Tumgik
#tiếng Trung về thư viện
jennifertple · 5 months
Text
🌷 VÌ SAO 'MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI' QUAN TRỌNG
Bài viết của Chi Ca, một nhà nghiên cứu xã hội học Trung Quốc.
Gần đây tôi biết được câu chuyện này trên Weibo (mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc). 
Cô gái và chàng trai yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên và tiến đến hôn nhân vài tháng sau đó. Sau vài ngày ở nhà chồng, cô gái cảm thấy hối hận về quyết định kết hôn vội vàng của mình khi chứng kiến cảnh bố chồng đối xử với mẹ chồng.
Ông bố chồng bán tạp hóa còn mẹ chồng đảm nhiệm ngày ba bữa cơm. Hàng ngày, dù mẹ chồng tất bật với lau dọn, nấu nướng, giặt giũ còn bố chồng chỉ biết ngồi uống trà và đọc báo. Bà mẹ chồng bị đau lưng nhưng không bao giờ được hỏi han, ông chỉ la mắng mỗi khi bà làm việc chậm hoặc không làm ông hài lòng.
Sau khi rời khỏi nhà bố mẹ, cô gái nói rằng cảm thấy bố chồng quá đáng. Chàng trai trừng mắt: "Bố là người kiếm ra tiền nên có quyền như vậy". Câu trả lời khiến cô gái ngỡ ngàng.
Khi cô gái và chàng trai bắt đầu sống chung, cô cảm thấy mình là hình bóng của người mẹ chồng khi một mình làm việc nhà mà không có sự giúp đỡ của chồng. "Mỗi khi đi làm về, chồng tôi kêu đói nhưng sau đó chỉ sà vào tivi hoặc chơi game điện thoại. Bất cứ khi nào được yêu cầu giúp vợ nấu ăn và dọn dẹp, anh đều trừng mắt quát: Nấu ăn, dọn dẹp không phải là thiên chức của phụ nữ sao", cô gái kể.
Cho đến một ngày, cô không chịu nổi và ra tối hậu thư cho chồng, hoặc là thay đổi, hoặc là ly hôn. Cô nói trên Weibo: "Tôi thực sự hối hận vì không đến nhà anh ấy sớm hơn..."
Tạ Phúc Chiêm, giáo sư Viện khoa học xã hội Trung Quốc chia sẻ về cuộc hôn nhân hạnh phúc của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Tiền Chung Thư và vợ Dương Quý Khương: "Rất nhiều người ngưỡng mộ cuộc sống của cặp đôi này bởi ngoài tình yêu, họ còn như những người bạn, chia sẻ ngọt bùi với nhau trong mọi hoàn cảnh. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu thái độ khoan dung và hòa nhã mà bà Dương dành cho chồng đều học được từ chính bố mẹ bà".
Bà Dương sinh ra trong một gia đình tri thức tại Bắc Kinh. Bà kể: "Cha luôn chăm sóc và tôn trọng mẹ. Mối quan hệ này rất hiếm xuất hiện trong xã hội cũ. Trong cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ thấy bố mẹ cãi nhau. Tình yêu tuyệt vời của họ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tôi đối xử với bạn đời của mình sau này". 
Cảm nhận được tình yêu thương bố mẹ dành cho nhau, sau này con gái của nhà văn Tiền Chung Thư và vợ Dương Quý Khương cũng có một cuộc hôn nhân viên mãn bên người chồng là một giáo viên lịch sử.
"Những đứa con luôn vô thức mang thói quen hình thành trong gia đình vào cuộc hôn nhân sau này của chúng. Nếu cha mẹ có một cuộc sống hạnh phúc, hòa thuận, con cái có thể học cách chăm sóc và trân trọng bạn đời khi chúng lớn lên. Nếu cha mẹ sống không tình yêu, luôn cãi vã, khi đứa trẻ có gia đình, chúng sẽ khắc nghiệt và thờ ơ với nửa kia. Chúng sẽ tiếp tục bi kịch hôn nhân của bố mẹ mình", ông Tạ Phúc Chiêm, giáo sư của học viện khoa học xã hội Trung Quốc chia sẻ.
🌷 HÔN NHÂN NHẤT ĐỊNH PHẢI NHÌN VÀO HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH, BỞI VẬY NGƯỜI XƯA MỚI CÓ CÂU THÀNH NGỮ "MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI".
Một số người không đồng tình với quan điểm này bởi cho rằng nó không đúng thực tế. "Đến Lọ Lem còn lấy được hoàng tử" hay "Rất nhiều thiên kim tiểu thư nhà giàu vẫn lấy những chàng trai con nhà nghèo đó thôi?"
"Người ta yêu nhau bởi năm giác quan, nhưng sống với nhau nhờ ba điều tương đồng: tri thức, kinh tế và tình yêu thương của gia đình", ông Tạ Phúc Chiêm khẳng định, đồng thời nhấn mạnh "Trong chuyện cổ tích, chưa bao giờ người ta nhắc tới việc sau khi kết hôn với hoàng tử, Lọ Lem sống có thực sự hạnh phúc hay không? Cũng không ai đưa ra một ví dụ cụ thể về việc một thiên kim tiểu thư nhà giàu có thực sự hòa hợp với một ông chồng xuất thân từ gia đình nghèo hay không?".  
Thái Khang Vĩnh – MC truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc trong chương trình "Khang Hy đến rồi" từng nói: "Môn đăng hộ đối theo quan điểm cá nhân tôi phải là sự cân bằng về trình độ văn hóa cũng như hoàn cảnh sống của hai con người. Hoàn cảnh sống không giống nhau sẽ có thế giới quan khác nhau. Nếu hai người có khoảng cách lớn giữa ba sự tương đồng, dù họ yêu nhau nhiều đến đâu, cuối cùng sẽ gặp rất nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống thực".
Nam MC kỳ cựu này lấy ví dụ, người vợ muốn đi xem một bộ phim, nhưng chồng lại gạt đi "Tại sao lại phải tiêu số tiền đó trong khi có thể xem video ở nhà". Hay như bạn muốn theo học một lớp tiếng Anh, chồng lại quát "Chẳng học được gì ở những lớp xô bồ như vậy đâu". Bạn muốn có những chuyến đi kỷ niệm lãng mạn, nhưng vợ lại cho rằng việc làm đó quá lãng phí...
"Trong hôn nhân không chỉ có trăng sao, hoa lá trên trời mà còn là dầu, mắm muối của thực tế. Nếu bạn muốn nhìn thấy nhau trong những vấn đề tầm thường này, bạn phải chọn những người có giá trị tương tự như mình", Thái Khang Vĩnh nói.
Những cuộc hôn nhân bền vững, lâu bền không chỉ dựa vào tình yêu của hai người, mà còn dựa nhiều vào gia đình của hai bên. Đó không chỉ là đo lường về năng lực kinh tế, cũng như trí thức, mà là tìm hiểu liệu gia đình đối phương có cho họ khả năng "biết yêu thương" để cùng bạn đi đến cuối con đường hay không. Vì vậy, khi quyết định cưới một ai, trước hết phải xem gia cảnh của họ như thế nào.
Vy Trang (Theo sohu)/VNE
Sưu tầm: Facebook
--------------
49 notes · View notes
mekongmed · 2 months
Text
Danh sách các công ty sản xuất máy đốt sóng cao tần RFA
1. Medtronic (Hoa Kỳ):
Là một trong những hãng sản xuất thiết bị y tế hàng đầu thế giới. Medtronic cung cấp nhiều dòng máy RFA tiên tiến, được sử dụng rộng rãi trong điều trị các loại khối u khác nhau.
Ưu điểm: Máy RFA của Medtronic có độ chính xác cao, hiệu quả điều trị cao và được trang bị nhiều tính năng an toàn cho bệnh nhân.
2. Boston Scientific (Hoa Kỳ):
Cũng là một hãng sản xuất thiết bị y tế lớn của Hoa Kỳ. Boston Scientific cung cấp các dòng máy RFA đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu điều trị khác nhau.
Ưu điểm: Máy RFA của Boston Scientific có thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng và cho phép thao tác điều trị chính xác.
3. LeMaitre Vascular (Hoa Kỳ):
Chuyên về sản xuất các thiết bị y tế cho lĩnh vực tim mạch và mạch máu. LeMaitre Vascular cung cấp các dòng máy RFA được ứng dụng hiệu quả trong điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Ưu điểm: Máy RFA của LeMaitre Vascular có hiệu quả cao trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, ít xâm lấn và thời gian hồi phục nhanh chóng.
4. AngioDynamics (Hoa Kỳ):
Cung cấp nhiều dòng máy RFA đa dạng, phù hợp với điều trị các loại khối u khác nhau. AngioDynamics là một lựa chọn uy tín cho các bệnh viện và phòng khám.
Ưu điểm: Máy RFA của AngioDynamics có giá thành cạnh tranh và được trang bị nhiều tính năng hiện đại.
5. Olympus (Nhật Bản):
Là nhà sản xuất nổi tiếng với các thiết bị y tế nội soi. Olympus cũng cung cấp các dòng máy RFA chất lượng cao, được ứng dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh lý gan, thận,…
Ưu điểm: Máy RFA của Olympus có độ chính xác cao, hiệu quả điều trị cao và được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến.
6. Emcision (Hoa Kỳ):
Chuyên về sản xuất các thiết bị y tế cho lĩnh vực điều trị u xơ tử cung. Emcision cung cấp hệ thống RFA Focal Microwave Ablation (MFA) độc đáo, mang lại hiệu quả cao và ít xâm lấn.
Ưu điểm: Hệ thống MFA của Emcision giúp bảo tồn tử cung cho phụ nữ muốn sinh con, thời gian điều trị ngắn và ít biến chứng.
7. RF Medical (Hàn Quốc):
RF Medical Co., Ltd. là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế. Họ tập trung vào các thiết bị y tế tần số cao được sử dụng để điều trị ung thư. Công ty được thành lập vào năm 2003 và có trụ sở chính tại Hàn Quốc. Sản phẩm của họ được bán ở hơn 60 quốc gia trên thế giới.
Lịch sử thành lập: 2003
Trụ sở chính: Hàn Quốc
Sản phẩm: Thiết bị y tế tần số cao cho điều trị ung thư
Thị trường: Hơn 60 quốc gia trên thế giới
Công ty RF Medical Co., Ltd. cung cấp nhiều loại thiết bị y tế tần số cao khác nhau, bao gồm:
Hệ thống đốt sóng cao tần (RFA)
Hệ thống vi sóng (MW)
Hệ thống điện dung cao (CC)
4 notes · View notes
lux-clinic · 1 month
Text
REVIEW TOP 7 BÁC SĨ TRỊ RỤNG TÓC GIỎI, UY TÍN TP.HCM
Tumblr media
Chắc hẳn bạn đang muốn tìm kiếm top bác sĩ chữa trị rụng tóc giỏi? Dưới đây, Lux Beauty Center sẽ gợi ý đến bạn bài viết Review Top 7 bác sĩ trị rụng tóc giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng các thông tin liên hệ, tiêu chí để bạn thuận tiện lựa chọn. 
Rụng tóc do những nguyên nhân nào gây nên?
Rụng tóc do khá nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó bao gồm:
Gen hay gọi cách khác là rụng tóc do di truyền. Trường hợp này xảy ra ở cả nam và nữ. Đối với nam, tóc rụng bắt đầu từ khi còn thiếu niên hoặc đầu những năm 20 tuổi. Sau đó, đường chân tóc lùi dần, tóc ở đỉnh đầu và gấn trán cũng biến mất tạo nên hói. Ở nữ giới, tóc rụng do hormone thể hiện rõ nhất ở tuổi 40, với tình trạng rụng tóc nặng nhất ở vùng đỉnh đầu.
Hormone: Sự rối loạn hormone, nội tiết tố dẫn đến rụng tóc. 
Căng thẳng, stress, sinh nở hay bệnh tật cũng dẫn đến rụng tóc tạm thời. 
Thuốc: Bao gồm các loại thuốc hóa trị điều trị ung thư, thuốc tránh thai, kiểm soát huyết áp,… cũng gây ra vấn đề rụng tóc. 
Bỏng hay chấn thương cũng làm tóc rụng. Tuy nhiên, nếu những vết thương này để lại sẹo, tóc sẽ vĩnh viễn không mọc lại được.
Bệnh tự miễn làm hệ thống miễn dịch tăng cường hoạt động và tấn công một vùng nang tóc nào đó, gây ra rụng tóc từng vùng.
Các thủ thuật thẩm mỹ như thường xuyên gội đầu quá mức, ép, tẩy, nhuộm tóc, sử dụng lô cuốn, máy uốn tóc nóng,… Tuy nhiên, việc rụng tóc sẽ ngưng nếu các vấn đề này được loại bỏ.
Tình trạng bệnh lý: Một số căn bệnh như lupus ban đỏ, tuyến giáp, giang mai,… cũng gây ra rụng tóc. 
Chế độ ăn uống ít protein, vitamin (vitamin A,B,C,D,..) cũng khiến tóc chóng rụng hơn. 
Tumblr media
Rụng tóc khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các giai đoạn phát triển của tóc được chia thành 3 giai đoạn: phát triển, nghỉ ngơi và chuyển tiếp. Thông thường, tóc sẽ rụng từ 50 đến 100 sợi mỗi ngày. Khi tóc rụng đi thì có lượng tóc mới mọc lên thay thế, giúp cân bằng độ dày mái tóc của bạn.
Tuy nhiên, trong trường hợp:
Tóc rụng quá nhiều, trên 100 sợi mỗi ngày.
Kem theo các triệu chứng như ngứa, đỏ, bong tróc và mủ.
Rụng tóc nhiều không rõ nguyên nhân, xuất hiện các vùng da đầu trốn tóc
Tumblr media
Tiêu chí lựa chọn bác sĩ trị rụng tóc giỏi
Bác sĩ hay chuyên gia da liễu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị rụng tóc. Họ sẽ là người đồng hành xuyên suốt trong quá trình chữa trị, đồng thời quyết định phần lớn đến phương pháp và hiệu quả trị rụng tóc. 
Do đó, Lux Beauty Center gợi ý bạn các tiêu chí thiết yếu để lựa chọn bác sĩ chữa rụng tóc giỏi hiện nay:
Bác sĩ có kiến thức, chuyên môn sâu về điều trị rụng tóc, đạt các chứng nhận, giữ chức vụ của các hiệp hội về da liễu, chữa rụng tóc uy tín càng tốt. 
Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện, cơ sở, trung tâm da liễu, trong đó có chữa trị rụng tóc. 
Nhận được phản hồi tích cực từ bệnh nhân đã điều trị.
Được nhiều người tin tưởng lựa chọn chữa trị rụng tóc và đánh giá cao. 
Tumblr media
Review Top 7 bác sĩ trị rụng tóc giỏi tại TPHCM
Nếu bạn đang phân vân về các bác sĩ chữa trị rụng tóc giỏi, uy tín TP.HCM, Lux Beauty Center xin chia sẻ Top 7 bác sĩ trĩ rụng tóc giỏi TP.HCM nổi tiếng hiện nay:
1. Bác sĩ Tô Lan Phương – 15 năm kinh nghiệm với cách trị rụng tóc độc quyền
Tumblr media
Học vị và bằng cấp liên quan đến điều trị rụng tóc:
Tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa Đại học Y dược TP HCM năm 2009.
Tốt nghiệp lớp ĐH sau đại học CK Da Liễu năm 2011 – Tại Đại Học Y Dược TPHCM.
Tốt nghiệp bằng Chuyên Khoa cấp I Da Liễu tại ĐH Y Dược tp HCM.
Chứng chỉ hành nghề liên quan:
Chứng chỉ khám chữa bệnh Da liễu do Sở Y tế TP HCM cấp.
Chứng chỉ về tham dự Hội nghị về Thẫm Mỹ Y Khoa Châu Á Thái Bình Dương tại Singapore, 2012.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ da liễu, Bác sĩ Tô Lan Phương là cái tên nổi tiếng khi khắc đến top bác sĩ trị rụng tóc giỏi TPHCM. Hiện bác sĩ cũng là người thành lập bệnh viện Thẩm Mỹ Lux Beauty Center. Đây là một địa chỉ được các tín đồ làm đẹp yêu thích, bao gồm cả những ngôi sao lớn như Siêu mẫu Thanh Hằng, MC Gil Lê, Nam Anh – The Face,… 
Với định hướng trở thành người bạn tâm giao, thấu hiểu làn da, mái tóc khách hàng, bác sĩ Lan Phương đã không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp trị rụng tóc uy tín để lấy lại vẻ đẹp khỏe mạnh và tự nhiên cho mái tóc của bạn.
Đó chính các liệu pháp: 
Hair Care: Chăm sóc tóc giải đoạn rụng tóc còn sớm.
Lux Hair: Kích thích mọc tóc nhanh chóng.
Điều trị rụng tóc AGA dành cho người bị rụng tóc do di truyền. 
Tumblr media
Khi tới tại Lux Beauty Center, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám chi tiết nguyên nhân rụng tóc, từ đó lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp nhất với tình trạng nang tóc cá nhân, giúp định hướng điều trị đúng mục tiêu và nhanh chóng. 
Không chỉ giỏi chuyên môn, cô còn được khách hàng yêu quý bởi sự niềm nở, thân thiện và chu đáo hết mình. Chính vì vậy, đây là một trong những bác sĩ chữa trị rụng tóc giỏi TPHCM mà bạn nên đi khám.
Địa chỉ khám: Bệnh viện Lux Beauty Center: 31C1 Tú Xương, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chi phí khám: 
Khám và tư vấn: 200.000 VND
Soi da bằng máy Visa: 350.000 VND
Khám, tư vấn và soi da: 550.000 VND
Phí khám, tư vấn, soi da sẽ miễn phí nếu bạn sử dụng dịch vụ của Lux Beauty Center sau đó. 
2. Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Nhật Ninh – Bệnh viện da liễu TPHCM
Tumblr media
Chức vụ và kinh nghiệm: 
Hơn 30 năm khám và chữa trị trong lĩnh vực Da liễu.
Nguyên Trưởng khoa Lâm Sàng 1 tại Bệnh viện da liễu TPHCM.
Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn – Bệnh viện da liễu Khánh Hòa 
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Nhật Ninh là một trong các chuyên gia được nhiều bệnh nhân rụng tóc tin tưởng đồng hành và đạt được kết quả tích cực. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ Nguyễn Thị Nhật Ninh sẽ giúp bạn tìm ra chính xác nguyên nhân rụng tóc, qua đó đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả, giúp bạn có được mái tóc suôn mượt và dày dặn nhất.
Khi đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Nhật Ninh, bạn sẽ cảm nhận được sự tận tâm và nhiệt huyết, điều làm nên tên tuổi uy tín, được nhiều bệnh nhân mắc rụng tóc yêu quý. 
Chi phí khám: 100.000 VND (Chi phí có thể phát sinh thêm nếu bạn sử dụng các dịch vụ chuyên sâu khác để điều trị rụng tóc). 
3. Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Hoài Hương – Bệnh viện da liễu TPHCM
Tumblr media
Chức vụ và kinh nghiệm:
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu
Trưởng khoa Dinh dưỡng, Nguyên Phó trưởng khoa Lâm sàng 1 bệnh viện Da liễu TPHCM.
Hội viên Hội Da liễu Việt Nam
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Hoài Thương cũng là một trong những chuyên gia chữa trị rụng tóc giỏi hàng đầu TPHCM. Với chuyên môn vững chắc cùng sự nhiệt huyết nghiên cứu, tìm tòi phương pháp trị rụng tóc mới, bác sĩ đã chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân rụng tóc, góp phần dành trọn niềm tin yêu và sự ngưỡng mộ của nhiều người.
Bên cạnh việc trị tóc rụng, bác sĩ Trần Thị Hoài Thương còn nổi tiếng với tay nghề điều trị các căn bệnh về da liễu như mụn viêm, mụn bọc, da đùi rạn, vảy nến,… 
Chi phí thăm khám: 
Khám có BHYT: 50.000 VND
Khám dịch vụ 100.000 VND
Khám phòng VIP 300.000 VND
4. Bác sĩ Trần Thị Thanh Mai – Hội viên Hội da liễu Việt Nam
Tumblr media
Chức vụ và kinh nghiệm:
40 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh da liễu. 
Hội viên hội da liễu Việt Nam.
Công tác tại Bệnh viện Da liễu TPHCM và Bệnh Đại học Y dược TPHCM. 
Nhiều bài báo, công trình nghiên cứu về da liễu trong nước và quốc tế.
Bác sĩ Trần Thị Thanh Mai là một trong những bác sĩ trị rụng tóc giỏi được truyền tai tại miền Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, bác sĩ Mai luôn được các bệnh nhân tin yêu bởi thái độ thăm khám nhiệt tình, chu đáo, kỹ lưỡng, phương pháp điều trị hiệu quả giúp bệnh nhân khắc phục vấn đề rụng tóc nhanh chóng.
Hiện nay, bác sĩ đang công tác tại Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bác sĩ còn làm việc tại phòng khám ngoài để người bệnh thoải mái đến khám vào nhiều khung giờ hơn. 
Chi phí khám và tư vấn: 250.000 VND (Chi phí có thể tăng thêm nếu phát sinh các dịch vụ như xét nghiệm, điều trị,…)
5. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ánh – Bệnh viện da liễu TPHCM
Tumblr media
Chức vụ và kinh nghiệm:
30 năm làm việc trong lĩnh vực da liễu.
Tiến sĩ, giảng viên tại Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
Hiện đang thăm khám tại bệnh viện da liễu TPHCM.
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ánh đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị da liễu nói chung và các bệnh rụng tóc nói riêng. Không những vậy, cô còn hoàn thành xuất sắc khóa học điều trị da công nghệ cao, được công nhận bởi Cục quản lý FDA Hoa Kỳ. Chính vì vậy, bác sĩ Ánh là một trong những chuyên gia chữa trị rụng tóc giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
Với về dày kinh nghiệm và sự tận tâm, bác sĩ luôn được người bệnh yêu quý và truyền tai nhau. Đến với bác sĩ Trần Ngọc Ánh, bạn hãy yên tâm thăm khám với kết quả điều trị tích cực, nhanh chóng. Tay nghề giỏi của bác sĩ Ánh sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề rụng tóc sớm nhất có thể. 
Chi phí tư vấn, khám: 
Khám có BHYT: 50.000 VND
Khám dịch vụ 100.000 VND
Khám phòng VIP 300.000 VND
6. Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan – Giảng viên tại trường ĐH Y Dược TPHCM
Tumblr media
Chức vụ và kinh nghiệm:
Khám chữa bệnh tại Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn 
Công tác, giảng dạy tại trường ĐH 7 dược TPHCM 
Với hơn 35 năm kinh nghiệm, Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan là một trong các bác sĩ giỏi trị rụng tóc trong lĩnh vực Đông y. Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào với tóc, các phương pháp Đông y lành tính của bác sĩ Ngoan sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề vừa hiệu quả vừa nhanh chóng.
Ngoài ra, cô còn được nhiều người biết đến bởi y đức nghề y. Bác sĩ Ngoan luôn ân cần, chu đáo và rất nhiệt tình khi thăm khám cho bệnh nhân, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu và cơi mở hơn khi đi khám bệnh.
Chi phí khám rụng tóc: Liên hệ trực tiếp phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn để biết thêm chi tiết. 
7. Bác sĩ Lê Đức Thọ – Kinh nghiệm 35 năm trong ngành da liễu 
Tumblr media
Chức vụ và kinh nghiệm: 
35 năm làm việc trong nghề bác sĩ tại lĩnh vực da liễu, bao gồm điều trị rụng tóc. 
Bác sĩ kiêm giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.
Bác sĩ chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Quốc tế City
Với 35 năm thăm khám và chữa trị trong khoa da liễu, Bác sĩ Lê Đức Thọ là một trong những thấy y được rất nhiều người tìm đến chữa trị rụng tóc. Với độ “mát tay” của mình, bác sĩ đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc hói, nấm tóc, vảy nến, rụng tóc quá nhiều,… giúp người bệnh lấy lại diện mạo tự tin với mái tóc dày dặn và chắc khỏe.
Ngoài ra, bác sĩ Thọ còn nổi tiếng với thế mạnh điều trị các bệnh về da khác như: lupus ban đỏ, mụn trứng cá, nám da, viêm da cơ địa,… Chính vì vậy, nếu không những mắc bệnh rụng tóc mà còn bệnh về da, bác sĩ Thọ là người thầy y mà bạn nên tìm kiếm.
Chi phí khám bệnh: 400.000 VND/ lần (bao gồm chụp, chiếu, xét nghiệm). 
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là lời giải đáp cho các thắc mắc, băn khoăn của nhiều người khi tìm kiếm bác sĩ chữa rụng tóc giỏi TPHCM:
1. Chi phí khám rụng tóc khoảng bao nhiêu?
Như Lux Beauty Center đã chia sẻ, chi phí khám rụng tóc còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Khám BHYT hay khám dịch vụ. Thông thường, mức giá khám BHYT khá rẻ, chỉ khoảng 50.000 VND. Ngoài ra, mức giá khám dịch vụ sẽ dao động tùy thuộc vào đơn vị thăm khám, có thể 100.000 VND đến 250.000 VND.
Tay nghề, trình độ bác sĩ.
Chi phí điều trị phát sinh, mỗi phương pháp trị rụng tóc lại có những ưu nhược điểm khác nhau, dẫn đến mức giá cũng thay đổi. 
2. Khám rụng tóc ở đâu TPHCM uy tín?
Với top 7 bác sĩ chữa trị rụng tóc giỏi, uy tín tại TPHCM trên, Lux Beauty Center gợi ý đến bạn một bài địa chỉ khám rụng tóc uy tín đó là: Bệnh viện Da liễu TP HCM, Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn, Lux Beauty Center,… 
Trên đây là top 7 bác sĩ trị rụng tóc giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh và bạn nên tham khảo. Lux Beauty Center hy vọng với những review trên, bạn sẽ nhanh chóng tìm được “đúng thầy, đúng bệnh” để giải quyết vấn đề rụng tóc của mình nhé.
Nguồn: https://luxclinic.vn/review-top-7-bac-si-tri-rung-toc-gioi-uy-tin-tphcm/
2 notes · View notes
lcthbao · 3 months
Text
Colleen Hoover, “Heart Bones” (trích)
Shawn yêu dấu, Rốt cuộc rồi đứa trẻ nào cũng sẽ khát thèm một chân trời khác. Cha đã quyết ngôi nhà đầu tiên cho con là một chiếc thuyền, nhưng giờ đây cha tự hỏi, căn nhà-thuyền kia có phải là nơi con sẽ thoát ly khỏi đó? Nếu như là có, thì lỗi mọi đàng do cha. Bởi khi một người đàn ông nói ‘tôi sẽ về nhà’, lẽ ra anh ta nên đi về phía biển.
Tumblr media
Mùa hè năm 2015
Có một bức họa Mẹ Teresa treo trong phòng khách, trên bức tường đáng ra sẽ treo một chiếc tivi nếu chúng tôi có khả năng tậu được một chiếc tivi treo tường, hay thậm chí là một căn nhà với những bức tường có thể giữ được một chiếc tivi. Tường nhà di động không cùng chất liệu với tường nhà bình thường, sẽ vỡ vụn ra như phấn nếu bạn di đầu móng tay cào mạnh vào chúng. Đã có lần tôi hỏi má tôi, Janean, sao lại treo một bức họa Mẹ Teresa trong phòng khách nhà mình.
“Ả ta là mụ lừa đảo,” bà nói.
Đó là lời của má tôi, không phải của tôi. Khi bản thân là kẻ tệ hại nhất rồi thì việc tìm kiếm những điểm xấu xa nhất ở người khác sẽ tự khắc trở thành sinh kế. Tôi nghĩ vậy. Bạn xoáy sâu vào vùng tối của người khác với hy vọng không để lộ ra mặt tối của bản thân. Má tôi đã sống một cuộc đời như thế. Luôn luôn truy tận những điều tệ hại nhất ở người khác. Ngay cả với con gái ruột của má. Ngay cả với Mẹ Teresa.
Janean đang nằm dài trên đi văng, tư thế vẫn giữ nguyên như tám tiếng trước, lúc tôi ra khỏi nhà để vào ca làm ở McDonald's. Má đang ngó chăm chăm bức họa Mẹ Teresa, nhưng bà không thực sự nhìn nó. Như thể hai con ngươi của má đã ngưng hoạt động. Đã ngưng tiếp thu.
Janean là một con nghiện. Tôi đã phát giác ra điều này vào năm chín tuổi, nhưng hồi ấy những cơn nghiện của má chỉ giới hạn trong ba thứ là đàn ông, rượu chè và cờ bạc. Sau nhiều năm, những cơn nghiện của bà trở nên đáng chú ý và nguy hiểm hơn. Cách đây chừng năm năm, hồi tôi tầm mười bốn tuổi, lần đầu tiên tôi bắt quả tang má chơi ma túy đá. Một khi đã sử dụng ma túy đá thường xuyên thì tuổi thọ sẽ bị rút ngắn trầm trọng. Tôi từng có lần tra cứu trong thư viện trường. Một người nghiện ma túy đá có thể sống trong bao lâu? Sáu đến bảy năm là đáp án mà internet trả về cho tôi.
