Tumgik
thegioinhutramthay · 3 years
Text
Mây và Sóng - Tagore
Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao. Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc” Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?” Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây” Nhưng con nói: “Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi” Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng, Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào “Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu” Con hỏi: “Nhưng làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ?” Họ bảo: “Cứ đi, con cứ đi đến bờ biển, đứng im, con nhắm mắt lại, sóng sẽ cuốn con đi” Con trả lời: “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?” Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển, Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu!
(Thơ Ta-go, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2000) 
Bản dịch của Nguyễn Đình Thi
0 notes
thegioinhutramthay · 3 years
Text
Cá trắm đen
Tình cờ nhà có cá, cá trắm đen, rất to và đã được làm sạch sẽ, cắt sẵn thành từng khúc. Vì cá rất to nên mỗi lần nấu mẹ chỉ dùng một khoanh, dù là nấu cho 3 người lớn ăn. Tối đầu tiên mẹ làm món cá kho trứ danh của mẹ, dù hơi thiếu nguyên liệu một phần vì mùa dịch nhưng cũng vẫn thật sự quá xuất sắc. Đầu tiên trải một lớp riềng cạo sạch thái lát mỏng. (Những ngày ở Mỹ mình cũng kho cá mỗi khi cá hồi ở chợ Hàn KP Market giảm giá, riềng tiếng Anh là galangal, là một loại nguyên liệu không phổ biến lắm và rất đắt, ít nhất là ở Berkeley Bowl là chợ mình hay đi thì bán rất đắt, mua củ nhỏ xíu cũng $4-5. Chợ Việt Nam thì xa nên mình lười ít đi hơn)
Sau đó là cá, chỉ một khoanh thôi nhưng to quá nên mẹ cắt ra làm 4-5 miếng bự, dưa mẹ tự mua cải về muối, rồi thịt lợn cắt miếng vừa ăn (mỡ chiếm khoảng 60-70% là ngon nhất), cà chua, mẹ còn cho cả cà muối vào nữa, từng quả cắt đôi. Bình thường mẹ còn cho trám và chuối xanh nữa. Rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, kèm nước hàng đã chuẩn bị sẵn và một chút dầu ăn.
Nấu nồi áp suất ở một mức thời gian vừa phải, đủ để làm chín nhừ thịt cá, nhưng không làm nát. Khúc này cũng quan trọng và đòi hỏi kinh nghiệm trial and error vì nát quá thì ăn sẽ không ngon, cá trắm đen cũng thoại loại có nhiều xương dăm chữ Y nên khi ăn cũng cần cẩn trọng để không bị hóc.
Người Việt Nam nói riêng và người Tàu/cận Tàu nói chung thì rất thích ăn cá trắm đen - một trong những loại cá khá mắc tiền và khó mua. Loài cá nước ngọt này ưa sống ở vùng đầm bùn và ăn thức ăn tầng thấp, như là ốc ngao hến thay vì là các loài cá nhỏ khác. Điểm đặc biệt của loài cá này là chúng có nhiều răng tựa như răng hàm của người, chính bộ nhá độc đáo này là lý do chúng có thể ăn ốc hến. Nồng độ chì trong thịt cá trắm đen cũng thấp hơn so với các loài cá khác cũng vì thói quen ăn uống này.
Cá trắm đen được xem là giống cá quan trọng trong ngành thủy sản ở Trung Quốc, Việt Nam. Vô tình được đưa đến Mỹ vào những năm 70s, sau đó còn được tận dụng để làm thiên địch của loài ốc bưu vàng phá hoại mùa màng ở vùng Nam nước Mỹ, giờ cá trắm đen lại trở thành một mối hiểm họa cho sinh thái ở khu vực này. (lũ lụt đẩy cá trắm đen từ trong trang trại ra ngoài thiên nhiên, cá trắm đen gần như không có kẻ thù vì quá to lớn so với các loài cá khác -> mất cân bằng sinh thái, đe dọa sự sống còn của các loài trai ốc hến vốn đã phải đối diện với nhiều vấn nạn trong môi trường sống tự nhiên.)
