Tumgik
taichinhcanhan · 3 years
Text
Top 6 Kinh Nghiệm Mua Hàng Trên Shopee Cần Nhớ!
Tumblr media
Shopee là một “khu chợ khổng lồ” và rất nổi tiếng ở nước ta, chỉ cần là hội viên của “hội mua sắm online” thì không thể không biết đến Shopee.
Sau bao lần tích lũy kinh nghiệm mua hàng trên Shopee, chúng ta từ một “tấm chiếu mới” dần trở thành “cao thủ săn sale” trên sàn TMĐT này.
Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn các thông tin như nguồn gốc của Shopee, các ưu điểm và hạn chế của Shopee đối với người mua hàng cùng với những kinh nghiệm mua hàng trên Shopee để giúp việc mua hàng của chúng ta được “êm ả” hơn và tránh được hàng giả/hàng kém chất lượng.
Đánh Giá Về Shopee
Chúng ta đã biết sàn thương mại điện tử là trung gian kết nối giữa người bán và người mua trong môi trường trực tuyến, trên cùng một website (website thương mại điện tử).
Sự khác biệt cơ bản giữa sàn thương mại điện tử và website bán hàng đó là website bán hàng chỉ có một người bán còn sàn thương mại điện tử có rất nhiều người bán.
Trong lĩnh vực này, có nhiều cái tên nổi tiếng phải kể đến như Shopee, Sendo, Tiki, Lazada, Hotdeal, A đây rồi,…
Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử của Tập đoàn SEA, có trụ sở tại Singapore.
Shopee lần đầu tiên được giới thiệu tại Singapore vào năm 2015, đến tháng 8/2016 Shopee chính thức vào Việt Nam với mô hình ban đàu là C2C (Mua bán giữa các cá nhân riêng lẻ), sau đó có thêm mô hình B2C (Giao dịch giữa doanh nghiệp đến người tiêu dùng).
Hiện nay, Shopee đã có mặt ở 9 quốc gia gồm có: Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Philipines, Mexico và Brazil.
Khi mua hàng trên shopee, chúng ta thấy Shopee có một số ưu điểm như sau:
(1) Shopee có nguồn hàng, ngành hàng và nhà cung cấp rất đa dạng. Chúng ta có thể ví Shopee như một tiệm “tạp hóa khổng lồ” vì cùng một sản phẩm có rất rất nhiều người bán và hầu hết các sản phẩm thuộc mọi ngành hàng thì đều có ở Shopee.
(2) Shopee có rất nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá. Shopee cập nhật các chương trình khuyến mại và mã giảm giá khá thường xuyên. Bạn không cần phải đợi đến các dịp lễ, tết mới có mã giảm giá.
(3) Giao diện người dùng của Shopee khá trực quan, thân thiện, có ứng dụng (app) trên điện thoại dễ dàng sử dụng.
(4) Chính vì tại Shopee có nhiều người bán nên giá cả rất cạnh tranh.
(5) Đối với Shopee Mall, thời gian để yêu cầu đổi trả hàng và hoàn tiền có thể lên đến 7 ngày.
Có thể nói Shopee là hiện thân của “tính 2 mặt của một vấn đề”.
Nếu ưu điểm của Shopee là đến từ sự đa dạng nguồn hàng, đa dạng nhà cung cấp và giá cả cạnh tranh thì hạn chế của Shopee cũng từ đây mà ra.
Shopee là một cô gái khá “dễ dãi”. Nàng chẳng quan tâm người bán đến từ đâu, giấy phép thế nào, khâu kiểm duyệt hàng hóa của nàng cũng chưa được chặt chẽ, ai cũng có thể đăng bán sản phẩm trên website.
Dẫn đến xuất hiện một số tồn tại như:
+ Tình trạng bán phá giá. Vì “tiền nào của nấy” nên đôi khi việc bán phá giá sẽ ảnh hưởng lòng tin của người mua do chất lượng sản phẩm chưa thật tốt, đồng thời cũng ảnh hưởng đến các cửa hàng khác rất nhiều.
+ Nhiều sản phẩm giả, kém chất lượng. Vì kiểm duyệt chưa chặt chẽ nên hàng kém chất lượng vẫn còn xuất hiện nhiều gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.
Top 6 Kinh Nghiệm Mua Hàng Trên Shopee
Ưu Tiên Mua hàng trên Shopee Mall Và Các Shop Yêu Thích
Các cửa hàng trên shopee được chia thành 3 cấp độ, gồm có:
(1) Shopee Mall: là các cửa hàng chỉ bán các sản phẩm chính hãng 100%, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Khi mua hàng tại Shopee Mall, bạn sẽ nhận được nhiều quyền lợi hấp dẫn như:
- Nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái, bạn sẽ được hoàn trả lại 100% giá trị sản phẩm.
- Bạn sẽ được hỗ trợ 40.000 đồng phí vận chuyển đối với đơn hàng có giá trị trên 150.000 đồng.
- Kể từ thời điểm nhận được hàng, bạn có thể yêu cầu trả hàng và hoàn tiền trong vòng 7 ngày (Thông thường là 3 ngày).
Giá cả của Shopee Mall thương cao hơn các cửa hàng bình thường nhưng sẽ mang lại cho chúng ta cảm giác an tâm hơn khi mua hàng.
Dấu hiệu nhận biết các cửa hàng Shopee Mall là có logo chữ Mall màu trắng trên nền đỏ, được gắn trên sản phẩm hoặc cửa hàng.
Tumblr media
(2) Các cửa hàng yêu thích. Là các cửa hàng được Shopee đánh giá là có có dịch vụ chăm sóc khách hàng và doanh số bán hàng tốt.
Dấu hiệu nhận biết các cửa hàng yêu thích là có logo chữ Yêu Thích màu trắng trên nền cam, được gắn trên sản phẩm bày bán hoặc của hàng.
