Tumgik
#Công nghệ Biofloc
bachkhoatp · 2 years
Text
Nuôi cá rô phi công nghệ Biofloc, năng suất tăng 50%
Nuôi cá rô phi công nghệ Biofloc, năng suất tăng 50%
HẢI PHÒNG Người dân thử nghiệm nuôi thâm canh cá rô phi trong môi trường nước lợ bằng công nghệ Biofloc cho hiệu quả cao với tỷ lệ sống trên 90%, năng suất đạt 30 tấn/ha. Cá rô phi được xác định là một trong những đối tượng quan trọng trong phát triển kinh tế thủy sản của Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười. Dù là đối tượng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế thủy sản nhưng những năm qua, cơ…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
microbehcm · 2 years
Link
0 notes
fumceunice · 5 years
Text
Công nghệ tạo bọt khí micro nano gia tăng hiệu quả sản xuất
youtube
Công nghệ tạo bọt khí micro nano gia tăng hiệu quả sản xuất. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục xuất khẩu tôm cho các trang trại.Địa chỉ nơi chỗ mua bán ở đâu, chỗ nào để liên hệ và số điện thoại để liên lạc ?. Tham khảo và test thử với sản phẩm cụ thể để đánh giá kết quả thử nghiệm dạng mô hình, từ đó có thể suy ra hiệu quả khi áp dụng cho quy mô thực tế ?. Ai biết ở đâu đã từng ứng dụng thì giới thiệu để khách hàng tham quan & học tập ? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị ra sao ?. Kích thước, trọng lượng & hình ảnh của một số Models điển hình như thế nào ?. Tìm kiếm tổ chức, đơn vị tư vấn chuyên nghiệp ở đâu ?. Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam ngày một gia tăng cả về chất lượng và sản lượng, giá chuối đạt mức cao. Xuất xứ, nhập khẩu, sản xuất, gia công, chế tạo, ở tại châu Âu (EU) G7 Mỹ (USA) Nhật Bản (Japan), tốt xấu, kinh nghiệm, bí quyết và thì là mà trên dưới trong ngoài, thành phố Hồ Chí Minh (tphcm), Hà Nội (tphn), Việt Nam, do đó, vậy nên, nhờ thế, vì sao, giá rẻ nhất, cao thấp, to nhỏ, website, tài liệu. Ứng áp dụng, lựa chọn phù hợp, tối ưu nhất. Công nghệ tạo bọt khí micro nano gia tăng hiệu quả sản xuất. Các loại máy & thiết bị tạo bọt khí Micro-Nano trên Thế giới. Ưu điểm khi ứng dụng công nghệ kỹ thuật vi bọt Micro-Nano. Máy thiết bị tạo vi bọt khí siêu mịn kích cỡ Micro-Nano hoặc được Công ty CAMIX chúng tôi nhập khẩu nguyên bộ từ Nhật Bản (Japan), châu Âu (EU), G7, Mỹ (USA) hoặc được chúng tôi lắp ráp trong nước và chỉ nhập khẩu các chi tiết chính yếu, quan trọng. Đây là sản phẩm của công nghệ mới tiên tiến và kỹ thuật cao hiện đại với nhiều tính năng ưu việt có thể áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, dân sinh. Ví dụ ứng dụng trong các trang trại, ao hồ nuôi tôm cá bằng cách cung cấp và gia tăng nồng độ oxy trong nước, làm sạch nước. Qua đó tôm có thể được nuôi theo công nghệ biofloc với mật độ dày, nâng cao sản lượng. Ngoài ra chất lượng tôm cũng tốt hơn thể hiện: khỏe hơn, kích cỡ đồng đều hơn. Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được cung cấp miễn phí rất nhiều các thông tin hữu ích liên quan như: khái niệm và định nghĩa thế nào là bọt khí Micro-Nano. Tính năng tác dụng, công dụng. Công nghệ tạo bọt khí micro nano gia tăng hiệu quả sản xuất. Giá mua bán máy Micro-Nano là bao nhiêu tiền và thời gian bảo hành là bao lâu ?. Mục đích là để đạt tiêu chuẩn tôm xuất khẩu sang Nhật Bản (Japan), châu Âu (EU) và Mỹ (USA) vốn dĩ rất khắt khe và là thị trường cực kỳ khó tính. Ngay trước khi mua thiết bị thì nhân viên của chúng tôi sẽ cùng với khách hàng phân tích thông tin, so sánh các phương án khả thi, đánh giá ưu nhược điểm và cuối cùng là lựa chọn giải pháp phù hợp nhất, tối ưu hóa đầu tư, cân đối 2 yếu tố đối nghịch: kỹ thuật & tài chính. Ngay sau khi mua sản phẩm, nhân viên của chúng tôi sẽ trợ giúp khách hàng một cách cụ thể, trực quan và chi tiết: chỉ dẫn lắp đặt, hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì, cách khắc phục sự cố có thể xảy ra. C��c vấn đề này cũng có trong tài liệu catalogue đi kèm với máy. Những băn khoăn, lo lắng, thắc mắc hay câu hỏi từ khách hàng mà chúng tôi thường gặp là: công ty, đơn vị, nhà thầu hay đối tác nào phân phối, cung cấp, bán thiết bị Micro-Nano uy tín & tin cậy, được mọi người tin dùng ?.
source: https://fumceunice.org Xem thêm các bài viết về Công Nghệ: https://fumceunice.org/category/cong-nghe/
The post Công nghệ tạo bọt khí micro nano gia tăng hiệu quả sản xuất appeared first on Fumceunice.
source https://fumceunice.org/cong-nghe-tao-bot-khi-micro-nano-gia-tang-hieu-qua-san-xuat/
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Kỹ thuật nuôi tôm trên cát đem lại lợi nhuận cao
Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát tại các khu vực ven bi���n đang có bước phát triển vượt bậc, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cư dân vùng ven biển, đồng thời đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà. Theo Tổng cục Thủy sản, mô hình nuôi tôm trên cát sẽ là hướng đi bền vững trong tương lai cho cả một vùng kinh tế biển tiềm năng.
Tại các khu vực ven biển, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã được áp dụng và đem lại hiệu quả to lớn, giúp người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội, việc nuôi tôm trên cát với quy mô lớn vẫn còn tiềm ẩn một số tác động tiêu cực dẫn đến ô nhiễm môi trường sinh thái.
Thực trạng nuôi tôm trên cát tại Việt Nam
Theo kết quả thống kê, khu vực miền Trung có bờ biển kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với tổng diện tích đất cát khoảng 100.000 ha. Từ năm 2000, kỹ thuật nuôi tôm trên cát đã được ứng dụng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cư dân vùng ven biển tại nơi đây.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại Thừa Thiên Huế
Trong thời kỳ đầu, mô hình nuôi tôm thẻ trên cát gặp phải nhiều khó khăn như chi phí đầu tư lớn, giá thành sản xuất cao, khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm,... Cho đến giai đoạn 2010 - 2016 người dân đã biết áp dụng dụng kỹ thuật mới như nuôi tôm thâm canh ít nước, mật độ cao, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học, tái sử dụng nước, áp dụng công nghệ Biofloc,... nên mô hình nuôi tôm trên cát ngày càng được mở rộng.
Tại Hà Tĩnh, các tổ chức, cá nhân đã phát triển mô hình nuôi tôm trên cát, chuyển đổi hình thức nuôi từ quảng canh sang thâm canh. Tổng kết năm 2018, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở Hà Tĩnh (450 ha) tăng 10% so với năm 2017.
Một hộ nuôi tại Nghệ An cho biết: "Nuôi tôm trên cát cần phải lựa chọn con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học chất lượng, thân thiện với môi trường thì mới giúp tôm sinh trưởng, phát triển tốt. Đặc biệt, các hộ nuôi cần phải đầu tư và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm".
Tại tỉnh Nghệ An, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát cũng được áp dụng rộng rãi với diện tích 130 ha. Trong năm 2018, sản lượng tôm thu hoạch là 1.500 tấn, chủ yếu là hình thức nuôi tôm trên cát lót bạt. Nhiều hộ nuôi có lợi nhuận lớn từ 700 triệu đến trên 1 tỷ đồng/năm.
