Tumgik
nguyenhuytuank7 · 2 months
Text
Y nghia mau xanh la cay trong thiet ke
Màu xanh lá cây không chỉ là một trong những gam màu phổ biến trong thiết kế, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc và tinh tế. Từ việc thiết kế logo đến website, từ bao bì sản phẩm đến nhận diện thương hiệu và hồ sơ năng lực, màu xanh lá cây đóng vai trò quan trọng không chỉ về mặt thị giác mà còn về mặt tâm lý. Nó không chỉ tạo ra sự sống, sức sống mới mà còn làm cho thiết kế trở nên thú vị và hấp dẫn cho người sử dụng.
Xem thêm: Báo giá thiết kế bao bì sản phẩm
Ý nghĩa của màu xanh lá cây
Tumblr media
Sự sống và sức sống mới
Màu xanh lá cây là biểu tượng của sự sống và sức sống mới, thu hút người dùng trong việc thiết kế logo, website hoặc bao bì sản phẩm.
Sự yên bình và cân bằng
Màu xanh lá cây mang lại cảm giác yên bình và cân bằng, làm cho thiết kế trở nên thân thiện và dễ chịu cho mắt khi áp dụng vào nhận diện thương hiệu hoặc hồ sơ năng lực.
Sự tươi mới và sự tươi trẻ
Với sự tươi mới và tươi trẻ của mình, màu xanh lá cây là sự lựa chọn lý tưởng cho các thiết kế nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi, như trong thiết kế website hoặc logo.
 Liên kết với tự nhiên và môi trường
Màu xanh lá cây kết nối với môi trường tự nhiên, làm cho sản phẩm thiết kế trở nên đáng tin cậy và môi trường, đặc biệt là trong việc thiết kế bao bì sản phẩm.
Ứng dụng của màu xanh lá cây trong thiết kế
Đồ họa và thiết kế đồ hoạ
Màu xanh lá cây thường được sử dụng để tạo ra hình ảnh mát mẻ và bắt mắt, thu hút người xem trong thiết kế đồ hoạ và website.
Thiết kế nội thất
Sử dụng màu xanh lá cây trong thiết kế nội thất giúp tạo ra không gian sống thư giãn và gần gũi với thiên nhiên.
Xây dựng thương hiệu và bao bì sản phẩm
Màu xanh lá cây được sử dụng để truyền tải thông điệp về sự tươi mới và sự bảo vệ môi trường trong việc xây dựng thương hiệu và thiết kế bao bì sản phẩm.
Ứng dụng trong công nghệ và truyền thông
Màu xanh lá cây thường được áp dụng trong các giao diện công nghệ và truyền thông để tạo ra trải nghiệm người dùng thân thiện và gần gũi, đồng thời nhấn mạnh vào giá trị của sự tương tác và bảo vệ môi trường.
Mẹo và lời khuyên cho việc sử dụng màu xanh lá cây trong thiết kế
Kết hợp màu xanh lá cây với các gam màu khác
Kết hợp màu xanh lá cây với các gam màu khác như trắng, xám hoặc nâu để tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong thiết kế.
Sử dụng màu xanh lá cây để tạo điểm nhấn
Sử dụng màu xanh lá cây để làm nổi bật các yếu tố quan trọng trong thiết kế như tiêu đề, nút nhấn, hoặc biểu đồ.
Lựa chọn loại màu xanh lá cây phù hợp
Cân nhắc giữa các biến thể của màu xanh lá cây để phù hợp với mục đích và yêu cầu cụ thể của từng loại thiết kế, như màu xanh lá cây đậm cho thiết kế logo hoặc màu xanh lá cây sáng cho thiết kế website.
Lời kết
Màu xanh lá cây không chỉ là một gam màu đẹp mắt, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc và tinh tế trong thiết kế. Việc hiểu và sử dụng màu xanh lá cây một cách hiệu quả không chỉ giúp tạo ra các thiết kế đẹp mắt mà còn truyền tải thông điệp tích cực và sự hài lòng đến với người sử dụng, đặc biệt trong các lĩnh vực như thiết kế logo, website, bao bì sản phẩm, nhận diện thương hiệu và hồ sơ năng lực.
Xem chi tiết: Ý nghĩa màu xanh lá trong thiết kế
---------------------------
K7 Agency là đơn vị tư vấn, thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp và cung cấp giải pháp Digital Marketing tổng thể, toàn diện trong mọi lĩnh vực.
Thông tin liên hệ K7:
Địa chỉ: Số 110/13, Đường 30/4, Phường Phú Hoà, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
Số điện thoại: 0877.038.007
Website: K7
0 notes
nguyenhuytuank7 · 5 months
Text
Góc nhìn SEO
CỤM CHỦ ĐỀ NÀY! SEO NGỮ NGHĨA KIA! NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN NỌ! KÌA...THỰC THỂ!
Sao tôi lại nói như một kẻ thất học thế nhỉ? Ừ thì từ lúc làm SEO đến giờ tôi chưa học qua bất kì khoá học nào và điểm tiếng Anh của tôi khi ở trường cũng chưa bao giờ trên 7. Nhưng những điều không biết hãy nói như thể đó là những điều đã bị lãng quên, tôi vừa nhớ ra một vài từ tiếng Anh rất trịch thượng cho mấy thuật ngữ này: Topical Cluster, Semantic SEO, N-grams, Entities,...