Cửa hàng yêu thích có một số đặc điểm như:
- Tỷ lệ phản hồi chat là trên 75%
- Người mua đánh giá điểm cho shop là trên 4 (trên thanh 5 điểm)
- Tỷ lệ giao hàng trễ dưới 8%
- Tỷ lệ hàng đặt trước dưới 30%
- Hiện tại không vi phạm quy định đăng sản phẩm như hàng giả, hàng nhái; không vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng.
(3) Các cửa hàng bình thường. Là các cửa hàng mới, các cửa hàng chưa đủ số lượng mua hàng cũng như đánh giá từ người mua, do đó, chưa đủ điều kiện để trở thành cửa hàng “Yêu thích”.
Giá cả của các cửa hàng bình thường thường sẽ rẻ hơn so với các cửa hàng Shopee Mall.
Như vậy, với 3 cấp độ của hàng như trên, khi mua hàng trên shopee, bạn nên ưu tiên mua hàng ở các cửa hàng “Yêu thích” hoặc Shopee Mall, bởi như vậy bạn sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như những quyền lợi ưu đãi khác.
Nhưng bên cạnh đó, nếu có cơ sở để tin tưởng và mua hàng, thì chúng ta cũng nên xem xét mua ở các cửa hàng bình thường, vì như vậy các cửa hàng bình thường sẽ có cơ hội để chăm sóc khách hàng và trở thành cửa hàng “Yêu Thích”.
Kiểm Tra Mức Độ Uy Tín Và Chuyên Nghiệp Của Cửa Hàng
Uy tín và sự chuyên nghiệp rất quan trọng với một cửa hàng kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử.
Việc một cửa hàng có uy tín và chuyên nghiệp hay không thì phụ thuộc vào một số yếu tố như: chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, mức độ trễ khi giao hàng, tốc độ giải quyết khi khách hàng khiếu nại/phản hồi,…
Nếu mua hàng ở một cửa hàng có uy tín và chuyên nghiệp thì chúng ta có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm cùng chất lượng CSKH, giảm thiểu tình trạng trả đổi hàng hay giao hàng trễ, các tình huống phải phải phản hồi/khiếu nại.
Để kiểm tra mức độ uy tín và tính chuyên nghiệp của cửa hàng, bạn chỉ cần chọn sản phẩm mình cần mua, kéo xuống phần đánh giá/phản hồi của những cá nhân mua hàng trước đó.
Tại đây, bạn sẽ thấy cửa hàng được người mua đánh giá như thế nào (3,4 hay 5 sao), tốc độ giao hàng thế nào, sản phẩm dùng tốt hay không, giao hàng nhanh hay chậm,…
Ngoài ra, tại giao diện của cửa hàng, bạn cũng có thể thấy các thông tin quan trọng khác như thời gian hoạt động của cửa hàng, số lượng người theo dõi, tỷ lệ phản hồi chat của cửa hàng,…
Tham Khảo Review Đánh Giá Chất Lượng Sản Phẩm
Giả sử là bạn đã chọn được sản phẩm và cửa hàng ưng ý rồi, nhưng vẫn còn do dự chưa mua hàng thì có cách chắc chắn hơn là chúng ta tham khảo các đánh giá khác về chất lượng sản phẩm trên các kênh thông tin khác.
Ví dụ như:
- Đánh giá sản phẩm từ người thân, bạn bè.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm trên các diễn đàn công nghệ như Tinhte, Genk.
- Các video đập hộp và đánh giá sản phẩm trên Youtube.
- Các nhận định chất lượng sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử khác.
- Các bài viết review tại các Website/Blog chuyên review và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Thông Tin Bảo Hành, Đổi Trả, Hoàn Tiền.
Sau khi có quyết định mua hàng rồi, bạn hãy chú ý đến các chính sách bảo hành và đổi trả sản phẩm của cửa hàng.
Có một số thông tin chúng ta cần lưu ý như:
- Các trường hợp nào thì sẽ được của hàng bảo hành?
- Thời gian được bảo hành hoặc đổi trả là trong bao lâu?
- Khi giao hàng, cửa hàng có giao kèm theo phiếu bảo hành hay không?
Bạn có thể tìm kiếm các thông tin trên tại phần đánh giá/phản hồi của những người mua trước, tại phần thông tin sản phẩm mà cửa hàng đã public trên trang bán hàng.
Một cách khác nhanh hơn là chúng ta trao đổi trực tiếp với Shop bán hàng thông qua cửa sổ chat của Shopee.
Bằng cách này, chúng ta có thể nhận được thông tin nhanh hơn, trực tiếp trải nghiệm và đánh giá chất lượng chăm sóc khách hàng của shop.
Trở Thành “Thợ Săn” Mã Giảm Giá, Tin Khuyến Mại.
Một trong những lưu ý chúng ta cần thực hiện mỗi khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử chính là săn tìm mã giảm giá, tin khuyến mại.
Bởi việc sử dụng mã giảm giá sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí mua sắm, đặc biệt là với những ai mua sắm online thường xuyên.
Shopee thường cập nhật các mã giảm giá khá thường xuyên và các mã giảm giá này thương xuất hiện tại trang chủ của Shopee hoặc trên các banner quảng cáo tại ngành hàng tương ứng.
Bên cạnh đó, vào các dịp lễ, tết hoặc các dịp đặc biệt như sinh nhật Shopee, Black Friday (Khoảng từ 23 - 29/11 hàng năm), ngày lễ Độc thân (11/11), Giáng sinh,… tại Shopee đều có các chương trình khuyến mại và mã giảm giá mạnh mẽ.
Bạn có thể săn tìm mã giảm giá hoặc chương trình khuyến mại của Shopee theo một trong những cách sau:
- Truy cập trang chủ của Shopee, thông thường các chương trình giảm giá, chương trình Flash Sale sẽ xuất hiện tại trang chủ.
- Truy cập vào ngành hàng cụ thể, ví dụ như: Mẹ và Bé, Thời Trang, Điện tử, Sách, Thiết bị điện gia dụng,… các mã giảm giá thường sẽ xuất hiện tại các banner quảng cáo.
