Tumgik
trumnaunuong-blog · 4 years
Text
Cá Thu Một Nắng Côn Đảo - Đặc Sản Khó Quên
Côn Đảo là một địa danh mang tính chất lịch sử từ rất lâu đời. Đến đây, du khách sẽ được khơi dậy những năm tháng hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam ta, ngoài ra còn được thưởng thức vô vàn những món hải sản trong đó phải kể đến một loài cá ngon và quý là cá thu. Và cũng từ loài cá này, người dân nơi đây đã chế biến ra một món đặc sản thơm ngon, bổ dương – Cá thu một nắng Côn Đảo. Hôm nay cùng Trùm khám phá  món ngon này nhé. Đặc Sản Cá Thu Một Nắng - Ngon Quên Lối Về Tại Côn Đảo có nhiều loài cá, trong đó cá thu là một trong những món quà vô cùng quý giá mà mẹ biển đã dành cho những người dân nơi đây. Cá thu là nguyên liệu bổ dưỡng, hấp dẫn và trở thành món ăn được nhiều người ưa chuộng. Sau khi đánh bắt, những con cá thu tươi sẽ được ngư dân rửa với nước muối rồi phơi qua một cái nắng duy nhất trong ngày. Không cho thêm bất kỳ chất bảo quản hoặc gia vị nào để đảm bảo chất lượng của thịt cá. Tuy vậy, cá thu một nắng tại Côn Đảo luôn giữ được vị ngọt tự nhiên, mùi thơm đặc trưng và các chất dinh dưỡng bên trong cá. Sự đặc biệt không chỉ ở những con cá tươi ngon mà còn nằm ở “cái nắng” Côn Đảo. Từng thớ cá no tròn được phơi dưới cái nắng rực rỡ nơi ven biển giúp cá giữ nguyên được hương vị. Cá thu một nắng tại Côn Đảo không có mùi tanh của cá tươi, không cứng như cá khô. Đó là nhờ sự kết hợp tuyệt vời của sự tươi ngon của cá tươi với vị mặn đậm đà của cá khô. Tất cả tạo nên sự độc đáo của Côn Đảo mà bạn sẽ không tìm thấy ở bất cứ nơi đâu. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 4 years
Text
Mắm Hàu Côn Đảo - Đặc Sản Vũng Tàu
Đến với vùng đất lịch sử Côn Đảo, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món đặc sản thơm ngon mang mùi vị dân dã nhưng lại đậm đà khó quên như mứt hạt bàng, bánh bông lan trứng muối… và đặc biệt không thể không kể đến là món mắm hàu Côn Đảo. Mắm có lẽ từ lâu đã là một món ăn hết sức quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng trong các bữa cơm hằng ngày của người dân Việt Nam. Chúng ta thường quen với các loại mắm làm từ cá nhưng đặc biệt ở Côn Đảo còn có một món hết sức đặc biệt là mắm hàu. Côn Đảo có rất nhiều món ăn đặc sản, nổi tiếng gần xa như mứt bàng, bánh bông lan trứng muối, ốc vú nàng,… và một món ăn được rất nhiều người yêu thích đó là mắm hàu. Mắm hàu đúng như cái tên của nó, được chế biến từ những con hàu biển tươi nhất. Cùng Trùm khám phá nhé.
Mắm Hàu Côn Đảo - Ăn Là Nghiền
Mắm hàu Côn Đảo Mắm hàu Côn Đảo là thứ nước chấm được chế biến từ con hàu biển, sống quanh các bãi đá của các hòn tại Côn Đảo. Khi du lịch Côn Đảo bạn không chỉ được thưởng thức món Cháo hàu thơm ngon đầy chất dinh dưỡng mà qua sự sáng tạo và chế biến tài tình của người dân nơi đây thì thịt hàu còn được chế biến làm mắm chấm thơm ngon khó cưỡng. Cứ vào mỗi thời điểm nước triều xuống thấp, người dân trên đảo sẽ đi ghe ra các hòn đảo để đập hàu. Với 1 chiếc búa mỏ nhọn, 1 chiếc nhíp và 1 cái ca đựng; các ngư dân sẽ thật khéo léo tách lấy thịt hàu bên trong sau khi dùng búa gõ nhẹ vào miệng con hàu sữa nhỏ và lật nhẹ lớp vỏ ra. Công việc gỡ hàu đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao. Nếu không cẩn thận sẽ làm nát bung con hàu và không lấy được thịt. Do vậy, lượng hàu khai thác mỗi ngày chỉ chưa đầy 5kg/người. Có lẽ chính vì vậy mà giá thành của hàu không hề rẻ. Với những người dân sinh sống tại Côn Đảo và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì mắm hàu Côn Đảo đã trở thành món ăn hết sức quen thuộc trong các bữa cơm. Còn đối với các du khách phương xa thì cái tên này còn khá xa lạ. Thế nhưng, điều đặc biệt của món nước chấm mắm hàu Côn Đảo này chính là khiến người ăn nhớ mãi không quên nếu đã một lần nếm thử hương vị của nó. Giá Trị Dinh Dưỡng Mắm hàu Côn Đảo được làm từ những con hàu tươi ngon nhất và chế biến hoàn toàn bằng thủ công không phụ gia, chất hóa học. Sau khi đi bắt hàu lấy thịt về, người thợ sẽ đem làm sạch, ướp gia vị vừa ăn rồi cho vào chai đậy kín nắp. Ngoài hương vị thơm ngon khó cưỡng, mắm hàu Côn Đảo còn đặc biệt giàu giá trị dinh dưỡng. Trong thịt hàu tươi có chứa một lượng lớn protein, kẽm, magie, canxi, glucid và chất béo. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng, rất tốt cho sức khỏe của người ăn. Cách làm Mắm hàu Hàu là loài hải sản sống nhiều ở các hòn đảo nhỏ, mỗi khi thủy triều xuống, người ta sẽ đi thu hoạch hàu. Dụng cụ lấy hàu gồm có: chiếc búa nhọn, một chiếc nhíp nhỏ và một ca đựng đi bắt. Ngư dân sẽ dùng búa gõ vào miệng và lật lớp vỏ ra, lấy nhíp gắp thịt hàu cho vào ca. Nghe chừng công việc này khá dễ và mỗi ngày sẽ thu hoạch được rất nhiều. Nhưng đến khi làm mới nhận ra rằng nó khó không tưởng. Sự khéo léo được đặt lên hàng đầu khi đi thu hoạch hàu đó nha. Khi gõ vào hàu phải vừa tay, nếu quá mạnh hàu sẽ bị nát bung, gỡ hàu mà không biết cách cũng sẽ bị nát. Nguyên Liệu Hào sữa Muối hạt Một ít rượu trắng Tỏi xay nhuyễn Ớt xay nhuyễn Riềng thái sợi Sơ chế hàu Sau khi mua hàu về thì mọi người rửa cho sạch cát, sau đó cho vào nước muối loãng rửa lại và để cho thật ráo nước. Khâu này tuy đơn giản nhưng mọi người phải thực hiện cẩn thận để mắm hàu không bị hư. Làm mắm hàu Cho hàu vào tô, với 500g hầu bạn cho vào một muỗng canh rượu và tiến hành trộn đều. Sau đó cho vào một muỗng rưỡi muối hạt, tiếp tục đảo đều. Tiếp theo cho tỏi xay nhuyễn, riềng thái sợi vào và trộn đều cho hàu thấm đều gia vị, như vậy khi ăn sẽ rất thơm và ngon. Cuối cùng bạn múc mắm cho vào hũ thuỷ tinh sạch và đậy nắp lại cẩn thận. Sau khi ngâm để 20 ngày mắm hàu đổi màu, phần thịt sẽ nổi lên trên là có thể sử dụng được. Mắm này mọi người có thể sử dụng chấm thịt luộc, rau luộc, chan ăn với cơm nóng rất là ngon. Bảo quản mắm hàu Côn Đảo Để bảo quản mắm hàu Côn Đảo bạn để nơi khô ráo, thoáng mát, đậy kín nắp lại sau khi sử dụng, không cho con trùng không chui vào. Thưởng thức mắm hàu chuẩn Khi đã ủ đúng 20 ngày sau khi chế biến và pha trộn gia vị, mắm hàu Côn Đảo sẽ đạt đến độ đậm đà và mùi vị thấm đẫm nhất. Người dân Côn Đảo dùng mắm hàu Côn Đảo trong hầu hết các bữa cơm hằng ngày của mình. Mắm hàu Côn Đảo ăn kèm với các loại rau luộc, thịt luộc hoặc ăn không với cơm trắng đều rất ngon và khó quên. Cách ăn mắm hàu Côn Đảo theo đúng chuẩn của người dân Côn Đảo phải có thêm vài tép tỏi tươi đập dập, vài lát ớt, chanh và một chút đường để mắm thêm phần chua, cay, mặn, ngọt. Như vậy sẽ làm cho món mắm hàu Côn Đảo khi ăn kèm với các món luộc sẽ làm tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn.Du khách khi đến Côn Đảo, có thể ghé các quán ăn dọc bãi biển để thưởng thức các món đặc sản vùng biển và đừng quên tận hưởng hương vị mắm hàu Côn Đảo đầy hấp dẫn, ăn một lần là nhớ mãi không quên! Du khách cũng có thể chọn vài chai mắm hàu Côn Đảo thấm đẫm hương vị đặc trưng của nơi đây về làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Mỗi chai mắm hàu Côn Đảo có giá khá rẻ. Chỉ khoảng 60.000 đồng/chai 1 lít! Tuy nhiên, để hương vị càng thêm đậm đà thì có thể để lâu hơn. Chấm thử một ít mắm hàu và cảm nhận hết cái vị thơm ngon của nó sẽ khiến thực khách nhớ mãi món ăn đặc sản bình dị và dân dã này.   Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 4 years
Text
Thịt Nướng Kiểu Nga - Đặc Sản Vũng Tàu
Ngoài những món ăn làm từ hải sản tươi ngon thì đến Vũng Tàu chúng ta còn bắt gặp những quán ăn mà trong thực đơn của nó có một cái tên rất đặc trưng – Thịt nướng kiểu Nga. Nguyên liệu để làm món nướng này có thể dùng thịt heo, thịt bò, thịt gà,… tẩm ướp gia vị truyền thống kiểu Nga. Đem xiên nướng trên bếp lửa than hồng làm dậy nên mùi hương thơm phức. Nếu bạn chưa có đủ tiền bạc cũng như thời gian để đi đi tour Nga thì đừng chần chừ mà không bắt tay vào làm một món ăn đúng hương vị đặc trưng của xứ sở bạch dương. Chẳng còn gì tuyệt hơn mà ngay tại chính gian bếp, bạn và gia đình cùng nhau thưởng thức những thớ thịt nướng tuyệt hảo, như vậy chẳng khác gì bạn đang tới Nga thăm cung điện Mùa Đông cả. Cùng Trùm đi khám phá món ngon này nhé.
