Tumgik
#Tại sao bà đẻ không được ăn đồ lạnh
thichateo · 3 years
Text
Tumblr media
TỪNG CÓ NGƯỜI NÀO ĐỐI XỬ VÔ CÙNG TỐT VỚI BẠN MÀ BẠN KHÔNG MUỐN HỒI ĐÁP CHƯA?
Khi tôi chưa kết hôn từng nghe nhiều người khuyên rằng hãy chọn một người yêu mình, đừng cố chấp lấy bằng được người mình yêu.
Tôi hỏi tại sao vậy, họ nói: “Lấy người thật tâm xem em là cả thế giới thì bản thân em chẳng cần lo lắng gì cả, họ sẽ gánh vác hết. Còn ngược lại, em sẽ như có một đứa con trai lớn, việc gì cũng đến tay, em vất vả buồn khổ mấy họ cũng chẳng để tâm.”
Tôi lại hỏi: “Vậy nếu họ yêu em nhưng em lại không có tình cảm thì thế nào?”
“Chẳng sao cả. Trong hôn nhân phụ nữ cần một điểm tựa vững chắc, tình cảm từ từ bồi đắp cũng được.”
Lúc ấy tôi cảm thấy vô cùng có lý, chẳng phải ông bà ngày xưa cũng cưới nhau mà chưa biết mặt và sống cùng nhau cả đời đấy sao. Thế nên tiêu chuẩn chọn người yêu của tôi khá đơn giản: hết lòng vì tôi là được.
Nhưng đến khi gặp được người đó rồi bản thân tôi lại không tiếp nhận.
Đó là khi tôi bước sang năm thứ hai đi dạy, được phân công gác thi Đại học.
Cậu ấy là một trong số những thí sinh dự thi.
Buổi thi kéo dài hai tiếng đồng hồ, cậu ấy ngồi đối diện bàn giáo viên, thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn tôi mỉm cười.
Hết 2/3 giờ thi, rất nhiều thí sinh nộp bài rời khỏi phòng, cậu ấy vẫn ngồi đó hí hoáy vẽ trên tờ giấy nháp. Cuối buổi thi hôm ấy, cậu đứng dưới chân cầu thang, lúc tôi lướt qua nghe tiếng nói rất rành rọt:
“Chào cô. Em là Nguyễn Cao Tuấn Anh.”
Tôi khi ấy quay lại nhìn một cái. Cậu ấy rất cao, khuôn mặt cười tươi rói lộ ra chiếc răng khểnh, trông sáng sủa anh tuấn y như tên gọi. Tôi gật đầu rồi đi thẳng.
Buổi tối, tôi nhận được lời mời kết bạn facebook.
Thời điểm đó tôi vừa dùng mạng xã hội, số lượng bạn bè rất ít, cũng hiếm khi nhận lời mời kết bạn mới nhưng cái tên quen thuộc khiến tôi nhận ra ngay cậu thí sinh ban sáng.
Tôi hỏi: “Làm sao em tìm được facebook của cô?”
“Cô ghi họ tên trên giấy thi của em, trong phần chữ ký giám thị. Em về tìm trên facebook cả ngày nay. Ban đầu chỉ gõ tên nhưng không thấy, sau đó gõ cả họ tên, lần mò mãi mới tìm thấy cô.”
“Vậy tìm cô có việc gì?”
“Không có, chỉ là muốn thỉnh thoảng nói chuyện cùng cô một chút nếu cô không phiền.”
Từ hôm đó một ngày cậu ấy gửi tin nhắn ít nhất ba lần đều đặn: chào buổi sáng, chúc ăn trưa ngon miệng và chúc ngủ ngon. Có thời gian tôi sẽ trả lời nhưng thường là bận quá nên quên mất.
Trừ ngày đầu tiên gọi tôi bằng cô, những ngày sau cậu đổi sang gọi “chị”.
“Em học trễ một năm, tính ra chị chỉ hơn em bốn tuổi. Nếu chị đứng với em có khi người ta nghĩ chị nhỏ tuổi hơn em.”
“Nhìn chị trẻ vậy á?”
“Đúng rồi. Em chưa gặp cô giáo nào nhìn trẻ như chị, giống học sinh trung học.”
Cậu hay gửi cho tôi những tấm ảnh ở quê mình. Những loại trái rừng có tên gọi kì lạ, đoạn clip ngắn có tiếng chim hót vui tai, cả mấy cây hoa dại xinh xinh nằm trên con đường vào nhà.
Kèm theo hình ảnh là tin nhắn kể những chuyện vụn vặt trong ngày. Hôm nay cậu câu được mấy con cá ngoài suối; trời bắt đầu trở lạnh, con gà nhà nuôi lại đẻ ra vài quả trứng... Kể cả không nhận được hồi âm, tin nhắn vẫn đến như thường.
“Em rớt Đại học rồi.” -Một buổi sáng cuối tháng 8, cậu nhắn - “Nhưng em xin vào Sài Gòn luyện thi cho năm sau, em sẽ tìm nhà trọ gần trường chị, như vậy có thể gặp chị nhiều hơn...”
“Chị bận lắm.”
“Không sao. Em đợi được.”
Cậu ấy nói sao làm vậy, khăn gói lên Sài Gòn vừa luyện thi vừa làm thêm. Anh bảo vệ ở trường thường đưa cho tôi khi thì li nước, khi thì cái bánh, khi thì bịch kẹo đường cậu nhờ gửi vì tôi toàn bảo bận không gặp.
“Em đừng gửi quà nữa, chị không nhận đâu. Ngại lắm. Chị cũng không thích ăn ngọt.”
“Vậy chị thích gì? Em mua cho chị nhé.”
“Chị không thích gì, em lo để tiền đóng học phí, tiền sinh hoạt.”
“Nhưng em thích chăm sóc chị.”
“Tại sao?”
“Vì em thích chị.”
“Chị không thích trẻ con.” - Tôi nhắn lại rồi tắt chuông thông báo.
Đương nhiên tôi biết cậu ấy quan tâm mình. Tôi cũng biết nhiều lần tan trường cậu ấy đứng ở quán nước đối diện chờ tôi chạy qua; giờ ra chơi tôi xuống cổng nhận đồ cũng thấy bóng cậu thấp thoáng. Rất cao, khó mà trốn được.
Chỉ là nghĩ đến cậu ấy tôi không hề rung động một tí nào.
Cậu ấy như đứa em trai nhỏ thích gây sự chú ý, chạy loanh quanh vẫy tay trước mặt tôi, khi tôi làm lơ cũng chẳng hề giận dỗi, kiên nhẫn đi theo tôi như vậy.
Tôi không trả lời tin nhắn, cũng không nhận đồ gửi ở bàn bảo vệ nữa.
Ngày nào cậu ấy cũng nhắn ba chữ “em thích chị” lặp đi lặp lại đến hộp thư của tôi.
“Em lại cao thêm 1cm. Thật đấy, em đã kiểm tra kĩ rồi. Đứng cạnh chị chắc phải hơn một cái đầu. Chị à, em thích chị.”
“Sáng nay chị mặc áo dài rất đẹp. Màu vàng. Là áo dài mới đúng không? Chị à, em thích chị.”
“Em vừa xin tăng ca. Dù gì ở thành phố em cũng không quen ai, không biết đi đâu. Chị vẫn đọc tin nhắn của em phải không? Chị à, em thích chị...”
“Em đăng kí nguyện vọng Đại học năm nay rồi. Em thi Sư phạm. Bốn năm nữa em có thể trở thành đồng nghiệp của chị. Chị vẫn không trả lời tin nhắn của em sao? Còn em vẫn thích chị...”
Em thích chị...
Em thích chị.
Em thích chị.
Ba chữ đó giống như chấp niệm của cậu ấy, cũng đôi lúc khiến tôi mềm lòng. Một chàng trai cố chấp như thế, dịu dàng như thế, biết tôi không muốn gặp chỉ dám đứng từ xa nhìn; biết tôi lạnh nhạt không trả lời cũng chưa hề bỏ cuộc...
Còn mong gì hơn?
Nhưng nghĩ đến cậu ấy tôi chỉ thấy như một người em trai, không phải một người đàn ông.
Tháng 9... Tròn một năm tôi gặp cậu ấy.
Tôi dắt xe ra cổng, thấy cậu đứng đó, khuôn mặt đỏ bừng dưới nắng, hẳn là chờ rất lâu.
“Em đậu đại học rồi.” - Cậu chìa tờ giấy báo ra trước mặt tôi.
“Chúc mừng em.”
“Chị vẫn không trả lời tin nhắn nên em đến tận đây. Vừa nhận giấy báo là em đến ngay.” - Cậu nhìn tôi chăm chăm - “Chị vẫn không thể thích em một chút sao? Chỉ một chút thôi.”
“Không thể.” - Tôi thở dài.
“Vì em có gì không tốt? Hay vì em nhỏ hơn chị? Em sẽ trưởng thành và đủ sức làm chỗ dựa cho chị. Chỉ cần một cơ hội thôi...”
“Em rất tốt.” - Tôi nhấn mạnh - “Rất - rất - tốt. Nhưng chuyện tình cảm chỉ tốt thôi là chưa đủ, còn cần cảm xúc. Chị không có cảm xúc với em, nếu cứ cho em hi vọng mà kết quả cuối cùng không đến đâu sẽ vô cùng lãng phí thời gian của em.”
“Em có rất nhiều thời gian, cũng rất kiên nhẫn.”
“Chị thì không... Chị không thể nói dối em. Nhất là không thể tự dối mình được. Tuấn Anh à, vẫn là không được đâu. Chị xin lỗi... Chúc mừng em, đậu Đại học rồi hãy học tốt nhé.”
Buổi trưa ấy tôi ngẩng lên nhìn chàng trai đã thích mình vô điều kiện mà mình kiên quyết bỏ lỡ. Cậu ấy mím môi, đôi mắt đầy vẻ thất vọng. Chiếc áo trắng vô cùng chói mắt, cả cậu ấy cũng chói mắt đến nỗi khiến tôi thấy lòng buồn mênh mang.
Đến tận bây giờ vẫn chưa ai kiên nhẫn với tôi như cậu ấy.
Mỗi khi mở tin nhắn đã lưu lên, ba chữ “em thích chị” vẫn khiến tôi thấy rất ngọt ngào...
Sau này tôi từng hỏi người yêu mình: “Liệu mỗi ngày anh có thể nói một lần “anh yêu em” không?”
“Tình yêu đâu cần phải nói, em cảm nhận là được.”
“Vậy anh có đến trường nhìn em mỗi ngày không? Chỉ nhìn thôi, không cần gặp, nhìn thấy em là được?”
“Em sao vậy?” - anh ấy cười - “Anh đến trường sẽ gọi em ra chứ sao lại nhìn từ xa? Nhưng anh có rất nhiều việc, không thể ngày nào cũng đến được đâu.”
Tôi gật gật.
Tình yêu vốn vô lí như vậy đấy. Chàng trai hết lòng hết dạ vì bạn để đổi lấy một ánh nhìn thì bạn không muốn ngoảnh lại, nhưng có người chỉ cần xuất hiện, không cần làm gì bạn cũng dốc lòng dốc sức trao đi.
Trên đời làm gì có chuyện công bằng. Trong tình cảm lại càng như thế.
Chàng trai thích chị, hi vọng em sẽ tìm thấy cô gái luôn nhìn về em vô điều kiện, và nhất định phải hạnh phúc cả đời...
#ThíchATèo #Én #KểChuyện
62 notes · View notes
Text
Đẻ mổ bị đau lưng phải làm thế nào?
Đau lưng sau sinh mổ là một tình trạng khá phổ biến, gây ra nhiều mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mẹ bỉm sữa nếu không được khắc phục kịp thời. Vậy mẹ sau sinh mổ bị đau lưng nên làm thế nào để cải thiện?
Vì sao sau sinh mổ bị đau lưng?
Đau lưng sau sinh mổ do nhiều nguyên nhân gây ra. Xác định chính xác nguyên nhân gây đau lưng sau sinh sẽ hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả, diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.
Tumblr media
Cơ thể đột ngột thay đổi: Khi mang thai, tử cung mở rộng, dây chằng giãn, cơ bụng suy yếu và trong lượng phía trước nặng hơn tạo nên áp lực lớn cho cột sống, cơ bắp ở lưng cũng phải hoạt động nhiều hơn khiến bà bầu thường xuyên cảm thấy đau lưng. Sau sinh mổ tất cả những áp lực vừa kể đều biến mất đột ngột nhưng dây chằng, kích thước tử cung, cơ lưng và bụng chưa kịp trở về trạng thái cũ khiến các cơn đau lưng vẫn tiếp tục xuất hiện.
Thiếu canxi: Thiếu canxi ở phụ nữ sau sinh là 1 trong những nguyên nhân gây đau lưng phổ biến ở sản phụ sau sinh mổ. Sau sinh mổ sản phụ có nguy cơ thiếu hụt canxi cao bởi những tổn thương trong quá trình phẫu thuật, cơ thể thiếu canxi từ khi mang thai, phải cung cấp cho cả mẹ và bé bú mẹ.
Gây tê tủy sống: Khi sinh mổ sản phụ bắt buộc phải sử dụng thuốc gây tê tủy sống để không bị đau đớn trong quá trình mổ lấy thai. Gây tê ngoài màng cứng là nguyên nhân khiến nhiều sản phụ sinh mổ cảm thấy lưng đau nhức nghiêm trọng khi thay đổi tư thế hoặc thậm chí cả khi hắt hơi, ho,…
Làm việc nặng hoặc ít vận động: đều khiến sản phụ sau sinh mổ bị đau lưng do dây chằng bị giãn ra (với người phải làm việc nặng) hoặc khí huyết không lưu thông (với người ít vận động)
Nhiễm lạnh: Sản phụ bị nhiễm lạnh khiến cơ thể thừa độ ẩm, gây đau lưng. Ngoài ra những sản phụ đi giày cao gits, nằm đệm cứng, stress cũng có nguy cơ thường xuyên đau lưng rất cao.
Cho con bú sai tư thế: Ngồi cho con bú không đúng tư thế khiến cơ bắp căng mỏi, gây đau lưng.
>>Xem thêm: loại canxi nào tốt cho mẹ sau sinh giúp ngừa các bệnh về xương
Đẻ mổ bị đau lưng nên làm thế nào để cải thiện?
Nếu các cơn đau không quá khó chịu, bạn có thể áp dụng một số mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ tại nhà. Cụ thể: Bổ sung đầy đủ canxi trong thai kì và sau sinh Để cơ thể không bị thiếu hụt canxi, giảm nguy cơ đau lưng trong khi mang thai và sau khi sinh con, bên cạnh chế độ ăn khoa học bà bầu cần uống canxi từ tháng thứ 4 của thai kỳ đến hết thời gian nuôi con bú. Có thể uống canxi dạng viên hoặc canxi dạng nước cho bà bầu đều được nhưng cần chú ý các sản phẩm chính hãng, uy tín để đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi sử dụng.
>>Xem thêm: sau sinh uống canxi đến khi nào Massage cơ thể Các phương pháp massage cho sản phụ giúp tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn cơ bắp và tinh thần, giúp sản phụ giảm đau lưng hiệu quả.Bài thuốc sử dụng rễ cây lá lốt ngâm rượu trắng trong ít nhất 1 tháng xoa lên vùng lưng đau kết hợp massage nhẹ nhàng giúp giảm cơn đau lưng nhanh chóng. Cho trẻ bú đúng tư thế Cho con bú đúng tư thế giúp cột sống vùng cổ và lưng không bị ảnh hưởng gây đau cổ, đau lưng. Khi cho con bú mẹ nên ngồi thoải mái, không cúi gập và cúi quá lâu, thường xuyên thay đổi tư thế cho bú giúp hạn chế đau lưng. Những tư thế cho con bú đúng, thoải mái bao gồm:
Ngồi ngả lưng về sau khoảng 45 độ, có thể ngồi ngả lên gối, bé nằm trên bụng mẹ để ti
Nằm nghiêng, đặt bé nằm song song với mẹ, mặt đối diện bầu vú, đầu gối trên tay mẹ
Ngồi tựa vào ghế, lưng thẳng, 1 chân gác lên 1 đồ vật có chiều cao tương đương ghế mẹ đang ngồi, kê một chiếc gối mỏng phía sau lưng để tựa
Vận động nhẹ nhàng
Tumblr media
Vận động nhẹ nhàng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe xương khớp, giúp sản phụ sau sinh mổ giảm đau lưng hiệu quả. Sản phụ có thể tập theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian mới sinh. Quá trình hồi phục có thể tập các bài đi bộ, bơi lội, đạp xe, những động tác yoga phù hợp,… để giảm đau lưng.
>>Xem thêm: thuốc sắt cho con bú giúp ngừa các bệnh thiếu máu Chườm nóng Chườm muối gừng ra hay ngải cứu muối rang nóng, chườm lên vùng lưng, gáy, bụng bị đau là bài thuốc giảm đau hiệu quả, lại rất lành tính, có nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình hồi phục sau sinh. Vì thế rất nhiều sản phụ dùng muối gừng hoặc muối ngải cứu rang nóng, chườm lên vùng lưng bị đau để giúp giảm đau hiệu quả.
Nghỉ ngơi đầy đủ Mỗi ngày sản phụ cần được ngủ ít nhất 7 – 10h, trong đó có khoảng 7 – 8h ngủ ban đêm để bổ sung đủ năng lượng, tăng khả năng hồi phục sau sinh cũng như giảm đau lưng hiệu quả. Tuy nhiên mẹ cần nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái, không gò bó và thỉnh thoảng đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông sẽ giúp giảm đau lưng tốt hơn. Nếu bệnh đau lưng sau khi sinh mổ kéo dài không tự khỏi sau vài tháng, tình trạng đau nặng hơn, chị em nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
0 notes
vietnamidol · 3 years
Text
Kể chuyện làng: Căn nhà sàn trong ký ức
Làng tôi tên là làng Nập. Làng chứa khoảng mấy chục nếp nhà, xen lẫn bãi tha ma, nằm ở xã Bình Thành – điểm cuối cùng của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, an toàn khu cách mạng một thời. Chúng tôi, những đứa trẻ người dân tộc Tày, sinh ra đúng nạn đói năm 1988, cơm chẳng đủ ăn, quần áo không đủ mặc, nhưng 2, 3 tuổi đã leo thoăn thoắt trên những bậc thang nhà sàn, vừa nhặt thóc rơi vừa nghe người lớn nói chuyện.
Tumblr media
Chị em tôi lớn lên trên những bậc thang nhà sàn, nên đến đâu nhìn những ngôi nhà sàn cũng thấy thân quen và muốn chụp hình kỷ niệm. Ảnh: Ma Yến
Nhà sàn của bà tôi do chính cha tôi và các chú, bác dựng lên, nằm giữa một khu đất rộng. Ngôi nhà làm bằng tre, nứa, lá, trên sàn có một phần được lát cao hơn cho chủ nhà hay khách khứa ngồi nói chuyện, người dân tộc tôi gọi là "Đảng". Cái "Đảng" xếp bằng những thanh tre, dù đã lựa chọn đôi khi vẫn có chỗ lồi chỗ lõm, không trơn nhẵn, phẳng phiu như những chiếc nhà sàn lát gỗ hiện đại bây giờ.
Căn nhà sàn của bà chứa bầu trời ký ức tuổi thơ tôi, chứa những kỷ niệm mà khi nghĩ lại vừa có thể mỉm cười, vừa chực rơi nước mắt. Đôi khi trong những giấc mơ của tôi, hình ảnh ngôi nhà ấy vẫn hiện về. Bóng dáng bà tôi lẩn khuất trong đó, với nụ cười mơ hồ, bảng lảng.
Thi thoảng tôi vẫn nhớ những câu chuyện năm xưa bà kể. Rằng ông tôi gia nhập Việt Minh, bà ở một mình trên căn nhà sàn sinh bác thứ hai, tự đun nước sôi, tự tay cắt rốn. Cắt rốn xong, thấy người bác tôi lạnh toát, không có hơi thở, bà liền cho vào chiếc gùi tro, vừa lau nước mắt vừa vác lên rừng. Ai ngờ hơi ấm của tro giúp sinh linh trong chiếc gùi hồi tỉnh, bác tôi khóc oe oe, bà lại mang về cho bú, nuôi rau cháo thành người. Sau này bác tôi cao lớn lắm, ông đi bộ đội, hành quân khắp các chiến trường Nam – Bắc.
Tumblr media
Trong những khung cửa sổ nhà sàn như thế, lũ trẻ con chúng tôi đã cùng nhau trò chuyện, ngắm trời mây và vẽ nên những giấc mơ thơ ấu. Ảnh minh họa
Tôi cũng nhớ bóng dáng bà ngồi trước bếp củi một mùa đông rất xa. Tay bà đưa tôi chiếc bánh trứng kiến mới làm, miệng bà lẩm bẩm: "Tính (cái) Yến này học hành giỏi giang, chỉ tiếc là lại là con gái. Mẹ mày mà không đẻ thêm con trai thì sau này mày khổ. Nhà phải có đàn ông, con gái khổ lắm!". Lúc đó, tôi đâu hiểu bà nói gì, tôi giận lắm! Tôi cứ nghĩ tôi ngoan mà bà chẳng thương tôi, toàn lo lắng cho mấy thằng anh nghịch ngợm. Tôi mang cục tức giận ấy suốt một chặng dài tuổi thơ, để rồi khi lớn lên, mới hiểu bà đã thương tôi tới dường nào.
