Tumgik
tiatosuhao · 2 days
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Feminity
Từ nhỏ tới giờ, chưa bao giờ mình nhìn nhận bản thân là một người nữ tính.
Từ bé mình đã là một đứa trẻ nghịch ngợm, tóc lúc nào cũng ngắn trên mang tai. Lúc nào cũng đầu têu mấy trò mà chắc các bé gái sẽ chẳng bao giờ làm. Chuyên môn đánh nhau, là đầu gầu nổi tiếng cả trường mẫu giáo. Từ nhỏ mình đã chẳng thích màu hồng. Luôn hâm mộ những nhân vật nữ chính mạnh mẽ, đánh nhau giỏi, võ thuật cao siêu. Mình thậm chí còn ghét những nhân vật nữ yếu đuối và điệu đà. Thật ra ngoài đời nhìn những bạn nữ nào điệu đà mình cũng ghét luôn. Mình gọi các bạn là cái đồ “điệu chảy nước mỡ” (xấu tính ghê chưa :))
Lớn lên một chút độ cấp 3 thì mình điệu hơn, để ý ngoại hình hơn. Mà mình nghĩ các bạn nữ tầm tuổi đó cũng sẽ đều thế cả thôi. Nhưng dù ngoại hình có chăm chút hơn, thì bên trong mình vẫn không khác nào một thằng con trai. Mình vẫn nghịch ngợm, thường xuyên đi muộn, vẫn đầu têu mấy trò nghịch dại, mang tiếng giữ sổ ghi đầu bài nhưng toàn không đưa các cô ký (không thì các cô ghi tên mình vào sổ mất). Chỗ đứng quen thuộc của mình là ngoài cửa lớp. Và nói cũng không ngoa khi mình cũng bị liệt vào dạng học sinh cá biệt của lớp.
Và dù ngoại hình có chăm chút điệu đà hơn, thì cứ ai khen mình nữ tính với hiền dịu là mình ghét kinh khủng. Mình cảm thấy bị xúc phạm hơn là thấy vui. Mà thật ra nhiều năm sau đi nữa mình vẫn ghét khi có ai đó khen là trông mình nữ tính. Mà buồn cười cái là dù ở ngoài chửi bậy như ranh và tính tình vẫn như con trai, thì cứ lên ảnh là trông mình lại nữ tính kinh khủng. Từng có một đợt mình cảm thấy không vui khi ảnh mình trông quá nữ tính và không capture được cái thần thái láo toét ương ngạnh của mình ngoài đời. Nói thật là đến bây giờ, khi đã comfortable in my own skin hơn, sâu trong mình vẫn có cái gì đó không thoải mái khi được mọi người khen là nữ tính thế. Cũng không hiểu vì sao mà mình lại có phản ứng dữ dội với lời khen đấy đến thế nữa. Chắc cái bản thể của mình lúc nhỏ vẫn nhất nhất không muốn ai đó coi mình là một người con gái nữ tính chăng?
Nhưng thời gian trở lại đây, mình có thể nhìn thấy rõ ràng là trông mình có vẻ ngày càng nữ tính hơn. Khi dành nhiều thời gian ở một mình hơn, hiểu mình hơn, mình nhận ra đôi khi mạnh mẽ, cá tính và nữ tính, mềm mại, không nhất thiết phải là hai điều đối nghịch. Cảm giác bên trong mình càng ngày càng học được cách trân trọng sự nữ tính của bản thân. Nữ tính không cần thiết phải là điệu đà, trau chuốt, đôi khi nó là sự mềm mại, sự yếu đuối, nhiều xúc cảm, nhạy cảm, suy tư
Mình tìm thấy sự nữ tính, mềm mại và nhiều cảm xúc suy tư của mình trong cả những dòng văn mình viết, trong những bức ảnh mình chụp. A hint of softness and feminity was hinder in them. Mình cũng chẳng biết có ai thấy không, nhưng nhiều khi những xúc cảm ấy nó mạnh mẽ tới mức, mình sợ một ai đó đủ tinh tế để đọc được cảm xúc từ một áng văn, hay một bức ảnh, sẽ nhìn thấu mình mất. Mình từng nghĩ có thể do chụp film, nên những cảm xúc thuần khiết và đơn sơ nhất, bé nhỏ nhất, cũng sẽ được hiển hiện mồn một trên ảnh. Nhưng tới cả khi chụp mọi thứ bằng digicam, mình vẫn cảm thấy được cảm xúc của mình đang chực trào ra trong từng bức ảnh. Mình có thể thấy rõ được sự mềm mại, vulnerability, sự dịu dàng trìu mến của mình trong từng nét hình. Nghe thì sến ghê nhưng thật sự mình thấy vậy đấy. Và có lẽ cũng chẳng có gì phải xấu hổ, khi mình phơi bày những cảm xúc mà mình lúc nào cũng cố gắng giấu nhẹm đi khi ở với người khác. Có lẽ đấy cũng là lí do vì sao mà đôi khi, mình muốn giấu mình thật kĩ, trong những thứ mình làm ra. Vì mình biết rằng không phải ai cũng đủ tính ý để nhìn ra cái sự mong manh dễ vỡ đến lạ kì ấy. Mà mình cũng chẳng mong có ai nhìn ra những điều đấy cả. Vì đến tận giờ này, mình vẫn cực kỳ không thoải mái với việc để cho người khác bắt gặp được những giây phút yếu mềm nhất của mình, dù cho đấy có là những người thân cận nhất, ở gần mình nhất.
Để có thể chấp nhận và nurture những thứ mà mình từng cho là yếu mềm, là cảm tính, là không mạnh mẽ ấy, cũng là một quá trình mà mình vẫn đang dần học hỏi. Không biết với mọi người quá trình ấy có dễ dàng không, nhưng với mình thì chưa bao giờ.
Phải ở một mình rất rất lâu, mình mới có thể phá bỏ cái định kiến mình vẫn luôn áp lên bản thân, rằng mình là một người lí tính, ghét để cảm xúc lấn át, rằng mình biết lúc nào nên nắm và nên buông, và mình sẽ không bao giờ để tình cảm ảnh hưởng đến bất kỳ khía cạnh nào khác trong cuộc sống của mình. Mình vẫn là những gì mình nghĩ, nhưng đồng thời mình cũng nhận ra, dù là người lí trí, nhưng mỗi khi cảm thấy một cảm xúc gì, mình sẽ cảm nhận nó nhiều và sâu đến mức mình sẽ mất nhiều thời gian để thoát ra được. Rằng mình là một người dễ xúc động, dễ rung động. Mình có thể dễ dàng khóc khi nghe một bản nhạc, xem một bức tranh, đọc được một áng văn nói thấu tâm can mình. Rằng dù mình biết nắm và buông, dù hầu hết thời gian mình là một người vô tâm, nhưng mình cũng là một người nặng tình, và sẽ chẳng bao giờ tiếc bất kì điều gì cho những người mình quan tâm và thương yêu. Nhạy cảm, dễ xúc động, hay khóc nhè, vulnerable, đấy từng là những điều mà mình ghét bỏ và dành cả quãng đời trước đây để phủ nhận và trốn tránh. Để rồi nhận ra những điều đó cũng chẳng làm mình khác đi hay không còn là mình. Thật ra những điều đó cũng chẳng quan trọng kém gì sự láo toét bất cần chẳng sợ ai mà mình vẫn luôn tự hào về.
Lúc làm playlist về feminity, nhiều lúc mình không biết nên cho bài này vào fragment hay vào playlist đó, vì sự mềm mại tựa làn nước trong những bài hát đó, làm mình vừa nghĩ đến sự nữ tính, vừa nghĩ đến chính bản thân mình.
Chẳng bao giờ nghĩ sẽ có ngày mình embrace những điều này. Có lẽ đấy là vẻ đẹp của việc lớn lên. Emotional stability, being comfortable in my own skin, accepting and appreciating yourself, love yourself.
0 notes
tiatosuhao · 2 months
Text
Tumblr media Tumblr media
Sự thật về tôi mà (chắc chắc) bạn không quan tâm (II)
1. Chụp ảnh khá tệ. Vẽ tệ. Đánh đàn cực kỳ tệ
2. Không thích nói chuyện điện thoại
3. Sentimental. Càng ngày càng ý thức được bản thân là người nhạy cảm, nhiều cảm xúc. Đang trong quá trình học cách nurture & appreciate cái trait mà mình từng khá ghét trước đây.
4. Thờ ơ, hay quên, không để ý người khác. Ai hiểu thì sẽ tolerate. Ai không hiểu sẽ thấy tổn thương. Ai không care không chấp thì chắc là tốt nhất, vì mutual understanding.
5. Yêu ghét rõ ràng
6. Ghét drama, ghét toxic, không thích nói xấu người khác. Tự thấy sống không màng thế sự là thoải mái và dễ chịu nhất
7. Không nghĩ là mình có thể sống thiếu âm nhạc. Nghe nhạc là điều mình làm cùng với hầu hết các hoạt động khác trong ngày. Trong hơn một năm đổ lại đây mình đã thành công trong việc cố gắng push bản thân luôn nghe nhạc mới, artists mới mỗi ngày. Đến giờ việc khám phá nhạc mới đã trở thành một phần hiển nhiên trong routine hàng ngày của mình. Vui, mở mang đầu óc. Làm được tiếp từ giờ đến cuối đời thì tốt.
8. Thích đọc, thích học. Nhưng hay nhảy từ bên nọ sang bên kia nên tự thấy kiến thức chưa sâu.
9. Sau khi tiếp thu kiến thức bằng kha khá kiểu thì rút ra kết luận là sau cùng đọc sách vẫn là cách tốt nhất để acquire được kiến thức sâu, centralised và dễ tổng hợp. Xem với nghe cũng rất hay nhưng lúc take note tổng hợp kiến thức thì hơi mệt. Nhưng cũng vui và mở mang, nên hay nhất vẫn là kết hợp đủ các method nạp kiến thức khác nhau cho đa dạng.
10. Hay khóc. Hay xúc động. Nhưng không thoải mái khi để người khác nhìn thấy những lúc đấy. Nên bạn mình nhiều người chơi cùng cả chục năm cũng chưa chắc đã thấy mình khóc. Nếu có thì chắc cũng đếm trên đầu ngón tay.
