Tumgik
#nanmundungcach
Text
Nặn Mụn Đúng Cách Không Để Lại Sẹo
Khi mụn trứng cá xuất hiện trên da mặt, chắc bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, và có lẽ trong chúng ta ai cũng đã từng dành hàng giờ trước gương, ngắm nghía nốt mụn vô duyên xuất hiện trên mặt, và tiện tay chạm nốt mụn và nặn nó. Trong hầu hết các trường hợp, sau khi nặn xong, bạn thấy chỗ vừa nặn sưng phù nhẹ và sau đó vài ngày xuất hiện thêm nốt mụn mới.
Nặn mụn trứng cá chưa bao giờ là một cách mà các bác sĩ thường sử dụng hay khuyến khích bạn sử dụng vì nếu không thực hiện đúng với loại mụn, không thực hiện đúng kỹ thuật cũng như các bước giữ vệ sinh thì việc nặn mụn sẽ có những tác hại đáng kể lên da mặt của bạn.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NẶN MỤN ĐÚNG CÁCH
1. Mụn được phép nặn
Những loại mụn trứng cá không viêm (noninflammatory acne) là những loại mụn mà bạn có thể thự hiện nặn mụn, bao gồm:
Mụn đầu đen (open comedone)
Mụn đầu trắng (closed comedone) hay mụn ẩn dưới da
Với các loại mụn trứng này, hiện tượng viêm hoàn toàn chưa xuất hiện, nốt mụn khô, nhỏ nên khi dùng tay sờ chạm vào nốt mụn hay thực hiện nặn mụn, nguy cơ lây vi khuẩn từ bàn tay sẽ không đáng kể, hiện tượng viêm ở nốt mụn chưa có nên cũng không kích thích thêm hiện tượng viêm.
Để biết cách nặn mụn đầu đen, đầu trắng đúng cách thì các bạn hãy theo dõi phần hướng dẫn cụ thể phía dưới nhé.
2. Mụn không được phép nặn
Các loại mụn trứng cá viêm (inflammatory acne) gồm:
Mụn viêm đỏ (red papule)
Mụn mủ (pustule)
Mụn nốt nang (nodular acne)
Đây là các loại mụn mà bạn tuyệt đối không được nặng dù bất cứ lí do gì. Trái với mụn trứng cá không viêm, các nốt mụn này hiện đã xuất hiện phản ứng viêm của cơ thể, nên khi bạn thực hiện nặn mụn, vi khuẩn từ tay hay dụng cụ lẫn kích thích vật lý lên nốt mụn đều kích thích phản ứng viêm mạnh hơn, từ đó tình trạng mụn trứng cá sẽ nặng hơn, sưng phù nhiều và để lại sẹo rõ hơn. Nguy cơ để lại sẹo của mụn trứng cá liên quan rất nhiều đến mức độ viêm và thời gian kéo dài tình trạng viêm, hành động nặn mụn khiến viêm nặng hơn lẫn kéo dài cả thời gian bị viêm nên bạn tuyệt đối không tự ý nặn mà hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị thích hợp nhất
Nếu bạn không chắc chắn nhận diện đúng loại mụn trứng cá trước khi thực hiện nặn mụn, bạn có thể tham khảo cách nhận biết các loại mụn trứng cá, mức độ mụn trứng cá trong bài viết sau. (Xem “Các loại mụn”)
CÁCH NẶN MỤN KHÔNG ĐỂ LẠI SẸO
Bước 1 – Quyết định xem có nên nặn mụn không: dựa vào phần mô tả và giải thích phía trên, bạn đánh giá lại tình trạng da mặt của mình, nếu như bạn bị mụn trứng cá mức độ nhẹ, hầu hết là mụn đầu đen, mụn đầu trắng hay mụn ẩn dưới da, bạn hoàn toàn có thể thực hiện nặn mụn dựa vào các bước tiếp theo dưới đây, nếu như tình trạng mụn của bạn nặng hơn, có nhiều sẩn viêm, mụn mủ hay nốt mụn, bạn tuyệt đối không thực hiện các bước tiếp theo mà hãy đến khám bác sĩ da liễu
Bước 2 – Làm sạch tay, dụng cụ nặn mụn: đây là bước rất quan trọng vì việc nặn mụn khiến tay tiếp xúc với da mặt bạn rất nhiều, vì vậy bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng, chuẩn bị găng tay mới để đeo trước khi nặn. Đối với dụng cụ nặn mụn, bạn vệ sinh sạch sẽ bằng cồn, sau đó để trên một chiếc mâm hay khay cũng được vệ sinh sạch sẽ
Bước 3 – Làm sạch vùng da cần nặng mụn: đây là bước mà khá nhiều bạn thực hiện không đúng cách. Để thực hiện lạch sạch da mặt trước khi nặn đúng cách, trước tiên bạn cần vệ sinh toàn bộ da mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không tạo bọt. Mục đích để bước đầu loại bỏ hầu hết bụi bẩn, bã nhờn trên da mặt. Bước tiếp theo, bạn dùng bông gòn hoặc gạc, thấm với dung dịch povidine (màu nâu), thoa đều lên vùng da cần nặng mụn theo đường xoắn ốc từ trung tâm ra xung quanh