Tôi cũng nhớ những đêm say ồn ào trên căn nhà sàn ấy. Đó là mỗi dịp lễ Tết, giỗ chạp, chú, bác tôi ở xa về, căn nhà của bà không còn yên ả. Người thắp hương khấn vái, kẻ mổ lợn, thịt gà, trẻ con chúng tôi tranh nhau vài ba món quà là lạ. Sau bữa cỗ, mọi người say khướt, nằm la liệt trên sàn. Bác tôi làm công an trên huyện về, vừa ngân nga hát then, vừa kể chuyện bắt cướp. Bố tôi tiện tay múa vài đường quyền, chú và các anh túm tụm chơi bài, nhà bà thành ra cái chợ. Bà bực lắm, vừa dọn đồ vừa mắng, nhưng lâu lâu bà lại nhắc sao mãi chúng nó không về.
Tumblr media
Núi rừng của miền đất trung du luôn hiển hiện trong những giấc mơ tôi. Ảnh minh họa
Tôi lên 13 tuổi, bố mẹ tôi chuyển nhà khỏi làng quê. Căn nhà sàn của bà cũng cũ nát dần, mọi người bàn nhau dỡ đi, xây lên cho bà ngôi nhà mới. Mấy năm sau, bà tôi bị tai biến rồi qua đời, các bác tôi cũng vì bệnh tật mà lần lượt rời cõi tạm. Những cuộc sum vầy đủ cả gia đình, cứ thế vơi dần đi, rồi vĩnh viễn trôi vào một miền ký ức xa xôi vời vợi.
Tôi đi học xa, chuyển chỗ trọ trên dưới chục lần, rồi lập gia đình, sinh con nhỏ. Tôi ở hết ngôi nhà này đến ngôi nhà khác nhưng chẳng hiểu sao, trong những giấc mơ, tôi vẫn chỉ mơ thấy xóm nhỏ ấy, căn nhà sàn ấy, đặc biệt là những lúc buồn. Đến một ngày, tôi nhận ra rằng, thẳm sâu trong tôi, tồn tại thứ bản năng đặc biệt của một đứa con gái người dân tộc Tày, vừa bướng bỉnh, vừa cố chấp, vừa luôn khao khát sự thiện lương, chân thật. Cũng như cách tôi tha thiết nhớ quê hương. Cũng như việc tôi kiên quyết giữ cho mình cái họ Ma – dù một vài người cùng họ đã thay đổi sang một tên gọi khác bởi họ ngại ngùng, giấu giếm.
Ừ, tôi họ Ma, tôi người Tày, và tôi tự hào khi sinh ra như thế...
Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.
Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.
Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.
Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: [email protected]; ĐT liên hệ: 0903226305.
Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!
0 notes
daycattocgiare · 3 years
Text
Kể chuyện làng: Căn nhà sàn trong ký ức
Làng tôi tên là làng Nập. Làng chứa khoảng mấy chục nếp nhà, xen lẫn bãi tha ma, nằm ở xã Bình Thành – điểm cuối cùng của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, an toàn khu cách mạng một thời. Chúng tôi, những đứa trẻ người dân tộc Tày, sinh ra đúng nạn đói năm 1988, cơm chẳng đủ ăn, quần áo không đủ mặc, nhưng 2, 3 tuổi đã leo thoăn thoắt trên những bậc thang nhà sàn, vừa nhặt thóc rơi vừa nghe người lớn nói chuyện.
Tumblr media
Chị em tôi lớn lên trên những bậc thang nhà sàn, nên đến đâu nhìn những ngôi nhà sàn cũng thấy thân quen và muốn chụp hình kỷ niệm. Ảnh: Ma Yến
Nhà sàn của bà tôi do chính cha tôi và các chú, bác dựng lên, nằm giữa một khu đất rộng. Ngôi nhà làm bằng tre, nứa, lá, trên sàn có một phần được lát cao hơn cho chủ nhà hay khách khứa ngồi nói chuyện, người dân tộc tôi gọi là "Đảng". Cái "Đảng" xếp bằng những thanh tre, dù đã lựa chọn đôi khi vẫn có chỗ lồi chỗ lõm, không trơn nhẵn, phẳng phiu như những chiếc nhà sàn lát gỗ hiện đại bây giờ.
Căn nhà sàn của bà chứa bầu trời ký ức tuổi thơ tôi, chứa những kỷ niệm mà khi nghĩ lại vừa có thể mỉm cười, vừa chực rơi nước mắt. Đôi khi trong những giấc mơ của tôi, hình ảnh ngôi nhà ấy vẫn hiện về. Bóng dáng bà tôi lẩn khuất trong đó, với nụ cười mơ hồ, bảng lảng.
Thi thoảng tôi vẫn nhớ những câu chuyện năm xưa bà kể. Rằng ông tôi gia nhập Việt Minh, bà ở một mình trên căn nhà sàn sinh bác thứ hai, tự đun nước sôi, tự tay cắt rốn. Cắt rốn xong, thấy người bác tôi lạnh toát, không có hơi thở, bà liền cho vào chiếc gùi tro, vừa lau nước mắt vừa vác lên rừng. Ai ngờ hơi ấm của tro giúp sinh linh trong chiếc gùi hồi tỉnh, bác tôi khóc oe oe, bà lại mang về cho bú, nuôi rau cháo thành người. Sau này bác tôi cao lớn lắm, ông đi bộ đội, hành quân khắp các chiến trường Nam – Bắc.
Tumblr media
Trong những khung cửa sổ nhà sàn như thế, lũ trẻ con chúng tôi đã cùng nhau trò chuyện, ngắm trời mây và vẽ nên những giấc mơ thơ ấu. Ảnh minh họa
Tôi cũng nhớ bóng dáng bà ngồi trước bếp củi một mùa đông rất xa. Tay bà đưa tôi chiếc bánh trứng kiến mới làm, miệng bà lẩm bẩm: "Tính (cái) Yến này học hành giỏi giang, chỉ tiếc là lại là con gái. Mẹ mày mà không đẻ thêm con trai thì sau này mày khổ. Nhà phải có đàn ông, con gái khổ lắm!". Lúc đó, tôi đâu hiểu bà nói gì, tôi giận lắm! Tôi cứ nghĩ tôi ngoan mà bà chẳng thương tôi, toàn lo lắng cho mấy thằng anh nghịch ngợm. Tôi mang cục tức giận ấy suốt một chặng dài tuổi thơ, để rồi khi lớn lên, mới hiểu bà đã thương tôi tới dường nào.
Tôi cũng nhớ những đêm say ồn ào trên căn nhà sàn ấy. Đó là mỗi dịp lễ Tết, giỗ chạp, chú, bác tôi ở xa về, căn nhà của bà không còn yên ả. Người thắp hương khấn vái, kẻ mổ lợn, thịt gà, trẻ con chúng tôi tranh nhau vài ba món quà là lạ. Sau bữa cỗ, mọi người say khướt, nằm la liệt trên sàn. Bác tôi làm công an trên huyện về, vừa ngân nga hát then, vừa kể chuyện bắt cướp. Bố tôi tiện tay múa vài đường quyền, chú và các anh túm tụm chơi bài, nhà bà thành ra cái chợ. Bà bực lắm, vừa dọn đồ vừa mắng, nhưng lâu lâu bà lại nhắc sao mãi chúng nó không về.
Tumblr media
Núi rừng của miền đất trung du luôn hiển hiện trong những giấc mơ tôi. Ảnh minh họa
Tôi lên 13 tuổi, bố mẹ tôi chuyển nhà khỏi làng quê. Căn nhà sàn của bà cũng cũ nát dần, mọi người bàn nhau dỡ đi, xây lên cho bà ngôi nhà mới. Mấy năm sau, bà tôi bị tai biến rồi qua đời, các bác tôi cũng vì bệnh tật mà lần lượt rời cõi tạm. Những cuộc sum vầy đủ cả gia đình, cứ thế vơi dần đi, rồi vĩnh viễn trôi vào một miền ký ức xa xôi vời vợi.
Tôi đi học xa, chuyển chỗ trọ trên dưới chục lần, rồi lập gia đình, sinh con nhỏ. Tôi ở hết ngôi nhà này đến ngôi nhà khác nhưng chẳng hiểu sao, trong những giấc mơ, tôi vẫn chỉ mơ thấy xóm nhỏ ấy, căn nhà sàn ấy, đặc biệt là những lúc buồn. Đến một ngày, tôi nhận ra rằng, thẳm sâu trong tôi, tồn tại thứ bản năng đặc biệt của một đứa con gái người dân tộc Tày, vừa bướng bỉnh, vừa cố chấp, vừa luôn khao khát sự thiện lương, chân thật. Cũng như cách tôi tha thiết nhớ quê hương. Cũng như việc tôi kiên quyết giữ cho mình cái họ Ma – dù một vài người cùng họ đã thay đổi sang một tên gọi khác bởi họ ngại ngùng, giấu giếm.
Ừ, tôi họ Ma, tôi người Tày, và tôi tự hào khi sinh ra như thế...
Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.
Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.
Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.
Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: [email protected]; ĐT liên hệ: 0903226305.
Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!
0 notes
ngontinh24 · 3 years
Photo
Tumblr media
Review truyện Trọng Sinh Tiểu Địa Chủ
Xuyên Không không còn là khái niệm mới mẻ đối với các độc giả ngôn tình. nay có hàng trăm tên truyện được đề cử, được liệt vào hàng kinh điển. Mình từ khi bắt đầu đọc ngôn tình cho đến bây giờ vẫn là fan trung thành của thể loại truyện này. Có thể vì mình bao giờ chán cách nữ chính đối mặt, tồn tại trong môi trường hoàn toàn xa lạ với những quy tắc nặng nề, ràng buộc đặc biệt đối với người con cũng như phản ứng của họ đối với tình cảnh "tam thê tứ thiếp" thời cổ đại. số nữ chính lựa chọn đứng lên chống lại, mạnh mẽ tranh giành quyền tự do, tìm kiếm cái gọi "tình hữu độc chung", số chấp nhận, thỏa hiệp để dần trở thành người cổ đại chân chính. Tùy theo sở thích, đam mê và khả năng của tác giả mà các bộ truyện có độ dài ngắn khác nhau, nhưng đa phần truyện xuyên thường kéo dài hơn 50 chương. Nhiều bộ tuy ngắn nhưng lại vô cùng đọng, xúc tích; từng câu từng chữ đều thấm lòng người đọc chút dư thừa. Trái lại có những bộ kéo dài 400,500 chương, có đủ gian để phát triển mạch truyện, nhân vật và tình cảm hay gặp phải vấn nạn đầu voi đuôi chuột, càng kéo càng lê thê, vấn đề này chưa giải quyết xong đào ra cái hố mới, tính cách nhân vật nhất quán, nam nữ chính hết sủng lại ngược hết ngược lại thử thách nhau....
Trọng sinh tiểu địa chủ là bộ điền văn rất dài, hơn 1000 chương chưa kể phiên ngoại. Nếu tính đến những bộ nữ chính xuyên đến dị giới để tu luyện đây là trong những truyện xuyên dài nhất mình từng đọc. Lúc đầu mình nhảy vào hố đọc kỹ giới thiệu nên biết nó dài đến vậy, thế nhưng sau khi hoàn thành bộ truyện mình cảm phục độ hoành tráng và công sức, tâm huyết mẹ đẻ dành cho nó. Nếu bạn tìm kiếm tác phẩm có thể ngốn liền trong đêm TSTĐC hoàn toàn dành cho bạn. Truyện này rất nhàng, êm đềm, ngay từ thể loại "điền văn" lên điều đó. Tất tần tật mọi thứ đều xoay quanh cuộc sống thường ngày với những vấn đề lông gà vỏ tỏi, có mưu dương mưu, có ân oán tình thù, có những vụ án ly kỳ thót tim. Truyện miêu tả cuộc sống của Sa Mạn sau khi xuyên vào con út chi thứ tư của gia đình 3 thế hệ ở nông thôn, nỗ lực thay đổi vận mệnh của bản thân, của cha mẹ và chị em trong nhà, nỗ lực làm giàu, làm tiểu địa chủ dư dả, thảnh thơi sống qua ngày. Mỗi chương truyện đều đầy ấp những kiến thức về hoa màu, mùa màng, về ẩm thực, văn hóa, tập tục ở nông thôn, về cách đối xử, tình nghĩa giữa người với người. Bạn có thể thưởng thức bộ truyện vào vài phút rảnh rỗi cuối ngày mà cần cố gắng nhớ từng nhân vật, chi tiết diễn ra. Bạn có thể "cày" nó vào cuối tuần với ly trà thơm để biết thêm về những điều mới lạ ở làng quê Trung Hoa, ngẫm nghĩ về con người, về gia đình, về những điều nhặt nhất có thể diễn ra mỗi ngày. Nó có thể rất chán nếu bạn vội vàng, nhưng nó cũng vô cùng thú vị, lí thú nếu bạn kiên nhẫn ở từng trang truyện.
Như mình giới thiệu sơ phía , nữ chính trở thành bé trong đại gia đình hơn 10 người. Chủ hộ là Liên lão gia và vợ ông là Chu thị, họ có 4 người con trai ( ra là 5 vì 1 đứa chết non) và 2 đứa con . Liên lão gia tử là người chủ gia đình có tầm nhìn xa trông rộng, biết đối nhân xử thế, sáng suốt, co giãn linh hoạt. Mình nghĩ hai khuyết điểm lớn nhất của ông là thiên vị và sĩ diện. Ông coi trọng người đọc sách, dồn hết tinh lực bồi dưỡng cho con trai cả, việc gì cũng nghiêng về nhà con lớn. Ban đầu khi đọc mình cảm thấy kính phục ông ấy vì có thể duy trì đại gia đình với người vợ cũng như những người con trai, con dâu có cá tính đặc biệt như vậy. Thế nhưng càng về sau, mình hiểu được rằng gia đình này loạn bởi vì nhường nhịn, thành , chịu chèn ép của 2 người con thứ chứ phải đạo cân bằng của Liên lão gia tử. tập thể muốn hòa hợp, bền vững mỗi người phải tự nguyện bỏ ra chút, thể nào chỉ bên bỏ và bên cứ nhận vô tội vạ. Liên lão gia tử hiểu điều đó hay có thể ông hiểu nhưng ông muốn sửa đổi, cho rằng cách làm của mình là đúng. Ông bao che, dung túng cho Liên Thủ Nhân, luôn nghĩ rằng đem về vinh quang cho cả nhà cho đến khi chính tay đập nát hết hy vọng của ông ông vẫn ngừng thiên vị cho . Ông lại muốn người ngoài nhìn vào thấy đây là gia đình hòa thuận, em thương lẫn nhau nên lấy tình nghĩa bắt buộc con thứ phải khoan dung, phải hiểu chuyện, phải làm việc cật lực cung phụng cho gia đình con lớn. Ông tay lập nghiệp, dành dụm được ít của cải lại mất tất cả vào 2 đứa con trai, âu cũng là cái nghiệp của ông.
Về Chu thị, bà là người tạo ra rất nhiều sóng gió trong truyện này, cũng là trong những nhân tố điều khiển bầu khí của truyện. Mình thể nào ưa được bà. người mẹ chồng ích kỷ, độc đoán, mưu mô, chua ngoa, chỉ biết lấy đạo hiếu để sai khiến người vì bà làm việc..... có bất kỳ điều gì tốt đẹp mình có thể nghĩ về bà. Bà ghen ghét con dâu cướp con trai của bà, cho rằng chúng phải đem hết tài sản, sức người ra cung phụng mình là chuyện đương nhiên, xem việc lục đồ cưới con dâu là chuyện bình thường ở huyện. Bà đối xử với cháu mình cũng chả tốt đẹp mấy, tính toán từng đồng từng cắc, từng cái trứng gà, miếng cơm miếng thịt. Thử hỏi việc gấp miếng thịt khi ăn cơm có phải là tội lỗi tày trời hay trong khi gia đình cũng quá nghèo túng đến nỗi phải chắt chiu từng li từng tí. ! Bà tính toán vì thể quyền uy của bản thân mình, để cho mọi người bà thấy là người làm chủ trong nhà, ai ai cũng phải kính sợ. Người duy nhất bà đối xử tốt, hết lòng hết dạ là con út - Liên Tú Nhi. Bà cưng chiều, chăm sóc, che chở cho ta, biến ta thành đứa con vô lễ, hiểu kính nhường dưới, đanh đá, ích kỷ, có chút tài hoa nào. ta nghe lời xúi giục mà xô đẩy chị dâu mình khi mang thai, gián tiếp giết chết cháu của mình nhưng cảm thấy hối hận hay tội lỗi vì hành động của mình. Kết quả sau này ta nhận được chính là quả báo cho bản thân, cũng là quả báo cho Chu thị. Có điểm tốt ở Chu thị mình thực công nhận rằng bà là người khôn ngoan nhất trong nhà. phải Liên lão gia tử, phải vợ Liên Thủ Nhân, phải Liên Thủ Nghĩa. Chính Chu thị là người biết làm sao cho cuộc sống mình thoải mái, sung túc. Bà biết mình là ai, mình có ảnh hưởng như thế nào, ai là người nên chọc ai ... Bà biết hết, hiểu hết. Và bà cũng để tâm đến bất kỳ ai trừ chồng và bản thân mình. Bà giống chồng suốt ngày lo âu, phiền não vì chuyện con cháu. Cuộc sống của bà chỉ vây quanh cái khán gỗ, nơi bà ở với đầy đủ quyền uy để ra lệnh, sai khiến, chèn ép người khác.
Con trai cả là Liên Thủ Nhân, ông ta mang học vị tú tài nhưng lại có thực học, được cha mình chú tâm bồi dưỡng đặt tất cả hy vọng phát dương quang đại cho gia đình vào người. Cả gia đình làm ruộng để nuôi ông ăn học, chờ ngày ông đỗ đạt cao làm quan giúp cho gia đình có cuộc sống khá giả hơn. Ông ta lợi dụng điều đó để phải làm việc nặng nhọc, dùng tiền cả nhà cấp ứng mua nhà huyện, ăn sung mặc sướng, rượu chè trai . Là con người đạo đức giả, miệng luôn treo hai chữ tình - lý nhưng hành động lúc nào cũng trái ngược, thậm chí bất nhân khi bán cháu để lấy tiền tiêu xài, vay nợ lại gán cho cha mẹ già trả dùm, bôi nhọ chà đạp danh tiếng của cha mình chỉ để thoát khỏi kìm kẹp của ông khi thể làm điều sai trái như ý mình. Vợ ông ta là người đàn bà ngoan, miệng tươi cười nhưng tay lại đâm sau lưng bạn vài chục nhát dao mà chớp mắt. Nếu Liên Thủ Nhân là người đứng ra làm những chuyện thất đức bà ta là người đứng sau bày mưu tính kế cho chồng mình. Phải trong truyện này bà ấy là người làm mình kiêng dè nhất chỉ ở việc mồm mép nịnh mẹ chồng dưới ca chị em của chồng mà còn ở trí khôn xoay chuyển tình thế của bản thân. Bà ta làm muôn vàn điều ác nhưng thất bại vẫn có thể nhẫn nhục chờ thời cơ. Đứa thứ hai là Liên Thủ Nghĩa, ông ta là kẻ lưu manh đích thực cũng là kẻ cơ hội, giây trước có thể ngang nhiên chèn ép tay đấm chân đá nhưng giây sau nhận ra bạn đem lại lợi ích cho tươi cười xởi lởi ôm vai xưng huynh gọi đệ. Ông ta có thể bất chấp tình thân mà bán đứng cha mẹ, em của mình, muốn hưởng phúc nhưng ngại khổ ngại khó, thích đường tắt kẻ hở thậm chí trái pháp luật. Vợ ông ta cùng giuộc như chồng, lười biếng, dơ dáy, hám lợi và thích tám chuyện. Họ bỏ mặc con mình chăm lo, đem con mình bán lấy tiền nhưng lại đòi hỏi chúng phải báo hiếu tận nghĩa tận tình. Hai cặp vợ chồng ở là ví dụ điển hình cho làm ác nhưng sống dai, là những con gián đập hoài chết, hổ thẹn cho cái tên cùng hy vọng Liên lão gia gởi gắm nơi họ. Phải dùng từ "ghê tởm" với đám người này là đủ, biết lương tâm của họ quẳng nơi nào lại làm được những chuyện như vậy.