11. Ngoài động trong tĩnh. Go with the flow, see how it goes. Mong càng ngày sẽ càng tĩnh hơn nữa
12. Thích những gì đơn giản, thuận tự nhiên, không cầu kì phức tạp.
13. Chân không chạm đất, thường xuyên space out. Giờ cho mình vài tiếng cứ ngồi yên chả nói gì làm gì mình cũng làm được luôn. Có vẻ như càng lớn đầu óc lại càng lơ thơ mơ màng chứ không có vẻ gì là thực tế hơn mấy.
14. Vì tính không để ý xong hay lơ đễnh nên có vô số pha ngu vl. May có tổ tiên bố mẹ bạn bè người thân yêu gánh còng lưng chứ không giờ này chắc đang trôi đi đâu rồi chứ không ngồi đây mà viết được mấy dòng này 😀
15. Không có nhu cầu và cũng không thích gửi nhạc cho người khác nghe. Nếu có ai gửi nhạc cho thì phải rất tin tưởng gu nhạc người đấy mình mới nghe, và không bao giờ nghe sót bài nào. Còn hầu hết là cũng không có nhu cầu nghe nhạc người khác gửi cho luôn.
16. Thuận tay trái. Thuận chân trái. Có thể viết/vẽ bằng tay trái, nhưng không đẹp lắm. Mà thật ra viết với vẽ tay phải cũng có đẹp đ đâu nói gì đến tay trái 😀
17. Luôn có xu hướng ở bên trái người khác dù là đứng cạnh, đi cùng, ngồi ăn cùng hay làm bất kì điều gì.
18. Tự thấy bản thân là người đơn giản, dễ đoán, không phức tạp. Chắc vì thích đời sống đơn giản nên đầu óc cũng vì thế mà đơn giản theo =)))
0 notes
tiatosuhao · 2 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Traveling into nothingness
Cảm tưởng như dạo này mọi thứ đều đang dẫn dắt mình trên con đường. Tất cả những gì mình đọc, nghe, xem, trải nghiệm, suy tư, đều kết nối với nhau.
Nhiều lúc space out, mình cứ nghĩ tới việc mình đã được sinh ra, chết đi, rồi tái sinh chẳng biết bao nhiêu lần. Đôi khi mình cảm thấy thoáng buồn hay đau đớn, khi nghĩ đến những cuộc đời trước đây của mình. Dù chẳng thể nhớ ra nhưng cảm giác vẫn như chực nhớ, tựa nước mắt chực trào mà chẳng thể tuôn rơi.
Chưa bao giờ mình có cái urge được hành thiền và học hỏi dữ dội như bây giờ. Mình muốn thiền để tìm được câu trả lời. Những gì mình đang trải qua có phải là thật hay không? Mình là ai? Mình từng là ai, sẽ là ai? Vì sao mình lại được sinh ra trên cõi đời này? What is the source of the universe? What is the source of everything? Mình chẳng biết thiền và học hỏi có giúp mình tìm ra câu trả lời không, nhưng mình muốn thiền, và mình muốn học. Mình rất muốn học. Vậy thôi.
Nhưng cứ chới với quá. Kiến thức thì vô hạn mà đời người thì hữu hạn. Ước muốn học hỏi của mình thì mỗi lúc một nhiều, mà thời gian có hạn. Không biết bao lần tự trách bản thân với self-loathing vì mình không dành thêm thời gian để học hỏi nghiên cứu, vì mình cố chưa đủ, what's the point bla bla. Xong thấy bản thân kém cỏi quá. Cái gì cũng muốn biết mà chẳng biết cái gì sâu. Cái gì cũng muốn học muốn đọc, xong cứ quay vòng vòng trong ước muốn được biết hết những điều mình muốn biết. Phải chăng mình đang muốn quá nhiều, mình chưa biết “đủ” như mình vẫn tưởng chăng?
Mỗi khi đọc được câu chữ nào dội lại tiếng lòng của mình, mình lại tự hỏi có khi mình vốn đã biết những điều này rồi không? Phải chăng quá trình học hỏi vốn dĩ là để kết nối lại những gì rời rạc trong vô thức, giúp mình đi tiếp trong hành trình nhớ lại những cái đã biết? Có những khi điều đó khiến mình thật hạnh phúc, nhưng cũng có lúc lại khiến mình day dứt biết nhường nào. Phải chăng vì vậy mà ước muốn được học hỏi của mình lại mỗi lúc một nhiều hơn?
Càng ngày mình càng nghĩ nhiều hơn tới những lúc đi xa, trốn thật khẽ trên vách núi, bên bờ biển. Nhìn thấy thiên nhiên xa rộng mà pondering về thế giới này. Ngày đấy liệu có tới không, mình cũng chẳng biết. Mà có lẽ có hay không cũng chẳng quan trọng đến thế. Có lẽ ở đây, và không thật sự ở đây, cũng chẳng nhất thiết phải là hai điều đối nghịch. Đành rằng cứ biết hôm nay thôi, có lẽ thế là đủ.
0 notes
tiatosuhao · 3 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Mỗi khi lạc vào hố sâu tâm trí, mình lại bắt gặp bản thân choàng tỉnh trong cú vấp ngã giữa những cơn mơ. Trong khoảng lặng giữa những cú hẫng ấy, mình bất giác cảm thấy hôm qua với hôm nay sao cách xa nhau thế. Phải chăng giấc mơ ngăn cách giữa hôm qua và hôm nay tạo nên một bức tường thời gian. Thật ra chẳng phải một ngày, tâm trí mình đã du hành qua một khoảng thời gian dài giữa mơ và thật.
Không biết bao nhiêu lần mình đi trên đường và không ngừng nghĩ rằng có khi nào những hoạt động tiếp nối này là những gì diễn ra trong đầu mình khi đang trong trạng thái bất tỉnh không nhỉ? Không biết đây là hiện thực, hay chỉ đơn thuần những dòng suy tưởng tiếp nối của não bộ mình sau sự bất tỉnh (không hề có thật) ấy.
Mình cứ mãi tự hỏi những điều kì quặc như thế này. Rồi lại nghĩ nhưng quyết định mà mình đưa ra, những suy nghĩ mà mình đang có, quyển sách mình đang đọc, nhạc mình nghe, một cách nào đó đã được destined từ trước rồi. Có khi nào mình chỉ ngây thơ tưởng rằng những cái signs đưa mình đến con đường mình đang đi bây giờ là ngẫu nhiên (chance), và những điều mình chọn để làm bây giờ, hoàn toàn nằm trong quyền tự do quyết định của mình. Liệu mình có thật sự có free will không? Hay mình chỉ đang hành động dựa trên một chuỗi tác động đang chờ mình chạm tới?
Liệu có khi nào tất cả chỉ là một giấc mơ lồng trong vô vàn giấc mơ? Liệu mọi thứ là thật, hay đơn thuần chỉ là những gì diễn ra trong đầu mình? Rốt cuộc thì đâu mới là thực, đâu mới là mơ?
0 notes
tiatosuhao · 4 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Nấu ăn
Bỗng nhiên có một cái urge thôi thúc là mình phải viết về việc nấu ăn đi. Nhưng mà nấu ăn thì có gì mà phải viết về nhỉ?
Dù tự thấy bản thân nấu không tồi, mình không bao giờ nhận bản thân là một người thích nấu nướng. Mình thấy việc nấu nướng nó phức tạp, nhiều công đoạn, áp lực, và thường xuyên bị ám mùi sau khi nấu xong. Với mình, nấu ăn là nghĩa vụ, là thứ mình phải làm, chứ chưa bao giờ là điều mà mình lựa chọn và muốn làm.
Một điều mà làm như hầu như những người bạn của mình đều phải bất ngờ, đó là mình biết nấu ăn và dành khá nhiều thời gian cho việc đó. Chiều nào dù có đang ở đâu, vướng bất kì việc gì, cứ đúng 5h30 là mình đi về, đi chợ mua đồ về nấu ăn cho cả gia đình mình. Tính ra thì cũng phải được 5,6 năm nấu ăn cho nhà kể từ lúc cô giúp việc nhà mình nghỉ. Và mình phải thú thực là lúc đó mình thật sự không hiểu mọi người vì sao lại enjoy việc bếp núc nhỉ? Mình từng ghét cay ghét đắng việc nấu ăn. Vì bố mẹ và các em mình mỗi người một khẩu vị, nên lúc nào nấu cũng phải nấu thật nhiều món để ai cũng có thể ăn được . Lúc nấu cũng áp lực vô cùng vì phải làm sao để vừa miệng với nhà mình - những người khó tính và kén ăn nhất quả đất này. Mà nấu nướng dọn dẹp thì lâu mà ăn thì chả được bao nhiêu, nên mình cảm thấy đây là một công việc tốn thời gian và công sức nhất cuộc đời này.
Thế nhưng tới khi sang bên này, tự dưng mình cảm thấy có cái nhìn khác về việc nấu ăn. Đáng ra nếu là một người không thích nấu nướng, thì ở một mình thường sẽ ăn uống rất tuỳ tiện. Nhưng chả hiểu sao kể cả khi ở một mình mình vẫn luôn ăn uống đầy đủ và khá cầu kì so với các bạn du học sinh khác. Lúc nào cũng phải ăn đủ chất, món nào ra món đó chứ không thích cho tất cả vào một nồi cho nhanh. Nấu một mình một thời gian thì mình dần học được cách thu gọn những bước rườm rà không cần thiết. Từ một, hai tiếng xuống còn nửa tiếng, hôm nào nhanh đột xuất thì có 20’ (với một người làm gì cũng lề mề như mình thì đó là một kì tích rồi :)). Chưa kể mình nhận ra nấu một mình khiến mình vô cùng thoải mái, vì mình là người ăn duy nhất. Mình chỉ cần nấu sao cho chính mình hài lòng, không còn bị áp lực xem phải nấu như nào cho vừa miệng ai hay cái gì phải nấu như thế nào. Xong hồi đó ở dorm giờ ăn của các bạn flatmate mình mỗi đứa một khác, nên hầu như khi nấu mình sẽ được độc chiếm căn bếp. Những lúc đó mình sẽ bật nhạc mình thích, nấu món mình thích, và thi thoảng đứng đờ đẫn nhìn những ánh nắng cuối của buổi chiều tà chiếu vào căn phòng bếp.