Bước 4 – Đeo bao tay, dùng tay đã đeo bao tay để cầm dụng cụ nặn mụn (nếu có)
Bước 5 – Nặn mụn- Nặn mụn đầu đen đúng cách: với các mụn đầu đen dễ đẩy ra, bạn có thể dùng 2 ngón tay của 2 bàn tay để ấn nhẹ vùng da xung quanh, nhằm đẩy nhân mụn lên. Với mụn đầu đen lớn hoặc chìm dưới da nhiều, bạn dùng cây kim dụng cụ đâm nhẹ lên đầu nốt mụn để tạo một đường dò, sau đó dùng dụng cụ hút hoặc vòng sắt nhỏ để ép nhân mụn ra ngoài. Lưu ý: với các mụn đầu đen có nhân nằm chìm quá sâu dưới da, tốt nhất bạn hãy trì hoãn lại việc nặn các nốt mụn này, vì nếu bạn vẫn cố gắng thực hiện, thay vì bị ép ra ngoài, các nhân này bị đẩy ngược vào sâu hơn, làm cho mô dưới da xung quanh bên dưới lại bị viêm đỏ nặng hơn, tốt nhất hãy đợi cho các nhân mụn của các mụn đầu đen này trồi lên da mặt thì bạn hãy nặn vẫn chưa muộn- Cách nặn mụn đầu trắng: mụn đầu trắng có nhân mụn chìm hẳn dưới da, nên bạn cần dùng kim nhỏ đâm lên đầu nốt mụn cũng nhằm tạo đường dò, sau đó nặn nhẹ hoặc dùng dụng cụ có vòng sắt nhỏ để ép nhân mụn lên
Bước 6 – Vệ sinh da mặt sau nặn mụn: sau khi thực hiện lần lượt nặn hết các nhân mụn, lúc này da mặt của bạn đang có nhiều vết thương hở, vi khuẩn hay bụi bẩn rất dễ xâm nhập để gây viêm, nhiễm trùng da. Vì vậy, vệ sinh da mặt sau khi nặn mụn là không thể bỏ qua. Bạn sử dụng gòn hoặc gạc thấm dung dịch povidine thoa đều hình xoắn ốc từtrung tâm ra ngoại vi. Sau đó dùng gòn hoặc gạc thấm cồn (hoặc nước muối sinh lý) vệ sinh lại sạch sẽ lớp thuốc povidine
Bước 7 – Thoa thuốc sau khi nặn: ngay sau khi lau sạch sẽ lớp thuốc povidine, bạn sẽ dùng kem trị mụn chứa benzoyl peroxide để thoa đều khắp da mặt. Benzoyl peroxide là thuốc thoa hàng đầu được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nhờ đặc tính: diệt khuẩn, giảm viêm đỏ, tiêu nhân mụn
MỘT SỐ LƯU Ý NHỎ SAU KHI NẶN MỤN
Trong thời gian 1-3 ngày sau khi nặn mụn, bạn nên hạn chế ra ngoài để tránh tiếp xúc bụi bẩn
Tăng cường sử dụng kem chống nắng dù có ở nhà vì da mặt của bạn đang nhạy cảm, rất dễ bắt nắng với ánh sáng mặt trời. Kem chống nắng có nhiều loại khác nhau phù hợp các từng loại da khác nhau, chưa kể có các thông số về mức độ chống nắng, loại tia có thể bảo vệ,…nên nếu bạn vẫn chưa biết chính xác lựa chọn kem chống nắng phù hợp, bạn có thể đọc bài viết sau để nắm được cách lựa chọn kem chống nắng phù hợp với bản thân. (Xem “Cách trị mụn đầu đen và mụn ẩn”)
Bổ sung thêm các loại trái cây chưa nhiều vitamin C hoặc thuốc bổ sung vitamin C. Khi này da bạn đa có nhiều tổn thương, vitamin C có tác dụng hỗ trợ cơ thể tăng cường hoạt động chữa lành vết thương nên sử dụng thêm vitamin C sẽ góp phần giúp vùng da mụn mau giảm đỏ giảm sưng hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm các loại thực phẩm, chế độ ăn có tác dụng điều trị mụn trứng cá một cách chi tiết trong bài viết sau. (Xem “Chế độ ăn cho người bị mụn”)
Chú ý: không trang điểm lên vùng da vừa nặn mụn trong khoảng 3-5 ngày, để vết thường hoàn toàn lành hẳn. Vì nếu bạn thoa mỹ phẩm lên vùng da này, các thành phần trong mỹ phẩm sẽ dễ dàng thâm nhập vào da, khiến da bạn dễ bị dị ứng, phản ứng viêm xuất hiện. Vì vậy mà các vết nặn sẽ lâu giảm đỏ giảm sưng, chưa kể trường hợp dị ứng nặng sẽ làm tình trạng sưng phù và đỏ nhiều hơn
Việc nặn mụn trứng cá chỉ là một giải pháp ngắn hạn cho một tình trạng dài hạn. Bệnh mụn trứng cá là bệnh mạn tính, diễn tiến lâu dài nên sau khi bạn có nặn sạch các mụn đầu đeu, mụn đầu trắng thì các nhân mụn này cũng nhanh chóng xuất hiện trở lại. 
Trong khi việc nặn đòi hỏi đánh giá tình trạng mụn trứng cá kĩ càng, thực hiện kỹ thuật và các bước cẩn thận, bạn vẫn có thể hoàn toàn điều trị các loại mụn đầu đen và mụn đầu trắng chỉ bằng các loại thuốc thoa khác.
Nhưng cần kiên nhẫn vì cần thời gian vài tháng để các thuốc thoa phát huy hết tác dụng, điều trị sạch các mụn đầu đen và mụn đầu trắng này.
0 notes