- Truy cập vào các Website/Blog chia sẻ mã giảm giá, tin khuyến mại.
- Bạn có thể tìm kiếm trên Google với cú pháp “Mã Giảm Giá - Sản Phẩm Bạn Muốn Mua - Shopee”. Ví dụ như: Mã giảm giá tã giấy Booby Shopee.
Kiểm Tra Sản Phẩm Khi Nhận Hàng
Bạn hãy lưu ý là sau khi nhận hàng thì đừng vội “Xác nhận” mà hãy kiểm tra sản phẩm trước.
Bạn hãy kiểm tra số lượng, mẫu mã, màu sắc, chức năng, chất lượng sử dụng của sản phẩm và đối chiếu với thông tin bạn nhận được trước lúc mua hàng.
Nếu sản phẩm bạn nhận được có vấn đề hoặc là hàng giả, hàng nhái thì bạn có thể liên hệ với của hàng để trao đổi hoặc yêu cầu hoàn tiền nếu thấy cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gọi điện đến Hotline của Shopee là 1900 1221 để phản ánh tình trạng của hàng hóa khi nhận.
Sau khi xác minh được chính xác vấn đề cũng như mong muốn của bạn, Shopee sẽ hỗ trợ và hướng dẫn bạn cách giải quyết tốt nhất.
Kết Luận
Trên đây là những đặc điểm của ứng dụng mua sắm Shopee cùng những kinh nghiệm mua hàng đã được nhiều người tiêu dùng chia sẻ lại.
Hy vọng rằng, sau bài viết này, bạn đã biết thêm về những ưu điểm, hạn chế khi mua hàng trên Shopee, bên cạnh đó là những kinh nghiệm khi mua hàng trên Shopee để tránh việc mua phải hàng giả/hàng nhái.
Chúc bạn thành công!
Xem bài viết chi tiết tại: https://lodongxu.com/kinh-nghiem-mua-hang-tren-shopee-6/
5 notes · View notes
taichinhcanhan · 3 years
Text
Hướng Dẫn Cách Dùng Hàm PV Trong Excel Và Bài Tập Vận Dụng
Hàm PV Là Gì? 
Tumblr media
Hàm PV là một hàm tài chính được dùng để tính giá trị hiện tại của một dòng tiền đều hoặc một khoản tiền phát sinh trong tương lai dựa trên một mức lãi suất cố định.
- “PV” là viết tắt của cụm từ “Present Value” nghĩa là Giá trị hiện tại.
- Chúng ta có thể sử dụng Hàm PV để tính toán giá trị hiện tại cho các dòng tiền đều như:
+ Số tiền tiết kiệm bạn gửi vào ngân hàng đều đặn hàng tháng
+ Số tiền người vay trả cho bạn đều đặn hàng tháng
+ Tiền thuê nhà hàng tháng mà bạn nhận được khi cho thuê nhà
+ Tiền thuê nhà hàng tháng bạn phải chi trả cho chủ nhà
+ Cổ tức cố định hàng năm được chi trả cho bạn khi bạn sở hữu cổ phiếu ưu đãi,…
Công Thức Hàm PV Trong Excel
Hàm tài chính PV có cú pháp như sau:
Pv(Rate, Nper, Pmt, [FV], [Type])
Tumblr media
Trong đó:
- Rate là lãi suất theo kỳ hạn. Đây là đối số bắt buộc phải có trong công thức hàm PV.  
- Nper là tổng số kỳ hạn thanh toán cho một dòng tiền. Đây là đối số bắt buộc phải có trong công thức Hàm PV.
- Pmt là khoản thanh toán cho mỗi kỳ và cố định, không đổi. Nếu bạn bỏ qua PMT thì Excel sẽ mặc định PMT = 0 và chúng ta phải đưa đối số FV vào hàm PV.
- FV là giá trị tương lai hoặc số dư tiền mặt bạn muốn đạt được sau khi thực hiện khoản thanh toán PMT cuối cùng. Nếu FV được bỏ qua, thì Excel sẽ mặc định FV = 0 và bạn phải đưa vào đối số PMT.
- Type được dùng để thể hiện hình thức thanh toán cho PMT là đầu kỳ hay cuối kỳ. Nếu thanh toán vào đầu kỳ thì Type = 1, nếu thanh toán vào cuối kỳ thì type = 0. Nếu type được bỏ qua thì Excel sẽ mặc định Type = 0.
Lưu Ý Khi Dùng Hàm Tài Chính PV Trong Excel
Khi sử dụng hàm PV, bạn cần chú ý những điểm sau:
(1) Bạn hãy đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụng đơn vị của Nper, PMT và Rate, tức là tính theo tháng, hay quý, hay năm. Ví dụ như:
+ Nếu Rate là phần trăm/tháng thì Nper sẽ là số tháng, PMT sẽ là số tiền/tháng.
+ Nếu Rate là phần trăm/năm thì Nper sẽ là số năm, PMT sẽ là số tiền/năm.
V.v…
(2) Về dấu của PMT, nếu đến kỳ hạn thanh toán, tiền “chảy vào túi” bạn thì bạn hãy nhập số dương, nếu tiền “ra khỏi túi” bạn thì bạn hãy nhâp số âm.
(3) Để Hàm PV có nghĩa thì bắt buộc phải có 1 trong 2 đối số PMT hoặc FV hoặc cả 2 đối số đó.
(4) Đối với lãi suất thì chúng ta có thể nhập dạng phần trăm, ví dụ như 1%, hoặc dạng thập phân, ví dụ như 0.01.
Một Số Bài Tập Hàm PV Thường Gặp
- Trường Hợp 1: Tìm PV khi biết PMT, FV = 0
Ví dụ
Bạn có một khoản tiền nhàn rỗi và dự định cho vay trong 3 năm. Bạn mong muốn trong suốt 3 năm đó, cuối mỗi tháng sẽ nhận được 2 triệu đồng (gồm cả gốc và lãi) từ người vay. Hỏi, hiện tại bạn cần cho vay bao nhiêu tiền? Biết lãi suất cho vay bạn có thể áp dụng là 12%/năm.
