Tumgik
stressnhom5-blog · 5 years
Text
Thành viên nhóm
- Trần Thị Hồng Hạnh (STT: 7) - Thịnh Phương Linh (STT: 16) - Trần Diệu Linh (STT: 17) - Thang Huỳnh Phương Nghi (STT: 23) - Lê Nguyễn Tâm Như (STT: 28) - Lê Thị Minh Tâm (STT: 33) - Nguyễn Đắc Vinh (STT: 38)
0 notes
stressnhom5-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
Stress học đường đang là vấn đề đáng lo ngại và nan giải hiện nay. Học sinh thường bị stress về học tập, về gia đình hoặc về chính bản thân họ. Số lượng học sinh, sinh viên bị stress đang tăng đáng kể. Theo báo cáo của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), 10%-20% trẻ em và vị thành niên có các vấn đề về sức khỏe tâm thần, tỉ lệ này khác biệt ở mỗi quốc gia. Cụ thể ở Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện tâm thần trung ương thì trong tổng số 5000 người có biểu hiện bất bình thường đến khám, tư vấn thì có đến 30% là học sinh, sinh viên. Cứ bốn học sinh, sinh viên thì sẽ có ít nhất một người bị stress. Điều này cho thấy số lượng học sinh, sinh viên gặp vấn đề stress học đường rất nhiều và đang có xu hướng tăng không kiểm soát. Một số nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh về tâm lý, tâm thần của học sinh ở Hà Nội là 19.45%. Khảo sát gần đây tại Hà Nội có đến 78,5% học sinh bị tâm lý căng thẳng vì thi cử. Một nghiên cứu nữa ở miền Trung vào năm 2007 cho kết quả tỷ lệ trẻ vị thành niên mắc các bệnh về tâm thần là 9%. Nhưng đến năm 2014, con số đó đã tăng lên hơn 20%.  Ở Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục-Đào tạo đã tiến hành khảo sát một số vấn đề học sinh đang gặp trong quá trình học tập vào ngày 17/1/2019. Khảo sát được thực hiện tại 150 cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố gồm 74 trường Trung học phổ thông, 34 trường Trung học cơ sở, 8 trường tiểu học và 34 cơ sở giáo dục khác (gồm mầm non, trường tư thục, trung cấp, cao đẳng...). Trong các vấn đề học đường, đáng chú ý là có đến 31% số lượng học sinh bị căng thẳng, stress - một con số rất lớn và đáng lo ngại cho thế hệ học sinh hiện nay. Tùy vào từng vùng miền, thời điểm mà số liệu đưa ra khác nhau. Nhìn chung, học sinh, sinh viên bị stress là do học tập, thi cử, áp lực điểm số, áp lực gia đình, bạn bè và chính bản thân. 
0 notes
stressnhom5-blog · 5 years
Text
Sự khác nhau về nguyên nhân dẫn đến stress ở từng nhóm tuổi
Trẻ em
Nguyên nhân của những trục trặc tâm lý ở trẻ nhỏ cũng đa dạng như ở người lớn (gia đình, nhà trường, bạn bè, tiền sử gia đình v.v...). Tuy nhiên, lo âu khi còn nhỏ (4-5 tuổi) là một dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị trầm cảm trong tương lai.
Trẻ tránh tham gia vào các hoạt động tập thể như liên hoan sinh nhật bạn bè, khó phát biểu và trả lời các câu hỏi ở trường hoặc tâm sự với bạn rằng con không cảm thấy thoải mái như những đứa trẻ khác, thì có thể trẻ đang phải đối mặt với rối loạn lo âu xã hội.
 Tuổi thiếu niên
Sự nổi loạn của tuổi dậy thì, áp lực học hành và thi cử cũng như sự tấn công liên tục của mạng xã hội đều có thể góp phần dẫn đến lo âu và trầm cảm ở thanh thiếu niên. Những rắc rối ở trường học, không thấy hứng thú khi làm những điều mình từng ưa thích và đổ lỗi cho chính mình về mọi sai sót là dấu hiệu của vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Tuổi 20
Ngày nay những người trẻ phải nhận không ít tiếng xấu. Không chỉ bị những người nhiều tuổi hơn chê trách là thiếu thân thiện, thiếu kỷ luật và đạo đức làm việc, mà những người ở độ tuổi 20 còn phải đối mặt với những khó khăn khi trưởng thành trong một nền kinh tế ngày càng bất ổn.
Tỷ lệ rối loạn tâm lý ở cuối tuổi thiếu niên và đầu tuổi trưởng thành cao hơn so với bất cứ giai đoạn nào khác trong đời, đây cũng là lúc mọi người gặp nhiều khó khăn nhất trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Lý do là vì những người trẻ thường muốn tự lực cánh sinh, diễn giải sai các dấu hiệu của sức khỏe tâm thần và có thể cảm thấy xấu hổ về điều đó.
Tuổi 30
Việc cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình có thể khiến tuổi 30 trở nên rất khó khăn. Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc stress như con cái còn nhỏ, những khoản vay nợ lớn, cha già mẹ yếu, và mong muốn giữ ổn định mọi thứ. Sự căng thẳng và kiệt sức ở tuổi 30 có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày
Tuổi 40
Đối với phụ nữ, những thay đổi về nội tiết và cơ thể (giai đoạn tiền mãn kinh) tại thời điểm này cũng có thể góp phần gây ra những nỗi lo âu mới. Giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ mãn kinh có thể kéo dài từ 2 đến 10 năm. Kinh nguyệt không đều, rối loạn giấc ngủ, giảm ham muốn, các vấn đề về bàng quang và tâm trạng thất thường đều có thể là dấu hiệu của suy giảm estrogen.
Nam giới hay bị stress dẫn đến tự sát hơn vào đầu độ tuổi 40. Những lo lắng về tiền bạc, ly hôn, mất việc hoặc thậm chí không có lý do rõ ràng đều có thể gợi nên ý tưởng tự sát. 
Tuổi 50
Văn hoá và xã hội nơi chúng ta sống có thể ảnh hưởng đến cách nhìn của chúng ta về tuổi tác và sự lão hoá.Trong khi các nền văn hoá truyền thống tôn trọng và đánh giá cao tuổi tác và kinh nghiệm, thì trong xã hội hiện đại tuổi già có thể bị coi là dấu chấm hết của cuộc sống có ích. Các vấn đề về sức khỏe tâm lý có thể khiến chúng ta ngập trong nỗi buồn
Tuổi 60
Thiếu vitamin D có liên quan với trầm cảm và tâm trạng chán nản.
