Tumgik
#đặc sản huế
foodnha · 2 years
Text
0 notes
yeuamthuc · 2 months
Text
Top 5 quán bánh tráng cuốn thịt heo ngon ở Bắc Ninh
Bánh tráng cuốn thịt heo là một món ăn đặc sản có nguồn gốc từ vùng Nam Bộ, trở thành một trong những món ăn truyền thống của nền ẩm thực Việt Nam. Hãy cùng YeuAmThuc khám phá top 5 quán bánh tráng cuốn thịt heo ngon ở Bắc Ninh. #yeuamthuc_org #Top_quán_ngon #ẩm_thực_Huế #Bắc_ninh #bánh_tráng_cuốn_thịt_heo #đặc_sản_miền_Tây #món_ngon #roll_house #shelly_xoai https://yeuamthuc.org/top-5-quan-banh-trang-cuon-thit-heo-ngon-o-bac-ninh/
Bánh tráng cuốn thịt heo là một món ăn đặc sản có nguồn gốc từ vùng Nam Bộ, trở thành một trong những món ăn truyền thống của nền ẩm thực Việt Nam. Hãy cùng YeuAmThuc khám phá top 5 quán bánh tráng cuốn thịt heo ngon ở Bắc Ninh. Continue reading Top 5 quán bánh tráng cuốn thịt heo ngon ở Bắc Ninh
0 notes
linhlilas · 7 months
Text
Ngày trước ai rủ mình đi Huế là mình từ chối liền, kiểu sao nhỉ, mình cần nơi nào đó náo nhiệt, một nơi đông đúc, nhiều chỗ ăn uống vui chơi, lúc đó mình có một cái định kiến rằng Huế là 1 nơi trầm lắng, buồn buồn, Hà Nội khiến mình trầm cảm đủ rồi, mình chẳng muốn trầm cảm thêm chút nào nữa.
Nhưng mà mình của hiện tại lại muốn tìm nơi yên tĩnh một chút để trốn.
Nhiều chuyện xảy ra đến mức mà mình muốn trốn đi 1 thời gian. Mình điên cuồng tìm chuyến bay đi đâu đó ngay mùng 1 Tết, mình cần được tách ra khỏi Hà Nội 1 ít ngày. Và rồi mình book chiếc vé máy bay cuối cùng đi Huế. Book phòng cuối cùng ở 1 guest house nhỏ yên tĩnh (dù gần trung tâm).
Và Huế chào đón mình bằng đặc sản mưa, mưa kiểu rất dịu, không khó chịu như Hà Nội, mưa có chút giống Sài Gòn ngày đó, mưa làm mọi thứ dễ chịu hơn với mình khi ăn Tết ở nơi mình chưa từng đến như này.
Và Huế tuyệt vời hơn mình tưởng, sôi động hơn mình tưởng. Mình đi qua những con đường như “Bùi Viện” mix “Tạ Hiện”. Mình đi qua những con đường như bờ hồ Hà Nội. Cách bố trí đường cũng giống Hà Nội lắm lắm.
Tự dưng muốn ở lại lâu hơn một chút, đủ để trải nghiệm và hiểu hơn về thành phố này.
“Thành phố này buồn lắm” - Linh của 2019,
“Thành phố này đẹp thật” - Linh của 2024.
2024 mình lại có 1 tình yêu mới, Huế.
Mùng 2 Tết.
Tumblr media
21 notes · View notes
amthucxuhue · 1 year
Text
16 món đặc sản ở huế mua về làm quà
Huế có nên ẩm thực vô cùng phong phú và lâu đời. Bởi vậy mà khi nhắc đến đặc sản huế thì đúng là nơi đây có nhiều món ngon thật, thậm chí có ngồi kể cả ngày cũng không thể kể hết được cả chục món quà ngon lành mang đậm văn hóa ẩm thực cung đình huế.
Chi tiết 16 Món Đặc Sản Ở Huế Mua Về Làm Quà Không Thể Bỏ Lỡ
Huế có khá nhiều đặc sản nổi tiếng và đa dạng như các loại bánh ngon hoặc nhiều loại mắm đặc trưng của Huế. Nếu bạn không biết nên mua gì vừa ngon vừa rẻ lại dễ mang về thì không nên lo lắng, vì đây là tất tần tật thông tin 16 món đặc sản ở huế NGON – BỔ - RẺ mang về làm quà mà bạn không nên bỏ lỡ
1 Tôm Chua Huế - Đặc Sản Huế Làm Quà Nổi Bật
Mắm tôm chua là đặc sản nổi tiếng đất huế mà bạn nên chọn khi mua đặc sản huế mang về làm quà, tôm chua được làm từ những con tôm rào, tôm đất được sơ chế sạch sẽ sau đó được muối cùng với đường, tỏi, ớt và giềng thái sợi
Tumblr media
2. Bánh lọc Huế
Bánh bột lọc Huế được làm từ bột sắn, bột sắn được lọc tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, hoặc dùng nước sôi nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm-thịt.
Tumblr media
3. Bánh Nậm Huế
Món thứ 3 trong bộ sưu tập đặc sản huế làm quà đó chính là Bánh nậm, Bánh nậm có nguồn gốc tại làng Nam Phổ, xã Phú Thượng, cách trung tâm Huế khoảng 3km. Bánh nậm từ đó đã trở thành món ăn đặc sản huế được yêu thích của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi ở cố đô.
4. Bánh Ít Huế
Bánh ít là một món ăn dân dã đặc biệt thơm ngon ở xứ Huế, bánh ít được làm từ bột nếp và nhân tôm thịt, và là món không thể thiếu trong bộ sưu tập đặc sản huế làm quà.
Nhân bánh ít giống y chang nhân bánh bột lọc gồm tôm đồng và thịt ba chỉ rim. Tôm làm sạch, con to cắt đôi, con nhỏ thì để nguyên con, thịt ba rọi rửa sạch rồi thái nhỏ.
5. Mè Xửng Huế
Đặc sản Mè xửng Huế được làm từ nguyên liệu chính là mẻ hay còn gọi là vừng, sau đó hoán đường cô đọc lại thành chất dẻo. Ngoài vừng thì bánh đa, mạch nha hay đậu phộng cũng là 1 trong những thành phần không thể thiếu của mè vừng.
6. Hạt Sen Tịnh Tâm Huế
Hạt sen thì vùng miền nào cũng có, nhưng không phải tự nhiên mà hạt sen Huế lại được lòng du khách bốn phương đến vậy, khiến cho rất nhiều du khách khi ghé thăm Huế chọn sen làm đặc sản huế mua làm quà mang về.   
7.Tinh Dầu Tràm Huế
Dầu tràm Huế Liên Mỹ là thương hiệu gia truyền có uy tín tại Huế, thương hiệu rất có kinh nghiệm trong chế biến dầu tràm, Dầu tràm Liên mỹ vinh dự có nhiều giải thưởng lớn nhỏ trong cả nước.
Những công dụng kì diệụ của dầu tràm dành cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi thì không thể kể hết như: trị sổ mũi,  cảm cúm, ho, đờm, chữa đau bụng, trị cơn đau xương khớp, các vến côn trùng cắn, dị ứng…
8. Trà Cung Đình Huế
Trà cung đình huế là văn hóa đặc trưng mà du khách nào cũng muốn thưởng thức khi đến Huế, để cảm nhận sự đặc sắc và cầu kì của một tách trà “dâng vua” là thế nào. Các dược liệu tự nhiên được kết hợp theo công thức gia truyền đã làm nên thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe,
Ngoài tác dụng là thức uống giải nhiệt ra thì trà cung đình huế còn có rất nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe như: Giấc ngủ ngon, Giải độc gan, thanh nhiệt, Giảm huyết áp…
9. Chả Cua Huế
Huế có đặc sản gì làm quà ư? Nhiều lắm và Chả cua là 1 trong số đó, đây là một món ăn không xa lạ gì với nhiều người, rất nhiều nơi cũng làm chả cua tuy nhiên chỉ có chả cua tại Huế là ngon nhất. là 1 món luôn nằm trong Top đặc sản huế mua làm quà
10. Chả Cây Huế
Chả cây Huế là một trong những món ăn rất ngon và có hầu hết ở những quán bún hay quán bánh canh, quán bánh lọc ở Huế. Chả cây không được gói thành đòn nửa cân hay 1 cân mà nho nhỏ xinh xinh bằng 2 đốt ngón tay nên được gọi là Chả Cây. Đây là món rất thích hợp để làm quà đặc sản huế vì ngon, rẻ, và dễ mang về.
11. Nem Chua Đặc Sản Huế
Nem chua Huế rất ngon, phổ biến, được bày bán nhiều ở khắp các hàng quán ở Huế và là một trong những đặc sản huế làm quà nổi bật mỗi khi nhắc đến “đặc sản xứ Huế”. Nguyên liệu làm nem chua Huế gồm thịt nạc, da heo, tỏi, ớt, đường phèn, gia vị.
 Nem chua Huế dùng trong các bữa ăn hàng ngày của dân Huế, là món mồi nhậu rất được ưa chuộng hay còn có thể dùng trong các mâm giỗ cùng với chả Huế.
12. Tré Huế
Nhắc đến đặc sản huế làm quà thì không thể thiếu tré Huế, tré Huế rất ngon và phổ biến và được bày bán nhiều ở khắp các hàng quán ở Huế, Tré Huế chủ yếu dùng nguyên liệu là da và thịt đầu, tất cả nguyên liệu này đều được luộc chín. Khác với nem chả được chế biến đơn giản hơn, tré Huế thì công phu hơn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu chuẩn bị gia vị.
13. Kẹo Cau Huế
Nếu bạn còn chần chừ chưa biết lựa chọn đặc sản Huế nào làm quà thì hãy hỏi ngay người bán hàng bánh kẹo đặc sản huế thì bạn sẽ hiểu về lịch sử kẹo cau huế. đây là món gắn liền với tuổi thơ không biết bao nhiêu thế hệ tuổi thơ Huế, Mua kẹo cau đặc sản huế về làm quà cho bạn bè cũng rất thú vị đấy.
14. Bánh Canh Khô Huế
Bánh canh khô được làm từ bột mỳ nguyên chất 100%, được người thợ nhào trộn cho thật dẻo sau đó cho vào máy cán sợi, cuộn lại và phơi khô và đóng gói. Bánh canh khô bột mỳ được dùng cho cả chay lần mặn, xào nấu tùy sở thích. Đây là sản phẩm rất hợp để làm đặc sản huế mua làm quà cho người bạn bè, người thân vì ngon, rẻ và dễ mang về.
15. Mắm Nêm Huế
Món thứ 15 trong đặc sản ở huế làm quà đó chính là mắm nêm, đây là món quà đặc sản huế rất ý nghĩa cho những tín đồ thích ăn mắm Huế. Mắm nêm được làm từ con nêm ướp với muối, lên men theo phương pháp thủ công, đựng trong những vại sành theo công thức riêng, gia giảm theo từng mùa vụ.
16. Mứt gừng Huế
Mứt gừng Huế nổi tiếng từ xưa cho đến nay. mứt gừng có xuất xứ từ Huế vốn thơm nồng và có vị cay nhiều hơn mứt gừng các địa phương khác. Mứt gừng xứ Huế được làm từ củ gừng Tuần, đây là nơi cho ra đời những củ gừng nhỏ nhắn mà hương vị đậm đà, thơm ngon đặc biệt khó nơi nào có được.
https://amthucxuhue.com/dac-san-hue-lam-qua/
2 notes · View notes
bacsithu · 2 years
Text
Phòng khám da liễu Tại Đà nẵng
Những bệnh lý về da liễu thường là những bệnh phổ biến và xảy ra thường ngày, nó có ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt cũng như tâm lý và sức khoẻ của bạn. Tuy nhiên bạn đã thử nhiều cách cũng như sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau vẫn không hiệu quả. Bài viết này chúng tôi sẽ chỉ bạn 10 phòng khám da liễu uy tín Đà Nẵng mà bạn cần phải đến.
Table of Contents
1. Dr. Thư – Trung tâm điều trị da công nghệ cao
2. Phòng khám da liễu Phi Long
3. Phòng khám da liễu Bs Thanh Nhàn
4. Phòng khám da liễu Bs Hà Nguyên Hào
5. Phòng khám da liễu BS. Nguyễn Đức Tiến
Danh Sách Dịch Vụ Phòng Khám Da Liễu Tại Đà Nẵng  – Phòng Khám Bác Sĩ Thư
1. Dr. Thư – Trung tâm điều trị da công nghệ cao
Bác sỹ Thư nổi tiếng với những ca điều trị bệnh da liễu khó do đó được đa số người dân ở Đà Nẵng tin tưởng và thường xuyên lui tới. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề lại còn mát tay với những ca bệnh về da khó, đồng thời khi đến với trung tâm bạn còn được trải nghiệm:
Đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao: Đến với Bác sỹ Thư bạn sẽ được tư vấn và điều trị trực tiếp bởi các chuyên gia da liễu có chuyên môn cao. Tuỳ vào tình trạng da và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi khách hàng sẽ được tư vấn một phác đồ điều trị khác nhau.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối: Với quy trình điều trị da liễu chuẩn y khoa và tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vô trùng, vô khuẩn. Đặc biệt, quá trình điều trị được kết hợp với công nghệ Plasma lạnh – TOP 5 công nghệ tiến tiến thế giới giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.
Sử dụng các sản phẩm dược mỹ phẩm uy tín: Bác sỹ Thư luôn lựa chọn các sản phẩm bổ trợ là các sản phẩm dược mỹ phẩm chính hảng của Mỹ và Pháp. Điều này giúp da phục hồi nhanh chóng, góp phần làm se khít lỗ chân lông, láng mịn và làm giảm mờ thâm hiệu quả.
Thông tin liên hệ
Hotline: 0935 65 64 88
Facebook: fb.com/thammyvienDrThu
Địa chỉ: 191 Nguyễn Văn Linh, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
2. Phòng khám da liễu Phi Long
Đến với phòng khám Phi Long thì bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tuyệt vời bởi phòng khám cung cấp những trang thiết bị hiện đại bậc nhất đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mọi ca điều trị cùng với sự chăm sóc tân tình và chu đáo nhất đối với khách hàng. Hệ thống các máy laser với khả năng thực hiện hơn 11 phương pháp laser tiên tiến, cùng giường khám bệnh tiên tiến sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 144 Dũng Sỹ Thanh Khê, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
3. Phòng khám da liễu Bs Thanh Nhàn
Hiện đang làm việc tại Bệnh viện da liễu Đà Nẵng – Nguyên giảng viên Bộ môn da liễu Đại học Y Dược Huế nguyên Phó giám đốc Trung tâm thẩm mỹ Bệnh viện gia đình Đà Nẵng. Do đó, bạn hoàn có thể an tâm và tin tưởng khi đến điều trị tại phòng khám. Phòng khám sư dụng nhiều phương pháp tiên tiến có thể giải quyết mọi vấn đề về da liễu cũng như các ca khó. Đồng thời, phòng khám còn áp dụng phương pháp chăm sóc da hiện đại, đem lại hiệu quả điều trị đặc biệt cho hầu hết các vấn đề về da liễu. Với những loại công nghệ laser như Fraction CO2 Laser, Diod laser, Spectra Laser…
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 69 Hoài Thanh, Ngũ Hành, TP. Đà Nẵng
4. Phòng khám da liễu Bs Hà Nguyên Hào
Là một bác sỹ giỏi có nhiều năm công tác tại Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng lại có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khắc phục các vấn đề da liễu từ đơn giản đến phức tạp. Được đào tạo chuyên sâu về ngành da liễu, là bác sĩ chuyên khoa I do đó phòng khám là địa chỉ tư nhân uy tín và quen thuộc được nhiều người dân tin tưởng và tìm đến.
Phòng khám da liễu Bs Hà Nguyên Hào là phòng khám da liễu uy tín tại Đà Nẵng chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về da liễu, các bệnh lông, tóc, móng, các bệnh niêm mạc miệng, lưỡi, các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da như: herpes, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, sùi mào gà, mụn cóc, sẹo lồi, mụn thịt, tàn nhang, đốm nâu, nấm da, chàm (eczema), mụn trứng cá nặng…
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 10 Trần Tống, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 1382 6099
5. Phòng khám da liễu BS. Nguyễn Đức Tiến
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm đã và đang công tác tại bệnh viện da liễu Đà Nẵng phòng khám da liễu BS. Nguyễn Đức Tiến chuyên khám và điều trị chuyên sâu về các bệnh ngoài da và bệnh hoa liễu. Sử dụng các thành tựu hiện đại và tiên tiến trên thế giới vào việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Đồng thời phòng khám thường xuyên liên kết với các phòng khám chuyên khoa da liễu ở các tỉnh nhằm trao đổi chuyên môn và nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 236/42 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Đừng để các bệnh da liễu phát triển gây ra các vẫn đề về sức khoẻ cũng như gây ra những ảnh hưởng lớn lớn đến nhan sắc của bản thân nhé! Trên đây là tổng hợp 5 phòng khám da liễu uy tín tại Đà Nẵng, nếu bạn cũng đang gặp tình trạng về da mà chưa tìm được địa chỉ thì tham khảo ngay nhé!
2 notes · View notes
aeonmallhue · 19 hours
Text
Checklist 5+ quán nướng AEON MALL Huế được yêu thích nhất 2024
Nếu bạn là tín đồ của các món nướng thơm ngon và đang tìm kiếm một địa điểm lý tưởng để thưởng thức chúng tại Huế, AEON MALL Huế sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Hãy cùng chúng tôi khám phá các quán nướng được yêu thích nhất tại AEON MALL Huế năm 2024!
Tumblr media
1. Sayaka lẩu nướng Nhật Bản
Nhà hàng Sayaka là thương hiệu buffet lẩu nướng Nhật Bản nổi tiếng với thực đơn hơn 80 món đa dạng từ nhiều nguyên liệu khác nhau chỉ từ 166.000 VND/người. Với không gian ấm cúng, được trang trí tinh tế theo văn hóa Nhật, Sayaka là địa điểm lý tưởng để tổ chức tiệc nướng sum vầy cùng bạn bè và gia đình vào những dịp đặc biệt hay các ngày cuối tuần. 
Các món nướng Sayaka đây mềm ẩm, ngọt tự nhiên, kết hợp rau củ tươi ngon và được tẩm ướp bằng công thức truyền thống của xứ Phù Tang với các loại nước sốt bí truyền (sốt hải sản, sốt cay, và sốt tiêu đen) mang lại hương vị độc đáo. Cách trình bày tinh tế mang đậm phong cách Nhật của Sayaka giúp thực khách được thỏa mãn cả về vị giác và thị giác.
...
