Tumgik
Text
Công việc Gây quỹ tại tổ chức phi lợi nhuận -Trả lời câu hỏi Đầu tiên - Tiền đâu?
Tumblr media
Nếu bộ phận Chương trình được xem là khung xương của tổ chức, thì bộ phận Gây quỹ có thể được xem là cánh tay phải đắc lực giúp tổ chức huy động được những nguồn lực cần thiết để triển khai dự án. Công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn, cũng như nghệ thuật xây dựng mối quan hệ với nhiều đối tác khác nhau. Đây cũng là một vị trí hấp dẫn, nhiều hứa hẹn nhưng cũng đầy thử thách dành cho các bạn trẻ mong muốn dấn thân trên con đường tạo tác động xã hội hôm nay.
Sơ lược về công việc Gây quỹ
Có thể nói vui đây là bộ phận “mang tiền về cho tổ chức". Các tổ chức phi lợi nhuận thường có nguồn lực hạn chế, do đó, để tổ chức và duy trì hoạt động hay mở rộng quy mô chương trình, sẽ cần huy động nhiều nguồn lực từ tài chính, nhân lực, vật lực, hay những hỗ trợ về mặt địa điểm, vận chuyển, hậu cần, quà tặng … để giúp một chương trình có thể triển khai thành công và mang lại những tác động tích cực.
“Vị trí Gây quỹ sẽ được xem là người đại diện tổ chức để truyền thông ra bên ngoài, do đó, đây là vị trí quan trọng và cần thiết ở nhiều tổ chức phi lợi nhuận hiện nay.”
Đây có phải là vị trí bắt buộc ở một tổ chức phi lợi nhuận?
Có thể nói sẽ luôn có một người đảm nhiệm công việc gây quỹ ở các tổ chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào quy mô và chiến lược mà một tổ chức có quyết định đầu tư hẳn bộ phận chuyên đảm nhiệm công việc này hay không.
Gây quỹ có thể trở thành một phòng ban lớn hơn khi được tích hợp với Truyền thông để trở thành phòng Truyền thông - Gây quỹ. Ở Saigon Children's Charity, có 2 bạn đảm nhiệm vị trí Gây quỹ, 2 bạn phụ trách Truyền thông, 1 bạn chịu trách nhiệm về sự kiện và chị sẽ là quản lý chung của bộ phận.
Người mới vào nghề nên phát triển những kỹ năng nào?
#1: Khả năng phục hồi nhanh chóng
Khả năng phục hồi chính là cách bạn bảo vệ bản thân khỏi những ưu tư không đáng có từ những tình huống trên để tiếp tục công việc của mình.
#2 : Sự sáng tạo 
Gây quỹ cũng đòi hỏi nhiều sự sáng tạo, vì bạn phải lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với từng đối tác. Bạn cũng phải sáng tạo khi lên ý tưởng thực hiện các chương trình gây quỹ - đây là điều mà ở Saigon Children’s Charity, chị và đội nhóm của mình thường xuyên thực hiện.
#3: Xây dựng mối quan hệ
Đối tác không tài trợ tiền vì tổ chức của bạn, mà vì họ tin tưởng bạn. Họ có thể lắng nghe bạn kể về dự án hay tổ chức của mình, nhưng phần lớn họ lắng nghe vì chính bạn, chứ không phải ai khác đã mang đến cho họ cơ hội để đóng góp và cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng, bởi vì họ nhìn thấy được bạn rất đam mê và tin tưởng vào công việc mình đang làm.
Còn rất nhiều thông tin khác về vấn đề này, các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY
Bài viết nằm trong series phỏng vấn những người thực hành trong lĩnh vực Tác động xã hội đầu tiên tại Việt Nam mang tên “Mở đường dẫn lối" do Dear Our Community khởi xướng.
0 notes
Text
 Nhiều doanh nghiệp tìm kiếm nhân lực về ESG - Bạn cần biết gì?
Tumblr media
Khái niệm ESG như thế nào cho chính xác? 
ESG - Environmental, Social & (Corporate) Governance, tạm dịch là Môi Trường, Xã Hội & Quản Trị Doanh Nghiệp - bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng, và đ��ợc cho là xuất hiện lần đầu tiên năm 2003 trong một báo cáo của Liên Hiệp Quốc mang tên “Who cares wins". 
Doanh nghiệp có điểm số ESG càng cao tức là năng lực thực hành ESG càng tốt, và do đó có khả năng tăng sức hấp dẫn của mình đối với các nhà đầu tư. 
Có những cơ hội và thực tế nào cần lưu ý khi theo đuổi công việc này tại thị trường Việt Nam?
Hiện tại ESG đang thu hút sự quan tâm nhiều hơn của doanh nghiệp khi trở thành một chỉ số quan trọng giúp thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và đồng thời cũng được xem là yếu tố mang lại tính cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu xây dựng, thực hành và báo cáo về ESG trong doanh nghiệp chắc chắn là có. Đó là cơ hội nghề nghiệp cho những ai muốn theo phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.
 Tuy nhiên, vì là một mảng khá mới, nên chúng ta sẽ cần chủ động hơn, sáng tạo hơn, và kiên nhẫn hơn để thấy được hiệu quả và tác động mà công việc mình mang lại.
Lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ đang tìm kiếm công việc về ESG hiện nay?
Tính chủ động là cái chị muốn “highlight” đối với các bạn trẻ hiện nay. Chủ động tìm hiểu thông tin, tìm hiểu ngành nghề để xác định rõ định hướng công việc phù hợp. Sau đó, các bạn cần chủ động dấn thân làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức mà lĩnh vực hay chức năng công việc có thể hỗ trợ tốt nhất cho định hướng làm về ESG hay phát triển bền vững nói chung.
Ngoài ra, các bạn cũng cần tự trau dồi kỹ năng, tìm kiếm các cơ hội học tập, nâng cao năng lực và sự hiểu biết của mình mỗi ngày. Và chị tin các bạn sẽ đi nhanh hơn trên hành trình này.'
Còn rất nhiều thông tin khác về vấn đề này, các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY
Bài viết nằm trong series phỏng vấn những người thực hành trong lĩnh vực Tác động xã hội đầu tiên tại Việt Nam mang tên “Mở đường dẫn lối" do Dear Our Community khởi xướng.
0 notes
Text
Làm phát triển bền vững không chỉ là bảo vệ môi trường
Tumblr media
Có nhiều định nghĩa khác nhau về Sustainability, vậy đâu là định nghĩa đúng?