Lời Giải:
Tumblr media
PV chính là số tiền bạn cần cho vay ở thời điểm hiện tại.
Lúc này ta thấy khoản thanh toán có chu kỳ là hàng tháng nên lãi suất và thời hạn Nper cũng cần chuyển đổi về “tháng”.
+ Rate = 12%/12 = 1%/tháng
+ Nper = 3*12 = 36 tháng
+ Pmt = 2 triệu/tháng, mang dấu dương vì số tiền này “chảy vào túi” bạn.
+ FV = 0.
+ Type = 0, vì người vay trả tiền cho bạn vào cuối tháng.
Chúng ta có cú pháp hàm PV như sau:
= PV(12%/12, 36, 2.000.000, 0, 0)
Vì FV = 0 và Type = 0 nên ta có thể bỏ qua, lúc này bạn có thể viết lại hàm PV dưới dạng:
= PV(12%/12, 36, 2.000.000), Kết quả là PV = 60.215.010 đồng.
Trên Excel, kết quả trên sẽ mang dấu âm vì PV = 60 triệu 215 ngàn kia là “chảy ra khỏi túi’ bạn, bạn là người cho vay, số tiền 2 triệu là dương vì “chảy vào túi” bạn. Để chuyển thành số dương, chúng ta chỉ cần thêm dấu “-” trước hàm PV.
Ngược lại, nếu bạn là người đi vay, hàng tháng bạn trả 2 triệu cho người cho vay (“tiền ra khỏi túi”) thì đối số PMT sẽ mang dấu âm là -2.000.000, PV sẽ mang số dương và số tiền vay = 60.215.000 đồng sẽ “chảy vào túi” bạn. Chúng ta có hàm PV lúc này là: = PV(12%/12, 36, -2.000.000).
 Trong trường hợp Type = 1 (trả tiền vào đầu mỗi tháng) thì chúng ta có hàm PV là:
= PV(12%/12, 36, 2.000.000, 0, 1) hoặc
= PV(12%/12, 36, 2.000.000,, 1)
 - Trường Hợp 2: Tìm PV khi biết FV, PMT = 0
Ví dụ:
Bạn mong muốn có một số tiền là 500 triệu đồng sau 10 năm nữa. Hỏi, hiện tại bạn cần gửi tiết kiệm ngân hàng bao nhiêu? Với lãi suất tiền gửi ngân hàng là 9%/năm. (Bỏ qua tác động của lạm phát).
Lời giải:
Tumblr media
Số tiền tiết kiệm cần tính chính là giá trị hiện tại của 500 triệu sau 10 năm nữa.
Lúc này, chúng ta có:
+ Rate = 9%/năm
+ Nper = 10 năm.
+ Pmt = 0 vì bạn chỉ gửi tiền một lần duy nhất.
+ FV = 500 triệu, là số dư tiền mặt bạn muốn có sau 10 năm nữa.
+ Type. Vì Pmt = 0 nên Type = 0 hay = 1 cũng cho cùng một kết quả.
Ta có hàm PV là:
= PV(9%, 10, 0 , 500.000, 1) hoặc
= PV(9%, 10,, 500.000, 1) hoặc
= PV(9%, 10,, 500.000), Kết quả là PV = 212 triệu đồng.
- Trường Hợp 3: Tìm PV khi PMT khác 0, FV khác 0
Ví dụ 1:
Bạn mong muốn có 500 triệu đồng sau 10 năm nữa. Đầu mỗi tháng, bạn có thể gửi tiết kiệm 2 triệu đồng, lãi suất tiết kiệm là 9%/năm. Hỏi, hiện tại bạn cần gửi số tiền ban đầu là bao nhiêu? (Bỏ qua lạm phát).
Lời Giải:
Tumblr media
Ta có:
+ rate = 9%/12
+ Nper = 10*12 = 120 tháng.
+ Pmt = -2.000.000, mang dấu âm vì số tiền này “ra khỏi túi bạn”.
+ FV = 500 triệu, vì đây là số tiền bạn mong muốn có trong tương lai 10 năm nữa.
+ Type = 1, vì bạn gửi tiền vào đầu tháng.
Ta có hàm PV như sau:
= PV(9%/12, 120, -2000, 500.000, 1), kết quả PV = 44.901.142 đồng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về Hàm PV trong Excel được Lodongxu tổng hợp lại.
Hi vọng rằng, sau bài viết này, bạn đã nắm được hàm PV là gì, cú pháp (công thức) của hàm PV, cách dùng hàm PV trong Excel để giải một số bài toán thường gặp.
Qua đó bạn có thể ứng dụng dễ dàng hàm tài chính PV vào trong công việc và học tập của mình.
Chúc bạn thành công!
Mời bạn xem bài viết đầy đủ tại: https://lodongxu.com/cach-dung-ham-pv-trong-excel/
Xem thêm các hàm tài chính khác tại: https://bit.ly/3cpXiQB
3 notes · View notes
taichinhcanhan · 3 years
Text
Phương Pháp 6 Chiếc Lọ Tài Chính Cá Nhân
Trong những phương pháp quản lý TCCN nổi tiếng, đứng đầu bảng chính là phương pháp 6 chiếc lọ tài chính.
6 chiếc lọ này sở hữu sức mạnh ngang ngửa với 6 Viên đá Vô cực mà Thanos đã dùng để hủy diệt Trái Đất.
Nhưng khác với Thanos, 6 chiếc lọ này đến Trái Đất là để giúp chúng ta đạt được giàu sang và tiến bước trên con đường tự do tài chính.