Tuổi 70
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sự cách ly về mặt xã hội cũng gây tổn hại cho sức khỏe ngang với hút thuốc lá. Lý do là việc ở một mình và thiếu các kết nối xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý của cơ thể thông qua phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Sự cô đơn cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người cao tuổi.
⇒ Tùy vào từng độ tuổi mà nguyên nhân dẫn đến stress khác nhau
0 notes
stressnhom5-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
    Hiện nay, hiếm có ai chưa từng nghe qua danh từ “stress” hay “áp lực”. Đặc biệt là trong môi trường học đường hoặc trong môi trường công sở, cụm từ này lại thường xuất hiện với một tần suất cao và thường xuyên. Vậy stress là gì?
  Thường được dịch là “áp lực” hoặc “căng thẳng”, nghĩa gốc của “stress” vốn được ghi nhận là một từ thuộc lĩnh vực Vật lí học được sinh ra bởi Hans Selye (1907-1982), một trong những ông tổ của bộ môn nghiên cứu về “stress”. Trong Vật lý, “stress” miêu tả một lực sản sinh sức ép (áp lực) lên cơ thể vật chất (ví dụ: bẻ cong một miếng kim loại cho đến khi xuất hiện sự nứt gãy hoặc sự kéo giãn quá mức,...)
  Hans Selye bắt đầu sử dụng thuật ngữ “stress” sau khi hoàn thành khóa đào tạo y khoa của mình tại Đại học Montreal vào năm 1920. Ông nhận thấy rằng bất kể bệnh nhân nhập viện của ông bị bệnh gì, tất cả họ đều có một điểm chung. Tất cả đều trông ốm yếu. Theo quan điểm của ông, tất cả họ đều bị “stress” về thể chất.
  Ông đề xuất rằng stress (căng thẳng) là một áp lực không xác định lên cơ thể gây ra bởi sự bất thường trong các chức năng cơ thể bình thường. Sự căng thẳng này dẫn đến việc giải phóng các hormone căng thẳng. Ông gọi đây là “Hội ứng thích ứng chung” (một cái nhìn sâu hơn về hội chứng thích ứng chung, cơ thể của chúng ta, phản ứng ngắn hạn và dài hạn đối với căng thẳng).
(Nguồn: humanstress.ca)
* Nguyên nhân dẫn đến stress:
(Nguồn: benhlytramcam.vn & blog.adayroi.com)
  Khi bị stress nó sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của người bệnh bao gồm: biểu hiện về nhận thức, hành vi, biểu hiện về thể lý và biểu hiện về cảm xúc. Stress ảnh hưởng đến mỗi người là khác nhau tuy nhiên đều có điểm chung là gây ra những mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản của stress
Hành vi:
  Người bị stress thường có biểu hiện về hành vi như sau:
- Rối loạn về giấc ngủ ( ngủ quá nhiều hoặc quá ít )
- Không quan tâm đến ngoại hình
- Đổi khẩu vị ăn uống
- Ít tương tác xã hội và tự cô lập mình với người xung quanh
- Tức giận và dễ bộc phát
Một số hành vi là biểu hiện của người bệnh bị stress: (chủ quan)
- Phản ứng thái quá với bất kì vấn đề nào
- Nói dối hoặc ngụy biện cho hành vi thiếu trách nhiệm của mình
- Hành vi mang tính ám ảnh cưỡng chế
- Thói quen tiêu cực xuất hiện kèm theo sự lo lắng ( cắn móng tay, giật tóc)
- Nói không lưu loát
- Trì hoãn , làm ngơ công việc
- Thường xuyên mắc lỗi
Biểu hiện về nhận thức:
  Người bị stress cũng có những biểu hiện về nhận thức rõ rêt. Điều này ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của người bệnh bởi những nhận thức bi ảnh hưởng trong tất cả mọi việc trong cuộc sống. Một số biểu hiện cơ bản:
- Liên tục lo âu
- Mất khả năng tập trung
- Liên tục gặp những cơn ác mộng
- Có cảm giác tội lỗi
- Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề
- Khó khăn trong việc đưa ra suy nghĩ, ý kiến của mình
- Suy nghĩ lo lắng hoặc nặng nề
- Khó khăn tiếp nhận thông tin mới
- Khả năng phán đoán kém…
- Biểu hiện về cảm xúc
Những bất ổn trong tâm lý trong khoảng thời gian stress là nguyên nhân dẫn đến sự cô lập bản thân mình. Từ đó những vấn đề tâm lý khác cũng có thể phát sinh như rối loạn lo âu, trầm cảm… Vấn đề tâm lý này gây ra những hậu quả nguy hiểm nhất và một trong số đó có thể là những cái chết thương tâm.
Một số dấu hiệu về cảm xúc khi bị stress:
- Trầm cảm, rối loạn lo âu
- Áp lực, có thể mất kiểm soát
- Thờ ơ và hờ hững với những điều quen thuộc hoặc những đam mê trước đó
- Luôn có cảm giác không hạnh phúc
- Dễ nổi nóng tức giận
- Lòng tự trọng thấp kèm theo cảm giác cô đơn, vô dụng
- Thường xuyên thay đổi cảm xúc
- Khó thư giãn và chìm vào giấc ngủ
- Bật khóc thất thường, có suy nghĩ tự tử…
Biểu hiện về thể lý:
Các dấu hiệu về thể lý của stress được coi là nguyên nhân gây một số bệnh nguy hiểm khác như huyết áp, tim mạch, đau nhức đầu kinh niên… Một số biểu hiện cơ bản của bệnh là:
- Lo lắng, run rẩy
- Dễ bị lạnh và nhiễm trùng
- Ợ hơi nhiều
- Sức khoẻ yếu, dễ mệt mỏi
- Rùng mình, lóng ngóng tay chân
- Khô miệng, khó nuốt
- Đau răng và nhức mỏi cằm
- Mất ngủ, không có năng lượng
-Bị dị ứng bất ngờ
-Tay chân bị lạnh và toát nhiều mồ hôi
-Dễ buồn nôn
-Đi vệ sinh thất thường
Dấu hiệu stress mức độ nặng:
Tăng cân hoặc giảm cân mà không có sự thay đổi về chế độ ăn nào: Mỗi khi gặp phải căng thẳng, stress, cơ thể sẽ giải phóng một hàm lượng hormone cortisol lớn hơn gấp nhiều lần so với bình thường. Chính điều này sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cao huyết áp, béo phì, mỡ trong máu và tiểu đường.
