Tumgik
suckhoedoisong6688 · 2 years
Text
Cách làm sữa bí đỏ giúp tăng cân
Bí đỏ chứa nguồn dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành loại sữa giúp tăng cân cho người lớn, trẻ em.
Trong 100 g bí đỏ chứa 26 kcal, 1 g protein, 6,5 g carbohydrate cùng nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như sắt, vitamin E, vitamin K, kali, chất xơ, photpho, canxi, magie, vitamin C, folate, beta-caroten...
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, bên cạnh các món ăn, bí đỏ còn được chế biến thành một loại thức uống ngon miệng. Đây là loại thức uống an toàn, tiện dụng, phù hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em.
Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, sữa bí đỏ đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe. Ví dụ, hàm lượng beta-Carotene trong bí đỏ sau khi được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành vitamin A tốt cho mắt. Dưỡng chất giúp võng mạc hấp thụ, xử lý ánh sáng tốt hơn. Beta-carotene trong sữa bí đỏ cũng giúp bảo vệ da khỏi tia UV gây lão hóa.
Bí đỏ cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, kích thích ăn uống ngon miệng. Do đó uống sữa bí đỏ hàng ngày có thể giúp người gầy tăng cân hiệu quả, an toàn. Thực phẩm còn giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình hấp thụ năng lượng một cách tối đa.
Để có mẻ sữa bí đỏ thơm ngon, việc lựa chọn nguyên liệu tươi ngon là rất quan trọng. Gia đình cần chọn quả bí đỏ chắc tay, vỏ trơn, cuốn dài (nhất là loại bí đỏ hồ lô vì thường dẻo và thơm hơn so với các loại khác).
Hàm lượng beta-Carotene trong bí đỏ sau khi được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp đôi mắt sáng khỏe, hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Ảnh: Freepik Hàm lượng beta-Carotene trong bí đỏ sau khi được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp đôi mắt sáng khoẻ, hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Ảnh: Freepik
Chuẩn bị nguyên liệu: Bí đỏ 500 g, sữa tươi không đường 1000 ml, nước cốt dừa 50 g, sữa đặc 100 g.
Cách nấu sữa bí đỏ tăng cân: gọt vỏ bí đỏ, nạo sạch ruột và rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cắt bí thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn để tiện chế biến; cho vào nồi hấp nước lọc, một chút muối, nấu sôi rồi cho bí đỏ vào hấp chín. Sau khi bí được hấp chín mềm, lấy bí đỏ ra và để nguội. Sau đó, gia đình cho bí đỏ đã hấp vào máy xay sinh tố, đổ thêm sữa đặc, sữa tươi không đường, nước cốt dừa đã chuẩn bị ở trên vào và xay đều; đổ hỗn hợp qua rây, lọc vài lần đến khi nào lấy được phần sữa sánh mịn nhất.
Cuối cùng, bạn cho hỗn hợp bí đỏ và sữa vừa xay nhuyễn vào nồi, đặt lên bếp và nấu sôi. Trong quá trình nấu, lưu ý dùng muỗng khuấy đều để bí không bị dính đáy nồi. Đầu bếp cần chỉnh lửa nhỏ trong suốt quá trình nấu. Khi sữa sôi khoảng 30 giây, tắt bếp, bạn có một nồi sữa bí đỏ thơm ngon ngay tại nhà.
Thành phẩm sữa có màu vàng sánh mịn, bắt mắt. Mùi thơm sữa và bí đỏ hòa quyện, độ sánh nhẹ, không quá lỏng cũng không quá đặc. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị bí béo bùi thơm ngon, vị ngọt thanh vừa miệng. Sữa bí đỏ có thể được thưởng thức nóng hoặc lạnh, tùy vào sở thích của mỗi người.
Bác sĩ Duy Tùng cho biết, để sữa bí đỏ phát huy tác dụng tối ưu với việc tăng cân, bạn nên uống 2 ly sữa bí đỏ mỗi ngày. Cụ thể vào sau bữa ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Đây được coi là thời điểm thích hợp nhất cho việc hấp thụ lượng vitamin vào cơ thể.
Với trẻ nhỏ, mẹ chỉ nên cho bé uống sữa bí đỏ cũng như các món ăn thức uống có bí đỏ từ 6 tháng tuổi trở lên, để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ có thể hấp thụ một cách tốt nhất. Lúc này, mẹ có thể nấu nhừ, nghiền nhuyễn, cho trẻ ăn trực tiếp, nấu cháo bí đỏ hay sữa bí đỏ.
Sữa bí đỏ tuy là thức uống chứa nhiều hàm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, song bạn không nên uống quá nhiều gây khó chịu cho hệ tiêu hóa và quá trình bài tiết. Lượng Beta-carotene rất lớn trong bí đỏ cũng có thể tích tụ ở tầng biểu bì của da khiến bề mặt da có nhiều nếp nhăn hay chuyển sang màu vàng chanh.
Để bảo quản sữa đúng cách và giữ được vị thơm ngon cũng như hàm lượng vitamin, bạn nên chia sữa vào chai thủy tinh có nắp đậy kín, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ từ 4-5 độ C. Lưu ý sử dụng hết sữa trong vòng 3-4 ngày.
Sữa bí đỏ chỉ là một trong những món ăn hàng ngày. Muốn cơ thể tăng cân an toàn, khỏe mạnh cần duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học, đúng cách. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng thích hợp với nhu cầu, tình trạng cơ thể...
0 notes
suckhoedoisong6688 · 2 years
Text
Ung thư nhau thai
Phụ nữ có thể mắc ung thư nhau thai nếu có thai trứng, từng sẩy thai, phá thai… với triệu chứng như chảy máu âm đạo nặng, đau vùng chậu dữ dội.