Có những ngày ở thư viện học tới tận 7,8h, tưởng mệt đến chết nhưng đến khi về tới nhà, đi vào căn bếp và nấu ăn, mình lại cảm thấy trong lòng dễ chịu ghê gớm. Sau bao nhiêu năm trời, cuối cùng mình cũng mới hiểu được cái cảm giác dễ chịu, therapeutic và healing mà mọi người vẫn tả mỗi khi nấu ăn.
Đợt đầu mình cũng nấu khá linh tinh và nhiều dầu mỡ. Nhưng đến khi đi tập, mình bắt đầu để ý đến những thứ mình ăn hơn. Mình cắt hoàn toàn dầu mỡ và các loại sốt chấm, gia vị tẩm ướp không cần thiết. Nấu chỉ sử dụng nước mắm và các loại gia vị cơ bản như hạt nêm và bột canh. Cách chế biến cũng tinh giản chỉ còn luộc/hấp/xào (không dầu). Lúc đầu mình nghĩ mình sẽ chịu không nổi vì mình thích ăn đồ rán nhất trên đời, nhưng sau 1-2 tuần làm quen, tự dưng mình nhận ra thói quen ăn thế này làm mình cảm thấy nhẹ người hơn, dễ chịu hơn nhiều so với lúc ăn đồ dầu mỡ. Chưa kể việc bị hạn chế các loại gia vị tẩm ướp và cách thức chế biến khiến mình nhận ra, constraints and limitation enable us to amplify creativity. Có vẻ như khi càng có nhiều giới hạn, chúng ta sẽ có xu hướng càng sáng tạo và nghĩ ra nhiều cách thức để tận dụng những cái mình đang có hơn. Vậy nên bỗng dưng mình tìm tòi và nấu thêm được vô số món mới, rất ít khi mình nấu bị trùng món, chưa kể còn thu gọn được thời gian nấu nướng đáng kể vì sự tinh giản trong những thứ mình ăn.
Mình nghĩ quá trình nấu một mình ở bên này đã khiến cho cái nhìn về việc nấu ăn của mình thay đổi nhiều. Dù thật lòng vẫn không thích việc nấu nướng đến vậy, nhưng mình đã không còn coi đó là gánh nặng, là phiền toái. Mình học được cách enjoy the process và tận hưởng giây phút mình được ở một mình nấu ăn. Và thật kì quặc nhưng mình nghĩ việc nấu ăn nhiều khi có liên hệ mật thiết đến quá trình tư duy sáng tạo, quá trình học cách biết ơn, self reflection và quá trình viết của mình. Trong lúc nấu mình thường come up với kha khá ý tưởng hay ho, hoặc contemplate vô số thứ đã xảy ra, hay đơn giản chỉ là thấy biết ơn với những điều xung quanh cuộc sống mình. Mình nghĩ, thật ra nấu ăn cũng là một dạng thiền động - như đạp xe, chạy bộ. Vì lúc tay mình làm đầu óc mình có thể wander around bất kì nơi nào nó muốn, nên mình cứ để cho những suy nghĩ của mình trôi hết từ hướng nọ đến hướng kia trong quá trình nấu ăn thôi. Đôi khi ý tưởng dồi dào quá thậm chí mình còn phải dừng lại việc nấu và viết những ý tưởng đó ra. Bằng một cách nào đó, nấu ăn trong không gian của chính mình giúp mình chánh niệm hơn, đầu óc được thoả sức nghĩ ngợi vì không bị những thứ bên ngoài stimulate, có thời gian và không gian để nghe nhạc và tận hưởng cái ambience trong căn bếp của mình.
Chưa kể nấu ăn tinh giản còn giúp mình có vẻ kết nối với đồ ăn của mình hơn. Đến khi quay về Việt Nam, mình nhận ra việc gọi và tìm đồ ăn quá dễ dàng, trong mọi trường hợp là điều tốt, nhưng đôi khi cũng là cái cản trở. Vì mọi thứ đến dễ dàng quá, mọi người không appreciate bữa ăn của mình, không bỏ effort cho những thứ mình ăn, và đôi khi mất kết nối với những thứ mình đang ăn. Cứ bảo mình spiritual hay gì chứ mình nghĩ rằng connection của mình với những thứ mình ăn, hay năng lượng mình đổ vào trong quá trình nấu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bữa ăn của mình và những gì mình nạp vào (Kiểu you are what you eat but somewhat broader than that). Vậy nên lúc về Việt Nam nấu cho nhà, mình nghĩ tâm thế nấu của mình cũng thay đổi nhiều lắm, phần vì những suy nghĩ trên kia, phần vì quá trình nấu ăn một mình đã hun đúc cho mình một cái nhìn mới về việc nấu ăn. Mình cũng nghĩ rằng về có vài tháng thì cứ tranh thủ nấu cho cả nhà được lúc nào hay lúc đấy. Vì cũng chẳng biết lần tiếp theo được nấu cho bố mẹ và các em ăn là lúc nào. Thế nên dù về mình đi chơi tối ngày, nhưng vẫn như mình của ngày trước, dù đi đâu thì cứ đúng 5h về nhà đi chợ và nấu cơm, ăn cơm với gia đình mình. Chắc hiếm hoi lắm lắm lắm mình mới cắt cơm nhà để đi ăn với bạn bè thôi. Hơn nữa lúc nấu ăn, tâm thế của mình cũng thay đổi nhiều. Lúc đấy mình chỉ nghĩ mình muốn nấu thật ngon để bố mẹ mình ăn được nhiều hơn, có sức làm những việc khác, chứ không còn bị stuck trong cái tâm thế chán ghét và gượng ép như ngày trước. Không biết có phải vì tâm thế mình thay đổi, hay vì mình nấu ngon thật :)) mà bữa nào nấu thì trộm vía gia đình mình cũng ăn hết sạch. Nghĩ cũng thấy vui chứ, vì dù đấy không phải việc mình thích nhất trên đời, mình vẫn có thể làm người khác phần nào hạnh phúc bởi những thứ nhỏ bé như vậy.
Sau cùng thì, mình nghĩ là có lẽ mình không ghét nấu ăn đến thế, nhưng mình cũng không thích cái ý tưởng phải nấu cho người khác lắm. Mình vẫn cảm thấy việc đó khá áp lực và phiền toái, và chẳng qua vì những người mình yêu thương luôn luôn là ngoại lệ của mình nên mình mới sẵn lòng làm vậy thôi. Nhưng nếu nấu ăn một mình thì mình nghĩ đấy cũng không phải là một thứ quá tệ cho một ngày ảm đảm chậm rãi ở UK. Cứ nấu, cứ nghe nhạc, cứ reflect, cứ chánh niệm, cứ suy tư thoải mái thôi. Vì dù có nấu ăn hay làm gì, ở đây lúc này, mình vẫn luôn có một khoảng trời riêng mà chẳng ai có thể đụng tới. Và những ngày hay giây phút lãng đãng như thế, vẫn luôn là một thứ vô cùng đáng quý với mình.
2 notes · View notes
tiatosuhao · 4 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Thinking about time
Dạo gần đây dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu, đọc về “thời gian”/time. Rồi lại nghĩ có khi nào trước giờ mình vẫn luôn coi nhẹ cái điều mà mình cho là nghiễm nhiên đến vậy
Chúng ta vẫn thường perceive thời gian theo GMT, theo đơn vị giờ, phút, giây. Nhưng thật ra thời gian có thể đo đếm theo vô vàn cách khác nhau, theo ánh sáng của ngày, theo bình minh và hoàng hôn, theo vụ mùa, theo biological clock, theo những giấc ngủ, theo mỗi lần chúng ta hít vào, thở ra... Chính việc đo đạc thời gian bị quy chuẩn theo một đơn vị nhất định khiến cho tất cả chúng ta đôi khi quên mất là có vô số điều khiến chúng ta nhìn nhận thời gian trôi khác đi so với cái đơn vị có sẵn đó.
Liệu thời gian đi theo hướng nào? Tuyến tính (linear)? Cyclical? Spiral? Circle? Hay quá khứ - hiện tại - tương lai vốn luôn là một khối đồng nhất, và cảm giác về thời gian - vốn chỉ là illusion của con người.
Rốt cuộc thời gian có thật không? Hay chỉ lúc này có thật? Làm sao có thể đảm bảo rằng chúng ta không chỉ vừa được sinh ra từ 1s trước, và tất cả những kí ức, những gì chúng ta cho là “quá khứ”, vốn là là thứ được tạo ra và đưa vào cái shell này?
Xong lại nghĩ về chuyện thời gian trong thời điểm này, được coi như một dạng “commodity”. “Thời gian là tiền bạc”, người ta nói vậy, nên chúng ta phải luôn productive, phải luôn chạy đua để không “phí thời gian”. Rồi sau cùng, time is perceived as a hegemony. Ai phải đủ giàu, đủ quyền lực, mới có thể có nhiều thời gian hơn. Từ lúc nào mà đến cả thời gian cũng bị capitalised nhỉ? Vì sao lại phải productive? Nếu bạn productive vì bạn muốn học hỏi, muốn phát triển theo hướng mình muốn thì không vấn đề. Nhưng nếu productive vì mọi người bảo vậy, productive để chạy đua với người khác, thì sau cùng nó có nghĩa lý gì cơ chứ? Rồi lại nghĩ có khi nào văn hoá “hustle” là thứ được capitalism tạo ra, truyền thông và khuyến khích mọi người làm theo. Để rồi ai cũng vội vã, ai cũng tất bật, ai cũng làm hết thứ này đến thứ kia để kiếm thêm tiền, để cảm thấy fulfill. Cũng chả chắc họ có thời gian để tiêu chỗ tiền mình kiếm ra không, hay có cảm thấy đủ đầy hơn không. Nhưng chắc chắn là tư bản thì sẽ giàu thêm rất nhiều nhờ việc biến thời gian như commodity, nhờ việc luôn thúc đẩy productivity và hustle culture.
Mình viết những điều này không phải là để kêu than hay tỏ thái độ chống đối, chán ghét capitalism. Mình chỉ nghĩ là đôi khi nên dừng lại những thứ mình đang làm, và đặt câu hỏi là vì sao lại có những thứ này nhỉ? Và càng đặt câu hỏi về những điều hiển nhiên, lại càng khiến mình thắc mắc là vì sao, từ lúc nào những thứ đó được coi là “hiển nhiên” nhỉ?
