Tumgik
#chủ đề về rừng trong tiếng Trung
thptngothinham · 20 hours
Text
Cùng tham khảo các đề đọc hiểu bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé! Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước, đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa, về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương, lầm than đã đứng lên anh dũng chiến đấu và chiến thắng anh hùng. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bài thơ, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo một số đề đọc hiểu Đất nước dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé: Đề đọc hiểu Đất nước - Nguyễn Đình Thi Đề số 1 Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về… ( Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.125) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả ? Câu 2. Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy “rì rầm” trong đoạn thơ Câu 3. Xác định các dạng phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. Đáp án đề đọc hiểu Đất nước số 1 Câu 1: Đoạn thơ thể hiện niềm vui lớn về quyền làm chủ đất nước, niềm tự hào về tinh thần bất khuất của con người Việt Nam Câu 2: Ý nghĩa tu từ của từ láy “rì rầm” trong đoạn thơ là: vừa có tính tả thực vừa có tính tượng trưng, gợi tiếng nói cha ông xưa luôn hiện diện cùng con cháu hôm nay, nhắc nhở về truyền thống bất khuất của dân tộc. Câu 3 : Các dạng của phép điệp: điệp từ (của, những, nước, chúng ta,…); điệp ngữ (đây là của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta; Những cánh đồng…/ Những ngả đường…/ Những dòng sông…). - Hiệu quả nghệ thuật của chúng là: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả. Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi Đề số 2 Đọc đoạn trích” Đất nước” (Nguyễn Đình Thi) và trả lời các câu hỏi sau : Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về Bài văn tham khảo: Phân tích khổ 3 bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? của ai? Câu 2. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Câu 3. Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4. Đoạn thơ từ câu “Trời xanh đây là của chúng ta” đến câu “Những buổi ngày xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ nào. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 5. Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào ? Câu 6. Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa gì ? Đáp án đề đọc hiểu Đất nước số 2 Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm ” Đất nước ” của Nguyễn Đình Thi. Câu 2: Nội dung đoạn thơ: Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng 8/1945 thành công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam được giải phóng - Đoạn thơ được viết theo thể thơ: Tự do Câu 3: Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ là: Nhân hóa - Tác dụng của biện pháp tu từ đó là: : miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười.
Đó là một hình ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng Câu 4: Đoạn thơ từ câu “Trời xanh đây là của chúng ta” đến câu “Những buổi ngày xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ là: Điệp ngữ - Tác dụng của biện pháp tu từ đó là: : cụm từ “của chúng ta”, “chúng ta” được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằm khẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ đất nước của dân tộc ta Câu 5: Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. -  Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống. Câu 6: Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý nghĩa là: mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca những người đã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê hương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câu thơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc. Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù. Đề số 3 Câu hỏi đọc hiểu Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 125) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm) Câu 2 . Hai câu thơ đầu của đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ý nghĩa biểu đạt của nó. (1,0 điển) Câu 3. Ý nghĩa tu từ của các từ: nung nấu, bồn chồn trong đoạn thơ Đáp án đề đọc hiểu Đất nước số 3 Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: miêu tả, biểu cảm. Câu 2: Hai câu thơ đầu của đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ là: Nhân hóa - Ý nghĩa biểu đạt của nó là: gợi hình ảnh đất nước đau thương, bị quân thù giày xéo trong chiến tranh. Câu 3: Các từ nung nấu, bồn chồn trong đoạn thơ gợi vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: lòng căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu cùng nỗi nhớ thương người yêu, tình yêu đất nước hài hòa trong tình yêu riêng tư Gợi ý thêm cho bạn: Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài thơ Đất nước - Nguyễn Đình Thi -------------- Trên đây là một số đề đọc hiểu Đất nước của Nguyễn Đình Thi mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!
0 notes
quocnguyenstuff · 1 month
Text
Chặng đường từ người mẫu đến bà chủ đồng sáng lập thương hiệu son môi của Hồ Ngọc Hà
Dòng son mang tên chính mình - Hongocha's Secret hợp tác cùng M.O.I là bước tiến mới trong sự nghiệp của 'nữ hoàng showbiz'.
So với hình ảnh từ thuở mới vào nghề, Hồ Ngọc Hà "lột xác" từ một người mẫu trên sàn catwalk đến ngôi vị "Nữ hoàng giải trí" của showbiz Việt. Gần 20 năm hoạt động tích cực với đam mê nghệ thuật, Hà Hồ đã chứng minh được thực lực, tài năng của bản thân với những bứt phá và sáng tạo không ngừng.
Tumblr media
Sàn catwalk - bước chân đầu tiên vào showbiz
"Chân ướt chân ráo" bước vào làng mẫu năm 1999, khi ấy, Hồ Ngọc Hà mới 15 tuổi. Cô bé gốc Huế với gương mặt lai Tây và chiều cao ấn tượng đã tạo nên làn gió mới giữa dàn mẫu Việt đậm chất Á Đông.
Sự nghiệp người mẫu của Hà Hồ chỉ thực sự khởi sắc khi cô đạt liên tiếp các giải thưởng trong ba năm liền: giải nhì Siêu mẫu Hà Nội (2000), giải nhất Siêu mẫu Việt Nam (2001) và giải nhì Tìm kiếm Siêu mẫu châu Á (2001).
Biểu cảm khuôn mặt được xem là thế mạnh của nàng mẫu lúc bấy giờ. Sự phóng khoáng, nét cá tính, thần thái sắc sảo, ở góc ảnh nào, bông hồng lai cũng có những shoot hình thú vị.
Tumblr media
Bén duyên với bộ môn nghệ thuật thứ 7
Năm 2001, "Hoa cỏ may" của đạo diễn Lưu Trọng Ninh trở thành một trong những bộ phim quốc dân với các gia đình vào chiều thứ Bảy, Chủ Nhật. Mỗi nhân vật trong phim đều gây ấn tượng mạnh cho khán giả, trong đó, không thể không nhắc đến Hương - thiếu nữ lai Mỹ có cá tính mạnh mẽ.
Nhân vật này do Hồ Ngọc Hà thủ vai, khi ấy, cô đang là sinh viên năm 3 của Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội. Đây được xem là vai diễn "đo ni đóng giày" cho Hà Hồ. Sau đó, cô có tham gia thêm hai bộ phim là: 39 độ yêu và Chiến dịch trái tim bên phải.
Bước tiến dài trong sự nghiệp ca hát
Tumblr media
Sẽ không ngoa khi nói rằng Hồ Ngọc Hà vào Sài Gòn như "cá gặp nước".
Năm 2003, cô bắt đầu lập nghiệp tại đây, chính thức bước lên sân khấu với tư cách ca sĩ khi tham gia chương trình Người đẹp hát. Xuất thân từ làng mẫu, quyết định lựa chọn con đường ca hát là một thử thách lớn bởi người Việt xưa nay vẫn có định kiến ít nhiều với nghề mẫu. Họ thường bị gán là "chân dài đi hát". Hồ Ngọc Hà cũng không phải ngoại lệ.
Tumblr media
Người đẹp được cho là nổi tiếng nhờ nhan sắc và ngoại hình. Tuy nhiên, với những gì được đào tạo bài bản tại Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội - một trong những ngôi trường danh tiếng về âm nhạc cùng niềm đam mê, cô vẫn quyết tâm theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp.
Chất giọng khàn, trầm được xem là nét đặc trưng của Hà Hồ, nhưng hơn 10 năm trước, nó không phiêu, không cuốn hút và không có điểm nhấn như bây giờ. Chân dài nhận nhiều lời chê bai về chất giọng trung trầm giữa rừng nữ cao của VPop.
Thay vì đáp trả dư luận, Hà Hồ chọn cách im lặng. Im lặng ở đây không phải là chấp nhận. Động thái im lặng của Hồ Ngọc Hà từ trước đến nay luôn được nhìn nhận là kỹ lưỡng và có lý lẽ riêng. Người đẹp im lặng để hoàn thiện bản thân, để chờ một ngày "trở lại - lợi hại gấp đôi".
Tumblr media
Và thời gian đã chứng minh tất cả... Mỗi MV ca nhạc của cô đều được người hâm mộ ngóng chờ bởi họ biết chúng được đầu tư kỹ lưỡng như thế nào. Nói không quá, nó đẹp như những thước phim thời trang. Ở đó, kiểu tóc, cách trang điểm, trang phục của cô đều trở thành đề tài của nhiều tín đồ thời trang và làm đẹp.
Tumblr media
Đến nay, ít người có thể phủ nhận khả năng thanh nhạc tiến bộ của "nữ hoàng giải trí". Điển hình nhất là liveshow Love song: Cả một trời thương nhớ hồi tháng 8/2017. Cô đã chạm tới trái tim nhiều khán giả khi kể câu chuyện âm nhạc của chính mình bằng giọng hát đầy nội lực.
Đi cùng những thành công trên con đường ca hát, Hồ Ngọc Hà cũng xây dựng được hình ảnh đẹp trong mắt công chúng với gout thời trang ít ai sánh kịp. Không chỉ đầu tư cho những bộ cánh hàng hiệu, cô còn cho thấy tài năng thiên biến vạn hóa trong mix match trang phục và phụ kiện. Không ít lần người hâm mộ bất ngờ khi chứng kiến một thiết kế là thảm họa với người này nhưng lại khác biệt và nâng tầm khi vào tay nữ ca sĩ.
Ra mắt thương hiệu son môi mang tên mình
Trên thế giới, việc các ngôi sao kết hợp với những thương hiệu mỹ phẩm để ra mắt dòng sản phẩm riêng không còn là điều mới mẻ nhưng tại Việt Nam, Hồ Ngọc Hà là người tiên phong tự tìm ra công thức dòng son môi của mình. Đây là điểm nhấn đặc biệt trong sự nghiệp của người đẹp.
Không nhiều người biết rằng, giọng ca Cả một trời thương nhớ ít khi hài lòng với một màu sắc hay thương hiệu cố định dù cô sở hữu hàng trăm cây son từ thương hiệu bình dân đến cao cấp. Để có được màu môi ưng ý, không ít lần người đẹp tự mình kết hợp nhiều màu, nhiều loại son.
Phụ nữ thật sự đẹp khi chọn đúng cây son Hồ Ngọc Hà
Cô từng tự hỏi bản thân: tại sao lại không tạo ra một loại son đúng ý thích và phong cách của mình?
Ý tưởng này được người đẹp nhen nhúm cách đây một năm. "Khi có nhiều fan và các tín đồ làm đẹp liên tục gửi tin nhắn qua Facebook và Instagram hỏi tôi về thương hiệu cũng như nơi bán các màu son đang sử dụng, mong muốn của tôi lại trỗi dậy", Hồ Ngọc Hà chia sẻ.
Mong muốn của “nữ hoàng giải trí” nhận được sự ủng hộ của CEO Lâm Thành Kim và vài người bạn. Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của M.O.I - thương hiệu mỹ phẩm trang điểm chuyên nghiệp Việt Nam.
Hồ Ngọc Hà cùng Lâm Thành Kim đích thân sang Hàn Quốc để tham gia nghiên cứu và chế tạo công thức son môi. Gần một năm trời, người đẹp dành thời gian, công sức nghiên cứu các xu hướng, làm việc cùng  chuyên gia đầu ngành để tìm kiếm công thức màu sắc, chất liệu hoàn hảo cho dòng son riêng. Cô mong muốn một thỏi son hội đủ các yếu tố về thời trang, độ an toàn, dễ kết hợp biến hoá cùng các loại trang phục để thể hiện cá tính, phong cách cá nhân.
Trong một năm, họ đã bay đi bay lại giữa Việt Nam và Hàn Quốc gần như mỗi tháng để làm việc với các chuyên gia mỹ phẩm của xứ kim chi. Chính Hồ Ngọc Hà đã vào phòng lab để tìm ra công thức Hongocha’s Secret dựa trên 100 màu sắc trên bảng màu đang là xu hướng thịnh hành trong lĩnh vực làm đẹp và thời trang trên thế giới. Ngoài ra, chất liệu tạo nên dòng son cũng được cô, M.O.I và các chuyên gia nghiên cứu để phù hợp với khí hậu, thể chất của người Việt.
Hồ Ngọc Hà đã trực tiếp sử dụng rất nhiều sản phẩm, màu sắc trước khi tìm ra công thức cuối cùng cho 6 màu son Hongocha’s Secret, bao gồm 3 màu dành cho ban ngày và 3 màu sử dụng vào ban đêm, có tên lần lượt là: Destiny, Girl’s Night, Keep me in love, My baby, What’s is love và HNH’s Red.
Góp phần vào thành công lần này của Hồ Ngọc Hà không thể không nhắc đến thương hiệu mỹ phẩm trang điểm chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam - M.O.I. do Lâm Thành Kim làm CEO. Đây chính là nhà đồng sáng lập dòng son Hongocha's Secret. Phương châm hoạt động của thương hiệu là: giúp phụ nữ Việt đẹp, tự tin hơn khi sử dụng dòng sản phẩm thuần Việt. Các sản phẩm của M.O.I được sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc với quytrình sản xuất hiện đại theo các công đoạn khép kín và được cấp giấy chứng nhận an toàn ở cả 2 quốc gia: Hàn Quốc - Việt Nam.
Cùng với việc ra mắt dòng son mang tên mình, người đẹp cũng đưa ra những quan niệm đầy thú vị và táo bạo về ý nghĩa của son môi đối với mỗi người phụ nữ.
Đẹp mà không sâu sắc thì vô nghĩa. Môi mà không màu sắc thì vô hồn Hồ Ngọc Hà
Công sức của cô và cả ê kíp được đền đáp sau khi Hongocha's Scret được giới thiệu đến công chúng. Dòng son Hongocha’s Secret tạo cơn sốt ngay khi trình làng vào đầu tháng 3. Hàng nghìn người chấp nhận chờ 3 tiếng đồng hồ để sở hữu cây son lấy cảm hứng từ phong cách làm đẹp của Hồ Ngọc Hà.
2 ngày sau khi ra mắt, M.O.I thông báo tạm ngưng phục vụ 24 giờ vì quá tải đơn đặt hàng. Trang Fanpage chính thức của thương hiệu cũng tăng 30.000 followers trong vòng một tuần. Trên YouTube, các beauty blogger cũng quan tâm và thực hiện nhiều clip review về dòng son của nữ ca sĩ… Đến nay, Hongocha's Secret vẫn là một trong những thỏi son được nhiều chị em săn lùng bởi mức giá tầm trung hợp lý cùng chất lượng không hề thua kém hàng cao cấp.
