Tumgik
#cacbienchungbenhtieuduong
Text
Biến chứng thận của người bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Chủ đề: Dấu hiệu biến chứng thận của bệnh tiểu đường và cách điều trị
Bệnh tiểu đường nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng sang các căn bệnh nguy hiểm khác cho cơ thể. Đặc biệt là bệnh thận tiến triển từ tiểu đường khiến sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Sau đây thucphamchonguoibenh.com sẽ chia sẻ thông tin cụ thể về vấn đề này.
1. Nguyên nhân gây biến chứng thận của bệnh tiểu đường
Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể người, có chức năng loại bỏ các độc tố gây hại ra bên ngoài qua đường nước tiểu và giữ lại dưỡng chất có lợi. Vì thế nếu thận bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe toàn diện của con người.
Theo khảo sát thực tế thì bệnh tiểu đường nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ biến chứng sang bệnh thận. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng đó, chúng ta cùng tìm hiểu.
Lượng đường huyết trong cơ thể của người mắc bệnh tiểu đường cao chứa chất oxy hóa làm tổn thương hệ thống mạch máu. Lớp nội mạc máu dày hơn bình thường tạo thành các sơ sẹo ít nhiều gây ảnh hưởng tới việc lọc máu của thận.
Tumblr media
Biến chứng thận của bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cao quá mức khiến thận hoạt động liên tục. Sau thời gian dài sẽ khiến chức năng lọc suy yếu. Các lỗ lọc to dần lên làm protein lọt ra ngoài và ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của thận. Nếu không khắc phục lâu dần thận sẽ giảm hiệu suất làm việc dẫn tới suy thận.
Khi bị biến chứng thận của bệnh tiểu đường, tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ càng nặng thêm, khó khăn trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc. Từ đó chất lượng cuộc sống bị giảm sút, lượng mỡ trong máu tăng, khó chọn thực phẩm, huyết áp không ổn định,…
Bệnh suy thận dùng thuốc không khỏi được mà phải điều trị phương pháp y học tốn nhiều thời gian và công sức. Thậm chí ở giai đoạn nặng, người bệnh còn phải thay thận thì mới tiếp tục trở lại cuộc sống bình thường. Vì thế, khi phát hiện ra bệnh cần phải kịp thời chữa trị ngay tránh tình trạng ảnh hưởng tới cơ quan khác.
2. Triệu chứng bệnh thận do tiểu đường
Trong quá trình biến chứng thận của bệnh tiểu đường thì sẽ có dấu hiệu nhận biết. Người bệnh nên tham khảo đọc các thông tin hướng dẫn để dễ dàng biết được và phòng tránh. Hoặc khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy đi gặp bác sĩ để khám bệnh.
Tumblr media
Cơ thể người bệnh suy nhược
Giai đoạn đầu, biến chứng này rất khó nhận biết nên đa phần mọi người thường dễ dàng bỏ qua. Ví dụ người bệnh cảm thấy uể oải, không có năng lực, cơ thể suy nhược, huyết áp tăng, chân tay sưng. Đa phần những người thường xuyên kiểm tra sức khỏe mới thấy được khi xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm.
Giai đoạn sau, khi người bệnh bị biến chứng sang bệnh thận thì triệu chứng sẽ rõ rệt hơn. Những dấu hiệu nhận biết cụ thể như
Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm, nước tiểu bị sủi bọt
Huyết áp tăng cao
Cơ thể mệt mỏi, gầy gò, ngứa ngáy khắp người, buồn nôn, ăn kém, ngủ không tròn giấc
Sưng phù mặt, chân
Hay bị tụt đường hút
Ở giai đoạn này thường bệnh thận đã phát triển tương đối, các chức năng hoạt động suy giảm, có nguy cơ dẫn tới suy thận. Chắc chắn người bệnh sẽ phải đi điều trị tại bệnh viện thì tình trạng bệnh mới thuyên giảm.
3. Điều trị bệnh thận do tiểu đường như thế nào?