Có ai cảm thấy ngán như bánh chưng sau Tết với những thuật ngữ này như tôi không? Các bạn có biết rằng các thuật ngữ và phương pháp SEO này đã tồn tại cả một thập kỉ? Việc gì đã xảy ra, sẽ còn tái diễn. Điều gì làm ngày nay, người xưa cũng đã làm rồi. Chẳng có gì mới dưới mặt trời.
Hãy để tôi kể bạn nghe về điều gì đã xảy ra...
Ngày xửa ngày xưa, có một SEOer vĩ đại tên là Bill đã công bố quan điểm của mình về những nguyên tắc này liên quan đến SEO...và ông ấy đã chính xác phần lớn. Sau đó ông bất ngờ qua đời. Nhiều sự chú ý đã được đặt vào công việc và các phát hiện của ông.
Nhưng kể từ đó, người ta đã lấy thông tin từ website của ông, giải thích lại một lần nữa và gắn cho nó một cái mác "chuyên ngành", chủ yếu là để bán các khóa học...
Họ có thể chỉ cần bảo bạn vào website của Bill, sao chép các bài viết và bằng sáng chế. Dán nó vào ChatGPT và bảo nó hãy giải thích cho một đứa trẻ lớp 5 cũng có thể hiểu được... Nhưng bạn biết không, điều đó sẽ có nghĩa là họ không thể tận dụng được nó, họ sẽ không thể moi tiền từ túi của bạn.
Hãy để tôi phân tích những khái niệm này theo cách mà các SEOer đã sử dụng và hiểu được chúng từ ban đầu:
Topical Cluster: là một cụm chủ đề liên quan đến một chủ đề hoặc một vấn đề. Ví dụ, nếu website của bạn là về "du lịch Hà Nội", các chủ đề của bạn nên xoay quanh mọi thứ liên quan đến Du lịch và các hoạt động liên quan như: các điểm đến thú vị tại Hà Nội, các nhà hàng, quán ăn ngon, địa điểm nghỉ dưỡng, văn hoá, đặc sản Hà Nội. Gom cụm là quá trình tạo ra các chủ đề và phân tách chúng một cách logic thành các danh mục dễ dàng cho độc giả của bạn tìm kiếm.
Semantic SEO: là việc biết được những từ nào có cùng ý nghĩa. Bạn tìm kiếm "quán bún đậu ngon tại Triều Khúc", tình cờ một nửa của bạn cũng tìm kiếm "quán ăn ngon tại Triều Khúc", hai người cùng click vào một bài viết trên Google, cùng đến quán ăn, gặp nhau và yêu nhau. Bằng cách sử dụng hai từ khóa đồng nghĩa hoặc có ý nghĩa liên quan này trong nội dung của bạn, bạn đang tham gia vào SEO ngữ nghĩa. Giống như ai đó tìm kiếm "thợ sửa ống nước Hà Nội" và "công ty sửa ống nước Hà Nội gần tôi" khi ở Hà Nội.
N-Grams: được sử dụng để gọi Unigrams, Bigrams và Trigrams. Đó là tần suất xuất hiện của 1 từ, 2 từ và 3 từ cùng xuất hiện trong một tài liệu.
Unigrams đơn giản là các từ đơn độc lập trong một văn bản, tức là mỗi từ được xem là một unigram. Ví dụ, trong câu "Con mèo đen nhỏ," các unigrams là "Con", "mèo", "đen", và "nhỏ".
Bigrams là cặp từ liên tiếp trong một văn bản. Đối với một câu cho trước, bigrams là tất cả các cặp từ kế tiếp. Ví dụ, trong câu "Con mèo đen nhỏ," các bigrams là "Con mèo", "mèo đen", và "đen nhỏ".
Trigrams là các cặp từ liên tiếp trong một văn bản. Đối với một câu cho trước, trigrams là tất cả các cặp từ kế tiếp. Ví dụ, trong câu "Con mèo đen nhỏ," các trigrams là "Con mèo đen", "mèo đen nhỏ".
Entities: Tôi thực sự đã chán ngấy với cái này. Một thực thể là một thứ có thể phân biệt được giúp cung cấp bối cảnh. Nếu bạn đang viết một trang với từ khóa "thợ sửa ống ở Hà Nội", các từ ống, nước, sửa chữa, thợ, rò rỉ,... đều là các thực thể và nên xuất hiện trong ngữ cảnh của trang. Điều này cũng đúng cho bất kỳ chủ đề nào. Ví dụ từ khoá của bạn là "Công cụ SEO tốt nhất", các thực thể liền kề và xung quanh của bạn nên là Semrush, Google Keyword Planner, Ahrefs, RankMath,...
Khi kết hợp các điều này... bạn sẽ có một công thức. Cách bạn kết hợp chúng là do bạn và đó là điều làm gia vị bí mật cho nội dung của bạn. Nếu tôi cho bạn công thức của tôi, và mọi người đều làm như vậy, thì cuối cùng chúng ta sẽ có cùng một website vào cuối ngày.... và điều đó làm cho Google xếp hạng khó khăn hơn.