Chất son của Hongocha's Secret được đánh giá là mướt, mịn, lên môi giữ được độ ẩm, màu chuẩn và độ lì ngang ngửa những thỏi son cao cấp khác. Ngoài ra, vỏ son có thiết kế xinh xắn, vuông vắn, cá tính nhưng cũng rất ngọt ngào. Đầu son được tạo kiểu hình giọt nước giúp người dùng viền môi và tán son một cách dễ dàng.
Mỗi màu son trong set 6 màu Hongocha's Secret tượng trưng cho phong cách riêng của Hà Hồ. Nếu Girl's Night thiên về sự ấn tượng, Destiny mang sắc đỏ nồng nàn thì HNH's Red lại làm gam màu giúp bạn tỏa sáng. Đây cũng là màu son được Hồ Ngọc Hà tin yêu và thường xuyên sử dụng nhất. Ngoài ra, những cô nàng trẻ trung có thể thử làm mới mình cùng màu What is love sành điệu, thanh lịch với Keep me in love hay hóa ngọt ngào cùng My Baby.
Cống hiến cả thanh xuân cho nghệ thuật, không tiếc công sức và tiền bạc để đầu tư cho đam mê... tất cả giúp Hồ Ngọc Hà ngồi lên chiếc ghế "Nữ hoàng giải trí" của showbiz Việt nhiều năm nay. Sự hoạt động không mệt mỏi, táo bạo từ suy nghĩ đến hành động đã mang đến một Hà Hồ đầy bản lĩnh, đón đầu xu hướng và có sức ảnh hưởng đến giới trẻ.
Tương lai, người đẹp sẽ làm những gì để bản thân không bị nhàm chán và luôn tạo được sức hút với công chúng? Thời gian sẽ là câu trả lời thích đáng nhất cho mọi câu hỏi.
0 notes
tenhaychotre · 5 months
Text
Ý Nghĩa Tên Tùng Lâm: Tên Hay Cho Bé 2024
Tên Tùng Lâm không chỉ là một tên gọi mà còn mang đậm những giá trị ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa và tâm linh. Đứng trước sự tò mò và quan tâm của nhiều bậc phụ huynh về ý nghĩa của tên này, Tên Hay Cho Trẻ xin gửi đến quý vị độc giả một bài viết để hiểu rõ hơn về sức hút và ý nghĩa tên Tùng Lâm. Tổng quan ý nghĩa tên Tùng Lâm Tên Tùng Lâm mang ý nghĩa về một người có sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường, luôn giữ vững phẩm chất tốt đẹp và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Tùng: Người quân tử, người có phẩm chất cao quý. Lâm: Rừng cây, nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, tượng trưng cho sự sung túc, an lành. Tùng Biểu tượng: Cây tùng là biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất, mạnh mẽ và trường thọ với thời gian. Nó có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt, sương gió, bão tuyết mà vẫn hiên ngang, xanh tốt. Tính cách: Người tên Tùng thường có ý chí kiên định, nghị lực phi thường, không dễ dàng khuất phục trước khó khăn. Họ cũng là hình ảnh của trung thực, chính trực, có trách nhiệm và đáng tin cậy. Lâm Biểu tượng: Rừng cây, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, dồi dào sức sống, và sự che chở, bảo vệ. Tính cách: Người tên Lâm thường có tính cách ôn hòa, bao dung, nhân ái và biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Họ cũng là người thông minh, sáng dạ và có khả năng thích nghi tốt với môi trường xung quanh. Ý nghĩa của tên Tùng Lâm trong Hán Việt "Tùng" trong tiếng Hán đề cập đến loài cây thông, một biểu tượng của sức mạnh và bền vững. Cây thông thường mọc trên núi đá cao, trong môi trường khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được sự xanh tươi và không bị gãy, đây thể hiện sức bền bỉ và kiên nhẫn. "Lâm" có nghĩa là rừng, đại diện cho sự mênh mông và bao la. Rừng là nguồn tài nguyên quý giá và đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Tựa như tính chất của rừng, người mang tên Tùng Lâm thường được mô tả là nhân cách bình dị, gần gũi với tự nhiên nhưng cũng mạnh mẽ và có uy lực. Tên Tùng Lâm mang ý nghĩa về sức mạnh, kiên nhẫn và sự mênh mông, đồng thời cũng thể hiện sự bền bỉ, uy lực và sự quý phái. Việc đặt tên Tùng Lâm cho con thể hiện mong muốn của cha mẹ về sự phát triển mạnh mẽ, sự vững chãi và tính cách đáng tin cậy của con trong mọi hoàn cảnh.  Ý nghĩa của tên Tùng Lâm qua Thần Số Học  Theo Thần Số Học, những người có tên Tùng Lâm và chủ đạo số 7 thường được coi là có sự cô đơn và huyền bí. Số 7 là biểu tượng của sự hiểu biết và thông thái, những người mang số này thường có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và thế giới xung quanh. Họ có khả năng giáo dục và truyền đạt triết lý, giúp đỡ người khác thông qua kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc của mình. Ngoài ra, những cá nhân này thường có khả năng quan sát và nhận biết sự vật hiện tượng tốt, họ cầu toàn và khắt khe đặc biệt trong các lĩnh vực như tri thức, khoa học và công việc. Tính cách thông qua tên Tùng Lâm và số chủ đạo 7 thường mang lại sự phát triển vững chãi và độ tin cậy trong mọi tình huống. Mối liên hệ giữa tên Tùng Lâm và ngũ hành Trong hệ thống ngũ hành của Phong thủy học, mỗi tên gọi đều được liên kết với một trong năm nguyên tố tự nhiên: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Tên Tùng Lâm được xếp vào nguyên tố Mộc. Mộc trong ngũ hành đại diện cho cây cỏ, hoa lá và sự sống trong tự nhiên. Đây cũng là nguyên tố được coi là sợi dây kết nối giữa mọi vật thể trong vũ trụ. Một đặc điểm của nguyên tố Mộc là sự phát triển không ngừng, không ngừng vươn lên, bất kể môi trường hay điều kiện nào. Hành Mộc được tương sinh bởi Thủy và tương khắc bởi Kim. Điều này có thể hiểu là người mang tên Tùng Lâm có thể được tăng cường và hỗ trợ bởi nguyên tố Thủy, trong khi cần phải đối mặt với thách thức từ nguyên tố Kim. Như vậy, tên Tùng Lâm được liên kết với nguyên tố Mộc trong hệ thống ngũ hành, với ý nghĩa về sự sống, sức mạnh và sự phát triển không ngừng. Tính cách của người mang tên Tùng Lâm Ưu điểm Những người mang tên Tùng Lâm, thuộc hành Mộc, thường có dáng vóc cao ráo, khí chất thoáng đãng và gương mặt hơi dài. Mặc dù ở cái nhìn bề ngoài không có điểm gì nổi bật trong tính cách, nhưng khi tiếp xúc, họ thường được nhận biết với tính thật thà, bao dung và lòng tốt. Điều này giúp họ dễ dàng thu hút sự ủng hộ và tin tưởng từ đồng nghiệp trong công việc. Họ thường mang trong mình nhiều hoài bão và tham vọng, với tinh thần lớn lao và sẵn lòng điều chỉnh để đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhược điểm Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng không phải tất cả những người mang tên Tùng Lâm đều có tính cách hoàn hảo. Họ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ cảm xúc và sự nóng nảy, dẫn đến hành động bản năng mà không luôn tuân thủ lý trí hay lời khuyên từ người khác. Có thể họ sẽ đưa ra quyết định chính xác, nhưng cũng có khả năng rơi vào tình huống mất kiểm soát hoặc không nghe lời khuyên từ người có kinh nghiệm. Lời khuyên Các chuyên gia tâm lý và những người có kinh nghiệm khuyên rằng họ cần học cách kiểm soát sự nóng nảy và hành động dựa trên lý trí hơn. Mặc dù họ có xu hướng thích sự tự do, nhưng cũng cần phải tuân thủ kỷ luật và giới hạn mình trong một số trường hợp.  Họ cũng cần chấp nhận thực tế rằng không mọi việc luôn theo ý muốn của họ và học cách thích nghi với những thay đổi. Hạn chế sự sống buông thả và tự do quá mức để đảm bảo sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Ngoài ra, kiểm soát tính khí bốc đồng sẽ giúp họ cải thiện mối quan hệ và hướng tới cuộc sống tích cực hơn. Bộ tên đệm phổ biến và ý nghĩa khi kết hợp với tên Tùng và Lâm Tên Lâm Huệ Lâm: Một cái tên dành cho bé gái, kết hợp giữa "Huệ" - một loài hoa trong trắng, nhẹ nhàng, và "Lâm" - biểu tượng của sức mạnh và sự sống vững chãi. Bích Lâm: Biểu hiện cho một rừng dày như bức tường, chỉ sự mạnh mẽ và sức sống không ngừng vươn lên, không dễ gục ngã trước thử thách. Thanh Lâm: Kết hợp giữa "Thanh" - trong sạch, liêm khiết và "Lâm" - biểu tượng của sức sống và sự bền bỉ, chỉ người hội tụ các đức tính cao quý. Minh Lâm: Với ý nghĩa của "Minh" là thông minh, sáng suốt, và "Lâm" - biểu tượng của sự sống, tên gọi này thể hiện về sự kỳ ảo và đẹp đẽ của ánh sáng trong khu rừng. Hoàng Lâm: Được hy vọng sẽ là một con trai có sức mạnh và vĩ đại, kết hợp giữa "Hoàng" - cao quý và "Lâm" - biểu tượng của sự sống và sức mạnh. Tên Tùng Sơn Tùng: Một cái tên thường được chọn cho con trai, thể hiện kỳ vọng về sự kiên cường và vững chãi như ngọn núi. Thanh Tùng: Biểu hiện cho một cây tùng xanh tươi, người mang tên này thường được xem như một người vững vàng, công chính và sống một cuộc đời thanh cao. Quốc Tùng: Thể hiện kỳ vọng về việc con lớn lên có thể đóng góp cho tổ quốc, làm nên những nghiệp lớn. Đức Tùng: Mang ý nghĩa về đạo đức và hiếu thảo, kết hợp giữa việc sống có đạo đức và lòng biết ơn. Huy Tùng: Biểu hiện sự kỳ vọng vào một tương lai vẻ vang và những điều tốt đẹp, thể hiện qua ánh sáng rực rỡ của vầng hào quang. Kết luận Hy vọng rằng thông qua những bài viết về ý nghĩa tên Tùng Lâm, các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về cái tên trước khi quyết định chính xác cho con mình. Một cái tên không chỉ có thể là yếu tố thúc đẩy con tỏa sáng, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tính cách của con.  Read the full article
0 notes
buaviet · 8 months
Link
0 notes
phantranghy-blog · 10 months
Text
Cái tôi của Phạm Duy trong Tình Ca
Tumblr media
Cái tôi của Phạm Duy trong Tình Ca
      Viết Tục ca, Đạo ca, Thiền ca hay những bản nhạc theo từng đề tài, chủ đề, Phạm Duy đều muốn thể hiện Cái Tôi. Trong bản Tình Ca (Sài Gòn, 1953), Cái Tôi của ông như thăng hoa theo ca từ đầy tình yêu nước, thương nòi.
      Ca từ trong bài hát đẹp biết chừng nào! Đẹp bởi Cái Tôi cất lên tiếng lòng yêu tiếng nói của dân tộc mình. Tiếng nói ấy là khởi đầu của một con người, bởi như trong Kinh Thánh phần cựu ước cho rằng: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời”. Như vậy, lời là cái đầu tiên để con người chính là người. Con người có Cái Tôi là nhờ có ngôn ngữ, có lời, có tiếng nói. Chính tiếng nói mới giúp con người dựa vào Cái Siêu Tôi (Siêu Ngã - The Superego), tự nói với lòng mình rời Cái Nó (Bản Năng - The Id), để có Cái Tôi (Bản Ngã – The Ego) đúng nghĩa. Tiếng nói ấy trong Tình Ca là lời ru à ơi của mẹ. Lời ru của mẹ có cả buồn, vui của bốn ngàn năm lịch sử dân tộc, có cả tiếng khóc tiếng cười “theo mệnh nước nổi trôi”, có cả lời ca giận hờn, nhung nhớ, có cả lời hứa hẹn, tin yêu vào tương lai:
          Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
          Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi! Nước ơi!
          Tôi yêu tiếng ngang trời
          Những câu hò giận hờn không nguôi!
          Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi
          Vững tin vào mộng đẹp ngày mai.
      Trong bài diễn thuyết về Truyện Kiều, Phạm Quỳnh khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Và tôi nghĩ Phạm Duy cũng có cùng chính kiến như Phạm Quỳnh tiên sinh nên mới viết lời ca mượt như ca dao:
          Một yêu câu hát Truyện Kiều
          Lẳng lơ như tiếng sáo diều (ư) làng ta…
          Và yêu cô gái bên nhà
          Miệng xinh ăn nói mặn mà (ừ) mà có duyên...
      Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng W. Humboldt nói: “ Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc và linh hồn của dân tộc chính là ngôn ngữ”. Ngôn ngữ chính là tiếng nói và chữ viết. Vì vậy, tiếng nói của một dân tộc chính là linh hồn của dân tộc ấy. Thật là tự hào dân tộc Việt Nam, suốt chiều dài lịch sử vẫn giữ được tiếng nói của mình!
      Trong Tình Ca, ta còn bắt gặp Cái Tôi của Phạm Duy thể hiện ở tình yêu đất nước. Đó là đất nước mà mỗi lứa tuổi học trò đều biết trong những giờ học địa lý. Cái Tôi của Phạm Duy ở đây như hòa vào Cái Tôi chung của mọi người dân Việt. Trong mỗi chúng ta, ai cũng thấy lòng yêu đất nước mình với ruộng đồng được người vun xới, cấy trồng, phía Đông là Thái Bình Dương quanh năm sóng vỗ, phía Tây là Trường Sơn hùng vĩ, miền Bắc trùng điệp núi rừng, miền Nam no ấm lúa đầy, ba miền có những dòng sông nổi tiếng: sông Hồng “đỏ cuộn phù sa”, sông Hương đa tình mơ mộng, sông Cửu Long “chở nặng phù sa”. Nhà văn Ylia Erenbua đã từng viết: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông,... Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Riêng với Phạm Duy, tình yêu đất nước Việt Nam được ông bày tỏ theo cách của mình:
          Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh
          Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình
          Nhìn trùng dương hát câu no lành…
          Đất nước tôi! Dãy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn!
          Đất miền Tây chờ sức người vươn! Đất ơi!