Chung quy lại thì, thời gian là một chủ đề cực kỳ rộng lớn và thú vị, từ góc độ science, quantum physics, văn hoá, lịch sử cho tới chính trị, xã hội, và cả từ góc độ chính bản thân mỗi người perceive thời gian như nào nữa. Mình nghĩ là nếu thật sự muốn đào sâu về vấn đề này thì không biết là bao lâu mới có thể tìm ra câu trả lời. Mà vốn dĩ research bất kì chủ đề gì thì tựa như lạc vào rabbit hole vậy. Càng đọc, càng tìm thì câu trả lời chưa chắc đã thấy, nhưng câu hỏi được đặt ra thì càng lúc càng nhiều. Âu cũng là một cái thú của việc research chăng?
Và lại một lần nữa, vẫn luôn thấy biết ơn vì có thời gian để suy tư về những điều mà nếu nói với các bạn của mình thì khả năng cao là mình sẽ bị chửi là dở hơi vì toàn nghĩ những cái không đâu. Theo một góc độ nào đó thì có thời gian để làm và nghĩ những thứ không hề gần gũi trước mắt thế này, cũng là một dạng xa xỉ và privillege vô cùng rồi.
0 notes
tiatosuhao · 5 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Mệt nhoài người sau một chuyến đi dài cả ngàn cây số. Thực lòng không biết bao nhiêu lần mình tự dặn lòng phải viết về lần trở về Hà Nội này đi. Nhưng mình cứ chần chừ mãi mà chẳng viết. Vì mình lười, và cũng phần vì mình cảm thấy có lẽ bản thân không đủ tĩnh, để viết ra những thứ mình nghĩ suy?
Rồi lại thẫn thờ nhớ về những ngày lơ đãng ở thành phố mà mình yêu nhất. Mình vẫn luôn nhận thức được rằng mình yêu thành phố này đến nhường nào. Nhưng có lẽ phải đi đủ xa, đủ lâu, để mình nhận ra rằng có lẽ Hà Nội, vẫn luôn và sẽ luôn là thành phố mà mình yêu nhất trần đời.
Mình nghĩ lần về này, thật sự mình có vô số những trải nghiệm vô cùng quan trọng và đặc biệt. Những trải nghiệm không chỉ giúp mình khám phá thêm về bản thân, mà còn giúp mình nhìn nhận rõ hơn con người mà mình vẫn đang là, sẽ là, và sự phát triển ấy, vốn dĩ tự nhiên đến nhường nào. Bất giác nhớ lại giây phút mình đứng sững sờ nhìn sao trên bầu trời ở Vĩnh Hy, tiếng sóng biển rì rào, bên cạnh là tiếng nói chuyện của những người bạn mới quen. Hay những đêm đổ đèo dưới bầu trời bao quanh bởi mây và núi, khi ánh sáng duy nhất chúng mình thấy là ánh sao trời. Hay bình minh và hoàng hôn. Hay những giây phút tưởng chừng như dài bất tận khi nhìn đường chân trời của bãi biển và rặng đồi dần tối lại. Mọi thứ cứ đến tự nhiên như vậy, những trải nghiệm, những chuyến đi, những con người thú vị. Rồi mình lại nghĩ có lẽ mình muốn dành cả đời để sống như thế này, một cuộc sống đơn giản, chân thành, và không cầu kì như vậy thôi. 
Mình trân quý cả quãng thời gian ở UK lẫn thời gian ở Hà Nội, và mình nghĩ con người mình ở hai mảnh đất đó, có lẽ là hai con người khác nhau. Có tĩnh thì phải có động, nếu ở UK, mình có thể dành hàng ngày trời để suy tư, ngẫm nghĩ, nghiên cứu và tìm tòi, đào sâu kiến thức, thì về Hà Nội, những quãng lặng ấy, vô hình chung trở thành bước đệm, để mình có thể tìm thấy những con người cũng giống như mình, theo một cách tự nhiên nhất, bất ngờ nhất. 
Mình đã có cơ hội được gặp gỡ và nói chuyện với những con người thú vị và artistic, những con người mà có mơ mình cũng không nghĩ lần về này mình sẽ biết tới, nói chi là gặp. Có những cuộc nói chuyện dù chỉ kéo dài vài tiếng, nhưng có lẽ đã thay đổi hoàn toàn cách mình nhìn nhận mọi thứ. Rồi mình lại nghĩ, thật kì lạ làm sao, khi từ trước đến giờ, mình vẫn luôn nghĩ mình là một người cô đơn trong hành trình tìm tòi về nghệ thuật, vì bạn bè mình, circle của mình, có những mối quan tâm quá đỗi khác mình. Nhưng bằng một cách nào đó, những cuộc trò chuyện về nghệ thuật, về âm nhạc, technicality, tranh ảnh, tư duy nghệ thuật, về hiện sinh, về những điều xa xăm hơn những thứ thường ngày - những cuộc hội thoại từng là điều xa xỉ, đến giờ lại là một thứ được tuôn ra rất đỗi tự nhiên giữa mình và những người bạn mới ấy. Thành thật thì mình cũng đâu có ý định tìm kiếm một ai để trò chuyện, bàn luận đâu, nhưng bằng một cách nào đó, họ cứ từ từ xuất hiện vào cuộc đời mình, và khiến mình nhận ra, à, thì ra khi mình ở với những người tương tự mình, mình sẽ không còn thấy lạc lõng, sẽ không còn thấy bản thân mình thật kì quặc làm sao. Bằng một cách nào đó, nếu những trải nghiệm, những suy tư kiếm tìm của mình ở UK, tạo cho mình một cái nhìn có chiều sâu hơn về nghệ thuật (deepen), thì những con người, những chuyến đi, những trải nghiệm mà mình được trải qua ở Hà Nội, lại mở rộng (expand) cái nhìn của mình về mọi thứ. Và mình tin là những trải nghiệm ở những vùng đất khác nhau, sẽ đan cài với nhau, bổ trợ lẫn nhau, để mình grow theo những chiều khác nhau. Và khiến mình nhìn nhận rõ hơn về bản thân mình, và những thứ mình muốn. 
Rồi mình lại nghĩ, có lẽ dù đi xa tới đâu, Hà Nội vẫn luôn và sẽ luôn là thành phố mà mình yêu nhất. Dù không ít lần mình cảm thấy bản thân như muốn ngạt thở ở giữa vùng đất mà mình yêu, dù vô số những lần mình ngụp lặn trong những suy nghĩ quẩn quanh, dù không biết bao nhiêu lần mình bị cuốn theo cái vòng quay tất bật của con người nơi đây, mình vẫn luôn, và sẽ luôn yêu Hà Nội. 
Trong ký ức của người con vừa (lại) phải xa quê hương này, Hà Nội vẫn luôn và sẽ luôn là vô vàn những điều đẹp đẽ mà mình đem theo trong suốt cuộc hành trình. Hà Nội là những cốc cà phê sáng, là bát phở nóng vào một ngày mùa đông, là những giọt nắng tràn vào từng con ngõ bé nhỏ. Là quán jazz ẩn sâu trong căn hẻm lấp lánh, là căn tập thể cũ với vô vàn kỉ niệm ấu thơ, là những ngày mình mãi chẳng ngừng lang thang quanh hood của mình, rồi lại cười vì nhớ đến những ngày đã cũ mà sao đẹp đến thế. Hà Nội là Hồ Tây, là Thái, là Reng Reng, là Nê, là Câu Lạc Bộ, là HRC, là Leninn. Hà Nội là nơi có những người mình thương yêu nhất, là gia đình mình, là những người bạn mà mình vẫn không ngừng tự hỏi sao mình lại may mắn có được. Hà Nội là những người bạn cũ, những người bạn mới, là vô vàn mối lương duyên không hẹn mà tới. Hà Nội là những buổi sáng sớm heo may còn ngái ngủ lơ mơ sau chiếc xe bạn đèo để đi ăn sáng uống cà phê, và bàn về vô số những điều đẹp đẽ và thú vị trên cõi đời này. Hà Nội là những đêm muộn khi chúng mình đứng trước cửa nhà bạn để unload đồ khi trời đã gần tới sáng, hay những lúc chạy nhảy và làm đủ trò điên rồ ở giữa con đường lớn lúc đêm khuya. Hà Nội là tiếng cười, là kỉ niệm, là những giọt nước mắt, là nỗi nhớ da diết khi đi xa. Hà Nội là nơi bắt đầu, và mình tin là nơi kết thúc. Hà Nội là nhà, và sẽ luôn là thành phố mà mình yêu nhất trần đời. 
0 notes
tiatosuhao · 7 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
“Nếu được quay lại quá khứ lúc còn bé, bạn sẽ nói gì với em bé đấy?”
Vô tình đọc được câu hỏi này khi lướt social. Ngồi nghĩ một lúc, lúc đầu không định nói gì, xong chỉ định viết ra một cái, xong thế nào lại cứ ngồi viết mãi, viết mãi.
Cơ bản chắc sẽ nói mấy cái này:
- Đừng sát sinh côn trùng
- Cứ vẽ nhiều vào. Đừng bỏ vẽ. Ai nói gì kệ mẹ bọn nó.
- Cứ sáng tác truyện tranh, làm văn và viết nhật ký hàng ngày như em vẫn đang mải mê làm đi.
- Muốn học hay đọc gì cứ thoải mái
- Đừng trêu và mắng Bông nhiều, đối xử với nó dịu dàng hơn
- Dành nhiều thời gian với ông bà hơn
- Ôm bố mẹ nhiều hơn
- Nhớ hồi hay cầm lọ nước hoa của mẹ xịt ra ngoài trời cho cả thế giới thơm hơn không? Cứ làm tiếp đi.
- Cứ lên mái nhà ngắm mây trôi cả chiều đi. Rồi em sẽ hỏi mẹ là ngày xưa mẹ có làm vậy không, mẹ em sẽ trả lời là “Có, ai chả có một thời mộng mơ”. Nhưng yên tâm, bây giờ chị vẫn đang làm điều tương tự vậy suốt thôi.
- Cứ chạy nhảy nô đùa hò hét. Làm bất kì cái gì em muốn làm. Cứ đanh đá cá cày gặp ai cũng đánh đi. Cứ làm đầu gấu đại ca của cả trường mẫu giáo đi.
