Tumgik
tranquithanh · 6 years
Link
Trần Quý Thanh hành trình xây dựng Tân Hiệp Phát thế nào?
0 notes
tranquithanh · 6 years
Link
Tumblr media
0 notes
tranquithanh · 6 years
Link
CEO Trần Quí Thanh cùng con gái Trần Uyên Phương kiểm tra hoạt động sản xuất tại nhà máy trong những ngày cuối năm.
0 notes
tranquithanh · 6 years
Link
Xuất hiện trên mạng xã hội từ đầu tuần qua, clip nhanh chóng lan tỏa, chinh phục hàng triệu người xem với hình ảnh ông Trần Quý Thanh cùng ca sĩ Phi Nhung trong trang phục áo dài truyền thống bất ngờ xuất hiện, chúc tết
0 notes
tranquithanh · 6 years
Text
Doanh nhân Trần Quý Thanh - Giá trị gia đình rất quan trọng
Theo quan điểm của doanh nhân Trần Quý Thanh  - Chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát cho rằng: “Ít tiền thì còn đếm còn nhiều tiền thì còn muốn đếm nữa ”
Tumblr media
CEO Trần Quý Thanh: Nhiều tiền thì không còn muốn đếm nữa. 
Được thành lập từ năm 1994, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) dưới sự dẫn dắt của doanh nhân Trần Quý Thanh đã từng bước vươn vai lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn nhất Việt Nam.
Sự kiện liên quan Doanh nhân Trần quý Thanh:
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ceo-tran-qui-thanh-ngay-tet-nha-toi-co-hoa-mai-hoa-dao-va-dua-hanh-thit-dong-20180106095922606.htm
Ông Trần Quý Thanh xuất thân từ kỹ sư cơ khí nhưng lại rẽ hướng kinh doanh ngành thực phẩm với công việc tại Tổng công ty thực phẩm Trung ương. Sau gần 20 năm, ông Thanh đã dẫn dắt Tân Hiệp Phát thành tập đoàn nước giải khát mang thương hiệu Việt Nam có doanh thu không kém cạnh Pepsi Việt Nam.
Cty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát hiện có vốn điều lệ 276 tỷ đồng, trụ sở chính tại Thị xã Dĩ An, tình Bình Dương. Bà Phạm Thị Nụ là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm TGĐ của công ty.
Tân Hiệp Phát chủ yếu phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát cho 63 tỉnh thành Việt Nam và 16 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát bao gồm trà thảo mộc, trà xanh, trà bí đao, nước uống vận động, nước tăng lực, sữa đậu nành và nước tinh khiết.
Đây không phải lần đầu tiên ông Thanh nói về điều này, trước đó tại buổi giao lưu cùng Top 45 Hoa khôi sinh viên doanh nhân Trần Quí Thanh cũng đã chia sẻ về những giá trị cốt lõi của tập đoàn, tinh thần “Không gì là không thể” và tinh thần dám nghĩ, dám làm, khả năng làm chủ trong công việc.
Đặc biệt, ông cũng nhấn mạnh tình cảm gia đình chính là nền tảng sâu sắc nhất và vững chắc nhất để các thành viên đi đến thành công, mang đến những giá trị cho tổ chức, cho xã hội. Điều này cũng được ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát nhắc đến không ít lần trên trang facebook cá nhân Dr.Thanh hay Tranquithanh.com.
Tân Hiệp Phát được xem là doanh nghiệp gia đình thành công bậc nhất Việt Nam. Do đó, những chia sẻ của ông Trần Quí Thanh luôn gây được sự chú ý của dư luận. Đó không phải là những gì cao siêu, xa vời, ngược lại những "bật mí", sẻ chia của ông luôn được đánh giá là gần gũi, thiết thực và đáng để học hỏi.
Tumblr media
Những lời bộc bạch mới đây của ông Thanh lại khiến nhiều người phải suy ngẫm.
"Sống trên đời này ai cũng có nhu cầu được để lại một cái gì đó. Người ta nói con người được sinh ra với hai bàn tay trắng, ra đi cũng với hai bàn tay trắng, có mang được gì theo đâu. Với một người bình thường thì họ mong muốn con cái được học hành tử tế, có nghề nghiệp đàng hoàng, gia đình hạnh phúc.
Với một người có tầm nhìn, có tư tưởng thì cái họ mong muốn để lại là một huyền thoại, một động lực cho thế hệ sau.
Tân Hiệp Phát vừa kỷ niệm 23 năm thành lập và vẫn duy trì là một công ty, tập đoàn gia đình như tầm nhìn ban đầu của tôi. Người ta hay hỏi tôi công ty gia đình là gì, làm sao để duy trì một công ty gia đình lâu dài, bền vững?
Tôi trả lời rằng, công ty gia đình là tập hợp những người có cùng cốt lõi gia đình. Thực ra trong một gia đình, mỗi thành viên có một đam mê, một chí hướng khác nhau; nhưng nếu tất cả các thành viên đều có chung giá trị cốt lõi thì không bao giờ đánh mất giá trị của gia đình mình cả.
Làm sao để cuối cùng nhận ra tài sản này là của quốc gia chứ không phải của mình. Vì mình đóng góp cho xã hội, trả lại cho tổ quốc, cho quốc gia chứ chết cũng có mang được theo đâu.
Kinh nghiệm từ tôi mà ra. Ít tiền thì còn đếm chứ nhiều tiền thì không còn muốn đếm nữa. Nhu cầu thì đơn giản ngày ăn ba bữa. Nhưng trong gia đình thì phải trung thành với giá trị cốt lõi, với văn hóa của gia đình mình.", ông Trần Quý Thanh bộc bạch.
Tân Hiệp Phát đang có những bước trở lại hết sức ấn tượng trên thị trường giải khát. Theo VietnamReport, tập đoàn này đứng thứ 5 trong top 10 doanh nghiệp uy tín ngành đồ uống năm 2017.
Độ phủ kênh bán lẻ của Tân Hiệp Phát đạt tới 98% trên cả nước và dẫn đầu thị phần nước giải khát tốt cho sức khỏe. Sau khi chinh phục thị trường gần 20 quốc gia trên thế giới, doanh nghiệp này đặt mục tiêu tăng tỷ lện xuất khẩu lên 10% vào năm 2023.
Bài Viết liên quan:
Chia sẻ về bí quyết  thành công như hiện nay doanh nhân Trần Quý Thanh 
Bạn hãy chuyên nghiệp trước khi vào môi trường chuyên nghiệp
0 notes
tranquithanh · 6 years
Text
Trần ngọc Bích - Nhật ký của bố
Hôm nay là ngày lễ tốt nghiệp ra trường của Tôi – một thằng Kỹ sư Hóa học mới toanh, Tôi sẽ chính thức rời khỏi ghế nhà trường sau hai mươi hai năm “mài đũng quần”. Khi đứng trên lễ đài để nhận bằng tốt nghiệp với tấm bằng hạng ưu và được tuyên dương là sinh viên xuất sắc Tôi nhìn thấy ánh mắt rạng ngời hạnh phúc pha lẫn tự hào của bố khiến Tôi vô cùng xúc động, Tôi thầm cảm ơn cuộc đời đã cho mình bầu trời to lớn, đó chính là Bố.