Ung thư nhau thai (choriocarcinoma) do mô bất thường phát triển sau khi tinh trùng thụ tinh với trứng bên trong tử cung. Có nhiều trường hợp mắc ung thư nhau thai nhưng có thể mang thai bình thường và sinh con khỏe mạnh.
Theo Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ, di truyền không ảnh hưởng đến khả năng mắc ung thư nhau thai. Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa các gene hoặc đột biến cụ thể với loại ung thư này. Tuy nhiên, tiền sử gia đình mang thai bất thường có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nhau thai.
Yếu tố rủi ro lớn nhất có thể mắc ung thư nhau thai là có một khối hiếm phát triển trong tử cung khi bắt đầu mang thai. Tình trạng này được gọi là thai trứng. Khối này trông giống như một chiếc túi chứa đầy chất lỏng, có thể biến thành khối u và trở thành ung thư.
Các yếu tố nguy cơ khác có thể khiến phụ nữ phát triển ung thư nhau thai như có tiền sử thai trứng, từng sảy thai hoặc phá thai, từng mang thai ngoài tử cung, mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi, có tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc u lành trong tử cung, có khối u âm đạo.
Người có nồng độ hormone gonadotropin màng đệm ở người (HCG) cao, có hàm lượng caroten và vitamin A thấp, nhóm máu A hoặc AB, hút thuốc cũng có khả năng mắc ung thư này. Hầu hết các yếu tố gây ung thư nhau thai đều nằm ngoài tầm kiểm soát nhưng nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai nên tránh hút thuốc để không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bồn nôn và nôn mửa nặng khi mang thai là dấu hiệu có thể cảnh báo ung thư nhau thai. Ảnh: Freepik. Bồn nôn và nôn mửa nặng khi mang thai là dấu hiệu cảnh báo có thể mắc ung thư nhau thai. Ảnh: Freepik.
Các triệu chứng ung thư nhau thai khác nhau ở từng người. Nhiều triệu chứng của ung thư này tương tự như một số triệu chứng mang thai bình thường nên việc chẩn đoán thường khó khăn. Các triệu chứng phổ biến có thể cảnh báo ung thư nhau thai như chảy máu âm đạo bất thường, áp lực ở vùng chậu, buồng trứng và tử cung mở rộng bất thường, u nang hoặc nốt sần hình thành bên trong buồng trứng, buồn nôn và nôn nặng trong thời kỳ mang thai, thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp). Bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng hiếm gặp gồm chóng mặt, nhức đầu, co giật, tức ngực, ho, khó thở và đau bụng.
Ung thư nhau thai có thể gây ra các biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời gồm nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng huyết, sốc xuất huyết (phản ứng đe dọa tính mạng do mất máu nghiêm trọng), cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức), tiền sản giật (huyết áp cao). Ung thư có thể lây lan qua máu đến các cơ quan khác và gây ra các biến chứng tại nơi ảnh hưởng. Nếu ung thư lan đến não có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, lan đến vùng ngực có thể ảnh hưởng đến hô hấp.
Vì một số triệu chứng ung thư nhau thai khó phân biệt với tình trạng mang thai bình thường và các tình trạng khác, phụ nữ nên khám sàng lọc trước khi muốn thụ thai và trước sinh để loại trừ khả năng mắc ung thư này.
Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu có các dấu hiệu cho thấy nhiều khả mắc ung thư nhau thai nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Các dấu hiệu này có thể gồm chảy máu âm đạo nặng hoặc đột ngột, phát triển mô trong âm đạo và rò rỉ dịch từ âm đạo, nôn mửa và buồn nôn nghiêm trọng, đau bụng hoặc đau vùng chậu dữ dội, đau lưng dưới nặng, tức ngực, co giật.
0 notes
suckhoedoisong6688 · 2 years
Text
Bù nước khi chơi thể thao ngày nóng thế nào
Tôi hay chơi thể thao cường độ cao, với thời tiết nắng nóng như hiện nay thì bù nước thế nào, thưa bác sĩ? (Hùng, 28 tuổi, Hà Nội).
Trả lời:
Nhiệt độ cao, liên tục kéo dài có thể khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, nhất là việc chơi thể thao với cường độ cao. Các nghiên cứu đều khuyến cáo người chơi thể thao nên bổ sung nước trước, trong và sau khi tập luyện cũng như thi đấu. Những dấu hiệu phổ biến khi cơ thể mất nước là cảm thấy khát nước, chóng mặt, choáng váng, đánh trống ngực, khô miệng và da, tay chân mất sức, tiểu ít, nước tiểu có màu vàng đậm đặc.
Trong điều kiện bình thường, một ngày cơ thể cần trung bình 2-2,5 lít nước. Khi hoạt động thể chất, tùy theo mức độ, cơ thể tiết ra lượng mồ hôi tăng gấp nhiều lần. Trong hai giờ trước khi vận động, nên uống 400-600 ml nước và sau mỗi 15-20 phút uống khoảng 150-200 ml nước. Nước lọc là thức uống tốt nhất, nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ.
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn nước uống thể thao với lượng calo, kali và các chất dinh dưỡng khác có chứa năng lượng và chất điện giải giúp thời gian tập luyện dài hơn. Ngoài ra, có thể pha nước oresol, đường glucose hay vitamin C, nước trái cây... để uống đều rất tốt cho cơ thể. Một cách khác là bỏ một vài hạt muối biển vào chai nước lọc cũng có thể tạo ra loại nước bù điện giải tốt mà không cần phải thêm bất kỳ thành phần nhân tạo nào.