Xem chi tiết tại:
0 notes
thptngothinham · 5 days
Text
Hướng dẫn phân tích bài thơ Từ ấy, lập dàn ý chi tiết và tham khảo những bài văn mẫu hay đặc sắc phân tích Từ ấy lớp 11 đạt điểm cao. Hướng dẫn phân tích Từ ấy - một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ Tố Hữu. Tác phẩm đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông, thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tâm hồn sau khi được giác ngộ lý tưởng cộng sản. Bài viết này sẽ cung cấp những gợi ý cơ bản để phân tích bài thơ Từ ấy từ các bước tìm hiểu, phân tích đề, xây dựng dàn ý chi tiết và triển khai bài văn phân tích một cách đầy đủ nhất. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ giới thiệu tới các em những bài văn mẫu hay đặc sắc phân tích nội dung bài thơ Từ ấy để giúp các em mở rộng vốn từ ngữ và làm bài tốt hơn. Hướng dẫn phân tích bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) 1. Xác định yêu cầu đề bài - Yêu cầu về nội dung: phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ Từ ấy - Phạm vi tư liệu dẫn chứng: các chi tiết, hình ảnh,... có trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. - Phương pháp lập luận chính: phân tích. 2. Luận điểm của bài phân tích Từ ấy - Luận điểm 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng. - Luận điểm 2: Những nhận thức về lẽ sống - Luận điểm 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ. 3. Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Từ ấy Tham khảo sơ đồ tư duy Từ ấy dưới đây để củng cố lại hệ thống luận điểm, ý chính của bài trước khi đi vào phân tích. Chi tiết sơ đồ tư duy phân tích bài Từ ấy (Tố Hữu) Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Tố Hữu - Tố Hữu (1920 - 2002) sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, một vùng đất có thiên nhiên nhiên nên thơ, cũng là một vùng đất nhiều truyền thống văn hóa, kể cả văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. - Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành, từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. - Khuynh hướng sáng tác: Thơ Tố Hữu gắn liền với lí tưởng cộng sản và cuộc đấu tranh cách mạng, tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị; gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn; có giọng điệu riêng, giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết chân thành; đậm đà tính dân tộc. - Các tác phẩm tiêu biểu: "Từ ấy" (1937 - 1946), "Việt Bắc" (1947 - 1954), "Gió lộng" (1955 - 1961), “Ra trận” (1962 - 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977), “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999)... 2. Tác phẩm Từ ấy - Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương sau thời gian hoạt động phong trào thanh niên ở Huế. Trong niềm vui sướng hân hoan và tự hào, ông đã viết bài thơ Từ ấy để ghi lại kỉ niệm đáng nhớ này. Bài thơ rút ra từ phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy (1937 - 1946). Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938 - Tố Hữu giác ngộ và gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu. Tự nhận định về Từ ấy, nhà thơ viết: "Từ ấy: là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh". - Nội dung chính của tác phẩm: Niềm vui sướng hân hoan, lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước lần đầu giác ngộ lí tưởng cộng sản và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy. - Tứ thơ: Bắt nguồn từ cảm hứng của thời điểm Tố Hữu đón nhận lí tưởng cách mạng. - Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn truyền thống; sử dụng hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu; kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình. - Ý nghĩa nhan đề Từ ấy: + “Từ ấy” là cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương đấu tranh cho lý tưởng cách mạng. Từ đây, sự nghiệp thơ ca của thi sĩ gắn liền với sự nghiệp cách mạng. + Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà cách mạng trẻ tuổi lần
đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy. >>> Xem lại nội dung tài liệu soạn bài Từ ấy để củng cố các kiến thức cơ bản về nội dung bài thơ. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Từ ấy 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy. + Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông gắn với cuộc sống cách mạng và chính trị, thời sự đất nước. + Bài thơ Từ ấy đã ghi lại giây phút mê say của nhà thơ khi bắt gặp ánh sáng của Đảng soi đường. Đó không chỉ là cảm xúc vui sướng, phấn khởi mà còn là phẩm chất cao đẹp của người cộng sản muốn hòa nhập và cống hiến hết mình cho đời. Tham khảo thêm: Những mẫu mở bài phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất để giúp các em viết một mở bài thật hay, thu hút người đọc. 2. Thân bài phân tích Từ ấy * Trình bày khái quát nội dung nghệ thuật của tác phẩm - Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản, những tác động to lớn, mạnh mẽ của lí tưởng đối với nhận thức và tình cảm của nguời Đảng viên mới. - Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu,... * Luận điểm 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng - Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: "Từ ấy trong tôi..." + "Từ ấy", là một thời điểm quan trọng trong cuộc đời và trong sự nghiệp của Tố Hữu, khi tác giả được giác ngộ Cách mạng, giác ngộ lý tưởng Cộng sản, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đó là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời "chân lí" cách mạng soi sáng đường đời. => Bước ngoặt đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời. + Hình ảnh ẩn dụ: "nắng hạ" - nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn"mặt trời chân lí" - ánh sáng diệu kì của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản - ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội. => Hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, mới mẻ - Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu dạt dào cảm hứng lãng mạn: + Cảm xúc trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: "vườn hoa lá", "đậm hương", "rộn tiếng chim". + Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào. * Luận điểm 2: Những nhận thức về lẽ sống - Hai dòng thơ đầu: + Quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân với "cái ta" chung của mọi người. + Động từ "buộc" là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua "ranh giới" của "cái tôi" để chan hòa mọi người "Tôi buộc lòng tôi với mọi người". + Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến "trăm nơi" (hoán dụ) và "trang trải" sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể. - Hai dòng thơ sau: tình yêu thương con người thể hiện qua tình yêu giai cấp + Quan tâm đến quần chúng lao khổ "Để hồn tôi với bao hồn khổ" và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". => Lẽ sống: Gắn cái tôi với cái ta chung; mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân. * Luận điểm 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ - Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. - Ánh sáng cách mạng đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu "vẹn tròn to lớn". - Nhà thơ tự nhận mình "là con của vạn nhà" trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là em của "vạn kiếp phôi pha" gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; là anh của "vạn đầu em nhỏ" "cù bất cù bơ". Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp cống hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.
3. Kết bài - Cảm nhận, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Nội dung: Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản, là tuyên ngôn về lẽ sống có ý nghĩa mở đầu và định hướng cho sáng tác thơ Tố Hữu. + Nghệ thuật: Hình ảnh mới lạ, tươi sáng (vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim...); các biện pháp tu từ (so sánh, liệt kê, ẩn dụ…) và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. - Cảm nhận của em về bài thơ. Ví dụ: “Từ ấy” - bài thơ chứa đầy cảm xúc của tác giả, đó là niềm hân hoan khi được Đảng soi sáng, và nhận thức được lẽ sống mới. Đảng Cộng sản đã mang đến những ánh sáng rực rỡ, mở con đường mới cho nhiều người trong đó có tác giả. Tham khảo thêm: Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu nắm được hướng triển khai bài văn phân tích tác phẩm Từ ấy. TOP 17 bài văn đặc sắc phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu    Việc phân tích bài thơ Từ ấy giúp em thấy được lí tưởng cao đẹp của dân tộc ta trong chiến tranh giành độc lập. Tứ thơ Từ ấy bắt nguồn từ cảm hứng vào thời điểm Tố Hữu đón nhận lí tưởng cách mạng. Nó mang ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938. Qua những vần thơ thể hiện rõ nét tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung với nhiệt tình cách mạng mạnh mẽ, cùng tiếp thu và hưởng ứng nhận thức mới về lẽ sống trong bài thơ Từ ấy, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Phân tích Từ ấy bài số 1 Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thơ cách mạng Việt Nam. Thơ của ông thường mang tính trữ tình cách mạng, thể hiện lòng yêu nước và tình cảm với nhân dân. Bài thơ Từ ấy là một ví dụ điển hình, thể hiện niềm vui và sự sáng ngời khi nhận ra lí tưởng cách mạng. Với những từ ngữ tươi sáng, bài thơ đã mô tả một tâm hồn tràn đầy sức sống của một người chiến sĩ trẻ tuổi với những chuyển biến diệu kỳ trong hành trình đi tìm ánh sáng, giác ngộ lí tưởng cách mạng. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Bài thơ mở đầu bằng lời thơ tự sự, nhấn mạnh thời điểm quan trọng khi tác giả gia nhập Đảng Cộng sản. "Từ ấy" - điểm khởi đầu của sự giác ngộ lý tưởng cách mạng - được tác giả mô tả bằng hình ảnh tươi sáng của "nắng hạ". Ánh sáng chói lọi từ "mặt trời chân lý" làm rạng ngời tâm hồn, và hồn tôi trở thành một "vườn hoa lá" nồng thắm, rộn tiếng chim. Đây là biểu tượng cho sự tươi mới, sức sống mới trong tâm hồn người chiến sĩ: “tâm hồn tôi như vườn hoa lá, hương thơm đậm và tiếng hát vang vọng”. Như một đợt sóng mãnh liệt, mặt trời chân lý ban mai sáng rực trái tim người chiến sĩ, đánh thức tâm hồn anh. So sánh vô cùng gần gũi với vườn hoa lá giúp tô đậm hình ảnh về sức sống mạnh mẽ, niềm hạnh phúc tột cùng của nhà thơ. Vườn hoa lá với thế giới đầy hương sắc, âm thanh hòa quyện, tươi mới, tạo nên một khối đồng đều và sôi động như tâm hồn của nhà thơ đang tràn đầy niềm tự hào, lòng tin, hy vọng và niềm vui khi ánh sáng của Đảng soi bước. Đây thực sự là niềm hạnh phúc to lớn đối với một con người yêu nước, mong muốn hiến dâng tất cả cho cách mạng và nhân dân. Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trạng trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời Thơ ca thời kỳ văn học 1932 - 1945 thường tập trung vào cái tôi riêng, tuy nhiên Tố Hữu lại chọn một cái tôi liên kết mật thiết với cộng đồng, cuộc sống của mình và nhân dân. Câu thơ mạnh mẽ "Tôi buộc lòng tôi với mọi người" thể hiện tâm hồn giàu tình cảm, sự hy sinh vì nhân dân và ý thức tự nguyện gắn bó với nhân dân. Từ ngữ "trang trải" và "muôn nơi" phản ánh sự đồng cảm của nhà thơ với những khổ đau, khó khăn của nhân dân trên khắp đất nước. Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời Lời thơ sâu sắc và mạnh mẽ, khẳng định sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân được tạo nên từ lòng nhân ái và ý thức hướng về cộng đồng. Những tâm hồn khổ cực được liên kết lại với nhau, những người cùng chung lý tưởng cùng hợp sức để xây dựng một tương lai hùng mạnh trên con đường cách mạng.
“Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ” Câu thơ cuối bài một lần nữa khẳng định lại mối quan hệ dày đặc giữa người chiến sĩ và nhân dân. Điệp từ "Là" cùng với ngôn ngữ gia đình như "con", "anh", "em" nhấn mạnh tình thân thiết như họ hàng máu mủ ruột thịt, tình cảm ấm áp, sẻ chia, quan tâm của người chiến sĩ đối với đại gia đình lớn trong lúc khó khăn. Đó là tấm lòng đồng cảm, sống vì người khác, vượt lên trên ích kỷ cá nhân. Những câu thơ cuối cùng viết về "kiếp phôi pha" đau khổ, những em nhỏ "cù bất cù bơ" giữa muôn vàn khó khăn. Tác giả muốn khẳng định rằng lý tưởng cao đẹp nhất của Đảng cộng sản là chiến đấu vì hạnh phúc của nhân dân, đặc biệt là với những số phận nghèo khổ. Bằng thể thơ bảy chữ và ngôn ngữ tự hào, tha thiết, bài thơ Từ ấy đã thể hiện tâm nguyện của một thanh niên yêu nước, tràn đầy giác ngộ và niềm tin vào lý tưởng cách mạng. “Từ ấy” trở thành một bài thơ bất hủ, nhắc nhở mọi người về trách nhiệm với cuộc sống, đất nước và nhân dân. Tham khảo thêm: Tìm đọc những bài văn hay cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để cảm nhận hết cái hồn, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài thơ. Phân tích Từ ấy bài số 2 “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy” - đó chính là lời khẳng định của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về vai trò của mặt trận nghệ thuật trong công cuộc cách mạng. Trong những năm trường kì kháng chiến chống Pháp, có biết bao con người đã ra mặt trận, cống hiến và hy sinh cho Tổ Quốc. Hay như Thạch Lam đã nói: "Mặt trận nghệ thuật là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi thế giới giả dối, tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Một trong những chiến sĩ - nghệ sĩ tích cực trong cả mặt trận kháng chiến và mặt trận nghệ thuật chính là Tố Hữu và bài thơ “Từ ấy” là tác phẩm đã ghi dấu một kỉ niệm sâu đậm trong cuộc đời ông - một tiếng reo vui đầy tự hào của nhà thơ khi đã giác ngộ lí tưởng cách mạng: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ ...... Không áo cơm cù bất cù bơ” Cũng giống như bao người thanh niên khác cùng thời, trước khi đến với ánh sáng cách mạng, Tố Hữu không tìm thấy lối đi cho riêng mình, đó là những ngày tháng mà ông viết “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi / Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời / Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn / Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời”. Nhưng rồi ánh sáng của Đảng như nguồn ánh sáng diệu kì làm bừng sáng tâm hồn thi nhân. Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, phút giây ấy đã thăng hoa cùng nhà thơ: “Từ vô vọng, mênh mông đêm tối Người đã đến. Chói chang nắng dội Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu!" (Một nhành xuân, Tố Hữu) Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ diễn tả niềm vui sướng, niềm hạnh phúc tột đỉnh và sự say mê khi bắt gặp lí tưởng Đảng của cái tôi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Sau thời gian hoạt động tích cực trong Đoàn thanh niên cộng sản Huế, Tố Hữu vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Hai chữ “Từ ấy” là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu khi mới 18 tuổi, đang “băn khoăn tìm lẽ yêu đời” nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự kiện thiêng liêng khi ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam đã khiến nhà thơ bàng hoàng, hạnh phúc và sung sướng. Nhà thơ diễn tả ánh sáng của Đảng bằng một hình ảnh thơ rất chói chang và ấm nóng: “bừng nắng hạ”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột: bừng sáng, bừng ngộ, bừng tỉnh. Ánh sáng ấy không chỉ tràn ngập không gian bên ngoài mà còn tỏa ra từ tâm hồn nhà thơ, nó đánh thức một tâm hồn đang lạc lối để vượt qua u tối và vươn tới ánh sáng của ngày mới: “Con lớn lên, con tìm cách mạng Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi Mẹ không còn nữa, con còn Đảng Dìu dắt con khi chưa biết gì.” (Quê mẹ, Tố Hữu) Hình ảnh cùng ý nghĩa ánh sáng còn được làm rõ hơn trong câu thơ:
“Mặt trời chân lí chói qua tim” Đó là ánh sáng của một vầng mặt trời đặc biệt - mặt trời chân lí - ánh sáng của Đảng, của lí tưởng cộng sản với những tư tưởng mới mẻ, đúng đắn, tiến bộ làm xua tan trong ý thức hệ tư tưởng lạc hậu và mở ra trong tâm hồn thi nhân một chân trời mới về tình cảm, nhận thức. Nếu mặt trời của thiên nhiên đem đến ánh sáng, hơi ấm và sức sống cho muôn loài thì Đảng cũng đem đến ánh sáng của niềm tin, hơi ấm của tình người và sự sống cho dân tộc, cho muôn người. Nhà thơ sử dụng động từ mạnh “chói” vừa miêu tả ánh sáng, vừa gợi sức mạnh xuyên thấu tư tưởng cộng sản đối với trái tim khao khát “lẽ yêu đời” của thi nhân - lí tưởng của Đảng đã thực sự làm bừng sáng tâm hồn của người thanh niên ưu tú. Khi đến với hai câu tiếp theo, người đọc sẽ thấy được cụ thể hơn niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản: “Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Tố Hữu đã thành công trong việc dùng bút pháp so sánh “vườn hoa lá - đậm hương và rộn tiếng chim” để hữu hóa niềm vui sướng trong lòng người, đó là một thế giới tràn đầy sức sống với cả hình ảnh hoa lá xanh tươi, cả hương thơm trái cây nồng đượm, cả âm thanh rộn rã, say đắm của tiếng chim ca hót. Và đó là do ánh sáng chói chang ấp áp của mặt trời - sự hòa quyện giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ đã khẳng định tác động mạnh mẽ, kì diệu của lí tưởng cộng sản với trái tim con người. Hơn nữa, Tố Hữu còn là một nhà thơ nên niềm yêu đời và sức sống mới chan chứa trong tầm hồn cũng trở thành cảm hứng mãnh liệt cho thi ca. Cách mạng không hề đối lập với nghệ thuật mà trái lại, ánh sáng kì diệu của lí tưởng cách mạng đã khơi dậy sức sống và sáng tạo mới mẻ cho hồn thơ: “Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau Đảng cho ta trái tim giàu Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay” (Bài ca xuân 61, Tố Hữu) Khổ tiếp theo của bài thơ biểu hiện những nhận thức, lẽ sống mới của cái tôi trữ tình: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” Giác ngộ lí tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống đối với người cộng sản, trước hết là giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động, tự giác hòa “cái tôi” với “cái ta” chung của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ của những người lao khổ. Từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu nguyện gắn bó mật thiết, sống chan hòa với mọi người, với “trăm nơi” với quần chúng đông đảo khắp mọi miền đất nước. Cụm từ “để tình trang trải” thể hiện tâm hồn nhà thơ như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ của những cuộc đời cần lao. Đây là điều khác biệt với các nhà thơ Mới đương thời, trong khi Tố Hữu giác ngộ cách mạng và đi theo con đường lý tưởng thì các nhà thơ mới lại đang đau buồn với cái tôi nhỏ bé, cô đơn, chôn chặt niềm đau trong những vần thơ bi lụy. Hai câu thơ sau khẳng định tình hữu ái giai cấp trong tình yêu thương của Tố Hữu với con người và cuộc đời: “Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” Nhà thơ hướng tình yêu thương của mình tới “mọi người”, “trăm nơi”,… nhưng cụ thể hơn, đó là những con người thuộc giai cấp cần lao, những kiếp sống khốn khổ, bất hạnh đói nghèo. Câu thơ cuối khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết qua hình ảnh ẩn dụ về “khối đời” - đó là một cộng đồng chung cảnh ngộ, số phận, khát khao và ý chí để cùng nhau hướng tới một lí tưởng cao đẹp… những cái chung ấy sẽ đem lại cho họ một sức mạnh vô địch. Khổ thơ cuối cùng khép lại là sự chuyển biến sâu trong tình cảm của thi nhân, là sự hóa thân của cái tôi vào cái ta chung của “kiếp phôi pha”: “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của v���n kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ” Tố Hữu đã khẳng định sự chuyển biến tình cảm của mình. Tác giả tự nhận mình là một thành viên thân thiết ruột thịt trong đại gia đình quần chúng bị áp bức, đau khổ trong xã hội cũ. Các điệp từ “là” cùng với các từ “con”, “em”, “anh” đã khẳng định điều đó.