Trần Ngọc Bích - Giám đốc Tân Hiệp Phát
Có lẽ, các bạn sẽ không khỏi tò mò khi từ đầu đến giờ sao Tôi chỉ nhắc đến Bố mà không nhắc đến Mẹ, vì Mẹ tôi đã mất ngay chính ngày Tôi ra đời. Ngần ấy thời gian Tôi khôn lớn là ngần ấy năm Bố sống trong cảnh “gà trống nuôi con” với cả hai vai trò to lớn. Nên đối với Tôi bài hát “Bố là tất cả, bố ơi, bố ơi! “ rất thiêng liêng và vô cùng ý nghĩa.
Tumblr media
Tôi nhớ như in ngày Tôi chập chững đến trường, bạn b�� ai nấy đều được Mẹ hoặc cả Bố lẫn Mẹ dắt đi đến trường, còn riêng mình Tôi thì Bố dắt đi trong khi trong trường cứ vang lên giai điệu bài hát “Ngày đầu tiên đi học, Mẹ dắt tay đến trường, em vừa đi vừa khóc , Mẹ dỗ dành yêu thương….”
Tôi lơ ngơ hỏi Bố :
– Bố ơi sao ngày đầu tiên đi học là Mẹ dắt tay đến trường, còn con là Bố dắt tay đến trường ?”
Bố Tôi giật mình nhìn Tôi hồi lâu rồi ôm siết Tôi vào lòng, Tôi cảm nhận được từng nhịp tim Bố đang đập thật mạnh , run run trong từng hơi thở. Phải mất một lúc lâu sau Bố mới trả lời cho Tôi :
– Con ạ, có nhiều bài hát lắm, hôm nay nhà trường cho hát bài “Mẹ dắt tay đến trường“ trước, mai mốt con sẽ được nghe bài “Bố dắt tay đến trường” sau nhé ! Thôi mình vào học đi Con !”
Tôi còn rất nhỏ nên vâng lời theo mà không còn thắc mắc nữa. Cho đến bây giờ, khi đứng đây để nhận bằng tốt nghiệp ra trường mà Tôi không khỏi tự hỏi Bố Tôi rằng “Bố ơi, sao đến bây giờ con đã hai mươi hai tuổi rồi mà vẫn chưa nghe ai hát bài “Ngày đầu tiên đi học Bố dắt tay đến trường” ? Nhưng con vẫn rất tin ở Bố rằng một ngày nào con sẽ được nghe bài hát này !”
Vậy là đã một tháng trôi qua kể từ ngày Bố ra đi mãi mãi mà Tôi cứ ngỡ mới hôm qua, trong dòng nước mắt nhạt nhòa Tôi thấy Bố đến gần bên an ủi động viên, Tôi giật mình tỉnh giấc thản thốt gọi :“Bố ơi, Bố !!!”.  Tôi vẫn chưa quen với cảm giác không có Bố ở cạnh bên, nên gần ba giờ sáng mà Tôi vẫn chưa ngủ được . Tôi chợt nhớ lời Bố nói lúc sắp ra đi : “Con hãy cất giữ báu vật này bên cạnh, khi nào thật cần Bố thì con mở nó ra con sẽ thấy Bố !”. Như đứa con nít được Bố dỗ dành, Tôi luôn tin đó là sự thật, và hôm nay, chính lúc này đây tôi rất cần Bố. Tôi lật đật mở cái hộp báu vật trên tay mà run run, hồi hộp xen lẫn tò mò. Bên trong cái hộp là một cuốn sổ bìa cứng trông rất đẹp và phẳng phiu, Tôi nhanh chóng mở ra và ồ lên “Đây là nhật ký của Bố“. Tôi ngấu nghiến đọc từng dòng, từng chữ…
0 notes
tranquithanh · 6 years
Link
Tiến sĩ Trần Quý Thanh hướng đến việc sản xuất dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng
0 notes
tranquithanh · 6 years
Text
Chia sẻ về bí quyết  thành công như hiện nay doanh nhân Trần Quý Thanh
Chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát - theo quan điểm của doanh nhân Trần Quý Thanh cho rằng " Một người lãnh đạo doanh nghiệp không được phép cho rằng mình là người tài giỏi nhất và cái tôi cái nhân cá nhân là điều tối kỵ nhất".
Tumblr media
Doanh nhân Trần Quý Thanh - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát
Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) dưới sự dẫn dắt của doanh nhân Trần Quý Thanh đã từng bước vươn vai lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn nhất Việt Nam. THP chủ yếu phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát cho 63 tỉnh thành Việt Nam và 16 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát bao gồm trà thảo mộc, trà xanh, trà bí đao, nước uống vận động, nước tăng lực, sữa đậu nành và nước tinh khiết.
Giới thiệu về doanh nhân Trần Quý Thanh:
https://www.thp.com.vn/tran-qui-thanh/
Chia sẻ về bí quyết dẫn dắt Tân Hiệp Phát thành công như hiện nay, doanh nhân Trần Quý Thanh cho biết, từ người tiêu dùng, đối tác cho đến nhân viên THP luôn nằm ở vị trí trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Trong đó, cách giữ mối quan hệ hài hòa giữa nhân viên và sếp là vô cùng quan trọng, không phải ai cũng làm được. Theo doanh nhân Trần Quý Thanh, là sếp, "cái tôi" chỉ dẫn chúng ta đến mạt lộ!
Theo CEO Trần Quý Thanh, làm sếp nghĩa là phải huy động được nguồn lực của từng cá nhân, không phân biệt, không yêu ghét cảm tính, mà phải coi từng người là tay chân, thân thể của mình.
"Bạn bao giờ và không được phép cho rằng mình là người giỏi nhất, là lãnh đạo mọi người, “cái tôi” chỉ dẫn chúng ta đến mạt lộ. Khi thành công, bạn phải dành sự khen thưởng cho nhân viên của mình, cám ơn họ vì đã giúp cho bạn hoàn thành nhiệm vụ. Khi thất bại, bạn phải là người đứng ra chịu trách nhiệm, xin lỗi mọi người vì mình kém, đã làm cho anh em thất vọng, mong mọi người giúp đỡ để lần sau không thất bại nữa.
Tumblr media
Thành công thì nhận về mình, thất bại thì đổ lỗi cho cấp dưới, thế thì không ai đi theo mình đâu"- ông chủ Tân Hiệp Phát chia sẻ.
