Tumgik
thucungantoan-blog · 5 years
Text
Chăm sóc mèo baby
Bạn đang có ý định nuôi mèo baby dưới 2 tháng tuổi? Tuy nhiên, lại không biết cách chăm sóc chúng. Bởi lẽ, mèo con là loài động vật khá khó nuôi bởi cơ thể mới sinh ra của chúng thường rất yếu ớt, kén ăn. Và dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường sống. Vậy làm thế nào để chăm sóc mèo baby dưới 2 tháng tuổi? Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ và hướng dẫn các bạn một số công việc đáng chú ý trong việc chăm sóc mèo con hiệu quả.
1. Tại sao bạn cần chăm sóc mèo baby?
Trước hết, chúng ta đều biết rằng, mèo con lúc mới sinh ra thường rất bé. Cơ thể yếu ớt và khả năng sống sót thường khá thấp. Bởi lẽ, khi sinh ra, cơ thể chúng chưa hoàn thiện. Đồng thời, phải chịu các tác nhân từ môi trường, tác động gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chúng. Nếu không được chăm sóc kỹ càng, chúng sẽ chết.
Thứ hai, có rất nhiều bé mèo bị mẹ “bỏ rơi” hoặc “cai sữa” rất sớm. Thường sau 1 tháng là dứt sữa. Nhưng lúc này, chúng vẫn chưa có khả năng kiếm ăn hay tự bảo vệ mình. Nếu bạn không chăm sóc, nuôi dưỡng thì chúng sẽ yếu ớt và có khả năng sẽ chết.
Cuối cùng, mèo con không có mẹ chăm sóc, sẽ dễ dàng trở thành miếng mồi cho nhiều loài động vật khác. Nếu không được bảo vệ, chăm sóc, chúng sẽ bị bắt và bị tổn thương. Thậm chí có nguy cơ trở thành bữa tối cho nhiều loài khác nữa.
Từ những lý do trên, việc chăm sóc mèo con trở nên vô cùng quan trọng. Hãy cùng theo dõi hướng dẫn sau để chăm sóc cho bé mèo của bạn phát triển tốt hơn nhé.
2. Hướng dẫn chăm sóc mèo baby dưới 2 tháng tuổi
2.1. Chỗ ở cho mèo baby
Mèo baby cơ thể thường rất yếu, vì vậy yêu cầu đầu tiên và quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho chúng đó là chỗ ở đủ ấm. Chỗ ở cho mèo phải khô ráo, thoáng gió, kín đáo và ấm áp. Đặc biệt, vào những ngày trời đông lạnh giá, bạn nên làm ổ cho mèo ở bên góc bếp, dưới xó nhà,…
Ổ được lót bằng những tấm quần áo cũ, hoặc khăn ấm cũ nhưng phải sạch sẽ. Bên ngoài là chiếc thùng carton để làm chuồng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lót quá dày. Vì có thể gây ra sự bức bối, khó chịu dẫn tới mèo con mệt mỏi, rụng lông. Và đặc biệt, với những bé mèo dưới 2 tháng tuổi, bạn nên bật một đèn sưởi ấm cho chúng vào mùa đông. Nhằm giữ ấm và kích thích cho mèo phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, để tiện lợi, bạn có thể mua giường, nhà, chuồng cho mèo con tại https://noithatthucung.com/.
2.2. Vệ sinh cho mèo con
Để đảm bảo mèo phát triển tốt, an toàn. Trong quá trình chăm sóc, cần thường xuyên kiểm tra ổ của mèo để dọn dẹp. Nhằm loại bỏ những lớp lót đã bẩn, tránh tạo môi trường cho rệp, bọ, hay vét ký sinh. Từ đó, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé mèo.
Nếu mèo con dưới 1 tháng tuổi, còn mẹ hãy để mèo mẹ dọn dẹp vệ sinh cho chúng. Bởi trong những tuần đầu sau khi sinh, mèo mẹ sẽ làm nhiệm vụ chăm con. Giúp chúng đại tiểu tiện.