          Đất nước tôi! Núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng
          Lúa miền Nam chờ gió mùa lên! Lúa ơi!
          Tôi yêu những sông trường!
          Biết ái tình ở dòng sông Hương
          Sống no đầy là nhờ Cửu Long
          Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong.
      Hồi thời niên thiếu, tôi thường thấy một số tranh vẽ ba cô gái đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam. Hình ảnh ấy cứ ám ảnh trong tôi về sự kết đoàn, thống nhất, yêu thương nhau của người Việt trên khắp đất nước. Và giờ hình ảnh Bắc, Trung, Nam ấy, được tiếng lòng Phạm Duy cất lên:
          Người yêu thế giới mịt mùng
          Cùng tôi ôm ấp ruộng đồng (ư) đồng Việt Nam
          Làm sao chắp cánh chim bằng
          Nhìn Trung Nam Bắc kết hàng (ừ) hàng mến nhau.
      Tình Ca còn là tiếng lòng yêu nòi giống Lạc Hồng, yêu biết bao người dân trên đất Việt với hình ảnh áo nâu như nông phu một nắng hai sương trên đồng ruộng Việt Nam, ước mong được mùa, áo cơm no đủ cho gia đình; như những mẹ quê quanh năm, suốt tháng chỉ biết làm ăn, vun vén cho cuộc sống gia đình; như những trẻ quê hồn nhiên học i tờ bên những chú trâu bình thản gặm cỏ:
          Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu!
          Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo
          Mình đồng da sắt không phai mầu
          Tấm áo nâu! Những mẹ quê chỉ biết cần lao
          Những trẻ quê bạn với đàn trâu! Bé ơi!
         Tấm áo nâu! Rướn mình đi từ cõi rừng cao
          Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau! Áo ơi!.
       Tiếng lòng yêu nòi giống còn được Phạm Duy khái quát thành tình yêu biết bao người anh hùng hữu danh, vô danh của những triều đại vẻ vang trong lịch sử dân tộc, để rồi tin chắc vào tương lai cũng có những anh hùng:
          Tôi yêu biết bao người
          Lý, Lê, Trần… và còn ai nữa!
          Những anh hùng của thời xa xưa!
          Những anh hùng của một ngày mai…
      Còn gì đẹp bằng Cái Tôi yêu nước, thương nòi của Phạm Duy như là hoa tỏa hương sắc mùa Xuân làm nên bài Tình Ca bất hủ:
          Vì yêu, yêu nước, yêu nòi!
          Ngày Xuân tôi hát nên bài (ư) bài Tình Ca…
          Ruộng xanh tươi tốt quê nhà
          Lòng tôi đã nở như là (ừ) là đóa hoa…
      Nghe cả bài Tình Ca, hầu như mọi người đều có chung cảm xúc tự hào về đất Mẹ Việt Nam. Cái Tôi yêu nước, thương nòi trong bài hát này đâu còn riêng của Phạm Duy, mà nó trở thành Cái Tôi chung của mọi người.  Mỗi khi nghe lại bài này, tôi thấy yêu vô cùng tiếng nói Việt Nam. Xin mượn lời bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ để nói hộ lòng mình:
          Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
          Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
          Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
          Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình…
0 notes
phuongdg · 11 months
Text
Hàn lâm là gì? Hiểu rõ nghĩa, nguồn gốc của từ Hán Việt này
Tumblr media
Hàn lâm là một từ Hán Việt và nó có thể tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau: văn học, khoa học, toán học, y học… Vậy thực chất thì hàn lâm là gì? Nguồn gốc lịch sử? Tính hàn lâm trong các lĩnh vực khác nhau? Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Hàn lâm nghĩa là gì?
Hàn lâm là một từ Hán Việt, xuất phát từ Hán ngữ thì có nghĩa đen là “rừng lông chim” hay còn được gọi là “rừng bút”. Còn nghĩa bóng chỉ văn đàn, học thuật. “Hàn lâm” không chỉ là một tên gọi mà nó còn là một khái niệm. Từ “hàn” mang ý nghĩa của “bút lông dùng để viết” với hình ảnh là một bút lông giống như lông chim. Còn từ “lâm” thì có liên quan đến “rừng”, tượng trưng cho sự phong phú và đa dạng. Khi kết hợp với nhau thì “hàn lâm” thể hiện sự gắn kết giữa văn hóa và kiến thức.
Tumblr media
Hàn lâm - từ Hán Việt chỉ văn đàn, học thuật Cụ thể chiết tự như sau: Hàn (翰): Có nghĩa là bút lông dùng để viết (writing brush), một từ kết hợp theo lối Hình thanh của 2 chữ: vũ (羽, yǔ) = lông chim (biểu ý) + cán (倝, gàn) = sáng sủa (biểu âm). Chữ “hàn” trong “hàn lâm” không chỉ đơn giản là một từ mà nó mang theo hình ảnh của bút lông. Với “vũ” chính là đại diện cho lông chim và “cán” thể hiện sự sáng sủa. Hình ảnh này khiến cho chúng ta liên tưởng đến việc viết, sáng tạo và trí thức. Lâm (林): Nghĩa gốc là rừng (forest), là từ kết hợp theo lối Hội ý của 2 chữ: mộc (木) + mộc (木) ý nói đến “rừng thì có nhiều cây”.  Từ “lâm” thể hiện ý nghĩa của sự phong phú và đa dạng, cũng giống như một khu rừng với nhiều loại cây khác nhau. Sự kết hợp của “mộc” tạo ra hình ảnh về một khu rừng rộng lớn, tượng trưng cho văn hóa cũng như tri thức đa dạng trong xã hội.
Nguồn gốc của hàn lâm là gì?
Nhìn chung thì hàn lâm thường là từ gọi tắt của “Hàn lâm viện” (翰林院). Ngày xưa được dùng để chỉ nơi tụ hội các văn nhân, học giả. Khái niệm “Hàn lâm viện” xuất hiện vào thời nhà Đường của Trung Quốc (thế kỷ VII -  IX).  Người Hàn Quốc thì gọi là Hanlim-won (한림원). Người Nhật thì gọi là Kanrin-in (かんりんいん). Riêng về cách gọi “Academy” trong tiếng Anh, “Académie” trong tiếng Pháp, “Academia” trong tiếng Tây Ban Nha… thì đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ là Ἀκαδήμεια/ Ἀκαδημία.
Tumblr media
Hàn lâm viên Trung Quốc Trung Hoa và Ấn Độ chính là cái nôi của nền văn minh phương Đông còn Hy Lạp - La Mã thì là cái nôi của nền văn minh phương Tây. Nếu như khái niệm “Hàn lâm viện” xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc, tức sớm nhất cũng là vào thế kỷ thứ VII thì khái niệm tương ứng “Ἀκαδήμεια” ở phương Tây lại xưa hơn nữa, tức là vào khoảng vào năm 387 TCN. Từ “Academy” trong tiếng Anh được xuất phát từ học viện Hy Lạp cổ đại. Nó có nguồn gốc từ tên vị anh hùng Akademos/Academus (Ἀκάδημος) trong thần thoại Hy Lạp. Ngày xưa học viện ấy là do triết gia Plato (423 - 347) thành lập ở Athens. Đây là 1 trung tâm học tập nổi tiếng, nơi mà triết gia Aristotle đã từng học 20 năm (367 - 347 TCN). Ở nước ta thì “Hàn lâm viện” được thành lập vào thời nhà Lý. Vào năm Quảng Hựu thứ 2 (Bính Dần, 1086) thì Mạc Hiển Tích là người đỗ đầu khoa thi và đã được bổ nhiệm chức Hàn lâm học sĩ trong đời vua Lý Nhân Tông. Đến đời nhà Trần thì lại có thêm chức Hàn lâm thừa chỉ. Ngoài ra, ở nước ta còn có chức quan Hàn lâm thị độc học sĩ và Hàn lâm thị giảng học sĩ… Ngày nay, các cơ quan Hàn lâm tại Việt Nam không còn có chức danh Viện sĩ (院士, Academician). Mà cách gọi Viện sĩ thường là do các viện Hàn lâm nước ngoài phong tặng cho những nhà trí thức lớn ở nước ta.
Một số thuật ngữ có liên quan đến hàn lâm
Viện hàn lâm là gì Viện hàn lâm hay hàn lâm viện là nơi nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề về khoa học. Ở Việt Nam thì có Viện Hàn lâm KHCNVN. Đây là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về KHTN và phát triển CN, cung cấp luận cứ KHCN…
Tumblr media
Viện Hàn lâm Việt Nam Ngôn ngữ hàn lâm là gì? Ngôn ngữ hàn lâm là một loại ngôn ngữ riêng, thường được sử dụng chủ yếu trong chuyên môn khoa học. Trước đây, ở châu Âu thì ngôn ngữ latinh thống trị. Còn ngày nay thì tiếng Anh mới thật sự thống trị. Ngôn ngữ hàn lâm được sử dụng trong các văn phạm, trong các trường hợp mang tính chất nghi lễ, luật lệ, khoa học, hội nghị hoặc là báo chí… Còn ngôn ngữ bình dân là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày của đại đa số quần chúng. Vậy vì sao người ta lại sử dụng ngôn ngữ hàn lâm? Nguyên nhân là bởi những từ ngữ thông dụng không thể diễn tả được nội dung và ý nghĩa của nhiều vấn đề chuyên sâu. Tuy nhiên thì từ ngữ hàn lâm không phải ai cũng hiểu được. Vậy nên suy cho cùng thì những điều đi kèm với hàn lâm đều là khó hiểu hơn so với bình thường. Và bộ phận người hiểu được sự hàn lâm đều là người có chuyên môn sâu hoặc có bộ óc tinh tường. Nhạc hàn lâm là gì? Đây là những thể loại nhạc có phần cao siêu hơn, tức loại nhạc mà chỉ có một bộ phận dân số mới có thể hiểu được. Ví dụ: nhạc giao hưởng, opera… Sách hàn lâm là gì? Sách hàn lâm là sách khoa học chuyên môn, chuyên nghiên cứu hàn lâm về những vấn đề mang tính học thuật. Đó có thể là những đề tài khoa học chuyên sâu hay các tác phẩm mang tính chất nghiên cứu chuyên sâu… 
Tumblr media
Sách hàn lâm - sách mang tính chất nghiên cứu chuyên sâu Nghệ thuật hàn lâm là gì? Nghệ thuật hàn lâm là nghệ thuật dành cho giới mộ điệu có kiến thức chuyên sâu, khác so với nghệ thuật bình dân. Kiến thức hàn lâm là gì? Kiến thức hàn lâm là những nội dung kiến thức thuộc về các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, triết học… Nó mang tính trừu tượng, thuộc về các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt mà không phải ai cũng có thể hiểu được. Phim hàn lâm là gì? Phim hàn lâm chính là những bộ phim mang nội dung chuyên về một lĩnh vực đặc thù nào đó, chủ yếu tập trung khai thác về chuyện môn khoa học.  Thể loại phim này thường kén người xem bởi nó khá khó hiểu. Nếu như không thuộc lĩnh vực chuyên môn của bạn thì bạn sẽ cảm thấy không hay và hấp dẫn. Có thể bạn quan tâm: Hậu duệ là gì? Ý nghĩa trong Tiếng Việt và Tiếng Anh Top 7 truyện thần thoại Việt Nam không thể bỏ qua Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến hàn lâm là gì cũng như một số khái niệm có liên quan đến hàn lâm. Có thể thấy hàn lâm luôn tồn tại qua các thời kỳ và nền văn minh khác nhau, tượng trưng cho sự gắn kết giữa tri thức và kiến thức trong cuộc sống. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến từ Hán Việt này thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé! Read the full article
0 notes
tintucgiaitri247-1 · 1 year
Text
Bạn đã viết về dòng game Asassin's Creed huyền thoại chưa?
1. Giới thiệu về dòng game Assassin's Creed
Assassin's Creed là một trong những dòng game hành động phiêu lưu nổi tiếng nhất thế giới. Từ khi ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2007, Assassin's Creed đã trở thành một trong những thương hiệu game ăn khách nhất mọi thời đại.
Lịch sử hình thành
Assassin's Creed được phát triển bởi hãng Ubisoft Montreal. Ý tưởng về một dòng game lấy bối cảnh thời Trung Cổ bắt nguồn từ các cựu nhân viên của Crytek. Dự án ban đầu mang tên Prince of Persia: Assassin nhưng sau đó được đổi tên thành Assassin’s Creed để tránh gây nhầm lẫn với dòng Prince of Persia trước đó.
Tumblr media
Đặc điểm nổi bật
Điểm đặc biệt nhất của Assassin's Creed là lấy bối cảnh lịch sử thế giới thực với các nhân vật và sự kiện có thật. Các phiên bản đầu tiên diễn ra vào thời Trung Cổ ở vùng Cận Đông và châu Âu. Các phiên bản sau mở rộng ra nhiều khu vực và thời kỳ lịch sử khác nhau như thời kỳ Khai sáng ở châu Âu, thời kỳ cách mạng công nghiệp, thời kỳ Vikinger ở Bắc Âu, thời kỳ vương quốc Ptolemaios ở Ai Cập cổ đại,... Sự chân thực về lịch sử giúp game thêm hấp dẫn.
Nội dung chính
Người chơi vào vai một thành viên của tổ chức Assassin. Mục tiêu chính là ám sát các mục tiêu quan trọng ảnh hưởng đến dòng lịch sử. Trong mỗi phần, người chơi sẽ điều khiển nhân vật chính di chuyển qua các thành phố, làng mạc và địa điểm lịch sử để hoàn thành nhiệm vụ. Các yếu tố chính của gameplay bao gồm đấu kiếm, leo trèo, đu dây và ám sát.
2. Các phiên bản Assassin's Creed
Kể từ khi ra mắt năm 2007 đến nay, Assassin's Creed đã cho ra đời hơn 10 phiên bản chính thức và một số phiên bản phụ. Dưới đây là giới thiệu ngắn gọn về các phiên bản tiêu biểu:
Tumblr media
Assassin’s Creed (2007)
Đây là phiên bản đầu tiên, lấy bối cảnh ở thành phố Jerusalem, Damascus và Acre thời Thập Tự Chinh. Nhân vật chính là Altair, một thành viên của tổ chức Assassin. Game được đánh giá cao về cốt truyện, bối cảnh lịch sử và lối chơi độc đáo.
Assassin’s Creed II (2009)
Phiên bản này lấy bối cảnh thời Phục Hưng ở Ý. Nhân vật chính Ezio Auditore da Firenze trả thù cho gia đình và gia nhập tổ chức Assassin. Assassin’s Creed II nhận được nhiều đánh giá tích cực đưa dòng game lên tầm cao mới.