Những năm qua, đã không ít lần tôi thấy má thờ ơ lãnh đạm, nhưng lần này có cảm giác khác. Chừng như là lần cuối.
“Janean?” Giọng tôi vẫn bình tĩnh như không, và rõ là không hợp tình hợp cảnh chút nào. Đúng ra nó nên rung lên hoặc tắc nghẹn. Tôi thấy có chút hổ thẹn vì phản ứng không chút gì đổi khác của mình trong khoảnh khắc này.
Tôi thả rơi chiếc ví của mình xuống chân khi tập trung ánh nhìn vào mặt má từ bên này phòng khách. Bên ngoài trời đang mưa, tôi vẫn chưa đóng cửa nên người tôi càng lúc càng ướt. Thế nhưng, việc đóng cửa lại và tránh khỏi cơn mưa lúc này với tôi không phải là mối bận tâm lớn nhất, khi tôi đang nhìn chăm chăm vô má, còn má thì ngó trừng trừng Mẹ Teresa.
Một cánh tay má ôm trước bụng, tay còn lại lủng lẳng bên đi văng, mấy ngón tay đậu hờ trên chiếc thảm mòn vẹt. Người má hơi phù lên khiến bà trông có vẻ trẻ hơn. Không phải trẻ hơn tuổi thật của má - bà chỉ mới ba mươi chín tuổi - mà là trẻ hơn dáng vẻ nghiện ngập khoác lên bà. Hai má của bà bớt hóp, mấy nếp nhăn xuất hiện quanh miệng vài năm trở lại đây như vừa được làm căng trở lại nhờ Botox.
“Janean?”
Không một động tĩnh. Miệng má mở he hé để lộ những chiếc răng sâu vàng khè. Nhìn bà như đang nói dở một câu gì đó ngay khi sự sống tuồn ra khỏi mình. 
Tôi đã mường tượng đến khoảnh khắc này. Có khi bạn căm ghét một người nhiều đến mức không thể ngừng thao thức trong đêm, tự hỏi cuộc sống sẽ ra sao khi người đó chết quách đi cho rồi. Mường tượng của tôi khác lắm. Mường tượng của tôi gay cấn hơn nhiều.
Tôi nhìn Janean thêm chút nữa, chờ xem có khi nào má chỉ đang bị thôi miên hay không. Tôi tiến thêm mấy bước về phía má và dừng lại khi nhìn thấy cánh tay bà. Một mũi kim tiêm vẫn còn lủng lẳng cắm trên da, ngay bên dưới khuỷu tay má. Ngay khi nhìn thấy cảnh tượng đó, thực tại lập tức lướt qua tôi như một thước phim nhầy nhụa khiến tôi muốn lộn mửa. Tôi quay đi và chạy ra khỏi nhà. Tôi có cảm giác mình sắp phát ốm đến nơi nên phải đứng tựa vào thành lan can xiêu vẹo, cẩn thận không để nó bị nặng quá mà oằn xuống dưới tay mình. 
Tôi thấy nhẹ nhõm ngay khi phát ốm, bởi tôi đang lo lắng việc mình không có phản ứng gì trước khoảnh khắc làm thay đổi cuộc đời này. Tôi có thể không kích động như phản ứng nên có của một đứa con gái trong khoảnh khắc này, nhưng ít ra vẫn tôi cảm nhận được một điều gì đó. Tôi chùi miệng lên ống tay áo đồng phục McDonald’s mà mình đang mặc. Tôi ngồi xuống mấy bậc thềm, mặc cho cơn mưa vẫn không ngừng trút xuống người tôi từ bầu trời đêm thăm thẳm. Tóc và áo quần tôi ướt sũng. Mặt tôi cũng vậy, nhưng không có dòng chảy nào đang tuôn xuống má tôi là nước mắt. Tất cả đều là nước mưa. Mắt tôi ướt nhẹp nhưng lòng tôi ráo hoảnh. Tôi nhắm mắt lại và úp mặt vào lòng bàn tay, cố nghĩ xem sự thiếu phản ứng của tôi lúc này là do được dạy dỗ hay bẩm sinh đã không trọn vẹn.
Tôi không biết lối nuôi dạy nào thì tệ hơn: được bảo bọc và yêu thương đến mức không nhận thức được thế giới này có thể tàn nhẫn ra sao, cho đến khi đã không còn kịp để tiếp thu các kỹ năng đương đầu cần thiết nữa; hay là gia cảnh mà tôi đã lớn lên - phiên bản xấu xí nhất của một gia đình, nơi đối phó là thứ duy nhất mà bạn học được. Trước khi đủ lớn để biết tự nấu nướng cho bản thân, đã nhiều đêm tôi nằm trằn trọc không ngủ được vì chiếc bao tử cồn cào đói meo. Janean có lần bảo tiếng gầm gừ phát ra từ bụng tôi là của một con mèo háu ăn đang trú ngụ trong đó, nó gầm gừ khi không được cho ăn đầy đủ. Từ sau lần đó, mỗi khi đói tôi lại tưởng tượng con mèo trong bụng mình đang kiếm thức ăn mà không có. Tôi sợ nó sẽ xơi hết nội tạng của mình nếu tôi không cho nó ăn, nên có nhiều khi tôi ngốn những thứ không phải đồ ăn chỉ để thỏa mãn con mèo háu đói. 
Má từng có lần bỏ tôi ở một mình rất lâu, đến nỗi tôi phải ăn vỏ chuối và vỏ trứng trong thùng rác. Tôi thậm chí còn cố gặm mấy miếng nhồi trong đệm ghế nhưng không nuốt nổi vì cứng quá. Suốt tuổi thơ tôi đã mang nỗi khiếp sợ rằng con mèo chết đói kia sẽ từ từ gặm nhấm tôi từ bên trong. Tôi đâu biết mỗi lần má chỉ đi chừng hơn một ngày, nhưng hồi còn con nít, thời gian dài đằng đẵng những khi bạn phải ở một mình. Tôi nhớ má sẽ chân đăm đá chân chiêu bước qua cửa, đổ nhào lên chiếc đi văng và nằm đó hàng giờ liền. Tôi sẽ co ro ngủ thiếp đi ở đầu kia đi văng, sợ đến nỗi không dám để bà lại một mình. Nhưng rồi đến buổi sáng sau cơn say của má, tôi sẽ thức dậy trước khung cảnh bà đang làm bữa sáng trong bếp. Không phải lúc nào cũng là bữa sáng ngon nghẻ. Có khi là đậu, có khi là trứng, có khi lại là một lon mì súp gà.
Độ sáu tuổi, tôi bắt đầu quan sát cách má bật bếp vào buổi sáng, bởi tôi biết mình sẽ cần phải biết bật nó cho lần biến mất tiếp theo của bà. Tôi tự hỏi có bao nhiêu đứa nhỏ sáu tuổi phải tự học cách sử dụng bếp lò vì tin rằng nếu không biết cách dùng thì chúng sẽ bị ăn tươi nuốt sống bởi con mèo háu đói đang trú ngụ bên trong con người mình.
Âu cũng là cái liễn. Hầu hết lũ con đều có cha mẹ là những người sẽ được nhung nhớ sau khi họ qua đời. Số còn lại trong chúng ta thì có cha mẹ là những kẻ chết đi sẽ tốt hơn.
Điều tốt đẹp nhất má từng làm cho tôi là chết đi.
-
Buzz bảo tôi vào ngồi trong xe cảnh sát của chú ấy để tránh cơn mưa và ngôi nhà trong lúc người ta mang xác má đi. Tôi thẫn thờ nhìn họ khiêng bà trên cáng, dưới lớp phủ của tấm vải trắng. Họ để má vào một góc xe của nhân viên điều tra, thậm chí còn không thèm đưa bà đi bằng xe cấp cứu. Chẳng ích gì. Hầu hết những người chết trước tuổi năm mươi ở thị trấn này đều vì nghiện ngập. Nghiện gì không quan trọng vì đằng nào cũng chết.
Tôi tì má vào kính xe và cố ngước nhìn trời. Đêm nay không một vì sao nào tỏ. Mặt trăng cũng mất tăm. Sấm chớp lóe lên thi thoảng làm lộ ra những cụm mây đen ngòm. Vừa vặn làm sao.
Buzz mở cửa sau và cúi người xuống. Cơn mưa lúc này đã dịu lại như một màn sương, mặt chú ấy ướt nhoét nhưng nhìn chỉ như đang đổ mồ hôi.
“Cháu có muốn quá giang đến đâu không?” Chú ấy hỏi.
Tôi lắc đầu.
“Có cần gọi điện cho ai không? Cháu có thể dùng điện thoại của chú.”
Tôi lại lắc đầu. “Cháu không sao. Giờ cháu có thể vô nhà được chưa?”
Tôi không hay là mình thực sự muốn quay trở vào căn nhà di động nơi má đã trút hơi thở cuối cùng, nhưng ngay lúc này đây tôi đâu còn lựa chọn khả dĩ nào khác. Buzz né sang một bên và bung dù lên, dẫu cho cơn mưa đã nhẹ hạt và tôi cũng đã ướt sẵn. Chú ấy đi sau tôi một bước, giữ cây dù che đầu cho tôi khi tôi bước về nhà. 
Tôi không rõ về Buzz lắm. Tôi quen Dakota, con trai chú ấy. Tôi biết rất nhiều chuyện về Dakota, tất cả những chuyện mà tôi ước giá mình không hay. Tôi tự hỏi liệu Buzz có biết mình đã nuôi nấng nên một đứa con trai như thế nào hay không. Buzz có vẻ là một người tử tế. Chú ấy chưa bao giờ gây khó dễ với má con tôi. Thảng hoặc, trong lúc đi tuần, chú ấy sẽ tấp xe vào khu nhà di động. Những câu thăm hỏi như mọi lần của chú ấy dành cho tôi khiến tôi có cảm giác như chú ấy đang trông chờ tôi van nài hãy đưa tôi ra khỏi chỗ này. Nhưng tôi không làm thế. Những đứa như tôi rất điêu luyện trong việc giả vờ ổn. Lúc nào tôi cũng chỉ cười trừ và đáp là mình vẫn khỏe re, thấy chú ấy thở phào nhẹ nhõm vì không có cớ bốc máy gọi ngay đến Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em.
Khi đã trở vào trong phòng khách, tôi không thể cưỡng lại việc ngó chiếc đi văng. Lúc này trông nó rất khác. Như có người đã nằm chết trên đó.
“Mình cháu tối nay ổn chứ?” Buzz hỏi.
Tôi quay lại và thấy chú ấy đang đứng ngay ngoài cửa với chiếc dù che trên đầu. Chú ấy nhìn tôi ra vẻ cảm thông, dù trong đầu chắc đang nghĩ đến chuyện giải quyết mớ giấy tờ thủ tục mà sự vụ này vừa gây ra cho mình.
“Cháu ổn mà.”
“Ngày mai cháu có thể xuống nhà tang lễ để sắp xếp. Họ nói cứ đến sau mười giờ là được.”
Tôi gật đầu nhưng chú ấy vẫn chưa rời đi, hai chân lóng ngóng đứng nán lại thêm chút nữa. Chú ấy xếp dù ngoài cửa như một điều kiêng cữ, rồi bước một bước vào trong nhà. “Cháu biết đó,” chú ấy nói và vuốt mặt thật lực, mái đầu hói hằn những nếp nhăn khắp trán. “Nếu cháu không trình diện ở nhà tang lễ thì họ sẽ mặc định đây là một cuộc chôn cất nghèo nàn. Cháu sẽ không có bất kỳ dịch vụ mai táng nào cho bà ấy, nhưng ít ra họ sẽ không thể bắt cháu trả tiền.” Chú ấy có vẻ xấu hổ vì đã đề xuất như vậy, đưa mắt lên bức họa Mẹ Teresa rồi cụp mắt xuống chân mình như vừa bị bà quở trách.
“Cảm ơn chú.” Tôi nghĩ chẳng có ai đến đưa tang đâu. Nghe thật buồn nhưng đúng là như vậy. Má tôi suốt đời chỉ lủi thủi một mình. Dĩ nhiên, bà đã đàn đúm với đám thường gặp của mình trong quán bar mà bà đã lui tới gần hai mươi năm, nhưng đám người đó không phải là bạn của bà. Họ chỉ là những kẻ cô độc khác, tìm đến nhau chỉ để cùng nhau cô độc. Ngay đến đám người đó cũng rơi rụng dần nhờ ơn cơn nghiện đã hủy hoại thị trấn này. Hạng người mà má đã giao du cùng không phải là kiểu người sẽ đến dự lễ tang. Hầu hết đám người này chắc đều đang chịu lệnh truy nã và tránh tất tần tất các thể loại tụ họp, phòng trường hợp run rủi đó là âm mưu dàn cảnh của cảnh sát để tóm gọn họ.
“Cháu có cần gọi cho cha mình không?” Chú ấy hỏi.
Tôi nhìn chú ấy một thoáng, biết đó là điều rốt cuộc mình sẽ làm nhưng đang trù trừ muốn trì hoãn càng lâu càng tốt.
“Beyah,” chú ấy gọi tên tôi với một âm e kéo dài.
“Tên cháu gọi là Bay-uh.” Tôi không rõ tại sao mình lại chỉnh chú ấy. Chú ấy đã gọi sai tên tôi từ hồi tôi mới biết chú ấy, và trước nay tôi chưa bao giờ để tâm tới chuyện sửa lại cho đúng.
“Beyah,” chú ấy sửa lại. “Chú biết mình không có quyền nói điều này, nhưng mà… cháu cần phải đi khỏi thị trấn này. Cháu cũng biết điều gì sẽ xảy đến với những người như…” Chú ấy ngưng lại như thể điều sắp nói ra sẽ xúc phạm đến tôi.
Tôi kết câu thay cho chú ấy. “Với những người như cháu?”
Lúc này trông chú ấy còn xấu hổ hơn, dù tôi biết chú ấy chỉ có ý những người như tôi trong nghĩa rộng. Những người có mẹ giống như má tôi. Những người không cách nào thoát ra khỏi thị trấn này. Những người rốt cuộc phải đi làm trong các cửa hàng bán thức ăn nhanh cho đến khi toàn thân tê dại, và người đứng bếp sẽ mời họ một “hơi” giúp kho���ng thời gian còn lại của ca làm có cảm giác như đang ở vũ trường, và trước khi kịp nhận ra thì họ đã không thể nào gắng gượng nổi dù chỉ một giây trong ngày khốn khổ của mình mà không hít thêm hơi này đến hơi khác, theo đuổi thứ cảm giác đó còn ráo riết hơn sự an toàn của chính đứa con mình, cho đến khi họ bơm thẳng nó vào huyết quản và ngó trừng trừng Mẹ Teresa trong khoảnh khắc bất đắc kỳ tử, trong khi tất cả những gì họ từng khao khát chỉ là một lối thoát khỏi cảnh khốn cùng.
Buzz dường như không thoải mái khi đứng trong căn nhà này. Tôi ước gì chú ấy chỉ vậy mà đi thôi. Tôi thấy buồn cho chú ấy hơn là cho chính mình, trong khi tôi mới là người vừa chứng kiến má mình nằm chết trên đi văng.
“Chú không biết gì về cha cháu, nhưng chú biết ông ấy đã trả tiền thuê căn nhà di động này từ khi cháu mới chào đời. Điều đó cho thấy ông ấy là phương án tốt hơn ở lại thị trấn này. Nếu đã có một lối ra thì cháu cần phải nắm bắt lấy. Cuộc sống ở đây… không đủ tốt cho cháu.”
Đó có lẽ là điều tốt đẹp nhất mà người khác từng nói với tôi. Vậy mà nó lại đến từ cha của Dakota chứ không phải ai khác. Chú ấy nhìn tôi một chặp như muốn nói thêm điều gì đó. Hoặc có lẽ chú ấy muốn tôi đáp lời. Dù thế nào thì căn phòng cũng im phăng phắc cho tới khi chú ấy gật đầu chào và rời đi. Cuối cùng chú ấy cũng đi.
Sau khi chú ấy đóng cửa, tôi quay lại nhìn chiếc đi văng. Tôi nhìn nó rất lâu, cảm giác như đang rơi vào một cơn choáng váng. Thật kỳ quặc làm sao, chỉ trong mấy tiếng đồng hồ từ lúc thức dậy cho tới khi đi ngủ, cuộc đời bạn đã có thể hoàn toàn thay đổi. Dù muốn dù không tôi cũng phải công nhận rằng Buzz nói đúng. Tôi không thể ở lại đây. Tôi đã không tính tới, nhưng ít ra tôi đã đinh ninh mình còn một mùa hè để chuẩn bị thoát thân. Tôi đã làm việc cật lực để đi khỏi thị trấn này. Ngay khi tháng Tám tới, tôi sẽ lên xe đến Pennsylvania. Tôi đã nhận được học bổng bóng chuyền đến Penn State. Vào tháng Tám, tôi sẽ thoát khỏi cuộc sống này, và nguyên do sẽ không phải vì bất kỳ điều gì mà má đã làm cho tôi, hay vì cha tôi đã bảo lãnh tôi ra khỏi đây. Nguyên do chỉ vì tôi. Tôi muốn sự vẻ vang đó. Tôi muốn bản thân mình chính là nguyên do cho công cuộc đổi thay này. Tôi không cho phép Janean được ghi nhận công lao cho những điều tốt đẹp xảy đến trong tương lai của tôi. Tôi chưa bao giờ nói với má về suất học bổng bóng chuyền mà tôi nhận được. Tôi không tiết lộ với bất kỳ ai. Tôi đã thề giữ bí mật với huấn luyện viên của mình và thậm chí không cho ông viết bài giới thiệu hay chụp hình kỷ yếu. Tôi cũng chưa bao giờ kể với cha về suất học bổng. Chắc ông còn không biết tôi chơi bóng chuyền.
Tôi là sản phẩm của một chuyện tình một đêm. Cha tôi sống ở Washington và gặp Janean khi đang đi công tác ở Kentucky. Cho đến khi tôi được ba tháng tuổi thì ông mới biết mình đã làm Janean cấn bầu. Ông biết mình đã làm cha khi bà đưa cho ông những giấy tờ cấp dưỡng nuôi con.
Cha đến thăm tôi mỗi năm một lần cho tới năm tôi lên bốn, sau đó ông bắt đầu cho tôi bay đến Washington để thăm ông thay vì ông phải tự mình đến chỗ má con tôi. Ông chẳng biết gì về cuộc sống của tôi ở Kentucky. Ông chẳng biết gì về những cơn nghiện của má. Ông không biết gì về tôi, trừ những điều ít ỏi tôi để cho ông biết. Tôi rất kín đáo về mọi khía cạnh trong cuộc sống của mình. Bí mật là thứ tài sản duy nhất mà tôi có. Lý do tôi không kể với cha về suất học bổng cũng giống như với má. Tôi không muốn ông được tự hào vì có đứa con gái đạt thành tích. Ông không xứng đáng được có niềm tự hào về một đứa con mà mình đã đổ công sức vào. Ông tưởng tiền cấp dưỡng hàng tháng và những cuộc gọi cầm chừng tới chỗ làm việc của tôi là đủ để lấp liếm đi sự thật rằng ông chẳng biết gì về tôi. Ông chỉ là người cha hai tuần một năm. Khoảng cách địa lý giữa chúng tôi trở thành cái cớ hợp lý cho sự vắng mặt của ông trong cuộc đời tôi. Từ năm lên bốn, tôi ở với ông mười bốn ngày vào mỗi mùa hè, nhưng trong hai năm cuối thì tôi chẳng còn gặp ông nữa.
Lên mười sáu tuổi, tôi gia nhập đội tuyển và bóng chuyền trở thành một phần lớn hơn trong thói quen sinh hoạt hằng ngày của tôi, nên tôi không bay đến gặp cha nữa. Tôi đã kiếm cớ trong suốt hai năm qua để không phải đến thăm ông. Cha vờ như bị bỏ bê. Tôi vờ như bận rộn và thấy có lỗi. Xin lỗi ông, Brian, nhưng tiền cấp dưỡng mỗi tháng chỉ giúp ông thành một người có trách nhiệm, chứ không biến ông thành một người cha đúng nghĩa.
Có tiếng gõ cửa bất thần vang lên khiến tôi giật mình hét toáng. Tôi xoay người lại và nhìn thấy ông chủ nhà qua ô cửa sổ phòng khách. Thường tôi sẽ không mở cửa cho Gary Shelby, nhưng tôi đang không ở thế có thể phớt lờ ông ta. Ông ta biết là tôi còn thức. Tôi đã dùng điện thoại của ông ta để gọi cảnh sát. Thêm nữa, tôi cũng cần tính xem phải làm gì với chiếc đi văng này. Tôi không muốn giữ nó trong căn nhà này nữa. 
Khi tôi mở cửa, Gary dúi vào tay tôi một phong bì trong lúc ông ta sấn vào nhà để tránh mưa.
“Cái gì đây?” Tôi hỏi ông ta.
“Thông báo trục xuất.”
Vì đây là Gary Shelby chứ không phải ai khác nên tôi cũng không bất ngờ mấy.
“Bà ấy vừa mới chết đây thôi. Ông không thể chờ một tuần được sao?”
“Cô ta đã trễ ba tháng tiền nhà rồi, và tao cũng không muốn cho trẻ vị thành niên thuê. Một là kiếm người khác trên hai mươi mốt tuổi đứng tên hợp đồng thuê nhà, hai là mày phải cuốn xéo khỏi đây.”
“Cha tôi đã gửi tiền cho bà ấy trả tiền thuê nhà. Sao chúng tôi có thể trễ ba tháng được?”
“Janean nói thằng chả đã ngưng gửi tiền cho cô ta từ mấy tháng trước rồi. Ông Renaldo đang muốn tìm một chỗ rộng hơn, nên tao nghĩ tao sẽ để họ chuyển qua…”
“Ông khốn nạn thật đấy Gary Shelby.”
Gary nhún vai. “Chuyện làm ăn nó vậy. Tao cũng đã gửi cho má mày hai lượt thông báo rồi. Tao đảm bảo là mày có chỗ khác để đi. Mày không thể tự mình ở đây được, mày mới có mười sáu tuổi thôi.”
“Tôi đã mười chín tuổi từ tuần trước rồi.”
“Sao cũng được, mày phải hai mươi mốt tuổi. Hợp đồng quy định vậy. Hai mươi mốt tuổi và trả đủ tiền thuê nhà.”
Tôi chắc chắn là quy trình trục xuất hẳn hoi phải được thông qua trước khi ông ta có thể thực sự đuổi tôi ra khỏi cửa, nhưng tôi vốn không muốn sống ở đây nữa nên có cãi cọ cũng chẳng nghĩa lý gì.
“Tôi còn có thể ở đây bao lâu nữa?”
“Tao sẽ cho mày hết tuần này.”
Hết tuần này? Tôi có hai mươi bảy đô trong túi và tuyệt nhiên chẳng có nơi nào để đi.
“Tôi có thể ở trong hai tháng không? Tôi sẽ vào đại học vào tháng Tám.”
“Chắc là được nếu tụi mày đã không trễ đến ba tháng tiền nhà. Ba tháng kia rồi thêm hai tháng nữa, tao không thể cho không bất cứ đứa nào gần nửa năm tiền thuê nhà như vậy được.”
“Ông đúng là đồ khốn mà.” Tôi rủa thầm.
“Mày cũng tự tính được rồi đó.”
Tôi thử liệt kê trong đầu những người bạn tiềm năng mà mình có thể ở nhờ trong hai tháng tới, nhưng Natalie đã đến trường đại học ngay sau khi chúng tôi tốt nghiệp để bắt đầu các lớp học hè. Đám bạn còn lại của tôi đứa thì bỏ học và đang trên đường trở thành các Janean-tương-lai, đứa thì có gia đình mà tôi biết tỏng là sẽ không cho phép chứa chấp tôi. Còn có Becca với người cha dượng nhớp nháp của bồ ấy. Tôi thà ở với Gary còn hơn lại gần thằng cha đó. 
Đã đến nước này rồi.
“Tôi cần dùng điện thoại của ông.”
“Đã trễ rồi,” ông ta nói. “Mày có thể dùng nó vào ngày mai.”
Tôi đẩy ông ta sang một bên và bước xuống bậc thềm. “Vậy sao ông không chờ đến ngày mai rồi hẵng báo tôi đã thành đứa vô gia cư hả Gary!”
Tôi bước đi trong mưa, thẳng đến nhà ông ta. Gary là người duy nhất trong khu nhà di động còn giữ được điện thoại bàn, và vì hầu hết chúng tôi đều nghèo kiết xác không sắm nổi điện thoại di động nên mọi người đều dùng điện thoại của Gary. Ít ra là vậy nếu vẫn trả tiền thuê nhà đúng hạn và không phải tránh mặt ông ta.
Đã gần một năm kể từ lần cuối tôi gọi cho cha, nhưng tôi thuộc lòng số điện thoại của ông. Vẫn là số mà cha đã dùng suốt tám năm nay. Ông gọi cho tôi chừng một lần mỗi tháng, nhưng đa phần tôi đều né không nghe. Không có nhiều điều để nói với một người mà tôi chẳng hiểu được bao nhiêu, nên tôi phun bừa vài câu nói dối kiểu, Má vẫn khỏe. Trường lớp ổn. Công việc suôn sẻ. Cuộc sống bình thường.
Tôi ngậm ngùi nuốt niềm kiêu hãnh ngất trời của mình xuống và bấm số gọi cha. Tôi mong nó sẽ vào hộp thư chờ, không ngờ mới hai hồi chuông thì cha đã nhấc máy.
“Brain Grim nghe.” Giọng cha nghe trệu trạo. Tôi đã đánh thức ông.
Tôi hắng giọng. “Chào, cha.”
“Beyah?” Nghe như ông đã tỉnh rụi và bắt đầu lo lắng khi biết người gọi là tôi. “Có chuyện gì vậy? Mọi chuyện ổn cả chứ?”
Câu Janean chết rồi đã đậu ngay đầu lưỡi, nhưng tôi thấy thật khó để thốt ra. Ông chẳng biết gì nhiều nhặn về má tôi. Đã từ lâu ông không ghé Kentucky nữa. Lần cuối ông để mắt tới má thì bà vẫn còn xinh đẹp, chưa mang bộ dạng hốc hác tiều tụy như một bộ xương di động.
“Dạ, vẫn ổn,” tôi nói. Báo tin má đã chết qua điện thoại cho ông hay thì kỳ cục quá. Tôi sẽ chờ nói trực tiếp với ông.
“Sao con gọi cho cha trễ vậy? Đã có chuyện gì sao?”
“Con làm ca trễ và không có thời gian rớ tới điện thoại.”
“Bởi vậy cha mới gửi cho con chiếc điện thoại di động đó.”
Cha đã gửi cho tôi một chiếc điện thoại di động? Tôi thậm chí còn không thèm gặng hỏi. Tôi chắc chắn má đã bán nó lấy tiền mua thứ mà giờ đây còn đang dính cứng trong tĩnh mạch bà.
“Nghe con nói nè,” tôi nói. “Con biết là cũng lâu rồi, nhưng không biết mình có thể đến chỗ cha chơi trước khi con vào Đại học được không?”
“Đương nhiên là được chứ,” cha nói mà không hề chần chừ. “Con nói ngày đi và cha sẽ mua vé máy bay liền.”
Tôi ngó về phía Gary. Ông ta chỉ đứng cách tôi dăm bước, mắt lăm lăm dòm vào ngực tôi, nên tôi quay đi. “Con đang mong là có thể đến vào ngày mai.”
Một khoảng lặng xen vào, tôi nghe đầu dây bên kia có tiếng chuyển động, như cha đang bò ra khỏi giường. “Ngày mai sao? Con có chắc là mình vẫn ổn không Beyah?”
Tôi gục đầu xuống và nhắm mắt lại khi dối ông thêm lần nữa. “Dạ. Chỉ là Janean… Con cần nghỉ ngơi một chút. Và con nhớ cha.”
Tôi không hề nhớ ông. Tôi biết gì về ông đâu. Nhưng sao cũng được, miễn là tôi có thể bay khỏi chốn này nhanh nhất. Tôi nghe ra tiếng đánh máy bên đầu dây của cha, hình như ông đang gõ phím. Ông bắt đầu lẩm nhẩm thời gian và tên của các hãng bay. “Cha có thể đặt cho con một chuyến United đến Houston vào sáng mai. Con sẽ phải có mặt ở sân bay trong năm tiếng nữa. Con muốn ở lại đây mấy ngày?”
“Houston? Sao lại Houston?”
“Giờ cha đang sống ở Texas. Cũng được một năm rưỡi rồi.”
Đó chắc là điều mà một đứa con gái nên biết về cha mình. Ít ra ông vẫn giữ số điện thoại cũ.
“À, con quên mất.” Tôi bấu vào gáy mình. “Cha có thể mua vé chiều đi thôi được không? Con không chắc là mình muốn ở lại bao lâu nữa. Có khi vài tuần.”
“Ừ, giờ cha sẽ đặt vé. Sáng mai con chỉ cần tìm hãng United ở sân bay, họ sẽ in thẻ lên máy bay cho con. Cha sẽ đón con ở khu nhận hành lý khi con hạ cánh.”
“Cảm ơn cha.” Tôi gác máy trước khi ông có thể nói thêm gì. Khi tôi quay lại, Gary chỉ tay ra ngoài cửa. 
