếp tục.
Rất nhiều người nghèo đã từng mơ ước, thậm chí có cơ hội và hành động nhưng họ không kiên trì đến cùng.
Một nhà đầu tư nói bí quyết thành công của mình là: “Lúc không có tiền, cho dù khó khăn cũng nên tiết kiệm và đầu tư. Áp lực sẽ khiến bạn tìm được phương pháp kiếm tiền mới, giúp bạn trả hết nợ. Đó là một thói quen tốt.”
Tính cách hình thành thói quen, thói quen quyết định thành công.
Người càng sâu sắc: Càng trầm tĩnh đơn giản.
Người càng nông cạn lạnh nhạt: Càng táo bạo bất an.
Kẻ mạnh: Không phải là không có nước mắt mà là kìm nén nước mắt không rơi.
Kẻ yếu: Không phải ở vẻ bề ngoài mà là ở tinh thần suy sụp.
++++++++++++++
Câu chuyện 2:
Sư tử trông thấy một con chó điên liền nhanh chóng tránh mặt. Sư tử con nói: “Cha dám sống chết đánh nhau với hổ, cùng báo so tài. Sao lại tránh né một chó điên, mất mặt quá!”
Sư tử hỏi: “Con thấy đánh thắng một chó điên vinh quang lắm sao?”. Sư tử con lắc đầu.
“Lại để cho chó điên cắn cho thì có xui xẻo không?”. Sư tử con gật đầu.
“Như vậy, chúng ta trêu trọc chó điên làm gì?”
Người nào đó không xứng làm đối thủ của bạn, không muốn tranh luận với những người không có tố chất, chỉ cần mỉm cười rời xa họ, đừng để cho họ cắn bạn.
Ngày nay, nếu như bạn vẫn còn phàn nàn, không cố gắng thì người khác sẽ thành công. Bạn không làm, người khác sẽ đến làm. Bạn không phát triển, không có ai sẽ chờ đợi bạn!
++++++
Câu chuyện 3:
Có một con thiên lý mã trẻ tuổi, đang đợi Bá Nhạc đến phát hiện ra nó.
Thương gia đến, nói: “Bạn sẵn lòng đi theo tôi không?”
Ngựa lắc đầu nói: :”Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo thương gia vận chuyển hàng hóa được?”
Binh lính đến, nói: “Bạn có muốn đi theo tôi không?”
Ngựa lắc đầu nói: “Tôi là thiên lý mã, một binh sĩ bình thường sao có thể phát huy hết khả năng của tôi?”
Thợ săn đến, nói: “Bạn sẵn sàng đi theo tôi không?”
Ngựa lắc đầu nói: “Tôi là thiên lý mã, sao có thể đi theo hầu thợ săn?”
Ngày qua ngày, năm qua năm, con ngựa vẫn chưa tìm được cơ hội lý tưởng cho mình.
Rồi một ngày, khâm sai đại thần phụng mệnh đến nhân gian tìm kiếm thiên lỹ mã. Thiên lý mã gặp được khâm sai đại thần, nói: “Tôi chính là thiên lý mã mà ông muốn tìm.”
Khâm sai hỏi: “Bạn có thông thuộc đường đi trên đất nước chúng ta không?”, Ngựa lắc đầu.
“Bạn đã từng ra trận, có kinh nghiệm tác chiến chưa?”, Ngựa lắc đầu
Khâm sai lại hỏi: “Tôi có thể dùng bạn vào việc gì?”
Ngựa trả lời: “Tôi có thể một ngày đi được một nghìn dặm, một đêm đi được 800 dặm”
Khâm sai đại thần cho ngựa chạy thử một đoạn đường. Ngựa cố gắng hết sức chạy tiến lên phía trước, nhưng chỉ được vài bước nó đã thở hồng hộc, mồ hôi chảy đầm đìa.
“Bạn già rồi, không dùng được!”, nói xong khâm sai liền bỏ đi.