Số từ ước lệ “vạn” chỉ số lượng hết sức đông đảo. Họ là kiếp phôi pha là chị vú em với nỗi buồn thân phận: "Nàng nhớ con nằm trong tổ lạnh Không chăn, không nệm ấm, không màn. Biết đâu trong những giờ hiu quạnh Nó gọi tên nàng tiếng đã khan!" (Vú em, Tố Hữu) Hay là hình ảnh lão đầy tớ với nỗi cơ cực thân già; là cô gái giang hồ trên sông Hương với bao nỗi nhọc nhằn của kiếp người: "Em đi với chiếc thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô! Trời ơi em biết khi mô Thân em hết nhục dày vò năm canh." (Tiếng hát sông Hương, Tố Hữu) Chính vì những “người anh” phải sống “kiếp phôi pha”, những người “em”… “cù bất cù bơ” ấy mà người thanh niên cộng sản Tố Hữu say mê hoạt động cách mạng, và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu. Không phải ngẫu nhiên mà từ đây, Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những “em bé mồ côi”, “em bé bán dạo”, “chị vú em”, “cô gái giang hồ”, “lão đầy tớ”,… những con người mà tác giả cho rằng đó là “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”. Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ sâu sắc về nội dung và độc đáo và nghệ thuật. Ngòi bút tinh tế, dùng hình tượng thơ táo bạo, chói sáng, giàu khát vọng lãng mạn bay bổng, say mê. Câu thơ mạnh, cảm xúc thơ tràn đầy. Nhạc thơ biến đổi sinh động, hăm hở, dồn dập say sưa, lôi cuốn. Các biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn như: điệp từ, so sánh, ẩn dụ,... tất cả làm nên một bài thơ hay và lôi cuốn người đọc. “Thuyền còn vượt sóng không nghiêng ngả Nghĩa lớn xuôi dòng lộng ước mơ Mới nửa đường thôi. Còn bước tiếp Trăm năm duyên kiếp Đảng và thơ!” Với “Đảng và thơ”, ở tuổi lục tuần, Tố Hữu vẫn nồng nàn tâm sự như thế. Đã hơn 80 năm từ ngày Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, tình yêu cách mạng, chặng đường cách mạng và hào khí trong thơ ông vẫn chưa tìm được đến điểm dừng, hay phải chăng điểm dừng ấy đã nằm ở vô cực của cuộc đời với ông. Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ của một cái tôi tràn đầy cảm xúc. Đó chính là cái tôi lần đầu được giác ngộ lý tưởng và nguyện đem cả tinh thần và tuổi trẻ của mình cho lý tưởng cao cả ấy. Bài thơ còn là một tuyên ngôn nghệ thuật và mang đậm phong cách thơ của Tố Hữu. Nó xứng đáng là một tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng, ngày nay vẫn làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả. (Tác giả: Nguyễn Hảo/ thichvanhoc.com.vn) Phân tích Từ ấy ngắn gọn bài số 3 Tố Hữu là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Với ông, con đường cách mạng cũng là con đường thơ. Năm 1938, mới 18 tuổi, nhà thơ được vinh dự trở thành người chiến sĩ cộng sản của Đảng. Bài thơ "Từ ấy" vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui sướng tự hào của một thanh niên học sinh yêu nước bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn ca ngợi lí tưởng cách mạng và mang tên tình yêu giai cấp của người chiến sĩ trẻ. Khổ thơ mở đầu cất lên như một lời hát say mê, nồng nàn, vần thơ tràn ngập ánh sáng: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim". "Từ ấy” là từ thuở ấy (9 - 1938), thuở mà nhà thơ vui sướng, hân hoan chào đón "Mặt trời chân lí chói qua tim". Giữa những năm tháng nô lệ, lầm than, tủi nhục, người chiến sĩ trẻ cảm thấy được hồi sinh "bừng nắng hạ". "Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ rất sáng tạo nói về ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin. Lí tưởng cách mạng, lí tưởng cộng sản chủ nghĩa soi sáng nhận thức, mở mang tâm hồn trí tuệ, làm cho cuộc đời đầy sắc màu ý nghĩa. Lòng "tôi" và con đường cách mạng "bừng nắng hạ" chói chang, ấm áp. Trái tim "tôi" có "Mặt trời chân lí chói qua...", ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi vào tâm hồn. Dưới ánh sáng lí tưởng, tâm hồn đẹp biết bao, dào dạt sức sống như một vườn xuân rực rỡ trong muôn sắc màu "hoa lá", ngào ngạt "đậm hương” và "rộn tiếng chim" hót ca. Ngoài nghệ thuật sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, so sánh, Tố Hữu đã chọn lọc một số từ có giá trị gợi tả và biểu cảm đặc sắc (bừng, chói, đậm, rộn) để ca ngợi lí tưởng và tình yêu lí tưởng. Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà thơ xứ Huế có nhiều vần thơ độc đáo, đậm đà:
"Khi ta đã say mùi hương chân lí Đời đắng cay không một chút ngọt bùi Đời đau buồn không một tiếng cười vui Đời đen tối phải đi tìm ánh sáng” ("Như những con tàu", 1938) Có thể nói, Tố Hữu là nhà thơ viết hay nhất về lí tưởng cách mạng bằng bút pháp lãng mạn tuyệt đẹp. Ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin thật vô cùng kì diệu. "Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” (Aragông - Pháp). Yêu nước mà bắt gặp chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản đã giác ngộ tinh yêu giai cấp. Khổ thơ thứ hai nói lên sự gắn bó với mọi người", "với trăm nơi "với bao hồn khổ" với giai cấp” và nhân dân lao động nghèo khổ đang bị đế quốc, phong kiến bóc lột, áp bức dã man. Các từ ngữ "buộc", "trang trải", "gần gũi" biểu lộ sự gắn bó thiết tha với thế giới cần lao, với "khối đời" - khối công nông liên minh: "Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Người chiến sĩ trẻ, người thanh niên cộng sản trên con đường cách mạng quyết tâm chiến đấu và hi sinh để thực hiện lí tưởng cao cả, đã nhận thức một cách sâu sắc về tình yêu giai cấp: "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Hơn bao giờ hết, cái tôi đã chan hòa trong cái ta rộng lớn. Thân thiết và yêu thương, tự giác và tự nguyện, đông đảo và rộng lớn: "là con của vạn nhà", "là em của vạn kiếp phôi pha", "là anh của vạn đầu em nhỏ... Các từ: "là", các số từ "vạn" được điệp lại ba lần làm cho lời ước nguyện thiết tha chân thành, thấm thía xúc động: "Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ". Nhà thơ đã có một cách nói rất truyền cảm về tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Trái tim nhân ái cộng sản chủ nghĩa sáng bừng lên dưới "mặt trời chân lí", dưới ánh sáng của niềm tin, ánh sáng của Cách mạng. Tố Hữu đã sáng tạo nên những vần thơ giàu hình tượng và nhạc điệu để ca ngợi lí tưởng cách mạng và tình yêu giai cấp, tình yêu nhân dân. Tình cảm cao đẹp ấy được thể hiện một cách chân thành và say mê. "Từ ấy" là tiếng lòng của một hồn thơ đẹp, trẻ trung đã trở thành tiếng hát của hàng triệu con người hướng về Đảng và Cách mạng. Đọc "Từ ấy" ta càng cảm thấy một cách sâu sắc lời tâm sự của Tố Hữu: "Lòng tôi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi vào tâm hồn tươi trẻ của mình". >>> Hiểu rõ về hoàn cảnh sáng tác và tâm trạng của Tố Hữu khi viết bài thơ Từ ấy giúp các em phân tích đúng và rõ hơn những giá trị mà nhà thơ Tố Hữu gửi gắm. Phân tích bài thơ Từ ấy bài số 4 Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) có thể coi là tập thơ đầu tay đánh dấu mối duyên đầu của Tố Hữu với thơ ca cách mạng. Tập thơ có ba phần tương ứng với những chặng đường tranh đấu của nhà thơ: Máu lửa - Xiềng xích - Giải phóng. Bài thơ “Từ ấy” được nằm ở phần đầu của tập thơ là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Bài thơ là cái tôi trữ tình tràn đầy niềm vui sướng hân hoan khi lần đầu tiên giác ngộ ánh sáng của Đảng của lý tưởng. Cảm xúc ấy được nhà thơ ghi lại bằng những vần thơ tự sự trữ tình tràn đầy niềm vui và ánh sáng. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ … Không áo cơm cù bất, cù bơ” Trước khi đến với ánh sáng của cách mạng, Tố Hữu cũng như bao thanh niên khác cùng thời không tìm thấy lối đi cho mình. Đó là những tháng ngày mà Tố Hữu đã từng viết “Đâu những ngày xưa tôi thấy tôi/ Băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời/ Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn/ Muốn bước than ôi bước chẳng rời”. Nhưng rồi ánh sáng của Đảng như nguồn sáng diệu kỳ làm bừng sáng tâm hồn thi nhân: Từ vô vọng, mênh mông đêm tối Người đã đến. Chói chang nắng dội Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu! Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Phút giây ấy đã làm thăng hoa cuộc đời nhà thơ. Đoạn thơ mở đầu bằng lời tự sự diễn tả niềm vui sướng, niềm hạnh phúc tột đỉnh và sự say mê khi bắt gặp lí tưởng Đảng của cái tôi trẻ trung tràn đầy nhiệt huyết. Đảng như vầng dương sáng soi cuộc đời thi nhân:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ  Mặt trời chân lý chói qua tim  Tháng 7 - 1938, sau thời gian hoạt động trong phong trào thanh niên ở Huế, Tố Hữu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vinh dự và niềm vui lớn ấy là cả một niềm hân hoan. Tác giả khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng tỉnh, bừng sáng tâm hồn và trí tuệ nhà thơ. Hai chữ “Từ ấy”, không chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh mốc thời gian tháng 7 - 1938 nhà thơ được đứng vào hàng ngũ của Đảng mà còn còn nhấn mạnh mốc son đáng nhớ trong tâm hồn của chàng thanh niên mười tám tuổi. Nhà thơ diễn tả ánh sáng của Đảng bằng một hình ảnh thơ rất chói chang ấm nóng đó là hình ảnh “bừng nắng hạ”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột: bừng sáng, bừng ngộ, bừng tỉnh. Còn “nắng hạ” là ánh nắng chói chang, ấm nóng, mạnh mẽ. Ánh sáng ấy làm đánh thức một tâm hồn đang lạc lối dẫn nhà thơ vượt qua u tối để vươn tới ánh sáng của ngày mới: Con lớn lên, con tìm Cách mạng Anh Lư­u, anh Diểu dạy con đi Mẹ không còn nữa, con còn Đảng Dìu dắt con khi chửa biết gì. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là một hình ảnh độc đáo, bất ngờ, táo bạo giàu ý nghĩa thẩm mĩ mà rất chính xác, gợi cảm. Mặt trời là nguồn sáng rực rỡ, chói chang và duy nhất đưa lại sự sống cho muôn loài. Hình ảnh “mặt trời chân lí” đi liền với nhóm từ “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui rất đỗi thiêng liêng, có cái gì đó gần như “choáng váng” (chữ dùng của Hoài Thanh) và sức xuyên thấu kì diệu, mạnh mẽ của lí tưởng Đảng đối với tình cảm, nhận thức của thi sĩ. Tình cảm ấy không chỉ đón nhận bằng tâm hồn mà còn bằng cả trái tim; sự hài hòa giữa lý trí và tình cảm. Sức mạnh của lý tưởng còn làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời: “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Với bút pháp trữ tình, lãng mạn cùng với hình ảnh so sánh có tính chất khẳng định (Tố Hữu dùng từ “là” chứ không dùng từ “như”). Tác giả đã bày tỏ được niềm hạnh phúc vô biên, sức sống kì diệu của tâm hồn mình trong buổi đầu đến với lí tưởng Đảng. Các tính từ chỉ mức độ như “đậm”, “rộn” đã nói hộ nhà thơ về niềm vui sướng vô biên của chính mình. Hẳn là trước đó, tâm hồn thi sĩ là một khu vườn mùa đông cành khô, lá úa thì giờ đây được gặp gỡ lí tưởng cách mạng, bỗng chốc tâm hồn đó trở thành một khu vườn mùa hạ xanh tươi, ngập tràn ánh nắng mặt trời, nồng nàn, rộn rã tiếng chim ca và ngạt ngào hương sắc “rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Vẻ đẹp của khu vườn tâm hồn ấy, đối với Tố Hữu, nhà thơ cộng sản, còn là vẻ đẹp của sức sống mới của một hồn thơ mới: Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau Đảng cho ta trái tim giàu Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay! (Bài ca xuân 61) Hai khổ thơ còn lại của bài thơ là biểu hiện những nhận thức, lẽ sống mới của cái tôi trữ tình. Nhà thơ nguyện dấn thân vào cuộc đời nhân dân, “cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu” với nhân dân. Đó là nhận thức, là giác ngộ, là lẽ sống lớn. Nhà thơ kết nối “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”, kết nối “kiếp phôi pha” để rồi cuối cùng làm cho “mạnh khối đời” - khối đại đoàn kết dân tộc. Khổ hai của bài thơ là khổ thơ biểu hiện những nhận thức, lẽ sống mới của cái tôi trữ tình: Tôi buộc lòng tôi với mọi người  Để tình trang trải khắp trăm nơi  Để hồn tôi với bao hồn khổ  Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.  Giác ngộ lí tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống đối với người cộng sản, trước hết là giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động, tự giác hòa “cái tôi” với “cái ta” chung của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ những người lao khổ. Từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu nguyện gắn bó mật thiết, sống chan hòa với “mọi người”, với “trăm nơi”, với quần chúng đông đảo khắp mọi miền đất nước.
Nhóm từ “để tình trang trải” thể hiện tâm hồn nhà thơ như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ của những cuộc đời cần lao. Đây là điều khác biệt với các nhà thơ Mới đương thời, trong khi Tố Hữu giác ngộ cách mạng và đi theo con đường lý tưởng thì các nhà thơ mới lại đang đau buồn với cái tôi bé nhỏ, cô đơn, chôn chặt niềm đau trong những vần thơ bi lụy. Nhận thức mới của Tố Hữu cũng thật khác xa với nhân vật Hạ Du (Thuốc – Lỗ Tấn), Hạ Du xa rời quần chúng nhân dân để rồi ôm nỗi đau bi kịch của người cách mạng còn Tố Hữu lại biết đứng về nhân dân lao khổ và giác ngộ trong hàng ngũ ấy. Hai câu sau: “Để hồn tôi với bao hồn khổ… mạnh khối đời” khẳng định tình cảm hữu ái giai cấp của Tố Hữu. Tâm hồn của thi sĩ từ đây sẽ nghiêng về phía “bao hồn khổ” để cảm thông, chia sẻ, để cá nhân hòa vào tập thể, tạo nên một sức mạnh quần chúng đông đảo, vĩ đại. Sau này, khi đã trải qua gần 40 năm đời thơ, đời cách mạng, Tố Hữu cũng đã viết: “Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số!”. Thật đáng quý biết bao tâm hồn cao đẹp ấy. Khổ thơ cuối cùng khép lại là sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của thi nhân. Là sự hóa thân của cái tôi vào cái ta chung của “kiếp phôi pha”: Tôi đã là con của vạn nhà  Là em của vạn kiếp phôi pha  Là anh của vạn đầu em nhỏ  Không áo cơm, cù bất cù bơ… Tố Hữu khẳng định sự chuyển biến tình cảm của mình. Tác giả tự nhận mình là một thành viên thân thiết ruột thịt trong đại gia đình quần chúng bị áp bức, đau khổ trong xã hội cũ. Các điệp từ “là” cùng với các từ “con”, “em”, “anh” đã khẳng định điều đó. Số từ ước lệ “vạn” chỉ số lượng hết sức đông đảo. Chính vì những “người anh” phải sống “kiếp phôi pha”, những người “em”… “cù bất cù bơ” ấy mà người thanh niên cộng sản Tố Hữu say mê hoạt động cách mạng, và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu. Không phải ngẫu nhiên mà từ đây, Tố Hữu đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những “em bé mồ côi”, “em bé bán dạo”, “chị vú em”, “cô gái giang hồ”, “lão đầy tớ”… những con người mà tác giả cho đó là “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”. Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ sâu sắc về nội dung, độc đáo về nghệ thuật, ngòi bút tinh tế, dùng hình tượng thơ táo bạo, chói sáng, giàu khát vọng lãng mạn bay bổng, say mê. Câu thơ mạnh, cảm xúc thơ tràn đầy. Nhạc thơ biến đổi sinh động, hăm hở, dồn dập say sưa, lôi cuốn. Các biện pháp tu từ sử dụng nhuần nhuyễn như: điệp từ, so sánh, ẩn dụ… tất cả đã làm nên một bài thơ hay và lôi cuốn người đọc. Bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ của một cái tôi tràn đầy cảm xúc. Đó là cái tôi lần đầu được giác ngộ lý tưởng và nguyện đem tất cả tinh thần và tuổi trẻ của mình phụng sự cho lý tưởng cao cả ấy. Bài thơ còn là một tuyên ngôn nghệ thuật và mang đậm phong cách thơ Tố Hữu. Nó xứng đáng là một tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng, ngày nay vẫn làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả. (Nguồn: Thầy Phan Danh Hiếu, THPT Trấn Biên, Biên Hòa, Đồng Nai) Phân tích Từ ấy bài số 5 Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động cách mạng rất sớm, năm 16 tuổi gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản, năm 18 tuổi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Đây là thời điểm có ý nghĩa quyết định cả cuộc đời cách mạng và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. "Từ ấy" là một trong những bài thơ hay nhất được sáng tác vào giai đoạn đầu tác giả tham gia cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của người chiến sĩ say mê lí tưởng, yêu nước, yêu cuộc đời, nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, cho nhân dân. Có thể coi bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu nói chung.
Đây là quan điểm, là nhận thức sâu sắc của nhà thơ về mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao dưới ánh sáng chói lọi của Đảng Cộng sản. Khổ thơ đầu bài Từ ấy thể hiện niềm vui to lớn và niềm xúc động thiêng liêng của người thanh niên yêu nước khi giác ngộ lí tưởng cách mạng: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ  Mặt trời chân lí chói qua tim  Mục đích của lí tưởng đó là đánh đuổi thực dân Pháp, tiêu diệt bọn vua quan bán nước, giành độc lập tự do cho dân tộc. "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ" có lẽ là lúc nhà thơ đã giác ngộ cách mạng và tình nguyện đứng trong hàng ngũ của giai cấp cần lao để đấu tranh tự giải phóng. Đây cũng là thời gian khởi đầu cuộc đời làm cách mạng của nhà thơ và là giây phút bừng sáng ánh nắng chói chang trong trái tim người thanh niên trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời. Lí tưởng đó như mặt trời chân lí đã xua tan hết u ám, lạnh lẽo, buồn đau trong tâm tư người dân mất nước. Cũng như bao người dân Việt Nam thời ấy, Tố Hữu thấm thía nỗi nhục nô lệ của người dân mất nước. Vì vậy, tâm trạng của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng cũng là tâm trạng chung của phần lớn thanh niên lúc bấy giờ. Tố Hữu ví lí tưởng cộng sản là mặt trời chân lí, có nghĩa là nhà thơ khẳng định đây là nguồn sáng vĩ đại làm bừng thức cả trí tuệ và trái tim mình. Lí tưởng ấy không chỉ tác động tới lí trí mà còn tới tình cảm của nhà thơ (chói qua tim). Điều đó chứng tỏ rằng nội dung của lí tưởng cách mạng đã hàm chứa chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nhà thơ đón nhận lí tưởng không những bằng suy nghĩ chín chắn, nhận thức đúng đắn mà còn bằng cả bầu nhiệt huyết sôi nổi trẻ trung. Ánh sáng lí tưởng đem lại cho nhà thơ niềm vui và gợi bao ước mơ đẹp đẽ về một thế giới đầy hương sắc, âm thanh: Hồn tôi là một vườn hoa lá   Rất đậm hương và rộn tiếng chim…  Câu thơ bay bổng, đậm chất lãng mạn. Nhà thơ diễn tả niềm vui sướng tột độ của một thanh niên yêu nước khi bắt gặp lí tưởng, tìm thấy lẽ sống chân chính của cuộc đời bằng những hình ảnh so sánh đầy nghệ thuật. Đó là ánh sáng chói chang mùa hạ, là màu xanh căng đầy nhựa sống của một vườn hoa lá tốt tươi tỏa hương thơm ngát, rộn tiếng chim ca. Lí tưởng cộng sản - mặt trời chân lí - không những sưởi ấm, soi sáng tâm hồn mà còn truyền nhựa sống vào trái tim người trai trẻ. Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời. Chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn người thanh niên ấy tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật; trái lại, cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ Tố Hữu. Những từ ngữ tác giả sử dụng trong đoạn thơ có khả năng diễn tả cảm xúc mạnh mẽ: bừng (nắng hạ), chói (qua tim), đậm (hương), rộn (tiếng chim). Những hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí chói qua tim, vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim… vừa có vẻ đẹp rực rỡ, vừa hàm chứa ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Khổ thơ thứ hai là hệ quả của sự giác ngộ chân lí, là lời tâm niệm được nói lên như một lẽ sống, một quyết tâm, một lời hứa thiêng liêng. Đó là thái độ tự nguyện hiến dâng cho cách mạng, tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ: Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Nếu ở khổ thơ trước với biện pháp tu từ ẩn dụ (nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá) với lời thơ bay bổng, lãng mạn thì ở khổ thơ này tác giả sử dụng ngôn ngữ giản dị mộc mạc, âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. Đó là lời bộc bạch trực tiếp ước vọng chân thành của nhà thơ; là tâm niệm của “cái tôi trữ tình cách mạng”. Tôi buộc lòng tôi với mọi người là hành động hoàn toàn tự nguyện của nhà thơ đối với giai cấp cần lao. Nhà thơ muốn tình cảm của mình được trang trải với trăm nơi, trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ với những trái tim của lớp người cùng khổ để tạo nên một khối đời vững chắc, trở thành sức mạnh to lớn phá tan chế độ thực dân phong kiến, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp hơn.