Hạn chế đồ uống chứa cồn như rượu, bia cùng nhiều loại đồ uống có ga như nước ngọt bởi chúng dễ làm tăng nhiệt, không những dễ gây mất nước mà còn khiến cổ họng bỏng rát, cơ thể khó chịu.
0 notes
suckhoedoisong6688 · 2 years
Text
Chóng mặt do hạ đường huyết, huyết áp sau ăn
Hạ đường huyết phản ứng, huyết áp thấp, mất cân bằng giữa insulin và carbohydrate… thường dẫn đến chóng mặt sau khi ăn.
Chóng mặt thường là một trong những dấu hiệu thể chất đầu tiên xảy ra khi bạn nhịn đói quá lâu. Nhưng khi bạn đã ăn no hoặc vừa ăn xong lại có cảm giác chóng mặt có thể do hạ đường huyết. Tình trạng này còn xảy ra khi huyết áp giảm do đứng dậy quá đột ngột, dùng thuốc điều trị tiểu đường. Dưới đây là những nguyên nhân thường gây ra chóng mặt sau khi ăn, theo Very Well Health.
Lượng đường trong máu thấp: thông thường, lượng đường trong máu tăng sau bữa ăn. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu thấp trong khoảng từ 2-5 giờ sau ăn là tình trạng hạ đường huyết phản ứng. Đây là một loại hạ đường huyết xảy ra không do bệnh tiểu đường. Hạ đường huyết sau ăn thường gây ra chóng mặt, mệt mỏi. Nguyên nhân do tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất bột đường (carbohydrate). Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường dễ bị hạ đường huyết phản ứng do sản xuất insulin gặp khó khăn, không đáp ứng đúng nhu cầu cơ thể cần.
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Người mắc tiểu đường đang dùng các loại thuốc tiểu đường hoặc dùng insulin nhưng ăn không đủ carbohydrate tiêu chuẩn có thể bị chóng mặt. Tiêm quá nhiều insulin hoặc tiêm trực tiếp vào cơ cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết và chóng mặt sau khi ăn.
Huyết áp thấp: hạ huyết áp sau ăn ảnh hưởng đến nhiều người lớn tuổi. Huyết áp thấp làm cứng các động mạch, khiến việc co và thư giãn động mạch khi cần thiết gặp khó khăn. Tình trạng này xảy ra khi ruột và dạ dày cần thêm máu để tiêu hóa, khiến lưu lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể bị giảm. Việc giảm đột ngột này dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu, đau ngực, mờ mắt và buồn nôn.
Chóng mặt sau khi ăn có thể do hạ đường huyết phản ứng. Ảnh: Freepik Chóng mặt sau khi ăn có thể do hạ đường huyết phản ứng. Ảnh: Freepik
Nhạy cảm với thực phẩm: tiếp xúc với thực phẩm dị ứng có khả năng gây ra chóng mặt hoặc ngất xỉu trong vài phút hoặc 1-2 giờ sau khi ăn. Không dung nạp thức ăn cũng có thể khiến bạn choáng, xây xẩm.
Bạn cần biết rõ nguyên nhân để giải quyết tình trạng này. Nếu chóng mặt do hạ đường huyết, bạn cần điều chỉnh bằng cách bổ sung từ 15-20g carbohydrate, tương đương với 1/2 cốc nước ép trái cây hoặc 6-7 viên kẹo. Nếu chóng mặt sau ăn do hạ huyết áp thì tạm thời chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên bạn có thể giảm bớt triệu chứng bằng cách nằm nghỉ. Trường hợp dị ứng thực phẩm gây chóng mặt, bạn nên liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn dùng các thuốc chống dị ứng hoặc biện pháp điều trị phù hợp.
Khi cơn chóng mặt kéo dài và đi kèm với các triệu chứng tức ngực, nói lắp, mệt mỏi, ngất xỉu và đau đầu dữ dội, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục sớm.
Theo Very Well Health, để giảm và phòng ngừa chóng mặt sau ăn, bạn có thể thử một số cách như uống đủ nước trước và trong bữa ăn, hạn chế hoặc tránh caffeine, rượu, chia các bữa ăn thành bữa nhỏ và cách nhau sau 3 giờ. Bữa ăn cầnđầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo và chất bột đường chất lượng cao. Người bệnh tiểu đường nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn để có biện pháp điều chỉnh, tránh ăn các loại carbohydrate tinh chế chẳng hạn như bánh mì trắng, gạo và đồ uống có đường...
0 notes
suckhoedoisong6688 · 2 years
Text
Các cách đơn giản giúp làm sạch phổi
Làm sạch không gian sống, thực hiện các bài tập thở bằng cơ bụng, dung nạp những thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe phổi.
Không khí khi chúng ta hít thở có thể chứa phấn hoa, hóa chất, khói thuốc, chúng có thể đi vào phổi. Phổi là cơ quan tự làm sạch, sẽ bắt đầu tự chữa lành sau khi ngừng tiếp xúc với các chất ô nhiễm, ví dụ như bỏ thuốc lá. Việc làm sạch phổi hữu ích cho những người thường có tình trạng sức khỏe như khó thở, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc xơ nang. Một bài mẹo nhỏ từ việc thay đổi lối sống, thực hiện các bài tập có thể giúp cơ quan khỏe mạnh, hoạt động tối ưu, theo Healthline.
Hít thở không khí trong lành
Khi cơ thể hít thở không khí trong lành có thể giúp mở rộng các mô trong phổi, giữ cho chúng hoạt động bình thường. Mỗi người nên hình thành thói quen kiểm tra dự báo ô nhiễm không khí trong khu vực bản thân sinh sống. Bạn tránh tập thể dục bên ngoài khi số lượng ô nhiễm cao, tránh xa nơi đốt rác, đốt củi hoặc các loại khói khác.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng ô nhiễm hoặc sống trong một khu vực có nhiều chất ô nhiễm, bạn có thể đeo khẩu trang, mặt nạ lọc sạch không khí.
