Tumgik
#truongmylan
donghoang · 2 years
Text
📢
PHÂN TÍCH: VÌ SAO CASE VẠN THỊNH PHÁT NGUY HIỂM HƠN MỌI CASE TƯƠNG TỰ TRƯỚC ĐÂY?
Dự trữ ngoại hối của NHNN ước tính khoảng 89 tỷ USD (theo Acbs, tháng 9 năm 2022). Trong đó quả bom Vạn Thịnh Phát dùng SCB huy động khoảng 25 tỷ USD từ người dân thông qua lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng (và SCB là NH tư nhân có số dư huy động vốn cao nhất VN, chỉ sau big 4). Ngoài ra còn khoảng 5 tỷ USD trái phiếu huy động qua cty chứng khoán sân sau của VTP.
Không rõ bao nhiêu trong khoảng 25 tỷ và 5 tỷ đó bị overlap, nhưng cở bản phần lớn số tiền huy động này khả năng bị gia đình bà Trương Mỹ Lan rút ra mang đi đầu tư BĐS (hoặc tẩu tán ra nước ngoài). Như vậy exposure của vụ này trong trường hợp xấu nhất có thể băng 1/3 dự trữ ngoại hối của cả đất nước (hy vọng không đến nỗi tệ thế).
Nghe nói NHNN đã có sự chuẩn bị trước khi công bố thông tin bắt bà Lan. Tuy nhiên có vẻ như hành động của NHNN vẫn thể hiện sự bị động.
Vụ này khác các vụ GPBank, Ocean Bank, NH Xây Dựng, v.v. ở cái mấy ông kia rút khá ít tiền (tầm 10k tỷ vẫn trong tầm kiểm soát). Còn quả này nó quá khủng. Vậy bây giờ tiền đâu để xử lý các khoản thất thoát? Bù bằng cách nào? Nếu lại bơm tiền NHNN ra thì làm sao kiểm soát lạm phát? Mang tài sản của VTP đi bán làm sao có thanh khoản (toàn dự án khủng nhưng mua với giá cao, rất khó bán vì nguyên tắc của nhà nước là ko được bán lỗ!)? Tiến thoái lưỡng nán, biết xử lý thế nào?
Lô trái phiếu của VTP được các NH nào bảo lãnh? Sacombank, Techcombank, còn NH nào? Liệu với số tiền lớn vậy các NH đó có đảm bảo được thanh khoản không? Hệ thống NH sẽ absorb cú shock này thế nào?
Ngoài VTP ra còn các ông chủ nào dùng Ngân Hàng rút tiền mua trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư BĐS nữa? Đếm ra chác ít nhất phải có 3 cái tên nổi bật cũng là ứng cử viên cứng cho đội hình Juventus. Tổng số tiền cộng lại co khi ngang VTP. Vậy hệ thống NH sắp tới sẽ rất căng thẳng.
Mà NH kẹt thì nới room tín dụng bây giờ cũng quá muộn rồi vì thị trường BDS đã đóng băng. Nhiều công ty BĐS khả năng cũng mất thanh khoản. Đây là một điều không thể tồi tệ hơn và cũng là hậu quả của việc điều hành quá cứng nhắc của NHNN với những chính sách quá đột ngột khiên không ai trở tay kịp.
Tiền không vay được, cửa phát hành trái phiếu coi như hết, nhà không bán được, tiền nợ của KH khó thu hồi, vậy bao nhiều tập đoàn BĐS sẽ điêu đứng? Vingroup là nạn nhân điển hình trong trường hợp này khi đột nhiên dòng tiền bị bịt lại, đầu tư thì quá dàn trải và áp lực duy trì Vinfast quá lơn. Vin khó khăn thì các doanh nghiệp BDS khác cũng khó tránh khỏi tình trạng tương tự. Dư nợ cho vay BĐS quá lớn cũng sẽ khiến nhiều NH khốn khổ. Doanh nghiệp khó khăn, Ngân hàng khó khăn, khách hàng cũng không bán được BĐS để trả nợ cho những khoản đầu cơ tạo thành một vòng lẩn quẩn.
Bơm tiền ra cứu thì không kiểm soát được làm phát, không bơm thì nguy cơ mất thanh khoản hệ thống. Không hiểu NHNN sẽ xử lý tình thế này như thế nào? Một tình thế mà chính NHNN cũng phải chịu phần lớn trách nhiệm khi lơ là trong kiểm soát các NH TMCP.
Tất cả những việc trên cộng với bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm, nguy cơ lạm phát cao, đồng USD lên giá và rủi ro chiến tranh hạt nhân khiến cho tình hình nhà đầu tư không còn chỗ nào gọi là safe haven (trú ẩn an toàn.) Giờ hỏi đầu tư vào đâu không biết trả lời thế nào. Tốt nhất short được cái gì thì short thôi.
.
TRI THỨC 🇹🇼
20 notes · View notes