Tumgik
truyencotichfun · 3 years
Text
Trinh phụ hai chồng
Trinh phụ hai chồng là truyện cổ tích ca ngợi người phụ nữ Việt xưa, đồng thời cho thấy tình nghĩa vợ chồng son sắt, niềm thương cảm với mảnh đời bất hạnh.
1. Người vợ đức hạnh Ngày xưa, có một gia đình nọ có một người con gái xinh xắn, nết na. Lúc nàng lớn lên có một người học trò nghèo họ Đỗ đưa trầu cau đến hỏi làm vợ. Chàng là tay văn hay chữ tốt, tính nết rất hiền lành. Thấy thế, người cha cô gái vui lòng hứa hôn. Cô gái sung sướng được người chồng xứng đôi vừa lứa. Lễ cưới vừa xong thì cha nàng nhuốm bệnh qua đời.
Cô gái về nhà chồng một niềm trinh thuận. Chồng là người mồ côi cha mẹ. Gia tài chỉ có một đám vườn nhỏ với mấy quyển sách, nhưng hai vợ chồng son sống trong một bầu không khí hòa nhã yêu thương. Chồng đọc sách, vợ quay tơ, thú gia đình tưởng không ai hơn được.
Đột nhiên ít lâu sau đó người chồng mắc bệnh hủi. Người vợ lo lắng tìm thầy chạy thuốc. Nàng bán luôn nữ trang của mình, bán cả đám vườn đang ở để dùng vào việc chữa chạy cho chồng. Nhưng bệnh mỗi ngày một nặng, cho đến lúc hết phương điều trị. Chân tay người chồng cứ sưng lên và bắt đầu lở loét. Không một ai dám đến gần. Duy chỉ có người vợ ngày ngày hầu hạ chu tất không chút quản ngại. Thấy thế, anh chàng thương vợ quá. Chàng cho phép vợ ly dị để mặc mình với số mệnh. Nhưng người vợ nhất định không nghe. Nàng nói:
– Vợ chồng là nghĩa lâu dài, còn bệnh tật của chàng chẳng qua là sự không may. Thiếp xin cùng chung số phận với chàng, không đi đâu cả.
Nhưng bệnh của người chồng ngày một đáng sợ hơn. Luôn luôn chồng cố khuyên vợ trở về với mẹ đẻ để khỏi vì mình mà khổ thân, tuy vậy vợ vẫn kiên quyết ở lại. Một hôm, để cho vợ khỏi chịu thiệt thòi, chồng cất lẻn ra đi. Chồng để lại cho vợ một phong bì thư, nói mình sẽ không bao giờ trở về nhà nữa và cho phép vợ tự do đi lấy chồng khác.
Sau khi chồng đi biệt, người vợ chảy không biết bao nhiêu là nước mắt. Mẹ đẻ của nàng khuyên con đi lấy chồng khác nhưng nàng quyết ở vậy đến già.
Ba năm trôi qua, tin tức của chồng vắng bặt. Nhiều người đoán rằng chàng đã quyên sinh cho khỏi đau khổ. Rồi đó, người vợ trả nhà cửa lại cho họ hàng nhà chồng, trở về với mẹ đẻ, lập bàn thờ coi như chồng đã chết. Nhưng mẹ nàng luôn luôn bảo nàng:
– Con thủ tiết với chồng như thế là trọn đạo. Con không nên bỏ phí xuân xanh một đời.
Thấy nàng xinh đẹp lại có đức hạnh, nhiều người muốn hỏi làm vợ, trong đó có một người học trò họ Nguyễn. Tin qua mối lại xôn xao làm cho nàng không tự chủ được. Hơn nữa mẹ nàng có ý ép con, bà con thân thích cũng hết lời khuyên dỗ. Cuối cùng, nàng đành nhận lời đi bước nữa cùng với anh chàng họ Nguyễn. Về ở với chồng mới được ba năm, nàng sinh được hai người con trai. Hai vợ chồng rất tương đắc. Người học trò họ Nguyễn sau đó thi đậu tiến sĩ và được bổ làm án sát Sơn Tây.
2. Trinh phụ hai chồng Năm ấy, Sơn Tây và các trấn lân cận mất mùa to, giá thóc gạo lên cao vùn vụt. Khắp nơi đều có người chết. Đường sá, chợ búa đầy những đoàn người đói khổ đi kiếm miếng ăn. Quan án được lệnh đi phát chẩn cho dân đói.