Về người con trai thứ ba là Liên Thủ Nghĩa, đây là nhân vật làm mình hiểu được câu "người đáng thương ắt có chỗ đáng giận". Ông là người tuân thủ lễ nghĩa, phép tắc, kính nhường dưới, thương cha mẹ, em, con cháu. Chỉ duy nhất khuyết điểm, mà khuyết điểm này trở thành nút kết cho mọi bi kịch của gia đình , ông có con trai. "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Con trai là người kế tục hương khói trong nhà, là người đứng ra làm ma chay thờ cúng cho cha mẹ, nhà có con trai nối nghiệp tương đương về sau gia cảnh quặng hiu, lạnh lẽo nhang khói. Liên Thủ Nghĩa có con trai nên thắt lưng ông mãi mãi thể thẳng được trước người khác. Đối với mọi chuyện ông chỉ là kẻ vâng lời, làm theo chứ được có bất cứ ý kiến gì, kẻ vô hình trong nhà ai đoái hoài. Chuyện tốt, chẳng ai nhớ đến ông, chuyện xấu, ai cũng muốn đùn đẩy lên người ông. Ông sống quá nhu nhược, có chính kiến nên thể bảo vệ cho vợ con mình, để họ chịu đủ chèn ép từ mẹ chồng. khi đọc về nhân vật này mình rất ức, ức cực kỳ vì người đàn ông lại chỉ cúi đầu để vợ con mình chịu mắng chịu chửi, sau còn khuyên vợ con mình nhún nhường nghe theo. Thế nhưng mình lại hiểu vì sao ông ấy như vậy và mình ước giá như ông ấy có thể nghĩ thoáng hơn, có thể mạnh mẽ hơn chút. Ông ấy có rất nhiều cơ hội để thay đổi cuộc sống của gia đình , thế nhưng cũng lần lượt bỏ lỡ nó.
Nói đến người con trai thứ tư là Liên Thủ Tín, cũng là cha nữ chính. Ông là người trọng tình thân, tình nghĩa hàng xóm láng giềng, thành , nhân hậu, chất phát, cần cù, chịu khó. Có lẽ ban đầu có chút khờ, quá hiếu thảo, sai gì làm nấy, đặt đâu ngồi đó, nhưng càng về sau được nữ chính thay đổi trở nên có chính kiến, tư tưởng độc lập, đứng ra đảm đương, gánh vác gia đình.Tư tưởng của ông khá tiến bộ, chịu lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con mình, chỉ cần chúng hợp tình hợp lý ông tận lực ủng hộ. Điều mình thích nhất ở Liên Thủ Tín là ông dám đứng ra bảo vệ vợ mình, che chở con mình trước bà mẹ chồng chua ngoa, độc đoán và những thân thích lòng lang dạ sói. Thường những người đàn ông phong kiến với tư tưởng bảo thủ hoặc là hùa theo người thân mà xem , mắng chửi vợ con hoặc là quá yếu đuối để phản bác lại, Liên Thủ Tín như thế. Ông có thể đánh người cả vì dám tính kế con mình, ông có thể từ chối mẹ ruột khi bà đưa ra những cầu quá quắt. thay đổi của Liên Thủ Tín thể dần khi ông bắt đầu nhận ra lạnh lẽo, giả tạo từ những người chung máu mủ. Giữ khoảng cách nhưng vẫn làm tròn bổn phận, nên giúp giúp, nên tránh tránh. Vợ của ông, Trương Thị là người vợ đảm, người mẹ hiền. Bà trong gia đình là người con dâu giỏi giang, người chị em dâu tốt bụng, săn sóc. Thế nhưng cũng vì tính dĩ hòa vi quý, theo đuổi "hiền lương thục đức" mà bà bị mẹ chồng chướng mắt, ghen ghét, bắt chẹt đủ đường, hay cách khác là "tìm xương trong trứng". ai đối tốt mãi với người ưa mình, Trương thị sau khi được Mạn Nhi chỉ dẫn dần thay đổi cách giao tiếp với mẹ chồng, bà hiểu rằng mình có tốt hơn nữa cũng khiến mẹ chồng cho mình thêm phân tình cảm nào, vì thế nên lấy tư thế xa cách mà kính trọng để cho cả hai tự nhiên hơn mà phiền lòng nhau.
Cuối cùng mình cũng đến nữ chính rồi. Liên Mạn Nhi là trung câu chuyện, đứa con nhưng lại nắm trong tay sức mạnh để thay đổi. hấp tấp vội vàng như vài người mới xuyên qua, cũng mạnh mẽ áp đặt suy nghĩ đại lên hoàn cảnh. nên coi thường lễ giáo, tập tục, văn hóa cổ đại, những thứ đó tồn tại và kéo dài đến ngày nay đều có lý do cả. Muốn thay đổi chúng phải là chuyện sớm chiều làm được. Nữ chính hiểu điều đó nên rất kiên nhẫn, cũng rất kiên định trong việc này. để bản thân bị bán , để cha mẹ thành bánh bao cho người ta nhào nặn, để chị em mình trở nên khờ khạo, yếu đuối. Liên Mạn Nhi là bé rất thông minh, đảm , khéo léo. Việc dần hòa nhập vào gia đình, dần nắm mọi việc trong tay, dần trở thành người quyết định ý kiến diễn ra vô cùng tự nhiên, ai cảm thấy kì lạ hay nghi ngờ. Mình nghĩ đó cũng là điểm mình thích nhất ở nữ chính của truyện này. À, còn về tình cảm, bởi vì truyện viết chi tiết về mớ lòng bong trong đại gia đình nữ chính nên tình nam nữ có phần mờ nhạt. Mờ nhạt nhưng có nghĩa là có mà nó dấu trong rất nhiều tình tiết bạn phải để ý kỹ mới thấy. Nhân duyên nữ chính xoay quanh khá nhiều chàng, dễ thương có, điềm đạm ôn nhu có, uy dũng có, kiêu ngạo trầm lắng cũng có. ra khá nhiều người thích Trầm Cửu và tự hỏi sao Liên Mạn Nhi thành đôi với cậu ấy. Tuy nhiên theo mình, họ bỏ qua điều khá quan trọng rằng Liên Mạn Nhi phải là đứa trẻ, linh hồn là người đại, còn là người rất lý trí, cầm được buông được. có những suy nghĩ, rung động về nam chính khá lâu rồi phải chỉ sau này khi nam chính bắt đầu chủ động mới có. Mình cảm thấy tác giả cho hai người về bên nhau rất hợp lý, hề gượng gạo, ép buộc.
Đôi khi bạn nghĩ truyện xuyên không này nhiều thứ làm quá lên, sao có thể xảy ra trong thực tế được. Mình nghĩ vậy. Mỗi nhà mỗi cảnh, luôn có hình bóng của bất kỳ ai trong Liên gia ở xung quanh ta hay trong chính bản thân ta. Đọc truyện, mình chỉ giải trí mà còn học được rất nhiều điều về cách ứng xử, cách đối đáp, cách xoay chuyển tình thế,.... ra mình đọc truyện này rất nhiều lần, mỗi lần đọc lại thấy được điều mới theo góc nhìn khác nhau. Thế nên với mỗi nhân vật, mình quá thích hay quá ghét mà tìm hiểu xem vì sao họ lại hình thành nên tính cách, suy nghĩ, hành động đó. Mọi thứ đều có nguyên nhân, mình tin như vậy.
Chúc các bạn tìm được niềm vui, tìm được cái hay trong truyện như mình từng ^__^
Xem tại https://ngontinh24.com/truyen/trong-sinh-tieu-dia-chu
0 notes
kimung-hoang · 3 years
Text
TẾT NÀY HƯƠNG CÓ VỀ QUÊ ĂN TẾT KHÔNG?
Tôi là một người con miền Bắc, nhưng chuyển vào sống tại Đà Nẵng, Hội An từ năm 2015, sáu năm nay tôi đã nghe rất nhiều lần câu hỏi này, gần Tết năm nào anh em, bạn bè cũng hỏi thế, và năm nào tôi cũng chỉ cười: Hương ở lại đây :)
Năm nay, cũng như nhiều năm về trước và nhiều nhiều năm nữa về sau, câu hỏi này vẫn là mối quan tâm của rất nhiều người, nhất là những người sống xa quê, xa bố mẹ. Nhân dịp cuối năm, các trang báo cũng như cư dân mạng đang xôn xao tranh cãi về chủ đề này, tôi xin phép chia sẻ đôi điều về quan điểm cá nhân cũng như nếp sống của gia đình tôi cùng các anh chị em trong tiệm.
Năm nay tôi 45 tuổi, chồng tôi 46, có 1 con gái 19 và 1 con trai 9 tuổi, trước khi chuyển vào miền Trung sinh sống vì lý do sức khỏe, thì chúng tôi cũng ở riêng chứ không ở cùng bố mẹ hai bên. Tôi làm nghề kinh doanh nội thất nên trước Tết là thời điểm vô cùng bận, có những năm tham gia hội chợ Xuân thì đến 29-30 Tết vẫn còn buôn bán. Từ đầu tháng chạp tôi đã bắt đầu dành thời gian để mua sắm những đồ cần thiết cho Tết như bia, rượu, bánh kẹo, măng miến, gạo nếp, đậu xanh, nấm hương, trà, cà phê...(sát Tết chỉ mua hoa, trái cây và thực phẩm tươi) cho cả nhà tôi và hai bên nội ngoại. Những ngày cuối tuần cả nhà cùng dọn dẹp sửa sang nhà cửa, thay thế những đồ cũ hỏng, sơn lại cái ghế hay cái hàng rào, tháo rèm cửa, đệm ghế ra giặt giũ, dọn dẹp tủ sách, quần áo, đồ chơi của lũ con...nói chung ai làm việc nấy không ai được đứng ngoài lề. Mỗi khi về nội ngoại tôi cũng tranh thủ vệ sinh nhà cửa, làm sạch bình hoa, bàn ghế, bếp núc để giúp mọi người. Chủ động thời gian nên tuy công việc nhiều mà tôi cũng ít khi bị vội, nhà cửa gọn gàng đầy đủ, tối 27,28 tết vẫn bố trí được thời gian dắt tay chồng đi dạo chợ hoa, chọn cành đào hay cây mai chưng Tết...
Chiều 30 cả nhà làm cơm cúng tất niên, ít người thì nói chung cũng không bày vẽ lắm, ăn xong thì lên bà nội chơi một lát, rồi đi chơi phố ngắm pháo hoa, có thể là cùng bạn bè, anh chị hoặc chỉ riêng nhà mình, giao thừa xong về tự xông nhà (chọn ai phù hợp nhất trong 4 người thì cho vào trước 😁), hạ lễ đốt vàng mã cúng các cụ chơi xuân, mở 1 chai vang cùng chúc mừng năm mới.
Sáng mồng 1 thì hai vợ chồng cùng ra chùa nào gần nhà nhất để thắp hương đầu năm, rồi về hô lũ trẻ dậy ăn sáng, sau đó là lên chúc Tết hai bên nội ngoại. Tất cả những chương trình vui chơi hò hẹn bạn bè gì cũng từ mồng 2 mới tính. Những ngày trong tết thì tùy nghi, tiện đâu ăn đấy, bữa nội bữa ngoại, bữa bạn bè anh chị, bữa thì mời mọi người đến nhà mình, bữa thì đi chơi xa du xuân, lễ lạt...không câu nệ áp lực gì nên cả nhà tôi đều thích Tết và tận hưởng khoảng thời gian này rất thanh thản, nhẹ nhàng.
Đó là những cái Tết còn ở quê nhà. Còn 6 năm nay tôi ở miền Trung, có nhà riêng và công việc kinh doanh, tôi chưa bao giờ "về quê ăn Tết". Có nhiều người nghĩ tôi tham công tiếc việc (tôi làm du lịch), có người nghĩ tôi tiếc tiền vé máy bay (vé tết công nhận là rất đắt), thậm chí có người nghĩ tôi...trốn việc, thôi thì đủ thứ lí do 😂
Nhưng thật sự thì lí do của tôi không phải vậy, nếu muốn về thì kinh tế gia đình tôi vẫn đủ để lo. Và cũng chẳng cần phải "trốn việc" vì gia đình 2 bên đều có anh chị ở cùng bố mẹ, chẳng ai cần tôi phải làm gì cả. Lý do thực sự của tôi chỉ đơn giản là tôi muốn đón Tết ở "NHÀ MÌNH".
Thật may mắn là chồng tôi cũng cùng quan điểm với tôi: khi chúng ta đã lập gia đình riêng, có nhà, có con cái, thì chúng ta nên xây dựng một gia đình đúng nghĩa, vì chúng ta là chủ gia đình đó, chứ không chỉ là "con" của gia đình lớn ngày xưa. Tôi thích cảm giác cả nhà cùng nhau sắm sửa, dọn dẹp, trang hoàng cho Tết, tôi thích cảm giác cùng chồng đi chợ hoa ngắm nghía, chọn đào, mai hay quất, rồi mang về cùng bọn trẻ chăng đèn, treo lên những phong lì xì xinh xắn, tôi thích cảm giác cùng con gái đi chợ và chế biến những món ăn yêu thích, cùng con trai lau dọn thật sạch khắp nơi, rồi hài lòng nhìn nhà cửa sáng bừng lên tươi mới và ấm áp, và tôi thích cảm giác sáng mồng 1 Tết ngủ dậy trong tổ ấm của chính mình, bày bánh kẹo hạt dưa ra bàn nước, nghe một khúc nhạc xuân và ngắm nhìn những bông hoa hé nở. Tôi thích bọn trẻ con lớn lên sẽ mang theo kỷ niệm về cái Tết của "nhà mình", giống như tôi bây giờ nhớ về những cái tết ấu thơ, khi ở cùng bố mẹ.
Chính vì vậy mà tôi không muốn chiều 28 hay 29 cả nhà tống quần áo vào vali, khóa cửa, xách ra sân bay và về ăn tết cùng bố mẹ, dù là nhà nội hay nhà ngoại gì cũng không ph��i là "nhà mình", vẫn vali để đầu giường đợi ngày ra sân bay lại, rồi hết mấy ngày tết trở về thì đón mình là căn nhà lạnh lẽo, không ở lại thì cũng đâu mua sắm trang hoàng gì cho phí phạm? Và tết vẫn chỉ là một chuyến đi...
Năm nay sẽ là cái Tết thứ 6 tôi đón Tết ở miền Trung, vì tôi đã chọn nơi đây là nơi gắn bó cuộc đời mình, nơi đây có căn nhà tôi chăm chút quanh năm, có những cái cây tôi trồng đang đơm hoa kết trái, có đàn chim hót líu lo mỗi sáng, có 2 con chó nghịch như 2 con giặc nhỏ, nơi tôi sẽ cùng chồng con sắm sửa, dọn dẹp để tạo nên một không khí Tết gia đình đúng nghĩa, nơi tôi dạy bọn trẻ con tinh thần trách nhiệm và xây dựng cho chúng nó một ký ức "Tết gia đình". Tôi sẽ mua quà Tết gửi về nhà, gọi điện thăm hỏi mọi người, rồi sau Tết chúng tôi sẽ về chơi vào bất cứ khi nào thuận tiện. Mẹ chồng, mẹ đẻ tôi đều rất văn minh, con cháu về lúc nào cũng quý, nghỉ hè về chơi cả tháng càng thích chứ không nhất thiết phải tranh thủ dăm ba ngày tết, hoặc ngày giỗ bố chồng tôi, vì ngày đó anh em họ mạc sẽ càng đông đủ. Ngày thường về chơi tôi sẽ rảnh rang ngồi nghe mẹ chồng, mẹ đẻ nói chuyện tỉ tê, ôn nghèo kể khổ, đấm lưng bóp tay, hay đưa các bà đi chùa chiền, mua sắm, vui hơn nhiều so với ngày Tết cứ sểnh ra là có người đến thăm hỏi và chúc tụng...
Bài viết chỉ chia sẻ nếp nghĩ, nếp sống của gia đình tôi, dĩ nhiên có thể hợp hay không hợp với mọi người, vì mỗi nhà có nếp sinh hoạt khác nhau, tôi hi vọng mọi người đều có thể cân đối mọi mối quan hệ để làm sao Tết phải là thời gian vui vẻ nhất, đầm ấm nhất để đón chào năm mới, đừng để Tết trở thành những ngày mệt mỏi và buồn chán vì chỉ có trách nhiệm mà không có niềm vui. Chúc các anh chị em đón Tết thật vui vẻ và hạnh phúc ❤
0 notes
bvphuongdong · 3 years
Text
Ở cữ sau sinh đúng cách, khoa học - Bạn đã biết?
Dù là sinh thường hay sinh mổ thì quá trình vượt cạn, cùng 9 tháng mang thai đã khiến cơ thể người mẹ chịu tổn thương không ít. Và thời gian phục hồi sau sinh chính là ở cữ. Vậy ở cữ sau sinh đúng cách, chuẩn khoa học như thế nào?
Vì sao sản phụ cần ở cữ sau sinh?
Sau quá trình vượt cạn như “gãy 20 chiếc xương sườn”, cơ thể người phụ nữ đã mất rất nhiều sức lực. Thêm vào đó, sự thay đổi về cơ thể, vết khâu tầng sinh môn, vết khâu do mổ đẻ.... đều cần có thời gian hồi phục. Do đó, sau khi vượt qua cửa ải quan trọng nhất, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.
Nếu như không ở cữ sau sinh đúng cách, có thể dẫn tới hậu sản ở sản phụ sau sinh, khiến chị em dễ bị đau đầu, đau lưng, mệt mỏi, tâm trạng bất ổn, cơ thể gầy yếu. 
Tuy nhiên, ở cữ ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Là một phụ nữ hiện đại thời 4.0, chị em nên cập nhật những thói quen kiêng cữ khoa học, đã được chứng minh, để đảm bảo cho sức khỏe của các mẹ và bé.
Tumblr media
Ở cữ sau sinh đúng cách, khoa học sẽ giúp sản phụ nhanh phục hồi sức khỏe.
Sản phụ nên ở cữ bao lâu là hợp lý?
Theo quan niệm dân gian, bà đẻ cần ở cữ 100 ngày tròn, tương đương với 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, theo quan niệm hiện tại, chị em chỉ cần ở cữ khoảng 1 tháng. Trừ những trường hợp sức khỏe của sản phụ yếu hơn thì cần kiêng khem lâu hơn.
Ở cữ sau sinh đúng cách, chuẩn khoa học - 5 điều cần ghi nhớ
Dinh dưỡng cho sản phụ trong thời gian ở cữ sau sinh
Chế độ ăn uống đóng góp phần quan trọng giúp phục hồi sức khỏe người mẹ, và giúp chị em tiết ra nhiều sữa cho bé bú. Do đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày, chị em cần cung cấp nhiều đạm động vật (từ thịt, cá, trứng, sữa). Sau sinh, hầu hết chị em đều gặp tình trạng táo bón, do vậy chị em cũng đừng quên bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh và tăng cường vitamin từ các loại hoa quả. Chị em không nên kiêng khem quá mức, dẫn tới dinh dưỡng nghèo nàn, sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình hồi phục sức khỏe.
Để đảm bảo sức khỏe, chị em nên ăn thực phẩm nấu chín kỹ, không ăn đồ lạnh, đồ chín tái. Người mẹ cần chia nhiều bữa ăn trong ngày, chẳng hạn 3 bữa chính, 3 bữa phụ. 
Chị em không nên ăn những thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi; Không ăn những thực phẩm có tính hàn như mướp đắng, bắp cải...,; Hạn chế ăn ớt, dấm, tỏi...
Phụ nữ sinh mổ thì cần tránh ăn các thực phẩm có thể tạo mủ hoặc sẹo lồi cho vết thương như rau muống, đồ nếp, lòng trắng trứng gà, …
XEM THÊM: 
>> Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì lợi sữa hồi phục sức khỏe nhanh?
>> Gợi ý những món ăn ở cữ sau sinh thường
>> Giải đáp thắc mắc cho mẹ: Sinh mổ có được ăn thịt bò không?
Tumblr media
Dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh cần đa dạng các nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, rau xanh và trái cây, chất béo.
Nghỉ ngơi nhiều sau sinh
Sản phụ sau sinh cần được nghỉ ngơi trung bình 7-10 tiếng/ngày. Chính bởi vậy, các thành viên trong gia đình cần hỗ trợ trong việc chăm sóc bé hoặc làm việc nhà để người mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, hồi phục. Chị em sau sinh cũng nên tránh mang vác hoặc làm những việc quá sức, ít nhất trong 3 tháng đầu sau sinh để tránh được các nguy cơ về sức khỏe về sau. 
Người phụ nữ cũng không nên ngồi xổm nhằm phòng tránh sa tử cung. 
Tránh xa các thiết bị điện tử 
Phụ nữ sau sinh nên dành thời gian nghỉ ngơi, không dùng điện thoại, xem tivi thời gian đầu mới sinh, tránh làm ảnh hưởng tới mắt, hoặc ngồi nhiều gây đau lưng. 
Không nên kiêng tắm gội sau sinh
Nếu như quan niệm dân gian, kiêng tắm gội thời gian đầu thì khoa học hiện đại lại không khắt khe đến vậy. Ngược lại người mẹ cần vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, nhất là khi chị em sau sinh còn có sản dịch. Nếu không tắm rửa thường xuyên sẽ dễ bị viêm nhiễm.
