Tumgik
#tuoitho
taifang · 4 months
Text
Cái gọi là những năm tháng bình yên chỉ là bát canh nóng hổi ở nhà và ngọn đèn luôn sáng đợi bạn. Thực ra hạnh phúc rất đơn giản, có một ngôi nhà để về, một người để chờ đợi và có đồ ăn để ăn...
@taifang dịch
Tumblr media
137 notes · View notes
sua-mat-ong · 1 year
Text
_ Bình yên là gì?!!
_ Những ngày thơ bé.
_ Cụ thể hơn được không?!!
_ Ngồi phía sau lưng Ba.
_suamatong_ 🌿
19 notes · View notes
pnl285 · 1 year
Text
Tumblr media
Người ta luôn chăm chỉ, nỗ lực để cho con có một tương lai tốt nhất nhưng lại quên cố gắng, nỗ lực để cho con có một tuổi thơ đẹp nhất. Tương lai quan trọng, nhưng tuổi thơ của con quan trọng hơn.
"Tuổi thơ là nơi cất giữ những hồi ức tháng năm tươi đẹp của mọi thế hệ" và "Đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy nếu tuổi thơ là hạnh phúc". Ký ức tuổi thơ hạnh phúc chính là điểm tựa vững chắc, là niềm khích lệ lớn lao để mỗi người hướng tới thành công, tới những điều ý nghĩa, tốt đẹp trong cuộc đời.
Đừng biến tuổi thơ của con chỉ gói gọn trong chiếc màn hình điện thoại và 2 chữ “học tập”. Hãy dành thật nhiều thời gian bên con, tổ chức cho con thật nhiều thật nhiều chuyến khám phá, trãi nghiệm thế giới xung quanh. Nếu con có một tương lai “tươi sáng” theo định nghĩa của người lớn nhưng trong ký ức tuổi thơ lại thiếu vắng đi sự hiện diện của bố mẹ thì cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa!
10 notes · View notes
dhyduonghaiyen · 1 year
Photo
Tumblr media
“Lặng yên dưới vực sâu” là cuốn tiểu thuyết được ra mắt độc giả vào tháng 4 – 2017. Cuốn tiểu thuyết chỉ gồm hơn 200 trang nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc với bạn đọc về tình yêu, về văn hóa của người Mông trên mảnh đất Hà Giang. Hệ thống nhân vật của “Lặng yên dưới vực sâu” là Súa, Vừ, Phống, Chía, Xí – những cô gái, chàng trai của dân tộc Mông trên mảnh đất U Khố Sủ xa xôi. Họ đều có những cá tính, bản năng và suy nghĩ riêng mình. Sợi dây liên kết giữa các nhân vật với nhau là tình yêu trong sáng, chân thành của người miền núi. Nhưng chính tình yêu cũng là bi kịch của họ, khiến họ rơi vào vực thẳm của tâm hồn. ST 📖Hãy đọc và cảm nhận nhé. 📷 edited by #tiemsachmattroi 👉folow @tiemsachmattroi for more stories . . . . . #books #igreaders #bookstoread #instabooks #sachinstagram #langyenduoivucsau #tuoitho #vuive #reviewsach #bookreview #igbooks #tinhyeu #sachhay #healing #nuôidưỡng #đỗbíchthúy #taybac #hagiang https://www.instagram.com/p/CqtugSvv1NK/?igshid=NGJjMDIxMWI=
4 notes · View notes
hopkyuc2022 · 2 years
Text
Hành trình tìm về với tuổi thơ
✨ Trong cuộc sống vội vã ngoài kia, đã bao giờ bạn ngồi xuống để nhìn và ngẫm lại những quá khứ tươi đẹp của bản thân?
✨ Bạn đã bao giờ nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ với những phụ kiện thời trang nổi đình đám khi xưa?
✨ Đã bao giờ say mê một bài hát đến nỗi cả ngày cứ mãi ngân nga bài ca ấy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của chúng mình ❤️ Tuổi thơ dữ dội. Trong đó, những món phụ kiện hay những phong cách thời trang chất ngất cũng là nỗi bận lo của chúng ta khi đến trường hoặc khi đi chơi cùng bạn bè. Để bằng bạn bằng bè và để theo kịp xu hướng, chúng ta đã không ngần ngại thay đổi phong cách thời trang theo xu hướng lúc bấy giờ, để bản thân trở nên thật phong cách. Như là thay đổi tóc bờm sư tử như công chúa bong bóng Bảo Thy, thêm các phụ kiện thời trang như kính không tròng, bờm tai mèo,... để bản thân trông thật Fashion
🌟 Tuổi thơ gắn liền với cá tính âm nhạc riêng Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều có những bài hát gắn liền với tuổi thơ, những bài hát mà khi nhắc đến liền nhắc nhở cho chúng ta về một tuổi thơ dữ dội. Hay những bài hát hợp thời và theo trend lúc bấy giờ, đối với các tín đồ bắt trend, không dễ gì mà chúng ta có thể bỏ qua hay không học thuộc các bài hát ấy. m nhạc là phần ký ức tươi đẹp của mỗi người, là nơi giải bày tâm sự, là nơi hiểu thấu lòng mình. Hộp tin chắc rằng âm nhạc trong lòng mỗi người đều là một màu sắc riêng, nhưng đó luôn là một màu sắc độc nhất và đặc biệt nhất 💞
youtube
Tumblr media Tumblr media
0 notes
ultratrangmoon · 1 year
Text
Ký ức tuổi thơ của tôi
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, gia đình không hề khá giả chút nào. Như bao đứa trẻ khác tôi cũng có tuổi thơ, buổi trưa khi bố mẹ đều ngủ hết tôi cùng mấy đứa trẻ gần nhà chạy ra ruộng chơi, bắt cá, bắt dế, bắt cả cào cào trâu trấu về cho con chim Họa mi của bố tôi ăn nữa. Hồi đó bố tôi được bạn cho con chim Họa mi rất đẹp hót cũng rất hay nữa. Chúng tôi thường có 4-5 đứa chênh…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
lacyen · 3 years
Text
Nhiều năm sau đó, mèo Tôm già rồi, không còn ở trong nhà chủ quậy phá nữa, cậu ta ra ngoài làm một vài công việc, thế nhưng cũng chẳng đủ ăn.