2 notes · View notes
nguyenhuytuank7 · 5 months
Text
Cách xây dựng fanpage Facebook
Cách xây dựng Fanpage facebook từ con số 0
1 note · View note
nguyenhuytuank7 · 5 months
Note
Hi
hello
0 notes
nguyenhuytuank7 · 5 months
Text
CÁC GIAI ĐOẠN XỬ LÝ TRUY VẤN MULTI-STAGE QUERY PROCESSING
Giai đoạn 0:
Query (502): Đây là bước khởi đầu nơi người dùng nhập truy vấn vào hệ thống.
Global Lexicon (508): Một bộ từ điển toàn cầu có thể được sử dụng để phân tích truy vấn.
Ví dụ:
Query (502): Người dùng nhập truy vấn: "Cách nấu phở Việt Nam".
Global Lexicon (508): Hệ thống sử dụng từ điển toàn cầu để hiểu rằng "phở" là một món ăn Việt Nam.
Giai đoạn 1:
List of Query Terms (GTokenSet) (506): Truy vấn được chia nhỏ thành các từ hoặc cụm từ.
New Query Expansion Terms (510): Mở rộng truy vấn với các thuật ngữ mới có thể liên quan để tăng cơ hội tìm kiếm thành công.
First Stage Query Processor (516): Xử lý truy vấn ban đầu, có lẽ bằng cách đánh chỉ số và sắp xếp thông tin.
Ví dụ:
List of Query Terms (GTokenSet) (506): Truy vấn được chia thành các từ hoặc cụm từ: ["Cách", "nấu", "phở", "Việt Nam"].
New Query Expansion Terms (510): Mở rộng truy vấn với các từ như "bí quyết", "nguyên liệu", "công thức".
First Stage Query Processor (516): Xử lý các từ và cụm từ này, đánh chỉ số và sắp xếp thông tin liên quan.
Giai đoạn 2:
Stage 1 Result Set of DocIDs, Positions in the Docs, Scores S1 (514): Kết quả của Giai đoạn 1, bao gồm các ID tài liệu, vị trí trong tài liệu và điểm số.
Second Stage Query Processor (520): Xử lý tiếp kết quả từ Giai đoạn 1, có thể bằng cách lọc hoặc phân tích sâu hơn dựa trên điểm số.
Ví dụ:
(514): Kết quả bao gồm danh sách các bài viết về cách nấu phở, vị trí của thông tin liên quan trong bài, và điểm đánh giá.
(520): Xem xét kết quả, lọc các bài viết không chính xác hoặc ít liên quan.
Giai đoạn 3:
Stage 2 Result Set of DocIDs, Positions in the Docs, Scores S2 (514): Kết quả của Giai đoạn 2, có thể đã được lọc hoặc cải thiện.
Third Stage Query Processor based on Attribute Selection Types (518): Giai đoạn này dựa trên việc chọn lựa các thuộc tính, có thể để tinh chỉnh kết quả tìm kiếm.
Giai đoạn 4:
Stage 3 Result Set of DocIDs, Positions in the Docs, Scores S3 (522): Kết quả của Giai đoạn 3, có lẽ là một tập hợp đã được tối ưu hóa hơn của các tài liệu và vị trí trong các tài liệu cùng điểm số của chúng.
Fourth Stage Query Processor based on Context (526): Xử lý dựa trên ngữ cảnh (semantic) có thể là để hiểu ngữ cảnh của truy vấn một cách sâu sắc hơn và lựa chọn các tài liệu phù hợp nhất.
Ví dụ:
(522): Kết quả cuối cùng bao gồm những công thức phở được đánh giá cao và phổ biến.
(526): Xem xét ngữ cảnh của truy vấn để chọn lựa các bài viết cung cấp thông tin đầy đủ và dễ hiểu nhất.
Hệ thống giải mã (Decoding System) (524):
Có thể được sử dụng để chuyển đổi kết quả đã được xử lý thành dạng có thể hiển thị cho người dùng.
Hệ thống phản hồi người dùng (User Feedback System) (516):
Cho phép người dùng cung cấp phản hồi về độ liên quan của kết quả, có thể được sử dụng để cải thiện các truy vấn tương lai.
ÁP DỤNG VÀO SEO NHƯ THẾ NÀO?
GIAI ĐOẠN 0: NHẬP TRUY VẤN VÀ SỬ DỤNG GLOBAL LEXICON
Giải thích: Khi bạn nhập một truy vấn vào công cụ tìm kiếm, như "Cách nấu phở Việt Nam", hệ thống sử dụng một bộ từ điển toàn cầu để hiểu ý nghĩa của từng từ. Điều này giúp nó xác định chính xác nội dung cần tìm.
Ví dụ: Nếu bạn là một blogger ẩm thực, việc sử dụng từ ngữ chính xác như "phở" trong tiêu đề và nội dung bài viết sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng phân loại và hiển thị bài viết của bạn cho những người tìm kiếm cách nấu phở.
GIAI ĐOẠN 1: CHIA NHỎ TRUY VẤN VÀ MỞ RỘNG TRUY VẤN
Giải thích: Sau khi nhận được truy vấn, hệ thống sẽ chia nó thành từng từ hoặc cụm từ rồi tìm kiếm các thuật ngữ liên quan để mở rộng phạm vi tìm kiếm.