Suy giảm khả năng hô hấp: Ngoài việc giải phóng cortisol, tình trạng áp lực stress còn kích thích tuyến thượng thận sản sinh ra thêm một loại hormone có tên là adrenaline. Đây là loại hormone khiến cho việc hô hấp trở nên gấp gáp hơn, như cảm giác bị thiếu oxy, thở không sâu.
Nổi mụn và ngứa da: Stress là một trong những tác nhân chính làm kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, khiến cho da trở nên dễ nổi mụn, kém mịn màng và thậm chí là xuất hiện một số bệnh lý da liễu nguy hiểm khác như vảy nến, á sừng, chàm, viêm da tiếp xúc…
Mất ngủ kéo dài: Ở mức độ stress nặng nạn nhân sẽ trong trạng thái căng thẳng quá tải và khiến cho bạn bị mất ngủ liên tục kéo dài. Mất ngủ lại khiến bạn kiệt sức hơn vào hôm sau và lại trong trạng thái căng thẳng suy nghĩ không ngừng về mọi công việc. Một lòng luẩn quẩn mất ngủ – căng thẳng diễn ra.
Mất kiên nhẫn: Căng thẳng stress quá mức khiến bạn không thể giữ được bình tĩnh, khó giữ được cảm xúc cũng như sự kiện nhãn của mình. Bạn rất dễ nổi cơn thịnh nộ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp sau cũng chính bạn bị cảm xúc của mình giày vò nhiều nhất. Bên cạnh đó sức khỏe tinh thần của bạn bị tác động nặng do hormone trong cơ thể bạn đang thay đổi do stress quá mức, bạn có thể vui buồn bất thường.
Đau đầu, đau nhức cơ thể thường xuyên: Stress tích tụ từ công việc, học tập cuộc sống và nó gây áo lực về thể chất tinh thần lên cơ thể khiến cho bạn thường xuyên bị đau đầu, đau nhức cơ thể.
Rụng tóc: Khi căng thẳng stress quá độ, chất glucocorticoids kích thích apoptosis trong biểu mô nang dẫn đến sự thoái biến nang lông sớm gây rụng tóc.
Thường xuyên mắc cảm cúm, ho: Stress nặng khiến cho hệ miễn dịch trở nên ít nhạy cảm với cortisol dẫn đến cơ thể dễ bị mắc các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, ho.
Đau đớn ở một số bộ phận, căng cơ, co thắt cơ: Ngoài những tác hại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hormone adrenaline do khi tinh thần bị stress sản sinh còn khiến cho cơ bắp xảy ra hiện tượng căng cứng, đau và nhức mỏi. Do đó, khi căng thẳng, lưng cổ sẽ dễ bị đơ và đau nhức. Các nhà khoa học cho rằng, stress không những khiến bạn lười vận động mà ngay cả những hoạt động thường ngày cũng khiến cơ thể mệt mỏi.
0 notes
stressnhom5-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
  Tác hại của stress là gì?
Những biểu hiện của stress được kể trên đồng thời cũng là những tác hại của stress. Không những vậy, tâm lý cũng là nguyên nhân dẫn đến stress ở học sinh:
1.      Áp lực thi cử, thứ hạng: Một nghiên cứu đã cho kết quả rằng có đến 78,5% học sinh ở độ tuổi THCS và THPT thừa nhận căng thẳng do áp lực thi cử. Có thể nói, theo góc nhìn chủ quan thì “bệnh thành tích” của đa số người Việt Nam ngày nay là nguyên nhân chính dẫn đến việc hầu hết học sinh ở giai đoạn cuối HKI, HKII và đặc biệt là tuyển sinh có tâm lý “chạy nước rút” dẫn đến lo âu, căng thẳng và thấp thỏm. Nhiều trường hợp sẽ dẫn đến mất ngủ thường xuyên, hệ miễn dịch yếu,... Sự kỳ vọng từ gia đình, thầy cô, bạn bè,.. hay thứ hạng cũng khiến cho nhiều học sinh vùi đầu vào học tập thậm chí là đến tối khuya. Có thể nói, do tâm lý cạnh tranh được hình thành từ bé mà nhiều học sinh Việt Nam luôn đặt nặng vần đề thứ hạng, không chịu nhận thua kém. Đồng thời, nhiều bậc phụ huynh luôn áp đặt suy nghĩ lên con trẻ là: “Không học giỏi thì sau này sẽ không kiếm được nhiều tiền để nở mày nở mặt với bà con họ hàng” hay “ Con cô A, cháu chú B học giỏi lắm. Năm nào cũng đứng nhất lớp/khối/trường” khiến con trẻ cảm thấy bị thua thiệt. Từ đó, dẫn đến sự dồn nén và áp lực gấp bội ở đứa trẻ ấy mỗi khi xếp hạng...
2.      Cảm thấy lạc lõng và tự cô lập bản thân: Tâm lý này xảy ra khá phổ biến ở những học sinh khi chuyển cấp, nhất là học sinh lớp 10. Phải chuyển đến một môi trường hoàn toàn mới; phải rời xa thầy cô, bạn bè, trường lớp cũ; các bạn trong lớp mới đều quá nổi trội hoặc xuất sắc hơn mình,.. là những nguyên nhân khiến nhiều bạn học sinh cảm thấy khó hòa nhập trong trường mới. Điển hình là trong những trường chuyên, trong một lớp chọn nấu có sự phân cách quá lớn giữa mặt bằng chung các học sinh trong lớp thì những bạn học sinh có kết quả thấp hơn sẽ dễ cảm thấy tự ti và thu mình vào “vỏ ốc”. Không ít trường hợp những học sinh ở lớp chọn lại yêu cầu được chuyển ra lớp không chuyên vì cảm thầy không theo kịp tiến độ học của lớp.