Nếu trong khoảng thời gian này, mèo con mất mẹ. Bạn hãy là người theo sát để chăm sóc mèo con và giúp chúng vệ sinh. Bằng cách, dùng khăn ướt hoặc băng gạc ẩm, vuốt nhẹ vùng sinh dục của mèo con cho đến khi mèo đi vệ sinh. Sau đó, thay bằng khăn sạch , khô để lau chùi cho chúng.  
Sau khi mèo con được 1 tháng tuổi, hãy tập hướng dẫn cho mèo con.
tự đi vệ sinh. Bằng cách dùng hộp vệ sinh chuyên dụng. Khi mèo ăn xong, thì bế chúng đặt vào khay vệ sinh. Sau đó, dạy chúng bằng cách dùng bàn chân trước cào lấy cát vệ sinh, để chúng đi vệ sinh trong hộp. Sau đó, bế chúng ra và đặt trở lại ổ. Thực hiện thường xuyên cho tới khi tạo nên thói quen mới cho chúng.
Bạn có thể tham khảo và tìm mua các khay vệ sinh cho mèo tại https://noithatthucung.com/ nhé.
Tumblr media
2.3. Chế độ dinh dưỡng
Mèo con dưới 2 tháng tuổi ăn rất ít, tuy nhiên bạn cũng cần bổ sung các chất cần thiết cho sự phát triển của chúng. Trong đó, canxi là quan trọng nhất.
2.3.3. Với mèo sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của chúng. Nếu trong trường hợp mèo còn mẹ, thì bạn cần chăm sóc mèo mẹ thật tốt để cung cấp đủ nguồn sữa nuôi con. Sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng và sẽ giúp ích cho sự phát triển hoàn thiện và cả thể chất cũng như trí tuệ của chúng.
Trong trường hợp, mèo con mất mẹ hoặc thiếu sữa. Bạn nên bổ sung sữa ngoài cho mèo con. Trong đó, hiện nay dòng sữa Bio Milk và Goat Milk của Nourse đang được ưa chuộng và đánh giá cao. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả tốt cho mèo baby.
Ngoài ra, mình xin bật mí cho các bạn một sản phẩm thay thế tạm thời sữa mẹ có thể dùng đó là nước cơm. Sau khi cơm sôi tầm 5 phút, bạn dùng bát chắt lấy nước cơm (khá đặc) để nguội và đút cho mèo con ăn.
2.3.2. Với mèo baby từ 1 – 2 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, ngoài việc bổ sung sữa (thỉnh thoảng) thì bạn cần tập cho mèo con ăn dặm. Bạn có thể sử dụng các loại cơm nhão, cháo thịt, sữa bột, pho mai, thức ăn khô hoặc ướt dành cho mèo con. Bạn cũng có thể xay hoặc nhai cơm với thức ăn để bón cho mèo con. Cần tuyệt đối không cho mèo ăn hải sản sống ở giai đoạn này, vì dễ bị tiêu chảy và ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, đừng quên cho mèo tắm nắng mỗi ngày nhé. Trong khung giờ buổi sáng (7 – 8h, 8 – 9h), khoảng 20  30 phút. Để bổ sung năng lượng và hấp thụ các vitamin cần thiết cho sự phát triển của xương.
2.3. Kiểm tra sức khỏe
Mèo con dưới 2 tháng tuổi có sức đề kháng yếu, nên thường dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, cần tiến hành tẩy giun và tiêm vacxin cho mèo con. Vacxin phòng bệnh giúp tăng sức đề kháng, giúp mèo có đủ sức khỏe để thích nghi với môi trường sống. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thăm khám cho bé mèo hiệu quả nhé.
2.4. Một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc mèo baby
– Sức đề kháng của mèo con còn rất yếu. Nên bạn cần chú ý trong công tác giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ cho ổ mèo.
– Sau một tháng tuổi, cần tiến hành hướng dẫn, huấn luyện cho mèo con đi vệ sinh đúng chỗ.
– Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho mèo. Để phát hiện những triệu chứng xấu có thể xảy ra như biếng ăn, tiêu chảy,.. Mang đến bác sĩ thú y kịp thời.