Việc điều trị bệnh thận do tiểu đường là cả quá trình dài và phức tạp, nếu ở giai đoạn đầu khi mới có dấu hiệu biến chứng thì sẽ khả quan hơn. Vì thế, người bị bệnh tiểu đường nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm mầm bệnh. Từ đó sẽ có hướng điều trị sớm để mang đến kết quả tốt nhất.
Tumblr media
Người bị bệnh thận do tiểu đường cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Hiện nay chưa có cách chữa khỏi bệnh thận do biến chứng của tiểu đường nhưng có thể can thiệp làm trì hoãn và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Phương pháp được sử dụng là kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định huyết áp, điều chỉnh lối sống khoa học.
Biến chứng thận của bệnh tiểu đường
ở giai đoạn nặng thì người bệnh sẽ phải đi điều trị tại bệnh viện. Nếu thận không sử dụng được nữa, có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng thì phải thực hiện phẫu thuật thay thận. Sau đây là một số cách ngăn chặn sự phát triển của bệnh, các bạn có thể tham khảo.
Sử dụng thuốc điều trị phù hợp
Đầu tiên người bị bệnh tiểu đường phải thường xuyên theo dõi bệnh tình để kiểm soát lượng đường trong máu. Người bệnh có thể dùng máy đo đường huyết để so sánh chỉ số GI có vượt quá tiêu chuẩn quy định nhiều hay không. Hoặc có thể nhờ bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc chữa trị.
Có một số loại thuốc hạ huyết áp < 130/80 mmHg làm chậm tiến trình biến chứng nặng lên của bệnh thận. Đó là thuốc ức chế men chuyển ACE và ức chế thụ thể angiotensin (ARB) đã được kiểm chứng hiệu quả cho người bệnh.
Ưu điểm của các loại thuốc này là ngoài việc làm hạ huyết áp và không làm tổn thương thêm các tiểu cầu thận. Một số loại thuốc ức chế thụ thể khác như losartan (Cozaar) còn làm có làm giảm được nguy cơ tác động tới tim mạch.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường là do thói quen ăn uống không hợp lý. Nếu không điều chỉnh chắc chắn sẽ khiến bệnh tình nặng hơn và tác động xấu tới các bộ phận khác. Ăn nhạt sẽ giúp thận hoạt động ổn hơn, không phải đào thải nhiều, giữ muối lại và làm tăng huyết áp.
Tumblr media
Chế độ ăn uống phù hợp giúp giảm biến chứng thận do tiểu đường
Các chuyên gia y học đưa ra lời khuyên cho người bệnh là nên ăn ít đạm, chất béo, kali, natri, phốt pho, chất lỏng. Hạn chế ăn đồ ăn ngọt khiến lượng đường huyết tăng cao quá kiểm soát, làm suy giảm chức năng của thận. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Điều trị tình trạng thiếu máu, thiếu canxi
Bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường thường khiến người bệnh bị thiếu máu do giảm sản xuất các hormon erythropoietin kích thích sản sinh hồng cầu. Vậy nên, người bệnh cần được bổ sung sắt và các chất giúp sản sinh hormon erythropoietin.
Lập chế độ sinh hoạt phù hợp
Việc thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể người bệnh khỏe khoắn, sức đề kháng tăng lên. Đồng thời điều chỉnh đường huyết áp không tăng cao đột ngột, thận khỏe mạnh và thực hiện chức năng chuyển hóa các chất tốt hơn. Duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải không quá béo.
Không nên thức quá khuya, ăn đêm nhiều khiến các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động không ngừng nghỉ. Cơ thể dần suy nhược, mệt mỏi, tinh thần không minh mẫn, không chăm chỉ dưỡng sức thì lâu dần sẽ khiến bệnh nặng thêm. Kết hợp tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.
Tumblr media
Người bệnh tập thể dục đều đặn để giúp cơ thể khỏe mạnh
Phương pháp lọc thận và ghép thận
Giai đoạn cuối, bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường nặng, chỉ còn cách điều trị là chạy thận nhân tạo hoặc thay thế thận mới. Phương pháp này tốn kém, thời gian dài và cũng khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi.
