Tumgik
turquoise-crystals · 4 years
Photo
Tumblr media
Saigon, highway, https://www.flickr.com/photos/daihocsi/
3 notes · View notes
turquoise-crystals · 6 years
Text
88 CHIÊU BÍ KÍP TRỒNG LAN
1. Những nguyên tắc cơ bản cho người trồng lan: - Khô nhưng không hạn. - Ẩm nhưng không ướt. 2. Tưới phân loãng nhiều lần tốt hơn tưới dầy nồng độ cao. 3. Không nên thử nghiệm qua nhiều loại phân trong thời gian ngắn. 4. Không nên di chuyển, dời đổi thường xuyên cây lan. 5. Bất cứ giá thể nào cũng có thể trồng lan nếu điều khiển nước hợp lý. 6. Mỗi vườn, mỗi vùng có tiểu khí hậu khác nhau, cho nên việc thay đổi cách trồng và tưới theo vườn người khác nên cân nhắc cẩn trọng. 7. Từ từ mua lan, không nên mua một lúc nhiều cây quá, hãy trồng thử một năm xem mình yêu thích lan tới mức độ nào. 8. Mua lan nên thấy hoa, khi mình thích hoa đó rồi thì giá nào cũng có thể mua miễn đừng quá mắc, không nên mua lan theo nghe nói hoặc theo sở thích người khác. 9. Nên tập nhớ tên khoa học của lan, sau này sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều khi lựa chọn cây lai. 10. Cây lan có thể xuống giá rất nhanh. Hiện tại mong muốn sở hữu độc quyền một cây lai rất khó vì công nghệ nuôi cấy lan bây giờ phát triển quá nhanh. 11. Kiến mang sâu bọ và bệnh tật đến cho lan. Muốn diệt trừ kiến hãy rắc Diazinon granule vào chậu và chung quanh nơi để lan. 12. Rệp nhện (Spider mite) rất sợ mùi dầu khuynh diệp (Eucalyptus). Hãy bẻ vài cành khuynh diệp treo vào cây lan hoặc dùng dầu thấm vào bông gòn và để vào chậu lan. Rệp nhện sẽ biến mất. 13. Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt. 14. Nếu bạn trồng hoa lan ngoài trời thì đừng tưới cây lan khi mặt trời đang chiếu thẳng vào cây. Nước có thể đọng lại, trở nên nóng và làm hại tế bào của cây. 15. Bạn có thể ngắm đã con mắt hoa của những cây đơn thân nếu trồng chúng chung với nhau trong một chậu lớn thay vì trồng riêng mỗi cây vào một chậu nhỏ. 16. Vào mùa nóng, khô, ta có thể nhúng cả chậu vào nước sạch hoặc (nếu cần) nhúng toàn thân cây lan vào nước khoảng 15 phút. Làm như vậy mỗi tháng ta có thể ngăn ngừa sâu bọ làm ổ và rửa sạch những chất khoáng tồn đọng trong chậu. 17. Nếu những cây Dendrobium của bạn có vẻ chết thì đừng có liệng chúng đi. Hãy trút cây ra khỏi chậu và để nơi mát với ánh sáng vừa phải. Đôi khi (và chỉ hy vọng), cây con ""kei ki"" sẽ mọc ra ở chỗ thân khô. 18. Đa số cây hoa lan thích ánh nắng ấm áp buổi sáng cho đến chín giờ. Lưu ý điểm này khi bạn định chọn một nơi trồng lan. 19. Nếu bạn đang định trồng cây lan Hồ-Điệp trên một nhánh cây thì cây nhánh cây bưởi là tốt nhất. 20. Sau khi tưới cây lan xong, nghiêng chậu cho nước dư thừa đổ ra ngoài hết. 21. Để đỡ những cây lan có rễ bò ra ngoài như Vanda hoặc Epidendrum thì dùng ba que tre, buộc chụm lại trên đầu (như cái lều mọi). 22. Ở những vùng ấm áp, cố gắng gắn lan lên những cây trong vườn. Khi có hoa nhìn tự nhiên hơn là trồng trong chậu. 23. Ráng trồng Vanda trong rổ treo bằng thép mà không có đất trồng. Dây thép không mục nên khỏi phải thay chậu. 24. Hoa lan thích phun nước như sương. 