Assassin’s Creed: Brotherhood (2010)
Tiếp nối câu chuyện ở AC II, Ezio đến Rome và thành lập lực lượng Assassin Brotherhood để chống lại tổ chức Knights Templar. Game giới thiệu chế độ đa nhiệm vụ và các yếu tố quản lý đội ngũ.
Assassin’s Creed: Revelations (2011)
Lấy bối cảnh cuối thời kỳ Phục Hưng, Ezio tìm kiếm những bí mật về nguồn gốc của tổ chức Assassin ở Constantinopolis. Phiên bản này kết thúc câu chuyện của Ezio.
Assassin’s Creed III (2012)
Bối cảnh chuyển sang cuộc Cách mạng Mỹ. Người chơi vào vai sát thủ người Mỹ bản địa Connor Kenway và gặp các nhân vật lịch sử như George Washington, Benjamin Franklin, v.v.
Assassin’s Creed IV: Black Flag (2013)
Lần đầu tiên AC lấy bối cảnh thời kỳ vàng son của hải tặc ở vùng Carribe. Nhân vật chính Edward Kenway là một hải tặc và sát thủ Assassin. Game giới thiệu lối chơi hải tặc với tàu chiến và thủy thủ đoàn.
3. Ảnh hưởng của Assassin’s Creed
Kể từ khi ra đời, Assassin's Creed đã tạo nên một làn sóng và ảnh hưởng lớn đến thể loại game hành động phiêu lưu nói riêng và ngành công nghiệp game nói chung:
Tumblr media
Phong cách thiết kế mở
Các game thuộc dòng Assassin's Creed có bối cảnh thế giới mở rộng lớn. Người chơi có thể tự do khám phá thành phố, làng mạc, rừng núi và các địa điểm nổi tiếng. Điều này tạo cảm giác tự do, chân thực hơn so với các game tuyến tính trước đây.
Yếu tố lịch sử
Việc sử dụng bối cảnh lịch sử, các nhân vật và sự kiện có thật giúp game thêm hấp dẫn. Người chơi được trải nghiệm lịch sử theo cách chưa từng có. Điều này thúc đẩy xu hướng lịch sử trong các game sau này.
Bạn có thể xem thêm các bài viết khác về chủ đề của series game Assassin's Creed tại đây:
https://loidinh.vn/chu-de/assassins-creed/
Lối chơi đa dạng
Assassin’s Creed kết hợp nhiều yếu tố chơi khác nhau: đấu kiếm, leo trèo, đu dây, lái tàu,... tạo nên trải nghiệm đa dạng và thú vị. Các nhà phát triển game sau này học theo cách làm này.
Cốt truyện phong phú
Cốt truyện Assassin’s Creed vừa ly kỳ lại đan xen nhiều nhân vật, sự kiện lịch sử thực tế. Điều này giúp lôi cuốn người chơi và truyền cảm hứng cho nhiều tựa game sau này. Nhìn chung, Assassin’s Creed là một trong những thương hiệu game có ảnh hưởng nhất lịch sử. Dòng game này đã định hình lại phong cách thiết kế, lối chơi của thể loại hành động phiêu lưu và truyền cảm hứng cho rất nhiều tựa game sau này.
Bạn có thể xem các bài viết khác của tintucgiaitri247 tại
1 note · View note
timnhanh · 1 year
Text
Khu cắm trại Sơn Tinh Camp ở đâu và giá vé
Tumblr media
Những ngày cuối tuần nếu không có quá nhiều thời gian để vi vu những nơi xa, bạn có thể trải nghiệm cắm trại ở những khu vực ngoại thành Hà Nội. Khu cắm trại Sơn Tinh Camp là một trong những địa điểm dã ngoại đang thu hút khá nhiều bạn trẻ thời gian gần đây. Cùng Timnhanh.com.vn tìm hiểu về điểm đến này nhé! 1. Giới thiệu khu cắm trại Sơn Tinh Camp Là khu cắm trại đầu tiên tại Hà Nội, Sơn Tinh Camp có diện tích khoảng 40 hecta nằm trên một bán đảo có ba mặt giáp hồ Đồng Mô với cây cối nguyên sơ, khung cảnh hữu tình, khí hậu vô cùng trong lành và dễ chịu, điểm đến thích hợp cho bạn “trốn nóng” ngày hè. Đây là khu cắm trại kết hợp với tổ chức các hoạt động team building. Các bạn cũng có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa hoặc sự kiện tại đây. Ảnh: @chucuunger 2. Địa chỉ Sơn Tinh Camp ở đâu và hướng dẫn đường đi Hiện tại ở Hà Nội có 3 khu Sơn Tinh Camp mà bạn có thể lựa chọn: Sơn Tinh Camp nằm cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 40km. Để có những trải nghiệm thú vị và chủ động nhất, nhiều bạn thường chọn đi xe máy tới đây để di chuyển. Khu cắm trại Sơn Tinh Camp 1 – Sơn Tinh Camp Đồng Mô Khu cắm trại Sơn Tinh Camp 1 có địa chỉ tại Đồng Mô, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội. Nơi đây có diện tích rộng lớn, không khí thoáng mát lại cách xa trung tâm thành phố nên rất thích hợp để đi thư giãn cuối tuần. Địa điểm Đồng Mô được khá nhiều gia đình lựa chọn, các bạn trẻ cũng hay “trốn” tới đây để cắm trại qua đêm. Đầu tiên bạn đi dọc theo Đại lộ Thăng Long, đi qua cầu ngã tư Hoà Lạc rồi đi thẳng khoảng 7km sẽ thấy biển dẫn vào Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Sau khi đến cổng, đi thẳng qua chiếc cầu màu cam, đến ngã 3 rẽ trái đi đến hết đường nhựa, đến lối vào đường đất bạn sẽ thấy biển đề Sơn Tinh Camp. Đi xuyên qua khu rừng khoảng 1,5km nữa là tới. Ảnh: @ly.wander Khu cắm trại Sơn Tinh Camp 2 – Sơn Tinh Camp Thạch Thất Khu cắm Sơn Tinh Camp 2: Tọa lạc ở Yên Bình, Thạch Thất, Hà Nội. Đây là một vùng quê yên bình, khác xa với hai địa điểm còn lại. Bạn sẽ có cơ hội tìm về với những điều mà tưởng chừng như bị “lãng quên” giữa thành phố đông đúc. Đặc biệt ở địa điểm này bạn sẽ được hòa mình vào những vườn hoa tuyệt đẹp như hoa hồng, cẩm tú cầu hay những làng chuối xanh ngát. Để đến được địa điểm cắm trại gần Hà Nội này, bạn hãy xuất phát từ Trung tâm Hà Nội đi về phía đại lộ Thăng Long – Láng Hòa Lạc. Cứ đi thẳng đường đó khoảng 3okm là bạn sẽ đến nơi. Nếu tính thời gian đi xe máy thì khoảng 40 phút, còn ô tô chỉ mất hơn 30 phút. Vì đây là địa điểm gần nhất nên bạn nào muốn tiết kiệm thời gian có thể lựa chọn đến đây. Khu cắm trại Sơn Tinh Camp 3 – Sơn Tinh Camp Ba Vì Khu Sơn Tinh Camp 3: Địa chỉ tại thôn Muồng Cháu, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km, du khách có thể dễ dàng di chuyển trong một thời gian ngắn. Thậm chí đến đây bạn có thể làm một chuyến “phượt nhẹ” cùng hội anh em bạn gì. Ba Vì vốn nổi tiếng với những khu đồi xanh thanh mát. Đến đây bạn hoàn toàn có thể tận hưởng được bầu không khí trong lành và mát mẻ. Bạn có thể tận dụng thời gian cắm trại ở đây để đi tham quan du lịch ở Ba Vì. Để đến được khu cắm trại này bạn cũng chỉ mất khoảng 1 hơn đi xe máy và khoảng 40 phút đi ô tô. Xuất phát từ Trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi về hướng Láng Hòa Lạc hoặc lộ trình Hồ Tùng Mậu. Đi về hướng Láng, hết đường thì bạn chỉ cần rẽ phải để sang Sơn Tây. Đến thị xã Sơn Tây thì bạn tìm đường rẽ vào đường Vân Hòa. Tới đây thì bạn có thể đi theo bảng chỉ dẫn để đến khu cắm trại. 3. Khu cắm trại Sơn Tinh Camp có gì? 3.1. Cắm trại ngoài trời Tới Sơn Tinh Camp thì tất nhiên phải cắm trại ngoài trời rồi! Điều thú vị nhất tại đây là các bạn sẽ được dùng các lều lớn để qua đêm ngoài trời. Có một bãi đất trống rộng để các bạn có thể dựng lều và tham gia các hoạt động ngoại khóa khác. Các dụng cụ cần thiết như lều, bạt,… đều được ban quản lý cho thuê với mức giá hợp lí. Không chỉ có lều mà nơi đây còn có cả võng treo nữa đó! Ảnh: @kimdung.11 Ảnh: @dungcao0601 Ảnh: Sơn Tinh Camp 3.2. Tiệc BBQ ngoài trời Cùng bạn bè cắm trại rồi tổ chức tiệc BBQ cũng là hoạt động giải trí được nhiều bạn lựa chọn. Các bạn có thể cùng nhau đốt lửa trại, nướng đồ ăn ngay ngoài trời. Bếp nướng, bát đũa và các đồ dùng cần thiết khác cũng đều được ban quản lý cho thuê. Bạn không cần mang quá nhiều đồ để tránh lích kích. Ảnh: @500days.of.autumn Ảnh: @sumi.2811 3.3. Team building Hoạt động vui nhất tại Sơn Tinh Camp có lẽ là các trò chơi team building của các nhóm. Nếu bạn đi theo nhóm lớp, công ty,… thì có thể mượn địa điểm để tổ chức các trò chơi đồng đội. Sơn Tinh Camp còn có sẵn 1 list game cho team như Tarzan đu dây thừng, đại náo hồ Đồng Mô, vượt qua thử thách,… Mỗi trò chơi này sẽ có phí riêng, nếu bạn muốn tiết kiệm hơn, có thể mua trọn gói bao gồm 4 game. Ảnh: Sơn Tinh Camp Ảnh: @nhungph.13 3.4. Tổ chức sự kiện Sơn Tinh Camp cũng có khu sân khấu và các dàn âm thanh, ánh sáng cực chất để các bạn tha hồ tổ chức các sự kiện, chương trình theo ý muốn. Ngay cả backdrop, trà, bánh ngọt cũng sẽ được ban quản lý hỗ trợ bạn tối đa. Ảnh: @equationfestival Ảnh: Sơn Tinh Camp 3.5. Ngồi du thuyền tham quan hồ Đồng Mô Ngoài khám phá những cảnh đẹp trên mặt đất, bạn có thể đăng kí tham gia ngồi du thuyền để khám phá hồ Đồng Mô. Mỗi thuyền chỉ được ngồi tối đa 30 người, bạn có thể đăng kí ghép với các nhóm khác nếu không đủ người. Tuy nhiên chỉ có 1 du thuyền nên vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ thì sẽ phải đợi khá lâu. Ảnh: @honggngoc.ng Ảnh: @oggychii 4. Bảng giá vé Sơn Tinh Camp Tại Sơn Tinh Camp có rất nhiều các hoạt động giải trí, dịch vụ vui chơi khác nhau. Những dịch vụ này đều được niêm yết giá rõ ràng nên không có chuyện chặt chém du khách. Cùng lưu lại bảng giá mới nhất tại Sơn Tinh Camp ngay dưới đây nhé! 4.1. Phí cảnh quan, an ninh, môi trường Dịch vụ Giá Ghi chú Đối với khách đã kí kết biên bản xác nhận, hợp đồng 80.000/ người/trong ngày Đã bao gồm vé tham quan Làng văn hóa các dân tộc, bãi để xe, tắm rửa, các trò chơi tự do 130.000/ người/ qua đêm Đối với khách tự đến, không đặt trước 30.000/ người/ ngày Vé tham quan của Làng văn hóa 60.000/ người/ ngày Phí dịch vụ của Sơn Tinh Camp 4.2. Bảng giá trang thiết bị cho thuê Loại thiết bị Giá Lưu ý Bàn ghế 120.000 / bộ 1 bàn + 6 ghế Bát đũa 80.000/ bộ 6 bát + 6 đôi đũa + 5 đĩa + 1 bát to Bếp nướng 150.000/ bếp nhỡ Bao gồm 3kg than ( có 1 vỉ ) 250.000/ bếp lớn Bao gồm 5kg than ( có 2 vỉ ) Thuê chiếu / bạt 50.000/ chiếc 2m * 3m Võng dã ngoại 70.000/ chiếc Có màn che chống côn trùng Võng lưới 25.000/ giờ 30.000/ buổi, 50.000/ ngày Du thuyền tham quan hồ Đồng Mô 1.000.000/ triệu Tối đa 30 khách 4.3. Trại, lều Trại 2 người 200.000/ chiếc 2-3 người, chống côn trùng, chăn gối, kích thước 2mx2m Trại gia đình (2 người lớn, 1 trẻ em) 400.000/ chiếc 1 phòng khách có bàn ghế, 1 phòng ngủ, 1 buồng vệ sinh riêng. Kích thước: 6.8x3x2 (m) Trại camptown 4 người 300.000/ chiếc Kích thước: 2.1×2.1×1.4 (m) Lều treo 200.000/ chiếc Chỉ sử dụng trong ngày cho 2 người Trại tập thể 10 người 600.000/ chiếc 8-10 người. Có nhiều cửa 2 lớp chống muỗi, có chăn gối. Kích thước: 6.8x3x2 (m) Trại để đồ 300.000/ chiếc Sử dụng trong này. Kích thước: 6.8x3x2 (m) Xe bus 1.000.000/ chiếc 10 người, có chăn gối Nhà sàn cộng đồng (chia khoang) 1.600.000/ khoang Nghỉ qua đêm, có chiếu, chăn, màn. 1 khoang tối đa 20 người 4.5. Tổ chức sự kiện Tổ chức sự kiện Liên hệ BQL Tư vấn tổ chức sự kiện: 0466822065 Âm thanh, ánh sáng Liên hệ BQL Mic không dây, màn hình karaoke, ti vi Tea break 50.000/ người Bánh ngọt, trà, cafe In backdrop, banner 100.000/ m2 Bao gồm cả trao backdrop  Công treo backdrop (Nếu khách tự in) 300.000/ chiếc/ lần treo Khung sẵn kích thước 2m3 * 4m8 Sân khấu khu A ( cả backdrop) 6.000.000/ buổi Chiều cao: 0.8m Diện tích: 28m2 BD: 3m8 x 9m8 Sân khấu vòng tròn (cả backdrop) 2.000.000/ buổi Mặt sàn: 3m6 x 5m4 BD: 2m3 x 4m8 Sân khấu khu D (cả backdrop) 2.000.000/ buổi Mặt sàn: 4m3 x 7m2 BD: 2m3 x 4m8 Sân khấu di động 1 (cả backdrop) 6.000.000/ buổi Chiều cao: 0.7m Diện tích: 28m2 BD: 8m x 3m Sân khấu di động 2 (cả backdrop) 6.000.000/ buổi Chiều cao: 0.3m Diện tích: 10m2 BD: 2m3 x 4m8 Dù tròn đường kính 25m, 15m, 10m Liên hệ BQL Bãi cỏ nhỏ, tự tổ chức chơi 1.000.000/ buổi Đoàn dưới 50 người Bãi cỏ lớn, tự tổ chức chơi 2.000.000/ buổi Đoàn dưới 100 người 4.5. Các game team building Sơn Tinh Camp có tới 18 loại game dành cho nhóm từ 20 người trở lên. Mỗi game đều đồng giá 30k/ người, trừ game “đại náo hồ Đồng Mô” 50k/ người. Một số bạn có thể mua “Team game trọn gói” bao gồm 4 trò tự chọn, giá khoảng 100k/ người. - Bảng giá trên chưa bao gồm các loại thuế, không đổi đối với ngày lễ, Tết. - Các trường hợp được miễn phí an ninh, cảnh quan, môi trường bao gồm: Người già trên 80 tuổi, trẻ em dưới 1m2 (không áp dụng cho các đoàn trường mẫu giáo, tiểu học), người khuyết tật đi xe lăn. 5. Kinh nghiệm đi Sơn Tinh Camp và những lưu ý Nếu bạn đi theo nhóm đông người, nên liên hệ BQL để hẹn trước và đặt cọc chỗ để tránh hết chỗ vào những ngày cuối tuần, lễ, Tết. Tại Sơn Tinh Camp không có nhà hàng hay nhiều đồ ăn. Bạn nên chuẩn bị, sơ chế trước rồi lên tới nơi chế biến. Kiểm tra tất cả đồ dùng thuê tại Sơn Tinh Camp, nếu phát hiện có hỏng hóc từ trước, hãy báo ngay lại với người cho thuê. Nếu qua đêm tại Sơn Tinh Camp, hãy mang theo xịt đuổi côn trùng, đèn pin và 1 số vật dụng cần thiết khác. Sơn Tinh Camp không có dịch vụ cho thuê xe. Không nên để đồ có giá trị tài sản cao tại Trại để đồ. Và cuối cùng, tuyệt đối không xả rác và bày bừa tại Sơn Tinh Camp bạn nhé! Ảnh: @_24.nthp Ảnh: @thaozim19_ Sơn Tinh Camp là địa điểm cắm trại gần Hà Nội vô cùng lí tưởng. Với mức chi phí hợp lí, khoảng cách khá gần Hà Nội, nơi đây hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Còn chờ gì mà không cùng hội bạn thân tới Sơn Tinh Camp một chuyến ngay thôi nào! Tổng hợp từ: Halo Travel Read the full article
0 notes
Text
Top 4 địa điểm check in khi đến với Hà Giang
Cuối tháng 11, đầu tháng 12 là mùa Hà Giang đẹp nhất với những cánh đồng hoa tam giác mạch nở rộ khắp núi đồi. Bên cạnh những điểm tham quan trong trung tâm thành phố, Hà Giang còn nổi tiếng với nhiều địa danh với các cung đường phượt tuyệt đẹp đang chờ khám phá. Mình cùng Hà Giang Amazing Tour điểm qua:
1. Cột Mốc Số 0
Việt Nam ta trải dài hàng ngàn cây số và có nhiều ki-lô-mét số 0 nhưng không hiểu sao, giới trẻ đặc biệt thích và quan tâm đến cột mốc số 0 ở tỉnh Hà Giang. Bởi vì cột mốc số 0 ở Hà Giang nằm ngay trung tâm thành phố Hà Giang, bên bờ sông Lô, trong công viên cây xanh và đối diện với quảng trường trung tâm mang tên quảng trường 26-3.
