Tumgik
#chân bàn sắt mỹ thuật huế
Text
Hướng Dẫn Đan Len Được tạo ra nhằm chia sẻ tất
Hướng Dẫn Đan Len
Được tạo ra nhằm chia sẻ tất cả các cách đan khăn len , đan mũ len , móc thú bông ,...tới tất cả mọi người, ở đây các bạn sẽ được update tất cả các công thức kinh nghiệm đan móc hay để đan cho người thân hoặc làm quà tặng cho bạn bè của mình. Bất kỳ nghị định thư hoặc công ước nào khác được áp dụng và bất kỳ văn bản pháp luật nào có thể áp dụng. Mình cũng sẽ dành 1 bài viết riêng để hướng dẫn các bạn cách tiếp cận - tự học 1 ngôn ngữ hay công nghệ mới, bản thân mình từng áp dụng và thấy khá có ích. Với tiêu chí kinh doanh Tiện ích cao, độc đáo, giá dạt dẻ và chất lượng tuyệt đối” cùng phong cách phụ vụ chuyên nghiệp, chu đáo bạn chắc chắn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến với Ilahui đấy. Trong một lần tìm kiếm hướng dẫn đan, tôi vô tình chạm tới men who knit” - một forum mở ra cho những người đàn ông trên toàn thế giới yêu thích đan len. Hãy đầu tư một chiếc bàn là hơi nước cho những chất liệu vải thế này hoặc đơn giản hơn bạn có thể treo chúng trong phòng tắm nhiều hơi nước trong một vài phút. Hồi ấy tôi chưa được tham gia tổ chức, mới còn là một người cảm tình, nhà tôi là một cơ sở hoạt động của Đảng ở Côn Minh. Mình không rõ là len gì nhưng bạn cứ lưu hình lại và ra tiệm bán len hỏi các loại len tầm giá đó xem sao nha. Đặc biệt, viên dạ minh châu trong miệng Từ Hy đã bị tên này đem tặng cho Tống Mỹ Linh - vợ Tưởng Giới Thạch.
Tumblr media
Ngoài ra, mẹ cũng có thể trổ tài móc tất, bao tay, băng đô hay hoa len để làm cặp tóc cho bé nữa. Những kiến thức về âm nhạc trên trang web của Chú mà cháu tìm gặp trong vài ngày qua với cháu thật bổ ích. Bác sĩ ơi, con bị viêm xoang mạn tính, bị hơn 1 năm nay, con bị đờm đặc quánh, đờm xuống họng và khạc ra ngoài, mũi tịt sâu bên trong, con đã xông hơi nước nóng theo hướng dẫn của bác sĩ được nửa tháng, ngày 2 lần sáng và tối, lúc xông xong con thấy rất dễ chịu nhưng chỉ đến trưa là mũi con lại bít đầy đờm, giọng lại ngạt. Mái lợp tranh, được dựng bằng mấy thân cây gỗ to hơn cổ tay một tí. Trong quán xếp vài ba bộ bàn ghế gỗ nhỏ. Có như vậy mới có thể yên tâm cách xây móng nhà được thực hiện theo đúng yêu cầu và bản vẽ kỹ thuật. Hầu như bất kỳ loại sợi nào cũng có thể sử dụng để móc, thiên nhiên hay nhân tạo, mỏng hay dày, từ cotton mảnh cho đến len, dây, len làm thảm hoặc ngay cả vải cotton được xé thành sợi. Có một lần con làm bộ hỏi mẹ: Sao móng tay con sạch rồi hở mẹ?”, mẹ lại bảo vì bà tiên cắt cho con!”, nhưng con nhoẻn miệng cười, lấy ngón tay trỏ chỉ vào ngực mẹ: Bà Tiên Mẹ!”.
Chính là mũi móc đơn đó San Hô. Chị cũng viết ở, hình như, vòng 1, là mũi móc đơn hình chữ v. Anh có thể tìm hiểu kỹ thuật làm tiêu không bồn của tôi ở những phần thảo luận. Những hình vuông và hình chữ nhật đan xen lồng ghép lên nhau tạo lên chiếc khăn len Entrelac thật đẹp và cá tính phù hợp với tất cả lứa tuổi. Danh tiếng về người hùng thầm lặng đan mũ dành tặng người nghèo đã vượt ra ngoài bốn bức tường của căn phòng của ông ở Cambridge Manor và nhanh chóng tạo ra một phản ứng đầy tích cực khi rất nhiều cá nhân, tổ chức từ khắp nơi bắt đầu quyên góp sợi len cho ông. Thoi trang tre tho, thoi trang be gai: 10 kiểu váy đầm cực xinh và ấn tượng 🛈⏬Mùa Noel đang đến gần, các bé yêu luôn chờ đợi những món quà yêu thích nhất, đó là những chiếc váy, đầm xinh xắn, rực rỡ để bé đi chơi Noel. Hắn nhào tới, giựt phăng cái điện thoại trong tay con bé ra. Con bé nó cũng lì lợm không kém, níu bằng được ba nó xuống. Hướng dẫn tính số mũi đan len 🛈⏬Các bạn like và subcribe để cập nhật những clip hướng dẫn mới nhất nhé. Không bắt được xe thì mình bắt taxi lên Hà Nôi, có khó khăn gì. Mình để con bé lại rồi lên Hà Nội thăm bác, đi chơi với bạn bè rồi hẹn gặp cha con nhà nó ở sân bay rồi cùng bay vào Đà Nẵng. Xét về luật thơ thì các cô gái ra 1 câu lục bát mà bên nam phải đối tới 2 câu, như thể vẫn phải kể là thua. Đồng bạc này thể hiện cho ước muốn giàu sang, no đủ và có tác dụng tránh gió độc.
Len lén lục tìm đồ đạc, ngoại trừ cái áo dài để mai mặc cưới ra thì toàn váy vủng điệu đà các kiểu, lấy đâu ra áo có tay. Giáo trình móc cơ bản giúp các bạn có thể học được cách móc các mũi được kí hiệu trên chart hình. Thức trông con đến phờ phạc cả người ra. MÌnh cố nhịn vì không muốn để con bé chứng kiến bố mẹ to tiếng với nhau. Note: - Bài tập này rất dễ lệch tay, có thể do cấu tạo cơ thể vai phải linh hoạt hơn vai trái (đối với ng thuận tay phải và ngược lại). Đa số các chart chữ chúng ta thường gặp là bằng tiếng Anh, do đó để đọc chart chữ thì đòi hỏi phải có một trình độ Anh ngữ nhất định. Nhồi polyester fiber batting, hay bông gòn, hay len vụn màu trắng vào bên trong pompom. Ngoài ra trước khi chạy ads mình còn tạo Conversion tracking và tạo đối tượng có đặc điểm giống với những khách hàng đã mua áo (Lookalike Audience) và tạo thêm các ads set, thêm nữa mình sẽ xóa đi các ads set cũ ROI cùi, thay thế bằng các ads set mới và mình thay cũ đổi mới vẫn có tầm 15 ads set, nâng budget lên $7/ads set.
Áo len móc cánh dơi mẫu mới thu đông mang lại vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính cho bạn gái. Góc của Út - Hướng dẫn móc len (Crochet) : Trái dâu tây 🛈⏬Góc của Út - Hướng dẫn móc len : Trái dâu tây, chỉ bằng một ít len và cây kim móc, cộng thêm một ít trí tưởng tượng, ta có thể tạo ra những sản phẩm theo ý mình thích. Ấy, nói thế mang tội, nếu phòng mạch đóng cửa thì ai chữa cho tôi cái chân bị nhiễm độc sưng vù. Cậu Chuột định dẫn cô Hoa Lan đi chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm sức khỏe của mình, để cô khỏi phải trả 50 Đô La Úc mỗi lần vào Hello bác sĩ. Nhưng cô đã có bảo hiểm riêng rồi, trong trường hợp cần thiết chỉ việc ứng tiền mặt trước rồi làm hồ sơ giấy tờ về nhà tính sau. Một số ít vẫn giữ nghề rèn nông cụ, và đa số đã mở rộng, chuyển đổi nghề nghiệp thích ứng với nhu cầu mới của xã hội, như các nghề cơ khí, sửa chữa ô tô, nghề kim khí như làm đinh, khóa, lề, làm cửa sắt, cửa nhôm…Ngay tại Huế, cư dân làng còn tập trung thành một xóm nghề rèn, nghề sắt tại làng Bao Vinh, xã Hương Vinh. Việc lựa chọn những sản phẩm đồ chơi có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng giúp Mẹ đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé. Túi tiền hay bao đựng laptop cũng là những tác phẩm đầu tay thú vị. Nếu bạn đan khăn với len có chất nỉ, bạn có thể dừng lại giữa chừng, gập khăn lên, may nối 2 mép 2 bên của khăn để có một chiếc túi xinh xắn. Lan Huệ và các bạn móc hình tròn hay đường vòng nhớ dùng cái khuyên khuyết hình chữ C kín hay cái kim băng để đánh dấu mũi đầu của mỗi vòng.
1 note · View note
villafences · 4 years
Text
Giường ngủ
Khi xây nhà, mua căn hộ, ít nhiều chúng ta cũng sẽ tìm, chọn mua cho mình một chiếc giường ngủ phải không nào ? Vậy công dụng đầy đủ của giường ngủ là gì ? Giường ngủ ngoài bằng gỗ, sắt còn có loại nào nữa không ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tất tần tật về giường ngủ 
Hãy cùng tìm hiểu một chút về giường ngủ nhé!
Giường ngủ là gì ?
Từ thuở xa xưa, tổ tiên con người đã chuyển từ ngủ trên cây xuống ở dưới mặt đất. Chỗ ngủ vì thế cũng thay đổi.
Tuy nhiên, nằm trên đất cát, hay đá thì nó không được êm ái ấm áp. Có lẽ vì thế mà chiếc giường ngủ đã ra đời.
Giường ngủ trong tiếng Anh nghĩa là gì ?
Giường gọi chung trong tiếng Anh có nghĩa là bed.
Công dụng của giường ngủ
Tất nhiên là để ngủ rồi. Ngoài ra, nó còn là nơi giúp chúng ta thư giãn, nghỉ ngơi và còn có nhiều hoạt động khác nữa.
Các loại giường ngủ
Có lẽ những chiếc giường ngủ đầu tiên làm từ rơm rạ, lá cây, những chiếc đệm đầu tiên có thể làm từ da thú.
Sau này, chế được công cụ, con người có thể chặt cây và chế được giường ngủ bằng gỗ.
Rồi còn người phát minh ra kỹ thuật luyện kim, giường ngủ bằng sắt từ đó mà thành hình.
Rồi sau này, khoa học kỹ thuật phát triển, con người chế được những nguyên liệu mới, giường acrylic ra đời.
Ta cùng đi vào ngắm nghía từng loại giường nhé!
Giường ngủ gỗ
Có lẽ loại giường phổ biến và được ưa chuộng nhất là giường gỗ. Nó là loại giường thân thuộc được sử dụng từ ngàn đời nay.
Chất liệu gỗ tạo cảm giác gần gũi, quen thuộc. Gam màu đỏ sẫm của gỗ tạo cảm giác ấm cúng.
Nếu có đủ điều kiện, mình cũng muốn sở hữu một chiếc giường gỗ.
Giường ngủ gỗ sồi
Giường ngủ gỗ sồi là một trong những loại giường rất được quan tâm hiện nay.
Gỗ sồi là một loại gỗ nhập khẩu. Nó được khai thác từ cây sồi vốn sinh sống ở những vùng hàn đới ở châu Á (như Nga) cũng như là Bắc Mỹ.
Trong điều kiện các loại gỗ tốt ở Việt Nam ngày càng khan hiếm và có thể giá cả quá đắt đỏ thì giường gỗ sồi là lựa chọn hợp lý hơn cả.
Giường ngủ gỗ sồi dành cho em bé
Giường ngủ gỗ sồi 2 tầng
Giường ngủ gỗ tự nhiên
Giường ngủ gỗ tự nhiên được làm từ gỗ tự nhiên.
Gỗ tự nhiên là gỗ khai thác trong nhiên nhiên. Cây con sau hàng chục năm trưởng thành to lớn thì được khai thác, sử dụng. Đó là gỗ tự nhiên.
Gỗ tự nhiên được dùng để xây nhà, đóng đồ nội thất. Gồm có: bàn, ghế,... và có cả giường ngủ nữa.
Gỗ tự nhiên khác với gỗ nhân tạo; gỗ ép, vốn được ép áp lực cao kết hợp keo dán từ những mảnh vụn dăm gỗ mà thành.
Một số loại gỗ tự nhiên ở Việt Nam:
Gỗ lim
Gỗ trắc
Gỗ hương
Gỗ gõ đỏ.
Giường ngủ được chế tạo từ gỗ tự nhiên
Và một số loại gỗ tự nhiên nhập khẩu như:
Gỗ sồi
Gỗ xoan
Gỗ tần bì
Gỗ óc chó
Giường ngủ gỗ công nghiệp
Trái ngược với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp được chế tạo từ bàn tay con người.
Gỗ công nghiệp được chế bằng cách ép các dăm, vụn gỗ áp lực cao kết hợp keo dán.
Giường gỗ MDF cho em bé
Hiện tại, chúng ta đang sử dụng 6 loại gỗ công nghiệp phổ biến như sau: 
Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard
Gỗ công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard
Gỗ công nghiệp HDF – High Density Fiberboard
Gỗ Plywood
Gỗ ghép thanh
Ván gỗ nhựa
Giường ngủ gỗ thông
Gỗ thông được khai thác từ cây thông. Từ đó người ta đóng thành giường ngủ gỗ thông.
Cây thông trong tự nhiên
Thông là một loài cây nổi tiếng, phù hợp với xứ lạnh.
Lá thông thường có dạng lá kim, lá hình móng rồng nhỏ vây quanh. Cây thông có quả với vỏ rất cứng và không ăn được.
Và cũng như nhiều loài cây khác. Gỗ cây thông có giá trị, được sử dụng để chế tạo đồ nội thất, trong đó có giường ngủ.
Giường ngủ gỗ được làm từ cây thông
Giường ngủ gỗ xoan đào
Xoan đào là một loài cây sinh sống và được trồng ở Việt Nam. Cây xoan đào thích mọc ở đất ven sông, ven đường.
Lá cây xoan đào
Cây xoan đào khi lớn
Vì bên trong thân cây có màu đỏ đẹp; gỗ bền, có màu đỏ đẹp; khả năng chịu ẩm và mối mọt cao nên đồ nội thất, giường ngủ gỗ xoan đào rất được ưa chuộng.
Gỗ cây xoan đào có thể dùng chế tạo giường ngủ
Giường ngủ gỗ bên (gỗ gõ đỏ)
Gỗ bên, hay còn gọi là gỗ gõ đỏ. Đây là loại gỗ lấy từ cây gõ đỏ. Loại cây này chuyên mọc ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung nước ta như: Gia Lai, Lâm Đồng, Huế, Kon Tum,...
Gỗ cây gõ đỏ có thể dùng để đóng giường
Cũng giống như nhiều loại cây khác. Gỗ cây gõ đỏ có chất lượng tốt, bền, màu sắc đẹp nên thường được sử dụng để làm đồ nội thất.
Giường ngủ gỗ bệt
Giường ngủ gỗ bệt là giường ngủ gỗ mà không có chân. Một chiếc giường bình thường nếu bỏ đi 4 chân sẽ trở thành giường bệt. Do đó, giường bệt thấp hơn giường thường một chút.
Phòng ngủ được thiết kế với giường bệt
Giường ngủ gỗ bệt thường cao khoảng 60 cm. Có hình hộp chữ nhật. Bên trong rỗng, có thể có ngăn kéo ở bên hông.
Một thiết kế giường bệt khác
Giường ngủ gỗ bằng lăng
Ở Việt Nam có một loại gỗ khác cũng được sử dụng làm giường ngủ, đồ nội thất đó là gỗ bằng lăng.
Gỗ bằng lăng được lấy từ cây bằng lăng. Đây là một loài cây có xuất xứ từ Ấn Độ.
Cây bằng lăng được phân bố tự nhiên ở các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Tây Nguyên, Kon-Tum,....
Gỗ bằng lăng có màu vàng nhẹ, tạo cảm giác thoải mái. Gỗ bằng lăng có độ cứng dẻo, không khô cứng như nhiều loại khác.
Gỗ bằng lăng cũng được sử dụng chế tạo đồ nội thất, giường ngủ,...
Giường ngủ gỗ bạch tùng
Gỗ bạch tùng được khai thác từ cây bạch tùng.
Cây bạch tùng thuộc giống cây thân gỗ. Chiều cao cây có thể đạt 15 - 20m. Đường kính thân cây có thể đạt 30 - 40cm.
Lá cây bạch tùng có dạng vảy, mọc sát nhau từ một trục mọc ra. Lá có màu xanh thẫm, hơi cứng. Lá cây mọc hình tán, phía dưới mọc rộng, càng lên cao càng nhỏ dần. Nhìn từ xa thì giống như hình nón. 
Gỗ bạch tùng có độ bền, khả năng chống mối mọt. Đặc biệt, gỗ bạch tùng có mùi hương dịu nhẹ riêng.
Gỗ bạch tùng cũng được sử dụng để chế tạo, đóng đồ nội thất, trong đó có giường ngủ.
Giường ngủ gỗ căm xe
Giường ngủ gỗ căm xe được làm từ gỗ căm xe khai thác từ cây căm xe.
Cây căm xe là cây gỗ lớn, tán rộng, chiều cao trung bình trên, 30m. Đường kính thân cây có thể lên đến 1,2m. Chính vì to như thế nên cây gỗ lớn lâu năm thường được khai thác để chế tạo đồ nội thất.
Gỗ căm xe có mùi nồng, không nặng cũng không nhẹ. Đây cũng là một trong những loại gỗ được sử dụng làm giường ngủ.
Giường ngủ gỗ cao su
Cây cao su được nhập về nước ta từ thời Pháp thuộc, được nuôi trồng để lấy mủ làm cao su.
Gỗ cao su trước kia ít được sử dụng vì gỗ cao su nhẹ, dễ bị mối mọt tấn công. Tuy nhiên, sau này, có lẽ vì sự khan hiếm của các loại gỗ tốt, gỗ cao su cũng dần được sử dụng để gia công thành đồ nội thất, trong đó có giường ngủ gỗ cao su.
Giường pallet gỗ
Ngoài những chiếc giường gỗ truyền thống, ngày nay, người ta đã sáng tạo ra một loại giường ngủ rất độc đáo. Đó là giường pallet gỗ.
Có thể thiết kế giường từ pallet gỗ
Pallet là một loại dụng cụ được sử dụng trong nhà kho, nhà xưởng. Có dạng hình hộp chữ nhật, tuy nhiên nó dẹp như hộp bánh. Được tạo ra bằng việc kết nối những thanh gỗ dài 1m lại với nhau.
Kích thước của pallet khoảng 1000 x 1200 mm (dài x rộng), cao khoảng 250mm. Từ đây, ta có thể ghép 2 thanh pallet lại với nhau để tạo thành chiếc giường gỗ
Nếu bạn không có tiền giường gỗ, bạn có thể mua pallet gỗ về thiết kế làm giường cũng được
Một thiết kế giường ngủ pallet khác
Đối với một số ngành nghề có đặc tính hay di chuyển, nay đây mai đó không cố định thì việc sở hữu một chiếc giường pallet sẽ hợp lý hơn rất nhiều.
Giường ngủ acrylic
Giường ngủ acrylic được chế tạo từ gỗ acrylic. Gỗ acrylic được tạo ra từ việc phủ cốt gỗ công nghiệp bằng một lớp vật liệu acrylic. Còn acrylic là một chất liệu nhân tạo được tổng hợp từ các chất axit acrylic, axit metacrylic,...
[caption id="attachment_1718" align="aligncenter" width="612"] Chất liệu Acrylic[/caption]
[caption id="attachment_1719" align="aligncenter" width="512"] Nội thất được làm từ chất liệu Acrylic[/caption]
Giường ngủ acrylic thường có màu sắc sáng bóng, dẻo dai và ổn định, khó bay màu, mang lại cảm giác đẹp mắt đối cho một số người. Ngoài ra, giường acrylic còn khó bị trầy xước, dễ lau chùi.
Giường ngủ được làm bằng chất liệu Acrylic
Giường ngủ sắt
Nội thất kim loại bắt đầu nhen nhóm vào đầu thế kỷ 19 và đã có một thời kỳ hoàng kim vào những năm 1950.
Ngày nay, nội thất kim loại đã trở nên phổ biến, và đã trở thành một phần trong các bản thiết kế nội thất, nhà cửa. Bạn cũng có thể bắt gặp kiểu nội thất ở một số quán cà phê có phong cách bụi, industrial.