25. Dùng hoa lan làm quà tặng thật không công bằng với cây và người nhận (chủ mới), nếu họ không biết chăm sóc cây 26. Giữ cho rễ khoẻ mạnh bằng cách tưới nước vừa phải, bón phân đúng cách thì lá và hoa sẽ đương nhiên tốt tươi. 27. Nên hứng nước mưa để tưới cho lan trong khi nước máy làm đọng muối vào cây. 28. Bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ nên tưới nhiều lần cho cây mà thôi. 29. Khi vo gạo, bạn hãy giữ nước gạo lại và phun nhẹ cho lan. Làm như vậy coi như bạn đang tưới cho cây sinh tố B1, hữu hiệu chẳng khác nào Superthrive. Nhưng đừng dùng khi nước vo gạo đã chua. 30. Dùng một thìa cà-phê Epsom Salt cho mỗi gallon nước coi như phụ với Magnesium, tưới mỗi ba tháng để làm tan rã chất muối tồn đọng trong chất trồng lan. 31. Vào dịp Giáng-Sinh, thay vì dùng hoa Poinsettia có thể dùng Cattleya percivaliana, vừa đẹp vừa thơm. 32. Rắc bột chống nấm vào chồi hoa Vanda và Ascocendas. Mục đích là ngăn ngừa mầm hoa bị chột. Cũng có thể dùng cho lan Hồ-điệp. 33. Hãy dùng giấm cất hơi (distilled) để chùi chất muối bám vào thành chậu đất. 34. Dùng lá khuynh-diệp nhỏ bỏ vào mỗi chậu cây lan Hồ-Điệp sẽ ngăn được rệp nhện (spider-mites). 35. Nên thay chậu ít nhất mỗi 2 năm một lần và chỉ tưới sau một tuần lễ. 36. Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc. 37. Nếu cây lai giống Sophrolaeliacattlya không mọc mạnh thì đem bỏ vào cooler và tăng ánh sáng chung quanh để giúp cây phát triển. 38. Lợi dụng sự giảm giá, hãy mua những cây lan hoa đã tàn, ta sẽ có những cây Hồ-Điệp khác nhau. Suốt năm bạn có đủ bông hoa đẹp khoe sắc. 39. Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở. Giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng. 40. Chất lưu-huỳnh (diêm sinh) có thể dùng để bôi vào chỗ cắt để giảm thiểu bệnh tật. 41. Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn. 42. Cymbidiums thích ẩm nhưng lại ghét nước, và thích khô ráo nhưng lại ghét vừa khô vừa nóng. 43. Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm. 44. Đừng bón phân khi nhiệt-độ cao hơn 85°F (29.5°C) 45. Giảm thiểu phân trong thời gian cây nghỉ dưỡng. Tưới tháng một lần phân là đủ. 46. Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà. 47. Dùng một phần sữa một phần nước để chùi hay làm bóng lá lan. Thật kỳ diệu vì vừa không độc hại mà lại có sẵn. 48. Cái rây bột có thể dùng làm cái rổ trồng lan mà lại rẻ tiền. 49. Nên tưới vào buổi sáng, chứ đừng tưới vào lúc buổi chiều nóng bạn đi làm về. 50. Để cho cây lên đều nên xoay chậu thường xuyên. Để giữ rễ mọc trong chậu, ta nên xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng. 51. Nên giữ lại những nút chai rượu vang (rượu chát) và dùng để trồng lan, nó làm cho thoáng khí chung quanh rễ. 52. Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh. 53. Dùng lưỡi dao cạo ""xài rồi bỏ"" (disposable razor blades) để cắt rễ hay chia cây; sau đó bỏ đi. Tính ra chỉ có 5 cent cho mỗi cây. 54. Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa. 55. Hoa lan cần 50% độ ẩm hay hơn. Đặt cây lan trên một cái khay có đá cuội và nước. Đừng để nước chạm chậu cây. 56. Giữ cho hoa lan khỏi bị gió lùa. Đừng để cho hơi lạnh hay hơi nóng thổi vào cây. 57. Luôn luôn phải thử môi trường xung quanh khi quyết định đặt cây lan ở cây lan chỗ nào. Nếu buổi sáng chỗ ấy có mặt trời chiếu vào thì ta phải ở ngay chỗ đó để thử sức nắng và quyết định xem loại Hoa lan nào thích hợp với ánh nắng đó, ví dụ với lan Dendrobium Úc hay với lan Laelias. 