“Tao có thể cho mày đi nhờ tới sân bay,” ông ta nói. “Dĩ nhiên không miễn phí.” Ông ta cười gằn, khóe môi cong cớn của ông ta khiến bụng tôi thắt lại. Gary Shelby chịu ra tay giúp một người phụ nữ thì không phải để đổi lấy tiền.
Nếu có đổi chác một đoạn quá giang ai đó đến sân bay thì tôi thà chọn Dakota còn hơn Gary Shelby. Tôi đã quen với Dakota. Anh ta đáng khinh bao nhiêu thì cũng đáng tin cậy bấy nhiêu.
Tôi lại nhấc máy lên và bấm số của Dakota. Cha nói tôi cần phải có mặt ở sân bay trong năm giờ tới, nhưng nếu tôi trù trừ tới khi Dakota ngủ mất thì anh ta sẽ không nghe máy. Tôi muốn tới đó ngay khi mình vẫn còn cơ hội.
Tôi nhẹ người khi Dakota nghe máy. “Thật sao, Beyah? Nửa đêm rồi đó.” Anh ta thậm chí còn không thèm nói chào, ê, hay có chuyện gì vậy?
Tôi hắng giọng. “Tôi cần quá giang đến sân bay.” Tôi nghe thấy tiếng thở dài của Dakota, như thể tôi là một nỗi phiền toái. Tôi biết mình không phải vậy. Tôi có thể không là gì hơn một mối giao dịch với anh ta, một sự kỳ kèo mà anh ta muốn nấn ná càng lâu càng tốt.
Tôi nghe tiếng giường kẽo kẹt như anh ta đang ngồi dậy. “Tôi không có đồng nào đâu.”
“Tôi không… Tôi không gọi anh để hỏi tiền. Tôi muốn đi nhờ đến sân bay. Làm ơn.”
Dakota rên rỉ rồi nói, “Chờ tôi nửa tiếng.” Anh ta gác máy. Tôi cũng gác theo.
Tôi đi lướt qua người Gary và đảm bảo đã đóng cửa nhà ông ta lại khi rời đi. Một điều tôi đã học được trong chừng ấy năm sống trên đời là đừng tin đàn ông. Phần lớn những kẻ tôi đã qua lại cùng đều giống như Gary Shelby. Buzz thì tốt, nhưng tôi không thể lờ đi sự thật rằng chú ấy đã tạo ra Dakota. Còn Dakota chỉ là một phiên bản Gary Shelby đẹp mã và trẻ trung hơn. Tôi nghe người ta kháo nhau về những người đàn ông tử tế nhưng lại cho đó là chuyện hoang đường. Tôi đã nghĩ Dakota là một trong những người tốt. Hầu hết bọn họ đều xuất hiện với vẻ ngoài như Dakota, nhưng bên dưới những lớp lang che đậy kia là sự bệnh hoạn chảy tràn trong huyết quản.
Trở về nhà, tôi nhìn quanh phòng ngủ, tự hỏi có thứ gì tôi muốn đem theo mình không. Đồ đạc đáng để mang theo không có gì nhiều nhặn, nên tôi tóm lấy vài bộ đồ để thay, lược chải tóc và bàn chải đánh răng. Tôi nhồi đồ đạc vào mấy chiếc túi Walmart trước khi nhét chúng vào cặp, phòng khi phải đội mưa cũng không bị ướt. Trước khi bước ra khỏi cửa để chờ Dakota, tôi tháo bức họa Mẹ Teresa trên tường xuống. Tôi cố nhét nó vào cặp nhưng không vừa nên tóm bừa một chiếc túi Walmart khác, bỏ bức tranh vào rồi ôm theo nó bước ra khỏi nhà.
[...]
4 notes · View notes
lamiabaoloccity · 1 year
Text
Lời giải cho "cơn khát” dự án quy hoạch bài bản TP Bảo Lộc
La Mia Bảo Lộc chính là đáp án cho “cơn khát” bất động sản được quy hoạch bài bản mà nhiều “ông lớn” đang săn lùng.
Cầu vượt cung  - Khan hiếm nguồn bất động sản
Sau 3 quý nỗ lực tập trung gia tăng sản xuất xuất khẩu, rót vốn cho các ngành trọng điểm, nền kinh tế năm 2022 đã có xu hướng phục hồi so với năm 2021 nhưng đối với thị trường bất động sản hiện vẫn đang gặp khó khăn về việc huy động vốn, khan hiếm nguồn cung; Đặc biệt là việc tiếp cận các sản phẩm đầu tư có đầy đủ pháp lý và tiềm năng sinh lời cao.
Tình trạng cầu vượt cung diễn ra hầu hết tại các thị trường bất động sản trọng điểm trên cả nước. Đặc biệt trong phân khúc nhà ở cao cấp hay nhà phố thương mại mặc dù chi phí đầu tư khá cao nhưng nguồn sản phẩm cũng luôn hạn chế. Điển hình tại thị trường bất động sản Bảo Lộc, các chuyên gia cho rằng cần nhiều hơn nữa nguồn cung được quy hoạch bài bản, pháp lý hoàn chỉnh để thu hút giới đầu tư vào tỉnh này.
Tumblr media
Khu đô thị xanh tại " miền đất hứa"
Nếu trước đây, Đà Lạt là địa điểm lý tưởng được nhiều người lựa chọn để rời phố về quê hiện thực hóa giấc mơ hòa mình vào thiên nhiên, thì giờ đây Bảo Lộc đã trở thành "miền đất hứa" cho những ai yêu thích sống xanh, sống cân bằng. Bởi, vùng đất này vẫn vẹn nguyên sự thư thái, trong lành.
Không chỉ có lợi thế về thiên nhiên, Bảo Lộc còn sở hữu cơ sở hạ tầng, giao thông bài bản và đạt chuẩn, kết nối đa hướng, đa chiều như sân bay Liên Khương hay cao tốc Dầu Giây - Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương sẽ đưa vào hoạt động trong tương lai.
Thêm vào đó, xu hướng dịch chuyển đầu tư sang các vùng lân cận TP HCM khiến thị trường nhà đất Bảo Lộc rất tiềm năng đối với nhà đầu tư. Đặc biệt, giai đoạn 2019-2022, thị trường này trở nên vô cùng sôi nổi.
Theo Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng, trong quý I/2022, thành phố Bảo Lộc có 958 bất động sản bao gồm đất nền và nhà ở riêng lẻ giao dịch thành công. Bước sang quý II/2022, thành phố có lượng giao dịch nhà đất tăng mạnh với 1.595 giao dịch thành công trong đó 1.379 giao dịch đất nền và 216 giao dịch nhà ở riêng lẻ.
Có thể thấy, Bảo Lộc là thành phố thứ 2 của tỉnh Lâm Đồng với quỹ đất dồi dào, được tỉnh chú trọng đầu tư phát triển và thu hút các nhà đầu tư lớn của cả nước quan tâm.
Dù là “miền đất hứa” thu hút nhu cầu rất lớn từ giới đầu tư nhưng Bảo Lộc hiện thiếu hụt nguồn cung, các dự án quy hoạch hoàn chỉnh, đầy đủ pháp lý.
Tuy nhiên khi đứng trước tiềm năng sinh lời lớn, mong muốn đón sóng tăng giá của thị trường, nhiều khách hàng thời gian qua vẫn chấp nhận mua và đầu tư các sản phẩm chưa đủ pháp lý.
Ngoài ra, các dự án BĐS Bảo Lộc trước đây đều không có đơn vị quản lý vận hành. Điều này gây cản trở đối với những khách hàng ở xa có nhu cầu đầu tư như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… vì không có thời gian để có thể theo dõi và trông coi thường xuyên.
Tumblr media
Lời giải cho "cơn khát” dự án quy hoạch bài bản
Dù tồn tại một số bất cập, nhưng không thể phủ nhận sức hút của bất động sản Bảo Lộc, khi ngày càng có nhiều “ông lớn”, nhà đầu tư tìm đến đây. Ngoài những ưu thế về khí hậu thì Bảo Lộc còn là một trong những nơi được thiên nhiên ưu ái, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như thác Đamb'ri, chùa Linh Quy Pháp Ấn, hồ Nam Phương, Tu viện Bát Nhã, khu du lịch Madagui,…
Thêm vào đó, những năm qua, kết cấu hạ tầng của Bảo Lộc được chú trọng đầu tư, nâng cấp đồng bộ. Nhiều sản phẩm và loại hình du lịch mới được đưa vào kinh doanh, khai thác đã nâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất của địa phương. Đời sống của người dân Bảo Lộc theo đó cũng không ngừng nâng cao.
Để thu hút số lượng lớn du khách cũng như các nhà đầu tư sẵn sàng với cơ hội sinh lời mà bất động sản nơi đây mang tới, giới chuyên gia cho rằng Bảo Lộc cần nhiều hơn nữa nguồn cung được quy hoạch bài bản, pháp lý hoàn chỉnh.
Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có sự thanh lọc mạnh mẽ để chọn ra những dòng sản phẩm tiềm năng, những chủ đầu tư đủ tiềm lực và đi đúng hướng, giúp khách hàng ngày càng có nhiều ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có pháp lý hoàn chỉnh, quy hoạch đồng bộ, có đơn vị quản lý bài bản, mang lại giá trị thực cùng tiềm năng sinh lời cao.
Nhằm giải quyết bài toán này, từ cuối năm 2021, cơ quan chức năng Bảo Lộc đã chủ trương xét duyệt và cho ra thị trường các dự án bất động sản có pháp lý hoàn chỉnh, nhằm kiểm soát tốc độ đô thị hóa tại Bảo Lộc. Cùng với đó, phía các chủ đầu tư cũng cố gắng hoàn thiện pháp lý và quy hoạch dự án để đưa ra thị trường các sản phẩm minh bạch.
Hiện, dự án Khu dân cư Nông thôn mới Đô Thị Xanh La Mia Bảo Lộc là dự án hiếm hoi được cấp giấy phép 1/500 tại Bảo Lộc. Dự án này do Eras Đà Lạt làm chủ đầu tư, có quy mô lên đến 9,1ha gồm 357 sản phẩm theo chuẩn pháp lý 1/500 đã có giấy phép xây dựng. Đây cũng là dự án đầu tiên được vận hành bởi AHS (Absolute Collection) - đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp quốc tế của Thái Lan.
La Mia Bảo Lộc bao gồm các sản phẩm nhà phố liền kề và biệt thự, có vị trí đắc địa nằm trên mặt tiền Quốc lộ 20, xã Lộc Châu, thành Phố Bảo Lộc. Dự án được bao quanh bởi khu dân cư hiện hữu, được thụ hưởng tất cả những tiện ích hiện hữu của hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội ổn định trong khu vực như: Trường học các cấp, chợ, siêu thị, TTTM, bệnh viện, ngân hàng, bến xe, TT UBND,... Chỉ từ 5-10 phút di chuyển có thể kết nối với các khu du lịch nổi tiếng tại Bảo Lộc và thuận tiện di chuyển đến thành phố Đà Lạt theo Quốc lộ 20.
Với phong cách địa trung hải độc đáo, hội tụ nhiều tiện ích, mang đến những khu thương mại, khu vui chơi giải trí, thể thao, khu công viên cây xanh, đáp ứng đời sống cư dân.
Dự án La Mia Bảo Lộc được đánh giá cao bởi sự tập trung vào sự phát triển bền vững và đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật. Vùng đất này cũng được coi là một nguồn tài nguyên có tiềm năng sinh lời hấp dẫn cho những nhà đầu tư thông minh.
Nguồn: https://www.lamiacity.com/tin-tuc/la-mia-bao-loc-loi-giai-cho-con-khat-du-an-quy-hoach-bai-ban/
1 note · View note
tapnhan · 2 years
Photo
Tumblr media
EMPIRE OF PAIN - Patrick Radden Keefe
Cuốn non-fiction hay nhất đọc trong năm … ngoáiTrên các quốc gia trên thế giới thì tai nạn giao thông thường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hàng đầu. Riêng ở Mỹ thì bên cạnh đó có 1 đặc sản khác mà ai cũng biết là tử vong do súng đạn với con số người chết lớn không kém. Tuy nhiên trong khoảng gần chục năm trở lại đây tại Mỹ có nguyên nhân khác bỏ xa tai nạn giao thông và súng ống để trở thành hung thần cướp đi mạng sống của hàng chục ngàn người mỗi năm đó chính là chết do dùng thuốc quá liều. Trong đó đặc biệt là cái chết do lạm dụng thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid có nguồn gốc từ thuốc phiện chiếm hơn 2/3 số lượng, có thời điểm lên tới 50,000 người chết mỗi năm. 
Điều đáng báo động nhất trong cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ này là nếu ngày xưa ai nghiện thì phải lén lút đi mua thuốc phiện từ buôn lậu ma tuý còn ngày nay người ta có thể xin thuốc trực tiếp từ chính tay bác sĩ. Giải thích ngắn gọn thì các công ty dược phẩm đã chế tạo ra một số loại thuốc giảm đau liều cao chiết xuất từ thuốc phiện và tiến hành các chiến dịch tẩy não, quảng cáo và tiếp thị lừa đảo đến các bác sĩ và bệnh nhân rằng đây là dược phẩm thần kỳ xoá tan mọi nỗi đau mà lại vô cùng an toàn, ko hề gây phụ thuộc gì hết. Thuốc giảm đau bình thường vốn chỉ được kê cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hoặc bệnh lý đặc biệt để có những ngày tháng cuối cuộc đời bớt đau đớn thì giờ thì được bác sĩ kê thả phanh với tất cả mọi thể loại bệnh. Các bệnh nhân thì say mê uống trong sung sướng như nhai thuốc bổ. Tiền cứ thế chảy đều vào túi các công ty dược phẩm lớn, bác sĩ kê thuốc nhiều thì được ăn phần trăm cao, người được kê đơn đặc biệt là những người dân lao động thu nhập thấp thì có thể được quên đi những nỗi đau âm ỉ hàng ngày mà thường trước khi bị các bác sĩ bỏ lơ như đau lưng, đau xương khớp … 
Dè đâu thực tế thì sau này mới vỡ lở ra loại thuốc này có tỷ lệ gây nghiện vô cùng cao và độ nguy hiểm được đánh giá còn gấp 50 lần so với heroin. Đến lúc sự tình này lộ ra thì đã quá muộn, dân Mỹ đã nghiện thuốc này như nghiện ma tuý. Giờ đây khi tin tức lạm dụng thuốc giảm đau có hại cho sức khoẻ bị tràn ra, các bác sĩ buộc phải ngừng kê thuốc opioid dẫn đến việc các bệnh nhân đã bị nghiện trước giờ quen được mua thuốc từ chính bác sĩ giờ  lâm vào hoàn cảnh khốn cùng ko còn đường kiếm được thuốc bằng cách chính ngạch nữa đã buộc phải chuyển sang mua chợ đen và khi giá thành ngày càng cao họ buộc phải chuyển sang dùng heroin có giá rẻ hơn. Có nhiều công ty dược phẩm lớn đã trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng opioid này vd như Johnson&Johnson .. và trong cuốn Empire of Pain này tác giả tập trung điều tra và giải thích ngọn nguồn đại dịch này qua câu chuyện công ty Purdue Pharma và chủ trực tiếp của nó là gia đình Sackler. 
Sackler là một trong 20 gia đình giàu có nhất Mỹ theo tạp chí Forbes, với tổng tài sản lên tới 14 tỷ đô và là một tên tuổi lớn gắn liền với hoạt động từ thiện khi họ vô cùng tích cực trong việc donate các khoản tiền kếch xù cho các bảo tàng nghệ thuật (MOMA, Guggenheim, Lourve ..) tới các trường đại học nổi tiếng thế giới (Oxford, NYU..) cùng như các tổ chức y tế lớn. Tuy nhiên sự gìau có của gia đình Sackler được xây dựng trên nỗi đau nhức nhối của cộng đồng khi chính họ vào năm 1996 đã chế tạo ra OxyContin - thuốc giảm đau dòng opioid vô cùng có hiệu lực và một bom tấn trong làng dược phẩm với doanh số phải tới 35 tỷ đô la và là 1 trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra đại dịch opioid. Sách chia làm 3 phần kể về 3 đời của dòng họ này, kể từ thế hệ đầu tiên là 3 anh em di dân tới nước Mỹ và câu chuyện entrepreneur tự xây dựng chỗ đứng của mình trên xứ sở cờ hoa cho đến thế hệ thứ 2 với việc phát minh ra Oxycontin cũng như hoạt động PR, tiếp thị lừa đảo đi liền với nó và cuối cùng là đến thế hệ thứ 3 ở thời điểm hiện tại phải đứng trước hàng ngàn vụ kiện và cáo buộc đến từ chính quyền thành phố, bang, bệnh viện, trường học .. vì những hậu quả do thuốc này gây ra. 
Trước Oxycontin Mỹ từng có các loại thuốc giảm đau opioid khác tuy nhiên đại dịch này chỉ xảy thực sự bùng phát khi Oxycontin ra đời. Theo thống kê thì có nhiều ng Mỹ đã chết vì dùng thuốc giảm đau quá liều hơn tất cả số thương vong trong các cuộc chiến mà Mỹ tham gia kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2. Cuốn này khá là dài, đi sâu vào dynamic trong gia đình Sackler tuy nhiên rất là cuốn hút, đặc biệt là phần 1 kể vè câu chuyện của 3 ae nhà Sackler. Một trong những cuốn gây ấn tượng nhất với mình năm 2021 nên rất là recommend với các bạn.
5 notes · View notes
bacsithu · 2 years
Text
Phòng khám da liễu Tại Đà nẵng
Những bệnh lý về da liễu thường là những bệnh phổ biến và xảy ra thường ngày, nó có ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt cũng như tâm lý và sức khoẻ của bạn. Tuy nhiên bạn đã thử nhiều cách cũng như sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau vẫn không hiệu quả. Bài viết này chúng tôi sẽ chỉ bạn 10 phòng khám da liễu uy tín Đà Nẵng mà bạn cần phải đến.
Table of Contents
1. Dr. Thư – Trung tâm điều trị da công nghệ cao
2. Phòng khám da liễu Phi Long
3. Phòng khám da liễu Bs Thanh Nhàn
4. Phòng khám da liễu Bs Hà Nguyên Hào
5. Phòng khám da liễu BS. Nguyễn Đức Tiến
Danh Sách Dịch Vụ Phòng Khám Da Liễu Tại Đà Nẵng  – Phòng Khám Bác Sĩ Thư
1. Dr. Thư – Trung tâm điều trị da công nghệ cao
Bác sỹ Thư nổi tiếng với những ca điều trị bệnh da liễu khó do đó được đa số người dân ở Đà Nẵng tin tưởng và thường xuyên lui tới. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề lại còn mát tay với những ca bệnh về da khó, đồng thời khi đến với trung tâm bạn còn được trải nghiệm:
Đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao: Đến với Bác sỹ Thư bạn sẽ được tư vấn và điều trị trực tiếp bởi các chuyên gia da liễu có chuyên môn cao. Tuỳ vào tình trạng da và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi khách hàng sẽ được tư vấn một phác đồ điều trị khác nhau.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối: Với quy trình điều trị da liễu chuẩn y khoa và tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vô trùng, vô khuẩn. Đặc biệt, quá trình điều trị được kết hợp với công nghệ Plasma lạnh – TOP 5 công nghệ tiến tiến thế giới giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.
Sử dụng các sản phẩm dược mỹ phẩm uy tín: Bác sỹ Thư luôn lựa chọn các sản phẩm bổ trợ là các sản phẩm dược mỹ phẩm chính hảng của Mỹ và Pháp. Điều này giúp da phục hồi nhanh chóng, góp phần làm se khít lỗ chân lông, láng mịn và làm giảm mờ thâm hiệu quả.
Thông tin liên hệ
Hotline: 0935 65 64 88
Facebook: fb.com/thammyvienDrThu
Địa chỉ: 191 Nguyễn Văn Linh, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
2. Phòng khám da liễu Phi Long
Đến với phòng khám Phi Long thì bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tuyệt vời bởi phòng khám cung cấp những trang thiết bị hiện đại bậc nhất đảm bảo an toàn và hiệu quả cho mọi ca điều trị cùng với sự chăm sóc tân tình và chu đáo nhất đối với khách hàng. Hệ thống các máy laser với khả năng thực hiện hơn 11 phương pháp laser tiên tiến, cùng giường khám bệnh tiên tiến sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 144 Dũng Sỹ Thanh Khê, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
3. Phòng khám da liễu Bs Thanh Nhàn
Hiện đang làm việc tại Bệnh viện da liễu Đà Nẵng – Nguyên giảng viên Bộ môn da liễu Đại học Y Dược Huế nguyên Phó giám đốc Trung tâm thẩm mỹ Bệnh viện gia đình Đà Nẵng. Do đó, bạn hoàn có thể an tâm và tin tưởng khi đến điều trị tại phòng khám. Phòng khám sư dụng nhiều phương pháp tiên tiến có thể giải quyết mọi vấn đề về da liễu cũng như các ca khó. Đồng thời, phòng khám còn áp dụng phương pháp chăm sóc da hiện đại, đem lại hiệu quả điều trị đặc biệt cho hầu hết các vấn đề về da liễu. Với những loại công nghệ laser như Fraction CO2 Laser, Diod laser, Spectra Laser…
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 69 Hoài Thanh, Ngũ Hành, TP. Đà Nẵng
4. Phòng khám da liễu Bs Hà Nguyên Hào
Là một bác sỹ giỏi có nhiều năm công tác tại Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng lại có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khắc phục các vấn đề da liễu từ đơn giản đến phức tạp. Được đào tạo chuyên sâu về ngành da liễu, là bác sĩ chuyên khoa I do đó phòng khám là địa chỉ tư nhân uy tín và quen thuộc được nhiều người dân tin tưởng và tìm đến.
Phòng khám da liễu Bs Hà Nguyên Hào là phòng khám da liễu uy tín tại Đà Nẵng chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về da liễu, các bệnh lông, tóc, móng, các bệnh niêm mạc miệng, lưỡi, các bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da như: herpes, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, sùi mào gà, mụn cóc, sẹo lồi, mụn thịt, tàn nhang, đốm nâu, nấm da, chàm (eczema), mụn trứng cá nặng…
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 10 Trần Tống, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 1382 6099
5. Phòng khám da liễu BS. Nguyễn Đức Tiến
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm đã và đang công tác tại bệnh viện da liễu Đà Nẵng phòng khám da liễu BS. Nguyễn Đức Tiến chuyên khám và điều trị chuyên sâu về các bệnh ngoài da và bệnh hoa liễu. Sử dụng các thành tựu hiện đại và tiên tiến trên thế giới vào việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Đồng thời phòng khám thường xuyên liên kết với các phòng khám chuyên khoa da liễu ở các tỉnh nhằm trao đổi chuyên môn và nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 236/42 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
Đừng để các bệnh da liễu phát triển gây ra các vẫn đề về sức khoẻ cũng như gây ra những ảnh hưởng lớn lớn đến nhan sắc của bản thân nhé! Trên đây là tổng hợp 5 phòng khám da liễu uy tín tại Đà Nẵng, nếu bạn cũng đang gặp tình trạng về da mà chưa tìm được địa chỉ thì tham khảo ngay nhé!
2 notes · View notes
thptngothinham · 12 days
Text
Hướng dẫn phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, lập dàn ý chi tiết và tuyển chọn những bài văn tham khảo hay phân tích tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Tài liệu hướng dẫn phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn cung cấp gợi ý chi tiết giúp em làm tốt các bước phân tích đề, lập dàn ý và sơ đồ tư duy kèm theo 15+ bài văn mẫu tham khảo hay.     Cùng xem ngay... Hướng dẫn phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính Đề bài: Phân tích tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không k��nh" của Phạm Tiến Duật. 1. Phân tích đề - Yêu cầu về nội dung: phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết... có trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Phương pháp lập luận chính: phân tích. 2. Hệ thống luận điểm Nội dung bài văn phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính cần tập trung bám sát các luận điểm chính sau đây: - Luận điểm 1: Hình ảnh những chiếc xe không kính - biểu tượng cho hiện thực tàn khốc của chiến tranh. - Luận điểm 2: Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, lạc quan, phẩm chất cao đẹp. 3. Sơ đồ tư duy phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính 4. Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm a) Tác giả Phạm Tiến Duật - Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, sinh ra trong gia đình có cha là nhà giáo dạy chữ Hán và tiếng Pháp, mẹ làm ruộng. - Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ (phóng viên). - Ông có 8 năm gắn bó với Trường Sơn và Đoàn 559: "Tôi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói Trường Sơn đã đẻ ra nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trước đây, bây giờ và sau này nếu tôi viết được chút gì neo lại trong lòng bạn đọc chính là nhờ những năm tháng ở Trường Sơn”. - Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. - Sau khi chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó giữ chức Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. - Năm 2007, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi. - Sự nghiệp sáng tác: Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc. Ông được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ” và “ngọn lửa đèn” của một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. - Những tập thơ chính: Gửi em cô bộ đội lái xe (1968), Vầng trăng - Quầng lửa (1970), Ở hai đầu núi (1981), Vầng trăng và những quầng lửa (1983), Thơ một chặng đường (1994), Nhóm lửa (1996), Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997), Tuyển tập Phạm Tiến Duật (2007),... Ngoài ra còn có tập tiểu luận Vừa làm vừa nghĩ (2003). b) Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa của tác giả. Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. - Ý nghĩa nhan đề bài thơ: + Hình ảnh độc đáo, gây ấn tượng mạnh: những chiếc xe không kính + Từ bài thơ có vẻ như hơi thừa, nhưng thực ra từ đó lại nằm trong chủ định của tác giả và tạo nên sự liên kết giữa hai sự vật có vẻ xa lạ nhau: "bài thơ" và “xe không kính”. Xe không kính thì chẳng có gì làm nên thơ cả, vậy mà nó đã trở thành hình ảnh trung tâm của một bài thơ. Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng rất khô khan, trần trụi. Đó chính là chất thơ từ hiện thực gian khổ, ác liệt ở nơi chiến trường. -> Cách đặt nhan đề tự nhiên thể hiện sâu sắc phong cách thơ Phạm Tiến Duật: tinh nghịch, sôi nổi, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống và chiến đấu. Nhan đề lạ và độc đáo, giàu chất thơ
và tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc, nhấn mạnh chất thơ của những chiếc xe không kính trần trụi, xấu xí, chất thơ của những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm vượt lên bao khó khăn, hiểm nguy nơi chiến trường để đưa xe về miền Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ lúc bấy giờ. => Tác giả đã tìm thấy, phát hiện và khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. - Trong tập thơ nguyên bản, nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng để câu thơ: "Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ mất rồi". Nhưng sau đó được yêu cầu sửa từ "mất rồi" thành từ "đi rồi", từ "mất" được các chiến sĩ trên đường Trường Sơn nghe nhiều nên không thích từ đó. Trong bài thơ tác giả đã miễn cưỡng thay đổi nhưng vẫn giữ nguyên bản tập thơ là từ "mất". - Bố cục của bài thơ: + Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính. + Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính. + Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam. Tham khảo thêm: Vẻ đẹp người lính qua tác phẩm Tiểu đội xe không kính và Những ngôi sao xa xôiCảm nhận về 2 khổ thơ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính Dàn ý phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính a) Mở bài - Giới thiệu về tác giả: Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ. - Giới thiệu khái quát về tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ, ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn. b) Thân bài * Khái quát hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc. - Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn trong đó có những đoàn xe vận tải vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để ra trận. - Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe. * Hình ảnh những chiếc xe không kính - Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực: Không có kính không phải vì xe không có kính, Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. + Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết. + Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh. => Hai câu thơ đã giải thích nguyên nhân những chiếc xe lại không có kính, qua đó phản ánh mức độ khốc liệt của chiếc tranh. * Hình ảnh người lính lái xe - Tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. + Tính từ ung dung nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe. + Điệp từ “nhìn”: khí phách kiên cường, như thách đố với khó khăn. - Thái độ, tinh thần lạc quan, bông đùa với những khó khăn: + Bụi phun vào tóc, vào mặt là một trò gây cười, mưa ướt áo cứ đi tiếp vì gió lùa áo khô nhanh thôi + Xe không kính cũng có cái hay đó là tầm nhìn rộng hơn, thấy được con đường “chạy thẳng vào tim”, thấy sao trời gần hơn “ùa vào buồng lái”. -> Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe. + Điệp từ “ừ thì”: như một cái tặc lưỡi, chép miệng đồng thuận, coi mọi khó khăn là chuyện nhỏ. -> Thái độ lạc quan, yêu đời, tự tin có chút bướng bỉnh, ngang ngạnh; hình ảnh người lính lái xe hiện lên vừa đáng yêu vừa đáng nể. - Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, kề cận cái chết: + Tiểu đội xe là “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gặp nhau.