Thịt Nướng Kiểu Nga - Món Ngoại Tại Vũng Tàu
So với những loại thịt nướng ở Châu Á, thì nó không có điều gì khác biệt lắm. Nguyên liệu bao gồm thịt gia súc cùng các loại gia vị, hoa quả thông thường. Thịt nướng kiểu Nga đúng “chuẩn” nhất là phải dùng thịt cừu để chế biến. Tuy nhiên, hiện nay, người ta sử dụng hầu hết tất cả các loại thịt như thịt bò, thịt lợn. Một điểm nữa khá tương đồng là thịt nướng kiểu Nga sử dụng xiên để nướng. Xiên gỗ thường thông dụng hơn xiên sắt. Mặc dù nó rất có khả năng bị cháy và không chắc chắn bằng. Nguyên do là khi nướng, xiên sắt cũng nóng lên làm thay đổi màu thịt ở bên trong. Khiến nó không được ngon mắt. Chính vì sử dụng xiên để nướng nên thịt không để tảng mà phải thái lát. Có điều, lát thịt theo kiểu Nga không mỏng như ở Việt Nam mà dày và vuông vức hơn. (Đôi khi là rất dày). Và luôn có khoảng cách giữa các miếng thái. Thịt nướng kiểu Nga sẽ sử dụng các loại hoa quả đan xen giữa những miếng thịt. Phổ biến nhất là hành tây, ớt chuông (ớt ngọt). Ngoài ra, còn một số loại quả khác cũng được sử dụng tạo nên hương vị riêng của xiên thịt nướng. Sự khác biệt lớn nhất của thịt nướng kiểu Nga có thể làm bạn thất vọng. Vì nó là bí quyết tẩm ướp của từng gia đình, nhà hàng. Chỉ biết rằng, người ta ướp thịt rất công phu. Thời gian ướp có thể tới 1 ngày. Để miếng thịt được chín đều và có màu sắc hấp dẫn, shashilk thường được nướng trên than hoa. Thay vì lò nướng. Đây cũng là dịp tuyệt vời để có một bữa tiệc BBQ ngoài trời cùng gia đình và bạn bè. Thôi không dài dòng nữa, hãy cùng đến phần nội dung quan trọng nhất nào. Cách Làm Thịt Nướng Kiểu Nga Như đã nhắc đến ở trên, có rất nhiều công thức để làm thịt nướng kiểu Nga. Và kiểu nào thì cũng đúng cả. Miễn là bạn giữ được những đặc trưng của nó theo những nội dung trên. Bạn nên thử nghiệm nhiều công thức, trải qua vài lần tập dượt, bạn sẽ tìm được công thức phù hợp nhất cho riêng mình. NGUYÊN LIỆU Công thức 1: 2kg thịt vai (lợn, cừu, bò) cắt khối. 4 củ hành tây thái lát; 2 muỗng cà phê muối; 2 muỗng cà phê tiêu; 2 tbs dầu; 1 – 2 chén nước; Bột ớt nóng. Công thức 2: 1 chén dầu oliu nhẹ; 1/2 chén nước cốt chanh tươi từ 2 trái chanh vừal 1 muống cà phê muối 1 muỗng cà phê tiêu đen xay; 4 tép tỏi ép 3 muỗng canh rau diếp tươi hoặc đông lạnh xắt nhỏ; 2 lá nguyệt quế khô Cách Làm Bước 1: Thịt rửa sạch thái thành những khối vuông Bước 2: Trộn thịt với các gia vị trên vào trong một bát lớn, ướp trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tiếng. Bước 3: Hoa quả rửa sạch, thái lát Bước 4: Xiên tre hoặc gỗ nên ngâm trong nước khoảng 30 phút để tránh làm cháy xiên; Bước 5: Xiên thịt, rưới phần còn lại của nước lên, quết thêm dầu nếu muốn Bước 6: Thực hiện nướng, xoay đều để thịt được chín đều, thêm bột ớt hoặc các gia vị khác mà bạn muốn vào lúc này. Vậy là bạn đã hoàn thành món thịt nướng kiểu Nga ngay tại căn bếp rồi đó. Bí Quyết: Sau công đoạn tẩm ướp gia vị theo kiểu của Nga, người nấu sẽ để thịt thấm trong vòng 2 đến 4 giờ sao cho thịt vừa ngấm tới không làm mất hết mùi vị. Thịt nướng lên được cắt thành từng miếng bày ra đĩa trang trí thêm rau xanh và cà chua trông rất đẹp mắt. Ăn thử một miếng thịt nướng vừa đủ vị lại mềm ngon mang phong cách Nga đặc trưng, thêm chút thức uống có cồn để dậy lên độ ngon của món ăn sẽ làm người ta cảm thấy thích thú và thoải mái vô cùng. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 4 years
Text
Canh Chua Tương Me - Đặc Sản Vũng Tàu
Về với biển người ta thường chọn những món ăn làm từ hải sản tươi ngon để thưởng thức, nhưng đến Vũng Tàu ít ai còn biết được một món ăn mang một hương vị đặc biệt thơm ngon và được ưa chuộng trong các bữa cơm gia đình ấm cúng, món canh chua tương me. Cá nấu canh chua là món ăn quen thuộc nhưng canh chua tương me - đặc sản lâu đời của vùng Phước Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - thì còn lạ lẫm với nhiều người. Nó có hương vị rất riêng, với mùi tương, sả thơm ngon độc đáo. Món này ăn bún, nhắm rượu đều ngon tuyệt.Cùng Trùm thưởng thức nhé
Canh Chua Tương Me - Ngon Tuyệt Độc Đáo
Canh chua tương me Vũng Tàu Có vài loại cá biển thường được dùng để nấu canh chua tương me: cá đù, cá lò, cá ngao và đặc biệt đầu cá thiều. Để nấu nồi canh 4 người ăn cần 1 kg cá, 1 vắt me chua, 2 muỗng canh tương hột, 2 tép sả và mớ rau ngò gai, ngò om, húng quế, ớt xắt lát mỏng. Me được dầm vắt lọc lấy nước, đâm sơ tương hột, đập giập tép sả cột gọn cho vào nồi nước nấu canh. Khi nước sôi, cho cá đã được làm sạch để ráo nước vào nồi, đậy vung đun sôi khoảng 5 phút cho cá chín, xong nêm đường, muối, bột ngọt và rau, ớt vào là được nồi canh ngon lành. Cách Làm Cá Chua Tương Me Ngon Nguyên liệu chuẩn bị: Để nấu Canh chua tương me Vũng Tàu, người ta dùng đến cá ngao, cá thiều, cá lò hoặc cá đù. Ngoài những nguyên liệu phụ thường thấy trong món canh chua như ngò ôm, ngò gai, húng quế, ớt, me chua,..canh chua tương me nhất định phải có thêm sả và tương hột. Cách thực hiện: Cách nấu Canh chua tương me cũng không khác biệt nhiều so với cách nấu các món canh chua khác, ngoài việc có tương hột được dầm ra cho vào nồi canh sau khi cho nước me và sả thì được đập dập được bó lại nấu ngay từ đầu. Dùng chung với canh chua tương me là bún, hay cơm trắng hoặc chỉ là ăn chơi đều thú vị như nhau. Hương vị của Canh chua tương me Vũng Tàu khá độc đáo, ngoài vị chua ngọt vừa phải của món canh chua truyền thống, còn thoang thoảng vị sả khá thơm và vị đặc biệt của tương mà không một loại canh chua nào có vị tương tự. Thưởng Thức Canh Chua Tương Me Hương vị của canh chua tương me Vũng Tàu khá độc đáo, ngoài vị chua ngọt vừa phải của món canh chua truyền thống, còn thoang thoảng vị sả khá thơm và vị đặc biệt của tương mà không một loại canh chua nào có vị tương tự. Vũng Tàu đâu chỉ có biển và hải sản, mà còn đó những món ăn khá giản dị nhưng có hương vị đặc biệt khó quên như canh chua tương me, không tin bạn hãy thử một lần. Người ta thường dùng cá thiều, cá bóp,… để làm nguyên liệu chính nấu canh chua tương me. Ngoài những loại rau thường thấy để nấu canh như ngò gai, rau ôm, ớt và me chua thì món canh ở nơi đây đặc trưng bởi có thêm hai gia vị là sả và tương hột. Hương vị của canh chua tương me rất độc đáo. Ngoài cái chua ngọt truyền thống, ở đây còn có thêm vị thơm của sả và tương mà trước đây chưa một loại canh nào có được. Ngồi trên bàn ăn quây quần cùng bạn bè và người thân có thêm nồi canh chua tương me thơm lừng nóng hổi. Nhấp nháp hết cái mùi vị hòa quyện thơm ngon rồi cảm nhận được hết cái hay của từng món đặc sản quê hương Việt Nam quả là thú vị phải không nào. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 4 years
Text
Rượu Đế Hòa Long - Đặc Sản Vũng Tàu
Về Vũng Tàu, ăn vô vàn những món hải sản miền biển ngon mà thiếu mất vài ly rượu đế Hoà Long bên cạnh quả là một điều vô cùng thiếu sót. Hôm nay bạn hãy cùng trùm say một trận coi thế nào nhé.
Rượu Đế Hòa Long - Men Say Từ Nếp Làng
Trong hành trình du lịch Việt Nam có lẽ rượu là một đặc sản gắn với nhiều câu chuyện thú vị khó quên ở mỗi miền đất mỗi khi du khách có dịp dừng chân hay chỉ là ghé qua trong chuyến du ngoạn của mình. Nếu như đến miền Bắc có rượu nếp nổi tiếng, lên Tây Bắc có rượu táo Mèo thơm ngon, vào tới Bình Định có rượu Bàu Đá nức tiếng, trước khi bắt đầu hành trình du lịch miền Tây thì gặp rượu Gò Đen Long An trứ danh, ghé đến vùng đảo ngọc được thưởng thức rượu sim Phú Quốc khá đặc biệt thì đến Bà Rịa Vũng Tàu không thể bỏ qua Rượu Hòa Long. Ở xã Hòa Long, Thành Phố Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu nghề nấu rượu có từ lâu đời được lưu giữ lại qua nhiều thế hệ với những bí quyết rất riêng và cho đến nay vị ngon nồng nàn của nó vẫn còn lan tỏa mạnh mẽ. Để nấu được rượu ngon người ta phải chọn gạo ngon còn nguyên cám, nấu cơm rượu bằng nồi đất, thanh cơm nguội vừa và trộn men rượu đều sau đó ủ men trong chum sành, buộc chặt miệng chum bằng bao bố. Thời gian ủ chừng 3 ngày đêm, sau đó được pha nước lạnh rồi chưng cất. Nồi để chưng cất rượu cũng phải là nồi đất nung. Rượu đế Hòa Long có vị nồng rất đặc trưng mà người thưởng thức hay nhận xét là “uống đến đâu biết đến đó”. Hương vị đặc biệt ấy hình thành bởi bí quyết chọn nguyên liệu, bí quyết chưng cất và nguồn nước giếng ở đây mặc dù chúng ta không nấu chín nhưng uống rất an toàn và có vị mát ngọt rất ngon của vùng đất đỏ Hòa Long đã khiến hương vị của rượu thêm nồng nàn thơm ngon hơn. Đặc Sản Không Thế Thiếu Trong rất nhiều năm, khu du khách đi tour du lịch Bà Rịa Vũng Tàu, ngoài hải sản tươi ngon được chọn làm quà cho chuyến đi, Rượu đế Hòa Long Bà Rịa là một món quà khá đặc biệt dành riêng cho những người yêu thích khám phá men nồng của các thức uống có cồn. Thưởng thức Rượu đế Hòa Long, có lẽ ai cũng nhận thấy trong hương nồng rất bình dị của món rượu đế phổ biến là vị đặc biệt chứa đựng bao tinh túy của miền đất Hòa Long không nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác. TỪ XA XƯA RƯỢU HÒA LONG ĐÃ ĐƯỢC VÍ NHƯ SAU: ‘RƯỢU HÒA LONG AI ĐONG NẤY UỐNG’ chính vì chất lượng ngon của rượu nên khi mọi người ngồi nhậu với nhau ai uống bao nhiêu thì chỉ rót bấy nhiêu ,chứ không rót nhiều uống không hết bỏ phí (uổng) vì rượu ngon nên mọi người rất quý. Rượu Đế Đặc Sản ` Để có được rượu đế Hòa Long ngon và chất lượng đòi hỏi những chi tiết kỹ lưỡng trong từng giai đoạn chọn nguyên liệu đến từng bước nấu. Gạo nấu rượu phải được chọn từ những hạt gạo ngon còn nguyên cám rồi đem nấu trong nồi đất. Vị của rượu Hòa Long nồng rất đặc trưng được tạo thành bởi bí quyết chứng cất riêng và đặc biệt chính là nguồn nước ngọt của nơi đây. Du lịch đến Bà Rịa Vũng Tàu, ngoài những món đặc sản từ hải sản tươi ngon được nhiều người chọn mua thì rượu đế Hòa Long cũng là một trọng những ưu tiên hàng đầu. Hương vị nồng nàn của thứ thức uống có cồn này sẽ khiến người ta dùng thử một lần sẽ nhớ mãi cái bình dị dân dã nhưng lại quyến luyến mãi trong lòng người du khách phương xa. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 4 years
Text
Rượu Áp Xanh - Đặc Sản Vũng Tàu
Đến Bà Rịa – Vũng Tàu, bên cạnh các món thơm ngon hấp dẫn thì còn một thứ đặc sản du khách không nên bỏ lỡ đó chính là rượu áp xanh. Thành phố biển nhộn nhịp Vũng Tàu cuốn hút những vị khách du lịch đến từ nhiều nơi bởi các bãi biển xinh đẹp, bởi các món ăn ngon và hấp dẫn và còn bởi rượu Áp Xanh. Một thức uống lạ từ cái tên đến màu sắc lẫn hương vị đã khiến bao người tò mò và quyết tâm đến Vũng Tàu để thử và rồi bị mê hoặc. Cùng biệt thự Vũng Tàu tìm hiểu về rượu Áp Xanh Vũng Tàu để cảm nhận độ “say” của nó nhé! Hôm nay cùng trùm đi khám phá đặc sản này nhé.