++++
Các bài học:
Hôm nay, những nỗ lực dường như bình thường của bạn đều là tích lũy cho tương lai. Mỗi một lần kinh nghiệm, một lần không vui, bị từ chối đều đặt nền móng cho thành công sau này. Không phải chờ đến lúc già, không chạy nổi nữa mới hối hận.
Bằng cấp không có nghĩa là có năng lực, văn bằng không có nghĩa là có văn hóa, quá khứ huy hoàng chỉ là lịch sử để nhớ lại. Vì vậy, ngày hôm qua như thế nào không quan trọng, quan trọng là hôm nay ra sao, ngày mai sẽ thế nào!
Trong cuộc sống chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn, gian khổ nhưng chỉ cần cố gắng, kiên trì vượt qua thì nhất định sẽ có một tương lai tốt đẹp!
(Nguồn: Bài của khách - trang Today thời báo)
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
VIẾT CHO TUỔI TRẺ MÃI BẬN RỘN...
Với những người coi việc theo đuổi nghệ thuật là sở thích, không phải cứ có thời gian rảnh, họ có thể ngồi làm việc để tạo ra tác phẩm của mình. Nhưng với người coi nghệ thuật là đam mê, họ nghiêm túc theo đuổi nó vì quỹ thời gian rỗi rảnh là thứ gì đó quá xa xỉ với những người này...
Tôi thấy có những người luôn miệng bảo mình bận. Họ đang tuổi cắp sách đến trường như bao bạn bè cùng lứa, cũng tham gia một câu lạc bộ, cũng có công việc làm thêm, cuối tuần thi thoảng cũng rảnh, mà họ kêu mình bận hoài. Có những người loay hoay không biết mình thực sự phải làm gì, sáng thức dậy hoang mang về tuổi trẻ của bản thân, khi bạn bè hỏi han, họ cũng giả vờ bảo bận rộn. Bận rộn như một thước đo đánh giá sự năng động của người trẻ. Người nọ tham gia cuộc thi tài năng, kẻ kia có công việc làm thêm tốt, bạn kia kinh doanh một món hàng. Khi bạn bảo ta rằng họ đang bận, ta tin, và nhìn vào bản thân, ta biết rằng sự thật là mình không hề bận như họ. Ta tự thấy bản thân mình là kẻ ăn hại, khi cả thế giới có vẻ như đang tiến lên về phía trước, ta ngồi thảnh thơi trong cảm giác khó chịu, nhưng không biết mình thật sự phải bắt đầu từ đâu, làm việc như thế nào. Thế là khi ai đó hỏi han, ta cũng giả vờ mình bận rộn. Nhưng chính xác là ta đang bận lòng.
Có một dạo, tôi có cơ hội trò chuyện với đạo diễn, nhà sản xuất phim nổi tiếng Timothy Linh Bùi. Anh bảo rằng để một bộ phim ra đời, có khi cả ekip đoàn phim phải quay trong nhiều năm, 3 năm, 4 năm hay thậm chí 10 năm. Những gì bạn thấy trên màn ảnh rộng vỏn vẹn trong 1 tiếng 45 phút ấy phải quay ròng rã suốt hơn một năm trời. Rồi tôi thấy, sự bận rộn của họ là hoàn toàn có thể hình dung được, và nó được đong đếm chính xác bằng thời gian mà họ dốc tâm lực vào. Một kịch bản phải trau dồi con chữ, biên kịch phải giam mình trong phòng suốt hàng tháng trời. Cảnh nào chưa ổn, phải cắt, đoạn nào chưa ăn ý tâm lý nhân vật, phải nát óc nghĩ cách diễn đạt mới, để câu văn không gượng ép, không khoa trương. Từng túc trực trông coi đoàn làm phim "Chàng Vợ Của Em" cách đây một vài tháng, tôi bị gọi dậy lúc 2 giờ sáng, lúc ấy, tôi trực tiếp chứng kiến cảnh người ta dàn dựng bối cảnh mới, cắt ghép, xê dịch bàn ghế, dán tên biển hiệu công ty, ekip đoàn làm phim thật hoành tráng, tôi chưa bao giờ nghĩ một bộ phim lại có nhiều người đến như vậy. Tôi nhớ 12 giờ đêm, 3 vị diễn viên già ngồi dựa vào nhau chợp mắt một lát, khi được gọi ra diễn, họ lấy hai tay tát vào má mình cho tỉnh. Tôi thấy cảnh cả ekip ăn uống tại ban công nhỏ, kể cả diễn viên nổi tiếng xuất hiện lấp lánh, cool ngầu trên màn ảnh kia, họ cùng ăn, cùng sinh hoạt như bao người khác. Rồi tôi nhận ra: "Ồ, làm diễn viên thật khổ. Khi mình đi ngủ từ 11 giờ đêm, họ vẫn phải mở căng mắt tận 3 giờ sáng để quay nốt cảnh cuối cùng." Những gì tôi thấy trong phim thật khác với cảnh họ diễn ngoài đời. "Làm phim ở Việt Nam cực lắm, có những đoàn phải làm 18 tiếng một ngày" Timothy Linh Bùi kể lại.