Ví dụ: Trong truy vấn "Cách nấu phở Việt Nam", hệ thống có thể thêm các từ như "bí quyết", "nguyên liệu", và "công thức". Nếu bạn đã bao gồm những từ này trong các bài viết của mình, chúng sẽ có khả năng xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
GIAI ĐOẠN 2 VÀ 3: XỬ LÝ VÀ LỌC KẾT QUẢ
Giải thích: Các kết quả từ giai đoạn trước sẽ được xử lý thêm để lọc ra những tài liệu không liên quan và nhấn mạnh những tài liệu chất lượng cao.
Ví dụ: Các bài viết về cách nấu phở với nhiều bình luận tích cực và chia sẻ sẽ được đánh giá cao và có vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Nếu bài viết của bạn có nhiều tương tác tích cực từ độc giả, nó sẽ được coi là chất lượng cao và dễ dàng tìm thấy hơn. Đánh giá cao ở đây có thể hiểu dựa trên time on site trên một session hoặc là những click, scroll khi đọc bài viết ấy.
GIAI ĐOẠN 4: XỬ LÝ DỰA TRÊN NGỮ CẢNH
Giải thích: Ở giai đoạn cuối, hệ thống sẽ đánh giá ngữ cảnh của truy vấn để chọn ra những tài liệu phù hợp nhất. Điều này bao gồm việc hiểu sâu hơn về ý định và nhu cầu của người tìm kiếm.
Ví dụ (tiếp): Nếu trang web của bạn có các bài viết rõ ràng phân biệt cách làm phở truyền thống và phở cho người ăn chay, điều này giúp tăng khả năng trang web bạn được hiển thị trong các truy vấn cụ thể này. Điều này đặc biệt hữu ích khi người dùng sử dụng truy vấn rất chi tiết, chẳng hạn như thêm từ khóa "không thịt" hoặc "thực vật".
HỆ THỐNG GIẢI MÃ VÀ PHẢN HỒI NGƯỜI DÙNG
Giải thích: Cuối cùng, sau khi đã xử lý và tinh chỉnh kết quả, hệ thống sẽ chuyển đổi chúng thành dạng có thể hiển thị cho người dùng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể đánh giá về độ liên quan của kết quả, và phản hồi này có thể được sử dụng để cải thiện các truy vấn trong tương lai.
Ví dụ: Khi một người dùng tìm kiếm "cách nấu phở" và chọn một bài viết từ kết quả tìm kiếm, họ có thể để lại phản hồi về độ hữu ích của bài viết đó. Nếu bài viết được đánh giá cao, nó sẽ được coi là có liên quan và có thể được xếp hạng cao hơn trong các tìm kiếm tương tự sau này.
Ngược lại, nếu có phản hồi tiêu cực, điều này có thể dẫn đến việc điều chỉnh kết quả để phù hợp hơn với nhu cầu của người dùng. Kết quả tiêu cực ở đây chính là khi người dùng trải nghiệm tệ như: Time on site ngắn, và tỉ lê thoát ra và đọc những kết quả khác cao điều này chứng minh rằng bài viết của đang không phù hợp.
Tumblr media
0 notes
nguyenhuytuank7 · 5 months
Text
Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu?
SEO, viết tắt của Search Engine Optimization, là một lĩnh vực trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến (digital marketing) được tập trung vào việc tối ưu hóa các trang web và nội dung của chúng để nâng cao vị trí của họ trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo.
Mục tiêu của SEO là tăng cường lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) đến trang web từ các kết quả tìm kiếm không trả tiền (organic search results).
Công việc của một chuyên gia SEO là tối ưu hóa các yếu tố trên trang web và ngoài trang web để cải thiện sự hiển thị của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Điều này có thể bao gồm tối ưu hóa các từ khóa, tạo ra nội dung chất lượng và cấu trúc, xây dựng liên kết (backlinks), tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và thực hiện các chiến lược khác nhằm nâng cao hiệu suất SEO của trang web.
SEO không chỉ là một quá trình kỹ thuật, mà còn là một quá trình chiến lược, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về ngành và nghiên cứu liên tục về các xu hướng và thay đổi trong cách công cụ tìm kiếm đánh giá và xếp hạng các trang web.
Xem chi tiết:
1 note · View note
nguyenhuytuank7 · 5 months
Text
Cách làm designer có lương 30 triệu/tháng
Bạn cần phân biệt thu nhập là khác và lương là khác. Dưới đây là cách để kiếm thu nhập 30tr/tháng cho các designer.
Thu nhập = lương 1x + làm thêm 1x = cày nhiều, chân 2 3 thuyền, vừa job cty vừa job freelance.
- Năng lực không cần quá giỏi, ổn định là được.
- Phát triển kỹ năng mềm, giỏi cskh để có nguồn khách ổn định
- Multi tasking
Còn nếu để mức lương đạt 3x trở lên thì bạn phải giỏi hoặc thật giỏi.
- Chức vụ cao ở 1 công ty vừa và nhỏ (team lead, art/creative director) = skill set tốt, có overview, có kiến thức tốt, v.v…
- Hoặc senior ở 1 công ty lớn.
1 note · View note
nguyenhuytuank7 · 5 months
Text
Dịch Vụ Quảng Cáo Facebook tại Bình Dương
Với dịch vụ quảng cáo Facebook Bình Dương tại K7, công việc bán hàng của bạn sẽ ngày một phát triển. Bạn sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, từ đó thúc đẩy doanh số với mức chi phí được ưu ưu nhất.