0 notes
thucungantoan-blog · 5 years
Text
Chăm sóc mèo bầu
Nuôi và chăm sóc mèo cưng là thú vui đang được nhiều người chọn lựa lúc rảnh rỗi. Rất nhiều người thường nghĩ rằng, việc này là vô cùng dễ dàng. Nhưng không! Đó là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, lòng kiên trì và sự cố gắng của bạn rất nhiều.Trong quá trình chăm sóc mèo, có rất nhiều vấn đề phát sinh gây “rối não” và mệt mỏi cho sen. Trong đó, việc chăm sóc mèo bầu đang là vấn đề “sốt” và gây khó khăn cho nhiều bạn.
Tumblr media
Vậy, làm thế nào để chăm sóc tốt cho cô mèo khi mang bầu? Noithatthucung.com sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm trong công tác chăm sóc mèo bầu qua bài viết sau đây nhé.
1. Những dấu hiệu nhận biết mèo mang bầu?
Mèo là loài động vật mềm mại và thường rất gần gũi thân cận với người nuôi dưỡng. Vì vậy, mỗi khi mèo có những dấu hiệu lạ thì bạn dễ dàng nhận ra ngay. Đến mùa sinh sản, mèo cái thường có rất nhiều hành vị khác với thông thường. Những hành vi này thường biểu hiện ra bên ngoài từ ăn uống, ngủ nghỉ, đi đứng và một số cử chỉ khác. Vậy làm sao để nhận biết mèo mang bầu?
1.1. Mùa động dục – giao phối ở mèo.
Mèo thường giao phối và sinh sản vào mùa xuân hoặc mùa thu. Bởi những ngày này có điều kiện khí hậu ấm áp, ngày dài hơn đêm, thích hợp để chúng tìm kiếm bạn tình. Chúng ta gọi đây là mùa động dục. Đa số mèo cái sẽ sinh sản vào mùa động dục khi đã trưởng thành và phát triển cơ thể khá toàn diện. Chính vì vậy, khi nuôi mèo được tầm 4 tháng trở lên, bạn cần chú ý đến hành vi của chúng vào những ngày trong mùa động dục để có biện pháp chăm sóc.
Sự thay đổi trong hành vi giao phối
Trong những giai đoạn đầu tiên của của kỳ sinh sản. Mèo cái thường ăn rất nhiều, trong chúng ngoan ngoãn, nghe lời hơn so với thường ngày. Bên cạnh đó, mèo ta thường hay phát ra những tiếng kêu nhỏ, khe khẽ. Tuy nhiên, khi đã bước vào những giai đoạn tiếp của kỳ động dục thì hành vi của mèo cái sẽ biến đổi.
Trước hết, khoảng 4 – 6 ngày, mèo cái thường có những biểu hiện cực kỳ “quyến rũ” để thu hút mèo đực. Đáng chú ý là dáng đi của chúng “nhẹ nhàng” và “dịu dàng hơn”. Cô mèo biết chú ý đến cơ thể, “giữ dáng” và “đỏng đảnh” hơn. Đặc biệt, mèo cái thường phát ra những tiếng kêu gợi tình, thu hút và mời gọi mèo đực. Những tiếng kêu “meo meo” được phát ra liên tục, thanh thoát và ngọt ngấy.
Thứ hai, mèo thường bỏ bữa. Trong khoảng thời gian này, mèo cái thường xứng với danh hiệu “mê trai”. Chúng trở nên biếng ăn, trốn đi tìm bạn tình. Do hiệu quả ăn uống với số lượng lớn ở giai đoạn đầu nên lúc này chúng “giữ dáng” và tu chí trên con đường giao phối.
Thứ 3, Khi mèo cái bước vào kỳ động dục, chúng thường xuyên  đi cạnh mèo đực, lăn người qua lại trên mặt sàn, nhổm phần hông lên cao rồi vén đuôi sang bên. Trong tư thế luôn sẵn sàng khêu gợi để kêu gọi bạn tình.
Thứ 4, sau khi giao phối, mèo cái thường hay thẫn thờ, nhẹ nhàng và yên tĩnh hẳn. Trong khoảng thời gian 10 ngày, mèo cái thường có hiện tượng “tu tâm dưỡng tính”, yên tĩnh. Và thường có xu hướng nằm trong chuồng lim dim ngủ.
