Tumgik
rosieonsunday · 4 years
Text
Bạo Quân Tẩy Trắng Kế Hoạch - A Từ Cô Nương
Thể loại: đam mỹ, cổ trang, 1X1, hệ thống, chữa lành.
Bộ truyện hệ thống nhưng chức năng của hệ thống rất là mờ nhạt, gần như chức năng của hệ thống là để cho thụ có người để lảm nhảm cùng. Thụ có sử dụng hệ thống để đo các chỉ số, ví dụ như dã tâm, rồi trung thành.... 
Mình bắt đầu đọc bộ truyện này với tâm lý là một bộ nhảm shit để giải trí. Nhưng đến lúc đọc hết truyện, dù là happy ending, nhưng vẫn có một cảm giác thật buồn. Rất khó diễn tả cảm giác này. Có lẽ chính là cảm giác có những sai lầm trong cuộc sống là không thể sửa, dù hối hận, dù cố gắng, dù đau khổ thì cũng không bao giờ tìm lại. 
Có lẽ do A Từ Cô Nương chuyên viết truyện giải trí nên văn phong ở một mức nào đó chưa đưa lên được chính kịch, nội dung vẫn có những phần chưa thật sự logic và đủ đầy, tiết tấu có đoạn đi quá nhanh nhưng có đoạn lại đi quá chậm. Nhưng tình cảm trong truyện thì khắc họa rất là tràn đầy, dã tâm, tình phụ tử, tình anh em, tình yêu, tình bằng hữu, quân thần... không biết có phải chọc trúng fetish của mình không nhưng rất xúc động. 
Thiết kỵ Đại Tiêu về kinh vào đúng giữa xuân phân, hai hàng hoa đào dọc theo sông hào bảo vệ kinh thành nở rộ, cánh hoa xòe ra, rơi xuống dòng nước, cùng với tiếng ca vui mừng vẽ lên một bức tranh thịnh thế.
Một ngày nọ, nhà vua trẻ tuổi đích thân đến cửa thành, nghênh đón tướng quân của hắn về kinh.
Tiêu Tễ Ninh đứng ở trên cửa thành, nhìn xuống phía dưới, Kinh Uyên mặc bộ chiến giáp màu đen đi về phía hắn. Hai mắt dần nhòa đi, chớp mấy lần mới không bị mất nghi lễ trước mặt các đại thần. 
Cả một ngày, hắn cố kìm nén nỗi nhớ nhung, tưởng niệm đối với Kinh Uyên, cho đến tận về đêm, hắn vội vã đến bên cửa sổ tẩm cung Kim Long Điện, chờ Kinh Uyên đến tìm hắn.
Nhưng Tiêu Tễ Tinh luôn chờ đến khi trăng bên ngoài cửa sổ đã lên cao, vẫn chưa thấy Kinh Uyên đến, đột nhiên có người choàng áo cho hắn từ phía sau “ Trời xuân se lạnh, bệ hạ nên mặc thêm áo”.
Tiêu Tễ Ninh nghe vậy lập tức xoay người, liền thấy người mình thương nhớ ngày đêm đứng phía sau, không hề thay đổi, chỉ có khuôn mặt hơi đen sạm do gió cát biên cương. Tiêu Tễ Ninh rưng rưng đỏ mắt, đưa tay lên vuốt mặt hắn: “ Kinh Uyên ca ca.”
Kinh Uyên vừa nghe, bỗng nhớ tới Tiêu Tễ Ninh lần đầu gọi hắn như vậy, bởi vì lúc đó Lý Phu Tử cho bài tập, nhưng lại không biết viết, hắn nở nụ cười “ Điện hạ lấy lòng ta, gọi ta như vậy là do Lý phu tử cho bài sử luận, ngài không viết được sao?”
“Đúng vậy.” Tiêu Tễ Ninh mắt cười cong cong, nhìn Kinh Uyên như lần đầu gặp gỡ “ Kinh Uyên ca ca có thể dạy cho ta sao?”
“ Điện hạ sở cầu, Kinh Uyên ắt sẽ khuynh tâm kiệt lực.”
Ngoài cửa sổ, trời trong như nước, trăng sáng như gương. 
