Tumgik
#Luật đầu tư
congtyluatsiglaw · 1 year
Text
Tumblr media
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, việc đầu tư FDI vào đất nước này đang trở thành một xu hướng không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công trong lĩnh vực đầu tư, kiến thức về pháp luật đầu tư là vô cùng quan trọng. Và để giúp bạn có thể tiếp cận với những kiến thức này, chúng tôi giới thiệu đến bạn bộ 05 cuốn sách về pháp luật đầu tư Việt Nam nên đọc. Hãy cùng khám phá và nâng cao kiến thức của mình để đạt được thành công trong lĩnh vực đầu tư này. https://siglaw.com.vn/sach-phap-luat-dau-tu-viet-nam.html
2 notes · View notes
alananhannguyen · 1 year
Text
Luật sư alana nhàn nguyễn cũng cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, tư vấn hôn nhân gia đình/ly hôn, kết hôn, tư vấn luật đất đai, tư vấn thừa kế, https://alananhannguyen.com/
2 notes · View notes
Video
youtube
THVL | Luật sư BÙI TRỌNG HIỂN: Đầu tư CHĂN NUÔI trên mạng coi chừng bị lừa
0 notes
anhlac-85 · 8 months
Text
thân chào các bạn trong video này Lạc sẽ chia sẻ những rủi ro tài chánh khi bạn thay đổi công việc ở nước ngoài
youtube
0 notes
baominhland · 2 years
Text
Chủ dự án bất động sản khu vực nào không được phân lô bán nền?
Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, đối với khu vực đô thị và khu vực quy hoạch phát triển đô thị thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô. Dự án đang mở bán: Vinhomes Móng Cái Điều kiện chủ đầu tư được phân lô bán nền Theo đó, tại Điều 53 dự thảo quy định rõ về điều kiện…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
868hlink · 2 years
Text
nhung-luu-y-khi-choi-bai-mau-binh-can-ghi-nho-la-gi
Tumblr media
0 notes
toska-003 · 3 months
Text
Thỉnh thoảng mình thấy sao tâm hồn này cằn cỗi ghê, lúc nào cũng nhìn và cảm nhận quá sâu vào mọi thứ. Đầu óc bao giờ cũng chất chứa đủ suy tư. Tìm hiểu con người, cuộc đời, xong giản dị học cách ứng phó theo bản chất của nó và cả tuân theo quy luật tự nhiên của nó.
Thật lòng, cũng không muốn lắm. Thích được chút vô tư, vô lo, vô nghĩ nhiều hơn một xíu. Mà sóng gió nhiều lắm, kể ra sẽ yếu lòng mất, không mau “già sớm” thì còn khổ dàiii.
Nhưng
“già dặn” cũng không phải là một điều xấu nhỉ. Khi 25-30 rồi “già dặn” cũng chỉ là một điều bình thường mà thôi. Thôi thì mình “già sớm” đi để còn xử lí thật tốt cuộc đời mình nữa.
Tumblr media
26 notes · View notes
quytrng2711 · 8 months
Text
Tumblr media
Tuổi 29 ập đến, tôi đã thôi là một cô bé cũng từ lâu. Thật (chẳng) may là, thời gian qua đi, tôi nhận ra mình đã trưởng thành biết nhường nào.
Hôm nọ, tôi gặp lại người anh từng gặp cách đây năm năm. Hồi đó hai anh em không có ấn tượng tốt về nhau. Tôi không hiểu được những suy nghĩ của người từng trải, còn anh chưa đủ trải để bao dung cho một người trẻ bốc đồng ngang ngạnh. Anh đã thốt lên rằng "ôi Trang khác lần đầu tiên anh gặp quá, em thực sự đã thay đổi rất nhiều, em trưởng thành rồi". Tôi cười vui và tôi cười khổ. Chúng tôi đều biết với nhau rằng "trưởng thành" là hai từ quá ư buồn bã.
Tuổi trẻ của tôi tràn đầy năng lượng, hoài bão và nông nổi. Tuổi trẻ của tôi cũng đa sầu đa cảm, chìm đắm với niềm vui rong chơi trong chốc lát và dễ chịu để cho nỗi buồn gặm nhấm ngày đêm. Tuổi trẻ của tôi sôi nổi và sâu lắng, hồn nhiên và suy tư, lạc quan và cực đoan, hoang dại và thiết tha. Ở đó tôi đã là một người trẻ điển hình của dám nghĩ dám làm, đôi khi nghĩ quá ít và làm thì không đến nơi đến chốn. Khi lòng tự tôn và cái tôi rơi xuống thành những hàng dài nước mắt, khi mà những thành lũy tạo nên một hình hài cao ngạo sụp đổ là khi mà tôi hiểu tuổi trẻ của tôi đã qua rồi. Tôi bước vào một cuộc đời mới với hình hài của một cô gái đã đi qua tháng năm rực rỡ nhất đời người.
Không có gì là hối hận và nuối tiếc cho tuổi trẻ cả, mọi thứ vẫn được chôn kín ở một góc của tâm hồn ta đang mang. Đôi khi nó ngọ nguậy khó chịu, đôi khi nó muốn nuốt trọn lấy nhưng ta biết nó không được phép và nó không cách nào làm được việc đó. Tôi đã học được cách để những sôi nổi hay đau buồn biến thành lặng im. Tôi học được rằng, sống không phải chỉ vì mình, và hạnh phúc là khi ta ngày càng gần với hai từ trách nhiệm. Ích kỷ cho bản thân và trách nhiêm với bản thân rất dễ bị nhầm lẫn, bởi để có trách nhiệm tôi phải kỷ luật, còn sự ích kỷ gắn liền với buông thả bản thân. Khi có trách nhiệm với bản thân rồi tôi mới hiểu, sống cuộc đời của mình thật tốt là trách nhiệm của ta với gia đình với người yêu thương ta.
Lặng lẽ, chăm chỉ và cố gắng để cuộc sống ngày càng tốt hơn. Biết ơn và học cách biết quan tâm hơn mỗi ngày với những người yêu thương ta.
Và trưởng thành là thế đó.
39 notes · View notes
chilacaiten · 3 months
Text
Người từ trăm năm về ngang trường Luật.
Hôm nay lễ tốt nghiệp cao học bên trường. Nói chung cũng có một đoạn duyên nợ với trường nên thôi có nhận là cựu sinh viên trường hay không cũng không quan trọng lắm. Bạn đồng niên giờ bỏ ngành luật cũng nhiều, số còn lại tới ngày cầm cái thẻ ls còn chưa hết một bàn tay. Mình thì ban đầu cũng tính ráng thêm chút, tới lúc có cái thẻ ls, mới phải kéo dài câu chuyện ra tới lâu như vậy. Nhiều khi tính quá lại tính không tới. Thuận theo tự nhiên thì hơi khó chịu vì cảm giác bị động.
Không lướt mạng xã hội nhiều nữa, nhưng hôm nay thì thấy toàn là hình tốt nghiệp ths, đa phần là mấy khoá dưới. Nhìn lại mình bây giờ, dù không có gì cảm thấy thua thiệt, thậm chí còn thấy vui vì cuối cùng cũng được tự lựa chọn sau từng đó năm, nhưng mà cũng không tránh chút cảm giác gợn gợn gì đó trong lòng. Mình không ngại gì việc học với mấy bạn trẻ hơn. Mình cũng không có cảm giác mặc cảm gì, vì cơ bản mình đã có bằng ĐH chứ không phải trẻ ham chơi già đi học. Cuộc sống sinh viên cũng vui, trừ cái đám đoàn trường, đoàn khoa, hội nhóm này nọ thì trường nào cũng tệ như nhau. Chắc cái gợn gợn duy nhất là giờ phải dính tới mấy đám này làm phiền. Không cần quá nhiều lời vì chắc ai từng đi học cũng cảm nhận được cái sự ngáo quyền lực của một đ��m sinh viên được ban chút tước vị, còn người ráng cố chấp tin thì cứ để họ tin chứ ai rảnh đâu mà nói hoài.
Lẽ ra thì cũng kệ, vì đám này mình chưa bao giờ để mắt tới. Chỉ bực chuyện tụi nó đem chuyện cá nhân của mình ra bàn tán. Tính ra đám này còn không có tư cách gì với cuộc sống của mình, mà nó phiền quá.
Nhân một đêm, nhìn lại cuộc sống hiện tại, nói về chút gợn gợn khó chịu vậy thôi.
Còn một trường học hệ vb2 thì đa phần bạn bè là người đi làm hết rồi. Không cần đrl, không đoàn hội, không có cái kiểu giảng viên muốn nói nặng nói nhẹ gì thì nói. Nhưng mà vậy thì nó lại không vui =))
13 notes · View notes
windaroma · 5 months
Text
NGUỒN LỰC CÓ HẠN VÀ KIÊN NHẪN VÔ HẠN
Kiên nhẫn là một năng lực (hay kỹ năng) có giá trị cao nhưng bị đánh giá thấp trong thời đại ngày nay.
Kiên nhẫn là sự lặp lại và chờ đợi một kết quả xảy ra trong một khoảng thời gian. Đối ngược với sự kiên nhẫn là tính ưa trải nghiệm thông tin nhanh ngắn và vô cùng phong phú.
Tính kiên nhẫn có thể biểu lộ qua lựa chọn và hành vi của mỗi người.
Nếu bạn có thể đọc một cuốn sách mỗi ngày, nhiều khả năng bạn sẽ thành công trong những lĩnh vực cần đầu tư nhiều thời gian như học tập và kinh doanh.