+ Tình đồng đội: những cái bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi”, là dựng bếp lửa giữa trời, cùng ăn cùng ca hát, cùng mắc võng ngủ trong rừng. => Từ trong khó khăn, người lính từ mọi miền xa lạ trở thành “gia đình” của nhau. - Niềm tin vào chiến thắng: + Điệp từ “lại đi”, lí do “vì miền Nam phía trước”: Không gì ngăn cản được các anh đến chi viện cho chiến trường miền Nam. + Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” và hoán dụ “trong xe có một trái tim”: là tình yêu thương dành cho miền Nam, cho Tổ quốc, là niềm tin vào chiến thắng, vào tự do. -> Hình ảnh "trái tim" là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn. => Tất cả cùng chung lí tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng đang tới rất gần. * Đánh giá đặc sắc nghệ thuật: - Kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ - Sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ... - Sáng tạo được những hình ảnh độc đáo có chất liệu hiện thực sinh động - Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. c) Kết bài - Khái quát lại giá trị của bài thơ: Bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo đó là những chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. - Liên hệ việc giáo dục phát huy tinh thần chiến đấu cho thế hệ trẻ hiện nay. TOP 10 bài văn mẫu hay phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn mẫu số 1 Chiến tranh đã lùi xa theo sự biến động không ngừng của thời gian nhưng dư âm của nó vẫn còn lưu lại trong những trang sử hào hùng của dân tộc qua những bài ca, vần thơ, câu chuyện trong văn học. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một trong số những tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ điều này. Qua bài thơ, tác giả đã làm nổi bật hai hình tượng cùng sóng đôi và song hành trong mỗi một khổ thơ: đó là những tiểu đoàn xe không kính và người lính lái xe với những vẻ đẹp ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ở hai khổ thơ đầu tiên, tác giả đã làm nổi bật hình tượng những chiếc xe không kính và tư thế kiên cường, ung dung của người lính. Bằng giọng thơ mang đậm chất văn xuôi và lối nói mang tính khẩu ngữ, những chiếc xe không kính xuất hiện một cách chân thực và trần trụi: "Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi" Điệp ngữ "Bom giật bom rung" đã diễn tả thành công sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh - không gian của những "mưa bom bão đạn" và hàng loạt những hiểm nguy đang rình rập người chiến sĩ. Nhưng với tinh thần bất khuất, họ đã đối diện với những điều đó với tư thế kiên cường, ung dung: "Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng" Tác giả đã đưa từ "ung dung" lên đứng đầu câu để nhấn mạnh vẻ đẹp hiên ngang của người lính. Đi qua những "lửa đạn bom rơi", qua buồng lái không kính, họ trực diện nhìn thẳng vào hiện thực cuộc chiến: "Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Nhìn thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái" Không gian rộng lớn của con đường ra trận được gợi mở theo bút pháp hiện thực. Qua những buồng lái, người lính chứng kiến tất cả những gì khắc nghiệt nhất của thiên nhiên và chiến trường. Nhịp thơ dồn dập qua điệp từ "nhìn" và giọng thơ mạnh mẽ đã nhấn mạnh tư thế chủ động đối diện với mọi khó khăn, gian khổ của người lính. Dẫu có bao nhiêu trở ngại "gió xoa mắt đắng", "đột ngột cánh chim" thì họ vẫn cầm chắc tay lái để nhìn thẳng vào bom đạn của kẻ thù để điều khiển những chiếc xe thẳng tiến vững vàng ra mặt trận. Ở hai khổ thơ tiếp theo, tác giả đã miêu tả sự khắc nghiệt của cuộc sống nơi chiến trường cùng tinh thần bất chấp hiểm nguy và sự lạc quan của người lính. Con đường ra trận không chỉ có bom đạn của kẻ thù mà còn có những yếu tố khắc nghiệt khác như bụi bặm, "mưa
tuôn", "mưa xối" khiến người chiến sĩ lái xe gặp vô vàn trở ngại như "bụi phun tóc trắng như người già", "ừ thì ướt áo" nhưng họ vẫn bản lĩnh, vững vàng vượt qua với tinh thần lạc quan cùng sự hài hước, dí dỏm: "Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" Hay như: "Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi" Với giọng thơ hóm hỉnh cùng ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, tinh thần lạc quan cùng những tiếng cười của người lính vang lên giữa chiến trường khốc liệt đã được tác giả Phạm Tiến Duật miêu tả thành công. Đó cũng là vẻ đẹp chung của thế hệ thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Không chỉ dừng lại ở đó, hình tượng những chiếc xe không kính còn được nhà thơ miêu tả trong mối quan hệ với vẻ đẹp của tình đồng đội giữa những người lính lái xe. Qua những khung cửa không kính, họ "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" và "Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới". Đó là những cái "bắt tay" thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia những khó khăn mà họ đi qua, gợi nhắc hình ảnh "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" mà tác giả Chính Hữu từng miêu tả ở tác phẩm "Đồng chí". Tình đồng đội gắn bó keo sơn giữa người chiến sĩ còn được thể hiện thông qua định nghĩa về gia đình mang đậm chất lính: "Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy" Những hiểm nguy mà người lính đã đi qua càng làm cho họ thêm gắn bó sâu nặng. Dù cho những bữa cơm thời chiến diễn ra đơn sơ, giản dị và chóng vánh nhưng vẫn đủ sức xóa đi mọi khoảng cách để họ xích lại gần nhau, xem nhau như anh em ruột thịt trong một gia đình. Ở khổ thơ cuối cùng, tác giả tiếp tục miêu tả hình tượng những chiếc xe không kính với bút pháp hiện thực. Tiểu đội xe không kính hiện lên với sự thiếu thốn và không vẹn toàn: "Không có kính, rồi xe không có đèn / Không có mui xe, thùng xe có xước". Những yếu tố cần thiết để đảm bảo chiếc xe hoạt động bình thường và an toàn dần biến mất, nhưng rồi chúng vẫn "bon bon" chạy thẳng ra chiến trường một cách hiên ngang, bởi: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim" Sức mạnh của lòng yêu nước cùng lý tưởng một lòng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được nêu bật thông qua cách biểu đạt cụ thể về chặng đường "vì miền Nam". Tác giả đã sử dụng biện pháp hoán dụ qua hình ảnh "trái tim" để gợi lên ý chí chiến đấu cùng sự ngoan cường dũng cảm và lý tưởng cách mạng cao đẹp của người lính. Chính "trái tim" đầy nhiệt huyết đó đã giúp họ chiến thắng mọi gian khổ và đi qua mọi bom đạn của kẻ thù. Như vậy, thông qua thể thơ tự do, giọng thơ tự nhiên pha chút hài hước, dí dỏm cùng ngôn ngữ thơ giản dị, tác giả Phạm Tiến Duật đã đóng góp một cách nhìn mới mẻ về hiện thực chiến tranh. Xuyên suốt tác phẩm, hình tượng tiểu đội xe không kính cùng những người lính lái xe luôn được miêu tả trong sự song hành để làm nổi bật vẻ đẹp, sức mạnh của tinh thần yêu nước và tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm trong những tháng năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính chuyên văn mẫu số 2 “Xe ta quý ta yêu Ôi chiếc xe đồng chí Cùng ta lăn sớm chiều Cùng ta đi đánh Mĩ.” (Bài ca lái xe đêm, Tố Hữu) Trong cuộc trường chinh chống Mĩ, để giải phóng quê hương, để giành lấy độc lập, để dành lại tự do cho dân tộc, người chiến sĩ giải phóng quân đã trở thành nhân vật tiêu biểu, hội tụ những gì cao đẹp nhất. Những chàng trai đó đã được nhân dân và thế giới khâm phục, ngưỡng mộ. Hình ảnh anh chiến sĩ hào hùng, sôi nổi, trẻ trung đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào, là đề tài bất tận, bất tận cho các nhà thơ, nhà văn sáng tác. Là một nhà thơ phục vụ trong quân đội, phục vụ trong binh đoàn lái xe vận tải, trên con đường máu lửa Trường Sơn, Phạm Tiến Duật đã cảm nhận sâu sắc cuộc sống người chiến sĩ lái xe trên con đường lịch sử này. Ông đã sáng tác một bài thơ hay, một bài thơ độc đáo, đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Phân tích bài thơ, ta mới cảm nhận, hiểu biết đầy đủ hơn về người lính, đồng thời đó ta cũng sẽ thấy được nét đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ.
Trên con đường rừng Trường Sơn huyết mạch và nổi tiếng với tên gọi “đường mòn Hồ Chí Minh”, những chiếc xe thuộc đơn vị vận tải vẫn lao nhanh ra chiến trường tiếp viện. Những chiếc xe và chiến sĩ lái xe trở thành quen thuộc, đáng yêu. Nhà thơ viết về họ với phong cách tự nhiên thật độc đáo. Nguồn cảm hứng của nhà thơ bắt nguồn từ hiện thực "chiếc xe không có kính” và càng bất ngờ hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn là không chỉ có một chiếc xe thôi đâu mà là cả một “tiểu đội xe không kính”. Hình ảnh những chiếc xe đó được nhấn mạnh trong câu thơ đầu tiên, một lời giới thiệu khá độc đáo, thân thương: “Không có kính không phải vì xe không có kính”. Câu thơ thoạt nghe như lời kể lể, giãi bày. Với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giống như lời nói của người chiến sĩ giới thiệu chiếc xe yêu quý mà mình đang sử dụng. Xe vốn thường có kính và chiếc xe có kính là điều bình thường, không có gì đáng nói. Chi tiết tả thực không có kính mới gây sự chú ý, bất ngờ và là một thực tế có sức khơi gợi mạch thơ, có sức khơi gợi lòng người. Nếu vế đầu của câu thơ đó có tính chất phủ định thì ở vế sau của câu thơ lại nhằm khẳng định, nhấn mạnh ”không phải vì xe không có kính”. À! Thì ra trước kia vẫn nguyên vẹn, lành lặn với các bộ phận đó chứ đâu phải xe mới ra đời là đã không có kính. Vậy tại sao lại có sự không bình thường ấy chứ? Vì sao cả một ”tiểu đội xe không kính”? Nhà thơ bước vào tư thế, vị trí kiên cường của người chiến sĩ lái xe để trả lời: “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Thì ra cái lí do, cái nguyên nhân là vì chiến tranh mà ra cả. Chiến tranh phá hoại chiếc xe, làm cho chiếc xe tàn tạ, trở thành chiếc xe không mui, không đèn, không thể không xước đi, yếu dần. Điệp từ “bom” kết hợp với các động từ”giật”, ”rung” đã tái hiện lại không khí, tính chất khốc liệt, gay go của cuộc chiến đấu giữa ta và giặc, phơi bày và tố cáo bản chất hung bạo, ngông cuồng của quân giặc. ”Mưa bom bão đạn” của chúng dội xuống Trường Sơn thật là dữ dội, ác liệt. Bọn chúng định dùng sức mạnh với các vũ khí hiện đại để chặn đường tiếp tế, tiến công của ta, làm lung lay ý chí, tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ. Sức ép của bom đạn khi nổ, những mảnh bom trúng vào chiến sĩ, trúng vào chiếc xe khiến cho chiếc xe bị trầy, khiến cho chiếc xe ”kính vỡ đi rồi”. Lời thơ vẫn nhẹ nhàng thể hiện sự bình thản của người cầm lái. Đối lập với thực tế khó khăn, khắc nghiệt về điều kiện bởi những chiếc xe bị hư hại là thái độ của người chiến sĩ lái xe: "Ung dung buồng lái ta ngồi”. Từ “ung dung” đặt trong phép đảo ngữ như đang diễn tả thái độ tự tin, bình tĩnh, không một chút nao núng, run sợ của người chiến sĩ. Bất chấp mọi trở ngại, gian khổ, mặc kệ những hiểm nguy, người lính vẫn vững vàng ngồi vào buồng lái để làm nhiệm vụ. Thái độ ấy xuất phát từ phẩm chất gan dạ, anh hùng và từ chiếc xe không kính, người chiến sĩ đã quan sát cảnh vật bên ngoài ”Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Câu thơ viết theo nhịp 2 - 2 - 2 thật cân đối. Nó thể hiện sự nhịp nhàng, thăng bằng của chiếc xe đang lăn bánh và nhất là thái độ tự tin, bình tĩnh của người cầm lái. Điệp ngữ “nhìn” đã nhấn mạnh, khắc sâu vẻ đẹp từ cách quan sát của người chiến sĩ. Một vẻ đẹp xuất phát từ tâm hồn, tấm lòng của anh. Cách nhìn chăm chú đó biểu lộ niềm yêu thương của anh với thiên nhiên và cuộc sống, sự quyết tâm vững vàng trong nhiệm vụ. Anh “nhìn đất” để thêm gắn bó, yêu thương con đường Trường Sơn hào hùng, thân thuộc để dẫn đưa chiếc xe đến chỗ, nơi an toàn, mau mau đến đích. Anh ”nhìn trời” để tâm hồn thêm lạc quan, bay bổng, thêm tin tưởng vào tương lai. Anh "nhìn thẳng” là nhìn về phía trước, nhìn vào con đường trước mặt cần vượt qua, nhìn vào nhiệm vụ đầy gian khổ, khó khăn thử thách của mình để thêm cương quyết, tích cực mà sẵn sàng đối phó, đương đầu với bao hiểm nguy, gian khổ, khó khăn. Bởi thế, mặc cho bom đạn gào thét, anh vẫn cứ tiến lên. Anh chiến sĩ lái xe thật dũng cảm, hào hùng biết bao. Chiếc xe của anh không còn bộ phận nào để che chắn nên giờ này người chiến sĩ đã tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài khi chiếc xe lao đi, lao đi mà không ngoảnh lại:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” Cảm giác của người chiến sĩ về cơn gió là cảm giác trực diện. Anh không chỉ cảm thấy cơn gió vào “xoa mắt đắng” mà đã nhìn thấy cơn gió vô hình. Để làm giảm bớt vị đắng, sự khó chịu nơi con mắt bởi những ngày đêm thức trắng để lái xe không nghỉ ngơi, anh đã cho chị gió xoa mắt đắng, xoa nó đi để rồi ngày mai anh đi tiếp, đi tiếp về tương lai. Cảm giác ấy càng phát triển mạnh mẽ khi anh “nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim". Sự liên tưởng ấy thật đẹp và thật độc đáo khi chiếc xe lao tới, con đường lúc ấy như chạy ngược về phía trước. Sự tin tưởng phù hợp với tấm lòng của người lái, đó là tấm lòng nhiệt tình, hăng say trong nhiệm vụ. Trái tim người chiến sĩ luôn luôn dạt dào tình yêu Tổ Quốc, quê hương mà đặc biệt là con đường thân thuộc, gần gũi, con đường hứng chịu bao bom đạn máu lửa. Chiếc xe vẫn cứ lao nhanh, lao xa đi mãi, tiến lên phía trước vì người lính biết rõ mục đích, lí tưởng công việc cao cả của mình là cống hiến, hoạt động vì ai, để làm gì? “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái” Cuộc chiến ấy thật hiểm nguy, thử thách nhưng tâm hồn người chiến sĩ luôn lãng mạn, bay bổng khi anh quan sát từ chiếc xe không kính để thấy "sao trời, cánh chim”. Có lẽ, tâm hồn anh phải hân hoan, phơi phới yêu đời lắm mới có được cảm nhận ”…như sa, như ùa vào buồng lái”. Nếu điệp ngữ "nhìn thấy” diễn tả thái độ quan sát chủ động của người chiến sĩ đối với cảnh vật thì động từ “thấy” lại nhấn mạnh đến sự xuất hiện bất ngờ, mau lẹ, “đột ngột” của cánh chim đêm. Cách nhìn ấy thật là tinh tế! Một như sao, một cánh chim lạc đàn cũng làm anh chú ý, quan tâm xao xuyến. Nhịp thơ trở nên nhanh gấp, sôi nổi thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên, sự lạc quan của người chiến sĩ giải phóng quân thời chống Mĩ. Như một bài ca đã từng được viết: “Cuộc đời vẫn đẹp sao Tình yêu vẫn đẹp sao Dù đạn bom man rợ thét gào Dù thân thể thiên nhiên mang đầy thương tích.” Đối với người chiến sĩ lái xe, chiếc xe “không kính” đem lại những cảm giác khi lao đi trên đời vắng. Nhưng đó cũng là nguyên nhân gây ra hậu quả: “Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già.” Khổ thơ bắt đầu bằng cấu trúc lặp lại “không có kính” như muốn nhấn mạnh phác họa vẻ lạ, độc đáo của chiếc xe và là lí do khiến xe “có bụi”. Mất đi bộ phận chắn che, người lái và chiếc xe như đi giữa bụi đất. Điệp từ “bụi” và động từ “phun” diễn tả, nhấn mạnh mức độ ghê gớm đến đáng sợ của bụi: bụi bay, bụi cuốn mù mịt cả không gian, cả đất trời trong mỗi lần xe chạy và kéo dài suốt cả chặng đường dài. Trong bài thơ Lá đỏ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng đã cảm nhận về cơn bụi nơi đây, nó vội vàng như người lính, người chiến binh hào hùng: “Đội quân vẫn đi vội Bụi Trường Sơn như trong trời lửa.” Những cơn bụi đó qua khung kính vỡ đưa vào buồng lái, phủ đầy tóc tai, đầy khuôn mặt người lính, biến thành hình tượng ngộ nghĩnh, đáng yêu qua cách so sánh của nhà thơ “tóc trắng như người già”. Phải chăng đây chính là “những con quỷ mắt đen” như Lê Minh Khuê diễn tả về cô thanh niên xung phong trên cao điểm Trường Sơn? Anh chiến sĩ đôi mươi kia, trẻ trung, sôi động giờ đây đã được “hóa trang” thành một con người khác, già đi gấp bội bởi lớp bụi dày bám lên tóc. Cái gian khổ của anh chiến sĩ lái xe được diễn tả lại sao mà nhẹ nhàng đến thế. Họ không kêu ca, than vãn mà lại lấy chính gian khổ của mình để tự động viên mình bằng cách khơi nữa ấy chứ. “Chưa cần rửa phì phò châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.” Nếu từ ngữ “ừ thì” thể hiện sự chấp nhận, chịu đựng những cơn “mưa bụi nhiệm màu” thì thái độ “chưa cần rửa” lại là sự thách thức, bất chấp, xem thường mọi gian khổ. Gian khổ này dường như không tác động đến ý chí, quyết tâm của anh. Người chiến sĩ xem đó là dịp để rèn luyện ý chí, sức mạnh của mình. Và thêm một chặng đường là thêm hàng triệu khó khăn chồng chất. Chiếc xe phải gặp những trận mưa rừng, gặp gió bụi Trường Sơn. Thật là khủng khiếp bởi lẽ: “Trường Sơn, đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.” Khi xe không có mui xe che chắn thì thực tế sẽ ra sao? Những hạt mưa rừng như những nhát chổi quất vào mặt người lính, khó khăn biết bao cho cuộc lái xe! Thế là người lính nếm đủ mùi gian khổ mà thái độ thì vẫn ngang tàng, phơi phới, lạc quan: “Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi” Với cấu trúc được lặp lại “không có kính”, ”ừ thì” với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu ngang tàng lại một lần nữa thể hiện thái độ bất chấp của người lính. Chiếc xe không kính ấy đi vào mùa nào, thời tiết nào cũng đều gian khổ cả. Điệp ngữ “mưa” kết hợp với những từ gợi tả thật đẹp “tuôn, xối” gợi lên những cơn mưa thật dữ dội, khiến người lính lái xe bị “ướt áo”. Thái độ của người lính của người lính được thể hiện dứt khoát “chưa cần thay“. Họ mặc kệ cái ướt át, lạnh giá để tiếp tục nhiệm vụ “lái trăm cây số nữa”. Lời nói thật giản dị, đơn sơ nhưng thể hiện quyết tâm lớn của người chiến sĩ: xe phải đến tới đích, ý thức trách nhiệm, đóng góp cho cuộc chiến của họ thật đẹp, thật đáng quý biết bao! Họ lái xe cho đến khi “mưa ngừng” và trong suy nghĩ của họ cũng thật, bình dị: “Mưa ngừng, gió lùa thô mau thôi.” Biết rằng người lính quân đội vì nhiệm vụ với ý thức tự nguyện đây. Tâm hồn của người chiến sĩ sôi nổi, yêu đời da diết. Bản chất của người lính lái xe là đi, nhưng phải có lúc họ phải dừng lại trú quân: “Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội.” Câu thơ miêu tả cuộc gặp gỡ vui vầy trong không khí đoàn kết, gắn bó, chia sẻ ngọt bùi sau những trận chiến ác liệt, căng thẳng: “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.” Chiếc xe không kính kia phải có lúc ngừng chạy. Đó là khi chúng hoàn thành xong nhiệm vụ. Ta bắt gặp được một nét đẹp khác nơi họ. Đó chính là tình đồng đội, đồng chí của những anh lính lái xe. Khác hẳn so với hình ảnh của những anh vệ quốc quân với một nụ cười “buốt giá”, không biết bao giờ mình mới trở lại được quê hương. Các anh giải phóng quân giữa chiến trường ác liệt, họ cũng không cảm thấy buồn chán, vì quanh họ có biết bao đồng đội gần gũi, yêu thương. Trong cuộc hành trình vất vả đó họ đã “gặp bạn suốt dọc đường đi tới”, đem đến cho họ sự vui tươi, thân ái. Từ “họp, gặp” diễn tả những cuộc hội ngộ của những người lính trẻ trung, cùng chí hướng thì hình ảnh “bắt tay nhau” thật đẹp đẽ, biểu hiện sự đồng cảm, thân ái, yêu thương của những người chiến sĩ. Tình đồng chí, đồng đội của anh lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn càng thắm thiết, cảm động hơn khi họ cùng chia sẻ với nhau một bữa cơm chiến: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” Họ đã chiến đấu, công tác trên con đường Trường Sơn khi cần nghỉ ngơi họ lại lấy con đường thân yêu ấy làm nhà. Họ trò chuyện, cười đùa với nhau thật thoải mái, thân mật. Họ dựng bếp Hoàng Cầm giữa trời, “võng mắc chông chênh” sau những giờ phút căng thẳng giữa chiến trường. Hai hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm”, “võng mắc chông chênh” là hai bức vẽ hiện thực làm sống lại hiện thực chiến trường. Các anh vừa nấu cơm vừa chợp mắt trên cái “võng mắc chông chênh”. Bữa cơm chiến trường đơn sơ, giản dị thế mà vẫn rộn lên niềm vui tình đồng đội: “Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm xẻ nửa, chăn xui đắp cùng” (Tố Hữu) Để rồi từ đây, cái định nghĩa về gia đình của các anh chiến sĩ mới ngộ nghĩnh làm sao! “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” Một gia đình vui tươi, trẻ trung gồm những người lính trẻ được hình thành khi “chung bát đũa”. Nhưng chỉ trong một thoáng chốc để rồi sau đó người chiến sĩ lại tiếp tục hành quân: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm.” Điệp ngữ “lại đi” được diễn tả một công việc quen thuộc của người lính nhưng đồng thời cũng biểu lộ nhiệt tình, khí thế khẩn trương sôi nổi của họ. Trước mắt họ, “trời xanh thêm” như báo hiệu một ngày công tác, chiến đấu, nhưng lại phù hợp với tâm hồn trẻ trung, yêu đời của người lính cũng như niềm lạc quan, tin tưởng của họ vào tương lai, vào cuộc sống.
Vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói thường ngày như văn xuôi, nhưng nhạc điệu, hình ảnh trong khổ thơ cuối rất đẹp, rất thơ góp phần hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của người lính lái xe quân sự trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ. Bốn dòng thơ dựng lại hai hình ảnh rất thú vị, bất ngờ: “Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.” Khổ thơ cuối vốn là ngôn ngữ giản dị, đơn sơ. Điệp ngữ “không có” như nhấn mạnh, làm những khó khăn, trở ngại dồn dập, liên tiếp. Khi những bộ phận cần thiết của của chiếc xe đã bị bom đạn làm hư hại. Cái “không có” là kính, là đèn, là mui xe, “thùng xe cũ xước”. Thế mà người chiến sĩ vẫn tiếp tục điều khiển cho xe chạy. “Xe vẫn chạy” chứ không chịu ngừng nghỉ, nằm yên. Điều gì khiến người chiến sĩ tận tụy, quên mình vì nhiệm vụ, coi thường những gian khổ, khó khăn? Tất cả là bởi một mục đích, một lí tưởng cao cả “vì miền Nam phía trước”. Lòng yêu nước nồng nàn, ý thức căm thù giặc cao độ đã giúp cho người chiến sĩ sẵn sàng quên mình vì nhiệm vụ. Ước mong cao đẹp nhất là mong muốn giành được độc lập, tự do cho Tổ Quốc, mang lại hòa bình độc lập cho quê hương. Cội nguồn sức mạnh của người chiến sĩ lái xe, sự dũng cảm kiên cường của người chiến sĩ được diễn tả thật bất ngờ, sâu sắc: “Chỉ cần trong xe có một trái tim.” Thì ra “trái tim” cháy bỏng tình yêu thương Tổ Quốc đồng bào miền Nam ruột thịt được khích lệ, động viên người chiến sĩ vượt qua bao gian khó, luôn bình tĩnh, tự tin để cầm chắc tay lái đưa xe đi tới đích. Hình ảnh bất ngờ ở câu cuối đã lí giải được tất cả mọi vấn đề. Câu thơ bình dị như lời nói hằng ngày nhưng lại ẩn chứa một lý tưởng sâu sắc về một chân lí thời đại. Sức mạnh để chiến thắng không phải vũ khí hiện đại, phương tiện tối tân, đầy đủ tiện nghi mà chính là con người với trái tim nồng nàn yêu thương đất nước nhân dân, sôi sục lòng căm thù quân giặc. Ý chí bất khuất kiên cường ấy giúp cho con người lướt thẳng mọi trở ngại, khó khăn. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ hay, đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Chẳng ngẫu nhiên mà nhà thơ đã đặt tên cho tác phẩm là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Chất thơ tỏa ra từ thực tế của cuộc chiến đấu, từ niềm vui của người chiến sĩ trong thời đại chống Mĩ. Chất thơ toát ra từ sự giản dị, đơn sơ của ngôn từ, sự sáng tạo bất ngờ của các chi tiết, hình ảnh anh lính Cụ Hồ. Ra đời gần ba mươi năm, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ đối với chúng ta ngày hôm nay. Cảm ơn nhà thơ đã giúp tất cả chúng ta cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính lái xe một thời gian khổ mà hào hùng, đội quân quên mình vì quê hương, đất nước. Chúng ta là thế hệ mai sau sẽ sống tiếp nối với truyền thống hào hùng của ông cha xưa kia và để hoàn thành nhiệm vụ hôm nay. Chúng ta hãy tự hào về họ, những người chiến sĩ Trường Sơn: “Ôi đất anh hùng dễ mấy mươi: Chìm trong khói lửa vẫn xanh tươi Mưa bom, bão đạn lòng thanh thản Nhạt muối, với cơm miệng vẫn cười” (Tố Hữu) (Nguồn: Thichvanhoc.com) Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính cho học sinh giỏi mẫu số 3 “Hồn Nước gọi, Tiếng bom Sa Diện Trái tim Hồng Thái nổ vang trời Máu thơm tưới mầm non xuân đến Vui lại rồi, Tổ quốc ta ơi!” (Theo chân Bác - Tố Hữu) Ôi, hồn nước trái tim Tổ quốc! Câu thơ vang lên khí phách của những con người đất Việt. Hòa vào dòng máu Lạc hồng của dân tộc, mỗi con người của cha Lạc Long Quân đã hóa thân cho “dáng hình xứ sở” để làm nên đất nước muôn đời. Và thế hệ trẻ trong những năm tháng chống Mĩ oai hùng cũng đã góp một tiếng nói riêng để hòa vào cảm hứng chung của dân tộc. Phạm Tiến Duật - người con trưởng thành trên mái trường xã hội chủ nghĩa, một thi sĩ của núi rừng Trường Sơn huyền thoại, ông đã mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra khắp các nẻo đường chiến đấu. Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính: khỏe khoắn, tự nhiên, tràn trề sức sống, rất tinh nghịch tươi vui mà giàu suy tưởng. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ, hồn thơ ấy.