Rồi tôi nhìn lại chính mình, nhìn lại suốt thời gian qua, ngày nào tôi thật sự bận. Bất ngờ, tôi nhận ra, hình như chưa có ngày nào. Ta than bận khi ta đơn giản có việc gì đó để làm, dẫu việc đó có thể chỉ mất vài giờ đồng hồ, sau đó, ta lại trở về quỹ đạo trước của sự rảnh rỗi trước đó. Có những đêm giam mình trong phòng sáng tác, viết lách, tôi không nghĩ mình bận, hoặc có thể gọi là bận trong khoảnh khắc ấy thôi. Cha mẹ tôi đi làm suốt ngày, về nhà, mẹ tôi còn phải lo bữa ăn cho gia đình, cha tôi phải lo bên nội, bên ngoại, phải gồng vác nuôi lớn hai anh em tôi, họ mới là những người bận rộn. Còn tôi, chỉ cố gắng lấp đầy những khoảnh khắc vô nghĩa bằng những việc có ích, chứ không dám nhận mình bận rộn.
Ta có nhớ những ngày mình không phải làm việc gì, thậm chí hiện tại cũng thế. Ta thấy cuộc đời sao mà chán thế, rỗi rảnh còn chán chường, vô vị hơn là bận tối mặt tối mũi suốt ngày. Bạn nhìn sang phòng bên cạnh, anh chàng ngồi trước màn hình laptop, tai đeo phone, mắt dán vào trò chơi điện tử bật nhảy tung tóe. Anh nhận một cú điện thoại, là thằng bạn gọi, anh buột miệng "tao bận rồi!". Đang nghiện chơi game cũng là một sự bận rộn. Trên đời có những thứ bận rộn rất dễ dàng, chỉ cần buông một từ đơn giản "bận" thì cả thế giới sẽ nghĩ rằng bạn thật sự không có thì giờ rỗi rảnh.
Ta chỉ bận khi ta thực sự lấp trống thời gian của mình bằng những việc ý nghĩa liên tiếp. Ta viết lách thật sự, ta ôn thi thật sự, ta nhận 2 việc làm thêm vào ca sáng và ca tối, về còn phải học bài, đó mới chính là những con người bận rộn và sự bận rộn ấy rơi vào khoảng thời gian nhất định. Có những người gồng gánh cả một công ty, phải chịu trách nhiệm cho hàng chục, hàng trăm nhân viên của mình, họ gần như giao phó sự bận rộn cho bản thân trong quãng thời gian dài. Và nhìn vào họ, ta biết rằng họ bận thật sự.