Sustainability - Bền vững là một khái niệm (concept) mang tính bao trùm. Có thể hiểu đơn giản, Bền vững là đây làm sao để vừa phát triển, nhưng đồng thời cũng vừa sống hài hoà với hành tinh, giảm những tác động tiêu cực lên chính ngôi nhà chung mà chúng ta đang sống. 
Mô hình Bền vững phổ biến hiện nay mà nhiều doanh nghiệp sử dụng là mô hình 3Ps - Triple Bottom Line dựa trên 3 trụ cột chính là Planet - People - Profit. Các doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược phát triển làm sao để hài hoà được lợi ích của 3 yếu tố này. Đây chính là đích đến của tính Bền vững, nhưng thực sự cũng rất “trần ai" để đi đến được cái đích này trong thực tế.
Nếu muốn theo đuổi công việc về Bền vững này trong tương lai, nên học gì?
Công việc làm về Bền vững trong doanh nghiệp đòi hỏi những hiểu biết liên ngành, vì sẽ phải làm việc với rất nhiều phòng ban, lĩnh vực khác nhau, nhưng tựu chung có thể chia thành hai nhóm hiểu biết chính, bao gồm (1) Hiểu biết về các vấn đề xã hội - môi trường và (2) Hiểu biết về kinh doanh. Đây là hai yếu tố không thể tách rời khi thiết kế các kế hoạch, chương trình về Bền vững.
Về kỹ năng công việc, quan trọng nhất là các kỹ năng quản lý dự án, quản lý chi phí, kỹ năng quan sát và phân tích vấn đề, để từ đó đưa ra những giải pháp trọng tâm và phù hợp. Tuy nhiên, chị mong các bạn cũng cần đề cao kỹ năng tự học, vì đây là lĩnh vực cần phải liên tục trau dồi và bổ sung kiến thức mới.
Ngoài ra, mindset - cách suy nghĩ & tư duy cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Không quá để nói tất cả bắt đầu từ mindset. Mindset về khái niệm Bền vững, cách làm bền vững theo những “best practices”, mô hình phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty, về những thực tế, thách thức lớn của công việc như tính cam kết trong một thời gian dài mới mang lại hiệu quả,…
Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng có thể hiểu bản chất và áp dụng tốt các kỹ năng này. Do đó, việc học tập và tìm kiếm các cơ hội rèn luyện kỹ năng từ sớm chính là một trong những cách mà bạn hoàn toàn có thể làm được ngay bây giờ để hoàn thiện bộ kỹ năng.
Khi tìm kiếm công việc cho vị trí “entry level”, không tìm thấy nhiều cơ hội, vậy nên tìm thêm ở đâu và bắt đầu như thế nào?
Trước hết, các công việc về Bền vững thường sẽ cần người đã có kinh nghiệm tại các nơi làm việc trước đó, và có thể sẽ ít các vị trí cho entry level. Vì thế, để tiếp tục theo đuổi công việc trên, chị đề xuất một số hướng tham khảo như sau:
Bắt đầu bằng các công việc không quá liên quan trực tiếp nhưng sẽ giúp em tham gia vào doanh nghiệp, quan sát, học hỏi và tìm kiếm cơ hội. Các công việc này có thể là marketing, truyền thông, CSR, quản lý dự án, …
Mở rộng tìm kiếm trên Linkedin - đây hiện được xem là kênh tìm kiếm thông tin về công việc này khá hiệu quả.
Đối với các nền tảng việc làm khác thì đa phần, những thông tin tuyển dụng về công việc này chưa thực sự được làm rõ. Do đó, chị nghĩ em sẽ cần đọc kỹ bảng Mô tả công việc (Job description) để nhặt ra những “từ khóa” liên quan ví dụ như: quản lý dự án, trách nhiệm xã hội, quản lý môi trường,... và có thể chủ động ứng tuyển và thảo luận chi tiết trong buổi phỏng vấn về công việc.
Mọi người có thể nghe lại câu chuyện cá nhân cụ thể ở podcast mà Dear Our Community đã phỏng vấn chị năm 2021 nhé! Còn trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chị hy vọng đã giúp các bạn có bước đầu hiểu biết về công việc và những yêu cầu cơ bản. Có nền tảng vững chắc, bạn sẽ tự tin bước đi.
Còn rất nhiều thông tin khác về vấn đề này, các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY
Bài viết nằm trong series phỏng vấn những người thực hành trong lĩnh vực Tác động xã hội đầu tiên tại Việt Nam mang tên “Mở đường dẫn lối" do Dear Our Community khởi xướng.
0 notes
Text
Nghề tạo tác động xã hội là nghề gì?
Tumblr media
 Có một xu hướng gọi là tạo tác động xã hội đã tạo ra nhiều nhu cầu hơn cho các công việc liên quan tới xu hướng này. Vậy công việc tạo tác động xã hội cụ thể là những công việc gì?
Cội nguồn của từ khóa “tác động xã hội"
Thuật ngữ “Tác động xã hội" (social impact) được cho là lần đầu tiên được sử dụng tại một hội thảo về trách nhiệm đạo đức của các nhà đầu tư diễn ra tại trường Đại học Yale năm 1969 - nơi các lãnh đạo của hội thảo trao đổi và cân nhắc về khía cạnh xã hội và môi trường từ các hoạt động đầu tư, bên cạnh lợi nhuận thu được. Tuy nhiên, lúc này thuật ngữ vẫn mang ý nghĩa là những tác động có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên xã hội và môi trường.
Các công việc tác động xã hội về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR - Corporate social responsibility)
Theo một nghiên cứu, người ta thấy có tới 37 định nghĩa khác nhau về CSR. Nhưng nhìn chung, CSR được hiểu là những quyết định, hoạt động của tổ chức thể hiện trách nhiệm của họ với với xã hội & môi trường thông qua các hành vi đạo đức, tính minh bạch hướng tới sự phát triển bền vững và phúc lợi chung của xã hội.
Tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và định hướng của doanh nghiệp, mà công việc CSR cũng có sự khác biệt ở các doanh nghiệp khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các nhiệm vụ như:
Phát triển và thực thi các chương trình CSR và đánh giá tính hiệu quả sau chương trình.
Phát triển, xây dựng các quy định, chính sách liên quan tới trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm về phát triển bền vững và môi trường cho công ty.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các cam kết trách nhiệm xã hội của công ty thông qua các chương trình truyền thông, tiếp thị.
Đảm bảo công ty có tác động tích cực đến cộng đồng địa phương, môi trường.