2. Núi đôi Quản Bạ
Núi Đôi nằm trên địa bàn thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, đây là thị trấn sầm uất nhất của tỉnh Hà Giang. Núi Đôi mang dáng dấp một cặp nhũ hoa quyến rũ và khá cân đối. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi Núi Cô Tiên. Vào mỗi thời điểm khác nhau trong năm, núi Đôi lại khoác lên mình một màu sắc khác nhau. Hè sang lúa xanh rì man mát, thu tới vàng ươm màu mật ngọt dịu dàng, đông về màu sắc nhàn nhạt và xuân tới thì hồng màu của đất.
3. Rừng Thông Yên Minh
Yên Minh có hai đường đi nhé, một đường 22.6km (cho mọi người check in mỏm đá, cây cô đơn), đường 41km (cho mọi người check in Rừng thông Yên Minh). Dọc theo đường từ Quản Bạ đến Yên Minh có rất nhiều cây thông rất đẹp. Dáng thẳng và gọn giống như được tỉa cành, rất khác với thông ở Đà Lạt. Đi Hà Giang mặc gì để du khách check in đẹp nhất là chủ đề được quan tâm rất nhiều.
4. Phố Cổ Đồng Văn
Trải dài trên khắp 4 tỉnh Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Phố cổ Đồng Văn nằm ở địa phận thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tọa lạc ở một nơi tĩnh lặng của vùng núi cao nguyên, phố cổ Đồng Văn Hà Giang là điểm đến được nhiều người muốn khám phá. Là một điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Giang, hội tụ nhiều nét đẹp văn hóa, con người và đặc biệt là nền ẩm thực độc đáo.
Xem thêm bài viết tại đây: https://hagiangamazingtour.vn/di-ha-giang-mac-gi.html
Bài viết liên quan:
0 notes
Text
tranh Decor mẫu mới 2023
1 Tranh Decor là gì ? 
Tranh Decor (còn được gọi là tranh trang trí) là các tác phẩm nghệ thuật được sử dụng để trang trí không gian nội thất, như phòng khách, phòng ngủ, văn phòng, hay bất kỳ không gian nào mà người ta muốn làm đẹp và tạo điểm nhấn. Các tranh Decor có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như vải, gỗ, kim loại, sứ, thủy tinh, và thậm chí là bức tranh vẽ truyền thống.
Những tác phẩm nghệ thuật này có thể mang nhiều phong cách khác nhau, từ trừu tượng đến hiện thực, từ cổ điển đến hiện đại. Tranh Decor thường được lựa chọn dựa trên sở thích cá nhân của người sử dụng và cũng có thể phản ánh chủ đề, tâm trạng, hoặc phong cách trang trí tổng thể của không gian nội thất.
Mục đích chính của việc sử dụng tranh Decor là tạo điểm nhấn cho không gian, tạo cảm giác thoải mái và ấm cúng, cùng với việc thể hiện phong cách và cá nhân của chủ nhân căn phòng.
Với những hình ảnh đơn điệu những toét lên được vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết của bức tranh thì dòng tranh decor dần trở thành dòng tranh quốc dân .
Tumblr media
2 Các dòng tranh decor hiện nay
Có nhiều dòng tranh decor nổi tiếng và được ưa chuộng trên thế giới, mỗi dòng mang đến một phong cách và tinh thần riêng. Dưới đây là một số dòng tranh decor nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo:
Tranh lược đồ vật: Tranh lược đồ vật thường sử dụng các hình ảnh và màu sắc sắc nét để tạo ra những biểu đạt tinh tế về cảm xúc và ý nghĩa về đồ vật. Một số nghệ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực này là Wassily Kandinsky, Jackson Pollock và Pablo Picasso.
Tranh phong cảnh: Tranh phong cảnh tập trung vào việc thể hiện cảnh quan thiên nhiên, từ những bức tranh biển, núi rừng, đồng cỏ đến cảnh thành phố. Nhiều nghệ sĩ như Claude Monet, Vincent van Gogh và Thomas Kinkade đã tạo ra những tác phẩm phong cảnh độc đáo.
Hệ thống truyền thống trưng bày tranh: Loại tranh này kết hợp giữa phong cách trang trí và hệ thống truyền thống, tạo ra sự kết hợp độc đáo giữa các yếu tố hình ảnh và màu sắc. Nghệ sĩ Wassily Kandinsky cũng đã có những tác phẩm trong dòng này.
Tranh hiện đại: Tranh hiện đại thể hiện phong cách nghệ thuật đương đại và thường xuất phát từ những thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nghệ sĩ như Andy Warhol, Jackson Pollock và Mark Rothko đã đóng góp vào dòng kỹ thuật này.
Tranh phác và nguệch ngoạc: Tranh phác hoạ và nguệch ngoạc (Siêu thực) là sự kết hợp giữa thực tế và mộng mơ, tạo nên những hình ảnh kỳ quái và huyền bí. Salvador Dalí là một nghệ sĩ nổi tiếng trong dòng nghệ thuật này.
Tumblr media
Tranh treo đối tượng: Loại tranh này kết hợp giữa các đối tượng và hình ảnh thực tế, tạo ra một mối liên kết giữa hai yếu tố này. Nghệ sĩ Joan Miró là một ví dụ trong dòng tranh này.
Tranh pop art: Tranh pop art thường sử dụng hình ảnh từ văn hóa đại chúng như quảng cáo, sản phẩm tiêu dùng và ngôi sao nổi tiếng để thể hiện văn hóa tiêu dùng. Andy Warhol là tuổi nổi tiếng trong dòng tranh này.
Để tìm hiểu thêm về tranh decor các bạn có thể truy cập tại đây :
3 Địa chỉ bán tranh decor uy tín , giá rẻ
Vui lòng liên hệ với chúng tôi , Tranhlibra luôn dành lại cho quý vị trải nghiệm tốt nhất
Trang web:   https://tranhlibra.com/
Địa chỉ : số 56A, Tân Triều, H.Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại: 038.6064.034
1 note · View note
danhnhan · 1 year
Text
-Nguyễn Ánh
- Ông vua siêu may mắn.
Sự may mắn của vua Gia Long nằm ngoài các định luật thông thường, chỉ có thể nói rằng là bậc có "chân mệnh đế vương". Điểm sơ qua mấy lần thoát chết tiêu biểu :
-Lần 1, năm 1777 cả gia tộc bị Tây Sơn thảm sát, mình Nguyễn Ánh sống sót. Ổng mới 17 tuổi chạy ra Phú Quốc trốn thì quân Tây Sơn lùng sục khắp nơi muốn nhổ cỏ tận gốc. Nguyễn Ánh thiếu thốn đủ thứ, chỉ còn biết cầu nguyện: "Nếu trời cho ta làm vua thì hãy ban nước ngọt và lương thực". Trong lúc tuyệt vọng, ổng dùng gươm cắm sâu xuống khe đá. Chỗ mũi kiếm cắm xuống đá nứt ra nước ngọt từ dưới lòng đất tuôn ào ạt. Chưa hết, cá ở đâu từ biển nổi lên trên mặt nước vô số kể, giúp Ánh có lương thực để chống đói. Loại cá này sau đó được gọi là cá cơm. Để ghi nhớ sự kỳ diệu này, dân trong vùng gọi đây Giếng Tiên.
-Lần 2, có lúc Nguyễn Ánh phải sống như ăn mày, Nguyễn Văn Thành chấp nhận dẹp bỏ sĩ diện của một người nho nhã, đi làm cướp để nuôi Ánh đến nỗi bị dân đánh suýt chết.
-Lần 3, Nguyễn Ánh trực tiếp so tài cùng Nguyễn Huệ, bị Nguyễn Huệ đánh tơi bời hoa lá hẹ. Thuyền chiến của Nguyễn Ánh, kể cả xịn hay dỏm, lớn hay nhỏ, đều bị Nguyễn Huệ đánh chìm và tịch thu. Binh sĩ Nguyễn Ánh sợ Tây Sơn liền bỏ chạy quắn đít, còn mỗi Nguyễn Ánh xui xẻo bị kẹt lại ở Định Tường do ngựa sa lầy xuống bùn. May sao Huỳnh Đức liều chết quay lại cứu. Huỳnh Đức một mình lớn tiếng thách thức quân Tây Sơn lại gần. Tiếng nói của ông vang dội cả rừng, khiến quân Tây Sơn sinh khó hiểu, sợ có mai phục nên rút lui. Nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát được. Đêm đó Nguyễn Ánh ngủ gục trên đùi Huỳnh Đức, ông thức trắng đêm đuổi muỗi cho chúa. Cảm động vì sự trung thành và tận tuỵ, chúa Nguyễn Ánh ban quốc tính họ Nguyễn cho ông, đối đãi ông như thành viên của hoàng gia. :)).
Trong một lần giao tranh, Huỳnh Đức bị chính tay trùm cuối Nguyễn Huệ bắt sống. Huệ cũng rất thích ông nên thu dụng, nhưng ông bảo là chỉ đánh quân Trịnh chứ quyết không phản Nguyễn Ánh. Về sau khi cùng Nguyễn Huệ thành công đánh quân Trịnh rồi, đã trả cái ơn không giết, Huỳnh Đức rời bỏ Tây Sơn sang đất Thái để tìm chúa cũ. Ông bất ngờ khi Nguyễn Ánh vừa về Sài Gòn. Vua Thái muốn giữ ông lại nhưng ông vẫn ra đi để tìm cho được Nguyễn Ánh phò tá mới thôi.
-Lần 4, Nguyễn Ánh sau khi liên
tiếp bị đánh bại 2 trận lớn ở Cần Giờ và Đồng Tuyên thì lực lượng tan rã gần hết. Các tướng chủ chốt mỗi người chạy một ngả. Nguyễn Ánh chạy đến Lật Giang thì không có thuyền phải cỡi trâu qua sông. Sau đó lênh đênh trên biển mấy ngày, sắp chết khát thì gặp lúc... sông Cửu Long đổ nước ngọt ra khơi.
-Lần 5, thủy quân Tây Sơn do Trương Văn Đa rút kinh nghiệm nên càng tổ chức vây chặt đảo Cổ Long. Đảo bị vây 3 vòng mà Nguyễn Ánh không còn cả quân thủy lẫn bộ để bật lại. Đúng lúc đó bão lớn đến, thuyền Tây Sơn bị đắm phải quay về, trong khi ổng hì hục chèo forever alone giữa biển cả mênh mông chạy sang đảo Cổ Cốt thì lại thoát.