Mặc dù việc nuôi tôm trên cát mang lợi nhuận cao cho người dân nhưng cũng gặp nhiều khó khăn vì phải cần có vốn đầu tư lớn. Ví dụ điển hình, ở xã Hải Ninh - Quảng Ninh có nhiều hộ nuôi đi thuê đất nuôi tôm có thời hạn nên gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng. Bên cạnh đó, tại Quảng Xuân, Quảng Thọ nhiều hộ nuôi đào cát, phủ bạt, bơm nước biển để nuôi tôm thẻ trên cát và xả thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Chưa kể, có nhiều cơ sở nuôi tôm trên cát chưa thật sự chú trọng đến việc mua giống chất lượng từ các thương hiệu uy tín, không được kiểm dịch đầy đủ, chất lượng kém nên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất khó kiểm soát.
Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát đúng chuẩn
Để áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát thì đầu tiên người nuôi cần phải xây dựng ao tại các địa điểm được quy hoạch hoặc các vùng được cấp đất có thẩm quyền cho phép, cách xa dân cư và cần thực hiện theo các yêu cầu sau đây:
1. Chuẩn bị ao nuôi tôm trên cát
-- Thiết kế ao với độ sâu của nước khoảng 1,5 - 2m, độ rộng bờ ao là 2m
-- Lót bạt HDPE quanh bờ và đáy ao
-- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy trình
-- Thiết kế đường ống D114 - D200 mm để dễ dàng cấp/ thoát nước cho ao tôm.
-- Xây dựng hệ thống xi phong đáy ao
-- Lắp đặt quạt nước, sủi khí cho ao
+> Ao mới xây dựng: tiến hành bơm nước vào ao, rửa sạch bạt, sau đó tháo cạn nước cho ao nuôi
+> Ao từ vụ trước: tiến hành nạo vét hết những cặn bã, bùn dơ đưa vào xử ý. Sau đó, rửa sạch ao và tháo cạn nước.
Ao nuôi tôm trên cát cần được phủ bạt, có lưới che chắn thì càng tốt
2. Xử lý nước trong nuôi tôm thẻ trên cát
Nước cấp vào ao nuôi phải đảm bảo sạch, đã được diệt khuẩn và cần phải được cấp qua lưới lọc có kích thước nhỏ để đảm bảo không có các loại ấu trùng, giáp xác vào ao tôm. Tiến hành xử lý nước bằng Chlorine theo liều lượng khuyến cáo từ Dr.Tom, sau đó sục khí từ 2 - 4 ngày.
Nước nuôi tôm sử dụng nguồn nước ngọt từ giếng khoan tại chỗ kết hợp với nguồn nước biển được trao đổi với đại dương.
Hình ảnh màu nước của từng ao
3. Gây màu nước cho ao tôm
Gây màu nước là bước quan trọng quyết định đến thành quả của vụ nuôi. Màu nước tốt phải có màu vàng xanh. Quý bà con có thể thực hiện gây màu nước bằng các loại phân vô cơ, chế phẩm sinh học hoặc lên men nguyên liệu.
Lưu ý rằng, màu nước lên đẹp nhất khi được thực hiện trong thời tiết nắng ấm kéo dài khoảng 5 ngày. Nếu màu nước trong ao không đạt chuẩn vàng xanh thì không được thả giống.
Sau khi gây màu nước cho ao tôm người nuôi cần phải thực hiện các công tác kiểm tra các chỉ tiêu theo đụng quy định trong bảng dưới đây:
BẢNG CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM
Chỉ tiêu Khoảng thích hợp Khoảng chịu đựng Độ mặn 15 - 30 0,5 - 45 Nhiệt độ 25 - 32 16 -43 pH 7,5 – 8,5 6 - 10 Độ kiềm (mg/l) 80 - 150 60 - 200 Oxy hòa tan (mg/l) 4 - 7 3 - 7 NH3 (mg/l) < 0,1 < 0,2 H2S (mg/l) < 0,01 < 0,03 Độ trong (cm) 20 - 30
4. Chọn giống nuôi tôm trên cát
Chọn giống trong kỹ thuật nuôi tôm trên cát quyết định đến năng suất của vụ nuôi. Bà con cần phải tìm kiếm và lựa chọn những trung tâm cung cấp giống tôm thẻ, tôm sú uy tín và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Tôm giống cần phải khỏe, bơi ngược dòng, âm tính với các xét nghiệm PCR.
Cũng giống như mô hình nuôi tôm trong ao đất, ao lót bạt, tôm cần phải được ngâm trong túi chứa bỏ xuống ao nuôi khoảng 15 phút để tôm có thể thích nghi dần với môi trường nước ao. Mật độ thả khoảng 150 - 300 con/m2 còn tùy thuộc vào từng mô hình.
=> Lưu ý: Thả tôm vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tránh sốc nhiệt
Tham khảo ngay => Kỹ thuật chọn tôm giống tốt ngay tại trại tôm giống
5. Quản lý cho tôm ăn
Thức ăn cho tôm là các sản phẩm của các hãng thức ăn lớn có trong danh mục thông báo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết hợp với việc bổ sung thêm men vi sinh, Vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp tôm tăng sức đề kháng, ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao năng suất.
Cho tôm ăn 3 - 5 cử/ngày, thường xuyên kiểm tra lượng ăn của tôm bằng nhá để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi. Mỗi hộ nuôi hãy trang bị cho mình một cuốn nhật ký cho ăn để có thể dễ dàng theo dõi và tính lượng thức ăn phù hợp.
Trộn các loại men vi sinh vào thức ăn giúp tôm tăng trưởng và phát triển nhanh hơn.
VIDEO TRỘN MEN VI SINH VÀO THỨC ĂN CHO TÔM THẺ
youtube
6. Quản lý môi trường ao nuôi
Các chỉ tiêu môi trường như độ pH, độ mặn, nhiệt độ, oxy hòa tan cần phải tuân thủ theo đúng bảng trên. Mỗi hộ nuôi nên trang bị các dụng cụ đo lường để hàng ngày kiểm tra và theo dõi một cách chính xác nhất. Định kỳ sử dụng các loại chế phẩm sinh học có lợi cho môi trường nước ao nuôi.
7. Phòng và điều trị dịch bệnh trên tôm
Hi��n nay, điều kiện khí hậu diễn biến thất thường, nguồn nước bị ô nhiễm, con giống kém chất lượng, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Do đó, bà con cần phải có các biện pháp phòng và trị bệnh để "ứng biến" kịp thời với những rủi ro có thể xảy ra.
-- Sử dụng bộ 3 đĩa thạch TCBS, Marine, MRS nhằm quản lý và phân tích các loại vi khuẩn có lợi và có hại cho ao nuôi.
Sử dụng bộ 3 đĩa thạch hàng ngày để kiểm đếm, quản lý vi khuẩn có lợi và có hại trong ao tôm
=> Xem thông tin chi tiết bộ 3 đĩa thạch sử dụng trong nuôi tôm => TẠI ĐÂY
-- Định kỳ xét nghiệm PCR bằng máy Pockit Micro Plus hoặc máy Pockit Xpress để chẩn đoán các bệnh thường gặp trên tôm. Các hộ nuôi đơn lẻ có thể góp tiền như kiểu hợp tác xã để cùng sở hữu 1 chiếc máy PCR thuận tiện cho việc kiểm soát dịch bệnh.
Máy xét nghiệm Pockit Xpress xét nghiệm ngay tại ao nuôi cho kết quả chỉ trong 1 giờ đồng hồ
=> Thông tin chi tiết về máy Pockit Xpress xem => TẠI ĐÂY
-- Khi phát hiện tôm có các dấu hiệu của bệnh, xét nghiệm PCR cho kết quả DƯƠNG tính thì hãy liên hệ ngay cho chuyên gia Dr.Tom, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con quy trình điều trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất.