Tumblr media
· Đừng Bỏ Qua: 
Quy tắc Ngân Sách 50/20/30 trong quản lý tài chính cá nhân
Giới Thiệu Phương Pháp 6 Chiếc Lọ Tài Chính
Trước khi tìm hiểu 6 chiếc lọ tài chính được vận dụng như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau xem nguồn gốc của phương pháp này.
Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính là phương pháp quản lý tài chính được T.Harv Eker nêu ra trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Bí Mật Tư Duy Triệu Phú”.
T.Harv Eker là một doanh nhân, diễn giả tài năng nổi tiếng thế giới được biết đến với vai trò là nhà sáng lập và giám đốc công ty Peak Potential Training, một công ty chuyên đào tạo - nghiên cứu và phát triển tiềm năng con người.
Và sau đây là 6 chiếc lọ thần kỳ đó:
Phương Pháp 6 Chiếc Lọ Tài Chính
Tumblr media
- Lọ Số 1 - Nhu Cầu Thiết Yếu (Nec - 55%)
Chiếc lọ thứ nhất hay quỹ tài chính thứ nhất gọi là quỹ nhu cầu thiết yếu - NEC (Necessity Account)
Đây là lọ có tỷ lệ cao nhất nhất trong 6 chiếc lọ tài chính
Với quỹ này bạn sẽ giải quyết được những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hàng ngày như ăn uống, mua sắm, chi phí sinh hoạt, vui chơi giải trí…
NEC chiếm 55% trong tổng thu nhập của bạn. Ví dụ bạn vừa nhận lương tháng này được 10 triệu đồng, bạn cần trích ra 5 triệu 500 ngàn để vào quỹ NEC.
Trong trường hợp bạn chi tiêu quá nhiều, khiến cho quỹ NEC của bạn tăng tới 7-8 triệu tức gần 80% tổng thu nhập thì bạn cần chi tiêu ít lại hoặc tìm cách gia tăng thu nhập cho mình để có thể quản lý tài chính tốt hơn.
- Lọ Số 2 - Đầu Tư Vào Bản Thân (Edu - 10%)
Chiếc lọ thứ 2 hay quỹ tài chính thứ 2 được gọi là quỹ giáo dục - EDu, hay Quỹ đầu tư cho bản thân.
“Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này” - Warren Buffett - Nhà đầu tư huyền thoại
Vậy khoản đầu tư vào bản thân ở đây gồm những gì?
Chúng ta có 4 khoản, đó là: sức khỏe, kiến thức, mối quan hệ và hình thức.
4 khoản đầu tư này không hề bị ảnh hưởng bởi thuế hay lạm phát, không những ta không bị lỗ mà ngược lại còn đạt được những mức lợi nhuận khổng lồ.
Ví dụ như bạn chăm chỉ tập thể dục và ngủ đủ giấc để nâng cao sức khỏe của mình, việc bạn tham gia các khóa học, mua thêm sách, gặp gỡ những người thành công hay bạn đi mua sắm cho mình những bộ quần áo mới…
Bạn sẽ sử dụng số tiền trong quỹ Edu này để chi trả các khoản chi phí trên.
Theo đó, khi kiến thức của bạn được trau dồi, các kỹ năng của bạn được bồi đắp, năng lực của bạn nâng lên tầm cao mới, bạn có các mối quan hệ xã hội tốt đẹp và bền lâu thì việc bạn đạt được tự do tài chính sẽ luôn trong tầm tay của mình.
Quỹ Edu chiếm 10% tổng thu nhập của bạn.
Ví dụ nếu bạn có tổng thu nhập là 10 triệu đồng bạn cần trích ra 1 triệu dành cho quỹ Educ.
Nếu bạn đọc nhiều sách mỗi ngày và tham gia nhiều khóa học có các mức chi phí cao hơn, hãy điều chỉnh lại bằng cách tăng tỉ lệ của quỹ lên 12, 15% trong tổng thu nhập.
Bạn đừng tiếc mà hãy quyết đoán, bởi đầu tư vào bản thân luôn là đầu tư khôn ngoan và lợi nhuận nhất.
- Lọ Số 3 - Tiết Kiệm Dài Hạn (Lts- 10%)
Chiếc lọ số 3 hay quỹ tài chính thứ 3 là quỹ tiết kiệm dài hạn - LTS.
Bạn sẽ sử dụng số tiền trong quỹ này để chi trả các chi phí dài hạn như mua nhà, mua xe, đám cưới, sinh con hay du lịch vòng quanh thế giới…hay thậm chí là nghỉ hưu.
Ngoài ra, quỹ LTS còn phát huy mạnh mẽ sức mạnh trong những trường hợp khẩn cấp như ốm đau bệnh tật, mất mát tài sản...
Khi những trường hợp khẩn cấp xảy ra đưa ta vào tình trạng bất khả kháng thì LTS sẽ một lựa chọn tối ưu để ta trang trải những chi phí phát sinh.
Hãy có tầm nhìn dài hạn, chuẩn bị kịch bản trong tương lai và lên kế hoạch cân đối cho 2 khoản mục Khẩn cấp - Chi dài hạn trong quỹ LTS.
- Lọ Số 4 - Tự Do Tài Chính (FFA - 10%)
Chiếc lọ số 4 hay quỹ tài chính thứ 4 chính là quỹ tự do tài chính.
Quỹ này chiếm 10% trong tổng thu nhập của bạn.
Bạn sẽ sử dụng số tiền trong quỹ này để góp vốn kinh doanh, đầu tư, gửi tiết kiệm…hay những công việc khác mà qua đó đồng tiền làm việc cho bạn, giúp bạn có thu nhập thụ động, càng nhiều tiền làm việc cho bạn thì bạn càng tự do.
Bạn đừng bao giờ tiêu tiền trong quỹ này cho những nhu cầu mà không giúp bạn sinh ra tiên thêm nữa.
Nếu cần mua quần áo, bạn hãy láy từ quỹ NEC, khi cần đầu tư chứng khoán hay bất động sản, bạn hãy lấy từ quỹ này.