Nếu bạn không thể kiểm soát được sự chú tâm của mình khi liên tục truy cập internet để xem và đọc những thông tin vô bổ, thì bạn sẽ chẳng thể tập trung để hoàn thành một công việc phức tạp.
Nếu có bạn cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn và chất lượng đạt được cũng kém hơn.
Trong thời đại số, kỷ luật và tập trung chính là những năng lực hiếm có. Nhưng kể cả có hai năng lực này chưa chắc kết quả bạn muốn sẽ sớm xuất hiện.
Kiên nhẫn chính là yếu tố quan trọng gắn kết những kỹ năng lại với nhau.
Kỷ luật giúp bạn làm việc phải làm ngay cả khi không thích.
Tập trung giúp bạn hoàn thành những công việc khó nhất trong thời gian nhanh nhất.
Và kiên nhẫn chính là điểm cân bằng giúp bạn duy trì kỷ luật với sự tập trung trong một thời gian dài.
Với kiên nhẫn, bạn có thể đọc 99 cuốn sách để tìm ra 1 cuốn thay đổi tư duy của mình.
Với kiên nhẫn, bạn có thể cho phép mình học một kỹ năng mới trong 1 năm và sử dụng kỹ năng này suốt đời.
Và với kiên nhẫn, bạn có thể biến mọi khoản đầu tư nhỏ bé của mình trở thành một gia tài trong tương lai.
Cre: Đức Nhân
13 notes · View notes
yukidaro · 5 months
Text
TMNT - Bản chất con người là thiện hay ác?
Từ nhỏ đến lớn, nhiều điều chúng ta học được đều nói rằng bản chất con người là tốt, vì vậy chúng ta đã định nghĩa con người: con người là tốt bụng, biết ơn, trọng tình trọng nghĩa, biết ơn và đền đáp, có phẩm hạnh cao thượng.
Thế giới của tuổi thơ, thực sự hầu hết mọi người đều là hóa thân của sự hoàn hảo, chẳng hạn như tình cảm giữa thầy và trò, bạn bè, và tình yêu đầu đời. Bởi vì vào thời điểm đó, mối quan hệ của chúng ta cơ bản không liên quan đến lợi ích, vì vậy bạn đã bị ảo tưởng che mắt.
Nhưng khi bạn bước vào xã hội, mối quan hệ của bạn bắt đầu liên quan đến lợi ích, bạn sẽ phát hiện ra hành động của họ hoàn toàn trái ngược với những gì bạn đã học trước đây, bạn bè mượn tiền không trả, người yêu ngoại tình, đối tác kinh doanh phản bội, đồng nghiệp đâm sau lưng bạn, anh chị em tranh giành tài sản, không quan tâm đến sự sống chết của cha mẹ.
Khi hành vi của họ không giống như những gì bạn đã học hồi nhỏ, bạn bắt đầu bị họ tổn thương, và nỗi đau của bạn bắt đầu tiếp diễn.
Bản chất con người là tốt hay xấu?
Chúng ta có thể nhìn từ một số góc độ, nếu bản chất con người sinh ra đã là tốt, vậy tại sao ba tôn giáo lớn (Nho, Phật, Đạo) lại phải đặt ra nhiều quy tắc như vậy để hạn chế hành vi của con người? Chúng ta đều biết Phật giáo có rất nhiều giới luật, chẳng hạn như không được giết hại, không được ăn thịt, không được chạm vào phụ nữ, v.v.
Nếu bản chất con người thực sự là tốt, tại sao chúng ta lại cần phải coi “Nhân chi sơ, tính bản thiện” như một kinh điển? Nếu bản chất con người thực sự là tốt, vậy tại sao mỗi quốc gia lại cần có luật pháp để hạn chế hành vi của con người?
Vì vậy, hãy nhớ rằng bản chất con người không phải là tốt, chính vì vậy chúng ta mới cần những cuốn sách kinh điển về đạo đức và pháp luật, để cùng nhau duy trì sự ổn định của xã hội.
Nhìn vào bản chất con người qua góc độ di truyền: 
Mọi người đã từng làm cha mẹ đều biết, khi đứa trẻ của bạn còn là một đứa trẻ sơ sinh, ngoài việc trông có vẻ hiền lành và đáng yêu, bạn sẽ phát hiện ra rằng đôi khi hành vi của chúng không hề có bóng dáng của lòng tốt, niềm tin của trẻ sơ sinh rất đơn giản, chỉ gồm tám chữ: “Thuận ta là bạn, nghịch ta tức thù”, nghĩa là trẻ sơ sinh sinh ra đã tự coi mình là trung tâm, chúng không hề đặt mình vào vị trí của bạn để suy nghĩ cho bạn.
Chỉ cần chúng muốn thứ gì đó, chúng sẽ lấy nó. Nếu không lấy được, chúng sẽ khóc, nếu khóc mà vẫn không lấy được, chúng sẽ khóc to hơn, cho đến khi giành được thứ mình muốn mới thôi. Tư tưởng ích kỷ này của trẻ nhỏ không cần ai truyền dạy, nó bẩm sinh.
Vậy bản chất con người là tốt hay xấu?
Tôi sẽ nói cho bạn biết, bản chất con người không phải là tốt, cũng không phải là xấu, mà là ích kỷ! 
Mọi lời nói hay hành động của một người, đều chỉ là để thỏa mãn lợi ích của bản thân mình mà thôi.
Ví dụ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, giả sử tôi và Tiểu Mỹ đã yêu nhau 5 năm, thực tế trong 5 năm đó tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, tôi chỉ là không có bạn gái, dù sao tôi cũng độc thân, có người chăm sóc luôn tốt hơn là không có ai, vì vậy tôi miễn cưỡng yêu Tiểu Mỹ.
Ngược lại, Tiểu Mỹ yêu tôi đến chết đi sống lại, tôi là người đàn ông cô ấy yêu nhất trong đời, không có ai khác, chỉ cần cô ấy nhìn thấy tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc vô cùng, chỉ cần ở bên tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc như một vị thần. Vì vậy, trong 5 năm yêu nhau với Tiểu Mỹ, mọi người có thể tưởng tượng được, không cần nói, chắc chắn là Tiểu Mỹ đã chăm sóc tôi.
Cô ấy có thể đi bộ hàng km để mua canh gà hầm cho tôi uống, cô ấy có thể tiết kiệm chi tiêu để mua quần áo cho tôi, cô ấy thậm chí có thể lừa tiền của bố mẹ mình để giúp tôi khởi nghiệp, nói chung trong 5 năm đó, thế giới của Tiểu Mỹ chỉ có mình tôi, và cô ấy đã hy sinh tất cả cho tôi.
Kết quả sau 5 năm, vì một số lý do, tình yêu của chúng tôi không thể tiếp tục, tôi và Tiểu Mỹ chia tay, và vì tôi là người đề xuất chia tay trước, vào thời điểm đó, cả thế giới, bao gồm cả Tiểu Mỹ, đều chửi tôi là kẻ xấu, nói rằng tôi không phải là đàn ông, có người nói tôi không xứng đáng là con người, thậm chí có người chửi tôi là thú vật, và Tiểu Mỹ chửi tôi còn ác hơn.
Cô ấy nói:
“Anh còn nhớ không? Từng có lần vì muốn nấu một nồi súp cho anh uống, tôi đã đi bộ hàng ki lô mét; Anh còn nhớ không? Từng có một năm tôi không mua một món đồ nào cho mình, nhưng lại sẵn lòng mua cho anh cả tủ quần áo; Anh còn nhớ không? Tôi đã lừa lấy tiền của bố mẹ mình để giúp anh khởi nghiệp, khiến tôi và gia đình mình trở mặt, anh không phải là một người đàn ông…”.
Dù sao thì tôi cũng đã trở thành một con chuột chạy qua đường, bị mọi người la ó, không thể ra khỏi nhà, bị mắng chửi đến mức không thể chịu nổi.
Chúng ta hãy phân tích nghiêm túc vấn đề này, từ góc độ đạo đức thông thường, thực sự tôi đã làm sai, tôi là một kẻ tồi, một con thú, tôi bị cả thế giới khinh bỉ, tôi không có gì để nói. 
Chúng ta hãy phân tích từ góc độ bản chất con người:
Đầu tiên, tôi và Tiểu Mỹ đã ở bên nhau 5 năm, tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, nhưng Tiểu Mỹ lại yêu tôi đến ch���t đi sống lại. Mọi người có thể tưởng tượng, tôi đã ở bên một người mà tôi không hề yêu trong 5 năm. Trong khi đó, Tiểu Mỹ đã ở bên người cô ấy yêu nhất trong 5 năm, rõ ràng trong 5 năm đó, tôi phải đối mặt với một người mà tôi không yêu mỗi ngày, tôi đã sống trong đau khổ như thế nào, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu nhất mỗi ngày, tôi có thể chắc chắn rằng Tiểu Mỹ đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó.
Thứ hai, như Tiểu Mỹ đã nói, cô ấy đã hy sinh rất nhiều vì tôi, cô ấy đã đi bộ hàng km để mua gà, chỉ để có thể nấu một nồi súp gà cho tôi uống. Vậy lúc cô ấy đưa nồi súp cho tôi, ai là người hạnh phúc, ai là người đau khổ? Đối với tôi, đó chỉ là một bát súp gà, dù ai nấu cũng như nhau, nhưng đối với Tiểu Mỹ thì khác, cô ấy thấy người cô ấy yêu nhất uống súp gà, cô ấy đã cười rất hạnh phúc, lòng cô ấy ngọt ngào biết bao, cô ấy cảm thấy mọi hy sinh đều xứng đáng, cô ấy làm mọi việc mà không hối tiếc.