3.      Bạo lực học đường: Bạo lực học đường là một vấn đề vô cùng nóng bỏng trong xã hội hiện nay. Điển hình là vụ việc 2 nữ sinh lớp 11 (trường THCS-THPT Hoàng Văn Thụ) đánh nhau trên đường Nguyễn Oanh vào ngày 28/10/2019 gần đây. Hiện tượng này khiến nhiều bạn học sinh không khỏi e ngại và lo lắng mỗi khi đến trường. Đặc biệt, đối với người trong cuộc, học sinh bị bắt nạt không những bị tổn thương về thể xác mà còn tổn thương nặng nề về mặt tinh thần. Những lời gièm pha từ bạn bè, thầy cô, họ hàng; nỗi sợ hãi gặp phải tình cảnh như vậy một lần nữa;... là những nguyên nhân khiến họ bị dồn ép, bị căng thẳng tột độ. Thậm chí dẫn đến trầm cảm, sợ hãi khi phải đi học. Thế nhưng, nhìn ở một góc độ, ngay cả bản thân những học sinh tham gia bắt nạt phần lớn cũng xuất phát từ tâm lý thích thể hiện. Ngoài ra, nguyên nhân họ bắt nạt cũng xuất phát từ sự yếu đuối khi chơi trong cùng một nhóm lớn và họ phải tìm cách để giữ vị trí của mình trong nhóm bạn ấy. Không những vậy, phần lớn những đứa trẻ đi bắt nạt thường xuất thân từ một gia đình không có học thức đầy đủ, thiếu vắng sự đồng cảm và quan tâm của cha mẹ.
- Từ những tâm lý phổ biến trên, stress được hình thành ở lứa tuổi học sinh đã gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng, nhất là gây trầm cảm. Hiện nay, trầm cảm đạt tỉ lệ khoảng 10% đến 15% thanh thiếu niên, một con số phát triển liên tục hàng năm. Theo một thống kê, sau khi phân tích các câu hỏi, có đến 88% thanh niên biết về trầm cảm là gì. Mặc dù họ rất giỏi trong việc phát hiện các triệu chứng, nhưng họ bỏ qua rằng các cô gái có khả năng bị trầm cảm cao gấp đôi.
  Hầu hết người tham gia được khảo sát nghĩ rằng trầm cảm có liên quan đến việc buồn hay mệt mỏi. Họ cũng nghĩ rằng nó đi kèm với sự mất hứng thú, ấn tượng rằng mọi thứ đang đi sai và thậm chí là ý tưởng tự tử. Theo bác sĩ Stéphane Kunicki, người đứng đầu bộ phận chăm sóc đặc biệt tại Louis-H. Bệnh viện Lafontaine, họ không sai. Trên thực tế, trầm cảm được xác định bởi hai tiêu chí chính bao gồm nỗi buồn và anhedonia (thiếu quan tâm).
Nhà tâm lý học Isabelle Lajoie thích sử dụng hình ảnh sau đây để giúp mọi người hiểu được trải nghiệm trầm cảm như thế nào: Hình ảnh chính mình với một người bạn trước khung cảnh ngoạn mục. Thật không may, bạn của bạn đang đeo kính rất tối. Ngay cả khi bạn mô tả làm thế nào màu sắc hoạt bát, họ sẽ không hiểu vì họ nhìn thấy mọi thứ trong bóng tối. Đó là điều tương tự cho một người bị trầm cảm. Dù cuộc sống có đẹp đẽ, vui vẻ và kích thích đến thế nào đi chăng nữa, người bị trầm cảm cũng không thể nhìn thấy nó theo cách này bởi vì họ không sống mọi thứ giống như cách mà.
Tóm lại, trầm cảm xuất hiện một âm thầm và người bệnh củng như gia đình thường rất khó để phát hiện kịp thời dẫn đến những hậu quả thương tâm. Tại Việt Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên tự tử trong năm 2016 là 1,8/100.000 người. Giống như stress, trầm cảm gây ra những suy yếu đối với sức khỏe và tinh thần nhưng lại ở mức độ trầm trọng hơn. Trầm cảm có thể dẫn tới gây tử vong hay nhồi máu cơ tim. Vì khi bạn chán nản, cơ tim của bạn sẽ dễ bị viêm dẫn đến cơn đau tim. Nghiêm trọng hơn là thôi  thúc muốn tự kết liễu cuộc đời bởi sự mặc cảm, tự ti về bản thân bị phóng đại lên cực độ khiến người bệnh cảm thấy mình không có giá trị, không đáng sống.
   Kết luận: Stress không chỉ là một dạng áp lực tinh thần mà còn mang lại nhiều hệ quả tiêu cực cả về tinh thần và thể chất. Vì vậy, chúng ta cần phải duy trì lối sống lành mạnh và luôn giữ cho tinh thần thư thái để tránh việc căng thẳng quá độ.
0 notes
stressnhom5-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
Nếu nói stress như những con muỗi vo ve xung quanh ta, tưởng chừng như vô dụng khi ta cứ một chốc lại vung tay đuổi nó đi xa khỏi những miếng mỡ mèo béo ngậy đang di động. nhưng  tự bao giờ, trên khắp người ta, cái vết tích đỏ chói của chúng sau khi chén no say miếng mỡ mèo lại hiện ra. Số người mắc phải stress ngày một tỉ lệ thuận với số ca bị muỗi chích. Stress không giới hạn độ tuổi hay sức khỏe, nó xâm nhập mạnh mẽ trong từng noron thần kinh nơi mà sự hốt hoảng, lo âu, rối loạn đang hoành hành.
Vấn đề stress trong học đường không phải là một khám phá mới mẻ gì khi mà những năm gần đây số lượng học sinh mắc phải căn bệnh này liên tục được cập nhật trên mặt báo. Ở Hàn Quốc, việc học căng thẳng, phải ganh đua với bạn bè khiến trường học trở thành địa ngục, trẻ em trưởng thành trong cô độc, nhiều em mắc chứng trầm cảm. Không ít người trẻ Hàn Quốc chọn cái chết để giải thoát. Ở Trung Quốc, câu chuyện học hành của học sinh nước này từng gây chấn động thế giới khi hãng Reuters đăng ảnh thí sinh nằm viện, thở bình oxy nhưng vẫn không thể tạm nghỉ học. Và theo thống kê, cứ 55 phút, Ấn Độ có một học sinh tự tử vì áp lực trong học tập. Tại Anh, một nghiên cứu từ năm 2011, chỉ trong vòng 2 thập kỷ, tỉ lệ tự tử tại đây đã tăng tới 170%. Khoảng giữa tháng 1/2014 - 4/2017, có khoảng 145 học sinh, sinh viên tự tử - theo thống kê của cục Khảo sát về tự tử và bệnh tâm thần (NCISH). Trong đó, 70% ở trong độ tuổi teen.