Nếu bạn đang bán hàng trên Facebook, nhưng chưa tạo được chiến lược tốt để thu hút khách hàng hiệu quả. Thì hãy cùng tìm hiểu dịch vụ quảng cáo Facebook Bình Dương để có thể tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ trên nền tảng này.
Xem chi tiết:
Dịch vụ Quảng Cáo Facebook Bình Dương Tối Ưu Chi Phí, Tiếp Cận Đúng Tệp Khách Hàng
K7 Agency là đơn vị tư vấn, thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp và cung cấp giải pháp Digital Marketing tổng thể, toàn diện trong mọi lĩnh vực.
Thông tin liên hệ K7:
Địa chỉ: Số 110/13, Đường 30/4, Phường Phú Hoà, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
Số điện thoại: 0877038007
Website: K7
Hashtag: #k7 #k7agency
1 note · View note
nguyenhuytuank7 · 5 months
Text
CÁCH TẠO NỘI DUNG FAQ BẰNG AI
Bài viết này chia sẻ về việc sử dụng công cụ AI có tên là Perplexity (perplexity.ai) để tạo các nội dung FAQ một cách hiệu quả. Thông qua việc nhập các từ khóa hoặc câu hỏi vào công cụ, Perplexity sẽ cung cấp các câu trả lời ngắn gọn và chính xác, dựa trên nguồn thông tin từ các bài viết đang đứng đầu trên Google.
Trước đây, việc tạo nội dung FAQ thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và biên tập câu trả lời. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Perplexity, quá trình này trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Bằng cách này, người viết chỉ cần nhập câu hỏi và sử dụng câu trả lời được tạo ra bởi công cụ, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu cụ thể.
Điểm đáng chú ý là câu trả lời từ Perplexity ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với định dạng FAQ. Nó cũng đưa ra các liên kết tới nguồn thông tin gốc, giúp người đọc có thể tìm hiểu thêm chi tiết nếu cần.
Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, người sử dụng có thể yêu cầu Perplexity viết lại câu trả lời. Bên cạnh đó, công cụ cũng đưa ra các gợi ý cho các câu hỏi tiếp theo.
Thường khi viết một bài blog, page hay trong nội dung các bài mô tả sản phẩm thì cũng có lúc cần sử dụng tới FAQ, trước đây mình thường tìm kiếm từ khóa dài với dạng truy vấn đề đặt câu hỏi cho FAQ, nhưng về phần trả lời thì hay gặp chút khó khăn bởi 2 lý do:
Lên Google tìm thì toàn bài dài viết vòng vo, mà đọc xong để đúc kết cả câu trả lời ngắn cho FAQ thì mất thời gian
Trả lời sao cho có sự tổng hợp và tỷ lệ chính xác cao thì mất thời gian tham khảo nhiều nguồn
Nhưng giờ đây có con AI này giải quyết khá ổn, trong nhiều bài viết như mình ví dụ ở hình số 3 chẳng hạn, thì sẽ có những từ khóa là câu hỏi truy vấn dài nhưng lại không thể nào tạo 1 cái heading và viết diễn giải ra vì quá ngắn, càng không ổn nếu viết một bài riêng vì volume search rất nhỏ. Với mình lúc này đưa nó vào FAQ rất hợp lý.
Bước 1: mình đưa chính keyword đó (cũng là câu hỏi) vào Perplexity, sau đó chờ đợi câu trả lời
Bước 2: mình copy keyword đó đưa vào phần câu hỏi của FAQ, còn câu trả lời của Perplexity mình biên tập lại cho khá chút (miễn là giữ đúng ý) chứ không copyNhư vậy là xong (với các câu hỏi mình tự nghĩ ra thì cũng có thể post lên đó để hỏi nó), sở dĩ mình giới thiệu cách này thay vì như trước đây tự lên Google tìm đọc và viết câu trả lời là bởi các lý do sau đây:
Con Perplexity này nó không tự bịa ra câu trả lời như ông ChatGPT, mà nó sẽ dựa vào nguồn các bài đang TOP trên Google, nên nói đúng ra nó làm thay mình việc đọc các bài trên SERP và đưa ra câu trả lời.
Ở câu trả lời của nó rất ngắn gọn, phù hợp với FAQ hơn là các bài dài lê thê vòng vo trên Google mà kéo đọc tới cuối mới ra câu trả lời
Ngoài ra anh em chưa ưng ý thì có thể bắt nó Rewrite lại, phía dưới cũng sẽ có thêm 1 số gợi ý câu hỏi tiếp theo (nhưng mình ít quan tâm cái này), vì mục đích chỉ cần nội dung trả lời cho câu hỏi chính.
Tóm lại, việc sử dụng Perplexity giúp tạo nội dung FAQ một cách nhanh chóng và hiệu quả, giảm bớt thời gian tìm kiếm và biên tập. Tuy nhiên, việc tối ưu hóa cho SEO và TOP vẫn đòi hỏi sự nghiên cứu và thử nghiệm thêm. Chúc mọi người có một tháng mới đầy niềm vui và thành công!
1 note · View note
nguyenhuytuank7 · 5 months
Text
Làm Sao Để Tạo Content Giá Trị Mà Vẫn Chuẩn SEO?