Là sếp, không chỉ lo chuyên môn cho mình mà cần phải lo chuyên môn và sự thăng tiến cho cấp dưới.
Theo ông, làm sếp, không chỉ lo chuyên môn cho mình, mà phải lo cho chuyên môn và sự thăng tiến cho cấp dưới. Muốn như vậy thì mình phải là người huấn luyện, đào tạo và tổ chức đào tạo cho nhân viên của mình. Vì từ thầy tới trò đều dốt nát, lạc hậu thì doanh nghiệp không thể phát triển được? Tuy nhiên, theo doanh nhân Trần Quý Thanh, một trong những điều quan trọng trong mối quan hệ giữa sếp với nhân viên chính là niềm tin.
Bài viết liên quan:
Bạn hãy chuyên nghiệp trước khi vào môi trường chuyên nghiệp
Mấu chốt của một công ty gia đình là đây
Luật sư của ông Trần Quí Thanh khẳng định thân chủ không nhận lãi ngoài
0 notes
tranquithanh · 6 years
Text
Bạn hãy chuyên nghiệp trước khi vào môi trường chuyên nghiệp
Câu nói của ông luôn đúng: “Bạn hãy chuyên nghiệp trước khi xin vào môi trường chuyên nghiệp”, hầu hết đa phần các bạn trẻ đi xin việc đều mong muốn làm trong một môi trường chuyên nghiệp đó là những gì giám đốc Tân hiệp Phát khuyên các bạn.
Tumblr media
Ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát
Là một trong những doanh nhân nổi tiếng và thành đạt, ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát có cả một kho tàng kinh nghiệm về khởi nghiệp. Mới đây, người đàn ông "thét ra lửa" Trần Quý Thanh đã có những chia sẻ rất hữu ích về vấn đề chuyên nghiệp trong công việc.
Sự kiện liên quan đến vị doanh nhân:  
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/luat-su-cua-ong-tran-quy-thanh-nhac-nho-toa-426197.html
Theo ông Trần Quý Thanh, mấy chục năm làm việc, phỏng vấn cả triệu người xin việc, câu nói "thích làm trong môi trường chuyên nghiệp" ông đã "nghe đến phát ngán". Ai cũng nói môi trường chuyên nghiệp nhưng không mấy người biết chuyên nghiệp là gì. Đa số các bạn trẻ hình dung, môi trường chuyên nghiệp là công ty thật to, bàn ghế thật sang, ăn mặc đồng phục váy áo thật dẹp, lương cao, có kỳ nghỉ hè, nghỉ đông như Tây... Nhưng theo ông Trần Quý Thanh, những điều trên là "sai bét".
"Môi trường chuyên nghiệp không phải là những thứ đó, mà là một quy trình vận hành, tổ chức sản xuất, quản lý điều hành khoa học và hiện đại. Và mỗi một con người là một mắt xích, công đoạn trong quy trình đó.
Ví dụ nhà máy sản xuất nước uống của Tân Hiệp Phát xây dựng một quy trình làm việc cực kỳ chuyên nghiệp. Với dây chuyền công nghệ Aseptic, mọi công đoạn phải chính xác gần như tuyệt đối, những kỹ sư, nhân viên trong các bộ phận thuộc dây chuyền phải làm đúng theo quy trình, không thể làm khác. Nếu như lười biếng, chậm chạp, nghe điện thoại, thì sẽ giải quyết không kịp công việc thuộc bộ phận của mình, như vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền. Đó là chuyên nghiệp"- ông Trần Quý Thanh chia sẻ.
Tumblr media
Gia đình của doanh nhân Trần Quý Thanh
Vị Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh cũng cho rằng: "Chính dây chuyền công nghệ hiện đại, tổ chức vận hành quản lý chuyên nghiệp thì bắt buộc con người phải hiện đại và chuyên nghiệp mới đáp ứng được. Đi làm đúng giờ là chuyên nghiệp, vào nhà máy, công ty phải chấm điểm bằng thẻ là chuyên nghiệp, không nói lôi thôi gì hết. Có nhiều bạn sáng thì dậy muộn, đi làm thì trễ giờ, đổ lỗi do kẹt xe, ngập nước, lại đòi hỏi là phải có môi trường làm việc chuyên nghiệp. Thế mới lạ".
Thông tin liên quan:
https://www.linkedin.com/company/tran-quy-thanh-ceo-tan-hiep-phat
Ông Trần Quý Thanh cũng cho hay, chuyên nghiệp là chấp hành các quy định, kỷ luật lao động của công ty, xây dựng tác phong công nghiệp đáp ứng môi trường lao động công nghiệp và hiện đại. Trong môi trường đó, năng suất lao động, hiệu quả công việc được định lượng rõ ràng, minh bạch, không có chỗ cho cảm tính, bè phái, nhóm này tụ kia để nói xấu, bình phẩm không có căn cứ. Ai không hoàn thành công việc được giao, người đó sẽ bị loại trừ, bị sa thải.
"Các bạn trẻ hãy chuẩn bị cho mình những kỹ năng tốt nhất phù hợp với chuyên môn của mình đã lựa chọn và qua đào tạo, để khi bước vào trong dây chuyền vận hành các cháu có thể làm việc được ngay, không dồn việc cho người khác, đảm bảo được năng suất lao động và hiệu quả theo tiêu chuẩn của dây chuyền đặt ra. Đó là chuyên nghiệp"- ông Trần Quý Thanh nhấn mạnh.
Bài viết liên quan:
Mấu chốt của một công ty gia đình là đây
Luật sư của ông Trần Quí Thanh khẳng định thân chủ không nhận lãi ngoài
0 notes
tranquithanh · 6 years
Link
Chiều ngày 26/1, phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê tiếp tục với phần trình bày quan điểm, kiến nghị của đại diện ngân hàng BIDV về việc cấp tín dụng cho 12 công ty.
0 notes
tranquithanh · 6 years
Text
Mấu chốt của một công ty gia đình là đây
Hôm nay chúng mình sẽ tìm hiểu giá trị cốt lỗi của một công ty gia đình là gì nhé? Theo như những lời hứa với các bạn , tôi sẽ trả lời những câu hỏi mà người ta thường hay hỏi tại các buổi gặp gỡ, truyền thông, bạn bè….
Bài Viết liên quan:
Luật sư của ông Trần Quí Thanh khẳng định thân chủ không nhận lãi ngoài
Trần Ngọc Bích: Tân Hiệp Phát luôn đầu tư để phát triển
Tumblr media
Sống trên đời này ai cũng có nhu cầu được để lại một cái gì đó. Người ta nói con người được sinh ra với hai bàn tay trắng, ra đi cũng với hai bàn tay trắng, có mang được gì theo đâu. Với một người bình thường thì họ mong muốn con cái được học hành tử tế, có nghề nghiệp đàng hoàng, gia đình hạnh phúc. Với một người có tầm nhìn, có tư tưởng thì cái họ mong muốn để lại là một huyền thoại, một động lực cho thế hệ sau.