Giường ngủ bằng sắt
Một mẫu giường ngủ kim loại khác
Nội thất kim loại thường dùng ví như bàn, ghế, kệ đựng đồ, tủ quần áo,... và có cả giường ngủ bằng sắt nữa.
Giường ngủ bằng sắt 2 tầng
Giường ngủ inox
Trước kia, con người luyện được sắt, ta có giường sắt. Sau này, con người phát minh ra inox - thép không gỉ, họ cũng sáng tạo ra được chiếc giường ngủ inox.
Inox có thể được dùng để đóng thành giường
Giường inox được thiết kế theo cấu trúc như giường gỗ. Chỉ khác là các thanh kim loại sẽ rỗng bên trong. Nhờ rỗng mới chắc. Không những chắc, giường inox còn gọn nhẹ hơn giường sắt cùng kích cỡ.
Giường ngủ IKEA
Giường ngủ IKEA là giường ngủ do hãng nội thất Thụy Điển IKEA sản xuất và phân phối.
Giường ngủ IKEA được bày bán trong siêu thị
IKEA là một hãng nội thất lớn đến từ Thụy Điển. Giường ngủ là một trong hằng hà sa số sản phẩm của tập đoàn này.
Ngoài giường ngủ, IKEA còn bán rất nhiều đồ nội thất khác
Tuy nhiên, vì IKEA là một hãng nội thất nước ngoài nên hàng của hãng này chắc chắn là hàng nhập khẩu.
 Một chiếc giường của hãng nội thất IKEA
Từ đầu năm 2019, đã có nhiều thông tin IKEA sẽ đổ bộ vào Việt Nam, tham gia thị trường đầy cạnh tranh cùng với nhiều ông lớn khác như Nhà Đẹp, Phố Xinh,...
Giường gấp - Giường xếp - Giường bố
Giường gấp, giường xếp, hay còn gọi là giường bố là những loại giường mini có thể gấp, xếp gọn lại để tiết kiệm diện tích.
Đây là loại giường mà bạn hay thấy các bác bảo vệ hay sử dụng để nghỉ qua đêm trong những lần thay ca tại những căn phòng gác cổng.
Nói thế không có nghĩa loại giường gấp này chỉ dành cho bảo vệ ngủ qua đêm.
Giường gấp - giường xếp - giường gố được bày bán rất nhiêu trên mạng
Ngày nay, giá cả phòng trọ, căn hộ, nhà đất đắt đỏ, không gian sống ngày càng bị thu hẹp. Do đó con người sẽ ngày càng ưa chuộng những giải pháp giường gấp thông minh hơn.
Tìm hiểu rõ hơn về giường gấp thông minh tại đây nhé!
Giường ngủ có ngăn kéo
Giường có ngăn kéo ở dưới có thể coi là một biến thể của giường kiểu truyền thống. Thay vì để rỗng phần đáy, người ta thiết kế thêm ngăn kéo, tận dụng cả không gian bên dưới để đựng đồ đạc.
[caption id="attachment_1730" align="aligncenter" width="600"] Giườn ngủ có ngăn kéo đã quá quen thuộc đối với chúng ta[/caption]
Loại giường này có thể thiết kế để trở thành giường đa năng, phù hợp với cuộc sống ở phòng trọ hoặc căn hộ chung cư.
Một thiết kế giường ngủ ngăn kéo khác
Giường ngủ thông minh
Giường ngủ thông minh là một loại giường có tích cảm biến, công nghệ để thu thập thông tin, từ đó cải thiện giấc ngủ của bạn.
Giường ngủ thông minh cũng có thể gọi là giường đa năng.
Tuy nhiên, một chiếc giường đa năng với nhiều chức năng như ngủ, có ngăn kéo để đựng đồ đạc, có thể gấp xếp lại mà không có tích hợp bất kỳ công nghệ nào thì không gọi là giường thông minh.
Một bộ vừa giường ngủ, bàn học, tủ đựng đồ này rất thích hợp khi không có quá nhiều không gian sống
Giường ngủ thông minh theo kiểu hiện đại có thể là một chiếc giường ngủ có tích hợp công nghệ. Giường ngủ sẽ có báo thức, sẽ đánh thức bạn dậy đúng giờ. Nếu bạn chưa dậy thì nó vẫn biết được và đưa ra những biện pháp mạnh hơn.
Giường ngủ thông minh cũng có thể kết nối với điện thoại của bạn để gửi về những thông tin về giấc ngủ để giúp bạn hiểu hơn về giấc ngủ cũng như là sức khỏe của mình.
Giường ngủ thông minh còn rất nhiều chức năng khác nữa.
Giá giường ngủ thông minh thường dao động vào khoảng từ 10 triệu trở lên.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về giường ngủ thông minh tại đây!
Giường akiko
Akiko là tên của một loại giường bệnh. Giường akiko có thể thường được sử dụng trong bệnh viện.
Giường akiko là giường bệnh. Hiện giường đã được bán trên các trang thương mại điện tử
Giường bệnh Akiko thường có màu xanh.
Giường thường được chia làm 4 phần, với 4  tay quay để điều khiển:
Tay quay nâng hạ đầu: nâng đầu ngồi dậy hoặc nằm xuống, tiện lợi cho người không tự ngồi dậy được 80-90 độ.
Tay quay nâng hạ chân: nâng chân lên đối với người bệnh bị xuống máu dưới chân, hạ chân xuống khi ngồi dậy.
Tay quay sử dụng bô vệ sinh: khi cần đi vệ sinh, sử dụng tay quay này để kéo khung sắt trên bô ra và đi vệ sinh vào bô.
Tay quay lật 2 lưng lên xuống 80 độ : Thay quần áo, lau về sinh phần lưng.
Giá giường akiko sẽ dao động trong khoảng 6.000.000Đ - 12.000.000Đ tùy vào loại và nơi bán.
Kết
Giường ngủ thì có rất nhiều loại. Tùy vào sở thích, nhu cầu, không gian ở, khả năng tài chính mà hãy chọn ra cho mình chiếc giường phù hợp nhất với mình nhé.
Chúc bạn tìm được cho mình chiếc giường ưng ý nhất! Thân!
Coi nguyên bài viết ở : Giường ngủ
Truy cập trang chủ để biết đọc thêm về cửa cổng biệt thự: Villafences
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Những nỗi đau riêng vẫn còn nguyên
(Phạm Thị Hoài trả lời phỏng vấn của Diễn đàn thế kỷ)
(bởi adminTD, 30/04/2020)
Diễn đàn thế kỷ, 29-4-2020
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/04/30/nhung-noi-dau-rieng-van-con-nguyen/)
Tumblr media
Diễn đàn thế kỷ: Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, dần dà chị có dịp tiếp xúc với đời sống miền Nam. Xin chị cho biết cảm tưởng chung của mình về đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng trên mảnh đất trước kia gọi là Việt Nam Cộng hòa.
Phạm Thị Hoài: Tôi thuộc thế hệ lớn lên trong “chân lý không bao giờ thay đổi” rằng “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, chỉ có Việt Nam dân chủ cộng hòa với thủ đô Hà Nội và chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc gia hợp pháp duy nhất trên toàn bộ mảnh đất hình chữ S. Chính quyền Sài Gòn là bù nhìn. Rất lâu sau này tôi mới nghe danh xưng Việt Nam Cộng hòa.
Lần đầu tiên tôi đến Sài Gòn là năm 1984, đi phiên dịch cho một đoàn khách Đông Đức sang dự hội thảo khoa học. Điều duy nhất của miền Nam mà tôi còn nhớ là khi xe dừng trước khách sạn Bến Thành, một bác vận giày da và đồng phục rất đẹp tiến tới mở cửa xe. Tôi chui ra, ríu rít: “Cảm ơn bác ạ”, nhưng chưng hửng trước một gương mặt đóng băng. Tôi tiện tay đóng cửa xe sau lưng. Lớp băng trên gương mặt ấy thoáng rạn thành hai vệt lông mày nhíu lại, nhưng cặp môi vẫn lịch sự nói: “Xin bà nhẹ tay”, rồi lông mày lại giãn ra, lớp băng lại đóng kín. Chiếc xe êm ru ấy không cần tôi dùng hết sức lực của một cơ thể chưa đầy 40 ký để đóng cửa. Ngoài Bắc, cửa xe như tôi biết khi ấy thường cần thêm một cú đạp. Ngoài Bắc, gác cổng cơ quan nào cũng có thể vênh mặt rất chân đất hách dịch, nhưng không băng giá lịch thiệp. Ngoài Bắc, người đáng tuổi cha chú không gọi một cô gái là bà.
Lần tiếp theo là năm 1989, môi trường tôi tiếp xúc là giới báo chí và xuất bản, toàn bộ nằm trong tay một đội ngũ cán bộ hoặc từ miền Bắc vào, trong đó có nhiều người miền Nam tập kết ra Bắc rồi lại từ Bắc phái vào Nam, hoặc là người miền Nam có lý lịch và thành tích cách mạng, phần lớn từng là những gương mặt nổi bật của phong trào đô thị. Những người được coi là cấp tiến trong số đó, dù cởi mở thế nào vẫn là những cán bộ cộng sản tiếp quản một thành phố đã Bắc hóa về nền tảng. Sài Gòn khi đó khấm khá hơn, sôi động trẻ trung hơn Hà Nội, song phần lớn di sản của Việt Nam Cộng hòa thì đã di tản, đã thành tro bụi, hoặc đã tàn lụi trong các trại cải tạo. Trầm tích còn lại thì ẩn sâu. Tôi chỉ thực sự tiếp cận một phần di sản ấy sau này, từ khi định cư ở Đức.
Diễn đàn thế kỷ: Xin chị cho biết đánh giá của chị về di sản ấy.
Phạm Thị Hoài: Bản thân người trong cuộc, tức các thế hệ từng sống trong những thể chế khác nhau của Việt Nam Cộng hòa và con cháu họ, cho đến nay vẫn tiếp tục tranh cãi, thường là rất gay gắt, đầy nghi kỵ thù hận, đến mức thóa mạ, nguyền rủa, thậm chí như sẵn sàng làm thịt nhau về cái di sản ấy. Điều đó dễ hiểu. Định mệnh của Việt Nam Cộng hòa gắn liền với chiến tranh Việt Nam, một chương sử đau thương vô hạn và cũng chia rẽ vô hạn của người Việt. Trong khi miền Bắc cùng thời là một khối duy nhất, đúc bằng ý chí sắt thép máu lửa của chủ nghĩa cộng sản thời chiến, không có gì để và có thể bàn cãi, thì miền Nam, ở mọi thời điểm của cuộc chiến, là một tổng thể phức tạp của nhiều phân mảnh đối kháng nhau mạnh mẽ.
Cả hệ thống quốc gia chống cộng lẫn Việt cộng và những người được coi là “thành phần thứ ba” cũng như khối dân chúng chao đảo dằng xé giữa các bên đều thuộc về miền Nam ấy. Cả ấp chiến lược lẫn “vùng giải phóng” cũng như cả tổng thống Ngô Đình Diệm lẫn Hòa thượng Thích Quảng Đức; cả thảm sát ở Huế lẫn thảm sát ở Mỹ Lai; cả Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn lẫn Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom; cả tà áo dài tân thời của đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân lẫn tấm áo bà ba của phó tư lệnh mặt trận Nguyễn Thị Định; cả tướng Nguyễn Ngọc Loan lẫn đại úy biệt động Nguyễn Văn Lém; cả tướng Nguyễn Cao Kỳ, tướng Nguyễn Khoa Nam lẫn tướng Dương Văn Minh, tướng Phạm Xuân Ẩn; cả linh mục Cao Văn Luận lẫn linh mục Chân Tín; cả luật gia Nguyễn Văn Bông lẫn luật sư Nguyễn Hữu Thọ; cả thầy Tuệ Sỹ, thiền sư Lê Mạnh Thát lẫn Phật giáo Hòa Hảo, thiền sư Thích Nhất Hạnh; cả nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam lẫn nhà hoạt động Trương Như Tảng; cả nhân sỹ Hồ Hữu Tường lẫn nhân sỹ Lý Chánh Trung; cả học giả Nguyễn Hiến Lê lẫn nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng; cả triết gia Phạm Công Thiện lẫn giáo sư triết Nguyễn Văn Trung; cả nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lẫn nhạc sỹ Lưu Hữu Phước; cả thi sỹ Bùi Giáng lẫn nhà thơ Lê Anh Xuân; cả nhà văn Mai Thảo lẫn cây bút Vũ Hạnh; và cả triệu người từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 lẫn triệu người từ miền Nam di tản năm 1975…
Tất cả những nhân vật, sự kiện, hiện tượng, khuynh hướng ấy đều thuộc về di sản của Việt Nam Cộng hòa, và chỉ riêng điều đó đã là một thành tựu vô tiền khoáng hậu. Không một quốc gia nào trên lãnh thổ Việt Nam từng trải qua một lịch sử đa tầng và nén chặt như vậy.
Hai mươi năm là một khoảnh khắc rất ngắn trong lịch sử, chỉ đủ cho người Việt ngủ rồi thức dậy vẫn trong giường chiếu cũ, vươn vai hít thở không khí cũ, khề khà xỏ chân dép cũ, ra hiên cũ ngắm mây cũ đọng vuông trời cũ. Phần lớn là như thế suốt mấy ngàn năm. Nhưng hai thập niên Việt Nam Cộng hòa là một chuyến tốc hành lao vào những xung đột trung tâm của một thế giới luôn kề cận một cuộc đại chiến mới. Không phải miền Bắc tuyệt đối một lòng và vì thế phiến diện, mà miền Nam đa diện bỗng trở thành đấu trường nóng bỏng của những lý tưởng và trào lưu thời đại nổi bật. Lần đầu tiên, và cho đến nay là lần duy nhất, người Việt có mặt ở đỉnh cao của tinh thần thời đại, dù đó là một thời đại kinh hoàng.
Là người ngoài cuộc, tôi có thể dễ dàng chọn cách nhìn nhận gia tài “hai mươi năm nội chiến từng ngày”của miền Nam từ tổng thể ấy. Song với người trong cuộc thì khó hơn nhiều, họ phải sống với những sự thực khác nhau mà những nỗi đau riêng vẫn còn nguyên. 45 năm không ngắn nhưng chưa đủ dài.
Diễn đàn thế kỷ: Chị đã biết hiện tượng đốt sách và việc bắt giam một số khá lớn các nhà văn nhà báo miền Nam của phe thắng trận. Chị đánh giá việc này ra sao?
Phạm Thị Hoài: Đó là cách hành xử của nhiều chính quyền độc tài, không riêng gì cộng sản. Thời Minh thuộc, sách vở văn tự An Nam bị đốt sạch phá sạch để dọn đường cho văn minh Bắc triều. Hà Nội cũng làm thế với miền Bắc sau 1954 để dọn đường cho văn minh cộng sản: sách vở báo chí tiền chiến bị bài trừ; bia đình chùa miếu mạo biến thành đá lót; nông dân đốt sổ sách văn tự trong Cải cách ruộng đất; và Hà Nội tiếp tục chính sách thay máu tàn khốc nhưng hiệu quả này với miền Nam sau 1975. Miền Nam không phải là ngoại lệ, mà chỉ đi sau cả nước trong công cuộc thay máu đó. Nhiều cây bút miền Bắc thậm chí còn chịu số phận cay đắng hơn.
Chế độ chính trị hiện hành đã vượt qua hai cuộc chiến tranh nóng và kỷ nguyên Chiến tranh lạnh với sự sụp đổ của hệ thống; đã trải qua nhiều hình thái, từ giáo điều đến cải cách, từ khép kín đến mở cửa, từ cộng sản chiến khu đến cộng sản bao cấp, từ cộng sản ảo mộng đến cộng sản vỡ mộng, từ cộng sản trong tim đến cộng sản ngoài da, từ cộng sản cần lao đến cộng sản đại gia, từ cộng sản đào mồ chôn tư bản dân tộc đến cộng sản ôm chân tư bản toàn cầu.
Chế độ ấy vững tin ở sự bất diệt của bản thân, như thể nó sẽ trụ lại ngay cả khi dân tộc này qua đi. Nhưng lịch sử không có điểm dừng cuối cùng. Một hay nhiều vụ thay máu văn hóa khác, cũng sẽ dã man và ngu xuẩn không kém, không phải là không thể diễn ra nữa trên mảnh đất Việt Nam. Chúng ta luôn nhắc nhở rất hoa mỹ về những bài học của lịch sử, nhưng con người nói chung chỉ lắng nghe quá khứ khi đã muộn.
Diễn đàn thế kỷ: Sau này chị đã làm công việc sưu tầm và số hóa các tác phẩm văn học của miền Nam và đưa lên website có tên talawas để mọi người có thể tiếp cận. Chị có thể cho biết động lực, cách thức và thời gian để chị thực hiện việc này?
Phạm Thị Hoài: Một trong các trọng tâm của talawas là đối thoại đa chiều, song điều đó là bất khả nếu cơ hội cho các bên không bình đẳng. Tôi rất ngạc nhiên vì cộng đồng hải ngoại của “Việt Nam Cộng hòa nối dài” khi ấy chưa hề có một thư viện online cho sách báo miền Nam trước 1975, mặc dù có thẩm quyền và nhiều nguồn lực nhất để làm việc đó. Vậy thì chúng tôi, toàn những người xuất xứ từ “bên thắng cuộc”, phải bắt tay vào mà làm thôi, không có gì phải dài dòng cân nhắc. Chúng tôi giao cho một số cộng tác viên ở trong nước tìm và chọn tác phẩm, cho đánh máy và sửa bản thảo cũng ở trong nước rồi gửi bản điện tử đến tòa soạn. Khá thủ công, tốn kém và vất vả, nhưng khi đó tốc độ internet cũng như các công cụ hỗ trợ cho phép những giải pháp kỹ thuật khác chưa phát triển như hiện nay.
Diễn đàn thế kỷ: Nhiều thế hệ Việt Nam trong và ngoài nước nhờ talawas mà đã tìm đọc, thưởng thức và nghiên cứu lại cả một nền văn học có cơ bị xóa bỏ hẳn bởi phe thắng trận. Thế nhưng, công việc đẹp đẽ này bỗng dưng phải ngừng lại. Chị có thể cho biết lý do?
Phạm Thị Hoài: “Sách xuất bản tại miền Nam trước 1975” chỉ là một trong nhiều nội dung của talawas. Chúng tôi hoạt động ở giai đoạn bước đệm, khi internet vừa mở ra cơ hội cho một môi trường truyền thông độc lập của người Việt, song trước thời điểm mạng xã hội bùng nổ. Chúng tôi quyết định dừng lại khi nhận thấy talawas đã đi hết giới hạn cuối cùng khả dĩ ở quy mô và chất lượng mà nó đã đạt được. Mô hình làm việc tự nguyện, tay trái, ngoài giờ, không lương, của ban biên tập và sự đóng góp bài vở cũng tự nguyện, không thù lao, của các tác giả, tuy đẹp và thậm chí lãng mạn nhưng rốt cuộc chỉ là giải pháp tạm thời của tình huống bất đắc dĩ. Nếu hình dung trước là sự tạm thời đó kéo dài đến 9 năm, có lẽ tôi đã không đủ can đảm để bắt đầu.
Một mô hình chuyên nghiệp, với một tòa soạn chuyên nghiệp và một đội ngũ cộng tác viên chuyên nghiệp đòi hỏi một nguồn tài chính và nhân lực lâu dài, ổn định. Chúng tôi không thể có điều đó, dù được cảm tình của một lượng độc giả khá đông đảo. Ngoài ra, cuối thập niên 2000 các blog cá nhân trên nền tảng Yahoo, rồi WordPress, Google nở rộ và không lâu sau đó, đầu thập niên 2010, mạng xã hội Việt Nam hình thành và bùng nổ với Facebook.
Nếu tiếp tục với mô hình cũ, talawas sẽ chỉ là cái bóng lay lắt của chính nó cho đến khi tắt hẳn. Chúng tôi muốn tiết kiệm cho mình và độc giả cái kết cục đó. Một mạng lưới truyền thông độc lập, có uy tín, chất lượng và độ lan tỏa lớn; có khả năng xây dựng một công luận tự do và có trách nhiệm; có thể thực sự làm đối trọng với truyền thông “lề phải” do chính quyền Việt Nam quản lý; hình thành từ ý chí và nguồn lực của chính cộng đồng Việt chứ không phải là một chi nhánh của những hãng truyền thông nước ngoài như BBC, RFA, VOA, RFI… cho đến nay vẫn chỉ là một trong những ước mơ miễn phí của chúng ta, còn thực tế thì chúng ta phó thác hết cho vị cứu tinh đáng ngờ là Facebook.