Mọi người hãy nhận ra một sự thật, đừng quên rằng trong 5 năm đó, tất cả những gì cô ấy đã làm cho tôi, tôi chưa bao giờ ép buộc cô ấy làm, tất cả đều do cô ấy tự nguyện. Tại sao cô ấy lại tự nguyện làm? Bởi vì khi cô ấy hy sinh cho người mình yêu, cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Mọi người chú ý, câu này, tất cả những gì cô ấy hy sinh có thể khiến cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vì vậy từ góc độ ích kỷ của bản chất con người, tất cả những gì cô ấy hy sinh chỉ là để làm cho chính mình hạnh phúc mà thôi, bề ngoài cô ấy đã làm rất nhiều cho tôi, nhưng thực chất cô ấy chỉ làm vì hạnh phúc của chính mình.
Vì vậy, về mặt đạo đức, cô ấy là một người tốt, tôi là một kẻ tồi, nhưng sự thật là trong 5 năm đó, tôi đã sống trong đau khổ, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu, và còn có thể hy sinh cho người mình yêu nhất, cô ấy đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó, vì vậy sự thật là tôi đã chịu đựng 5 năm đau khổ để cô ấy có được 5 năm hạnh phúc.
Mặc dù tôi không phải là một kẻ tồi như vậy, tôi cũng không ủng hộ hành vi như vậy của đàn ông, nhưng qua câu chuyện này tôi tin rằng mọi người có thể lần đầu tiên nhìn thấy sự thật của vấn đề, tại sao Tiểu Mỹ lại đau khổ, tại sao mọi người lại chửi tôi là một kẻ tồi, bởi vì đa số mọi người trên thế giới này đều sống trong một thế giới ngọt ngào hàng ngày, không biết gì về sự thật của bản chất con người.
Bản chất con người là ích kỷ, người nào hiểu được bản chất ích kỷ của mình thì có thể hiểu được bản chất con người, và chỉ khi hiểu được bản chất con người thì mới có thể đứng vững trên đỉnh.
Để đánh giá sự thay đổi giữa thiện và ác trong bản chất con người, ta cần dựa vào lợi ích. Khi không có mối quan hệ lợi ích, bản chất con người là thiện. Chỉ cần có lợi ích xuất hiện, bản chất con người là ích kỷ. Nếu lợi ích đủ lớn, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Hãy kể một câu chuyện, mẹ tôi có sáu anh chị em, một chị gái, một em trai và ba em gái, và mẹ tôi năm nay đã 63 tuổi. Trong số họ, có bốn chị em đã mua một mảnh đất ở quê nhà để xây một tòa nhà, với hy vọng sống cùng nhau và tận hưởng niềm vui gia đình.
Nhưng họ cũng có một nỗi lo lớn, đó là sợ rằng việc sống chung lâu dài sẽ dẫn đến mâu thuẫn vì những chuyện nhỏ nhặt.
Mẹ tôi đã hỏi ý kiến của tôi, và tôi đã nói với mẹ rằng, các chị em đều sinh ra từ cùng một bào thai, và ngay cả người nhỏ nhất cũng đã qua tuổi không còn hoài nghi, vì vậy những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày, mọi người đều sẽ thông cảm cho nhau, và mẹ nên yên tâm sống hạnh phúc với họ trong những năm tháng cuối đời.
Khi tôi nói điều này với mẹ, bà ngoại của tôi đã mất vài năm và tài sản của bà đã được giải quyết. (Mặc dù bà ngoại không giàu có, nhưng một ngôi nhà cùng một số tiền mặt ở nông thôn vẫn là đáng kể), chính vì tài sản của bà ngoại đã được giải quyết, tôi tin rằng các chị em sẽ không gặp phải xung đột lợi ích lớn khi sống cùng nhau.
Nếu bà ngoại và tài sản của bà vẫn còn, tôi sẽ khó có thể dự đoán hậu quả, có thể họ sẽ xảy ra xung đột lớn vì điều đó. Thực tế, khi bà ngoại tôi qua đời vài năm trước, việc chia tài sản đã khiến họ không hạnh phúc, và một số chị em đã có mâu thuẫn, nhưng may mắn là không quá nghiêm trọng. Người gây ra mâu thuẫn nhiều nhất là chú tôi, vì chú là con trai.
Theo tư tưởng phong kiến của nông thôn, chú tôi nghĩ rằng tất cả tài sản của bà ngoại nên thuộc về chú. (Lưu ý: Bà ngoại tôi đã chia đều tài sản, và chú tôi chỉ nhận được một chút nhiều hơn), bà ngoại tôi đã nằm trên giường bệnh hơn một năm, và chú tôi không bao giờ đến thăm, cho đến khi bà qua đời, chú mới xuất hiện.
Các cô tôi rất tức giận, nhưng tôi biết rằng hành động của chú tôi phù hợp với bản chất con người, đó là bản chất tìm kiếm lợi ích và tránh tổn thất trong con người (Lưu ý: Hiện tại mối quan hệ đã được hàn gắn)
Vì vậy, dù là người thân, bạn bè, hay người yêu, dù họ có tốt đến đâu, bạn cũng không thể hoàn toàn tin tưởng họ, bởi vì một khi xảy ra xung đột lợi ích, những người này chắc chắn sẽ làm tổn thương bạn sâu sắc nhất. Càng có lợi ích lớn, bản chất con người càng trở nên ích kỷ, và khi sự ích kỷ đạt đến một mức độ nhất định, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Nhìn vào tất cả các vị vua cổ đại tranh đấu, bạn không thể thấy bóng dáng của thiện, như cuộc đảo chính Huyền Vũ Môn của Lý Thế Dân, giết chết anh trai và em trai của mình, thậm chí Võ Tắc Thiên còn giết chết con đẻ của mình.
Triết lý sống “cửu tử nhất sinh”
Vào năm 1993, hai cậu bé 10 tuổi không học hành gì cả, quyết định bắt cóc một cậu bé 2 tuổi để chơi đùa, và cuối cùng đã tàn nhẫn giết chết cậu bé 2 tuổi đó. Sau đó, họ bị cảnh sát bắt giữ, trong đó một người tên là Jon đã thừa nhận không chối cãi về việc giết chết đứa trẻ.
Người kia lại đổ tất cả trách nhiệm lên Jon, tự mình thoát khỏi mọi tội lỗi, và thể hiện rõ ràng bản chất ích kỷ của con người, luôn tìm lợi ích và tránh hại.
Đây là vụ án giết người gây chấn động Liverpool, Anh, và sau đó câu chuyện này đã được chuyển lên màn ảnh, quay thành một bộ phim ngắn có tên “Detainment” và còn được đề cử giải Oscar.
Mọi suy nghĩ về thiện và ác của loài người đều bắt đầu từ ý niệm. Khi bạn cho rằng bản chất con người là thiện, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người tốt. Khi bạn cho rằng bản chất con người là ác, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người xấu.
Chẳng hạn, bạn biết 10 người bạn, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người họ đều là người tốt, bạn sẽ mong đợi họ đối xử tốt với bạn mỗi ngày. Nếu một ngày nào đó trong số 10 người bạn đó, có một người phản bội bạn, bạn chắc chắn sẽ không chịu đựng nổi nỗi đau, và cuộc sống như vậy sẽ khiến bạn sống trong đau khổ. Triết lý sống này được gọi là “cửu sinh nhất tử”.
Ngược lại, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người bạn đó đều không phải là người tốt, bạn sẽ không có bất kỳ kỳ vọng nào vào họ (Tôi đang nói về giả định trong lòng). Nếu một ngày nào đó bất ngờ có một người đối xử tốt với bạn, bạn sẽ cảm thấy như mình đã trúng số, và niềm vui bất ngờ này sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc. Triết lý sống này được gọi là “cửu tử nhất sinh”.
Tôi nhận thấy rằng đại đa số mọi người thích sống theo triết lý “cửu sinh nhất tử”. Giống như nhiều cặp vợ chồng khi kết hôn, họ thường giả định trước rằng cuộc hôn nhân của họ sẽ hạnh phúc, và cũng hứa hẹn với nhau về một tình yêu đẹp, sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, không bao giờ chia ly. Nếu một ngày nào đó họ ly hôn, cặp vợ chồng này rất dễ trở mặt thành thù, ghét đối phương đến chết, và không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Tôi khuyến khích những người kết hôn nên giữ tâm thế “cửu tử nhất sinh”, đừng để những câu chuyện tình yêu cổ tích làm mờ trí tuệ của bạn. Nếu ngay từ đầu bạn không giả định rằng mọi thứ sẽ hoàn hảo, thì việc ly hôn sẽ nằm trong dự đoán của bạn, và bạn sẽ không cảm thấy đau khổ. Nếu có thể sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, đó sẽ là một điều bất ngờ, phải không?
Nhưng nói thật lòng, trên thế giới này không có mấy người có loại trí tuệ đó!
Người càng ích kỷ, cuộc sống càng hạnh phúc
“Bạn thật là ích kỷ”, câu nói này có quen thuộc không? Từ nhỏ đến lớn, mọi người xung quanh đều dạy chúng ta không được ích kỷ, trong tâm trí chúng ta đã gieo một hạt giống rằng ích kỷ là không tốt, là một từ mang nghĩa tiêu cực, khiến cho nhiều người không sống thật với bản thân mình suốt đời. Nhiều người làm mọi việc chỉ để người khác nhìn thấy, và còn nhiều người sống chỉ để làm vui lòng người khác.