Ngoài ra, có thể bắt đầu làm sạch phổi bằng cách cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Bạn có thể mua một máy lọc không khí đặt trong các phòng riêng hoặc sử dụng thiết bị lọc cho toàn gia đình.
Thực hiện các bài tập thở
Một số bài tập thở có thể cải thiện chức năng phổi, đặc biệt đối với những người hiện đang hút thuốc, người đã hút thuốc trong quá khứ hoặc những người bị tổn thương phổi do bệnh phổi mạn tính. Ngoài ra, có các công cụ có thể giúp bạn luyện thở, chẳng hạn như máy đo phế dung. Loại thiết bị này thường sử dụng sau phẫu thuật để hỗ trợ quá trình hồi phục.
Các bài tập thở khác không yêu cầu sử dụng thiết bị hỗ trợ bao gồm: mím môi thở, thở bằng bụng... Nếu là người hút thuốc hoặc bạn bị tổn thương phổi, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Chuyên gia sẽ hướng dẫn một chương trình đặc biệt để hỗ trợ cải thiện chức năng phổi.
Các bài tập thở, vận động phù hợp với thể trạng giúp cải thiện sức khỏe phổi. Ảnh: Freepik Các bài tập thở, vận động phù hợp với thể trạng giúp cải thiện sức khỏe phổi. Ảnh: Freepik
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe phổi theo nhiều cách khác nhau. Ăn thực phẩm giàu vitamin D có thể cải thiện sức khỏe phổi. Các nguồn thực phẩm tốt nhất cung cấp vitamin D như cá hồi, cá mòi và trứng. Bên cạnh đó, ngũ cốc ăn sáng, các sản phẩm khác không chứa vitamin tự nhiên có thể được tăng cường.
Một số loại thực phẩm, đồ uống có chứa chất chống oxy hóa chống viêm. Trong một nghiên cứu của Hàn Quốc, tiêu thụ trà xanh chỉ hai lần một ngày được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc COPD ở những người từ 40 tuổi trở lên. Bạn cũng có thể chọn một chế độ ăn uống ít carbohydrate hơn.
Tập thể dục
Một thói quen tập thể dục kết hợp hoạt động ngoài trời có thể giúp cải thiện dung tích phổi. Các bài tập bao gồm: đi dạo, chạy, đạp xe ngoài trời hay trong nhà, bơi lội, khiêu vũ, zumba hay các môn thể thao như quần vợt...
Nếu bạn bị bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục, từ đó tìm ra bài tập phù hợp. Thực tế, không có nhiều nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng các sản phẩm, chẳng hạn như thuốc viên quảng cáo với chức năng làm sạch phổi. Mỗi người nên ngăn ngừa tổn thương phổi bằng cách xây dựng lối sống khoa học, tránh hút thuốc, tránh môi trường ô nhiễm...
0 notes
suckhoedoisong6688 · 2 years
Text
Những điều không nên làm khi bị trào ngược dạ dày thực quản
Không nằm sau khi ăn, không ăn quá nhiều, không ăn quá nhanh là những lưu ý người bị trào ngược dạ dày thực quản nên tránh.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thường gây ra những triệu chứng khó chịu như ợ chưa, đầy bụng, buồn nôn. Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc bệnh, đôi khi cản trở giấc ngủ và thói quen ăn uống.
Người bệnh mắc trào ngược dạ dày thực quản đa phần phải được khám xác định tình trạng bệnh và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chủ trị. Tuy nhiên để việc điều trị có hiệu quả và góp phần làm giảm triệu chứng của bệnh, người mắc trào ngược dạ dày thực quản nên lưu ý 10 điều "cấm kỵ" dưới đây.
Ăn quá nhiều
Một bữa ăn quá no hoặc ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến dạ dày phải làm việc liên tục, dễ rơi vào quá tải. Khi dạ dày nở ra làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới (là van giữa thực quản và dạ dày) gây ra chứng ợ nóng. Các chuyên gia khuyến cáo, thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày, người bị GERD nên ăn 6, 7 bữa nhỏ hoặc ăn 3 bữa chính và thêm các bữa phụ. Khi ăn nên lưu ý không để dạ dày quá no.
Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh khiến hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong việc tiêu thụ năng lượng, việc tiêu hóa kém đồng nghĩa với khả năng ợ chua tăng cao. Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên đặt nĩa, thìa đũa xuống giữa các lần gắp thức ăn, nhai kỹ trước khi nuốt, nhai hơn 20 lần trước khi cắn miếng tiếp theo. Ăn miếng nhỏ hơn so với bình thường cũng giúp quá trình ăn uống chậm lại.
Ăn thức ăn gây kích thích
Một số thực phẩm gây ra chứng ợ chua hoặc thực phẩm làm giãn cơ vòng thực quản dưới, với một số trường hợp thức ăn gây kích thích này có thể thúc đẩy quá trình sản xuất axit dạ dày.
Các thực phẩm gây kích thích có thể liệt kê như thực phẩm chiên hoặc nhiều dầu mỡ, thịt nhiều chất béo, nước sốt kem, các sản phẩm từ sữa nguyên kem socola, bạc hà, đồ uống có chứa caffeine như nước ngọt, cà phê, trà và cacao, nước giải khát có ga, rượu, thức ăn cay, trái cây có múi và nước trái cây như cam và bưởi...