Sau khi từ viện về, chị em có thể tắm bằng nước ấm. Tốt nhất, sản phụ nên tắm bằng nước lá thảo dược từ thiên nhiên, vệ sinh vùng kín sạch sẽ 2 lần/ngày, thay băng vệ sinh liên tục để thấm sản dịch. 
Phụ nữ sinh mổ nên lau người bằng nước ấm, khi vết mổ khô thì có thể tắm. Vết mổ cần được chăm sóc kỹ càng với dung dịch sát khuẩn mỗi ngày. 
Vệ sinh vùng bầu vú và núm vú cũng là điều vô cùng quan trọng, vì đây là vùng tiếp xúc trực tiếp với mặt và miệng bé. Hơn nữa, vệ sinh cẩn thận vùng núm vú giúp sữa ra dễ dàng hơn, tránh tình trạng mất sữa sau sinh.
Kiêng quan hệ 4-8 tuần sau sinh
Theo các bác sĩ, từ 4-8 tuần sau khi sinh, phụ nữ có thể quan hệ trở lại tùy theo nhu cầu, tuy nhiên nên chọn những động tác và tư thế nhẹ nhàng. Quan hệ quá sớm có thể đẩy người phụ nữ vào nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, bục vết khâu... chưa kể, nguy cơ mang thai ngoài ý muốn khi cơ thể chưa hồi phục cũng xảy ra không ít, đe dọa sức khỏe của người phụ nữ. 
Tumblr media
Chị em nên kiêng quan hệ 4-6 tuần sau sinh.
Dấu hiệu sản phụ cần đi khám trong thời gian ở cữ 
Bên cạnh việc ở cữ sau sinh đúng cách, khoa học, chị em cũng nên chú ý tới cơ thể mình. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường dưới đây, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc tới ngay cơ sở y tế để thăm khám: 
- Vết mổ ở bụng hoặc vết khâu tầng sinh môn bị sưng đỏ, đau nhiều, chảy mủ, chảy máu
- Sốt cao trên 38°C.
- Sản dịch ra nhiều, có chứa cục máu đông bất thường.
- Dịch âm đạo có mùi hôi.
- Tiểu són, tiểu buốt, không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện.
- Đau đầu dữ hội, giảm thị giác.
- Sưng viêm vùng vú, chảy máu, núm vú nứt nhiều
- Đau bụng nhiều, đau ngực, nôn, ho nhiều
Tóm lại, ở cữ là khoảng thời gian quan trọng đối với mỗi người phụ nữ, giúp cơ cơ thể phục hồi. Chính bởi vậy, chị em nên ở cữ sau sinh đúng cách, chuẩn khoa học, không nên kiêng khem quá, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe 
Nguồn: https://benhvienphuongdong.vn/o-cu-sau-sinh-dung-cach-khoa-hoc-ban-da-biet
0 notes
congtyvesinh · 4 years
Text
tất tần tật về Vệ Sinh Nhà Cửa
Chú robot này có thể phun ra hơi nước, sau đó tự sử dụng chính phần vải mượt được trang bị mặt dưới máy để lau sạch dấu dơ hay đồ ăn vương vãi vãi trên sàn nhà, thậm chí cả bể tắm. Robot chùi chùi vỉ nướng Với nhiều mẹ yêu thực hiện bánh, hoặc thông thường xuyên vào nhà bếp trổ tài những món nướng vừa thơm vừa ngon đến hộ gia đình, chắc hẳn chắn không thể không ở hữu robot tự động lau chùi vỉ nướng này. Để góp cho việc vệ sinh vỉ nướng không còn là “nỗi ám ảnh” của mẹ, thương hiệu Grilbot đã sáng tạo ra và tung ra thị trường chủng loại robot này cùng với giá chỉ ngay sát 2 triệu đồng. Robot này được thi công đặt cụm thiết bị cọ cọ chuyên được sự dụng, các sợi vật liệu nhựa siêu nhỏ sẽ góp “đánh bật” những vết dơ “cứng đầu”, kể cả những loại đồ ăn đã khô bám vào lâu ngày.
Dịch Vụ Giặt Các Loại Rèm Cửa Giặt Nệm & Gối Ra Trải Giường.
Những bóng hồng từng đi qua cuộc đời tài tử Johnny Depp Dàn thí sinh khoe chân thon lâu năm tại buổi tổng duyệt Người đẹp Thời trang Thần Tài gõ cửa, tiền lộc đổ về nhà 5 con cái giá tiềnp này ùn ùn vào mon 10 âm lịch Sửng sốt cùng với album ảnh 'toàn thân-painting' siêu thực trong giá lạnh 0 độ C Những con chi phíp ôn nhu, tâm lý, công cộng thủy xứng đáng được yêu thương thương, đậy chở Nơi có một không hai ko có mùa đông, gắn ngay tắp lự với MV được coi tối đa thế giới Tiết lộ bất ngờ về lí do nhân viên Nhật Bản kì thị hình xăm Sẽ rất kì sai trái nếu bạn cứ lựa chọn bừa khi mua sắm mùi hương thắp Rằm Trung thu Vợ thử áp dụng tuy rằngệt chiêu đánh cất cánh “khô hạn” khiến ck say mê “ân ái” ko rời Mẹ hai con vẫn làm ck mê mệt nhờ tuy rằngệt chiêu giữ vùng kín tươi trẻ, ko mùi hương không ngứa Xem thêm Đồ sử dụng gia đình Đang dỗ con cái ngủ, ông bố chợt làm hành động làm mẹ và đứa bé hốt hoảng 7 liệu pháp đoạt được "cậu nhỏ" khiến cho cọng đê mê, khuất phục cọng vào cuộc yêu thương “Cô bé” khô hạn hãy thực hiện tức thì liệu pháp này để "cuộc yêu" đơn giản, làm chàng đắm say
Quy Trình Dịch Vụ Tổng Vệ Sinh Nhà Cửa Tphcm Chi Tiết
Các loại rau củ đảm bảo chất lượng mang đến bà thai vô cùng giàu dinh dưỡng, con cái khỏe mạnh từ vào bụng mẹ Choáng với cái nồi hấp 20.000 con cua lông cùng khi Bất ngờ cùng với tour khám phá xác tàu Titanic chìm sâu 3.800m dưới đáy đại dương Nếu côn trùng quan hệ của các bạn tồn trên 5 vấn đề này, hãy xem xét lại để kết thúc Thí sinh HHVN xúc động nghe trẻ Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu hát 'Mẹ yêu ơi' Bí ẩn về lăng mộ Hoàng đế khiến giới khảo cổ Trung Quốc khiếp sợ Cậu chủ qua đời đã 3 năm, chú chó trung thành với chủ vẫn ở cạnh mộ không tránh nửa bước 5 cây cầu kính làm sững sờ khách phượt, thách thức sự đoạt được Hoa hậu Tiểu Vy thuộc top 35 thí sinh HHVN trình diễn bikini nóng bỏng trên 'Người đẹp đại dương'
Vệ Sinh Nhà Theo Giờ Tại Tphcm
Chú bọ cánh cứng hút hạt bụi mini Chắc hẳn đa số bọn chúng ta đã từng một lần “lén lút” ăn vặt bên trên nệm, bên trên bàn thực hiện việc hoặc bàn học,…và việc “đáng ghét” nhất là cần dọn dẹp vụn đồ ăn vương lại bên trên bàn. Tuy nhiên, đó sẽ trở nên một việc làm vô thuộc đơn giản và nhanh chóng gọn gàng khi quý khách chiếm hữu chú bọ cánh cứng hút hạt bụi mini xinh xắn này. Tuy nhiên, với nhiều nhân viên thì giá của chiếc máy mini này hơi “chát”, dao động khoảng 400 nghìn đồng . BFC: Ngày GDKHQ ứng trước cổ tức đợt 1 năm 2020 bởi chi phí (5%) DRC: Ngày GDKHQ ứng trước cổ tức năm 2020 bằng chi phí mặt (5%) CMG: Ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2019 bởi chi phí mặt (10%) BVDB16109: Ngày chốt list trái chủ nhận tiền lãi trái phiếu 2020 Tổng Biên tập: Lê Trọng Minh
youtube
Top mẹo lặt vặt ko nên bỏ dở khi mua bó hoa đẹp mà giá cả cực kỳ cần chăng 5 món ăn phvòng biến của Việt Nam khiến "hoang đem" mang đến nhân viên thế giới Cuối tuần có khách hàng, thực hiện 5 món ngon này, ai ăn xong cũng khen chủ nhà nức nở Thả chân gà vào nồi cơm điện, một lát sau được món nhậu tuy rằngệt ngon đãi khách Xào giá đỗ đừng đến trực tiếp, thêm một bước giá vừa ngon vừa giòn Ở nhà 35 tỷ, Quốc Trường tự tin: "Thời gian chỉ làm ta đẹp trai và nấu nướng ăn ngon hơn" Được cầu hôn, Hà Hồ than "bị lừa, không dám trông lại mặt bà đẻ tóc bệt, mặt bệt" Giấy ăn tái sử dụng cả trăm lần Nghe thì có vẻ vô lý, tuy nhiên chủ yếu xác là quý khách có thể tái dùng loại giấy “siêu bền” này đến cả trăm lần, giặt cọ thoải mái và dễ chịu mà chẳng sợ ảnh hưởng đến chất lượng cao giấy. Theo Ngọc Quỳnh (T/h) (Khám phá) Công dụng ko ngờ của chiếc móc treo ăn mặc quần áo khiến bà mẹ "ngả nón" muốn làm ngay lập tức Cứ làm thế này, ck nào là cũng “nghiện vợ” vấn vít ko tránh Sự nghiệp tuột dốc do tăng cân nặng, Phương Oanh lột xác ngoạn mục khi tránh 5kg khiến dân mạng lùng sục... Xả 14 ký mỡ bụng, bắp chuối, MC Hoàng Linh khoe dáng son dù va mốc 40 tuổi. Hiện ni, dụng cụ này có giá khoảng tầm 227 nghìn đồng . Bàn chải điện đa năng cọ tinh khiết mỗi ngóc ngỏng Bàn chải Rubbermaid Reveal Power Scrubber có tay nắm chắc chắn, nút bấm dùng dễ dàng, phần bàn chải có khá nhiều kích thước to nhỏ khác nhau thích hợp cùng với các ngóc ngách vào nhà. Tuy nhiên, các bạn sẽ cần ném ra hơn 100 nghìn đồng cho mỗi bông hoa này, sử dụng trong 2-3 tháng. Máy vệ sinh nền nhà và nhiều thiết bị vệ sinh bằng nhiệt độ Chỉ cần chi ra 218 nghìn đồng , chị em đã có ngay cái máy chùi nhà bằng sức nóng đa năng này. Không chỉ vệ sinh sàn nhà, mà còn có thể sử dụng máy để làm sạch sẽ các thiết bị vệ sinh vào nhà tắm, ghế salon làm tóc,… Đừng phí thời kì ngồi kỳ cọ tỉ mẩn từng vết bẩn trên sàn nhà nữa, hãy để chú robot dọn nhà tự động này thay quý khách làm việc đó và quý khách có thể dành thời kì mang đến bản thân nhiều hơn nữa. Nếu đã quá “chán ngán” cùng với biểu hiện cống bay nước khi nào là cũng “ngập” tóc, còn chần chừ gì mà bà mẹ không thử dùng cành hoa bẫy tóc DrainWig phòng tắc cống rất kỳ hoặc ho này? Khi mua về chỉ cần thả dây bẫy tóc vào lỗ thoát nước, sau 1-2 mon chị em sẽ thấy hiệu quả bất ngờ của dụng cụ này. Nhát gan lại được các bạn "tâm lý" mua sắm cho rèm nệm, lúc treo lên anh cọng được phen... Vì sao đàn ông hám của lạ? Ai cũng ngỡ ngàng khi biết nguyên do Đàn ông thích "cô bé" của vợ như thế nào? Đa số chị em ko có thể điều này
Đơn Vị Thiết Kế Nội Thất Chung Cư Theo Phong Cách Hiện Đại
TKT Cleaning đi đẻ toàn viện tư chống Tổng thống, người lại đẻ viện công bình dân chỉ vài triệu Sinh 4 con cái đến ứng cử viên tổng thống, siêu sao nổi danh từ clip 18+ quyến rũ khó chống Cô gái 18 tuổi ko biết "bám thai", thực hiện điều vô nhân tính vào nhà nghỉ Những chủng loại rau bà bầu không nên ăn, rời khiến sảy thai Dụng cụ chùi khe cửa chớp Việc nhà tưởng chừng như đã chuẩn bị trả thành tuy nhiên những khe cửa chớp dù các bạn có cố gắng thế nà cũng chẳng thể chùi sạch sẽ do khe cửa quá bé. Phần tay nắm chắc chắn, đơn giản mở ra hoặc kẹp vào để miết chặt cụm khe cửa, lau thật tinh khiết hạt bụi không sạch. Sau khi dùng rất nhiều lần, chị em hoàn toàn có thể giặt sạch dụng cụ này và kế tiếp dùng đến lần sau.
Tumblr media
Thư ký Tòa soạn: Đặng Tuấn Khánh © Bản quyền nằm trong Báo Đầu tư – Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Giấy phép số 87/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 08/04/2013 Thông tin tòa soạnLiên hệHotline Liên hệ tráing cáo ® Ghi rõ mối cung cấp “Tinnhanhchungkhoan.vn" khi các bạn phát hành lại tin tức từ website này. 8 món đồ vệ sinh nhà cửa đáng "đồng tiền chén gạo" mà bà mẹ nhất định nên mua Bí quyết lần thứ nhất được... Chị em phát sốt cùng với chủng loại giấy ốp tường in hình gì phát ra mùi hương hình đó, nhìn phát thèm Cạn lời trước những món đồ "éo le" khiến cho nhân viên mua hàng trực tuyến "chừa đến già" Thấy vật lạ của bố học sinh nhét trong cặp, cô chi phío măng non đỏ mặt đòi nghỉ việc Nhờ liệu pháp này, nhiều bà mẹ đã vượt lên trên qua u xơ tử cung mà ko cần mổ Mẹo hay thu nhỏ bướu tuy rằngến chi phíp mà không cần thiết phẫu thuật, xem ngay! Khản tiếng, viêm thanh tráin kéo lâu năm nhiều năm - Tham khảo ngay cách siêu đơn giản này! Tuyệt chiêu “cô bé” tạm biệt “khô hạn”, ck mê không tránh | Giáng Hỏa Sinh Tân Đánh “tụt” mỡ hai bên hông chỉ nhờ thực hiện phương pháp này gấp đôi/ngày trên nhà
0 notes
daycattocgiare · 3 years
Text
Kể chuyện làng: Căn nhà sàn trong ký ức
Làng tôi tên là làng Nập. Làng chứa khoảng mấy chục nếp nhà, xen lẫn bãi tha ma, nằm ở xã Bình Thành – điểm cuối cùng của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, an toàn khu cách mạng một thời. Chúng tôi, những đứa trẻ người dân tộc Tày, sinh ra đúng nạn đói năm 1988, cơm chẳng đủ ăn, quần áo không đủ mặc, nhưng 2, 3 tuổi đã leo thoăn thoắt trên những bậc thang nhà sàn, vừa nhặt thóc rơi vừa nghe người lớn nói chuyện.
Tumblr media
Chị em tôi lớn lên trên những bậc thang nhà sàn, nên đến đâu nhìn những ngôi nhà sàn cũng thấy thân quen và muốn chụp hình kỷ niệm. Ảnh: Ma Yến
Nhà sàn của bà tôi do chính cha tôi và các chú, bác dựng lên, nằm giữa một khu đất rộng. Ngôi nhà làm bằng tre, nứa, lá, trên sàn có một phần được lát cao hơn cho chủ nhà hay khách khứa ngồi nói chuyện, người dân tộc tôi gọi là "Đảng". Cái "Đảng" xếp bằng những thanh tre, dù đã lựa chọn đôi khi vẫn có chỗ lồi chỗ lõm, không trơn nhẵn, phẳng phiu như những chiếc nhà sàn lát gỗ hiện đại bây giờ.
Căn nhà sàn của bà chứa bầu trời ký ức tuổi thơ tôi, chứa những kỷ niệm mà khi nghĩ lại vừa có thể mỉm cười, vừa chực rơi nước mắt. Đôi khi trong những giấc mơ của tôi, hình ảnh ngôi nhà ấy vẫn hiện về. Bóng dáng bà tôi lẩn khuất trong đó, với nụ cười mơ hồ, bảng lảng.
Thi thoảng tôi vẫn nhớ những câu chuyện năm xưa bà kể. Rằng ông tôi gia nhập Việt Minh, bà ở một mình trên căn nhà sàn sinh bác thứ hai, tự đun nước sôi, tự tay cắt rốn. Cắt rốn xong, thấy người bác tôi lạnh toát, không có hơi thở, bà liền cho vào chiếc gùi tro, vừa lau nước mắt vừa vác lên rừng. Ai ngờ hơi ấm của tro giúp sinh linh trong chiếc gùi hồi tỉnh, bác tôi khóc oe oe, bà lại mang về cho bú, nuôi rau cháo thành người. Sau này bác tôi cao lớn lắm, ông đi bộ đội, hành quân khắp các chiến trường Nam – Bắc.
Tumblr media
Trong những khung cửa sổ nhà sàn như thế, lũ trẻ con chúng tôi đã cùng nhau trò chuyện, ngắm trời mây và vẽ nên những giấc mơ thơ ấu. Ảnh minh họa
Tôi cũng nhớ bóng dáng bà ngồi trước bếp củi một mùa đông rất xa. Tay bà đưa tôi chiếc bánh trứng kiến mới làm, miệng bà lẩm bẩm: "Tính (cái) Yến này học hành giỏi giang, chỉ tiếc là lại là con gái. Mẹ mày mà không đẻ thêm con trai thì sau này mày khổ. Nhà phải có đàn ông, con gái khổ lắm!". Lúc đó, tôi đâu hiểu bà nói gì, tôi giận lắm! Tôi cứ nghĩ tôi ngoan mà bà chẳng thương tôi, toàn lo lắng cho mấy thằng anh nghịch ngợm. Tôi mang cục tức giận ấy suốt một chặng dài tuổi thơ, để rồi khi lớn lên, mới hiểu bà đã thương tôi tới dường nào.
Tôi cũng nhớ những đêm say ồn ào trên căn nhà sàn ấy. Đó là mỗi dịp lễ Tết, giỗ chạp, chú, bác tôi ở xa về, căn nhà của bà không còn yên ả. Người thắp hương khấn vái, kẻ mổ lợn, thịt gà, trẻ con chúng tôi tranh nhau vài ba món quà là lạ. Sau bữa cỗ, mọi người say khướt, nằm la liệt trên sàn. Bác tôi làm công an trên huyện về, vừa ngân nga hát then, vừa kể chuyện bắt cướp. Bố tôi tiện tay múa vài đường quyền, chú và các anh túm tụm chơi bài, nhà bà thành ra cái chợ. Bà bực lắm, vừa dọn đồ vừa mắng, nhưng lâu lâu bà lại nhắc sao mãi chúng nó không về.
Tumblr media
Núi rừng của miền đất trung du luôn hiển hiện trong những giấc mơ tôi. Ảnh minh họa
Tôi lên 13 tuổi, bố mẹ tôi chuyển nhà khỏi làng quê. Căn nhà sàn của bà cũng cũ nát dần, mọi người bàn nhau dỡ đi, xây lên cho bà ngôi nhà mới. Mấy năm sau, bà tôi bị tai biến rồi qua đời, các bác tôi cũng vì bệnh tật mà lần lượt rời cõi tạm. Những cuộc sum vầy đủ cả gia đình, cứ thế vơi dần đi, rồi vĩnh viễn trôi vào một miền ký ức xa xôi vời vợi.
Tôi đi học xa, chuyển chỗ trọ trên dưới chục lần, rồi lập gia đình, sinh con nhỏ. Tôi ở hết ngôi nhà này đến ngôi nhà khác nhưng chẳng hiểu sao, trong những giấc mơ, tôi vẫn chỉ mơ thấy xóm nhỏ ấy, căn nhà sàn ấy, đặc biệt là những lúc buồn. Đến một ngày, tôi nhận ra rằng, thẳm sâu trong tôi, tồn tại thứ bản năng đặc biệt của một đứa con gái người dân tộc Tày, vừa bướng bỉnh, vừa cố chấp, vừa luôn khao khát sự thiện lương, chân thật. Cũng như cách tôi tha thiết nhớ quê hương. Cũng như việc tôi kiên quyết giữ cho mình cái họ Ma – dù một vài người cùng họ đã thay đổi sang một tên gọi khác bởi họ ngại ngùng, giấu giếm.
Ừ, tôi họ Ma, tôi người Tày, và tôi tự hào khi sinh ra như thế...
Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.
Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.
Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.
Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: [email protected]; ĐT liên hệ: 0903226305.
Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!