Ví dụ, có người cười một cái cũng phải tự nhủ, không biết nụ cười đó có làm người khác cười không, nụ cười đó có đẹp không, có phạm phải điều gì không đúng đắn không. Làm ơn, hãy cười cho chính mình một lần, nếu không một ngày nào đó rời khỏi thế giới này, bạn sẽ không còn cơ hội nữa. Còn một câu nói nữa, “chết vì danh dự, sống trong đau khổ” là hình ảnh của đa số mọi người, muốn danh dự là sống vì người khác, sống trong ánh mắt của người khác.
Hãy kể cho mọi người nghe một ví dụ, một lần tôi về quê, có một buổi họp lớp, mọi người cùng nhau ăn một bữa cơm, chúng tôi chọn một nhà hàng. Lúc đó, có một bạn học lập tức lấy điện thoại ra gọi điện đặt chỗ ở nhà hàng, cả quá trình gọi điện diễn ra như thể bạn ấy có mối quan hệ kinh doanh lớn với chủ nhà hàng vậy. Lúc đó, nhiều bạn học đã bị bạn ấy thu hút, trong lòng nghĩ rằng bạn học này có mối quan hệ rộng lớn, tùy tiện tìm một nhà hàng nào cũng quen biết, thật là có uy tín. Khi chúng tôi đến nhà hàng, cả nhà hàng trống trải, chỉ có một bàn của chúng tôi ăn, bạn nói bạn học đó không phải là làm việc vô ích sao?
Nói thật lòng, trong thế giới của tôi, người như vậy sống thật mệt mỏi, hoàn toàn sống vì người khác, tôi là người rất đơn giản, muốn cười thì cười, muốn khóc thì khóc. Tôi cười hay khóc đều là để làm cho mình thoải mái, tôi không quan tâm người xung quanh có thoải mái hay không.
Cấp độ cao nhất của Phật giáo nói rằng “minh tâm kiến tánh” , ý chỉ là sự hiện hữu của bản tánh tự thân. Chẳng hạn, khi bạn từ 1-3 tuổi, gần như chưa hề bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh, mọi hành động của bạn đều xuất phát từ suy nghĩ của chính mình, đó chính là sự hiện hữu của bản tánh tự thân.
Bạn có thể nhớ lại một chút, 3 tuổi của bạn tuyệt vời như thế nào, không sợ trời, không sợ đất, cảm thấy thế giới này là của bạn, bạn có thể làm được mọi thứ. Khi lớn lên, sau khi trải qua sự giáo dục sau khi sinh, bạn không còn là bạn của trước kia nữa, bạn đã trở thành một robot, làm bất cứ điều gì người khác làm, mỗi ngày lặp lại, bởi vì bản tánh ích kỷ đã nhạt nhòa.
Các bạn có biết tại sao con người sợ chết không?
Lý do con người không nỡ từ giã cõi đời này là bởi vì họ còn lưu luyến những điều tiếc nuối. Nếu một người sống cả đời không có điều gì tiếc nuối, khi họ rời đi chắc chắn sẽ là với tâm trạng thanh thản; nếu còn tiếc nuối, làm sao bạn có thể buông bỏ?
Vì thế, người sống vì người khác không thể không có tiếc nuối. Mọi người ạ, cuộc đời này như một chuyến tàu đơn hành trong hành lang của cuộc sống, ích kỷ một chút và sống thật tốt cho chính mình một lần, khi rời đi không để lại tiếc nuối, bởi bản chất con người là ích kỷ, bạn chỉ cần thể hiện nó một cách hoàn hảo hơn một chút là được.
Lý thuyết tiến hóa về bản chất ích kỷ của loài người
Hãy để tôi chia sẻ một câu chuyện, một bà mẹ đơn thân nghèo khó nuôi hai đứa trẻ, một đứa 9 tuổi, một đứa 8 tuổi. Hai đứa trẻ co ro trong nhà chờ mẹ, chúng lạnh và đói, ôm chặt lấy nhau để sưởi ấm. Mẹ của chúng đã đi ra ngoài cả một ngày, chúng rất nhớ mẹ, và càng nhớ hơn là thức ăn mà mẹ mang về.
Kể từ lần cuối cùng ăn uống, đã là 2 ngày trước đó, khi ấy mẹ mang về hai quả lê. Hai anh em nhường nhịn nhau một vài lần, hai quả lê được chuyền qua lại giữa hai bàn tay của chúng, cuối cùng anh trai ăn quả to hơn và em trai ăn quả nhỏ hơn. Mẹ của chúng ngồi bên cạnh, nở nụ cười trên khóe miệng, bà luôn dạy bọn trẻ phải nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau, và bọn trẻ cũng vâng lời, ngay cả khi rất đói, chúng cũng không tranh giành đồ ăn.
Bất ngờ, cậu con trai lớn đưa quả lê cho mẹ và nói: “Mẹ ơi, mẹ cũng ăn một miếng đi”, cậu con trai nhỏ cũng giơ quả lê lên. Đôi mắt người mẹ ướt đẫm, mẹ nói: “Con yêu, mẹ không đói, các con cứ ăn đi”. Hai đứa trẻ nhìn nhau và tiếp tục ăn, ăn với những miếng to hơn.
Mẹ của chúng quay đi, nước mắt rơi xuống, nhớ lại mẹ mình cũng luôn giữ những điều tốt nhất cho mình, nhớ lại tất cả những gì mẹ đã làm cho mình. Bên ngoài gió lạnh thổi, và lúc này mẹ trở về, đứa trẻ nhìn chằm chằm vào chiếc bánh mì trên tay mẹ, và kêu to:“Mẹ…!”
Câu chuyện ấm áp này, bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của con người không? Bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của trẻ khi nhìn thấy bánh mì không? Dù được giáo dục như thế nào đi nữa, bản chất con người không bao giờ thay đổi.
Phân tích tiếp theo có thể sẽ rất khắc nghiệt, nhưng đó là sự thật, sự ích kỷ của con người có hai loại: vật chất và tinh thần. Sự ích kỷ về vật chất là “người chết vì tiền, chim chết vì mồi,” còn sự ích kỷ về tinh thần, bạn có thể thường xuyên nghe thấy câu nói “Bạn chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình, bạn có bao giờ nghĩ đến cảm xúc của tôi không!” Sự ích kỷ về tinh thần là việc tận hưởng niềm vui nội tâm của bản thân.
Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, từ phút đầu tiên nhìn thấy mẹ, điều đầu tiên hai anh em nhìn thấy là thức ăn, bởi vì họ thực sự rất đói, và sự nhường nhịn của họ chỉ là do sự giáo dục của mẹ và đạo đức xã hội. Có người sẽ nói, đó là bản năng sinh tồn khi đói, bạn nói không sai, điều đó càng chứng minh bản chất con người là ích kỷ. Con người sinh ra là để ích kỷ, dù là bản chất con người hay bản năng sinh tồn, để tồn tại, chúng ta sẽ tự nhiên loại bỏ đối thủ.
Có người sẽ nói, hai đứa trẻ trong câu chuyện cũng nhường nhịn lẫn nhau, cũng đưa lê cho mẹ ăn, nếu bản chất họ là ích kỷ, thì qua giáo dục không phải cũng đã thay đổi sao? Sai rồi, bản chất ích kỷ của con người không thể thay đổi, sự thay đổi chỉ là: từ sự ích kỷ cấp thấp chuyển sang sự ích kỷ cấp cao hơn! Qua giáo dục, họ đã nhận ra giá trị của sự nhường nhịn và tình yêu, hành động của họ chỉ là nhu cầu tình cảm nội tâm của họ, làm như vậy khiến họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Sự thoải mái và hạnh phúc này chính là sự ích kỷ mà họ muốn thỏa mãn nội tâm, dù bạn có nghĩ cho người khác đến đâu, cũng đều dựa trên một số nhu cầu và mục đích của bản thân, chỉ là mức độ che giấu khác nhau.
Một người giúp đỡ người khác, ngoài việc làm điều tốt cho người khác, thực chất là đang thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân là một người tốt. Bạn còn nhớ câu nói này không, “Giúp người là cội nguồn của niềm vui!” Điều đó có nghĩa là, khi bạn giúp đỡ người khác, bạn sẽ cảm thấy vui, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ mà bạn nhận được.
Hãy lấy một ví dụ, khi bạn thấy một người lãnh đạo có tầm nhìn lớn, người đó cũng rất tốt, luôn nghĩ cho người khác. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao anh ta lại tốt với người khác như vậy không?
Anh ta tốt với người khác, chính là vì mong muốn những người này có thể đền đáp lại anh ta sau này, phải không?
Bạn có thể nói rằng có người làm việc tốt mà không để lại tên tuổi, không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào. Nếu bạn dám nói như vậy, tôi muốn hỏi bạn làm thế nào bạn biết về những người này.
Chẳng hạn, bạn giúp đỡ một người hôm nay, bạn không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào từ họ, nhưng khi bạn giúp đỡ họ, bạn cảm thấy rất vui trong lòng, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ của bạn, cũng là phần thưởng lớn nhất cho bạn.