Thực phẩm không chứa chất kích thích phù hợp với người bị GERD. Ảnh: Freepik Thực phẩm không chứa chất kích thích phù hợp với người bị GERD. Ảnh: Freepik
Đi ăn mà không chuẩn bị trước
Nhiều người có thể không thoải mái với những bữa ăn ngoài. Bữa ăn ở hàng quán với bạn bè đa dạng các món và đôi khi người bị GERD gặp những món ăn đang phải kiêng. Do vậy, lập kế hoạch ăn uống, tìm quán ăn phù hợp với sức khỏe, né những món cần tránh là điều cần thiết với người đang bị chứng GERD. Trong trường hợp bất đắc dĩ phải ăn uống ở ngoài, người bị GERD nên chọn các thực phẩm như thịt trắng, thịt nạc, sandwich với gà tây, gà hoặc bò nướng trên bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Các lựa chọn tốt khác có thể là súp, rau luộc, nước sốt salad ít béo hoặc không béo, các món tráng miệng nhẹ nhàng...
Nằm ngay sau khi ăn
Sau khi ăn nếu bạn nằm xuống ngay, các chất trong dạ dày ép mạnh hơn vào cơ vòng thực quản dưới, kích hoạt trào ngược. Một số cách để tránh trào ngược sau khi ăn có thể là chờ 2-3 giờ sau khi ăn mới đi ngủ, hạn chế ăn vặt vào buổi tối muộn, ăn các bữa ăn chính sớm hơn trong ngày và cố gắng làm bữa ăn cuối ngày gọn nhất có thể.
Nằm thẳng khi ngủ
Khi bạn nằm thẳng, chất chứa trong dạ dày của bạn áp vào cơ vòng thực quản dưới. Đây cũng là một lý do dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Các chuyên gia khuyến cáo nên giữ đầu cao hơn dạ dày trong lúc nằm để giúp giảm áp lực này. Bạn có thể đặt gối hoặc vật cố định dưới chân để cả người không bị trôi và thay đổi tư thế trong lúc ngủ.
Mặc quần áo quá chật
Quần áo ôm sát bụng, quần áo quá chật cũng có thể gây ra chứng ợ chua. Với những người hay đeo thắt lưng, nếu thắt lưng chật sẽ ép vào dạ dày, gián tiếp ép thức ăn vào cơ vòng thực quản dưới gây ra trào ngược dạ dày.
Hút thuốc
Có rất nhiều lý do chính đáng để bỏ thuốc lá chứ không riêng gì trào ngược dạ dày thực quản. Hút thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và chứng ợ chua là một trong số đó.
Các chuyên gia lý giải, hút thuốc làm giảm sản xuất nước bọt làm tăng sản xuất axit trong dạ dày. Nó cũng có thể làm cho muối mật di chuyển từ ruột đến dạ dày nhiều hơn, điều này khiến axit dạ dày trở thành chất có hại. Hút thuốc còn làm suy yếu và thư giãn cơ vòng thực quản dưới. Cơ vòng thực quản suy yếu hoặc bị giãn thường khiến các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
Uống nhiều rượu
Rượu làm tăng lượng axit trong dạ dày đồng thời làm giãn cơ vòng thực quản. Theo các chuyên gia, nên theo dõi bất cứ đồ uống nào vừa sử dụng, cả rượu trắng, rượu vang hay rượu hoa quả. Nếu sau khi sử dụng các loại đồ uống, cơ thể có các triệu chứng của trào ngược hoặc làm triệu chứng trào ngược sẵn có nghiêm trọng hơn thì nên loại bỏ thức uống đó khỏi thực đơn.
Căng thẳng
Bản thân căng thẳng không được chứng minh là gây ra chứng ợ nóng. Tuy nhiên, nó lại dẫn đến các hành vi gây ra chứng ợ nóng. Một người khi căng thẳng thông thường sẽ không tuân theo các thói quen hằng ngày, họ có thể không ăn, không tập thể dục hoặc quản lý thời gian ăn uống như bình thường. Sự gián đoạn này có thể gây ra chứng ợ nóng. Để giảm bớt căng thẳng, bạn có thể thử một vài phương pháp như tập thở, thiền, nghe nhạc...
0 notes
suckhoedoisong6688 · 3 years
Text
Phát hiện khối u từ tình trạng cánh tay sưng đau bất thường
Bệnh nhân N.T.N., 44 tuổi, trú tại Yên Thường, Gia Lâm, nhập viện trong tình trạng xuất hiện khối u bất thường tại vùng cánh tay trái, với kích thước lên đến 8x8cm, mật độ mềm, nhẵn, di động.
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết khối u đã xuất hiện từ cách đây 2 năm, nhưng do chủ quan nên bệnh nhân N. chưa từng đi khám. Gần đây do khối u to nhanh, ấn vào đau tức, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và hình thể nên bệnh nhân mới tới Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang để điều trị.  
Phát hiện khối u từ tình trạng cánh tay sưng đau bất thường - 1 Kết quả siêu âm và kiểm tra tế bào học cho thấy đây là một khối u mỡ lành tính. Các xét nghiệm khác cũng không có dấu hiệu bất thường. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã kết luận bệnh nhân bị u mỡ vùng dưới cánh tay trái và chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhân.
ThS.BS Phạm Duy Linh, Khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết, ngoài việc tỉ mỉ bóc tách lấy khối u cùng tổ chức mỡ ra khỏi cơ thể bệnh nhân, các bác sĩ còn kết hợp khâu thẩm mỹ nhằm hạn chế tối đa vết sẹo ở vùng mổ.
"Khi phát hiện khối u bất thường trên cơ thể, dù ở bất kỳ vị trí nào, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Việc xử trí sớm các khối u sẽ hạn chế tình trạng biến chứng chèn ép thần kinh, ngăn ngừa các khối u ác tính", BS Linh cho biết.