8. Thu hoạch
Trong kỹ thuật nuôi tôm trên cát, tôm thương phẩm thường đạt kích cỡ < 100 con/kg. Lúc này, bà con tiến hành thu hoạch với những bên mua uy tín, có ký kết hợp đồng rõ ràng về chất lượng, số lượng của tôm
9. Xử lý nước thải nuôi tôm
Để mô hình nuôi tôm trên cát phát triển bền vững thì việc xử lý nước thải vô cùng quan trọng và cần thiết. Mỗi khu vực cần phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, việc xử lý cần phải được tiến hành đồng bộ mới đem lại hiệu quả cao.Tại nhiều địa phương, các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã thành công khi áp dụng biện pháp thay nước và xử lý nước liên tục, kết hợp với việc gom chất thải xả đáy nên hạn chế được tình trạng xả thải ra bên ngoài.
Tuy nhiên, có nhiều hộ nuôi tại Nghệ An phản hồi rằng: "Mặc dù có nhiều cơ sở nuôi đã có ý thực xử lý nước thải nuôi tôm theo đúng quy định nhưng có nhiều hộ nuôi khác không quan tâm vấn đề này, hệ thống xử lý nước thải chưa đồng bộ, thiếu liên kết giữa các vùng nuôi với nhau. Do đó, các Ban Ngành cần phải quyết liệt xử lý những trường hợp không tuân thủ."
Những ưu, nhược điểm của kỹ thuật nuôi tôm trên cát
Mô hình nuôi tôm trên cát vừa đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng chứa nhiều tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường
1. Nuôi tôm trên cát với các ưu điểm
+> Bờ biển kéo dài, khả năng mở rộng diện tích lớn
+> Quá trình cải tạo ao diễn ra dễ dàng, tốn ít thời gian hơn so với ao nền đất
+> Có thể nuôi tôm thâm canh mật độ cao với ít rủi ro
+> Tận dụng được các khu đất hoang vốn không sử dụng được
+> Chủ động về màu vụ (từ 2 -3 vụ/năm) đem lại hiệu quả kinh tế cao
2. Nuôi tôm trên cát với những nhược điểm
+> Vào mùa khô lượng nước ngọt thiếu để cung ứng, gây thiếu nước cho ao tôm.
+> Chi phí để đầu tư, xây dựng hệ thống ao lót bạt hơi cao, đặc biệt là khâu bơm nước mặn từ biển vào và nước ngọt đào từ giếng sâu hơi phức tạp.
+> Nuôi tôm trên cát còn tiềm ẩn rủi ro gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Để có thể phát triển mô hình nuôi tôm trên cát một cách bền vững thì các bà con hãy nâng cao ý thức, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi lân cận chấp hành đúng các quy định của nhà nước về xử lý nước thải, đầu tư hệ thống xử lý nước thải, tránh trường hợp mạnh ai người đấy làm.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về kỹ thuật nuôi tôm trên cát sẽ giúp nhiều hộ nuôi cũng như các doanh nghiệp nuôi tôm ven biển có kiến thức, ứng dụng vào thực tế đem đến lợi nhuận cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển nuôi tôm công nghiệp bền vững. Dr.Tom sẽ cùng đồng hành cùng người nuôi, chung tay đem đến những giải pháp "Nuôi tôm an toàn", giúp bà con trúng mùa - trúng giá.
Tìm kiếm liên quan:
- Nuôi tôm thâm canh
- Nuôi tôm công nghiệp
- Nuôi tôm mật độ cao
Coi thêm tại : Kỹ thuật nuôi tôm trên cát đem lại lợi nhuận cao
0 notes
bachkhoatp · 2 years
Text
công nghệ nuôi tôm Semi Biofloc
công nghệ nuôi tôm Semi Biofloc
BÌNH ĐỊNH Qua nghiên cứu, Trung tâm Khuyến nông Bình Định khẳng định hiệu quả nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi Biofloc. Đơn vị này đang hoàn thiện công nghệ để chuyển giao cho nông dân. Nâng năng suất, giảm rủi ro từ công nghệ Biofloc Hiện Bình Định có khoảng 1.000ha ao, hồ nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bán thâm canh, thâm canh với năng suất bình quân rất thấp, chỉ đạt khoảng 8 tấn/ha.…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
mangthuysan · 7 years
Text
Giá trị sinh học của protein và lipid thô từ các loại bột biofloc sử dụng làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Tumblr media
Biofloc được sản xuất từ nước thải của các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể được chuyển thành sinh khối khô, sau đó có thể trở thành một nguồn protein tiềm năng trong thức ăn của tôm và cũng làm giảm lượng nước thải cũng như ảnh hưởng của chúng đối với các vùng nước tiếp nhận.
Việc xả các chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản vào các hệ sinh thái thủy sinh ven biển đã làm tăng thêm chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho các khu vực này. Đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau được sử dụng để xử lý nước thải: các bể lắng, chất nền nhân tạo, xây dựng các vùng đất ngập nước, lọc bằng các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giảm lượng nước thải và gần đây hơn là dựa vào các vi khuẩn, các hệ thống nuôi không thay hoặc ít thay nước.
Ngoài ra, nước thải này đã được sử dụng để tưới cho cây trồng, làm phân bón cho các loài cây chịu mặn và sản xuất biofloc vi sinh dùng như một nguồn thức ăn. Các hạt biofloc được báo cáo là có 120 - 490 g/kg protein thô và thường có mức lipid dưới 20 g/kg. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các hạt vi khuẩn có thể được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng cho tôm biển và các loài nuôi khác.
Tumblr media
Hình 1: Các loại thức ăn có chứa oxide chrome (là chất đánh dấu trơ). Hàng dưới, từ trái sang phải: Thức ăn tham khảo (REF); Thức ăn có 30% biofloc được sản xuất từ nước thải (BFL-W) và 70% REF; Thức ăn có 30% biofloc được sản xuất từ nước biển sạch (BFL-C) và 70% REF; Thức ăn có 30% bột cá thải (NEG) và 70% REF
Việc sản xuất các hạt vi khuẩn từ nước thải nuôi trồng thuỷ sản đã được các nhà nghiên cứu khác nhau chứng minh trước đây. Biofloc được sản xuất từ nước thải của các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể được chuyển thành sinh khối khô, sau đó có thể trở thành một nguồn protein tiềm năng trong thức ăn của tôm và cũng làm giảm lượng nước thải cũng như ảnh hưởng của chúng đối với các vùng nước tiếp nhận.
Sau đây là bản tóm tắt nghiên cứu (được xuất bản tại R. Bras. Zootec., 44 (8): 269-275, 2015) để so sánh giá trị sinh học của protein thô và lipid thô từ bột biofloc được sản xuất bằng hệ thống bùn hoạt tính sử dụng từ hai nguồn nước: nước thải từ nuôi thử nghiệm tôm và nước biển được làm sạch.
Thiết lập nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hai hệ thống bùn hoạt tính ở quy mô phòng thí nghiệm để tạo ra các hạt vi khuẩn: (1) Nước thải từ một hệ thống nuôi tôm thử nghiệm (6 bể, 3 m3/bể, biofloc nước thải); (2) Nước biển từ cửa sông gần đó, được lọc bằng cát và khử trùng (biofloc nước biển sạch). (Xin vui lòng tham khảo ấn phẩm gốc hoặc liên hệ với tác giả đầu tiên để biết mô tả chi tiết về hệ thống bùn thải, vận hành, sản xuất mẫu bùn và mẫu biofloc, phân tích hóa học và độ tiêu hóa các loại bột biofloc được sản xuất, tính toán khả năng tiêu hóa protein thô và lipid thô của từng thành phần riêng lẻ được ước lượng, chuẩn bị thức ăn thử nghiệm và kết quả của nuôi thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), cũng như các phân tích thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này).