-Lần 6, Ánh đóng giả ngư dân trốn Tây Sơn ở cù lao Ông Chưởng, tuy nhiên khi thấy một cô gái sắp chết đuối liền ga lăng bay ra cứu. Sau màn thể hiện đầy nam tính vừa rồi, cô gái tên Tố Lan đổ cái rầm như một cây chuối bị sét đánh và Ánh bị kéo về nhà làm chồng theo tục lệ nơi đây. Ông cha vợ nuôi ăn ở, giúp che giấu, đồng thời đi tìm các tướng đang lưu lạc cho Ánh.
-Lần 7, Tây Sơn phát hiện nơi ẩn náu ở Đá Chồng, sắp tóm được Ánh thì Lê Phước Điển tình nguyện mặc đồ ổng để ra hy sinh lừa Tây Sơn. Điển bị chém đầu, còn ổng tiếp tục thoát sang đảo Cổ Long.
-Lần 8, Nguyễn Ánh bại trận ở sông Ngã Bảy phải chạy qua nước Chân Lạp. Tây Sơn đuổi theo, bắt vua quan Chân Lạp hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp.
-Lần 9, trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Ánh có linh cảm bọn mọi Xiêm sẽ bại trận nên bỏ đi trước. Quả nhiên chuẩn đến vi khuẩn cũng phải gật gù, đi đánh đề hay mua vé số là chết nhà cái luôn đó anh Ánh. Quân Xiêm chỉ trong một ngày bị giết đến quá nửa và gần như thủy quân bị boss cuối Nguyễn Huệ quạt chả gần hết, thậm chí tướng rất thân của Nguyễn Ánh là Châu Văn Tiếp cũng tử trận. Nguyễn Ánh bị một tướng Tây Sơn tên Trân bắt, nhưng vì có ân tình trước đó nên lại được thả. Anh lại tung tăng cùng cuộc phiêu lưu còn dài phía trước.
-Lần 10, bất chấp Nguyễn Ánh khi đó chả có cái vẹo gì trong tay, toàn thua tới thua rất to, giám mục Bá Đa Lộc cầu viện Pháp không được, liền tự bỏ tiền túi ra đồng thời đi vận động bà con cô bác gần xa làm từ thiện quyên tiền giúp đỡ Ánh.
-Lần 11, Nguyễn Huệ đánh vào Gia Định 4 lần không bắt được Nguyễn Ánh, như kiểu Tom và Jerry rượt nhau suốt ngày. Đến nỗi Huệ ức chế không hiểu vì sao hắn may mắn thế, cuối cùng phải phá hủy hết lăng mộ 8 đời chúa Nguyễn để cắt "long mạch", ngăn tổ tiên hô hấp nhân tạo cho Ánh.
-Lần 12, Nguyễn Huệ chuẩn bị đánh Gia Định lần thứ 5, quyết chơi khô máu với Ánh thì gặp gió ngược nên chưa thể vào nam. Tới khi sắp có gió thuận thì bỗng lăn đùng ra đột tử. Nhọ.
-Lần 13, Nguyễn Ánh chiếm được thành Quy Nhơn. Tướng Tây Sơn Nguyễn Quang Huy đánh thẳng một mạch hạ đến 25 tướng của Nguyễn Ánh, kéo tới ngay trước chân thành thách thức. Nguyễn Ánh tò mò bèn lên thành đứng xem (tính dân Việt Nam mà, như kiểu thấy tung xe cũng bu lại ngó để thỏa mãn hiếu kỳ). Quang Huy nhìn thấy ngay lập tức rút cung sắt bắn thẳng lên thành, trúng ngay vai trái khiến Ánh bất tỉnh tại chỗ. Vết thương khá nặng nhưng không chết. Ánh sau đó lại chạy thoát về miền nam.
Lần 14, Nguyễn Ánh chạy bộ còn quân Tây Sơn do Nguyễn Văn Trương thì cưỡi ngựa đuổi theo. Khi Nguyễn Ánh vừa chạy qua khỏi một đoạn đường hẹp thì có một thân cây lớn mục nát đổ xuống chắn ngang đường, kỵ binh Tây Sơn không sao qua được. Nhờ vậy mà Nguyễn Ánh thoát nạn. Nguyễn Văn Trương sau việc trên cũng đã linh tính về chân mệnh thiên tử của chàng thanh niên này. Nên về sau khi Nguyễn Ánh trở lại Nam Bộ, ông đã xin hàng và trở thành một trong ngũ hổ tướng thân tín nhất, khai quốc công thần Nguyễn triều, lập rất nhiều công to.
-Lần 15, trong đại chiến Thị Nại, lúc thuyền chở Nguyễn Ánh chèo vào giữa biển lửa thì đúng ngay tầm bắn của hai pháo đài Gành Ráng và Phương Mai, đại bác nã như xả đạn vào đầm. Tướng Võ Di Nguy của ổng bị một phát bay đầu, binh lính chết từa lưa hột dưa, nhưng riêng ổng vẫn sống nhăn, chả sứt mẻ gì. Tử thần cũng bất lực với Nguyễn Ánh.
-Lần 16, Võ Tánh tình nguyện tử thủ Quy Nhơn, chịu chết để thu hút lực lượng Tây Sơn đến đây, giúp chúa rảnh tay vượt biển đánh úp Phú Xuân. Ánh đòi lại kinh thành cũ của gia tộc Nguyễn Phúc một cách dễ dàng.
-Lần 17, Nguyễn Ánh giao tranh kịch liệt với Bùi Thị Xuân ở Trấn Ninh, đang gần thua thì vua Tây Sơn Quang Toản sợ hãi bảo rút lui, thế là lật kèo, thắng ngoạn mục và từ đó tiêu diệt luôn Tây Sơn.
-Lần 18, lúc Gia Long ra công trường để giám sát việc xây lăng, đang ngồi trong nhà thì bỗng gió giật một phát đổ sụp xuống. Hai hoàng tử bị trọng thương, nhiều quan khác chết tại chỗ. Thiệt hại ước tính vài trăm triệu vnd. Thế nhưng ổng vẫn sống nhờ kịp chui xuống hố, phản xạ nhanh như vận động viên do có kinh nghiệm nhiều năm hành tẩu giang hồ, chỉ bị dập chân, u đầu do xà rơi trúng.
Và còn rất rất nhiều lần bị Tây Sơn dí, phải núp lùm, bơi trên sông mà vẫn thoát, chưa kể còn được nhiều quý nhân cứu giúp và hỗ trợ (25 năm lưu lạc cơ mà). Nói chung trời cho quá nhiều cơ hội, không làm vua cũng hơi phí. Mong sau này sẽ có một bộ phim công bằng hơn vì đời ổng cũng chả khác phim =)).
Phạm Vĩnh Lộc
0 notes
thptngothinham · 12 days
Text
Tuyển chọn các đề đọc hiểu Chí khí anh hùng đã ra trong các kì thi, kiểm tra giúp em ôn luyện và nắm chắc để đạt 3 điểm tối đa phần đọc hiểu này nhé! Tác phẩm Chí khí anh hùng (trích) thuộc chương trình học Ngữ văn 10 và cũng là đề tài được thầy cô yêu thích và đề ra trong phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra. Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo các đề sau đây: Tổng hợp đề đọc hiểu Chí khí anh hùng Đề đọc hiểu Chí khí anh hùng số 1 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Nàng rằng: Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi Từ rằng “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. (Trích Chí khí anh hùng, Trang 113, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006) Câu 1. Nêu ý chính văn bản trên? Xét ở góc độ giao tiếp, văn bản sử dụng ngôn ngữ gì ? Câu 2. Lời của Thuý Kiều trong văn bản gợi nhớ đến câu nói gì theo quan niệm phong kiến ? Tại sao nàng xin đi theo Từ Hải ? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong văn bản? Câu 4. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về hình ảnh nàng Kiều khi chia tay Từ Hải với cuộc chia tay với Thúc Sinh trước đó : “Người lên ngựa, kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san Dặm hồng bụi cuốn chinh an Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường” Đáp án đọc hiểu Chí khí anh hùng số 1 Câu 1. - Ý chính của văn bản: Thuý kiều xin đi theo Từ Hải. Từ Hải đáp lại bằng lời trách nhẹ nhàng và lời hứa hẹn một tương lai tươi sáng với sự nghiệp phi thường. - Xét ở góc độ giao tiếp, văn bản sử dụng ngôn ngữ đối thoại. (Hiểu rõ hơn về phần thơ này, các em có thể tham khảo thêm văn mẫu cảm nhận 12 câu thơ giữa bài Chí khí anh hùng nữa nhé!) Câu 2. - Lời của Thuý Kiều trong văn bản gợi nhớ đến câu nói theo quan niệm phong kiến: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử ( quan niệm tam tòng) ........ - Kiều xin đi theo Từ Hải vì nàng muốn gắn kết với Từ Hải không phải chỉ bằng tình tri kỉ, nam nữ mà bằng nghĩa vợ-chồng. Nàng muốn mình là một phần của cuộc đời Từ để có một chỗ dựa trong cuộc đời- một nét tâm lí rất chân thật ở người con gái yếu đuối có cảnh ngộ như nàng. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp lòng chung thuỷ của Kiều. Câu 3. Các biện pháp tu từ trong văn bản : - Phép liệt kê : mười vạn tinh binh, chiêng dậy đất, tinh rợp đường - Phép điệp cú pháp : Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. - Nói quá : chiêng dậy đất, tinh rợp đường - Hoán dụ : mặt phi thường ( anh hùng) Hiệu quả nghệ thuật: thông qua hàng loạt biện pháp tu từ về từ và tu từ cú pháp, tác giả thể hiện niềm tin, lí tưởng cao cả của anh hùng. Đó là một lí tưởng đẹp. Lí tưởng gắn liền với một quan điểm sống tích cực, một cách sống vượt ra mọi khuôn khổ trói buộc của đời thường để đạt tới mục tiêu cao cả. Câu 4. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Nội dung: + Trong cảnh Kiều chia tay Thúc Sinh, Nguyễn Du không dùng ngôn ngữ đối thoại mà chủ yếu tập trung tả cảnh để thể hiện tâm trạng của người về-kẻ đi. Nhà thơ dự cảm cuộc chia tay này đồng nghĩa với vĩnh biệt qua hình ảnh vầng trăng ai xẻ. Nhưng dẫu sao, Thúc Sinh cũng là cái phao cứu sinh trong cuộc đời Kiều. Vì thế, trong cảnh chia tay này, Kiều hiện ra là một người sống có tình có nghĩa với anh chàng họ Thúc nhát gan, sợ vợ. + Trong cảnh Kiều chia tay Từ Hải, Nguyễn Du dùng ngôn ngữ đối thoại. Dù mới nửa năm sống với Từ Hải vô cùng hạnh phúc nhưng giữa họ chưa hề có lễ nghi gia ( lễ cưới chính thức) nhưng nàng nói với Từ như lời người vợ dành cho chồng. Nàng xin đi theo để làm tròn chữ tòng theo quan niệm xưa. Từ Hải đáp lại lời nàng với lời hứa danh dự của một người anh hùng, sẽ đem lại hạnh phúc cho nàng. Qua đó, người đọc cảm nhân vẻ đẹp của lòng chung thuỷ, trọn nghĩa phu thê của nàng Kiều. Đề đọc hiểu Chí khí anh hùng số 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. Nàng rằng:“Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu ? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!” Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. ( Ngữ văn 10, tập 2, trang 112-113, NXB Giáo dục -2006). Câu 1. (1.0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 2. (1.0 điểm) Nêu ý nghĩa của điển tích được dùng trong câu thơ: Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. Câu 3. (4.0 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 20 dòng) nêu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du). Đáp án đọc hiểu Chí khí anh hùng số 2 Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự Câu 2. - Điển tích được dùng trong câu thơ là: "chim bằng" (chim đại bàng). - Ý nghĩa của điển tích này là: Nguyễn Du đã mượn hình ảnh chim bằng (chim đại bàng) trong văn chương cổ điển - chim bằng là một giống chim rất lớn, đập cách làm động nước trong ba ngàn dặm, thường tượng trưng cho những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp lớn, tượng trưng cho sự dũng mãnh, khát vọng làm nên việc lớn của những người anh hùng quân tử hán bản lĩnh phi thường để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi đều bộc lộ chí khí anh hùng của người anh hùng Từ Hải. Cuộc chia tay Thúy Kiều chính là thời điểm đánh dấu đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao, thỏa sức tung hoành giang sơn bốn bể. Câu 3. Để nêu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng *4 câu đầu: “Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.” - Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống vô cùng hạnh phúc “hương lửa đương nồng” - Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng → Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải. - Thoắt: dứt khoát, mau lẹ,nhanh chóng. - Động lòng bốn phương: trong lòng náo nức chí tung hoành ở bốn phương - Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch → Một tư thế đẹp, hiên ngang không vướng bận, không lệ bộ của người quân tử sẵn sàng lên đường. → Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca, khâm phục. => Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh. *12 câu tiếp: a. Lời Thúy Kiều: - Xưng hô: Chàng - thiếp: tình cảm vợ chồng mặn nồng, tha thiết. - Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng. - Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải → Muốn ra đi để tiếp sức, chia sẻ, gánh vác công việc với chồng => Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng. b. Lời Từ Hải * Lời đáp: “Từ rằng: “Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình” - Từ chối mong muốn của Kiều - Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một người anh hùng. - Coi Kiều là người tri kỉ, hiểu mình → Tính cách anh hùng của Từ Hải. *Lời hứa: “Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rỡ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.” - Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường→ niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình. - Rước nàng nghi gia: hứa trở về đón Kiều → Người anh hùng có chí khí, sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ. * 4 câu thơ tiếp: “Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau vội gì!” - Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp. - Lời hẹn: “ một năm” : mốc thời gian cụ thể, nhanh chóng → Khẳng định ý chí, bản lĩnh, sự tự tin → Lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, tự tin => Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, chí khí lớn mà còn rất tự tin vào tài năng của mình. *Hai câu cuối “Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” - Hành động : + quyết lời + dứt áo ra đi →thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí người anh hùng - Hình ảnh chim bằng : → ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. →Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du ( chân dung kì vĩ, chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường, thực hiện giấc mơ công lí). Đoạn văn tham khảo Hình tượng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng được miêu tả hiện lên vô cùng chân thực và sinh động. Người anh hùng Từ Hải đã được lý tưởng hóa mang những vẻ đẹp về phẩm chất của một nam nhi đại trượng phu mẫu mực. Đầu tiên, Từ Hải hiện lên với chí làm trai, thỏa sức tung hoành để làm nên việc lớn. Hình ảnh "Nửa năm hương lửa đương nồng" là hình ảnh của sự hạnh phúc lứa đôi ngọt ngào, dễ làm cho con người thui chột ý chí muốn vươn ra đất trời rộng lớn ngoài kia. Tuy nhiên, Từ Hải lại khác, người trượng phu nghĩa lớn ấy đã "thoắt đã động lòng bốn phương". Cách dùng từ độc đáo của Nguyễn Du cho thấy chí lớn, chí làm trai, thỏa sức tung hoành với mục tiêu làm nên nghiệp lớn vẫn luôn ngự trị và trở thành khát khao lớn, mãnh liệt trong nhân vật. Từ bỏ hạnh phúc gia đình êm ấm và Thúy Kiều, người anh hùng ấy "trông vời trời bể mênh mang/ Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong". Cái khát vọng công danh của người anh hùng đã tạm gác gia đình lại để tiếp tục sự nghiệp dang dở. Thứ hai, ta thấy Từ Hải là người nam nhi có nghĩa lớn, muốn cho Thúy Kiều một danh phận đàng hoàng. Trong suốt cuộc đời lưu lạc của Kiều thì Từ Hải chính là người đàn ông duy nhất mà có thể cứu Kiều và dám hứa với Kiều về một danh phận và cuộc sống, chỗ dựa đàng hoàng. Người anh hùng Từ Hải quyết tâm làm nên sự nghiệp lớn để rồi đón Kiều về nhà, cho nàng một danh phận và cuộc sống êm ấm. Thái độ dứt khoát của Từ Hải qua những từ như "quyết, dứt" cho thấy ý chí làm nên công danh và nghiệp lớn của người đàn ông nặng nghĩa nặng tình. Và qua đó, nhân vật Từ Hải đã khắc dấu trong tâm trí người đọc với vẻ đẹp của người quân tử có chí lớn và yêu thương vợ của mình. Đề đọc hiểu Chí khí anh hùng số 3 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Văn bản 1: Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. (Trích Chí khí anh hùng, Trang 113, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006) Văn bản 2: Trong Kim Vân Kiều, Thanh Tâm Tài Nhân tả sự ra đi của nhân vật một cách chóng vánh: “ Từ bèn mua riêng một sở để cùng ăn ở với nàng. Được hơn năm tháng thì Từ dứt áo ra đi. Nào biết đi để làm gì? Hãy đợi hồi sau phân giải”… Câu 1. Nêu thể loại của văn bản (1) và (2)? Câu 2. Cùng một chi tiết chia tay nhưng cách kể của Nguyễn Du khác với cách kể của Thanh Tâm Tài Nhân ở điểm nào? Câu 3. Em hiểu từ trượng phu và cụm từ động lòng bốn phương như thế nào? Từ thoắt nói lên điều gì trong tính cách của Từ ở văn bản (1)? Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp người anh hùng Từ Hải qua văn bản (1) Đáp án đọc hiểu Chí khí anh hùng số 3 Câu 1. Thể loại của văn bản - (1) : thơ lục bát và văn bản - (2): tiểu thuyết chương hồi Câu 2. Cách kể của Nguyễn Du khác với cách kể của Thanh Tâm Tài Nhân ở điểm : - Cách kể của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ thuần túy là để thông báo sự kiện. Nó không giúp chúng ta cảm nhận được những phẩm chất phi thường của người anh hùng Từ Hải, đồng thời tình yêu của Từ Hải dành cho Kiều không được đề cập. Nói chung, đây là cách kể chỉ quan tâm đến sự kiện.