Khuyến khích các sáng kiến về cộng đồng trong nhân viên của doanh nghiệp.
Quản lý ngân sách để mang lại kết quả phù hợp với các mục tiêu đã hoạch định.
Công việc tại các tổ chức phi lợi nhuận 
Đây là một trong những lĩnh vực được gợi nhớ ngay khi nhắc tới các công việc về tạo tác động xã hội, khi mục đích của họ là phi lợi nhuận và hướng tới các giải pháp bền vững. Các tổ chức phi lợi nhuận rất đa dạng, có mặt trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, động vật hoang dã,… đóng góp tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội-kinh tế-môi trường đang ảnh hưởng trực tiếp tới một cộng đồng, hay một quốc gia cụ thể. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 7000 tổ chức phi lợi nhuận đã đăng ký hoạt động theo Tạp chí khoa học công nghệ (2021). 
Còn rất nhiều thông tin khác về vấn đề này, các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY
Bài viết nằm trong series phỏng vấn những người thực hành trong lĩnh vực Tác động xã hội đầu tiên tại Việt Nam mang tên “Mở đường dẫn lối" do Dear Our Community khởi xướng.
0 notes
Text
Vì sao nâng cao nhận thức của giới trẻ về ESG giúp Việt Nam tiến gần hơn với các mục tiêu bền vững?
 Vì sao nâng cao nhận thức của giới trẻ về ESG giúp Việt Nam tiến gần hơn với các mục tiêu bền vững?
Vừa qua, ngân hàng Standard Chartered Việt Nam chính thức đồng hành cùng Dear Our Community với vai trò là nhà tài trợ chính để triển khai Series “Mở Đường Dẫn Lối"- chuỗi nội dung về nghề tạo tác động xã hội đầu tiên hướng đến khán giả trẻ tại Việt Nam. 
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao nâng cao nhận thức và sự tham gia của giới trẻ về ESG có thể giúp Việt Nam tiến gần hơn với các mục tiêu về phát triển bền vững đặt ra năm 2050? Dear Our Community có phần phỏng vấn với đại diện Ngân hàng Standard Chartered, bà Michele Wee - Tổng Giám Đốc thị trường Việt Nam để tìm câu trả lời. 
Dự án này có liên quan như thế nào với chiến lược phát triển bền vững & ESG của Ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam? 
Ngày nay, giới kinh doanh và nhà đầu tư đầu tư không chỉ nhìn nhận tính bền vững là một lựa chọn. Thay vào đó, nó là cơ hội cho chính doanh nghiệp phát triển và thích nghi trong một thế giới thay đổi không ngừng, và trở thành một tiến trình mà chính phủ hay cộng đồng doanh nghiệp không thể phớt lờ. 
Đi cùng với hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cho người trẻ, chúng tôi muốn giúp họ nắm bắt tốt hơn những cơ hội đi cùng với xu hướng đó. Đây cũng là một sự chuẩn bị và đầu tư dài hạn cho tương lai của Việt Nam.  
Hỗ trợ giới trẻ tìm hiểu về ESG sẽ giúp thúc đẩy Phát triển bền vững tại doanh nghiệp và trong cộng đồng như thế nào? 
Thế hệ trẻ ngày nay có xu hướng coi trọng sứ mệnh và tác động của chính tổ chức mà họ làm việc. Cùng với kiếm sống, họ muốn tạo ra sự thay đổi trong chính lĩnh vực và công việc của mình. 
Một khảo sát của Cimigo năm 2021 cũng chỉ ra rằng có tới 6/10 bạn trẻ muốn tạo ra sự khác biệt thông qua việc giúp đỡ người khác; 29% cho thấy sự quan tâm lớn về vấn đề giảm ô nhiễm môi trường. Điều này cho thấy người trẻ ngày càng mong muốn, khao khát đóng góp nhiều hơn cho xã hội thông qua việc giải quyết những vấn đề đang tồn tại. Do đó, việc giúp giới trẻ tìm kiếm một công việc thể hiện được “vai trò xã hội”của mình một cách mạnh mẽ sẽ là bàn đạp giúp người trẻ trở thành nhân tố thay đổi trong chính doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng của chính họ. Điều này góp phần vào tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam. 
Vì vậy, với xu hướng đang diễn ra, các cơ hội về tạo tác động xã hội được cho là có sẵn trên thị trường. Để nắm bắt được chúng, các bạn trẻ hãy tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao tính cạnh tranh của chính mình trên thị trường việc làm.
Còn rất nhiều thông tin khác về vấn đề này, các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY
Bài viết nằm trong series phỏng vấn những người thực hành trong lĩnh vực Tác động xã hội đầu tiên tại Việt Nam mang tên “Mở đường dẫn lối" do Dear Our Community khởi xướng.
0 notes
Text
Học cách yêu thích Networking
Học cách yêu thích Networking
“Tôi ghét Networking” - điều này chúng tôi luôn được nghe từ các giám đốc điều hành, những người đi làm và sinh viên MBA (Thạc sĩ Kinh doanh). Họ nói rằng việc kết nối với các mối quan hệ mới khiến họ cảm thấy không thoải mái và hơi giả tạo - thậm chí là bẩn thỉu. Mặc dù một số người có niềm đam mê tự nhiên với networking - cụ thể là những người hướng ngoại yêu thích việc tương tác xã hội - nhưng nhiều người lại cho rằng đó là hành vi nịnh bợ, lợi dụng và không trung thực.
May mắn thay, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng chúng ta có thể khắc phục ác cảm với Networking. Chúng tôi đã xác định bốn chiến lược để giúp mọi người thay đổi suy nghĩ của mình về Networking
1. Tập trung vào việc học tập (Học cách yêu thích Networking)
Hầu hết mọi người đều có một động cơ tập trung nào đó chiếm ưu thế - điều mà các nhà tâm lý học gọi là tư duy “thăng tiến” hoặc “phòng ngừa”. Những người thuộc nhóm thứ nhất nghĩ chủ yếu về sự phát triển, thăng tiến và những thành tựu mà Networking có thể mang lại cho họ, trong khi những người thuộc nhóm thứ hai coi đó là điều họ bắt buộc phải tham gia vì lý do nghề nghiệp.