Nhiều người cho rằng tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô tư. Là cha của hai đứa trẻ, tôi sẽ nói về cảm xúc của mình. Con gái thứ hai của tôi đã chào đời, chúng tôi chăm sóc cô bé mỗi ngày mà không mong đợi bất cứ điều gì, nhưng tất cả mọi người trong gia đình đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Chú ý rằng, chúng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, và niềm hạnh phúc đó chính là sự ích kỷ về cảm xúc khi chúng tôi dành tất cả cho cô bé. Yêu con gái tôi không phải vì cảm xúc của cô bé, mà vì cảm xúc của chính chúng tôi. Tất nhiên, tình yêu “ích kỷ” này có lợi cho con cái, điều này không cần phải nghi ngờ.
Gần đây tôi đã trải qua một sự kiện có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi, tôi muốn chia sẻ để mọi người cùng học hỏi.
Con trai của một người bạn tôi bị bệnh, không phải là bệnh nhẹ mà khá nghiêm trọng. Là bạn, tôi chắc chắn phải đến thăm. Khi tôi đến, người bạn của tôi liên tục khóc. Là bạn, tôi chắc chắn phải an ủi cô ấy, tôi nói: “Không ai muốn con mình như vậy, nhưng việc bạn khóc cũng không giải quyết được vấn đề, khóc quá nhiều cũng làm tổn thương cơ thể của bạn, tôi tin rằng con bạn cũng không muốn thấy kết quả như vậy”.
Có người tin vào bản chất tốt của con người, có người tin vào bản chất xấu, nhưng tôi luôn tin vào bản chất ích kỷ của con người. Khi tôi thấy người mẹ này khóc vì đứa trẻ, tôi cảm thấy cô ấy hoàn toàn không có bất kỳ yếu tố ích kỷ nào, tôi còn nghi ngờ liệu lý thuyết về bản chất ích kỷ của con người có chút vấn đề không?
Và rồi người mẹ đó đã trả lời một câu khiến tôi giật mình, nếu tôi nói ra, chắc chắn cũng sẽ làm bạn giật mình, cô ấy nói: “Lão Hạo, tôi hiểu những gì bạn nói, nhưng khi tôi khóc ra, tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút…”
Mọi người, hãy suy ngẫm về câu nói này, đây là lời cô ấy tự nói, cô ấy nói rằng khi cô ấy khóc ra, cô ấy cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Cô ấy khóc ra để cảm thấy dễ chịu hơn, vẫn có yếu tố vì bản thân. Bản năng con người tự động sẽ giúp bạn ích kỷ, yêu thương con cái là thật, làm cho bản thân dễ chịu hơn cũng là thật.
“Làm cho bản thân dễ chịu hơn” – câu nói này bạn hãy suy ngẫm, khi nào bạn hiểu được câu nói này, bạn đã có khả năng kiểm soát bản chất con người rất mạnh.
Tất nhiên, sự ích kỷ cũng có nhiều cấp độ khác nhau, không phải chỉ quan tâm đến bản thân là ích kỷ, làm tốt cho người khác, mong đợi sự đền đáp trong tương lai cũng là sự ích kỷ, hy vọng bạn có thể có sự ích kỷ ở cấp độ cao hơn!
8 notes · View notes
chuyen-cua-gio · 10 months
Text
Kinh Pháp Cú 01 – Phẩm Song Yếu
1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
3. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.
4. Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.
5. Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.
6. Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.
7. Ai sống nhìn tịnh tướng,
Không hộ trì các căn,
ăn uống thiếu tiết độ,
biếng nhác, chẳng tinh cần.
Ma uy hiếp kẻ ấy,
như cây yếu trước gió.
8. Ai sống quán bất tịnh,
Khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ,
Có lòng tin, tinh cần,
Ma không uy hiếp được,
Như núi đá, trước gió.
9. Ai mặc áo cà sa.
tâm chưa rời uế trược,
không tự chế, không thực,
không xứng áo cà sa
10. Ai rời bỏ uế trược,
giới luật khéo nghiêm trì,
tự chế, sống chơn thực,
thật xứng áo cà sa.
11. Không chân, tưởng chân thật,
chân thật, thấy không chân:
chúng không đạt chân thật,
do tà tư, tà hạnh.
12. Chân thật, biết chân thật,
Không chân, biết không chân:
chúng đạt được chân thật,
do chánh tư, chánh hạnh.
13. Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.
14. Như ngôi nhà khéo lợp,
Mưa không xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm khéo tu,
Tham dục không xâm nhập.
15. Nay sầu, đời sau sầu,
Kẻ ác, hai đời sầu;
Nó sầu, nó ưu não,
Thấy nghiệp uế mình làm.
16. Nay vui, đời sau vui,
Làm phước, hai đời vui,
Nó vui, nó an vui,
Thấy nghiệp tịnh mình làm.
17. Nay than, đời sau than,
Kẻ ác, hai đời than,
Nó than: ‘Ta làm ác’
Ðọa cõi dữ, than hơn.
18. Nay sướng, đời sau sướng,
Làm phước, hai đời sướng.
Nó sướng: ‘Ta làm thiện’,
Sanh cõi lành, sướng hơn.
19. Nếu người nói nhiều kinh,
Không hành trì, phóng dật;
Như kẻ chăn bò người,
Không phần Sa môn hạnh.
20. Dầu nói ít kinh điển,
Nhưng hành pháp, tùy pháp,
Từ bỏ tham, sân, si,
Tĩnh giác, tâm giải thoát,
Không chấp thủ hai đời,
Dự phần Sa môn hạnh.
Tumblr media
11 notes · View notes
jennifertple · 1 year
Text
Tuổi nào đẹp nhất trong đời: Tuổi 20 không nuối tiếc, tuổi 40 vượt qua hết thất bại, đến tuổi này thấu nhân sinh, sống thật với mình07/04/2023 21:20 PM |
Không có độ tuổi nào là đẹp nhất, cuộc sống chỉ tươi đẹp khi ta sống trọn cho hiện tại.
‏Có người bảo đó là tuổi thơ vô tư lự, cũng có người bảo đó là những năm tháng thanh xuân nhiệt huyết, lại có người bảo đó là tuổi già an nhàn… Nhưng có vẻ như con người ta thường nghĩ về tương lai hay quá khứ mà quên mất rằng độ tuổi đẹp nhất chính là hiện tại. ‏
‏Người xưa rất khôn ngoan, họ đã đúc kết mọi giai đoạn của cuộc đời bằng ngôn ngữ triết học và dặn dò thế hệ mai sau: "Không có cuộc đời hoàn hảo, chỉ có lứa tuổi đẹp nhất." Muốn sống một cuộc đời tươi đẹp, điều đầu tiên là phải hiểu "bí mật trong vẻ đẹp" của từng độ tuổi trong nhân sinh.‏
10 tuổi vô ưu
‏Người xưa nói "10 tuổi vô lo", khi còn nhỏ, chúng ta thường tràn đầy tình yêu và háo hức khám phá thế giới, suốt ngày cười nói, rong chơi, tự tại. Trong "Hoàng tử bé" có viết: "Tất cả những người trưởng thành đều từng là trẻ con, nhưng có mấy ai nhớ được điều này".‏
‏Phong Tử Khải tin rằng sự ngây thơ của trẻ con sẽ không mất bị đi: "Lần đầu tiên bước ra xã hội, nhìn thấy sự giả tạo của xã hội lúc bấy giờ, tôi chợt cảm thấy người lớn đã dần mất đi bản tính, chỉ có trẻ em là ngây thơ và có nhân cách hoàn chỉnh. Đây mới là con người thật sự."
‏Hy vọng rằng khi lớn lên, chúng ta vẫn sẽ không quên khát vọng ban đầu của mình, vẫn giữ lại sự ngây thơ trong sáng của một đứa trẻ, vẫn tò mò về thế giới ngay cả trong những ngày buồn tẻ và bất lực nhất, và vẫn sẵn sàng bao dung thế giới này.‏
Tuổi 20 không nuối tiếc
‏"Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên", tuổi 20 là tuổi "khai thiên", tuổi tràn đầy sức sống và thịnh vượng, giống như mặt trời lúc chín giờ sáng, vươn mình trước thế giới đang đợi họ ở phía trước.‏
‏Ở tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất, hãy dũng cảm theo đuổi ước mơ, cho dù gặp phải bao nhiêu thăng trầm, bạn cũng đừng dễ dàng bỏ cuộc, hãy chiến đấu hết mình và theo đuổi ước mơ của mình.