Sau đó, Tom mở một cửa hàng đồ ăn để phục vụ bữa ăn đêm cho những con mèo hoang xung quanh, kiếm sống qua ngày.
Jerry mấy năm gần đây cũng sống ở ngoài, đổi một cuộc sống khác so với trước đây, lang thang vài năm, cũng chẳng có gì thay đổi.
Thế là đến năm nay, Jerry liền quay trở lại.
Trở lại căn nhà cũ năm đó nhìn một chút, chủ nhà cũng không còn nuôi mèo nữa, nghe ngóng khắp nơi, dần dần mới tìm thấy được mèo Tom.
Ngày hôm đó Jerry đến rất muộn, cửa hàng khi đó cũng không còn khách, chỉ còn mình Tom đang dọn dẹp.
Khi Jerry bước đến, Tom ngước mắt lên nhìn, không có tinh thần, cũng chẳng có biểu cảm gì trên khuôn mặt, vẫn tiếp tục công việc trên tay mình.
Jerry tự tìm một cái ghế rồi ngồi xuống.
Nghe thấy Mèo Tom hỏi: “Cậu trở về từ khi nào?”
Jerry đáp: “Hai ngày trước”
Sau đó tiếp 1 câu: “Lúc đầu không biết cậu ở đâu.”
Tom im lặng một lúc, rồi nói: “ Ăn một chút gì không, cậu đến thật đúng lúc, vẫn còn một chút đồ ăn trong bếp, muộn một lát nữa là tôi đóng cửa rồi.”
Jerry trả lời: “Gì cũng được.”
Cậu ta nói tiếp: “Gần đây cậu có ổn không?”
Mèo Tom liền đáp: “Tạm bợ qua ngày, cũng không thể nói là tốt hay không tốt, nhưng nơi này cũng không tệ.”
Tom chỉ tay xung quanh:
“Có chút tiếng tăm với những người bạn ở gần đây, những con mèo hoang nhỏ rất thích được ăn cùng với tôi.”
Xung quanh chỉ toàn là màu đen.
Đã rất muộn rồi, Jerry nhìn cái gì cũng không thấy.
Tom liền hỏi: “Cậu thì sao? Mấy năm rồi không thấy cậu?”
Jerry chẳng nói năng gì, trầm ngâm một lúc, rồi mới trả lời: “Trở lại nhìn xem như thế nào.”
Mèo Tom thở dài, không dọn dẹp nữa mà ngồi xuống đối diện Jerry, cầm thực đơn, nhặt một miếng đậu tương còn sót lại trên bàn lên cho vào miệng.
Mèo Tom nói: “Không có, chẳng có gì để xem cả.”
Ăn nửa chừng thấy đắng, Tom liền nhả đậu tương ra ngoài.
Jerry nói: “Mấy ngày trước tôi quay trở lại, chủ nhà già rồi, là một bà lão lớn tuổi, không còn nuôi mèo nữa, cũng không biết trong nhà có chuột hay không?”
Mèo Tom trả lời: “Ừ”
Jerry tiếp: “Tôi không để ý đến mấy con chuột, quên đi.”
Tom nói: “Đều già cả rồi.”
Jerry liền nói: “Cậu đâu có già như vậy.”
Mèo Tom chống tay vào eo nói: “Đã từ lâu rồi tôi không thể đứng thẳng người được nữa.”
Jerry cười: “Tôi phản xạ cũng chậm chạp rồi. Hai năm trước cái đuôi bị kẹp, mất một đoạn, cũng chẳng còn giống như trước nữa.”
Mèo Tom cũng cười: “Trước đây cậu rất lợi hại, cậu còn nhớ lần đi trên mái nhà, cậu đằng trước, tôi đằng sau,..”
Nói một đoạn rồi dừng.
Nụ cười cùng với đó cũng ngừng theo.
Tom lại nhặt một miếng đậu tương còn sót lại trên bàn: “Nhắc lại làm gì, tất cả đều là chuyện cũ rồi.”
Thế nhưng, đậu tương lần này vẫn thật sự đắng.
Mèo Tom vẫn cắn một miếng, đứng dậy, đi vào trong b��p rồi nói: “Ăn cái gì đó nhé”
Jerry đáp: “Có gì để ăn, cậu giới thiệu một chút.”
Cũng không biết mèo Tom nghĩ đến điều gì, nghe xong câu ấy liền cười.