- Lọ Số 5 - Cho Đi - (Give - 5%)
“Cho đi là nhận lại”. Chúng ta ai cũng quen thuộc với câu nói này.
Trong cuộc sống ta không chỉ chăm chăm lo cho cuộc sống mình mà bên cạnh đó ta cũng cần quan tâm và san sẻ khó khăn cũng như lợi ích với những người quanh ta.
Đó là sự thể hiện sự sẻ chia cũng như lòng biết ơn cuộc sống. Chiếc lọ số 5 hay quỹ từ thiện, quỹ cho đi, quỹ tặng…
Bạn sẽ sử dụng số tiền trong quỹ này để giúp đỡ những người kém may mắn hơn trong cuộc sống như ủng hộ người nghèo, đồng bào bão lụt, giúp trẻ em nghèo vượt khó hay tổ chức sinh nhật hay mua quà tặng cho người thân, bạn bè…
Bạn sẽ nhận lại nhiều hơn khi bạn cho đi, đây cũng là một khoản đầu tư nhưng là đầu tư cho tâm hồn của mình.
Bên cạnh sự giàu có về vật chất, ta cũng cần sự giàu có trong tâm hồn, hãy làm mảnh đất tâm hồn của chúng ta trở nên màu mỡ, phì nhiêu bằng những hành động nhỏ nhất mà bạn có thể làm cho những người xung quanh.
Hãy cho đi!
- Lọ Số 6 - Hưởng Thụ (Play - 10%)
Chiếc lọ số 6 hay quỹ tài chính số 6 được gọi là Quỹ hưởng thụ hay Quỹ ăn chơi, bạn gọi nó là gì cũng được, miễn sao bạn dùng nó để hưởng thụ cuộc sống.
Quỹ hưởng thụ chiếm 10% tổng thu nhâp của bạn, là số tiền để bạn xả stress sau những ngày làm việc mệt mỏi, để bạn tự thưởng cho bản thân mình sau nhiều ngày cố gắng làm việc, bạn có thể đi xem phim, mua 1 vài bộ cánh mới hoặc lên bar-club và nhậu nhẹt say xỉn với bạn bè…
Quỹ ăn chơi giúp bạn làm điều đó để bạn thư giãn và thêm yêu cuộc sống hơn, tìm kiếm động lực làm việc cho những ngày tiếp theo.
Hãy yêu chính bản thân mình!
Tumblr media
Lưu ý "Vàng" Khi Áp Dụng Phương Pháp 6 Chiếc Lọ
- Bạn hãy thêm tiền liên tục vào các quỹ mỗi ngày hoặc mỗi lần nhận thêm thu nhập mới để đảm bảo tạo thành 1 thói quen trong cuộc sống cá nhân của bạn.
- Với số tiền trong quỹ hưởng thụ, bạn hãy tiêu hết sạch!
Hãy đảm bảo rằng bạn cảm thấy sung sướng hạnh phúc, chỉ cần không âm vào các quỹ khác là được.
Trong trường hợp bạn đã thảo mãn và hạnh phúc sau mỗi lần tiêu pha số tiền này nhưng bạn tiêu không hết, bạn hãy để đó hoặc chuyển sang 1 quỹ nào đó bạn thấy cần thiết hơn, như Đầu tư cho bản thân chẳng hạn.
- Hãy kỷ luật bản thân và tuyệt đối không lấy tiền từ quỹ nọ chuyển sang quỹ kia khi không thật sự cần thiết, bởi nếu làm vậy chính bạn đã vứt bỏ thành quả mình cố gắng trong bấy lâu.
- Không bao giờ tiêu tiền trong quỹ FFA khi đó không phải là để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động
- Tỷ lệ của các quỹ so với tổng thu nhập không quan trọng, tùy vào hoàn cảnh sống và quan điểm sống của từng người mà ta có thể có các tỷ lệ khác nhau, nhưng nhìn chung những tỷ lệ đó đều xoay quanh những con số trên.
Bạn đừng để chúng sai lệch quá nhiều và hãy đảm bảo rằng quỹ số 2 - Đầu tư vào bản thân và quỹ số 4 - Tự do tài chính, mỗi quỹ đều luôn bằng hoặc lớn hơn 10%.
Điều thực sự quan trong đối với bạn lúc này chính là thói quen vận dụng phương pháp 6 chiếc lọ tài chính trong cuộc sống thường nhật để trong một tương lai không xa bạn sẽ đạt được sự giàu có và tự do tài chính.
· Đừng Bỏ Qua:
Kết Luận
Vậy là bạn đã nắm được những thông tin chính của phương pháp 6 chiếc lọ tài chính cũng như cách vận dung phương pháp này trong cuộc sống của mình.
Bạn biết đó, chừng nào chúng ta còn bị ràng buộc bởi tiền bạc thì chúng ta không còn tự do nữa, nếu ta biết cách quản lý đồng tiền và hơn hết là buộc đồng tiền làm việc cho mình thì chúng ta sẽ đạt được tự do, quản lý tiền bạc một cách thông minh sẽ đem lại sự tự do về tài chính!
Bạn còn chần chừ gì nữa mà không thực hiện ngay phương pháp này để tự mình đi trên con đường giàu có
Và đừng quên chia sẻ Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính với người thân và bạn bè của chúng ta bạn nhé!
Chúc bạn thành công!
Xem Bài viết đầy đủ tại: 
https://lodongxu.com/6-chiec-lo-tai-chinh/
 #taichinhcanhan
#phuongphap6chieclo
2 notes · View notes
taichinhcanhan · 3 years
Text
Quy Tắc 50/20/30 Trong Quản Lý Tài Chính Cá Nhân
Quy tắc 50/20/30 được xem là một quy tắc đơn giản, dễ nhớ, dễ áp dụng.
Đặc biệt là những ai không thích sự tỉ mỉ, tính toán thì vẫn có thể sử dụng quy tắc này một cách dễ dàng.