Kết quả
Trong một đợt 81 ngày, 1.965 gam bột biofloc khô làm từ nước thải và 1.145 gam bột biofloc khô làm từ nước biển sạch đã được thu thập và cả hai loại thức ăn biofloc đều có hàm lượng tro cao (649,2 - 591,0 g/kg) và protein thô thấp (95,9 - 137,3 g/kg). Kết quả của chúng tôi khác với các nghiên cứu khác sử dụng các mẩu vi khuẩn được sản xuất trong các phản ứng hàng loạt khi sử dụng nước thải từ nuôi cá rô phi và đường như là một môi trường nuôi cấy. Các nhà nghiên cứu khác đã xác định hàm lượng protein thô, tro, lipid thô và chất xơ thô lần lượt là 490 ± 15, 134 ± 6, 11,3 ± 0,9 và 126 ± 1 g/kg. Bước tiếp theo cần thiết là làm giảm lượng tro và từ đó tăng tỷ lệ protein trong các mẫu.
Bảng 1: Kết quả phân tích các loại bột biofloc
Tumblr media
Tro - thường có trong các nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thức ăn thủy sản - có giá trị dinh dưỡng giới hạn (phụ thuộc vào bản chất và nguồn gốc) vì cá và tôm không tiêu hóa tro. Các loại bột được tạo ra từ chất thải thu được từ giết mổ động vật trên cạn hoặc từ chế biến thủy sản thường có hàm lượng tro cao. Tuy nhiên, giá trị tro ít khi vượt quá 250 g/kg, trong khi hàm lượng protein có thể cao hơn 400 g/kg (theo vật chất khô).
Hàm lượng protein thô trong bột biofloc được sản xuất từ nước biển sạch tốt hơn so với từ nước thải nuôi tôm. Điều này có thể là do việc sử dụng urê trong giai đoạn khởi động của hệ thống sản xuất biofloc từ nước biển sạch. Dựa trên các phân tích hóa học sơ bộ (hàm lượng tro cao và hàm lượng đạm thấp), cả hai loại biofloc sản xuất trong nghiên cứu này đều có thể được xem là một thành phần của thức ăn tôm. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã sử dụng bột biofloc có hiệu quả trong thức ăn của L. vannamei như một nguồn protein.
Trong nghiên cứu, sinh khối tôm tăng 37,1 ± 1,8 g/bể và tỷ lệ sống là 93,2 ± 0,8% và (P > 0,05, ANOVA). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trọng lượng tôm cuối, chủ yếu là giữa thức ăn REF và BFL-C (P < 0,05). Biofloc có hàm lượng lipid thấp và ít các acid béo không no cao phân tử, như EPA (eicosapentaenoic, 20:5n-3) và DHA (docosahexaenoic, 22:6n-3) là các chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò chính trong dinh dưỡng của tôm he.
Hệ số tiêu hóa tạm (Apparent digestibility coefficient - ADC) của protein thô có giá trị thấp đã phản ánh giá trị sinh học của các nguyên liệu. ADC của protein thô trong bột biofloc được sản xuất từ nước thải (BFL-W), từ nước biển sạch (BFL-C) và bột cá thải (NEG) lần lượt là 26,0%, 25,7% và 64,1%. Tương tự, ADC của lipid lần lượt là 78,9%, 67,9% và 85,8%.
ADC của protein thô trong các nguyên liệu được sử dụng trong thức ăn tôm thường dao động trong khoảng từ 58 - 97%. Cụ thể như: bột đậu nành (89 - 97%), protein đậu nành đậm đặc (93%), bột gluten ngô (59%), bột máu (66 - 71%), bột cải dầu canola (80%), bột hạt bông vải (83%), bột tôm (58%), bột cá cơm (83 - 89%), bột krill (81%), bột xương thịt (60 - 88%) và bột phụ phẩm gia cầm (79%). Các loại nguyên liệu có ADC protein thô dưới 50% không được xem là nguồn protein thích hợp trong thức ăn tôm. Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng protein thô của cả hai loại bột biofloc đều có khả năng tiêu hóa rất thấp, thấp hơn đối chứng âm (NEG).
Bảng 2: Hàm lượng protein thô, chất béo và hệ số tiêu hóa tạm (ADC) của các loại thức ăn có chứa biofloc được sản xuất bằng nước thải từ nuôi tôm (BFL-W) và nước biển sạch (BFL-C). Thức ăn đối chứng âm (NEG) chứa 70% thức ăn tham khảo (REF) và 30% bột cá thải
Tumblr media
Cho đến nay, các tài liệu về biofloc không đề cập đến giá trị ADC của protein thô và lipid thô. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác đã thay thế thành công bột cá và bột đậu nành trong thức ăn cho tôm thẻ chân trắng bằng biofloc được sản xuất từ chất thải do nuôi cá rô phi. Những nhà nghiên cứu khác đã nhận thấy tốc độ tăng trưởng của tôm cao hơn (1,44 - 1,66 g/tuần) khi ăn thức ăn có biofloc so với thức ăn không có biofloc. Đồng thời, tôm ăn thức ăn có 20% biofloc nguyên chất trong 8 tuần đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất, ngay cả khi so sánh với đối chứng thương mại.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng trọng lượng cuối của tôm cao hơn khi tôm thử nghiệm được cho ăn thức ăn có chứa 30% biofloc được sản xuất từ nước biển sạch và 70% thức ăn tham khảo. Quan sát này cho thấy rằng biofloc có thể đã có tác động kích thích tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng và ảnh hưởng này không liên quan trực tiếp đến protein trong biofloc, nhưng có liên quan đến các dưỡng chất khác, có thể là đa lượng (canxi, phospho, kali và magiê) và/hoặc các muối vi lượng (đồng, sắt, mangan, kẽm). Tuy nhiên, những kết quả này phải được khẳng định bởi thời gian nuôi dài hơn (thường là 10 tuần), và cần phải nghiên cứu thêm với các biofloc sinh ra từ nước thải nuôi trồng thuỷ sản để làm sáng tỏ những chất dinh dưỡng nào có thể cải thiện tăng trưởng của tôm.
Triển vọng
Biofloc được sản xuất qua hệ thống bùn hoạt tính từ nước thải của các hoạt động nuôi tôm hoặc từ nước biển sạch có hàm lượng protein thấp đối với tôm giống L. vannamei. Tuy có hàm lượng lipid thấp nhưng bột biofloc đã chứng tỏ được giá trị cao đối với tôm. Bột biofloc được đặc trưng bởi hàm lượng khoáng chất cao. Việc bổ sung bột biofloc vào thức ăn dường như có tác dụng kích thích tăng trưởng trên tôm thẻ chân trắng. Điều này có thể liên quan đến các khoáng vết hoặc các dưỡng chất khác không được nhận biết trong nghiên cứu này.
Source: Anh Chi (Theo GAA), Tổng cục Thủy sản
0 notes
bachkhoatp · 2 years
Text
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nuôi tôm Semi-Biofloc
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nuôi tôm Semi-Biofloc
BÌNH ĐỊNH Phát triển mạnh nuôi tôm theo công nghệ Semi-Biofloc mang nhiều lợi ích như cho phép thâm canh cao, giảm ô nhiễm và nguy cơ dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất… Lợi ích nhiều mặt Trong năm 2020 – 2021, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai các ao nuôi tôm thực nghiệm thuộc chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ, đồng thời triển khai kế hoạch khuyến ngư với các mô hình nuôi…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
bachkhoatp · 4 years
Photo
Tumblr media
Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị vừa tổ chức hội nghị tổng kết mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc tại xã Hải An, Hải Lăng.
0 notes
bachkhoatp · 4 years
Text
Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn
Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị vừa chuyển giao mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc.
Bàn giao tôm giống cho hộ tham gia mô hình.
Mô hình do hộ gia đình ông Phan Thanh Tôn ở thôn Tây Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng thực hiện.