Tôi không phủ nhận vai trò khai phóng của Facebook đối với những xã hội chuyên chế như Việt Nam, song nó là con dao hai lưỡi, có thể thúc đẩy nhưng cũng có thể đe dọa hay đầu độc tiến trình dân chủ và văn minh hóa một quốc gia độc tài chậm tiến. Mọi con vật đều bình đẳng trên mạng xã hội, song sự phát triển ở Nga, Trung quốc và các nước độc tài Trung Đông cho thấy một số con vật rõ ràng bình đẳng hơn những con khác.
Tự do trên Facebook được định nghĩa bởi chính Facebook và nhà cầm quyền. Hai thế lực này, dù khác biệt đến đâu và sau một thời gian dè chừng lẫn nhau, cuối cùng sẽ phải câu kết để duy trì lợi nhuận cho bên này và quyền lực cho bên kia hay thậm chí cả hai lợi ích gộp lại cho đôi bên; vụ Facebook chấp nhận kiểm duyệt ở Việt Nam mới đây chỉ là một trong chuỗi những mở đầu mà chúng ta ghi nhận để rồi bỏ qua như chưa hề xảy ra.
Chúng ta là những con ếch trong bình nước đang nóng dần. Khi chính quyền học được cách sử dụng và chế ngự mạng xã hội cho chính sách tuyên truyền của mình – trấn áp, lung lạc, chia rẽ, mị dân – thì tiếng nói riêng lẻ của các nhà báo công dân sẽ chỉ còn hồi thanh trong những phòng cách âm rải rác trên không gian ảo. Mạng xã hội lại hình thành trong bối cảnh người Việt tuy bập rất nhanh vào công nghệ hiện đại, ào ào lướt mạng, thoăn thoắt bấm phím, hội chứng Facebook thành chứng chỉ chất lượng sống, nhưng phần lớn đều kém cả kiến thức lẫn nhận thức về môi trường mới này, vì vậy vừa dễ làm mồi ngon cho tin giả, đủ thứ trào lưu mù quáng và những cạm bẫy đổi đời – lấy đời ảo thay đời thực, vừa hăng hái kết nối lan tỏa những căn bệnh khủng khiếp của mạng xã hội.
Không phải ngẫu nhiên mà năm nay Việt Nam lọt top 5 cộng đồng mạng kém văn minh nhất theo đánh giá của Microsoft. Thú thật, tôi thấy may mắn cho talawas là đã đình bản đêm trước, khi sáng hôm sau Facebook tiến vào và chiếm lĩnh không khói súng cả trái tim, khối óc lẫn tâm hồn người Việt.
Diễn đàn thế kỷ: Theo chị, gia tài văn hóa nghệ thuật 20 năm đó của miền Nam có đóng vai trò gì trong lịch sử tinh thần của dân tộc Việt Nam?
Phạm Thị Hoài: 451 độ F là câu chuyện nổi tiếng nhất về đốt sách, xóa sạch dấu vết của tư tưởng và nghệ thuật, những thứ nguy hiểm hoặc vô dụng đối với một xã hội không cần động não vì tất cả đã có chính quyền lo hết, dân chúng chỉ việc sinh sống và xem TV.
Trớ trêu là tác phẩm này chính thức được xuất bản bằng tiếng Việt từ mấy năm trước, không hề bị truy bức như trường hợp “Chuyện ở nông trại” (“Animal farm”), song rơi tõm vào sự thờ ơ của độc giả Việt Nam, tức cũng ít nhiều chung số phận của những cuốn sách bị đốt mà nó miêu tả. Tác giả Ray Bradbury lập ngôn bằng viễn kiến, nhưng chắc chắn không tính đến viễn cảnh về ngày mình bị ra rìa trong một xã hội như Việt Nam hiện tại, không phải vì bị ngăn cấm mà đơn giản bị đào thải. Bây giờ chính quyền có thể vững tin rằng dân chúng chẳng buồn quan tâm đến những thứ rách việc và vô bổ như văn chương nghệ thuật, kiểm duyệt làm gì cho mệt mà có thể còn gây hiệu ứng ngược. Tôi e rằng, ngay cả hiệu ứng ngược cũng đã tắt ngóm.
Những năm gần đây, một số tác phẩm của các tác giả miền Nam trước 1975 đã được xuất bản trở lại, song trong môi trường văn hóa hiện tại, với cuốn sách vĩ đại duy nhất là Facebook của 60 triệu tác giả đồng độc giả tiếng Việt, mọi thành tựu văn học bất kể miền Bắc, miền Nam hay thế giới đều vô nghĩa. Dĩ nhiên đó là trên bề mặt rộng. Ở sâu bên dưới, các chuyển động tinh thần như nước ngầm, thấm vào những tầng và tụ về những phương mà mắt thường không xuyên tới. Trong văn giới, trước hết ở các tác giả ngoài luồng, 20 văn học miền Nam ít nhất đã để lại cảm hứng tự do và những phong cách đa dạng. Đời sau sẽ khai quật những báu vật ấy để bảo tàng hay chỉ bận đi tìm những mỏ vàng; lịch sử tinh thần của dân tộc này sẽ thăng trầm hay sẽ phẳng lì; và chúng ta sẽ làm gì với gia tài văn hóa của mình, tôi hoàn toàn không biết. Nhưng tôi dự cảm, rằng với công cuộc phây hóa ngày càng thắng lợi như hiện nay, người Việt sẽ quẳng mọi gánh nặng văn học nghệ thuật đi để vui sống.
Diễn đàn thế kỷ: Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này.
0 notes
otavietnam · 5 years
Text
Top 20 điểm du lịch bán đảo Sơn Trà nổi tiếng nhất định phải tham quan
https://otavietnam.com/?p=8237 Top 20 điểm du lịch bán đảo Sơn Trà nổi tiếng nhất định phải tham quan Booking.com Bán đảo Sơn Trà như nàng công chúa được đánh thức sau giấc ngủ dài xuyên thế kỉ, bừng dậy đẹp lộng lẫy đầy quyến rũ. Bán đảo Sơn trà ẩn hiện trong những đám mây trắng, cao ngất chìm khuất trong mây trời. Những điểm du lịch bán đảo Sơn Trà dưới đây sẽ giúp bạn cảm nhận được sự hùng vĩ của núi non trùng điệp, sự lãng mạn phiêu bồng của mây hoà quyện và sự kì thú của thiên nhiên hoang dã. Top 10 Homestay Đà Nẵng gần biển Mỹ Khê view đẹp, chuẩn sống ảo Top 10 Khách sạn Đà Nẵng 3 sao đẹp và sang trọng cho bạn nhỉ dưỡng Top 20 Quán ăn ngon ở Đà Nẵng đáng để thưởng thức khi đi du lịch Chùa Linh Ứng Ngôi chùa có kiến trúc hoành tráng, độc đáo được kết hợp khéo léo đầy khoa học giữa hiện đại và tâm linh. Ấn tượng nhất là 17 toà tháp của pho tượng Phật Bà Quan Thế Âm. Quan Thế Âm đang trong thế đứng trên đài sen, tựa lưng vào núi Sơn Trà, mắt nhìn ra nhân gian và biển cả, tay cầm bình cam lộ, tay kia bắt ấn như dõi theo phù hộ cho những con người xứ biển hiền lành. Chùa Linh Ứng không chỉ là một điểm du lịch bán đảo Sơn Trà mà còn là không gian hội tụ linh khí của đất trời và lòng người đối với những du khách đã từng một lần đến thăm thành phố biển Đà Nẵng. Đỉnh bàn cờ tiên – điểm du lịch bán đảo Sơn Trà nổi tiếng Đi qua bao con dốc dựng đứng, thách thức mọi tay lái, qua đôi đoạn đường khá mạo hiểm nhưng đầy thú vị, bạn sẽ có mặt tại đỉnh bàn cờ nơi ngàn năm nay vẫn chưa tìm ra người chiến thắng cho ván cờ nghìn năm tuổi. Hai ông tiên miệt mài suy nghĩ mặc cho nguời người đến rồi đi mà vẫn bất phân thắng bại. Hãy tận hưởng cảm giác đứng từ trên cao phóng tầm mắt ra thật xa ngoài kia là biển khơi, là những chiếc thuyền ngoài khơi xa rồi bên kia là những cây cầu bắc qua bên sông Hàn thơ mộng. Hãy ghi lại dấu ấn khó phai với địa điểm du lịch ở bán đảo Sơn Trà này để có những kỉ niệm đẹp. Nhà Vọng cảnh Nhà Vọng Cảnh Sơn Trà hay còn gọi là Đài Vọng Cảnh, nằm ở độ cao trên 600m so với mực nước biển, là điểm đến lý tưởng không thể bỏ qua khi du lịch bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Nhà được xây trên một mỏm đá nhô ra nên đây là một view rất đẹp để ngắm nhìn toàn bộ thành phố biển xinh đẹp. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể chiêm ngưỡng được đảo Ngọc (Lăng Cô Huế), trạm radar, đèo Hải Vân. Phía trước Nhà Vọng Cảnh còn có hình con khỉ đá, một biểu tượng cho vùng đất Sơn Trà này. Nếu là người yêu thích phong cảnh thoáng đãng, mênh mông hãy cầm theo một chiếc máy ảnh để có những bức hình đẹp nhất nhé. Bảo tàng Đồng Đinh Hơi bất ngờ vì trước mặt bạn là một khu vườn sinh thái, vô cùng mát mẻ tranh thủ hít hà chất núi rừng thanh mát, cứ xoã nỗi buồn, cứ chân chất, bình lặng như không gian nơi đây. Rồi bất ngờ khi thấy ẩn mình dưới những rặng cây xanh mướt, bảo táng hiện ra như những ngôi nhà miền trung du xưa, yên ả như những ngày xưa cũ. Một không gian rất quê hương, vừa có chiều sâu văn hoá, vừa đậm chất cổ kính nghệ thuật,lại đậm chất hơi thở của thiên nhiên. Công viên biển Đông – điểm check in tuyệt đẹp ở Đà Nẵng Hàng ngàn con bồ câu trắng tung cánh rợp bóng trời khiến bạn ngỡ như mình đang “lạc trôi” vào trời Tây vẽ nên một hình ảnh đẹp và thanh bình giữa lòng thành phố. Khung cảnh ở đây vô cùng lãng mạn và nên thơ. Những hàng dừa rì rào, tiếng sóng biển vỗ về trải dài trên những bờ cát vàng óng và những chú bồ câu nghiêng nghiêng bay lượn, nhè nhẹ sà xuống thấy yêu đến lạ. Vì vậy đây chính là địa điểm ra đời của những bức ảnh siêu nghệ thuật Bãi Bụt Bãi Bụt hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp có biển xanh, cát trắng và những rặng san hô tuyệt đẹp với màu xanh là gam màu chủ đạo. Chỉ nghĩ đến cảm giác được hoà mình vào dòng nước mát, lắng nghe hơi thở của biển cũng đủ thấy đê mê, thấy nhẹ nhàng và bình yên đến lạ. Khu du lịch Tiên Sa Tiên Sa ở giữa một khung cảnh non nước, sơn thuỷ hữa tình với bãi tắm Thuỳ Dương thơ mộng và hòn mồ côi gắn liền với một truyền thuyết đẹp. Tiên Sa cũng giữ được cho mình vẻ đẹp gần như nguyên vẹn, hoang sơ. Bên cạnh những bãi biển đẹp như thơ như mộng du khách đến đây thường tham gia những hoạt động vui chơi, giả trí cực đã. Đó là lý dó, điểm du lịch này trở thành một trong những điểm du lịch đẹp ở bán đảo Sơn Trà. Mũi Nghê Người dân nơi đây gọi là mũi Nghê hay hòn Nghê bởi hình thù giống như một con sư tử biển nằm quay đầu vào núi đá, hướng thân mình ra biển khơi. Mũi Nghê hoang sơ lắm, huyền bí lắm! Nước biển trong xanh có thể nhìn thấy tận đáy, vùng biển, vô vàn các loại, tôm, cá, mực,… chắc chắn sẽ cho bạn những trải nghiệm lý thú. Chia tay nơi này chỉ thấy thương, thấy nhớ về vẻ đẹp của biển trời, về những phút giây thú vị cùng những người dân chài sắt son với biển. Bãi Rạng Hẳn nhiều người trong chúng ta mỗi lần nhìn thấy biển là một lần tim loạn nhịp và nếu đã lỡ trót yêu, trót thương thế giới hữu tình của biển thì điểm du lịch bán đảo Sơn Trà này lại là người tình trong mộng của bạn. Bãi Rạng như một món quà xinh đẹp tuyệt vời được tạo hoá ban tặng cho những người yêu biển. Bãi biển hoang sơ mộc mạc mà quyến rũ mê hồn, hệt như cái tình biển mặn xứ Đà mê hoặc, hệt như “rượu hồng đào chưa nhấm đà say”. Hẳn bạn sẽ không thể nào bỏ qua điểm du lịch tại bán đảo Sơn Trà này? Bãi Đá Đen Những tảng đá to màu đen, nằm xen kẽ hoặc xếp chồng lên nhau tạo khung cảnh thiên nhiên kì thú vừa hoang sơ lại pha lẫn chút mộng mơ của biển. Bạn sẽ được thoả thích ngâm mình trong dòng nước mát lạnh của đại dương, được mẹ thần Biển vỗ về an ủi, hay thư thái nằm dài trên bãi biển phơi mình trong ánh nắng của miền nhiệt đới. Đặc biệt đây là thiên đường của những “thánh sống ảo”, nhiều view lên hình đẹp lung linh bá cháy. Bãi Nam Nhiều khách phương xa đến đây không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp kì vĩ của núi non, biển cả, là một tuyệt phẩm được thiên nhiên ưu đãi. Cách bờ vài trăm mét những rạng san hô tuyệt đẹp như “khoe mình” trong lòng đại dương xanh thẳm. Nếu du lịch biển thì còn gì thú vị hơn khi được ngụp lặn và “rửa mắt” ngắm san hô-một cảm giác thật thăng hoa. Bãi Đa Còn vẹn nguyên với nét đẹp nguyên sơ, bình dị đó hoà mình vào núi rừng và những bãi biển trải dài, là một trong những điểm du lịch đẹp ở bán đảo Sơn Trà được nhiều tín đồ du lịch “săn lùng”. Chắc chắn rằng việc được check-in ngay tại địa điểm mới lạ, được chìm đắm trong cảnh sắc thiên nhiên hoàn mỹ làm tâm hồn bạn được bay bổng với quang cảnh mê mẩn người nhìn. Bãi Đa chính là một thiên đường sống ảo đẹp mê hồn mà bạn nhất định phải tham quan. Cây đa ngàn năm Sơn Trà Cây đa được coi như một di sản của thành phố, giữa một quần thể đa, với vẻ đẹp riêng của mình đã tạo nên một vẻ đẹp hiếm nơi nào có được. Vào mỗi ngày nắng, cây đa với tán phủ rợp trời hiện lên lung linh, còn những ngày mưa mây và sương mù bao quanh khiến khung cảnh thêm huyền bí ngỡ như đâu đó thấp thoáng đường giáp ranh giữa thiên đường và hạ giới. Bãi Cát Vàng Đúng như tên gọi nơi đây được thiên nhiên hào phóng ban tặng một bãi cát vàng trải dài tuyệt đẹp. Cát Vàng hệt như nơi hôi tụ của sông nước, núi non và biển cả. Nếu bạn đang muốn trốn khỏi thành phố ồn ào, náo nhiệt thì đây chính là một lựa chọn tuyệt vời. Hải đăng Sơn Trà Được mệnh danh là một trong những ngọn hải đăng cổ và đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc đậm chất Pháp. Trên hành trình chinh phục hải đăng, bạn sẽ được chiêm nghiệm cảnh sắc hoang sơ, mênh mông hùng vĩ của núi rừng và biển cả rồi phóng tầm mắt ra xa ngắm trọn Đà thành bên dòng sông Hàn mơ mộng. Với sắc trắng, vàng tươi sáng nhấn nhá thêm sắc xanh ngọc nhẹ nhàng, bạn sẽ có một bức ảnh thật đẹp khoe với bạn bè. Tuyến không gian xanh Trên đường đi trải dài khi những tán cây đan nhau thì ánh nắng chỉ còn là những tia sáng lẻ loi cố tìm nhau để thấy được dấu chân của bạn. Những hòn đá to, đá nhỏ nằm ngổn ngang theo một sự sắp xếp cố tình của tạo hóa. Nhiều loài cây uốn mình trên những tảng đá cũng đung đưa vòm lá hò reo mỗi khi có cơn gió đi ngang. Đây là góc nghỉ lý tưởng để nghe tiếng suối chảy róc rách và ngửi hương núi rừng hay ngồi quây quần đàn hát bên nhau. Phải chăng tai đây ta sẽ nhận ra giá trị của từng khoảnh khắc sống và tiếng nói đích thực của lòng mình? Sơn Trà Tịnh viên – thiên đường check in du lịch bán đảo Sơn Trà Một không gian quanh năm ngập tràn màu xanh tre trúc với không khí trong lành khiến bạn tịnh lặng lắng lòng suy nghĩ. Qua những khóm tre thẳng hàng là một khung cảnh bình yên, rất Việt Nam, mộc mạc với tre xanh và ao làng. Nơi đây chính là điểm đến lý tưởng để có thể cảm nhận thiên nhiên một cách gần gũi và sâu sắc nhất Mắt thần Đông Dương Đây là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở bán đảo Sơn Trà thu hút được nhiều khách du lịch. Giữa không gian mây hoà cùng gió hút, mắt thần Đông Dương vẫn ngày đêm”canh giữ” bầu trời biển đảo tổ quốc mến thương. Bạn cũng hãy thử một lần ghé qua được thưởng thức vẻ đẹp của không gian nơi đây. Chắc chăn đây sẽ là điểm dừng chân lý tưởng để bạn chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ của thành phố Đà Nẵng. Và cũng là nơi check-in khá lý tưởng đấy nhé! Hục Lở Bãi Đa, Bãi Rạng…là những cái tên đã quá quen thuộc ở bán đảo Sơn Trà. Nhưng ở một địa thế tuyệt vời và còn nhiều nét hoang sơ, thuần tuý thì phải kể đến Hục Lở. Màu xanh ngắt của biển và mây trời với những vách đá được bao phủ bởi cây cỏ vừa hùng vĩ lại vừa bình yên sẽ làm bạn nao lòng. Hãy rủ bạn bè đến nơi đây vừa để thưởng ngoạn cảnh sắc lại vừa có thể cắm trại vui chơi cho tâm hồn tự do và neo giữ cho mình những khoảnh khắc tuyệt đẹp. Ngắm Voọc Chà Vá Nếu bạn đi du lịch bán đảo Sơn Trà đừng quên theo máy ảnh nhé, bởi bạn có thể bắt gặp loài Voọc Chà Vá này ở bất cứ đâu. Đặc biệt đây là loài động vật quý hiếm, một báu vật chỉ có ở Sơn Trà. Nữ hoàng loài linh trưởng đã trở thành biểu tượng của APEC 2017. Tranh thủ cơ hội, check-in để có những tấm hình độc lạ nhất hiếm khi nào có được Bán đảo Sơn Trà tựa như bức tranh sơn thuỷ hữu tình, đất trời giao hoà, của những mảnh ghép tâm linh, trải qua bao thăng trầm thời gian nhưng vẫn vững chả bám biển. Với gợi ý nho nhỏ về những điểm du lịch bán đảo Sơn Trà hi vọng giúp cho chuyến đi của bạn thêm đủ đầy và trọn vẹn. Nếu đã ghi chú hết 20 điểm du lịch trên, bạn nên tham khảo các khách sạn ở Sơn Trà và book phòng trước, để tránh hết phòng vào những dịp cuối tuần, lễ tết hoặc thậm chí dễ bị chủ khách sạn nâng giá khi khách đông. Book sớm là một lựa chọn thông minh. Anh Minh – OTA Viet Nam Top 20 điểm du lịch bán đảo Sơn Trà nổi tiếng nhất định phải tham quan 5 (100%) 2 vote[s] Kênh quảng bá Khách sạn – Homestay – Vila – Căn hộ miễn phí Nguồn: Tổng hợp Bởi - https://otavietnam.com/?p=8237
0 notes
lookintomyeyeblog · 6 years
Text
Chuyện về Hoàng thái hậu hiền đức bậc nhất được đặt tên cho bệnh viện Từ Dụ
Bệnh viện phụ sản lớn nhất TP. Hồ Chí Minh hiện nay được đặt tên theo vị Hoàng thái hậu hiền đức bậc nhất triều Nguyễn - Thái hậu Từ Dụ. “Từ” là nhân từ, từ bi; “Dụ" là khoan dung độ lượng (tên bà bị đọc chệch thành Từ Dũ). Cuộc đời của Thái hậu Từ Dụ thật xứng đáng với tôn hiệu ấy.