Nguồn tin giám đốc Trần quí thanh:
https://www.linkedin.com/company/tran-quy-thanh-ceo-tan-hiep-phat
Tân Hiệp Phát vừa kỷ niệm 23 năm thành lập và vẫn duy trì là một công ty, tập đoàn gia đình như tầm nhìn ban đầu của tôi. Người ta hay hỏi tôi công ty gia đình là gì, làm sao để duy trì một công ty gia đình lâu dài, bền vững? Tôi trả lời rằng, công ty gia đình là tập hợp những người có cùng cốt lõi gia đình. Thực ra trong một gia đình, mỗi thành viên có một đam mê, một chí hướng khác nhau; nhưng nếu tất cả các thành viên đều có chung giá trị cốt lõi thì không bao giờ đánh mất giá trị của gia đình mình cả.
Tumblr media
Tôi hay dạy con tôi, công ty gia đình là công ty mà người nào tiếp nối, kế thừa thì phải phát huy giá trị sứ mạng của gia đình, của người sáng lập. Người kế thừa phải chịu trách nhiệm bảo quản di sản, để chuyển giao thế hệ sau vì chẳng ai mang theo cái gì cả. Trách nhiệm của người kế thừa rất nặng nề chứ chẳng phải sung sướng gì, vì họ phải biết tạo danh tiếng gia đình và để lại giá trị cho xã hội. Làm sao để cuối cùng nhận ra tài sản này là của quốc gia chứ không phải của mình. Vì mình đóng góp cho xã hội, trả lại cho tổ quốc, cho quốc gia chứ chết cũng có mang được theo đâu.
Kinh nghi���m từ tôi mà ra. Ít tiền thì còn đếm chứ nhiều tiền thì không còn muốn đếm nữa. Nhu cầu thì đơn giản ngày ăn ba bữa. Nhưng trong gia đình thì phải trung thành với giá trị cốt lõi, với văn hóa của gia đình mình.
Nguồn tin tham khảo CEO Trần Quý Thanh: https://baomoi.com/goc-khuat-du-doi-cua-ong-chu-tan-hiep-phat-tran-qui-thanh/c/22570601.epi
0 notes
tranquithanh · 6 years
Link
Tumblr media
0 notes
tranquithanh · 6 years
Text
Luật sư của ông Trần Quí Thanh khẳng định thân chủ không nhận lãi ngoài
"Tôi chỉ mong có những thông tin khách quan về thân chủ của tôi" - luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên.
http://vietnammoi.vn/tags/ba-tran-ngoc-bich-giam-doc-tan-hiep-phat-63144.tag
Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên
Tại phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 2, luật sư Uyên hầu như không tham gia thẩm vấn và chỉ trình bày rất ngắn ý kiến của mình khi tranh luận.
Theo luật sư Uyên, phiên tòa này được xác định là giai đoạn 2 của vụ án. Từ giai đọan 1, có những vấn đề được Viện kiểm sát, Tòa xác định sẽ được giải quyết trong giai đoạn 2 của vụ án nhưng thực tế đã không được xem xét.
Tumblr media
Bản án sơ thẩm trong giai đoạn 1 xác định số tiền 4.700 tỷ đồng vay tại Ngân hàng Xây Dựng được Phạm Công Danh sử dụng: Trả nợ cho BIDV 2.600 tỷ đồng; trả nhóm Hứa Thị Phấn 135 tỷ đồng; trả cho Trần Ngọc Bích 119,6 tỷ đồng; trả cho Trần Quí Thanh 500 tỷ đồng; số còn lại (1.345 tỷ đồng) không xác định được sử dụng vào việc gì.
Bản án sơ thẩm quyết định thu hồi số tiền được xác định là Phạm Công Danh trả Hứa Thị Phấn, Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích. Vế số tiền 2.600 tỷ đồng trả cho BIDV, tại tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát nêu: 4.700 tỷ đồng Phạm Công Danh đã thực hiện hành vi trái pháp luật để vay tại Ngân hàng Xây Dựng, Danh sử dụng 2.600 tỷ đồng để trả các khoản vay tại BIDV.
Vụ án liên quan đến BIDV đã được tách ra nên đề nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xử lý theo quy định và thu hồi lại tài sản cho Nhà nước.
Bản án sơ thẩm giai đoạn 1 nhận định “Qua điều tra cũng như diễn biến tại phiên tòa, xác định số tiền 2.600 tỷ đồng mà Phạm Công Danh đã chuyển trả khoản vay tại Ngân hàng BIDV là số tiền được lấy từ khoản vay 4.700 tỷ đồng…
Khoản tất toán này … cơ quan điều tra đã tách vụ án, hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ …
Do đó, số tiền 2.600 tỷ đồng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không xem xét thu hồi trong vụ án này là có cơ sở”, “Hội đồng xét xử xét thấy … số tiền 2.600 tỷ đồng chuyển cho Ngân hàng BIDV đang được điều tra giải quyết trong phần tách ra của vụ án nên xét không yêu cầu ngân hàng BIDV nộp lại số tiền này”.
Bản án phúc thẩm giữ nguyên các quyết định của Bản án sơ thẩm giai đoạn 1, về khoản tiền 2.600 tỷ đồng trả cho BIDV, Bản án nhận định như sau: “ Đối với số tiền 2.600 đồng mà bị cáo Phạm Công Danh trả cho BIDV đã được tách ra để tiếp tục điều tra ở giai đoạn 2, nên không thể đặt ra để thu hồi trong vụ án này”.
Trong giai đoạn 2, cho đến phiên tòa sơ thẩm, việc thu hồi hay không thu hồi số tiền 2.600 tỷ đồng trên không được xem xét như kiến nghị, nhận định của Viện kiểm sát, Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm trong giai đoạn 1. Điều này dẫn đến toàn bộ vụ án không được xem xét toàn diện, có sự phân biệt đối xử giữa những người tham gia tố tụng.
Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên nhấn mạnh luật sư không đề nghị Hội đồng xét xử thu hồi 2.600 tỷ đồng từ BIDV. Luật sư Uyên nêu “việc không xem xét thu hồi khoản tiền 2.600 tỷ đồng Phạm Công Danh trả cho BIDV đã thể hiện việc thu hồi các khoản tiền cùng tính chất trong vụ án tại giai đoạn 1 với ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích chưa có cơ sở vững chắc, cần xem xét lại. Tôi đề nghị Hội đồng xét xử xem xét và có kiến nghị về việc này”.
Tại tòa có một số ý kiến nêu Ngân hàng Xây Dựng có trả lãi ngoài cho ông Trần Quí Thanh. Để tránh hiểu nhầm, tránh các thông tin không đúng sự thật được thông tin đến công chúng, luật sư Uyên khẳng định “bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quí Thanh không nhận lãi ngoài, lãi vượt trần.