Mỗi nhà mỗi cảnh, thật ra ngay cả một đứa trẻ cũng sẽ có nỗi lo riêng của chính nó như lo sợ những con côn trùng, sợ bố mẹ mắng. Lớn hơn chút nữa, khi đi học tiểu học rồi trung học, mối lo chung của ta chính là việc kết bạn,nỗi sợ chung chính là bị cô lập, bị điểm kém. Càng trưởng thành con người càng ý thức được những trách nhiệm và mục đích tồn tại của họ. Cho nên, họ bắt đầu quan tâm tới những gì mình nói, nhạy cảm với mọi thứ vật chất xung quanh và thiên hướng nghĩ về tương lai nhiều hơn. Đó cũng là lúc những đứa trẻ con chuyển mình biến lớn và vận lên người nhiều hơn những mối lo toan nhỏ bé xa xưa để bước chân vào cấp trung học phổ thông.
Tại Hội nghị Khoa học Công nghệ Bệnh viện quận Thủ Đức (lần thứ IV) nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh đã công bố kết quả về vấn đề rối loạn tâm thần ở học sinh THPT. Tác giả Thái Thanh Trúc cùng nhóm nghiên cứu của mình đã thực hiện khảo sát trong năm 2018 tại 3 trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: Nguyễn Khuyến; Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Nguyễn Thái Bình với 1.114 học sinh tham gia ở quy mô 27 lớp gồm cả 3 khối, trên cơ sở đánh giá cả 3 khía cạnh trầm cảm, lo âu, stress. Từ kết quả khảo sát, tỷ lệ stress ở học sinh chiếm hơn 35,1%; lo âu là 59% và trầm cảm là 38,7%. Trong đó, nhiều học sinh đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về mặt sức khỏe tâm thần. Có nhiều học sinh trung học phổ thông gặp khó khăn khi kết bạn, có bạn không có bạn hoặc rất ít bạn, bị bạn bè cô lập, xa lánh. Có bạn lại gặp khó khăn trong quan hệ với bố mẹ, cảm thấy bố mẹ không quan tâm hay quan hệ trong gia đình không tốt đẹp. Có một số khác lại gặp khó khăn với những trải nghiệm lần đầu về tình yêu..Nhưng đa phần, trong giai đoạn thanh thiếu niên này, cái mà các bạn phải đối mặt nhiều nhất là áp lực học tập. Đặc biệt nhất là khối lớp 12 ở các trường Trung học phổ thông, khi học sinh trong giai đoạn này mang theo nhiều gánh nặng ngoài niềm tin từ bản thân, gia đình, xã hội còn có việc lựa chọn nghề nghiệp để bắt đầu bước chân vào cuộc sống những người trưởng thành. Theo Bác sĩ Trần Minh Khuyên, chuyên khoa tâm thần kinh và trị liệu tâm lý, giám định viên pháp y tâm thần, học sinh bậc THPT, nhất là các học sinh lớp 12 do áp lực học hành, thi cử nên bị thiếu ngủ, dễ bị rối loạn tâm thần. Trần Thùy Trang và Phạm Thị Khánh Vy, học sinh lớp 12 chuyên Toán, trường THPT Gia Định, TP.HCM, bị thiếu ngủ, lờ đờ khi lên lớp. Hai nữ sinh đã làm một cuộc khảo sát và phát hiện đây là tình trạng chung của nhiều học sinh phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm Trang – người cùng bạn thực hiện đề tài khảo sát cũng là lúc bạn chìm sâu vào căng thẳng, mệt mỏi do phải học quá nhiều. Câu chuyện trầm cảm nặng phải điều trị bằng thuốc và suýt chút nữa đã tự tử dường như chẳng ăn nhập với những điều người ta thường nghĩ về một học sinh lớp chuyên, luôn học giỏi (lúc đó Trang là học sinh của lớp chuyên Toán). Vốn trước đó bị stress nhẹ, cộng thêm áp lực học tập lớn, tình hình của Trang càng tồi tệ. Đến bây giờ, nữ sinh vẫn không khỏi rùng mình khi kể lại quãng thời gian học lớp 12 của mình. Cô nữ sinh này còn kể thêm, khi học lớp 12: “Em từng nghĩ đến chuyện tự tử.”Khi đã trải qua 12 năm học tập rồi, có lẽ các thanh thiếu niên sẽ thở phào nhẹ nh��m và mong chờ rất nhiều vào quãng thời gian tiếp theo trên ghế giảng đường, nơi mà sự tự do vươn lên tầm cao mới, như cách các sinh viên hay nói đùa rằng: “Đại học là học đại”. Tuy nhiên, ông John A. Knox - giáo sư từ đại học Georgia(Mĩ) và cố vấn cho nhiều nhóm sinh viên cho biết suy giảm của sức khỏe tâm thần của sinh viên đã trở thành xu hướng đáng ngại hiện nay. Sau cuộc khảo sát 137.456  sinh viên năm nhất, Viện Nghiên cứu Giáo dục Đại học UCLA(Mĩ) đã công bố có tới 11,9% trong tổng số người trả lời cho biết họ "thường xuyên" có cảm giác bị trầm cảm trong năm qua; hơn 30% nói rằng họ có cảm giác bất an, lo lắng thường trực. Thạc sĩ Kiều Thị Thanh Trà, Trường đại học Sư phạm TP.HCM, cho biết vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học cần được quan tâm nhiều hơn. Để tìm hiểu về vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên tại TP.HCM, bà Trà đã làm một mẫu nghiên cứu gồm 500 sinh viên đến từ các trường đại học y dược, sư phạm, kinh tế, du lịch…Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy sinh viên TP.HCM có biểu hiện trầm cảm và căng thẳng ở mức độ nhẹ nhưng biểu hiện lo âu lại ở mức nghiêm trọng. “Chỉ 17,6% SV ở TP.HCM hoàn toàn không có biểu hiện trầm cảm, lo âu hay căng thẳng ở thời điểm khảo sát. Đáng lưu ý là mức độ lo âu nghiêm trọng của nhóm này chiếm đến 1/4 và lo âu rất nghiêm trọng chiếm đến 1/3.Trong năm 2019 cũng đã ghi nhân nhiều trường hợp sinh viên nhảy lầu tự tử ở các trường