Rượu Áp Xanh - Hương Vị Cổ Truyền
Rượu áp xanh, một tên gọi nghe là lạ làm khơi dậy sự tò mò và chắc hẳn sẽ có rất nhiều người muốn được 1 lần nếm thử bởi loại rượu này còn có công dụng đặc biệt như một vị thuốc quý. Để pha ra được loại rượu áp xanh này đúng chuẩn thơm ngon, người dân địa phương phải lựa chọn những loại nếp ngon nhất tại vùng này, vừa thơm lại vừa dẻo. Men rượu sau khi ủ xong sẽ có hương hòa quyện giữa rượu và nếp mùi vị giống như mùi mật. Theo như lời của một người dân lớn tuổi trong vùng kể lại: “Đây là rượu quý, không phải loại đại trà, không phải là thứ rượu để kinh doanh mà chỉ để tặng, biếu người thân, người quý nên người ta không nấu nhiều và thường xuyên như các loại rượu trắng khác. Hơn nữa, để nấu loại rượu này theo phương pháp gia truyền, đúng bài bản thì không phải ai cũng làm được. Những nguyên liệu quý, những nguyên liệu bí truyền của người xưa bây giờ không mấy ai còn nhớ và tìm được nữa”. Cách nấu rượu Áp Xanh Để pha chế được lọ rượu Áp Xanh ngon, trước tiên người nấu phải dùng loại nếp ngon nhất, hảo hạng của địa phương. Gạo nếp được chọn là gạo từ lúa mới để cho hạt gạo vừa thơm lại dẻo. Gạo nếp nấu rượu Áp Xanh được nấu theo kiểu nấu xôi, đồ hoặc nấu lên sao cho hạt nếp chín đều mà không bị cháy. Hình ảnh Rượu Áp Xanh Vũng Tàu men say nồng nàn từ thành phố biển. Sau khi nấu được rỡ ra và trải mỏng thật đều trên tấm bạt và để nguội. Cũng như công thức nấu rượu bình thường khác, khi xôi nguội thì bắt đầu rắc men rượu lên và được ủ với nhiệt độ ổn định. Mùa hè để ở chỗ thoáng mát, còn mùa đông phải ủ thêm các lớp vải để đảm bảo nhiệt độ đủ để lên men rượu có độ chuẩn. Men rượu sau đạt tiêu chuẩn là khi ủ phải có hương thơm của rượu và gạo nếp quyện vào nhau gần giống mùi mật. Công đoạn này thì chưa ra được rượu Áp Xanh Vũng Tàu đâu nhé mà còn công đoạn nữa là pha chế rượu với thang thuốc gia truyền. Người ta chỉ biết rằng trong thang thuốc đó có chừng bảy vị thuốc và việc bốc thuốc là nghề “cha truyền con nối” nên không tiết lộ ra ngoài. Thang thuốc mua về đem ngâm cùng rượu nếp vài ngày là có thể uống được. Điều đặc biệt là khi ngâm cùng thang thuốc bí truyền cùng rượu thì rượu sẽ chuyển sang màu xanh, uống có mùi vị thơm nồng, để càng lâu rượu càng thơm ngon. Cách làm rượu Áp Xanh Dùng cây khô sắc uống: Liều dùng khoảng 15g/ngày sắc nước uống trong ngày Dùng ngâm rượu: 1kg lá, thân cây phơi khô trong bóng dâm, ngâm với khoảng 5 lít ~ 6 lít rượu 40 độ. Ngâm trong khoảng 1 tháng trở lên là dùng được. Liều dùng 2 ly ~ 3 ly nhỏ/ngày, rượu áp xanh có màu xanh lá cây, vị đắng, là một loại rượu rất đặc biệt… Ở các nước Châu Âu, Mỹ còn dùng cây này chiết lấy cồn, dùng trong thực phẩm, đồ uống và pha chế rượu absinthe (Một loại rượu đặc biệt có màu xanh ngọc) (2). Ở nước ta, rượu áp xanh là một đặc sản nổi tiếng tại huyện Đất Đỏ – Bà Rịa Vũng Tàu. Loại rượu nức tiếng một vùng, nhiều người muốn tìm mua loại rượu này cũng không đề dễ, bởi sự nổi tiếng và mùi vị độc đáo của nó. Rượu Áp Xanh với công thức nấu cổ truyền kết hợp với các vị thuốc quý mang lại một đồ uống không chỉ là đặc sản của tỉnh Vũng Tàu mà còn bổ dưỡng cho sức khỏe nếu bạn biết uống theo giờ giấc, đủ liều lượng nhất định. Vậy nên, có cơ hội đi ngang qua vùng Bà Rịa – Vũng Tàu, mọi người nhớ ghé qua tìm mua vài bình rượu áp xanh về dùng hoặc biếu tặng người thân để thưởng thức được hết cái vị ngon quý của loại rượu này. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 4 years
Text
Hàu Đút Lò - Đặc Sản Vũng Tàu
Hàu đút lò là món đặc sản mà du khách nhất định phải nếm thử một lần khi du lịch đến Vũng Tàu. Nhìn bề ngoài sần sùi chẳng khác gì những cục đá nhưng bên trong hàu lại là một lớp thịt trắng tươi hết sức thơm ngon. Là một món ăn đơn giản nhưng hàu đút lò lại rất được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị béo ngậy tươi ngon. Hàu sống sẽ được tách lấy thịt đem đi ướp lạnh rồi dùng đem nướng từ từ. Khi nướng hàu chỉ nên nướng vừa chín tới mới có thể giữ được vị ngọt, thịt mềm mà không dai. Cùng Trùm khám phá đặc sản này nhé.
Hàu Đút Lò - Ngon Khó Cưỡng 
Hàu là loài hải sản sống ở vùng nước ven biển gần cửa sông, chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hàu có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau như cháo hàu, hàu nướng phô mai, hàu chiên giòn… Món ăn hôm nay sẽ tìm hiểu đó là món hàu bỏ lò phô mai, hay còn gọi là hàu đút lò phô mai. Để món ăn được đạt chất lượng nhất người nấu cần lưu ý một số mẹo nhỏ trong khâu lựa chọn hàu. Cần lựa những loại hàu tự nhiên, không bị nứt, vỡ, hàu cần phải tươi. Khi đó bạn sẽ có một món hàu bỏ lò đầy béo ngậy mà không bị ngán. Khi chọn mua hàu, bạn có thể dùng mẹo gõ 2 con hàu vào nhau, nếu chúng đóng miệng lại thì hãy chọn nó nhé vì cho thấy hàu còn sống và còn tươi. Hàu khi mua về cần rửa sạch bằng cách chải lớp cát bẩn, rửa lại với nước, để ráo. Chuẩn bị một cái thớt và một con dao có mũi nhọn. Bạn dùng dao đưa sâu vào, một tay giữ chặt hàu và một tay ấn mạnh xuống mép hàu. Khi đầu nhọn của dao xuyên vào được ½ con hàu, bạn chỉ cần xoay nhẹ lưỡi dao là vỏ hàu sẽ dễ dàng mở ra, tiếp đến là bẻ rời phần vỏ không ruột bỏ đi.
Cách Làm Hàu Đút Lò Phô Mai Ngon Tuyệt
Nguyên liệu:  Hàu tươi tách vỏ: 4-5 con (1kg) Phô mai Con bò cười: 4 viên Sốt mayonnaise: 2 muỗng canh Sữa tươi không đường: 2 muỗng Nước cốt chanh: 1 muỗng Đường: 1 muỗng nhỏ Thực hiện: Hào cần chọn những con còn sống, bạn có thể gõ 2 con hào vào nhau nếu thấy chúng đóng miệng lại thì chọn nó nhé. Hàu sống sau khi mua về, bạn dùng bàn chải chải sạch  lớp cát bẩn, rửa lại bằng nước, để khô ráo. Tiếp theo, dùng mũi dao khéo léo luồn giữa hai đường mép của vỏ hàu rồi nhẹ nhàng tách bỏ một bên vỏ. Trộn phô mai, sốt mayonanise, sữa tươi, nước cốt chanh và đường lại tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Đặt 1 nồi có nước lên bếp, bạn cho chén hỗn hợp trên vào đun cách thủy, vừa đun vừa khuấy để hỗn hợp đạt được độ sệt cần thiết. Bật lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C, trong khoảng 10 phút cho lò nóng, đặt những con hào đã được rưới hỗn hợp phô mai lên trên cho vào lò nướng 5-7 phút. Hào giòn nhưng không dai, lớp phô mai thơm lừng vàng rộm, rất kích thích nhé. Yêu cầu món ăn: Thịt hào mềm giòn tự nhiên chứ không dai. Phô mai béo ngậy và màu sắc đẹp mắt. Để tăng thêm hương vị cho món ăn, người ta thường rưới thêm ít mỡ hành lên trên thịt hàu, pha ít muối tiêu chanh chua chua cay cay để chấm thì quả là một sự kết hợp quá tuyệt vời. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 4 years
Text
Bánh Canh Bà Rịa - Đặc Sản Vũng Tàu
Chỉ là món bánh canh giò heo dân dã bình thường nhưng bánh canh ở Bà Rịa lại để lại trong lòng du khách một hương vị đậm đà khó mà quên được bởi nét riêng được chế biến từ bàn tay khéo léo của người thợ chế biến. Món bánh canh này siêu nổi tiếng mà mỗi lần đến Vũng Tàu đều muốn ăn ngay chứ không thể chờ lâu. Hãy cùng Trùm  thưởng thức món bánh canh trứ danh này nhé.
Bánh Canh Bà Rịa - Ngon Bá Cháy
bánh canh bà rịa ngon Bánh canh giò heo là món ăn quen thuộc của người dân miền Nam. Riêng với người dân thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, món ăn với sợi bánh dai mềm, nước dùng thanh ngọt, thơm ngon.... còn là niềm tự hào về ẩm thực bên cạnh các món nổi tiếng khác như bánh khọt, cháo bồ câu, hàu sữa Long Sơn... Tuy là món ăn nổi tiếng, thu hút du khách trong và ngoài nước nhưng bánh canh Long Hương lại có thành phần và cách chế biến khá đơn giản với sợi bánh, thịt heo và nước dùng... Điều khác biệt mà thực khách có thể nhận thấy đầu tiên chính là sợi bánh. Không làm bằng bột gạo như món bánh canh thông thường của người miền Nam, sợi bánh canh ở đây được chế biến hoàn toàn bằng bột lọc nên thường có màu trắng đục, mềm nhưng dai và không bị bở hoặc gãy nát. Nước dùng của món ăn này cũng được chế biến khá đơn giản khi được ninh từ cá biển, tôm và xương ống. Theo tiết lộ của chủ quán thì cá và tôm giúp nước dùng trong, vị ngọt thanh, xương ống thì đem lại vị ngọt, béo... Tất cả các yếu tố đó hòa quyện vào nhau tạo nên một nồi nước dùng trong veo, thanh ngọt mà rất đậm đà hấp dẫn người ăn. bánh canh ngon vũng tàu Nguyên liệu ăn kèm món bánh canh là thịt heo với các thành phần như giò, thịt nạc hoặc que nạc (phần xương thanh mảnh gần xương ống với nhiều thịt bao quanh). Tùy sở thích mà người dùng có thể lựa chọn một bát bánh canh giò heo, thịt nạc hay que nạc... hoặc có thể gọi tổng hợp cả 3 món để ăn cùng nếu thích. Bên cạnh đó, để tránh cảm giác ngấy cho thực khách, món bánh canh ở đây luôn được dọn kèm với một đĩa rau sống tươi ngon cùng chén nước chấm đậm đà làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn quen thuộc này. Tất cả những yếu tố đó làm nên thương hiệu cho món bánh canh của người dân Bà Rịa - Vũng Tàu, để rồi mỗi khi đến đây du lịch hoặc trên đường trở về nhà, ai cũng muốn dừng chân để được thưởng thức bát bánh canh nóng hổi, thơm ngon bên cạnh đĩa rau sống xanh mướt đầy hấp dẫn.
 Cách làm Bánh Canh Bà Rịa Ngon
bánh canh bà rịa ngon Nguyên Liệu 8 phần ăn 230 gr bột gạo 150 gr bột năng 400 ml nướng sôi 100*C 200 nước ấm 60*C 1 muỗng cafe muối 2 muỗng cafe dầu ăn Phần nước dùng: xương heo thịt giò heo nếu có mực khô hầm cho nước ngọt gia vị : muối, đường, bột ngọt, tiêu hành lá, ngò rí cà rốt tôm khô cách làm bánh canh bà rịa Các bước Trộn 230gr và 150gr và 1 muỗng cafe muối cho đều, rồi đổ từ từ 400ml nước sôi vào bột lấy đồ quậy đều. Vừa đổ nước vừa quậy hết 400ml. Xong lúc này bột bớt nóng dùng tay dồi bột, đổ tiếp 200ml nước ấm còn lại vào rồi cho mịn không bị vón cục, cuối cùng cho 2 muỗng canh dầu ăn vào trộn đều lấy màng bọc thực phẩm bọc cho kín rồi để bột nghỉ 30 phút. Nấu nước sôi rồi cho bột vào khuôn, ép bánh canh xuống luộc. Khi thấy bánh canh nổi lên để thêm một chút nữa để bánh canh chín mềm. Bánh canh chín vớt ra ngâm nước lạnh để bánh có độ giòn dẻo dai. Phần nước dùng : Xương heo luộc qua rửa sạch đổ nước vào hầm, cho tỉ lệ gia vị là 1 muối, 1/2 đường và 1/2 bột ngọt. Nếu ăn theo vị của ngừơi Nam thì cho thêm đường, thịt giò heo rút xương bó tròn lại, cho vào luộc chung luôn. Khi thịt chín vớt ra ngâm nước lạnh để thịt được trắng và có độ giòn, thịt nguội để vào tủ lạnh để lúc xắc thịt được dễ và đẹp hơn. Sau khi vớt thịt ra cho cà rốt cắt lát vừa ăn vào nấu chín vừa kg quá mềm, nêm nếm lại cho vừa ăn. Nếu muốn có thể hầm thêm mực khô cho nước ngọt hơn. Sau khi để lạnh thịt cắt rất dễ và đẹp. Trình bày ra tô cho hành lá, rau ngò rí, tôm khô chiên giòn và hành phi. Giờ chỉ còn cho chanh, ớt, tiêu là có tô bánh canh thơm ngon và đậm đà.
Thưởng Thức Bánh Canh Bà Rịa
Thưởng Thức bánh canh bà rịa Bánh canh Long Hương được chế biến không quá cầu kỳ, sợi bánh vừa mềm lại vừa dẻo dai. Thịt heo tươi ngon, nước dùng ngọt thanh và rất trong. Bưng ra tô bánh canh nóng hổi nghi ngút khói thêm chút xanh xanh của hành lá và mùi thơm lừng của hành phi kèm vị cay cay của tiêu xay thì quả là một sự kết hợp vô cùng tuyệt vời. Nếm thử nước dùng đậm đà hòa quyện cùng với bao hương vị thơm ngon từ tô bánh canh Bà Rịa mà ấm lòng người du khách đi đường. Bởi lẽ đó mà ai đi ngược về xuôi ghé qua thưởng thức món bánh canh này mới cảm nhận được hết thế nào là vị ngon của món đặc sản miền quê nơi đây.
Bánh canh Long Hương Vũng Tàu thơm ngon đậm đà
Địa chỉ: Cổng Chào Thị Xã Bà Rịa, Tp. Bà Rịa, Vũng Tàu Thời gian mở cửa 07:00 – 22:00 Giá: 35.000đ – 50.000đ Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 4 years
Text
Mực Cơm Nhồi Thịt - Đặc Sản Vũng Tàu
Mực cơm nhồi thịt là một món ăn được nhiều người ưa chuộng. Mực vừa thơm lại dai, nhồi với thịt cùng nấm hương béo ngọt quả là một sự kết hợp hết sức tuyệt vời. Mực nhồi thịt là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng thường thường xuất hiện trên mâm cơm gia đình. Món ăn này giàu protein, vitamin, khoáng chất giúp cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể và bồi bổ sức khỏe. Mực nhồi thịt có rất nhiều cách chế biến lạ mắt, thơm ngon.  Vậy cùng Trùm đi thưởng thức món Mực Cơm Nhồi Thịt ngon này nhé.