Tom nói: “Người ta bảo rằng ăn gì bổ nấy, cậu nhìn cậu xem, tôi sẽ đem đến một món súp thượng hạng.”
Jerry tò mò: “là món gì”
Tom lại bước tới, chỉ tay xuống menu và nói: “Tôi khuyên bạn, vẫn nên là uống canh đuôi chuột”.
Weibo/ Lạc Yến dịch
Tumblr media
18 notes · View notes
gocnhocualing · 3 years
Text
Sài Gòn, một chiều tan làm muộn gặp hoàng hôn buông sau những tòa nhà. Chẳng vội về phòng ngay mà chân mình lững lờ xuôi theo chiều gió. Mình nghe tiếng chổi tre xào xạc gọi về những ngày thơ. Ngày ấy, mình vẫn hay nghe tiếng chổi tre mỗi sớm sương và chiều muộn ở trạm xá. Mình nhớ bầu trời mờ khói bếp và những đàn chim vội vã về tổ. Tuổi thơ mình hóa ra lại bình yên đến vậy…
Gió thổi hồn mình về với thực tại nơi phố thị phồn hoa. Ngày mai, một người con xa xứ vẫn phải thức dậy, mặc bộ đồ tây ủi thẳng thóm và đuổi theo chiếc bus sắp rời trạm… #Ling.
03.03.2021
8 notes · View notes
goccuaxiu · 5 years
Link
Không có Internet, không có mạng xã hội, không có những đồ dùng điện tử hiện đại. Được nuôi lớn trên chính mảnh đất nghèo khó của quê hương. Được dạy học trong ngôi trường nhỏ bé, cơ sở vật chất thiếu thốn. Những đứa trẻ ấy chơi với cỏ cây, với bùn đất, với cát, với biển và chính những thứ đó đã nuôi dưỡng nên những nụ cười thật trong sáng và sạch sẽ, nuôi dưỡng những ước mơ, những hoài bão, khát khao nhỏ bé của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên tại nông thôn. Cho chúng một tuổi thơ khó quên, những hồi ức đáng nhớ. Những đứa trẻ ấy xứng đáng nhận được một sân chơi an toàn, những trò chơi lành mạnh và điều kiện phát triển tốt đẹp hơn.
9 notes · View notes
sandingfashion · 3 years
Photo
Tumblr media
🌿 Thanh xuân, mấy ai không mơ hồ, không đôi lần lạc đường để đến khi nhìn lại thì năm tháng ấy cũng trôi tuột mất rồi. Chẳng ai trên đời này có thể nắm giữ vẹn nguyên tất cả khoảnh khắc, cảm xúc trong thuở mới vào đời nơi sân trường chất chứa cả bầu trời kỉ niệm. 💮 Hãy để trang phục học đường Sanding cùng đồng hành với những ký ức tuổi học trò tươi đẹp khắc sâu trong trái tim của bạn nhé. Để mai xa rồi vẫn nhớ mãi tuổi thanh xuân hồn nhiên, đẹp đẽ bên mái trường dấu yêu! 🏡 SANDING : 37 Trần Triệu Luật, p.07, q.Tân Bình Tp.HCM. ☎️ Hotline : 028.3971.6774 📧 Email : [email protected] #thanhxuan #tuoihoctro #tuoitho #tuoitre #thoitrang #Sanding #School #Fashion @dongphucsanding #nice #dongphuchocsinh #best #dongphucsanding #cute #dongphuchocsinhsanding (tại Sanding Fashion Company) https://www.instagram.com/p/CUOq9HUBaLn/?utm_medium=tumblr
0 notes
kiikaa8013 · 3 years
Text
TUỔI THƠ MÌNH
Mọi người có sở thích kỳ lạ nào lúc nhỏ không? Không biết thế nào nhưng mà hồi nhỏ tôi thích cực cái cảnh mất điện vào dịp hè. Quê tôi vào những ngày hè oi bức nóng nực thường xuyên xảy ra tình trạng mất điện. Cứ mỗi sáng loa phát thanh của làng sẽ thông báo cho người dân bắt đầu từ 11h trưa nay sẽ mất điện cho đến tối. Thế là y như rằng hôm đó tôi vui cực. Có những hôm làng không thông báo, tình trạng mất điện xảy ra đột ngột thế là hàng xóm ý ới nhau, ba hay bảo tôi chạy sang nhà Bác xem có mất điện như nhà mình không. Tôi thích cái khung cảnh lúc đó, hỗn loạn ồn ào của cả xóm, tiếng “ồ, cúp điện rồi” của bà nội và cả tiếng cười như được mùa của chị em tôi. Sau khoảnh khắc ấy tôi vẫn không quên câu nói quen thuộc của mẹ: “ Chị em con đi tìm cây nến thắp mà thắp cho sáng”.