58. Dùng xà-phòng nước hiệu Peppermint oil& castille (có bán tại cửa hàng thực phẩm) làm chất chống sâu bọ thật an toàn và hữu hiệu. Pha 1 thìa cà-phê vào 1 quart (¼ gallon hay 1 lít) nước trong bình xịt tay và xịt vào chỗ bị sâu bọ cắn cho đến khi tận diệt. Hữu hiệu nhất đối với sâu bọ thân mềm. 59. Nếu giữ được rễ lan tốt lành, thì sau đó cây sẽ khoẻ mạnh. 60. Khi tưới nước, đặt chậu lan trên đĩã hứng hoặc đem lại bồn rửa chén và tưới cho đến khi nước hoàn toàn chảy qua lỗ chậu. 61. Hãy đặt cây lan ở nơi làm sao cho ta có thể ngắm được hoàn toàn đoá hoa rực rỡ. Khi hoa tàn hãy mang ra chỗ khác. 62. Hãy dùng chậu có nhiều lỗ ở đáy. Nên nhớ hoa lan không biết bơi. 63. Nếu bạn muốn khử trùng mà không dùng đến lửa thì dùng 10% thuốc tẩy giặt Chlorox (bleach) hay 3% nước Oxy già (H2O2) pha với nước. 64. Dùng nhiều phân có hại hơn là dùng vừa đủ. Đừng tưởng bón quá nhiều phân là làm cho cây mau lớn mà là giết cây 65. Nếu hồ nghi, cứ dùng phân 20-20-20 là an toàn hơn cả. 66. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại lan trưng bày trong nhà thì cứ thử trồng cây Hồ-Điệp. Nó sinh ra để trồng trong nhà. 67. Cây lan có củ mầm cần một thời gian khô ráo sau khi tưới và ngược lại với những cây không có củ mầm. 68. Hãy coi hoa lan như con vật cưng (pet) nuôi trong nhà và cho ăn cùng với nước uống. Được vậy cây lan sẽ hoan hỉ lắm. 69. Nhúng những đồ dùng để cắt cây vào sữa nước sẽ giảm lây Virus. 70. Vào mùa lạnh hãy phun hơi sương với bình xịt chứa nước nóng, tránh xịt vào hoa. 71. Tránh rễ bị úng nước trong chậu lớn bằng cách đặt 1 chậu nhỏ ngược đầu vào trong chậu lớn. 72. Thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là giết cây lan mau lẹ. Đừng bao giờ bón phân khi chậu cây quá khô, cây sẽ bị khựng lại. 73. Nên tưới nước vào ngày hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống dưới 50°F (10°C). 74. Nên nhớ chỉ bón ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước (4 lít). Nên áp dụng câu Weekly và Weekly, nghĩa là bón rất loãng và bón mỗi tuần một lần. 75. Ngoài ra khi cây đã đâm chồi hoa hay ra nụ không cần bón phân nữa. 76. Luôn nhớ rằng nếu ít nước, lan sẽ không chết, nhưng quá ướt, lan sẽ bị thối rễ và chết. Quá nhiều phân bón sẽ làm cháy lá, cháy rễ. 77. Nên nhớ việc tưới nhiều hay ít, thưa hay mau còn tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp nữa. 78. Không nên tưới vào lá khi trời nắng gắt. Lá và mầm non sẽ bị cháy. 79. Tưới sau khi thay chậu đươc hai đến ba tuần. Không tưới cũng là cách kích thích rễ mau ra. 80. Lan không ưa không khí tù hãm và ưa có sự lay chuyển không khí cho nên cần một chiếc quạt nhỏ có thể xoay chuyển được (oscillating). 81. Tưới nước tùy thuộc vào nhiệt độ và vật liệu trồng lan và chậu to hay nhỏ. 82. Khi tưới phải đợi cho khô rồi mới tưới và tưới cho thật đẫm, hoặc tưới đi rồi tưới lại. 83. Nước tưới không nên dùng nước đã qua hệ thống lọc bằng muối (Soft water) 84. Trong nhà thường có độ ẩm rầt thấp 10-30% không thích hợp với lan. Lan đòi hỏi một độ ẩm tối thiếu là 40%. 85. Khi mới chơi lan không nên mua những cây quá đắt tiền. Vì mình chưa có kinh nghiệm có thể làm chết cây, tốn tiền dễ bị nản. 86. Đừng bao giờ thấy cây lan có hoa đẹp mà vội vã mua ngay. Trước khi mua cần phải tìm hiểu nó có thích hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nơi mà bạn dự định trồng hay không? 87. Khi thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón thêm phân, tưới thêm nước là sớm đưa cây lan về cõi chết. 88. Chớ nên quá nôn nóng chạy theo yêu cầu thực dụng bắt ép cây lan phải mau ra hoa, trổ nhiều hoa, nhiều đợt mà phơi nắng và kích hoa quá độ. Điều đó sẽ làm cho cây dễ bị suy kiệt, xác xơ, chậm hồi phục sức tăng trưởng ở chu kỳ sau, có khi phải nói lời vĩnh biệt.