Trong quan niệm về lẽ sống của giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái tôi cá nhân”. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi cá nhân” và “cái ta tập thể”. Động từ buộc thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi cá nhân” để sống chan hòa với mọi người. Từ trang trải thể hiện tâm hồn nhà thơ trải rộng ra với cuộc đời, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của mỗi con người. Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Trong mối liên hệ với mọi người, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Khối đời là ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào tập thể có cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ nhân lên gấp bội. Tố Hữu đã đặt mình vào giữa dòng đời, vào môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đó, nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đoạn thơ, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của đông đảo quần chúng nhân dân. Khổ thơ thứ ba cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. Nhà thơ mong muốn tình cảm nồng nhiệt của mình sẽ trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ những trái tim của những người cùng khổ, tạo nên sức mạnh to lớn phá tan chế độ bạo tàn đầy áp bức bất công: Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha  Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ. Trước khi giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống mới mà còn vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng nghèo khổ. Hơn thế, nhà thơ đã tìm thấy tình cảm gia đình ruột thịt trong quần chúng cách mạng. Người chiến sĩ ấy tự nguyện coi mình là con của vạn nhà, là em của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ. Một sự tự nguyện hoàn toàn, tuyệt đối, không băn khoăn, không ngần ngại. Điệp ngữ "Tôi đã là…" lặp đi lặp lại ba lần, giống như một lời tuyên thệ của một chiến sĩ khi đã đứng trong hàng ngũ cách mạng. Điệp từ "là" cùng với các từ "con, em, anh" và số từ ước lệ "vạn" (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh và khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết. Khi nối tới những kiếp phôi pha (những người đau khổ, bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên phải dãi dầu mưa nắng để kiếm sống), những em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ (những em bé không nơi nương tựa, phải lang thang vất vưởng nay đây mai đó), tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ biểu hiện thật chân thành, xúc động. Qua đó, chúng ta có thể thấy được thái độ căm giận của nhà thơ trước những bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu đã hăng say hoạt động cách mạng và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu. (Cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương, cô bé đi ở trong Đi đi em, ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ, em bé bán bánh rong trong Một tiếng rao đêm…). Bài thơ Từ ấy tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn cách mạng trong giai đoạn sáng tác đầu tiên của Tố Hữu. “Cái tôi trữ tình” lắng đọng trong từng ý thơ, từng hình ảnh, lúc bay  bổng, lúc lắng đọng, lúc là lời bộc bạch trực tiếp, chân thành những ước vọng, tâm tư khi tìm thấy lí tưởng. "Từ ấy" là tiếng hát yêu thương, tin tưởng, là tiếng lòng tha thiết của một  thanh niên bắt đầu giác ngộ lí tưởng, tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai, gian khổ, hi sinh của toàn dân tộc. Vượt thời gian, sau hơn nửa thế kỉ ra đời, Từ ấy vẫn tươi xanh chất trữ tình cách mạng. Bài thơ đã tạo được sự đồng cảm, mến mộ của nhiều thế hệ yêu thích thơ Tố Hữu.
Phân tích Từ ấy bài số 6 Tố Hữu (1920 - 2002) là một nhà thơ lớn của dân tộc, là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời thi sĩ và chiến sĩ của Tố Hữu luôn song hành với nhau. Trên hành trình vừa làm chiến sĩ vừa làm thi sĩ, Tố Hữu đã có nhiều cột mốc quan trọng nhưng cột mốc đáng chú ý nhất là cột mốc khi giác ngộ lý tưởng của Đảng vào năm 1937. Ở thời điểm này, Tố Hữu đã có một bài thơ ghi lại ấn tượng của buổi đầu ấy, bài thơ có tên “Từ ấy”. Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên, là một trong những bài thơ đặc sắc của Tố Hữu. Bài thơ là tiếng reo vui của người thanh niên trai trẻ Tố Hữu khi được giác ngộ lý tưởng Đảng và nhận thức mới của người thanh niên ấy khi đi với cách mạng. Tiếng reo vui của buổi đầu đi với cách mạng được Tố Hữu thể hiện một cách rất hình ảnh và sinh động. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ ............. Không áo cơm, cù bất cù bơ”. Nhà thơ Tố Hữu sinh năm 1920, thời tuổi trẻ sống trong đêm trường nô lệ nhưng may mắn cho Tố Hữu là năm 1937 được giác ngộ cách mạng, rồi 1939 được kết nạp vào Đảng. Đó là thời kỳ Tố Hữu chuyển mình từ một thanh niên học sinh sang làm một chiến sĩ cộng sản. Tố Hữu đã ghi lại tâm trạng của thời kỳ này đó là thời kỳ thời điểm mà nhà thơ reo vui khi gặp lý tưởng của Đảng. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. “Từ ấy” là thời điểm người thanh niên Tố Hữu đến với cách mạng, được giác ngộ lý tưởng Đảng. Thời điểm ấy trong tâm hồn nhà thơ có một sự nồng ấm nồng nhiệt của một nhiệt huyết cách mạng mà nhà thơ đã cảm giác như một thứ nắng hạ chói chang. Cảm giác ấy là vì lý tưởng Đảng, ánh sáng cách mạng như là “mặt trời chân lý” bừng sáng “chói qua tim”. Tim là nơi hội tụ của tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, ánh sáng chân lí chói qua tim là một sự sáng bừng sáng tỏ trong tình cảm, trong nhận thức của người thanh niên cách mạng. Sau khi được ánh sáng Đảng, lý tưởng cách mạng như mặt trời chân lý rọi vào sáng tỏ thì nhà thơ cảm thấy tâm hồn mình như được hồi sinh: “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Như ta đã biết trong bài thơ “Một nhành xuân” (1980), Tố Hữu đã tự thuật lại quãng đời trước khi gặp lý tưởng Đảng rằng: “Tôi đã khô như cây sậy ven đường Đâu ước làm chim thơm và trái ngọt Tôi đã chết im lặng như con chim không bao giờ được hót Một tiếng ca lánh lót cho đời”. Một tâm hồn khô héo như thế này bỗng nhiên trỗi dậy hồi sinh. Nhà thơ cảm thấy trong tâm hồn mình xanh tươi như “một vườn hoa lá” có hương sắc hương thơm và cả “rộn tiếng chim”. Cũng có nghĩa là tâm hồn như được sống lại, rạo rực mê say, có đủ âm thanh màu sắc. Thật khó có hình ảnh nào ví về sự hồi sinh tâm hồn hình ảnh hơn thế, sinh động hơn thế. Bốn câu thơ mở đầu với những hình ảnh thơ mới lạ sáng tạo, nhà thơ vừa thể hiện được cảm giác reo vui khi lý tưởng Đảng soi rọi vào tâm hồn mình, khi tâm hồn mình được hồi sinh dưới ánh sáng chân lý Đảng. Sau khi tiếp nhận lý tưởng Đảng và hồi sinh tâm hồn, người thanh niên cộng sản Tố Hữu đã có một sự thay đổi về nhận thức, đó là phải gắn bó yêu thương những người lao khổ để xiết chặt đội ngũ chiến đấu, tác giả viết: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. Nếu như các nhà thơ lãng mạn cùng thời chưa có một nhân sinh quan sống đúng, họ sống chán nản hoặc tách biệt với nhân dân. Chẳng hạn như Xuân Diệu viết: “Ta là một là riêng là thứ nhất Không có ai bè bạn nổi cùng ta”. Hay như Chế Lan Viên thì nói: “Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng biết Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng”. Thì Tố Hữu lại có một nhận thức mới mẻ đúng đắn đó là: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi”. Buộc là một cách nói ngoa dụ nhưng nhằm nhấn mạnh sự gắn bó đoàn kết với mọi người, với nhân dân. Và Tố Hữu xác định gắn bó đoàn kết chưa đủ mà phải trang trải tình cảm, chia sẻ yêu thương với trăm nơi với mọi nhà. Hai chữ “buộc” và “trang trải” tình cảm với mọi người với trăm
nơi đã thể hiện cái nhận thức khá toàn diện về một quan niệm sống mới, tức là một nhân sinh quan mới. Sau nhận thức buộc và trang trải tình cảm nhà thơ còn thể hiện một nhận thức mới cụ thể hơn, đó là buộc và trang trải tình cảm với bao hồn khổ là với những con người lao khổ, để không ngoài mục đích là cho “mạnh khối đời” cho mạnh đội ngũ chiến đấu. Như vậy quan niệm về gắn bó và chia sẻ tình cảm của Tố Hữu có địa chỉ cụ thể và có mục đích cụ thể. Khổ thơ thứ hai nhà thơ đã phản ánh kết quả của lý tưởng Đảng được soi chiếu vào tâm hồn nhà thơ ở khổ thơ thứ nhất. Đó là sự hình thành một nhân sinh quan mới, đó là quan niệm sống vì mọi người vì cách mạng. Sau khi diễn tả quá trình tiếp nhận ánh sáng Đảng, sự thay đổi nhận thức cuộc sống, nhà thơ đi đến nêu lên trách nhiệm của mình đối với cuộc đời đối với cách mạng. Trách nhiệm đó được nhà thơ thể hiện rất cụ thể: “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ”. Với vạn nhà thì làm con, với những kiếp phôi pha là quá khứ cha ông thì làm em, còn với những em nhỏ cù bất cù bơ thì làm anh. Con của mọi nhà thì phải trung hiếu với mọi nhà, em của kiếp phôi pha thì phải noi gương tiếp bước cha ông trong quá khứ, còn làm anh của đàn em nhỏ thì phải nâng đỡ che chở cứu rỗi cho họ. Nhà thơ nêu lên trách nhiệm của mình nhưng không phải chung chung mà rất cụ thể, rất đúng với vai trò của người thanh niên trong thời điểm thời bấy giờ. Đặc biệt ở khổ thơ này, tác giả có đề cập đến hình ảnh làm anh những đàn em nhỏ cù bất cù bơ, đó cũng chính là một trách nhiệm đối với những hồn lao khổ mà tác giả đã nói ở phần thơ trên. Bài thơ “Từ ấy” đã ghi lại một cột mốc trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Đọc bài thơ này, người đọc cảm nhận được một Tố Hữu trong buổi đầu đến với cách mạng đã rất nồng nhiệt tiếp nhận ánh sáng lý tưởng của Đảng và có một sự thay đổi khá toàn diện về nhận thức về nhân sinh quan và thế giới quan. Tuy viết về một thời khắc lịch sử, một thời điểm lịch sử hoạt động cách mạng của mình nhưng Tố Hữu không diễn đạt một cách khô khan mang tính khẩu hiệu, mà trái lại được diễn đạt một cách sinh động qua những hình ảnh rất gợi hình gợi cảm. Vì thế, Từ ấy - một bài thơ cách mạng nhưng vẫn xanh tươi trong lòng người đọc. Phân tích bài thơ Từ ấy bài số 7 Bài thơ "Từ ấy" được Tố Hữu viết năm 1938, là tiếng lòng của một người cách mạng trên con đường đi tìm lẽ sống thì gặp được ánh sáng của Đảng, của Bác. Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc dâng trào và sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của chính tác giả. Bài thơ được viết trong khoảng thời gian (1937 - 1946), đây là thời gian đầu Tố Hữu tham gia cách mạng, trở thành một người chiến sĩ. "Từ ấy" cũng chính là bài thơ đánh dấu sự trưởng thành trong tâm hồn tác giả. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim "Từ ấy" chỉ một mốc thời gian, mốc son đánh dấu sự thay đổi lớn trong cuộc đời Tố Hữu khi bắt gặp được lý tưởng sống cho chính cuộc đời mình. Đó còn là tiếng reo hò sung sướng tột bậc, niềm hạnh phúc ngập tràn khi trở thành một người cách mạng, được ánh sáng của Đảng và Bác dẫn đường. Nhà thơ đã miêu tả nó như "nắng hạ", như ánh sáng sáng rực rỡ, chói chang của mùa hè, soi tỏa vào trong chính trái tim đang sôi sục tuổi trẻ của nhà thơ. Ánh sáng đó được ẩn dụ như hình ảnh "mặt trời". Nếu như mặt trời thật đem lại ánh sáng ấm áp cho vạn vật, là nguồn sống cho muôn loài, thì "mặt trời chân lý", mặt trời của Đảng xuất hiện đã xua tan màn sương mù tối tăm, đem lại một lẽ sống mới không chỉ cho chính tác giả, còn cho cả dân tộc Việt Nam, đang chìm đắm trong đói khổ với tư tưởng tiểu tư sản.
Tố Hữu đã sử dụng những động từ mạnh như "bừng, chói" để diễn tả một cách mạnh mẽ ảnh hưởng to lớn cho ánh sáng của Đảng khiến cho người cách mạng như bừng tỉnh sau những ngày tăm tối. Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Sự chuyển biến sâu sắc đó, như một sức mạnh kỳ diệu, nó được bắt nguồn từ chính con người tác giả khi được Đảng soi đường, chỉ lối. Khiến cho tâm hồn của người chiến sĩ trẻ như rộn ràng, tràn đầy sức sống. Nhà thơ đã so sánh nó như "một vườn hoa lá" với đủ sắc hương của đất trời, cả sự sống đang sinh sôi, nảy nở, nhảy múa hát ca, rộn ràng tiếng chim hót. Dường như sau những ngày tăm tối, không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không được nhìn thấy tương lai, cùng với khí huyết của tuổi trẻ mong muốn được thay đổi, được cống hiến cho đất nước đánh đuổi giặc ngoại xâm thì giờ đây khi có "mặt trời chân lý" của Đảng dẫn dắt làm cho tâm hồn nhà thơ trẻ lại, sục sôi ý chí đấu tranh, khơi dậy sức sống và cảm hứng sáng tạo mới cho tác giả. Ở khổ thơ thứ hai, từ sau khi gặp được chân lý của cuộc đời mình nhà thơ đã có những sự thay đổi đặc biệt trong nhận thức, trong con đường làm cách mạng của mình. Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời Trước khi được trở thành một nhà cách mạng, được giác ngộ lý tưởng mới thì Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Với tư tưởng tiểu nông hạn hẹp thì giờ đây nhà thơ đã có cách nhìn nhận mới trong suy nghĩ. Nhà thơ đã bỏ qua sự hẹp hòi của tư tưởng cũ, vượt qua những rào cản định nghĩ của giai cấp để thấu hiểu quần chúng khổ lao. Đây không phải là sự ép buộc mà nhà thơ đã tự nguyện "buộc", tự nguyện gắn mình với "mọi người", với những tầng lớp bần cùng của xã hội. Đem trái tim mình hòa cùng nhịp đập, cùng đau tiếng đau của đồng bào, cùng chia sẻ những mất mát, đắng cay ngọt bùi mà nhân dân ta đang chịu đựng. Nhà thơ mong muốn gây dựng những con người đang chịu cảnh nô lệ trở thành "khối đời" một khối thống nhất, như anh em ruột thịt, tạo nên một sức mạnh tập thể, không gì có thể đàn áp được. Bốn câu thơ cuối thể hiện rõ tấm lòng, sự đồng cảm của chính nhà thơ, lời khẳng định trong con đường làm cách mạng. Tôi là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ Nhà thơ đã sử dụng điệp từ, cùng với những "con, em, anh", như một sự khẳng định chắc chắn sự gắn bó giữa mình với nhân dân lao động. Nhà thơ như một thành viên trong gia đình của mọi tầng lớp trong xã hội, hòa mình cùng với nhân dân. Nhà thơ tự nguyện làm "con của vạn nhà, em của vạn kiếp phôi pha, anh của vạn đầu em nhỏ", nguyện mang cả cuộc đời mình để đem lại hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi trong tuyệt vọng, những đứa bé tội nghiệp. Qua đó, ta còn cảm nhận được sự căm ghét sâu sắc trong lòng tác giả đối với những cảnh bất công trong xã hội, chính những mảnh đời đáng thương đó mà nhà thơ đi theo cách mạng, đi theo tiếng gọi của tổ quốc, hăng say chiến đấu, hăng say sáng tác Bài thơ là tiếng lòng, tiếng reo mừng sung sướng của không chỉ tác giả mà đại diện cho thế hệ trẻ của đất nước lúc bấy giờ khi tìm thấy lý tưởng của Đảng.