1.2. Dấu hiệu nhận biết mèo đã có bầu.
Sau mùa động dục, bạn cần chú ý đến sự thay đổi cơ thể ở mèo cái để sẵn sàng công tác chăm sóc mèo mang bầu. Đa số mèo cái sau thời kỳ này sẽ có thai và bước vào giai đoạn dưỡng bầu, sinh con. Vậy dấu hiệu nào chứng tỏ mèo cái đã mang bầu?
Thứ nhất, vú đổi màu. Cũng như nhiều loài động vật khác, khi bắt đầu mang thai, tầm 2 – 3 tuần thì núm vú mèo cái sẽ đổi sang màu hồng nhạt. Sau đó, sẽ đậm hơn và kích cỡ bắt đầu phát triển lớn hơn.  Điều này sẽ giúp cho chúng có đủ sữa để bổ sung cho mèo con sau khi sinh.
Thứ hai,  thay đổi hình dạng. Chúng ta đã biết khi phụ nữ mang thai thường như thế nào phải không? Bụng bự, tay chân phình lên. Thì mèo cái cũng thế. Trong giai đoạn thai kỳ, bụng của mèo sẽ phình to lên, phần lưng hơi ghì xuống để làm điểm tựa cho bụng. Tùy vào thời gian mang bầu mà bụng sẽ phình với kích thước khác nhau.
Thứ ba, thay đổi hành vi. Sau khi biết mình đang mang thai, mèo mẹ sẽ chuẩn bị ổ. Chúng thường tìm kiếm những nơi yên tĩnh và ấm cúng để làm ổ. Bằng cách cắp vải quần áo, chăn mềm vào ổ. Bạn có thể chú ý để chỉnh sửa lại chiếc ổ cho phù hợp, thuận lợi cho bé mèo con sắp chào đời.
1.3. Một số lưu ý khi theo dõi để nhận biết mèo mang bầu
– Có một số mèo cái sinh sản và giao phối không ở mùa động dục. Vì vậy bạn cũng không cần quá lo lắng hay phiền não khi nhận thấy mèo cái không giao phối trong mùa động dục thông thường nhé.
– Nếu cô mèo nhà bạn không mang bầu nhưng có các biểu hiện như đờ đẫn, mệt mỏi hay làm tổ và nằm lì trong đó. Thì bạn cần chú ý kiểm tra, liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn. Tránh việc mèo mắc bệnh ảnh hưởng sức khỏe và phát triển của chúng.
– Những chú mèo đã triệt sản thì không có khả năng sinh sản.
2. Hướng dẫn chăm sóc mèo mang bầu
Việc chăm sóc mèo mẹ đang mang bầu là điều hết sức quan trọng và cần thiết để cho ra đời thế hệ con khỏe mạnh và béo tốt. Trong đó, bạn cần chú ý khâu dinh dưỡng, chỗ ở, vệ sinh,…
2.1. Chế độ dinh dưỡng:
Tùy vào từng thời kỳ mang thai để phân chia khẩu phần dinh dưỡng cho phù hợp. Trong thời gian này, bạn cần phải tăng thêm lượng thức ăn nhiều hơn so với thường ngày. Bởi lẽ, bây giờ mèo mẹ đang “nuôi 2 mình”. Lượng thức ăn phải đủ để bổ sung cho mèo con bên trong.
– Thành phần dinh dưỡng: Thức ăn cung cấp phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Như chất đạm và protein từ thịt, cá, trứng, sữa. Các loại vitamin từ rau, củ, quả,.. Cần bổ sung các khoáng chất cần thiết như sắt,.. trong giai đoạn mang thai này.
Khi đến gần ngày sinh, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để bổ sung thực phẩm chức năng cho mèo sử dụng.
Tuy nhiên, việc ăn uống cũng cần phải điều độ. Tuyệt đối không được tẩm bổ quá tay cho chúng. Tránh cho việc khó sinh sản sau này vì quá mập.
– Mèo thường uống rất ít nước. Tuy nhiên, khi đang mang bầu việc bổ sung nước là điều rất quan trọng. Bạn nên lên thời gian biểu cả khẩu phần ăn uống, để lưu ý cung cấp đủ lượng nước sạch cho mèo bầu.