Trong tác phẩm, nhà thơ đã khắc họa thành công hình ảnh những người lái xe ở chiến trường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi… Qua đó nhà thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách mạng của Việt Nam thời đánh Mĩ. Thơ ca xưa nay vốn rất ít về phương tiện và nếu có thì những phương tiện ấy thường được mĩ lệ hóa, lí tưởng hóa như “Chiếc xe tam mã” của Puskin, “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên hay “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Ở bài thơ này, hình ảnh chiếc xe không kính là một hình ảnh hoàn toàn có thực trong chiến tranh được tác giả miêu tả cụ thể, chi tiết và rất thực. Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”. Bom đạn khốc liệt của chiến tranh làm cho những chiếc xe ấy không có kính. Cái hình ảnh thực này được diễn tả bằng hai câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên pha chút ngang tàng, đọc lên nghe rất thú vị. Ba chữ “không” đi liền nhau với hai nốt nhấn “Bom giật, bom rung” biểu lộ chất lính trong cách nói phóng khoáng hồn nhiên. Như vậy, tác giả đi từ hiện thực khốc liệt, những chiếc xe vận tải bị bom Mỹ tàn phá để xây dựng lên một hình tượng thơ độc đáo và nhiều ý nghĩa. Tác giả miêu tả những chiếc xe không kính nhằm làm nổi rõ hình ảnh những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ. Những phẩm chất cao đẹp ấy được khắc họa một cách cụ thể và gợi cảm ở 14 câu thơ tiếp theo. Trước hết là sự ung dung, bình tĩnh giữa chiến trường hiểm nguy: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm: nào là “gió vào xoa mắt đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi “sao trời”, rồi “cánh chim” đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa - rơi rụng, va đập, quăng ném… vào buồng lái, vào mặt mũi, thân mình. Dường như chính nhà thơ cũng đang cầm lái, hay ngồi trong buồng lái của những chiếc xe không kính nên câu chữ mới sinh động và cụ thể, đầy ấn tượng, gợi cảm giác chân thực đến thế. Cảm giác, ấn tượng căng thẳng, đầy thử thách, song người chiến sĩ không run sợ, hoảng hốt, trái lại tư thế các anh vẫn hiên ngang, tinh thần các anh vẫn vững vàng… “ung dung… nhìn thẳng". Hai câu thơ đã nhấn mạnh tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người chiến sĩ trên những chiếc xe không kính. Hai chữ “ta ngồi” với điệp từ “nhìn” cho ta thấy cái tư thế ung dung, thong thả, khoan thai, bình tĩnh, tự tin của người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh. Bầu không khí căng thẳng với “Bom giật, bom rung”, vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía trước của một con người luôn coi thường hiểm nguy. Nhịp thơ 2/2/2 với những dấu phẩy ngắt khiến âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi, như diễn tả thái độ thản nhiên đàng hoàng. Với tư thế ấy, họ đã biến những nguy hiểm trở ngại trên đường thành niềm vui thích. Chỉ có những người lính lái xe với kinh nghiệm chiến trường dày dạn, từng trải mới có được thái độ, tư thế như vậy. Vậy đấy, hai khổ thơ mở đầu tả thực những khó khăn gian khổ mà những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đã trải qua. Trong khó khăn, các anh vẫn ung dung, hiên ngang bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm gan góc chuyển hàng ra tiền tuyến. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, đoàn xe vẫn lăn bánh bình thường. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút chạy trên đường. Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Nếu như hai khổ trên là những cảm giác về những khó khăn thử thách dù sao cũng vẫn mơ hồ thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp.
Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” (gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ. Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn “mưa tuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc nghiệt, dữ dội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính. Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “Không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì��� vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai. Sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy: ”Chưa cần rửa… khô mau thôi”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 - 20 hòa trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”… Ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. Những chiếc xe từ trong bom rơi Ðã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Sau mỗi trận mưa bom bão đạn cùng với những chiếc xe bị tàn phá nặng nề hơn, họ lại gặp nhau trong những phút dừng chân ngắn ngủi. Hình tượng người chiến sĩ lái xe thêm một nét đẹp nữa về tâm hồn và tình cảm. Đấy là tình cảm gắn bó, chia sẻ ngọt bùi của những chàng trai vui vẻ, sôi nổi, yêu đời. Cái bắt tay độc đáo là biểu hiện đẹp đẽ ấm lòng của tình đồng chí, đồng đội đầy mộc mạc nhưng thấm thía: “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”, cái bắt tay thay cho lời nói. Chỉ có những người lính, những chiếc xe thời chống Mĩ mới có thể có những cái bắt tay ấy, một chi tiết nhỏ nhưng mang dấu ấn của cả một thời đại hào hùng. Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, xuềnh xoàng, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt: chung bát, chung đũa, mắc võng chông chênh… chỉ trong một thoáng chốc. Để rồi lại tiếp tục hành quân “Lại đi lại đi trời xanh thêm”. Trong tâm hồn họ, trời như xanh thêm chứa chan hi vọng lạc quan dào dạt. Câu thơ bay bay, phơi phới, thật lãng mạn, thật mộng mơ. Điệp từ “lại đi” được lặp lại hai lần gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi. Sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang - tư thế của người chiến thắng. Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Hai câu đầu dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra: những chiếc xe bị hư hỏng nhiều hơn “không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước…”. Điệp ngữ “không có” nhắc lại 3 lần như nhân lên 3 lần thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm 4 khúc như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai, bom đạn… Ấy vậy mà những chiếc xe như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước  Chỉ cần trong xe có một trái tim” Hai câu cuối âm điệu đối chọi mà trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm
chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim con người đã cầm lái? Tình yêu Tổ Quốc, tình yêu thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn gian khổ, luôn lạc quan, bình tĩnh nắm chắc tay lái, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe khẩn trương tới đích. Ẩn sau ý nghĩa trái tim cầm lái, câu thơ còn muốn hướng người đọc về một chân lí của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là con người - con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường dũng cảm, niềm lạc quan và một niềm tin vững chắc. Có thể nói, bài thơ hay nhất là câu thơ cuối cùng này. Nó là nhãn tự, là con mắt của bài thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong thơ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ. Bài thơ gợi lại bao kỷ niệm hào hùng của người chiến sĩ lái xe nơi Trường Sơn khói lửa. Đọc xong bài thơ, ta càng hiểu hơn về các chiến sĩ lái xe, về lòng dũng cảm, tư thế hiên ngang bất khuất của họ. Ta cũng thấy được chất tinh nghịch hồn nhiên của mỗi người lính trẻ. Chiến tranh đã qua đi nhưng lời thơ của Phạm Tiến Duật vẫn còn văng vẳng đâu đây cái chất vui tươi khỏe khoắn yêu đời của cả một thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính nâng cao mẫu số 4 Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt. Trong những năm tháng sục sôi khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, nhân dân miền Bắc đã không tiếc sức người sức của, chi viện cho miền Nam ruột thịt. Những đoàn quân trùng trùng điệp điệp nối nhau ra tiền tuyến và Phạm Tiến Duật cũng có mặt trong đội ngũ ấy. Anh đã được tôi luyện và trưởng thành trong chiến tranh ác liệt và trở thành một nhà thơ - chiến sĩ. Chùm thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Nhớ, Gửi em cô gái thanh niên xung phong đã được giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Thơ Phạm Tiến Duật không lôi cuốn người đọc bằng những hình ảnh lãng mạn hay ngôn ngữ mượt mà, trau chuốt, âm điệu du dương… Ngược lại, người đọc thích thơ anh bởi sự sống động, tự nhiên, gân guốc, táo bạo và độc đáo. Có thể coi Bài thơ về tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà thơ - chiến sĩ này. Thông qua bài thơ, Phạm Tiến Duật ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui trẻ trung, sôi nổi cùng quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Bài thơ khắc họa thành công một hình tượng độc đáo: những chiếc xe ô tô vận tải không có kính chắn gió mà vẫn băng băng trên đường ra trận. Bên trong cái vỏ ngoài xấu xí, xây xát của những chiếc xe không kính ấy là một bề dày thành tích chiến đấu và quý giá nhất là có một trái tim sáng ngời tinh thần yêu nước của những người lính trẻ. Mở đầu bài thơ, tác giả giải thích nguyên nhân vì sao xe không có kính bằng lời lẽ giản dị, tự nhiên: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Lí do thế là đã rõ. Kính xe đã bị những trận bom ác liệt của giặc Mĩ làm cho vỡ hết. Lời giải thích đơn sơ nhưng khả năng gợi tả rất lớn, giúp người đọc hiểu ra rằng những chiếc xe này đã dạn dày, từng trải trên đường ra mặt trận. Giới thiệu về xe mà cũng là bước đầu giới thiệu về chủ nhân của chúng. Từ câu thơ thứ ba trở đi, hình ảnh người chiến sĩ lái xe là nhân vật chính và những chiếc xe không kính trở thành cái nền làm nổi bật tính cách, phẩm chất đẹp đẽ của họ. Khi người lái xe mở máy cho xe lăn bánh đồng nghĩa với bắt đầu bước vào trận đánh. Sự sống và cái chết cách nhau chỉ trong gang tấc, nhưng họ vẫn giữ được tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Tính từ "ung dung" đặt ở vị trí đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động ấy. Trong cái nhìn bao quát cả đ���t trời ẩn chứa niềm kiêu hãnh của người làm chủ tình thế, coi thường mọi khó khăn nguy hiểm.
Đối đầu với máy bay giặc Mĩ, các chiến sĩ lái xe của ta thường ở thế bị động. Vậy dựa vào đâu mà họ ra trận với phong thái ung dung như vậy? Chỗ dựa tinh thần lớn lao nhất chính là niềm tin tất thắng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, là tình cảm tất cả vì miền Nam thân yêu, là chân lí “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Họ hiểu rằng chiến trường và đồng đội đang cần vũ khí, lương thực, thuốc men… để đủ sức đánh trả quân thù những đòn đích đáng. Chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của Tổ quốc, của dân tộc thôi thúc họ hành động. Ai đã từng một lần đặt chân đến Trường Sơn vào thời kì chống Mĩ mới thấu hiểu những gian khổ, hiểm nguy của người lính lái xe. Đường Trường Sơn gập ghềnh, hiểm trở. Mùa mưa, mưa như thác đổ. Mùa khô, xe chạy bụi bay mù trời. Ngày nào trời quang mây tạnh thì máy bay Mĩ liên tục trút bom đạn xuống những đoàn xe nối nhau ra mặt trận. Xe có kính người lái xe đã vất vả, xe không có kính lại càng vất vả biết chừng nào. Bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn tạo nên vẻ đẹp bất ngờ của những câu thơ: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái” Cảm giác của người chiến sĩ lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được nhà thơ diễn tả cụ thể và sinh động. Đoàn xe chạy tạo nên những cơn lốc bụi mù trời. Xe không kính, gió lùa mạnh vào buồng lái khiến người lái xe tưởng như nhìn thấy gió. Gió thốc làm cay đến chảy nước mắt mà lại nói là gió vào xoa mắt đắng thì quả là độc đáo và hóm hỉnh. Dường như các chàng lái xe ngạo nghễ thách thức cái khí hậu khắc nghiệt của rừng núi Trường Sơn. Không còn lớp kính ngăn cách, con người và thiên nhiên như gần gũi hơn, do đó mà sự cảm nhận dường như tăng lên gấp bội. Sao trời ban đêm, cánh chim ban ngày như say như ùa vào buồng lái. Xe lao lên phía trước, con đường lùi lại phía sau, người lái xe tưởng như nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. Câu thơ chứa đựng ý nghĩa tượng trưng sâu xa: con đường vào chiến trường miền Nam chính là đích đến của trái tim người lính. Nỗi vất vả, gian nan được Phạm Tiến Duật miêu tả bằng những hình ảnh chân thực, giản dị nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc: Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Hai đoạn thơ tả thực đến từng chi tiết, từng hình ảnh và thật cả trong cách diễn tả. Câu thơ đậm chất văn xuôi, mộc mạc như lời nói thường ngày. Xe không kính, bụi phun tóc trắng như người già. Xe không kính, mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Điệp từ "chưa cần", hình ảnh "phì phèo châm điếu thuốc", giọng cười ha ha sảng khoái… làm nổi bật chất bình dị mà anh hùng của những chiến sĩ lái xe trong chiến tranh. Gian khổ tột cùng nhưng hào hùng cũng tột bậc. Đó là chất lạc quan thanh thản của một dân tộc, chất dũng cảm thuộc về bản chất con người Việt Nam. Các chiến sĩ lái xe chấp nhận tất cả với thái độ vui vẻ, phớt đời, pha chút ngang tàng, rất lính. Trong gian lao, thử thách, tình đồng đội, đồng chí càng trở nên thiêng liêng hơn, máu thịt hơn. Bao thiếu thốn vật chất được thay thế bằng tình yêu thương đồng đội thắm thiết: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Đến đây thì mọi khó khăn, nguy hiểm đã bị đẩy lùi ra xa, làm nền cho tập thể của những chiến sĩ lái xe từ mọi chiến trường về đây họp thành tiểu đội xe không kính. Họ thương nhau còn hơn ruột thịt, sống chết có nhau, cùng chung lí tưởng và tình cảm cao đẹp: tất cả vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Có lẽ không ngôn ngữ nào diễn tả hết tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng trong hoàn cảnh ấy.
Bữa cơm nấu vội giữa trời đất bao la của núi rừng Trường Sơn, giấc ngủ chập chờn trên cánh võng chông chênh đường xe chạy đã đủ nói lên tất cả. Và lạ lùng thay, nhà thơ đã bất chợt khám phá ra điều thú vị là những khó khăn, nguy hiểm của người lính lái xe không kính lại trở thành tiện lợi bất ngờ khi họ gặp nhau trên đường ra mặt trận: Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng. Họ tạm nghỉ bên nhau phút chốc để rồi lại lên đường, lại đi, lại đi đến những nơi cần hàng, cần đạn. Họ tin tưởng ngày mai trời xanh thêm và chiến thắng đang tới rất gần. Đoạn kết của bài thơ thật đẹp. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan, đó là quy luật. Mức độ chiến tranh ác liệt in dấu rõ ràng trên những chiếc xe vận tải quân sự: không kính, không đèn, không mui, thùng xe đầy vết xước do bom đạn giặc. Nhưng xe vẫn chạy vào hướng miền Nam - tiền tuyến lớn đang thôi thúc, vẫy gọi bởi trong xe có một trái tim nóng bỏng tình yêu và trách nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước, dân tộc. Hình ảnh trái tim trong câu thơ cuối là một hoán dụ nghệ thuật rất có ý nghĩa, đã tôn vinh tầm vóc những người chiến sĩ lái xe anh hùng và nâng cao giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính khổ 1, 2 mẫu số 5 Chiến tranh đi qua đã để lại bao niềm đau thương, mất mát cho dân tộc ta với sự hi sinh của biết bao vị anh hùng, bao người lính chiến đấu hết lòng vì Tổ quốc. Là một nhà thơ cầm bút để chiến đấu, Phạm Tiến Duật đã đem đến cho người đọc một bức tranh về những chiếc xe không kính của những chủ nhân anh dũng, bất khuất qua hai khổ thơ đầu của "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Tác giả Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 là nhà thơ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông thường tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua các hình tượng người lính. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được sáng tác năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt trên con đường chiến lược Trường Sơn. Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người lính chiến sĩ ung dung, hiên ngang trước hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Mở đầu bài thơ là hình ảnh những chiếc xe chiến đấu thật đặc biệt. Đó là những chiếc xe không kính đã gây sự chú ý khác lạ được đưa ra thực đến trần trụi mà vẫn băng băng ra chiến trường: "Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng." Từ trước đến nay, hình ảnh tàu xe vào trong thơ thường được mĩ lệ hóa, lãng mạn hóa nhưng với nhà thơ Phạm Tiến Duật thì khác. Ông đưa ra một hình ảnh thực đến trần trụi về "những chiếc xe không kính". Tác giả đã giải thích nguyên nhân khiến cho những chiếc kính không còn đó chính là do bom đạn khốc liệt của chiến tranh. Từ "bom" được lặp lại hai lần cùng với những động từ mạnh "giật", "rung" cho thấy mức độ tàn phá khốc liệt của chiến tranh được tăng lên gấp bội. Do vậy, để có thể vượt lên trên tất cả sự thiếu thốn của chiếc xe thì những người cầm lái cần phải có một tinh thần thép. Hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chiến tranh chống Mĩ được khắc họa đậm nét trong bài thơ. Sự thiếu thốn, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại làm bộc lộ những vẻ đẹp đáng trân trọng của những người lính lái xe. Sức mạnh tình thế lớn lao của người lính đặc biệt là lòng dũng cảm đã giúp họ bất chấp gian khổ để vượt qua khó khăn. Xe không có kính, không có vật che chắn nhưng những người lính trong xe vẫn "ung dung", lạc quan trước thời cuộc. Những người lính là những chủ nhân của những chiếc xe không kính nên khi miêu tả về họ, nhà thơ đã khắc họa với những ấn tượng, cảm giác cụ thể, sinh động khi ngồi trên những chiếc xe không kính trong tư thế "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng".
Qua khung cửa xe không có kính những người lính còn dễ dàng quan sát phía trước hơn đã cho thấy tinh thần quyết tâm, làm chủ cuộc chiến của những người lính đáng kính. Người lính chính là chủ nhân của những chiếc xe không kính, ngồi trên xe họ không chỉ "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng" mà họ còn nhìn thấy một bức tranh thiên nhiên có gió, có sao trời, có cánh chim: "Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái." Người lái xe như tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài dễ dàng giao cảm với thiên nhiên để "thấy gió", "thấy sao trời", "thấy đột ngột cánh chim" như sà vào mặt. Những câu thơ trên tả thực tới từng chi tiết cho thấy tốc độ lao nhanh như tia chớp của những chiếc xe đang tiến về miền Nam thân yêu. Những hình ảnh gió, con đường, sao trời, cánh chim vừa mang chất tả thực lại vừa mang chất thơ chính là những thi vị nảy sinh trên con đường trải đầy bom đạn. Dường như cả phía trước, cả không gian, đất trời đều được thu nhỏ vào tầm mắt của họ và cái đích họ muốn chiếc xe đưa tới chính là nơi chiến trường khói lửa. Hiện thực khốc liệt, khó khăn là thế nhưng người chiến sĩ đã cảm nhận nó bằng một tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, nhạy cảm với cái đẹp để "thấy con đường chạy thẳng vào tim" vì đó chính là con đường giải phóng miền Nam. Những câu thơ trên đã hé lộ diện mạo tinh thần thầm kín của người lính, họ chấp nhận gian khổ như một điều tất yếu để đem lại một thắng lợi lớn cho dân tộc. Để khắc họa về những chiếc xe không kính và hình ảnh người lính thì nhà thơ đã sử dụng điệp ngữ, so sánh và các hình ảnh tả thực để tái hiện sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh khiến cho người lính chiến đấu phải chịu nhiều thiếu thốn và cam khổ nhưng họ vẫn rất anh dũng, lạc quan chiến đấu. Hai khổ thơ đầu của bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được những tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả dành cho những người lính trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Qua hai khổ thơ đầu của "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", chúng ta như được sống lại trong không khí của những ngày chiến đấu giải phóng miền Nam. Gấp lại trang sách nhưng dư âm về những chiếc xe không kính, về hình ảnh người lính vẫn còn đọng mãi trong tâm trí độc giả. Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính khổ 3, 4 mẫu số 6 Phạm Tiến Duật là một gương mặt tiêu biểu trong lớp những nhà thơ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các tác phẩm của Phạm Tiến Duật thường viết về những người lính, những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Một trong số đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh của những người lính lái xe Trường Sơn năm nào với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch, đặc biệt là hai khổ thơ thứ ba và thứ tư. Phạm Tiến Duật là một người lính trên tuyến đường Trường Sơn, vậy nên ông am hiểu về những người lính lái xe trong chiến tranh, am hiểu về đời sống của họ. Những câu thơ đậm chất hiện thực đã tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc về những người lính lái xe cùng những chiếc xe “không kính” của họ. Ở hai khổ thơ thứ 3 và thứ 4, đầu tiên ta thấy được là những khó khăn vất vả mà người lính phải trải qua khi lái xe không kính. Đó là “bụi” đất mù mịt trên đường hành quân và những cơn mưa rừng chợt đến chợt đi dữ dội. Nếu như ở hai khổ đầu, những khó khăn trong sự nghiệp lái xe không kính của họ chỉ được diễn tả rất mơ hồ, không rõ thì ở những dòng thơ này, những thử thách, khó khăn đã ập tới rất cụ thể: “Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già” Và: “Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời” Để có thể hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính phải trải qua hết thảy những khó khăn, gian khổ. Khi là những chặng đường với bụi trắng xoá, làm mái đầu xanh giờ đây trở nên “trắng như người già”, rồi thì những cơn mưa rừng bất chợt ào tới, xối xả rót xuống những chiếc xe không kính… Nhà thơ đã bắt đầu hai khổ thơ bằng điệp từ “không có kính” để nhấn mạnh sự thiếu thốn, sự dị thường của những chiếc xe băng qua Trường Sơn.
Từ đó, ta có thể thấy được những gian khổ vô cùng mà những người lính gặp phải khi tiến về miền Nam. Những chiếc xe chở đạn dược vũ khí mất đi bộ phận che chắn khiến cho người và xe đi trong bụi trong gió trong mưa. Điệp từ “bụi” và “mưa” lặp lại hai lần trong hai câu thơ liên tiếp cùng các động từ mạnh như “phun”, “tuôn”, “xối” cho ta thấy được sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên trên đường hành quân mà những người lính lái xe phải đối mặt trên chặng đường tiến về miền Nam. Thêm vào đó, Phạm Tiến Duật còn có những so sánh liên tưởng vô cùng độc đáo để diễn tả những khó khăn mà người lính lái xe gặp phải, nào là những cơn gió bụi thổi áo vào xe qua khung cửa kính vỡ, phủ đầy lên tóc, lên gương mặt lấm lem của những người lính, thế nhưng trong mắt nhà thơ, họ như họ trở thành những “người già” đầy đáng yêu và tinh nghịch. Hay những cơn mưa rừng vội vã ào đến bất chợt tuôn xối xả qua những khung cửa vỡ khiến những người lính ướt đẫm thân mình. Chặng đường tiến về miền Nam quả thực đầy những gian khổ và khó khăn! Không chỉ có bom đạn của quân giặc mà còn có cả những thiếu thốn vật chất thiết yếu và cả những gian lao, khắc nghiệt của thiên nhiên nữa. Thế nhưng vượt lên trên tất cả những gian lao ấy, những khó khăn thử thách ấy là tình thần lạc quan, bất chấp gian khó của những người lính lái xe Trường Sơn. Điệp từ “ừ thì” đã thể hiện tinh thần bất chấp, sẵn sàng chịu đựng cùng thái độ lạc quan cứng cỏi của những người lính lái xe. Dường như với họ, những khó khăn đó chẳng có chút ảnh hưởng gì tới họ, tất cả chỉ là những “chuyện nhỏ”. Hoàn cảnh của những người lính được miêu tả hết sức chân thực, sống động, những người chiến sĩ đã biến những điều “bất thường” trở thành những điều bình thường đơn giản. Họ đã vượt qua tất cả bằng tinh thần lạc quan, hiên ngang, ý chí trách nhiệm vững vàng. Những người lính đối mặt với khó khăn bằng tiếng cười đùa đầy sảng khoái: “Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” Nhịp thơ 3/2/3, 4/3 chứa đầy niềm vui phơi phới của những chàng thanh niên trẻ lên đường cứu quốc. Đọc câu thơ nhưng người ta có thể thấy được cả tiếng cười sảng khoái, hết mình của những người lính lái xe Trường Sơn. Thêm vào đó, ở câu thơ cuối khổ thơ thứ 4, ta có thể thấy một câu thơ 7 tiếng mà có tới 6 tiếng thanh bằng “mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi” gợi lên cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, rất ung dung, lạc quan. Những câu thơ của chàng lính trẻ Phạm Tiến Duật chứa đựng sự sôi nổi, tinh nghịch của những người chiến sĩ, ta như thấy họ đang đùa giỡn, đang vui vẻ cùng nhau trong đoạn đường lái xe gian khổ ấy. Tất cả những gian khổ, khó khăn đều được xóa nhòa bằng nụ cười sảng khoái, trẻ trung, ngang tàng trên môi những người chiến sĩ. Chính Phạm Tiến Duật cũng là một người lính lái xe, vậy nên có lẽ ông hiểu được những hiện thực gần gũi của đời sống người lính và đưa vào thơ một cách đầy táo bạo. Những vần thơ của ông không hề trau chuốt nhưng lại làm nổi bật lên hình ảnh của những người lính trẻ hồn nhiên, lạc quan, rất yêu đời, sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho Tổ quốc và đối diện với khó khăn bằng một tinh thần rất đỗi ngang tàng, dũng cảm. Hai khổ thơ 3 và 4 trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã cho chúng ta thấy được những gian khổ, thiếu thốn mà người lính lái xe đã phải đối mặt trong chặng đường tiến về miền Nam. Bằng giọng thơ trẻ trung, sôi nổi, có chút ngang tàng, Phạm Tiến Duật đã làm nổi bật lên tinh thần lạc quan của những người lính trẻ năm nào. Các biện pháp như điệp từ cùng sự so sánh liên tưởng độc đáo, ngôn ngữ thơ bình dị, quen thuộc đã xây dựng nên hình tượng những người chiến sĩ Trường Sơn rất thành công. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, đặc biệt là khổ 3 và 4 đã cho chúng ta thấy được một hình ảnh rất độc đáo - những chiếc xe không kính. Thông qua đó, tác giả đã làm nổi bật hình tượng những người lính lái xe trẻ tuổi với tư thế hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, bất chấp mọi khó khăn, một lòng hướng về miền Nam phía trước. Họ là những tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính khổ 5, 6 mẫu số 7 Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ ác liệt, đã có biết bao tác phẩm được viết lên để ca ngợi những người lính, những người chiến sĩ cách mạng gan dạ, dũng cảm, kiên cường. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một trong những tác phẩm như thế. Bài thơ đã dựng lên bức chân dung đẹp đẽ của những người lính lái xe: trẻ trung, lạc quan pha chút ngang tàng, tinh nghịch cùng tình thần đồng đội gắn bó. Qua khổ thơ thứ 5 và 6 của bài thơ, ta có thể thấy tinh thần đồng chí đồng đội sâu nặng đó của họ cũng như niềm lạc quan, niềm tin về một ngày mai tươi sáng của dân tộc. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ "Vầng trăng quầng lửa". Những người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật phải trải qua bao nhiêu khó khăn, không chỉ là bom đạn của kẻ thù mà còn là sự thiếu thốn về vật chất cũng như những khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết giữa đại ngàn Trường Sơn. Thế nhưng, trải qua tất cả những gian lao và thử thách ấy, trải qua những gió mưa, bão đạn của kẻ thù, người lính lại trở về với những phút giây bình yên, trong tình thân mến của tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết: "Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy" Hình ảnh "những chiếc xe từ trong bom rơi" gợi lên cho chúng ta về sự khốc liệt mà chiến tranh mang lại và cũng để gợi lên sự gan góc, bản lĩnh của những người lính lái xe. Họ đã trải qua bao chặng đường dài, trải qua những hiểm nguy của bom đạn, khắc nghiệt của thiên nhiên để về đây tụ họp cùng nhau. Những chiếc xe ấy quây quần bên nhau trở thành một "tiểu đội". Suốt chặng đường Trường Sơn dài và rộng đã có biết bao tiểu đội như thế họp mặt cùng nhau. Những phút giây gặp gỡ ngắn ngủi nhưng họ đã trở thành "bạn bè" của nhau bởi họ là những con người có chung một lý tưởng - chiến đấu vì miền Nam. Tình thần đồng đội của họ càng trở nên thắm thiết với những cái "bắt tay" vội vã qua "cửa kính vỡ rồi". Những chiếc "bắt tay" ấy chỉ thoáng qua vậy mà sao mà hân hoan, vui mừng đến thế? Bởi họ là những người anh em có chung một lý tưởng, chung một mục đích hướng về miền Nam. Tình cảm đồng chí đồng đội cứ thế thắm thiết sâu nặng, dạt dào tự bao giờ. Nếu như tình cảm đồng đội những người chiến sĩ trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được xây dựng lên từ điểm chung về sự xuất thân nghèo khó và được bồi đắp qua những tháng ngày gian khổ cùng nhau thì tình đồng đội của những người chiến sĩ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại được dựng xây lên từ những lần "bắt tay" nhau vội vã qua chiếc cửa kính xe đã vỡ. Những cái "bắt tay" lướt qua nhau nhưng lại chứa đựng muôn vàn điều muốn nói. Là niềm vui khi được gặp gỡ nhau, là niềm hân hoan khi đã vượt qua nguy hiểm, là lời động viên chân thành cùng nhau vượt qua khó khăn, gian lao và thử thách để lái xe đến nơi tập kết an toàn. Một cái "bắt tay" vội vã, nhanh gọn thế nhưng lại khiến những người lính thấu hiểu nhau hơn, chia nhau những buồn vui trong chặng đường chiến đấu. Cái "bắt tay" ấy đã giúp họ bù đắp lại những thiếu thốn về vật chất, những hiểm nguy mà họ phải đối diện hàng ngày hàng giờ trên chiếc xe "không kính" dị thường này! Cũng như những người lính trong thơ của Chính Hữu, những người lính lái xe đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc, họ "chẳng hẹn quen nhau", thế nhưng trên tuyến đường Trường Sơn này, được gặp gỡ nhau, được chung võng nằm, chung bữa cơm đói và thế là tình đồng đội cứ thể nảy nở, lớn dần: "Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy" Hình ảnh "bếp Hoàng Cầm" là một hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bởi đó là tín hiệu của điểm dừng, tín hiệu cho những cuộc sum họp, quây quần cùng đồng đội của những người lính lái xe trẻ trung sau một chặng đường dài. Nồi cơm thơm bên bếp lửa là sợi dây gắn kết những người lính, những người anh em, đồng đội ở giữa nơi bom đạn khói lửa ác liệt này.