Người con hiếu thảo
Hoàng thái hậu Từ Dụ (1810 - 1902) có tên húy là Phạm Thị Hằng, xuất thân từ dòng họ Phạm Đăng thị tại giồng Sơn Quy (Gò Rùa), huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định, ngày nay là thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Bà là trưởng nữ của Lễ bộ thượng thư Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, mẹ là Đức Quốc phu nhân Phạm thị.
Chuyện dân gian ở Gò Công kể: Khi sinh bà thì nước giếng Sơn Quy trong vắt, lúc sử dụng thì ít bệnh tật nên nhiều người tới đây múc nước uống vào để chữa bệnh. Nước Gò Công vốn là nước mặn, nhưng giếng giồng Sơn Quy thì mỗi ngày càng cao lên như hình mai rùa, làm cây trái ở đây đơm hoa kết trái tốt tươi hơn những nơi khác. Vậy nên mới có câu tương truyền: “Lệ thủy trình trường thụy, Quy khâu trúc phúc cơ” (Tạm dịch: Nước đẹp dâng điềm lành, Gò Rùa xây nền phúc).
Lúc nhỏ bà thích đọc sách, thông kinh sử, có đức hiền. Đến năm 12 tuổi, khi mẹ bà là Phạm Phu nhân lâm bệnh nặng, bà ngày đêm hầu hạ cơm thuốc, không rời bên cạnh. Đến khi Phu nhân chết, bà ngày đêm kêu khóc không thôi, giữ tang thương xót chẳng nghĩ gì thêm, như người đã trưởng thành, xa gần nghe biết đều tấm tắc khen là lạ.
Bà Phi hiền đức
Năm bà 14 tuổi, Nhân Tuyên Hoàng thái hậu nghe tiếng hiền, tuyển bà làm Phủ thiếp cho Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, cháu đích tôn của Gia Long. Bà là người có đức trang kính, giữ nết thuận tòng, được Nhân Tuyên Hoàng thái hậu và Thánh Tổ Hoàng đế yêu mến.
Năm 1841, Thiệu Trị Hoàng đế lên ngôi, thứ bậc nội cung chưa định, bà và những thị thiếp khác chỉ được gọi chung là Cung tần. Tới năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), nhân có việc bang giao, Hoàng đế ngự giá Bắc tuần, bà được sung theo hầu. Khi ấy Cung tần theo hầu rất ít, bà ngày đêm hầu hạ bên cạnh, phàm những ấn báu, vật làm tin, đều giao cho giữ cả. Bà là người đoan trang, nhàn nhã, nghiêm túc, cử chỉ độ lượng, lại thường khuyên răn các cung nhân chăm công việc nên được sung chức Thượng nghi, đồng thời nhiếp quản coi sóc Lục thượng.
Tháng 4 năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), bà được phong làm Thành phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhị giai. Sách văn có đoạn:
“...Cung tần Phạm thị, văn phép vốn nếp nhà dòng dõi, phong tư như chất ngọc trắng trong, kính sửa túi khăn, khi tiềm để đã lâu tin tức tốt, đông nhiều con cháu, chốn khuê phòng đều mát mẻ gió hòa. Đoan trang nối sánh tiếng hay, chăm kính thêm dày nết tốt. Kịp khi trẫm lên ngôi báu, gây khuôn mẫu cho phong hóa buổi đầu tiên, đến nay định lại cung giai, cần nêu khen người đức hiền thêm rạng rỡ...”
Tháng 1 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), bà được phong làm Quý phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhất giai. Vua sai các đại thần Vũ Xuân Cẩn, Tạ Quang Cự dâng kim sách đến tuyên phong. Sách văn có đoạn:
“...Thành phi Phạm thị, nghi lễ nhà dòng, đoan trang nết tốt, như ngọc trong sáng, nên khuôn hòa kính, cung giai 9 bậc đứng đầu, đông nhiều con cháu, đầm ấm khí hòa, phong hóa nhị nam gây mới. Phụng dưỡng giữ đạo trong khuê khổn, hòa vui hả dạ cung Từ Ninh, tuổi hoa bốn chục xanh tươi, phần hưởng thụ còn nhiều phúc lớn, đức tốt sáu cung tiêu biểu, điển bao phong xứng vẽ áo thêu…”
Bấy giờ, khi có quan lại gì tâu lên vua Thiệu Trị, bà đều ghi nhớ, đến khi ông hỏi đến bà đều y thế mà thuật lại, không sai một chữ. Bà được Thiệu Trị yêu quý lắm, không gọi tên của bà mà chỉ gọi là Phi. Khi Hoàng đế ngự ở điện Khâm Văn nghe chính sự cùng các cơ mật đại thần, Quý phi được lệnh ở sau rèm nghe những lời tâu của các quan. Khi rảnh rỗi, Thiệu Trị cũng thường hay nghe lời bà khuyên giải mà đưa ra quyết định.
Trong Hậu cung, Quý phi chăm nom yêu mến tất thảy các Hoàng tử, Hoàng nữ của bà và các phi tần khác, không phân biệt ai là con ai, tất cả đều xem bà là mẹ đích. Tiếng hiền trong cung đồn xa, ai nấy đều nể phục bà.
[caption id="attachment_1107365" align="alignnone" width="430"] Chân dung hoàng thái hậu Từ Dụ. (Ảnh: wikipedia.org)[/caption]
Dạy bảo hoàng đế
Một đêm kia, Quý phi mộng thấy một thần nhân áo rộng đai to, đầu tóc bạc, lông mày trắng, mang một tờ giấy vàng viết chữ son có đóng dấu và một chuỗi minh châu trao cho, bảo là: "Xem đây để nghiệm về sau". Bà nhận lấy, rồi có thai.
Ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (tức 22 tháng 9 năm 1829), Phạm Quý phi khai hoa nở nhụy, sinh ra hoàng tử Nguyễn Phúc Thì, sau đổi là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, tức vua Tự Đức sau này. Quả nhiên giống giấc mộng, người ta cho rằng hoàng đế là thần nhân phái xuống làm con bà vậy.
Bà vừa là mẹ, vừa là người nuôi nấng, dạy bảo cho vua Tự Đức trong suốt cuộc đời. Đương thời, ngày lẻ thì vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần, còn ngày chẵn thì vào chầu thái hậu.
Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
“Đức Từ Dụ thuộc sử sách đã nhiều mà biết việc đời cũng rộng. Khi Đức Từ Dụ ban câu chi hay, thì ngài biên ngay vào một quyển giấy gọi là "Từ Huấn Lục".
Một hôm rảnh việc nước, ngài ngự bắn tại rừng Thuận Trực, gặp phải khi nước lụt. Còn hai ngày nữa thì có kị đức Hiến Tổ, mà ngài chưa ngự về. Đức Từ Dụ nóng ruột, sai quan đại thần là Nguyễn Tri Phương đi rước. Nguyễn Tri Phương đi được nửa đường, vừa gặp thuyền ngự đương chèo lên, mà nước thì chảy mạnh, thuyền không đi mau được. Gần tối thuyền ngự mới tới bến. Khi ấy trời đang mưa, mà ngài vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dụ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng chi cả. Ngài lấy một cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát kỷ rồi ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, đức Từ Dụ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng: "Thôi, tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kị".
Ngài lạy tạ lui về, nội đêm đó ngài phê thưởng cho các quan quân đi hầu ngự…”
Đối với sở thích săn bắn của vua Tự Đức, bà nhắc nhở rằng:
“Vật cũng như người, bắn chết con trống thời (thì) con mái thương nhớ, bắn con thời con mẹ thảm buồn, rứa thời bắn mà làm chi? Muốn tập bắn thời bắn súng điểu thương cho quen, bắn bia hay hơn. Tự hậu phải bớt bớt đi, chẳng nên sát hại sanh vật”.
Đối với những kẻ dựa vào quyền thế gia tộc của bà để cầu vinh, hoặc che chở kẻ phạm pháp, bà đều phê phán gắt gao. Bà bảo vua Tự Đức rằng:
"Người trong dòng họ chớ lo việc không được làm quan, phải chuyên cần học hỏi, thi đậu vẻ vang gia tộc; chỉ lo là bất tài mà thôi. Ngoài ra, kẻ làm điều trái phép, Hoàng đế nên triệu về kinh, nghiêm trị để làm gương cho người ta biết".
Sau này, hoàng thái hậu tuổi ngày một cao, nhưng bà vẫn luôn là người mẫn tuệ. Có những việc đã qua rất lâu, những lời ai nói lúc nào, năm nào, sử sách kinh điển thế nào, nói gì bà đều nhớ như in, nên vua Tự Đức có rất nhiều chuyện phải nhờ tới mẹ.
[caption id="attachment_1107369" align="alignnone" width="672"] Tượng đài hoàng thái hậu Từ Dụ tại Bệnh viện Từ Dụ, TP.HCM. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử TP.HCM)[/caption]
Thái hậu kiệm ước, thương dân như con
Nhân lễ ngũ tuần, vua Tự Đức cùng đình thần dâng sớ khẩn thỉnh tấn tôn mỹ hiệu, bà dụ rằng:
"Ta đã được thiên hạ phụng sự, thì nên lo những việc thiên hạ đương lo. Năm nay chưa đặng mùa, nhân dân đều chưa được vui sướng, chính lúc Hoàng đế phải chăm lo, lòng ta nào nỡ thản nhiên.
Vả lại tánh ta vốn kiệm ước chẳng chuộng phù hoa, không ngờ ngày nay hưởng được tôn vinh, ta thường e sợ, tu tỉnh chẳng rồi, huống chi còn gia thêm cho hư danh để ta còn nặng cái lỗi thất đức hay sao? Vậy thì sớ thỉnh ấy nên bãi đi, chỉ nguyện chư công và quần thần lo giúp chính trị, giáo dục thế nào cho ta được thấy thạnh trị thái bình, thì không chi vui bằng".
Trong cuộc sống hằng ngày, bà rất tiết kiệm tiêu dùng và nghiêm khắc đối với sự lãng phí, xa hoa. Bấy giờ có lệ tiến sáp vàng (tức đèn cầy tốt, làm bằng thứ sáp quý) vào cung, nhưng Thái hậu đốt rất hà tiện. Bà nói:
“Ta còn nhớ gia tư ta hồi ta còn nhỏ cũng chẳng dư dả gì, dầu đèn chẳng đủ để thắp thâu đêm. Nay nhờ trời và nhờ phúc ấm của các bậc tiên đế mà có bốn biển, mà trở nên sang giàu đó thôi. Một sợi tơ, một hạt thóc cũng đều là máu mỡ của dân, nếu lãng phí thì trước đã không ích lợi gì, sau lại mang điều xấu rất đáng tiếc, chi bằng cất giữ để nhà nước chi dùng”.
Vua vào trong cung, thấy trong các thứ ngự dụng của Thái hậu, có cái quạt giấy nan tre đã cũ, chén bát ăn cơm thì dùng đã lâu ngày, có cái rạn vỡ, bèn sai người hầu đi đổi cái khác, nhưng Thái hậu không cho. Vua lại thấy cái túi đựng hạt thủy tinh để xoa mắt đã cũ (Thời ấy, người ta quan niệm rằng, nếu lấy hạt thủy tinh, loại như hòn bi trẻ con chơi đem xoa đều vào mắt thì mắt sẽ sáng ra), xin đem đổi cái túi mới, Thái hậu nói rằng:
“Cái hạt thủy tinh để xoa mắt chỉ làm cho mắt hơi mát mà thôi, việc chữa trị không công hiệu lắm. Nếu đem đổi cái mới thì để lâu nó cũng cũ đi, chi bằng cứ để nguyên cái cũ đổi mà làm gì?”
Lo lắng đến cuộc sống nhân dân, bà thường hỏi vua Tự Đức về việc đắc thất và dạy bảo những điều thiết thực về chính trị. Năm 1874, khi hay tin Pháp xâm chiếm toàn cõi Nam Kỳ và buộc triều đình Huế ký hòa ước nhượng địa, bà bỏ cả ăn uống, mặt ủ mày chau theo vận nước khuynh nguy...
Tạm kết
Trong bài “Tượng đài sông Hương: Thái hậu Từ Dũ”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:
“Bà là người con gái đất Gò Công, lúc ban đầu vào Huế làm cung nữ hầu vua Thiệu Trị. Nhà vua ngự giá Bắc tuần, nàng theo giúp việc hàn mặc, nổi tiếng thông minh và linh hoạt... Nghe nói bà Từ Dũ còn là người đưa giống cá thát lát từ quê nhà ở Nam Bộ ra gây giống ở thành phố Huế; cá sinh sôi đến ngày nay đầy hồ đầy sông. Ở Huế bà nổi tiếng là một bà thái hậu rất thương dân. Hằng năm đến lễ mừng thăng cấp, mừng thọ của bà, bà đều tìm cách thoái thác hoặc trì hoãn, thực chất là sợ khổ dân...
Hồi ấy người Pháp cho bắc lại cây cầu Trường Tiền bằng sắt và bắt dân phải nộp thêm thuế, nói là lấy kinh phí làm cầu. Bà Từ Dũ tự nguyện thay mặt cho dân viết một lá đơn xin quan Tây miễn thuế… Trước đây, dân Huế có lưu hành bài vè "Bà Từ Dũ xin thuế cho dân". Nhân đức của bà đã đi vào lòng người là vậy…”
Hoàng thái hậu Từ Dụ quả là người phụ nữ Công, Dung, Ngôn, Hạnh vẹn toàn, là tấm gương sáng cho phụ nữ muôn đời noi theo.
Khiêm Từ (tổng hợp và biên soạn)
[videoplayer link="https://ift.tt/2TvZ0aM"]
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2XKbF9h via IFTTT
0 notes
beatyroseflower · 6 years
Text
Chuyện về Hoàng thái hậu hiền đức bậc nhất được đặt tên cho bệnh viện Từ Dụ
Bệnh viện phụ sản lớn nhất TP. Hồ Chí Minh hiện nay được đặt tên theo vị Hoàng thái hậu hiền đức bậc nhất triều Nguyễn - Thái hậu Từ Dụ. “Từ” là nhân từ, từ bi; “Dụ" là khoan dung độ lượng (tên bà bị đọc chệch thành Từ Dũ). Cuộc đời của Thái hậu Từ Dụ thật xứng đáng với tôn hiệu ấy.
Người con hiếu thảo
Hoàng thái hậu Từ Dụ (1810 - 1902) có tên húy là Phạm Thị Hằng, xuất thân từ dòng họ Phạm Đăng thị tại giồng Sơn Quy (Gò Rùa), huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định, ngày nay là thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Bà là trưởng nữ của Lễ bộ thượng thư Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, mẹ là Đức Quốc phu nhân Phạm thị.
Chuyện dân gian ở Gò Công kể: Khi sinh bà thì nước giếng Sơn Quy trong vắt, lúc sử dụng thì ít bệnh tật nên nhiều người tới đây múc nước uống vào để chữa bệnh. Nước Gò Công vốn là nước mặn, nhưng giếng giồng Sơn Quy thì mỗi ngày càng cao lên như hình mai rùa, làm cây trái ở đây đơm hoa kết trái tốt tươi hơn những nơi khác. Vậy nên mới có câu tương truyền: “Lệ thủy trình trường thụy, Quy khâu trúc phúc cơ” (Tạm dịch: Nước đẹp dâng điềm lành, Gò Rùa xây nền phúc).
Lúc nhỏ bà thích đọc sách, thông kinh sử, có đức hiền. Đến năm 12 tuổi, khi mẹ bà là Phạm Phu nhân lâm bệnh nặng, bà ngày đêm hầu hạ cơm thuốc, không rời bên cạnh. Đến khi Phu nhân chết, bà ngày đêm kêu khóc không thôi, giữ tang thương xót chẳng nghĩ gì thêm, như người đã trưởng thành, xa gần nghe biết đều tấm tắc khen là lạ.
Bà Phi hiền đức
Năm bà 14 tuổi, Nhân Tuyên Hoàng thái hậu nghe tiếng hiền, tuyển bà làm Phủ thiếp cho Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, cháu đích tôn của Gia Long. Bà là người có đức trang kính, giữ nết thuận tòng, được Nhân Tuyên Hoàng thái hậu và Thánh Tổ Hoàng đế yêu mến.
Năm 1841, Thiệu Trị Hoàng đế lên ngôi, thứ bậc nội cung chưa định, bà và những thị thiếp khác chỉ được gọi chung là Cung tần. Tới năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), nhân có việc bang giao, Hoàng đế ngự giá Bắc tuần, bà được sung theo hầu. Khi ấy Cung tần theo hầu rất ít, bà ngày đêm hầu hạ bên cạnh, phàm những ấn báu, vật làm tin, đều giao cho giữ cả. Bà là người đoan trang, nhàn nhã, nghiêm túc, cử chỉ độ lượng, lại thường khuyên răn các cung nhân chăm công việc nên được sung chức Thượng nghi, đồng thời nhiếp quản coi sóc Lục thượng.
Tháng 4 năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), bà được phong làm Thành phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhị giai. Sách văn có đoạn:
“…Cung tần Phạm thị, văn phép vốn nếp nhà dòng dõi, phong tư như chất ngọc trắng trong, kính sửa túi khăn, khi tiềm để đã lâu tin tức tốt, đông nhiều con cháu, chốn khuê phòng đều mát mẻ gió hòa. Đoan trang nối sánh tiếng hay, chăm kính thêm dày nết tốt. Kịp khi trẫm lên ngôi báu, gây khuôn mẫu cho phong hóa buổi đầu tiên, đến nay định lại cung giai, cần nêu khen người đức hiền thêm rạng rỡ…”
Tháng 1 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), bà được phong làm Quý phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhất giai. Vua sai các đại thần Vũ Xuân Cẩn, Tạ Quang Cự dâng kim sách đến tuyên phong. Sách văn có đoạn:
“…Thành phi Phạm thị, nghi lễ nhà dòng, đoan trang nết tốt, như ngọc trong sáng, nên khuôn hòa kính, cung giai 9 bậc đứng đầu, đông nhiều con cháu, đầm ấm khí hòa, phong hóa nhị nam gây mới. Phụng dưỡng giữ đạo trong khuê khổn, hòa vui hả dạ cung Từ Ninh, tuổi hoa bốn chục xanh tươi, phần hưởng thụ còn nhiều phúc lớn, đức tốt sáu cung tiêu biểu, điển bao phong xứng vẽ áo thêu…”
Bấy giờ, khi có quan lại gì tâu lên vua Thiệu Trị, bà đều ghi nhớ, đến khi ông hỏi đến bà đều y thế mà thuật lại, không sai một chữ. Bà được Thiệu Trị yêu quý lắm, không gọi tên của bà mà chỉ gọi là Phi. Khi Hoàng đế ngự ở điện Khâm Văn nghe chính sự cùng các cơ mật đại thần, Quý phi được lệnh ở sau rèm nghe những lời tâu của các quan. Khi rảnh rỗi, Thiệu Trị cũng thường hay nghe lời bà khuyên giải mà đưa ra quyết định.
Trong Hậu cung, Quý phi chăm nom yêu mến tất thảy các Hoàng tử, Hoàng nữ của bà và các phi tần khác, không phân biệt ai là con ai, tất cả đều xem bà là mẹ đích. Tiếng hiền trong cung đồn xa, ai nấy đều nể phục bà.
[caption id=“attachment_1107365” align=“alignnone” width=“430”] Chân dung hoàng thái hậu Từ Dụ. (Ảnh: wikipedia.org)[/caption]
Dạy bảo hoàng đế
Một đêm kia, Quý phi mộng thấy một thần nhân áo rộng đai to, đầu tóc bạc, lông mày trắng, mang một tờ giấy vàng viết chữ son có đóng dấu và một chuỗi minh châu trao cho, bảo là: “Xem đây để nghiệm về sau”. Bà nhận lấy, rồi có thai.
Ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (tức 22 tháng 9 năm 1829), Phạm Quý phi khai hoa nở nhụy, sinh ra hoàng tử Nguyễn Phúc Thì, sau đổi là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, tức vua Tự Đức sau này. Quả nhiên giống giấc mộng, người ta cho rằng hoàng đế là thần nhân phái xuống làm con bà vậy.
Bà vừa là mẹ, vừa là người nuôi nấng, dạy bảo cho vua Tự Đức trong suốt cuộc đời. Đương thời, ngày lẻ thì vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần, còn ngày chẵn thì vào chầu thái hậu.
Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
“Đức Từ Dụ thuộc sử sách đã nhiều mà biết việc đời cũng rộng. Khi Đức Từ Dụ ban câu chi hay, thì ngài biên ngay vào một quyển giấy gọi là “Từ Huấn Lục”.
Một hôm rảnh việc nước, ngài ngự bắn tại rừng Thuận Trực, gặp phải khi nước lụt. Còn hai ngày nữa thì có kị đức Hiến Tổ, mà ngài chưa ngự về. Đức Từ Dụ nóng ruột, sai quan đại thần là Nguyễn Tri Phương đi rước. Nguyễn Tri Phương đi được nửa đường, vừa gặp thuyền ngự đương chèo lên, mà nước thì chảy mạnh, thuyền không đi mau được. Gần tối thuyền ngự mới tới bến. Khi ấy trời đang mưa, mà ngài vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dụ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng chi cả. Ngài lấy một cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát kỷ rồi ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, đức Từ Dụ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng: “Thôi, tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kị”.
Ngài lạy tạ lui về, nội đêm đó ngài phê thưởng cho các quan quân đi hầu ngự…”
Đối với sở thích săn bắn của vua Tự Đức, bà nhắc nhở rằng:
“Vật cũng như người, bắn chết con trống thời (thì) con mái thương nhớ, bắn con thời con mẹ thảm buồn, rứa thời bắn mà làm chi? Muốn tập bắn thời bắn súng điểu thương cho quen, bắn bia hay hơn. Tự hậu phải bớt bớt đi, chẳng nên sát hại sanh vật”.
Đối với những kẻ dựa vào quyền thế gia tộc của bà để cầu vinh, hoặc che chở kẻ phạm pháp, bà đều phê phán gắt gao. Bà bảo vua Tự Đức rằng:
“Người trong dòng họ chớ lo việc không được làm quan, phải chuyên cần học hỏi, thi đậu vẻ vang gia tộc; chỉ lo là bất tài mà thôi. Ngoài ra, kẻ làm điều trái phép, Hoàng đế nên triệu về kinh, nghiêm trị để làm gương cho người ta biết”.
Sau này, hoàng thái hậu tuổi ngày một cao, nhưng bà vẫn luôn là người mẫn tuệ. Có những việc đã qua rất lâu, những lời ai nói lúc nào, năm nào, sử sách kinh điển thế nào, nói gì bà đều nhớ như in, nên vua Tự Đức có rất nhiều chuyện phải nhờ tới mẹ.
[caption id=“attachment_1107369” align=“alignnone” width=“672”] Tượng đài hoàng thái hậu Từ Dụ tại Bệnh viện Từ Dụ, TP.HCM. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử TP.HCM)[/caption]
Thái hậu kiệm ước, thương dân như con
Nhân lễ ngũ tuần, vua Tự Đức cùng đình thần dâng sớ khẩn thỉnh tấn tôn mỹ hiệu, bà dụ rằng:
“Ta đã được thiên hạ phụng sự, thì nên lo những việc thiên hạ đương lo. Năm nay chưa đặng mùa, nhân dân đều chưa được vui sướng, chính lúc Hoàng đế phải chăm lo, lòng ta nào nỡ thản nhiên.
Vả lại tánh ta vốn kiệm ước chẳng chuộng phù hoa, không ngờ ngày nay hưởng được tôn vinh, ta thường e sợ, tu tỉnh chẳng rồi, huống chi còn gia thêm cho hư danh để ta còn nặng cái lỗi thất đức hay sao? Vậy thì sớ thỉnh ấy nên bãi đi, chỉ nguyện chư công và quần thần lo giúp chính trị, giáo dục thế nào cho ta được thấy thạnh trị thái bình, thì không chi vui bằng”.
Trong cuộc sống hằng ngày, bà rất tiết kiệm tiêu dùng và nghiêm khắc đối với sự lãng phí, xa hoa. Bấy giờ có lệ tiến sáp vàng (tức đèn cầy tốt, làm bằng thứ sáp quý) vào cung, nhưng Thái hậu đốt rất hà tiện. Bà nói:
“Ta còn nhớ gia tư ta hồi ta còn nhỏ cũng chẳng dư dả gì, dầu đèn chẳng đủ để thắp thâu đêm. Nay nhờ trời và nhờ phúc ấm của các bậc tiên đế mà có bốn biển, mà trở nên sang giàu đó thôi. Một sợi tơ, một hạt thóc cũng đều là máu mỡ của dân, nếu lãng phí thì trước đã không ích lợi gì, sau lại mang điều xấu rất đáng tiếc, chi bằng cất giữ để nhà nước chi dùng”.
Vua vào trong cung, thấy trong các thứ ngự dụng của Thái hậu, có cái quạt giấy nan tre đã cũ, chén bát ăn cơm thì dùng đã lâu ngày, có cái rạn vỡ, bèn sai người hầu đi đổi cái khác, nhưng Thái hậu không cho. Vua lại thấy cái túi đựng hạt thủy tinh để xoa mắt đã cũ (Thời ấy, người ta quan niệm rằng, nếu lấy hạt thủy tinh, loại như hòn bi trẻ con chơi đem xoa đều vào mắt thì mắt sẽ sáng ra), xin đem đổi cái túi mới, Thái hậu nói rằng:
“Cái hạt thủy tinh để xoa mắt chỉ làm cho mắt hơi mát mà thôi, việc chữa trị không công hiệu lắm. Nếu đem đổi cái mới thì để lâu nó cũng cũ đi, chi bằng cứ để nguyên cái cũ đổi mà làm gì?”
Lo lắng đến cuộc sống nhân dân, bà thường hỏi vua Tự Đức về việc đắc thất và dạy bảo những điều thiết thực về chính trị. Năm 1874, khi hay tin Pháp xâm chiếm toàn cõi Nam Kỳ và buộc triều đình Huế ký hòa ước nhượng địa, bà bỏ cả ăn uống, mặt ủ mày chau theo vận nước khuynh nguy…
Tạm kết
Trong bài “Tượng đài sông Hương: Thái hậu Từ Dũ”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:
“Bà là người con gái đất Gò Công, lúc ban đầu vào Huế làm cung nữ hầu vua Thiệu Trị. Nhà vua ngự giá Bắc tuần, nàng theo giúp việc hàn mặc, nổi tiếng thông minh và linh hoạt… Nghe nói bà Từ Dũ còn là người đưa giống cá thát lát từ quê nhà ở Nam Bộ ra gây giống ở thành phố Huế; cá sinh sôi đến ngày nay đầy hồ đầy sông. Ở Huế bà nổi tiếng là một bà thái hậu rất thương dân. Hằng năm đến lễ mừng thăng cấp, mừng thọ của bà, bà đều tìm cách thoái thác hoặc trì hoãn, thực chất là sợ khổ dân…
Hồi ấy người Pháp cho bắc lại cây cầu Trường Tiền bằng sắt và bắt dân phải nộp thêm thuế, nói là lấy kinh phí làm cầu. Bà Từ Dũ tự nguyện thay mặt cho dân viết một lá đơn xin quan Tây miễn thuế… Trước đây, dân Huế có lưu hành bài vè “Bà Từ Dũ xin thuế cho dân”. Nhân đức của bà đã đi vào lòng người là vậy…”
Hoàng thái hậu Từ Dụ quả là người phụ nữ Công, Dung, Ngôn, Hạnh vẹn toàn, là tấm gương sáng cho phụ nữ muôn đời noi theo.
Khiêm Từ (tổng hợp và biên soạn)
[videoplayer link=“https://ift.tt/2TvZ0aM”]
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2XKbF9h via https://ift.tt/2XKbF9h https://www.dkn.tv from Đại Kỷ Nguyên https://ift.tt/2HrVWFY via IFTTT
0 notes
daikynguyen · 6 years
Text
Chuyện về Hoàng thái hậu hiền đức bậc nhất được đặt tên cho bệnh viện Từ Dụ
Bệnh viện phụ sản lớn nhất TP. Hồ Chí Minh hiện nay được đặt tên theo vị Hoàng thái hậu hiền đức bậc nhất triều Nguyễn - Thái hậu Từ Dụ. “Từ” là nhân từ, từ bi; “Dụ" là khoan dung độ lượng (do nhầm lẫn mà tên bà bị đọc chệch thành Từ Dũ). Cuộc đời của Thái hậu Từ Dụ thật xứng đáng với tôn hiệu ấy.
Người con hiếu thảo
Hoàng thái hậu Từ Dụ (1810 - 1902) có tên húy là Phạm Thị Hằng, xuất thân từ dòng họ Phạm Đăng thị tại giồng Sơn Quy (Gò Rùa), huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định, ngày nay là thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Bà là trưởng nữ của Lễ bộ thượng thư Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, mẹ là Đức Quốc phu nhân Phạm thị.
Chuyện dân gian ở Gò Công kể: Khi sinh bà thì nước giếng Sơn Quy trong vắt, lúc sử dụng thì ít bệnh tật nên nhiều người tới đây múc nước uống vào để chữa bệnh. Nước Gò Công vốn là nước mặn, nhưng giếng giồng Sơn Quy thì mỗi ngày càng cao lên như hình mai rùa, làm cây trái ở đây đơm hoa kết trái tốt tươi hơn những nơi khác. Vậy nên mới có câu tương truyền: “Lệ thủy trình trường thụy, Quy khâu trúc phúc cơ” (Tạm dịch: Nước đẹp dâng điềm lành, Gò Rùa xây nền phúc).
Lúc nhỏ bà thích đọc sách, thông kinh sử, có đức hiền. Đến năm 12 tuổi, khi mẹ bà là Phạm Phu nhân lâm bệnh nặng, bà ngày đêm hầu hạ cơm thuốc, không rời bên cạnh. Đến khi Phu nhân chết, bà ngày đêm kêu khóc không thôi, giữ tang thương xót chẳng nghĩ gì thêm, như người đã trưởng thành, xa gần nghe biết đều tấm tắc khen là lạ.
Bà Phi hiền đức
Năm bà 14 tuổi, Nhân Tuyên Hoàng thái hậu nghe tiếng hiền, tuyển bà làm Phủ thiếp cho Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, cháu đích tôn của Gia Long. Bà là người có đức trang kính, giữ nết thuận tòng, được Nhân Tuyên Hoàng thái hậu và Thánh Tổ Hoàng đế yêu mến.
Năm 1841, Thiệu Trị Hoàng đế lên ngôi, thứ bậc nội cung chưa định, bà và những thị thiếp khác chỉ được gọi chung là Cung tần. Tới năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), nhân có việc bang giao, Hoàng đế ngự giá Bắc tuần, bà được sung theo hầu. Khi ấy Cung tần theo hầu rất ít, bà ngày đêm hầu hạ bên cạnh, phàm những ấn báu, vật làm tin, đều giao cho giữ cả. Bà là người đoan trang, nhàn nhã, nghiêm túc, cử chỉ độ lượng, lại thường khuyên răn các cung nhân chăm công việc nên được sung chức Thượng nghi, đồng thời nhiếp quản coi sóc Lục thượng.
Tháng 4 năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), bà được phong làm Thành phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhị giai. Sách văn có đoạn:
“...Cung tần Phạm thị, văn phép vốn nếp nhà dòng dõi, phong tư như chất ngọc trắng trong, kính sửa túi khăn, khi tiềm để đã lâu tin tức tốt, đông nhiều con cháu, chốn khuê phòng đều mát mẻ gió hòa. Đoan trang nối sánh tiếng hay, chăm kính thêm dày nết tốt. Kịp khi trẫm lên ngôi báu, gây khuôn mẫu cho phong hóa buổi đầu tiên, đến nay định lại cung giai, cần nêu khen người đức hiền thêm rạng rỡ...”
Tháng 1 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), bà được phong làm Quý phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhất giai. Vua sai các đại thần Vũ Xuân Cẩn, Tạ Quang Cự dâng kim sách đến tuyên phong. Sách văn có đoạn:
“...Thành phi Phạm thị, nghi lễ nhà dòng, đoan trang nết tốt, như ngọc trong sáng, nên khuôn hòa kính, cung giai 9 bậc đứng đầu, đông nhiều con cháu, đầm ấm khí hòa, phong hóa nhị nam gây mới. Phụng dưỡng giữ đạo trong khuê khổn, hòa vui hả dạ cung Từ Ninh, tuổi hoa bốn chục xanh tươi, phần hưởng thụ còn nhiều phúc lớn, đức tốt sáu cung tiêu biểu, điển bao phong xứng vẽ áo thêu…”
Bấy giờ, khi có quan lại gì tâu lên vua Thiệu Trị, bà đều ghi nhớ, đến khi ông hỏi đến bà đều y thế mà thuật lại, không sai một chữ. Bà được Thiệu Trị yêu quý lắm, không gọi tên của bà mà chỉ gọi là Phi. Khi Hoàng đế ngự ở điện Khâm Văn nghe chính sự cùng các cơ mật đại thần, Quý phi được lệnh ở sau rèm nghe những lời tâu của các quan. Khi rảnh rỗi, Thiệu Trị cũng thường hay nghe lời bà khuyên giải mà đưa ra quyết định.
Trong Hậu cung, Quý phi chăm nom yêu mến tất thảy các Hoàng tử, Hoàng nữ của bà và các phi tần khác, không phân biệt ai là con ai, tất cả đều xem bà là mẹ đích. Tiếng hiền trong cung đồn xa, ai nấy đều nể phục bà.
[caption id="attachment_1107365" align="alignnone" width="430"] Chân dung hoàng thái hậu Từ Dụ. (Ảnh: wikipedia.org)[/caption]
Dạy bảo hoàng đế
Một đêm kia, Quý phi mộng thấy một thần nhân áo rộng đai to, đầu tóc bạc, lông mày trắng, mang một tờ giấy vàng viết chữ son có đóng dấu và một chuỗi minh châu trao cho, bảo là: "Xem đây để nghiệm về sau". Bà nhận lấy, rồi có thai.
Ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (tức 22 tháng 9 năm 1829), Phạm Quý phi khai hoa nở nhụy, sinh ra hoàng tử Nguyễn Phúc Thì, sau đổi là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, tức vua Tự Đức sau này. Quả nhiên giống giấc mộng, người ta cho rằng hoàng đế là thần nhân phái xuống làm con bà vậy.
Bà vừa là mẹ, vừa là người nuôi nấng, dạy bảo cho vua Tự Đức trong suốt cuộc đời. Đương thời, ngày lẻ thì vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần, còn ngày chẵn thì vào chầu thái hậu.
Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
“Đức Từ Dụ thuộc sử sách đã nhiều mà biết việc đời cũng rộng. Khi Đức Từ Dụ ban câu chi hay, thì ngài biên ngay vào một quyển giấy gọi là "Từ Huấn Lục".
Một hôm rảnh việc nước, ngài ngự bắn tại rừng Thuận Trực, gặp phải khi nước lụt. Còn hai ngày nữa thì có kị đức Hiến Tổ, mà ngài chưa ngự về. Đức Từ Dụ nóng ruột, sai quan đại thần là Nguyễn Tri Phương đi rước. Nguyễn Tri Phương đi được nửa đường, vừa gặp thuyền ngự đương chèo lên, mà nước thì chảy mạnh, thuyền không đi mau được. Gần tối thuyền ngự mới tới bến. Khi ấy trời đang mưa, mà ngài vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dụ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng chi cả. Ngài lấy một cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát kỷ rồi ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, đức Từ Dụ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng: "Thôi, tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kị".
Ngài lạy tạ lui về, nội đêm đó ngài phê thưởng cho các quan quân đi hầu ngự…”
Đối với sở thích săn bắn của vua Tự Đức, bà nhắc nhở rằng:
“Vật cũng như người, bắn chết con trống thời (thì) con mái thương nhớ, bắn con thời con mẹ thảm buồn, rứa thời bắn mà làm chi? Muốn tập bắn thời bắn súng điểu thương cho quen, bắn bia hay hơn. Tự hậu phải bớt bớt đi, chẳng nên sát hại sanh vật”.
Đối với những kẻ dựa vào quyền thế gia tộc của bà để cầu vinh, hoặc che chở kẻ phạm pháp, bà đều phê phán gắt gao. Bà bảo vua Tự Đức rằng:
"Người trong dòng họ chớ lo việc không được làm quan, phải chuyên cần học hỏi, thi đậu vẻ vang gia tộc; chỉ lo là bất tài mà thôi. Ngoài ra, kẻ làm điều trái phép, Hoàng đế nên triệu về kinh, nghiêm trị để làm gương cho người ta biết".
Sau này, hoàng thái hậu tuổi ngày một cao, nhưng bà vẫn luôn là người mẫn tuệ. Có những việc đã qua rất lâu, những lời ai nói lúc nào, năm nào, sử sách kinh điển thế nào, nói gì bà đều nhớ như in, nên vua Tự Đức có rất nhiều chuyện phải nhờ tới mẹ.
[caption id="attachment_1107369" align="alignnone" width="672"] Tượng đài hoàng thái hậu Từ Dụ tại Bệnh viện Từ Dụ, TP.HCM. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử TP.HCM)[/caption]
Thái hậu kiệm ước, thương dân như con
Nhân lễ ngũ tuần, vua Tự Đức cùng đình thần dâng sớ khẩn thỉnh tấn tôn mỹ hiệu, bà dụ rằng:
"Ta đã được thiên hạ phụng sự, thì nên lo những việc thiên hạ đương lo. Năm nay chưa đặng mùa, nhân dân đều chưa được vui sướng, chính lúc Hoàng đế phải chăm lo, lòng ta nào nỡ thản nhiên.
Vả lại tánh ta vốn kiệm ước chẳng chuộng phù hoa, không ngờ ngày nay hưởng được tôn vinh, ta thường e sợ, tu tỉnh chẳng rồi, huống chi còn gia thêm cho hư danh để ta còn nặng cái lỗi thất đức hay sao? Vậy thì sớ thỉnh ấy nên bãi đi, chỉ nguyện chư công và quần thần lo giúp chính trị, giáo dục thế nào cho ta được thấy thạnh trị thái bình, thì không chi vui bằng".
Trong cuộc sống hằng ngày, bà rất tiết kiệm tiêu dùng và nghiêm khắc đối với sự lãng phí, xa hoa. Bấy giờ có lệ tiến sáp vàng (tức đèn cầy tốt, làm bằng thứ sáp quý) vào cung, nhưng Thái hậu đốt rất hà tiện. Bà nói:
“Ta còn nhớ gia tư ta hồi ta còn nhỏ cũng chẳng dư dả gì, dầu đèn chẳng đủ để thắp thâu đêm. Nay nhờ trời và nhờ phúc ấm của các bậc tiên đế mà có bốn biển, mà trở nên sang giàu đó thôi. Một sợi tơ, một hạt thóc cũng đều là máu mỡ của dân, nếu lãng phí thì trước đã không ích lợi gì, sau lại mang điều xấu rất đáng tiếc, chi bằng cất giữ để nhà nước chi dùng”.
Vua vào trong cung, thấy trong các thứ ngự dụng của Thái hậu, có cái quạt giấy nan tre đã cũ, chén bát ăn cơm thì dùng đã lâu ngày, có cái rạn vỡ, bèn sai người hầu đi đổi cái khác, nhưng Thái hậu không cho. Vua lại thấy cái túi đựng hạt thủy tinh để xoa mắt đã cũ (Thời ấy, người ta quan niệm rằng, nếu lấy hạt thủy tinh, loại như hòn bi trẻ con chơi đem xoa đều vào mắt thì mắt sẽ sáng ra), xin đem đổi cái túi mới, Thái hậu nói rằng:
“Cái hạt thủy tinh để xoa mắt chỉ làm cho mắt hơi mát mà thôi, việc chữa trị không công hiệu lắm. Nếu đem đổi cái mới thì để lâu nó cũng cũ đi, chi bằng cứ để nguyên cái cũ đổi mà làm gì?”
Lo lắng đến cuộc sống nhân dân, bà thường hỏi vua Tự Đức về việc đắc thất và dạy bảo những điều thiết thực về chính trị. Năm 1874, khi hay tin Pháp xâm chiếm toàn cõi Nam Kỳ và buộc triều đình Huế ký hòa ước nhượng địa, bà bỏ cả ăn uống, mặt ủ mày chau theo vận nước khuynh nguy...
Tạm kết
Trong bài “Tượng đài sông Hương: Thái hậu Từ Dũ”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:
“Bà là người con gái đất Gò Công, lúc ban đầu vào Huế làm cung nữ hầu vua Thiệu Trị. Nhà vua ngự giá Bắc tuần, nàng theo giúp việc hàn mặc, nổi tiếng thông minh và linh hoạt... Nghe nói bà Từ Dũ còn là người đưa giống cá thát lát từ quê nhà ở Nam Bộ ra gây giống ở thành phố Huế; cá sinh sôi đến ngày nay đầy hồ đầy sông. Ở Huế bà nổi tiếng là một bà thái hậu rất thương dân. Hằng năm đến lễ mừng thăng cấp, mừng thọ của bà, bà đều tìm cách thoái thác hoặc trì hoãn, thực chất là sợ khổ dân...