Gió đêm thổi qua như kéo dài bóng hoa lắc lư dưới nền đất, còn làm tắt ngọn đèn trong phòng, tiếng gió heo hắt trong đêm, xen lẫn tiếng tình nhân nhẹ nhàng tâm sự.
0 notes
rosieonsunday · 5 years
Text
Truyền thuyết Chiron
Tumblr media
Chiron là 1 nhân mã, được biến như một người thầy thông thái, tinh thông y thuật và một nhà tiên tri.
Cha của Chiron là Kronos (Saturn, là một Titan), trong chuyến đi tìm tung tích Zeus (con trai ông), đã gặp nữ thủy thần Philyra. Để chạy trốn Kronos, Philyra đã biến thành 1 con ngựa cái, nhưng Kronos cũng hóa thành một con ngựa đực để đuổi theo nàng. Sau khi thỏa mãn, Kronos đã rời đi. Sự kết hợp không theo ý nguyện này, Philyra sinh ra Chiron dưới hình dạng một Nhân Mã, nửa người nửa ngựa. Trước hình dáng của người con nhân mã, nàng đã không thể chịu đựng được mà cầu xin thần linh, đáp ứng lời thỉnh cầu của nàng, Philyra biến thành một cây bồ đề.
Chiron được Apollo nhận nuôi. Apollo là người có quyền năng chi phối vẻ đẹp, ánh sáng, y học, thuật bắn cung, thơ ca, tiên tri, nhảy múa, lý trí, sức mạnh lý trí, phép thuật… Apollo đã dạy Chiron rất nhiều thứ mà thần biết. Sau đó, Chiron trở thành thầy giáo của nhiều anh hùng nổi tiếng trong thần thoại Hi Lạp, các vị hoàng tử…trong đó nổi bật nhất có thể nói đến Achilles, Hercules, Asclepius ( cây gậy của Asclepius chính là biểu tượng y học của thế giới hiện đại).
Hercules, trong một cuộc giao tranh, đã lỡ tay làm rơi mũi tên trúng chân Chiron, những mũi tên này đều tẩm kịch độc từ máu của Hydra (quái vật rắn nhiều đầu Hercules đã giết trước đó) nên bị trúng độc. Vì là một vị thần bất tử nên Chiron không chết nhưng luôn phải sống trong nỗi đau đớn tận cùng do chất độc từ vết thương. Là một vị thần thông minh với y thuật cao siêu, Chiron đi phiêu lưu qua nhiều thế giới khác nhau tìm kiếm các loại thảo mộc và các phương thuốc thần bí để mong chữa lành cho mình. Chiron càng trở nên uyên bác bởi những chuyến đi đó dù không thể chữa trị cho bản thân, nhưng Chiron đã học được cách chịu đựng và vượt qua nỗi đau đó.
Cùng thời đó, Prometheus – một thần Titan, nổi tiếng với trí thông minh đã ăn cắp lửa từ Olympus và tặng nó cho nhân loại. Zeus đã trừng phạt bằng cách buộc Prometheus vào một tảng đá để một con đại bàng bay đến ăn gan sống, nhưng lá gan cứ ban ngày bị ăn thì ban đêm lại tái sinh. Prometheus phải chịu đựng nỗi đau không hồi kết đó, theo lời Zeus trừ phi có một vị thần bất tử nào đó chấp nhận giải cứu bằng cách thay thế vị trí Prometheus trong một ngày. Vị thần đó sẽ phải chịu đựng nỗi đau bị ăn gan như Prometheus, vào đêm sẽ mất đi sự bất tử. Chiron đã chấp nhận thay thế vị trí đó để giải thoát cho Prometheus. Đúng như lời nói, Zeus đã trả tự do cho Prometheus, đồng thời Zeus vì quá ấn tượng với sự hi sinh của Chiron, đã trả lại sự bất tử và đưa Chiron trở thành một chòm sao trên bầu trời.
Tổng hợp và dịch từ
http://pandoraastrology.com/blog/myth-of-chiron-wounded-healer/
https://en.wikipedia.org/wiki/Chiron
https://thezodiac.com/chiron2.htm
https://en.wikipedia.org/wiki/Philyra_(mythology)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Prometheus
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2y_g%E1%BA%ADy_c%E1%BB%A7a_Asclepius
0 notes