2.2. Làm ổ để chăm sóc cho mèo bầu
Mèo bầu thường có tập tính “tự túc” khi làm ổ để dưỡng thai và sinh con. Tuy nhiên, để đảm bảo mèo sinh sản tốt và con cái sẽ được chăm sóc tốt, hãy chủ động làm ổ cho mèo.
Bạn nên chọn vị trí, không gian sao cho phù hợp với mèo bầu. Đó là yên tĩnh, ấm áp và an toàn. Có thể chọn làm tổ ở bên xó bếp, trong góc nhà hay xây riêng cái chuồng an toàn cho chúng. Vị trí này có thể giúp mèo bầu tránh mưa, tránh gió, bảo vệ tốt cơ thể để sinh con khỏe mạnh.
Bạn cũng có thể tìm mua chuồng hay “nhà riêng” và các phụ kiện cần thiết cho mèo bầu tại các trang web https://noithatthucung.com/ nhé.
2.3. Kiểm tra và thăm khám cho mèo bầu.
Cũng như nhiều loài động vật khác, khi mang bầu mèo mẹ cũng trở nên khá yếu đuối và dễ bị tổn thương. Vì vậy, nếu có điều kiện thì bạn nên mang mèo đến cơ sở thú y để được thăm khám và kiểm tra sức khỏe.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp chăm sóc mèo bầu đúng đắn và hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến những trường hợp có thể xảy ra khi mèo bầu sinh con, nhất là tình trạng khó sinh. Trong đó, đáng chú ý là các vấn đề liên quan đến tử cung, xuất huyết, đau bụng,.. Tham khảo bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ khi cần thiết.
2.4. Chăm sóc mèo bầu sau sinh sản
Sau khi sinh con, mèo mẹ sẽ chăm sóc mèo baby bằng cách ủ ấm vào bao bọc, vùi con ôm vào cơ thể. Mèo mẹ sẽ tự nuôi con bằng sữa và vệ sinh cho mèo con.
Trong giai đoạn này, bạn nên bổ sung khẩu phần ăn cho mèo mẹ, để tăng cường sữa nuôi đàn con.
Cần kiểm tra để vệ sinh sạch sẽ chỗ ở cho mẹ con mèo. Tránh các trường hợp ở bẩn tạo điều kiện cho ký sinh trùng sinh sôi, phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe yếu ớt của mèo baby.
Liên hệ ngay tới bác sĩ thú y khi phát hiện mèo có những triệu chứng lạ nhé.
0 notes
thucungantoan-blog · 5 years
Text
Hướng dẫn mèo đi vệ sinh đúng chỗ
Nuôi mèo là một điều khá thú vị. Tuy nhiên, trong quá trình chọn nuôi và chăm sóc mèo thì công tác dọn vệ sinh cho chúng lại là vấn đề khá nhiều bạn thấy đau đầu. Bởi lẽ, nếu không được hướng dẫn kỹ càng thì “quàng thượng” có thể đi vệ sinh bất cứ chỗ nào mà chúng xem là lãnh thổ. Chắc chắn rằng, việc tìm hiểu bí quyết hướng dẫn mèo đi vệ sinh đúng chỗ trong quá trình chăm sóc là điều đang được nhiều bạn thực hiện.
Tumblr media
Vậy trong giai đoạn chọn nuôi thú cưng cần lưu ý những đặc điểm nào của mèo cưng để chỉ dẫn vệ sinh cho phù hợp? Làm thế nào để hướng dẫn mèo đi vệ sinh đúng chỗ? Để có câu trả lời, hãy cùng https://noithatthucung.com/ theo dõi bài viết sau đây nhé.
1. Dấu hiệu nào để nhận biết mèo con muốn đi vệ sinh?
Trong giai đoạn chọn nuôi mèo con thì việc xác định dấu hiệu mèo con đi vệ sinh là điều cần thiết trong công tác huấn luyện và hướng dẫn.