Bác sĩ Linh khuyến cáo, u mỡ có thể gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào, nhưng gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trưởng thành, trung niên. Để xác định được u mỡ lành tính hay ác tính, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
U mỡ là tình trạng tập trung quá mức tế bào mỡ với nhiều kích thước khác nhau tại một vùng trên cơ thể, thường gặp nhiều nhất ở các vùng ngoại vi dưới da nhưng cũng có thể gặp ở hầu hết các tạng trong cơ thể. Đặc điểm của u mỡ là phát triển chậm, thường không đau, lành tính và di chuyển được.
0 notes
suckhoedoisong6688 · 3 years
Text
Dấu hiệu F0 trở nặng tại nhà
Các triệu chứng Covid-19 chuyển nặng gồm: sốt liên tục trên 39 độ dù uống thuốc hạ sốt, mệt mỏi không thể sinh hoạt bình thường, khó thở khi thay quần áo, oxy trong máu giảm...
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Quân, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, hầu hết người nhiễm virus có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không cần nhập viện. Thông thường các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 5-6 ngày từ khi người bệnh nhiễm virus. Tuy nhiên, thời gian này cũng có thể kéo dài tới 14 ngày.
Bệnh nhân mắc Covid-19 chủng Delta có dấu hiệu không điển hình, các triệu chứng không rầm rộ nên khó phát hiện cũng như nhiều bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp: sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, khó thở nhẹ hoặc đau đầu. Các triệu chứng ít gặp hơn: tiêu chảy, viêm kết mạc mắt, mất mùi, mất vị giác.
Với bệnh nhân mắc Covid-19, các triệu chứng nặng sẽ xuất hiện vào ngày thứ 7 đến thứ 10 của bệnh. Các dấu hiệu nặng trên thường xuất hiện ngay sau thời điểm bệnh nhân ho tăng liên tục, thời điểm virus phát tán mạnh nhất và nồng độ virus cao nhất.
"Đây là thời điểm các F0 cần được theo dõi sát sao nhất", bác sĩ nói. Các dấu hiệu chuyển nặng có thể kể đến: sốt liên tục trên 39 độ mà thuốc hạ sốt không có tác dụng, mệt mỏi không thể sinh hoạt bình thường, khó thở, nồng độ oxy trong máu giảm. Ví dụ, sốt liên tục trên 39 độ mà thuốc hạ sốt không có tác dụng, mệt mỏi không thể sinh hoạt bình thường, khó thở khi thay quần áo hoặc không thể ra khỏi giường, nồng độ oxy trong máu giảm.
Quan trọng nhất là phát hiện tình trạng thiếu oxy thầm lặng ở bệnh nhân. Bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp tuy nhiên không tương xứng với biểu hiện bên ngoài khi đó SpO2 rất thấp, thậm chí một số trường hợp nổi các vân tím.
Vì vậy các bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng không chủ quan mà cần tăng cường kiểm tra để phát hiện tình trạng thiếu oxy thầm lặng.
Trong video Hướng dẫn cách tự phát hiện các triệu chứng nặng tại nhà dưới đây, bác sĩ Nguyễn Thành Quân sẽ chỉ cách để người bệnh và người chăm sóc phát hiện các dấu hiệu diễn tiến nặng của bệnh và có cách xử trí kịp thời.
0 notes
suckhoedoisong6688 · 3 years
Text
Những đồ quen thuộc có thể gây ung thư vú
Không phải tác nhân trực tiếp nhưng các món đồ này có thể chứa hợp chất có hại cho sức khỏe, gây bệnh ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), tỷ lệ người tử vong do ung thư vú trong một thập kỷ qua đã giảm bởi người dân có cách phòng ngừa, sàng lọc và phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ và có thể xảy ra ở cả nam giới. Người sáng lập kiêm Chủ tịch của Breastcancer.org, bác sĩ Marisa Weiss cho biết: "Nhiều hóa chất mà chúng ta đang tiếp xúc thường xuyên có thể xâm nhập vào cơ thể người". Bà giải thích các chất này gây rối loạn nội tiết tố - nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư vú, chúng hoạt động như như hoóc môn estrogen và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư.
Một số món đồ quen thuộc có thể chứa các chất gây ung thư vú đã được các nhà khoa học nghiên cứu:
Chất tẩy rửa có chứa Phthalate
Phthalate là một chất hóa học được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa, sơn, thường được dùng trong sản phẩm làm sạch không khí, tẩy rửa và chúng có thể bắt chước chức năng của estrogen trong cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Viện Silent Spring, tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và báo cáo về phòng chống ung thư vú, và trường Y tế cộng đồng (ĐH Boston, Mỹ), những phụ nữ tiếp xúc nhiều với sản phẩm làm sạch không khí, tẩy rửa có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người bình thường. Máy làm sạch không khí còn có thể chứa terpenes, chất phản ứng với ozone nền tạo ra formaldehyde, cũng như benzen và stiren. Theo Environmental Health, các chất này gây ung thư vú ở động vật.
Ảnh: SHUTTERSTOCK Một số sản phẩm làm sạch không khí và tẩy rửa có chứa phthalate tăng khả năng ung thư vú. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Phần lớn người dùng đều sử dụng các sản phẩm này với mục đích kiểm soát nấm mốc nên bác sĩ Weiss khuyên nên lựa chọn các sản phẩm lành tính, dung dịch giấm và nước hoặc baking soda.
Mỹ phẩm có chứa paraben
Paraben là chất bảo quản phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm dưỡng da, trang điểm, bao gồm: methylparaben, propylparaben, ethylparaben và butylparaben. Theo Breastcancer.org, paraben có thể thâm nhập vào da và hoạt động như hoóc môn estrogen yếu, có khả năng thúc đẩy phát triển thụ thể hoóc môn dương tính với ung thư vú.