Mực Cơm Nhồi Thịt - Đặc Sản Vũng Tàu
Mực ống nhồi thịt Mực nhồi thịt là 1 món ăn rất khoái khẩu của gia đình mình. Cứ mỗi lần làm món này là phải nấu 1 nồi cơm đầy vì món này cực hấp dẫn , đưa cơm. Mực thơm thơm, dai dai quyện cùng thịt và nấm hương béo ngậy thơm ngon, hấp dẫn khó chối từ ấy Để có một món ăn ngon khâu chọn nguyên liệu là một phần hết sức quan trọng. Mực được chọn phải là những con còn tươi rồi đem làm sạch, khử mùi tanh bằng rượu, ướp gia vị cho thấm để khi chế biến sẽ tăng thêm hương vị. Tiếp đến là chuẩn bị phần nhân mực bên trong bằng thịt và nấm hương để nhồi vào mực cơm. Sau khi có những con mực cơm nhồi thịt trong thật đẹp sẽ đem đi hấp sơ rồi chiên lên vàng ươm hấp dẫn.
Cách Làm Mực Cơm Nhồi Thịt
Trùm sẽ hướng dẫn bạn làm hai món ăn chính là mực hấp và mực chiên giòn nhé. I. CÁCH LÀM MỰC NHỒI THỊT HẤP cách làm mực ống nhồi thịt Đây là món mực nhồi thịt đơn giản, phổ biến nhất. Món hấp giúp giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên trong các nguyên liệu. Khi thưởng thức các bạn sẽ cảm nhận rõ độ ngọt, tươi của mực hòa quyện với vị thơm ngon của thịt lợn và các nguyên liệu khác. Mực nhồi thịt hấp chấm với tương ớt hay nước mắm pha ớt xanh, tỏi, chanh, đường đều rất ngon miệng. 1. Nguyên liệu làm mực nhồi thịt hấp – 3 con mực ống loại vừa – 200g thịt lợn xay nhuyễn – 1 nắm miến khô, mộc nhĩ – 1 quả trứng gà – ¼ củ hành tây – Hành khô, hành lá, ngò, tỏi, ớt – Gia vị: tiêu, hạt nêm, đường, mì chính, giấm. 2. Cách làm mực nhồi thịt hấp Bước 1: Sơ chế nguyên liệu – Mực tươi rửa sạch với nước, rửa kĩ với giấm và muối để khử mùi tanh của mực. Tách râu mực và băm nhuyễn để làm nhân. Thân mực để ráo nước. – Miến khô và mộc nhĩ ngâm với nước nóng 15 phút cho mềm, để ráo nước sau đó băm nhỏ – Hành tây, hành khô, hành lá, ngò, tỏi, ớt rửa sạch, băm nhỏ. Bước 2: Trộn nhân – Cho tất cả các nguyên liệu: thịt lợn, râu mực, trứng gà, miến, mộc nhĩ, hành tây, hành khô, hành lá, ngò, tỏi, ớt vào một cái tô lớn. – Trộn đều các nguyên liệu trên với một ít gia vị: tiêu, hạt nêm, đường, mì chính – Ướp nhân trong vòng 15–20 phút. Bước 3: Nhồi hỗn hợp vào thân mực – Khi nhân đã thấm gia vị, dùng tay hoặc thìa nhỏ nhồi nhân vào thân mực. Nhét từng ít một và nhẹ nhàng để nhân dàn đều thân mực. – Dùng tăm tre ghim chắc đầu mực sau khi mực đã được nhồi căng vừa phải. Mực được nhồi căng vừa phải và cố định bằng tăm tre. Mực được nhồi căng vừa phải và cố định bằng tăm tre. Bước 4. Hấp mực và hoàn thành – Cho mực vào nồi hấp cách thủy 20–25 phút. – Sau khi hấp chín thì lấy mực ra, để nguội 5 phút. – Cắt mực nhồi thịt hấp thành khoanh tròn để hoàn thành món ăn. Những lưu ý khi làm mực nhồi thịt hấp. – Chọn mực ống còn tươi, lúc thịt mực còn trơn bóng, mắt mực trong veo, râu và thân mực còn dính chắc vào nhau. – Chọn thịt lợn khi còn tươi ngon, hồng hào, xay thịt nạc cùng với một ít thịt mỡ giúp món ăn bớt khô và thơm ngon hơn. – Khi nhồi nhân cần dàn đều vào thân mực và nhồi một lượng vừa phải. Nhồi quá căng làm món ăn dễ bị nứt và lòi ra ngoài. Nhồi quá lỏng thì nhân không thể dính chắc vào thân mực, khi cắt sẽ bị nát. – Cần tuân thủ thời gian khi hấp mực. Hấp khoảng 20–25 phút món ăn sẽ đạt đến độ chín hoàn hảo. Nếu hấp quá nhanh món ăn chưa chín tới, không thể ăn được. Hấp quá lâu làm món ăn bị mềm, bị nhão hoặc nứt phần mực. II. CÁCH LÀM MỰC NHỒI THỊT CHIÊN GIÒN mực ống chiên nước mắm Mực nhồi thịt chiên giòn là món ăn rất được yêu thích bởi độ giòn dai của thân mực, béo ngậy của thịt, thơm nồng của rau thơm và gia vị. Món này ăn kèm với tương ớt, là thơm ngon, tròn vị nhất. Để làm món thịt chiên giòn ngon thì công đoạn hấp là không thể thiếu. 1. Nguyên liệu làm mực nhồi thịt chiên giòn. – Các nguyên liệu để làm món mực nhồi thịt chiên giòn cơ bản giống với mực nhồi thịt hấp. Gồm có mực, thịt lợn xay nhuyễn, miến khô, mộc nhĩ, trứng gà, hành tây và các gia vị. – Bên cạnh đó, dầu ăn, bột chiên giòn và bột chiên xù là những nguyên liệu không thể thiếu. 2. Cách làm mực nhồi thịt chiên giòn cách làm mực ống nhồi thịt ngon Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và hấp mực Cách sơ chế và hấp mực gần giống với cách làm món mực nhồi thịt hấp. Tuy nhiên, thời gian hấp có thể giảm xuống còn 15 phút để món ăn vừa đạt đến độ chín và thơm ngon sau khi chiên. Hấp mực là bước không thể thiếu khi làm món mực nhồi thịt chiên giòn Bước 2: Chiên mực – Lấy một lượng bột chiên giòn và bột chiên xù phù hợp đổ ra 2 bát riêng. Bột chiên giòn đổ thêm 1 ít nước và đánh đều để trở thành hỗn hợp đặc sệt. – Mực sau khi hấp, để nguội 10 phút. Sau đó lăn qua một lớp bột chiên giòn đã đánh đều. Cuối cùng lăn qua 1 lớp bột chiên xù. – Cho dầu ăn vào chảo rán và đun đến khi dầu sôi. – Bỏ mực đã lăn bột vào chảo và chiên với lửa vừa. – Chiên khoảng 7–10 phút đến khi mực vàng và khô giòn, gắp ra và bỏ lên giấy thấm dầu. – Cắt mực thành các khoanh tròn vừa ăn là hoàn thành. Những lưu ý khi làm mực chiên giòn. – Hấp mực trước khi chiên là bước rất quan trọng giúp món ăn vừa giòn lại giữ được vị thơm ngon tự nhiên của các nguyên liệu. Nếu không hấp sơ qua thì thời gian chiên sẽ lâu hơn, mực sẽ dai và khô không còn giữ được độ ngọt. Chưa kể nếu không chiên đúng cách thì mực rất dễ nứt và cháy mà phần nhân vẫn chưa chín. – Khi chiên cần bỏ lửa vừa, không quá lớn để món ăn được chín mềm bên trong và giòn bên ngoài. – Để giảm bớt vị ngậy, tăng thêm độ thơm ngon cho món ăn có thể ăn kèm rau sống và sốt mayonnaise.
Thưởng Thức Mực Cơm Nhồi Thịt
thưởng thức mực ống nhồi thịt Mực là thực phẩm rất thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều chị em phụ nữ yêu thích lựa chọn để chế biến nên những món ăn hấp dẫn trong bữa cơm hàng ngày hay những bữa tiệc nhỏ của gia đình. Mực nhồi thịt chắc chắn sẽ là một món ăn hấp dẫn được chế biến từ loài hải sản nổi tiếng này. Vũng Tàu, miền đất với những câu chuyện về đất, về người, về biển luôn là điểm đến hấp dẫn của những người yêu thích du lịch. Đến đây, bạn đừng quên thưởng thức món mực nhồi thịt hấp dẫn này nhé. Còn đợi gì mà bạn không chuẩn bị cho mình một chuyến du lịch Vũng Tàu để cảm nhận cảnh đẹp thiên nhiên cũng như nét ẩm thực độc đáo của vùng đất du lịch này. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 4 years
Text
Bánh Tiêu - Đặc Sản Vũng Tàu
Bánh tiêu là một món ăn quen thuộc của nhiều người dân Việt. Thế nhưng bánh tiêu Vũng Tàu lại gợi cho thực khách nhiều ấn tượng khó quên. Vỏ bánh được chiên nóng hổi kết hợp với cái vị ngọt thanh, mềm dịu của nhân đậu xanh. Đem lại thứ hương vị đặc biệt mà không ở đâu có được. Bánh tiêu là món đặc sản Vũng Tàu ngon rẻ mà nhất định du khách phải thử và mua về cho người thân đấy nhé. Cùng Trùm Đi Khám Phá nhé các bạn.
Bánh Tiêu - Đặc Sản ngon Vũng Tàu
bánh tiêu vũng tàu Bánh tiêu là món ăn chơi bình dân và vô cùng quen thuộc của người miền Nam. Không chỉ đơn điệu với lớp vỏ bột chiên thường thấy, ngày nay nhiều nơi đã biến tấu thêm nhân để món ăn đa dạng hương vị hơn. Nếu ở Sài Gòn có bánh tiêu sầu riêng, bánh tiêu cadé thì những chiếc bánh tiêu đậu xanh ở Vũng Tàu đã tạo ra một "hiện tượng ẩm thực" được săn đón nhiệt tình. Nếu là dân sành ăn, hẳn bạn đã từng nghe danh hàng bánh tiêu Đồ Chiểu ở Vũng Tàu. Tuy chỉ là một xe đẩy nhỏ nhưng lúc nào nơi đây cũng có rất đông khách đứng đợi mua bánh. Thậm chí có người phải gọi đặt trước luôn cơ đấy. Thật tò mò bởi cũng chỉ là bánh tiêu thôi, có gì đặc biệt mà lại được yêu thích đến thế nhỉ? Bánh tiêu có nhiều ‘biến tấu’ khác nhau. Nhưng nguyên liệu căn bản để làm món bánh tiêu là bột mì, đường, mè… và không thể thiếu một chảo dầu sôi vừa lửa. Bánh tiêu cũng có khi làm thành bánh có nhân. Loại nhân thường thấy là nhân cadé. Nhân cadé của bánh tiêu người Hoa vùng Chợ Lớn khá là khác biệt so với nhân cadé ở hải ngoại. Nhân cadé hải ngoại thường sử dụng nhiều bơ, sữa nên cảm giác như gần với nhân bánh… Tây hơn là bánh tiêu. Còn nhân cadé của người Hoa vùng Chợ Lớn chủ yếu dùng hột gà, kèm theo một số gia vị… “bí truyền.” Bài viết này chúng tôi xin đề cập tới loại bánh tiêu có nhân và một hàng bán bánh tiêu ở thành phố Vũng Tàu. Ngoài bánh tiêu nhân cadé của người Hoa khu Chợ Lớn, thì ở đường Hà Tôn Quyền, quận 11, còn có món bánh tiêu nhân sầu riêng. Nội chỉ nghe cái tên thôi đã hết sức… dạt dào cảm xúc! Nhưng tất cả những xe bánh tiêu ngon ở Sài Gòn-Chợ Lớn đều không tạo ra được một “hiện tượng” ẩm thực độc đáo như bánh tiêu Vũng Tàu.
Cách Làm Bánh Tiêu
cách làm bánh tiêu vũng tàu Nhâm nhi những chiếc bánh tiêu vàng ươm, xốp dẻo với những hạt vừng thơm ngậy, cùng ly trà chiều sẽ đem lại cho bạn và gia đình cảm giác thư thái, an lành. Nguyên liệu - 500 g bột mì - 6 g men nở (loại men dùng làm bánh mì) - 150 g vừng - 220 ml nước ấm (30 độ C) - 2 ống vani - Muối, đường, dầu ăn Chế biến: - Đãi sạch vừng, rồi rang đến khi vừng có màu vàng nhẹ và có mùi thơm. - Hòa tan khoảng 100 g đường và 20 ml nước ấm, khuấy đều cho đến khi đường tan hết, rồi tiếp tục cho men nở vào, khuấy đều để khoảng 10 phút đến khi men nổi lên trên mặt nước. - Cho 500 g bột mì và 1 thìa muối cùng phần nước ấm còn lại vào một chiếc chậu lớn, trộn đều. Đổ từ từ hỗn hợp đường và men nổi vừa làm ở trên vào, dùng tay nhào đều cho đến khi tất cả tạo thành một khối bột dẻo, không vón cục, không dính tay. - Dùng chiếc khăn khô đậy bột lại, ủ bột ở nơi kín gió khoảng 1 tiếng đồng hồ. Để biết bột đã nở hết chưa, dùng ngón tay ấn mạnh xuống giữa thau bột, nếu bột không phồng lên lại chứng tỏ bột đã nở hết, có thể dùng được. - Đổ vani vào và nhào đều bột lên một lần nữa, sau đó chia bột thành các miếng bột đều nhau. Vo tròn bột, rồi lăn qua đĩa vừng rang, cho vừng dính đều 2 mặt. - Dùng chai thủy tinh cán bột thành các miếng tròn đều. - Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo một lượng dầu ăn sao cho ngập mặt bánh. Đun dầu thật sôi sau đó vặn lửa nhỏ và cho bánh vào chiên vàng đều 2 mặt là đạt yêu cầu.