Hồi ấy người Pháp cho bắc lại cây cầu Trường Tiền bằng sắt và bắt dân phải nộp thêm thuế, nói là lấy kinh phí làm cầu. Bà Từ Dũ tự nguyện thay mặt cho dân viết một lá đơn xin quan Tây miễn thuế… Trước đây, dân Huế có lưu hành bài vè "Bà Từ Dũ xin thuế cho dân". Nhân đức của bà đã đi vào lòng người là vậy…”
Hoàng thái hậu Từ Dụ quả là người phụ nữ Công, Dung, Ngôn, Hạnh vẹn toàn, là tấm gương sáng cho phụ nữ muôn đời noi theo.
Khiêm Từ (tổng hợp và biên soạn)
[videoplayer link="https://ift.tt/2TvZ0aM"]
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2XKbF9h via https://ift.tt/2XKbF9h https://www.dkn.tv
0 notes
quynhontourist · 6 years
Text
Tổng hợp các LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÌNH ĐỊNH
#quynhontourist #dulichquynhon Tổng hợp các LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÌNH ĐỊNH https://quynhontourist.vn/lang-nghe-truyen-thong-binh-dinh/
http://bit.ly/2AnHKKb
Đến Bình Định, du khách không chỉ được đắm mình vào khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp, khám phá nét đẹp văn hóa ngàn năm của các di tích Chămpa với các cụm tháp Chăm nổi tiếng, nghệ thuật Tuồng, bài Chòi, thưởng thức những tiết mục võ cổ truyền độc đáo, mà còn có dịp ghé thăm và trải nghiệm một cuộc sống dân dã, bình dị của những làng nghề lâu đời nổi tiếng với vô số sản phẩm độc đáo, giàu hàm lượng văn hóa của miền đất Võ này.
1. Làng nghề truyền thống Rượu Bàu Đá:
Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về hướng tây bắc, du khách theo quốc lộ 1A đến xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn là đến làng rượu Bàu Đá, một trong những đặc sản của tỉnh Bình Định được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận nằm trong TOP 10 đặc sản rượu nổi tiếng Việt Nam.
[caption id="attachment_7991" align="aligncenter" width="800"] Cổng vào làng nghề truyền thống rượu bàu đá Bình Định[/caption]
[caption id="attachment_7992" align="aligncenter" width="665"] Nấu rượu bàu đá quy trình rất công phu.[/caption]
Ngoài yếu tố gia truyền trong việc chưng cất thì bàu nước trong vùng, nơi hội tụ những mạch nước ngầm chảy ra từ các ngọn núi xung quanh cũng là yếu tố đã làm nên danh tiếng, mùi vị riêng của rượu Bàu Đá. Không chỉ vậy, sự nổi tiếng của rượu Bàu Đá còn nằm ở phương pháp nấu rất thủ công, ở cái nậm sành cổ đặc trưng cho văn hóa người Việt, ở chỗ say nhưng không bị nhức đầu. Ngày nay, tiếng tăm của rượu Bàu Đá đã lan rộng cả nước, trở thành một món quà không thể thiếu đối với mỗi du khách khi đến thăm Bình Định.
2. Làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu:
Tiện gỗ mỹ nghệ là nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, cách Quy Nhơn khoảng 30km, về hướng tây bắc. Các sản phẩm của làng nghề nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng, sự tinh xảo mà còn ở chỗ mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định. Các sản phẩm hiện nay của làng nghề không chỉ được tiêu thụ mạnh trong vùng, các tỉnh lân cận mà còn được xuất khẩu sang một số nước khác như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản...
[caption id="attachment_7994" align="aligncenter" width="694"] Du khách thích thú với làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu[/caption]
Đến với làng tiện mỹ nghệ Nhơn Hậu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo làm từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề nơi đây, được trực tiếp hòa mình vào các sinh hoạt của làng nghề.
3. Làng rèn Tây Phương Danh:
Nằm trên địa bàn phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, cách Quy Nhơn khoảng 30km, nghề rèn có mặt ở Tây Phương Danh phải có đến 300 năm. Thời này nông nghiệp phát triển mạnh nên khắp nơi rất cần các loại nông cụ được làm bằng kim khí. Cụ tổ là ông Đào Giã Tượng mang nghề từ phương Bắc vào truyền thụ cho người dân địa phương để làm kế sinh nhai, vừa phục vụ sản xuất. Rồi từ đó nghề rèn duy trì và ngày càng phát triển.
Đến nay, Làng rèn Tây Phương Danh có đến hơn 300 hộ trong tổng số 436 hộ dân đang làm nghề rèn. Không chỉ phát triển về số lượng mà cả về chất lượng sản phẩm của làng rèn cũng ngày được nâng cao và đa dạng về chủng loại, nhưng nhiều nhất vẫn là các nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Một số lò rèn trong làng còn nhận cả hợp đồng sản xuất đinh ốc dùng để đóng tàu biển. Hiện nay, sản phẩm của làng rèn Tây Phương Danh đã có mặt khắp nơi trong cả nước, nhất là vùng đất Tây Nguyên. Cũng từ nghề này, người dân làng rèn đã có cuộc sống ổn định, không ít h�� dân đã trở nên giàu có.
Hàng năm, để nhớ ơn người khai sinh ra nghề rèn, người dân Tây Phương Danh đã tổ chức lễ hội làng rèn vào ngày 12 tháng 12 Âm lịch. Lễ hội này không những quy tụ những hộ đang làm nghề tại địa phương mà còn lôi cuốn cả những người ngoài tỉnh. Ngoài ra lễ hội còn thu hút sự tham gia của những nghề có liên quan đến nghề rèn như nghề sắt. Có nhiều hộ đã mang nghề truyền thống của làng mình đi lập nghiệp phương xa và cũng không bỏ lỡ dịp này, sắp xếp về quê để kịp trẩy hội cùng bà con.
4. Làng nghề đúc đồng Bằng Châu:
Nghề đúc đồng Bằng Châu ở Đập Đá (An Nhơn, Bình Định) là một trong các làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Làng nghề có nhiều điểm tương đồng như các làng đúc đồng truyền thống trong cả nước về cách làm khuôn, nấu đồng, pha chế.
[caption id="attachment_7998" align="aligncenter" width="600"] Đúc đồng là một nghề khó khăn và nguy hiểm[/caption]
Trước kia ở làng đúc Bằng Châu, những nhà làm nghề đúc đồng thường tập hợp lại thành từng vùng, cụm và sản phẩm gồm các loại như: mâm, nồi, chảo, đèn thờ... Cùng với thời gian, nghề đúc đồng ở Bằng Châu không những không bị mai một, mà còn được tạo điều kiện phát triển. Sản phẩm làm ra ngày một tinh xảo, mang tính mỹ thuật cao; mẫu mã cũng đa dạng hơn như các loại đèn thờ, nồi, bung, mâm, hộp đựng trầu, khay, chiêng cồng...và các loại vật dụng trang trí. Bà con trong làng vừa giữ được nét độc đáo riêng của một làng nghề truyền thống, vừa biến nghề truyền thống trở thành nguồn sinh lợi chính đáng, góp phần nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của địa phương.
5. Làng gốm Vân Sơn:
Làng gốm Vân Sơn nằm về phía đông dưới chân núi Long Cốt thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng tây bắc. Nghề làm gốm ở đây xuất phát từ làng gốm Nhạn Tháp kề bên và có cách đây ít nhất cũng 300 năm.
[caption id="attachment_8000" align="aligncenter" width="632"] Các sản phẩm gốm của làng gốm Vân Sơn chủ yếu là các bếp lò...[/caption]
Hiện nay ở Vân Sơn, các gia đình làm nghề gốm tập trung ở xóm Trong và xóm Mới. Đất làm gốm là đất sét trắng ngà không lẫn sạn mà chỉ vùng này mới có đủ loại: chum, vò, am, chậu, thạp, bộng giếng, ấm, nồi...to nhỏ khác nhau. Lại có cả đồ chơi trẻ em bé xíu như: heo đất, bếp lò, nồi, ấm cho các bé chơi đồ hàng. Nhưng làm nhiều, bán chạy hơn cả là các loại chậu hoa cảnh và bếp lò than.
6. Làng nón ngựa Phú Gia:
Làng nón ngựa Phú Gia thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát cách Quy Nhơn khoảng 45km về hướng bắc, với hơn 400 hộ tham gia sản xuất. Nghề làm nón ở Phú Gia đã có từ rất lâu và được lưu giữ cho đến tận bây giờ. Nón lá Phú Gia nổi tiếng bởi đặc điểm đẹp, bền, rẻ và có 2 loại: Nón ngựa và nón lá. Nón lá được sản xuất hàng loạt, quy trình, kỹ thuật hầu như không khác với nón Huế, nón Quảng. Nón lá Phú Gia bền nhẹ nên làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Nón ngựa thị công phu hơn, và hầu như chỉ những thợ lành nghề ở Phú Gia mới làm được. Bây giờ loại nón này chủ yếu bán cho những người muốn tìm lại nét xưa, phục vụ khách du lịch hoặc sản xuất theo hợp đồng của thương lái.
[caption id="attachment_8001" align="aligncenter" width="1024"] Làng nón ngựa Phú Gia rất nổi tiếng tại Bình Định[/caption]
Đến với làng nón Phú Gia, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự khéo léo của các cô thôn nữ, các chị, các mẹ cắm cúi bên khung lợp, cảm nhận sự thanh bình, duyên dáng mà có lẽ không làng nón nào trên đất nước này có được. Ngày nay, mỗi năm hàng trăm ngàn chiếc nón Phú Gia được đưa đi tiêu thụ trên khắp cả nước, tô đậm thêm đặc trưng của nên văn minh lúa nước, và cùng với tà áo dài làm nên vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.
7. Làng nghề dệt chiếu cói:
Nghề dệt chiếu cói vốn là nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời ở Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn và một số địa phương khách ở Bình Định. Chiếu dệt có rất nhiều loại: chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa.
[caption id="attachment_8003" align="aligncenter" width="696"] Phơi chiếu cối tại Bình Định[/caption]
[caption id="attachment_8004" align="aligncenter" width="800"] Thu hoạch cói về làm chiếu[/caption]
Chiếu trơn làm tương đối đơn giản bởi chiếu được dệt từ cói trắng không nhuộm màu. Dệt chiếu hoa công phu hơn nhiều. Chiếu hoa ở Bình Định không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi cói về nhuộm phẩm, màu sắc tùy theo từng chủ. Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng. Phẩm nấu lên và nhúng sợi cói vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Những sợi cói màu sau khi phơi khô, được đem dệt thành chiếu hoa. Thường trên một chiếu hoa, ở giữa có chữ thọ, chữ song hỷ, hoặc chữ trăm năm hạnh phúc,... Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn, bốn góc xung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhã hài hòa.
Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao giá trị của cây cói cũng như giải quyết được nhiều việc làm hơn, bên cạnh nghệ dệt cói, người dân Bình Định còn sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói như: Mũ, túi xách, đệm chà chân...
8. Chế biến thảm xơ dừa Tam Quan:
Nói về cây dừa Bình Định, là người ta nghĩ ngay về xứ dừa Tam Quan, nơi mà câu ca dao không biết từ bao giờ vẫn còn vang vọng:
"Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan"
[caption id="attachment_8007" align="aligncenter" width="710"] Xưởng chế biến thảm xơ dừa Tam Quan - Bình Định. Nguồn: Báo Bình Định[/caption]
Theo đó, ngành nghề chế biến các sản phẩm từ dừa Tam Quan ở Hoài Nhơn cũng được hình thành, nổi bật chất là sản phẩm thảm xơ dừa. Các sản phẩm xơ dừa của Tam Quan với nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường, mẫu mã đẹp, phong phú, có độ bền cao đã có mặt khắp nơi trên cả nước và xuất khẩu sang một số nước khác trên thế giới. Hiện nay, nhằm tăng giá trị cho các sản phẩm từ dừa, ngoài thảm xơ dừa, các cơ sở sản xuất một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa như: con cá heo, con ba ba, hộp đựng trà từ miễn dừa; giá để bình rượu từ thân dừa; giỏ xách tay, lẵng hoa từ cọng lá dừa...
9. Làng bánh tráng Trường Cửu:
Làng nghề bánh tráng ở Bình Định có khá phổ biến, nhưng nổi tiếng nhất thuộc về làng Trường Cửu, Nhơn Lộc. Bánh tráng Trường Cửu nổi tiếng thơm ngon nhất vùng. Bánh tuy không trắng, không mỏng nhưng rất thơm ngon vàng tùy vào loại mè người ta bỏ vào bánh. Ấy thế mà lại tạo nên hương vị rất thơm ngon, khác biệt.
[caption id="attachment_8008" align="aligncenter" width="800"] Cổng đi vào làng nghề bánh tráng Trường Cửu[/caption]
Làng nghề bánh tráng Trường Cửu đã xuất hiện từ hàng trăm năm về trước, trước đây chỉ có vài chục hộ làm công việc này. Nhưng ngày nay khi “tiếng lành đồn xa”, bánh tráng đã thành món ăn phổ biến ở vùng này thi người làm cũng làm bánh tráng nhiều hơn. Cho đến nay đã có khoảng 200 hộ làm bánh chuyên nghiệp.
[caption id="attachment_8009" align="aligncenter" width="800"] Công đoạn tráng bánh cũng rất công phu và yêu nghề[/caption]
10. Cơ sở sản xuất tôm tre:
Từ ngàn xưa tre đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân, là biểu tượng của văn hóa làng xã Việt Nam. Rất nhiều sản phẩm sinh hoạt hằng ngày của người dân Việt Nam đã được làm từ cây tre. Không chỉ vậy, ngày nay, qua bàn tay khéo léo của các thợ thủ công tại phường Bình Định (An Nhơn), tre đã trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là sản phẩm con tôm làm bằng tre rất được du khách ưa thích.
[caption id="attachment_8011" align="aligncenter" width="800"] Tôm tre là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp đòi hỏi phải rất công phu, kinh nghiệm và tỉ mỉ[/caption]
11. Làng dệt thổ cẩm Hà Ri:
Cách Quy Nhơn khoảng 80km, Hà Ri là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc BaNa nhất Bình Định nên vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm. Khi rỗi việc hoặc những lúc nông nhàn, chị em phụ nữ lại miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm vải thổ cẩm đẹp nhất cho mình và cho gia đình.
[caption id="attachment_8013" align="aligncenter" width="800"] Dệt thổ cẩm tại làng dệt thổ cẩm Hà Ri Bình Định[/caption]
Bất cứ một cô gái nào từ 12 - 13 tuổi ở Hà Ri đều được ba mẹ chỉ cho cách dệt vải và đến trước khi lấy chồng, cô gái phải tự dệt cho mình một bộ y phục thật đẹp để ra mắt mọi người. Và vào ngày lễ hội truyền thống của dân làng, cô gái nào có bộ váy áo đẹp sặc sỡ thì được đánh giá là người chăm chỉ, giỏi giang; nếu là con gái chưa chồng thì được trai làng để ý đến.
Ngày nay, ngoài các sản phẩm phục vụ cho gia đình, các cô gái BaNa ở Hà Ri còn dệt ra các sản phẩm thủ công như: túi xách, ví, khăn quàng cổ, khăn trải bàn,...
Hãy đến với làng nghề truyền thống Bình Định để trải nghiệm nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây.
Lịch trình Tour Làng nghề truyền thống Bình Định bạn có thể tham khảo tại đây: Tour Làng nghề Bình Định
Xem thêm: Các Tour du lịch Quy Nhơn 1 ngày tại Quy Nhơn Tourist
(Thảo Nguyên - Quy Nhơn Tourist tổng hợp)
Nguồn: TTXT Bình Định
[divider style="double" top="20" bottom="20"]
Hãy Gọi Ngay 0979 53 59 59 (Hotline) để được Tư Vấn Trực Tiếp và nhận được NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI chỉ có ở Quy Nhơn Tourist.