đại học, cụ thể như đại học Công Nghiệp, đại học Kiến Trúc(Hà Nội). Giai đoạn gặp phải nhiều stress, lo âu, trầm cảm nhất là trong giai đoạn của người lớn, người trưởng thành. Trong tác phẩm Hoàng tử bé của Saint- Exupery, cụ thể là trong lời đầu chương một, ông có nói: “Mọi người lớn, ban sơ, đều đã từng là những bé con. (Nhưng ít người trong số đó ghi nhớ điều kia)”. Có lẽ, những người lớn đã thật sự quên mất mình từng là trẻ con. Nhưng thiết nghĩ, người trưởng thành nào mà không muốn mình trẻ lại? Nhất là khi người lớn hay cưng nựng, nhìn những em bé sơ sinh mũm mĩm bằng đôi mắt sáng rỡ đầy khao khát. Nhất là khi các chị, các cô hễ có chút thời gian lại than thở về tuổi tác, về những nếp nhăn trong tâm hồn mình. Có lẽ, những lo toan vướng bận, những  mặc cảm trong xã hội, cả stress nữa khiến người lớn trở thành một sinh vật phi lí, vô cùng buồn chán, lại thực dụng. Bằng chứng là theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, có đến 15% người Việt gặp các vấn đề về rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn stress, tương ứng với trên 10 triệu người. Cuộc sống căng thẳng với đủ thứ lo lắng: kẹt xe, lo đụng xe, lo con học hành, lo cuộc sống... khiến người ta như bơi trong những tâm trạng không vui. Ông Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, cho biết nếu như vài năm trước, số người trẻ tuổi bị các rối loạn tâm thần, stress tới khám hàng ngày chỉ đếm trên đầu ngón tay thì hiện nay có những ngày viện tiếp nhận 300 - 400 bệnh nhân.Tại khu điều trị, nữ bệnh nhân Nguyễn Thị T. (42 tuổi, ở Hà Nội) trông bề ngoài xinh xắn, trò chuyện cởi mở với những người xung quanh nhưng ít ai ngờ rằng gần 1 năm nay, chị T. bị stress phải nhập viện điều trị vì những lý do không ngờ tới. Các bác sĩ phát hiện chị T. bị stress do áp lực từ việc trả nợ, tiếp đó là do lo lắng vì không biết mắc bệnh gì. Theo TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Điều trị các bệnh liên quan stress, Viện Sức khỏe tâm thần, trường hợp bị stress như chị T. hiện nay khá phổ biến. Phần lớn là những bệnh nhân trẻ, trong độ tuổi lao động. Mới đây, các bác sĩ tại viện Bạch Mai cũng đã điều trị cho một nam thanh niên mới lập gia đình vài tháng nhưng luôn lo lắng đến mức không dám ra ngoài đường vì sợ bị đụng xe. Cưới vợ xong nhưng nam thanh niên này vẫn lo khâu tổ chức… đám cưới. Bệnh nhân được gia đình đưa đi khám sức khỏe tổng quát và không phát hiện mắc bệnh gì. Sau khi đánh giá các yếu tố, viện xác định bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa.Nhóm người trưởng thành thường xuyên phải đối mặt với áp lực trong công việc, gia đình, xã hội. Tại Canada, vào năm 1999, gần 50% người dân nước này cho rằng mình bị stress từ trung bình đến nặng do cố tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Còn tại Pháp, vào năm 2002, 80% nhân viên văn phòng than phiền bị stress.   Ngay cả người già cũng gặp phải stress trong chính bản thân họ. Hiện nay số lượng người cao tuổi ở Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo thống kê điều tra dân số năm 1999, có khoảng 6 triệu người cao tuổi, chiếm tỷ lệ 8% dân số. Dự tính đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ lên khoảng 18%. Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm lý cũng là “bạn đồng hành” của những người cao tuổi. Các rối loạn tâm lý thường gặp là trầm cảm và lo âu.Các nghiên cứu quốc tế cho thấy rối loạn trầm cảm và lo âu gặp ở 25% bệnh nhân ở các cơ sở đa khoa. Một nghiên cứu mới đây tại Viện Lão khoa Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm kết hợp với lo âu ở các bệnh nhân cao tuổi nằm viện là rất cao, lên tới 40%. Stress không chỉ hiện diện trong những thực trạng, trong cái sự tiêu cực mà nó bao trùm lên nạn nhân. Người ta còn viết về nó, hát tên nó trong những bài hát, những bài thơ, văn học. Mục đích chung nhất cũng là để giải tỏa, cổ vũ con người vượt qua stress trong cuộc sống. Đó là những bài hát  "Weightless" - Marconi Union, "Electra" – Airstream, "Mellomaniac (Chill Out Mix)" - DJ Shah, "Watermark" – Enya, "Strawberry Swing" – Coldplay, "Please Don't Go" – Barcelona( nguồn:Dr.Pepper và Tâm lý). Đó là những cuốn sách: Hạnh phúc bằng bất cứ giá nào của Richard Carlson, Buông xả phiền não của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm, Loại bỏ Stress ra khỏi cuộc sống của bạn,…Đặc biệt, các trường học, công ty, xã hội cũng có những biện pháp giúp học sinh, sinh viên, người lao động giảm stress, nhằm tạo ra hiệu quả cao trong chất lượng cuộc sống và công việc.
1 note · View note
stressnhom5-blog · 5 years
Text
Lợi ích của stress
Những tưởng stress là hại và con người thì luôn tìm cách tránh né, bài trừ nó, thế mà stress lại có một lợi ích to lớn đấy nhé, nhưng tùy thuộc vào mức độ tình trạng căng thẳng của con người biểu hiện.  