Họ trở thành những người thân trong một gia đình, những người anh em ruột thịt cùng chung hoạn nạn. Khái niệm "gia đình" của Phạm Tiến Duật thật khác lạ, chỉ cần cùng nhau quây quần bên mâm cơm, "chung bát đũa", chia sẻ cùng nhau bữa cơm đói, thế là đã trở thành người trong một gia đình rồi. Và cứ thế tình động đội thêm khăng khít, thêm gắn bó keo sơn bởi họ không chỉ là những người đồng chí có cùng chí hướng mà còn là những người anh em ruột thịt chung dòng máu lạc hồng trên đất nước Việt Nam này. Đây có lẽ là thứ tình cảm sâu sắc mà chỉ những người lính cách mạng mới có thể được nếm trải. Đoạn thơ đã cho ta thấy được tình cảm đồng chí đồng đội vô cùng gắn bó và thắm thiết của những người lính lái xe Trường Sơn. Họ chỉ gặp nhau trong phút giây ngắn ngủi, qua cái "bắt tay", qua những bữa cơm vội vã thế nhưng dường như họ đã thân thiết từ thuở nào. Tinh thần đồng chí đồng đội cũng chính là một nguồn sức mạnh để giúp những người lính vượt qua được những khó khăn, những vất vả, hiểm nguy trên chặng đường tiến về miền Nam. Hai câu cuối của khổ thơ thứ 6 khép lại với tình thần lạc quan tin tưởng vào một tương lai tươi sáng: "Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm" Những chiếc vòng được mắc "chông chênh" giữa "đường xe chạy" là bởi những người lính lái xe đang tranh thủ từng phút giây ngắn ngủi để giải lao trước khi bước vào một hành trình mới - hành trình tiến vào miền Nam thân yêu. Hình ảnh "lại đi lại đi" diễn tả một hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng trong đó, ta vẫn thấy được một niềm tự hào, hào hứng đi lên dù cho bao nhiêu khó khăn đang chờ trước mắt những người lính trẻ. Hình ảnh "trời xanh" là một ẩn dụ hết sức đẹp đẽ và tinh tế của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Hình ảnh đó là biểu tượng cho hòa bình, cho sự sống, cho độc lập tự do của đất nước Việt Nam. Những người lính lái xe ra đi, hướng về bầu trời "xanh" ấy bởi họ mong muốn giành lại hòa bình, giành lại "trời xanh" cho dân tộc ta. Đó cũng là niềm tin, niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng về một đất nước Việt Nam hòa bình, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta hoàn toàn được độc lập. Với giọng thơ vui tươi, khoẻ khoắn, pha chút ngang tàng, hai khổ thơ đã tái hiện hình ảnh của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn hết sức sống động và chân thực. Ngôn ngữ trong thơ vừa giản dị, gần gũi, lại trẻ trung, tràn đầy niềm lạc quan. Nhịp thơ lúc nhanh khi chậm giúp chúng ta hình dung ra chặng đường hành quân đầy gian lao của những người lính. Thêm vào đó, biện pháp ẩn dụ trong thơ cũng góp phần khắc họa rõ nét tinh thần đồng đội với ý chí, niềm tin mãnh liệt của người lính lái xe nơi Trường Sơn. Hai khổ thơ 5 và 6 của Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã vẽ lên cho ta thấy bức tranh về tình đồng đội của những người lính lái xe trẻ trung, lạc quan, yêu đời cùng niềm tin về một tương lai hòa bình cho dân tộc. Bài thơ là tác phẩm tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính mẫu số 8: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt. Trong những năm tháng sục sôi khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, nhân dân miền Bắc đã không tiếc sức người sức của, chi viện cho miền Nam ruột thịt. Những đoàn quân trùng trùng điệp điệp nối nhau ra tiền tuyến và Phạm Tiến Duật cũng có mặt trong đội ngũ ấy. Anh đã được tôi luyện và trưởng thành trong chiến tranh ác liệt và trở thành một nhà thơ – chiến sĩ. Chùm thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Nhớ, Gửi em cô gái thanh niên xung phong đã được giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Thơ Phạm Tiến Duật không lôi cuốn người đọc bằng những hình ảnh lãng mạn hay ngôn ngữ mượt mà, trau chuốt, âm điệu du dương… Ngược lại, người đọc thích thơ anh bởi sự sống động, tự nhiên, gân guốc, táo bạo và độc đáo. Có thể coi Bài thơ về tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà thơ - chiến sĩ này. Thông qua bài thơ, Phạm Tiến Duật ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần
dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui trẻ trung, sôi nổi cùng quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Bài thơ khắc họa thành công một hình tượng độc đáo: những chiếc xe ôtô vận tải không có kính chắn gió mà vẫn băng băng trên đường ra trận. Bên trong cái vỏ ngoài xấu xí, xây xát của những chiếc xe không kính ấy là một bề dày thành tích chiến đấu và quý giá nhất là có mội trái tim sáng ngời tinh thần yêu nước của những người lính trẻ. Mở đầu bài thơ, tác giả giải thích nguyên nhân vì sao xe không có kính bằng lời lẽ giản dị, tự nhiên: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Lí do thế là đã rõ. Kính xe đã bị những trận bom ác liệt của giặc Mĩ làm cho vỡ hết. Lời giải thích đơn sơ nhưng khả năng gợi tả rất lớn, giúp người đọc hiểu ra rằng những chiếc xe này đã dạn dày, từng trải trên đường ra mặt trận. Giới thiệu về xe mà cũng là bước đầu giới thiệu về chủ nhân của chúng. Từ câu thơ thứ ba trở đi, hình ảnh người chiến sĩ lái xe là nhân vật chính và những chiếc xe không kính trở thành cái nền làm nổi bật tính cách, phẩm chất đẹp đẽ của họ. Khi người lái xe mở máy cho xe lăn bánh đồng nghĩa với bắt đầu bước vào trận đánh. Sự sống và cái chết cách nhau chỉ trong gang tấc, nhưng họ vẫn giữ được tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Tính từ "ung dung" đặt ở vị trí đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động ấy. Trong cái nhìn bao quát cả đất trời ẩn chứa niềm kiêu hãnh của người làm chủ tình thế, coi thường mọi khó khăn nguy hiểm. Đối đầu với máy bay giặc Mĩ, các chiến sĩ lái xe của ta thường ở thế bị động. Vậy dựa vào đâu mà họ ra trận với phong thái ung dung như vậy? Chỗ dựa tinh thần lớn lao nhất chính là niềm tin tất thắng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, là tình cảm tất cả vì miền Nam thân yêu, là chân lí "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Họ hiểu rằng chiến trường và đồng đội đang cần vũ khí, lương thực, thuốc men… để đủ sức đánh trả quân thù những đòn đích đáng. Chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của Tổ quốc, của dân tộc thôi thúc họ hành động. Ai đã từng một lần đặt chân đến Trường Sơn vào thời kì chống Mĩ mới thấu hiểu những gian khổ, hiểm nguy của người lính lái xe. Đường Trường Sơn gập ghềnh, hiểm trở. Mùa mưa, mưa như thác đổ. Mùa khô, xe chạy bụi bay mù trời. Ngày nào trời quang mây tạnh thì máy bay Mĩ liên tục trút bom đạn xuống những đoàn xe nối nhau ra mặt trận. Xe có kính người lái xe đã vất vả, xe không có kính lại càng vất vả biết chừng nào. Bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn tạo nên vẻ đẹp bất ngờ của những câu thơ: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Cảm giác của người chiến sĩ lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được nhà thơ diễn tả cụ thể và sinh động. Đoàn xe chạy tạo nên những cơn lốc bụi mù trời. Xe không kính, gió lùa mạnh vào buồng lái khiến người lái xe tưởng như nhìn thấy gió. Gió thốc làm cay đến chảy nước mắt mà lại nói là gió vào xoa mắt đắng thì quả là độc đáo và hóm hỉnh. Dường như các chàng lái xe ngạo nghễ thách thức cái khí hậu khắc nghiệt của rừng núi Trường Sơn. Không còn lớp kính ngăn cách, con người và thiên nhiên như gần gũi hơn, do đó mà sự cảm nhận dường như tăng lên gấp bội. Sao trời ban đêm, cánh chim ban ngày nhự say như ùa vào buồng lái. Xe lao lên phía trước, con đường lùi lại phía sau, người lái xe tưởng như nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. Câu thơ chứa đựng ý nghĩa tượng trưng sâu xa: con đường vào chiến trường miền Nam chính là đích đến của trái tim người lính. Nỗi vất vả, gian nan được Phạm Tiến Duật miêu tả bằng những hình ảnh chân thực, giản dị nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc: Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Hai đoạn thơ tả thực đến từng chi tiết, từng hình ảnh và thật cả trong cách diễn tả. Câu thơ đậm chất văn xuôi, mộc mạc như lời nói thường ngày. Xe không kính, bụi phun tóc trắng như người già. Xe không kính, mưa tuôn mưa xối như ngoài trời. Điệp từ chưa cần, hình ảnh phì phèo châm điếu thuốc, giọng cười ha ha sảng khoái… làm nổi bật chất bình dị mà ành hùng của những chiến sĩ lái xe trong chiến tranh. Gian khổ tột cùng nhưng hào hùng cũng tột bậc. Đó là chất lạc quan thanh thản của một dân tộc, chất dũng cảm thuộc về bản chất con người Việt Nam. Các chiến sĩ lái xe chấp nhận tất cả với thái độ vui vẻ, phớt đời, pha chút ngang tàng, rất lính. Trong gian lao, thử thách, tình đồng đ��i, đồng chí càng trở nên thiêng liêng hơn, máu thịt hơn. Bao thiếu thốn vật chất được thay thế bằng tình yêu thương đồng đội thắm thiết: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Đến đây thì mọi khó khăn, nguy hiểm đã bị đẩy lùi ra xa, làm nền cho tập thể của những chiến sĩ lái xe từ mọi chiến trường về đây họp thành tiểu đội xe không kính. Họ thương nhau còn hơn ruột thịt, sống chết có nhau, cùng chung lí tưởng và tình cảm cao đẹp: tất cả vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Có lẽ không ngôn ngữ nào diễn tả hết tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng trong hoàn cảnh ấy. Bữa cơm nấu vội giữa trời đất bao la của núi rừng Trường Sơn, giấc ngủ chập chờn trên cánh võng chông chênh đường xe chạy đã đủ nói lên tất cả. Và lạ lùng thay, nhà thơ đã bất chợt khám phá ra điều thú vị là những khó khăn, nguy hiểm của người lính lái xe không kính lại trở thành tiện lợi bất ngờ khi họ gặp nhau trên đường ra mặt trận: Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng. Họ tạm nghỉ bên nhau phút chốc để rồi lại lên đường, lại đi, lại đi đến những nơi cần hàng, cần đạn. Họ tin tưởng ngày mai trời xanh thêm và chiến thắng đang tới rất gần. Đoạn kết của bài thơ thật đẹp. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan, đó là quy luật. Mức độ chiến tranh ác liệt in dấu rõ ràng trên những chiếc xe vận tải quân sự: không kính, không đèn, không mui, thùng xe đầy vết xước do bom đạn giặc. Nhưng xe vẫn chạy vào hướng miền Nam – tiền tuyến lớn đang thôi thúc, vẫy gọi bởi trong xe có một trái tim nóng bỏng tình yêu và trách nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước, dân tộc. Hình ảnh trái tim trong câu thơ cuối là một hoán dụ nghệ thuật rất có ý nghĩa, đã tôn vinh tầm vóc những người chiến sĩ lái xe anh hùng và nâng cao giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Tinh thần dũng cảm, thái độ thanh thản, lạc quan của những chiến sĩ lái xe trong mưa bom, bão đạn quân thù xứng đáng tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam, của dân tộc Việt Nam thời chống Mĩ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tác phẩm tự sự nhưng đậm chất trữ tình cách mạng. Nhà thơ đã khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe bằng tấm lòng cảm phục và mến thương sâu sắc. Họ là những con người tự nguyện dấn thân, vui trong gian khổ, chấp nhận hi sinh. Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên nhưng giàu sức gợi cảm, hình ảnh sáng tạo, độc đáo, nhịp thơ tự do, phóng khoáng… Tất cả những yếu tố đó làm nên cái hay, cái đẹp của bài thơ. Song điều quý giá nhất vẫn là cái tình, là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật để tìm tòi, phát hiện ra những hạt ngọc long lanh trong tâm hồn thế hệ trẻ anh hùng của một dân tộc anh hùng. Một bài văn mẫu với đề tài hay: Phân tích hình ảnh người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Nghe bài Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất [embed]https://www.youtube.com/watch?v=V_baf3ALbWE[/embed] Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính mẫu số 9: Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông từng cầm súng chiến đấu và công tác trong đội ngũ những chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn, chở vũ khí quân trang từ hậu phường ra tiền tuyến: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai" (Tố Hữu). Niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra trận lúc bấy giờ như ánh sáng chói chang, như gió mát lồng lộng phả vào tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ, khiến thơ Phạm Tiến Duật có một giọng điệu thật khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống, rất tinh nghịch, tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy. Không rõ nhà thơ đã từng bao nhiêu lần trực tiếp cầm lái, hay ngồi trong ca bin bên cạnh người lái, mà ngôn ngữ, nhạc điệu, cảm hứng và suy nghĩ trong bài lại chân thực, sống động đến vậy. Tất cả, cứ hiển hiện hồn nhiên, trực diện ngay trước bạn đọc: những chiếc xe không kính, cả tiểu đội xe, tiểu đội lính vận tải vui vẻ, tếu táo mà thật đĩnh đạc, hiên ngang, can đảm... Mở đầu bài thơ là một hình ảnh trớ trêu: "Xe không có kính". Kết thúc là một hình ảnh bất ngờ: "Chỉ cần trong xe có một trái tim". Phải chăng, tiểu đội xe không kính ấy lăn bánh thông đường mau lẹ được là nhờ... "những trái tim cầm lái"? Xin hãy lắng nghe lời người chiến sĩ lái xe, hãy đọc thơ và suy ngẫm... Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Lời kể, hay lời giới thiệu đoàn xe ? Ngôn ngữ mộc mạc, nhịp điệu khoan thai mà gợi tả rõ nét. Cứ ý như một đoàn xe đang lừng lững tiến lại. Những chiếc xe kì lạ - "không có kính" (chắn gió) - mà thật anh hùng, đang vượt qua chặng đường nguy hiểm quân thù đánh phá ác liệt: "Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi". Trên những chiếc xe ấy, người chiến sĩ đang vững tay lái. Vừa nhấn ga cho xe lăn bánh ra trận, các anh vừa kể chuyện về mình, về đồng đội: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Đó là những câu thơ tả thực, sự thực chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh, nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm. Nào là "gió vào xoa mắt đắng". Nào là "con đường chạy thẳng vào tim" rồi "sao trời", rồi "cánh chim" đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa - rơi rụng, va đập, quăng ném,... vào buồng lái, vào mặt mũi, thân mình. Dường như chính nhà thơ cũng đang cầm lái, hay ngồi trong buồng lái của những chiếc xe không kính nên câu chữ mới sinh động, cụ thể, đầy ấn tượng, gợi cảm giác chân thực dường ấy: cảm giác ấn tượng căng thẳng, đầy thử thách. Song người chiến sĩ không run sợ, hoảng hốt. Trái lại, tư thế các anh vẫn hiên ngang, tinh thần các anh vẫn vững vàng... Các anh vẫn "Ung dung buồng lái ta ngồi - Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng...". Hai câu thơ có nhịp thật cân đối: 2/ 2/ 2 và 2/ 2/ 2. Đó là sự căng thẳng của chiếc xe đang lăn bánh, sự thanh thản, bình tĩnh, tự tin của người lái. "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng... Nhìn thấy... nhìn thấy... thấy...". Những điệp từ ấy cứ nhấn đi nhấn lại, biểu hiện sự tập trung cao độ của người lái. Hai khổ thơ mở đầu tả thực những khó khăn gian khổ mà những chiến sĩ lái xe Trường Sơn đã trải qua. Trong khó khăn, các anh vẫn ung dung, hiên ngang bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, gan góc chuyển hàng ra tiền tuyến. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, đoàn xe vẫn lăn bánh bình thường. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút chạy trên đường. Có chỗ nhịp nhàng, trong sáng như văng vẳng tiếng hát - vút cao, vui vẻ: Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già .... Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Nếu ở hai khổ thơ trên là những cảm
giác về những khó khăn thử thách - dù sao cũng vẫn mơ hồ - thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là "bụi phun tóc trắng" và "mưa tuôn, mưa xối" - hậu quả tất yếu của những chiếc xe bị mất kính bảo vệ. Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn, "Không có kính, ừ thì có bụi... Không có kính, ừ thì ướt áo" - những câu thơ như lời nói thường, nôm na mà cứng cỏi, toát ra một thái độ bất chấp mọi khó khăn. Đằng sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ, hiểm nguy: Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. .... Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Cấu trúc các câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Thanh điệu phối hợp khá linh hoạt: thanh bằng - trắc (phì phèo châm - điếu thuốc); trắc - bằng (mặt lấm - cười ha ha); rồi lại bằng - trắc (trâm cây - số nữa). Và cuối đoạn là câu thơ bảy tiếng, sáu thanh bằng ("Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi") gợi một cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui sôi nổi của tuổi mười tám đôi mươi. Nhạc vui hài hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: "... phì phèo châm điếu thuốc - Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" và một ý nghĩ táo tợn: "Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa" làm cho thơ rộn rã, sôi động, luôn luôn hối hả, như sự sôi động, hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. Song, cũng có lúc đoàn xe dừng lại. Ấy là lúc ngồi nghỉ hoặc tới đích, giao hàng. Hai khổ thơ thứ năm và thứ sáu miêu tả những cuộc gặp gỡ, vui vầy trong không khí đoàn kết, trong tình đồng chí, đồng đội thật cảm động: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy. Hình tượng người chiến sĩ lái xe thêm một nét đẹp nữa. Đấy là tình cảm gắn bó, chia sẻ ngọt bùi. Khi hành quân, các anh động viên, chào hỏi nhau trong cảnh ngộ độc đáo "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi". Lúc cắm trại các anh trò chuyện, ăn uống nghỉ ngơi thoải mái, xuềnh xoàng, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt: chung bát, chung đũa, "mắc võng chông chênh"... song cũng chỉ trong một thoáng chốc. Để rồi, lại tiếp tục hành quân: "Lại đi, lại đi trời xanh thêm...". Câu thơ bay bay, phơi phới, thật lãng mạn, thật mộng mơ: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Khổ thơ cuối cùng, vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói thường, như văn xuôi. Vậy mà nhạc điệu, hình ảnh, ngôn ngữ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của chiến sĩ vận tải Trường Sơn trong những năm chống Mĩ cứu nước. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra: xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước vỡ,... Điệp ngữ "không có" nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc "Không có kính / rồi xe không có đèn - Không có mui xe / thùng xe có xước" như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai, bom đạn, bốn khúc "cua vòng, rẽ ngoặt"... trêu ngươi, chọc tức đoàn xe. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Hai câu cuối có âm điệu đối chọi, mà trôi chảy, êm ru, hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam", vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất đất nước. Đặc biệt toả sáng chói ngời cả đoạn thơ, bài thơ là hình ảnh "trong xe có một trái tim". Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở "trái tim" gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim con người đã cầm lái ? Tình yêu Tổ quốc, tình yêu thương đồng
bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn gian khổ, luôn lạc quan, bình tĩnh nắm chắc tay lái, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe khẩn trương tới đích? Ngữ điệu của câu thơ "Chỉ cần trong xe có một trái tim" thật nhẹ nhõm, song khả năng khắc hoạ hình tượng nhân vật và khơi gợi suy luận triết lí thật đằm sâu, trĩu nặng. Ẩn sau ý nghĩa "trái tim cầm lái", câu thơ còn muốn hướng người đọc về một chân lí của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ... mà là con người - con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niềm lạc quan và một niềm tin vững chắc. Có thể nói, cả bài thơ hay nhất là câu thơ cuối cùng này. Nó là "nhãn tự", là "con mắt của bài thơ", bật sáng chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong thơ. Trở lại với phong cách thơ Phạm Tiến Duật như phần đầu đã nêu, đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính, cũng như một vài tác phẩm tiêu biểu khác của ông - Lửa đèn; Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây; Nhớ,... thật thú vị khi nhận ra cái ch��t giọng rất trẻ, rất lính của bài thơ. Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí quyết chiến vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn. Nổi bật trong cả bài thơ là hình ảnh: trong xe có một trái tim và một chất giọng vui đùa, hóm hỉnh, lãng mạn. Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Do đó không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho tác phẩm là Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bài thơ, chất thơ tỏa ra từ thực tế cuộc chiến đấu, từ niềm vui cuộc sống của con người thời đại. Chất thơ ấy đi từ sự giản dị của ngôn từ, sự linh hoạt của nhạc điệu, sự sáng tạo bất ngờ của hình ảnh, chi tiết..., đã khắc họa đậm nét những vẻ đẹp phẩm giá con người, và cuối cùng cất bổng lên, hòa nhập với âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn của cả giai đoạn văn học Việt Nam trong ba thập kỉ chiến tranh chống xâm lược - từ năm 1945 đến năm 1975. Để hiểu rõ hơn về hình ảnh người lính các em có thể xem bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính mẫu số 10: Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông lôi cuốn người đọc không phải bằng ngôn từ hoa lệ, trau chuốt mà bằng sự mạnh mẽ, bằng hiện thực cuộc sống. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tiêu biểu cho phong cách sáng tác độc đáo đó. Hình ảnh người lính hiện lên đậm nét qua ngòi bút sắc sảo của Phạm Tiến Duật. Cuộc kháng chiến chống Mỹ tàn khốc, ác liệt đã khiến nhân dân phải rơi vào cảnh lầm than, đất nước điêu đứng. Những người chiến sỹ vượt qua gian lao để làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ được đặc tả chân thực, sâu sắc qua những vần thơ của Phạm Tiến Duật. Tác giả mở đầu bài thơ bằng một lời khẳng định chắc nịch: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Chỉ với hai câu thơ như hai nét chấm phá nhưng tác giả đã vẽ lên bức tranh hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Tác giả đưa ra một lý do hiển nhiên, đủ sức thuyết phục cho việc chiếc xe không có kính. Hai từ “không” được đặt trong một câu thơ đã khẳng định rằng đó là sự thật hiển nhiên, bọn Mỹ độc ác đã trút bao nhiêu hận thù xuống mảnh đất đầy đau thương này. Những lời thơ của tác giả gần gũi với lời ăn tiếng nói của mỗi người nên rất dễ hiểu, dễ thấm. Sang đến câu thơ thứ ba, hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ hiện lên với phong thái hiên ngang, oai phong: Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Với biện pháp đảo trật tự cú pháp, tính từ “ung dung” được đặt ở đầu câu đã nhấn mạnh tư thế ngồi lái xe đầy kiêu hãnh, có thể làm chủ được chiến trường mà không hề nao núng. Đại từ “ta” vừa là chính mình, vừa mang ý nghĩa đại diện cho nhiều người, cho một quốc gia luôn trong tâm thế sẵn sàng đánh địch. Đây là một thủ pháp nghệ thuật đầy ẩn ý của chính tác giả. Trước mắt người chiến sỹ là trời đất bao la, rộng lớn, phải tiến về phía trước thì mới có thể giành được chiến thắng. Từ “nhìn” ở câu thơ tiếp theo được lặp lại 3 lần như khẳng định sự kiên trì, vững vàng và tập trung cao độ cho trận chiến. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái Hai câu thơ này đã có sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế, nhạy cảm. Từ “nhìn” không còn giữ nguyên nghĩa gốc nữa mà đã chuyển sang ý nghĩa khác. Lúc này không những nhìn thấy đường, thấy trời đất, mà thấy cả “gió vào xoa mắt đắng”, “thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Có lẽ trong lòng người chiến sỹ đang có một ý chí quyết tâm cao độ nên mới cảm nhận được sự tinh tế cũng như nhận ra những hiểm nguy phía trước, vẫn cố gắng kiên cường để vượt qua. Một không gian bao la, rộng lớn như bao trùm lên phía trước. Hiện thực chiến tranh không còn khốc liệt, đan xen vào đó là sự hóm hỉnh, vui tươi của những người lính cách mạng. Các anh đã liên tưởng đến một không gian lãng mạn, vui tươi giữa cảnh bom đạn khốc liệt. Những ngôi sao trên trời cao và những cánh chim chao liệng ở phía ngoài kia khiến người lính cách mạng cứ ngỡ như đang “sa”, đang “ùa” vào buồng lái. Đến đoạn thơ sau tác giả đã diễn tả được sự khốc liệt của chiến tranh: Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi. Hiện thực chiến tranh khốc liệt, tàn khốc được vẽ lên qua ngòi bút chân thực của tác giả. Với ngôn ngữ giản di, gần gũi với đời sống của con người. Một từ “ừ” khiến cho câu thơ trở nên nhẹ tênh, không một chút do dự hay vướng bận. Một từ “ừ” khiến cho tâm trạng của những người lính trở nên nhẹ nhõm hơn. Sự khốc liệt của chiến tranh và thiên nhiên không làm chùn bước, ý chí của những người lính cách mạng. Điệp từ “chưa cần” càng khẳng định tâm thế hiên ngang, bất cần đời của anh bộ đội cụ Hồ. Nhưng chính điều này đã làm nên phong cách “ngông”, phong thái ung dung cần phải có trong cuộc kháng chiến đầy ác liệt như thế này. Và trong cuộc chiến tranh gian lao, thử thách như thế này tình cảm đồng chí, đồng đội luôn được đề cao và khẳng định: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi Hình ảnh thơ thật đẹp, thật đáng ngưỡng mộ. Vượt qua bao nhiêu bom đạn, thử thách những chiếc xe từ trăm mọi ngả đường đã về một nơi tụ hội, để kể cho nhau nghe những trận chiến đã vượt qua. Hình ảnh “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” thực sự khiến người đọc ứa nước mắt, vì nó thật đẹp và cao cả. Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa những người đồng đội dường như khiến cho cuộc chiến tranh bớt tàn khốc, bớt ảm đạm hơn. Dù trong mọi hoàn cảnh thì tình cảm luôn có thể chiến thắng tất cả. Nó là sức mạnh tạo nên sự đoàn kết, niềm tin chiến thắng. Có lẽ đoạn thơ cuối là đoạn thơ đẹp nhất, ấn tượng nhất: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. Một lần nữa Phạm Tiến Duật khẳng định sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng hơn hết vẫn là ý chí, là niềm tin và sự nỗ lực vì miền Nam phía trước. Hình ảnh “trái tim” ở cuối bài thơ như mở ra một không gian nghệ thuât thật nên thơ, trữ tình. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước vừa kiên cường, vừa hiên ngang. Đó là một hình ảnh đẹp xuyên suốt cả bài thơ.
Xem thêm: So sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính mẫu số 11: Nhà thơ Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) là nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm tiêu biểu viết về thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Thơ của ông mang phong cách tự do, phóng khoáng, vui tươi, giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là tác phẩm tiêu biểu của ông viết vào năm 1969, được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 - 1970. Bài thơ thể hiện rõ sự tinh nghịch, nhưng cũng hiên ngang, bất khuất của những người chiến sỹ trong thời kỳ kháng chiến. Bài thơ mở đầu với câu thơ mang hình ảnh rất chân thực và độc đáo: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung, kính vỡ mất rồi. Hai câu thơ với nét chấm phá nghệ thuật, giúp cho chúng ta dễ dàng hình dung ra bức tranh hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Những chiếc xe quân dụng vốn dĩ có kính, trang bị đầy đủ, nhưng do bị “bom giật bom rung” nên “kính vỡ mất rồi”. Sự tàn khốc của mưa bom bão đạn đã khiến những chiếc xe biến dạng, trở nên không được bình thường, kỳ dị và độc đáo. Có thể thấy, tác giả đã diễn tả một cách vô cùng chân thực nhưng lại sâu sắc. Xe không có kính, thiếu thốn là vậy nhưng những người chiến sĩ trên xe không hề bi quan mà lại vô cùng lạc quan, tinh nghịch: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng, Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Những người chiến sĩ ngồi trong buồng lái mà ngồi có kính chắn gió, đối mặt trực tiếp với thiên nhiên, trời đất bên ngoài. Nhà thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh và điệp ngữ, cùng nhịp thơ nhanh, nhịp nhàng, đều đặn, giúp người đọc dễ dàng hình dung đến nhịp bánh xe trên đường ra chiến trường. Những hình ảnh, sự vật cũng như cảm xúc mà các chiến sĩ nhìn thấy, trải qua thể hiện sự bình thản, ung dung với những nguy hiểm của bom đạn chiến tranh. Họ bình tĩnh, thản nhiên nên mới có thể nhìn rõ đủ đầy từ gió, con đường, cánh chim…hay là cả sao trời. Hình ảnh "con đường chạy thẳng vào tim” gợi cho ta liên tưởng đến con đường ra mặt trận, cũng như sự nguy hiểm ở phía trước, nhưng các chiến sĩ vẫn cố gắng kiên cường để vượt qua. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tập trung nói đến sự vất vả, thiếu thốn của những người lính trên xe. Dù khó khăn, gian khổ như vậy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời: Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn xối như ngoài trời Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Có thể thấy, những chiến sĩ trên xe dù gian khổ nhưng không hề lùi bước. Đây như là một cơ hội để thử thách ý chí của họ. Gian khổ như vậy nhưng vẫn yêu đời, vẫn có thể cười sảng khoái mà không màng đến nguy hiểm. Những người lính, người đồng đội ở chiến trường gắn bó bên nhau, cùng nhau trải qua gian khổ nên họ xem nhau như người thân ruột thịt. Dù họ đến từ những vùng quê khác nhau, sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng lại chung một lý tưởng sống, chiến đấu vì quê hương đất nước: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu dội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Sự lạc quan, niềm tin về một ngày mai chiến thắng của những người lính như khiến cho “trời xanh thêm”. Câu thơ “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” giúp ta cảm nhận rõ sự đoàn kết, đồng lòng của những chiến sỹ lái xe. Những người lính với lòng yêu nước nồng nàn, cùng tình cảm gắn bó giữa những người đồng đội sâu sắc, khiến cho họ có ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. Sự tàn khốc, đau thương của
chiến tranh được nhà thơ nhắc đến ở khổ thơ cuối, qua những hình ảnh “xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước”. Mặc dù khốc liệt như vậy nhưng ý chí chiến đấu của những người lính vẫn không ngừng cháy trong trái tim những người lính. Trái tim như tượng trưng cho lý tưởng, cho toàn thể dân tộc Việt Nam, một ngày mai sẽ thống nhất đất nước. Thật vậy, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu viết về vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe. Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình người, tình đồng chí gắn bó trong chiến tranh, cũng như lòng yêu nước nồng nàn của những người lính trong thời kỳ kháng chiến. Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính mẫu số 12 Những năm tháng chiến đấu gian khổ đẫm máu và nước mắt là quá khứ đau thương nhưng lại rất đáng tự hào của cả dân tộc. Và hình ảnh những người lính chắc tay súng chính là hình ảnh những người hùng, là biểu tượng cho niềm tin yêu, hi vọng của chúng ta. Có lẽ vì thế, họ bước vào thơ ca với bao phẩm chất đẹp đẽ và để lại trong lòng bạn đọc những xúc cảm thật khó phai mờ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật l�� một trong những thi phẩm thành công của đề tài này. Tạo ấn tượng cho độc giả bằng giọng thơ tự do, phóng khoáng, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được đánh giá là một bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật. Bởi thế chăng, mà bài thơ đã nhận được sự tôn vinh xứng đáng khi được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 - 1970. Mở đầu bài thơ là một hình ảnh hết sức cụ thể, chân thực và độc đáo về những chiến xe trên tuyến đường Trường Sơn: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Chỉ với hai câu thơ như hai nét chấm phá đã khiến cho người đọc hình dung được bức tranh ác liệt, tàn khốc của chiến tranh. Những chiếc xe vốn có kính, đã có kính nhưng vì “bom giật bom rung” cho nên “kính vỡ đi rồi”. Chiến tranh với những mưa bom bão đạn đã tàn phá những chiếc xe, làm cho chúng biến dạng, méo mó khiến cho chúng trở nên khác thường. Kì dị và độc đáo chính là những tính từ miêu tả chính xác cho những chiếc xe như vậy. Và có thể thấy rằng, lời giải thích rất thật thà, đơn giản như lời nói hằng ngày nhưng lại chứa đựng một hiện thực sâu sắc, tàn khốc của chiến tranh lúc bấy giờ. Khó khăn không làm con người ta lùi bước, những chàng trai ngồi sau tay lái đã biến cái khó khăn, thiếu thốn ấy thành điều thú vị của cuộc sống. Chính vì thế mà người đọc bắt gặp ở đây những nét tinh nghịch và lạc quan của những người lính trẻ: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời nhìn thẳng Hai từ “ung dung” đảo lên đầu câu cho thấy tư thế hiên ngang, phong thái đường hoàng, đĩnh đạc, đầy tự tin, có thể làm chủ được tay lái, làm chủ được con đường phía trước của người lính lái xe. Không những thế, đại từ “ta” vừa là chỉ người lái xe, vừa là đại diện cho nhiều người, cho một đất nước trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để giành lại độc lập, tự do và hòa bình. Với tâm thế này, thì phía trước là trời đất bao la, rộng lớn hay phía trước là những khó khăn vất vả thì người chiến sĩ vẫn tự tin tiến về phía trước, quân dân ta vẫn hùng mạnh bước tới. Nhưng khó khăn chưa dừng lại ở đó, người lính lái xe còn phải đối mặt với: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Thật là điều vô lý nhưng lại rất hợp lý, bởi lẽ xe không có kính, mọi cảnh vật rất tự nhiên và chân thực. Ngay cả gió cũng có thể “nhìn thấy”, còn sao trời, cánh chim thì “như sa, như ùa vào buồng lại”. Từ “nhìn” cũng không chỉ đơn thuần là thị giác nữa mà đó còn cảm nhận, tình cảm: “Thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Câu thơ như phản ánh lại hiện thực. Xe chạy với vận tốc lớn, tấm kính là vật ngăn cách giữa buồng lái và không gian ngoài trời đã bị vỡ, Vì “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” nên nhìn “thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Một không gian bao la, rộng lớn như bao trùm lên phía trước. Khó khăn cứ chồng chất khó khăn, người lĩnh vẫn lạc quan, tin tưởng vượt lên phía trước:
Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi. Gió bụi, mưa rừng trên con đường ra mặt trận, các anh đều hứng trọn. Những đám bụi bốc lên khi xe chạy qua rồi phun vào buồng lái, bám đầy trên mái tóc xanh khiến các chàng trai trở thành mái tóc trắng phau giống các cụ già. Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Các anh cũng bật cười khi nhìn thấy bộ dạng lấm láp của mình như vậy. Tiếng cười “ha ha” gợi không khí vui vẻ, tươi vui, trẻ trung của các chàng trai mặc áo lính. Gian khổ không làm khuôn mặt buồn nản, nhăn nhó. Họ vẫn lạc quan và vẫn tìm thấy niềm vui trong những gian khó ấy. Trời nắng gắt thì bụi phum mù mịt. Trời mưa bão thì ướt sũng “như ngoài trời”, “Mưa tuôn mưa xối” thẳng vào người vì buồng lái không có kính che chắn, bảo vệ. Vậy là trên suốt chặng đường dài, người lính đã phải nếm trải đủ mùi gian khổ: gió bụi, mưa rừng. Mặc dù khó khăn là vậy nhưng người lính vẫn ngang tàng, phơi phới lạc quan: “Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa/ Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”. Điệp từ “chưa cần” đã cho thấy cái “ngông”, cái bất cần của anh lính bộ đội cụ Hồ. Những gió, những bụi chỉ là những cái khó khăn vụn vặt, cho nên các anh chẳng hề quan tâm. Thiên nhiên có khắc nghiệt, chiến tranh có tàn khốc thì cũng không làm các anh dừng bước. Và trong cuộc sống đầy gian khổ ấy, điểm tựa tinh thần để người lính có sức mạnh vượt qua tất cả là tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi Vượt qua bao chặng đường dài khó khăn đầy mưa gió, bụi đường, đầy mưa bom bão đạn, những chiếc xe không kính đã tụ hội để người lính lái xe được gặp gỡ, được bắt tay, được kể chuyện cho nhau nghe về những gian khó, những niềm vui mà mình đã trải qua. Cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi như một hiinhf ảnh ẩn dụ cho tình đoàn kết, tình đồng chí, đồng đội, cùng thấu hiểu, cùng sẻ chia những gian khổ, nhọc nhằn gặp phải trong chiến đấu. Cái bắt tay ấy hẳn đã tiếp thêm sức mạnh, làm người lính cảm thấy ấm lòng và vững tin vào con đường phía trước. Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. Một lần, sự tàn khốc của chiến tranh, sự thiếu thốn, giân khổ được điệp lại trong những vần thơ cuối bài “không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước”. Chính những chi tiết chân thực ấy đã tô đậm vào tâm trí bạn đọc về sự hủy diệt của chiến tranh. Nhưng dẫu chiến tranh có gây ra bao đau thương, mất mát, hi sinh thì những chàng trai ngồi sau tay lái vẫn để những chiếc xe không kính bon bon trên những chặng đường tiến về miền Nam. Hình ảnh “trái tim” là hình ảnh hoán dụ thật đẹp đẽ. Nó là biểu tượng cho những người lính lái xe, cho lòng yêu Tổ quốc, cho lí tưởng chiến đấu cao đẹp, sẵn sàng lái xe băng qua mưa bom bão đạn để bảo vệ miền Nam ruột thịt. Với hình ảnh người chiến sĩ lái xe kiên cường, anh dũng và đầy lạc quan, hóm hỉnh, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về hình ảnh của những con người bình dị mà thật anh hùng. -/- Trên đây THPT Ngô Thì Nhậm đã đưa ra những gợi ý chi tiết cách làm bài văn phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính kèm theo một số bài văn mẫu hay để các em tham khảo. Đừng quên còn rất nhiều bài văn mẫu lớp 9 hay nữa đang chờ em khám phá!
0 notes
vinhomesbysr · 18 days
Text
Tiện ích tại Vinhomes Cổ Loa Đông Anh – Nơi kiến tạo cuộc sống tiện nghi và đẳng cấp
Vinhomes Cổ Loa Đông Anh là một trong những dự án đô thị lớn tại Hà Nội, không chỉ mang lại không gian sống hiện đại mà còn tích hợp hàng loạt tiện ích đẳng cấp phục vụ nhu cầu của cư dân. Với quy mô lên đến 386,7 ha, Vinhomes Cổ Loa không chỉ đáp ứng mọi nhu cầu sống mà còn tạo ra một cộng đồng văn minh, xanh mát, và đầy đủ tiện nghi.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về phân khu Thịnh Vượng – một trong những phân khu nổi bật gần các tiện ích giáo dục của dự án, có thể xem tại: https://vinhomebysalereal.vn/phan-khu-thinh-vuong-vinhomes-co-loa/
Hệ thống giáo dục chất lượng cao
Một trong những điểm nổi bật của Vinhomes Cổ Loa là hệ thống giáo dục được đầu tư bài bản, từ trường mầm non đến các cấp học phổ thông. Tại đây, cư dân có thể an tâm về tương lai của con em mình nhờ các trường học chất lượng quốc tế, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và môi trường học tập toàn diện. Hệ thống trường học Vinschool được tích hợp ngay trong khuôn viên dự án, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển cho phụ huynh và đảm bảo sự tiện lợi tối đa.
Tumblr media
Dịch vụ y tế hiện đại và tiện lợi
Sức khỏe của cư dân luôn được đặt lên hàng đầu với hệ thống y tế hiện đại ngay trong khu đô thị. Vinhomes Cổ Loa tích hợp bệnh viện quốc tế Vinmec, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, công nghệ tiên tiến. Với bệnh viện Vinmec gần kề, cư dân không còn phải lo lắng về việc di chuyển xa để thăm khám, giúp xử lý nhanh chóng mọi tình huống khẩn cấp.
Khu thể thao và giải trí đa dạng
Vinhomes Cổ Loa còn chú trọng đến việc phát triển thể chất và tinh thần của cư dân với hệ thống sân chơi, bể bơi, và khu thể thao ngoài trời. Các sân tennis, bóng đá, bóng rổ, và phòng tập gym hiện đại được phân bố hợp lý trong khu đô thị, giúp cư dân dễ dàng tham gia các hoạt động thể dục thể thao sau những giờ làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, các khu vui chơi trẻ em và công viên xanh mát cũng là nơi lý tưởng để cả gia đình thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
Tìm hiểu thêm về phân khu Tinh Hoa, nơi hội tụ những tiện ích đẳng cấp, hãy xem thêm chi tiết tại: https://vinhomebysalereal.vn/phan-khu-tinh-hoa-vinhomes-co-loa/
Trung tâm mua sắm và giải trí Vincom Mega Mall
Không thể không kể đến Vincom Mega Mall – trung tâm mua sắm hiện đại với đầy đủ các dịch vụ từ mua sắm, ẩm thực đến giải trí, ngay trong lòng Vinhomes Cổ Loa. Tại đây, cư dân có thể tận hưởng những trải nghiệm mua sắm đẳng cấp từ các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Vincom Mega Mall còn tích hợp rạp chiếu phim hiện đại, khu vui chơi cho trẻ em và hệ thống nhà hàng phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu giải trí và thư giãn cho cư dân.
Để có cái nhìn trực quan hơn về thiết kế và quy mô của Vincom Mega Mall Vinhomes Cổ Loa, bạn có thể khám phá thêm tại: https://www.behance.net/gallery/207148599/Vincom-Mega-Mall-Vinhomes-C-Loa
Với hệ thống tiện ích đa dạng và đẳng cấp, Vinhomes Cổ Loa Đông Anh hứa hẹn sẽ mang đến cho cư dân một cuộc sống tiện nghi, hiện đại và an toàn. Từ giáo dục, y tế, đến thể thao và giải trí, tất cả đều được tích hợp trong một không gian sống xanh mát, giúp cư dân tận hưởng cuộc sống hoàn hảo mỗi ngày.
0 notes
lamthanhfong123333 · 25 days
Text
logo Về chúng tôi icon Sản phẩm & Dịch vụ icon Tài nguyên icon Thư viện icon flag icon Nhận Báo Giá Trang chủ Bài viết Content SEO starstarstarstarstar Tổng hợp 7 trang blog miễn phí dành cho blogger Tags:
Blog viết blog Mục lục
WordPress: WordPress.com
Tumblr: Tumblr.com
Blogger (Blogspot): Blogger.com
Quora: Quora.com
Medium: Medium.com
LinkedIn: Linkedin.com
Ghost: Ghost.org Tổng hợp những trang Blog cá nhân nổi tiếng tại Việt Nam Trang Blog kiến thức về Website Trang Blog về Marketing Trang Blog cá nhân khác CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Nền tảng blog là gì? Blog khác với Web như thế nào? Nền tảng Blog có những tính năng gì? audit Audit website miễn phí Đánh giá website nhanh chóng để giải quyết các vấn đề về hiệu suất Audit miễn phí avt Hiền Trần 25 tháng 5, 2024 logo_facebook logo_google logo_instagram Trang blog rất cần thiết và hữu ích cho những Blogger, Content Creator, SEO Marketer hoặc bất kỳ ai muốn bắt đầu blog riêng để chia sẻ thông tin. Trong bài viết này, TOS sẽ chia sẻ danh sách 7 trang blog miễn phí hàng đầu hiện nay.
BÁO GIÁ DỊCH VỤ SEO Tổng hợp 7 trang web viết blog miễn phí dành cho blogger Tổng hợp 7 trang web viết blog miễn phí dành cho blogger Xem thêm:
Blog là gì? 16 kỹ thuật viết blog hiệu quả cho người mới Blogspot là gì? Ưu nhược điểm và cách tạo website từ blogspot Viết lách là gì? Cách viết lách hay cho người mới bắt đầu
WordPress: WordPress.com Nếu bạn đang thắc mắc nên bắt đầu viết blog ở đâu, WordPress là một lựa chọn phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Với cơ sở người dùng ngày càng tăng và các tính năng tùy biến tốt hơn, WordPress được coi là cha đẻ của viết blog.
Ưu điểm:
Dễ dàng sử dụng, thao tác đơn giản, không yêu cầu trình độ Giao diện đẹp mắt, đầy đủ chức năng được sắp xếp thân thiện với người dùng. Tối ưu hóa SEO web dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, đa dạng themes miễn phí. Nhược điểm:
Quy trình cài đặt template và plugin phức tạp. Phù hợp cho những người muốn viết blog để kiếm tiền hoặc cho các doanh nghiệp nhỏ do hiệu suất thấp trong việc xử lý dữ liệu dung lượng lớn. WordPress - trang blog được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay WordPress – trang blog được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay (Nguồn: Internet) Xem thêm: Hướng dẫn SEO web WordPress hiệu quả cho người mới bắt đầu
Tumblr: Tumblr.com Tumblr là một cộng đồng lớn và thân thiện với người dùng giống như Facebook và Twitter, thường được xem như một trang truyền thông xã hội hơn là một trang blog. Người dùng thường tập trung vào các blog khác, nhận các bài viết mà họ thích và theo dõi. Tuy nhiên, đây cũng là một nơi tuyệt vời để tìm kiếm các cộng đồng xã hội cho blog của bạn.
Tumblr có một ứng dụng di động phù hợp giúp Tumblr dễ dàng gửi nội dung lên blog Tumblr từ mọi nơi, đồng thời dễ dàng tùy chỉnh chủ đề và cá nhân hóa nó.
Ưu điểm:
Giao diện đơn giản, dễ thao tác ngay cả với người mới bắt đầu. Hỗ trợ nhiều loại nội dung như văn bản, hình ảnh, video, liên kết, âm thanh. Mạng lưới người dùng sáng tạo và tích cực, dễ dàng kết nối với các blogger khác. Dễ dàng chia sẻ bài viết lên các nền tảng mạng xã hội khác: Facebook, Instagram và Twitter. Nhược điểm:
Các tùy chọn chỉnh sửa giao diện và chức năng không phong phú như các nền tảng khác. Thiếu các công cụ phân tích chi tiết, làm giảm khả năng đánh giá hiệu suất và tương tác của nội dung. Nội dung đăng thuộc quyền sở hữu của Tumblr. Tumblr là trang web viết blog lớn và thân thiện với người dùng Tumblr là trang web viết blog lớn và thân thiện với người dùng (Nguồn: Internet) Xem thêm:
7 Cách viết blog kiếm tiền tốt nhất 2024 Content là gì? Content Marketing là gì? Các loại và cách xây dựng Content SEO hay 2024 Hướng dẫn cách lập Plan Content, mẫu và ví dụ Plan Content hiệu quả [2024]
Blogger (Blogspot): Blogger.com Viết blog ở đâu? Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng blog miễn phí và đáng tin cậy, Blogger là sự lựa chọn phù hợp nhất. Với bố cục đẹp mắt và hình nền tích hợp, nền tảng này rất dễ sử dụng cho các blogger mới bắt đầu. Bạn có thể dễ dàng bắt đầu blog của mình bằng tài khoản Gmail và tạo một trang web trong vài giây.
Ưu điểm:
Hoàn toàn miễn phí. Giao diện trực quan, thân thiện người dùng. Cung cấp đa dạng chủ đề, nhiều mẫu giao diện khác nhau. Tích hợp Google AdSense, hỗ trợ quảng cáo blog. Cho phép theo tác trên ứng dụng điện thoại. Nhược điểm:
Giao diện ít linh hoạt và thiếu tính năng so với các nền tảng khác như WordPress Hạn chế định dạng hình ảnh, video. Thiếu plugin hỗ trợ Rủi ro bị xóa blog mà không cảnh báo. Blogger là một nền tảng miễn phí và đáng tin cậy Blogger – Trang blog miễn phí trên mạng xã hội (Nguồn: Internet) Xem thêm:
Viết bài chuẩn SEO là gì? Cách viết và mẫu Content chuẩn SEO 2024 101 Ý tưởng và cách viết content bán hàng hay “bùng nổ” đơn hàng Blog SEO là gì? Một số phương pháp viết Blog chuẩn SEO
Quora: Quora.com Được ví như một nền tảng “Facebook thứ hai”. Đây là một nền tảng tuyệt vời cho những người muốn chia sẻ kiến ​​thức và ý tưởng. Anh ấy đã tạo ra một cách để các blogger chia sẻ kinh nghiệm của họ và kể những câu chuyện về các chủ đề hữu ích.
Ưu điểm:
Cho phép đặt câu hỏi về chủ đề mình quan tâm. Tạo câu trả lời để chia sẻ thông tin, kiến thức. Dễ dàng đăng tải bài viết. Cập nhật, thông báo tin tức mới. Tìm kiếm và kết nối với bạn bè. Nhược điểm:
Nguy cơ xuất hiện thông tin không giá trị. Quora là trang blog tuyệt vời để chia sẻ kiến ​​thức và ý tưởng Quora là trang blog tuyệt vời để chia sẻ kiến ​​thức và ý tưởng (Nguồn: Internet) Xem thêm: 10 Bước triển khai blog thành công cho các blogger
Medium: Medium.com Medium là một nền tảng được sáng lập bởi Ev Williams và Biz Stone, những người đã tạo ra Twitter. Với mục tiêu xây dựng một trang blog tương tự như nền tảng microblogging của họ, Medium cho phép người dùng chia sẻ và tương tác trực tiếp với mọi người trên toàn thế giới. Đây là một mạng lưới blog rộng lớn, mang lại cơ hội kết nối và trao đổi thông tin một cách dễ dàng và hiệu quả.
Ưu điểm:
Tạo blog nhanh chóng, dễ dàng. Cho phép kiếm tiền từ nội dung từ các chương trình: affiliate, Medium Partner và Medium Membership Refer. Tiếp cận với lượng lớn người đọc chất lượng có sẵn. Nhược điểm:
Trả phí cho nền tảng nếu bạn kiếm tiền từ blog. Hạn chế khả năng tùy chỉnh giao diện blog. Medium thường chặn IP Việt Nam. Yêu cầu tiếng Anh. Nền tảng Medium viết blog miễn phí Nền tảng Medium viết blog miễn phí (Nguồn Internet) Xem thêm: Blogging là gì? Viết blog có phải là một nghề hay không?
LinkedIn: Linkedin.com LinkedIn là một nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp, cung cấp cho bạn một công cụ thân thiện để viết blog miễn phí và thể hiện chuyên môn của bản thân. Giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân và tạo uy tín như một chuyên gia trong lĩnh vực.
Ưu điểm:
Lượng truy cập “khủng” với hơn 740 triệu người. Tạo và đăng tải nội dung dễ dàng. Nhược điểm:
Hạn chế tùy biến LinkedIn giúp tạo blog dễ dàng, miễn phí LinkedIn giúp tạo blog dễ dàng, miễn phí (Nguồn Internet) Xem thêm: Cách tạo Blog xếp hạng trên Trang 1 của Google
Ghost: Ghost.org Ghost là một nền tảng blog tiềm năng có thể vượt qua WordPress, với một cách tiếp cận mới. Ghost phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, nó không phải là một nền tảng miễn phí. Bạn trả 5$ mỗi tháng cho một thiết lập blog có thể giúp bạn có tới 10.000 lượt xem trang mỗi tháng
Ưu điểm:
Phù hợp cho các doanh nghiệp tạo kênh giao lưu và tương tác với khách hàng trên một nền tảng chuyên nghiệp. Giao diện tinh gọn, đơn giản tập trung vào nội dung bài viết. Themes chất lượng, cực đẹp. Nhược điểm:
Người dùng cần có kiến thức về công nghệ, kỹ thuật. Ghost là một nền tảng viết blog tiềm năng Ghost là một nền tảng viết blog tiềm năng (Nguồn: Internet) Xem thêm: Blogger là gì? Những yếu tố để trở thành blogger
Tổng hợp những trang Blog cá nhân nổi tiếng tại Việt Nam Trang Blog kiến thức về Website
Blog của Thạch Phạm (thachpham.com)
Nội dung: Chia sẻ thông tin, kiến thức, thủ thuật về WordPress, SEO, và các kỹ thuật lập trình website.
Blog WP Căn bản (wpcanban.com)
Nội dung: Hướng dẫn cách thiết kế, sửa lỗi kỹ thuật, kiểm tra SEO, tối ưu hóa Website trên nền tảng WordPress.
Trang Blog về Marketing
Quán trà đá (phungthaihoc.com)
Nội dung: Chia sẻ kiến thức về Digital Marketing, câu chuyện đời thường liên quan tạo nguồn cảm hứng cho các bạn trẻ theo đuổi sự nghiệp Digital Marketing.
VietMoz (vietmoz.net)
Nội dung: Lĩnh vực SEO, SEM, Google Ads.
Cộng đồng Isocial (congdongisocial.com)
Kiến thức chủ yếu về Social Media, Facebook Ads, chiến lược Marketing online.
Blog của Ngọc Đến Rồi (ngocdenroi.com)
Kiến thức kiếm tiền online, tạo blog, và chiến lược tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing).
Blog của Nguyễn Hữu Lam (blog.nguyenhuulam.com)
Phát triển bản thân, kinh doanh, chiến lược marketing hiệu quả.
Trang Blog cá nhân khác
Blog của Giang Ơi (giangoi.com)
Lối sống, du lịch, và những bài viết mang tính chia sẻ kinh nghiệm sống.
Blog của Hana’s Lexis (hanaslexis.com)
Chia sẻ về học tiếng Anh, kinh nghiệm du học, và các câu chuyện cuộc sống.
Blog của Trung Đức (trungduc.net)
Blog về kỹ thuật, kinh tế, công nghệ, Marketing,…
Các trang Blog nổi tiếng Việt Nam Tham khảo các trang Blog nổi tiếng Việt Nam (Nguồn: Internet) CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Nền tảng blog là gì? Nền tảng blog là một trang web hoặc phần mềm cho phép người sử dụng đăng tải bài viết, ý kiến hoặc đánh giá về sản phẩm, thông tin. Người dùng cũng có thể chia sẻ những bài viết này qua các trang web độc lập, email, các nền tảng cung cấp dữ liệu và mạng xã hội.
Trang Blog là gì? Nền tảng Blog là gì? (Nguồn: Internet) Blog khác với Web như thế nào? Sự khác biệt chính giữa một blog và một trang web là một blog thường có tính chất cá nhân, chứa nhiều thông tin và thường mang tính giáo dục, trong khi một trang web kinh doanh thường trang trọng và chuyên nghiệp hơn.
Nền tảng Blog có những tính năng gì? Dễ sử dụng và cài đặt. Chi phí sử dụng thấp hoặc hoàn toàn miễn phí. Giúp tăng tiếp cận và tương tác với người đọc. Cho phép bạn xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình. Cung cấp các công cụ theo dõi hiệu suất và phân tích. Tùy chọn cho phản hồi và cung cấp nguồn cấp dữ liệu RSS. Bài viết trên đã giới thiệu 7 trang web giúp bạn tạo một blog thú vị cho riêng mình. Hy vọng bạn thấy hữu ích và chọn được trang blog phù hợp. Nếu bạn biết thêm trang web nào tuyệt vời để tạo blog, hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
BÁO GIÁ DỊCH VỤ SEO Tham khảo một số chủ đề SEO liên quan: SEO cam kết, dich vu tang traffic chat luong, SEO top gg, SEO tiktok, SEO agency, SEO web top Google, GPT cho SEO, SEO website top google, AI cho SEO, customer journey, SEO Onpage, làm SEO như thế nào, SEO từ khoá google, disavow là gì, SEO từ khóa google, dịch vụ SEO traffic, dịch vụ traffic website, dịch vụ SEO từ khóa top google, check traffic website, cách SEO offpage, dịch vụ Entity SEO, dịch vụ SEO từ khóa uy tín, SEO bền vững, SEO từ khóa, có nên SEO top google, dịch vụ SEO trọn gói, thuê SEO website, dịch vụ SEO tổng thể website, SEO on page và off page Bài viết mới nhất TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành img 18 Tháng Bảy, 2024 Hướng dẫn SEO Shopee cho Shop và Sản phẩm hiệu quả, TĂNG ĐƠN nhanh 2024 Xem thêm img img 16 Tháng Bảy, 2024 Digital Marketing là gì? Cần học những gì, ra trường làm nghề gì? Xem thêm img img 16 Tháng Bảy, 2024 SEMrush: Hướng dẫn sử dụng SEMrush từ A-Z Xem thêm img img 16 Tháng Bảy, 2024 Website chuẩn SEO là gì? Có bao nhiêu tiêu chí? Dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO từ A-Z Xem thêm img img 16 Tháng Bảy, 2024 CRM là gì? Top 7 phần mềm CRM tốt nhất hiện nay Xem thêm img img 16 Tháng Bảy, 2024 Hướng dẫn chi tiết từ A-Z về TikTok Ads dành cho Marketers Xem thêm img Xem tất cả img Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi Bạn sẽ là người đầu tiên biết khi có bài viết mới được xuất bản Vui lòng nhập email logo TOS - Công ty SEO hàng đầu Việt Nam, cung cấp các giải pháp SEO toàn diện hàng đầu với các chiến lược đột phá, cam kết mang lại hiệu quả và giá trị cao nhất cho khách hàng. Chúng tôi tự hào là đối tác vững chắc cho mọi doanh nghiệp.
TRUY CẬP NHANH Trang chủ Dịch vụ SEO Về TOS Tối ưu chuyển đổi Dự án Data Intelligence Bài viết Liên hệ Liên hệ HỒ CHÍ MINH Lầu 4 Tòa nhà Nguyên Giáp, 42/37 Hoàng Diệu, Quận 4, TP.HCM Lầu 4 Tòa nhà One Touch, 42/34 Hoàng Diệu, Quận 4, TP.HCM HÀ NỘI 107 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐÀ NẴNG Lầu 6 DanaBook, 76-78 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng port Top porfolio
phone Điện thoại 028.73022.558
phone Email [email protected]
phone Website www.toponseek.com
1 note · View note
masterianphu · 1 month
Text
Sức hút của mặt bằng Masteri An Phú
Mặt bằng Masteri An Phú có sức hút như thế nào? Đây là thông tin nhận được sự quan tâm đông đảo của khách hàng có nhu cầu ở thực lẫn nhà đầu tư. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thông tin mặt bằng của dự án này nhé!
Giới thiệu dự án Masteri An Phú
Tumblr media
Tên dự án: Masteri An Phú.