0 notes
truongchi128-blog · 8 years
Text
Nguyễn Ngọc Loan
Trịnh Hữu Tuệ dịch Lời người dịch: Đây là bản dịch bài báo mang tên “Portrait of an Aging Despot” của Tom Buckley, đăng trên Harper’s Magazine vào tháng 4 năm 1972. Qua việc miêu tả nhân vật định mệnh Nguyễn Ngọc Loan, Buckley chuyển tải một cách khá tinh tế cái nhìn của ông – một người Mỹ – về cuộc chiến tranh Việt Nam và các bên tham gia của nó. Kiến thức hạn chế về chính trị và quân sự của người dịch khiến những lỗi lầm trong việc chuyển ngữ các khái niệm kỹ thuật trở nên không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được góp ý của độc giả. __________ VIETNAM OBIT LOAN“Anh nên mang theo một két bia,” người đàn ông thu xếp cho tôi gặp tướng Loan nói. “Thế cho nó vui vẻ.” Tôi cứ tưởng anh ta đùa. Nhưng rồi tôi cũng vác vai một két Budweiser, mua tại Post Exchange với giá $2.40, và leo ba tầng gác tòa nhà Bộ Quốc phòng để gặp tướng Nguyễn Ngọc Loan tại văn phòng của ông. Khi tôi đến nơi, ông đứng dậy – lóng ngóng vì chân ông bị nẹp – để bắt tay tôi. Ông nhìn tôi chăm chú một lúc rồi nói với giọng pha chút đắc thắng, “Tôi nhớ ra anh là ai rồi.” Rồi ông nhìn đi chỗ khác. Lúc đó mới 10:30 sáng, nhưng trên bàn ông đã có, và chỉ có duy nhất, một chai bia ‘33′ của Việt Nam và một cái cốc thủy tinh rỗng. Văn phòng của ông nằm ở cuối hành lang, không trang trí và rất ít đồ đạc. Thay vì một cái két sắt đựng hồ sơ, ta thấy một chiếc tủ lạnh nhỏ; két bia Budweiser được một thuộc hạ của ông cất vào đó để giữ lạnh. Loan vừa được thăng hàm sĩ quan lên hai sao. Ông phẩy tay khi tôi chúc mừng. “Trò hề ấy mà,” ông nói. “Tôi không có binh lính, cũng không có nghĩa vụ gì cả. Việc của tôi là lên kế hoạch lâu dài, có thể cho cuộc chiến tranh sau. Tôi đòi về hưu nhưng họ không cho, vậy nên họ cho tôi hai sao và vài đồng bạc. Lương của tôi đủ sống, vợ tôi không phàn nàn, nhưng nếu ra làm kinh doanh tôi sẽ kiếm gấp hai lần. Gì thì gì, tôi cũng đã học một lớp quản trị tại MIT cơ mà.” Ông rít thuốc, và ông cười, gần như cười khúc khích, rồi sau đó ho khục khặc. Lần này khác hẳn so với lần tôi gặp ông trước đó, vào tháng 3 năm 1968, khi Loan vẫn còn nắm chức Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia. Từ trụ sở của ông – một địa điểm rùng rợn đối với nhiều người Việt – Loan chỉ huy 70.000 người, bao gồm cảnh sát, đặc nhiệm, các đơn vị dã chiến, và một đội quân gián điệp và chỉ điểm. Ông có quyền sinh quyền sát, và do lệnh của ông, hàng chục ngàn người đã bị giam trong những chuồng cọp tại Côn Sơn và các nơi khác, bị tra tấn tại những trung tâm địa phương, bị ám sát, bị hành quyết, hoặc đơn giản là biến mất không dấu vết. Nhưng kể cả vào lúc đó, hai trong số ba sự kiện làm hỏng sự nghiệp của Loan cũng đã xảy ra rồi. Nguyễn Cao Kỳ, bạn và đồng nghiệp Không lực của ông, đã bị ép bỏ chức thủ tướng để ra tranh cử phó tổng thống cùng tướng Nguyễn Văn Thiệu. Sau đó, vào tháng hai năm 1968, trong chiến dịch Tết, Loan không may bị chụp ảnh đúng lúc ông dùng súng lục bắn vào đầu một tù binh Việt Cộng đang bị trói. Loan có thể đã thoát được những hệ quả của hai sự kiện trên, nhưng vào tháng 5 năm đó, ông trở thành – theo tôi biết – vị tướng miền Nam duy nhất bị thương trên chiến trường. Chân phải của ông bị súng máy bắn nát khi ông tấn công một đơn vị du kích. Thiệu lợi dụng cơ hội này và thay thế Loan bằng một người trong cánh của ông ta. Loan được đưa sang Úc để điều trị, nhưng bức ảnh và đoạn phim ông bắn người tù binh đã làm ông khét tiếng. Ông trở thành biểu tượng cho sự tàn ác và hèn nhát của cuộc chiến tranh nói chung và của quân đội miền Nam nói riêng. Dân Úc ép ông phải rời nước họ. Ông được đưa đến Bệnh viện Quân sự Walter Reed tại Washington. Người ta cứu được cái chân của ông, nhưng nó chẳng hơn một que gỗ là mấy. Ông và gia đình tiếp tục sống trong lưu vong một thời gian dài sau khi ông hồi phục, tại thành phố Alexandria, bang Virginia, dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của CIA. Thiệu dùng quãng thời gian này để củng cố quyền lực của ông ta. Khi Loan được phép quay lại Sài Gòn, ông được giao một công việc vô nghĩa và một văn phòng trống rỗng. *** Lần đầu tiên tôi gặp Loan là vào mùa hè năm 1967. Đó là buổi lễ tốt nghiệp lớp đào tạo cảnh sát, tổ chức tại trụ sở của Loan. Tôi được vị cố vấn an ninh người Mỹ mời. Ông ta đã từng là đại úy cảnh sát bang New York, giờ đã về hưu. Ông ta khá dễ thương, đặc biệt là so với một số nhân viên của ông, trong đó có cựu thành viên của các lực lượng cảnh sát thực dân tại Mã Lai, Miến Điện, Indonesia, và một số khá đông những cảnh sát truởng và quan chức miền Nam nước Mỹ. Tôi nghĩ ông làm chỉ huy lính gác nhà băng thì hợp hơn. Loan ngồi cách tôi không xa, dưới một cái mái che màu trắng và da cam làm từ dù trở hàng. Bề ngoài của ông không phải loại dễ ưa. Trán và cằm ông vát về đằng sau, tóc ông bắt đầu rụng, mắt ông lồi, răng ông đen, vai ông so và người ông gày hom hem. Các sĩ quan cấp cao, cả Việt lẫn Mỹ, luôn mặc bộ đồ đánh trận giặt là hoàn hảo và đi ủng đánh bóng như gương – kể cả khi họ chỉ ngồi bàn giấy – và luôn cau mày một cách nghiêm trọng để giấu cái đầu rỗng tuếch của họ. Ngược lại, Loan đi dép lê và mặc đồng phục của một viên cảnh sát bình thường. Khuôn mặt chất phác của ông linh động, thông minh. Trong buổi lễ, ông uống cognac và soda, đùa cợt với các nhân viên dưới quyền. Thỉnh thoảng, ông cười sằng sặc, giẫm chân thình thịch xuống mặt đất, tạo ra những vết lồi lõm dưới chỗ ông ngồi. Hình như ông đang nói tới một chủ đề quen thuộc: những gia đình Việt Nam phải trả rất nhiều tiền để con cái họ được làm cảnh sát, vì làm cảnh sát vừa an toàn hơn làm bộ binh vừa có nhiều cơ hội ăn hối lộ, nhất là từ những kẻ trốn lính. Sau khi trao tấm huân chương cuối cùng (dành cho thành tích bắn súng và tra khảo), người ta tổ chức một bữa tiệc. Các nhà báo Mỹ vây xung quanh Loan. Ông có vẻ thích đấu khẩu và ông nói tiếng Anh khá tốt, mặc dù các từ của ông bị dính vào nhau – tôi nghĩ không phải chỉ vì ông hơi say, mà vì ông không thưởng thức được các nguyên âm và phụ âm tiếng Anh. Thường là ông né tránh các câu hỏi, nhưng có một câu ông nói mà tôi thấy khá sắc sảo, mặc dù thực tế sau đó đã cho thấy là nó không được chính xác cho lắm. “Chừng nào Kỳ còn nắm quyền, tôi còn nắm quyền,” ông nói, “và chừng nào tôi còn nắm quyền, Kỳ còn nắm quyền.” Giữa cuộc bầu cử và những trận đánh lẻ tẻ nhưng dữ dội trong vùng phi quân sự, mùa hè đó là một mùa hè bận rộn. Tôi không gặp lại Loan lần nào cho đến đầu tháng 9. Ủy ban Bầu cử của Quốc hội đề nghị bãi bỏ chiến thắng của Kỳ và Thiệu vì phát hiện ra có quá nhiều gian lận. Trong lúc Quốc hội họp và biểu quyết vấn đề này tại một nhà hát ở Sài gòn, Loan ngồi ườn oài trong một cái lô nhìn xuống sân khấu, mũ hất ngược ra sau đầu, uống bia và lơ đễnh quay ổ đạn khẩu súng lục Smith & Wesson của ông. Đề nghị của Ủy ban Bầu cử không được chấp thuận. *** Sau nhiều tuần tìm cách gặp Loan, tôi thu xếp được một cái hẹn vào đầu tháng 12 năm 1967. Vào thời điểm đó, tinh thần lạc quan của Mỹ về cuộc chiến tranh đã lên đến mức đỉnh điểm của sự ngu xuẩn. Tướng Westmoreland về Washington để thông báo rằng phía địch đã hết khả năng thực hiện những cuộc tấn công lớn. Các đơn vị quân đội đang truy đuổi lực lượng du kích gần biên giới Campuchia, và lính thủy đánh bộ vừa lấy lại được Khe Sanh. Vào đúng đêm giao thừa, một nhóm nhân viên trẻ của Sứ quán Mỹ, tự xưng là “the Flower People”, một cái tên thú vị và thông minh vào lúc đó, tổ chức một bữa tiệc giả trang mang tên “ánh sáng cuối đường hầm.” Với những bức tường bê-tông dày 3 mét, những chòi canh, những cuộn dây thép gai rỉ và những biển báo mìn mang hình đầu lâu, bề ngoài trụ sở của Loan trông đáng sợ hơn là phía trong. Ít nhất là ta không nhìn thấy giá treo cổ, cột trói hay những ngôi mộ mới đào. Văn phòng của ông nằm trên tầng hai một căn nhà màu vàng dưới bóng cây, chắc đã từng là dinh cơ của một vị chỉ huy trung đoàn kỵ binh Pháp nào đấy. Khi tôi bước vào văn phòng ông, Loan đang đọc hồ sơ. Ông để tôi đợi 15 phút, không ngẩng mặt lên lần nào. Cuối cùng ông cũng đọc xong, và ra hiệu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế trước mặt ông, và gọi nước uống. Tôi bảo ông kể một chút về thời trẻ của ông. Ông nói ông sinh ra ở Huế, cố đô của Việt Nam, vào năm 1930, trong một gia đình có 11 người con. Bố ông là kỹ sư đường sắt. Tôi đoán rằng ông ta không phải là một kỹ sư bình thường mà chỉ là một chuyên gia cấp thấp thôi, vì hiếm khi người Pháp để dân Việt Nam leo cao hơn thế. Nhưng gia đình Loan chắc là phải khá sung túc; họ thuộc tầng lớp trung lưu tạo ra bởi người Pháp, khác biệt và đứng thấp hơn so với tầng lớp quan lại và địa chủ truyền thống. Vào năm 1951, khi Loan đang theo học ngành dược phẩm tại Đại học Huế, người Pháp nhận ra rằng để chiến thắng, thậm chí để tránh sự thất bại, họ cần phải có một lực lượng quân đội người Việt. Cho đến lúc đó, quân đội Pháp phần lớn vẫn gồm lính từ nước Pháp, lính lê dương, và lính thuộc địa từ Bắc Phi và Senegal. Đội quân người Việt, gồm 70.000 lính xung phong, được chia thành nhiều tiểu đội. Sĩ quan chỉ huy của họ là người Pháp, và nhiệm vụ chính của họ là bảo vệ. Việc này được lặp lại 15 năm sau đối với người Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, người Pháp bắt đầu áp đặt nghĩa vụ quân sự, và bắt đầu đạo tạo một số sĩ quan người Việt. Đó là lúc mà Loan, vốn mang cảm tình với Pháp do địa vị xã hội của gia đình, xung phong tham gia lớp đào tạo sĩ quan. Những người cùng thế hệ ông đi đến một quyết định khác: vào rừng để theo Việt Minh. Như nhiều sĩ quan Việt Nam cao cấp khác mà tôi đã từng hỏi chuyện, Loan nói rằng ông đã đi theo Việt Minh một thời gian ngắn, khi còn đang đi học phổ thông, nhưng bỏ khi phát hiện ra rằng họ là Cộng sản và không chỉ đơn thuần là những người Việt Nam yêu nước đấu tranh vì độc lập. Tôi nghi ngờ câu chuyện này. “Vào lúc đó, họ không nói gì về chủ nghĩa Cộng sản cả,” Loan nói. “Tôi làm cán bộ Việt Minh từ năm 14 cho đến năm 19 tuổi, và họ chỉ nói rằng phải đánh đuổi quân đế quốc Nhật, Tàu và Pháp.” Loan tốt nghiệp thủ khoa, cùng lớp với Kỳ. Ông thi hành nghĩa vụ tại vùng sông Cửu Long một thời gian ngắn, và sau đó được gửi đi Ma-rốc thuộc Pháp để học lái máy bay. Ông học một thời gian tại St. Cyr, một dạng West Point của Pháp. Khi ông quay lại Việt Nam năm 1955, rừng đã bắt đầu mọc lại trên đống đổ nát của Điện Biên Phủ, Pháp đã ký Hiệp định Genève, và chính phủ miền Nam Việt Nam, đứng đầu bởi Ngô Đình Diệm, đang bắt đầu được Mỹ dựng lên. Quân đội quốc gia có 300.000 người vào thời điểm Pháp thua trận, nhưng không bao giờ trở thành một lực lượng chiến đấu có hiệu quả. Trong Vietnam: A Dragon Embattled, tác giả Joseph Buttinger nhận xét rất chính xác rằng “Họ được đào tạo và trang bị tồi, nhưng nhược điểm lớn nhất của họ là không có sĩ quan giỏi: Những thành phần ưu tú nhất của tầng lớp trung lưu Việt Nam hoàn toàn không muốn phục vụ trong một quân đội được thành lập để chiến đấu, vẫn dưới sự chỉ huy của người Pháp, vì một chính quyền họ khinh ghét và chống lại những người vẫn được công nhận là đang đấu tranh vì độc lập tự do cho Việt Nam, kể cả họ có là cộng sản đi chăng nữa.” Nhưng những sĩ quan yếu kém này lại là những người nắm các chức vụ chủ chốt trong quân đội của Ngô Đình Diệm, và cho đến phút cuối, họ vẫn chẳng hơn gì. Họ được tuyển dụng trong sự lưỡng lự, đào tạo trong sự bàng quan, bị đối xử một cách bề trên và bị coi thường bởi người Pháp rồi sau đó là người Mỹ. Đám tinh hoa của chính đất nước họ cũng chẳng coi họ ra gì, bởi theo tư tưởng phương Đông thì binh lính là đẳng cấp thấp nhất trong xã hội. Trong 11 năm của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, hiếm khi có dịp để đám sĩ quan này củng cố lòng tự tin của họ. Không lực Việt Nam Cộng hòa có lẽ đỡ tự ti hơn các lực lượng khác một chút, phần lớn bởi vì Việt cộng không có chiếc máy bay nào cả. Cho đến thời gian gần đây, tất cả những gì những người Việt cộng có chỉ là một vài khẩu súng máy để bắn những chiếc máy bay cánh quạt Skyraider của Mỹ. Càng lên chức cao – chỉ khi Diệm bị lật đ��� ông mới được phong thiếu tá – Loan càng ít lái máy bay và làm nhiều việc văn phòng hơn. Ông được gửi sang Mỹ để học tiếp và sau đó trở thành một chuyên gia tình báo an ninh. Một người Việt biết Loan thời đó miêu tả ông là một nhân vật không được hào nhoáng như Kỳ, một người kín đáo, một thanh niên có vẻ rụt rè, uống ít bia rượu, không có bồ, và chỉ có thói xấu duy nhất là thích chơi poker trên gác quán Brodard’s Café. Không lực Việt Nam Cộng hòa có một khoảnh khắc huy hoàng ngắn ngủi vào năm 1965. Họ thực hiện hai trận ném bom miền Bắc Việt Nam đầu tiên. Kỳ chỉ huy cuộc tấn công, và Loan bay bên cạnh yểm trợ ông. Hai trận tấn công này thực ra chỉ mang tính chất tượng trưng. Những chiếc Skyraider không bay quá phía bắc sông Bến Hải là mấy; và vì ai cũng biết những chiếc máy bay này không thể đọ được với tên lửa, súng phòng không có radar và máy bay MiG của quân miền Bắc nên họ chỉ được phép hoạt động tại miền Nam sau đó. Chỉ đến năm 1968, Không quân Việt Nam Cộng hòa mới nhận được một vài chiếc máy bay phản lực, và những chiếc máy bay này cũng không có khả năng tấn công miền Bắc. (“Các ông trói tay chúng tôi,” Loan nói khi tôi gặp lại ông. “Các ông muốn chiến thắng cuộc chiến này một mình.” Ông có thể nói được gì khác nữa? Hơn nữa, khó mà chối cãi được rằng người Mỹ, cho đến khi đã quá muộn, đúng là đã muốn dùng lính Mỹ để thắng cuộc chiến một mình và bắt người Việt Nam thu dọn chiến trường sau đó.) Vào tháng 6 năm 1965, Kỳ lên nắm quyền sau hai năm miền Nam chuyển từ chính phủ này sang chính phủ khác. Việc này xảy ra đúng lúc quân chiến đấu Mỹ bắt đầu tiến vào Việt Nam, và sự hiện diện của họ mang lại một cảm giác ổn định mà thực chất là hoang tưởng. Các sĩ quan già bị tống ra nước ngoài hoặc cho về hưu. Loan được thăng chức lên đại tá và được phong Giám đốc Nha An ninh Quân đội. Một năm sau, ông được phong Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia. Ông là người thân tín nhất của Kỳ và – theo nhận xét của mọi người – là người nắm quyền thứ hai tại miền Nam Việt Nam. *** Chiến dịch Tết bắt đầu tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam, sáng sớm ngày 30 tháng Giêng năm 1968. Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long bị tấn công sau đó 24 giờ. Thiệu đang đi nghỉ tại villa của ông ở Mỹ Tho, quê vợ ông. Kỳ và Loan chịu trách nhiệm bảo vệ thủ đô. Buổi chiều ngày 1 tháng 2, có một trận đánh nhỏ gần chùa An Quang, trụ sở của cánh đạo Phật ‘hiếu chiến’ muốn đàm phán hòa bình với Việt cộng. Trong lúc đang giao chiến, một tù nhân được đưa đến trước mặt Loan. Không một lời, Loan quẳng điếu thuốc đang hút dở, rút súng. Ông lấy tư thế ngắm bắn, giương súng, và từ một khoảng cách khoảng 1 mét, bắn đúng một viên đạn vào đầu người tù nhân. Trong cơn giận dữ, Loan không để ý đến sự hiện diện của Eddie Adams, chuyên gia nhiếp ảnh của Associated Press, và một nhóm quay phim của NBC. Ông nhìn họ sau khi bắn, và ai cũng tưởng ông sẽ tịch thu các cuộn phim, nhưng không hiểu sao, ông lại không làm như vậy. Chỉ trong vòng một vài tiếng đồng hồ, những bức ảnh của Adams được truyền đi khắp thế giới. Tối sau đó, đoạn phim được phát trên chương trình tin tức Huntley-Brinkley. Hai phút phát sóng trôi qua, trận chiến kết thúc, nhưng hình ảnh đó thì đọng lại. Loan – đi ủng, mặc áo vét quân sự – trở thành một biểu tượng của sự mọi rợ vô nhân tính. Người tù nhân – nhỏ bé, gày guộc, bơ vơ, hai tay bị trói sau lưng – chỉ mặc một chiếc áo rách và một chiếc quần đùi. Mặt anh biến dạng, méo mó vì áp lực của viên đạn, tóc anh dựng đứng, miếng há ra như để kêu tiếng kêu cuối cùng. Tôi nghĩ đó là thời điểm quyết định, khi công luận Mỹ quay sang phản chiến. Chiến dịch Tết tiêu diệt sự tin tưởng mà họ dành cho giới lãnh đạo, và hành động sát nhân của Loan khẳng định sự băng hoại đạo đức của nó. Đồng thời, người ta bắt đầu phải công nhận sự dũng cảm của kẻ địch – một kẻ dám chiến đấu suốt một thời gian dài chống lại quốc gia hùng mạnh nhất thế giới cùng với đám lính đánh thuê của nó từ khắp châu Á mà không cần một chiếc trực thăng, phản lực, xe tăng hay một khẩu đại bác nào. Có một yếu tố nực cười trong toàn bộ sự việc này. Người tù nhân được xác định – có lẽ là chính xác – là chỉ huy của một đơn vị công binh Việt cộng. Nghe nói rằng anh ta có một khẩu súng lục và đã dùng nó để giết một người cảnh sát. Không như những đội quân đánh chiếm Sài Gòn mặc bộ đồ ka-ki, hay như những công binh tấn công Đại sứ quán Hoa kỳ đeo băng tay đỏ, người tù nhân không có trang phục gì đặc biệt. Thực ra mà nói, anh ta chết như vậy có lẽ là sướng, vì anh ta thoát được màn tra tấn khủng khiếp mà đằng nào cũng dẫn đến cái chết. Vụ giết người làm nước Mỹ kinh hoàng đó không gây chấn động tương tự tại Việt Nam. Chẳng mấy người Việt biết đến nó, mà nếu họ có biết thì họ cũng hiểu tại sao Loan làm như vậy. Những người Việt cộng thường xuyên ám sát các quan chức nhà nước, mặc dù họ hợp pháp hóa những vụ giết người này bằng cách xử tử vắng mặt nạn nhân tại một tòa án cách mạng nào đó và để lại một mẩu giấy bên cạnh xác chết. Thỉnh thoảng, những người Việt cộng còn thi hành xử bắn hàng loạt. Tôi nhớ là họ đã xử bắn cả một bản dân miền núi theo chính quyền. Tại Huế, trong chiến dịch Tết, hàng trăm quan chức và những người ủng hộ chính quyền, cùng với gia đình họ, đã bị giết. Nhưng phải nói là nhìn chung thì phía Liên minh gây ra nhiều giết chóc và tội ác hơn nhiều. Lý do thứ nhất là họ có súng ống và phương tiện di chuyển để tấn công các làng mạc Việt cộng. Lý do thứ hai là nhu cầu lấy thông tin về quân thù của họ cấp bách hơn, nên họ không thể không tra tấn và làm những việc còn tồi tệ hơn thế. *** Tôi gặp lại Loan khoảng một tháng sau vụ bắn người, khi tôi xin phép đi cùng ông trong một chuyến tuần tra thành phố vào buổi đêm. Cuộc tấn công của Việt cộng đã kết thúc, nhưng những trận đánh lẻ tẻ vẫn tiếp tục diễn ra tại các vùng ngoại ô. Để chuẩn bị cho một ‘đợt sóng tấn công thứ hai’, Sài Gòn ban lệnh giới nghiêm từ 7 giờ tối đến sáng hôm sau. Một chiếc xe jeep của cảnh sát đến đón tôi vào lúc 10 giờ tối và chở tôi đến cơ sở của Loan. Ông đang đợi tôi ở đó. Tôi ngồi cạnh ông trên một trong ba chiếc xe jeep và chúng tôi đi quanh những con phố bỏ hoang, yên lặng một cách ma quái. Ông nói rằng vụ tấn công Sài Gòn không làm ông ngạc nhiên chút nào. “Chúng tôi biết trước là sẽ bị tấn công,” ông nói. “Ba ngày trước đó chúng tôi chỉ có họp, họp và họp. Đêm hôm có tấn công, Kỳ gọi điện bảo vợ chồng tôi qua chỗ ông ấy. Tôi bảo cám ơn nhưng tôi không qua được vì tôi đang chuẩn bị chiến đấu. Nhưng ông ấy cứ ép thành ra tôi phải chạy qua vài phút. Ông ấy nhìn tôi. ‘Ông mang súng vào nhà tôi đúng mồng một Tết,’ ông ấy bảo. ‘Ông biết làm như vậy là dông cả năm.’ “Tôi chỉ ngồi đó vài phút thôi,” Loan nói. “Tôi đi lòng vòng quanh thành phố, như chúng ta đang làm bây giờ, cho đến 2 giờ sáng. Tôi vừa nằm xuống cái giường trong trụ sở thì nghe tin. Việt cộng tấn công khắp mọi nơi. Kỳ gọi điện bảo Tân Sơn Nhất đang bị tấn công. Ông ấy bảo được người ta khuyên là nên rời chỗ đó. ‘Không,’ tôi nói. ‘Ông phải ở lại với Không quân.’ Tướng Khanh, chỉ huy quân đoàn 3, gọi điện bảo tôi chỉ huy toàn bộ Sài Gòn. Tôi chỉ có một nhúm quân. Tôi điều hai đại đội xe tăng đi bảo vệ Tân Sơn Nhất. Sau đó tôi gọi một trung đội cảnh sát dã chiến và hai chiếc xe bọc thép rồi chạy đến Đài phát thanh, nơi đã bị Việt cộng chiếm đóng. Chúng tôi lấy lại Đài phát thanh và người đàn ông ngồi cạnh tôi lúc đó bị bắn chết, rơi đè lên người tôi.” Loan nhấp một ngụm rượu do thuộc hạ pha sẵn cho ông. Đồ pha rượu được cất trong một cái bar di động nhỏ để phía sau xe. Cảm thấy ông có vẻ đang vui tính, tôi hỏi tại sao ông lại bắn người tù nhân. “Tôi không phải chính trị gia,” ông trả lời. “Tôi không phải cảnh sát trưởng. Tôi là một người lính. Nếu một người mặc trang phục thường dân cầm súng bắn bạn ông… nếu nhiều người quen của ông đã bị giết, lúc đó ông biết làm gì? Chúng tôi biết người đàn ông này là ai. Tên anh ta là Nguyen Tan Dat, biệt hiệu là Han Son. Anh ta là chỉ huy một đơn vị công binh. Anh ta đã giết một người cảnh sát. Anh ta nhổ vào mặt những người bắt anh ta. Các ông muốn bọn tôi phải làm gì? Giam anh ta hai ba năm để rồi thả cho anh ta quay lại với đồng đội à?” “Ở bên Mỹ người ta không biết những chuyện bên này,” ông nói. “Tôi tôn trọng những người Việt cộng mặc đồng phục. Họ là chiến binh, như tôi. Ai cũng biết tôi đưa họ vào bệnh viện khi họ bị thương. Nhưng khi họ không mặc đồng phục thì họ là tội phạm và luật chiến tranh là xử bắn.” Chúng tôi đi qua cầu, tiến vào khu cảng. Phía sau những nhà kho và những bãi để hàng là một mê cung lều lán và ruộng trồng rau, nguy hiểm kể cả vào những thời điểm ổn định nhất. Chúng tôi rời khỏi đường chính, từ từ rẽ vào một con hẻm gập ghềnh, đi khoảng 100 mét rồi dừng lại. Tài xế của Loan bật một cái công-tắc, và một cái đèn pha trên chiếc xe jeep chiếu sáng những căn lều trơ trọi ở hai bên chúng tôi. Anh ta nhấp nháy cái đèn pha thêm hai lần. Cách đó khoảng 100 mét nữa, một chiếc jeep thứ hai trả lời tín hiệu. Chúng tôi lại tiếp tục tiến về phía trước, rẽ thêm khoảng hai ba lần và dừng lại trước một cái đồn cảnh sát. Vài chục viên cảnh sát xuất hiện từ trong bóng tối. Những nhóm đàn ông và đàn bà được đẩy đến đứng trước những cái bàn, đằng sau có cảnh sát đặc nhiệm ngồi, kiểm tra kỹ lưỡng những tấm chứng minh thư mà bất kỳ người Việt Nam nào trên 16 tuổi cũng phải mang theo người. Những cuộc vây bắt như thế này xảy ra khắp nơi tại Sài Gòn vào những tuần đó. Tại khu vực cảng, một khu vực được ngăn riêng ra, những ngôi nhà tại đó bị khám xét và và dân bị đến đồn cảnh sát. Ở một góc, ngồi xổm trong bóng tối, là một nhóm khoảng 15 đến 20 thường dân, được canh gác cẩn thận. Loan nghiêng người. Viên sĩ quan cảnh sát chỉ huy cuộc vây bắt ghé tai ông nói gì đó bằng tiếng Việt và chỉ vào một người đàn ông đặc biệt đẹp trai – cao, mắt sáng, da màu đồng – mặc quần áo vải trắng, rất sạch. Loan ra hiệu đưa anh ta lại gần. Ông lật đi lật lại tấm chứng minh thư của anh ta trong tay mà không nhìn đến nó. Ông hỏi, giọng điềm tĩnh, như thể đang nghĩ gì khác. Người đàn ông kia cũng trả lời với một giọng điềm tĩnh không kém. Sau đó, Loan lùi lại. Ông thò tay vào túi quần, rút ra một khẩu súng tự động nhỏ. Ông gí nó vào đầu người đàn ông. Tôi cảm thấy – biết nói thế nào nhỉ – một khoảnh khắc thời gian chạy vùn vụt, một sức nặng khủng khiếp. Mặt người đàn ông không hề thay đổi. Loan siết cò. Một tia lửa phụt ra. Loan rút một điếu thuốc đưa lên miệng, quay cái nòng của chiếc bật lửa hài hước kia lên để châm. Ông rít một hơi, ngả đầu ra phía sau và cười. Ông ho một lúc vì khói thuốc, rồi tiếp tục cười. Cười ré lên, cười ằng ặc. Thuộc hạ của ông cười, viên cảnh sát cũng cười, còn người đàn ông kia vẫn đứng yên lặng và bất động. *** “Hồi tôi ở Washington, người chụp bức ảnh có đến gặp tôi,” Loan nói, ngồi trong căn phòng nhỏ không đồ đạc của ông, với một chai bia trên bàn làm việc. “Ông ta bảo ông ta rất tiếc vì đã phải chụp tấm ảnh. Ông ta đã gửi tiền giải thưởng đến một tổ chức nào đó, hình như là Chữ Thập Đỏ. Tôi bảo ông ta, ‘Sự nghiệp tôi coi như đã chấm dứt, nhưng không sao. Cái gì đã xảy ra rồi thì thôi. Sống hay chết, được người ta thích hay bị người ta ghét, cũng thế cả thôi. Tất cả là do Phật, do Chúa, do cái gì đó cao hơn tôi.” Nguồn: Tom Buckley, “Portrait of an Agina Despot”, Harper’s Magazine, April 1972.