Mấy tuần trước mình có chia sẻ một bài viết về quá trình mình làm SEO cho một trang Nha Khoa thiên về mảng Clinic (Phòng Khám). Ở bài viết ấy mình có chia sẻ tổng quan góc nhìn về việc “làm content giá trị thì không sợ Google update”. Bài đó mình không nói quá cụ thể mình đã làm gì.
Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ kỹ hơn quá trình làm SEO cho một trang web tương tự mà vẫn thành công. Đặc biệt đây là một website mới vẫn thuộc ngành nha nhưng đặc biệt hơn là nó thuộc mảng Oral Care (sản phẩm chăm sóc răng miệng), mình thấy sẽ có nhiều điểm thú vị hơn để chia sẻ so với mảng phòng khám, đặc biệt là cách viết content SEO.
Thực ra bạn hoàn toàn có thể lấy tất cả các bài viết mảng Clinic để mà viết cho mảng Oral Care. Người đi khám nha chắc chắn sẽ có vấn đề về chăm sóc răng miệng.
Nếu bạn viết một bài viết về “Niềng răng” bên website phòng khám thì bạn sẽ chú tâm vào tư vấn các loại mắc cài, quy trình và giải pháp niềng răng phù hợp và phần “chăm sóc răng niềng” là một phần phụ trong bài viêt. Còn đối với website Oral Care, bạn phải chú tâm đến phần chăm sóc răng niềng, khai thác tối đa section đó bằng nhưng heading nhỏ hơn (giải pháp chăm sóc răng niềng, các khí cụ, sản phẩm phù hợp cho từng giai đoạn trước, trong và sau khi niềng răng).
Tuy nhiên sản phẩm của công ty mình còn hướng tới những b-ệ-n-h l-ý và trường hợp đặc biệt như (chăm sóc răng miệng sau p-h-ẫ-u th-u-ậ-t, chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân u-n-g t-h-ư, khô miệng,...). Đây là lý do để cty chọn làm SEO hơn Social nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với mình.
Lúc mới nhận website mình cũng đã hoàn thiện các quy trình tổng quan như mọi dự án SEO khác. Audit website tổng thể, research lại bộ keywords, tối ưu technical,... những điều rất cơ bản của một SEOer. Dưới đây mình sẽ chỉ chú tâm vào content, điều mình nghĩ là quan trọng nhất.
1. LÀM TỐT CÁI MÌNH BIẾT - ĐỐI THỦ BIẾT
Đối thủ của mình cũng làm SEO, còn website cty mình trước đó gần như k có gì để gọi là SEO cả, với content lại càng không. Mình phát hiện là một lượng lớn bài viết thin content, bài viết với title không hợp với content SEO mà hợp với social hơn kiểu như:
Làm thế nào để răng miệng an toàn trong mùa “ăn bánh trung thu thay cơm”? - Vốn chẳng hề focus vào từ khóa hay toppic nào
Đứng để “hàm ơi ở lại răng đi nhé” - Thực chất vốn là một bài viết chăm sóc răng miệng khi bị viêm nha chu
Trong túi của cô nàng niềng răng có những gì? - Cái này còn đỡ nhưng outline rất vớ vẫn, một bài viết “cách chăm sóc răng niềng” sẽ đầy đủ phù hợp với SEO hơn.
Thế là mình đã “dọn dẹp” sạch sẽ các bài viết kiểu như trên (tối ưu lại hoặc đa phần là xóa luôn viết bài mới), sau đó tăng cường bài viết SEO theo bộ từ khóa đã research.
→ Ở phần này, những cái mình làm vẫn là những cái SEOer nào cũng làm, đối thủ nếu làm SEO cũng sẽ làm như thế.
2. LÀM TỐT CÁI MÌNH BIẾT - ĐỐI THỦ BIẾT (NHƯNG CHƯA LÀM ĐƯỢC)
Ai cũng biết website ngành nha thuộc mảng YMYL, do đó việc thể hiện tính thẩm quyền, chuyên môn trên website là điều tối quan trọng. Điều này không khó lắm. Các trang author, các trang chuyên gia, đội ngũ y - bác sĩ,.. Cần phải làm cho thật đoàng hoàng. Nhưng về content, mình thấy đã số đều để author là một dược, y - bác sĩ nào đó nhưng phần lớn vẫn là CTV viết bài. Đỡ hơn là 1 số trang để bài viết của author nào đó nhưng tham vấn chuyên gia A,B,C nào đó. Có tham vấn thật, có kiểm duyệt thật hay không thì chưa biết, nhưng mình đọc rất nhiều bài viết chỉ xào nấu lại outline của các bài top, mà các bài top lúc đó là ĐMX, TGDĐ, BHX,... những trang vốn không hề có chuyên môn về ngành nha.
Mình được công ty training rất nhiều về sản phẩm dịch vụ (hình 2). Nhưng một đứa không chuyên về y dược làm sao dám tối ưu content SEO một cách thoải mái.