- Cách kể của Nguyễn Du giúp chúng ta cảm nhận được những phẩm chất phi thường của người anh hùng Từ Hải, đồng thời thấy được sự gắn bó của Từ Hải và Thuý Kiều thật sâu đậm, nồng nàn: hương lửa đương nồng. Nguyễn Du quan tâm đến tiếng lòng, đến cảm nhận của con người. Đó là sự sáng tạo của thiên tài Nguyễn Du. Câu 3.  - Trượng phu (đại trượng phu) là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi. - Động lòng bốn phương là cụm từ ước lệ chỉ chí khí anh hùng (chí làm trai nam, bắc, đông, tây…) tung hoành thiên hạ. Đó cũng là lí tưởng anh hùng thời trung đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường. - Từ thoắt là nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ. Với từ thoắt, ta thấy cách nghĩ, cách xử sự của Từ Hải cũng khác thường và dứt khoát. Người anh hùng gặp người đẹp tri kỉ, đang say lửa nồng hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, đã thấy cuộc sống hạnh phúc gia đình sao mà chật hẹp, tù túng. Câu 4. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : - Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: + Từ Hải không phải là con người đam mê tửu sắc mà là con người sống có lí tưởng. Lí tưởng đó là được tự do, vẫy vùng giữa trời cao đất rộng, không chịu một sự trói buộc nào. + Vẻ đẹp của Từ Hải được đặt trong hình ảnh không gian rộng lớn, khoáng đạt, không gian biển rộng trời cao. Không gian đó không chỉ nâng tầm vóc người anh hùng ngang hàng với vũ trụ mà còn như chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng lớn lao, phi thường của người tráng sĩ ấy. + Từ Hải là giấc mơ lớn của Nguyễn Du về tự do và công lí. -/- Trên đây là một số đề đọc hiểu Chí khí anh hùng đã được ra trong các đề thi, đề kiểm tra mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà Đừng quên còn rất nhiều đề văn về đoạn trích Chí khí anh hùng giúp các em ôn luyện chuẩn bị cho kì thi cuối kì tốt nhất nhé!
0 notes
phuotthoine · 2 years
Text
Chùa Hà Tiên Tam Đảo
Tumblr media
Chùa Hà Tiên được kiến thiết xây dựng từ thời điểm năm Quý Mùi (1703), niên hiệu Chính Hòa thứ 24, đời vua Lê Hy Tông Duy Hiệp. Theo dân làng kể lại, xưa Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu trên đường hội quân với vua Hùng Vương thứ 6 đánh giặc, đã dùng nơi đây làm nơi chiêu binh tụ kiệt. Di tích lịch sử ở Vĩnh Phúc từng là một trong những những TT Phật giáo lớn thời Lý Trần với khuôn viên rộng 6,2 ha, vừa là nơi thờ Phật, vừa là Phật học đường - nơi truyền bá tri thức giáo pháp cho nhiều thế hệ tăng ni, cư sĩ và cũng là nơi thờ bà thánh mẫu Năng Thị Tiêu. Đặc biệt, nơi đây đã từng lưu dấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước cổng chùa là hồ sen rộng hàng nghìn mét vuông Do nhiều biến động đổi thay, khoảng chừng thời điểm giữa thế kỷ XX, chùa Hà bị hủy hoại hoàn toàn. Đến trong năm 60,70 của thế kỷ XX, nhân dân địa phương tận dụng những khu khu khu công trình công cộng, bài trí tượng Phật, những đồ pháp khí còn sót lại làm nơi lễ Phật, cố gắng gìn giữ cảnh chùa xưa để phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng, vì thế, chùa Hà tuy bị hủy hoại nhưng pháp luân vẫn luôn chuyển trong tâm thức của nhân dân, của Phật tử gần xa luôn kính ngưỡng về suối nguồn đạo đức, tâm linh. Nhà thờ tổ của chùa Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, trước lúc có chủ trương xây dựng, trùng tu, phục hồi, chùa Hà Tiên có 3 gian bài trí 7 pho tượng Phật với chùa chính, 3 gian tiếp đón quý khách thập phương đồng thời làm nơi tu lễ, 2 gian tưởng niệm Bác Hồ, khu vườn gồm 8 ngôi tháp và cây si cổ thụ, dưới chân đồi phía Nam có giếng Hà, nơi Bác Hồ đã ngồi nghỉ vào năm 1961. Khu vực thờ Mẫu được kiến thiết kiến thiết xây dựng khang trang rộng rãi Tất cả những công trình kiến trúc nêu trên đều là loại nhà cấp 4, xây tường đầu hồi bít đốc, quá giang gối tường, là những công trình phục vụ hợp tác xã và về sau Công ty Lâm nghiệp sử dụng làm nhà làm việc. Ngoài ra còn có 2 bia đá: 1 cây hương “Hà Tiên Thiên đài bi” lập năm Chính Hòa thứ 24 (tức năm 1703) – ghi lại việc trùng tu chùa Hà, một tấm bia dẹt được tạo năm Quang Trung thứ 4 (1791) ghi lại vấn đề nhà sư trụ trì là Tổ Tịnh Huân nguyện lập đàn tự hóa để cầu mưa cho thiên hạ, tránh được nạn hạn hán mất mùa đói kém, giải thoát tai ương cho nhân dân trong vùng; nay cứ đến ngày 1/6 âm lịch hàng năm là ngày kỵ nhật của Tổ, chúng Tăng đều tổ chức triển khai lễ giỗ Tổ sang trọng và quý phái để bày tỏ sự tri ân với công đức của Tổ đã vì dân mà thăng hóa. Tháp tổ trong chùa có niên đại hàng trăm ngàn ngàn năm được bảo phủ bởi cây sanh hàng trăm tuổi Thấy rõ được những giá trị và ý nghĩa lịch sử vẻ vang dân tộc vẻ vang của di tích lịch sử lịch sử chùa Hà Tiên, để đáp ứng nhu yếu tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp thêm phần tạo động lực tăng trưởng kinh tế tài chính văn hoá - xã hội, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định hành động hành động phê duyệt quy hoạch tổng thể và toàn diện và quy hoạch cụ thể đầu tư thiết kế thiết kế xây dựng Khu di tích lịch sử chùa Hà Tiên với tổng điện tích gần 6 ha. Trong đó: Diện tích đất quy hoạch khôi phục, tôn tạo Khu di tích lịch sử là: 49.958 m2; diện tích quy hoạnh quy hoạnh đất quy hoạch cho Ban trị sự Phật giáo Vĩnh Phúc là: 7.200 m2. Dự án gồm có những hạng mục: Khu vực I được xây dựng trên nền đất chùa cổ gồm: tam quan; tả, hữu môn; hiên chạy dọc tả, hữu; tam bảo; nhà thời thánh tổ; nhà khách; nhà trưng bày, nhà thời thánh mẫu; nhà lưu niệm Bác Hồ, thảm hoa; thư viện, vườn tháp cổ, sân bậc. Tượng La Hán bên trái nhà Tam Bảo hướng lên khu vực nhà thời thánh Tổ Khu vực II gồm: tam quan hậu; tượng Phật thích ca thiền và hồ sen; vườn tháp; giếng ngọc; tượng Phật di lặc toạ thiền; quy mô vài ngôi chùa cổ nổi tiếng thế giới; nhà khách cư sĩ; hồ lạc tiên; tạ thuỷ lâu; thiền đình và tượng 18 vị la hán; tượng quan âm bồ tát toạ sen; bãi đỗ xe; vọng lâu; vườn cây ăn quả; vườn rau xanh; rừng măng bát độ; rừng tùng; bồn cây; tiểu cảnh; đường dạo. Khuôn viên của chùa rộng và xanh ngát Với bề dày lịch sử và tầm vóc của một di tích lịch sử văn hoá lớn, chùa Hà Tiên sau lúc được xây dựng sẽ là một TT du lịch tâm linh, sinh thái xanh mới của Vĩnh Phúc; là điểm đừng chân đầu tiên của hành khách trong hành trình: Vĩnh Yên, Tây Thiên, Tam Đảo. Xem thêm: Thác Ngao Tam Đảo Read the full article
1 note · View note
sangolftaivietnam · 2 years
Text
Sân tập golf ở Lào Cai đang trở thành địa điểm hot nhất Tây Bắc
Sân golf bát xát Lào Cai nằm ở xã Bản Qua – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai đang được rất nhiều người yêu gôn kỳ vọng và quan tâm tìm hiểu. Lý do là bởi sân tập gôn này sở hữu những yếu tố hút khác mà chúng tôi đã tìm hiểu và đề cập trong bài viết sau đây.