Rượu và đồ uống có cồn
Theo Viện Nghiên cứu ung thư Mỹ và Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới, nếu sử dụng rượu hàng ngày như một thói quen sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nhiều so với người không sử dụng.
Sử dụng rượu hàng ngày như một thói quen sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Sử dụng rượu hàng ngày như một thói quen sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Thuốc diệt cỏ
Người dân thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu để giảm thiểu thiệt hại về cây trồng và tối đa hóa sản lượng nông nghiệp. Tuy nhiên, năm 2011, nghiên cứu về Khoa học độc tính đã chỉ ra sự liên quan giữa atrazine trong các sản phẩm hóa học hỗ trợ nông nghiệp và ung thư vú. Bác sĩ Kristi Funk, giám đốc trung tâm Pink Lotus Breast, Los Angeles, chia sẻ: "Trong năm 2005, EU đã cấm sử dụng atrazine trong nông nghiệp khi chứng minh nó có hại cho động vật và tìm thấy rất nhiều trong nước sinh hoạt của người dân". Tuy nhiên, atrazine vẫn được sử dụng tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Bác sĩ cũng khuyên người dân nên sử dụng thực phẩm hữu cơ để đảm bảo sức khỏe của bản thân.
Sơn móng tay có chứa Phthalate
Giống như các sản phẩm làm sạch, một số loại sơn móng tay có chứa Phthalate và formaldehyde, các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Vì vậy, để làm đẹp, phụ nữ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm không chứa các chất này.
Ảnh: SHUTTERSTOCK Một số loại sơn móng tay có chứa Phthalate và formaldehyde, các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Sản phẩm đóng chai có BPA
Các sản phẩm đóng chai chứa một lượng lớn BPA (hay còn gọi là bisphenol A) - chất gây rối loạn nội tiết và được sử dụng để làm nhựa polycarbonate. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên lựa chọn các sản phẩm đóng chai không sử dụng BPA hoặc mua thực phẩm đông lạnh.
Ngoài việc phòng tránh các chất gây hại, theo Breastcancer.org, bạn còn có thể giảm thiểu nguy cơ gây ung thư vú bằng cách tập thể dục, mang thai ở độ tuổi phù hợp, ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ung thư, điều trị kịp thời.
0 notes
suckhoedoisong6688 · 3 years
Text
Cẩn trọng viêm màng não mủ ở người lớn
Người đàn ông 70 tuổi, tiền sử suy tim, đái tháo đường, sốt cao 40 độ, rét run, gọi hỏi không trả lời, được gia đình đưa đi cấp cứu.
Ông nhập viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng rối loạn ý thức, thở nhanh trên 25 lần mỗi phút, nghi ngờ nhiễm khuẩn thần kinh với biểu hiện gáy cứng. Kết quả chọc dịch não tủy cho thấy dịch đục, chẩn đoán viêm màng não mủ.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chỉ định điều trị bằng kháng sinh, đến ngày 28/12 sức khỏe bệnh nhân ổn định, có thể xuất viện.
Theo bác sĩ Nguyên, viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do các tác nhân gây bệnh có khả năng gây viêm và sinh mủ. Chúng làm tổn thương hệ thần kinh, bệnh nhân nguy cơ tử vong hay di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân, chậm phát triển tâm thần vận động...
Nhiều người cho rằng viêm màng não mủ là bệnh hay gặp ở trẻ em nhưng thực tế mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Thống kê toàn cầu năm 2016 đăng trên tạp chí Lancet, viêm màng não khiến hơn 300.000 người tử vong và hơn 21 triệu ca di chứng tàn tật.
Biểu hiện lâm sàng xảy ra ở 41% bệnh nhân bao gồm sốt, gáy cứng và thay đổi ý thức, diễn ra đột ngột. Bệnh nhân lớn tuổi thường có triệu chứng điển hình hơn bệnh nhân trẻ, song đôi khi khó chẩn đoán do dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý nền.
Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu viêm màng não là sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi... Cần theo dõi sát, đưa trẻ đến bệnh viện khám, xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Một số biểu hiện khác như ban xuất huyết do não mô cầu, viêm phổi do phế cầu, viêm nội tâm mạc do tụ cầu vàng, viêm tai giữa... Trong trường hợp nặng có thể vật vã, lơ mơ và hôn mê.
Để chẩn đoán xác định, bác sĩ chỉ định chọc và xét nghiệm dịch não tủy và điều trị kháng sinh. Đối với người bệnh có bệnh nền và các viêm nhiễm cần điều trị kết hợp để giảm nguy cơ viêm màng não.
Việt Nam đã có vaccine viêm màng não mủ do não mô cầu, phế cầu khuẩn và Haemophilus influenzae type B. Bác sĩ khuyến cáo mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ cần tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh. Nếu có biểu hiện bệnh bất thường, cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh những di chứng đáng tiếc, thậm chí có thể tử vong. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà.
0 notes
suckhoedoisong6688 · 3 years
Text
Nguyên nhân mắc ung thư thận
Tuổi cao, béo phì và một số thói quen không lành mạnh có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thận. Các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ung thư thận nhưng di truyền và môi trường có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Bệnh thường bắt đầu khi có sự thay đổi cấu trúc DNA trong các tế bào, khiến chúng phát triển không kiểm soát và hình thành khối u. Nếu không điều trị, ung thư phát triển và lan rộng qua hệ bạch huyết - tuyến tồn tại khắp cơ thể.