Thực hiện mô hình Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tiến hành thả giống…
View On WordPress
0 notes
fumceunice · 5 years
Text
Tạo bọt khí nano bằng cách nào và địa chỉ bán thiết bị tạo bọt khí nano
youtube
Tạo bọt khí nano bằng cách nào và địa chỉ bán thiết bị tạo bọt khí nano. Tìm kiếm tổ chức, đơn vị tư vấn chuyên nghiệp ở đâu ?. Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam ngày một gia tăng cả về chất lượng và sản lượng, giá chuối đạt mức cao. Xuất xứ, nhập khẩu, sản xuất, gia công, chế tạo, ở tại châu Âu (EU) G7 Mỹ (USA) Nhật Bản (Japan), tốt xấu, kinh nghiệm, bí quyết và thì là mà trên dưới trong ngoài, thành phố Hồ Chí Minh (tphcm), Hà Nội (tphn), Việt Nam, do đó, vậy nên, nhờ thế, vì sao, giá rẻ nhất, cao thấp, to nhỏ, website, tài liệu. Ứng áp dụng, lựa chọn phù hợp, tối ưu nhất. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục xuất khẩu tôm cho các trang trại.Địa chỉ nơi chỗ mua bán ở đâu, chỗ nào để liên hệ và số điện thoại để liên lạc ?. Tham khảo và test thử với sản phẩm cụ thể để đánh giá kết quả thử nghiệm dạng mô hình, từ đó có thể suy ra hiệu quả khi áp dụng cho quy mô thực tế ?. Ai biết ở đâu đã từng ứng dụng thì giới thiệu để khách hàng tham quan & học tập ? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị ra sao ?. Kích thước, trọng lượng & hình ảnh của một số Models điển hình như thế nào ?. Tạo bọt khí nano bằng cách nào và địa chỉ bán thiết bị tạo bọt khí nano. Tính năng tác dụng, công dụng. Các loại máy & thiết bị tạo bọt khí Micro-Nano trên Thế giới. Ưu điểm khi ứng dụng công nghệ kỹ thuật vi bọt Micro-Nano. Máy thiết bị tạo vi bọt khí siêu mịn kích cỡ Micro-Nano hoặc được Công ty CAMIX chúng tôi nhập khẩu nguyên bộ từ Nhật Bản (Japan), châu Âu (EU), G7, Mỹ (USA) hoặc được chúng tôi lắp ráp trong nước và chỉ nhập khẩu các chi tiết chính yếu, quan trọng. Đây là sản phẩm của công nghệ mới tiên tiến và kỹ thuật cao hiện đại với nhiều tính năng ưu việt có thể áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, dân sinh. Ví dụ ứng dụng trong các trang trại, ao hồ nuôi tôm cá bằng cách cung cấp và gia tăng nồng độ oxy trong nước, làm sạch nước. Qua đó tôm có thể được nuôi theo công nghệ biofloc với mật độ dày, nâng cao sản lượng. Ngoài ra chất lượng tôm cũng tốt hơn thể hiện: khỏe hơn, kích cỡ đồng đều hơn. Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được cung cấp miễn phí rất nhiều các thông tin hữu ích liên quan như: khái niệm và định nghĩa thế nào là bọt khí Micro-Nano. Tạo bọt khí nano bằng cách nào và địa chỉ bán thiết bị tạo bọt khí nano. Ngay trước khi mua thiết bị thì nhân viên của chúng tôi sẽ cùng với khách hàng phân tích thông tin, so sánh các phương án khả thi, đánh giá ưu nhược điểm và cuối cùng là lựa chọn giải pháp phù hợp nhất, tối ưu hóa đầu tư, cân đối 2 yếu tố đối nghịch: kỹ thuật & tài chính. Ngay sau khi mua sản phẩm, nhân viên của chúng tôi sẽ trợ giúp khách hàng một cách cụ thể, trực quan và chi tiết: chỉ dẫn lắp đặt, hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì, cách khắc phục sự cố có thể xảy ra. Các vấn đề này cũng có trong tài liệu catalogue đi kèm với máy. Những băn khoăn, lo lắng, thắc mắc hay câu hỏi từ khách hàng mà chúng tôi thường gặp là: công ty, đơn vị, nhà thầu hay đối tác nào phân phối, cung cấp, bán thiết bị Micro-Nano uy tín & tin cậy, được mọi người tin dùng ?. Giá mua bán máy Micro-Nano là bao nhiêu tiền và thời gian bảo hành là bao lâu ?. Mục đích là để đạt tiêu chuẩn tôm xuất khẩu sang Nhật Bản (Japan), châu Âu (EU) và Mỹ (USA) vốn dĩ rất khắt khe và là thị trường cực kỳ khó tính.
source: https://fumceunice.org Xem thêm các bài viết về Công Nghệ: https://fumceunice.org/category/cong-nghe/
The post Tạo bọt khí nano bằng cách nào và địa chỉ bán thiết bị tạo bọt khí nano appeared first on Fumceunice.
source https://fumceunice.org/tao-bot-khi-nano-bang-cach-nao-va-dia-chi-ban-thiet-bi-tao-bot-khi-nano/
0 notes
drtomvn · 5 years
Text
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm
Ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm đang ở mức báo động, đe dọa sự sống của rừng phòng hộ, tiềm ẩn sự bùng phát dịch bệnh trên tôm và tác động xấu đến đời sống sản xuất của người dân. Việc tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm là việc làm cấp thiết mà bà con cần phải quan tâm.
Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, các ao nuôi mọc lên như nấm tại khu vực "Đồng bằng sông Cửu Long" và các vùng ven biển, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, ý thức của người dân về việc sử dụng hóa chất độc hại, kháng sinh, quản lý ao nuôi chưa được cao, quy trình xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp chưa được quan tâm nên dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát, ô nhiễm môi trường nuôi tôm, gây thiệt hại đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm
Tại Việt Nam, các mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi tôm trên cát,... đang được đẩy mạnh và đem lại lợi nhuận "khủng" cho nhiều doanh nghiệp. Liên tục vào đầu năm 2018, tình trạng tôm cá, nhuyễn thể chết hàng loạt trên cả nước do ô nhiễm môi trường nước đã gây thiệt hại không hề nhỏ cho người dân.
Theo số liệu thống kê vào đầu năm 2019, Hà Tĩnh có khoảng 6.793 ha diện tích nuôi trồng thủy sản trên tổng số 17.975 cơ sở. Chỉ tính mô hình nuôi tôm trên cát có tới 91 tổ chức/ cá nhân, vùng nuôi lớn nhất tập chung ở các huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà. Trong đó chủ yếu là các cơ sở nuôi tôm công nghiệp nhỏ lẻ, chưa có hệ thống xử lý nước thải, tiềm ẩn những nguy cơ cho nguồn nước.
Hình ảnh nước thải nuôi tôm thải trực tiếp ra kênh ngòi 
Tại Cái Nước, một số hộ nuôi chủ quan, thiếu trách nhiệm thường xuyên bơm xả nước thải nuôi tôm ra sông rạch mà không qua xử lý để tiêu diệt mầm bệnh, điều này không những làm ô nhiễm nguồn nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan đến các hộ nuôi lân cận.
Thực tế cho thấy, việc mở rộng nhiều mô hình nuôi tôm cùng với kỹ thuật nuôi không cao đã tác động xấu đến môi trường, thiếu các giải pháp xử lý nước thải đã gây ô nhiễm nặng nề đến nguồn nước và quay lại làm hại chính người nuôi tôm.
Nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm, nhưng phần lớn là do những tác động của con người gây ra. Một trong những nguyên nhân chính là nguồn thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao và thải ra môi trường bên ngoài mà không được xử lý triệt để. Trong mô hình nuôi tôm thâm canh thì có tới 15 - 20% lượng thức ăn được sử dụng để phát triển mô động vật, 15% tổng lượng thức ăn dư thừa và chỉ có 45% được sử dụng vào quá trình sinh trưởng của tôm. Phần lớn các loại thức ăn, hợp chất dư thừa tích tụ dưới đáy ao gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi và phát triển.
Thức ăn dư thừa là nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm
Mặt khác, trong nước nuôi tôm còn chứa dư lượng các loại chất kháng sinh, hóa chất, thuốc trị bệnh tôm,... đã được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài đã mang theo một lượng lớn hợp chất ni tơ photpho và các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.