Thông thường, mèo con ra đời đều học được cách đi vệ sinh từ mèo mẹ. Vào mỗi buổi sáng sau khi ăn, mèo con thường sẽ đi vệ sinh. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết khi chúng thường tìm nơi “kín đáo”. Sau đó, dùng chân đào bới, “cào cào” và giải quyết nhu cầu. Khi thấy những dấu hiệu này, chứng tỏ chú mèo đang sắp đi vệ sinh.
Đa số mèo con thường tìm kiếm các bãi cát, đất để đi vệ sinh. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị một chậu cát để sẵn cho chúng. Sau đó, buộc chúng đi vệ sinh vào chỗ đó nhé.
2. Làm thế nào để cho mèo đi vệ sinh đúng chỗ?
Mèo thường dễ hướng dẫn đi vệ sinh hơn là chó. Bởi chúng hiền lành và mềm yếu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đối với mèo, bạn cũng cần hướng dẫn chúng ngay từ khi còn nhỏ để đạt hiệu quả. Vậy để huấn luyện mèo vệ sinh đúng chỗ, bạn cần làm gì?
– Trước hết, khi đón mèo con về nhà, bạn hãy chuẩn bị sẵn một khay đi vệ sinh cho mèo. Khay đựng cát sạch, bạn có thể mua tại các shop phụ kiện như https://noithatthucung.com/.
– Thứ hai, bởi vì lạ chỗ, nên chúng thường khá nhút nhát. Vì vậy, hãy cho bé mèo con biết nơi bạn đặt khay cát bằng cách bế chúng đặt vào khay. Đồng thời hướng dẫn chúng vệ sinh. Bằng cách lấy hai chân trước của nó cào cào cát y như hành động khi chúng sắp đi vệ sinh.
– Thứ ba, bạn cần lặp lại hành động hướng dẫn “bế chúng vào khay cát” vào mỗi buổi sáng hoặc sau khi ăn xong. Cho tới khi chúng tự giác và tạo thành một thói quen. Bé mèo sẽ biết được đó là nơi để chúng đi vệ sinh.
Đừng quên khen thưởng cho chúng khi hoàn thành nhiệm vụ nhé. Bằng cách xoa đầu, hay vuốt ve để tỏ rõ sự khen ngợi; như vậy sẽ kích thích và tạo tinh thần tốt cho chúng.
Cần chú ý rằng, nếu mèo đã đi bậy chỗ khác rồi thì bạn lấy 1 miếng giấy thấm nước tiểu mèo đặt vào thau cát rồi bế mèo tới gần tự mèo sẽ tìm thấy chỗ đi vệ sinh của mình. Ngoài ra, khi đến tuổi trưởng thành, mèo thường tiểu vào vách tường nhà để đánh dấu lãnh thổ. Trong trường hợp này, bạn nên nghiêm khắc, quát lớn để dọa dẫm. Chúng sẽ sợ và không dám làm vậy nữa.
3. Một số lưu ý khi hướng dẫn mèo đi vệ sinh đúng chỗ
Khi tiến hành huấn luyện cho mèo vệ sinh đúng chỗ thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
– Cần chỉ cho mèo vị trí đặt khay cát bằng cách đặt chúng vào khay/chậu cát đã được chuẩn bị sẵn. Hướng dẫn bằng cách nắm chân chúng và cho cào cát trong khay.
– Cần thực hiện hành động hướng dẫn này thường xuyên cho tới khi tạo được thói quen cho mèo.
– Cần lưu ý dọn sạch và tẩy rửa lại khay cát sau khi bị dơ bẩn do quá trình đi vệ sinh. Bạn nên thường xuyên thay cát để loại trừ các loại sinh vật ký sinh và bảo vệ sức khỏe cho mèo. Ngoài ra, bạn có thể đến các shop phụ kiện để mua các loại cát không mùi và chống thấm tốt nhé.
– Mèo thường khá nhút nhát và không thích bị quấy rầy trong lúc đang “giải quyết”. Vì vậy, cần đặt khay vệ sinh ở nơi yên tĩnh.
– Cần kết hợp khen thưởng khi chúng hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, cũng đừng đánh đập khi chúng vệ sinh sai chỗ. Mà hãy nhắc nhở, cứng rắn dọa mắng để chúng sợ và không đi bậy nữa.
1 note · View note