Ung thư thận được chia thành 3 loại như sau:
- Ung thư biểu mô tế bào thận (RCC) thường bắt đầu trong các tế bào xếp thành các ống nhỏ của nephron (đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của thận). Loại này chiếm 85% tổng ca ung thư thận. Bệnh thường chỉ hình thành một khối u nhưng đôi khi, cũng có thể phát triển nhiều hơn ở một hoặc ở cả hai quả thận.
- Ung thư tế bào chuyển tiếp (hay còn gọi là ung thư biểu mô tiết niệu): Đây là loại ung thư phát triền từ ống nối từ thận đến bàng quang và chiếm khoảng 10-15% tổng số ca mắc ung thư thận.
- U nguyên bào thận: Đâu là khối u hình thành từ thời thơ ấu do gen ức chế khối u và kiểm soát sự phát triển của tế bào bị mất hoặc không hoạt động.
Trong đó, có một số yếu tố tăng nguy cơ mắc loại ung thư thật phổ biến nhất - RCC như sau:
- Tuổi tác: Ung thư thận thường xảy ra ở người lớn tuổi, hiếm khi được chẩn đoán ở trước tuổi 45.
- Giới tính: RCC ảnh hưởng tới nam giới nhiều hơn phụ nữ.
- Béo phì: Do nội tiết tố ảnh hưởng bởi thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung và RCC nói riêng.
- Hút thuốc: Hút thuốc tăng tỷ lệ mắc RCC nhưng có thể suy giảm khi người đó bỏ thuốc.
Hút thuốc khiến nguy cơ mắc ung thư thận tăng đáng kể so với người bình thường. Hút thuốc khiến nguy cơ mắc ung thư thận tăng đáng kể so với người bình thường. - Huyết áp cao tăng nguy cơ mắc bệnh nhưng các bác sĩ chưa xác định được là tự thân chứng bệnh này hay do thuốc điều trị gây ra.
- Hóa chất độc hại: Những người tiếp xúc thường xuyên với một số hóa chất như cadmium, một số chất diệt cỏ và dung môi hữu cơ cũng có khả năng cao mắc RCC hơn bình thường.
- Thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc giảm đau cũ.
- Yếu tố di truyền: Một số căn bệnh có tính di truyền như von Hippel-Lindau có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thận.
Nguy cơ mắc ung thư thận có thể giảm bớt nếu tuân theo một lốt sống lành mạnh, từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu...
Bên cạnh đó, những người có nguy cơ mắc bệnh cao cần thường xuyên kiểm tra, trao đổi với bác sĩ để phát hiện bệnh sớm. Đó là cách tốt nhất để cải thiện tiên lượng của bệnh nhân ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), 93% ung thư không lan ra ngoài thận khi chẩn đoán, 69% ảnh hưởng đến các mô lân cận, 12% cho kết quả di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
0 notes
suckhoedoisong6688 · 3 years
Text
Chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú
Theo nghiên cứu mới của ĐH Havard, phụ nữ có mức tiêu thụ chất xơ cao có thể giảm 8% nguy cơ mắc ung thư vú so với người ăn ít nhất. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng trên thế giới có hàng triệu phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú do tiêu thụ không đủ chất xơ.
Trước đây, các chuyên gia chỉ cảnh báo việc thiếu chất dinh dưỡng quan trọng này làm tăng nguy cơ ung thư ruột nhưng theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí y khoa Cancer ngày 6/4/2020, các nhà nghiên cứu tin rằng chất xơ có thể chống ung thư vú bằng cách kiểm soát đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin, hoóc môn duy nhất làm giảm lượng đường glucose trong máu. Các tế bào ung thư phát triển mạnh nhờ đường. Do đó, khi lượng đường trong máu không được kiểm soát, các tế bào ung thư sẽ tăng trưởng nhanh chóng.
Chất xơ có thể chống ung thư vú bằng cách kiểm soát đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin Chất xơ có thể chống ung thư vú bằng cách kiểm soát đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin Chất xơ cũng có thể làm giảm mức độ lưu thông của hormone estrogen - một yếu tố gây ung thư vú khác - bằng cách tăng vi khuẩn tốt trong ruột.
Chất xơ bao gồm các hợp chất cao phân tử: Cellulose, lignin và pectin, được tìm thấy trong trái cây, rau củ và thực phẩm giàu carbohydrate, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, mì ống và các loại hạt. Nó giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và tạo cảm thấy no, cũng như giúp phòng chống bệnh tim và tiểu đường.
Ở Anh, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn 30 g chất xơ mỗi ngày, nhưng rất ít người đạt được mục tiêu do quy trình sản xuất thực phẩm đã loại bỏ phần lớn chất này, ví dụ như bánh mì trắng, gạo có hàm lượng chất xơ thấp hơn so với những loại bánh nguyên cám và gạo lứt.
Sự gia tăng các xu hướng chế độ ăn kiêng low-carb và gluten cũng được cho là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu thụ lượng chất xơ thấp.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Maryam Farvid, thuộc Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, chia sẻ: "Nghiên cứu của chúng tôi đóng góp các bằng chứng cho thấy yếu tố lối sống, chế độ ăn uống có thể tác động đến nguy cơ mắc ung thư vú".
Trong đó, ăn trái cây, rau củ là cách dễ dàng nhất để tăng cường chất xơ và ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, hạt cũng là những nguồn cung cấp tốt chất dinh dưỡng này.
Ăn trái cây, rau củ là cách dễ dàng nhất để tăng cường chất xơ. Ảnh: Independent Ăn trái cây, rau củ là cách dễ dàng nhất để tăng cường chất xơ. Ảnh: Independent Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định, việc tiêu thụ nhiều chất xơ từ các nguồn thực phẩm khác nhau có thể tăng chất lượng của chế độ ăn, giúp hấp thu được nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất sinh học có liên quan tới giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
1 note · View note