Quy tắc tài chính 50/20/30 chủ trương rằng, tổng thu nhập hàng tháng của chúng ta sẽ được chia thành 3 phần:
– Nhu cầu thiết yếu: chiếm 50% tổng thu nhập dành cho các nhu cầu như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn, chi phí đi lại,…
– Chi Tiêu cá nhân: chiếm 30% tổng thu nhập dành cho các hoạt động cá nhân như mua sắm, giải trí, từ thiện, học tập, du lịch,…
– Tiết kiệm: chiếm 20% tổng thu nhập để dành cho 2 quỹ chính là quỹ tiết kiệm dự phòng và trả nợ.
Tumblr media
Vì không đi sâu vào chi tiết như Phương pháp Kakeibo hay Phương pháp 6 chiếc lọ tài chính, nên quy tắc 50/20/30 vô cùng đơn giản và dễ dàng áp dụng.
Quy tắc ngân sách này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về mức thu nhập và các khoản chi tiêu của mình.
Qua đó ta có kế hoạch chi tiêu cho từng tháng để bảo đảm khả năng tài chính khi không còn làm việc.
Quy Tắc 50/20/30 Trong Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Như Thế Nào?
Cách đơn giản và dễ dàng nhất để áp dụng nguyên tắc 50/20/30 là mỗi tháng bạn hãy chia tổng thu nhập của mình thành 3 phần như đã nói với tỷ lệ là 5/2/3.
– 50% Thu Nhập Cho Nhu Cầu Thiết Yếu
Rõ ràng đây là phần mà bắt buộc bạn phải chi tiêu dù muốn hay không.
Phần này gốm các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại, chi phí điện nước,…
50% cho nhu cầu thiết yếu là con số khá lớn đối với những ai đã từng có thói quen “thắt lưng buộc bụng”.
Đồng thời cũng khá nhỏ đối với những ai thường có thói quen chi tiêu “quá tay” hoặc có thu nhập tốt.
Nhưng nhìn chung đây là con số khá hợp lý vì nó đại diện cho số tiền chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu của hầu hết mọi người.
Phần này quy định rằng mức chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu không được vượt quá 50% tổng thu nhập.
Nếu bạn có mức chi tiêu thiết yếu thấp hơn nhiều so với 50% thu nhập thì hãy “nới lỏng” ra một chút để cuộc sống được đầy đủ, thoải mái hơn.
Ví dụ như sắm một chiếc xe mới, dọn đến nơi ở rộng rãi hơn, ăn uống đầy đủ hơn,…
Nếu không may bạn có mức chi tiêu thiết yếu vượt xa 50% thì hãy tìm cách giảm chúng xuống
Một số cách bạn có thể áp dụng như sử dụng phương tiện công cộng, tiết kiệm điện – nước, ăn uống tại nhà thay vì đi nhà hàng, mua sắm ở những cửa hàng tạp hóa rẻ hơn, sử dụng gas ở cửa hàng có ưu đãi,…
– 30% Thu Nhập Cho Chi Phí Cá Nhân
Sẽ thế nào nếu cuộc sống của chúng ta không có những hoạt động mang tính nhu cầu cá nhân như mua sắm (vật dụng cá nhân, trang sức,…), giải trí, đi chơi, học tập, gặp gỡ bạn bè, du lịch,…?
Chắc chắn là điều này không thể xảy ra rồi, vì chúng ta cần chúng.
Nhưng thường thì chính mục này lại gây ảnh hưởng đến khả năng tài chính của chúng ta trong tương lai.
Đặc biệt là mục mua sắm!
Đôi khi chỉ vì cảm thấy hứng thú nhất thời hoặc có mong muốn thoáng qua mà chúng ta sẵn sàng chi tiền cho những món đồ xa xỉ không thật sự cần thiết.
Chính những mặt hàng xa xỉ này – do chúng ta không thật sự cần chúng, hoặc ta sử dụng “một lần rồi thôi” – là tác nhân chính khiến cho tỷ lệ phần Chi phí cá nhân tăng cao.
Phần này quy định rằng Chi phí cá nhân không nên vượt quá con số 30%. Nếu bạn có mức chi tiêu cá nhân vươt qua 30% thì bình tĩnh suy xét lại xem mình thường tiêu tiền cho những gì? Những thứ đó có thật sự cần thiết hay không? Mình có cách gì thay thế hay có thể sử dụng thứ gì khác với giá cả hợp lý hơn không?…
Từ đó bạn tìm cách để giảm tỷ lệ phần này xuống.
Tỷ lệ của phần này càng thấp và càng gần với tỷ lệ của Phần thu nhập được tiết kiệm thì khả năng tài chính trong tương lai của bạn càng được bảo đảm.
– 20% Thu Nhập Cho Tiết Kiệm
Bạn sẽ dành 20% tổng thu nhập của mình để xây dựng nên một quỹ tiết kiệm dự phòng cho tương lai và chi trả các khoản nợ ở hiện tại.
Trước khi trở nên giàu có hơn thì chúng ta nên “quét sạch” các kiểu nợ nần! Do đó, trả nợ là một mục không thể thiếu trong phần này.
Bạn có thể sử dụng số tiền ở đây để chi trả cho dư nợ thẻ tín dụng, trả nợ vay ngân hàng, trả nợ bạn bè,…
Phần tiết kiệm còn lại sẽ là một quỹ dự phòng tài chính cho bạn khi có rủi ro, khi bạn nghỉ hưu, hoặc khi bạn muốn thực hiện kế hoạch nào đó trong tương lai.
Phần này rất quan trọng và đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo khả năng tài chính của bạn trong tương lai.
Vì vậy bạn hãy đảm bảo 2 việc là:
– Trả hết nợ ở hiện tại
– Các khoản tiền mà bạn tiết kiệm được ở phần Thiết yếu và Chi tiêu cá nhân được đưa hết vào Phần Tiết kiệm.
Tỷ lệ phần Tiết kiệm này càng cao và cao hơn so với Phần chi tiêu cá nhân thì khả năng tài chính sau này của bạn càng được đảm bảo.