Việc này tôi đã trình bày, chứng minh với đầy đủ căn cứ pháp luật, thực tiễn. Bản án sơ thẩm, phúc thẩm giai đoạn 1 không có bất cứ kết luận nào về việc các thân chủ của tôi nhận lãi ngoài. Để không mất nhiều thời gian của phiên tòa và không vượt ra ngoài phạm vi xét xử của vụ án, tôi không trình bày lại nội dung này, tuy nhiên, tôi sẵn sàng tranh luận, làm rõ nếu Hội đồng xét xử cho phép”.
Về một số khoản tiền được cho là đã chuyển cho ông Trần Quí Thanh, luật sư Uyên nêu đây là các giao dịch hợp pháp, ngay tình, không liên quan đến vụ án. Các khoản tiền này đã được đưa vào lưu thông, không còn tồn tại, không phải là vật chứng, không thể thu hồi.
Suốt từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, tổng số tiền của vụ án là hơn 18.000 tỷ được Phạm Công Danh sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nếu đã đặt vấn đề thu hồi thì phải thu hồi tất cả số tiền này, trên thực tế, các cơ quan tố tụng đã không thu hồi rất nhiều khoản khác đã xác định được địa chỉ. Do đó, không có bất cứ cơ sở nào, để thu hồi bất cứ khoản tiền nào từ ông Trần Quí Thanh trong vụ án này.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên cho biết: “Vụ án đang trong giai đoạn tranh luận, Hội đồng xét xử sẽ xem xét các vấn đề của vụ án. Tôi không muốn bình luận thêm bất cứ nội dung gì ngoài những nội dung tôi đã phát biểu công khai và gửi cho Hội đồng xét xử. Tôi chỉ mong có những thông tin khách quan về thân chủ của tôi, ông Trần Quí Thanh”.
0 notes
tranquithanh · 6 years
Text
Trần Ngọc Bích: Tân Hiệp Phát luôn đầu tư để phát triển
Cuộc đàm phán để thâu tóm hàng năm ròng của Coca-Cola đối với Tân Hiệp Phát đã kết thúc trong thất bại vì không đạt được tầm nhìn chung, nhưng ông Trần Quí Thanh vẫn mở cửa chờ đối tác chiến lược ngoại.
>>Xem chi tiết: Doanh nhân Trần Ngọc Bích
Trong bài viết có tên ‘How to Invest In Vietnam's Explosive Growth’ (tạm dịch: Làm thế nào để đầu tư vào sự tăng trưởng bùng nổ của Việt Nam) đăng trên trang tài chính The Street, ông Trần Quí Thanh – người sáng lập và là CEO của Tân Hiệp Phát đã chia sẻ nhiều chi tiết xung quanh cuộc đàm phán thâu tóm của Coca-Cola.
Tumblr media
Tân Hiệp Phát của ông Trần Quí Thanh vẫn tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài trong nỗ lực toàn cầu hóa công ty.
Với khoảng 100 dòng sản phẩm đang bán ở 16 thị trường từ Sudan, Maldives đến các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Tân Hiệp Phát có thể được coi là một công ty toàn cầu.
Nhưng thực tế, 90% doanh số của nhà sản xuất nước giải khát số 1 Việt Nam vẫn đến từ thị trường nội địa. 10% doanh số từ thị trường quốc tế chưa phải là con số thuyết phục, nếu so với những tham vọng doanh thu ‘tỷ đô’ của gia đình nhà Dr. Thanh.
Mặc dù đang chiếm lĩnh vị trí số 1 tuyệt đối trong ngành trà đóng chai uống liền tại Việt Nam, những câu chuyện truyền miệng về việc bán vốn, bị thâu tóm… vẫn là đề tài nóng khi nhắc đến cái tên Tân Hiệp Phát.
Tiết lộ trên The Street, ông Trần Quí Thanh bất ngờ nói rằng ông đã từng xem xét việc niêm yết công ty trên sàn chứng khoán Tp.HCM (HOSE), nhưng cuối cùng đã không chọn phương án này vì lo ngại việc này sẽ khiến công ty chú trọng quá nhiều vào lợi nhuận ngắn hạn.
"Sự đầu tư và rủi ro cao mà chúng tôi đang thực hiện phù hợp hơn với một công ty gia đình”, Trần Uyên Phương - Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát và là con gái lớn của ông Thanh chia sẻ. “(Là công ty gia đình - ND), chúng tôi có thể độc lập đưa ra các quyết định. Đây là lúc tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, cho tương lai của hoạt động kinh doanh, chứ không phải là lợi nhuận ngắn hạn”.
Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát có vẻ vẫn đang tìm kiếm một đối tác ngoại, và đã theo đuổi điều này trong nhiều năm qua.
Trần Uyên Phương cho biết cô, em gái (bà Trần Ngọc Bích) và bố đã gặp ‘nhiều, quá nhiều’ các nhà đầu tư để tìm kiếm hướng đi tương lai của công ty. Nhưng hầu hết đơn giản chỉ muốn đầu tư vốn và tạo ra lợi nhuận.
"Những gì chúng tôi cần là một đề xuất cụ thể để giúp chúng tôi đạt được tầm nhìn của mình," Trần Uyên Phương nói.
Tầm nhìn mà phó tướng của Tân Hiệp Phát nhắc tới chính là việc tăng doanh thu lên mức 1 tỷ USD/năm, gấp đôi tỷ lệ hiện tại, trong vòng 4 đến 5 năm tới.
Qua đó, ông Trần Quí Thanh tin rằng sẽ giúp giá trị của công ty đạt mốc 5 tỷ USD.
Để đạt được cột mốc này, ngoài thị trường nội địa đang có nhiều tiềm năng tăng trưởng, sự đồng hành của một đối tác ngoại có thể giúp Tân Hiệp Phát mở rộng thị trường ra ngoài biên giới Việt Nam nhiều hơn so với tỷ lệ 10% hiện nay.
“Nếu chúng tôi đang tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài, thì không phải là vì lý do về vốn”, ông Trần Quí Thanh nhấn mạnh. "Đó là bởi vì chúng tôi muốn một quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra một doanh nghiệp mạnh hơn, có sự quản trị tốt hơn, và xuất khẩu các sản phẩm".
Nhắc lại cuộc đàm phán không có kết quả với ông lớn Coca-Cola năm 2011, lần đầu tiên ông chủ Tân Hiệp Phát tiết lộ lý do từ chối và ‘những điều khoản không thể chấp nhận được’.
Đó là việc Coca-Cola yêu cầu Tân Hiệp Phát không được xuất khẩu hoặc phát triển thêm các dòng sản phẩm mới. Lúc này, Tân Hiệp Phát đã mở ra một ngành hàng mới cho thị trường nước giải khát Việt Nam với 2 dòng sản phẩm được địa phương hóa là Trà xanh Không độ và Trà thảo mộc Dr Thanh.