Thưởng Thức Bánh Tiêu Vũng Tàu
thưởng thức bánh tiêu vũng tàu Nếu là dân sành ăn, hẳn bạn đã từng nghe danh hàng bánh tiêu Đồ Chiểu ở Vũng Tàu. Hàng bánh tiêu bình dân này có tuổi đời đã được 30 năm do cô chủ là người gốc Hoa đứng bán. Tiệm chỉ bán hai loại là bánh nhân đậu xanh và nhân trứng. Nghe có vẻ bình thường nhưng đấy lại là những cái tên khiến nhiều người không quản nhọc công để thưởng thức cho bằng được. Không làm bánh sẵn như nhiều nơi khác, đến đây thực khách sẽ chứng kiến từng thao tác nhào bột, gói nhân và chiên bánh. Nguyên liệu cơ bản cũng gồm bột mì, đường, mè... nhưng điểm nhấn chính là nhân bánh. Phần đậu xanh hấp giã nhuyễn được gói ghém đầy đặn vào trong lớp vỏ bột. Từng mẻ bánh chiên ngập trong dầu nóng cho đến khi vàng đều thì vớt ra. Có lẽ vì thế mà mỗi khách phải đợi tầm 10 - 15 phút mới có bánh. Đa số người ta thường mua với số lượng lớn nên đôi khi bạn phải chờ tầm 1 - 2 tiếng là chuyện thường đấy nhé. Xem chừng ăn bánh tiêu thôi mà cũng "gian nan" quá nhỉ? Tuy nhiên khi thưởng thức ngay những chiếc bánh nóng hổi mới vừa ráo dầu, bạn sẽ thấy thật chẳng bõ công chờ đợi. Phần đậu còn hơi nóng, ẩm mềm và dính đều hai bên thành bánh mỏng căn phồng chứ không hề vón cục. Vừa cắn chạm vào, cái bùi béo đã vội chực trào khắp khoang miệng. Lớp vỏ bột giòn thơm lừng mùi mè càng nhai càng thấy ngất ngây. bánh tiêu vũng tàu ngon Vậy nên mới hiểu tại sao ai đến đây cũng đều gọi tận vài chục bánh. Bởi ăn một lần, bạn sẽ thấy thòm thèm mà muốn thưởng thức thêm vài ba cái nữa cho thoả. Và dù cho có đắt hàng như thế nhưng mỗi chiếc bánh tiêu chỉ có giá tầm 4k mà thôi. Thậm chí có nhiều người đề nghị nên tăng giá nhưng cô chủ vẫn giữ nguyên qua nhiều năm. Có đến Vũng Tàu, bạn nhớ trải nghiệm cảm giác "chờ đợi là hạnh phúc" với món bánh tiêu đậu xanh thơm ngon này nhé! Bánh tiêu đậu xanh Địa chỉ: 43 Đồ Chiểu, thành phố Vũng Tàu Giờ mở cửa: 16h - 20h Giá: 4k/bánh Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years
Text
Gỏi Sứa Biển - Đặc Sản Vũng Tàu
Đi dọc khắp các vùng biển Việt Nam, đặc biệt là vào mùa hè, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy món đặc sản nổi tiếng được làm từ sứa hết sức đặc sắc nhứ bún sứa, sứa muối…. Và trong đó không thể không kể đến là món gỏi sứa. Chúng ta đã có dịp thưởng thức qua gỏi sứa ở Thái Bình. Vậy Gỏi Sứa ở Vũng Tàu có điều gì đặc biệt đến vậy? Hãy cùng Trùm khám phá nhé các bạn.
Gỏi Sứa Biển - Món Ngon Vũng Tàu
gỏi sứa biển ngon Gỏi sứa hấp dẫn người ăn bởi vị giòn dai của sứa, giòn tan của bánh tráng nướng cùng hương thơm các loại rau ăn kèm. Bát bún sứa bốc khói cũng là món ăn ngon miệng không thể bỏ qua. Sứa là món ăn ngon, bổ, mát. Từ sứa, người ta chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau, nhưng phổ biến nhất là bún sứa và gỏi sứa. Gỏi sứa đỏ tuy là món dân dã, nhưng rất ít người bán do phải trải qua nhiều công đoạn chế biến phức tạp. Đầu tiên sứa được ngâm với lá thơm và vỏ sú vẹt, có người còn thêm chanh và quất để dậy mùi thơm, đến khi sứa chuyển sang màu đỏ trong veo, không những không tanh nồng mà mang mùi thơm nhẹ là ăn được. Mỗi miếng sứa được ăn kèm với đủ thứ gia vị. Lấy chiếc lá tía tô và kinh giới, đặt miếng sứa lên trên, một miếng đậu phụ nướng bùi thơm, thêm miếng cùi dừa trắng phau béo ngậy, cuộn lại và chấm với mắm tôm được đánh kỹ với chanh và ớt tươi. Chỉ thế thôi mà cuốn hút người ăn. Vị sứa dai, vị đậu mềm, vị dừa giòn, vị rau thơm, vị mắm đậm đà, tất cả quyện vào nhau, đem lại cảm giác mới lạ đầy thú vị.
Các Món Ngon Từ Sứa Biển Vũng Tàu
những món gỏi sứa ngon Bún sứa Sứa để làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, màu trắng đục, mình dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Loại sứa này do ngư dân vớt tận các đảo xa.  Sứa biển là nguyên liệu chính để người dân ven biển miền Trung chế biến nên những món ăn ngon như: bún sứa, gỏi sứa...  Bún sứa ngon ở phần sứa đã đành, mà nước lèo cũng cực kỳ quan trọng, quyết định người ăn có nhớ mãi hay không. Nước dùng được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay với phần đuôi thắt lại trông như cái nơ, không xương nhỏ và ngọt lừ. Ăn vào thấy thanh và không ngán. Thành phần nước dùng còn có vị ngọt của chả cá tiết ra. Chả được làm từ các loại như cá thu, cá nhồng, cá mối, cá cờ... lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín. Vị ngọt thanh mát của bún sứa làm nên sự hấp dẫn riêng cho món ăn này. Bát bún sứa nghi ngút khói với lớp bề mặt đầy thịt sứa giòn và những khối nhỏ thịt nạc cá dầm rất thơm. Bạn sẽ thấy thêm ngon khi ăn kèm với rau sống đủ loại, như xà lách, giá, rau thơm… Chút ớt đỏ the cay sẽ tô điểm cho hương vị món ăn thêm đặc sắc. Khi thưởng thức, thực khách sẽ có cảm nhận trọn vẹn nước dùng ngọt thanh, sứa giòn giòn, mát lạnh và vị cay ở ớt. Gỏi sứa Tùy theo khẩu vị của từng người mà có thể chế biến gỏi sứa thành nhiều cách khác nhau. Gỏi sứa trộn với khế, chuối chát, cũng có thể trộn với xoài chua bằm sợi, hoặc bóp gỏi kèm các loại rau như: rau răm, hành tây, hành lá... Món ăn rất dễ chế biến và không mất nhiều thời gian. Sứa là một loài thân mềm, rất dễ tan chảy thành nước nên khi mua về cần ngâm vào trong nước có pha lá ổi để sứa săn lại. Vị chát của lá ổi cũng giúp loại bỏ mùi tanh của sứa. Sau khi ngâm xong, rửa sứa thật sạch, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn, chần qua nước ấm để sứa săn lại, vớt ra rổ và để ráo. Các nguyên liệu bóp gỏi như xoài, khế... rửa sạch, thái sợi. Trộn đều với sứa, hành tây, hành lá thái nhỏ, tiếp đến là nước mắm tỏi ớt pha chua ngọt. Sau cùng là các loại rau húng quế, húng thơm, rau răm thái nhỏ, bày ra đĩa, rắc lên bên trên một ít đậu phụng rang. Món gỏi sứa được ăn kèm với bánh tráng nướng.
Cách Làm Gỏi Sứa Biển Ngon
cách làm gỏi sứa biển Các món gỏi của Việt Nam thường là món ăn nhẹ, tươi sống, kết hợp các yếu tố ngọt, cay và chua với các loại rau thơm cùng với bánh tráng hoặc bánh phồng. Món gỏi gà truyền thống của Việt Nam từ lâu đã là món ưa thích của Úc và ở đây chúng tôi chia sẻ phiên bản của Luke Nguyễn, lấy cảm hứng từ chuyến đi của mình dọc theo các vùng duyên hải của Việt Nam, đặc biệt là Nha Trang, nơi cả loài sứa tươi và sứa khô được sử dụng rộng rãi trong món ăn. Mặc dù sứa không có mùi vị gì nổi bật, nhưng nó có vị giòn sật sật và sự cảm xúc nhớ mãi về món ăn. Thành phần 2 (khoảng 600 g) ức gà, xé sợi 1 lít (4 cốc) nước luộc gà 60 g (⅓ chén) sứa khô đã xắt nhỏ 4 lá bắp cải, xắt mỏng Nửa chén lá tía tô xắt nhỏ Mọt ít chén lá bạc hà, xắt nhỏ 10 tép tỏi 2 muỗng canh tỏi chiên (xem chú ý) 2 muỗng thính 2 muỗng canh dầu thực vật Nửa củ hành đỏ, xắt thành vòng Đậu phộng rang, và ớt xắt để dùng thêm (nếu cần) Pha nước mắm Nước mắm 60 ml (1 phần tư chén) 60 ml (1 phần tư chén) dấm trắng 2 muỗng canh đường bánh 2 tép tỏi, thái nhỏ 1 quả ớt, thái lát mỏng 2 quả chanh gỏi sứa biển ngon Hướng dẫn Cho gà và kho trong chảo và cho sôi. Vặn lửa nhỏ và nấu trong 25 phút hoặc cho đến khi vừa chín. Cho gà ra, để nguội. Nước gà còn dư có thể lưu trữ để sử dụng làm nước dùng cho món khác. Bày dĩa gỏi, pha nước mắm, giấm, đường và 125 ml nước vào nồi trên lửa vừa. Khuấy tan đường, đun sôi và để nguội. Rửa sạch sứa dưới nước lạnh trong 30 giây và để trong bát lớn. Trộn thịt gà và thêm vào sứa với bắp cải, thảo dược, tỏi chiên, cơm nướng, dầu tỏi và hành. Cho tỏi, ớt và vôi vào hỗn hợp trộn, sau đó trộn đều cho thấm. Ghi chú • Sứa khô, đóng túi chân không, lá chuối, mint (nóng), tỏi chiên và gạo nếp. • Bánh tráng hoặc bánh phồng có tại các siêu thị và cửa hàng ẩm thực Châu Á.
Thưởng Thức Gọi Sứa Biển
Cách làm gỏi sứa cũng không quá cầu kì, phức tạp. Sứa tươi mang về sẽ đem ngâm với lá ổi hoặc lá thơm đến khi trong thịt để bớt đi mùi tanh và chất độc rồi đem đi luộc sơ qua nước sôi. Sau khi sơ chế sẽ bắt đầu đem sứa đi nêm gia vị rồi trộn với các loại rau làm gỏi sao cho nhìn thật bắt mắt và có đủ màu sắc từ trắng, xanh đỏ cùng hương thơm hòa quyện với nhau tạo thành một món ăn vô cùng hấp dẫn. Gỏi Sứa Biển Vũng Tàu Sứa có vị giòn sần sật, chế biến thành gỏi sẽ hòa quyện với vị chua ngọt. Thêm tí ớt cay cay quả là tạo cho người dùng sự thích thú và đã dùng một lần lại muốn thêm những lần tiếp sau đó.   Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years
Text
Cá Đuối Ba Món - Đặc Sản Vũng Tàu
Cá đuối chiên nướng mắm, cá đuối nướng sả nghệ, lẩu cá đuối là 3 món ăn của người Vũng Tàu được chế biến từ thịt cá đuối. Nếu đã một lần đặt chân đến Vũng Tàu hay bất cứ quê hương miền biển nào chúng ta nhất định phải thử qua. Nhưng nhắc đến cá đuối Vũng Tàu thì ai cũng nhớ ngay đến món lẩu cá đuối ngon khó cưỡng. Hãy cùng Trùm đi khám phá món cá đuối nức tiếng này nhé.
Cá Đuối Vũng Tàu - Đặc Sản Biên Khơi
lẩu cá đuối cũng tàu Loại cá này có hình rẻ quạt, đuôi dài, da màu xanh rêu, có nhiều loại khách nhau. Thịt cá đuối lớn thường dai, ngon hơn cá nhỏ và cũng có nhiều cách chế biến tùy theo sở thích, nhưng phổ biến nhất vẫn là món cá đuối tươi nấu canh chua, nướng muối ớt, nấu lẩu hoặc chiên nước mắm... Lẩu cá đuối vũng tàu đa dạng với nhiều phương thức chế biến khác nhau, mỗi phương thức gắn liền với một loại gia vị riêng nhưng điểm chung của mỗi nồi lẩu đều có mùi thơm của cá hoà quyện với nước dùng thật kích thích vị giác của những người thưởng thức món ăn này. Nhúng từng lát cá đuôi vào nồi nước lẩu đang sôi sùng sục sẽ dậy lên mùi thơm của cá ăn kèm với măng chua rừng và các loại rau thơm khác thì còn điều gì tuyệt vời bằng. Những miếng cá chín đều, săn lại chấm với nước mắm đậm đà, chút vị cay của ớt ăn cùng với những ngọn rau xanh vừa chín tới, váng đậu béo ngậy, vàng thơm và vài sợi bún thì ngon tuyệt cú mèo. Tuy nhiên, để làm nên những món ăn ngon được chế biến từ cá đuối thì phải đòi hỏi sự khéo léo từ bàn tay của người đầu bếp. Đầu tiên phải chọn lựa cá tươi và sơ chế thật kỹ nếu không sẽ bị tanh, làm món ăn có vị đắng ảnh hưởng chất lượng khi dùng.