Qua cuộc rà soát của cơ quan chức năng: Tại Hà Tĩnh, tình trạng lạm dụng các loại hóa chất độc hại, không xây dựng công trình xử lý chất thải tại các hộ nuôi đang diễn ra phức tạp.
Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Tĩnh cũng cho biết: Nhiều hộ nuôi tôm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh để điều trị bệnh tôm không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước nuôi trồng thủy sản mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều hộ nuôi bơm bùn thải ao tôm trực tiếp ra các kênh nội đồng, thải nước trực tiếp ra các kệnh thủy lợi hoặc ra biển khiến dịch bệnh lây lan, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Chất thải chủ yếu là bùn thải chứa phân thủy sản, thức ăn dư thừa, khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng, vôi,...
XEM NGAY => Chất thải hữu cơ trong ao tôm xử lý sao cho hiệu quả?
Nước thải ao nuôi tôm được thải trực tiếp ra kênh ngòi không có hệ thống xử lý nước thải
Một số nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm khác có thể kể đến như:
+> Do váng dầu và các chất thải sinh hoạt từ cảng
+> Chất thải từ các khu đô thị
+> Kim loại nặng trong nước gây ra
+> Chất thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch trên biển
+> Các vật chất lơ lửng cao từ quá trình khai khoáng cát, đá,..
Ngoài các nguyên nhân do con người gây ra thì yếu tố môi trường tự nhiên cũng "góp sức" tạo nên ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm như mưa bão, lũ lụt, sạt nở đất, xác chết sinh vật,....
Biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm
Tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm là việc làm cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với ngành thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm công nghiệp nói riêng. Người dân cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xử lý nguồn nước triệt để trước khi bơm xả ra môi trường bên ngoài. Các cơ quan chức năng nên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục Luật bảo vệ môi trường, xử lý nghiệm ngặt những trường hợp vi phạm nhằm răn đe ý thức của người dân, giúp ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển bền vững.
Tại Khoản 2, Điều 19 của Nghị định số 179, ngày 14/11/2014 Chính phủ có quy định: Phạt hành chính từ 5 - 10 triệu đồng đối với những hành vi xả thải, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không tuân theo đúng quy định của pháp Luật về bảo vệ môi trường.
Nuôi tôm an toàn sinh học theo công nghệ Biofloc
Dr.Tom khuyến khích bà con nên áp dụng các quy trình "Nuôi tôm an toàn sinh học" nói không với kháng sinh, vừa giúp tôm sạch bệnh vừa có thể bảo vệ môi trường. Trong suốt quá trình nuôi nên lưu ý các yêu cầu sau:
+> Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình
+> Xử lý nguồn nước thật kỹ trước khi đưa vào ao lắng và cấp nước qua lưới lọc để loại bỏ tạp chất.
+> Nuôi tôm mật độ vừa phải
+> Quản lý thức ăn hợp lý, không cho ăn quá nhiều gây dư thừa
+> Sử dụng các loại thiết bị đo nhằm kiểm soát chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi
+> Bố trị hệ thống quạt nước, sục khí phù hợp
+> Tiến hành Xi phong đáy thường xuyên
+> Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học Bottom - Up phân hủy hợp chất hữu cơ dưới ao
Chế phẩm sinh học chuyên dùng cho ao nuôi thủy sản Bottom - Up
Ngoài ra, các doanh nghiệp, hộ nuôi cần phải tập trung đầu tư và vận hành các hệ thống thu gom tập trung, phân loại và quản lý chuyển giao chất thải đúng quy định, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung,...
Hóa chất xử lý nước Chlorine Aquafit - Xử lý nước cấp ao nuôi tôm
Sử dụng Chlorine là một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm nước nuôi tôm một cách hiệu quả. Chlorine có khả năng diệt khuẩn, virus, tảo độc, phiêu sinh vật có trong nước, đồng thời có khả năng oxy hóa các vật chất hữu cơ. Sản phẩm được sử dụng trong xử lý nguồn nước cấp với liều lượng khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng, độ pH, nhiệt độ, hàm lượng vật chất hữu cơ,... mà liều lượng sử dụng Chlorine là khác nhau.
Hóa chất xử lý nước cấp cho ao tôm - Chlorine Aquafit
=> Thông tin chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
Tại tỉnh Bạc Liêu, nhiều hộ nuôi đã triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm bằng cách chọn bị trí nuôi nằm trong vùng quy hoạch; cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ tiêu chuẩn; Ao nuôi lót bạt và được bố trí trong nhà lưới tránh chim chóc, hạn chế dịch bệnh; Hệ thống xử lý nước thải tập chung, áp dụng công nghệ tiên tiến.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm là nước quan trọng giúp cho ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển bền vững. Việc làm này cần phải có thời gian và sự góp sức giữa các Ban Ngành và ý thức của người dân tại các địa phương.
Xem thêm nhiều bài viết tại website: drtom.vn
Tìm kiếm liên quan:
- Nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường
- Chất thải trong nuôi trồng thủy sản
- Chất thải hữu cơ trong nuôi tôm
- Xử lý nước thải nuôi tôm
Đọc nguyên bài viết tại : Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm
0 notes
drtomvn · 6 years
Text
Biofloc là gì? Ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm
Những năm gần đây, ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm đã được thử nghiệm thành công ở nhiều Quốc gia như Úc, Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,... Và tại Việt Nam mô hình này cũng đã được áp thành công ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vậy Biofloc là gì? Ứng dụng công nghệ Biofloc như thế nào cho hiệu quả? Mọi thắc mắc sẽ được Dr.Tom giải đáp trong bài viết này.
Trong nuôi tôm thẻ, tôm sú, môi trường nước luôn là yếu tố quan trọng góp phần giúp tôm phát triển và đem đến năng suất cao cho vụ nuôi. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều bất lợi do điều kiện khí hậu thay đổi thất thường, con giống kém chất lượng, môi trường ô nhiễm đã tạo điều kiện cho dịch bùng phát, gây thiệt hại cho bà con nuôi tôm. Chính vì thế mà công nghệ Biofloc đã du nhập vào Việt Nam và đem lại thành công tại một số hộ nuôi - Đây được xem là công nghệ sinh học theo hướng mới, là giải pháp để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm công nghiệp nói riêng.
1. Giải đáp Biofloc là gì?
Công nghệ Biofloc (BFT) là quá trình tự Nitrat hóa trong ao nuôi tôm không cần thay nước. Biofloc tập hợp một khối các chất hữu cơ lơ lửng trong nước như các loại tảo đơn bào, tảo đa bào, phân, thức ăn dư thừa, xác vi sinh vật, vi khuẩn và kể cả động vật không xương sống,... Mỗi hạt floc được gắn kết với nhau trong một ma trận lỏng lẻo với các chất nhờn được tiết ra từ vi khuẩn, chúng bị tác động bởi các vi sinh vật dạng sợi hoặc do lực hút tĩnh điện.Trong đó chiếm ưu thế hơn là các vi sinh vật dị dưỡng, chúng được gắn kết với nhau bằng polyhydroxy alkanoat tạo thành khối bông, xốp, màu vàng nâu. Biofloc có khả năng đồng hóa các loại chất thải hữu cơ chuyển thành sinh khối của vi khuẩn trong thời gian rất ngắn nhằm cải thiện môi trường nước mà không cần ánh sáng như các loại tảo.
Biofloc là gì - Đây là quá trình Nitrat hóa trong ao nuôi tôm không cần thay nước
Biofloc có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và trở thành loại thức ăn cho tôm, cá. Hàm lượng Protein khi nuôi tôm Biofloc chiếm khoảng 30 - 45%, hàm lượng chất béo chiếm khoảng 1 - 5%. Biofloc chính là nguồn Vitamin và khoáng chất rất tốt cho động vật thủy sản.