Theo đánh giá của ông Thanh, yêu cầu này của Coca-Cola giống với nỗ lực để đóng cửa một đối thủ hơn là đầu tư vào tương lai của nó.
"Họ giành được thị phần từ việc thâu tóm các công ty trong nước và sẽ ngừng đầu tư vào thương hiệu của các công ty này. Nhờ đó, họ loại được các đối thủ cạnh tranh”, ông Thanh nói.
Sau một năm đàm phán không có kết quả, cả hai bên đã quyết định dừng lại.
Không có tiết lộ nào về con số mà Coca-Cola đặt lên bàn đàm phán, nhưng theo Tân Hiệp Phát, công ty phát hiện ra rằng Coca-Cola đã định giá con cá lớn mà họ muốn mua có giá trị khoảng 2,5 tỷ USD.
THP là công ty nước giải khát lớn nhất Việt Nam, với doanh thu ước tính lên đến gần nửa tỷ USD.
Những thông tin về tài chính của công ty này khá ít ỏi trên thị trường, nhưng theo tiết lộ mới đây trên The Street: sau khi có phần chững lại năm 2016, năm 2017 vừa qua doanh thu của công ty đã bật tăng trở lại với mức tăng 20 – 30%.
Chưa rõ tín xác tính của con số này, song có một thống kê thị trường đáng chú ý: cuối năm 2016, 2 dòng sản phẩm Trà Xanh Không độ và Trà thảo mộc Dr Thanh đã chiếm lĩnh hơn 51% thị phần ngành trà uống liền Việt Nam.
Năm 2017, với việc điều chỉnh nhận diện từ ‘trà thảo mộc’ thành ‘trà thanh nhiệt’, riêng dòng sản phẩm Dr Thanh đã tăng trưởng doanh số 23% so với cùng kỳ 2016.
Theo The Street, tiềm năng của thị trường đồ uống Việt Nam còn rất lớn, khi dân số vẫn đang ở độ tuổi vàng, thu nhập tăng lên và lối sống đang thay đổi.
‘Xã hội đang chuyển từ văn hoá nước đun sôi sang những sản phẩm uống liền đựng trong các chai hoặc lon nhựa, thủy tinh’, The Street dẫn nhận định của Tân Hiệp Phát về thị trường.
‘Khoảng 80% dân số Việt Nam vẫn uống 'nước đun sôi', thông thường có nguồn gốc từ các con hồ, dòng suối và được đun sôi trước khi sử dụng. Chỉ có 20% thị trường là đồ uống uống liền. Vì vậy có tiềm năng rất lớn ở đó’, The Street dẫn lời bà Trần Ngọc Bích cho biết.
0 notes
tranquithanh · 6 years
Text
Tân Hiệp Phát: Thoát khỏi công ty gia đình
Bà Trần Uyên Phương dẫn một bài giảng của Đại học Cambridge về điều hành công ty gia đình, cho biết: nhìn chung các công ty gia đình đang hoạt động hiệu quả hơn các mô hình công ty khác về doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng.
CHỦ ĐỀ: http://www.vietnammoi.vn/tags/tran-qui-thanh-82319.tag
Các công ty gia đình trong danh sách S&P 500 giai đoạn 1992 - 1999 có các chỉ tài chính tốt hơn khoảng 10% so với các công ty khác trong trong danh sách này. Tính riêng tại Pháp, các công ty gia đình có lợi nhuận tốt hơn công ty đại chúng. Còn ở Chile, các công ty gia đình có ROA, ROE và mức tăng trưởng tốt hơn hẳn công ty đại chúng.
Tumblr media
Cũng theo tổng kết của Cambridge, công ty gia đình có những thế mạnh tự nhiên, như: nhóm chủ sở hữu và lãnh đạo DN ổn định; sự trung thành của bộ máy (bao gồm chủ sở hữu); các kế hoạch, đầu tư và mối quan hệ nội tại ổn định trong dài hạn; sự quyết đoán và táo bạo trong các quyết định mang tính chất chu kỳ; sự tự tôn, đam mê và kiên định; cũng như ý thức sứ mệnh về giá trị, đạo đức và quản trị gia đình.
Ngược lại, công ty gia đình cũng đối mặt với những điểm yếu, như: tái đầu tư không tương xứng (do xu hướng chia cổ tức cao, hoặc thiếu vốn); ngại thay đổi sản phẩm, trung thành về công nghệ và địa điểm; chiếm hữu quyền lãnh đạo dài hạn; kiểm soát tập trung, các diểm nghẽn trong vận hành và các bí mật được che giấu; bị ảnh hưởng khi gia đình có xung đột; khó thu hút nhân tài ngoài gia đình; cũng như sự chậm chạp và thiếu quyết đoán về chiến lược.
Tân Hiệp Phát không phải là ngoại lệ. Mặc dù luôn được coi là người quyết đoán, có tầm nhìn vượt trội nhưng ông Thanh và các thành viên gia đình cũng như các cộng sự ‘cật ruột’ của ông từ thuở khởi nghiệp đã không ít lần chứng kiến những điểm nghẽn trong vận hành, sự phụ thuộc vào ý chí cá nhân trong các quyết định.
Chiếc chìa khóa quản trị
‘Thực chất, tất cả những điểm yếu này đều có thể được giải quyết bằng những chuẩn mực quản trị, nơi mà các quy trình và nội quy quyết định hành động thay cho ý chí cá nhân”, ông Trần Quí Thanh bình luận.
Ngoài cuộc cải cách ở bộ phận mua hàng, công ty của ông Thanh đã bỏ ra hàng triệu USD để xây dựng hệ thống quy trình cho toàn hệ thống. ‘Tôi tin rằng đây là điều ít thấy ở các công ty trong nước’, bà Phương nói.
Tân Hiệp Phát đã thuê những chuyên gia hàng đầu thế giới về vận hành công ty gia đình để làm cố vấn cấp cao cho bộ máy lãnh đạo trong việc xây dựng mô hình quản trị và vận hành các quy trình, với mục tiêu mà ông Thanh gọi là ‘tối ưu sự thỏa mãn của khách hàng’.
Trong đó có thể kể đến Diana Fottit, sáng lập viên kiêm CEO của Artemis Associates Limited, người từng hoạt động 20 năm tại Hongkong và là chuyên gia hàng đầu về tư vấn quản trị và chiến lược cho các công ty gia đình.