Em đang thế nào thì cứ như vậy. Vì chả có gì đáng để phàn nàn về những gì em đã làm, hay tuổi thơ em mang cho chị ra sao. Nhưng bớt hái hoa, bắt côn trùng đem về nhốt nhé. Đẹp thì ngắm vậy thôi đừng bắt, đừng ngắt, tội nghiệp ra.
À quên. Enjoy the time being. Vui lắm. Hồi đó vui, bây giờ cũng vẫn vui. Mong là sẽ luôn vui. Đứng đây làm đ gì nữa, đi chơi tiếp đi 😀.
5 notes · View notes
tiatosuhao · 7 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Nằm đọc “Kitchen” của Yoshimoto trong tiếng nhạc của Ichiko Aoba dưới ánh đèn vàng. Từng dòng chữ và thanh âm cứ cuộn vào nhau và hôn nhẹ lên trán mình lúc nào chẳng hay. Thi thoảng mình dừng lại một chút, ngắm nghía mọi thứ, nhìn mọi thứ kĩ hơn một chút. Vì chẳng biết mình sẽ còn tận hưởng khoảnh khắc này thêm bao lâu nữa. Hiện tại UK đang là những mảnh kí ức xa xôi trong mình. Nhưng chỉ một thời gian nữa thôi, những kí ức về Hà Nội, về gia đình, bạn bè mình, sẽ lại thành những mảng kí ức khiến mình nghi ngờ liệu có phải thật hay không.
Những ngày gần đây nhẹ nhàng trôi qua, êm đềm tựa mùa thu Hà Nội, cứ ân cần ủi an và dìu dắt mình, khiến mình cảm thấy mọi thứ ở đây cũng đâu có phức tạp cầu kì. Mọi thứ và mọi người vẫn vậy, vẫn ở đây, vẫn là mọi người, vẫn là mọi vật, vẫn thương yêu và chở che mình. Rồi lại chợt nghĩ lần tới về, không biết mọi thứ có còn như lúc này. Vạn vật rồi sẽ dần đổi thay, chẳng biết lần tiếp theo mình về là bao giờ, và chẳng biết lần cuối mà mình còn cảm thấy như này, có phải là bây giờ không?
Mình vẫn suy tư, và những dòng suy nghĩ của mình đôi lúc vẫn luẩn quẩn. Nhưng có lẽ mình đã quen hơn với nó. Và mình nghĩ nếu Hà Nội khiến mình cảm thấy vậy, thì cũng có sao đâu. Dòng suy tư ở mỗi vùng đất một khác, và cũng chẳng việc gì phải kháng cự nó cả.
Rồi lại nghĩ nhiều hơn về cội nguồn của mình, của thành phố này, đất nước này. Mình bất giác cảm thấy tự hào vì mang trong mình dòng máu của quê hương mình, nơi đã nuôi mình khôn lớn, thương yêu và dìu dắt mình. Dù cứ bảo đi xa thêm 2,3 năm có là gì, nhưng ai mà chẳng nhớ và luôn nghĩ về gia đình và quê hương khi đi xa. Có gì lạ lùng đâu.
Đôi khi mình cũng nghĩ rằng có khi mình cũng không hợp với Hà Nội đến thế, nhưng dù có đi xa tới đâu, dù có nghĩ suy gì, mình vẫn luôn và sẽ luôn là đứa con của Hà Nội, vẫn sẽ luôn yêu thương và nhớ về vùng đất này, về nơi có bạn bè, gia đình mình, về những làn gió heo may lúc cuối thu, những cốc cà phê buổi sáng trời se lạnh, làn mây, làn nước, sắc cam, sắc vàng, sắc xanh xao của buổi sáng mùa thu, sự chậm rãi đến lạ kì của vạn vật nơi đây.
Đi xa rồi chắc sẽ nhớ lắm.
2 notes · View notes
tiatosuhao · 9 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Random thoughts
# 1
Càng ngày mình càng có xu hướng nghi ngờ về tất cả mọi thứ trên thế giới này, những thứ mình nghe, xem, đọc, consume. Sự thật vốn dĩ đã là một khái niệm quá xa vời. Nhưng không ai đặt câu hỏi cho nó. Không ai đặt câu hỏi rằng common sense thực chất bắt nguồn từ đâu, những gì mình cho là bình thường, là đúng, thật ra bắt nguồn từ đâu?
Vì sao nuclear family một vợ một chồng và con mới là đúng? Vì sao lại phải đi làm from 9 to 5? Vì sao lại phải đến trường đi học? Vì sao lại phải nghĩ thế này, làm thế kia? Cái social construct tồn tại hàng trăm năm, vì nó tốt cho loài người, hay vì nó conventional, dễ kiểm soát bởi tầng lớp cao hơn? Mình chưa bao giờ tự đặt câu hỏi về những thứ tưởng chừng như r��t đỗi nghiễm nhiên trong cuộc sống này. Nhưng đến lúc tự hỏi, mình mới thoảng thốt nhận ra, vì sao thứ này được sinh ra? Mục đích là gì? Có thật sự cần thiết không?
Cuối cùng thì, what is real and what is not? I guess we could never find the answer.
# 2
Mình vẫn luôn nói về việc muốn làm người tử tế. Rồi giờ mình nhận ra, “tử tế” là một cái tính từ nó bó buộc quá nhiều thứ.
Thế nào mới là tử tế, là tốt, là xấu? Mỗi người có một quy chuẩn khác nhau cho sự tử tế. Nên nói một cách khác, chẳng có quy chuẩn cụ thể nào để áp vào sự tử tế.
"All language is but a poor translation".
Mình bắt đầu cảm thấy sự giới hạn của ngôn ngữ với những khái niệm, concept, hay cách mình nhìn mọi thứ bây giờ. Làm sao để sử dụng ngôn ngữ mà không áp đặt judgement của mình lên đấy?
Sau cùng thì, chỉ là mình muốn thật thà với cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Ai đối xử tốt với mình thì mình muốn hết lòng đáp lại. Mình muốn tốt với ai thì mình sẽ tốt với họ. Vì mình muốn thế, chứ chẳng phải mình làm thế để nhận lại được gì. Có lẽ thế là đủ.
# 3
The urge to create
Mình vẫn luôn nghĩ rằng nếu đã consume art or any other kind of information đủ nhiều, cái lượng sẽ chuyển hoá thành chất, và mình sẽ có một cái urge to create.
Đọc nhiều nghĩ đủ nhiều sẽ muốn viết
Xem tranh đủ nhiều sẽ muốn vẽ
Xem ảnh đủ nhiều sẽ muốn chụp
Nghe nhạc đủ nhiều sẽ muốn làm nhạc
Và khi cái urge đấy vẫy gọi, tốt hơn hết là không nên khước từ nó. Vì đôi khi mình cảm giác cái urge đó có khi đến từ thứ gì đó lớn lao hơn chính bản thân mình. Giống kiểu có sự khác biệt rõ ràng khi cảm hứng viết đến và mình viết luôn, so với việc tự ép mình ngồi vào bàn và viết.
Tất nhiên là mỗi cái hay một kiểu. Ép mình viết thì lúc đầu khó nhưng sau đó vẫn sẽ vào mạch và viết được, chưa kể còn tạo được thói quen viết tốt. Nhưng khi viết ngay lúc mọi thứ đang tràn trề trong đầu, mọi thứ sẽ tuôn ra vô cùng tự nhiên. Và sau khi cái urge nó qua, mình đọc lại và cũng không nghĩ mình đã từng có những suy nghĩ như thế. Vì có khi cái topic mình viết ra nó cũng sẽ diverse và random hơn so với khi tự ép (và chỉ nghĩ ra đc những topic mà khá quen thuộc với mình)
# 4
Duyên
Thật ra trước giờ mình vẫn luôn tin là mối quan hệ giữa người với người, đặc biệt là những mối quan hệ có sức ảnh hưởng lớn lao tới cuộc đời mình, chắc chắn là do duyên. Mình nghĩ cái khái niệm “tự tạo ra duyên” là một cái illusion con người tự huyễn hoặc để cố chứng minh là họ có thể kiểm soát mọi thứ. Nhưng vốn dĩ cách các mối quan hệ vận hành, chưa bao giờ nằm trong tầm kiểm soát của một cá nhân nào cả.
Nhưng dạo này nói chuyện với một người bạn, khi mình cười và bảo, có duyên ắt gặp, ngay lập tức bạn bảo mình là, duyên là do mình tạo ra. Chả hiểu sao tới lúc đấy mình nghĩ ngợi khá nhiều về chuyện này, reflect hết các mối quan hệ mình từng có, thậm chí còn hỏi một số người về quan điểm của họ. Bất ngờ thay là hầu như mọi người đều tin là, duyên được quyết định bởi chính chúng mình nhiều hơn là số phận
Thật ra reflect lại thì cũng đúng. Hầu như tất cả các mối quan hệ của chúng mình hiện giờ đều chủ yếu được maintain bởi ý chí và quyết định của chúng mình. Nhất là thời đại mà mọi thứ được kết nối qua internet, thế giới phẳng, mình có thể dễ dàng tìm kiếm và communicate với những người có điểm chung hoặc mối quan tâm giống mình, câu chuyện duyên số trời định, nó chợt giống như những câu chuyện mà chúng mình nghe từ ngày xưa hơn là những gì đang xảy ra ngày nay.
Mình phần nào đồng ý với quan điểm này. Mình nghĩ nhiều mối quan hệ, có thể bắt đầu là vì có duyên, nhưng có được maintain và build up thành một cái gì sâu sắc hơn, hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của chúng mình.
Nhưng đồng thời, mình vẫn không thể gạt bỏ được cái suy nghĩ rằng free will vốn dĩ chỉ là illusion của con người, same goes with relationship. Mình vốn dĩ nghĩ là mình làm chủ và có quyền quyết định mối quan hệ. Nhưng mình đâu có nghĩ đến những thứ sâu xa hơn. Thế còn unresolved trauma, mental issues, daddy/mommy issues, attachment issues, có bao giờ chúng mình để ý rằng trong vô thức, những thứ đấy ảnh hưởng đến quyết định của mình, khiến mình gắn kết với một người với cái sự huyễn hoặc là mình có quyền quyết định mối quan hệ này đi đâu về đâu không?
0 notes
tiatosuhao · 9 months
Text
Tumblr media
/20230905/
Mình vẫn nhớ như in đêm đầu tiên của mình ở UK.