Người Mỹ không ăn cá trắm đen vì nhiều lý do (nhiều xương chữ Y -> ăn vất vả -> khó bán). Cá trắm đen (black carp) giá thành cực kỳ rẻ so với các loài cá phổ biến khác như là cá tuyết (cod fish) hay cá hồi (salmon, chữ l là chữ l câm). Việc xử lý cá trắm đen là khá khó (xương nhỏ bán rồi người ta mua ăn bị hóc là bị kiện chứ chẳng chơi) nên chỉ có cách là xay nhỏ làm chả cá bán thì lại rất được người châu Á (người gốc Việt) hưởng ứng, vì bộ phận này nhiều người không có điều kiện nhưng họ muốn được ăn cá cải thiện sức khỏe.
Thật là thú vị!
À, bữa thứ 2, mẹ nấu nửa cái đầu cá cũng được một nồi riêu cá to bự, ăn kèm rau sống và mắm tỏi ớt. Nồi riêu này mẹ cho cà chua, dọc mùng, rau thì là, và quả dọc, thêm một quả ớt nữa dù mẹ không ăn được cay. nửa đầu cá thôi nhưng cũng rất béo và nhiều thịt, như truyền thống ở nhà mình được ăn mắt cá. Lần đầu tiên để ý thấy hàm răng của cá trắm đen, y như răng người vậy nhìn thật sợ, còn trắng hơn răng của mình. Chắc mình sợ ba cái vụ răng lợi này từ đợt đang ăn bún ngan thì bị vỡ một cái răng. Cảm giác lớn rồi mà phải nhè ra một (phần) cái răng cũng không hay lắm.. nên giờ nhìn nửa cái hàm lớn như hàm răng người với những cái răng hàm to đùng như vậy, *sigh* not very appetising I must admit.
0 notes
thegioinhutramthay · 3 years
Text
Tiếp tục Bokashi
3. Bokashi làm thế nào?
4. Ưu điểm và nhược điểm của Bokashi
Ưu: Bokashi là một phương án thích hợp cho cả thịt động vật và các sản phẩm bơ sữa, trong khi các phương pháp phân hủy như ủ đất thông thường hay nuôi trùn thì lại gặp hạn chế với những sản phẩm này. Nuôi trùn thậm chí còn phải bỏ qua các sản phẩm có tinh dầu mạnh/cay như hành, cam, quýt, chanh, bưởi.
Nhược: tuy thúc đẩy quá trình phân hủy nhưng bản chất Bokashi không phải là phân hủy thức ăn, nên sau đó rác hữu cơ vẫn cần thời gian phân hủy trong đất để trở thành, well, đất.
0 notes
thegioinhutramthay · 3 years
Text
2021.05.25 - 4 am
Bạn Trâm: sắp 27, độc thân, sống tại Hà Nội.
Bạn thích thiên nhiên, kiến thức, và ẩm thực. Bạn cũng hơi thích âm nhạc và thể thao nữa, dù bạn không giỏi cái gì.
Và mấy hôm nay bạn quan tâm Bokashi:
1. Bokashi là gì?
Bokashi hay bị nhầm tưởng là một quá trình phân hủy rác hữu cơ nhưng xét về mặt lý thuyết thì Bokashi thực ra một phương pháp lên men yếm khí (giống như muối dưa muối cà vậy).
Lý do cho sự nhầm tưởng này là vì thông thường mọi người muối thực phẩm (dưa, cà) hay làm đồ lên men (bia, sữa chua) là để thu hoạch sản phẩm ăn được. Còn Bokashi lên men... rác và sản phẩm là một hỗn hợp nhanh phân hủy, trở thành đất trồng nhiều dinh dưỡng, gần như là một loại phân hữu cơ ưu việt, tốt hơn, rẻ hơn phân bón công nghiệp truyền thống NPK.
Nói một cách đơn giản, Bokashi là việc ủ rác thải hữu cơ với men vi sinh/chế phẩm vi sinh, giúp cho rác hữu cơ nhanh phân hủy và giảm thiểu mùi khó chịu.
2. Tại sao mình lại quan tâm đến Bokashi?
Mình biết đến Bokashi trong lúc tìm hiểu về cách xử lý rác hữu cơ của bản thân.
Ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, mình chỉ cần phân loại rác từ đầu nguồn (lúc đi vứt rác) mà không cần quá quan tâm rác đi về đâu vì đã có chính quyền/ các nhà hoạt đồng môi trường/ kỹ sư xử lý rác thải/ công ty môi trường lo. Ở Việt Nam thì dù có tự chủ động phân loại rác tại nhà, mình không có quá nhiều lựa chọn cho việc rác sẽ đi đâu.
Rác về cơ bản chia làm 3 nhóm: rác tái chế được (hay những thứ mà các cơ sở ve chai sẽ mua lại), rác hữu cơ (tất cả những thứ phân hủy được theo thời gian), và rác vô cơ không thể tái chế (những thứ không phân hủy được và cũng không tái chế được.)
Rác là cả một câu chuyện lớn mà mình sẽ muốn nhắc tới vào một thời điểm khác. Giờ mình chỉ tập trung vào rác hữu cơ thôi.
Hãy nghĩ tới quả táo bị thối trong tủ lạnh, rế/cuống rau sau khi nhặt, xương gà, xương cá, sữa đã thiu, cơm thừa canh cặn, tóc của bạn, móng tay của bạn (không có sơn nha), hoa đã héo, bã chè của ông ngoại, bã cà phê của bạn trai, bìa carton, giấy báo, khúc gỗ, vải cotton hoặc vải lanh linen hoặc lụa tơ tằm, vân vân và mây mây
Tất nhiên có những thứ nhanh phân hủy và có những thứ thì lâu. Những thứ càng nhỏ thì phân hủy càng nhanh (bề mặt tiếp xúc lớn hơn). Nhưng tất cả đều sẽ phân hủy.
Vậy nếu vứt vào xe rác, xe rác chở tới địa điểm đốt/chôn thì chẳng phải là cũng thế cả hay sao?
Hãy nghĩ đến chiếc vòng nhiễu lỗi không khép kín này: bạn mua rau từ bác nông dân ngoài chợ Linh Lang, bạn ăn rau nhưng vứt một nửa mớ đi là cọng, rồi những cọng rau đó cùng vỏ trứng, thức ăn thừa và hằng hà sa số thứ không tên khác tới bãi tập kết rác của Hà Nội, hoặc bị đốt, hoặc chất đống thành núi rác.
Quay lại với bác nông dân trồng rau, sau nhiều mùa vụ, đất thiếu dinh dưỡng, bác mua phân NPK về bón cho đất. Việc này có những vấn đề sau: 1) tiền mua phân có thể chiếm đến 50% tiền vốn trồng cây -> tăng giá thành sản phẩm 2) phân này không phải 100% sẽ đi vào cây mà vì tính đặc thù của nó, phần nhiều sẽ bay hơi vào không khí gây hiệu ứng nhà kính làm nóng trái đất và một phần khác sẽ tan vào đất cùng mưa và nước tưới và lan cả vào nguồn nước ngầm sau trong đất, làm ô nhiễm những nguồn nước sạch đáng quý này. Chưa kể đến việc phân bón này cũng làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, dẫn đến việc đất thay vì màu mỡ hơn, trở nên khô cằn hơn.
(Phân NPK đã góp phần tạo nên một cuộc cách mạng trong khoa học và nông nghiệp, nhưng chắc chăn đó không phải là đích đến cuối cùng hay đỉnh cao cua khoa học cũng như nông nghiệp. Chúng ta đã tiến rất xa thời điểm đó - hơn 120 năm đã trôi qua, và trí tuệ con người chưa bao giờ ngừng tiến hóa)
Nói ngắn gọn hơn, xã hội hiện đại có 2 vấn đề rất lớn: quá tải rác thải và khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Làm thế nào để ta có thể khép kín vòng tròn "Vườn - Ao - Chuồng (-Ruộng) trong một xã hội văn minh?
Câu hỏi này quá lớn và dành cho cả xã hội, cá nhân mình muốn làm những gì mình có thể. Người ta nói "Muốn thay đổi thế giới, trước tiên hay thay đổi bản thân." Heng?
Mình có thể đem rác tái chế được cho các bên thu mua ve chai, mình có thể giảm thiểu hết mức có thể các đồ vô cơ không tái chế được. Nhưng mình vẫn phải ăn, vẫn phải cắt tóc và cắt móng tay, vậy mình phải làm thế nào?
0 notes