‘Tôi cùng đội ngũ cố vấn đã liên tục nói chuyện với ban điều hành công ty trong nhiều ngày, về các mô hình, điểm mạnh, điểm yếu để đi đến khuyến cáo cần có HĐQT, ban cố vấn là người bên ngoài. Gia đình Dr. Thanh cũng chia sẻ rất nhiều về các đặc thù, văn hóa, thực trạng nội tại. Đó là những cuộc thảo luận dài, nhưng rất dễ tìm điểm chung bởi bản thân họ rất muốn nâng cao chuẩn mực quản trị để hướng tới một công ty tầm vóc thế giới và phát triển bền vững’, bà Fottit cho hay.
Các chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết quản trị của ông Trần Quí Thanh và ban lãnh đạo của Tân Hiệp Phát được chủ nhân các công ty gia đình trong sự kiện "Kết nối giao thương" quan tâm đặc biệt.
Hiện nay, Tân Hiệp Phát đã có HĐQT, ban cố vấn, hệ thống kiểm toán nội bộ, quản lý chất lượng và hàng vạn quy trình được chuẩn hóa.
‘Mô hình đã thực sự thay đổi, không còn cách vận hành “một người quyết định”, thay vào đó là sự phân cấp, phân quyền và giám sát, kiểm toán, đánh giá thưởng phạt’, bà Uyên Phương nói, thừa nhận rằng chỉ trong thời gian một năm, hiệu quả vận hành đã tăng lên 25%.
Bà Trần Ngọc Bích – người quản lý mảng tài chính và nhân sự của công ty, cũng nhận xét rằng tốc độ và tính chính xác trong các hành động đã tăng lên đáng kể mà không gây ra sự mất kiểm soát, nhờ vào hệ thống quản lý sử dụng bigdata và việc kiểm toán nội bộ hiệu quả, chính sách thưởng phạt và cảnh báo kịp thời.
‘Hệ quả là các nhân sự của công ty hài lòng hơn về lãnh đạo và các chính sách cũng như tin tưởng vào chiến lược, sự minh định và triển vọng của công ty', bà Bích nói.
Tân Hiệp Phát còn để ngỏ việc thuê CEO ngoài nếu có ứng viên phù hợp.
Trong những công ty gia đình mà bà Fottit đang tham gia cố vấn, có một công ty giá trị 44 tỷ USD nhưng các thành viên gia đình chỉ nắm cổ phần và tham gia HĐQT, không trực tiếp điều hành.
Khi bà Fottit đặt vấn đề này với Dr Thanh, bà nhận được phản hồi tích cực: ‘Nếu có người đủ năng lực, đủ cam kết, và ngược lại người nhà không đủ năng lực thì thuê CEO ngoài gia đình là điều cần thiết’.
‘Chúng tôi cũng chào đón những đối tác chiến lược, với điều kiện tiên quyết không phải là bán cổ phần, mà đối tác phải có đủ năng lực, giải pháp để cùng chúng tôi nâng tầm thương hiệu và mở rộng thị trường ra ngoài biên giới Việt Nam’, ông Thanh nói, như câu trả lời cho việc vì sao công ty đang xuất khẩu tới 16 thị trường ngoài Việt Nam này 2 lần từ chối những lời đề nghị “tỷ đô” từ các đối tác ngoại.
‘Khi công ty có quy mô 500 triệu USD, các thách thức quản lý sẽ ít phức tạp hơn. Nhưng khi công ty phình to lên 1 - 2 tỷ USD, các yêu cầu sẽ trở nên rất khác. Với Tân Hiệp Phát, không có cách nào khác chúng tôi phải chọn mô hình “Công ty gia đình, Quản trị quốc tế” để phù hợp với quy mô hiện có', ông chủ các nhãn hàng Dr Thanh, Trà Xanh Không Độ và Number 1 nhiều lần chia sẻ với các CEO.
Những chiếc nón không được đội nhầm
‘Làm công ty gia đình, không được đội nhầm nón’ là triết lý của bà Phạm Thị Nụ - vợ của ông Trần Quí Thanh, người đang sở hữu gần 55% vốn và giữ ghế Phó Tổng Giám đốc tại Tân Hiệp Phát.
Theo bà Nụ, việc sở hữu công ty, quan hệ gia đình với Tổng Giám đốc và việc điều hành theo quy chế là các mặt khác nhau, không thể nhầm lẫn nếu không muốn tự mình phá vỡ các quy trình và chuẩn mực mà công ty xây dựng.
‘Ở Tân Hiệp Phát và gia đình họ Trần, chúng tôi thấm nhuần điều đó như một giá trị cốt lõi của gia đình’, bà Uyên Phương tiếp lời mẹ và là người quản lý cùng cấp, ‘tôi bắt đầu công việc ở vị trí thư ký Tổng Giám đốc, và phải nỗ lực hơn người khác để có được niềm tin, uy tín với Tổng Giám đốc.
Tôi cũng chịu sự giám sát và kiểm toán nội bộ, phải giải trình mọi việc mình làm với bộ phận chuyên môn và chịu phạt nếu làm sai. Mọi công việc được giải quyết theo quy trình, mọi đề xuất được thảo luận và quyết định dựa trên hiệu quả. Không có thời gian cho suy nghĩ “tôi là con của Tổng Giám đốc”.
Thậm chí, tôi tự cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn, mỗi khi nghĩ tới việc Tổng Giám đốc là ba của mình’.
Dù trong giờ làm việc là vậy, nhưng việc vừa sở hữu, vừa điều hành công ty và cân bằng các mối quan hệ gia đình vẫn là một thách thức không nhỏ đòi hỏi sự giải quyết triệt để từ phía quản trị gia đình.
Bà Trần Ngọc Bích đưa ví dụ: ‘2009 là năm công ty tăng trưởng cao nhất, nhưng gia đình bộc lộ một số mâu thuẫn. Lúc đó gia đình tối nhận thấy sự tăng trưởng của công ty đang ảnh hưởng đến sự đoàn kết của gia đình.
Gia đình tôi đã quyết định thuê 1 công ty để chuyên huấn luyện về quản trị gia đình. Trong các buối huấn luyện, mỗi thành viên trong gia đình đã phải tự chia sẻ định nghĩa gia đình của mình, kỳ vọng về những thành viên còn lại.
Kết quả khiến chính chúng tôi bất ngờ. Những câu chuyện nhiều năm không được chia sẻ nay đã lần đầu tiên được nói ra. Điều đó giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn. Từ đó, chúng tôi bắt đầu đặt những câu hỏi lớn hơn: Để giữ nền tảng gia đình, phải đưa ra những thỏa ước gì để không lặp lại mâu thuẫn.
Mỗi thành viên đều tự tay viết ra các điều khoản của thỏa ước, mất rất nhiều thời gian. Sau đó, chúng tôi họp định kỳ hai tháng một lần để thống nhất, chỉnh sửa và cùng đồng thuận ký vào bản thỏa ước chung, coi đó như giá trị cốt lõi của gia đình họ Trần.
Đến nay, chúng tôi vẫn họp định kỳ để cùng điểm lại, xem mỗi thành viên đã hành động đúng với thỏa ước đó chưa’.