Sau cả một ngày dài tựa 48 tiếng đồng hồ, dọn dẹp phòng và trải ga gối tinh tươm, cuối cùng mình cũng được ngả lưng và thở phào vì mọi thứ đã tạm thời êm xuôi.
Mình bật nhạc T-BOLAN và X JAPAN, nhìn quanh một lượt phòng, nhìn ra ngoài cửa sổ mà thấy được cả thành phố về đêm, nhìn chỗ chăn ga mà mình vừa trải, nhìn con mèo bông lười mà mình đem sang từ Việt Nam, và không ngừng cảm thấy biết ơn, vì sang tới bên này rồi, mình dành được cho bản thân một khoảng trời riêng, vẫn được bật nhạc ầm ầm mà chả ai than phiền, lần đầu sống xa nhà và một mình, và tất cả bắt đầu, từ căn phòng ấy.
Ngay từ ngày đầu tiên bước chân vào căn phòng này, mình đã yêu nó ngay lập tức. Dù nó nhỏ xinh, chỉ đủ cho mình mình, nhưng mình yêu khung cửa sổ có thể nhìn ra cả thành phố và cỏ cây, mình yêu cái sự nhỏ bé mà gọn ghẽ của căn phòng, yêu cả những người flatmate dễ thương và mình may mắn có được. Suốt một năm trời xa nhà, tình yêu của mình dành cho căn phòng nhỏ này chỉ tăng lên từng ngày chứ chẳng bớt đi chút nào. Những ngày học hành vất vả, những ngày mệt mỏi với thế giới con người ngoài kia, những ngày mà trời âm u tối sầm từ lúc 3 giờ chiều, căn phòng này chính là nơi để mình trở về, đón chào mình, an ủi và che chở mình. Có những buổi chiều nấu xong ngồi ăn, không biết bao lần mình phải dừng lại và thẫn thờ vì hoàng hôn hôm nay đẹp quá, gradient quá. Có những ngày bước về phòng, rồi nắng chiều cứ nhẹ nhàng mà hôn lên trán mình trong tiếng nhạc của Mojave 3. Có những sáng mở mắt thức dậy, nhìn chỗ tranh mình vẽ, postcard, poster và tranh mình mua ở Tate, ở Abbey Road và ở những nơi mình từng tới, bên cạnh là chiếc đàn đầu tiên mà mình bỏ bao can đảm để lén mua giấu bố mẹ, bao quanh là tiếng nhạc từ laptop của mình, mà mình lại thấy niềm vui và cảm giác đủ đầy đôi khi chả cần nhiều, chỉ cần bé nhỏ thế thôi. Nhiều ngày cứ ở nhà nhìn trời mây qua cửa sổ, chiều loanh quanh đi chợ, ra thư viện, ra hồ, vậy là đủ. Chẳng cần đi đâu xa. Mỗi tối tập đàn vẽ vời học hành xong, bật nhạc đọc sách, nhìn cửa sổ là mình lại thấy an lòng và hạnh phúc. 
Suốt một năm qua, căn nhà nhỏ này vẫn luôn là nơi trú ẩn, là nơi chốn bình yên của mình, safe haven của mình, là kẽ hở không-thời gian, để mình nép vào, và làm trăm ngàn thứ mình thích. Căn nhà này là nơi đã nurture art sense của mình, là nơi mình bối rối và xoay xở với những nốt nhạc đầu tiên, là nơi mà mình đã dành hàng tiếng đồng hồ để ngồi vẽ, và tự ghét mình vì vẽ chẳng đẹp, là nơi mà mình học hỏi và tìm tòi, rồi lại hừng hực cảm hứng. Mình nhớ những buổi tối đáng ra phải học bài, nhưng mình lại vô tình lạc vào thế giới của Anselm Kiefer, của Olafur Eliasson, của Josef Albers, Noguchi, rồi Gerhard Richter, và vô vàn những người khác, rồi lại suy tư, nghĩ ngợi về cách họ phá bỏ những rào cản, giới hạn và cứ mải miết sáng tạo. Rồi lại nhớ những đêm đọc thơ, nghe Ocean Vuong nói về quá trình sáng tạo của mình, rồi lại ngẩn ngơ nhìn cửa sổ và nghĩ về từng câu chữ của anh. Hay những buổi đang đọc sách dở mà vẫn không ngừng cuốn theo thanh âm của Brian Eno, rồi lại nghĩ về không gian trong nghệ thuật, về cái cách nghệ thuật và không gian vốn dĩ là chẳng thể tách rời, về ambience và cái cách nhạc của bác Eno vang lên trong căn phòng mình, nó sẽ khác lắm khi mình vô tình nghe ở đâu đấy khác. Rồi cả những tối khóc chẳng hết nước mắt khi nghe nhạc của Ryuichi Sakamoto, nhìn qua cửa số trong lúc bài Merry Christmas Mr. Lawrence vang lên, rồi lại trăn trở, lại spaced out, lại nghĩ về một thế giới không còn một tài năng như bác nữa. Trăm ngàn suy tư và trải nghiệm nghệ thuật của mình trong căn phòng này, có kể mãi cũng chả hết. Mình vẫn nhớ như in cái cảm giác trân trọng và biết ơn mình có vào những ngày như thế, khi mình vẫn có không gian và thời gian để tận hưởng nghệ thuật, trong một khoảng hở bình yên mà chẳng ai có thể động tới.
Lại nhớ lại ngày hôm qua, khi mình phải qua nhà mới giải quyết một số việc và ngủ lại một đêm, rồi sẽ quay lại đây ngay sáng hôm sau. Lúc dọn một phần đồ cho vào vali rồi xách túi đồ các thứ, tắt đèn nhìn lại phòng một lượt mà mình chả cầm được nước mắt. Dù biết mai lại về, còn được ngủ thêm 1,2 đêm nữa, nhưng chưa bao giờ mình cảm nhận được rõ ràng là mình sắp phải xa căn phòng này đến thế. Dù chỉ ở một năm, nhưng mình cảm giác đây là căn phòng mà mình yêu nhất từ trước đến giờ. Nó nuôi dưỡng mình, chở che mình, chứng kiến những lúc mình buồn nhất, cho đến lúc bình yên và hạnh phúc nhất. Ở đây mình luôn cảm giác mình được yên ổn, không phải nghĩ hay bận tâm gì đến thế giới ngoài kia.
Đến cả trong lúc viết những dòng này, mình vẫn khóc rất nhiều. Dù nhà mới của mình rất đẹp đẽ và chẳng thiếu gì, nhưng nó sẽ không bao giờ là căn phòng đầu tiên mà mình đặt chân đến ở một đất nước khác, không bao giờ là nơi mà mình gắn bó và yêu thương từ những ngày bỡ ngỡ tới lúc vững vàng. Mình tin là mọi đồ vật đều có cảm xúc. Và căn phòng của mình cũng vậy. Mình yêu nó, và mình biết nó cũng yêu thương, chở che và nuôi dưỡng mình. Mình biết, dù về sau có chuyển qua bao nhiêu căn nhà, ở bao nhiêu căn phòng, đây vẫn sẽ là nơi giữ một vị trí thật đặc biệt trong tim mình, là nơi đầu tiên để mình về, ở một nơi cách xa quê hương của mình hàng vạn cây số.
Thật kì lạ làm sao, khi trước giờ, không ít người đã bảo rằng mình là một người vô tâm, dửng dưng, lạnh lùng, chẳng quan tâm tới ai hay cái gì. Nhưng một người như thế, lại trút hết nước mắt khi phải xa một căn phòng. Nghĩ mà thấy cũng buồn cười, nhưng có lẽ vì, đôi khi sự kết nối và gắn bó của mình dành cho một đồ vật, một nơi chốn, lại sâu sắc hơn sự gắn kết với nhiều con người chăng?
1 note · View note
tiatosuhao · 9 months
Text
Tumblr media Tumblr media
Tự dưng cảm thấy muốn viết nên sẽ bỏ chút thời gian để viết.
Hồi nhỏ mình vẫn luôn ngỡ, làm điều mình muốn là điều dễ nhất trên đời. Vì hồi nhỏ chúng mình đâu có quan tâm đến trách nhiệm, ràng buộc, định kiến, social norms hay những thứ gì tương tự thế. Có cớ gì để mình phải làm thứ mình không muốn chứ?
Càng lớn lên càng nhận ra, làm điều mình muốn thật ra mới khó. Chứ nghe theo ý người khác và làm điều mình không thích thì dễ không ấy mà.
Mình chợt nghĩ có khi nào đấy là lí do mà tất cả những gì bị coi là taboo, forbidden, là sai trái, lại vốn là nhu cầu cơ bản hoặc điều con người mong muốn không? Vì sao sex lại là một điều mà mọi người luôn tránh nói tới. Và the needs of having sex is perceived as shameful? Trong khi nghĩ lại thì, sex cũng là nhu cầu cơ bản như ăn uống thôi. Vì sao xung quanh chúng mình ở đâu cũng rao giảng là "phải theo đuổi đam mê", phải "nghe theo tiếng gọi của con tim'. Nhưng khi chúng mình thực sự nghiêm túc muốn theo đuổi thứ mình muốn, thì khả năng cao là cái response ban đầu chúng mình nhận được từ người xung quanh, chỉ là sự phản đối, phản bác, rằng làm thế là không thiết thực, là viển vông, là ích kỷ, không nghĩ cho người khác.
Vì sao làm thứ mình thích lại là “ích kỷ”, lại là phản “altruism”? Vì sao selfless lại là một điều được con người ta tôn vinh, trong khi “selfish” và “egoistic” lại là điều xấu? Sau cùng thì chẳng phải là “người không vì mình, trời tru đất diệt” sao? Nếu con người chỉ có một cuộc đời, thì có chắc việc cứ chăm chăm sống cho người khác, đón chờ sự công nhận và validation từ người khác là điều nên làm không? Vì sao hi sinh và quên đi những điều mình mong muốn lại là điều được xã hội tung hê? Trong khi sống cho người khác mà chả làm được điều mình muốn, thì chẳng khác nào cho phép bản thân bị mục rỗng từ bên trong cả.