2. Xác định những sở thích chung (Học cách yêu thích Networking)
Bước tiếp theo để việc Networking trở nên thoải mái hơn là hãy suy nghĩ về mối quan tâm và mục tiêu của bạn có phù hợp với sở thích và mục tiêu của những người bạn gặp hay không, và điều đó có thể giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ công việc có ý nghĩa như thế nào. Brian Uzzi từ Đại học Northwestern gọi đây là nguyên tắc của những hoạt động chia sẻ. Ông giải thích: “Networking hiệu quả không được hình thành thông qua các tương tác ngẫu nhiên mà thông qua các hoạt động quan trọng giúp kết nối bạn với nhiều người khác nhau”
3. Nghĩ rộng về những gì bạn có thể trao đi (Học cách yêu thích Networking)
Ngay cả khi bạn không chia sẻ sở thích với một người nào đó, bạn vẫn có thể tìm thấy thứ gì đó có giá trị để chia sẻ với họ bằng cách nghĩ vượt qua những điều thông thường. Tất nhiên, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng.
4. Tìm Mục Đích Cao Hơn (Học cách yêu thích Networking)
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự quan tâm và hiệu quả của mọi người trong việc Networking là mục đích chính mà họ nghĩ đến khi thực hiện Networking. Trong công ty luật mà chúng tôi nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng các luật sư tập trung vào lợi ích tập thể của việc tạo mối quan hệ (“hỗ trợ công ty” và “giúp đỡ khách hàng”) thay vì lợi ích cá nhân (“hỗ trợ hoặc giúp đỡ sự nghiệp của tôi”), điều này cho cảm giác chân thực hơn và ít vị kỷ hơn khi Networking, những người này có nhiều khả năng Networking hơn và kết quả là có nhiều giờ làm việc được tính phí hơn.
Còn rất nhiều thông tin khác về vấn đề này, các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY
0 notes
Text
Khi phát triển bền vững được mang vào nội dung giảng dạy
Tumblr media
Khi phát triển bền vững được mang vào nội dung giảng dạy
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) từng đưa ra tuyên bố “giáo dục là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực của cá nhân, cộng đồng để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển" nhằm nhấn mạnh vai trò không thể thay thế của giáo dục trong bối cảnh phát triển bền vững trở thành một trong những vấn đề lớn nhất trên toàn cầu.
Trong bài viết này, Dear Our Community trao đổi với các bạn học sinh, đại diện trường ISHCMC, và bà Preet Dhaliwa - Trưởng bộ phận Dịch vụ & Bền vững để mang đến những góc nhìn và ví dụ chân thực về cách Trường Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh (ISHCMC) đã và đang nuôi dưỡng tư duy phát triển bền vững của các bạn học sinh như thế nào.
Xin chào Maddies và Lucas, các em có thể chia sẻ mình đã học được những điều gì về phát triển bền vững qua chương trình học tại ISHCMC không?
Maddie (học sinh khối 7): Em tìm được nhiều điều thú vị trong tiết học về Đổi mới sáng tạo (Innovation), ví dụ như hiểu hơn về các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững của Liên Hiệp Quốc, được hướng dẫn kết nối những Mục tiêu ấy với sở thích của cá nhân em. Điều này giúp em dễ dàng hiểu và hành động hướng đến sự bền vững hơn. Em học được thêm về khái niệm dấu chân carbon mà mỗi người có thể tạo ra, và cách để giảm thiểu thải carbon từ những việc em làm hàng ngày. Như việc hạn chế sử dụng nhựa một lần, luôn mang theo túi vải của mình để đựng đồ, hay mang theo bình nước cá nhân để không phải mua chai nước nhựa ở cửa hàng.
Jun và Alina đều đang là trưởng các dự án tại trường, hai em có thể chia sẻ thêm về dự án của mình và mối liên kết của dự án tới phát triển bền vững được không?
Jun (học sinh khối 12): Dự án làm vườn là một trong nhiều dự án CAS (Creative. Activities Services) của học sinh tại ISHCMC. Mục tiêu của dự án là tạo ra một nơi mà học sinh có thể tìm hiểu về thực vật, về nguồn gốc của thức ăn, nhằm tạo ra một không gian xanh hơn bên trong ISHCMC, đồng thời, có thể góp phần nhỏ bé trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính ngay chính bên trong trường học. Cá nhân em khi thực hiện dự này cùng với sự đồng hành của cô Preet cũng nhận ra nhiều vấn đề lớn hơn. Ví dụ như ô nhiễm không khí, tình hình nóng lên toàn cầu vì sự suy giảm trầm trọng của rừng và những mảng xanh ở các đô thị; hay vấn đề sức khỏe tinh thần của học sinh cũng sẽ được cải thiện nếu không gian trong trường học có thêm nhiều mảng xanh; bên cạnh đó, em hiểu thêm việc tự chủ nguồn cung thực phẩm tại gia đình cũng có thể góp phần làm giảm lượng thải carbon vì giảm đi số lần vận chuyển thực phẩm tạo ra khí thải không tốt cho môi trường. Đây là những kiến thức mà dự án của bọn em đang nỗ lực để truyền tải đến nhiều bạn khác trong trường.
Em đánh giá vai trò của trường ISHCMC trong việc hỗ trợ nhóm triển khai sáng kiến này như thế nào?
SeungHyun (học sinh khối 11): Em nghĩ trường đã tạo cho chúng em một môi trường mà ở đó bọn em có thể tiếp cận những khái niệm về phát triển bền vững từ rất s���m. Trường cũng là nơi nuôi dưỡng và khơi gợi suy nghĩ của các học sinh như em về vai trò của cá nhân, về trách nhiệm của mỗi người đối với môi trường, con người và sự phát triển hài hòa trong xã hội. Em nhìn thấy thế hệ của bọn em đang sống trong một thời đại mà tính bền vững được xem là rất quan trọng đối với sự sinh tồn của trái đất. Do đó, em nhận thấy mình phải hành động nhiều hơn nữa để thúc đẩy và bảo vệ sự bền vững, để những thế hệ sau em vẫn còn có thể tiếp tục thụ hưởng nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất chung này.
Còn rất nhiều thông tin khác về vấn đề này, các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY
Bài viết nằm trong series phỏng vấn những người thực hành trong lĩnh vực Tác động xã hội đầu tiên tại Việt Nam mang tên “Mở đường dẫn lối" do Dear Our Community khởi xướng.
0 notes
Text
"Không phải cứ trồng thật nhiều cây xanh là trở thành văn phòng bền vững", The Bim Factory
Tumblr media
"Không phải cứ trồng thật nhiều cây xanh là trở thành văn phòng bền vững", The Bim Factory
Đâu là định nghĩa của TBF về một văn phòng hay một toà nhà có tính bền vững?