Bếp củi những lúc này sẽ phát huy hết công dụng, cái bếp củi ngày nào vẫn còn thơm mùi tro của bà nội, hoàn tất một bữa ăn thịnh soạn. Dưới ngọn lửa hiu hắt của cây đèn dầu, gia đình chúng tôi có một buổi cơm tối “ấm cúng” bên những câu chuyện sau một ngày dài đi làm về của ba mẹ, chị em chúng tôi thì tíu tít tranh giành nhau thức ăn. Có những hôm trăng tròn vành vạnh chiếu sáng cả mâm cơm tối, sáng cả đường làng và thắp sáng cả một vùng quê nghèo của tôi. Tôi quên làm sao được. Giữa cái nóng của mùa hè đó, sau buổi ăn tối, hàng xóm trẻ con đều tụ tập ra đường làng ngồi hóng mát, ôi thích cái cảm giác đó thật. Các cụ, các bác ngồi kể chuyện thời chiến, quá khứ anh hùng của một thời đấu tranh. Lũ trẻ con như chúng tôi thì đuổi bắt nhau, chơi trò chơi trốn tìm, mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm cả khuôn mặt lũ trẻ, khuôn mặt đứa nào đứa nấy bừng sáng, sáng cả một tương lai chúng tôi phía trước với nụ cười chưa hề tắt. Có những hôm Bác Tư kể những câu chuyện ma, lũ chúng tôi mặt tái mét, miệng im bặt nhưng cũng xúm vào nghe bác kể, thế là như rằng hôm đó tôi mất ngủ câu chuyện của bác sao cứ quẩn quanh trong đầu thế này.
Chúng tôi cứ thế lớn lên từng ngày. Những đêm mất điện, tiếng cười đùa, ký ức ngày đó cứ vậy mà theo tôi lớn lên. Thế mà đã 19, 20 tuổi đầu rồi còn gì, cuộc sống xa nhà vào thành phố học còn đâu cái tuổi long nhong ngoài đường giữa trưa mùa hè, cái tuổi suốt ngày bị mẹ đánh đòn roi thế nữa. Tôi cứ cảm giác mình là người sống trong kỷ niệm, dù nhiều năm trôi qua tôi vẫn cứ nhớ đến. Người ta bảo trưởng thành rồi sẽ không còn vô tư vô lo thay vào đó là bốn chữ “cơm áo gạo tiền”. Tôi không chắc chắn lắm nhưng có một điều tôi chắc chắn là cái khoảnh khắc tôi bước vào ngưỡng cửa 19 trong tôi có cảm giác lạ, tôi không còn là đứa léo nhéo sau lưng mẹ, không còn bắt ba phải tập xe đạp, không còn để ba mẹ lo lắng về mình...và ngay cái khoảnh khắc tôi nhận ra những điều đó tôi biết rằng hôm nay tôi trưởng thành rồi. Tôi thấy mình lớn hẳn, tôi vẫn thường nhớ về quá khứ đó không phải là thói quen tốt, tôi nghĩ vậy. Nhưng nó như là người bạn đồng hành cùng tôi tưởng thành vậy, tôi biết ơn vì tuổi thơ đã cho tôi nhiều hồi ức đẹp, nuôi cho tôi một tâm hồn trong sáng vẹn nguyên. Đồng hành cùng tôi không chỉ những trò chơi thuở bé, những ngày hè cùng lũ bạn tắm sông…mà còn là câu hát ru của mẹ, cái quạt tay phành phạch của bà nội, cái đòn roi của ba. Tất cả mọi thứ tôi đều trân quý và dù sau này có công việc ổn định, va chạm nhiều hơn chắc chắn một điều rằng ký ức những ngày thơ bé nhọc nhằn khốn khó nhưng chưa bao giờ tôi thôi nghĩ về nó, sẽ không thể nào quên. Đó là một lời hứa không có thời hạn. Cho dù ánh đèn thành thị hôm nay lung linh rực rỡ, chiếu sáng cả một thành phố nhưng nó không thể chiếu sáng được con đường về nhà của tôi. Bất giác vào những hôm suy tư như thế, tôi lại nhớ về con đường làng, nhớ những ngày hè mất điện để tự hỏi không biết hôm nay ở quê mình giờ này có mất điện không nhỉ? Bước sang một ngưỡng cửa mới, hành trình mới thì tôi hôm nay và sau này sẽ vẫn là tôi của ngày hôm qua. Bao năm thay đổi nhưng ánh đèn dầu hôm đó vẫn vẹn nguyên như vậy, không gì thay thế được…
0 notes
taifang · 1 month
Text
Chúng ta nên cố gắng hết sức để đối xử thật tốt với những đứa trẻ của mình, hãy để chúng hạnh phúc nhất có thể khi còn nhỏ. Bởi sau này khi lớn lên, chúng sẽ gặp phải rất nhiều nỗi đau, khi đó, niềm hạnh phúc tuổi thơ sẽ trở thành những kỷ niệm, sự an ủi đẹp đẽ nhất dành cho chúng.