  Stress tốt là khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần lạc quan, bạn xem chúng như một thử thách trong thời gian ngắn. Đây là hiện tượng luôn đồng hành và tác động đến con người hàng ngày, buộc bạn phải thích nghi, chống đỡ và vượt qua."Stress tốt được xem là động lực phấn đấu để vượt qua khó khăn, thử thách", bác sĩ Hùng đã nói như vậy. Mỗi khi đứng trước một kì thi quan trọng, một lần bước lên sân khấu thể hiện bản thân, hay khi đứng trước người bạn crush, bạn đã bao giờ để ý rằng trạng thái nhịp tim nhanh, tay tiết mồ hôi nhiều, cảm xúc rối loạn có ý nghĩa gì chưa? Hay đó chỉ là biểu hiện hồi hộp đơn thuần? Phản ứng ấy cho thấy cơ thể bạn đang stress mà khoa học gọi nó là phản ứng “fight or flight”,dịch là phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Một chút kiến thức, khi cơ thể stress, vùng dưới đồi não và tuyến thượng thận tiết ra hormone giải phóng năng lượng và chuẩn bị tình huống "chiến đấu hay trốn chạy". Lúc này tim sẽ đập nhanh, phổi thở nhanh nông bằng ngực, đồng tử mở rộng, tuyến lệ bị ức chế, toát mồ hôi, máu dồn lên não, ăn không ngon, ngủ không yên...: tim đập nhanh hơn giúp cung cấp thêm lượng oxi cho não bộ điều khiển hành động tiếp theo với năng lượng và giúp ta đối mặt với sự việc, tiết mồ hôi cơ thể nhiều hơn cũng là một biểu hiện của sự sản sinh năng lượng phục vụ hoạt động của chính bản thân. Nhiều người để ý đến trạng thái ấy và đánh giá nó là một điều xấu, cản bước bạn tự tin và làm khó bạn thực hiện điều tiếp theo. Thường thì ý nghĩ rút lui trước những sự kiện như vậy thường xuất hiện trong đầu bạn đầu tiên. Trạng thái này bạn nên thay bằng suy nghĩ: “Vào trạng thái chiến đấu, tôi sẽ cố gắng hết sức” và chấp nhận bản thân. Sự lo âu và kìm nén đều có ý nghĩa của nó cả...Có bao giờ bạn thắc mắc rằng, một con tôm hùm lớn lên như thế nào không? Tôi thì không, nhưng tôi đặc biệt chú ý đến cái cách mà con tôm phát triển trong cái vỏ cực kì cứng cáp ấy. Với thân hình mềm, từ nhỏ tôm đã phải mang lên người lớp vỏ cứng. Nó khổ sở lắm, khó chịu lắm, thế mà phải cố chịu đựng mấy lần lột vỏ khi về ẩn dưới đá để tránh bị ăn thịt nữa. Người ta thương, người ta tiêm cho nó thuốc giảm đau, nó thoải mái lắm, nhưng cứ mấy lần như vậy,nó lớn mà cái vỏ nó mềm xèo, thế là nó chết vì không chịu được thế giới bên ngoài. Và những con cứ chịu đựng sự khó chịu ấy giờ đã thành các chú tôm hùm dũng mãnh , cứng cáp khiến các loài tôm nhỏ kiêng nể. Trưởng thành, chỉ khi có stress là lúc ta bắt đầu trưởng thành. Ta stress khi gặp khó khăn, vượt qua khó khăn ta gặt sự trưởng th��nh.
 Bên cạnh đó, còn có một dạng stress xuất hiện khi ta gặp một cú shock. Người ta gọi tên khoa học cho loại này là ASR( acute stress reaction) nghĩa là phản ứng stress cấp tính. Bị stress kiểu này, người ta thường có cảm giác trống rỗng , không có cảm giác đau buồn, thậm chí nước mắt cũng không thể rơi nổi. Cứ bình tĩnh, phản ứng này chỉ tương tự một vật cản nhằm mục đích ngăn bạn tích tụ quá nhiều áp lực tâm lí. Thế nên bạn đừng trách bản thân vì phản ứng bất ngờ này, nó chính là phản ứng tự nhiên để con người và động vật bảo vệ bản thân. Stress lại giúp ta nữa rồi! Bạn thấy không!
Cứ coi stress như một biểu hiện bình thường, nhỏ nhoi trong cuộc đời ta, đừng có nghĩ nó là ghê gớm, cao siêu, người ta chết vì nó nhiều mà lo lắng nhé! Bạn chính là người điều khiển nó đấy!
 Bạn biết không, hàng tỉ người trên thế giới này đều có một triệu chứng stress ít nhất một lần trong đời, chính do suy nghĩ stress là hại, là thứ phải loại trừ nên bạn mới cảm thấy tồi tệ khi cơ thể bị stress. Một cuộc nghiên cứu trên 30000 người trưởng thành Mĩ đã cho ra một kết quả bất ngờ như sau: Những người tham gia cuộc khảo sát ban đầu được dạy stress là có ích, sau một thời gian quan sát và nghiên cứu đặc điểm của những người này, họ thấy rằng tất cả đều giảm căng thẳng hẳn, lạc quan và có thiên hướng không mắc nhiều bệnh về tim mạch. Ở ống động mạch của họ, vòng mạch chủ có thành dày hơn, co lại làm lượng máu lưu thông trong mạch ít hơn, không cung cấp đủ lượng máu kịp thời về tim như người bình thường. Trong khi đó, bên dưới là động mạch của người coi stress như biểu hiện có ích cho cơ thể, thành mạch không co cũng không giãn khiến sự lưu thông máu diễn ra suôn sẻ.
 Một thú vị nho nhỏ là những người hay giúp đỡ người khác thường 1 là luôn lạc quan, 2 là nghĩ stress là một điều lợi cho cơ chế của đồng hồ sinh học con người. Vậy thì hãy nhanh chóng mở rộng tấm lòng nhân hậu ra bạn nhé!