0 notes
beatyroseflower · 6 years
Text
Chuyện về Hoàng thái hậu hiền đức bậc nhất được đặt tên cho bệnh viện Từ Dụ
Bệnh viện phụ sản lớn nhất TP. Hồ Chí Minh hiện nay được đặt tên theo vị Hoàng thái hậu hiền đức bậc nhất triều Nguyễn - Thái hậu Từ Dụ. “Từ” là nhân từ, từ bi; “Dụ" là khoan dung độ lượng (do nhầm lẫn mà tên bà bị đọc chệch thành Từ Dũ). Cuộc đời của Thái hậu Từ Dụ thật xứng đáng với tôn hiệu ấy.
Người con hiếu thảo
Hoàng thái hậu Từ Dụ (1810 - 1902) có tên húy là Phạm Thị Hằng, xuất thân từ dòng họ Phạm Đăng thị tại giồng Sơn Quy (Gò Rùa), huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định, ngày nay là thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Bà là trưởng nữ của Lễ bộ thượng thư Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, mẹ là Đức Quốc phu nhân Phạm thị.
Chuyện dân gian ở Gò Công kể: Khi sinh bà thì nước giếng Sơn Quy trong vắt, lúc sử dụng thì ít bệnh tật nên nhiều người tới đây múc nước uống vào để chữa bệnh. Nước Gò Công vốn là nước mặn, nhưng giếng giồng Sơn Quy thì mỗi ngày càng cao lên như hình mai rùa, làm cây trái ở đây đơm hoa kết trái tốt tươi hơn những nơi khác. Vậy nên mới có câu tương truyền: “Lệ thủy trình trường thụy, Quy khâu trúc phúc cơ” (Tạm dịch: Nước đẹp dâng điềm lành, Gò Rùa xây nền phúc).
Lúc nhỏ bà thích đọc sách, thông kinh sử, có đức hiền. Đến năm 12 tuổi, khi mẹ bà là Phạm Phu nhân lâm bệnh nặng, bà ngày đêm hầu hạ cơm thuốc, không rời bên cạnh. Đến khi Phu nhân chết, bà ngày đêm kêu khóc không thôi, giữ tang thương xót chẳng nghĩ gì thêm, như người đã trưởng thành, xa gần nghe biết đều tấm tắc khen là lạ.
Bà Phi hiền đức
Năm bà 14 tuổi, Nhân Tuyên Hoàng thái hậu nghe tiếng hiền, tuyển bà làm Phủ thiếp cho Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, cháu đích tôn của Gia Long. Bà là người có đức trang kính, giữ nết thuận tòng, được Nhân Tuyên Hoàng thái hậu và Thánh Tổ Hoàng đế yêu mến.
Năm 1841, Thiệu Trị Hoàng đế lên ngôi, thứ bậc nội cung chưa định, bà và những thị thiếp khác chỉ được gọi chung là Cung tần. Tới năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), nhân có việc bang giao, Hoàng đế ngự giá Bắc tuần, bà được sung theo hầu. Khi ấy Cung tần theo hầu rất ít, bà ngày đêm hầu hạ bên cạnh, phàm những ấn báu, vật làm tin, đều giao cho giữ cả. Bà là người đoan trang, nhàn nhã, nghiêm túc, cử chỉ độ lượng, lại thường khuyên răn các cung nhân chăm công việc nên được sung chức Thượng nghi, đồng thời nhiếp quản coi sóc Lục thượng.
Tháng 4 năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), bà được phong làm Thành phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhị giai. Sách văn có đoạn:
“…Cung tần Phạm thị, văn phép vốn nếp nhà dòng dõi, phong tư như chất ngọc trắng trong, kính sửa túi khăn, khi tiềm để đã lâu tin tức tốt, đông nhiều con cháu, chốn khuê phòng đều mát mẻ gió hòa. Đoan trang nối sánh tiếng hay, chăm kính thêm dày nết tốt. Kịp khi trẫm lên ngôi báu, gây khuôn mẫu cho phong hóa buổi đầu tiên, đến nay định lại cung giai, cần nêu khen người đức hiền thêm rạng rỡ…”
Tháng 1 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), bà được phong làm Quý phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhất giai. Vua sai các đại thần Vũ Xuân Cẩn, Tạ Quang Cự dâng kim sách đến tuyên phong. Sách văn có đoạn:
“…Thành phi Phạm thị, nghi lễ nhà dòng, đoan trang nết tốt, như ngọc trong sáng, nên khuôn hòa kính, cung giai 9 bậc đứng đầu, đông nhiều con cháu, đầm ấm khí hòa, phong hóa nhị nam gây mới. Phụng dưỡng giữ đạo trong khuê khổn, hòa vui hả dạ cung Từ Ninh, tuổi hoa bốn chục xanh tươi, phần hưởng thụ còn nhiều phúc lớn, đức tốt sáu cung tiêu biểu, điển bao phong xứng vẽ áo thêu…”
Bấy giờ, khi có quan lại gì tâu lên vua Thiệu Trị, bà đều ghi nhớ, đến khi ông hỏi đến bà đều y thế mà thuật lại, không sai một chữ. Bà được Thiệu Trị yêu quý lắm, không gọi tên của bà mà chỉ gọi là Phi. Khi Hoàng đế ngự ở điện Khâm Văn nghe chính sự cùng các cơ mật đại thần, Quý phi được lệnh ở sau rèm nghe những lời tâu của các quan. Khi rảnh rỗi, Thiệu Trị cũng thường hay nghe lời bà khuyên giải mà đưa ra quyết định.
Trong Hậu cung, Quý phi chăm nom yêu mến tất thảy các Hoàng tử, Hoàng nữ của bà và các phi tần khác, không phân biệt ai là con ai, tất cả đều xem bà là mẹ đích. Tiếng hiền trong cung đồn xa, ai nấy đều nể phục bà.
[caption id=“attachment_1107365” align=“alignnone” width=“430”] Chân dung hoàng thái hậu Từ Dụ. (Ảnh: wikipedia.org)[/caption]
Dạy bảo hoàng đế
Một đêm kia, Quý phi mộng thấy một thần nhân áo rộng đai to, đầu tóc bạc, lông mày trắng, mang một tờ giấy vàng viết chữ son có đóng dấu và một chuỗi minh châu trao cho, bảo là: “Xem đây để nghiệm về sau”. Bà nhận lấy, rồi có thai.
Ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (tức 22 tháng 9 năm 1829), Phạm Quý phi khai hoa nở nhụy, sinh ra hoàng tử Nguyễn Phúc Thì, sau đổi là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, tức vua Tự Đức sau này. Quả nhiên giống giấc mộng, người ta cho rằng hoàng đế là thần nhân phái xuống làm con bà vậy.
Bà vừa là mẹ, vừa là người nuôi nấng, dạy bảo cho vua Tự Đức trong suốt cuộc đời. Đương thời, ngày lẻ thì vua nghị triều bàn bạc việc nước với quần thần, còn ngày chẵn thì vào chầu thái hậu.
Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
“Đức Từ Dụ thuộc sử sách đã nhiều mà biết việc đời cũng rộng. Khi Đức Từ Dụ ban câu chi hay, thì ngài biên ngay vào một quyển giấy gọi là “Từ Huấn Lục”.
Một hôm rảnh việc nước, ngài ngự bắn tại rừng Thuận Trực, gặp phải khi nước lụt. Còn hai ngày nữa thì có kị đức Hiến Tổ, mà ngài chưa ngự về. Đức Từ Dụ nóng ruột, sai quan đại thần là Nguyễn Tri Phương đi rước. Nguyễn Tri Phương đi được nửa đường, vừa gặp thuyền ngự đương chèo lên, mà nước thì chảy mạnh, thuyền không đi mau được. Gần tối thuyền ngự mới tới bến. Khi ấy trời đang mưa, mà ngài vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dụ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng chi cả. Ngài lấy một cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát kỷ rồi ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, đức Từ Dụ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng: “Thôi, tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kị”.
Ngài lạy tạ lui về, nội đêm đó ngài phê thưởng cho các quan quân đi hầu ngự…”
Đối với sở thích săn bắn của vua Tự Đức, bà nhắc nhở rằng:
“Vật cũng như người, bắn chết con trống thời (thì) con mái thương nhớ, bắn con thời con mẹ thảm buồn, rứa thời bắn mà làm chi? Muốn tập bắn thời bắn súng điểu thương cho quen, bắn bia hay hơn. Tự hậu phải bớt bớt đi, chẳng nên sát hại sanh vật”.
Đối với những kẻ dựa vào quyền thế gia tộc của bà để cầu vinh, hoặc che chở kẻ phạm pháp, bà đều phê phán gắt gao. Bà bảo vua Tự Đức rằng:
“Người trong dòng họ chớ lo việc không được làm quan, phải chuyên cần học hỏi, thi đậu vẻ vang gia tộc; chỉ lo là bất tài mà thôi. Ngoài ra, kẻ làm điều trái phép, Hoàng đế nên triệu về kinh, nghiêm trị để làm gương cho người ta biết”.
Sau này, hoàng thái hậu tuổi ngày một cao, nhưng bà vẫn luôn là người mẫn tuệ. Có những việc đã qua rất lâu, những lời ai nói lúc nào, năm nào, sử sách kinh điển thế nào, nói gì bà đều nhớ như in, nên vua Tự Đức có rất nhiều chuyện phải nhờ tới mẹ.
[caption id=“attachment_1107369” align=“alignnone” width=“672”] Tượng đài hoàng thái hậu Từ Dụ tại Bệnh viện Từ Dụ, TP.HCM. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử TP.HCM)[/caption]
Thái hậu kiệm ước, thương dân như con
Nhân lễ ngũ tuần, vua Tự Đức cùng đình thần dâng sớ khẩn thỉnh tấn tôn mỹ hiệu, bà dụ rằng:
“Ta đã được thiên hạ phụng sự, thì nên lo những việc thiên hạ đương lo. Năm nay chưa đặng mùa, nhân dân đều chưa được vui sướng, chính lúc Hoàng đế phải chăm lo, lòng ta nào nỡ thản nhiên.
Vả lại tánh ta vốn kiệm ước chẳng chuộng phù hoa, không ngờ ngày nay hưởng được tôn vinh, ta thường e sợ, tu tỉnh chẳng rồi, huống chi còn gia thêm cho hư danh để ta còn nặng cái lỗi thất đức hay sao? Vậy thì sớ thỉnh ấy nên bãi đi, chỉ nguyện chư công và quần thần lo giúp chính trị, giáo dục thế nào cho ta được thấy thạnh trị thái bình, thì không chi vui bằng”.
Trong cuộc sống hằng ngày, bà rất tiết kiệm tiêu dùng và nghiêm khắc đối với sự lãng phí, xa hoa. Bấy giờ có lệ tiến sáp vàng (tức đèn cầy tốt, làm bằng thứ sáp quý) vào cung, nhưng Thái hậu đốt rất hà tiện. Bà nói:
“Ta còn nhớ gia tư ta hồi ta còn nhỏ cũng chẳng dư dả gì, dầu đèn chẳng đủ để thắp thâu đêm. Nay nhờ trời và nhờ phúc ấm của các bậc tiên đế mà có bốn biển, mà trở nên sang giàu đó thôi. Một sợi tơ, một hạt thóc cũng đều là máu mỡ của dân, nếu lãng phí thì trước đã không ích lợi gì, sau lại mang điều xấu rất đáng tiếc, chi bằng cất giữ để nhà nước chi dùng”.
Vua vào trong cung, thấy trong các thứ ngự dụng của Thái hậu, có cái quạt giấy nan tre đã cũ, chén bát ăn cơm thì dùng đã lâu ngày, có cái rạn vỡ, bèn sai người hầu đi đổi cái khác, nhưng Thái hậu không cho. Vua lại thấy cái túi đựng hạt thủy tinh để xoa mắt đã cũ (Thời ấy, người ta quan niệm rằng, nếu lấy hạt thủy tinh, loại như hòn bi trẻ con chơi đem xoa đều vào mắt thì mắt sẽ sáng ra), xin đem đổi cái túi mới, Thái hậu nói rằng:
“Cái hạt thủy tinh để xoa mắt chỉ làm cho mắt hơi mát mà thôi, việc chữa trị không công hiệu lắm. Nếu đem đổi cái mới thì để lâu nó cũng cũ đi, chi bằng cứ để nguyên cái cũ đổi mà làm gì?”
Lo lắng đến cuộc sống nhân dân, bà thường hỏi vua Tự Đức về việc đắc thất và dạy bảo những điều thiết thực về chính trị. Năm 1874, khi hay tin Pháp xâm chiếm toàn cõi Nam Kỳ và buộc triều đình Huế ký hòa ước nhượng địa, bà bỏ cả ăn uống, mặt ủ mày chau theo vận nước khuynh nguy…
Tạm kết
Trong bài “Tượng đài sông Hương: Thái hậu Từ Dũ”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:
“Bà là người con gái đất Gò Công, lúc ban đầu vào Huế làm cung nữ hầu vua Thiệu Trị. Nhà vua ngự giá Bắc tuần, nàng theo giúp việc hàn mặc, nổi tiếng thông minh và linh hoạt… Nghe nói bà Từ Dũ còn là người đưa giống cá thát lát từ quê nhà ở Nam Bộ ra gây giống ở thành phố Huế; cá sinh sôi đến ngày nay đầy hồ đầy sông. Ở Huế bà nổi tiếng là một bà thái hậu rất thương dân. Hằng năm đến lễ mừng thăng cấp, mừng thọ của bà, bà đều tìm cách thoái thác hoặc trì hoãn, thực chất là sợ khổ dân…
Hồi ấy người Pháp cho bắc lại cây cầu Trường Tiền bằng sắt và bắt dân phải nộp thêm thuế, nói là lấy kinh phí làm cầu. Bà Từ Dũ tự nguyện thay mặt cho dân viết một lá đơn xin quan Tây miễn thuế… Trước đây, dân Huế có lưu hành bài vè “Bà Từ Dũ xin thuế cho dân”. Nhân đức của bà đã đi vào lòng người là vậy…”
Hoàng thái hậu Từ Dụ quả là người phụ nữ Công, Dung, Ngôn, Hạnh vẹn toàn, là tấm gương sáng cho phụ nữ muôn đời noi theo.
Khiêm Từ (tổng hợp và biên soạn)
[videoplayer link=“https://ift.tt/2TvZ0aM”]
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2XKbF9h via https://ift.tt/2XKbF9h https://www.dkn.tv from Đại Kỷ Nguyên https://ift.tt/2H6tYQU via IFTTT
0 notes