May mắn với cty mình lúc đó, may mắn là các bạn viết bài cho đều tốt nghiệp chuyên ngành dược. Điều này khiến mình có thể yên tâm về chuyên môn. Cách các bạn giải thích từng hoạt chất, từng thành phần hóa học có trong sản phẩm của cty đều rất chính xác. Việc của mình chỉ là tối ưu cho nó chuẩn SEO hơn, giải thích lại cho dễ hiểu hơn với người dùng bình thường và mình hướng dẫn các bạn dược sĩ các tối ưu bài viết chuẩn SEO. Sau này các bạn dược sĩ ấy không viết bài cho mình nữa thì cũng không thành vấn đề. Những bài viết mình outsource cho CTV viết vẫn có thể đưa cho các bạn dược sỹ check và tối ưu giúp mình một cách nhanh chóng.
Đây là điều mình thấy rất ít nơi nghiêm túc làm được, ý mình ở đấy là content luôn được tham vấn bởi người có chuyên môn thực sự.
NGoài những topic bên mảng phòng khám lấy sang mình đã research những topics chuyên sâu hơn về b-ệ-n-h răng miệng, các vấn đề đặc biệt sau khám tại phòng nha như (chữa rát lưỡi, khô miệng, n-h-i-ễ-m trùng sau n-h-ổ răng khôn) (hình 3)
3. DÁM THỬ NGHIỆM CÁI CẢ MÌNH VÀ ĐỐI THỦ CHƯA LÀM
Như mình nói ở trên, một bài viết SEO trên trang phòng khám nha khoa cũng có thể được tận dụng viết lại bên trang sản phẩm chăm sóc răng miệng. Trước đó mình đã tối ưu lên top một số bài viết về “Cách trị hôi miệng”, “Cao răng là gì và cách phòng ngừa”, “Viêm nha chu là gì”,... Theo lẽ thường mình có thể bê y nguyên qua trang Oral Care, biến đối outline 1 xíu và khai thác phần giải pháp chăm sóc răng miệng hơn các giải pháp đến phòng khám và lồng ghép chuyển đối về các sản phẩm chăm sóc răng miệng mà mình có. Nhưng thực sự mình thấy như vậy chưa khác biệt và chưa mang cái tốt nhất đến với người dùng.
Ví dụ: Một bài viết về “cách trị hôi miệng” nếu bạn search trên GG hiện tại kết quả top đầu đều là những bài toplist “X cách trị hôi miệng tại nhà, Y cách trị hôi miệng dân gian tại nhà,...” Bài viết trên trang phòng khám của mình cũng viết theo outline như thế. Các trang phòng khám sẽ chủ yếu liệt kê các các trị hôi miệng cơ bản, khai thác các vấn đề hôi miệng do sâu răng và chuyển đối về dịch vụ trám hoặc nhổ răng. Nhưng đối với trang Oral Care mình đã không viết bài toplist, mặc cho có thể GG chỉ đang xếp hạng từ khóa đó cho các bài toplist. Mình đã làm hẳn một landing page khai thác sâu hơn vấn đề hôi miệng. Từ hôi miệng do các vấn đề vệ sinh răng miệng thông thường hay do sâu răng cho đến hôi miệng do các vấn liên quan đến b-ệ-n-h. Cơ sở khoa học, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa (hình 4). Mình muốn làm một trang nội dung tối ưu nhất để giải quyết vấn đề hôi miệng thay vì để người dùng nhìn thấy hàng loạt các bài toplist na ná nhau trên SERP. Kết quả là mình đã có một landing page chuyên về điều trị hôi miệng, chỉ lên top những longtail keyword trong topic ”trị hôi miệng” nhưng hoàn toàn có traffic tiềm năng hơn và có chuyển đổi.
Cứ thế mình cũng đã làm landing page chuyên sâu cho các trang (chăm sóc răng miệng sau p-h-ẫ-u t-h-u-ậ-t, chăm sóc răng implant, chăm sóc răng miệng cho b-ệ-n-h n-h-â-n ung thư,...) có trang publish có trang chưa kịp publish (vì mình chuyển đổi công việc ^^)
Tổng quan cuối năm ấy mình đã vượt x2 KPI ban đầu đề ra là 10.000 organic traffic cho một website mới về chăm sóc răng miệng chuyên sâu. Không backlink, không báo chí, không tip/trick , traffic user gì cả. Chỉ là content và content. (hình đầu tiên)
Nếu bây giờ mở rộng topic viết bài về ngành nha để thu hút traffic thì mình cũng đã có một website với nền tảng vững chắc. Mình chưa phải người làm tốt nhất, nhưng mình hy vọng những bạn SEO cho mảng YMYL đặc biệt là y khoa cũng luôn chú tâm về nội dung cho người dùng. Yên tâm không sợ Google Update.
3 notes · View notes
nguyenhuytuank7 · 5 months
Text
LOẠI BỎ NHỮNG VIỆC NHỎ, ĐỂ THỜI GIAN LÀM NHỮNG VIỆC KHÁC GIÁ TRỊ HƠN
Bạn có nghĩ những người thành công luôn phải làm việc vất vả?
(cũng có thể)
Nhưng cũng có rất nhiều người làm vất vả nhưng lại không thành công.
Chắc chắn bạn cũng biết được vài người làm nhiều việc nhưng không nhiều tiền.
(có thể bạn cũng đang trong tình trạng đó).
Hành Động và Kết Quả không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
Bận rộn không có nghĩa năng suất cao.
Có rất nhiều thứ chúng ta làm nhưng nó không có ý nghĩa hay đem lại được kết quả.