Từ bé đến giờ, chúng mình được dạy là phải vị tha, nghĩ cho người khác, không được ích kỷ. Thứ chúng ta làm được đánh giá bởi một hệ thống quy chuẩn chung: điểm số, hạnh kiểm, đánh giá năng lực. Có lẽ nào chúng mình quên mất là tất cả những hệ thống đấy chỉ mang tính tương đối. It doesn't define who we are and what we are capable of. Chẳng ai có thể chứng mình là, a different way of thinking means that it’s wrong. Sai hay đúng trong tư duy sau cùng có dễ phân biệt thế không? Khi càng lớn chúng ta càng nhận ra, tốt-xấu, sai-đúng, trắng-đen, vốn chẳng bao giờ chia phe rõ ràng. Cái gì cũng có yin and yang, a little bit of both. Thế thì vì sao mình phải mong cầu vào cái thứ quy chuẩn hoặc cái nhìn/judgment của xã hội và người khác?
Such nonsense. Đây là lí do vì sao càng lớn mình càng nhận ra, là chẳng việc gì phải quan tâm người khác nghĩ gì hết. Hệ quy chiếu khác nhau, niềm tin khác nhau, quan điểm khác nhau. Toan cự cãi làm gì? Cứ tập trung vào thứ mình làm, cố gắng làm tốt. Chẳng phải thế là đủ rồi sao?
2 notes · View notes
tiatosuhao · 9 months
Text
Tumblr media Tumblr media
Mùi thuốc lá vương đầy trên tóc
Tính viết một bài thơ về mùi thuốc vương trên mái tóc tôi, nhưng rồi lại nhận ra mình làm thơ dở quá, chả biết gợi tả, gợi cảm thế nào, chả biết thu vén sắp xếp ngôn ngữ sao, để tả cái cảm giác kì lạ, cái sự vấn vương của làn khói ôm trọn trên mái tóc, làn da tôi.
Trong cái cảm giác miên man tĩnh lặng của đêm , vang vọng là tiếng nhạc như dắt tôi trôi về nơi đâu chẳng rõ, tôi bất giác bắt gặp chính mình của thời niên thiếu, khi hút điếu thuốc đầu tiên. Cái mùi hương ấy, quyện vào cái cảm giác nửa thích thú, nửa tội lỗi của tôi, và cứ vương vấn trên từng kẽ tay, mái tóc. Rồi tất cả những gì còn sót lại, chỉ còn là cảm giác tội lỗi, đan xen với mùi thuốc thoang thoảng trên đầu ngón tay suốt nhiều ngày trời.
Một cách tình cờ, tôi như được chạm vào cái bản thể của chính tôi ngày ấy, một tôi khác, mong manh hơn, yếu mềm hơn. Tựa như làn nước, có thể tan ra bất cứ lúc nào. Tựa như làn khói, làn sương, chẳng ở đây mà cũng chẳng ở đâu, cứ lờ lững rồi trôi đi mất vậy thôi.
Mùi thuốc lá vương trên mái tóc, tâm hồn tôi liệu có thật sự khác với bản thể thời niên thiếu của tôi không? Hay tôi vẫn là tôi thôi? Vẫn bắt gặp bản thân cuộn tròn trong mùi hương nửa khó chịu, nửa thân thuộc ấy? Vẫn lặng lẽ hút thuốc trong đêm, trong tiếng nhạc vang vọng bên tai, với trăm ngàn suy tư chồng chéo, với những bước chân nửa dứt khoát, lại nửa do dự. Tôi chẳng còn là tôi, hay tôi vẫn là mình, vẫn là làn khói vương trên mái tóc, vẫn mong manh tựa làn nước, làn sương?
Mùi thuốc lá vương trên mái tóc, rồi mùi thuốc sẽ chẳng còn vương, rồi làn nước sẽ trôi, làn khói sẽ tan. Tôi ở đây, rồi cũng sẽ chẳng ở đây. Tôi ở đâu, rồi sẽ đi về đâu?
Mùi thuốc lá vương trên mái tóc, tựa tâm hồn tôi trong thân xác. Nửa ở đây mà cũng chẳng ở đây. Nửa là tôi, còn nửa là ai? Tâm hồn tôi, có là của tôi không? Hay là của tôi thời niên thiếu? Hay là của tôi vạn năm về trước? Khi tôi chỉ là vì tinh tú trôi mênh mang?
Mùi thuốc lá vương trên mái tóc. Rồi đoạn văn dần cũng thành thơ. Đoạn bước ấy rồi cũng đến nơi. Dù nơi ấy cũng chẳng còn ai khác. Ngoài chính tôi và những bản thể này, cùng mùi thuốc lá vương trên mái tóc.
Cuộn tròn, cuộn tròn, ôm lấy nhau.
Cuộn tròn, cuộn tròn, rồi tan cùng với nhau.
1 note · View note
tiatosuhao · 10 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Những ngày tôi thấy bản thân độc ác nhất, ích kỷ nhất, insufferable nhất, là những ngày trong tôi luôn cồn cào cái khao khát được ở một mình, được giành lại cái không gian riêng của tôi, để núp mình trong cái liminal space mà tôi tự tạo ra, một khoảng hở, nơi thời gian chẳng còn nghĩa lí gì nữa. Tôi vốn không phải một người giỏi articulate tâm tư và suy nghĩ của mình, nhất là trong những cuộc hội thoại hai người. Tựa hồ như một cái bóng trong những cuộc hội thoại, tôi nép mình thật im lìm đằng sau những câu chuyện, những xúc cảm của người đối diện. Tựa hồ như trò chơi trốn tìm, tôi sẽ chẳng bao giờ để mình bị tìm thấy, hoặc để bị nhận ra, là mình đang trốn kĩ thật kĩ.
Những ngày con tim tôi bị bóp nghẹn nhiều nhất, là những giây phút tôi phải vắt kiệt năng lượng cho những cuộc chạy trốn đầy vô nghĩa ấy, trong những sự tương tác đầy phòng thủ của chính bản thân mình. Là những giây phút tôi bắt gặp bản thân phải xa rời những thứ tôi yêu nhất trên đời, phải ngừng mơ màng, ngừng suy tư, để bị kéo theo những mạch dẫn không thể con người hơn. Đó cũng chẳng phải là một điều xấu xí cho cam, nhưng những mạch dẫn đó, những luồng suy nghĩ đó, khiến tôi nhiều lúc càng muốn tránh xa con người hơn, và một lần nữa, trốn ở trong cái khoảng hở mà chỉ tồn tại những điều tôi quan tâm.
Rồi tôi lại bắt gặp chính tôi và sự tự vấn, tự trách móc chính mình. Tôi ích kỷ đến thế sao? Vô tình đến vậy sao? Sao tôi luôn tìm mọi cách để tránh xa những mối liên kết mà giữa con người với con người luôn hiện hữu? Sao tôi lại phải đau khổ đến nhường vậy, lại có thái độ phòng thủ như vậy, khi người khác chỉ đơn thuần muốn đến gần và hiểu tôi hơn?
Có lẽ tôi nên trân trọng sự gắn kết và gắn bó giữa con người với con người hơn, thay vì cứ mải miết trong cuộc trốn tìm - mà chẳng có ai tìm kiếm này? Có lẽ tôi không nên cảm thấy hạnh phúc đến nhường vậy khi ở một mình chăng? Hay sau cùng, có lẽ, tôi chỉ muốn ở bên những điều giản dị và đẹp đẽ mà tôi vẫn luôn hướng về, có lẽ sự phức tạp và phù phiếm đến khó tả của con người, sẽ chẳng bao giờ dành cho tôi.
Có lẽ và có thể. Tôi chẳng biết. Suy tư cứ nối tiếp suy tư. Đôi khi tủn mủn, mà đôi khi lại cuộn trào như sóng. Rồi tôi cũng chẳng biết khi bắt buộc phải thả mình vào vòng xoáy luẩn quẩn và vô hồn ấy, tôi có thể tồn tại được bao nhiêu phần? Liệu phần còn lại của tôi, còn có thể ngó ngàng tới những điều đẹp đẽ mà tôi vẫn thật yêu vào lúc này không?
3 notes · View notes
tiatosuhao · 1 year
Text
Tumblr media
Tôi luôn tin là vạn vật trên thế giới này đều có cảm xúc.
Dù là bất kì con vật nào, hay ngọn cỏ ven đường, cái ghế, cái bàn, đều có những cách rất riêng để cảm nhận thế giới theo cách của riêng chúng.
Nhưng khi kể điều này với bạn tôi, nó bảo rằng, tại sao tôi không bao giờ quan tâm đến cảm xúc của bất cứ ai, lúc nào cũng vô tâm, hững hờ, disregard mọi thứ và mọi người, nhưng lại đi quan tâm tới cảm xúc của đồ vật, của cỏ cây?
Câu hỏi này, tôi thật lòng chưa trả lời được.
3 notes · View notes
tiatosuhao · 1 year
Text
Tumblr media
Dạo này kí ức mới và cũ cứ overlap. Nhìn mà thấy chặng đường du học của tôi đã được gần một năm. Có tin được không?
Đêm hôm qua, tôi ngồi đọc lại nhật ký của mình từ những ngày chuẩn bị rời khỏi Hà Nội, cho tới lúc bước chân tới mảnh đất này. Tôi cảm giác như tất cả những cảm xúc chạy qua tôi lúc đó, là lo âu, sợ hãi, và buồn, rất rất buồn. Tôi vẫn nhớ sự ngạc nhiên trên khuôn mặt của tất cả mọi người, khi hỏi tôi có háo hức không, và chỉ nhận được cái lắc đầu của tôi. Lúc ấy, tôi sợ đủ thứ trên đời, tôi cảm thấy như đi du học, là một điều gì đó thật đáng sợ, rằng tôi sẽ thay đổi và không nhận ra chính mình. Tôi không muốn phải rời xa Hà Nội và những người tôi hết lòng thương yêu. Tôi không muốn nói lời từ biệt với cái bản thể mà tôi vẫn luôn giữ gìn bấy lâu. Tôi sợ rằng có khi nào sang bên đấy, mình sẽ không còn thời gian cho nghệ thuật, mình sẽ không còn yêu nghệ thuật như mình lúc này nữa.