0 notes
Text
Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh và các văn khấn cô hồn
Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh và các văn khấn cô hồn
Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh (cũng gọi với tên khác là Văn Chiêu Hồn) là một bài văn khấn tế, đề cập đến xã hội hồn ma một cách thảm thương nhất. Đó là hình ảnh lộn trái của xã hội trần thế, song khác biệt cơ bản ở chỗ không có đối lập giàu nghèo, sang hèn. Chúng sinh ai cũng như ai cùng chịu cảnh đọa đày, oan khuất và cô đơn nên nhà thơ xót thương tất cả…
Tumblr media
Giới thiệu và xuất xứ của văn tế thập loại chúng sinh
Văn tế thập loại chúng sinh là một tác phẩm xuất sắc và vô cùng nổi tiếng của Đại thi hào dân tộc – Nguyễn Du. Tác phẩm là một bài văn tế được viết bằng chữ Nôm. Ngoài cái tên văn tế thập loại chúng sinh thì tác phẩm còn được gọi là văn tế chiêu hồn hay văn chiêu hồn.
Thời gian ra đời của tác phẩm chưa được xác định chính xác mà chỉ biết là nó được biên soạn trong những năm đầu thế kỷ 19. Theo như văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú thì Đại thi hào Nguyễn Du đã sáng tác bài này sau khi chứng kiến những hậu quả mà mùa dịch khủng khiếp đã gây ra.
Mùa dịch đã khiến cho hàng triệu người chết. Khắp một miền núi sông là khung cảnh hoang tàn, âm khí nặng nề. Tại các chùa chiền đều lập đàn để cầu siêu cho các linh hồn đã bỏ mạng vì bệnh dịch.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì ông cho rằng văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du sáng tác trước cả khi tác phẩm Truyện Kiều ra đời.
Chủ đề và bố cục của văn tế thập loại chúng sinh
Chủ đề của bài văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du, xuyên suốt tác phẩm đều tập trung đề cập tới một xã hội hồn ma vô cùng thảm thương, đau khổ. Đây là một hình ảnh lộn trái của xã hội trần thế ở thời điểm bấy giờ.
Tuy nhiên, nội dung tác phẩm có sự khác biệt ở chỗ không thể hiện sự sang hèn, đối lập giàu nghèo. Tất cả chúng sinh trên nhân loại ai cũng đều giống nhau, họ phải sống trong cảnh đọa đày, oan khuất và cô đơn. Bởi thế, ai cũng đều vô cùng đáng thương.
Tác phẩm văn cúng cô hồn thập loại chúng sinh được Đại thi hào Nguyễn Du viết theo thể thơ song thất lục bát với tổng cộng 184 câu thơ được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm. Bố cục của tác phẩm theo các nhà nghiên cứu, phê bình văn học cho biết có thể chia làm 4 phần, gồm:
Phần 1: Gồm 20 câu thơ đầu tiên. Nội dung của 20 câu thơ này đều miêu tả về khung cảnh của một buổi chiều mùa thu tháng 7. Khung cảnh ấy có mưa dầm buồn bã khiến cho Nguyễn Du phải cảm thấy chạnh lòng và thương cho những chúng sinh đang sống trong cảnh bơ vơ, lạnh lẽo tại cõi âm mà lập đàn cầu siêu
Phần 2: Gồm 116 câu thơ tiếp theo được tác giả chỉ đích danh những nguyên nhân khiến cho mười loại Cô Hồn phải thiệt mạng
Tumblr media
Phần 3: Gồm 20 câu thơ tiếp theo được Đại thi hào miêu tả một cách cụ thể về cuộc sống đau buồn, thê lương của những Cô hồn
Phần cuối: Gồm 28 câu thơ còn lại của bài văn chiêu hồn của nguyễn du. Nội dung của 28 câu thơ cuối cùng trong tác phẩm này chính là lời cầu xin phép Phật nhiệm màu có thể giúp cho những Cô Hồn này được giải thoát và mời họ tới nhận phần lễ cúng siêu độ
Trích bài “Bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” – Nguyễn Du
Dưới đây là một vài trích đoạn trong tác phẩm “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” – Nguyễn Du:
“Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
5. Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác sương sa,
Lòng nào là chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
10. Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
15. Còn chi ai quí ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát,
Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi,
Muôn nhờ đức Phật từ bi,
20. Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương.
Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lăm cướp gánh non sông,
Nói chi những buổi tranh hùng,
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
25. Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở,
Khôn đem mình làm đứa sất phu,
Lớn sang giàu nặng oán thù,
Máu tươi lai láng, xương khô rã rời.
Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
30. Quỷ không đầu than khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Mà cô hồn biết bao giờ cho tan!
Cũng có kẻ màn lan trướng huệ,
Những cậy mình cung quế Hằng Nga,
35. Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?
Trên lầu cao dưới cầu nước chảy
Phận đã đành trâm gãy bình rơi,
Khi sao đông đúc vui cười,
40. Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương.
Đau đớn nhẽ không hương không khói,
Luống ngẩn ngơ dòng suối rừng sim.
Thương thay chân yếu tay mềm Càng năm càng héo, một đêm một rầu.
45. Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son thác sống ở tay,
Kinh luân găm một túi đầy,
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,
50. Trăm loài ma mồ nấm chung quanh,
Nghìn vàng khôn đổi được mình,
Lầu ca, viện hát, tan tành còn đâu?
Kẻ thân thích vắng sau vắng trước,
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
55. Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hoá sinh.
Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng,
60. Dãi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc,
Bãi sa trường thịt nát máu rơi,
Bơ vơ góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao?
65. Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau,
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?
Cũng có kẻ tính đường trí phú,
70. Mình làm mình nhịn ngủ kém ăn,
Ruột rà không kẻ chí thân,
Dẫu làm nên để dành phần cho ai?
Khi nằm xuống không người nhắn nhủ,
Của phù du dẫu có như không,
75. Sống thời tiền chảy bạc ròng,
Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn, thương gì hàng xóm,
Hòm gỗ đa bó đóm đưa đêm,
Ngẩn ngơ trong quảng đồng chiêm,
80. Nén hương giọt nước, biết tìm vào đâu?
Cũng có kẻ rắp cầu chữ quý
Dấn mình vào thành thị lân la,
Mấy thu lìa cửa lìa nhà,
Văn chương đã chắc đâu mà trí thân?
85. Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng,
Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng,
Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng,
Anh em thiên hạ láng giềng người dưng.
Bóng phần tử xa chừng hương khúc,
90. Bãi tha ma kẻ dọc người ngang,
Cô hồn nhờ gửi tha phương,
Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng.
Cũng có kẻ vào sông ra bể,
Cánh buồm mây chạy xế gió đông.
95. Gặp cơn giông tố giữa dòng,
Đem thân vùi rấp vào lòng kình nghê.
Cũng có kẻ đi về buôn bán,
Đòn gánh tre chín dạn hai vai,
Gặp cơn mưa nắng giữa trời,
100. Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?
Cũng có kẻ mắc vào khoá lính,
Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan,
Nước khe cơm ống gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.
105. Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập loè ngọn lửa ma trơi,
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
110. Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Đâu chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
115. Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,
Thương thay cũng một kiếp người,
120. Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!
Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh.
Nắm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?
125. Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
130. Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
Người thì mắc sơn tinh thuỷ quái
Người thì sa nanh sói ngà voi,
135. Có người hay đẻ không nuôi,
Có người sa sẩy, có người khốn thương.
Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
140. Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ?
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi,
Hoặc là nương ngọn suối chân mây,
Hoặc là bụi cỏ bóng cây,
Hoặc nơi quán nọ cầu này bơ vơ.
145. Hoặc là nương thần từ, Phật tự
Hoặc là nơi đầu chợ cuối sông
Hoặc là trong quãng đồng không,
Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre.
Sống đã chịu nhiều bề thảm thiết,
150. Gan héo khô dạ rét căm căm,
Dãi dầu trong mấy mươi năm,
Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,
155. Lôi thôi bồng trẻ dắt già,
Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,
Phóng hào quang cứu khổ độ u,
Rắp hoà tứ hải quần chu,
160. Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
Chuyển pháp luân tam giới thập phương,
Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương,
Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.
165. Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh,
Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao,
Mười loài là những loài nào?
Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh.
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh,
170. Có chữ rằng: “Vạn cảnh giai không”
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chi bát cháo nén nhang,
175. Gọi là manh áo thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại,
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
180. Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sinh.
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.”
Tham khảo văn cúng cô hồn thập loại chúng sinh hàng ngày
Bài văn cúng cô hồn 1
“Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan m.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng – che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:…………………………
Con trai:……………………………
Con gái:……………………………
Ngụ tại:……………………………”
Bài văn cúng cô hồn 2
“Kính lễ mười phương Tam bảo chứng minh
Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………
Ở tại số nhà…………………………………………
Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn,thuận lợi bán zbuôn, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình ,nhơn sanh phước lạc.
Kính thỉnh:
Cô hồn xuất tại côn lôn
Ở tam kì nghiệp,cô hồn vô số
Những là mãn giả hằng hà
Đàn ông,đàn bà,già trẻ lớn nhỏ
Ôi! Âm linh ơi,cô hồn hỡi
Sống đã chịu một đời phiền não
Chết lại nhờ hớp cháo lá đa
Thương thay cũng phận người ta
Kiếp sinh ra thế,biết là tại đâu
Đàn cúng thí vâng lời phật dạy
Của có chi,bát nước nén nhang
Cũng là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên
Ai đến đây dưới trên ngồi lại
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu
Phép thiêng biến ít thành nhiều
Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh
Phật hữu tình từ bi tế độ
Chớ ngại rằng có có không không
Nam mô Phật,Nam mô Pháp,Nam mô Tăng
Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.
Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa,phà lồ chí đế án tam bạt ra,tam bạt ra hồng (3 lần)
Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần).”
Tổng kết
Trên này là tổng hợp đầy đủ văn tế thập đại chúng sinh đầy đủ và chi tiết nhất, cùng với văn cúng cô hồn hàng năm. Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh hy vọng đã mang đến bài viết đầy đủ, giúp bạn hiểu được văn tế thập đại chúng sinh là như thế nào.
Bài viết Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh và các văn khấn cô hồn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày docung.
from Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói https://ift.tt/3lmpPcg
0 notes
quotesviett-blog · 7 years
Photo
Tumblr media
Nghĩ thấy thật buồn. Những ngày này, Trung Quốc đang xôn xao vụ việc một sản phụ nhảy lầu tự sát khi đã cận kề giây phút lên bàn sinh. Nói về nguyên nhân nhảy lầu, bệnh viện và người nhà mỗi người giải thích theo một kiểu. Bệnh viện giải thích là, do sản phụ quá đau đớn không thể chịu được, hai lần cầu xin gia đình cho phép mổ, thậm chí còn quỳ xuống cầu xin. Bác sĩ chính cũng đề nghị gia đình tiến hành mổ nhưng đều bị gia đình cự tuyệt. Chồng của sản phụ kí vào giấy cam kết với bệnh viện như sau: " Đã nắm rõ tình hình, yêu cầu sinh thường, có thể truyền thuốc kích thích cổ tử cung mở, chấp nhận trường hợp ngoài ý muốn." Chấp nhận trường hợp ngoài ý muốn, và tình huống ngoài ý muốn lớn nhất đã xảy ra... Sản phụ trèo qua cửa sổ, lao mình từ tầng 5 xuống đất, cấp cứu nhưng đã quá muộn. Bên phía gia đình nói, họ không hề có chuyện không đồng ý mổ, tất cả đều là do trách nhiệm của bệnh viện. Sự việc này trước mắt vẫn đang tranh chấp, chưa được giải quyết. Tôi chỉ muốn nói một phán đoán giản đơn nhất của mình: Trong cuộc sống, có thể đem đến cho bản thân chúng ta những tổn thương chí mạng, thực ra không phải người ngoài mà đa phần đều là những người thân cận nhất. Và thực sự có thể bức chết một người phụ nữ, so sánh với sự thất vọng đối với bệnh viện, càng có khả năng là sự tuyệt vọng đối với chồng. Nếu như là vấn đề của bệnh viện, sản phụ hoàn toàn có thể nói với gia đình, tìm lãnh đạo bệnh viện hoặc đổi bệnh viện. Bình thường khi có một chút hi vọng, một chút tình người tồn tại, người phụ nữ đều sẽ không lựa chọn một cách tàn nhẫn như vậy, đem theo đứa con còn chưa chào đời tìm đến cái chết. Đa số những lí do dẫn đến tự sát, đều là do đột nhiên phát hiện ra bản thân không còn chút quan hệ gì với thế giới này. Người phụ nữ ấy nhảy lầu, khả năng lớn là do sự tuyệt vọng cực đoan và đau lòng, bởi vì không có ai thấu hiểu, không có một ai giúp cô ấy chống lưng. Sinh con, là thời khắc mà người phụ nữ yếu đuối nhất trong cuộc đời. Đáng tiếc là rất nhiều người đàn ông lại không ý thức được. Trước tiên, về mặt sinh lí, người phụ nữ phải trải qua một cơn đau thập tử nhất sinh. Tôi đã từng hỏi rất nhiều người phụ nữ trải qua sinh nở, họ đều nói, sinh thường đau đến cỡ nào, đau cỡ bác sĩ dùng dao rạch tầng sinh môn mà không dùng đến thuốc tê bởi vì những cơn đau khi sinh đã vượt qua nỗi đau đớn cắt da cắt thịt kia rồi. Còn sinh mổ đau đến cỡ nào? Bạn bước ra từ phòng mổ, trên bụng có một vết sẹo dài đến mười mấy phân, khi hết thuốc tê chỉ cần hơi cử động đã đau buốt ruột gan. Đi vệ sinh hai chân đều không ngừng run rẩy, đi tiểu được một nửa phải dừng lại một lát, hít thở sâu mới có thể đi tiếp. Tiếp đến về mặt tâm lí, phụ nữ cũng phải trải qua nỗi sợ hãi hết sức ghê gớm. Nằm trên bàn mổ, đèn bật sáng, được tiêm một liều thuốc tê nửa thân dưới, sản phụ hoàn toàn có ý thức, mắt mở đăm đăm cảm nhận được bác sĩ dùng dao, rạch từng lớp từng lớp da bụng, rạch tử cung để đưa đứa bé ra ngoài. Giống như một linh kiện điện tử bị tháo ra, sau đó lại được ráp lại. Lúc này, cái phụ nữ cần chính là sự nhẫn nại, dịu dàng vô điều kiện của chồng bên cạnh, hiểu được sự đau đớn và cô đơn của vợ khi vượt cạn. Thế nhưng có những người chồng lại không làm được. Đến hai bệnh viện sản nổi tiếng ở thủ đô, chúng tôi đứng ở ngoài cửa phòng sinh, quan sát xem khi người vợ đang đau đớn sinh con thì các ông chồng đang làm gì. Thì ra những tình tiết như ngôn tình trên phim đều là bịa đặt. Trong phim, khi sản phụ ở trong phòng sinh, người chồng ở bên ngoài vô cùng nóng ruột, vò đầu bứt tai, đi qua đi lại, thi thoảng lại ngóng qua tấm cửa kính nhìn vào phòng sinh. Chỉ cần có một chút động tĩnh là lập tức xông lên hỏi y tá, vợ tôi thế nào rồi, cô ấy có làm sao không? Hiện thực hoá ra phũ phàng hơn rất nhiều, hành động nôn nóng đó không phải của chồng mà là của bố mẹ sản phụ. Họ một giây cũng không ngồi yên, đứng trước cửa phòng sinh, căng thẳng chờ đợi. Còn đại đa số các ông chồng, đều ngồi trên ghế, căng thẳng ..... chơi game. Có người ngồi trên ghế chơi điện thoại, có người còn trực tiếp đứng trước cửa thang máy, đơn giản vì ở đó có ổ cắm sạc điện thoại. Tôi nhìn thấy một anh chàng béo đứng trước phòng chờ sinh gọi điện thoại cho vợ. Anh ta nói: " Alo, Em nằm ở giường nào, giường số 12 hả? Em mau hỏi bác sĩ xem anh và mẹ đợi em ở trước phòng sinh hay là về nhà đợi? Dù sao cũng chẳng biết em khi nào mới sinh, cả nhà lại không được vào. Anh đưa mẹ xuống lầu đi ăn cơm, có chuyện gì em nhờ y tá đi. Lát có gì gọi cho anh". Điện thoại còn chưa cúp, đã thấy anh ta và mẹ gấp rút lao đến trước cửa thang máy, kịp thời chen vào cánh cửa thang máy còn chưa kịp đóng lại. Tôi chưa từng gặp một người béo nào lại chạy nhanh như thế. Tỉ mỉ quan sát, tôi phát hiện ra khi ngồi đợi sinh, trang bị của người nhà cũng không giống nhau. Đàn ông đợi vợ, vật tuỳ thân gồm có: điện thoại, ví tiền, thuốc lá, nước, sạc dự phòng... Còn mẹ đợi con gái sinh, vật đem theo lại là quần áo, khăn, đồ ăn, canh nóng, nước sôi... Chúng tôi còn nhìn thấy một màn, khi người mẹ còn nằm trong phòng mổ, đứa trẻ được đưa ra ngoài trước. Chồng và mẹ chồng lập tức vui mừng lao đến, đem theo điện thoại quay phim, chụp ảnh cả một đoạn hành lang, âu yếm gọi con:" Con yêu, nhìn bố, cười một cái nào..." Chụp ảnh cả nửa ngày mới nghĩ ra, hình như quên mất chuyện gì đó. Lúc này mới hỏi:" Thế vợ tôi đâu rồi?" Khi phỏng vấn một bác sĩ nổi tiếng của bệnh viện sản, cô ấy nói có một chuyện làm cô ấy có ấn tượng rất sâu, vào mùa đông, đúng ca trực của cô ấy, có một người phụ nữ vừa sinh xong. Chồng và gia đình chồng lập tức chạy đi chụp ảnh đứa bé, còn hỏi mật mã wifi để đăng lên mạng xã hội. Sản phụ một mình nằm trên chiếc giường trong phòng hồi sức. Lúc ấy trời rất lạnh, người phụ nữ đó không ngừng run rẩy. Bố của sản phụ lập tức cởi áo ngoài ra đắp cho cô ấy. Người ông ấy rất gầy, bên trong mặc độc một chiếc áo cộc tay. Còn người chồng, vừa cao vừa to, mặc áo len áo khoác lại không hề nghĩ đến chuyện nên làm chút gì đó cho vợ mình. Thực sự, một người đàn ông yêu hay không yêu bạn, chỉ có đến khoa sản mới biết. Khoa sản là nơi có thể nhìn ra được thứ tự quan trọng nhất trong lòng người đàn ông. Rốt cuộc là vợ quan trọng hay con quan trọng? Một bác sĩ nói, cô ấy làm việc đã 10 năm, đỡ đẻ cho khoảng trên 1000 đứa trẻ. Chỉ có một người đàn ông, trong quá trình chờ sinh rớt nước mắt nhờ cô ấy, bác sĩ, làm ơn giúp vợ tôi đỡ đau đớn đi một chút có được không? Có rất nhiều người chồng, rất nhiều bà mẹ chồng, điều họ quan tâm nhất chỉ là trong quá trình sinh, làm thế nào mới tốt cho đứa trẻ. Ví dụ như có những người nghe nói tiêm thuốc giảm đau không tốt cho đứa trẻ, thế là họ hỏi bác sĩ, không tiêm có được không? Giữa vợ và con, có những người chồng sẽ chọn con? Vậy rốt cuộc vợ và tiền cái nào quan trọng? Có người sẽ chọn tiền. Ví dụ như nghe bác sĩ nói, tiêm thuốc gây tê màng cứng là chi phí phát sinh, không nằm trong diện bảo hiểm, nghe xong giá tiền, có người sẽ ngập ngừng hỏi vợ, em có chịu đau được không? Hoặc ví dụ, sinh mổ đắt hơn sinh thường, có người chồng sẽ nói, em cố một chút, chúng ta không mất tiền oan. Đối với họ, cảm giác của vợ, sự đau đớn của vợ đều không đáng giá. Vậy rốt cuộc vợ quan trọng hay mẹ họ quan trọng hơn? Trường hợp khoa sản thường gặp nhất là có lúc, người vợ đau quá muốn sinh mổ, người chồng vốn đã mềm lòng chuẩn bị kí cam kết. Kết quả mẹ chồng nói, vẫn là sinh thường tốt cho đứa trẻ, hơn nữa trong vòng hai năm có thể sinh tiếp, cố đẻ thường đi. Chồng lập tức liền buông giáp đầu hàng, nghe lời mẹ, điều này làm người vợ vô cùng tuyệt vọng. Có lúc người vợ đau vô cùng, không chịu được rên la to tiếng, chồng vốn dĩ cũng rất thương xót vợ. Kết quả mẹ chồng bên cạnh nói, đau đến thế hay sao, mẹ ngày xưa vừa sinh đã lập tức ra đồng, con gái bây giờ tiểu thư quá. Chồng lập tức nói theo, cũng phải, đàn bà ai cũng phải đẻ, có phải mình em biết đẻ đâu. Những lời này tính sát thương còn hơn cả bị trúng một đao. Suy cho cùng, đàn ông làm như vậy, khiến phụ nữ buồn là vì họ không hề xem vợ là người thân yêu nhất, thậm chí còn không xem vợ là người một nhà. Em xem anh là chồng, anh lại chỉ xem em là máy đẻ. Và máy đẻ thì không biết đau. Khi mới kết hôn, đàn ông ai cũng thề non hẹn biển, bất kể ốm đau hay khoẻ mạnh, giàu có hay nghèo khó, đều sẽ vĩnh viễn yêu, tôn trọng, bảo vệ cô ấy suốt đời... Mấy lời này trong thời khắc vợ sinh con, rất nhiều người dường như đã quên sạch sẽ. Chỉ có lúc sinh con, phụ nữ mới có thể nhìn ra được con người thật của chồng mình. Hoá ra không phải hôn nhân, phòng sinh mới là nấm mồ của tình yêu. Và giá như người đàn ông nào cũng nếm thử nỗi đau đớn của vợ, có lẽ sẽ không còn những người mẹ trầm cảm, những cái chết đau đớn như vậy nữa. Nguồn: sưu tầm
215 notes · View notes
zuytcom · 4 years
Text
Ở nhà ‘ăn bám’ nhưng mẹ chồng vẫn ‘cưng như trứng mỏng’ nhưng bí mật phía sau khiến tôi ‘phát điên’
Thứ Sáu, 26/06/2020 lúc 1:38
Mấy hôm trước, do ở nhà thời gian dài chán quá nên tôi rủ bạn ra ngoài dạo phố. Tình cờ thế nào tôi nhìn thấy mẹ chồng, đáng nói bà lại đang đi cùng với mẹ đẻ tôi.