Theo thống kê thực tế thì tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường suy thận ghép thận thành công cũng khá cao trong điều kiện y học phát triển như hiện nay. Nhưng cũng phải tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng người bệnh. Lọc thận cũng giúp được người bệnh ổn định sức khỏe trong một thời gian nhưng không chữa khỏi được hoàn toàn.
Thucphamchonguoibenh.com đã chia sẻ cụ thể về các dấu hiệu nhận biết biến chứng thận của bệnh tiểu đường, biện pháp phòng ngừa và cách điều trị. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được các bạn trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Nguồn: https://thucphamchonguoibenh.com/dau-hieu-bien-chung-than-cua-benh-tieu-duong-va-cach-dieu-tri/
0 notes
Text
Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường thường gặp
Chủ đề: Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường thường gặp
Bệnh tiểu đường không chỉ gây biến chứng cho mắt, tim mạch, thận mà biến chứng bàn chân của nó cũng rất nguy hiểm. Vậy những biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường thường gặp là gì? Hãy cùng Thucphamchonguoibenh.com tìm hiểu thật cụ thể và chi tiết nhé!
1. Mức độ nguy hiểm của biến chứng bệnh tiểu đường
Biến chứng cấp tính
Biến chứng này của bệnh tiểu đường thường xảy ra khá đột ngột và rất nguy hiểm. Biểu hiện của biến chứng này đó là hôn mê, nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ gây tử vong cho người bệnh.
Tình trạng này xảy ra do nguyên nhân chính đó là người bệnh sử dụng các loại thuốc có tác dụng hạ đường huyết hoặc ăn uống quá kiêng khem khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng.
Trong trường hợp chỉ có những biểu hiện hạ đường huyết nhẹ hoặc ở mức độ trung bình thì người bệnh có thể ăn cháo loãng và nghỉ ngơi tại nhà mà không cần đến bệnh viện.
Dù vậy, với những biến chứng của căn bệnh này, các bạn không nên chủ quan mà phải theo dõi cẩn thận để tránh trường hợp xấu xảy ra.
Tumblr media
Bàn chân là một trong những bộ phận biến chứng của bệnh tiểu đường
Biến chứng mãn tính
Theo các chuyên gia nghiên cứu về bệnh tiểu đường trên thế giới, căn bệnh này có thể gây nên những tổn thương lớn ở các cơ quan trong cơ thể như mắt, thận, tim mạch và thần kinh ngoại biên.
Đặc biệt, biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường cũng là hiện tượng được biểu hiện khá rõ rệt và rất dễ phát hiện.
Tuy những biến chứng này gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng nó hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Đặc biệt, bạn nên duy trì chế độ ăn uống và rèn luyện sức khỏe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
2. Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường biểu hiện như thế nào?
Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường là thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng bàn chân của người bệnh khi mắc tiểu đường. Cụ thể, những biến chứng này được biểu hiện như sau:
Đau bàn chân và chân
Dấu hiệu khá sớm này chính là sự tổn thương thần kinh ở bệnh nhân mắc tiểu đường. Đó là giảm cảm giác cảm nhận, chủ yếu là ở bàn chân và hiện tượng này có thể nhanh chóng lan ra toàn bộ cẳng chân. Theo đó, chân của bạn sẽ có cảm giác tê bì và như có kiến đang bò ở bàn chân, ngón chân.
Tumblr media
Đau bàn chân cũng là dấu hiệu của biến chứng bàn chân ở bệnh tiểu đường
Bên cạnh đó, hai bàn chân luôn cảm thấy đau, nóng rát đặc biệt là ở gan bàn chân và những cơn đau này thường tăng lên về đêm.
Vì vậy, người bệnh phải sống chung với cảnh thiếu ngủ và sụt giảm cân nhanh chóng. Hiện tượng đau này có thể xuất hiện theo từng đợt hoặc liên tục, kéo dài và thường khó điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thông thường.
Chai chân
Hiện tượng chai chân xuất hiện nhiều và phát triển khá nhanh ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, nguyên nhân là do áp lực ở gan bàn chân bị tăng lên. Vì chai chân cũng thường gặp ở những người không mắc bệnh này nên bệnh nhân thường rất chủ quan và bỏ qua biểu hiện nhỏ này.