Các Món Ngon Từ Cá Đuối
gỏi cá đuối vũng tàu Cá đuối chiên nước mắm Cá cắt khúc vừa ăn, để để thật ráo. Sau đó, cho lên chảo chiên vàng đều, rồi chiên lại với nước mắm đã pha sẵn, trong đó có đường, bột ngọt, một muỗng súp nước mắm ngon trộn đều, một muỗng súp dầu, một muỗng súp tỏi băm phi vàng, cho chén hỗn hợp vào xào nhanh tay. Xốc đều thịt cá và hỗn hợp để thật thấm. Khi cá chuyển sang màu vàng cùng hương thơm ngào ngạt là bạn có thể vớt ra, rồi trang trí và thưởng thức. Món ăn sẽ thêm đậm đà hơn khi được dùng kèm với muối ớt chanh. Chấm một miếng cá đuối vào muối ớt chanh, bạn có thể cảm nhận được vị giòn của cá đuối chiên vàng, hương thơm thoang thoảng của nước mắm... Tất cả như hòa quyện vào nhau, mang lại cho bạn cảm giác rất thú vị. Món ăn cũng khá đặc biệt, dùng để nhấm nháp với bạn bè, người thân hoặc có thể làm món nhậu cũng rất ngon. Cá đuối nướng sả nghệ Cá đuối nướng sả nghệ được xem là một món ăn hấp dẫn và độc đáo. Người ta khéo léo dùng sả nghệ và ớt bằm ướp chung với cá để vừa giúp khử mùi cá, vừa khiến món ăn thêm thơm nồng quyến rũ bởi các loại gia vị được hòa quyện vào nhau một cách rất hài hòa. Khi món cá được nướng chín, người ta sẽ trang trí thêm lá lốt cắt sợi lên trên món ăn để vừa thêm màu sắc đẹp mắt, vừa tăng thêm hương vị thơm ngon cho món và kích thích khẩu vị người dùng. Món ăn sẽ dùng nóng và được kết hợp cùng với các loại rau sống, cuốn cùng bánh tráng và nước chấm chua cay đặc trưng... sẽ làm hài lòng rất nhiều người khi thưởng thức. lẩu cá đuối siêu ngon Lẩu cá đuối nấu mẻ Để nấu một nồi lẩu cá đuối thơm ngon, người ta sẽ chọn một con cá tươi, sau đó cắt ra từng miếng, rửa sạch, để ráo. Dùng khoảng nửa chén cơm mẻ, cho thêm nước, lọc bỏ xác để lấy vị chua thanh để nấu nước lẩu. Sau đó nêm nếm lại cho vừa miệng. Phi hành tím và sả cho vàng thơm để vào trong nồi lẩu giúp tăng thêm hương vị của món. Khi nồi nước lẩu vừa sôi, người ta cho nước cơm mẻ vào, nêm nếm vừa ăn rồi lần lượt cho cá vào. Đợi cá gần chín, cho thêm cà chua, đậu bắp, rau muống. Mùi thơm món lẩu bốc lên nồng nàn, kích thích vị giác của người ăn. Điểm đặc biệt khi cắn vào miếng xương sụn của loại cá này, bạn sẽ cảm nhận được độ sừn sựt, rất thú vị. Vì các loại cá đuối biển có khuyết điểm là thường có mùi tanh, khai, nên muốn thưởng thức hương vị trọn vẹn của loại cá này, bạn phải ăn nóng.
Thưởng Thức Cá Đuối Tại Vũng Tàu
thưởng thức lẩu cá đuối vũng tàu Lẩu cá đuối Vũng Tàu 40 Trương Công Định Khi bạn có dịp chu du đến đây lần đầu và hỏi thăm món lẩu cá đuối Vũng Tàu ở đâu ngon thì chắc chắn lẩu cá đuối 40 Trương Công Định sẽ được giới thiệu đầu tiên. Món lẩu nức tiếng đến nỗi bạn có thể bắt gặp từng đoàn khách nườm nượp ra vào quán. Lẩu cá đuối 40 Trương Công Định mang bản sắc đặc trưng riêng biệt. Từ cung cách phục vụ chu đáo, nguyên liệu chất lượng, hương vị thơm ngon đến giọt cuối cùng đi kèm với mức giá hợp lý, vừa túi tiền của du khách đi nghỉ dưỡng cùng gia đình hay là dân phượt. Ăn lẩu cá đuối của quán thì không có gì phải chê. Thịt cá đuối tươi rói, ngọt đậm đà được nhúng qua nước dùng làm cho các thớ thịt săn lại, chín đều; những ngọn rau mơn mởn quyện thêm một lớp váng cho vào miệng thì có thể nói “cực phẩm” chính là đây. Do đó nếu đã đến Vũng Tàu thì bạn chắc chắn không được bỏ lỡ món đặc sản này. Lẩu cá đuối 7 Chuyến cá đuối kho vũng tàu Trong cái nắng oi gắt của mùa hè năm nay, nếu được quây quần bên cạnh nồi lẩu bốc khói, ngọt thanh, nhâm nhi vị chua chua của măng, vị dai dai và ngòn ngọt của cá, mềm mềm của những thớ sụn, mùi thơm quyến rũ của những loại rau ăn kèm cùng sự đậm đà của chén nước mắm được điểm tô bởi những lát ớt cắt nhỏ thì quả thật không còn gì thú bằng. Và quán lẩu 7 Chuyến cũng là một địa chỉ mà nhiều du khách muốn ăn lẩu cá đuối Vũng Tàu không thể không đặt chân đến. Với thâm niên bán hàng lâu năm đã tạo được một chỗ đứng nhất định, quán 7 Chuyến rất thu hút du khách gần xa. Ngoài khách lẻ, khách gia đình thì còn có những đoàn khách du lịch liên hệ đặt bàn để có khoảng thời gian tận hưởng món lẩu cá đuối trứ danh tại quán. Quán có 7 phòng lạnh với sức chứa mỗi phòng dao động từ 4 đến 30 người, thích hợp cho những đối tượng khách gia đình hay đi cùng với bạn bè. Riêng khu vực sân vườn thì có sức chứa khoảng 200 khách. Quán lẩu cá đuối 7 Lượm thưởng thức lẩu cá đuối vũng tàu Tọa lạc ở địa chỉ 37 Nguyễn Trường Tộ, 7 Lượm quán được mọi người biết tới là một trong những vựa hải sản quy mô lớn của thành phố biển. Bên cạnh đó thì giá cả ở đây dễ chịu hơn nhiều nơi khác là một điểm cộng giúp níu chân du khách. 7 Lượm quán dùng cá đuối nghệ để nấu lẩu là loại cá dai, có thịt săn chắc, có vị ngọt nhưng ít khi phải khử mùi, chỉ cần rửa sạch để ráo nước, rồi sau đó cho vào nồi nước dùng, chờ cho cá chín tới là du khách có thể thưởng thức ngay. Không gian của quán rất thoáng đãng, rộng rãi, du khách sẽ luôn thấy thoải mái khi lựa chọn dùng bữa tại quán. Cá đuối được nấu chín tới thịt ăn có vị ngọt rất vừa miệng. Bên cạnh một nồi lẩu tỏa khói nghi ngút còn cá thêm đĩa cá chiên và cá nướng ăn kèm thì quả là khiến người dùng 1 lần sẽ say đắm mãi cái hương vị ngây ngất của món đặc sản miền biển này. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years
Text
Cháo Hàu Long Sơn - Vũng Tàu
Về miền biển ăn bát Cháo Hàu Long Sơn nóng hổi, béo ngọt, thơm ngon mà thấy sao ấm lòng của người đi xa. Hàu là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt có nhiều chất kẽm. Vùng Long Sơn, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 20m là nơi nổi tiếng về hàu ngon và rẻ. Đến đây, chúng ta có thể thưởng thức được sự tươi ngon của từng con hàu to béo và đặc biệt món cháo hàu là một trong những thứ không thể bỏ lỡ. Cùng Trùm đi ăn Cháo Hàu ngon bá cháy nhé.
Cháo Hàu Long Sơn - Một lần nhớ mãi
Cháo hàu Long Sơn Vũng Tàu Ăn cháo hàu Long Sơn một lần là nhớ mãi hương vị béo ngọt, thơm ngon. Không chỉ nức tiếng với chứng tích nhà Lớn hay còn gọi là đền Ông Trần, Long Sơn còn được du khách biết đến những món ngon đặc biệt từ con hàu. Ăn cháo hàu Long Sơn một lần là nhớ mãi hương vị béo ngọt, thơm ngon. Không chỉ nức tiếng với chứng tích nhà Lớn hay còn gọi là đền Ông Trần, Long Sơn còn được du khách biết đến những món ngon đặc biệt từ con hàu. Đảo hàu Long Sơn Vũng Tàu, cách TP.HCM hơn 80km, từ QL51 (ngã 3 xã Tân Hải, H.Tân Thành) vào đảo Long Sơn chỉ gần 10 phút đi xe máy. Còn từ TP.Vũng Tàu đến nơi này chỉ khoảng 30 phút. Đến Long Sơn ăn hàu thì phải đến Bến Đá. Nơi đây, có một bến đò để chở du khách ra các nhà hàng nổi trên sông Dinh ăn hải sản. Trong các nhà hàng này, hàu vẫn là món chủ đạo, mà thực khách nào đến cũng muốn ăn thử một vài món được chế biến từ hàu. Hàu ở đây tươi ngon lại được chế biến rất sạch sẽ, bảo đảm vệ sinh. Thực khách có thể ăn món hàu wasabi (hàu bù tạt). Hàu được tách ra khỏi vỏ, ướp lạnh với đá. Thực khách tự mình pha chế nước chấm bằng cách cho một ít wasabi (tùy người ăn mà cho ít hay nhiều) vào hỗn hợp nước tương, nước cốt chanh, ít ớt... Ăn món hàu wasabi phải có một ít rau thơm, cải đắng, nhưng không thể nào thiếu một cộng hành đã được ướp đá cho thật lạnh. Ăn một miếng hàu wasabi vừa cay nồng hăng lên tận óc vừa có vị ngọt của hành luôn tạo cho thực khách cảm giác thú vị. Trong số những món chế biến từ hàu thì món cháo hàu lúc nào vẫn được du khách ưu tiên và ưa thích nhất, ăn một lần nhớ mãi vị ngon của hàu vị ngọt của cháo ăn vào hương vị béo bùi nhưng rất bổ dưỡng mà lại mang đậm một vị riêng, ăn cháo hàu ngon nhất lúc nóng hổi cho thêm một ít tiêu, một ít ớt quậy đều mọi thứ quyện vào nhau làm cho bát cháo hàu nhìn lôi cuốn, thấy là muốn thưởng thức ngay. Ngoài món cháo hàu, thực khách còn có thể ăn món hàu nướng mỡ hành, phomai...hay hàu xào với xà lách son cũng rất thơm ngon và bổ dưỡng. Đến với Long Sơn một vùng đất hứa, đa phần thực khách ngoài việc thưởng thức các món hàu còn được tha hồ thỏa sức lựa chọn thực đơn cho mình những món ăn hải sản tươi ngon nào là các loại ốc, sò huyết, móng chúa, tôm, mực...hay những món được chế biến từ cá cũng rất ngon và bổ dưỡng.
Cách Làm Cháo Hàu Long Sơn
Cách Làm Cháo Hàu Long Sơn Bạn rửa sạch hàu bằng nước muối pha loãng với nước cốt chanh hoặc giấm, rồi vớt để ráo. Bạn bắc chảo với dầu ăn nấu nóng, cho đầu cọng boaro đã cắt nhuyễn vào phi vàng thơm, sau đó vớt xác boaro ra để riêng. Bạn cho hàu sữa vào xào kèm với 5 g muối, 10 g hạt nêm, 5 g đường, 5 g tiêu xay. Xào chín tới, tắt bếp. Nấu cháo: Bạn chuẩn bị nồi rồi cho gạo đã rang với nước và 50 g dầu ăn đã phi qua hành tỏi vào. Nấu đến khi thấy hạt gạo nở bung như cánh hoa (bạn canh nấu sao được 4 lít cháo là vừa). Cho hết hàu sữa đã xào cùng với gia vị nêm cháo vào nồi cháo, nấu cho cháo vừa sôi lại rồi tắt bếp là hoàn thành. Khi ăn cháo hàu sữa, bạn rắc hành boaro cắt nhuyễn với xác boaro phi vàng vào, có thể thêm hạt tiêu và ớt tùy khẩu vị, dùng ngay khi đang nóng.