Lại nói chuyện anh chàng họ Đỗ từ khi trốn vợ ra đi, nhất quyết không trở về quê hương nữa. Chàng không muốn vì mình làm khổ đời một người đàn bà. Chàng cứ đi lang thang nay đây mai đó, sống bằng nghề bị gậy. Cứ thế sau năm năm, bệnh của chàng vẫn như cũ và chàng vẫn sống một cuộc đời đơn độc và đau khổ.
Hôm ấy nghe tin có cuộc phát chẩn, chàng lần mò tìm tới, nhập vào đội quân lĩnh chẩn. Bọn lính lần lượt phát gạo hết hàng này sang hàng khác. Khi sắp sửa được lĩnh, chàng kêu lên:
– Tôi là học trò yếu đuối tàn tật, không rá không mùng, không nồi không niêu nên không muốn xin gạo, chỉ muốn xin một ít tiền cho tiện…
Nghe hắn nói thế, quan án cho gọi tới hỏi mấy câu về văn chương, quả nhiên anh chàng bề ngoài rách rưới tiều tụy nhưng đối đáp rất trôi chảy, thơ làm ra thao thao bất tuyệt. Sẵn có tình yêu người tài, ông bèn đặc biệt lấy tiền ra cho, có phần hậu hơn những kẻ khác.
Khi về dinh, ông ta thuật chuyện vừa rồi cho vợ hay. Nghe tả hình dạng, người đàn bà ngờ rằng đó là người chồng cũ. Nàng ra chợ tìm cách đứng nấp để xem mặt, thì đúng là người chồng ngày xưa. Tự nhiên lòng thương chồng cũ nay lại bừng bừng bốc lên. Nàng phải nuốt thầm những giọt nước mắt vì mình đang ở vào một tình thế khó xử. Suy đi nghĩ lại mãi, cuối cùng nàng dùng lời nói khéo cố khuyên chồng mới đưa “người học trò khó mà có tài” đó về dinh, cho ở một gian lều sau trại. Như thế vừa làm được một việc nghĩa vừa có người làm bạn văn chương.
Được chồng mới ưng thuận, nàng sung sướng vô hạn. Từ đó ngầm sai người hầu chu cấp chăm nom rất tử tế. Nhưng nàng không bao giờ để lộ một hành động gì cho chồng biết và cũng không bao giờ cho người chồng cũ thấy mặt.
Một hôm vào khoảng đêm khuya, người chồng cũ một mình đau bụng đi tả. Nhân khát quá, chàng bèn lần ra một cái chum ở gần trại múc nước uống. Hôm sau, chàng mới biết là mình uống lầm phải một thứ nước trong đó có một con rắn trắng chết. Nhưng thật không ngờ, một thời gian sau những mụn hủi lở tróc bay hết và dần dàn bệnh tự nhiên lành hẳn, da thịt của chàng trở lại trắng trẻo như xưa.
Rồi đó, chàng lại ôn luyện kinh sử và nhờ có sự giúp đỡ hậu tình của quan tán, chàng lại quẩy lều chiếu đi thi.
Tất cả những việc đó xảy ra làm cho người đàn bà vừa mừng vừa đau khổ. Nàng thấy mình không thể chịu đựng âm thầm mãi như vậy được. Khi nghe tin chồng cũ thi đậu tiến sĩ sắp sửa vinh quy, nàng viết một bức thư rất dài kể hết nông nỗi của mình cho người chồng mới biết. Nàng xin chồng tha lỗi về sự giấu giếm của mình bấy lâu nay. Có hai đứa con trai, nàng xin một đứa cho làm con nuôi ông nghè mới. Đoạn nàng trốn chồng con, bỏ đi biệt.
>> Xem thêm nhiều truyện cổ tích hơn tại: https://truyencotich.fun
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Text
Trong lòng mẹ
Trong lòng mẹ trích trong hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng kể về tuổi thơ cay đắng của mình và tình mẫu tử thiêng liêng không gì có thể chia cắt.
1. Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô cay nghiệt Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang [1] thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen.
Gần đến ngày giỗ đầu [2] thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin [3] rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
– Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch [4] của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi [5] để tôi khinh miệt và ruồng rẫy [6] mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực [7] . Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:
– Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
– Sao lại không vào? Mợ mày phát tài [8] lắm, có như dạo trước đâu?
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
– Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Nước mắt tôi đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên [9] đã xoắn chặt lấy tâm can [10] tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến [11] tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu của nó. Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:
– Sao cô biết mợ con có con?
Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che…
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục [12] đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quá vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.