@taifang dịch
Tumblr media
41 notes · View notes
changtraithang-12 · 6 years
Text
Chuyện tình nào, đẹp như thời thơ bé
Gọi nhau đi, rong ruổi hết trưa hè
Bỗng ông trời hắt xì cơn mưa nhẹ
Cậu vào đây, tớ có mái hiên che
_Sắn_
30 notes · View notes
teebonsai · 4 years
Text
Tumblr media
SAIGON NIỀM NHỚ
Anh chị thân thương
Không biết các anh chị ghé duyên về sống ở vùng đất Saigon vào lúc nào? Quê tôi ở BếnTre từ trước năm 1954. Ba tôi sau khi vào làm sở Bưu Điện mà hồi xưa hay gọi là nhà giây thép. Lần đầu tiên, Ba tôi nhận nhiệm sở ở Vũng Tàu không có mang gia đình theo cùng. Má tôi và gia đình nhỏ tá túc ông nội tôi ở Bến Tre, cách nhà ông ngoại Phương Khanh có vài ba căn phố trên đường từ sở thú ra đến bến sông. Muốn tới bến sông, phải băng qua ngã tư. Đến ngã tư, rẻ trái sang Cầu Cá Lóc về Giồng Trôm, rẻ phải ra chợ Bến Tre và Tòa Bố ( tên gọi Văn Phòng tỉnh lỵ thời xưa). Từ đầu ngã tư này đến cửa vườn thú ( sau này xây trường trung học Bến Tre) là nhà ông nội tôi xa hơn nữa là hồ Trúc Bạch. Sau khi Nhật đảo chánh Tây, ba tôi thất nghiệp cho tới Tây trở lại Đông Dương sau thế chiến. Lúc đó, nhà nước mới triệu hồi ra làm việc. Ba tôi lên Saigon nhận nhiệm sở vào năm nào tôi không rỏ, từ đó tôi trở thành dân Sài Gòn. Ba tôi làm công chức tuy là có đồng vào, đồng ra, nhưng chạy tiền mua nhà rất vất vả, đành ở thuê. Tôi theo gia đình di chuyễn từ Nancy qua Khánh Hội xưa có tên là Xóm Chiếu, nằm trong quận Tư, thành phố Saigon. Sau đó, từ Khánh Hội qua Lê Lai gần nhà thờ Huyện Sĩ, rồi quay trở lại Khánh Hội. Năm 1963, tôi mới dời nhà về Gò Vấp, Gia Định, và ở tại đó cho đến 1975. Cư ngụ từ nhà sàn, sang nhà gạch, đến nhà phố, đời tôi cũng đã gởi gắm nhiều về Saigon. Khi trí nhớ tôi bắt đầu lúc tôi 8 tuổi, hình ảnh Saigon càng ngày càng ghi đậm trong lòng tôi. Theo thời gian, từ lúc đón nhận người Bắc di cư năm 1954, đến giặc Bình Xuyên, rồi Đệ Nhất Cộng Hòa qua với 2 lần đảo chánh, một lần ném bom tại dinh Tổng Thống . Và từ sau năm 1963, tiếp theo nền đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ, Saigon trầm luân trong cuộc chiến, thay đổi chính phủ, không lúc nào yên, nổi bật nhất vào những năm 1968, 1972, Saigon rất nhiều thay đổi, theo sự nhọc nhằn với chiến tranh. Sai gòn trở mình do biến đổi xã hội nhanh chóng. Người Mỹ mang một nền văn minh mới lạ đôi khi va chạm với nền đạo lý truyền thống của người Việt. Đời sống giao động theo chiến tranh và kinh tế lạm phát mãi tận đến ngày không bao giờ quên là ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lúc đó, tôi mới đành từ giã Saigon. Saigon không phai mờ trong trí óc. Saigon một thời là nhịp thở của tôi.
Có lẽ thời gian sau năm 1954 là thời gian mà Sai gòn chuyễn mình mạnh nhất về xã hội, kinh tế, giáo dục và văn hóa. Con người và nếp sống tự do ngắn ngủi trong chừng 20 năm rồi đành giả biệt, mang rất nhiều vương vấn, thương nhớ Sài gòn. Sài gòn có từ hơn 300 năm, Sài gòn trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm, trở mình từ buổi sơ khai do di dân từ đời chúa Nguyễn, rồi Nhà Nguyễn qua nhiều triều đại cho đến khi trở thành thuộc địa của Pháp. Dầu với hình thức thể chế nào đi nữa, người dân Saigon chưa bao giờ phủ nhận là mình không phải là người Việt Nam mặc dầu với kinh tế, giáo dục, tiếp cận Âu Tây sớm hơn. Có nhiều cơ hội để miền Nam tách ra thành một quốc gia độc lập, nhưng người Miền Nam và dân Saigon vẫn một lòng với chúa, với vua, giử trọn đạo cương thường. Saigon từ xưa vốn không phải là nơi đặc biệt dành cho người Nam Kỳ mà là nơi có nhiều sắc dân từ lâu sinh sống chung đụng hài hòa: người miền Nam, miền Bắc, miền Trung, người Hoa, người Miên , Chàm, Ấn Độ, Pháp. Ai muốn giữ ngôn ngữ, tiếng nói của mình thì giữ, không có sự đồng hóa. Người Tàu, người Việt (Bắc, Trung), người Pháp ngay cả người Miên, Ấn Độ vẫn có trường học dạy tiếng của họ.Tại Saigon có đủ chùa, đình, miểu, nhà thờ, mosque hồi giáo. Họ sống hòa đồng quý mến nhau, không gây gắt kỳ thị.
Ai đã từng ở Saigon, thở không khí Saigon, sống giữa những trưa hè oi ả. Tiếng ve sầu kêu vang suốt mùa, lặng nhìn những cơn mưa rào nặng hột trên mái hiên, những con đường lầy lội, phập phồng chiếc bong bóng nước, hay sau buổi tan trường khi cơn mưa chợt đến, đành đội mưa mà đi, tuy quần áo ướt sủng mà lòng phơi phới hân hoan không cần ô dù, cứ để mặc nước tuông vào người. Nhớ hoài cái cảm giác lâng lâng, cái cảm nhận sâu sắc về cơn mưa rào trong lòng người Saigon.