Tôi vừa nghỉ việc được hơn 1 tháng nay. Chỗ làm ấy của tôi xa nhà chồng đến 20km, đi lại khá mệt mỏi. Sau khi kết hôn tôi vẫn đi về mỗi ngày nhưng lần ấy tôi bị tai nạn ngã xe tới mức rạn xương tay. Vì thế sau khi bàn bạc với chồng, tôi quyết định nghỉ việc để xin về gần nhà hơn. Hiện tại tôi ở nhà vừa dưỡng thương vừa chờ tìm chỗ làm mới.
Ngay khi về làm dâu tôi đã biết mẹ chồng là một người chặt chẽ trong chuyện tiền bạc. Sau đám cưới 1 ngày bà gọi vợ chồng tôi đến thông báo khoản đóng góp hàng tháng là 8 triệu. Tôi bất mãn vì 2 vợ chồng chỉ ăn ở nhà mỗi bữa tối, lương cộng lại mới có 15 triệu và tiền điện, nước chúng tôi vẫn phải đóng. Song là dâu mới lại không thấy chồng phản đối, tôi đành im lặng.
Là dâu mới nên tôi đành im lặng. (Ảnh minh họa)
Tôi kể ra không phải có ý nói xấu mẹ chồng mà để làm dẫn chứng cho sự khó hiểu của tôi sau đó. Chẳng là khi tôi bị tai nạn rồi nghỉ việc ở nhà, mẹ chồng đột ngột tốt bụng lạ kỳ. Bà chủ động bảo chồng tôi chỉ cần đưa bà 5 triệu/tháng, tôi không đi làm nên được miễn.
Chẳng những thế mẹ chồng còn không cho tôi làm gì, bảo tôi phải giữ gìn kẻo chỗ xương bị rạn lại trở nặng thì khổ. Các bữa ăn trong nhà cải thiện đáng kể, trong tủ lạnh thì luôn có hoa quả, đồ ăn vặt. Tôi ở nhà dưỡng thương và “ăn bám” mà còn được cưng như trứng mỏng, khác biệt hẳn so với lúc đi làm kiếm ra tiền. Như thế bảo sao tôi không thấy lạ lùng cơ chứ!
Mấy hôm trước, do ở nhà thời gian dài chán quá nên tôi rủ bạn ra ngoài dạo phố. Tình cờ thế nào tôi nhìn thấy mẹ chồng, đáng nói bà lại đang đi cùng với mẹ đẻ tôi. Tôi lấy làm lạ vì mẹ đẻ hẹn gặp mẹ chồng mà không hề nói gì với con gái cả. Thấy 2 bà vào siêu thị, tôi với bạn lén vào theo.
Đứng cách 1 kệ hàng, tôi nghe mẹ đẻ bảo mẹ chồng thích quần áo nào cứ ra chọn, bà sẽ mua tặng. “Sáng nay tôi mới chuyển tiền tháng này vào thẻ của chị rồi đấy, lát nữa về chị nhớ kiểm tra nhé!”, mẹ tôi còn nói 1 câu khiến tôi không thể tin nổi.
Tumblr media
Đứng cách 1 kệ hàng, tôi nghe được hết cuộc nói chuyện của mẹ chồng và mẹ đẻ. (Ảnh minh họa)
Tôi ra ngoài gọi điện cho mẹ đẻ, nói muốn gặp bà ngay lập tức, tôi đã biết bà đi siêu thị với mẹ chồng rồi. Sau đó dưới sự ép hỏi của tôi, mẹ đành nói thật rằng bà biết mẹ chồng tôi là người thế nào nên giấu con gái gửi cho thông gia 10 triệu/tháng để lo cơm nước, việc nhà, chăm sóc tôi. Cũng vì lẽ đó mà cuộc sống thất nghiệp ở nhà chồng của tôi mới yên lành đến vậy.
Nói thực gia đình tôi khá có điều kiện nhưng đi lấy chồng rồi tôi không muốn phiền đến bố mẹ. Tôi khó khăn thì người phải lo cho tôi là chồng cũng như lúc anh gặp hoạn nạn tôi đâu thể trả anh về cho bố mẹ chồng?
Mẹ chồng cầm 10 triệu của mẹ tôi, vẫn đòi con trai đưa thêm 5 triệu nữa khiến tôi càng nghĩ càng bực. Vợ chồng tôi dư dả đã đành, đằng này con cái còn chưa có mà không có xu tiết kiệm nào hết. Tôi có nên đòi lại tiền không mọi người, đóng cho bà đúng 8 triệu/tháng như trước thôi? Biết sẽ lại ầm ĩ nhà cửa nhưng tôi nhịn hết nổi rồi!
Theo P.G.G/Báo Tổ quốc
Bài viết Ở nhà ‘ăn bám’ nhưng mẹ chồng vẫn ‘cưng như trứng mỏng’ nhưng bí mật phía sau khiến tôi ‘phát điên’ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Zuyt.
from Zuyt https://zuyt.com/tin-giai-tri/o-nha-an-bam-nhung-me-chong-van-cung-nhu-trung-mong-nhung-bi-mat-phia-sau-khien-toi-phat-dien/
0 notes
viclip360top-blog · 4 years
Text
Đại Hồng Thủy (Kỳ 2): Con tàu của Noah
Tumblr media
Thật là một con tàu khổng lồ, nó cao đến hơn 16m, rộng 26m và dài đến 150m. Nó không có bánh lái và trông như một chiếc hộp vuông bởi vì mục đích của nó không phải là để lái đi đến đâu cả, chỉ là nổi và sống sót. Noah khoan khoái ngắm nhìn con tàu đã gần như hoàn thiện sau gần 50 năm xây dựng. Thật là một khoảng thời gian không nhỏ. Bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả máu nữa đã đổ vào đây. Xem  Kỳ 1 “Chuyện Kinh Thánh” là tác phẩm văn học nổi tiếng được viết dựa trên Kinh Thánh của người Cơ Đốc, tác giả là nữ văn hào Pearl Buck – người đã từng giành giải Nobel Văn Chương năm 1938 và giải thưởng báo chí Pulitzer năm 1931. Loạt bài “Đại Hồng Thủy” của “Giải mã danh tác” là nội dung phóng tác dựa trên câu chuyện về “Noah và Đại Hồng Thủy” trong “Chuyện Kinh Thánh” mà vẫn giữ nguyên tinh thần của truyện. Kính mời quý độc giả thưởng thức. Noah vừa kết thúc một cuộc họp cả gia đình bao gồm hai vợ chồng ông cùng các con trai Shem, Ham, Japheth và vợ của họ. Ông đã thông báo cho họ huấn thị của Thiên Chúa. Xưa nay, Noah vẫn là người chính trực và giáo huấn con cái đến nơi đến chốn, nên các con ông cũng là những người ngay lành và hiếu thuận. Bởi vậy, cả gia đình Noah đều cảm nhận được mức độ cực kỳ nghiêm trọng của vấn đề. Họ bàn bạc về những việc cần phải làm. Sẽ phải vào núi đẵn cây rồi vận chuyển về; có gỗ và các nguyên vật liệu khác thì mới đóng tàu; phải đi tìm và lùa bắt các loài chim thú như yêu cầu của Thiên Chúa; phải chuẩn bị lương thực cho đại gia đình và cho lũ thú vật, trong khi đó vẫn phải lo mùa màng để có cái ăn hàng ngày. Nhưng có một việc cần làm trước nhất, đó là đi cảnh tỉnh hết thảy mọi người về tai họa này. Họ cần biết rằng nếu họ không thay đổi lối sống, trở nên tốt đẹp hơn, thì 50 năm nữa họ sẽ bị quét sạch khỏi thế gian này. Thiên Chúa từ bi đã ban cho họ cơ hội không nhỏ, và họ phải biết nắm lấy.
Tumblr media
Họ cần biết rằng nếu họ không thay đổi lối sống, trở nên tốt đẹp hơn, thì 50 năm nữa họ sẽ bị quét sạch khỏi thế gian này. (Ảnh: WIkipedia) Các con trai của Noah được ông phân công đi báo cho những người hàng xóm, những người sống ở ngoại thành. Còn ông nhằm hướng Simara tiến bước. Noah nghĩ đến Ichabod, ông không có anh em ruột, dầu sao Ichabod cũng là người họ hàng gần nhất của ông. Ông muốn gặp và thuyết phục cậu ấy một lần nữa trước khi loan tin cho toàn bộ người dân của đô thành Simara. Hiện nay, Ichabod đã đắc cử vị trí cao trong hội đồng dân biểu, cơ quan quyền lực cao nhất của đô thành Simara. Khai thông được chỗ Ichabod, người dân cũng sẽ có thêm nhiều cơ hội. Thật không may, hôm đó Ichabod đi vắng. Noah chờ mãi cho đến trưa mà không gặp được cậu em họ, thế rồi ông quyết định sẽ đi cảnh báo cho nhân dân của Simara trước. Nhưng khi Noah gặp từng người và từ tốn chia sẻ sự thật đáng sửng sốt đó, điều mà ông nhận lại chỉ là những cái nhìn nghi ngờ, ghẻ lạnh, những lời chế giễu. Như là: Có người thì bất kính, bất tín Thần: - Ông già này mê tín dị đoan, thời nay làm gì có Thiên Chúa với phép lạ. - Chúng ta tự quyết định số phận của mình, làm gì có Thánh Thần nào, ông chỉ bịa đặt. Có kẻ tỏ ra thức thời: - Thời này là thời nào rồi mà lão còn kể mấy câu chuyện cổ tích thế? Lại có kẻ trong tâm đầy nghi ngờ, “suy bụng ta ra bụng người”: - Ông ăn lương ai mà đi tuyên truyền bậy bạ thế hả ông già? Có người mỉa mai: - Đại Hồng Thủy chảy hướng nào bảo cho biết để tôi còn chạy nào? - Này ông già “nhặt lá đá ống bơ”, xổng ra từ trại nào đấy? Có người thì tỏ vẻ hiểu biết hơn: - Trái Đất này mãi trường tồn. Chỗ này lụt thì chỗ kia khô. Ông tuyên truyền thế không phải là mê muội cuồng tín sao? Người lớn thì cười rộ lên nhạo báng, còn lũ trẻ con thì lấy cà chua trứng thối ném ông. Noah vẫn điềm nhiên đứng thẳng chịu đựng mà không tỏ ra tức giận.
Tumblr media
Dù bị cười nhạo, phỉ báng nhưng Noah vẫn điềm nhiên đứng thẳng chịu đựng mà không tỏ ra tức giận. (Ảnh qua Thư viện trực tuyến Tháp Canh) Mãi đến tối mịt, Noah mới trở về nhà, thực ra, dù giỏi chịu đựng, cả thể xác lẫn tinh thần của ông đều bải hoải rã rời. Nhưng sáng hôm sau ông vẫn đi vào Simara để rao truyền lời Thiên Chúa. Ông chấp nhận mọi khổ nhục, cốt sao cho người dân hiểu ra chân tướng sự việc để thay đổi và có lối sống tốt đẹp hơn. Dù có hay không có Đại Hồng Thủy, đó vẫn là một điều nên làm. Nhưng chẳng có ai tin vào điều ấy. Ngược lại, ai cũng tin rằng, Simara dù có sa đọa đến đâu thì trong đó cũng không có mình. Do vậy, lời Thiên Chúa hay bất cứ ai đó không phải đang nói về họ. Sau một tháng trời, người dân đô thành này đã quen nhẵn mặt Noah, có những người lảng tránh khi ông tiếp cận họ, có người thì mắng xơi xơi vào mặt Noah và đối xử với ông như với một kẻ lừa đảo; có những người thì kết tội ông tung tin nhảm nhí, bịa đặt, gây hoang mang và làm mất trật tự an ninh đô thành… Có những hôm mây trời xám xịt, khí trời lạnh buốt, mưa bụi giăng m�� mịt, người ta phần lớn ở trong nhà để sưởi ấm thì Noah vẫn cứ đi để rao truyền sự thật, hôm ấy ông bị những tên côn đồ đánh đập thẳng tay đến chảy máu đầu và ngã xuống trên hè phố. Mặc kệ, Noah gượng dậy và vẫn tiếp tục đi làm việc cần làm. Máu chảy trên mặt ông, nhỏ tong tong xuống đường cũng chẳng làm chậm lại những bước chân của Noah. Có những hôm ông còn bị cảnh sát của Simara bắt giữ cả ngày trên đồn để tra khảo rằng ai đã xúi giục ông làm việc ấy.
Tumblr media
Dù bị côn đồ đánh đập hay bị cảnh sát của Simara bắt giữ nhưng ông vẫn không bỏ cuộc. (Ảnh: Shutterstock) Thế mà Noah cứ đi. Sáng tinh mơ ra đi, tối mịt mới về. Suốt một tháng trời như thế. Hôm nào ông cũng rẽ qua nhà Ichabod nhưng không gặp được cậu ta. Thực ra, sau hôm đầu tiên Noah ra phố, mạng lưới cảnh sát mật của Ichabod đã cho anh ta biết về việc làm của ông. Vì vậy, một mặt Ichabod tránh né Noah; mặt khác, anh ta cho người ngăn cản, gây khó dễ ông anh họ mình. Sau một tháng, kết quả công việc của những người con trai của Noah cũng chẳng khá hơn. Chẳng ai chịu tin lời họ nói hoặc tự nhìn lại mình. Nhưng ít nhất thì lúc này qua gia đình Noah, tất cả mọi người đã được nghe lời rao truyền về huấn thị của Thiên Chúa, nên cha con Noah quyết định dừng lại. Giờ đây, ai nấy đều phải có lựa chọn của mình. Vậy là, sau một tháng trời, họ mới bắt tay vào việc đóng tàu. Muốn đóng được tàu thì phải đi đốn gỗ ở núi xa, vì cây lớn ở gần đây đã bị khai thác cạn kiệt. Tình trạng động vật hoang dã còn thê thảm hơn. Noah nhớ đến cái ghế bành làm từ gỗ quý và tấm da của mấy con báo lớn ghép lại để chứa vừa tấm thân của Ichabod, đó là lối hưởng thụ của người giàu ở Simara – khai thác thiên nhiên đến cạn kiệt để làm giàu cho riêng mình. Vậy nên muốn kiếm đủ số thú vật để đưa lên tàu thì chắc chắn họ phải đi rất xa mới tìm đủ. Như vậy, thì phải có phương tiện khai thác và chuyên chở nhưng gia đình Noah không có, mà thiên hạ đang quay lưng với gia đình ông. Biết làm sao bây giờ? Noah quyết định thực hiện một chuyến đi xa vào tận núi Zargos cùng với các con trai. Họ bắt về hai cặp voi rừng to lớn, định bụng sẽ thuần hóa chúng để sử dụng trong việc đốn hạ, vận chuyển gỗ và lương thực cũng như đóng tàu. Rồi từ hai cặp voi này có thể sinh đẻ ra những thế hệ voi mới, sử dụng cho công cuộc đóng tàu kéo dài hàng thập kỷ đầy gian khổ. Việc mùa màng đồng áng và ăn uống hàng ngày đành giao cho đám phụ nữ trong nhà. Nhưng việc đi lấy gỗ quả là cực kỳ khó nhọc, đàn voi hoang dã cũng bất kham và nguy hiểm, điều khiển cho chúng biết phục tùng đã khó, chưa nói đến việc luyện được một kỹ năng nào ra hồn.
Tumblr media
Nhưng việc đi lấy gỗ quả là cực kỳ khó nhọc, đàn voi hoang dã cũng bất kham và nguy hiểm. (Ảnh: Shutterstock) Vậy nên, đã một năm rồi, họ chưa mang về được một cây gỗ nào. Chiều nay khi chặt cây, Shem còn bị rìu liếc vào chân chảy máu đầm đìa. Còn Ham bối rối khiến con voi hoảng sợ lồng lên nên bị ngã từ lưng voi xuống đất gãy tay. Khi cả bốn cha con thất thểu từ rừng già trở về còn bị gia đình Yogev và những người hàng xóm khác cười nhạo: - Này Noah, thuyền sắp xong chưa? Lụt đến nơi rồi. - Sao ông không nhờ Thiên Chúa giúp cho? Thiên Chúa của ông thần thông quảng đại đến thế cơ mà? Hay ông ta trốn mất rồi? - Đúng là lũ cuồng tín, sao không chết đi cho rảnh. Họ trêu ghẹo khiến các con trai của Noah cũng nổi khùng lên và xông tới để ẩu đả bất chấp vết thương đang đau đớn. Noah quát lớn: - Shem, Ham, Japheth. Dừng tay lại. Quay về đây. Ba người con trai lùi về chỗ người cha đang đứng sừng sững thật vững chãi và nghiêm nghị, mắt họ vẫn còn long lanh giận dữ. - Các con làm thế thì có gì tốt đẹp hơn họ đâu, làm sao xứng đáng là những người được Thiên Chúa lựa chọn để tồn tại. Noah khẽ nói. Rồi quay sang mấy kẻ khiêu khích, ông ôn tồn: - Các vị không nên nói thế. Các vị nói chúng tôi thế nào cũng được, nhưng không được báng bổ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tạo ra dân tộc này. Nếu các vị phủ nhận Thiên Chúa, có khác gì phủ nhận chính nguồn gốc của mình?
Tumblr media
Các vị không nên nói thế. Các vị nói chúng tôi thế nào cũng được, nhưng không được báng bổ Thiên Chúa. (Ảnh: Shutterstock) Rồi cả mấy cha con tiếp tục di chuyển về nhà, bỏ lại sau lưng là những tiếng cười và lời nói ác ý. Nhưng đón chờ họ ở nhà là những khuôn mặt phụ nữ mệt mỏi, kiệt quệ. Trong một năm trời những người đàn bà ấy đã phải quần quật lo việc đồng áng nặng nhọc, lại còn phải phục vụ nhu yếu phẩm cho những chuyến đi của bốn cha con Noah. Nhà vắng đàn ông nên mấy người con dâu trẻ tuổi xinh đẹp cũng bị đám trai tráng xung quanh trêu cợt quấy rầy. Lại thêm công việc không tiến triển chút gì, Shem, Ham thì bị thương khiến họ rầu rĩ, ngã lòng. Từ đó, họ nghi ngờ Thiên Chúa. Trong không khí bi quan ấy, chính Noah cũng cảm thấy phân vân. Ông không nghi ngờ Thiên Chúa của mình, nhưng ông cảm thấy khó hiểu với công việc mà Thiên Chúa giao cho ông. Ý nghĩa của toàn bộ công trình này là gì? Tại sao ông phải tự tay làm nó? Và trong vườn olive, Noah cầu nguyện. Thiên Chúa đã hiện ra trước mặt ông cao lớn sừng sững và uy nghi sáng chói. - Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con chỉ là những người trần mắt thịt, làm sao chúng con có thể làm hết những công việc khó khăn này? Sao Ngài không làm điều ấy, đối với Ngài chỉ một niệm là thành? Noah hỏi. Giọng Thiên Chúa rền vang và ấm áp: - Đúng, ta có thể tái tạo mọi thứ từ đầu Noah ạ, kể cả ngươi và gia đình ngươi, nhưng như thế thì đã là người khác rồi, không còn là các ngươi nữa. Còn tại sao ta không tạo ra con tàu cùng với hết thảy thú vật sẵn sàng trên đó ư? Vì từ thuở Sáng thế, thú vật được ta tạo ra để phục vụ con người, làm giàu có thêm thế giới của con người. Như vậy, các ngươi phải có trách nhiệm với chúng, như ông tổ Adam của ngươi đã làm vậy. Vả lại, nếu các ngươi không phải làm gì nữa thì còn đâu cơ hội để các ngươi tự hoàn thiện mình? Chừng nào tâm các ngươi chưa được “ma luyện” qua hết thảy những khó nhọc của thân xác và những nỗi thống khổ của tinh thần để trở nên toàn vẹn thì các ngươi vẫn chưa chứng tỏ mình xứng đáng có mặt ở tương lai. Chỉ cần trong tâm các ngươi không có điều gì trở ngại, lúc ấy Thần tích của ta mới có thể triển hiện để giúp các ngươi được.