Cứ than vãn mình bận nhưng thật ra đang quá rảnh vì không biết phải làm gì chính là quãng thời gian chông chênh và hoang mang nhất của tuổi trẻ. Người ta bận thật sự, rồi có khoảng thời gian rỗi rảnh sau đó còn có lý, nhưng mình cứ rảnh hoài, rành về thể xác, mà cứ bận về con tim, tâm trí. Những tất bật nỗi lòng ấy còn hại não hơn bất cứ sự bận bịu nào. Rồi, ta lại chứng kiến có những người cũng bắt đầu tìm việc ý nghĩa để làm. Đọc một cuốn sách, học tiếng Anh, xin một công việc làm thêm rồi tập tành học thêm món mới,... có những người cần chút động lực để có thể bắt đầu. Họ cũng trải qua một vài cơn khủng hoảng, họ cũng trải qua những khoảnh khắc cảm giác bệnh trầm cảm có thể ngáng chân họ bất cứ lúc nào để họ ngã xuống thật nhiều lần cho đến lúc họ cảm tưởng mình chẳng thể đứng lên. Nỗi bận lòng khiến nhiều người chả buồn làm bất cứ việc gì nữa, và sự bận rộn này giết chết nhiều khoảnh khắc sống của con người, nhưng cũng là sự bận rộn bắt buộc phải có để sự trưởng thành có thể lên ngôi.
Có những lúc rảnh thật đấy nhưng chẳng buồn làm gì. Viết cái gì đó nhỉ, mỗi lần viết phải suy nghĩ, thậm chí suy nghĩ rất rất nhiều. Mỗi lần đọc, ta chẳng thể tập trung. Bởi thế, cuộc sống này cần sự cạnh tranh, cần kỉ luật, cần deadline, cần động lực đủ lớn, cần nhất sự tự kỉ luật để nhắc nhở chính mình, mỗi lần buồn thật nhiều nhưng không dám để mình buồn thật lâu, mỗi lần rảnh quá phải xốc đứng mình dậy. Nhưng bất kể một sự trải nghiệm về cảm xúc, dù đau hay sướng, buồn hay vui, đều thật sự cần thiết, đặc biệt với những người viết lách, những kẻ muốn viết cho ai đó đọc thì họ cần phải thông cảm và đặt bản thân mình vào người khác mới hi vọng có kẻ chịu lắng nghe.
Tôi vẫn nhớ lời khuyên của đạo diễn Timothy Linh Bùi: "Bạn phải trải nghiệm nhiều hơn nữa. Bạn phải đi ra ngoài, yêu đương thật nhiều vào, trải nghiệm cảm giác chia tay đau khổ và đi du lịch nhiều. Những người kể chuyện giỏi nhất trên thế giới chính là những người đi nhiều. Không ai có thể kể một câu chuyện hay nếu cả đời chỉ ở trong phòng, không có trải nghiệm thực tế, làm sao có thể viết về những thứ tuyệt vời, những con người thú vị. Bạn có thể viết từ những gì bạn xem trên tivi nhưng đó không phải là trải nghiệm thực tế từ bản thân." Đó là những gì mà một người nghệ sĩ, một nhà văn phải trải qua, chịu một vài cảm giác bận lòng, cứ nghĩ có lúc muốn chết đi. Sau khi đọc xong cuốn sách "Vàng Anh và Phượng Hoàng" trong một buổi chiều, đâu đó, tâm trí tôi đưa tôi đến một ý nghĩ rằng 10 năm đó cũng chính là 10 năm quý giá nhất của Hoàng Thùy Linh, 10 năm tạo nên Hoàng Thùy Linh chín chắn, trưởng thành, có gout ngày hôm nay. 10 năm đó có thể màu xám, màu tối, có thể sự trộn lẫn của nhiều gam màu khác nữa, nhưng nó thật sự cần thiết cho một người nghệ sĩ để họ sống sâu và có những cống hiến vượt trội cho nghề.
Hôm nay bạn có thể bận lòng, nhưng đừng bận hoài như vậy, hãy tìm một công việc, trải nghiệm một thứ gì đó mới mẻ hơn để có thể bận rộn thật sự. Bởi khi có sự bận rộn thật sự, bạn sẽ bận lòng theo góc độ khác, khi đó, bạn sẽ có một trải nghiệm khác hẳn. Cuộc đời mà, nên tiếp xúc nhiều gam màu khi còn trẻ để có câu chuyện thú vị cho riêng mình.