Tuổi 30 tự lập
‏Khổng Tử nói "Tam thập nhị lập", có nghĩa là: Tuổi 30 không chỉ gánh vác chuyện cá nhân, mà còn gánh vác trách nhiệm của một người đàn ông: Trên có cha mẹ, giữa có vợ hiền, dưới có con cái.‏
‏Tuổi 30 tự lập, trách nhiệm tại thân. Cha mẹ già đi, bầu trời mà họ từng nâng đỡ nay sẽ phải do bạn tự nâng lấy; bạn phải trở thành mái che cả đời cho nửa kia của mình, phải che chở con cái khỏi bão giông.‏
‏Tuổi 30 tự lập, trách nhiệm tại tâm. Bạn phải có tư duy độc lập, biết mình muốn gì, muốn trở thành người như thế nào, không để bị ai chi phối và có thể bình tĩnh đối mặt với mọi khó khăn.‏
Tuổi 40 tỉnh táo
‏Người đến 40 tuổi đã nếm trải cay đắng ngọt bùi của nhân sinh, họ đã sở hữu tất cả những gì nên sở hữu, trải qua tất cả những gì nên trải qua, trái tim tính toán trước kia giờ đã bình yên.‏
‏40 tuổi, cái gì cũng nhìn thấu hiểu rõ, trong lòng tự khắc nhẹ nhõm, không còn bị vật ngoài thân mê muội. Ở tuổi này, cuộc sống dần trở nên rõ ràng hơn.‏
‏Cuộc sống lúc này như những ca từ trong bản "Con đường bình phàm": Tôi đã vượt qua núi rừng và biển cả, cũng đã vượt qua biển người mênh mông, tất cả những gì tôi từng sở hữu đều bỗng tan biến như mây khói. Đã thất vọng và mất hết phương hướng cho đến khi tôi nhìn thấy con đường bình phàm. Đó là câu trả lời duy nhất."‏
Tuổi 50 hiểu mệnh trời
‏Nửa đời đã đi qua, con người ta sẽ hiểu ra luật trời: Một năm có xuân hạ thu đông, vạn vật sinh diệt, con người cũng có sinh, lão, bệnh, tử… mọi thứ đều là một chu kỳ lặp đi lặp lại. Và họ cũng hiểu ra: Nhân quả tuần hoàn, tất cả đều do tự mình tạo ra, muốn được quả lành thì trước phải gieo nhân tốt.‏
‏Sau khi hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống, ta cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn trong lòng. "Sông có khúc, người có lúc, đừng cưỡng cầu", đừng bám vào danh lợi, đừng mãi vướng mắc thị phi thành bại, hãy đối mặt với mọi tình huống trong cuộc sống bằng thái độ cởi mở.‏
Tuổi 60 thấu nhân sinh
‏Khi một người đến tuổi 60 sẽ nghe lọt tai tất cả ngôn từ, kể cả lời hay ý đẹp và lời nói ác ý. Dù gặp phải những thăng trầm và thất bại nào, lòng họ vẫn bình thản, vì họ đã đạt được cảnh giới "không sợ chê bai, chỉ cần ngồi ngắm hoa nở hoa tàn trước hiên nhà là đủ". ‏
‏Có người cho rằng tất cả rắc rối trong cuộc sống đều đến từ "đôi tai", khi nghe người khác mắng mỏ, vu khống, cười nhạo, sỉ nhục, coi thường, con người ta sẽ tức giận. Nhưng đến tuổi 60, tâm hồn sẽ rộng hơn, có thể bao dung với người và vật, khi nghe những lời cay nghiệt cũng không lung lay. Vì khi đó ta sẽ hiểu: "Thế giới là của riêng tôi và không liên quan gì đến người khác".‏
Tuổi 70 sống theo ý mình
‏Khổng Tử nói: "Tuổi bảy mươi, hãy thuận theo lòng mình nhưng đừng vượt quá khuôn phép." Khi một người sống đến 70 ắt đã sáng suốt mọi chuyện, biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm, điều gì nên nói và điều gì không nên nói. Thành công lớn nhất của một người là được sống thật và sống theo cách mình thích.‏
‏Steve Jobs nói: "Cuộc đời có hạn, chúng ta không nên lãng phí cuộc đời có hạn của mình chỉ vì sự đánh giá của người khác mà hãy làm theo tiếng gọi con tim."‏
‏Bất kể là độ tuổi nào cũng sẽ mang vẻ đẹp có một không hai ở độ tuổi đó. Hãy nhớ rằng hiện tại chính là khoảng thời gian đẹp nhất và chúng ta chỉ sống cho thời khắc này, hãy trân trọng những gì mình có.
Sưu tầm
Nguồn: Cafebiz 
34 notes · View notes
decemberwind · 1 year
Text
Tumblr media
BỐN GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI
Hãy đọc bài viết để biết bạn đang ở giai đoạn nào (hay đang mắc kẹt ở giai đoạn nào), nó định hình cuộc sống của bạn ra sao và suy ngẫm về chuyện liệu bạn muốn sống cuộc đời của mình như nào?
Đời không như mơ. Rồi bạn chết. Vậy nên, vài ngày trước khi đang vắt chân lên trán suy nghĩ về cuộc đời, tôi quyết định rằng đời này, nó sẽ xảy ra trong 4 giai đoạn. Và chúng là...
1⃣ Giai đoạn 1: Bắt chước người khác
Từ khi sinh ra ta đã cần phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không thể đi, không thể nói, không thể tự kiếm ăn, và chắc chắc là không thể tự kê khai thuế.
Khi còn nhỏ, cách học tập bẩm sinh của chúng là quan sát và bắt chước người khác. Đầu tiên chúng ta học các kĩ năng cơ bản như đi lại và nói chuyện. Sau đó chúng ta phát triển các kĩ năng xã hội bằng cách nhìn và làm theo những người xung quanh mình. Và cuối cùng, trong những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu, chúng ta học cách thích nghi với văn hóa xã hội bằng cách quan sát các luật lệ và phong tục xung quanh môi trường sống của mình và cố gắng cư xử theo cách mà thường được xã hội chấp nhận.
Mục tiêu của giai đoạn 1 là dạy chúng ta cách tồn tại trong xã hội này để ta có thể tự chủ và tự chăm sóc được bản thân mình. Những người lớn khác trong cộng đồng sẽ dìu dắt ta đạt tới giai đoạn này thông qua sự trợ giúp để ta có thể tự ra quyết định và thực hiện chúng về sau.
Nhưng sẽ luôn có một số người lớn không thể chấp nhận điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì ta được độc lập. Họ không ủng hộ các quyết định của ta. Và vì vậy chúng ta không phát triển được sự tự chủ. Chúng ta bị kẹt trong giai đoạn1, mãi mãi bắt chước những người xung quanh mình, mãi mãi cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác để chúng ta không bị phán xét là kẻ lập dị.
Trong một cá nhân lành mạnh "bình thường", Giai đoạn 1 sẽ kéo dài đến cuối tuổi vị thành niên và giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Đối với một số người, nó có thể kéo dài đến cả khi họ đã là người lớn. Một vài người từng thức dậy một ngày ở tuổi 45 mới bất giác nhận ra rằng họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự trách móc mình đã làm gì với bao năm tháng đã qua.
Đây là Giai đoạn 1. Giai đoạn bắt chước. Luôn luôn tìm kiếm sự chấp thuận và sự xác tín. Thiếu vắng tư duy độc lập và các giá trị của bản thân.
Chúng ta phải luôn ý thức được những tiêu chuẩn và kì vọng của những người xung quanh dành cho chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải đủ mạnh mẽ để hành động bất chấp những tiêu chuẩn và sự mong đợi của khác khi bản thân mình cảm thấy điều đó là cần thiết. Chúng ta cần phải phát triển khả năng hành động do mình và vì mình.
2⃣ Giai đoạn 2: Tự khám phá bản thân
Trong Giai đoạn 1, chúng ta học cách hòa nhập với con người và văn hóa xung quanh. Giai đoạn 2 sẽ là lúc học hỏi điều gì làm chúng ta khác biệt với đám đông. Điều này đòi hỏi chúng ta bắt đầu tự ra quyết định cho mình, tự thử thách mình, tự hiểu mình và khám phá ra điều gì khiến mình độc đáo.
Giai đoạn 2 bao gồm rất nhiều cuộc thử sai. Chúng ta thử nghiệm bằng cách sống ở những nơi mới lạ, giao lưu với những người mới, uống những đồ mới, và thử "quan hệ" với người lạ xem sao.
Trong Giai đoạn 2 của tôi, tôi rời quê hương và thăm thú khoảng 50 quốc gia gì đó. Giai đoạn 2 của anh trai tôi là đâm thẳng đầu vào hệ thống chính trị ở thủ đô Washington. Giai đoạn 2 của mỗi người sẽ khác nhau đôi chút bởi vì mỗi chúng ta đều có sự khác biệt.
Giai đoạn 2 là quá trình khám phá ra bản thân. Chúng ta thử nhiều thứ. Một số có thể thành công, 1 số có thể thất bại. Mục đích là để bạn chọn lấy cái nào đúng đắn và tiếp tục hành động.
Giai đoạn 2 kéo dài cho tới khi chúng ta bắt đầu chạm đến những giới hạn của mình. Điều này có thể làm nhiều người khó chịu. Nhưng bất kể mấy diễn giả thành công có nói gì với bạn, khám phá ra được những giới hạn của mình là một điều hoàn toàn tốt và lành mạnh.
Bạn chắc chắc sẽ kém ở khoản nào đó, bất kể bạn có cố gắng đến đâu. Và bạn cần biết chúng là gì. Tôi không được trời phú cho tài năng xuất sắc ở bất kì môn thể thao nào. Thật buồn khi học được điều này, nhưng quan trọng là tôi biết mình không giỏi mảng đó. Tôi cũng chỉ giỏi tự nấu ăn cho mình ngang với em bé làm văng món nước sốt táo khắp sàn nhà. Chúng ta đều cần phải học được rằng mình dốt thứ gì. Và biết được điều này càng sớm trong cuộc đời càng tốt.
Vậy nên, chúng ta không giỏi ở một vài món. Và rồi bạn cũng sẽ học được rằng có những thứ thật tuyệt trong ngắn hạn, nhưng rồi sẽ chán dần sau một vài năm. Du lịch thế giới là một ví dụ. Lăng nhăng với cơ số người khác là 1 ví dụ thứ hai. Uống rượu vào tối thứ 3 là ví dụ thứ ba. Còn rất nhiều nữa. Tin tôi đi.