1. Vị trí của dự án sân tập gôn ở Lào Cai 1.1. Vị trí địa lý Sân tập golf ở Lào Cai sau khi được nghiên cứu địa bàn, đã được quyết định xây dựng tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Khu vực quy hoạch xây dựng sân golf cũng được lưu ý nằm ngay cạnh khu tái định cư số 2 và 3 của huyện. Để những người dân dễ dàng tới sân gôn làm việc hơn, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân ở Lào Cai. Thêm vào đó, sân gôn nằm gần với khu dân cư đông đúc giúp người dân có thể kinh doanh nhiều mặt hàng, dịch vụ tham quan, du lịch đi kèm. Vừa giúp cho sân tập golf càng thu hút du khách nhiều hơn, vừa thúc đẩy kinh tế phát triển. Sân tập golf ở Lào Cai đang là địa điểm được nhiều người quan tâm 1.2. Lợi thế khu vực Phía Đông Bắc của sân gôn Bát Xát tiếp giáp với dòng sông Hồng, mang tới không khí trong lành và dễ chịu cho khu vực này. Phía Tây Bắc của sân tiếp giáp với những đồng lúa của người dân bản địa. Bạn sẽ được ngắm trọn vẹn những cánh đồng lúa chín vàng như một tấm áo rực rỡ khoác lên trên mảnh đất của tỉnh vùng cao này. Còn phía Đông Nam của sân gôn tiếp giáp với trục đường 35 mét của trung tâm thị trấn, thuận tiện cho bạn di chuyển về vùng trung tâm để vui chơi, giải trí hoặc mua sắm. Tiếp đến, phía Tây Nam sân golf tiếp giáp với TL156 thuộc trục đường Kim Thành – Ngòi Phát, để bạn nhanh chóng đi về các tỉnh thành khác. Với những điều kiện lý tưởng về mặt vị trí địa lý như chúng tôi đã liệt kê ở trên, sân golf Bát Xát hứa hẹn sẽ là “địa chỉ vàng” mang đến tiềm năng phát triển kinh tế cho toàn tỉnh Lào Cai. Sân tập golf ở Lào Cai giữ nguyên nét hoang sơ, hùng vĩ của khu vực này 2. Chủ đầu tư sân tập gôn ở Lào Cai Dự án sân chơi golf ở thành phố Lào Cai được lên kế hoạch triển khai xây dựng từ năm 2016 nhưng đến cuối năm 2019 vừa qua thì siêu dự án này mới được Phó Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt để xây dựng. Theo kế hoạch triển khai xây dựng, dự án sân gôn đẳng cấp này sẽ được thi công trong thời gian 3 năm và được hoàn thành vào năm 2022. Chủ đầu tư dự án sân tập golf ở Lào Cai là công ty TNHH Dịch vụ cáp treo Fansipan Sa Pa. Đây cũng chính là một đơn vị đã thực hiện vận hành cáp treo Sun World Fansipan Legend nổi tiếng tại đỉnh Fansipan. Do đó, có thể đảm bảo công ty này có sự am hiểu nhất định về địa hình vùng núi Tây Bắc cũng như có uy tín trong việc xây dựng các dự án lớn, hoạt động an toàn và thu hút hàng triệu khách du lịch tham quan hằng năm. Các đơn vị khảo sát xây dựng sân tập gôn ở Lào Cai 3. Quy hoạch sân tập golf ở Lào Cai Sân golf sở hữu quy mô rộng lớn lên tới 80 ha và được ưu ái quy hoạch trong dự án phát triển kinh tế của cửa khẩu Lào Cai trong thời kỳ mở rộng. Tổng số vốn đầu tư ước tính lên tới 500 tỷ đồng, đảm bảo sân gôn Lào Cai có đầy đủ tiện ích và dịch vụ cần thiết. Chi tiết về thiết kế của sân gôn Lào Cai này như sau: Sân tập gôn ở Lào Cai dự kiến có đầy đủ tiện ích 4. Thiết kế tại sân tập gôn Bát Xát, Lào Cai Mặc dù dự án sân golf Lào Cai vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động, tính tới năm 2022 nhưng đây đã và đang là dự án thu hút sự quan tâm ca đông đảo các golf thủ yêu thích chơi gôn ở độ cao trên 2000m và ngắm cảnh núi rừng thiên nhiên tại “mái nhà” chung của 25 dân tộc anh em của đất nước ta. Dự án tận dụng tối đa lợi thế về địa hình, quang cảnh thiên nhiên và khí hậu của một tỉnh vùng núi phía Bắc, sân golf Bát Xát Lào Cai hứa hẹn sẽ hấp dẫn những người yêu chơi gôn trong và ngoài nước. Bên trong sân gôn còn được thiết kế cả khu tập trong nhà, để bạn đảm bảo kế hoạch luyện tập của bản thân kể cả trong thời tiết xấu hoặc trong những ngày mùa đông có băng tuyết bên ngoài trời. Vừa ngắm cảnh đẹp của vùng đất Lào Cai, vừa thư giãn bằng những đường golf chuyên nghiệp là một trong những điểm thu hút người chơi đến với sân gôn này. Sân tập golf ở Lào Cai đã và đang thực hiện đúng so với kế hoạch của Nhà nước đưa ra và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nhằm phát triển kinh tế một cách tổng thể của tỉnh. Sân tập gôn ở Lào Cai giúp toàn tỉnh phát triển kinh tế ở mức độ cao hơn 5. Nhiều sân gôn dự kiến được triển khai tại Lào Cai Ngoài ra, còn 1 sân gôn khác được đặt tên Bắc Cường, dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2022. Tuy nhiên, dự án sân golf Bắc Cường chưa có bất kỳ thông tin chi tiết nào. Do đó, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về sân golf Bát Xát. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về sân golf Bắc Cường trong thời gian tới. Chắc chắn với vị trí đẹp, dịch vụ chuyên nghiệp cùng sân gôn đạt tiêu chuẩn, sân tập golf ở Lào Cai mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho giới thượng lưu trong thời gian tới. Sân golf Bát Xát Lào Cai với cảnh quan hùng vĩ cùng mặt sân cỏ đẹp, xanh mướt hứa hẹn sẽ là địa chỉ hấp dẫn mọi golf thủ tới tham quan, trải nghiệm, luyện tập. 6. Một số câu hỏi liên quan Hỏi: Sân golf Sapa có hay không? Trả lời: Hiện tại Sapa chưa có sân golf nào, quý golf thủ có thể tham khảo bảng giá sân golf đồng mô
Đường golf được xây dựng trong khoảng diện tích đất là 2,3 ha.
Cảnh quan rừng được bảo tồn, không khai phá và sửa chữa với tổng diện tích 38,6 ha.
Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo không làm thay đổi cảnh quan hoang sơ, hùng vĩ của khu vực: chiếm 7,7 ha đất.
Đất mặt nước chiếm 3,8 ha để tạo thành các hồ bên trong sân golf.
Bãi đỗ xe rộng thoáng với tổng diện tích xây dựng lên tới: 1,3 ha.
Câu lạc bộ luyện tập golf dành cho những ai muốn nâng cao khả năng đánh golf của bản thân cùng các huấn luyện viên chiếm diện tích: 0,6 ha.
Khu nhà phụ trợ trong sân golf Lào Cai chiếm 0,3 ha.
0 notes
imoim36news · 2 years
Text
Tumblr media
Sáng 10.12 tại trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) đã khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ 6 - 2022 với chủ đề Việt Nam trong thế giới đương đại: Biến đổi và thích ứng. Buổi hội thảo do TS. Trần Thị Mai Nhân, PGS.TS.Nguyễn Ngọc Thơ, TS.Lê Hoàng Dũng đồng chủ tọa, cùng sự tham dự của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng viên, sinh viên, cùng nhiều độc giả tham gia trực tiếp và trực tuyến thông qua nền tảng ứng dụng kỹ thuật số. TS. Trần Thị Mai Nhân, Q. Trưởng khoa Việt Nam học phát biểu đề dẫn Quang cảnh buổi hội thảo Đầu tiên, tham luận của GS.TSKH.Trần Ngọc Thêm, Khoa Văn hóa học. Ông đã nói về chủ đề Kết quả thi PISA và hiện trạng của giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập và phát triển dưới góc nhìn văn hóa. Ông nhấn mạnh các nội dung chính như: Sự phối hợp những đặc trưng của 2 loại hình văn hóa đã tạo nên thành tích giáo dục cao đột biến của Việt Nam trong các kỳ thi PISA, vượt ra ngoài khuôn khổ mô hình lý thuyết của OECD. Sự khác biệt về loại hình văn hóa và thành tích PISA cao bất thường cũng tạo nên những ngộ nhận về thành tựu giáo dục, khiến ta quên rằng bệnh thành tích và nạn gian lận thi cử cũng cao bất thường. Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa kết quả trung gian cao và kết quả cuối cùng thấp (bằng nghĩa với việc “học giỏi mà vẫn nghèo”) là nghịch lý lớn của giáo dục Việt Nam,... Để khắc phục ngộ nhận, cần thay đổi thước đo hiệu quả của giáo dục. Để phát triển đất nước, cần nhìn thẳng vào sự thật. TS. Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc hội thảo Còn tham luận của PGS.TS. Trần Thị Phương Phương, Khoa Văn học thì đi sâu vào nhân vật Maya Kashel - Dịch giả văn học Việt Nam ở Ukraina cùng sự đóng góp của người phụ nữ tàn tật Maya Kashel đối với văn học nước ta. n Bà học tiếng Việt bằng cách nghe đài, đọc báo và sự giúp đỡ của học sinh, sinh viên đang học ở Liên Xô, cùng với sự giao lưu với nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ để bà có thể dịch được tác phẩm Việt Nam sang tiếng Ukraina. Có thể kể đến tác phẩm mà Maya Kashel đã dịch như: Đất rừng phương Nam, Con cóc là cậu ông trời, Truyện cổ tích Việt Nam, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Lục Vân Tiên,... Tham luận của PGS.TS. Sokolov Anatory Alexeevich (Viện Đông phương học, Viện hàn lâm Khoa học Nga, Moskva, Liên Bang Nga), được cô Trần Thị Phương Phương trình bày thay. Theo như sự nhìn nhận của cô Phương thì Sokolov là nhà nghiên cứu đang dạng, phong phú và thú vị. Nghiên cứu của ông tham dự hội thảo lần này là về Họa sĩ - nhà du hành người Nga Alexander Yakovlev: Đông Dương, năm 1932. Theo đó, ông là một họa sĩ và người làm đồ họa nổi tiếng và thực hiện nhiều chuyến công du và khám phá những nơi mới, cùng với những bức tranh mà ông đã thực hiện khi đến Việt Nam. GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm, Khoa Văn hóa học trình bày tham luận Những tiết mục văn nghệ được thể hiện bởi nhóm sinh viên đến từ nhiều nước của khoa Việt Nam học Hiện nay, theo chia sẻ của TS. Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV thì ngành Việt Nam học là một ngành hấp dẫn, thu hút được nhiều người học đến từ 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy, nhà trường luôn chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên, sinh viên, nghiên cứu sinh,... Do đó, việc tổ chức các tọa đàm khoa học về Việt Nam học như hội thảo Việt Nam trong thế giới đương đại: Biến đổi và thích ứng là một việc làm thường xuyên của nhà trường và khoa Việt Nam học. Cùng với những giá trị mà cuộc hội thảo mang lại, năm nay nhà trường muốn tổ chức Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 6 để cùng hòa chung không khí 65 năm thành lập trường. (function () )(); window._fbq = window._fbq || []; window._fbq.push(['track', 'PixelInitialized', ]); window.fbAsyncInit = function() FB.init( appId : '403237164337145', autoLogAppEvents : true, xfbml : true,
version : 'v3.1' ); ; (function (d, s, id) var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.async = true; js.src = "https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); (document, 'script', 'facebook-jssdk')); Admin
0 notes
noithathomemi · 2 years
Text
TRANH THỦY MẶC ĐƠN GIẢN SƠN DẦU
Sản phẩm tranh thủy mặc đơn giản sơn dầu
Tranh sơn dầu phong cảnh đang dần trở thành xu hướng trang mà mọi người dùng để trang trí cho căn nhà của mình. Tranh sơn dầu theo kiểu truyền thống thường là những chủ thể gò bó, tả thức theo khuôn mẫu có sẵn, và đường nét tỉ mỉ chi tiết. Tranh sơn dầu hiện đại, sẽ mang tính phá cách và phóng khoáng hơn,cũng như mang sức sống và thẩm mỹ của người trẻ hiện đại, tuy nhiên không hề lỗi mốt theo thời gian.
Tranh sơn dầu hiện đại sẽ là một tác phẩm tô điểm ấn tượng cho không gian hiện đại, trẻ trung. Nếu bạn không đặt nặng kĩ thuật hội họa và danh tiếng của những người họa sĩ, đây là dòng tranh vừa nghệ thuật, vừa kinh tế dành cho bạn.
Tranh hoa họa tiết sơn dầu treo nhà tạo cho không gian sống của bạn phong phú hơn, đẹp mắt hơn. Đơn giản là việc làm cho bức tường của bạn không còn trống mà trở nên đa sắc màu hơn và cảm xúc hơn.
Tumblr media
Ưu điểm và nhược điểm của tranh thủy mặc sơn dầu Ưu điểm
Thời gian tranh khô: Tranh sơn dầu thường mất khá là nhiều thời gian để khô và mất tầm vài ngày đến một tuần. Trong thời gian chờ tranh khô thì người hoạ sĩ có thể sửa đổi những phần mà họ chưa ưng ý hoặc sửa lại hoàn toàn bài vẽ. Một ưu điểm đặc biệt của sơn dầu liên quan đến thời gian là giúp chúng ta có thể linh hoạt thời gian khô của tranh.
Độ sâu: Tranh sơn dầu có thể pha trộn một cách tự do hơn các loại sơn khác vậy nên màu sắc và độ sâu của màu sắc sẽ trở nên phong phú. Các hoạ sĩ muốn thay đổi sự phong phú của màu sắc thì dễ dàng có thể thêm một lượng nhỏ các màu sắc khác.
Độ bền: Tranh sơn dầu lâu khô nên tranh này rất bền, có thể dùng trong 30 năm hoặc nếu chúng ta bảo quản tốt có thể dùng trong 80 đến 100 năm.
Nhược điểm Với nhiều ưu điểm như trên thì chắc hẳn tranh sơn dầu không tránh khỏi những nhược điểm:
Tranh sơn dầu khô chậm là ưu điểm nhưng nó cũng là nhược điểm của tranh sơn dầu, vì chúng được làm từ các hạt nhỏ của các loại sắc tốt được cân đối trong loại dầu khô. Một vài loại sắc tố trong sơn sẽ có độc, trong thời gian tranh khô khá lâu nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nghệ sĩ.
Tranh sơn dầu dễ bị hỏng trong thời tiết ẩm,mưa nếu bảo quản nơi nhiệt độ không phù hợp.
Chất liệu của tranh thủy mặc đơn giản
Tranh thủy mặc đơn giản với chất liệu là một loại tranh được tạo nên bởi chất liệu mực dầu cực độc đáo. Mỗi bức tranh tráng gương thường là phiên bản độc nhất bởi một dấu chấm cũng có thể tạo nên một tác phẩm mới. Tuổi thọ của một bức tranh có thể lên tới từ 7 -10 năm.
Tranh thủy mặc đơn giản có nhiều chủ đề khác nhau dành cho những không gian và sở thích khác nhau của gia chủ. Những chủ đề phong cảnh được yêu thích gồm có tranh trừu tượng, tranh về biển, tranh rừng cây, tranh những dãy núi hùng vĩ.
Đây là một dòng tranh được các tín đồ yêu tranh rất ưa chuộng bỏi vì dự nhỏ gọn lại sang trọng. Bên cạnh đó còn thể hiện sự độc đáo
Tranh thủy mặc đơn giản sơn dầu là rất lâu khô nên rất bền với thời gian
Tumblr media
Kích thước: Bán kính 60cm x 60cm
Chất liệu: sơn dầu trên nền giấy chuyên dụng
Họa tiết: Độc đáo, đa dạng
Mua tranh thủy mặc sơn dầu ở đâu uy tín?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán tranh thủy mặc đơn giản sơn dầu , nói đến giá thành và chất lượng của tranh chắc chắn sẽ có sự khác nhau. Và hiện nay đã xuất hiện nhiều hàng giả trên thị trường rất nhiều.
Vì thế, khi chọn mua trrah thủy mặc bạn nên chọn địa chỉ uy tín vậy bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng tranh. Ở Nội Thất Homemi chúng mình cam kết những bức tranh thủy mặc chất lượng cao mà giá thành tốt
Ngoài cung cấp các tranh thủy mặc đơn giản sơn dầu chúng mình cònd đầy đủ các loại tranh khác: tranh bán nguyệt, tranh gương tròn,…
Để biết thêm chi tiết hơn về tranh thủy mặc sơn dầu mọi người đọc thêm tại Nội thất Homemi
0 notes