Có thể hiểu một toà nhà/ văn phòng có tính bền vững (hay còn được gọi là toà nhà xanh) được thiết kế với tư duy và triết lý có trách nhiệm với môi trường, tối ưu tài nguyên và tiết kiệm chi phí trong quá trình thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng trong suốt vòng đời của một tòa nhà.
Một toà nhà có tính bền vững hướng tới giảm thiểu tác động tới môi trường thông qua nhiều cách khác nhau, điển hình như sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và có tính bền vững; sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu rác thải và phát thải khí thải nhà kính. Đặc biệt, yếu tố sức khoẻ của người lao động cũng sẽ được tính đến trong quá trình thiết kế, để từ đó, công trình góp phần mang lại phúc lợi chung cho người làm việc tại tòa nhà.
Ngoài nhu cầu theo “xu hướng”, một toà nhà bền vững sẽ giúp gì cho việc giảm thiểu phát thải carbon và cho người sử dụng? 
Theo một chia sẻ mới đây tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2023, lĩnh vực xây dựng đóng góp khoảng 6% lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam. Lĩnh vực này cũng đang được Chính phủ quan tâm và vạch ra những lộ trình chuyển đổi để góp phần giảm phát thải khí nhà kính nói chung, hướng tới đạt được mục tiêu về Net zero vào năm 2050.
Ở phạm vi nhỏ hơn, tính bền vững được thể hiện cụ thể khi một toà nhà có tính tới các yếu tố môi trường trong quá trình thiết kế, thi công, bảo dưỡng. Bằng cách sử dụng các vật liệu ít phát thải trong chính quá trình xây dựng, tiết kiệm năng lượng sử dụng trong tòa nhà thông qua việc sử dụng hệ thống chiếu sáng, sưởi ấm và làm mát tiết kiệm điện năng sẽ góp phần giảm phát thải carbon vào môi trường.
Những cách hiểu chưa đúng về văn phòng/ tòa nhà bền vững hiện nay tại Việt Nam?
Đầu tiên, nhiều người thường đánh đồng “bền vững” là “xanh” - tức là tòa nhà nào có thật nhiều cây xanh, mảng xanh tức đó là toà nhà mang tính bền vững. 
Thứ hai, “bền vững" đi kèm với “chi phí đắt đỏ" so với những cách xây dựng truyền thống thông thường. Đây là một trong những lầm tưởng phổ biến nhất hiện nay.
Thứ ba, xây dựng bền vững chỉ dành cho những công trình hay dự án mới và có quy mô lớn. Trên thực tế, các tòa nhà hiện tại vẫn có thể cải thiện tính bền vững của mình thông qua việc trang bị và cải tạo thêm. 
Cuối cùng, thiết kế bền vững thường đơn điệu và không nổi bật. Đây là một quan niệm không chính xác.
Chúng ta nên xem xét những yếu tố nào để xác định liệu không gian có được thiết kế với tư duy bền vững hay không?
Có nhiều yếu tố khác nhau, ở đây, tôi có thể liệt kê một số khía cạnh để các bạn tham khảo.
- Hệ thống chiếu sáng và thiết bị tiết kiệm năng lượng
- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
- Sử dụng nước hiệu quả
- Sử dụng vật liệu bền vững
- Quản lý chất thải hợp lý
- Chất lượng không khí, lưu thông gió bên trong tòa nhà, khả năng tiếp cận với ánh sáng tự nhiên hay có nhiều mảng xanh trong toà nhà 
- Khả năng tiếp cận với hệ thống giao thông công cộng, có chỗ để xe đạp cho nhân viên cũng như một số hạng mục khác như nhà tắm, khu dốc cho xe lăn,… 
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY
Bài viết nằm trong series phỏng vấn những người thực hành trong lĩnh vực Tác động xã hội đầu tiên tại Việt Nam mang tên “Mở đường dẫn lối" do Dear Our Community khởi xướng.
0 notes
Text
Quỹ đầu tư giúp góp phần thúc đẩy thực hành bền vững tại doanh nghiệp Việt ra sao?
Tumblr media
Theo báo cáo đặc biệt đo lường chỉ số niềm tin của Eldeman, 88% các nhà đầu tư tin rằng các công ty chú trọng tới các sáng kiến hoặc thực hành ESG tại tổ chức của mình sẽ đem lại cơ hội về mặt lợi nhuận trong dài hạn tốt hơn so với các công ty không chú trọng về ESG.
Bài viết hôm nay sẽ đi sâu hơn về góc nhìn của một nhà đầu tư và vai trò của họ trong việc góp phần thúc đẩy thực hành bền vững tại doanh nghiệp nói chung hiện nay. Ông Craig Martin, Chủ tịch Dynam Capital, đơn vị quản lý quỹ của Quỹ đầu tư Vietnam Holding sẽ có phần chia sẻ với độc giả trẻ của Dear Our Community.
Ông có thể chia sẻ vì sao các quỹ đầu tư muốn tích hợp các tiêu chuẩn về ESG khi tiến hành đầu tư vào một doanh nghiệp? Làm thế nào để đảm bảo các doanh nghiệp nhận đầu tư sẽ cam kết và đáp ứng các kỳ vọng về tiêu chuẩn ESG do quỹ đầu tư đưa ra?
Đối với chúng tôi, với tư cách là một đơn vị đầu tư tuân thủ lâu dài việc đầu tư có trách nhiệm, chúng tôi coi các tiêu chuẩn ESG là một công cụ hữu ích để giúp nâng cao lợi nhuận đầu tư. Có nhiều lý do để áp dụng ESG vào quy trình đầu tư mà tôi liệt kê dưới đây:
Đầu tiên, bộ công cụ đo lường điểm ESG có thể giúp sàng lọc để chọn ra những công ty tốt nhất, hoặc chọn được những công ty tốt so với những công ty chưa tốt.
Thứ hai, thảo luận về các vấn đề ESG với các công ty trong danh mục đầu tư có thể tiết lộ nhiều điều về cách mà một doanh nghiệp tư duy về chiến lược kinh doanh, các ưu tiên và giá trị của họ. Đây cũng được xem là một cách hữu ích để theo dõi sức khỏe của một công ty, đồng thời, nhanh chóng đưa ra một số dấu hiệu cảnh báo khi họ đi chệch hướng. Đơn cử như việc không nhận cuộc gọi hay không gặp gỡ chúng tôi, hoặc thay đổi cấu trúc của hội đồng quản trị mà không có lý do chính đáng là những ví dụ cho việc không minh bạch
“Đầu tư vào các công ty có thực hành bền vững như thúc đẩy việc tái chế, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và năng lượng tái tạo có thể khiến người lao động trẻ có xu hướng ủng hộ doanh nghiệp đó nhiều hơn, đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp khác áp dụng cách làm tương tự”. Ông có đồng ý với phát biểu trên không? Và vì sao?