Là sự nhận thức mới, cách nghĩ mới, đem tuổi trẻ cống hiến cho đời và cho tổ quốc. (Nguồn: Lớp Văn thầy Nhật) Phân tích bài thơ Từ ấy bài số 8 Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Với Tố Hữu tả cảnh hay tả tình, khóc mình hay khóc người, viết về vấn đề lớn hay vấn đề nhỏ đều là để nói cho hết cái lí tưởng cộng sản ấy thôi”. Chỉ vài dòng nhận xét ấy thôi đã đủ cho ta hiểu về Tố Hữu - nhà thơ tình cách mạng lớn nhất trong thơ Hiện đại. Giữa bao ngọn cờ sai lạc dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Tố Hữu hiện lên như lá cờ Đảng mang cái lí tưởng, cái lối sống, cái triết học đúng đắn nhất đương thời thấm nhuần vào từng dòng thơ của mình. Ngay cả khi đến cái tuổi “gần đất xa trời” trong ông vẫn nồng nàn chung thủy với Cách mạng: “Thuyền có vượt sóng không nghiêng ngả Nghĩa lớn xuôi dòng lộng ước mơ Mới nửa đường thôi, còn bước tiếp Trăm năm duyên kiếp Đảng và Thơ” Hiện lên như một vệt sáng giữa bầu trời tăm tối, bài thơ “Từ ấy” được coi là tuyên ngôn về cuộc sống của chàng thanh niên 16 - 17 tuổi đầy nhiệt huyết, vạch ra cho người thanh niên ấy một lẽ sống, một lí tưởng giữa những cám dỗ lúc bấy giờ. Tố Hữu đã có lần tâm sự: “Nếu không có “Từ ấy” thì không biết tôi đã trở thành thế nào. May mắn lắm là một người vô tội.” Bài thơ “Từ ấy” được sáng tác năm 1938 in trong phần “Máu lửa” thuộc tập “Từ ấy” mang những sắc thái riêng tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu, thể hiện niềm vui cũng như tâm nguyện của người thanh niên trẻ khi đến với con đường Cách mạng. Bài thơ mở ra là niềm say mê, vui sướng của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng trong lúc còn “Băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời”. Hai câu thơ đầu được nhà thơ khéo léo sử dụng bút pháp tự sự kết hợp với bút pháp trữ tình, lời thơ đầy niềm say mê, nao nức của ông khi đón nhận lí tưởng cách mạng: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” “Từ ấy” không chỉ đơn thuần là cột mốc thời gian. Nó đứng đầu khổ thơ còn giữ sứ mệnh là cột mốc thiêng liêng của cả cuộc đời, là bước ngoặt quan trọng trong lẽ sống và tâm hồn nhà thơ. Nó chấm dứt những tháng ngày dài quanh quẩn đi tìm lẽ yêu đời. Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí” đã diễn tả niềm hạnh phúc của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản. Đây là những hình ảnh rực rỡ, chói chang vừa làm bừng tỉnh, vừa chiếu sáng tâm hồn nhà thơ và xua tan đi bóng tối của chủ nghĩa cá nhân trong tâm hồn thi sĩ. Không ít lần ánh sáng huy hoàng của chân lí đã soi sáng vào thơ Tố Hữu: “Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng Ta đi tới chỉ một đường cách mạng” Những động từ mạnh “bừng”, “chói” góp phần khẳng định vai trò của lí tưởng cuộc sống đối với đời cách mạng, đời thơ của Tố Hữu. Một bên là ánh sáng đột ngột (bừng), một bên là ánh sáng xuyên thấu rất mạnh, rất rực rỡ (chói) nó như bao kín đôi mắt nhà thơ và như soi sáng trong lòng tác giả. Ánh sáng ấy đã hoàn toàn xua đi màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời như nhà thơ Chế Lan Viết từng viết: “Nếp rêu con cũng chói lòa ánh sáng Khi mặt trời tư tưởng rọi hang sâu” Ở đây còn có cái gì tỏa sáng giống như cô gái gặp được người yêu trong bài ca dao xưa: “Thấy anh như thấy mặt trời Chói chang khó ngó trao lời khó trao” Có lẽ ánh sáng lí tưởng đã hồi sinh một đời người, đã xua tan màn đêm của u mê, đã mở ra cho nhà thơ một chân trời mới mẻ của tư tưởng tình cảm. Hai câu thơ tiếp theo được viết theo bút pháp trữ tình lãng mạn diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với cách mạng: “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Tố Hữu ví tâm hồn mình như “một vườn hoa lá”, ông đã lấy cái cụ thể để diễn tả cái trừu tượng thật sống động tạo ra phép so sánh chính xác, độc đáo, bất ngờ và mang tính thẩm mĩ cao. Trong khu vườn ấy là một cuộc sống đầy màu sắc, âm thanh, mùi vị. Đó là màu xanh của lá, là hương thơm ngây ngất của hoa, là âm thanh tiếng chim ríu rít rộn ràng. Tất cả âm vang của cuộc sống đã được nhà thơ chắt lọc để nuôi dưỡng tâm hôn. Xuân Diệu - một đại biểu xuất sắc của thơ ca lãng mạn thời ấy cũng có hình ảnh tương tự khi diễn tả tình cảm trong trẻo, hồn nhiên của cặp
tình nhân: “Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi Trong vườn thơm ngát của hồn tôi” “Đậm” là sự ngào ngạt của hương thơm, “rộn” là cái ríu rít của âm thanh, hai tính từ đã diễn tả sức sống mãnh liệt, niềm vui và hạnh phúc tột đỉnh của tâm hồn thi sĩ Các giác quan đã được đánh thức, khu vườn ảo của tâm trạng đã thêm phần cụ thể, tràn đầy âm thanh, hương vị,… Trong sự tỏa sáng của chân lí, ngôn từ thơ Tố Hữu cũng như cựa mình trỗi dậy. Sự sống cứ ăm ắp dâng lên, nhà thơ sung sướng đón nhận cái chân lí như cỏ cây hoa lá đón ánh nắng mặt trời. Mượn hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tâm hồn vừa nhấn mạnh tính tất yếu của cách mạng, vừa tạo nên những hình ảnh thơ lấp lánh, sống động. Ở Tố Hữu, lí tưởng sống là nguồn sống của đời người, nguồn sống của thơ ca cũng giống như M.Gorki từng nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí”. Không chỉ giác ngộ được lí tưởng cách mạng, Tố Hữu đồng thời còn thể hiện nhận thức mới mẻ về lẽ sống: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” Tố Hữu vốn là một thanh niên sống ở môi trường thành thị nên cũng mang trong mình tinh thần tiểu tư sản với một cái tôi cá nhân. Muốn bước ra khỏi vòng tròn của cái tôi ấy đâu phải dễ dàng, chính ông cũng từng thừa nhận rằng: “Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn Muốn thoát than ôi bước chẳng rời” Vậy mà từ khi gặp lí tưởng cuộc sống, Tố Hữu đã có một bước ngoặt quan trọng về nhận thức hay nói đúng hơn là một cuộc lột xác về tư tưởng, một cuộc thay máu của lẽ sống. Ông đã xây dựng một tương quan mới giữa cái “tôi” với “mọi người” với “trăm nơi” với “bao hồn khổ”, giữa cái riêng với cái chung, giữa cái tôi với cái ta. “Buộc” và “trang trải” là hai động từ chỉ hoạt động có tính tình nguyện, là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Buộc” không có nghĩa là ép buộc một cách gắng gượng mà là tự nguyện tạo ra sự gắn bó, đoàn kết, đồng cảm với mọi người. “Trang trải” là tâm hồn nhà thơ luôn trải rộng với cuộc đời, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng người cụ thể. Dường như Tố Hữu đã vượt qua giới hạn của cái “tôi” cá nhân nhỏ bé để sống chan hòa với mọi người, để hòa nhập vào cái ta chung cũng giống như sự chuyển đổi đại từ trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”: “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng ... Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” Từ “để” được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh sự gắn bó, chia sẻ giữ bản thân mình với “mọi người” với “trăm nơi” với “bao hồn khổ”. Giác ngộ lí tưởng cộng sản là giác ngộ về tình cảm. Trước hết là giác ngộ về chỗ đứng, về phía nhân dân, về những đối tượng như Tố Hữu đã từng nói “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”. Khi đã hòa chung với mọi người, ông đã tìm thấy nguồn sức mạnh: “gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. “khối” là sự gắn kết trong một tập thể, một cộng đồng, “mạnh” là sự hiệu quả từ việc gắn kết. Nếu như Các-mác biến định nghĩa ấy thành câu nói làm kinh hoàng hệ thống tư sản: “Vô sản tất cả các nước bị áp bức đoàn kết lại” thì Tố Hữu lại biến chúng thành thơ. Hai chữ “gần gũi” làm lay động cả nhận thức lẫn con tim. Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo, ông cũng muốn được như Các-mac: “Vì lẽ sống hi sinh cho cuộc sống Đời với Mac là tình ca nghĩa rộng” Với Tố Hữu ánh sáng lí tưởng đã tạo nên những biến đổi sâu sắc khiến một thanh niên tiểu tư sản đã trở thành nhà thơ của nhân dân. Tình yêu thương con người của Tố Hữu là tình cảm hữu ái giai cấp, ông đã đặt mình giữa dòng đời để thấy được niềm vui và sức mạnh. Qua đó Tố Hữu khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống: “Cuộc đời là nơi xuất bản, cũng là nơi đi tới của văn học”. Từ sự gắn bó khăng khít đầy tình cảm, Tố Hữu đã nâng tình cảm giai cấp lên thành tình cảm ruột thịt, ông coi quần chúng nhân dân như những người trong gia đình: “Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ…” Khổ thơ tiếp nối ý tưởng của khổ thơ thứ hai, tiếp tục bắc cây cầu từ cái “tôi” đến cái “ta”. Tôi hướng về “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ”, hình ảnh thơ hiện lên cụ thể hơn, sinh động hơn và cũng xúc động hơn. Từ “vạn” được lặp lại ba lần vừa nhấn mạnh số đông, vừa tràn đầy nhiệt huyết của nhà thơ muốn bứt khỏi cái tôi riêng tư để đến với chân trời rộng lớn. Nó cũng là số từ mang tính ước lệ để một lần nữa khẳng định sự đoàn kết, đầm ấm, thân thiết như một gia đình. Điệp từ “là” gắn với những đại từ chỉ quan hệ thân thuộc (em, con, anh) một mặt thể hiện mối quan hệ tự nhiên mà gắn bó sâu sắc, mặt khác khẳng định nhiệm vụ, vai trò lớn lao của người thanh niên đối với cộng đồng. Tố Hữu nhận thấy bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Đến đây làm ta nhớ đến những dòng thơ xúc động khi Tố Hữu viết về Bác Hồ: “Người là cha là bác là anh Quả tim lớn bọc trong dòng máu đỏ” Khổ thơ vừa như lời tâm niệm của người chiến sĩ trẻ, vừa thể hiện niềm vui của nhà thơ khi chủ động tìm đến đại gia đình mới của mình. Tấm lòng nhà thơ đồng cảm, xót thương khi nói tới những con người đau khổ, bất hạnh, những người lao động vất vả (vạn kiếp phôi pha). Tấm lòng nhà thơ thông cảm, chia sẻ khi nói tới những em nhỏ lang thang tội nghiệp, không nơi nương tựa (cù bất cù bơ). “Cù bất cù bơ” là tính từ khá mới lạ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được hoàn cảnh nay đây mai đó, bơ vơ của đồng bào ta trong đói khổ. Tâm trạng của nhà thơ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ đồng cảm, sẻ chia đến căm giận trước sự bất công ngang trái của cuộc đời. Tố Hữu đến với nhân dân lao động không chỉ là nhận thức mà còn là giao cảm lớn giữa cá nhân với cộng đồng. Xét đến cùng, cách mạng chính là cuộc giao cảm vĩ đại của con người với nhau như Le-nin đã dùng hình ảnh: “em là ngày hội của quần chúng”. Khép lại bài thơ là sự chân thành, thái độ quyết tâm cũng như trách nhiệm của Tố Hữu với sự nghiệp cách mạng nước nhà đúng như Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Tố Hữu là nhà thi sĩ làm cách mạng và là nhà cách mạng làm thơ”. Còn Chế Lan Viên thì cho rằng: “Thơ Tố Hữu là thơ cách mạng chứ không phải thơ tình yêu… nhưng thơ anh là thơ của một tình nhân. Anh nói các vấn đề bằng tình yêu say đắm”. “Từ ấy” chính là tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng của chàng thanh niên trẻ. Bài thơ vừa có chất triết lí, vừa gần gũi thân thuộc. Từng câu thơ như nung nấu ý chí quyết tâm của người cộng sản luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và có lẽ suốt cuộc đời chàng thanh niên trẻ đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp ấy: “Tạm biệt đời ta yêu quý nhất Còn mấy vần thơ một nắm tro Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất Sống là cho, chết cũng là cho” Phân tích bài thơ Từ ấy bài số 9 Chế Lan Viên từng nói "Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính... anh là con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp". Không ai khác, Chế Lan Viên đang nói đến Tố Hữu - một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, một nhà cách mạng yêu nước. Thơ ông luôn gắn liền với cách mạng, tiêu biểu là bài thơ Từ ấy trích tập thơ cùng tên được ông sáng tác năm 18 tuổi, năm ông ra nhập Đảng với niềm vui khôn xiết: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim "Từ ấy" là tên bài thơ, là tên tập thơ cũng là thời điểm trong đời Tố Hữu. Những năm trước cách mạng là "những ngày bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước, chọn một dòng để nước trôi" nhưng vào năm 1938, gặp Đảng là lúc tìm được ánh sáng. "Từ ấy" không còn chỉ là thời điểm vô danh trôi chìm trong qu��n nhớ đời người mà đã trở thành thời khắc thiêng liêng không thể lãng quên phai nhạt. Vào thời khắc ấy, trong hồn thi sĩ "bừng nắng hạ". Hình ảnh nắng hạ thật chói chang khác cái nắng nhợt nhạt của mùa xuân, cái nắng hanh của mùa thu. Những tia nắng hạ làm lá thêm xanh, hoa thêm ngát, trái thêm ngọt, đất trời thêm cao.
Không những vậy, "nắng hạ" trong bài thơ cho ta nguồn sáng rất ấm, rất tươi của tinh thần, của linh hồn. Nó làm "bừng" sáng tâm hồn, bừng lên niềm vui, bừng dậy cả nguồn sống, bừng thức cả một miền kí ức thật đẹp đẽ. Ánh sáng ấy chỉ có thể là của mặt trời, đó là sự sống, hơi ấm bao la bất biến của vũ trụ. Đó là ánh sáng của "mặt trời chân lí" là ánh sáng của Đảng. Niềm vui ấy không hề dừng lại, mà ngày càng tăng lên với các hình ảnh "vườn hoa lá", "tiếng chim ca",... mở ra cho người đọc đó là khu vườn xuân tươi mới tràn ngập sắc xanh của cây, hương thơm của hoa và những tiếng chim hót ríu rít tràn đầy sức sống. Vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui của tác giả đã thoát khỏi ước lệ tượng trưng, nó tươi sáng trẻ trung có chút bồng bột say mê của chàng trai xanh tuổi trẻ lòng. Câu thơ với kiểu định nghĩa rất mới mẻ viết bằng cảm xúc dạt dào mãnh liệt với các hình ảnh rất cụ thể khiến cho ta cảm nhận được niềm vui và say mê khi tác giả được kết nạp đảng. Nếu khổ thơ thứ nhất cho ta cảm nhận được niềm vui, sự say mê của tác giả thì đến khổ hai chính là những nhận thức mới về lí lẽ sống: Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với muôn nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời Khổ thơ với điệp ngữ kết hợp với nhịp thơ nhanh, trôi chảy, hơi thở liền mạch, giọng thơ sôi nổi thiết tha tràn đầy nhiệt tình nhiệt huyết. Việc sử dụng động từ "buộc" thể hiện một lòng tự nguyện chan hòa lòng mình cùng mọi người, tác giả dường như muốn mình trải lòng cùng quần chúng nhân dân cần lao của bao kiếp người đau khổ. Đó là những trẻ em bán dạo, người ở, đầy tờ, những người nông dân khổ cực sớm hôm,... Tố Hữu với mong muốn đồng cảm, xót thương đoàn kết với những người dân ngoài kia mà mở hồn "trang trải" với "khối đời". Có lẽ đó là một lẽ sống lớn, tình cảm lớn với mọi người. Tiếp tục mạch cảm xúc là những biến chuyển trong tâm hồn thi sĩ và mong muốn tột cùng hòa mình với đời: Ta đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ Khổ thơ cuối là sự xuất hiện của tập thể với các cụm từ chỉ số lượng lớn "vạn nhà", "vạn kiếp", "vạn đầu" và đại từ "ta", tác giả một lần nữa khẳng định tình cảm gắn bó của mình với mọi người, những người sống nghèo khổ, tuổi cao nhưng còn gánh nhiều nỗi cơ cực, những trẻ em thời ấy không có cơm ăn áo mặc, lang thang không nhà và tất cả mọi người trên thế gian này. Đây là bước chuyển từ cái tôi sang cái ta rõ rệt nhất, tình cảm thay đổi cũng bắt nguồn từ nhận thức về lẽ sống, nó ập đến trong lòng tác giả như một mối duyên, có thể nói là mối duyên giữa thi sĩ và ánh sáng chân lí của đảng. Đặt tác phẩm vào thời đại và bối cảnh bấy giờ năm 1938, thời điểm mà các nhà trí thức tiểu tư sản đang đề cao cái tôi cá nhân thì Tố Hữu đã có thể buông bỏ cái tôi để hòa mình cùng cái ta của thế gian. Điều này cho thấy sức mạnh to lớn của lí tưởng cách mạng đã cảm hóa con người, soi sáng đường đi cho họ, hướng họ về phía mặt trời. Với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, và chất trữ tình chính trị sâu sắc, thơ Tố Hữu đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho những thế hệ thanh niên yêu nước. Và bài thơ Từ ấy của ông truyền cho ta ngọn lửa, nhiệt huyết và khát vọng tuổi trẻ lớn lao. Phân tích bài thơ Từ ấy bài số 10 Bài thơ Từ ấy là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) của nhà Thơ Tố Hữu, khi ông được kết nạp Đảng năm 1938. Qua tác phẩm của mình ông thể hiện giác ngộ khi gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Hay nó chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu - là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh. Xuyên suốt bài thơ là niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Mở đầu bài thơ ông đã diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng. Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: "Từ ấy trong tôi... Rất đậm hương và rộn tiếng chim". "Từ ấy" là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời chân lí cách mạng soi sáng đường đời.
Hình ảnh ẩn dụ nắng hạ cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ mặt trời chân lí là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh sáng diệu kì của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản - ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội. Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim. Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào. Tiếp nối mạch cảm xúc toàn bài thơ, khổ thơ thứ hai biểu hiện những nhận thức về lẽ sống. Hai dòng thơ mở đầu khổ hai: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người. Động từ "buộc" là một động từ mạnh thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua ranh giới của cái tôi để chan hòa với mọi người: "Tôi buộc lòng tôi với mọi người". Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến trăm nơi (hoán dụ) và trang trải sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể. Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương của người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ: "Để hồn tôi với bao hồn khổ" và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp: "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm - nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: Khi chúng ta cầm tay mọi người - Đất nước vẹn tròn, to lớn. Tóm lại, Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân. Khép lại bài thơ ở khổ cuối là: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ. Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như Mặt trời chân lí chói qua tim, đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu vẹn tròn to lớn. Nhà thơ tự nhận mình là con của vạn nhà trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất, là em của vạn kiếp phôi pha gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương là anh của vạn đầu em nhỏ, cù bất cù bơ. Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp cống hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm. Tóm lại hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng. Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình - chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng. Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính. Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn. Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc. Phân tích bài thơ Từ ấy bài số 11 Bài thơ Từ ấy là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) của nhà Thơ Tố Hữu, khi ông được kết nạp Đảng năm 1938. Qua tác phẩm của mình ông thể hiện giác ngộ khi gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Hay nó chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu - là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh. Xuyên suốt bài thơ là niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Mở đầu bài thơ ông đã diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng. Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: Từ ấy trong tôi.... Rất đậm hương và rộn tiếng chim. Từ ấy. là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời chân lí cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ nắng hạ cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ mặt trời chân lí là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa.
Câu thơ ca ngợi ánh sáng diệu kì của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản - ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội. Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim. Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào. Tiếp nối mạch cảm xúc toàn bài thơ, khổ thơ thứ hai biểu hiện những nhận thức về lẽ sống. Hai dòng thơ mở đầu khổ hai: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người. Động từ buộc là một động từ mạnh thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua ranh giới của cái tôi để chan hòa mọi người "Tôi buộc lòng tôi với mọi người". Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến trăm nơi (hoán dụ) và trang trải sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể. Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương của người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ: "Để hồn tôi với bao hồn khổ" và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp: "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời". Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm - nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: khi chúng ta cầm tay mọi người - Đất nước vẹn tròn, to lớn. Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân. Khép lại bài thơ ở khổ cuối là: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ. Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như Mặt trời chân lí chói qua tim, đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu vẹn tròn to lớn. Nhà thơ tự nhận mình là con của vạn nhà trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất, là em của vạn kiếp phôi pha gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương là anh của vạn đầu em nhỏ, cù bất cù bơ. Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp cống hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm. Tóm lại hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng. Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình - chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng. Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính. Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn. Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc. Phân tích bài thơ Từ ấy mẫu số 12 Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động cách mạng rất sớm, năm 16 tuổi gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản, năm 18 tuổi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Đây là thời điểm có ý nghĩa quyết định cả cuộc đời cách mạng và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Từ ấy là một trong những bài thơ hay nhất được sáng tác vào giai đoạn đầu tác giả tham gia cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của người chiến sĩ say mê lí tưởng, yêu nước, yêu cuộc đời, nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, cho nhân dân. Có thể coi bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu nói chung. Đây là quan điểm, là nhận thức sâu sắc của nhà thơ về mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao dưới ánh sáng chói lọi của Đảng Cộng sản. Khổ thơ đầu thể hiện niềm vui to lớn và niềm xúc động thiêng liêng của người thanh niên yêu nước khi giác ngộ lí tưởng cách mạng: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Mục đích của lí tưởng đó là đánh đuổi thực dân Pháp, tiêu diệt bọn vua quan bán nước, giành độc lập tự do cho dân tộc.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ có lẽ là lúc nhà thơ đã giác ngộ cách mạng và tình nguyện đứng trong hàng ngũ của giai cấp cần lao để đấu tranh tự giải phóng. Đây cũng là thời gian khởi đầu cuộc đời làm cách mạng của nhà thơ và là giây phút bừng sáng ánh nắng chói chang trong trái tim người thanh niên trẻ trước ngưỡng cửa cuộc đời. Lí tưởng đó như mặt trời chân lí đã xua tan hết u ám, lạnh lẽo, buồn đau trong tâm tư người dân mất nước. Cũng như bao người dân Việt Nam thời ấy, Tố Hữu thấm thía nỗi nhục nô lệ của người dân mất nước. Vì vậy, tâm trạng của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng cũng là tâm trạng chung của phần lớn thanh niên lúc bấy giờ. Tố Hữu ví lí tưởng cộng sản là mặt trời chân lí, có nghĩa là nhà thơ khẳng định đây là nguồn sáng vĩ đại làm bừng thức cả trí tuệ và trái tim mình. Lí tưởng ấy không chỉ tác động tới lí trí mà còn tới tình cảm của nhà thơ (chói qua tim). Điều đó chứng tỏ rằng nội dung của lí tưởng cách mạng đã hàm chứa chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nhà thơ đón nhận lí tưởng không những bằng suy nghĩ chín chắn, nhận thức đúng đắn mà còn bằng cả bầu nhiệt huyết sôi nổi trẻ trung. Ánh sáng lí tưởng đem lại cho nhà thơ niềm vui và gợi bao ước mơ đẹp đẽ về một thế giới đầy hương sắc, âm thanh: Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim… Câu thơ bay bổng, đậm chất lãng mạn. Nhà thơ diễn tả niềm vui sướng tột độ của một thanh niên yêu nước khi bắt gặp lí tưởng, tìm thấy lẽ sống chân chính của cuộc đời bằng những hình ảnh so sánh đầy nghệ thuật. Đó là ánh sáng chói chang mùa hạ, là màu xanh căng đầy nhựa sống của một vườn hoa lá tốt tươi tỏa hương thơm ngát, rộn tiếng chim ca. Lí tưởng cộng sản – mặt trời chân lí – không những sưởi ấm, soi sáng tâm hồn mà còn truyền nhựa sống vào trái tim người trai trẻ. Tố Hữu sung sướng đón nhận tí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời. Chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn người thanh niên ấy tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật; trái lại, cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ Tố Hữu. Những từ ngữ tác giả sử dụng trong đoạn thơ có khả năng diễn tả cảm xúc mạnh mẽ: bừng (nắng hạ), chói (qua tim), đậm (hương), rộn (tiếng chim). Những hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí chói qua tim, vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim... vừa có vẻ đẹp rực rỡ, vừa hàm chứa ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Khổ thơ thứ ba là hệ quả của sự giác ngộ chân lí, là lời tâm niệm được nói lên như một lẽ sống, một quyết tâm, một lời hứa thiêng liêng. Đó là thái độ tự nguyện hiến dâng cho cách mạng, tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ: Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Nếu ở khổ thơ trước với biện pháp tu từ ẩn dụ (nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá) với lời thơ bay bổng, lãng mạn thì ở khổ thơ này tác giả sử dụng ngôn ngữ giản dị mộc mạc, âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. Đó là lời bộc bạch trực tiếp ước vọng chân thành của nhà thơ; là tâm niệm của "cái tôi trữ tình cách mạng". Tôi buộc lòng tôi với mọi người là hành động hoàn toàn tự nguyện của nhà thơ đối với giai cấp cần lao. Nhà thơ muốn tình cảm của mình được trang trải với trăm nơi, trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ với những trái tim của lớp người cùng khổ để tạo nên một khối đời vững chắc, trở thành sức mạnh to lớn phá tan chế độ thực dân phong kiến, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp hơn. Trong quan niệm về lẽ sống của giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao "cái tôi cá nhân". Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi cá nhân" và "cái ta tập thể". Động từ buộc thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của "cái tôi cá nhân" để sống chan hòa với mọi người. Từ trang trải thể hiện tâm hồn nhà thơ trải rộng ra với cuộc đời, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của mỗi con người.
Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Trong mối liên hệ với mọi người, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Khối đời là ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi "cái tôi" chan hòa trong "cái ta", khi cá nhân hòa mình vào tập thể có cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ nhân lên gấp bội. Tố Hữu đã đặt mình vào giữa dòng đời, vào môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đấy, nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đoạn thơ, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của đông đảo quần chúng nhân dân. Khổ thơ thứ ba cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. Nhà thơ mong muốn tình cảm nồng nhiệt của mình sẽ trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ những trái tim của những người cùng khổ, tạo nên sức mạnh to lớn phá tan chế độ bạo tàn đầy áp bức bất công: Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ. Trước khi giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống mới mà còn vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng nghèo khổ. Hơn thế, nhà thơ đã tìm thấy tình cảm gia đình ruột thịt trong quần chúng cách mạng. Người chiến sĩ ấy tự nguyện coi mình là con của vạn nhà, Là em của vạn kiếp phôi pha, Là anh của vạn đầu em nhỏ. Một sự tự nguyện hoàn toàn, tuyệt đối, không băn khoăn, không ngần ngại. Điệp ngữ: Tôi đã là... lặp đi lặp lại ba lần, giống như một lời tuyên thệ của một chiến sĩ khi đã đứng trong hàng ngũ cách mạng. Điệp từ là cùng với các từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh và khẳng định một tình cảm gia đinh thật đầm ấm, thân thiết. Khi nối tới những kiếp phôi pha (những người đau khổ, bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên phải dãi dầu mưa nắng để kiếm sống), những em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ (những em bé không nơi nương tựa, phải lang thang vất vưởng nay đây mai đó), tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ biểu hiện thật chân thành, xúc động. Qua đó, chúng ta có thể thấy được thái độ căm giận của nhà thơ trước những bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu đã hăng say hoạt động cách mạng và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu. (Cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương, cô bé đi ở trong Đi đi em, ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ, em bé bán bánh rong trong Một tiếng rao đêm...) Bài thơ Từ ấy tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn cách mạng trong giai đoạn sáng tác đầu tiên của Tố Hữu. "Cái tôi trữ tình" lắng đọng trong từng ý thơ, từng hình ảnh, lúc bay bổng, lúc lắng đọng, lúc là lời bộc bạch trực tiếp, chân thành những ước vọng, tâm tư khi tìm thấy lí tưởng. Từ ấy là tiếng hát yêu thương, tin tưởng, là tiếng lòng tha thiết của một thanh niên bắt đầu giác ngộ lí tưởng, tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai, gian khổ, hi sinh của toàn dân tộc. Vượt thời gian, sau hơn nửa thế kỉ ra đời, Từ ấy vẫn tươi xanh chất trữ tình cách mạng. Bài thơ đã tạo được sự đồng cảm, mến mộ của nhiều thế hệ yêu thích thơ Tố Hữu. Phân tích bài Từ ấy mẫu số 13 Bài thơ “Từ ấy” nằm trong tập thơ cùng tên, được Tố Hữu sáng tác vào năm 1938, đã đánh dấu sự trưởng thành trong lí tưởng của người thanh niên cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui sướng, hạnh phúc của một người trẻ vẫn đang trên con đường tìm kiếm lẽ sống thì gặp được ánh sáng của lí tưởng, của Đảng, của cách mạng. “Từ ấy” là một từ để chỉ thời gian, là mốc son đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời và trong cả tâm hồn của nhà thơ. Giây phút ấy khiến nhà thơ vui mừng đến nỗi không thể định nghĩa chính xác được, chỉ biết là “từ ấy”.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” Một loạt những hình ảnh ẩn dụ “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim” được nhà thơ sử dụng tài tình. Người thanh niên vẫn đang loay hoay trong bóng tối của mùa đông mù mịt, chưa tìm thấy lối đi, chưa tìm thấy lí tưởng thì mặt trời bỗng bừng lên xua tan bóng tối, soi đường chỉ lối cho anh. “Bừng nắng hạ” - đó là ánh nắng mùa hè chói chang, mạnh mẽ và rực rỡ, đủ để soi rọi sau những ngày tăm tối. Đó là ánh sáng đến từ “trong tôi”, từ trái tim người chiến sĩ trẻ. Sự xuất hiện của lí tưởng Đảng, của cách mạng đã soi sáng cho tâm hồn nhà thơ, như soi rọi cả những góc khuất nhất trong con người, khiến cho cả con người người chiến sĩ trẻ bừng tỉnh ngộ sau những đêm dài tối tăm. “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Tố Hữu đã ví “hồn tôi” với “vườn hoa lá”. Với cách so sánh độc đáo này, nhà thơ đã khiến một thứ vô hình trở nên hữu hình, sinh động trước mắt người đọc. Tâm hồn người chiến sĩ trẻ, được ví như một vườn hoa lá, được tắm ánh mặt trời ấm áp và đang sinh sôi nảy nở rất tươi tốt, đầy những thứ hoa thơm quả ngọt, rất “đậm hương”, thu hút bao nhiêu chim chóc về đây, rộn ràng ca hót. Đây có thể coi là một khổ thơ hay nhất, sinh động nhất trong bài thơ, khiến cho người đọc cũng có thể cảm nhận được sự háo hức, say sưa, rạo rực và tràn đầy nhiệt huyết của nhà thơ khi tìm được lí tưởng của mình. Từ giác ngộ lí tưởng, người chiến sĩ trẻ tuổi tiếp tục chọn cho mình một lẽ sống mới: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp muôn nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” Nhà thơ tự nguyện “buộc” lòng mình với mọi người, tự nguyện gắn mình với những người dân lao động, với tất cả đồng bào Việt Nam. Ông tự nhận mình cũng là một người đứng trong hàng ngũ những người dân lao động, cùng ăn, cùng ngủ, cùng chia sẻ cay đắng ngọt bùi với nhau, để trở thành một gia đình lớn. Tình cảm trang trải khắp nơi, họ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau. Những người cùng khổ, họ dễ cảm thông, chia sẻ với nhau hơn. Từ “khối đời” là một từ rất trừu tượng, nhưng đã khái quát được lòng mong ước xây dựng một tập thể quần chúng vững chắc, gần gũi, thân thiết như ruột thịt để tạo nên một sức mạnh không gì sánh nổi. Bốn câu thơ tiếp theo là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò, vị trí của mình: “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ” Tố Hữu hòa mình với nhân dân, đã tự nguyện trở thành con, thành em, thành anh của bao quần chúng lao động cực khổ, những con người với kiếp sống “phôi pha”, sống hôm nay chưa biết đến ngày mai, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những đứa trẻ tội nghiệp nghèo khổ đói rách. Từ “là” được nhà thơ sử dụng lặp đi lặp lại, như khẳng định một cách chắc chắn mối quan hệ giữa mình và nhân dân lao động, cũng như một lời khẳng định vai trò của mình đối với người dân, với cộng đồng và xã hội. “Cù bất cù bơ” - một tính từ vô cùng mới mẻ, như những lời nói thường ngày của những người lao động nói chuyện với nhau. Cuộc sống bơ vơ, tác giả nói mình, nhưng cũng là nói chung những người dân quanh mình, những người anh em của mình, đồng thời bày tỏ lòng xót thương của nhà thơ trước tình cảnh bất công, trái ngang của cuộc đời. “Từ ấy” là tiếng reo vui không chỉ của nhà thơ, mà còn là của cả một thế hệ thanh niên khi tìm thấy lí tưởng của Đảng, nguyện chiến đấu hết mình vì lí tưởng, vì nhân dân, vì đất nước. Họ là những người chiến sĩ trẻ, mang trong mình nhiệt huyết, mang trong mình lí tưởng, và lòng yêu thương đồng bào, yêu thương đất nước. Có thể nói, thơ của Tố Hữu là thơ của nhân dân, những lí tưởng cao đẹp được diễn tả bằng những từ ngữ lãng mạn nhưng cũng vô cùng giản dị, gần gũi, là đại diện cho một lớp nhà thơ mới. Phân tích bài thơ Từ ấy mẫu số 14 Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã trở thành một chiến sĩ cộng sản. Thơ Tố Hữu gắn với cuộc sống cách mạng và chính trị, thời sự đất nước.
Từ ấy (1937 - 1946) là chặng đường đầu của thơ Tố Hữu. Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu và cũng có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ cũng là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm. Tâm trạng nhà thơ có sự vận động qua ba khổ thơ: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng (khổ 1); những nhận thức mới về lẽ sống (khổ 2); sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Hai câu thơ mở đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim, Tô Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí - một sự liên kết sáng tạo giữ hình ảnh và ngữ nghĩa. Mặt trời của thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm, sự sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm nữa, những động từ “bừng” (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), “chói” (ánh sáng có sức xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm. Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim… Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn, cùng với hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hát. Đối với khu vườn hoa lá ấy, còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì quý giá hơn khi có một lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn. Tố Hữu là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi dậy sức sống, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó hài hòa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. Với động từ “buộc”, câu 1 là một cách nói quá thế hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người (“trăm nơi” là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi). Với từ “trang trải” ở câu 2, có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Câu 3 khẳng định trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. ở câu 4, khối đời là một ẩn dụ
chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Tóm lại, Tố Hữu đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân. Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ… Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tình thân yêu ruột thịt. Những điệp từ “là” cùng với từ “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ. Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biểu hiện thật xúc động, chân thành khi nói tới những “kiếp phôi pha” (những người đau khổ bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống), những em nhỏ không áo cơm “cù bất, cù bơ” (những em bé không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng, nay đây mai đó). Qua những lời thơ ấy, người đọc thấy được lòng căm hận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng, và họ cũng trở thành đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ (cô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương; chú bé đi ở trong Đi đi em; ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ; em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm,...). Đến đây có thể thấy, về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung. Cần nói rõ: đó là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao. Từ ấy là lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ và say mê lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Từ ấy đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu và trong sự nghiệp thơ ca của ông. Bài thơ không ngừng hấp dẫn độc giả các thế hệ. Phân tích bài thơ Từ ấy mẫu số 15 Nhà thơ Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính trị, dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng thể hiện một cái tôi say mê với lý tưởng, một cái tôi công dân đầy trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước. Nhắc đến ông, ta không thể không nhắc đến những tập thơ nổi tiếng như: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”… trong đó tập thơ đầu tay “Từ ấy” là tập thơ mang một sắc thái riêng, tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu, thể hiện niềm vui và mối duyên đầu của người thanh niên trẻ khi đến với cách mạng. Tác phẩm là cột mốc quan trọng mở đầu cho chặng đường đời, chặng đường thơ của Tố Hữu. Tập thơ “Từ ấy” là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản khi mới bắt gặp lí tưởng cách mạng. Tập thơ này gồm 71 bài thơ được chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Trong đó bài thơ “Từ ấy” được rút từ phần 1, phần Máu lửa, được coi là bài thơ hay nhất, ấn tượng nhất trong tập thơ. Bài thơ được Tố Hữu viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”. Toàn bộ bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cuộc sống và tác dụng kì diệu của lý tưởng cách mạng đối với quá trình nhận thức cũng như đối với đời thơ Tố Hữu. Bài thơ còn thể hiện quá trình vận động của tâm trạng cũng như nhận thức của người thanh niên trí thức tiểu tư sản sang người trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước. Khổ 1 của bài thơ tập trung diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng Cộng Sản. Ở khổ thơ đầu có sự kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp Tự sự và trữ tình. Hai câu thơ đầu được tác giả viết theo bút pháp tự sự. Lời thơ như một lời kể về một kỉ niệm không thể nào quên trong cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng trẻ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim”. “Từ ấy” là chỉ cái mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và trong cuộc đời thơ Tố Hữu. Đó là khi Tố Hữu 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Huế. Được giác ngộ lý tưởng cộng sản, Tố Hữu vô cùng vui sướng, ông đã hoạt động cách mạng một cách say mê và sau một năm ông được kết nạp vào Đảng. Tức là được đứng vào hàng ngũ danh dự của những con người tiên phong. Cụm từ “bừng nắng hạ” là biểu tượng cho cảm xúc của bài thơ. “Bừng nắng hạ” là bừng lên vui sướng hân hoan, bừng lên niềm hạnh phúc, bừng lên một chân lý tỏa sáng cho cuộc đời của mình. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho lí tưởng cách mạng. Những từ ngữ được sử dụng chính xác, giàu sức gợi ở đây là từ “bừng” và từ “chói”. Từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, từ “chói” chỉ ánh sáng xuyên mạnh. Vậy hình ảnh “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui đột ngột của nhà thơ. Tố Hữu đã khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn ánh sáng mới, làm bừng sáng lên tâm hồn. Tác giả gọi chân lí cách mạng là mặt trời chân lí bởi Đảng là một nguồn ánh sáng kì diệu, tỏa ra từ những tư tưởng đúng đắn, hợp với lẽ phải. Nó báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi ấy thể hiện thái độ thành kính của nhà thơ đối với cách mạng. Từ “chói qua tim” là tác giả nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng là một nguồn ánh sáng mạnh, nó xua tan đi màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, của tư tưởng. Hai câu thơ sau tác giả viết bằng bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh rất sinh động, giàu hình tượng để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của buổi đầu tiếp xúc với lí tưởng cộng sản: “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, một cách so sánh lấy hình ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Để từ đó bạn đọc chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ khi đến với cách mạng. Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ khơi dậy một sức sống mới mà còn mang lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. Đó là nhà thơ say mê ca ngợi nhân dân, ca ngợi đất nước, say mê hoạt động cống hiến cho cách mạng. Như vậy, khổ thơ mở đầu bài thơ diễn tả niềm vui, niềm say mê và hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ từ khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản. Những câu thơ trên được viết bằng cảm xúc dạt dào diễn tả tâm trạng, tâm hồn bằng những hình ảnh cụ thể và sinh động đã tạo được một ấn tượng độc đáo, mới lạ so với thơ ca cách mạng đương thời và trước đó. Xong cái hấp dẫn lớn nhất trong thơ Tố Hữu là con người chân thành, tâm hồn trong trẻo, nồng nhiệt đã tìm được một cách diễn đạt rất phù hợp. Khi giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống, đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với muôn nơi” Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản. Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc. Như vậy, thông qua toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội. Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng của nhà thơ. Nhà thơ khép lại với sự chuyển biến của tình cảm trong nhà thơ Tố Hữu. Từ thay đổi về nhận thức dẫn đến sự thay đổi về tình cảm. “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ” Ở khổ thơ này, nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành động thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng lao động. Ở đây, tác giả đã khẳng định tình cảm gắn bó với “vạn nhà” (Tôi đã là con của vạn nhà: “vạn nhà” là một tập thể lớn lao, rộng rãi, nhưng rộng hơn là toàn thể quần chúng nhân dân lao động, “vạn kiếp phôi pha” là những người sống nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, “vạn đầu em nhỏ” là những em bé lang thang vất vưởng nay đây mai đó). Tình cảm của tác giả thể hiện qua cách xưng hô: con, anh và em, cho ta thấy tình hữu ái giai cấp, tình yêu thương ruột thịt. Điệp từ “đã là” là một điểm nhấn, nó giúp tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó của mình với quần chúng nhân dân lao khổ. Tác giả đã xác định mình là một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm ấy trở nên cao quý hơn khi ta hiểu được Tố Hữu vốn là một trí thức tiểu tư sản, có lối sống đề cao cái tôi cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình đế đến với giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ cảm hóa Tố Hữu mà còn thay đổi cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản như Xuân Diệu, Huy Cận. Họ vốn là những thi sĩ lãng mạn rồi trở thành những nhà thơ cách mạng, sáng tác phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Điều đó thể hiện sự thay đổi quan niệm trong sáng tác của họ. Các nhà thơ lãng mạn quan niệm: “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mê theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (Xuân Diệu) Nhưng quan niệm của các nhà thơ cách mạng, nhà thơ, nhà văn phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Như Sóng Hồng đã từng viết: “Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” Hay Hồ Chí Minh đã viết: “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ và sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh, bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình
cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người cũng như sự chuyển biến sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu, là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và cũng là tuyên ngôn của nhà thơ chiến sĩ. Bài thơ còn là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu, lời thơ giản dị dễ đi vào lòng người đọc. Phân tích Từ ấy mẫu số 16 Huế là cái nôi của những làn điệu dân ca, một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng. Khi nhắc đến Huế người ta sẽ nghĩ đến những người con gái dịu dàng thướt tha trong tà áo tím, nhớ đến dòng sông Hương thơ mộng. Đặc biệt hơn nữa người ta sẽ nhớ đến nhà thơ Tố Hữu - người con của đất Huế. Tố Hữu sinh ra đã thiệt thòi, thiếu thốn về tình cảm, cha thường hay đi xa, mẹ thì mất sớm. Vì vậy mà hồn thơ Tố Hữu luôn có khát khao cháy bỏng. Khát khao say mê lí tưởng được thể hiện rõ nhất qua bài thơ Từ ấy. Trong nền văn học nước nhà, Tố Hữu được coi là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng. Thơ của ông gắn với cuộc sống cách mạng và chính trị thời sự, đất nước. Từ ấy là bài thơ thể hiện: niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của người thanh niên yêu nước. Hai câu thơ mở đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim “Từ ấy” là câu nói để đánh dấu mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời cách mạng của Tố Hữu. Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. “Bừng nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim”, những hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng cho lí tưởng của đảng. Lí tưởng của đảng là chân chính, là ánh sáng nó sẽ quét sạch mây mù đen tối, đưa dân tộc đến ngày mai tươi sáng. Hình ảnh “nắng hạ” là hình ảnh của nắng hè rực rỡ, ấm áp hay là hình ảnh ẩn dụ chỉ lý tưởng Cộng Sản giống như nắng hạ rực rỡ, ấm áp, đột ngột, bất ngờ bừng sáng trong tâm hồn của nhà thơ. Mặt trời chân lý” chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ lý tưởng Cộng Sản là một ánh sáng rực rỡ, vĩ đại, diệu kỳ, là chân lý của sự đúng đắn. “Chói qua tim” chỉ cái tính chất cũng đột ngột soi rõ, chói sáng tâm hồn nhà thơ và “tim” cũng là hình ảnh thể hiện tình cảm, tâm hồn. Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn, cùng với hình ảnh so sánh đã diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong bưởi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó không chỉ là một thế giới mới với những hình ảnh đầy sức sống như hương sắc của các loài hoa, âm thanh rộn rã của tiếng chim. Mà ở đó còn có ánh sáng mặt trời, ánh sáng của Đảng, lí tưởng của Đảng đã soi sáng cho tâm hồn cho con người ấy. Chính lý tưởng của Đảng đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và thêm yêu đời hơn. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà đã khơi dậy sức sông, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống và sự gắn bó hài hòa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. Với động từ buộc, câu một là một cách nói quá thế hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. Với từ trang trải ở câu 2, có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. Ở những câu thơ tiếp theo sau khi tiếp nhận lý tưởng Đảng và hồi sinh tâm hồn, người thanh niên cộng sản Tố Hữu
đã có một sự thay đổi về nhận thức, đó là phải gắn bó yêu thương những người lao khổ để siết chặt đội ngũ chiến đấu, tác giả viết: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. Nhà thơ nguyện buộc lòng của mình với lòng của nhân dân để tình yêu con người, tình yêu đất nước được lan tỏa muôn nơi. Hai chữ “buộc” và “trang trải” tình cảm với mọi người với trăm nơi đã thể hiện cái nhận thức khá toàn diện về một quan niệm sống mới, tức là một nhân sinh quan mới. Như vậy quan niệm về gắn bó và chia sẻ tình cảm của Tố Hữu có địa chỉ cụ thể và có mục đích cụ thể. Khổ thơ thứ hai nhà thơ đã phản ánh kết quả của lý tưởng Đảng được soi chiếu vào tâm hồn nhà thơ ở khổ thơ thứ nhất. Đó là sự hình thành một nhân sinh quan mới, đó là quan niệm sống vì mọi người vì cách mạng. Sau khi diễn tả quá trình tiếp nhận ánh sáng Đảng, sự thay đổi nhận thức cuộc sống, nhà thơ đi đến nêu lên trách nhiệm của mình đối với cuộc đời đối với cách mạng ở khổ thơ cuối cùng. Ông đã là con của vạn nhà, là em của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ không áo cơm cù bất của bơ. Ông đã tự nhận mình mình là người thân của tất cả mọi người trong đất nước, là người thân cùng sẻ chia của hàng vạn số phận. Nhà thơ nêu lên trách nhiệm của mình nhưng không phải chung chung mà rất cụ thể, rất đúng với vai trò của người thanh niên trong thời điểm thời bấy giờ. Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng - tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản. Phân tích Từ ấy mẫu số 17 Tố Hữu là ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Tiếng thơ của ông mang đậm chất trữ tình, chính trị. Cả đời thơ Tố Hữu dường như chỉ ca ngợi Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam. Đọc thơ ông ta thấy từng sự kiện lịch sử được hiện lên, trong đó một mốc son quan trọng đánh dấu cuộc đời cách mạng nhà thơ là khi ông chính thức được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Bài thơ “Từ ấy” đã chân thành ghi lại cảm xúc vui tươi, sung sướng và lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng và con đường thi ca của Tố Hữu được rút ra ở tập thơ “Từ ấy”_tập thơ đầu tay của Tố Hữu là tiếng hát say mê, trong trẻo của người thanh niên cộng sản. Tập thơ gồm ba phần: máu lửa, xiềng xích và giải phóng.“Từ ấy”nằm trong phần máu lửa. Trước khi bắt gặp ánh sáng cộng sản Tố Hữu cũng như biết bao người thanh niên trí thức Việt Nam mịt mờ không lí tưởng, không xác định được hướng đi cho mình. Đúng như ông đã từng nói trong bài thơ “Nhớ đồng”: “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời” Nhưng kể từ khi được giác ngộ lí tưởng, tham gia vào Đảng 7/1938 “Từ ấy” nhấn mạnh mốc thời gian trong đời, “mốc son đáng nhớ trong tâm hồn người thanh niên tuổi mười tám đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống dám làm dám đấu tranh”. Mở ra cho tác phẩm là tâm trạng vui tươi, sung sướng của tác giả khi được ánh sáng của Đảng soi đường: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” “Nắng hạ”, “mặt trời” là các hiện tượng tự nhiên được nhà thơ nhắc đến với một niềm thành kính thiêng liêng. Nắng hạ và mặt trời là hai nguồn sáng ấm nóng, rực rỡ, bất diệt chiếu sáng cho mọi nguồn sống của vạn vật trên trái đất. Hình ảnh ấy được sử dụng theo lối ẩn dụ để chỉ ánh sáng cách mạng của Đảng. Tác giả sử dụng các động từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, “chói” chỉ ánh sáng xuyên mạnh, có ấn tượng với người tiếp nhận. Cũng như vậy lí tưởng cộng sản như ánh sáng chói lòa, bất ngờ đến xóa tan đi màn đêm tăm tối trong tư tưởng của những tháng ngày vô nghĩa mà nhà thơ đã trải qua.