2. Vai trò của công nghệ Biofloc
Nuôi tôm Biofloc được coi là "cuộc cách mạng xanh" mới trong nuôi trồng thủy sản, công nghệ này dựa trên việc sản xuất vi sinh vật tại chỗ với các vai trò chính như sau:
- Duy trì chất lượng nước bằng việc hấp thụ các hợp chất nitơ tạo ra trong peotein vi sinh vật tại chỗ.
- Chuyển hóa các chất thải hữu cơ thành nguồn protein cho tôm.
- Cạnh tranh với các loại vi khuẩn gây bệnh.
Hệ thống Biofloc có khả năng vận hành với tỷ lệ trao đổi nước rất thấp, việc này sẽ giúp cho sự phát triển và hoạt động Biofloc tốt hơn để tăng cường xử lý chất thải, hợp chất hữu cơ dư thừa dưới đáy ao. Biofloc đóng vai trò quan trọng trong việc tái chế chất dinh dưỡng và duy trì chất lượng nước, việc ứng dụng công nghệ Biofloc trong ao tôm đã cho thấy vô số lợi ích như cải thiện độ tăng trưởng, giảm FCR, giảm chi phí thức ăn cho nuôi tôm.
Hệ thống Biofloc và thước đo an toàn sinh học
3. Ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm
Thực tế cho thấy, nuôi tôm Biofloc đem lại lợi ích kinh tế gấp nhiều lần so với việc nuôi trong điều kiện bình thường bởi công nghệ này mang lại năng suất cao. Phương pháp này không những được áp dụng trong nuôi tôm thương phẩm mà còn được áp dụng trong nuôi tôm siêu thâm canh. Hiện nay một số trường đại học thủy sản và các công ty thủy sản đang nghiên cứu và ứng dụng Biofloc như một nguồn protein đơn bào làm thức ăn cho tôm.
Biofloc tăng cường xử lý chất thải, hợp chất hữu cơ dư thừa dưới đáy ao
Trong những năm qua, Dr.Tom cũng đã ứng dụng công nghệ Biofloc vào mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao trong hồ nổi và đem lại hiệu quả ngoài sức mong đợi. Trong ương nuôi tôm thẻ, tỷ lệ sống được cải thiện đáng kể từ 97 - 100 % ao nuôi. Còn trong ao thương phẩm, hệ thống Biofloc đã giúp người nuôi tiết kiệm đáng kể chi phí thức ăn, khi tôm ăn được khoảng 35% thức ăn dạng viên trong nuôi tôm Biofloc thì tôm có mức tăng trưởng tốt hơn hẳn so với điều kiện nuôi thông thường.
Ngoài ra, công nghệ Biofloc cũng đã được chứng minh hiệu quả trong sản xuất tôm bố mẹ, tạo ra nguồn giống khỏe và không bị nhiễm bệnh. Bởi lẽ, nguồn dinh dưỡng mà Biofloc đem lại rất cần thiết trong quá trình hình thành tuyến sinh dục và phát triển buồng trứng. Nguồn dinh dưỡng này có khả năng thúc đẩy quá trình dự trữ dinh dưỡng trong tuyến gan tụy và được chuyển hóa thành huyết tương, sau đó truyền tới buồng trứng giúp cho việc hình thành mô sinh dục tốt hơn và thúc đẩy được quá trình sinh sản.
Một vài hệ thống Biofloc được sử dụng trong sản xuất thương mại với các mô hình nuôi ngoài trời, ao nuôi lót bạt hoặc trong bể và hệ thống nuôi nước chảy đối với tôm trong nhà kính. Mặt khác, có một số hệ thống Biofloc được xây dựng trong một tòa nhà kín và không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tự nhiên được gọi là hệ thống Biofloc nước nâu.
4. Những lưu ý khi ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm
-- Biofloc hoạt động dựa trên nguyên lý vi khuẩn dị dưỡng ăn vật chất hữu cơ nên vi khuẩn sẽ tiêu thụ năng lượng và hàm lượng oxy hòa tan để phát triển do đó công nghệ này cần phải được xục khí liên tục 24 giờ/ngày.
-- Vị trí đặt quạt nước phải hợp lý để đảm bảo được khả năng tạo khối vi khuẩn. Mục đích của việc quạt nước là giữ các hạt lơ lửng trong nước.
-- Duy trì việc kiểm soát hàm lượng Carbon, Nitơ trong ao nuôi, đồng thời bổ sung thêm mật rỉ đường, tinh bột ép viên cho tôm.
-- Ao nuôi áp dụng công nghệ này cần phải được lót bạt và hạn chế sự trao đổi nước nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh giữa các ao.
-- Oxy hòa tan (DO) Trên 4,0 mg L-1 (lý tưởng) và ít nhất 60% độ bão hòa.
-- Nhiệt độ 28–30 ° (lý tưởng cho các loài nhiệt đới).
-- pH 6.8–8.0 Các giá trị nhỏ hơn 7.0 là bình thường trong BFT nhưng ảnh hưởng đến quá trình Nitrat hóa.
-- Độ mặn thích hợp cho từng loài nuôi.
-- Mật độ thả cao với 130-150 PL10/m2
Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi khi áp dụng công nghệ Biofloc
5. Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ Biofloc
-- Thuận lợi: Nuôi tôm Biofloc đem đến tính an toàn sinh học cao, giúp tôm tăng trưởng nhanh, năng suất và sản lượng cao đồng thời giảm chi phí sản xuất so với các hệ thống nuôi thông thường. Đặc biệt, khi áp dụng công nghệ này chúng ta sẽ ngăn ngừa hiệu quả bệnh đốm trắng trên tôm, ổn định môi trường nước và không cần thay nước thường xuyên.
-- Khó khăn: Ngoài những lợi ích mà công nghệ Biofloc đem lại thì các ao nuôi cần phải được lót bạt hoặc xi măng không áp dụng được với ai đất nên mất một khoản chi phí đầu tư ban đầu lớn. Hệ thống sục khí cần hoạt động liên tục nếu mất điện trong thời gian 1 giờ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi. Đặc biệt, đây là công nghệ tiên tiến nên cần người nuôi có kiến thức và được đào tạo về kỹ thuật áp dụng Biofloc trong nuôi tôm.
Dr.Tom áp dụng thành công hệ thống Biofloc trong hồ tròn nổi
youtube
Năm 2019, việc tiết kiệm chi phí, quản lý thức ăn, ổn định môi trường ao nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh là mối quan tâm hàng đầu đối với người nuôi tôm. Và việc ứng dụng công nghệ Biofloc đang hoàn toàn có thể giúp bà con khắc phục được các vấn đề này - Đây là một giải pháp sinh học hữu hiệu cho ngành nuôi tôm hiệu quả, bền vững và đem lại lợi nhuận lớn cho người nông dân.
Trên đây là tổng quan về công nghệ Biofloc là gì, tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu và vận dụng Biofloc vào ao nuôi tôm được. Để được áp dụng công nghệ Biofloc người nuôi hãy liên hệ với kỹ sư Dr.Tom theo số Hotline 1900 2620 để được tư vấn và hướng dẫn một cách tốt nhất.
Tìm kiếm liên quan:
- Thực hành công nghệ biofloc
- Công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thâm canh
- Chuyển giao công nghệ Biofloc
- Quy trình tạo Biofloc
Coi nguyên bài viết ở : Biofloc là gì? Ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm
0 notes
drtomvn · 6 years
Text
Các loại mô hình nuôi tôm công nghiệp mới cho mùa vụ bội thu
Hiện nay, ngành nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nắm được các đặc điểm của mô hình nuôi tôm công nghiệp sẽ giúp người nuôi quản lý ao nuôi tốt đem đến một mùa vụ bội thu.