Tôi đồng ý với quan điểm trên. Với sự gia tăng nhận thức về các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, giới trẻ ngày nay dành sự quan tâm lớn về cách doanh nghiệp ứng xử như thế nào với môi trường để hạn chế các tác động tiêu cực. Sẽ có rất nhiều việc cần phải làm khi Việt Nam cam kết đạt trung hòa carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, đây mới chỉ là góc nhìn về chữ E - Environment, một khía cạnh trong ESG mà thôi, trong khi tính bền vững (sustainability) không chỉ bao gồm khía cạnh về môi trường.
Chúng ta cần tính tới các khía cạnh về Xã hội và Quản trị. Và do đó, chúng tôi xem xét đánh giá một công ty từ nhiều góc độ. Từ hiệu quả tài chính, triển vọng tăng trưởng cho đến các yếu tố phi tài chính (Môi trường - Xã hội - Quản trị) với các rủi ro và cơ hội đi kèm trong ngắn hạn và dài hạn của công ty. Chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi để đánh giá như: Công ty có nhân sự giỏi để quản lý nguồn lực của mình không? Công ty đối xử với với nhân viên, nhà cung cấp và cổ đông như thế nào? Các quyết định của hội đồng quản trị được thực hiện như thế nào, có thành viên độc lập không, hay chủ tịch có quyền được chất vấn CEO không?
Với nhận thức ngày càng cao về các vấn đề môi trường và xã hội, ông có nghĩ đầu tư vào các công ty khởi nghiệp mới do những người trẻ thành lập là một lựa chọn tiềm năng giúp thúc đẩy thực hành ESG tại Việt Nam? Đâu là cơ hội và thách thức để một startup trẻ phát triển và thực hành ESG trong doanh nghiệp của mình ngay từ giai đoạn đầu?
Người trẻ dễ tiếp thu và sẵn sàng thay đổi, đó là lý do tại sao việc giáo dục người trẻ luôn dễ dàng hơn. Tất nhiên, điều này được hỗ trợ phần lớn bởi các phương tiện truyền thông xã hội và nền tảng kỹ thuật số. Cá nhân tôi rất tin tưởng rằng thế hệ trẻ Việt Nam – những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tiếp theo của đất nước sẽ tạo động lực thúc đẩy phong trào phát triển bền vững một cách mạnh mẽ hơn nữa. Đây sẽ là thế hệ được hưởng sự giáo dục tốt hơn, và vì thế, cũng nhận thức rõ hơn về những thách thức về môi trường - xã hội mà chính thế hệ họ và con cháu của họ phải đối mặt.
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY
Bài viết nằm trong series phỏng vấn những người thực hành trong lĩnh vực Tác động xã hội đầu tiên tại Việt Nam mang tên “Mở đường dẫn lối" do Dear Our Community khởi xướng.
0 notes
Text
2023 có phải là “thời" của các công việc về tác động xã hội?
Tumblr media
2023 có phải là “thời" của các công việc về tác động xã hội?
Hiểu đúng về “tác động xã hội”
Có nhiều định nghĩa về tác động xã hội, tuy nhiên, về bản chất, hàm ý bất kỳ thay đổi đáng kể hay tích cực nào nhằm giải quyết những bất công hoặc thách thức của xã hội.
Tác động xã hội có thể được tạo ra từ các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Khu vực công, tư, hay các tổ chức phi lợi nhuận đều có thể đóng góp và tạo ra được tác động xã hội theo một cách riêng và với vai trò khác nhau. Các doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể đạt được những mục tiêu này thông qua những nỗ lực có chủ ý trong quá trình hoạt động của mình, nói cách khác, tác động xã hội sẽ là một trong những yếu tố hay giá trị được thể hiện trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp, tổ chức đó.
Cơ hội nghề nghiệp “tạo tác động xã hội"
Đây là một lĩnh vực rộng lớn và có nhiều con đường nghề nghiệp khác nhau. Dưới đây là một nhóm công việc phổ biến nhất khi theo đuổi về “tạo tác động" mà bạn đã có thể bắt đầu tìm hiểu từ hôm nay:
1/ Làm việc cho các doanh nghiệp tạo tác động
2/ Làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận
3/ Làm việc tại doanh nghiệp
4/ Làm việc tại các quỹ đầu tư tác động
Nắm bắt cơ hội tại thị trường việc làm Việt Nam
Thị trường việc làm tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, với nhiều cơ hội dành cho những bạn trẻ quan tâm đến sự nghiệp tạo ra tác động xã hội. Để nắm bắt những cơ hội này, điều quan trọng là phải hiểu rõ về các kỹ năng và hiểu biết cần thiết để thành công trong từng con đường sự nghiệp. Ngoài ra, chủ động kết nối và xây dựng mối quan hệ với các cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực bạn quan tâm từ sớm sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế & giúp bạn tìm kiếm các cơ hội phù hợp.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thể hiện mối quan tâm lớn tới các mục tiêu phát triển bền vững và xây dựng các chương trình phát triển xung quanh các mục tiêu này, thế hệ trẻ Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm đóng góp nhiều hơn và tạo ra nhiều tác động hơn về cả xã hội, kinh tế và môi trường, hướng tới mục tiêu chung là Phát triển bền vững.
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY
0 notes
Text
Làm tác động xã hội trước tiên cần thấu hiểu "Xã hội"
 “Bền vững cùng cộng đồng”
“Vì sao doanh nghiệp và tổ chức cần quan tâm đến Cộng đồng bên ngoài?”
Cùng đón xem tập số 8 của Series Mở Đường Dẫn Lối để nghe câu chuyện của Tiến sĩ Nguyễn Quý Hạnh - Tư vấn Quản trị xã hội tại Công ty ERM, để biết thêm những kinh nghiệm thực chiến, cũng như cơ hội và thách thức trong lĩnh vực này.
Tiến sĩ Nguyễn Quý Hạnh là chuyên gia trong lĩnh vực xã hội với 20 năm kinh nghiệm tư vấn và nghiên cứu về tuân thủ các nguyên tắc, hoạt động xã hội và phát triển xã hội, đặc biệt trong các khía cạnh: Sự tham gia của các bên liên quan, Tái định cư bắt buộc, Nhân quyền và Người bản địa.