Tố Hữu nhận thức điều đó không chỉ bằng lí trí mà còn cảm nhận bằng trái tim của người chiến sĩ. Để giờ đây tác giả cảm thấy: “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Ở đây tác giả có sử dụng phép so sánh ngầm không dừng từ “như” thay vào từ “là”. Tố Hữu lột tả niềm vui sướng tột cùng sự say mê mãnh liệt trong tâm hồn, hạnh phúc của bản thân khi đón nhận lí tưởng của Đảng. Nó như phép nhiệm màu làm xanh tươi lại khu vườn tâm hồn của tác giả. Tôi bỗng băn khoăn không biết liệu có phải trước đó khu vườn có khô héo, tàn úa quá chăng sao nhà thơ reo vui đến thế? Giờ đây nơi ấy tràn đầy sức sống có sắc màu, có hương thơm hoa lá, có tiếng reo vui của chim ca. Niềm vui như hòa vào tiếng chim để rồi nhà thơ thấy “Nhẹ nhàng như con chim cà lơi/ Say đồng hương nắng vui ca hát”. Tố Hữu đã từng viết: “Lòng tôi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin soi rọi vào tâm hồn tuổi trẻ của mình”. Tố Hữu đã cất lên tiếng nói, tiếng hát, sự cảm nhận chung cho các thanh niên trí thức bấy giờ. Đó là âm điệu ca hát cho lí tưởng cách mạng. Như vậy khổ thơ đầu chính là niềm vui, hạnh phúc và lòng biết ơn Đảng đã khai sáng cho tâm hồn mở ra cho ông và biết bao người thanh niên khác những nhận thức mới mẻ. Sau những phút giây được chắp cánh bởi lí tưởng cộng sản nhà thơ chân thành bộc bạch suy nghĩ, nhận thức mới mẻ của bản thân về sự nghiệp cách mạng: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” Khác với nhận thức của nhân vật Hạ Du trong tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn. Người chiến sĩ cách mạng xa rời quần chúng nhân dân để rồi nhận lại bi kịch cho cái chết. Còn Tố Hữu cũng như Đảng cộng sản ta luôn hướng về nhân dân, gắn bó với quần chúng. Bác Hồ từng khuyên cán bộ đảng viên “Phải từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng” chính vì vậy Tố Hữu “buộc lòng tôi với mọi người” từ “buộc” cho thấy ý thức tự nguyện, tinh thần gắn bó “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung cộng đồng, để cho tâm hồn nhà thơ trải rộng ra với cuộc đời, với nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc cũng là ý thức trách nhiệm gánh vác việc đời. Tố Hữu luôn luôn gần gũi, đồng cảm và sẻ chia khổ đau, bất hạnh với những “hồn khổ” của dân tộc. Hồn khổ ấy là “Em bé mồ côi”, là “Lão đầy tớ”, là “Chị vú em”… và biết bao nhiêu hoàn cảnh cơ cực trên đất Việt. Càng đồng cảm bao nhiêu thì nhà thơ càng căm hờn kẻ đã gây ra tội ác, đẩy nhân dân vào cảnh lầm than, cơ cực bấy nhiêu, càng thôi thúc nhà thơ gắn bó và chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Tố Hữu đã từng nói: “Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số” để “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. Khối đời là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung hoàn cảnh, chung lí tưởng cách mạng cũng là để chỉ tinh thần đoàn kết của đồng bào Việt Nam, mỗi người cán bộ, chiến sĩ, mỗi người dân cùng chung tay làm nên sức mạnh của toàn dân tộc, là tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước. Khổ thơ đã cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của tác giả khi được ánh sáng của Đảng soi đường, cũng thể hiện niềm tin, niềm hạnh phúc vào khối đời dân tộc, vào con đường cách mạng nước nhà. Tố Hữu đã từng cất lên tiếng hát ngợi ca Bác và lí tưởng của Đảng: “Từ vô vọng mênh mông đêm tối Người đã đến chói chang nắng dọi Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao nhiêu” Từ những nhận thức mới mẻ sâu sắc ấy trong tư tưởng người thanh niên trẻ tuổi đã có sự chuyển biến về tình cảm, từ số phận của trí thức tiểu tư sản chuyển sang người trí thức cộng sản. Giờ đây tác giả tự đặt mình vào trong gia đình dân tộc Việt Nam bằng tình cảm ruột thịt chân thành: “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ” Nhà thơ đã xác định mình là thành viên của “vạn nhà”. Cách sử dụng điệp từ “là”, “của” kết hợp với các danh xưng “con”, “em”, “anh” và hàng loạt các từ chỉ số lượng nhiều: “vạn nhà”, “vạn kiếp”, “vạn đầu” nhà thơ bộc
lộ tình cảm của mình gắn bó với nhân dân như anh chị em ruột thịt trong gia đình, đó là tình hữu ái giai cấp, yêu thương dành cho những con người đồng khổ. Ông đã từng viết: “Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau” Hay nhà thơ đã từng lột tả niềm vui sướng chân thành của mình khi được trở về với nhân dân trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” Như vậy ta có thể thấy được tình cảm gắn bó sâu sắc của nhà thơ cách mạng với quần chúng nhân dân Việt Nam. Chính điều đó làm cho thơ ông thật gần gũi, thân thương. Cả cuộc đời “Tố Hữu vừa làm cách mạng vừa làm thơ, làm thơ để làm cách mạng, và làm cách mạng để làm giàu nguồn cảm hứng cho thơ”. Lí tưởng cách mạng có sức ảnh hưởng, có sự cảm hóa mãnh liệt đối với Tố Hữu cũng như bao nhà thơ lãng mạn khác. Như ta từng biết Tố Hữu xuất thân từ tầng lớp trí thức tiểu tư sản nên cái tôi cá nhân rất cao với lối sống ích kỉ nhưng ông đã vượt qua được rào cản giai cấp để hòa mình vào cái ta chung của cộng đồng. Mỗi một tác phẩm của ông là một sự kiện cách mạng được ghi dấu đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Mỗi một nhà thơ cách mạng cũng phải là một người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng và Tố Hữu ngay từ khi mới vào mặt trận ấy đã dành được vị trí vững chắc xứng đáng là “Một viên ngọc trong nền văn học Việt Nam”. “Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông thường chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng”. “Từ ấy” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, là tuyên ngôn về lí tưởng cách mạng, là tiếng hát trong trẻo của người thanh niên ở những năm mười tám đôi mươi sung sướng, hạnh phúc khi được giác ngộ bởi ánh sáng của Đảng cùng với những nhận thức và sự vận động mới mẻ trong tình cảm của người chiến sĩ cộng sản. -/-     // Trên đây là những gợi ý hướng dẫn cách làm và một số bài văn mẫu hay phân tích Từ ấy cho các em học sinh lớp 11 tham khảo. Mong rằng tài liệu trên sẽ giúp các em sẽ xác định được chi tiết nghệ thuật, cảm nhận sâu sắc về lí tưởng mới của Tố Hữu. Tham khảo thêm hướng dẫn phân tích, cảm nhận những tác phẩm khác trong văn mẫu lớp 11 do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn để củng cố kĩ năng làm văn và mở rộng vốn từ ngữ !
0 notes
bnghivmex · 12 days
Text
Trong năm 2023, xuất khẩu ớt đạt kim ngạch
Trong năm 2023, xuất khẩu ớt đạt kim ngạch 20 triệu USD, tương ứng với hơn 10.000 tấn, tăng mạnh 107% so với năm 2022. Nam là một trong những quốc gia sản xuất ớt lớn nhất thế giới. Các vùng trồng ớt nổi tiếng nhất tại Việt Nam là các vùng Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là Tỉnh Đà Lạt. Ớt Đà Lạt có hương vị đặc biệt và được ưa thích bởi màu sắc đa dạng, từ xanh, vàng, đỏ đến tím .
Theo các nhà khoa học, vòng đời của cây ớt trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là nảy mầm. Giai đoạn này được tính từ khi hạt ớt rơi xuống đất cho tới khi chúng nảy mầm và mọc cây con.
Thời gian nảy mầm của cây ớt khoảng 1 - 2 tháng. Tiếp theo là giai đoạn tăng trưởng và ra hoa. Trong khoảng thời gian này, cây ớt sẽ ra lá mầm và phát triển đến khi trưởng thành. Thời gian tăng trưởng và ra hoa của cây tùy thuộc vào giống
Cuối cùng, cây ớt sẽ ra trái -  là giai đoạn từ khi cây bắt đầu ra trái tới khi trái chín. Thông thường, một cây ớt khỏe mạnh sẽ phát triển quả ngay sau khi cây ra hoa khoảng 2 tuần.
Ớt được sử dụng rộng rãi trong các món ăn Việt Nam, như món phở, bún bò Huế, mì Quảng, bánh xèo và nhiều món ăn khác. Ngoài ra, ớt còn được dùng để làm gia vị, tạo hương vị đặc biệt cho các món ăn. Ớt cũng có công dụng trong y học dân gian, được dùng để chữa các bệnh liên quan đến đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
0 notes
lagom2206 · 24 days
Text
Du lịch công ty 2024 Đà Nẵng- Hội An- Huế
Lần đầu tiên mình đến miền Trung. Sau khi hạ cánh ở sân bay Đà Nẵng thì trời đẹp khác với Hanoi mưa suốt từ đêm hôm trước. Trong thời gian đợi một anh bay chuyến sau vào ĐN đề cả đoàn cùng di chuyển vào Hội An, tớ tranh thủ hẹn gặp anh chị người nhà ở trong ĐN, chị dẫn đi ăn Mì Quảng( lần đầu tớ ăn, nhiều topping, đậm vị), sau đó đi Cộng Cafe nhìn ra sông Hàn.
Đến Hội An( Quảng Nam- quê của ông ngoại tớ) lúc gần 11h giờ trưa, đặc sẳn ở đây là nắng nhưng mà đi ban ngày như vậy thì có thể quan sát Hội An một cách rõ ràng hơn: hoa giấy, nhà cổ, Chùa Cổ, Mót, cơm gà...
Tiếp đến đoàn đi đến Rừng Dừa Bảy Mẫu cách Hội An khoảng 3km, ở đây mọi người được trải nghiệm 2 người ngồi một thuyền thúng hình tròn, đi trên con sông hướng đổ ra biển hai bên là cây dừa nước, theo tớ tưởng tượng giống trong khung cảnh miền Tây sông nước( tớ chưa đi miền Tây lần nào nên kb giống thật kh)
Sau đó đoàn di chuyển về Angsana Lăng Cô và đi ăn hải sản tối.
Ngày 2, tớ có dậy sớm đón bình minh nhưng hơi trễ mặt trời đã lên đến lưng rồi. Ăn sáng rồi di chuyển đến đầm Lập An-Tuyệt Tình Cốc, ăn trưa xong. Tớ cùng một anh xin tách đoàn ở tt Lăng Cô thuê xe máy chạy lên đèo Hải Vân cho thỏa sở thích ( đèo dễ đi ôm cua đúng cách là đươc), chiều xuống đèo thì có qua Bãi Chuối( đường siêu khó đi mà hình như cũng không có gì ở dưới đó cả ). Sau đấy tớ với anh trả một xe máy, đi chung một xe đến Cố Đô Huế tầm 60km, ban đầu đi quốc lộ 1A nhưng nhiều xe Container chuyển sang đường nhánh ven biển QL 49 ( đường đi đèo như HG thu nhỏ luôn ) có tạt qua tháp Chăm, làng An Bằng. Do không kịp thời gian nên ae quyết định quay lại Lăng Cô cùng đoàn hẹn Cố Đô Huế một ngày khác.
Tối đến ae nhậu tẹt ga bia, trong cty bên bàn bên cạnh sang mời, ae đi giao lưu, đi đến nơi đốt lửa trại giao lưu, bật bài Nối Vòng Tay Lớn lên ae người lạ cả quay thành vòng tròn, cởi trần chạy quay tròn, cảm giác vô tư thoải mái, mấy Sếp Nhật cũng cởi trần luôn.
Ngày 3, dậy sớm đón bình minh ở biển, bầu trời trong 1h mà thay đổi màu liên tục. Đến 9h di chuyển về Sân Bay Đà Nẵng về lại Hanoi.
Note: nhiều người thì nhiều ý kiến nên trái quan điểm của nhau là điều không tránh khỏi tuy nhiên thì cũng không ảnh hưởng đến chuyến đi.
Hẹn lần tới thăm quan nguyên 2 ngày ở Cố Đô Huế luôn ạ.
3 chị trách vì không gọi 3 chị dậy đón bình mình cùng nhưng ai mà biết đc các chị có muốn dậy kh => lần tới cố gắng nhớ gọi điện cho chị chứ lần này quên mất thật
Ăn lẩu: một anh trách là nhúng đũa vào nồi lẩu là rửa đũa, mình nhận ra anh bị ảnh hưởng cái đó từ gđ, gđ anh rất khắt khe trong việc đó
Anh đi cùng ở Đèo Hải Vân, anh muốn thể hiện là anh kh sợ, mình kh sợ chỉ là mình kh thích nhưng anh thể hiện thì cứ để anh thể hiện mình có thể góp 1-2 câu gì đó còn đâu thì kệ
0 notes
damynghetaitue · 1 month
Text
Lăng mộ đá Tài Tuệ Ninh Bình sự lựa chọn của mọi gia đình
Lăng mộ đá Ninh Bình sự lựa chọn của mọi gia đình là điều hoàn toàn chính xác vì. Làng nghề đá mỹ nghệ lớn nhất nước ta hiện tạo lạc tại xã Ninh Vân - huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình.
Tumblr media
Nhà thờ đá Phát Diệm-Kim Sơn- Ninh Bình là một công trình kiến trúc lâu đời mang dấu ấn của những người thợ làng đá mỹ nghệ Ninh Vân.
Lịch sử làng nghề đá tại Ninh Bình Với lịch sử hơn 400 năm, các nghệ nhân chạm khắc đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình đã, đang và sẽ để lại cho nhân loại những tuyệt tác đặc sắc bằng đá, thực sự đã tạo được dấu ấn và tiếng vang cho ngôi làng.
Tumblr media
Đến nay, cũng không ai biết chính xác nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân xuất hiện từ bao giờ, tương truyền rằng vị tổ nghề đá ở Ninh Vân tên huý là Hoàng Sùng, người gốc Thanh Hoá (làng Nhồi) là một thợ chế tác đá tài giỏi, thời trẻ di cư ra đây và làm rể của làng, lập nghiệp rồi truyền dạy cho dân địa phương.
Để hoàn thành một sản phẩm đá mỹ nghệ, phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó lựa chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất vì nếu nguyên liệu không đảm bảo thì chất lượng sản phẩm sẽ không cao. Người chọn đá phải có kinh nghiệm lâu năm, chọn những khối đá phải sạch sẽ, tránh những vết dập nứt, dính tỳ vết…
Sản phẩm ở làng đá mỹ nghệ Ninh Vân phong phú, đa dạng như tượng đài, lăng mộ, nhà thờ, tượng Phật, lư hương, cuốn thư, hoành phi... Từ những tảng đá xù xì, người thợ đá Ninh Vân đã chế tác ra những sản phẩm đá mỹ nghệ độc đáo được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Trước đây, mọi công đoạn chế tác đá ở Ninh Vân đều được làm bằng tay rất vất vả. Sau này, công nghệ máy móc phát triển, hiệu suất lao động của người thợ đã được cải thiện rõ rệt.
Những sản phẩm của làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân không chỉ có giá trị vật thể, mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần giàu bản sắc truyền thống của những người dân làm nghề chạm khắc đá mỹ nghệ nơi đây.