Biết được những giới hạn của bạn rất quan trọng bởi vì cuối cùng bạn phải nhận ra chân lý rằng thời gian của bạn trên Trái Đất này không có nhiều và vì vậy bạn nên đầu tư nó vào những thứ có ý nghĩa nhất. Điều này có nghĩa là nhận ra rằng cho dù bạn có khả năng làm được điều gì đó, không có nghĩa là bạn nên làm nó. Nhận ra rằng bởi vì bạn thích kiểu người này không có nghĩa là bạn nên ở mãi với họ. Và nhận ra rằng mọi thứ đều có chi phí cơ hội và bạn không thể có tất cả.
Tôi biết một vài người không bao giờ cho phép mình cảm thấy giới hạn - hoặc là bởi vì họ từ chối thừa nhận lỗi lầm của mình hoặc bởi vì họ tự huyễn hoặc rằng mình không có giới hạn. Những người này sẽ bị kẹt lại trong Giai đoạn 2.
Có những người "cứ mãi khởi nghiệp" khi đã 38 tuổi, vẫn sống với mẹ và vẫn không kiếm ra được đồng nào sau 15 năm cố gắng. Có những "diễn viên đầy tham vọng" vẫn đang làm bồi bản và đã không đi thử vai trong 2 năm. Có những người không thể an vị vào một mối quan hệ lâu dài bởi vì họ luôn luôn có cảm giác rằng sẽ luôn có một ai đó tốt hơn xuất hiện. Họ là những người cố "lau chùi" những sai lầm như thể "giải phóng" sự tiêu cực vào vũ trụ, hoặc "thanh trừng" tất cả những sai lầm khỏi cuộc đời mình.
Đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải thừa nhận chân lý: cuộc đời này rất ngắn ngủi, mọi ước mơ của ta đều không thể thành hiện thực, và vì vậy chúng ta nên cẩn thận lựa và chọn thứ gì chúng ta làm tốt nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
Nhưng những người mắc kẹt trong giai đoạn 2 dành phần lớn thời gian để tự thuyết phục mình điều ngược lại. Rằng họ như một siêu nhân. Rằng họ có thể vượt qua tất cả. Rằng cuộc đời họ là sự phát triển và đi lên không bao giờ ngừng, trong khi ai cũng thể nhìn thấy rõ ràng họ chỉ đang chạy tại chỗ.
Với những cá nhân lành mạnh, Giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa - cuối tuổi vị thành niên và kéo dài cho đến giữa 20 hoặc giữa 30. Những ai vẫn mãi kẹt trong giai đoạn 2 thường được mọi người gọi là mắc "Hội chứng Peter Pan" - những kẻ lông bông cả đời, luôn luôn đi tìm bản thân mình, nhưng không tìm thấy thứ gì.
3⃣ Giai đoạn 3: Toàn tâm toàn ý
Một khi bạn đã đẩy mình đến những giới hạn và hoặc là biết được những gì mình kém (ví dụ: thể thao, nghệ thuật nấu ăn) hoặc là hiểu rằng các cuộc vui thì cũng chúng tàn (ví dụ: hội hè, chơi điện thử, thủ dâm) thì bạn sẽ còn lại những thứ a) thực sự quan trọng với bạn, và b) bạn không đến nỗi quá tồi. Bây giờ là lúc bạn cần ghi dấu lên thế giới này.
Giai đoạn 3 là thời điểm đẹp nhất cho bạn xây dựng lâu đài cuộc đời. Bạn đã chia tay những người bạn chỉ biết kìm kẹp mình. Bạn đã tạm biệt những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian. Bạn đã giã từ những giấc mơ ngày xưa mà chắc chắc không thể sớm thành hiện thực.
Vậy nên bạn cần tập trung hết sức vào thứ bạn giỏi nhất và tốt nhất cho bạn. Bạn cần tập trung vào những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời. Bạn cần tập trung vào sứ mệnh duy nhất trong đời bạn, dù là giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới hay trở thành một nghệ sĩ vẽ kĩ thuật số hoặc trở thành một chuyên gia về não bộ, hay có những đứa con đáng yêu chảy đầy nước mũi. Dù nó là gì đi chăng nữa, đây là lúc bạn hoàn thành mọi thứ mình ao ước.
Giai đoạn thứ 3 là lúc bạn tối đa hóa khả năng của mình mình trong cuộc đời này. Nó là lúc xây dựng di sản của bạn. Bạn sẽ để lại gì cho cuộc đời khi bạn ra đi? Mọi người sẽ nhớ về bạn như nào? Dù đó là một nghiên cứu đột phá hoặc một phát kiến mới tuyệt vời hay một gia đình đáng yêu, Giai đoạn 3 là lúc bạn thay đổi thế giới này khác đi một chút nhờ sợ tồn tại của bạn trên đời.
Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi có sự hợp nhất của 2 thứ: 1) Bạn cảm thấy như thế mình không còn gì có thể phấn đấu được nữa, 2) Bạn đã già và đã mệt và thấy rằng mình nên uống martini và chơi trò giải ô chữ cả cuộc đời còn lại.
Đối với những người "bình thường", Giai đoạn 3 thường kéo dài từ khoảng 30 tuổi tới tuổi nghỉ hưu.
Những người bị mắt kẹt ở Giai đoạn thứ 3 thường là do không biết buông bỏ đam mê của mình và luôn ham muốn nhiều hơn. Chính vì vậy họ sẽ luôn khao khát phấn đấu đến tận 70 hay 80 tuổi.
4⃣ Giai đoạn 4: Di sản
Khi đến giai đoạn này, mọi người đã dành khoảng 50 năm để đầu tư vào những thứ họ tin rằng là có ý nghĩa và quan trọng. Họ đã làm được những điều tuyệt vời, làm việc chăm chỉ, đạt được mọi thứ mình có, có thể đã có một gia đình hay một quỹ từ thiện hay tạo ra 1 sự đổi thay to lớn trong chính trị hay văn hóa, và giờ họ đã toại nguyện. Họ đã đạt đến độ tuổi mà năng lượng và hoàn cảnh của họ không cho phép họ theo đuổi đam mê của mình xa hơn nữa.
Mục tiêu của giai đoạn này trở thành không chỉ tạo ra 1 di sản mà làm sao để đảm bảo nó vẫn tồn tại kể cả khi bạn đã ra đi.
Việc này có thể đơn giản là việc bạn hỗ trợ và răn dạy con cháu của mình và ngắm nhìn chúng tận hưởng cuộc sống. Bạn cũng có thể giao phó lại các dự án hay công việc của mình cho các học trò. Bạn cũng có thể là tham gia vào hoạt động chính trị nhiều hơn để khẳng định các giá trị của mình trong một xã hội đã đi qua quá nhiều xáo trộn.
Giai đoạn 4 rất quan trọng về mặt tâm lý bởi vì nó khiến chúng ta dễ chấp nhận sự thật rằng ta rồi sẽ phải chết. Bởi vì là con người, chúng ta có một nhu cầu sâu thẳm muốn cảm thấy rằng cuộc đời của mình có một ý nghĩa gì đấy. Thứ ý nghĩa chúng ta luôn luôn tìm kiếm về bản chất chính là cơ chế tâm lý phòng vệ chống lại sự khó hiểu của cuộc sống này và sự tuyệt đối cái chết. Đánh mất ý nghĩa đó, hoặc nhìn nó tuột khỏi tầm tay, hoặc từ từ cảm thấy như thể thế giới này đã rời bỏ bạn lại phía sau, không khác nào phải đối diện trực diện với sự lãng quên và để nó nuốt chửng bạn.
📝 Bài học cần rút ra là gì?
Đi qua mỗi giai đoạn cuộc đời giúp chúng ta có thể kiểm soát hạnh phúc và sự thịnh vượng của mình tốt hơn.
Trong Giai đoạn 1, một người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động của người khác và cần được chấp thuận để có thể hạnh phúc. Đây là một chiến lược sống kinh khủng bởi vì con người thật khó đoán và bất định.
Trong Giai đoạn 2, người ta trở nên tự lực hơn, nhưng vẫn dựa vào thành công ngoại lai để có thể hạnh phúc - tiền, sự tán dương, chiến thắng, chiến công, vvv. Chúng có thể dễ kiểm soát hơn con người, nhưng về lâu dài chúng vẫn rất khó dự đoán.
Giai đoạn 3 sẽ phụ thuộc vào 1 số ít các mối quan hệ và những đam mê mà đã tự chứng tỏ chúng đáng để theo đuổi từ Giai đoạn 2. Những thứ này đã ổn định hơn qua thử thách. Và cuối cùng, Giai đoạn 4 đòi hỏi chúng ta chỉ bám giữ vào những gì mình đã hoàn thành được và nên ngừng kì vọng quá nhiều.
Trong mỗi giai đoạn, hạnh phúc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các giá trị nội tại, có thể kiểm soát và bớt dựa vào các yếu tố bên ngoài của thế giới không ngừng xoay chuyển này.
❌ Xung đột giữa các giai đoạn
Các giai đoạn sau không thay thế các giai đoạn trước đó. Chúng vượt lên trên nó. Trong Giai đoạn 2 mọi người vẫn quan tâm đến việc được người khác chấp thuận. Họ chỉ quan tâm nhiều hơn đến thứ gì khác. Trong Giai đoạn 3, mọi người vẫn quan tâm tới việc thúc đẩy những giới hạn của chính mình. Chỉ là họ quan tâm nhiều hơn đến những cam kết mà mình đã đặt ra.