Series Mở Đường Dẫn Lối:
Series nội dung về nghề tạo tác động xã hội đầu tiên hướng đến khán giả trẻ tại Việt Nam, với mục tiêu truyền cảm hứng và cung cấp kiến thức thực tế giúp nhân lực trẻ theo đuổi công việc tạo tác động xã hội bền vững.
Series “Mở Đường Dẫn Lối” được đồng hành chính bởi Ngân hàng Standard Chartered Vietnam Vietnam với mong muốn hỗ trợ giới trẻ tìm hiểu, ứng dụng ESG để thúc đẩy Phát Triển Bền Vững tại Việt Nam.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Phát Triển Bền Vững, tạo tác động xã hội cũng như những cơ hội ngành nghề liên quan đến chủ đề này hãy đến với Dear Our Community
0 notes
Text
Làm truyền thông về phát triển bền vững trong kỷ nguyên số
"Một tư duy đúng đắn dẫn đến hành động đúng đắn, một hành động đúng đắn sẽ đi đến một kết quả tốt. Khi thấm nhuần ý thức về ESG từ doanh nghiệp của mình, thông qua việc truyền thông đúng đắn chúng ta sẽ lan tỏa được ý thức tốt đẹp này đến với cộng đồng."
- Công việc Truyền thông và Marketing đã có sự thay đổi nào trong những năm vừa qua?
- Làm công việc Truyền thông và Marketing sẽ đóng góp được gì cho nỗ lực thúc đẩy ESG và Phát triển bền vững trong và ngoài doanh nghiệp?
- Lời khuyên gì cho các bạn trẻ quan tâm về công việc tạo tác động xã hội nhưng vẫn còn nhiều do dự?
Tất cả sẽ được bật mí trong tập số 7 của Series Mở Đường Dẫn Lối - cùng với câu chuyện của chị Trịnh Như Quỳnh, Giám đốc Đối ngoại, Tiếp thị & Thương hiệu tại Ngân hàng Standard Chartered. Hãy cùng nghe câu chuyện để biết thêm những kinh nghiệm thực chiến, cũng như cơ hội và thách thức trong công việc này.
Series Mở Đường Dẫn Lối:
Series nội dung về nghề tạo tác động xã hội đầu tiên hướng đến khán giả trẻ tại Việt Nam, với mục tiêu truyền cảm hứng và cung cấp kiến thức thực tế giúp nhân lực trẻ theo đuổi công việc tạo tác động xã hội bền vững.
Series “Mở Đường Dẫn Lối” được đồng hành chính bởi Ngân hàng Standard Chartered Vietnam Vietnam với mong muốn hỗ trợ giới trẻ tìm hiểu, ứng dụng ESG để thúc đẩy Phát Triển Bền Vững tại Việt Nam.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Phát Triển Bền Vững, tạo tác động xã hội cũng như những cơ hội ngành nghề liên quan đến chủ đề này hãy đến với Dear Our Community
0 notes
Text
Làm phát triển bền vững đi từ những điều tử tế?
“Bộ phận Phát triển bền vững Công việc phát triển bền vững được ví như tấm áo giáp bảo vệ doanh nghiệp. Đồng thời bộ phận này cũng như người bạn đồng hành giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng mà vẫn giữ được sự tử tế về lâu dài.”
👉Vì sao tử tế lại giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài? 
👉Phát triển bền vững thì liên quan gì đến sự tự tế? 
👉Cơ hội để những người trẻ bắt đầu công việc về phát triển bền vững ở các doanh nghiệp Việt Nam không?
Tất cả sẽ được bật mí trong tập số 6 của Series Mở Đường Dẫn Lối - Mời bạn cùng DOC nghe câu chuyện của chị Nguyễn Minh Giang - Trưởng bộ phận Bền vững tại Công ty Biti's Việt Nam, nghe câu chuyện để biết thêm những kinh nghiệm thực chiến khi làm việc tại bộ phận Phát triển bền vững, cũng như cơ hội và thách thức trong lĩnh vực này tại doanh nghiệp Việt Nam.
Series Mở Đường Dẫn Lối:
Series nội dung về nghề tạo tác động xã hội đầu tiên hướng đến khán giả trẻ tại Việt Nam, với mục tiêu truyền cảm hứng và cung cấp kiến thức thực tế giúp nhân lực trẻ theo đuổi công việc tạo tác động xã hội bền vững.
Series “Mở Đường Dẫn Lối” được đồng hành chính bởi Ngân hàng Standard Chartered Vietnam Vietnam với mong muốn hỗ trợ giới trẻ tìm hiểu, ứng dụng ESG để thúc đẩy Phát Triển Bền Vững tại Việt Nam.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Phát Triển Bền Vững, tạo tác động xã hội cũng như những cơ hội ngành nghề liên quan đến chủ đề này hãy đến với Dear Our Community
0 notes
Text
Phi lợi nhuận chuyển sang quỹ đầu tư làm về ESG, đổi ngành hay đổi nghề?
Khi tìm thấy đúng công việc mình yêu thích và cũng hợp với năng lực của mình, người ta hay gọi đ�� là “duyên may”. 
��Nhưng nếu “duyên” dẫn mình phải làm thứ  chưa thật sự thích thì sẽ ra sao? 
Câu trả lời sẽ có trong tập số 5 của Series Mở Đường Dẫn Lối - Series nội dung về nghề tạo tác động xã hội đầu tiên hướng đến khán giả trẻ tại Việt Nam, với mục tiêu truyền cảm hứng và cung cấp kiến thức thực tế giúp nhân lực trẻ theo đuổi công việc tạo tác động xã hội bền vững. 
Mời bạn cùng DOC nghe câu chuyện của chị Nguyễn Thị Cát Tường, hiện là quản lý ESG, Dynam Capital - Quản lý Quỹ Vietnam Holding về hành trình chinh phục lĩnh vực hoàn toàn mới -  ESG tại quỹ đầu tư.
Series Mở Đường Dẫn Lối:
Series nội dung về nghề tạo tác động xã hội đầu tiên hướng đến khán giả trẻ tại Việt Nam, với mục tiêu truyền cảm hứng và cung cấp kiến thức thực tế giúp nhân lực trẻ theo đuổi công việc tạo tác động xã hội bền vững.
Series “Mở Đường Dẫn Lối” được đồng hành chính bởi Ngân hàng Standard Chartered Vietnam Vietnam với mong muốn hỗ trợ giới trẻ tìm hiểu, ứng dụng ESG để thúc đẩy Phát Triển Bền Vững tại Việt Nam.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Phát Triển Bền Vững, tạo tác động xã hội cũng như những cơ hội ngành nghề liên quan đến chủ đề này hãy đến với Dear Our Community
0 notes
Text
 Làm phi lợi nhuận để đi tìm mình?