Tùy vào từng mô hình nuôi tôm công nghiệp khác nhau mà tương ứng với từng mật độ nuôi và vốn đầu tư khác nhau. Các loại mô hình nuôi tôm công nghiệp phổ biến có thể kể đến như:
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh
Mô hình nuôi tôm bán thâm canh
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
Các mô hình nuôi tôm công nghiệp
1. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính
Đây là một trong những mô hình nuôi tôm công nghiệp có vốn đầu tư rất lớn nhưng lại đem đến thành công cao, kiểm soát dịch bệnh tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường so với các loại mô hình nuôi tôm khác.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính
Để có thể áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính người nuôi cần phải đầu tư xây dựng ao nuôi có diện tích phù hợp có sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, trang bị máy vận hành xử lý nước và cho ăn tự động. Ngoài ra, phải xây dựng khung sắt, phủ màn, xây tường xung quanh ap nuôi, hệ thống ao phụ trợ như các loại ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng,... Mô hình có thể giúp việc quản lý môi trường ao nuôi thuận lợi đồng thời chủ động kiểm soát được dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi. Mật độ nuôi có thể dao động tử 200 - 3con/m2, tôm thành phẩm có trọng lượng từ 40 - 50 con/kg trong thời gian thu hoạch là khoảng 110 ngày.
=> Lưu ý: Đối với mô hình nuôi tôm công nghệ cao thì người nuôi cần phải sử dụng chế phẩm sinh học thay vì kháng sinh để quản lý và phòng ngừa dịch bệnh đem đến nguồn thành phẩm sạch an toàn về chất lượng cho người dân.
Hiện nay những mô hình nuôi tôm trong nhà kính mọc lên san sát nhau tại vùng bùn lầy ven biển Bạc Liêu thành những khi phố rực rỡ ánh đèn khi màn đêm buông xuống.
Ông Đinh Vũ Hải người đầu tiên áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính chia sẻ: "Giữa năm 2007 lúc người nuôi tôm ở vùng ven biển ĐBSCL bị thiệt hại nặng nề phải treo ao bỏ nhà đi tìm kế sinh nhai thì Ông Hải lại đến Bạc Liêu thuê đất nuôi tôm. Với 4 vụ áp dụng mô hình nuôi tôm trong nhà kính mà môi năm có thể đạt doanh thu 40 tỉ/ha lợi nhuận đạt từ 40 - 50%".
Thủ tưởng Chính phủ đã khuyến khích tỉnh Bạc Liêu mời gọi các doanh nghiệp hàng đầu trong nước và trên thế giới nghiên cứu, đào tạo nhân lựa và ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính góp phần phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm trên cả nước.
2. Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến
Đối với mô hình này người nuôi sẽ không tốn quá nhiều vốn đầu tư, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí từ khâu cải tạo ao nuôi, thả giống đến khâu chăm sóc và quản lý ao nuôi. Kỹ thuật nuôi này được dùng ở nhiều những nơi mà cần rất ít hoặc không cần bơm nước và xục khí thường xuyên.
Mô hình nuôi tôm công nghiệp quảng canh cải tiến
Chi tiết >> Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh hiệu quả cao
Mô hình nuôi quảng canh cải tiến người nuôi cần xây dựng ao nuôi dạng hình vuông < 15.000 m2, diện tích mương chiếm khoảng 30% trên diện tích tôm nuôi, độ sâu mực nước > 0,5 m đối với trên trảng và > 1m đối với dưới kênh. Ngoài ra, cần phải xây dựng ao lắng, ao xử lý chiếm 10 - 15% diện tích vuông nuôi, mật độ 4-10 con/m2
Thời gian nuôi của mô hình này dao động từ 4 - 5 tháng lâu hơn so với các loại mô hình khác, sản lượng có thể đạt được từ 150 - 500kg/ha/vụ. 1 năm có thể nuôi từ 1 - 2 vụ.
3. Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi
Gần đây mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đem lại hiệu quả cao đảm bảo an toàn sinh học và tạo ra nguồn thành phẩm sạch cho người tiêu dụng, hạn chế được mầm bệnh, giảm chi phí quản lý. Trong đó, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi đang được nhiều người nuôi lựa chọn.
Việc áp dụng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể nổi theo công nghệ Biofloc sẽ giúp người nuôi quản lý ao nuôi một cách hiệu quả. Xây dựng 4 hồ nuôi tôm với diện tích 500 m2/hồ; 02 hồ gièo với diện tích 100 m2/hồ; trang bị hệ thống ao cấp, xử lý nước và được dựng từ khung thép phủ bạt HDPE có đáy dạng hình phễu, vách đứng.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi theo công nghệ Biofloc có nhiều ưu điểm như: Các loại khí độc trong ao thủy sản sẽ được chuyển hóa thành Protein trong sinh khối vi sinh vật dị dưỡng tập hợp thành Biofloc lơ lửng trong nước và trở thành thức ăn cho tôm nuôi, các chất thải được gom vào chính giữa rất thuận tiện cho việc xiphong đáy ao. Hồ có diện tích nhỏ nên sử dụng dàn quạt ít hơn, tiết kiệm chi phí, tiền điện và nhân công vận hành hệ thống.
Mô hình nuôi tôm công nghiệp mật độ cao
youtube
4. Mô hình nuôi tôm bán thâm canh
Mô hình nuôi tôm bán thâm canh sẽ không cần vốn đầu tư quá cao chỉ cần chuẩn bị một ao đất từ 1- 5 ha, mật độ thả từ 10 - 30 con/m2, độ sâu trung bình từ 1 - 2 m và sẽ được thay nước thường xuyên bằng bơm.
Thức ăn tôm thường là các thực phẩm tự nhiên giàu tinh bột và cho ăn từ 2 - 3 lần/ngày, sản lượng thu được rơi vào khoảng 500 - 2000 kg/ha/vụ. Nếu quý bà con không có nhiều vốn đầu tư có thể áp dụng mô hình này.
Mô hình nuôi tôm bán thâm canh
5. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt cần phải đảm bảo được nguồn nước ngọt tốt và có kỹ thuật ngọt hóa tôm giống bài bản thì mới đem lại năng suất cao cho vụ nuôi. Người nuôi có thể làm theo hai cách là thả tôm nuôi xuống ao hoặc khoan giếng nước ngầm tại vùng đáy ao.
Tuy nhiên, việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt không khả thi vì nó ảnh hưởng xấu đến môi trường, khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm thậm chí còn có thêm nhiều bệnh mới không thể kiểm soát được, trong đó phổ biến nhất là bệnh mềm vỏ trên tôm.
Cũng từ kết quả nghiên cứu cấp Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã khẳng định nếu áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt sẽ làm ô nhiễm toàn vùng và biến khu vực thành vùng đất chết không thể phát triển được bất cứ loại thủy sản nào. Trong trường hợp nếu phải bắt buộc phát triển mô hình này thì nên quy hoạch thành vùng nuôi tập trung.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong mô hình nuôi tôm công nghiệp
Dr.Tom khuyến khích người nuôi sử dụng chế phẩm sinh học trong tất cả các mô hình nuôi tôm công nghiệp để ngăn ngừa dịch bệnh và quản lý môi trường ao nuôi một cách hiệu quả. Một số loại chế phẩm sinh học nên dùng bao gồm:
Dòng men vi sinh: EMS - Proof, Bottom - Up, Gut - Well, Bac - Up
Dòng chế phẩm tự nhiên: Germ - Out, HepaNova, Antidot, Spore - Out, Sober - up
Ngoài ra, thường xuyên sử dụng TOP 3 bộ đĩa thạch kiểm soát môi trường ao nuôi: TCBS Agar Plate, Marine Agar Plate, MRS Agar Plate.
Đĩa thạch TCBS Agar Plate
Trên đây là các mô hình nuôi tôm công nghiệp đang được người nuôi tôm áp dụng và cho hiệu quả kinh tế cao hiện nay. Tùy vào mức vốn đầu tư mà người nuôi có thể áp dụng cho mình một mô hình phù hợp. Mọi thông tin cần được giải đáp vui lòng liên hệ ngay HOTLINE 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia Dr.Tom
Tìm kiếm liên quan: 
- Thiết kế ao nuôi công nghiệp
- Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng cp
- Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao
- Kỹ thuật nuôi tôm ao bạt
- Nuôi tôm cần bao nhiêu vốn
- Chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng
Đọc nguyên bài viết tại : Các loại mô hình nuôi tôm công nghiệp mới cho mùa vụ bội thu
0 notes