Đọc lại những dòng suy nghĩ của tôi lúc ấy, mà tôi cũng chỉ biết cười mà thôi. Lúc đấy tôi sợ cũng có lí thôi. Vì cả cuộc đời trước đó của tôi, tôi sống trong sự bao bọc đầy mến thương của gia đình, bạn bè, những người thương yêu tôi. Gần như chưa bao giờ tôi phải một mình tự lo hay tự làm bất kì cái gì. Tất cả mọi thứ và mọi khó khăn, đều có những người thương yêu tôi nhẹ nhàng đứng sau và lo lắng cho tôi chẳng thiếu điều gì. Cả cuộc đời trước đó của tôi, tôi chưa bao giờ phải sống xa nhà, xa gia đình, bạn bè, người thương. Chưa bao giờ phải vượt quá xa khỏi vùng an toàn của bản thân. Nên với những người khác, du học là một chuyện rất đỗi bình thường. Nhưng với tôi, đấy là một bước ngoặt, một thứ gì đó thật lạ lẫm, thật đáng sợ.
Vậy mà đã 9 tháng trôi qua. 9 tháng kể từ ngày tôi đặt chân tới một mảnh đất đầy lạ lẫm mà thân quen. Tôi vẫn là tôi thôi, nhưng tôi cảm thấy được một sự phân tách rõ rệt với cái bản thể trước đó của mình. 9 tháng sống xa nhà, nếu bảo không có gì khó khăn thì chắc chắn là không phải. Nhưng có lẽ đấy là điều mà bất cứ ai đi trên chặng đường này cũng gặp phải. Để rồi vượt qua những giây phút tưởng chừng như thật bất lực ấy, tôi tìm thấy chính mình, mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn.
Sống một mình đôi khi thật cô đơn, nhưng vượt qua sự cô đơn ấy, là một bầu trời tự do và tràn ngập những điều bất ngờ. Là sự tự do mà tôi vẫn luôn mải miết tìm kiếm khi còn ở Hà Nội. Rồi trước khi sự cô đơn ấy quay lại, tôi bắt gặp mình tìm kiếm sự cô đơn ấy, để tạo ra một khoảng không - thời gian cho riêng mình, để học hành, để nghiên cứu. Để nhận ra, à, hoá ra mình không hề bớt yêu nghệ thuật hơn khi đi xa, mà mình còn yêu hơn rất rất nhiều lần. Cảm giác như cái khẩu vị, cái taste mà tôi bị giật văng ra khi chào đời, đang dần dà quay trở về bên tôi, khi tôi ở trong không gian của chính mình và tìm tòi về nghệ thuật. Cái cảm giác khám phá không ngừng, không giới hạn, không có âm thanh nào là quá lạ, không có bản nhạc nào là không thể nghe nổi, không có bức tranh nào là vô nghĩa, không có chiếc áo, chiếc quần nào là không có câu chuyện đằng sau. “Chính là nó, đây chính là thứ mà mình vẫn luôn mong mỏi lâu này” - là cái cảm giác hàng ngày mà tôi nhận được, mỗi khi mở mắt ra, nghe một bản nhạc, nhìn chỗ tranh mình treo trên tường, nhìn những bản design, photographs, những thước phim, archive collections, bản thiết kế avant-garde của những fashion designers, xong lại tự mỉm cười, tự thấy mình may mắn, vì vẫn có không - thời gian, để đoái hoài đến những điều đẹp đẽ này.
Đi du học khiến tôi nhận ra, chẳng có giới hạn nào được đặt ra cho bất kì tình bạn nào. Ở mảnh đất này, tôi gặp không ít người kì quặc, dở hơi, nhưng cũng chẳng ít người tốt bụng, ấm áp đến lạ kì. Rồi tôi nhận ra, tất cả những thiên kiến mà tôi từng áp đặt trước khi thật sự chạm tới một con người - tuổi tác, quốc tịch, màu da, đều chẳng còn quan trọng khi chúng tôi đang thật sự giao tiếp với nhau. tôi của quá khứ, từng tìm đủ mọi cách để né tránh việc phải giao tiếp riêng giữa hai cá thể, vì tôi ghét cái trách nhiệm, cái engagement trong cuộc trò chuyện mà tôi phải commit khi nói chuyện riêng với ai.
Nhưng tôi nhận ra ở đây, mỗi khi có một cuộc hội thoại với bất kì người bạn nào, đầu tôi lại mở ra một chút. Tôi gặp thật nhiều người với thật nhiều walk of life khác nhau. Có người kém tôi 5,6 tuổi, nhưng vẫn dành tất cả những buổi chiều của họ, để ngồi học bài, chơi nitendo switch và bàn luận về âm nhạc với tôi quên cả thời gian. Có những người bằng tuổi, kém hoặc hơn tôi một hai tuổi, học cùng một ngôi trường, một major, đến từ những nền văn hoá rất đỗi màu sắc. Có những người chọn đi du học để phá bỏ cái định kiến về “gender role” - rằng phụ nữ đến tuổi thì phải lấy chồng , chăm sóc chồng và phụ thuộc vào người chồng đến cuối cuộc đời. Họ chọn đấu tranh và tranh đấu, với bao nước mắt và suy tư, để được độc lập, được học hành, và sống một cuộc đời khác ở trong ngôi trường này. Có người hơn tôi đến tận chục tuổi, làm một công việc ổn định được 6-7 năm, nhưng cảm thấy quá mệt mỏi vì cái rat race đó, họ chọn bỏ tất cả, và đi tới một vùng đất xa thật xa khỏi quê hương mình, để thả lỏng, để trải nghiệm, để học hỏi và gặp những người bạn mới. Có những người đến từ một đất nước đầy chiến tranh và đau thương, họ chọn trú mình ở một lục địa khác, để tìm thấy một mảnh bình yên, để được học hỏi, sống một cuộc đời khác. Tôi và họ, bằng một cách nhiệm màu nào đấy, gặp nhau, cùng nhau đồng hành trong một khoảnh khắc mà chẳng biết sẽ kéo dài bao lâu, và học hỏi từ nhau, chia sẻ một mảnh kí ức cùng nhau, chỉ đơn giản vậy thôi. Tôi cứ có cảm giác, mỗi cuộc hội thoại tôi có với những người tôi gặp, khi bàn luận tới một mức độ đủ sâu - tất cả những gì tôi thấy và tôi cho là rào cản - khác biệt ngôn ngữ, tôn giáo, tuổi tác, văn hoá, quan điểm chính trị - đều bị xoá mờ đi. Họ và tôi, không còn là những cái mác mà xã hội ấn định cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ đơn giản là hai con người, vô tình tìm thấy nhau, và muốn dành thời gian - dù ngắn hay dài, để chia sẻ quãng đường này thôi.
Càng gặp nhiều người, dù dở hơi hay tốt bụng, càng khiến tôi nhận ra, tôi thật lòng muốn làm một người tử tế, dù mọi thứ có khó khăn ra sao. Tôi thật lòng muốn đối xử thật dịu dàng, với mọi điều, mọi vật, mọi người xung quanh tôi. Tôi thật lòng muốn giữ một con tim và cái đầu mở, để luôn tiếp nhận những điều mới mẻ, những điều đi ngược với những thứ mà trước đây tôi vẫn luôn coi là đúng, là common. Mong rằng quãng đường ở nơi này, dù chẳng biết sẽ ngắn hay dài, sẽ vẫn cho tôi khoảng không để được phát triển, được suy tư, học hành, và trở thành một bản thể vững chãi hơn nữa, open hơn nữa, một bản thể mà tôi của trước đây sẽ không còn phải sợ hãi, nếu biết rằng tôi của sau này sẽ trở thành như thế.
0 notes
tiatosuhao · 1 year
Text
Tumblr media
“Tender is the night lying by your side
Tender is the touch of someone that you love too much
Tender is the day the demons go away
Lord, I need to find someone who can heal my mind”
.
Never have I ever thought that I would get to listening to Tender by Blur, in the sunset, in the UK.
.
Mình vẫn luôn tránh nghe “Tender”, sau khi bị hook bởi bài hát này một cách mê đắm vào đầu năm 2020.
Không phải vì mình chán hay mình ghét, mà Tender gợi lại cho mình quá nhiều kỉ niệm đẹp. Và mình không muốn overlap kí ức mới lên những kỉ niệm đẹp khi nghe lại bài hát đấy
Ah yeah, mình có thói quen “để dành” những bài hát mà làm mình nhớ đến những kỉ niệm đặc biệt - những ngày tháng cấp 3, Xuân Hoà, Monsoon. Vì bộ nhớ của mình sẽ bị triggered mạnh mẽ khi nghe lại những bài hát đấy. Nó tựa như khi bạn ngửi thấy một mùi hương thân thuộc, não bộ của bạn tự động đưa bạn trở về quá khứ, đẩy bạn vào những trải nghiệm mà bạn tưởng chừng như mình đã quên từ lúc nào. Nó rõ ràng đến lạ, tựa như bạn được sống lại trong kí ức đó vậy. Âm thanh cũng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ không kém gì mùi hương. Và đấy là lí do mình luôn tìm cách bảo vệ những kí ức đẹp đấy - bằng cách sẽ không bao giờ nghe lại nữa.
Mình đã định để Tender như thế, như cách mình đóng một cuốn sách.
Nhưng rồi chiều hôm nay, trong lúc đang nói chuyện với bạn, “Tender” dịu dàng vang lên, trong ánh nắng còn vương lại của buổi chiều tà, dưới bầu trời trong xanh ở châu âu, bên cạnh là một người mà mình yêu quý.
Mình khựng lại, và mình nhận ra, chưa bao giờ mình nghĩ, lần tiếp theo nghe bài hát này, là ở trời âu, là ở nơi bài hát này được sáng tác. Kí ức cũ và kí ức mới cuộn tròn vào nhau, và một cảm giác dễ chịu len lỏi trong mình. Lần đầu tiên mình sẵn sàng để kí ức mới của một bài hát mình bảo vệ bằng mọi giá - len lỏi vào trong từng giai điệu, ôm lấy những kí ức cũ kỹ mà mình luôn giữ gìn cẩn thận đến thế.
Mình cảm thấy may mắn và kì lạ làm sao. Vì dù biết mình sẽ đi du học, chưa bao giờ mình tưởng tượng rằng mình sẽ ở đây, lúc này, và mọi thứ sẽ đưa mình tới giây phút này đây, như thế này.
Cuộc sống thật khó đoán, và những happy accident này, thật nhẹ nhàng mà dễ chịu làm sao - tựa như ánh chiều tà lúc 9h tối, ở một chân trời cách xa quê hương mình hàng chục ngàn cây số vậy.
1 note · View note