Nếu 1 QUYẾT ĐỊNH LỚN có thể giúp chúng ta loại bỏ đi rất nhiều quyết định nhỏ nhỏ lặt vặt hằng ngày, thì đó là điều chúng ta nên làm.
Mình là người có thói quen đi ăn sáng mỗi ngày.
Rồi 1 ngày mình nhận ra, cứ mỗi lần mình đi ăn sáng, mình phải suy nghĩ “sáng nay ăn gì? Bún? Phở, Hủ tíu?...”.
Mỗi sáng sớm cứ phải chạy lòng vòng suy nghĩ.
Đó là những quyết định nhỏ nhỏ, tốn thời gian và không đem lại lợi ích lớn.
1 ngày, mình quyết định: Sắp xếp lịch ăn sáng:
Thứ 2: Ăn bánh canh cá lóc
Thứ 3: Ăn bún bò Huế
...
Cho đến chủ nhật.
Và rồi mình áp dụng lịch ăn sáng mỗi tuần đều như vậy. Đến nay cũng đã được hơn 1 năm.
Đây là 1 quyết định lớn, giúp mình loại bỏ những quyết định nhỏ nhỏ ăn gì mỗi ngày. Nó giúp mình có thêm thời gian để làm những công việc khác có giá trị hơn.
Bài học này không chỉ ứng dụng trong việc ăn sáng, mà còn rất nhiều trong cuộc sống của mình.
Mình chọn mặc một kiểu áo duy nhất (có khác màu), và sau khi giặt xong mình sẽ xếp xuống cuối cùng, và tiếp tục mặc cái tiếp theo, để không phải suy nghĩ nhiều về việc mặc gì mỗi ngày.
Công việc mình hiện tại là làm trong lĩnh vực Thiết kế nhận diện thương hiệu và Digital Marketing nên mình lên lịch làm việc và sinh hoạt cố định hắng ngày theo khung thời gian cụ thể, để không phải mất thời gian suy nghĩ làm việc gì trước và việc gì sau.
Cụ thể:
5h00: Thức dậy, tập thể dục
5h30: Vệ sinh cá nhân
5h45: Viết content cho website
6h00: Đi ăn sáng và uống cà phê
7h00: Cập nhật kiến thức về Thiết kế nhận diện thương hiệu và Digital Markting
....
Thời gian, sự chú ý và năng lượng của mỗi người chúng ta có giới hạn.
Ra 1 quyết định lớn để loại bỏ những quyết định nhỏ. Từ đó, tạo thêm thời gian và năng lượng để bạn có thể đầu tư vào những thứ mang lại kết quả mà bạn mong đợi.
1 note · View note
nguyenhuytuank7 · 5 months
Text
Quy Trình Xây Dựng Porfolio
1. Xác định đối tượng mục tiêu:
Trước khi bắt đầu xây dựng portfolio, điều quan trọng là bạn phải xác định đối tượng mục tiêu mà bạn muốn portfolio hướng đến. Họ là ai? Họ có nhu cầu gì? Hiểu rõ đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn chọn lọc dự án phù hợp và định hướng nội dung cho portfolio một cách hiệu quả.
2. Chọn dự án:
Portfolio digital marketing nên bao gồm những dự án tiêu biểu thể hiện kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích của bạn trong các lĩnh vực sau:
SEO: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) on-page và off-page, nghiên cứu từ khóa, xây dựng backlink
SEM: Quảng cáo tìm kiếm trả phí (SEM) Google Ads
Content marketing: Viết bài chuẩn SEO, sáng tạo nội dung thu hút, phân phối nội dung hiệu quả
Social media marketing: xây dựng cộng đồng, quản lý fanpage, chạy quảng cáo
Chatbot marketing: xây dựng hệ thống chatbot AI tự động tư vấn và chăm sóc KH, tối ưu quy trình tư vấn tăng tỷ lệ chuyển đổi, xây dựng các chiến dịch remarketing để chuyển đổi KH
Markeiting Automation: Xây dựng quy trình và vận hành hệ thống marketing tự động đa kênh cho KH, cái này thiên về martech và tư duy xây dựng hệ thống
Tối ưu hóa chuyển đổi: Tăng tỷ lệ chuyển đổi website, landing page, form đăng ký
Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc chọn những dự án có kết quả tốt, được đo lường rõ ràng và có tác động tích cực đến doanh nghiệp khách hàng.
4. Tạo câu chuyện:
Portfolio không chỉ là tập hợp các dự án, mà còn là câu chuyện về sự phát triển và thành công của bạn trong lĩnh vực digital marketing. Hãy sắp xếp các dự án theo thời gian hoặc theo chủ đề để tạo mạch logic cho câu chuyện. Viết mô tả chi tiết cho mỗi dự án, nêu bật vai trò của bạn, những thách thức bạn gặp phải, giải pháp bạn áp dụng và kết quả đạt được.
5. Thiết kế ấn tượng:
Giao diện của portfolio cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Hãy sử dụng giao diện bắt mắt, bố cục hợp lý và dễ nhìn. Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao để minh họa cho các dự án của bạn.
6. Chứng thực từ khách hàng:
Nếu có thể, hãy thu thập chứng thực từ những khách hàng hài lòng với dịch vụ của bạn. Đây là cách hiệu quả để tăng độ tin cậy cho portfolio và thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ của bạn. Mình thì hơi sống chìm nên không làm bước này.
2 notes · View notes