Nguồn: trangps.com
---
Follow me: Trang Ps
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
PHẢI DÁM SO MÌNH VỚI THẾ GIỚI BÊN NGOÀI
TS. Phạm Duy Nghĩa
Từ mười năm nay tôi đón Ngày nhà giáo như đón gió đông về. Những bó hoa, những lời chúc chen giữa những thế hệ học trò nhọc nhằn mưu sinh.
Người ta trở nên nhiều lời một đôi ngày, để rồi “lối cũ ta về”, chỉ còn lại vô vàn lời chất vấn cho ngành giáo dục. Từ sách giáo khoa cho đến đồng phục đại học, sức ép cải cách sự dạy và học đã nổi đầy trên mặt báo.
Không muốn góp thêm lời phàn nàn, không mơ ước sự kỳ diệu của Gióng, bài viết dưới đây góp vài thiển nghĩ tản mạn vì những trường đại học xứng đáng cho thế hệ con cháu chúng ta...
YẾU VÌ CHƯA BAO GIỜ DÁM SO MÌNH
Các trường đại học nước ta yếu, yếu vì chúng ta chưa bao giờ dám so mình với thế giới bên ngoài. Không thể lọt vào danh sách 55 trường có uy tín ở Đông Nam Á, hi hữu có bài nghiên cứu đăng đàn quốc tế, hàng trăm trường đại học VN trở thành “ngoại hạng” chẳng thể so sánh với ai. Để ganh đua giành giật lấy thịnh vượng thời nay, ngoài cơ bắp, một dân tộc chỉ mạnh nếu có trí tuệ.
Nếu 180 người dân sẽ có một nhà kinh doanh, khi ấy tương lai của đất nước này tất yếu phải nhờ cậy vào sự lèo lái thông minh của giới doanh nhân, trí thức và quan chức. Đã quá muộn để so chúng ta với thế giới bên ngoài, và cũng đã quá muộn để suy nghĩ về những cái nôi dung dưỡng nên những người quản trị đó cho xã hội tương lai.
KHÔNG CHỈ THIẾU TIỀN, THIẾU CẢ KHÔNG GIAN SÁNG TẠO
Chen lấn trong số phụ huynh đầy ưu tư tìm kiếm thông tin trong các triển lãm đại học Anh, Hoa Kỳ, Đức, Singapore và thậm chí triển lãm của vô số đại học từ Trung Hoa lục địa trong vài tuần qua, tôi hiểu người VN không chỉ thiếu tiền mà thiếu cả dũng khí dám nhìn thẳng vào sự thật để từng bước tìm cách xây dựng các ĐH đẳng cấp cho tương lai.
Hàng triệu đôla Mỹ tần tảo tích góp được chuyển ra nước ngoài để mua lấy chữ nghĩa cho con cháu mai sau. Việc ấy dễ hiểu, song cũng cho thấy rõ nước ta không có một đại học có đẳng cấp không phải chỉ bởi thiếu tiền.
Một Vụ Đại học lo lắng cho các trường đến mức nghĩ thay cho họ từ chương trình khung đến định hướng giáo khoa, giáo án đã làm giảm đáng kể sự tự tin của các đại học VN. Thậm chí có quan chức đầu ngành giáo dục cẩn thận soi xét tính mới của từng luận án tiến sĩ, bất chấp kết luận của các hội đồng chấm.
“Một người ốm bắt cả làng uống thuốc”, lo sợ vài nhà giáo làm sai, người ta tìm đến sự can thiệp rộng khắp. Nhà trường, nhà giáo thiếu đi sự tự tin, thiếu sáng tạo, thiếu cạnh tranh, và thiếu cả trách nhiệm với người học.
Cũng như khoán 10 trong nông nghiệp, cần trả lại sự tự quản cho trường và tự do nghiên cứu giảng dạy cho nhà giáo cũng như hối thúc cạnh tranh giữa họ. Khi ấy trường phải chăm chút cho người học xứng đáng với đồng học phí họ đã bỏ ra. Nếu không làm như vậy thì ngân sách cho giáo dục năm nào cũng gia tăng; song những cây đu đủ đực vẫn được bón thêm phân mà chẳng thể kết trái.