Khi lớn lên và dần có ý thức về cuộc đời và con người, về sự tồn tại của bản thân, chúng ta bắt đầu trăn trở, tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Mình là ai? Mình tồn tại giữa đời vì lẽ gì?”. Câu hỏi ấy dẫn chúng ta vào một hành trình tìm kiếm mang tên: Chính mình. 
Ở số tiếp theo của series “ Mở đường dẫn lối”, diễn giả khách mời của chúng ta, chị Ngô Lê Phương Linh, hiện là Giám Đốc trung tâm ICS - tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBTI+ sẽ mang đến cho chúng ta câu chuyện về hành trình đi tìm kiếm chính mình nhưng ở một phiên bản đặc biệt hơn “ Làm phi lợi nhuận để đi tìm mình”. Bên cạnh những lí giải thú vị về “ nghề” biết đâu các bạn sẽ tìm thấy tấm gương phản chiếu chính mình.
❓Làm công việc phi lợi nhuận liệu có tương lai?
❓Làm công việc phi lợi nhuận có gì vui?
❓Làm ở tổ chức phi lợi nhuận, cần học những kiến thức gì?
❓Những cơ hội và giá trị nào bạn sẽ tìm thấy khi làm ở lĩnh vực này?
Tất cả sẽ được chúng tôi bật mí trong tập số 4 của Series Mở Đường Dẫn Lối - Series nội dung về nghề tạo tác động xã hội đầu tiên hướng đến khán giả trẻ tại Việt Nam, với mục tiêu truyền cảm hứng và cung cấp kiến thức thực tế giúp nhân lực trẻ theo đuổi công việc tạo tác động xã hội bền vững. Series “Mở Đường Dẫn Lối” được đồng hành chính bởi Ngân hàng Standard Chartered Vietnam với mong muốn hỗ trợ giới trẻ tìm hiểu, ứng dụng ESG để thúc đẩy Phát Triển Bền Vững tại Việt Nam.
Series Mở Đường Dẫn Lối:
Series nội dung về nghề tạo tác động xã hội đầu tiên hướng đến khán giả trẻ tại Việt Nam, với mục tiêu truyền cảm hứng và cung cấp kiến thức thực tế giúp nhân lực trẻ theo đuổi công việc tạo tác động xã hội bền vững.
Series “Mở Đường Dẫn Lối” được đồng hành chính bởi Ngân hàng Standard Chartered Vietnam Vietnam với mong muốn hỗ trợ giới trẻ tìm hiểu, ứng dụng ESG để thúc đẩy Phát Triển Bền Vững tại Việt Nam.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Phát Triển Bền Vững, tạo tác động xã hội cũng như những cơ hội ngành nghề liên quan đến chủ đề này hãy đến với Dear Our Community
0 notes
Text
Làm phát triển bền vững từ truyền thông, cơ hội hay thách thức?
Bạn là một người trẻ quan tâm về truyền thông và muốn làm phát triển bền vững nhưng không biết bắt đầu từ đâu? 
Bạn băn khoăn nếu làm làm truyền thông, marketing liên quan về phát triển bền bững ở doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị kiến thức và kỹ năng nào?
Cơ hội làm công việc về phản triển bền vững cho người học truyền thông liệu có đủ nhiều hay không ? 
Nếu câu trả lời của bạn là có, thì chần chờ gì mà không lắng nghe tập 3 của “Series Mở Đường Dẫn Lối”- Series nội dung về nghề tạo tác động xã hội đầu tiên hướng đến khán giả trẻ tại Việt Nam. 
Hãy cùng DOC lắng nghe Anh Thái Thanh Sơn – Người đang phụ trách bộ phận truyền  và thông marketing của công ty KONE Việt Nam chia sẽ về làm phát triển bền vững từ góc nhìn truyền thông là như thế nào nhé?
Series Mở Đường Dẫn Lối:
Series nội dung về nghề tạo tác động xã hội đầu tiên hướng đến khán giả trẻ tại Việt Nam, với mục tiêu truyền cảm hứng và cung cấp kiến thức thực tế giúp nhân lực trẻ theo đuổi công việc tạo tác động xã hội bền vững.
Series “Mở Đường Dẫn Lối” được đồng hành chính bởi Ngân hàng Standard Chartered Vietnam Vietnam với mong muốn hỗ trợ giới trẻ tìm hiểu, ứng dụng ESG để thúc đẩy Phát Triển Bền Vững tại Việt Nam.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Phát Triển Bền Vững, tạo tác động xã hội cũng như những cơ hội ngành nghề liên quan đến chủ đề này hãy đến với Dear Our Community
0 notes
Text
Làm phát triển bền vững trong ngành bán lẻ có gì hay? - Nguyễn Bằng Lăng, AEON Vietnam
Tumblr media
Làm phát triển bền vững trong ngành bán lẻ có gì hay?
Học gì để ra làm phát triển bền vững? 
Làm phát triển bền vững ở ngành bán lẻ khác với các ngành khác ra sao? 
Làm sao để tạo ra các sáng kiến bền vững cho doanh nghiệp? 
Mời bạn nghe tập số 2 của Series Mở Đường Dẫn Lối để nghe câu chuyện thực tiễn từ Nguyễn Bằng Lăng, người đang phụ trách Bộ phận phát triển bền vững của công ty AEON Vietnam - tập đoàn bán lẻ đến từ Nhật Bản, để hiểu thêm về kinh nghiệm thực hành phát triển bền vững, cách đo lường tác động xã hội mà mình đang làm. 
Series Mở Đường Dẫn Lối:
Series nội dung về nghề tạo tác động xã hội đầu tiên hướng đến khán giả trẻ tại Việt Nam, với mục tiêu truyền cảm hứng và cung cấp kiến thức thực tế giúp nhân lực trẻ theo đuổi công việc tạo tác động xã hội bền vững.
Series “Mở Đường Dẫn Lối” được đồng hành chính bởi Ngân hàng Standard Chartered Vietnam Vietnam với mong muốn hỗ trợ giới trẻ tìm hiểu, ứng dụng ESG để thúc đẩy Phát Triển Bền Vững tại Việt Nam.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Phát Triển Bền Vững, tạo tác động xã hội cũng như những cơ hội ngành nghề liên quan đến chủ đề này hãy đến với Dear Our Community
0 notes