Thưởng Thức Cháo Hàu Long Sơn
Thưởng Thức Cháo Hàu Long Sơn Cháo hàu Vũng Tàu rất phổ biến, bởi Vũng Tàu cũng như các vùng biển khác, các món ăn liên quan đến hàu đều được phục vụ, song cháo hàu Long Sơn – có lẽ chỉ có một, bởi vị thơm ngon tuyệt vời đến khó lòng quên vị của nó. Tại Vũng Tàu có nhiều nhà hàng và quán ăn phục vụ món cháo hàu Long Sơn, nhưng muốn thưởng thức món ăn này ngon nhất, bạn phải đến với các nhà hàng trên Bến Đá, thuộc đảo hàu Long Sơn, mất khoảng 30 phút đi xe máy từ trung tâm thành phố Vũng Tàu. Các nhà hàng này chuyên phục vụ các món ăn được chế biến từ đặc sản hàu tươi, được chế biến sạch sẽ và rất uy tín. Cháo Hàu Long Sơn Trong đó, món cháo hàu có lẽ là nổi tiếng và được thực khách ưa chuộng nhất, bởi dư vị đậm đà, béo bùi khó cưỡng cùng mùi thơm quyến rũ. Tô cháo hàu nóng hổi, bốc khói mang theo hương thơm hấp dẫn khiến thực khách không khỏi thèm thuồng, khi vừa được dọn ra, món ăn bổ dưỡng này luôn khiến thực khách thích thú và muốn thưởng thức ngay. Cháo được nấu nhừ từ loại gạo ngon, hoà quyện với vị ngọt thanh tự nhiên và hương vị béo ngậy của những chú hàu tươi, rắc thêm chút hành ngò xắt nhuyễn và một ít tiêu, một ít ớt. Thực khách trộn đều để các nguyên liệu này quyện vào nhau, làm cho bát cháo hàu trông thêm phần hấp dẫn. Món cháo hàu bổ dưỡng lại ngon miệng, luôn là món ăn tuyệt nhất và ấn tượng nhất khiến thực khách nhớ mãi sau chuyến du lịch dài ngày tại Vũng Tàu. Thật dễ có thể nhận thấy được trong những món chế biến từ hàu thì cháo hàu vẫn được nhiều thực khách ưa chuộng và yêu thích nhất. Hương vị cháo thơm ngọt, béo bùi, đậm đà mà lại rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Bát cháo hàu nóng hổi thêm chút tiêu xay cay cay chỉ cần nhìn thấy thôi đã biết nó tuyệt vời như thế nào. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years
Text
Bánh Khọt - Đặc Sản Vũng Tàu
Nhắc đến đặc sản Vũng Tàu chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ liên tưởng ngay đến món bánh khọt Vũng Tàu đúng không? Để làm ra món bánh khọt ngon đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo của người làm bánh trong đó quan trọng nhất là khâu pha bột. Bột được pha với nước theo một tỷ lệ nhất định không được quá đặc hay quá loãng để tạo nên được sự giòn ngon của bánh. Bánh ngon nhất là khi nó không quá bở cũng không quá dẻo, vừa ăn không dày cũng không mỏng. Cùng Khám Phá món ngon cùng Trùm nhé.
Bánh Khọt - Hương Vị Đồng Quê
bánh khọt Người dân địa phương gọi là bánh khọt bởi khi lấy bánh ra khỏi khuôn, người ta dùng loại muỗng dẹt và dài để “khẩy” lên, muỗng va chạm vào thành khuôn phát ra tiếng kêu “khọt khọt”. Bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu để làm bánh cũng không có gì cầu kỳ, khó kiếm. Được làm từ bột gạo, thế nhưng lại không giống như các loại bánh làm từ bột gạo khác, bánh khọt chỉ được làm từ một thứ bột gạo và không pha cùng nước cốt dừa hay bất cứ một thứ bột nào khác. Cách làm bánh khọt giòn, mềm tuy không cầu kỳ nhưng lại cần sự tỉ mỉ và tinh tế. Chế biến bánh khọt quan trọng nhất vẫn là ở khâu pha bột, đòi hỏi một bí quyết riêng cũng như sự khéo léo từ đôi bàn tay của đầu bếp, đây chính là công đoạn quyết định đến vị ngon của bánh. Bột gạo được pha với nước theo một tỉ lệ nhất định. Nếu pha đặc quá, bánh sẽ bị đặc, bở; còn nếu bột lỏng quá thì bánh sẽ mỏng và không ngon. Chiếc bánh đạt chuẩn là không quá dày cũng không quá mỏng, khi ăn giòn nhưng vẫn giữ được độ dai nhất định. Đặc biệt, muốn bánh ngon thì bột phải được xay ngay từ tối hôm trước, rồi để bột qua một đêm, có như vậy bột mới không bị nhão, chảy và làm ra chiếc bánh giòn ngon. Nhân bánh khọt được làm từ tôm tươi. Tôm được cắt bỏ đầu, lột vỏ, rửa bằng nước sạch rồi để ráo. Ngoài phần nhân là tôm tươi, phần tôm cháy màu vàng làm tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho những chiếc bánh khọt thơm ngon này. Mỗi nhân là một con tôm lõi, màu hồng của thân tôm nổi bật trên nền bột trắng, thêm một chút bột tôm đỏ au rắc quanh đĩa tạo nên sự bắt mắt cho người ăn.
Cách Làm bánh Khọt Vũng Tàu
chế biến bánh khọt vũng tàu Nguyên liệu Bột gạo: 300g Nước cốt dừa: 1/2 ly Tôm: 400g Hành lá, dầu ăn, đu đủ xanh, rau thơm, bột nghệ Nước mắm ngon, tỏi, ớt, đường, giấm,nước lọc Cách làm bánh chế biên bánh khọt + Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen, rửa sạch ướp với một chút bột nêm. Tôm bóc vỏ (ảnh sưu tầm) + Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, phi thơm hành và cho 200g tôm vào xào sơ. + 200g tôm còn lại luộc chín, giã thật nhuyễn. Làm nóng chảo trên bếp, cho tôm đã giã nhuyễn vào và cháy đều đến khi tôm mịn và khô rang là được. + Hành lá xắt nhỏ, đảo qua với chút mỡ. + Rau thơm rửa sạch xếp lên đĩa. + Cho bột vào bát, cho nước cốt dừa và nước lạnh vào, nêm một chút muối, bột nêm, khuấy đều. Để ngâm bột khoảng 10 phút sau đó cho bột nghệ và hành lá vào, khuấy đều. + Bắc khuôn bánh lên bếp, để lửa vừa phải. Chờ khuôn nóng, phết dầu đều lên các khuôn nhỏ. Múc bột đổ vào 2/3 khuôn, đậy nắp khoảng 30 giây cho bánh hơi chín thì cho tôm lên mặt bánh. Đổ bột vào khuôn làm bánh khọt (ảnh sưu tầm) + Đậy nắp và canh cho bánh vàng giòn (khoảng 1 phút), dùng đũa dài, muỗng nhỏ lấy bánh ra rồi cho chút hành mỡ và tôm cháy lên trên Cách làm nước chấm Rau ăn bánh khọt + Giã tỏi, ớt cho nhuyễn. + Đu đủ xanh sửa sạch, nạo sợi, bóp muối Đu đủ xanh nạo sợi ăn kèm bánh khọt (ảnh sưu tầm) + Đổ đường vào nước khuấy tan đường. + Cho giấm, nước mắm, tỏi, ớt vào nước đường. Nước mắm chấm bánh khọt (ảnh sưu tầm) + Vắt thêm một miếng chanh + Vắt kiệt nước ở đu đủ, cho vào nước chấm Lấy một lá cải xanh, một lá xà lách, bên trên là các loại rau như diếp cá, đu đủ thái sợi, húng thơm… gắp một cái bánh khọt cho lên trên, cuốn tròn lại chấm vào nước chấm. Cắn miếng bánh Khọt vàng ươm, cảm nhận hương vị bột gạo nguyên chất, thấy cái béo ngậy của dầu mỡ thấm lên vỏ bánh, mùi hành lá, vị đậm đà của tôm lột, vị chua chua của gỏi đu đủ và mùi thơm quyến rũ của nước chấm…
Thưởng Thức Bánh Khọt
thưởng thức bánh khọt vũng tàu Khi bánh vừa chín tới, đầu bếp gắp bánh ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít tôm cháy, mỡ hành. Khi ăn bánh khọt Vũng Tàu, người dân địa phương thường ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt, rau sống các loại như cải bẹ xanh, xà lách, tía tô, diếp cá… và đu đủ thái sợi. Bạn gắp một cái bánh khọt cho vào một lá cải bẹ xanh to, cùng một ít rau thơm và các thứ ăn kèm, sau đó cuốn lại, chấm vào chén mắm ớt, để vài cọng đồ chua nằm trên cuốn bánh. Cắn một miếng, thực khách sẽ cảm nhận hết những gia vị tuy rất dân dã nhưng cực ngon. Thịt tôm bùi bùi hòa quyện với sự giòn giòn của bột, thơm thơm của mỡ hành cùng một ít vị chua của đồ chua, mặn của nước mắm hòa vào hương vị đặc trưng của các loại rau… thoáng một cái bạn đã ăn hết cả chục chiếc bánh. Mùi vị của bánh khọt ở điểm du lịch Vũng Tàu vô cùng đặc trưng, vị ngọt đậm đà của tôm hòa quyện cùng cảm giác béo ngậy của mỡ và vị thơm của hành tất cả tạo nên một món ăn khiến bạn không thể nào quên. Quán tọa lạc ở số 14 Nguyễn Trường Tộ, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bánh khọt ở đây được rất nhiều thực khách yêu mến bởi lẽ nhân bánh là một con tôm to, tươi ngon, phần bột cũng vừa ăn, nước mắm ngọt vừa phải, rau lại khá sạch. Quán lúc nào cũng đông khách và nhân viên ở đây phục vụ vẫn rất nhanh và chuyên nghiệp, phần bánh khọt mang ra lúc nào cũng nóng hổi . Tuy nhiên vì quá đông khách cho nên vẫn có đôi lúc bạn phải chờ cho lượt khách trước ăn xong thì mới có bàn. Theo kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu thì bạn nên đến vào buổi sáng sớm hoặc giữa chiều khi đó sẽ ít khách hơn, bạn sẽ phải đứng xếp hàng dài nếu đến vào buổi trưa hoặc chiều tối. Nhìn đĩa bánh khọt được làm từ bột gạo, nhân tôm, hình dáng bé xinh mang lên nóng hổi, bề mặt màu vàng được phủ tôm cháy đo đỏ kèm màu xanh của hành lá cắt nhỏ trông rất bắt mắt. Người ta thường ăn bánh khọt với nước mắm chua ngọt cùng rau sống tạo thành một hương vị rất đặc trưng, thơm ngon hấp dẫn không gì sánh bằng. Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years
Text
Tiết Canh Tôm Hùm Long Hải - Vũng Tàu
Món tiết canh chắc cũng đã không còn gì quá xa lạ với chúng ta, nhưng các bạn đã bao giờ nghe đến cái tên tiết canh tôm hùm chưa? Để giải đáp những tò mò về món ăn trên thì hãy cùng về Vũng Tàu và ghé qua thưởng thức món tiết canh tôm hùm Long Hải nhé. Cùng Trùm khám phá món tiết canh tôm hùm Long Hải trứ danh này nhé.
Tiết Canh Tôm Hùm Long Hải
Tiết canh tôm hùm long hải (2) Nếu bạn có ý định đi du lịch Long Hải thì không thể bỏ qua món ăn cực ngon và lạ này. Có tất cả bảy loại tôm hùm, nhưng tôm hùm dùng làm tiết canh ngon nhất phải là loại tôm rồng. So với các loại tôm hùm khác, lưng tôm rồng có sọc đen, đốt chân màu xanh lục, đầu tôm lấp lánh sắc cầu vồng… Tiết canh tôm tuy rất ít nhưng ăn là lạ, phần thịt tôm mềm lẫn với tiết tôm sừng sựt như rau câu, mằn mặn, ngòn ngọt. Tiết canh tôm cũng được ăn chung với bánh tráng và dùng làm mồi uống rượu như các loại tiết canh khác, nhưng phần rau thì ngoài ngò gai, không thể thiếu rau diếp cá và có thể ăn chung với khế chua, chuối chát. Tôm hùm được dùng làm tiết canh ngon nhất là loại tôm rồng. Về đặc điểm, tôm rồng có màu xanh xám, thân có sọc đen, bụng vàng nhạt. Và muốn tiết canh có vị ngon nhất thì con tôm phải nặng hơn một ký mới đủ chất lượng. Trong 7 loại tôm hùm của Vũng Tàu thì dùng tôm rồng để chế biến ra món tiết canh này là ngon nhất. Hình dáng tôm rồng có những đặc điểm nổi bật như có sọc đen trên lưng, đầu tôm lấp lánh màu sắc và đốt chân có màu xanh lục. Thịt tôm mềm và ngọt ăn với tiết đặc quả thật là một sự kết hợp tuyệt vời.
Cách Làm Tiết Canh Tôm Hùm
chế biến tiết canh tôm hùm long hải Cách thực hiện Sơ chế và chuẩn bị nhân tiết canh tôm Tôm sú đang bơi, làm sạch, ta đem hấp hoặc luộc chín. Sau đó bỏ hết phần vỏ, tiếp đó ta băm nhỏ. Húng bạc hà, rau ngò rí, sau khi rửa sạch ta lấy mỗi loại khoảng 4 -5 ngọn rồi thái nhỏ. Như vậy các nguyên liệu đã được chuẩn bị xong, ta cho tôm sú và rau thơm 2 loại đã được bằm và thái nhỏ vào bát và trộn đều, ta cho thêm một chút tiêu, một chút bột ngọt vào trộn đều. Các bạn thấy là ta không cho một chút gia vị mặn nào vào là bởi vì tiết canh tôm hùm đã có độ mặn sẵn. Sau khi nguyên liệu của tiết canh tôm đã được trộn đều, ta có thế cho ra từng tách nhỏ, nhưng ở đây tôi cho ra đĩa có độ sâu lòng vừa phải rồi dàn đều nhân ra. Tiết canh tôm hùm long hải Lấy tiết canh tôm hùm Đây là khâu quan trọng nhất nên các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau. Trước hết ta phải chuẩn bị dụng cụ để lấy tiết, ở đây tôm dài khoảng 25cm – 30cm. Ta dùng dụng cụ chích nhẹ vào phần mặt dưới, nơi tiếp xúc giữa mình và đầu. Lưu ý, độ sâu của vết chích khoảng 1 – 1,5cm, tùy theo độ dày mỏng của mình tôm. Ta chỉ lấy ra một lượng tiết vừa đủ cho phần nhân đã làm, sau khi lấy tiết ra đĩa, ta sẽ chờ khoảng 3 – 5 phút cho tiết canh đông hẳn. Tiết ra đĩa có màu hơi ngà, xanh và trong, như vậy là được, sau đó cho vào lò hấp 5 phút. Món tiết canh tôm hùm được phục vụ kèm rau thơm, một chút lạc rang đập dập, có thể thêm một chút chanh nếu thích. Ngoài ra quý khách có thể tự chế biến tôm hùm thành các món ăn ngon Món tiết canh tôm hùm là một món hải sản ăn chơi khai vị và mang tính chất thưởng thức. Món ăn có được sư bổ dưỡng cho cơ thể và tốt cho sức khỏe.