Cô tôi bỗng đổi giọng, lại vỗ vai tôi, nhìn vào mặt tôi, nghiêm nghị:
– Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy [13] cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới [14] mãi được sao?
Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:
– Mấy lại rằm tháng Tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?
2. Cuộc gặp gỡ hạnh phúc trong lòng mẹ Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về. Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh cho tôi và em Quế tôi. Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:
– Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!…
Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh [15] của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
Trong lòng mẹ Nguyên Hồng Trong lòng mẹ Nguyên Hồng Xe chạy chậm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc [16] ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong những phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:
– “Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”.
Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…
>> Đọc truyện cổ tích nhiều hơn nữa tại: https://truyencotich.fun
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Text
Văn khấn mùng 1 Tết 2022
Văn khấn mùng 1 Tết 2022 giúp các bạn tham khảo để chuẩn bị mâm cúng, lễ vật, bài cúng mùng 1 Tết gia tiên, thần linh thật chu đáo. Với mong muốn nguyện cầu một năm mới bình an, vạn sự như ý.
Trong lễ cúng mùng 1 Tết 2022, con cháu sẽ đọc văn khấn để tỏ lòng hiếu thảo và tạ ơn ông bà tổ tiên, các vị thần linh cai quản phù hộ độ trì cho cả gia đình một năm mới vạn sự tốt lành. Chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây
Bài cúng mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022 Lễ vật cúng mùng 1 Tết 2022 Văn khấn gia tiên ngày mùng 1 Tết 2022 Bài cúng thần linh mùng 1 Tết 2022 Bài cúng mùng 1 Tết Lễ vật cúng mùng 1 Tết 2022 Vào ngày mùng 1 Tết cần chuẩn bị những lễ vật cúng sau:
Hương vàng (nên thắp hương vòng) Đèn nến Hoa quả Rượu Cau trầu Trà Bánh chưng Mâm cỗ cúng Ngày mùng 1 Tết thì mọi thứ trên ban thờ đã được chuẩn bị trước Tết, chỉ có mâm cỗ cúng cầm chuẩn bị mới. Bên cạnh đó, trầu cau và nước cúng cần phải thay trước khi khấn lễ.
Văn khấn gia tiên ngày mùng 1 Tết 2022 Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (vái, khấn đọc 3 lần)
Hôm nay ngày mùng 1 tháng giêng năm Nhâm Dần
Tại… (địa chỉ nhà)
Tín chủ con tên là….. cùng toàn gia kính bái.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Con kính lạy các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Nay nhân ngày đầu xuân năm mới, ngày mùng 1 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022.
Con cháu cúi lạy, đọc văn khấn cúng đầu năm mới 2022 tạ ơn ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con một năm qua bình an vô sự.
Tín chủ con cùng toàn gia xin được sửa sang chuẩn bị hương hoa ngũ quả, mâm lễ cúng gọi là lễ bạc lòng thành, trước án kính lễ, sau xin chứng giám phù hộ.
Tín chủ con xin được cúi lạy kính mời vong linh tổ tiên cùng….(tên những người được thờ cúng trong nhà) cùng về hâm hưởng lễ vật. Cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con bước sang năm mới luôn được bình an, mọi sự yên lành, công việc hanh thông, gia đình êm ấm.
Con xin kính cáo!
A Di đà Phật!”
Sửa Bài cúng thần linh mùng 1 Tết 2022 Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy ngài Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy ngài Địa chủ tài thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con tên là…..
Tuổi: …………………………
Ngụ tại: …………(địa chỉ)
Hôm nay là ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần năm 2022.
Nhân tiết minh niên, đầu xuân năm mới, con xin đọc văn khấn cúng thần linh đầu năm.
Tín chủ con xin được chuẩn bị lễ vật hương hoa, cỗ cúng cơm canh, lễ bạc lòng thành, bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.
Tín chủ con và toàn gia xin cúi đầu kính lạy mời các vị Chư Thần cai quản trong khu đất này về hưởng thụ lễ vật, cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành.
Cầu mong ơn trên luôn phù hộ, độ trì, chở che toàn gia chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.