0 notes
turquoise-crystals · 7 years
Text
Mặt trái của nhân tính
Mặt trái của nhân tính: Bạn càng nhân nhượng, người khác càng lấn tới- bài viết bạn không nên bỏ qua!Làm người có thể rộng rãi, nhưng cần gặp được người biết báo ân; có thể lương thiện, nhưng cần phải gặp người thông tình đạt lý. Những lời nói sau đây, tuy chua chát, nhưng lại chính là mặt trái trong nhân tính con người.
Bạn càng nhân nhượng, người khác lại càng muốn lấn tới
Bạn càng lùi bước, người khác lại càng tàn nhẫn hơn, càng muốn đuổi cùng giết tận.
Bạn càng tha thứ, người khác lại càng liều lĩnh hơn, càng không kiêng nể gì cả.
Bạn càng mềm lòng, người khác càng tham lam vô độ hơn.
Người hiền lành thường dễ bị bắt nạt, ngựa tốt thường bị người cưỡi.
Đây chính là bản chất trần trụi của nhân tính…
Bạn luôn theo đuổi, cũng sẽ dễ dàng bị ruồng bỏ.
Bạn luôn quan tâm, cũng sẽ bị ngoảnh mặt làm ngơ.
Bạn luôn cho đi, cũng sẽ bị coi là tất yếu.
Bạn luôn dốc lòng, cũng sẽ bị xem thành kẻ vô tâm.
Ngốc nghếch thường bị người đùa nghịch, thành tâm lại hay bị người giẫm đạp.
Cho yêu thương, nhận yêu thương
Đây là bài học xương máu…
.....***......
Làm người có thể rộng lượng, nhưng cần phải gặp được người biết báo ân, bằng không, lòng tốt của bạn coi như uổng phí.
Làm người có thể lương thiện, nhưng cần phải gặp được người thông tình đạt lý, bằng không thì chỗ dụng tâm của bạn coi như lãng phí.
Làm người có thể bao dung, nhưng cần gặp được người có lòng có dạ, nếu không thì bao nhiêu nhẫn nại cũng là vô ích.
Hãy nói với những người không hiểu ân tình kia, đừng xem bạn là kẻ ngốc. Bạn có thể dễ dàng tha thứ cho họ, chỉ vì bạn coi họ là bằng hữu. Nếu như nói ra những điều xấu của họ, thì nhất định có người sẽ mất mặt.
Đối với bạn bè, tha thứ nhưng không dung túng. Đối với tình cảm, quý trọng nhưng không thể nuông chiều.
Bạn có nỗi khổ tâm, nhưng cũng cần ai đó hiểu được. Bạn không muốn nói tâm trạng, nhưng cũng cần một ai đó cảm thông.
Bạn từng xem tôi là kẻ có mắt không tròng, bây giờ tôi xem bạn như người qua đường xa lạ.
Bạn đã từng bao lần không đếm xỉa đến tôi, bây giờ tôi cũng không muốn ngó ngàng gì tới bạn.
Bạn từng xem tôi là người đa tình đa cảm, bây giờ tôi xem bạn tựa như gió thoảng qua tai.
Hãy dành trái tim chân thành của bạn cho những người quan tâm bạn nhất!
0 notes
turquoise-crystals · 8 years
Photo
Tumblr media
1-turquoise, 2-hematite, 3-chrysocolla, 4-tiger's eye, 5-quarts, 6-tourmaline, 7-carnelian, 8-pyrite, 9-sugilite, 10-malachite, 11-rose quarts, 12-snowflake obsidian, 13-ruby, 14-moss agate, 15-jasper, 16-amethyst, 17-blue lace agate, 18-lapiz lazul
0 notes