HIỆP HỘI ĐẠI HỌC VÀ ĐỊNH CHUẨN
Bên cạnh gia tăng sự tự quản, việc giám sát các trường đại học nên từng bước chuyển sang cho các hiệp hội đại học và hội nghề. Ví dụ, nước Mỹ có hơn 200 trường dạy luật, song chỉ 190 trường được Hiệp hội Các trường dạy luật và Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ công nhận khi đáp ứng tiêu chuẩn về: (1) chương trình giảng huấn, (2) qui trình tuyển chọn giáo viên, (3) số lượng giáo viên trên tổng số sinh viên, (4) qui trình tuyển chọn sinh viên, (5) các điều kiện về cơ sở vật chất, và đặc biệt (6) tiêu chuẩn về thư viện.
Trường sẽ không được công nhận nếu có quá 30 sinh viên trên một giáo sư (cách qui đổi như sau: cứ một phó giáo sư tính tương đương với 0,7 giáo sư, trợ giảng 0,5 và nhân viên hành chính 0,2). Tuy so sánh là khập khiễng, song đối chiếu với thực tế đào tạo luật ở VN mới thấy các trường ở ta “ngoại hạng” đến mức nào.
Một cuộc điều tra của Bộ Tư pháp năm 2005 cho thấy trung bình một thầy cô phải giảng huấn 101 sinh viên, cá biệt có nơi đào tạo 4.000 sinh viên luật mà không hề có một giáo viên chuyên trách (tạp chí Khoa Học Pháp Lý, 5-2005, tr. 55).
Thế mới biết bắt cả làng uống thuốc chưa thể mang lại hiệu quả bằng sự tẩy chay của hiệp hội và người đi học; cạnh tranh mới là kỷ luật khắc nghiệt nhất buộc các trường phải phục vụ người học.
TƯ DUY TỰ HỌC
Nếu vị trí trang trọng nhất của Đại học Harvard, MIT là các thư viện, của Stanford là một nhà thờ cổ kính, bạn sẽ thường thấy đằng sau cổng trường đại học ở VN sừng sững các khu hiệu bộ và nhà điều hành. Sách vở nghèo nàn, ghế gỗ cứng và chật hẹp, thời gian mở cửa chẳng khác giờ hành chính làm cho thư viện ở nước ta chẳng khác công sở là bao.
Người ta bảo trí thức nghĩa là người hiểu biết và dùng trí hiểu biết của mình thức tỉnh xã hội. Ngơ ngác trước thời thế mới, không hiếm khi người ta đóng cửa trong những quán tính cũ mà làm cho nền đại học VN ngày càng dị biệt với bên ngoài. Biết ơn lắm những bó hoa dành cho nhà giáo và ước ao những người mong chờ cải cách không còn cảm thấy cô đơn trong cái chớm lạnh mùa đông.
Nguồn:Tuổi trẻ (2009)
Photo: Marco Lopes
#OpenEduShare
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
Nokia chẳng làm gì sai, nhưng họ cũng không làm gì đúng. Bởi, trong một thế giới không ngừng vận động, việc bạn đứng yên trong khi các đối thủ không ngừng vươn lên đã là một sai lầm trí mạng.
Thành công của ngày hôm qua không có nghĩa là nó sẽ tiếp tục vào ngày mai. Nó hoàn toàn có thể bị thay thế bởi xu thế của những ngày nối tiếp. Nếu không thay đổi, doanh nghiệp hoàn toàn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Đó không phải là một sai lầm khi bạn không chịu học hỏi những điều mới. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ của bạn không bắt kịp được với dòng chảy của thời gian, bạn sẽ bị bỏ lại.
http://cafef.vn/nokia-va-mi-miliket-khi-dung-yen-la-don-tri-mang-20160824164536021.chn
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
Tumblr media
Không biết từ khi nào tôi không còn đăng nhiều những từ liên quan đến cảm xúc cá nhân trên mạng xã hội. Phần vì tôi thấy ở đó có quá nhiều người, phần vì họ chưa đủ thân để hiểu và cũng không muốn làm phiền người khác bởi những câu chuyện cá nhân của mình. Có nhiều thứ mà chính tôi trải qua để chỉ tôi mới có thể hiểu được. Nên là, với Facebook tôi chỉ đăng những thứ vô thưởng vô phạt mà thôi.