Quy Tắc 50-20-30 Nâng Cao
Tumblr media
Về cơ bản, để áp dụng quy tắc này, chúng ta chỉ viêc chia tổng thu nhập thành 3 phần là Thiết yếu (50%), Chi cá nhân (30%) và Tiết kiệm (20%). Nhưng trên thực tế khi vận dụng quy tắc này thì chúng ta hay bắt gặp một số câu hỏi kiểu như:
– Tỷ lệ 50/20/30 có phải là luôn đúng? Có thể thay đổi tỷ lệ này không?
– Có thể tìm kiếm lợi nhuận bằng quy tắc này không?
– Làm thế nào để tìm lợi nhuận từ 20% thu nhập?
Ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một số “chiêu trò” để nâng cao hiệu quả khi vận dụng quy tắc 50/20/30.
– Tinh Thần Cốt Lõi Của Quy Tắc 50/20/30
Cuộc sống vốn không có gì là tuyệt đối cả, tỷ lệ 50/20/30 cũng không nằm ngoài điều đó.
Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh sống, khả năng tài chính và mục tiêu tài chính của mình mà mỗi cá nhân có thể tùy biến tỷ lệ 50/20/30 thành 55/25/20, 50/25/25, 40/30/30 hoặc 50/10/40, v.v…
Tình thần cốt lõi của quy tắc tài chính 50/20/30 chính là chúng ta giảm thiểu những khoản chi không thật sự cần thiết trong phần Thiêt yếu và phần Chi tiêu cá nhân, đồng thời tập trung gia tăng tỷ lệ cho phần Tiết kiệm – Đầu tư
Dù biến đổi thế nào đi nữa, bạn hãy đảm bảo rằng:
– Tỷ lệ phần Thiết yếu và đặc biệt là phần Chi tiêu cá nhân (mua sắm không cần thiết, chơi bời quá nhiều, rượu bia – thuốc lá,…) là thấp nhất có thể
– Tăng tỷ lệ phần Tiết kiệm để đầu tư.
Tỷ lệ được xem là lý tưởng là khi bạn kiểm soát được phần Thiết yếu không vượt quá 50%, phần Chi tiêu cá nhân không vượt 30% và phần Tiết kiệm – Đầu tư trên 20%.
Cách Phân Phối Con Số 20% Hiệu Quả
Bạn thử tưởng tượng xem, giả sử hiện tại bạn nợ rất ít hoặc không có nợ và toàn bộ 20% thu nhập bạn bỏ ống heo để tiết kiệm,
Vậy tại sao chúng ta không dùng 20% thu nhập này để sinh lợi nhuận hơn nữa?
Chúng ta có thể chia 20% này thành các phần như Tiết kiệm, Quỹ dự phòng hưu trí và Trả nợ.
Nhưng dù chúng ta không nợ hay trả hết nợ thì số tiền còn lại cũng chưa đủ khả năng để giúp chúng ta giàu có hơn.
Có chăng là chỉ giúp chúng ta đối mặt với một số rủi ro về tài chính trong cuộc sống.
Vì giàu có không đến từ tiết kiệm mà đến từ sự sinh sôi nảy nở của đồng tiền, và hơn hết, mục đích của tiết kiệm là để đầu tư.
Cho nên chúng ta có thể sử dụng Một phần hoặc toàn bộ số tiền 20% thu nhập này để đi đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.
Một số cách mà bạn có thể sử dụng để sinh lợi nhuận từ số tiền này như là:
– Gửi tiết kiệm ngân hàng (an toàn và chắc chắn)
– Đầu tư tài chính – có rủi ro nhưng lợi nhuận cao (cổ phiếu, trái phiếu,…)
– Mua Bảo hiểm nhân thọ (vừa được bảo vệ vừa có cơ hội đầu tư)
– Làm chủ một nhà hàng/cafe nhỏ hay đầu tư buôn bán một mặt hàng nào đó,…
4 Lưu ý “Vàng” Khi Áp Dụng Quy Tắc 50/30/20
– Điều quan trọng mà bất kỳ phương pháp nào cũng cần có chính là tính kỷ luật.
Bạn hãy đảm bảo rằng mình kiên trì theo đuổi quy tắc này bằng cách thực hành thói quen tiết kiệm đều đặn. Với phần tiền đã tiết kiệm thì bạn hãy “thà chết chứ không đụng tới”.
– Tuyệt đối không nên “Chi tiêu trước – Tiết kiệm sau” mà bạn hãy “Tiết kiệm trước – Chi tiêu sau”.
Bạn có thể chia đồng thời 3 phần hoặc phân chia theo thứ tự ưu tiên là Phần thiết yếu trước, rồi đến phần Tiết Kiệm và cuối cùng là Chi tiêu cá nhân.
– Không phải bất cứ ai với bất kỳ khoản thu nhập nào cũng thích hợp với Quy tắc ngân sách 50/20/30.
Vì giả sử mức thu nhập thấp mà chi phí Thiết yếu vốn đã cao (như sống ở TP lớn,…) thì sẽ khó khăn để tiết kiệm 20% thu nhập. Vì vậy, bạn hãy cố gắng để linh động vận dụng.
Đồng thời tham khảo một số phương pháp khác như phương pháp Kakeibo, phương pháp 6 chiếc lọ tài chính,… để chọn cho mình phương pháp quản lý ngân sách phù hợp nhất.
– Quy tắc này không khuyến khích bạn tăng tỷ lệ chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu và nhu cầu cá nhân khi thu nhập của bạn tăng.
Tất nhiên bạn có thể tăng vì đó là quyền cá nhân của bạn. Nhưng vì mục tiêu tài chính trong tương lai, bạn hãy linh hoạt và tranh thủ tiết kiệm để đầu tư.
Nguồn bài viết: https://lodongxu.com/quy-tac-50-20-30-trong-quan-ly-tai-chinh-2/
3 notes · View notes