Mỗi giai đoạn đại diện cho sự xáo trộn các ưu tiên trong cuộc đời mỗi người. Chính vì lý do này, mà khi mọi người chuyển dịch từ 1 giai đoạn này sang giai đoạn khác, mọi người sẽ thường trải nghiệm sự mất mát các mối quan hệ. Nếu bạn đang ở Giai đoạn 2, và tất cả bạn bè của bạn vẫn đang ở đó, rồi đột nhiên bạn hạ quyết tâm, lao vào Giai đoạn 3 để xây dựng sự nghiệp, nhưng những người bạn của mình vẫn còn đang đi tìm kiếm bản thân, sự mất kết nối căn bản giữa các giá trị của bạn và bạn bè của bạn sẽ xuất hiện và lúc đó thật khó để vẫn còn có thể chơi với nhau.
Nói chung, mọi người sẽ phóng chiếu giai đoạn của họ lên mọi người xung quanh mình. Những người ở Giai đoạn 1 sẽ phán xét những người khác qua khả năng họ có được xã hội chấp nhận hay không. Những người ở Giai đoạn 2 sẽ phán xét những người khác bằng khả năng vượt qua các giới hạn của chính mình và thử những thứ mới. Những người ở Giai đoạn 3 sẽ phán xét những người khác dựa trên những cam kết cuộc đời của họ và những thành tựu họ có thể đạt được. Những người ở giai đoạn 4 sẽ phán xét người khác dựa về những giá trị mà họ bảo vệ và những thứ họ đã chọn sống vì nó.
💔 Giá trị của chấn thương tâm lý
Phát triển bản thân thường được mô tả như một sự tiến bộ trải đầy hoa lệ, đi từ 1 kẻ ngu ngốc đến sự giác mộ, chứa đựng rất nhiều hoan lạc, bước đi tự hào trên thảm hoa, và đập tay với 2000 người tại một buổi hội thảo mà bạn phải trả rất nhiều tiền để tham dự.
Nhưng sự thật là những chuyển giao trong các giai đoạn của cuộc đời thường được kích hoạt bởi những dư chấn hay những sự kiện cực kì tiêu cực. Một lần suýt chết. Một cuộc li hôn. Một tình bạn đổ vỡ hay sự ra đi của người yêu.
Vết thương làm chúng ta lùi lại và đánh giá lại những động lực sâu thẳm nhất và các quyết định mà mình đã đưa ra. Nó cho phép chúng ta suy tư về việc liệu những chiến lược theo đuổi hạnh phúc của chúng ta có thực sự thành công hay không.
📌 Điều gì làm chúng ta mắc kẹt
Có một thứ làm chúng ta mắt kẹt ở mỗi giai đoạn: cảm giác chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 1 bởi vì họ luôn cảm thấy như thể họ là một phiên bản lỗi và khác biệt với những người khác, vì vậy họ sẽ đặt mọi nỗ lực của mình vào việc làm những thứ khiến người khác hài lòng. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 2 bởi vì họ cảm thấy như thế họ lẽ ra nên làm nhiều hơn, tốt hơn, mới hơn, hiệu quả hơn. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Mọi người kẹt ở Giai đoạn 3 bởi vì họ cảm thấy như thế họ chưa tạo ra đủ ảnh hưởng có ích lên thế giới này, rằng lẽ ra mình có thể tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực mà mình đã cam kết. Nhưng bất kể họ có cố gắng tới đâu, họ sẽ cảm thấy chưa bao giờ là đủ.
Những người ở Giai đoạn 4 vẫn cảm thấy mắc kẹt bởi vì họ lo lắng rằng di sản của họ sẽ không bền vững hay không tạo ra thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Họ bám và níu giữ lấy nó và thúc đẩy nó tới những hơi thở cuối cùng. Nhưng họ vẫn thấy chưa đủ.
➡ Giải pháp cho mỗi giai đoạn này là hãy nhìn lại. Để vượt lên Giai đoạn 1, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm vui lòng mọi người, và vì vậy bạn phải đưa ra quyết định cho chính đời mình.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 2, bạn phải chấp nhận rằng bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi thứ bạn ước mơ hay khao khát và vì vậy phải tập trung vào thứ quan trọng nhất và toàn tâm toàn ý với nó.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 3, bạn phải nhận rằng thời gian và năng lượng là giới hạn và vì vậy bạn phải xác định lại mục tiêu của mình lúc này là giúp những người khác quản lý những dự án ý nghĩa mà bạn đã khởi sự.
➡ Để vượt lên Giai đoạn 4, bạn phải nhận ra rằng thay đổi là điều tất yếu, và sự ảnh hưởng của một con người, cho dù họ có tài giỏi, quyền thế, có ích tới đâu, cuối cùng rồi sẽ tan biến.
Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.
-----
Trạm Đọc (Read Station)
Theo Mark Manson
25 notes · View notes
baominhland · 2 years
Text
Bộ Xây dựng vạch trần những "kẽ hở" khiến chủ đầu tư bất động sản lách luật huy động vốn
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, pháp luật hiện hành còn chưa hoàn thiện, đồng bộ; năng lực chủ đầu tư dự án bất động sản chưa được sàng lọc tốt; thông tin thị trường chưa thông suốt dẫn đến việc chủ đầu tư lách luật huy động vốn. Dự án đang mở bán: Vinhomes Móng Cái Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời chất vấn từ đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM về thực trạng chủ đầu tư huy động vốn trái phép từ…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
buddhistbooks · 25 days
Text
Tumblr media
Vì sao cổ nhân nói: “Đất thấp thành biển, người thấp thành vua?”
Khi đối xử với người khác, bạn không nên kiêu ngạo, bởi vì sẽ dễ gặp tai họa. Người từng bị chế giễu có thể vươn lên tầm cao; người từng bị coi thường có thể thăng tiến nhanh chóng.
1. Kiêu ngạo dẫn đến tai họa
Trong chương 33 của Đạo Đức Kinh, Lão Tử giảng: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh. Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường. Tri túc giả phú, cường hành giả hữu chí”. Tức là kẻ biết người được gọi là khôn, tự biết mình là sáng suốt. Thắng người là người có sức mạnh, thắng mình là người mạnh thực sự.
Đánh mất bản thân vì một chút thành tích và luôn nghĩ rằng bản thân có thể làm bất cứ điều gì sẽ khiến bạn thất bại.
Chúng ta đều biết kiêu ngạo là khởi đầu cho sự suy tàn của một người. Người luôn coi mình là giỏi sẽ có nguy cơ bị chôn vùi.
Người xưa đã nói: “Đừng kiêu ngạo trong hành động của mình, vì vận rủi và vận may sẽ đến với bạn theo cách riêng”.
Đừng quá phô trương khi làm việc cho người khác, nếu không bạn có thể mang lại rắc rối cho chính mình. Hãy tự nhận thức và hành động theo khả năng của mình, để không dẫn đến tai họa cho bản thân.
2. Giữ tâm thái khiêm tốn và bạn sẽ được ban phước
Chúng ta hãy nhìn các vấn đề trong cuộc sống một cách sâu sắc, khiêm tốn trong giao tiếp và nhường chỗ cho người khác.
Người có trình độ càng cao thì càng khiêm tốn. Những bông lúa tròn trĩnh luôn cúi đầu xuống, chỉ có những hạt lúa rỗng mới ngẩng đầu lên.
Có một câu chuyện thú vị được lưu truyền ở Đại học Bắc Kinh, một sinh viên năm nhất kể rằng anh ta nhìn thấy một ông già và tưởng ông ta là nhân viên bảo vệ nên yêu cầu ông ta giữ giúp mình hành lý và tự mình làm thủ tục.
Kết quả là ông lão phải đợi rất lâu dưới cái nắng như thiêu đốt trên đầu cho đến khi cậu học trò làm xong thủ tục trở về rồi mới rời đi.
Sau đó, người sinh viên được biết rằng ông già ăn mặc giản dị, khiêm tốn và lịch sự đang giúp anh trông hành lý thực chất là Quý Tiện Lâm, một bậc thầy nghiên cứu về văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Quý Tiện Lâm, sống một cuộc sống giản dị và khiêm tốn, ông không bao giờ quan tâm đến danh tiếng chói sáng của mình, ông cũng không kiêu ngạo về tài năng của mình. Ông chỉ muốn học hỏi một cách bình thường và sống một cuộc sống bình thường.
Trong “Luận Ngữ” có câu nói: “Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái”. Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái.
Một người kiêu ngạo sẽ mắc kẹt trong vũng lầy khi phớt lờ người khác.
Tăng Quốc Phiên từng nói: “Khiêm tốn và cởi mở là đức tính cao thượng”. Con người càng ở trình độ cao thì tư duy càng cởi mở.
Vì họ hiểu rằng con người chỉ là một giọt nước trong đại dương. Chỉ bằng cách khiêm tốn và tu dưỡng liên tục, chúng ta mới có thể sống tốt.
Khiêm tốn không chỉ là quy luật an cư lập nghiệp mà còn là nguyên tắc tiềm ẩn của “quân tử giấu tài năng trong người, chờ thời cơ hành động”.
Trong suốt quãng đời còn lại, mong bạn học cách cúi đầu và khiêm tốn để có một cuộc sống hạnh phúc và tự tại.
Thùy Dung biên tập
Nguồn: aboluowang (Vương Hòa)
3 notes · View notes