Tôi vẫn sử dụng nó nhưng không nhiều nữa. Mỗi ngày tôi có thói quen vào mục "On this day" để đọc rồi xóa đi những thứ mà mình đã từng đăng. Như là một cách để dọn dẹp Quá Khứ. Có nhiều thứ mà tôi tưởng rằng mình đã quên rồi, cho đến khi nó được nhắc lại. Có những thứ không cần nhắc, tôi cũng chẳng bao giờ quên. Tôi như sống cuộc sống song song. Một với mọi người 1 với chính tôi.
Ở đây tôi là chính tôi, mà lại như với mọi người
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
Tumblr media
NGÀY 31
Tôi mới phát hiện ra một cái app điện thoại có thể biến giọng nói thành văn bản. Tôi rất thích thú với nó. Tôi đang viết những dòng này bằng cái app đấy. Tôi nói thật chậm từng câu từng chữ như một đứa trẻ đang học nói và ngắm nhìn những dòng chữ hiện ra như một phép lạ. Đôi khi niềm vui trong một ngày của tôi chỉ như thế thôi, đó là có thêm một cái gì mới, tìm thấy một điều gì đó hay ho để ngày hôm nay khác ngày hôm qua, chứ tôi không cần cầu kỳ xa hoa gì.
Đây là nhật ký viết mỗi ngày của tôi mong rằng sẽ lưu lại được nhiều niềm vui ở đây.
0 notes
ngocalways16-blog · 5 years
Text
NGÀY 30
Tôi tin vào những dấu hiệu.
Tôi tin vào những người có cùng "tần số" với nhau, sớm muộn gì cũng thấy được nhau, vì tất cả đều trong một mạng lưới.
Tôi tin rằng khi mình tập trung hoàn thiện bản thân mình, thì mọi thứ xung quanh sẽ tự hoàn thiện theo, và điều gì cần đến sẽ đến.
Không cần khoe khoang. Không cần cố ép.
Để mọi thứ tự nhiên như vốn dĩ nó là.
Tôi tin thế.
Lâu lắm rồi tôi mới uống cà phê ở Circle K. Vẫn là cảm giác đấy, khi tôi cầm cốc cà phê và mở cửa và bước ra ngoài, mùi của phố phường bất chợt xộc vào mũi. Đầy ắp âm thanh. Nhòe nhoẹt ánh sáng. Và tràn đầy hơi ẩm của nhịp thở cuộc sống. Tôi như được sống lại cái thời bị mê hoặc bởi những ánh đèn màu, thời mà tôi vẫn lang thang trên phố và nối tiếp những câu ca, thời mà tôi ở ngoài đường nhiều hơn ở nhà, thời mà chân tôi không chạm đất, thời mà tôi nghĩ rằng mình bất tử và có thể xoay chuyển đổi cả thế giới.
Lâu lắm rồi tôi mới đi bộ. Đi bộ thật chậm để ngắm nhìn xung quanh. Lần này tôi không đeo tai nghe. Tôi cho phép mình nhìn ngắm cuộc sống xung quanh thay vì chìm đắm những câu chuyện do chính mình tưởng tượng nên. Đó là Thế Giới Không Thật, thế giới mà khi tôi đeo tai nghe ấy. Đó là thế giới khi mà tôi chối bỏ quên mình để chỉ nghe những thứ mình muốn nghe chỉ thấy những thứ mình mu���n thấy.
Mọi thứ xung quanh vẫn vậy, chỉ có tôi là khác.
0 notes