 Qua đó , chúng ta có thể kết luận rằng, ý thức của ta về stress ảnh hưởng lớn đến sự tác động của stress với chúng ta. Bạn nghĩ stress hại, stress hại bạn. Bạn nghĩ stress lợi, stress mang lợi cho bạn. Đặc biệt, bạn không biết stress lợi hay hại, bạn càng bị stress thao túng. Nếu một ngày bạn nghĩ đến cái chết chỉ vì căng thẳng quá, hãy tự hỏi rằng mình dễ bị cơ thể mình chi phối đến vậy à? Stress, 1 biểu hiện nhỏ của cơ thể lại có thể hủy hoại sự sống của mình đơn giản như thế sao? Mình sinh ra để điều khiển cơ thể mình chứ có phải bị cơ thể điều khiển đâu! Này, còn nữa, bạn không cho cơ thể mình thư giãn, vui vẻ thì tại sao phải trách người khác không cho bạn tự do, thư giãn? Ồ, nếu bạn đang tự trách mình sâu sắc quá thì hãy dẹp bỏ ngay suy nghĩ đó đi, bạn đang không đối đãi tốt với cơ thể bạn đó. Bạn biết rõ  cơ thể sẽ đáp lại bạn điều gì khi bạn làm thế với nó mà! Rồi khi bạn biết rằng bạn đang bị stress, bạn có sẵn sàng để điều chỉnh nó, hay bạn lảng tránh nó? Vậy nên đừng trách stress làm bạn ra như vậy vì thật buồn cười bạn đang tạo điều kiện tốt cho stress gây nguy hiểm đấy.  
0 notes
stressnhom5-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
Nhóm đã tiến hành bàn luận, đưa ra các câu hỏi để tổ chức 1 cuộc khảo sát online về tình trạng stress học đường -> có tất cả 144 người đã tham gia trả lời các câu hỏi (học sinh cấp 2, cấp 3 toàn quốc). Các câu trả lời đa dạng về mặt nội dung, phần lớn mọi người đều nắm được các câu hỏi và trả lời tốt theo suy nghĩ cá nhân của mình, sau khi đã phân loại và tổng hợp nhóm chúng em có những kết luận như sau: 1. Câu hỏi: Theo bạn stress là gì? -> Phần lớn những người tham gia đều hiểu và trả lời khái quát được rằng stress là trạng thái suy nhược về thể chất lẫn tinh thần hay là yếu tố tác động đến sự tồn tại lành mạnh của con người. Hoặc stress chính là những khi họ cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. 2. Câu hỏi: Bạn có đang/từng gặp phải tình trạng stress chưa?     - 25% người tham gia khảo sát đang phải trải qua nỗi đau của stress.     -     15.3% đôi khi gặp phải tình trạng stress.     -     49.3% đã từng bị stress.     -     8.4% là chưa bao giờ cảm thấy stress.     •Nhận xét: Có thể thấy rằng phần lớn những bạn tham gia (91.6%) đều ít nhất đã từng trải qua hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng stress -> đây là một con số đáng báo động về hiện tượng stress diễn ra ở các học sinh hay còn gọi là stress học đường.   3.   Câu hỏi: Lí do dẫn đến việc stress của bạn?      -      79.9% (115 bạn) stress vì việc học.      -      27.8% (40 bạn) stress vì ngoại hình.              -      58.3% (84 bạn) stress vì mối quan hệ xã hội. (trong trường và ngoài trường)      -      0.7% căng thẳng về những vấn đề khác. (deadline,thi cử,...)      -      nặng nề nhất là 0.7% cảm thấy stress với bất kì điều gì trong cuộc sống. Lí do được đưa ra rất đa dạng và phong phú, nhưng do là ở môi trường học đường nên lí do áp lực trong việc học hành nói chung vẫn được rất nhiều bạn đưa ra. Ngoài ra, khi bắt đầu bước vào một môi trường mới thì có một số bạn cũng bắt đầu gặp phải những vấn đề với các mối quan hệ, cụ thể là về vấn đề bạn bè hay việc tình cảm cá nhân, việc phải bắt đầu tiếp xúc với nhiều người hơn cũng tạo ra áp lực nhất định lên ngoại hình đối với một số bạn. Nhưng có lẽ đáng chú ý nhất vẫn là nhưng bạn cảm thấy stress đối với bất kì điều gì trong cuộc sống mà có lẽ nguyên nhân ở đây đó chính là các bạn vẫn chưa thể hoà nhập và quen được với môi trường học đường lẫn việc quản lí, sắp xếp các mối quan hệ riêng tư của mình dẫn đến việc hình thành gần như là một bệnh lí cho bản thân.   4.  Câu hỏi: Bạn có cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ căng thẳng của mình với người khác hay không?      -     64.7% cảm thấy dễ dàng trong việc chia sẻ căng thẳng với người khác.      -     30.8% cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ căng thẳng với người khác.      -     4.5% chỉ đôi lúc, tuỳ người và vấn đề.      •Nhận xét: Từ kết quả trên ta vẫn có thể thấy được rằng vẫn còn một số các bạn không thể nào mở lời với những người xung quanh, từ đó có thể suy ra là các bạn khó chia sẻ vấn đề của mình với người khác và việc một vấn đề không được xử lí thoả đáng về sau này sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trước được.   5.  Câu hỏi: Những việc bạn thường làm để giải tỏa căng thẳng? - Giữ đầu óc bình tĩnh, thư giãn, suy nghĩ tích cực, tìm nơi yên tĩnh: làm giảm đi những suy nghĩ tiêu cực, giúp bản thân có thể bình tĩnh xử lý tình huống do đó mà cũng sẽ tìm được những hướng giải quyết tốt hơn, tránh những lối suy nghĩ tiêu cực. (nhưng hạn chế là chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và chỉ giải quyết được vấn đề ngay tại lúc đó.) - làm điều mình thích: là một trong những cách giải quyết vấn đề nhanh nhất, giúp ta quên đi sự mệt mỏi, khó khăn trong hiện tại, làm thư thái tinh thần, giúp ta phấn chấn, vui vẻ hơn. (Hạn chế: ngắn hạn) - thay đổi bản thân theo hướng tốt: chính từ những vấn đề đã xảy ra với ta mà ta sẽ rút ra được kinh nghiệm để hoàn thiện mình hơn, để không còn cảm thấy tự ti, mặc cảm. (nhưng ta sẽ càng kỳ vọng vào bản thân nhiều hơn, áp lực nhiều hơn) - chia sẻ với những người có thể đưa ra lời khuyên đúng đắn: hướng bản thân tới những điều tốt đẹp, hoàn thiện bản thân hơn. biết ưu điểm, khuyết điểm của mình để thay đổi (nhưng cũng rất khó để tìm một người đáng tin cậy)
0 notes
stressnhom5-blog · 5 years
Video
undefined
tumblr
Đây là video phỏng vấn của chúng mình nè
1 note · View note