Có những lúc, cả nhà ngồi quay quần bên chiếc Radio nghe tuồng cải lương với tình tiết ly kỳ, những màn thoại kịch bi hài: Vũ Đức Duy, Dân Nam, Kim Cương, Túy Hồng, tay phe phẩy quạt muỗi giữa khí trời nóng nực , tha hồ mà ngậm ngùi rơi lệ với tuồng Lá Sầu Riêng hay Đời Cô Lựu. Lại có bữa khác, hồi họp nghe Huyền Vũ truyền thanh trận banh quốc tế. Sao mà mê tơi như là mình thấy cầu thủ đang vẽ vời những đường banh ngoạn mục trên sân cỏ. Trên những con đường phố xưa, sau buổi cơm chiều, bắt ghế bố ngồi hóng mát trước sân, cùng hàng xóm chia xẻ nỗi buồn vui. Tình Saigon là thế
Lòng rộn ràng được cô chú dẫn đi xem một tuồng cải lương, một buổi đại nhạc hội say sưa thả hồn theo màn trình diễn. Hay trốn học ghé vào những rạp xi-nê tình tứ trong góc hẻm Lê thánh Tôn chéo chợ Bến Thành (rạp Lê Lợi thì phải), rạp Eden trong hẻm Eden, rạp hát Catina trong ngỏ hẻm vắt ngang đường Charner (Nguyễn Huệ) và đường Catina ( Tự Do). Lạ lùng, đó những rạp xiné nhỏ trang trí khá sang trọng chứa ít người. Người xem ăn mặc chỉnh tề như vào những rạp có tiếng là sang: Rex, Majestic, Casino. Có gì vui bằng vào rạp Cathay gần Ngân Hàng Quốc Gia, mặc quần tiều (xà lỏn) ướt sủng vì mưa, ngồi chồm hõm trên ghế cho khô quần, say mê xem phim “ Canon de Navarone”. Thời đó thiếu gì rạp hát chiếu với giá 5 đồng 2 phim, đặt biệt là phim hay đứt nửa chừng. Mình ngồi ngáp dài chờ nối phim. Chỉ thấy ở những rạp bình dân ở Saigon.
Tuổi thơ Saigon có gì vui ? nhiều lối chơi lắm: trong nhà, nhất là trời mưa: Bắn thun, bắn bì, diễn tuồng. Ngoài sân: tụm ba tụ bảy với hàng xóm, trời không mưa : đá banh, táng trổng, đánh đáo, chơi bông vụ, đá cầu lông, bắn bi chai, đá dế, đá cá lia thia, tạc hình, nút phén đập dẹp, bao thuốc lá, ném đá trên lưng người cổng. Trời mưa: tắm mưa ngoài phố, trượt xi măng láng, bắt cá bằng lồng bẩy chuột trong cống dẫn nước từ sông Saigon chảy ngược vào.v,v.
Trèo lên nóc nhà thả diều, bẩy chim khoen, bắt dế cơm ở Ngân Hàng Quốc gia bên kia cầu Mống lúc trời tối. Đánh lộn với trẻ con của khu phố khác. Cờ bạc: Hốt lú, bánh bài, tạc hay khẻ tường, đổ xí ngầu ăn vò viên ăn bò bía. Ban đêm: u mọi, bỏ khăn, chờ xe taxi qua cộng số xe bài cào để thay phiên nhau cổng. Khi nào tôi cố nhớ lại viết một bài về” tuổi thơ của tôi ở Khánh Hội, Saigon”
Ăn hàng vặt ở Saigon thì muôn hình vạn trạng: tuổi thơ được vài đồng mỗi buổi sáng cha mẹ cho là vui rồi, số tiền đó vừa ăn vừa dè sẻn mới có được những trò chơi ở trên (nhất là trò chơi cờ bạc). Vài đồng thì ăn được cái gì hở? một tô cháo huyết, cháo đậu xanh vớí đường thẻ, cháo lòng. Một gói xôi đậu xanh và dừa nạo, bọc bánh phồng, xôi bắp kiểu Nam, kiểu Bắc, cốm dẹp trộn dừa, bánh mì chang sốt cà, một đỉa cơm tấm bì nhỏ, bách ướt với một nửa bánh đậu chan nước mắm đỏ thẫm thật cay, khác với bánh cuốn thanh trì chờ lâu vì tráng bánh, một tô bánh hoành thánh nước lèo, một đĩa ốc gạo với nước mắm chanh, một đĩa ốc len sào dừa, một tô bánh canh nhỏ, một đĩa bánh tầm bì, bánh bèo bì. Chắc tạm đủ, thêm những lặt vặt khác: như kẹo kéo, keo đậu phụng kẹp bánh tráng, một chiếc chuối nướng bọc nếp, một chiếc chuối nướng trên lò than, đập dẹp chan nước dừa. Một miếng khô mực nướng, khô cá đuối nướng, khô mực nướng tráng mõng chấm tương ớt. Một trái cóc chẻ ngâm cam thảo, một trái ổi, một miếng soài tượng ăn với mắm ruốc hay muối ớt, một miếng khóm ngọt.v.v. Còn chè thì đủ loại: táo soạn, chè thưng, chè trôi nước, chí mè phủ, chè đậu xanh, chè đậu xanh bột bán, chè đậu đỏ, sương sa hột lựu nước dừa, đá nhận chan nước siro, cà rem cây đậu xanh đậu đỏ…v.v.. anh chị nhớ mệt nghĩ.