Thưởng Thức Tiết Canh Tôm Hùm
Tiết canh tôm hùm long hải (2) Cũng như món tiết canh thông thường, tiết tôm hùm sau khi được lấy ra sẽ trộn với thịt nạc lấy từ càng tôm băm nhỏ sau đó để tiết tự đông. Món ăn sẽ càng ngon hơn nếu ăn kèm với rau răm, chuối xanh và một chút khế chua cắt lát. Bạn cũng có thể ăn tiết canh tôm hùm chung với bánh tráng. Vị thanh mát ngon lạ của món tiết canh tráng ngần này sẽ làm bạn cảm thán không thôi ngay lần đầu tiên thưởng thức. Từng sớ thịt tôm dai mềm quyện cùng vị sừng sựt của tiết tôm chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn và chỉ khi bạn tự mình nếm thử mới có thể cảm nhận được hết hương vị của món ăn. Đây cũng là món nhậu tuyệt vời vì nó làm giảm cơn say của bạn, uống hoài mà cũng không sợ say nhé. Du lịch Vũng Tàu, ghé biển Long Hải bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món tiết canh tôm hùm trứ danh này nhé. Đó sẽ là kỷ niệm khó quên trong bạn với vị thanh ngọt đặc trưng của hải sản biển đó. Người ta thường ăn tiết canh tôm hùm với bánh tráng kèm theo một số loài rau sống như diếp cá, ngò gai. Để tăng thêm hương vị có thể cắt vài lát chuối chát và khế chua để món ăn thêm phần hấp dẫn. Món tiết canh tôm hùm Long Hải là một nghệ thuật ẩm thực không phải nơi nào cũng có được. Đến Vũng Tàu bạn có thể ghé nhà hàng Hải Dương ở địa chỉ 685 – 695 Ba Mươi Tháng Tư, Rạch Dừa để ăn thử món ăn trứ danh này. Hoặc bạn có thể thưởng thức món tiết canh tôm hùm tại nhà hàng ở khách sạn Imperial Vũng Tàu tọa lạc tại số 159 Thùy Vân, Thắng Tam. Chắc chắn món tiết canh tôm hùm này sẽ không làm bạn thất vọng đâu.   Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years
Text
Lẩu Súng Phước Hải - Vũng Tàu
Không chỉ thu hút khách du lịch bởi những thắng cảnh đẹp cùng sự mênh mông của biển cả bao la mà Vũng Tàu còn níu chân du khách bởi những đặc sản thơm ngon độc đáo, trong đó Lẩu Súng Phước Hải là một trong những món ăn không thể không nhắc đến. Để có được nồi nước lẩu ngon phải trải qua những công đoạn khéo léo của bàn tay người đầu bếp và những gia vị đi kèm khá phức tạp. Nước lẩu nấu xong sẽ bóc khói nghi ngút với hương thơm ngào ngạt từ sự hòa quyện của đủ các mùi vị chua ngọt của me đường, nồng nàn sả tỏi cùng béo bùi của cá. Cùng Trùm đi khám phá món lẩu đặc biệt này nhé.
Lẩu Súng Phước Hải - Đặc Sản Chân Quê
Lẩu Súng Phước Hải Ngon Lẩu súng Phước Hải là món ăn dân dã được người dân làng chài Phước Hải nấu theo cách riêng không giống như các món lẩu truyền thống khác nó mang một sắc hương đặc biệt, thu hút mọi thực khách bởi sự hòa quyện khéo léo của nhiều nguyên vật liệu. Cá dùng nấu cho món lẩu này “đúng điệu và ngon nhất” là đầu và lòng cá thiều xanh. Ngày nay cá thiều rất hiếm nên một số loại cá biển được dùng thay thế để nấu là cá dứa, cá bóp, cá đối bui, cá bông lau, cá ngao,… Gia vị cho món lẩu này cũng khá phong phú và cầu kỳ cầu kỳ gồm: me chua dầm vắt lấy nước, tương hột giã sơ, đường mật, nước mắm ngon, sả bào bằm nhuyễn phi thơm, sả củ đập dập, rau tần dày lá, ngò gai, ngò om, húng quế, ớt xắt lát mỏng… Lẩu súng Phước Hải là sự trung hòa giữa độ cay, chua, nóng của nước dùng và vị đậm đà của thịt, cá. Vị ngọt thanh nhẹ nhàng nơi đầu lưỡi càng tạo sự kích thích để bạn cảm nhận trọn vẹn sự đậm đà của món ngon này.
Cách Nấu Lẩu Súng Phước Hải
Cách Làm Lẩu Súng Phước Hải Cá dùng nấu cho món lẩu này “đúng điệu và ngon nhất” là đầu và lòng cá thiều xanh. Ngày nay cá thiều rất hiếm nên một số loại cá biển được dùng thay thế để nấu là cá dứa, cá bóp, cá đối bui, cá bông lau, cá ngao,… Gia vị cho món lẩu này cũng khá phong phú và cầu kỳ cầu kỳ gồm: me chua dầm vắt lấy nước, tương hột giã sơ, đường mật, nước mắm ngon, sả bào bằm nhuyễn phi thơm, sả củ đập dập, rau tần dày lá, ngò gai, ngò om, húng quế, ớt xắt lát mỏng… Lẩu được ăn cùng với bún, rau dùng kèm là bông súng, rau kèo nèo, rau đắng… Cái vị là lạ của nước lẩu với hương rất riêng của tương hột, quyện với độ chua của me, mùi thơm của sả, vị ngọt bùi của cá tươi, và giòn tan của cọng bông súng làm cho món lẩu thêm đậm đà và rất độc đáo.
Thưởng Thức Lẩu Súng Phước Hải
Thưởng Thức Lẩu Súng Phước Hải Lẩu được ăn cùng với bún, rau dùng kèm là bông súng, rau kèo nèo, rau đắng… Cái vị là lạ của nước lẩu với hương rất riêng của tương hột, quyện với độ chua của me, mùi thơm của sả, vị ngọt bùi của cá tươi, và giòn tan của cọng bông súng làm cho món lẩu thêm đậm đà và rất độc đáo. Tuy có rất nhiều loại rau để ăn kèm với lẩu nhưng đặc trưng chủ yếu nhất vẫn phải kể đến rau súng. Và cũng chính vì thế mà người dân ở đây dùng cái tên dân dã của loài hoa này để đặt tên cho món ăn. Nguyên liệu chính của lẩu súng Phước Hải được lựa chọn từ những loài cá tươi như: cá đuối, cá dứa, cá bớp, cá bông lau, cá ngót,… nhưng ngon nhất ngon nhất là thiều. Tuy nhiên, ngày nay loại cá này lại rất hiếm vậy nên nó không được sử dụng phổ biến rộng rải. Lẩu Súng Phước Hải Sẽ thật tuyệt vời nếu được ngồi thư giãn trong chòi lá đơn sơ với những chiếc võng giản dị giữa bốn bề biển gió và mây trời thênh thang, thưởng thức món lẩu súng thơm ngon hấp dẫn đặc sản của vùng biển Phước Hải Để tạo sự tươi mới cho những bữa ăn gia đình ấm ấp, ta có thể thay vào đó bằng một nồi lẩu thơm ngon đủ chất dinh dưỡng từ rau cá. Ngày mưa mà cùng quây quần bên nhau thưởng thức món ăn đặc sản này quả là điều vô cùng thú vị đúng không nào.   Read the full article
0 notes
trumnaunuong-blog · 5 years
Text
Bánh Xèo Long Hải - Vũng Tàu
Về Vũng Tàu, ghé qua Long Hải nhất định phải dừng chân ăn thử món bánh thơm ngon đặc trưng mang một mùi vị rất riêng khó lẫn vào đâu được chính là bánh xèo Long Hải. Thường bánh xèo được làm từ những nguyên liệu chính như bột gạo, nhân tôm, thịt, giá. Ở đây, bánh xèo Long Hải còn có thêm hương vị đặc biệt bởi vỏ bánh người ta còn pha thêm trứng gà để tăng độ giòn và bên trong nhân còn có hành tây cùng mộc nhĩ. Nhưng nếu xét đến nét đặc trưng nhất vẫn phải kể đến bí quyết chế biến rất riêng của người dân nơi đây. Cùng Trùm đi ăn bánh xèo ngon nhé.
Bánh Xèo Long Hải - Đặc Sản Vũng Tàu
bánh xèo long hải vũng tàu Những ai yêu thích sự bình yên, nhẹ nhàng thì hành trình đến với Long Hải là một gợi ý khá thú vị. Long Hải không phải là vùng biển mới với du khách nhưng nơi đây còn khá sạch sẽ, yên ắng mà dịch vụ cũng không quá nhiều như ở Vũng Tàu. Đi về vùng biển người ta thường nghĩ đến những món hải sản, nhưng thực tế món bánh xèo bình dị lại đem lại cho người thưởng thức cảm giác nhớ da diết Vũng Tàu hơn. Vũng Tàu nổi tiếng với món bánh xèo thì ở Long Hải còn có món bánh xèo mang hương vị đặc trưng chuẩn vị của Vũng Tàu không đâu có được. Món bánh xèo Long Hải được làm từ bột gạo, vàng ươm bởi có trứng và bột nghệ, thơm lừng và giòn tan bởi được đổ trong khuôn. Điểm đặc biệt của bánh xèo Long Hải so với các vùng khác là vỏ bánh còn cho thêm trứng gà, nhân bánh ngoài tôm thịt, giá như bình thường còn có thêm mộc nhĩ, nấm hương. Vị ngon của bánh xèo Long Hải khiến thực khách luôn ấn tượng bởi rất nhiều yếu tố. Hấp dẫn từ vỏ bánh rất giòn và thơm phức đến nhân bánh với tôm thịt ngọt vị tươi mới.
Cách Làm bánh Xèo Long Hải
cách làm bánh xèo long hải Nguyên liệu làm bánh xèo Long Hải: Vẫn là tôm, thịt heo, hành tây, giá, mộc nhĩ, đậu xanh, trứng gà và bột gạo nhưng bánh xèo tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền lại mang một hương vị đặc trưng riêng rất đặc biệt. Nằm trong vùng biển nên có lợi thế dồi dào về nguồn hải sản tươi ngon thu mua trực tiếp của dân chài mới đánh bắt từ biển mang về còn tươi roi rói, và với kỹ thuật đổ bánh điêu luyện của người làm nên bánh vừa chín tới lại giòn tan mà màu vàng tươi nhìn rất hấp dẫn, mùi vị thì thơm khỏi phải chê, mà thấy là mê, ăn là ghiền. Nước chấm ăn bánh xèo Long Hải: Bánh ngon không chỉ nhờ nguyên liệu, kĩ thuật đổ bánh mà phụ thuộc vào nước chấm rất nhiều bởi phần còn lại sẽ quyết định sự thành bại của sản phẩm nên nước chấm phải được pha chế công phu, vừa có vị chua chua ngọt ngọt của dưa cải, vị đậm đà của nước mắm ngon loại đặc biệt… Tất cả hòa quyện vào nhau từ rau sống, bánh xèo cho đến nước chấm khiến người ăn có thể cảm nhận được hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Thưởng Thức Bánh Xèo Long Hải
thưởng thức bánh xèo long hải Đặc biệt là nước chấm tạo nên hương vị đậm đà khó cư��ng cho mỗi thực khách. Được chế biến từ nước mắn ngon của địa phương, có chút ngọt từ đồ chua, dù xem qua có vẻ đơn giản nhưng vị ngon ngọt đậm đà khiến thực khách cứ nhắc đến là nhớ như in vị của bánh xèo Long Hải. Bánh xèo Long Hải có vỏ bánh cũng như bánh xèo nhiều vùng, được làm từ bột gạo ngon, vàng ươm bở có trứng và bột nghệ, thơm lừng giòn tan vì đổ khéo. Nhân bánh xèo Long Hải ngoài tôm thịt, giá như bình thường còn có thêm mộc nhĩ và hành tây, khiến vị ngon thêm lạ miệng ngọt ngay. Một phần góp lại giúp cho bánh xèo Long Hải thêm ngon là nhờ nước chấm. Được chế biến từ nước mắm ngon ở địa phương, có chút chua ngọt từ đồ chua, dù xem qua có vẻ đơn giản nhưng vị ngon đậm đà khiến thực khách cứ nhắc đến là nhớ in vị như còn ngay đầu lưỡi. bánh xèo long hải Và bởi đâu mà món bánh xèo Long Hải lại được sự yêu mến của biết bao du khách gần xa đến thế. Đó là sự hòa quyên của rất nhiều các yếu tố, vỏ bánh giòn thơm phức, vàng ươm, nhân bên trong đậm đà tươi ngon đủ vị. Và còn một điều không thể bỏ sót đó chính là nước chấm dùng chung với bánh. Một sự kết hợp hòa quyện mằn mặn, chua ngọt pha tí cay cay cũng đủ làm con người ta ngây ngất lại còn kèm theo đồ chua được muối khéo léo. Tất cả những thứ ấy đều có trong món đặc sản của vùng Long Hải này thì chẳng trách sao lại làm mê đắm trái tim của nhiều du khách đến thế. Read the full article
0 notes