Toàn gia chúng con lễ bạc tâm thành xin được kính lễ, cúi xin chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
>> Tham khảo nhiều bài văn khấn tại:
https://truyencotich.fun/chuyen-muc/van-khan
https://truyencotich.fun/blog-2538-van-khan-mung-1-tet.html
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
Văn khấn mẫu ở chùa - Văn khấn lễ tam tòa thánh mẫu. Văn khấn lễ Thánh Mẫu và văn khấn Mẫu Thượng Ngàn được thờ cúng tại Đình, Đền, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Link
0 notes
truyencotichfun · 3 years
Text
Văn khấn Tất niên 30 Tết trong nhà và ngoài trời
Lễ Tất niên hay còn gọi tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và sẵn sàng chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán của người Việt Nam mang nét đẹp văn hóa đã có từ lâu đời. Vậy văn khấn tất niên chiều 30 Tết 2022 như thế nào là chuẩn, lễ cúng tất niên cần chuẩn bị những gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
1.  Sắm lễ cúng Tất niên 2022 Nhâm Dần Mâm lễ cúng tất niên gồm:
Mâm ngũ quả, hương nhang hoa đèn nến, giấy tiền vàng mã, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét) tùy theo điều kiện và vùng miền. Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết như gà luộc, giò, canh... được bày biện đầy đặn và trang nghiêm. Văn khấn tất niên chiều 30 Tết
2. Văn khấn Tất niên 30 Tết trong nhà và ngoài trời Văn khấn Tất niên ngoài trời Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày ...... tháng Chạp năm ..........
Tín chủ chúng con là: …………………………………………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….
Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám ...
Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)
Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)
Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)
Văn khấn Tất niên trong nhà Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.Nguồn truyện tại truyencotich.fun
Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ: .................
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm: ..............
Tín chủ (chúng) con là:..................................................................................
Ngụ tại:........................................................................................................
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)
Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)
Nam mô a di Đà Phật! (cúi lậy)
3. Ý nghĩa lễ cúng Tất niên 30 Tết Lễ Tất niên thường được các gia đình tiến hành vào chiều ngày 30 Tết âm lịch. Mọi người thường quây quần lại bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết lại một năm, nhìn lại thời gia đã qua, cùng nhau chuẩn bị đón năm mới.
Cúng Tất niên và văn khấn Tất niên đều thể hiện một nếp sống tâm linh, văn hóa của người Việt. Trước khi bước sang năm mới, sau một năm làm ăn vất vả, mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.
1 note · View note
truyencotichfun · 3 years
Text
Văn khấn giao thừa ngoài trời
Đêm giao thừa là thời khắc quan trọng, cả gia đình cùng đoàn tụ, sắm cúng đón năm mới để cầu cho một năm an khang thịnh vượng. Để lời ngỏ được thông linh với bề trên, phải có bài văn khấn giao thừa hoàn chỉnh để làm cầu nối. Nếu bạn chưa rõ bài văn khấn giao thừa trong nhà và ngoài sân như thế nào, hãy tham khảo ngay bài dưới đây, Sàn Gốm sẽ chỉ bạn tất tần tật về văn khấn, lễ vật cúng giao thừa. Văn khấn giao thừa có giống với văn khấn tất niên không? Văn khấn giao thừa hay còn gọi văn khấn trong đêm giao thừa khác với văn khấn ngày tất niên và văn khấn ngày 30 tết. Cúng tất niên, cúng ngày 30 tết và cúng giao thừa là những dịp lễ quan trọng cuối năm, có thể diễn ra cùng ngày nhưng ý nghĩa và cách khấn hoàn toàn khác nhau. Bài khấn giao thừa ngoài trời 2022 Văn khấn giao thừa là lời thông cáo của gia chủ với tổ tiên năm mới vừa đến, mời chư vị gia tiên cùng con cháu ở lại ngắm tiết xuân sang, hưởng thụ lễ vật ngày tết. Thời điểm cúng giao thừa từ 23h đến 0h ngày 30 tếtVăn khấn ngày 30 tết, lễ cúng 30 tết hay còn gọi là lễ rước ông bà, trước là để xin phép các thần thánh cai quản bốn phương tám hướng mở đường,sau là mời các vị gia tiên về sum họp với con cháu trong 3 ngày tết. Lễ cúng 30 tết thường diễn ra vào trưa từ 9h đến 11h hoặc chiều tối từ 17h đến 19h. Văn khấn tất niên là lời ghi nhận việc kết thúc năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới, bày tỏ sự biết ơn đối với tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm và cũng là dịp để con cháu quây quần, đoàn tụ sau những ngày làm ăn xa nhà. Tất niên thường được cúng sau 13h chiều và gia chủ có thể chọn ngày phù hợp với gia đình nhưng cũng nên tránh những ngày xấu. >> Xem chi tiết: https://truyencotich.fun/blog-2403-so-khan-giao-thua-ngoai-troi.html
0 notes