Một số công trình tiêu biểu của làng đá Ninh Vân hiện còn lưu giữ tại các di tích lịch sử quan trọng của đất nước như: Cố đô Hoa Lư, Lăng Bà chúa Liễu (Vụ Bản, Nam Định), nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), lăng Khải Định (Huế), tượng phật ở chùa Hương Tích (Hà Nội), đền Thái Vi (Hoa Lư, Ninh Bình)…
Giới thiệu một số mẫu lăng mộ đá đẹp chế tác tại Ninh Bình Hiện nay ở nước ta, các công trình đá mỹ nghệ từ kiến trúc nhà thờ, đình chùa, đồ thờ bằng đá, cổng đá đẹp, công trình dân sinh và mộ đá, lăng mộ đá dòng họ chủ yếu được chế tác tại làng nghề đá Ninh Bình rồi được vận chuyển lắp đặt tại các vùng miền trên cả nước.
Những mẫu lăng mộ đá này là sản phẩm đang được ưa chuộng nhất hiện nay bởi nhiều tính năng như độ bền cao, các hoa văn chạm khắc sắc nét và đa dạng, giá thành hợp lý.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Thông tin liên hệ Đá Mỹ Nghệ Tài Tuệ
Địa chỉ : Làng nghề đá Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Điện thoại: 0916.16.21.22
Website: https://daninhvan.com.vn/
1 note · View note
yeuamthuc · 9 months
Text
Tổng hợp 10 công thức làm bánh đặc sản vùng miền Việt Nam ngon, đơn giản cho những người con xa quê!
Mỗi dịp tết đến xuân về, những người con xa quê lại nao nức lòng nhớ về quê hương, nhớ những món ăn mẹ nấu, hiểu được tâm lý đó, yeuamthuc.org mang đến cho bạn cách làm các món bánh đặc sản vùng miền Việt Nam vừa đơn giản, dễ làm các bạn có thể tự tay chế biến, nhâm nhi để bớt đi phần nào nỗi nhớ quê nhà! #yeuamthuc_org #Món_Ngon #bánh_bèo #Bánh_bèo_tôm_cháy #bánh_bột_lọc #Bánh_chuối_hấp #Bánh_cuốn #bánh_đặc_sản_vùng_miền_Việt_Nam #bánh_đúc_lá_dứa #Bánh_gạo_việt #Bánh_nậm_Huế #bánh_xèo #bánh_xèo_miền_trung #Các_món_bánh_dễ_làm #công_thức #Việt_Nam https://yeuamthuc.org/banh-dac-san-vung-mien-viet-nam/
Mỗi dịp tết đến xuân về, những người con xa quê lại nao nức lòng nhớ về quê hương, nhớ những món ăn mẹ nấu, hiểu được tâm lý đó, yeuamthuc.org mang đến cho bạn cách làm các món bánh đặc sản vùng miền Việt Nam vừa đơn giản, dễ làm các bạn có thể tự tay chế biến, nhâm nhi để bớt đi phần nào nỗi nhớ quê nhà! Continue reading Untitled
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
linhlilas · 7 months
Text
Huế thương yêu
Đồi trong suy nghĩ của mị là những con đường đá, dốc, lối lên quanh co, mưa là trượt chân thí mồ. Nhưng đồi thực tế chill lắm, lát gạch bằng phẳng, vừa đi vừa nhởn nhơ chậm rãi hít hà cái mùi vị sau mưa (như kiểu đặc sản) của xứ mộng mơ 😌
mến lắm.
Tumblr media
11 notes · View notes
nhahangchamdana · 1 month
Text
Nhà Hàng Cham Đà Nẵng - Điểm Đến Độc Đáo Với Ẩm Thực Đặc Sắc Và Karaoke Ngoài Trời
I. Giới Thiệu
Cham Restaurant nằm bên dòng sông Cầu Đỏ thơ mộng, ngay cầu Hòa Xuân, thuộc khu phức hợp Cham Spa & Massage. Đây là điểm đến lý tưởng để thưởng thức ẩm thực vùng miền và giao lưu, kết nối với bạn bè. Nhà hàng có không gian sang trọng với nhiều góc check-in đẹp mắt, bao gồm view sông lãng mạn, hồ bơi, hồ cá Koi, khu vui chơi cho trẻ em và phòng điều hòa, với sức chứa lên đến 300 khách. Đặc biệt, nhà hàng tổ chức các chương trình liveshow ca nhạc từ 18h đến 21h hàng ngày, mang đến những trải nghiệm âm nhạc phong phú.
II. Điểm Nổi Bật Tại Nhà Hàng Cham
Ẩm Thực Đặc Sắc
Món Ăn Đặc Sản Vùng Miền: Nhà hàng Cham nổi bật với các món ăn đặc sản miền Trung như bánh xèo, mì Quảng, nem lụi và bún bò Huế, được chế biến tinh tế từ nguyên liệu tươi ngon.
Thực Đơn Đa Dạng: Thực đơn phong phú từ món Á đến món Âu, bao gồm cả các món nhẹ như salad và các món chính như thịt nướng và hải sản. Thực đơn buffet đồng giá 120k là lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích sự đa dạng mà không lo về giá cả. Thực đơn buffet còn bao gồm các món tráng miệng hấp dẫn như kem, bánh ngọt và trái cây.
Các Menu Khác: Ngoài buffet, nhà hàng còn cung cấp nhiều lựa chọn khác như menu Alacarte, menu cơm trưa, menu set ăn, menu tiệc và menu tour đoàn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực khách.
Karaoke Nights Ngoài Trời
Chương Trình Karaoke: Nhà hàng tổ chức chương trình Karaoke Nights ngoài trời hằng đêm miễn phí, với không gian mở và ánh đèn lung linh. Du khách có thể thưởng thức âm nhạc sôi động từ ban nhạc và ca sĩ chuyên nghiệp, hoặc tự thể hiện tài năng ca hát với các bài hát yêu thích.
Sự Kiện Đặc Biệt: Vào cuối tuần, Cham Restaurant tổ chức các hoạt động đặc sắc như chương trình liveshow ca nhạc "Hát cho nhau nghe," "Tâm tình chuyện cũ," và các chương trình sôi động như hát Lô Tô hoặc hát Bài Chòi vào Chủ Nhật mỗi tuần.
Nhà hàng Cham Đà Nẵng không chỉ là nơi lý tưởng để thưởng thức ẩm thực mà còn là điểm đến tuyệt vời để tận hưởng những giây phút thư giãn với âm nhạc và karaoke.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
>>> Xem thêm bài viết gốc tại đây:
0 notes
thucphambigmao · 2 months
Text
Bún Bò Huế - Hương Vị Cay Nồng Đặc Trưng Của Miền Trung
Bún bò Huế là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của xứ Huế, được yêu thích bởi hương vị cay nồng đặc trưng, nước dùng đậm đà và sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại nguyên liệu. Món ăn này không chỉ phổ biến ở Huế mà còn được nhiều người yêu thích trên khắp cả nước và quốc tế.
Đặc trưng của bún bò Huế
Nước dùng: Nước dùng bún bò Huế có màu đỏ đặc trưng, được ninh từ xương ống, chân giò, cùng với các loại gia vị như sả, ớt, mắm tôm, tạo nên vị ngọt đậm đà, cay nồng hấp dẫn.
Thịt: Thịt bò được sử dụng phổ biến nhất là bắp bò, nạm bò, được thái lát dày, khi ăn có cảm giác mềm, dai và thơm.
Chả: Chả cua, chả lụa là những loại chả không thể thiếu trong một tô bún bò Huế, tạo thêm hương vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt cho món ăn.
Móng giò: Móng giò hầm mềm, béo ngậy, là một trong những thành phần không thể thiếu trong tô bún bò Huế.
Bún: Bún sợi to, tròn, dai, được làm từ gạo.
Rau sống: Rau sống ăn kèm thường có rau thơm, giá đỗ, hành lá, tạo thêm độ tươi mát cho món ăn.
0 notes
thptngothinham · 6 days
Text
Bài thơ Huế tháng tám của Tố Hữu chính là bức tranh khởi nghĩa chân thực nhất, ghi chép lại lịch sử đấu tranh của dân tộc bằng thơ.     Huế tháng tám được in trên tạp chí Ánh Sáng (cơ quan tuyên truyền cổ động của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Huế, tức là của Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương Huế) xuất bản ở Huế, số kép 12-13 ra ngày 19-8-1946, số đặc biệt của tạp chí này kỷ niệm một năm ngày Cách mạng tháng Tám. Bài thơ Huế tháng tám - Tố Hữu Bấy giờ bài thơ không phải có tựa là Huế tháng tám mà được ghi nhan đề: 23-8-1945, nội dung như sau: 23-8-1945 Huế trầm mặc hôm nay sao khác khác, Những mắt huyền ngơ ngác hỏi thầm nhau Chân nôn nao như khách đợi mong tàu Bước dò bước, không biết sau hay trước. Tim hồi hộp, vì sao? Ai hẹn ước Ai đang về? Dáng đó thấp hay cao? Mắt đỏ lòe, như lửa hay như sao? Người hay bóng? Ngoài vào hay trong tới? Giáng từ trên hay là vươn từ dưới? Huế ngây thơ, lo lắng, những tâm linh Khát khao hoài. Trinh nữ ấy đang rình Sau cửa hé, người yêu chưa biết mặt… Trên Hương giang, hoang mang đò lạnh ngắt Tiếng đàn im, ca kỹ nép phương nào? Trăng thì thầm chi với sóng xôn xao? Đức Kim Thượng đêm nay trong ngọc điện Ngự lên lầu, trông lên cao: xao xuyến Muôn vì sao… lạnh lẽo thấm hoàng bào Người rùng mình tưởng đứng đỉnh cù lao Nỗi cô độc giữa gió triều biển động. Đôi gốc đại nghiêng nghiêng tàn lay bóng Sầu thâm cung vờ vật dưới sân chầu Người đứng đây, trăm họ đang về đâu? Đỉnh thần đó, rầu rầu thân đá trắng Quá khứ nặng đè xuống đầu cúi lặng… Cánh tay nào cất nổi gánh giang sơn? Lòng muôn dân rần rật lửa căm hờn Máu giải phóng đã lôi lòng nhân loại! Nên Kim thượng đêm nay vui… chiến bại Để toàn dân chiến thắng giữ ngôi son Người phải lui cho Dân tiến, Nước còn Thôi thôi vậy. Tiên vương ôi, nghiệp đế! Người đã quyết "không làm vua nô lệ" Xuống làm dân nước độc lập hoàn toàn… Và rạng ngày, chiếu xuống khắp dân gian: "Trẫm hy sinh cả ngai vàng, bệ ngọc". Chừ đây Huế, Huế ơi! Ha ha! cười mà khóc Ta say rồi, ha ha, khóc mà cười! Nước mắt ta trào húp mí, tràn môi Cổ ta ré trăm trận cười, rợn óc. Ta ôm nhau, đấm nhau quay lăn lóc Hả hê chưa! Ai dám bịt mồm ta? Ta hét huyên thiên, ta chạy khắp nhà Ai dám cấm ta điên, điên thần thánh? Ngực lép bốn ngàn năm, trưa nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời Có con chim nào trong tóc nhảy nhót hót chơi Ha! Nó hót cái gì vui nghe ngộ quá! Thôi cơm làm chi, cho ta chum nước lã, Khát khát ghê, uống nứt cả buồng gan. Nóng chết người! da thịt ta khô ran Xé toạc áo, đánh trần phi giữa phố. Gió gió ơi! hãy làm giông làm tố Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi! Vàng vàng bay đẹp quá, sao sao ơi! Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác. Ôi thiên đường! Tai mê man lắng nhạc Từ muôn phương nghe gót nện rầm rầm Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm! Tố Hữu Câu hỏi đọc hiểu Huế tháng tám (Tố Hữu) có thể ra: 1. Thể thơ của bài thơ là? Trả lời: Thể thơ: Tự do 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dung trong: "Ngực lép bốn ngàn năm, trưa nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời" Trả lời: Nói quá. Tác dụng: phóng đại mức độ, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 3. Nội dung chính của từng đoạn thơ: Đoạn mở đầu: "Huế trầm mặc hôm nay sao khác khác, ... Sau cửa hé, người yêu chưa biết mặt…" chính là cảm nhận về cái không khí đợi chờ thời cơ khởi nghĩa ở Huế. Đoạn tiếp theo: "Trên Hương giang, hoang mang đò lạnh ngắt ... "Trẫm hy sinh cả ngai vàng, bệ ngọc"" chính là cảm nhận và tâm tr���ng của Tố Hữu nói riêng cũng như người con xứ Huế nói chung trước thời điểm Khởi nghĩa. Đoạn cuối:  "Niềm vui vỡ òa qua từng câu thơ là biểu hiện tột đỉnh của khát vọng độc lập, tự do và hạnh phúc; niềm vui của một dân tộc được cởi trói ách nô lệ gần 100 năm. Chàng thanh niên Tố Hữu ngày ấy vừa tròn 25 tuổi chứng kiến quá nhiều nỗi thống khổ của đồng bào, của xã hội “đầy rẫy những bất công và buồn thảm” đã dâng tất cả nhịp đập của con tim “rào rạt máu” cho cách mạng và cho ngòi bút trong thời khắc lịch sử vĩ đại của dân tộc." (Nguyễn Thị Thúy Hồng).
Trên đây là một số nội dung mà THPT Ngô Thì Nhậm muốn gửi tới các em về bài thơ Huế tháng Tám của Tố Hữu, đừng quên còn rất nhiều tài liệu ôn luyện môn Ngữ văn lớp 12 đang đợi các em khám phá nhé!
0 notes
hoangquanshop · 2 months
Text
Đặc sản bánh khô mè Đà Nẵng loại nào ngon?
Bánh khô mè Đà Nẵng đã góp phần tạo nên nét độc đáo trong ẩm thực xứ Quảng Đà nói riêng và Việt Nam nói chung. Cứ mỗi lần đến với Đà Nẵng, du khách muốn tìm mua đặc sản làm quà tặng thì không thể bỏ qua bánh khô mè. Tuy nhiên, cần phải chọn đúng thương hiệu bánh nổi tiếng còn giữ được hương vị truyền thống thì mới có thể cảm thụ được độ ngon thật sự của món bánh ý nghĩa này.
Chọn thêm nhiều Sản phẩm tại 👉👉 Hoàng Quân Shop.
Nguồn gốc của bánh khô mè Đà Nẵng
Song hành với chiếc bánh chưng, đòn bánh tét, bánh in, bánh thuẫn... thì trên bàn thờ gia tiên hay các giỏ quà Tết của người dân Đà Nẵng không thể thiếu đặc sản bánh khô mè.
Nguồn gốc của bánh khô mè Đà Nẵng đã xuất hiện từ lâu. Theo chuyện kể, thuở xưa nơi đây có một anh chàng học trò nghèo nhưng học hành rất giỏi. Trải qua nhiều năm đèn sách cũng đến ngày vào kinh ứng thí, tuy nhiên, nhà của chàng trai không còn lương thực để mang theo nên người dân trong làng đã cùng nhau gom góp giúp đỡ chàng thư sinh. Người thì cho lon gạo, người thì cho bát đường.
Hành trình ra kinh đô Huế khá xa xôi và trắc trở, vì thế, vợ của chàng thư sinh liền nghĩ ra cách dùng cơm rang lên và ngào cùng với đường để làm thành lương khô ăn dần. Mặt khác, nhằm giúp món ăn đỡ ngán, cô vợ còn thêm chút gừng, chút mè vào bánh. Dân làng hào hứng với ý tưởng thông minh, mọi người bèn nếm thử và thấy ngon nên đã làm theo. Từ đó, trải qua dòng chảy thời gian, người dân đã dần cải tiến công đoạn làm bánh và tạo nên món bánh khô mè truyền thống Đà Nẵng thơm ngon như ngày nay.
Tumblr media
Thương hiệu bánh khô mè Bà Liễu xứng danh đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng
Đặc sản bánh khô mè Đà Nẵng được rất nhiều cơ sở sản xuất, nhưng thương hiệu nổi tiếng được mọi người tìm kiếm nhiều nhất vẫn là bánh khô mè Bà Liễu.
Cơ sở sản xuất bánh khô mè Bà Liễu ra đời năm 1967 và phát triển theo quy mô hộ gia đình trên nền tảng kế thừa nghề gia truyền đã có từ năm 1945. Đây là một trong những thương hiệu bánh khô mè thơm ngon.
>>> Có thể bạn quan tâm: Làng nghề làm bánh khô mè Cẩm Lệ ở đâu?
Bánh khô mè Đà Nẵng được chọn lọc trong Top 50 đặc sản có sự công nhận của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam. Hương vị bánh được hòa quyện từ mùi thơm của vừng rang, vị bùi bùi của gạo nếp, vị ngọt thanh của đường và hương gừng, hương quế đặc trưng.
Sự góp mặt của bánh khô mè Bà Liễu giúp tăng thêm bản sắc văn hóa ẩm thực của người Đà thành. Hơn nữa, món bánh này còn là món quà lý tưởng dành cho du khách trong và ngoài nước. Dường như vị khách nào khi ghé đến Đà Nẵng cũng không quên tìm mua bánh khô mè để làm quà tặng hay quà biếu cho người thân, bạn bè. Theo giáo sư Trần Văn Khê đánh giá thì món bánh khô mè Đà Nẵng dường như đã đánh thức cả ngũ vị của người dùng. Trong đó, bánh khô mè Bà Liễu xứng đáng trở thành sự lựa chọn hàng đầu bởi độ ngon và chất lượng, giúp thực khách trải nghiệm được những giá trị của món ăn truyền thống dân tộc.
Giá trị ngũ vị của bánh khô mè Bà Liễu:
Nhãn quan: đắm chìm trong màu vàng mơ của những tơ đường thắng dẻo màu của mè rang
Khứu giác: thưởng trọn hương thơm của mùi mè rang, hương quế và gừng
Vị giác: vị ngọt của đường đọng trên đầu lưỡi, vị the the cay nồng của gừng và quế, vị béo của mè rang, vị bùi của bột nếp.
Xúc giác: khi nhai bánh khô mè Đà Nẵng vô cùng xốp giòn bên ngoài còn bên trong mềm dẻo
Thính giác: Âm thanh bánh vỡ rào rạo vô cùng kích thích
Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ chứng minh được cái ngon của món đặc sản bánh khô mè Đà Nẵng, mà cụ thể hơn là bánh khô mè Bà Liễu. Thưởng bánh cùng với trà để cảm nhận đậm đà vị của quê hương, mang theo cả niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.
Bánh khô mè Đà Nẵng vô cùng ý nghĩa khi làm quà tặng. Những chiêc bánh mộc mạc, đơn giản và không chút cầu kỳ trong tạo hình nhưng lại là net đặc trưng, ​​mang hơi thở của đất trời, a truyền thống và là dấu ấn khơi gợi hương vị Tết quê.
Tumblr media
Mua bánh khô mè Đà Nẵng ở đâu đảm bảo chất lượng?
​Là một trong những món bánh đặc sản của Đà Nẵng, bánh khô mè Đà Nẵng được nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh. Do đo, nếu muốn mua được bánh khô mè để làm quà sẽ không quá khó. Thế nhưng, để mua đúng loại bánh khô mè Đà Nẵng ngon và đảm bảo chất lượng thì nhất định nên thử qua bánh khô mè Bà Liễu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên liệu làm bánh khô mè bà Liễu ngon cần có những gì?
Giá bánh khô mè Đà Nẵng cũng vô cùng phải chăng, phù hợp với mọi đối tượng đang cần chọn mua quà tặng ý nghĩa sau chuyến đi Đà Nẵng. Bạn có thể tìm mua bánh khô mè tại các cửa hàng bán đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng hoặc mua ở các chợ như chợ Hàn, chợ Cồn, ... Riêng đ ối với bánh khô mè Bà Liễu, bạn có thể mua tại Hoàng Quân Shop - Địa chỉ: 28 An Hoà 6 - P. Khuê Trung - Q. Cẩm Lệ - TP. Đà Nẵng - Việt Nam
Hiện nay, bánh khô mè Đà Nẵng được sản xuất khá đa dạng với nhiều mẫu mã sang trọng, bắt mắt. Đây chắc chắn sẽ là món quà tặng ý nghĩa và vô cùng thơm ngon. Đừng bỏ qua sự lựa chọn bánh khô mè đặc sản Đà Nẵng nhé!
1 note · View note