Vì thế, hiện tượng này ngày càng phát triển mạnh hơn dẫn đến nứt, lở loét và hình thành các ổ nhiễm trùng nguy hiểm ở chân.
Biến dạng bàn chân
Do bệnh tiểu đường có biến chứng thần kinh nên bàn chân của người bệnh thường bị mất cảm giác. Chính vì vậy, người mắc bệnh này khi đứng sẽ không thể tự điều khiển các tư thế của bàn chân như thông thường.
Những vị trí phải chịu áp lực lớn sẽ tạo nên sự thay đổi về cơ cũng như da và khớp. Vậy nên hậu quả mà người bệnh phải chịu đựng đó là bàn chân bị biến dạng và lở loét.
Loét chân
Những vết loét ở bàn chân thường xuất hiện và phát triển từ những vết xước nhỏ hoặc phồng da do không được điều trị dẫn đến nhiễm trùng.
Tumblr media
Biến chứng tiểu đường gây loét bàn chân
Vậy nên vị trí nhiễm trùng đó nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ bàn chân khiến cho việc chữa trị bằng thuốc hay cắt lọc đều trở nên vô tác dụng.
Cắt cụt chân 
Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường dẫn đến các vết loét và những tổn thương này rất khó để liền lại vì vị trí này được cung cấp rất ít máu cũng như chất dinh dưỡng.
Vì vậy, nếu các vết loét này lan rộng ra những vùng xung quanh thì bạn buộc phải cắt cụt chân để bệnh không phát triển đến những phần lành lặn của đôi chân.
3. Làm cách nào để phòng chống biến chứng bệnh tiểu đường?
Đối với biến chứng ở bàn chân của bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần có những biện pháp phòng chống an toàn và thực hiện đều đặn, thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Các bạn có thể tham khảo những cách sau:
Giữ vệ sinh chân sạch sẽ
Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm chính là cách mà bạn nên áp dụng vì nó làm sạch chân rất tốt cũng như có tác dụng trong việc lưu thông máu trong cơ thể. Tuy nhiên, các bạn không nên để nước quá nóng và ngâm chân quá lâu vì nó sẽ làm khô da.
Giữ da chân mềm mại
Da chân mềm mại, sẽ giữ cho gót chân không bị chai và vảy sừng, giúp phòng ngừa
biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường
tốt hơn. Các bạn có thể sử dụng các sản phẩm làm mềm da an toàn được bán tại các hiệu thuốc hiện nay.
Tuy nhiên, bạn không nên thoa kem vào các kẽ chân vì vị trí này là điều kiện thuận lợi để các vết nhiễm trùng phát triển.
Tumblr media
Chăm sóc da chân là cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường rất tốt
Cắt móng chân
Duy trì thói quen cắt móng chân khi móng dài hoặc có những góc cạnh dễ làm tổn thương cho da. Đồng thời, các bạn không nên mang giày dép quá chật và bí bách mà nên chọn những sản phẩm thoải mái, dễ chịu.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Mỗi ngày, bạn nên dành ra 30 – 45 phút để luyện tập bằng những môn thể thao như đi bộ, đạp xe hay bơi lội,…
Những hoạt động này sẽ giúp bàn chân của bạn được khỏe mạnh hơn và là cách phòng chống hiệu quả với những biến chứng ở bàn chân của bệnh tiểu đường.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe không chỉ giúp bạn phát hiện ra bệnh tiểu đường mà còn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe khác nữa.
Vì vậy, để có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường cũng như những biến chứng của nó thì khám sức khỏe định kỳ là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn nhất.
Tumblr media
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường
Những biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường cũng như những biến chứng về mắt, thần kinh hay tim mạch đều là những hiện tượng vô cùng nguy hiểm đến người bệnh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó sẽ làm cho sức khỏe của người bệnh suy giảm một cách nhanh chóng và thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vậy nên, đối với bất cứ biểu hiện nào của bệnh, các bạn không nên chủ quan mà hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay nhé!
Nguồn:nhttps://thucphamchonguoibenh.com/nhung-bien-chung-ban-chan-cua-benh-tieu-duong-thuong-gap/
0 notes