0 notes
tranquithanh · 6 years
Text
Cách mạng phần mềm lần 1 tại Tân Hiệp Phát
>>Chủ đề: http://www.vietnammoi.vn/tags/tran-qui-thanh-82319.tag
Với 2.500 nhà NCC đang có quan hệ làm ăn với Tân Hiệp Phát, có thể coi cuộc cải tổ này là một "cách mạng" với công ty gia đình này, dù không nói ra thì bên ngoài ít ai cảm nhận được.
Tumblr media
‘Quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế’
Ngoài việc làm việc với các nhà tư vấn hàng đầu thế giới, Tân Hiệp Phát cũng liên tục chiêu mộ những chuyên gia về trong bộ máy quản lý.
Bà Uyên Phương kể: “Chúng tôi phải thật sự quyết tâm và đặt ra các tiêu chí hết sức rõ ràng, cụ thể phải đạt được. Trong một lần tiếp xúc để thuyết phục một nhân sự cấp cao của P&G về đầu quân, tôi bị đặt câu hỏi “Liệu Tân Hiệp Phát đủ quyết tâm và khả năng để cải tổ toàn bộ hoạt động này theo tiêu chuẩn quốc tế của AT Kearney hay không?”. Tôi đã mất gần trọn một ngày để thuyết phục và cam kết với ứng viên rằng chúng ta làm ��ược”.
Sau đó, với sự đầu quân của ứng viên này, cùng với nhiều nhân sự chất lượng khác đến từ nước ngoài hoặc từng làm cho các công ty đa quốc gia (MNCs), cuộc cải tổ của Tân Hiệp Phát đã được tiến hành trong 2 năm nay.
Bà Trần Uyên Phương (áo đen, cầm micro): "Trong 6 tháng, chúng tôi review và rút gọn tới 6.000 quy trình quản lý".
Với hàng nghìn giao dịch mỗi ngày, hiện hệ thống quản lý mua hàng và hậu cần của Tân Hiệp Phát đã được chuyển từ mô hình transactional (quản lý theo giao dịch) sang sourcing (tìm kiếm đối tác, phát triển thành đối tác chiến lược, giao nhân sự phụ trách ngành hàng), với những người đứng đầu ngành hàng “quyền lực” và “chịu trách nhiệm”.
“Nhiều người hỏi tôi: “Làm sao để ngăn chặn gian lận, nguy cơ móc ngoặc?”. Tôi xin khẳng định: rất, rất khó để có thể xảy ra việc móc ngoặc giữa người quản lý ngành hàng với NCC, bởi hiện nay Tân Hiệp Phát sử dụng bigdata để quản lý giao dịch, và các giao dịch có yếu tố bất thường sẽ được cảnh báo ngay”, ông Thanh cho biết thêm.
Cũng theo ông chủ Tân Hiệp Phát, để việc mua hàng được tiến hành đúng chuẩn mực, các bộ phận đưa ra yêu cầu cần mô tả chi tiết quy cách sản phẩm/dịch vụ, và các hợp đồng có giá trị trên 400 triệu đồng đều được đấu thầu công khai.
“Vì thế, nếu các đối tác định chi hoa hồng để giành được hợp đồng thì nên chi cho tôi, vì nếu chi cho người khác thì giá sẽ đội lên và không có cách gì các anh chị trúng thầu được cả”, ông Thanh nói.
Ông David Riddle nói thêm: tại Tân Hiệp Phát, ngoài việc yêu cầu nhân viên ký và tái ký cam kết tuân thủ Bộ Quy tắc đạo đức (code of ethics) hàng năm, công ty còn vận hành hệ thống kiểm toán nội bộ (internal audit), kiểm soát chất lượng (QA) để phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh và cơ chế thưởng phạt minh bạch dựa trên hiệu quả.
0 notes
tranquithanh · 6 years
Text
Doanh nhân Trần Quí Thanh chúc Tết người tiêu dùng
Ông Trần Quí Thanh là người sáng lập ra tập đoàn Tân hiệp Phát một trong những công ty về lĩnh vực nước giải khát hàng đầu Việt Nam, mới đây thì ông Trần Quý Thanh tung ra clip chúc Tết đến người tiêu dùng cho đầu năm mới 2018.
Lan truyền trên mạng xã hội từ trưa ngày 25/12 vừa qua, clip đã nhanh chóng gây thích thú cho người xem với hình ảnh ông Trần Quí Thanh cùng ca sĩ Phi Nhung trong trang phục áo dài truyền thống chúc tết và tặng quà người tiêu dùng trên nền giai điệu rộn ràng của ca khúc “Đón xuân”.
Clip chúc tết của vị CEO nổi tiếng này gây bất ngờ cho người xem bởi thông thường, mọi người chỉ biết đến hình ảnh lãnh đạo doanh nghiệp gửi thư chúc tết cán bộ nhân viên, khách hàng, đối tác hay cổ đông. “Lãnh đạo doanh nghiệp làm clip chúc tết mọi người như thế này thật thú vị”, một Fbker bình luận.
Tumblr media
Ông cho biết thêm, tới thời điểm này hơn 4.000 nhân viên cùng hàng trăm ngàn đại lý, nhà phân phối, điểm bán lẻ thuộc Tân Hiệp Phát đã sẵn sàng cho mùa Tết với vài chục triệu lít nước giải khát có lợi cho sức khỏe để đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Clip chúc Tết của CEO Trần Quý Thanh đã khép lại một năm thành công với những kết quả ấn tượng của Tân Hiệp Phát.
Với ý nghĩa đó, trong vài năm trở lại đây, các thức uống giải khát nổi tiếng như Trà Thanh nhiệt Dr Thanh được hàng triệu người tiêu dùng lựa chọn như một món quà sức khỏe thiết thực, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, bảo vệ sức khỏe người thân, gia đình sau những buổi tiệc rượu liên tục ngày Tết.
Tân Hiệp Phát đang có những bước trở lại hết sức ấn tượng trên thị trường giải khát. Theo VietnamReport, tập đoàn này đứng thứ 5 trong top 10 doanh nghiệp uy tín ngành đồ uống năm 2017.
Độ phủ kênh bán lẻ của Tân Hiệp Phát đạt tới 98% trên cả nước và dẫn đầu thị phần nước giải khát tốt cho sức khỏe. Sau khi chinh phục thị trường gần 20 quốc gia trên thế giới, doanh nghiệp này đặt mục tiêu tăng tỷ lện xuất khẩu lên 10% vào năm 2023.
Đây là những tín hiệu đầy lạc quan của hãng nước giải khát này trong hành trình vươn tầm châu Á và chinh phục những mục tiêu tham vọng hơn như đạt 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2023 và 3 tỷ USD năm 2027.
Nguồn tin mới nhất doanh nhân: Trần Quý Thanh
0 notes