Tumblr media
Chỉ cần trong tâm các ngươi không có điều gì trở ngại, lúc ấy Thần tích của ta mới có thể triển hiện. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp) Noah cúi đầu kính cẩn lắng nghe. Không biết là ánh nắng mặt trời buổi sớm hay ánh sáng dịu dàng của Thiên Chúa bao phủ con người ông, mơn man nhẹ nhàng như an ủi, như khích lệ. Đầu óc Noah bỗng nhiên bừng sáng, toàn thân chấn động và ấm nóng. Lúc ông ngẩng đầu lên, Thiên Chúa đã biến mất tự lúc nào, chỉ còn lưu lại một áng mây ngũ sắc xa tít trên nền trời xanh thăm thẳm. Noah họp các con trai lại và nói: - Này các con, hãy tươi tỉnh lên và để mọi thứ được lây tâm trạng tích cực của mình. Hãy nhớ: “hình tướng do tâm sinh ra, cảnh vật cũng do tâm mà thay đổi”. Vợ các con là những người phụ nữ rất tốt, nhưng họ vẫn thiếu một chút đức tin, giống như bà tổ Eva của chúng ta. Hy vọng các con không mắc lại sai lầm của ông tổ Adam là nghe vợ quá mức đến nỗi dám hái cả trái cấm và bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng. Các con hãy yêu thương và trấn an họ, họ sẽ giúp đỡ các con đắc lực như hồi nào vẫn thế. Còn thì Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta đâu. Nhưng khi chúng ta có niềm tin thì Ngài mới giúp chúng ta được. Những người con trai đăm đăm nhìn cha và họ cảm nhận như được truyền thêm một luồng sinh lực vô biên từ niềm tin không thể lay chuyển của cha mình. Họ thầm nhắc mình phải kiên định hơn. Từ đó mọi việc dần dần đi vào quỹ đạo. Những người phụ nữ được an ủi và khích lệ đã vững vàng hơn. Cả gia đình Noah đã có thể sống bình thản giữa những lời trêu chọc khiêu khích của những người xung quanh. Bốn cha con họ cũng thuần thục trong việc điều khiển đàn voi; họ đã khai thác được những cây gỗ đầu tiên. Họ dành thời gian làm một chiếc xe có bánh bằng gỗ, đặt trên đó gỗ khai thác được rồi dùng voi kéo để vận chuyển về tận xưởng đóng tàu ở gần nhà. Rồi với sự trợ giúp của lũ voi, họ ghép những thanh gỗ đã được cưa cắt lại với nhau. Cứ thế, con tàu lớn đã dần dần thành hình… …
Tumblr media
Được sự khích lệ từ Noah, cả gia đình ông như được tiếp thêm nghị lực và niềm tin, từ đó mọi việc dần dần đi vào quỹ đạo và con tàu lớn đã dần thành hình...(Ảnh qua thư viện trực tuyến Tháp Canh) Noah vươn vai, duỗi tấm thân mỏi nhừ sau một ngày làm việc. Ông đang ngồi trên một cây xà gỗ to, nghỉ tay một chút và ngắm nhìn cấu trúc khổng lồ của con tàu. Trong không khí nồng nặc mùi dầu hắc, rơm, củi và lá cây là những thứ dùng để trét kín con tàu. Phía trên giàn giáo dựng xung quanh con tàu khổng lồ, Ham đang làm công việc hoàn thiện, trét những lớp cuối cùng xung quanh mạn tàu. Thật là một con tàu khổng lồ, nó cao đến hơn 16m, rộng 26m và dài đến 150m. Nó không có bánh lái và trông như một chiếc hộp chữ nhật bởi vì mục đích của nó không phải là để lái đi đến đâu cả, chỉ là nổi và sống sót. Noah khoan khoái ngắm nhìn con tàu đã gần như hoàn thiện sau gần 50 năm xây dựng. Thật là một khoảng thời gian không nhỏ. Bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả máu nữa đã đổ vào đây. Lương thực đã được chuẩn bị đầy đủ sau chừng ấy năm. Ngoài hoa màu thu hoạch ngoài đồng thì còn rất nhiều những hoa trái, hạt khô, rau rừng mà cha con Noah cần mẫn chuyên chở về sau những lần đi đốn gỗ. Giờ chỉ còn có việc đi lùa thú vào đó là xong. Nghĩ đến việc đi lùa thú hoang. Noah cũng cảm thấy kỳ lạ. Khi chiếc tàu dần hoàn thành thì không biết cơ man nào là thú hoang, đủ hết các loại ở đâu kéo về núi Zargos. Những nghĩ kỹ hơn, Noah hiểu đó chính là Thần tích mà Thiên Chúa đã triển hiện để giúp gia đình ông khi tín tâm của họ đã đủ đầy.
Tumblr media
Noah hiểu đó chính là Thần tích mà Thiên Chúa đã triển hiện. (Ảnh: Wikipedia) Giờ này Shem và Japheth đang vào Zargos để lùa thú. Chắc cũng sắp về. Hoàng hôn đang buông xuống. Công việc sắp xong nhưng Noah lại cảm thấy càng ngày càng sốt ruột. Sau chừng ấy năm, con người không tốt đẹp hơn mà ngày càng ham tranh đấu, càng lún sâu trong giả dối và độc ác. Noah chìm vào suy nghĩ nặng nề về cái ngày định mệnh sắp đến, cho tới khi mặt trời đã khuất bóng và sương dần buông. Rồi ông đứng dậy, đi bộ lên con dốc ghép từ những cây gỗ làm đường lên cho thú vật tiến vào thân tàu. Dạo này, ông hay ngủ lại bên trong tàu, thỉnh thoảng mới về nhà. Noah đã gặp một cơn ác mộng. Ông mơ thấy mình chìm xuống dưới cơn lũ khổng lồ. Xung quanh ông, cơ man nào là xác người và súc vật chết nổi lềnh bềnh, tái ngắt, lạnh cứng với những đôi mắt mở trừng trừng. Ông hét to lên một tiếng rồi choàng tỉnh dậy, người ướt đẫm mồ hôi lạnh. Nhưng đúng lúc đó, ông nghe thấy tiếng động lạ bên ngoài tàu, ông đánh thức Ham dậy. Qua những khe hở ở thân tàu ông thấy ánh lửa bùng lên, rồi khói lùa vào trong tàu mù mịt. Noah và Ham kinh hoàng chạy ra ngoài và hô hoán. Họ thấy một đám người mặc đồ đen bịt mặt tay cầm đuốc đang đốt những giàn giáo bằng gỗ. Lửa cháy bừng bừng từ đám giàn giáo và sắp bén vào thân tàu. Tiếng củi nổ lép bép, hơi nóng phả vào mặt, ánh lửa soi rõ khuôn mặt hai cha con Noah đang co rúm lại vì đau đớn. Ở đây chỉ còn hai người bọn họ và những kẻ ác, không có nước, không có dụng cụ chữa lửa. Mắt nhìn thấy công trình vĩ đại, tâm huyết cả đời người sắp biến thành tro bụi, Noah và Ham ôm nhau khóc. Bỗng trời nổi một cơn sấm sét kinh thiên động địa rồi một trận mưa rào cực lớn giội xuống đám cháy. Phút chốc, lửa tắt ngấm. Lửa tắt thì mưa cũng vừa tạnh. Noah chạy ngay tới đống giàn giáo ngấm nước đang bốc khói nghi ngút, gạt chúng ra. Giàn giáo đã hóa than rụng lả tả, nhưng thân tàu thì gần như không hề hấn gì. Đám hắc thủ đờ người ra khi nhìn thấy Thần tích triển hiện, rồi chúng hè nhau chạy trốn. Đó là những kẻ do Ichabod phái đến, trong đó có cả Yogev, hàng xóm của Noah.
Tumblr media
Lửa tắt thì mưa cũng vừa tạnh. Noah chạy ngay tới đống giàn giáo ngấm nước đang bốc khói nghi ngút, gạt chúng ra. (Ảnh: Wikipedia) Hai cha con Noah quỳ xuống tạ ơn Thiên Chúa và họ cứ quỳ như thế đến sáng. Sáng hôm sau hai anh em Shem và Japheth đã trở về cùng với cơ man nào là động vật. Nghe cha kể lại sự việc, cảm thấy việc đã đến lúc cấp bách, họ nhanh chóng lùa động vật lên tàu, bao gồm cả lũ voi - những trợ thủ đắc lực và thân thiết. Từng cặp, từng cặp chim thú như được ai điều khiển, ngoan ngoãn một cách kỳ lạ giống như đã được thuần dưỡng. Chim thì bay, thú thì đủng đỉnh đi bộ, bò sát thì bò lạch bạch. Shem và Japheth lùa chúng vào các ô chuồng đã đánh dấu sẵn cho từng loài trên tàu. Trong khi đó những người khác trong gia đình Noah cũng khuân đồ đạc và những vật dụng cuối cùng lên tàu. Mây đen bắt đầu kéo đến, dần dần dày đặc, có tiếng sấm sét đì đùng, bầu trời như thấp trĩu xuống. Và mưa bắt đầu rơi... (Còn tiếp...) ntdvn.com Read the full article
0 notes
diudangmotnua · 7 years
Quote
Những ngày này, Trung Quốc đang xôn xao vụ việc một sản phụ nhảy lầu tự sát khi đã cận kề giây phút lên bàn sinh. Nói về nguyên nhân nhảy lầu, bệnh viện và người nhà mỗi người giải thích theo một kiểu. Bệnh viện giải thích là, do sản phụ quá đau đớn không thể chịu được, hai lần cầu xin gia đình cho phép mổ, thậm chí còn quỳ xuống cầu xin. Bác sĩ chính cũng đề nghị gia đình tiến hành mổ nhưng đều bị gia đình cự tuyệt. Chồng của sản phụ kí vào giấy cam kết với bệnh viện như sau: “ Đã nắm rõ tình hình, yêu cầu sinh thường, có thể truyền thuốc kích thích cổ tử cung mở, chấp nhận trường hợp ngoài ý muốn.” Chấp nhận trường hợp ngoài ý muốn, và tình huống ngoài ý muốn lớn nhất đã xảy ra… Sản phụ trèo qua cửa sổ, lao mình từ tầng 5 xuống đất, cấp cứu nhưng đã quá muộn. Bên phía gia đình nói, họ không hề có chuyện không đồng ý mổ, tất cả đều là do trách nhiệm của bệnh viện. Sự việc này trước mắt vẫn đang tranh chấp, chưa được giải quyết. Tôi chỉ muốn nói một phán đoán giản đơn nhất của mình: Trong cuộc sống, có thể đem đến cho bản thân chúng ta những tổn thương chí mạng, thực ra không phải người ngoài mà đa phần đều là những người thân cận nhất. Và thực sự có thể bức chết một người phụ nữ, so sánh với sự thất vọng đối với bệnh viện, càng có khả năng là sự tuyệt vọng đối với chồng. Nếu như là vấn đề của bệnh viện, sản phụ hoàn toàn có thể nói với gia đình, tìm lãnh đạo bệnh viện hoặc đổi bệnh viện. Bình thường khi có một chút hi vọng, một chút tình người tồn tại, người phụ nữ đều sẽ không lựa chọn một cách tàn nhẫn như vậy, đem theo đứa con còn chưa chào đời tìm đến cái chết. Đa số những lí do dẫn đến tự sát, đều là do đột nhiên phát hiện ra bản thân không còn chút quan hệ gì với thế giới này. Người phụ nữ ấy nhảy lầu, khả năng lớn là do sự tuyệt vọng cực đoan và đau lòng, bởi vì không có ai thấu hiểu, không có một ai giúp cô ấy chống lưng. Sinh con, là thời khắc mà người phụ nữ yếu đuối nhất trong cuộc đời. Đáng tiếc là rất nhiều người đàn ông lại không ý thức được. Trước tiên, về mặt sinh lí, người phụ nữ phải trải qua một cơn đau thập tử nhất sinh. Tôi đã từng hỏi rất nhiều người phụ nữ trải qua sinh nở, họ đều nói, sinh thường đau đến cỡ nào, đau cỡ bác sĩ dùng dao rạch tầng sinh môn mà không dùng đến thuốc tê bởi vì những cơn đau khi sinh đã vượt qua nỗi đau đớn cắt da cắt thịt kia rồi. Còn sinh mổ đau đến cỡ nào? Bạn bước ra từ phòng mổ, trên bụng có một vết sẹo dài đến mười mấy phân, khi hết thuốc tê chỉ cần hơi cử động đã đau buốt ruột gan. Đi vệ sinh hai chân đều không ngừng run rẩy, đi tiểu được một nửa phải dừng lại một lát, hít thở sâu mới có thể đi tiếp. Tiếp đến về mặt tâm lí, phụ nữ cũng phải trải qua nỗi sợ hãi hết sức ghê gớm. Nằm trên bàn mổ, đèn bật sáng, được tiêm một liều thuốc tê nửa thân dưới, sản phụ hoàn toàn có ý thức, mắt mở đăm đăm cảm nhận được bác sĩ dùng dao, rạch từng lớp từng lớp da bụng, rạch tử cung để đưa đứa bé ra ngoài. Giống như một linh kiện điện tử bị tháo ra, sau đó lại được ráp lại. Lúc này, cái phụ nữ cần chính là sự nhẫn nại, dịu dàng vô điều kiện của chồng bên cạnh, hiểu được sự đau đớn và cô đơn của vợ khi vượt cạn. Thế nhưng có những người chồng lại không làm được. Đến hai bệnh viện sản nổi tiếng ở thủ đô, chúng tôi đứng ở ngoài cửa phòng sinh, quan sát xem khi người vợ đang đau đớn sinh con thì các ông chồng đang làm gì. Thì ra những tình tiết như ngôn tình trên phim đều là bịa đặt. Trong phim, khi sản phụ ở trong phòng sinh, người chồng ở bên ngoài vô cùng nóng ruột, vò đầu bứt tai, đi qua đi lại, thi thoảng lại ngóng qua tấm cửa kính nhìn vào phòng sinh. Chỉ cần có một chút động tĩnh là lập tức xông lên hỏi y tá, vợ tôi thế nào rồi, cô ấy có làm sao không? Hiện thực hoá ra phũ phàng hơn rất nhiều, hành động nôn nóng đó không phải của chồng mà là của bố mẹ sản phụ. Họ một giây cũng không ngồi yên, đứng trước cửa phòng sinh, căng thẳng chờ đợi. Còn đại đa số các ông chồng, đều ngồi trên ghế, căng thẳng ….. chơi game. Có người ngồi trên ghế chơi điện thoại, có người còn trực tiếp đứng trước cửa thang máy, đơn giản vì ở đó có ổ cắm sạc điện thoại. Tôi nhìn thấy một anh chàng béo đứng trước phòng chờ sinh gọi điện thoại cho vợ. Anh ta nói: “ Alo, Em nằm ở giường nào, giường số 12 hả? Em mau hỏi bác sĩ xem anh và mẹ đợi em ở trước phòng sinh hay là về nhà đợi? Dù sao cũng chẳng biết em khi nào mới sinh, cả nhà lại không được vào. Anh đưa mẹ xuống lầu đi ăn cơm, có chuyện gì em nhờ y tá đi. Lát có gì gọi cho anh”. Điện thoại còn chưa cúp, đã thấy anh ta và mẹ gấp rút lao đến trước cửa thang máy, kịp thời chen vào cánh cửa thang máy còn chưa kịp đóng lại. Tôi chưa từng gặp một người béo nào lại chạy nhanh như thế. Tỉ mỉ quan sát, tôi phát hiện ra khi ngồi đợi sinh, trang bị của người nhà cũng không giống nhau. Đàn ông đợi vợ, vật tuỳ thân gồm có: điện thoại, ví tiền, thuốc lá, nước, sạc dự phòng… Còn mẹ đợi con gái sinh, vật đem theo lại là quần áo, khăn, đồ ăn, canh nóng, nước sôi… Chúng tôi còn nhìn thấy một màn, khi người mẹ còn nằm trong phòng mổ, đứa trẻ được đưa ra ngoài trước. Chồng và mẹ chồng lập tức vui mừng lao đến, đem theo điện thoại quay phim, chụp ảnh cả một đoạn hành lang, âu yếm gọi con: “ Con yêu, nhìn bố, cười một cái nào…” Chụp ảnh cả nửa ngày mới nghĩ ra, hình như quên mất chuyện gì đó. Lúc này mới hỏi: “ Thế vợ tôi đâu rồi? ” Khi phỏng vấn một bác sĩ nổi tiếng của bệnh viện sản, cô ấy nói có một chuyện làm cô ấy có ấn tượng rất sâu, vào mùa đông, đúng ca trực của cô ấy, có một người phụ nữ vừa sinh xong. Chồng và gia đình chồng lập tức chạy đi chụp ảnh đứa bé, còn hỏi mật mã wifi để đăng lên mạng xã hội. Sản phụ một mình nằm trên chiếc giường trong phòng hồi sức. Lúc ấy trời rất lạnh, người phụ nữ đó không ngừng run rẩy. Bố của sản phụ lập tức cởi áo ngoài ra đắp cho cô ấy. Người ông ấy rất gầy, bên trong mặc độc một chiếc áo cộc tay. Còn người chồng, vừa cao vừa to, mặc áo len áo khoác lại không hề nghĩ đến chuyện nên làm chút gì đó cho vợ mình. Thực sự, một người đàn ông yêu hay không yêu bạn, chỉ có đến khoa sản mới biết. Khoa sản là nơi có thể nhìn ra được thứ tự quan trọng nhất trong lòng người đàn ông. Rốt cuộc là vợ quan trọng hay con quan trọng? Một bác sĩ nói, cô ấy làm việc đã 10 năm, đỡ đẻ cho khoảng trên 1000 đứa trẻ. Chỉ có một người đàn ông, trong quá trình chờ sinh rớt nước mắt nhờ cô ấy, bác sĩ, làm ơn giúp vợ tôi đỡ đau đớn đi một chút có được không? Có rất nhiều người chồng, rất nhiều bà mẹ chồng, điều họ quan tâm nhất chỉ là trong quá trình sinh, làm thế nào mới tốt cho đứa trẻ. Ví dụ như có những người nghe nói tiêm thuốc giảm đau không tốt cho đứa trẻ, thế là họ hỏi bác sĩ, không tiêm có được không? Giữa vợ và con, có những người chồng sẽ chọn con? Vậy rốt cuộc vợ và tiền cái nào quan trọng? Có người sẽ chọn tiền. Ví dụ như nghe bác sĩ nói, tiêm thuốc gây tê màng cứng là chi phí phát sinh, không nằm trong diện bảo hiểm, nghe xong giá tiền, có người sẽ ngập ngừng hỏi vợ, em có chịu đau được không? Hoặc ví dụ, sinh mổ đắt hơn sinh thường, có người chồng sẽ nói, em cố một chút, chúng ta không mất tiền oan. Đối với họ, cảm giác của vợ, sự đau đớn của vợ đều không đáng giá. Vậy rốt cuộc vợ quan trọng hay mẹ họ quan trọng hơn? Trường hợp khoa sản thường gặp nhất là có lúc, người vợ đau quá muốn sinh mổ, người chồng vốn đã mềm lòng chuẩn bị kí cam kết. Kết quả mẹ chồng nói, vẫn là sinh thường tốt cho đứa trẻ, hơn nữa trong vòng hai năm có thể sinh tiếp, cố đẻ thường đi. Chồng lập tức liền buông giáp đầu hàng, nghe lời mẹ, điều này làm người vợ vô cùng tuyệt vọng. Có lúc người vợ đau vô cùng, không chịu được rên la to tiếng, chồng vốn dĩ cũng rất thương xót vợ. Kết quả mẹ chồng bên cạnh nói, đau đến thế hay sao, mẹ ngày xưa vừa sinh đã lập tức ra đồng, con gái bây giờ tiểu thư quá. Chồng lập tức nói theo, cũng phải, đàn bà ai cũng phải đẻ, có phải mình em biết đẻ đâu. Những lời này tính sát thương còn hơn cả bị trúng một đao. Suy cho cùng, đàn ông làm như vậy, khiến phụ nữ buồn là vì họ không hề xem vợ là người thân yêu nhất, thậm chí còn không xem vợ là người một nhà. Em xem anh là chồng, anh lại chỉ xem em là máy đẻ. Và máy đẻ thì không biết đau. Khi mới kết hôn, đàn ông ai cũng thề non hẹn biển, bất kể ốm đau hay khoẻ mạnh, giàu có hay nghèo khó, đều sẽ vĩnh viễn yêu, tôn trọng, bảo vệ cô ấy suốt đời… Mấy lời này trong thời khắc vợ sinh con, rất nhiều người dường như đã quên sạch sẽ. Chỉ có lúc sinh con, phụ nữ mới có thể nhìn ra được con người thật của chồng mình. Hoá ra không phải hôn nhân, phòng sinh mới là nấm mồ của tình yêu. Và giá như người đàn ông nào cũng nếm thử nỗi đau đớn của vợ, có lẽ sẽ không còn những người mẹ trầm cảm, những cái chết đau đớn như vậy nữa. Nguồn: sưu tầm, dịch.