Ở Saigon, hàng sách báo tự do mở khắp nơi, nhật báo, tuần báo nguyệt san, báo Xuân. Nhà sách lớn nhỏ, cho đến những quán sách vĩa hè đông đúc người đọc. Chờ báo Hồng Kong của Kim Dung, tiểu thuyết mới xuất bản của Quỳnh Dao là một trong món ăn tinh thần đầy lôi cuốn của người dân Saigon. Món ăn tinh thần phong phú đến đổi mỗi một góc phố Saigon, đều có hiệu sách thuê. Cứ thuê mà đọc khỏi phải mua.
Sau năm 1954, phòng trào văn nghệ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, từ báo chí, đến sách vỡ, tiểu thuyết, truyện dịch. Số nhà văn , nhà thơ tăng lên gắp bội. Nhạc sĩ, ca sĩ cũng vậy, ta có nhiều nhạc phẩm tuyệt vời còn lưu lại đến bây giờ. Phòng trà, quán cà phê ca nhạc bỏ túi, phong trào nhạc trẻ và những danh ca ngoại quốc len lỏi vào tâm hồn giới trẻ: Sylvie Vartan, Francois Hardy, Christophe, the Beatle, the Animal, Elvis Presley, Pat Boone v.v.
Chỉ có Saigon mới có những ngày Giáng Sinh thật tưng bừng. Nó đến như ngày vui quốc lễ, không phân biệt tôn giáo, ai cũng vui vẽ đón mừng. Những hang đá làm bằng giấy bồi, những ngôi sao có ren tua thấp sáng báo tin Chúa ra đời, những chiếc thiệp với lời chúc nồng ấm. Phố xá đông nhiều hơn, mua bán nhiều hơn, dân bát phố đổ ra đường nhiều hơn, chen chân mà đi. Hàng quán lung linh ánh đèn chớp, đóng cửa trễ hơn. Đúng là rộn ràng một nỗi vui. Đêm Giáng Sinh, con đường dẫn đến nhà thờ Đức Bà đông hơn bao giờ hết. Tan lễ rồi, ai vội vả về nhà ăn reveillon thì về. Ai thưởng thức phố khuya thì lang thang trên những con đường đang vào cơn ngủ muộn.
Nhớ nhiều những rộn ràng cả tuần lễ trước Tết, khí hậu êm dịu, mát lạnh . Hàng hóa tuông về thành phố. Những quày hàng dưa hấu lớn có, nhỏ có. Gian hàng treo những ngọn đèn khí đá. Cây cảnh, quất tắc, mai, đào đươm nụ chờ đến ngày tết. Hàng quán bánh mứt, pháo đỏ, rượu hồng chưng bày làm tăng nét yêu kiều chào đón mùa xuân mới. Những bài hát Xuân lập đi lập lại trên đài phát thanh không ngừng nghỉ, những phong pháo, hàng vải lụa là mới tinh. Những cánh thiệp xuân treo dài trong quán báo nhỏ. Đi chợ hoa Nguyễn Huệ là một thú vị, nhưng có người lớn theo cùng vì sợ lạc.
Sai gòn trong tâm tư của tôi không bao giờ xóa hết cho đến khi tôi rời xa Sài gòn năm 28 tuổi và lưu lạc hơn 40 năm. Tôi nghĩ anh chị dầu là người Bắc , người Trung, người Hoa đã sống ở Saigon, tâm hồn anh chị thế nào cũng chất chứa nổi nhớ nhung Saigon. Không phải chỉ tổng quát Saigon, mà từng con đường, từng khu phố, ngỏ hẻm, từng công viên, từng chiếc lá me, lá chuồn chuồn tung bay trước gió, từng khu chợ, từng món ăn chơi trên vỉa hè, món chè món cháo không nơi nào mà không lưu dấu chân kỷ niệm của các anh chị. những địa danh quen thuộc đến tận bây giờ: Đa Kao, Tân Định, Chợ Cũ, Bàn Cờ, Xóm Chiếu, Khánh hội, Vĩnh Hội, Tân Thuận, Bình Tây, Chợ lớn, Phú Lâm, Cầu kho, Đồn Đất, Ba son, Bến Bạch Đằng, Chợ Đủi, Chợ Quán, Ngã Sáu, Ngã bảy, Ngả tư Bảy Hiền, Phú Thọ, Phú Nhuận, Hàng Xanh, Ngã ba Chú Ía.v,v
Làm sao quên được tiếng rao hàng lanh lảnh giữa đêm. Tiếng mỳ gỏ ở cuối ngỏ. Tiếng súc sắc tẩm quất. Tiếng gánh hàng kẻo kẹt giữa đêm về sáng. Tiếng chân ngựa thồ gỏ từng nhịp bước trên đường phố. Rất thú vị bước lang thang dưới ánh đèn đường héo hắc khi thành phố Saigon yên giấc, ngủ vùi trong đêm.