Vị trí: tọa lạc tại số 179 đường Xa lộ Hà Nội, Thảo Điền, quận 2, TP.HCM
Chủ đầu tư: Masterise Homes
Tổng quy mô mặt bằng Masteri An Phú: 12,526.7m²
Mật độ xây dựng: khoảng 32%
Sản phẩm : Penthouse và căn hộ
Tiện ích dự án: trường tiểu học, mầm non, trung tâm thể dục thể thao, công viên vui chơi, quảng trường, khu ẩm thực, vườn nướng BBQ, thư viện, khu vực sinh hoạt chung,bể bơi, đường chạy bộ,
Tiến độ: đã bàn giao
Pháp lý: sổ hồng vĩnh viễn
Thời gian sở hữu: lâu dài
Dự án sở hữu vị trí vàng
Masteri An Phú được quy hoạch tại vị trí đẹp khi có 3 mặt tiếp giáp với Xa Lộ Hà Nội, đường số 9 và đường Võ Trường Toản. Đây được xem là vị trí trung tâm tại khu Thảo Điền, quận 2 sở hữu nhiều thuận lợi về hạ tầng giao thông.
Từ đó, cư dân được hưởng lợi từ mạng lưới giao thông hạ tầng phát triển này. Việc di chuyển đến trung tâm thương mại Vincom Mega Mall, tuyến Metro số 1, nhà ga An Phú tuyến số 7… Mang đến khả năng kết nối vượt bậc cho cư dân của dự án Masteri An Phú.
Hơn nữa, vì có một mặt giáp sông nên không chỉ có đường bộ, cư dân còn có thể dễ dàng liên kết đến tuyến xe bus đường sông. Mặt bằng Masteri An Phú còn được bao bọc bởi nhiều tuyến đường trọng điểm. Chẳng hạn như Lương Định Của, Xa Lộ Hà Nội, đại lộ Mai Chí Thọ, tuyến cao tốc Hồ Chính Minh - Long Thành - Dầu Giây… Hàng loạt các địa điểm liền kề mặt bằng Masteri An Phú có thể kể đến:
Trung tâm thành phố Quận 1.
Trường học Quốc tế các cấp.
Khu đô thị Thủ Thiêm.
TTTM Vincom Mega Mall
Khu công viên tại Masteri Thảo Điền
Siêu thị Big C
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất
Bệnh viện đa khoa Hạnh Phúc
Nam An Market
Mega Market
Mặt bằng Masteri An Phú
Tumblr media
Mặt bằng Masteri An Phú có tổng diện tích là 12,526.7m2, mật độ xây dựng chỉ khoảng 32%. Dự án có quy mô 2 tòa tháp RIO và SOL cao đến 33 tầng được thiết kế bởi nhiều đơn vị đối tác nổi tiếng trên Thế Giới. Mang đến vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo “chiều lòng” cả những vị khách hàng khó tính nhất.
Đặc biệt, hai tòa tháp có thiết kế đối lập nhau với kiến trúc nổi bật, điều này làm tăng số lượng căn góc. Những căn hộ này sở hữu tầm view đẹp, dễ dàng nhìn ngắm bao quát toàn cảnh từ trên cao.
Liên kết giữa hai toà tháp là một khu công viên cây xanh với đường dạo bộ cùng hàng loạt các tiện ích cao cấp khác. Đây là địa điểm quen thuộc để cư dân thư giãn, tập thể dục thể thao với không khí trong lành.
Tumblr media
Trên đây là các thông tin liên quan đến mặt bằng Masteri An Phú. Qua đó giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết kế toà nhà và ưu thế từ vị trí tọa lạc. Hy vọng qua bài viết này quý độc giả có thể dễ dàng lựa chọn được dự án nhà ở hợp lý.
>>>>> Không thể bỏ qua: Sức hút của mặt bằng Masteri An Phú
0 notes
Text
Khám Phá Các Địa Điểm Học Gội Đầu Dưỡng Sinh Chuẩn Trung Hoa Tại Thành Đô
Gội đầu dưỡng sinh chuẩn Trung Hoa không chỉ là một phương pháp chăm sóc sắc đẹp mà còn là một liệu pháp truyền thống giúp thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Thành Đô, thành phố nổi tiếng với nền văn hóa phong phú và sự phát triển mạnh mẽ của y học cổ truyền, đã trở thành một trung tâm hấp dẫn cho những ai muốn học và nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực này. Bài viết này sẽ giới thiệu về những địa chỉ uy tín tại Thành Đô để bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn cho mình khóa học phù hợp nhất.
1. Học Viện Y Học Cổ Truyền Thành Đô (Chengdu Traditional Chinese Medicine Academy)
Học Viện Y Học Cổ Truyền Thành Đô là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu về y học cổ truyền tại Trung Quốc, với các khóa học chuyên sâu về gội đầu dưỡng sinh chuẩn Trung Hoa. Chương trình đào tạo tại đây được thiết kế để cung cấp một nền tảng kiến thức toàn diện về các phương pháp xoa bóp bấm huyệt, kỹ thuật sử dụng thảo dược và nguyên lý dưỡng sinh.
Các giảng viên tại Học Viện Y Học Cổ Truyền Thành Đô là những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, giúp học viên nắm vững lý thuyết và kỹ năng thực hành. Học viện cũng cung cấp các buổi thực hành thực tế tại các bệnh viện và phòng khám y học cổ truyền, giúp học viên có cơ hội trải nghiệm và ứng dụng những gì đã học vào thực tế.
Tumblr media
2. Trung Tâm Đào Tạo Thẩm Mỹ Thành Đô (Chengdu Beauty Training Center)
Trung Tâm Đào Tạo Thẩm Mỹ Thành Đô là địa điểm lý tưởng cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Trung tâm này nổi tiếng với các khóa học đa dạng, từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm cả khóa học gội đầu dưỡng sinh chuẩn Trung Hoa.
Khóa học tại đây không chỉ tập trung vào việc đào tạo kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt và sử dụng thảo dược mà còn hướng dẫn cách tạo không gian thư giãn cho khách hàng, nâng cao trải nghiệm dịch vụ. Trung tâm cung cấp môi trường học tập chuyên nghiệp với các thiết bị hiện đại, đảm bảo học viên được thực hành thực tế và chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp sau này.
Xem thêm: https://seoulacademy.edu.vn/dia-chi-hoc-goi-dau-duong-sinh-chuan-trung-hoa
3. Viện Nghiên Cứu Dưỡng Sinh Thành Đô (Chengdu Wellness Research Institute)
Viện Nghiên Cứu Dưỡng Sinh Thành Đô là một trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu về các liệu pháp dưỡng sinh truyền thống. Khóa học gội đầu dưỡng sinh tại đây được xây dựng d��a trên các nguyên lý y học cổ truyền, kết hợp với các nghiên cứu hiện đại để tối ưu hóa hiệu quả chăm sóc sức khỏe.
Học viên tại Viện Nghiên Cứu Dưỡng Sinh Thành Đô sẽ được tiếp cận với các kiến thức chuyên sâu về huyệt đạo, kỹ thuật xoa bóp và cách sử dụng thảo dược trong quá trình gội đầu dưỡng sinh. Viện cũng tổ chức các buổi hội thảo và chuyên đề với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, giúp học viên cập nhật những xu hướng và kỹ thuật mới nhất.
Tumblr media
4. Trung Tâm Spa & Wellness Thành Đô (Chengdu Spa & Wellness Center)
Trung Tâm Spa & Wellness Thành Đô là một trong những trung tâm đào tạo uy tín về các liệu pháp chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Khóa học gội đầu dưỡng sinh chuẩn Trung Hoa tại đây được thiết kế để cung cấp cho học viên một cái nhìn toàn diện về phương pháp này, từ lý thuyết đến thực hành.
Chương trình học tại Trung Tâm Spa & Wellness Thành Đô bao gồm các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt, sử dụng thảo dược và các liệu pháp thư giãn khác. Học viên sẽ được thực hành trên người thật và tham gia vào các buổi thực tập tại các spa và trung tâm dưỡng sinh lớn trong khu vực, giúp họ tự tin hơn khi làm việc trong ngành.
Đọc ngay: https://seoulacademy.edu.vn/tin-tuc-nghe
5. Học Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Thành Đô (Chengdu International Beauty Academy)
Học Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Thành Đô là một cơ sở đào tạo hàng đầu với chương trình học đa dạng và chất lượng cao. Khóa học gội đầu dưỡng sinh chuẩn Trung Hoa tại đây không chỉ mang lại cho học viên những kỹ năng cần thiết mà còn cung cấp những kiến thức về văn hóa và triết lý dưỡng sinh Trung Hoa.
Học viện này nổi bật với các khóa học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp học viên nắm vững các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt, sử dụng thảo dược và các phương pháp làm đẹp khác. Học Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Thành Đô cũng cung cấp cơ hội thực tập và tham gia các hội thảo quốc tế, giúp học viên mở rộng mạng lưới và phát triển sự nghiệp toàn cầu.
Kết Luận
Thành Đô là một trong những thành phố lớn của Trung Quốc với nền y học cổ truyền phát triển mạnh mẽ, cung cấp nhiều cơ hội học tập và phát triển trong lĩnh vực gội đầu dưỡng sinh chuẩn Trung Hoa. Các trung tâm đào tạo uy tín như Học Viện Y Học Cổ Truyền Thành Đô, Trung Tâm Đào Tạo Thẩm Mỹ Thành Đô, và Viện Nghiên Cứu Dưỡng Sinh Thành Đô đều cung cấp các khóa học chất lượng, giúp học viên nắm vững kỹ năng và phát triển sự nghiệp trong ngành spa và chăm sóc sức khỏe.
0 notes
eliskey · 1 month
Text
Mua tài khoản Disney Plus
Disney là gì?
Disney+ là dịch vụ streaming trực tuyến của The Walt Disney Company, cung cấp một loạt các nội dung giải trí từ các thương hiệu nổi tiếng như Disney, Pixar, Marvel, Star Wars và National Geographic. Dưới đây là một số tính năng nổi bật của Disney+:
Những tính năng nổi bật của Disney Plus 
Nội dung đa dạng: Disney+ cung cấp một thư viện phong phú của phim ảnh, series truyền hình, hoạt hình và nội dung giải trí từ các thương hiệu hàng đầu như Disney, Pixar, Marvel, Star Wars và National Geographic.
Khả năng tải xuống offline: Người dùng có thể tải xuống các bộ phim và chương trình truyền hình từ Disney+ để xem trong chế độ offline, thuận tiện cho việc xem khi không có kết nối Internet.
Không quảng cáo: Disney+ không chứa quảng cáo, giúp người dùng tập trung vào nội dung mà họ muốn xem mà không bị gián đoạn bởi quảng cáo.
Hỗ trợ nhiều thiết bị: Dịch vụ này có khả năng hoạt động trên nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, Smart TV, và các thiết bị streaming như Roku và Amazon Fire TV.
Profiles cá nhân: Disney+ cho phép người dùng tạo các hồ sơ cá nhân riêng biệt cho từng thành viên trong gia đình, giúp cá nhân hóa trải nghiệm xem phim và chia sẻ tài khoản một cách an toàn.
Một số ưu và nhược điểm của Disney Plus 
Ưu điểm của Disney+
Nội dung đa dạng: Disney+ cung cấp một thư viện phong phú của các bộ phim, series truyền hình và hoạt hình từ các thương hiệu nổi tiếng như Disney, Pixar, Marvel, Star Wars và National Geographic.
Nội dung độc quyền: Dịch vụ này cung cấp nhiều nội dung mới và độc quyền chỉ có trên nền tảng của họ, bao gồm series, phim và chương trình truyền hình.
Không quảng cáo: Disney+ không chứa quảng cáo, giúp người dùng tập trung vào nội dung mà họ muốn xem mà không bị gián đoạn.
Khả năng tải xuống offline: Người dùng có thể tải xuống các bộ phim và chương trình truyền hình để xem trong chế độ offline, thuận tiện cho việc xem khi không có kết nối Internet.
Profiles cá nhân: Disney+ cho phép người dùng tạo các hồ sơ cá nhân riêng biệt cho từng thành viên trong gia đình, giúp cá nhân hóa trải nghiệm xem phim và chia sẻ tài khoản một cách an toàn.
Nhược điểm của Disney+
Hạn chế nội dung mới: Mặc dù có nhiều nội dung độc quyền, nhưng Disney+ có thể hạn chế về lượng nội dung mới so với một số dịch vụ streaming khác.
Hạn chế về số lượng nội dung: Mặc dù có một thư viện lớn, nhưng Disney+ có thể không cung cấp cùng lúc với mức độ đa dạng của một số dịch vụ khác.
Giá cước phí: Mặc dù cước phí của Disney+ có thể cạnh tranh, nhưng nó vẫn là một chi phí hàng tháng mà người dùng cần xem xét trong bản tính lựa chọn dịch vụ streaming.
Hạn chế địa lý: Một số nội dung có thể bị hạn chế đối với một số khu vực địa lý, dẫn đến sự hạn chế trải nghiệm của người dùng.
Nguồn: https://eliskey.com/mua-tai-khoan-disney-plus/ 
Tumblr media
0 notes
akfilmcomvn · 1 month
Text
Phim Cách Nhiệt Ntech HP: Biến không gian sống thành ốc đảo mát lành
Tumblr media
Phim cách nhiệt Ntech HP là gì?
Phim cách nhiệt Ntech HP là giải pháp chống nóng, ngăn tia UV và tiết kiệm năng lượng hàng đầu cho các công trình kiến trúc hiện nay. Được sản xuất bởi thương hiệu Ntech danh tiếng Hàn Quốc, dòng phim này ứng dụng công nghệ phún xạ kim loại tiên tiến, kết hợp hoàn hảo vật liệu ceramic và kim loại không phản xạ, mang đến hiệu quả cách nhiệt vượt trội, đồng thời bảo vệ sức khỏe người dùng và nội thất khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
Phim cách nhiệt Ntech HP 25BK và 15BK: Sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi không gian
Ntech HP mang đến hai lựa chọn nổi bật: HP 25BK và HP 15BK, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Ntech HP 25BK: Với độ xuyên sáng 27%, mang lại ánh sáng tự nhiên vừa đủ, đồng thời cản nhiệt và chống tia UV hiệu quả. Phù hợp cho không gian cần sự cân bằng giữa ánh sáng và khả năng cách nhiệt.
Ntech HP 15BK: Với độ xuyên sáng 20%, tạo không gian riêng tư và sang trọng, lý tưởng cho những công trình cần sự kín đáo và kiểm soát ánh sáng tối đa.
Thông số kỹ thuật chi tiết
Ntech HP 25BK:
Độ xuyên sáng: 27%
Phản gương: 5.2%/5.8%
Cắt hồng ngoại: 53%
Tổng cản nhiệt: 73%
Cản tia UV: >99%
Màu sắc: Sáng ánh xanh
Độ dày: 1.5 Mil
Vị trí sử dụng: Căn hộ, villa, văn phòng, tòa nhà
Ntech HP 15BK:
Độ xuyên sáng: 20%
Phản gương: 5.2%/5.4%
Cắt hồng ngoại: 50%
Tổng cản nhiệt: 73%
Cản tia UV: >99%
Màu sắc: Sáng ánh xanh
Độ dày: 1.5 Mil
Vị trí sử dụng: Căn hộ, villa, phòng ngủ, phòng chiếu phim
Xem thêm: https://danphimcachnhiet.com.vn/phim-cach-nhiet-ntech/hp-15bk-25bk/
Lợi ích vượt trội khi sử dụng phim cách nhiệt Ntech HP
Tiết kiệm năng lượng: Giảm đáng kể chi phí điện năng cho điều hòa nhờ khả năng cách nhiệt vượt trội, mang lại không gian mát mẻ, dễ chịu.
Bảo vệ sức khỏe: Ngăn chặn hơn 99% tia UV, bảo vệ làn da và mắt khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, giảm nguy cơ ung thư da và các bệnh về mắt.
Bảo vệ nội thất: Ngăn chặn sự phai màu và hư hỏng nội thất do tác động của tia UV và nhiệt độ cao.
Tăng tính thẩm mỹ: Màu sắc sang trọng, hiện đại, nâng cao giá trị thẩm mỹ cho công trình.
Tăng cường sự riêng tư: Giảm tầm nhìn từ bên ngoài, tạo không gian riêng tư và thoải mái cho người sử dụng.
An toàn: Độ dày 1.5 Mil giúp gia cố kính, tăng khả năng chống va đập, giảm thiểu rủi ro do kính vỡ.
Độ bền cao: Công nghệ phún xạ kim loại đảm bảo độ bền vượt trội, không bị phai màu hay bong tróc theo thời gian.
Bảo hành dài hạn: Sản phẩm được bảo hành chính hãng lên đến 7 năm, mang lại sự yên tâm cho người sử dụng.
Ứng dụng đa dạng của phim cách nhiệt Ntech HP
Phim cách nhiệt Ntech HP phù hợp với nhiều không gian khác nhau:
Nhà ở: Căn hộ, biệt thự, nhà phố, chung cư.
Văn phòng: Tòa nhà văn phòng, cao ốc.
Công trình công cộng: Trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại.
Ô tô: Dán kính lái, kính sườn, kính hậu.
Phim cách nhiệt Ntech HP 25BK và 15BK là giải pháp toàn diện cho nhu cầu cách nhiệt, chống tia UV và bảo vệ không gian sống. Với những ưu điểm vượt trội về công nghệ, tính năng và độ bền, Ntech HP xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu cho mọi công trình, mang đến không gian sống trong lành, mát mẻ và an toàn cho bạn và gia đình.
Hãy liên hệ ngay với các đại lý phân phối chính hãng của Ntech để được tư vấn và trải nghiệm sản phẩm phim cách nhiệt Ntech HP!
#PhimCáchNhiệt #NtechHP #25BK #15BK #ChốngNóng #NgănTiaUV #TiếtKiệmNăngLượng #BảoVệSứcKhỏe #KhôngGianThoảiMái #PhimChốngNắng #NhàKính #ChungCư #BiệtThự #AKFilm #PhimCáchNhiệtChínhHãng
0 notes
global-news-reviews · 4 years
Text
“Trùm BMS” lấn sân sang khám, chữa bệnh
Không chỉ cung cấp vật tư, thiết bị y tế cho hàng loạt bệnh viện khối nhà nước, Công ty CP Công nghệ y tế BMS và bị can Phạm Đức Tuấn còn lập ra Phòng khám Đa khoa Thủ đô - Hanoi Capital Clinic, quy tụ được một số giáo sư, bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực Y khoa tại Việt Nam.
Khởi đầu bằng phòng khám đẳng cấp
Tìm hiểu cho thấy, ngoài việc cung cấp vật tư, thiết bị cho nhiều bệnh viện lớn thuộc khối nhà nước thông qua hoạt động liên doanh, liên kết đầu tư trang thiết bị và đặc biệt là đấu thầu thì Công ty CP Công nghệ y tế BMS còn đầu tư phòng khám đặt ngay giữa Thủ đô để kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh tư.
Cụ thể, tháng 8/2016 Công ty CP Công nghệ y tế BMS và bị can Phạm Đức Tuấn (SN 1979) cùng với cá nhân Trần Kim Thanh đã góp vốn thành lập Công ty CP Phát triển dịch vụ khám chữa Hanoi Health Capital (Công ty Hanoi Health Capital), cũng đặt trụ sở chính tại Lô NV-C7 Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Khi thành lập, vốn điều lệ của Hanoi Health Capital được đăng ký là 50 tỷ đồng. Cơ cấu góp vốn giữa các nhóm cổ đông cũng khá cân bằng. Trong đó, nhóm cổ đông Công ty CP Công nghệ y tế BMS và cá nhân ông Phạm Đức Tuấn sở hữu 50% cổ phần, còn lại thuộc về cổ đông Trần Kim Thanh. Ông Phạm Đức Tuấn lúc này giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty.
Đến tháng 3/2017, cổ đông Trần Kim Thanh đã thoái vốn tại doanh nghiệp này. Chưa rõ số vốn thoái này đã chuyển nhượng cho nhà đầu tư nào. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phần góp vốn của Công ty CP Công nghệ y tế BMS và Phạm Đức Tuấn tại Công ty Hanoi Health Capital vẫn không thay đổi. Ông Phạm Đức Tuấn vẫn giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT.
Được biết, Công ty Hanoi Health Capital lấy hoạt động khám chữa bệnh ngoại khoa, phẫu thuật tạo hình (trừ bệnh nhân lưu trú) làm ngành nghề kinh doanh chính. Điều này khá phù hợp khi doanh nghiệp này hiện đang là pháp nhân sở hữu Phòng khám Đa khoa Thủ đô - Hanoi Capital Clinic khá nổi tiếng.
Phòng khám Đa khoa Thủ đô - Hanoi Capital Clinic đặt tại tầng 2, số 49, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoạt động với nhiều dịch vụ y tế như chăm sóc, điều trị bệnh lý cột sống; chẩn đoán hình ảnh MRI; Đo mật động xương toàn thân; Y học thể thao; Xét nghiệm máu - sàng lọc ung thư.
Đặc biệt, Hanoi Capital Clinic còn thu hút một số chuyên gia y khoa là những giáo sư, bác sĩ hàng đầu, nổi bật nhất là PGS.TS.BS Nguyễn Văn Thạch giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng cố vấn chuyên môn Phòng khám; TS.BS chuyên khoa nội Hoàng Công Thực giữ vị trí Giám đốc chuyên môn Phòng khám.
Như vậy, có thể thấy BMS ngoài việc đi vào khối các bệnh viện nhà nước thông qua cung cấp thiết bị y tế thì hệ thống doanh nghiệp này đã bắt đầu tự gây dựng cho mình phòng khám tư nhân riêng, để tham gia cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.
Ông Phạm Đức Tuấn còn làm Chủ tịch HĐQT Công ty Hanoi Health Capital pháp nhân sở hữu Phòng khám Đa khoa Thủ đô - Hanoi Capital Clinic.
Công ty gia đình “gốc” kinh doanh thiết bị y tế
Như đã biết, Phạm Đức Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ y tế BMS là một trong những bị can vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra bắt tạm giam do liên quan đến vụ “thổi giá” thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.
Các đối tượng trong vụ án này đã lòng vòng, cấu kết với nhau để nâng khống giá trị thiết bị y tế từ 7,4 tỷ đồng lên 39 tỷ đồng, hợp thức bằng chứng thư thẩm định giá không có giá trị pháp lý để chiếm đoạt tiền của người bệnh. Vụ việc vẫn đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục làm rõ.
Tuy nhiên, thực chất ông Phạm Đức Tuấn chỉ là một “mắt xích” nhỏ trong “hệ sinh thái BMS” gồm Công ty CP Công nghệ y tế BMS, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế BMS, và Công ty TNHH Trang thiết bị y tế B.M.S, Công ty CP đầu tư Tuấn Ngọc Minh, Công ty CP Y tế Thành Ân và một số doanh nghiệp khác.
Đây là nhóm các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, nhưng hoạt động khá nhịp nhàng, yên ổn trong nhiều năm, bởi được điều hành bởi các cổ đông thuộc một gia đình.
Các bệnh viện khối nhà nước được “hệ sinh thái BMS” cung cấp vật tư, thiết bị y tế được trải dài từ Bắc vào Nam, đa phần thông qua hoạt động đấu thầu hàng năm tại các bệnh viện như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, Bệnh viện đa khoa Đông Anh, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Quân y 7A, Bệnh viện Quân y 7B, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh...
Ngoài ra, trong Hệ sinh thái này cần phải nhắc đến cặp vợ chồng doanh nhân Nguyễn Mạnh Tuấn (SN 1971) và bà Phạm Thị Tú Oanh (SN 1975).
Doanh nhân Nguyễn Mạnh Tuấn được nhiều người biết đến với vai trò Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà. Tuy nhiên, trong “hệ sinh thái BMS”, ông Nguyễn Mạnh Tuấn là cổ đông quan trọng, khi nắm giữ số cổ phần lớn, hay trực tiếp quản lý doanh nghiệp trong nhóm BMS. Chẳng hạn như tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế BMS, ông Nguyễn Mạnh Tuấn và vợ mình là bà Phạm Thị Tú Oanh là 02 cổ đông góp vốn sáng lập; tại Công ty CP Y tế Thành Ân ông Nguyễn Mạnh Tuấn nắm giữ tới 80,9% cổ phần, thậm chí vị này còn đại diện theo pháp luật của Công ty CP thiết bị y tế TDM.
1 note · View note
thammyvienemcashcm · 2 months
Text
Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS - Lựa Chọn Vàng Cho Vẻ Đẹp Tự Nhiên
Trong xã hội ngày nay, vẻ đẹp ngoại hình đóng vai trò quan trọng, không chỉ nâng cao sự tự tin mà còn góp phần vào sự thành công trong cuộc sống và công việc. Với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp thẩm mỹ, nhiều người tìm đến các biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ để hoàn thiện bản thân. Giữa vô vàn lựa chọn, Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS đã khẳng định vị thế của mình là một địa chỉ uy tín và chất lượng, nơi mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho hàng ngàn khách hàng.
1. Giới thiệu về Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS
Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS tọa lạc tại trung tâm TP.HCM, là một trong những bệnh viện thẩm mỹ hàng đầu tại Việt Nam. EMCAS được thành lập với mục tiêu trở thành một trong những cơ sở thẩm mỹ đáng tin cậy nhất, mang lại vẻ đẹp và sự tự tin cho mọi khách hàng. Với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, EMCAS đã trở thành điểm đến quen thuộc của những ai mong muốn thay đổi và hoàn thiện vẻ ngoài của mình.
2. Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp và tận tâm
Yếu tố quan trọng nhất làm nên tên tuổi và uy tín của Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS chính là đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Các bác sĩ tại EMCAS đều được đào tạo từ các trường đại học y khoa danh tiếng trong và ngoài nước, với nhiều năm kinh nghiệm thực hành trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Họ không chỉ sở hữu tay nghề vững vàng mà còn rất tận tâm với nghề, luôn đặt lợi ích và sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm, kỹ thuật và lòng đam mê nghề nghiệp đã giúp đội ngũ y bác sĩ tại EMCAS thực hiện thành công hàng ngàn ca phẫu thuật, mang lại vẻ đẹp tự nhiên và sự hài lòng cho khách hàng.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại
Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS luôn chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại. Các phòng khám, phòng mổ và phòng hậu phẫu đều được trang bị các thiết bị tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và vệ sinh. Môi trường vô trùng tuyệt đối giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn và hiệu quả. Không gian bệnh viện được thiết kế sang trọng, thoải mái, mang lại cảm giác thư giãn và yên tâm cho khách hàng khi đến thăm khám và điều trị.
4. Dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ đa dạng
Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS cung cấp một loạt các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ đa dạng, đáp ứng nhu cầu làm đẹp của nhiều đối tượng khách hàng. Các dịch vụ phẫu thuật khuôn mặt như nâng mũi, cắt mí, căng da mặt, các dịch vụ phẫu thuật cơ thể như hút mỡ, nâng ngực, tạo hình bụng, và nhiều dịch vụ khác đều được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Ngoài ra, EMCAS còn cung cấp các liệu pháp làm đẹp không phẫu thuật như tiêm filler, botox, chăm sóc da bằng công nghệ cao, giúp khách hàng cải thiện nhan sắc mà không cần đến dao kéo.
5. Quy trình tư vấn và chăm sóc khách hàng tận tâm
Tại EMCAS, khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu với quy trình tư vấn và chăm sóc tận tâm, chu đáo. Trước khi tiến hành bất kỳ dịch vụ nào, khách hàng sẽ được thăm khám và tư vấn chi tiết bởi các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ lắng nghe mong muốn của khách hàng, đưa ra những gợi ý và lời khuyên phù hợp, đồng thời giải đáp mọi thắc mắc để khách hàng có thể hiểu rõ về quy trình điều trị. Sau khi phẫu thuật, khách hàng sẽ được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tốt nhất.
6. Cam kết về chất lượng và an toàn
Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS cam kết mang lại cho khách hàng những dịch vụ thẩm mỹ chất lượng cao và an toàn tuyệt đối. Mỗi quy trình phẫu thuật tại EMCAS đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế và các tiêu chuẩn quốc tế. Bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cập nhật những công nghệ và kỹ thuật mới nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng chính là động lực để EMCAS không ngừng phát triển và hoàn thiện.
7. Phản hồi tích cực từ khách hàng
Trong suốt quá trình hoạt động, Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Nhiều người sau khi sử dụng dịch vụ tại EMCAS đã chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời của mình và khẳng định sự hài lòng với kết quả thẩm mỹ. Sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng là minh chứng rõ ràng nhất cho uy tín và chất lượng của EMCAS.
8. Kết luận
Với uy tín và chất lượng đã được khẳng định, Bệnh Viện Thẩm Mỹ EMCAS thực sự là lựa chọn vàng cho những ai mong muốn có được vẻ đẹp tự nhiên. Sự chuyên nghiệp, tận tâm của đội ngũ y bác sĩ, cơ sở vật chất hiện đại, cùng với quy trình chăm sóc khách hàng chu đáo, tất cả đã tạo nên sự khác biệt và ưu thế của EMCAS trong ngành thẩm mỹ. Đến với EMCAS, bạn không chỉ được làm đẹp mà còn được trải nghiệm một dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn và hiệu quả. Hãy để EMCAS đồng hành cùng bạn trên hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và sự tự tin tuyệt đối.
1 note · View note