31 notes · View notes
hdiep2888 · 7 years
Photo
Tumblr media
Một câu chuyện đời "Những ngày này, Trung Quốc đang xôn xao vụ việc một sản phụ nhảy lầu tự sát khi đã cận kề giây phút lên bàn sinh. Nói về nguyên nhân nhảy lầu, bệnh viện và người nhà mỗi người giải thích theo một kiểu. Bệnh viện giải thích là, do sản phụ quá đau đớn không thể chịu được, hai lần cầu xin gia đình cho phép mổ, thậm chí còn quỳ xuống cầu xin. Bác sĩ chính cũng đề nghị gia đình tiến hành mổ nhưng đều bị gia đình cự tuyệt. Chồng của sản phụ kí vào giấy cam kết với bệnh viện như sau: " Đã nắm rõ tình hình, yêu cầu sinh thường, có thể truyền thuốc kích thích cổ tử cung mở, chấp nhận trường hợp ngoài ý muốn." Chấp nhận trường hợp ngoài ý muốn, và tình huống ngoài ý muốn lớn nhất đã xảy ra... Sản phụ trèo qua cửa sổ, lao mình từ tầng 5 xuống đất, cấp cứu nhưng đã quá muộn. Bên phía gia đình nói, họ không hề có chuyện không đồng ý mổ, tất cả đều là do trách nhiệm của bệnh viện. Sự việc này trước mắt vẫn đang tranh chấp, chưa được giải quyết. Tôi chỉ muốn nói một phán đoán giản đơn nhất của mình: Trong cuộc sống, có thể đem đến cho bản thân chúng ta những tổn thương chí mạng, thực ra không phải người ngoài mà đa phần đều là những người thân cận nhất. Và thực sự có thể bức chết một người phụ nữ, so sánh với sự thất vọng đối với bệnh viện, càng có khả năng là sự tuyệt vọng đối với chồng. Nếu như là vấn đề của bệnh viện, sản phụ hoàn toàn có thể nói với gia đình, tìm lãnh đạo bệnh viện hoặc đổi bệnh viện. Bình thường khi có một chút hi vọng, một chút tình người tồn tại, người phụ nữ đều sẽ không lựa chọn một cách tàn nhẫn như vậy, đem theo đứa con còn chưa chào đời tìm đến cái chết. Đa số những lí do dẫn đến tự sát, đều là do đột nhiên phát hiện ra bản thân không còn chút quan hệ gì với thế giới này. Người phụ nữ ấy nhảy lầu, khả năng lớn là do sự tuyệt vọng cực đoan và đau lòng, bởi vì không có ai thấu hiểu, không có một ai giúp cô ấy chống lưng. Sinh con, là thời khắc mà người phụ nữ yếu đuối nhất trong cuộc đời. Đáng tiếc là rất nhiều người đàn ông lại không ý thức được. Trước tiên, về mặt sinh lí, người phụ nữ phải trải qua một cơn đau thập tử nhất sinh. Tôi đã từng hỏi rất nhiều người phụ nữ trải qua sinh nở, họ đều nói, sinh thường đau đến cỡ nào, đau cỡ bác sĩ dùng dao rạch tầng sinh môn mà không dùng đến thuốc tê bởi vì những cơn đau khi sinh đã vượt qua nỗi đau đớn cắt da cắt thịt kia rồi. Còn sinh mổ đau đến cỡ nào? Bạn bước ra từ phòng mổ, trên bụng có một vết sẹo dài đến mười mấy phân, khi hết thuốc tê chỉ cần hơi cử động đã đau buốt ruột gan. Đi vệ sinh hai chân đều không ngừng run rẩy, đi tiểu được một nửa phải dừng lại một lát, hít thở sâu mới có thể đi tiếp. Tiếp đến về mặt tâm lí, phụ nữ cũng phải trải qua nỗi sợ hãi hết sức ghê gớm. Nằm trên bàn mổ, đèn bật sáng, được tiêm một liều thuốc tê nửa thân dưới, sản phụ hoàn toàn có ý thức, mắt mở đăm đăm cảm nhận được bác sĩ dùng dao, rạch từng lớp từng lớp da bụng, rạch tử cung để đưa đứa bé ra ngoài. Giống như một linh kiện điện tử bị tháo ra, sau đó lại được ráp lại. Lúc này, cái phụ nữ cần chính là sự nhẫn nại, dịu dàng vô điều kiện của chồng bên cạnh, hiểu được sự đau đớn và cô đơn của vợ khi vượt cạn. Thế nhưng có những người chồng lại không làm được. Đến hai bệnh viện sản nổi tiếng ở thủ đô, chúng tôi đứng ở ngoài cửa phòng sinh, quan sát xem khi người vợ đang đau đớn sinh con thì các ông chồng đang làm gì. Thì ra những tình tiết như ngôn tình trên phim đều là bịa đặt. Trong phim, khi sản phụ ở trong phòng sinh, người chồng ở bên ngoài vô cùng nóng ruột, vò đầu bứt tai, đi qua đi lại, thi thoảng lại ngóng qua tấm cửa kính nhìn vào phòng sinh. Chỉ cần có một chút động tĩnh là lập tức xông lên hỏi y tá, vợ tôi thế nào rồi, cô ấy có làm sao không? Hiện thực hoá ra phũ phàng hơn rất nhiều, hành động nôn nóng đó không phải của chồng mà là của bố mẹ sản phụ. Họ một giây cũng không ngồi yên, đứng trước cửa phòng sinh, căng thẳng chờ đợi. Còn đại đa số các ông chồng, đều ngồi trên ghế, căng thẳng ..... chơi game. Có người ngồi trên ghế chơi điện thoại, có người còn trực tiếp đứng trước cửa thang máy, đơn giản vì ở đó có ổ cắm sạc điện thoại. Tôi nhìn thấy một anh chàng béo đứng trước phòng chờ sinh gọi điện thoại cho vợ. Anh ta nói: " Alo, Em nằm ở giường nào, giường số 12 hả? Em mau hỏi bác sĩ xem anh và mẹ đợi em ở trước phòng sinh hay là về nhà đợi? Dù sao cũng chẳng biết em khi nào mới sinh, cả nhà lại không được vào. Anh đưa mẹ xuống lầu đi ăn cơm, có chuyện gì em nhờ y tá đi. Lát có gì gọi cho anh". Điện thoại còn chưa cúp, đã thấy anh ta và mẹ gấp rút lao đến trước cửa thang máy, kịp thời chen vào cánh cửa thang máy còn chưa kịp đóng lại. Tôi chưa từng gặp một người béo nào lại chạy nhanh như thế. Tỉ mỉ quan sát, tôi phát hiện ra khi ngồi đợi sinh, trang bị của người nhà cũng không giống nhau. Đàn ông đợi vợ, vật tuỳ thân gồm có: điện thoại, ví tiền, thuốc lá, nước, sạc dự phòng... Còn mẹ đợi con gái sinh, vật đem theo lại là quần áo, khăn, đồ ăn, canh nóng, nước sôi... Chúng tôi còn nhìn thấy một màn, khi người mẹ còn nằm trong phòng mổ, đứa trẻ được đưa ra ngoài trước. Chồng và mẹ chồng lập tức vui mừng lao đến, đem theo điện thoại quay phim, chụp ảnh cả một đoạn hành lang, âu yếm gọi con:" Con yêu, nhìn bố, cười một cái nào..." Chụp ảnh cả nửa ngày mới nghĩ ra, hình như quên mất chuyện gì đó. Lúc này mới hỏi:" Thế vợ tôi đâu rồi?" Khi phỏng vấn một bác sĩ nổi tiếng của bệnh viện sản, cô ấy nói có một chuyện làm cô ấy có ấn tượng rất sâu, vào mùa đông, đúng ca trực của cô ấy, có một người phụ nữ vừa sinh xong. Chồng và gia đình chồng lập tức chạy đi chụp ảnh đứa bé, còn hỏi mật mã wifi để đăng lên mạng xã hội. Sản phụ một mình nằm trên chiếc giường trong phòng hồi sức. Lúc ấy trời rất lạnh, người phụ nữ đó không ngừng run rẩy. Bố của sản phụ lập tức cởi áo ngoài ra đắp cho cô ấy. Người ông ấy rất gầy, bên trong mặc độc một chiếc áo cộc tay. Còn người chồng, vừa cao vừa to, mặc áo len áo khoác lại không hề nghĩ đến chuyện nên làm chút gì đó cho vợ mình. Thực sự, một người đàn ông yêu hay không yêu bạn, chỉ có đến khoa sản mới biết. Khoa sản là nơi có thể nhìn ra được thứ tự quan trọng nhất trong lòng người đàn ông. Rốt cuộc là vợ quan trọng hay con quan trọng? Một bác sĩ nói, cô ấy làm việc đã 10 năm, đỡ đẻ cho khoảng trên 1000 đứa trẻ. Chỉ có một người đàn ông, trong quá trình chờ sinh rớt nước mắt nhờ cô ấy, bác sĩ, làm ơn giúp vợ tôi đỡ đau đớn đi một chút có được không? Có rất nhiều người chồng, rất nhiều bà mẹ chồng, điều họ quan tâm nhất chỉ là trong quá trình sinh, làm thế nào mới tốt cho đứa trẻ. Ví dụ như có những người nghe nói tiêm thuốc giảm đau không tốt cho đứa trẻ, thế là họ hỏi bác sĩ, không tiêm có được không? Giữa vợ và con, có những người chồng sẽ chọn con? Vậy rốt cuộc vợ và tiền cái nào quan trọng? Có người sẽ chọn tiền. Ví dụ như nghe bác sĩ nói, tiêm thuốc gây tê màng cứng là chi phí phát sinh, không nằm trong diện bảo hiểm, nghe xong giá tiền, có người sẽ ngập ngừng hỏi vợ, em có chịu đau được không? Hoặc ví dụ, sinh mổ đắt hơn sinh thường, có người chồng sẽ nói, em cố một chút, chúng ta không mất tiền oan. Đối với họ, cảm giác của vợ, sự đau đớn của vợ đều không đáng giá. Vậy rốt cuộc vợ quan trọng hay mẹ họ quan trọng hơn? Trường hợp khoa sản thường gặp nhất là có lúc, người vợ đau quá muốn sinh mổ, người chồng vốn đã mềm lòng chuẩn bị kí cam kết. Kết quả mẹ chồng nói, vẫn là sinh thường tốt cho đứa trẻ, hơn nữa trong vòng hai năm có thể sinh tiếp, cố đẻ thường đi. Chồng lập tức liền buông giáp đầu hàng, nghe lời mẹ, điều này làm người vợ vô cùng tuyệt vọng. Có lúc người vợ đau vô cùng, không chịu được rên la to tiếng, chồng vốn dĩ cũng rất thương xót vợ. Kết quả mẹ chồng bên cạnh nói, đau đến thế hay sao, mẹ ngày xưa vừa sinh đã lập tức ra đồng, con gái bây giờ tiểu thư quá. Chồng lập tức nói theo, cũng phải, đàn bà ai cũng phải đẻ, có phải mình em biết đẻ đâu. Những lời này tính sát thương còn hơn cả bị trúng một đao. Suy cho cùng, đàn ông làm như vậy, khiến phụ nữ buồn là vì họ không hề xem vợ là người thân yêu nhất, thậm chí còn không xem vợ là người một nhà. Em xem anh là chồng, anh lại chỉ xem em là máy đẻ. Và máy đẻ thì không biết đau. Khi mới kết hôn, đàn ông ai cũng thề non hẹn biển, bất kể ốm đau hay khoẻ mạnh, giàu có hay nghèo khó, đều sẽ vĩnh viễn yêu, tôn trọng, bảo vệ cô ấy suốt đời... Mấy lời này trong thời khắc vợ sinh con, rất nhiều người dường như đã quên sạch sẽ. Chỉ có lúc sinh con, phụ nữ mới có thể nhìn ra được con người thật của chồng mình. Hoá ra không phải hôn nhân, phòng sinh mới là nấm mồ của tình yêu. Và giá như người đàn ông nào cũng nếm thử nỗi đau đớn của vợ, có lẽ sẽ không còn những người mẹ trầm cảm, những cái chết đau đớn như vậy nữa. Nguồn: sưu tầm, dịch." ~~~~~~~~ Ngôn tình muôn đời chỉ là câu chuyện được viết ra bởi sự sáng tạo, thể hiện khát khao của loài người và phim Hàn cũng chỉ để quảng cáo mỹ phẩm, thẩm mỹ, văn hóa nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch. Thế nên, đừng tin những gì người ta nói. Cuộc sống chả bao giờ có soái ca 100% hoàn thiện và yêu thương mình hết đời như phim (đấy cũng là lý do truyện hay phim Hàn thì thường kết thúc ở đoạn khi 2 người quay về vs nhau, đám cưới, bla bla chứ chả viết tiếp đoạn "khi hai ta về một nhà"..). Hôn nhân cũng chỉ là lựa chọn trong một giai đoạn của cuộc đời. Chọn sai có quyền chọn lại, vì rằng "cuối cùng thì người ta cũng sẽ bỏ ta đi". Vậy nên, nếu còn cơ hội chọn, hãy kiên cường để chọn con đường tốt nhất cho mình. Sinh ra làm phụ nữ là đã khổ. Nếu các bạn yêu thương mẹ đẻ ra mình, thì hãy thương yêu mẹ của những đứa con mình. Còn nếu không được nữa thì hãy đối xử với nhau bằng tình người. Nếu bạn đã dốc hết lòng hết sức mà người không thay đổi thì hẳn cũng mừng vui mà giải phóng người ta. Nợ nào cũng có hạn kỳ. Bách gia trăm họ có muôn vạn nẻo sầu riêng, nên tùy duyên mà ứng biến
13 notes · View notes
afreshorangeplease · 4 years
Text
[30-day challenge] Day 4: Viết về một bộ phim mà bạn thích
Em của niên thiếu (Better days)
Ban đầu mình chỉ biết đây là một bộ phim thanh xuân vườn trường đang rất hot chứ cũng chưa để ý nhiều tới việc phim này đề cập tới vấn đề gì, vậy nên khi mở đầu phim nhà sản xuất cảnh cáo phim nói về bạo lực học đường không hiểu sao mình đã bắt đầu cảm thấy vừa có chút sợ sợ và mệt mỏi. Cảm xúc của mình ăn nhập ngay từ đầu phim nhờ câu nói: "This was our playground" "This used to be our playground". Trần Niệm lặp đi lặp lại câu này quá nhiều làm mình cảm thấy có chút chán chường phút đầu nhưng tới những khoảnh khắc cuối phải nổi da gà. 
Câu chuyện bắt đầu từ cái chết của Hồ Tiểu Điệp, nhờ cái chết đó mà từng tuyến nhân vật trong phim đã thể hiện rõ những tầng lớp khác nhau trong xã hội hiện thực. 1 Trần Niệm giỏi luôn nỗ lực vươn lên trong thành tích học tập nhưng lại không có tiếng nói trong lớp. Tưởng trầm mặc là thế nhưng nạn nhân của việc bạo lực học đường này lại không hề nhút nhát mà đã rất quật cường để bảo vệ bản thân khỏi nanh vuốt của lũ đầu trâu mặt ngựa. 
Một Lý Tưởng là con ngoan trò giỏi học sinh mẫu mực điển hình. Với mình Lý Tưởng đại diện cho những con người mong muốn giúp những kẻ yếu nhưng lại không có can đảm để đứng ra ánh sáng bảo vệ Trần Niệm triệt để, bởi cậu cũng chỉ là một thành phần yếu ớt may mắn khác mà thôi. Tuy nhiên thì Lý Tưởng đẹp trai và Trần Niệm đã có Bắc Dã bảo vệ nên mình tha mình không tưk Lý Tưởng đấy. 
Một Nguỵ Lai chịu sức ép thành tích của gia đình mà đổ hết bức xúc của mình lên đầu những con người yếu thế. Nguỵ Lai thông minh xinh đẹp nhưng con đĩ đấy lòng đã nguội lạnh rồi, trong từ điển của nó không còn chỗ cho tình người nữa các bạn ạ, mình tưk mà mình muốn nhảy vào phim đấm nó lắm á. Tại nó mà chị nhà tôi mất bộ tóc xinh đẹp phải đổi style mới. 
Một Tiểu Miêu hèn mọn do quá sợ hãi mà đi bắt nạt bạn bè cùng Nguỵ Lai. Tôi đã từng thầm cảm ơn cô gái đó, thực sự cảm ơn khi cô đã tha cho Trần Niệm một mạng sống. Có thể do Tiểu Miêu thấu hiểu và thương cho Trần Niệm, có thể do Tiểu Miêu nhìn thấy bản thân mình trong đó. Tuy nhiên sau này đứa khiến tôi hận nhất phim không phải Nguỵ Lai mà lại là Tiểu Miêu khi con đĩ ấy vì bảo vệ bản thân mà đánh lại Trần Niệm. Huhu đồ tồi. 
Một Trình Dịch, anh cảnh sát đẹp trai chăm chỉ và nghiêm túc với công việc, luôn cố gắng tìm cách bảo vệ Trần Niệm và sau này gián tiếp bảo vệ Bắc Dã, đại diện cho hình tượng cảnh sát chính trực vì chính nghĩa vì dân.
Và cuối cùng không thể không kể đến là Bắc Dã, người con trai đầu đường xó chợ của năm. Bỏ học từ lâu, lấy đánh nhau làm mục đích sống tạm bợ qua ngày, nghe thì có vẻ nát nhưng đúng là nát không tưởng. Đùa thôi, Bắc Dã dù chỉ là phận tép riu trong cái xã hội hỗn đoạn này thì anh ấy cũng vẫn có một trái tim to cực đại dành cho người con gái anh yêu.
Trần Niệm đột nhiên tiến vào cuộc sống của chàng trai Bắc Dã, mang theo một nụ hôn đầy tủi nhục nhưng sau đó lại là cả thế giới của anh, giúp anh cảm nhận được hơi ấm và trở thành một thực thể đầy ý nghĩa, khiến anh tồn tại và cố gắng sống tốt lên, hướng tới một tương lai đẹp hơn. Còn Bắc Dã bước vào thế giới của Trần Niệm thì mang theo ánh sáng và cả sự chở che đầy an tâm. "Em bảo vệ thế giới, anh bảo vệ em" Cả thế giới đều nhận ra được sự hy sinh vĩ đại của anh ấy dành cho Trần Niệm, ai không nhìn thấy thì khỏi đeo kính khi nhìn mặt trời. Hôm trước mình có đọc được câu nói này: "Trên đời có 2 thứ thật khó để nhìn thấu: một là mặt trời, hai là lòng người" Mình vừa chua xót nhưng cũng vừa khâm phục Trần Niệm và Bắc Dã trong khoảnh khắc họ ở 2 bên căn phòng giam cạnh nhau đồng lòng trả lời theo niềm tin mà họ tôn thờ. 
Ngoài học đường bộ phim còn lột tả những vấn đề thối nát khác còn tồn đọng tới ngày nay. Đó là bà mẹ của Trần Niệm, con người kiếm tiền bất chấp đạo đức và luôn phải trốn chạy những món nợ không thể trả, những tên côn đồ tới nhà uy hiếp hay những người khác cũ đã dùng phải hàng kém chất lượng của bà. Đó là sự tồi tệ thối nát khi Bắc Dã bất hạnh phải sinh ra trong gia đình có mẹ là gái điếm còn bố là tội phạm, người mẹ sẵn sàng vì tình yêu mới, vì đống tài sản giàu sang mà ghét bỏ đứa con mình từng đứt ruột đẻ đau, để rồi sau đó xã hội có một Lưu Bắc Sơn đầu gấu, Em của niên thiếu có một anh hùng được lưu giữ trong vạn vạn trái tim của các cô gái. 
Chung quy tổng kết lại là bộ phim này hay lắm cả nhà, cái kết theo mình thấy thì được coi là tốt đẹp nhất cho từng vai diễn rồi. Cô pé nào dễ xúc động như mình thì nên chuẩn bị khăn giấy đầy đủ trước khi xem nha chứ chăn ga gối đệm không phải là thứ để các chị chùi đâu ạ. 
Tumblr media
0 notes