Ngày xưa, anh chị còn nhớ, khi tan trường về, nhìn những tà áo dài trắng và chiếc nón lá của nữ sinh phất trước gió. Từng nhóm nhỏ, họ đi bộ hay xe đạp về hướng trung tâm thành phố như những cánh bướm trắng yêu kiều bay từng đàn nhỏ trên cánh đồng xanh và chỉ một thoáng sau đó, có vài giờ những tà áo trắng tan trong ngày nắng vội, không còn nữa. Sài gòn, ôi đẹp làm sao giây phút ngắn ngủi đó.
Hình ảnh ấy vẫn còn vương vấn mãi không biết cho đến bao giờ. Bây giờ đã ngoài 70, mà ký ức xa xưa vẫn còn lãng vãng đâu đây.
Tôi cố tìm những bài viết và hình lưu niệm về một Saigon xa xưa mà giờ đây chỉ còn là hồn thu thảo, bóng tịch dương. Tôi gửi đến anh chị hi vọng lưu dấu trong anh chị cho một chút gì để nhớ để thương.
Những loạt bài này dài lắm, có thể lập đi lập lại nhiều lần do nhiều tác giả theo dòng lịch sử những con người sống một thời, hay của nhiều thời, góp vào một Sài Gòn dấu yêu.
Chỉ được mong anh chị kiên nhẫn đọc chầm chậm những bài sắp tới, vừa thả hồn mơ về một vùng ký ức xa xưa phai mờ dần.
Hi vọng làm anh chị nhớ lại Saigon. Rồi chợt bổng thấy mình chơi vơi chìm đắm một cái gì thân yêu mà mình thờ ơ đánh mất.
Ôi Saigon của tôi !! Xin dành một phút suy tư về một nơi chốn đã và đang chìm dần vào một bóng tối thâm thẩm của niềm nhớ. Saigon xưa chỉ còn hư ảo
Mà thật, Saigon bây giờ khác, khác hơn Saigon xưa nhiều nhiều lắm.
Thân mến
Lê minh Đức
1 note · View note
dhyduonghaiyen · 1 year
Photo
Tumblr media
“Lặng yên dưới vực sâu” là cuốn tiểu thuyết được ra mắt độc giả vào tháng 4 – 2017. Cuốn tiểu thuyết chỉ gồm hơn 200 trang nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc với bạn đọc về tình yêu, về văn hóa của người Mông trên mảnh đất Hà Giang. Hệ thống nhân vật của “Lặng yên dưới vực sâu” là Súa, Vừ, Phống, Chía, Xí – những cô gái, chàng trai của dân tộc Mông trên mảnh đất U Khố Sủ xa xôi. Họ đều có những cá tính, bản năng và suy nghĩ riêng mình. Sợi dây liên kết giữa các nhân vật với nhau là tình yêu trong sáng, chân thành của người miền núi. Nhưng chính tình yêu cũng là bi kịch của họ, khiến họ rơi vào vực thẳm của tâm hồn. ST 📖Hãy đọc và cảm nhận nhé. 📷 edited by #tiemsachmattroi 👉folow @tiemsachmattroi for more stories . . . . . #books #igreaders #bookstoread #instabooks #sachinstagram #langyenduoivucsau #tuoitho #vuive #reviewsach #bookreview #igbooks #tinhyeu #sachhay #healing #nuôidưỡng #đỗbíchthúy #taybac #hagiang https://www.instagram.com/p/CqtugSvv1NK/?igshid=NGJjMDIxMWI=
0 notes
hopkyuc2022 · 2 years
Text
KÝ ỨC TUỔI THƠ NHỮNG NĂM HỒI ĐÓ
Tuổi thơ như một lần say
Hồi còn nhỏ, bạn đã từng say mê một món đồ chơi mà đòi bố mẹ mua cho bằng được chưa? Bạn đã từng thích thú và ngắm nó hàng giờ trong cửa hàng chưa? Thích đến nỗi phải nhịn tiền quà vặt để mua cho được món đồ chơi ấy? Hôm nay hãy cùng Hộp tụi mình cùng xem lại những món đồ chơi khiến chúng ta chết mê chết mệt hồi đó nhé.
Tuổi thơ êm đềm như một dòng sông
Tuổi thơ tôi là những buổi trưa hè nằm bên cánh võng, miệng lẩm bẩm hát mấy câu học được khi ngồi xem ké radio của ông: " Nắng hạ đi. .. mây trôi lang thang cho hạ buồn. .. mùi khói đốt đồng. .. ", mắt nhắm nghiền phiêu theo lời bài hát, viển vông mơ một ngày thành ca sĩ và thấy xấu hổ với chất giọng nghe lạc cả tone lẫn nốt của tôi làm ba bật cười khanh khách.
Tuổi thơ phiêu du như những ngọn gió
Tuổi thơ tôi là những buổi chiều cùng đám bạn lê la đầu làng cuối xóm ăn kem, nhảy dây, trốn tìm, tạt lon. .. rồi thì đẽo vỏ dừa làm khiên, lấy lá chuối làm áo giáp, và tự phong cho mình một danh xưng anh hùng cái thế, với những chiêu thức võ công cao siêu " con nghêu " học lỏm từ những bộ phim kiếm hiệp trên tivi. Những điệu bộ nhào lộn, đấm đá, chưởng trỏ, phi thân kèm theo tiếng " xì, xà, ya " tôi vẫn còn nhớ như in. .. nhưng giờ bắt múa lại, chắc phải đào trước một cái hố chui xuống cho đỡ xấu mặt
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes